Đề tài Tìm hiểu một số quy luật kết cấu cơ bản lâm phần Keo lai (Acacia hybrid), phục vụ công tác điều tra rừng

Tài liệu Đề tài Tìm hiểu một số quy luật kết cấu cơ bản lâm phần Keo lai (Acacia hybrid), phục vụ công tác điều tra rừng: PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong những năm gần đây nghiên cứu lai giống và sử dụng giống lai đang là mối quan tâm của các nhà chọn giống Nông, Lâm nghiệp bởi một đặc điểm nổi bật của giống lai là có ưu thế lai ở đời lai F1. Chính vì thế đối với các loài Keo, lai nhân tạo (thụ phấn có kiểm soát) đã được Giáo sư Lê Đình Khả, Kỹ sư Nguyễn Việt Cường và các cộng tác viên tiến hành trong các năm 1997 - 2000 và đã tạo ra một số tổ hợp lai thuận nghịch và lai trở lại làm nguồn vật liệu để khảo nghiệm và có những đánh giá bước đầu dựa trên khả năng sinh trưởng là chỉ tiêu quan trọng nhất quyết định năng suất cũng như dễ dàng quan sát để xác định sự biểu hiện của ưu thế lai. Keo lá tràm (Acacia auriculiformis A.Cunn ae Benth), Keo tai tượng (A.mangium Willd) và gần đây là giống lai tự nhiên giữa hai loài (gọi tắt là Keo lai - Acacia hybrid) đã trở thành loài cây được đưa vào trồng rừng đại trà và là một trong số những loài cây trong cơ cấu cây trồng trong cá...

doc57 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tìm hiểu một số quy luật kết cấu cơ bản lâm phần Keo lai (Acacia hybrid), phục vụ công tác điều tra rừng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong những năm gần đây nghiên cứu lai giống và sử dụng giống lai đang là mối quan tâm của các nhà chọn giống Nông, Lâm nghiệp bởi một đặc điểm nổi bật của giống lai là có ưu thế lai ở đời lai F1. Chính vì thế đối với các loài Keo, lai nhân tạo (thụ phấn có kiểm soát) đã được Giáo sư Lê Đình Khả, Kỹ sư Nguyễn Việt Cường và các cộng tác viên tiến hành trong các năm 1997 - 2000 và đã tạo ra một số tổ hợp lai thuận nghịch và lai trở lại làm nguồn vật liệu để khảo nghiệm và có những đánh giá bước đầu dựa trên khả năng sinh trưởng là chỉ tiêu quan trọng nhất quyết định năng suất cũng như dễ dàng quan sát để xác định sự biểu hiện của ưu thế lai. Keo lá tràm (Acacia auriculiformis A.Cunn ae Benth), Keo tai tượng (A.mangium Willd) và gần đây là giống lai tự nhiên giữa hai loài (gọi tắt là Keo lai - Acacia hybrid) đã trở thành loài cây được đưa vào trồng rừng đại trà và là một trong số những loài cây trong cơ cấu cây trồng trong các Chương trình, Dự án trồng rừng ở nước ta, đặc biệt là trồng rừng sản xuất cung cấp nguyên liệu thô cho các ngành công nghiệp giấy, công nghiệp ván nhân tạo (ván dăm, ván ép, ván dán...). Keo lai được các Nhà khoa học và Nhà kinh doanh đánh giá là một loài cây có nhiều triển vọng trong việc tạo nên những vùng nguyên liệu gỗ tập trung cho công nghiệp. Kết quả nghiên cứu và khảo nghiệm cũng như trồng rừng thử nghiệm tại các địa phương trên cả nước bước đầu cho thấy khả năng sinh trưởng cũng như tăng trưởng của Keo lai là khá cao so với hai giống bố mẹ là Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis). Keo lai đã được khẳng định là loài cây ưu việt hơn so với các loài Keo khác, đó là: Biên độ sinh thái rộng, thích ứng với nhiều điều kiện lập địa khác nhau, có khả năng chịu đựng được khô hạn, tăng trưởng nhanh ngay cả trên những vùng đất nghèo dinh dưỡng. Ngoài ra, Keo lai là loài sinh trưởng nhanh, chu kỳ kinh doanh ngắn nên trong kinh doanh Keo lai sẽ nhanh chóng tạo ra nguồn nguyên liệu và đem lại lợi ích cho đơn vị kinh doanh lâm nghiệp cũng như cho người sản xuất. Để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của của công tác trồng rừng và kinh doanh rừng Keo lai thì việc nghiên cứu nắm bắt các quy luật khách quan tồn tại trong đời sống của lâm phần, trong đó nghiên cứu động thái cấu trúc và sinh trưởng làm cơ sở để dự doán sản lượng rừng Keo lai ở các thời điểm điều tra, kinh doanh rừng khác nhau là cần thiết. Ngoài ra xây dựng các công cụ, bảng biểu chuyên dụng, phục vụ cho công tác điều tra, thống kê dự tính, dự báo sản lượng rừng, đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh kịp thời cho từng giai đoạn sinh trưởng của cây Keo lai cũng như lâm phần Keo lai. Qua tham khảo các công trình nghiên cứu trong nước gần đây cho thấy: Quảng Trị là địa phương có diện tích trồng rừng Keo lai tương đối lớn của khu vực miền Trung, những công trình nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực điều tra và lâm sinh cho Keo lai còn rất tản mạn và khiêm tốn. Công trình nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực điều tra và lâm sinh của Nguyễn Trọng Bình (2005), tác giả đã nghiên cứu cấu trúc sinh trưởng và tăng trưởng rừng Keo lai trên địa bàn rộng lớn rải khắp các địa phương trên cả nước và đã thu được những thành công bước đầu đáp ứng cho công tác kinh doanh rừng Keo lai ở nước ta. Tuy nhiên, do địa bàn nghiên cứu rộng, việc áp dụng và cụ thể hóa cho từng địa phương cụ thể, đặc biệt là khu vực Quảng trị thì còn nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu tiếp theo. Gần đây nhất có của Trần Xuân Dưỡng (2007) nghiên cứu một cách tương đối hệ thống vấn đề cấu trúc, sản lượng cũng như phân chia cấp năng suất và lập biểu cấp đất tạm thời cho rừng Keo lai tại tỉnh Quảng Trị. Bên cạnh những thành công bước đầu, chưa tìm thấy trong công trình này những nghiên cứu động thái cấu trúc rừng trồng Keo lai, mới chỉ nghiên cứu sự biến đổi theo thời gian quá trình sinh trưởng cây bình quân lâm phần, lập biểu cấp năng suất (hay cấp đất tạm thời) cho rừng Keo lai. Công trình dừng lại ở việc nghiên cứu cấu trúc lâm phần ở trạng thái tĩnh, chưa thiết lập các mô hình dự báo sản lượng, chưa xét đến sự vận động và biến đổi của lâm phần theo từng giai đoạn tuổi khác nhau cho từng đơn vị phân chia (từng cấp đất). Vì vậy rất khó khăn trong việc dự tính dự báo sản lượng nói chung cũng như cho từng cấp năng suất nói riêng, tiến tới lập biểu quá trình sinh trưởng cho Keo lai tại khu vực này. Để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi đó, chúng tôi tiến hành triển khai nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu một số quy luật kết cấu cơ bản lâm phần Keo lai (Acacia hybrid), phục vụ công tác điều tra rừng” Nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần giải quyết yêu cầu của thực tiễn sản xuất hiện nay, thông qua nghiên cứu một số phương pháp thực nghiệm thích hợp, phát hiện các quy luật cấu trúc cơ bản, làm cơ sở khoa học để dự tính, dự báo sản lượng rừng, đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động hợp lý, phục vụ công tác kinh doanh và nuôi dưỡng rừng keo lai nói riêng cũng như các loài cây trồng rừng đại trà khác tại địa phương và khu vực miền Trung. 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Góp phần làm sáng tỏ thêm về cơ sở lý luận trong nghiên cứu cấu trúc, lâm phần, phục vụ công tác dự báo sản lượng. Đề xuất các biện pháp tác động hợp lý nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công tác trồng rừng và kinh doanh rừng Keo lai tại địa phương. Bổ sung vào hệ thống các quy luật kết cấu cơ bản lâm phần rừng trồng thuần loài đều tuổi nói chung và lâm phần Keo lai nói riêng. PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu thiết lập các mô hình cấu trúc và sinh trưởng rừng đã được nhiều tác giả trên thế giới đề cập từ những năm đầu thế kỷ XX. Những nghiên cứu này đều có xu hướng đi từ định tính đến định lượng các quy luật tự nhiên, góp phần giải quyết được nhiều vấn đề trong kinh doanh rừng. Để thiết lập các mô hình dự tính, dự báo sản lượng rừng thì việc nghiên cứu Sinh trưởng cây rừng và lâm phần được đánh giá là những nghiên cứu trọng tâm, nó có tính chất nền tảng để xây dựng các mô hình dự đoán sản lượng. Định hướng nghiên cứu cấu trúc và sản lượng rừng đã được các Nhà khoa học khái quát lại dưới dạng các mô hình toán học từ đơn giản đến phức tạp nhằm định lượng các quy luật của tự nhiên, nhờ đó đã giải quyết được nhiều vấn đề trong kinh doanh rừng, đặc biệt trong lĩnh vực lập biểu chuyên dụng, phục vụ cho công tác điều tra, dự đoán sản lượng, đề xuất hệ thống các biện pháp kinh doanh, nuôi dưỡng rừng cho từng đối tượng cụ thể. Điểm qua một số công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới có liên quan tới nội dung nghiên cứu của đề tài. 2.1. TRÊN THẾ GIỚI 2.1.1. Nghiên cứu định lượng quy luật cấu trúc lâm phần Nghiên cứu quy luật cấu trúc nhằm xây dựng các dạng cấu trúc phổ biến nhất và các dạng tối ưu theo quan điểm kinh tế, nghĩa là kiểu cấu trúc cho năng suất gỗ cao nhất, chất lượng gỗ phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng gỗ và bảo vệ môi trường. Dựa trên cơ sở nghiên cứu các quy luật cấu trúc cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật các Nhà khoa học đã thu được nhiều thành tựu khả quan. 2.1.1.1. Nghiên cứu định lượng quy luật cấu trúc đường kính thân cây rừng Quy luật phân bố số cây theo cỡ kính (N/D) là một trong các quy luật cấu trúc cơ bản và quan trọng nhất trong hệ thống các quy luật kết cấu lâm phần, đã được nghiên cứu khá đầy đủ từ đầu thế kỷ XX. Quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính được biểu thị bằng nhiều hình thức khác nhau như phân bố thực nghiệm N/D, phân bố số cây theo cỡ tự nhiên, bằng biểu đồ hoặc bằng những đặc trưng thống kê. Để nghiên cứu mô tả quy luật này, các tác giả đã tìm các phương trình toán học dưới nhiều dạng phân bố xác suất khác nhau. Các tác giả sau đây là những người đầu tiên xây dựng quy luật này: Veize (1880), Vimmenauer (1890, 1918), Schiffel (1898, 1899, 1902), Tretchiakov (1921, 1927, 1934, 1965), J. Tuirin (1923, 1927, 1931, 1945), Moiseenko (1930, 1958), A noutchin (1931, 1936, 1954), Moiseev (1966, 1969, 1971), Prodan (1961, 1965). Các hàm toán học được các tác giả sử dụng để mô phỏng quy luật như: Hàm Hyperbol, họ đường cong Pearson, họ đường cong Poisson, hàm Chalier (kiểu A), Chalier (kiểu B) để xây dựng các phân bố kinh nghiệm của số cây theo đường kính N/D. Ngoài những nghiên cứu quy luật ở trạng thái tĩnh, các tác giả còn đi sâu nghiên cứu sự biến đổi của quy luật phân bố số cây theo thời gian hoặc theo một biến số hay đại lượng nào đó có liên quan tới yếu tố thời gian mà điều tra rừng gọi là động thái cấu trúc rừng. + Hàm phân bố chuẩn Lôgarit Bliss, C, i ; Reinker, K, A (1964) xác lập giữa các tham số a, M, S của phân bố chuẩn Lôgarit với đường kính bình quân theo dạng Lôgarit hai chiều: (2.1) (2.2) (2.3) + Hàm Weibull Clutter, J.L và Allison, B.J (1973) dùng đường kính bình quân cộng, sai tiêu chuẩn đường kính và đường kính nhỏ nhất để tính các tham số của phân bố Weibull với giả thiết các đại lượng này có quan hệ với tuổi, mật độ lâm phần. Quá trình biến đổi của phân bố N/D theo tuổi, ngoài phụ thuộc vào sinh trưởng đường kính còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của quá trình tỉa thưa. Từ đó Preussner đã đề nghị mô hình tỉa thưa mới trên cơ sở quan niệm về biến đổi của phân bố đường kính là một quá trình xác định, nghĩa là tổng hợp của hai mô hình: Mô hình tỉa thưa và mô hình tăng trưởng đường kính tác giả đã sử dụng hàm: (2.4) Với: (2.5) (2.6) Trong đó: : Phần trăm số cây tỉa thưa theo cỡ kính i : Đường kính trung bình cỡ kính i : Đường kính nhỏ nhất : Tham số : Các đại lượng biểu thị loại tỉa thưa : Tỷ lệ phần trăm cây chặt : Tuổi Hàm được dùng xác định phân bố N/D của bộ phận tỉa thưa. Để xác định được phân bố này, cần phải biết phân bố N/D trước tỉa thưa, tuổi và tỷ lệ cây chặt. Số cây còn lại sau tỉa thưa ở mỗi cỡ kính được tính bằng hiệu số số cây trước tỉa thưa và số cây tỉa thưa. Đối với mô hình tăng trưởng, tác giả sử dụng hàm: (2.7) Với: Zi: Tăng trưởng đường kính của cỡ kính i trong khoảng thời gian từ t đến t + Dt di: Đường kính trung bình cỡ kính i tại thời điểm t d: Đường kính trung bình cộng ở thời điểm t p.(t +Dt): Suất tăng trưởng đường kính a: Tham số của phương trình (2.8) Do tăng trưởng một số cây nhất định sẽ chuyển dịch từ cỡ kính thấp đến cỡ kính cao hơn. Số cây này được xác định theo công thức hệ số chuyển cấp: (2.9) Hệ số này được phân thành hai bộ phận f1 và f2, trong đó f1 biểu thị phần nguyên và f2 biểu thị phần thập phân. Từ đó, số cây cỡ kính j tại thời điểm t chuyển lên cỡ kính i và i + 1 tại thời điểm t +t được xác định như sau: (2.10) (2.11) Trong đó: (2.12) Ngoài ra, các hàm số thường được sử dụng để xây dựng các dãy phân bố kinh nghiệm của số cây theo đường kính được các Nhà khoa học sử dụng như: + Hàm Beta Bennet F.A (1969) đã dùng phân bố Beta và xác định các đại lượng đường kính nhỏ nhất (dm), đường kính lớn nhất (dM) thông qua phương trình tương quan kép với mật độ (N), tuổi (A) và cấp đất (S) như sau: (2.13) (2.14) Burkhart (1974) và Strub (1972) tính toán các tham số dm, dM, và của phân bố Beta theo các dạng phương trình: (2.15) (2.16) (2.17) (2.18) Với ho là chiều cao tầng trội; A là tuổi; N là mật độ lâm phần. + Hàm Gamma Roemisch, K (1975) nghiên cứu khả năng dùng hàm Gamma mô phỏng sự biến đổi của phân bố đường kính cây rừng theo tuổi, xác lập quan hệ của tham số Beta với tuổi, đường kính trung bình, chiều cao tầng trội đã khẳng định quan hệ giữa tham số Beta với chiều cao tầng trội là chặt chẽ nhất. Lembeke, Knapp và Dittmar sử dụng phân bố Gamma với các tham số thông qua các phương trình biểu thị mối tương quan với tuổi và chiều cao tầng trội. (2.19) (2.20) (2.21) Ngoài các hàm toán học trên đây: Hàm Mayer, hàm Hyperbol, hàm Poisson, hàm Charlier, hàm Logarit chuẩn, họ Pearson,... cũng được đề cập nhiều khi nghiên cứu quy luật cấu trúc đường kính lâm phần cho các đối tượng rừng khác nhau, đặc biệt là rừng tự nhiên mà công trình này không có điều kiện đề cập. Một số tác giả khác: Suzuki (1971), Preussner.K (1974), Bock.W và Diener.W (1972) lại nghiên cứu theo xu hướng khác với quan điểm đường kính cây rừng là một đại lượng ngẫu nhiên và phụ thuộc vào thời gian và coi quá trình biến đổi của phân bố đường kính theo tuổi là một quá trình ngẫu nhiên. Quá trình đó biểu thị một tập hợp các đại lượng ngẫu nhiên (Xt) với thời gian t và lấy trong một khoảng thời gian nào đó. Nếu trị số của đường kính tại thời điểm t chỉ phụ thuộc vào trị số ở thời điểm t - 1 thì đó là quá trình Markov. Nếu Xt = X có nghĩa là quá trình ở thời điểm t có dạng X. Nếu tập hợp các trạng thái có thể xảy ra của quá trình Markov có thể đếm được thì đó là chuỗi Markov, tức là mỗi trị số của t sẽ ứng với 1 số tự nhiên. Dùng hàm này hoặc hàm khác để xây dựng dãy phân bố kinh nghiệm N/D phụ thuộc vào kinh nghiệm từng tác giả và bản chất quy luật điều tra đo đạc. Một dãy phân bố kinh nghiệm có thể chỉ phù hợp cho một dạng hàm số, cũng có thể phù hợp cho nhiều hàm số ở các mức xác suất khác nhau. Từ các nghiên cứu định lượng cấu trúc N/D đề cập ở trên cho thấy: - Các nghiên cứu về phân bố số cây theo đường kính và ứng dụng của nó thường dựa vào dãy tần số lý thuyết. - Các hàm toán học được sử dụng để mô phỏng rất đa dạng và phong phú. - Xu hướng chung là tìm hàm toán học thích hợp, xác định các tham số của phân bố N/D bằng các hàm tương quan trực tiếp hoặc gián tiếp theo tuổi, thiết lập một quá trình ngẫu nhiên. Ngoài ra, mô tả biến đổi phân bố N/D như một quá trình xác định trên cơ sở quan niệm động thái phân bố N/D là kết quả của quá trình sinh trưởng và quá trình tỉa thưa. 2.1.1.2. Nghiên cứu quy luật quan hệ giữa chiều cao với đường kính thân cây Quy luật tương quan H/D cũng là một trong những quy luật cơ bản và quan trọng trong hệ thống các quy luật cấu trúc lâm phần. Từ kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy, chiều cao tương ứng với mỗi cỡ kính cho trước luôn tăng theo tuổi, đó là kết quả sự sinh trưởng tự nhiên của lâm phần. Trong một cỡ kính xác định, ở các cấp tuổi khác nhau sẽ có các cây thuộc cấp sinh trưởng khác nhau. Cấp sinh trưởng càng giảm khi tuổi lâm phần tăng lên dẫn đến tỷ lệ H/D tăng theo tuổi. Từ đó đường cong quan hệ giữa H/D có thể thay đổi hình dạng và luôn dịch chuyển về phía trên khi tuổi lâm phần tăng lên. Vagui, A.B (1955) đã khẳng định "Đường cong chiều cao thay đổi và luôn dịch chuyển lên phía trên khi tuổi tăng lên". Tiurin.D.V (1927) đã phát hiện hiện tượng này khi ông xác lập đường cong chiều cao các cấp tuổi khác nhau. Prodan.M (1944) khi nghiên cứu kiểu rừng “Plenterwal” đã kết luận đường cong chiều cao không bị thay đổi do vị trí của các cây ở một cỡ kính nhất định là như nhau. Prodan.M (1965) lại phát hiện độ dốc đường cong chiều cao có chiều hướng giảm dần khi tuổi tăng lên Curtis.R.O đã mô phỏng quan hệ chiều cao với đường kính và tuổi theo dạng phương trình: (2.22) Tiếp theo đã nắn theo đường định kỳ 5 năm tương ứng với định kỳ kiểm kê tài nguyên ở rừng Lĩnh Sam, tại từng tuổi nhất định phương trình sẽ là: (2.23) Theo Curtis thì các dạng phương trình khác cho kết quả không khả quan bằng hai dạng trên. Petterson, H (1955) (theo Nguyễn Trọng Bình (1996), đề xuất phương trình tương quan: (2.24) Krauter, G (1958) và Tiourin, A.V (1931) (theo Phạm Ngọc Giao (1995) nghiên cứu tương quan giữa chiều cao với đường kính ngang ngực dựa trên cơ sở cấp đất và cấp tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Khi dãy phân hoá thành các cấp chiều cao thì mối quan hệ này không cần xét đến cấp đất hay cấp tuổi và cũng không cần xét đến tác động của hoàn cảnh, tuổi đến sinh trưởng của cây rừng và lâm phần, vì những nhân tố này đã được phản ánh trong kích thước của cây, nghĩa là trong quan hệ H/D đã bao hàm tác động của hoàn cảnh và tuổi. Ngoài ra, đối với những lâm phần thuần loài đều tuổi, dù có tìm được phương trình toán học biểu thị quan hệ H/D theo tuổi thì cũng không đơn giản vì chiều cao cây rừng ngoài phụ thuộc vào yếu tố tuổi còn phụ thuộc rõ nét vào mật độ, cấp đất, biện pháp tỉa thưa,... Kennel.R kiến nghị một cách khác, mô phỏng sự biến đổi tương quan H/D theo tuổi là: Trước hết tìm một phương trình thích hợp cho lâm phần, sau đó xác lập mối liên hệ của các tham số phương trình theo tuổi một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Các tác giả khác như: Hohenadl; Krenn; Michailoff; Naslund, M; Anoutchin, NP; Eckert, KH; Korsun, F; Levakovic, A; Meyer, H.A; Muller; V. Soest,J đã đề nghị các dạng phương trình dưới đây: (2.25) (2.26) ; (2.27) (2.28) (2.29) (2.30) (2.31) (2.32) (2.33) (2.34) (2.35) Để mô phỏng tương quan giữa chiều cao với đường kính có thể sử dụng nhiều dạng phương trình khác nhau. Vấn đề lựa chọn dạng phương trình thích hợp nhất cho những đối tượng nào thì chưa được nghiên cứu đầy đủ. Hai dạng phương trình được sử dụng nhiều để biểu thị đường cong chiều cao là phương trình Parabol và phương trình Logarit. 2.1.1.3. Nghiên cứu mối quan hệ giữa đường kính tán với đường kính ngang ngực Tán cây là bộ phận quyết định đến sinh trưởng, tăng trưởng cây rừng, là chỉ tiêu quan trọng để xác định không gian dinh dưỡng của từng cây riêng lẻ. Từ kết quả xác định không gian dinh dưỡng có thể xác định được hệ số khép tán cho loài cây và lâm phần. Qua nghiên cứu nhiều tác giả đã đi đến kết luận, có mối quan hệ mật thiết giữa đường kính tán với đường kính thân cây như: Zieger; Erich (1928), Cromer.O.A.N; Ahken.J.D (1948), Wiling. J.W (1948), Itvessalo; yrjo (1950), Heinsdifh.D (1953), Feree, Miller.J (1953), Hollerwoger.F (1954),… Tuỳ theo loài cây và các điều kiện khác nhau, mối liên hệ này được thể hiện khác nhau nhưng phổ biến nhất là dạng phương trình đường thẳng bậc nhất: (2.36) 2.2. Ở VIỆT NAM 2.2.1. Nghiên cứu quy luật cấu trúc lâm phần 2.2.1.1. Nghiên cứu quy luật cấu trúc đường kính thân cây rừng Nghiên cứu quy luật cấu trúc lâm phần được nhiều Nhà khoa học lâm nghiệp trong nước quan tâm. Các quy luật cấu trúc được mô hình hoá bằng các hàm toán học là cơ sở tin cậy cho việc kinh doanh rừng. Những kết quả nghiên cứu đã và đang được ứng dụng rộng rãi và đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh rừng ở trong nước như: Nghiên cứu cho rừng tự nhiên: Tác giả Đồng Sỹ Hiền (1974) đã dùng họ đường cong Pearson biểu diễn phân bố số cây theo cỡ đường kính rừng tự nhiên. Nguyễn Hải Tuất (1975, 1982, 1990) đã sử dụng hàm Mayer, hàm phân bố khoảng cách để biểu diễn quy luật cấu trúc đường kính rừng thứ sinh, ứng dụng quá trình Poisson vào nghiên cứu quần thể rừng. Nguyễn Văn Trương (1983) đã sử dụng phân bố Poisson để nghiên cứu, mô phỏng quy luật cấu trúc đường kính thân cây cho đối tượng rừng hỗn giao khác tuổi... Trần Văn Con (1991), đã ứng dụng một số hàm toán học để nghiên cứu mô phỏng một vài đặc trưng cấu trúc và động thái của hệ sinh thái rừng khộp Tây Nguyên. Nguyễn Ngọc Lung (1999) khi nghiên cứu phân bố số cây theo cỡ kính đã thử nghiệm 3 hàm phân bố: Poisson, Charlier, Weibull cho rừng Thông 3 lá tự nhiên ở Việt Nam đã rút ra kết luận: Hàm Charlier là phù hợp nhất, tính toán đơn giản. Lê Hồng Phúc (1996) vận dụng phân bố Weibull để nắn phân bố N/D Thông ba lá Đà Lạt - Lâm Đồng. Với những lâm phần rừng trồng thuần loài, đều tuổi giai đoạn còn non và giai đoạn trung niên: Các tác giả: Vũ Văn Nhâm (1988), Phạm Ngọc Giao (1989, 1955), Trịnh Đức Huy (1987, 1988), Vũ Tiến Hinh (1990)... đã biểu diễn quy luật phân bố N/D có dạng lệch trái với các đối tượng khác nhau và sử dụng các hàm toán học khác nhau để biểu thị như hàm: Scharlier, hàm Weibull... Phạm Ngọc Giao (1995) khi nghiên cứu quy luật N/D cho Thông đuôi ngựa vùng Đông Bắc đã chứng minh tính thích ứng của hàm Weibull và xây dựng mô hình cấu trúc đường kính cho lâm phần Thông đuôi ngựa. Vũ Đình Phương (1975) cho rằng: Có thể lập biểu cấp chiều cao lâm phần Bồ đề tự nhiên từ phương trình parabol bậc hai mà không cần phân biệt cấp đất và tuổi. Tóm lại, nghiên cứu xây dựng mô hình hoá quy luật N/D, các tác giả nước ta thường sử dụng một trong hai phương pháp, đó là phương pháp biểu đồ và phương pháp giải tích toán học. Đối với rừng trồng thuần loài đều tuổi, nhiều tác giả đã chọn phân bố Weibull để mô tả và xây dựng mô hình cấu trúc đường kính lâm phần thuần loài đều tuổi. 2.2.1.2. Nghiên cứu quy luật tương quan giữa chiều cao với đường kính cây rừng Phạm Ngọc Giao (1995) đã khẳng định tương quan H/D của các lâm phần Thông đuôi ngựa tồn tại chặt dưới dạng phương trình Lôgarit một chiều: (2.37) Bằng phương pháp của Kennel xây dựng, tác giả đã xây dựng mô hình động thái đường cong chiều cao cho lâm phần Thông đuôi ngựa cho khu Đông Bắc với các tham số của phương trình tương quan H/D như sau: (2.38) (2.39) (2.40) Tác giả Bảo Huy (1993) đã thử nghiệm bốn phương trình tương quan H/D: (2.41) (2.42) (2.43) (2.44) cho từng loài ưu thế: Bằng lăng, Cẩm xe, Kháo và Chiêu Liêu ở rừng rụng lá và nửa rụng lá Bằng lăng khu vực Tây Nguyên, tác giả đã chọn được phương trình thích hợp nhất là: (2.45) Vũ Văn Nhâm (1988) xác lập quan hệ H/D cho mỗi lâm phần làm cơ sở lập biểu thương phẩm gỗ mỏ rừng Thông đuôi ngựa. Tương tự, Phạm Ngọc Giao (1995) cũng đã sử dụng phương trình logarit một chiều trên để mô tả quan hệ H/D của các lâm phần Thông đuôi ngựa. Hai tác giả Bảo Huy (1993) và Đào Công Khanh (1996) đã chọn phương trình Logarit một chiều để biểu diễn quan hệ H/D cho rừng ưu thế Bằng lăng ở Đắc Lắc và rừng tự nhiên hỗn loài ở Hương Sơn - Hà Tĩnh. Ngoài ra còn nhiều tác giả khác cũng đề cập tới việc nghiên cứu quy luật này như: Vũ Tiến Hinh, Trần Cẩm Tú, Ngô Kim Khôi, Lê Sáu, Phạm Ngọc Giao,... Tóm lại, nghiên cứu quy luật tương quan giữa chiều cao với đường kính thân cây theo hướng thăm dò để tìm dạng phương trình thích hợp đã được đề cập ở hầu hết các công trình nghiên cứu về cấu trúc, sản lượng rừng phục vụ công tác điều tra kinh doang rừng của các tác giả trong nước. Với Keo lai, dùng dạng phương trình nào để nghiên cứu, xem xét khả năng xác lập phương trình bình quân chung mô tả quan hệ H/D và nghiên cứu sự biến đổi của mối quan hệ này theo từng tuổi thì chưa được đề cập tới một cách cụ thể. Gần đây công trình nghiên cứu Keo lai tại Quảng Trị, Trần Xuân Dưỡng (2007) đã thử nghiệm dạng phương trình toán học triển vọng đó là phương trình Lôgarit một chiều, kết quả này trùng với kết quả của Nguyễn Trọng Bình (2003). Riêng với Keo lai tại Thừa thiên Huế vấn đề này chưa được đề cập. Vì vậy việc nghiên cứu vấn đề này là cần thiết. 2.2.1.3. Nghiên cứu mối quan hệ giữa đường kính tán với đường kính ngang ngực Vũ Đình Phương (1985) đã khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa đường kính tán và đường kính ngang ngực theo dạng phương trình (2.36) để thiết lập phương trình Dt/D13 cho một số loài cây lá rộng như: Ràng ràng, Lim xanh, Vạng trứng, Chò chỉ ở lâm phần hỗn giao khác tuổi phục vụ cho công tác điều chế rừng. Phạm Ngọc Giao (1996), cũng sử dụng dạng phương trình (2.36) đã xây dựng mô hình động thái tương quan giữa đường kính tán với đường kính ngang ngực loài Thông mã vĩ khu vực Đông bắc Việt Nam. Kết quả cho thấy: Tại một thời điểm nào đó với tham số b của phương trình là một hàm của chiều cao tầng trội với lâm phần. Nguyễn Ngọc Lung và các cộng sự (1985) cũng đã xác lập mối quan hệ giữa Dt/D13 và mối quan hệ giữa các nhân tố điều tra với thể tích thân cây và đưa ra biểu tỉa thưa và biểu thể tích cây đứng tạm thời cho Keo lá tràm vùng Đông nam bộ. Ngoài ra còn nhiều tác giả khác cũng đề cập tới việc nghiên cứu quy luật này như: Vũ Tiến Hinh, Trần Cẩm Tú, Ngô Kim Khôi, Lê Sáu, Phạm Ngọc Giao,... Phần lớn các tác giả trong nước khi mô tả quy luật Dt/D13 đều sử dụng dạng quan hệ (2.36). Nhìn chung: Hệ thống các công trình nghiên cứu trong nước rất đa dạng, nghiên cứu với nhiều loài cây, nhiều kiểu rừng và trên nhiều vùng sinh thái. Các tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu và kết quả của những nghiên cứu này đã và đang được ứng dựng rộng rãi trong sản xuất, cũng đã đáp ứng được yêu cầu điều tra, điều chế và nuôi dưỡng rừng. 2.3. TÓM LƯỢC MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ KEO LAI Keo lai là tên gọi tắt để chỉ giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng với Keo lá tràm (ký hiệu) là Acacia mangium x Acacia auriculifomis đã được Messrs Hepburn và Shim ghi chép lần đầu vào năm 1972 tại các hàng cây bên đường ở Sook, Úc. Năm 1976, Tham đã chứng minh rằng A. mangium và A. auriculiformis có thể thụ phấn chéo và kết quả tạo ra cây lai có sinh trưởng hẳn hơn bố mẹ chúng. Sau đó vào tháng 7 năm 1978, Pedley (người Úc) khẳng định đó chính là giống lai. Tại hội nghị Lâm nghiệp ở Malaysia năm 1986, Rufeld và Lapongan đã trình bày những phát hiện của họ về cây Keo lai và năm sau Rufeld đã công bố những kết quả nghiên cứu so sánh cây Keo lai. Nghiên cứu năm 1987 của Rufelds đã thấy rằng tại miền bắc Sabah (Malaysia) cây lai đã xuất hiện từ rừng Keo tai tượng với mức 3 - 4 cây/ha còn Wong thì thấy có thể xuất hiện ở tỷ lệ: 1 cây Keo lai : 500 cây Keo tai tượng. Năm 1991, Unchi đã nghiên cứu chất lượng gỗ Keo lai, Gang và Liang nghiên cứu cây Keo lai có nguồn gốc khác nhau bằng Isozym. Cùng năm 1991, Wickneswari và Nowati bằng các phân tích sinh hóa hạt giống đã báo cáo sự khác nhau về mặt di truyền; Josue ở Sabah đã nghiên cứu về ra hoa, kết quả của Keo lai. Cũng năm 1991, Cyril Pinso và Robert Nasi đã thấy rằng cây lai tự nhiên đời F1 sinh trưởng khá hơn các xuất xứ của Keo tai tượng ở Sabah. Các tác giả này cũng thấy gỗ của cây lai là trung gian giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm, có phần tốt hơn Keo tai tượng, song có biến động lớn. Edmund và Sim Boon Liang (1991) nghiên cứu hình thái ở giai đoạn vườn ươm và thấy rằng trong lúc Keo lá tràm có lá giả điển hình (lá của cây trưởng thành) ở lá thứ 5, Keo tai tượng ở lá thứ 12 thì Keo lai ở lá thứ 8 đã có lá giả. Kowanish, năm 1972, ở Thái Lan đã nêu lên sự cần thiết nghiên cứu có kiểm tra về thụ phấn chéo giữa A. mangium và A. auriculiformis để nhận được cây lai chịu được hạn, sinh trưởng nhanh và có đặc tính tốt hơn A. auriculiformis. Năm 1987, trung tâm hạt giống cây rừng ASEAN-CANADA đã phát hiện hạt nhận được từ cây A. mangium trồng gần cây A. auriculiformis mọc ra các cây con có đặc tính khác bố mẹ chúng. Tổng kết một cách có hệ thống các nghiên cứu về vai trò của giống lai trong sản xuất Lâm nghiệp cũng như các nghiên cứu Keo lai trên thế giới và những kết quả nghiên cứu nêu trên đã được Lê Đình Khả giới thiệu trong công trình “Nghiên cứu sử dụng giống Keo lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm ở Việt Nam”. Có thể nói các dòng Keo lai của Việt Nam được đưa vào sản xuất là BV10, BV16, BV5, BV29, BV32 và BV33 không những sinh trưởng nhanh mà còn có hệ số biến động thấp hơn (nghĩa là cây đồng đều hơn) so với hai loài keo bố mẹ (Lê Đình Khả,1999, 2000), (Lê Đình Khả, Hà Huy Thịnh, 2001). Từ năm 1993 đến nay ở Việt Nam có rất nhiều nghiên cứu về Keo lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm từ các nghiên cứu về hình thái, chọn lọc cây trội, nhân giống hom và nuôi cấy mô, khảo nghiệm dòng vô tính đến các nghiên cứu về tính chất cơ lý, tiềm năng bột giấy và khả năng sử dụng Keo lai làm gỗ dán ... Từ các kết quả nghiên cứu, đã chọn được một số dòng như: BV10, BV16, BV32, BV5, BV29 và BV33 ở Ba Vì - Hà Tây và một số dòng khác như: TB6, TB12 ở Đông Nam Bộ. Riêng mảng nghiên cứu về lĩnh vực điều tra và lâm sinh, cụ thể đi nghiên cứu một cách hệ thống và sâu sắc mảng cấu trúc, xây dựng các bảng biểu chuyên dụng, phục vụ công tác điều tra và dự tính, dự báo sản lượng cũng như xem xét động thái cấu trúc lâm phần, xây dưng các mô hình dự đoán sản lượng tiến tới lập biểu quá trình sinh trưởng, phục vụ công tác kinh doanh rừng Keo lai thì còn khá tản mạn và khiêm tốn và đang ở giai đoạn đầu của quá trình tìm hiểu và nghiên cứu của các Nhà khoa học trong nước. Trên đây giới thiệu một cách tóm lược những vấn đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài mà trong quá trình thực hiện chúng tôi có sự kế thừa vận dụng, đặc biệt có chú trọng đến các vấn đề về cơ sở lý luận, quan điểm và phương pháp nghiên cứu cho đối tượng rừng Keo lai trồng thuần loài đều tuổi tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Có thể khẳng định rằng, chính những vấn đề nghiên cứu nói trên đã giúp cho chúng tôi định hướng lựa chọn các nội dung nghiên cứu của đề tài này. PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU, PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1.1. Khái quát chung Cây Keo lai được phát hiện đầu tiên vào năm 1972 bởi hai Nhà khoa học Hepbum và Ghim trong một quần tụ ven biển vùng Sabah, Malaysia. Năm 1976, M.Tham đã kết luận: Thông qua việc thụ phấn chéo giữa Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculifonnis) sẽ tạo ra được cây Keo lai có sức sinh trưởng nhanh hơn cây bố mẹ. Kết luận trên cũng đã được xác nhận bởi kết quả nghiên cứa của Pedley năm 1987. Sau đó hàng loạt các công trình nghiên cứu của các Nhà khoa học khác về năng lực sản xuất hạt giống, chất lượng gỗ, đặc tính di truyền, sự ra hoa kết quả của Keo lai ... đã được công bố rộng rãi. 3.1.2. Đặc điểm hình thái Keo lai là tên gọi của giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) nên nó có hình thái trung gian giữa hai loài Keo này. Rừng Keo lai trồng năm 2003 Thân của Keo lai thẳng hơn Keo lá tràm và tròn hơn Keo tai tượng, cành nhánh nhỏ có khả năng tự tỉa cành cao hơn. Vỏ thân có màu nâu nhạt mặt vỏ mịn hơn vỏ thân Keo lá tràm, tán lá phát triển tốt, lá Keo lai thường lớn hơn lá Keo lá tràm và nhỏ hơn lá Keo tai tượng, bề rộng của lá từ 4 - 6cm, dài 15 - 20cm có 4 gân trừ gân nằm gần mép lá là không hiện rõ, lá có màu xanh lục nhạt hơn màu của lá Keo tai tượng và không bị úa vàng vào dịp rét. Hoa có màu kem đến màu trắng sắp xếp thẳng dài từ 8 - 10cm. Mùa ra hoa vào tháng 7, tháng 11. Keo lai là loài ít quả và hạt bị biến tính không mang đặc tính trội của bố mẹ. Khả năng chống chịu: Là loài cây trung gian giữa Keo lá tràm và Keo tai tượng nên mang đặc tính của cả hai loài này. Hệ rễ có nấm cộng sinh cố định đạm cải tạo đất tốt. Ngoài ra Keo lai có sự tăng sức chống chịu với bệnh thối ruột gỗ vì ngày nay chúng ta đã biết gỗ cây Keo lá tràm không bao giờ bị bệnh thối ruột, trong khi đó Keo tai tượng thường bị rỗng ruột. Keo lai sinh trưởng và phát triển nhanh, nhiệt độ thích hợp từ tối cao từ 26 - 34oC và tối thấp từ 12 - 14oC. Mọc tốt trên đất có độ pH từ 3 - 7, phân bố từ độ cao 800m so với mặt nước biển. Cây cao đến 25 - 30m, đường kính có thể đến 60 - 80cm. 3.1.3. Giá trị kinh tế Gỗ cây Keo lai có độ bền tốt dùng để làm đồ mộc gia dụng thông thường, gỗ dán lạng và đặc biệt trong sản xuất giấy thì cho hiệu xuất bột giấy cao hơn các loài cây bố mẹ và cao hơn một số loài cây khác, độ chịu kéo, độ chịu gấp, độ trắng của giấy sản xuất từ cây Keo lai lớn hơn các loài cây bố mẹ cùng tuổi. Tính chất vật lý cơ học của Keo lai như độ co rút, độ hút ẩm, sức chống uốn tĩnh, chống uốn va đập, chống trượt, chống tách đều thể hiện tính trung gian giữa hai loài Keo bố mẹ. Ngoài ra cây Keo lai còn có khả năng bảo vệ đất chống xói mòn, điều hoà lượng nước, giảm tiếng ồn, lọc bụi và khí độc ở các khu công nghiệp và được làm cảnh ở công viên, hai bên đường và đặc biệt là cây tiên phong cải tạo đất phủ xanh đất trống đồi núi trọc. 3.1.4. Đặc điểm rừng Keo lai thuộc đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những lâm phần Keo lai trồng thuần loại, đều tuổi, trồng bằng cây con có bầu theo phương pháp giâm hom, rừng trồng chủ yếu với mục đích kinh tế. Trong quá trình nuôi dưỡng rừng thường không qua tỉa thưa hoặc chỉ tỉa thưa một lần. Mật độ trồng rừng ban đầu hầu hết là 1.650 - 2.000 cây/ha tùy từng nơi, từng địa phương. Ngoài ra, việc trồng rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ rừng chưa thực sự tuân thủ theo một quy trình kỹ thuật thống nhất đã làm cho tính ổn định của các lâm phần Keo lai bị ảnh hưởng. Trước đặc điểm của đối tượng nghiên cứu như vậy, cần thiết phải có phương pháp nghiên cứu hợp lý, số liệu điều tra chính xác mới có kết quả sát thực, phản ánh đúng quy luật tự nhiên vốn có của nó. 3.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Sau khi hoàn thành, đề tài phải giải quyết được các vấn đề chủ yếu sau đây: Đóng góp và bổ sung thêm vào cơ sở lý luận nghiên cứu hệ thống các quy luật cấu trúc cơ bản cho đối tượng rừng trồng thuần loài, đều tuổi nói chung và rừng trồng Keo lai trồng thuần loài đều tuổi nói riêng. Tìm hiểu các quy luật cấu trúc, cho đối tượng rừng Keo lai để xây dựng các công cụ phục vụ cho điều tra. Đề xuất hướng ứng dụng kết quả nghiên cứu phục vụ công tác điều tra rừng. 3.3. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI Với thời gian cho phép, cũng như đặc điểm cụ thể của đối tượng nghiên cứu, phạm vi và giới hạn của đề tài được xác định như sau: 3.3.1. Về địa bàn nghiên cứu Mạng lưới bố trí thí nghiệm của đề tài được triển khai tại các cơ sở sản xuất kinh doanh lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh những đơn vị có diện tích rừng trồng Keo lai tập trung tương đối lớn của tỉnh. 3.3.2. Về đối tượng nghiên cứu Đề tài này đi sâu nghiên cứu cho đối tượng là lâm phần Keo lai trồng thuần loài, tuổi 5 - 7, không nghiên cứu các đối tượng rừng trồng phân tán, rừng trồng hỗn giao. Đặc biệt trong nghiên cứu các nội dung công trình không đề cập đến các dòng Keo lai hay nguồn gốc xuất xứ của chúng mà chỉ quan tâm giải quyết nội dung thông qua hiệu quả của công tác trồng rừng đó là những lâm phần Keo lai cụ thể hiện có trên thực tế. Các vấn đề khác có liên quan được xem là đồng nhất. PHẦN 4 QUAN ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP LUẬN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. QUAN ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP LUẬN Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, quan điểm nghiên cứu đề tài: Tổng hợp, toàn diện, triệt để, áp dụng các phương pháp định lượng thống kê toán học một cách chính xác, kết hợp với việc sử dụng kỹ thuật vi tính hiện đại trong việc xử lý tài liệu thực nghiệm, đồng thời luôn luôn tôn trọng các quy luật sinh vật học, sinh thái học của cây rừng và của lâm phần. Số liệu thu thập phải trung thực, khách quan, đảm bảo dung lượng nghiên cứu. 4.2. NỘI DỤNG NGHIÊN CỨU Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, nội dung nghiên cứu của đề tài được xác định cụ thể như sau: 4.2.1. Điều tra tình hình cơ bản khu vực nghiên cứu 4.2.2. Nghiên cứu một sô quy luật cấu trúc rừng 4.2.2.1. Quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính 4.2.2.2. Quy luật tương quan giữa chiều cao với đường kính ngang ngực 4.2.2.3. Quy luật tương quan giữa đường kính tán với đường kính ngang ngực 4.2.3.Đề xuất hướng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào công tác điều tra rừng 4.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.3.1. Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu trên ô tiêu chuẩn tạm thời đo đếm một lần, diện tích ô là 500m2. Trên mỗi ô tiêu chuẩn, tiến hành mô tả tình hình sinh thái và đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng cho các cây cá lẻ, đo đường kính ngang ngực (d1.3), đo đường kính tán (dt), đo chiều cao vút ngọn (hvn). 4.3.2. Phương pháp xử lý số liệu Tài liệu đo đếm trước khi đưa vào phân tích sẽ được loại bỏ những số liệu nghi ngờ là không đúng trong quá trình đo đếm. Sau đó chỉnh lý tài liệu thực nghiệm. Tổng hợp các nhân tố điều tra cơ bản từng ô tiêu chuẩn và tổng hợp lại cho toàn bộ đối tượng nghiên cứu. 4.3.3. Phương pháp nghiên cứu quy luật cấu trúc lâm phần Nghiên cứu quy luật cấu trúc lâm phần có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc lựa chọn các biện pháp kỹ thuật lâm sinh và khả năng lập ra những biểu chuyên dụng, phục vụ công tác điều tra và dự đoán sản lượng rừng. Cấu trúc lâm phần rất phong phú gồm nhiều quy luật khác nhau. Vì vậy, trong đề tài này chỉ đề cập đến một số quy luật cơ bản có quan hệ đến việc giải quyết các nội dung nghiên cứu của đề tài nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu. *Phương pháp nghiên cứu quy luật tương quan giữa chiều cao với đường kính ngang ngực Đây là một trong những quy luật quan trọng và không thể thiếu được trong việc xây dựng các công cụ phục vụ điều tra và dự đoán sản lượng rừng. Cùng với kết quả nghiên cứu quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính, việc tìm hiểu và xác lập quan hệ giữa đường kính ngang ngực với chiều cao cây rừng có ý nghĩa trong việc lập biểu sau này. Mặt khác lý do khiến nhiều Nhà khoa học quan tâm nghiên cứu quy luật này đó là chiều cao nhân tố cấu thành thể tích thân cây nhưng chiều cao khó đo hơn đường kính ngang ngực rất nhiều. Ngoài ra nó còn là cơ sở phân chia cấp năng suất cây rừng... Để tìm hiểu và xác lập mối quan hệ này, tiến hành chấm các giá trị chiều cao từng cây tương ứng với đường kính của nó lên biểu đồ để phát hiện quy luật. Dùng phương pháp giải tích mô tả quan hệ giữa chiều cao với đường kính cây rừng bằng phương trình toán học thích hợp. Đánh giá mức độ quan hệ của chúng bằng sự tồn tại rõ rệt của hệ số tương quan hoặc chỉ số liên hệ theo thang phân chia trong toán học thống kê, đồng thời tiến hành kiểm tra khả năng đồng nhất của các phương trình tương quan cùng dạng được kết luận qua việc đánh giá kiểm tra thuần nhất các tham số bi của phương trình bằng tiêu chuẩn phù hợp khi bình phương với mức ý nghĩa bằng a = 0,05. 4.3.4. Phương pháp xác lập mối quan hệ giữa các đại lượng Lựa chọn dạng phương trình toán để mô tả. Tuyến tính hóa đưa về dạng tuyến tính một lớp. Dùng phương pháp bình phương tối thiểu để ước lượng các tham số của phương trình cũng như các chỉ tiêu thông kê liên quan: Hệ số tương quan (R), phương sai (S2), sai tiêu chuẩn (S), hệ số chính xác (P%), hệ số biến động (S%). Kiểm tra sự tồn tại của các tham số của hệ số tương quan và của dạng quan hệ bằng các tiêu chuẩn thống kê phù hợp như: tiêu chuẩn F của Fisher, tiêu chuẩn t của Student ở các mức ý nghĩa a = 0,05 hoặc a = 0,01 để đánh giá mức độ tồn tại của phương trình lập được và căn cứ vào những nguyên tắc cơ bản trong lựa chon phương trình thích hợp để đánh giá và chọn phương trình tối ưu. Trong trường hợp một dạng quan hệ được thăm dò bằng nhiều phương trình, tiêu chuẩn lựa chọn phương trình tối ưu sẽ theo nguyên tắc sau: + Phương trình đơn giản có độ chính xác cao, phản ánh đúng quy luật sinh vật học. + Hệ số tương quan cao nhất (Rmax) và tiêu chuẩn kiểm tra sự tồn tại của hệ số tương quan là lớn nhất. + Trường hợp hàm cùng dạng có thể dùng thêm tiêu chuẩn Sy/x hoặc sai số tương đối S% của phương trình nhỏ nhất. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ quan hệ của các đại lượng trong phương trình hồi quy tuyến tính. Nếu: : Giữa X và Y có tương quan đồng biến. : Giữa X và Y không có tương quan hay X, Y độc lập. : Giữa X và Y có tương quan nghịch biến. : Giữa X và Y có tương quan yếu. : Giữa X và Y có tương quan vừa. : Giữa X và Y có tương quan tương đối chặt. : Giữa X và Y có tương quan chặt. : Giữa X và Y có tương quan rất chặt. : Giữa X và Y có tương quan hàm số. - Kiểm tra sự tồn tại của hệ số tương quan và các tham số hồi quy + Kiểm tra sự tồn tại của các chỉ tiêu R, A, B trong tổng thể. Sử dụng tiêu chuẩn t của Student theo công thức: (4.7) So sánh với tra bảng với mức ý nghĩa a = 0,05 . Nếu tra bảng thì R không tồn tại, tức là giữa X và Y không có quan hệ tuyến tính, cụ thể là giữa H và D không có quan hệ với nhau. . Nếu tra bảng thì R tồn tại, tức là giữa X và Y tồn tại mối quan hệ tuyến tính, như vậy giữa H và D có quan hệ với nhau. + Kiểm tra sự tồn tại của các tham số A, B trong tổng thể, sử dụng tiêu chuẩn t theo công thức: với (4.8) với (4.9) Trong đó: a, b, r : Các tham số hồi quy và hệ số tương quan của phương trình Sa, Sb : Sai tiêu chuẩn của tham số hồi quy a, b n : Dung lượng quan sát . Nếu thì a, b không tồn tại trong tổng thể . Nếu thì a, b tồn tại trong tổng thể 4.3.5. Phương pháp kiểm tra thuần nhất các phương trình hồi quy Y = a + b.X (4.10) Trước hết cần so sánh xem các hệ số hồi quy b1, b2,..., bm có thuần nhất không, tức là kiểm tra giả thuyết H0: b1 = b2 =...= bm và H1: b1 ≠ b2 ≠... ≠ bm Với m: Số phương trình tham gia kiểm tra thuần nhất Để kiểm tra giả thuyết H0 dùng tiêu chuẩn phù hợp khi bình phương của Pearson theo công thức: (4.11) Với: (4.12) bi là tham số của phương trình i Nếu tính theo công thức trên nhỏ thua tra bảng với bậc tự do k = m - 1 thì chấp nhận giả thuyết H0. Khi đó m phương trình mẫu sẽ gộp thành nột phương trình bình quân chung với các tham số như sau: (4.13) và (4.14) Trong đó: (4.15) (4.16) Phương trình gộp lại có dạng: (4.17) 4.3.6. Ph­¬ng ph¸p ®iÒu tra t×nh h×nh c¬ b¶n khu vùc ®iÒu tra nghiªn cøu Âãø âiãöu tra tçnh hçnh cå baín khu væûc nghiãn cứu chuïng täi âaî kãút håüp âiãöu tra trãn caïc vàn baín, âiãöu tra ngoaìi thæûc âëa theo quy trçnh âiãöu tra bäü pháûn: Âiãöu tra âáút âai, thu tháûp säú liãûu khê tæåüng thuíy vàn, âiãöu tra sáu bãûnh haûi, âiãöu tra lám hoüc... *Näüi dung âiãöu tra gåm: Âiãöu kiãûn tæû nhiãn, Âiãöu kiãûn xaî häüi, Tçnh hçnh saín xuáút lám nghiãûp. Trãn cå såí âoï coï nhæîng nháûn xeït vãö mäúi quan hãû caïc váún âãö trãn âãø æïng duûng vaìo cäng taïc träöng ræìng vaì sæí duûng ræìng thäng nhæûa nhæ âãö xuáút viãûc chàm soïc, quaín lyï baío vãû ræìng, âiãöu tiãút, thám canh cuîng nhæ nghiãn cæïu chuyãn sáu phuûc vuû cho caïc muûc âêch cuía con ngæåìi sao cho âaím baío tênh khoa hoüc cuîng nhæ thæûc tiãùn. PHẦN 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 5.1. ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU Nhàòm nàõm bàõt âæåüc caïc yãúu täú khê háûu, thuíy vàn, âáút âai...coï aính hæåíng træûc tiãúp hay giaïn tiãúp âãún sinh træåíng vaì phaït triãøn cuía cáy cuîng nhæ lám pháön laì âån vë sinh váût hoüc hoaìn chènh coï mäúi quan hãû máût thiãút våïi nhau vaì coï quan hãû gàõn boï hæîu cå våïi âiãöu kiãûn ngoaûi caính. Vç váûy, trong âãö taìi näüi dung nghiãn cæïu naìy nhàòm xem xeït xem khu væûc nghiãn cæïu coï phuì håüp våïi yãu cáöu sinh thaïi cuía cáy hay khäng. Tæì âoï coï nhæîng thäng tin hay dáùn liãûu âaïnh giaï mäüt caïch toaìn diãûn vãö nhæîng lám pháön âæa vaìo nghiãn cæïu. Âãø nghiãn cæïu näüi duûng naìy, chuïng täi kãút håüp hai hæåïng sau âáy: Âiãöu tra trãn caïc vàn baín vaì âiãöu tra ngoaìi thæûc âëa theo quy trçnh âiãöu tra bäü pháûn, bao gäöm caïc näüi dung: Âiãöu tra âáút âai, thu tháûp säú liãûu khê tæåüng thuíy vàn. Âiãöu tra sáu bãûnh haûi âiãöu tra lám hoüc...Näüi dung âiãöu tra cuû thãø tæìng bæåïc gäöm: Âiãöu tra vãö điãöu kiãûn tæû nhiãn, điãöu kiãûn xaî häüi vµ tçnh hçnh saín xuáút lám nghiãûp. Trãn cå såí âoï nháûn xeït mäúi quan hãû caïc váún âãö trãn våïi tçnh hçnh sinh træåíng vaì phaït triãøn cuía cáy tæì âoï váûn duûng vaìo cäng taïc träöng ræìng vaì sæí duûng ræìng, âiãöu tiãút, thám canh cuîng nhæ nghiãn cæïu chuyãn sáu phuûc vuû cho caïc muûc âêch cuía con ngæåìi. Trong luáûn vàn naìy, xin âæåüc âi sáu nghiãn cæïu tçnh hçnh cå baín våïi nhæîng âiãøm cå baín sau âáy: 5.1.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý Có toạ độ từ: 16045 đến 16052 vĩ độ Bắc 1070 đến 10707 kinh độ Đông Gồm các huyện Cam Lộ, Triệu Phong, Gio Linh, TP Đông Hà Tỉnh Quảng Trị có 25 tiểu khu được quy hoạch bao gồm: Tiểu khu 603, 605, 607, 764, 765, 766, 768, 769, 770, 771, 772, 773, 774, 775, 778, 779, 781, 782, 783, 786, 787, 788, 789 và tiểu khu khác. b. Địa hình Địa hình chủ yếu thuộc dạng đồi thấp đến độ cao, độ cao tuyệt đối lớn nhất là 600m, độ cao tuyệt đối nhỏ nhất là 20m. Độ cao trung bình biến động tử 50 - 150m, sự biến động độ cao mang tính cách không đều đặn, đột ngột nên hầu hết đất đặc biệt ở vùng này có những khu vực độ dốc lớn (từ 15 – 400). Toàn bộ diện tích có 85 - 90% diện tích có khả năng phát triển sản xuất Nông – lâm nghiệp. c. Khí hậu thuỷ văn Nằm trong khu vực có tiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng vừa có mùa nắng nóng lại vừa có mùa đông lạnh nên quanh năm mưa nhiều và độ ẩm tương đối lớn. * Nhiệt độ và độ ẩm - Số giờ nắng trong năm từ 1600 - 1800 giờ, bức xạ mặt trời vào khoảng 1270 - 1280 Kcal/cm3/năm. - Nhiệt độ bình quân hàng năm là 22,40C tháng lạnh nhất là tháng 1(có nhiệt độ trung bình 17,50C) và tháng nóng nhất là tháng 6 (nhiệt độ trung bình là 26 0C). - Tổng nhiệt lượng của năm là 8.890 Kcal - Độ ẩm không khí bình quân 85% * Gió Có 2 hướng gió hại chính là gió mùa Đông Bắc (thường ảnh hưởng từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau) và gió phơn Tây Nam xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm, khi gió khô nóng và đạt tốc độ 10 - 20m/s có thể gây hại rất lớn cho cây trồng. Do vậy, khi bố trí các đai rừng phòng hộ chính cần vuông góc với hướng gió hại. Ngoài ra hàng năm trong vùng còn bị ảnh hưởng từ 3 - 4 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ biển Đông và kèm theo lũ lụt (thường từ tháng 7 đến tháng 10). * Mưa Lượng mưa bình quân hàng năm là 2.032mm, phần lớn tập trung vào các tháng 8, 9, 10, 11 (chiếm 70% lượng mưa cả năm) là nguồn cung cấp nước tự nhiên có lợi nhất cho cây trồng nhưng cũng là điều kiện gây ra hiện tượng rửa trôi hiện tượng rửa trôi, xói mòn và lũ lụt ảnh hưởng xấu đến đất đai và tài nguyên trong toàn vùng. d. Sông suối, nguồn nước *Nước mặt Đầu nguồn của phân trường Tân Lâm và phân trường Bắc có con sông Trịnh Hinh, sông Cam Lộ và sông Hiếu. Phân trường Nam có sông Vĩnh Phước chảy qua. Đây là nguồn nước sạch chính cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt của dân cư trong khu vực nhưng cũng là nguyên nhân gây ra lũ lụt có ảnh hưởng xấu không những là trong vùng quy hoạch mà còn cho cả phần hạ lưu nếu không kết hợp tốt giữa hiệu quả kinh tế với tác dụng phòng hộ môi trường của các tập đoàn cây trồng. *Nguồn nước ngầm Mực nước ngầm tương đối cao và có chất lượng tốt, tuy nhiên do địa hình biến động nên mực nước ngầm biến động theo độ cao tương đối. 5.1.2 Hiện trạng tài nguyên rừng và tình hình sử dụng đất a. Tài nguyên rừng * Rừng tự nhiên Tổng diện tích rừng tự nhiên hiện có trong vùng hoạch là 958,0ha thuộc nhóm (Ic) có khoảng 1000 cây gỗ mục đích, có cây mẹ gieo giống, đủ tiêu chuẩn để đưa vào khoanh nuôi bảo vệ. Thực vật rừng Do vị trí địa lý và điều kiện địa hình, rừng tự nhiên của lâm trường có 1 kiểu rừng kín thường xuyên ẩm nhiệt đới ở độ cao dưới 700m. Thực vật rừng tự nhiên trong vùng khá đa dạng về thành loài, trong đó chứa đựng nhiều loài có giá trị kinh tế cao, nguồn gen quý hiếm. Rừng tự nhiên là nơi giao lưu giữa nhiều luồng thực vật bao gồm: Bảng 1: Hiện trạng đất đai chia theo cơ cấu và trạng thái Đơn vị tính: ha Stt Cơ cấu đất Tổng diện tích đất do lâm trường quản lý Trong đó Đất RPH và RĐD Đất RSX Tổng diện tích đất tự nhiên 15.012,0 10.214,4 4.797,6 I Đất lâm nghiệp 12.510,6 8.450,0 4.060,6 1 Đất có rừng 7.108,6 3.953,0 3.155,6 a Rừng tự nhiên 958,0 958,0 b Rừng trồng 6.150,6 2.995,0 3.155,6 b.1 Rừng mới trồng 1.603,4 1.239,1 364,3 + Năm 2001 465,2 301,7 163,5 + Năm 2002 643,2 500,0 143,2 + Năm 2003 495,0 437,4 57,6 b.2 Rừng trồng trước năm 2001 4.547,2 1.755,9 2.791,3 2 Đất chưa có rừng 5.402,0 4.497,0 905,0 a Trạng thái Ia, Ib 3.983,0 3.089,0 894,0 b Trạng thái Ic 1.400,0 1.389,0 11,0 c Núi đá 19,0 19,0 II Đất nông nghiệp và đất khác 2.501,4 1.764,4 737,0 ( Nguồn: Báo cáo của Lâm trường Đường 9, 2009) Khu hệ thực vật Bắc Việt Nam – Trung Hoa: Tiêu biểu là các loài cây thuộc họ dẻ (Fagaceae); họ Re (Lauraceae); họ Mộc lan (Mangnoliaceae); họ Dâu tằm (Moraceae) Luồng thực vật di cư từ phía Tây Bắc xuống mang các yếu tố ôn đới Vân Nam- Quý Châu và chân dãy Himalaya: tiêu biểu là các loài thuộc họ Hoàng Đàn (Podocapaceae); họ Re (Lauraceae) Luồng thực vật di cư từ phía Nam lên, mang yếu tố Malaysia- Indonesia tiêu biểu là các loài thuộc họ Dầu (Dipterocapaceae). Theo “báo cáo điều tra lâm học vùng Bắc Trung Bộ” của viện điều tra quy hoạch rừng công bố thì hiện tại trong vùng có khoảng 579 loài thuộc 118 họ, trong đó có 175 loài cây gỗ. Qua điều tra sơ bộ đã xác định được một số loài cây quý hiếm được ghi trong sách đỏ của Việt Nam Trầm gió : (Aquilaria crassna) Gụ lau: (Sindora tonkinensis) Song bột: (Calamuns poilanci) Động vật rừng Tại vùng đồi núi huyện Cam Lộ là một phần của khu hệ động vật Bắc Trung Bộ là khu vực đặc trưng cho 2 khu hệ động vật Hymalaya và Indomalay theo số liệu của viện điều tra quy hoạch rừng công bố thì rừng khu vực quy hoạch hiện có: Lớp thú: Khoảng 55 loài thuộc 23 họ, 10 bộ Lưỡng chim: 176 loài thuộc 46 họ, 15 bộ Lưỡng cư bò sát: 64 loài thuộc 17 họ, 3 bộ * Rừng trồng: Trong vùng hiện có: 6150,6 ha rừng trồng với cơ cấu các loài chủ yếu như sau: Thông hỗn giao với keo, sến hỗn giao với keo, Thông trồng thuần loài, Bạch đàn, Muồng đen hỗn giao Keo với một số loại khác. Rừng trồng bao gồm: Rừng trồng bằng nguồn vốn cơ bản từ 1979-1992: 1.310,1ha Rừng trồng phòng hộ 327- CT từ 1993-1998: 1.959,7ha Rừng trồng phòng hộ dự án 661 từ 1999-2003: 1.851,3ha Rừng trồng bằng nguồn vốn XDCB năm 2002: 200,0ha Rừng trồng bằng nguồn vốn PAM: 102,3 ha Rừng trồng bằng nguồn vốn lao động, vốn tự có: 689,7ha Rừng trồng thực nghiệm: 37,5ha Rừng trồng tập trung nhìn chung chất lượng khá, tuy vậy cơ cấu cây trồng hiện nay cũng chưa phong phú và đa dạng về chủng loại; giống chưa đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của rừng cả về kinh tế lẫn môi trường sinh thái. Rừng hiện có phần lớn sử dụng các loài, giống cũ có năng suất thấp. b. Tình hình sử dụng đất Tổng diện tích tự nhiên: 15.012,0ha Toàn bộ diện tích đất nói trên có hiện trạng như sau: Đất đã có rừng trồng: 6.150,6ha Đất có rừng tự nhiên: 958,0 ha Đất trống, đồi núi trọc: 5.402,0ha Đất có khả năng quy hoạch cho trồng rừng tập trung: 3.705,0ha Đất quy hoạch khoanh nuôi trồng dặm cây lâm nghiêp: 894,5ha Đất đã đưa vào khoanh nuôi xúc tiến tái sinh: 802,5ha Đất nông nghiệp và đất khác: 2.501,4ha Trong đó phân ra địa bàn các huyện, thị xã: Diện tích thuộc huyện Triệu Phong: 1.222,0ha Diện tích thuộc huyện Cam Lộ: 10.236,0ha Diện tích thuộc TP Đông Hà: 1.448,0ha Diện tích thuộc huyện Gio Linh: 2.106,0ha c. Đặc điểm thổ nhưỡng và đánh giá chung về đất có khả năng sản xuất Nông - lâm nghiệp Đất trong vùng quy hoạch này hầu hết có nguồn gốc phát sinh từ đất địa thành, chủ yếu là đất feralit gồm 3 loại đất chính: Đất đỏ vàng trên đá phiến thạch sét (Fs) Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq) Đất vàng đỏ trên đá granit (Fa) Đất trong vùng này phần lớn là đất hoang hoá lâu ngày độ che phủ thấp, dưới ảnh hưởng của độ dốc và mưa nhiều nên bị xói mòn và rửa trôi nên tính chất lý, hoá học bị biến đổi theo chiều hướng bất lợi cho cây trồng, đất hơi chua (pH từ 4,5 - 5,5) có hàm lượng mùn và tỷ lệ C/N (độ phì ) thấp. Với điều kiện đất đai và lập địa đặc trưng của vùng quy hoạch, khi sử dụng đất để sản xuất Nông - Lâm nghiệp nhất thiết phải đầu tư thâm canh, lưu ý đặc biệt đến 2 công đoạn làm đất và bón phân để cải tạo thành phần cơ giới và nâng cao độ phì. Bên cạnh đó việc chọn và bố trí các tập đoàn các loài, giống cây trồng vừa phù hợp với điều kiện lập địa vừa có hiệu quả kinh tế cao cũng là công việc cấp thiết. Căn cứ vào đặc điểm thổ nhưỡng và điều kiện lập địa của vùng phù hợp với việc bố trí quy hoạch các loài cây lâm nghiệp theo hướng Lâm - Nông kết hợp trong đó lâm nghiệp là chủ đạo. 5.1.3. Tình hình dân sinh kinh tế xã hội a. Dân số, dân tộc, lao động Lâm trường Đường 9 được quy hoạch nằm trên địa bàn 4 huyện, thị xã gồm: huyện Triệu Phong, huyện Cam Lộ, huyện Gio Linh, thị xã Đông Hà. Trong tổng số lao động tham gia có 30 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số của thôn Bản Chùa xã Cam Tuyền huyện Cam Lộ, 30 hộ nhân dân xã Vĩnh Trường huyện Gio Linh. Bảng 2: Biểu tổng hợp số lao động của Lâm trường STT Hạng mục Số hộ Số khẩu Số lao động Tổng số 1.010 5810 2.700 1 Hộ công nhân lâm trường 60 280 150 2 Hộ dân tại chỗ 950 5530 2550 3 Dân tộc kinh 950 5.490 2566 4 Dân tộc ít người 60 320 134 (Nguồn: Báo cáo của Lâm trường Đường 9, 2009) b. Tình hình sản xuất đời sống kinh tế xã hội và thu nhập Thu nhập của các hộ dân và công nhân viên chức chủ yếu dựa vào các nguồn sau: Đối với người dân: Sản xuất lương thực: Mức bình quân đầu người là 160 kg lương thực quy thóc / năm Vườn gia đình và chăn nuôi: Chỉ vừa đủ để đáp ứng ở mức tối thiểu nhu cầu hàng ngày Đối với hộ công nhân viên chức lâm trường: Tiền lương bình quân 600.000đ / tháng / người. Với các nguồn thu nhập nói trên người dân không thể đủ sống mà phải kiếm sống thêm bằng cách khai thác gỗ củi và săn bắn trái phép. Đặc biệt nguy hại hơn là phá rừng làm nương rẫy. Do thu nhập thấp, trình độ sản xuất còn chậm phát triển, lực lượng lao động còn đang thiếu việc làm khi mùa vụ nông nhàn nên chưa tạo thêm nguồn thu nhập. Vì vậy, chưa đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Nhìn chung đời sống vật chất tinh thần của người dân còn thấp trình độ sản xuất còn lạc hậu, chưa kết hợp được mô hình sản xuất để thâm canh, xen canh, lực lượng lao động dư thừa, thiếu việc làm. Từ khi có đường lối đổi mới của Đảng, nhà nước công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển vốn rừng đã có nhiều khởi sắc nhưng thực trạng kinh tế xã hội trong vùng còn chậm phát triển so với các vùng khác, cơ cấu kinh tế chưa hợp lý, mặt bằng dân trí không đều, cơ sở hạ tầng còn chậm phát triển là những khó khăn rất lớn để tiếm hành phát triển kinh tế xã hội nói chung cũng như xây dựng rừng phòng hộ nói riêng. Đây cũng là một yêu cầu bức thiết phải có những giải pháp thích hợp để phát huy những thế mạnh giảm thiểu những tồn tại, gắn người công nhân, người dân với rừng tiến tới xoá bỏ dần mâu thuẫn giữa mưu sinh của người dân và bảo tồn rừng. 5.1.4. Nhận xét đánh giá về tình hình cơ bản a. Thuận lợi - Đại đa số rừng trồng của đơn vị là rừng sản xuất, trồng tập trung ở độ dốc thấp, phần lớn được tỉa thưa định hình dựa vào kinh doanh nhựa, đường ranh đai tương đối hoàn chỉnh, đường vận chuyển sản phẩm khá thuận lợi, sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ được đó là thuận lợi cơ bản. - Địa bàn sản xuất khá gần các trung tâm huyện thị, giao thông khá thuận lợi. Lâm phần rừng sản xuất gần khu dân cư, chính quyền địa phương và nhân dân hết sức quan tâm phát triển lâm nghiệp nên việc phối hợp với công tác quản lý bảo vệ rừng và thu hút lao động có nhiều thuận lợi. b. Khó khăn - Một số lao động tuổi đới khá lớn, năng lực, sức khoẻ hạn chế không đáp ứng yêu cầu đổi mới nên không bố trí việc làm. - Kinh doanh rừng chu kỳ dài cho nên có thể gặp rủi ro như cháy rừng, sâu bệnh hại. - Các địa phương chăn nuôi đại gia súc nhiều, không quy hoạch đồng cỏ, chăn nuôi theo lối thả rong nên khó khăn cho nhân dân và doanh nghiệp khi trồng rừng bị trâu bò ăn phá và dẫm đạp. - Cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo chưa được đầu tư đổi mới. 5.2. NGHIÊN CỨU CÁC QUY LUẬT CẤU TRÚC LÂM PHẦN 5.2.1. Nghiên cứu quy luật cấu trúc đường kính §Ó nghiªn cøu ph©n bè N/D, ®Çu tiªn cÇn ph¶i chän ®­îc cì ®­êng kÝnh thÝch hîp vµ x¸c ®Þnh ®­îc liÖt sè ph©n bè sè c©y theo cì ®­êng kÝnh cho ®èi t­îng nghiªn cøu. Theo kÕt qu¶ nghiªn cøu cña Anoutchin N.P, víi l©m phÇn thuÇn lo¹i cã ®­êng kÝnh trung b×nh nhá h¬n 20 cm, nªn dïng cì ®­êng kÝnh lµ 2 cm, cßn víi l©m phÇn cã ®­êng kÝnh trung b×nh lín h¬n 20 cm, th× nªn dïng cì ®­êng kÝnh 4 cm . Khi nghiªn cøu cho rõng TÕch ë Th¸i Lan, Loetsch x¸c ®Þnh cì ®­êng kÝnh thÝch hîp lµ 5 cm. ë n­íc ta, theo kinh nghiÖm khi ®iÒu tra rõng trång vµ rõng tù nhiªn míi phôc håi, cì ®­êng kÝnh nªn dïng lµ 2 cm, víi nh÷ng l©m phÇn cã biÕn ®éng vÒ ®­êng kÝnh lín th× dïng 4 cm. Ph¹m Ngäc Giao (1996) ®· x¸c ®Þnh cì kÝnh hîp lý khi nghiªn cøu cÊu tróc ®­êng kÝnh rõng Th«ng ®u«i ngùa khu §«ng B¾c lµ 2 cm. Theo t¸c gi¶, ®Ó x¸c ®Þnh cì kÝnh hîp lý th× ph¶i tháa m·n 3 yªu cÇu: - Kh«ng lµm biÕn d¹ng quy luËt ph©n bè N/D vèn cã cña l©m phÇn. - Kh«ng m¾c sai sè hÖ thèng khi tÝnh to¸n tæng diÖn ngang vµ sai sè ®ã ph¶i n»m trong giíi h¹n cho phÐp. - ThuËn lîi cho qu¸ tr×nh ®o, ghi chÐp vµ tÝnh to¸n. KÕ thõa nh÷ng kinh nghiÖm cña c¸c t¸c gi¶ ®i tr­íc, víi sè liÖu ®iÒu tra Qua nghiªn cøu ®· thu ®­îc kÕt qu¶ t¹i b¶ng 4: Bảng 4: Kết quả nghiên cứu quy luật cấu trúc đường kính lâm phần Ôtc Dãy số phân bố N/D Tổng 1 di 6.7 8.4 10 11.8 13.5 15.2 16.9 19 20.3 n1 7 0 3 11 5 3 20 4 19 72 2 di 6.6 8.2 9.9 11.5 13.2 14.8 16.5 18.2 19.8 n2 5 4 2 10 4 3 21 8 13 70 3 di 6.7 8.4 10.1 11.7 13.4 15.1 16.8 18.4 20.1 n3 4 2 5 10 6 2 15 4 19 67 4 di 6.5 8.1 9.6 11.2 12.8 14.3 15.9 17.5 19.0 n4 6 1 1 15 0 4 8 18 15 68 5 di 6.6 8.2 9.8 11.5 13.1 14.8 16.4 18.1 19.7 n5 4 4 2 12 8 0 10 14 15 69 6 di 6.2 7.3 8.3 9.3 10.4 11.4 12.4 13.4 14.5 15.5 n6 3 3 3 6 10 19 8 18 8 5 83 7 di 6.1 7.3 8.5 9.6 10.8 11.9 13.1 14.3 15.4 16.6 n7 2 4 4 4 17 21 19 6 1 6 84 8 di 7.1 8.2 9.2 10.3 11.4 12.5 13.6 14.7 15.7 16.8 n8 5 3 9 10 15 15 12 9 2 1 81 9 di 6.6 7.8 9.0 10.2 11.4 12.6 13.7 14.9 16.1 17.3 n9 1 6 6 12 12 13 14 6 4 7 81 10 di 6.6 7.8 9.0 10.2 11.4 12.6 13.8 15.0 16.1 17.3 n10 3 4 8 12 13 17 14 6 0 3 80 18 di 14.3 16.2 18.1 20.0 21.9 23.8 25.7 27.6 29.4 n18 3 10 4 7 7 6 9 5 1 52 19 di 14.2 15.8 17.5 19.1 20.7 22.4 24.0 25.6 27.3 n19 2 6 7 6 5 8 5 5 8 52 20 di 15.3 16.7 18.1 19.4 20.8 22.2 23.6 25.0 26.3 n20 2 7 4 9 3 4 8 4 10 51 21 di 13.9 15.6 17.2 18.9 20.6 22.2 23.9 25.5 27.2 n21 3 4 8 7 8 4 5 6 8 53 22 di 13.9 15.6 17.3 18.9 20.6 22.3 23.9 25.6 27.3 n22 2 3 11 6 9 4 7 3 7 52 23 di 13.9 15.5 17.0 18.6 20.2 21.8 23.4 24.9 26.5 n23 1 1 12 10 9 7 8 2 3 53 24 di 13.6 15.3 17.0 18.7 20.4 22.1 23.8 25.5 27.2 n24 5 0 6 5 6 8 6 6 11 53 25 di 13.6 15.3 17.0 18.7 20.4 22.1 23.8 25.5 27.2 n25 4 1 6 9 8 5 5 5 9 52 26 di 13.6 15.3 17.0 18.7 20.4 22.1 23.8 25.5 27.2 n26 2 3 10 6 9 5 6 2 9 52 KÕt qu¶ b¶ng 4 cho thÊy: Ph©n bè N/D l©m phÇn t¹i khu vùc nghiªn cøu ë c¸c « kh¸c nhau hoµn toµn kh¸c nhau vÒ trÞ sè c©y ngay c¶ ë cïng cì ®­êng kÝnh nh­ nhau. Cũng trên bảng 4 cho thấy: Mặc dù các ô tiêu chuẩn có cùng diện tích như nhau (Sô = 500m2) được thu thập tại các địa phương khác nhau trên các điều kiện lập địa khác nhau và ở những cấp mật độ khác nhau như dãy số phân bố N/D của chúng hoàn toàn khác nhau. Như vậy phân bố N/D chịu sự chi phối bởi các yếu tố nội tại và ngoại cảnh không đồng nhất dẫn tới dãy số phân bố N/D có những sai khác theo điều kiện cụ thể của từng lâm phần. D¹ng ph©n bè thùc nghiÖm N/D còng kh«ng tu©n thñ theo mét quy luËt chung nµo c¶. Cã l©m phÇn ph©n bè thùc nghiÖm N/D lÖch tr¸i, cã l©m phÇn ph©n bè thùc nghiÖm N/D lÖch ph¶i, cã l©m phÇn ph©n bè thùc nghiÖm N/D gÇn tiÕp cËn ®èi xøng. Nh×n chung quy luËt ph©n bè kh¸ phøc t¹p. Ngoµi ra, qua theo dâi trªn c¸c l©m phÇn ®iÒu tra ngoµi thùc tÕ cho thÊy: Ph©n bè N/D cßn chÞu sù chi phèi cña mËt ®é l©m phÇn (N), yÕu tè ®Þa ph­¬ng vµ tuæi l©m phÇn (A), chÞu ¶nh h­ëng cña m¹ng h×nh ph©n bè sè c©y, còng nh­ c¸c yÕu tè ngÉu nhiªn kh¸c chi phèi, dÉn ®Õn sù ph©n ho¸ ®­êng kÝnh ë c¸c l©m phÇn rÊt kh¸c nhau. §Ó minh häa thªm c¸c ®Æc tr­ng cña cÊu tróc ®­êng kÝnh c©y rõng, ®· tiÕn hµnh tÝnh to¸n c¸c ®Æc tr­ng thèng kª cho dÊu hiÖu quan s¸t lµ ®­êng kÝnh th©n c©y. KÕt qu¶ x¸c ®Þnh c¸c ®Æc tr­ng ph©n bè số cây theo cỡ đường kính cho từng lâm phần Keo lai thuộc đối tượng nghiên cứu, ®­îc thùc hiÖn trªn m¸y tÝnh kü thuËt d­íi sù trî gióp cña phÇn mÒm Excell 5.0 vµ ®­îc kiÓm tra theo c¸c c«ng thøc to¸n thèng kª đã được trình bày chi tiết trong phần phương pháp nghiên cứu. Qua nghiªn cøu, chóng t«i ®· thu ®­îc kÕt qu¶ tinh toán một số chỉ tiêu thống kê cơ bản cho dấu hiệu đường kính cây rừng vµ ®­îc tr×nh bµy chi tiÕt t¹i b¶ng tæng hîp sè 5 Bảng 5: Kết quả tính toán một số chỉ tiêu thống kê cho dấu hiệu đường kính cây rừng trên các ô tiêu chuẩn ôtc S S2 n S% P% 1 14.76 4.300 18.486 72 29.13 3.43 2 14.24 4.257 18.126 70 29.89 3.57 3 14.61 4.228 17.876 67 28.94 3.54 4 14.18 4.094 16.760 68 28.86 3.50 5 14.23 4.265 18.190 69 29.97 3.61 6 11.21 2.293 5.258 83 20.46 2.25 7 11.16 2.353 5.536 84 21.09 2.30 8 11.18 2.219 4.925 81 19.85 2.21 9 11.71 2.743 7.524 81 23.42 2.60 10 11.18 2.406 5.788 80 21.51 2.41 11 11.02 3.141 9.868 77 28.50 3.25 12 10.48 2.161 4.672 80 20.63 2.31 13 10.93 2.920 8.525 76 26.71 3.06 14 10.52 2.732 7.466 77 25.98 2.96 15 10.67 2.651 7.026 76 24.83 2.85 16 20.98 4.029 16.234 51 19.20 2.69 17 22.01 3.879 15.048 53 17.62 2.42 18 20.46 4.116 16.945 52 20.12 2.79 19 20.56 4.068 16.548 52 19.78 2.74 20 20.87 3.663 13.417 51 17.55 2.46 21 20.30 4.140 17.137 53 20.39 2.80 22 20.02 3.891 15.137 52 19.44 2.70 23 19.43 3.091 9.552 53 15.91 2.19 24 20.95 4.234 17.927 53 20.21 2.78 25 20.43 4.214 17.760 52 20.63 2.86 26 20.02 3.891 15.137 52 19.44 2.70 KÕt qu¶ t¹i b¶ng 5, cho thÊy: - C¸c gi¸ trÞ ®­êng kÝnh b×nh qu©n, sai sè cña ®­êng kÝnh b×nh qu©n sai tiªu chuÈn, hÖ sè biÕn ®éng vµ hÖ sè chÝnh x¸c ë c¸c « tiªu chuÈn kh¸c nhau lµ hoµn toµn kh¸c nhau. - §­êng kÝnh b×nh qu©n biÕn ®éng tõ 10.52cm (« tiªu chuÈn sè 14) ®Õn 22.01cm (« tiªu chuÈn sè17). - Sai tiªu chuÈn hay sai sè tuyÖt ®èi khi x¸c ®Þnh gi¸ trÞ b×nh qu©n ®Òu nhá dao ®éng tõ 2.161 (« tiªu chuÈn 12) ®Õn 4.300 (« tiªu chuÈn 1), chøng tá r»ng ®­êng kÝnh c©y rõng tr«ng tõng l« rõng lµ t­¬ng ®èi ®ång nhÊt. - Còng tõ kÕt qu¶ t¹i b¶ng 4: HÖ sè biÕn ®éng (S%) ®Òu n»m trong kho¶ng tõ 17.55% ®Õn 29.97 %. - Sai sè cho phÐp hay ®é chÝnh x¸c cña c«ng t¸c ®o ®Õm ®­êng kÝnh th©n c©y ®Òu nhá (dao ®éng tõ 2.21% ®Õn 3.61% ). Chøng tá r»ng dung l­îng quan s¸t ë c¸c « tiªu chuÈn lµ ®¶m b¶o yªu cÇu vÒ ®é tin cËy còng nh­ tÝnh kh¸ch quan cña sè liÖu ®iÒu tra. §Ó cã thÓ thÊy mét c¸ch trùc quan vÒ d·y sè N/D chóng t«i ®· m« t¶ trªn biÓu ®å víi trôc hoµnh Ox biÓu diÔn c¸c cì ®­êng kÝnh tõ nhá ®Õn lín vµ trôc tung Oy biÓu diÔn sè c©y xuÊt hiÖn t­¬ng øng víi cì ®­êng kÝnh. KÕt qu¶ ®­îc minh häa b»ng h×nh vÏ sè 1, 2 và 3 Trong h×nh vÏ, chóng t«i sö dông sè liÖu chØnh lý N/D thùc nghiÖm víi 3 « tiªu chuÈn ®¹i diÖn ®ã lµ: « tiªu chuÈn sè 6, « tiªu chuÈn sè 8 vµ « tiªu chuÈn sè 12 trªn c¬ së phÇn mÒm Excel 5.0 ®­îc cµi ®Æt trªn m¸y tÝnh kü thuËt. L­u ý r»ng: Trôc hoµnh biÓu thÞ thø tù cì ®­êng kÝnh chø kh«ng ghi gi¸ trÞ gi÷a tæ cña tõng cì ®­êng kÝnh vÝ dô cì ®­êng kÝnh 6cm, 10cm, 14cm.. th× trong biÓu ®å ký hiÖu lµ cì ®­êng kÝnh thø nhÊt, thø 2, thø 3…cßn trôc tung th× vÉn gi÷ nguyªn trÞ sè vÒ sè c©y xuÊt hiÖn t­¬ng øng víi cì ®­êng kÝnh ®ã. Hình 1: Biểu đồ phân bố N/D thực nghiệm ô tiêu chuẩn số 6 Hình 2: Biểu đồ phân bố N/D thực nghiệm ô tiêu chuẩn số 8 Hình 3: Biểu đồ phân bố N/D thực nghiệm ô tiêu chuẩn số 12 Qua biÓu ®å N/D thùc nghiÖm víi nh÷ng g× mµ chóng t«i võa ph©n tÝch ë trªn lµ hîp lý. Kãút quaí cho tháúy: Daîy säú phán bäú säú cáy theo caïc cåî âæåìng kênh thæûc nghiãûm coï daûng âæåìng cong 1 âènh, âäü lãûch cuía âæåìng cong thãø hiÖn ë nh÷ng møc ®é kh¸c nhau vµ kh«ng tu©n theo quy luËt, bëi chÞu ¶nh h­ëng chi phèi cña nhiÒu nguyªn nh©n kh¸ch quan vµ chñ quan kh¸c nhau. Sæû phán bäú cuía caïc cáy ræìng theo caïc cåî âæåìng kênh cuîng ráút phæïc taûp vaì khäng âäöng nháút. Såí dé coï nhæîng nháûn xeït trãn âáy, theo chuïng täi phán bäú N/D chëu sæû chi phäúi cuía máût âäü lám pháön (N), yãúu täú âëa phæång vaì tuäøi lám pháön (A), chëu sæû aính hæåíng cuía maûng hçnh phán bäú säú cáy... Cuîng qua âiãöu tra thæûc tãú cho tháúy, lám pháön chëu taïc âäüng cuía nhiãöu yãúu täú khaïch quan vaì chuí quan khäng âäöng nháút nhæ âaî trçnh baìy åí pháön træåïc trong quaï trçnh kinh doanh, caïc cå såí saín xuáút háöu nhæ chè tuán thuí theo nhæîng Quy trçnh, quy phaûm maì Bäü Lám nghiãûp cuî âaî ban haình, chæa coï nhæîng nghiãn cæïu cå baín, âàc biãût laì yãúu täú âëa phæång hay âiãöu kiãûn sinh træåíng cuía cáy. Ngoaìi ra, c¸c tiÓu khu trång rõng Keo lai Qu¶ng trÞ chÞu sù chi phèi cña giã Lµo, laì mäüt trong nhæîng khu væûc coï âiãöu kiãûn tæû nhiãn ráút khàõc nghiãût, âiãöu kiãûn láûp âëa cuîng hãút sæïc phæïc taûp. Chênh do nhæîng nguyãn nhán âoï âaî dáùn âãún sæû phán hoïa âæåìng kênh åí caïc lám pháön ráút khaïc nhau. 5.2.2. Quy luật tương quan giữa chiều cao với đường kính ngang ngực Song song víi viÖc nghiªn cøu quy luËt cÊu tróc ®­êng kÝnh, chóng t«i tiÕn hµnh nghiªn cøu quy luËt quan hÖ gi÷a chiÒu cao víi ®­êng kÝnh th©n c©y. Theo kÕt qu¶ nghiªn cøu cña nhiÒu t¸c gi¶ trong vµ ngoµi n­íc, chiÒu cao vµ ®­êng kÝnh th©n c©y lu«n lu«n tån t¹i mèi quan hÖ mËt thiÕt vµ g¾n bã h÷u c¬ v¬i nhau, thÓ hiÖn sù c©n ®èi vµ sù tån t¹i bÒn v÷ng cña c©y rõng, tr­íc sù t¸c ®éng bÊt lîi cña ngo¹i c¶nh. Tr¶i qua qu¸ tr×nh nghiªn cøu vµ thö nghiÖm, ng­êi ta ®· ®­a ra rÊt nhiÒu ph­¬ng tr×nh to¸n häc kh¸c nhau ®Ó biÓu diÔn quy luËt nµy. Cã thÓ thÊy ®­îc trong c¸c c«ng tr×nh cña Gi¸o s­, tiÕn sÜ §ång SÜ HiÒn (1974) vµ c¸c gi¸o tr×nh §iÒu tra rõng. ĐÓ nghiªn cøu quy luËt nµy, vÊn ®Ò ®Çu tiªn lµ th¨m dß ®Ó t×m d¹ng ph­¬ng tr×nh quan hÖ gi÷a chiÒu cao víi ®­êng kÝnh th©n c©y cho c¸c c©y rõng trong l©m phÇn. §Ó th¨m dß, chóng t«i ®· sö dông 3 d¹ng ph­¬ng tr×nh phæ biÕn sau ®©y ®Ó kh¶o nghiÖm: H=a+bD (1) H=a+blgD (2) LgH = a+blgD (3) C¸c ph­¬ng tr×nh trªn lµ c¸c ph­¬ng tr×nh phi tuyÕn v× vËy cÇn thiÕt ph¶i tr¶i qua b­íc tuyÕn tÝnh hãa th«ng qua viÖc ®Æt Èn sè phô ®Ó ®­a vÒ d¹ng ph­¬ng tr×nh tuyÕn tÝnh 1 líp. Sö dông sè liÖu ®iÒu tra nh÷ng c©y ®o cao trong l©m phÇn vµ b»ng ph­¬ng ph¸p b×nh ph­¬ng bÐ nhÊt ®Ó thiÕt lËp ph­¬ng tr×nh. KÕt qu¶ lËp c¸c ph­¬ng tr×nh t­¬ng quan H/D cho l©m phÇn ®­îc tr×nh bµy t¹i b¶ng 6. Bảng 6: Kết quả thăm dò dạng phương trình toán mô tả mối tương quan giữa chiều cao với đường kính thân cây trên các ô tiêu chuẩn Ôtc DPT pt lập được R Sy Ta Tb(Tr) n T05(K) 1 H=6.79+0.43D 0.85 1.168 13.72 13.34 72 1.99 1 2 H=-6.69+12.06lgD 0.84 1.195 -0.64 12.91 72 1.99 3 lgH=0.62+0.43lgD 0.84 0.043 15.80 12.85 72 1.99 1 H=6.88+0.43D 0.90 0.907 18.05 16.62 70 2.00 2 2 H=0.07+11.4lgD 0.87 0.996 0.08 14.76 70 2.00 3 lgH=0.65+0.41lgD 0.88 0.034 21.51 15.38 70 2.00 1 H=4.15+0.71D 0.79 1.302 6.00 11.76 84 1.99 7 2 H=-5.91+17.38lgD 0.80 1.286 -3.91 11.99 84 1.99 3 lgH=0.37+0.68lgD 0.81 0.049 6.50 12.30 84 1.99 1 H=4.71+0.56D 0.78 1.004 8.17 11.04 81 1.99 8 2 H=-3.62+14.02lgD 0.80 0.951 -2.98 12.04 81 1.99 3 lgH=0.41+0.60lgD 0.81 0.040 8.02 12.34 81 1.99 1 H=5.26+0.50D 0.83 0.909 11.81 13.48 81 1.99 9 2 H=-3.14+13.49lgD 0.87 0.816 -3.43 15.63 81 1.99 3 lgH=0.44+0.57lgD 0.87 0.034 11.46 15.74 81 1.99 1 H=5.15+0.54D 0.70 1.358 7.09 8.65 80 1.99 10 2 H=-3.11+13.88lgD 0.73 1.306 -2.01 9.35 80 1.99 3 lgH=0.44+0.59lgD 0.75 0.051 7.20 10.16 80 1.99 1 H=5.15+0.54D 0.91 0.790 16.93 18.70 77 1.99 11 2 H=-3.38+13.60lgD 0.92 0.749 -3.39 19.96 77 1.99 3 lgH=0.52+0.53lgD 0.92 0.029 18.70 19.67 77 1.99 1 H=6.27+0.50D 0.67 1.214 9.27 7.95 80 1.99 12 2 H=-1.48+12.86lgD 0.69 1.176 -0.96 8.52 80 1.99 3 lgH=0.54+0.51lgD 0.70 0.046 8.98 8.64 80 1.99 1 H=6.10+0.50D 0.83 0.988 13.78 12.83 76 1.99 13 2 H=-1.38+12.65lgD 0.85 0.948 -1.44 13.60 76 1.99 3 lgH=0.55+0.49lgD 0.85 0.036 15.14 13.94 76 1.99 1 H=6.06+0.51D 0.79 1.085 12.25 11.26 77 1.99 14 2 H=-1.69+13.03lgD 0.80 1.061 -1.49 11.65 77 1.99 3 lgH=0.55+0.50lgD 0.80 0.041 12.63 11.72 77 1.99 1 H=5.75+0.53D 0.85 0.883 13.59 13.67 76 1.99 15 2 H=-1.71+12.87lgD 0.86 0.858 -1.85 14.21 76 1.99 3 lgH=0.54+0.501gD 0.86 0.033 15.08 14.46 76 1.99 1 H=6.00+0.27D 0.86 0.640 12.50 11.90 51 2.01 16 2 H=-4.21+12.05lgD 0.86 0.640 -3.16 11.90 51 2.01 3 lgH=0.44+0.471gD 0.86 0.025 8.51 11.86 51 2.01 1 H=5.80+0.27D 0.84 0.697 10.42 10.84 53 2.01 17 2 H=-5.69+13.05lgD 0.85 0.675 -3.70 11.35 53 2.01 3 lgH=0.38+0.511gD 0.85 0.026 6.51 11.57 53 2.01 1 H=6.80+0.22D 0.86 0.545 17.59 11.97 52 2.01 18 2 H=-1.53+9.88lgD 0.84 0.585 -1.28 10.83 52 2.01 3 lgH=0.56+0.371gD 0.84 0.022 12.74 11.02 52 2.01 1 H=7.81+0.17D 0.85 0.443 24.42 11.38 52 2.01 19 2 H=1.10+7.89lgD 0.84 0.461 1.15 10.79 52 2.01 3 lgH=0.66+0.30lgD 0.84 0.017 18.40 10.88 52 2.01 1 H=7.58+0.19D 0.83 0.465 19.95 10.40 51 2.01 20 2 H=-0.10+8.82lgD 0.83 0.460 -0.09 10.55 51 2.01 3 lgH=0.61+0.33lgD 0.84 0.017 14.99 10.69 51 2.01 1 H=7.70+0.18D 0.88 0.405 27.41 13.16 53 2.01 21 2 H=0.09+8.03lgD 0.87 0.422 1.06 12.47 53 2.01 3 lgH=0.65+0.31lgD 0.87 0.016 20.44 12.56 53 2.01 1 H=7.78+0.19D 0.86 0.444 22.98 11.80 52 2.01 22 2 H=0.20+8.55lgD 0.85 0.454 0.20 11.44 52 2.01 3 lgH=0.63+0.33lgD 0.85 0.017 16.94 11.54 52 2.01 1 H=6.26+0.25D 0.90 0.375 18.91 14.77 53 2.01 23 2 H=-3.45+11.01lgD 0.89 0.395 -2.99 13.87 53 2.01 3 lgH=0.5+0.43lgD 0.89 0.015 12.60 13.95 53 2.01 1 H=7.03+0.21D 0.84 0.595 16.89 10.94 53 2.01 24 2 H=-0.87+9.43lgD 0.82 0.619 -0.72 10.34 53 2.01 3 lgH=0.58+0.36lgD 0.82 0.024 12.64 10.36 53 2.01 1 H=6.75+0.24D 0.93 0.412 23.64 17.31 52 2.01 25 2 H=-2.29+10.67lgD 0.91 0.448 -2.58 15.68 52 2.01 3 lgH=0.54+0.40lgD 0.92 0.016 17.05 16.36 52 2.01 1 H=7.54+0.18D 0.83 0.491 20.94 10.46 52 2.01 26 2 H=0.41+8.37lgD 0.82 0.501 0.39 10.15 52 2.01 3 lgH=0.63+0.32lgD 0.82 0.019 15.43 10.12 52 2.01 Qua kÕt qu¶ thu ®­îc t¹i b¶ng 6 chóng t«i nhËn thÊy r»ng: Mèi quan hÖ gi÷a ®­êng kÝnh vµ chiÒu cao th©n c©y lu«n lu«n tån t¹i ë møc ®é t­¬ng quan rÊt chÆt chÏ Dùa vµo nguyªn t¾c chän ph­¬ng tr×nh thÝch hîp ®ã lµ ph­¬ng tr×nh cã hÖ sè t­¬ng quan cao nhÊt ®ồng thêi cã sai sè bÐ nhÊt còng nh­ møc ®é tån t¹i cña c¸c tham sè håi quy cña ph­¬ng tr×nh lËp ra trªn c¬ së sè liÖu thùc nghiÖm, chóng t«i ®· quyÕt ®Þnh chän ph­¬ng tr×nh 3 hay nãi c¸ch kh¸c lµ ®Ó m« t¶ quy luËt t­¬ng quan gi÷a chiÒu cao víi ®­êng kÝnh th©n c©y cho l©m phÇn, tèt h¬n c¶ lµ sö dông d¹ng ph­¬ng tr×nh L«garÝt 2 chiÒu lµ thÝch hîp h¬n c¶. LgH = a + blgD B¶ng 7, tæng hîp kÕt qu¶ chän lùa ph­¬ng tr×nh tèt nhÊt m« t¶ mèi quan hÖ gi÷a chiÒu cao víi ®­êng kÝnh cho l©m phÇn. Bảng 7: Tổng hợp kết quả lập và phân tích hồi quy phương trình tương quan H/D theo dạng phương trình LgH =a+blgD các ô tiêu chuẩn Ôtc pt lập được R Sy Ta Tb(Tr) n T05(K) 1 lgH=0.62+0.43lgD 0.84 0.043 15.80 12.85 72 1.99 2 lgH=0.65+0.41lgD 0.88 0.034 21.51 15.38 70 2.00 3 lgH=0.59+0.45lgD 0.87 0.037 16.77 14.49 67 2.00 4 lgH=0.66+0.40lgD 0.89 0.032 22.53 15.49 68 2.00 5 lgH=0.61+0.43lgD 0.90 0.032 21.45 16.97 69 2.00 6 lgH=0.48+0.56lgD 0.76 0.047 8.67 10.53 83 1.99 7 lgH=0.37+0.68lgD 0.81 0.049 6.50 12.30 84 1.99 8 lgH=0.41+0.60lgD 0.81 0.040 8.02 12.34 81 1.99 9 lgH=0.44+0.57lgD 0.87 0.034 11.46 15.74 81 1.99 10 lgH=0.44+0.59lgD 0.75 0.051 7.20 10.16 80 1.99 11 lgH=0.52+0.53lgD 0.92 0.029 18.70 19.67 77 1.99 12 lgH=0.54+0.51lgD 0.70 0.046 8.98 8.64 80 1.99 13 lgH=0.55+0.49lgD 0.85 0.036 15.14 13.94 76 1.99 17 lgH=0.38+0.511gD 0.85 0.026 6.51 11.57 53 2.01 18 lgH=0.56+0.371gD 0.84 0.022 12.74 11.02 52 2.01 19 lgH=0.66+0.30lgD 0.84 0.017 18.40 10.88 52 2.01 20 lgH=0.61+0.33lgD 0.84 0.017 14.99 10.69 51 2.01 21 lgH=0.65+0.31lgD 0.87 0.016 20.44 12.56 53 2.01 22 lgH=0.63+0.33lgD 0.85 0.017 16.94 11.54 52 2.01 23 lgH=0.5+0.43lgD 0.89 0.015 12.60 13.95 53 2.01 24 lgH=0.58+0.36lgD 0.82 0.024 12.64 10.36 53 2.01 25 lgH=0.54+0.40lgD 0.92 0.016 17.05 16.36 52 2.01 26 lgH=0.63+0.32lgD 0.82 0.019 15.43 10.12 52 2.01 KÕt qu¶ b¶ng 7 cho thÊy: C¸c tham sè håi quy tÝnh to¸n ®­îc ë mçi ph­¬ng tr×nh cã sù kh¸c nhau, mÆc dï cïng diÖn tÝch ®iÒu tra vµ quy tr×nh tÝnh to¸n. HÖ sè t­¬ng quan tÝnh to¸n ®­îc ë c¸c ph­¬ng tr×nh lín (thÊp nhÊt b»ng 0,70 r¬i vµo l©m phÇn sè 12 vµ cao nhÊt b»ng 0,92 r¬i vµo l©m phÇn 25) chøng tá gi÷a chiÒu cao th©n c©y vµ ®­êng kÝnh ngang ngùc cã t­¬ng quan ®ång biÕn vµ rÊt chÆt chÏ. Sai sè cña c¸c ph­¬ng tr×nh tÝnh ®­îc (S, S% vµ P%) ®Òu nhá trong ph¹m vi sai sè cho phÐp cña c«ng t¸c nghiªn cøu hiÖn nay. V× vËy, c¸c ph­¬ng tr×nh lËp ®­îc cã ®é chÝnh x¸c cao. HÇu hÕt c¸c ph­¬ng tr×nh lËp ®­îc cã trÞ tuyÖt ®èi ta, tb vµ tr ®Òu lín h¬n t05 tra b¶ng, chøng tá r»ng c¸c ph­¬ng tr×nh lËp ®­îc ®Òu tån t¹i kh«ng nh÷ng ë mÉu mµ c¶ trong l©m phÇn. Nh­ vËy viÖc sö dông d¹ng ph­¬ng tr×nh l«garÝt 2 chiÒu ®Ó m« t¶ quy luËt t­¬ng quan gi÷a chiÒu cao víi ®­êng kÝnh th©n c©y rõng lµ hoµn toµn hîp lý vµ cã c¬ së khoa häc. §Ó xem xÐt kh¶ n¨ng thµnh lËp ph­¬ng tr×nh b×nh qu©n chung m« t¶ mèi quan hÖ gi÷a chiÒu cao víi ®­êng kÝnh th©n c©y, chóng t«i tiÕn hµnh kiÓm tra thuÇn nhÊt 26 ph­¬ng tr×nh lËp ®­îc t¹i b¶ng trªn. KÕt qu¶ kiÓm tra thuÇn nhÊt, cho t¹i b¶ng 8: Bảng 8: Kết quả kiểm tra thuần nhất các phương trình tương quan giữa chiều cao với đường kính thân cây PT bi Sbi W=1/Sbi2 Wbi*bi Wbi*bi2 1 0.43 0.033 918.2736 394.8577 169.7888 2 0.41 0.026 1433.537 587.7502 240.9776 3 0.45 0.031 1044.245 469.9102 211.4596 17 0.51 0.044 512.7664 261.5109 133.3705 18 0.37 0.034 866.3856 320.5627 118.6082 19 0.3 0.028 1313.834 394.1503 118.2451 20 0.33 0.031 1016.228 335.3553 110.6673 21 0.31 0.025 1661.54 515.0773 159.6739 22 0.33 0.028 1234.141 407.2666 134.398 23 0.43 0.031 1067.682 459.1032 197.4144 24 0.36 0.035 814.4063 293.1863 105.5471 25 0.4 0.024 1677.656 671.0626 268.425 26 0.32 0.032 994.0279 318.0889 101.7885 Tổng cộng 24250.69 10237.93 4503.234 KÕt qu¶ tại bảng 8 cho thÊy: Khi b×nh ph­¬ng tÝnh to¸n ®­îc ( cn2=181.08) lín h¬n rÊt nhiÒu so víi khi b×nh ph­¬ng tra b¶ng víi x¸c suÊt 95%. (cn2=37.6) V× vËy, hiÖn t¹i ch­a cã c¬ së khoa häc ®Ó thµnh lËp ph­¬ng tr×nh b×nh qu©n chung, biÓu diÔn mèi quan hÖ gi÷a chiÒu cao th©n c©y víi ®­êng kÝnh th©n c©y cho ®èi t­îng nghiªn cøu. §Ó nghiªn cøu mèi quan hÖ nµy, cÇn thiÕt mçi l« rõng hay l©m phÇn khi nghiªn cøu cÇn lËp ra mét ph­¬ng tr×nh t­¬ng quan H/D theo d¹ng ph­¬ng tr×nh LgH=a+blgD víi c¸c tham sè a, b ®­îc x¸c ®Þnh tõ tµi liÖu thùc nghiÖm. 5.2.3. Quy luật tương quan giữa đường kính tán với đường kính ngang ngực §Ó thÊy ®­îc mét c¸c toµn c¶nh vÒ t×nh h×nh sinh tr­ëng cña l©m phÇn, bªn c¹nh viÖc nghiªn cøu quy luËt t­¬ng quan gi÷a chiÒu cao víi ®­êng kÝnh th©n c©y, chóng t«i tiÕn hµnh nghiªn cøu mèi quan hÖ gi÷a ®­êng kÝnh t¸n víi ®­êng kÝnh ngang ngùc. Kh¸c víi quy luËt t­¬ng quan H/D, ®Ó m« t¶ quy luËt t­¬ng quan Dt/D13 qua kh¶o cøu nh÷ng c«ng tr×nh nghiªn cøu trong vµ ngoµi n­íc vÒ lÜnh vùc nµy hÇu hÕt c¸c t¸c gi¶ ®Òu sö dông d¹ng ph­¬ng tr×nh quan hÖ: Dt = a + b.D13 KÕ thõa kinh nghiÖm nµy chóng t«i ®· tiÕn hµnh m« t¶ quy luËt th«ng qua viÖc lËp vµ ph©n tÝch håi quy trªn c¬ së nguån sè liÖu thu thËp ®­îc tõ l©m phÇn kh¸c nhau. KÕt qu¶ ®­îc tæng hîp t¹i b¶ng 9: Bảng 9: Kết quả lập và phân tích hồi quy các phương trình tương quan giữa đường kính tán cây với đường kính thân cây ÔTC pt lập được R Sy Ta Tb(Tr) n T05(K) 1 Dt1=1.02+0.11D13 0.84 0.299 8.09 13.13 72 1.99 2 Dt2=1.17+0.09D13 0.66 0.434 6.44 7.25 70 2.00 3 Dt3=1.32+0.09D13 0.71 0.391 7.62 8.11 67 2.00 4 Dt4=0.89+0.11D13 0.80 0.341 5.95 10.82 68 2.00 5 Dt5=1.16+0.10D13 0.75 0.373 7.39 9.20 69 2.00 6 Dt6=0.58+0.17D13 0.66 0.250 2.32 7.82 83 1.99 7 Dt7=-0.14+0.22D13 0.83 0.358 -0.72 13.40 84 1.99 8 Dt8=0.53+0.16D13 0.70 0.370 2.50 8.70 81 1.99 9 Dt9=0.14+0.19D13 0.84 0.345 0.84 13.83 81 1.99 10 Dt10=0.64+0.16D13 0.63 0.480 2.50 7.11 80 1.99 11 Dt11=0.81+0.13D13 0.82 0.294 6.57 12.26 77 1.99 12 Dt12=1.21+0.08D13 0.52 0.297 7.30 5.33 80 1.99 13 Dt13=0.73+0.14D13 0.83 0.269 6.07 12.94 76 1.99 14 Dt14=0.65+0.14D13 0.81 0.274 5.24 12.17 77 1.99 15 Dt15=0.54+0.51D13 0.86 0.033 15.08 14.46 76 1.99 16 Dt16=2.46+0.15D13 0.79 0.471 6.98 9.00 51 2.01 17 Dt17=3.01+0.13D13 0.75 0.436 8.63 8.07 53 2.01 18 Dt18=3.12+0.13D13 0.77 0.446 9.85 8.67 52 2.01 19 Dt19=3.52+0.11D13 0.73 0.419 11.65 7.56 52 2.01 20 Dt20=3.86+0.09D13 0.68 0.376 12.56 6.47 51 2.01 21 Dt21=3.12+0.12D13 0.74 0.472 9.54 7.85 53 2.01 22 Dt22=3.01+0.13D13 0.74 0.469 8.75 7.72 52 2.01 23 Dt23=1.4+0.23D13 0.94 0.266 5.96 19.35 53 2.01 24 Dt24=2.77+0.14D13 0.79 0.476 8.32 9.19 53 2.01 25 Dt25=2.70+0.14D13 0.80 0.440 8.86 9.39 52 2.01 26 Dt26=3.08+0.19D13 0.73 0.477 8.81 7.46 52 2.01 Qua kÕt qu¶ t¹i b¶ng 9 chóng t«i nhËn thÊy r»ng: §­êng kÝnh t¸n c©y cã mèi quan hÖ víi ®­êng kÝnh th©n c©y ë møc ®é rÊt chÆt chÏ víi hÖ sè t­¬ng quan r tÝnh ®­îc biÕn ®éng tõ 0.52 (ph­¬ng tr×nh lâm phần 12) ®Õn 0,94 (ph­¬ng tr×nh lâm phần 24), chøng tá c¸c lo¹i ®­êng kÝnh t¸n c©y cã mèi quan hÖ t­¬ng ®èi chÆt chÏ víi ®­êng kÝnh ngang ngùc. MÆt kh¸c, sai sè cña c¸c ph­¬ng tr×nh rÊt nhá. V× vËy cho phÐp sö dông c¸c ph­¬ng tr×nh trªn ®Ó tÝnh to¸n tæng diÖn tÝch t¸n rõng sÏ cho kÕt qu¶ víi ®é chÝnh x¸c ®¶m b¶o yªu cÇu cña c«ng t¸c ®iÒu tra rõng hiÖn nay. TrÞ tuyÖt ®èi cña tb vµ tr ®Òu lín h¬n rÊt nhiÒu so víi t05 tra b¶ng ®iÒu ®ã chøng tá r»ng ph­¬ng tr×nh t­¬ng quan lËp ®­îc tån t¹i rÊt cao kh«ng nh÷ng trong mÉu quan s¸t mµ c¶ trong tæng thÓ. Tõ kÕt qu¶ nghiªn cøu nµy chóng t«i ®Ò nghÞ sö dông ph­¬ng tr×nh nµy ®Ó m« t¶ quy luËt t­¬ng quan Dt/D13 cho rõng Keo lai lµ hîp lý vµ cho ®é chÝnh x¸c cao. §Ó xem xÐt kh¶ n¨ng thµnh lËp ph­¬ng tr×nh b×nh qu©n chung m« t¶ mèi quan hÖ gi÷a đường kính tán cây víi ®­êng kÝnh th©n c©y, chóng t«i tiÕn hµnh kiÓm tra thuÇn nhÊt 26 ph­¬ng tr×nh lËp ®­îc t¹i b¶ng trªn thông qua tiêu chuẩn phù hợp do Pearson người Anh đề xuất. KÕt qu¶ kiÓm tra thuÇn nhÊt, cho t¹i b¶ng 10: Bảng 10: Kết quả kiểm tra thuần nhất các phương trình tương quan giữa đường kính tán cây với đường kính thân cây PT bi Sbi W=1/Sbi2 Wbi*bi Wbi*bi2 1 0.11 0.008 14722.44 1619.468 178.1415 2 0.09 0.012 6649.7193 598.4747 53.86273 3 0.09 0.011 7699.6076 692.9647 62.36682 4 0.11 0.010 9649.8717 1061.486 116.7634 5 0.1 0.011 8897.8103 889.781 88.9781 6 0.17 0.453 4.8628109 0.826678 0.140535 7 0.22 0.224 19.963874 4.392052 0.966252 8 0.16 0.019 2870.0983 459.2157 73.47452 9 0.19 0.014 5068.0306 962.9258 182.9559 10 0.16 0.022 1981.6481 317.0637 50.73019 11 0.13 0.011 8668.7297 1126.935 146.5015 12 0.08 0.015 4196.2928 335.7034 26.85627 13 0.14 0.011 8858.7675 1240.227 173.6318 14 0.14 0.012 7558.7397 1058.224 148.1513 15 0.51 0.035 819.04498 417.7129 213.0336 16 0.15 0.017 3653.7751 548.0663 82.20994 17 0.13 0.016 4114.2313 534.8501 69.53051 18 0.13 0.015 4351.7113 565.7225 73.54392 19 0.11 0.014 4804.8005 528.5281 58.13809 20 0.09 0.015 4749.3441 427.441 38.46969 21 0.12 0.016 4005.0216 480.6026 57.67231 22 0.13 0.017 3505.3423 455.6945 59.24029 23 0.23 0.012 7012.7542 1612.933 370.9747 24 0.14 0.016 4115.4465 576.1625 80.66275 25 0.14 0.015 4667.9779 653.5169 91.49237 26 0.19 0.017 3395.5615 645.1567 122.5798 Tổng cộng 136041.59 17814.08 2621.069 KÕt qu¶ tại bảng 10 cho thÊy: Khi b×nh ph­¬ng tÝnh to¸n ®­îc ( cn2=288.4) lín h¬n rÊt nhiÒu so víi khi b×nh ph­¬ng tra b¶ng víi x¸c suÊt 95%. (cn2=37.7) V× vËy, hiÖn t¹i ch­a cã c¬ së khoa häc ®Ó thµnh lËp ph­¬ng tr×nh b×nh qu©n chung, biÓu diÔn mèi quan hÖ gi÷a đường kính tán c©y víi ®­êng kÝnh th©n c©y cho ®èi t­îng nghiªn cøu. §Ó nghiªn cøu mèi quan hÖ nµy, cÇn thiÕt mçi l« rõng hay l©m phÇn khi nghiªn cøu cÇn lËp ra mét ph­¬ng tr×nh t­¬ng quan Dt/D1.3 theo d¹ng ph­¬ng tr×nh Dt=a+bD13 víi c¸c tham sè a, b ®­îc x¸c ®Þnh tõ tµi liÖu thùc nghiÖm. 5.3. MỘT SỐ ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐIỀU TRA RỪNG 5.3.1. ÆÏng duûng quy luáût cáúu truïc âæåìng kênh Lám pháön Quy luáût cáúu truïc lám pháön noïi chung, cáúu truïc âæåìng kênh (hay quy luáût phán bäú säú cáy theo âæåìng kênh) noïi riãng, laì cå såí khoa hoüc cho caïc phæång phaïp thäúng kã, dæû âoaïn træî læåüng, saín læåüng vaì tênh toaïn caïc chè tiãu kü thuáût trong kinh doanh, âiãöu chãú ræìng. Tæì kãút quaí nghiãn cæïu quy luáût naìy, cho pheïp xaïc âënh caïc nhán täú âiãöu tra cå baín cuía lám pháön åí thåìi âiãøm hiãûn taûi nhæ: Máût âäü (N), täøng tiãút diãûn ngang (G), træî læåüng (M), caïc loaûi âæåìng kênh bçnh quán nhæ : D, Dg ,Dgo Nghiãn cæïu quy luáût phán bäú N/D coìn coï yï nghéa quan troüng trong kinh doanh, nuäi dæåîng ræìng. Tæì kãút quaí nghiãn cæïu phán bäú N/D, biãút âæåüc traûng thaïi lám pháön âiãöu tra, giuïp cho viÖc âiãöu chènh máût âäü theo hæåïng coï låüi. Toïm laûi: Quy luáût phán bäú säú cáy theo âæåìng kênh laì mäüt trong nhæîng luáût cáúu truïc coï b¶n nháút cuía lám pháön. Vç váûy, noï laì näüi dung chênh trong âiãöu tra lám pháön. 5.3.2. ÆÏng duûng quy luáût tæång quan giæîa chiãöu cao vaì âæåìng kênh thán cáy Âáy cuîng laì mäüt quy luáût cáúu truïc cå baín vaì quan troüng cuía Lám pháön. Viãûc nghiãn cæïu tçm hiãøu vaì nàõm væîng quy luáût naìy coï yï nghéa låïn trong cäng taïc âiãöu tra, kinh doanh vaì nuäi dæåîng ræìng. Træåïc hãút chiãöu cao cuîng laì mét trong nhæîng nhán täú cáúu thaình thãø têch thán cáy vaì træî læåüng lám pháön, noï khäng thãø thiãúu âæåüc khi sæí duûng caïc biãøu, phuûc vuû cäng taïc âiãöu tra vaì kinh doanh ræìng. Thäng qua quy luáût naìy, kãút håüp våïi caïc quy luáût N/D cho pheïp xaïc âënh caïc nhán täú âiãöu tra cå baín cuía lám pháön, phuûc vuû cäng taïc nghiãn cæïu tiãúp theo. Tæång quan H/D coìn laì cå såí âãø phán chia cáúp nàng suáút cuía ræìng. Nh×n chung: Trõ chiÒu cao b×nh qu©n céng vµ chiÒu cao b×nh qu©n Lorªy, c¸c lo¹i chiÒu cao b×nh qu©n ®Òu ®­îc tÝnh th«ng qua ®­êng kÝnh b×nh qu©n t­¬ng øng vµ ph­¬ng tr×nh t­¬ng quan H/D lËp cho l« rõng, b»ng c¸ch thay ®­êng kÝnh b×nh qu©n vµo ph­¬ng tr×nh t­¬ng quan H/D Tổng hợp ứng dụng kết quả nghiên cứu 3 quy luật N/D, H/D và Dt/D13 tính toán các nhân tố điều tra cơ bản lâm phần được trình bày tại bảng 11 Bảng 11: Ứng dụng tổng hợp 3 quy luật cấu trúc cơ bản lâm phần, xác định một số nhân tố điều tra cơ bản lâm phần ÔTC N/ha G/ha Dg Hg Vcbq M/ha St/ha 1 1440 29.3457 16.11 13.8 0.1460 210.1834 8669.01 2 1400 26.4098 15.50 13.7 0.1348 188.7130 7107.87 3 1340 26.7149 15.93 13.5 0.1402 187.8463 7840.37 4 1360 25.2030 15.36 13.6 0.1314 178.6658 7716.34 5 1380 26.2097 15.55 13.3 0.1309 180.6908 7944.50 6 1660 18.6954 11.98 12.1 0.0710 117.9211 8129.90 7 1680 19.2876 12.09 12.8 0.0762 128.0452 8396.27 8 1620 18.0546 11.91 11.4 0.0659 106.7105 7846.48 9 1620 20.2075 12.60 11.7 0.0757 122.6863 8840.37 10 1600 18.1438 12.02 11.9 0.0704 112.6711 7894.55 11 1540 16.8724 11.81 12.3 0.0698 107.5255 6566.41 12 1600 16.3650 11.41 12.0 0.0638 102.1390 7078.33 14 1540 16.0692 11.53 12.0 0.0654 100.6618 6365.70 15 1520 16.2411 11.66 11.8 0.0658 100.0139 6388.24 16 1020 39.6030 22.23 16.3 0.3301 336.7143 10491.61 17 1060 45.2813 23.32 12.0 0.2656 281.5155 11622.25 18 1040 38.8227 21.80 11.4 0.2205 229.2702 10439.04 19 1040 38.5068 21.71 11.5 0.2216 230.4480 9715.93 20 1020 38.1302 21.82 11.3 0.2190 111.7023 10600.98 21 1060 38.4491 21.49 11.6 0.2181 231.1558 10742.87 22 1040 36.9627 21.27 11.7 0.2162 224.8886 10381.38 23 1060 34.7006 20.42 11.6 0.1969 208.7602 9952.03 24 1060 41.1590 22.24 11.6 0.2345 248.5540 11327.87 25 1040 38.2007 21.63 11.9 0.2265 235.5507 10643.04 26 1040 36.9998 21.28 11.3 0.2100 218.3707 10383.68 5.3.3. X¸c ®Þnh c¸c lo¹i c©y tiªu chuÈn theo lý thuyÕt vµ c©y tiªu chuÈn ngoµi thùc ®Þa Trong thùc tÕ hiÕm khi c©y lý thuyÕt vµ c©y thùc tÕ nh­ nhau. V× vËy, ®Ó x¸c ®Þnh c©y tiªu chuÈn ngoµi thùc tÕ, trªn « mÉu nghiªn cøu, ®iÒu tra rõng cho phÐp sai sè x¸c ®Þnh kÝch th­íc vÒ ®­êng kÝnh vµ chiÒu cao vót ngän lµ ±10%. Tuú theo môc ®Ých nghiªn cøu kh¸c nhau mµ lùa chän c©y b×nh qu©n kh¸c nhau. Trªn c¬ së c©y b×nh qu©n, tiÕn hµnh chÆt h¹ gi¶i tÝch, cho phÐp tÝnh to¸n ®­îc c¸c lo¹i l­îng t¨ng tr­ëng, nghiªn cøu quy luËt sinh tr­ëng cho tõng ®¹i l­îng ®­êng kÝnh, chiÒu cao, thÓ tÝch...vµ h¬n thÕ n÷a, cho phÐp x¸c ®Þnh tèc ®é t¨ng tr­ëng tèi ®a vµ x¸c ®Þnh chu kú kinh doanh cho loµi c©y. Tuy nhiªn, do khu«n khæ cña b¸o c¸o cã h¹n vµ môc tiªu nghiªn cøu còng nh­ ®iÒu kiÖn kh«ng cho phÐp, v× vËy trong nghiªn cøu nµy, chóng t«i chØ ®­a ra mét sè øng dông quan träng cña 2 quy luËt cÊy tróc, ®¹i diÖn cho 2 hÖ thèng c¸c quy luËt cÊu tróc l©m phÇn ®Ó tõ ®ã ®Þnh h­íng cho c¸c nghiªn cøu tiÕp theo. PHẦN 6 KÃÚT LUÁÛN CHUNG, TÄÖN TAÛI VAÌ KIÃÚN NGHË 6.1. Kãút luáûn chung Xuáút phaït tæì thæûc tiãùn khaïch quan cuía saín xuáút lám nghiãûp, chuïng täi nghiãn cæïu âãö taìi: “Tìm hiểu một số quy luật kết cấu cơ bản lâm phần Keo lai phục vụ công tác điều tra rừng” Våïi nhæîng kãút quaí thu âæåüc, chuïng täi xin ruït ra mäüt säú kãút luáûn sau âáy: 6.1.1. C¸c quy luËt cÊu tróc l©m phÇn nh×n chung tu©n thñ theo nh÷ng quy luËt chung cña l©m phÇn thuÇn loµi, ®Òu tuæi ë n­íc ta, ®ã lµ: * Ph©n bè sè c©y theo cì ®­êng kÝnh cã d¹ng ®­êng cong lÖch tr¸i, h¬i lÖch tr¸i vµ ®èi xøng. Tuy nhiªn c¸ biÖt cã l©m phÇn ®ang chuyÓn sang giai ®o¹n lÖch hay cã xu h­íng lÖch ph¶i, §é lÖch cña ph©n bè nh×n chung kh«ng tu©n theo mét quy luËt nµo c¶. * T­¬ng quan gi÷a chiÒu cao víi ®­êng kÝnh th©n c©y, lu«n lu«n tån t¹i ë møc ®é rÊt chÆt chÏ ë møc ý nghÜa 95%. Qua nghiªn cøu, ®· x¸c ®Þnh ®­îc d¹ng ph­¬ng tr×nh to¸n häc thÝch hîp nhÊt ®Ó m« t¶ nh÷ng mèi quan hÖ nµy, gi÷a chiÒu cao víi ®­êng kÝnh, cô thÓ: Sö dông quan hÖ l«garit 2 chiÒu: LgH = a+bLgD lµ thÝch hîp vµ cho ®é chÝnh x¸c cao. Qua ph©n tÝch håi quy vµ kiÓm tra tÝnh thÝch øng cña c©c kÕt qu¶ nghiªn cøu chóng t«i ®Ò nghÞ sö dông vµo c«ng t¸c ®iÒu tra vµ nghiªn cøu khoa häc trªn ®Þa bµn nghiªn cøu. * Đæåìng kênh taïn cáy våïi âæåìng kênh thán cáy taûi vë trê âäü cao 1,3m luän luän täön taûi mäúi quan hãû tuyãún tênh mäüt låïp: Dt=a+bD13 6.1.2. Ba quy luáût chung cuía lám pháön âãöu chëu sæû chi phäúi täøng håüp cuía bäún yãúu täú âoï laì: Âiãöu kiãûn láûp âëa, yãúu täú âëa phæång, âàûc âiãøm cuû thãø cuía lám pháön vaì máût âäü hiãûn coìn. 6.1.3. Trãn cå såí caïc quy luáût naìy âaî ®Ò xuÊt ®­îc 4 h­íng øng dông kÕt qu¶ vµo c«ng t¸c ®iÒu tra rõng ®Ó tÝnh to¸n xaïc âënh âæåüc caïc nhán täú âiãöu tra cå baín cho caïc lám pháön, laìm cå såí cho nh÷ng nghiªn cøu chuyªn s©u tiÕp theo nh»m phôc vô cho c«ng t¸c trång rõng còng nh­ sö dông rõng. 6.2. Täön taûi Tæì nhæîng kãút quaí maì âãö taìi âaût âæåüc, chuïng täi cuîng nháûn tháúy mäüt säú màût täön taûi sau âáy: 6.2.1. Træåïc hãút nguäön säú liãûu nghiãn cæïu cuía âãö taìi coìn haûn chãú caí vãö khu væûc nghiãn cæïu cuîng nhæ âäü tuäøi nghiãn cæïu. 6.2.2. Viãûc nghiãn cæïu xáy dæûng mä hçnh háöu nhæ chuí yãúu âi vaìo hãû quaí cuäúi cuìng cuía quaï trçnh sinh træåíng vaì tàng træåíng cáy ræìng, chæa coï âiãöu kiãûn nghiãn cæïu sæû aính hæåíng cuía caïc yãúu täú ngoaûi caính. 6.2.3. Âiãöu kiãûn æïng duûng kãút quaí nghiãn cæïu vaìo thæûc tiãùn coìn haûn chãú. Thæûc cháút åí âáy chè måïi laì nhæîng thaình cäng ban âáöu, cho nãn viãûc kiãøm tra tênh thêch æïng cuía mä hçnh láûp ra coìn coï nhæîng màût täön taûi nháút âënh. 6.3. Kiãún nghë Tæì nhæîng kãút quaí vaì täön taûi nãu trãn, chuïng täi xin coï mäüt säú kiãún nghë sau âáy, âãø âãö taìi hoaìn chènh hån. 6.3.1. Cáön tiãúp tuûc nghiãn cæïu hoaìn thiãûn âãö taìi åí mæïc âäü sáu vaì räüng hån caí vãö phaûm vi âëa baìn nghiãn cæïu cuîng nhæ âäü tuäøi nghiãn cæïu. 6.3.2. Ngoaìi nhæîng kãút quaí mang tênh cháút hãû quaí cuía cäng taïc träöng ræìng laì kêch thæåïc cáy ræìng taûi thåìi âiãøm âiãöu tra cáön nghiãn cæïu bäø sung thãm caïc yãúu täú coï liãn quan khaïc biãøu thë cho yãúu täú mäi træåìng nhæ: Aính hæåíng cuía cáúp âáút hay cáúp nàng suáút cuía lám pháön, yãúu täú láûp âëa ... Nhæîng váún âãö naìy âoìi hoíi phaíi coï sæû giaíi têch cáy ræìng, phán têch vaì âaïnh giaï theo quan âiãøm âäüng tæïc laì nghiãn cæïu sæû biãún âäøi cuía l©m phÇn theo thåìi gian måïi âaím baío âuïng baín cháút cuía ræìng, vç cáy ræìng cuîng nhæ ræìng cáy laì nhæîng âån vë sinh váût hoüc hoaìn chènh luän luän åí traûng thaïi váûn âäüng vaì phaït triãøn. TAÌI LIÃÛU THAM KHAÍO [1]- Lê Đình Khả ( 1999), Nghiên cứu sử dụng giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp. [2]- Lưu Bá Thịnh, Phạm Văn Tuấn ( 1998), Báo cáo khoa học lâm nghiệp khảo nghiệm dòng vô tính Keo lai ở Đông Nam Bộ, tại Hội nghị các tỉnh Đông Nam Bộ. [3]- Lưu Bá Thịnh (1999), Báo cáo khoa học kết quả khảo nghiệm các dòng vô tính Keo lai tự nhiên tuyển chọn tại Đông Nam Bộ, Trung tâm KHSXLN Đông Nam Bộ. [4]- Nguyễn Hải Tuất (1982), Thống kê toán học trong lâm nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. [5]- Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi ( 1996), Xử lý thống kê kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong Nông nghiệp trên máy vi tính, nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van tot nghiep_de tai San luong rung.doc
Tài liệu liên quan