Đề tài Tìm hiểu hiệp định thương mại Việt- Mỹ với vấn đề xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mỹ

Tài liệu Đề tài Tìm hiểu hiệp định thương mại Việt- Mỹ với vấn đề xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mỹ: lời nói đầu Nói tới đời sống kinh tế thế giới, người ta không thể không nhắc tới xu thế quốc tế hoá với các cấp độ toàn cầu hoá và khu vực hoá với sự gia tăng của các hình thức hợp tác kinh tế quốc tế đa dạng, trong đó thương mại quốc tế là một vấn đề rất quan trọng. Qua hơn 10 năm thực hiện đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Bước đầu, Việt Nam đã tạo cho mình một vị trí có ý nghĩa quan trọng nhất định trong quan hệ kinh tế - chính trị quốc tế. Trên con đường của sự hội nhập vào xu thế quốc tế hoá của nền kinh tế thế giới, có thể khẳng định rằng quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước khác đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Cho đến nay, Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với trên 120 quốc gia trên thế giới, ký Hiệp định thương mại với trên 60 nước và Thoả thuận về Quy chế Tối huệ quốc với hơn 70 nước và vùng lãnh thổ, trong đó đặc biệt phải kể tới Mỹ. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ đã được cải thiệ...

doc89 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 991 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tìm hiểu hiệp định thương mại Việt- Mỹ với vấn đề xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mỹ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời nói đầu Nói tới đời sống kinh tế thế giới, người ta không thể không nhắc tới xu thế quốc tế hoá với các cấp độ toàn cầu hoá và khu vực hoá với sự gia tăng của các hình thức hợp tác kinh tế quốc tế đa dạng, trong đó thương mại quốc tế là một vấn đề rất quan trọng. Qua hơn 10 năm thực hiện đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Bước đầu, Việt Nam đã tạo cho mình một vị trí có ý nghĩa quan trọng nhất định trong quan hệ kinh tế - chính trị quốc tế. Trên con đường của sự hội nhập vào xu thế quốc tế hoá của nền kinh tế thế giới, có thể khẳng định rằng quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước khác đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Cho đến nay, Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với trên 120 quốc gia trên thế giới, ký Hiệp định thương mại với trên 60 nước và Thoả thuận về Quy chế Tối huệ quốc với hơn 70 nước và vùng lãnh thổ, trong đó đặc biệt phải kể tới Mỹ. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ đã được cải thiện đáng kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1995. Tuy nhiên, giá trị thương mại hai chiều chưa cao do chưa có một khung pháp lý điều chỉnh mối quan hệ thương mại giữa hai nước. Lộ trình bình thường hoá quan hệ kinh tế giữa hai nước đã hoàn tất mà biểu hiện là việc đàm phán và ký kết Hiệp định thương mại Việt - Mỹ ngày 13/7/2000, trong đó hai bên cam kết dành cho nhau ngay lập tức và vô điều kiện chế độ Tối huệ quốc. Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ được ký kết sẽ mở ra nhiều triển vọng cho hàng hoá Việt Nam thâm nhập thị trường Mỹ - một thị trường tiêu thụ khổng lồ với nhiều phân đoạn thị trường, không đòi hỏi quá khắt khe về chất lượng. Bên cạnh những thuận lợi mà thị trường Mỹ mở ra đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, hàng hoá của ta còn gặp phải rất nhiều thách thức khi tiếp cận thị trường này. Vấn đề đặt ra hiện nay là cần có đối sách chiến lược gì, sử dụng biện pháp chiến thuật nào để nền kinh tế có thể tận dụng triệt để các tác động tích cực và giảm thiểu các tác động tiêu cực sinh ra từ Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ một khi Hiệp định có hiệu lực. Nhận thức được những tác động tích cực và những tác động tiêu cực mà Hiệp định đem lại đối với hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta, em quyết định chọn đề tài: “Hiệp định thương mại Việt- Mỹ với vấn đề xuất khẩu hàng hoá của việt nam sang mỹ”. Nội dung của Chuyên đề thực tập tốt nghiệp được trình bày trong 3 chương : Chương I :những vấn đề chung về thương mạI quốc tế và Tổng quan về Hiệp định thương mại Việt - Mỹ. Chương II :Hiệp định thương mại Việt - Mỹ: Cơ hội và thách thức đối với việc xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mỹ Chương III : Các giải pháp đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hoá của việt nam sang Mỹ Do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn, việc thu thập và xử lý thông tin gấp, nhiều khó khăn nên nội dung bài viết còn nhiều vấn đề chưa được đề cập và còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và sự chỉ bảo thêm của thày cô và bạn bè về nội dung cũng như cách trình bày Chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Hy vọng rằng đề tài này sẽ được các khoá viên sau hoàn thiện. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo T.S Nguyễn Thường Lạng – Giảng viên trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân và PGS.TS Nguyễn Thiết Sơn cùng toàn thể cô chú trong trung tâm nghiên cứu bắc Mỹ đã dành nhiều thời gian và tâm đắc đóng góp nhiều ý kiến quý báu, giúp bổ sung cũng như chỉnh lý nội dung nhằm giúp đỡ em hoàn thành bản bản chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Chương I:những vấn đề lý luận về thương mạI quốc tế và tổng quan về hiệp định thương mại việt - mỹ I. Những vấn đề lý luân vê thương mại quốc tế . 1.khái niệm . Thương mại quốc tế là một quá trình trao đổi hàng hoá giữa các nước thông qua buôn bán nhằm mục đích kinh té tối đa .Trao đổi hang hoá là một hình thức của các mối quan hệ kinh tế xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các người soan xuất kinh doanh hàng hoá riêng biệt của các quốc gia .Thương mại quốc tế là lĩnh vực quan trọng nhăm tạo điều kiên cho các nước tham gia vào phân công lao động quốc tế ,phát triển kinh tế và làm giầu cho đất nước. Ngày nay thương mại quốc tế không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là buôn bán mà là sự phụ thuộc tất yếu giưa các quốc gia vào phân công lao động quốc tế .Vì vậy phải coi trọng thương mại quốc tế như là một tiêu đề ,một nhân tố phát triển kinh tế trong nước trên cơ sở lựa chon một cách tối ưu sự phân công lao động và chuyên môn hoá quốc tế . Bí quyết thành công trong chiên lược phát triển kinh tế của nhiều nước là mở rộng thị trường quốc tế và tăng nhanh xuất khẩu sản phẩm hàng hoá chế biến có hàm lượng kỹ thuật cao. Thương mại quốc tế ,một mặt phải khai thác được mọi lợi thế tuyệt đối của đất nước phù hợp với su thế phát triển và quan hệ kinh tế quốc tế ,mặt khác phải tính đến lợi thế tương đối có thể được theo quy luật chi phí cơ hội .Phả luôn luôn tinh toán cái có thể thu được so với cái phải trả khi tham gia buôn bán và phân công lao động quốc tế để có chính sách thích hợp .Vì vậy ,để phát triển thương mại quốc tế có hiệu quả nâu giài phải tăng cường khả năng liên kết kinh tế sao cho mối quan hệ phụ thộc lẫn nhau ngay càng lớn. Quan hệ kinh tế trong một nước là những quan hệ giữa những người tham gia vào quá trình soản xuất và lưu thông hàng hoá trên cơ sở phân công lao động và chuyên môn hoá trong nước .Quan hệ thương mạI quốc tế thể hiện sự phân công lao động và chuyên môn quốc tế ở trình độ kĩ thuật caovà quy mô lớn .nó phát triển trong một môi trường khàc hoan toàn các quan hệ kinh tế trong nước về phương thức giao dịch buôn bán,pháp luật và nghiệp vụ. Thị trường trong nước và thi trương quốc gia là những phạm chù kinh tế khác nhau .Vì vậy,các quan hệ kinh tế diễn ra giứa các chủ thể trong kinh doanh thương mại quốc tế mang tính chất kinh té xã hội hết sức phức tạp ,không thể cho phép nghĩ rằng cứ buôn bán trong nước được thì buôn bán với nước ngoài cũng thành công . 2. Quá trình hình thành ,phát triển và lợi ích của thương mại quốc tế . thương mại quốc tế là sự trao đôỉi hàng hoá dịch vụ giữa các nước thông qua buôn bán .sự trao đổi đó là một hình thức của một quan hệ xã hội phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người soản xuất hàng hoá riêng biệt của tưng quốc gia . Thương mại quốc tế có tính chất sống còn vì một lý do cơ bản là ngoại thương mở rộng khả năng soản xuất và tiêu dùng của một nước .Thương mại quốc tế cho phép một nước tiêu dung tất cả các mặt hàng với số lương nhiều hơn mức có thể tiêu dùng với ranh giới của khả năng soản xuất trong khi nước thưc hiện chế độ tự cung tự cấp ,không mua bán. Tiền đề xuất hiện sự trao đổi là phân công lao động xã hội với tiến bộ khoa học kĩ thuật ,phạm vi chuyên môn hoá ngày càng cao số sản phẩm và dịch vụ để thoả mãn nhu cầu con người ngày một dồi dào ,sự phụ thuộc giữa các quốc gia ngày càng tăng . Thương mại quốc tế và chuyên môn hoá tăng nhanh đã đặt ra câu hỏi: Buôn bán để làm gì? Trước hết thương mại suất hiện từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiên của soản xuất giữa các nước cho nên chuyên môn hoá soản xuất một số mặt hàng cò lợi thế và nhập khẩu các mặt hàng khác từ nước ngoài mà soản xuất trong nước kếm lợi thế chắc chắn đêm lạI lợi nhuận lớn hơn. Sự khác nhau về điệu kiện sản xuất ít nhiều cũng giải thích được sự hình thành thương mại quốc tế giữa các nước trong kinh doanh các mặt hàng như dầu lửa ,lương thực, dịch vụ du lịch .Song phần lớn số liệu tự nhiên vốn có của sản xuất ,Mỹ sản xuất đựơc ô tô tại sao nhập khẩu ô tô từ nhật bản ? vì sao nước ta sản xuất với xuất phát đIểm và chi phí sản xuất các mặt hàng đều lớn hơn chi phí sản xuất các cường quốc kinh tế khác vẫn có thể duy trì thương mại với những nước đó. Năm 1817 ,nhà kinh tế học David Ricảdo đã chưng minh: chuyên môn hoá quốc tế có lợi cho tất cả các nước và gọi kết quả là quy luật lợi thế tương đối (hay lý thuyết về lợi thế so sánh ) . Quy luật lợi thế so sánh nhấn mạnh sự khác nhau về chi phí sản xuất ,coi đó là chìa khoá của phương thức thương mại . lý thuyết này khẳng định nếu mỗi quốc gia chuyên môn hoá sản xuất các sản phẩm mà nước đó có lợi thế tương đối hay có hiệu quả sản xuất só sánh cao nhất thí thương mại sẽ có lợi cho cả hai nước . Những lợi ích thương mại quốc tế do sự chênh lệch giữa các quốc gia về chi phí cơ hội .Chi phí cơ hội của một mặt hàng là số lượng các mặt hàng khác người ta phảI từ bỏ để sản xuất hoặc kinh doanh thêm một đơn vị hàng đó . Giả sử nền kinh tế khép kín có các nguồn lực nhất định có thể là đầu máy video,áo sơ mi ễ càng sử dụng nhiều nguôn lực vào việc sản xuất đầu máy video ,thì càng cò ít nguồn lực để sử dụng vào việc sản xuất áo sơ mi .Chi phí cơ hội của đâu máy video là lương áo sơ mi bị hi sinh do dùng nguồn lực vào việc làm ra các đâu máy vi deo . Chi phí cơ hội cho ta biết chi phí tương đối đẻ làm ra các mặt hàng khác nhau . sự chênh lệch giữa các nước về chi phí tương đối tronh sản xuất quyết định phương thức thương mại quốc tế . Phương thức thương mại quốc tế minh hoạ bằng quy luật lơi thế tương đối . Quy luật lợi thế tương đối nói rằng :”các nước hay cá nhân nên chuyên môn hoá trong việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm mà họ làm ra với chi phí tương đối thấp hơn thì sẽ có lợi ích kinh tế lớn hơn”. Có nhiều nguyên nhân giải thích tai sao chí phí cơ hội hoặc chi phí tương đối lại có thể khác biệt ở các nước khác nhau . chúng bắt nguồn từ sự khác biệt trong kỹ thuật công nghệ hoặc hiệu xuắt .Ví dụ ,hai nước Mỹ và Anh đang sản xuất ra hai loại hàng hoá là máy video và áo sơ mi .Giả định rằng lao động là yếu tố sản xuất duy nhất có mức lợi tức không đổi theo quy mô ,ta có : Bảng 1:lợi thé só sánh của Mỹ và Anh về máy vi deo và áo sơ mi theo giờ lao động . Hàng hoá Mỹ Anh Máy video(giờ/đv sản phẩm) 30 60 áo sơ mi 5 6 Cần 30giờ ở mỹ để sản xuất ra 1 máy video và 5giờ để sản xuất ra 1 áo sơ mi. lao động ở anh có hiệu suất kếm hơn ;cần 60giờ để làm ra 1 máy video và 6 giờ để sản xuất ra 1 áo sơ mi. Ta giả thiết rằng có sự cạnh tranh hoàn hảo ,do vậy giá cả các mặt hàng bằng chi phí biên của nó vì mức lợi tức không đổi theo quy mô nên chi phí biên băng chi phí trung bình chính vì thế giá cả bằng chi phí trung bình của sản xuất .do đó lao động là yếu tố sản xuất duy nhất nên trong ví dụ trên chi phí trung bình được tính bằng giá trị đầu vào lao động trên một đơn vị đầu ra sản lượng tức là chi phí lao động cho một đơn vị sản phẩm . Giả thiết rằng công nhân Mỹ kiếm được 6 USD/giờ ,ta có chi phí lao động cho một đơn vị của hai loạI hàng của mỗi nước như sau; Bảng số 2:lợi thế tương đối của Anh và Mỹ về máy videovà áo sơ mi theo chi phí lao động. Chi phí lao động cho một đơn vị sản phẩm Mỹ Anh Máy video 180 USD 120bảng áo sơ mi 30 USD 12bảng Nếu không có thương mại quốc tế thì mỗi nước sẽ phải sản xuất cả hai loại hàng vào các chi phí lao động cho mỗi đơn vị sản phẩm là giá trị nội địa của mỗi sản phẩm bán ra ở thị trường trong nước . Đối với cả hai sản phẩm ,yêu cầu lao động cho một đơn vị sản phẩm ở Mỹ thấp hơn môt cách tuyệt đối so với yêu cầu này ở Anh. Nhưng lao động ở Mỹ hiệu quả hơn một cách tương đối về máy video và áo sơ mi . Còn số giờ lao động để soản suất ra một máy video ở Anh nhiều gấp đôi so với Mỹ nhưng ở Anh chỉ cần 6/5giờ lao động để sản xuất ra một cái áo sơ mi ở Mỹ . chính những trênh lệch tương đối về năng xuất này là cơ sở cho thương mại quốc tế . Còn nhiều lý do khác khiến cho thương mạI quốc tế rất quan trọng trong thế giới hiện đại . Một trong những lý do đó có thể là thương mại quốc tế tối cần thiết cho chuyên môn hoá để có hiệu quả kinh tế cao trong ngành công nghiệp hiên đại . chuyên môn hoá quy mô lớn làm chi phí sản xuất giảm và hiệu quả kinh tế theo quy mỗ sẽ được thực hiện trong hàng hoá các nước sản xuât. Sự khác nhau về sở thích và mức cung cầu là những nguyên nhân giẫn tới việc xuất hiện thương mại quốc tế. Ngay cả trong trương hợp hiệu quả tuyệt đối ở hai nước giống hệt nhau ,thương mại quốc tế vẫn có thể sẩy ra do sự khác biệt về sở thích . 3. phát triển thương mại quốc tế ở việt nam hiện nay. a.Chủ trương mở cửa nền kinh tế. Có thể nói nhu cầu trao đổi háng hoã xuất hiện từ thời cổ đại nhưng chỉ từ khi ra đời nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa mới dẫn đến sự phá vỡ tính chất khép kín của từng đơn vị kinh tế trong từng quốc gia và của từng nước . tự do thương mai gắn dan tộc với thi trường thế giới ,gắn phân công lao động trong nước với phân công lao động quốc tế . Ngoại thương trở nên không thể thiếu được đối với sản xuất đó ,như LêNin nhận xét “không có thị trương bên ngoài thí một số nước tư bản chủ nghĩa không thể sống được” Nước ta và một số nước khác đã có lúc xêm xét vấn đề độc lập kinh tế và xây dựng một nền kinh tế hoàn chỉnh mang tính chất tự cung tự cấp để tránh sự lệ thuộc vào bên ngoài . Thực tê đã chứng minh rằng không một quốc gia nào có thể đề ra cho mình một mục tiêu đầy tham vọngnhư vậy. Bởi vì không có quốc gia nào dù giầu mạnh như Mỹ hay Trung Quốc lại xây dựng một nền kinh tế tự cung tự cấp vô cùng tốn kếm về cả vật chất và thời gian. Mở rộng thị trường thương mại quốc tế và các mối quan hệ kinh tế đối ngoạI khác lá vận dụng một trong những bài học kinh nghiệm quý báu rút ra từ thực tiễn của nước ta trong những năm qua về mở cửa nền kinh tế . Báo cáo chính trị của ban chấp hành trung ương Đảng tại đại hội lần thứ V||| nhấn mạnh “tiếp tục thực hiện đường nối đối ngoại độc lập tự chủ ,mở rộng địa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới ,phấn đấu vì hoà bình độc lập và phát triển . Hợp tác nhiều mặt song phương và đa phương với các nước ,các tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập ,chủ quỳen và toàn vện lãnh thổ ,không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau ,bình đẳng ,cùng có lợi ,giảI quyết các vấn đề tồn tạI các tranh chấp bằng thương lượng “(văn kiện đạI hộiV|||ĐCSVN) Xu thế phát triển của nhiều nước trong nhưỡng năm gần đây là thay đổi chiến lược tà đóng sang mở cửa , từ thay thế nhập khẩu sang hướng vào xuất khẩu. Nền kinh tế đóng cửa là nền kinh tế tự cung tự cấp sản xuất thay thế nhập khẩu . Đặc trưng của nền kinh tế này là sản xuất trực tiếp tiêu dùng .Tổ chức xã hội của lao động diễn ra trong phạm vi hẹp ,mang nặng tính bảo thủ .Nó không phù hợp với các quy luật phát triển khách quan của thế giới. Chuyển từ kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hoá là cả quá trình khó khăn phức tạp vì tính chất tri tuệ ,bảo thủ của nền kin tế tự nhiên. Chính sách “đónh cửa “kông thể tồn tại lâu dài do những lý do sau : -Trong những điều kiện quốc tế quốc tế hoá đời sống kinh tế ngày càng cao,sự phân công lao động quốc tế ngày càng sâu , các nước phụ thuộc lẫn nhau và tham gia tích cực hơn vào các quá trình liên kết kinh tế và hợp tác quốc tế ,một chính sách biệt lặp “đóng cửa “là không thích hợp. -cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển mạnh trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của sản xuất .Trong khi đó ,chính sách “đóng cửa”đã hạn chế khả năng tiếp thu kĩ thuật mới ,làm cho nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu soản xuất nhỏ là phổ biến không có nguồn bổ sung kỷ thuật tiên tiến .Kết quả là tất yếu là năng xuất lao động thấp ,hiêu qua kếm ,khả năng cạnh tranh yếu,tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm. Hầu hết các nước nghèo ,lạc hậu hoặc đang phát triển đều thiếu vốn.Trong khi đó,quá trình phát triển kinh tế đòi hỏi nhập khẩu một lượng ngày một nhiềumáy móc thiết bị và nguyên liêụ công nghiệp.Nếu không phải phát triển mạnh thương mại quốc tế thì vấn đề thiếu hụt trong khâu thanh toán ngày càng lớnvà trở nên gay găt . -Thị trường trong nước nhỏ hẹp,không đủ đảm bảo cho sự phát triển công nghiệp với qui mô hiện đại,sản xuất hàng loạt ,do đó không tạo thêm công ăn việc làm –vấn đề mà các nước nghèo luôn luôn phải giải quyết. -trong thế giới hiện đại,không có một quốc gia nào bằng chính sách đóng cửa của mình lại phát triển có hiệu quả kinh tế trong nước. Muốn phát triển nhanh mỗi nước không thể đơn độc dựa vào nguồn lực lượng của mìmh mà phải tận dụng các thành tựu kinh tế khoa học kỹ thuật của loài người để phát triển .Nền kinh tế mở cửa sẽ mở ra hướng phát triển mới tạo điều kiện khai thác lợi thế ,tiềm năng sẵn có trong nước nhằm sử dụng phân công lao động quốc tế một cách có lợi nhất . -Đối với những nước mà trình độ phát triển kinh tế còn thấp như nước ta, những yếu tố tiềm năng là tài nguyên thiên nhiên và lao động .Còn những yếu tố thiếu hụt làvốn, kỹ thuật ,thị trường và khả năng quản lý .Chiến lược hướng vào xuất khẩu thực chất là giả pháp mở cửa nền kinh tế nên kinh tế nhằm tranh thủ vốn kỹ thuật của nước ngoài ,kết hợp chúng với tiềm năng trong nước (lao động và tài nguyên thiên nhiên )để tạo sự tăng trương nhanh cho nền kinh tế góp phần rút ngắn khoảng cách chênh lệch với nước giầu . Với định hướng phát triỉn kinh tế xã hội của đảng ,chính sách kinh tế đối ngoại nói chung và thương mại quốc tế nói riêng phải được coi là chinh sách cơ cấu có tầm qan trọng chiến lược nhằm phục vụ quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân . Chính sách xuất khẩu phảI tranh thủ được tới mức cao nhất nguồn vốn kỹ thuật,công nghệ tiên tiến của nước ngoài nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển ,giải quyết việc làm cho người lao động ,thực hiện phương châm phát triển thương mại với nước ngoài để đẩy mạnh sản xuất trong nước ,vừa có sản phẩm để tiêu dùng vừa có hàng hoà để xuất khẩu. Cho đến nay, chúng ta đã gặt hái được những kết quả đáng mừng từ chính sách thương mại ,giao lưu kinh tế với bên ngoài .Nước ta đang từng bước chuyển mình với nhịp độ sản xuất mới bằng những công nghệ khoa học tiên tiến.Tin tưởng rằng với những hướng đi đúng đắn và sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và nhà nước ,Việt Nam sẽ trở thành mắt xích quan trọng trong nên kinh tế thế giới. Như vậy ,thương mại quốc tế là tất yếu khach quan tạo ra hiệu quả kinh tế cao nhất trông nền sản xuất của mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới .Chế độ tư bản chủ nghĩa ra đời ngăn chặn thị trương dân tộc với thị trương thế giới ,gắn phân công nao động trong nước với phân công lao động quốc tế : thương mại và thị trưòng thế giới đã trở thành tiền đề của phương thức sản xuất hàng hoá .Ngày nay trong đIều của thế giới hiện đại khi quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế trở nên sâu rộng hơn bao giờ hết ,khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ đã phát triển đến một trình độ cho phép có thể phân chia các công đoạn của quá trình sản xuất thành các khâu khác nhau và phân bố những vị trí xa nhau thì không nước nào có thể đóng cửa nền kinh tế tự mình thực hiện một chính sách biệt lập khỏi mối quan hệ cộng đồng .Nhận thức rõ đIều đó đảng và nhà nước ta hướng đI mới trong lối cuả mình 4.các lý thuyết về thương mại quốc tế. 4.1.Lý thuyết cổ điển 4.1.a,Chủ nghĩa trọng thương . Chủ nghĩa trọng thương xuất hiện và phát triển ở châu Âu,mạnh nhấtlà ở Anh và Pháp tư thế kỷ15,16 và thịnh hành vào cuối thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 18. Các học giả tiêu biểu của chủ nghĩa này là jean Bodin, Melon, (Pháp) và Thomas, Munn, (Anh) Tư tương cơ bản của chủ nghĩa trọng thương coi vàng và các kim loại quý là đại biểu cho sự giầu có của các quốc gia . Để có sự giầu có này các quốc gia phải tiến hành trao đổi với nhau các sản phẩm đặc thù của mình .Lợi nhuận buôn bán theo chủ nghĩa trọng thương là kết quả của sự trao đổi không ngang giá và lương gạt giữa các quốc gia .Thương mại quốc tế chỉ có lợi cho một bên và gây ra thiệt hại cho bên kia “ dân tộc này làm giầu bằng cách hi sinh lợi ích của dân tộc kia “. Theo tư tưởng đóthì chính phủ là chủ thể chủ yếu của quan hệ thương mại quốc tế. Để có thể có nhiều vàng và kim loại quỳ thì quốc gia này phải bóc lộtt quốc gia khác , ngoài ra chính phủ phải sử dụng các công cụ để dẩy mạnh xuất khẩu và hạn ché nhập khẩu bằng cách tăng thuế nhặp khẩu . Lý thuyết về thương mại quốc tế của chủ nghĩa trọng thương đã đạt được những thành tựu đáng kể ,tuy nhiên không tránh khỏi những hạn chế .Nhìn chung ,lý thuyết trọng thương đã sớm đánh giá được tầm quan trọnh của thương mại quốc tế ,nó khác với trào lưu tư tưởng kinh tế phong kiến thời bấy giò đề cao nền kinh tế tự cung tự cấp .Vai trò của nhà nước với tư cách la chủ thể điều chỉnh quan hệ buôn bán của một nước với nước khác đã được coi trọng .tuy vậy lý thuyết về thương mại quốc tế này còn đơn giản ,ít tính chất lý luận ,thương đựơc nêu lên dưới hình thức lời khuyên thực tiễn về chính sách kinh tế ,lập luận mang tính chất kinh nghiệm chưa cho phép giải thích bản chất của thương mại quốc tế 4.1.b,Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith. Lý thuyết tuyệt đói của AdsmSmỉtha đời gần với 3cuộc cách mạng : Cách mạng công nghiệp ,cách mạng Mỹ và cách mạng Pháp .lý thuyết này được xây dựng trên cởo lý thuết về buôn bán tự do được phát triển vào thời kì này .Theo Adamsmith các quốc gia sẽ thu được lợi khi tham gia vào thương mại quốc tế dựa trên lọi thế tuyệt đối của quốc gia đó. Việc sử dụng chính khái niệm lợi thế tuyệt đối này là cách giải thích đơn giản nhất về cách ứng sử trong buôn bán .Rõ ràng việc buôn bán giữa các quốc gia khác bị thiệt từ thương mại thì họ sẽ từ chối ngay . Giả sử thế giới chỉ có hai quốc gia và mỗi quốc gia chỉ sản xuất hai mặt hàng giống nhau. Quốc gia tứ nhất có lợi tuyệt đối trong việc sản xuất hàng hoá X quốc gia thứ hai có lợi tuyệt đối trong việc sản xuất hàng hoá ýo sánh với quốc gia thứ nhất . Nếu mỗi quốc gia tiến hành chuyên môn hoá trong việc sản xuất một mặt hàng mà họ có lợi thế tuyệt đối ,sau đó trao đổi thì cả hai quốc gia cùng có lợi .Trong quá trình này ,các nguồn lực sản xuất của cả thế giớisẽ được sử đụng một cách hiệu quả nhất ,do đó tổng sản phẩm của thế giới sẽ gia tăng . Sự tăng thêm của các sản phẩm của toàn thế giới là nhờ vào sự chuyên môn hoá và được phân bố giưã hai quốc gia theo tỷ lệ trao đổi thông qua ngoai thương. Thực chất về lợi thế tuyệt đối có tể mimh hoạ thông qua ví dụ sau: Bảng số 3 :Lợi thế tuyệt đối của Việt Nam và Đài Loan về mặt hàng gạo và thịt bò theo sản phẩm Quốc gia Hàng Hoá Việt Nam Đài Loan Sản phẩm toàn thế giới trước khi có TM Sản phẩm toàn thế giới sau khi có TM Gạo(Kg/h) 6 1 7 12 Thịt bò(Kg/h 4 5 9 10 Như vậy ,Việt Nam có lợi thế trong việc sản xuất gạo so với đài Loan còn đài Loan có lợi thế trong việc sản suất thịt bò . Việt Námẽ chuyên môn hoá ,trong việc trông lúa còn Đài Loan sẽ chuyên môn hoá trong việc nuôI bò ,hai nước trao đổi sản phẩm trên cho nhau . Nừu tỷ lệ trao đổi quốc tế là 6 gạo đổi 6 thịt bò thì Việt Nam sẽ tiết kiệm được 2kg thịt bò do mỗi giờ công ở Việt Nam chỉ sản xuất được 4kg thịt bò và tỷ lệ trao đổi nội địa là :6 gạo =4 thịt bò .Tương tự như vậy ,6gạo mà Đài Loan nhận được từ Việt Nam tương đương với 6giờ công lao động ở đài Loan và có thể tạo ra 30kg tịt bò như vậy Đài Loan được lợi lợi 30-6=24kg.tỷ lệ trao đổi nội địa là 2gạo=5thịt bò .Tỷ lệ trao đổi quốc tế sẽ là: > tỉ lệ trao đổi quốc tế >1/5 tuy nhiên lợi thế tuyệt đối chỉ giải thích cho một phần nhỏ của thương mại quốc tế hiên nay ,đó là thương mại giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển .Phần lớn thương mại thế giới ,đặc biệt là thương mại giữa các nước phát triển không thể giảI thích được băng lợi thế tuyệt đối. 4.1.c,Lý thuyết về lợi thế tương đối. Theo David Ricado nếu một quốc gia bất lợi trong việc sản xuất các mặt hàng thì có thể tham gia vào thương mại quốc tế nếu biết nự chọn mặt hàng thích hợp có lợi thế sóánh .Lợi thế sóánh là lợi thế đạt được của một quốc gia .nếu quốc gia đó chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm thể hiện mối tương quan thuận lợi hơn so với quốc gia khác về cùng mặt hàng đó và nhập khẩu nhữnh mặt hàng có tính chất ngược lại .Nếu quốc gia nào có hiệu quả thấp trong việc sản xuất tất cả các mặt hàng thì quốc gia đó sẽ chuyên môn hoá sản xuất và nhập khẩu các loại hàng hoá mà việc sãnuất ra chúng ít bất lợi nhất;nhập khẩu hàng hoá bất lợi nhất .Mô hình lợi thế tương đối có thể minh hoạ qua ví dụ sau: Bảng số 4 : Lợi thế tương đối của Việt Nam và Đài Loan về thép và vảI theo sản phẩm lao động. Quốc gia Hàng hoá Việt Nam Đài Loan Thép (Kg/g) 1 6 Vải (m) 2 4 Đài Loan có lợi thế tuyệt đối cả hai mặt hàng ,Việt Nam thì không có lợi thế tuyệt đối .Nừu theo quan đIúm của AdamSmiththì Việt Nam không nhập khẩu mặ hàng nào và đài Loan xuất khẩu cả hai mặt hàng ;còn theo David Ricảdo thì Việt Nam có thể tham gia thương mạI quốc tế nếu nựa chọn những mặt hàng có lợi thế so sánh. Xét quan điểm tương quan năng xuất thì tương quan ngành thép năng xuất lao động của Đài Loan gấp 6 lần năng xuất lao động của Việt Nam . Trong nghành vải năng xuất lao động của Đài Loan gấp hai lần năng xuất lao động cua Việt Nam . Vậy Đài Loan lựa chọn chuyên môn hoá thép còn Việt Nam chuyên môn hoá vải . Tỷ lệ trao đổi quốc tế : < Tỷ lệ trao đổi quốc tế < Giả sử tỷ lẹ trao đổi quốc tế là 1/1 (6kg thép đổi 6 m vải )thì Đài Loan sẽ lợi 2m vải, tức tiết kiệm được ẵ giờ công . Việt Nam nhận được 6kg thép tương đương 6 giờ công ,Việt Nam sử dụng 6 giờ công để sản xuất vải thì qua trao đổi với Đài Loan sẽ được lợi 6m vải hay tiết kiệm được 3giờ công .Nừu trao đổi theo tỷ lệ của Việt Nam thì 6kg thép đổi lấy 13m vải còn theo tỷ lệ của Đài Loan thì 6thép lấy 4vải .Nếu tỷ lệ trao đổi gần tỷ lệ trao đổi nội địa của Đài Loan thì Việt Nam càng có lợi và ngược lại ,nếu gần tỷ lệ của Vệt Nam thì Đài Loan càng có lợi . Vậy khoảng dao động của tỷ lệ trao đổi quốc tế là: 4m vải <6kg thép <12m vải. Trong trường hợp 6kg thép đổi 6m vải thì Đài Loan được 2m vải còn Việt Nam sẽ được 6m vaỉ . Nếu trao đổi 6kg thép lấy 8m vảI thì Đài Loan được lợi 4m vải còn Việt Nam cũng được lợi 4m vải . Như vậy khi tỷ lệ trao đổi quốc tế thay đổi sẽ dẫn đến sự phân phối lại nguồn lợi từ thương mại giữa các nước tham gia. 4.1.dCách tiếp cận của Haberler về lợi thế tương đối . Lợi thế tương đối ,cách tiếp cận của Hablẻlẻ về lợi thế tương đối . Xét từ góc độ chi phí cơ hội theo quan điểm của Hablerlerlowij thế tương đối chính xác hơn nhiều so với cách lý giải của D Ricảdotheo thuyết giá trị lao động . Theo thuyết này thì chi phí cơ hội của một hàng hoá là khối lượng các hàng hoá khác phải cắt giamr để nhường đủ số nguồn lực sản xuất thêm một đơn vị hàng hoá thứ nhất. Quốc gia nào có chi phí cơ hội thấp về một mặt hàng nào đó thì quốc gia đó sẽ có lợi thế so sánh về mặt hàng này và ngược lại. Bảng số5: Lợi thế tương đối của Việt Nam và Đài Loan về gạo và thịt bò theo sản phẩm lao động . Quốc gia Hàng hoá Việt Nam ĐàI Loan Gạo (Kg/h) 6 1 4 5 -Đối với Việt Nam: +Chi phí cơ hội đẻ sản xuất gạo :1kg gạo = 5kg thịt bò. +Chi phí cơ hội để sản xuất thịt bò: 1kg thịt bò =3/2 kg gạo . -Đối với ĐàI Loan : +Chi phí cơ hội để sản xuất gạo : 1kg gạo = 5kg thịt bò . +Chi phí cơ hội để soản xuất thịt bò :1kg thịt bò = 1/5 kg gạo . Đài Loan có lợi thế về thịt bò nhưng bất lợi về goạ còn Việt Nam có lợi thế về gạo nhưng bất lợi về thịt bò. Ê Tỷ lệ trao đổi quốc tế Ê 4.1.e. Đường giới hạn tiềm năng sản xuất của các quốc gia trong điều kiện chi phí cơ hội không đổi . Việt Nam Đài Loan Gạo Thịt Thịt bò Gạo 120 0 100 0 90 20 80 4 60 40 60 8 30 60 40 12 0 80 20 16 0 20 Trong điều kiện chi phí cơ hội không thay đổi thì đường giới hạn tiềm năng sản xuất của một quốc gia là đường thẳng: thị chi phí cơ hội của Việt Nam. Gạo Chi phí cơ hội tăng dần Đồ thị :2 chi phí cơ hội của Đào Loan Gạo 20 Chi phí cơ hội giảm dần 16 Cố định 12 8 Chi phí cơ họi tăng dần 4 20 40 60 80 100 Thịt bò Đường giới hạn khả năng sản xuất của các phía khi có thương mại. Đồ thị3: Đường giới hạn tiềm năng sản xuất của Việt Nam Gạo Sau thương mại Trước thương mại 150 20 20 40 60 80 100 Thịt bò Tỷ lệ trao đổi quốc tế của hai quốc gia nằm ở trong khoảng 2tỷ lệ trao đổi nội địa: < Tỷ lệ trao đổi quốc tế < Đài Loan sẽ thu được lợi ích tối đa nếu trao đổi tỷ lệ của Việt Nam. Việt Nam thu được lợi ích tối đa nếu trao đổi tỷ lệ của Đài Loan. Nếu trao đổi hàng hoá trên cơ sở lợi thé so sánh thì các quốc gia tăng được sản xuất và tiêu dùng .Vì vậy ,các quốc gia có đIều kiện tăng trưởng nền kinh tế và điều chỉnh cơ cấu . Đường giới hạn khả năng sản xuất của Đài Loan sau thương mại song song với đương giới hạn khả năng sản xuất của Việt Nam trước thương mại ;đường giới hạn của Viêt Nam sau thương mại song song với đương giới hạn khả năng sản xuất của Đài Loan trước thương mại. 4.1.g.lý thuyết Hekshẻ-Ohlin về lợi thế tương đối . -Các giả định lý thuyết Hekshẻ-Ohlin là thế giới có hai quốc gia ,hai hàng hoá ,hai yếu tố lao động và tư bản. Giả định này là bước mở rộng của mô hình D. Ricardo . - Một hàng hoá chứa nhiều lao động và tư bản trong một hàng hoá người ta thường xem xét tỷ lệ K/L: -Nếu K/N lớn thì hàng có hàm lượng tư bản cao . -Nếu K/N nhỏ thì hàng hoá này có hàm lượng lao động cao. - Công nghệ sản xuất ở hai quốc gia không thay đổi ,chi phí sản xuất không đổi . -Tỷ lệ thu hồi vốn theo quy mô là hằng số . -Cạnh tranh hoàn hảo trên thị trương các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra . Điều này có ý nghĩa là giá cả yếu tố đầu vào và đầu ra được quyết định bởi cung và cầu . - không có chi phí vâni tải ,không có hàng rào thuế quan và các trở ngại thác trong buôn bán của các quốc gia . -Thương mại hoàn toàn tự do . Để xét xem hàng hoá giầu lao động hay giầu tư bản cần xem xét tỷ lệ K/L: hàng hoá nào có tỷ lệ K/L cao thì hàng hoá này được coi là giầu tư bản ;hàng hóa có tỷ lệ K/L thấp hàng hoá này gọi là hàng hoá giầu lao động . Đò thị 5:biểu diễn hàng hoá giầu tư bản và hàng hoá giầu lao động Tư bản (K) hàng hoá giầu tư K/L bản hàng hoá giầu lao động Lao động (L) Để xem xét hàng hoá sử dụng nhiều lao động hay hàng hoá sử dụng nhiều tư bản phải căn cứ vào chi phí lao động và tư bản để sản xuất ra hàng hoá đó . Tỷ lệ giữa tư bản và lao động là tỷ lệ tương dối được xêm xét từ góc độ từng sản phẩm cụ thể ,nếu ở góc độ quốc gia thì để biết được một quộc gia giầu lao động hay giầu tư bản cần phải căn cứ vào giá cả của lao động hay giá cả của tư bản . Giá cả của tư bản được thể hiện ở lãi xuất (r) .Giá cả của lao động được tính bằng tiền lương (w) ,nếu tỷ lệ r/w cao thí đâu là quốc gia giầu lao động bởi lý do thiếu vốn cho nên giá vốn cao giá lao động thấp . K/Lcao thì đây là quốc gia giầu vốn R/Wthấp đây là quốc gia giầu tư bản vì do dư thừa vốn nên lãi suất thấp và giá lao động cao. Hàng hoá X là hàng hoá sử dụng nhiều lao động còn hàng hoá Ylà hàng hoá sử dụng nhiều vốn . Biểu diễn đường giới hạn khả năng sản xuất của hai quốc gia : một quốc gia giầu lao động , một quốc gia giầu vốn. Quốc gia giầu lao động sẽ sử dụng để sản xuất hàng hoá giầu lao động và quốc gia giầu vốn sư dụng sản xuất hàng hoá nhiều vốn. Đồ thị 6Đường giới hạn khả năng sản xuất của hai quốc gia Y Quốc gia 2 Quốc gia 1 X Định lý Hekshẻ-Ohlin. Một quốc gia sẽ sản xuất và xuất khẩu những loại hàng hoá cần sử dụng nhiều yếu tố rẻ và tương đối sẵn đồng thời nhập khẩu những loại hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng cần nhiều yếu tố đắt và tương đối khan hiếm ỏ nước đó ,đIều này có nghĩa là một nước tương đối giầu lao động sẽ xuất khẩu hàng hoá sử dụng nhiều lao động và nhập khẩu hàng hoá sử ụng nhiều vốnvà ngược lại. Cấu trúc cân bằng của Hekshẻ-Chlin. Giá cả hàng hoá GIá cả yếu tố Nhu cầu dẫn xuất về yếu tố Nhu cầu về hàng hoá cuối cùng Phân phối theo sở hữu về yếu tố sản xuất Sở thích Công nghệ Cung về yếu tố Để đánh giá sở thích con người sử dụng đường bàng quan tập hợp các điểm có độ thoả dụng như nhau . Đồ thị 7: biểu diễn đường bàng quan: Bắt đầu từ sở hữu của từng cá nhân, cộng đồng người hoặc từng quốc gia cùng với thu nhập xác định về nhu cầu hàng hoá cuối cùng. Nhu cầu về hàng hoá cuối cùng làm căn cứ để xác định nhu cầu dẫn xuất về yếu tố như lao động đất đai, vốn,công nghệ trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo giá cả được xác định trên cơ sở cung và cầu. Vì vậy gía cả các yếu tố sản xuất được xác định trên cơ sở cung về các yếu tố và nhu cầu về các yếu tố. Giá cả các yếu tố do tác dụng của công nghệ sẽ quyết định đến gía cả hàng hoá cuối cùng. Sự khác biệt gữa cácquốc gia về mức giá này được coi là nguyên nhân trực tiếp của thương mại quốc tế và quyết định hangf hoá nào sẽ được đưa ra trao đổi . Dưới góc đôi tiền tệ thì sự khác nhau vè giá cả là nhân tố quan trọng nhất để xác định moo hình thương mại của quốc gia . Giả thiết của HekSher-Ohlin là sở thích và thu nhập của các quốc gia như nhau , công nghệ không đổi nên sư khác nhau về cung dẫn đến sự khác nhau về giá cả các yếu tố đó . Đây là cơ sở dẫn đến sự khác về giá cả hàng hoá cuối cùng . Như vậy nguồn lực phát triển của các quốc gia là cơ sở của hoạt động trao đổi của các quốc gia . 4.1.h. Định lý về sự cân bắng giá cả các yếu tố sản xuất . Thương mại tự do giữa hai quốc gia sẻ làm cho giá cả các yếu tố sản xuất ở các quốc gia đó trở nên cân bằng và nếu hai quốc gia cứ tiếp tục sản xuấthai mặt hàng đó thì gía cả các yếu tố sản xuất của hai quốc gia sẽ thật sự bằng nhau. Mô hình cân bằng giá cả các yếu tố sản xuất: Tiền lương (W) Chi phí vải LãI suất ( r ) Chi phí thếp Chi phí tương đối Tiền lương Việt Nam ĐàI Loan LãI suất Tiền lương Quốc gia 1 Quốc gia 2 Lãi suất Định lý Stolper-Samuelson. Một sự gia tăng về giá cả tương đối của mặt hàng cần nhiều lao động sẽ làm tăng mức tiền lương trong giá cả của hai mặt hàng v à làm giảm mức lãi xuất với cả hai mặt hàng. 4.1.i. Kiểm nghiệm khả năng vận dụng của các nghịch lý lý thuyết. (Định lý Leontief). Leontief đã tiến hành kiểm tra bằng mô hình thực nghiệm của Heksher - Ohlin. Leontief cho rằng Mỹ là một quốc gia giàu có về tư bản do đó hàng hoá xuất khẩu của Mỹ xuất khẩu chưa nhiều tư bản hàng hoá xuất khẩu của Mỹ giàu lao động. Tuy nhiên kết quả thực tế cho thấy rằng hàng hoá nhập khẩu của Mỹ chưa nhiều hơn 30% tư bản so với xuất khẩu. Kết quả này ngược lại với mô hình của Heksher - Ohlin nên nó được coi là nghịch lý Leontief. Nghịch lý này được g iải thích bằng nhiều cách khác nhau nhưng đến nay vẫn còn tồn tại để bảo vệ cho lý thuyết Heksher - Ohlin có thể dựa vào các lập luận sau: - Số liệu Leontief thiếu chính xác vì các yếu tố này bị biến dạng vì các yếu tố chủ quan. - Trong nghịch lý Leoitief chỉ sử dụng 2 yếu tố lao động và tư bản nên bỏ qua yếu tố tài nguyên, đất đai, khí hậu. - Do chính sách thuế quan của Mỹ ảnh hưởng đến nghiên cứu của Leontief. - Leontief chưa t ính đến tư bản đầu tư vào con người mà chỉ đề cập đến tư bản đầu tư vào vật chất. 4.2. Lý thuyế hiện đại. 4.2.a. Lý thuyến về chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm. Lý thuyết này giải thích nguyên nhân của hoạt động thương mại quốc tế thông qua các giai đoạn chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm. Khi sản phẩm ở vào giai đoạn suy giảm, triệt tiêu trên vòng đời của nó thì nó được bán ra nước ngoài để kéo dài vòng đời đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đây chính là nguyên nhân của hoạt động thương mại quốc tế. Đồ thị số 9: Chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm. Doanh số lợi nhuận Suygiảm Phát triển Chín muồi triệt tiêu đổi mới bão hoà Thời gian 4.2.b. Lý thuyết về đầu tư. Hoạt động đầu tư quốc tế là nền tảng cho hoạt động thương mại bởi vì đầu tư cho phép khai thác lợi thế đầy đủ và triệt để hơn, bao gồm: Nguồn lực, công nghệ, thị trường, uy tín, danh tiếng, nhãn hiệu, kinh nghiệm quản lý để thu lợi ích từ thị trường nước ngoài và vượt qua các hàng rào thuế quan. Do đó có thể nói đầu tư quốc tế là sự thay thế tốt hơn cho thương mại quốc tế. II.Tổng quan về hiệp địng thương mại việt mỹ 1. Bối cảnh cuộc đàm phán thương mại Việt – Mỹ 1.1. Bối cảnh chung. Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một trong những xu thế nổi bật của quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại. Toàn cầu hoá mà trọng tâm là toàn cầu hoá kinh tế đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển thương mại trên phạm vi toàn thế giới. Cái đích cuối cùng mà quá trình toàn cầu hoá hướng tới là một nền kinh tế toàn cầu thống nhất không còn biên giới quốc gia về kinh tế . Toàn cầu hoá kinh tế là quá trình liên kết, hợp nhất của các nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế thế giới trên tất cả các lĩnh vực: sản xuất, thương mại, đầu tư, tài chính, thông tin, vận tải ... với trình độ phát triển cao, dẫn đến sự hình thành các hệ thống sản xuất, phân phối, hệ thống tài chính toàn cầu, các mạng lưới thông tin liên lạc và các hệ thống giao thông vận tải toàn cầu, trong đó các công ty xuyên quốc gia, các hệ thống tư nhân và các trung tâm kinh tế đóng vai trò nòng cốt. Toàn cầu hoá kinh tế là bước phát triển cao của quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế - bước phát triển tất yếu khách quan được quyết định bởi sự phát triển không ngừng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới. Nhờ có công nghệ toàn cầu phát triển, sự hợp tác giữa các quốc gia, các tập đoàn kinh doanh có thể mở rộng từ sản xuất đến phân phối trên phạm vi toàn cầu. Một nền công nghệ toàn cầu xuất hiện là cơ sở cho các quan hệ kinh tế toàn cầu phát triển. Đầu tiên là các quan hệ thương mại, chi phí vận chuyển liên lạc ngày càng giảm đi thì khả năng bán hàng đi các thị trường xa càng tăng lên, thương mại toàn cầu càng có khả năng phát triển. Đồng thời quá trình phân công, chuyên môn hoá sản xuất càng có thể diễn ra giữa các quốc gia và châu lục. Các quan hệ sản xuất, thương mại có tính toàn cầu đã kéo theo các dòng tiền tệ, dòng vốn, dịch vụ...vận động trên phạm vi toàn cầu. Công nghệ thông tin đã làm cho các dòng vận động này thêm náo động và nhanh nhậy. Cơ cấu kinh tế toàn cầu phát triển mạnh mẽ do có sự bùng nổ tự do hoá thương mại toàn cầu. Từ năm 1950 đến 1996, tổng sản phẩm thế giới tăng 6 lần trong khi khối lượng mậu dịch tăng 16 lần. Sản lượng công nghiệp tăng 9 lần trong khi khối lượng trao đổi các sản phẩm công nghiệp tăng 31 lần. Tỷ lệ xuất khẩu so với GDP của thế giới trong thập kỷ 90 cao hơn 60% so với tỷ lệ ở năm 1913. Năm 1997, xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ thương mại thế giới đạt 6500 tỷ USD - 1/5 sản lượng toàn cầu. Thương mại điện tử xuất hiện với khả năng ngày càng phát triển và đang trở thành một loại hình buôn bán toàn cầu đầy triển vọng. Sự phát triển của công nghệ toàn cầu và các quan hệ kinh tế toàn cầu đang ngày càng xung đột với các thể chế quốc gia, với các rào cản quốc gia. Sự phát triển của lực lượng sản xuất và các quan hệ kinh tế toàn cầu đang công phá các bức tường thành quốc gia. Bước vào thập kỷ 90 các bức tường thành quốc gia này đã bị phá vỡ ở các quốc gia trong Liên minh Châu âu, ở các quốc gia Bắc Mỹ với mức độ thấp hơn. Các quốc gia ASEAN đã cam kết giảm bớt rào cản quốc gia. Các nước thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới cũng đã cam kết một lộ trình dỡ bỏ hàng rào này, tuy nhiên hàng rào thương mại vẫn còn rất mạnh ở nhiều nước và ở ngay cả Liên minh Châu âu hay Bắc Mỹ với những hình thức biến tướng đa dạng đã và đang cản trở quá trình toàn cầu hoá. Những vấn đề kinh tế toàn cầu ngày càng xuất hiện nhiều, trở nên bức xúc, đòi hỏi phải có sự phối hợp toàn cầu của các quốc gia. Chúng ta có thể dẫn ra hàng loạt các vấn đề toàn cầu như: thương mại, đầu tư, tiền tệ, dân số, lương thực, năng lượng, môi trường …Môi trường toàn cầu ngày càng bị phá hoại, các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày một cạn kiệt; dân số thế giới đang gia tăng nhanh chóng trở thành một thách thức toàn cầu; các dòng vốn toàn cầu vận động tự do không có sự phối hợp điều tiết đã làm nảy sinh các cuộc khủng hoảng liên tiếp ở Châu âu, Châu Mỹ và Châu á trong thập kỷ 90. Vì vậy cần thiết phải có sự phối hợp toàn cầu để đối phó với các thách thức đó. “Bàn tay hữu hình” của các Chính phủ chỉ phát huy tác dụng ở các quốc gia riêng lẻ còn trên phạm vi toàn cầu hiện đang có quá nhiều “bàn tay hữu hình” va đập vào nhau chứ chưa có một “bàn tay hữu hình” chung làm chức năng điêù tiết toàn cầu. Ngoài ra chiến tranh lạnh chấm dứt vào đầu thập kỷ 90 đã kết thúc sự đối đầu giữa các siêu cường, tạo ra một thời kỳ hoà bình, hợp tác và phát triển mới. Toàn cầu hoá là một quá trình tất yếu trong lịch sử phát triển xã hội loài người, là hệ quả của quá trình phát triển của lực lượng sản xuất, của các phương tiện khoa học công nghệ. Toàn cầu hoá, khu vực hoá dẫn đến một hệ quả là hình thành xu thế hội nhập quốc tế. Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước, các khu vực không ngừng gia tăng, tạo điều kiện đẩy lùi nguy cơ chiến tranh thế giới, duy trì môi trường hoà bình và ổn định, tạo những điều kiện và cơ hội thuận lợi cho sự hợp tác trên quy mô khu vực và toàn cầu vì mục tiêu phát triển bền vững của mỗi nước và của toàn thế giới. Việc tự do hoá thương mại, huỷ bỏ dần các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, xoá bỏ mọi phân biệt đối xử trong quan hệ buôn bán quốc tế đã đánh dấu sự hoà nhập các nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi vào một hệ thống đa phương. Như vậy là thời đại của hàng rào thuế quan cao, của cách thức đóng cửa ở một số thị trường lớn, của một số đặc quyền ít ỏi trong mậu dịch quốc tế dành cho các nước kém phát triển đã chấm dứt. Buôn bán quốc tế chuyển sang một thời đại mới đó là mở rộng tự do buôn bán được đánh dấu bằng sự ra đời của WTO và những ưu đãi thương mại trong khuôn khổ hợp tác cùng có lợi . 1.2 . Việt Nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Trong xu thế toàn cầu hoá, thương mại hoá phát triển trên phạm vi toàn thế giới, vấn đề hội nhập quốc tế là một tất yếu khách quan. Con đường thích hợp với nước ta trong điều kiện hiện nay là hội nhập quốc tế để khai thông thị trường trong nước với khu vực và thế giới, tạo ra môi trường kinh doanh có khả năng cạnh tranh cao. Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phát huy nội lực, tranh thủ tối đa ngoại lực, xây dựng nền kinh tế mở kết nối với khu vực và thế giới. Với đường lối đối ngoại rộng mở, Việt Nam sẵn sàng là bạn với tất cả các nước, sẵn sàng mở rộng hợp tác, quan hệ hữu nghị với các nước trên thế giới nhằm tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc, phấn đấu vì hoà bình, ổn định và phát triển. Hội nhập thực chất là quá trình tham gia vào cạnh tranh quốc tế và cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa của mình. Tham gia tự do hoá thương mại quốc tế, Việt Nam - một nền kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu, năng suất lao động thấp, chi phí nguyên liệu và năng lượng tốn kém, mức sử dụng năng lượng trên một đơn vị sản phẩm nhiều hơn từ 1,5 đến 2,5 lần, máy móc thiết bị lạc hậu từ 2 đến 4 thế hệ so với thế giới và đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường sẽ có cơ hội thâm nhập vào thị trường thế giới rộng lớn để phát triển kinh tế đất nước. Sản phẩm của Việt Nam sẽ có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, các nguồn đầu vào của sản xuất và kinh doanh trong nước trở nên phong phú hơn, dễ lựa chọn những loại hàng hoá có chất lượng cao hơn và giá cả rẻ hơn được cung cấp từ các nước khác trên thế giới. Đây là một trong những nhân tố quan trọng nhằm giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, hàng hoá nhập khẩu nhiều giúp người tiêu dùng có điều kiện lựa chọn nhiều hơn vì giá hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn do việc giảm thuế nhập khẩu. Khi thực hiện tự do hoá thương mại, Việt Nam có điều kiện tham gia nhanh chóng vào hệ thống phân công lao động quốc tế hiện đại. Hội nhập khu vực và thế giới là một quá trình tất yếu để tạo cơ hội cho Việt Nam phát triển kinh tế nhanh, rút ngắn khoảng cách với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Quá trình hội nhập sẽ thúc đẩy Việt Nam chuyển đổi kinh tế mạnh hơn sang cơ chế thị trường với định hướng hướng mạnh vào xuất khẩu. Chiều hướng này sẽ có lợi cho Việt Nam đưa nền kinh tế nước nhà lên một quy mô lớn hơn nhiều so với bó hẹp trong khuôn khổ các chính sách bảo hộ, hướng nội không hiệu quả. Việt Nam đang tham gia tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế theo chiều hướng và ở nhiều tầng nấc khác nhau: song phương, tiểu khu vực, liên khu vực và toàn cầu. Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc mở rộng các mối quan hệ thương mại, hợp tác kinh tế với nhiều nước trong và ngoài khu vực. Đáng chú ý, trong thời gian vừa qua, tiếp theo việc bình thường hoá quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ, hai bên đã tiến hành nhiều vòng đàm phán để ký kết các Hiệp định kinh tế song phương về các vấn đề nợ, bản quyền và thương mại, từng bước bình thường hoá quan hệ kinh tế thương mại. Đồng thời, ở mức độ tiểu khu vực, kể từ khi trở thành thành viên ASEAN, ta đã và đang nỗ lực tham gia thực hiện các chương trình hợp tác kinh tế ASEAN, đặc biệt là chương trình Khu vực mậu dịch tự do AFTA . Một sự kiện quan trọng và có ý nghĩa lớn lao đối với tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam . Sau một thời gian nỗ lực vận động và chuẩn bị, Việt Nam đã được các nhà lãnh đạo APEC tuyên bố kết nạp làm thành viên năm 1998. Đối với tiến trình hợp tác á - âu (ASEM), chúng ta đã cùng các nước Châu á khác tích cực tham gia Hội nghị cấp cao ASEM - 3 ở Seoul (Hàn Quốc) trong 2 ngày 20 - 21/10/2000. Chúng ta cũng đang tích cực chuẩn bị đàm phán để gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), một tổ chức mang tính toàn cầu mà việc tham gia là thể hiện sự hội nhập với thế giới. Đồng thời, ta tích cực hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế như WB, IMF nhằm tận dụng một cách có hiệu quả sự hợp tác của các tổ chức đó phục vụ tiến trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của mình. Việt Nam nằm trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương, một khu vực phát triển năng động và đạt được độ tăng trưởng cao hơn các khu vực khác. Các trung tâm kinh tế trên thế giới, các nước lớn đều hướng trọng tâm hoạt động kinh tế, chính trị vào khu vực này và xem đây là nơi chứa đựng nhiều yếu tố quyết định sự phát triển của mình. Châu á- Thái Bình Dương chịu ảnh hưởng ngày càng lớn bởi các mối quan tâm của các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Nga. Trong bối cảnh đó, vị trí địa lý, kinh tế, chính trị của Việt Nam được các nước lớn ngày càng coi trọng và dần trở thành một khâu quan trọng trong chiến lược toàn cầu hoá. Tuy Việt Nam chưa phải là đối tượng hàng đầu trong chính sách Châu á- Thái Bình Dương của Mỹ song một Việt Nam đổi mới, mở cửa, đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ đối ngoại quả là một đối tượng hợp tác không thể thiếu trong cuộc tìm kiếm thị trường. Mặt khác, nền kinh tế Việt Nam không muốn tụt hậu thì cần phải thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế với các nước khác trên thế giới, đặc biệt là với Mỹ- một siêu cường chi phối mạnh mẽ nền kinh tế toàn cầu. Là một nước đang phát triển, có nền kinh tế chuyển đổi, tham gia hội nhập với xuất phát điểm thấp hơn nhiều so với đa số các nước khác trong khu vực, vì vậy tiến trình hội nhập quốc tế một mặt đang mở ra nhiều cơ hội cho chúng ta, mặt khác cũng đặt ra nhiều thách thức lớn đòi hỏi sự nỗ lực vươn lên của các cấp các ngành. Để hội nhập có hiệu quả, chúng ta phải ra sức tăng cường nội lực, thực hiện những cải cách, điều chỉnh về cơ chế, chính sách, luật lệ, tập quán kinh doanh, cơ cấu kinh tế trong nước để phù hợp với “luật chơi chung” của quốc tế. Chúng ta cần coi cải cách trong nước và hội nhập quốc tế là “con đường hai chiều”. Cải cách bên trong sẽ quyết định tốc độ và hiệu quả hội nhập quốc tế, đồng thời quá trình hội nhập sẽ hỗ trợ và thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước có nhịp độ nhanh hơn và hiệu quả cao hơn . 2. Tiến trình đàm phán ký kết Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ. 2.1.Kết quả đạt được qua các vòng đàm phán. Đàm phán ký kết Hiệp định thương mại với Mỹ là một yêu cầu quan trọng nhằm tạo môi trường pháp lý cho quan hệ thương mại giữa hai nước phát triển và làm tiền đề cho việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam được thuận lợi hơn. Vấn đề cốt lõi của Hiệp định thương mại giữa hai nước cũng như gia nhập WTO của Việt Nam là Mỹ dành cho Việt Nam Quy chế Quan hệ Thương mại bình thường (NTR) trong quan hệ song phương hay đa phương. Mục tiêu cần đạt được là hai nước sẽ dành cho nhau NTR trên cơ sở có đi có lại, không điều kiện và không phải xem xét lại hàng năm. Hầu hết các quôc gia có quan hệ thương mại với Mỹ đều được hưởng NTR. Quy chế này quy định các mức thuế thấp đánh vào hàng nhập khẩu đã đạt được trong các vòng đàm phán về tự do thương mại. Khi Việt Nam còn chưa được hưởng NTR thì hàng Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ phải chịu thuế suất cao, làm cho hàng hoá Việt Nam bán trên thị trường Mỹ kém hấp dẫn, thậm chí không có khả năng cạnh tranh với hàng hoá sản xuất tại Mỹ. Tháng 10/1995, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và Đại diện thương mại Mỹ thoả thuận hai bên tập trung thúc đẩy quan hệ kinh tế- thương mại và chuẩn bị đàm phán Hiệp định thương mại. Tháng 11/1995, Đoàn Liên bộ Mỹ thăm Việt Nam để tìm hiểu hệ thống luật lệ thương mại, đầu tư của Việt Nam. Tháng 4/1996, Mỹ trao cho Việt Nam bản “Những yếu tố bình thường hoá quan hệ kinh tế- thương mại với Việt Nam”. Tháng 7/1996, Việt Nam trao cho Mỹ bản “Năm nguyên tắc bình thường hoá quan hệ kinh tế- thương mại và đàm phán Hiệp định thương mại với Mỹ” đáp lại văn bản nói trên. Để ký kết được Hiệp định thương mại, Việt Nam và Mỹ đã tiến hành đàm phán qua các vòng: - Vòng 1 : Từ 2/9/1996 đến 26/9/1996 tại Hà Nội. - Vòng 2 : Từ 9/12/1996 đến 11/12/1996 tại Hà Nội. - Vòng 3 : Từ 12/4/1997 đến 17/4/1997 Mỹ trao cho Việt Nam văn bản dự thảo Hiệp định đề cập đến các vấn đề như : 1. Quy định về giá và điều tiết giá. 2. Hệ thống thuế. 3. Các trợ cấp đối với mỗi lĩnh vực của nền kinh tế nhất là đối với nông nghiệp. 4. Chế độ đầu tư. 5. Cán cân thanh toán. 6. Thuế quan nhập khẩu, bao gồm tất cả thuế quan ưu đãi, phí hải quan, miễn thuế. 7. Các biện pháp tự vệ và các đền bù thương mại khác (Chống bán phá giá và thuế đối kháng). 8. Giấy phép nhập khẩu. 9. Các công ty, doanh nghiệp nhà nước. 10. Tiêu chuẩn và chứng nhận hàng hoá nhập khẩu, các tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ. 11. Hoạt động đối ngoại. 12. Hệ thống thống kê và phát hành các ấn phẩm về ngoại thương. 13. Hệ thống bảo hộ quyền tác giả. 14. Các bước tự do hoá thương mại trong tương lai được thể hiện trong các quy định và các bộ luật của quốc gia... - Vòng 4 : Từ 6/10/1997 đến 11/10/1997 tại Washington, sơ bộ trao đổi về những quy định chung và chương Thương mại hàng hoá trong Hiệp định. - Vòng 5 : Từ 16/5/1998 đến 22/5/1998 tại Washington. - Vòng 6 : Từ 15/9/1998 đến 22/9/1998 tại Hà Nội. - Vòng 7 : Từ 15/3/1999 đến 19/3/1999 tại Hà Nội. Tại các vòng đàm phán 5, 6, 7 hai bên tập trung trao đổi tổng thể về Thương mại hàng hoá, Sở hữu trí tuệ, Thương mại dịch vụ và Đầu tư. - Vòng 8: Từ 14/6/1999 đến 18/6/1999 tại Washington. - Vòng 9 : Từ 23/7/1999 đến 25/7/1999 tại Hà Nội, gặp mặt cấp Bộ trưởng- Hiệp định đã được thoả thuận về nguyên tắc. - Vòng 10 : Từ 28/8/1999 đến 2/9/1999 tại Washington, xử lý các vấn đề về kỹ thuật. - Vòng 11: 3/7/2000 tại Washington, hoàn tất Hiệp định. Sau 6 vòng đàm phán đầu tiên, nhìn chung các vấn đề cơ bản của một Hiệp định thương mại đã được đưa ra đàm phán và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ sau: + Các bên cơ bản thống nhất được các lĩnh vực quan trọng là dựa trên các chuẩn mực của WTO để đưa ra dự thảo Hiệp định như chương về Thương mại hàng hoá, Sở hữu trí tuệ, tuy nhiên có một số vấn đề có thể mở rộng hơn WTO nhưng đang bàn ở diễn đàn khác như Đầu tư. + Các bên qua thời gian giải thích về chính sách hiện hành cuả mình đã hiểu biết nhau hơn và đã có thể đánh giá được mức độ cam kết sẽ được các bên chấp nhận ở mức độ nào nhưng chưa thể đi đến những kết luận cụ thể vì những vấn đề còn khác nhau thường phải do cấp cao quyết định còn ở cấp chuyên viên chưa thể quyết định được. + Các bên đã đưa ra dự thảo của mình với quy mô khác nhau nhưng cũng ở mức hàng trăm trang (nếu kể cả các phụ lục thì dài hơn nhiều) và dựa trên cơ sở đó để so sánh và tiến hành đàm phán rõ quan điểm của nhau. Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của các công ty Mỹ ở Việt Nam, quy chế Đối xử quốc gia trong thương mại dịch vụ và đầu tư, mức độ mở cửa thị trường cho hàng hoá của nhau là những nội dung chính của vòng đàm phán thứ 6 ở cấp chuyên viên. Tại vòng đàm phán này nhiều nội dung đã được làm rõ và tuy vẫn còn nhiều sự khác biệt, hai bên cũng đã thoả thuận được một số vấn đề cụ thể. Bên Việt Nam đồng ý thực hiện hầu hết những quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), trừ vấn đề thuế nhập khẩu, nhưng không thể đồng ý với yêu cầu của phía Mỹ muốn Việt Nam bãi bỏ ngay những chính sách không phù hợp với những quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Khu vực tự do mậu dịch ASEAN (AFTA) như chế độ hạn ngạch, hàng rào phi quan thuế...và áp dụng ngay những quy định đó trong quan hệ thương mại với Mỹ, trước khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của hai tổ chức này. Tại vòng đàm phán thứ 7, hai đoàn tập trung trao đổi những vấn đề quan trọng nhất còn lại chưa xử lý được trong các vòng đàm phán trước nằm ở các chương “ Phát triển Quan hệ đầu tư”, “ Thương mại dịch vụ”, “ Thương mại hàng hoá” và “ Sở hữu trí tuệ”. Cuộc đàm phán đã đạt được kết quả tốt đẹp. Phần lớn các vấn đề nêu ra đã tìm được tiếng nói chung, khoảng cách giữa hai bên đã được thu hẹp. Hai đoàn hài lòng với kết quả đàm phán. Tuy nhiên, hai đoàn cũng ghi nhận còn một số vấn đề thuộc lĩnh vực quyền thương mại và dịch vụ mà hai bên sẽ xem xét và thảo luận tiếp để có thể sớm đi đến ký kết Hiệp định thương mại nhằm thúc đẩy quá trình bình thường hoá quan hệ kinh tế- thương mại, tăng cường trao đổi phát triển hàng hoá và hợp tác đầu tư giữa hai nước. Nội dung của vòng đàm phán thứ 8 là giải quyết các vấn đề còn tồn tại từ vòng trước. Cả hai bên đều tỏ thái độ thiện chí và cố gắng nhằm giải quyết những vướng mắc còn tồn đọng. Theo các thành viên đoàn Việt Nam, những vấn đề còn lại tuy không nhiều nhưng lại nằm rải rác ở mỗi chương, nhưng đây lại là những vấn đề khó nhất. Dư luận Mỹ, đặc biệt là giới doanh nghiệp Mỹ rất quan tâm ủng hộ việc ký kết Hiệp định thương mại giữa hai nước. Họ đã tổ chức viết thư lên các nghị sỹ Quốc hội Mỹ kiến nghị đẩy nhanh quá trình bình thường hoá quan hệ kinh tế với Việt Nam, điều này góp phần cải thiện bầu không khí quan hệ giữa hai nước. Quyết định miễn áp dụng Đạo luật bổ sung Jackson- Vanik đối với Việt Nam là một dấu hiệu tốt cho việc phát triển mối quan hệ Việt- Mỹ, nhất là trước vòng đàm phán thứ 8. Tại cuộc đàm phán lần này, phía Việt Nam đã đưa ra nhiều đề xuất mới đối với các vấn đề còn tồn tại trong tất cả các lĩnh vực của dự thảo Hiệp định này như dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thương mại hàng hoá. Các vấn đề do phía Việt Nam đưa ra đều được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và chuẩn mực quốc tế. Phía Việt Nam đã đưa ra một lộ trình hợp lý để thực hiện các nguyên tắc của WTO trong bối cảnh Việt Nam là một nước đang phát triển và đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Ông Nguyễn Đình Lương, Trợ lý Bộ trưởng Thương mại, Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam khẳng định rằng các đề xuất nói trên thể hiện nỗ lực cao nhất của Việt Nam để tiến tới kết thúc quá trình đàm phán và ký Hiệp định thương mại giữa hai nước, thể hiện đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới, tạo điều kiện để Việt Nam phát huy cao độ nội lực, nhằm xây dựng một nền kinh tế vững mạnh. Ông Nguyễn Đình Lương tỏ ý mong muốn phía Mỹ thể hiện sự hiểu biết thực sự và có đánh giá đầy đủ hơn về những nỗ lực của phía Việt Nam trong các đề xuất được đưa ra tại vòng đàm phán này, để có thể sớm kết thúc đàm phán và tiến tới ký kết Hiệp định thương mại giữa hai nước trong thời gian sớm nhất. Hai bên đã thu hẹp đáng kể nhiều vấn đề tồn tại, tạo thuận lợi cho việc bình thường hoá quan hệ thương mại giữa hai nước nhưng vẫn còn một số vấn đề quan trọng chưa được giải quyết như dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm ... Đại sứ Mỹ Pete Peterson cho rằng những cơ sở tài chính ở Việt Nam hiện nay vẫn còn rất non nớt và phải khá lâu nữa mới có thể sánh ngang hàng với những hệ thống tài chính quốc tế. Chính vì thế, Mỹ đòi hỏi Việt Nam phải củng cố các cơ sở tài chính trong nước để có thể cạnh tranh trên thương trường quốc tế cũng như thoả mãn những đòi hỏi trong nước. Như vậy, trong tương lai, Việt Nam sẽ phải cho phép những cơ sở tài chính cũng như các hãng bảo hiểm của nước ngoài vào làm ăn tại đây. Qua 11 vòng đàm phán, hai bên đều thể hiện sự quyết tâm thúc đẩy nhanh tiến trình đàm phán ký kết Hiệp định thương mại. Cả Việt Nam và Mỹ đều bày tỏ sự quan tâm tới quá trình bình thường hoá quan hệ về kinh tế vì các doanh nghiệp của cả hai phía đang mong đợi điều này. Tuy nhiên không phải vì lợi ích trước mắt mà bỏ qua những lợi ích lâu dài nên các bên vừa quyết tâm đàm phán vừa phải bảo vệ lợi ích lâu dài của mình. Ngày 13/7/2000 tại Washington (tức ngày 14/7/2000 giờ Việt Nam), Bộ trưởng Thương mại Việt Nam Vũ Khoan và bà Charlene Barshefsky, Đại diện thương mại thuộc phủ Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã thay mặt Chính phủ hai nước ký Hiệp định giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về quan hệ thương mại, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước, kết thúc một quá trình đàm phán lâu dài và kiên trì. Hiệp định được ký đúng vào dịp kỷ niệm lần thứ 5 ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, đã hoàn tất quá trình bình thường hoá quan hệ kinh tế- thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. 2.2 . ý nghĩa của Hiệp định. Sau sự kiện Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết, giới báo chí và doanh nhân của cả hai nước đều tỏ ý vui mừng trước những nỗ lực mà hai phía đã đạt được trong suốt 4 năm liền đàm phán bền bỉ. Hiệp định được ký kết dựa trên các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, đồng thời phù hợp với thông lệ quốc tế và các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), có tính đến Việt Nam là một nước đang phát triển ở trình độ thấp, đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế và đang hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Hiệp định có hiệu lực (sau khi được Quốc hội của hai nhà nước phê chuẩn) sẽ đánh dấu việc bình thường hoá hoàn toàn quan hệ Việt- Mỹ, tạo cơ sở pháp lý cho quan hệ kinh tế - thương mại hai nước phát triển trên cơ sở cân bằng lợi ích, phù hợp với mong muốn của nhân dân hai nước. Cho đến nay, Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại với trên 60 nước và Thoả thuận về quy chế Tối huệ quốc với hơn 70 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tuy nhiên, đối với nước ta đây là lần đầu một Hiệp định thương mại mang tính chất đồng bộ, đề cập một cách toàn diện tới các lĩnh vực kinh tế- thương mại hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, bản quyền, sở hữu trí tuệ được ký kết. Việc ký kết Hiệp định thương mại Việt- Mỹ vừa là kết quả vừa tạo thêm điều kiện để tiếp tục triển khai chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Chắc chắn Hiệp định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng hơn nữa quan hệ kinh tế- thương mại giữa hai nước, cho phép tăng nhanh kim ngạch trao đổi thương mại không chỉ với Mỹ mà cả với các nước khác, đồng thời cũng tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Mỹ tham gia vào các hoạt động kinh tế ở Việt Nam. Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết là bước đi lịch sử trong quá trình bình thường hoá, hoà giải và hàn gắn giữa hai dân tộc, thúc đẩy quá trình hội nhập của Việt Nam với Cộng đồng Quốc tế và tăng cường mậu dịch giữa hai nước. Hiệp định này không chỉ bảo đảm lợi ích của hai nước Việt Nam và Mỹ mà còn là một đóng góp tích cực cho hoà bình, ổn định, hợp tác để phát triển ở khu vực và trên thế giới. Mỹ cũng đánh giá Hiệp định này là một bước tiến quan trọng của việc Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại thế giới và khẳng định tích cực ủng hộ Việt Nam gia nhập tổ chức này. Với thiện chí và quyết tâm của cả hai bên, chúng ta tin rằng Hiệp định thương mại Việt- Mỹ sẽ được thực hiện đầy đủ trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng lợi ích và chủ quyền của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, góp phần phát triển kinh tế- thương mại của hai quốc gia nói riêng và thế giới nói chung. Việc ký kết và thực hiện Hiệp định là phù hợp với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để đạt được yêu cầu đó, các ngành, các cấp và các doanh nghiệp cần ra sức phát huy tối đa nội lực, cải tiến quản lý, tiếp thu thành tựu khoa học kỹ thuật, nhằm nâng cao hiệu quả của nền kinh tế và khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. 3.Những nội dung chủ yếu của hiệp định Hiệp Định thương mại Việt Mỹ được ký kết ngày 13/7/2000 là một sự kiện đánh dấu bước phát triển tích cực của mối quan hệ song phương kể từ ngày hai quốc gia lập quan hệ ngoại giao. Hiệp định dài gần 120 trang, gồm 7 chương với 72 điều và 9 phụ lục, đề cập đến 4 nội dung chủ yếu:Thương mại hàng hoá, Thương mại dịch vụ, Sở hữu trí tuệ và Quan hệ đầu tư. Như vậy có nghĩa là bản Hiệp định này tuy được gọi là Hiệp định về quan hệ thương mại nhưng không chỉ đề cập đến lĩnh vực thương mại hàng hoá. Khái niệm “ thương mại ” ở đây được đề cập theo ý nghĩa rộng, hiện đại, theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và có tính đến đặc điểm kinh tế của mỗi nước để quy định sự khác nhau về khung thời gian thực thi các điều khoản. Do Mỹ đã tuân thủ tất cả các luật lệ của WTO và là một trong những nước tự do hoá thương mại nhất trên thế giới nên hầu như tất cả các điều khoản trong Hiệp định, Mỹ đều thực hiện ngay. Còn Việt Nam là nước đang phát triển ở trình độ thấp và đang chuyển đổi từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường, nên kèm theo bản Hiệp định là 9 bản phụ lục có quy định các lộ trình thực hiện cho phù hợp với Việt Nam . Hiệp định được xây dựng trên hai khái niệm quan trọng. Khái niệm “Tối huệ quốc” (đồng nghĩa với Quan hệ Thương mại bình thường) mang ý nghĩa hai bên cam kết đối xử với hàng hoá, dịch vụ, đầu tư của nước kia không kém phần thuận lợi so với cách đối xử với hàng hoá, dịch vụ, đầu tư của nước thứ ba (đương nhiên không kể đến các nước nằm trong Liên minh thuế quan hoặc Khu vực mậu dịch tự do mà hai bên tham gia, ví dụ Mỹ sẽ không được hưởng những ưu đãi của ta dành cho các nước tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và ta cũng không được hưởng tất cả các ưu đãi Mỹ dành cho các nước khác trong Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Còn khái niệm “Đối xử quốc gia” thì nâng mức này lên như đối xử với các công ty trong nước. Hai khái niệm này quan trọng vì chúng được đề cập đến ở hầu hết các chương của bản Hiệp định. Ngoài ra, các phụ lục được dùng để liệt kê các trường hợp loại trừ, chưa hoặc vĩnh viễn không áp dụng hai khái niệm trên. Chương 1: Thương mại hàng hoá gồm 9 điều. Chương 2: Quyền Sở hữu trí tuệ gồm 18 điều. Chương 3: Thương mại dịch vụ gồm 11 điều. Chương 4: Phát triển Quan hệ đầu tư gồm 15 điều. Chương 5: Những điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động bình thường. Chương 6: Những điều khoản minh bạch và quyền được kháng cáo. Chương 7: Những điều khoản chung. Sau đây chúng ta sẽ xem xét những nội dung chủ yếu của Hiệp định. 3.1 Thương mại hàng hoá : * Những quyền về thương mại: Cả hai bên cam kết thực hiện những quyền thương mại theo chuẩn mực quốc tế và WTO. Tuy nhiên, đây là lần đầu Việt Nam đồng ý thực hiện quyền về xuất nhập khẩu một cách cởi mở, tuân theo những quy định chặt chẽ của WTO. Do vậy, những quyền đối với các doanh nghiệp Việt Nam, các công ty do Mỹ đầu tư, và tất cả các cá nhân và công ty Mỹ hoạt động tại Việt Nam theo Hiệp định này sẽ được tiến hành trong từng giai đoạn từ 3- 6 năm (được áp dụng dài hơn đối với một số mặt hàng nhạy cảm). * Quy chế tối huệ quốc: Việt Nam và Mỹ cam kết thực hiện đối xử thuế quan tối huệ quốc đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu vào mỗi nước (mức thuế quan này là 50% đối với các quốc gia không nhận được MFN). * Cắt giảm thuế quan: Việt Nam đồng ý cắt giảm thuế quan (mức cắt giảm điển hình là từ 1/3 đến 1/2 ) đối với một loạt các sản phẩm được các nhà xuất khẩu Mỹ quan tâm như các sản phẩm vệ sinh, phim, máy điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh, xe gắn máy, điện thoại di động, video games, thịt cừu, bơ, khoai tây, cà chua, hành, tỏi, các loại rau xanh khác, nho, táo và các loại hoa quả tươi khác, bột mỳ, đậu tương, dầu thực vật, thịt và cá đã được chế biến, các loại nước hoa quả...Việc cắt giảm thuế quan các mặt hàng này được áp dụng dần dần trong giai đoạn 3 năm. Phía Mỹ thực hiện cắt giảm ngay theo quy định của Hiệp định song phương. *Những biện pháp phi quan thuế: Phía Mỹ, theo quy định của WTO sẽ không có những rào cản phi quan thuế (trừ hạn ngạch đối với hàng dệt may); trong khi đó, Việt Nam đồng ý loại bỏ tất cả các hạn chế về số lượng đối với một loạt các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp (các linh kiện lắp ráp, thịt bò, các sản phẩm cam quýt...) trong giai đoạn từ 3 -7 năm, phụ thuộc vào từng mặt hàng. * Cấp giấy phép nhập khẩu: Việt Nam sẽ loại bỏ tất cả các thủ tục cấp giấy phép một cách tuỳ ý, và sẽ tuân thủ theo các quy định của Hiệp định WTO. Về việc định giá trị đánh thuế hải quan và các khoản phí hải quan, Việt Nam cần tuân thủ các luật lệ của WTO đối với việc định giá các giao dịch và định giá thuế hải quan, cũng như hạn chế các khoản phí hải quan đánh vào các dịch vụ được thanh toán trong vòng 2 năm.Về phía Mỹ, theo Luật Thương mại Mỹ, các công ty của Việt Nam và các nước khác đều sẽ được cấp giấy phép hoạt động khi có yêu cầu. * Những thước đo về tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm: Hai bên cam kết tuân thủ theo các tiêu chuẩn của WTO; các quy định về kỹ thuật, và những thước đo về vệ sinh an toàn thực phẩm phải được áp dụng trên cơ sở đối xử quốc gia, và chỉ được áp dụng trong chừng mực cần thiết để giải quyết những mục đích chính đáng (bảo vệ con người, bảo vệ cuộc sống của động vật, sinh vật). * Mậu dịch quốc doanh: Cần phải được thực thi theo các quy định của WTO (ví dụ, các doanh nghiệp quốc doanh Việt Nam trước kia chỉ tiến hành các cuộc giao dịch theo những mối quan tâm về thương mại và còn ít quan tâm tới các quy định của WTO). 3.2. Thương mại dịch vụ. Thương mại dịch vụ được đề cập trong chương 3 của Hiệp định. Chương này áp dụng cho các biện pháp của các bên có ảnh hưởng tới dịch vụ thương mại. * Các cam kết chung bao gồm: Các quy định của khuôn khổ Hiệp định chung về Thương mại và Dịch vụ (GATS) bao gồm Tối huệ quốc, Đãi ngộ quốc gia và Pháp luật quốc gia. Về các lĩnh vực và ngành cụ thể: * Các dịch vụ pháp lý: Các nhà dịch vụ Mỹ có thể cung cấp dịch vụ dưới hình thức chi nhánh, công ty 100% vốn Mỹ; các chi nhánh này nhận được giấy phép hoạt động là 5 năm và có thể được gia hạn mỗi lần không quá 5 năm. * Các dịch vụ kế toán, kiểm toán: Cho phép công ty 100% vốn Mỹ được hoạt động trong lĩnh vực này. Giấy phép được cấp trên cơ sở từng trường hợp, có hiệu lực trong 3 năm, không có giới hạn sau đó. Có thể cung cấp các dịch vụ cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong 2 năm đầu, không giới hạn sau đó. * Các dịch vụ kiến trúc: Cho phép công ty 100% vốn Mỹ được phép kinh doanh. Có thể cung cấp các dịch vụ cho các công ty nước ngoài trong 2 năm đầu, sau đó không hạn chế. * Các dịch vụ kỹ thuật: Cho phép công ty 100% vốn Mỹ. Có thể cung cấp các dịch vụ cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong 2 năm đầu, sau đó không giới hạn. * Các dịch vụ về vi tính và các dịch vụ liên quan: Cho phép công ty 100% vốn Mỹ. Có thể cung cấp dịch vụ cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong 2 năm đầu, sau đó không hạn chế. * Các dịch vụ quảng cáo: Chỉ các liên doanh với các đối tác Việt Nam mới được phép kinh doanh một cách hợp pháp các dịch vụ quảng cáo. Phần góp vốn của phía Mỹ không vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh. 5 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực hạn chế này là 51% và 7 năm sau sẽ không hạn chế về tỷ lệ góp vốn từ phía Mỹ trong các liên doanh. * Các dịch vụ tư vấn quản lý: Chỉ thông qua các công ty liên doanh. 5 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực được phép lập các công ty 100% vốn Mỹ. * Các dịch vụ viễn thông: 1) Các dịch vụ viễn thông có giá trị gia tăng: liên doanh với đối tác Việt Nam được phép kinh doanh dịch vụ viễn thông sau 2 năm (3 năm đối với dịch vụ Internet), vốn của Mỹ không quá 50% vốn pháp định của liên doanh. 2) Các dịch vụ viễn thông cơ bản (bao gồm mobile,cellular và vệ tinh): liên doanh với đối tác Việt Nam được phép kinh doanh dịch vụ viễn thông sau 4 năm, vốn đóng góp phía Mỹ không quá 49% vốn pháp định của liên doanh. 3) Dịch vụ điện thoại cố định: liên doanh với đối tác Việt Nam được phép kinh doanh dịch vụ viễn thông sau 6 năm, vốn đóng góp của phía Mỹ không quá 49% vốn pháp định của liên doanh. Phía Việt Nam có thể xem xét những yêu cầu tăng vốn đóng góp từ phía Mỹ khi Hiệp định này được xem xét lại sau 3 năm. * Các dịch vụ nghe nhìn: Bao gồm các dịch vụ sản xuất và phân phối phim, các dịch vụ chiếu phim. Liên doanh với đối tác Việt Nam được phép kinh doanh dịch vụ nghe nhìn, vốn đóng góp phía Mỹ không quá 49% và sau 5 năm hạn chế về vốn này sẽ là 51%. * Các dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật đồng bộ có liên quan: Cho phép công ty 100% vốn Mỹ. Có thể cung cấp các dịch vụ cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong 3 năm đầu tiên, sau đó không hạn chế. * Các dịch vụ phân phối ( bán buôn và bán lẻ): Được phép lập liên doanh sau 3 năm Hiệp định có hiệu lực, vốn đóng góp phía Mỹ không quá 49%. Sau 6 năm Hiệp định có hiệu lực hạn chế về vốn này sẽ được bãi bỏ. * Các dịch vụ giáo dục: Chỉ dưới các hình thức liên doanh, 7 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực sẽ được phép lập trường học với 100% vốn Mỹ. * Các dịch vụ tài chính: 1) Các dịch vụ bảo hiểm nhân thọ và các bảo hiểm không bắt buộc: được phép lập liên doanh sau 3 năm Hiệp định có hiệu lực, vốn đóng góp phía Mỹ không quá 50%. Sau 5 năm được phép 100% vốn Mỹ. 2) Các dịch vụ bảo hiểm bắt buộc (bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trong xây dựng...): được phép lập liên doanh sau 3 năm Hiệp định có hiệu lực, không giới hạn vốn đóng góp của phía Mỹ, sau 6 năm được phép 100% vốn Mỹ. * Các dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính liên quan khác: 1) Các nhà cung cấp, công ty thuê mua tài chính và ngoài ngân hàng: được phép thành lập công ty liên doanh trong vòng 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, cho phép 100% vốn Mỹ. 2) Ngân hàng: sau 9 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, các ngân hàng Mỹ được phép thành lập ngân hàng chi nhánh 100% vốn Mỹ tại Việt Nam .Trong thời gian 9 năm đó các ngân hàng Mỹ có thể thành lập ngân hàng liên doanh với đối tác Việt Nam, trong đó phần góp vốn của đối tác Mỹ không dưới 30% và không quá 49%. 3) Các dịch vụ chứng khoán: các nhà kinh doanh chứng khoán Mỹ chỉ được lập văn phòng đại diện tại Việt Nam . * Các dịch vụ y tế: Được phép thành lập các cơ sở chữa bệnh 100% vốn Mỹ. Vốn đầu tư tối thiểu cho bệnh viện là 20 triệu USD, phòng khám đa khoa là 2 triệu và phòng khám chuyên khoa là 1 triệu USD. * Các dịch vụ du lịch và dịch vụ lữ hành liên quan: 1) Các dịch vụ khách sạn và nhà hàng : các công ty cung cấp dịch vụ Mỹ cùng với việc đầu tư xây dựng khách sạn nhà hàng được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn Mỹ. 2) Các dịch vụ đại lý và điều phối du lịch lữ hành: được phép lập liên doanh, phần góp vốn phía Mỹ không quá 49% và 3 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực hạn chế này là 51% và 5 năm sau hạn chế này sẽ được bãi bỏ. 3.3. Quan hệ đầu tư. * Các cam kết chung bao gồm: Các hoạt động đầu tư của mỗi nước đều được nước đối tác cam kết bảo hộ, Việt Nam đảm bảo việc bảo hộ các công ty Mỹ không bị sung công các khoản đầu tư của họ tại Việt Nam. * Các chuyển khoản tài chính: Cho phép đối tác Mỹ được đem về nước các khoản lợi nhuận và các chuyển khoản tài chính khác trên cơ sở đãi ngộ quốc gia. * Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs): Phía Mỹ cam kết thực hiện ngay từ đầu, Việt Nam sẽ huỷ bỏ dần các TRIMs không phù hợp với các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại của WTO trong 5 năm như những quy định về tỷ lệ số lượng hoặc giá trị sản xuất trong nước. * Đối xử quốc gia: Việt Nam cam kết thực hiện chế độ Đối xử quốc gia với một số ngoại lệ. Việc thẩm tra giám sát đầu tư sẽ được dần huỷ bỏ hoàn toàn đối với hầu hết các khu vực trong giai đoạn 2, 6 hoặc 9 năm (tuỳ thuộc vào loại khu vực đầu tư, ví dụ, đầu tư trong các Khu Công nghiệp hay trong khu vực sản xuất), tuy nhiên Việt Nam duy trì quyền áp dụng thẩm tra giám sát trong những khu vực ngoại lệ nhất định. * Loại bỏ việc giới hạn đóng góp vốn trong các liên doanh: Quy định hiện nay đối với phần góp vốn phía Mỹ trong các công ty liên doanh ít nhất phải 30% vốn pháp định; loại bỏ những quy định bán cổ phần phía Mỹ trong liên doanh cho đối tác Việt Nam. Phía Mỹ chưa được thành lập công ty cổ phần và chưa được phát hành cổ phiếu ra công chúng, chưa được mua quá 30% vốn của một công ty cổ phần. Những ràng buộc này sẽ duy trì trong vòng 3 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực. * Bộ máy nhân sự của liên doanh: Trong vòng 3 năm huỷ bỏ quy định về số thành viên nhất định người Việt Nam trong Ban giám đốc; giới hạn mạnh mẽ các vấn đề trong đó “sự nhất trí” của ban giám đốc phải đạt được (ví dụ, trong vấn đề đó các thành viên Việt Nam có quyền phủ quyết); cho phép các nhà đầu tư Mỹ được phép tuyển chọn nhân sự quản lý không phụ thuộc vào quốc tịch. Phía Việt Nam cũng cam kết ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực sẽ loại bỏ dần tất cả các đối xử không công bằng về giá đối với các công ty và các cá nhân Mỹ như phí lắp đặt điện thoại và các dịch vụ viễn thông khác, các phí vận tải, thuê mướn nhà xưởng, trang thiết bị, giá nước và dịch vụ du lịch. Trong vòng 2 năm sẽ bỏ chế độ hai giá đối với đăng ký ô tô, giá dịch vụ cảng và giá đăng ký điện thoại. Trong vòng 4 năm sẽ bỏ hẳn chế độ hai giá đối với mọi hàng hoá và dịch vụ kể cả giá điện hay vé máy bay. 3.4. Quyền Sở hữu trí tuệ. Trên lĩnh vực bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ, tuy Việt Nam chưa tham gia nhiều Điều ước Quốc tế đa phương về bảo hộ quyền tác giả nhưng Việt Nam đã tham gia nhiều Điều ước Quốc tế đa phương về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp như Công ước Paris 1883, Thoả ước Madrid 1881, Công ước Stockholm 1967...Việt Nam cũng đã ký kết các thoả thuận hợp tác song phương về Sở hữu trí tuệ với úc, Thái Lan, Pháp và tham gia Hiệp định khung về hợp tác Sở hữu trí tuệ của các nước thành viên khối ASEAN. Chủ trương chung của Việt Nam là sẽ gia nhập Công ước Berne năm 1886 về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật cũng như chuẩn bị các điều kiện để gia nhập WTO nhằm mở rộng toàn diện nguyên tắc “làm việc theo pháp luật” trong lĩnh vực bảo hộ Sở hữu trí tuệ trên quy mô quốc tế. Hiệp định Quyền tác giả được ký giữa Việt Nam và Mỹ ngày 27/6/1997 giúp Việt Nam tăng cường thêm một bước công tác quản lý các hoạt động văn hoá thông tin nhằm ngăn chặn việc phổ biến các tác phẩm có nội dung không lành mạnh tại Việt Nam, hạn chế tệ sử dụng tác phẩm của Mỹ mà không chịu trả tiền để kinh doanh kiếm lời của một số tổ chức và cá nhân trong nước. Ngoài ra, thông qua việc thực hiện Hiệp định, các tác phẩm của Mỹ sẽ được lựa chọn kỹ hơn và phổ biến ở Việt Nam với nội dung và hình thức tốt hơn. Quyền Sở hữu trí tuệ được đề cập trong chương 2 của Hiệp định. Việt Nam nhất trí tuân thủ hoàn toàn các quyền Sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPs) trong tất cả các lĩnh vực trong một khuôn khổ thời gian ngắn bao gồm: Việc bảo hộ bản quyền và nhãn hiệu hàng hoá trên cơ sở TRIPs được thực thi trong 12 tháng; bảo hộ các bí mật thương mại và bản quyền trên cơ sở TRIPs được thực thi trong 18 tháng. Việt Nam đồng ý thực hiện những biện pháp bảo hộ mạnh mẽ hơn trong một số lĩnh vực khác như tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hoá, bảo hộ bản quyền đối với các động vật và thực vật, bảo hộ những dữ liệu kiểm tra bí mật được trình cho các Chính phủ. Đối với trường hợp bảo hộ tín hiệu vệ tinh mang chương trình mã hoá, sẽ được thực hiện theo giai đoạn là 30 tháng. Theo Hiệp định thương mại song phương, phía Mỹ cam kết thực thi quyền Sở hữu trí tuệ được ký kết kể từ ngày Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực trừ các nghĩa vụ tại Điều 8 và Điều 3.1 liên quan đến việc bảo hộ thiết kế bố trí (topography) mạch tích hợp được thi hành sau 24 tháng kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực. Hiệp định cũng quy định trường hợp có xung đột giữa các quy định của Hiệp định này và Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về thiết lập quan hệ về quyền tác giả, ký tại Hà Nội ngày 27/6/1997 thì các quy định của Hiệp định này được ưu tiên áp dụng trong phạm vi xung đột. Chương II. Hiệp định thương mại Việt - Mỹ cơ hội và thách thức với việc xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mỹ. I. Quá trình phát triển hoạt động xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Mỹ. 1. Giai đoạn trước khi Mỹ huỷ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam. Trước năm 1975. Thời kỳ trước năm 1975 Mỹ có quan hệ kinh tế với c hính quyền Sài Gòn cũ. Kim ngạch buôn bán không lớn, chủ yếu là hàng nhập khẩu của Mỹ để phục vụ cuộc chiến tranh xâm lược. Về xuất khẩu sang Mỹ có một số mặt hàng như cao su, gỗ, hải sản, đồ gốm v.v…với số lượng ít ỏi. Từ tháng 5 năm 1964. Mỹ thực thi cấm vận miền Bắc nước ta và khi Việt Nam thống nhất, Mỹ đã mở rộng cấm vận tới toàn bộ lãnh thổ Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực thương mại, tài chính, tín dụng ngân hàng… đồng thời Mỹ khống chế các nước đồng minh và ngăn cản tổ chức tiền tệ và tài chính quốc tế cho Việt Nam vay tiền. Theo số liệu thống kê của Việt Nam, xuất khẩu sang Mỹ thời kỳ 1986 - 1989 hầu như không có gì. Những năm đầu thập kỷ 990. Bước sang thập kỷ 90 quan hệ ngoại giao cũng như quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước Việt Nam và Mỹ đã có những bước tiến đáng kể, lỗ lực hướng tới các mối quan hệ hữu nghị, hợp tác, bình đẳng cùng có lợi, vì lợi ích của mỗi nước cũng như hoà bình và thịnh vượng chung trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương và trên thế giới. Để đến được với lộ trình này, cả hai phía đã có những lỗ lực vượt bậc theo hướng cuẩ "bản lộ trình" được đưa ra dưới thời cực tổng thống G.Bush, trong đó đưa ra các bước tiến tới bình thường hoá quan hệ với Việt Nam mà trong tâm là vấn đề rút quan khỏi Campuchia và vấn đề người Mỹ mất tích, tù binh chiến tranh ở Việt Nam (POW/MIA). Sự hợp tác tích cực và có hiệu quả của chính phủ và nhân dân Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề người Mỹ mất tích trong chiến tranh được dư luận Mỹ đánh giá cao, đã làm thay đổi thái độ của một bộ phận không nhỏ các lực lượng vốn có thái độ tiêu cực ở Mỹ, có lợi cho việc cải thiện dần đàn quan hệ Việt Nam - Mỹ. Cuối năm 1988, Mỹ cho phép gửi sách báo và văn hoá phẩm từ Mỹ về Việt Nam với số lượng không hạn chế. Đồng thời chính phủ Mỹ cho phép Bộ Ngoại giao cấp thị thực vào Mỹ cho những người Việt Nam đến Mỹ với mục đích trao đổi khoa học với thời hạn theo nguồn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ. Trong năm 1991, cùng với việc Việt Nam đồng ý cho Mỹd mở văn phòng POW/MIA ở Hà Nội (8/7) và ký hiện định hoà bình Camphuchia tại Paris (23/10), phía Mỹ đã có nhiều nới lỏng như chính thức bỏ hạn chế đi lại trong vòng 25 dặm đối với cán bộ ngoại giao Việt Nam tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York (23/10), chính thức bỏ hạn chế các nhóm du lịch, cựu chiến binh, các nhà báo, các nhà kinh doanh trong việc tổ chức đoàn đi Việt Nam *17/11) và bắt đầu viện trợ nhân đạo cho Việt Nam (ngày 25/4, Mỹ lần đầu tiên tuyên bố viện trợ 1 tỷ USD giúp Việt Nam trong lĩnh vực chân tay giả). Với những chuyển biến tích cực này, ngày 22/11 thứ trưởng ngoại giao Lê Mai và trợ lý ngoại trưởng Mỹ R.Solomon tiến hành cuộc đàm phán chính thức đầu tiên về bình thường hoá quan hệ Việt Nam - Mỹ. Sang năm 1992 đã có 3 cuộc gặp gỡ cấp Bộ trưởng ngoại giao và 5 lần Mỹ cử đặc phái viên tổng thống vào Việt Nam để xúc tiến vấn đề POW/MIA, do đó vấn đề này có những cải thiện rõ rệt và phía Mỹ một lần nữa thực hiện dỡ bỏ một loạt các hạn chế trong quan hệ Việt Nam: Cho phép lưu bưu chính viễn thông Mỹ - Việt Nam (13/4), cho phép xuất sang Việt Nam những mặt hàng phục vụ nhu cầu cơ bản của con người và bỏ các hạn chế đối với việc các tổ chức phi chính phủ Mỹ viện trợ nhân đạo cho Việt Nam (30/40); đặc biệt là cho phép các công ty Mỹ được lập văn phòng đại diện và ký các hợp đồng kinh tế ở Việt Nam nhưng chỉ được giao dịch kinh doanh sau khi bỏ cấm vận (14/120). Năm 1993, ông B. Clinton lên nắm quyền, đã tán thành và cam kết tiếp tục "bản lộ trình" của chính quyền ông G.Bush: ngày 2/7 tổng thống Clinton quyết định không ngăn cản các tổ chức tài chính quốc t ế nối lại viên trợ cho Việt Nam. Quyết định có ý nghĩa hơn nhiều đối với doanh nghiệp Mỹ là ngày 14/9/1993 tổng thống Clinton cho phép các công ty Mỹ tham gia đấu thầu các dự án phát triển ở Việt Nam do các tổ chức tài chính quốc tế tài trợ. Song song với những nỗ lực cải thiện quan hệ của hai chính phủ, của các tổ chức hoạt động ngoại thương giữa 2 nước trong những năm đầu thập kỷ 90 này đã có được những bước đột phá ban đầu. Theo số liệu thống kê, nếu xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ thời kỳ 1986 - 1989 hầu như không có gì, thì năm 1990 đã xuất khẩu được lượng hàng trị giá khoảng 5.000 USD tăng lên 9.000USD năm 1991,11.000USD năm 1992 và lên tới 58.000USD năm 1993. 2.Giai đoạn sau khi Mỹ lệnh cấm vận được huỷ bỏ Ngày 3/2/1994, Tổng thống Mỹ Bill Clinton chính thức tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận chống Việt Nam. Tiếp đó, Bộ Thương mại Mỹ chuyển Việt Nam từ nhóm Z (gồm Bắc Triều Tiên, CuBa và Việt Nam) lên nhóm Y ít hạn chế thương mại hơn (gồm Liên Xô cũ, các nước thuộc khối Vacsava cũ, Anbani, Mông Cổ, Lào, Campuchia và Việt Nam). Bộ Vận tải và Bộ Thương mại Mỹ bãi bỏ lệnh cấm tàu biển và máy bay Mỹ vận chuyển hàng hoá sang Việt Nam, cho phép tàu mang cờ Việt Nam vào cảng Mỹ. Chính phủ Mỹ cũng đồng thời tiến hành các công việc chuẩn bị về chính sách và luật pháp nhằm mục đích phát triển hợp tác kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại với Việt Nam. Đây chính là những sự kiện quan trọng đầu tiên, đánh dấu bước tiến vượt bậc trong củng cố và phát triển quan hệ kinh tế- thương mại giữa hai nước. Trước năm 1990, quan hệ thương mại mang tính một chiều, chỉ có Mỹ xuất khẩu hàng hoá sang Việt Nam, còn về phía Việt Nam thì hầu như chưa có hàng hoá xuất khẩu sang Mỹ. Việt Nam và Mỹ đang cùng hướng tới nhau trong mối quan hệ về nhu cầu rộng lớn bao gồm cả đầu tư và thương mại hàng hoá cũng như dịch vụ đặc biệt là việc xuất nhập khẩu các mặt hàng mang tính chất bổ sung lẫn nhau. Mỹ đang hướng tới Việt Nam như hướng tới một khu vực đầu tư và thị trường đông dân đầy tiềm năng trong việc tiêu thụ các mặt hàng công nghiệp, đặc biệt hàng công nghiệp điện tử- tin học- viễn thông mà hiện nay đang còn ở dạng sơ khai và một thị trường hàng nông sản đầy triển vọng ở khu vực Châu á. Còn Việt Nam hướng tới Mỹ như một thị trường tiêu thụ rộng lớn, có nền công nghệ kỹ thuật hiện đại và có tiềm lực dồi dào về tài chính. Theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ kim ngạch mậu dịch Việt- Mỹ năm 1994 đạt trên 222 triệu USD so với 62 triệu USD năm 1993 (tăng hơn 30 lần). Năm 1995 kim ngạch hai chiều đã lên tới 452 triệu USD (gấp hơn 2 lần năm 1994) và năm 1996 tổng kim ngạch đạt 924 triệu USD. Năm 1997 xuất nhập khẩu của Việt Nam vào Mỹ đạt 650 triệu USD và năm 1998 đạt 789 triệu USD (trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đạt 519,5 triệu USD và nhập khẩu đạt 269,5 triệu USD) đứng thứ 75 trong danh sách đối tác thương mại của Mỹ trong năm 1998. Thực tiễn trong năm qua cho thấy Việt Nam vẫn xuất siêu sang Mỹ và sự tăng trưởng xuất khẩu này khá ổn định, xấp xỉ 15- 20%/năm. Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ chủ yếu tập trung vào các mặt hàng mà chênh lệch giữa hai mức thuế MFN và non-MFN bằng “0” hay không đáng kể. Những kết quả xuất khẩu trong những năm qua thể hiện tiềm năng mở rộng và thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ nhất là khi Hiệp định thương mại song phương đã được ký kết và hai nước cam kết dành cho nhau MFN. Năm 1994 Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ lượng hàng hoá trị giá 50,4 triệu USD, trong đó hàng nông nghiệp là 38 triệu (chiếm 76% giá trị hàng xuất khẩu sang Mỹ) và hàng phi nông nghiệp chỉ chiếm 12 triệu (tương ứng 24%). Năm 1995, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đạt 200 triệu USD (gấp gần 4 lần năm 1994), trong đó hàng nông nghiệp chiếm 151 triệu USD (chiếm 76% giá trị hàng xuất khẩu sang Mỹ) và hàng phi nông nghiệp đạt 47 triệu USD (24%). Năm 1996 xuất khẩu của ta sang Mỹ đạt 308 triệu USD, năm 1997 đạt 372 triệu USD. Bảng số 6:Thương mại hai chiều Việt-Mỹ (triệu USD) từ 1994 - 7/2000 1994 1995 1996 1997 1998 1999 1-7/1999 1-7/2000 % XK 50,4 200 308 372 519,5 601,9 283,4 448,2 164,8 58,15 NK 172 252 616 278 269,5 277,3 147,7 232,5 84,8 47,41 Tổng 222,4 452 924 650 789 879,2 431,7 680,7 249,6 57,9 (Nguồn: Hải Quan Hoa Kỳ) Xét về cơ cấu, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Mỹ trong thời kỳ 1994- 1997 chủ yếu thuộc nhóm nông, lâm, thuỷ- hải sản. Trong đó, cà phê chiếm phần lớn với kim ngạch 30 triệu USD năm 1994, 145 triệu năm 1995, 1996 và 108 triệu USD năm 1997. Hàng công nghiệp nhẹ bắt đầu xâm nhập và tăng trưởng nhanh nhưng vẫn chỉ mang tính giới thiệu sản phẩm. Năm 1995 kim ngạch hàng công nghiệp nhẹ đạt 20 triệu USD. Từ 1996 kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng giày dép, nguyên liệu khoáng sản tăng nhanh. Năm 1997 kim ngạch giày dép đạt 97 triệu USD. Trong năm 1994- 1995 nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chủ yếu là xuất khẩu thiếc. Năm 1996 ta bắt đầu xuất dầu thô sang Mỹ và đạt trị giá 81 triệu USD, năm 1997 đạt 52 triệu USD, năm 1998 đạt 66 triệu USD, năm 1999 có xu hướng giảm mạnh. Năm 1996 giá trị kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đạt 308 triệu USD, trong đó hàng nông nghiệp chỉ còn chiếm 46% và hàng phi nông nghiệp đã chiếm 54%. Bảng số 7: Kim ngạch buôn bán hai chiều Việt - Mỹ 1994 - 1997 (Đơn vị: triệu USD) 1994 1995 1996 1997 i. xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ 50,450 198,966 319,037 388,189 Hải sản 5,802 19,583 33,990 46,376 Cà phê, chè, gia vị 31,193 146,455 110,910 108,208 Ngũ cốc 4,506 5,845 20,955 Sản phẩm thịt, cá 10,477 Đường, bánh, kẹo 1,252 Dầu thô 1,105 80,650 36,670 Cao su và sản phẩm cao su 1,572 0,564 3,013 Sản phẩm da 0,490 0,896 0,502 0,493 May mặc 2,518 16,867 23,601 25,928 Giày dép 3,308 39,169 97,644 Hàng gốm 0,190 0,454 0,818 1,209 Hạt điều 7,585 15,386 ii. nhập khẩu từ Mỹ 172,223 252,860 616,047 277,787 Nhiên liệu 0,734 4,719 4,844 Hoá chất hữu cơ 1,379 2,467 6,100 4,891 Phân bón 16,533 35,909 52,259 8,943 Chất dẻo 2,004 4,057 7,381 7,392 Giấy và bột giấy 0,729 9,588 10,684 4,111 Bông 12,735 7,259 11,590 12,091 Giày dép 1,357 14,196 16,405 Nhôm 4,266 11,154 13,679 Thiết bị điện 14,624 24,583 42,114 43,942 Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi 16,484 65,025 67,667 53,251 Sản phẩm quang học, đo lường 3,621 8,691 12,375 15,258 Xe ô tô 6,245 37,138 23,742 19,920 ( Nguồn: Phòng Thông tin Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam ) Do chưa được hưởng quy chế Tối huệ quốc (MFN) nên hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ phải chịu các rào cản thuế quan và phi thuế quan. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Mỹ gồm thuỷ sản chiếm 15,6% kim ngạch xuất khẩu năm 1998, cà phê chiếm 18,54%, dầu thô chiếm 17%, gạo chiếm 8,38% và giày dép các loại chiếm 20,4%. Các nhóm hàng này chiếm đến 80% kim ngạch xuất khẩu và là các mặt hàng có hàm lượng chế biến thấp. Nhìn chung năm 1999 thương mại giữa hai nước tăng trưởng ổn định trong hoàn cảnh nền kinh tế toàn cầu đang diễn biến rất phức tạp. Xét về tổng kim ngạch thương mại song phương, Việt Nam hiện đang xếp thứ 72/227 nước có quan hệ buôn bán với Mỹ trên nhiều nước như Bulgaria, Ukraina, Slovenia mặc dù hàng Việt Nam hiện đang phải chịu mức thuế suất nhập khẩu cao hơn so với các nước này (nếu tính về kim ngạch xuất khẩu thì Việt Nam đứng cao hơn, tức là khoảng thứ 65/227 nước xuất khẩu vào Mỹ). Tuy nhiên so với ngay các nước trong khu vực ASEAN như Thái Lan (xuất khẩu đạt gần 14,3 tỷ USD), Philippines (12,4 tỷ USD) thì xuất khẩu của ta còn thua kém nhiều. Có nhiều lý do giải thích cho sự việc này, nhưng lý do nổi bật nhất vẫn là thuế suất nhập khẩu quá cao mà hàng xuất khẩu của ta cho đến nay vẫn phải chịu khi nhập khẩu vào Mỹ. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc đạt được khung pháp lý điều chỉnh quan hệ thương mại giữa hai nước. Xét riêng tháng 1/2000, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt 67,3 triệu USD so với 44,9 triệu USD cùng kỳ năm ngoái, đạt mức tăng trưởng 49,9%. Đây là một trong những mức tăng cao nhất trên thế giới (trung bình xuất khẩu của thế giới vào Mỹ tăng 22,26% trong tháng 1/2000; khu vực ASEAN tăng 8,01%). Mặc dù mức tăng trưởng này đạt được dựa trên cơ sở kim ngạch chưa cao nhưng đây là một tín hiệu tốt, thể hiện những phản ứng tích cực từ phía các doanh nghiệp đối với các diễn tiến trong quan hệ thương mại hai nước. Bảng số 8 :Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Mỹ (triệu USD) 1998 1999 1999/1998 1- 3/1999 1- 3/2000 Giày dép 114,9 145,7 26,8% 38,9 38,3 (0,6) (2,00) Cà phê, chè 147,6 117,7 - 20,26% 46,6 49,4 2,8 (6,00) Cá, hải sản 79,5 108,1 35,97% 18,9 27,6 8,5 44,97 Nhiên liệu khoáng 66,1 83,8 13,92% 9,4 26,9 17,5 186,17 (Nguồn: Thương vụ thuộc Sứ quán Việt Nam tại Mỹ) Xét theo mặt hàng, hàng xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ đa dạng dần về chủng loại (85 nhóm mặt hàng). Chiếm tỷ trọng cao nhất hiện nay là hàng giày dép và các bộ phận của giày dép. Năm 1999 nhóm hàng này đạt 145,7 triệu USD, tăng 26,8% so với cùng kỳ năm ngoái (114,9 triệu USD), chiếm tỷ trọng 24,2% tổng kim ngạch hàng xuất của ta sang Mỹ. Việt Nam hiện là nước xuất khẩu giày dép lớn thứ ba trong số các nước xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Quý I năm nay, giá trị hàng giày dép của ta xuất sang Mỹ đạt 38,3 triệu USD, giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Một thực tế là các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép hiện nay hầu hết là các doanh nghiệp FDI cho nên kim ngạch xuất khẩu cao nhưng phần giá trị của Việt Nam lại thấp so với các nhóm hàng xuất khẩu khác. Nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn thứ hai là cà phê (19,6%), chè gia vị. Nhóm hàng này có xu hướng phục hồi trong năm 1999, đạt 6% (49,4 triệu so với 46,6 triệu của năm 1998). Tuy vậy tình hình xuất khẩu đầu năm nay lại có dấu hiệu giảm sút so với 1999. Nhóm hàng hải sản (chủ yếu là tôm và một số loại cá) và nhiên liệu khoáng sản vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể (tương ứng 18% và 14% tổng giá trị hàng xuất khẩu của ta). Tuy nhiên mức tăng trưởng của nhóm hàng này khá cao đạt mức 44,9 triệu đối với hàng hải sản và 186,17 triệu đối với hàng nhiên liệu khoáng sản trong quý I/2000. Mỹ chưa phải là thị trường truyền thống của ta đối với mặt hàng này nhưng các yêu cầu chất lượng và kiểm dịch của Mỹ lại không chặt chẽ và khó khăn như của thị trường EU. Khả năng tăng trưởng xuất khẩu mạnh ở các mặt hàng này là không có trong tương lai gần vì phụ thuộc vào tiến trình đầu tư trang thiết bị cũng như mở rộng sản xuất nuôi trồng trong nước. Bảng số 9 : Các mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh (triệu USD) 1998 1999 1999/1998 1-3/1999 1-3/2000 % Muối, lưu huỳnh 1,1 4,4 300% 0,0 1,3 1,3 Đồ nội thất 1,3 4,0 207,69% 0,4 2 1,6 300 Dung cụ gia đình 0,3 1,3 333,33% 0,1 0,5 0,4 400 (Nguồn: Hải Quan Hoa Kỳ) Các mặt hàng muối, lưu huỳnh, đồ nội thất, dụng cụ gia đình mặc dù kim ngạch chưa cao nhưng thể hiện khả năng thâm nhập thị trường Mỹ. Do vậy ta cần chú ý định hướng cho doanh nghiệp củng cố thị phần để tận dụng khả năng xuất khẩu lớn khi được hưởng mức thuế MFN của Mỹ. II. Cơ hội thâm nhập thị trường Mỹ của hàng hoá Việt Nam . 1. Cơ hội xuất khẩu các mặt hàng chủ lực: Mỹ là nước lớn với dân số 271,8 triệu người và là một trong những nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất. Thế giới xem Mỹ là thị trường khổng lồ vì có sức mua lớn khoảng 7.000 tỷ USD/năm. GDP năm 1999 của Mỹ là 9.256 tỷ USD (gấp 300 lần Việt Nam ).Trên thế giới có 100 tập đoàn kinh tế làm ăn có hiệu quả nhất thì có 61 tập đoàn là của Mỹ. Theo số liệu của Bộ Thương mại thì năm 1999 kim ngạch xuất khẩu của Mỹ là 960 tỷ USD nhưng kim ngạch nhập khẩu của họ lên tới 1.230 tỷ USD, trong đó hàng dệt may khoảng 40 tỷ USD, hải sản 7,431 tỷ USD, cà phê 2,820 tỷ USD, dầu thô 35,192 tỷ USD và giày dép 13-14 tỷ USD. Mấy năm qua hàng Việt Nam vào Mỹ phần lớn phải chịu mức thuế cao tới 40% nhưng kim ngạch xuất khẩu của ta sang Mỹ vẫn tăng đáng kể. Theo số liệu của Hải quan Hoa Kỳ, năm 1994 kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mỹ ở mức 50,4 triệu USD nhưng đến 1996 đã lên đến 308 triệu USD và trong năm 1999 là 601,9 triệu USD, tăng gấp 12 lần, bình quân một năm tăng 64,2%, cao gấp gần 3 lần tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Có một số mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ đã đạt kim ngạch khá và tăng qua các năm như cà phê, giày dép, đồ thêu ren, rau quả, cao su...Việt Nam cũng xuất sang Mỹ dầu thô, hàng may mặc. thịt cá, hải sản tươi sống, sành sứ, gốm, đồ da, đồ bọc da, đồ gỗ gia dụng...Riêng mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ, trong 6 tháng đầu năm 2000 đã đạt gần 123 triệu USD, gấp 2,1 lần cùng kỳ năm 1999 và chiếm 22% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của nước ta. Ngân hàng thế giới (WB) nhận định khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực thì kim ngạch xuất khẩu và nhóm hàng hoá như gạo, dệt may, cà phê, hải sản... xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ có thể tăng từ 600 triệu USD hiện nay lên 800 triệu USD/năm. Hiện tại, các doanh nghiệp Việt Nam đã tranh thủ xuất khẩu sang thị trường Mỹ những mặt hàng có thuế suất nhập khẩu bằng “0” như cà phê, tôm đông lạnh, quế và cao su tự nhiên ngày càng nhiều (trung bình tăng 10%). Năm 1999 kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng này đạt gần 300 triệu USD. Những mặt hàng đang chịu mức thuế cao cũng được đưa nhanh vào thị trường Mỹ như giày dép năm 1995 mới xuất sang Mỹ được 7 triệu USD, đến năm 1996 lên đến 39 triệu USD, năm 1998: 111 triệu USD và hiện nay đã trở thành nước đứng thứ 12 trong số các nước xuất khẩu giày dép vào thị trường Mỹ; hàng dệt may xuất sang Mỹ cũng tăng khoảng 3- 4 lần, năm 1995 là 2,7 triệu USD, năm 1997 là 7 triệu USD và năm 1999 là 70 triệu USD...chắc chắn, khi Hiệp định thương mại có hiệu lực mức thuế các mặt hàng này sẽ giảm từ 1,5 đến 2 lần, hàng dệt may giảm từ 2,5 đến 10 lần, dầu mỏ giảm 4 lần, gạo giảm 3 lần. Các mặt hàng như dứa, mật ong của Việt Nam trước đây nhập vào Mỹ mức thuế thường cao gấp 10 lần so với các nước khác. Nhưng khi Hiệp định thương mại Việt- Mỹ cũng như những Hiệp định liên quan khác có hiệu lực, tất cả các mặt hàng có thuế suất cao sẽ giảm xuống ngang bằng mức thuế suất các nước khác có quan hệ tối huệ quốc, sẽ thực sự là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hoá của mình sang Mỹ vì khi đó hàng Việt Nam vào Mỹ thuế trung bình sẽ giảm từ 40% xuống 3%. Việc ký kết Hiệp định thương mại Việt- Mỹ tạo cơ hội cho hàng hoá Việt Nam thâm nhập thị trường Mỹ, đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, từ đó góp phần nâng kim ngạch xuất khẩu, cải thiện cán cân xuất nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Mỹ. * Hàng nông sản: Khi Hiệp định thương mại Việt- Mỹ có hiệu lực, ta sẽ thuận lợi hơn trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản. Mặt hàng rau tươi xuất sang Mỹ chênh lệch giữa có MFN và phi MFN là 10% và 50% nên khi có MFN, nước ta có thể xuất khẩu hàng chục triệu USD rau quả tươi sang Mỹ, nếu đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm nghiêm ngặt của Mỹ (Thuế suất của rau quả giảm từ 22 cent/kg xuống còn 1 cent/kg và quả tươi giảm từ 10 cent/kg xuống 0,4 cent/kg, chè xanh từ 20% xuống 7%). Hiện nay mỗi năm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ 30 triệu USD hạt điều. Các chuyên gia Bộ Thương mại dự đoán kim ngạch xuất khẩu hạt điều có thể tăng lên gấp đôi (60 triệu USD) nếu các doanh nghiệp sản xuất và chế biến mặt hàng này đáp ứng được đòi hỏi về chất lượng. Nước ta mỗi năm xuất sang Mỹ trên 100 triệu USD cà phê. Các nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam đã có kinh nghiệm trụ ở thị trường Mỹ nên khả năng xuất khẩu mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. * Hàng dệt may: Hiệp định thương mại Việt- Mỹ vừa được ký kết đã mở ra nhiều triển vọng mới cho ngành dệt may trong thời gian tới bởi Mỹ luôn đứng đầu các nước trên thế giới về nhập khẩu hàng dệt may. Theo tình hình hiện nay, sau khi Việt Nam được hưởng Quan hệ Thương mại bình thường, Việt Nam có thể xuất khẩu vào Mỹ với kim ngạch xấp xỉ 1 tỷ USD ngay từ năm đầu tiên nếu chuẩn bị tốt các điều kiện. Khả năng gia tăng kim ngạch xuất khẩu dệt may vào Mỹ có nhiều triển vọng do giá lao động thấp, các công ty Mỹ sẽ tìm kiếm nguồn hàng giá thành rẻ với số lượng lớn tiêu thụ ở Mỹ. Hiện nay, hàng dệt may Việt Nam với chất lượng cao và chủng loại phong phú đã được các thị trường khó tính Nhật và EU chấp nhận sẽ dễ dàng chinh phục khách hàng Mỹ nhất là khi thuế quan bị cắt giảm bởi quy chế NTR. Tuy nhiên, theo Bộ Thương mại, hàng dệt may là mặt hàng được bảo hộ cao bằng hàng rào thuế quan và hạn ngạch, trong quan hệ song phương sẽ là một trong những vấn đề nóng bỏng nhất. Nếu mở được thị trường này, hàng dệt may của Việt Nam theo khả năng sản xuất có thể thu hút được các nước khác đầu tư vào Việt Nam làm hàng xuất khẩu đi Mỹ. * Hàng giày dép: Mức tiêu thụ giày dép của Mỹ rất lớn, chỉ cần giành được 10% thị trường này cũng có thể đạt kim ngạch trên 1,5 tỷ USD, lớn hơn tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép mà Việt Nam có thể đạt được trong năm nay. Bà Châu Huệ Cẩm, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp nhận định với thị trường Mỹ, hàng da giày của Việt Nam có thể tham gia vào thị trường “thượng lưu” nếu đi kèm với mác của các hãng nổi tiếng như Adidas, Reebok. Còn với phân khúc thị trường “hạ lưu” thì phải cạnh tranh với hàng của Trung Quốc. Tuy vậy, thị trường Mỹ cũng không khó tính, nếu đã vào được thì khả năng trụ lại là không quá khó khăn. Nhận xét về khả năng tăng tốc của ngành Da Giày Việt Nam , một chuyên gia của Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Thương mại) khẳng định, với Hiệp định thương mại Việt- Mỹ, thuế suất thuế nhập khẩu từ mức 35% trước đây sẽ chỉ còn 20% đối với mặt hàng giày dép của Việt Nam sang Mỹ. Trước thời điểm Hiệp định thương mại Việt- Mỹ có hiệu lực, sản phẩm giày dép Việt Nam xuất khẩu tới hơn 40 nước, trong đó thị trường chủ yếu là các nuớc EU, Mỹ, Nhật. Việt Nam được đánh giá là một trong 5 nước có số lượng giày dép tiêu thụ nhiều nhất ở EU, do lợi thế giá rẻ, chất lượng và mẫu mã chấp nhận được với loại sản phẩm chủ yếu là giày thể thao. * Hàng thuỷ - hải sản: Thời gian qua, Mỹ luôn luôn là một trong những thị trường lớn nhất nhập khẩu các mặt hàng thuỷ, hải sản của Việt Nam như tôm sú, điệp, nghêu, cá tra, cá đồng, cá basa đông lạnh và chỉ đứng thứ 2 sau Nhật trong danh sách 10 thị trường có thị phần cao nhất của hàng thuỷ, hải sản Việt Nam . Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của nước ta sang Mỹ tăng nhanh trong những năm gần đây: từ 39 triệu USD năm 1997 lên 80 triệu USD năm1998 và 129 triệu USD năm 1999. Trong 8 tháng đầu năm nay, lượng thuỷ sản của ta xuất khẩu sang Mỹ đạt trị giá 206,6 triệu USD. Ước tính, tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này trong cả năm nay sẽ đạt trên 250 triệu USD. 2. Dự báo kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ giai đoạn 2000- 2010: Bảng số 10 : Số liệu dự báo xuất khẩu Việt Nam vào Hoa Kỳ 2010 ( Đơn vị: triệu USD) Stt Mặt hàng Xuất khẩu Việt Nam vào Mỹ Nhập khẩu Mỹ từ các nước Nhập khẩu Mỹ từ Việt Nam Tăng xuất khẩu Việt Nam vào Mỹ Tăng xuất khẩu Việt Nam vào Mỹ Xuất khẩu Việt Nam vào Mỹ Nhập khẩu Mỹ từ các nước Thị phần Việt Nam tại Mỹ Tăng nhập khẩu Mỹ từ các nước Tăng xuất khẩu Việt Nam vào Mỹ 1998 1998 2000 2005 2005/2000 2010 2010 2010 2010/1998 2010/ 2005 1 Giày dép 115 13879 230 1000 435% 1500 18000 8,33% 13% 150% 2 Hàng may mặc 35 50000 84 1000 1190% 1500 60000 2,50% 120% 150% 3 Máy móc 1 281000 30 1000 3333% 1500 40000 0,38% 142% 150% 4 Hàng điện tử 1 50000 1 500 50000% 1500 60000 2,50% 120% 200% 5 Hàng khác 20 420722 50 500 1000% 1000 50000 0,20% 119% 200% 6 Đồ chơi 1 17839 1 500 50000% 1000 20000 5,00% 112% 200% 7 Nông sản chế biến 10 10000 62 100 161% 500 12000 4,17% 120% 500% 8 Đồ gỗ 1 16771 10 300 3000% 500 20000 2,50% 119% 167% 9 Thuỷ sản 100 6717 200 200 100% 600 8000 7,50% 119% 300% 10 Sành sứ 2 3364 10 100 1000% 300 4000 7,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKQ55.doc
Tài liệu liên quan