Đề tài Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ và đánh giá năng lực năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ

Tài liệu Đề tài Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ và đánh giá năng lực năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ: Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ và đỏnh giỏ năng lực năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ Mục lục Trang Lời nói đầu Chương I. Lí luận chung về năng lực cạnh tranh và tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ 1 1.1 Lí luận chung về năng lực cạnh tranh 1 1.1.1 Năng lực cạnh tranh là gì 1 1.1.2 Các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh 2 1.1.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia 2 1.1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh ngành hàng 3 1.1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm 4 1.2 Bối cảnh và xu thế cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu trên thế giới 6 1.2.1 Tình hình thị trường thuỷ sản trên thế giới 6 Các thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn 9 1.2.2.1 Thị trường Mỹ 10 1.2.2.2 Thị trường Nhật Bản 11 1.2.3 Các nước xuất khẩu thuỷ sản lớn trên thế giới và xu thế cạnh tranh về xuất khẩu thuỷ sản giữa c...

doc107 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1167 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ và đánh giá năng lực năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ và đỏnh giỏ năng lực năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ Mục lục Trang Lời nói đầu Chương I. Lí luận chung về năng lực cạnh tranh và tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ 1 1.1 Lí luận chung về năng lực cạnh tranh 1 1.1.1 Năng lực cạnh tranh là gì 1 1.1.2 Các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh 2 1.1.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia 2 1.1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh ngành hàng 3 1.1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm 4 1.2 Bối cảnh và xu thế cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu trên thế giới 6 1.2.1 Tình hình thị trường thuỷ sản trên thế giới 6 Các thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn 9 1.2.2.1 Thị trường Mỹ 10 1.2.2.2 Thị trường Nhật Bản 11 1.2.3 Các nước xuất khẩu thuỷ sản lớn trên thế giới và xu thế cạnh tranh về xuất khẩu thuỷ sản giữa các nước này 13 1.2.3.1 Thái Lan 14 1.2.3.2 Trung Quốc 15 1.3. Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. 18 1.3.1 Vị trí ngành thuỷ sản xuất khẩu trong xuất khẩu nói chung 18 1.3.1.1 Tổ chức xuất khẩu thuỷ sản 20 1.3.1.2 Các thị trường xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam 24 1.3.2 Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam 27 Chương II. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ và đánh giá năng lực năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ 29 2.1Bức tranh chung về thị trường thuỷ sản Mỹ 29 2.1.1 Thị hiếu tiêu dùng và tập quán kinh doanh của người Mỹ 29 2.1.1.1 Thị hiếu tiêu dùng của người Mỹ 29 2.1.1.2 Tập quán kinh doanh của người Mỹ 31 2.1.2 Các sản phẩm thuỷ sản trong và ngoài nước được người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng 33 2.1.3 Các quốc gia chủ yếu về xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ 39 2.1.3.1 Canada 40 2.1.3.2 Thái Lan 42 2.1.3.3 Trung Quốc 43 2.1.4 Chính sách thương mại và hệ thống luật pháp Mỹ liên hệ trực tiếp đến ngành thuỷ sản 45 2.2 Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong những năm gần đây 48 2.2.1 Kết quả xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Mỹ trong thời gian qua 48 2.2.2 Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thuỷ sản mạnh sang Mỹ 50 2.2.3 Các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu chính 52 2.2.3.1 Mặt hàng tôm: 53 2.2.3.2 Mặt hàng cá đông lạnh 55 2.2.3.3 Thuỷ sản khác 57 2.2.4 Vấn đề thương hiệu, uy tín và an toàn thực phẩm của hàng thuỷ sản xuất khẩu sang Mỹ 58 2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ 61 2.3.1 Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia 62 2.3.2 Năng lực cạnh tranh cấp ngành 66 2.3.3 Năng lực cạnh tranh cấp sản phẩm 69 Chương III. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của thủy sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ 72 3.1 Giải pháp về nguồn hàng 72 3.1.1 Nâng cao năng lực khai thác và nuôi trồng thuỷ sản 72 3.1.2 Nâng cao năng lực chế biến 77 3.1.3 Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm 79 3.2 Giải pháp về thị trường 82 3.2.1 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ xuất khẩu. 82 3.2.2 Phát huy vai trò của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) trong việc hỗ trợ xuất khẩu. 82 3.3.3 Thay đổi thuế và thành lập quỹ tín dụn_ hỗ trợ xuất khẩu 83 3.3.4 Chú trọ9‘Ămở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh của hàng thuỷ sản trên thị trường Mỹ. 83 3.3 Giải pháp về phân phối sản phẩm 84 3.3.1 Hiểu rõ các chính sách thương mại và nắm chắc hệ thống pháp luật trong ngành thuỷ sản Mỹ 84 3.3.2 Giải quyết tốt vấn đề thương hiệu sản phẩm 85 3.3.3 Lựa chọn kênh phân phối hiệu quả nhất 87 3.3.4 Thực hiện tốt mối quan hệ ngoại giao 87 Kết luận Tài liệu tham khảo Lời nói đầu Trong dự thảo Luật Thủy sản lần thứ 12 đã được Quốc hội thông qua ngày 11/11/2003 và sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2004, Đảng và Nhà nước ta đã xác định ngành Thuỷ sản l!ẳmột ngàkh kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân. Với đường bờ biển dài hơn 3000 km, hệ thống sông ngòi ao hồ dày đặc, hơn 4 triệu lao động nghề cá, tiềm năng phát triển ngành thuỷ sản của Việt Nam là rất lớn. Đóng góp trên 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước năm 2002, đưa Việt Nam đứng vào hàng thứ 11 trong số các nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới năm 2000, xuất khẩu thuỷ sản đã trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong điều kiện hiện nay khi đất nước đang trên đà phát triển, mở cửa kinh tế hội nhập với khu vực và thế giới. Đây là hướng đi rất đúng đắn của Đảng và nhà nước ta vì xuất khẩu thuỷ sản phù hợp với khả năng của Việt Nam, phát huy được lợi thế so sánh khi cạnh tranh với các nước khác. Các thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn của Việt Nam là Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc và EU. Lô hàng thuỷ sản Việt Nam đầu tiên cập cảng nước Mỹ vào tháng 7/1994, sau 4 tháng Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận kinh tế với Việt Nam, mở ra cho thuỷ sản Việt Nam một thị trường mới đầy hứa hẹn. Từ đó đến nay, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ không ngừng tăng lên, đặc biệt là sau khi “Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ” được ký kết (7.2000) và chính thức có hiệu lực (10/12/2001), Việt Nam đã được hưởng Quy chế Tối huệ quốc của Mỹ. Từ năm 2001, Mỹ đã trở thành bạn hàng lớn nhất của Việt Nam về xuất khẩu thuỷ sản. Đây là một thị trường không chỉ phong phú về nhu cầu nhập khẩu hàng thuỷ sản mà giá nhập khẩu cũng cao hơn các thị trường khác, và lượng nhập khẩu cũng lớn vào hàng đầu thế giới. Hơn nữa thị trường này cũng không khắt khe như thị trường EU về các yêu cầu kiểm dịch vệ sinh an toàn thực phẩm hay dư lượng kháng sinh đối với thuỷ sản nhập khẩu. Xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ đúng là có rất nhiều thuận lợi và thị trường này thật sự là một mảnh đất màu mỡ, tuy nhiên cũng chính vì thế nên nó vô cùng hấp dẫn, là mục tiêu của rất nhiều các quốc gia, không phải chỉ dành riêng cho Việt Nam. Hiệp định thương mại Việt Mỹ mở ra cho ngành thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam rất nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức trong đó thách thức lớn nhất là tính cạnh tranh quyết liệt tại thị trường này. Đặc biệt khi chúng ta mới chỉ nổi lên ở Mỹ từ 2 năm nay, chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm như các nước đi trước như Thái Lan, Trung Quốc là hai cường quốc về xuất khẩu thuỷ sản và là các nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất vào Mỹ. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu là rất cần thiết và vô cùng quan trọng, nó sẽ là vũ khí quyết định khả năng tồn tại, đứng vững của doanh nghiệp. Đây không chỉ là nhiệm vụ của riêng doanh nghiệp mà của cả chính phủ và tất cả những ai quan tâm đến sự phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam. “Làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ?”, đây một câu hỏi lớn cho tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Hi vọng bài khoá luận tốt nghiệp này có thể trả lời được phần nào câu hỏi đó với các nội dung sau: Chương I. Lí luận chung về năng lực canh tranh và tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ, trong đó có nêu cả khái quát về tình hình xuất nhập khẩu thuỷ sản trên thế giới và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong những năm qua. Chương II. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ và đánh giá năng lực năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ, phản ánh thực trạng các mặt hàng thuỷ sản được người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng, các nước xuất khẩu thuỷ sản chính vào Mỹ với các sản phẩm thế mạnh, kinh nghiệm của các nước, từ đó so sánh và đánh giá năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam so với các nước đó. Chương III. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của thủy sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Thạc sĩ Trần Việt Hùng, các thầy cô giáo khoa Kinh tế ngoại thương, Trung tâm thông tin Bộ Thuỷ sản (10 Nguyễn Công Hoan, Hà Nội), công ty TNHH Minh Phú (tỉnh Cà Mau) đã giúp đỡ em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Chương I. Lí luận chung về năng lực cạnh tranh và tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ 1.1 Lí luận chung về năng lực cạnh tranh 1.1.1 Năng lực cạnh tranh là gì Ngày nay chúng ta đang sống trong một môi trường siêu cạnh tranh, tức là một môi trường có mức độ cạnh tranh rất khốc liệt và liên tục gia tăng. Vậy cạnh tranh là gì và năng lực cạnh tranh là gì? Cạnh tranh trên thị trường hàng hoá (sau đây gọi tắt là cạnh tranh) là việc đấu tranh hoặc giành giật của một số đối thủ về khách hàng, thị trường hoặc nguồn lực của các tổ chức. Năng lực cạnh tranh là một khái niệm phức tạp, hiện nay năng lực cạnh tranh được chia theo các cấp khác nhau, ít nhất bao gồm 3 cấp độ là: Năng lực cạnh tranh quốc gia xét trong quan hệ giữa các quốc gia trên phạm vi toàn cầu. Năng lực cạnh tranh công ty (hay doanh nghiệp) xét trong quan hệ giữa các tập đoàn công ty, giữa các ngành hàng. Năng lực cạnh tranh sản phẩm xét trong quan hệ với các sản phẩm cùng loại hoặc có khả năng gây tranh chấp trên thị trường trong và ngoài nước. Theo diễn đàn kinh tế thế giới (WEF): “Năng lực cạnh tranh của một quốc gia là khả năng đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế tương đối bền vững và các đặc trưng kinh tế khác”. Từ đó có thể mở rộng khái niệm năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho một ngành hàng: “Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của một ngành hàng là khả năng một chủ thể tạo ra và duy trì lợi nhuận và thị phần tại các thị trường ngoài nước mà tại đó có nhiều chủ thể khác cùng tham gia kinh doanh ngành hàng đó, thông qua việc tận dụng lợi thế so sánh về chi phí sản xuất và năng suất và một loạt các nhân tố đặc trưng khác của ngành”. Việc đạt tới một sự tăng trưởng về thị phần đòi hỏi một sự phối hợp xác đáng các yếu tố vĩ mô và vi mô thông qua việc định hướng một cách tích cực đối với sức cạnh tranh của mặt hàng. Năng lực cạnh tranh của ngành hàng thuỷ sản có thể hiểu là khả năng mà ngành thuỷ sản đạt mức tăng trưởng, tạo việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế, thông qua một chiến lược sản xuất, chế biến và xúc tiến thương mại hợp lí. 1.1.2 Các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh Như đã trình bày ở trên, tuỳ theo từng cấp độ khác nhau mà người ta đưa ra các khái niệm khác nhau về năng lực cạnh tranh, do đó các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh dưới mỗi cấp độ cũng khác nhau. Về năng lực cạnh tranh quốc gia, thì có 3 nhóm chỉ tiêu chính để đánh giá, đó là môi trường kinh tế vĩ mô, khoa học công nghệ và thể chế kinh tế. (Trong những năm trước để đánh giá năng lực cạnh tranh của một quốc gia người ta phân thành 8 nhóm chỉ tiêu với 500 tiêu chí khác nhau. 8 nhóm đó là độ mở của nền kinh tế, vai trò hoạt động của chính phủ, hoạt động tài chính, công nghệ, kết cấu hạ tầng, quản trị nguồn nhân lực, lao động, thể chế pháp luật). Về năng lực cạnh tranh ngành hàng, có các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh là lợi thế so sánh, năng suất lao động, sản phẩm… Về năng lực cạnh tranh sản phẩm, thì người ta lại chú ý đến các chỉ tiêu giá cả, chất lượng, quy mô thị trường. Cụ thể như sau: 1.1.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia a) Môi trường kinh tế vĩ mô Môi trường vĩ mô là các hệ thống chính sách, quan điểm, công cụ, biện pháp và chủ trương mà Nhà nước can thiệp vào nhằm gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và kinh doanh theo chiều hướng tích cực và có lợi nhất. Những chỉ tiêu này cụ thể hơn bao gồm các chính sách về thuế quan như hệ thống thuế quan, hàng rào phi thuế quan, các chính sách về xuất nhập khẩu, chính sách về tỷ giá hối đoái, mức độ can thiệp của Nhà nước, năng lực và quy mô của Chính phủ, những chính sách tài khoá, các chỉ tiêu liên quan đến tài chính như khả năng thực hiện các hoạt động trung gian tài chính, rủi ro tài chính, đầu tư và tiết kiệm, các chỉ tiêu về kết cấu hạ tầng như giao thông liên lạc, kho tàng bến bãi, các chỉ tiêu về quản trị, lao động… b) Khoa học và công nghệ Khoa học và công nghệ liên tục được nhắc đến như là chìa khoá cho sự thành công của mỗi quốc gia. Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế tri thức đang dần chiếm vị trí thống lĩnh thì khoa học công nghệ đặc biệt là sự phát triển của mạng lưới thông tin Internet trở thành yếu tố quan trọng bậc nhất. Đối với các quốc gia đang phát triển, thì việc đầu tư vào khoa học và công nghệ để thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một bước tiến chiến lược vững chắc trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia trên trường quốc tế. Các chỉ tiêu về khoa học công nghệ bao gồm những chỉ tiêu về năng lực phát triển công nghệ trong nước (công nghệ thông tin và viễn thông, công nghệ sinh học, công nghệ sản xuất, khai thác v.v…), khai thác công nghệ thông qua đầu tư nước ngoài, hoặc phát triển công nghệ thông qua các kênh chuyển giao công nghệ. c)Thể chế công Thể chế công được đánh giá bằng các chỉ tiêu chi tiết hơn như hệ thống pháp luật, tình hình chống tham nhũng và chống tội phạm có tổ chức, các thể chế pháp lý, các luật và các văn bản pháp quy khác. 1.1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh ngành hàng a) Lợi thế so sánh Lợi thế so sánh là một yếu tố rất quan trọng có ý nghĩa quyết định đến năng lực cạnh tranh của một quốc gia, một doanh nghiệp cũng như một ngành hàng. Đó là tập hợp tất cả các yếu tố tạo ra sức cạnh tranh cho sản phẩm bao gồm nguồn nhân lực, vật lực và điêù kiện tự nhiên. Ngoài ra còn có thể kể đến các yếu tố khác là nhân tố đầu vào và các chi phí nội bộ ngành cũng như hệ số chi phí nguyên vật liệu. b) Năng suất lao động Một sản phẩm được tạo ra với năng suất lao động cao sẽ có năng lực cạnh tranh cao hơn so với sản phẩm khác cùng loại nhưng được tạo ra với năng suất lao động thấp hơn. Điêù này được giải thích với cùng một chi phí như nhau, năng suất lao động cao hơn sẽ tạo ra được nhiều sản phẩm hơn mà chất lượng vẫn như thế, như thế sẽ tạo ra được những sản phẩm có giá thành thấp hơn và hiển nhiên là được người tiêu dùng lựa chọn. Năng suất lao động bao hàm các khái niệm giá trị sản phẩm và hiệu quả mà nó mang lại. c) Sản phẩm Trước hết phải kể đến chất lượng của sản phẩm. Đối với tất cả các sản phẩm nói chung và hàng thuỷ sản nói riêng, đây được coi là yếu tố then chốt quyết định đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Nhất là trong điêù kiện quốc tế hiện nay, khi mà mức sống ngày càng được nâng cao, thì yếu tố chất lượng trở thành yếu tố hàng đầu chứ không phải là yếu tố số lượng. Hơn nữa, yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng tăng và đa dạng, các quốc gia cũng sử dụng các hàng rào phi thuế quan ngày một nhiều hơn với yếu tố chất lượng sản phẩm như một công cụ để bảo hộ sản xuất trong nước. Chất lượng của sản phẩm là kết quả tổng hoà của các khâu khác nhau trong quá trình sản xuất. Đối với mặt hàng thuỷ sản, việc nâng cao chất lượng được thực hiện bởi việc áp dụng nhất loạt các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, các quy định về kiểm dịch và đặc biệt là hệ thống HAACP. Tiếp theo là tính đa dạng hoá của mặt hàng. Việc đa dạng hoá mặt hàng luôn là một động thái chiến lược nhằm nâng cao tối đa tính thích nghi của ngành hàng đối với sự thay đổi và đặc điểm khác nhau của các thị trường mục tiêu. Nhờ đó, nó còn giúp cho việc mở rộng thị trường, thâm nhập các thị trường mới và bao được nhiều các phân đoạn thị trường khác nhau. 1.1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm a) Giá cả Các nhà sản xuất luôn hiểu rằng, sản phẩm làm ra có mức giá phải chăng, rẻ hơn đối thủ cạnh tranh trong khi chất lượng như nhau thì sẽ có năng lực cạnh. Giá cả luôn là yếu tố quyết định cuối cùng xét trong tầm vĩ mô. Muốn giảm giá bán thì doanh nghiệp phải tăng năng suất, giảm các chi phí phụ có trong giá thành sản phẩm. Điều này lại liên quan đến năng lực quản lí của doanh nghiệp, trình độ kĩ thuật công nghệ, nguồn nhân lực v.v… Một ví dụ dễ thấy về mặt hàng Cá tra và cá basa của Việt Nam có giá cả phù hợp, chất lượng tốt đã thể hiện rõ thế mạnh của mình trên thị trường Mỹ trong vài năm trở lại đây. b) Chất lượng Đời sống nâng cao, người tiêu dùng cũng đòi hỏi những sản phẩm có chất lượng cao hơn. Chất lượng sản phẩm phân đoạn thị trường. Đặc biệt với những nước phát triển như Mỹ, các nước EU, Nhật Bản, thu nhập trung bình của người dân rất cao thì yếu tố chất lượng, và lại là chất lượng hàng thuỷ sản (thực phẩm), được đặt lên hàng đầu trước khi bàn đến vấn đề giá. Nâng cao chất lượng sản phẩm luôn là phương châm của các nhà sản xuất biết nhìn xa trông rộng c) Quy mô thị trường Quy mô thị trường cũng là một yếu tố quan trọng đánh giá năng lực cạnh tranh của một sản phẩm. Một sản phẩm có quy mô thị trường lớn ắt có năng lực cạnh tranh cao. Càng mở rộng thị phần, sản phẩm càng có chỗ đứng vững vàng hơn, càng thể hiện được vị trí của sản phẩm trên thị trường. Như vậy, có rất nhiều các yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh, sự phân chia các yếu tố riêng lẻ tác động đến năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh ngành hàng hay năng lực cạnh tranh sản phẩm cũng chỉ có ý nghĩa tương đối bởi vì tổng hoà các yếu tố đó sẽ tác động đến năng lực cạnh tranh nói chung với các mức độ khác nhau và trên các phương diện khác nhau. Phần tiếp theo của chương, tôi xin trình bày về bối cảnh và xu thế cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu trên thế giới để có thể có một cái nhìn sắc nét hơn về khái niệm năng lực cạnh tranh nói chung và cái nhìn tổng thể về năng lực cạnh tranh về mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu trên thế giới nói riêng. 1.2 Bối cảnh và xu thế cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu trên thế giới Tình hình thị trường thuỷ sản trên thế giới Hình1.1: Sản lượng thủy sản thế giới (Triệu tấn) Hình 1.2: Giá trị thương mại thuỷ sản thế giới (tỷ USD) Nguồn: Tạp chí TT khoa học và công nghệ thuỷ sản số 6/2003 Hiện nay các sản phẩm thuỷ sản được tiêu thụ một cách rộng rãi trên thế giới. Hơn 1/3 sản lượng thuỷ sản (cả khai thác và nuôi trồng) được tiêu thụ trên thị trường quốc tế. Các nước đang phát triển hiện là những nước cung cấp chính, chiếm khoảng 50% trong tổng khối lượng xuất khẩu trên thị trường thế giới. Việc buôn bán các sản phẩm thuỷ sản là nguồn thu ngoại tệ quan trọng đối với các nước đang phát triển. Nguồn thu ngoại tệ thực từ các sản phẩm thuỷ sản (không kể chi phí và thuế) của những nước này tăng từ 4 tỷ USD năm 1981 lên 17,7 tỷ USD năm 2001, cao hơn so với lượng xuất khẩu thực từ các sản phẩm nông nghiệp khác như gạo, cacao, thuốc lá và chè. Trung Quốc và Thái Lan là hai nước xuất khẩu chính trên thế giới với giá trị xuất khẩu của mỗi nước là 4 tỷ USD. Năm 2001, tổng lượng nhập khẩu các sản phẩm thuỷ sản trên thế giới giảm nhẹ về mặt giá trị xuống còn 59.300 triệu USD trong đó lượng nhập khẩu của các nước phát triển chiếm hơn 80% với Nhật Bản và Mỹ là 2 nước nhập khẩu chính. Về mặt giá trị tôm là mặt hàng quan trọng nhất, chiếm khoảng 19% trong thương mại quốc tế. Về tiêu thụ thuỷ sản, so với thuỷ sản đã chế biến, thuỷ sản tươi vẫn được ưa chuộng trên thị trường. Khối lượng tiêu thụ sản phẩm tươi tăng từ 24,9 triệu tấn năm 1998 lên 57 triệu tấn năm 2001. Thuỷ sản đã chế biến (đông lạnh, khô và đóng hộp) tăng từ 46 triệu tấn (tương đương trọng lượng sống) năm 1998 lên hơn 50 triệu tấn vào năm 2001. Tăng trưởng chủ yếu là mặt hàng thuỷ sản đông lạnh tăng từ 24 triệu tấn năm 1998 lên 27 triệu tấn năm 2001. Tuy nhiên điều đáng chú ý là sản lượng thuỷ sản đông lạnh không tăng trong 3 năm qua. Sản phẩm thuỷ sản đóng hộp tăng nhẹ từ 12 triệu tấn đến 13 triệu tấn. Khối lượng sản phẩm khô (bao gồm các phương pháp chế biến truyền thống như hun khói, muối, sấy khô…) giảm trong nhiều năm. Việc phát triển khoa học và công nghệ cùng với những giây chuyền làm lạnh tiên tiến và sử dụng lò vi sóng làm ra các sản phẩm thuận tiện, ăn liền và các sản phẩm giá trị gia tăng khác đang ngày càng gia tăng. Trong tổng số sản lượng thuỷ sản, chỉ 25% được bán ra dưới dạng tươi sống trong khi 75% là dùng để chế biến. Trong tổng số 75 % lượng thuỷ sản chế biến này, 40% được chế biến thành bột cá và dầu cá, 60% được chế biến thành thực phẩm cho người. Trong những năm qua, sản lượng bột cá rất ổn định (chiếm 30% trong tổng sản lượng). Sản lượng khai thác dùng để chế biến bột cá cao nhất chiếm tới 38% vào năm 1970 nhưng lại giảm xuống nhanh chóng còn 27% vào năm 1973 do hiện tượng El Ninô ở ngoài khơi vùng biển Nam Mỹ và từ đó đến nay vẫn chưa được khôi phục. Về xuất khẩu thuỷ sản, trong những năm gần đây, xuất khẩu cá và các sản phẩm thuỷ sản trên thế giới (bao gồm bột cá và dầu cá) tăng lên đáng kể với giá trị tăng từ 7 tỷ USD năm 1976 lên tới 56 ty USD năm 2001. Các nước đang phát triển đóng vai trò quan trọng trong buôn bán thương mại và lượng xuất khẩu chiếm gần 50% trong tổng lượng xuất khẩu trên thế giới. Năm 2000 và 2001, lượng xuất khẩu của những nước này cao hơn ít so với các nước phát triển và xu hướng sẽ tiếp tục còn tăng cao hơn, đặc biệt là trong tình hình nguồn lợi khó khăn của các nhà xuất khẩu thuỷ sản chính ở các nước phát triển. Về nhập khẩu thuỷ sản, tổng nhập khẩu các sản phẩm thuỷ sản thế giới giảm nhẹ trong năm 2001 về giá trị đạt 59.300 triệu USD. Các nước phát triển chiếm hơn 80% tổng nhập khẩu sản phẩm thuỷ sản. Nhật Bản vẫn là nước nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới chiếm 22% tổng nhập khẩu thuỷ sản của thế giới, mặc dù đã giảm thị phần từ mức 30% trước đây của nước này. Nhập khẩu các sản phẩm thuỷ sản của Nhật Bản đã giảm do tình trạnh nền kinh tế suy yếu kéo dài. EU tăng hơn nữa nhập khẩu thuỷ sản vì nguồn cung cấp thuỷ sản của họ phụ thuộc vào nhập khẩu. Nhập khẩu của EU chiếm 35% giá trị nhập khẩu của thế giới. Mỹ vừa là nước xuất khẩu lớn thư 4 thế giới vừa là nước nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ 2 trong năm 2001, với giá trị đạt 10.200 triệu USD, chiếm 17%. Về các mặt hàng thuỷ sản chính, tôm là mặt hàng quan trọng nhất, chiếm 19% giá trị thương mại thuỷ sản thế giới. Tôm đã giữ ổn định tỷ trọng này trong suốt 20 năm qua mặc dù đã có những bước thăng trầm đáng kể về nguồn cung cấp thuỷ sản trên thị trường thế giới. Cá đáy cũng là mặt hàng quan trọng thứ hai, chiếm tỷ trọng 11% trị giá thương mại thuỷ sản thế giới. Cá ngừ là mặt hàng quan trọng thứ ba, chiếm tỷ trọng 9%. Ngoài ra còn có cá hồi là mặt hàng quan trọng, đã tăng xuất khẩu trong mấy năm qua, đạt 7% năm 1999 và 9% năm 2000 vì ngành công nghiệp nuôi cá ngừ tăng trưởng mạnh ở Nauy và Chilê. Các thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn Như đã trình bày ở trên, Mỹ và Nhật Bản là hai thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới. Chỉ tính riêng 2 nước này, giá trị thuỷ sản nhập khẩu đã chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản của thế giới. Trước khi tìm hiểu một số thị trường cụ thể như thị trường Mỹ và thị trường Nhật Bản, chúng ta cùng tìm hiểu những nét khái quát về tình hình nhập khẩu thuỷ sản của toàn thế giới. Bảng 1.1: Giá trị nhập khẩu thuỷ sản thế giới thời kì 1991- 2000 Năm Giá trị NK thuỷ sản (tỷ USD) % tăng, giảm so với năm kế trước 1991 43,6 1992 45,4 +4,1 1993 44,6 -1,7 1994 51,1 +14,5 1995 56,0 +9,8 1996 57,2 +2,1 1997 56,6 -1,1 1998 55,1 -2,7 1999 57,6 +4,5 2000 60,0 +4,1 Nguồn: Tạp chí khoa học và công nghệ thuỷ sản số 8/2003 Theo công bố của FAO, giá trị nhập khẩu thuỷ sản năm 2000 đạt 60 tỷ USD, tăng 4,1% so với mức năm 1999, 4,9% so với mức năm 1996 và 37,6% so với mức năm 1991. Diễn biến giá trị nhập khẩu thuỷ sản thế giới thời kỳ 1991- 2000 như ở bảng 2. Cuộc khủng hoảng tài chính ở khi vực Đông á và Đông Nam á năm 1997 ảnh hưởng rất lớn tới nhập khẩu thuỷ sản thế giới. Tuy nhiên, tới năm 1999 gía trị đã vượt mức cao của năm 1996 và tiếp tục tăng trưởng với mức trên 4%/năm. Diễn biến giá trị nhập khẩu thuỷ sản thế giới thập kỉ 1991- 2000 vừa qua cho thấy nó luôn luôn biến động, tăng giảm đan xen rất khó có thể dự báo chính xác được. 1.2.2.1 Thị trường Mỹ Mỹ là một nước nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ hai trên thế giới sau Nhật Bản với trị giá nhập khẩu trên 8 tỷ USD/năm. Năm 2000, Mỹ nhập khẩu thuỷ sản từ 130 nước trên thế giới với khối lượng 1,6 triệu tấn, giá trị đạt khoảng 10 tỷ USD. Năm 2002 Mỹ nhập khẩu khoảng 2 triệu tấn thuỷ sản với giá trị cũng đạt tương đương 10 tỷ USD. Người tiêu dùng Mỹ sử dụng xấp xỉ 8% tống sản lượng thuỷ sản của thế giới, trong đó hơn một nửa từ nhập khẩu. Mỹ có khoảng 1300 nhà máy chế biến thuỷ sản với trang bị hiện đại, đóng góp khoảng 25 tỷ USD vào tổng thu nhập quốc dân. Có thể khẳng định Mỹ là thị trường tiềm năng rất lớn đối với xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Các mặt hàng thuỷ sản được dân chúng Mỹ ưa chuộng là tôm, cá nước ngọt, phi lê tươi và đông lạnh như cá basa, cá tra, tôm hùm sống, tươi và ướp lạnh, cá ngừ nguyên con ướp đông lạnh, cá ngừ đóng hộp, cá hồi nguyên con tươi và ướp lạnh. Cụ thể các mặt hàng này được tiêu dùng như thế nào ở thị trường Mỹ sẽ được trình bày cụ thể ở chương II phần I (Bức tranh chung về thị trường thuỷ sản Mỹ) Các quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ là Thái Lan, ấn Độ, Ecuađo, Trung Quốc v.v… Khi xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ, Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh rất gay gắt với hàng thuỷ sản của các nước này chẳng những về chất lượng, giá cả mà còn về phương thức thanh toán. Chẳng hạn, hàng thuỷ sản Việt Nam thường xuất khẩu theo điều kiện FOB, thời hạn thanh toán trả tiền ngay, trong khi đối thủ cạnh tranh của ta chào giá CFR thời hạn trả tiền 30 – 60 ngày kể từ khi cấp vận đơn. Bên cạnh đó hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ còn vấp phải sự cạnh tranh của chính hàng thuỷ sản trong nước Mỹ vì sản lượng thuỷ sản người Mỹ tự cung cấp rất lớn gần một nửa nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản trong nước. 1.2.2.2 Thị trường Nhật Bản Bảng 1.2: Khối lượng và giá trị hàng thuỷ sản nhập khẩu Nhật Bản thời kì 1991- 2001 Năm Khối lượng nhập khẩu (1000T) % tăng, giảm so với năm kế trước Giá trị nhập khẩu (triệu USD) % tăng, giảm so với năm kế trước 1991 2846 12.519 1992 2970 +6,0 13.254 +6,0 1993 3124 +7,6 14.572 +10,3 1994 3295 +6,4 16.648 +14,8 1995 3582 +8,5 18.307 +10,2 1996 3450 -3,6 17.588 -3,8 1997 3411 -1,2 16.090 -8,5 1998 3103 -8,2 13.291 -16,8 1999 3415 +10,0 15.266 +14,7 2000 3544 +4,1 15.513 +2,0 2001 3590 +1,0 15269 -1,6 Nguồn: Tạp chí khoa học và công nghệ thuỷ sản số 8/2003 Hàng năm, Nhật Bản khai thác được 7 triệu tấn thuỷ sản các loại và hơn 1 triệu tấn là thu được từ nuôi trồng, nhưng Nhật Bản vẫn phải nhập khẩu từ 3,5 đến 4 triệu tấn thuỷ sản để đáp ứng nhu cầu rất cao trong nước. Mức tiêu thụ trung bình về thuỷ sản là 65,2kg/người.năm, với dân số 126 triệu người, hàng năm Nhật Bản tiêu thụ 8,2 triệu tấn thuỷ sản. Đây là một con số khổng lồ. Trong vài thập kỷ qua Nhật Bản luôn là thị trường nhập khẩu thuỷ sản số 1 của thế giới và cũng là thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn nhất của các nước khu vực Châu á nói chung và Việt Nam nói riêng. Trước cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997, nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản tăng trưởng rất nhanh và đạt con số kỷ lục là 18,3 tỷ USD năm 1995, chiếm 32,6 tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản của thế giới. 3 năm sau cuộc khủng hoảng, nhập khẩu thuỷ sản giảm sút rất lớn và xuống mức thấp nhất là 13,3 tỷ USD năm 1998 (bằng mức năm 1992). Tuy nhiên, những năm gần đây, kinh tế Nhật Bản dần khôi phục, mức sống của người Nhật được hồi phục, sức mua các sản phẩm thuỷ sản lại tăng lên. Năm 1999 nhập khẩu tăng 14,7% so với mức năm 1998 và năm 2000 tăng 2% so với mức năm 1999. Các mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu chính của Nhật Bản là tôm, cá thu, cá ngừ, cá hồi, cua, cá chình, cá tuyết, nhuyễn thể chân đầu, tôm đóng hộp, bạch tuộc, ngọc trai… trong đó tôm là mặt hàng có giá trị nhập khẩu lớn nhất và giữ vị trí số 1 thế giới cho đến năm 1998, từ năm 1999 đến nay nhập khẩu tôm của Nhật đứng hàng thứ 2 trên thế giới sau Mỹ. Năm 2002, Việt Nam vượt qua ấn Độ trở thành nước đứng vị trí thứ 2 về giá trị tôm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Hình 1.3: Thị trường cung cấp thủy sản chính cho Nhật Bản thời kỳ 1991- 2000 (triệu USD) Nguồn: Tạp chí khoa học và công nghệ thuỷ sản số 8/2003 Nhật Bản nhập khẩu thuỷ sản từ hàng trăm nước trên thế giới. Tuy nhiên chỉ có 10 nước cung cấp chính các sản phẩm thủy sản cho thị trường Nhật Bản đó là Trung Quốc, Mỹ, Nga, Hàn Quốc, Thái Lan, Inđônêxia, Chi Lê, Đài Loan, ấn Độ, Na Uy (hình 1.3). Hiện nay, người tiêu dùng Nhật Bản chuyển dần sang tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản bình dân thay cho các sản phẩm thuỷ sản cao cấp. Các nước dẫn đầu về xuất khẩu thuỷ sản vào Nhật Bản hiện nay là Trung Quốc, Mỹ, Nga, Hàn Quốc đều lấy cá là sản phẩm xuất khẩu chính theo xu hướng tiêu dùng hiện nay của người Nhật. 1.2.3 Các nước xuất khẩu thuỷ sản lớn trên thế giới và xu thế cạnh tranh về xuất khẩu thuỷ sản giữa các nước này Có rất nhiều nước xuất khẩu thuỷ sản nhưng gần 95% giá trị thuộc về 50 nước, 21 nước có giá trị xuất khẩu thuỷ sản năm 2000 từ 1 tỷ USD trở lên, 6 nước dẫn đầu có giá trị xuất khẩu từ 2 tỷ USD trở lên. 4 nước Thái Lan, Trung Quốc, Nauy và Mỹ có giá trị xuất khẩu từ 3 tỷ USD trở lên. Bảng 1.3: Giá trị và khối lượng thuỷ sản xuất khẩu trên thế giới thời kì 1991- 2000 Năm Giá trị xuất khẩu thuỷ sản (tỷ USD) % tăng, giảm so với năm kế trước Khối lượng xuất khẩu thuỷ sản (triệu T) % tăng, giảm so với năm kế trước 1991 38,9 33,6 1992 40,3 +3,6 34,7 +3,2 1993 41,2 +2,2 39,4 +13,5 1994 47,3 +14,8 46,4 +17,8 1995 51,7 +9,3 47,6 +2,6 1996 52,8 +2,1 44,5 -6,5 1997 53,4 +1,1 46,2 +3,8 1998 51,2 -4,1 38,6 -16,5 1999 52,8 +3,1 42,8 +10,9 2000 55,2 +4,5 48,6 +13,6 Nguồn: Tạp chí khoa học và công nghệ thuỷ sản số 3/2002 Sau đây, xin nêu những nét chính về xuất khẩu thuỷ sản của một số nước dẫn đầu. 1.2.3.1 Thái Lan Năm 1993 Thái Lan vượt qua Mỹ trở thành nước xuất khẩu thuỷ sản số 1 thế giới và giữ vững vị trí này tới ngày nay. Diễn biến giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Thái Lan thời kì 1991- 2000 như sau: Bảng 1.4: Giá trị thuỷ sản xuất khẩu Thái Lan 1991-2000 Năm Giá trị xuất khẩu % tăng, giảm so với năm kế trước 1991 2.901 - 1992 3.071 +5,8 1993 3.404 +9,6 1994 4.190 +23,5 1995 4.449 +8,5 1996 4.118 +6,6 1997 4.329 +5,6 1998 4.031 +6,2 1999 4.110 +2,7 2000 4.367 +6,3 Nguồn: Tạp chí khoa học và công nghệ thuỷ sản số 3/2002 Năm 1995 giá trị xuất khẩu tăng tới 53,4% so với năm 1991. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 tuy hậu quả rất nặng nề cho nền kinh tế Thái Lan, nhưng xuất khẩu thuỷ sản vẫn mạnh và sau 2- 3 năm giá trị lại trở lại gần bằng mức kỉ lục năm 1995. Năm 2000, giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Thái Lan đạt 4,36 tỷ USD, chiếm tỷ trọng gần 8% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản thế giới. Thái Lan có các mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản chủ lực là tôm đông, hộp tôm, hộp cá ngừ, mực đông, hộp cá các loại với tỷ trọng như sau: Hình 1.4: Cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản của Thái Lan năm 2000 Nguồn: Tạp chí khoa học và công nghệ thuỷ sản số 3/2002 Xét riêng 3 mặt hàng tôm sú đông, hộp tôm và hộp cá ngừ đã chiếm 73% tổng giá trị xuất khẩu của Thái Lan. 3 mặt hàng này đã chiếm lĩnh thị trường Mỹ. Sau thị trường Mỹ, Nhật Bản, EU và các nước Đông á là các thị trường chính tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản của Thái Lan. Tuy dẫn đầu thế giới suốt thập kỷ qua về xuất khẩu thuỷ sản, nhưng từ năm 1996 trở lại đây, xuất khẩu của Thái Lan đã chững lại. Trong khi đó, Trung Quốc đang tăng tốc về xuất khẩu thuỷ sản. Họ chỉ còn kém Thái Lan hơn 600 triệu USD. Với tốc độ tăng trưởng là 24% (1999- 2000) thì chỉ sau vài năm, việc Trung Quốc đuổi kịp và vượt Thái Lan là không còn nghi ngờ. Trung Quốc Năm 2000, Trung Quốc đã có bứt phá ngoạn mục, vượt qua Nauy vươn lên vị trí số 2 và đang đe doạ vị trí số 1 của Thái Lan. Sau thời kỳ 1999- 2000, giá trị xuất khẩu thuỷ sản tăng lên 200% là mức tăng kỉ lục và từ vị trí thứ 10, Trung Quốc vươn lên đứng hàng thứ nhì trên thế giới. Diễn biến của giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Trung Quốc như sau: Bảng 1.5: Giá trị thuỷ sản xuất khẩu của Trung Quốc thời kỳ 1991- 2000 Năm Giá trị xuất khẩu thuỷ sản (triệu USD) % tăng giảm 1991 1.181 - 1992 1.560 +30,0 1993 1.542 -1,3 1994 2.320 +54,6 1995 2.854 +23,9 1996 2.854 0 1997 2.937 +5,0 1998 2.656 -8,6 1999 2.960 +13,8 2000 3.606 +24,1 Nguồn: Tạp chí khoa học và công nghệ thuỷ sản số 3/2002 Khác hẳn với Thái Lan dựa chủ yếu vào tôm sú nuôi, Trung Quốc dựa hẳn vào các sản phẩm cá gồm cá đông, cá tươi, cá sống và cá hộp. Cơ cấu các nhóm hàng xuất khẩu chính như sau: Nguồn: Tạp chí khoa học và công nghệ thuỷ sản số 3/2002 Các mặt hàng xuất khẩu chính là cá biển tươi và cá đông nguyên liệu, cá philê đông và tươi, cá hộp, tôm đông, cá chình, cua, cá sống. Mặc dù có sản lượng tôm rất lớn (1 triệu tấn tôm khai thác và khoảng 4000 tấn tôm nuôi, năm 2000), nhưng Trung Quốc xuất khẩu rất ít tôm vá với giá rất rẻ, còn lại để phục vụ nhu cầu tiêu dùng khổng lồ trong nước. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Nhật Bản, Mỹ, Hồng Kông, EU. Gần đây, EU cấm vận nhiều sản phẩm thuỷ sản của Trung Quốc. Trung Quốc đáp lại bằng cách cấm vận một số sản phẩm thịt của một số nước EU. Trung Quốc có tiềm năng rất lớn về thuỷ sản, tổng sản lượng thuỷ sản năm 2000 vượt 40 triệu tấn. Họ có đủ các loại sản phẩm từ cao cấp tới bình dân> Gần đây, công nghiệp cá philê và hộp cá đã có bước tiến vượt bậc. Họ không chỉ có tiềm năng rất lớn về nguồn nguyên liệu mà còn nhập khẩu nhiều thuỷ sản nguyên liêụ của các nước làng giềng để tái chế xuất khẩu. Việc Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu thuỷ sản số 1 thế giới chắc sẽ không còn xa. Họ luôn là đối thủ cạnh tranh rất đáng ghờm của các nước xuất khẩu thuỷ sản ở khu vực và trên thế giới. Việc tôm chân trắng nuôi của Trung Quốc đang lấn lướt sản phẩm cùng loại của Cuađo tại thị trường Mỹ là bằng chứng. *Sau Thái Lan và Trung Quốc là hai nước dẫn đầu, Nauy nhiều năm liền đứng ở vị trí xuất khẩu thuỷ sản số 2 thế giới, mới chịu tụt xuống vị trí số 3. Năm 1999 giá trị xuất khẩu thuỷ sản đạt cao nhất 3,76 tỷ USD, mức độ tăng trưởng bình quân hàng năm thời kỳ 1991- 1999 là 63,5%, là mức tăng cao nhất khu vực Tây Âu. Xuất khẩu thuỷ sản Nauy cũng dựa hẳn vào các sản phẩm cá, đặc biệt là cá hồi nuôi nhân tạo. *Mỹ: Thời kì 1989- 1992, Mỹ là nước xuất khẩu thuỷ sản số 1 thế giới. Đến nay Mỹ đã tụt xuống hàng thứ 4 và hết hi vọng quay lại thời hoàng kim xưa. Xuất khẩu thuỷ sản của Mỹ giảm liên tục từ 3,58 tỷ USD năm 1992 xuống còn 2,4 tỷ USD năm 1998 (giảm 33%). Từ năm 1998 đến năm 2000, giá trị xuất khẩu tăng dần và đạt 3 tỷ USD năm 2000 (số 4 thế giới). Nguyên nhân chính là hàng xuất khẩu của Mỹ có giá trị không cao, ít hàng cao cấp, chủ yếu là cá biển khai thác (cá tuyết, cá hồi, cá trích), hàng cao cấp chỉ có tôm hùm, cá biển, surimi cá tuyết. Thị trường tiêu thụ thuỷ sản của Mỹ cũng hẹp (chủ yếu là Nhật Bản, Canađa). Xu hướng của Mỹ là xuất khẩu tiếp tục duy trì hoặc giảm nhẹ, nhập khẩu tăng lên dẫn đến thâm hụt thương mại quốc tế về thuỷ sản của Mỹ ngày một tăng (hiện nay là 7 tỷ USD). 1.3 Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam Vị trí ngành thuỷ sản xuất khẩu trong xuất khẩu nói chung Hiện nay, ngành thuỷ sản xuất khẩu đã trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Năm 2002, ngành đã đóng góp hơn 2tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu, chiếm gần 14% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 13,8% so với năm 2001. Giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động. Bảng 1.6: Tỷ lệ đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và vào tổng thu nhập quốc dân của tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng giá trị xuất khẩu cả nước (triệu USD) 9.361 11.500 14.400 15100 16500 Sản lượng xuất khẩu thuỷ sản (1000 T) 206,4 200,1 229,9 291,9 375,5 Giá trị XKTS (triệu USD) 858 971 1478 1.777 2.021 (%)GTXKTS/Tổng GTXK 9,2 7,9 10,56 11,77 12,25 GDP 142000 151000 161000 173000 183000 %GTXKTS/GDP 0,6 0,64 0,92 1,03 1,10 Nguồn: www.oil survey.com, tạp chí khcn thuỷ sản Các thị trường xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông và EU. Xuất khẩu thuỷ sản có vị trí rất quan trọng trong đời sống kinh tế của người dân Việt Nam. Vì Việt Nam vẫn là một đất nước nông nghiệp đang trong quá trình Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước, khoảng 70% dân số làm nông nghiệp. Hơn nữa, Việt Nam có tiềm năng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản rất lớn, phát triển khai thác và nuôi trồng thuỷ sản để xuất khẩu sẽ giải quyết được công ăn việc làm cho rất nhiều người dân đặc biệt là cư dân ven biển vốn rất đông do đặc thù nông thôn. Thuỷ sản cung cấp trên 40% chất đạm có nguồn gốc động vật cho nhân dân và là ngành kinh tế quan trọng góp phần làm cho nông – ngư dân vùng nông thôn ven biển sử dụng có hiệu quả mặt đất và các vùng đất chua mặn hoang hoá, góp phần đảm bảo an ninh và chủ quyền quốc gia vùng biển. Việt Nam có 3260 km bờ biển, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa sông, lạch, trên 4000 đảo lớn nhỏ, nhiều đảo lớn như Cô Tô, Bạch Long Vĩ, Cát Bà vừa là những nơi có tiềm năng du lịch vừa là tuyến căn cứ cung cấp các dịch vụ hậu cần, trung chuyển sản phẩm cho đội tàu khai thác hải sản . Trong vùng biển có nhiều vịnh, vụng, đầm phá, cửa sông. Trong nội địa, hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt và các hồ thuỷ lợi, thuỷ điện, đã tạo cho nước ta có tiềm năng lớn về mặt nước với khoảng 1 700 000 ha mặt nước. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có nguồn lợi giống loài thuỷ sản rất phong phú và đa dạng: trên 2000 loài cá biển, 186 loài cá nước lợ, khoảng 544 loài cá nước ngọt. Trong đó khoảng 130 loài cá biển có giá trị kinh tế. Trữ lượng cá biển trong toàn vùng biển là 4,2 triệu tấn trong đó sản lượng cho phép khai thác là 1,7 triệu tấn/năm, bao gồm 850 nghìn tấn cá đáy, 700 nghìn tấn cá nổi nhỏ, 120 nghìn tấn cá nổi đại dương. Bên cạnh đó, có 1600 loài giáp xác, sản lượng khai thác cho phép là 60 nghìn tấn/năm, các sản phẩm có giá trị kinh tế cao như tôm biển, tôm hùm và tôm mũ ni, cua, ghẹ v.v… Một số loài nước ngọt có giá trị kinh tế như: cá song, cá hồng, cá tráp, cá vược, cá măng, cá cam, cá bống, cá bớp, cá đối, cá dìa. Trong đó đã đưa vào nuôi cá vược, cá giò, cá măng, cá cam… Về tôm nước ngọt, có 16 loài chủ yếu có giá trị kinh tế được đưa vào nuôi: tôm sú (P.monodon), tôm lớt (P.merguiensis), tôm he ấn độ (P.indicus), tôm rảo (Metapenaeus ensis), tôm nương (P.orientalis), tôm hùm bông (Panulirus ornatus) , tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)… Khí hậu thời tiết Việt Nam chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, các điều kiện tự nhiên đa dạng tạo điều kiện phát triển nuôi trồng nhiều loại thuỷ sản. Vùng biển nhiệt đới cũng làm cho nguồn lợi thuỷ sản nước ta có thành phần loài đa dạng, kích thước cá thể nhỏ, tốc độ tái tạo nguồn lợi cao. Chế độ gió mùa tạo nên sự thay đổi căn bản điều kiện hải dương học, làm cho sự phân bố cá cũng thay đổi rõ ràng, sống phân tán với quy mô đàn nhỏ chiếm 82% số đàn cá, đàn vừa chiếm 15% và đàn lớn + đàn rất lớn chỉ chiếm 0,8% trong tổng số đàn cá. Số đàn cá mang đặc điểm sinh thái gần bờ chiếm 68%, các đàn mang tính đại dương chỉ chiếm 32%. Hiện nay, hàn thuỷ s¯. xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được ưa chuộng ở nhiều nước và khu vực, xuất khẩu sang trên 50 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tốc độ tăng kim ngạch thủy sản xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, EU trung bình trong 5 năm trở lại đây tương đương 25%. Trong cơ cấu hàng xuất khẩu, tôm vẫn là mặt hàng chủ lực chiếm khoảng 50% trong tổng kim ngạch thuỷ sản xuất khẩu, tiếp đó là các mặt hàng mực và bạch tuộc đông lạnh, cá đông lạnh, mực khô, cá ngừ. Như vậy, xuất khẩu thuỷ sản có vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế của người dân Việt Nam. Phát triển xuất khẩu thuỷ sản đã, đang và sẽ vẫn là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, là tất yếu khách quan trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay. 1.3.1.1 Tổ chức xuất khẩu thuỷ sản Như đã trình bày ở trên, phát triển xuất khẩu thuỷ sản có vai trò rất quan trọng và là một tất yếu khách quan trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Để có một cái nhìn đầy đủ hơn, chúng ta cùng xem lại những chặng đường đã qua của ngành thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam. Từ năm 1980 trở về trước, ngành thuỷ sản Việt Nam về cơ bản vẫn là một ngành kinh tế tự cấp, tự túc, thiên về khai thác những tiềm năng có sẵn của thiên nhiên theo kiểu “hái lượm”. Cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung kéo dài, tiêu thụ theo cách giao nộp sản phẩm đã khiến chúng ta quen đánh giá thành tích theo tấn, tạ, bất kể giá trị, triệt tiêu tính hàng hoá của sản phẩm. Điều đó dẫn tới sự suy kiệt của các động lực thúc đẩy sản xuất, đưa ngành tới bờ vực suy thoái vào cuối những năm 70. Năm 1957, nhà máy cá hộp Hạ Long, cơ sở đầu tiên của công nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam, được thành lập. Tháng 4 năm 1960, Bộ Nông Lâm được sắp xếp lại, chia thành 4 tổ chức mới là Bộ Nông nghiệp, Bộ Nông trường quốc doanh, Tổng cục Lâm nghiệp và Tổng cục Thuỷ sản. Ngày 5/10 năm 1961, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ban hành Nghị định 150 CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Thuỷ sản. Đây là thời điểm ra đời của ngành thuỷ sản như một chính thể ngành kinh tế- kỹ thuật của đất nước, phát triển một cách toàn diện về khai thác, nuôi trồng, hậu cần dịch vụ, chế biến, nghiên cứu khoa học và mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển. Trong thời kì này, chỉ có các công ty nhà nước được phép và chiếm độc quyền về việc xuất khẩu thuỷ sản. Không một tư nhân nào, một địa phương nào có quyền xuất khẩu trực tiếp bất cứ mặt hàng thuỷ sản nào. Với cơ chế bao cấp, sản xuất kinh doanh sa sút, xuất khẩu giảm từ 21 triệu USD (1976) xuống chỉ còn 11,2 triệu USD (1980).. Từ năm 1960- 1975, duy nhất phòng Hải súc sản, gọi tắt là AGREXPORT (*) thuộc bộ Ngoại thương được quyền xuất khẩu thuỷ sản. Hiện nay Phòng Hải súc sản đã tách ra và đổi tên là Công ty xuất nhập khẩu Nông sản và Thực phẩm chế biến Đà Nẵng (Agrexport Danang), là đơn vị thành viên của Tổng công ty Rau quả- Nông sản, công ty không chỉ xuất khẩu hải sản mà còn xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm sản, thực phẩm... Từ năm 1976- 1980, thay thế cho Công ty Agrexport, quyền xuất khẩu thuỷ sản thuộc về một bộ phận trong Công ty Xuất nhập khẩu hải súc sản Meranimex(*) vẫn trực thuộc Bộ Ngoại thương. Năm 1976, tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản chỉ đạt 21,3 triệu USD, tổng kim ngạch thuỷ sản xuất khẩu năm 1980 còn thấp hơn, đạt 11,2 triệu USD (bảng 11). Thời kỳ thứ 2, từ năm 1980 đến năm 1990 là thời kỳ tích luỹ và xây dựng của ngành thuỷ sản, được mở đầu bằng chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu và thử nghiệm cơ chế “Tự cân đối, tự trang trải” mà thực chất là chú trọng nâng cao giá trị của sản phẩm làm ra nhằm tạo nguồn đầu tư để tái sản xuất mở rộng đã tạo nguồn động lực mới cho sự phát triển. Ngành Thuỷ sản có thể coi là ngành tiên phong trong quá trình đổi mới, chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tổng sản lượng thuỷ sản xuất khẩu đã vượt qua ngưỡng 1 triệu tấn vào năm 1990. Xuất khẩu tăng trưởng, nhưng thị trường hạn chế, trên 80% giá trị hàng thuỷ sản xuất khẩu sang Nhật. Hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. Bảng 1..7: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam từ năm 1976-2002 Năm Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản % tăng, giảm so với năm kế trước 1976 21 - 1980 11 -47,4 1986 102 +812,8 1990 205 100,5 1991 262 27,9 1992 305 16,4 1993 368 20,7 1994 458 24,4 1995 550 20,1 1996 670 21,8 1997 776 15,8 1998 858 10,7 1999 971 13,2 2000 1478 52,2 2001 1777 20,2 2002 2021 13,7 Nguồn: Tạp chí TT khoa học và công nghệ thủy sản Trong thời kỳ này, công ty độc quyền trong xuất khẩu thuỷ sản là Tổng công ty thuỷ sản Việt Nam SEAPRODEX(*) đã được thành lập (ngày 26/06/1978), phát huy cơ chế tự cân đối, tự trang trải. Thời kì này có hơn 100 nhà máy đông lạnh thuỷ sản, năng lực cấp đông 100.000 tấn/năm. Từ năm 1989, sau khi kết thúc thời kỳ độc quyền trong ngoại thương, thì việc độc quyền xuất khẩu thuỷ sản cũng chấm dứt. Doanh nghiệp địa phương được quyền xuất khẩu thuỷ sản trực tiếp, xuất hiện nhiều doanh nghiệp đánh bắt, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản, tích luỹ dần kinh nghiêm, ngành thuỷ sản trở nên mạnh và hiệu quả hơn. SEAPRODEX không còn độc quyền nữa nhưng vẫn là công ty xuất khẩu thuỷ sản lớn mạnh nhất với tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản năm 2000 là 174 triệu USD, tốc độ tăng giá trị xuất khẩu bình quân hàng năm là từ 8- 10%. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là tôm, cá, mực. Thị trường xuất khẩu lớn nhất của SEAPRODEX là Mỹ, sau đó đến Nhật và thứ 3 là Trung Quốc. Bảng 1.8: Kết quả thực hiện kế hoạch hàng năm của ngành thuỷ sản VN Năm Tổng sản lượng thuỷ sản (nghìn tấn) Sản lượng khai thác hải sản (nghìn tấn) Sản lượng nuôi thuỷ sản (nghìn tấn) Giá trị xuất khẩu (triệu USD) Tổng số tàu thuyền (nghìn chiếc) Diện tích mặt nước NTTS (nghìn ha) Số lao động nghề cá (nghìn người) 1990 1019,0 709,0 310,0 205,0 72,7 491,7 1860 1991 1062,2 714,3 347,9 262,2 72,0 489,8 2100 1992 1097,8 746,6 351,3 305,6 84,0 577,5 2350 1993 1116,2 793,3 368,6 368,4 93,1 600,0 2570 1994 1211,5 878,5 333,0 458,2 93,7 576,0 2810 1995 1344,1 928,9 415,3 550,1 95,7 581,0 3030 1996 1373,5 962,5 411,0 670,0 97,7 585,0 3120 1997 1570,0 1062,0 481,0 776,0 71,5 600,0 3200 1998 1668,3 1130,7 537,9 858,6 71,8 626,3 3350 1999 1827,0 1212,8 614,5 971,1 73,4 630,0 3380 2000 2003,0 1280,6 723,1 1478,6 79,8 652,0 3400 2001 2226,9 1347,8 879,1 1777,5 79,0 887,5 2002 2410,9 1434,8 976,1 2021,4 955,0 Nguồn:Báo cáo tổng kết hàng năm của bộ Thuỷ sản Thời kỳ thứ 3 từ năm 1990- nay là thời kỳ đổi mới và phát triển. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đã vượt mức 500 triệu USD năm 1995 và năm 2002 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đã vượt mức 2 tỷ USD. So với năm 1990, đến năm 2002, tổng sản lượng thuỷ sản tăng gấp 2,4 lần, còn giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng gấp gần 10 lần. Ngành thuỷ sản Việt Nam có trên 200 nhà máy chế biến thuỷ sản với năng lực cấp đông trên 200.000 tấn/năm. Các doanh nghiệp thuỷ sản liên tục đầu tư nâng cấp điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đổi mới công nghệ, áp dụng hệ thống quản lí chất lượng theo GMP, SSOP, HACCP. Bắt đầu quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, đa dạng hoá thị trường, xuất khẩu sang trên 50 nước trên thế giới, đa dạng hoá sản phẩm, thay đổi cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu với tỉ trọng xuất khẩu vào thị trường Mỹ không ngừng tăng lên. Dưới đây xin dẫn ra 10 doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất trong những năm gần đây và một số thông tin có thể có ích cho các cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp… trong việc tìm kiếm bạn hàng (phụ lục 1) 1.3.1.2 Các thị trường xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam Hiện nay, các thị trường xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam là Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc+Hồng Kông, ASEAN. Trong đó, đứng đầu là Mỹ, thứ 2 là Nhật Bản và thứ 3 là Trung Quốc về giá trị thuỷ sản nhập khẩu từ Việt Nam. (xem hình 1.6) Mỹ là thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam hiện nay. Kim ngạch thuỷ sản xuất khẩu sang Mỹ gia tăng không ngừng, nếu như năm 1998, tỷ trọng hàng thuỷ sản xuất khẩu sang Mỹ chỉ chiếm 9,8% trong tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam thì năm 2002, con số đó là 32,4%, đẩy Nhật Bản xuống vị trí thứ hai về giá trị thuỷ sản nhập khẩu từ Việt Nam. Thị trường Mỹ là một thị trường tiêu thụ thuỷ sản khổng lồ với nhu cầu nhập khẩu 10 USD thuỷ sản hàng năm, thị trường này luôn sôi động và đặc biệt hấp dẫn, với sức mua lớn và giá cả tương đối tốt. Hàng thuỷ sản cao cấp đắt tiền nhập khẩu vào đây rất dễ bán, đặc biệt phải kể đến tôm, Mỹ là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất thế giới, vượt xa thị trường Nhật Bản kể từ năm 1997, hơn nữa giá tôm ở thị trường này lại cao và nhu cầu nhập khẩu luôn luôn tăng. Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ khoảng trên 30 loại thuỷ sản với khoảng 100 dạng sản phẩm chế biến khác nhau như tươi sống, sấy khô, ướp lạnh, ướp muối, hun khói, đóng hộp, ăn liền… Trong số các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường Mỹ thì tôm và cá là những nhóm mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất, các mặt hàng như tôm hay cá tra, cá basa của Việt Nam được người tiêu dùng Mỹ rất ưa chuộng. Đây là những thế mạnh của thuỷ sản Việt Nam ở thị trường Mỹ. Tuy nhiên, Việt Nam chưa phải là bạn hàng truyền thống của Mỹ, thị phần của thuỷ sản Việt Nam tại thị trường này chỉ chiếm 4,9% (thông tin chuyên đề thuỷ sản số 3/2002). Hiệp đinh thương mại Việt Mỹ kí kết ngày 13/7/2000 với các ưu đãi tối huệ quốc đã mở ra cho các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam một thị trường hết sức hấp dẫn và đầy tiềm năng, mở ra nhiều cơ hội lớn cho thuỷ sản Việt Nam trong tương lai. Nhật Bản vốn là bạn hàng xuất khẩu thuỷ sản truyền thống của Việt Nam, trong những năm 1990- 1995, thị trường này chiếm tới tương đương 70% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Hiện nay, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ nhì của Việt Nam do một số nguyên nhân như đồng Yên Nhật biến động theo chiều hướng không có lợi, rồi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á 1997… dẫn đến việc người dân Nhật tiêu dùng hàng có giá trị thấp hơn so với trước đây. Mặc dù vậy, Nhật Bản vẫn là một trong những nước nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất trên thế giới. Cũng giống như ở thị trường Mỹ, thị phần của thuỷ sản Việt Nam tại đây cũng rất nhỏ bé, chỉ chiếm 3,06% và đứng thứ 13 trong số các nước xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật Bản năm 2001. Vì thế việc tăng thị phần cho thuỷ sản Việt Nam tại đây được coi là nhiệm vụ quan trọng của các nhà chế biến và xuất khẩu thuỷ sản của nước ta. Hình 1.6: Kim ngạch và cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 1998- 2002 Nguồn: Trung tâm thông tin KHKT và Kinh tế thuỷ sản- Bộ thuỷ sản Trung Quốc và Hồng Kông là hai thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam về các mặt hàng thuỷ sản. Trong 3 năm trở lại đây, giá trị xuất khẩu vào hai thị trường này không ngừng gia tăng đặc biệt là vào Hồng Kông, năm 2002, giá trị xuất khẩu thuỷ sản vào Hồng Kông của Việt Nam đã bằng 3/4 giá trị thuỷ sản xuất sang Trung Quốc. Đây là hai thị trường đầy tiềm năng với mức tiêu thụ của hơn 1 tỷ dân Trung Quốc và một thị trường có tốc độ phát triển và tiêu thụ mạnh như Hồng Kông. Trung Quốc không phải là thị trường khó tính, vấn đề ở chỗ hàng thuỷ sản Việt Nam rất dễ bị ép giá vì phải cạnh tranh với hàng giá rẻ ở Trung Quốc. Để tăng thị phần của thuỷ sản Việt Nam tại Trung Quốc, các doanh nghiệp của chúng ta cần đa dạng hoá các mặt hàng như sản phẩm khô, sản phẩm muối và mở rộng thị trường sang các tỉnh phía tây của Trung Quốc như Vân Nam, Quý Châu… Thị trường EU nhiều năm trước đây giữ vị trí số hai trong các nước nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Năm 1998, xuất khẩu sang EU đạt 23 nghìn tấn, trị giá 93,4 triệu USD chiếm 11,4% trong tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản . Tuy nhiên đến năm 1999, trị giá xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này chỉ đạt 90,0 triệu USD chiếm 9,6% trong tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản, rớt xuống hàng thứ ba. Từ năm này trở đi giá trị xuất khẩu sang EU liên tục giảm, khối lượng xuất khẩu hầu như không tăng. Nguyên nhân chính là do thị trường này ngày càng trở nên ưa chuộng các sản phẩm có giá trị cao và đặt ra rất nhiều các tiêu chuẩn khắt khe về vấn đề chất lượng, vệ sinh an toàn của thực phẩm. Tuy nhiên tháng 9/2002, EU đã bãi bỏ quyết định kiểm tra dư lượng kháng sinh và Chloramphenicol đối với 100% lô hàng xuất khẩu từ Việt Nam, làm tăng uy tín của hàng Việt Nam tại thị trường này. Các mặt hàng xuất khẩu chính vào EU là cá đông lạnh, tôm đông lạnh, mực và bạch tuộc đông lạnh. Ngoài ra còn có mực khô, cá ngừ và một số mặt hàng khác. Như vậy, tuy không tăng về tỷ trọng nhưng thị trường EU là thị trường truyền thống của Việt Nam với nhu cầu ổn định nên chúng ta cần quan tâm giữ vững vị thế ở thị trường này. 1.3.2 Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam Trước hết, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành là một tất yếu trong xu thế phát triển hiện nay của thương mại thế giới. Môi trường kinh tế xã hội biến đổi mạnh mẽ cùng với sự phát triển vũ bão của khoa học công nghệ đã làm biến đổi sâu sắc diện mạo của nền kinh tế thế giới. Khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế là những xu hướng chính trong thế giới hiện đại. Như vậy, hơn bao giờ hết, tính cạnh tranh của nền kinh tế là một vấn đề sống còn. Mội trường cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi các công ty, các doanh nghiệp không ngừng củng cố nội lực của chính mình nếu không muốn bị rơi ra khỏi quỹ đạo phát triển của thời đại. Ngành thuỷ sản Việt Nam với thế mạnh sẵn có của mình cũng đã ý thức được tính bức thiết của vấn đề sức cạnh tranh và cũng đã dần dần hoà nhập vào dòng chảy chung của khu vực cũng như của toàn thế giới. Trong đó, mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu rõ ràng là có vị trí ngày càng xứng đáng trong việc góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thế giới. Xuất phát từ tính khác quan của việc nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu nói chung và mặt hàng thuỷ sản nói riêng, chúng ta nhận thấy rằng những thành quả đạt được trong việc xuất khẩu thuỷ sản là chưa tương xứng với tiềm năng dồi dào của ngành và chưa phát huy triệt để các nguồn lực trong nước. Một trong những lý do của sự không tương xứng này là tính cạnh tranh của ngành hàng. Chỉ so sánh riêng trong khu vực ASEAN, cụ thể là với Singapore, mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam có sự cách biệt rõ rệt về phẩm chất dẫn đến sự thua sút về giá trị xuất khẩu. Do đó, công nghệ chế biến cực kỳ hiện đại, Singapre chỉ làm công việc nhập khẩu thực phẩm thuỷ sản nguyên liệu hay sơ chế rồi tiến hành chế biến và đóng gói để tái xuất ra nước ngoài. Vì vậy, giá thành sản phẩm cùng loại của họ luôn cao hơn và được ưa chuộng hơn so với các mặt hàng thông thường. Đối với nền kinh tế Việt Nam, đây là một nhược điểm cố hữu (cũng như giá trị xuất khẩu của mặt hàng gạo của nước ta thấp hơn nhiều so với sản phẩm của Thái Lan). Ngoài ra, một số khâu quan trọng khác của quá trình xuất khẩu thuỷ sản ở nước ta cũng còn nhiều điều đáng bàn. Cụ thể là bên cạnh việc nâng cao chất lượng mặt hàng, tiến độ làm hàng, thời gian giao hàng và thủ tục thanh toán quốc tế trong hoạt động ngoại thương của nước ta còn chưa bắt kịp mặt bằng chung của khu vực và thế giới. Do đó, việc nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ ở khía cạnh chất lượng, giá cả mà còn phải quan tâm tới các yếu tố mang tính chuyên nghiệp và chuyên môn hoá khác trong hoạt động kinh tế đối ngoại. Nói tóm lại, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam là một việc làm thiết yếu nhằm đáp ứng sự thay đổi của môi trường kinh tế thế giới và quan trọng hơn là để vươn lên vị trí xứng đáng, góp phần gia tăng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, cải thiện và đẩy nhanh quá trình Công nghiệp hoá nông – lâm - ngư nghiệp của nước ta. Chương II. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ và đánh giá năng lực năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ 2.1Bức tranh chung về thị trường thuỷ sản Mỹ 2.1.1 Thị hiếu tiêu dùng và tập quán kinh doanh của người Mỹ 2.1.1.1 Thị hiếu tiêu dùng của người Mỹ Dân tộc Mỹ là một dân tộc chuộng mua sắm và tiêu dùng. Họ có tâm lí là càng mua sắm và tiêu xài nhiều thì càng kích thích sản xuất và dịch vụ tăng trưởng, do đó nền kinh tế sẽ phát triển. Ngày nay tâm lí này không chỉ ảnh hưởng đến riêng nền kinh tế Mỹ mà còn có tác động sâu rộng đến các nhà xuất khẩu trên toàn thế giới. Hàng hoá dù chất lượng cao hay vừa, đều có thể bán được trên thị trường Hoa Kỳ vì các tầng lớp dân cư ở nước này đều tiêu thụ nhiều hàng hoá. Riêng đối với các nước đang phát triển và Việt Nam, khi xuất hàng vào Hoa Kỳ, cần phải lấy giá cả làm yếu tố quan trọng, mẫu mã có thể không quá cầu kỳ, nhưng rất cần sự đa dạng, sự đặc thù, hợp thị hiếu và tiện dụng. Những đặc điểm riêng về địa lí và lịch sử đã hình thành nên một thị trường người tiêu dùng khổng lồ và đa dạng nhất thế giới. Tài nguyên phong phú, không bị ảnh hưởng nặng nề của hai cuộc chiến tranh thế giới cộng với chiến lược phát triển kinh tế lâu dài đã tạo cho Hoa Kỳ một sức mạnh kinh tế khổng lồ và thu nhập cao cho người dân. Với thu nhập đó, mua sắm đã trở thành nét không thể thiểu trong văn hoá hiện đại của nước này. Mua sắm tại cửa hàng (shopping) là nơi họ đến mua hàng, dạo chơi, gặp nhau, trò chuyện và mở rộng giao tiếp xã hội. Qua thời gian, người tiêu dùng Hoa Kỳ có một niềm tin gần như tuyệt đối vào hệ thống các cửa hàng đại lí bán lẻ tại Hoa Kỳ, nơi họ có sự bảo đảm về chất lượng, bảo hành và các điều kiện vệ sinh an toàn khác. Điều này cũng làm họ có ấn tượng rất mạnh khi tiếp xúc lần đầu tiên với các mặt hàng mới. Nếu ấn tượng này là xấu, hàng hoá đó sẽ khó có cơ hội quay lại. Được sự đảm bảo của các nhà phân phối có tiếng, chắc chắn hàng hoá sẽ được chấp nhận. Vì vậy sự xâm nhập của các nhà xuất khẩu đơn lẻ thường không mấy khi đe doạ được sự hiện diện thương mại của những người đến trước. Con đường mà các doanh nghiệp Nhật Bản đã đi thường tốn từ 10- 20 năm để có lòng tin giờ đây phần nào không còn tỏ ra thích hợp tại thị trường Hoa Kỳ. Đối với những đồ dùng cá nhân như sản phẩm quần áo, may mặc và giầy dép, nói chung người Mỹ thích sự giản tiện, nhưng hiện đại, hợp mốt. Hơn nữa, đồ dùng cá nhân là đồ hiệu thì càng được ưa thích và được mua nhiều. Mặt khác, khi mua đồ dùng cá nhân, nhiều người thường coi trọng yếu tố khác biệt, độc đáo. Mọi người có thể mặc đồ gì họ thích. ở những thành phố lớn, nam giới thường mặc comple, nữ giới mặc váy hoặc juyp khi đi làm trong khi đó ở nông thôn thì thường ăn mặc khá xuyềnh xoàng, quần Jean và quần vải thô rất phổ biến. Tuy vậy, hầu hết người Mỹ, kể cả người lớn tuổi, ngoài giờ làm việc thường ăn mặc thoải mái theo ý họ. Những đồ dùng cá nhân thường phải là hàng hoá theo mùa và theo sự hợp mốt. ở Hoa Kỳ, không có các lệ ước và tiêu chuẩn thẩm mỹ xã hội mạnh và bắt buộc như ở các nước khác. Các nhóm người khác nhau vẫn sống theo văn hoá, tôn giáo của mình và dần dần theo thời gian, hoà trộn, ảnh hưởng lẫn nhau. Chính điều này tạo sự khác biệt trong thói quen tiêu dùng của người Mỹ, so với thói quen tiêu dùng ở các nước Châu Âu. Cũng tôn trọng chất lượng, nhưng sự thay đổi luôn là yếu tố chính, làm thay đổi thị hiếu tiêu dùng của người Hoa Kỳ. Cùng một đồ vật nhưng thời gian sử dụng của họ có thể chỉ bằng một nửa thời gian sử dụng của người tiêu dùng ở các nước phát triển khác. Vởi sự thay đổi luôn như vậy, giá cả trở nên có vai trò rất quan trọng. Điều này giải thích tại sao hàng hoá tiêu dùng từ một số nước đang phát triển có chất lượng kém hơn nhưng vẫn có chỗ đứng ở Hoa Kỳ vì gía bán thực sự cạnh tranh (trong khi điều này khó xảy ra tại Châu Âu). Nói tóm lại, chất lượng, sự tiện lợi, nét độc đáo phân phối và giá cả là yếu tố ưu tiên trong thứ tự cân nhắc quyết định mua hàng của người dân Hoa Kỳ. Các phân tích cụ thể trên cho thấy thị hiếu người tiêu dùng Hoa Kỳ rất đa dạng do nhiều nền văn hoá khác nhau đang cùng tồn tại. Ví dụ kích cỡ giường ngủ thì người gốc Châu á khác với người gốc Châu Âu. Người gốc Châu á ăn uống nhiều gia vị hơn, màu sắc các đồ dùng cũng thiên về nền và nhã hơn v.v… Sở thích về màu sắc khác nhau từ miền Bắc xuống miền Nam. Người miền Bắc chuộng màu ấm cúng như đỏ, nâu v.v… trong khi người miền Nam thích các gam màu mát như xanh dương, trắng, nâu nhạt v.v… Địa lí rộng lớn, phong cảnh đa dạng đã tạo ra cho người dân Mỹ một thói quen ham du lịch, ưa khám phá trong và ngoài nước. Tất cả các đồ đạc, hàng hoá tiêu dùng liên quan đến các chuyến du lịch bằng xe hơi đều có một thị trường hết sức rộng lớn. Các đồ dùng như may mặc và giầy dép, mũ liên quan đến thể thao bán rất chạy với đủ các dải thị trường từ hàng rất đắt hay hàng rẻ cho dân nghèo thành thị. Xác định rõ phân đoạn thị trường mình sẽ thâm nhập và lợi dụng cộng đồng dân tộc di cư từ nước xuất khẩu là một chìa khoá để đi đến thành công. Nếu không, tốt nhất nhà xuất khẩu nên tham gia vào một hệ thống phân phối sẵn có tại Mỹ và chấp nhận theo các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như thương mại mang tính toàn cầu mà họ đề ra. Để làm được cả hai điều trên, nhà xuất khẩu trước hết phải nắm được một điểm hết sức cơ bản là hệ thống chính sách luật lệ và thủ tục của Chính quyền liên bang, liên quan đến tiếp cận thị trường. Sau đó, khi đi vào những thương vụ cụ thể, tư vấn luật và tư vấn thăm dò thị trường sẽ mang đến yếu tố quyết định cho sự thành công của doanh nghiệp. 2.1.1.2 Tập quán kinh doanh của người Mỹ Người Mỹ nói chung được nhìn nhận là mạnh mẽ, cởi mở, thẳng thắn, luôn tự tin, đề cao cá nhân, khá nồng nhiệt và dễ dàng tạo lập quan hệ bạn bè. Trong đàm phán kinh doanh, theo kinh nghiệm truyền thống, sau vài câu xã giao ngắn gọn, người Mỹ lập tức dồn trí tuệ vào những phút đàm phán đầu tiên. Nếu họ bắt đúng mạch, hàng loạt vấn đề được đưa ra xem xét ngay sau đó. Nếu cuộc đối thoại đã trải qua một khoảng thời gian mà vẫn chậm chạp thì đó là dấu hiệu của thương lượng không thành. Khi tiếp xúc với thương nhân Mỹ, dù là thương nhân ở công ty vừa, lớn hay khổng lồ, thì các vấn đề họ đều đặt ra trên quy mô lớn và giải quyết theo cách lớn. Người Mỹ rất hay nói thẳng và biết tôn trọng lời hứa. Nếu nhận thấy điều gì đó có thể làm được, họ hứa và cố thực hiện cho được, những điều cảm thấy khó khăn, không cho phép hứa hẹn thì họ trả lời “không”, khác với người Nhật, dù rõ ràng phải trả lời “không” nhưng lại cố tình né tránh. Chính vì vậy khi bị người khác thất hứa, người Mỹ có thể giận dữ và huỷ bỏ quan hệ. Một điểm đáng lưu ý nữa là người Mỹ rất có tinh thần tôn trọng pháp luật. Mọi mối quan hệ cá nhân với cá nhân, cá nhân với chính quyền, công ty này với công ty khác đều có trục trặc là rất có thể được xem xét, phán xử tại toà án. Vì vậy, không đâu trên thế giới này lại có nhiều toà án như ở Mỹ, và cũng không đâu nhiều luật sư như ở Mỹ. Người Mỹ có thể không tin vào chính phủ, thậm chí là người thân trong gia đình nhưng họ tin tưởng tuyệt đối vào luật sư riêng của mình. Kinh doanh với người Mỹ nhất thiết phải có luật sư. ở Mỹ, không có một vị giám đốc công ty nào dám ký một hợp đồng mà không có luật sư của công ty kiểm tra trước để tránh các sơ hở có thể xảy ra trong kí kết hợp đồng. Do vậy, các đối tác Mỹ sẽ không khỏi ngạc nhiên và thậm chí nghi ngờ khi thấy đại diện của đối tác Việt Nam sẵn sàng ký các hợp đồng do phía họ soạn thảo mà không có sự kiểm tra của luật sư. Các thương nhân Mỹ rất sợ các doanh nghiệp Việt Nam sang Mỹ để thương thảo, chưa cần đọc kỹ hợp đồng đã kí nên không đảm bảo khả năng thực hiện hợp đồng. Người Mỹ rất coi trọng thời gian, không thích nói quanh co mà đi thẳng ngay vào vấn đề. Họ đặc biệt chú ý đúng giờ, do đó trễ hẹn từ 5 phút trở đi sẽ làm họ khó chịu và đàm phán kém phần hào hứng, khả năng thất bại cao. Họ cũng nhanh chóng định đoạt thương vụ, không tốn sức để tham gia vào một thương vụ mà không tiên liệu được lợi nhuận. Để làm được tất cả những điều này, không phải là họ quá giỏi tính toán để đưa ra các quyết định chính xác, mà là luật sư của họ đã làm cho họ trước một bước là xác định khả năng đối tác. Sau đó họ soạn thảo sẵn hợp đồng và các điều khoản ràng buộc chặt chẽ để khi cần có thể buộc đối tác nước ngoài ra toà mà tại đó thương nhân Mỹ dễ dàng thắng kiện. Nếu họ thấy không có khả năng buôn bán với bạn, họ lập tức gạt vấn đề này sang một bên để dành thời gian tiếp xúc với đối tác khác. Như vậy, để đảm bảo hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu khi làm ăn với các thương nhân Mỹ, các thương nhân Việt Nam không những vừa phải chú ý đến việc nâng cao trình độ chuyên môn, tuân thủ luật pháp Việt Nam mà còn phải chú ý rất nhiều đến các vấn đề liên quan trong quan hệ thương mại Việt Mỹ, từ các quy định trong các điều ước quốc tế có liên quan, các quy định của luật pháp nước Mỹ đến các khía cạnh kỹ thuật của các mặt hàng mà mình muốn giao dịch. 2.1.2 Các sản phẩm thuỷ sản trong và ngoài nước được người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng Như đã trình bày ở chương I, Mỹ là thị trường thuỷ sản lớn thứ hai trên thế giới sau Nhật Bản. Năm 2002, giá trị nhập khẩu thuỷ sản Mỹ đạt gần 10 tỷ USD Tạp chí TT khoa học công nghệ thuỷ sản số 3/2003 , ngành thuỷ sản trong nước cũng đóng góp khoảng 25 tỷ USD Như 1 vào tổng thu nhập quốc dân của Mỹ. Đây là thị trường tiêu thụ thuỷ sản khổng lồ với sức mua lớn, thị hiếu đa dạng. Các mặt hàng thuỷ sản trong và ngoài nước được người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng là tôm, cá nước ngọt, phi lê tươi và đông lạnh, tôm hùm sống, tươi và ướp lạnh, cá ngừ nguyên con ướp đông lạnh, cá ngừ đóng hộp, cá hồi nguyên con tươi và ướp lạnh v.v… Tôm: Mỹ là thị trường tôm lớn nhất thế giới. Mặt hàng này được dân chúng Mỹ ưa thích nhất và tiêu thụ với khối lượng rất lớn. Năm 2002, người dân Mỹ đã tiêu thụ bình quân đầu người là 1,67kg tôm/người.năm Fao . Các mặt hàng tôm chính là tôm đông còn vỏ, tôm đông bóc vỏ, tôm bóc vỏ các loại và tôm chín. Năm 2002, Mỹ nhập khẩu 422 nghìn tấn tôm. Lượng tôm nhập khẩu vào Mỹ có biến động qua các năm nhưng xu thế chung là tăng lên. Giá tôm ở thị trường này cao hơn so với các thị trường khác. Thị trường chủ yếu cung cấp tôm cho Mỹ là Thái Lan, Việt Nam, Mêhicô và Ê-qua-đo. Nhập khẩu tôm đông của Mỹ chiếm khoảng 37,5% tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ và chiếm 29,5% lượng tôm nhập khẩu thuỷ sản toàn thế giới (năm 2000). Diễn biến nhập khẩu tôm đông của Mỹ như sau: Bảng 2.1: Diễn biến nhập khẩu tôm đông của Mỹ 1991-2002 Năm Khối lượng (1000T) %Năm sau/Năm trước Giá trị (Triệu USD) % Năm sau/Năm trước Giá trung bình (USD/kg) %Năm sau/Năm trước 1991 227 - 1.789 - 7,88 - 1992 253 111,4 1.964 109,8 7,76 98,5 1993 252 99,6 2.074 105,6 8,23 106,1 1994 263 104,4 2.542 122,6 9,67 117,5 1995 245 93,2 2.416 95,0 9,86 101,9 1996 230 93,9 2.204 91,2 9,58 97,2 1997 260 113,0 2.630 119,3 10,11 105,5 1998 272 104,6 2.710 103,4 9,96 98,5 1999 280 102,9 2.685 99,1 9,59 96,3 2000 343 122,5 3.748 139,6 10,93 114,0 2001 398 116,0 3.617 96,5 9,09 83,2 2002 422 106,0 3.224 89,1 7,64 84,0 Nguồn: Tạp chí TT khoa học và công nghệ thuỷ sản Như vậy, khối lượng tôm đông nhập khẩu vào Mỹ nhìn chung là tăng, tốc độ tăng mạnh mẽ vào khoảng từ năm 1997-2001, nhưng hiện nay, tốc độ tăng có xu hướng giảm do thị trường này đang có xu hướng bão hoà, do đó giá tôm xuất khẩu vào thị trường này cũng giảm. Mức giá tôm xuất khẩu cao nhất là 10,93 USD năm 2000 và giảm dần từ đó đến nay. Kim ngạch xuất khẩu cũng có xu thế tăng giảm giống như giá. Khả năng tăng lớn về nhu cầu chỉ xảy ra khi giá tôm rẻ tới mức bình dân và điều này đang xảy ra trong thực tế. Năm 2000, Việt Nam xuất khẩu 15,7 tấn tôm đông sang thị trường này, trị giá 218 triệu USD Tạp chí TT khoa học công nghệ thuỷ sản số 6/2001 , giá trung bình rất cao, tới 13,8 USD/kg, cao hơn các thị trường cung cấp tôm đông sang Mỹ khác như Thái Lan, ấn Độ. Thái Lan là nước xuất khẩu tôm số 1 vào thị trường Mỹ với thị phần trung bình khoảng 1/3 thị phần tôm Mỹ về cả sản lượng và giá trị , chiếm trung bình trên 50% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Thái Lan. Tôm Thái Lan có chất lượng khá cao, riêng mặt hàng tôm sú đông bóc vỏ chiếm trung bình 1/3 tổng giá trị xuất khẩu tôm. Đây cũng là mặt hàng nhập khẩu lớn thứ nhì về tôm của Mỹ, được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Năm 2001, Việt Nam đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu tôm vào Mỹ, chiếm thị phần trung bình khoảng 10% thị phần tôm Mỹ về giá trị còn khối lượng thì chiếm tỷ lệ thấp hơn. Trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, tôm đông của Việt Nam đã vượt qua các bạn hàng lâu đời ở thị trường Mỹ là Mêhicô, ấn Độ và Êcuađo, tuy nhiên nếu so sánh với Thái Lan thì chúng ta cần phải nỗ lực rất nhiều mới đuổi kịp họ ở thị trường Mỹ. Mêhicô là bạn hàng truyền thống của Mỹ, tôm đông của Mêhicô xuất khẩu sang Mỹ có chất lượng rất cao và lại là tôm he khai thác tự nhiên cùng ngư trường với Mỹ nên được thị trường Mỹ rất ưa chuộng, sản lượng tôm xuất sang Mỹ thấp hơn Việt Nam nhưng giá trị thì xấp xỉ, chiếm 10,5% thị phần tôm Mỹ năm 2001. Bản thân Mỹ cũng một cường quốc khai thác tôm he với các đối tượng khai thác quan trọng nhất là tôm he nâu và tôm he bạc. Tuy chỉ chiếm 1% trong sản lượng khai thác thuỷ sản nhưng giá trị lại chiếm tới 15,5% (năm 1999) trong tổng giá trị thuỷ sản khai thác. Nhờ làm tốt công tác bảo vệ nguồn lợi và quản lí có hiệu quả nghề lưới kéo tôm mà nguồn lợi quý này được duy trì khá ổn định. Ngoài ra, Ecuađo, ấn Độ, Trung Quốc cũng là các nước có khối lượng và giá trị xuất khẩu tôm lớn sang Mỹ. Tôm ấn Độ có giá thấp hơn giá trung bình ở thị trường Mỹ. Năm 2002, ấn Độ vươn lên đứng thứ nhất trong các nước xuất khẩu tôm vào Mỹ. Trước đây Ecuađo có thế mạnh về tôm chân trắng ở thị trường này nhưng hiện nay họ đang phải cạnh tranh gay gắt với tôm chân trắng giá rẻ của Trung Quốc. Giá tôm chân trắng nói riêng và tôm nói chung của Trung Quốc ở thị trường Mỹ rất rẻ, nên tôm Trung Quốc có khả năng cạnh tranh cao về giá. Cá ngừ: Năm 2000, các sản phẩm cá ngừ (cá ngừ tươi, cá ngừ đông, cá ngừ philê, cá ngừ đóng hộp) dẫn đầu về mức tiêu thụ trên thị trường Mỹ, sau đó mới đến tôm. Tuy là cường quốc khai thác cá ngừ ở Châu Mỹ và là nước có công nghệ đóng hộp cá ngừ mạnh nhất thế giới nhưng Mỹ vẫn phải nhập rất nhiều cá ngừ và hộp cá ngừ từ nhiều nước trên thế giới do cung thấp hơn cầu. Thái Lan là nước cung cấp chính hộp cá ngừ cho thị trường Mỹ, sau đó là Phillippin. Năm 1996, Mỹ phải nhập khẩu 110 000 tấn cá ngừ đóng hộp trị giá hơn 230 triệu USD. Năm 1995, Mỹ nhập khẩu 130 000 tấn cá ngừ nguyên liệu trị giá 460 triệu USD "Cẩm nang về xhâm nhập thị trường Mỹ" - TS Hồ Sỹ Hưng- Nguyễn Việt Hưng để cứu hàng loạt nhà máy đóng hộp cá ngừ khỏi nguy cơ phá sản. Đài Loan là nước xuất khẩu cá ngừ chính sang các nhà máy đóng hộp của Mỹ. Hiện nay, cá ngừ không còn giữ mức tiêu thụ số 1 nữa, lượng cá ngừ nhập khẩu và sản lượng trong nước giảm nhanh chóng. Mức tiêu thụ cá ngừ của người Mỹ năm 2001 là 1,32kg/ người, giảm so với mức 1,59kg/người năm 2000, và thấp hơn mức tiêu thụ tôm năm 2001 (1,54kg/người), năm 2002 mức tiêu thụ cá ngừ đã tăng lên chút ít (1,4kg/người) nhưng vẫn không thể vượt được tôm. Trước kia người Mỹ chỉ thích tiêu thụ cá ngừ đóng hộp nhưng hiện nay họ đã thích tiêu dùng cả cá ngừ tươi. Tuy nhiên lượng cá ngừ nhập khẩu giảm nhiều và lượng cá ngừ sản xuất trong nước Mỹ cũng giảm. Nguyên nhân không phải giá cao mà là vì Mỹ không đầu tư chút nào vào việc quảng cáo và chất lượng cá ngừ Mỹ giảm dần, dẫn đến tiêu thụ giảm; các nhà kinh doanh Mỹ đưa một số sản phẩm tôm mới ra ngoài thị trường; lượng tiêu thụ cá tươi tăng; các nước khai thác cá ngừ chính giảm sản lượng khai thác cá ngừ vằn để cân bằng thị trường, khắc phục tình trạng giá cá ngừ giảm quá mạnh như hiện nay. Các nước xuất khẩu chính sang thị trường Mỹ hộp cá ngừ là Thái Lan, Philippin và Inđônexia, cá ngừ tươi và đông là Mêhicô, Êquađo, Inđônêxia, Việt Nam... Cá đáy: Cá đáy là nhóm loài cá sống ở tầng sâu của đại dương, tập trung ở các vùng lạnh, gồm các loại như cá tuyết, cá Pollock, cá Mêlúc được khai thác nhiều ở vùng biển Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Mỹ là quốc gia khai thác cá tuyết vào hàng lớn nhất thế giới. Sản lượng khai thác cá tuyết của Mỹ rất lớn nhưng chủ yếu là cá tuyết Thái Bình Dương không được người Mỹ ưa chuộng, họ chỉ ưa chuộng cá tuyết Đại Tây Dương. Do đặc thù này mà Mỹ phải xuất khẩu phần lớn sản phẩm của mình với giá trị thấp và nhập khẩu các sản phẩm của Canada và Tây Âu với giá cao. Canada và Nauy là hai nước có sản lượng khai thác cá tuyết rất lớn và xuất khẩu lượng cá tuyết nhiều nhất phục vụ nhu cầu tiêu thụ cá tuyết ở thị trường Mỹ. Hiện nay Nauy đang phát triển mạnh nghề nuôi cá tuyết áp dụng công nghệ sinh học hiên đại. Phần lớn lượng cá tuyết Mỹ khai thác được được xuất khẩu. Trung Quốc là nước nhập khẩu chính lượng cá tuyết này để làm nguyên liệu sản xuất cá philê phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu. Giá cá tuyết ở Mỹ đang có xu hướng tăng dần do ảnh hưởng của cung cấp hạn chế. Cá hồi đang dần dần thay thế cá đáy ở thị trường Mỹ. Ngoài ra cá Mêlúc và cá Pôlắc Alaska buôn bán ở mức giá rất thấp do nguồn cung cấp đang được cải thiện. Cá hồi: Đây là loài cá có giá trị cao nhất trong các loài cá khai thác của Mỹ gồm cá hồi Đại Tây Dương và cá hồi Thái Bình Dương. Hiện nay, cá hồi Mỹ có sản lượng khai thác đứng hàng thứ nhì trên thế giới sau Nhật Bản (sản lượng khai thác cá hồi của Mỹ năm 1995 là 550 tấn) và có mức tiêu thụ đứng hàng thứ 3 về sản lượng trên thị trường Mỹ (0,91kg/người năm 2002). Các quốc gia xuất khẩu cá hồi chủ yếu sang Mỹ là Nauy, Canada, Chilê. Người tiêu dùng Mỹ rất ưa chuộng cá hồi Đại Tây Dương nuôi nhân tạo ở các nước này. Vì vậy mặc dù khai thác được nhiều nhưng năm 2000 Mỹ đã phải nhập khẩu khoảng 853 triệu tấn các sản phẩm cá hồi trong đó cá hồi Đại Tây Dương ướp đá và cá hồi phi lê ướp đá chở bằng máy bay từ Nauy, Chilê, Canada chiếm giá trị gần 600 triệu USD Thông tin chuyên đề Thuỷ sản www.fisternet.gov.vn số 3/2001 . ở các nước này đang phát triển rất mạnh nghề cá hồi nuôi nhân tạo do lượng khai thác cá hồi hàng năm giảm, cá hồi nuôi nhân tạo cũng có chất lượng rất tốt. Cá hồi tiêu thụ ở Mỹ có các loại là cá hồi đông và tươi, cá hồi phi lê đông và tươi. Cá catfish: Đứng hàng thứ 5 về mức tiêu thụ trên thị trường Mỹ. Mỹ có nhu cầu lớn về cá da trơn nước ngọt thịt trắng như cá basa, cá tra, tương tự đối với loài cá nheo Mỹ thường được gọi là catfish. Mỹ là nước sản xuất nhiều cá catfish nhất thế giới, chủ yếu là nuôi nhân tạo (khoảng 275 nghìn tấn năm 2000). Tuy nhiên gần đây người Mỹ rất ưa chuộng các loài cá thuộc bộ cá nheo, trong đó có cá tra và cá ba sa của Việt Nam. Cá basa và cá tra xuất khẩu sang Mỹ chủ yếu từ cá nước Guyana, Braxin, Thái Lan, Canada và Việt Nam trong đó nhập từ Việt Nam chiếm tới trên 90%. Ngoài các mặt hàng thuỷ sản kể trên, còn có các mặt hàng khác cũng được tiêu thụ khá nhiều và được ưa chuộng ở thị trường Mỹ như tôm hùm, cá rô phi, cua biển, sò, điệp… Mỹ là cường quốc về khai thác tôm hùm nhưng chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu thị trường trong nước . Mỹ cũng là thị trường tiêu thụ tôm hùm lớn nhất thế giới, họ ngày càng ưa chuộng sản phẩm cao cấp này. Họ ưa chuộng tôm hùm sống hoặc ướp đá, nhu cầu về mặt hàng này luôn ở mức cao và thường cung không đủ đáp ứng cầu. Năm 2000 Mỹ đã nhập khẩu 870 triệu USD tôm hùm, đứng hàng thứ 3 về giá trị và chiếm gần 9% trong tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản Mỹ (cùng năm); trong đó tôm hùm đông nguyên con là 530 triệu USD6, tôm hùm sống là 205 triệu USD6. Các nước cung cấp tôm hùm chính cho Mỹ là Canada, Mêhicô, Brazil… Về mặt hàng cá rô phi, Đài Loan, Trung Quốc, Cotarica là các thị trường cung cấp rất nhiều cá rô phi cho thị trường Mỹ. Về mặt hàng cua, sản lượng cua tiêu thụ trung bình của Mỹ đã tăng từ 0,44 pao/người (0,20kg/người) năm 2001 lên 0,57pao/người (0,26kg/người) năm 2002, vượt lên trên mặt hàng nghêu và đứng ở vị trí số 7. Có rất nhiều nước xuất khẩu cua vào thị trường Mỹ với các sản phẩm như cua đông nguyên con, thịt cua đông, cua biển và cua nước ngọt (của Trung Quốc). Hình 2.1: Mức tiêu thụ thuỷ sản của người Mỹ từ 1990- 2002 Đơn vị: pao/người (1pao~0,44kg) Nguồn: National Marine Fisheries Service 2.1.3 Các quốc gia chủ yếu về xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ Có rất nhiều quốc gia xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ, trong đó năm nước cung cấp thuỷ sản chủ yếu cho thị trường Mỹ thời kỳ 1991- 2000 là các nước Canada, Thái Lan, Trung Quốc, Êcuađo và Chilê, chiếm tỉ lệ phần trăm trong tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ lần lượt là 17, 15, 8, 6, 4. Trong 5 năm gần đây, hàng thuỷ sản của Canada và Thái Lan vẫn đang chim lĩnh „„ị trường nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ. Canada lấy các mặt hàng tô³8hùm, cuÀ biển, cá philê, cá hồi là chủ yếu. Thái Lan chọn hai mặt hàng chiến lược là tôm sú đông và hộp cá ngừ Trung ở/ốc đang tăng nhanh thị phần tại thị trường Mỹ, với lợi thế hànỷDthuỷ sảú giá rẻ, và mặt hàng tôm chân trắng nuôi. Chilê, Êcuađo, Mêhicô là các bạn hàng truyền thống của Mỹ nhưng năm *‘02, Chi Lê đ‹ bị Việt Nam vượt qua với thế mạnh tôm đông, cá tra và cá ẵasa. Kim ngạÁế xuất khẩu thuỷ sản của Mêhicô vào Mỹ đang giảm liên tục trong 5 năm liền trở lại đây. Hình 2.2: Kim ngạch thuỵ sản xuùõ khẩu của các nước sang Mỹ thời kỳ 1998-2002 Đơn vị: triệu US5ỹ Nguồn: ỹŽe/impor›s Sau đây là tình hình xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ của các nước Canada, Thái Lan, Trung Quốc. 2.1.3.1 Canada CàÊada luôn là 1 trong 10 nước dẫn đầu về xuất khẩu thuỷ sản trên thế giớiự Suốt 8 năm (1980-1987) Canada là nước xuất khẩu thuỷ sản số 1 thế giới. Từ năm 1988 họ mới bị Mỹ vượt. Suốt thập kỷ 90 xuất khẩu thuỷ sản của Canada giữ ở mức cao không tăng trưởng và bị nhiều nước bỏ xa. Năm 2001, Canada phải chịu đứng hàng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu yhuỷ sản. Bảng 2.2 : Tốp 11 nước dẫn đầu về xuất khẩu thuỷ sản trên thế ê[ới năm 2001 (1000USD) và so sánh với năm 2000 Tên nước 2000 2001 % tăng giảm Thái Lan 4367 4039 -7,5 Trung Qiốc 3603ảœ999 +11,0 Nauy 3533 3364 -4,8 USA 3055 3316 +8,5 Canada 281 2798 -0i7 Đan Mạch 2756 2666 -3,2 Chi lê 1784 1939 +8,7 Tây Ban Nha O600 1848 +15Q? Đài Loan 1756 1820 +3,7 Việt Nam 1481 1781 +20,2 Nguồn: FAO, Fishery Information, Data and Statistics UnitmNhìn vàcwbảng 16, chúng ta có thể thấy ngay là Canada là nước xuất khẩu6ưhuỷ sản8lớn nhất sang Mỹ hiện nay, và cũng là bạn hàng truyền thống của Mỹ. Hơn nữa, Mỹ cũng là bạn hàng lớn nhất về thuỷ sản của Canada. Hàng năm, Canada xuất khẩu sang Mỹ trung bìn•Ơgần 70%$tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của mình. Ngoại thương về thuỷ sản giữa hai nước đã vượt 2 tỷ USD năm 2002. Điều dễ hiểu là cả hai nước đều là thành viên của “Hiệp ước Tự do Mậu dịch Bắc Mỹ”. Việc buôn bán giữa Mỹ và Canada không hề bị hàng rào thuế quan ngăn cản. Hơn nữa hai nước lại nằm sát kề nhau. Năm 1999 Canada xuất khẩu một khối lượng hàng thuỷ sản khổng lồ sang Mỹ (340 nghìn tấn) thu về 1,718 tỷUSD chiếm 67% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản. Năm 2001, Canada xuất khẩu được 1,954 tỷ USD thuỷ sản sang Mỹ chiếm 69,8% trong tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản. Riêng năm 2002, kim ngạch thuỷ sản xuất khẩu sang Mỹ đã vượt con số 2 tỷ USD (bảng 16), vượt xa nước xuất khẩu thuỷ sản thứ nhì sang Mỹ là Thái Lan. Có thể nói Canada đang chiếm lĩnh thị trường thuỷ sản nhập khẩu Mỹ với các mặt hàng quan trọng nhất là tôm hùm, cua biển, cá hồi, điệp. Riêng tôm hùm chiếm trung bình khoảng 27% trong tổng giá trị hàng thuỷ sản xuất khẩu sang Mỹ. Đây là mặt hàng độc đáo của Canada được người tiêu dùng Mỹ rất ưa chuộng và cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Canada. Thường cung của mặt hàng này không đủ đáp ứng cầu. Canada hiện đang là nước khai thác tôm hùm hàng đầu thế giới chủ yếu bằng phương pháp lồng bẫy có gài mồi. Các sản phẩm chính từ tôm hùm xuất khẩu sang Mỹ là tôm hùm sống, tôm luộc, tôm tươi và hùm tôm đông, đặc biệt mặt hàng tôm hùm sống là mặt hàng xuất khẩu cho giá trị cao nhất. Sau tôm hùm, cua biển là mặt hàng đứng thứ hai về giá trị thuỷ sản xuất khẩu sang Mỹ của Canada và cũng là mặt hàng độc đáo thứ nhì của Canada. Các sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ chủ yếu là cua sống, cua đông, thịt cua. Giá trị trung bình chiếm 1/5 trong tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản. Về mặt hàng cá, thì cá hồi là mặt hàng cá xuất khẩu có giá trị lớn nhất. Canada có nguồn lợi cá hồi Thái Bình Dương và cá hồi Đại Tây Dương khá phong phú và có giá trị lớn, đặc biệt cá hồi Đại Tây Dương được người tiêu dùng Mỹ rất ưa chuộng. Hiện nay Canada đang phát triển nghề nuôi nhân tạo cá hồi Đại Tây Dương, cạnh tranh với mặt hàng cùng loại vốn cũng đang rất có lợi thế và phát triển này của Nauy. Có thể nói, Canada đang và sẽ là nước xuất khẩu thuỷ sản số 1 vào Mỹ trong nhiều năm tới. Vì, Canada được hưởng các ưu đãi khi xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ là “Hiệp ước tự do mậu dịch Bắc Mỹ” mà các nước xuất khẩu thuỷ sản mạnh vào Mỹ như Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam không có được; hơn nữa, các mặt hàng chủ lực có giá trị cao xuất sang Mỹ của họ đều rất độc đáo và là thế mạnh của Canada trong nhiều năm. 2.1.3.2 Thái Lan Thái Lan hiện là quốc gia xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu thế giới, trung bình chiếm 7,9% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của thế giới, trong đó bạn hàng lớn nhất của Thái Lan là Mỹ, với các mặt hàng tôm sú đông, hộp cá ngừ. Chỉ tính riêng tôm, hàng năm Mỹ nhập khẩu khoảng 1,5 tỷ USD tôm từ Thái Lan. Năm 2001, Thái Lan đã xuất khẩu 136000 tấn tôm sang Mỹ, chiếm 34% tổng sản lượng nhập khẩu tôm của Mỹ, chưa kể 84 578 tấn tôm chế biến, chiếm 26,1%. Năm 2002, Thái Lan xuất sang Mỹ 103000 tấn tôm, chiếm 26,7% tổng sản lượng nhập khẩu tôm Mỹ. Như vậy, thị phần tôm của Thái Lan ở Mỹ đang có xu hướng giảm đi do thị phần tôm của Việt Nam và ấn Độ tăng lên ở thị trường này. Nguyên nhân do các mặt hàng tôm của Việt Nam và ấn Độ có chất lượng tốt, giá cạnh tranh, giá tôm trung bình vào thị trường Mỹ tháng 7-2002 giảm đi 19% so với tháng 7- 2001. Các sản phẩm tôm từ Thái Lan chất lượng ổn định và giá tương đối phù hợp. Thái Lan có thế mạnh về sản phẩm tôm chín, năm 2001, sản lượng tôm chín xuất khẩu vào Mỹ tăng 4% so với năm 2000, đạt 72% trong tổng lượng nhập khẩu tôm chín của Mỹ. Năng suất tôm xuất khẩu của Thái Lan không ngừng tăng lên. Điều kiện nuôi tôm cũng rất tốt. Ngoài 2615 km bờ biển, thời tiết ấm quanh năm, còn có sự hỗ trợ của chính phủ, nên sản lượng thu hoạch tôm của Thái Lan hàng năm rất lớn và tăng nhanh, từ 400kg/ha.năm năm 1986 lên đến 2500kg/ha.năm như hiện nay. Sản lượng tôm xuất khẩu tăng từ 6% năm 1980 lên 67% năm 1995 và 60% năm 2000. Thái Lan xuất khẩu mạnh tôm đông lạnh và tôm hộp sang thị trường Mỹ, thị phần tôm đông lạnh của Thái Lan trên thị trường Mỹ tăng từ 21,07% năm 1999 lên 28% năm 2001. So với Thái Lan, năng lực cạnh tranh về tôm của Việt Nam chỉ bằng 1/3. Ngoài tôm, Thái Lan còn xuất khẩu mạnh cá rô phi (đông lạnh nguyên con và phi lê đông lạnh), hộp cá ngừ sang Mỹ. Năm 2001, Thái Lan xuất khẩu sang Mỹ 251 nghìn kg cá rô phi, trị giá 930 nghìn USD. 2.1.3.3 Trung Quốc Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu thuỷ sản thứ hai trên thế giới và hiện nay đang đứng hàng thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ, sau các bạn hàng truyền thống của Mỹ là Canada và Thái Lan, vượt lên trước Chilê và Êcuađo. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Trung Quốc sang Mỹ không ngừng gia tăng với tốc độ trung bình 5 năm trở lại đây là 27,9%/năm. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc vào Mỹ là các loại cá và tôm thẻ chân trắng. Hiện nay Trung Quốc đang rất phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng và là nhà sản xuất và xuất khẩu tôm thẻ chân trắng lớn nhất thế giới. Tôm thẻ chân trắng nuôi của Trung Quốc chất lượng cao, số lượng lớn và giá rất cạnh tranh. Đó cũng là một lí do khiến thị trường Mỹ chuyển dần sang tiêu thụ tôm thẻ chân trắng thay cho tôm sú (từ đầu năm 2003 đến tháng 7/2003, tỷ lệ nhập khẩu tôm thẻ chân trắng trong tổng sản lượng nhập khẩu tôm của Mỹ là 54%, tỷ lệ này năm ngoái là 37%). Trong các nước sản xuất tôm sú thì duy nhất Việt Nam có sản lượng tăng đáng kể trong năm nay (+35%), còn nhập khẩu tôm thẻ từ các nước sản xuất tôm thẻ của Mỹ tăng 68%. Trung bình hàng năm Trung Quốc sản xuất được 500.000 tấn tôm thẻ, trong đó xuất khẩu 200.000 Thông tin chuyên đề thuỷ sản www.fistenet.gov.vn số 2/2001 tấn. Tôm thẻ chân trắng Trung Quốc đã làm cho tôm thẻ của Êcuađo không thể cạnh tranh được trên thị trường Mỹ. Ngoài thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, Trung Quốc còn xuất khẩu sang các nước khác như Nhật Bản, EU. Hiện nay nhiều nước Châu á như Thái Lan, Việt Nam, Inđônêxia, Xri Lanka cũng bắt đầu nuôi loại tôm này sau khi thấy sự thành công của Trung Quốc. Bên cạnh tôm, Trung Quốc còn là một quốc gia có nghề cá rất phát triển và thậm chí các sản phẩm cá mới chính là các sản phẩm làm cho ngành xuất khẩu thuỷ sản của Trung Quốc phát triển như hiện nay. Trong vài năm gần đây, Trung Quốc đầu tư nuôi thuỷ sản nói chung và cá nói riêng với quy mô lớn, công nghệ cao, khoa học kỹ thuật hiện đại để nhân giống sản xuất đại trà nên đạt sản lượng lớn. Năm 2000, sản lượng nuôi trồng đạt 26 triệu tấn, chiếm 60% tổng lượng thuỷ sản trong nước và 70% lượng thuỷ sản nuôi của cả thế giới. Không chỉ dừng lại ở nuôi tôm, cá chình, cá rô phi mà Trung Quốc còn không ngừng mở rộng nuôi các loại thuỷ sản giá trị cao như cua, ngọc trai, rong biển, sò huyết… Do đó, Trung Quốc không chỉ được đánh giá là nước cung cấp thuỷ sản với khối lượng lớn cho thế giới mà còn là nước có khả năng cung cấp những mặt hàng có giá trị. Sản lượng thuỷ sản nuôi của Trung Quốc tăng nhanh trong thời gian qua do Trung Quốc đã tập trung tăng năng suất bằng các phương pháp nuôi công nghiệp. Bên cạnh đó, Trung Quốc có sản lượng thuỷ sản khai thác lớn nhất trên thế giới, tuy nhiên phần lớn số đó phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa. Các sản phẩm cá Trung Quốc xuất khẩu mạnh sang Mỹ là cá biển, mực và đặc biệt là cá nước ngọt là cá rô phi, cá chình. Các sản phẩm này giá thành thấp, chất lượng trung bình và đặc biệt là Trung Quốc tiếp thị sản phẩm rất tốt trên thị trường Mỹ. 2.1.4 Chính sách thương mại và hệ thống luật pháp Mỹ liên hệ trực tiếp đến ngành thuỷ sản Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, việc lưu thông trao đổi hàng hoá là cần thiết và tất yếu. Tuy nhiên trong thương mại quốc tế, để hạn chế sức cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài đối với hàng nội địa và để đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng và bảo vệ môi trường, các nước thường đặt ra một số quy định có thể gọi chung là hàng rào thương mại. Các rào cản thương mại đó bao gồm hàng rào thuế, hàng rào hạn ngạch QUOTA, hàng rào kỹ thuật TBT, hàng rào vệ sinh SPS. Dưới đây là những nét chung nhất về hàng rào thương mại Mỹ áp dụng với mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu nói riêng và các mặt hàng khác nói chung. Mỹ là một nước điển hình trong hệ thống pháp luật bất thành văn nên hệ thống pháp luật thương mại của Mỹ rất phức tạp. Muốn thâm nhập thị trường Mỹ nói chung và thị trường thuỷ sản Mỹ nói riêng một cách có hiệu quả nhất, các doanh nghiệp Việt Nam tối thiểu cần có những kiến thức cơ bản về các đạo luật quan trọng như luật thuế quan và hải quan, luật bồi thường thương mại, luật điều tiết nhập khẩu. Về luật thuế quan và hải quan, hầu hết các loại thuế quan của Mỹ đánh theo tỷ lệ phần trăm trên trị giá hàng nhập khẩu, một số loại như nông sản, hàng chưa chế biến (như thuỷ hải sản chưa chế biến) được đánh thuế theo số lượng. Hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ trong đó có thuỷ hải sản đã được hưởng thuế suất ưu đãi trên cơ sơ chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) kể từ khi Hiệp định thương mại Việt Mỹ có hiệu lực (10/12/2001) Hiệp định thương mại Việt Mỹ . Một số các mặt hàng thuỷ sản như cua, một số loại tôm, cá tuyết, một số các loại cá khác… có mức chênh lệch về thuế chưa được hưởng MFN và thuế được hưởng MFN khá lớn, mở ra một triển vọng lớn về đẩy mạnh thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam. Về luật bồi thường thương mại, có hai loại luật cần kể đến nhất là luật thuế bù giá và luật chống phá giá. Luật thuế bù giá quy định chế độ bồi thường dưới dạng thuế đối với sản phẩm nước ngoài khi việc tiêu thụ sản phẩm đó ở Mỹ gây thiệt hại đến các nhà sản xuất hàng hoá giống hoặc tương tự hàng hoá đó ở Mỹ. Luật chống phá giá áp dụng với các hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ khi Bộ thương mại Mỹ xác định được là hàng hoá đó được nhập khẩu vào Mỹ với giá thấp hơn giá trị thông thường (giá bán ở nước xuất xứ hoặc giá bán ở nước thứ ba hoặc giá trị tính toán). Chúng ta đã được nghe nhiều về vụ Hiệp hội các chủ trại cá nheo Mỹ (CFA) kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá cá tra và cá basa, kết quả là Việt Nam đã thua kiện và chịu thuế chống bán phá giá rất cao (trên 30%) Đạo luật HR 2002 gây nhiều thiệt hại cho người dân nuôi cá tra và cá basa vùng đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam. Sắp tới, 15 nước xuất khẩu tôm vào Mỹ trong đó có Việt Nam cũng chuẩn bị đương đầu với vụ kiến bán phá giá tôm do liên minh tôm Miền Nam nước Mỹ (SSA) khởi kiện. Về các luật điều tiết nhập khẩu, có các đạo luật như Luật về quyền hạn chế nhập khẩu nông sản và hàng dệt, luật về quyền hạn chế nhập khẩu theo các đạo luật bảo vệ môi trường, các quy định cụ thể đối với từng nhóm mặt hàng nói chung và hàng thuỷ sản nói riêng. Sau khi hội nhập, hai loại hàng rào thuế và hạn ngạch bị cắt giảm dần theo các thoả thuận giữa Mỹ và các nước được hưởng MFN để đảm bảo tính cạnh tranh bình đẳng. Còn hàng rào kỹ thuật TBT và hàng rào an toàn vệ sinh SPS thì vẫn tồn tại và được quy định thành những tiêu chí bắt buộc phải tuân thủ trong các quy định chung của Mỹ với các nước phù hợp với quy định quốc tế. Hàng rào kỹ thuật bao gồm các quy định về các chỉ tiêu dinh dưỡng như đạm, mỡ v.v…; các quy định về chủng loại, kích cỡ, khối lượng, cách chế biến nhằm thoả mãn yêu cầu sử dụng và tránh gian lận thương mại; việc nuôi trồng, đánh bắt nguyên liệu để chế biến ra sản phẩm không làm phương hại đến môi sinh, môi trường. Hàng rào an toàn thực phẩm và an toàn vệ sinh thú y gồm các quy định về các loại mầm dịch bệnh không được phép có trong thuỷ sản xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; những quy định về ngăn chặn các mối nguy làm cho thực phẩm thuỷ sản không an toàn vệ sinh. Dưới đây là một số ví dụ về các rào cản TBT và SPS Năm Loại Nội dung áp dụng Điều kiện áp dụng 1995 TBT Không nhập khẩu sản phẩm cá ngừ Nếu sử dụng lưới đánh bắt lẫn cá heo 1997 TBT Không nhập tôm biển Nếu lưới kéo không lắp thiết bị xua đuổi rùa biển 1997 SPS Trả hàng hoặc tiêu huỷ Nếu phát hiện có VSV hoặc mối nguy hoá học 1998 SPS DN không được xuất hàng vào Mỹ Nếu không có chương trình HACCP được US FDA công nhận 2000 TBT Cá Tra, Basa không cho mang tên catfish Do nó tạo ra sự nhầm lẫn với cá catfish thuộc họ Ictaluridae (cá nheo) cho người tiêu dùng Mỹ!! 2001 SPS Không nhập khẩu hoặc tiêu huỷ thuỷ sản Nếu phát hiện có kháng sinh bị nấm Nguồn: Infofish 1/2003 Trong hàng rào an toàn vệ sinh SPS, có một quy định rất quan trọng về dư lượng kháng sinh có hại cho sức khoẻ người tiêu dùng trong sản phẩm thực phẩm, được quy định trong Luật thực phẩm Liên bang của Mỹ, mục 21, tập 6, sửa đổi ngày 1/4/2001: cấm hoàn toàn 11 loại kháng sinh trong đó có Chloramphenicol và Nitrofurans. Như vậy Mỹ có rất nhiều các chính sách thương mại và các đạo luật để bảo hộ cho sản xuất trong nước cũng như hạn chế hàng nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy vậy, hầu hết các đối tác vẫn thích làm ăn với Mỹ vì suy cho cùng, đây vẫn là một thị trường đầy màu mỡ, sức tiêu thụ lớn và là một nền kinh tế mở, có rất nhiều cơ hội cho những đối tác có năng lực thực sự và cũng là một thị trường tự do thương mại không thiếu sự công bằng, trả giá thích đáng. 2.2 Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong những năm gần đây 2.2.1 Kết quả xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Mỹ trong thời gian qua Trong vài năm trở lại đây thị trường Mỹ trở thành bạn hàng quen thuộc của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Thị trường Mỹ trước năm 1997 chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ trong cơ cấu hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam, chỉ chiếm khoảng 2-3%. Bên cạnh lí do khách quan do cấm vận kinh tế của Mỹ, giá trị xuất khẩu vào Mỹ thấp cũng còn bởi chúng ta chưa thật sự quan tâm đến việc mở rộng thị trường. Sản lượng thuỷ sản dùng để chế biến hàng xuất khẩu chủ yếu dựa vào khai thác đánh bắt ven bờ, công suất hạn chế nên chỉ đủ đáp ứng hàng gia công cho Nhật Bản và cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy tái chế trong khu vực. Nhưng từ khi sản lượng khai thác nuôi trồng thuỷ sản trong nước tăng lên do áp dụng nhiều phương thức khoa học kĩ thuật mới và có sự trợ giúp của Chính phủ cũng như đầu tư từ bên ngoài, vấn đề tìm thị trường cho đầu ra sản phẩm được đặt lên hàng đầu đối với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản. Các doanh nghiệp đã nhận thức được sự lệ thuộc quá nhiều vào thị trường truyền thống Nhật Bản thường gặp phải tình trạng ép giá. Hơn nữa nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của thị trường Nhật ngày một sút giảm. Mở rộng thị trường là vấn đề cấp thiết đặt ra đối với ngành thuỷ sản Việt Nam. Bắt đầu từ năm 1998, Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn của Việt Nam. Việc dỡ bỏ hàng rào cấm vận kinh tế với Việt Nam là cơ hội tốt để chúng ta tiếp cận thị trường mới này. Nhưng phải đến tháng 12/2001 khi hiệp định thương mại Việt Mỹ chính thức có hiệu lực thì kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào Mỹ mới có bước phát triển đột biến. Tốc độ tăng trung bình về kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản lên đến 69,1%/năm trong năm năm qua (1998- 2002). Bảng 2.3: Tình hình xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ 1998- 2002 Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 Giá trị (triệu USD)* 80,2 130,0 301,3 489,0 655,0 %/TKNXKTS 9,8 13,8 20,4 27,5 32,4 Năm sau/năm kế trước(%) - 162,1 231,8 162,3 133,9 Tốc độ tăng trung bình (%) 69,1 Sản lượng (nghìn tấn) 10,91 18,93 37,98 70,93 98,66 %/TSLXKTS 5,4 8,2 13,0 18,9 21,5 Năm sau/năm kế trước(%) - 173,5 200,6 186,7 139,1 Giá XK TB (USD/kg) 7,3 6,9 7,9 6,9 6,7 Nguồn: Trung tâm thông tin KHKT và kinh tế Thuỷ sản- Bộ thuỷ sản (*:số liệu không hoàn toàn khớp với bảng 17 vì hai nguồn khác nhau) Những con số trên cho thấy sự tăng lên không ngừng về giá trị cũng như sản lượng thuỷ sản xuất khẩu vào thị trường Mỹ trong giai đoạn 1998- 2002. Năm 1998 giá trị thuỷ sản xuất khẩu sang thị trường này chỉ đạt 80,1 triệu USD, sản lượng đạt 10,9 nghìn tấn, chiếm tỷ trọng lần lượt là 9,8% và 5,4% trong tổng kim ngạch và sản lượng thuỷ sản xuất khẩu nhưng đến năm 2002 các con số này đã tăng lên 655 triệu USD, 98,7 nghìn tấn, 32,4% và 21,5%. Giá xuất khẩu trung bình dao động từ 6,7 USD/kg đến 7,9 USD/kg Theo tính toán lấy giá trị chia khối lượng , đây là mức giá cao nhất và cao hơn rất nhiều so với giá xuất khẩu trung bình vào các thị trường khác như Nhật, Trung Quốc, Hồng Kông, EU ( cao hơn từ 0,8- 4,2 USD/kg). Tuy năm 2002 là năm gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ hàng thuỷ sản xuất khẩu nhưng giá trị thuỷ sản xuất khẩu sang Mỹ vẫn tăng 33,9% so với năm 2001, chiếm 32,4% trong tổng giá trị hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam. Hai mặt hàng xuất khẩu khá mạnh sang Mỹ là cá tra và cá basa của Việt Nam bị phía Mỹ kiện bán phá giá và sử dụng sai tên gọi (đạo luật HR2646) đã làm ảnh hưởng ít nhiều đến việc xuất khẩu hai loại cá thế mạnh này của ta sang thị trường Mỹ. Tuy nhiên không vì thế mà thị trường thuỷ sản Mỹ không còn cơ hội cho thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam. Năm 2002 so với năm 2001, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu và sản lượng xuất khẩu (33,9% và 39,1%) có thấp hơn so với các năm trước nhưng đó vẫn là tốc độ tăng trưởng cao. Nguyên nhân do hàng thuỷ sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vào Mỹ là hàng tôm đông lạnh, mặt hàng này đang có xu hướng bão hoà trên thị trường Mỹ, sản phẩm nào có giá cạnh tranh hơn nhưng chất lượng vẫn đảm bảo thì sẽ phát huy được lợi thế. Do đó mà giá xuất khẩu trung bình vào thị trường Mỹ chỉ còn 6,7 USD/kg, thấp hơn so với 5 năm trở lại đây. Hàng Việt Nam bị giảm giá do vấp phải sự cạnh tranh gay gắt với nhiều đối thủ khác trên thị trường Mỹ như Thái Lan, Trung Quốc, Inđônêxia… Sản lượng cá tra và cá basa xuất khẩu bị giảm đi. Một số mặt hàng tôm xuất vào Mỹ cũng bị giảm sản lượng do ảnh hưởng xấu của việc nghi bị nhiễm kháng sinh Cloramphenicol. Thị trường Mỹ là một thị trường rất có tiềm năng nhưng Việt Nam mới chỉ khai thác được một thị phần rất khiêm tốn. Năm 2001, tổng giá trị hàng thuỷ sản xuất khẩu sang Mỹ của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 5,7% tổng giá trị nhập khẩu hàng thuỷ sản của Mỹ . Theo điều tra của một nhóm chuyên gia nước ngoài, tiêu thụ thuỷ sản Mỹ đang có chiều hướng gia tăng trong khi nguồn cung trong nước lại giảm dần. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam tăng thị phần tại Mỹ. Có 4 nhóm sản phẩm được người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng nhất là cá ngừ, tôm, ghẹ và cá da trơn, ngoại trừ cá ngừ đã bão hoà, tôm vẫn là mặt hàng được ưa chuộng nhất và Việt Nam có thế mạnh về mặt hàng này. 2.2.2 Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thuỷ sản mạnh sang Mỹ Bảng 2.4: 10 Công ty xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu Việt Nam năm 2002 STT Tên Kim ngạch xuất khẩu Sản phẩm xuất khẩu chính Thị trường xuất khẩu chính Địa chỉ Điện thoại Fax Website Giám đốc Ghi chú 1 Công ty TNHH Kim Anh 102,16 triệu USD 49 National Highway 1,Quarter 2,Soc Trang provine-VN 84.79.822682 84.79.822762 Mr. Đỗ Ngọc Quý Kim ngạch XK 2002 2 Công ty TNHH Minh Phú 100,368 triệu USD Tôm sú tươi, tôm đông, tôm hấp 67 triệu usd(năm 2002) Nhật30% Mỹ 65%, EU Industrial Zone, Ward 8, Ca Mau city, Ca Mau Province 84.780.839391 84.780.833119 Mr. Lê Văn Quang ~1000 lao động 36 triệu USD 2000 ước năm 2003 3 Công ty cổ phần thực phẩm Saota (Fimex VN) 77.618 triệu USD Tôm Nhật, Mỹ, EU Mr. Hồ Quốc Lực Hiện là quyền chủ tịch VASEP Tên cũ:Cty thực phẩm XNK Soc Trăng (Fimex VN) 1500 lao động 4 Cafatex VN 62 triệu USD Mr. Nguyễn Văn Kịch Phó chủ Tịch VASEP 5 Cofidex 58,055 triệu USD Mực, cua, tôm, ngao v.v… 30 Dang Tat Street, District 1, Ho Chi Minh City, Vietnam 84-8-8963123  8487312362 Mr. Nguyễn Thanh Xuân Số liệu năm 2002 6 Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Minh Hải 45,5 triệu Precinct 8, Ca Mau town, Ca Mau province. 84.780.831953 84.780.835077 7 Công ty XNK thuỷ sản Kiên Giang Kisimex 20000tấn/năm 45 triệu USD tôm, Mực , ghẹ , Cá, Châu Âu, Nga, Châu á, Bắc Mỹ, Mỹ 39 Đinh Tiên Hoàng- Rạch Giá, Kiên Giang 84.77.862104 Fax:84.77.862677 Các loại sản phẩm: khô, đóng hộp, nước mắm, đông lạnh, ướp đá, Số liệu năm 2002 8 Seaprodex Đà nẵng 37,54 triệu USD Tôm, mực nang,mực ống Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU 263263Ph263an 260263 Phan Chu Trinh, Đà Nẵng 84.511.822857 84.511.823769 Số liệu năm 2002 Sản phẩm: Đông lạnh Thành viên của SEAPRODEX 9 Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Bà Rịa- Vũng Tàu 12000000USD/năm 20tấn/ngày Cá, tôm, Cá cuttle, v.v… Asia, EU, Mỹ, 460 Trương Công Đinh- Vũng Tàu 84.64.580085 Fax:84.64.837312 Trần Văn Dũng Thành viên của VASEP 2000 lao động 10 Cty xuất nhập khẩu Bình Thuận 30 triệu USD/năm Mực cua, ghẹ v.v… 75 Võ Thị Sáu, Phan Thiết, Bình Thuận 84.62.822223 Fax:84.62.822123 Nguyễn Đức Tiến Năm 2001 Sản phẩm: Mực khô lột da cao cấp, sò lông, điệp, vòm, bàn mai, Nguồn: Sưu tầm các nguồn Sưu tâm nhiều nguồn từ Thời báo kinh tế Việt Nam, các trang web của các công ty có tên trên, gọi điện đến từng công ty 2.2.3 Các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu chính Như đã trình bày ở chương I, hiện nay Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ khoảng trên 30 loại thuỷ sản với khoảng 100 dạng sản phẩm chế biến khác nhau như tươi sống, sấy khô, ướp lạnh, ướp muối, hun khói, đóng hộp, ăn liền… Trong số các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường Mỹ thì tôm và cá là những nhóm mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất, các mặt hàng như tôm hay cá tra, cá basa, cá ngừ của Việt Nam được người tiêu dùng Mỹ rất ưa chuộng. Năm 2001, Việt Nam đã xuất khẩu vào Mỹ 33.200 tấn tôm các loại, 7.800 tấn cá tra và cá basa, 1.200 tấn cá ngừ các loại. Năm 2002, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ được 468 triệu USD tôm đông lạnh, 49 triệu USD cá basa philê đông, 48 triệu USD cá ngừ tươi đông và 44 USD cá đông lạnh các loại. Các mặt hàng trên là các thế mạnh của thuỷ sản Việt Nam ở thị trường Mỹ. Hình 2.3: Các nhóm sản phẩm chính XK sang Mỹ năm 2002 Nguồn: www. Fistenet.gov.vn 2.2.3.1 Mặt hàng tôm: Các dạng tôm nhập khẩu khá đa dạng, bên cạnh dạng philê vốn được người tiêu dùng rất ưa chuộng, Mỹ còn nhập nhiều các loại tôm đông lạnh sơ chế hoặc các loại tôm chín để phục vụ cho chế biến hàng cao cấp hơn. Năm 2000, Việt Nam đã xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt 217.426 nghìn USD, so với năm 1999 tăng gấp 2,3 lần, chiếm 32,8% trong tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam. Năm 2001, Việt Nam xuất được hơn 33.200 tấn tôm, tương đương 399.016 nghìn USD, tăng 55,9% so với năm 2000. Mỹ là thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất của Việt Nam, giá trị xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ vẫn tăng mạnh trong khi các thị trường xuất khẩu tôm khác của Việt Nam đều giảm sút như Nhật Bản giảm 1,1% năm 2001 so với năm 2000, EU giảm 14,1%... Tuy nhiên so với tổng giá trị nhập khẩu tôm của Mỹ thì giá trị xuất khẩu của ta vẫn còn nhỏ bé. Năm 2000, Mỹ đã nhập khoảng 3,8 tỷ USD tôm Tạp chí thông tin khoa học công nghệ thuỷ sản số 9/2003 ; trong đó, 218 triệu USD nhập khẩu tôm là từ Việt Nam, với sản lượng 15,7 nghìn tấn tôm đông, giá trung bình rất cao, tới 13,8 USD/kg, cao hơn các thị trường cung cấp tôm đông sang Mỹ khác như Thái Lan, ấn Độ. Tí

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockhoa luan tot nghiep.doc