Đề tài Thực trạng về sử dụng vốn tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh trì

Tài liệu Đề tài Thực trạng về sử dụng vốn tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh trì: Lời mở đầu Chúng ta đang sống trong thời đại mới, thời đại của sự nghiệp phát triển kinh tế như vũ bão. Nó tạo điều kiện cho chúng ta những cơ hội mới, thời cơ mới nhưng đồng thời cũng đặt ra cho chúng ta những thách thức đó và nắm bắt được những thời cơ phát triển, chúng ta phải sáng suốt lựa chọn cho mình con đường đi đúng đắn và phù hợp với năng lực của mình. Hoạt động của Ngân hàng gắn liền với cơ chế quản lý kinh tế. Việc chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đòi hỏi hoạt động của Ngân hàng phải là đòn bẩy kinh tế, là công cụ kiềm chế và đẩy lùi lạm phát nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Hệ thống Ngân hàng đã được cải tổ và hoạt động có hiệu quả, đóng vai trò nòng cốt trên thị trường tiền tệ. Trong thời kỳ đổi mới của nước ta, từ nền kinh tế hạch toán tập trung sang kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng, trong đó có ngân hàng đầu tư ...

doc85 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 924 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thực trạng về sử dụng vốn tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh trì, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Chúng ta đang sống trong thời đại mới, thời đại của sự nghiệp phát triển kinh tế như vũ bão. Nó tạo điều kiện cho chúng ta những cơ hội mới, thời cơ mới nhưng đồng thời cũng đặt ra cho chúng ta những thách thức đó và nắm bắt được những thời cơ phát triển, chúng ta phải sáng suốt lựa chọn cho mình con đường đi đúng đắn và phù hợp với năng lực của mình. Hoạt động của Ngân hàng gắn liền với cơ chế quản lý kinh tế. Việc chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đòi hỏi hoạt động của Ngân hàng phải là đòn bẩy kinh tế, là công cụ kiềm chế và đẩy lùi lạm phát nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Hệ thống Ngân hàng đã được cải tổ và hoạt động có hiệu quả, đóng vai trò nòng cốt trên thị trường tiền tệ. Trong thời kỳ đổi mới của nước ta, từ nền kinh tế hạch toán tập trung sang kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng, trong đó có ngân hàng đầu tư và phát triển cũng cần có những đổi mới nhất định để thích ứng với sự chuyển đổi cơ chế kinh tế. Ngân hàng đầu tư phát triển Việt nam trong chiến lược kinh doanh tổng thể đã xác định là một trong những Ngân hàng lớn nhất tại Việt nam, giữ vai trò chủ đạo đứng đầu về lĩnh vự đầu tư phát triển, kinh doanh đa năng tổng hợp, cung cấp các dịch vụ có tính cạnh trang. Xây dựng Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt nam trở thành Ngân hàng mạnh, toàn diện để từng bước hội nhập với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Muốn thực hiện được chiến lược đó, trước hết phải có vốn và sự tăng trưởng nguồn vốn đó ngày càng cao sẽ quyết định quy mô, tầm cỡ của một ngân hàng. Song đối với một ngân hàng, có được nguồn vốn đã khó, sử dụng vốn sao cho có hiệu quả lại càng khó khăn hơn. Với mục tiêu mà ngân hàng đầu tư và phát triển đặt ra là: Vững chắc trong tăng trưởng, chất lượng an toàn trong kinh doanh và có hiệu quả. Hiện nay, ở nước ta, hầu hết các doanh nghiệp có vốn nhỏ, máy móc, thiết bị công nghệ lạc hậu... và đang rất cần nguồn vốn đầu tư nước ngoài, để cải tiến, nâng cao chất lượng sản suất. Mặc dù, thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời, đã tạo ra kênh dẫn vốn trực tiếp tới các doanh nghiệp và xã hội. Nhưng vai trò của Ngân hàng Thương mại trong việc đầu tư cho tăng trưởng và phát triển kinh tế vẫn chiếm vị trí rất quan trọng. Hệ thống ngân hàng vẫn là kênh dẫn vốn chính trong nền kinh tế. Cho nên hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Thương mại ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của nền kinh tế. Ngân hàng Đầu tư và phát triển đã và đang tích cực tìm kiếm, triển khai các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. xây dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lý, khai thác tiềm năng về vốn để đảm bảo nguồn vốn ổn định, từ đó, sử dụng vốn có hiệu quả là mục tiêu hàng đầu đặt ra cho Ngân hàng. Sự phát triển của Ngân hàng là sự đóng góp, khích lệ vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Toàn thể ban lãnh đạo Ngân hàng cũng như đội ngũ cán bộ công nhân viên chức đang cố gắng không biết mệt mỏi khắc phục những khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao. Vấn đề đặt ra là, khi nghiệp vụ cho vay còn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong hoạt động ngân hàng Đầu tư và phát triển thì việc sử dụng vốn để cho vay đúng mục đích, đúng đối tượng, phát huy được hiệu quả, thu hồi vốn và tránh được rủi ro tiềm ẩn được coi trọng hàng đầu. Để thực hiện tốt việc sử dụng vốn có hiệu quả, với nhận thức về lý luận được học tại trường Đại học kinh tế quốc dân, em đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng đầu tư và phát triển huyện Thanh trì. Nội dung gồm 3 chương Chương I: Những vấn đề cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng thương mại Chương II: Thực trạng về sử dụng vốn tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh trì Chương III: Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh trì. Chương I Những vấn đề cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng thương mại I – Lý luận chung về ngân hàng thương mại: 1. Khái niệm Ngân hàng thương mại: Ngân hàng là một trong những ngành hình thành lâu đời nhất. Trải qua quá trình phát triển của xã hội, nghề Ngân hàng không ngừng được hoàn thiện và phát triển. ở giai đoạn đầu hoạt động của mình, Ngân hàng mới chỉ thực hiện những nghiệp vụ đơn giản phục vụ nhu cầu xã hội là giữ hộ của cải và thanh toán hộ. Đến nay, hoạt động của Ngân hàng đã được phát triển mạnh với nhiều lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ và công nghệ ngày càng hiện đại thông qua sự phát triển không ngừng của nền kinh tế xã hội. Ngân hàng là một trung gian tài chính không thể thiếu được trong nền kinh tế. Nó đóng vai trò môi giới cho sự gặp gỡ của cung - cầu tiền tệ thông qua huy động vốn tạm thời nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức trong xã hội, rồi cho vay lại đối với cá nhân, tổ chức có nhu cầu về vốn, góp phần đẩy mạnh tốc độ vòng quay vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, qua đó đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế đất nước. Trong nền kinh tế, Ngân hàng Thương mại đóng vai trò là trung gian Tài chính, là chiếc cầu chuyển tải những nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội đến tay những người có nhu cầu và có khả năng đầu tư sinh lợi. Nó giống như “hệ tuần hoàn” tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển một cách thuận lợi hơn. Bản chất của Ngân hàng Thương mại là trung gian Tài chính, là một cơ quan nhận một bộ phận tiền vốn nhàn rỗi trong xã hội đến tay những người có nhu cầu chi tiêu cho đầu tư phát triển.Trong quá trình đó Ngân hàng Thương mại tạo ra cho mình những công cụ Tài chính thay thế tiền làm phương tiện thanh toán trong đó công cụ quan trọng nhất là tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có thể phát séc. Nhờ các công cụ này mà đại bộ phận tiền giao dịch trong nền kinh tế chu chuyển thông qua Ngân hàng, gắn các nhu cầu về lưu thông tiền tệ- thanh toán trong nước và quốc tế lại với nhau. Ngân hàng Thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, là doanh nghiệp tiến hành thường xuyên các nghiệp vụ huy động vốn và làm công tác tín dụng, cung cấp các phương tiện thanh toán, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và các nghiệp vụ Tài chính khác. Bên cạnh các Ngân hàng Thương mại, trong nền kinh tế cũng còn tồn tại các trung gian Tài chính khác, đó là các tổ chức phi Ngân hàng như Công ty Bảo hiểm, Công ty cầm đồ...làm nhiệm vụ nhận tiền gửi của khách hàng. Nhưng điểm khác biệt giữa Ngân hàng Thương mại với các trung gian Tài chính đó là sự chuyên môn hoá của các tổ chức Tài chính. Nó chỉ thực hiện một trong hai Vai trò hoặc là nhận tiền gửi không cho vay hoặc là chuyên cấp phát. Tóm lại, Ngân hàng Thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Về mặt tổ chức, hệ thống Ngân hàng được tổ chức theo mô hình sau đây: - Theo phạm vi nghiệp vụ người ta chia Ngân hàng thương mại thành hai loại hình sau đây: + Loại hình kinh doanh đa năng: Thường là các Ngân hàng quốc doanh được phép hoạt động đa dạng, nhiều loại nghiệp vụ. + Ngân hàng thương mại chuyên môn hoá: Loại Ngân hàng này với phạm vi hẹp như Ngân hàng phát triển nhà ở, Ngân hàng cầm cố bất động sản. - Theo đối tượng khách hàng, người ta chia ra: + Ngân hàng bán buôn: Loại Ngân hàng này chỉ đầu tư vốn vào doanh nghiệp lớn. + Ngân hàng bán lẻ: Loại Ngân hàng này chỉ chuyên đầu tư vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Theo mô hình phổ biến hiện nay, người ta chia thành: + Ngân hàng thương mại quốc doanh: các Ngân hàng này được Nhà nước cấp vốn. + Ngân hàng đầu tư và phát triển: Mục đích Ngân hàng này là cung ứng vốn đầu tư trung và dài hạn cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, cá nhân hoặc các công cuộc xây dựng và kiến thiết đất nước. Loại hình Ngân hàng này có thể là quốc doanh hay cổ phần. + Ngân hàng chính sách: Ngân hàng này hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, mà hoạt động theo những mục tiêu riêng do Chính phủ giao, như phục vụ người nghèo, phục vụ miền núi… + Các Ngân hàng cổ phần có thể hoạt động đa năng theo từng quy chế riêng, từng lĩnh vực phạm vi nhất định. Ngoài ra có thể chia Ngân hàng theo một trong hai mô hình sau đây: - Mô hình Ngân hàng một cấp: Đứng đầu là Ngân hàng Trung ương, dưới Ngân hàng Trung ương là Ngân hàng Nhà nước tại các huyện huyện. Các Ngân hàng Nhà nước cấp dưới chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Ngân hàng Trung ương. Bên cạnh đó là một vài Ngân hàng chuyên doanh làm nhiệm vụ cấp phát theo kế hoạch của Nhà nước. - Mô hình Ngân hàng hai cấp: + Hệ thống Ngân hàng Nhà nước: Bao gồm Ngân hàng Trung ương và các Ngân hàng Nhà nước cấp tỉnh, thành phố với các Vai trò chủ yếu là quản lý, bảo đảm cho hoạt động của Ngân hàng chuyên doanh (Ngân hàng thương mại) được an toàn thông qua việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động của hệ thống này. + Hệ thống Ngân hàng thương mại: Bao gồm các Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng tư nhân với các Vai trò chính là kinh doanh trên lĩnh vực tài chính, tiền tệ và thực hiện các dịch vụ Ngân hàng. Hệ thống Ngân hàng thương mại hoạt động dưới sự kiểm tra, giám sát của Nhà nước thông qua các quy định, định chế hoạt động và thông qua việc thực hiện các văn bản, chế độ của Ngân hàng Nhà nước. Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 Việt nam không có Ngân hàng riêng. Ngân hàng Đông Dương được thành lập ngày 31/1/1875 theo sắc lệnh của Tổng thống Pháp, thực chất là Ngân hàng của các nhà tư bản tài chính Pháp và là Ngân hàng chung của cả ba nước: Việt nam, Lào và Campuchia. Ngân hàng Đông Dương là Ngân hàng phát hành, đồng thời là Ngân hàng thương mại được thành lập nhằm bóc lột nhân dân ba nước Đông Dương. Sau Cách mạng tháng 8 thành công, Ngày 6/5/1950, Hồ Chủ Tịch ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt nam. 2. Đặc trưng & hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng Thương mại. * Đặc trưng Ngày nay, người ta khó có thể hình dung nổi nền kinh tế thị trường mà lại vắng bóng các tổ chức Tài chínhtrung gian làm Vai trò “ cầu nối” giữa người có vốn và người cần vốn. Trong thực tế, các tổ chức Tài chính trung gianđược hình thành ở rất nhiều dạng, nhưng nọi dung hoạt động của chúng lại đan xen lẫn nhau khó phân biệt rõ ràng. Trong số các tổ chức Tài chính trung gian, hệ thống Ngân hàng Thương mại chiếm vị trí quan trọng nhất cả về quy mô Tài sản và về thành phần các nghiệp vụ. Xét về mặt đặc trưng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại, cần chú ý các vấn đề sau đây: a. Quan hệ tín dụng Ngân hàng dựa trên cơ sở hoàn trả. Ngân hàng Thương mại với tư cách là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ hoạt động trên cơ sở “đi vay” để “cho vay” thông qua nghiệp vụ tín dụng của mình. Việc buôn tiền của Ngân hàng Thương mại suy cho cùng phải đạt được lợi nhuận. Muốn vậy, phải kinh doanh có hiệu quả. Hành vi buôn bán tiền của Ngân hàng Thương mại thực chất là đi mua quyền sử dụng vốn (thuê) để bán (cho thuê) lại quyền sử dụng đó, nhưng nó hoàn toàn khác với các loại kinh doanh khác của các tổ chức kinh tế. Trước hết, vốn mà Ngân hàng mua quyền sử dụngcủa những chủ thể có vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế phải được trả lại cả vốn và lãi cho chủ sở hữu của nó theo những cam kết đã giao ước. Là người đi vay, Ngân hàng Thương mại phải đảm bảo hoàn trả đúng hạn vốn huy động hoặc đáp ứng yêu cầu thanh toán của khách hàng vời một món lợi tức hợp lý kèm theo. Là người cho vay, Ngân hàng Thương mại sử dụng vốn đi thuê để cho thuê lại, tức là tạm thời bán lại quyền sử dụng vốn cho người khác, Ngân hàng Thương mại vẫn luôn mong muốn khách hàng của mình sử dụng vốn vay có hiệu quả và hoàn trả đầy đủ vốn và lãi đúng kì hạn theo những quy định đã cam kết. Như vậy, trong mối quan hệ tay ba giữa Ngân hàng Thương mại, người gửi tiền kí thác và người đi vay đều dựa vào lòng tin của nhau để giải quyết tình trạng thừa hay thiếu vốn của các chủ thể nêu trên. b. LãI suất - Biểu hiện đặc trưng về hoạt động kinh doanh của một trung gian Tài chính. Quan niệm về lãi suất là “giá cả của quyền sử dụng vốn vay” dựa vào các phân tích sau đây. Khi sử dụng vốn vay vào trong quá trình sản xuất hoặc kinh doanh người đi vay có thể thu được lơị nhuận, một phần lợi nhuạn này có thể được trả cho người cho vay và được gọi là giá cả của quyền sử dụng khoản vay hay được gọi là lãi suất. Như vậy, khác với hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường, lợi nhuận ở đây được phân chia chứ không phải nhân lên, phần lợi nhuận đem chia đó là chi phí mà người đi vay phải trả cho việc “thuê”giá trị khoản vay về sử dụng trong kinh doanh theo thời gian nhất định. Khoản chi phí này cũng giống như chi phí trả tiền thuê nhà, khác chăng là trong quá trình sử dụng giá trị căn nhà giảm dần do hao mòn, còn giá trị khoản vay thì bất biến. Đó là đặc điểm khác biệt của việc “cho thuê giá trị” so với các loại hình cho thuê Tài sản trong kinh doanh thông thường khác. Có thể việc nghiên cứu kinh doanh ngân hàng hay kinh tế học, người ta sẽ giải thích lãi suất bằng các lý thuyết khác một cách chi tiết hơn. Tuy nhiên, ở đây chúng ta sẽ giải thích lãi suất bằng lý thuyết “vốn có thể cho vay” theo quan niệm truyền thống. Lý thuyết “vốn có thể cho vay” là sự đơn giản hoá một vấn đề phức tạp. Mọi sự thay đổi về các điều kiện cung và cầu đề tác động đến lãi suất. Lãi suất biểu hiện giá cả khoản tiền mà người cho vay đòi hỏi khi tạm thời trao quyền sử dụng khoản tiền của mình cho người khác. Người đi vay coi lãi suất như khoản chi phí phải trả cho nhu cầu sử dụng tạm thời tiền của người khác. Như vậy, lãi suất hàm chứa một mâu thuẫn: Người cho vay muốn có lãi suất cao nhất, trong khi người đi vay lại muốn có lãi suất thấp nhất. Vì vậy như giá cả của mọi loại hàng hoá khác, lãi suất được xác định bởi cung và cầu. Cung vốn có được chủ yếu từ các khoản ký thác của công chúng và lượng vốn được cung ứng phụ thuộc nhiều vào giá cả (lãi suất). Do đó nếu lãi suất quá thấp, đa số các dân chúng sẽ quyết định là không đáng để cho vaycác khoản tiết kiệm của mình, họ sẽ giữ các khoản tiền này dưới dạng khả dụng (Tức là dễ chuyển thành tiền mặt) hơn và để chi tiêu khi cần. Khi mà lãi suất tăng cao, lượng tiền tiết kiệm mà dân chúng sẵn sàng cho vay tăng lên, và số lượng vốn cung sẽ tăng lên lớn hơn. Những người đi vay vốn coi lãi suất là một khoản chi phí và như vậy, chi phí giảm khi cầu càng tăng, khi lãi suất tăng thì cầu vay vốn giảm xuống. c. Yếu tố lòng tin trong hoạt động kinh doanh tín dụng của Ngân hàng. Từ tín dụng xuất phát từ tiếng la tinh “credo” có nghĩa là “ sự giao phó” hay Tài “đặt niềm tin vào đó”, hoặc từ tiếng la- tinh “credittum” có nghĩa là “sự tín nhiệm”. Trong giới Tài chính, một người được xem là có uy tín khi người khác tin tưởng và sẵn sàng ký thác Tài sản hoặc tiền bạc cho anh ta. Tín dụng là sự cho vay có hứa hẹn hoàn trả. Sự hứa hẹn biểu hiện mức tín nhiệm của người cho vay, yếu tố tín nhiệm là yếu tố bao trùm trong hoạt động tín dụng, là điều kiện cần cho quan hệ tín dụng phát sinh. Trong quan hệ kinh doanh thông thường khác, uy tín vẫn là yếu tố được đặt lên hàng đầu trong nhiều trường hợp, nhưng không đóng vai trò quyết định trong mua bán bởi các lẽ sau: Thứ nhất hàng hoá thông thường cồng kềnh mang tính chất chuyên dùng, khả năng thanh toán kém nên khó tẩu tán, việc kiểm tra uy tín kinh doanh trong mối quan hệ giao dịch dễ dàng, không cần thử thách. Ngược lại, kinh doanh tín dụng Ngân hàng là kinh doanh “ quyền sử dụng khoản tiền tệ”, Ngân hàng chỉ bán “ Quyền sử dụng” của tiền chứ không bán “tiền”, nên khi hết thời gian sử dụng của tiền theo cam kết, tiền quay về giữ nguyên giá trị của nó, phần chênh lệch theo thoả thuận nếu có là “giá bán” quyền sử dụng khoản cho vay trong thời gian nhất định. Do vậy tiền phát ra qua các thời gian nhất định rồi sẽ thu về, nó không được bán đứt. Hơn nữa giá bán (lãi suất) quyền sử dụng tiền tệ thường rất nhỏ so với giá trị khoản cho vay, nên sự bù đắp khi rủi ro xảy ra là quá ít ỏi. Từ đó có thể thấy rằng quan hệ tín dụng buộc phải có lòng tin, trong nhiều trường hợp, vì thiếu lòng tin nên người ta thường phải tăng cường gia cố bằng các” quyền truy đòi”, bằng tài sản (thế chấp) hay bằng pháp lý (bảo lãnh), thiếu lòng tin quan hệ tín dụng có thể không phát sinh. Lòng tin của khách hàng là số tiền gửi của họ được cất giữ một cách tốt nhất và nhanh chóng được rút tiền ra khi cần thiết. Tuy nhiên trong quan hệ tín dụng, lòng tin của người cho vay đối với người đi vay quan trọng hơn nhiều, bởi lẽ người cho vay là người giao phó tiền bạc hoặc Tài sản của họ cho người khác sử dụng và lơì hứa hoàn trả. Lòng tin trong quan hệ ngân hàng lại càng đặc biệt hơn so với yếu tố lòng tin trong quan hệ tín dụng phi Ngân hàng, bởi lẽ sau đây: + Trong tín dụng thương mại, tiền vay là một phần vốn sản xuất của doanh nghiệp cho vay; còn trong tín dụng Ngân hàng, tiền vay dựa trên cơ sở “đi vay để cho vay”, do vậy Ngân hàng đóng vai trò vừa là người đi vay và là người cho vay. Khi là người đi vay, Ngân hàng phải có được lòng tin của công chúng để họ ký thác Tài sản hoặc tiền bạc cho ngân hàng. Trong trường hợp ngân hàng là người cho vay, ngân hàng phải thẩm tra uy tín và khả năng hoàn trả của người đi vay. ở đây ngân hàng thực hiện nghiệp vụ đi vay để cho vay, “mua” quyền sử dụng vốn của chủ thể có vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế rồi “bán” quyền sử dụng vốn đó cho các chủ thể có nhu cầu để hưởng lợi tức. Cũng như bao doang nghiệp khác, hoạt động của các ngân hàng phải mang lại lợi nhuận và bảo toàn vốn, điều đó liên quan đến sự sống còn của các Ngân hàng Thương mại. + Khách hàng là người ký thác và khách hàng là người đi vay của ngân hàng rất là đa dạng và phức tạp, thuộc nhiều thành phần, ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế. Vì thế yếu tố lòng tin trong kinh doanh tín dụng của ngân hàng được nhân lên rất nhiều lần: Ngân hàng phải ổn định lòng tin ở mức độ cao cho người ký thác, đồng thời phải thẩm định khắt khe uy tín của người vay. Nếu không thẩm định kỹ sẽ dẫn đến việc cho vay đối với những người không có khả năng hoàn trả, ngân hàng sẽ không có vốn để hoàn trả cho người ký thác, tức là đánh mất lòng tin đối với công chúng từ đó ngân hàng sẽ không tiếp tục cho vay được, đó là chưa nói đế sự phá sản sẽ diễn ra do ngân hàng mất khả năng thanh toán. d. Tín dụng của ngân hàng tạo tiền ký thác, tạo Tài nguyên cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vai trò tạo tiền và huỷ tiền là Vai trò riêng có của tín dụng ngân hàng. Vai trò này làm cho hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng khác hẳn với các hoạt động kinh doanh thông thường khác. Khi ta mua chịu ở một cửa hàng nào đó thì quan hệ tín dụng phát sinh: số tiền ta nhận được qua mua chịu sễ bằng số tiền mà người bán chịu lẽ ra nhận được. Hoặc khi mua một trái phiếu, số tiền mà ta giảm đi cũng chính là số tiền mà công ty đó nhận được. Vậy trong tín dụng thông thường, việc cho vay chẳng qua là chuyển số tiền từ tay người này sang tay người khác sử dụng, người cho vay mất đi cái mà người cho vay nhận được. Điều này cũng giống như khi Ngân hàng Thương mại cho vay bằng tiền mặt. Nhưng khi ngân hàng cho vay bằng rút qua số dư Tài khoản tiền gửi ( tức cho vay chuyển khoản), thì ngân hàng không mất đi cái gì, mà khách hàng có thêm phương tiện tạo ra sức mua. Tóm lại, trong các loại tín dụng khác, cho vay hoặc là thu nợ là quá trình chuyển một số tiền từ tay người này sang tay người khác, không mất đi và cũng không tăng thêm. Trong khi đó Ngân hàng Thương mại cho vay (không bằng tiền mặt) sẽ làm giảm một lượng tiền. Ngân hàng Thương mại thông qua tín dụng để tạo tiền và huỷ tiền, cung cấp phương tiện thanh toán cho nền kinh tế. Khi làm điều đó ngân hàng đã tạo ra Tài nguyên quan trọng nhất phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. e. Công nghệ ngân hàng là công nghệ đặc biệt: công nghệ biến đổi cơ cấu thời hạn của các đông tiền. Hoạt động kinh tễ xã hội luôn sản sinh ra tình trạng lưỡng lập, nghĩa là luôn có những người thừa tiền muốn cho vay và những người thiếu tiền muốn đi vay. Tuy vậy, khi những người đi vay và cho vay giao dịch trực tiếp với nhau, thì họ gặp phải những khó khăn hầu như nan giải. Những khó khăn này bao gồm sự không trùng hợp về thời gian (người cho vay chỉ thích “cho vay ngắn hạn”, còn người đi vay mong muốn có được “khoản vay dài hạn”), số lượng vốn (những người tiết kiệm có thể chỉ có những khoản vốn nhỏ muốn cho vay, trong khi người vay lại yêu cầu một khoản vay lớn) và những rủi ro, v.v... Như vậy, vấn đề cơ bản nảy sinh là làm sao hoà hợp được ý nguyện của hai bên: người cho vay (đầu tiên) muốn cho vay ngắn hạn và người đi vay (cuối cùng) muốn được vay dài hạn. Thị trường Tài chính trực tiếp sẽ bị bế tắc không thể giải quyết nổi và người ta gọi đó là “ thể trạng yếu đuối” của thị trường Tài chính trực tiếp. Khi các ngân hàng cung cấp tín dụng, tức là ngân hàng cam kết khả năng thanh toán theo yêu cầu của khách hàng, ngân hàng đã thiết kế cơ cấu thời gian hợp lý để đảm bảo khả năng thanh khoản. Ngay cả khi nhận tiền ký thác bằng cách tính toán giá trị cũng như thời hạn của các tài sản đến hạn trong giai đoạn nào đó, ngân hàng cũng đã lên kế hoạch bổ sung bằng các nguồn ký thác mới. Các biện pháp thay đổi cơ cấu thời hạn ngân quỹ luôn luôn đáp ứng được yêu cầu về khả năng thanh toán cho khách hàng cũng như khả năng thanh khoản của ngân hàng đã hình thành một công nghệ đặc biệt của ngân hàng: công nghệ thay đổi thời hạn sử dụng của các đồng tiền. * Hoạt động của ngân hàng thương mại a. Dự trữ pháp định (dự trữ bắt buộc): Tại các Ngân hàng thương mại phải giữ lại một phần trong tổng số nguồn vốn theo tỷ lệ bắt buộc để bảo hiểm cho các khoản tiền gửi hay bảo vệ lợi ích của người gửi tiền và lợi ích của nền kinh tế. Các quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc thường theo quy định về luật Ngân hàng của từng quốc gia. ở Việt nam tỷ lệ dự trữ bắt buộc là từ 0% đến 20% trên tổng số huy động. b. Tiền mặt tại quỹ. Là khối lượng tiền do Ngân hàng giữ trong các kho két Ngân hàng. Một phần số tiền này được coi là dự trữ pháp định. Các nhà quản lý Ngân hàng thường cố gắng giữ càng ít tiền mặt càng tốt vì lý do an toàn, giảm bớt chi phí bảo vệ, bảo quản tiền mặt khỏi hư hỏng nhưng lý do cao nhất vẫn là lợi nhuận. Tiền gửi ở các Ngân hàng khác: Để tạo thuận lợi thanh toán, các Ngân hàng thương mại có khoản tiền gửi ở các Ngân hàng thương mại khác. Đây là một phần của hệ thống được gọi là “hoạt động Ngân hàng vãng lai”. Các khoản tiền gửi này chỉ để tạo điều kiện thuận lợi trong thanh toán hoặc đổi lấy những dịch vụ như tập hợp séc, giao dịch ngoại tệ, mua giúp chứng khoán mà không được hưởng lãi suất. d. Khoản mục đầu tư hoặc chứng khoán. Nghiệp vụ đầu tư đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của Ngân hàng. Ngân hàng tập trung được một khối lượng tiền lớn trong tay, với số vốn này Ngân hàng có thể đầu tư vào các doanh nghiệp, các dự án, mua cổ phần của các doanh nghiệp …Với việc mua cổ phần, đầu tư vào các doanh nghiệp, Ngân hàng có thể tham gia kiểm soát hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Ngoài ra Ngân hàng còn nắm giữ một số loại chứng khoán như: trái phiếu chính phủ, các thương phiếu… vì mục đích thanh khoản, đa dạng hoá hoạt động và để nâng cao lợi nhuận. e. Hoạt động tín dụng: Tín dụng là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kết cấu tài sản Có. Đây cũng là hoạt động sinh lời quan trọng và là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thượng mại, mang lại nhiều lợi nhuận nhất nhưng nó cũng là lĩnh vực nhiều rủi ro nhất. Căn cứ vào hình thức hoạt động có thể phân loại cho vay như sau: - Căn cứ theo kỳ hạn chia thành: Cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và dài hạn. - Căn cứ vào hình thức đảm bảo thanh toán chia thành: Cho vay có bảo đảm, cho vay không bảo đảm. - Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh chia thành: Cho vay đối với các doanh nghiệp công nghiệp, cho vay đối với các doanh nghiệp thương mại, cho vay đối với các doanh nghiệp dịch vụ … - Qua công tác phân loại tài sản như trên, ta có thể phân tích hoạt động đầu tư tín dụng ở Ngân hàng thương mại theo tính thời hạn. Cơ cấu giữa nguồn huy động ngắn hạn, trung và dài hạn là yếu tố quan trọng quyết định việc sử dụng nguồn cho hoạt động tín dụng. Một Ngân hàng thương mại có nguồn ngắn hạn dồi dào sẽ có khả năng cho vay ngắn hạn cao, cũng như nếu có nguồn trung – dài hạn tốt sẽ tạo điều kiện đáp ứng các nhu cầu về tín dụng trung – dài hạn. Tín dụng ngắn hạn: Do tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế luôn xẩy ra hiện tượng có doanh nghiệp tạm thời thiếu vốn nhưng lại có doanh nghiệp lại thừa vốn, nên việc cung cấp tín dụng ngắn hạn cho các doanh nghiệp là nghiệp vụ thường xuyên của Ngân hàng thương mại. Nhu cầu về các loại tín dụng này thường không được báo trước nên nguồn vốn cho vay ngắn hạn được hình thành ở Ngân hàng chủ yếu là từ tiền gửi ngắn hạn và tiền gửi không kỳ hạn. Những khoản cho vay ngắn hạn thường được sử dụng rộng rãi trong việc cho vay mang tính thời vụ về vốn luân chuyển và cho vay ngắn hạn đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tín dụng trung – dài hạn: Nhu cầu về vốn trung – dài hạn thường nẩy sinh khi các doanh nghiệp muốn đổi mới máy móc thiết bị hoặc quy trình công nghệ. Nhu cầu này không ngừng tăng lên không chỉ đối với doanh nghiệp sản xuất mà cả doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Đặc biệt đối với nền kinh tế nước ta, thực hiện bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế, quyết tâm thực hiện công cuộc CNH - HĐH mà Đảng và Nhà nước đã đề ra, thì nhu cầu về vốn trung – dài hạn là hết sức cấp thiết. f. Tài sản có khác: Bao gồm TSCĐ như: cơ sở hạ tầng, các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng. Nếu như đối với các xí nghiệp sản xuất, tài sản cố định (máy móc thiết bị nhà xưởng) chiếm một tỷ trọng rất lớn trong toàn bộ vốn, thì đối với các Ngân hàng thương mại, tài sản cố định chiếm một tỷ lệ rất nhỏ khoảng 10% trong tài sản có. 3. Vai trò và vai trò của Ngân hàng Thương mại Tầm quan trọng của các Ngân hàng Thương mại được thể hiện qua các vai trò của nó. Vai trò của Ngân hàng Thương mại có thể được nêu ra dưới nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng nhìn chung được nhiều nhà kinh tế chấp nhận ở các vai trò sau: a. Vai trò trung gian tín dụng: Đây là Vai trò đặc trưng và cơ bản nhất của Ngân hàng Thương mại và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trung gian tài chính là cầu nối giữa cung và cầu vốn trong xã hội, khơi nguồn vốn từ những người có thể vì hướng do gì đó không dùng nó một cách sinh lời sang những người có ý muốn sinh lợi. Quan hệ tín dụng trực tiếp giữa chủ thể có tiền chưa sử dụng và chủ thể có nhu cầu tiền tệ cần bổ sung có nhiều hạn chế hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại đã góp phần khắc phục hạn chế đó. Thực hiện Vai trò này, một mặt, Ngân hàng Thương mại huy động và tập trung các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của các chủ thể trong nền kinh tế để hình thành nguồn vốn dành cho việc sử dụng vốn mặt khác, trên cơ sở số vốn đã huy động được, tiêu dùng... của các chủ thể kinh tế, góp phần đảm bảo sự vận động liên tục của guồng máy kinh tế xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Như vậy, Ngân hàng Thương mại vừa là người huy động vốn để đầu tư tìm kiếm lợi nhuận. Ngày nay, quan niệm vai trò trung gian tín dụng trở nên biến hoá hơn. Sự phát triển của thị trường tài chính làm suất hiện các khía cạnh khác của Vai trò này. Ngân hàng có thể đứng làm trung gian giữa công ty (khi phát hành cổ phiếu) với những nhà đầu tư: Chuyển giao các mệnh lệnh trên thị trường chứng khoán; đảm nhận việc mua bán trái phiếu công ty... Theo cách này Ngân hàng làm trung gian giữa người đầu tư và người cần vay vốn trên thị trường. Hơn nữa, tín dụng Ngân hàng là một trong những nguồn hình thành vốn lưu động và vốn cố định của doanh nghiệp. Vì vậy tín dụng Ngân hàng góp phần điều hoà vốn trong nền kinh tế, đảm bảo quá trình sản suất kinh doanh liên tục, là cầu nối giữa tiết kiệm, tích luỹ và đầu tư động viên vật tư hàng hoá đưa vào sản suất lưu thông, mở rộng nguồn vốn thúc đẩy tiến bộ khoa học kĩ thuật, đẩy nhanh quá trình tái sản suất. Vai trò tín dụng của Ngân hàng Thương mại được hình thành rất sớm, ngay từ lúc hình thành các Ngân hàng Thương mại ngày nay, thông qua Vai trò trung gian tín dụng, Ngân hàng Thương mại đã và đang thực hiện vai trò xã hội của mình, làm cho sản phẩm xã hội được tăng lên, vốn đầu tư được mở rộng và từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của nhân dân. b. Vai trò làm trung gian thanh toán và quản lý phưong tiện thanh toán Việc làm trung gian thanh toán của Ngân hàng ngày nay đã phát triển đến tầm mức rất đa dạng, không chỉ là trung gian truyền thống như trước, mà còn quản lý các phương tiện thanh toán. Đây là vai trò ngày càng chiếm vị trí rất quan trọng, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ của khoa học kỹ thuật. ở các nước phát triển, phần lớn các công tác thanh toán ở trong nước được thực hiện thông qua séc và phần lớn séc thanh toán ở trong nước được thực hiện bằng thanh toán bù trừ thông qua hệ thống Ngân hàng Thương mại. Với phương pháp công nghệ hiện đại hơn, các Ngân hàng Thương mại từng bước trang bị đầy đủ các máy vi tính và các phương tiện kỹ thuật khác tạo điều kiện, thanh toán bù trừ được nhanh chóng giảm bớt chi phí và có độ chính xác cao. Quá trình lưu thông chuyển vốn từ tài khoản người mua sang tài khoản người bán có một đặc điểm phi vật chất. Bằng chứng là ở các nước, công nghiệp phát triển sử dụng hình thức chuyển tiền bằng điện tử là chuyện bình thường. Họ thanh toán bằng nối mạng các máy vi tính của các Ngân hàng Thương mại trong nước nhằm thực hiện chuyển vốn từ tài khoản người mua sang tài khoản người bán một cách nhanh chóng tiện lợi. Như vậy Ngân hàng đã tiết kiệm cho xã hội rất nhiều về chi phí lưu thông, đẩy nhanh tốc luận chuyển vốn, thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hoá. c. Vai trò tạo ra tiền Ngân hàng trong hệ thống Ngân hàng hai cấp Vào thế kỷ 19, hệ thống Ngân hàng hai cấp đã được hình thành, các Ngân hàng không còn hoạt động riêng lẻ mà đã tạo nên một hệ thống, trong đó Ngân hàng trung ương là cơ quan quản lý, về tiền tệ tín dụng, là Ngân hàng của các Ngân hàng còn các Ngân hàng Thương mại, chuyên kinh doanh tiền tệ. Nhờ hoạt động trong hệ thống mà các Ngân hàng Thương mại đã tạo ra bút tệ. Việc tạo ra bút tệ là sáng kiến quan trọng trong lịch sử hoạt động Ngân hàng; Vai trò tạo ra bút tệ được thực hiện thông qua hoạt động tín dụng và đầu tư của Ngân hàng Thương mại trong mối quan hệ tuỳ thuộc vào Ngân hàng trung ương. Nhờ nhận tiền ký thác của khách hàng, Ngân hàng Thương mại có khả năng đầu tư. Nhưng khi đầu tư, Ngân hàng tạo ra tiền ký thác mới, còn gọi là tiền bút tệ, tiền chuyển khoản Ngân hàng Thương mại trở thành người cung ứng tiền bút tệ quan trọng, trong nền kinh tế. Với hàng loạt các nhân tố tác động ảnh hưởng đến quá trình tạo tiền, các nhà kinh tế đường thời đã đưa ra nhiều côg thức hoàn chỉnh. Chẳng hạn như công thức sau của giáo sư người Pháp ...P.F. LEHAMAN. Số nhân tiền gửi mở rộng = Trong đó: a: Tỷ lệ dự trữ pháp định. b: Tỷ lệ tiền mặt trên tiền gửi thanh toán r: Tỷ lệ dự trữ dư thừa trên tiền gửi thanh toán không vay hết. Tiền gửi mở rộng = x tiền gửi ban đầu. Tóm lại, khả năng tạo tiền là khả năng biến mức tiền gửi ban đầu tại một Ngân hàng đầu tiên nhận tiền gửi thành một khoản tiền lớn hơn gấp nhiều lần, thông qua việc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, tín dụng nhiều Ngân hàng. Khả năng này tạo ra "bội số mức cung tiền tệ" liên quan chặt chẽ với việc công cụ dự trữ bắt buộc của Ngân hàng trung ương. Chính vì vậy các bút tệ thực sự thúc đẩy sự phát triển kinh tế mà cũng có thể gây nên những tai họa lớn. Đây là nhân tố cơ bản trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng Thương mại. d. Vai trò làm dịch vụ tài chính và dịch vụ khác: Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng và Ngân quỹ, Ngân hàng có những điều kiện thuận lợi về kho quỹ, thông tin, quan hệ rộng rãi với các doanh nghiệp. Với những điều kiện đó, Ngân hàng có thể làm tư vấn về tài chính và đầu tư cho doanh nghiệp, làm đại lý, phát hành cổ phiếu, trái khoán đảm bảo đạt hiệu quả cao và tiết kiệm được chi phí. Khi một doanh nghiệp muốn phát hành chứng khoán trên thị trường sơ cấp, họ có thể nhờ Ngân hàng cung cấp dịch vụ như: Lựa chọn chứng khoán phát hành, tư vấn các vấn đề lãi suất chứng khoán, thời hạn chứng khoán và các vấn đề kỹ thuật khác. Ngoài ra Ngân hàng còn cung cấp dịch vụ lưu trữ và quản lý chứng khoán cho khách hàng, làm dịch vụ thu lãi chứng khoán, chuyển lãi đó vào tài khoản khách hàng, hoặc còn có Ngân hàng Thương mại còn thực hiện việc mua bán các chứng khoán cho khách hàng, thu hồi vốn chứng khoán đến hạn... Hơn nữa, Ngân hàng còn cung cấp cho khách hàng các dịch vụ khác như: + Dịch vụ bảo quản an toàn vật có giá của khách hàng. + Dịch vụ cho thuê két ngân buổi tối. + Dịch vụ tín thác và uỷ thác Ngân hàng. II. hiệu quả sử dụng vốn của Ngân Hàng thương mại Để hiểu xem một Ngân hàng Thương mại (NHTM) hoạt động như thế nào chúng ta phải xem xét đến bản quyết toán tài sản của Ngân hàng đó, là bản kê tài sản có và tài sản nợ cuả nó. Bảng quyết toán này liệt kê các kết số, tức là nó có đặc trưng. Tổng tài sản có = Tổng tài sản nợ + vốn. Hơn nữa, bảng quyết toán tài sản một Ngân hàng liệt kê các nguồn vốn của Ngân hàng (tài sản nợ) và sử dụng vốn (tài sản có). Các Ngân hàng bằng nhiều cách để huy động vốn. Sau đó họ dùng vốn này có được tài sản có. - Bảng quyết toán của tất cả các Ngân hàng Thương mại thưòng có kết cấu dưới dạng sau: Tài sản có (sử dung vốn) Tài sản nợ (nguồn vốn) 1. Khoản mcụ dự trữ 1. Khoản mục tiền gửi 2. Khoản mục CK ngắn hạn 2. Khoản mục đi vay 3. Khoản mục cho vay 3. Các loại vốn uỷ thác 4. Khoản mục đầu tư 4. Vốn sở hữu của Ngân hàng 5. Các tài sản có khác 6. TSCĐ tích lũy 1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân Hàng thương mại gồm: a. Nguồn vốn tiền gửi Nguồn vốn tiền gửi là nguồn vốn quan trọng nhất chiếm bộ phận lớn trong tổng số nguồn vốn của NHTM, thường chiếm khoảng 50 - 60% nhưng hiện nay tỷ lệ này đang giảm dần. Theo tính chất giao dịch việc huy động vốn chia làm loại: Tiền gửi giao dịch và tiền gửi tiết kiệm và nó có thể được chia thành dạng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Nguồn vốn nằm trên tài khoản thanh toán và tiết kiệm không kỳ hạn là khá lớn bởi vì nó phục vụ cho nhu cầu thanh toán giao dịch trong nền kinh tế. Đặc điểm của nguồn vốn này thường là ngắn hạn, không ổn bởi vì khách hàng có thể rút tiền trên tài khoản bất kỳ lúc nào họ có nhu cầu. Ngân hàng sử dụng vốn phải đối phó với rủi ro thanh khoản hoặc sự ứ đọng vốn nhưng ngược lại chi phí sử dụng nó rất thấp. Việc huy động nguồn vốn tiền gửi phụ thuộc nhu cầu thanh toán của từng cá nhân. Ví dụ như những ngày giáp tết hay Noel, nhu cầu chi tiêu lớn, khách hàng thường đến Ngân hàng để rút tiền. Lãi suất cũng có yếu tố quan trọng có tính cạnh tranh lớn, nhất là trong thời kỳ khan hiếm tiền tệ. Sự thu hút nguồn tiền gửi phụ thuộc vào mức độ đa dạng hoá dịch vụ trình độ công nghệ Ngân hàng hiện đại tạo ra sự thuận lợi cho khách hàng. Uy tín, thâm niên, sự giao tiếp lịch sự của đội ngũ cán bộ công nhân viên ảnh hưởng khả năng huy động tiền gửi của Ngân hàng. Ngoài ra khả năng sử dụng vốn như khả năng cho vay, khả năng đầu tư sẽ ảnh hưởng gián tiếp trong việc huy động nguồn vốn. b. Nguồn vốn đi vay Ngân hàng Thương mại có thể đi vay từ NHNN, các tổ chức tín dụng khác có thể vay trên thị trường vốn và thị trường tiền tệ. Khi Ngân hàng Thương mại vay vốn từ NHNN nhằm đảm bảo khả năng thanh toán, đáp ứng nhu cầu thanh khoản, đáp ứng nhu cầu cấp tín dụng cho các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế. Trong trường hợp Ngân hàng Thương mại gặp khó khăn và có khả năng phá sản mà ảnh hưởng đến hệ thống Ngân hàng, NHNN có thể cho vay. Khi NHNN chho Ngân hàng Thương mại vay dựa vào các chứng khoán (chứng khoán cầm cố, chứng khoán chiết khấu), và chỉ cho vay tối đa 70% giá trị thực tế của chứng khoán đó. Chi phí để có khoản vốn này là khá lớn, ảnh hưởng đến kế hoạch của Ngân hàng, nhất là lợi nhuận, nên đây là giải pháp cuối cùng Ngân hàng mới huy động. Các Ngân hàng Thương mại và các tổ chức tín dụng luôn là người bạn đồng hành, người bạn hàng của nhau. Khi một Ngân hàng cần một nguồn vốn trung và dài hạn hay một dự án lớn đem lại lợi nhuận cao Ngân hàng Thương mại thường đi vay tức thời với lãi suất trên thị trường liên Ngân hàng. Hoặc hai Ngân hàng Thương mại thuộc hai nước có, thời gian làm việc ngược nhau thường ký kết hợp đồng tín dụng qua đêm để tận dụng nguồn vốn tuy nhiên cách làm này chi phí hơi cao vì lãi suất tín dụng qua đêm là lãi suất nóng. Ngoài ra Ngân hàng Thương mại có thể vay vốn trên thị trường vốn và thị trường tiền tệ thông qua phát hành các kỳ phiếu ngắn hạn, trái phiếu trung và dài hạn. Đặc điểm của nguồn vốn đi vay là ổn định hơn, nguồn vốn tiền gửi nhưng chi phí vốn cao hơn. Tỷ lệ nguồn vốn đi vay đang có xu hướng chiếm khoản 15 - 20% tổng nguồn vốn Ngân hàng Thương mại. Việc huy động vốn còn phụ thuộc chính sách tiền tệ của NHNN, các hoạt động nói chug của Ngân hàng Thương mại và tính năng động của thị trường chứng khoán. c. Các nguồn vốn khác của Ngân hàng Thương mại Ngân hàng Thương mại ra còn có những nguồn vốn khác như nguồn vốn uỷ thác, nguồn vốn mà Ngân hàng đứng ra quản lý hộ một tổ chức ra bảo lãnh cho một tổ chức để đầu tư vào một dự án lớn mang lại lợi nhuận cao, trong trường hợp này Ngân hàng sẽ hưởng hoa hồng, và hưởng dịch vụ quản lý. Nguồn vốn trong thanh toán hình thành từ đặc điểm thanh toán không dùng tiền mặt khi mà sự vận động giữa hàng hoá và tiền tệ luôn có một khoảng thời gian nhất định. Kế toán ngày một hiện đại thì khoảng thời gian này ngày một rút ngắn, nguồn vốn bị thu hẹp nhưng tăng tính cạnh tranh cho Ngân hàng Thương mại. Nguồn vốn hình thành từ các khoản nợ của Ngân hàng nhưng chưa đến hạn phải trả. Các loại nguồn vốn này thường chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, Ngân hàng có thể chủ động sử dụng ít chịu sự rủi ro. d. Vốn chủ sở hữu và các quỹ Trước khi bước vào hoạt động, mỗi Ngân hàng đều có một khoản vốn nhất định nhiều hơn hoặc bằng với vốn pháp định do Nhà nước đặt ra, gọi là vốn điều lệ. Đối với Ngân hàng quốc doanh, vốn điều lệ thường do ngân sách Nhà nước cấp, các Ngân hàng cổ phần do các cổ đông đóng góp. Vốn điều lệ phục vụ cho việc mở rộng, khởi động Ngân hàng, tạo ra cơ sở vật chất ban đầu để Ngân hàng đi vào hoạt động. Vốn điều lệ thể hiện qui mô, uy tín của Ngân hàng. Tỷ lệ vốn nhỏ chỉ chiếm 5 -10% tổng nguồn vốn. Thường các Ngân hàng cổ phần sau một thời gian hoạt động muốn nâng vốn điều lệ lên bằng cách phát hành thêm cổ phiếu các nguồn vốn bổ sung được trích trên cơ sở lợi nhuận không chia lợi nhuận sau thuế, hoặc tăng nguồn vốn này bằng cách phát hành trái phiếu Ngân hàng. Vốn sở hữu của Ngân hàng như một cái đệm chống đỡ sự sụt giảm giá trị của những tài sản có của Ngân hàng. Trong Ngân hàng hình thành lên nhiều quĩ dự phòng rủi ro, quĩ phúc lợi nhằm bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, hạn chế rủi ro cho các cơ quan bảo hiểm, đảm bảo thanh khoản và cung cấp một phần tài sản có bù đắp thua lỗ. Tóm lại, để có một cơ cấu nguồn vốn tối ưu đảm bảo yêu cầu ổn định cho việc sử dụng và tối thiểu hoá chi phhí đòi hỏi Ngân hàng phải xét đến các yếu tố về khả năng huy động vốn trong dân cư, uy tín Ngân hàng... đồng thời phải quan tâm đến vấn đề đầu ra. Tránh tình trạng vốn huy động được từ các nguồn vốn ngắn hạn không thể cho vay trung và dài hạn được hay tình trạng ứ đọng vốn do không có dự án khả thi, giảm lợi nhuận của Ngân hàng. 2. Hiệu quả Sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại Trong bản quyết toán, tài sản của một Ngân hàng Thương mại, bên tài sản có thể hiện kết quả của việc sử dụng vốn của Ngân hàng đó. Phân tích theo tính lỏng dần của các loại tài sản, việc sử dụng vốn trong Ngân hàng Thương mại gồm những mục sau: a. Tiền dự trữ Đây là nghiệp vụ nhằm duy trì khả năng thanh khoản của Ngân hàng để đáp ứng nhu cầu rút tiền và thanh toán thường xuyên của khách hàng. Ngân hàng Thương mại phải duy trì một bộ phận vốn, để gửi vào một tài khoản nào đó như ở NHNN, tổ chức tín dụng các Ngân hàng Thương mại khác... và một lượng được cất giữ tại Ngân hàng đó, gọi là tiền dự trữ. Mức dự trữ cao hay thấp phụ thuộc vào qui mô hoạt động của Ngân hàng, mối quan hệ thanh toán bằng tiền mặt và chuyển khoản, thời vụ của các khoản chi tiền mặt. Tiền dự trữ hiện hành không có lãi nhưng các Ngân hàng Thương mại vẫn giữ chúng bởi một vài lí do nhất định. Ngân hàng buộc phải làm như vậy vì hai nguyên nhân.Thứ nhất, theo luật pháp hiện hành, các Ngân hàng Thương mại phải nộp một tỷ lệ nhất định tiền gửi mà Ngân hàng huy động được tại NHNN (ví như 10%) để đảm bảo toàn tiền gửi. Đây cũng là công cụ quan trọng quản lý lưu thông tiền tệ. Thứ hai, bản thân Ngân hàng cũng thấy rõ sự cần thiết phải giữ một ít tiền mặt mà không nên cho vay hết dù cho nó thừa khả năng làm điều đó. Việc giữ lại tiền mặt này là để đảm bảo an toàn cho những hoạt động còn lại, và vì thế dự trữ tiền mặt trong tài sản có còn gọi là "khoản đầu tư cho sự an toàn". Ngoài ra, các Ngân hàng nhỏ gửi tiền vào các Ngân hàng lớn để đổi lấy các dịch vụ khác nhau như tập hợp séc, giao dịch ngoại tệ.v.v. Các khoản này có tính lỏng nhất trong các loại tài sản có của Ngân hàng chiếm khoảng 7% tổng tài sản, phục vụ nhu cầu thanh khoản tại Ngân hàng. b. Đầu tư vào chứng khoán Có thể thấy NHTM thực hiện nghiệp vụ đầu tư vào chứng khoán nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận, nâng cao khả năng thanh khoản, đa dạng hoá các dịch vụ kinh doanh nhằm phân tán rủi ro. Trong việc đầu tư vào chứng khoán, NHTM chủ yếu mua các trái phiếu kho bạc, các trái phiếu có tính thanh khoản cao. Đây là những công cụ chính của thị trường tiền tệ tài chính. Việc mua và dự trữ các loại trái phiếu này một mặt tạo ra thu nhập cho ngân hàng, mặt khác chúng là những công cụ tài chính dễ lưu động hoá, vì vậy khi cần tiền ngân hàng có thể bán hoặc chiết khấu ở ngân hàng khác hoặc ở NHNN. c. Tiền cho vay Cho vay là một hoạt động kinh doanh chủ chốt của Ngân hàng Thương mại để tạo ra lợi nhuận. Chỉ có lãi suất thu được từ cho vay mới bù nổi chi phí tiền gửi, chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh quản lý, chi phí vốn trôi nổi, chi phí thuế các loại và các chi phí rủi ro đầu tư. Kinh tế càng phát triển, hướng cho vay của các Ngân hàng Thương mại càng tăng và loại hình cho cũng trở nên vô cùng đa dạng. ở hầu hết các nước công nghiệp trong nhóm 10 và 15 nước hàng đầu thế giới, cho vay của các Ngân hàng Thương mại đã chuyển dần từ cho vay ngắn hạn sang cho vay dài hạn. Khu vực cho vay ngắn hạn nhường chỗ cho thị trường tiền tệ tài chính cung ứng. Ngược lại hầu hết các nước đang phát triển cho vay ngắn hạn vẫn chiếm bộ phận lớn hơn cho vay dài hạn, xuất phát từ chỗ thiếu an toàn cho các khoản đầu tư dài hạn. Nhưng nói chung, lợi nhuận chủ yếu của Ngân hàng vẫn là hoạt động cho vay hay nói rộng ra là hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại 67% tổng tài sản của Ngân hàng ở dạng tiền cho vay tạo ra hơn 60% thu nhập của Ngân hàng khác bởi chúng không thể chuyển thành tiền mặt trước khi các khoản vay mãn hạn và cũng có xác suất rủi ro vỡ nợ cao hơn. Theo thời gian, các khoản cho vay có thể chia thành các khoản cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Cho vay ngắn hạn thường đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động hay khó khăn tạm thời về vốn. Cho vay trung và dài hạn thường đáp ứng nhu cầu cho những dự án lớn, hay đổi mới dây chuyền công nghệ... Việc phân loại theo thời gian giúp Ngân hàng lập kế hoạch để huy động vốn và đầu tư. Phân loại theo đối tượng cho vay, có khoản cho vay công nghiệp, cho vay nông nghiệp, cho vay tiêu dùng.v.v. Các Ngân hàng cho vay công nghiệp thường dựa vào tính chất, chu kỳ kinh doanh, để đáp ứng mục đích, và mang lại hiệu quả sử dụng vốn. Cho vay nông nghiệp dựa vào thời vụ và rủi ro do tự nhiên. Cho vay tiêu dùng thường là cho vay đối với cán bộ làm công ăn lương, công việc ổn định, tiền lương ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ cho Ngân hàng. d. Các khoản đầu tư Ngân hàng Thương mại có thể tham gia đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn, chứng khoán chính phủ.v.v. Các Ngân hàng Thương mại mua chứng khoán vì mục đích thanh khoản và đa dạng hoá hoạt động, để nâng cao lợi tức và phục vụ như các vật kí quĩ cho các tài sản nợ ký thác với chính quyền địa phương, chính phủ.v.v. Tỷ lệ lớn nhất của đầu tư chứng khoán là chứng khoán chính phủ bởi tuy có mức lãi hạn chế những linh hoạt, không có rủi ro tín dụng và ít rủi ro về lãi suất so với trái phiếu dài hạn. Thông thường lợi tức tương ứng với độ rủi ro. Khoản vốn này chiếm khoảng 15 à 19% tổng tài sản. III. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng thương mại 1. Vốn điều lệ: Là số vốn ban đầu theo quy định của Pháp luật để Ngân hàng được thành lập và đi vào hoạt động. Về mặt quy mô thì vốn điều lệ phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định. Tuy nhiên với mỗi loại hình hoạt động khác nhau của từng Ngân hàng thì vốn điều lệ cũng có nguồn hình thành khác nhau: + Ngân hàng thương mại quốc doanh: có vốn điều lệ do ngân sách Nhà nước cấp, Ngân hàng có trách nhiệm bảo toàn và phát triển nguồn vốn này. + Ngân hàng thương mại tư nhân: có vốn điều lệ do cá nhân tự bỏ ra. + Ngân hàng thương mại cổ phần: có vốn điều lệ do các cổ đông đóng góp ban đầu. Vốn tự có bổ sung: Được hình thành trong quá trình hoạt động của Ngân hàng thông qua việc trích lập các quỹ. Hàng năm, Ngân hàng căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh của mình mà trích một phần lợi nhuận bổ sung vào nguồn vốn tự có của Ngân hàng. 2. Nguồn vốn huy động: 2.1 Huy động từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư: - Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Là loại tiền gửi mà khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào. Do thời hạn rút tiền không được ấn định trước nên khách hàng phải chấp nhận một tỷ lệ lãi suất thấp hơn so với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (tiền gửi định kỳ): Là loại tiền gửi mà khách hàng chỉ có thể rút tiền theo thời hạn quy định và theo sự thoả thuận giữa Ngân hàng và khách hàng. Thời hạn này thường được thống nhất theo những quy định chung của các văn bản pháp quy về luật Ngân hàng. Ngoài ra còn có những quy định khác nhau về việc rút tiền, tính lãi trong trường hợp đặc biệt như khách hàng muốn rút tiền trước thời hạn … - Tiền gửi bảo đảm bằng vàng: Trong nền kinh tế có lạm phát, dân chúng không muốn gửi tiền vào Ngân hàng. Chính hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm này là một trong những biện pháp phần nào đáp ứng được nhu cầu, tạo sự an tâm cho khách hàng. Khách hàng không những bảo quản được tài sản của mình mà còn nhận được khoản tiền lãi từ phía Ngân hàng. - Tiền gửi có tính trượt giá: Với hình thức này, người gửi luôn nhận được thực lãi tương đương với lãi suất tiền gửi trước khi có sự trượt giá kể cả khi lạm phát cao. Ngân hàng luôn đảm bảo cho người gửi tiền được hưởng một lãi suất thực dương tương đương với lãi suất tiền gửi trước khi có sự trượt giá, - Tiết kiệm xây dựng nhà ở: Đây là hình thức mới của Ngân hàng nhằm thực hiện chủ trương chính sách hỗ trợ về nhà ở cho dân cư của Đảng và Nhà nước. Loại tiền gửi này nhằm hổ trợ một phần cho người dân sớm có nơi định cư, ổn định cuộc sống. 2.2 Tiền ký gửi: - Tiền ký gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán): Là loại tiền gửi mà người gửi ký thác vào Ngân hàng để thực hiện các khoản chi trả về mua hàng hoá và các dịch vụ … Đây không phải là tiền gửi tiết kiệm mà là một bộ phận tiền đang chờ thanh toán. Vì vậy loại tiền gửi này thường không được tính lãi hoặc rất thấp (nếu có). Tiền ký gửi không kỳ hạn có thể được giữ ở một trong hai tài khoản sau: + Tài khoản tiền gửi (tài khoản séc): Tài khoản này chỉ được phép dư có, tức là khách hàng chỉ được phép rút tiền trong phạm vi tiền gửi của mình. Việc rút tiền hoặc chi trả cho bên thứ ba được thực hiện bằng séc. + Tài khoản vãng lai: Là một tài khoản séc dùng cho các tổ chức kinh tế nhưng có đặc điểm khác là tài khoản này có thể dư nợ hoặc dư có nghĩa là khách hàng có thể phát hành séc vượt quá số dư của mình đến một giới hạn nhất định cho phép. Trong giới hạn quá số dư, khách hàng phải chịu lãi suất và mức lãi suất này tuỳ thuộc vào Ngân hàng quy định. - Tiền gửi có kỳ hạn: Là loại tiền gửi được uỷ thác vào Ngân hàng trên cơ sở có sự thoả thuận về thời gian rút tiền giữa khách hàng và Ngân hàng theo nguyên tắc khách hàng ký thác chỉ được rút tiền khi đến hạn. Tuy nhiên do phải cạnh tranh, các Ngân hàng thường cho phép khách hàng được rút tiền ra trước thời hạn. 3. Nguồn vốn vay: 3.1 Vay của Ngân hàng Trung ương: Trong quan hệ với Ngân hàng Trung ương, các Ngân hàng thượng mại là khách hàng thường xuyên. Với tư cách là Ngân hàng của các Ngân hàng, Ngân hàng Trung ương luôn đóng vai trò là “chủ nợ” và là “người cho vay cuối cùng” đối với các Ngân hàng thương mại 3.2 Vay các tổ chức tín dụng khác: Ngân hàng thương mại có thể vay các Ngân hàng khác thông qua thị trường nội tệ và ngoại tệ liên Ngân hàng. + Với thị trường nội tệ liên Ngân hàng: Trước đây ở các Ngân hàng thương mại, khoản cho vay luôn bị chi phối bởi khả năng huy động nguồn vốn. Khi đó diễn ra tình trạng xấu là có Ngân hàng cần vốn thì lại không có vốn trong khi những Ngân hàng thừa vốn huy động lại không có mối cho vay nên mang gửi vào Ngân hàng Trung ương để hưởng lãi suất với mức rất thấp. Nhưng ngày nay, do thay đổi nhận thức trong công tác quản lý tài sản nợ nên các Ngân hàng thương mại có thể vay mượn lẫn nhau. + Thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng: được thành lập từ 15/10/1994 với 33/34 Ngân hàng thương mại được phép tham gia kinh doanh ngoại tệ. Với chế độ giao dịch thông thoáng, lượng ngoại tệ giao dịch giữa các thành viên với khách hàng của mình, các Ngân hàng thương mại với nhau và giữa Ngân hàng thương mại với Ngân hàng Trung ương đạt được mức khá cao. 4. Vốn điều chuyển trong thanh toán: Các Ngân hàng thương mại có nhiều chi nhánh nằm trên nhiều địa bàn khác nhau nên luôn xuất hiện tình trạng thừa vốn hoặc thiếu vốn đối với các chi nhánh trong cùng hệ thống. Xuất hiện tình trạng này là do trên mỗi địa bàn có mỗi điều kiện kinh tế xã hội khác nhau do đó có tác động mạnh mẽ đến nguồn vốn và hiệu quả sử dụng vốn của từng chi nhánh. Để giải quyết tình trạng này mỗi hệ thống Ngân hàng thương mại hoặc các hội sở chính sẽ thực hiện điều chuyển nguồn vốn trong hệ thống. Hiện nay chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh trì cũng như phần lớn các chi nhánh Ngân hàng khác đều có tình trạng sử dụng không hết nguồn vốn vay do đó Ngân hàng Trung ương luôn phải có chính sách điều chuyển vốn. Hơn nữa, Nguồn vốn này khá quan trọng, nó giúp cho Ngân hàng có thể mở rộng được hoạt động trên thị trường và tăng lợi nhuận của Ngân hàng. 5. Các hình thức huy động vốn khác: Bên cạnh những hình thức huy động vốn nói trên, Ngân hàng còn thực hiện việc huy động vốn thông qua việc phát hành các giấy tờ có giá trị khác như trái phiếu, kỳ phiếu Ngân hàng …Thông thường đối với những hình thức này thường có lãi suất cao hơn các loại tiền gửi khác. Bên cạnh đó, Ngân hàng chủ động về mặt thời gian hoàn trả và do đó có thể sử dụng cho vay theo nhu cầu của mình. 6. Quản lý nguồn vốn tại Ngân hàng Thương mại Phân tích cơ cấu nguồn vốn và quản lý nguồn vốn hướng tới mục tiêu ổn định hoạt động của Ngân hàng và đặc biệt hướng tới lợi nhuận. Nghĩa là, Ngân hàng phải đạt được chiến lược làm sao tạo nguồn vốn ổn định có thể ổn định sử dụng. Và xây dựng được cơ cấu vốn hợp lý và giảm chi phí vốn ở mức thấp nhất. Quản lý nguồn vốn về qui mô nghĩa là xem xét Ngân hàng Thương mại có khả năng huy động vốn cao nhất là bao nhiêu. Cơ cấu, qui mô từng loại vốn ảnh hưởng tới việc trả lãi Ngân hàng và ảnh hưởng tới ổn định hoạt động Ngân hàng như thế nào. Các Ngân hàng hiện đại thường lập ra những bài toán tối ưu về cơ cấu nguồn vốn và qui mô từng loại nguồn vốn. Quản lý chi phí trả lãi là đưa chính sách lãi suất huy động phù hợp với từng thời kỳ trên cở sở chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương. Tính toán tổng chi phí trả lãi - chi đầu vào - để xác định chi đầu ra. Quản lý kỳ hạn của nguồn vốn, Ngân hàng xác định ra những kỳ hạn huy động, xác định được khả năng trả nợ đảm bảo nhu cầu rút tiền của khách hàng, tính toán kỳ hạn bình quân của các khoản tiền gửi. Trong quản lý kỳ hạn Ngân hàng áp dụng "Nguyên lý thợ kim hoàn" để tính thời hạn trung bình của các khoản tiền gửi. Bất cứ hoạt động cho vay hay đầu tư nào đều tiềm ẩn những dạng rủi ro khác nhau và mức rủi ro cũng khác nhau. Sử dụng vốn tại Ngân hàng thương mại dựa trên nguyên tắc an toàn và hiệu quả thường phải quản lý thanh khoản, kiểm soát rủi ro trong hoạt động của mình. 7. Quản lý thanh khoản Thanh khoản là khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán tín dụng cho bất kỳ khách nào tại bất kỳ thời điểm nào. Thanh khoản là một trong số các vấn đề mà nhà quản lý Ngân hàng thường xuyên phải quan tâm. Mức độ thanh khoản mà một ngân hàng riêng biệt nào đó cần đến, tuỳ thuộc vào lượng biến đổi xảy ra ở số tiền gửi và nhu cầu tín dụng. Có nhiều biến động bất thường xảy ra trong nền kinh tế, theo thời vụ, theo chu kỳ. Rất khó lòng dự đoán được thời gian xảy ra và tính khốc liệt của biến động bất thường ấy do chúng không tuân theo những khuôn mẫu định sẵn. Những biến động thời vụ trực tiếp liên quan đến mùa vụ khác với biến động bất thường được lặp lại hàng năm, và những biến động ấy có thể thay đổi cùng thời gian. Ví như một Ngân hàng đặt tại khu nông nghiệp, mức tiền gửi sẽ tăng vào mua thu hoạch và nhu cầu tín dụng sẽ tăng vào mùa xuân. Các biến động chu kỳ thường khó dự đoán hơn các biến động theo thời vụ. Trong suốt thời kỳ suy thoái của một chu kỳ sản suất, nhu cầu tín dụng giảm và tiền gửi Ngân hàng cũng có thể giảm theo. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương có khuynh hướng bù đắp cho sự giảm sút tiền gửi Ngân hàng trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng, suốt thời kỳ kinh tế trì trệ. Trong giai đoạn chấn hưng, nhu cầu tín dụng tăng vượt mức tăng tiền gửi, khiến Ngân hàng bán các tài sản lưu hoạt. Kết quả của những biến động này trong nền kinh tế đã tác động đến mức tiền gửi do đó ảnh hưởng trực tiếp đến tính thanh khoản. Vấn đề đặt ra cho Ngân hàng là phải quản lý thanh khoản. Quản lý thanh khoản của Ngân hàng xác định nhu cầu khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản tín dụng cho khách hàng tại bất kỳ thời điểm nào, tránh tình trạng khách hàng đến rút tiền ô ạt dẫn đến tình trạng Ngân hàng phá sản. Điều quan tâm hàng đầu là Ngân hàng phải tính toán các loại tài sản có khả năng chuyển thành tiền mặt. Việc xác định một mức thanh khoản hợp lý trong từng thời kỳ là hết sức khó khăn. Ngân hàng phải dự đoán được nhu cầu của nền kinh tế tại các thời điểm khác nhau. Đồng thời dựa vào tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Ngân hàng trung ương ban hành để có chính sách tín dụng phù hợp. Trong từng trường hợp thanh khoản có vấn đề Ngân hàng thường dùng biện pháp bán đi các chứng khoán để chuyển đổi như tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ, trái phiếu và cổ phiếu của các công ty có chất lượng cao được ưa chuộng trên thị trường. Tiếp theo Ngân hàng rút các khoản tiền gửi tại các Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác. Trường hợp khẩn cấp, Ngân hàng phải tiến hành thương lượng với các Ngân hàng thương mại khác để bán đi các khoản tín dụng có chất lượng cao. Thông báo trì hoãn các khoản nợ sẽ là phương cách cuối cùng của Ngân hàng thương mại. Để quản lý thanh khoản Ngân hàng phải dựa vào các lí thuyết cơ bản như lí thuyết cho vay thương mại, lí thuyết về khả năng chuyển đổi, lí thuyết về lợi tức dự tính và các vấn đề về quản lý tình hình dự trữ. 8. Quản lý rủi ro Rủi ro trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng là những biến cố sự kiện, hiện tượng xảy ra trong quá trình hoạt động của Ngân hàng thương mại gây ra thất thoát lớn về tài sản, ảnh hưởng đến uy tín, làm giảm lợi nhuận thậm chí thua lỗ, nguy hiểm hơn là dẫn đến phá sản. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro. Về phía Ngân hàng , là do không có chính sách huy động và sử dụng vốn hợp lý. Đặc biệt trong việc xem xét các dự án cho vay không tính tới hiệu quả kinh tế hoặc tính toán sai lệch do thông tin không đầy đủ hoặc thiếu chính xác. Việc quản lý tài sản nợ, nguồn vốn của ngân hàng có vấn đề, chưa thực hiện cơ cấu đầu tư, cơ cấu tài sản. Trình độ cán bộ Ngân hàng có nhiều điểm bất cập, không có khả năng xem xét đánh giá khách hàng. Ngân hàng không dự báo được diến biến thị trường, tình hình cung cầu các loại sản phẩm. Về phía khách hàng, bản thân họ không có dự án khả thi, việc đầu tư không có căn cứ kinh tế nên việc sử dụng vốn không hiệu quả. Khách hàng có chủ tâm lừa đảo Ngân hàng, họ có ý định vay nhưng không trả nợ. Các biến động về môi trường kinh tế chính trị xã hội trong nước và nước ngoài cũng tạo nên rủi ro. Rủi ro cũng xuất phát từ chính sách kinh tế, thiên tai. - Quản lý rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là rủi ro không thu được nợ khi đến hạn hoặc Ngân hàng không cho vay được tạo nên đọng vốn nghĩa là Ngân hàng đã chi phí cho các khoản vay lớn hơn thu nhập từ hoạt động cho vay, thu lỗ. Hoặc Ngân hàng đầu tư vào thị trường chứng khoán kém hiệu quả, Ngân hàng chỉ có thể bán chứng khoán với giá thấp hơn giá đi mua hoặc không có khả năng bán đi. Các dự án đầu tư không có khả năng sinh lời. - Quản lý rủi ro lãi suất Lãi suất cho vay của Ngân hàng khác với lãi suất các công cụ trên thị trường tiền tệ chẳng hạn như Ngân khố phiếu và thương phiếu, ở chỗ là chúng được đàm phán giữa người vay và Ngân hàng hơn nữa là quyết định trong một thị trường được tổ chức sẵn. Vì là kết quả của phương pháp xác định giá cả tín dụng được đàm phán, các mức lãi suất cho vay của ngân hàng không đồng nhất. Chúng phản ánh cả tính cá biệt của khoản tín dụng lẫn cung cầu tín dụng trên thị trường tiền tệ. Lãi suất cũng thay đổi so với mức rủi ro tín dụng trên hàng loạt các yếu tố: tiền cho vay thời hạn, qui mô cho vay, chi phí thực hiện và giám sát khoản cho vay, số dư tiền gửi của người vay và các chứng khoán. Hơn nữa lãi suất còn bị ảnh hưởng bởi phong tục tập quán, sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng và các nguồn vốn khác, lãi suất khống chế tối đa và thái độ của các giám đốc Ngân hàng và người vay, liên quan đến các điều kiện kinh tế trong tương lai. -Quản lý rủi ro hối đoái Các rủi ro trong việc giao dịch ngoại hối xuất phát từ tỷ giá hối đoái của các loại tiền tệ khác nhau do tác động của kinh tế và chính trị của một nước. Việc duy trì nắm giữ một ngoại tệ của một quốc gia nào đó là mạo hiểm, vì nó khiến Ngân hàng phải gánh chịu một rủi ro hối đoái phát sinh từ biến động tỷ giá ngoại tệ thể hiện các khoản cho vay và nợ so với đồng nội tệ. Thí dụ đồng yên nhật giảm 1,5% so với đồng nội tệ thì các Ngân hàng ký thác bằng đồng yên và lượng tiền lên tới 100 triệu đồng đã thiệt hại 1,5 triệu đồng. Những biến động ngắn hạn, những thay đổi lớn về giá trị trao đổi có thể xảy ra. Một Ngân hàng tham gia giao dịch ngoại hối phải giới hạn việc tham gia dài hạn, những thay đổi lớn về giá trị trao đổi có thể xảy ra. Một Ngân hàng tham gia vào dịch vụ giao dịch ngoại hối, phải giới hạn việc tham gia vào các loại tiền tệ khác nhau. Và thực hiện một khối lượng kinh doanh tiền tệ vừa đủ để các thiệt hại có thể bù đắp bằng lợi tức. - Quản lý rủi ro thanh khoản Sự an toàn của Ngân hàng vấn luôn là mối quan tâm với nhiều người, từ các giới chức điều hành đến nhà kinh doanh, các cổ đông Ngân hàng đến các công dân các đất nước, vì những vụ phá sản của Ngân hàng liên quan sự phát triển kinh tế đất nước hơn bất cứ một sự phá sản của bất cứ một doanh nghiệp nào khác. Các thua lỗ của Ngân hàng, nếu nghiêm trọng, có thể làm các cổ đông mất vốn đầu tư, mất mát các khoản tiền gửi, bao gồm các khoản tiết kiệm mà suốt đời nhiều người mới có được và vốn tích luỹ cuả các doanh nghiệp qua nhiều thế hệ. Các thua lỗ của Ngân hàng có ảnh hưởng bất lợi đến niềm tin của quần chúng và chuyển sang ảnh hưởng đối với các thành phần kinh tế khác mang tính dây chuyền. Chương II Thực trạng về sử dụng vốn tại ngân hàng đầu tư và phát triển thanh trì I – Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh trì. 1. Vài nét về Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh trì: 1.1. Sự ra đời của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển. Ngân hàng Đầu tư và phát triển là ngân hàng mà hoạt động chính của nó trong lĩnh vực đầu tư trung hạn và dài hạn trong nền kinh tế. Theo lịch sử hình thành ngân hàng đầu tư và phát triển thì nó xuất hiện trước tiên ở các nước kém phát triển theo một số nguyên nhân sau: - Tại các nước kém phát triển nhu cầu vốn trung và dài hạn là rất lớn nhưng các nước này gặp trở ngại trong việc đáp ứng nhu cầu này bởi vì: + Các nước trung gian tài chính chủ yếu ở các nước này là các ngân hàng thương mại với nguồn vốn ngắn hạn là chính do đó không có khả năng đầu tư cho các dự án trung, dài hạn vì rủi ro lớn. + Ngân sách Nhà nước hạn hẹp, không đủ cấp cho các dự án đòi hỏi vốn lớn. + Thị trường vốn không có hoặc chưa phát triển. Đây chính là khoảng cách trên thị trường tài trợ vốn trung hạn và dài hạn, vì vậy tại đây đặt ra yêu cầu có một thể chế tài chính đẻ giải quyết mâu thuẫn này. - Tại các nước kém phát triển rất khan hiếm nguồn vốn nói chung, và nguồn vốn trung hạn và dài hạn nói riêng là giá của các nguồn tài chính đạt tới mức không thoả mãn yêu cầu vốn trung hạn và dài hạn của các dự án có tỷ lệ sinh lời thấp nhưng mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao. Tình hình này buộc nhà nước phải nắm quyền phân phối tín dụng theo lãi xuất thấp cho những lĩnh vực ngành nghề được ưu tiên không theo khả năng chi trả của người đi vay, do vậy cũng cần một thể chế tài chính của nhà nước để thực hiện phân phối tín dụng theo chính sách của Nhà nước. 1.2. Sự hình thành và phát triển của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam Việt Nam cũng là một nước đang phát triển nên nhu cầu vốn cũng vô cùng cấp thiết. Chính vì vậy ngay sau khi kháng chiến chống Pháp vừa chấm dứt, từ trong kế hoạch phục hồi kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã sớm ý thức được sự cần thiết khách quan phải có một tổ chức Ngân hàng chuyên lo nhiệm vụ quản lý sử dụng đại bộ phận nguồn vốn trực tiếp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho đất nước. Ngân hàng kiến thiết Việt Nam chính thức ra đời trong hoàn cảnh đó (ngày 26/04/1957). Từ Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ tài chính đến Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước từ ngày 26/06/1981 và hiện nay là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, được thành lập theo quyết định của Chính phủ ngày 14/11/1990, theo pháp lệnh Ngân hàng đến nay tổ chức Ngân hàng chuyên nghiệp này đã có 45 năm lịch sử xây dựng và trưởng thành. Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước, ngoài Vai trò huy động vốn trung và dài hạn trong, ngoài nước để đàu tư các dự án phát triển kinh tế - kỹ thuật, kinh doanh tiền tệ, tín dụng Ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư và phát triển, đồng thời thực hiện nghiệp vụ của các Ngân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức dân cư theo Luật Ngân hàng. 1.3. Vài nét về ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh trì Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Trì là một trong bốn chi nhánh huyện trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. Do vậy lịch sử phát triển của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Trì gắn liền với lịch sử phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. Với Vai trò là một ngân hàng thương mại quốc doanh phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển kinh tế của đất nước, suốt hơn 40 năm hoạt động, xây dựng, trưởng thành và đổi mới, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Trì đã được ghi dấu các tên cùng vói Ngân hàng Đầu tư Phát triển Hà Nội đó là: - Ngân hàng kiến thiết trực thuộc Bộ tài chính (1957-1981) - Ngân hàng Đầu tư và xây dựng(1981-1990) - Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thanh Trì đã trải qua những chặng đường gắn liền với sự nghiệp cách mạng hết sức vẻ vang của dân tộc, gắn liền với những chuyển mình của đất nước, nhất là từ những năm 1995 trở lại đây, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Trì đã chuyển sang kinh doanh đa năng tổng hợp như một Ngân hàng thương mại. Song không giống như các ngân hàng thương mại khác, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội nói chung và chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Trì nói riêng vẫn chuyên sâu phục vụ cho vay trung và dài hạn. Mọi hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Trì vẫn tập trung vào công tác phục vụ đầu tư phát triển trên địa bàn huyện Thanh Trì và một số vùng lân cận. Mặc dù đã phát triển thêm nhiều nghiệp vụ mới như: dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thanh toán, mua bán ngoại tệ, dịch vụ giữ hộ..., nhưng chính những nghiệp vụ Ngân hàng thương mại này của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Trì vẫn quy tụ về một mục đích đó là phục vụ đầu tư và phát triển. Phần vốn cho vay ngắn hạn tập trung chủ yếu vào cho đơn vị thi công xây lắp và sản xuất vật liệu xây dựng. Phần vốn cho vay trung hạn tập trung vào đầu tư máy móc thiết bị thi công, tăng năng lực sản xuất cho các doanh nghiệp. Công tác quản lý tín dụng được nâng cao một bước, chi nhánh đã cẩn trọng hơn khi xem xét quyết định cho vay, thông qua các việc chú trọng phân tích tài chính doanh nghiệp, phân tích dự án, đánh giá năng lực khách hàng, phân tích các tiềm ẩn rủi ro. Bước đầu tổ chức quản lý tín dụng theo hướng phân công nắm khách hàng, nắm địa bàn, thống nhất một mối giao dịch một cửa tại chi nhánh. Kết quả thu lãi từ hoạt động tín dụng chiếm 90% trong tổng thu của chi nhánh. Vượt qua những khó khăn thử thách gay gắt trong điều kiện mới chuyển sang hoạt động trong nền kinh tế thị trường, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Trì đã tồn tại, đứng vững và ngày càng tăng trưởng, phục vụ có hiệu quả cho đầu tư phát triển, tăng trưởng kinh tế, góp phần quan trọng ổn định tiền tệ và công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn huyện Thanh Trì và thủ đô Hà Nội trở thành một trung tâm kinh tế - văn hoá - chính trị của cả nước. 2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Trì có trụ sở đóng tại thôn Pháp Vân - xã Hoàng Liệt - Huyện Thanh Trì - Hà Nội, là chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội, hạch toán phụ thuộc. * Về cơ cấu tổ chức gồm: chi nhánh có 30 cán bộ Ngân hàng trong đó: Ban giám đốc: 1 giám đốc và 1 phó giám đốc. 2 phòng: Mỗi phòng có 1 trưởng phòng và 1 phó phòng. Phòng kinh doanh với Vai trò: tiếp thị, thẩm định, cho vay và cân đối nguồn. Phòng kế toán kho quỹ với Vai trò quản lý tài chính và thanh toán huy động nguồn, tiền mặt - kho quỹ, thông tin điện toán, hành chính, bảo vệ. 3. Những thuận lợi, khó khăn của chi hánh NHĐT & PT Thanh Trì a. Thuận lợi. - NHĐT & PT Việt Nam đã triển khai kịp thời hệ thống cơ chế mới cùng những thông tin, qui định cụ thể nhằm tạo điều kiện cho việc chuyển đổi hoạt động của toàn hệ thống. - Bước vào hoạt động như một NHTM, ngân hàng có thể tranh thủ kế thừa, học hỏi những kinh nghiệm rút ra từ những thành công, thất bại của những ngân hàng khác. - Nằm trên địa bàn sôi động là huyện Thanh trì, ngân hàng có điều kiện thuận lợi để phát triển các hoạt động, các nghiệp vụ kinh doanh, các loại hình dịch vụ một cách đa dạng. Mặt khác, các nguồn vốn huy động từ tiền gửi khách hàng, tiền gửi của các tổ chức tín dụng và tiết kiệm từ dân cư là rất phong phú, giúp cho ngân hàng có khả năng đáp ứng tối đa nhu cầu vốn của doanh nghiệp. - Với chính sách khách hàng đổi mới, ngân hàng đã tạo lập và duy trì một đội ngũ khách hàng truyền thống từ nhiều năm nay. Đây là một yếu tố thuận lợi trong công tác huy động vốn của ngân hàng. - Ngân hàng luôn luôn nhận được sự chỉ đạo, giúp đỡ có hiệu quả và rất kịp thời từ NHĐT & PT Hà Nội. b. Khó khăn: Tuy là một trong những ngân hàng ra đời sớm nhưng tới đầu năm 1995, NHĐT & PT Thanh Trì mới thực sự chuyển hẳn sang kinh doanh theo cơ chế thị trường. Trong quá trình chuyển đổi này, ngân hàng đã vấp phải những khó khăn nhất định. Cụ thể: - Từ 01/01/95 ngân hàng phải tiến hành chuyển toàn bộ nguồn vốn do ngân sách cấp trả về Tổng cục Đầu tư và phát triển. Nguồn gốc này theo số liệu của bảng cân đối nguồn và sử dụng cuối năm 1994 tại chi nhánh là khoảng 300 tỷ VND. Điều này đã gây một sự hẫng hụt, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. - Mô hình tổ chức phục vụ cho cơ chế kinh doanh chưa phù hợp, việc sắp xếp cán bộ, phòng ban chưa hợp lý. - Đội ngũ cán bộ của ngân hàng mặc dù có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, nhưng khi chuyển sang cơ chế kinh doanh mới như một NHTM đã tỏ ra rất lúng túng, chưa nhanh nhậy và chưa thực sự hoà mình vào phong cách quản lý kinh doanh mới. Điều này gây ra bởi cơ chế gò bó trước kia. - Ngân hàng tiến hành HĐKD của mình trong một môi trường có tính cạnh tranh rất lớn, hơn 30 ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong nước trên địa bàn. Mặt khác, ngân hàng cũng có sự thua thiệt khi bước vào cơ chế mới chậm hơn so với các đối thủ khác trong cùng địa bàn đã sẵn có khả năng thu hút khách. II. Thực trạng sử dụng vốn tại ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh trì 1. Cơ cấu nguồn vốn theo hình thức huy động. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Trì luôn giữ vai trò chủ đạo đứng đầu về lĩnh vực đầu tư phát triển với mục tiêu vững chắc trong tăng trưởng, chất lượng an toàn trong kinh doanh và có hiệu quả. Chính vì lẽ đó mà Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội nói chung và chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Trì nói riêng đã có uy tín lớn trên điạ bàn thủ đô và huyện Thanh Trì. Các dự án đầu tư trên địa bàn huyện và 1 phần của Huyện Hai Bà đều được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội giao cho chi nhánh thẩm định dự án, huy động vốn, theo dõi cho vay và thu nợ. Năm 2002, Chi nhánh đã huy động được tổng số vốn là: 491.370 triệu đồng. Nhận được 45 dự án đầu tư các dự án chủ yếu là của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện Hai Bà Trưng và huyện Thanh trì. Chi nhánh trình Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội và đã duyệt cho 68 doanh nghiệp và tổ chức kinh tế vay là: 326.187,4 triệu đồng. Trước hết nhìn vào tốc độ tăng của tổng nguồn vốn ta thấy có sự tăng trưởng của việc huy động vốn trong năm 2000. Tổng vốn huy động đạt 195265,4 triệu đồng, tăng 39% so với năm 1999. Trong năm 2001 tổng nguồn vốn đã huy động đạt 233482,7 triệu đồng, tăng 38217,3 triệu đồng tương đương 19,6% so với năm 2000. Đạt được các kết quả huy động nguồn vốn này đã chứng tỏ uy tín Ngân hàng trên thương trường được củng cố rỏ rệt. Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng đã luôn quán triệt và thực hiện linh hoạt các giải pháp huy động vốn. Một mặt phát triển mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị quản lý ngành như BHXH, Ngân hàng phát triển Hà nội… nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức này, mặt khác tăng cường các dịch vụ thanh toán mang tính hệ thống, nhằm tăng cường tiềm lực huy động vốn của chi nhánh cũng như các đơn vị bạn trong ngành. Ngân hàng không ngừng hoàn thiện và mở rộng dịch vụ thanh toán quốc tế, làm đầu mối trong thanh toán cho một số ngành có mạng lưới rộng, kết hợp với chủ động đề xuất các phương án nhằm khai thác nguồn tiền nhàn rỗi của các đơn vị trong hệ thống Ngân hàng đầu tư và phát triển nhằm cung ứng cho nhu cầu vay vốn đầu tư của các doanh nghiệp, từ đó thu hút được lượng khách hàng lớn thường xuyên hoạt động tại chi nhánh góp phần tăng nguồn vốn. Trong năm 2000 Ngân hàng đã đề xuất với Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam cho phép huy động nguồn vốn từ các khoản bán kỳ phiếu, trái phiếu đây là hoạt động góp phần tích cực trong việc tăng nguồn vốn và thâm nhập sâu hơn vào thị trường của Ngân hàng, và cũng từ kết quả huy động này đã tạo điều kiện cho Ngân hàng chủ động về nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu tín dụng của toàn ngành thông qua hoạt động điều chuyển vốn trong hệ thống. 1.1 Nguồn tiền gửi tiết kiệm dân cư. Trong mấy năm qua, nguồn tiền gửi dân cư tại hầu hết các Ngân hàng đều ổn định và tăng trưởng. Nguồn tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng ổn định trong tổng nguồn và có xu hướng tăng. Nếu như tỷ trọng nguồn này từ 19% năm 1999 thì năm 2000 đã tăng lên 46,6%. Trong những năm Ngân hàng mới đi vào hoạt động, dân chúng còn chưa biết nhiều về Ngân hàng và còn e dè trong việc gửi tiền, số tiền Ngân hàng huy động được chỉ đạt 40.122 triệu đồng, chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong tổng nguồn. Sau 2 năm hoạt động, bằng những chính sách đúng đắn trong công tác thu hút khách hàng, uy tín của Ngân hàng đã tăng lên rỏ rệt. Tổng nguồn tiền gửi tiết kiệm huy động được năm 2000 lên tới 132.504,9 triệu đồng chiếm 46,6%, so với năm 1999 và tiếp tục có chiều hướng tăng lên. Tính đến 31/12/2002 nguồn tiền gửi này đã đạt 384948,3 triệu đồng tăng 114332,9 triệu đồng so với năm 2001 (tương đương 142,2%), chiếm 78,34% trong tổng nguồn. 1.2 Nguồn tiền gửi của các tổ chức tín dụng. Trong quá trình hoạt động, các Ngân hàng có quan hệ với nhau thông qua hai hoạt động chính là gửi tiền và vay tiền của nhau, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình thanh toán và tín dụng của mình, giúp cho hoạt động tín dụng được mở rộng và bên cạnh đó đảm bảo an toàn trong thanh toán. Tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh trì, nguồn vốn này có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho công tác tín dụng và đầu tư của Ngân hàng. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác tại chi nhánh nhìn chung là tiền gửi không kỳ hạn. Các tổ chức này mở tài khoản tại Ngân hàng nhằm phục vụ cho hoạt động giao dịch trong kinh doanh và quan hệ với Ngân hàng. Sự biến động có chiều hướng tăng của nguồn tiền gửi các tổ chức tín dụng khác tại Ngân hàng là điều kiện thuận lợi cung cấp nguồn vốn cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Nguồn vốn này có chi phí vốn thấp, và mặc dù là nguồn tiền gửi không kỳ hạn nhưng Ngân hàng hoàn toàn có thể căn cứ vào tính chất cũng như chu kỳ biến động để cho vay ngắn hạn với các tổ chức kinh tế nhằm thu lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất và tránh lãng phí nguồn. 1.3 Nguồn tiền vay từ các tổ chức tín dụng khác. Việc Ngân hàng vay tiền từ các tổ chức tín dụng khác không phải do Ngân hàng thiếu vốn mà nhằm thu được lợi nhuận do có sự chênh lệch trong lãi suất giữa cho vay và đi vay. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng đạt được mục tiêu mở rộng quan hệ với các đơn vị bạn và đa dạng hoá các nghiệp vụ huy động vốn của mình. Năm 2000 nguồn tiền vay này đạt 450.345 triệu đồng, chiếm 39,36% trong tổng nguồn nhưng đến năm 2001 nguồn vay này chỉ đạt 351.064 triệu đồng giảm 99.281 triệu đồng so với năm 2000 và chỉ chiếm 11,74% trong tổng nguồn. Một phần là do trong năm này hầu hết các nguồn tiền gửi và tiền vay khác đều tăng rất mạnh khiến cho tổng nguồn vốn huy động tăng, trong khi đó hệ số sử dụng nguồn lại thấp do đó Ngân hàng có chính sách giảm các khoản vay nhằm cắt giảm chi phí lãi phải trả cho nguồn vốn tồn đọng. 1.4 Nguồn kỳ phiếu - trái phiếu. Nguồn kỳ phiếu – trái phiếu của Ngân hàng có sự biến động tăng, giảm rất mạnh qua các năm. Năm 1999 nguồn này tăng 412% so với năm 1998 nhưng lại giảm chỉ còn 5.426 triệu đồng năm 2000 và tiếp tục giảm xuống chỉ còn 4.459 triệu đồng cuối năm 2001. Có thể lý giải hiện tượng này là do bước vào năm 1999, nhằm thực hiện chính sách tiền tệ chung của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam, chi nhánh Ngân hàng có thực hiện kỳ phiếu 13 tháng có mục đích trả trước lãi suất với số tiền kỳ phiếu chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn kỳ phiếu trung dài hạn khiến cho nguồn kỳ phiếu của Ngân hàng tăng lên rất mạnh. Tuy nhiên bước sang năm 2000, bên cạnh nguồn kỳ phiếu ngắn hạn (6 tháng) đã được thanh toán hết, và các loại kỳ phiếu khác như: kỳ phiếu 12 tháng trả lãi trước, kỳ phiếu có mục đích 13 tháng của Ngân hàng, kỳ phiếu 12 tháng thông thường khác phần lớn đã được Ngân hàng thanh toán hết cho khách hàng, thì nguồn huy động hộ Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam của Ngân hàng đã hoàn thành và chuyển giao là nguyên nhân cho sự giảm sút hết sức nhanh chóng của tổng nguồn này. Như vậy có thể thấy hoạt động huy động từ nguồn kỳ phiếu – trái phiếu của Ngân hàng trong giai đoạn đầu phát triển chủ yếu là nhằm thực hiện chính sách tiền tệ của Trung ương cũng như của một số chính sách huy động của Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh trì . Hy vọng trong thời gian tới, với sự xuất hiện của thị trường chứng khoán, thì nghiệp vụ huy động này trực tiếp xuất phát từ nhu cầu kinh doanh và sẽ trở thành một nguồn huy động cũng như nguồn thu nhập lớn, góp phần đa dạng hoá nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng. Với những kết quả đạt được trong việc huy động và sử dụng vốn cho vay dự án đầu tư, chi nhánh đã đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào nâng cao chất lượng hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội, góp phần thực hiện mục tiêu phục vụ cao nhất cho đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố, hiệu quả an toàn trong tăng trưởng, nâng cao chất lượng tín dụng, giữ vững vị thế, vai trò chủ đạo trong lĩnh vực đầu tư phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam. 2.Thực trạng sử dụng vốn tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Thanh Trì. Dưới đây là bảng cân đối tài sản của ngân hàng Đầu tư và phát triển Thanh Trì. Đơn vị: triệu đồng Tài sản nợ (Nguồn vốn ) 1999 2000 2001 2002 A. Tiền gửi và các khoản vay 1697513 10915.787 2181173 4209187 1. Tiền gửi KBNN và tiền vay NHNN 29 29 29 30 2. Tiền gửi và tiền vay TCTD 110140 1.280.000 1358.611 2.500.142 3. Tiền gửi của khách hàng. 588.344 635.758 822.533 Tiền gửi doanh nghiệp 258.347 160.583 291.847 Không kỳ hạn 192.681 111.971 201.890 740.954 Kỳ hạn dưới 12 tháng 65.598 48.431 89.597 334.286 Kỳ hạn trên 12 tháng 180 360 14330 Tiền gửi tiết kiệm 329.997 475.174 530.686 620.345 Không kỳ hạn 7.440 5.956 5164 5486 Kỳ hạn 1 - 3 tháng 110.222 103.109 115.482 135.113 Kỳ hạn 6 - 9 tháng 173.377 273.158 305.936 357.945 Kỳ hạn trên 12 tháng 38.955 82.950 104.404 121.801 B. Các giấy tờ có giá (kỳ phiếu ) 1.734 1991 2001 Giấy tờ có giá trị trên 12 tháng 1.734 1991 2001 C. Tài sản nợ khác 19.427 38.093 46.005 65939 1. Thanh toán vốn 16.481 13.800 162.42 25.001 Tài khoản điều chuyển 16.481 12.212 14.373 22.134 Vốn Khác 1.588 1.869 2.866 2. Tài sản nợ khác 2.936 25.293 29.767 40.938 Uỷ thác đầu tư 144 168 230 Quản lý và giữ hộ 101 119 163 Đảm bảo thanh toán 17.936 21.110 29.131 Ngoại tệ kinh doanh 4.229 4977 6868 Các khoản phải trả 1.009 389 455 623 Hao mòn tài sản cố định 1.910 2.234 3.082 Tài sản Nợ khác 1.927 581 680 931 D. Vốn và quĩ của TCTD 106.267 164.180 188.423 212.342 1. Vốn 1.6620 2. Quý và dự phòng 101 122 275 3. Thu thập 104.647 164.101 188.332 212.239 4. Chênh lệch đánh giá lại tài sản -22 -31 -172 Tổng cộng 1.823.197 2.120.794 2.417.705 4.489.467 Tài sản có (Sử dụng vốn ) Số tiền 1999 2000 2001 2002 A. tiền mặt và dự trữ tại NH 195.980 156.661 130.670 111.570 1. Tiền mặt và ngân phiếu thanh toán 26.810 40.224 33.520 28.620 2. Tiên gửi và đầu tư CK tại NHNN 16.917 116.437 91750 82.577 Tiền gửi tại NHNN 16.917 115.261 96.050 91.642 Mua TF kho bạc 1.176 3. giá trị tồn kho kim loại đá quý 1.100 946 B. Các khoản đầu tư 5000 13.184 15.070 17.930 1. CKDTư 500 13.184 15.070 17.930 Tiền gửi tại các TCTD 7.184 8.070 10.430 Hùn vốn mua cổ phiếu 5000 7000 7500 Thanh toán mua bán 2001 2001 Ngoại tệ kinh doanh C. Cho vay trong nước 678.825 570.449 620.756 640.111 1. Tín dụng đối với TCTD 2. tín dụng đối với TCKT và cá nhân 687.825 570.449 620.756 640.111 Loại ngắn hạn 556.609 426.954 383.364 363.116 Loại trung và dài hạn 106.894 84.695 150.500 152.090 Tài trợ uỷ thác 23.893 51.536 70.440 80.324 D. Tài sản cố định 4630 6.654 6.504 6.954 1. Tài sản cố định 4.630 6.654 6.540 6.954 E. Tài sản có khác 1.106.144 1.376.846 1.823 3.428.475 1. Thanh toán vốn 932.087 1.231.137 162.3000 3428475 Thanh toán điều chuyển 930.382 1.229.549 1620010 3122137 Vốn Khác 17054 1588 3000 6337 2. Tài sản có khác 174.057 154.709 200.000 384.841 Mua bán ngoại tệ 80.851 4.229 29.229 932270 Chi phí 92.544 140.837 170.000 290.341 Khác 662 643 771 1230 Tổng cộng 1.823.197 2.120.794 2.417.705 4.487.467 2.1. Thực trạng về cơ cấu nguồn vốn Ta nhận thấy, năm 2002 nguồn vốn tiền gửi và tiền vay vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu 78,00%. điều này cho thấy ngân hàng chủ yếu hoạt động bằng nguồn vốn đi vay và tiền gửi của các thành phần kinh tế khác. Nếu làm một phép so sánh giữa tiền gửi tiết kiệm với tiền gửi của các doanh nghiệp thì lượng tiền gửi tiết kiệm cao gấp 1,7 lần lượng tiền gửi của các doanh nghiệp. Cá biệt năm 2000 lượng tiền gửi cao gấp 3 lần lượng tiền gửi của doanh nghiệp. Hiện tượng này có thể giải thích như sau: Thứ nhất: Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh Trì nằm trên địa bàn huyện Thanh Trì là huyện ngoại thành có số dân đông. Hơn nữa địa bàn hoạt đông của Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh Trì rất rộng có thể được mở rộng ra cả 5 quận nội thành và 3 huyện ngoại thành. Đến năm 2000, ngân hàng đã thu hút được 1100 khách hàng tới mở tài khoản, hơn 400 doanh nghiệp có quan hệ tín dụng. Thứ hai: mặc dù huyện Thanh Trì là đông dân cư nhưng đây lại không phải là nơi có diện tích lớn cho nên không phải là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thường là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu là tư nhân nên quy mô nhỏ và hạn chế. Chính vì thế, việc thanh toán giữa các doanh nghiệp phần lớn thường thực hiện bằng tiền mặt chứ việc mở tài khoản tại ngân hàng để thanh toán không trở thành nhu cầu của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp mở tài khoản tại ngân hàng khi có nhu cầu xin vay vốn. Chính vì vậy mà lượng tiền gửi của các doanh nghiệp tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh Trì không cao. Nếu xét về tốc độ tăng trưởng thì tiền gửi tiết kiệm duy trì được mức tăng trưởng ổn định là khoảng 20 - 30% qua các năm 1999 - 2000 - 2001 - 2002 mặc dù những năm này có những biến động trên thị trường tiền tệ do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu á và hiện tượng thiểu phát của nền kinh tế Việt Nam. Mặt khác tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn chiếm 14,6% trong khi nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm 85,4%. Để tránh rủi do theo nguyên tắc vốn để cho vay trung và dài hạn phải là nguồn có thời hạn dài. Nhưng thực tế trong sổ tiền tệ mà ngân hàng huy động được với nhiều kỳ hạn khác nhau, luôn xác định được nguồn vốn ổn định có thời hạn dài phục vụ nhu cầu vay trung và dài hạn. Ngoài ra, ngân hàng có thể chủ động đi vay các tổ chức kinh tế khác, huy động từ dân cư thông qua hình thức phát hành kỳ phiếu ngân hàng để đảm bảo nguồn cho vay trung và dài hạn. Tuy nhiên hình thức phát hành kỳ ngân hàng ít khi áp dụng và chỉ áp dụng theo quyết định hướng dẫn của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam để tài trợ cho mục đích nhất định. Nhìn vào bảng cơ cấu nguồn vốn qua những năm gần đây cho thấy tổng chi tiêu đều đạt kết quả tốt, nhưng có một số chỉ tiêu đạt kết quả chưa tốt. Nguyên nhân là do ngân hàng gặp nhiều khó khăn do những di chứng của cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu á và chịu sự tác động sự phát triển kinh tế chững lại, sức mua thị trường giảm sút. Khả năng hấp thụ vốn suy giảm và việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Đã tác động không nhỏ đến đến tốc độ lưu chuyển vốn trong kinh tế. Hơn nữa khu vực Nhà nước đang trong quá trình cải tổ và sắp xếp lại, việc áp dụng luật thuế mới, chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước thành doanh nghiệp cổ phần cũng ảnh hưởng đến nhu cầu và điều kiện vay vốn của doanh nghiệp đến quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Như vậy, nhìn chung qua bảng cơ cấu nguồn vốn huy động ta có thể thấy một số ưu thế cũng như khó khăn của Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh Trì như sau: Với một nguồn vốn huy động được đưa vào sử dụng có khối lượng lớn và tiền gửi tiết kiệm chiếm khoảng 14% tổng nguồn vốn huy động . Điều này có nghĩa là Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh Trì đang có trong tay một nguồn vốn rất ổn định, tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng tín dụng, đa dạng các hình thức hoạt động kinh doanh và rất thuận lợi cho việc cho vay trung và dài hạn. Nhưng có những khó khăn xảy ra: Đó là ngân hàng phải tăng cường hơn nữa cho huy động vốn từ dân cư nhưng lãi suất của loại hình này cao hơn so với các loại khác , nên ngân hàng phải cân nhắc kỹ. Và như trên, nguồn đầu vào của ngân hàng là nguồn vốn có chi phí cao, Ngân hàng sẽ chịu một khoản trả lãi rất lớn hàng năm. Bài toán đặt ra cho cán bộ quản lý và cán bộ ngân hàng là: Nếu như ngân hàng không sử dụng tối đa và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này thì số tiền mà ngân hàng đang nắm giữ sẽ không phải là điều kiện phát triển cho ngân hàng mà trở thành gánh nặng to lớn của ngân hàng và như vậy ngân hàng hoạt động không có lãi. Ngược lại nguồn vốn dồi dào sẽ giúp ngân hàng đầu tư trang thiết bị, lôi kéo khách hàng, mở rộng thị trường, tăng cường sức mạnh cạnh tranh, mở rộng quy mô và phát triển theo chiều sâu. Tất cả những yếu tố này sẽ dẫn tới một kết quả là lợi nhuận của ngân hàng sẽ gia tăng. Tất cả những nhận xét trên đây là để nhấn mạnh và chỉ rõ tại sao Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh Trì đang tìm giải pháp và phương pháp thực hiện để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, đặc biệt là cho vay, đây là vấn đề quan trọng, then chốt quyết định đến sự thành công của ngân hàng. 2. 2. Thực trạng về sử dụng vốn Năm 2002, tiền mặt và tiền gửi tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nsm chiếm tỷ lệ 7%, trong đó có tiền mặt chiếm 21%. Tỷ lệ này là hợp lý đối với hoạt động ngân hàng khi cần thanh toán tức thời. Các khoản đầu tư chiếm khoảng 0,4% chứng tỏ ngân hàng chưa xâm nhập sâu vào hoạt động mua bán đầu tư. Cho đến nay Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh Trì vẫn hoạt động như một ngân hàng truyền thống bao gồm các nghiệp vụ chủ yếu như nhận gửi, cho vay và thanh toán. Nó chưa thực sự trở thành một ngân hàng hiện đại, đa năng và lợi nhuận thu được phần lớn là từ nghiệp vụ cho vay. Vì vậy tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh Trì nói đến công tác sử dụng vốn là nói đến cho vay vốn. Thực hiện phương châm mở rộng hoạt động tín dụng, an toàn vốn, lợi nhuận hợp lý, Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh Trì đã nỗ lực vươn lên đáp ứng nhu cầu vốn nhằm góp phần đẩy mạnh sản suất kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn. Vốn tín dụng được chú ý cả đối với doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Nhiều lĩnh vực kinh doanh được mở rộng và ngày càng phát triển . Đối với kinh tế quốc doanh, Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh Trì tập trung vào những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, đặc biệt là doanh nghiệp có vị trí trọng điểm. Đối với kinh tế ngoài quốc doanh, chú ý đầu tư vào các ngành nghề truyền thống, ngành nghề sản suất hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, qua đó góp phần gián tiếp giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Trong 3 năm 2000, 2001, 2002 doanh số cho vay của Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh Trì đạt mức tăng trưởng cao (trong khoảng 14% - 22%). Năm 2002 so với năm 2001 doanh số cho vay tăng 226,394 tỷ đồng. Nhìn doanh số cho vay ta có thể thấy là năm 2001 so với năm 2000 doanh số cho vay tăng mạnh (22%) tương ứng với 305,106 tỷ đồng. Bởi vì năm 2000 ngân hàng gặp một số nguyên nhân khách quan tác động như chỉ số giá tiêu dùng giảm, hàng hoá ứ đọng như than, thép, xi măng... sản suất kinh doanh gặp khó khăn. Nhưng sang năm 2001, 2002 CP đã chỉ đạo các chính sách nhằm thúc đẩy nền kinh tế đi lên và tác động gián tiếp của chính sách đó là cho vay của ngân hàng tăng lên. So với năm 1999, cho vay trung và dài hạn tăng dao động trong khoảng 30% đến 40%. Đầu tiên là dự án sửa chữa nhà xưởng, trang bị thêm máy móc của công ty La do la. Tiếp theo đó là các dự án lớn như đầu tư Tàu 3500 tấn của tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ, dự án trang bị cẩu - TCT lắp máy Việt Nam, dự án đầu tư sản suất dây chuyền nhựa (packexim) và hàng loạt các dự án đầu tư thiết bị duy trì sản suất của TCT than Việt nam, dự án xây dựng nhà máy chế biến Condensate (TCT dầu khí) ... Đến nay hầu hết các dự án mà ngân hàng tham gia tài trợ vốn đã đi vào hoạt động và phát huy hiệu quả đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ vốn ngân hàng . Chi nhánh đã thực sự mạnh dạn đầu tư vào nhiều thành phần kinh tế trên nhiều lĩnh vực, mảng cho vay trung và dài hạn đã phát triển đáng kể. Nhờ chiến lược đúng đắn, chú trọng đào tạo nâng cao nghiệp vụ tín dụng, đã thu hút nhiều đối tượng ngành nghề đến với ngân hàng . Xem xét riêng cho nhiều thành phần kinh tế ta thấy thành phần knh tế quốc doanh chiếm tỷ trọng cao trong doanh số cho vay (khoảng 60% - 70%). Điều này cũng dễ giải thích .Thứ nhất là các doanh nghiệp quốc doanh thường có nhu cầu vốn lớn để phục vụ sản suất và đổi mới công nghệ, lại được vay theo hình thức tín chấp. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lại có quy mô nhỏ lẻ... Mặt khác do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ châu á tác động vào Việt nam. Ngoài ra, khủng hoảng thiếu phát ở Việt nam, giá cả của các hàng nhập trở lên rẻ tương đối, hàng hoá trong nước ứ đọng, các doanh nghiệp rất khó thực hiện sản suất kinh doanh, điều này cũng giải thích tại sao vay vốn ngoài quốc doanh lại giảm mạnh trong các năm 1999 (18,5%) năm 2000 (30%). Tuy nhiên sang năm 2001 doanh số cho vay của thành phần kinh tế này đã có nhiều bước tiến khả quan thể hiện qua doanh số cho vay. Năm 2001 so với năm 2000 và 2002 với 2001 tương ứng. Diễn biến tình hình cho vay trong ba năm (2000 - 2002) 2001 1500 2000 2001 2002 Tỷ đồng: Năm 1000 Tài sản cố định chiếm khoảng 0,17% đ 0,2% trên tổng tài sản có của ngân hàng. Ngân hàng chưa có tiềm năng để đầu tư vào tài sản cố định do nguồn vốn tự có không lớn chủ yếu là thuê phòng làm việc, chưa đầu tư lớn vào hiện đại hoá ngân hàng... Ngoài ra tài sản có khác chiếm tỷ trọng lớn bao gồm chủ yếu là các hoạt động điều chuyển vốn trên tổng tài sản có thực tế Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh Trì thường huy động vốn lớn hơn khả năng cho vay nên ngân hàng Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh Trì thường thực hiện nghiệp vụ điều chuyển vốn cho Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam để cung cấp vốn cho các chi nhánh khác có nhu cầu. Hoạt động này cũng mang lại cho ngân hàng một khoản thu nhập do chênh lệch lãi suất. Ta thấy, chỉ tiêu ROA (Return on asset) của 2000, 2001, 2002 là 1,1%, 0,9%, 0,4%. Như vậy ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý, có sự điều động linh hoạt giữa các mục tiêu trên tài sản có trước biến động của nền kinh tế. Một số chỉ tiêu hoạt động Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 I. Nguồn vốn huy động 169.513 1915737 2082533 3502015 Từ dân cư 329997 475174 510.686 620345 Từ các tổ chức kinh tế 1367.516 1440.613 571847 2881670 II. Sử dụng vốn 1. Tổng dự nợ cho vay 687825 502264 547351 620.111 a. Theo thời hạn: - ngắn hạn 546609 352324 395308 409648 - Trung hạn và dài hạn 106894 149943 152043 210463 b. Theo TPKT: - KTQD 563968 385116 334569 393.750 - KTNQD 123857 117148 212782 226.361 c. Theo loại tiền: - VND 372192 449681 475.170 - Ngoại tệ 130.072 97670 144.941 2. Đầu tư khác -Mua TFKB 14.995 12.930 - Mua CP, góp vốn lao động 5000 5000 5000 5000 3.Nợ quá hạn 63225 37364 31.395 17.430 - Ngắn hạn 5488 31.043 25.343 14.223 - Trung và dài hạn 8237 6321 6.052 3.207 4. Kinh doanh ngoại tệ - Tổng doanh số mua 6123608 56000.000 59000000 64000000 - Tổng doanh số bán 55468.385 61000000 62001000 68000000 - Tổng L/C mở 670 440 440 440 - Tổng L/C thanh toán 454 454 454 - KQKD 1. Tổng thu 104647 164.101 124.628 208.938 2. Tổng chi 92544 140.837 102.898 191.417 3.Lợi nhuận 12103 23264 21730 17521 báO CáO THU NHậP, CHI PHí và kết quả kinh doanh ngân hàng đầu tư và phát triển THANH TRì (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 1. Thu nhập về hoạt động tín dụng trong đó 58.372,01 60.511,593 60.821,627 74.381,928 -Thu lãi, CK, trái phiếu 58.372,01 60.226,018 60.321,517 74.324,26 - Tiền lãi, CK, trái phiếu 227,723 347,743 424,246 -Nghiệp vụ bảo lãnh NH 57,841 152,367 185,88 2. Thu nhập về thanh toán và ngân quỹ 45.447,419 102.370,881 63..270,031 120.475,584 - Tiền lãi điều chỉnh vốn nội bộ 42.181 100.345,227 01027 120.475,584 - Tiền lãi tiền gửi 351,998 246,229 265,188 116036,8 - Dịch vụ thanh toán 2.907 1.769,722 1906 503,85 - Thu dịch vụ ngân quỹ 5,443 8,152 8,779 3621,4 - Thu khác 1,732 1,499 1,614 16,68 3. Thu từ hoạt động khác trong đó: 827,829 1.212,973 3529 3,066 - Góp vốn mua cổ phiếu 821,109 1000 2900 5562,43 - Kinh doanh ngoại tệ 200,889 583,52 4553 - Uỷ thác đại lý 2 5,8 916,12 - Thu khác 6,7 10,083 29,24 9,106 4. Thu nhập bất thường 6,045 17,53 45,9 B. Chi phí 92.544,876 140.837,466 102.811,323 191.497 1. Chi phí về hoạt động huy động vốn trong đó: 87.625,507 134.156,650 97.927,78 182.400,789 - Trả lãi tiền gửi 21.185,841 6.367,438 12214,37 17..539,73 - Trả lãi tiết kiệm 28.547,574 31.648,545 21935,82 40857 - Điều chuyển vốn nội bộ 690,941 517,634 630,73 1776 - Tiền vay 32.038,134 90.101,08 62575,85 116554,16 - Phát hành giấy tờ có giá 4592,782 5.500,391 5210,02 5650,2 chi phí khác 570,232 21,559 18,132 24,00 2. Chi về dịch vụ thanh toán Trong đó: 323,968 303,97 440,414 Chi về dịch vụ thanh toán 200,784 181,787 132,7 24,68 Chi phí khác (bảo vệ tiền) 123,184 122,183 89,2 165,9 3. Chi phí về hoạt động khác trong đó 581,086 140,045 102,23 190,14 - Chi kinh doanh ngoại tệ 570,232 125,174 91,37 170 - Chi khác 10,854 14,871 10,85 20,181 .4. Chi về thuế, các khoản phí, lệ phí. 339,89 34,497 25,18 46,83 5. Chi phí cho nhân viên 2.179,396 2.747,304 2.005,53 3.730,28 6. Chi phí hoạt động quản lý và công vụ 277,806 2262,721 1651,786 3.072,32 7. Chi phí về tài sản 1.174,849 1.149,078 838,82 1.560,22 - KHTSCĐ 571,796 521,029 380,35 707,358 - Bảo dưỡng và sửa chữa tài sản 359,396 311,43 227,34 422,53 - Mua sắm công cụ lao động 154,901 246,448 180 334,8 - Chi thuê tài sản 88,755 70,165 51,22 96,29 8. Chi phí dự phòng, BT,BHTG của KH 9. CF bất thường. 42,370 43,197 31.53 58,64 C. Lợi nhuận 12.102,383 23.264,027 21.970 17.521 Nhìn chung năm 2002, nền kinh tế nước ta vẫn tiếp tục ổn định và phát triển. Với tốc độ tăng trưởng GDP 6,8%, sự ổn định về kinh tế chính trị và những thành công trong đối ngoại, nước ta hiện đã trở thành môi trường tin cậy cho các nhà đầu tư nước ngoài. Các công cụ chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nước đã có những thay đổi lớn theo thông lệ quốc tế, đặc biệt lãi suất và tỷ giá đã tạo môi trường thuận lợi, khiến hoạt động ngân hàng ngày càng sôi động và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng nói chung vẫn còn phải đối mặt với một số khó khăn , thách thức do ảnh hưởng suy thoái của kinh tế toàn cầu. Hoạt động của nền kinh tế còn kém hiệu quả và một số yếu tố khách quan không thuận lợi cho hoạt động ngân hàng đó là sản phẩm cạnh tranh thấp, giá cả các mặt hàng xuất khẩu chiến lược như nông sản dầu thô, cà phê liên tục giảm. Lãi suất ngoại tệ, trên thị trường tiền tệ giảm mạnh từ 6,5% xuống còn 1,75% năm, lãi suất cho vay liên tục giảm, trong khi chi phí cho các hoạt động chưa kịp giảm theo. Cộng với sự cạnh tranh gay gắt của hơn 70 ngân hàng lớn nhỏ làm cho hoạt động của chi nhánh càng gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy ngân hàng vẫn đạt được một kết quả được phản ánh sau đây. * Về hoạt động kinh doanh Năm 2002, thu nhập từ các khoản hoạt động tín dụng chiếm 35,6% tổng doanh thu, chủ yếu là thu lãi từ các khoản vay. Thu nhập từ hoạt động thanh toán và ngân quỹ chiếm 62,4% cho thấy dịch vụ của ngân hàng khá phát triển , chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Ngoài ra thu nhập từ các hoạt động đầu tư kinh doanh ngoại tệ, uỷ thác đại lý chiếm 3% không nhiều nhưng có tiềm năng phát triển. Chi phí cho việc huy động vốn chiếm 95,25% với khoản tiền trả lãi tiết kiệm chiếm 22,4%, tiền vay chiếm 63,9%. Chi phí dịch vụ thanh toán chiếm khoảng 0,23%. Chi cho cán bộ công nhân viên chiếm 2,3%. Lợi nhuận hoạch toán năm 2002 là 17,5 tỷ đồng, vượt 16% so với kế hoạch ngân hàng Đầu tư và phát triển giao. Sở dĩ lợi nhuận năm nay thấp hơn sơ với năm ngoái bởi vì do chi nhánh thực hiện phương pháp hạch toán dự thu, dự trả nên năm 2001, phải trả hạch toán các khoản gốc chi, dẫn đến chi trả lãi đột ngột cùng với việc phân bố quĩ dự phòng rủi ro nên đã ảnh hưởng tới lợi nhuận. *Hoạt động kinh doanh ngoại tệ Năm 2002 trong bối cảnh giá cả các mặt hàng suất khẩu chủ yếu liên tục giảm nên mặc dù khối lượng suất khẩu vẫn tăng lên nhưng lượng ngoại tệ vào ngân hàng vẫn giảm đáng kể. Tuy nhiên doanh số kinh doanh chi nhánh vẫn đạt 190 triệu USD (trong đó doanh số mua 96 triệu USD, doanh số bán 94 triệu USD), tăng gấp hai lần so với năm 2001. Doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 170 triệu USD tăng 45 so với năm 2001, trong đó doanh số suất khẩu đạt 55 triệu USD với một thời gian hoạt động kinh doanh đối ngoại chưa bằng 1/2 thời gian của các chi nhánh khác, nhưng chi nhánh vẫn đạt ở vị trí hàng đầu và là một trong 6 đơn vị suất sắc trong kinh doanh đối ngoại của hệ thống ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. Tổng thu phí dịch vụ từ kinh doanh đối ngoại và thanh toán quốc tế đạt 3,5 tỷ đồng, tăng 46% so với năm 2001, trong đó thu từ kinh doanh ngoại tệ đạt 1,1 tỷ đồng. * Các dịch vụ thanh toán Số lượng mở là 440 L/C với doanh số 40 triệu USD thanh toán 454L/C trị giá 20 triệu USD. Thanh toán nhờ thu là 8 món. Thanh toán TTR là 176 món trị giá 7,5 triệu USD, hết qúa thu phí dịch vụ là 1,07 triệu USD các hoạt động khác như thu kiều hối được 325 món trị giá 423.657 USD chi ếu hối là 314 món trị giá 422 .446 USD. Thanh toán thẻ tín dụng là 70 món với số tiền là 10000USD. Đặc biệt là ngân hàng thực hiện dịch vụ L/C trị giá 392.164 USD. Mặc dù nghiệp vụ thanh toán L/C chưa nhiều nhưng khởi đầu cho nghiệph vụ mới, là bước tiến cho tương lai. * Về hoạt động cho vay Khi xét đến hiệu quả hoạt động của môt ngân hàng cần phải nhìn chung trên công tác tín dụng trong thời gian đầu, do đặc thù của huyện quá nhiều doanh nghiệp nhỏ ngoài quốc doanh, doanh số cho vay không ngừng tănglên, cùng với nó là dư nợ ngoài quốc doanh cũng tăng lên (chiếm tỷ lệ96%). Đối tượng này rất nhậy cảm và do không nhận thức được đầy đủ tính phức tạp của giai đoạn tiền thị trường do đó ngân hàng đã đẩy dư nợ ngoài quốc doanh tăng ồ ạt không phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế. Dự nợ 502.264 2001 2002 547.351 620.111 2000 Dưới đây là biểu đồ phản ánh tình hình dư nợ ngân hàng 2000 - 2002 334.09 385.116 393.750 Dự nợ Quốc doanh Triệu đồng 2001 2000 2002 149.943 2001 2002 152.043 40.463 Dự nợ Ngoài quốc doanh Triệu đồng 2000 Điều đó cho thấy, nợ quá hạn của ngân hàng Đầu tư và phát triển Thanh Trì mấy năm vừa qua tăng lên đáng kể. Thông thường, trong hoạt động tín dụng có một tỷ lệ cho phép những nguyên nhân bất khả kháng như: Thiên tai, dịch bệnh, dịch hoá, thì ngân hàng vẫn có thể hoạt động hiệu quả là tỷ lệ nợ quá hạn từ 1 - 5% trên tổng số dư nợ song có một điều đáng quan tâm là NH Đầu tư và phát triển Thanh Trì làm một ngân hàng được coi là hiệu quả mà tỷ lệ quá hạn vẫn còn vượt trên 5% cụ thể 2000: 7,4%, 2001: 5,7%, 2002: 2,8%. Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ ngày càng giảm nhưng đây cũng là con số đáng quan tâm nó cho thấy chất lượng các khoản tín dụng chưa cao, đây là tín hiệu ngân hàng cần quan tâm. Trong số nợ quá hạn của ngân hàng tài chính của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiểm tỷ trọng chủ yếu, trung bình khoảng 80 - 90% tổng số nợ này có tới 70% xuất phát từ nguyên nhân kinh doanh thua lỗ, nguyên nhân do cơ chế tạo ra chỉ chiếm khoảng 20% còn nguyên nhân khác là 10%. Chỉ tiêu /năm 2000 1 2001 2 2002 3 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng % 2/1 3/2 1. Tổng dư nợ 502.264 547351 620111 2. Nợ quá hạn 37364 100% 31395 17430 84% 55,5% - KTQD 525 1,4% 525 1,7% 525 3% 100% 100% - KTNGQD 36.839 98,6% 30870 98,3% 16905 97% 83,8% 54,76% - Ngắn hạn 32133,09 86% 26999,7 86% 14989,8 86% 84% 55,5% - Trung hạn và dài hạn 5230,96 14% 4395,3 14% 2440,2 14% 84% 55,5% 3. NQH/ Tổng dư nợ 7,4% 5,7 2,8% Nguồn: báo cáo hàng năm của ngân hàng Thanh Trì Nợ quá hạn (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2000 2001 2002 (Nợ quá hạn dưới 6 tháng) - KTQD - KTNQD 3683,9 3704,4 2028,6 2. Nợ quá hạn 6 - 12 tháng KTQD

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12821.DOC
Tài liệu liên quan