Đề tài Thực trạng hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách sạn Bình Minh thuộc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thiết bị đo điện

Tài liệu Đề tài Thực trạng hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách sạn Bình Minh thuộc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thiết bị đo điện: LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, khi nền kinh tế đất nước đã có những bước chuyển mới, với những thành quả đạt được cùng với sự tiến bộ vế trình độ văn hoá, nhận thức thì đời sống nhân dân cũng được nâng cao. Cũng chính vì vậy mà nhu cầu của con người cũng được nâng cao. Nó không còn là nhu cầu”cơm no áo ấm”nữa mà thay thế là nhu cầu “ăn ngon mặc đẹp” được mọi người tôn trọng, kính nể . Cũng chính vì vậy mà đòi hỏi về chất lượng đối với sản phẩm hàng hoá nói chung và những dịch vụ nói riêng ngày càng cao. Kinh doanh khách sạn ngày nay không phải chỉ đơn thuần để đáp ứng nhu cầu chỗ ngủ nghỉ nữa mà phải đáp ứng được nhu cầu được nhu cầu ngủ nghỉ đó với yêu cầu đa dạng của khách hàng như yêu cầu được ngủ nghỉ trong phòng sạch sẽ an toàn , tiện nghi sang trọng , có phòng cảnh đẹp để ngắm nhìn và đặc biệt là chất lượng dịch vụ lưu trú phải thật tốt. Yêu cầu đối với người phục vụ phải biết đáp ứng tốt đầy đủ nhu cầu của khách và phải luôn tạo được sự thoải mái , cảm giác thoả mãn tối đa cho khách ,n...

docx65 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1020 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thực trạng hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách sạn Bình Minh thuộc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thiết bị đo điện, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, khi nền kinh tế đất nước đã có những bước chuyển mới, với những thành quả đạt được cùng với sự tiến bộ vế trình độ văn hoá, nhận thức thì đời sống nhân dân cũng được nâng cao. Cũng chính vì vậy mà nhu cầu của con người cũng được nâng cao. Nó không còn là nhu cầu”cơm no áo ấm”nữa mà thay thế là nhu cầu “ăn ngon mặc đẹp” được mọi người tôn trọng, kính nể . Cũng chính vì vậy mà đòi hỏi về chất lượng đối với sản phẩm hàng hoá nói chung và những dịch vụ nói riêng ngày càng cao. Kinh doanh khách sạn ngày nay không phải chỉ đơn thuần để đáp ứng nhu cầu chỗ ngủ nghỉ nữa mà phải đáp ứng được nhu cầu được nhu cầu ngủ nghỉ đó với yêu cầu đa dạng của khách hàng như yêu cầu được ngủ nghỉ trong phòng sạch sẽ an toàn , tiện nghi sang trọng , có phòng cảnh đẹp để ngắm nhìn và đặc biệt là chất lượng dịch vụ lưu trú phải thật tốt. Yêu cầu đối với người phục vụ phải biết đáp ứng tốt đầy đủ nhu cầu của khách và phải luôn tạo được sự thoải mái , cảm giác thoả mãn tối đa cho khách ,như vậy mới có thể tạo được sức thu hút và trú giữ khách tới khách sạn. * Kinh doanh lưu trú trong khách sạn là một phần trọng yếu trong ngành kinh doanh khách sạn . Hiện nay khách sạn được thành lập tại Hà Nội là khá lớn và nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú là một bài toán mà bất cứ một khách sạn nào cũng phải lưu ý và thực hiện . Do tính cần thiết và những kiến thức mà khi nghiên cứu bài toán này mang lại , em đã quyết định chọn đề tài này * Mục đích nghiên cứu đề tài Mục đích nghiên cứu đề tài là nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú tại Khách sạn Bình Minh thuộc công ty TNHH một thành viên thiết bị đo điện . Đánh giá mặt thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh khách sạn Trên cơ sở nghiên cứu đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần đưa khách sạn kinh doanh có hiệu quả và có uy tín trên thị trường. * Đối Tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu đề tài . Các chính sách, chiến lược và việc tổ chức hoạt động kinh doanh lưu trú trong khách sạn. Các hoạt động marketing tác động tới nguồn khách và sự phân bổ nguồn khách . Các nhân tố gián tiếp trực tiếp ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh lưu trú của khách sạn và một số đối tượng khác . Phạm vi của đề tài là nghiên cứu phân tích hoạt động kinh doanh lưu trú tại khách sạn Bình Minh và trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp , kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách sạn Bình Minh * Phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu đề tài áp dụng một số phương pháp khoa học để nghiên cứu sau. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống Phương pháp toán học Trước thực tế đó , là một sinh viên thực tập được trang bị kiến thức về du lich về khách sạn, qua việc vận dụng vào thực tế về du lịch về khách sạn, qua việc vận dụng vào thực tế ở Khách sạn Bình Minh trong thời gian thực tập và sự chỉ dẫn của cô giáo trực tiếp hướng dẫn em thực tập, đã giúp em có thêm tự tin chọn và viết về đề tài này. Với khả năng nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên bài viết của em chắc sẽ có nhiều thiếu sót em kính mong có được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo và sự châm trước của thầy cô cùng quan tâm đến bài viết này. * Kết cấu của đề tài Bài viết được chia làm 3 chương tương ứng với ba vấn đề em quan tâm nghiên cứu và muốn trình bày đó là: Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú trong khách sạn ChươngII: Thực trạng hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách sạn Bình Minh thuộc công ty TNHH một thành viên thiết bị đo điện . ChươngIII: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú ở Khách sạn Bình Minh thuộc công ty TNHH một thành viên Thiết bị đo điện . CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH LƯU TRÚ TRONG KHÁCH SẠN. 1.1. KINH DOANH LƯU TRÚ TRONG KHÁCH SẠN. 1.1.1. Khách sạn và kinh doanh khách sạn . 1.1.1.1. Khái niệm Khách sạn. Thuật ngữ khách sạn được sử dụng hầu hết các nước trên thế giới. Khi nói đến khách sạn người ta hiểu rằng đó là cơ sở kinh doanh các dịch vụ về lưu trú. Do nhu cầu của khách ngày càng đa dạng đồng thời các chủ khách sạn muốn mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh của mình nên không những khách sạn kinh doanh về việc cho thuê phòng mà còn kinh doanh các dịch vụ phục vụ ăn uống và một số dịch vụ bổ sung khác. Hiện nay các khách sạn lớn thường kinh doanh các dịch vụ lưu trú, ăn uống, tổ chức hội nghị, vui chơi giải trí, tắm hơi và nhiều dịch vụ cần thiết, đồng thời kinh doanh một số dịch vụ hàng hoá do các ngành kinh doanh của từng khách sạn và theo yêu cầu của khách. Do vậy, khách sạn còn thực hiện đồng thời chức năng "đại lý" bán các sản phẩm của các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân. Chính vì sự phối hợp này đã góp phần phong phú và đa dạng cho nội dung hoạt động kinh doanh của từng Khách sạn và theo yêu cầu của khách. Một từ điển định nghĩa sự mến khách (hopitality) "là sự đón tiếp và đối xử thân tình với những người xa lạ". Với hầu hết mọi người, ngành khách sạn còn có nghĩa là mến khách (có nghĩa là tiếp đãi các khách hàng với sự tôn trọng và tình cảm nồng ấm). Ngành khách sạn cũng là một ngành tạo nên bởi các hoạt động kinh doanh cung cấp chỗ nghỉ qua đêm, thức ăn và các dịch vụ khác cho các du khách. Trong tất cả các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh này " sự đóng đón tiếp và đối xử thân tình với những người xa lạ" là cần thiết để thành công. Tuy nhiên, hai phân đoạn chính là ngành lưu trú, còn được gọi là ngành khách sạn (Hotel) và ngành ăn uống, được gọi là ngành nhà hàng. Ngành lưu trú được tạo nên bởi các doanh nghiệp cung cấp nhà ở tạm thời để cho thuê. Một doanh nghiệp như vậy gọi là một cơ sở kinh doanh lưu trú và những người lưu trú ở đó được goị là khách (guests) hoặc là khách hàng (clients). Các thuật ngữ cơ sở kinh doanh lưu trú và khách sạn thường được dùng thay thế cho nhau. * Tóm lại, khách sạn là một khâu quan trọng trong kinh doanh du lịch và trong quá trình khai thác tài nguyên du lịch của một địa phương, quốc gia. Mặt khác, khách sạn cũng là một loại hình cơ sở kinh doanh về dịch vụ lưu trú của ngành du lịch. Tìm hiểu đặc điểm, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của khách sạn là nền tảng để nghiên cứu nội dụng, phương pháp kinh doanh và quản lý, trang thiết bị cho giám đốc khách sạn những lý luận cơ bản giúp cho họ xây dựng, tổ chức hợp lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn phù hợp với tiềm năng du lịch của địa phương và đạt hiệu quả kinh tế cao. 1.1.1.2. Kinh doanh khách sạn . Nhu cầu của con người là vô tận, khi một nhu cầu nào đó được thoả mãn thì sẽ nảy sinh một nhu cầu khác ỏ mức độ cao hơn.Cũng như học thuyết “Đẳng cấp nhu cầu” của Maslow đưa ra nhận định về động cơ thúc đẩy con người, cho rằng khách hàng suy nghĩ trước khi hành động thông qua quá trình ra quyết định hợp lý Maslow đề cập đến năm phạm trù về nhu cầu tương ứng với mức độ quan trọng đối với nhu cầu của con người đó là. 1, Nhu cầu sinh lý. 2, Nhu cầu an toàn. 3, Nhu cầu quan hệ xã hội. 4, Nhu cầu được kinh doanh 5, Nhu cầu tự thể hiện Trong đó nhu cầu sinh lý là nhu cầu thiết yếu vì con người muốn tòn tại và phát triển thì cần phải ăn uống có chỗ ở , quần áo mặc,thư giãn. Do vậy con người dù có đi du lịch hay không thì họ đều phải ăn uống và nghỉ ngơi .Nhà kinh doanh khách sạn theo nghĩa hẹp là kinh doanh dịch vụ lưu trú bao gồm dịch vụ buồng ngủ và một số dịch vụ bổ sung kèm theo và theo nghĩa rộng hơn thì kinh doanh khách sạn là một hình thức kinh doanh dịch vụ lưu trú bao gồm dịch vụ buồng ngủ, dịch vụ ăn uống và dịch vụ bổ sung khác. Hiểu một cách đầy đủ thì kinh doanh khách sạn là một hình thức kinh doanh dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu về nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi, giải chí và các nhu cầu khác của khách du lịch trong thời gian lưu lại tạm thời ngoài nơi ở thường xuyên của khách và mang lại lợi ích kinh tế cho cơ sở kinh doanh. Như vậy nói đến hoạt động kinh doanh khách sạn ta phải thấy được ba chức năng cơ bản là. Chức năng sản xuất. Biểu hiện qua việc trực tiếp tạo ra sản phẩm dưới dạng vật chất. Chức năng lưu thông. Biểu hiện qua việc bán các sản phẩm có thể của mình tạo ra hoặc của nhà cung cấp khác. Chức năng tiêu thụ sản phẩm. Đây là chức năng quan trọng nhất vì phải tạo được điều kiện để tổ chức tiêu dùng sản phẩm ngay tại khách sạn . 1.1.1.3. Đặc điểm và nội dung của hoạt động kinh doanh khách sạn . * Hoạt động kinh doanh khách sạn chịu phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó nó chịu sự tác động mạnh của yếu tố tài nguyên du lịch. -Tài nguyên du lịch là một trong những cơ sở để tạo lên vùng du lịch vì khách du lịch với mục đích sử dụng”tài nguyên” du lịch mà nơi ở thường xuyên không có . Số lượng tài nguyên vốn có chất lượng của chúng và mức độ kết hợp với loại tài nguyên trên lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành và phát triển du lịch của một vùng hay một quốc gia. Vì vậy kinh doanh khách sạn muốn có khách để phục vụ thu lợi nhuận thì bản thân khách sạn phải gắn liền với tài nguyên du lịch . - Hoạt động kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư ban đầu và vốn đầu tư cơ bản cao. - Xuất phát từ tính cao cấp của nhu cầu du lịch và tính đồng bộ cuả nhu cầu du lịch . Cùng với những nhu cầu đặc trưng của du lịch nhu nghỉ ngơi, giải trí, hội họp, chữa bệnh được đáp ứng nhu cầu chủ yếu bởi tài nguyên du lịch , khách du lịch hàng ngày còn cần thoả mãn các nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống của mình. Ngoài ra khi đi du lịch khách cần nhiều các dịch vụ bổ xung khác nhằm làm phong phú thêm cho chuyến du lịch tạo sự hứng thú và thoả mãn tối ưu nhất. Muốn thỏa mãn điều này thì khi xây dựng cơ bản đối với một cơ sở kinh doanh khách sạn đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống đồng bộ các công trình , cơ sở phục vụ, các trang thiết bị có chất lượng cao. Phải đầu tư khách sạn ngay từ đầu để tránh bị lạc hậu theo thời gian, thoả mãn nhu cầu của khách .Tất cả những chi phí ban đầu này cho thấy cần phải có một lượng vốn tương đối lớn mới có thể đáp ứng được. - Hoạt động kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối cao. - Do nhu cầu của con người rất phong phú đa dạng và có tiính cao cấp, hay nói cách khác thì sản phẩm khách sạn không có tính khuân mẫu cho nên không thể dùng người máy để thay thế con người được mà phải dùng lao động tiên tiến là con người với chất lượng phục vụ cao để thoả mãn tới đa phu cầu của khách. - Chất lượng phục vụ được đo bằng sự so sánh giữa mức độ kỳ vọng của khách với mức độ cảm nhận được của khách vị vậy muốn tăng chất lượng phục vụ khách thì phải tăng sự cảm nhận tốt về dịch vụ muốn vậy thì phải chú trọng đến con người và sơ sở vật chất kỹ thuật tạo ra dịch vụ đó. - Hoạt động kinh doanh khách sạn mang tính mùa vụ do khách sạn xây dựng và hoạt động dựa vào tài nguyên du lịch mà tài nguyên du lịch mang tính mùa vụ, phụ thuộc vào thời tiết khí hậu . Do vậy mà mức nhu cầu của khách về tài nguyên đó cũng thay đổi theo mùa vụ theo tình trạng thời tiết khí hậu, ảnh hưởng trực tiếp đến lượng khách đến khách sạn. * Hoạt động kinh doanh khách sạn bao gồn các nội dung sau - Kinh doanh lưu trú - Kinh doanh nhà hàng - Kinh doanh các dịch vụ bổ sung khác như : Dịch vụ giải trí , dịch vụ vận chuyển , đại lý du lịch … 1.1.2. Kinh doang lưu trú. 1.1.2.1 : Khái niện về kinh doanh lưu trú trong khách sạn Kinh doanh lưu trú là đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi của khách lưu trú trong một khoảng thời gian nhất định nhằm thu lợi nhuận Kinh doanh lưu trú là một hoạt động không thể thiếu được trong kinh doanh khách sạn. Đây là hoạt động để phục vụ cho một nhu cầu thiết yếu của con người : nhu cầu nghỉ ngơi . Trong quá trình khách nghỉ ngơi tại khách sạn sẽ được đáp ứng các nhu cầu khác mà khách sạn có thể cung cấp. Cũng là ngủ, nhưng nếu ở nhà thì điều kiện và môi trưòng là quen thuộc, còn ở khách sạn thì có nhiều điều mới lạ, do vậy khách sạn không chỉ đáp ứng nhu cầu bình thường là nghỉ ngơi lấy lại sức sau một chuyến đi xa mà còn đáp ứng cả nhu cầu tâm lý cho khách . Đáp lại khách sẽ chi trả cho sự cung cấp đó và sự thỏa nãn của khách cũng như là những gì khách sạn nhận được từ khách chính là mục đích hoạt động của khách sạn. 1.1.2.2 : Nội dung hoạt động kinh doanh lưu trú trong khách sạn . - Đón tiếp là nơi mở đầu cuộc tiếp xúc chính thức giữa khách sạn với khách bằng việc giới thiệu điều kiện lưu trú (Loại hạng phòng, tiện nghi, vị trí, giá cả...) cho đến khi đạt được thoả thuận làm thủ tục tiếp nhận khách. Đón tiếp là trung tâm điều phối hệ thống dịch vụ nhằm cung ứng đầy đủ, kịp thời với chất lượng cao theo yêu cầu của khách. Đón tiếp là nơi bán hàng còn các bộ phận khác là nơi giao sản phẩm. Đón tiếp cũng là khâu cuối cùng đưa tiễn khách rời khỏi khách sạn sau khi đã tiêu dùng các dịch vụ trong khách sạn và đồng thời duy trì mối quan hệ với khách hàng quá khứ của khách sạn. Đây cũng chính là cơ hội cuối cùng lấy lòng khách nếu lần tiếp xúc đầu tiên không tốt . - Cung cấp các dịch vụ về nghỉ ngơi cho khách lưu trú bao gồm : phòng nghỉ để khách lưu trú , cung cấp cho khách dịch vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác nhằn đạt được lợi nhuận và sự thỏa mãn của khách trong quá trình lưu trú tại khách sạn. 1.2. HIỆU QUẢ KINH DOANH LƯU TRÚ TRONG KHÁCH SẠN 1.2.1. Quan niệm về hiệu quả và hiệu quả kinh doanh lưu trú trong khách sạn a. Quan niện về hiệu quả . Trong quá trình hình thành và phát triển của lịch sử loài người, trong bất cứ hoạt động nào con người cũng cần phải xem xét tới hiệu quả có từ rất lâu và là mối quan tâm hàng đầu của mỗi hành động cụ thể nhất là trong kinh doanh. Một cách chung nhất có thể coi là một chỉ tiêu lớn, đặc trưng phản ánh trình độ của con người sử dụng các yếu tố cần thiết trong các hoạt động để đạt được mục đích của hoạt động. Nó dùng để so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Đây là một khái niệm bao trùm tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội (từ sản xuất, kinh doanh, giáo dục, quốc phòng...) bao gồm các hiệu quả sau đây thường được phản ánh + Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế đặc biệt quan trọng phản ánh yêu cầu tiết kiệm thời gian và trình độ sử dụng lực lượng sản xuất trong nền sản xuất xã hội. Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu kinh tế xã hội tổng hợp - tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Dựa trên đó mà có cơ sở xem xét, lựa chọn phương án tối ưu hoặc quyết định trong quá trình hoạt động thực tiễn của con người ở mỗi lĩnh vực và thời điểm khác nhau. Trong đó: Hiệu quả kinh tế quốc dân là lượng thu nhập quốc dân của một thời gian nhất định so với toàn bộ chi phí vật chất đã bỏ ra. Hiệu quả cá biệt là hiệu quả của từng đơn vị hoạt động kinh doanh với tính cách là một tế bào của nền kinh tế mà biểu hiện đặc trưng nhất là doanh thu, lợi nhuận là con số tuyệt đối. + Hiệu quả xã hội: Hiệu quả xã hội phản ánh mức độ ảnh hưởng của các kết quả đạt được đến hoạt động xã hội và môi trường. Thực chất đó là sự tác động tích cực hoặc tiêu cực của các hoạt động của con người trong đó có các hoạt động kinh tế đối với xã hội và môi trường. + Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là thước đo chất lượng phản ánh trình độ tổ chức quản lý trong kinh doanh và là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phải được xem xét một cách toàn diện về mặt thời gian và không gian. Hiệu quả kinh doanh phải bao gồm cả mặt hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Nếu như hiệu quả kinh tế có thể đo lường bằng một hệ thống các chỉ tiêu sản xuất cụ thể thì hiệu quả xã hội là một đại lượng không thể cụ thể hoá được và mang tính trừu tượng. Việc đánh giá hiệu quả xã hội là rất khó khăn b. Quan niện về hiệu quả kinh doanh lưu trú trong khách sạn: Kinh doanh khách sạn được coi là một ngành công nghiệp . Nhưng nó có những đặc trưng riêng khác với các ngành công nghiệp khác : đó là kinh doanh dịch vụ Do vậy hiệu quả kinh doanh lưu trú trong khách sạn thể hiện khả năng mức độ sử dụng các yếu tố sản xuất nhằm taọ ra và tiêu thụ một khối lượng lớn nhất các dịch vụ và hàng hoá có chất lượng cao nhất trong giai đoạn nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu của khách với chi phí lao động sống và lao động vật hóa được sử dụng trong kinh doanh lưu trú là nhỏ nhất để đạt lợi nhuận lớn nhất và doanh thu cao nhất và các ảnh hưởng tích cực tới xã hội và môi trường. Nói cách khác: Hiệu quả kinh doanh lưu trú trong khách sạn là phản ánh sử dụng nguồn lực của hoạt động kinh doanh lưu trú đạt kết quả cao nhất với chi phí bỏ ra thấp nhất. 1.2.2 : Quan điểm đo lường hiệu quả kinh doanh lưu trú trong khách sạn. Đo lường hiệu quả kinh doanh lưu trú được dựa trên hệ thống các chỉ tiêu , trên cơ sở đó để đưa ra các đánh giá và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh lưu trú Các số liệu được khách sạn Bình Minh cung cấp sẽ được chọn lựa và thông qua đó đánh giá hiệu quả kinh doanh lưu trú của khách sạn Quan điểm đo lường là sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng , cụ thể như : Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống Phương pháp toán học Trên cơ sở đó để có thể đánh giá một cách chính xác và khách quan 1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh lưu trú trong khách sạn ¨ Công suất sử dụng phòng giường CSSDF = CSSDG = Chỉ têu này đánh giá việc sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật chính của Khách sạn đó là phòng, giường. Thông thường chỉ tiêu ngày càng cao thì lợi nhuận thu được ngày càng lớn. ¨ Số ngày lưu trú bình quân của khách. Tlt = Trong đó: Tlt: Thời gian lưu trú bình quân của khách NK: Tổng số ngày khách của Khách sạn K : Tổng số lượt khách của khách sạn Chỉ tiêu này phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu của khách và khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật của Khách sạn ¨ Doanh thu trung bình trên một phòng: Dtbb = Trong đó: Dtbb: Doanh thu trên một phòng. D : Tổng doanh thu trong kỳ. F : Tổng số phòng của khách. Chỉ tiêu này kết hợp với giá cả của Khách sạn để so sánh doanh thu trung bình của một phòng giữa các khách sạn với nhau. ¨ Doanh thu trung bình một ngày khách: Dtbnk = Trong đó: Dtbnk: Doanh thu trung bình một ngày khách Tlt: Thời gian lưu trú bình quân của khách tại Khách sạn Hai chỉ tiêu này dùng để so sánh doanh thu bình quân của một ngày khách, một lượt khách của Khách sạn. Chỉ tiêu này tỷ lệ thuận với hiệu quả kinh doanh khách sạn. ¨ Chỉ tiêu trung bình trên một phòng. Ctb = Trong đó: Ctb: Chi phí trung bình trên một phòng C : Tổng chi phí F : Tổng số phòng của khách sạn ¨ Lợi nhuận trung bình trên một phòng Ltb = Trong đó: Ltb: Lợi nhuận trung bình trên một phòng D : Tổng doanh thu C : Tổng chi phí F : Tổng số phòng của khách sạn Các chỉ tiêu này dùng để so sánh chi phí lợi nhuận cho một phòng giữa các Khách sạn. Nếu Ctb càng thấp thì hiệu quả càng cao Nếu Ltb càng cao thì hiệu quả càng cao ¨ Doanh thu ngoại tệ trung bình một phòng: Dtbn = Trong đó: Dtbn: Doanh thu ngoại tệ trung bình một buồng Dnt: Tổng doanh thu ngoại tệ Fsd: Tổng số buồng sử dụng. 1.3 : NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH LƯU TRÚ TRONG KHÁCH SẠN . 1.3.1: Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú trong khách sạn . Kinh doanh lưu trú là một hoạt động quan trọng và chiến phần trăm doanh thu lớn trong kinh doanh khách sạn . Do tính đặc thù của kinh doanh khách sạn mà hoạt động này là không thể thiếu được , vì vậy mà nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú trong khách sạn cần thiết hơn bao giờ hết và cũng có một vai trò quan trọng trong kinh doanh khách sạn . Nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú trong khách sạn còn là một sự đảm bảo cho khách sạn phát triển bền vững , đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế . Nâng cao được hiệu quả kinh doanh lưu trú trong khách sạn thì khách sạn mới có điều kiện tồn tại và phát triển ở hiện tại và tương lai , khi đó mọi nguồn lực của khách sạn mới đựơc sử dụng có hiệu quả với chi phí bỏ ra là ít nhất . Khách sạn sẽ có đủ nguồn lực cho các lĩnh vực kinh doanh khác và vốn để phát triển cho tương lai . 1.3.2. Những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh lưu trú trong khách sạn. 1.3.2.1.Nhóm nhân tố chủ quan. a. Cơ sở vật chất kỹ thuật. Trong kinh doanh khách sạn nói chung và trong kinh doanh lưu trú nói riêng thì cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố vật chất quan trọng, nó quyết định phần lớn đến mức độ thoả mãn của khách trong các khâu hoạt động và nhu cầu thiết yếu. Nó quyết định một phần đến chất lượng, đến lượng khách và thời gian khách lưu lại khách sạn. Để được coi là căn nhà thứ hai của mình thì khách đòi hỏi trang thiết bị cho nhu cầu sinh hoạt bình thường của khách phải đầy đủ, tiện lợi, phù hợp. Ngoài ra hình thức kiến trúc và trang trí nội, ngoại thất là một trong những yếu tố gây sự chú ý của du khách và chính nó tạo ra sự hấp dẫn của khách sạn đối với du khách. Trang thiết bị trong phòng, diện tích phòng phụ thuộc vào số “sao”của khách sạn và giá cả của từng phòng. b. Chất lượng của đội ngũ lao động. Ngoài ra trong kinh doanh khách sạn nói chung và kinh doanh khách lưu trú nói riêng thì nhân tố con người được coi là vấn đề hàng đầu. Một nụ cười và lời mời của một nữ nhân viên phục vụ bao giờ cũng chiếm được nhiều cảm tình của khách. Các nhà kinh doanh du lịch trên thế giới đã đưa ra nhận định rằng “70% yếu tố thành bại trong kinh doanh khách sạn là phụ thuộc vào người lao động”. Yếu tố con người chi phối rất mạnh đến chất lượng sản phẩm khách sạn vì các dịch vụ là kết quả cuối cùng của lao động sống. Họ là những người tiếp xúc trực tiếp với khách nhiều nhất, họ tạo ra mối quan hệ và họ cũng chính là cầu nối cho khách đến các dịch vụ khác trong khách sạn và họ có thể tạo cho khách hàng sự thoải mái yên tâm. Bên cạnh vai trò của đội ngũ lao động trực tiếp thì vai trò của người quản lý điều hành trong khách sạn cũng rất quan trọng. Họ phải là những người có trình độ về quản lý kinh tế, nghiệp vụ du lịch ....Từ đó có cái nhìn đúng đắn về các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, tổ chức tốt công tác đánh giá và có các biện quản lý hữu hiệu nhất kinh doanh lưu trú tại khách sạn mình. 1.3.2.2. Nhóm nhân tố khách quan. a. Ảnh hưởng của môi trường chính trị - xã hội : Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến bất cứ doanh nghiệp nào trong việc kinh doanh. Doanh nghiệp phải tuân thủ hoàn toàn theo các quy định, các chính sách của Nhà nước, ví dụ như chính sách về thuế, chính sách mặt hàng kinh doanh.... Để việc kinh doanh đạt hiệu quả lâu dài, doanh nghiệp luôn quan tâm về các chính sách của Đảng và Nhà nước để đưa ra phương án kinh doanh phù hợp và có lợi nhất, đồng thời về sự ổn định của chính trị, về mặt xã hội doanh nghiệp luôn quan tâm đến các tập quán, thói quen và thị hiếu của từng dân tộc, từng nước trong khu vực và thị trường kinh doanh của mình. b. Ảnh hưởng của môi trường kinh tế : Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng vô cùng to lớn đến các đơn vị kinh doanh, bao gồm các yếu tố kinh tế chủ yếu ảnh hưởng đến các doanh nghiệp là : Lãi suất ngân hàng, giai đoạn của chu kỳ kinh tế, cán cân thanh toán, chính sánh tài chính, tiền tệ, tỷ giá hối đoái ... Muốn đảm bảo về tốc độ tăng trưởng trong tình hình khó khăn về vốn đầu tư cũng như khủng hoảng kinh tế trong khu vực và trên Thế giới thì doanh nghiệp phải chủ động trong việc tìm nguồn vốn, tìm cách quay nhanh vòng vốn, đào tạo đội ngũ nhân viên các cấp. Đặc biệt tránh phải việc bị lạm dụng vốn .... Cùng với sự ổn định về chính trị của đất nước, thái độ và các chính sách thoả đáng đối với các nhà kinh doanh, doanh nghiệp đã tìm được sự ủng hộ của các đối tác, và bạn hàng và hiện nay khách sạn Bình Minh ngày càng chủ động trong việc hoạt động sản xuất kinh doanh , và tạo vị thế của khách sạn trên thị trường kinh doanh khách sạn trong và ngoài nước. c. Tình hình cạnh tranh : Cạnh tranh là yếu tố hết sức quan trọng đối với bất cứ một doanh nghiệp nào kinh doanh trên thị trường, khi tham gia kinh doanh trong nền kinh tế thị trường thì cạnh tranh là yếu tố tất yếu. Khi đã có cạnh tranh thì vấn đề xảy ra đó là sự yếu đi về các mặt khác của doanh nghiệp như tài chính, giá bán bị giảm, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ kém đi. Điều đó có lợi chỉ dành cho người tiêu dùng. Trong cơ chế thị trường hiện nay muốn mở rộng được thị phần thì ta phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác nhưng phải tuân theo nguyên tắc đó là cạnh tranh “văn minh, lành mạnh và hợp pháp”. Cũng như bất kỳ doanh nghiệp nào khác trên thị trường khách sạn Bình Minh bước vào thời kỳ kinh tế thị trường cũng với sự cạnh tranh khác biệt cả với các doanh nghiệp trong nước cũng như ngoài nước. Để tồn tại và phát triển khách sạn Bình Minh phải luôn luôn nghiên cứu các doanh nghiệp khác về lĩnh vực, phân tích các đối thủ có cùng chung thị trường với mình. Trên thị trường Hà Nội , khách sạn Bình Minh có những đối thủ cạnh tranh như : khách sạn ASEAN , khách sạn Kim Liên, khách sạn Hoà Trà , khách sạn Dân Chủ cùng với một loạt khách sạn lớn nhỏ khác... 1.3.3 : Phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú trong khách sạn Tự do thương mại hoá , hợp tác hoá và cạnh tranh kinh tế toàn cầu là một xu thế tất yếu khách quan đang phát triển rất nhanh .Nước ta nói chung và ngành khách sạn du lịch nói riêng đang phát triển theo xu thế đó và chấp nhận nó như một thực tế . Hà Nội là thủ đô của cả nước , đồng thời cũng là trung tâm giao lưu về kinh tế , chính trị , văn hoá và khoa học kỹ thuật xã hội .Hàng năm hàng chục ngàn người khách nước ngoài đến Hà Nội để làm việc , tham quan du lịch và nghỉ ngơi . Thị trường khách du lịch trong và ngoài nước có nhu cầu lưu trú là rất khả quan . Điều này là một động thái rất tốt cho sự phát triển của kinh doanh lưu trú . Kinh doanh lưu trú vì vậy phải có các phương hướng kinh doanh hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú để đón tiếp được lượng khách lớn và mặt khác vẫn có được lợi nhuận là cao nhất . Trong đó nâng cao chất lượng phục vụ trong kinh doanh lưu trú là một trong những phương hướng quan trọng nhất để thu hút khách . Tiếp tục tạo ra vị thế lớn về chất lượng phòng nghỉ cũng như chất lượng đội ngũ lao động cho sự phát triển trong tương lai của khách sạn . Ngoài ra cũng cần phải sử dụng các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí trong các hoạt động kinh doanh lưu trú . Như vậy thì hiệu quả kinh doanh lưu trú mới đạt được là cao nhất và bền vững nhất. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH LƯU TRÚ TẠI KHÁCH SẠN BÌNH MINH 2.1 .KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHÁCH SẠN BÌNH MINH 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Khách sạn Bình Minh Ra đời ngày 01/9/1991 , khách sạn Bình Minh ( thuộc công ty Thiết bị đo điện) được thành lập với mục đích xây một khu nhà cho chuyên gia để thực hiện “ chương trình liên doanh sản xuất công tơ điện “ với công ty Landis & Gyr , một hãng nước ngoài nổi tiếng . Vì nhiều lý do khác nhau mà ý tưởng đó không thành công , và như một định mệnh “Bình Minh “ đã trở thành điểm dừng chân của các nhà kinh doanh , các du khách trong và ngoài nước Là một doanh nghiệp nhà nước , có biểu giá thuê phòng cố định và niêm yết rõ ràng , khách sạn có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với khách hàng thường xuyên , thời gian lưu trú dài ngày , các đoàn khách đến từ các văn phòng đại diện . Dưới sự lãnh đạo sát sao , quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy ,Ban giám đốc và sự quan tâm của UBND thành phố , lãnh đạo Sở Du Lịch Hà Nội , khách sạn Bình Minh đã tạo được một ấn tượng đặc biệt đối với khách trong và ngoài nước . Từ những năm 1992 , trươc sự phát triển nhảy vọt của ngành công nghiệp Khách sạn và du lịch dịch vụ , với trào lưu du lịch khai phá Việt Nam miền đất hứa đang hấp dẫn các nước phương tây , đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài , lượng khách nước ngoài vào Việt Nam tăng nhanh đột biến làm nhu cầu buồng phòng khách sạn tăng theo . Nắm bắt được tình hình đó , khách sạn Bình Minh đã chú ‎ý đầu tư trang thiết bị buồng phòng và đội ngũ phục vụ đạt tiêu chuẩn . Vì vậy ,mặc dù quy mô khách sạn chưa lớn , nhưng luôn đạt công suất phòng hơn 95% chủ yếu phục vụ đón khách quốc tế với biểu giá ứng dụng là 60 USD / đêm cho phòng loại 1 và 50 USD / đêm cho phòng loại 2 và 40 USD / đêm cho phòng loại 3 . ( Đối với khách nội địa là 400.000 – 350.000 – 250.000 VND / ngày đêm). Từ năm 1994 , đón bắt được xu hướng phát triển của thị trường , sự gia tăng của nhu cầu lưu trú , công ty đã mở rộng đầu tư , đưa vào khai thác kinh doanh 75 phòng . Nhờ có vị trí thuận lợi Bình Minh đã dần dần tìm được chỗ đứng của mình trong thị trường khách du lịch và Bình Minh thực tế đã tự tạo ra cho mình một hình ảnh tốt đẹp trong lòng khách . Từ những năm 1992 đến năm 1998 , kinh doanh của khách sạn đã tăng nhanh và khá ổn định . Kết quả , doanh thu có sự tăng trưởng cao và ổn định từ 12% đến 15% . Với quy mô và trang thiết bị nội thất hiện đại , khách sạn Bình Minh đã được Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam công nhận khách sạn đạt tiêu chuẩn hai sao vào năm 1997 Tới cuối năm 1998 là thời kỳ khó khăn chung của các doanh nghiệp hoạt động trong ” ngành công nghiệp không khói “ , khách sạn Bình Minh cũng không nằn ngoài tình trạng đó . Do ảnh hưởng của cộc khủng hoảng tài chính trong khu vực , lượng khách du kịch vào Việt Nam giảm mạnh . Các khách sạn quy mô nhỏ như Bình Minh đứng trước nguy cơ bị phá sản . Mặc dù vậy , ban lãnh đạo khách sạn vẫn nhận thức rằng : ngành du lịch của nước ta tương lai nhất định sẽ phát triển mạnh , và Hà Nội sẽ trở thành trung tâm du lịch văn hóa tiêu biểu cho cả nước . Vì vậy , khách sạn chủ trương tiếp tục đầu tư chiều sâu , không ngừng nâng cấp nội thất phòng nghỉ , nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong những năm tới . Đặc biệt , khách sạn đã áp dụng nhiều biện pháp hữu hiệu , đó là: - Giữ vững những khách hàng truyền thống : Bình Minh đã ký hợp đồng phòng nghỉ dài hạn tạo nên lượng khách ổn định . Thường xuyên kiếm nguồn khách hàng mới , thiết lập các quan hệ với các cơ quan , công ty , các bộ , các vụ …để bù đắp những thiếu hụt do lượng khách nước ngoài giảm . Khách sạn Bình Minh chú trọng phát triển nguồn khách nội địa có nhiều tiềm năng như công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh , công ty Điện lực 2, Cục hàng không dân dụng Việt Nam , tổng công ty Lương thực Miền Nam… Hiện nay , khách sạn Bình Minh đã ký 35 hợp đồng phòng ngủ dài hạn tạo nên lượng khách nghỉ ổn định , thường xuyên . - Ưu tiên đào tạo nhân lực , giáo dục cán bộ công nhân viên về lòng tâm huyết với nghề , gắn bó với công ty , nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ , xây dựng tác phong theo 4 chữ “ S”tiếng Anh là “Smile , Smart , Speed , Sincerely . Với quy mô nhỏ , khả năng tài chính có hạn , Bình Minh quyết tâm tạo ra sức thuyết phục riêng nhờ phong cách phục vụ trung thực , sự quan tâm thực sự đến từng sở thích , thói quen , tâm lý của mỗi khách hàng để phục vụ tốt hơn với tấm lòng tất cả vì mục tiêu làm vừa lòng khách hàng và đạt được doanh thu cao nhất cho sự hài lòng của khách . Đó là nhân tố để khách sạn Bình Minh chiếm được uy tín của khách hàng . - Đầu tư công nghệ , mua sắm trang thiết bị vật tư cho khách sạn với mục đích là nâng cao hiệu quả kinh doanh , tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong khách sạn . Khách sạn Bình Minh đã được : Tổng cục Du lịch Việt Nam tặng bằng khen năm 1998 , Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và Sở du lịch Hà Nội tặng bằng khen do có thành tích tham gia tích cực trong các hoạt động của thành phố và có thành tích xuất sắc đóng góp cho sự phát triển Du lịch của thủ đô năm 2000 và 2001 . Từ năm 1997 đến năm 2001 được Ban chấp hành công đoàn Tổng công ty , Bộ trưởng bộ công nghiệp tặng bằng khen có thành tích trong kinh doanh và các mặt hoạt động khác . Để có được những thành quả trên , là nhờ Bình Minh đã biết tận dụng cả ba yếu tố “ thiên hời – địa lợi - nhân hòa” vượt lên chính mình , vựơt lên những khó khăn , thăng trầm của ngành khách sạn du lịch để phát triển . Lãnh đạo khách sạn đã chọn được hướng đi đúng đắn , phù hợp cho từng giai đoạn phát triển , khách sạn có các chính sách tuyển dụng nhân viên có trình độ , năng lực về chuyên môn nghiệp vụ , có thái độ phục vụ tận tình , lịch sự , niềm nở , trung thực và tinh thần trách nhiệm với công việc , tập thể đơn vị đoàn kết nhất trí cao . Mừơi hai năm tuổi đời của một doanh nghiệp chưa phải là nhiều , nhưng khách sạn Bình Minh không chỉ là mái ấm , là niềm tự hào, kiêu hãnh , là công sức của tập thể cán bộ công nhân viên , đặc biệt là những cán bộ nhân viên khách sạn mà hình ảnh của Bình Minh luôn để lại những dấu ấn tốt đẹp trong ký ức của những du khách trong nước và quốc tế đã từng có dịp đến Bình Minh . 2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của khách sạn Bình Minh: Cũng như đa số các doanh nghiệp hiện nay, cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý khách sạn Bình Minh được xây dựng theo mô hình trực tuyến-chức năng, ở đây các mối liên hệ công tác quản lí được thực hiện theo đường thẳng nghĩa là cán bộ phụ trách khách sạn là người chịu trách nhiệm quản lý khách sạn . Mọi quyết định của ban lãnh đạo được truyền tới từng tổ trưởng, tổ trưởng chịu trách nhiệm phổ biến lại cho nhân viên. Mặt khác cán bộ phụ trách khách khách sạn được sự trợ giúp của phòng ban chức năng để ra quyết định và ra quyết định một cách chính xác nhất. Các hoạt động đều thống nhất theo đường lối của ban lãnh đạo đề ra cụ thể là thực hiện kế hoạch và nhiệm vụ của thuộc công ty Thiết bị đo điện. Hàng kỳ, hàng tháng bộ phận kế toán chịu trách nhiệm báo sổ kinh doanh lên ban giám đốc theo dõi tình hình và kết quả thực hiện. Với cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của khách sạn Bình Minh có ưu điểm là phát huy toàn bộ tính ưu việt của chuyên môn hoá đồng thời chú ý đến sự phát triển của nhân viên. Đồng thời là bộ máy tổ chức gọn nhẹ dễ quản lý hơn. Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý của khách sạn Bình Minh. Phòng bảo vệ Phòng tài vụ Tổ lễ tân Tổ nhà hàng Tổ sửa chữa Tổ phục vụ buồng Tổ phụcvụ văn phòng Phụ trách khách sạn Giám đốc khách sạn Tổ tài vụ Tổ bảo vệ khách sạn Phụ trách khách sạn : Trần Hồng Sơn Tổ trưởng tổ tài vụ : Đỗ Ngọc Lan Tổ trưởng tổ lễ tân : Trần Trung Việt Tổ trưởng tổ nhà hàng : Trần Quang Huy Tổ trưởng phục vụ buồng : Vũ Hồng Tâm Tổ trưởng phục vụ văn phòng : Nguyễn Thị Thơm Tổ trưởng tổ sửa chữa : Ngô Huy Bách Phụ trách khách sạn :phụ trách chung các vấn đề của khách sạn : Chỉ đạo các công việc lớn và chung của khách sạn . Tổ trưởng tổ tài vụ : Chịu trách nhiêm trước trưởng phòng tài vụ .Phụ trách các vấn đề về lương , về phụ cấp của các cán bộ công nhân viên . Tổ trưởng tổ lễ tân : Phụ trách các vấn đề về đón tiếp , chỉ dẫn , đặt buồng và tiễn khách . Tổ trưởng nhà hàng : Phụ trách các vấn đề chung của nhà hàng như bếp , bàn , chỉ đạo các công nhân viên trong nhà hàng trong quá trình phục vụ khách về ăn uông . Tổ trưởng phục vụ buồng : Phụ trách các vấn đề về phòng buồng trong khách sạn . Tổ trưởng phục vụ văn phòng : Phụ trách các vấn đề về tuyển chọn công nhân viên , bố trí sắp xếp nhân viên , báo cáo các vấn đề về kết quả và hoạt động kinh doanh của khách sạn . Tổ bảo vệ : Chịu trách nhiệm trước trưởng phòng bảo vệ . Phụ trách các vấn đề về bảo vệ trong khách sạn . Tổ sửa chữa : Chịu trách nhiệm sửa chữa trang thiết bị trong khách sạn Lao động trong khách sạn Bình Minh . Cơ cấu lao động trong khách sạn : Lao động Số người Tỷ lệ (%) Lao động trực tiếp 38 76 Lao động gián tiếp 10 20 Lao động quản lý 02 4 Tổng số lao động 50 100 Cơ cấu lao động trong các bộ phận : Bộ phận Số người Lễ tân 6 Nhà hàng 10 Buồng 20 Bảo vệ 5 Tài vụ 3 Sửa chữa 3 Văn phòng 3 2.1.3. Điều kiện kinh doanh của khách sạn Bình Minh: Hiện nay , khi mà nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước thì không chỉ riêng có nền kinh tế chuyển biến mà kéo theo đó xã hội cũng có những nét chuyển biến có lợi rất đáng ghi nhận . Sự chuyển biến đó mang theo nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức đối với các doanh nghiệp , đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn hay du lịch . Khách sạn Bình Minh cũng vậy , phải nằm trong các điều kiện chung mà mọi doanh nghiệp đều có : đó là các yếu tố môi trường bên ngoài và các yếu tố môi trường bên trong . * Các yếu tố môi trường bên ngoài: + Yếu tố kinh tế: Trong năm 2005, tình hình lạm phát đã đẩy giá cả các loại hàng hoá dịch vụ tăng lên nên đã làm tăng chi phí của sản phẩm dịch vụ của khách sạn. Mặt khác do sức ép cạnh tranh, buộc khách sạn Bình Minh cũng như các khách sạn khác phải hạ giá thành sản phẩm dịch vụ trong khi đó lại phải nâng cao chất lượng phục vụ. Ngoài ra năm 2004 ở Việt Nam nói riêng và ở Châu Á nói chung đã bùng phát các dịch SARS, dịch cúm gà đã làm giảm hẳn số lượng khách du lịch đến với Việt Nam. Mặc dù vậy, hiện nay Chính phủ và các ban ngành liên quan đã và đang từng bước đưa ra các biện pháp khắc phục song thực trạng của ngành kinh doanh khách sạn còn gặp rất nhiều khó khăn. + Yếu tố chính trị: Trong xu thế hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới. Việt Nam là thành viên của khối ASEAN, APEC và đang tiến tới gia nhập WTO. Đây thực sự là một cơ hội cho ngành du lịch Việt Nam nói chung và khách sạn Bình Minh nói riêng. + Yếu tố văn hoá xã hội: Trong những năm gần đây nhờ chuyển sang cơ chế thị trường, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu đi du lịch không còn bị coi là hình thức xa xỉ mà đã trở thành nhu cầu thiết yếu cần được nghỉ ngơi thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng, chính vì vậy lượng khách du lịch nội địa ngày càng tăng, đây quả là một dấu hiệu đáng mừng cho ngành du lịch Việt Nam. Sở du lịch Hà Nội đã xây dựng kế hoạch một cách tổng thể phát triển du lịch thủ đô Hà Nội năm 2000 - 2010. Quy hoạch này được UBND thành phố Hà Nội thông qua và được các cấp các ngành thực hiện một cách hết sức nghiêm túc. - Một số chỉ tiêu phát triển du lịch Thủ đô đến 2010 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2000 Năm 2010 1. Khách Người 2310000 8000000 - Quốc tế Người 610000 1600000 - Nội địa Người 1700000 3400000 2. Doanh thu Triệu USD 297,840 1882,7 3. Tỷ lệ GDP (%) 6,57 10,25 4. Nhu cầu vốn Triệu USD 327,3 2,078 5. Tổng số buồng Buồng 8900 27200 6. Lao động Ngàn người 40,47 127,33 (Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thủ đô 2010) * Các yếu tố môi trường ngành: + Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có khoảng 350 khách sạn tham gia cạnh tranh trên thị trường khách du lịch. Đối thủ cạnh tranh chính với khách sạn Bình Minh là các khách sạn truyền thống như: Dân Chủ, Roual, Thắng lợi... và các khách sạn liên doanh như: Deawoo, Hitol, Mertopole... Với số lượng doanh nghiệp khách sạn tham gia cạnh tranh đông như vậy cùng với tình trạng mất cân đối nghiêm trọng quan hệ cung cầu, cung vượt quá cẫu gây ra tình trạng các doanh nghiệp khách sạn hạ giá thấp để cạnh tranh, việc hạ thấp giá dịch vụ để thu hút khách sẽ làm ảnh hưởng chung đến việc giảm hiệu quả kinh doanh của khách sạn trên địa bàn nói chung và khách sạn Hoà Bình nói riêng. + Tập khách hàng: Khách hàng hiện tại của khách sạn Bình Minh chủ yếu là khách thương vụ ký kết thuê phóng dài hạn , khách Châu Âu: Pháp, Anh... ngoài ra còn có khách Nhật, Mỹ, Trung Quốc. Tuy nhiên hiện nay do cung lớn hơn cầu về khách sạn nên để giữ được khách hàng truyền thống thì khách sạn Bình Minh cần đưa ra nhiều chiến lược Marketing đúng đắn và cần được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo. Do sự cạnh tranh giữa các khách sạn về chất lượng sản phẩm giá dịch vụ, việc thu hút khách ngày càng trở nên khó khăn đối với khách sạn Bình Minh. Hiện nay nhu cầu khách hàng về chất lượng sản phẩm dịch vụ là quan trọng, khách đòi hỏi chất lượng sản phẩm dịch vụ hoàn hảo hơn và giá cả hợp lý hơn . Khách sạn Bình Minh đã và đang cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư mới trang thiết bị buồng phòng, xây dựng hệ thống thực đơn món ăn đa dạng phục vụ nhu cầu của khách hàng ngày một tốt hơn. Để phù hợp với đặc điểm của sản phẩm dịch vụ vốn có tính thời vụ cao nên biểu giá thuê phòng của khách sạn cũng lên xuống một cách linh hoạt tuỳ theo điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Điều này tránh được sự lãnh phí khi vắng khách và tiết kiệm chi phí. Để có mồt biểu giá thích hợp khách sạn Bình Minh chỉ xem xét điều kiện của chính bản thân mà còn tiến hành tìm hiểu giá của đối thủ cạnh tranh trên cùng địa bàn. * Môi trường bên trong: + Khách sạn Bình Minh có quy mô nhỏ gồm 75 phòng để kinh doanh dịch vụ lưu trú và văn phòng cho thuê. Ngoài ra khách sạn còn có nhà ăn sức chứa khoảng hơn 50 khách , thường xuyên phục vụ các món ăn cho khách lưu trú tại khách sạn Tuy nhiên cơ sở vật chất của khách sạn Hoà Bình vẫn còn nhiều thiết sót do mặt bằng diện tích hẹp, vốn đầu tư xây dựng cơ bản chưa nhiều... nên hầu hết trang thiết bị đều đã cũ, xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách. + Nguồn nhân lực của khách sạn Bình Minh Khách sạn Bình Minh có lực lượng lao động là 50 lao động (gồm cả lao động trực tiếp và gián tiếp). Đây là một thế mạnh của khách sạn vì đội ngũ nhân viên này có chuyên môn, tay nghề cao, giàu kinh nghiệm và được đào tạo cơ bản . Tuy nhiên để nâng cao trình độ cho nhân viên về nghiệp vụ, ngoại ngữ... Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo đang có chủ trương khuyến khích sự năng động, sáng tạo, đóng góp ý kiến một cách dân chủ của nhân viên để xây dựng khách sạn ngày một phát triển. + Dịch vụ và chất lượng dịch vụ: Nâng cao chất lượng dịch vụ và văn minh phục vụ là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để thu hút khách lưu trú của khách sạn Bình Minh .Đời sống của con người ngày càng được nâng cao, do đó nhu cầu cũng tăng theo, khách du lịch đến khách sạn Bình Minh không chỉ để lưu trú, ăn uống đơn thuần mà họ trả tiền cho sự phục vụ chu đáo tận tình của nhân viên, cho các dịch vụ cao cấp mà ở nhà học không được hưởng. Khách sạn tạo nên cho mình một phong cách riêng độc đáo nhưng vẫn mang đậm bản sắc văn hoá truyền thống điều đó giúp cho khách sạn không chỉ thu hút được khách mà còn làm họ quay trở lại với khách sạn trong những chuyến du lịch tiếp theo. Việc phân tích môi trường kinh doanh bao gồm phân tích môi trường bên ngoài và môi trường bên trong giúp cho khách sạn Bình Minh nắm rõ được những thuận lợi và khó khăn cũng như cơ hội và nguy cơ tiềm tàng của mình. Qua đây khách sạn Bình Minh cũng hiểu rõ hơn về tiềm năng, nguồn lực của khách sạn để từ đó xây dựng kế hoạch chính xác và hoàn thiện hơn. 2.1.4 .Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Bình Minh + Doanh thu của khách sạn trong năm 2004 – 2005 .(Đơn vị : TrVNĐ) Bộ phận Năm2004 Năm2005 Chênh lệch năm 2005 so với năm 2004 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) P/v buồng 3.000 54,32 4.200 55,26 1.200 40 0,94 Nhà hàng 723 13,1 900 11,84 177 24,48 -1,26 Dịch vụ bổ sung 1.800 32,58 2.500 32,9 700 38,88 0,32 Tổng doanh thu 5.523 100 7.600 100 2.077 37,61 0 Theo bảng phân tích tình hình kinh doanh của khách sạn Bình Minh ta có nhân xét sau : - Tổng doanh thu năm 2005 so với năm2004 tăng lên 2.077 (TrVNĐ) tương ứng với tỷ lệ tăng lên là 37,61 (%) . Như vậy là rất tốt , chứng tỏ khách sạn đang kinh doanh rất hiệu quả. - Doanh thu ở bộ phận buồng năm 2005 so với năm 2004 tăng lên 1.200 ( TrVNĐ ) tương ứng với tỷ lệ tăng lên là 40 (%) . Ta nhận thấy nó chiếm tỷ trọng trong tổng doanh thu là cao nhất và tỷ trọng so với năm 2004 cũng tăng lên là 0,94 (%) . -Doanh thu ở bộ phận nhà hàng năm 2005 so với năm 2004 tăng lên là 177 (Tr VNĐ) tương ứng với tỷ lệ tăng lên là 24,48 (%) . Nhưng tỷ trọng trong sự tăng lên của tổng doang thu so với năm ngoái lại giảm 0,26 (%) . Điều này làm ảnh hưởng không tốt tới tổng doanh thu chung của toàn khách sạn . - Doanh thu trong các dịch vụ bổ sung năm 2005 so với năm 2004 cũng tăng lên tới 700 (TrVNĐ) tương ứng với tỷ lệ tăng lên là 38,88 (%) . Tỷ trọng tăng lên tương ứng là 0,32 (%) Nhận xét chung : Tổng doanh thu của khách sạn tăng lên khá cao trong năm 2005 so với năm 2004 tỷ lệ tăng trưởng lên tới 37.61 (%) . Trong đó doanh thu thu được từ hoạt động của bộ phận buồng thu được là cao nhất chiếm tỷ trọng trên 50 ( % ) trong tổng doanh thu chung của toàn khách sạn , doanh thu từ hoạt động của các dịch vụ bổ sung thu được cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh thu của toàn khách sạn chiếm trên 32,5 ( % ) tổng doanh thu , doanh thu từ bộ phận buồng chiếm tỷ trọng thấp nhất khoảng 12,5 ( % ) tổng doanh thu nhưng tỷ lệ tăng doanh thu trong hai năm liên tiếp là cao nhất . Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của khách sạn là rất tốt . +Tổng lợi nhuận : (Đơn vị : TrVNĐ) Các chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch năm 2005 so với năm 2004 Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng doanh thu 5.523 7.600 2.077 37,61 Tổng chi phí 877 1.210 333 37,97 Tỷ suất chi phí(%) 15,88 15,92 0,04 Tổng thuế phải nộp 1.546 2.128 582 37,64 Tỷ suất thuế(%) 27,99 28,00 0,01 Tổng lợi nhuận 3.100 4.262 1.162 37,48 Tỷ suất lợi nhuận(%) 56,13 56,08 -0,05 Theo bảng phân tích lợi nhuận ta thấy : -Tổng doanh thu năm 2005 là 7.600 (TrVNĐ) ,tổng doanh thu năm 2004 là 5.523 (TrVNĐ) , như vậy doanh thu của khách sạn năm 2005 so với năm 2004 đã tăng lên 2.077 (TrVNĐ) tương ứng với tỷ lệ tăng lên là 37,61 (%) . - Tổng chi phí năm 2005 lá 1.210 (TrVNĐ) ,năm 2004 là 877 (TrVNĐ) ,như vậy tổng chi phí của khách sạn năm 2005 so với năm 2004 tăng lên là 333 (TrVNĐ) tương ứng với tỷ lệ tăng lên là 37,97 (%) và tỷ suất tăng chi phí năm 2005 so với năm 2004 cũng tăng lên là 0.04 (%) . -Tổng thuế suất phải nộp cho ngân sách nhà nước năm 2005 là 2.128 (TrVNĐ) , năm 2004 là 1.546 (TrVNĐ) ,như vậy thuế suất mà khách sạn phải nộp cho ngân sách nhà nước năm 2005 so với năm 2004 tăng lên là 582 (TrVNĐ) tương ứng với tỷ lệ tăng lên là 37,64 (%) và tỷ suất thuế năm 2005 so với năm 2004 cũng tăng lên là 0,01 (%) . - Tổng lợi nhuận khách sạn thu được năm 2005 là 4.262 (TrVNĐ) ,năm 2004 là 3.100 (TrVNĐ) , như vậy tổng lợi nhuận khách sạn thu được năm 2005 so với năm 2004 tăng lên là 1.162 (TrVNĐ) tương ứng với tỷ lệ tăng lên là 37,48 (%) , nhưng tỷ suất lợi nhuận năm 2005 so với năm 2004 lại giảm đi là 0,05 (%) . Nhận xét chung về hoạt động kinh doanh của khách sạn Bình Minh năm 2005 so với năm 2004 : Ta có thể thấy là các chỉ tiêu phân tích hoạt động kinh doanh của khách sạn Bình Minh đều tăng , trong đó đáng lưu tâm hơn cả là tổng doanh thu mà khách sạn thu được cũng như là tổng lợi nhuận đều tăng lên với tỷ lệ rất cao : Tỷ lệ tăng của doanh thu là 37,61 (%) , tỷ lệ tăng của lợi nhuận là 37,48 (%) . Mặc dù vậy còn một vấn đề mà khách sạn cần phải quan tâm đặc biệt là chi phí kinh doanh năm 2005 so với năm 2004 cũng tăng lên khá cao tới 37,97 (%) và tương ứng là tỷ suất chi phí cũng tăng lên 0,01 (%) , và chính điều này đã ảnh hưởng xấu làm tỷ suất lợi nhuận giảm tới 0,05 (%) . Trong điều kiện đó , ta thấy tình hình kinh doanh của khách sạn Bình Minh là khá tốt ,còn hiệu quả sử dụng các nguồn lực cũng như các chi phí kinh doanh là chưa thực sự được tốt lắm . Khách sạn Bình Minh cần phải có các biện pháp để nâng cao hơn nữa hoạt động kinh doanh của mình . 2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH LƯU TRÚ CỦA KHÁCH SẠN BÌNH MINH . 2.2.1 : Tình hình kinh doanh lưu trú của khách sạn Bình Minh. 2.2.1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của bộ phận kinh doanh lưu trú tại khách sạn Bình Minh . Bộ phận kinh doanh lưu trú của khách sạn Bình Minh có cơ cấu tổ chức lãnh đạo theo phương pháp trực tuyến . Đội ngũ lao động hoạt động trong bộ phận lưu trú là 20 nhân viên được bố trí theo nhóm và phân công việc phụ trách theo ca , trong mỗi ca đều có trưởng ca theo dõi điều chỉnh và báo cáo lại kết quả cho trưởng bộ phận . Cơ cấu tổ chức lãnh đạo theo phương pháp trực tuyến cũng là phương pháp thịnh hành đang được rất nhiều khách sạn sử dụng , và thực tế nó cũng đã tỏ ra có hiệu quả trong kinh doanh lưu trú của các khách sạn . Phương pháp quản lý này giúp nhà quản lý theo dõi được trực tiếp các nhân viên mình phụ trách , có thể xử lý kịp thời các sai sót . Tuy nhiên không thể tuyệt đối mà khẳng định phương pháp này không có những điểm yếu , ví dụ như : Khối lượng công việc của người quản lý là rất lớn , quá trình ra quyết định còn mang nhiều công đoạn và mất nhiều thời gian . Khách sạn Bình Minh đã áp dụng phương pháp này một cách khá linh hoạt để có thể khắc phục các nhược điểm của nó , ngoài ra còn có sự đoàn kết gắn bó của toàn thể nhân viên trong khách sạn nói chung và trong bộ phận buồng nói riêng cũng là nhân tố quan trọng để khắc phục các nhược điểm trên 2.2.1.2: Sản phẩm kinh doanh lưu trú tại khách sạn Bình Minh . Sản phẩm kinh doanh lưu trú tại khách sạn Bình Minh cơ bản là giống như các khách sạn khác ,bao gồm : - Phục vụ các bữa ăn theo yêu cầu của khách - Dịch vụ giặt là, và đặc biệt là giặt là khô. - Thay cho hoa tươi mỗi ngày tại phòng, nhằm tạo cho du khách cảm giác thoải mái hơn. -Đưa đón khách ra sân bay, đặt vé máy bay. - Cung cấp cho khách địa chỉ, tên, Telex, fax và các thông tin cần thiết khác cho khách lưu trú tại khách sạn. 2.2.1.3: Đặc điểm thị trường khách lưu trú tại khách sạn Bình Minh. Thị trường kinh doanh chủ yếu của khách sạn là khách công vụ lưu trú theo các hợp đồng khách sạn đã ký dài hạn với các doanh nghiệp trong và ngoài nước . Trong đó lượng khách trong nước chiếm 56 % còn lại là khách nước ngoài chiếm 44 % , khách nước ngoài chủ yếu là người châu á ( chiếm tới 70 % ) còn lại là khách đến từ Châu Âu , Châu Mỹ , Châu Úc và Châu Phi . Thị trường kinh doanh không hiệu quả là khách vãng lai và khách du lịch . 2.2.1.4: Các nguỏn lực trong kinh doanh lưu trú của khách sạn Bình Minh . * Cơ sở vật chất kỹ thuật Đối với khách sạn dù là cao cấp hay bình dân cũng đều lấy dịch vụ lưu trú làm dịch vụ chính . Khách sạn bản thân nó cũng đã nói nên hoạt động này Thực tế , theo thống kê của khách sạn tỷ trọng doanh thu có được từ kinh doanh phòng ngủ thường giao động từ 65%-80% trên tổng doanh thu của khách sạn . Hoạt động kinh doanh dich vụ lưu trú có tác động mạnh mẽ đến các loại hình kinh doanh khác. Khách sạn mà vắng khách thì các nguồn thu từ các dịch vụ bổ sung cũng giảm tỷ lệ thuận Còn khách sạn Bình Minh là một khách sạn hai sao tiêu chuẩn quốc tế . Hiện nay cơ sở vật chất kỹ thuật của dịch vụ lưu trú gồm 75 phòng chia thành ba loại sau: - 22 phòng deluxe (phòng loại một) - 43 phòng superior (phòng loại hai) - 10 phòng standard (phòng loại ba) Bảng 7. Bảng giá công bố các loại phòng khách sạn Bình Minh Loại phòng Quốc tế (USD) Nội địa (VNĐ) Duluxe 60 400.000 Superior 50 350.000 Standard 40 250.000 (Người / Ngày đêm) (Nguồn khách sạn Bình Minh) Các trang thiết bị trong mỗi phòng đều rất hiện đại đẹp mắt, bố trí hài hoà hợp lý. Sự khác biệt lớn nhất giữa các phòng là diện tích của chúng + Deluxe:32m2 + Superior: 28m2 + Standard:23m2 Ở mỗi tầng của khách sạn đặt một máy điều hoà trung tâm hiệu Carrier và một máy hút bụi Electoluxe Trong mỗi phòng đều có đầy đủ các trang thiết bị: Máy điều hoà, tủ lạnh, tủ tường, điện thoại, đèn màu, đèn ngủ, tivi đa kênh. Với một khách sạn hai sao, khách sạn Bình Minh cũng có những quy định đầy đủ phụ thuộc vào thứ hạng như : + Đồ gỗ: Giường, bàn đầu giường, bàn trang điểm, ghế, tủ đựng quần áo, bàn ghế ngồi làm việc, bàn ghế salon. + Đồ vải: Đệm mút, vải bọc đệm, ga trải giường, vỏ gối, ruột gối, chăn len, vỏ chăn. + Đồ điện: Điện thoại, đèn đầu giường, đèn làm việc, đèn phòng, đèn điều hoà nhiệt độ, bảng điều khiển cạnh giường cho đồ điện. + Đồ sành sứ thuỷ tinh: Cốc thuỷ tinh, bình nước lọc, gạt tàn thuốc lá, lọ hoa, bộ ấm chén uống trà, và phích nước (nếu như khách có yêu cầu). +Một số trang thiết bị khác: Mắc treo quần áo (trong tủ ), dép đi trong nhà, bồ đựng rác, túi đựng kim chỉ, cặp da đựng các ấn phẩm quảng cáo các dịch vụ trong khách sạn và giá cả danh bạ điện thoại, nội quy khách sạn , nội quy an toàn, bộ đồ ăn hoa quả, tranh treo tường, bàn chải đánh giầy. Trang thiết bị trong phòng vệ sinh của khách sạn Bình Minh cũng đạt được những quy định của khách sạn hai sao: Vòi tắm hoa sen (nước nóng lạnh), bồn tắm, bồn cầu, cốc đánh răng, giá treo khăn, giá kính, gương soi, bồ đựng rác có nắp, khăn mặt, khăn tắm, rèm che bồn tắm, túi đựng đồ giặt là, xà phòng tắm, điện thoại, máy sấy tóc. So với tiêu chuẩn xếp hạnh do tổng cục du lịch quy định thì số lượng và chủng loại cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn Bình Minh còn nhiều hạn chế nhiều khi không đáp ứng được nhu cầu của khách. Cho nên để duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú khách sạn cần có sự kiểm tra thẩm định cụ thể về hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và các yếu tố khác. Khách sạn Bình Minh đang từng bước khắc phục và sữa chữa cơ sởvật chất kỹ thuật của khách sạn * Chất lượng đội ngũ lao động trong bộ phận lưu trú Ở khách sạn Bình Minh bộ phân buồng có 10 nhân viên, độ tuổi trung bình là 35 tuổi chiếm nhiều nhất trong cơ cấu nhân sự của khách sạn. Hầu hết số lao động ở đây đều có trình độ học vấn. Đặc biệt là trình độ chuyên môn, đều được đào tạo qua trường lớp có nghiệp vụ cao. +/Về chuyên môn: Khách sạn đã cho nhân viên đi thực tế ở các khách sạn thứ hạng cao để học hỏi kinh nghiệm và cho nhân viên trực tiếp theo học ở lớp nghệ thuật giao tiếp và nâng cao nghiệp vụ . +/Về ngoại ngữ : Tuy số nhân viên ở bộ phận lưu trú giao tiếp bằng ngoại ngữ chưa thông thạo ,nhưng các nhân viên đã được học qua giao tiếp hằng ngày Khách sạn đã phân công đúng khả năng của người lao động là một trong các biện pháp đảm bảo chất lượng công việc .Do tồn tại chế độ bao cấp nên việc phân bố nhân viên vẫn còn những khiếm khuyết nhất định ,vì thế thời gian tới khách sạn sẽ cố gắng hoàn thiện hơn nữa công tác phân công bố trí lao động hợp lý +/ Thời gian lao động :Do đặc điểm riêng của nghành kinh doanh khách sạn là phục vụ 24/24h trong ngày ,do đó thời gian lao động được chia 1 ngày làm 3 ca và áp dụng hầu hết trong các bộ phận và ở bộ phận lưu trú cũng vậy : Ca một từ 6h đến 2h chiều Ca hai từ 2h chiều đến 10h đêm Ca ba từ 10h đêm đến 6h sáng ngày hôm sau Trong mỗi ca được bố trí cân đối gồm trưởng ca và các nhân viên , các trưởng ca thường là nhừng người có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực cao tránh tình trạng nhân viên giỏi làm một ca ,còn nhiều nhân viên yếu kém làm ca khác . Chất lượng lao động của đội ngũ nhân viên được đánh giá ở trình độ chuyên môn, tinh thông nghiệp vụ , phong cách giao tiếp, không những thế mỗi nhân viên tạo cho mình một trạng thái lúc nào cũng vui vẻ và luôn có “nụ cười du lịch” trên môi trong quá trình phục vụ . Ở bộ phận lưu trú khách sạn Bình Minh đều theo dõi nhân viên lao động của mình thông qua bảng chấm công , cuối tháng trưởng bộ phận tổng kết rồi gửi bảng chấm công về bộ phận kế toán để tính lương . Và ở bộ phận này trưởng bộ phận đã kịp thời báo cáo những nhân viên hoàn thành nhiệm vụ, có sáng kiến cải tạo lao động lên ban giám đốc để khen thưởng. Đối với kỹ luật: căn cứ vào bảng phân công lao động ở khách sạn lương , thưởng được xếp theo các cấp A, B, C do nhân viên bộ phận kế toán ,tài vụ theo dõi bảng chấm công . -Lương loại A: Hưởng 100% lương với điều kiện làm đủ ngày công, không vi phạm kỹ luật , nội quy của khách sạn -Lương loại B : Hưởng 80% lương do người lao động không làm đủ ngày công hoặc có một vi phạm nhỏ hay vì một lý do khác nên bị hạ bậc lương -Lương loại C: Được hưởng 40% lương ,đây là hình thức lương đối với những vi phạm nặng Về vấn đề nâng cao nghiệp vụ chuyên môn ,tay nghề ,khách sạn đã mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên đi học . Cán bộ quản lý quan tâm ,nhắc nhở nhân viên của mình thường xuyên . *. Tính da dạng phong phú của dịch vụ lưu trú . Da dạng hoá sản phẩm và tăng tính hấp dẫn của sản phẩm chính là việc mở rộng sản phẩm, tăng khả năng thu hút khách trên thị trường hiện tại . Dịch vụ lưu trú là loại sản phẩm cơ bản cốt lõi của kinh doanh khách sạn. Nó là lợi ích căn bản mang đến cho khách khi họ mua sản phẩm của khách sạn. Chính vì vậy đối loại dịch vụ này cần thiết kế nhiều kiểu buồng giường theo phong cách khác nhau. Điều quyết định trong kinh doanh khách sạn là việc bán được tối đa các sản phẩm (dich vụ) hay nói cách khác là khai thác hết những khả năng hiện có đem đến cho khách sự hài lòng với dịch vụ mà khách sạn mang đến cho họ, để thoả mãn nhu cầu của khách khác sạn đã cung cấp các dịch vụ sau: - Phục vụ tại phòng 24/24h khác có thể được phục vụ các món ăn tuỳ ý ngay tại phòng của mình. Tuy dịch vụ này giá hơi cao nhưng du khách vẫn ưa chuộng do tính thuận tiện của nó . - Dịch vụ giặt là, và đặc biệt là giặt là khô. Đây là dịch vụ mang lại nhiều doanh thu cho khách sạn Bình Minh. Tuy giá cao hơn các cửa hiệu một chút nhưng hệ thống máy móc hiện đại, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm - Thay cho hoa tươi mỗi ngày tại phòng, nhằm tạo cho du khách cảm giác thoải mái hơn. - Cung cấp cho khách địa chỉ, tên, Telex, fax và các thông tin cần thiết khác cho khách lưu trú tại khách sạn. Khách sạn Bình Minh tạo cho khách cảm giác thoải mái như chính ở “ngôi nhà thứ hai” của mình vậy. 2.2.2 : Đánh già hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách sạn Bình Minh . Theo bảng phân tích tổng doanh thu toàn khách sạn theo các bộ phận ta nhận thấy doanh thu của bộ phận buồng chiếm tỷ lệ là cao nhất trong tất cả . Năm 2004 chiếm là 54,32 (%) ,năm 2005 chiếm là 55,26 (%) trong tổng doanh thu chung toàn khách sạn và năm 2005 tăng so với năm 2004 là 1.200 (Tr VNĐ) tương ứng tỷ lệ là 40 (%) . Điều này cho ta thấy doanh thu mà bộ phận buồng thu được hàng năm là cao nhất trong khách sạn ,và tỷ lệ tăng lên của năm 2005 so với năm 2004 là rất tốt. - Bảng thống kê công suất sử dụng buồng phòng ( 2004 – 2005). Năm Công suất sử dụng buồng bình quân các tháng ( % ) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 2004 66 80 92 86 88 92 87 89 80,5 82 89 81 2005 85 65 96 88 81 90 92 91 82 85 95 91 Dựa vào bảng công suất sử dụng buồng bình quân các tháng ( % ) trong hai năm 2004 và 2005 ta thấy : Công suất sử dụng buồng bình quân cả năm của năm 2005 tăng lên cao hơn so với năm 2004 là 1,625 ( % ) ( = 86,75 – 85,125 ) Công suất sử dụng buồng bình quân trong hai năm là khá cao , của năm 2004 là 85,125 ( % ) , của năm 2005 là 86,75 ( % ) . Điều này chứng tỏ khách sạn kinh doanh buồng cho khách lưu trú là rất hiệu quả . - Bảng doanh thu theo khách của bộ phận buồng tại khách sạn Bình Minh ( Đơn vị : Tr VNĐ) Tổng doanh thu Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch năm 2005 so với năm 2004 Số tiền Tỷ lệ (%) Khách quốc tế 1.320 1.848 528 40 Khách nội địa 1.680 2.352 672 40 Tổng 3.000 4.200 1.200 40 Theo bảng trên ta có nhận xét sau : Doanh thu khách trong nước là lớn nhất và năm 2005 so với năm 2004 tăng lên 672 (Tr VNĐ) tương ứng là 40 (%) . Doanh thu khách quốc tế năm 2005 so với năm 2004 tăng lên là 528 (Tr VNĐ) tương ứng là 40 (%) . Tổng doanh thu chung của bộ phận buồng năm 2005 so với năm 2004 cũng vì vậy tăng lên là 1.200 (Tr VNĐ) tương ứng cũng là 40 (%) .Điều này cho ta thấy kinh doanh lưu trú của khách sạn Bình Minh là khá tốt . Ngoài ra khách sạn Bình Minh còn phát các phiếu thăm dò mức độ thỏa mãn của khách lưu trú để thăn dò chất lượng lưu trú theo ý kiến đánh giá của khách lưu trú . - Kết quả thăm dò, đánh giá chất lượng lưu trú tại khách sạn Bình Minh. Mức đánh giá Rất tốt Tốt Trung bình Kém Xjk Chỉ tiêu Số.ng % Số.ng % Số.ng % Số.ng % Sự tiện nghi 10 11,1 50 55,5 22 25 13 8,4 3,69 Sự sạch sẽ 13 14 45 50 27 30,5 5 5,5 3,72 Sự chu đáo 5 5,5 40 41,4 39 43,3 6 6,6 3,49 Quan hệ với khách 8 8,5 45 50 33 37,2 4 4,3 3,62 Cảm giác chung 13 13,8 60 66,8 15 17,2 4 2,2 3,92 XK 3,68 Với mẫu phiếu điều tra của mình, khách sạn Bình Minh đã phát cho khách đang lưu trú trong khách sạn 100 phiếu, khách sạn thu về được 90 phiếu, sau khi đã xử lý số liệu như ở biểu 2. Khách sạn lấy mức thang điểm đánh giá từ 1 đến 5 cho sự cảm nhận chất lượng dịch vụ của khách hàng trong dịch vụ lưu trú. Có 3 mức cảm nhận chất lượng dịch vụ: + Thoả mãn sự trong đợi ở mức điểm 3 £ Xjk < 4 + Vượt sự trong đợi ở mức điểm Xjk ³ 4 + Dưới mức trong đợi ở mức điểm Xjk £ 3 Qua biểu kết quả thu được về đánh giá của khách hàng về chất lượng lưu trú tại khách sạn Bình Minh ta thấy: giá trị trung bình tất cả các chỉ tiêu trong kinh doanh lưu trú tại khách sạn đạt mức điểm 3,68 trên thang điểm 5, đây là mức điểm được đánh giá đáp ứng mức trong đợi của khách hàng. Sự tiện nghi được đánh giá ở mức điểm 3,69 đáp ứng mức trong đợi trong đó có 11,1% khách hàng cho rằng tiện nghi là rất tốt, nhưng bên cạnh đó vẫn còn 8,3 khách hàng cho rằng sự tiện nghi là chưa tốt mà sự biểu hiện cụ thể của nó là sự đồng bộ hiện đại. Đây chính là vấn đề mà khách sạn quan tâm và đang từng bước hoàn thiện bởi cơ sở vật chất tốt là điều kiện để đánh giá và xếp hạng sao của khách sạn. Sự sạch sẽ được đánh giá ở mức 3,72 đáp ứng mức trong đợi của khách hàng. Sự chu đáo và quan hệ với khách được đánh giá ở mức 3,49 và 3,62, đây chính là thực trạng chung của ngành khách sạn Việt Nam. Các nhân viên mặc dù rất thân thiện với khách nhưng họ cần phải khai thác hết các nhu cầu của khách, nắm bắt kịp thời tâm lý của từng tập khách hàng . Sự chu đáo và quan hệ với khách tạo nên nét văn hoá riêng của mỗi khách sạn. Đây là yếu tố lôi cuốn khách hàng và để lại ấn tượng sâu sắc nhất bởi sau khi tiêu dùng xong các sản phẩm dịch vụ trong khách sạn, khách hàng không chỉ nhớ đến chất lượng các dịch vụ sản phẩm tốt đã được sử dụng mà còn nhớ đến sự hỏi han quan tâm chu đáo, nhiệt tình trong phục vụ của cán bộ công nhân viên trong khách sạn. Từ đó có thể khách hàng nhớ đến khách sạn và hứa hẹn sẽ quay trở lại lần sau nếu có dịp. Chỉ tiêu cảm giác chung, đây là một chỉ tiêu quan trọng tổng hợp đánh giá mức độ thoả mãn của khách hàng về chất lượng dịch vụ - đạt 3,92, là chỉ tiêu có số điểm cao nhất đáp ứng mức trong đợi tối đa của khách. Có thể nói chất lượng lưu trú đã đáp ứng được nhu cầu của khách, song nó vẫn chưa tạo được ấn tượng với khách. Mặt khác, nhu cầu của khách hàng ngày càng thay đổi và càng cao nên tổ buồng nói riêng và khách sạn Bình Minh nói chung cần luôn luôn nghiên cứu tìm hiểu khách hàng và các yếu tố tác động đến kinh doanh lưu trú để nâng cao hơn nữa chất lượng kinh doanh lưu trú và để có thể được khách hàng đánh giá vượt mức trong đợi của khách hàng. 2.3 : NHẬN XÉT CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH LƯU TRÚ TẠI KHÁCH SẠN BÌNH MINH . Qua phân tích về thực trạng hoạt động kinh doanh lưu trú tại khách sạn Bình Minh ta có được nhận xét sau đây về hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách sạn : Hoạt động kinh doanh lưu trú tại khách sạn Bình chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu chung của khách sạn , vì vậy mà doanh thu từ hoạt động kinh doanh lưu trú ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến doanh thu chung toàn khách sạn . Doanh thu từ kinh doanh lưu trú năm 2005 là rất tốt , thể hiện ở hai khía cạnh là công suất sử dụng buồng và doanh thu bộ phận buồng đều tăng lên so với năm 2004 . Công suất buồng năm 2005 là trên 86 (%) , điều này ít khách sạn có thể thực hiện được . Nguồn khách lưu trú tại khách sạn là tương đối ổn định , khách sạn luôn có một lượng khách nhất định lưu trú nên không xảy ra tình trạng phòng trống nhiều Doanh thu năm 2005 so với năm 2004 tăng lên là 40 (%) , và cơ cấu khách cũng không thay đổi . Điều này sở dĩ xảy ra là do lượng khách lưu trú của khách sạn đa phần là khách công vụ và khách đặt văn phòng đại diện đã ký các hợp đồng thuê phòng dài hạn với khách sạn . Đây cũng là điểm mạnh của khách sạn , thể hiện uy tín của khách sạn trong con mắt của khách lưu trú Ta có thể thể nhận xét chung là kinh doanh lưu trú tại khách sạn Bình Minh đạt hiệu quả rất tốt , đóng góp phấn lớn vào doanh thu chung trong toàn khách sạn . Chương III PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LƯU TRÚ TẠI KHÁCH SẠN HÒA BÌNH 3.1. Phương hướng phát triển và mục tiêu . 3.1.1 Xu hướng phát triển của hệ thống du lịch khách sạn. Tự do thương mại hoá ,hợp tác hoá và cạnh tranh kinh tế toàn cầu là một xu thế tất yếu khách quan đang phát triển rất nhanh .Nước ta nói chung và ngành du lịch nói riêng đang phát triển theo xu thế đó và chấp nhận nó như một thực tế . Với bối cảnh như vậy , ngành du lịch muốn tự khẳng định mình để tồn tại phát triển theo kịp các nước và tiến trình hoà nhập kinh tế khu vực quốc tế thì không còn cách nào khác phải tạo ra được sức mạnh ,khả năng cạnh tranh của dịch vụ , hàng hoá trên thương trường quốc tế . Ngành du lịch là ngành kinh tế xuất khẩu tại chỗ ,lại có những đặc thù phần lớn là trao đổi dịch vụ ,đối tượng trao đổi hàmg hoá ,dịch vụ ở rất xa, không có khả năng trao đổi thông qua phương pháp trực quan ,vì thế không chỉ ảnh hưởng không nhỏ đến tính cạnh tranh ở các lĩnh vực ,góc độ khác cộng hưởng .Đó là các thủ tục hành chính về xuất nhập cảnh ,chất lượng của hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội ,lòng mến khách và nếp sống văn minh của mọi người . Tất cả những lí do trên đặt ra cho lĩnh vực cạnh tranh du lịch là không đơn giản và không chỉ dành riêng hay trách nhiệm đối với ngành du lịch ,mà là trách nhiệm chung của các cấp các ngành và toàn xã hội . Chúng ta đang bước vào thế kỷ XXI .Trong hành trang của dân tộc tiến vào thế kỹ mới còn nhiều âu lo và suy nghĩ .Một thực tế không phủ nhận được là nước ta còn rất nghèo nàn và lạc hậu ,ngành du lịch nước ta không thoát khỏi bối cảnh đó . Nhưng kể từ sau khi nhờ vào đường lối đổi mới và mở cửa của Đảng và Nhà Nước ta được thực hiện, ngành du lịch Việt Nam cũng đã nhanh chóng hoà nhập vào sự phát triển chung. Năm 1999 đã có 1.600.000 khách quốc tế vào nước ta . Hà Nội là thủ đô của cả nước , đồng thời cũng là trung tâm giao lưu về kinh tế , chính trị , văn hoá và khoa học kỹ thuật xã hội .Hằng năm hàng chục ngàn người khách nước ngoài đến Hà Nội để làm việc , tham quan du lịch và nghỉ ngơi . Dự báo khách du lịch đến Hà Nội . Bảng 7 :Dự báo khách du lịch quốc tế đến Hà Nội Năm 2000 2005 2010 - Lược khách (1000) 1150 1800 2300 - Ngày lưu trú bình quân 2,3 2,5 3 - Ngày khách(100) 2645 4500 6900 Nguồn :Luận chứng kinh tế - kỹ thuật khách sạn Đối với Hà Nội ,lượng khách thuộc các đoàn ngoại giao và thương gia bao giờ cũng lớn hơn rất nhiều so với các khách thông thường .Do vậy thời gian nghỉ ngơi tại khách sạn đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ chuyến đi du lịch của họ .Về mặt tâm lý ,các chuyên gia sẵn sàng trả giá cao để được phục vụ chu đáo ,trước mắt Hà Nội cần khoảng 2000 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế 4-5 sao và vài trăm nghìn m2văn phòng có đầy đủ các điều kiện giao dịch . 3.1.2 Định hướng của khách sạn Hòa Bình. Trước xu thế phát triển của ngành du lịch Việt Nam khách sạn Hòa Bình cần có những biện pháp cụ thể để ngày càng nâng cao dịch vụ ,đặc biệt là dịch vụ lưu trú của khách sạn để tạo nên sức hấp dẫn .Hoạt động kinh doannh khách sạn trong những năm qua được xác định là còn nhiều khó khăn trong cạnh tranh của cơ chế thị trường .Dưới sự lãnh đạo của giám đốc công ty du lịch Hà nội khách sạn Hòa Bình xác định mục tiêu và cơ cấu các dịch vụ được giao ,ổn định đời sống của nhân viên. Để hoàn thành nhiệm vụ được giao khách sạn Hòa Bình tập trung thực hiện những kế hoạch sau: Mục tiêu: - Sản xuất kinh doanh có hiệu quả ,đảm bảo doanh thu bù đáp được chi phí và có lãi .Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế cho Ngân sách Nhà Nước.Tiết kiệm chi phí, cố gắng tích luỹ làm cơ sở cho hoạt động sản xuất kinh doanh . - Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanhsao cho đáp ứng nhu cầu khách hàng về các loại sản phẩm hàng hoá dịch vụ thể hiện ở chính sách đa dạng hoá sản phẩm, không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm . - Mở rộng liên doanh , liên kết với các cơ sở trong và ngoài nước trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi liên doanh làm ăn với các cơ sở khác giúp cho khách sạn bổ sung được nhiều nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh . - Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên phục vụ giúp cho chất lượng phục vụ ngày càng tốy hơn . Từng bước cải thiện nâng cao đồi sống vật chất - tinh thần của đội ngũ lao động trong khách sạn . - Dựa vào điều kiện và khả năng của mình để đề ra kế hoạch đầu tư nâng cấp phòng ngũ ,đổi mới trang thiết bị ,công cụ lao động cũ kỹ , lạc hậu để phục vụ khách tốt hơn . - Thị trường mục tiêu của khách sạn Hòa Bình vẫn nhằm vào thị trường khách công vụ do đó khách sạn cần hoàn thiện hơn nữa chính sách sản phẩm của mình . Bên cạnh đó tăng cường hơn nữa hoạt động Marketing trong kinh doanh . Đối với chất lượng dịch vụ lưu trú khách sạn Hòa Bình nâng cao chất lượng đúng quy cách , tiêu chuẩn khách sạn 3 sao : - Vệ sinh sạch sẽ , khung cảnh thoáng mát tạo cảm giác dễ chịu - Trang thiết bị tốt , đảm bảo dễ dàng sử dụng - Đảm bảo an toàn , an ninh cho khách - Thường xuyên kiểm tra hoạt động của khách sạn - Bảo dưỡng , thay thế các trang thiết bị đã hỏng hóc ,trang bị các trang thiết bị mới tiện nghi . - Đảm bảo chất lượng hàng cung cấp ,giáo dục ý thức cảnh giác tốt cho nhân viên . - Lắp đặt hệ thống khoá cửa an toàn, thực hiện bảo vệ canh gác thường xuyên .Lập các đội xung kích phòng cháy, chữa cháy, thao tác thông thạo, sẵn sàng chiến đấu . Trong những năm cùng với sự chuyển mình kinh tế đất nước ,dịch vụ du lịch nói chung và dịch vụ khách sạn nói riêng đã thu hút được nhiều kết quả đáng mừng . Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả ,tạo được chỗ đứng của mình trên thị trường, khách sạn Hòa Bình phải có nổ lực vượt bậc ,tận dụng tối đa những lợi thế sẵn có, hạn chế triệt đế những tồn tại và từng bước khắc phục chúng . Bước sang năm 2004 hoạt động kinh doanh khách sạn được xác định là còn nhiều khó khăn trong cạnh tranh của cơ chế thị trường Dưới sự lãnh đạo của giám đốc ,khách sạn Hòa Bình xác định mục tiêu sẽ đưa khách sạn từng bước đi lên, lấy những mặt tồn tại còn hạn chế của năm trước làm tiền đề khắc phục rút ra bài học năm sau . Các mục tiêu cụ thể sau : Bảng 8: Kế hoạch kinh doanh năm 2004 Đvị 1000đ Nghiệp vụ kinh doanh Kế hoạch năm 2001 1.Buòng ngủ 6.000.000 2.Kinh doanh văn phòng 867.558 3.Kinh doanh hàng ăn - uống 6.056.257 4.Kinh doanh vận chuyển 246.500 5.Kinh doanh hàng lưu niệm 1.645.236 6.Masage 245.613 7.Điện thoại 981.299 8.Giặt là 215.215 9.Kinh doanh khác 10.551 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2003 Bảng 9: Kế hoạch lao động tiền lương năm 2004 Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện 2003 Kế hoạch 2004 I Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh 1000VNĐ Tổng doanh thu 13.328.309 14.328.309 Chi phí chưa lương 7.525.416 8.525.416 Lợi nhuận 1.152.899 1.252.899 Tổng nộp ngân sách nhà nước 1.623.210 1.623.210 II. Quỹ lương Lao động bình quân KH 187 195 Lương bình quân chung 1.650 1.750 Tổng quỹ lương 308.550 341.250 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2003 - Khách sạn Hòa Bình dự định công suất sử dụng buồng giường bình quân là 80%. - Tiền lương bình quân của cán bộ công nhân viên dao động từ 1.600.000VNĐ-1.700.000VNĐ một người . Với mục tiêu mà khách sạn Hòa Bình đã đề ra như vậy ,để thực hiện tốt khách sạn cũng đã đề ra các biện pháp nhằm hoàn thành nhiệm vụ . * Các biện pháp : - Tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp thị trên tinh thần lãnh đạo của khách sạn, tổ trưởng, các tổ trực tiếp tham gia vào công tác này cho các dịch vụ của khách sạn , trong đó chú ý nhất là dịch vụ lưu trú .Tất cả các cán bộ công nhân viên của khách sạn phải có ý thức tốt công tác này ,mở rộng quan hệ liên kết với bạn hàng ,giữ được khách hàng ,mở rộng thị trường mới . - Công tác xây dựng cơ bản, khách sạn chuẩn bị đầy đủ điều kiện cần thiết khi tiến hành xây dựng cơ bản cho khách sạn trong năm đầy đủ là có thể thực hiện được . 3.1.3 Thi trường khách của khách sạn Hòa Bình. Trong thời gian qua, khách sạn Hòa Bình đã đón tiếp phục vụ rất nhiều khách đến từ các nước khác nhau trên thế giới ,ta có thể thấy rắng khách sạn Hòa Bình đã chú trọng tới việc nâng cao chấy lượng dịch vụ ,tích cực mở rộng thị trường, bên cạnh giữ vững thị trường truyền thống ,mở rộng mối quan hệ liên doanh, liên kết để nhằm tăng cường nguồn khách đến khách sạn . Để hiểu rõ đặc điểm của khách tới khách sạn chúng ta cần xem xét những vấn đề sau . 3.1.3.1 Cơ cấu khách theo phạm vị lãnh thổ Bảng 10: Cơ cấu khách theo phạm vi lãnh thổ của Khách sạn Hòa Bình - Cơ cấu về nguồn khách của khách sạn Hoà Bình Đối tượng khách Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 SL khách Tỷ lệ % SL khách Tỷ lệ % SL khách Tỷ lệ % Khách quốc tế 14353 94.62 15125 94.68 16112 94.98 Khách nội địa 816 5.38 850 5.32 851 5.02 Tổng số 15169 100 15975 100 16963 100 Qua bảng trên ta thấy đối tượng khách chủ yếu của khách sạn Hoà Bình là khách quốc tế chiếm tỷ trọng trên 90% tổng số lượt khách lưu trú tại khách sạn. Mặc dù năm 2003 có rất nhiều biến động lớn ảnh hưởng đến ngành Du lịch Việt nam nói chung và ngành kinh doanh khách sạn nói riêng như : dịch Sart (đầu năm 2003) và dịch cúm gà (cuối năm 2003) đã làm lượng khách quốc tế đến Việt nam giảm hẳn. Tuy nhiên, số lượng khách lưu trú đến khách sạn Hoà Bình vẫn khá ổn định chứng ỏ khách sạn đã kinh doanh có hiệu quả. Trong môI trường cạnh tranh hiện nay, để thu hút được khách du lịch thì khách sạn phải có các chiến lược hợp lý: chiến lược giá cả, chất lượng phục vụ, tiêu chuẩn vệ sinh sao cho phù hợp để vừa được giảm đựoc giá mà chất lượng phục vụ không giảm, văn minh trongphhục vụ không thể coi nhẹ. Nếu như khạch sạn giảm giá mà không quan tâm đến văn minh phục vụ thì không những không thu hút khách mà còn làm mất khách.Như vậy giảm giá phải đi liền với văn minh phục vụ. 3.1.3.2.Cơ cấu khách theo quốc tịch . Khách tới khách sạn Hòa Bình chủ yếu là các nước phát triển :Anh, Đức Đan Mạch , Nhật , Pháp ,nhìn chung cơ cấu khách phân theo quốc tịch ở khách sạn Hòa Bình tương đối đồng đều . Năm 1998 do hội nghị thượng đỉnh các nước nói tiếng Pháp được tổ chức tại Hà Nội thì lượng khách vào Hà Nội tăng lên , do đó khách Pháp lưu trú tại khách sạn Hòa Bình cũng tăng lên. 3.1.3.3. Cơ cấu khách theo mục đích chuyến đi Cơ cấu khách theo mục đích chuyến đi của khách sạn Hòa Bình chủ yếu là khách thương gia và công vụ từ các nước Anh , Pháp, Nhật sang kinh doanh và làm việc tại Việt Nam . Đối tượng khách này phần lớn là cán bộ ,các chuyên gia ,kỹ sư ,thương gia sang công tác , làm việc .Thời gian lưu trú bình quân của đối tương khách này dài .khả năng thanh toán cao .Do đó đặc điểm tiêu dùng của loại khách này thường là : - Thích tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng caophù hợp với mức giá họ phải trả . - Họ thích ở những phòng đầy đủ tiện nghi ,có các trang thiết bị ,đồ dùng phục vụ cho công việc của họ là liên lạc . Đặc biệt họ rất thích những khách sạn gần trung tâm có phòng họp ,dịch vụ in ấn ,nơi đỗ xe . - Về sự phục vụ thì họ yêu cầu chính xác cao trong phục vụ và thích được phục vụ chu đáo lịch sự . Do phải làm việc xa nhà trong một thời gian khá dài nên họ rất thích được sống trong bầu không khí cởi mở, thân mật, thoải mái như ở nhà . Với thị trường mục tiêu là khách công vụ ,khách sạn cần phải chú ý đi sâu tìm kỹ nhu cầu,phong tục tập quán của loại khách này để có sự phục vụ phù hợp . Nói chung , kể từ khi chuyển đổi cơ cấu kinh tế và mở cửa của nước ta, hoạt động đầu tư và kinh doanh buôn bán giữa nước ngoài với Việt Nam ngày càng tăng mạnh . Trước tình hình nhu cầu thị trường như vậy, khách sạn Hòa Bình cần phải nắm bắt nhu cầu thị trường để có phương hướng thu hút khách. Khách sạn Hòa Bình cần có các báo cáo hàng quý ,hàng năm về nhu cầu thị trường từ phiếu trưng cầu ý kiến , các phương tiện thông tin đại chúng : báo chí, tài liệu sách báo nước ngoài .Việc nghiên cứu nguồn khách cần phải hướng vào thị trường tiềm năng , nắm bắt được đói tượng cụ thể để có biện pháp khuyếch trương , quảng cáo nhằm thu hút khách đến khách sạn . Việc nghiên cứu thị trường khách phần lớn được tiến hành thông qua bộ phận lễ tân, qua quá trình tiếp xúc trực tiếp giữa nhân viên của khách sạn với khách hàng. Các thông tin thu được rất quan trọng, sát thực với thực tế nắm rõ nhu cầu của khách mà còn biết được đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ cũng như cung cách phục vụ của khách sạn . Bên cạnh các hoạt động nghiên cứu thị trường mục tiêu, cũng cần mở rộng nghiên cứu thị trường tiềm năng và một số thị trường như khách : Trung Quốc, Mĩ, Nhật, Hàn Quốc, Bắc Âu, khách sạn cần coi đây là thị trường tiềm năng trong tương lai . 3.1.4. Lợi nhuận . Trong du lịch thì yếu tố lợi nhuận rất quan trọng , tác động đến khối lượng và cơ cấu của cầu. Các nhà kinh doanh trong khách sạn đều tìm mọi cách kinh doanh sao cho có hiệu quả. Một mặt vừa thu được lợi nhuận cao ,mặt khác thu được nhiều khách đến với khách sạn của mình . Vì vậy, khách sạn Hòa Bình đã biết tận dụng những thế mạnh của mình và khai thác nó. Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của khách sạn Hòa Bình luôn quan tâm . 3.2. Giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú . 3.2.1. Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật lưu trú . Một cơ sở vật chất kỹ thuật tốt bản thân nó đã là một dịch vụ tốt ,hơn nữa nó còn giúp cho việc phục vụ của nhân viên tốt hơn . Khu vực lưu trú là khu vực phục vụ cho một nhu cầu thiết yếu của con người là nghỉ ngơi .Tuy nhiên đối tượng phục vụ ở đây là khách du lịch ,do đó nhu cầu này của họ trong quá trình đi du lịch cũng rất khác so với nhu cầu thường ngày khi diễn ra tại nơi cư trú thường xuyên của họ. Cũng là ngủ nhưng nếu diễn ra ở nơi cư trú thường xuyên của họ thì theo các diều kiện và môi trường quen thuộc , nhưng nếu diễn ra ở nơi du lịch (cụ thể là khách sạn) thì có nhiều mới lạ , do đó không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt bình thường nữa mà nó còn đáp ứng nhu cầu tâm lý .Dịch vụ lưu trú có ý nghĩa rất quan trọng trong chuyến du lịch của khách , mà chất lượng của cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ lưu trú của khách sạn với những trang thiết bị trong nó là một bộ phận cấu thành quan trọng của dịch vụ lưu trú . Do đó nếu cơ sở vật chất kỹ thuật của bộ phận lưu trú được xây dựng thiết kế đảm bảo chất lượng đồng bộ tiện nghi đáp ứng tốt nhất mọi yêu cầu của khách là đã nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú Vì vậy khi thay thế hoặc bảo dưỡng các trang thiết bị trong phòng nên trang bị đồng bô cho từng loại phòng ,cần lưu ý các trang thiết bị này phải phù hợp với các tiêu chuẩn sau: -Tiêu chuẩn trang thiết bị :Ngoài việc đầu tư về số lượng các trang thiết bị cần thiết thì cần chú ý lựa chọn kiểu dáng chủng loại các trang thiết bị sao cho phù hợp -Tiêu chuẩn thay thế :Một trang thiết bị đang hoạt động tốt cũng có thể bị khách hàng đánh giá kém , bởi lẽ trang thiết bị đó đã lỗi thời .Vì vậy tiêu chuẩn về “mốt”các trang thiết bị cũng cần được quan tâm . -Tiêu chuẩn về bảo dưỡng : Một khách hàng dù dẽ tính đến mấy cũng dễ dàng nhận ra rằng các trang thiết bị trong khách sạn không ở trạng thái hoạt động tốt. Chẳng hạn bồn tắm , bồn rửa mặt có vết bẩn ,các ổ cắm điện được lắp đặt không đúng quy cách -Tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn: thường xuyên kiểm tra công tác vệ sinh và đảm bảo an toàn trong khách sạn , điều này sẽ tạo cảm giác thoải mái cho khách khi bước chân vào khách sạn . Trong kinh doanh khách sạn thì chất lượng dịch vụ là một tiêu thúc rất quan trọng để xếp hạng.Hiện tại sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường và nhu cầu ngày càng tăng của khách, thì công tác hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú của khách sạn đã được ban giám đốc khách sạn đánh giá là công cụ hữu hiệu trong việc thu hút khách. 3.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong khâu lưu trú của Khách Sạn Hòa Bình . Trong khách sạn muốn nâng cao chất lượng phục vụ là phải tạo cho nhân viên thích ứng với cơ chế thị trường , luôn luôn coi khách hàng là “thượng đế” không kể đó là ai. Muốn vậy trước mắt khách sạn phải đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên, trang bị cho nhân viên những kiến thức mới với những kỹ năng phục vụ và kỹ năng giao tiếp phục vụ , ngoại ngữ Đối với các nhân viên trong khâu lưu trú , đây cũng là đội ngũ nhân viên quan trọng trong việc tạo ra doanh thu cho khách sạn. Ngoài trình độ nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, các nhân viên phải có phong cách phục vụ nhanh gọn nhiệt tình tuyệt đối không để khách chờ lâu . Trang phục của nhân viên phải đồng bộ, gọn gàng sạch sẽ phù hợp với công việc và phải đeo phù hiệu của khách sạn . Khách sạn Hòa Bình cần đào tạo và đào tạo lại, kết hợp với tuyển dụng theo tiêu chuẩn, khuyến khích mọi người tự học, kết hợp với đào tạo tại chỗ bằng hình thức trao đổi thử làm trong thực tế . 3.2.3. Đa dạng hoá sản phẩm lưu trú . Điều quyết định trong kinh doanh khách sạn là việc bán được tối đa các sản phẩm (dịch vụ ) hay nói cách khác là khai thác hết những khả năng hiện có, đem đến cho khách hàng sự thoả mãn và hài lòng với các dịch vụ mà khách sạn mang đến cho họ, lấp đi trong suy nghĩ những so sánh mà các dịch vụ khác khách sạn còn thiếu. Muốn làm được như vậy đòi hỏi khách sạn phải sử dụng tối đa lợi thế các dịch vụ hiện có, đồng thời nghiên cứu xác định các nhu cầu biến đổi của khách để có phương hướng mở rộng quy mô dịch vụ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách . Xuất phát từ nhu cầu đa dạng của khách du lịch và nhu cầu ngày càng cao. Khách du lịch ở khách sạn Hòa Bình chủ yếu là khách công vụ và khách thương gia sang kinh doanh và làm việc.Vì vậy khách sạn Hòa Bình có thể khai thác được khả nằng chi tiêu của khách sạn bằng cũng cố những dịch vụ đã có và tăng cường tổ chức những dịch vụ mới làm cho sản phẩm của khách sạn ngày càng phong phú và đa dạng, có thể ngoài các sản phẩm đã có trong phòng, khách sạn cũng cần phải tìm hiểu nhu cầu của đối tưọng khách. Vì khách chủ yếu sang làm ăn, công tác nên cần phải trang bị cho mỗi phòng một máy vi tính, máy phát và hoa tươi mỗi ngáy để tạo cho khách cảm giác thoả mái dễ chịu. Đáp ứng được nhu cầu của khách không chỉ thu hút khách du lịch mà còn góp phần làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và đủ sức cạnh tranh trên thương trường. 3.2.4. Quản lí chất lượng dịch vụ lưu trú. Xuất phát từ bản chất của dịch vụ du lich, vấn đề quản lí chất lượng rất khó khăn, mỗi dịch vụ thường có nhiều nhân tố và lại là nhân tố dễ phát hiện hơn. Do quá trình sản xuất và tiêu dùng của dịch vụ xảy ra đồng thời nên công tác quản lí chất lượng dịch vụ lưu trú ở doanh nghiệp cũng phải tiến hành song song. Ngoài ra việc quản lí chất lượng phải thực hiện thường xuyên liên tục nhằm phát hiện và đánh giá thực chất chất lượng dịch vụ ở khách sạn , từ đó mà có phương pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cho phù hợp. Công tác tổ chức quản lí chất lượng dịch vụ tại khách sạn Hòa Bình diễn ra thường xuyên liên tục, hàng tháng tổ trưởng của bộ phận thu thập thông tin, giám sát công việc, ghi lại đánh giá các vấn đề phát sinh sau đó trình bày lên ban giám đốc giải quyết. Trên cơ sở đó, khách sạn lựa chọn mức độ phù hợp với khách hàng mục tiêu của mình, đồng thời xác định phương hướng, lập kế hoạch nâng cao chất lượng dịch vụ để thoả mãn các khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, công tác quản lí chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Hòa Bình hiện nay còn mang nhiều yếu tố khách quan: Khách sạn chưa chú trọng đến việc thu thập thông tin từ phía khách hàng, chưa có những cuộc điều tra, phỏng vấn khách hàng một cánh có hệ thống mà chỉ thực hiện ở mức độ đơn giản : Lễ tân trao đổi và hỏi khách một số vấn đề về chất lượng dịch vụ cũng như chất lượng dịch vụ hoặc do khách tự góp ý. Những ý kiến của khách mà khách sạn thu thập chưa phong phú, mang tính khách quan. Như vậy việc quản lí chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn còn thiếu mảng thông tin từ phía khách hàng, mức chất lượng dịch vụ lưu trú khách sạn đưa ra chủ yếu dựa trên yếu tố mà khách sạn có, trong khi đó khách hàng là người phán xét chất lượng chính thức duy nhất. Bên cạnh đó, mặc dù có nhiều khó khăn về vốn nhưng khách sạn vấn chú trọng đến việc nâng cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật cải tiến các điêù kiện làn việc cho đội ngũ lao động. Tuy nhiên, quản lí chỉ tiêu này đòi hỏi phải có sự cụ thể, chính xác đồng thời phải phù hợp. Số lượng và chủng loại sản phẩm cần được xác định sao cho vừa đáp ứng được nhu cầu của khách vừa tiết kiệm được chi phí đạt hiệu quả kinh doanh. Để hoàn thành và nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ lưu trú, khách sạn cần dựa vào tiềm năng vốn có của mình, đầu tư theo hướng mở rộng số lượng, chủng loại, thoả mãn nhu cầu thực sự của khách, đem lại cho khách một cảm nhận đặc biệt khi khách nghỉ tại khách sạn. Đây sẽ là một yếu tố tạo nên sự hấp dẫn và thu hút khách, đồng thời cũng là yếu tố tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của khách sạn . 3.3. Kiến nghị những giải pháp hỗ trợ. 3.3.1. Vấn đề quản lí của khách sạn . Công tác quản lí chất lượng dịch vụ lưu trú của khách sạn Hòa Bình chưa được quan tâm theo đúng nghĩa và tầm quan trọng của nó. Nên công việc đầu tiên của khách sạn nên làm là cần có một ban quản lí gồm: + Giám đốc + Phó giám đốc + Trợ lí giám đốc + Trưởng bộ phận + Các tổ trưởng Thường xuyên theo dõi giám sát, họp định kỳ hàng tuần, hàng tháng nhằm thu thập thông tin về khách quan thông qua cáo khối, tổ các phòng để kịp thời xử lí thông tin phản hồi, kiến nghị của khách sạn, như thế nào, khả năng thoả mãn nhu cầu của khách về số lượng, chủng loại, chất lượng dịch vụ ra sao. Điều tra sự thoả mãn nhu cầu của khách hàng bằng phiếu điều tra, hỏi trực tiếp hoặc quan sát .Sau đó thu thập, xử lí và đưa ra kết luận chính xác. Công việc này từ trước tới nay chưa được chú trọng lắm, điều này là bất cập bởi muốn biết chất lượng dịch vụ cung cấp thế nào thì phải thông qua đánh giá chât lượng dịch vụ quan trọng và khách quan nhất. Hoàn thiện công tác quản lí, giảm sự cồng kềnh chồng chéo không cần thiết , giám đốc đã giao quyền kinh doanh cho phòng nào thì nên để cho trưởng phòng đố xuất hiện trên cương vị chủ quyền chứ không phải phụ thuộc , sau đó báo cáo lại công việc thực hiện cho giám đốc ,giảm sự chồng chéo trong việc ra quyết định đến tay người thực hiện một cách nhanh nhất. Để phát huy được vai trò và chức năng của từng bộ phận một cách coa nhất cần đổi mới mô hình quản lý dịch vụ như : Mô hình đổi mới quản lý dịch vụ : Giám đốc Phòng chức năng Tổ thực hiện dịch vụ Phòng tài vụ (1) (2) (3) Giám đốc công ty giám sát và quản lý hoạt động dịch vụ bảng công tác quản lý trực tiếp với phòng chức năng và phòng kế toán tài vụ . Trong các hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ hiện nay:ISO-9000, giải thưởng chất lượng Việt nam, Q-Base, hệ thống quản lý chất lượng toàn diện(TQM )…, xuất phát từ đ ặc thù kinh doanh khách sạn nói rieng và kinh doanh dịch vụ du lịch nói chung cùng với tình hình thực tế của khách sạn Hoà Bình , các nhà lãnh đạo nên lựa chọn hệ thống quản lý chất lượng toàn diện –TQM vào công việc quản lý chất lượng dịch vụ của mình. TQM đó chính là cách quản lý bao trùm mọi hoạt động kinh doanh như chính sách, ngân sách , thông tin…thông qua công cụ lập kế hạch, tổ chức lãnh đạo. Để có thể áp dụng được hệ thống quản lý chất lượng toàn diện –TQM, đòi hỏi các nhà lãnh đạo và quản lý khách sạn Hoà Bình cần quan tâm tới nhiều yếu tố, trước mắt đòi hỏi khách sạn cần quan tâm tới việc hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức thực hiện dịch vụ, nâng cao trình độ đội ngũ lao động, phát triển nguòn tài chính. 3.3.2. Lương, thưởng cho người lao động . Con người là yếu tố vô cùng quan trọng trongxã hội nói chung và trong từng doanh nghiệp nói riêng. Con người luôn luôn vận động ,từ trình độ tay nghề,yếu tố tâm lý đến tinh thần trá ch nhiệm của người tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng .Do đó muốn có sản phẩm chất lượng cao phải có biện pháp quản lý chặt chẽ, phù hợp .Muốn nâng cao được chất lượng là phải tạo cho cán bộ công nhân viên ý thức trách nhiệm kỷ luật, kỷ cương trong khách sạn. Kết hợp với đó là biện pháp khuyến khích bằng kinh tế kích thích người lao động làm việc có năng suất và chất lượng cao, thưởng phạt liêm minh. Loại bỏ những người không đủ khả năng,đồng thời cũng góp phấn tạo cơ hội cho những người giỏi có cơ hội. Trên cơ sở kết quả của việc đánh giá lao động ,khách sạn cần có chính sách khen thưởng hợp lý . Việc khen thưởng phải chi tiết cụ thể và kịp thời ,tránh tình trạng “đánh đồng” tất cả , chỉ căn cứ vào kết quả kinh doanh của khách sạn . Tuy nhiên cần chú ý tránh tình trạng như một số doanh ngiệp nước ngoài sử dụng hình thức kỹ luật một cách quá mức gây làm phản tác dụng,gây nên sự chống đối từ nhân viên không có lợi cho sự phát triển của khách sạn . Thực hiện các quy định lên lương , thi tay nghề để nâng lương cho công nhân kỹ thuật , xây dựng các hệ số lương trách nhiệm hợp lý đảm bảo bù đắp chi phí , và đảm bảo công bằng cho người lao độmg . Mặc dù đã có những nỗ lực nhất định nhưng có thể thấy rõ rằng điều kiện lao động của nhân viên lao động của khách sạn chưa tốt . Điều này ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh khách sạn . Thời gian tới khách sạn cần cải thiện điều kiện lao động trên các mặt: -Đảm bảo trang phục đồng bộ ,đẹp,vệ sinh và bền. -Đản bảo các tiêu chuẩn bảo hộ lao động .Ví dụ khẩu trang ở bộ phận lau hút bụi, găng tay ở bộ phận giặt là . Về công tác tiền lương , đây là số tiền cần thiết để nhân viên có thể tái sản xuất sức lao động mở rộng . Đảm bảo cho họ và gia đình họ có được cuộc sống ổn định tiền lương cũng là một công cụ lao động của các nhà quản lý dùng để quản lý người lao động . Do khách sạn là một doanh nghiệp nhà nước nên chính sách trả lương vẫn theo chế độ trả lương theo hệ số . Chính sách này có mặt tích cực vì nó khuyến khích cán bộ làm lâu năm ở khách sạn. Nhưng nó bộc lộ rõ nhược điểm của cơ chế thị trường. Cạnh tranh găy gắt đòi hỏi khách sạn không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao chất lượng nhân viên .Do đặc điểm của ngàmh kinh doanh khách sạn, lực lượng trẻ đóng vai trò chủ chốt .Trong thực tế những nhân viên mới , mặc dù có trình độ nhưng vẫn không được hưởng lương cao. Để khắc phục tình trạng, khách sạn đảm bảo mức thu nhập cao cho những nhân viên trẻ, làm việc hiệu quả bằng hình thức thưởng đột xuất, nâng cao mức lương cho công việc . Bên cạnh đó ,để tăng sự gắn bó giữa nhân viên với khách sạn ,khách sạn cần quan tâm hơn nữa đến đời sống tinh thần ,vật chất của nhân viên như tổ chức thăm hỏi khi bị ốm , gia đình nhân viên khi có việc ,có phần thưởng cho con nhân viên trong khách sạn đạt học sinh tiên tiến ,học sinh giỏi hàng năm làm cho nhân viê cảm thấy được coi trọng phấn khởi tăng thêm lòng nhiệt tình yêu nghề trong mỗi người,khuyến khích họ làm việc và đóng góp nhiều hơn cho khách sạn . 3.3.3. Khai thác khách. Như chúng ta đã biết, kinh doanh khách sạn là để phục vụ cho khách du lịch . Khách là một vấn đề sống còn của khác sạn.Vì vậy để khách sạn đứng vững trên thị trường các nhà doanh nghiệp cần phải biết khai thác nguồn khách tiềm năng . Việt Nam nằm trong khu vực mà thị trường du lịch Quốc tế đang sôi động với các “cường quốc du lịch”,như ở Trung Quốc, Singapore,Thái lan, Malaysia.Muốn chen chân vào thị trường khu vực và thế giới cần phải hội nhập , hợp tác các nước trong khu vực.Thị trường du lịch Việt Nam là thị trường đầy triển vọng nhưng thị phần của Việt nam trong thị phần khu vựcvà thế giới còn rất nhỏ bé và khiêm tốn .Vì vậy muốn phân tích du lịch Việt Nam cũng như khi đề ra biện pháp thăm dò khai thác chiếm lĩnh thị trường phải đặt ra trong mối quan hệ tổng thể thị trườngchung thế giới và khu vực .ngoài ra do đời sống được cải thiện dân trí được nâng cao nên nhu cầu du lịch đang tăng lên nhất là nhu cầu du lịch giữa các vùng trong nước.Vì vậy khách sạn cần phải quan tâm đến thị trương du lịch nội địa rộng lớn với thị trường quốc tế bị động với sức mua tăng lên. Những năm gần đây khách nước ngoài vào Việt Nam tham quan du lịch ,tìm hiểu cơ hội đầu tư , kinh doanh buôn bán và việt kiều về thăm quê hương với nhiều mục đích ngày càng nhiều, nhân dân đi du lịch trong nước tăng đã đem lại nguồn thu lớn. Nhìn chung ,thế mạnh của thị trường du lịch Việt Nam vẫn còn ở dạng tiềm năng, sản phấm du lịch còn nghèo , chất lượng du lịch chưa cao đã làm giảm sức lao động của cung trong thị trương du lịch Việt Nam. Đặc biệt đáng chú ý là sự mất cân đối giữa cung và cầu cả về số lương chất lượng và sự phân bố trên địa bàn. Kể từ khi chuyển đổi kinh tế và mở cửa của nước ta ,hoạt động đầu tư và kinh doanh buôn bán giữa nước ngoài và Việt nam ngày càng tăng mạnh ,trước tình hình nhu cầu thị trường như vậy , Khách sạn Hòa Bình cần có các báo cáo hàng tháng , quý ,năm và nhu cầu thị trường từ các phiếu trưng cầu ý kiến , các phương tiện thông tin đại chúng.Việc nghiên cứu nguồn khách cần phải hướng vào thị trường tiềm năng,nắm bắt được đối tượng cụ thểđể có biện pháp khuyếch trương, quảng cáo nhằm thu hút họ đến với khách sạn . Ngoài việc nghiên cứu thị trường khách ra, khách sạn Hòa Bình phải nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh của mình, đặc biệt là những khách sạn có cùng quy mô, cùng đối tượng khách , xem xét điểm mạnh, điểm yếu từ đó có biện pháp khắc phục . Trong quá trình hoạt động của mình khách sạn Hòa Bình luôn coi trọng vấn đề thu hút khách cũng như khai thác thị trường khách . Công tác nghiên cứu khách hàng ở đây ngoài việc tập trung vào nghiên cứu thị trường khách quen thuôc đã đến khách sạn như Anh,Pháp,Nhật,Đan Mạch;đối tượng khách này chủ yếu là khách công vụ .khách du lịch cao cấp ,có khả năng thanh toán cao, họ phần lớn là cán bộ ,các thương gia , kỹ sư, thương gia,sang công tác làm việc .Tuy nhiên số lượng khách này ngày càng hạn chế do phải cạnh tranh gay gắt của các khách sạn cùng loại hạng, và các khách sạn có loại hạng cao hơn trong khu vực cũng như trên địa bàn Hà Nội. Với thị trường mục tiêu là khách công vụ, khách sạn cần phải mở rộng thị trường mục tiêu sang cả các đối tượng khách có khả năng chi tiêu trung bình,khách đi lẻ.Trong một hai năm trở lại đây thị trường khách Trung Quốc phát triển khá mạnh khách sạn cũng có thể tập trung vào khai thị trường khách này . Sau đâylà một số kiến nghị nhằm tăng cường thu hút khách: -Nghiên cứu thị trường , xác định thị trường tiềm năng. -xây dựng chiến lược kinh doanh và chiến lược Marketing cụ thể . -Đa dạng hoá sản phẩm. -Nâng cao chất lượng phục vụ . Có chính sách giá , hoa hồng với từng đối tượng khách , tăng cường hợp tác tốt với các đại lý du lịch, các hãng hàng không trong nước và quốc tế KẾT LUẬN Khách sạn là một tổ chức doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân chuyên phục vụ kinh doanh lữ hành ở nước ta trong những năm qua luôn gặp những khó khăn do cơ chế thị trường có nhiều biến động . Để tạo ra sự hấp dẫn với du khách các sản phẩm du lịch Việt Nam phải không ngừng được đổi mới và khai thác triệt để, giữ gìn những giá trị tài nguyên du lịch một yếu tố không kém phần quan trọng nhằm thu hút khách là chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên trong ngành với phong cách phục vụ chu đáo, nhiệt tình kính trọng khách . Đồng thời không ngừng cải tiến về thứ hạng, chất lượng phục vụ. Muốn hoạt động tốt, tồn tại và phát triển nhiệm vụ chính của khách sạn là phải thu hút được nhiều khách đến với cơ sở mình để tiêu thụ sản phẩm. Với những đặc điểm và vị trí thuận lợi của nước ta trong việc tổ chức hoạt động kinh doanh khách sạn và du lịch. Với cảnh quan thiên nhiên và môi trường đẹp tạo sự hấp dẫn đối với du khách tài sản cố định trong và ngoài nước. Để có được vị trí của mình đối với khách quán tế thì cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn đã được chú trọng đầu tư tài sản cố định trang thiết bị, nâng cấp các quy trình sản xuất phục vụ ngày 1 khoa học hiện đại. Phương thức phục vụ được nâng cao, trình độ ngoại ngữ trong khách sạn ngày càng được quan tâm và đào tạo theo đúng tiêu chuẩn để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi cao của khách sạn. Tuy nhiên trong những năm tới để đảm bảo thu hút khách nhiều hơn đòi hỏi các khách sạn phải không ngừng đầu tư và nâng cấp đồng bộ, quy trình phục vụ của từng khâu, cần cải tiến hoàn thiện các dịch vụ, hàng hoá và dịch vụ bổ sung trong khách sạn. Đồng thời đi đôi với việc tuyên truyền quảng cáo, mở rộng thêm các dịch vụ với chất lượng cao về chuyên môn cũng như phong cách phục vụ ngày càng cao nhằm đem lại hiệu quả và sự thu hút khách ngày càng đông. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS.Nguyễn Nguyên Hồng, ThS.Hà Văn Sự, Bài giảng kinh tế khách sạn du lịch, Trường Đại học Thương mại. 2. TS.Phạm Xuân Hậu, Quản trị chất lượng dịch vụ khách sạn du lịch, Trường Đại học Thương mại. 3. TS,Nguyễn Trọng Đặng, TS.Nguyễn Doãn Thị Liễu, ThS.Vũ Đức Minh, TS.Trần Thị Phùng "Quản trị doanh nghiệp Khách sạn Du lịch" NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội. 4. Các tài liệu của Khách sạn Hòa Bình 5. Tạp chí du lịch và một số luận văn khoá 32,33,34 Trường Đại học Thương mại. 6. TS. Nguyễn Trọng Đặng "Quản trị nhà hàng khách sạn du lịch" MỤC LỤC TRANG I. Lời nói đầu 1 Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh lưu trú trong kinh doanh Khách sạn 3 A. Linh doanh Khách sạn và các loại hình dịch vụ trong kinh doanh khách sạn 3 1. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh Khách sạn 3 1.1. Kinh doanh Khách sạn 3 1.2. Khái niệm Khách sạn 4 1.3. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh Khách sạn 6 1.4. Lý luận cơ bản về tổ chức hoạt động 7 1.4.1. Lý luận cơ bản về tổ chức hoạt động kinh doanh lưu trú của Khách sạn 7 1.4.1.1. Quan niệm về tổ chức các hoạt động kinh doanh lưu trú trong Khách sạn 7 1.4.1.2. Đặc trưng chất lượng hoạt động kinh doanh lưu trú trong Khách sạn 9 1.5. Hiệu quả kinh doanh Khách sạn 11 1.5.1. Khái niệm, hiệu quả - Hiệu quả kinh tế - Hiệu quả xã hội - Hiệu quả kinh doanh 11 1.5.2. Hiệu quả 11 1.5.3. Hiệu quả kinh tế 12 1.5.4. Hiệu quả xã hội 12 1.5.5. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 12 1.5.6. Hiệu quả kinh doanh Khách sạn 13 1.6. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh lưu trú 13 1.6.1. Sự đa dạng của sản phẩm và chất lượng 14 1.6.2. Chất lượng của cơ sở vật chất 14 1.6.3. Chất lượng của đội ngũ lao động 15 1.6.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh lưu trú 15 1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh lưu trú trong Khách sạn 17 1.7.1. Nhóm nhân tố chủ quan 17 1.7.2. Nhóm nhân tố khách quan 18 1.8. Ý nghĩa của việc tổ chức tốt hoạt động kinh doanh lưu trú 20 Chương II: Thực trạng về chất lượng dịch vụ lưu trú tại Khách sạn Hoà Bình 22 2.1. Giới thiệu một vài nét cơ bản về Khách sạn Hoà Bình 22 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Khách sạn 22 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Khách sạn Hoà Bìnhq 23 2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Khách sạn Hoà Bình 25 2.1.4. Một số nét cơ bản về tình hình hoạt động kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh 26 2.2. Thực trạng lưu trú tại Khách sạn Hoà Bình 38 2.2.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật 38 2.2.2. Chất lượng đội ngũ lao động trong bộ phận lưu trú 40 2.2.3. Tính đa dạng phong phú của dịch vụ lưu trú 42 2.2.4. Đánh giá chất lượng kinh doanh lưu trú tại Khách sạn Hoà Bình 44 Chương III: Phương hướng giải pháp để nâng cao hoạt động kinh doanh lưu trú tại Khách sạn Hoà Bình 47 3.1. Phương hướng phát triển và mục tiêu 47 3.1.1. Xu hướng phát triển của hệ thống du lịch Khách sạn 47 3.1.2. Định hướng của Khách sạn Hoà Bình 48 3.1.3. Thị trường khách của Khách sạn Hoà Bình 53 3.1.3.1. Cơ cấu khách theo phạm vi lãnh thổ 53 3.1.3.2. Cơ cấu khách theo quốc tịch 54 3.1.3.3. Cơ cấu khách theo mục đích chuyến đi 54 3.2. Giải pháp để nâng cao chất lượng lưu trú 56 3.2.1. Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật lưu trú 56 3.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong khâu lưu trú của Khách sạn Hoà Bình 57 3.2.3. Đa dạng hoá sản phẩm lưu trú 58 3.2.4. Quản lý chất lượng dịch vụ lưu trú 59 3.3. Kiến nghị những giải pháp hỗ trợ 60 3.3.1. Vấn đề quản lý của Khách sạn 60 3.3.2. Lương, thưởng cho người lao động 62 3.3.3. Khai thác khách 64 Kết luận 67 XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxDL01.docx
Tài liệu liên quan