Đề tài Thực trạng hệ thống tài chính với việc phân tích Báo cáo tình hình tài chính tại công ty xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt (virasimex)

Tài liệu Đề tài Thực trạng hệ thống tài chính với việc phân tích Báo cáo tình hình tài chính tại công ty xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt (virasimex): Mục lục Chương 1: Thực trạng hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại Công ty Xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt (Virasimex) 1.1 Tổng quan về Công ty Xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt (Virasimex) 1.1.1 Quá trình hình thành, chức năng nhiệm vụ của Công ty Xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt (Virasimex) Công ty Xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt có tên giao dịch quốc tế là: “Vietnam Railway import-Export and Supply Material Equipment Company”, viết tắt là Virasimex. Công ty trực thuộc Liên hiệp Đường sắt Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 1343 QĐ/TCCB-LĐ ngày 08/08/1989 của Bộ Giao thông vận tải trên cơ sở công ty cung ứng vật tư Đường Sắt, trụ sở chính 132 Lê Duẩn, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội. Công ty Xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt là một tổ chức doanh nghiệp nhà nước, trực tiếp sản xuất kinh doanh, hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có...

doc94 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1046 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thực trạng hệ thống tài chính với việc phân tích Báo cáo tình hình tài chính tại công ty xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt (virasimex), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Chương 1: Thực trạng hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại Công ty Xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt (Virasimex) 1.1 Tổng quan về Công ty Xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt (Virasimex) 1.1.1 Quá trình hình thành, chức năng nhiệm vụ của Công ty Xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt (Virasimex) Công ty Xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt có tên giao dịch quốc tế là: “Vietnam Railway import-Export and Supply Material Equipment Company”, viết tắt là Virasimex. Công ty trực thuộc Liên hiệp Đường sắt Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 1343 QĐ/TCCB-LĐ ngày 08/08/1989 của Bộ Giao thông vận tải trên cơ sở công ty cung ứng vật tư Đường Sắt, trụ sở chính 132 Lê Duẩn, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội. Công ty Xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt là một tổ chức doanh nghiệp nhà nước, trực tiếp sản xuất kinh doanh, hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có tài khoản tại Ngân hàng. Sau khi hoà bình lập lại ở miền Bắc (02/07/1954), Đảng và Nhà nước chủ trương khôi phục kinh tế và hình thành đẩy mạnh hoạt động các tuyến đường sắt. Bộ máy quản lý của ngành đường sắt được hình thành, trong đó có bộ phận lo vật tư đường sắt. Một số cán bộ từ vùng kháng chiến, ở xưởng công binh chiến khu, công nhân hoả xa cũ tập hợp lại vào tháng 9/1954 ở Phố Cò, Thái Nguyên do đồng chí Nguyễn Chấn phụ trách. Bước đầu lo tổ chức và bắt tay vào việc thu thập, thu mua vật tư đường sắt, tiếp nhận hàng Nhà nước cấp phát để phục vụ ngay cho các công trình khôi phục đường sắt Hà Nội-Mục Nam Quan dài 165km. Cuối năm 1955, sát nhập với Ban Vật tư Bộ Giao thông công chính đóng ở thị xã Bắc Giang và trở thành đầu mối lo vật tư cho ngành. Do yêu cầu nhiệm vụ ngày càng to lớn, ngày 06/04/1955, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập Tổng cục Đường sắt, chính thức hoá bộ máy quản lý của Tổng cục Đường sắt (chỉ thị số 505/TTG do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký). Tổng cục Đường sắt có 13 Cục, Ban, Phòng, Ty. Trong đó, Cục vật liệu do đồng chí Nguyễn Chấn là Cục trưởng. Đó là tiền thân hình thành hệ vật tư đường sắt cho đến nay. Cục vật liệu và sau đó gọi là Phòng vật tư đường sắt hoạt động liên tục từ năm 1955 đến năm 1966 thì đổi thành Cục vật tư, lúc đầu đóng trụ sở tại 53 Hàng Buồm, sau chuyển sang 21D Hàng Bài-Hà Nội. Do đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, cơ quan sơ tán lên Đông Chi, ngoại thành Hà Nội. Đến năm 1970 chuyển về 132 Đường Nam Bộ, nay là đường Lê Duẩn-Hà Nội. Đến năm 1993, Tổng cục giải thể Ban vật tư thiết bị đường sắt, giải thể Xí nghiệp vật tư i và thành lập Công ty cung ứng vật tư đường sắt, sau đó chuyển giao 2 Xí nghiệp vật tư Đà Nẵng và Sài Gòn vào sinh hoạt với Liên hiệp Đường Sắt ii và Liên hiệp Đường Sắt iiI cho đến nay. Nhận thức được yêu cầu của ngành thời kỳ đổi mới, từ tháng 9/1998 Công ty cung ứng vật tư Đường Sắt được Nhà nước, Bộ Giao thông vận tải và ngành Đường Sắt cho phép làm công tác xuất khẩu, từ đó mang tên Công ty Xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt, là một trong những doanh nghiệp trong hệ vật tư của ngành thực hiện chức năng nhiệm vụ xuất khẩu lao động của ngành Đường Sắt. Công ty Xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt có 11 đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, bao gồm: Xí nghiệp vật tư Đường Sắt Đông Anh Xí nghiệp vật tư Đường Sắt Hà Nội Xí nghiệp cơ khí Đông Anh Xí nghiệp vật tư Đường Sắt Vĩnh Phúc Xí nghiệp vật tư Đường Sắt Thanh Hoá Xí nghiệp vật tư Đường Sắt Vinh Và các chi nhánh Hải Phòng, Lạng Sơn, Lào Cai, Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty may cổ phần đường sắt 21-10. Trong suốt thời gian hoạt động theo cơ chế tập trung quản lý vật tư, công ty đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, phục vụ kịp thời đầy đủ cho sản xuất vận tải và bảo đảm giao thông cho thời chiến, trên 30 năm đều hoàn thành và đạt mức kế hoạch từ 100% trở lên, quản lý tốt vật tư hàng hoá, giữ gìn vẹn toàn tài sản của ngành. Công ty có nhiệm vụ: -Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị phụ tùng cho ngành sản xuất công nghiệp, xây dựng công trình và vận tải ngành Đường Sắt -Sản xuất và gia công, tổ chức cung ứng các loại vật tư thiết bị phụ tùng Đường Sắt -Sản xuất tà vẹt và sản phẩm phục vụ ngành Đường Sắt -Tạm nhập, tái xuất và chuyển khẩu hàng hoá, kinh doanh hàng hoá tiêu dùng và thực phẩm phục vụ khách hàng. 1.1.2 Đặc điểm của sản phẩm và hoạt động kinh doanh của Công ty Xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt (Virasimex) Công ty Xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu vật tư thiết bị đường sắt vì vậy khách hàng là các đơn vị, công ty, xí nghiệp hoạt động trong ngành Đường Sắt. Sản phẩm của công ty mang tính chất chuyên dùng, không phổ biến như tà vẹt bê tông, tà vẹt gỗ, ray, cóc, kiện…. Sản phẩm mang tính đặc thù trong ngành vận tải đường sắt, phục vụ cho hạ tầng cơ sở: đường, hầm… và thượng tầng kiến trúc đường sắt: toa xe, đầu máy… Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty là: -Đầu máy toa xe -Ray và phụ kiện đường -Phụ tùng đầu máy toa xe, thiết bị xếp dỡ -Bogie xe hàng, các vật tư thiết bị khác… Ngoài ra còn có các mặt hàng khác nhập khẩu uỷ thác ngoài ngành như xe máy, thạch cao. Ngành Đường Sắt đa dạng và phức tạp cho nên quy cách và chủng loại sản phẩm vật tư rất đa dạng và phức tạp, riêng đầu máy và toa xe có khoảng 5700 loại vật tư. Chính vì vậy, Công ty đã phân nhóm các mặt hàng, hình thành nên các kho vật tư chuyên dùng như kho Diezen, kho gỗ, kho đầu máy TU7E, kho đầu máy TU5E, kho thông tin tín hiệu. Các thị trường nước ngoài mà công ty quan hệ xuất khẩu là: Trung Quốc, Bỉ, ấn Độ, Hồng Kông, Đài Loan, Tiệp Khắc, Rumani, Pháp, Đức…. Khách hàng của công ty là: -Liên hiệp Đường Sắt i, ii, iii -Các xí nghiệp đầu máy trên toàn tuyến, các nhà ga xe lửa -Các đơn vị trong và ngoài ngành 1.1.3 Đặc điểm quản lý tài chính của Công ty Xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt (Virasimex) Cơ cấu của Công ty Xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt trong Liên hiệp Đường Sắt Việt Nam như sau: Sơ đồ 1.1 : Cơ cấu tổ chức của Công ty Xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt (Virasimex) trong Liên hiệp Đường Sắt Việt Nam Liên hiệp Đường Sắt Việt Nam Liên hiệp Đường Sắt I Công ty xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị Đường Sắt Liên hiệp Đường Sắt II Liên hiệp Đường Sắt III Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty Xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt (Virasimex) Công ty áp dụng hình thức ghi sổ: Chứng từ - Ghi sổ Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán: Phòng Kế toán - Tài chính của công ty nhìn chung thực hiện tốt các chức năng như : Tổ chức hạch toán kế toán theo hệ thống sổ sách kế toán do Nhà nước qui định, lập báo cáo tài chính và quyết toán định kỳ cũng như đột xuất cho cấp trên khi cần; lập kế hoạch thu, chi tài chính; tổng hợp tình hình kinh doanh, phân tích hoạt động kinh tế nhằm báo cáo kịp thời cho lãnh đạo điều hành kinh doanh; giải quyết các chế độ lương, thưởng... cho người lao động, tổ chức ghi chép, hạch toán đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.... Xuất phát từ các chức năng chính của phòng Kế toán - Tài chính, chức năng nhiệm vụ của từng người như sau: - Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm quản lý tài chính và tổ chức công tác kế toán, bộ máy kế toán của toàn công ty. Ngoài ra, kế toán trưởng còn chịu trách nhiệm kiểm tra các công việc hạch toán hàng ngày, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, thể lệ kế toán, hướng dẫn nhân viên kế toán trong việc thực hiện các chính sách.... theo qui định của Nhà nước. - Phó Trưởng phòng Kế toán - Tài chính: Giúp việc cho Kế toán trưởng, thực hiện phần hành kế toán tổng hợp (Lập bảng cân đối tài khoản, lập các báo cáo tài chính, lập các báo cáo thuế), chịu trách nhiệm kiểm tra tình hình tài chính của các Chi nhánh trực thuộc công ty, tổ chức hạch toán kế toán và quản lý tài chính toàn công ty. - Kế toán tài sản cố định: chuyên theo dõi và hạch toán tình hình tăng giảm tài sản cố định của toàn công ty. - Kế toán công cụ dụng cụ, vật liệu: Theo dõi và hạch toán kế toán phần hành có liên quan đến công cụ, dụng cụ, vật liệu. -- Kế toán hàng hoá: Theo dõi và hạch toán kế toán phần hành có liên quan đến hàng hoá. - Kế toán thanh toán thu chi tiền mặt: Theo dõi và hạch toán kế toán các phần hành có liên quan đến tiền mặt và việc thanh toán của công ty. - Kế toán công nợ: theo dõi tình hình công nợ của công ty, đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ với các cơ quan hữu quan. - Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm bảo quản tiền an toàn, đầy đủ. Phải chịu trách nhiệm về mọi trường hợp gây thất thoát, nếu hậu quả nghiêm trọng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt (Virasimex) Kế toán trưởng Phó Trưởng Phòng Kế toán Kế toán TSCĐ Kế toán CCDC, vật liệu Kế toán hàng hoá Kế toán thanh toán, thu chi tiền mặt Kế toán công nợ Thủ quỹ 1.2 Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp của Việt Nam Dựa vào lịch sử phát triển của chế độ kế toán gắn liền với cơ chế quản lý kinh tế trong từng thời kỳ, có thể chia quá trình phát triển của hệ thống báo cáo kế toán các doanh nghiệp thành 3 thời kỳ như sau: 1.2.1 Thời kỳ quản lý theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung (từ năm 1986 trở về trước) Trong thời kỳ này, Nhà nước thực hiện việc quản lý kinh tế thông qua một hệ thống chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh. Và do phải điều hành trực tiếp việ thực hiện hệ thống chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh ở các đơn vị kinh tế, nên Nhà nước cần phải có một khối lượng lớn về thông tin tài chính, nhằm có thể can thiệp thường xuyên vào các hoạt động của các đơn vị kinh tế cơ sở. ứng với giai đoạn này, Hội đồng chính phủ đã ban hành hệ thống báo cáo kế toán theo quyết định số 233-CP ngày 1/12/1970, bao gồm 13 báo biểu: -Bảng tổng kết tài sản (23CN) -Tăng giảm tài sản cố định và quỹ khấu hao (24CN) -Tăng giảm nguồn vốn cơ bản (25CN) -Chi phí phục vụ và quản lý sản xuất (26CN) -Chi phí sản xuất theo yếu tố (27CN) -Giá thành sản phẩm so sánh được và toàn bộ sản phẩm theo khoản mục (28CN) -Giá thành đơn vị các loại sản phẩm chủ yếu (29CN) -Những nhân tố làm tăng giảm giá thành (30CN) -Tiêu thụ (31CN) -Lãi, lỗ và khoản thanh toán với ngân sách (32CN) -Tăng giảm quỹ xí nghiệp (33CN) -Thu chi tiền mặt (34CN) -Công nợ phải thanh toán (35CN) Để phù hợp với sự vận động khách quan của nền kinh tế, cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung đã có những thay đổi nhất định. Quyết định của Chính phủ số 25-CP ngày 21/1/1981 đã đưa ra một số chủ trương và biện pháp nhằm phát huy quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền chủ động tài chính của các doanh nghiệp quốc doanh. Đứng trước sự thay đổi của cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước, hệ thống báo cáo kế toán cũng phải có những thay đổi thích ứng với nhu cầu thông tin của các cơ quan quản lý Nhà nước. Từ đó đã ra đời chế độ báo cáo thống kê-kế toán định kỳ do Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê ban hành theo quyết định số 13-TCKT/PPCĐ ngày 13/1/1986, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác kế hoạch hoá và công tác quản lý kinh tế của Nhà nước trong giai đoạn này. Hệ thống chế độ báo cáo định kỳ nói trên bao gồm 21 báo biểu, trong đó có 9 biểu thuộc lĩnh vực kế toán. Như vậy, so với hệ thống báo cáo kế toán ban hành năm 1970 đã giảm đi 4 biểu (bỏ 5 biểu cũ và thêm 1 biểu mới về xây dựng cơ bản), một số chỉ tiêu trên các báo biểu kế toán cũng được giảm bớt. 1.2.2 Thời kỳ chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường (từ năm 1987-1994) đại hội VI của đảng cộng sản Việt nam đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình đổi mới ở nước ta, chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nghị quyết Hội nghị trung ương 3 khoá VI năm 1987 đã nêu:”Phải thực hiện chế độ tự chủ sản xuất kinh doanh đối với các đơn vị cơ sở… đi đôi với việc đổi mới một bước về chính sách, phương thức hoạt động và tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước nhằm tạo môi trường kinh doanh cho các đơn vị kinh tế cơ sở”. Quyết định 217/HĐBT ngày 14/11/1987 đã xác định lại chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước. Trong thời kỳ này Nhà nước ban hành đồng bộ các chính sách kinh tế vĩ mô theo hướng đổi mới, xoá bỏ các khoản bao cấp, phân phối hiện vật, hạn chế cấp phát vốn qua Ngân sách và thực hiện việc giao vốn cho các doanh nghiệp. Trước tình hình trên, hệ thống báo cáo kế toán ban hành năm 1986 đã không còn phù hợp, và hệ thống báo cáo kế toán mới lại ra đời vào ngày 18/4/1990 theo quyết định số 224-TC/CĐKT của Bộ trưởng Bộ tài chính. Hệ thống báo cáo kế toán kỳ này chỉ bao gồm 4 báo biểu: -Bảng tổng kết tài sản (01/BCKT) -Kết quả kinh doanh (02/BCKT) -Chi phí sản xuất theo yếu tố (03/BCKT) -Bảng giải trình về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (04/BCKT) Như vậy so với hệ thống báo cáo kế toán ban hành năm 1986, hệ thống báo cáo kế toán kỳ này giảm bớt 5 biểu (tăng 1 biểu, giảm 6 biểu), giảm bớt số lượng các chỉ tiêu trên báo cáo. 1.2.3 Thời kỳ nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường (từ năm 1995 đến nay) Trong thời kỳ này đã thực hiện công cuộc cải cách chế độ kế toán, kết quả là đã ra đời hệ thống chế độ kế toán theo quyết định 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995, trong đó có hệ thống báo cáo tài chính. Như vậy, báo cáo kế toán định kỳ được gọi tên chính thức là báo cáo tài chính. Hệ thống báo cáo tài chính ra đời đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới công tác quản lý kinh tế ở nưóc ta trong giai đoạn mới, đồng thời cũng đảm bảo sự phù hợp nhất định với thông lệ là chuẩn mực kế toán quốc tế. Theo quyết định 1141/TC/QĐ/CĐKT, hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp bao gồm biểu mẫu là: -Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN) -Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DN) -Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN) -Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN) Mặc dù tổng số báo biểu không thay đổi so với báo cáo kế toán ban hành năm 1990, nhưng thực chất đã có những thay đổi rất lớn về nội dung và cách trình bày các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính. Kết cấu của các báo cáo đã đơn giản, rõ ràng hơn nhiều. Tuy vậy, đứng trước sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường, chế độ báo cáo này đã sớm bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Các chỉ tiêu phản ánh dù đã đơn giản hơn nhiều so với trước nhung vẫn còn phức tạp, trật tự sắp xếp các chỉ tiêu chưa hợp lý, khoa học… Chính vì vậy, chế độ kế toán vẫn cần phải tiếp tục được nghiên cứ hoàn thiện hơn. Trước tình hình đó đã ra đời chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp theo quyết định số 167/2000/QĐ/BTC. Hệ thống biểu mẫu báo cáo đã bước đầu được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế, phù hợp với tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, có nhiều ưu điểm cả về nội dung và hình thức, khắc phục được phần lớn các nhược điểm của các chế độ báo các trước. Số lượng báo cáo kế toán giảm đáng kể, việc lập và xét duyệt báo cáo được đơn giản, ít tốn kém về công sức và thời gian. Tuy vậy, hệ thống báo cáo tài chính vẫn còn quá chi tiết và thuộc phạm vi của báo cáo quản trị, các chỉ tiêu phản ánh trong từng báo cáo mặc dù có sự sắp xếp lại nhưng vẫn chưa thật hợp lý và không nhất quán, cách tính toán chỉ tiêu chưa thật chính xác, nhiều biểu mẫu vẫn còn quá cồng kềnh, phức tạp, không phù hợp với trình độ thực tiễn Việt Nam nên doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc lập báo cáo…Vì vậy, tiếp tục không ngừng bổ sung và hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp là công việc cần thiết. 1.3 Hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại Công ty Xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt (Virasimex) 1.3.1 Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty Xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt (Virasimex) Hiện nay, trên cơ sở chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính, công ty thực hiện việc lập báo cáo tài chính gồm 03 biểu mẫu báo cáo: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính. Đối với Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có một số đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc lập nhưng chưa đồng bộ nên công ty chưa có cơ sở để lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho toàn bộ công ty. Hàng năm, cuối niên độ kế toán, từng đơn vị thành viên của Công ty Xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt lập các báo cáo tài chính theo quy định đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và nộp cho Phòng Kế toán-Tài chính của công ty. Phòng Kế toán-Tài chính của công ty xem xét kiểm tra, rà soát, thực hiện khấu trừ nội bộ đối với những phần việc mà công ty đã chi hộ cho các đơn vị thành viên và lập báo cáo tài chính hợp nhất cho toàn bộ công ty. Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty được lập trên cơ sở kết hợp theo từng chỉ tiêu, bằng cách cộng các chỉ tiêu lại với nhau theo từng loại tài sản lưu động, tài sản cố định, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí, thu nhập của báo cáo tài chính của các đơn vị thành viên. Hằng năm, việc lập báo cáo tài chính của công ty được thực hiện nghiêm túc và kịp thời. Phòng Kế toán-Tài chính của công ty thực hiện tốt việc đôn đốc các đơn vị thành viên lập và trình báo cáo tài chính đúng hạn theo quy định. Công ty cũng thường xuyên tổ chức công tác kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh những sai sót, những tồn tại trong công tác kế toán tài chính, đảm bảo số liệu phục vụ công tác lập báo cáo tài chính được chính xác. 1.3.2 Thực trạng phân tích tình hình tài chính tại Công ty Xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt (Virasimex) Việc phân tích tình hình tài chính tại Công ty Xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt (Virasimex) mới chỉ tiến hành đánh giá một số chỉ tiêu cơ bản để phục vụ thông tin cho các nhà quản lý, ngân hàng, cơ quan quản lý Nhà nước và cấp trên. Công tác phân tích chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh các chỉ tiêu cơ bản được tính toán qua báo cáo tài chính và được thể hiện trên bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Việc phân tích tình hình tài chính tại Công ty Xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt (Virasimex) được tiến hành qua các mặt sau: 1.3.2.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính Trong việc phân tích khái quát tình hình tài chính, công ty Xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt (Virasimex) đã thực hiện xác định việc tăng, giảm của tổng tài sản, nguồn vốn và từng loại tài sản, nguồn vốn cụ thể, so sánh mức tăng, giảm của tổng tài sản, nguồn vốn bằng số tuyệt đối và số tương đối giữa đầu năm và cuối kỳ, có các nhận xét về quy mô của công ty tăng hay giảm. Trên cơ sở tính toán tỷ trọng của từng loại tài sản, nguồn vốn so với tổng số, đưa ra nhận xét về vị trí của từng loại tài sản, nguồn vốn đối với công ty, giúp công ty thấy được mức độ tự chủ về hoạt động tài chính. Tuy nhiên, công ty chưa so sánh các chỉ tiêu phân tích với các chỉ tiêu chung của ngành, do vậy, công ty chưa có cơ sở để nhận xét về tình hình của mình so với các công ty khác trong ngành. Tỷ suất đầu tư năm 2001 tăng 1,21% so với năm 2000 chứng tỏ tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất của công ty được tăng lên. Tuy nhiên, năm 2002, tỷ suất đầu tư lại giảm 0,39% so với năm 2001, tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất của công ty bị giảm sút. Tỷ suất tự tài trợ năm 2001 tăng 3,40% so với năm 2000 chứng tỏ khả năng độc lập về tài chính của công ty được tăng lên. Năm 2002, tỷ suất tự tài trợ lại giảm 6,59% so với năm 2001, khả năng độc lập về tài chính của công ty bị giảm sút. Công ty cần tiến hành tìm ra nguyên nhân làm cho tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất và khả năng độc lập về tài chính của công ty bị giảm sút trong năm 2002. Về tình hình sử dụng tài sản, công ty phân tích cả về số biến động tương đối và tuyệt đối của từng loại tài sản. Biểu 1.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính của Virasimex Đơn vị tính: 1.000 Đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 2000/2001 2001/2002 1.Tổng tài sản 220.549.179 297.510.707 363.574.874 2.Tổng tài sản cố định 18.215.968 28.163.275 32.981.275 3.Tổng nguồn vốn 220.549.184 296.422.658 362.450.999 4.Tổng nguồn vốn chủ sở hữu 68.212.080 101.765.989 100.554.252 5.Tỷ suất đầu tư (=2/1) 8,26 9,47 9,07 1,21 (0,39) 6.Tỷ suất tự tài trợ (=4/3) 30,93 34,33 27,74 3,40 (6,59) Nguồn số liệu từ báo cáo tài chính của Công ty Biểu 1.2 Phân tích tình hình sử dụng tài sản của Virasimex Đơn vị tính: 1.000 Đồng Tài sản M.Số Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 2000-2001 2001-2002 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng ± % ± % A.Tài sản lƯu động và đầu TƯ ngắn hạn 100 202.333.211 91,74 269.347.432 90,53 330.593.599 90,93 67.014.221 33,12 61.246.167 22,74 (100=110+120+130+140+150+160) i.Tiền 110 14.161.046 6,42 10.176.206 3,42 11.305.936 3,11 (3.984.840) -28,14 1.129.730 11,10 1.Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân quỹ) 111 330.074 0,15 367.417 0,12 1.393.413 0,38 37.343 11,31 1.025.996 279,25 2.Tiền gửi ngân hàng 112 13.830.272 6,27 9.808.789 3,30 9.912.523 2,73 (4.021.483) -29,08 103.734 1,06 3.Tiền đang chuyển 113 700 - - (700) -100,00 - II.Các khoản đầu TƯ tài chính ngắn hạn 120 - - - - - 1.Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 121 - - - - - 2.Đầu tư ngắn hạn khác 128 - - - - - 3.Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) 129 - - - - - III.Các khoản phải thu 130 116.774.036 52,95 145.364.600 48,86 188.154.902 51,75 28.590.564 24,48 42.790.302 29,44 1.Phải thu của khách hàng 131 46.947.914 21,29 70.689.689 23,76 85.864.272 23,62 23.741.775 50,57 15.174.583 21,47 2.Trả trước cho người bán 132 14.411.747 6,53 14.743.287 4,96 29.545.552 8,13 331.540 2,30 14.802.265 100,40 3.Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 133 22.578 0,01 1.152.259 0,39 1.326.490 0,36 1.129.681 5003,46 174.231 15,12 4.Phải thu nội bộ 134 41.439.267 18,79 48.641.565 16,35 57.336.098 15,77 7.202.298 17,38 8.694.533 17,87 *Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 135 - 1.088.061 0,37 1.123.878 0,31 1.088.061 35.817 3,29 *Phải thu nội bộ khác 136 41.439.267 18,79 47.553.503 15,98 56.212.219 15,46 6.114.236 14,75 8.658.716 18,21 5.Các khoản phải thu khác 138 13.967.530 6,33 9.049.739 3,04 12.958.612 3,56 (4.917.791) -35,21 3.908.873 43,19 6.Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*) 139 (15.000) -0,01 - - 15.000 -100,00 - IV.Hàng tồn kho 140 64.158.074 29,09 86.939.230 29,22 101.440.094 27,90 22.781.156 35,51 14.500.864 16,68 1.Hàng mua đang đi trên đường 141 - 130.010 0,04 - 130.010 (130.010) -100,00 2.Nguyên vật liệu tồn kho 142 4.098.758 1,86 5.830.770 1,96 4.808.006 1,32 1.732.012 42,26 (1.022.764) -17,54 3.Công cụ dụng cụ trong kho 143 64.657 0,03 36.661 0,01 41.820 0,01 (27.996) -43,30 5.159 14,07 4.Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 144 4.343.394 1,97 2.751.030 0,92 2.421.260 0,67 (1.592.364) -36,66 (329.770) -11,99 5.Thành phẩm tồn kho 145 3.757.549 1,70 3.229.831 1,09 3.969.279 1,09 (527.718) -14,04 739.448 22,89 6.Hàng tồn kho 146 51.851.202 23,51 74.960.928 25,20 90.199.729 24,81 23.109.726 44,57 15.238.801 20,33 7.Hàng gửi đi bán 147 42.514 0,02 - 0,00 - (42.514) -100,00 - 8.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho(*) 149 - - 0,00 - - - V.Tài sản lu động khác 150 7.240.055 3,28 26.867.396 9,03 29.692.667 8,17 19.627.341 271,09 2.825.271 10,52 1.Tạm ứng 151 2.996.761 1,36 3.453.662 1,16 3.549.739 0,98 456.901 15,25 96.077 2,78 2.Chi phí trả trớc 152 1.162.889 0,53 1.510.597 0,51 1.392.415 0,38 347.708 29,90 (118.182) -7,82 3.Chi phí chờ kết chuyển 153 2.315.415 1,05 1.237.238 0,42 - (1.078.177) -46,57 (1.237.238) -100,00 4.Tài sản thiếu chờ xử lý 154 - 34.066 0,01 - 34.066 (34.066) -100,00 5.Các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn 155 764.990 0,35 20.631.833 6,93 24.750.513 6,81 19.866.843 2597,01 4.118.680 19,96 VI.Chi sự nghiệp 160 - - - - - 1.Chi sự nghiệp năm trước 161 - - - - - 2.Chi sự nghiệp năm nay 162 - - - - - B.Tài sản cố định và đầu Tư dài hạn 200 18.215.968 8,26 28.163.275 9,47 32.981.275 9,07 9.947.307 54,61 4.818.000 17,11 (200=210+220+230+240) I.Tài sản cố định 210 16.066.777 7,28 24.969.759 8,39 27.662.630 7,61 8.902.982 55,41 2.692.871 10,78 1.Tài sản cố định hữu hình 211 16.066.777 7,28 24.969.759 8,39 27.662.630 7,61 8.902.982 55,41 2.692.871 10,78 *Nguyên giá 212 28.034.266 12,71 39.903.752 13,41 44.103.049 12,13 11.869.486 42,34 4.199.297 10,52 *Giá trị hao mòn luỹ kế(*) 213 (11.967.489) -5,43 (15.206.993) -5,11 (16.440.418) -4,52 (3.239.504) 27,07 (1.233.425) 8,11 2.Tài sản cố định thuê tài chính 214 - - - - - *Nguyên giá 215 - - - - - *Giá trị hao mòn luỹ kế(*) 216 - - - - - 3.Tài sản cố định vô hình 217 - - - - - *Nguyên giá 218 - - - - - *Giá trị hao mòn luỹ kế(*) 219 - - - - - II.Các khoản đầu tƯ tài chính dài hạn 220 1.906.030 0,86 1.906.030 0,64 1.906.030 0,52 - 0,00 - 1.Đầu tư chứng khoán dài hạn 221 1.502.537 0,68 1.502.537 0,51 1.502.537 0,41 - 0,00 - 2.Góp vốn liên doanh 222 403.493 0,18 403.493 0,14 403.493 0,11 - 0,00 - 3.Đầu tư dài hạn khác 228 - - - - - 4.Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (*) 229 - - - - - III.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 243.161 0,11 1.560.484 0,52 1.672.948 0,46 1.317.323 541,75 112.464 7,21 IV.Các khoản ký quỹ ký CƯợc dài hạn 240 - - - - - Tổng cộng tài sản 250 220.549.179 100,00 297.510.707 100,00 363.574.874 100,00 76.961.528 34,90 66.064.167 22,21 (250=100+200) Nguồn số liệu từ báo cáo tài chính của Công ty Bảng phân tích cho công ty thấy được quy mô tài sản của công ty có chiều hướng tăng lên tương đối nhanh, năm 2001 có xu hướng tăng nhanh hơn năm 2002. Trong đó, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng nhanh hơn tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Do đó, công ty cần có các biện pháp khắc phục trong thời gian tới. Cùng với việc phân tích tình hình sử dụng tài sản, công ty đã thực hiện việc phân tích tình hình tăng giảm nguồn vốn. Biểu 1.3 Phân tích tình hình tăng giảm nguồn vốn của Virasimex Đơn vị tính:1.000 đồng Nguồn vốn M.Số Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Tăng giảm 2000-2001 Tăng giảm 2001-2002 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng ± % ± % A.Nợ phải trả (300=310+320+330) 300 152.337.104 69,07 194.656.669 65,67 261.896.747 72,26 42.319.565 27,78 67.240.078 34,54 I.Nợ ngắn hạn 310 126.359.066 57,29 171.095.850 57,72 246.454.534 68,00 44.736.784 35,40 75.358.684 44,04 1.Vay ngắn hạn 311 9.884.771 4,48 25.470.315 8,59 37.238.739 10,27 15.585.544 157,67 11.768.424 46,20 2.Nợ dài hạn đến hạn trả 312 - - - - - 3.Phải trả cho người bán 313 19.570.393 8,87 33.980.626 11,46 65.851.257 18,17 14.410.233 73,63 31.870.631 93,79 4.Ng]ời mua trả tiền trước 314 4.714.584 2,14 9.015.224 3,04 9.559.853 2,64 4.300.640 91,22 544.629 6,04 5.Thuế và các khoản phải nộp NN 315 634.626 0,29 1.346.377 0,45 1.236.042 0,34 711.751 112,15 (110.335) -8,19 6.Phải trả công nhân viên 316 775.271 0,35 2.514.952 0,85 4.988.591 1,38 1.739.681 224,40 2.473.639 98,36 7.Phải trả các đơn vị nội bộ 317 35.960.200 16,30 51.449.868 17,36 58.810.239 16,23 15.489.668 43,07 7.360.371 14,31 8.Các khoản phải trả phải nộp khác 318 54.819.221 24,86 47.318.488 15,96 68.769.813 18,97 (7.500.733) -13,68 21.451.325 45,33 II.Nợ dài hạn 320 25.978.038 11,78 23.560.819 7,95 15.442.213 4,26 (2.417.219) -9,30 (8.118.606) -34,46 1.Vay dài hạn 321 25.978.038 11,78 23.560.819 7,95 15.442.213 4,26 (2.417.219) -9,30 (8.118.606) -34,46 2.Nợ dài hạn 322 - - - - - III.Nợ khác 330 - - - - - 1.Chi phí phải trả 331 - - - - - 2.Tài sản thừa xử lý 332 - - - - - 3.Nhận ký quỹ ký cược dài hạn 333 - - - - - B.Nguồn vốn chủ sở hữu (400=410+420) 400 68.212.080 30,93 101.765.989 34,33 100.554.252 27,74 33.553.909 49,19 (1.211.737) -1,19 I.Nguồn vốn quỹ 410 68.212.080 30,93 101.393.297 34,21 100.279.765 27,67 33.181.217 48,64 (1.113.532) -1,10 1.Nguồn vốn kinh doanh 411 65.574.978 29,73 99.144.131 33,45 98.468.365 27,17 33.569.153 51,19 (675.766) -0,68 2.Chêch lệch đánh giá lại tài sản 412 1 - - (1) -100,00 - 3.Chêch lệch tỷ giá 413 6.920 856.501 0,29 - 849.581 12277.18 (856.501) -100,00 4.Quỹ đầu tư phát triển 414 380.621 0,17 380.621 0,13 730.058 0,20 - 349.437 91,81 5.Quỹ dự phòng tài chính 415 - - 69.298 0,02 - 69.298 6.Lợi nhuận chư a phân phối 416 1.269.063 0,58 - - (1.269.063) -100,00 - 7.Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 417 1.012.044 0,46 1.012.044 0,34 1.012.044 0,28 - - II.Nguồn kinh phí, quỹ khác 420 (31.547) -0,01 372.692 0,13 274.487 0,08 404.239 -1281.39 (98.205) -26,35 1.Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm 421 - - - - - 2.Quỹ khen thởng và phúc lợi 422 (31.547) -0,01 372.692 0,13 274.487 0,08 404.239 -1281.39 (98.205) -26,35 3.Quỹ quản lý của cấp trên 423 - - - - - 4.Nguồn kinh phí sự nghiệp 424 - - - - - *Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trớc 425 - - - - - *Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay 426 - - - - - 5. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 427 - - - - - Tổng cộng nguồn vốn (430=300+400) 220.549.184 100,00 296.422.658 100,00 362.450.999 100,00 75.873.474 34,40 66.028.341 22,28 Nguồn số liệu từ báo cáo tài chính của Công ty Khi phân tích tình hình tăng giảm nguồn vốn, công ty chỉ diễn giải chi tiết theo từng nguồn vốn, tình hình tăng giảm nguồn vốn được thể hiện bằng số tuyệt đối và số tương đối. Công ty chưa xác định được nguyên nhân của việc tăng giảm, tốc độ tăng giảm của từng nguồn vốn, sự phù hợp của việc tăng giảm đó với kết cấu tài sản, đặc điểm kinh doanh của công ty. Mặt khác, khi phân tích chưa liên hệ được giữa các chỉ tiêu với nhau, chưa nghiên cứu nguyên nhân tăng giảm của từng nguồn vốn gắn với chính sách tài chính của công ty. Tuy nhiên, kết quả phân tích cũng cho công ty thấy rằng nợ phải trả tăng nhanh hơn so với nguồn vốn chủ sở hữu, mức độ tự chủ trong hoạt động tài chính của công ty bị giảm sút. 1.2.2.2 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của công ty Biểu 1.4 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của Virasimex Đơn vị tính: 1.000 Đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 2000/2001 2001/2002 1.Tổng tài sản 220.549.179 297.510.707 363.574.874 2.Tổng nợ phải trả 126.359.066 171.095.850 246.454.534 3.Tổng nợ phải thu 116.774.036 145.364.600 188.154.902 4.Tài sản lưu động 202.333.211 269.347.432 330.593.599 5.Hệ số thanh toán chung (=4:2) 1,60 1,57 1,34 (0,03) (0,23) 6.Hệ số nợ (=2:1) 0,57 0,58 0,68 0,01 0,10 7.Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả (=3:2) 0,92 0,85 0,76 (0,07) (0,09) Nguồn số liệu từ báo cáo tài chính của Công ty Kết quả phân tích cho thấy các khoản phải thu tăng lên năm 2001 so với năm 2000 và năm 2002 so với năm 2001, công ty chưa cố gắng trong việc đôn đốc thu hồi các khoản nợ, các khoản phải thu khác tăng lên. Các khoản phải trả cũng tăng lên năm 2001 so với năm 2000 và năm 2002 so với năm 2001. Các khoản nợ phải trả có xu hướng tăng làm cho mức độ tự chủ về tài chính của công ty bị giảm sút. Vì vậy, công ty đang tìm mọi biện pháp đòi nợ, thúc đẩy quá trình thanh toán đúng hạn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.3.2.3 Phân tích kết quả kinh doanh Biểu 1.5 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị tính: 1.000 Đồng Chỉ tiêu M.Số Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 2000-2001 2001-2002 ± % ± % Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: 01 111.966.473 202.081.307 290.789.748 90.114.834 80,48 88.708.441 43,90 Trong đó: Doanh thu hàng xuất khẩu 02 970.491 10.055.354 - 9.084.863 936,11 (10.055.354) -100,00 Các khoản giảm trừ (03=05+06+07) 03 1.251.622 1.207.124 755.493 (44.498) -3,56 (451.631) -37,41 *Chiết khấu thương mại 04 - - - - - *Giảm giá hàng bán 05 412.686 78.914 51.541 (333.772) -80,88 (27.373) -34,69 *Hàng bán bị trả lại 06 342.806 241.187 683.927 (101.619) -29,64 442.740 183,57 *Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế x.khẩu phải nộp 07 496.130 887.023 20.025 390.893 78,79 (866.998) -97,74 1.Doanh thu thuần (10=01-03) 10 110.714.851 200.874.183 290.034.255 90.159.332 81,43 89.160.072 44,39 2.Giá vốn hàng bán 11 91.569.157 168.811.072 255.664.542 77.241.915 84,35 86.853.470 51,45 3.Lợi tức gộp (20=10-11) 20 19.145.694 32.063.111 34.369.713 12.917.417 67,47 2.306.602 7,19 4.Chi phí bán hàng 21 11.406.621 20.753.720 20.435.026 9.347.099 81,94 (318.694) -1,54 5.Chi phí quản lý doanh nghiệp 22 6.219.152 10.094.685 11.464.808 3.875.533 62,32 1.370.123 13,57 6.Lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh [30=20-(21+22)] 30 1.519.921 1.214.706 2.469.879 (305.215) -20,08 1.255.173 103,33 7.Thu nhập hoạt động tài chính 31 12.302 496.397 1.379.572 484.095 3935,09 883.175 177,92 8.Chi phí hoạt động tài chính 32 4.454 1.041.991 2.776.675 1.037.537 23294,50 1.734.684 166,48 9.Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính (40=31-32) 40 7.848 (545.594) (1.397.103) (553.442) -7052,01 (851.509) 156,07 10.Các khoản thu nhập bất thường 41 281.208 234.655 656.616 (46.553) -16,55 421.961 179,82 11.Chi phí bất thường 42 173.648 166.933 692.827 (6.715) -3,87 525.894 315,03 12.Lợi tức bất thường (50=41-42) 50 107.560 67.722 (36.211) (39.838) -37,04 (103.933) -153,47 13.Tổng lợi tức trước thuế (60=30+40+50) 60 1.635.329 736.834 1.036.565 (898.495) -54,94 299.731 40,68 14.Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 70 523.305 235.787 331.701 (287.518) -54,94 95.914 40,68 15.Lợi nhuận sau thuế (80=60-70) 80 1.112.024 501.047 704.864 (610.977) -54,94 203.817 40,68 Nguồn số liệu từ báo cáo tài chính của Công ty Kết quả phân tích cho thấy: nguồn vốn chủ sở hữu quá nhỏ bé so với nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty do vậy công ty phải huy động nguồn vốn vay và đi chiếm dụng vốn của các công ty khác.Tính tự chủ trong tài chính thấp do tình hình công nợ tương đối cao, khả năng thanh toán thấp. Do vậy, công ty cần có các biện pháp khắc phục như thúc đẩy việc thanh toán công nợ. Công tác tổ chức phân tích tình hình tài chính của công ty đã bước đầu được quan tâm, tuy nhiên, chưa được tiến hành thường xuyên, chất lượng chưa cao do vậy chưa đáp ứng kịp thời thông tin cho quản lý công ty cũng như các đối tượng khác quan tâm đến tình hình tài chính của công ty như Ngân hàng, các nhà đầu tư, cơ quan cấp trên. 1.3.3 Đánh giá thực trạng hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại Công ty Xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt (Virasimex) Công ty Xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt (Virasimex) đã có quan tâm đến việc phân tích tình hình tài chính. Tuy nhiên, việc phân tích mới chủ yếu tiến hành theo năm khi kết thúc niên độ kế toán hoặc phân tích theo vụ việc cần thiết, chưa được thường xuyên để phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh. Thông tin thu được từ việc phân tích chủ yếu phục vụ cho Ban Giám đốc để đánh giá, tổng kết hoạt động tài chính của năm và báo cáo. Đôi khi cũng có xem xét, đánh giá một số vấn đề tài chính phục vụ đối tượng cho vay khi công ty có nhu cầu vay tiền, nhưng việc phân tích này không được tiến hành thường xuyên mà theo thời điểm. Nội dung phân tích thường đơn giản do vậy ý nghĩa của thông tin thu được chưa cao. Phương pháp sử dụng trong phân tích thường là phương pháp đơn giản như so sánh, đối chiếu chi tiết do vậy chưa phát huy tác dụng của chiều sâu thông tin. Hầu như chưa có sự liên hệ giữa các chỉ tiêu so sánh, chưa thể hiện được bản chất của đối tương phân tích. Các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích thường chỉ là các chỉ tiêu theo quy định của Bộ Tài chính thể hiện ở Bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Trong công ty chưa có quan tâm đào tạo các chuyên gia đảm nhiệm công việc phân tích một cách có bài bản. Công ty mới chỉ xem xét các chỉ tiêu thuộc báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bằng việc so sánh thông qua số tuyệt đối và tương đối. Công ty có xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, từ đó so sánh thực tế với kế hoạch để biết được mức độ hoàn thành kế hoạch. Công ty mới chỉ so sánh sự tăng giảm lợi nhuận của từng bộ phận và tổng thể giữa quý (năm) này so với quý (năm) trước bằng số tuyệt đối và tương đối, khi so sánh chưa liên hệ giữa các chỉ tiêu với nhau, do vậy chưa thấy được bản chất của việc tăng giảm lợi nhuận là do tăng doanh thu hay tiết kiệm chi phí. Khi phân tích chưa xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố làm tăng giảm lợi nhuận. Qua các đánh giá trên cho thấy cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại Công ty Xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt (Virasimex). Kết luận chương I Qua nghiên cứu lịch sử phát triển của hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp ở Việt Nam trong các năm qua và cụ thể ở Công ty Xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt (Virasimex), ta thấy hệ thống báo cáo tài chính đã không ngừng được bổ sung và hoàn thiện theo hướng tiếp cận ngày càng gần hơn với thông lệ về chuẩn mực kế toán quốc tế, phù hợp với tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế. Hệ thống báo cáo tài chính giai đoạn sau so với giai đoạn trước ngày càng có nhiều ưu điểm cả về nội dung và hình thức, khắc phục được phần lớn các nhược điểm của các chế độ báo cáo trước. Tuy nhiên, với hệ thống báo cáo tài chính hiện nay chúng ta vẫn còn thấy tồn tại nhiều thiếu sót cần khắc phục như tính khao học chưa cao, một số chỉ tiêu quá chi tiết, hướng dẫn lập các chỉ tiêu chưa rõ ràng….Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều chưa lập và sử dụng một cách thiết thực Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở hệ thống báo cáo tài chính không ngừng được hoàn thiện, việc phân tích tình hình tài chính cũng ngày càng thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển trong điều kiện canh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đều phải chú trọng đến hoạt động tài chính, coi việc phân tích tình hình tài chính là thường xuyên để có được quyết định quản lý sản xuất kinh doanh kịp thời. Tuy nhiên, do số liệu thu được từ báo cáo tài chính chưa thật đáng tin cậy, vì vậy, đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chất lượng phân tích còn thấp do chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức, đồng thời do trình độ cán bộ thực hiện công tác phân tích tại các doanh nghiệp còn hạn chế. Chính vì vậy, hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính để đáp ứng nhu cầu quản lý của các doanh nghiệp là cần thiết. Chương 2: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại Công ty Xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt (Virasimex) 2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính 2.1.1. Hoàn thiện để cung cấp thông tin tài chính: Giao thông vận tải là một trong những ngành trọng yếu của nền kinh tế quốc dân. Ngành vận tải Đường Sắt Việt Nam đã góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế đất nước, củng cố an ninh quốc phòng. Trong thực tế hoạt động kinh doanh và qua đánh giá thực trạng lập và phân tích báo cáo tài chính của Công ty Xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt ta thấy bộc lộ một số điểm yếu kém. Các điểm yếu chủ yếu về mặt quản lý tài chính thể hiện ở việc lập và phân tích một số chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính này. Khi các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính thiếu, thừa hoặc đặt ở vị trí không phù hợp sẽ làm giảm hiệu quả của việc lập và phân tích chúng. Nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường, đối tượng sử dụng thông tin tài chính - kế toán không chỉ bó hẹp trong phạm vi những người quản lý doanh nghiệp, những nhà quản lý Nhà nước mà còn gồm cả đối tượng bên ngoài như: các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai... Những đối tượng này phải đưa ra những quyết định có tính chất khác biệt nhau, ví dụ như: - Nhà đầu tư và cho vay có nên quyết định đầu tư hoặc cho vay hay không? - Nhà quản trị có cơ hội để cải thiện hiệu quả hoạt động của công ty hay không? - Các cơ quan quản lý Nhà nước có cần điều tiết hoạt động của doanh nghiệp hay không? Mỗi loại quyết định cần những thông tin khác nhau, vì vậy cần phải sử dụng các phương pháp phân tích khác nhau và các dữ liệu phân tích khác nhau để cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra quyết định. Quyết định về đầu tư và cung cấp tín dụng: Những người chủ sở hữu và chủ nợ, và nhất là những người dự kiến có ý định đầu tư hay cho vay, đều mong muốn dự đoán khả năng sinh lợi cũng như mức độ rủi ro trong công việc của mình. Mức sinh lợi mong muốn và mức rủi ro chấp nhận được sẽ thay đổi khác nhau tuỳ theo đối tượng là nhà đầu tư, người cho vay ngắn hạn hay dài hạn. Đối với các cổ đông, mục đích của việc đầu tư là hưởng tiền lãi cổ phần và lãi do bán lại cổ phần khi tăng giá. Họ muốn dự đoán lợi tức tương lai của doanh nghiệp vì khả năng sinh lợi của doanh nghiệp là căn cứ tốt nhất để đánh giá khả năng chia lãi cổ phần và giá thị thường của cổ phiếu. Như vậy câu hỏi đầu tiên mà các cổ đông muốn giải đáp là: thu nhập hiện hành được thoả mãn như thế nào và giá cổ phiếu công ty hiện tại trên thị trường ra sao? Đối với các nhà cung cấp tín dụng ngắn hạn, thì quan tâm đến việc khách hàng nhanh chóng trả nợ khi đến hạn, vì vậy họ quan tâm đến khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, tức là khả năng trả nợ ngắn hạn bằng tiền và các tàI sản có thể chuyển đổi thành tiền. Đối với những nhà cung cấp tín dụng dài hạn, lại muốn tiên đoán khả năng chi trả tiền lãi định kỳ một cách đều đặn trong một thời gian dài và trả nợ gốc đúng hạn, đó là khả năng trả nợ dài hạn của doanh nghiệp. Quyết định của nhà quản trị: Những nhà quản trị doanh nghiệp có trách nhiệm trước tất cả những người sử dụng báo cáo tài chính. Họ phải thường xuyên theo dõi tình hình tài chính và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời áp dụng các biện pháp điều chỉnh ở các khâu cần thiết. Nhưng trước khi hành động họ phải tìm hiểu những điểm yếu và điểm mạnh của chính doanh nghiệp. Từ những thông tin rút ra qua phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp các nhà quản trị xác định các vấn đề liên quan đến hiệu quả hoạt động, sử dụng tài sản, cân đối nợ-vốn, đó là những vấn đề cần phải giải quyết nhằm đạt được những mục tiêu trước mắt và lâu dài về khả năng sinh lợi và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nếu không tiến hành các giải pháp cần thiết để hoàn thiện lập và phân tích báo cáo tài chính hiện hành trong thực tế hoạt động của Công ty Xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt thì các thông tin trong hệ thống báo cáo tài chính sẽ trở nên vô nghĩa và không đạt được các mục tiêu đề ra. 2.1.2. Phản ánh trung thực tình hình sản xuất kinh doanh của các công ty: Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất, kinh doanh. Do đó, tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty. Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, các công ty có thể kiểm soát chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình bằng sử dụng các công cụ tài chính doanh nghiệp thông qua những hoạt động của nó. Điều này cho phép các công ty kịp thời phát hiện những tồn tại, thiếu sót cũng như ưu điểm trong đầu tư kinh doanh, từ đó đưa ra những quyết định, những biện pháp cần thiết nhằm điều chỉnh hoạt động hoặc phát huy thế mạnh, tiềm năng của công ty. Kết quả và tình hình các mặt hoạt động của công ty được phản ánh bằng các chỉ tiêu kinh tế - tài chính trên các báo cáo tài chính. Nếu các chỉ tiêu về mặt tài sản như vốn bằng tiền, các khoản phải thu, tài sản cố định, các khoản đầu tư tăng thể hiện công ty mở rộng quy mô kinh doanh. Nếu các chỉ tiêu về mặt công nợ và nguồn vốn chủ sở hữu như các khoản vay ngắn hạn, dài hạn, các khoản phải trả nhà cung cấp, các khoản phải trả khác, vốn và quỹ công ty tăng thể hiện công ty đã tăng việc huy động từ bên ngoài và từ các nguồn vốn tự có vào việc mở rộng quy mô hoạt động. Tuy nhiên, để đánh giá một cách trung thực hiệu quả của tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty thì phải dựa trên việc đánh giá mối liên hệ tương quan giữa các chỉ tiêu đó. Mối quan hệ giữa các số liệu chủ yếu trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và mối quan hệ số liệu trong các báo cáo của nhiều kỳ liên tiếp nhau, không hiển thị rõ ràng nếu không có phân tích. Vì vậy, những nhà chuyên môn đã thiết lập những hệ số, tỷ lệ ... biểu thị ý nghĩa các mối quan hệ và phản ánh các khuynh hướng có thể kết luận được. Người sử dụng báo cáo tài chính có thể cần so sánh hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp đối với các tiêu chuẩn khách quan định trước, hay đối với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành hoạt động hay đối với các cơ hội đầu tư khác. 2.1.3. Giúp cho công ty có cơ sở thực tế xây dựng chiến lược phát triển: Công ty muốn tồn tại trong nền kinh tế thị trường thì cần phải có các chiến lược phát triển. Các chiến lược phát triển này cần được xây dựng từng bước cụ thể vừa phù hợp với thực trạng của công ty vừa có những dự báo về tình hình chung của nền kinh tế, của môi trường kinh doanh. Chiến lược kinh doanh của công ty phải nhằm vào mục đích tăng thế lực của công ty và giành lợi thế cạnh tranh, phải khai thác triệt để lợi thế so sánh của công ty, tập trung vào các biện pháp để tận dụng thế mạnh và khắc phục các yếu điểm có tính chất sống còn. Trong khi xây dựng chiến lược kinh doanh, công ty cần xác định phạm vi kinh doanh, mục tiêu và những điều kiện cơ bản để thực hiện mục tiêu. Xác định phạm vi kinh doanh đòi hỏi chiến lược kinh doanh phải đảm bảo không sử dụng dàn trải nguồn lực hoặc sử dụng không hết nguồn lực. Căn cứ chủ yếu hay tam giác chiến lược để xây dựng chiến lược kinh doanh là: khách hàng, khả năng của công ty và đối thủ cạnh tranh. Cơ sở để lập kế hoạch kinh doanh là tình hình thực tế của công ty trong kỳ và kế hoạch, nhiệm vụ chung của công ty trong kỳ tới. Tình hình thực tế của công ty về hoạt động kinh doanh được thể hiện thông qua các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính và sử dụng hệ thống báo cáo để phân tích tài chính và hoạt động kinh doanh. Do vậy, muốn có được cơ sở cho việc xây dựng chiến lược phát triển công ty, có được kế hoạch sản xuất kinh doanh đúng đắn, phù hợp với thực tế và điều kiện phát triển thì các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính phải thể hiện được đầy đủ các nội dung kinh tế của nó. Nhờ có các số liệu từ các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính mà các nhà lập kế hoạch có thể đưa ra các nhận xét, đánh giá một cách khách quan về thực trạng của công ty cũng như phương hướng phát triển trong tương lai của công ty. 2.1.4. Giúp cho cơ quan quản lý Nhà nước nắm được thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty: Hoạt động tài chính luôn luôn gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Kết quả của hoạt động tài chính được thể hiện thông qua các chỉ tiêu trong hệ thống báo cáo tài chính công ty. Hoạt động tài chính trong phạm vi một công ty thể hiện rõ nét thông qua sự vận động của vốn kinh doanh, sự vận động của các nguồn tài chính, thực hiện thu chi của các quỹ tiền tệ trong công ty, thực hiện các chỉ tiêu tài chính và các quan hệ thanh toán với các chủ thể có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Các cơ quan quản lý Nhà nước có thể nắm được và kiểm soát thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty thông qua hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp. Các cơ quan quản lý Nhà nước cần có các thông tin cần thiết về hoạt động kinh doanh của công ty có đúng chính sách, chế độ hay đúng luật pháp hay không, để thu thuế và đưa ra các quyết định cho các vấn đề xã hội ... Các thông tin về hoạt động kinh doanh của công ty có thể được thể hiện trực tiếp trên các chỉ tiêu trong hệ thống báo cáo tài chính của công ty như các chỉ tiêu về tài sản, công nợ và nguồn vốn kinh doanh; các thông tin khác lại được thể hiện gián tiếp qua việc phân tích, so sánh các chỉ tiêu đó với nhau. Việc phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính về mặt con số kết hợp với việc đánh giá thực trạng và phương hướng hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty sẽ mang lại một cái nhìn tổng thể về toàn bộ hoạt động của công ty. Chẳng hạn, các cơ quan quản lý Nhà nước khi xem xét hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty có thể đưa ra một vài đánh giá về thực trạng sản xuất, kinh doanh của công ty dựa vào các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính, phản ánh sức sản xuất, sức sinh lợi, suất hao phí... Khả năng sinh lời thấp chủ yếu là do giá vốn hàng bán cao và chi phí quản lý doanh nghiệp chưa được kiểm soát chặt chẽ. Do đó, các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ tập trung vào việc đánh giá và tìm ra nguyên nhân chủ yếu của hai vấn đề này. 2.2 Quan điểm hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính 2.2.1. Quan điểm tuân thủ luật pháp: Nhà nước luôn luôn quan tâm đến các hoạt động kinh tế và kế toán thông qua việc ban hành các văn bản pháp qui về tài chính - kế toán phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đặc biệt, Việt Nam đang hội nhập với nền kinh tế Thế giới và các nước trong khu vực, thì việc xây dựng hệ thống báo cáo tài chính phải dựa trên quan điểm tuân thủ luật pháp nhưng vẫn đảm bảo tính trung thực và hợp lý của các thông tin. 2.2.2. Quan điểm thương mại hợp lý: Theo quan điểm này, chỉ có một quy định không thể vi phạm đó là các báo cáo tài chính phải đưa ra một bức tranh rõ ràng, hiện thực về kết quả hoạt động và tình hình tài chính của công ty thực hiện bảng báo cáo. Với quan điểm này, việc quan trọng là cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư, những người này được xem là đối tượng chủ yếu sử dụng báo cáo tài chính. Các báo cáo tài chính đưa ra một quan điểm thương mại hợp lý về các vấn đề hoạt động kinh doanh của một công ty. Vì thế, khuôn mẫu luật pháp ít cứng nhắc hơn và các yêu cầu về thuế không quyết định hình thức của báo cáo tài chính. Nhìn chung, việc thiết lập các chuẩn mực là trách nhiệm cuả các cơ quan chuyên môn và điều đó làm cho hệ thống này linh hoạt hơn để thích ứng với những tình huống khác nhau. 2.2.3. Quan điểm về công khai báo cáo tài chính: Quan điểm của Bộ Tài chính về việc công khai báo cáo tài chính đối với doanh nghiệp Nhà nước như sau: - Khẳng định việc công khai báo cáo tài chính của doanh nghiệp Nhà nước là việc làm rất cần thiết trong tình hình hiện nay, thực hiện đúng mục tiêu của báo cáo tài chính. Qua việc công bố công khai báo cáo tài chính, tạo sự tin tưởng đối với đối tượng bên ngoài khi họ cân nhắc mua trái phiếu, cổ phiếu của doanh nghiệp, từ đó tạo điều kiện thúc đẩy quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp phát triển nhanh chóng, đồng thời tạo môi trường thông tin cần thiết cho thị trường chứng khoán. - Mức độ công khai thông tin trên báo cáo tài chính đối với các doanh nghiệp Nhà nước được xác định trong một phạm vi nhất định. Phạm vi thông tin được công bố công khai trên báo cáo tài chính, được qui định cụ thể trong “Bảng công bố công khai một số chỉ tiêu tài chính năm”, bao gồm các chỉ tiêu tổng quát về tài sản lưu động, tài sản cố định, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, vốn kinh doanh, các quỹ, kết quả kinh doanh, nộp ngân sách Nhà nước, lao động, thu nhập. Bộ Tài chính đã nêu rõ tuỳ theo từng đối tượng và mục đích cụ thể mà doanh nghiệp lựa chọn các chỉ tiêu công khai thích hợp, và trong những điều kiện đặc biệt, doanh nghiệp được phép không công bố công khai tình hình tài chính hàng năm của mình. Do đó, khi công bố thông tin trên báo cáo tài chính ra bên ngoài, chỉ công bố những thông tin cần thiết cho các đối tượng bên ngoài sử dụng, không nhất thiết phải công bố toàn bộ thông tin trên báo cáo tài chính. 2.2.4. Quan điểm phù hợp với tính đa dạng của các loại hình doanh nghiệp: Trong công cuộc đổi mới ngày nay, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, đa dạng hoá các hình thức sở hữu. Do vậy, trong nền kinh tế hiện nay đang tồn tại một số lượng lớn các doanh nghiệp hoạt động ở nhiều lĩnh vực, có qui mô, kết cấu tổ chức, hình thức sở hữu rất đa dạng. Những doanh nghiệp này có những đặc điểm khác nhau, đòi hỏi Nhà nước phải xây dựng một hệ thống báo cáo tài chính thật linh hoạt, phù hợp với tính đa dạng của các loại hình doanh nghiệp, nhằm đáp ứng được yêu cầu quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước đối với mọi loại hình doanh nghiệp; cũng như yêu cầu chỉ đạo, điều hành của các ngành, các Tổng công ty. Hệ thống báo cáo tài chính ban hành theo Quyết định QĐ số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (bao gồm cả những qui định về nội dung, phương pháp lập báo cáo tài chính) được xây dựng để áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. 2.2.5. Quan điểm hội nhập: Nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới đã, đang và tiếp tục có những thay đổi to lớn với xu hướng nổi bật là tự do hoá nền thương mại thế giới. Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đã mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội và khả năng trong việc huy động mọi nguồn lực cho sự phát triển, đồng thời cũng đang đặt Việt Nam trước nhiều thách thức mới. Trước tình hình đó, dù muốn hay không Việt Nam cũng sẽ phải hội nhập vào dòng chảy của thời đại. Hiện nay, Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế Thế giới, hiện là thành viên của ASEAN, APEC và sắp tới sẽ là thành viên của WTO... Để đáp ứng yêu cầu của sự hội nhập nền kinh tế, Việt Nam đang tích cực chủ động đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, vì thế các công cụ quản lý kinh tế, trong đó có kế toán, cũng đòi hỏi phải được đổi mới sao cho thích hợp với các chuẩn mực, thông lệ kế toán của các nước trên Thế giới, nhằm giúp thu hẹp những khác biệt về hệ thống báo cáo tài chính ở những nước khác nhau, tăng cường tính so sánh của hệ thống báo cáo tài chính giữa các nước khác nhau, từ đó từng bước tạo ra tiếng nói chung về kế toán. 2.3 Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính 2.3.1. Hoàn thiện các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính Việc hoàn thiện các chỉ tiêu được thể hiện trên từng báo cáo tài chính cụ thể như sau: -Hoàn thiện các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán Cách trình bày các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán nên được sắp xếp lại một cách nhất quán nhằm cung cấp thông tin cho người sử dụng trong việc phân tích các báo cáo tài chính. Các khoản mục tài sản nên được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần. Như vậy, khoản mục đầu tư chứng khoán dài hạn nên được sắp xếp lên trên mục tài sản cố định. Khoản mục này phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động các loại chứng khoán đầu tư dài hạn. Chứng khoán là hàng hoá của thị trường tài chính. Thị trường tài chính thực hiện chức năng dẫn vốn từ những người có vốn nhưng không có cơ hội hoặc năng lực đầu tư tới những người có cơ hội đầu tư nhưng thiếu vốn. Chứng khoán dài hạn là công cụ huy động vốn với kỳ hạn thanh toán trên 1 năm. Tuy nhiên, các chứng khoán này có thể bán được trên thị trường chứng khoán khi doanh nghiệp có nhu cầu còn bán một tài sản cố định thì khó hơn nhiều nên khả năng chuyển đổi thành tiền của các chứng khoán dài hạn vẫn cao hơn so với tài sản cố định. Tương tự, các khoản mục bên Nguồn vốn nên được trình bày theo tính độc lập giảm dần. Khoản mục “Nợ khác” nên trình bày trước “Nợ dài hạn” vì trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản những khoản mục thuộc “Nợ khác” phải được ưu tiên trả trước, ví dụ như: Chi phí phải trả. Ngoài ra, các chỉ tiêu nợ phải thu và nợ phải trả cần được phân loại theo thứ tự ưu tiên trong thanh toán để dễ dàng kiểm soát tình trạng tài chính. Việc phân loại nên thực hiện theo các tiêu chí sau đây: Các khoản nợ phải thu nên được trình bày thành nợ phải thu ngắn hạn và nợ phải thu dài hạn; trong đó nợ phải thu ngắn hạn được phân loại thành nợ phải thu quá hạn, đến hạn, trong hạn. Tương tự, nợ phải trả cũng được phân loại thành nợ phải trả ngắn hạn và nợ phải trả dài hạn; trong đó nợ phải trả ngắn hạn được phân loại thành nợ phải trả quá hạn, đến hạn, trong hạn. Các chỉ tiêu ngoài Bảng cân đối kế toán thực chất cũng là để doanh nghiệp giảI thích thêm tình hình tài chính của công ty, do đó nên đưa các chỉ tiêu này vào Thuyết minh báo cáo tài chính. -Hoàn thiện các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Nội dung của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 3 phần: Phần I. Lãi, lỗ: trình bày các chỉ tiêu liên quan đến việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh Phần II.Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước: cung cấp thông tin về tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước về thuế, phí và các khoản khác Phần III. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng được hoàn lại, được giảm và thuế giá trị gia tăng của hàng bán nội địa Trong đó, Phần II và Phần III là những phần có nội dung thông tin về tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, chứ không cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Hai phần này chỉ có ý nghĩa cung cấp những thông tin thật chi tiết về tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước do đó chúng chỉ nên được trình bày trong Bảng thuyết minh báo cáo tài chính. -Lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một tài liệu quan trọng để phân tích khả năng tạo ra tiền và tình hình sử dụng tiền đó cho mục đích kinh doanh. Kết quả của việc phân tích là căn cứ để lập kế hoạch vốn bằng tiền trong kỳ kinh doanh tiếp theo. Hiện nay, ở Việt Nam chưa đưa Báo cáo lưu chuyển tiền tệ vào báo cáo tài chính bắt buộc mà chỉ khuyến khích lập và sử dụng, do vậy ít doanh nghiệp lập báo cáo này. Vì vậy, kiến nghị nên đưa Báo cáo lưu chuyển tiền tệ vào hệ thống báo cáo tài chính bắt buộc. Ngày 31 tháng 12 năm 2002, Bộ tài chính ban hành quyết định số 165/2002/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành và công bố sáu (06) chuẩn mực kế toán Việt Nam đợt 2, trong đó có Chuẩn mực số 24-Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Biểu 2.1 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu 1) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu 1) (Theo phương pháp trực tiếp) Chỉ tiêu Mã số Kỳ trước Kỳ này 1 2 3 4 I.Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 1.Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác 2.Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá và dịch vụ 3.Tiền chi trả cho người lao động 4.Tiền chi trả lãi vay 5.Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 6.Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 7.Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh II.Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 2.Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 3.Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của các đơn vị khác 4.Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của các đơn vị khác 5.Tiền chi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác 6.Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 7.Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư III.Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 1.Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu 2.Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành 3.Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 4.Tiền chi trả nợ gốc vay 5.Tiền chi trả nợ thuê tài chính 6.Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (20+30+40) Tiền và tương đương tiền đầu kỳ ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (50+60+61) 01 02 03 04 05 06 07 20 21 22 23 24 25 26 27 30 31 32 33 34 35 36 40 50 60 61 70 Biểu 2.2 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu 2) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu 2) (Theo phương pháp gián tiếp) Chỉ tiêu Mã số Kỳ trước Kỳ này 1 2 3 4 I.Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 1.Lợi nhuận trước thuế 2.Điều chỉnh cho các khoản -Khấu hao TSCĐ -Các khoản dự phòng -Lãi, lỗ chêch lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện -Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư -Chi phí lãi vay 3.Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động -Tăng, giảm các khoản phải thu -Tăng, giảm hàng tồn kho -Tăng, giảm các khoản phải trả (không kể lãi vay phải trả, thuế thu nhập phải nộp) -Tăng, giảm chi phí trả trước -Tiền lãi vay đã trả -Thuế thu nhập đã nộp -Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh -Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh II.Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 2.Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 3.Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của các đơn vị khác 4.Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của các đơn vị khác 5.Tiền chi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác 6.Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 7.Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư III.Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 1.Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu 2.Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành 3.Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 4.Tiền chi trả nợ gốc vay 5.Tiền chi trả nợ thuê tài chính 6.Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (20+30+40) Tiền và tương đương tiền đầu kỳ ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (50+60+61) 01 02 03 04 05 06 08 09 10 11 12 13 14 15 16 20 21 22 23 24 25 26 27 30 31 32 33 34 35 36 40 50 60 61 70 -Hoàn thiện các chỉ tiêu trên Bảng thuyết minh báo cáo tài chính Bảng thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo nhằm giải thích và chi tiết các thông tin đã trình bày trên các báo cáo khác giúp người sử dụng có căn cứ thông tin trong việc ra quyết định. Tuy nhiên, các chỉ tiêu giúp cho việc phân tích trên Bảng thuyết minh báo cáo tài chính vẫn còn chưa đủ. Do đó, cần phải bổ sung vào Bảng thuyết minh báo cáo tài chính một số chỉ tiêu sau đây: .Khoản phải thu nội bộ .Khoản phải trả nội bộ .Khoản vay thế chấp bằng các loại giấy tờ .Doanh thu bán hàng hoá nội bộ .Giá vốn hàng hoá nội bộ .Nguồn vốn nội bộ .Các khoản đầu tư nội bộ .Thu nhập nội bộ khác .Chi phí nội bộ khác .Các luồng tiền liên quan trong nội bộ công ty 2.3.2. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính 2.3.2.1. Phân tích tích tình hình tài chính phải đảm bảo tính trung thực Kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ đổi mới cơ chế quản lý tài chính, thông tin trước đây về kinh tế tài chính không đáp ứng được yêu cầu đặt ra của đời sống kinh tế. Do vậy, việc hoàn thiện nội dung phân tích tích tình hình tài chính phải lấy việc cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin cho các đối tượng quan tâm làm mục tiêu phấn đấu. Muốn đáp ứng được những đòi hỏi đó công ty phải có hệ thống chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính thoả mãn những yêu cầu sau: 1. Đảm bảo tính chính xác của số liệu phân tích, nếu các số liệu phân tích thiếu chính xác thì công tác phân tích tình hình tài chính không đem lại kết quả, thậm chí sẽ trở thành nguyên nhân cho các nhà quản lý ra các quyết định thiếu chính xác. 2. Phân tích tình hình tài chính phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Như vậy mới có thể cung cấp thông tin liên tục cho các nhà quản lý, việc điều hành sản xuất mới có những điều chỉnh kịp thời và sản xuất kinh doanh mới đạt được hiệu quả mong muốn. 3. Thực hiện phân tích tình hình tài chính một cách có hệ thống và mang tính tổng hợp cao. Có nghĩa là phải xây dựng một hệ thống thông tin thu thập số liệu từ thấp đến cao, trên mọi lĩnh vực của hoạt động sản xuất. Từ các thông tin đó, số liệu được phân tích, đánh giá trên mọi chỉ tiêu từ chi tiết đến tổng hợp, tìm ra các nguyên nhân chủ quan, khách quan tiềm tàng trong quá trình sản xuất. Từ đó tham mưu cho lãnh đạo biện pháp xử lý, khắc phục. Trước hết để hoàn thiện nội dung phân tích tích tình hình tài chính, công ty phải hoàn thiện các tài liệu phục vụ cho việc phân tích tình hình tài chính. Tài liệu hạch toán kế toán của doanh nghiệp luôn là nguồn thông tin chủ yếu phục vụ cho công tác phân tích tình hình tài chính. Thông tin từ những tài liệu này có ảnh hưởng quyết định tới những nhận xét, đánh giá về các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính nói chung, hiệu quả kinh doanh nói riêng. Nếu thông tin có được chính xác thì công tác phân tích tình hình tài chính mới thực sự có ý nghĩa và giúp doanh nghiệp có được những quyết định kịp thời, đúng đắn cho quá trình sản xuất kinh doanh sau. Nếu thông tin, tài liệu hạch toán kế toán sai lệch, không chính xác thì việc đưa ra các nhận xét, đánh giá các chỉ tiêu là sai lệch, kết quả phân tích tình hình tài chính hoàn toàn sai khác, không phản ánh đúng tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.3.2.2. Hệ thống phương pháp sử dụng phân tích tích tình hình tài chính Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có nhiều nhân tố làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính. Nếu phân tích tình hình tài chính, doanh nghiệp chỉ sử dụng các phương pháp truyền thống như so sánh, hay phương pháp chi tiết để phân tích thì mới chỉ thấy kết quả của từng biến động chứ chưa thấy được tác động đến từng nhân tố của tình hình tài chính. Trong quá trình phân tích tình hình tài chính ở công ty cần sử dụng đầy đủ các phương pháp phân tích để kết quả thu được đầy đủ, chính xác, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các phương pháp có thể sử dụng nhằm đem lại kết quả chính xác hơn, đầy đủ hơn trong phân tích là: phương pháp loại trừ, phương pháp liên hệ, phương pháp hồi quy tương quan, đặc biệt là phương pháp DUPONT. Phương pháp DUPONT là phương pháp khoa học được sử dụng nhiều trong phân tích hoạt động kinh doanh nói chung và phân tích hiệu quả kinh doanh nói riêng có rất nhiều ưu điểm và đã được áp dụng từ những năm đầu của thế kỷ 20 ở các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Anh Pháp và các nước Tây âu. Thực chất của phương pháp DUPONT là biến một chi tiêu tổng hợp thành một hàm số của các chỉ tiêu khác có liên quan để có thể thực hiện phân tích tác đoạn hay kiểm tra tính chính xác của các thông số riêng lẻ. Hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu Lợi nhuận Vốn chủ sở hữu Doanh thu thuần Vốn chủ sở hữu X Lợi nhuận Doanh thu thuần Ngoài ra trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể áp dụng công nghệ thông tin trong quá trình hạch toán kế toán cũng như quá trình phân tích hiệu quả kinh doanh. Với một số phần mềm thông dụng như EXEL, FOXPRO, ACCESS công tác phân tích hoạt động kinh doanh nói chung, phân tích hiệu quả kinh doanh nói riêng sẽ trở nên vô cùng thuận lợi và nhanh chóng. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh bao gồm các yếu tố có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nhưng công tác phân tích hiệu quả kinh doanh ở công ty chưa cho thấy điều này. Nguyên nhân chính là do công tác tổ chức phân tích hiệu quả kinh doanh chưa làm tốt nhiệm vụ của mình và đòi hỏi phải hoàn thiện. Thêm vào đó, cũng như các mặt tổ chức khác, tổ chức phân tích hiệu quả kinh doanh cần được hoàn thiện thường xuyên nhằm thỏa mãn ngày càng đầy đủ hơn lượng thông tin phục vụ cho quản lý. Kết hợp chức năng của bộ phận kế toán tài vụ với các phòng kế hoạch, kỹ thuật, kinh doanh thực hiện công việc phân tích. Trong đó bộ phân kế toán chịu trách nhiệm cung cấp thông tin kế toán, kết hợp với bộ phận kế hoạch, kỹ thuật, kinh doanh cùng tiến hành phân tích dự toán chi phí, dự toán sản lượng, định kỳ đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Xây dựng đề cương để tiến hành phân tích hiệu quả kinh doanh. Đề cương này cần được xây dựng cụ thể, chi tiết để có thể được sử dụng cho nhiều kỳ phân tích tiếp theo. Trên cơ sở đề cương phân tích, xác định hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phù hợp với phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở nguồn tài liệu cung cấp cho phân tích chính xác, phương pháp phân tích phù hợp, tổ chức phân tích tốt, để hoàn thiện nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh, nhất thiết phải hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh. 2.3.2.3. Phân tích tình hình công nợ và thanh toán Qua tài liệu phân tích (Biểu 2.3: Hoàn thiện chi tiết tình hình công nợ), ta thấy các khoản phải thu của công ty năm 2001 so với năm 2000 tăng 28.590.564 ngàn đồng tương ứng 24,48% trong đó chủ yếu là các khoản phải thu của khách hàng tăng 23.741.775 ngàn đồng chiếm tỷ trọng là 50,57% các khoản phải thu. Các khoản phải thu của công ty năm 2002 so với năm 2001 tăng 42.790.302 ngàn đồng tương ứng 29,44% trong đó chủ yếu là các khoản phải thu của khách hàng tăng 15.174.583 ngàn đồng chiếm tỷ trọng là 21,47% các khoản phải thu. Vậy chứng tỏ vốn của công ty ngày càng bị chiếm dụng và tình hình nợ phải thu là rất khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty. Các khoản phải trả của công ty năm 2001 so với năm 2000 tăng 44.736.784 ngàn đồng tương ứng 35,40% trong đó chủ yếu là vay ngắn hạn và phải trả các đơn vị nội bộ. Các khoản phải trả của công ty năm 2002 so với năm 2001 tăng 75.358.684 ngàn đồng tương ứng 44,04% trong đó chủ yếu là phải trả cho người bán và các khoản phải trả phải nộp khác. Điều này chứng tỏ công ty gặp khó khăn trong thanh toán, phải vay ngắn hạn để bù đắp chi phí sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện bị chiếm dụng vốn phải dùng vay ngắn hạn để trang trải các chi phí chứng tỏ thực lực tài chính của công ty là thấp đối với các khoản công nợ. Tuy nhiên, tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước của công ty có các khoản phải nộp nộp ngân sách nhà nước giảm, chứng tỏ công ty chấp hành nghĩa vụ đối với nhà nước rất tốt. ở Việt Nam hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp mới chỉ phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán ở mức độ đơn giản, tính toán các chỉ tiêu tỷ lệ nợ phải trả so với tổng tài sản. Nhưng các chỉ tiêu phân tích chưa đầy đủ, số liệu phân tích chưa chính xác, chưa liên hệ được các chỉ tiêu phân tích với nhau, do đó thông tin thu được chưa phản ánh thực chất hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Để hoàn thiện phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, trước hết cần nghiên cứu một cách tổng hợp một số chỉ tiêu như: hệ số thanh toán tổng quát, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số thanh toán nợ dài hạn, hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán nợ phải thu và phải trả. Đồng thời cần tiến hành so sánh giữa kỳ này với kỳ trước về từng chỉ tiêu, kết hợp với việc xem xét mức độ biến động của các khoản phải thu, phải trả, chi tiêu cho từng đối tượng để tìm ra nguyên nhân của các khoản nợ đến hạn phải thu mà chưa thu được, các khoản phải trả mà chưa trả được. Biểu 2.3: Hoàn thiện chi tiết tình hình công nợ Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 2000-2001 2001-2002 ± % ± % Các khoản phải thu 116.774.036 145.364.600 188.154.902 28.590.564 24,48 42.790.302 29,44 1.Phải thu của khách hàng 46.947.914 70.689.689 85.864.272 23.741.775 50,57 15.174.583 21,47 2.Trả trước cho người bán 14.411.747 14.743.287 29.545.552 331.540 2,30 14.802.265 100,40 3.Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 22.578 1.152.259 1.326.490 1.129.681 5.003,46 174.231 15,12 4.Phải thu nội bộ 41.439.267 48.641.565 57.336.098 7.202.298 17,38 8.694.533 17,87 *Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc - 1.088.061 1.123.878 1.088.061 - 35.817 3,29 *Phải thu nội bộ khác 41.439.267 47.553.503 56.212.219 6.114.236 14,75 8.658.716 18,21 5.Các khoản phải thu khác 13.967.530 9.049.739 12.958.612 (4.917.791) (35,21) 3.908.873 43,19 6.Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*) (15.000) - - 15.000 - - - Các khoản phải trả 126.359.066 171.095.850 246.454.534 44.736.784 35,40 75.358.684 44,04 1.Vay ngắn hạn 9.884.771 25.470.315 37.238.739 15.585.544 157,67 11.768.424 46,20 2.Nợ dài hạn đến hạn trả - - - - - - - 3.Phải trả cho người bán 19.570.393 33.980.626 65.851.257 14.410.233 73,63 31.870.631 93,79 4.Ngời mua trả tiền trước 4.714.584 9.015.224 9.559.853 4.300.640 91,22 544.629 6,04 5.Thuế và các khoản phải nộp NN 634.626 1.346.377 1.236.042 711.751 112,15 (110.335) (8,19) 6.Phải trả công nhân viên 775.271 2.514.952 4.988.591 1.739.681 224,40 2.473.639 98,36 7.Phải trả các đơn vị nội bộ 35.960.200 51.449.868 58.810.239 15.489.668 43,07 7.360.371 14,31 8.Các khoản phải trả phải nộp khác 54.819.221 47.318.488 68.769.813 (7.500.733) (13,68) 21.451.325 45,33 Nguồn số liệu từ báo cáo tài chính của Công ty Biểu 2.4: Hoàn thiện phân tích khả năng thanh toán tại Virasimex Đơn vị tính: 1.000 Đồng Chỉ tiêu Công thức Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 2000/2001 2001/2002 1.Khả năng thanh toán tổng quát Tổng tài sản/Nợ phải trả 1,45 1,53 1,39 0,08 (0,14) 2.Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn TSLĐ và ĐT ngắn hạn/Tổng nợ ngắn hạn 1,60 1,57 1,34 (0,03) (0,23) 3.Khả năng thanh toán nợ dài hạn Giá trị TSCĐ còn lại/Nợ dài hạn 0,70 1,20 2,14 0,49 0,94 4.Khả năng thanh toán nhanh (Tiền+Tương đương tiền)/(Nợ tới hạn+Nợ quá hạn) 0,09 0,05 0,04 (0,04) (0,01) 5.Hệ số nợ phải thu và phải trả Vốn chiếm dụng/Vốn bị chiếm dụng 0,92 0,85 0,76 (0,07) (0,09) Nguồn số liệu từ báo cáo tài chính của Công ty 2.3.2.4. Phân tích chỉ số về hoạt động Công ty cần chú ý đến khả năng tạo ra tiền, nguyên nhân ảnh hưởng đến sự gia tăng các khoản phải thu và hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho năm 2001 tăng so với năm 2000 là 0,15. Năm 2002, vòng quay hàng tồn kho tăng so với năm 2001 là 0,12. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho giảm từ năm 2000-2002. Vòng quay các khoản phải thu tăng lên từ năm 2000-2002. Biểu 2.5: Hoàn thiện phân tích chỉ số về hoạt động tại Virasimex Đơn vị tính: 1.000 Đồng Chỉ tiêu Công thức 2000 2001 2002 2000-2001 2001-2002 1.Vòng quay hàng tồn kho Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho bình quân 0,40 0,56 0,68 0,15 0,12 2.Số ngày một vòng quay hàng tồn kho Số ngày trong kỳ/Số vòng quay hàng tồn kho 890,13 644,45 530,51 -245,68 -113,94 3.Vòng quay các khoản phải thu Doanh thu thuần/Số dư bình quân các khoản phải thu 0,24 0,38 0,43 0,14 0,05 Nguồn số liệu từ báo cáo tài chính của Công ty 2.3.2.5. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định Đánh giá sức sản xuất của tài sản cố định: Năm 2000, một đồng tài sản cố định tạo ra 6,89 đồng doanh thu. Đến năm 2001, chỉ cần bỏ ra một đồng tài sản thì thu được 8,04 đồng doanh thu và năm 2002 thu được 10,48 đồng doanh thu. Từ năm 2000-2002, sức sản xuất của tài sản cố định được tăng lên. Về sức sinh lời của tài sản cố định, năm 2000, để tạo ra một đồng lợi nhuận cần bỏ ra 9,82 đồng tài sản cố định. Đến năm 2001, cần bỏ ra 33,89 đồng tài sản cố định mới thu được một đồng lợi nhuận. Năm 2002, để tạo ra một đồng lợi nhuận cần bỏ ra 26,69 đồng tài sản cố định. Sức sinh lời của tài sản cố định tăng giảm thất thường qua các năm 2000-2002. Biểu 2.6: Hoàn thiện phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Virasimex Đơn vị tính: 1.000 Đồng Chỉ tiêu Công thức Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 2000-2001 2001-2002 1.Tài sản cố định (TSCĐ) 16.066.777 24.969.759 27.662.630 8.902.982 2.692.871 2.Doanh thu thuần 110.714.851 200.874.183 290.034.255 90.159.332 89.160.072 3.Lợi nhuận thuần 1.635.329 736.834 1.036.565 (898.495) 299.731 4.Sức sản xuất của TSCĐ Doanh thu thuần/TSCĐ 6,89 8,04 10,48 1,15 2,44 5.Sức sinh lời của TSCĐ TSCĐ/Lợi nhuận thuần 9,82 33,89 26,69 24,06 (7,20) Nguồn số liệu từ báo cáo tài chính của Công ty 2.3.2.6. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Để đánh giá sử dụng vốn kinh doanh ở công ty đạt hiệu quả ở mức nào, ta tiến hành tính toán một số chỉ tiêu như Biểu 2.7: Hoàn thiện phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Virasimex Thời kỳ phân tích là 360 ngày, vốn lưu động bình quân được tính bằng vốn lưu động đầu năm cộng với vốn lưu động cuối năm chia 2. Thời gian luân chuyển 1 vòng vốn lưu động có xu hướng giảm xuống. Thời gian luân chuyển 1 vòng vốn lưu động từ 217,65 ngày năm 2000 xuống còn 177,26 ngày năm 2001 và chỉ còn 126,14 ngày năm 2002. Thời gian luân chuyển 1 vòng vốn lưu động tương đối dài do thiết bị đường sắt có giá trị lớn và thời gian bảo hành cũng dài hơn so với những mặt hàng khác. Đây là một tín hiệu tốt, hời gian luân chuyển 1 vòng vốn lưu động ngắn thể hiện khả năng sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, vốn không bị ứ đọng như trước. Năm 2000, một đồng vốn bỏ ra thu được 0,02 đồng lợi nhuận. Sang năm 2001, do lợi nhuận giảm so với năm 2000, mặc dù doanh thu vẫn tăng cao dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn giảm xuống còn 0,01 đồng lợi nhuận cho một đồng vốn bỏ ra. Năm 2002, một đồng vốn bỏ ra thu được 0,01 đồng lợi nhuận. Thực chất hiệu quả sử dụng vốn và sức sinh lời của vốn có quan hệ chặt chẽ với nhau. Năm 2000, để đạt được một đồng lợi nhuận cần bỏ ra 40,93 đồng vốn. Sang đến năm 2001, thì cần bỏ ra 134,24 đồng thì thu được một đồng lợi nhuận, điều này hoàn toàn phù hợp với đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn ở trên. Đến năm 2002: 98,30 đồng vốn bỏ ra mới thu được một đồng lợi nhuận. Như vậy, mức vốn bỏ ra để đem lại một đồng lợi nhuận thay đổi không theo một chiều hướng, thuận lợi hay tiêu cực, có những năm thay đổi theo chiều hướng rất tốt như năm 2000, nhưng sang đến năm 2001 tình hình lại diễn biến theo chiều hướng bất lợi. Có thể nói rằng hiệu quả sử dụng vốn ở công ty trong năm 2000-2002 tăng giảm thất thường và ta sẽ tiếp tục đánh giá nguyên nhân của hiện tượng này trong phần sau. Về hệ số doanh lợi doanh thu thuần: một đồng doanh thu thuần đem lại 0,01 đồng lợi nhuận trong năm 2000, nhưng trong năm 2001 và 2002 thì hiệu quả lại giảm xuống. Có thể giải thích sự thay đổi hiệu quả kinh doanh của công ty như sau: Năm 2000, công ty thận trọng trong việc lựa chọn bạn hàng nhập khẩu thiết bị đường sắt, giá nhập khẩu thấp trong khi nhu cầu trong nước lại cao nên lợi nhuận tăng đột biến. Tình hình kinh doanh lại không theo chiều hướng thuận lợ như năm 2000, trong năm 2001-2002, giá các mặt hàng nông sản, khoáng sản có chiều hướng đi xuống, một số thiết bị vật tư trong nước bắt đầu sản xuất được với giá tương đối hợp lý nên mặc dù doanh thu bán hàng vẫn tăng cao nhưng lợi nhuận lại không tăng như năm 2000. Đánh giá chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: đánh giá một cách tổng thể doanh thu bán hàng trong giai đoạn 2000-2002 ngày càng cần ít vốn hơn. Năm 2000, một đồng doanh thu cần 0,60 đồng vốn, 0,49 và 0,35 đồng vốn trong năm 2001-2002. Đây là một chiều hướng cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty đã bớt phụ thuộc vào vốn hơn. Chỉ tiêu này cũng hoàn toàn logic với chỉ tiêu thời gian quay vòng của 1 vòng vốn lưu động như đã trình bày ở trên. Nói tóm lại, thời gian quay vòng vốn của công ty ngày càng ngắn lại, hệ số số đảm nhiệm vốn cũng có những bước tiến bộ. Nhưng các chỉ tiêu về lợi nhuận trên doanh thu, hiệu quả sử dụng vốn và sức sinh lợ của vốn lại không biến đổi theo chiều hướng tích cực, diễn biến của các chỉ tiêu này qua các năm rất thất thường. Biểu 2.7: Hoàn thiện phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Virasimex Đơn vị tính: 1.000 Đồng Chỉ tiêu Công thức Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 2000-2001 2001-2002 1.Vốn lưu động (VLĐ) bình quân (VLĐ đầu năm+VLĐ cuối năm)/2 66.936.000 98.909.490 101.625.920 31.973.490 2.716.430 2.Doanh thu thuần 110.714.851 200.874.183 290.034.255 90.159.332 89.160.072 3.Lợi nhuận thuần 1.635.329 736.834 1.036.565 (898.495) 299.731 4.Thời gian luân chuyển 1 vòng vốn lưu động (ngày) Thời gian kỳ phân tích*VLĐ bình quân/Doanh thu thuần 217,65 177,26 126,14 (40,39) (51,12) 5.Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Lợi nhuận thuần/VLĐ bình quân 0,02 0,01 0,01 (0,02) 0,00 6.Hệ số doanh lợi doanh thu thuần Lợi nhuận thuần/Doanh thu thuần 0,01 0,00 0,00 (0,01) (0,00) 7.Hệ số đảm nhiệm VLĐ VLĐ bình quân/Doanh thu thuần 0,60 0,49 0,35 (0,11) (0,14) 8.Sức sinh lời vốn lưu động VLĐ bình quân/Lợi nhuận thuần 40,93 134,24 98,04 93,30 (36,19) Nguồn số liệu từ báo cáo tài chính của Công ty 2.3.2.7. Phân tích hiệu quả kinh doanh Hệ số lợi nhuận trước thuế so với doanh thu và hệ số lợi nhuận sau thuế so với doanh thu giảm từ năm 2000-2002. Lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản và lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản giảm trong năm 2001 so với năm 2000. Lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản và lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản tăng trong năm 2002 so với năm 2001. Lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu giảm trong năm 2001 so với năm 2000 và tăng trong năm 2002 so với năm 2001. Biểu 2.8: Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh Đơn vị tính: 1.000 Đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 2000/2001 2001/2002 1.Tổng tài sản 202.333.211 269.347.432 330.593.599 2.Nguồn vốn chủ sở hữu 68.212.080 101.765.989 100.554.252 3.Doanh thu 111.966.473 202.081.307 290.789.748 4.Lợi nhuận trước thuế 1.635.329 736.834 1.036.565 5.Lợi nhuận sau thuế 1.112.024 501.047 704.864 6.Hệ số lợi nhuận trên doanh thu -Hệ số lợi nhuận trước thuế so với doanh thu (4/3) 0,0146 0,0036 0,0036 (0,0110) (0,0001) -Hệ số lợi nhuận sau thuế so với doanh thu (5/3) 0,0099 0,0025 0,0024 (0,0075) (0,0001) 7.Sức sinh lợi của tổng tài sản -Lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản (4/1) 0,0081 0,0027 0,0031 (0,0053) 0,0004 -Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (5/1) 0,0055 0,0019 0,0021 (0,0036) 0,0003 8.Lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu (5/2) 0,0163 0,0049 0,0070 (0,0114) 0,0021 Nguồn số liệu từ báo cáo tài chính của Công ty 2.4 Những điều ki 2.4.1. Về phía Nhà nước: Các giải pháp trên có được khả thi hay không còn tuỳ thuộc vào những điều kiện nhất định mà Nhà nước phải hoàn thiện như sau: Thứ nhất, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán: Bên cạnh những tích cực của nền kinh tế thị trường là kích thích sản xuất phát triển, thì cũng nảy sinh nhiều tiêu cực, đòi hỏi mọi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phải được điều chỉnh bằng pháp luật. Chính vì vậy, việc ra đời Luật Kế toán, Luật Thống kê để thay thế cho Pháp lệnh kế toán thống kê được ban hành từ năm 1988 là yêu cầu cấp bách. Phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh đã không bao quát toàn diện các thành phần kinh tế mới của đất nước; nhiều tổ chức nghề nghiệp, tổ chức dịch vụ và hoạt động của nền kinh tế thị trường mới ra đời không được Pháp lệnh điều chỉnh. Ngoài ra, Pháp lệnh chưa tiếp thu các nguyên tắc, thông lệ quốc tế, không thể đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của Việt Nam. Trong kỳ họp thứ 2 - Quốc hội khóa XI vấn đề này đã được các đại biểu Quốc hội đưa ra xem xét, và thông qua vào Kỳ họp thứ 3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế là điều kiện cần thiết trong giai đoạn hiện nay, khi mà nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, tình trạng khủng hoảng về trật tự, kỷ cương, vi phạm pháp luật đang diễn ra phổ biến và khá nghiêm trọng. Hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho kế toán phát huy vai trò là công cụ phục vụ cho quản lý kinh tế. Trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế, để buộc các pháp nhân và thể nhân phải tuân thủ các chế độ kế toán, báo cáo trung thực thực trạng tài chính của đơn vị mình, khắc phục tình trạng yếu kém của công tác kế toán trong nền kinh tế quốc dân, cần phải chú ý hoàn thiện hệ thống pháp luật về kế toán. Luật Kế toán Việt Nam ra đời là nhằm nâng cao địa vị pháp lý của kế toán, đặt kế toán đúng vị trí không chỉ là công cụ mà còn là bộ phận cấu thành hệ thống quản lý, kiểm soát hoạt động kinh tế, tài chính. Luật Kế toán cũng là hành lang pháp lý điều chỉnh các quan hệ giữa các đối tác kinh doanh, thông qua việc cung cấp hệ thống thông tin đa dạng của đối tác, đồng thời đáp ứng yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà nước. Dưới luật kế toán cần sớm xây dựng và ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam, nhằm đảm bảo tính thống nhất, dễ hiểu, thích hợp, đáng tin cậy và so sánh được của các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính, trên cơ sở đó cung cấp thông tin hữu ích nhất cho các đối tượng sử dụng và góp phần vào việc đẩy nhanh tiến trình hội nhập của kế toán Việt Nam vào hệ thống kế toán Thế giới. Hiện nay các chế độ còn nằm tản mạn trên rất nhiều các văn bản, chưa được hệ thống thành một thể hoàn chỉnh; mặt khác, có trường hợp là nội dung của văn bản sau không phù hợp với nội dung của văn bản trước, nhưng văn bản sau lại có giá trị pháp lý thấp hơn văn bản trước, gây khó khăn cho công tác kế toán tại các đơn vị và làm giảm tính hiệu lực pháp lý của các văn bản pháp qui. Vì vậy, Bộ Tài chính nên tiến hành hệ thống lại các chế độ kế toán đã ban hành trước đây, thì giá trị pháp lý của văn bản sau phải cao hơn văn bản trước, nhằm đảm bảo việc thực hiện nghiêm túc các văn bản pháp qui về kế toán trong thực tế. Cần ban hành qui định việc xử phạt thật nghiêm minh việc vi phạm pháp luật về kế toán. Nhà nước cần ban hành những qui định với mức xử phạt thật nặng, thật thích đáng đối với những trường hợp vi phạm, có biện pháp công bố công khai các vi phạm, đồng thời đưa ra các biện pháp nhằm duy trì việc thanh tra kế toán theo định kỳ, có như vậy mới bảo đảm việc chấp hành nghiêm minh pháp luật về kế toán. Thứ hai, đẩy nhanh tiến độ xây dựng và ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam: Việc sớm ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam trong tình hình hiện nay là điều rất cần thiết và mang tính thời sự, xuất phát từ yêu cầu về chuẩn mực đối với hoạt động kế toán, kiểm toán, người sử dụng báo cáo tài chính cũng như do nhu cầu hội nhập vào hệ thống kế toán trên thế giới. Muốn vậy thì những định hướng cho việc xây dựng chuẩn mực kế toán của Việt Nam nên dựa trên cơ sở thừa nhận chuẩn mực kế toán phổ biến trên thế giới, nhưng đồng thời có tính đến môi trường kế toán Việt Nam. Cụ thể là nên sử dụng chuẩn mực kế toán quốc tế như là một cơ sở, rồi sau đó sửa đổi, bổ sung thêm những qui định sao cho phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường và cơ chế tài chính của Việt Nam. Trong điều kiện nước ta đang trong thời kỳ mở cửa hoà nhập với nền kinh tế thế giới, đang khuyến khích đầu tư nước ngoài, phải đổi mới hệ thống báo cáo tài chính cho phù hợp với thông lệ, chuẩn mực kế toán quốc tế có tính đến đặc điểm kinh tế của Việt Nam, nhằm giúp cho công tác phân tích hiệu quả kinh doanh được dễ dàng, chính xác và có thể cung cấp đầy đủ thông tin cho những người cần quan tâm. Tháng 1/2002, Việt Nam công bố 04 chuẩn mực kế toán bao gồm: Chuẩn mực số 02-Hàng tồn kho Chuẩn mực số 03-Tài sản cố định hữu hình Chuẩn mực số 04-Tài sản cố định vô hình Chuẩn mực số 14-Doanh thu và thu nhập khác Ngày 31 tháng 12 năm 2002, Bộ tài chính ban hành quyết định số 165/2002/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành và công bố sáu (06) chuẩn mực kế toán Việt Nam đợt 2, bao gồm: Chuẩn mực số 01-Chuẩn mực chung Chuẩn mực số 06-Thuê tài sản Chuẩn mực số 10-ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái Chuẩn mực số 15-Hợp đồng xây dựng Chuẩn mực số 16-Chi phí đi vay Chuẩn mực số 24-Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Thứ ba, phân định kế toán quản trị với kế toán tài chính trong hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam: Việc phân biệt hệ thống kế toán các doanh nghiệp thành kế toán tài chính và kế toán quản trị là xuất phát mục tiêu cung cấp thông tin của kế toán. Mục tiêu của kế toán tài chính là phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính, nhằm chủ yếu là cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng bên ngoài doanh nghiệp, còn mục tiêu của kế toán quản trị là cung cấp thông tin phục vụ cho nhà quản trị của doanh nghiệp. Do mục tiêu khác nhau của 2 loại hình kế toán trên, nên cần thiết phải xây dựng những qui định kế toán riêng nhằm đạt được mục tiêu đã xác định. Do đó, Nhà nước cần ban hành những qui định có tính hướng dẫn về kế toán quản trị, nhằm hướng dẫn về nội dung và phương pháp tổ chức kế toán quản trị cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp tham khảo, vận dụng vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mình, không nên bỏ mặc cho các doanh nghiệp muốn làm sao thì làm, nhất là đối với các doanh nghiệp Nhà nước, vốn có tập quán là làm theo sự hướng dẫn của Nhà nước. Quá trình xác lập những qui định hướng dẫn về kế toán quản trị, cũng chính là quá trình phân định giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị trong hệ thống kế toán doanh nghiệp của Việt Nam. Thứ tư, nên xem xét kỹ vấn đề kiểm toán báo cáo tài chính: Kiểm toán báo cáo tài chính sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng của báo cáo tài chính, làm cho thông tin kế toán được cung cấp trở nên đáng tin cậy hơn, phục vụ đắc lực cho việc ra các quyết định kinh tế. Hiện nay, báo cáo tài chính của doanh nghiệp có thể được kiểm toán bởi ba loại hình kiểm toán: Kiểm toán Nhà nước, kiểm toán nội bộ, và kiểm toán độc lập. Tuy nhiên, việc sử dụng ba loại hình này vào việc kiểm toán báo cáo tài chính còn có những tồn tại cần giải quyết như sau: - Đối với kiểm toán Nhà nước: Hiện nay, ngoài kiểm toán Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước còn chịu sự quản lý của các ngành chức năng như cục quản lý vốn, cục thuế ... mà xét cho cùng các ngành chức năng này cũng thực hiện các chức năng giống như là kiểm toán Nhà nước. Do đó, việc cơ quan kiểm toán Nhà nước thực hiện việc kiểm toán đối với các doanh nghiệp Nhà nước là không cần thiết, mà chỉ nên kiểm toán các cơ quan công quyền, các đơn vị sự nghiệp công, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội có sử dụng kinh phí của Nhà nước, để kiểm tra, xác nhận việc chấp hành các qui định của Nhà nước ở các đơn vị này. Cũng chính từ điều này, để nâng cao tính độc lập của cơ quan kiểm toán Nhà nước, thì kiểm toán Nhà nước nên trực thuộc Quốc hội thì vai trò của kiểm toán Nhà nước sẽ rất rõ nét, cơ quan kiểm toán Nhà nước sẽ giúp Quốc hội xem xét các chính sách đã được Quốc hội phê chuẩn, trong thực tế đã được các cơ quan Nhà nước chấp hành như thế nào. - Đối với kiểm toán nội bộ: Kiểm toán viên nội bộ trực thuộc doanh nghiệp, nên việc kiểm toán báo cáo tài chính của kiểm toán viên nội bộ để công khai là không đảm bảo tính độc lập, làm cho việc xác nhận của kiểm toán nội bộ bị giảm giá trị, ít người tin tưởng vào báo cáo tài chính đã được kiểm toán nội bộ. Do đó, Kiểm toán nội bộ chỉ nên được sử dụng để phục vụ cho việc quản lý nội bộ, kiểm tra hoạt động kế toán tại doanh nghiệp, từ đó giúp cho việc lập báo cáo tài chính được chính xác. Ngoài ra, Nhà nước cần sớm ban hành chuẩn mực kiểm toán nội bộ, để giúp cho kiểm toán viên nội bộ có cơ sở pháp lý cho quá trình thực hiện việc kiểm toán tại doanh nghiệp. - Đối với kiểm toán độc lập: Việc kiểm toán báo cáo tài chính của kiểm toán độc lập hiện nay có một số điểm tồn tại cần phải giải quyết như sau: Hiện nay, do chưa có đầy đủ các chuẩn mực kiểm toán của Việt Nam, nên kiểm toán độc lập phải vận dụng các chuẩn mực kiểm toán quốc tế để tiến hành kiểm toán, dẫn đến khó so sánh, đánh giá chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán khác nhau. Vấn đề trên đòi hỏi cần phải sớm ban hành đầy đủ các chuẩn mực kiểm toán, để kiểm toán viên có điểm tựa pháp lý trong hoạt động nghề nghiệp của mình và đảm bảo được sự tin tưởng của người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán. 2.4.2. Về phía Doanh nghiệp: 2.4.2.1. Đào tạo đội ngũ cán bộ tài chính Công ty có đội ngũ chuyên viên kế toán chuyên nghiệp trong công tác hạch toán kế toán nhưng còn thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính. Do đó, yêu cầu có một đội ngũ chuyên viên có khả năng phân tích tài chính nhằm đưa ra ý kiến tham mưu cho lãnh đạo công ty trong việc hoạch định chính sách tài chính là một yêu cầu rất cần thiết. Đặc biệt trong thời gian tới, khi thị trường tài chính trong nước và quốc tế mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư, công ty càng cần có đội ngũ chuyên viên tài chính giỏi về chuyên môn, hiểu biết sâu rộng về đặc điểm kinh doanh của ngành, về môi trường kinh tế vĩ mô cũng như chích sách tài chính tiền tệ, thuế của Nhà nước, những xu thế biến động của nền kinh tế trong nước và quốc tế… 2.4.2.2. áp dụng công nghệ thông tin trong phân tích tài chính áp dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực quản lý đang được công ty đặc biệt quan tâm. Công ty chỉ cần đặt hàng viết một số chương trình phần mềm nhằm khai thác những dữ liệu cần thiết để phân tích tài chính, đưa ra những báo cáo phân tích định kỳ và đột xuất giúp cho lãnh đạo công ty hoạch định chính sách tài chính, trợ giúp cho việc ra quyết định kinh doanh. Kết luận Cùng với xu hướng phát triển kinh tế của đất nước, phân tích tình hình tài chính ngày càng trở nên quan trọng hơn trong quản lý sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, đòi hỏi phải có những chính sách tổng thể về kinh tế, tài chính phù hợp trong quản lý sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, cùng với sự phát triển ngày càng phức tạp của các mối quan hệ kinh tế trong và ngoài doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng rất lớn. Chính trong điều kiện đó, phân tích tình hình tài chính đã phát huy được vai trò vô cùng quan trọng của mình. Từ đó, doanh nghiệp có những biện pháp cụ thể nhằm phát huy những tiềm năng vốn có của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở lý luận và thực tế tại công ty, luận văn “Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại Công ty Xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt (Virasimex)” đã được hoàn thành với những nội dung cơ bản được đề cập đến trong đề tài: -Luận văn hệ thống hoá lý luận về hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. -Luận văn phân tích thực trạng hệ thống báo cáo tài chính và việc phân tích tình hình tài chính tại Công ty Xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt (Virasimex). Từ đó khẳng định sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính và việc phân tích tình hình tài chính. -Trên cơ sở phân tích các tác động của các nhân tố chủ quan lẫn khách quan có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế hiện nay và giai đoạn phát triển sắp tới, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính và việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. -Luận văn đã đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện nhằm hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính và việc phân tích tình hình tài chính tại Công ty Xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt (Virasimex). Đồng thời, luận văn cũng đưa ra những điều kiện để cho các giải pháp đó mang tính khả thi cả về phía Nhà nước và bản thân công ty. Trong khuôn khổ có hạn, luận văn mạnh dạn phân tích và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính và việc phân tích tình hình tài chính ở Công ty Xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt (Virasimex). Những giải pháp được trình bày trong luận văn chỉ là những kết quả nghiên cứu ban đầu. Do hệ thống báo cáo tài chính và việc phân tích tình hình tài chính là vấn đề mang tính phức tạp cao, trong khuôn khổ giới hạn của đề tài, luận văn trình bày một số kiến nghị của mình, chắc chắn còn có nhiều thiếu sót. Kính mong các thầy, cô giáo quan tâm hướng dẫn, chỉ ra những thiết sót để tác giả có thể bổ xung khi có điều kiện làm cho luận văn được hoàn thiện hơn, và có thể áp dụng một cách hiệu quả vào cuộc sống ở công ty. Danh mục tài liệu tham khảo Bộ Tài Chính-Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, NXB Bộ Tài chính-1/2002 Bộ Tài Chính-Hướng dẫn kế toán thực hiện 4 chuẩn mực kế toán Việt Nam, NXB Bộ Tài chính-10/2002 Công ty Xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt (Virasimex)-Các Báo cáo tài chính năm 2000, 2001, 2002 Chuẩn mực kế toán quốc tế – International Accounting Standard -Tài liệu dịch của VACO Tháng 8/2000 Các chuẩn mực kế toán quốc tế – International Accounting Standard -Tài liệu dịch của Ngân hàng thế giới, NXB Chính trị quốc gia-2002 PTS. Ngô Thế Chi - Chủ doanh nghiệp và kế toán trưởng cần biết, NXB Thống kê - 1996 PTS. Nguyễn Năng Phúc - Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp NXB Thống kê - 1998 Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế, NXB Tài chính-2000 TS. Nguyễn Minh Phương-Kế toán quản trị, NXB Thống kê - 2000 TS. Nguyễn Minh Phương-TS. Nguyễn Thị Đông-Giáo trình Kế toán quốc tế, NXB Thống kê - 2002 TS. Đặng Thị Loan-Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp, NXB Giáo dục-2001 TS. Nguyễn Văn Công - Lập, đọc, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản tài chính, 2002 TS. Phạm Văn Được - Đặng Kim Cương, Phân tích hoạt động kinh doanh, nhà xuất bản thống kê, 1999 Đảng Cộng sản Việt Nam - Nghị quyết hội nghị trung ương 3 (khoá IX) Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX, Văn kiện Đại hội. NXB Chính trị quốc giá, 2001. Nguyễn Thế Hưng - Hệ thống thông tin kế toán, NXB tài chính, 1998 E. Wayne Nafziner - Kinh tế học các nước đang phát triển, Nhà xuất bản thống kê, 1998 Những vấn đề cơ bản về hiệu quả kinh tế trong XHCN, NXB lao động, 1993 Nguyễn Tấn Phước - Chiến lược và chính sách kinh doanh, NXB Thông kê, 1996 Lê Văn Sang, PTS. Mai Ngọc Cường - Các lý thuyết Kinh tế học phương tây hiện đại. NXB khoa học xã hội, 1993. Quỹ tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, Báo cáo chung của - Việt Nam tiến tới minh bạch về tài chính, 1999. PTS. Nguyễn Quang Quynh - Phân tích kinh tế hoạt động kinh doanh, nhà xuất bản thống kê, 1991 Nguyễn Trần Quế - Xác định hiệu quả kinh tế của nền sản xuất xã hội, doanh nghiệp và đầu tư, NXB Khoa học Xã hội, 1995 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam - Luật doanh nghiệp nhà nước, NXB Chính trị quốc gia, 1995 Phụ lục: Phụ lục 01: Bảng cân đối kế toán của Công ty Xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt (Virasimex) năm 2000 Phụ lục 02: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt (Virasimex) năm 2000 Phụ lục 03: Bảng cân đối kế toán của Công ty Xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt (Virasimex) năm 2001 Phụ lục 04: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24676.DOC
Tài liệu liên quan