Đề tài Thực trạng công tác quản lý thu quỹ bảo hiểm xã hội ở cơ quan bảo hiểm xã hội Quận Đống Đa

Tài liệu Đề tài Thực trạng công tác quản lý thu quỹ bảo hiểm xã hội ở cơ quan bảo hiểm xã hội Quận Đống Đa: LỜI NÓI ĐẦU Cùng với những vấn đề thiết yếu của cuộc sống con người là việc làm và thu nhập, thì bảo hiểm xã hội (BHXH) trong bất kỳ một chế độ xã hội nào cũng là một vấn đề luôn được xem xét, bởi vì rủi ro luôn là một vấn đề dễ xảy ra với mọi người. Chính sách BHXH là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, đã được thực hiện từ những năm 60 của thế kỷ XX. Trải qua gần 40 năm thực hiện với những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với từng giai đoạn, chính sách BHXH đã góp phần rất to lớn đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Đến nay, BHXH đã được thực hiện cho công chức Nhà nước, lực lượng vũ trang và người lao động trong các thành phần kinh tế ở những nơi có quan hệ lao động, có sử dụng từ 10 lao động trở lên... và sẽ còn tiếp tục mở rộng cho các đối tượng khác. BHXH đã trở thành nhu cầu và quyền lợi của người lao động và được thừa nhận là một nhu cầu tất yếu khách quan, một trong những quyền lợi của ...

doc74 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1277 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thực trạng công tác quản lý thu quỹ bảo hiểm xã hội ở cơ quan bảo hiểm xã hội Quận Đống Đa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Cùng với những vấn đề thiết yếu của cuộc sống con người là việc làm và thu nhập, thì bảo hiểm xã hội (BHXH) trong bất kỳ một chế độ xã hội nào cũng là một vấn đề luôn được xem xét, bởi vì rủi ro luôn là một vấn đề dễ xảy ra với mọi người. Chính sách BHXH là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, đã được thực hiện từ những năm 60 của thế kỷ XX. Trải qua gần 40 năm thực hiện với những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với từng giai đoạn, chính sách BHXH đã góp phần rất to lớn đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Đến nay, BHXH đã được thực hiện cho công chức Nhà nước, lực lượng vũ trang và người lao động trong các thành phần kinh tế ở những nơi có quan hệ lao động, có sử dụng từ 10 lao động trở lên... và sẽ còn tiếp tục mở rộng cho các đối tượng khác. BHXH đã trở thành nhu cầu và quyền lợi của người lao động và được thừa nhận là một nhu cầu tất yếu khách quan, một trong những quyền lợi của con người như trong Tuyên ngôn nhân quyền của Đại hội đồng Liên hợp quốc họp thông qua ngày 10/12/1948 đã nêu: "Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng BHXH". BHXH ở Việt Nam hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, đặc biệt là sau năm 1995 khi mà quỹ BHXH được hình thành độc lập nằm ngoài Ngân sách Nhà nước. Quỹ BHXH là một quỹ tiêu dùng, đồng thời là một quỹ dự phòng; nó vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội rất cao và là điều kiện hay cơ sở vật chất quan trọng nhất đảm bảo cho toàn bộ hệ thống BHXH tồn tại và phát triển. Cơ quan BHXH Quận Đống Đa được thành lập và bắt đầu hoạt động từ tháng 10/1995 cho đến nay đã thu được nhiều thành tự như: phí thu được ngày càng nhiều, chi trả đúng đối tượng... Tuy nhiên trong quá trình hoạt động vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như: thu BHXH vẫn chưa đạt kết quả cao, nhiều đơn vị vẫn còn lợi dụng kẽ hở pháp luật để trốn nộp BHXH, vẫn tồn tại trục lợi BHXH... Điều này đã làm cho hiệu quả hoạt động của quỹ BHXH còn chưa cao và còn phải nhờ vào Ngân sách Nhà nước. Như vậy, vấn đề thu quỹ BHXH có một ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của chế độ xã hội Việt Nam cũng như BHXH các tỉnh, huyện trong cả nước trong đó có BHXH Quận Đống Đa. Do vậy mà em chọn đề tài: “Thực trạng công tác quản lý thu quỹ bảo hiểm xã hội ở cơ quan bảo hiểm xã hội Quận Đống Đa” Kết cấu của chuyên đề bao gồm 4 chương: Chương 1: Khái quát chung về BHXH và thu quỹ BHXH Chương 2: Một số vấn đề về công tác thu BHXH Chương 3: Thực trạng công tác quản lý thu quỹ BHXH tại cơ quan BHXH Quận Đống Đa Chương 4: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý quỹ BHXH trên địa bàn Quận Đống Đa. CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ THU QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỔNG QUAN VỀ BHXH 1. Vài nét về khái niệm và đối tượng BHXH Trong thực tế không phải lúc nào con người cũng chỉ gặp những thuận lợi, có đầy đủ thu nhập và những điều kiện sinh sống bình thường, trái lại có rất nhiều trường hợp khó khăn, bất lợi, ít nhiều ngẫu nhiên phát sinh làm cho người ta bị giảm hoặc mất thu nhập hoặc các điều kiện sinh sống khác như bất ngờ bị ốm đau, tai nạn, mất người nuôi dưỡng, hoặc khi tuổi già. Khả năng lao động, khả năng tự phục vụ đều suy giảm. Khi rơi vào những trường hợp bị giảm hoặc mất khả năng lao động nói trên, các nhu cầu của cuôc sống không vì thế mất đi. Trái lại có cái còn tăng lên, thậm chí có thể xuất hiện thêm nhu cầu mới, như khi ốm đau sẽ rất cần thuốc chữa bệnh … Bởi vậy muốn tồn tại con người và xã hội loài người phải tìm ra và thực tế đã tìm ra nhiều cách giải quyết. Từ khi nền kinh tế hàng hoá phát triển, xuất hiện việc thuê mướn nhân công, lúc đầu người chủ chỉ cam kết trả công lao động. Dần dần về sau, phải cam kết đảm bảo cho người làm thuê có một số thu nhập nhất định để họ trang trải những nhu cầu sinh sống cần thiết khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn, tuổi già … Trong thực tế nhiều khi các trường hợp trên không xảy ra nên người chủ không phải chi ra một đồng tiền nào. Nhưng cũng có khi lại xảy ra dồn dập, buộc người chủ nhiều lúc phải bỏ ra một khoản tiền lớn mà họ không muốn. Vì thế, giới thợ phải liên kết với nhau buôc giới chủ buộc phải thực hiện những gì đã cam kết. Dần dần trong cơ chế thị trường đã xuất hiện một bên thứ 3 đóng vai trò trung gian giúp thực hiện cam kết giữa giới chủ và giới thợ bằng hoạt động thích hợp của nó. Nhờ vậy, thay vì cho việc phải chi trực tiếp những khoản tiền lớn khi lao động bị ốm đau, tai nạn, giới chủ chỉ phải trích ra những khoản tiền nho nhỏ được tính toán chặt chẽ giựa trên những cơ sở xác suất những biến cố của tập hợp những người lao động làm thuê. Số tiền này được giao cho bên thứ 3 tồn tích dần thành một quỹ tiền tệ. Làm như thế một mặt giới chủ đỡ bị thiệt hại về kinh tế do không phải một lúc chi những khoản tiền lớn. Mặt khác người lao động làm thuê được đảm bảo chắc chắn một phần thu nhập khi ốm đau, tai nạn. Nhờ đó, mỗi ông chủ chỉ phải đóng một phần mà mình chịu được nhưng vẫn phải đủ để giải quyết mọi phát sinh theo cam kết với tất cả giới thợ. Song trên thực tế, vấn đề lợi ích luôn luôn vận động với tất cả những khía cạnh của nó. Giới thợ luôn đòi hỏi được đảm bảo nhiều hơn trước tình hình kinh tế - xã hội phát triển, còn giới chủ thì lại mong muốn phải chi ít hơn tức là phảI đảm bảo cho giới thợ ít hơn nên tranh chấp chủ thơ lại tiếp diễn. Trước tình hình như vậy, nhà nước đã phải can thiệp đIềuchỉnh. Sự can thiệp này, một mặt làm tăng vai trò của nhà nước, giới chủ buộc phải đóng góp thêm, đồng thời giới thợ cũng phải đóng góp một phần vào sự đẳm bảo cho chính mình, cả giới chủ và giới thợ đều thấy mình có lợi và được bảo vệ. Mặt khác, Nhà nước phải tăng chi tiêu ngân sách song chính là nhờ vào những mối quan hệ rằng buộc như vậy mà rủi ro, bất lợi của người lao động được dàn trải theo nhiều chiều, một quỹ tiền tệ tập chung trên phạm vi quốc gia nhằm đảm bảo cuộc sống cho người lao động khi bị ốm đau, tai nạn, tuổi già, tàn tật…. được thiết lập. Nhờ vậy đã tạo ra khả năng giải quyết những phát sinh rủi ro, bất lợi lớn nhất với một tổng dự trữ nhỏ nhất, trên cơ sở xác suất phát sinh rủi ro của cả tập hợp người lao động trong phạm vị bao quát của quỹ. Đặc trưng cơ bản của BHXH: Bảo hiểm cho người lao động trong và sau quá trình lao động Các rủi do của người lao động liên quan đến thu nhập của họ như: ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, mất việc làm, già yếu, chết… Do những rủi ro này mà người lao động giảm hoặc mất nguồn thu nhập. Họ cần có khoản thu nhập khác bù vào để ổn định cuộc sống. Đây là đặc trưng rất cơ bản của BHXH. Người lao động muốn được quyền hưởng trợ cấp BHXH phải có nghĩa vụ đóng BHXH. Người chủ sử dụng lao động cũng phải có nghĩa vụ đóng BHXH cho người lao động mà mình thuê mướn. Sự đóng góp của các bên tham gia BHXH. Quỹ BHXH dùng để chi trả các trợ cấp khi có các nhu cầu phát sinh về BHXH. Các hoạt động BHXH được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, các chế độ BHXH cũng do luật định. Nhà nước bảo hộ các hoạt động của BHXH. Toàn bộ những hoạt động với những mối quan hệ rằng buộc chặt chẽ như trên, được thế giới quan niệm là BHXH đối với người lao động. Như vậy có thể hiểu BHXH chính là quá trình tổ chức sử dụng một quỹ tiền tệ tập chung được tồn tích dần do sự đóng góp của người sử dụng lao động với người lao động dưới sự quản lý, điều tiết của Nhà nước, nhằm đảm bảo phần thu nhập để thoả mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu của người lao động và gia đình họ, khi họ gặp nhiều biến cố làm giảm hoặc mất thu nhập theo lao động. Tất cả những khía cạnh nêu trên cho thấy BHXH được lập ra là để tác động vào thu nhập theo lao động của người lao động tham gia BHXH. Nói cách khác BHXH là hệ thống bảo đảm khoản thu nhập thay thế cho người lao động trong trường hợp bị giảm hoặc mất khả năng lao động hay mất việc làm, do đó bị mất hoặc giảm khoản thu nhập được thay thế, nhằm đảm bảo thoả mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu cho họ. 2. Sự cần thiết phải có hệ thống BHXH Trong thực tế cuộc sống không phải người lao động nào cũng có đủ điều kiện về sức khoẻ khả năng lao động hoặc những may mắn khác để hoàn thành nhiệm vụ lao động, công tác hoặc tạo nên cho mình và gia đình một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Ngược lại, không mấy ai tránh khỏi những rủi ro, bất hạnh như ốm đau, tai nạn hay già yếu, chết hoặc thiếu công việc làm do những ảnh hưởng của tự nhiên, của những điều kiện sống và sinh hoạt cũng như các tác nhân xã hội khác. Khi rơi vào các trường hợp đó, các nhu cầu thiết yếu không vì thế mà mất đi. Trái lại, có cái còn tăng lên, thậm chí còn xuất hiện thêm nhu cầu mới. Bởi vậy, muốn tồn tại, con người và xã hội loài người phải tìm ra và thực tế đã tìm ra nhiều cách giải quyết. Để khắc phục những rủi ro, bất hạnh giảm bớt khó khăn cho bản thân và gia đình thì ngoài việc tự mình khắc phục người lao động phải được sự bảo trợ của cộng đồng tập thể của các tổ chức cơ quan Nhà nước và xã hội. Sự bảo trợ này không thể bằng những nguồn vật chất cần thiết, nhằm phục hồi nhanh chóng sức khoẻ, duy trì sức lao động xã hộ góp phần làm giảm bớt những khó khăn của bản thân và gia đình người lao động khi có những hẫng hụt về thu nhập trong các trường hợp bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, mất việc làm, hoặc khó khăn khi về già… Tất cả những cái đó đã trở thành mối đe doạ đối với cuộc sống bình thường của người lao động, sự đối mặt với cuộc sống thật nan giải. Tình cảnh này đưa đến những hành động tập thể phát huy truyền thống tương thân, tương ái vốn có từ trong nhân dân, đồng thời cũng đòi hỏi giới chủ, giới thợ và Nhà nước từng bước can thiệp để duy trì lực lượng nhân công cần thiết cho xã hội. Qua nhiều thời kỳ, cùng với sự tranh chấp giữa vấn đề của giới chủ và giới thợ, cùng với sự đổi mới quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, cùng với trình độ chuyên môn và nhận biết về BHXH của người lao động ngày càng được nâng cao, cách chủ động khác phục khi không may gặp những rủi ro xảy ra ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, chỉ đến khi có sự ra đời của BHXH thì những tranh chấp cũng như những khó khăn mới được giải quyết một cách ổn thoả và có hiệu qủa nhất. Đó cũng chính là cách giải quyết chung nhất cho xã hội loài người trong quá trình phát triển đất nước. Sự xuất hiện của BHXH là một tất yếu khách quan khi mà mọi thành viên trong xã hội đều cảm thấy sự cần thiết phải tham gia hệ thống BHXH và sự cần thiết phải tiến hành bảo hiểm cho người lao động. Vì vậy, BHXH đã trở thành nhu cầu và quyền lợi của người lao động và được thừa nhận là một nhu cầu tất yếu khách quan, một trong những quyền lợi của con người. 3. Các mối quan hệ bên trong của BHXH Mối quan hệ xuyên suốt trong hoạt động BHXH là mối quan hệ giữa nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia BHXH. Trong BHXH, mỗi quan hệ này dựa trên quan hệ lao động và diễn ra giữa 3 bên: bên tham gia BHXH, bên BHXH và bên được BHXH: Bên tham gia BHXH gồm có người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước (trong một số trường hợp). Người lao động tham gia BHXH để bảo hiểm cho chính mình trên cơ sở san sẻ rủi ro của số đông người lao động khác. Người sử dụng lao động có trách nhiệm phải bảo hiểm cho người lao động mà mình thuê mướn. Khi tham gia BHXH, người sử dụng còn vì lợi ích của chính họ, ở đây người sử dụng lao động cũng thực hiện san sẻ rủi ro với tập đoàn người sử dụng lao động, để đảm bảo cho quá trình sản xuất của họ không bị ảnh hưởng khi phát sinh nhu cầu BHXH. Nhà nước tham gia BHXH với tư cách là người bảo hộ cho các hoạt động của quỹ bảo hiểm xã hội, bảo đảm giá trị đồng vốn, hỗ trợ cho quỹ BHXH, bảo đảm giá trị đồng vốn và hỗi trợ cho quỹ BHXH trong những trường hợp cần thiết. Ngoài ra, Nhà nước tham gia BHXH còn với tư cách chủ thể quản lý, định ra những chế độ, chính sách, định hướng cho các hoạt động BHXH. Bên BHXH, đó là bên nhận BHXH từ những người tham gia BHXH. Bên BHXH thường là một số tổ chức (cơ quan, công ty …) do Nhà nước lập ra (ở một số nước có thể do tư nhân lập ra) nhận sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động, lập nên quỹ BHXH. Bên BHXH có trách nhiệm thực hiện chi trả nợ cấp cho bên được BHXH khi có nhu cầu phát sinh và làm cho quỹ BHXH phát triển. Bên được BHXH là người lao động tham gia BHXH và nhân thân của họ theo quy định của pháp luật. Bên được BHXH được quyền nhận các loại trợ cấp khi phát sinh những nhu cầu BHXH, để bù đắp thiếu hụt về thu nhập do các loại rủi ro được bảo hiểm gây ra. Giữa các bên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong kinh tế thị trường, bên tham gia BHXH có thể đồng thời là bên được BHXH (người lao động chẳng hạn). Đối với người lao động độc lập, họ vừa là người tham gia BHXH vừa là người được quyền hưởng BHXH vì đóng phí được BHXH để bảo hiểm cho chính họ. 4. Bản chất của BHXH BHXH là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng hoá. Khi trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia đặt đến một mức độ nào đó thì hệ thống BHXH có điều kiện ra đời phát triển. Vì vậy, các nhà kinh tế cho rằng, sự ra đời và phát triển của BHXH phản ánh sự phát triển của nền kinh tế. Một nền kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân thấp kém không thể có một hệ thống BHXH vững mạnh được. Kinh tế càng phát triển, hệ thống BHXH càng đa dạng, các chế độ BHXH ngày càng phong phú. Thực chất BHXH là sự đền bù hậu quả của những “rủi ro xã hội”. Sự đền bù này được thực hiện thông qua quá trình tổ chức và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung hình thành do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH. Như vậy BHXH cũng là quá trình phân phối lại thu nhập. Xét trên phạm vị toàn xã hội, BHXH là một bộ phận của GDP, được xã hội phân phối lại cho những thành viên khi phát sinh nhu cầu BHXH như ốm đau, sinh đẻ, tại nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, già yếu, chết... Vì vậy thực chất của BHXH là thực hiện mục tiêu bảo đảm an toàn kinh tế cho người lao động và gia đình họ. BHXH là quá trình tổ chức sử dụng thu nhập cá nhân và tổng sản phẩm trong nước (GDP) để thoả mãn nhu cầu an toàn kinh tế của người lao động và an toàn xã hội. Về mặt kinh tế, nhờ sự tổ chức phân phối lại thu nhập, đời sống của người lao động và gia đình họ luôn bảo đảm trước những bất trắc, rủi ro xã hội. Về mặt xã hội, do có sự san sẻ rủi ro của BHXH, người lao động chỉ phải đóng góp một khoản nhỏ trong thu nhập của mình cho quỹ BHXH, nhưng xã hội sẽ có một lượng vật chất đủ lớn trang trải những rủi ro xảy ra. ở đây, BHXH đã thực hiện nguyên tắc “lấy của số đông bù cho số ít” Tuy nhiên, tính kinh tế và tính xã hội của BHXH không tách rồi mà đan xen lẫn nhau. Khi nói đến sự bảo đảm kinh tế cho người lao động và gia đình họ là đã nói đến tính xã hội của BHXH, ngược lại, khi nói tới sự đóng góp ít nhưng lại đủ trang trải mọi rủi ro xã hội thì cũng đã đề cập đến tính kinh tế của BHXH. Dưới góc độ kinh tế, bản chất BHXH chính là sự đảm bảo thu nhập, bảo đảm cuộc sống cho người lao động khi họ bị giảm hay mất khả năng lao động. Có nghĩa là tạo ra một khoản thu nhập thay thế cho người lao động khi họ gặp phải các rủi ro thuộc phạm vị BHXH. Dưới góc độ chính trị, bản chất của BHXH là sự liên kết của những người lao động, xuất phát từ lợi ích chung của họ. Dưới góc độ xã hội, bản chất của BHXH được hiểu như là một chính sách xã hội nhằm đảm bảo khi thu nhập của họ bị giảm hay mất. Thông qua đó bảo vệ và phát triển lực lượng lao động xã hội, lực lượng sản xuất, tăng năng xuất lao động ổn định trật tự xã hội. 5. Chức năng cơ bản của BHXH Cũng như các thành phần khác của kinh tế bảo hiểm, BHXH có hai chức năng cơ bản là chức năng cơ bản là chức năng phân phối và chức năng giám đốc. Tuy nhiên, do tính đặc thù của mình, BHXH không những có tính kinh tế mà còn có tính xã hội rất cao. Vì vậy, về tổng quát, BHXH có những chức năng sau: Bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động được bảo hiểm khi họ bị giảm hoặc bị mất khả năng lao động hoặc mất việc làm theo những điều kiện xác định. Sở dĩ như vậy vì giữa người lao động với cơ quan BHXH có mối quan hệ hết sức chặt chẽ. Quan hệ này phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động và quan hệ tài chính BHXH. Quan hệ đó diễn ra giữa 3 bên: Bên tham gia bảo hiểm, bên nhận bảo hiểm và bên được bảo hiểm. Phân phối lại thu nhập. Những người sử dụng lao động bắt buộc phải đóng góp vào quỹ BHXH là để bảo hiểm nhưng không phải trực tiếp cho mình mà cho người lao động do người sử dụng nên không được quyền hưởng trợ cấp, những người lao động có đóng góp vào quỹ BHXH mới có quyền hưởng trợ cấp nhưng do còn khoẻ mạnh, có việc làm và có thu nhập bình thường nên không được hưởng trợ cấp bảo hiểm. Số lượng những người không được hưởng trợ cấp nhu vậy thường chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng số những người tham gia đóng góp. Chỉ những người lao động bị giảm hoặc bị mất thu nhập trong những trường hợp xác định và có đủ các điều kiện cần thiết mới được hưởng trợ cấp từ quỹ BHXH. Số lượng những người này thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số những người tham gia đóng góp nêu trên. Như vậy BHXH đã lấy số đông bù số ít và thực hiện chức năng phân phối lại thu nhập theo cả chiều dọc và chiều ngang giữa những người lao động có thu nhập thấp hơn, giữa những người lao động khoẻ mạnh đang làm việc với những người ốm yếu phải nghỉ việc và khái quát hơn là giữa số đông những người đóng góp vào quỹ BHXH đều kỳ với số ít người hưởng trợ cấp theo những chế độ xác định. Điều đó cũng góp phần vào việc thực hiện công bằng xã hội. Góp phần kích thích, khuyến khích người lao động hăng hái tham gia sản xuất. Người lao động có việc làm, khi khoẻ mạnh làm việc bình thường sẽ có tiền lương, tiền công, khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, tuổi già hoặc không may bị chết đã có BHXH bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập quan trọng, do đó đời sống của bản thân và gia đình họ luôn có chỗ dựa, luôn luôn được bảo đảm. Chính vì thế, họ sẽ gắn bó với công việc, với nơi làm việc và yên tâm, tích cực lao động sản xuất, góp phần tăng năng suất lao động cũng như tăng hiệu quả kinh tế. Nói cách khác, tiền lương (tiền công) và BHXH là những động lực thúc đẩy hoạt động lao động của người lao động. Phát huy tiềm năng và gắn bó lợi ích BHXH dựa trên cơ sở đóng góp ít nhưng đều kỳ của mọi người sử dụng lao động, người lao động và Nhà nước cho bên thứ 3 là cơ quan BHXH, để tồn tích dần thành một quỹ tập trung, quỹ này lại huy động phần nhàn rỗi tương đương vào hoạt động sinh lợi làm tăng thêm nguồn thu. Do đó BHXH hoàn toàn có thể bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ gặp rủi ro, khó khăn theo những chế độ xác định, góp phần bảo đảm ổn định và an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ . Trên giác độ xã hội, bằng phương thức dàn trải rủi ro thiệt hại theo cả thời gian và không gian, BHXH đã giúp thiểu thiệt hại cho số đông người trong xã hội, đồng thời làm tăng khả năng giải quyết rủi ro, khó khăn của những người lao động tham gia BHXH với một tổng dự trữ ít nhất. Đối với Nhà nước, chi cho BHXH đối với những người lao động là cách thức phải chi ít nhất nhưng vẫn giải quyết tốt những rủi ro, khó khăn về đời sống của người lao động và gia đình họ, góp phần làm cho sản xuất ổn định, kinh tế, chính trị và xã hội ổn định và an toàn. Đối với người sử dụng lao động và người lao động cũng như vậy. Cả hai giới này đều thấy nhờ BHXH mà mình có lợi và được bảo vệ. 6. Hệ thống các chế độ BHXH. Các chế độ BHXH là hệ thống các quy định về mức hưởng của từng chế độ, điều kiện hưởng, mức hưởng và thời hạn hưởng cho người lao động khi họ gặp phải những rủi ro thuộc từng phạm vi chế độ. Có thể nói, hệ thống các chế độ là nội dung cốt lõi nhất của BHXH, nó thể hiện được vai trò của BHXH đối với người lao động khi tham gia BHXH. Theo khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã nêu trong Công ước số 102 tháng 6 năm 1952 tại Giơnevơ, hệ thống các chế độ BHXH bao gồm: Chăm sóc y tế Trợ cấp ốm đau Trợ cấp thất nghiệp Trợ cấp tuổi già Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp Trợ cấp gia đình Trợ cấp sinh đẻ Trợ cấp khi tàn phế Trợ cấp cho người còn sống (trợ cấp mất người nuôi dưỡng). 09 chế độ trên hình thành một hệ thống các chế độ BHXH. Tuỳ điều kiện kinh tế - xã hội mà mỗi nước tham gia công ước Giơnevơ thực hiện khuyến nghị đó ở mức độ khác nhau, nhưng ít nhất phải thực hiện được 3 chế độ. Trong đó, ít nhất phải có một trong năm chế độ: (3), (4), (5), (8), (9). Hệ thống các chế độ BHXH có những đặc điểm chủ yếu sau đây: Các chế độ được xây dựng theo luật pháp mỗi nước. Hệ thống các chế độ mang tính chất chia sẻ rủi ro, chia sẻ tài chính. Mỗi chế độ được chi trả đều căn cứ chủ yếu vào mức đóng góp của các bên tham gia BHXH và quỹ dự trữ. Nếu quỹ dự trữ được đầu tư có hiệu quả và an toàn thì mức chi trả sẽ cao và ổn định. Phần lớn các chế độ là chi trả định kỳ. Đồng tiền được sử dụng làm phương tiện chi trả và thanh quyết toán, Chi trả BHXH như là quyền lợi của mỗi chế độ BHXH. Các chế độ BHXH thường được điều chỉnh định kỳ để phản ánh hết sự thay đổi của điều kiện kinh tế - xã hội. Theo điều 2 của Điều lệ BHXH Việt Nam, BHXH nước ta bao gồm 5 chế độ: Chế độ trợ cấp ốm đau, chế độ trợ cấp thai sản, chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí và chế độ tử tuất. Mỗi chế độ BHXH khi xây dựng đều căn cứ vào một loạt những cơ sở như: sinh học, kinh tế - xã hội, điều kiện và môi trường lao động v.v.. Chế độ trợ cấp ốm đau: Chế độ này đã giúp cho người lao động có được khoản trợ cấp thay thể thu nhập bị mất do không làm việc khi bị ốm đau. Việc thiết kế chế độ này như hiện hành đã tránh được những hiện tượng lạm dụng và bình quân hoá trong khi xét trợ cấp, đảm bảo công bằng giữa đóng và hưởng BHXH, đồng thời có tính đến yếu tố san sẻ cộng đồng giữa những người tham gia BHXH. Chế độ trợ cấp thai sản: Thiết kế chế độ này như hiện nay đã giúp lao động nữ có được khoản trợ cấp thay thể cho phần thu nhập bịmất do không làm việc vì sinh con. Hơn nữa, việc quy định thời gian nghỉ đã tính đến yếu tố điều kiện và môi trường lao động nhằm đảm bảo sức khoẻ cho sản phụ thuộc các nhóm lao động khác nhau. Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp: Thực tiễn triển khai chế độ này ở nước ta trong những năm vừa qua đã góp phần không nhỏ đảm bảo thu nhập, ổn định cuộc sống cho người lao động không may bị TNLĐ hoặc bệnh nghề nghiệp. Đồng thời chế độ này còn quy định rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với các trường hợp xảy ra TNLĐ hoặc bệnh nghề nghiệp. Mức trợ cấp của chế độ này dựa trên cơ sở tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là hợp lý. Chế độ hưu trí: Đây là chế độ nhằm cung cấp một khoản trợ cấp thay thể cho phần thu nhập không được nhận nữa từ nghề nghiệp do nghỉ hưu. Nội dung chế độ đã khắc phục được những hạn chế trước đây như: Việc quy định đổi thời gian công tác, bóc tách được phần lớn các chế độ ưu đãi xã hội ra khỏi chế độ hưu trí v.v.. vì thế, đã đảm bảo được sự công bằng, bình đẳng giữa đóng và hưởng BHXH, giữa các nhóm lao động khác nhau. Chế độ tử tuất: Đó là một trong những chế độ BHXH mang tính nhân đạo nhất. Chế độ này đã giúp cho thân nhân người chết có được khoản trợ cấp bù đắp một phần thiếu hụt thu nhập của gia đình do người lao động bị chế. Khi xây dựng chế độ này đã tính đến yếu tố đóng góp của người tham gia bảo hiểm và yếu tố xã hội giữa người sống và người chết, đặc biệt có tính đến yếu tố kế thừa đối với thân nhân của người chết. 7. Vai trò của BHXH đối với người lao động và đối với xã hội a. Đối với người lao động Trong cuộc sống hàng ngày có những loại rủi ro như ốm đau, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, thai sản, già yếu rồi chết… Tất cả những rủi ro này đều có thể xảy ra đối với bất cứ người lao động nào, tại bất cứ thời điểm nào trong cuộc sống hàng ngày của con người. Nhất là trong giai đoạn ngày nay, khi mà đất nước đang ngày càng hoàn thiện quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì những “rủi ro” này lại càng diễn ra một cách thường xuyên và có tính chất ngày càng phổ biến hơn vì sự biến động về thị trường lao động và sản xuất kinh doanh đa dạng hơn, phức tạp hơn. Khi những rủi ro này xảy ra đối với những người lao động thì sẽ gây cho họ những khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần, gây ra mất hoặc giảm thu nhập từ đó gây ra những ảnh hưởng không tốt không chỉ cho chính anh ta, gia đình anh ta mà còn cho cả cộng đồng xã hội loài người. Với tư cách là một trong những chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước, BHXH sẽ góp phần trợ giúp cho cá nhân những người lao động gặp phải rủi ro, bất hạnh khắc phục những khó khăn bằng cách tạo ra cho họ những thu nhập thay thế, những điều kiện lao động thuận lợi… giúp họ ổn định cuộc sống, yên tâm trong công tác, tạo cho họ một niềm tin vào tương lai từ đó góp phần quan trọng vào việc tăng năng xuất lao động cũng như chất lượng công việc cho xí nghiệp, cơ quan họ đang làm nói riêng và cho toàn bộ xã hội nói chung. b. Đối với xã hội Trước tiên, cần phải khẳng định rằng hoạt động BHXH là một hoạt động dịch vụ, BHXH là một doanh nghiệp sản xuất ra những dịch vụ bảo hiểm cho người lao động, một loại dịch vụ bất cứ ai cũng cần đến (không phải chỉ cán bộ công nhân viên chức mới cần). Nếu các doanh nghiệp này càng sản xuất ra nhiều loại dịch vụ bảo hiểm (đáp ứng đa dạng các nhu cầu) thì giá trị của những sản phẩm dịch vụ này cũng được tình trức tiếp vào tổng sản phẩm xã hội. Thứ hai, với tư cách là một trong những chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước, BHXH sẽ “bảo hiểm” cho người lao động, hoạt động BHXH sẽ giải quyết những trực trặc, rủi ro, xảy ra đối với những người lao động, góp phần tích cực của mình vào việc phục hồi năng lực làm việc, khả năng sáng tạo của súc lao động. Sự góp phần này tác động trực tiếp đến việc nâng cao năng xuất lao động cá nhân, đồng thời góp phần vào việc nâng cao năng xuất lao động xã hội. Với sự trợ giúp của người lao động khi gặp rủi ro bằng cách tạo ra thu nhập thay thế thì BHXH đã gián tiếp tác động đến chính sách tiêu dùng Quốc gia làm tăng sự tiêu dùng cho xã hội. Thứ ba, với tư cách là một quỹ tiền tệ, BHXH tác động mạnh mẽ tới hệ thống tài chính ngân sách Nhà nước, tới hệ thống tín dụng tiền tệ ngân hàng. Chính vì vậy, đặt ra một yêu cầu cho quỹ BHXH phải tự bảo tồn và phát triển quỹ bằng nhiều hình thức khác nhau trong đó có hình thức đầu tư phát triển phần “nhàn rỗi” của quỹ. Phần này có tác dụng không nhỏ tới quá trình phát triểnkinh tế của đát nước, góp phần tạo ra những cơ sở sản xuất kinh doanh mới, việc làm mới, góp phần quan trọng trong việc tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, từ đó góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp của đất nước, góp phần tăng thu nhập cá nhân cho người lao động nói riêng và tăng tổng sản phẩm quốc nội cũng như tổng sản phẩm quốc dân nói chung. Thứ tư, BHXH góp phần vào việc thực hiện công bằng xã hội, là công cụ phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH. Sự phân phối lại thu nhập này được tiến hành qua hai cách: phân phối lại theo chiều ngang giữa người khoẻ và người già, người đang làm việc và người đã về hưu, người trẻ tuổi và người lớn tuổi, giữa nam và nữ, người đang được trợ cấp và người chưa được hưởng trợ cấp; phân phối lại theo chiều dọc là mục tiêu quan trọng của chính sách kinh tế xã hội, giữa người có thu nhập cao và người có thu nhập thấp. BHXH không bao hàm ý phân phối bình quân, cũng không hàm ý lấy của người giàu chia cho người nghèo một cách võ đoán. Ý nghĩa của BHXH là nhiễu điều phủ lấy giá gương, là đoàn kết tương trợ phát huy tính tự thân, sống hoà nhập có tình nghĩa giữa các nhóm, các giới hạn trong cùng cộng đồng với nhau mà vốn là tiềm lực của dân tộc ta được lịch sử chứng minh. II. QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI 1. Khái niệm và đặc điểm Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài ngân sách Nhà nước. Quỹ có mục đích và chủ thể riêng. Mục đích tạo lập quỹ BHXH là dùng để chi trả cho người lao động, giúp họ ổn định cuộc sống khi gặp các biến cố hoặc rủi ro. Chủ thể của quỹ BHXH chính là những người tham gia đóng góp để hình thành nên quỹ, do đó có thể bao gồm cả: Người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước. Quỹ BHXH có những đặc điểm chủ yếu sau: Quỹ ra đời, tồn tại và phát triển gắn với mục đích đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình họ khi gặp các biến cố, rủi ro làm giảm hoặc mất thu nhập từ lao động. Hoạt động của quỹ không nhằm mục đích kinh doanh kiếm lời. Vì vậy, nguyên tắc quản lý quỹ BHXH là: Cân bằng thu - chi. Phân phối quỹ BHXH vừa mang tính chất hoàn trả vừa mang tính chất không hoàn trả. Tính chất hoàn trả thể hiện ở chỗ, người lao động là đối tượng tham gia và đóng góp BHXH đồng thời họ cũng là đối tượng được nhận trợ cấp, được chi trả từ quỹ BHXH cho dù chế độ, thời gian trợ cấp và mức trợ cấp của mỗi người sẽ khác nhau, tuỳ thuộc vào những biến cố hoặc rủi ro mà họ gặp phải, cũng như mức đóng góp và thời gian đóng góp BHXH của họ. Tính không hoàn trả thể hiện ở chỗ, cùng tham gia và đóng góp BHXH, nhưng có người được hưởng trợ cấp nhiều lần và nhiều chế độ khác nhau, nhưng cũng có những người được ít lần hơn, thậm chí không được hưởng. Chính từ đặc điểm này nên một số đối tượng được hưởng trợ cấp từ quỹ BHXH thường lớn hơn nhiều so với mức đóng góp của họ và ngược lại. Điều đó thể hiện tính chất xã hội của toàn bộ hoạt động BHXH. Quá trình tích luỹ để bảo tồn giá trị và bảo đảm an toàn về tài chính đối với quỹ BHXH là một vấn đề mang tính nguyên tắc Quỹ BHXH là hạt nhân, là nội dung vật chất của tài chính BHXH. Nó là khâu tài chính trung gian cùng với ngân sách Nhà nước và tài chính doanh nghiệp hình thành nên hệ thống tài chính quốc gia. Sự ra đời, tồn tại và phát triển BHXH phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia và điều kiện lịch sử trong từng thời kỳ nhất định của đất nước. Kinh tế - xã hội càng phát triển thì càng có điều kiện thực hiện đầy đủ các chế độ BHXH, nhu cầu thoả mãn về BHXH đối với người lao động càng được nâng cao. Đồng thời kinh tế - xã hội phát triển, người lao động và người sử dụng lao động sẽ có thu nhập cao hơn, do đó họ càng có điều kiện tham gia và đóng góp BHXH v.v.. 2. Nguồn hình thành quỹ BHXH Quỹ BHXH được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau đây: Người sử dụng lao động đóng góp. Người lao động đóng góp. Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm. Các nguồn khác (như cá nhân và các tổ chức từ thiện ủng hộ, lãi do đầu tư phần quỹ nhàn rỗi). Trong nền kinh tế hàng hoá, trách nhiệm tham gia đóng góp BHXH cho người lao động được phân chia cho cả người sử dụng lao động và người lao động trên cơ sở quan hệ lao động. Điều này không phải là sự phân chia rủi ro, mà là lợi ích giữa hai bên. Về phía người sử dụng lao động, sự đóng góp một phần BHXH cho người lao động sẽ tránh được thiệt hại kinh tế do phải chi ra một khoản tiền lớn khi có rủi ro xảy ra đối với người lao động mà mình thuê mướn. Đồng thời nó còn góp phần giảm bớt tình trạng tranh chấp, kiến tạo được mối quan hệ tốt đẹp giữa chủ - thợ. Về phía người lao động, sự đóng góp một phần để BHXH cho mình vừa biểu hiện sự tự gánh chịu trực tiếp rủi ro của chính mình, vừa có ý nghĩa ràng buộc nghĩa vụ và quyền lợi một cách chặt chẽ. Mối quan hệ chủ - thợ trong BHXH thực chất là mối quan hệ lợi ích. Vì thế, cũng như nhiều lĩnh vực khác trong quan hệ lao động, BHXH không thể thiếu được sự tham gia đóng góp của Nhà nước. Ngoài ra, bằng nhiều hình thức, biện pháp và mức độ can thiệp khác nhau, Nhà nước không chỉ tham gia đóng góp và hỗ trợ thêm cho quỹ BHXH mà còn trở thành chỗ dựa để đảm bảo cho hoạt động BHXH chắc chắn và ổn định. Ở nước ta, sau khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/CP ngày 22/6/1993 và Điều lệ BHXH Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995, trong các văn bản này đều quy định quỹ BHXH được hình thành từ các nguồn sau đây: Người sử dụng lao động đóng bằng 15% so với tổng quỹ tiền lương của những người tham gia BHXH trong đơn vị. Trong đó, 10% để chi trả các chế độ hưi trí, tử tuất và 5% để chi các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Người lao động đóng bằng 5% tiền lương hàng tháng để chi các chế độ hưu trí và tử tuất. Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động. Hàng tháng Bộ Tài chính trích từ ngân sách Nhà nước số tiền xung vào quỹ BHXH đủ chi trả các khoản thuộc về BHXH như sau: + Chi trả các chế độ hưu trí, trợ cấp mức sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất cho các đối tượng thụ hưởng chế độ BHXH từ trước ngày thi hành Điều lệ BHXH ban hành ngày 26/01/1995, kèm theo Nghị định 12/CP của Chính phủ. + Hỗ trợ thêm cho quỹ BHXH để đảm bảo thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động thuộc khu vực Nhà nước thụ hưởng chế độ sau ngày ban hành Điều lệ BHXH. + Đóng toàn bộ BHYT cho các đối tượng đang thụ hưởng chế độ BHXH. Các nguồn khác, bao gồm các nguồn chủ yếu sau: + Các nguồn tài trợ, viện trợ từ cộng đồng quốc tế và các tổ chức ở trong nước, kể cả các tổ chức phi Chính phủ và các nhà hảo tâm… Tuy nhiên, nguồn này thường chiếm một phần không nhiều trong quỹ BHXH ở hầu hết các nước trên thế giới. Tại Việt Nam, trong điều kiện hoạt động BHXH còn chưa phát triển và điều kiện kinh tế – xã hội còn nhiều hạn chế thì nguồn đóng góp này vào quỹ BHXH là rất ít ỏi và không ổn định. + Tiền lãi, tiền sinh lời từ việc thực hiện các phương án đầu tư để bảo tồn và phát triển quỹ BHXH. + Giá trị của các tài sản cố định của BHXH được đánh giá lại theo quy định của Chính phủ. + Các nguồn thu khác cũng đóng góp vào quỹ BHXH như phạt tiền các cơ quan, đơn vị do các cơ quan, đơn vị này chậm nộp BHXH so với thời gian quy định, tiền trưng thu khi các đơn vị sử dụng lao động và người lao động đóng thiếu tiền BHXH hay nhận một mức hưởng BHXH thừa so với mức hưởng quy định… 3. Sử dụng quỹ BHXH Quỹ BHXH được sử dụng chủ yếu để chi trả cho các mục đích sau đây: Chi trợ cấp cho các chế độ BHXH. Chi phí cho sự nghiệp quản lý BHXH. Chi đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH. Trong 3 nội dung chi nêu trên thì chi trả trợ cấp BHXH theo các chế độ là lớn nhất và quan trọng nhất. Khoản chi này được thực hiện theo luật định và phụ thuộc vào phạm vi trợ cấp của từng hệ thống BHXH. Thực tế cho thấy, việc chi trả cho các chế độ BHXH diễn ra thường xuyên và liên tục với số lượng lớn trên phạm vi rất rộng. Một trong những khoản chi thường xuyên là chi lương hưu cho những người đã nghỉ công tác và chi trả trợ cấp hàng tháng cho thân nhân của người lao động khi họ đã qua đời. Nguồn chi thứ hai trong BHXH là chi cho việc quản lý nghiệp vụ BHXH. Đây là nguồn chi không lớn trong cơ cấu chi BHXH nhưng nó cũng là một khoản chi ngày càng lớn bởi vì các chế độ BHXH ngày càng được mở rộng để đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của người lao động, do đó đội ngũ cán bộ phục vụ BHXH ngày càng nhiều dẫn đến chi lương cán bộ ngày càng lớn. Mặt khác, xã hội càng phát triển thì nhu cầu về điều kiện làm việc ngày càng tăng. Vì vậy, chi phí cho việc xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc, trang thiết bị văn phòng ngày càng tăng lên. Mục đích thứ ba của quỹ BHXH là chi đầu tư. Thực chất đây là quá trình tích luỹ trong quá trình sử dụng quỹ BHXH. Định kỳ hàng tháng, quý, năm, cơ quan BHXH tiến hành giữ lại một phần quỹ của mình để thành lập nên quỹ đầu tư BHXH. Quỹ này chỉ được sử dụng trong trường hợp nhu cầu chi trả lớn dẫn đến thâm hụt quỹ BHXH hoặc trong lúc đồng tiền mất giá. Về nguyên tắc, có thu mới có chi, thu trước chi sau. Vì vậy, quỹ chỉ chi cho các chế độ trong phạm vi có nguồn thu. Thu của chế độ nào thì chi ở chế độ đó. 4. Phân loại quỹ BHXH Quỹ BHXH là một quỹ có quy mô và ảnh hưởng rất lớn tới nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội. Do vậy, để quản lý và sử dụng quỹ hiệu quả cần phải phân loại quỹ BHXH. Đối với các nước khác nhau trên thế giới, việc phân loại quỹ có thể khác nhau do tiêu thức phân loại khác nhau. Thực tế quỹ BHXH có thể được phân loại như sau: a. Phân loại theo tính chất sử dụng Quỹ ngắn hạn: là quỹ dùng để chi trả cho các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Nguồn quỹ này sẽ được cân đối từng năm, thậm chí có thể được hình thành ngay trong từng doanh nghiệp để chi trả trực tiếp. Quỹ dài hạn: là quỹ dùng để chi trả các chế độ hưu trí, tử tuất. Nguồn quỹ này phải được cân đối trong nhiều năm và dùng tài khoản cá nhân trong quá trình chi trả là có hiệu quả nhất. b. Phân loại theo các chế độ BHXH Quỹ hưu trí, tử tuất Quỹ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp Quỹ thất nghiệp Quỹ ốm đau, thai sản c. Phân loại theo đối tượng Quỹ BHXH dành cho công chức Quỹ BHXH dành cho lực lượng vũ trang Quỹ BHXH dành cho người lao động trong các doanh nghiệp Quỹ BHXH dành cho các loại lao động khác. CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI I. VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC THU BHXH Tham gia BHXH là một nghĩa vụ của các đơn vị sử dụng lao động nhằm thực hiện quyền lợi của người lao động theo quy định của Bộ Luật lao động. Chính sách BHXH hiện nay đang thực hiện nhằm đạt tới mục tiêu là tạo nên một quỹ BHXH độc lập với ngân sách Nhà nước, thực hiện đảm bảo về tài chính để chi trả các chế độ BHXH cho người lao động, từ đó thu BHXH trở thành một nhiệm vụ quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của công tác BHXH, góp phần tăng trưởng và phát triển quỹ BHXH, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội. II. NỘI DUNG CÔNG TÁC THU BHXH 1. Đối tượng đóng BHXH Các đối tượng sau đây phải áp dụng các chế độ BHXH quy định tại điều lệ này: Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước. Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng 10 lao động trở lên. Người lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp, trong các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước Quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác. Người lao động là việc trong các tổ chức kinh doanh dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, co quan Đảng, đoàn thể. Người lao động là việc trong các doanh nghiệp, các tổ chức dịch vụ thuộc lực lượng vũ trang. Người giữ chức vụ dân cử, bầu cử, làm việc trong các cơ quan quản lí nhà nước, Đảng, đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện. Công chức, viên chức Nhà nước làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, người làm việc trong các cơ quan Đảng, đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện. Các đối tượng trên đi học, thực tập, công tác điều dưỡng trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công thì cũng thuộc đối tượng thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc. Các đối tượng quy định trên gọi chung là người lao động. 2. Căn cứ xác định mức đóng BHXH Căn cứ xác định mức đóng BHXH chính là tiền lương. Tiền lương là cấp bậc, chức vụ, hợp đồng và các khoản phụ cấp (phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp thâm niên, phụ cấp tái cử, hệ số bảo lưu nếu có) của từng người. Các khoản phụ cấp ngoài quy định trên không thuộc diện phải đóng BHXH và cũng không được đóng để tính vào tiền lương hưởng BHXH. Đối với đơn vị sản xuất kinh doanh đạt hiểu quả thấp, tiền lương tháng trả cho người lao động không đủ mức lương cấp bậc, chức vụ của từng người để đăng ký đóng BHXH thì được đóng BHXH theo mức tiền lương đơn vị thực trả cho người lao động, nhưng mức đóng cho từng người không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. 3. Cách xác định tổng quỹ tiền lương Cộng tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của từng người lại sẽ được tổng quỹ tiền lương của đơn vị tham gia làm căn cứ đóng BHXH. Như vậy, muốn biết tổng quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của cả đơn vị nhất thiết phải lập danh sách lao động thuộc diện đóng BHXH, bao gồm các tiêu thức sau: STT Họ và tên Năm sinh Nghề nghiệp, cấp bậc, chức vụ Hệ số bậc lương Mức lương Các khoản phụ cấp Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH Mức đóng của mỗi người = Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của từng người x 20% Mức đóng của cả đơn vị = Tổng quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH x 20% Hoặc Mức đóng của cả đơn vị = số tiền đóng BHXH của từng người cộng lại. 4. Thời gian và phương thức đóng BHXH Theo quy định, ngay sau ngày trả lương hàng tháng, nếu trả lương tháng 02 kỳ thì đóng BHXH vào ngay sau ngày trả lương kỳ thứ hai trong tháng và có thể đóng BHXH theo quý, nhưng phải đóng vào tháng giữa quý. Nếu đóng chậm tháng nào phải nộp lãi suất tiền gửi ngân hàng ở thời điểm nộp chậm (quy định tại Thông tư số 58/TC-HCSN ngày 24/5/1995 của Bộ Tài chính). Tại điều 4 phần III Thông tư số 85/1998/TT-BTC ngày 25/6/1998 của Bộ Tài chính quy định: Trường hợp các đơn vị sử dụng lao động chậm nộp BHXH từ 30 ngày trở lên so với kỳ hạn phải nộp thì ngoài việc phải nộp phạt theo quy định tại điểm 8 - điều 11 trong Nghị định số 38/CP ngày 25/6/1996 quy định xử phạt hành chính về vi phạm pháp luật lao động còn phải nộp số tiền chậm nộp theo mức lãi suất tiền vay do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tại điểm truy nộp, đồng thời BHXH các cấp được quyền yêu cầu Kho bực, Ngân hàng trích tiền từ tài khoản của đơn vị sử dụng lao động để nộp BHXH và tiền phạt chậm nộp BHXH mà không cần sự chấp nhận thanh toán của đơn vị sử dụng lao động. Hàng tháng, hàng quý các cơ quan đơn vị sử dụng lao động đóng, căn cứ vào kế hoạch quỹ tiền lương để đăng ký mức đóng với cơ quan BHXH. Đồng thời với việc trả lương, đơn vị sử dụng lao động trích nộp 20% tổng quỹ lương, trong đó 15% tổng quỹ tiền lương do người sử dụng lao động đóng và 5% tiền lương do người lao động đóng. Cuối mỗi quý, các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động cùng các cơ quan BHXH đối chiếu danh sách trả lương và quỹ tiền lương, lập bảng xác nhận nộp BHXH. Nếu có chênh lệch giữa số đã nộp và số phải nộp sẽ phải nộp tiếp trong quý sau hoặc coi như nộp trước cho quý sau và được quyết toán trong năm. Những đơn vị sử dụng lao động cố tình vi phạm thời hạn nộp BHXH thì cơ quan BHXH các cấp có quyền từ chối việc chi trả các chế độ BHXH đối với tất cả những người lao động của đơn vị sử dụng lao động đó, đồng thời lập hồ sơ chuyển sang cơ quan pháp luật đối với chủ sư dụng lao động. Vì vậy, đóng BHXH là nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị người sử dụng lao động và người lao động. Kết quả đóng BHXH là cơ sở để thực hiện tốt các chế độ hưởng BHXH… 5. Tính đặc thù của công tác thu BHXH Quá trình thu BHXH có những đặc thù sau: Việc quy định đóng BHXH đã thành mối quan hệ 3 bên: người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan BHXH, giữa các bên có sự ràng buộc giám sát lẫn nhau về mock đóng và thời gian đóng BHXH đến từng người suốt quá trình tham gia BHXH, lấy đó làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các chế độ BHXH theo luật định. Đây là một nội dung của nghiệp vụ thu BHXH không giống với các nghiệp vụ khác. Yêu cầu theo dõi kết quả đóng BHXH của từng cơ quan, đơn vị theo từng tháng, để từ đó ghi nhận kết quả đóng BHXH cho từng người, tương đương với mức lương làm căn cứ đóng BHXH. Đây là công việc đòi hỏi tính chính xác cao, thường xuyên, liên tục kéo dài hàng chục năm, lại có sự biến động về mức đóng. Đồng thời việc theo dõi ghi chép kết quả đóng BHXH của mỗi người là căn cứ pháp lý để thực hiện chế độ BHXH, do đó mỗi lần giải quyết chế độ BHXH là mỗi lần kinh tế, xác định độ chuẩn xác của nghiệp vụ BHXH. Trong nghiệp vụ Quản lý thu BHXH, ngoài nghiệp vụ kế toán thực hiện quản lý theo chế độ tài chính thực hiện thu tập trung vào một tài khoản của cơ quan BHXH các tỉnh, thành phố chuyển lên quỹ BHXH trung ương đúng kịp thời; còn có nghiệp vụ quản lý thu BHXH theo danh sách lao động đăng ký đóng BHXH của từng cơ quan, đơn vị cùng với sổ BHXH của từng người mà việc quản lý theo dõi phảI được thực hiện ở cả 3 cấp là: BHXH thành phố quản lý danh sách, lao động, tiền lương đơn vị, cơ quan đăng ký đóng BHXH cơ bản tăng, giảm hàng tháng để ghi nhận kết quả đóng lập thành hồ sơ gốc. BHXH quận, huyện làm nhiệm vụ đôn đốc và đối chiếu kết quả đóng của cơ quan, đơn vị theo địa bàn quản lý, từ đó hướng dẫn cơ quan, đơn vị ghi kết qủa đóng BHXH vào sổ BHXH của từng người. Đây là căn cứ để giải quyết chế độ hưởng BHXH. Chính vì những đặc thù trên mà hoạt động thu BHXH đòi hỏi phải được tập trung thống nhất, có sự ràng buộc chặt chẽ từ trên xuống dưới, đảm bảo an toàn tuyệt đối về tài chính tiền tệ, đảm bảo độ chính xác trong việc ghi chép kết quả đóng BHXH của từng cơ quan, đơn vị đến từng lao động theo tiền lương, lấy đó làm căn cứ đóng BHXH từng tháng trong nhiều năm, kể cả trường hợp liên tục cũng như gián đoạn, làm việc một nơi hay nhiều nơi ... Như vậy, quá trình theo dõi ghi kết quả thu BHXH đòi hỏi liên tục trong nhiều năm, kể cả thời gian ngừng đóng BHXH vẫn phải lưu giữ để đảm bảo khi người lao động tiếp tục đóng hoặc yêu cầu giải quyết chế độ đều được thực hiện ngay. Hoạt động thu của BHXH là hoạt động của cả đời người, có tính kế thừa, cho nên nghiệp vụ quản lý thu, lưu giữ sổ biều là không có giới hạn và thời gian. III. QUY TRÌNH QUẢN LÝ THU BHXH Công tác quản lý thu BHXH thực hiện qua các bước sau: Bước 1: Lập kế hoạch thu BHXH. Lập kế hoạch thu BHXH là một khâu rất quan trọng, được thực hiện một cách thường xuyên theo từng năm ở tất cả các đơn vị BHXH từ Trung ương đến địa phương, bởi vì kế hoạch thu BHXH là cơ sở để tổ chức thực hiện và quản lý công tác thu BHXH ở từng đơn vị nói riêng và trên phạm vi toàn bộ hệ thống BHXH nói chung. Hơn nữa, kế hoạch thu BHXH còn là cơ sở để các cơ quan BHXH tổ chức thực hiện và quản lý các mặt công tác khác của BHXH như hoạch định phương hướng phát triển lâu dài, hoàn chỉnh hệ thống chế độ chính sách, quản lý và bảo tồn phát triển quỹ BHXH, đảm bảo cân đối quỹ lâu dài. Chính vì vậy, kế hoạch lập ra càng sát với thực tế, phù hợp với điều kiện chung về kinh tế - xã hội từng địa bàn thì công tác tổ chức, thực hiện và điều hành quản lý công tác thu BHXH càng chủ động và được hoàn thiện hơn. Việc lập kế hoạch thu BHXH được thực hiện cụ thể như sau: Đối với đơn vị sử dụng lao động: Hàng năm đơn vị phải căn cứ vào số lao động mà mình sử dụng để lập danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH cho năm sau của đơn vị mình theo mẫu quy định, gửi cho cơ quan BHXH tỉnh hoặc huyện trực tiếp quản lý thu BHXH của đơn vị trước ngày 05/12. Đối với cơ quan BHXH huyện: Hàng năm cơ quan BHXH huyện căn cứ vào danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp của các đơn vị sử dụng lao động nộp cho BHXH huyện để lập dự toán thu gửi cho cơ quan BHXH tỉnh trước ngày 15/12 hàng năm. Đối với cơ quan BHXH tỉnh: Hàng năm BHXH tỉnh căn cứ vào danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH của các đơn vị sử dụng lao động do BHXH tỉnh trực tiếp quản lý và dự toán thu của các cơ quan BHXH huyện gửi đến để lập kế hoạch tổng hợp thu BHXH trên địa bàn tỉnh cho năm sau và gửi cho BHXH Việt Nam. Bước 2: Phát hiện thêm các đối tượng phải tham gia BHXH trên địa bàn quản lý của các cơ quan BHXH địa phương. Trong thời kỳ đầu, khi BHXH Việt Nam mới thành lập, ngành BHXH bắt đầu quản lý trực tiếp các đối tượng tham gia BHXH đến từng cá nhân, đơn vị sử dụng lao động. Đây là một điều mà trước đó mặc dù có tồn tại hệ thống BHXH song chưa bao giờ làm, khi đó công tác phát hiện thêm đối tượng phải tham gia BHXH trên các địa bàn là một công tác hết sức quan trọng. Tuy nhiên, cho đến bây giờ, công tác này vẫn còn giữ được tầm quan trọng của nó và sẽ còn tồn tại lâu dài cùng với sự tồn tại của BHXH Việt Nam, của các cơ quan BHXH địa phương. Việc phát triển thêm các đối tượng tham gia BHXH mới có nghĩ là phát hiện thêm các đối tượng thu, tạo nguồn thu cho quỹ BHXH nhằm tại nên một quỹ BHXH ngày càng lớn, càng mang tính xã hội và tính nhân văn, nhân bản sâu sắc, tăng cường công bằng xã hội, điều này góp phần tại ra một quỹ BHXH độc lập hơn và từng bước tự chủ trong công tác chi trả các chế độ, giảm thiểu sự phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước như hiện nay. Hiện nay, Việt Nam đang chuyển mình từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang một nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, do đó việc đa dạng hoá các thành phần kinh tế, việc mở cửa nền kinh tế, cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước… cũng diễn ra một cách nhanh chóng và mạnh mẽ. Chính điều này đã làm biến động số lao động, số đơn vị sử dụng lao động, cơ cấu lao động trở nên rõ nét hơn. Sự thay đổi này làm biến động các đối tượng thu BHXH, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thu BHXH. Vì vậy, các cơ quan BHXH không ngừng tăng cường triển khai việc phát hiện thêm các đối tượng tham gia mới để tạo điều kiện cho công tác lập kế hoạch, điều chỉnh và quản lý các nguồn thu BHXH được thực hiện một cách tốt nhất. Bước 3: Phân cấp quản lý thu. Theo quyết định số 177/BHXH thì việc phân cấp quản lý thu BHXH được quy định cụ thể: Giám đốc BHXH tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện và chỉ đạo BHXH huyện thu BHXH của tất cả các đơn vị sử dụng lao động có tài khoản và trụ sở đóng trên địa bàn tỉnh theo phân cấp quản lý như sau: BHXH tỉnh thu BHXH của các đơn vị sử dụng lao động gồm có: Các đơn vị thuộc trung ương quản lý đóng trên địa bàn tỉnh Các đơn vị do tỉnh trực tiếp quản lý Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Các đơn vị, tổ chức quốc tế đóng trên địa bàn tỉnh, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết có quy định khác Các doanh nghiệp quốc doanh có sử dụng lao động lớn đến một quy mô nhất định Các doanh nghiệp thuộc phân cấp thu của BHXH huyện nhưng BHXH huyện không đủ khả năng và điều kiện để thực hiện Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tổ chức đưa lao động Việt Nam đi lao động ở nước ngoài Trường hợp các doanh nghiệp, tổ chức thuộc phân cấp thu của BHXH tỉnh thì có thể phân cấp cho các đơn vị BHXH huyện tổ chức thu nếu hợp lý. BHXH huyện thu BHXH của các đơn vị có trụ sở và tài khoản tại các huyện như sau: Các đơn vị tham gia BHXH thuộc cấp huyện trực tiếp quản lý Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sử dụng số lao động theo quy định Các đơn vị do BHXH tỉnh giao nhiệm vụ thu Các cơ quan, đơn vị cấp xã, phường, thị trấn Riêng đối với các đơn vị sử dụng lao động có các đơn vị trực thuộc ở nhiều tỉnh thành khác nhay, muốn nộp BHXH cho một cơ quan BHXH thống nhất thì phải có sự bàn bạc, nhất trí của các cơ quan BHXH tỉnh có liên quan (là nơi có đơn vị trực thuộc đóng trên địa bàn) và phải được sự chấp nhận của BHXH Việt Nam. Bước 4: Tiếp xúc với các đơn vị sử dụng lao động. Đây là một bước khá quan trọng, là căn cứ để biến những tiềm năng của quỹ BHXH thành những nguồn thu thực tế, do đó đây luôn là nhiệm vụ có tính trọng tâm, được tiến hành thường xuyên, liên tục đối với tất cả các đơn vị BHXH địa phương. Đối với các đơn vị sử dụng lao động mới phát hiện, chưa tiến hành đăng ký kê khai tham gia BHXH thì ngay từ đầu các cơ quan BHXH có chức năng phải đặt mối quan hệ với các đơn vị sử dụng lao động đó thông qua các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ nhằm thực hiện các công việc sau: Tuyên truyền, giải thích các chế độ, chính sách về BHXH và quyền lợi, nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động. Hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động lập và gửi các danh sách lao động và tiền lương theo biểu mẫu số C45-BH, danh sách lao động điều chỉnh tăng giảm mức nộp BHXH cho cơ quan BHXH quản lý đơn vị theo biểu mẫu quy định. Thống nhất với đơn vị sử dụng lao động về thời gian làm việc, phương thức thu nộp BHXH, thông báo các thông tiên liên quan đến thu nộp BHXH như số hiệu tài khoản của các bên, địa điểm giao dịch cụ thể… Hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động làm thủ tục cấp sổ cho người lao động mà họ sử dụng. Đối với các đơn vị sử dụng lao động đã đăng ký tham gia BHXH những năm trước và các đơn vị vừa đăng ký tham gia BHXH năm đó, các cán bộ quản lý thu phải thường xuyen tiếp xúc với họ, làm công tác điều tra, theo dõi sát sao để đảm bảo các thông tin mà họ nhận được về số lao động, tiền lương là hoàn toàn sát thực. Các thông tiên yêu cầu bao gồm: Số lao động thực tế trong đơn vị Số lao động đã đăng ký tham gia BHXH Số lao động thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc nhưng chưa được đăng ký (nếu còn tồn tại số lao động này thì cán bộ thu phải hướng dẫn đơn vị đăng ký tham gia và nộp bổ sung cho họ nếu cần thiết). Tình hình biến động tăng giảm số lao động trong quý Tổng quỹ lương trích nộp BHXH của những người tham gia BHXH Cuối cùng, cán bộ thu BHXH phụ trách thu đơn vị sử dụng lao động đó dựa vào những thông tin trên để xác định số tiền phải nộp BHXH của đơn vị sử dụng lao động đó theo từng tháng. Bước 5: Thu và ghi sổ BHXH. Quỹ BHXH có thể hình thành và tồn tại hay không phụ thuộc nhiều nhất vào bước này trong công tác quản lý thu vì chỉ có thu được tiền đóng góp BHXH từ phía người lao động để đưa vào tài khoản thu của BHXH Việt Nam thì quỹ mới có thể hình thành, phát triển và thực hiện tốt chức năng của mình. Công tác thu và ghi sổ BHXH cho người lao động được tiến hành ở tất cả các tỉnh, huyện một cách thường xuyên theo trình tự như sau: Hàng tháng, căn cứ vào danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH do các đơn vị sử dụng lao động lập cùng với danh sách tăng giảm nộp BHXH mà các đơn vị sử dụng lao động lập hàng quý, BHXH địa phương tiến hành đôn đốc và tổ chức thu BHXH theo mức quy định, chậm nhất là vào kỳ lương cuối cùng trong tháng. BHXH địa phương có trách nhiệm cùng với các đơn vị sử dụng lao động kiểm tra, đối chiếu nộp BHXH của quý trước, chậm nhất là vào ngày 10 tháng đầu của quý sau. Sau khi kiểm tra, nếu có chênh lệch giữa số đã nộp và số phải nộp thì phải nộp tiếp vào đầu của quý sau nếu chênh lệch thiếu hoặc coi như đã nộp trước cho tháng đầu quý sau nếu đó là chênh lệch thừa. Trường hợp các đơn vị sử dụng lao động nộp BHXH chậm hàng tháng thì ngoài việc nộp phạt số tiền chậm trả tính theo mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn của ngân hàng tại thời điểm truy nộp còn phải nộp phạt theo quy định tại điều 11 trong Nghị định 38/CP ngày 25/6/1996 của Chính phủ quy định và xử phạt hành chính. Căn cứ danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH, danh sách lao động điều chỉnh tăng giảm mức nộp BHXH và số tiền BHXH mà các cơ quan, đơn vị đã nộp cho cơ quan BHXH thì cơ quan BHXH tiến hành kiểm tra, đối chiếu mức nộp BHXH của từng người lao động trước khi ghi vào sổ BHXH. Việc cấp sổ BHXH cho từng người lao động nếu được thực hiện thường xuyên 01 lần/năm cho các lao động không thay đổi mức đóng trong năm. Đối với các cá nhân có thay đổi nơi làm việc hoặc thay đổi đơn vị làm việc thì cần ghi rõ thời gian thay đổi, mức đóng thay đổi… Bước 6: Chuyển tiền thu BHXH vê cơ quan BHXH cấp trên. Quá trình thu BHXH chỉ hoàn thành khi nào toàn bộ số tiền thu BHXH đã được chuyển hoàn toàn vào tài khoản thu BHXH của BHXH Việt Nam. Và cũng chỉ khi đó, quỹ BHXH mới được hình thành, có điều kiện, cơ sở để thực hiện các biện pháp làm tăng trưởng cũng như bảo tồn quỹ, đảm bảo sự cân đối lau dài và khả năng thực hiện nhiệm vụ của quỹ BHXH. Vì vậy, trong quá trình thu BHXH cần hết sức chú trọng bước này. Để thực hiện tốt công việc này, các cơ quan BHXH địa phương cần có những biện pháp đôn đốc thu cụ thể nhằm tập trung nhanh số thu BHXH như tích cực tìm kiếm, phát hiện thêm đối tượng thu qua tuyên truyền, phổ biến, xử phạt với các trường hợp không nộp đúng, nộp đủ…, đồng thời với việc tăng cường các biện pháp để tập trung nhanh số thu càn làm các thủ tục chuyển tiền kịp thời số thu BHXH về tài khoản thu của BHXH Việt Nam theo các ngày quy định hàng tháng. Bước 7: Thống kê, tổng hợp số liệu, lập và gửi báo cáo thu về cơ quan BHXH cấp trên. Cũng như các bước khác trong quá trình thu BHXH, bước này được tiến hành thường xuyên, liên tục ở các cơ quan BHXH cấp tỉnh và huyện bởi vì nhờ việc tiến hành công tác này một cách liên tục và thường xuyên thì các số liệu thống kê về công tác thu BHXH mà cơ quan BHXH đưa ra mới thực sự đảm bảo được tính chính xác và kịp thời. Công tác này là cơ sở của việc lập kế hoạch thu, cơ sở của công tác tính toán khả năng đảm bảo cân đối thu chi BHXH và là cơ sở của công tác đánh giá kết quả và hiệu quả công tác quản lý thu BHXH. Có thể nói, việc thống kê, tổng hợp số liệu, lập báo cáo… của cơ quan BHXH góp phần phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý của các cơ quan BHXH cấp huyện. Để thực hiện công tác này được tốt thì các cơ quan BHXH cấp dưới phải tổ chức thu thập thông tin, tổng hợp sốliệu về thu BHXH. Từ các thông tin, số liệu thu thập được, lập thành các báo cáo nhanh hoặc báo cáo theo tháng, quý, theo năm gửi cho cơ quan BHXH cấp trên. BHXH Việt Nam là cơ quan BHXH cuối cùng tổng hợp sốliệu về tình hình thực hiện công tác thu BHXH từ các cơ quan BHXH tỉnh trong toàn quốc. CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BHXH BẢO HIỂM XÃ HỘI QUẬN ĐỐNG ĐA I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN BHXH HÀ NỘI VÀ BHXH QUẬN ĐỐNG ĐA 1. BHXH Thành phố Hà Nội BHXH là một chính sách lớn của bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới nhằm bảo về quyền lợi cho người lao động. Ở nước ta chính sách này đã được Đảng và Nhà nước chú trọng ngay từ khi mới thành lập. Nhưng phải đến năm 1995 thì chúng ta mới có một hệ thống bảo hiểm XH đầy đủ và hoàn chỉnh với sự ra đời của BHXH Việt Nam và 61 cơ quan BHXH tại 61 tỉnh và thành phố trong cả nước. BHXH Thành phố Hà Nội cũng thuộc vào hệ thống này nhưng quá trình phát triển của nó thì lại bắt đầu ngay từ đầu thập niên 90. Năm 1990, Thành phố Hà Nội được Chính phủ cho phép tổ chức thí điểm BHXH. 10 năm qua, được sự quan tâm của Thành uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội cùng với sự kết hợp của các cấp, các ngành, BHXH Thành phố Hà Nội đã từng bước đổi mới về tổ chức và cơ chế hoạt động theo hướng tập trung thống nhất vào một đầu mối phù hợp với cơ chế kinh tế nhiều thành phần, tạo tiền đề đi vào hoạt động theo hệ thống tổ chức BHXH Việt Nam, triển khai thực hiện BHXH theo Luật lao động, góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế thủ đô phát triển. Quá trình phát triển của BHXH Hà Nội trải qua một số giai đoạn chủ yếu sau: Đầu năm 1990, Hà Nội là một trong 05 tỉnh, thành phố được Nhà nước chọn cho tổ chức thực hiện thí điểm bản dự thảo Điều lệ BHXH đối với lao động ngoài quốc doanh. Công ty BHXH đối với lao động ngoài quốc doanh được thành lập theo Quyết định 79/QĐ-UB ngày 09 tháng 01 năm 1990 của UBND Thành phố Hà Nội đặt trực thuộc Sở Lao động - Thương binh XH, trụ sở đặt tại 22 Lý Thái Tổ - Quận Hoàn Kiếm. Ngay từ khi thành lập, Thành uỷ, UBND Thành phố Hà Nội đã xác định lấy việc nghiên cứu ứng dụng đổi mới đảm bảo BHXH cho phù hợp với cơ chế kinh tế nhiều thành phần là chủ yếu. Việc áp dụng dự thảo Điều lệ BHXH đối với người lao động ngoài quốc doanh chỉ mang tính thử nghiệm, thực hiện thí điểm. Kết quả nghiên cứu có tính khả thi, đã được Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, UBND Thành phố Hà Nội cho phép ứng dụng trên toàn địa bàn. Sau khi xem xét kết quả nghiên cứu của Công ty BHXH đối với lao động ngoài quốc doanh Hà Nội, ngày 31/10/992, UBND Thành phố Hà Nội đã ký Quyết định số 2645/QĐ- UB cho phép thành lập BHXH Hà Nội trên cơ sở Công ty BHXH đối với người lao động ngoài quốc doanh Hà Nội và phần sự nghiệp đối với công nhân viên chức Nhà nước do Sở Lao động và Thương binh xã hội quản lý, trụ sở chuyển về 72 Triệu Việt Vương - Quận Hai Bà Trưng. Như vậy, tại Hà Nội sự nghiệp BHXH thuộc ngành Lao động - Thương binh xã hội đã được tập trung vào một mối, một tổ chức. Đây là thời điểm đột phá có tính chất quyết định cho cả quá trình nghiên cứu và đổi mới các bước tiếp theo đồng thời xác lập mô hình tổ chức thống nhất BHXH trong quốc doanh và ngoài quốc doanh. Đó là một cơ sở quan trọng tạo tiền đề, tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu, tổ chức triển khai thực hiện Nghị định 43/CP ngày 22 tháng 06 năm1993 của Chính phủ, với nội dung đổi mới sự nghiệp BHXH theo hướng tập trung thống nhất vào một đầu mối. Đây cũng là thời kỳ ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn, đi đôi với tiếp tục nghiên cứu đổi mới cơ chế hoạt động BHXH theo hướng công khai, dân chủ, công bằng xã hội. Cho đến ngày 15/6/1995, theo Quyết định số 15/QĐ-TCCB của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam trên cơ sở sát nhập BHXH của Sở Lao động - Thương binh xã hội và Ban BHXH thuộc Liên đoàn Thành phố Hà Nội thì BHXH Thành phố Hà Nội chính thức được thành lập. Với nhiệm vụ cơ bản là thực hiện quản lý thu, chi giải quyết chế độ chính sách cho người lao động tham gia BHXH và những người đã được hưởng chế độ BHXH trước năm 1995. Từ tháng 01/2003, tiếp nhận tổ chức bộ máy cán bộ, chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm y tế Hà Nội và Bảo hiểm y tế các ngành Giao thông vận tải, Dầu khí, ngành Than chuyển sang, từ đây BHXH Thành phố thực hiện toàn diện chính sách BHXH và bảo hiêm y tế bắt buộc, tự nguyện đối với nhân dân và lao động Thủ đô. Trải qua 10 năm xây dựng và phát triển, cán bộ công chức BHXH Thành phố đã có nhiều cố gắng hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ được giao, làm cho chính sách BHXH thực sự là một chính sách xã hội lớn của Đảng, Nhà nước góp phần bảo đảm ổn định đời sống người lao động và ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc, thể hiện tính ưu việt của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Dưới dự lãnh đạo của Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố, sự chỉ đạo trực tiếp của BHXH Việt Nam cùng với sự phối kết hợp có hiệu quả của các Sở, Ban, Ngành thành phố và các quận, huyện, ngay từ khi mới thành lập, BHXH Thành phố đã sớm ổn định tổ chức, đảm bảo cho hệ thống bộ máy hoạt động thông suốt, đồng bộ nhịp nhàng, hiệu quả, bước đầu đã khẳng định vị trí của BHXH là một ngành sự nghiệp phục vụ lợi ích của người lao động. 10 năm qua, BHXH Thành phố không ngừng phát triển cả về bộ máy tổ chức cán bộ và chất lượng hoạt động, đủ sức gánh vác nhiệm vụ, tháng 6/1995 khi mới thành lập có 05 phòng nghiệp vụ và 09 BHXH quận huyện trực thuộc, với số cán bộ công chức gần 120 người, đến tháng 5/2005, BHXH Thành phố đã có 11 phòng nghiệp vụ, 14 BHXH quận huyện trực thuộc, tổng số cán bộ công chức lên tới 547 người, trong đó 374 người có trình độ đại học và trên đại học, chiếm gần 70% so với tổng số cán bộ công chức. BHXH Thành phố đã triển khai đồng bộ các nghiệp vụ, chú trọng đến công tác thu, chi, giải quyết chế độ chính sách, thanh toán chi phí khám chữa bệnh, tăng cương công tác kiểm tra, cấp sổ BHXH, phiếu khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người lao động và các đối tượng. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính ở tất cả các khâu nghiệp vụ, đặc biệt khâu giải quyết chế độ chính sách BHXH, cán bộ công chức toàn ngành đã chuyển từ phong cách quản lý hành chính thụ động sang phong cách phục vụ năng động, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đơn vị đến quan hệ làm việc và để đối tượng được hưởng đầy đủ quyền lợi BHXH theo quy định của Nhà nước. BHXH Thành phố thu bắt buộc tại 7.826 đơn vị, với số lao động là 623.788 ngưòi, từ 1995 - 2004 đã thu 5.996 tỷ đông, hiện nay 96% trường học từ bậc tiểu học đến đại học tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện cho 498.595 học sinh - sinh viên. Chi trả lương hưu, trợ cấp thường xuyên cho 260.370 người về hưu, mất sức lao động và đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng trên địa bàn, đầy đủ, kịp thời trước ngày 10 hàng tháng. Kể từ năm 1995 - 2004, BHXH chi thường xuyên là 11.019.503.531.321 đồng, chi trả trợ cấp ngắn hạn (ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khoẻ) đối với 1.702.733 lượt người, với tổng số tiền chi là 425.281.966.057 đồng. Mỗi năm giải quyết chế độ BHXH đối với trên 20.000 người hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng theo đúng quy định. Chính sách bảo hiểm y tế trên địa bàn Hà Nội đã đạt hiệu quả được nhân dân lao động Thủ đô ghi nhận, hàng ngàn bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh mãn tính chi phí khám chữa bệnh đến hàng chục triệu đồng đã được BHXH chi trả, gần 300 bệnh nhân bảo hiểm y tế chạy thận nhân tạo chu kỳ tại các trung tâm lọc máu ngoài thận với chi phí bình quân mỗi năm khoảng 50 triệu đồng/01 bệnh nhân. SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA BHXH THÀNH PHỐ HÀ NỘI BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Quản lý thu Phòng Quản lý chế độ chính sách Phòng Quản lý hồ sơ Phòng Kế hoạch tài chính Phòng Bảo hiểm tự nguyện Phòng Giám định chi Phòng Công nghệ thông tin Phòng Cấp sổ, thẻ Phòng Hành chính tổng hợp Phòng Kiểm tra BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI QUẬN BHXH Ba Đình BHXH Đống Đa BHXH Hoàn Kiếm BHXH Hai Bà Trưng BHXH Thanh Xuân BHXH Cầu Giấy BHXH Tây Hồ BHXH Hoàng Mai BHXH Long Biên BHXH Gia Lâm BHXH Đông Anh BHXH Từ Liêm BHXH Thanh Trì BHXH Sóc Sơn Chức năng cụ thể của từng phòng: Phòng Tổ chức cán bộ: Quản lý tổ chức cán bộ công chức viên chức, giúp Giám đốc kiện toàn tổ chức bộ máy, tuyên truyền, thi đua. Thực hiện đề bạt, khen thưởng, kỷ luật và nâng bậc lương cho cán bộ công chức đúng quy định, đảm bảo công bằng tạo được sự tin tưởng phấn khởi trong công chức viên chức. Tham mưu cho giám đốc xây dựng các quy chế làm việc, xây dựng mối quan hệ phối hợp công tác giữa BHXH Thành phố với ngành trên địa bàn. Tham mưu đề xuất với giám đốc BHXH Thành phố về công tác luân chuyển cán bộ, công tác đào tạo xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có hiệu quả. Thực hiện tốt công tác văn phòng, quản lý tài sản và chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất cho BHXH Thành phố hoạt động. Phòng Quản lý thu BHXH: Chủ động xây dựng kế hoạch thu, phân bổ chỉ tiêu kế hoạch cho BHXH các quận, huyện sát với thực tế, số đơn vị tham gia và số tiền BHXH được năm sau cao hơn năm trước. Hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện thi BHXH bắt buộc của BHXH các quận, huyện và khai thác mở rộng đối tượng thu đạt hiệu quả, xác nhận thời gian tham gia BHXH của người lao động làm cơ sở giải quyết chế độ chính sách theo đúng quy định. Phòng Quản lý chế độ chính sách: Quản lý và tổ chức thực hiện các chế độ BHXH: Hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật. Thực hiện tiếp nhận hồ sơ của các đơn vị sử dụng lao động, giải quyết kịp thời các chế độ BHXH. Quản lý đối tượng hưởng BHXH thường xuyên trên địa bàn Hà Nội, di chuyển tiếp nhận đối tượng, điều chỉnh kịp thời mức hưởng BHXH cho các đối tượng đúng quy định. Mỗi năm Phòng Quản lý chế độ chính sách đã giải quyết kịp thời cho trên 20.000 người hưởng BHXH thường xuyên, phối hợp với các phòng nghiệp vụ giải quyết đơn thư khiếu mại tố cáo theo quy định. Phòng Quản lý hồ sơ: Chỉ đạo BHXH quận, huyện, thực hiện tốt công tác quản lý lưu trữ hồ sơ. Đã thực hiện lưu trữ hàng trăm ngàn hồ sơ của các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng và hướng dẫn các phòng, các BHXH quận, huyện lưu trữ hồ sơ đối tượng, hồ sơ thu, chi đảm bảo khoa học, đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lý, sao chụp hàng vạn hồ sơ cho đối tượng để thực hiện chính sách của Nhà nước. Kịp thời phối hợp với Phòng Kiểm tra, Phòng Quản lý chế độ chính sách trong việc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của các tổ chức và công dân theo đúng quy định của pháp luật. Phòng Kế hoạch tài chính: Thực hiện công tác kế hoạch và quản lý tài chính, tổ chức hạch toán kế toán của hệ thống BHXH Thành phố Hà Nội theo quy định của pháp luật. Chủ trì phối hợp với các phòng nghiệp vụ thực hiện xét duyệt và tổng hợp quyết toán tài chính, tổ chức định mức chi tiêu và hướng dẫn kiểm tra BHXH các quận, huyện, thực hiện quản lý tài chính, hạch toán kế toán theo quy định. Phòng cấp sổ, thẻ: Thực hiện công tác cấp, quản lý sổ BHXH, phiếu khám chữa bệnh và thẻ BHYT với đối tượng tham gia BHXH. Thường xuyên phối hợp với Phòng thu BHXH thực hiện kiểm tra đối chiếu xác nhận vào sổ BHXH về thời gian và mức đóng làm cơ sở tính hưởng BHXH cho người lao động. Phòng Công nghệ thông tin: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực hoạt động của ngành. Thực hiện các chương trình quản lý thu BHXH, chi trả lương hưu, trợ cấp, quản lý đối tượng, quản lý hồ sơ, ứng dụng tin học trong cải cách hành chính thanh toán khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Phòng Giám định chi: Tổ chức quản lý chi trả việc khám chữa bệnh và thanh toán các chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khoẻ, thực hiện giám định y tế phục vụ thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật, là cầu nối giữa cơ quan BHXH vơi cơ sở khám chữa bệnh. Tổ chức tốt việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT. Thường xuyên phối hợp với BHXH quận, huyện thực hiện nghiệp vụ giám định chi theo quy định. Tổ chức thực hiện các biện pháp chống lạm dụng chi phí khám chữa bệnh, góp phần cân đối quỹ khám chữa bệnh BHYT, thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại các cơ sở y tế ký hợp đồng khám chữa bệnh. Phòng Bảo hiểm tự nguyện: Khai thác mở rộng đối tượng và thực hiện chế độ BHXH tự nguyện theo quy định của pháp luật. Chủ động xây dựng chỉ tiêu kế hoạch phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện cho BHXH các quận, huyện nên số đối tượng tham gia năm sau cao hơn năm trước. Tổ chức thực hiện thu quỹ BHYT tự nguyện và phối hợp với các ngành tuyên truyền sâu rộng chính sách bảo hiểm tự nguyện tới các trường học và các tầng lớp nhân dân nhằm thu hút nhiều đối tượng tham gia. Xây dựng chương trình BHYT nông dân, các hội, đoàn thể, từng bước tiến tới BHYT toàn dân. Phòng Kiểm tra: Kiểm tra toàn diện các hoạt động của các đơn vị trong ngành, kiểm tra hàng trăm đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH. Thực hiện giải quyết hàng nghìn đơn thư khiếu nại tố cáo của các tổ chức và nhân dân theo đúng luật định. Xây dựng chương trình kế hoạch phối hợp thanh kiểm tra với các ngành liên quan và kiểm tra nội bộ về công tác thu, chi, quản lý tài chính trong hệ thống BHXH Việt Nam và kiểm tra việc thực hiện Điều lệ BHXH đối với các đơn vị tham gia BHXH, kiểm tra thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh BHYT... Phòng Hành chính tổng hợp: Thực hiện quản lý công tác hành chính tổng hợp, quản trị, tuyên truyền làm tốt công tác văn phòng cà chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất cho BHXH Thành phố hoạt động có hiệu quả. 2. BHXH Quận Đống Đa 2.1. Chức năng, nhiệm vụ Quận Đống Đa là một trong những quận tập trung nhiều khu công nghiệp lớn, khu dân cư đông đảo và đang trên đà đô thị hoá của Thành phố Hà Nội. Với địa bàn rộng, trên 36 vạn dân và được chia thành 26 phường, do đó để đảm bảo quyền lợi cho người lao động và đưa BHXH vào cuộc sống, BHXH Quận Đống Đa được thành lập vào ngày 12/7/1995 theo Quyết định 01 của Giám đốc BHXH Thành phố Hà Nội. BHXH Quận Đống Đa trực thuộc BHXH Thành phố Hà Nội, thực hiện nhiệm vụ do BHXH Thành phố giao cho, cụ thể: Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các cơ quan đơn vị trên lãnh thổ quận. Lập danh sách lao động thuộc diện áp dụng loại hình BHXH bắt buộc để thực hiện đóng BHXH theo Luật định. Hàng tháng phải nắm được danh sách, số lượng công nhân viên chức trước đây trong biên chế, hợp đồng dài hạn tham gia đóng BHXH. Tổ chức, triển khai thực hiện chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp theo Điều lề BHXH quy định. Tổ chức theo dõi biến động trong cơ quan đơn vị về người đóng, hưởng BHXH. Hàng tháng đơn vị làm phiếu báo tăng giảm mức đóng BHXH so với danh sách đăng ký đóng BHXH để kịp thời điều chỉnh đến từng người lao động. Tổ chức tiếp nhận người đến đăng ký hưởng BHXH, làm thủ tục di chuyển đi nơi khác theo quyết định của BHXH. Tổ chức chi trả lương hưu, trợ cấp mất sức, các chính sách XH đảm bảo an toàn đúng đối tượng. Lập dự toán, thanh quyết toán trợ cấp theo quy định của Bộ Tài chính và Kiểm toán Nhà nước. Quản lý lưu trữ hồ sơ, khai thác danh sách đóng BHXH. Thực hiện chế độ tử tuất đối với người hưởng hưu trí hoặc đi công tác theo quy định của Nhà nước ban hành. Thanh tra xác minh các đơn thư khiếu nại, có kết luận kịp thời trước khi đối tượng yêu cầu. Thực hiện điều chỉnh lương hưu và trợ cấp theo quy định của Nhà nước và hướng dẫn của BHXH cấp trên. Quản lý cán bộ, tài sản, quỹ lương và kinh phí hoạt động thuộc BHXH quận. Để thực hiện 11 nhiệm vụ được BHXH Thành phố Hà Nội giao cho, cơ quan BHXH Quận Đống Đa phân chia thành 4 phòng nghiệp vụ để thực hiện chức năng một cách cụ thể. Mỗi bộ phận có một chức năng và nhiệm vụ riêng. Làm tốt nhiệm vụ đó có nghĩa là hoàn thành nhiệm vụ của BHXH Thành phố đề ra. 2.2. Cơ cấu tổ chức SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA BHXH QUẬN ĐỐNG ĐA BẢO HIỂM XÃ HỘI QUẬN ĐỐNG ĐA Phòng Lưu trữ hồ sơ Phòng thu và cấp sổ bảo hiểm Phòng Chính sách Phòng Kế toán tài vụ Chức năng cụ thể của từng phòng: Phòng Thu và cấp sổ bảo hiểm: Để thực hiện chỉ tiêu thu năm sau cao hơn năm trước, giải quyết tình trạng nợ đọng BHXH và đôn đốc thu theo đúng kế hoạch, thu đủ, chính xác, cơ quan BHXH Quận Đống Đa chủ trương phân chia mỗi cán bộ được giao quản lý công tác đôn đốc thu ở một vài phường nhất định. Mỗi cán bộ trực tiếp làm việc với các đơn vị sử dụng lao động, gặp gỡ cán bộ phụ trách công tác BHXH ở đơn vị đó, hướng dẫn đôn đốc, theo dõi ghi chép kết quả đóng BHXH, đồng thời xác nhận để thanh toán hai chế độ ốm đau, thai sản và hướng dẫn đơn vị viết tờ khai cấp sổ bảo hiểm, đối chiếu tờ khai cấp sổ với hồ sơ gốc để thực hiện việc cấp sổ BHXH. Phòng Chính sách: Để thực hiện được chính sách BHXH cho người lao động một cách kịp thời, nhanh chóng, cơ quan BHXH quận giao cho 02 cán bộ phụ trách làm nhiệm vụ: Tiếp nhận chuyển đến, chuyển đi các cán bộ hưu trí, mất sức lao động. Thanh toán chế độ mai táng phí và giải quyết chế độ tuất. Phòng Kế toán tài vụ: Vào sáng thứ 2, thứ 4 và thứ 6 hàng tuần, bộ phận kế toán tài vụ làm nhiệm vụ trực tiếp chi trả tiền lương và chính sách xã hội của đối tượng chưa lĩnh, thanh toán mai táng phí, lập chứng từ chi trả trực tiếp chế độ ốm đau, tai nạn lao động. Ngoài ra, bộ phận còn xây dựng nhiệm vụ kế hoạch với cấp trên và với Kho bạc Nhà nước, cuối cùng thực hiện thanh quyết toán với BHXH cấp trên. Phòng Lưu trữ hồ sơ: Việc bảo quản lưu trữ hồ sơ cho người lao động là công việc hết sức quan trọng trong công tác quản lý của ngành, do đó ở bộ phận này, cơ quan BHXH quận giao cho công tác quản lý về: Quản lý về mặt hồ sơ của cán bộ hưu trí - mất sức, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp: thực hiện cập nhật theo danh sách chi trả của công tác chi trả. Quản lý về mặt chứng từ chi trả. Quản lý về hồ sơ đóng BHXH của cán bộ công nhân viên chức. Tổ chức khai thác hồ sơ để phục vụ cho các nhiệm vụ khi có yêu cầu như: cần xét khen thưởng huân chương phải có xác nhận năm công tác từ hồ sơ hoặc xác nhận năm công tác của Nhà nước, giải quyết quyền lợi của cán bộ lão thành cách mạng khi họ bị mất hồ sơ ... 2.3. Những kết quả đạt được của BHXH Quận Quận Đống Đa trong năm 2004 Phát huy thành tích và kết quả đạt được của các năm trước phấn đấu hoàn thành chương trình chỉ tiêu nhiệm vụ được BHXH Thành phố giao cho, BHXH Quận Đống Đa đã tiến hành tổ chức, chỉ đạo, quản lý, biện pháp tháo gỡ khó khăn hoàn thành nhiệm vụ của ngành. Kết quả đạt được như sau: 2.3.1. Về công tác thu BHXH Để đạt được mục tiêu thu quỹ đầy đủ, kịp thời và đúng luật cho các đối tượng thuộc diện đóng BHXH bắt buộc và thực hiện chính sách công bằng thì việc đối chiếu xác định số lượng lao động, quỹ tiền lương của từng cơ sở theo từng tháng tren địa bàn quận là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Là quận có số đơn vị tham gia BHXH và đối tượng hưởng lương hưu trợ cấp đứng đầu thành phố, BHXH Quận Đống Đa đã hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu, kế hoạch thu chi BHXH, đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Vào năm 2000 chỉ tham gia 636 đơn vị, nhưng đến năm 2004 đã lên tới 1287 đơn vị (tăng gấp 02 lần) với số lao động là 82.293 người; năm 2004 thu 160.9 tỷ đồng. 2.3.2. Về công tác chi BHXH Nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác chi trả, trong những năm qua và đặc biệt năm 2004, sau thành công của bầu cử Hội đồng nhân dân 3 cấp, đội ngũ cán bộ các ngành trong Phường đã ổn định và đi vào hoạt động. Từ tháng 10/2004, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (UBND) Quận đã chỉ đạo 21 phường tiến hành thành lập Ban chi trả lương hưu và trợ cấp xã hội của Phường do 01 đồng chí Phó Chủ tịch UBND Phường làm Trưởng ban, công , thủ quỹ, kế toán, đại diện hưu trí là Uỷ viên Ban chi trả theo công văn 3966 ngày 15/12/2003 của UBND Thành phố Hà Nội. Đi đôi với việc kiện toàn Ban chi trả của 21 phường trong quận, cán bộ viên chức cơ quan BHXH Quận Đống Đa đã cùng nhau thi đua làm tốt công tác phục vụ và chi trả các chế độ cho đối tượng kịp thời, an toàn, đúng chính sách, đúng đối tượng. Bình quân hàng tháng số đối tượng hưởng chính sách tại quận gần 50.000 người, tiền chi hàng tháng trên 34 tỷ đồng, tổng số tiền chi trả trong năm 2004 ước thực hiện là 397.292 triệu đồng. Kết quả Quận đạt được trong thời gian qua được thể hiện qua số liệu sau: NĂM CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ 2001 2002 2003 2004 Số đối tượng được hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH Người 41577 46557 44065 45866 Tổng số tiền chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH Tỷ đồng 223 230 356 390 Chi trả bình quân cho một đối tượng Triệu người 5364 4.49 8079 8503 Chi trả chế độ trợ cấp ốm đau Tỷ đồng 1.06 1.6 2.316 2.560 Chi trả cho chế độ thai sản Tỷ đồng 1.3 1.8 4.707 7.162 Chi trả dưỡng sức và phục hồi sức khoẻ Tỷ đồng 0.4 1.4 3.743 5.106 (Nguồn số liệu: BHXH Quận Đống Đa) Từ kết quả cho thấy, công tác chi trả các chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, chi trả dưỡng sức cho người lao động gắn liền với kết quả đóng BHXH của từng đơn vị. Nhờ việc thực hiện các chế độ một cách kịp thời, đầy đủ mà BHXH Quận đã tạo điều kiện cho người lao động làm việc hăng hái và hiệu quả. 2.3.3. Công tác cấp sổ BHXH - thẻ khám chữa bệnh Thực hiện Điều 182, 183 của Bộ Luật lao động, Quyết định 113 ngày 23/3/1996 của BHXH Việt Nam về việc cấp sổ BHXH cho người lao động. Năm 2004, BHXH Quận đã cùng đơn vị sử dụng lao động rà soát hồ sơ, hợp đồng lao động, danh sách tham gia BHXH của đơn vị tiến hành duyệt tờ khai cấp sổ BHXH cho 9.938 người. Đi đôi với việc cấp sổ BHXH mới thì việc ghi bổ sung thời gian đóng BHXH vào sổ đã cấp nhằm phục vụ kịp thời cho người lao động khi có nhu cầu thuyên chuyển công tác hoặc giải quyết các chế độ hưu trí. Kết quả năm 2004, BHXH Quận đã ghi bổ sung và xác nhận năm công tác cho 30.000 lượt người. Việc cấp thẻ khám chữa bệnh cho người lao động, cán bộ hưu trí, người hưởng chính sách xã hội như người nghèo, chất độc da cam, thân nhân sỹ quan... học sinh, sinh viên các trường học, dạy nghề trên địa bàn Quận được quan tâm triển khai chỉ đạo kịp thời, thực hiện đúng chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước ban hành với đối tượng hưởng, góp phần chăm lo sức khoẻ cho người lao động, cán bộ hưu trí, người hưởng chính sách xã hội. Kết quả năm 2004, BHXH Quận Đống Đa đã làm thủ tục phát hành thẻ BHYT cho đối tượng hưởng trên địa bàn kịp thời. 2.3.4. Công tác chính sách Công tác tiếp nhận đến, chuyển đi cho cán bộ hưu trí, mất sức. Thực hiện Điều 25 của Điều lệ BHXH về việc thực hiện các chế độ BHXH dài hạn cho người lao động. Với đặc điểm Quận Đống Đa có số lượng cán bộ viên chức về nghỉ hưu và hưởng các chính sách xã hội ngày một tăng, một số đối tượng có nhu cầu chuyển đi, chuyển đến nhằm hợp lý hoá gia đình trong thực hiện chế độ hưởng nên số lượng đối tượng luôn biến động và tăng nhanh. Song với tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ của cán bộ viên chức cơ quan đã khắc phục mọi khó khăn như cơ sở vật chất, địa điểm nơi làm việc chật hẹp đã giải quyết kịp thời cho đối tượng hưởng nhanh chóng, thuận tiện, chính xác. Kết quả năm 2004, BHXH Quận đã tiếp nhận 3.236 cán bộ hưu trí về quận sinh hoạt, trong đó hưu trí 2.764 người, mất sức 287 người, tử tuất 157 người, tai nạn lao động 18 người, đã làm thủ tuch chuyển đi các tỉnh, quận huyển khác 1.380 người và điều chỉnh phụ cấp 2% theo Nghị định 31/CP là 988 người. Công tác thanh toán mai táng phí và giải quyết chế độ tuất. Thực hiện Điều 31, 32 Điều lệ BHXH, với tinh thần trách nhiệm của cán bộ nghiệp vụ được phân công, đội ngũ cán bộ được phân công giao trách nhiệm làm công tác này đã thông cảm với sự đau thương và mất mát của gia đình, luôn suy nghỉ trên cơ sở các văn bản, hướng dẫn của ngành về các thủ tục thanh toán giải quyết chế độ này, tìm biện pháp hướng dẫn cho phường, cho đối tượng chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, thủ tục để đến là giải quyết được ngay, tránh cho đối tượng phải đi lại nhiều lần. Với tinh thần đó, năm 2004 BHXH Quận Đống Đa đã thanh toán và giải quyết chế độ tuất cho 572 người, hưởng chế độ mai táng phí kịp thời, đúng chính sách, giải quyết chế độ tuất 1 lần cho 447 người, tuất hàng tháng là 115 người. Công tác giám định và thanh quyết toán tại cơ quan. Thực hiện quyết định và sự chỉ đạo của Ban Giám đốc BHXH Thành phố Hà Nội, từ tháng 4/2004 BHXH Quận Đống Đa được phân công giám định tại 25 trung tâm y tế cơ quan, bệnh viện trên địa bàn quận. Đây là một nhiệm vụ mới, phức tạp, nơi làm việc, cơ sở vật chất thiếu, không đồng bộ. Song với tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ trong nhiệm vụ được giao đã cố gắng suy nghĩ, tìm tòi những sáng kiến để tăng cường quản lý, giám sát kiểm tra trong việc khám, cấp thuốc, điều trị cho bệnh nhân, kiểm tra việc thực hiện của bệnh nhân sử dụng thẻ BHYT. Kết quả đến nay đã hoàn thành duyệt và thanh quyết toán chi khám chữa bệnh, điều trị tại 25 trung tâm y tế, bệnh viện được phân cấp trên địa bàn quý II, III/2004, đã hướng dẫn tập hợp chứng từ điều trị tháng 10, 11/2004 để chuẩn bị cho việc tổng kết năm 2004. Qua tổ chức thực hiện giám định chi 02 quý năm 2004 đã phát hiện được 02 trường hợp sử dụng thẻ sai quy định tại Trung tâm thận Hà Nội, đã thu hồi thẻ và truy thu số tiền chạy thận sai quy định. Công tác thanh quyết toán cho đối tượng có thẻ khám chữa bệnh tại quận là nhiệm vụ mới và khó khăn, dễ gây va chạm giữa cơ quan với người bệnh nên trong quá trình thanh toán phải thực hiện đúng quy định, đúng hẹn, bảo đảm quyền lợi cho người có thẻ trên cơ sở các quy định của Nhà nước, của ngành. Từ 01/4/2004 đến nay có 620 đối tượng đề nghị thanh toán, bình quân có 90 hồ sơ duyệt thanh toán trong 01 tháng. Hồ sơ đến đâu giải quyết gọn và dứt điểm đến đó, bước đầu tạo được lòng tin của đơn vị BHXH Quận với đối tượng hưởng. Công tác quản lý đối tượng và quản lý hồ sơ. Thực hiện sự chỉ đạo của BHXH Thành phố Hà Nội, việc sắp xếp và quản lý hồ sơ của đối tượng hưu trí, mất sức, tai nạn lao động, tuất của Qiận Đống Đa là khó khăn, phức tạo và số lượng lớn, hồ sơ đã quá nhiều thế hệ tồn đọng chưa được củng cố, sắp xếp. Trong những năm qua và đặc biệt năm 2004, BHXH Quận đã có nhiều cố gắng hoàn thiện khắc phục tồn đọng cũ. Kết quả năm 2004 là: Đã sắp xếp hồ sơ hưởng hưu trí, mất sắc, tuất, tai nạn lao động theo từng phường, từng tổ. Đã phân tích và chọn số hồ sơ hưởng MC khi còn thiếu dữ liệu. Rà soát hồ sơ kiểm tra việc giải quyết điều chỉnh phụ cấp 2% theo Nghị định 31/CP của Ngành Công an, quận đội và cơ yếu với trên 1000 hồ sơ kịp thời cho đối tượng hưởng. Rà soát trên 1000 hồ sơ phục vụ cho việc kiểm tra và đối chiếu của Thành phố yêu cầu kịp thời. Đi đối với việc sắp xếp, rà soát hồ sơ thì việc xác nhận năm công tác giải quyết chế độ theo Nghị định 64/CP của Chính phủ được kịp thời, đặc biệt là việc sao lục hồ sơ giải quyết chế độ ưu đãi theo Nghị định 28/CP cho đối tượng trên địa bàn quận, góp phần động viên những người có công xây dựng đất nước, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại của năm 2004 được tiếp tục duy trì, sự phối hợp của 03 ngành là Lao động thương binh xã hội, Liên đoàn lao động, BHXH đã tổ chức kiểm tra Luật lao động ở 25 đơn vị. Đã nhận và trả lời 04 ý kiến khiếu nại của cán bộ hưu trí. 2.4. Đánh giá chung 2.4.1. Mặt được Thông qua công tác tuyên truyền, vận động đơn vị tham gia BHXH cho người lao động theo Nghị định 012003 ngày 09/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ nên số đơn vị mới tham gia năm 2004 là 200, số lao động mới tham gia là 7.000 người. Thông qua công tác tuyên truyền, trên cơ sở Nghị định 01, 02 của Chính phủ, những nét mới về chính sách BHXH đã đến với lãnh đạo, các phòng nghiệp vụ, cán bộ nghiệp vụ làm công tác BHXH của cơ sở. Nhận thức của cán bộ các cấp, công nhân lao động tại đơn vị về chính sách BHXH, về nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia BHXH được nâng lên nên hiện tượng nợ đọng quỹ BHXH dài ngày cũng giảm, việc thực hiện các chế độ chính sách BHXH cho người lao động được thực hiện kịp thời hơn. Công tác quản lý đối tượng, quản lý hồ sơ được kiện toàn và nâng lên một bước, góp phần phục vụ các đối tượng khi có nhu cầu thuận lợi và chính xác hơn. Công tác cấp sổ BHXH, thẻ khám chữa bệnh cho đối tượng (công nhân lao động, hưu trí, chính sách xã hội, học sinh, sinh viên) chính xác, kịp thời. Công tác tổ chức chi trả lương hưu, trợ cấp xã hội, thanh toán ốm đâu, thai sản, điều dưỡng tại chỗ cho người lao động khi tham gia BHXH kịp thời, đúng chính sách, đúng chế độ Nhà nước ban hành. Công tác chính sách như tiếp nhận hưu trí, mất sức, tuất, tai nạn lao động đến sinh hoạt tại quânụ và chuyển đi khi có nhu cầu hợp lý hoá gia đình bảo đảm đầy đủ, kịp thời với tinh thần tận tuỵ nhất, bước đầu thực hiện cải cách hành chính trong lề lối phục vụ người hưởng. Công tác giám định đã thực hiện theo đúng quy trình giám định, quản lý chặt chẽ các đơn vị tham gia BHXH, BHYT, đặc biệt là đối tượng hưởng chế độ điều trị dài ngày. Bước đầu cùng đơn vị thực hiện cải cách hành chính và nâng cao điều kiện khám cho người bệnh. 2.4.2. Tồn tại Kinh phí để phục vụ cho công tác tuyên truyền, triển khai và hướng dẫn các văn bản, chính sách mới tới cơ sở chưa có nên hiệu quả của vận động tuyên truyền còn hạn chế trong việc tham gia BHXH. Cơ sở làm việc, phương tiện trang bị chưa đầy đủ, ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc. Đội ngũ cán bộ để đảm nhận công việc còn thiếu nên đôi khi công việc bị tồn đọng, chưa giải quyết kịp thời được cho đối tượng, cường độ lao động của cán bộ viên chức quá căng thẳng. 2.5. Phương hướng nhiệm vụ thời gian tới Tiếp tục tổ chức tuyên truyển các chính sách của BHXH nhằm thực hiện có kết quả cao nhất trong việc khai thác số đơn vị, số lao động mới được tham gia BHXH. Tổ chức triển khai thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu nhiệm vụ thu BHXH (bắt buộc và tự nguyện) khi Thành phố giao cho Quận. Phối kết hợp với cơ sở thực hiện cấp sổ BXHH mới, ghi bổ sung sổ BHXH cho người lao động khi tham gia BHXH kịp thời, phát hành thẻ khám chữa bệnh cho người lao động ngay từ những ngày đầu năm để người lao động được chăm sóc sức khoẻ kịp thời. Tiếp tục tổ chức kiện toàn Ban chỉ trả các phường, thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp xã hội đúng, đủ, an toàn và kịp thời các quyền lợi của người hưởng đúng chính sách phát luật Nhà nước, đúng quy định của ngành. Công tác chính sách phục vụ kịp thời khi cán bộ hưu trí hưởng chính sách xã hội có nhu cầu đến và chuyển đi, có biện pháp cải cách hành chính, tạo thuận lợi nhất cho đối tượng. Công tác giám định và thanh toán cho người có thẻ BHYT nhanh, chính xác, đúng quy định, tăng cương công tác quản lý, kiểm tra, uốn nắn những sai lệch tại y tế cơ quan theo quy định của ngành. Tăng cương tổ chức các hình thức sinh hoạt trao đổi nghiệp vụ trong cơ quan nhằm giúp nhau cùng thực hiện có hiệu quả công việc của ngành giao cho Quận. Trên cơ sở các văn bản và hướng dẫn của ngành, của địa phương, Ban Giám đốc, Ban chấp hành công đoàn cơ quan xây dựng kế hoạch cho từng tháng, quý, có biện pháp tổ chức phát động thi đua nhằm khai thác mọi khả năng của tập thể cán bộ viên chức cơ quan cùng nhau phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của Thành phố giao cho Quận. II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU QUỸ BHXH TẠI CƠ QUAN BHXH QUẬN ĐỐNG ĐA 1. Những hình thức, biện pháp triển khai thu BHXH ở Quận Đống Đa Theo điều lệ BHXH thì việc đóng BHXH phải được theo dõi, ghi chép kết quả đóng của từng cá nhân, đơn vị trong từng tháng với mức đóng là 20% so với tổng quỹ lương của đơn vị sử dụng lao động, trong đó người lao động đóng 5% và chủ sử dụng lao động đóng 15%. Đơn vị sử dụng lao động phải tập trung đủ 20% quỹ lương để nộp cho cơ quan BHXH. Để đạt mục tiêu thu BHXH đầy đủ, kịp thời, đúng luật cho các đối tượng thuộc diện đóng BHXH bắt buộc và thực hiện chính sách BHXH một cách công bằng thì công tác đối chiếu, xác định số lượng lao động, quỹ tiền lương hàng tháng của từng cơ sở tham gia BHXH trên địa bàn quận là một công việc có vai trò hết sức quan trọng, không thể thiếu được trong khi thực hiện công tác thu. Chính vì vậy, để hoàn thành chỉ tiêu thu BHXH do BHXH Thành phố Hà Nội giao cho, cơ quan BHXH Quận Đống Đa đã có các biện pháp để thực hiện tốt công tác thu như phân công mỗi cán bộ viên chức của BHXH quận phụ trách quản lý số cơ sở nhất định để đôn đốc và nằm tình hình thực hiện việc trích đóng BHXH của đơn vị tham gia BHXH theo luật định. Bên cạnh đó, BHXH quận đã kiện toàn lại các nhóm cán bộ đối chiếu (hiện có 04 nhóm, mỗi nhóm có từ 2 đến 3 cán bộ) đến từng cơ quan, đơn vị tham gia BHXH để đối chiếu danh sách từng người lao động với bậc lương hiện đang được hưởng, đối chiếu phần đã đóng, số còn nợ đọng từ các năm trước được chuyển sang năm hiện hành và được đôn đốc nhắc nhở bằng công văn. Trong trường hợp cần thiết, có thể hẹn gặp trực tiếp lãnh đạo đơn vị để có biện pháp thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH, làm cơ sở giải quyết quyền lợi cho người lao động. Cùng với các biện pháp ttên, BHXH quận tổ chức vào sổ cập nhật theo dõi đối chiếu việc trích đóng BHXH của từng đơn vị một cách kịp thời. BHXH quận có kế hoạch tổ chức phối kết hợp với các ngành để tổ chức kiểm tra việc thực hiện điều lệ BHXH theo chỉ thị 15 của Bộ Chính trị, chỉ thị 17 của Thường vụ Thành uỷ Hà Nội về tăng cường công tác lãnh đạo thực hiện các chính sách BHXH đối với người lao động. BHXH Quận Đống Đa cũng đã triển khia tổ chức vận động các doanh nghiệp tư nhân thực hiện đăng ký đóng BHXH cho người lao động, hướng dẫn cơ sở tổ chức thực hiện tốt các quyền lợi cho người lao động theo luật và điều lệ BHXH. Cho tới nay, qua các hình thức, biện pháp tổ chức chỉ đạo của BHXH Quận Đống Đa với sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo từ cơ sở đến quận, thành phố cùng với hệ thống thông tin tuyên truyền nên nhận thức của người lao động, các đơn vị sử dụng lao động được nâng cao hơn, làm cho tác trích nộp BHXH, việc kiện toàn củng cố hồ sơ, danh sách người lao động ở các đơn vị, cơ quan được thực hiện tốt hơn. Đây là cơ sở để thực hiện tốt các công tác khác như đối chiếu thu, quỹ tiền lương tháng giữa cơ quan BHXH với các đơn vị sử dụng lao động. 2. Kết quả công tác quản lý thu quỹ BHXH ở cơ quan BHXH Quận Đống Đa Công tác thu BHXH ở cơ quan BHXH Quận Đống Đa chính thức đi vào hoạt động từ năm 1995. Ngay từ khi mới thành lập, cán bộ, công nhân viên trong cơ quan BHXH Quận Đống Da đã luôn tập trung chú trọng đến việc hoàn thành tốt và ngày càng nâng cao kết quả thực hiện mọi mặt công tác BHXH. Công tác thu BHXH dó đó cũng đã được tập thể cán bộ trong cơ quan nói chung và tập thể cán bộ thu BHXH Quận Đống Đa chú trọng đúng mức. Chính vì vậy, các chỉ tiêu thu theo kế hoạch Thành phố Hà Nội giao cho cơ quan vào các năm đều được hoàn thành xuất sắc với kết quả thu năm sau cao hơn năm trước, thu hút ngày càng nhiều đối tượng tham gia đóng góp BHXH trên địa bàn. Trong giai đoạn đầu mới thành lập, các mặt công tác BHXH cũng như công tác thu nói chung gặp phải những khó khăn nhất định, song với những nỗ lực của cả cơ quan BHXH Quận Đống Đa cùng với các cơ quan ban ngành có liên quan, hoạt động BHXH giờ đây cũng có những thuận lợi đáng kể, góp phần thúc đẩy kết quả thu. Trong 5 năm gần đây, công tác thu BHXH đã có nhiều chuyển biến so với thời gian trước đây. Số đơn vị, số người lao động tham gia đóng BHXH cũng như số tiền thu BHXH liên tục tăng lên, năm sau cao hơn năm trước, hoàn thành và vượt kế hoạch. Bên cạnh đó, công tác thu BHXH đã đi vào nề nếp hơn, các đơn vị tham gia thực hiện đóng BHXH đúng kỳ hạn, giảm được đáng kể số nợ đọng. Có thể xét theo từng loại hình,BHXH Quận Đống Đa đã thu được kết quả của quá trình thực hiện thu BHXH như sau: 2.1. Thu bảo hiểm bắt buộc a. Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) Là thành phần đóng vai trò quan trọng trong tổng thu, tạo nên khoản thu khá lớn cho BHXH, chính vì vậy để thực hiện nhiệm vụ đặt ra trong công tác thu, BHXH Quận Đống Đa đã không ngừng mở rộng các đối tượng tham gia BHXH. Mặt khác, các cán bộ BHXH nhanh chóng thực hiện cấp sổ BHXH cho người lao động kịp thời, đầy đủ. Năm 200 chỉ mới cấp sổ được 14.765 đối tượng nhưng đến năm 2004 đã cấp 35.126 đối tượng. Sau kho cấp sổ, BHXH Quận Đống Đa đã tiến hành thanh tra, kiểm tra, rà soát lại việc ghi, ký chốt sổ BHXH được cấp nhằm kịp thời sữa chữa, khắc phục những sổ BHXH ghi sai, ghi hỏng. Chính sự quản lý chặt chẽ kết hợp với việc thực hiện tốt các chế độ đối với người lao động nên trong khu vực này không ngừng thu được những kết quả đáng khích lệ. Cụ thể: Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 Số lao động (người) 35.252 37.586 40.069 43.071 45.817 Kết cấu lao động (%) 63,71 63,21 64,87 57,09 55,68 Số thu (triệu đồng) 43.285 52.099 51.435 80.594 92.156 Kết cấu thu (%) 61,1 61,14 59,12 59,12 57,62 (Nguồn số liệu: BHXH Quận Đống Đa) Nhìn vào bảng trên cho thấy đây là khu vực có số lao động tham gia cao so với tổng số lao động tham gia BHXH trong các năm. Số lao động của năm sau đều cao hơn năm trước, nhưng mức tăng không đáng kể mà có tính chất ổn định. Sỡ dĩ có được điều này là vì khu vực này chịu sự quản lý chặt chẽ. Năm 2002, số lao động tham gia chiếm lớn nhất so với tổng số lao động tham gia trong năm (chiếm 64,87% so với tổng số lao động tham gia). Mặc dù số lao động chiếm tỷ lệ lớn nhưng số tiền thu được so với các năm trước lại thấp hơn (chiếm 59,12% tổng thu). Bên cạnh đó, mặc dù số thu của các năm sau đều cao hơn so với các năm trước nhưng kết cấu thu lại có xu hướng giảm dần. Cụ thể: năm 2000 số thu chiếm 61,1% so với tổng thu nhưng đến năm 2004 giảm xuống còn 57,62%. Như vậy có thể thấy thị phần khu vực DNNN giảm dần so với tổng tất cả các khối. Nguyên nhân là do càng ngày doanh nghiệp ngoài quốc doanh càng được tăng cường khai thác vì ở khu vực này có quy mô sản xuất kinh doanh và sử dụng lao động càng phát triển, do đó tập trung khai thác thu BHXH ở đây sẽ làm tăng tổng thu BHXH rất cao. Bên cạnh đó, số lao động ở DNNN có xu hướng giảm vì các DNNN bắt đầu có sự cổ phần hoá, biên chế Nhà nước giảm nên số lao động có sự thay đổi mạnh. Tuy vậy tổng thu của khối DNNN vẫn là khu vực có vị trí quan trọng trong các khối quản lý. Việc tổ chức hoạt động thu trong khối DNNN gặp nhiều thuận lợi hơn các đơn vị khác bởi vì đây là khối có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước trong công tác quản lý, việc theo dõi tiền lương của lao động tương đối đơn giản do đó trong quá trình thu các đơn vị sử dụng lao động luôn có ý thức đóng góp. Chính vì vậy, trong công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH chỉ tập trung phục vụ công tác cấp sổ kịp thời cho các đối tượng theo đúng quy định, theo dõi sự biến động tiền lương và tăng giảm, di chuyển của các đối tượng. Công tác thu trong khu vực DNNN không chỉ đánh giá qua số đơn vị, số lao động tham gia và tổng thu mà còn được phản ánh rõ hơn về số tiền phải thu BHXH, số đã thu và còn nợ chuyển sang năm sau. Tình hình nợ đọng tiền BHXH của khu vực này được thể hiện qua bảng sau: Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 Số phải thu (triệu đồng) 48.739 52.312 53.504 83.297 92.821 Số đã thu (triệu đồng) 43.285 52.099 51.435 80.594 92.156 Số còn nợ (triệu đồng) 5.454 3.213 2.069 2.703 2.665 Tỷ lệ nợ (%) 11,19 6,14 5,83 3,25 2,87 Tỷ lệ số đã thu so với phải thu (%) 88,81 93,86 94,17 96,75 97,13 Tỷ lệ nợ năm sau so với năm trước (%) - 58,91 64,39 130,64 98,59 (Nguồn số liệu: BHXH Quận Đống Đa) Kết quả cho thấy, cùng với số tiền phải thu tăng lên không ngừng thì số tiền đã đóng cho cơ quan cũng tăng không ngừng. Số tiền đã thu chiếm tỷ lệ rất cao so với số phải thu, điều đó cho thấy ý thức trách nhiệm của các đơn vị trong khu vực này rất cao, cũng có nghĩa là số tiền nợ của các đơn vị theo thời gian giảm dần và chiếm tỷ lệ thấp so với tổng số tiền phải thu. Năm 2000, tổng số tiền nợ chiếm tỷ lệ 11,19% so với tổng số tiền phải thu nhưng đến năm 2004 xuống chỉ còn 2,87%. Điều đó cho thấy, khu vực DNNN là khu vực có số tiền thu BHXH rất cao trong tổng thu BHXH, tình trạng nợ đọng của các doanh nghiệp không nhiều. b. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (NQD) Trong quá trình phát triển của đất nước, khu vực NQD là khu vực có nhiều tiềm năng nhất, số doanh nghiệp tăng mạnh nên thu hút được nhiều lao động tham gia làm việc, điều đó sẽ tạo điều kiện tăng nguồn thu rất lớn từ việc thực hiện tổ chức tham gia BHXH cho người lao động. BHXH Quận Đống Đa đã thực hiện rà soát, lập danh sách các doanh nghiệp NQD đang hoạt động trên địa bàn, phân loại doanh nghiệp, xác định đầy đủ các đơn vị sử dụng lao động thuộc diện phải tham gia BHXH bát buộc, kết hợp với các cơ quan hữu quan để nắm chắc số doanh nghiệp NQD có đăng ký kinh doanh, tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế và hiệu quả kinh doanh. Đây là khối có tiềm năng lâu dài, mới đầu còn có nhiều khó khăn trong công tác thu BHXH, chính vì vậy để người lao động hiểu rõ được trách nhiệm cũng như quyền lợi mà họ đạt được thì công tác cấp sổ BHXH phải được thực hiện một cách nhanh chóng và đầy đủ để bảo đảm quyền lợi của người lao động. Qua số liệu ghi nhận được cho thấy tình hình tham gia BHXH của các doanh nghiệp NQD có xu hướng như sau: Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 Số đơn vị tham gia BHXH (đơn vị) 104 176 276 453 645 Tỷ lệ tăng (%) - 11,54 56,82 64,13 42,38 Số lao động tham gia BHXH (người) 2.133 2.472 4.551 8.129 10.725 Tỷ lệ tăng (%) - 15,89 39,64 78,62 31,94 Tổng thu BHXH (triệu đồng) 3.285 4.060 5.592 11.055 18.292 Tỷ lệ tăng (%) - 23,59 37,73 97,69 51,24 (Nguồn số liệu: BHXH Quận Đống Đa) Qua đây ta có thể nhận xét: Năm 2000, số đơn vị tham gia chỉ đạt được 104 đơn vị tham gia với 2133 lao động, thu được 3.285 triệu đồng. Các năm tiếp theo số đơn vị, số lao động tham gia tăng lên nhờ đó mà số tiền thu được cũng tăng lên rất nhanh, trong đó đặc biệt là năm 2003 có sự tăng rất nhanh, số đơn vị cao hơn năm 2002 là 177 đơn vị, tăng tương đối là 64,13%, số lao động tăng 3.578 lao động, tăng tương đối là 78,62%. Có sự tăng cao như vậy là do chính sách của Nhà nước cũng như cố gắng không ngừng của tập thể cán bộ trong việc cải thiện thực hiện các chế độ, trình độ học vấn của cán bộ cũng như trình độ quản lý đối tượng tham gia cũng phát triển không ngừng. Theo phương pháp, tinh thần đó mà năm 2004 BHXH Quận Đống Đa cũng không ngừng tăng cường công tác thu ở khu vực này và đã thu được kết quả khả quan sau: với số đơn vị tăng lên 645 đơn vị tham gia, tăng 42,38%, số lao động tăng 2.596 lao động tăng tương đối 31,94% so với năm 2003, nhờ đó số tiền thu được cũng tăng lên 18.292 triệu đồng tăng 51,24%. Mặc dù tốc độ tăng so với năm 2003 không cao bằng nhưng kết quả đó rất khuyến khích, là kết quả cần phát huy hơn nữa. Bên cạnh những kết quả thu được, trong quá trình thu BHXH trong khu vực NQD vẫn còn có những mặt hạn chế khó tránh khỏi. Những khó khăn được thể hiện rất rõ qua số lao động tham gia còn chiếm tỉ lệ thấp so với lao động ở diện đối tượng tham gia. Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 Doanh nghiệp NQD thuộc diện tham gia BHXH (đơn vị) 288 438 570 1280 1667 Doanh nghiệp NQD đăng ký tham gia BHXH (đơn vị) 104 176 276 453 645 Tỷ lệ tham gia (%) 36,11 40,18 48,4 35,28 38,69 (Nguồn số liệu: BHXH Quận Đống Đa) Từ tỷ lệ tham gia của doanh nghiệp NQD cho thấy số đơn vị tham gia có sự tăng lên nhưng so với doanh nghiệp thuộc diện tham gia vẫn còn chiếm tỷ lệ chưa cao, có nghĩa là việc khai thác đối tượng ở khu vực này còn thấp. Qua các năm, số lượng doanh nghiệp NQD hoạt động trên địa bàn tăng rất nhiều nhưng sự tăng doanh nghiệp tham gia BHXH thì rất nhỏ so với mức tăng đó, cụ thể năm 2000 tỷ lệ tham gia BHXH đạt 36,11%, đến năm 2004 tỷ lệ chỉ tăng được 38,69% tăng không đáng kể trong vòng 5 năm hoạt động. Số liệu này chỉ là con số mà BHXH quận nắm được, thực tế con số này còn lớn hơn rất nhiều. Một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả trên là do tình trạng trốn tránh trách nhiệm tham gia BHXH cho người lao động ở khu vực này còn chiếm tỷ lệ cao. Để thực hiện BHXH cho người lao động trong khu vực NQD đạt được kết quả tốt, thì công tác nắm và quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đóng vai trò quan trọng. Đối tượng người lao động trong các thành phần kinh tế NQD hay biến động, nên việc nắm và quản lý tốt các đối tượng này có ảnh hưởng nhiều tới công tác triển khai BHXH cho họ. Công tác này có làm tốt thì việc triển khai BHXH cho người lao động trong thành phần kinh tế NQD mới đạt được kết quả tốt. Nhận thức được điều này nên BHXH Quận Đống Đa luôn chăm lo công tác phối hợp với các tổ chức

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTBH1021.DOC
Tài liệu liên quan