Đề tài Thu hút và sử dụng vốn ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam đến 2010

Tài liệu Đề tài Thu hút và sử dụng vốn ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam đến 2010: Lời mở đầu Việt Nam là một nước có gần 70% dân số sống ở nông thôn và sinh sống bằng nông nghiệp, hoạt động sản xuất nông nghiệp ở nước ta chủ yếu vẫn là sản xuất truyền thống, ít sử dụng máy móc và công nghệ mới. Hiện nay nước ta đang tiến hành công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước nhưng nông nghiệp vẫn là ngành có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế cũng như giải quyết việc làm cho lượng lớn người lao động ở nông thôn. Do đó, đầu tư vào nông nghiệp và phát triển nông thôn là rất cần thiết, việc đầu tư này không chỉ tác động tới ngành nông nghiệp mà còn có tác động lan toả tới các ngành nghề khác trong xã hội. Trong thời gian qua các nguồn vốn dành cho nông nghiệp và phát triển nông thôn đã mang lại những lợi ích to lớn, trong đó phải kể đến nguồn vốn ODA. Các chương trình, dự án ODA đã đem lại hiệu quả to lớn về mặt kinh tế - xã hội cho nhiều vùng đặc biệt đối với vùng sâu, vùng xa (như dự án cung cấp nước sạch, xoá đói giảm nghèo, cung cấp năng lượng,…). Tuy nhiên quản lý ...

docx85 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1068 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thu hút và sử dụng vốn ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam đến 2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Việt Nam là một nước có gần 70% dân số sống ở nông thôn và sinh sống bằng nông nghiệp, hoạt động sản xuất nông nghiệp ở nước ta chủ yếu vẫn là sản xuất truyền thống, ít sử dụng máy móc và công nghệ mới. Hiện nay nước ta đang tiến hành công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước nhưng nông nghiệp vẫn là ngành có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế cũng như giải quyết việc làm cho lượng lớn người lao động ở nông thôn. Do đó, đầu tư vào nông nghiệp và phát triển nông thôn là rất cần thiết, việc đầu tư này không chỉ tác động tới ngành nông nghiệp mà còn có tác động lan toả tới các ngành nghề khác trong xã hội. Trong thời gian qua các nguồn vốn dành cho nông nghiệp và phát triển nông thôn đã mang lại những lợi ích to lớn, trong đó phải kể đến nguồn vốn ODA. Các chương trình, dự án ODA đã đem lại hiệu quả to lớn về mặt kinh tế - xã hội cho nhiều vùng đặc biệt đối với vùng sâu, vùng xa (như dự án cung cấp nước sạch, xoá đói giảm nghèo, cung cấp năng lượng,…). Tuy nhiên quản lý và sử dụng ODA trong thời gian qua còn nhiều bất cập cần phải giải quyết. Việc quản lý và sử dụng ODA hiệu quả nguồn vốn này là rất cần thiết để chúng ta tiếp tục nhận được sự ủng hộ của các nhà tài trợ để phát triển nông nghiệp, nông thôn cũng như phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài “ Thu hút và sử dụng vốn ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam đến 2010”. Em xin chân thành cảm ơn T.S Từ Quang Phương và chị Nguyễn Thanh An- Chuyên viên Vụ kinh tế đối ngoại - Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Do khả năng còn hạn chế nên chuyên đề không tránh khỏi thiếu, kính mong các thầy cô góp ý và bổ sung. Những nội dung cụ thể liên quan đến vấn đề thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ được trình bày và phân tích qua hai phần sau: Chương 1: Thực trạng thu hút và sử dụng ODA trong nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam Chương 2: Giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng vốn ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn Chương 1: Thực trạng thu hút và sử dụng ODA trong nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam 1.1. Thực trạng thu hút và sử dụng ODA tại Việt Nam 1.1.1. Tình hình thu hút và giải ngân ODA tại Việt Nam Thứ nhất, tình hình huy động vốn ODA: Sau khi nối lại quan hệ với cộng đồng tài trợ quốc tế (tháng 11/1993), Việt Nam đã liên tục nhận được những cam kết tài trợ ODA của các nhà tài trợ. Hiện nay có 51 nhà tài trợ ODA cho Việt Nam, trong đó có 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương hoạt động tài trợ ở hầu hết các lĩnh vực ưu tiên phát triển của Việt Nam. Mặc dù, mỗi nhà tài trợ đều có hiến chương và chính sách ODA toàn cầu riêng, quy trình và thủ tục cũng có sự khác biệt, song nhìn chung các nhà tài trợ đều căn cứ vào Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2001-2010, Kế hoạch 5 năm 2001-2005, các quy hoạch và kế hoạch phát triển của các ngành và địa phương, các chương trình quốc gia, nhất là Chiến lược tăng trưởng toàn diện và xoá đói giảm nghèo (CPRGS)… để hỗ trợ quá trình phát triển của Việt Nam. Ngoài ra, hơn 600 tổ chức phi chính phủ nước ngoài (NGO) hiện đang hoạt động ở hầu hết các địa phương trên cả nước và trong nhiều lĩnh vực bao gồm cả viện trợ nhân đạo lẫn viện trợ phát triển với trị giá viện trợ khoảng 100 triệu USD/1 năm. Theo số liệu thống kê, từ năm 1993 đến 2005, số vốn ODA các nhà tài trợ cam kết cho Việt Nam là 33263.8 triệu USD, trong đó số vốn đã giải ngân là 15857 triệu USD. Bảng 1.1: ODA cam kết và giải ngân giai đoạn 1993-2005 Đơn vị: Triệu USD Năm ODA cam kết Tốc độ tăng liên hoàn của cam kết (%) ODA giải ngân Tốc độ tăng liên hoàn của giải ngân (%) 1993 1860.8 - 413 - 1994 1958.7 5.26 725 75.54 1995 2311.4 18 737 1.66 1996 2430.9 5.17 900 22.12 1997 2377 -2.217 1000 11.11 1998 2186 -8.035 1242 24.2 1999 2839 29.872 1350 8.7 2000 2400 -15.463 1650 22.22 2001 2356 -1.833 1500 -9.09 2002 2461 4.457 1528 1.87 2003 2839 15.36 1442 -5.63 2004 3441 21.205 1650 14.42 2005 3803 10.52 1720 4.242 Nguồn: Bộ Kế hoạch & Đầu tư Qua bảng số liệu trên, ta thấy vốn ODA tăng qua các năm nhưng không đều, trung bình mỗi năm lượng vốn ODA các nhà tài trợ cam kết dành cho Việt Nam đạt gần 2.4 tỷ USD, đây là mức cam kết khá cao so với các nước đang phát triển khác. Trong 2 năm đầu, khi vừa nối lại quan hệ với cộng đồng tài trợ quốc tế, lượng ODA cam kết mới chỉ đạt 1860.8 triệu USD (năm 1993) và 2839 triệu USD (năm 1994), nhưng đến năm 1999 đã tăng gần 1.5 lần đạt 2839 triệu USD. Riêng giai đoạn 1997-2000 lượng vốn có sự sụt giảm nhẹ, điều này là do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997. Giai đoạn 2001 -2005, lượng vốn ODA qua các năm liên tục tăng và tăng khá đều, tốc độ tăng cũng khá ổn định và tổng vốn ODA cam kết trong giai đoạn này là 14.9 tỷ USD. Trong 7 tháng đầu năm 2006, tổng vốn ODA thông qua các hiệp định kí kết với các nhà tài trợ đạt tổng giá trị 1.599 tỷ USD, trong đó vốn vay đạt 1.466 tỷ USD và vốn viện trợ khoảng 0.133 tỷ USD. Những kết quả trên là do Việt Nam đã tạo được sự tin tưởng ở các nhà tài trợ thông qua các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội, nhịp độ tăng trưởng kinh tế ổn định trong thời gian dài, tình hình chính trị-xã hội ổn định; đặc biệt là sự thành công của các chương trình xóa đói giảm nghèo. Thứ hai, tình hình giải ngân vốn ODA Trong 12 năm qua, cùng với sự gia tăng mức cam kết, mức giải ngân cũng tăng. Biểu đồ 1.1: Mức ODA giải ngân giai đoạn 1993-2005 Đơn vị: triệu USD Nguồn: Bộ Kế hoạch & Đầu tư Ta thấy mức giải ngân qua các năm tăng dần, trung bình đạt 1.2 tỷ USD/ năm. Trong giai đoạn 1993-2000, mức giải ngân tăng liên tục, năm 2000 đạt 1650 triệu USD. Năm 2001, 2002, 2003 mức giải ngân có giảm so với năm 2000 nhưng vẫn cao hơn so với giai đoạn 1993-1999; đó là do một số dự án đang đi vào giai đoạn cuối nên tiến độ giải ngân nhanh hơn, ngoài ra có một số dự án đưa vào danh mục được thực hiện. Tuy nhiên mức giải ngân chỉ bằng 91% so với kế hoạch đề ra năm 2001, 85% kế hoạch năm 2002, 95% kế hoạch năm 2003. Thực tế, ta thấy mức giải ngân tuy có tăng qua các năm nhưng rất thấp so với mức cam kết. Khoảng cách giữa hai mức này cho thấy năng lực xây dựng và quản lý các chương trình, dự án còn nhiều bất cập. Trong giai đoạn 1993-1999 là giai đoạn mở đầu của thời kì đổi mới, do hạn chế về khả năng xây dựng và quản lý các chương trình, dự án mà mức giải ngân ODA còn thấp, trung bình 33%. Trong thời gian gần đây, mức giải ngân đã cao hơn, trung bình 68%. Nguyên nhân của tình trạng này là do: - Đặc điểm của việc sử dụng nguồn vốn ODA, ODA là nguồn vốn đầu tư phát triển, tức là cần có thời gian cần thiết từ khi cam kết cho tới khi xây dựng, phê duyệt, thực hiện dự án. Khi dự án được thực hiện mới có thể xem xét việc chi tiêu trên thực tế và tiến hành giải ngân. - Các mô hình cung cấp ODA, các quy trình thủ tục ODA của các nhà tài trợ không giống nhau. Do đó, Chính Phủ cũng như các nhà tài trợ cần có thời gian để hài hoà các quy trình thủ tục, yêu cầu của cả hai phía. - Quản lý nguồn vốn ODA ngay từ khi tiếp nhận đến khi thực hiện còn nhiều bất cập không chỉ ở địa phương mà ngay từ Trung ương. Tình trạng tham nhũng nguồn vốn này còn xảy ra ở nhiều nơi một phần do việc không chấp hành các văn bản pháp lý về nguồn vốn ODA, một phần do có những suy nghĩ cho rằng đây là nguồn vốn của Nhà nước. 1.1.2. Thực trạng sử dụng ODA tại Việt Nam 1.1.2.1. Cơ cấu sử dụng ODA theo ngành, lĩnh vực Trong giai đoạn 1993-2005, nguồn vốn ODA được sử dụng tập trung vào khôi phục và phát triển cơ sở hạ tầng xã hội. Bảng 1.2: Cơ cấu ODA theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 1993-2005 Đơn vị: Triệu USD Ngành, lĩnh vực Hiệp định ODA kí kết 2001-2005 Giải ngân ODA 2001-2005 Tổng Tỷ lệ % Tổng Tỷ lệ % 1. Nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xoá đói, giảm nghèo 1818 16 1641 21 2. Năng lượng và công nghiệp 1802 16 1375 17 3. Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cấp, thoát nước và phát triển đô thị, trong đó: - Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông - Cấp, thoát nước và phát triển đô thị 3801 2753 1048 34 25 9 2559 2040 519 32 25 7 4. Y tế, giáo dục đào tạo, môi trường, khoa học kĩ thuật, ngành khác: - Y tế, Giáo dục đào tạo - Môi trường, khoa học kĩ thuật - Các ngành khác 3785 1171 351 2263 34 11 3 20 2332 554 361 1417 30 7 5 18 Tổng 11206 100 7907 100 Nguồn: Bộ Kế hoạch & Đầu tư Trong cơ sở hạ tầng, ngành Giao thông vận tải – Bưu chính viễn thông được ưu tiên cao nhất với số vốn ODA 2753 triệu USD, trong đó chủ yếu là vốn vày ưu đãi, vốn ODA không hoàn lại chỉ chiếm gần 5%. Nhờ nguồn vốn ODA, nhiều công trình giao thông đã được cải tạo và xây dựng mới góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo như hệ thống đường bộ 1A, 3, 18, 9, đường xuyên Á, cảng nước sâu Cái Lân, cải tạo và nâng cấp cảng Hải Phòng, cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), cảng Sài Gòn, nhà ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất, các cầu Mỹ Thuận, Cần Thơ, Thanh Trì,… Trong lĩnh vực bưu chính viễn thông nguồn vốn ODA tập trung vào các dự án tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật như dự án cung cấp cáp quang ven biển, dự án đưa điện thoại tới các nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Trong khi đó, lĩnh vực cấp thoát nước và phát triển đô thị số vốn ODA là 1048 triệu USD. ODA đã được sử dụng để xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt, thoát nước và xử lý rác thải ở hầu hết các thành phố lớn và ở nhiều thị xã, góp phần cải thiện môi trường hiện đang là nhu cầu bức bách hiện nay của các đô thị và khu dân cư tập trung. Trong giai đoạn 1993-2005, ngành công nghiệp – năng lượng được đầu tư 1802 triệu USD vốn ODA để cải tạo, nâng cấp và phát triển mới khoảng hơn 3400MW công suất (nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 1 công suất 475MW, Phú Mỹ 2 công suất 288MW, nhà máy nhiệt điện Phả Lại II công suất 600MW, nhà máy thuỷ điện Đại Ninh công suất 360MW,…). Bên cạnh đó nguồn vốn ODA còn được sử dụng để cải tạo và phát triển lưới điện quốc gia, mạng phân phối truyền tải điện cho các thành phố, khu công nghiệp lớn, đáp ứng nhu cầu phụ tải, xây dựng các trạm biến áp, đường dây tải điện 500KV và thực hiện các chương trình điện khí hoá nông thôn. Ngành nông nghiệp, phát triển nông thôn và xoá đói giảm nghèo được đầu tư 1818 triệu USD, trong đó khoảng hơn 26% vốn không hoàn lại. Nguồn vốn này được sử dụng cho phát triển nông nghiệp (39%), phát triển lâm nghiệp (33%), xây dựng thuỷ lợi (18%), phát triển nông nghiệp tổng hợp (10%). Thông qua các dự án ODA, cơ sở hạ tầng nông thôn đã được cải thiện đáng kể về thuỷ lợi, lưới điện nông thôn, trường học, trạm y tế, giao thông nông thôn, cấp nước sinh hoạt, tín dụng nông thôn quy mô nhỏ…; góp phần phát triển nông thôn tổng hợp, xoá đói giảm nghèo. Về cơ sở hạ tầng xã hội, ODA được ưu tiên sử dụng hỗ trợ phát triển giáo dục, y tế, xã hội với tổng số vốn là 1171 triệu USD. Trong lĩnh vực giáo dục, nguồn vốn ODA đã được sử dụng để tăng cường cơ sở vật chất, kĩ thuật công tác dạy và học của tất cả các cấp học (dự án giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục đại học, dạy nghề,…), đào tạo giáo viên, tăng cường năng lực công tác kế hoạch và quản lý giáo dục, gửi sinh viên ra nước ngoài đào tạo đại học và sau đại học, cử cán bộ, viên chức ra nước ngoài học tập về các lĩnh vực kinh tế, khoa học, công nghệ và quản lý. Trong lĩnh vực y tế, vốn ODA không hoàn lại chiếm tỷ trọng cao, 62% trong tổng vốn ODA dành cho y tế. Nguồn vốn ODA được sử dụng để tăng cường cơ sở vật chất, kĩ thuật cho công tác khám chữa bệnh (xây dựng và tăng cường trang thiết bị y tế cho một số bệnh viện tuyến tỉnh và thành phố, các bệnh viện huyện và trạm y tế xã), xây dựng cơ sở sản xuất thuốc kháng sinh, trung tâm truyền máu quốc gia, tăng cường công tác dân số và sức khoẻ sinh sản, phòng chống HIV- AIDS và các bệnh truyền nhiễm như lao, sốt rét,..; đào tạo cán bộ y tế; hỗ trợ xây dựng chính sách và nâng cao năng lực cán bộ quản lý. Bên cạnh đó, ODA đã góp phần đáng kể để tiếp nhận khoa học công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến và tăng cường nguồn lực con người, phát triển thể chế. Ngoài các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA trực tiếp tạo cơ sở vật chất, kĩ thuật cho công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ (các phòng thí nghiệm ở các trường đại học, các viện nghiên cứu khoa học, xây dựng trạm viễn thám,…), thông qua các dự án ODA các công nghệ mới, kĩ năng và kinh nghiệm quản lý đã được chuyển giao (công nghệ làm đường, làm cầu, bảo vệ môi trường,...). 1.1.2.2. Cơ cấu sử dụng ODA theo vùng Phân theo nhóm vùng thì Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung chiếm tỷ trọng lớn nhất là 31.22% vốn ODA; đứng thứ hai là Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm 30.86%. Trong khi đó vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm 7.45%, thấp nhất là Tây Nguyên chỉ chiếm 3.7%. Bảng 1.3: Cơ cấu vốn ODA kí theo vùng do địa phương trực tiếp thụ hưởng thời kỳ 2001-2005 Đơn vị: triệu USD Vùng ODA đã ký Tỷ trọng Trung du miền núi Bắc Bộ 358.57 13.97% Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 328.47 12.8% Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 800.96 31.22% Tây Nguyên 95.04 3.7% Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 791.87 30.86% Đồng bằng sông Cửu Long 191.01 7.45% Tổng 2565.92 100% Nguồn: Bộ Kế hoạch & Đầu tư Vùng trung du miền núi Bắc Bộ: đứng thứ ba về số vốn ODA kí kết chiếm tỷ lệ 13.97%, nguồn vốn này tập trung thực hiện các chương trình và dự án trong các lĩnh vực như phát triển lâm nghiệp bền vững; tiếp cận các dịch vụ cơ sở hạ tầng bao gồm điện, thủy lợi, nước sạch và giao thông nông thôn; phát triển dân tộc thiểu số; xây dựng các trường dân tộc nội trú và tăng cường trang thiết bị cho các trường học; tăng cường trang thiết bị cho bệnh viện tuyến tỉnh và hình thành các trung tâm y tế; phát triển cơ sở hạ tầng; tăng cường năng lực quản lý hành chính các cấp. Vùng đồng bằng sông Hồng và khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc: đứng thứ tư về vốn ODA kí kết với 12.8%, do đây là vùng kinh tế phát triển, mức sống tương đối cao và tỷ lệ hộ nghèo thấp. Nguồn vốn này tập trung để hỗ trợ thực hiện trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đa dạng hóa thu nhập cho các hộ nông dân; tăng cường trang thiết bị cho hệ thống bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố; phòng, chống ô nhiễm môi trường. Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung: là vùng mà các tỉnh đều giáp biển, điều kiện tự nhiên khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Số vốn ODA cho vùng này là lớn nhất 800.96 triệu USD chiếm 31.22%. ODA tập trung thực hiện các chương trình, dự án trong các lĩnh vực như quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên rừng; các hệ thống thủy lợi; giảm thiểu thảm hoạ thiên tai; giao thông nông thôn; hỗ trợ ngư dân ven biển và đồng bào thiểu số; phát triển cơ sở hạ tầng để thúc đẩy thương mại với các vùng khác trong nước và quốc tế; phát triển hệ thống y tế; tăng cường năng lực quản lý hành chính các cấp. Vùng Tây Nguyên: đây là vùng có mật độ dân thưa, kinh tế còn nhiều khó khăn, tuy nhiên vốn ODA cho vùng này chỉ có 95.04 triệu USD chiếm 3.7%. ODA chủ yếu tập trung cho các lĩnh vực như trồng rừng và bảo vệ các vườn quốc gia; xây dựng các công trình thủy lợi; phòng chống thiên tai, dịch bệnh; nâng cấp các quốc lộ nối các tỉnh duyên hải miền Trung, cải thiện khả năng tiếp cận các cơ sở hạ tầng nông thôn. Vùng đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: đứng thứ hai về ODA với 791.87 triệu USD chiếm 30.86%. Sở dĩ nguồn vốn ODA cho vùng này lớn là do các dự án chủ yếu thực hiện trong các lĩnh vực như hỗ trợ về khoa học, công nghệ để phát triển nông nghiệp; đặc biệt là xây dựng hệ thống giao thông bao gồm các đường vành đai quanh thành phố Hồ Chí Minh, hiện đại hoá hệ thống đường sắt và đường thủy, xây dựng cảng hàng không quốc tế mới và hệ thống giao thông công cộng ở thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó ODA còn ưu tiên cho hoàn thiện và xây dựng hệ thống cấp và thoát nước nhằm cải thiện môi trường đô thị; tăng cường trang thiết bị y tế cho các bệnh viện tỉnh. Vùng đồng bằng sông Cửu Long: ODA sử dụng cho các lĩnh vực như quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên; các hệ thống thủy lợi; giao thông nông thôn; phát triển giao thông đường thủy; khôi phục tuyến đường sắt thành phố Hồ Chí Minh đi Mỹ Tho; phát triển cơ sở hạ tầng thành phố Cần Thơ; phát triển cơ sở hạ tầng môi trường; đầu tư vào phát triển nông thôn tổng hợp; cải thiện các dịch vụ y tế, giáo dục; tăng cường năng lực quản lý hành chính các cấp. 1.1.2.3. Cơ cấu sử dụng ODA theo nhà tài trợ Hiện nay ở Việt Nam có 51 nhà tài trợ song phương và đa phương, trong đó có 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương hoạt động tài trợ ở hầu hết các lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam. Trong đó Nhật Bản là đối tác lớn nhất, riêng vốn ODA của Nhật Bản chiếm tới 42.31% tổng ODA của Việt Nam, tiếp đến là ngân hàng thế giới (WB) với 26.61% và ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) với 14.49%. Xét riêng các nhà tài trợ song phương thì Nhật Bản đứng đầu với 77.18%, tiếp theo là Pháp (6.17%), Đức (3.6%). Xét các nhà tài trợ đa phương thì WB và ADB là hai đối tác lớn nhất, trong giai đoạn 1993-2005 thì vốn ODA của WB cho Việt Nam đạt 5329.82 triệu USD, ADB là 2900.97 triệu USD. Bảng 1.4: 10 nhà tài trợ chính của Việt Nam (1993-2005) Đơn vị: Triệu USD Nhà tài trợ Tổng giá trị ODA Tỷ trọng EU 269.83 1.35% Autralia 282.32 1.4% Trung Quốc 301.08 1.5% Thuỵ Điển 412.83 2.06% Đan Mạch 549.48 2.74% Đức 597.35 2.98% Pháp 912.26 4.56% ADB 2900.97 14.49% WB 5329.82 26.61% Nhật Bản 8469.73 42.31% Nguồn: Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nhật Bản là đối tác lớn nhất của Việt Nam, trong đó Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) chiếm 36% tổng dự án tương đương 83% tổng vốn giải ngân (7029.87 triệu USD). Trong số các dự án của Nhật Bản 47% là cho cơ sở hạ tầng với 6688.11 triệu USD hay 78.96% tổng ODA của Nhật Bản cho Việt Nam. WB là nhà tài trợ lớn thứ hai với các dự án sử dụng vốn ODA tập trung chủ yếu cho hỗ trợ chính sách (chiếm 58% tổng số vốn giải ngân và 60% tổng vốn vay). Tiếp theo là phát triển cơ sở hạ tầng với 30% tổng vốn giải ngân, 24% tổng vốn vay. ADB là nhà tài trợ lớn thứ ba, chiếm 14.49% tổng vốn ODA. Các dự án của ADB tập trung nhiều nhất vào đầu tư cho cơ sở hạ tầng 1276.42 triệu USD với 44% tổng vốn giải ngân và 22% tổng số dự án; tiếp theo là phát triển nông thôn với 26% tổng vốn giải ngân, 20% tổng dự án; thứ ba là hỗ trợ chính sách với 24% tổng vốn giải ngân. 1.2. Thực trạng thu hút và sử dụng ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam 1.2.1. Thu hút ODA cho NN&PTNT ở Việt Nam Việt Nam với hơn 70% dân số sống ở nông thôn và một lượng lớn lao động tham gia sản xuất nông nghiệp, do đó nông nghiệp rất cần những nguồn vốn để phát triển. Tuy nhiên nguồn vốn ODA dành cho nông nghiệp và phát triển nông thôn lại thấp so với các ngành khác của cả nước. Bảng 1.5: ODA cam kết chung theo lĩnh vực giai đoạn 1993-2005 Đơn vị: triệu USD Ngành, lĩnh vực ODA cam kết % ODA 1. Nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xoá đói giảm nghèo 2575 16.2 2. Năng lượng và công nghiệp 2559.1 16.1 3. Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cấp, thoát nước và phát triển đô thị 5388.43 33.9 4. Y tế, giáo dục đào tạo, môi trường, khoa học kĩ thuật và ngành khác. 5372.53 33.8 Tổng 15895.1 100 Nguồn: BộKế hoạch & Đầu tư Trong giai đoạn 1993-2005, số vốn ODA dành cho nông nghiệp và phát triển nông thôn là 2575 triệu USD, chỉ lớn hơn so với số vốn dành cho ngành năng lượng và công nghiệp, nhưng lớn hơn không đáng kể 15.9 triệu USD. Trong khi đó số vốn ODA dành cho ngành giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cấp, thoát nước và phát triển đô thị là lớn nhất chiếm 33.9% tổng vốn ODA của cả nước. Vốn ODA cho ngành này thường tập trung cho các dự án lớn như đường xuyên Á, quốc lộ 1A, cầu Mỹ Thuận, cảng Cái Lân,… So với ngành này thì các dự án trong nông nghiệp và phát triển nông thôn có quy mô vốn nhỏ, chủ yếu là các dự án của từng nhà tài trợ tiến hành trên một số ít địa bàn (trừ một số dự án về giao thông nông thôn), điều này cũng là do chính sách thu hút ODA và sử dụng ODA của Việt Nam (ODA thường sử dụng để xây dựng cầu, đường lớn nhưng vốn ODA này chủ yếu là vốn vay). Muốn phát triển nông nghiệp và nông thôn không chỉ tiến hành đầu tư ở một lĩnh vực mà phải đầu tư đồng bộ tất cả các lĩnh vực đặc biệt là hạ tầng, y tế, giáo dục; tuy nhiên các nhà tài trợ hoạt động theo những lĩnh vực khác nhau theo tiêu chí tài trợ của họ. Xét riêng cho ngành nông nghiệp nguồn vốn ODA thu hút cho ngành này trong giai đoạn 1993-2005 như sau: (bảng 1.6) Đối với nguồn vốn ODA vay: Số vốn vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng ODA cam kết dành cho nông nghiệp 65.7%. Nguồn vốn vay trong giai đoạn 1993-2005 qua các năm không đều, năm 2002, 2003 số vốn chỉ cao hơn năm 1996, 1997, 2000 nhưng lại thấp hơn giai đoạn đầu thu hút ODA 1993-1995. Năm 2004 số vốn vay lớn nhất 324.5 triệu USD, năm 1996 là thấp nhất 16.8 triệu USD và năm 2000 cũng chỉ có 22.5 triệu USD. Số vốn ODA vay của các năm đều lớn hơn rất nhiều so với số vốn cam kết, có khi gấp gần 3 lần (năm 1995, 2001), 4 lần (năm 2004). Nguồn vốn vay chủ yếu dành cho lĩnh vực hạ tầng nông thôn với những dự án giao thông nông thôn (xây dựng cầu, cải tạo, nâng cấp, xây mới đường tuyến huyện xã), các dự án trong lĩnh vực thuỷ lợi và các dự án cho lĩnh vực năng lượng điện. Đối với nguồn ODA không hoàn lại: Số vốn ODA không hoàn lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng ODA cam kết 34.3%, thậm chí năm 1994 không có vốn không hoàn lại dành cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Số vốn không hoàn lại qua các năm không đều, thời gian đầu 1993-1996 tăng, thậm chí năm 1996 số vốn không hoàn lại còn lớn hơn số vốn vay (gấp gần 5 lần), nhưng sau đó lại giảm xuống và đến 2000 đạt số lượng lớn nhất 180 triệu USD (gấp 8 lần vốn vay). Giai đoạn 2001-2005, số vốn không hoàn lại tuy giảm so với năm 2000 nhưng đã ở mức tương đối cao so với giai đoạn trước, năm 2005 số vốn không hoàn lại tiếp tục ở mức cao 120.2 triệu USD. Nguồn vốn ODA không hoàn lại chủ yếu dành cho lĩnh vực y tế và giáo dục với các dự án chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, sức khoẻ cho bà mẹ và trẻ em, các dự án giáo dục dành cho học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng có đông dân tộc thiểu số và giáo dục hướng nghiệp. Bảng 1.6: Tình hình cam kết ODA cho NN&PTNT giai đoạn 1993-2005 Đơn vị: triệu USD Năm ODA không hoàn lại ODA vay Tổng ODA 1993 20.6 76.9 97.5 1994 0 100 100 1995 50 148.8 198.8 1996 81.2 16.8 98 1997 60 55 115 1998 50 220.8 270.8 1999 70 140.3 210.3 2000 180 22.5 202.5 2001 60.5 189.5 250 2002 60 78.3 138.3 2003 50 88.3 138.3 2004 80.5 324.5 405 2005 120.2 229.8 350 Nguồn: ISG- Vụ Hợp tác Quốc tế - Bộ NN & PTNT Đối với tổng cam kết ODA: nguồn ODA trong ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn được duy trì đều đặn hàng năm, cân đối giữa các lĩnh vực. Trong tổng số vốn ODA, vốn vay thường chiếm tỷ trọng lớn hơn so với phần vốn không hoàn lại (trừ các năm 1996, 1997, 2000, trong đó năm 2000 là năm có nguồn vốn ODA không hoàn lại lớn hơn nhiều so với vốn vay). Quy mô nguồn vốn ODA qua các năm không đều, trong giai đoạn 1993-2005, năm 2004 là năm thu hút nguồn vốn ODA lớn nhất 405 triệu USD, tiếp theo là năm 2005 với số vốn 350 triệu USD. Giai đoạn 1998-2001, nguồn vốn ODA tuy có tăng hơn so với giai đoạn 1993-1997 nhưng xu hướng tăng ít hơn qua từng năm, đến năm 2002, 2003 vốn ODA lại giảm. Các nhà tài trợ chính trong lĩnh vực này là ADB, WB, Nhật Bản, Thuỵ Điển,… Biểu đồ 1.2: Tình hình cam kết ODA NN&PTNT giai đoạn 1993-2005 (triệu USD) (khl: không hoàn lại) Nguồn: ISG- Vụ Hợp tác Quốc tế- Bộ NN & PTNT Cho đến năm 2002, có 514 dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động. Thời gian bắt đầu thực hiện từ năm 1993 và sẽ kết thúc vào năm 2010 với tổng vốn ODA đến nay đã giải ngân khoảng 1492.2 triệu USD, đạt 45%. Hầu hết mỗi dự án đều do một nhà tài trợ đảm nhận, có khoảng trên 40 dự án do các nhà tài trợ hợp tác đầu tư. Xét tình hình thu hút ODA theo các tiêu thức khác nhau: 1.2.1.1. Thu hút ODA cho NN&PTNT theo lĩnh vực Phần lớn ODA trong Nông nghiệp và phát triển nông thôn là đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tiếp theo là nông lâm ngư nghiệp, y tế, giáo dục và đào tạo, hỗ trợ tài chính,.. Bảng 1.7: Mức ODA cam kết cho NN&PTNT theo lĩnh vực giai đoạn 1993-2005 Đơn vị: triệu USD Lĩnh vực Cam kết Tỷ trọng (%) Hạ tầng nông thôn 1360.2 41.01 Nông lâm ngư nghiệp 697.8 21.04 Y tế 492 14.84 Tín dụng nông thôn 255.1 7.69 Giáo dục 292.9 8.83 Đa ngành 183.63 5.54 Hỗ trợ chính sách và thể chế 34.72 1.05 Nguồn: Bộ Kế hoạch & Đầu tư Hạ tầng nông thôn Cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm: mạng lưới điện, năng lượng nông thôn, mạng viễn thông, giao thông nông thôn và hệ thống cung cấp nước sạch… Lĩnh vực này đã thu hút tới 65 dự án (kể từ năm 1993 đến nay), trong đó 46 dự án vốn vay và 19 dự án được viện trợ và cũng là lĩnh vực có số vốn lớn nhất với 1360.2 triệu USD chiếm 41.01% tổng số vốn ODA vào nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong đó, viện trợ cho phát triển giao thông nông thôn chiếm tỷ trọng lớn nhất 27%, các dự án giao thông này đã cải tạo và nâng cấp 4010 km đường cấp tỉnh, khoảng 18000 km đường cấp xã, góp phần bê tông hoá các đường trong thôn xóm cũng như các đường tới vùng sâu, vùng xa, làm mới hơn 70 cầu lớn. Lĩnh vực năng lượng điện cũng thu hút được lượng vốn cam kết khá lớn 326.4 triệu USD, chiếm 24% trong vốn cam kết cho cơ sở hạ tầng nông thôn. Các nhà tài trợ điển hình trong lĩnh vực điện năng là WB, ADB, Pháp, Hà Lan, Thuỵ Điển,… Mục tiêu của các dự án năng lượng điện là đưa điện về vùng nông thôn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số để phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân. Một số dự án hạ tầng nông thôn tiêu biểu như: hạ tầng cơ sở nông thôn (ADB và AFD đồng tài trợ, thời gian thực hiện 1998-2004, vốn vay 105 triệu USD, viện trợ 15 triệu USD); phát triển cơ sở hạ tầng và cải thiện đời sống nông thôn (tín dụng phục hồi do JIBIC tài trợ, thời gian thực hiện 1996-2002, vốn vay 102.78 triệu USD); xây dựng cầu cho nông thôn các tỉnh thuộc đồng bằng Nam Bộ (do JICA tài trợ, thời gian thực hiện 2001-2013, viện trợ 33 triệu USD); cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn tại 5 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (Australia tài trợ, thời gian thực hiện 2001-2005, viện trợ 14 triệu USD); cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn (Đan Mạch tài trợ, thời gian thực hiện 2001-2005, viện trợ 6.86 triệu USD),… Nông lâm ngư nghiệp Lĩnh vực tiếp nhận vốn ODA lớn thứ hai là nông lâm ngư nghiệp 697.8 triệu USD chiếm 21% tổng số vốn ODA vào nông nghiệp và phát triển nông thôn. Lĩnh vực này thu hút tới 135 dự án, trong đó có 115 dự án viện trợ với số vốn 253.6 triệu USD và 20 dự án có vốn vay 444.2 triệu USD. Như vậy, số dự án có vốn viện trợ tuy nhiều nhưng tổng giá trị lại nhỏ hơn so với vốn vay tức là quy mô các dự án nhỏ; các dự án này chủ yếu tập trung vào việc phát triển sản xuất cho người nghèo, phát triển chăn nuôi, đầu tư giống mới, đào tạo cán bộ nông nghiệp,… Trong lĩnh vực nông nghiệp, đến năm 2001 có 70 dự án được viện trợ với cam kết 89.833 triệu USD và 7 dự án có vốn vay với cam kết 278.477 triệu USD. Lĩnh vực này đã thu hút được nhiều nhà tài trợ trong đó phải kể đến năm nhà tài trợ lớn trong lĩnh vực nông nghiệp là WB, ADB, Pháp, Đan Mạch, Bỉ, EU với các dự án như: cây chè và cây ăn quả 2001-2006 (ADB)- 40.2 triệu USD; công nghệ sau thu hoạch ở Thái Bình, Cần Thơ, Sóc Trăng 1997-1999 (Đan Mạch)- 10.5 triệu USD; mía đường Tây Ninh 1999-2002 (Pháp)- 22.69 triệu USD;… Trong lĩnh vực lâm nghiệp đã thu hút được 30 dự án với cam kết 0.116 triệu USD dưới dạng viện trợ và 2 dự án vốn vay với 0.054 triệu USD. Đến năm 2005 có 20 dự án mới dự kiến hoàn thành vào năm 2010 với số vốn cam kết 583.92 triệu USD, trong đó có một số dự án như: trồng rừng phòng hộ đầu nguồn và phát triển nông thôn -150 triệu USD, lâm nghiệp cộng đồng đầu nguồn sông Đà -20 triệu USD,…Các nhà tài trợ lớn trong lâm nghiệp là ADB, Đức, Hà Lan, WB, EU. Lĩnh vực thuỷ sản thu hút được 20 dự án với số vốn cam kết 72.9 triệu USD và 8 dự án vốn vay với cam kết 165.3 triệu. Đối với lĩnh vực thuỷ sản thì ADB và Đan Mạch là 2 tổ chức tài trợ hàng đầu. Y tế nông thôn Đứng thứ ba là lĩnh vực y tế có 105 dự án với số vốn 492 triệu USD, chiếm 14.84% tổng vốn ODA; trong đó có 95 dự án có vốn viện trợ 376 triệu và 10 dự án có vốn vay 116 triệu USD. Năm 2002, có 57 dự án (dự kiến kết thúc vào năm 2010) được kí kết với 569.97 triệu USD, trong đó có một số dự án như: phòng chống sốt rét, tiêm chủng mở rộng - 50 triệu USD, xây dựng trung tâm y tế vùng, khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ - 60 triệu USD, xây dựng bệnh viện đa khoa khu vực cho các tỉnh Tây Nguyên và miền núi phía Bắc - 20 triệu USD,… Các nhà tài trợ trong lĩnh vực này chủ yếu chú ý tới vấn đề chăm sóc sức khoẻ ban đầu và cộng đồng, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, cũng như vấn đề tiêm chủng và phòng dịch bệnh. Bảng 1.8: Một số dự án ODA cho y tế nông thôn Đơn vị: nghìn USD Dự án Viện trợ Vốn vay Số dự án Cam kết Số dự án Cam kết Dinh dưỡng, an toàn lương thực 12 14.66 - - Bệnh viện và phòng khám 5 2.965 - - Sức khoẻ ban đầu và cộng đồng 39 142.721 1 142.3 Sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình 22 37.865 1 50 Tiêm chủng và phòng dịch bệnh 16 37.656 - - Nguồn: Báo cáo hỗ trợ phát triển nông thôn Việt Nam- UNDP Giáo dục nông thôn Lĩnh vực giáo dục đứng thứ tư với số vốn 292.9 triệu USD, chiếm 8.83% tổng vốn ODA. Vấn đề cần quan tâm của giáo dục nông thôn Việt Nam là đảm bảo đủ trường lớp cho học sinh, xoá bỏ những lớp học tạm, việc tuyên truyền để học sinh đến trường và tiếp tục học lên cao hơn đặc biệt là với học sinh dân tộc thiểu số, học sinh vùng sâu, vùng xa. Mặt khác, số dân sống ở nông thôn lớn nên lực lượng lao động tại các vùng này là rất lớn nhưng chủ yếu lại là lao động phổ thông, lao động được đào tạo là rất ít, hoạt động tư vấn nghề nghiệp chưa có. Do đó, chú trọng giáo dục hướng nghiệp có ý nghĩa to lớn, nó sẽ làm giảm tỷ lệ thất nghiệp và giúp tạo nguồn lao động tay nghề cao. Nguồn vốn ODA dành cho giáo dục chủ yếu là viện trợ, vốn vay chiếm tỷ lệ nhỏ. Trong đó, giáo dục hướng nghiệp thu hút được nhiều vốn nhất 24.039 nghìn USD với 14 dự án viện trợ, trong đó viện trợ không hoàn lại của Đức có giá trị lớn 10.648 nghìn USD nhằm hỗ trợ cho việc tái kiến thiết hệ thống giáo dục hướng nghiệp và kĩ thuật. Giáo dục tiểu học cũng thu hút được 13 dự án với số vốn viện trợ 104.419 nghìn USD, 1 dự án vốn vay 70 triệu USD. Bảng 1.9: ODA cho giáo dục nông thôn giai đoạn 1993-2001 Đơn vị: nghìn USD Dự án Viện trợ Vốn vay Số dự án Cam kết Số dự án Cam kết Giáo dục tiểu học 13 104.419 1 70 Giáo dục trung học 3 2.387 1 50 Giáo dục hướng nghiệp 14 24.039 - - Nguồn: Báo cáo hỗ trợ phát triển nông thôn Việt Nam- UNDP Tín dụng nông thôn Tiếp đến là lĩnh vực tín dụng nông thôn với 48 dự án có số vốn 255.1 triệu USD, chiếm 7.69%. Trong đó có 40 dự án viện trợ với 86.56 triệu USD và 8 dự án vốn vay với 168.5 triệu USD cam kết. Như vậy, quy mô của các dự án vốn vay lớn hơn nhiều so với viện trợ. Sản xuất nông nghiệp của nước ta vẫn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, áp dụng khoa học kĩ thuật còn hạn chế, chủ yếu vẫn là sản xuất truyền thống. Nhiều hộ nông dân đã có hướng sản xuất mới mang lại thu nhập khá cao so với trồng lúa truyền thống nhưng lại thiếu vốn, khả năng được tiếp cận vốn của người nông dân còn hạn chế. Sự có mặt của nguồn vốn ODA đã giúp giải quyết một phần vấn đề này. Nguồn vốn ODA thường tập trung vào cho vay tín dụng ngắn và trung hạn với lãi suất thấp và tập trung vào các vùng nông thôn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Các nhà tài trợ chủ yếu trong lĩnh vực này là WB, ADB, Pháp, các tổ chức phi Chính Phủ,…Việc cung cấp nguồn vốn tín dụng đã giúp người dân có vốn phát triển sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần xoá đói giảm nghèo. Cụ thể: dự án tài chính nông thôn do Hiệp hội phát triển quốc tế (thuộc WB) tài trợ đã cung cấp các khoản vay có giá trị trung bình từ 10-20 triệu đồng với lãi suất 1-1.01%/tháng và thời hạn 15-20 tháng. Các dự án này đã giúp thu nhập của các hộ gia đình tăng tỷ lệ hộ khá tăng từ 38.96% lên 61.09%; làm giảm thời gian nhàn rỗi, 88.25% người lao động có 7-12 tháng có đủ việc làm so với 76.05% trước khi chưa có dự án. Ngoài ra còn một số dự án khác như dự án giảm nghèo ở miền núi phía Bắc do DFID tài trợ với giá trị 109.5 triệu USD, dự án xoá đói giảm nghèo ở Thanh Hoá do Canada tài trợ với số vốn có giá trị 13.3 triệu USD. Bảng 1.10: Một số dự án tín dụng nông thôn Tên dự án Thời gian Nhà tài trợ Số vốn (triệu USD) Tín dụng và tiết kiệm nông thôn Thanh Hoá 2002-2006 Đức 0.53 Hỗ trợ tín dụng nhỏ cho phụ nữ 1998-2002 CIDS 0.47 Tài chính doanh nghiệp nông thôn 2000-2006 ADB 80 Hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp ở nông thôn Đồng Nai 2006 Bỉ 0.14 Nguồn: Báo cáo hỗ trợ phát triển nông thôn Việt Nam- UNDP và isgmard.gov.vn Đa ngành Lĩnh vực đa ngành cũng thu hút được lượng vốn ODA tương đối cao 183.63 triệu USD với 112 dự án. Ngân sách trung bình của các dự án là 1.6396 triệu USD, nhỏ hơn so với ngân sách trung bình của các ngành khác. Bảng 1.11: Sáu dự án đa ngành lớn nhất Đơn vị: Triệu USD Tên dự án Nhà tài trợ Thời gian Cam kết Loại hình Phát triển nông thôn Cao Bằng, Bắc Cạn EC 1999-2004 21.476 VT Chương trình phát triển nông thôn miền núi Việt Nam - Thuỵ Điển SIDA 1996-2001 18.471 VT Quản lý nguồn có sự tham gia của dân ở Tuyên Quang IFAD UNDP 1993-2001 1996-1999 18.35 0.372 Vay VT Phát triển nông thôn ở Hà Tĩnh IFAD Khu vực tư nhân 1999-2005 15.433 Vay VT Phát triển cho các dân tộc thiểu số Hà Giang IFAD UNDP SIDA 1999-2004 12.523 2.33 0.789 Vay VT VT Chương trình xoá đói giảm nghèo ở Hà Tĩnh DFID Quỹ cứu trợ trẻ em của Anh Action Aid VN Oxfam Anh 1996-1999 1997-2002 1995-2005 1998-2000 9.765 0.409 0.15 0.077 VT VT VT VT (VT: viện trợ) Nguồn: Báo cáo Hỗ trợ phát triển nông thôn Việt Nam - UNDP Số vốn ODA bao gồm vốn của các tổ chức phi Chính Phủ là 12.5 triệu, các nhà tài trợ song phương là 66.7 triệu USD, các nhà tài trợ đa phương là 104.43 triệu USD. Các dự án này cung cấp sự hỗ trợ về tín dụng, phát triển cộng đồng, hướng nghiệp, sức khoẻ cộng đồng,… và đều nhằm mục đích giảm nghèo ở khu vực nông thôn, cải thiện đời sống của người dân. Các dự án thường kết hợp với vấn đề về giới và vấn đề môi trường. 1.2.1.2. Thu hút ODA cho NN&PTNT theo vùng, lãnh thổ Số vốn ODA cam kết trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cho các vùng khá lớn nhưng so với số vốn cam kết chung cho các vùng thì chiếm tỷ lệ nhỏ. Đó là do vốn ODA cam kết chung cho các vùng thường tập trung vào lĩnh vực giao thông vận tải, bưu chính viễn thông với những dự án đòi hỏi số vốn lớn và những dự án thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục, môi trường. Sự chênh lệch này có thể thấyqua bảng số liệu dưới đây. Bảng 1.12: ODA cam kết cho NN&PTNT theo vùng giai đoạn 1993-2004 Đơn vị: triệu USD STT Vùng ODA cam kết Tỷ lệ % ODA cam kết chung 1 Miền núi phía Bắc 501.253 36.09 3629.8 2 Đồng bằng sông Hồng 160.987 11.59 2967.6 3 Băc Trung Bộ 203.451 14.65 5367.8 4 Duyên hải Nam Trung Bộ 164.236 11.82 4980.3 5 Tây Nguyên 106.203 7.65 1587.3 6 Đồng Bằng sông Cửu Long 41.569 2.99 2031.5 7 Đông Nam Bộ 211.368 15.22 8896.5 Nguồn: Bộ Kế hoạch & Đầu tư Khác với các lĩnh vực khác, các dự án có vốn ODA trong Nông nghiệp và phát triển nông thôn thường tập trung vào những vùng có tỷ lệ nghèo đói cao, do những vùng này hầu hết dân cư đều làm nông nghiệp, lại là vùng có điều kiện tự nhiên không thuận lợi trong khi trình độ dân trí thấp. Vốn ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ yếu tập trung vào khắc phục khó khăn về cơ sở hạ tầng, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường, dịch vụ y tế, xoá đói giảm nghèo,… Đây cũng là mục tiêu nằm trong chương trình hành động quốc gia của Việt Nam nhằm xoá đói giảm nghèo, thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỉ của Liên Hợp Quốc. Vốn ODA cam kết cho khu vực miền núi phía Bắc là khá lớn 501.253 triệu USD, chiếm 26.09% tổng vốn cam kết. Đây là khu vực có điều kiện tự nhiên khó khăn, cơ sở hạ tầng yếu kém, hệ thống đường giao thông chất lượng thấp, lại đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nên các ngành khác cũng ít có cơ hội giao lưu, phát triển. Nguồn vốn ODA dành cho vùng này được thu hút vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, phát triển cộng đồng dân tộc thiểu số và chăm sóc sức khoẻ cho người dân. Trong khi đó, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số và điều kiện kinh tế khó khăn thứ hai là Tây Nguyên chỉ thu hút được 106.203 triệu USD, chiếm 7.65% tổng ODA cam kết. ODA cho vùng này được thu hút cho các lĩnh vực phát triển cộng đồng dân tộc thiểu số, chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, cải tạo đường giao thông. Các vùng khác cũng thu hút được lượng ODA khá lớn mặc dù là những vùng có tốc độ phát triển kinh tế khá cao. Đó là do, ở các vùng này tập trung nhiều dự án xây dựng lớn như dự án cầu Thanh Trì, cầu Cần Thơ, cảng Tiên Sa, cảng hàng không Tân Sơn Nhất,… Các dự án này góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế của các vùng trong cả nước, thúc đẩy thương mại và giao lưu kinh tế. 1.2.1.3. Thu hút ODA cho NN&PTNT theo nhà tài trợ Nguồn vốn ODA cam kết cho nông nghiệp và phát triển nông thôn từ các nhà tài trợ song phương và đa phương, nhất là từ ADB, WB, Nhật Bản, Thuỵ Điển, Pháp trong giai đoạn 1993-2004 là khá cao trong tổng vốn cam kết của các nhà tài trợ. Phần lớn ODA cho Nông nghiệp và phát triển nông thôn được cung cấp bởi các tổ chức đa phương. ADB và WB là hai nhà tài trợ lớn nhất trong lĩnh vực phát triển nông thôn. Tính đến năm 2004, WB đã cam kết dành cho Việt Nam 4.5 tỷ USD vốn vay ưu đãi (IDA), chiếm hơn 15% tổng lượng ODA mà cộng động quốc tế cam kết tài trợ cho Việt Nam trong giai đoạn 1993-2004 để thực hiện các chương trình, dự án phát triển, nghiên cứu, tư vấn về chính sách và hỗ trợ kĩ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển của Việt Nam. Trong khi đó, ADB đã cam kết dành cho Việt Nam 2.4 tỷ USD vốn vay ưu đãi (ADF) và khoảng 100 triệu USD viện trợ không hoàn lại (hỗ trợ kĩ thuật – TA), chiếm hơn 8% tổng lượng ODA mà cộng đồng tài trợ quốc tế cam kết dành cho Việt Nam giai đoạn này. Tuy nhiên, tổ chức chuyên trách về nông nghiệp thế giới là Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế FAO vẫn chưa dành sự quan tâm lớn cho Việt Nam. Trong thời gian qua, họ mới chỉ cung cấp khoảng hơn 100 triệu USD cho Việt Nam. Bảng 1.13: ODA cam kết cho NN&PTNT theo 5 nhà tài trợ lớn giai đoạn 1993-2004 Đơn vị: triệu USD Nhà tài trợ WB ADB Nhật Bản Thuỵ Điển Pháp Cam kết 4500 2400 9600 454 150 Cam kết chung 6012.5 4325.7 19780 602.16 1003 Nguồn: Báo cáo Hỗ trợ phát triển nông thôn Việt Nam - UNDP Các nhà tài trợ song phương cung cấp nguồn vốn ODA với quy mô nhỏ hơn, theo thứ tự là Nhật Bản, Thuỵ Điển, Đức, Pháp, Australia,… Nhật Bản nối lại viện trợ phát triển chính thức cho Việt Nam vào cuối năm 1992 và nhanh chóng trở thành nhà tài trợ có quy mô ODA lớn nhất đạt tổng lượng ODA cam kết hơn 9.6 tỷ USD trong giai đoạn 1993-2004, chiếm khoảng 33% tổng lượng ODA mà cộng đồng tài trợ quốc tế cam kết dành cho Việt Nam trong giai đoạn này. Đứng thứ hai trong số các nhà tài trợ song phương là Thuỵ Điển với số vốn ODA cam kết 227 triệu USD trong giai đoạn 2001-2005, đạt 45.4 triệu USD bình quân năm. Như vậy, lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển nông thôn tuy đã thu hút sự quan tâm của các nhà tài trợ nhưng lượng vốn chưa nhiều và số lượng nhà tài trợ còn thấp. 1.2.2. Sử dụng ODA trong NN&PTNT ở Việt Nam Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn là lĩnh vực rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam do phần lớn dân số Việt Nam sống ở nông thôn và sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Do đó việc sử dụng hợp lý các nguồn vốn cho nông nghiệp và phát triển nông thôn là rất cần thiết. 1.2.2.1. Sử dụng ODA cho NN&PTNT theo lĩnh vực Trong những năm vừa qua ODA được phân bổ theo các lĩnh vực phù hợp với nhu cầu và định hướng ưu tiên sử dụng của Chính Phủ cho phát triển nông nghiệp và nông thôn. Bảng 1.14: ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn được phân bổ theo lĩnh vực giai đoạn 1993-2005 Đơn vị: triệu USD Lĩnh vực Số dự án ODA giải ngân Tỷ trọng giải ngân (%) Hạ tầng nông thôn 65 542.7 38 Nông lâm ngư nghiệp 135 302.8 21.2 Y tế nông thôn 105 196.8 13.8 Tín dụng nông thôn 48 150.05 10.5 Giáo dục nông thôn 38 146.45 10.2 Đa ngành 112 66.1 4.6 Hỗ trợ chính sách và thể chế 11 24.99 1.7 Nguồn: Bộ NN&PTNT Hạ tầng nông thôn Như vậy, ODA trong nông nghiệp và phát triển nông thôn tập trung chủ yếu vào lĩnh vực hạ tầng cơ sở, với số vốn giải ngân 542.7 triệu USD, chiếm 38% tổng vốn ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong những năm gần đây, phần lớn ODA nhằm nâng cấp và mở rộng hạ tầng cơ sở nông thôn nhất là giao thông nông thôn cho khu vực miền núi hoặc các tỉnh vùng sâu, vùng xa, nơi mà tình trạng đói nghèo còn ở mức cao. Cho tới gần đây, sự hỗ trợ của các tổ chức tài trợ song phương đối với sự phát triển mạng lưới giao thông nông thôn là tương đối lớn nhưng tại các vùng sâu, vùng xa còn hạn chế. Tuy vậy, so với số vốn ODA dành cho giao thông nói chung thì số vốn ODA dành cho nông thôn chiếm tỷ lệ không cao. Vì những dự án giao thông chung lớn lại tập trung ở những vùng có kinh tế phát triển vì nếu giao thông ở những vùng này không đáp ứng được nhu cầu thì gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế, sẽ dẫn tới khó thu hút các nhà đầu tư khi đó sẽ ảnh hưởng tới phát triển kinh tế chung của cả nước. Các dự án giao thông thường là xây dựng cầu, đường cần số vốn lớn. Bảng 1.15: ODA cho giao thông nông thôn Việt Nam giai đoạn 1993-2004 Đơn vị: Triệu USD Vùng Vốn ODA Tỷ trọng (%) ODA cho giao thông Miền núi phía Bắc 144.24 26 212.3 Đồng bằng sông Hồng 66.51 13 253.8 Bắc Trung Bộ 66.73 13 173.6 Duyên hải Nam Trung Bộ 57.85 11 198.7 Tây Nguyên 31.81 6 97.5 Đồng Bằng sông Cửu Long 115.86 22 170.2 Đông Nam Bộ 47.44 9 245.6 Nguồn: Bộ Giao thông vận tải Các dự án giao thông nông thôn tập trung chủ yếu ở khu vực miền núi phía Bắc với số vốn 144.24 triệu USD, chiếm 26% tổng vốn ODA của cả nước. Đây là khu vực miền núi, điều kiện để xây dựng đường sá khó khăn mà lại dễ bị hư hỏng nhất là khi mùa mưa đến. Các tuyến đường giao thông ở khu vực này chủ yếu là đường nhỏ, trọng tải thấp, chất lượng đường xấu và còn nhiều đường dân sinh, đường mòn. Trong khi đó, đồng bằng sông Cửu Long lại là khu vực có nhiều kênh rạch, giao thông đường thuỷ là vấn đề sống còn với người dân, thông qua hệ thống giao thông này người dân có thể giao lưu, buôn bán trong vùng. Tuy nhiên, hoạt động này chủ yếu dựa vào tàu, thuyền, hệ thống cầu rất ít và nhỏ. Do đó, nguồn vốn ODA dành cho khu vực này tập trung chủ yếu để phát triển giao thông đường thuỷ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi giữa các tỉnh. Số vốn ODA dành cho khu vực này là 115.86 triệu USD, chiếm 22% tổng ODA của cả nước. Số vốn ODA trong giao thông nông thôn dành cho các khu vực khác là khá lớn và chủ yếu tập trung làm đường và cải tạo hệ thống giao thông đường bộ. Và các nhà tài trợ trong lĩnh vực này chủ yếu là các nhà tài trợ đa phương như ADB, WB, CIDA,… Một số dự án cơ sở hạ tầng nông thôn đã và đang được thực hiện trong thời gian qua: xây dựng cầu cho nông thôn các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (2001-2013) do JICA tài trợ với 33 triệu; xây dựng cầu khu vực miền Trung (2003) do Nhật Bản tài trợ với 31.25 triệu USD; hạ tầng cơ sở nông thôn (1998-2004) do ADB và ADF với 120 triệu USD. Trong phạm vi cơ sở hạ tầng nông thôn, cấp nước (bao gồm quản lý nguồn nước và thuỷ lợi) và vệ sinh môi trường xếp hạng cao nhất trong các hạng mục cam kết tài chính. Bốn dự án lớn nhất, không kể những dự án khác, đã được thực hiện, nhằm mục tiêu: tăng năng suất trong nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo, cải thiện điều kiện sống, cung cấp nước sạch và quản lý nguồn nước như: - Quản lý nguồn nước ở đồng bằng sông Cửu Long (WB: 101.8 triệu USD) Cải tạo và nâng cấp hệ thống thuỷ lợi (ADB: 100 triệu USD) Cải tạo nâng cấp và phòng chống lũ và thuỷ lợi (ADB: 76.3 triệu USD) Nguồn nước ở đồng bằng sông Hồng (ADB: 55.2 triệu USD) Các dự án trên đã góp phần giải quyết tình trạng lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long và cải thiện hệ thống thuỷ lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp ở hai vựa lúa lớn nhất cả nước. Ngoài ra, có khoảng 25 dự án với quy mô nhỏ hơn đang tích cực tham gia vào công tác cải thiện hệ thống cấp nước và vệ sinh nông thôn, với rất nhiều dự án ở cấp xã. Một lượng đáng kể các dự án này đã bắt đầu trong năm 1999 tập trung vào các huyện nghèo nhất. Với tổng số tiền 73 triệu USD, các dự án này là những đóng góp quan trọng của các nhà tài trợ nhằm cải thiện điều kiện sống của người dân nông thôn. Bảng 1.16: Một số dự án cấp nước STT Tên dự án Địa điểm Thời gian Nhà tài trợ Số vốn (triệu USD) 1 Chương trình cấp nước nông thôn Hà Tĩnh, Đắc Lắc, Nghệ An 2000-2002 Thuỵ Điển 92 2 Nghiên cứu nước ngầm đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Cửu Long 1996-2000 Hà Lan 5.09 3 Cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long 2001-2005 Austrilia 14 4 Cấp nước và vệ sinh nông thôn Hà Tĩnh 2000-2005 Đan Mạch 4.1 5 Nước sạch và môi trường nông thôn Quảng Bình 2000 UNICEF 13.3 Nguồn: ADB Trong lĩnh vực điện năng, giá điện ở nông thôn tương đối cao so với mặt bằng chung mức sống của nông dân nên việc tiêu thụ điện năng ở nông thôn chỉ chiếm 15-20% điện năng tiêu thụ của cả nước, hơn nữa thiết bị cung cấp điện quá lạc hậu. Do đó, việc xuất hiện các dự án cung cấp điện phục vụ đời sống nhân dân và phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đã góp phần vào sự phát triển của nông nghiệp và làm thay đổi bộ mặt nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Một số dự án: phát triển lưới điện nông thôn Quảng Nam GĐII (2001-2004) do OPEC tài trợ với số vốn 10 triệu USD; năng lượng nông thôn (2000-2004) do WB tài trợ với 150 triệu USD; cải tạo phân phối điện miền Trung (1998-2005) do Thuỵ Điển tài trợ với 13.09 triệu USD. Nông lâm ngư nghiệp Nước ta là một nước mà phần lớn dân số làm nông nghiệp, lại có tiềm năng thuỷ hải sản rất lớn cũng như tài nguyên rừng phong phú. Do đó, các tổ chức tài trợ thường tập trung phần lớn viện trợ của họ vào các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Xét về tổng giá trị các dự án ODA ngành này được ưu tiên thứ hai sau hạ tầng nông thôn nhưng lại là ngành có số dự án nhiều nhất 135 dự án với 302.8 triệu USD giải ngân. Trong phạm vi ngành này, nông nghiệp chiếm vị trí hàng đầu với tỷ lệ 61% các dự án ODA đang được thực hiện, so với 28% dành cho lâm nghiệp và 11% dành cho thuỷ sản. Biểu đồ 1.3: Phân tích theo ngành về các dự án ODA trong ngành nông nghiệp Nguồn: ISG- Vụ Hợp tác Quốc tế- Bộ NN&PTNT Y tế nông thôn Trong tổng số tất cả các dự án ODA hiện đang được triển khai trong lĩnh vực nông thôn, có 13.7% được phân bổ cho y tế nông thôn. Từ sau năm 1995, viện trợ không hoàn lại cho ngành y tế nông thôn có xu hướng giảm; vay ưu đãi tăng lên, mức lãi suất cũng tăng dần khi Việt Nam không còn nằm trong danh sách các nước nghèo nhất, thời gian trả nợ cũng ngắn hơn. Thông thường, các dự án ODA thực hiện qua 5 hình thức hoạt động: cung cấp trang thiết bị, thuốc,..(phần cứng); cung cấp chuyên gia kĩ thuật, hỗ trợ quản lý, điều hành dự án; đào tạo cán bộ ở nước ngoài; hỗ trợ kinh phí cho hoạt động trong nước như hội họp, in ấn tài liệu (đều thuộc phần mềm); chi cho điều hành, theo dõi, giám sát, đánh giá. Tỷ trọng đầu tư cho mua sắm hàng hoá trong các dự án ODA thường rất cao, chiếm 60-70% tổng số vốn; 30-40% còn lại được sử dụng cho đào tạo ngoài nước, chuyên gia và hỗ trợ chi tiêu trong nước. Tuỳ thuộc vào từng nhà tài trợ mà tỷ lệ giữa phần cứng và phần mềm có khác nhau, nhưng thường tỷ lệ phần cứng cao hơn. Một số dự án được cung cấp hầu hết bằng hàng hoá như các dự án của Chính Phủ Nhật Bản và Chính Phủ Pháp, nhưng cũng có những dự án có tỷ lệ cung cấp phần mềm xấp xỉ 50% như các dự án viện trợ của Austrilia. Khoảng 2/3 các dự án dành cho công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, tiếp đến là sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình (12.8%), tiêm phòng và phòng chống bệnh (5.53%), dinh dưỡng và an toàn lương thực (2.1%), bệnh viện và phòng khám (0.43%). Các tổ chức tài trợ lớn trong lĩnh vực y tế bao gồm: ADB, WB, EU, Thuỵ Điển, WHO, UNFPA. Mới đây, ADB đã tài trợ 4.2 tỷ đồng từ nguồn y tế nông thôn cho trung tâm y tế thị xã Ninh Bình, xây dựng 36 phòng trong đó 1 khu khám chữa bệnh 3 tầng, 16 phòng Kế hoạch hoá gia đình, y tế dự phòng 19 phòng; cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trung tâm còn được trang bị nhiều thiết bị y tế hiện đại như: máy X-Quang, xe cứu thương,… Trong tình hình nông thôn ở Việt Nam, vấn đề sức khoẻ và vệ sinh ít được chú trọng, phương tiện y tế còn thiếu, trình độ cán bộ y tế còn yếu, số bác sĩ ở nông thôn thấp và ít có cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn thì các dự án ODA từ các nhà tài trợ đã phần nào mang lại cho người dân ở nông thôn cơ hội khám chữa bệnh và cải thiện phần nào cơ sở hạ tầng y tế cũng như trình độ y, bác sĩ. Bảng 1.17: Một số dự án y tế Tên dự án Thời gian Nhà tài trợ Số vốn (triệu USD) Y tế nông thôn ở Khánh Hoà 2001-2005 ADB 4 Y tế nông thôn ở Quảng Ngãi 2001-2005 ADB 4 Tăng cường quản lý khẩn cấp sức khoẻ cộng đồng và chống bệnh dịch GĐII 2006-2009 UNDP FAO WHO 16.212 Y tế nông thôn Hoà Bình 2002-2005 ADB 3.2 Nguồn: ADB và isgmard.org.vn Tín dụng nông thôn Bất kì một quốc gia nào muốn phát triển đều cần có những nguồn vốn khác nhau. Đối với một nước còn nghèo, đã trải qua hai cuộc chiến tranh như Việt Nam, thì vốn phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế là rất cần thiết để phát triển kinh tế- xã hội. Khi Chính Phủ quyết định mở cửa nền kinh tế thì nhu cầu tín dụng của nhân dân càng tăng, trong khi việc cung cấp nguồn tín dụng cho nông thôn còn nhiều hạn chế do việc đầu tư vào sản xuất nông nghiệp rủi ro cao (sản xuất nông nghiệp lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên). Vấn đề này đã phần nào được giải quyết nhờ vào sự tài trợ của cộng đồng quốc tế với 48 dự án cho phát triển doanh nghiệp và phát triển nông thôn, chiếm 3.8% tổng số viện trợ không hoàn lại và 9.3% vốn vay trong nông nghiệp và phát triển nông thôn. Các nhà tài trợ trong lĩnh vực này chủ yếu là ADB, WB, IMF,… Ví dụ từ năm 1998-2001, WB đã chi 650000 USD cho dự án cấp tín dụng cho 250000 hộ nông thôn, trong đó một phần ba là phụ nữ. Các khoản vay tín dụng trung bình là 360 USD, được phân phối qua bảy ngân hàng và tỷ lệ hoàn trả rất cao 98%. Với 159 chiếc xe ngân hàng lưu động của WB trung bình mỗi tháng đến 62 địa điểm vùng xa phục vụ thêm 500 người vay. ADB, năm 2003 đã cho Ngân hàng NN&PTNT vay 90 triệu USD để mở rộng phạm vi tín dụng ngắn và trung hạn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nông nghiệp, đa số doanh nghiệp này đều thiếu vốn. Còn với các nhà tài trợ nói chung thì các khoản tài trợ thường qua Ngân hàng NN&PTNT hoặc Ngân hàng dành cho người nghèo rồi đến tay người vay. Tuy nhiên, trong thời gian qua hiệu quả sử dụng đồng vốn này chưa cao do người nông dân chưa biết cách thức vay, chưa dám đầu tư vào nông nghiệp, lĩnh vực chịu nhiều rủi ro do thiên tai gây nên. Bảng 1.18: Ba vốn vay lớn trong lĩnh vực tín dụng nông thôn Nhà tài trợ Mục đích tài trợ WB 122 triệu USD 1997-2000 Tín dụng nông thôn: Tăng các nguồn sẵn có về tín dụng ngắn, trung, dài hạn trong lĩnh vực nông thôn. huy động tiền gửi tiết kiệm trong số hộ nghèo; tăng sự cạnh tranh trong việc cung cấp của các tổ chức tài chính nông thôn; nâng cao sự tiếp cận của người nghèo với các dịch vụ tài chính chính thức. ADB 46.37 triệu USD 1997-2001 Tài chính nông thôn: Tăng thu nhập của nông dân nghèo và phát triển lao động sản xuất bằng cách tăng cường cung cấp tín dụng ngắn và trung hạn. Tăng cường hệ thống tài chính nông thôn nhằm gia tăng sự đa dạng hoá và tính cạnh tranh trong hệ thống và cung cấp dịch vụ tốt hơn. Pháp 15.02 triệu USD 1996-2000 Tái cung cấp tài chính của Chương trình tín dụng ngân hàng nông thôn: cung cấp vốn cho ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn để cho phép ngân hàng này tạo nguồn tín dụng nông thôn trung và dài hạn. Nguồn: UNDP Giáo dục nông thôn Các dự án ODA tập trung hỗ trợ những cải thiện trong giáo dục tiểu học, một số dự án hướng vào vùng sâu, vùng xa và trẻ em dân tộc thiểu số như dự án phát triển giáo dục tại vùng dân tộc thiểu số của ADB trị giá 1.5 triệu USD, giúp xây dựng 103 phòng ở tập thể cho 824 học sinh ở những vùng khó khăn nhất như Lai Châu, Đắc Nông, Hà Giang và trợ giúp cải tiến chương trình đào tạo dạy học bằng ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số. Nguồn vốn ODA dành cho giáo dục nông thôn chủ yếu là viện trợ không hoàn lại, trong đó số tiền chi cho giáo dục tiểu học lên tới 12.7 triệu USD. Các chương trình dành cho trung học cơ sở đạt 50.8 triệu USD với ba nhà tài trợ lớn là ADB, Bỉ, Newzealand. Trong lĩnh vực dạy nghề, Đức cung cấp khoản viện trợ lớn, dự án có số vốn lớn như: Hợp tác tài chính về đầu tư một số trường dạy nghề - 12.64 triệu USD. Bên cạnh đó lĩnh vực dạy nghề còn được nhiều nhà tài trợ khác quan tâm: dự án tăng cường xoá đói giảm nghèo thông qua đào tạo cán bộ xã hội (Canada – DANIDA)- 0.927 triệu USD; dự án giáo dục kỹ thuật dạy nghề (ADB, AFD, NDF, JICA)- 95.5 triệu USD; dự án nâng cao chất lượng và tăng cường hệ thống đào tạo giáo dục kĩ thuật và dạy nghề nông lâm nghiệp theo nhu cầu (Hà Lan)-6.887 triệu USD (không hoàn lại); dự án phổ cập và đào tạo nông lâm nghiệp vùng cao- pha bắc cầu (SDC)- 0.99 triệu USD (không hoàn lại) . Tuy tiền hỗ trợ cũng như sự quan tâm của các nhà tài trợ dành cho giáo dục không phải là nhỏ nhưng rất nhiều chương trình giáo dục không được giải ngân do trình độ quản lý yếu kém, nhiều dự án khi đi vào hoạt động đã không thực hiện đúng như mục tiêu ban đầu đã đặt ra. Lĩnh vực đa ngành Số lượng các dự án liên ngành chiếm tỷ lệ khá lớn 21.79% trong tổng số dự án cho nông nghiệp và phát triển nông thôn với 112 dự án. Tuy số lượng dự án khá lớn nhưng tổng giá trị của các dự án này chỉ có 66.1 triệu USD, trung bình 0.59 triệu USD/dự án, thấp hơn so với các dự án thuộc ngành khác. Nhìn chung, các dự án liên ngành đều nhằm mục đích giảm nghèo ở nông thôn và nâng cao đời sống của người nông dân. Trọng tâm của những dự án này thường theo vị trí địa lý được xác định rõ và thường hướng mục tiêu vào những nhóm nghèo nhất và phụ nữ. Các dự án này nhằm cung cấp sự hỗ trợ đa dạng hoá trong một số lĩnh vực như: tín dụng và tiết kiệm, cấp nước và vệ sinh môi trường, hướng nghiệp, đào tạo và nâng cao năng lực, phát triển cộng đồng, sức khoẻ và dinh dưỡng, hỗ trợ nông nghiệp,… Các dự án thường nhằm kết hợp với các vấn đề như bất bình đẳng giới và ảnh hưởng về suy thoái môi trường, hoặc tăng cường công tác quy hoạch và biện pháp thực hiện có sự tham gia của dân. Hỗ trợ chính sách và thể chế Hành chính là lĩnh vực nhỏ nhất của ODA với tổng giá trị viện trợ là 24.99 triệu USD. Một số dự án này tập trung vào việc nâng cao hiệu quả hành chính công cấp tỉnh ở Đắc Lắc (Đan Mạch tài trợ), Quảng Trị (Thuỵ Điển tài trợ), Quảng Bình (UNDP, Hà Lan). Ở cấp quốc gia, Thuỵ Điển đang hỗ trợ hai dự án nhằm cải thiện công tác quản lý và phân bổ đất đai, trong khi UNDP và Hà Lan cùng chung dự án hỗ trợ cải cách hành chính công ở Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Chính Phủ Đức đang tài trợ nhằm đóng góp vào quá trình phát triển dân chủ và cải cách bộ máy nhà nước trong khi đang hỗ trợ quá trình phát triển các tổ chức xã hội và khu vực tư nhân nông thôn. Đức cũng đang hỗ trợ tài chính cho dự án nhằm tăng cường hệ thống hành chính sự nghiệp ở cấp trung ương và cấp tỉnh. Các tổ chức khác như FAO, ADB, Đan Mạch cũng có những dự án hỗ trợ cải cách chính sách nông nghiệp. 1.2.2.2. Sử dụng ODA cho NN&PTNT theo vùng Các dự án khi thực hiện ở một vùng thì kết quả của nó thường không chỉ dành cho vùng đó mà có tác động lan toả tới các vùng khác. Vì vậy, trong những phân tích dưới đây, khi một dự án được thực hiện ở nhiều vùng thì các nơi liên quan đều được liệt kê. Con số tổng dự án sẽ lớn hơn con số dự án thực tế được thực hiện. Bảng 1.19: ODA thực hiện theo vùng giai đoạn 1993-2005 Vùng Số dự án Số dự án /1000 dân Tổng ODA (triệu USD) % ODA Miền núi phía Bắc 345 0.258 371.114 20.8 Đồng bằng sông Hồng 154 0.102 132.407 11.30 Băc Trung Bộ 216 0.211 195.208 16.7 Duyên hải Nam Trung Bộ 109 0.163 142.227 12.1 Tây Nguyên 81 0.253 93.451 13.38 Đồng Bằng sông Cửu Long 173 0.105 32.027 6.85 Đông Nam Bộ 111 0.085 205.148 15.55 Nguồn: Bộ Kế hoạch & Đầu tư Vùng miền núi phía Bắc có số dự án tập trung nhiều nhất với 345 dự án với 371.114 triệu USD, cũng là vùng có số dự án/người cao nhất, vùng này chủ yếu là các dân tộc thiểu số sinh sống với tập quán du canh du cư, sản xuất lạc hậu nên có số người nghèo đói cao. Vùng Tây Nguyên cũng là nơi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống nhưng lại có số dự án ít nhất 81 dự án với số vốn 93.451 triệu USD; tuy nhiên dân cư vùng này thưa thớt, chỉ chiếm 4% dân số cả nước, bởi vậy thực tế số dự án/người cao thứ hai. Vùng Đông Nam Bộ có 111 dự án nhưng dân số chiếm 17% dân số cả nước, lại là vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, công nghiệp- dịch vụ phát triển, số người sống bằng nông nghiệp rất ít nên có tỷ lệ dự án/ người thấp nhất. Trong thời gian qua, các chương trình nâng cấp cơ sở hạ tầng có nguồn vốn ODA được thực hiện trên phạm vi toàn quốc với việc xây dựng các hệ thống giao thông và đường dây tải điện mới. Tuy nhiên, mạng lưới giao thông và điện cho nông thôn vẫn chưa nhận được tỷ lệ đáng kể trong tổng vốn ODA. Đây là vấn đề cần được quan tâm, vì có khoảng 20% số xã ở các tỉnh miền núi phía Bắc chưa có đường giao thông tốt với 30% đường cấp huyện và 50% đường cấp xã không thể sử dụng được trong mùa mưa. Tương tự như vậy, hệ thống kênh rạch rất quan trọng cho việc vận chuyển nông sản ở đồng bằng sông Cửu Long và tưới tiêu, ngăn lũ đang rất cần được cải thiện và nâng cấp. Vùng núi phía Bắc vẫn là khu vực nghèo khó nhất Việt Nam, với 59% dân cư nghèo đói. Trong những năm gần đây, nguồn vốn ODA đã tăng lên, chủ yếu tập trung vào các chương trình khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất, các dự án bảo vệ rừng và phát triển cộng đồng ở vùng dân tộc ít người. Đức đã trợ giúp cho các dự án nhằm cải tiến công tác quản lý rừng bền vững cho các cộng đồng dân cư ở sông Đà và Bắc Giang; dự án nâng cấp nhà máy nhiệt điện Phả Lại, đường quốc lộ 10 và quốc lộ 18. Đây cũng là vùng dân trí chưa cao, người dân còn nặng hủ tục nên vấn đề chăm sóc sức khoẻ ban đầu, dân số và kế hoạch hoá gia đình cũng được quan tâm hơn. Khu vực Tây Nguyên là nơi dân cư thưa thớt và là khu vực nghèo thứ hai trong cả nước. Năm 1997, số dự án giảm sút do một số dự án trong lĩnh vực nước sạch kết thúc, nhưng sau đó ODA tính theo đầu người lại tăng lên. ODA đặc biệt gia tăng trong các lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường, như hai dự án ở Buôn Mê Thuột, Đà Lạt do DANIDA hỗ trợ. Hai lĩnh vực khác cũng tiếp nhận một phần đáng kể nguồn vốn ODA ở Tây Nguyên là các dự án trồng rừng và chương trình cải tạo đường giao thông của WB. Bắc Trung Bộ vẫn là khu vực nghèo thứ ba trong cả nước và là khu vực duy nhất có mức ODA theo đầu người hầu như không đổi mặc dù tỷ lệ nghèo đã giảm từ 75% xuống còn 48%. Số vốn ODA giải ngân cao thứ hai chiếm 16.7%; tập trung vào các lĩnh vực phát triển nông thôn, hỗ trợ nông nghiệp, xoá đói giảm nghèo và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. WB, ADB, Đức cũng đã hỗ trợ một số dự án lâm nghiệp nhằm tăng độ che phủ của rừng và khuyến khích các hoạt động tạo thu nhập ổn định bền vững cho nhân dân địa phương. Mức ODA tăng trong các lĩnh vực năng lượng, y tế với một số dự án về sức khoẻ gia đình và dân số. Tuy nhiên, tiến độ của các dự án lớn khôi phục và cung cấp thiết bị cho các trường học bị chậm lại. Duyên hải Nam Trung Bộ đứng ở hàng thứ ba với mức ODA theo đầu người thay đổi rất ít trong những năm qua. Các nhà máy điện Phú Mỹ, Hàm Thuận và Đa My hoạt động ở cả hai khu vực Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Do vậy, các dự án này làm tăng nhanh mức giải ngân ODA trong lĩnh vực năng lượng ở đồng bằng sông Cửu Long. Việc nâng cấp hệ thống giao thông cũng được ưu tiên trong những năm gần đây, như dự án cầu Mỹ Thuận, các công trình giao thông đường thuỷ và các chương trình cải tạo đường giao thông khác. Hỗ trợ nông nghiệp cũng thu hút được sự quan tâm của các nhà tài trợ đối với khu vực sản xuất nhiều lúa gạo này, như DANIDA đã giúp đỡ một số tỉnh nâng cao chất lượng sản xuất và chế biến gạo cũng như cải tiến hoạt động tiếp thị sản phẩm gạo. Các chương trình hỗ trợ sức khoẻ gia đình và dân số cũng góp phần giữ mức ổn định ODA cho ngành y tế. Tại đồng bằng sông Hồng vốn ODA thực hiện đứng thứ tư với 132.407 triệu USD, chiếm 11.3%. Đây là vùng có dân số đông thứ hai toàn quốc chiếm 20% trong đó tỷ lệ người nghèo chiếm 12% so với cả nước nên số dự án/người thấp 0.102 (chỉ cao hơn Đông Nam Bộ). Nguồn vốn ODA trong giai đoạn 1993-2005 tập trung vào cơ sở hạ tầng như đường giao thông chính, cải tạo cầu cống, năng lượng, nước sạch và vệ sinh môi trường. Ngành y tế cũng có mức tăng cao do các chương trình cấp ngành về sức khoẻ gia đình và dân số cũng như chương trình phòng chống HIV- AIDS. Đông Nam Bộ là vùng giàu có nhất Việt Nam với tỷ lệ nghèo thấp 6.6% nhưng thu hút tới 15.5% vốn ODA. Vốn ODA cho vùng này chủ yếu tập trung vào cơ sở hạ tầng. Mức giải ngân tăng lên do khoản vay xây dựng nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ (cùng với đường dây tải điện và các trạm cung cấp điện), các nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận và Đa My. Các dự án giao thông tập trung vào việc nâng cấp đường bộ, chuyển giao công nghệ và năng lượng bảo trì. Cung cấp nước sạch thông qua hệ thống xử lý bảo đảm vệ sinh cũng thu hút một phần quan trọng vốn ODA. Đồng bằng sông Cửu Long, có số dân đông nhất cả nước chiếm 22% , trong đó tỷ lệ nghèo là 14.4% nhưng số vốn ODA thu hút thấp 32.07 triệu USD chiếm 6.85%. Nguồn vốn ODA dành cho vùng này chủ yếu tập trung vào lĩnh vực giao thông, cung cấp nước sạch, chế biến nông sản. Bảng 1.20: Một số dự án đã thực hiện tại miền Trung Đơn vị: triệu USD STT Tên dự án Nhà tài trợ Thời gian Số vốn Địa điểm 1 Năng lượng nông thôn WB 2000-6/2005 12 Quảng Ngãi 2 Các dự án cải tạo lớn phân phối điện miền Trung Thuỵ Điển 1998-2005 13.09 Các tỉnh Miền Trung 3 Khu vực lâm nghiệp (khôi phục rừng đầu nguồn khu vực sông Chu) ADB 1998-2005 5.9 Thanh Hoá 4 Chương trình nước sạch nông thôn UNICEF 1993-2005 1.6 Bình Thuận 5 Chương trình xoá đói giảm nghèo nông thôn Canada 2000 13.3 Thanh Hoá 6 Mạng viễn thông nông thôn Nhật Bản 2003-2006 18.3 Thanh Hoá Nguồn: ADB 1.2.2.3. Giải ngân ODA cho NN&PTNT theo các nhà tài trợ Tổng nguồn vốn ODA giải ngân trong nông nghiệp và phát triển nông thôn của các nhà tài trợ song phương khá lớn với những dự án có quy mô vốn nhỏ, chiếm 51% số vốn được giải ngân. Trong khi đó các nhà tài trợ đa phương đứng thứ hai với 39% và tiếp theo là các tổ chức phi Chính Phủ với 10%. Biểu đồ 1.4: ODA cho NN&PTNT phân theo nhà tài trợ (1993-2005) Nguồn: ISG- Vụ Hợp tác Quốc tế- Bộ NN&PTNT Các nhà tài trợ tuỳ theo chức năng hoạt động của mình mà chú trọng vào từng lĩnh vực khác nhau. Các tổ chức ADB, WB thì đầu tư vào tín dụng nông thôn, phát triển kinh tế tư nhân; UNDP thì quan tâm đến các vấn đề phát triển như xoá đói giảm nghèo, vấn đề giới; WHO viện trợ cho các chương trình y tế… WB và ADB là hai nhà tài trợ lớn nhất, cũng là hai nhà tài trợ có tỷ lệ giải ngân cao nhất, ADB cung cấp khoảng 27.5%; WB là 26.7%. Bình quân giai đoạn 1993-2004, ADB đã cung cấp cho Việt Nam khoảng 200 triệu USD, trong đó chủ yếu là vốn vay ưu đãi (ADF) và có một phần nhỏ vốn vay thông thường (OCR) với tỷ lệ đầu tư vào nông nghiệp và phát triển nông thôn là 31%. Đây là tỷ lệ khá cao so với các lĩnh vực khác (giao thông vận tải 25%, năng lượng 12%…). WB, ADB là những tổ chức lớn và việc tổ chức quản lý sử dụng ODA khá chặt chẽ và có hiệu quả. Trong khi đó, quỹ tiền tệ quốc tế lại chủ yếu hỗ trợ khoản vay để thúc đẩy tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo (PRGF) hiện đã giải ngân được 159 triệu USD. Một số dự án mà các tổ chức chức này đã thực hiện: dự án giao thông nông thôn 1 do WB tài trợ thực hiện trên địa bàn 15 tỉnh với tổng giá trị 60.9 triệu USD, nhằm củng cố và xây dựng trục đường giao thông (cầu, đường đô thị, xây dựng đường từ huyện tới trung tâm xã); dự án giao thông nông thôn 2 có số vốn 145.3 triệu, trong đó WB cho vay 1032.9 triệu USD, Anh viện trợ 26.2 triệu USD, còn lại là vốn đối ứng của Việt Nam, đây là sự tiếp nối của dự án giao thông nông thôn 1, thực hiện tại 38 tỉnh; dự án xây dựng và cải tạo đường tỉnh do ADB tài trợ với 33.21 triệu USD. Bảng 1.21: Năm nhà tài trợ lớn cho NN&PTNT giai đoạn 1993-2004 Đơn vị: triệu USD Nhà tài trợ WB ADB Nhật Bản Thuỵ Điển Pháp Giải ngân 194.2 200 145.3 90.25 136.8 Nguồn: Báo cáo Hỗ trợ phát triển nông thôn Việt Nam - UNDP Các nhà tài trợ song phương cung cấp nguồn vốn ODA nhỏ hơn, hầu hết vốn cho cơ sở hạ tầng lớn nông thôn và hoạt động định hướng sản xuất là vốn vay. Chẳng hạn, hai vốn vay của OECF đã giải ngân cho cơ sở hạ tầng nông thôn tổng hợp chiếm 47.6% nguồn viện trợ của Nhật Bản. Tương tự, 16.2% ODA của Đức và 96.2% ODA của Pháp cho các dự án là dạng vốn vay. Theo so sánh, tất cả ODA do tám tổ chức nhỏ hơn trong mười tổ chức song phương hàng đầu (Australia, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Anh, Canada, Thuỵ Sỹ, Phần Lan) là dưới dạng viện trợ. Nhật Bản là nhà tài trợ hàng đầu với lượng vốn ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn khá lớn. Vốn này tập trung chủ yếu vào xoá đói giảm nghèo, thuỷ lợi, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường,… như dự án cầu nông thôn 1, 2, 3 do Nhật tài trợ có số vốn 112.48 triệu USD được triển khai tại tất cả các vùng trong cả nước, trong đó số vốn tập trung cho vùng Đông Nam Bộ là nhiều nhất 32.5 triệu USD, tiếp đến là khu vực miền núi phía Bắc với 21.69 triệu USD; dự án phát triển cơ sở hạ tầng và cải thiện đời sống nông thôn của JBIC (1996-2002) - 243.16 triệu USD; xây dựng cầu cho nông thôn các tỉnh đồng bằng Nam Bộ của JICA(2001-2013)- 33 triệu; xây dựng cầu khu vực miền Trung (2003)- 31.25 triệu; mạng viễn thông nông thôn Thanh Hoá (2003-2006) – 18.3 triệu USD; xây dựng hệ thống thông tin 10 tỉnh miền Trung (2000-2006)- 83.79 triệu USD. Trong khi đó, Thuỵ Điển từ năm 1969 đến nay đã cung cấp khoảng hơn 2.5 tỷ USD viện trợ không hoàn lại. Trong 5 năm 2001-2005, Thuỵ Điển đã đầu tư vào nông nghiệp và phát triển nông thôn 57.54 triệu USD nhằm phát triển y tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo, cung cấp năng lượng, tài nguyên thiên và môi trường. Một số dự án của Thuỵ Điển: xoá đói giảm nghèo ơrGio Linh, Vĩnh Linh- Quảng Trị (2003-2008)- 11.57 triệu USD; năng lượng nông thôn (2002-2005)- 9.43 triệu USD; cải tạo phân phối điện miền Trung (1998-2005) – 13.09 triệu USD. 1.2.3. Đánh giá kết quả thu hút và sử dụng ODA trong NN&PTNT 1.2.3.1. Kết quả đạt được trong NN&PTNT Việc thu hút và sử dụng ODA trong nông nghiệp và phát triển nông thôn thời gian qua về cơ bản phù hợp với định hướng và ưu tiên của Đảng và Nhà nước, tập trung cho hỗ trợ tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo, góp phần quan trọng trong việc thực hiện thành công chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá. Năm 1993, chúng ta đã nối lại quan hệ với cộng đồng tài trợ quốc tế, đây là thắng lợi của chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong hoàn cảnh Việt Nam còn bị bao vây, cấm vận. Trong khi hơn 70% dân số nước ta sống ở nông thôn và hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp việc thu hút hơn gần 3 tỷ USD cho lĩnh vực này trong giai đoạn 1993-2005 là đã góp phần cải thiện hạ tầng cơ sở nông thôn, phát triển nông nghiệp và nông thôn. Đây cũng là minh chứng về sự đồng tình của các nhà tài trợ với chủ trương, chính sách phát triển kinh tế -xã hội của Đảng và Nhà nước. Các nhà tài trợ song phương và đa phương đã cung cấp một lượng ODA cam kết 3.316 tỷ USD trong đó có 2.467 tỷ USD là vốn vay, 0.849 tỷ USD là viện trợ không hoàn lại. nguồn vốn này đã được sử dụng để phát triển nông nghiệp (39%), phát triển lâm nghiệp (33%), xây dựng thuỷ lợi (18%) và phát triển nông thôn tổng hợp (10%). Các dự án ODA đã có những tác động to lớn tới đời sống của người dân ở các vùng nông thôn: Thứ nhất, nhờ có ODA, cơ sở hạ tầng nông thôn đã được cải thiện đáng kể. Các dự án ODA đã trực tiếp hỗ trợ nhiều tỉnh xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt, phát triển lưới điện nông thôn, giao thông nông thôn, xây dựng hệ thống thuỷ lợi, trường học, trạm xá, bệnh viện. Các dự án ODA đã giúp giao thông nông thôn trở nên tốt hơn. Những làng xã trước đây chưa có đường ô tô vào nay đã có đường rải nhựa với chất lượng tốt (có 85% số xã thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, khu vực duyên hải miền Trung, miền núi phía Bắc… đã có đường tới trung tâm xã). Các dự án giao thông nông thôn đã giúp cải tạo và nâng cấp 4771.5 km đường bộ trong đó có 4422.6 km đường cấp huyện và 348.9 km đường cấp xã, xây dựng 281 cây cầu với tổng chiều dài 9694m (hầu hết những cầu này đều xây dựng kiên cố bằng bê tông cốt thép). Trong đó, WB đã giúp nâng cấp khoảng 300 km đường liên tỉnh và đường nông thôn, 50km đường thuỷ ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Các tuyến đường giao thông nông thôn tới từng đơn vị nhỏ (cấp xã) đã giúp giaolưu thương mại, văn hoá nội vùng và với các vùng khác thuận tiện hơn; người dân có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ thương mại, y tế, … Về điện có số hộ nông dân được dùng điện là 85.3% và khoảng 90% tổng số xã thuộc các khu vực như đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Hồng đã được sử dụng điện lưới quốc gia. Tại 32 tỉnh nghèo nhất nước, thông qua dự án ODA do WB tài trợ đã có 2 triệu người đã được sử dụng điện. Thông qua các dự án ODA người dân đã được cung cấp nước sạch, nhất là những người dân ở vùng cao, vùng dân tộc thiểu số. Các dự án này đã góp phần cải thiện đời sống của nhân dân, việc tiếp cận nước sạch cũng là một yếu tố làm giảm những dịch bệnh trong dân cư. Bên cạnh đó, các dự án thoát nước và xử lý nước thải cũng góp phần cải thiện môi trường nông thôn. Thứ hai, sức khoẻ cộng đồng của người dân ở nông thôn được chú trọng, tỷ lệ người dân nông thôn được tiếp cận với các dịch vụ y tế được nâng cao. Các dự án y tế cũng đã cung cấp những loại thuốc chủ chốt cho các trung tâm y tế; đào tạo cho 22000 lượt cán bộ y tế đặc biệt là nhân viên y tế của hơn 2800 xã và 180 huyện ở 18 tỉnh nghèo nhất của Việt Nam; xây dựng và nâng cấp 15 trung tâm chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hoá gia đình, 137 phòng khám sản và phẫu thuật của các bệnh viện tuyến huyện, 2606 trung tâm y tế xã ở các vùng núi. Các chương trình y tế như phòng chống sốt rét, suy dinh dưỡng ở trẻ em, bệnh bướu cổ, tiêm chủng mở rộng, tăng cường trang thiết bị cho các trạm y tế tuyến huyện, xã đã đem lại những kết quả tốt. Chương trình phòng chống sốt rét được triển khai tại các vùng trọng điểm về căn bệnh này với hơn 10 triệu người cần được bảo vệ và tập trung ưu tiên 70% nguồn lực cho các vùng có nhiều người bị sốt rét nặng như miền Trung, Tây Nguyên, Bình Phước, Cà Mau,… Chương trình phòng chống lao tiếp tục được triển khai trên phạm vi cả nước với 99.3% số xã, phường được bảo vệ; số người mắc bệnh đã giảm nhiều so với trước đây. Công tác tuyên truyền về phòng và chống bệnh lao đã được tiến hành trên toàn quốc và là chương trình hành động lớn của quốc gia nhằm xoá bỏ dịch bệnh này. Vấn đề y tế quan trọng nữa là tiêm chủng và phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em. Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em đã được triển khai trên 100% số xã, đặc biệt ưu tiên cho 1000 xã khó khăn, tiếp theo là 1993 xã nghèo do các tỉnh lựa chọn và cuối cùng là các xã còn lại. Bên cạnh đó, chương trình tiêm chủng đã được thực hiện cho hơn 90% trẻ em dưới 1 tuổi như tiêm vắc xin phòng lao, ho gà, bạch hầu, uốn ván, sởi, bại liệt; 98% trẻ em dưới 5 tuổi được uống vắc xin phòng bại liệt. Ngoài ra còn có các chương trình chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, trợ giúp một phần viện phí với những bệnh nhân nghèo,… Thứ ba, ODA đã tăng khả năng được tiếp cận với giáo dục ở nông thôn đặc biệt là vùng sâu, vùng xa và trẻ em dân tộc thiểu số. Hệ thống giáo dục đã có nhiều cải thiện, các lớp học kiên cố đã được xây dựng thay cho những lớp học tạm, một số vùng được cung cấp trang thiết bị giáo dục. Một số dự án của WB đã hỗ trợ nâng cao chất lượng giảng dạy tiểu học, dự án này đã cung cấp 70 triệu sách tiếng Việt và sách Toán cho các trường tiểu học ở khu vực nông thôn và tạo điều kiện cho khoảng 350 nghìn học sinh ở những cộng đồng nghèo nhất được mượn sách giáo khoa miễn phí. Tại những vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các dự án đã cung cấp sách giáo khoa và dụng cụ giảng dạy cho 320 lớp học của trẻ em dân tộc thiểu số, giúp những trẻ em này có điều kiện được học bằng ngôn ngữ của mình. Thứ tư, thông qua các dự án hỗ trợ tín dụng ODA người dân đã được hỗ trợ vốn phát triển sản xuất, góp phần xoá đói giảm nghèo. Cụ thể: Hàng năm Chính Phủ Đức thông qua ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã hỗ trợ cho 55000 lượt hộ gia đình ở các tỉnh miền núi phía Bắc khó khăn vay vốn để tổ chức, mở rộng sản xuất. Phần lớn trong số họ thoát được đói nghèo, nhiều gia đình trở thành hộ gia đình khá giả. Dự án hợp tác tài chính “ Quỹ tín dụng quay vòng xoá đói giảm nghèo” của Chính Phủ Đức tài trợ với mục tiêu cho các hộ gia đình đói nghèo ở 16 tỉnh trên địa bàn khu 4 cũ, miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng vay vốn tổ chức và mở rộng sản xuất theo hướng “ tự vượt, tự cứu”. Dự án được triển khai từ năm 1995 với tổng số vốn tài trợ 22 triệu DM và 110 tỷ VND. Kết quả dự án đã cho 156487 lượt hộ gia đình vay vốn sản xuất, kinh doanh với tổng doanh số cho vay 389480.52 triệu đồng. Dự án tạo thêm nhiều việc làm mới, tăng thu nhập và xoá đói giảm nghèo tại vùng dự án đã triển khai. Dự án đã góp phần giảm bình quân 5%/năm hộ nghèo vay vốn dự án, 9.94% hộ vay vốn dự án có tiết kiệm. Như vậy, tỷ lệ nghèo đói nói chung đã giảm từ 50% năm 1993 xuống dưới 7% năm 2005 (theo tiêu chuẩn Việt Nam). Như vậy so với mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ là giảm 50% tỷ lệ nghèo trong giai đoạn 1990-2015 thì Việt Nam đã hoàn thành sớm so với kế hoạch. Dự án “Tài chính nông thôn” với tổng vốn vay 122 triệu USD của WB đã mang lại lợi ích cho gần một phần tư triệu hộ gia đình. Tỷ lệ người dân hoàn trả lại các khoản vay là 98% và với số tín dụng hoàn trả này được quay vòng cho các hộ gia đình khác thì tổng tiền vay của dự án đã lên tới gần 200 triệu USD. Một cuộc điều tra nhằm đánh giá kết quả của dự án đã cho thấy 99% số hộ gia đình vay vốn đã tăng được nguồn thu nhập của mình một cách đáng kể và 15% tổng số tiền của dự án dùng để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã mang lại 2950 công ăn việc làm mới cho người dân. Thứ năm, các dự án sử dụng nguồn vốn ODA đã trực tiếp tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ. Thông qua nhiều dự án ODA các công nghệ mới, kĩ năng, kinh nghiệm quản lý tiên tiến đã được chuyển giao như công nghệ làm cầu hiện đại, bảo vệ môi trường, chọn giống cây trồng vật nuôi, công nghệ chế biến nông sản…. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, sản xuất lương thực tăng dần theo các năm. Việc nuôi trồng sản phẩm nông nghiệp ngoài việc cung cấp cho tiêu dùng trong nước còn xuất khẩu với khối lượng lớn như cà phê, gạo, hạt tiêu, cao su,… Thứ sáu, các dự án ODA cũng đã góp phần nâng cao năng lực quản lý của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, trình độ chuyên môn và ngoại ngữ của các cán bộ quản lý đã có bước tiến bộ đáng kể. Nhiều cán bộ đã được cử sang nước tài trợ để nâng cao trình độ, tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến của nước bạn. 1.2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, việc thu hút và sử dụng ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn còn nhiều hạn chế cần được khắc phục: 1.2.3.2.1. Tốc độ giải ngân chậm Mức vốn ODA mà các nhà tài trợ cam kết dành cho Việt Nam khá lớn nhưng trên thực tế số vốn được giải ngân rất nhỏ và tốc độ giải ngân chậm. Tốc độ giải ngân là điều kiện quyết định đến tiến độ thực hiện các chương trình, dự án. Ngược lại việc thực hiện dự án tốt cũng góp phần làm tăng tốc độ giải ngân. Có nhiều dự án đạt tỷ lệ giải ngân cao như dự án tăng cường xoá đói giảm nghèo thông qua đào tạo cán bộ xã hội do CIDA Canada tài trợ (100%), dự án hỗ trợ hoàn thiện và thực hiện chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo của UNDP (97%)… Tuy nhiên, nhìn chung tốc độ giải ngân các dự án trong nông nghiệp và phát triển nông thôn còn thấp, lượng ODA cam kết là 3316.35 triệu USD nhưng chỉ giải ngân được 1492.2 triệu USD. Bảng 1.22: Một số dự án giải ngân chậm Đơn vị: triệu USD Năm chính Mục tiêu Khối lượng ban đầu Chênh lệch giữa giải ngân thực tế và dự kiến (%) IDA Bị huỷ Không giải ngân 1997 Cấp nước 98.61 31.28 16.31 51.9 1998 Bảo vệ rừng 21.5 17.77 75.9 2000 Giao thông nông thôn II 103.9 44.63 27 2000 Năng lượng nông thôn 150 78.48 46.7 2001 Cơ sở hạ tầng nông thôn dựa vào cộng đồng 102.8 111.87 70.7 Nguồn: WB Theo nghiên cứu của WB, ADB thì 80% mức giải ngân là do đóng góp của các dự án thuỷ lợi, trồng rừng và hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, tốc độ giải ngân về cơ bản mới chỉ đáp ứng được 70-80% yêu cầu giải ngân bình quân một năm của kì kế hoạch. Việc giải ngân chậm sẽ gây nhiều tổn thất lớn: chậm đưa công trình vào sử dụng gây lãng phí, thất thoát nguồn lực, công trình kém hiệu quả, làm giảm tính ưu đãi của nguồn vốn vay cũng như làm giảm lòng tin của các nhà tài trợ. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng giải ngân chậm là: - Quy trình và thủ tục của Việt Nam và nhà tài trợ chưa hoà hợp, đặc biệt là từ hía Việt Nam, gây khó khăn cho quá trình thực hiện dự án và tạo tâm lý e ngại cho các nhà tài trợ. Bên cạnh đó, quy trình và thủ tục ODA của một số nhà tài trợ cũng khá phức tạp, việc phê duyệt phải trải qua nhiều bước, nhà tài trợ cũng đưa ra nhiều điều kiện ràng buộc về kinh tế, chính trị. Mặc dù Chính Phủ Việt Nam đã có nhiều cố gắng để cải thiện môi trường pháp lý nhưng vẫn còn tồn tại nhiều khác biệt về thủ tục từ khâu chuẩn bị dự án đến khâu thẩm định, phê duyệt dự án, các quy chế về đấu thầu, mua sắm, di dân… dẫn đến những vướng mắc làm chậm quá trình giải ngân. - Hệ thống các văn bản pháp quy có liên quan tới quản lý việc sử dụng ODA chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ và có nhiều khác biệt so với các quy định của bên tài trợ. Việc thực hiện các văn bản pháp luật chưa nghiêm túc. - Vốn đối ứng có nơi, có lúc thiếu hoặc bố trí không kịp thời, làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Ví dụ, tỉnh Quảng Trị phải trực tiếp bố trí vốn đối ứng cho 16 dự án ODA với tổng số vốn đối ứng 248.193 tỷ đồng, nhưng đến 2005 mới bố trí được 72.3 tỷ đồng. Như vậy, nhu cầu vốn đối ứng tỉnh phải bố trí từ 2005-2009 là 175.893 tỷ đồng, bình quân mỗi năm vốn đối ứng khoảng 35 tỷ đồng. Với khả năng ngân sách, tỉnh không có điều kiện cân đối đủ vốn đối ứng nên ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân các dự án ODA. - Chậm trễ trong công tác đấu thầu, tuyển chọn tư vấn do thủ tục tài chính đối với các dự án ODA còn nhiều bất cập, cơ chế tài chính trong nước đối với các dự án ODA trong cùng một lĩnh vực còn có sự khác nhau. - Chưa có cơ chế để chuyển giao kinh nghiệm từ các cán bộ chuẩn bị dự án sang các cán bộ thực hiện dự án, chưa có những phương tiện mang tính hệ thống để chia sẻ các bài học kinh nghiệm giữa các cơ quan thực hiện dự án và Ban quản lý dự án. - Năng lực quản lý và triển khai của các Ban quản lý dự án và cơ quan thực hiện dự án còn thiếu tính chuyên nghiệp. Các hệ thống quản lý hiệu quả hoạt động dự án còn yếu, việc theo dõi và đánh giá thường chỉ tập trung vào kết quả đầu ra và được sử dụng như công cụ đánh giá sau khi dự án kết thúc chứ không phải là công cụ để quản lý và giám sát dự án nên vốn ODA từ các nhà tài trợ đến với người nông dân hoặc đến khi hoàn thành dự án thường bị thất thoát. 1.2.3.2.2. Chính sách, thể chế và tổ chức bộ máy quản lý Việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA cần có quy hoạch tổng thể để làm căn cứ cụ thể hoá các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc huy động nguồn lực này hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên các văn bản pháp quy về thu hút và sử dụng ODA còn thiếu tính đồng bộ, nhất quán và minh bạch và chưa được thực hiện nghiêm chỉnh ở các cấp. Nghị định 17/2001/NĐ-CP ra đời thay thế cho Nghị định 87/1997/NĐ-CP rất được hoan nghênh, sau 5 năm triển khai thực hiện đã đạt nhiều kết quả có ý nghĩa trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý quản lý Nhà nước về ODA. Tuy nhiên quá trình thực hiện Nghị định này còn nhiều bất cập: - Thiếu đồng bộ giữa Nghị định 17 với các văn bản pháp quy khác mà chủ yếu là văn bản cùng cấp chi phối thực hiện Nghị định này trong các lĩnh vực cụ thể. Đặc biệt trong bối cảnh Chính Phủ chủ trương đẩy mạnh việc phân cấp trong quá trình ra quyết định đầu tư. - Khung quy định của Nghị định 17 được xác định chủ yếu áp dụng cho phương thức tiếp cận theo dự án, chưa đảm bảo thích ứng được với xu hướng chuyển sang áp dụng cho một số cách tiếp cận mới trong việc tài trợ ODA ở Việt Nam như tiếp cận theo chương trình hay tiếp cận ngành. - Nghị định 17 chưa thực sự tạo được cơ sở cho việc thúc đẩy các nhà tài trợ hài hoà thủ tục hay tuân thủ theo hệ thống pháp luật của Chính Phủ Việt Nam. Việc thực hiện quản lý ODA còn hạn chế. Bộ phận quản lý của các ngành, địa phương còn rải rác, một số bộ phận tách rời gần như độc lập từ khâu xác định, xây dựng, thẩm định, kí kết, phân bổ, quản lý tài chính đến việc tiếp nhận, sử dụng tổng hợp báo cáo tài chính cho các cấp có thẩm quyền. Hơn nữa, việc quản lý xây dựng còn tồn tại nhiều vấn đề như chậm thay đổi thiết kế dự án, lập hồ sơ tuyển và hồ sơ đấu thầu cạnh tranh quốc tế chưa thật phù hợp với Việt Nam gây khó khăn cho các nhà thầu trong nước bởi yêu cầu năng lực kĩ thuật và khả năng tài chính rất cao, số điểm tài chính chiếm tỷ lệ lớn do đó nhà thầu trong nước thường không có khả năng thắng thầu trừ một số nhà thầu liên doanh. 1.2.3.3.3. Khó khăn trong công tác di dân, giải phóng mặt bằng Giải phóng mặt bằng là khâu đầu tiên khi bước vào giai đoạn thực hiện đầu tư. Nếu như không thực hiện được công việc này thì việc thi công xây lắp sẽ không thể tiến hành được theo đúng thời hạn quy định trong hợp đồng, đồng thời ta sẽ phải bồi thường các chi phí do chậm trễ trong việc bàn giao mặt bằng, có khi phải chịu phạt theo quy định của hợp đồng. Hơn nữa khi tiến độ của dự án không được đảm bảo, các nhà tài trợ có thể ngừng cấp vốn, toàn bộ dự án có thế đình trệ hoặc bị huỷ bỏ. Trong thực tế, nhiều dự án đã được phê duyệt nhưng không thể triển khai vì không thể giải phóng mặt bằng. Cụ thể: dự án giao thông nông thôn giai đoạn I do WB tài trợ thực hiện ở địa bàn 15 tỉnh thuộc các khu vực miền núi phía Bắc, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và dự án giao thông nông thôn giai đoạn II (do WB và Chính Phủ Anh tài trợ) thực hiện tại 38 tỉnh trải dài qua nhiều huyện, xã của miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,… nên công tác giải phóng mặt bằng của dự án này rất được quan tâm. Tuy nhiên, do không thường xuyên giám sát được hoạt động của Ban giải phóng mặt bằng tỉnh nên đã có một số gian lận xảy ra, đặc biệt là trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh như lập hồ sơ không đúng, hợp thức hoá đất công thành đất tư, chỉ cho dân hưởng một phần đền bù, bỏ sót khối lượng… công tác sửa sai đã được tiến hành nhưng mất rất nhiều thời gian và tốn kém chi phí. Tại một số tỉnh này, mức đền bù được tiến hành theo quy định của Nhà nước tuy nhiên một số hộ dân vẫn cho rằng mức đền bù chưa hợp lý, giá đất chưa phù hợp với giá thị trường, từ đó gây ra tình trạng khiếu kiện, không chịu di dời. Một tình trạng nữa khá phổ biến là khi có thông tin có dự án sẽ được triển khai cần lấy đất, nhiều hộ đã trồng thêm cây, làm thêm một số công trình (thực chất là xây dựng tạm), thậm chí xây dựng mộ giả mà mục đích duy nhất là để được nhiều tiền đền bù. Nguyên nhân của tình trạng này: - Phạm vi giải phóng mặt bằng của các dự án giao thông nông thôn trải dài qua nhiều địa phương, tỉnh thành trong cả nước, mỗi dự án giải toả hàng vạn hộ dân cùng rất nhiều các hạng mục phải di dời như nhà cửa, cây cối hoa màu,… - Thành phần của Ban quản giải phóng mặt bằng huyện, xã nơi trực tiếp thực hiện công việc giải phóng mặt bằng đều do các phòng Công nghiệp hoặc Xây dựng các huyện đảm nhiệm. Sự kiêm nhiệm này dẫn tới sự yếu kém về năng lực và trình độ quản lý cũng như sự thiếu hụt về quyền lực hành chính. Hầu như, những cán bộ của Ban này không có chuyên môn về tài chính- kế toán và những kiến thức cần thiết để làm tốt công tác này, không kịp thời giải thích những thắc mắc của người dân gây tâm lý thiệt thòi trong họ dẫn đến việc chậm giải toả. - Một số cán bộ làm công tác giải phóng mặt bằng đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để vụ lợi hay tiết lộ những thông tin về các đợt giải phóng mặt bằng cho người thân tạo ra sự mất công bằng trong việc bồi thường cho dân. Đây là nguyên nhân gây ra các khiếu kiện và tạo tâm lý tiêu cực về các chính sách, chế độ của Nhà nước với các hộ dân bị ảnh hưởng. 1.2.3.3.4. Hạn chế trong công tác đấu thầu Hiện nay, vẫn còn tình trạng không công bằng trong đấu thầu cạnh tranh, có sự móc ngoặc, tiếp tay giữa các chuyên gia xét thầu với các nhà thầu, các thông tin cần giữ kín trong đấu thầu bị tiết lộ ra ngoài gây ảnh hưởng xấu và phản ánh không trung thực kết quả đấu thầu, hay việc các nhà thầu bỏ giá thấp một cách bất thường. Những yếu kém trong công tác này sẽ dẫn tới tiến độ thi công chậm, chất lượng công trình không đảm bảo, thất thoát vốn lớn,….Không chỉ vậy mà nó còn làm giảm lòng tin của các nhà tài trợ với Việt Nam. Như dự án ADB3, nhà thầu CIENCO5 đã trúng thầu với giá bỏ thầu thấp nhất nhưng đến khi đi vào triển khai thực hiện do không đủ năng lực tài chính, công nghệ nên tiến độ thi công rất chậm. Trong 2 năm đầu CIENCO 5 chỉ hoàn thành được 25% khối lượng các hạng mục xây lắp. Năm 2002, CIENCO 5 phải bù lỗ 16 tỷ đồng do phải thi công với chi phí cao hơn nhiều so với giá bỏ thầu họ đã trúng. Hay dự án “ Bệnh viện đa khoa khu vực Hà Sơn (Quảng Ngãi)” do ADB tài trợ có thời gian thực hiện dự kiến là 2001-2005 nhưng cho đến 4/2007 vẫn chưa phê duyệt hồ sơ mời thầu. Nguyên nhân của tình trạng này là: - Do áp lực của công ăn việc làm cho cán bộ, công nhân viên của các công ty xây dựng, nếu không có công trình thì họ sẽ không có việc và nếu tình trạng này kéo dài có thể công ty sẽ bị giải thể, khi đó một số lượng lớn sẽ bị thất nghiệp. - Các nhà thầu chủ ý bỏ giá thấp để trúng thầu, sau khi trúng thầu họ có thể thay đổi thiết kế ban đầu để làm giảm chi phí xuống mức thấp nhất hoặc thêm vào các hạng mục mà họ cho là cần thiết để trình lên cấp có thẩm quyền, khi đó chi phí sẽ tăng, họ sẽ tìm cách thu lợi từ việc tăng chi phí này. - Các công ty xây dựng lớn ở nước ta hiện nay đều là công ty của Nhà nước. Vì vậy, họ sẵn sàng bỏ giá thấp, đến khi làm ăn thua lỗ họ vẫn được Nhà nước bù lỗ. Điều này gây thiệt hại cho Nhà nước hàng trăm tỷ đồng. - Tình trạng tham nhũng của những cán bộ làm công tác đấu thầu cũng như những quan chức đang quản lý ngành, lĩnh vực mà những dự án đầu tư. Những nhà thầu móc ngoặc với những người này làm cho việc đấu thầu thường là đã biết trước kết quả. 1.2.3.3.5. Hạn chế về trình độ cán bộ quản lý Hiện nay vẫn còn tồn tại tâm lý ODA là thứ cho không, Chính Phủ vay thì Chính Phủ sẽ trả nợ, do vậy việc sử dụng ODA thiếu trách nhiệm, gây tình trạng thất thoát, tham nhũng trong các dự án ODA. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ quản lý thực hiện dự án còn ít và thiếu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, kỹ năng quản lý, ngoại ngữ và kinh nghiệm hợp tác quốc tế còn yếu. Mặt khác, các cán bộ trong Ban quản lý dự án thường là thành viên kiêm nhiệm, vì vậy các cán bộ này thường thiếu kinh nghiệm về quản lý, điều hành dự án. Do họ vẫn phải đảm đương công tác tại cơ quan nên không có điều kiện tập trung toàn bộ thời gian và công sức cho các dự án ODA. Việc trang bị kiến thức cần thiết để quản lý vốn ODA mang tính chuyên nghiệp còn hạn chế. Các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, ngành và các trung tâm đào tạo khác trên thực tế tham gia đào tạo ở nhiều lĩnh vực, đối tượng học viên đa dạng, chưa có sự chia sẻ kinh nghiệm, kĩ năng và kết quả nghiên cứu khoa học về quản lý dự án. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các ban quản lý dự án ODA chưa có hệ thống tài liệu, giáo trình thống nhất và mang tính thực tế của Việt Nam. Phần lớn tài liệu này được lấy từ Internet và dịch từ các tài liệu nước ngoài nên nhiều khi không sát với thực tế Việt Nam và những bản dịch đôi khi không được sát nghĩa. Chương 2: Giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng vốn ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn 2.1. Định hướng thu hút và sử dụng ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn 2.1.1. Định hướng thu hút và sử dụng ODA tại Việt Nam nói chung thời kì 2006-2010 2.1.1.1. Chính sách thu hút và sử dụng ODA tại Việt Nam nói chung thời kỳ 2006 – 2010 Trong thời kỳ 2006 - 2010, chủ trương thu hút và sử dụng ODA là tiếp tục tranh thủ đi đôi với việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, bảo đảm khả năng trả nợ để hỗ trợ thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010. Chính sách thu hút và quản lý ODA trong thời gian tới cần tập trung cải thiện mạnh mẽ tình hình giải ngân các chương trình và dự án ODA đã ký kết, sớm đưa các công trình vào khai thác và sử dụng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng ODA. Đồng thời, xây dựng các chương trình, dự án ODA gối đầu cho giai đoạn sau năm 2010, đặt trọng tâm vào chất lượng và hiệu quả. Để thực hiện chủ trương và chính sách sử dụng ODA nêu trên, các lĩnh vực ưu tiên sử dụng nguồn vốn này là: - Phát triển nông nghiệp và nông thôn (bao gồm nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thủy sản) kết hợp xoá đói, giảm nghèo - Xây dựng hạ tầng kinh tế đồng bộ theo hướng hiện đại - Xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục đào tạo, dân số phát triển và một số lĩnh vực khác) - Bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên - Tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực; chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai. Nhằm bảo đảm sử dụng ODA có hiệu quả, Chính phủ Việt Nam cam kết mạnh mẽ hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ thực hiện Tuyên bố Pa-ri và Cam kết Hà Nội về Hiệu quả viện trợ. 2.1.1.2. Định hướng cơ cấu vốn ODA ưu tiên sử dụng tại Việt Nam Nguồn vốn ODA cần vận động cho các ngành và lĩnh vực ưu tiên theo cơ cấu như sau: Bảng 2.1: Cơ cấu vốn ODA chung theo lĩnh vực thời kì 2006-2010 Ngành, lĩnh vực Cơ cấu ODA thực hiện 2001-2005 Dự kiến cơ cấu ODA kí kết 2006-2010 Tổng ODA kí kết (tỷ USD) Nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thuỷ sản kết hợp phát triển nông nghiệp và nông thôn, xoá đói, giảm nghèo 21% 21% 4.27-4.98 Năng lượng và công nghiệp 17% 15% 3.05-3.56 Giao thông, bưu chính viễn thông, cấp thoát nước đô thị 32% 33% 6.72-7.84 Y tế, giáo dục và đào tạo, môi trường, khoa học công nghệ và ngành khác (bao gồm xây dựng thể chế, tăng cường năng lực) 30% 31% 6.31-7.37 Tổng 100% 100% 20.35-23.75 Nguồn: Bộ Kế hoạch & Đầu tư So với thời kỳ 2001- 2005, chính sách phân bổ nguồn vốn ODA trong thời kỳ 2006 - 2010 sẽ tiếp tục duy trì tỷ trọng ODA ở mức cao (21%) để hỗ trợ phát triển nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thuỷ sản kết hợp xoá đói, giảm nghèo; tập trung sử dụng vốn ODA vay ưu đãi (15%) để hỗ trợ phát triển hệ thống lưới điện và các trạm phân phối; tăng tỷ trọng vốn ODA (33%) cho phát triển giao thông, bưu chính viễn thông, cấp thoát nước và phát triển hạ tầng đô thị. Các lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, môi trường, khoa học và công nghệ và các ngành khác tiếp tục giữ tỷ trọng vốn ODA cao (31%). 2.1.2. Định hướng thu hút và sử dụng ODA cho NN&PTNT 2.1.2.1. Các lĩnh vực chủ yếu cần ưu tiên sử dụng ODA trong NN&PTNT Trong thời kì 2006-2010, mục tiêu phát triển nông nghiệp nhằm tạo bước chuyển về chất trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Để đạt được mục tiêu trên, nông nghiệp phải phát triển với tốc độ cao góp phần vào tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế; cần nâng cao năng suất, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, cải thiện đời sống ở nông thôn, tăng cường cơ sở vật chất cho nông nghiệp, nông thôn. Để đạt được mục tiêu phát triển nông nghiệp như trên cần huy động vốn và phối hợp nhiều nguồn lực thích hợp (nguồn vốn ngân sách, vốn của dân, vốn đầu tư của các doanh nghiệp, vốn FDI, vốn ODA). Đối với vốn ODA cần ưu tiên sử dụng cho những lĩnh vực chủ yếu sau để phát triển nông nghiệp và nông thôn kết hợp với xoá đói giảm nghèo: - Xây dựng các công trình thuỷ lợi, nhất là các công trình quy mô lớn vừa có tác dụng đảm bảo tưới tiêu chủ động, vừa phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. - Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia. - Phát triển hạ tầng nông thôn như giao thông nông thôn, lưới điện sinh hoạt, hệ thống nước sạch, trường học, trạm y tế xã, bệnh viện huyện. - Xây dựng một số cơ sở hạ tầng về giống cây trồng, vật nuôi. - Hỗ trợ công tác nghiên cứu khoa học nông nghiệp và triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn (vắc xin phòng chống dịch bệnh ở gia súc, gia cầm; chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020…) - Hỗ trợ phát triển các làng nghề vừa giúp duy trì nghề truyền thống vừa tăng thêm thu nhập cho nhân dân, giải quyết vấn đề việc làm ở nông thôn. - Tăng cường năng lực cán bộ ở các cấp cơ sở: huyện, xã, thôn, bản… 2.1.2.2. Định hướng cơ cấu vốn ODA ưu tiên sử dụng trong NN&PTNT thời kì 2006-2010 Bảng 2.2: Cơ cấu ODA dự kiến cho NN&PTNT theo lĩnh vực giai đoạn 2006-2010 Lĩnh vực ODA kí kết (triệu USD) % kí kết % thực hiện Hạ tầng nông thôn 602.355 39.5 38.06 Nông lâm ngư nghiệp 310.038 20.3 21.18 Y tế nông thôn 199.725 13.1 13.8 Tín dụng nông thôn 171.226 11.2 11.12 Giáo dục nông thôn 155.339 10.2 10.42 Đa ngành 70.22 4.6 4.45 Hỗ trợ chính sách và thể chế 16.487 1.1 0.97 Nguồn: Bộ NN&PTNT Trong thời gian tới nguồn vốn ODA vẫn được ưu tiên cho cơ sở hạ tầng nông thôn với 39.5%, đây là lĩnh vực quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển thương mại cũng như giao lưu văn hoá- xã hội trong nội vùng và giữa các vùng trong cả nước. Các dự án ODA được tập trung trong việc phát triển giao thông đường bộ (với các tuyến đường cấp huyện, xã, xây dựng đường từ thôn bản về tới trung tâm xã) và giao thông đường thuỷ (xây dựng cầu); phát triển lưới điện và trạm phân phối điện, phát triển nguồn năng lượng điện tái tạo như thuỷ điện quy mô nhỏ, điện mặt trời, điện gió; tiếp tục các chương trình nước sạch, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường. Lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp ưu tiên thu hút và sử dụng ODA cho việc hỗ trợ công tác nghiên cứu khoa học nông nghiệp (nghiên cứu giống mới và cải tạo giống cây trồng vật nuôi, phòng trừ sâu bệnh,…); chuyển giao kĩ thuật sản xuất hiện đại nhằm mục tiêu hiện đại hoá nông nghiệp- nông thôn; đa dạng hoá nông nghiệp nhằm giải quyết việc làm cũng như làm tăng thu nhập cho người dân,… Thu hút và sử dụng ODA trong lĩnh vực y tế tập trung cho việc nâng cấp và tăng cường trang thiết bị y tế cho các trạm y tế, bệnh viện tuyến huyện, tỉnh nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em, thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, phòng chống các dịch bệnh, đào tạo cán bộ y tế nhất là nâng cao trình độ của các cán bộ ở các vùng kinh tế khó khăn. Về tín dụng nông thôn, ODA thu hút và sử dụng ưu tiên việc hỗ trợ người dân để họ có thể tiếp cận với nguồn vốn để phát triển sản xuất, cung cấp vốn cho việc phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp mới như trồng nấm, nuôi tôm giống, trồng cây giống,… ODA cho giáo dục tiếp tục được thực hiện với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, cải thiện công tác dạy nghề và tư vấn nghề nghiệp hướng vào các đối tượng ở nông thôn, đào tạo cán bộ cấp cơ sở và ở các vùng nông thôn, miền núi. Lĩnh vực đa ngành và hỗ trợ chính sách và thể chế, ưu tiên thu hút và sử dụng ODA cho việc hỗ trợ cải cách việc quản lý nguồn vốn ODA tại Bộ NN&PTNT, tăng cường năng lực cán bộ cấp xã, huyện và cải cách hành chính ở cấp cơ sở. 2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA cho NN&PTNT Các quốc gia tài trợ đang đứng trước sức ép phải giảm ngân sách dành cho viện trợ do đó nguồn vốn ODA cung cấp ngày càng khan hiếm. Trong khi đó nhu cầu về vốn ODA không ngừng tăng lên, do đó một số nhà tài trợ đã bắt đầu cho vay vốn thương mại cùng với vốn ODA, như ADB bắt đầu cho vay vốn OCR bên cạnh vốn ADF, hay một số nhà tài trợ song phương bắt đầu cho vay theo điều kiện dựa trên Libor (ADF: Erribor –2% năm). Trong những năm gần đây, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập bình quân/ người ngày càng tăng Việt Nam đã được xếp vào loại nước B1, đây là kết quả tốt nhưng cũng đồng nghĩa với việc trong thời gian tới Việt Nam sẽ là một nước phải vay vốn hỗn hợp, không còn được vay hoàn toàn ưu đãi. Hiện nay, theo danh mục một số chương trình dự án ưu tiên vận động sử dụng vốn ODA thời kì 2006-2010, Chính Phủ đã đưa ra rất nhiều các chương trình dự án nhằm phát triển nông nghiệp và nông thôn với mỗi chương trình, dự án từ 10 triệu USD trở lên như dự án giao thông nông thôn giai đoạn II –150 triệu USD, chương trình xoá đói giảm nghèo và việc làm nông thôn –200 triệu USD, giảm nhẹ thiên tai –180 triệu USD,… Vì vậy, Việt Nam cần có chính sách phù hợp để thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn ODA và sử dụng một cách có hiệu quả nhất nguồn vốn này. 2.2.1. Nhóm các giải pháp tổng thể 2.2.1.1. Xây dựng chiến lược thu hút và sử dụng ODA Trong vận động cam kết ODA, cần phải thấy rõ viện trợ đem lại lợi ích cho cả hai bên. Để có thể tranh thủ được nguồn vốn này mà không bị khống chế bởi các nhà tài trợ, khi xây dựng chiến lược ODA, Việt Nam cần phải chú ý: - Kiên trì và kiên quyết đấu tranh với các nhà tài trợ để loại bỏ các ràng buộc về chính trị ra khỏi quan hệ hỗ trợ phát triển. Kinh nghiệm trong đàm phán với EU và một số nhà tài trợ khác cho thấy, nếu chúng ta giữ vững nguyên tắc chủ đạo, biết mềm dẻo thì vẫn tránh được những can thiệp của họ. - Quan tâm đến lợi ích của các nhà tài trợ trên các phương diện, mở rộng quan hệ đầu tư thương mại của Việt Nam. Chiến lược huy động ODA cần được phối hợp với chiến lược thương mại và đầu tư nước ngoài. Tiếp tục mở rộng quan hệ với các nhà tài trợ đa phương và song phương lớn trên thế giới đặc biệt là WB, ADB, IMF, Nhật Bản, Pháp,… Tuy nhiên cần phải có các sách lược khác nhau với từng nhà tài trợ khác nhau. Ngoài 4 đối tác trên, Việt Nam cần phải mở rộng quan hệ với các tổ chức quốc tế và các quốc gia khác, đặc biệt là Mỹ, một đối tác cung cấp lượng ODA lớn nhất thế giới. - Thực hiện đầy đủ các cam kết với các nhà tài trợ, như tiến hành công khai hoá ngân sách, thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển, tăng cường hơn nữa ODA vào lĩnh vực phát triển con người, cải cách hoạt động của hệ thống ngân hàng, tài chính, xem xét lại chính sách thuế, cải thiện môi trường đầu tư trong và ngoài nước, tập trung phát triển nông thôn, xoá đói giảm nghèo,… - Cần xây dựng danh mục hợp tác đầu tư và các dự án đầu tư khả thi bằng nguồn vốn này phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. 2.2.1.2. Tạo ra khung pháp lý thống nhất và hài hoà trong việc quản lý và sử dụng ODA Việc thay thế Nghị định 87/CP bằng Nghị định 17/2001/NĐ-CP là một bước đột phá quan trọng. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện Nghị định này còn nảy sinh một số bất cập, do đó cần phải nhanh chóng hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung thông qua việc đánh giá, phân tích những tồn tại và h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxCQ 451177.docx
Tài liệu liên quan