Đề tài Sự phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Hà Tây

Tài liệu Đề tài Sự phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Hà Tây: MỤC LỤC MỤC LỤC 1.3.5. Một số tỉnh Nam Định, Hải Dương 34 CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC CỤM, ĐIỂM CÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở HÀ TÂY 40 2.1. Tình hình phát triển các cụm, điểm công nghiệp ở Hà Tây 40 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế – xã hội và vấn đề phát triển công nghiệp ở Hà Tây 40 2.1.2. Khái quát thực trạng làng nghề ở Hà Tây 47 2.1.3. Định hướng phát triển cụm, điểm công nghiệp ở tỉnh Hà Tây 56 2.2. Những thuận lợi và khó khăn 65 2.2.1. Thuận lợi, khó khăn và dự báo phát triển 65 2.2.2. Dự báo về thị trường tác động đến phát triển công nghiệp của Hà Tây 68 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỤM ĐIỂM CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HÀ TÂY 71 3.1. Định hướng phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 71 3.1.1. Phát triển công nghiệp và hệ thống các cụm, điểm công nghiệp 71 3.1.2. Phương thức phát triển và phân bố sản xuất công nghiệp và các khu công nghiệp tập trung, cụm,...

docx110 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1011 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Sự phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Hà Tây, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỤC LỤC 1.3.5. Một số tỉnh Nam Định, Hải Dương 34 CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC CỤM, ĐIỂM CÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở HÀ TÂY 40 2.1. Tình hình phát triển các cụm, điểm công nghiệp ở Hà Tây 40 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế – xã hội và vấn đề phát triển công nghiệp ở Hà Tây 40 2.1.2. Khái quát thực trạng làng nghề ở Hà Tây 47 2.1.3. Định hướng phát triển cụm, điểm công nghiệp ở tỉnh Hà Tây 56 2.2. Những thuận lợi và khó khăn 65 2.2.1. Thuận lợi, khó khăn và dự báo phát triển 65 2.2.2. Dự báo về thị trường tác động đến phát triển công nghiệp của Hà Tây 68 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỤM ĐIỂM CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HÀ TÂY 71 3.1. Định hướng phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 71 3.1.1. Phát triển công nghiệp và hệ thống các cụm, điểm công nghiệp 71 3.1.2. Phương thức phát triển và phân bố sản xuất công nghiệp và các khu công nghiệp tập trung, cụm, điểm công nghiệp và TTCN làng nghề 78 3.2. Giải pháp phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh hà tây 81 3.2.1. Nhóm giải pháp vĩ mô 88 3.2.2. Nhóm các giải pháp vi mô 84 3.2.3. Nhóm các giải pháp tạo môi trường điều kiện 86 3.2.4. Nhóm các giải pháp kỹ thuật 87 3.3. Tổ chức thực hiện 90 KẾT LUẬN 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CTCP : Công ty cổ phần CT TNHH : Công ty Trách nhiệm hữu hạn CN : Công nghiệp CN-TTCN : Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp CCN : Cụm công nghiệp CĐCN : Cụm, điểm công nghiệp DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước ĐCN : Điểm công nghiệp FDI : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài KCN : Khu Công nghiệp KCX : Khu Chế xuất ODA : Vốn phát triển châu Á TTCN : Tiểu thủ công nghiệp UBND : Uỷ Ban Nhân Dân USD : Đô la Mỹ VNĐ : Đồng Việt Nam GDP : Tổng sản phẩm quốc nội WTO : Tổ chức Thương mại thế giới DANH MỤC SƠ ĐỒ Số sơ đồ Tên sơ đồ Trang Sơ đồ 2.1 Về cơ cấu kinh tế ngành 67 Sơ đồ 3.1 Sơ đồ về cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Hà Tây 72 DANH MỤC BẢNG BIỂU TT Số biểu bảng Tên biểu bảng Trang 1 Bảng 1.1 Tình hình phát triển các cụm điểm công nghiệp làng nghề tại một số tỉnh 7 2 Bảng 2.1 Phát triển các làng nghề ở tỉnh Hà Tây đến năm 2005 và định hướng đến năm 2010 52 3 Bảng 2.2 Tổng hợp chi tiết phát triển làng nghề ở tỉnh Hà Tây giai đoạn 2001-2005 55 4 Bảng 2.3 Tổng hợp tình hình thu hút các dự án đầu tư vào các cụm, điểm công nghiệp ở tỉnh Hà Tây giai đoạn 2001-2006 63 5 Bảng 2.4 Tổng hợp quy hoạch phát triển CN – TTCN Hà Tây đến 2010, định hướng đến 2020 64 6 Bảng 2.5 Về chuyển dịch cơ cấu Công nghiệp - Xây dựng 66 7 Bảng 3.1 Kết quả sản xuất công nghiệp Hà Tây 2001-2005 71 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội của Đảng ta xác định: “Chúng ta phải tiếp tục nâng cao ý chí tự lực, tự cường, phát huy mọi tiềm năng, vật chất và trí tuệ của dân tộc đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tìm tòi bước đi, hình thức và biện pháp thích hợp xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội”. Để thực hiện được mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, điều quan trọng hàng đầu là phải cải tiến căn bản tình trạng nền kinh tế xã hội kém phát triển, chiến thắng những rào cản những lực lượng cản trở con đường và quá trình đi lên của nền kinh tế. Cương lĩnh xây dựng đất nước xác định: “Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân” ... “phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu”. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X chỉ ra rằng: “Giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân”. Đảng ta chủ trương “đẩy mạnh hơn nữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân”. Giai đoạn (2006 - 2010) những mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu là: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”. “Giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng của nước đang phát triển có thu nhập thấp”. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa với tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và hiệu quả, năng lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế giữ vai trò quan trọng trong toàn bộ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến 2020. Phát triển nhanh hơn công nghiệp - xây dựng cần chú ý mối quan hệ gắn kết hữu cơ giữa phát triển công nghiệp – xây dựng với phát triển dịch vụ, phát triển đô thị và phát triển về nông nghiệp hàng hóa bền vững. Đại hội X xác định: “Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước; hình thành các vùng công nghiệp trọng điểm; gắn việc phát triển sản xuất với bảo đảm các điều kiện sinh hoạt cho người lao động”. Như vậy, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì vấn đề phát triển các cụm, điểm công nghiệp giữ vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển các cụm, điểm công nghiệp sẽ góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, giải quyết tốt, có hiệu quả đồng bộ vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Chính vì thế tác giả chọn đề tài: “Phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Hà Tây” để nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ nghiên cứu những vấn đề về công nghiệp hóa, hiện đại hóa; về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; về các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam và ở một số địa phương khác. Nhìn chung các công trình nghiên cứu và các luận văn, luận án đã có nhiều đóng góp khoa học và tổng kết thực tiễn phong phú, những cách tiếp cận và phương pháp tiếp cận tập trung vào giải quyết các vấn đề cụ thể của công nghiệp hóa, hiện đại hóa; công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông nghiệp nông thôn, những vấn đề về phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu và cụ thể về việc phát triển các cụm, điểm công nghiệp. Ở đề tài nghiên cứu này chúng tôi tập trung nghiên cứu phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng tiếp cận của kinh tế chính trị học. Đó là nghiên cứu những nguyên lý chung từ đó vận dụng vào việc phát triển cụm, điểm công nghiệp, gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Từ góc độ kinh tế chính trị, hướng tiếp cận và nghiên cứu gồm: - Sự hình thành và phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Làm rõ mối quan hệ kinh tế; các thành phần kinh tế; huy động nguồn lực; huy động vốn đầu tư; các vấn đề về giải quyết việc làm; nhà ở; công tác quản lý đất đai... khi phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thời gian nghiên cứu chủ yếu tập trung chủ yếu ở giai đoạn (2001 – 2006) từ đó chỉ ra phương hướng, giải pháp để phát triển các cụm, điểm công nghiệp vào năm sau. Địa điểm: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Hà Tây. 4. Mục đích nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận về quá trình hình thành, phát triển các cụm công nghiệp, điểm công nghiệp; về công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Thực trạng về việc gắn phát triển cụm điểm công nghiệp với việc giải phóng tiềm năng sức lao động, vốn, tạo cơ sở vật chất – kỹ thuật; chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Phương hướng, giải pháp để tiếp tục phát triển cụm, điểm công nghiệp tại Hà Tây. 5. Phương pháp nghiên cứu - Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là phương pháp chủ đạo. Ngoài ra chúng tôi còn kết hợp với các phương pháp khác như: Phương pháp điều tra, thống kê; phương pháp phân tích tổng hợp. 6. Những đóng góp của luận văn - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận đối với việc hình thành, phát triển các cụm, điểm công nghiệp như là một quá trình khách quan. - Làm sáng tỏ tính đặc thù của việc hình thành các cụm, điểm công nghiệp ở Việt Nam nói chung và Hà Tây nói riêng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Phân tích thực trạng, làm rõ những nguyên nhân, kết quả; những yếu kém trong phát triển cụm, điểm công nghiệp. - Định hướng các giải pháp để hình thành và thúc đẩy phát triển cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (đặc biệt là ở Hà Tây). 7. Kết cấu luận văn: Luận văn gồm 3 chương Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, một số biểu bảng số liệu, sơ đồ,… nội dung chính bao gồm khoảng 100 trang được kết cấu thành 3 chương, bao gồm: Chương 1 – Cơ sở lý luận và thực tiễn của sự hình thành phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Chương II – Thực trạng xây dựng và phát triển các cụm, điểm công nghiệp ở tỉnh Hà Tây Chương III – Phương hướng và giải pháp phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Hà Tây. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC CỤM, ĐIỂM CÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở NƯỚC TA 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC CỤM, ĐIỂM CÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA. 1.1.1. Khái niệm cụm, điểm công nghiệp Trong thời gian qua, các cơ sở công nghiệp của các nước đang phát triển phần lớn do hạn chế về vốn nên có quy mô vừa và nhỏ, phân bố phân tán, khả năng xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường thấp. Đất đai hữu hạn, dân số ngày càng tăng. Thêm vào đó chi tiêu của Chính phủ cần phải tập trung vào việc phát triển hạ tầng cơ sở về cả hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Để đáp ứng yêu cầu trên, việc phát triển công nghiệp cần khuyến khích mọi thành phần kinh tế và phải tuân theo quy hoạch phát triển nhằm tiết kiệm trong đầu tư, tiết kiệm đất đai, có điều kiện để dễ dàng kiểm soát và có biện pháp bảo vệ môi trường một cách thuận lợi và hữu hiệu nhất. Bởi vậy, các nước cần tạo một môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư cả về môi trường pháp lý, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để thu hút đầu tư theo quy hoạch phù hợp với phát triển kinh tế – xã hội trước mắt cũng như lâu dài của đất nước. Để thực hiện mục tiêu trên, các nước đang phát triển đã thành lập các khu vực đặc biệt với những ưu đãi về tài chính, thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội để thu hút đầu tư, xuất phát từ mục tiêu đó đã dẫn tới sự hình thành các khu vực sản xuất tập trung và khái niẹm về khu, cụm, điểm công nghiệp ra đời. Cụm công nghiệp, điểm công nghiệp là khái niệm được sử dụng khá phổ biến và thường xuyên trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của các nước tư bản, đặc biệt là sau cuộc cách mạng về khoa học công nghệ trên thế giới trong những năm 1970-1980 của thế kỷ trước. Với mô hình này đã cho phép hạ thấp chi phí sử dụng thị truờng, tạo điều kiện đổi mới các hàng hoá truyền thống và các quy trình truyền thống, Tại Việt Nam, trong quá trình phát triển của đất nước thì khái niệm cụm công nghiệp, điểm công nghiệp được ra đời từ khi có quyết định số 132/2000/QĐ-TTG ngày 24/11/2000 của Thủ Tướng chính phủ và một số ngành nông thôn. Đây là một hình thức mới với nước ta, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp là một hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp theo lãnh thổ, nó ra đời và gắn liền với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn và đặc trưng nhất là tại các làng có nghề truyền thống. Như ta đã biết sản xuất công nghiệp được tổ chức theo ba loại hình chính đó là: theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo lãnh thổ. Tổ chức theo ngành có nghĩa là hình thành và phát triển các chuyên ngành kinh tế – kỹ thuật thuộc các lĩnh vực khai thác chế biến và dịch vụ công nghiệp. Theo thành phần kinh tế thì được hình thành trên cơ sở các cơ sở sản xuất, kinh doanh công nghiệp tồn tại dưới các hình thức: doanh nghiệp Nhà nước, xí nghiệp liên doanh với nước ngoài, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hợp tác xã, công ty cổ phần, CTTNHH, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể. Theo lãnh thổ thì đó chính là việc hình thành các khu, các vùng lãnh thổ nơi tập hợp các cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp. Đây chính là tiền đề để ra đời khái niệm về khu công nghiệp, cụm, điểm công nghiệp, .. Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì sản xuất theo lãnh thổ phát triển khá nhanh và có tác động tích cực chủ yếu như: - Tạo điều kiện tốt hơn để phát triển công nghiệp nhanh và bền vững nhờ: cải tiến kết cấu hạ tầng cơ sở kỹ thuật (đường xá, điện nước, thông tin liên lạc), giải quyết vấn đề môi trường do tách khu sản xuất công nghiệp với khu dân cư và có phương án xử lý chất thải công nghiệp một cách triệt để, có điều kiện ứng dụng khoa học kỹ thuật một các đầy đủ nhất. - Tạo ra sự phân bố công nghiệp đồng đều hơn, họp lý hơn giữa các vùng, các địa phưong của đất nước - Huy động được mọi nguồn lực của từng vùng, từng lãnh thổ vào phát triển công nghiệp. - Đây là loại hình tổ chức sản xuất đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đến nay việc tổ chức sản xuất công nghiệp theo lãnh thổ chưa có tên gọi thống nhất giữa các địa phương, nơi gọi là cụm, điểm công nghiệp (tỉnh Hà Tây), nơi gọi là cụm công nghiệp huyện (tỉnh Nam Định), nơi gọi là cụm công nghiệp (thành phố Hà Nội)... Nhưng nói chung, khá thống nhất về quan niệm cho rằng là một địa điểm phân bố sản xuất công nghiệp tập trung bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh tế gia đình nhằm khắc phục ô nhiễm môi trường, tạo kết cấu cơ sở hạ tầng tốt hơn cho phát triển sản xuất, kinh doanh công nghiệp, có ranh giới địa lý rõ ràng, có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật chung được xây dựng đồng bộ và được thành lập theo quyết định của chính quyền địa phương (tỉnh hoặc huyện). Bảng 1.1: Tình hình phát triển các cụm điểm công nghiệp làng nghề tại một số tỉnh Tỉnh Số làng nghề của tỉnh Quy hoạch đến năm 2010 Diện tích (ha) Số cụm công nghiệp làng nghề đã xây dựng Diện tích (ha) Hà Nội 30 8 - 3 96,1 Hà Tây 201 400 10.000 157 - Bắc Ninh 62 21 460,87 15 - Nam Định 86 17 - 15 202,69 Như vậy, mục tiêu phát triển sản xuất, kinh doanh công nghiệp trên cơ sở giải quyết tốt vấn đề tạo ra kết cấu cơ sở hạ tầng kỹ thuật và môi trường. Đối tượng vào cụm điểm công nghiệp là cơ sở sản xuất, kinh doanh (doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh gia đình) ở làng nghề chuyển đến. Cụm, điểm công nghiệp đã Thực hiện sự tách biệt khu vực sản xuất khỏi khu vực dân cư sinh sống và được thành lập theo quyết định của Uỷ ban nhân dân địa phương (tỉnh, huyện). Trong quá trình nghiên cứu tại địa phương thì bản thân tác giả luận văn cho rằng với đặc thù là một tỉnh có số lượng làng nghề chiếm trên 20% số lượng làng nghề trên toàn quốc thì việc UBND tỉnh Hà Tây có quy định về tên gọi là cụm công nghiệp và điểm công nghiệp là khá phù hợp vói tình hình sản xuất công nghiệp của địa phương. Tóm lại, Cụm công nghiệp: là địa điểm tập trung sản xuất kinh doanh và dịch vụ phục vụ công nghiệp của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, tách biệt với khu dân cư, có hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật chung được xây dựng đồng bộ, bảo đảm đầy đủ các điều kiện để sản xuất thuận lợi, an toàn và bền vững. Cụm công nghiệp có thể nằm trong địa bàn một hoặc một số huyện do uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định; khi lập quy hoạch xây dựng cụm công nghiệp phải bảo đảm việc kết nối đồng bộ giữa các công trình kỹ thuật hạ tầng trong và ngoài hàng rào, đảm bảo hiệu quả sử dụng đất và có một hệ thống hạ tầng xã hội tương ứng. Điểm công nghiệp: là địa điểm sản xuất và dịch vụ phục vụ cho sản xuất của các cơ sở ngành nghề ở địa phuơng (hộ gia đình, các cá nhân, tổ, nhóm hợp tác, hợp tác xã) và trong trưòng hợp cụ thể có thể có một số doanh nghiệp quy mô nhỏ tại địa phương đó các các ngành nghề phù hợp mục tiêu của điểm công nghiệp; tách bạch với khu dân cư, có hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật chung được xây dựng đồng bộ bảo đảm đầy đủ các điều kiện để sản xuất thuận lợi, an toàn và bền vững. Điểm công nghiệp chủ yếu trong địa bàn một xã (phường thị trấn), do uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định sau khi có ý kiến chấp thuận về chủ trương của UBND tỉnh. Phân biệt: cụm công nghiệp và điểm công nghiệp Nhìn vào 2 khái niệm về cụm công nghiệp và điểm công nghiệp, ta có thể thấy rằng giữa 2 khái niệm này có nét tương đồng, đó là: Về mục đích: cả cụm công nghiệp và cụm công nghiệp đều có mục đích là tập trung các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh công nghiệp vào một vùng có điều kiện hơn về chế độ vị trí để sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho sự phát triển đúng định hưóng của chính quyền địa phương: quy hoạch vùng kinh tế, bảo vệ môi trường, giảm thiểu chi phí xã hội. Về cách thức tổ chức: Cụm công nghiệp và điểm công nghiệp đều có sự tách bạch vơi khu dân cư, đây cũng chính là sự cần thiết để đảm bảo ngươi dân có cuộc sống đầy đủ, không bị ảnh hưởng bởi các chất thải công nghiệp, hay ô nhiễm môi trường. Cụm điểm công nghiệp đều có một hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung được xây dựng đồng bộ bảo đảm đầy đủ các điều kiện để các doanh nghiệp sản xuất thuận lợi nhất, an toàn nhất. Tuy nhiên bên cạnh đó thì giữa hai khái niệm này cũng có sự khác biệt: Về cấp quản lý: Cụm công nghiệp thì do UBND tỉnh ra quyết định thành lập, còn điểm công nghiệp thì đựoc phân cấp cho cấp huyện quản lý. Có thể thấy rằng, ở đây thì khái niệm cụm công nghiệp có thể nằm trên địa bàn nhiều huyện của một tỉnh do vậy do vậy cần có sự quản lý của UBND Tỉnh, còn điểm công nghiệp do chỉ nằm trên địa bàn các xã do vậy thì cấp quản lý gần nhất là UBND huyện. Về quy mô, số luợng: Cụm công nghiệp có quy mô lớn hơn diểm công nghiệp, do cụm công nghiệp tập trung các doanh nghiệp vừa và nhỏ, còn các điểm công nghiệp thì chủ yếu tập hợp các “hộ sản xuất” do vậy quy mô sẽ nhỏ hơn, Tuy nhiên thì số lượng của cụm công nghiệp lại ít hơn số lượng điểm công nghiệp, do quy mô nhỏ, mô hình gọn do vậy việc thành lập điểm công nghiệp cũng nhanh và dễ dàng hơn, điều kiện các cơ sở sản xuất kinh doanh được tham gia cũng đơn giản hơn rất nhiều. Qua sự phân biệt giữa cụm công nghiệp, điểm công nghiệp thì ta có thể thấy về cơ bản là hai loại hình tổ chức sản xuất công nghiệp này là tương đồng, có khác chăng chỉ là cấp độ và quy mô mà thôi. Điều này cũng hoàn toàn đúng vì trong phạm vi một tỉnh thì chỉ có UBND tỉnh mới có quyền có các chính sách đối với các cụm công nghiệp, điểm công nghiệp, cấp huyện và cấp xã đều phải căn cứ vào các quy định chung của tỉnh để thực hiện. Do vậy, trong luận văn chỉ tập trung đến khái niệm cụm, điểm công nghiệp để là rõ vai trò phát triển cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, hiẹn đại hoá. Phân biệt cụm, điểm công nghiệp với các khu công nghiệp, khu chế xuất. Khu chế xuất: Khu chế xuất có tính chất là khu vực chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, đứng ngoài chế độ mậu dịch và thuế quan của một nước được thành lập với những điều kiện, yếu tố thuận lợi về pháp lý, quản lý và kỹ thuật hạ tầng trên một địa bàn hạn chế để thu hút đầu tư của các nước phát triển đặc biệt là Công ty xuyên quốc gia. Khu chế xuất, ngày nay có các định nghĩa sau: Theo Điều lệ hợp đồng của WEPZA (Hiệp hội các Khu chế xuất thế giới) thì Khu chế xuất bao gồm tất cả các khu vực được Chính phủ các nước cho phép như cảng tự do, khu mậu dịch tự do, khu công nghiệp tự do hoặc bất kỳ khu vực ngoại thương hoặc khu vực khác được WEPZA công nhận. Định nghĩa này về cơ bản đồng nhất Khu chế xuất với khu vực WEPZA công nhận và Khu chế xuất khu vực miễn thuế. Theo Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), Khu chế xuất thì “Khu vực được giới hạn về hành chính, có khi về địa lý, được hưởng một chế độ thuế quan cho phép tự do nhập khẩu trang bị và sản phẩm mục đích sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Chế độ thuế quan được ban hành với những quy định luật pháp ưu đãi, chủ yếu về thuế nhằm thu hút đầu tư nước ngoài”. Với định nghĩa này, hoạt động chính trong Khu chế xuất là sản phẩm công nghiệp. Theo Qui chế KCN, KCX, – ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997, Khu chế xuất là “khu chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập”. Như vậy, về cơ bản, Khu chế xuất ở Việt Nam cũng được hiểu theo như định nghĩa của UNIDO. Khu công nghiệp: Khu công nghiệp là mô hình kinh tế linh hoạt hơn, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài – đối tượng đầu tư chủ yếu vào KCN vì họ hy vọng vào thị trường nội địa, một thị trường mới, có dung lượng lớn để tiêu thụ hàng hóa của mình. Hơn nữa, việc mở cửa thị trường nội địa cũng phù hợp với xu hướng tự do hoá mậu dịch trên thế giới và khu vực... Việc cho phép tiêu thụ hàng hóa tại thị trường trong nước không những tạo nên yếu tố kích thích cạnh tranh sản xuất trong nước, từ đó nâng cao khả năng xuất khẩu mà còn góp phần tích cực đẩy lùi và ngăn chặn hàng nhập khẩu lậu. Có hai quan niệm về khu công nghiệp, đó là: Thứ nhất, khu công nghiệp là khu vực lãnh thổ rộng có nền tảng là sản xuất công nghiệp, đan xen với nhiều hoạt động dịch vụ, kể cả dịch vụ sản xuất công nghiệp, dịch vụ sinh hoạt, vui chơi giải trí, khu thương mại, văn phòng, nhà ở... Về thực chất mô hình này là khu hành chính – kinh tế đặc biệt như KCN Bat Tam, In-đô-nê-xi-a, công viên công nghiệp ở Đài Loan, Thái Lan và một số nước Tây Âu. Thứ hai, khu công nghiệp là khu vực lãnh thổ có giới hạn nhất định, ở đó tập trung các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống. Mô hình này được xây dựng ở một số nước như Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Đài Loan. Còn theo Nghị định 36/CP thì: KCN là “khu tập trung các doanh nghiệp KCN chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập. Trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất”. Như vậy, KCN ở Việt Nam được hiểu giống với định nghĩa thứ hai ở trên. Phân biệt: Đối chiếu với quy định của Nghị định 36/CP của chính phủ thì tác giả cho rằng cụm, điểm công nghiệp là một hình thức biểu hiện của khu công nghiệp. Nó thích ứng với trình độ thấp của phát triển công nghiệp nông thôn ở Việt Nam hiện nay và khác hoàn toàn với khái niệm khu chế xuất – chủ yếu liên quan đến vấn đề nước ngoài. Khác với khu công nghiệp tập trung, Cụm, điểm công nghiệp có quy mô nhỏ hơn, sản xuất thường tập trung vào một loại sản phẩm mang tên của làng nghề, điều kiện và phương tiện xử lý môi trường, kết cấu cơ sở hạ tầng kém hơn và do chính quyền địa phương (tỉnh, huyện...) quyết định thành lập. Cụm, điểm công nghiệp khác với khu công nghiệp vừa và nhỏ ở chỗ: Khu công nghiệp vừa và nhỏ bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ được hình thành chủ yếu do phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ mới, do di chuyển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố, thị xã vào để khắc phục ô nhiễm môi trường. Còn cụm, điểm công nghiệp gồm các cơ sở có xuất xứ là các hộ kinh doanh gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở làng nghề. 1.1.2. Vai trò của cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việc thành lập cụm công nghiệp, điểm công nghiệp có tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, đặc biệt là đối với sự phát triển ngnàh công nghiệp của một quốc gia. Việc phát triên cụm điểm công nghiệp cho phép tổ chức cơ cấu lại kinh tế vùng lãnh thổ, bố trí dân cư, bảo vệ môi trường, nâng cao mức sống nhân dân, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật sản xuất và xã hội cho khu vực. Vai trò phát triển cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiẹp hoá, hiện dại hoá được thể hiện trên một số mặt sau đây: 1.1.2.1.Huy động vốn đầu tư phát triển Sự hình thành và phát triển cụm, điểm công nghiệp gắn liền với những mục tiêu thành lập cụm, điểm công nghiệp và mục tiêu của nhà đầu tư. Phân tích từ giác ngộ vĩ mô, có thể tóm tắt lại mục tiêu cơ bản và thống nhất như sau: - Thu hút vốn đầu tư để phát triển theo quy hoạch Đây là mục tiêu quan trọng nhất của cụm, điểm công nghiệp. Với tính chất là “vùng lãnh thổ” hoạt động trong môi trường đầu tư chung, cụm, điểm công nghiệp trở thành công cụ hữu hiệu thu hút vốn đầu tư, để mở mang hoạt động sản xuất kinh doanh cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp sản xuất nhỏ. Đối với các hộ sản xuất thì vấn đề mặt bằng và vốn sản xuất luôn là hai vấn đề luôn bức súc nhất. Đây chính là cái vòng luẩn quẩn của sản xuất nhỏ, các doanh nghiệp, hộ sản xuất không có điều kiện về vốn để có thể mở rộng sản xuất, đi thuê mặt bằng. Trong đó khi muốn mở rộng sản xuất, tập trung vào phát triển các sản phẩm thì lại cần vốn lớn. Việc phát triển cụm điểm công nghiệp chính là để giải quyết vấn đề này. Như ta đã biết, sự phát triển công nghiệp cần phải tuân thủ quy hoạch vùng, lãnh thổ để tránh đầu tư phân tán, lãng phí đất đai, khó kiểm soát được môi trường. Với cụm điểm công nghiệp các doanh nghiệp có điều kiện tập trung vốn để phát triển. 1.1.2.2. Giải quyết việc làm lao động Mở rộng cụm, điểm công nghiệp để tạo ra nhiều hơn chỗ làm việc là một trong những mục tiêu quan trọng của các nước phát triển. Thực tiễn cho thấy, cụm, điểm công nghiệp là công cụ hữu hiệu thực hiện chiến lược lâu dài về toàn dụng lao động ở các nước đó. Với cụm điểm công nghiệp, việc giải quyết lao động nông nhàn tại chỗ là rất phù hợp. Các doanh nghiệp trong cụm, điểm công nghiệp là các doanh nghiệp xuất phát từ sản xuất nhỏ, hộ gia đình và đặc biệt là có yếu tố làng nghề. Việc phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này có liên quan rất nhiều đến vân đề nghề truyền thống tại địa phưong đó. Đây chính là điều kiện để các doanh nghiệp có thể huy động lực lượng lao động tại chỗ một cách hiệu quả mà vấn đề đào tạo nghề không quá khó khăn. Đối với người nông dân thì đây cũng chính là nơi mà họ rất muốn đến. 1.1.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tạo địa bàn hoạt động và thực hiện chiến lược phát triển lâu dài. Xây dựng cụm, điểm công nghiệp, theo quy hoạch phát triển tổng thể về kinh tế xã hội tại những địa điểm thuận lợi vận chuyển hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm hoặc là những nơi quy hoạch phát triển thành đô thị, khu dân cư sau này. Do vậy sẽ tạo môi trường thuận lợi cho nhà đầu tư xây dựng chiến lược phát triển lâu dài Xây dựng cụm điểm công nghiệp nhằm tạo ra năng lực sản xuất mới, thu hút lao động, tạo liên kết với các doanh nghiệp trong nước thông qua các hợp đồng gia công, cung cấp nguyên liệu là thực tế diễn ra ở nhiều doan nghiệp trong các nước. Cụm , điểm công nghiệp phát triển sẽ tạo điều kiện dẫn dắt công nghiệp phụ trợ, các dịch vụ cần thiết từ dịch vụ công nghiệp, tài chính, ngân hàng, cung cấp nguyên liệu đến dịch vụ dân sinh phục vụ lao động trong các ụm điểm công nghiệp. Đồng thời, thu hút lao động vào các cụm điểm công nghiệp cũng sẽ tạo nên sự tập trung dân cư tác động đến việc phân bố lại dân cư, tại những vùng có cụm, điểm công nghiệp để hình thành các đô thị, thành phố công nghiệp. 1.1.2.4. ứng dụng khoa học –công nghệ - Du nhập kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và học tập kinh nghiệm quản lý của các Công ty tư bản nước ngoài. Để tránh bị tụt hậu về kinh tế, đặc biệt là trong sản xuất công nghiệp và tăng sức cạnh tranh hàng xuất khẩu trên thị trường thế giới, các nước đang phát triển muốn mau chóng phát triển khoa học kỹ thuật của mình, nâng cao trình độ quản lý kinh tế đất nước. Xây dựng cụm điểm công nghiệp để thu hút vốn đầu tư, mỏ rộng sản xuất từ đó tạo điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ, học tập kinh nghiệm quản lý kinh tế. Đaay là diều rất cần thiết đối với các doanh nghiệp sản xuất nhỏ ở nước ta khi xuất phát điêm thấp và có trìh độ lạc hậu hơn so với các nước phát triển. - Làm cầu nối hội nhập nền kinh tế trong nước với kinh tế thế giới, thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong nước, phát huy tác dụng lan toả, dẫn dắt của cụm, điểm công nghiệp 1.1.2.5. Nâng cao hiệu quả kinh tế Đối với nhà đầu tư, mục tiêu cao nhất là thu được lợi nhuận tối đa, chi phí đầu tư thấp nhất. Do vậy đầu tư vào cụm điểm công nghiệp, nhà đầu tư được hưởng những ưu đãi riêng của nhà nước đối với cụm, điểm công nghiệp và lợi ích từ các công trình hạ tầng kỹ thuật sẵn sàng thuận lợi cho thực hiện dự án. Với nhưng lợi thế như vậy các doanh nghiệp sẽ có điều kiện giảm thiẻu đến mức tối đa chi phí sản xuất. điều đó dẫn đến giảm giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng được các yêu cầu, nhu cầu của thị trưòng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1.2. NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN CỤM, ĐIỂM CÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ 1.2.1. Những nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển các cụm điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá - Sự phát triển của lực lượng sản xuất Sự phát triển của lực lượng sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành và phát triển cụm điểm công nghiệp nói riêng cũng như quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung. Trình độ của lực lượng sản xuất là tiêu chuẩn chung nhất, cơ bản nhất của phát triển kinh tế xã hội. Sự phát triển của lực lượng sản xuất với mức độ nhất định đã quy định sự vận động đi lên của xã hội qua đó sự chuyển tiếp từ phương thức sản xuất này sang phưong thức sản xuất khác quy định trình độ của từng yếu tố bên trong chúng. Biểu hiện của trình độ của lực lượng sản xuất là trình độ kỹ thuật và năng suất của tu liệu sản xuất, ở trình độ lành nghề và tri thức chung của nguời lao động, ở trình độ phát triển của khoa họ ông nghệ và khả năng ứng dụng chúng trong kỹ thuật và công nghệ sản xuất. Phát triển sản xuất trong các cụm, điểm công nghiệp là một quá trình chuyển giao phương thức sản xuất, từ việc sản xuất manh mún, nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung, có nang suất cao. Vậy khi chuyển sang một phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn thì vấn đề đặt ra là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất có theo kịp không, mà ta đa biết là trình độ của lực lượng sản xuất không dừng lại ở việc đánh giá trình độ phát tiển của từng yếu tố riền biệt của lục lượng sản xuất. - Sự phát triển của khoa học công nghệ Trong những năm gần đây, sự phát triển của khoa học công nghệ diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, chu kỳ sống của một công nghệ ngày càng bị rút ngắn, Nước ta là một nước nông nghiệp sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, trình độ khoa học công nghệ lạc hậu, chưa có nền sản xuất hiện đại. Việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi cần phai xây dựng được một nền san xuất hiện đại, hàm lượng công nghệ ngày càng cao. Hình thành các cụm công nghiệp làng nghề là chuyển từ sản xuất phân tán, manh mún sang sản xuất tập trung, do đó thúc đẩy và tạo điều kiện đổi mới công nghệ. Nhờ có cụm công nghiệp làng nghề nên có thể áp dụng các dây chuyền công nghệ mới, có công suất lớn hơn và hiện đại hơn. Do vậy, khoa học công nghệ ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động của các ụm điểm công nghiệp, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của mỗi cụm, điểm công nghiệp. - Tính đa dạng của sản xuất hàng hoá Ở nước ta, quá trình phát triển nề kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa từ một nền sản xuất nhỏ, lạc hậu thì quá trình nâng cao trình độ xã hội hoá sản xuất là xu hướng tất yếu. Để thực hiện quá trình xã hội hoá sản xuất thì đòi hỏi phải thực hiện một số quy luật khách quan của nề sản xuất hàng hoá, đó là sự đa dạng về hình thức sở hữu, về các thành phần kinh tế và các hình thức kinh tế. Với tính đa dạng của sản xuất hàng hoá thì sản phẩm làm ra là kết quả lao động của nhiều người, nhiều ngành, thậm chí là nhiều nước. Điều này có tác động lớn đến việc phát triển và vấn đề phân công lao động trong các doanh nghiệp của nước ta. Đây là vấn đề các nhà hoạch định chính ách cần rất lưu ý trong ván đề định huớng phát triển Cụm, điểm công nghiệp sao cho sản xuất phải phù hợp vói các quy luật kinh tế khách quan của thị trường, tránh chủ quan, áp đặt trong việc phát triển sản xuất. - Vai trò của Nhà nước với các chính sách vĩ mô Chính sách là một loại quyết định quản lý mà tầm ảnh hưởng của nó rộng lớn hơn các quyết định tác nghiệp, đó là những quyết định chung, hướng dẫn đối tượng quản lý thực hiện mục tiêu quản lý. Để thực hiện mục tiêu phát triển cụm, điểm công nghiệp địa phương đều có những chính sách riêng cho việc xây dựng và phát triển cụm, điểm công nghiệp. Chính sách phát triển cụm, điểm công nghiệp là các quyết định về thu hút đầu tư theo quy hoạch xác định phù hợp với phát triển kinh tế của địa phương, đảm bảo sự phân bố hợp lý về lực lượng sản xuất, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực như vốn, đất đai, nguồn tài nguyên, lao động...để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế nhằm thực hiện chủ trương phát triển công nghiệp thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Điều quan trọng là chính sách phát triển cụm, điểm công nghiệp phải đảm bảo đạt mục tiêu đề ra của cơ quan Nhà nước nhưng cũng đảm bảo tính hấp dẫn với nhà đầu tư. Cụm, điểm công nghiệp có thể do Nhà nước hoặc tư nhân sở hữu nhưng đều là đối tượng của quản lý nhà nước. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển cụm, điểm công nghiệp với ba chức năng hoạch định, điều hành và tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành và phát triển cụm, điểm công nghiệp. Với chức năng hoạch định, nhà nước quyết định chủ chương, quy hoạch chung phát triển cụm, điểm công nghiệp; mục tiêu, phương hướng hoạt động và qui mô của từng cụm, điểm công nghiệp trên cơ sở chiến lược chung kinh tế – xã hội và chiến lược phát triển công nghiệp của đất nước. Hiện nay, vấn đề giải phóng mặt bằng, vấn đề tạo việc làm cho nông dân sau khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng cụm điểm công nghiệp, vấn đề chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp ..đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của các cụm điểm công nghiệp - Sự phát triển của kinh tế thị trường Thực hiện công cuộc đổi mới được khởi xưóng từ Đại hội Đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI, 1986, với những đổi mới căn bản về nhận thức và tư duy kinh tế mà trọng tâm là chủ trương chuyển từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường đã làm thay đổi cơ bản diện mạo các doanh nghiệp tại nước ta, các doanh nghiệp có sức cạnh tranh thấp sẽ bị đào thải theo quy luật khách quan của ơ chế thị trường, các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh tự do, bình đẳng, không phân biệt các loại hình doanh nghiệp. Cơ chế thị trường đã thực sự giúp các doanh nghiệp đứng trên “đôi chân” của mình. Trong nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, một trong những nhân tố qun trọng hàng đầu giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh chính là chất lượng sản phẩm, trong lĩnh vực này thì cụm điểm công nghiệp có vai trò rất to lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Các dự án đầu tư trong các cụm điểm công nghiệp về cơ bản là những dự án đầu tư có tính chất chiều sâu: trang thiết bị được đổi mới, đồng bộ, chi phí được tinh giảm tới mức tối đa, phương pháp quản lý tiến bộ, tiếp cận dần với phương pháp quản lý hiện đại, phong cách của một nền sản xuất công nghiệp được hình thành. Với các lợi thế đó các san phẩm sản xuất ra có chất lượng ổn định và tốt hơn. Vì vậy đã giúp các doanh nghiệp cạnh tranh có hiệu quả trên thị trưòng và có chỗ đứng trong thị trường. Nói cách khác, với những ưu thế nhất định của mình thì các doanh nghiệp trong các cụm điểm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh trên thị trường rõ nét hơn các doanh nghiệp ngoài hàng rào cụm điểm công nghiệp. - Quá trình hội nhập và tác động của hội nhập Quá trình hội nhập đã và đang có những tác động mãnh mẽ tới nền kinh tế Việt Nam, với chủ trương mở cửa nền kinh tế của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là sự kiện việt Nam là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, việc mở cửa nền kinh tế đã đưa các doanh nghiệp nước ta đến những thời cơ mới, một thị trường mới, rộng lớn mở ra, Tuy nhiên bên cạnh đó, thì thách thức đối với nền kinh tế nước ta là rất lớn. Nước ta có xuất phát điểm thấp, các doanh nghiệp chưa có đủ năng lực thực sự để cạnh tranh trong môi trường toàn cầu, năng suất lao động còn thấp, hàm lượng khoa học công nghệ trong các sản phẩm còn yếu...Vậy một câu hỏi lớn được nêu ra là làm thế nào để các doanh nghiệp Việt Nam có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường trong điều kiện hội nhập mạnh mẽ hiện nay? Câu trả lời đó chính là ở các doanh nghiệp, ở sự hỗ trợ về chính sách của Nhà nước đối vói nền kinh tế. Chủ trương thành lập và phát triển các cụm, điểm công nghiệp là một chủ trương đúng, giúp các doanh nghiệp có điều kiện tốt hơn để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thương trường, đồng thời qua đó giúp Nhà nuớc có thể có chính sách kinh tế hợp lý để có biện pháp vỹ mô đối với nền kinh tế. Đó là những định hướng vĩ mô về: ngành nghề, về thị trường, về lao động, về nguyên liệu đầu vào...Qua đó, mỗi cụm, điểm ông nghiệp sẽ phát huy được thế mạnh để có thể đưa sản phẩm của Việt Nam không những cacnhj tranh được môi trưòng trong nước mà còn vươn ra thị trưòng quốc tế. 1.2.2. Sự cần thiết phát triển cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Yêu cầu giải phóng sức sản xuất Trong những năm qua, với những kết quả đạt được trong việc phát triển cụm điểm công nghiệp thì nổi lên nhất chính là sức sản xuất được giải phóng, quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong các cụm điểm công nghiệp liên tục được mở rộng, vơi qui mô ngày càng lớn. Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nâng cao đáng kể trong thời gian qua, thể hiện ở giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp cả nước tăng đều qua các năm từ 1996 trở lại đây (từ năm 1991 – 1996, giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp cụm, điểm công nghiệp không đáng kể do các cụm, điểm công nghiệp và các doanh nghiệp mới hình thành và đi vào hoạt động. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, cụm, điểm công nghiệp thời kỳ kế hoạch 5 năm 1996 – 2000 đạt 6,2 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 18%/năm; trong kế hoạch 5 năm 2001- 2006, giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp khu công nghiệp, cụm, điểm công nghiệp đạt trên 22,3 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 24%/năm – cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị xuất khẩu công nghiệp của cả nước (đạt bình quân khoảng 17%/năm). Tỷ trọng giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp khu công nghiệp và cụm, điểm công nghiệp trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước đã tăng lên từ mức khoảng 15% năm 2000 lên khoảng 20% năm 2005. Đặc biệt, giá trị xuất khẩu của các khu công nghiệp và cụm, điểm công nghiệp, doanh nghiệp chế xuất chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và đạt khoảng 2,9 tỷ USD trong năm 2005. Cùng với việc tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến trong cơ cấu xuất khẩu, các doanh nghiệp còn góp phần tạo nguồn hàng để cung cấp cho nhu cầu trong nước, giảm bớt việc nhập khẩu hàng hóa từ bên ngoài. Tổng giá trị nhập khẩu của các doanh nghiệp khu công nghiệp, cụm, điểm công nghiệp thời kỳ2001 – 2005 đạt khoảng 27,3 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 32%/năm và tăng gấp 3,4 lần so với tổng giá trị nhập khẩu trong kế hoạch 5 năm 1996 – 2000. Các doanh nghiệp cụm, điểm công nghiệp bước đầu có đóng góp tích cực vào ngân sách Nhà nước, trong thời kỳ 2001 – 2005, tổng giá trị nộp ngân sách của các doanh nghiệp cụm, điểm công nghiệp tăng mạnh và đạt khoảng 2 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 45 %/năm và gấp 6 lần so với kế hoạch 5 năm 1996 – 2000. - Yêu cầu nâng cao hiệu quả kinh tế Một trong những mục tiêu lớn nhất đối với các doanh nghiệp khi tham gia vào cụm, điểm công nghiệp là nâng cao hiệu quả kinh tế so với ngoài cụm, điểm công nghiệp. Việc phát triển cụm, điểm công nghiệp sẽ góp phần sử dụng ngày càng hiệu quả cơ sở hạ tầng và đẩy mạnh hợp tác sản xuất, tăng cường mối liên kết ngành trong phát triển kinh tế. Một trong những lợi thế thu hút đầu tư của các cụm, điểm công nghiệp là thuận lợi và sẵn có cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Cùng với việc gia tăng diện tích thành lập mới và mở rộng hàng năm, trong thời gian qua các cụm, điểm công nghiệp đã thành lập và hoàn thành cơ sở hạ tầng, số lượng ngày càng tăng Hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng gắn liền với đất của các cụm, điểm công nghiệp đang hoạt động ngày càng được nâng cao, thể hiện ở các chỉ tiêu: - Trong thời kỳ 2001 – 2005, các KCN, cụm, điểm công nghiệp cả nước đã cho thuê thêm được khoảng 7.000 ha đất công nghiệp, tỷ lệ lấp đầy các KCN, cụm, điểm công nghiệp đã vận hành tăng đều hàng năm từ 40% năm 1996 lên 50% năm 2000 và từ 55% năm 2001 lên 72% năm 2005. - Tính đến cuối tháng 12/2005, bình quân 1 ha đất công nghiệp của các KCN, cụm, điểm công nghiệp đã vận hành thu hút được 1,93 triệu USD tăng 60% so với năm 2001 (1,2 triệu USD/ha). - Giá trị sản xuất công nghiệp do 1 ha đất công nghiệp tạo ra tăng đều qua các năm từ 0,54 triệu USD/ha lên 0,76 triệu USD/ha; giá trị xuất khẩu bình quân hàng năm trong kế hoạch 2001 - 2005 đạt 0,33 USD/ha. Hiệu quả sử dụng đất cho phát triển các khu công nghiệp, cụm, điểm công nghiệp là rất rõ ràng. Cho đến thời điểm hiện nay (12/2005) theo số liệu điều tra, 1 ha đất nông nghiệp chỉ sử dụng khoảng 4-5 lao động, trong khi tại các khu công nghiệp số lượng lao động thu hút bình quân từ 80-100 người. Về giá trị sản xuất, 1 ha đất trồng trọt trung bình tạo ra khoảng 10 triệu đồng giá trị sản xuất trong khi 1 ha đất cụm, điểm công nghiệp đã cho thuê tạo ra khoảng 30 tỷ đồng. Việc hình thành các cụm, điểm công nghiệp đã góp phần tích cực làm cho nền kinh tế đất nước sống động hơn, biến tiềm năng đất đai, nguồn lực chưa được khai thác thành những của cải vật chất cụ thể, làm giàu cho đất nước, Không ít vùng nông thôn nghèo, đất đai sình lầy, hoang hóa, ít có khả năng sinh lợi, sau khi xây dựng cụm, điểm công nghiệp, thu hút được các nhà đầu tư kinh doanh, đã trở lên sầm uất, đời sống kinh tế - xã hội trong vùng như được “lột xác”. - Hướng phát triển và việc thành lập các cụm, điểm công nghiệp Định hướng phát triển kinh tế – xã hội đã góp phần quan trọng trong việc hình thành các cụm, điểm công nghiệp. Các cụm, điểm công nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, nâng cao dân trí và thực hiện các chính sách xã hội. Trong điều kiện tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam còn cao và có xu hướng gia tăng như hiện nay, việc thu hút hàng chục vạn lao động vào các cụm, điểm công nghiệp trong đó có một phần đáng kể lao động nông thôn dư là một đóng góp lớn về mặt xã hội. Đóng góp của cụm, điểm công nghiệp vào giải quyết vấn đề lao động, việc làm thể hiện ở những khía cạnh sau: - Phát triển cụm, điểm công nghiệp, mở ra một không gian kinh tế rộng lớn, một kênh mới rất có tiềm năng để thu hút lao động, giải quyết việc làm cho lao động xã hội. Lực lượng lao động trong cụm, điểm công nghiệp gia tăng cùng với sự gia tăng các cụm, điểm công nghiệp thành lập mới và mở rộng các dự án hoạt động trong cụm, điểm công nghiệp. - Cụm, điểm công nghiệp là nơi sử dụng lao động có chuyên môn kỹ thuật phù hợp với công nghệ mới áp dụng vào sản xuất đạt trình độ khu vực và quốc tế. Do đó, cụm, điểm công nghiệp đóng góp rất lớn vào đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam để hình thành đội ngũ lao động của nền công nghiệp hiện đại. - Phát triển cụm, điểm công nghiệp đồng nghĩa với hình thành và phát triển mạnh mẽ thị trường lao động, nhất là thị trường lao động trình độ trung bình ở nước ta. Hiện nay, lao động làm công ăn lương ở nước ta có khoảng 25,6% (khoảng 11 triệu lao động) thì 80% tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố lớn, KCN, cụm, điểm công nghiệp. Đây là một sự tác động rất lớn của khu công nghiệp, cụm, điểm công nghiệp đến phát triển thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong xu thế hội nhập ở nước ta. - Đây là môi trường rất tốt để đào tạo, chuyển giao khoa học quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp của Việt Nam để có thể tiếp cận cách thức, phương thức quản lý chuyên nghiệp Cụm, điểm công nghiệp đã góp phần nhất định vào việc bảo vệ môi trường sinh thái - Cụm, điểm công nghiệp là nơi tập trung các doanh nghiệp công nghiệp, do đó có điều kiện tập trung các chất thải do các doanh nghiệp thải ra để xử lý, tránh tình trạng khó kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp do phân tán về địa điểm sản xuất. - cụm, điểm công nghiệp góp phần thực hiện mục tiêu di dời các cơ sở sản xuất từ nội đô vào, do đó góp phần giải quyết ô nhiễm đô thị, xử lý tập trung ô nhiễm. - Thực tế cho thấy một số các cụm, điểm công nghiệp thực hiện rất tốt và hài hòa mục tiêu thu hút đầu tư với giải quyết vấn đề về môi trường, thực sự là những “công viên công nghiệp”, - Nhà nước tổ chức thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá Phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước là phương châm phát triển kinh tế xã hội nước ta. Vai trò định hướng của Nhà nước trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là rất quan trọng. đặc biệt trong vấn đề cơ chế chính sách phát triển công nghiệp, vấn đề tổ chức cách thức sản xuất công nghiệp. Trong thời gian qua, với định hướng tổ chức của Nhà nước thì cụm, điểm công nghiệp có đóng góp không nhỏ vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đa doanh nghiệp hóa ngành nghề, nâng cao trình độ công nghệ và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, góp phần chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế chung của cả nước và mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế. Một trong những mục tiêu nhằm thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa trong phạm vi địa phương và trên cả nước. Trong những năm qua, các KCN, cụm, điểm công nghiệp đã là một công cụ hữu hiệu để Nhà nước và chính quyền địa phương thu hút các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ công nghiệp để thực hiện mục tiêu này. Thúc đẩy quá trình tập trung hoá sản xuất Hoạt động của các cụm, điểm công nghiệp mặc dù mới được 15 năm nhưng bước đầu đã có những tác động lan tỏa tích cực ở một số mặt cụ thể như: - Cụm, điểm công nghiệp mở rộng mối liên kết ngành và liên kết vùng tập trung xung quanh cụm, điểm công nghiệp. Liên kết ngành trong cụm, điểm công nghiệp bước đầu đã có những kết quả nhất định thực hiện trong phạm vi nội bộ cụm, điểm công nghiệp bởi những ngành nghề bổ trợ lẫn nhau, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư trong cụm, điểm công nghiệp đã tạo điều kiện cho các ngành sản xuất nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp cụm, điểm công nghiệp hoặc bản thân các doanh nghiệp trong các cụm, điểm công nghiệp có điều kiện tiêu thụ sản phẩm tại các cơ sở kinh doanh xung quanh cụm, điểm công nghiệp. - Các cụm, điểm công nghiệp ra đời đã tạo nên pnhững vùng công nghiệp tập trung, tác động rất tích cực tới việc phát triển các cơ sở nguyên liệu, thúc đẩy phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ công nghiệp, nâng cao giá trị nông sản hàng hóa, nâng cao hiệu quả tổng hợp của các ngành sản xuất. Hiệu quả này đặc biệt rõ nét ở các cụm, điểm công nghiệp thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, các doanh nghiệp chế biến tại KCN tại Nam Định, Hà Nam, Bắc Giang, Cần Thơ... góp phần tiêu thụ nông sản của các hộ gia đình, cơ sở nông nghiệp ở vùng nông thôn xung quanh, cải thiện một bước đời sống nông dân. Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt là trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, cụm, điểm công nghiệp với vai trò thu hút và đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư đã thực sự có đóng góp không nhỏ trong việc huy động nguồn lực vào thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 1.2.3. Nội dung quản lý Nhà nước với sự phát triển cụm điểm công nghiệp Xây dựng chiến lược phát triển cụm, điểm công nghiệp Trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, chiến lược phát triển vùng, lãnh thổ, chiến lược phát triển công nghiệp, chiến lược mậu dịch quốc tế, địa phuơng xây dựng chiến lược phát triển cụm, điểm công nghiệp. Bởi vậy khi xây dựng chiến lược phát triển cụm, điểm công nghiệp phải nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự nhiên và xã hội trong chiến lược phát triển kinh tế chung. Xây dựng chiến lược phát triển cụm, điểm công nghiệp phải tạo được bước đi phù hợp với khả năng của vùng về tài chính, thu hút đầu tư của từng thời kỳ. Phát triển cụm, điểm công nghiệp cũng phải tính đến sự phân bố lực lượng sản xuất, trên lãnh thổ nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn và bảo vệ môi trường, môi sinh. Đồng thời phát triển cụm, điểm công nghiệp cũng cần xem xét đến tính cân đối trong phát triển khu vực, lãnh thổ và tính phát triển bền vững. Phát triển cụm, điểm công nghiệp cũng cần phải tính đến sự phát triển hài hoà giữa các vùng, lãnh thổ, tận dụng được lợi thế so sánh giữa các vùng, lãnh thổ để đảm bảo sự phát triển cân đối hợp lý chung của cả nước. Hệ thống biện pháp ưu đãi về kinh tế Việc xây dựng và áp dụng các biện pháp ưu đãi kinh tế xuất phát từ lợi ích của nước nhà và lợi ích lâu dài của nhà đầu tư. Các biện pháp ưu đãi kinh tế áp dụng tại cụm, điểm công nghiệp phải đảm bảo tính cạnh tranh cao đối với ngoài cụm, điểm công nghiệp; bình đẳng, các bên cùng có lợi, được thể chế hoá về mặt pháp lý. Đồng thời các biện pháp này cũng được điều chỉnh linh hoạt để theo kịp những biến động, thay đổi tình hình chính trị, kinh tế – xã hội. Các ưu đãi về kinh tế hấp dẫn, tính cạnh tranh cao nhưng cũng cần phải đảm bảo tính ổn định lâu dài để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư. Các biện pháp ưu đãi kinh tế đối với cụm, điểm công nghiệp bao gồm: - Ưu đãi thuế so với doanh nghiệp ngoài cụm, điểm công nghiệp và ổn định. - Hỗ trợ về tài chính như vay vốn ưu đãi, thuê đất, thuê hoặc mua nhà xưởng với giá thấp, khấu hao tài sản nhanh, ngoại đối... - Giá cả hợp lý, ổn định. Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội Khi chọn địa điểm thực hiện dự án, nhà đầu tư cũng thường quan tâm đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội của khu vực vì nó đảm bảo cho các hoạt động kinh tế sau này. Công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm công trình trong hàng rào và ngoài hàng rào cụm, điểm công nghiệp. Công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào là công trình phụ thuộc vào quy hoạch phát triển vùng, lãnh thổ và đòi hỏi vốn lớn. Vì vậy, nhà nước thường phải sử dụng ngân sách để đầu tư hoặc phải có cơ chế để huy động vốn các thành phần kinh tế khác tham gia như phương thức BOT, BO, BT... Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào cụm, điểm công nghiệp, thông thường huy động các nguồn vốn của các doanh nghiệp và tư nhân. Đây thực chất là doanh nghiệp đất đai và bất động sản dễ thu lợi nhuận cao nhưng lại phụ thuộc vào khả năng thu hút đầu tư nên rủi ro cũng lớn. Việc cho doanh nghiệp tiến hành kinh doanh cơ sở hạ tầng cụm, điểm công nghiệp là biện pháp huy động các nguồn vốn trong xã hội để san sẻ gánh nặng cho ngân sách và tận dụng vốn và khả năng kêu gọi đầu tư của các nhà đầu tư phát triển hạ tầng. Phát triển cụm, điểm công nghiệp có tác dụng lan toả về kinh tế và xã hội của vùng, lãnh thổ như áp lực lên hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tạo nên hiện tượng tập trung lao động, làm hạt nhân hình thành đô thị công nghiệp... Cũng như các công trình hạ tầng ngoài hàng rào, công trình hạ tầng kỹ thuật phải được nhà nước thực hiện trước một bước và đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của cụm, điểm công nghiệp và của vùng, lãnh thổ Chính sách quản lý thích hợp, thuận lợi cho nhà đầu tư Cho nhà đầu tư luôn mong muốn hoạt động trong môi trường có thủ tục đơn giản, được giải quyết nhanh chóng thuận lợi. Nếu hoạt động trong môi trường có cơ chế quản lý rườm rà, chậm chạp, quan liêu, giấy tờ, phiền nhiễu, tốn kém thời gian sẽ có làm cho các nhà đầu tư nản lòng vì họ có thể mất đi cơ hội trong kinh doanh, tốn kém thời gian, tiền bạc. Đối với cụm, điểm công nghiệp việc xây dựng một cơ chế quản lý đặc biệt, khác với cơ chế quản lý thông thường là một trong những nội dung quan trọng trong việc xây dựng môi trường đầu tư. Quản lý nhà nước đối với phát triển cụm, điểm công nghiệp được xây dựng tuỳ thuộc vào thể chế, điều kiện của mỗi địa phuơng trong từng thời kỳ. Bộ máy quản lý cụm, điểm công nghiệp gọn nhẹ, tinh giản, có đầy đủ chức năng, quyền hạn để đưa ra những quyết định kịp thời trước những yêu cầu của các nhà đầu tư trong các hoạt động kinh tế, đồng thời cũng có thể giám sát, quản lý một cách có hiệu quả các hoạt động kinh tế trong cụm, điểm công nghiệp hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng can thiệp trực tiếp của nhiều cơ quan nhà nước. Bộ máy quản lý đòi hỏi phải có đội ngũ công chức có tinh thần trách nhiệm, có năng lực chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ và xu thế phát triển chung. Chính sách về xúc tiến và vận động đầu tư Nhà đầu tư không mong muốn đầu tư vào một địa bàn không ổn định chính trị, có chính sách, luật pháp thay đổi tuỳ tiện bất lợi, không cởi mở, không chân thành, thiếu thiện ý và bất bình đẳng. Công tác xúc tiến và vận động đầu tư là quá trình có ý nghĩa hết sức quan trọng với mục đích giới thiệu môi trường đầu tư, hệ thống pháp luật, ưu đãi và các điều kiện đầu tư vào cụm, điểm công nghiệp nhằm rút ngắn thời gian tìm hiểu, đi lại của nhà đầu tư. Nhà nước phải chủ động và tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động này. Trong công tác vận động, xúc tiến đầu tư, nhà nước cũng cần có sách lược như lựa chọn đối tác, khu vực nhằm có thể tranh thủ tối đa nguồn vốn, công nghệ và thị trường tiêu thụ sản phẩm đáp ứng nhu cầu phát triển của vùng. 1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN VỀ KHU, CỤM, ĐIỂM CÔNG NGHIỆP 1.3.1. Chính sách phát triển khu, cụm, điểm công nghiệp ở Đài Loan Nhằm thực hiện chính sách phát triển công nghiệp và quản lý môi trường, trong thời gian đầu, Đài Loan phát triển các khu chế xuất, tiếp theo là các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Năm 1960, Chính phủ Đài Loan ban hành Bộ Luật khuyến khích đầu tư và tiếp sau đó là Bộ luật nâng cấp sản nghiệp. Hơn 30 năm qua, Đài Loan đã có 95 KCN, CĐCN được hoạch định với tổng diện tích hơn 13000 ha đã được hoàn thành và 19 KCN,CCN với tổng diện tích hơn 19800 ha đang trong quá trình xây dựng. Riêng các KCN,CĐCN đã hoàn thành, thu hút được gần 9.400 nhà máy với hơn 35 vạn lao động trực tiếp đã là nguồn động lực quan trọng cho sự tăng trưởng sản xuất công nghiệp ở Đài Loan. Nói đến thành công về KCN, CĐCN, KCX ở Đài Loan phải kể đến sự thành công của các KCX Cao Hùng (60ha), Nam Tử (98ha), Đài Trung (25ha). Sau 27 năm hoạt động, 3 KCX này đã thu được 20 tỷ USD lợi nhuận và tạo việc làm cho 96000 lao động. Các doanh nghiệp đầu tư vào KCN, CĐCN, KCX được hưởng những ưu đãi về tài chính và quản lý. Cơ quan quản lý KCX ở Đài Loan thực hiện việc quản lý KCX theo cơ chế dịch vụ một cửa từ việc xét duyệt đầu tư, cho thuê mặt bằng đến việc cung cấp các dịch vụ. Tuy nhiên, do vấn đề lao động, công nghệ và ô nhiễm môi trường hiện nay trong các KCN, CĐCN, KCX đã thúc đẩy các nhà đầu tư di chuyển cách ngành đòi hỏi nhiều lao động, công nghiệp thấp, dễ gây ô nhiễm sang các nước khác để phát triển những ngành có hàm lượng chất xám cao, công nghiệp cao,sản xuất các sản phẩm có giá trị kinh tế cao. 1.3.2. Chính sách phát triển KCN, CĐCN ở Thái Lan Thái Lan phát triển mô hình KCN, CĐCN, KCX từ năm 1970. Mô hình KCN, CĐCN, KCX của Thái Lan là mô hình KCN, CĐCN tập trung tổng hợp, bao gồm KCN, CĐCN, KCX và các khu dịch vụ. Cho đến cuối năm 2000, Thái Lan có 55 KCN, CĐCN tập trung với tổng diện tích hơn 14000 ha. Khu công nghiệp của Thái Lan được phân bố theo ba vùng. Vùng I, bao gồm Bangkok và 5 tỉnh lân cận, có 11 KCN, CĐCN được thành lập với tổng diện tích gần 2800 ha. Vùng II, bao gồm 12 tỉnh tiếp theo có19 KCN, CĐCN được thành lập có tổng diện tích 5300ha. Vùng III, bao gồm 58 tỉnh còn lại, có 25 KCN, CĐCN được thành lập với tổng diện tích 5900ha. Trong số KCN Maptaphut là KCN lớn nhất với diện tích 1180ha; bên cạnh đó cũng có KCN, CĐCN có quy mô diện tích nhỏ vài chục ha. Các KCN, CĐCN Thái Lan có thể do Nhà nước, tư nhân sở hữu hoặc thông qua một Tổng Công ty Nhà nước là Industrial Estates Authority of Thailand (IEAT) hoặc Cơ quan đầu tư Thái Lan – Board of Investment (BOI); hoặc thuộc Bộ Công nghiệp Thái Lan hoặc liên doanh với IEAT. Do vậy, phương thức đầu tư xây dựng kinh doanh cơ sở hạ tầng cũng đa dạng. Nhà đầu tư thứ cấp mua đất có thời hạn hoặc thuê đất trong KCN, CĐCN đã phát triển hạ tầng. Đầu tư vào các KCN, CĐCN Thái Lan, các nhà đầu tư được hưởng ưu đãi về thuế, phí, giá và cơ chế quản lý một cửa. Các ưu đãi về tài chính được xác định theo vùng ưu đãi đầu tư. Vùng III là vùng ưu đãi nhất. Đồng thời, Thái Lan cũng quy hoạch ngành theo vùng ưu đãi đầu tư. Nhiều ngành công nghiệp không được phép đầu tư vào Vùng I mà chỉ được phép đầu tư vào vùng II hoặc vùng III. Ví dụ như ngành sản xuất các sản phẩm cao su, caramic, sứ, kính và chế tạo dụng cụ... phải đặt ở vùng II hoặc vùng III; ngành sản xuất thức ăn gia súc, dầu thực vật, nước uống coca, đường ăn, sản phẩm may mặc thông thường, lưới đánh cá... phải đặt ở vùng III. Nhìn chung các ngành cần nhiều lao động giản đơn, dễ gây ô nhiễm, cần sử dụng nguyên liệu ngành nông nghiệp được quy hoạch xa Băng Cốc và 5 tỉnh lân cận. Đây cũng là kinh nghiệm đối với Việt Nam trong việc thu hút đầu tư theo quy hoạch và bố trí các cơ sở công nghiệp. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động, Thái Lan cũng áp dụng mô hình quản lý dịch vụ “một cửa” đối với KCN, CĐCN. Các doanh nghiệp đầu tư vào KCN xin ưu đãi và các thủ tục liên quan tại EAIT, EAIT có đại diện của các Bộ, Ngành tham gia và có cơ quan thường trú đóng tại các vùng, các KCN. EAIT như một doanh nghiệp Nhà nước có nhiệm vụ đầu tư xây dựng và kinh doanh đất đai, cơ sở hạ tầng, đồng thời có chức năng theo luật được cấp chứng nhận ưu đãi cho doanh nghiệp, hướng dẫn đầu tư, chịu tn xúc tiến kêu gọi đầu tư vào KCN, CĐCN. Hiện nay, cơ chế này hoạt động rất có hiệu quả. 1.3.3. Chính sách phát triển KCN, CĐCN, khu thương mại tự do ở Malaixia Thực hiện chính sách phát triển theo quy hoạch, Chính phủ Malaixia cũng phát triển mô hình KCN, CĐCN từ năm 1970. Tính đến năm 1997, đã có 206 KCN, CĐCN và 14 khu tự do được thành lập với tổng diện tích hơn 30 nghìn ha. Chính phủ Malaixia cũng khuyến khích khu vực tư nhân phát triển các KCN, CĐCN (24 khu). Hầu hết các ngành sản xuất công nghiệp đều tập trung trong các KCN, CĐCN. Việc quy hoạch phát triển KCN, CĐCN do các cơ quan Trung ương đảm nhận. Cụ thể là Bộ tài chính quyết định địa điểm xây dựng KCN, CĐCN. Về phát triển cơ sở hạ tầng, mỗi bang của Malaixia thành lập tổng Công ty phát triển (SEDC) có nhiệm vụ không chỉ mua đất xây dựng hạ tầng trong các KCN, CĐCN để bán hoặc cho thuê lại mà còn có nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực và kinh doanh các công trình khác như nhà ở, khu vui chơi giải trí, bến cảng, hệ thống cấp điện, cấp nước. Với phương thức này, việc phát triển hạ tầng tuân thủ theo quy hoạch được thực hiện tốt và đồng bộ. Về quản lý Nhà nước, để quản lý hoạt động của các KCN, CĐCN, Khu thương mại tự do, Chính quyền địa phương các Bang được giao nhiệm vụ quản lý toàn diện các hoạt động của doanh nghiệp. Chủ đầu tư đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Bộ Công thương; xin giấy phép đầu tư tại Uỷ ban đầu tư (MIDA) và xin hưởng ưu đãi về thuế tại Bộ Tài chính, nhưng các cơ quan này có đại diện thường trú ở các Bang. Sản phẩm sản xuất tại các khu thương mại tự do được phép bán vào nội địa một tỷ lệ nhất định (khoảng 20%) và phải nộp thuế như hàng hóa nhập khẩu. 1.3.4. Chính sách phát triển đặc khu kinh tế ở Trung Quốc Chính phủ Trung Quốc chủ trương phát triển kinh tế vùng ven biển bằng việc xây dựng các đặc khu kinh tế. Ngoài ra, Trung Quốc cũng chủ trương phát triển kinh tế biên mậu. Từ năm 1997 đến nay, Trung Quốc đã xây dựng 5 đặc khu kinh tế là ở Thâm Quyến (327,5km2), Chu Hải (15,2km2), Sán Dầu (52,6km2), Hạ Môn (131km2) và sau đó Hải Nam (cả đảo – 34500km2) nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, tăng cường xuất khẩu. Tính đến năm 1996, tổng vốn đầu tư vào đặc khu ở Trung Quốc là 60,5 tỷ USD, đạt kim ngạch xuất nhập khẩu 59,14 tỷ USD chiếm 20,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc. Tại các đặc khu kinh tế, Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng những chính sách ưu đãi đặc biệt cho các nhà đầu tư nước ngoài về thuế, đất đai, thị trường, quản lý hành chính, tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, ngoại hối. Ngoài ra Chính phủ Trung Quốc đã tập trung tối đa các nguồn lực để xây dựng các đặc khu kinh tế, đặc biệt là vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào đặc khu kinh tế được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, thuế công thương, thuế thu nhập khác, thuế xuất, thuế nhập... hơn hẳn so với đầu tư các nơi khác trên lãnh thổ Trung Quốc. Đối với đất đai, mặc dù theo luật của Trung Quốc, đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước, nhưng nhà đầu tư có thể được chuyển nhượng, bán cho thuê, thế chất đất theo quy định. Các chính sách về tiền tệ, ngân hàng, ngoại hối trong các đặc khu kinh tế cũng được nới lỏng, linh hoạt, thuận lợi hơn so với những quy định trong lãnh thổ nội địa. Sản phẩm sản xuất trong đặc khu kinh tế ngoài việc xuất khẩu, tiêu thụ trong đặc khu không phải nộp thuế còn được bán vào thị trường nội địa nhưng phải chịu thuế nhập khẩu. Về quản lý Nhà nước, Trung Quốc đã thành lập các cơ quan quản lý đặc khu kinh tế từ Trung ương đến địa phương. Ở Trung Quốc có Văn phòng về đặc khu kinh tế thuộc Hội đồng Nhà nước, Chính quyền tỉnh có Uỷ ban quản lý các đặc khu và từng đặc khu có Uỷ ban quản lý đặc khu. Riêng Thâm Quyến, chính quyền nhân dân của đặc khu được thành lập. Tuy nhiên, trên thế giới, cũng không ít KCN, CĐCN, KCX thất bại hoặc chưa thành công hoặc thành công rất chậm như KCX Bataab (Philippin), khu thương mại tự do Kandia (Ấn Độ) và một số KCX ở Châu Phi... do những nguyên nhân như cơ sở hạ tầng yếu kém, lựa chọn sai địa điểm, chế độ quản lý tồi, thủ tục rườm rà, vận động đầu tư kém... Theo đánh giá chung của các nhà phân tích, sự thành công của các KCN, CĐCN, KCX là kết quả tổng hợp của các yếu tố sau: - Tình hình chính trị, xã hội và kinh tế vĩ mô ổn định, chế độ thương mại thích hợp. - Cơ chế quản lý linh hoạt, có hiệu quả cao, thủ tục hành chính đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tránh được mức thấp nhất tệ quan liêu, hành chính gây phiền hà cho các nhà đầu tư. - Biện pháp khuyến khích, ưu đãi cao, nhất là thuế. - Lao động dồi dào, có kỹ năng, tiền lương thấp. - Có địa điểm thuận lợi, quy mô phù hợp. - Có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tốt; gần trung tâm đô thị và công nghiệp có khả năng hậu thuẫn cho hoạt động kinh tế ... - Các ngành công nghiệp trong nước hỗ trợ. Để thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đảm bảo kiểm soát được môi trường, tiết kiệm đất đai, phân bố lực lượng sản xuất hợp lý, các nước phát triển đã lựa chọn những địa điểm thuận lợi, thích hợp xây dựng các KCN, CĐCN, KCX. Bên cạnh đó, các nước đang phát triển cũng áp dụng những chính sách phát triển KCN, CĐCN, KCX như các ưu đãi về tài chính, quản lý ... đối với KCN, CĐCN, KCX nhằm hấp dẫn các nhà đầu tư và cũng có những biện pháp để thực hiện các chính sách đó. Qua kinh nghiệm phát triển KCN, CĐCN, KCX và đặc khu kinh tế của một số nước, KCN, CĐCN, KCX hay đặc khu kinh tế thực sự là công cụ tốt để thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế – xã hội đất nước. Đồng thời kinh nghiệm của các nước trong phát triển KCN, CĐCN, KCX cũng đem lại cho Việt Nam những bài học bổ ích như việc xây dựng chiến lược phát triển KCN, CĐCN, KCX phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của nước mình, phải có những bước đi thích hợp trong từng thời kỳ; các ưu đãi đối với KCN, CĐCN, KCX phải đảm bảo tính cạnh tranh cao; xây dựng môi trường đầu tư phải hấp dẫn; quản lý gọn nhẹ có hiệu quả với mục tiêu tạo thuận lợi tối đa cho nhà đầu tư nhưng vẫn đảm bảo quản lý tốt; hệ thống pháp luật phải ổn định, dễ hiểu và thông thoáng... 1.3.5. Một số tỉnh Nam Định, Hải Dương 1.3.5.1. Nam Định Nam định là một tỉnh nghèo, thuần nông, ngư nghiệp, công nghiệp chủ yếu là dệt, may, cơ khí, tiểu thủ công nghiệp là những làng nghề đồ mộc, đúc, thủ công mỹ nghệ..., bình quân thu nhập đầu người thấp, hàng năm phải xin ngân sách Trung ương hỗ trợ. Nam Định có điểm xuất phát thấp so với các tỉnh trong vùng và khu vực, do vậy chỉ có phát triển công nghiệp, dịch vụ Nam Định mới vươn lên và khẳng định được là tỉnh trung tâm của vùng Đồng bằng nam sông Hồng. Tháng 11 năm 2003 Ban Quản lý các KCN, CĐCN tỉnh Nam Định được thành lập và đi vào hoạt động. Sau hơn 2 năm xây dựng và phát triển các KCN, cụm CN bước đầu đã có những kết quả. Thực hiện nhiệm vụ xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển các KCN, CĐCN của tỉnh đến năm 2015, tầm nhìn 2020, Ban Quản lý các KCN, CĐCN đã hoàn thành công tác khảo sát thực tế, lập báo cáo quy hoạch xây dựng 12 KCN tập trung và 2 cụm CN tầu thuỷ trên địa bàn tỉnh. Bằng nhiều hình thức quảng bá các lợi thế về đầu tư của tỉnh Nam Định trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt đã xây dựng các chương trình giới thiệu Nam Định trên đĩa CD, trên trang web của tỉnh gây được ấn tượng tốt đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Sau hơn 2 năm xây dựng và phát triển, đến nay Nam Định đã có một khu CN quy mô 327 ha đi vào hoạt động, đó là KCN Hoà Xá. Đến hết năm 2005, KCN Hoà Xá đã có 74 dự án được cấp phép với tổng mức vốn đầu tư đăng ký theo dự án là 2.854 tỷ đồng và 58,4 triệu USD, diện tích đất thương phẩm các dự án đăng ký thuê đạt 200 ha, số lao động sẽ thu hút, theo dự án: trên 2,5 vạn lao động. Hiện có 55 dự án đi vào hoạt động (trong đó có 3 dự án đầu tư FDI, 1 dự án liên doanh) với tổng mức đầu tư của các dự án vào KCN này là: 1.574 tỷ đồng trên mức vốn đăng ký 2.854 tỷ đồng đạt 55,15% và 21,3 triệu USD/58,4 triệu USD vốn đăng ký đạt 36,5%. Trong tổng số 74 dự án được cấp phép đã có 55 dự án đi vào sản xuất, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 đạt: 467,20 tỷ đồng, vượt 26% so với kế hoạch; doanh thu dạt 787,40 tỷ đồng, vượt 57% so với kế hoạch, bước đầu nộp Ngân sách đạt 37,80 tỷ đồng vượt 150% so với kế hoạch và lượng hàng hóa xuất khẩu đạt trên 40 triệu USD. Kết quả trên đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Các dự án đi vào hoạt động đã tạo ra trên 10.000 việc làm cho lực lượng lao động trong và ngoài tỉnh. Tiền lương bình quân chung của người lao động tại KCN Hoà Xá hiện đạt 850-900 đồng/người/tháng. Tuy nhiên, qua khảo sát ở các doanh nghiệp đã đi vào sản xuất, số công nhân có trình độ tay nghề khá còn ít ở tất cả các ngành nghề, số lao động mới được tuyển dụng chưa quen với tác phong và phương pháp quản lý công nghiệp, chưa phù hợp với sức ép về thời gian, nội quy và yêu cầu về kỹ thuật của các doanh nghiệp. Thành công của việc xây dựng & phát triển KCN Hoà Xá là sự khởi đầu cho sự phát triển các KCN, CĐCN tỉnh Nam Định, có ý nghĩa quan trọng mở ra quá trình phát triển các KCN, CĐCN khác của tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao tỷ trọng công nghiệp trong tổng GDP, tạo sự bứt phá trong kinh tế xã hội của tỉnh. Thành công trên được xuất phát từ những nguyên nhân chính là: - Hệ thống hạ tâng kỹ thuật về giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống dịch vụ kỹ thuật v.v.... của tỉnh đã từng bước được cải thiện có chiều hướng thuận lợi cho đầu tư của các nhà đầu tư. - Cơ chế ưu đãi, khuyến khích đầu tư của tỉnh thông thoáng tạo sức thu hút nhà đầu tư. - Trình độ cán bộ công chức trong Ban Quản lý các KCN, CĐCN và các doanh nghiệp từng bước được hoàn thiện. Nội bộ đoàn kết có sự phối hợp tích cực giữa chính quyền và các tổ chức đoàn thể như công đoàn, đoàn thanh niên qua đó phát huy đầy đủ tính dân chủ trong cơ quan, doanh nghiệp. Bên cạnh những thành công, còn bộc lộ những hạn chế cần khắc phục, nhằm từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động các KCN, CĐCN của tỉnh. - Trong công tác quản lý, chưa xây dựng được quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý và các ngành chức năng có liên quan của tỉnh, nên một số hoạt động có nơi có lúc còn bị chồng chéo gây tốn kém thời gian của doanh nghiệp. - Công tác đầu tư hạ tầng chưa thật đáp ứng kíp thời đòi hỏi của các nhà đầu tư, một số hạng mục có tiến độ chậm. - Việc cung cấp các dịch vụ phục vụ cho doanh nghiệp tuy đã được quan tâm, cải tiến song có mặt còn hạn chế, có lúc còn gây bức xúc cho doanh nghiệp. - Việc phối hợp giữa các doanh nghiệp trong quá trình SXKD còn nhiều bất cập. - Tốc độ thu hút đầu tư còn chậm, đặc biệt là đầu tư FDI; chưa mời gọi được những dự án lớn, những nhà đầu tư tầm cỡ thế giới và khu vực đến đầu tư. Một số vấn đề quan trọng có tính quyết định trong quá trình hình thành và phát triển là công tác đầu tư hạ tầng, công tác kêu gọi xúc tiến đầu tư. Để đảm bảo cho quá trình xúc tiến đầu tư được thuận lợi, tránh những thiệt hại không đáng có cho nền kinh tế quốc dân nói chung, Ban Quản lý tỉnh Nam Định đã có các giải pháp và kiến nghị các cơ quan hữu quan với nội dung sau: 1. Chính phủ cần có cơ chế chính sách ưu đãi cho những tỉnh không có lợi thế về thu hút đầu tư (là những tỉnh có vị trí địa lý không thuận lợi, xa trung tâm, hạ tầng cơ sở, dịch vụ kém, thu nhập bình quân thấp). 2. Có cơ chế khuyến khích, ưu đãi đầu tư hợp lý cho những doanh nghiệp xây nhà cho công nhân. 3. Mở rộng hệ thống đào tạo nghề ở các tỉnh trên cơ sở dự báo những ngành công nghiệp sẽ đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu về cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng. 1.3.5.2. Hải Dương Cụm công nghiệp tàu thuỷ Hải Dương tại xã Lai Vu – huyện Kim Thành – tỉnh Hải Dương được xây dựng trên diện tích 192,5 ha, có tổng mức đầu tư khoảng gần 400 tỷ đồng. Tại đây sẽ hình thành thêm một Trung tâm công nghiệp tàu thuỷ đa năng ở miền Bắc – nơi có vị trí chiến lược nằm kề với tam giác kinh tế trọng điểm miền Bắc (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh). Dự án “Xây dựng cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp tàu thuỷ Hải Dương” được Hội đồng quản trị Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam chính thức phê duyệt ngày 4/7/2003. Đây là một mô hình đầu tư có qui mô và ý nghĩa lớn nằm trong kế hoạch phát triển và qui hoạch tổng thể ngành của Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam đến năm 2010. Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam – chủ đầu tư dự án thông qua Ban Quản lý thực hiện dự án đầu tư “Cụm công nghiệp tàu thuỷ Hải Dương”. Ngày 26/11/2004 đã diễn ra Lễ bàn giao đất của UBND tỉnh Hải Dương cho Ban Quản lý dự án Cụm công nghiệp Tàu thủy Hải Dương. “Cụm công nghiệp tàu thuỷ Hải Dương” (CCN) được đầu tư xây dựng tại xã Lai Vu – huỵên Kim Thành – tỉnh Hải Dương. Cụm công nghiệp được xây dựng trên diện tích 192,5 ha, có tổng mức đầu tư khoảng gần 400 tỷ đồng. Tại đây sẽ hình thành thêm một Trung tâm công nghiệp tàu thuỷ đa năng ở miền Bắc – nơi có vị trí chiến lược nằm kề với tam giác kinh tế trọng điểm miền Bắc (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh). CCN cách thủ đô Hà Nội khoảng 50 km dọc theo Quốc lộ 5, cách biên giới Việt Trung 180 km, rất thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu và cung cấp sản phẩm cho các vùng kinh tế trọng điểm trong và ngoài nước. Cơ sở hạ tầng CCN được xây dựng khá qui mô, đồng bộ và hoàn chỉnh bao gồm: Hệ thống giao thông nội bộ, hệ thống đầu mối giao thông giữa CCN và tuyến đường 5 Quốc gia, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cấp điện, cấp nước, hệ thống thoát nước thải và nước mưa, hệ thống chiếu sáng, hệ thống cây xanh, hệ thống rào CCN, nhà xưởng, kho bãi, nhà điều hành... (trong đó hệ thống giao thông: tuyến đường mặt chính cắt 53 m, tuyến đường vành đai mặt cắt 22,5 m; hồ điều hoà diện tích 1,75 ha; mương thoát nước chiều dài 1075 m; chiều dài mặt cắt QL5: 2 km; chiều dài sông bao quanh: 6,5 km; đường sắt song song với QL5: 2 km; hai đầu Cụm công nghiệp có 2 ga xe lửa Tiền Trung và Lai Khê). Tại đây sẽ tập trung đa dạng các ngành nghề phục vụ cho phát triển Ngành Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam nói riêng và ngành Công nghiệp Việt Nam nói chung (dự kiến sẽ xây dựng trong CCN các công trình: các nhà máy đóng mới, sửa chữa container, nhà máy gia công lắp ráp xe rơmooc và xe vận tải container, nhà máy đóng tàu, nhà máy tôn mạ màu, nhà máy thiết bị an toàn tàu thuỷ, nhà máy điện khí cụ điện tàu thuỷ, nhà máy chiết ga và khí công nghiệp, cảng, bãi container, Trung tâm phát triển công nghệ cao và một số công trình khác...). Cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp dự kiến được xây dựng khá hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại theo đúng tiêu chuẩn của một KCN kiểu mẫu – đảm bảo hạ tầng kỹ thuật gắn liền với hạ tầng xã hội. Sự hình thành Cụm công nghiệp Tàu thuỷ Hải Dương – trung tâm công nghiệp đóng tàu có qui mô của cả nước chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ trong việc tăng cường tính hiệu quả vốn đầu tư, đồng thời kết nối tuyến vận tải đường biển và giao thông vận tải nội địa, giải quyết những vấn đề bất cập đang đặt ra trong ngành vận tải, sản xuất ra những sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao đến nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt bên cạnh hạ tầng CCN, hạ tầng xã hội của CCN cũng rất được quan tâm chú trọng và phát triển đồng bộ với các hạng mục công trình: khu dịch vụ – văn hoá - thể thao – thương mại, khu nhà ở cho công nhân, trường công nhân kỹ thuật dạy nghề, hệ thống cây xanh, ... sẽ đáp ứng được nhu cầu cuộc sống, sinh hoạt ngày càng cao của NLĐ trong CCN, đồng thời làm tăng sức hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư đến với CCN. Mục tiêu chiến lược phát triển Cụm công nghiệp đến năm 2010 với trọng tâm được xác định là: Xây dựng, phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; Phấn đấu đến năm 2010 đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có nền Công nghiệp Tàu thuỷ phát triển vào bậc trung bình tiên tiến trong khu vực; Mục tiêu tới năm 2010 đạt tỷ lệ nội địa hoá 60% đối với các sản phẩm tàu biển đóng mới; Tập trung xây dựng mới một số nhà máy trọng điểm đóng và sửa chữa tàu lớn từ 30.000 DWT đến 100.000 DWT. Mười tám tháng qua, dưới sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của BLĐ Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, sự điều hành năng động, sáng tạo của BLĐ Ban quản lý dự án cùng với tinh thần nhiệt tình, tâm huyết và trách nhiệm cao trước công việc của tập thể CBCNV Ban quản lý, đến nay giai đoạn 1 của dự án (san nền, đền bù GPMB, đường giao thông, hồ điều hoà, mương...) đã gần đi vào hoàn tất. Chắc chắn khi dự án hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ hứa hẹn một sự khởi sắc mới trong ngành công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam, đưa tên tuổi và thương hiệu “VINASHIN” lên một tầm cao mới, đồng thời góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội tỉnh Hải Dương và của miền Bắc phát triển toàn diện. Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC CỤM, ĐIỂM CÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở HÀ TÂY 2.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC CỤM, ĐIỂM CÔNG NGHIỆP Ở HÀ TÂY 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế – xã hội và vấn đề phát triển công nghiệp ở Hà Tây Hà Tây là một tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) Bắc Bộ, có tọa độ địa lý: 20,31o - 21,17o vĩ độ Bắc, 105,17o - 106o kinh Đông, là vùng đất nối liền giữa vùng Tây Bắc và vùng Trung du Bắc Bộ với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng, có địa hình đa dạng: miền núi, trung du và đồng bằng thuận lợi để phát triển nông nghiệp, công nghiệp, du lịch và dịch vụ. Diện tích đất tự nhiên: 2192,07km2 Dân số năm 2004 là 2,5 triệu người. Hà Tây có 14 đơn vị hành chính gồm thị xã Hà Đông, thị xã Sơn Tây và 12 huyện: Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Quốc Oai, Hoài Đức, Thường Tín, Phú Xuyên, Thanh Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức, ứng Hòa. * Vị trí địa lý kinh tế – chính trị của Hà Tây - Hà Tây nằm ở vị trí bao quanh Thủ đô Hà Nội về phía Tây, Tây Nam và phía Nam, có 5 tuyến đường vào thủ đô Hà Nội là đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, Pháp Vân - Cầu Giẽ và các quốc lộ 1A (cũ), 6, 32. Phía Đông giáp thủ đô Hà Nội, phía Đông Nam giáp tỉh Hưng Yên, phía Nam giáp tỉnh Hà Nam, phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình, phía Bắc giáp hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Hà Tây là địa bàn mở gắn với phát triển của thủ đô Hà Nội theo định hướng xây dựng các thành phố vệ tinh và sự phân bố công nghiệp của Hà Nội. Về đường thủy có hai hệ thống đường thủy trong đó sông Hồng nối liền Hà Nội với các tỉnh duyên hải Bắc Bộ; và các tỉnh duyên hải miền núi phía Bắc sông Đà nối Hà Tây với toàn bộ vùng Tây Bắc. Trên địa bàn Hà Tây có đường sắt Bắc - Nam chạy qua, nối liền Hà Tây với các tỉnh phía Bắc và phía Nam đất nước. Về hệ thống cấp điện có trạm phân phối điện quốc gia được đặt tại tỉnh Hà Tây. Nhờ đó, việc cung cấp điện năng luôn được đảm bảo cả về chất lượng và số lượng đủ khả năng thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của công cuộc phát triển kinh tế – xã hội. Ngoài ra, với vị trí địa lý của mình, tỉnh Hà tây có điều kiện thuận lợi trong việc sử dụng hệ thống kết cấu hạ tầng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Đông Bắc và Tây Bắc Bắc Bộ: các cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc gia và quốc tế... - Chuỗi đô thị mới dọc theo đường 21 Miếu Môn – Xuân Mai – Hòa Lạc – Sơn Tây nằm trong quy hoạch phát triển toàn vùng thủ đô Hà Nội, chuỗi đô thị Miến Môn – Xuân Mai – Hòa Lạc Sơn Tây sẽ được phát triển như một chuỗi đô thị đối trọng của thủ đô Hà Nội với một số tính chất chủ yếu là khu vực tăng trưởng kinh tế xã hội trọng yếu của quốc gia trên lãnh thổ phía Bắc tỉnh Hà Tây trong thế kỷ 21; là trung tâm đào nghiên cứu khoa học, công nghệ cao có ý nghĩa quốc gia, khu vực và quốc tế; là trung tâm công nghiệp tập trung và là vùng du lịch nghỉ dưỡng, văn hóa quốc gia. Các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam; Đại học Quốc gia Hà Nội, khu công nghệ cao Hòa Lạc là những dự án lớn mang tầm cỡ quốc gia, là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển kinh tế của Hà Tây. * Đặc điểm địa hình: Tỉnh Hà Tây có địa hình đa dạng, bao gồm vùng núi cao, vùng đồi thấp và vùng đồng bằng thấp trũng. a. Vùng núi cao: diện tích khoảng 17.000ha, chiếm 7,9% diện tích đất tự nhiên, trong đó có khoảng 7400ha là rừng quốc gia. Các núi có độ cao thay đổi từ 300 m đến 1000m, trong đó có đỉnh núi Ba Vì cao 1281m và một số núi đá vôi ở phía Nam tỉnh (Chương Mỹ, Mỹ Đức) với nhiều hang động đẹp, các núi rừng này thường có độ dốc lớn, hay bị xói mòn, rửa trôi khi mùa mưa đến. b. Vùng đồi thấp: diện tích khoảng 53.000ha, chiếm 24,8% diện tích tự nhiên, chủ yếu có cao độ từ 30m đến 200m. Địa hình vùng đồi thấp dốc thoải vói độ dốc trung bình từ 8-20%, đây là vùng đất nâu vàng, đỏ. c. Địa hình đồng bằng: diện tích khoảng 144.300ha nằm về phía Đông của tỉnh, chiếm 67,3% diện tích đất tự nhiên. Chia thành hai dạng: vùng cao độ từ 10 đến 30m, khu vực Ba Vì với độ dốc < 10%, vùng đất này xây dựng rất tốt; vùng đồng bằng thấp trũng, vùng này có địa hình tương đối bằng phẳng, song lại có khu vực quá trũng, đó là khu vực Mỹ Đức (trong đê hữu ngạn sông Đáy) và klhu vực ứng Hòa – Thường Tián (trong đê tả ngạn sông Đáy). Ngoài ra còn có khu vực Phú Xuyên cũng quá thấp, cao độ nền thấp nhất chỉ đạt 1,7m. Nói chung đây là vùng thấp, thường bị ngập úng thường xuyên. Vì vậy phải có các công trình chống úng, két hợp với việc lựa chọn chế độ canh tác thích hợp v.v... * Đặc điểm khí hậu Tỉnh Hà Tây nằm trong vùng khí hậu đồng bằng Bắc Bộ mang đặc thù của miền khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. - Mùa đông: lạnh rõ rệt so với mùa hạ, chênh lệch giữa nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất và tháng nóng nhất lên tới 21oC, song nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất chỉ xuống đến 16 – 17oC, rất thuận lợi để phát triển cây vụ Đông gái trị kinh tế cao. - Mùa hè: nóng ẩm, mưa nhiều, lượng mưa trung bình từ 1700 – 1800mm. Lượng mưa tăng dần từ đầu mùa tới giữa mùa, đạt cực đại vào tháng 8, tháng 9 thuộc về mùa ít mưa. - Riêng vùng núi Ba Vì: khí hậu có sự khác biệt, ngoài sự chênh lệch nâng cao của nền nhiệt độ vùng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, ở Ba Vì còn có sự chênh lệch rõ nét về độ cao địa hình. Mùa hè nhiệt độ thấp so với chân núi, giảm dần theo độ cao. Mùa hè càng lên cao nhiệt độ càng giảm, khí hậu mát mẻ, dễ chịu. Mùa đông: từ cao độ 700m trở lên, nhiệt độ ổn định dưới 20oC, kéo dài trong 6 tháng. Độ ẩm ở đây cũng tỷ lệ nghịch theo độ cao và phụ thuộc vào mùa: giảm về mùa hè, tăng về mùa đông. Cùng với nền hạ thấp nhiệt độ, phụ thuộc vào độ cao, càng lên cao lượng mưa có tăng nhẹ, từ cao độ 500 – 600m lượng mưa tăng mạnh hơn, trên 600m lượng mưa tăng chậm. Càng lên cao tổng số giờ nắng càng nhiều hơn. Nói chung thời tiết đẹp, ít mây và sương mù. * Đặc điểm thủy văn Tỉnh Hà Tây có các sông lớn chảy qua là: Sông Đà, sông Hồng, sông Đáy, sông Tích, sông Bùi và sông Nhuệ. - Sông Đà là hạ lưu củă sông Lô nằm về phía Tây Bắc của tỉnh, đoạn chạy qua Hà Tây dài 32m, rộng khoảng 1000m. - Sông Hồng nằm về phía Bắc và phía Đông Nam tỉnh, đoạn qua phía Bắc Hà Tây có chiều dài khoảng 30km, tại thị xã Sơn Tây có chiều rộng khoảng 1000 – 1200m, đoạn chảy qua phía Đông Nam của tỉnh có chiều dài khoảng 58km, chiều rộng khoảng 1200 – 1500, - Sông Tích là trục tiêu chính của tỉnh sông bắt nguồn từ dãy núi Tản Viên (Ba Vì) chảy qua Sơn Tây và đổ vào sông Bùi tại chân cầu Tân Thượng – Xuân Mai. Sông có chiều rộng khoảng 15m đến 150m, chiều dài khoảng 70km. Sông quanh co, độ dốc củă sông từ 1-0,8%. Sông Tích cũng hay gây lũ lụt khi mùa mưa đến. - Sông Bùi: bắt nguồn từ dãy núi cao của huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình, đổ vào sông Đáy tại Quốc Oai. Sông có chiều rộng khoảng 10-100m. Chiều dài khoảng 32km. - Sông Đáy là một phân lưu của sông Hồng, bắt nguồn từ Hát Môn, chảy qua địa phận tỉnh Hà Tây dài 144km. Lưu vực sông Đáy dài và hẹp, dòng sông quanh co uốn khúc. Phía bờ hữu sông Đáy, đoạn từ Mai Linh đến Tân Lang có hai huyện (Chương Mỹ và Mỹ Đức) có diện tích 270km2 được sử dụng là bụng chứa khi phân lũ về chậm. Về mùa kiệt đoạn từ đập Đáy đến Ba Thá gần như không có dòng chảy nên việc cấp nước tưới rất khó khăn. Về mùa lũ, mực nước sông Đáy lên nhanh nhưng rút chậm. - Sông Nhuệ nối với sông Hồng qua cống Liên Mạc, và đổ ra sông Đáy qua cống Phủ Lý. Đoạn qua địa phận tỉnh Hà Tây có chiều dài 53km. Sông Nhuệ làm nhiệm vụ tưới tiêu cho Hà Nội, Hà T ây và Hà Nam. Ngoài hệ thống sông, suối chính còn có các kênh tiêu, mương máng, sông suối nhỏ chằng chịt khắp vùng. Đặc biệt là hệ thống hồ, đập nhân tạo khá phong phú. Hệ thống kênh tưới tiêu có tổng chiều dài 10000km, chủ yếu là công trình thủy lợim, các suối tự nhiên thoát nước khi mùa mưa đến. Hiện tại các con sông chảy qua tỉnh có rất nhiều tuyến đê cấp 1-4 bảo vệ. - Hệ thống ao hồ của tỉnh không lớn nhưng đóng vai trò quan trọng cho việc phát triển nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt cho nhân dân, nuôi trồng thủy sản, làm hồ điều hòa điều tiết nước khi mùa mưa đến và tạo cảnh quan thiên nhiên để phát triển du lịch. Mực nước ngầm ở tỉnh Hà Tây khá phong phú. Vùng đồng bằng chỉ đào sâu 10 đã có nước, vùng đồi núi thì sâu hơn. Khoan thăm dò tại khu vực Hòa Lạc cho thấy ở độ sâu 80m đã gặp tầng nước ngầm. * Tài nguyên khoáng sản Hà Tây có một số khoáng sản chính: đá vôi (ở Mỹ Đức - Chương Mỹ), đá Granít ốp lát (Chương Mỹ), sét (Chương Mỹ, Sơn Tây, Thạch Thất, Quốc Oai), cao lanh (Ba Vì, Quốc Oai), vàng gốc và sa khoáng (Quốc Oai, Chương Mỹ), Đồng (Ba Vì), than bùn (Mỹ Đức), nước khoáng (Ba Vì, đây là những tài nguyên quý, cần được khảo sát và đánh giá thêm. Trước mắt có thể lựa chọn khai thác một số tài nguyên như: đá vôi và sét sản xuất xi măng mác cao, gạch nung sét đồi với quy mô, sứ trang trí xây dựng, than bùn sản xuất phân vi sinh. * Tài nguyên cảnh quan du lịch, di tích lịch sử Vị trí địa lý, điều kiện thiên nhiên đặc biệt; lịch sử văn hóa lâu đời, con người, tất cả đã làm nên một Hà Tây nổi bật là tỉnh có tiềm năng lớn về nhiều loại hình du lịch như: Du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch lễ hội, du lịch thắng cảnh, du lịch làng nghề, du lịch làng Việt cổ, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cuối tuần và du lịch thể thao, vui chơi giải trí. Hà Tây có tới 2.388 di tích lịch sử, trong đó có khoảng 80 di tích được Nhà nước xếp hạng, có 12 di tích đặc biệt quan trọng. Hà Tây là tỉnh đứng thứ ba trong cả nước (sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) về số lượng di tích lịch sử. Điều quan trọng hơn là nhiều di tích lịch sử quý giá gắn liền với lịch sử phát triển của dân tộc, trong đó nổi bật là hệ thống chùa chiền và đền thờ cổ với nhiều lễ hội làng Việt cổ, các làng nghề truyền thống. Hà Tây còn có nhiều đình, chùa, đền miếu có giá trị cao về kiến trúc, điêu khắc nghệ thuật và tôn giáo như Chùa Hương, di tích đặc biệt cấp quốc gia đang làm thủ tục đưa vào danh mục các di sản thế giới vưói “Nam thiên đệ nhất động”; chùa Thầy gắn liền với tên tuổi Thiền sư Từ Đạo Hạnh; chùa Bối Khê, chùa Trăm Gian gắn liền với anh hùng dân tộc Nguyễn Binh An, chùa Mía – ngôi chùa có nhiều tượng Phật nhất ở Việt Nam với 287 pho tượng, chùa Đậu lưu giữ hai pho tượng táng thi hài của hai Thiền sư chùa Tây Phương, chùa Trầm và những ngôi đình nổi tiếng như: Tây Đằng, Chu Quyến, Tường Phiên, Đại Phùng, Hoàng Xà, Đề Và, Lăng Ngô Quyền, đền thờ Nguyễn Trãi, Thành cổ Sơn Tây đều là những di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng. Nếu được kết hợp với Hà Nội phát triển du lịch thì hiệu quả khai thác những tiềm năng du lịch to lớn này của Hà Tây sẽ rất lớn. Ngoài ra Hà Tây còn có rất nhiều các di sản văn hóa phi vật thể: các điệu hát, tập tục, lễ hội... Tất cả các lễ hội mang đậm nét đặc trưng cho lễ hội cổ truyền của vùng đồng bằng Bắc Bộ độc đáo, đặc sắc mang nhiều bí ẩn tín ngưỡng về những đấng thần linh, anh hùng dân tộc. Mỗi lễ hội giống nưh một viện bảo tàng sống về văn hóa, truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc với những lễ nghi tôn giáo như lễ tắm Tượng, tục đánh cá v.v... và những trò chơi dân gian như đấu vật, múa rối nước, hát Du, hát chèo tấu, thổi cơm thi. Rất nhiều lễ hội của tỉnh Hà Tây nổi tiếng Việt Nam và trên thế giới. Trong đó phải kể đến lễ hội Chùa Hương – một lễ hội dài nhất Việt Nam (3 tháng bắt đầu từ tháng giêng đến tháng ba âm lịch) thu hút khoảng nửa triệu khách mỗi năm. Tiếp theo phải kể đến như lễ hội hát Du tại huyện Quốc Oai cứ 36 năm mới được tổ chức một lần; các lễ hội khác là lễ hội Chùa Thầy, hội thả diều ở Bá Giang - Đan Phượng, hội chùa Tây Phương, hội chùa Đậu và chùa Và, hội đền Hát Môn... Núi Ba Vì là dải núi đá có nhiều hang động đẹp, nằm ở phía Tây của tỉnh tạo cho cảnh quan và khí hậu của tỉnh đa dạng hơn. Núi Ba Vì có rừng nguyên sinh, khí hậu mát mẻ, bản làng, đồng bào dân tộc ít người với văn hóa dân tộc truyền thống. Một hệ thống hồ, đập được xây dựng (Suối Hai, Ao Vua, Đồng Mô, Ngải Sơn...). Có quy hoạch trồng rừng và cây ăn quả làm đẹp cảnh quan môi trường. Với những tiềm năng đó kết hợp với vị trí địa lý nằm cạnh Hà Nội và tam gáic du lịch Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long. Tổng cục du lịch Việt Nam đánh giá Hà Tây là điểm du lịch có tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Đặc biệt là cảnh quan và di tích lịch sử thường được hình thành theo ba cụm: cụm Chùa Hương; cụm Ba Vì, Suối Hai, Ao Vua, Đồng Mô, Ngải Sơn; cụm Sơn Tây – Thạch Thất (Quốc Oai) nên dễ quy hoạch thành những trung tâm du lịch lớn. Tuy vậy muốn khai thác được tiềm năng này, để đưa kinh tế du lịch trở thành mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh phải được đầu tư lớn để xây dựng các cơ sở dịch vụ du lịch (khách sạn, nhà hàng...) cần nâng cấp các di tích lịch sử và cảnh quan, xây dựng kết cấu hạ tầng (điện, nước, giao thông liên lạc...), khôi phục, bảo tồn văn hóa dân gian. Nhờ có vị trí liền kề với thủ đô Hà Nội qua nhiều thế kỷ – nơi luôn có nhiều nhu cầu về các sản phẩm thủ công mỹ nghệ nên đã biến Hà Tây thành đất trăm nghề. Hiện nay ở Hà Tây có 1.160 làng có nghề, trong đó có khoảng 200 làng được công nhận theo tiêu chí của tỉnh, với những sản phẩm đặc sắc và được nhiều người ưa chuộng như lụa Vạn Phúc, nón Chuông, quạt Vác, khảm trai Chuyên Mỹ, hàng mây tre Phú Vinh, đồ mộc Tràng Sơn, tượng gỗ Sơn Đồng. Mỗi tháng làng nghề không chỉ là một đơn vị sản xuất mà còn là một cộng đồng văn hóa với đình, chùa, miếu lễ hội truyền thống. Do vậy đến đây du khách không chỉ được xem nghệ nhân làm nghề, mua sản phẩm mà còn có thể trực tiếp tham dự các hoạt động xã hội. Bên cạnh những tiềm năng du lịch nêu trên, tỉnh Hà Tây còn có tiềm năng du lịch sinh thái to lớn được tạo bởi những thắng cảnh nổi tiếng như: Núi và vườn quốc gia Ba Vì gắn với huyền thoại Sơn Tinh, Thủy Tinh, có nhiều hang động đẹp, nhiều suối, ao, hồ như Ao Vua, suối Tiên... có thể tạo nên những điểm du lịch có tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Đã từ nhiều năm nay, những điểm hấp dẫn này trở thành nơi lý tưởng cho du khách nghỉ dưỡng, nghỉ mát, vui chơi giải trí; thêm vào hệ thống các hồ tự nhiên như: suối Hai, Đồng Mô, Quan Sơn, Đồng Xương, Văn Sơn với diện tích mặt nước lớn nên rất thuận tiện cho mọi người tới đây thưởng thức các hoạt động thể thao nước, đánh gôn, câu cá. 2.1.2. Khái quát thực trạng làng nghề ở Hà Tây Định hướng phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đã xác định trong những năm tới phải: “Tập trung chỉ đạo xây dựng các điểm công nghiệp gắn với làng nghề, đưa sản xuất của các làng nghề tập trung ra ngoài nơi ở của khu dân cư” – “Phát triển mạnh các ngành nghề thủ công truyền thống, phấn đấu đến năm 2010 đạt 90% số làng nghề trong tỉnh có tay nghề, có 400 làng nghề trở lên đạt tiêu chí làng nghề của tỉnh”. - Đối với làng nghề dệt: Các làng nghề dệt Hà Tây nổi tiếng từ xa xưa, gần đây đang tiếp tục được khôi phục và phát triển, với gần 60 làng có tham gia làng nghề dệt, UBND tỉnh đã cấp bằng công nhận cho 14 làng thuộc các huyện, thị xã: Hoài Đức 4 làng, Thường Tín 2 làng, Hà Đông 1 làng, Mỹ Đức 2 làng, Ứng Hòa 1 làng, Thanh Oai 1 làng, Phú Xuyên 1 làng, Phú Thọ 1 làng, thu hút 25.000 lao động có việc làm, tạo giá trị doanh thu sản xuất CN-TTCN gần 600 tỷ đồng trong năm, trong đó nhiều làng nghề đạt giá trị khá như: Làng nghề dệt đũi Cống Xuyên, dệt màn Hoà Xá gần 10 tỷ đồng; làng nghề dệt khăn mặt, vải thổ cẩm, ru băng Phùng Xá 25,48 tỷ đồng; làng nghề dệt lụa Vạn Phúc 27,5 tỷ đồng; làng dệt len, cào bông Trát Cầu 153,8 tỷ đồng; lớn hơn cả làng nghề dệt kim La Phù 305,8 tỷ đồng, có giá trị xuất khẩu chiếm trên 90%. Kỹ thuật, công nghệ sản xuất của các làng nghề dệt chủ yếu thủ công, có một số làng cải tiến thiết bị và đầu tư thiết bị mới vào sản xuất, đưa năng suất, chất lượng sản phẩm cao hơn trước, được thị trường trong, ngoài nước ưa chuộng. Các làng nghề dệt lụa Cổ Đô (Ba Vì), dệt vải Vân Canh (Hoài Đức), dệt the, lượt, gấm, lụa La Khê (thị xã Hà Đông), dệt chồi, lượt Phùng Xá (Thạch Thất)... vẫn chưa được khôi phục. Để tồn tại, phát triển, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế trong các năm tới, các làng nghề dệt cần được định hướng phát triển: + Quy hoạch các cụm, điểm CN làng nghề để mở rộng mặt bằng cho các hộ gia đình sản xuất, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt bằng chặt hẹp, thu hút nhiều lao động làm việc ra nơi sản xuất tập trung tại cụm, điểm CN làng nghề, chống ô nhiễm môi trường cho làng. + Các làng nghề còn sản xuất theo công nghệ thủ công như làng dệt lụa Vạn Phúc, dệt vải, in hoa Ỷ Lan, La Dương, Dương Nội, dệt khăn, ru băng Phùng Xá... cần sớm đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị hiện đại kết hợp với công nghệ thủ công truyền thống, nghiên cứu công nghệ chống nhăn, chống phai màu trong nhuộm hấp cho sản phẩm lụa đến năm 2010 phấn đấu đưa 40% máy móc vào sản xuất ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, giá hành hạ chiếm lĩnh thị trường để tiếp tục tồn tại, phát triển nghề dệt của làng mình. + Đầu tư khôi phục sản xuất, đi đôi với mở rộng quảng bá vào thị trường, các sản phẩm cổ truyền. Phấn đấu đến 2010 sẽ khôi phục được các làng dệt lụa Cổ Đô (Ba Vì), dệt vải Vân Canh (Hoài Đức), dệt the, lượt, gấm, lụa La Khê (thị xã Hà Đông), dệt Chồi, Lượt ở Phùng Xá (Thạch Thất)... - Các làng nghề thêu, ren. Làng nghề thêu, ren ở Việt Nam nói chung và ở Hà Tây nói riêng có lịch sử phát triển lâu đời, ban đầu sản phẩm chủ yếu là đồ thờ cúng và trang phục của vua, quan. Nghề thêu, ren chủ yếu được thực hiện ở hộ gia đình, phát triển cùng với văn hóa làng, văn hoá dân tộc. Qua nghiên cứu khảo sát làng nghề thêu, ren ở Hà Tây, làng nghề thêu Quất Động (huỵên Thường Tín) nổi tiếng có ông tổ nghề thêu Lê Công Hành dạy nghề cho dân làng Quất Động, nay đang cùng các làng nghề thêu, ren ở huyện Mỹ Đức, Phú Xuyên, Hoài Đức, Chương Mỹ, Thanh Oai, Phúc Thọ, Đan Phượng, Ứng Hoà tiếp tục phát triển, với 162 làng có nghề, UBND tỉnh đã cấp bằng công nhận làng nghề cho 25 làng (đến hết 2005), thu hút 11.400 lao động làm nghề thêu, ren giá trị doanh thu sản xuất CN – TCN 99,821 tỷ đồng/làng/năm. Sản phẩm đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng như: khăn chải bàn, áo Kimônô, bức tranh cảnh vật thiên nhiên mang tính nghệ thuật cao được xuất khẩu sang nhiều nước Nga, Mỹ, Anh, Nhật, Hàn Quốc... Công nghệ sản xuất của các làng nghề thêu, ren chủ yếu thủ công có kết hợp với cơ giới sản xuất ra nhiều sản phẩm thêu, ren đa dạng, vừa phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài . Từ nay đến năm 2010, 2020, các làng nghề thêu, ren phải đầu tư mạnh công nghệ mới, thiết bị mới, kết hợp với công nghệ thủ công truyền thống, tăng năng lực thiết kế mẫu mã quảng bá sản phẩm để sản xuất ra nhiều sản phẩm có năng suất, chất lượng cao hơn ưu tiên đẩy mạnh phát triển nghề này sang các làng chưa có nghề, làm tăng thêm từ 40 đến 45 làng được cấp bằng công nhận làng nghề theo tiêu chí. - Các làng nghề may, giầy da, bóng da: Với gần 50 làng có nghề may, khâu bóng đá, giầy da, UBND tỉnh đã cấp bằng công nhận làng nghề cho 11 làng trong đó: huyện Phú Xuyên: 2 làng nghề may, 2 làng làm giầy da; huyện Thanh Oai: 2 làng nghề may và 2 làng khâu bóng da; huyện Phúc Thọ, Ứng Hoà mỗi huyện có 1 làng may, đã thu hút hơn 7.000 lao động làm nghề, tạo giá trị doanh thu sản xuất CN-TTCN trên 90 tỷ đồng. Sản phẩm của làng sản xuất ra (trừ khâu bóng đá) chủ yếu là hàng chợ, có một số gia đình làm vệ tinh cho doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu. + Triển khai xây dựng các điểm CN-TTCN làng nghề theo quy hoạch để đưa các hộ gia đình, doanh nghiệp sản xuất đang có mặt bằng chật hẹp, sử dụng nhiều lao động sản xuất tập trung tại các điểm CN làng nghề, ưu tiên phát triển nghề này sang các làng chưa có nghề và chuyển được thêm 15 đến 20 làng thành làng nghề. + Nghề làm may, bóng da, giầy da xuất khẩu là nghề thu hút nhiều người lao động có việc làm, do vậy, cần phải mở rộng liên doanh, liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp làm hàng may, giầy da, bóng da xuất khẩu, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nhiều lao động. - Các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn Hà Tây hình thành và phát triển từ lâu đời, mang tính truyền thống, sản xuất các sản phẩm giò chả (Ước Lễ), bánh dày (Quán Gánh), bánh giò (Phú Nhi), bún khô, bún ướt, bánh phở khô, ướt, miến dong, tách vỏ đỗ, vừng, lạc, sản xuất tinh bột sắn, dong riềng, nha, đường mật, bánh kẹo các loại, chế biến hoa quả tươi, khô ngày càng nhiều với khối lượng lớn. Do đó đã và đang là trung tâm tiêu thụ sản phẩm của nông nghiệp trong, ngoài tỉnh. Với 92 làng có nghề CN – TTCN về chế biến nông sản thực phẩm, UBND tỉnh đã cấp bằng công nhận làng nghề cho 35 làng (tính đến hết năm 2005), thu hút hơn 33.000 lao động làm nghề, tạo giá trị doanh thu từ sản xuất CN-TTCN đạt 353,388 tỷ đồng. Hiện nay, các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trong tỉnh phân bố không đều, huyện Hoài Đức có 6 làng (Cát Quế, Minh Khai, Dương Liễu, Lưu Xá, Cao Xá, Ngự Câu), huyện Thanh Oai có 5 làng (Kỳ Thuỷ, Thanh Lương, Hoàng Trung, Ước Lễ, Cự Đà), huyện Phúc Thọ có 3 làng (Hạ Hiệp, Hiếu Hiệp, Linh Chiểu), huyện Ứng Hoà có 3 làng (Bặt Ngõ, Bặt Chùa, Bặt Trung), huyện Ba Vì có 10 làng chủ yếu làm nghề búp khô và chế biến tinh bột (Búi Thông, Đô Tràm, Đồng Chằm, Trại Khoai, Trung Sơn, Đồng Đài, Minh Hồng, thôn Đồi, Trung Hạ), huyện Quốc Oai có 2 lang (Cộng Hoà, Tân Hoà), huyện Đan Phượng có 3 làng (Trúng Đích, Tháp Thượng, Bá Nội), huyện Thạch Thất có 1 làng (Thạch Xá), huyện Thường Tín có 1 làng (Thượng Đình), huyện Phú Xuyên có 1 làng (Hoà Khê). - Làng nghề chế biến lâm sản, đồ mộc, gỗ dân dụng, đồ gỗ cao cấp. Hà Tây là nơi có nghề chế biến lâm sản, đồ mộc, đồ gỗ dân dụng, đồ gỗ cao cấp lớn hơn so với nhiều tỉnh, thành phố khác trong cả nước. Với 153 làng có nghề chế biến lâm sản, tre, vầu, nứa gỗ, đồ mộc dân dụng, đồ gỗ cao cấp được hình thành tại 14 huyện, thị xã trong tỉnh, thì nay mới có 13 làng được cấp bằng công nhận làng nghề, chiếm gần 9% (tỷ lệ thấp) so với số làng nghề chế biến lâm sản và nông sản thực phẩm, thu hút 20.531 lao động nông thôn có việc làm, giá trị doanh thu từ sản xuất CN-TTCN đạt 318,833 tỷ đồng (năm 2004, trong đó có nhiều làng đạt gtri khá như: Làng nghề mộc, gỗ dân dụng thôn Định Quán, làng nghề gỗ cao cấp Vạn Điểm (Thường Tín), làng nghề mộc, dịch vụ Hữu Bằng, Chàng Sơn, Canh Nậu, Dị Nậu (Thạch Thất), làng nghề chế biến lâm sản thôn Trung, thôn Hạ, Thượng Thôn (Đan Phượng)... Sản phẩm của làng nghề sản xuất ra đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng như gỗ xẻ các loại, gỗ ván ép, đồ mộc, gỗ dân dụng, đồ gỗ cao cấp vừa phục vụ tiêu dùng, nội địa, vừa phục vụ xuất khẩu ra nước ngoài. Bảng 2.1: Phát triển các làng nghề ở tỉnh Hà Tây đến năm 2005 và định hướng đến năm 2010 TT Làng nghề Năm 2005 Năm 2010(dự kiến) Số lượng Lao động (Người) Doanh thu (tỷ đồng) Xuất khẩu (tỷ đồng) Số lượng Lao động (Người) Doanh thu (tỷ đồng) Xuất khẩu (tỷ đồng) 1 Dệt 14 25.000 600 500 50 35.000 800 700 2 Thêu, ren 25 11.400 99,821 - 45 20.000 150 120 3 May, giầy da, bóng đá 11 7.000 90 80 50 10.000 120,5 120 4 Chế biến nông sản 35 33.000 353,988 112 50 40.000 550,5 400 5 Lâm sản đồ gỗ 13 20.531 318,833 229 30 45.000 600,0 550 6 Mây, tre, giăng đan 84 57.370 397,024 385 90 70.000 550,5 540 7 Khảm trai, sơn mài 20 13.855 239,210 150 30 25.000 350,5 300 8 Cơ kim khí, rèn 12 10.000 90 50 25 15.000 120 70 9 Tơ tằm dệt lưới 3 - - - 15 10 Gốm, nhạc cụ 2 - - - 15 Tổng số 219 400 (Nguồn: Báo cáo định hướng phát triển cụm điểm công nghiệp của UBND tỉnh Hà Tây năm 2006) - Làng nghề mây tre, giang đan, guột, cỏ tễ, tăm hương, nón lá. Làng làm gnghề mây tre giang đan, guột cỏ tế, tăm hương, nón lá có số lượng làng có nghề, làng nghề lớn nhất tỉnh, vốn đầu tư không lớn như nghề cơ kim khí, dệt may, nhưng lại phát triển ở hầu hết các huyện, thị xã trong tỉnh. Với 418 làng có nghề thì có 84 làng được UBND tỉnh cấp bằng công nhận làng nghề (tính đến hết 2005), thu hút 57.370 lao động làm nghề, tạo giá trị doanh thu sản xuất CN-TTCN hàng năm là 397,024 tỷ luôn được đa dạng mẫu mã, nay đang xuất khẩu sang nước Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản, Canada, Trung Quốc, Đài Loan... - Làng nghề khảm trai, sơn mài, điêu khắc gỗ, đá, xương, sừng, sơn son thếp vàng, tạc tượng mỹ nghệ tâm linh. Đây là những làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống có từ lâu đời, nhiều làng lập đền thờ tổ nghề, nhiều nghệ nhân, thợ giỏi, khéo tay, với 65 làng có nghề đã được UBND tỉnh cấp bằng công nhận làng nghề cho 20 làng (đến hết 2005), thu hút 13.855 người có việc làm thường xuyên, tạo giá trị doanh thu từ sản xuất CN-TTCN hàng năm là 239,210 tỷ đồng. Sản phẩm của làng mang tính giá trị kinh tế, nghệ thuật cao, được xuất khẩu sang các nước EU, Nga, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc... song số lượng làng nghề phát triển còn ở mức độ khiêm tốn, chưa mạnh như các làng nghề mây tre đan xuất khẩu, do truyền nghề, nhân cấy nghề mất nhiều thời gian, người học phải có năng khiếu, kiên trì thì mới có thể theo làm nghề được. - Làng nghề cơ kim khí, rèn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxThS14.docx
Tài liệu liên quan