Đề tài Sự cần thiết phải thiết kế quy hoạch xây dựng thị xã Sầm Sơn- Tỉnh Thanh Hoá

Tài liệu Đề tài Sự cần thiết phải thiết kế quy hoạch xây dựng thị xã Sầm Sơn- Tỉnh Thanh Hoá: MỤCLỤC Trang PHẦN I: THUYẾT MINH A. QUY HOẠCH CHUNG CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 Sự cần thiết phải thiết kế quy hoạch xây dựng thị xã Sầm Sơn 3 1.2 Các căn cứ lập quy hoạch 4 1.3 Mục tiêu và nhiệm vụ 5 1.4 Những thuận lợi khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài 6 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ HIÊN TRẠNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.1 Vị trí địa lý 7 2.1.2 Đặc điểm địa hình 8 2.1.3 Điều kiện địa chất công trình 9 2.1.4 Điều kiện khí hậu 9 2.1.5 Điều kiện thuỷ văn 11 2.1.6 Điều kiện địa chấn 12 2.2 Đặc điểm hiện trạng 2.2.1 Hiện trạng đô thị 12 2.2.2 Tính chất, quy mô dân số và diện tích 12 2.2.3 Đặc điểm kinh tế và xã hội 14 2.2.4 Hiện trạng sử dụng đất 17 2.2.5 Hiện trạng về kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật 21 CHƯƠNG 3: QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU VỰC ĐÔ THỊ 3.1 Dự kiến phát triển kinh tế xã hội và phát triển dân số đến năm 2020 26 3.2Định hướng phát triển không gian kiến trúc 27 3.3 Quy hoạch xây dựng đợt đầu 41 PHẦN I: THUYẾT M...

docx42 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1446 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Sự cần thiết phải thiết kế quy hoạch xây dựng thị xã Sầm Sơn- Tỉnh Thanh Hoá, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤCLỤC Trang PHẦN I: THUYẾT MINH A. QUY HOẠCH CHUNG CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 Sự cần thiết phải thiết kế quy hoạch xây dựng thị xã Sầm Sơn 3 1.2 Các căn cứ lập quy hoạch 4 1.3 Mục tiêu và nhiệm vụ 5 1.4 Những thuận lợi khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài 6 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ HIÊN TRẠNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.1 Vị trí địa lý 7 2.1.2 Đặc điểm địa hình 8 2.1.3 Điều kiện địa chất công trình 9 2.1.4 Điều kiện khí hậu 9 2.1.5 Điều kiện thuỷ văn 11 2.1.6 Điều kiện địa chấn 12 2.2 Đặc điểm hiện trạng 2.2.1 Hiện trạng đô thị 12 2.2.2 Tính chất, quy mô dân số và diện tích 12 2.2.3 Đặc điểm kinh tế và xã hội 14 2.2.4 Hiện trạng sử dụng đất 17 2.2.5 Hiện trạng về kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật 21 CHƯƠNG 3: QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU VỰC ĐÔ THỊ 3.1 Dự kiến phát triển kinh tế xã hội và phát triển dân số đến năm 2020 26 3.2Định hướng phát triển không gian kiến trúc 27 3.3 Quy hoạch xây dựng đợt đầu 41 PHẦN I: THUYẾT MINH A : PHẦN QUY HOẠCH CHUNG CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 Sự cần thiết phải thiết kế quy hoạch xây dựng thị xã Sầm Sơn- tỉnh Thanh Hoá Thị xã Sầm Sơn nằm trong vùng đồng bằng ven biển của tỉnh Thanh Hoá, là một trong những trung tâm du lịch tắm biển, nghỉ mát nổi tiếng của khu vực phía Bắc và cả nước. Thị xã Sầm Sơn có diện tích tự nhiên là 1.790 ha, tổng dân số: 54.500 người, có 9 km bờ biển trong đó có 5 km bãi tắm đẹp, nước trong độ dốc thoải, cát vàng mịn sạch, vị trí thị xã Sầm Sơn gần với Thành phố Thanh Hoá (trung tâm chính trin, kinh tế, văn hoá- xã hội của toàn tỉnh) cách Thành phố Thanh Hoá 16 km về phía Đông. Thị xã Sầm Sơn có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử như đền Độc Cước, đền Cô Tiên, đền thờ Tô Hiến Thành, hòn Trống Mái, thung lũng Trường Lệ, đầm nước lợ cửa Hới. Sầm Sơn nằm trong vùng đô thị “ Thanh Hoá- Sầm Sơn ” có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển mạng đô thị và kinh tế xã hội toàn tỉnh Thanh Hoá. a/ Đồ án quy hoạch tổng thể xây dựng thị xã Sầm Sơn tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 1992 –2000 đã được UBND tỉnh Thanh Hoá phê duệt tại quyết định số 1383XD/UBTH ngày 10/11/1992 là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc xây dựng và quản lý đô thị. Quyết định này đã khẳng định quy mô, tính chất, dân số và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, bố cục kiến trúc, làm cơ sở cho việc chỉ đạo xét duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng, các chương trình dự án đầu tư và tổ chức xây dựng, việc xây dựng từ năm 1992 đến nay cơ bản phù hợp với quy hoạch chung được phê duyệt. b/ Tuy nhiên đến nay thời hạn thực hiện quy hoạch chung (2000) đã hết. Mặt khác Sầm Sơn là một đô thị nghỉ mát hấp dẫn và quan trọng, trước những yêu cầu đổi mới của cơ chế thị trường, kinh tế xã hội ngày càng phát triển, những vấn đề đã đặt ra và giải quyết trong đồ án quy hoạch chung trước đây không còn phù hợp như qui mô dân số, phân bố dân cư, ranh giới khu nội thị cần mở rộng, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cần nâng cấp, cơ cấu các khu du lịch nghỉ mát cần thay đổi, số lượng giường nghỉ, chất lượng các khách sạn, yêu cầu dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan môi trường đô thị đến nay có nhiều điểm không còn phù hợp. Trong tình hình hiện nay một số vấn đề mới phát sinh mà trong đồ án trước đây chưa đề cập nghiên cứu như: + Sự nâng cấp xã Quảng Tường lên phường Trung Sơn. (Theo quyết định số 85 CP ngày 6/12/1995 của Chính Phủ) + Mối liên hệ giữa thị xã nghỉ mát Sầm Sơn với khu du lịch Nam Sầm Sơn ( đã được chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt) c/ Để đảm bảo cho thị xã Sầm Sơn phát triển đúng hướng, phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội toàn tỉnh đồng thời đáp ứng các yêu cầu xây dợng cải tạo, nâng cấp hệ thống nhà nghỉ, khách sạn du lịch của thị xã Sầm Sơn (từ số lượng giường nghỉ, chất lượng phục vụ, dịch vụ du lịch và cảnh quan môi trường, vệ sinh đô thị...) Việc điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị xã Sầm Sơn là cần thiết và cấp bách phù hợp với nghị định 91 CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ... Xuất phát từ các căn cứ trên UBND tỉnh Thanh Hoá đã giao cho UBND thị xã Sầm Sơn, Sở Xây Dựng, Viện Quy Hoạch xây dựng Thanh Hoá và các ngành có liên quan nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Sầm Sơn đến năm 2020 như nhiệm vụ đã phê duyệt. 1.2 Các căn cứ lập quy hoạch * Căn cứ tờ trình số 558 CN/UBSS ngày 22/10/1998 của UBND thị xã Sầm Sơn về việc phê duyệt nhiệm vụ và dự toán điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị xã Sầm Sơn đến năm 2020. * Căn cứ quyết định số2733 QĐ/UB ngày 10/10/1998 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc phê duyệt nhiệm vụ và dự toán điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị xã Sầm Sơn tỉnh Thanh Hoá đến năm 2010. * Căn cứ quyết định số 254 QĐ/UB – CN ngày 24/7/1998 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc giao kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản đợt II/1998. * Căn cứ quyết định số 1383 XD/UBTH ngày 10/11/1992 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt quy hoạch tổng thể thị xã Sầm Sơn đến năm 2000. * Căn cứ Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam do Bộ Xây dựng ban hành có hiệu lực từ năm 1997. * Căn cứ Tiêu chuẩn thiết kế - Quy hoạch xây dựng đô thị TCVN 4449 : 1987. * Căn cứ Quy phạm kỹ thuật thiết kế đường phố, đường, quảng trường đô thị TCXD 104 : 1983. 1.3 Mục tiêu và nhiệm vụ 1.3.1 Mục tiêu * Cải tạo điều kiện tự nhiên của khu đất nhằm thoả mãn yêu cầu quy hoạch xây dựng đô thị. * Kết hợp giữa các giải pháp chuẩn bị kỹ thuật với các giải pháp quy hoạch xây dựng và hoàn thiện kỹ thuật nhằm hướng đến mục tiêu là làm tốt hơn điều kiện thiên nhiên và tạo ra môi trường sống, làm việc, nghỉ ngơi tốt nhất cho con người. * Nắm được quy trình lập một đồ án chuẩn bị kỹ thuật cho một đô thị nhằm bước đầu làm quen với các công việc chuyên môn của một kỹ sư đô thị trong việc lập dự án, thiết kế quy hoạch, thiết kế kỹ thuật . 1.3.2 Nhiệm vụ * Đánh giá đất đai, lựa chọn đất xây dựng đô thị * Quy hoạch chiều cao cho khu đất * Tổ chức thoát nước mặt cho khu đất * Vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề cụ thể thông qua một đồ án thiết kế. * Thể hiện kĩ năng nghề nghiệp trong việc nghiên cứu và thể hiện một đồ án. 1.4 Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài: * Thuận lợi: - Được sự chỉ dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. - Được sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ công nhân viên Viện quy hoạch xây dựng Thanh Hoá và phòng xây dựng tỉnh Sầm Sơn đã tạo điều kiện cho em trong quá trình thu thập tài liệu và nghiên cứu địa hình, hiện trạng tại địa phuơng. * Khó khăn: Công việc thực địa nghiên cứu hiện trạng gặp rất nhiều khó khăn do địa bàn nghiên cứu ở xa, lại không thuận tiện giao thông . CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRANG KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1 Điều kiện tự nhiên: 2.1.1 Vị trí địa lý: * Thị xã Sầm Sơn nằm ở 20º0' đến 20º35' vĩ độ Bắc 105º0' đến 105º14' kinh Đông. * Phía Bắc giáp sông Mã và huyện Hoằng Hoá * Phía Tây giáp sông Đơ và huyện Quảng Xương * Phía Đông giáp biển Đông * Cách Thành phố Thanh Hoá 16 km về phía Đông * Cách khu CN Bỉm Sơn 52 km về phía Đông Nam * Cách khu công nghiệp tập trung Lam Sơn Sao Vàng, Nghi Sơn khoảng chừng 60 km. 2.1.2 Đặc điểm địa hình: Thị xã Sầm Sơn có hai loại địa hình chính đó là địa hình đồng bằng ven biển và địa hình đồi núi thấp. a. Địa hình đồng bằng ven biển: - Khu vực phía Tây thị xã Sầm Sơn chạy dọc suốt sông Đơ từ Trường Lệ đến sông Mã là vùng đất trước đây bị ngập mặn, từ khi đắp đập Trường Lệ đã ngọt hoá dần và hiện nay dùng trồng lúa có năng suất thấp. Cấu thành địa hình này là cát pha sét, bề dày lớp mặt từ 1,2m- 2,0m. Cốt tự nhiên khu vực từ 0,7m- 1,5m. Địa hình trũng thấp không bằng phẳng với diện tích 300ha. - Khu vực phía Đông Bắc Sầm Sơn (xã Quảng Cư ) là khu vực hồ nước ngập mặn cũng có địa hình tương tự như khu phía Tây có diện tích khoảng 200 ha. Hiện nay là hồ nuôi tôm cá của nhân dân, cốt trung bình từ 0,5- 2,0m. - Khu vực trung tâm thị xã Sầm Sơn chạy từ núi Trường Lệ đến bờ Nam sông Mã địa hình bằng phẳng cốt trung bình từ 2,5- 4,5m, khu vực này không bị ngập nước, thuận lợi cho việc xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, khu trung tâm hành chính và khu dân cư của thị xã Sầm Sơn, diện tích 700ha. - Khu vực phía Đông đường Hồ Xuân Hương kéo dai đến Quảng Cư là dải cát mịn, thoải, dốc dần ra biển phù hợp với yêu cầu của bãi tắm (dốc 2%- 5%) , diện tích này khoảng 150 ha với chiều dài 7km rộng 200m. b. Địa hình đồi núi thấp: Bao gồm toàn bộ dải núi Trường Lệ nằm ở phía Nam thị xã Sầm Sơn, độ dốc của núi thoải, về cơ bản có thể xây dựng được các công trình nhà nghỉ và công trình phục vụ vui chơi giải trí trên núi. Núi có thể trồng cây xanh bao phủ chống xói mòn. Tổng diện tích đất đồi khoảng 300 ha. 2.1.3 Điều kiện địa chất công trình Nước ngầm không bị nhiễm mặn, mực nước ngầm cao tới 1- 1,4 m. Cường độ đất đạt từ 1,5 – 2,0 kg/cm2. Khu vực gần núi Trường Lệ đạt trên 2 kg/cm2. 2.1.4 Đặc điểm khí hậu: Khí hậu Sầm Sơn là khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè có nhiệt độ mát mẻ, mùa Đông ấm áp, cụ thể như sau: Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ năm 8.600ºC ( tiêu chuẩn nhiệt đới phải đạt từ 750 - 950ºC ). Trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa lạnh từ tháng 12 – tháng 3 nhiệt độ trung bình 20ºC. Mùa nóng từ tháng 5 – tháng 9 nhiệt độ trung bình 25ºC. Lạnh nhất có thể xuống tới 5ºC, nóng nhất 40ºC. Khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của chế độ khí hậu gió mùa Đông Bắc dao động có thể hạ đột ngột trong 24 giờ khoảng 5 – 6 ºC. Mùa nóng chịu ảnh hưởng gió Tây khô nóng ( gió Lào ) nhiệt độ có thể lên tới 40ºC Đánh giá cả năm nhiệt độ như sau: Nhiệt độ trung bình năm 23ºC Nhiệt độ tối đa cao trung bình năm 27,1ºC Nhiệt độ tối đa cao tuyệt đối 40,7ºC ( tháng 5 ) Nhiệt độ tối thiểu trung bình năm 20ºC Nhiệt độ tối thiểu tuyệt đối 5,6ºC ( tháng 12 ) Mưa: Tổng lượng mưa trung bình khoảng 1700 – 1800 mm nhưng biến động rất nhiều. Năm ít mưa chỉ đạt 1000 mm. Năm nhiều mưa có thể đạt 3000 mm. Trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa ít mưa từ tháng 12 – tháng 4 tổng lượng mưa chiếm 15% cả năm. Mùa nhiều mưa ( tháng 5 – tháng11 ). Tháng 8 nhiều mưa nhất thường đạt tới 896 mm, trong 24 giờ có thể đạt tới 700 mm. Nửa sau mùa lạnh thường có mưa phùn. Nhìn chung tính biến động lớn nhất là đặc điểm nổi bật của chế độ mưa Sầm Sơn, điều này dẫn tới nhiều khó khăn trong khai thác nguồn nước, hay bị hạn hán hoặc bão lụt. Độ ẩm: Độ ẩm của không khí 85% bình quân cả năm. Cao nhất vào tháng 3 là 90%. Thấp nhất vào tháng 7 là 81%. Trong thời kỳ hanh khô độ ẩm thấp tuyệt đối có thể đạt tới 27%. Lượng bốc hơi trung bình năm 800 mm. Lượng bốc hơi trung bình vào tháng 7 cao nhất 105 mm. Lượng bốc hơi trung bình vào tháng 3 nhỏ nhất 40 mm. Nắng: Hàng năm có 1700 giờ nắng trong đó tháng 7 có nắng nhiều nhất, tháng 2 là tháng ít nhất. Gió bão: Sầm Sơn là cửa ngõ đón các gió từ biển Đông thổi vào, gió chủ đạo vẫn là gió Đông Nam. Tốc độ trung bình 1,8 m/s. Gió Đông Nam xuất hiện vào tháng 4 và kết thúc vào tháng 9. Gió mùa Đông Bắc vào tháng 10 – tháng 12. Bão gió Sầm Sơn khá mạnh đạt tới 38 – 40 m/s ( tương đương cấp 13 ). Bão trực tiếp đổ bộ vào Sầm Sơn chủ yếu là tháng 6 đến hết tháng 9 ( tháng 9 là tháng có nhiều bão nhất ). 2.1.5 Điều kiện thủy văn: Sầm Sơn trực tiếp chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ văn của hệ thống sông Chu và sông Mã (sông Đơ nằm phía Tây thị xã Sầm Sơn ít chịu ảnh hưởng đến thuỷ văn Sầm Sơn ). Sông Mã đổ ra biển hàng năm khoảng 17 tỷ m3 nước, riêng cửa Hới ( Sầm Sơn ) là 14 tỷ m3 nước. Mùa cạn ( từ tháng 11 – tháng 5 ) chiếm khoảng 22% tổng lượng nước cả năm. Mùa lũ ( tháng 6 – tháng 10 ) chiếm 78%, lũ lụt lớn xảy ra vào tháng 8, tháng 9. Điều đáng chú ý là trong trường hợp lũ lớn gặp gió bão hoặc gió mùa Đông Bắc, mức nước ở cửa sông lên rất cao. Thuỷ triều Sầm Sơn là cực yếu trung bình trong một ngày biên độ trung bình chỉ khoảng 150 cm lớn nhất là 300 cm. Cách cửa Hới 40 km xem như triều đã tắt. Độ mặn: Độ mặn ở cửa sông không vượt quá 32% đến 35% trên sông Mã, cách cửa Hới 29 km độ mặn của nước chỉ đạt 0,02% bằng nước tự nhiên. 2.1.6 Điều kiện địa chấn: Thị xã Sầm Sơn không nằm trong vành đai địa chấn do đó cũng không có các hiện tượng nghiêm trọng về địa chấn xảy ra trong khu vực. 2.2 Đặc điểm hiện trạng 2.2.1 Hiện trạng đô thị: - Thị xã Sầm Sơn có diện tích 1790 ha bao gồm các phường xã : + Phường Trường Sơn diện tích: 408,86 ha + Phường Bắc Sơn diện tích: 178,45 ha + Phường Trung Sơn diện tích: 233,07 ha + Xã Quảng cư diện tích: 641,47 ha + Xã Quảng Tiến diện tích: 328,16 ha - Tổng dân số trên địa bàn: 54.500 người Trong đó Nam: 26.700 người Nữ: 27.800 người Thị xã Sầm Sơn là đô thị loại IV có tính chất là một đô thị du lịch có vùng biển đẹp, hàng năm thu hút một lượng khách du lịch rất lớn. 2.2.2 Tính chất, quy mô dân số và diện tích: a. Tính chất đô thị : Tại quyết định số 2733 QĐ/UB của chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Sầm Sơn ngày 10/12/1998 nêu rõ: “ thị xã Sầm Sơn là thị xã du lịch, nghỉ mát dưỡng sức và là trung tâm du lịch của tỉnh Thanh Hoá”. Thị xã phát triển nông lâm ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ để phục vụ cho nhiệm vụ chủ yếu là kinh doanh du lịch. Thị xã Sầm Sơn có các mặt thuận lợi cho việc phát triển đô thị du lịch nghỉ mát, chỉ cách Quốc lộ 1A 16 km về phía Đông, cách Thủ đô Hà Nội 160 km, nằm ở khu vực thuận lợi phát triển kinh tế, là một trong 5 khu động lực phát triển của toàn tỉnh. Sầm Sơn có thể nói là điểm du lịch thuận lợi về mặt vị trí địa lý. Trong tương lai đến 2020 thành phố Thanh Hoá và thị xã Sầm Sơn sẽ phát triển gắn liền về tổ chức không gian và hệ thống KTHT theo trục Quốc lộ 47, Thanh Hoá - Sầm Sơn thành đô thị , trung tâm hành chính và là trung tâm du lịch. Nếu nhìn rộng ra toàn quốc thì Sầm Sơn là một trong những điểm du lịch nghỉ mát hấp dẫn của khu vực phía Bắc nước ta. Có thể nói bãi tắm Sầm Sơn đẹp nhất toàn quốc với chiều dài trên 5 km cát sạch, bờ thoải. Chính vì vậy cần phải điều chỉnh quy hoạch chung, khẳng định rõ tính chất của thị xã Sầm Sơn dựa trên cơ sở sẵn có làm cơ sở thúc đẩy các ngành nghề TTCN, dịch vụ, nông lâm ngư nghiệp để phục vụ cho nhiệm vụ chính là kinh doanh du lịch. b. Dân số: Theo tài liệu điều tra dân số 1/4/1999 và thống kê khách nghỉ đến tại thị xã Sầm Sơn qua các năm cho thấy: Tổng dân số trên địa bàn thị xã là: 54.500 người Trong đó: - Nam: 26.700 người. - Nữ: 27.800 người. Tổng số lao động: 24.600 người bằng 45% dân số trên địa bàn toàn thị xã Trong đó: - Lao động nông lâm ngư : 40% = 7.540 người Lao động phi nông nghiệp: 60% = 1.7000 người Tổng số hộ: 11.851 hộ Trong đó: - Hộ nông lâm ngư : 6.153 hộ Hộ phi nông nghiệp: 5.698 hộ Tổng số cơ sở đón nhận khách nghỉ: 214 cơ sở = 10.100 giường Trong đó: - Khối nhà nước quản lý: 6.833 giường Khối tư nhân quản lý : 3.267 giường Tổng số khách vãng lai: 286.306 lượt khách. Trong đó mùa hè chiếm 80% = 230.000 lượt khách. Bình quân 1 ngày là: 5.660 khách tính 4 tháng/ năm có khách. c. Quy mô đất đai: Chỉ tiêu sử dụng đất đai: - Đất dân dụng: 60 m2/ người Trong đó: + Đất ở : 30 m2/ người + Đất công cộng : 5m2/ người + Đất cây xanh đô thị: 7 m2/ người + Đất giao thông đô thị: 18m 2/ người - Đất khách sạn nhà nghỉ: 50 m2/ giường Cân đối các quỹ đất trên cơ sở địa giới hành chính hiện nay gồm 3 phường và 2 xã. Sử dụng triệt để các quỹ đất hiện có như đất ở, khách sạn nhà nghỉ... Từ cơ sở thực tiễn sẵn có và dự báo phát triển đến năm 2020 thì thị xã Sầm Sơn đạt 80.000 dân trên tổng diện tích 1790 ha, trong đó diện tích khu vực núi Sầm Sơn đã chiếm tới 356 ha, đất ao hồ ngập mặn, rừng phi lao cũng hiếm một diện tích đáng kể do vậy diện tích đất xây dựng được chỉ còn khoảng 1200 ha. 2.2.3 Đặc điểm về kinh tế và xã hội: a. Về kinh tế: Theo như thống kê năm 1999 cơ cấu lao động của thị xã Sầm Sơn như sau: + Khu vực 1: nông nghiệp 9.600 người + Khu vực 2: công nghiệp, thủ công nghiệp, đánh bắt chế biến hải sản 9.800 người + Khu vực 3: thương mại, dịch vụ du lịch 5.200 người + Lao động chưa có việc làm: 33.600 người * Đánh giá tình hình phát triển kinh tế biển: Tổng sản lượng hải sản là 11.600 tỷ đồng trong đó: + Sản lượng khai thác cá biển là 4 tỷ đồng + Sản lượng khai thác tôm là 5 tỷ đồng + Sản lượng khai thác mực là 36 tỷ đồng + Sản lượng khai thác các hải sản khác là 6,74 tỷ đồng Thị xã Sầm Sơn chủ yếu là đánh bắt hải sản, không có những cơ sở chế biến để xuất khẩu hoặc lưu thông ra thị trường tỉnh ngoài, vì vậy giá của sản phẩm thu bắt được đều do tư thương mua với giá giảm. Một phần do các xí nghiệp đông lạnh hoặc các cơ sở chế biến trong tỉnh thu mua thì số lượng không nhiều, các tàu đánh bắt xa bờ thường đem sản phẩm đánh bắt được bán cho các cơ sở dọc biển Bắc Trung Bộ. Các sản phẩm quý hiếm như mực, tôm, cua bị tư thương mua với giá thấp rồi tiêu thụ đi nơi khác, một phần cung cấp nội địa trong tỉnh và địa bàn Sầm sơn phục vụ khách du lịch. * Nuôi trồng thuỷ sản bao gồm: - Diện tích nuôi tôm 95 ha - Diện tích nuôi tôm quảng canh 65 ha - Diện tích nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh là 95 ha - Sản lượng nuôi trồng là 150 tấn, riêng sản lượng nuôi tôm đạt 50 tấn * Chế biến hải sản: chủ yếu là nước mắm đạt 800 nghìn lít/ năm 1998 * Kinhdoanh du lịch: Phần đất ven biển thuộc hai phường Trường Sơn và Bắc Sơn đã được đầu tư xây dựng nhà nghỉ và khách sạn với tổng số 10.100 giường. Trong đó: + Cơ sở do TW và tỉnh ngoài quản lý: 43 cơ sở với 4.827 giường và 1.618 phòng, hằng năm đón 357.690 lượt khách. + Cơ sở do tỉnh quản lý: 20 cơ sở với 1476 giường và 535 phòng, hằng năm đón 86.860 lượt khách. + Cơ sở do UBND thị xã Sầm Sơn quản lý: 10 cơ sở với 530 giường và 173 phòng hàng năm đón 24.590 lượt khách. + Cơ sở do tư nhân quản lý: 141 cơ sở với 3.267 giường và 1.274 phòng, hàng năm đón 130.149 lượt khách. Diện tích đất đai đã được đua vào xây dựng nhà nghỉ là 58,8 ha Mật độ xây dựng bình quân là 40% Cá biệt có khu có mật độ xây dựng đạt 100% như ở trục đường 1B. Mười năm qua thị xã đã thu hút được nhiều vốn đàu tư xây dựng khách sạn, nhà nghỉ. Số giường nghỉ vượt cả dự kiến 10.100 giường/ 7000 giường. Đặc biệt tư nhân tham gia đầu tư xây dựng khá mạnh. b. Về xã hội: * Giáo dục: Toàn thị xã hiện có : + 6 trường phổ thông tiểu học với 228 lớp , 7.717 học sinh đã xây dựng 150 phòng học từ 1 đến 2 tầng. + 5 trường phổ thông cơ sở với 100 lớp , 4.041 học sinh đã xây dựng 65 phòng học từ 1 đến 2 tầng. + Có 1 trường phổ thông trung học với 24 lớp , 1.017 học sinh đã xây dựng 24 phòng học nhà 4 tầng. Bình quân 240 học sinh / 1000 dân Cơ sở vật chất phục vụ giáo dục khá hơn, hầu hết các trường đều đã ngói hoá, 70% nhà lớp học kiên cố cao tầng phù hợp với quy hoạch. * Y tế: Thị xã hiện có trung tâm y tế quy mô 70 giường tại phường Bắc Sơn , 1 phòng khám đa khoa 2 tầng 250 m2 sàn, 2 trạm xá xã, 3 trạm xá phường có quy mô từ 10 đến 15 giường chủ yếu là nhà cấp 4 diện tích mỗi trạm 150 m2. Việc xử lý dịch bệnh về mùa hè, giải quyết cấp cứu cho khách đến tắm và nghỉ dưỡng được tăng cường hơn trước đây. * Văn hoá thể thao: Quy hoạch đã dành đất xây dựng các công trình văn hoá thể thao vui chơi giải trí ở khu trung tâm nhưng chưa được đầu tư xây dựng. Nhà hát nhân dân xuống cấp. Có thể nói mảng văn hoá thể thao còn rất nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách nghỉ và dân cư đô thị. * Lao động, việc làm: Tỷ lệ lao động trong độ tuổi ở thị xã Sầm Sơn chiếm 45% dân số (24.600 người ). Một đặc thù cần nêu là mùa hè thu hút được nhiều lao động có việc làm, còn lại 9 tháng số lượng người chưa có việc làm rất lớn chiếm 33.600 người (kể cả dân cư nông ngư nghiệp và CBCNVC trong các nhà nghỉ khách sạn). Trình độ dân trí thấp hầu hết lao động không được đào tạo nghề do đó chất lượng phục vụ khách du lịch nghỉ mát còn non yếu. Bởi vậy cần chú ý đến khâu đào tạo nghề cho dân cư và lao động, nhanh chóng khôi phục phát triển CN- TCN nhằm giải quyết việc làm cho người dân lao động. 2.2.4 Hiện trạng sử dụng đất: Tổng diện tích đất toàn thị xã Sầm Sơn theo địa giới hành chính hiện nay là 1.790 ha gồm 3 phường nội thị và 2 xã ngoại thị. Đất ở thị xã Sầm Sơn gồm 2 loại: * Đất ở nội thị chiếm tổng diện tích là 110 ha chủ yếu là nhà cấp II 3 A. Tầng cao trung bình là 1,5 tầng do CBCNV và dân tự xây dựng. Các khu dân cư nội thị chủ yếu nằm phía Tây đường Nguyễn Du, tập trung chủ yếu ở phường Trường Sơn và Bắc Sơn, phường Trung Sơn mới thành lập nên ở vẫn theo kiểu làng xã. Đất ở nội thị chủ yếu chia lô dạng 4 x 20 m hoặc 5 x 18 m. + Thị xã Sầm Sơn chưa có một khu nhà ở kiểu chung cư cao tầng nào. + Mật độ xây dựng trên một lô đất quá cao. + Kiến trúc nhà ở lộn xộn, xấu. + Môi trường ô nhiễm không kiểm soát được. + Phường Trung Sơn có nhiều dân cư ở trên đất dự kiến phát triển nhà ở và khách sạn. + Một số lượng đáng kể nhà nghỉ của dân mới xây dựng làm dịch vụ kiêm ở. + Mật độ xây dựng 100% dẫn đến tình trạng thiếu đất cây xanh, vệ sinh môi trường không tốt. * Đất ở ngoại thị: chiếm 97 ha đất ngoại thị thuộc 2 xã Quảng Cư và Quảng Tiến ở theo kiểu làng xóm, nghề chính tập trung ở 2 xã này là làm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và đánh bắt cá ven bờ. Quảng Tiến dân cư ở dày đặc, Quảng Cư dân cư ở tản mạn. Nhà thấp để tránh gió bão chủ yếu là nhà cấp 4 A, tỷ lệ nhà mái bằng rất ít trong khu vực này khoảng 20%. Các hộ dân cư ở không theo quy hoạch, đường ngõ hẹp mỗi hộ có diện tích là 200 m2 đất trở lên, thường nhà nào cũng xây dựng kiểu nhà chính 3 – 5 gian, nhà phụ vuông góc với nhà chính và có sân phơi, công trình phụ tạm bợ mất vệ sinh do vùng đất cát nên thường thiếu cây bóng mát và ít cây ăn quả. b/ Đất xây dựng khách sạn: + Đất xây dựng khách sạn chủ yếu nằm ở phía Đông đường Nguyễn Du đến đường Hồ Xuân Hương và một phần nằm ở phía Tây đường Nguyễn Du như nhà nghỉ Tổng Công Đoàn, nhà nghỉ Đường Sắt. Tổng diện tích đất khối nhà hiện nay là 75 ha với tổng số 10.100 giường. Mật độ xây dựng đảm bảo, tầng cao trung bình khu khách sạn nhà nghỉ <= 5 tầng. Nhìn chung công trình đã xuống cấp thời gian sử dụng trong năm chỉ đạt từ 3 – 4 tháng, thời gian để lãng phí dài không được chăm sóc sử dụng thường xuyên. c/ Khu trung tâm: Đã đầu tư xây dựng khu trung tâm Hành chính – Chính trị của thị xã như: Thị uỷ, UBND thị xã, Thị đội, Công an thị xã, Ngân hàng, Bưu điện. Tuy có một số công trình có kết hợp với nhà nghỉ của ngành nhưng nhìn chung các công trình đã được đầu tư với quy mô vừa và nhỏ, tầng cao trung bình từ 2 –3 tầng. Đặc biệt hệ thống trụ sở của 3 phường và 2 xã đã được đầu tư xây dựng và tương đối ổn định về mặt quy hoạch. d/ Khu vực dịch vụ thương mại: Chưa được đầu tư xây dựng nhưng cũng đã hình thành rõ nét trên trục đường Nguyễn Du theo đường quy hoạch chung, công trình cửa hàng bách hoá tổng hợp nằm tại ngã tư đường Lê Lợi và đường Nguyễn Du mới đầu tư xây dựng được tầng 1, còn lại các cửa hàng nhỏ do dân đầu tư nằm rải rác trên trục đường Nguyễn Du, làm mới cảnh quan đô thị. Nhìn chung công trình dịch vụ công cộng của thị xã Sầm Sơn hầu như không có gì đáng kể. e/ Khối y tế giáo dục: Cơ bản đã được đầu tư xây dựng đúng quy hoạch, hệ thống xây dựng các trường trung học và tiểu học tương đối hoàn chỉnh, tuy nhiên hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo ở các trường chưa được đầu tư theo tiêu chuẩn. Hệ thống Bệnh viện, trạm xá đã được đầu tư đáng kể, đặc biệt là Bệnh viện thị xã Sầm Sơn, thường xuyên được nâng cấp cải tạo dàn từng bước đảm bảo yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong toàn thị xã. Hệ thống trạm xá tại các phường xã còn yếu không được chú ý đầu tư kể cả về xây dựng cơ bản và thiết bị y tế. f/ Khu vực chơi giải trí: Toàn thị xã Sầm Sơn chỉ có một Nhà hát ngoài trời và một khuôn viên đang đầu tư xây dựng chưa hòan chỉnh. Sân vận động thị xã chưa có. Đã xây dựng tạm một khu thể thao ở trung tâm như: Sân chơi tennis, sân chơi bóng rổ, cầu lông, bóng chuyền, đã đáp ứng kịp thời cho nhu cầu thi đấu, vui chơi giải trí cho dân thị xã và các nhà nghỉ trong khu vực. l/ Đất cây xanh: Đất cây xanh trong khu nội thị tại 3 phường Bắc Sơn, Trung Sơn và Trường Sơn chưa được đầu tư thoả đáng, chủ yếu là cây xanh bên bờ biển, trên núi và cây xanh vườn ươm, trên các trục đường phố. Tổng diện tích cây xanh trong khu vực 130 ha. Chưa được đầu tư xây dựng thành công viên cây xanh, trồng để giữ đồi núi và các bãi cát trống kể cả khu công viên trung tâm cũng chưa được đầu tư thoả đáng. * Đất ngoài khu dân dụng a/ Đất công nghiệp và kho tàng + Đất công nghiệp + Đất kho tàng bến bãi Công nghiệp kho tàng của thị xã Sầm Sơn hiện nay còn rất ít, khu chế biến nước mắm tại cảng Hới đã giải thể. Hiện tại đang từng bước cải tạo đầu tư xây dựng cảng cá, trước mắt phục vụ tàu đánh bắt xa bờ của nhân dân địa phương và các tàu đánh cá xa bờ ở các vùng lân cận. b/ Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng Diện tích có khả năng khai thác nuôi trồng thuỷ sản là 126 ha trong đó Quảng Tiến là 34 ha, Quảng Cư là 92 ha. Toàn bộ diện tích này nằm trong đê sông Mã, tuy nhiên chưa đạt tiêu chuẩn về nuôi nhưng đã hình thành cơ bản các vùng ao hồ có thể nuôi trồng thuỷ sản. Con nuôi hiện tại là cua, tôm rảo. c/ Đất di tích lịch sử Tổng diện tích là 2,25 ha gồm các đền thờ, miếu mạo như Đền Độc Cước, Cô Tiên, Chùa Đệ Nhị trên núi thuộc phường Trường Sơn, Đền Bà Triệu xã Quảng Tiến, Chùa Bình Chiều xã Quảng Cư và các Đài tưởng niệm liệt sĩ ở các phường xã. d/ Đất an ninh quốc phòng Diện tích đất an ninh quốc phòng là 4,2 ha nằm trong lòng núi thuộc phường Trường Sơn. Đây là hệ thống bảo vệ đặc biệt quan trọng của quân đội đang quản lý. e/ Đất nghĩa địa Tổng diện tích đất nghĩa địa hiện nay nằm rải rác ở các phường là 5,11 ha, thị xã Sầm Sơn đang có dự án qui tụ và xây dựng tập trung một nghĩa địa tại xã Quảng Xương đến nay chưa thống nhất địa điểm xây dựng. 2.2.5 Hiện trạng kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật: 2.2.5.1 Nhà ở Làng xóm: các công trình chủ yếu là nhà cấp 4A tập trung ở đất dân cư ngoại thị, diện tích mỗi nhà lớn khoảng 200 m2, gian chính có từ 3 – 5 gian, gian phụ vuông góc với gian chính. Nhà ở nội thị: số ít xây dựng có quy hoạch, kiến trúc không đồng nhất. Một số dạng nhà ở kiêm nhà nghỉ khoảng từ 3 –5 tầng. Nhà chia lô ở nội thị khoảng từ 4x20 m, 5x 18 m. Chưa hề có bất cứ một nhà chung cư cao tầng nào ở Sầm Sơn.Tóm lại là nhà ở khu vực thị xã Sầm Sơn không đồng nhất theo bất cứ một loại nhà quy hoạch nào. 2.2.5.2 Cảnh quan thiên nhiên Khu du lịch nghỉ mát thị xã Sầm Sơn được thiên nhiên ưu đãi. Phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp sông Đơ, phía bắc giáp sông Mã, phía nam có núi Trường Lệ. Phần lớn đất đai là ruộng canh tác và các điểm dân cư kiểu làng xóm. Khu vực xây dựng nhà nghỉ khách sạn còn ít, nhiều công trình là do dân tự ý xây dựng. Đan xen với nhà ở trong làng là một số công trình di tích, đình, chùa làm nên cảnh quan chung của khu vực. 2.2.5.3 Hiện trạng san nền, thoát nước mưa: Địa hình thị xã Sầm Sơn khá bằng phẳng và chia làm 2 cấp. Phía Tây đường Thanh niên, địa hình cao, dốc dần từ Đông sang Tây, thoát nước mưa tự chảy thuận lợi. Nhưng do chỉ mới đầu tư được: 4000 m mương và 9000 m cống thoát nước nên về mùa mưa nhiều nơi vẫn bị ngập úng cục bộ từ 3 đến 5 ngày. Phía Đông đường Thanh niên địa hình thấp phải san nền, tạo dốc để nước thoát tự chảy. Cốt khống chế >=+2,8 m. Do chưa đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước ở khu vực này nên nước mưa chủ yếu chảy tràn ra biển, có nơi có lúc làm phá hỏng cả đường Hồ Xuân Hương. Một số cơ sở bị đọng nước úng ngập nhiều ngày gây ô nhiễm môi trường. Hệ thống cống rãnh thoát nước mưa đều đã xuống cấp nghiêm trọng. Một số rãnh nắp đan ven đường đã hư hỏng, ga thu nước đã bị rác làm cho tắc nghẽn. Các cống thoát nước mưa cũng không được bảo dưỡng định kỳ nên cũng ở trong tình trạng tắc nghẽn không đảm bảo yêu cầu thoát nước mặt. Trong quá trình xây dựng đô thị nhiều miệng xả đã bị bịt kín gây hiên tượng chảy tràn nước mưa và gây ngập. 2.2.5.4 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật khác: a/ Về giao thông: Hệ thống mạng lưới giao thông thị xã được hình thành theo kiểu bàn cờ cho khu nội thị, khu ngoại thị chủ yếu là đường đất đá, hình thành theo khu dân cư chưa được quy hoạch. Kết cấu mặt đường cho toàn thị xã được chia làm 3 loại chủ yếu: + Đường nhựa át phan gồm 19 tuyến chủ yếu phân bổ ở trung tâm thị xã. Tổng chiều dài khoảng 17 km, các tuyến này cơ bản đã được quy hoạch ổn định, phục vụ chính việc đi lại, thăm quan, du lịch, nghỉ mát cho nhân dân và khách trong ngoài thị xã, là tuyến chính cho việc giao thông của thị xã. + Đường BTXM chủ yếu là đường lên núi Trường Lệ và một số đường nhánh khu nhà nghỉ và khu dân cư gồm 8 tuyến, tổng chiều dài khoảng 3,6 km. Tổng diện tích mặt đường BTXM là 18.200 km2, diện tích đất chiếm khoảng 43.680 m2. Đây là những tuyến xây dựng mới phục vụ cho giao thông đi lại cho khách và nhân dân, thăm quan, nghỉ mát. Mật độ tập trung chủ yếu ở khu núi Trường Lệ như đường lên núi Cô Tiên, Chùa Độc Cước... + Đường đất đá: Là những đường phân bố hầu hết ở khu dân cư nội thị ngoại thị, đường được hình thành tự nhiên chưa được quy hoạch, đường và ngõ phố xen lẫn nhau gồm 28 đoạn tuyến. Tổng chiều dài gần 54,3 km mặt đường phân bố không đều rộng từ 3,5 – 9 m với tổng diện tích đất 238.575 m2. Đây là những tuyến giao thông phục vụ chính trong khu dân cư nội thị, cần được cải tạo nâng cấp và quy hoạch lại đưa hệ thống cấp thoát nước của thị xã vào phục vụ bảo đảm vệ sinh môi trường sạch đẹp chung cho thị xã. Tổng diện tích đất đô thị: 1.790 ha Tỉ lệ diện tích đường: 69,9645/1.790 = 3,9% Mật độ đường: 66,335/17,90 = 3,705km/km2 b/ Về nguồn nước: Nguồn nước Nhà máy nước Lương Trung công suất thực tế 400 m3/ ngày đêm không đáp ứng được yêu cầu dùng nước của thị xã, do đó hầu hết các nhà nghỉ, khách sạn cơ quan dùng nước giếng khoan mạch nông để cấp cục bộ cho từng đơn vị. Nhân dân thị xã hầu hết dùng nước giếng khơi. Qua kiểm tra chất lượng nguồn nước cấp cho sinh hoạt tại thị xã Sầm Sơn của Sở khoa học công nghệ – môi trường thấy rằng nước cấp sinh hoạt bị ô nhiễm nặng, có nơi rất nghiêm trọng. Nguyên nhân chính của sự ô nhiễm là do nước thải sinh hoạt ngấm qua đất cát lây sang nguồn nước ngầm. Mạng lưới đường ống cấp nước: Tuyến đường D150 từ đài nước đến nhà máygồm đường Nguyễn Du, Nguyễn Hồng Lễ, Ngô Quyền Đài nước: Đài nước có dung tích W = 850 m3, đặt tại phía Đông Bắc núi Trường Lệ Đài nước có dung tích W = 500 m3, xây dựng trên núi Sầm Sơn Thoát nước bẩn: Hệ thống thoát nước của thị xã rất đơn giản, chưa được đầu tư xây dựng. Hiện tại mới có 4 tuyến thoát nước chính ở khu trung tâm, nhưng vẫn chưa được xây dựng hoàn chỉnh theo quy hoạch gồm 3 tuyến mương thoát nước tấm đan dọc 2 bên đường Lê Lợi, Nguyễn Du và đường Thanh niên, tổng chiều dài khoảng L = 4.300 m. Một tuyến thoát nước dọc 2 bên đường Bà Triệu, bằng cống ngầm BTXM dài L = 900 m. Còn lại thoát nước của thị xã là tự thấm, tự chảy, kết hợp với một số tuyến mương nhỏ trong các nhà nghỉ, cơ quan nội thị đổ ra 4 tuyến mương, cống chính của thị xã và đổ ra biển. Nhìn chung hệ thống thoát nước của thị xã chưa đáp ứng được yêu cầu hiện tại, còn gây ứ đọng, ô nhiễm môi trường, chủ yếu là thoát theo tự nhiên, gây ô nhiễm và ách tắc giao thông khi có mưa lớn. Cấp điện: Nguồn điện cấp cho thị xã Sầm Sơn bằng lộ 35 KV từ trạm trung gian núi dẫn về. Tại xóm Thắng đã xây dựng đợt đầu trạm trung gian công suất 4000 KV điện áp 35/10 KV. Trạm biến áp hạ thế hiện có 29 trạm với tổng công suất 8570 KVA, có 13,5 km đường dây 10 KV và 40 km đường dây 0,4 KV. Hầu hết lưới điện cao hạ thế là dây trần, cột BTCT. Chất lượng cung cấp điện đã được cải thiện một bước: an toàn và liên tục hơn. Điện chiếu sáng trên đường phố đã xây dựng được 3 km trên các phố: Nguyễn Du, Lê Lợi, Hồ Xuân Hương... bằng đèn cao áp thuỷ ngân. Điện trang trí đô thị chưa có. Cây xanh: Mấy năm qua thị xã Sầm Sơn đã tiến hành trồng được nhiều cây xanh trên núi, ven biển, dọc theo các đường phố và trong các khu dân cư. Màu xanh đã tô điểm cho thị xã thêm đẹp, dịu dàng, mát mẻ. Diện tích đất trồng cây xanh còn ít: 3 m2/ người. Tuy nhiên việc lựa chọn cây quí, cây có hình dáng đẹp để trồng chưa nhiều, công viên, vườn hoa tiểu cảnh chưa có gì đáng kể. Một khuôn viên nhỏ ở khu trung tâm chỉ mới bắt đầu xây dựng. Vệ sinh môi trường đô thị Thị xã đã đầu tư xây dựng một khu xử lý rác thải ở phía Tây ( ven sông Đơ ) diện tích 5 ha, đủ dùng cho 10 ha, lượng thu gom đạt 21,6%. Vệ sinh trong các nhà nghỉ và đường phố 2 năm qua đã có nhiều tiến bộ. Vệ sinh trên bãi cát và nước biển được quan tâm chu đáo hơn nhưng chưa được sạch sẽ. Mỗi ngày thu gom được 12,1 tấn rác trên toàn thị xã. Nhiều hộ dân cư đã xây dựng hố xí tự hoại hoặc bán tự hoại, số còn lại sử dụng xí 2 ngăn. Nghĩa địa đang là vấn đề lớn cần giải quyết gấp. Vẫn còn tình trạng chôn cất rải rác nhiều nơi. Xen kẽ trong các khu dân cư. Thông tin liên lạc: Đã được đầu tư nâng cấp khá hiện đại, đảm bảo thông tin liên lạc đi các nơi trong và ngoài nước thuận lợi. Toàn thị xã hiện có 1025 máy, bình quân 19 máy/1000 dân. Thông tin di động đã được phủ sóng. Các dịch vụ khác đều đảm bảo yêu cầu. CHƯƠNG III: QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU VỰC ĐÔ THỊ 3.1 Dự kiến phát triển kinh tế xã hội và phát triển dân số đến năm 2020: - Thị xã Sầm Sơn có nguồn lao động rất dồi dào, các ngành nghề phong phú như dịch vụ du lịch, giao thông vận tải, thủ công ngiệp, nuôi trồng thuỷ sản . Thị xã Sầm Sơn là một đô thị trẻ có sức sống được hình thành từ 3 phường trung tâm và 2 xã đều có cơ sở hạ tầng tốt như mạng lưới giao thông, cấp điện cấp nước như đã nêu ở hiện trạng. Thị xã Sầm Sơn có bã tắm đẹp, hệ thống nhà nghỉ tuy chất lượng còn thấp nhưng số lượng tương đối lớn, rất thuận tiện cho phát triển một đô thị nghỉ mát. Tiềm năng: + Về đất đai xây dựng: Sầm Sơn hiện có 1790 ha đất tự nhiên Trong đó 67,4 ha ở Trung Sơn và 9 ha ở Vinh Sơn có thể phát triển nhà nghỉ, khách sạn Có 148 ha trên núi Trường Lệ có thể tổ chức thành công viên văn háo du lịch Có 52 ha ở Quảng Cư có thể quy hoạch xay dựng thành khu du lịch sinh thái Có dải đất ven sông Mã quy hoạch thành bến cảng, cơ sở chế biến hải sản, đóng sửa tàu thuyền Bãi cát ven biển thuộc phường Trung Sơn dài 2,5 km và bãi cát ven biển thuộc xóm Vinh Sơn dài 1 km có khả năng đưa vào phục vụ tắm biển rất tốt và an toàn. Thị xã Sầm Sơn có mối liên hệ với các nơi du lịch khác trong tỉnh rất thuận lợi và có điều kiện để phát triển kinh tế biển. - Dự báo dân số đến năm 2020: 78.000 người Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm: 1,5% Trong đó: + Tăng cơ học: 0,2% + Tăng tự nhiên: 1,3% 100% dân số nội thị Dân số tăng so với hiện nay là 23.500 người Bình quân một năm tăng: 1.175 người. - Dân số thuộc thành phần khách nghỉ: 19.000 người - Dân số thuộc thành phần phục vụ nơi khác đến: 2.800 người. Tổng cộng dân số trung bình vào mùa hè: 99.800 người. 3.2 Định hướng phát triển không gian kiến trúc - Đất phát triển khu trung tâm dọc theo đường Lê Lợi và đường Nguyễn Du. - Đất phát triển nhà nghỉ, bãi tắm nằm phía Đông đường Nguyễn Du từ phường Trường Sơn đến Quảng Cư và khu bãi cát xóm Vinh Sơn tương lai phát triển về phía Nam Sầm Sơn sang khu vực Quảng Hùng, Quảng Vinh. - Đất công viên, du lịch sinh thái tại khu đầm hồ Quảng Cư và khu vực núi Trường Lệ. - Đất xây dựng công nghiệp - kho tàng - bến cảng được xây dựng ở Lạch Hới thuộc xã Quảng Tiến. - Đất dân cư mở rộng tại chỗ. 3.2.1 Tổ chức cơ cấu không gian quy hoạch đô thị a. Đất ở: Đất ở hiện nay trên cơ sở đất ở hiện có được chỉnh trang lại theo hướng kiên cố hóa. Đa dạng hóa theo các hình thức đầu tư xây dựng và quản lý nhà ở. Khuyến khích xây dựng nhà ở chung cư cao tầng cho các thành phần phục vụ ở Sầm Sơn. - Đất ở nội thị thuộc hai phường Bắc Sơn và Trường Sơn cần cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong các khu ở hiện có theo quy hoạch chi tiết. Các lô đất ở cần được quản lý tốt cốt san nền, chỉ giới xây dựng, đường đỏ, cần đầu tư cây xanh vỉa hè, được chiếu sáng. - Đất ngoại thị: Cần khai thác quỹ đất hiện có trong khu ở kiểu làng xã, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông lâm ngư nghiệp sang dịch vụ du lịch. Phấn đấu nhà ở ngoại thị xây dựng đảm bảo chiều cao 1,5 tầng, mật độ xây dựng các lô đất đạt 30% đến 50%. Đất ở cho đô thị được cân đối đủ cho 30 m2/người. Riêng khu làng xóm thuộc xã Quảng Cư chuyển dịch đất ở nông nghiệp sang làm dịch vụ du lịch, xây dựng mô hình du lịch làng nông nghiệp, ngư nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Để khách du lịch có thể ở với dân, thăm quan phong tục tập quán của dân trong khu làng kết hợp với khu du lịch sinh thái thành quần thể du lịch, nghỉ cuối tuần. b. Đất công trình công cộng: - Trung tâm Hành chính - chính trị: Cơ bản giữ nguyên các vị trí xây dựng như hiện nay là phù hợp (phía Tây đường Nguyễn Du từ Thị Đội đến nhà hát Nhân Dân) chỉ cần nâng cấp tôn tạo các công trình đã có, xây dựng mới một số cơ quan. - Trung tâm thương mại dịch vụ: + Xây dựng các bãi tắm, khu du lịch, dọc hai bên đường ra biển tại các vị trí thích hợp, các nhà ăn uống giải khát, hàng lưu niệm, tắm nước ngọt đáp ứng yêu cầu của khách. + Khu trung tâm hành chính ở Nam đường Lê Lợi và phía Đông đường Nguyễn Du (từ nhà nghỉ lương thực đến đường 1 B) - Trung tâm khu vực: Mỗi phường xã đều có một trung tâm hành chính kết hợp dịch vụ - văn hóa thể thao. Mỗi khu ở, mỗi đơn vị ở đều dành đất bố trí các công trình phục vụ thích hợp, đáp ứng yêu cầu đời sống hàng ngày của nhân dân… Đất công cộng cân đối đủ cho 5 m2/ người. c. Đất cây xanh đô thị: Đất cây xanh đô thị cân đối đủ cho 7 m2/ người. - Trung tâm văn hóa thể thao chọn đất theo đồ án cũ khu vực ruộng phía Tây phường Trường Sơn với diện tích 34 ha. Đây là trung tâm cây xanh của đô thị, được đầu tư một sân vận động, một công viên trung tâm. - Trong khi chưa có kinh phí đầu tư khu sân vận động và cây xanh nói trên trước mắt đầu tư khu công viên cây xanh và thể thao tại trung tâm thị xã khu vực nhà hát Nhân Dân hiện nay. - Lâu dài phải đầu tư hai khu công viên cây xanh tại phường Trung Sơn và Quảng Tiến kèm theo các công trình vui chơi giải trí, vườn hoa, thể dục thể thao để phục vụ dân tại chỗ và khách du lịch. d. Đất giao thông đô thị: Đất giao thông đô thị được cân đối 18 m2/ người. Trước mắt cần được đầu tư thảo đáng các tuyến đường trục chính như Nguyễn Du kéo dài đi Quảng Cư, tuyến vành đai, tuyến lên núi Trường Lệ, hướng dành đất giao thông cho năm 2020 là 154 ha. e. Đất công nghiệp kho tàng: - Xây dựng khu công nghiệp chế biến hải sản, đóng cửa tàu thuyền, dịch vụ xăng dầu, nước ngọt, nước đá nằm phía Bắc xã Quảng Tiến và Quảng Cư. - Tiểu thủ công nghiệp phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu được tổ chức trong các khu dân cư và các hộ gia đình. - Cảng Cá, dịch vụ xăng dầu, nước ngọt nước đá, dịch vụ hải sản nằm ở phía Bắc xã Quảng Cư. - Cảng công nghiệp, đóng cửa tàu thuyền, bốc xếp vật liệu xây dựng được bố trí phía Tây Bắc xã Quảng Tiến. f. Đất du lịch nghỉ mát: Khu đất chọn xây dựng nhà nghỉ và khách sạn được tuân thủ và bố trí theo đồ án cũ đã duyệt nằm phía Đông đường Nguyễn Du từ phường Trường Sơn lên đến xá Quảng Cư. - Khu khách sạn nhà nghỉ đã xây dựng từ núi Trường Lệ lên đến đường Lê Thánh Tông, cần chỉnh trang lại, tận dụng triệt để các khu đất trống, đầu tư trồng thêm cây xanh. Xây dựng thêm khu vực vui chơi giải trí trong các khu nhà nghỉ. - Khu khách sạn mới dự kiến từ đường Lê thánh Tông đến đường mới nằm trên đường Hai Bà Trưng (chạy từ cảng Lễ Môn qua UBND xã Quảng Tiến ra biển Đông). - Một phần đất nằm tại xóm Vinh Sơn phía Nam núi Trường Lệ có diện tích khoảng 9 ha đầu tư xây dựng nhà nghỉ để khai thác khu vực bờ biểu này. g. Đất công viên, du lịch sinh thái: * Đất công viên: Đất công viên phục vụ du lịch (nằm ngoài phần đất cây xanh trong khu dân dụng) là toàn bộ khu vực núi Trường Lệ. - Tu bổ, tôn tạo các di tích danh thắng đã có như: Hòn Trống Mái, đền Độc Cước, Đền Cô Tiên, Đền Tô Hiến Thành. - Trồng cây xanh, cây cảnh, vườn hoa cho từng khu vực theo phong cách khác nhau. - Xây dựng những công trình kiến trúc - văn hóa tiêu biểu của Thế giới theo 5 khu vực đặc trưng cho 5 Châu lục kèm theo các lễ hội truyền thống, món ăn truyền thống, ca múa nhạc truyền thống của mỗi Châu lục, mỗi Quốc gia khác nhau nhằm giới thiệu cho khách trong và ngoài nước hiểu được phần nào thế giới của chúng ta, tăng tình đoàn kết hữu nghị hòa bình. - Xây dựng đường xe điện treo vòng quanh núi, đường bộ thuận tiện. Khoan núi để làm thủy cung và khu biểu diễn cá heo ở Vinh Sơn (gần với đền Cô Tiên). - Xây dựng tượng Bác Hồ, nhiều tượng đài khác. - Xây dựng các công trình dịch vụ, ngắm cảnh, Píc nic cắm trại trên núi Sầm Sơn. - Bố trí một số nhà nghỉ kiểu biệt thự loại đặc biệt, không bố trí khách sạn, nhà nghỉ lớn ở đây. - Bảo vệ an toàn các công trình Quốc phòng, An ninh. * Khu du lịch sinh thái Quảng Cư: Nét đặc trưng của khu vực này là: Có nhiều hồ lớn, vừa giáp biển Đông, nơi nuôi trồng hải sản thuận lợi, khí hậu trong lành, cảnh quan đẹp, gần khu vực cung ứng thực phẩm tươi sống đánh bắt từ biển về và tại chỗ nơi đây thật yên tĩnh. Do đó có thể xây dựng ở đây một khu nghỉ thấp 2-3 tầng, cá biệt có vài ba nhà cao tầng (9 12 tầng) phục vụ khách du lịch, nghỉ dưỡng. Các hoạt động ở đây có thể bố trí được như: Câu cá, bơi thuyền, lướt ván, tìm hiểu phong tục tập quán của dân cư chài lưới, thưởng thức các món ăn dân tộc, ăn đặc sản, chơi các môn thể thao trí tuệ, khí công… v.v. Các hoạt động của các nhà nghiên cứu, nhà văn… Đến nghỉ, nghiên cứu, sáng tác cũng rất phù hợp. Mật độ xây dựng khống chế 510% đất xây dựng. Nhà cửa nằm lẫn khuất trong các khu cây xanh um tùm, luôn vang tiếng chim hót suốt cả ngày. * Đất giao thông đối ngoại: - Giao thông đối ngoại: đầu tư xây dựng tuyến đường Lê Lợi Thanh Hóa - Sầm Sơn và tuyến đường cảng Lễ Môn qua UBND xã Quảng Tiến. Xây dựng bến xe phía Tây Nam đường Lê Lợi. Đường thủy: Củng cố xây dựng và mở rộng nâng cấp đủ cho tàu 1500 tấn ra vào dễ dàng. - Đường không: Bố trí sân bay trực thăng trên núi Trường Lệ. * Đất cây xanh cách ly: Bao gồm: Bãi cát nằm phía Đông đường Hồ Xuân Hương tới bãi tắm, chạy từ núi Trường Lệ đến khu sinh thái Quảng Cư. Nhằm tạo bóng mát, tránh nắng, gió cát, sóng thần cho khu nhà nghỉ, khách sạn. Cây xanh chạy dọc sông Đơ từ núi Trường Lệ đến Quảng Tiến, cách ly khu nghĩa địa, bãi rác và khu công nghiệp. * Các loại đất khác: - Đất bãi rác: Sử dụng khu xử lý chất thải rắn hiện nay ven sông Đơ thuộc phường Bắc Sơn theo phương pháp chôn ủ. Tương lai đưa công nghệ xử lý tiên tiến để giảm diện tích đất. Nghiên cứu giải quyết một khu mới phía Tây xã Quảng Tiến, ven sông Đơ theo công nghệ chôn ủ. - Đất nghĩa địa: Xây dựng một khu nghĩa trang chung cho toàn thị xã ở phía Tây Nam xã Quảng Tiến, giáp sông Đơ. Cách xa khu dân cơ hiện nay 400m. Đây là khu đất trũng cần nạo vét sông Đơ để lấy đất lấp cho khu vực này. Không giải quyết chôn cất rải rác như hiện nay. Tương lai thực hiện hỏa táng, điện táng ở khu nghĩa trang Thành phố Thanh Hóa. 3.2.2 Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật. a. Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng: - San nền: Căn cứ vào cốt lũ cao nhất tại các điểm sông ngoài và cốt thủy triều khu vực thị xã để giải quyết chọn cốt san nền. + Theo tài liệu đo năm 1997 và 1980 mực nước cao nhất tại cửa Hới = +2,415m, mực nước biển khi có Hồi Đông = +2,465m, Hmax=2,55m. + Theo tài liệu đo tháng 9 năm 1992 mực nước cao nhất tại cửa cống Quảng Châu = +2,14m, tại cống Trường Lệ 1,16m. Với tần suất tính toán P=5% khống chế cốt san nền tối thiểu tại khu vực ven biển (phía Đông đường Thanh Niên là = +3,0m. Khu vực phía Tây phần gần lưu vực sông Đơ khống chế cốt san nền tối thiểu thấp nhất = +3,0m san nền các khu vực trên cơ sở tận dụng bám sát cốt tự nhiên từng khu vực. Tận dụng địa hình tự nhiên của thị xã cao ở trục đường Nguyễn Du và thoải dần về 2 bên ta tạo các mái dốc tương tự để giảm bớt khối lượng đào đắp khi thi công và đảm bảo điều kiện kinh tế khi thiết kế hệ thống thoát nước mưa cho khu vực. Độ dốc san nền chọn = 0,0010,003 đối với địa hình núi Sầm Sơn độ dốc đường tối đa = 10%. Để đảm bảo cao độ khống chế ngập lụt của nền, có những khu vực ta phải nâng cốt thiên nhiên đến 2m như dải đất ven sông Mã thuộc phường Trung Sơn. Khu đất nội thị: Bám sát địa hình tự nhiên đảm bảo thoát nước bề mặt tốt. Khu vực đồi núi: San lấp cục bộ từng công trình, bám sát địa hình tự nhiên, đảm bảo thuận lợi cho thoát nước đồng thời thuận lợi cho đi lại. - Thoát nước mặt: Phương châm và nguyên tắc thiết kế là: Đảm bảo thoát nước triệt để cho từng khu vực và cho toàn thị xã, mạng lưới thoát nước đơn giản, hợp lý và kinh tế nhất. Thị xã Sầm Sơn có một hướng thoát nước duy nhất là đổ về phía Tây (sông Đơ). Nước mưa, nước thải được xả trực tiếp ra biển gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến bãi tắm. Do đó khu vực ven biển cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng để chọn giải pháp thoát nước cho hợp lý. Trong phạm vi của đồ án “Chuẩn bị kỹ thuật cho thị xã Sầm Sơn- tỉnh Thanh Hoá “ em đề xuất giải pháp bố trí hệ thống cống thoát nước mưa dọc đường Hồ Xuân Hương nhằm thu nước mưa ở toàn bộ vùng phía Đông thị xã. Thiết kế hồ điều hoà lưu lượng nước nhằm giảm độ sâu chôn cống và sau đó sử dụng trạm bơm bơm nước về phía Tây thị xã theo trục đường Nguyễn Hồng Lễ. Chỉ cho thoát nước mưa của vùng hồ nước mặn ở xã Quảng Cư ra phía cửa sông Mã. Thiết kế thêm một số miệng xả tại khu vực phía Tây thị xã nhằm đảm bảo thoát nước nhanh chóng và giảm bớt đường kính cống thoát. Kết cấu hệ thống thoát nước bao gồm: + Hệ thống cống chính: Chọn cống ngầm BTCT. + Dọc các đường phố : Dùng rãnh biên dẫn nước vào các ga thu nước mưa trên đường + Dùng hệ thống mương nắp đan thoát nước cho khu nhà và sân vườn rồi đổ vào hệ thống cống chung qua cống hộp đặt ngầm. + Cải tạo các mương tiêu thủy lợi đã có hiện nay. Công thức tính toán thoát nước: Sử dụng công thức tính toán lưu lượng mưa Việt Nam Q= , cường độ mưa tra theo biểu đồ mưa của Thanh Hóa. Chọn tần suất tính toán P = 5% cho tính toán hệ thống cống chính. Lưu vực tính toán: Căn cứ vào quy hoạch kiến trúc và địa hình hiện trạng thị xã, phân ra làm các lưu vực thoát nước như sau: Lưu vực 1: nằm trong phạm vi đường đê cũ giáp cảng cá thoát qua cửa xả 1 đổ ra sông Mã. Lưu vực 2: nước theo hai hướng dốc Bắc Nam và Nam Bắc đổ về tuyến ống chính tại đường mới ở trước UBND xã Quảng Tiến thoát ra sông Đơ bằng của xả số 2. Lưu vực 3: nước theo hai hướng dốc Bắc Nam và Nam Bắc đổ về tuyến ống chính tại đường mới mở đi cảng Lệ Môn thoát ra sông Đơ bằng của xả số 3. Lưu vực 4: nước theo hai hướng dốc Bắc Nam và Nam Bắc đổ về tuyến ống chính tại đường Hai Bà Trưng thoát ra sông Đơ bằng cửa xả số 4 Lưu vực 5: toàn bộ lượng nước mưa thu được ở phía Đông thị xã giới hạn bởi đường Lê Lợi, đường Hồng Lễ và đường Nguyễn Du tập trung về tuyến ống trên đường Nguyễn Hồng Lễ chảy vào hồ điều hoà sau đó được bơm qua trục đường Nguyễn Du đổ vào tuyến cống cuối đường Nguyễn Hồng Lễ ra sông Đơ bằng cửa xả5. Một phần diện tích nằm từ đường Nguyễn Du trở ra biển thuộc phường Trung Sơn ( đoạn từ đường Nguyễn Hồng Lễ đến đoạn đường mới mở đi cảng Lễ Môn ) cũng được thoát bằng tuyến cống này. Lưu vực 6: nước theo hai hướng dốc Bắc Nam và Nam Bắc đổ về đoạn đường Lê Thánh Tông đổ ra sông Đơ theo cửa xả số6 Lưu vực 7: nước theo hai hướng dốc Bắc Nam và Nam Bắc đổ về đoạn đường Bà Triệu đổ ra sông Đơ theo cửa xả số 7 Lưu vực 8: nước theo hai hướng dốc Bắc Nam và Nam Bắc đổ về đoạn đường Lê Lợi đổ ra mương tiêu thuỷ lợi sẵn có rồi thoát ra sông Đơ theo cửa xả số 8. Lưu vực 9: Là phần diện tích khu du lịch sinh thái phía Đông Bắc, nước chảy tự do qua các hồ nước rồi đươc thu vào tuyến cống chính trên trục đường Hồ Xuân Hương đổ ra phía cửa biển giáp sông Mã. Lưu vực10: Là phần diện tích trũng nhất của xã Quảng Cư, nước được thu vào tuyến cống chính trên đường Thanh Niên đổ ra sông Mã qua cửa xả 10. - Phân đợt đầu tư hệ thống thoát nước như sau: + Giai đoạn đầu từ nay đến 2010 đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thoát nước khu vực nội thị, khu vực ngoại thị đầu tư xây dựng một số tuyến thoát nước chính dọc các trục giao thông chính quan trọng và kết hợp xây dựng mương hở thoát nước ở các khu còn lại. + Giai đoạn từ 2010 - 2020 đầu tư xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới thoát nước kể cả các trạm bơm. Khối lượng thoát nước bao gồm: + Cống thoát nước ngầm 53.557m + Mương nắp đan = 25.003m. + Trạm bơm: 1 trạm, công suất trạm = 15.000m3/ngày đêm. b. Giao thông: Khái quát chung: + Cải tạo, nâng cấp, mở rộng mạng lưới đường hiện có dài 32,86 km theo tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại đường phố. + Xây dựng mới các tuyến vành đai dài 38,34 km nối các khu chức năng của thị xã thành mạng lưới liên hoàn. + Bố trí bến xe khách ở Nam đường Lê Lợi thuộc khu ruộng canh tác hiện nay. Bố trí nhiều bãi đỗ xe trên các trục đường ngang ra biển. + Bố trí ca nô du lịch ở cửa Hới và Mũi Chao. + Bố trí sân bay trực thăng ở phía Tây núi Trường Lệ. - Giao thông đối ngoại: Tiếp tục mở rộng, nâng cấp và hoàn chỉnh phần bo vỉa lát hè, cây xanh trục quốc lộ 47 (đoạn từ cầu Bình Hòa vào trung tâm thị xã). Giai đoạn đầu đến 2010 hình thành nền mặt đường tuyến giao thông đối ngoại thứ hai đi cảng Lễ Môn (Hồ Xuân Hương đi cảng Lễ Môn) giai đoạn đến năm 2020 xây dựng hoàn chỉnh tuyến trên bao gồm cả cầu qua sông Đơ. Xây dựng hoàn chỉnh hai cảng sông phía Bắc từ nay đến 2020, đảm bảo tàu 1.500 tấn ra vào thuận tiện. Trước mắt trong giai đoạn đầu xây dựng hoàn chỉnh cảng Cá hiện nay theo dự án đã duyệt. - Giao thông nội thị: Cải tạo, nâng cấp các tuyến giao thông nội thị đã có, xây dựng các tuyến giao thông ngoại thị đảm bảo mật độ mạng lưới giao thông theo tiêu chuẩn đã chọn, đáp ứng được sự phát triển của đô thị. Chú trọng đầu tư xây dựng các tuyến chính Bắc Nam bao gồm: Tuyến Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền, Nguyễn Du, Thanh Niên và Hồ Xuân Hương (trong đó tuyến đường Thanh Niên, Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương xây dựng tuyến kéo dài về phía Bắc. Nhằm khai thác hết tiềm năng đất xây dựng cũng như các khu du lịch sinh thái, bãi tắm, khu kho cảng. Tổ chức xây dựng hệ thống giao thông công cộng bao gồm các bến, bãi đỗ xe, các điểm đỗ xe buýt tại các đầu mối giao thông quan trọng, các trung tâm thể thao, văn hóa và thương mại. 3.2.3. Quy hoạch hệ thống cấp nước: a. Công suất của hệ thống cấp nước: - Công suất của hệ thống năm 2010 + Nước sinh hoạt QSH= 7.770 m3/ngđ. + Nước sản xuất QSX = 1560 m3/ngđ. + Nước tưới cây Qt = 220 m3/ngđ. + Công suất của hệ thống Q 12.500 m3/ngđ. - Công suất của hệ thống năm 2020 + Nước sinh hoạt QSH = 15.500 m3/ngđ. + Nước sản xuất QSX = 20% QSH = 3100 m3/ngđ. + Nước tưới Qt= 560 m3/ngđ. - Nguồn nước: Trong khu vực thị xã và các vùng phụ cận, nguồn nước ngầm và nước mặt không thể cung cấp cho nhu cầu của thị xã về mặt lưu lượng và chất lượng. Mặt khác nguồn nước ngầm nằm nông đang được khai thác sử dụng hiện đại có công suất rất nhỏ Q = 400 m3/ngđ, cùng với thời gian mật độ dân cư, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước ngầm nằm nông không cho mục đích cấp nước. Cho nên dự án cấp nước và vệ sinh Thanh Hóa Sầm Sơn hiện tại và lâu dài lấy từ nguồn nước sông Chu cung cấp cho Thành phố Thanh Hóa và thị xã Sầm Sơn. - Mạng lưới cấp nước, trạm bơm, đài nước. Để có thể cung cấp cho Sầm Sơn đến năm 2020 với công suất Q=25.000 m3/ngđ cần xây dựng đường ống 600 từ trạm bơm cấp II của Thành phố Thanh Hóa đến thị xã. Tuyến chính cấp I: Gồm có các ống có đường kính 600, 500, 400, 300, 200 trên các trục đường Nguyễn Du, Nguyễn Trãi. Tuyến chính cấp I: Gồm có các ống có đường kính 200, 150 dẫn nước từ đường ống chính đến các khu vực trong thị xã. Đài nước: + Hiện tại tại phía Đông núi Sầm Sơn đã có một đài nước có dung tích W=850m3, một đài nước có dung tích W=500m3 được xây dựng vào năm 2000. + Cần xây dựng một đài nước W=1000m3 tại phía Tây Bắc núi Sầm Sơn. - Vật liệu xây dựng công trình và đương ống: Đài nước xây dựng bằng BTCT, đổ tại chỗ. Đường ống cấp nước sử dụng các loại ống gang, thép, nhựa… 3.2.4 Quy hoạch hệ thống cấp điện. a. Nguồn cấp điện: - Trạm biến áp cung cấp điện cho thị xã Sầm Sơn lấy nguồn từ trạm biến áp 110 KV núi Một. Trên đường dây cấp điện cho trạm biến thế 110 KV Thanh hóa sẽ xây dựng cùng một tuyến với đường dây 110 KV từ trạm biến thế 110 KV thị xã Sầm Sơn. - Chỉ tiêu cấp điện: 280 w/người. Hiện tại có: - Trạm biến thế nằm tại phía Tây Bắc núi Sầm Sơn công suất 4000 KVA. Đặt thêm hai máy biến thế có công suất mỗi máy là 4000 KVA-110 /22KV. b. Các tuyến và hành lang tải điện: - Tuyến 22 KV chính: + Lộ 971 đi trên đường Lê Lợi. + Lộ 972 đi trên đường Nguyễn Du. + Lộ 973 đi trên đường Thanh Niên. + Lộ 974 đi trên đường Trần Hưng Đạo, Nguyễn Du. Các tuyến chính lắp đặt bằng cáp ngầm: - Các tuyến 22 KV nhánh: Cải tạo từ các tuyến 10 KV. c. Phân đợt xây dựng: - Trạm biến áp trung gian 110/22KV. + Từ 2000-2010: một máy biến áp 4000 KVA. - 110/22KV. + Từ 2010 - 2020: một máy biến áp 4000 KVA - 110/22KV. - Các tuyến đường dày 22 KV và biến áp 22/0,4 KV xây dựng theo nhu cầu phát triển của các khu vực sản xuất kinh doanh và các khu dân cư. 3.2.5 Quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc - Trên các trục giao thông chính trong khu vực thị xã xây dựng các tuyến cáp thông tin ngầm để nối các trung tâm hành chính - chính trị của thị xã, các phường, các khu du lịch nghỉ mát, các khu dân cư với nhau. - Cáp treo xây dựng trên các tuyến giao thông nhỏ, trong các khu dân cư, khu du lịch. Tiêu chuẩn điện thoại ước tính năm 2000 là 80 máy/1000 dân và 100 máy/1000 dân năm 2020. 3.2.6 Quy hoạch hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường - Thoát nước thải: Xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng biệt bao gồm: mạng lưới đường ống dẫn và trạm xử lý. Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt + Khu vực nội thị: 1501/người/ngày đêm. + Khu vực ngoại thị: 1001/người/ngày đêm. Nước thải độc hại từ các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phải được xử lý cục bộ trước khi xả vào hệ thống chung của đô thị. Từ kết quả san nền lấy đường Nguyễn Du làm xương sống cho nên từ đường Nguyễn Du về phía Tây nước thải tự chảy theo độ dốc đáy ống. Phần còn lại từ đường Nguyễn Du về phía biển phải xây dựng trạm bơm để đẩy nước về phía Tây của thị xã. Căn cứ vào phân khu chức năng, mạng lưới giao thông chính, cao độ san nền và địa hình của thị xã chia làm 6 khu vực thoát nước chính (xem bản vẽ). + Khu vực 1: Có công suất Q1 = 300 m3/ngày đêm + Khu vực 2: Có công suất Q2 = 1500 m3/ngày đêm + Khu vực 3: Có công suất Q3 = 4000 m3/ngày đêm + Khu vực 4: Có công suất Q4 = 6500 m3/ngày đêm + Khu vực 5: Có công suất Q5 = 6000 m3/ngày đêm + Khu vực 6: Có công suất Q6 = 4000 m3/ngày đêm Kết cấu hệ thống thoát nước thải: + Hệ thống ống chính, nhánh: Cống ngầm bê tông cốt thép. + Giếng thăm: xây gạch đá. + Trạm xử lý nước thải: Công trình xử lý xây dựng bằng BTCT. - Phân đợt xây dựng: + Từ 2000 - 2005 xây dựng hệ thống có Q3 và Q4. + Từ 2005 - 2000 xây dựng hệ thống có Q2, Q5 và Q6. + Từ 2010 - 2015 xây dựng hệ thống có Q1. 3.2.7 Vệ sinh phân rác, môi trường - Chỉ tiêu thải rác 1 kg/người ngày. - Chỉ tiêu thu dọn 100%. - Xây dựng khu xử lý rác thải bằng công nghệ vi sinh, diện tích khu xử lý rác thải 5,3 ha. 3.3 Quy hoạch xây dựng đợt đầu a. Mục tiêu: Quy hoạch xây dựng đợt đầu từ nay đến 2010 là tạo cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, từng bước cải tọa bộ mặt cảnh quan đô thị làm tiền đề cho các bước phát triển sau. Vận dụng đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các tiêu chuẩn quy phạm hiện hành để nghiên cứu đề xuất các mục tiêu xây dựng đợt đầu có tính khả thi và có tính tiền đề cho việc phát triển đô thị. b. Điều chỉnh ranh giới hành chính nội, ngoại thị + Đến năm 2010. 3 phường nội thị: Trường Sơn - Bắc Sơn - Trung Sơn. 2 xã ngoại thị: Xã Quảng Tiến - Xã Quảng Cư. + Đến năm 2020 toàn thị xã là nội thị phấn đấu thành đô thị loại III. c. Quy hoạch sử dụng đất đai * Đất dân dụng: Đất ở: Đợt đầu cần chỉnh trang lại khu vực nội thị tại 3 phường trung tâm hiện nay. Phấn đấu bê tông hóa nhà ở, đảm bảo tầng cao trung bình 1,5 tầng, cốt san nền cần được khống chế đúng theo thiết kế chi tiết, phá bỏ lều quán tạm bợ làm sấu mỹ quan tại các khu dân cư Đầu tư xây dựng một khu chung cư phục vụ CBCNV thị xã Sầm Sơn. Công trình công cộng Tôn tạo các công trình đã có. Xây dựng tại trung tâm hành chính - chính trị từ Thị Đội đến nhà hát Nhân Dân. Xây dựng trung tâm thương mại ở phía Nam đường Lê Lợi, xây dựng tại các bãi tắm, khu du lịch dọc 2 bên đường ra biển các nhà hàng ăn uống giải khát. Cây xanh - Thể dục thể thao Đợt đầu đầu tư xây dựng - Khu thể thao trung tâm tại phường Bắc Sơn. - Công viên cây xanh trước nhà hát nhân dân. - Công viên cây xanh, sân thể thao trong khu nhà nghỉ đã xây dựng. * Đất ngoài dân dụng. Đất công nghiệp kho tàng - Đầu tư xây dựng cảng Cá, cung ứng xăng dầu, nước đá, nước ngọt phục vụ cho chương trình đánh bắt xa bờ tại xã Quảng Cư. - Xây dựng khu đóng sửa tàu thuyền, khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại xã Quảng Tiến. Đất du lịch nghỉ mát - Đất khách sạn nhà nghỉ: Đợt đầu khai thác triệt để phần đất đã đầu tư các nhà nghỉ từ núi Trường Lệ đến đường Hai Bà Trưng và khu Vinh Sơn. Cải tạo nâng cấp chỉnh trang đảm bảo tầng cao trung bình từ 5 tầng trở lên, đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, cây xanh, bể bơi và các dịch vụ khác, đưa tiêu chuẩn khách sạn nhà nghỉ từ 3 sao trở lên. - Đất du lịch sinh thái: khu sinh thái Quảng Cư có nét đặc trưng là có nhiều hồ lớn, vừa giáp sông Mã, vừa giáp biển Đông, khí hậu trong lành, cảnh quan đẹp, yên tĩnh, lại gần khu vực cung ứng hải sản tươi sống đánh bắt từ biển về. Do đó ở đây có thể xây dựng một khu nghỉ thấp tầng phục vụ khách du lịchn, nghỉ dưỡng. - Đất giao thông đối ngoại: đầu tư xây dựng tuyến đường Lê Lợi nối giữa Thanh Hoá - Sầm Sơn , và tuyến đường đi cảng Lễ Môn. Xây dựng bến xe phía Tây nam đường Lê Lợi - Đất cây xanh cách ly: tạo bóng mát tránh nắng , gió, cát, sóng thần cho khu nhà nghỉ, khách sạn ven biển - Đất bãi rác, nghĩa địa: Xây dựng khu nghĩa trang chung cho toàn thị xã ở phía tây nam xã Quảng Tiến, giáp sông Đơ, cách xa khu dân cư hiện nay 400m.Nghiên cứu giải quyết việc xây dựng khu bãi rác ở phía Tây xã Quảng Tiến, ven sông Đơ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxThuyetMinh.docx