Đề tài Soạn thảo tài liệu hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức phần “Các lực cơ hoc” sách giáo khoa vật lí 10 nâng cao

Tài liệu Đề tài Soạn thảo tài liệu hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức phần “Các lực cơ hoc” sách giáo khoa vật lí 10 nâng cao: Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Chúng ta đang sống ở thế kỷ XXI, thế kỷ của tri thức khoa học và công nghệ cao là động lực để thúc đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế xã hội. Đầu tư vào con người, cho con người để từ đó phát triển kinh tế, phát triển xã hội là vấn đề chiến lược của nhiều quốc gia trong đó có đất nước ta. Tình hình đó đòi hỏi nền giáo dục nước nhà phải đổi mới mạnh mẽ và sâu sắc, toàn diện. Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khoá VIII cũng đã khẳng định “ Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, các bậc học, áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại, bồi dưỡng học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khoá VIII lần 2 nhấn mạnh một lần nữa “Đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình học” Tr...

doc113 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1104 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Soạn thảo tài liệu hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức phần “Các lực cơ hoc” sách giáo khoa vật lí 10 nâng cao, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Chúng ta đang sống ở thế kỷ XXI, thế kỷ của tri thức khoa học và công nghệ cao là động lực để thúc đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế xã hội. Đầu tư vào con người, cho con người để từ đó phát triển kinh tế, phát triển xã hội là vấn đề chiến lược của nhiều quốc gia trong đó có đất nước ta. Tình hình đó đòi hỏi nền giáo dục nước nhà phải đổi mới mạnh mẽ và sâu sắc, toàn diện. Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khoá VIII cũng đã khẳng định “ Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, các bậc học, áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại, bồi dưỡng học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khoá VIII lần 2 nhấn mạnh một lần nữa “Đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình học” Trong những năm gần đây quan niệm việc dạy học đã theo hướng nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh. Thầy giáo, chủ thể của quá trình dạy đóng vai trò chủ đạo, thể hiện ở chỗ người thầy xác định mục tiêu, nội dung dạy học, thiết kế và tổ chức hoạt động, dự kiến tình huống có thể xảy ra, dự kiến phương hướng và cách thức giải quyết tương ứng và là trọng tài khoa học trước học sinh. Học sinh, chủ thể nhận thức, chủ thể của hoạt động học phải đưa ra được vấn đề, suy đoán các giải pháp và thực hiện giải pháp, tìm ra kết quả bằng hoạt động nhận thức của chính mình dưới sự hướng dẫn của thầy. Hoạt động nhận thức của học trò diễn ra theo một đường lối giải quyết vấn đề đúng đắn, được lặp đi lặp lại nhiều lần qua từng bài học, sẽ giúp cho học sinh có được kiến thức khoa học vững chắc và hình thành ở học sinh phương pháp giải quyết vấn đề trong những trường hợp tương tự hoặc khái quát hơn. Chính vì vậy ôn tập hệ thống hoá kiến thức là một khâu quan trọng không thể thiếu được và cần được tiến hành thường xuyên. Khi học trên lớp vì nhiều lý do khác nhau học sinh chưa có điều kiện để ôn tập, hệ thống hoá kiến thức do đó học sinh không thể nghi nhớ kiến thức một cách chặt chẽ , khái quát và việc vận dụng kiến thức sẽ thụ động và kém linh hoạt. Tình hình đó đòi hỏi cần có biện pháp kết hợp việc ôn tập, hệ thống hoá kiến thức ở cả trên lớp và ở nhà nhằm làm cho kiến thức học sinh thu được đảm bảo tính hệ thống, vững chắc và sâu sắc. Hiện nay quá trình ôn tập, hệ thống hoá kiến thức còn chưa được quan tâm đúng mức về nội dung, phương pháp và thời gian thực hiện, trong đó ở chương trình Vật lí 10 nâng cao và cơ bản không có tiết ôn tập. Nội dung ôn tập, củng cố do người giáo viên quyết định phần lớn dựa vào kinh nghiệm và thường diễn ra vào ôn tập 7 phút cuối giờ, tiết tự chọn, tiết bài tập và chỉ xoay quanh việc giải bài tập. Còn về phía học sinh phần lớn chưa có được sự hướng dẫn để kết hợp các hình thức ôn tập, hệ thống hoá kiến thức để đạt được hiệu quả cao. ở lớp 10 phần các lực cơ học có nội dung đặc biệt quan trọng, nó là cơ sở để nghiên cứu nhiều nội dung kiến thức tiếp theo. Việc nắm chắc nội dung kiến thức phần này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các em học sinh trong việc tiếp tục học tập và nghiên cứu các phần tiếp theo Từ những cơ sở trên, tôi lựa chon đề tài: Soạn thảo tài liệu hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức phần “Các lực cơ hoc” sách giáo khoa vật lí 10 nâng cao. 2. Mục đích nghiên cứu Soạn thảo được kế hoạch và tài liệu hướng dẫn học sinh ôn tâp, hệ thống hoá kiến thức phần “Các lực cơ học” thuộc chương “Động lực học chất điểm” Vật lí 10 nâng cao. 3. Đối tượng nghiên cứu Hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức khi tiến hành dạy học phần “các lực cơ học” thuộc chương “Động lực học chất điểm” Vật lí 10 nâng cao. 4. Phạm vi nghiên cứu Hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức cho phạm vi khoảng 50 học sinh lớp 10 trong quá trình dạy “Các lực cơ học” tại trường THPT Thanh Chăn tỉnh Điện Biên. 5. Giả thuyết khoa học Nếu soạn thảo được kế hoạch và tài liệu hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức trên lớp và ở nhà sẽ làm cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách hệ thống, sâu sắc và bền vững góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về ôn tập, hệ thống hoá kiến thức trong dạy học. - Điều tra, khảo sát thực trạng việc hướng dẫn ôn tập, hệ thống hoá kiến thức của học sinh ở trường THPT. - Nghiên cứu nội dung chương trình Vật lí 10 nói chung, chương “ Động lực học chất điểm” nói riêng và đặc biệt là phần “Các lực cơ học”. - Soạn thảo kế hoạch và tài liệu hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức phần “Các lực cơ học”. - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của việc ôn tập, hệ thống hoá kiến thức trên lớp và ở nhà của học sinh, nhằm nâng cao chất lượng của việc dạy và học. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu các chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác đổi mới giáo dục và đào tạo. - Nghiên cứu các tài liệu về ôn tập, hệ thống hoá kiến thức trong dạy học. - Nghiên cứu nội dung chương trình Vật lí 10 THPT, đặc biệt phần “Các lực cơ học”. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Điều tra thực trạng về việc ôn tập, hệ thống hóa trên lớp của giáo viên và học sinh khi dạy phần “Các lực cơ học” Vật lí 10 nâng cao thông qua dự giờ, phỏng vấn giáo viên, phiếu điều tra, kiểm tra giáo án, kiểm tra vở bài tập của học sinh - Thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp thống kê toán học để đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm. 8. Đóng góp của đề tài 8.1. Đóng góp về mặt khoa học Đề tài soạn thảo được kế hoạch và tài liệu hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức trên lớp và ở nhà phần “Các lực cơ học” của học sinh lớp 10 THPT. 8.2. Đóng góp về mặt thực tiễn - Góp phần khẳng định tính cần thiết và vai trò của việc ôn tập, hệ thống hoá kiến thức của học sinh. - Làm tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh về ôn tập, hệ thống hoá kiến thức đối với môn Vật lí ở trường phổ thông. 9. Bố cục của luân văn Chương 1: Cơ sở lý luận về ôn tập, hệ thống hoá kiến thức trong dạy học Vật lí. Chương 2: Soạn thảo kế hoạch và tài liệu hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức phần “Các lực cơ học” sách giáo khoa Vật lí 10 nâng cao. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. Lịch sử vấn đề cần nghiên cứu Trước hết có thể nói rằng ôn tập hệ thống hóa kiến thức là vấn đề gắn liền với việc học tập và nghiên cứu. Hay nói khác đi có học tập là có ôn tập, hệ thống hóa kiến thức. Trong các giáo trình lý luận dạy học của bộ môn, đa số đều đề cập đến việc ôn tập, củng cố, hệ thống hóa nhưng ở các phương diện và mức độ khác nhau. Trong cuốn “Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới” tác giả Thái Duy Tuyên có đề cập tới việc sử dụng hệ thống bài tập khi ôn tập [28,tr.240 - 241]. Cụ thể là nói sơ lược về vai trò của việc ôn tập và một số điểm đáng chú ý đối với bài tập ôn tập. Trong cuốn “Phương pháp giảng dạy Vật lí trong các trường phổ thông ở Liên Xô và Cộng hòa dân chủ Đức” có đề cập không nhiều tới củng cố kiến thức bằng ôn tập, hệ thống hóa kiến thức [22,tr 174 - 181] và nói đến vai trò tác dụng của ôn tập, hệ thống hóa kiến thức trong dạy học vật lí. Trong cuốn “Lý luận dạy học đại cương” của tác giả Nguyễn Ngọc Quang có nhiều nghiên cứu sâu hơn về vấn đề ôn tập, hệ thống hóa kiến thức trong dạy học. Trong đó có đưa ra một số cấu trúc của bài học ôn tập, hệ thống hóa kiến thức cũng như một số đặc điểm của quá trình này. Nhìn chung vấn đề ôn tập, hệ thống hóa là một vấn đề còn được ít tác giả quan tâm, nghiên cứu sâu sắc mặc dù đây là một vấn đề quan trọng trong dạy học. Vì vậy công trình khoa học về vấn đề này còn ít và chưa đi sâu, rộng vào thực tế dạy học như một số vấn đề khác của dạy học như tự học hoặc thiết kế tiến trình giảng dạy kiến thức mới. Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn về ôn tập, hệ thống hóa kiến thức trong dạy học vật lí 1.1. Bản chất của hoạt động dạy và hoạt động học 1.1.1. Nhiệm vụ của quá trình dạy học Quá trình học là một quá trình nhận thức tâm lý tích cực, có liên quan đến nhu cầu, hứng thú của học sinh. Dạy học không những phải chú ý đến động cơ học tập, hứng thú nhận thức của học sinh mà còn đi trước sự phát triển. Nhiệm vụ của quá trình dạy học không chỉ giới hạn ở sự hình thành các kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo mà phải làm sao cho trong dạy học phát triển được trí tuệ, hình thành phát triển được nhân cách toàn diện của học sinh. Sự phát triển trí tuệ vừa là điều kiện cho học sinh có khả năng tiếp tục nghiên cứu tìm tòi giải quyết các vấn đề học tập, đáp ứng những đòi hỏi đa dạng của hoạt động thực tiễn sau này. 1.1.2. Bản chất của hoạt động dạy Có nhiều quan điểm về hoạt động dạy cũng như hoạt động học nhưng có thể hiểu hoạt động dạy là hoạt động của thầy tổ chức, điều khiển hoạt động của trò nhằm giúp chúng lĩnh hội nền văn hoá xã hội, tạo ra sự phát triển tâm lí, hình thành nhân cách. - Đặc điểm của hoạt động dạy: + Dạy học là một hoạt động chuyên biệt mà xã hội giao cho thầy để dạy cho trẻ những kiến thức khoa học (chứ không phải kiến thức kinh nghiệm). + Trong hoạt động dạy, chức năng của thầy không phải tạo ra chi thức mới (vì chi thức mới này đã được nhân loại sáng tạo ra), cũng không làm tái tạo tri thức cũ mà nhiệm vụ chủ yếu, nhiệm vụ đặc trưng là tổ chức quá trình tái tạo ở trẻ. Người thầy phải coi những tri thức đó như là một phương tiện, vật liệu để tổ chức, định hướng người học sản sinh ra những tri thức đó lần thứ hai cho bản thân mình, thông qua đó tái tạo sự phát triển tâm lí của học sinh. Do vậy quá trình này sẽ đạt hiệu quả cao nếu người học ý thức được đối tượng cần chiếm lĩnh và biết cách chiếm lĩnh đối tượng đó. + Để tiến hành hoạt động dạy có hiệu quả đòi hỏi người thầy phải có những phẩm chất và năng lực cần thiết. Quá trình thầy chỉ đạo, định hướng hoạt động học của trò phải phù hợp với con đường biện chứng của sự hình thành, phát triển và hoàn thiện của hành động (được xem xét theo các tham số: cấp độ hình thức, mức khái quát, mức thu ngọn, mức tự động hoá của hành động). 1.1.3. Bản chất của hoạt động học - Hoạt động học là hoạt động đặc thù của con người được điều khiển bởi mục đích tự giác và lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mới, những hình thức hành vi và những hoạt động nhất định. Hoạt động học chỉ có thể thực hiện ở trình độ khi mà con người có khả năng điều chỉnh những hoạt động của mình bởi mục đích đã được ý thức. - Đặc điểm của hoạt động học: + Hoạt động học là hoạt động hướng vào làm thay đổi chính mình. Đây là một đặc điểm rất đặc biệt của hoạt động học vì trong các hoạt động khác hướng vào làm thay đổi đối tượng thì hoạt động học làm cho chính chủ thể thay đổi và phát triển, trong khi các hoạt động khác làm thay đổi đối tượng thì đối tượng của hoạt động học là tri thức, kĩ năng, kĩ xảo lại không thay đổi. + Hoạt động học là hoạt động điều khiển một cách có ý thức nhằm tiếp thu những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. Ngoài hoạt động học còn hướng vào phương pháp tiếp thu tri thức, kĩ năng, kĩ xảo đó. Với những phân tích ở trên ta nhận thấy không thể tách biệt giữa hoạt động dạy và hoạt động học. Nếu học là hoạt động, học sinh xây dựng kiến thức cho bản thân và vận dụng kiến thức của mình, thì dạy học là dạy hành động (hành động chiếm lĩnh tri thức và vận dụng tri thức) và do đó, trong dạy học giáo viên cần tổ chức các tình huống học tập đòi hỏi sự thích ứng của học sinh để qua đó học sinh chiếm lĩnh được tri thức, đồng thời phát triển trí tuệ và nhân cách toàn diện của mình. 1.1.4. Hệ tương tác dạy học Trong quá trình dạy học luôn diễn ra sự tác động qua lại giữa giáo viên, học sinh và tư liệu của hoạt động dạy học. Muốn đạt được hiệu quả cao trong sự vận hành của hệ tương tác này thì giáo viên cần tổ chức, kiểm tra, định hướng hành động của học sinh theo một chiến lược hợp lí sao cho học sinh tự chủ chiếm lĩnh xây dựng tri thức cho mình và do đó đồng thời năng lực trí tuệ và nhân cách toàn diện của họ từng bước phát triển. Có thể mô tả sự tương tác dạy học bằng sơ đồ sau: Giáo viên Học sinh Tư liệu hoạt động dạy học Định hướng Liên hệ ngược Thích ứng Tổ chức Cung cấp tư liệu Tạo tình huống Giáo viên tổ chức tư liệu hoạt động dạy học và qua đó cung cấp tư liệu tạo tình huống cho hoạt động của học sinh. Tác động trực tiếp của giáo viên tới học sinh chính là sự định hướng của giáo viên đối với hành động của học sinh, với tư liệu là sự định hướng của giáo viên với sự tương tác trao đổi giữa học sinh với nhau và qua đó đồng thời còn định hướng cả sự cung cấp các thông tin liên hệ ngược từ phía học sinh cho giáo viên. Đó là những thông tin cần thiết cho sự tổ chức và định hướng của giáo viên với hành động học của học sinh. Hành động học của học sinh với tư liệu là sự thích ứng của học sinh với tình huống học tập đồng thời là hành động chiếm lĩnh, xây dựng tri thức cho bản thân mình và sự tương tác đó của học sinh với tư liệu đem lại cho giáo viên những thông tin liên hệ ngược cần thiết cho sự chỉ đạo của giáo viên đối với học sinh. Tương tác trực tiếp giữa học sinh với nhau và giữa học sinh với giáo viên là sự trao đổi, tranh luận giữa các cá nhân và nhờ đó từng cá nhân học sinh tranh thủ sự hỗ trợ xã hội từ phía giáo viên và tập thể học sinh trong quá trình chiếm lĩnh, xây dựng tri thức. 1.2 Ôn tập trong dạy học Vật lí 1.2.1. Khái niện về ôn tập trong dạy học Vật lí Việc ôn tập tài liệu đã học của học sinh là một khâu không thể thiếu được trong quá trình dạy học. Ôn tập là một quá trình củng cố kiến thức làm cho kiến thức được vững chắc và lâu bền trong trí nhớ của học sinh, để học sinh có thể vận dụng chúng vào việc giải bài tập hoặc ứng dụng vào thực tế đời sống. Ôn tập còn là cơ sở để học sinh tiếp thu tốt những kiến thức mới. Trong những trường hợp kiến thức mới có liên quan hoặc là sự phát triển tiếp tục các kiến thức đã học thì sự ôn tập càng cần thiết. Việc ôn tập, hệ thống hoá kiến thức cho học sinh một cách có kết quả đòi hỏi rất nhiều ở trình độ, tay nghề của người giáo viên. Phối hợp tốt ôn tập và giảng bài mới sẽ làm cho các tiết học trên lớp trở lên sinh động và hứng thú đối với học sinh. Chẳng hạn khi nghiên cứu các kiến thức mới có thể chỉ đi vào những kiến thức cơ bản, khi củng cố, ôn tập sẽ mở rộng đi sâu. Như vậy tiết học bài mới không bị nặng nề, có đủ thì giờ làm bài tập áp dụng để củng cố ngay, những tiết ôn tập ngay sau đó lại có điều kiện khai thác sâu kiến thức, làm cho học sinh thu nhận những điều mới, khía cạnh mới của các kiến thức đã học. Ôn tập như vậy sẽ hứng thú đối với học sinh, làm học sinh nào cũng thấy mình thu nhận thêm điều mới ngay cả đối với học sinh giỏi. Ôn tập phải giúp học sinh thu nhận thêm điều mới về khiến thức, phương pháp hoặc hệ thống hoá và rút ra những nhận định mới. Đó là nguyên tắc quan trọng của ôn tập. 1.2.2. Các hình thức ôn tập Trước hết cần hiểu rằng ôn tập chủ yếu là công việc tự lực của học sinh trong quá trình hoạt động học tập nhằm lĩnh hội, thông hiểu kiến thức và trau dồi kĩ năng. Giáo viên trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không làm thay học sinh mà chỉ giữ vai trò hướng dẫn, tổ chức cho học sinh ôn tập sao cho có hiệu quả cao nhất. Đặc biệt cần làm cho học sinh tự mình hiểu được sự cần thiết của ôn tập, tự giác đặt cho mình mục tiêu phấn đấu và cố gắng đạt tới một cách có kết quả. Tuỳ theo nội dung của chương trình, mục tiêu đào tạo và những yêu cầu cụ thể mà vận dụng linh hoạt các hình thức ôn tập khác nhau. 1.2.2.1. Ôn tập xen kẽ nghiên cứu tài liệu mới Hình thức này được áp dụng khi việc nhiên cứu tài liệu mới (dạy một bài mới) phải dựa trên những kiến thức cũ. Ưu điểm của hình thức này là nhẹ nhàng, sử dụng được thường xuyên trong tiết trình dạy học. Có thể ôn tập để đề xuất vấn đề mới, ôn tập để xây dựng kiến thức mới, ôn tập kiến thức đã học để giải bài tập.... Hình thức này tiết kiệm được thời gian mà kết quả lại cao. Vì thế giáo viên cần có sự quan tâm thích đáng đến hình thức ôn tập này. Trước khi dạy bài mới nào đó, giáo viên có thể giao cho học sinh phiếu ôn tập trên lớp ngay đầu giờ học, những vấn đề ôn tập này sẽ kiểm tra trước, trong khi giảng bài mới hoặc cuối bài vào những lúc cần thiết. 1.2.2.2. Ôn luyện Ôn luyện được sử dụng khi cần củng cố trong trí óc của học sinh một số kiến thức hay một hệ thống kiến thức, cần làm cho học sinh thấy được mối quan hệ hữu cơ giữa những kiến thức đã học và khả năng áp dụng chúng một cách linh hoạt sáng tạo hoặc khi cần rèn luyện cho học sinh có kĩ năng thành thạo giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó thông qua việc giải các bài tập và thí nghiệm thực hành. Những bài tập ở đây là những bài tập tổng hợp mà khi giải học sinh phải nhớ kiến thức cũ, phối hợp chúng một cách khéo léo sinh động. Những bài tập này sẽ có tác dụng to lớn hơn nếu giáo viên biết đưa vào nội dung những yếu tố mới sao cho có thể thúc đẩy học sinh thấy rõ sự cần thiết phải ôn tập kiến thức cũ để làm cơ sở giải bài tập, từ đó suy ra được cái mới. 1.2.2.3. Ôn tập tổng kết sau mỗi mục, bài, chương Trong các hình thức ôn tập kể trên, những kiến thức cũ được vận dụng nhiều lần trong trí óc học sinh nên làm cho họ nhớ kĩ và hiểu sâu. Tuy nhiên, chúng có nhược điểm là chưa làm nổi bật được mối liên hệ lôgíc giữa những kiến thức, giữa các phần của chương trình. Bởi vậy sau mỗi bài, mỗi phần hay mỗi chương cần phải tổ chức ôn tập và hệ thống hoá kiến thức cho học sinh. Ôn tập tổng kết chính là hình thức nhằm phối hợp chặt chẽ giữa học sinh với tư liêu và giáo viên trong quá trình dạy học. Ôn tập tổng kết hoàn toàn không có nghĩa là nhắc lại tất cả các chi tiết của các vấn đề đã học, lại càng không có nghĩa là lập một dàn bài, tập hợp tất cả các mục đã có trong từng bài. Ôn tập tổng kết là nêu lên được tất cả những khái niệm, những định luật, những quy tắc cơ bản của hệ thống kiến thức trong mối quan hệ hữu cơ của chúng. - Ôn tập tổng kết phải có tác dụng nâng cao trình độ hiểu biết của học sinh về tài liệu đã học. Để làm được việc này không nhất thiết phải đưa những kiến thức mới vào nội dung ôn tập, tổng kết, mà chủ yếu giúp học sinh có cái nhìn tổng quát về các vấn đề nghiên cứu riêng lẻ trước kia, khái quát hoá những tài liệu mà học sinh đã thu được thêm trong quá trình làm bài tập, làm thí nghiệm, thăm quan, bổ sung cho phần lý thuyết còn quá cô đọng dạy ở trên lớp. Cũng có những kiến thức cần ôn tập kĩ để phát triển thêm một số điểm mở rộng kiến thức mới trong bài tiếp theo. Ôn tập tổng kết phải có tác dụng giúp cho học sinh dễ nắm, dễ nhớ hệ thống kiến thức đã học để sau này các em có thể sử dụng trong bài tổng kết để ôn tập cuối năm, cần gợi cho học sinh thủ thuật nhớ công thức, định luật. Cách tốt nhất là tổng kết kiến thức thành bảng hoặc sơ đồ. 1.2.3. Vai trò của việc ôn tập trong dạy học Vật lí - Ôn tập giúp cho học sinh nắm được kiến thức một cách chắc chắn, hiểu được bản chất của hiện tượng Vật lí, các mối quan hệ hữu cơ giữa các khái niệm, định luật, quy tắc tìm ra được cách nhớ nhanh, hình thành kĩ năng, kĩ xảo, phân tích, tổng hợp kiến thức, tư duy giải bài tập. - Ôn tập đóng vài trò tích cực trong việc tiếp thu bài mới. 1.3. Hệ thống hoá kiến thức trong dạy học Vật lí 1.3.1. Khái niệm về hệ thống hoá trong dạy học Vật lí - Hệ thống hoá kiến thức là quá trình sắp xếp các kiến thức đã nghiên cứu, đã lĩnh hội vào một hệ thống nhất. Nó được thực hiện trên cơ sở của hoạt động đưa các bộ phận vào cái toàn vẹn, đều được thống nhất biện chứng. Chúng liên hệ qua lại và thống nhất chặt chẽ với nhau, thâm nhập vào nhau, hỗ trợ và bổ xung cho nhau. - So với ôn tập và luyện tập thì hệ thống hoá có một chất lượng mới, thể hiện ở chỗ trong quá trình hệ thống hoá người ta sử dụng những luận đề đã biết, nhưng nhờ được sự khám phá mối quan hệ giữa chúng, những quan điểm mới về toàn bộ tài liệu nghiên cứu phát sinh, nhờ vậy mà thu được các kiến thức mới. Đôi khi hệ thống được hoàn thiện có ý nghĩa ơrixtic (tìm tòi) lớn lao. Hệ thống hoá có nghĩa là tập trung chú ý vào vấn đề chủ yếu, nó cho phép xây dựng những cấu trúc kiến thức nào đảm bảo khả năng có thể ứng dụng những kiến thức đó một cách khá nhanh chóng. Đồng thời hệ thống hoá góp phần làm học sinh dễ nhớ và thấu triệt những mối quan hệ phụ thuộc vào các quy luật. 1.3.2. Các hình thức hệ thống hoá kiến thức 1.3.2.1 - Hệ thống hoá kiến thức theo mục: Đây là hình thức đơn giản nhất, sau khi ôn tập, củng cố song mỗi phần, lúc này các phần kiến thức đang độc lập, riêng rẽ. Học sinh phải xác định các mối quan hệ qua lại giữa các phần kiến thức đó, đưa chúng vào một hệ thống nhất, bổ sung cho nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau. Có thể học sinh lập bảng hai chiều, lập sơ đồ … 1.3.2.2 - Hệ thống hoá kiến thức theo bài : Sau khi mỗi phần của bài học đã được ôn tập, củng cố hoặc hệ thống hóa theo phần rồi thì tiến hành hệ thống hóa theo bài. Đến đây hình thức hệ thống hóa đã cao hơn trước, học sinh phải hệ thống với một khối lượng kiến thức lớn hơn, xác định mối quan hệ logic, qua lại, thống nhất chặt chẽ với nhau, thâm nhập vào nhau, bổ xung cho nhau giữa các phần kiến thức. Học sinh có thể so sánh các điểm giống và khác nhau giữa các phần kiến thức rồi tiến hành lập bảng biểu, vẽ sơ đồ, mô hình… 13.2.3 - Hệ thống hoá kiến thức theo phần kiến thức (một số bài, một chương): Đây là hình thức hệ thống hóa trong phạm vi kiến thức rộng hơn, sâu hơn các hình thức hệ thống trước, sau khi học song một số bài của cùng một dạng kiến thức, như định lý hay định luật..Học sinh sẽ phải xác định đâu là kiến thức chính, đâu là các trường hợp riêng, các mối quan hệ qua lại, so sánh sự giống và khác nhau giữa các phần kiến thức. Có thể từ những phần kiến thức này, sau khi hệ thống lại, học sinh thu được một mạch kiến thức. Giúp học sinh nhớ và vận dụng một cách khá nhanh. 1.3.3. Vai trò của hê thống hoá kiến thức trong dạy học Vật lí - Hệ thống hóa giúp cho học sinh có một cái nhìn tổng quát về phần kiến thức mình học theo một trình tự nhất định, trong mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau. Giúp học sinh hiểu sâu hơn về bản chất, mối quan hệ giữa các phần kiến thức, làm cho kiến thức Vật lí trở lên đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu. Qua đó học sinh có cơ hội để tìm tòi, sáng tạo, so sánh, đối chiếu, trao đổi với bạn bè, giáo viên. Phát huy tính tự lực, óc tư duy sáng tạo của học sinh. 1.4. Các hình thức hướng dẫn ôn tập, hệ thống hoá kiến thức 1.4.1. Hướng dẫn ôn tập, hệ thống hoá kiến thức trên lớp * ý nghĩa của ôn tập, hệ thống hoá kiến thức trên lớp. - Nó giúp cho giáo viên hướng dẫn được nhiều học sinh cùng một lúc. - Giúp tất cả học sinh được học tập những tri thức có tích hệ thống, được luyện tập và thực hành . - Thúc đẩy học sinh suy nghĩ sâu hơn khi họ gặp các vấn đề khác nhau. - Tạo cơ hội cho học sinh tự tìm hiểu chính mình, tự khẳng định mình thông qua việc giải quyết tài liệu ôn tập, hệ thống hoá kiến thức, thông qua trao đổi, tranh luận, trình bầy kết quả. - Làm cho nhiệm vụ tới được từng học sinh. - Ôn tập, hệ thống hoá kiến thức trên lớp khắc phục tình trạnh nhồi nhét kiến thức, giảm căng thẳng áp lực, tạo hứng thú cho người học. * Đặc điểm của ôn tập, hệ thống hoá kiến thức trên lớp - Ôn tập, hệ thống hoá trên lớp có những quy định rất chặt chẽ về nội dung, kết quả, thời gian, địa điểm, thời điểm, thành phần học sinh cũng như sự tác động tương hỗ giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh. - Với thời gian và địa điểm quy định giáo viên lãnh đạo một nhóm học sinh hay một lớp học hoạt động với tài liệu và phương tiện đã chuẩn bị sẵn theo nội dung quy định. - Nội dung tài liêu được chọn lọc, sắp xếp thành những phần, những bài, được quy định rõ ràng về khối lượng, chất lượng, về trình tự thời gian tiến hành. Những tài liêu đó phải đảm bảo cho học sinh nắm được những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo nhất định ngay tại trên lớp phù hợp với hứng thú của học sinh, thúc đẩy mong muốn học tập, tăng cường năng lực hoàn thành. Ngoài ra kết quả cũng có thể là bài báo, bài trình bầy các mô hình vật lí, thí nghiệm. Do đó giáo viên phải là người nắm tri thức một cách vững vàng, đồng thời phải là nhà tổ chức, nhà giáo dục đảm bảo sự cân đối giữa nội dung kiến thức với trình độ của học sinh. * Công tác ôn tập hệ, hệ thống hoá kiến thức trên lớp a - Công tác chuẩn bị Hướng dẫn học sinh ôn tâp, hệ thống hoá kiến thức trên lớp: Kết quả ôn tập hệ thống hoá kiến thức phụ thuộc vào sự chuẩn bị. Nếu mục tiêu, nội dung kiến thức, kế hoạch, tài liêu ôn tập, hệ thống hoá kiến thức và hướng dẫn ôn tập, hệ thống hóa chuẩn bị tốt sẽ đảm bảo cho hoạt động của giáo viên và học sinh có mục đích rõ ràng, tạo không khí thuận lợi cho việc học tập. Đảm bảo cho quá trình ôn tập, hệ thống hoá được phát triển hợp lí, nâng cao kết quả học tập. Chuẩn bị của giáo viên thường tiến hành theo ba giai đoạn: - Giai đoan thứ nhất: Xác định mục đích của việc ôn tập, hệ thống hoá kiến thức bao gồm các bước sau đây: - Tìm hiểu yêu cầu của chương trình bao gồm mục tiêu, nội dung, kiến thức liên quan tới ôn tâp, hệ thống hoá kiến thức và các hình thức ôn tập, hệ thống hoá kiến thức. Tìm hiểu trình độ của học sinh bao gồm kiến thức, kĩ năng, thái độ hiện có và cần có sau khi ôn tập, hệ thống hoá. - Trên cơ sở đó xác định được những yêu cầu đạt được của ôn tập, hệ thống hoá kiến thức là: + yêu cầu về nắm vững tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, các phương pháp nhận thức chung và nhận thức môn học. + Yêu cầu về giáo dục thái độ, cách nhìn nhận, tiêu chuẩn đánh giá sự vật, hiện tượng, hành động. + Yêu cầu về phát triển năng lực nhận thức, ghi nhớ, quan sát, tưởng tượng, tư duy, cảm xúc, ý chí. - Giai đoạn hai: Xây dựng kế hoạch, nội dung ôn tập, hệ thống hoá kiến thức cụ thể phải tiến hành các công việc sau đây: - Xác định những tư tưởng chính của việc ôn tập, hệ thống hoá kiến thức. - Xác định những tri thức chính và phụ của bài hoặc phần ôn tập, hệ thống hoá. - Phân tích tri thức thành đơn vị kiến thức cụ thể. - Sắp xếp đơn vị kiến thức đó theo một trình tự khoa học, trong một tiến trình hợp lí. - Bổ sung kiến thức bằng những số liệu hiện đại, những câu chuyện lịch sử, những thông tin gắn liền với thực tế địa phương. - Xây dựng nội dung mô hình bằng sơ đồ, sau đó phải xác định thời gian hợp lí tương ứng với nội dung và phân hoá nội dung cho phù hợp với các đối tượng (học sinh kém, học sinh giỏi). - Giai đoạn thứ ba: Lựa chọn và sử dụng các hình thức ôn tập, hệ thống hoá kiến thức, hệ thống hoá kiến thức phải căn cứ vào các đặc điểm sau đây. - Mục đích, nhiệm vụ của việc ôn tập, hệ thống hoá kiến thức. - Đặc điểm của học sinh và giáo viên. - Điều kiện làm việc cụ thể của giáo viên và học sinh. - Tính chất, đặc điểm của việc ôn tập, hệ thống hoá kiến thức. Đây là quá trình phức tạp, phụ thuộc rất lớn vào kinh nghiệm, tài năng và trực giác của người giáo viên. b - Công tác tổ chức + Phát tài liệu cho học sinh mà giáo viên đã biên soạn ngay đầu giờ học hoặc 7 phút cuối giờ học, tùy theo nội dung ôn tập. + Hướng dẫn học sinh cách sử dụng tài liệu trước toàn lớp theo kế hoạch đã dự định để học sinh có một cách nhìn tổng quát nhiệm vụ và công việc cần làm. + Tổ chức hoạt động cá nhân hoặc nhóm, giao nhiệm vụ tới từng nhóm, các nhóm trưởng đại diện giao nhiệm vụ tới từng cá nhân. + Chỉ rõ mục tiêu học sinh cần đạt được khi ôn tập, hệ thống hoá kiến thức và cách thức hành động để đạt được mục tiêu đó. + Quy định thời gian và mức độ đạt yêu cầu của việc ôn tập, hệ thống hoá kiến thức cho học sinh. c - Công tác kiểm tra, đánh giá - Xuất phát từ ý nghĩa của ôn tập, hệ thống hoá kiến thức trên lớp trong dạy học vật lí mà việc kiểm tra, đánh giá có tầm quan trọng đặc biệt. Việc kiểm tra đó phải kích thích được thái độ nghiêm túc của học sinh đối với việc ôn tập, hệ thống hoá kiến thức, kích thích được học sinh thu được những kĩ năng, kĩ xảo vững chắc. - Để đảm bảo cho tính khoa học của việc kiểm tra, đánh giá quá trình ôn tập, hệ thống hoá kiến thức ở lớp giáo viên cần tiến hành các công việc như sau: + Phải xác định rõ mục đích kiểm tra là nhằm đánh giá được mục tiêu của việc hướng dẫn ôn tập, hệ thống hoá kiến thức ở lớp, mục tiêu đó là củng cố, mở rộng, đào sâu, ứng dụng vào thực tế cuộc sống, giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên. + Trong quá trình ôn tập, giáo viên có thể yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài: nêu khái niệm, định nghĩa, viết biểu thức, nêu đặc điểm…vận dụng kiến thức giải bài tập. + Nếu tổ chức hoạt động nhóm: giáo viên có thể yêu cầu các nhóm trình bầy kết quả, các nhóm kiểm tra chéo nhau, các nhóm thảo luận kết quả chung toàn lớp, giáo viên tổng kết, đánh giá kết quả cuối cùng cho học sinh. + Giáo viên phải xây dựng các tiêu chí đánh giá để kiểm tra đáp ứng được với mục tiêu của phần ôn tâp, hệ thống hoá trên lớp. + Giáo viên chấm điểm, xem xét kết quả, phân tích, kết luận để đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu đã đề ra. 1.4.2. Hướng dẫn ôn tập, hệ thống hoá kiến thức ở nhà * ý nghĩa của ôn tập, hệ thống hoá kiến thức ở nhà - Quá trình ôn tập, hệ thống hoá ở nhà của học sinh có tác dụng ôn tập, củng cố, đào sâu, mở rộng, khái quát hoá và hệ thống hoá tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo. Nó góp phần thúc đẩy ở học sinh năng lực tự học, tự ôn tập hệ thống hoá kiến thức cho bản thân, năng lực độc lập cộng tác. Nó cho phép thực hiện cá biệt hoá việc dậy học giúp lấp đầy lỗ hổng trong tri thức của học sinh kém và phát triển năng lực sáng tạo ở những học sinh giỏi. - Hình thức ôn tập, hệ thống hoá kiến thức ở nhà chẳng những có ý nghĩa quan trọng về mặt dạy học mà còn có ý nghĩa giáo dục to lớn.Thông qua việc ôn tâp, hệ thống hoá kiến thức ở nhà học sinh rèn luyện được tính tự lực, tinh thần trách nhiệm, tính tổ chức kỉ luật trong học tập, tình thần phát huy cao độ lỗ lực chủ quan, khắc phục khó khăn hoàn thành các nhiệm vụ đã đề ra trong một thời gian quy định. Vì vậy giáo viên không những phải giảng dạy tốt mà còn có trách nhiệm hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức ở nhà có kết quả tốt. - Việc học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức ở nhà có ý nghĩa lớn lao về mặt giáo dục và giáo dưỡng. N. K. Crupxkaia đã nói: “Nếu việc học của học sinh ở nhà được tổ chức tốt nó sẽ rèn luyện cho học sinh thói quen tự làm việc tự lực, giáo dục cho học sinh những tình cảm tinh thần trách nhiệm, giúp các em nắm vững tri thức, kĩ năng và kĩ xảo”. Ngược lại nếu việc học tập ở nhà của học sinh không được quan tâm, tổ chức tốt sẽ làm cho học sinh quen thói làm ăn cẩu thả, thái độ tắc trách đối với công việc thực hiện các nhiệm vụ của mình, có những thói quen xấu cản trở tới việc học tập, quen lừa dối. - Các hình thức tổ chức dạy học nói chung và tổ chức hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hoá nói riêng là các hình thái tồn tại của quá trình dạy học. Các hình thức ôn tập, hệ thống hoá rất đa dạng bao gồm: Hệ thống giờ trên lớp, hình thức học tập ở nhà, hình thức thảo luận xemine, báo học tập… Mỗi hình thức nhằm đáp ứng những yêu cầu cụ thể trong quá trình tiếp thu kiến thức, phát triến trí tuệ, hình thành nhân cách của học sinh. Tuy nhiên trong giới hạn của đề tài nghiên cứu chúng tôi chỉ chú trọng đến hai hình thức đó là: Ôn tập, hệ thống hoá kiến thức trên lớp và ôn tập, hệ thống hoá kiến thức ở nhà. * Đặc điểm của ôn tập, hệ thống hoá ở nhà - Ôn tập hệ, thống hoá kiến thức ở nhà là sự tiếp tục một cách lôgic hình thức ôn tập, hệ thống hoá ở lớp. ở đây, học sinh phải tự lực hoàn thành các câu hỏi và bài tập do giáo viên đề ra sau giờ lên lớp và sắp xếp các kiến thức rời rạc mà học sinh tiếp nhận được trong giờ học trên lớp thành một hệ thống nhất định, logic, chặt chẽ từ đó rút ra những kết luận, đánh giá khái quát. - Công việc ôn tập, hệ thống hoá kiến thức ở nhà có những đặc điểm riêng của nó. + Đặc điểm thứ nhất là công việc được tiến hành trong một thời gian ngắn không có sự hướng dẫn của giáo viện, mặc dù đấy là những công việc do chính giáo viên đã giao cho, học sinh phải tự mình hoàn thành, tự kiểm tra công việc mình làm. + Đặc điểm thứ hai là công việc này được thực hiện theo trình tự tuỳ theo hứng thú, nhu cầu và năng lực của học sinh. + Đặc điểm thứ ba dễ bị chi phối bởi những ngoại cảnh khác nhau. + Có thể nói quá trình ôn tập, hệ thống hoá kiến thức ở nhà gồm các giai đoạn như: Trước hết là phục hồi những điều đã học ở trên lớp và sau đó là rèn luyện, vận dụng, sáng tạo. Mỗi giai đoạn có một công việc, nội dung cụ thể, giữa các giai đoạn không có một danh giới rõ rệt. - Việc học tập của học sinh ở nhà phụ thuộc vào việc dạy học ở trên lớp vào sự hướng dẫn và ra bài tập của giáo viên. Vì vậy người giáo viên phải căn cứ vào tình hình nắm kiến thức của học sinh mà giao cho các em những công việc có tính chất bổ sung, phục hồi tài liệu đã học. - Trong khi chuẩn bị giảng dạy một vấn đề nào đó giáo viên cần suy nghĩ kĩ về việc giao cho học sinh các câu hỏi, bài tập ở nhà như thế nào để có hiệu quả. Chính việc giao bài làm một cách có hệ thống đảm bảo cho việc học của học sinh có một quy luật chặt chẽ, nhờ đó học sinh có thể tự lực giải quyết các bài làm, kể cả các bài làm khó, vì đã có sự chuẩn bị các bài làm dễ, việc này giúp học sinh học lập có kế hoạch. - Việc học sinh ôn tập hệ thống hoá kiến thức ở nhà không chỉ giúp các em lắm vững tri thức đã học cũng như rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo cần thiết, mà còn giúp các em chuẩn bị tốt nhất cho việc tiếp thu kiến thức mới. Vì thế bên cạnh những bài làm nhằm phục hồi, luyện tập và sáng tạo trên cơ sở những kiến thức đã học cần giao cho học sinh những bài làm chuẩn bị trong những bài làm phục hồi, có như vậy mới đảm bảo việc tiếp thu một cách tích cực, tự lực đối với những tri thức mới. * Yêu cầu của việc ôn tập, hệ thống hoá kiến thức ở nhà Để đạt kết quả tốt trong việc ôn tập, hệ thống hoá kiến thức ở nhà cần tuân theo một số yêu cầu cơ bản sau: - Phải cho học sinh ý thức được rõ ràng mục đích và nhiệm vụ của công việc làm ở nhà. - Phải gây được hứng thú cho học sinh làm bài ở nhà. Bài làm ở nhà phải vừa đảm bảo trình độ chung của cả lớp, phải vừa chú ý đến đặc điểm của những học sinh yếu và những học sinh giỏi. - Phải tạo những điều kiện thuận lợi và phù hợp về cơ sở vật chất cũng như về thời gian cho học sinh làm bài ở nhà. - Phải hướng dẫn một số quy tắc học bài ví dụ như hướng dẫn đọc sách giáo khoa và làm bài ôn tập, hệ thống hoá kiến thức ở nhà học sinh. - Phải chú ý kiểm tra, phân tích, đánh giá việc làm bài ở nhà nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh và cung cấp thông tin phản hồi để giáo viên có những điều chỉnh hợp lý trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hoá trong những bài tiếp theo. - Phải phối hợp với các giáo viên khác nhau để khối lượng bài học và bài làm ở nhà vừa sức học sinh về mặt thời gian và sức khoẻ. * Công tác ôn tâp, hệ thống, hệ thống hoá ở nhà a - Công tác chuẩn bị + Xác định mục tiêu ôn tập, hệ thống hoá kiến thức về kiến thức, kĩ năng cần đạt được và việc đào sâu các kiến thức đó. + Xây dựng kế hoạch ôn tập ở nhà dựa trên kế hoạch ôn tập trên lớp. + Xây dựng tài liệu hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức ở nhà. b - Công tác tổ chức + Phát tài liệu cho học sinh mà giáo viên đã biên soạn. + Hướng dẫn học sinh cách sử dụng tài liệu (nếu không tổ chức được thì có phiếu hướng dẫn học sinh về nhà làm) + Chỉ rõ mục tiêu, kĩ năng, kĩ xảo học sinh cần đạt được khi ôn tập, hệ thống hoá kiến thức và cách thức hành động để đạt được mục tiêu đó khi ôn tập ở nhà + Quy định thời gian và mức độ đạt yêu cầu của việc ôn tập, hệ thống hoá kiến thức cho học sinh. c - Công tác kiểm tra đánh giá - Trong quá trình ôn tập, hệ thống hoá kiến thức ở nhà, kiểm tra đánh giá có một vai trò rất quan trọng, là một biện pháp thu thông tin phải hồi, từ đó giáo viên điều chỉnh quá trình ôn tập cho phù hợp với mục tiêu, góp phần phát triển trí tuệ, rèn luyện, củng cố hệ thống tri thức và các phương pháp học tập, kích thích học sinh luôn vươn tới đỉnh cao trong học tập. Vì lúc này giáo viên không ở bên cạnh học sinh, nếu giáo viên không có hình thức kiểm tra kịp thời, đôn đốc, khích lệ học sinh thì việc ôn tập ở nhà không có hiệu quả. Giáo viên có thể kiểm tra một trong các hình thức sau: - Giáo viên có thể kiểm tra học sinh trên lớp vào buổi sau như kiểm tra xen kẽ trong quá trình dạy kiến thức mới, kiểm tra 15 phút. - Giáo viên có thể kiển tra miệng trước khi vào bài mới để đánh giá quá trình ôn tập ở nhà của học sinh, mức độ lắm vững bản chất, sự vân dụng. - Sau một thời gian quy định làm việc ở nhà giáo viên yêu cầu học sinh báo cáo hay trình bầy kết quả mình làm được có thể ở đầu giờ học hay cuối giờ học, hay trong buổi hội thảo thông qua hệ thống tài liệu, hệ thống bài tập mà giáo viên đã phát cho học sinh hoặc thu kết quả về nhà chấm điểm, sửa chữa, phân tích các ưu điểm và nhược điểm của tài liêu, của học sinh, phân tích phát hiện ra những ưu điểm, nhược điểm, kịp thời đưa ra các giải pháp để khắc phục trong buổi học tiếp theo. Qua đây học sinh thấy được chỗ mạnh, chỗ yếu của mình, chỗ nào nắm vững, chỗ nào còn lỗ hổng sai sót. 1.5. Công việc cần thực hiện khi hướng dẫn học sinh ôn tâp, hệ thống hóa kiến thức 1.5.1. Chuẩn bị nội dung ôn tập - Kết quả của việc ôn tập, hệ thống hoá kiến thức muốn đạt hiệu quả phụ thuộc vào sự chuẩn bị của giáo viên và sự cố gắng của học sinh. Giáo viên cần chuẩn bị tốt các công việc sau: 1.5.1.1. Xác định mục đích chính của việc ôn tập, hệ thống hoá kiến thức. Tìm hiểu yêu cầu của chương trình về nội dung, kiến thức, thái độ tình cảm từ đó đưa ra mục đích cụ thể của việc ôn tập, hệ thống hoá kiến thức là khắc sâu kiến thức trọng tâm, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, vận dụng kiến thức, giải thích các hiện tượng trong thực tế. Có kế hoạt ôn tập theo từng phần, từng bài, từng đơn vị kiến thức theo một thời gian hợp lý. Căn cứ vào trình độ và sự tiếp thu của học sinh trên lớp để soạn thảo phần ôn tập, bổ sung thông tin, cho học sinh tìm hiểu tài liêu, ôn luyện , khắc sâu. 1.5.1.2. Xác định nội dung ôn tập, hệ thống hoá kiến thức. Trước hết nội dung ôn tập, hệ thống hoá kiến thức là các kiến thức trọng tâm của bài học trong sách giáo khoa do trên lớp không có thời gian giáo viên chưa có dịp làm kĩ lưỡng theo mục tiêu của bài dạy. Những nội dung đó phải đáp ứng được mục tiêu của bài học. Phân tích tri thức thành đơn vị kiến thức cụ thể, sắp xếp đơn vị kiến thức đó theo trình tự khoa học, bổ sung kiến thức mới được chứng minh, các thông tin liên quan, các câu chuyên lịch sử... Xây dựng hệ thống tài liệu tổ chức hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức từ thấp đến cao phù hợp với từng đối tượng học sinh. 1.5.1.3. Soạn thảo tài liệu hướng dẫn ôn tập, hệ thống hoá kiến thức Phải căn cứ vào : Mục đích, nhiệm vụ, nội dung dạy học, đặc điểm của giáo viên và học sinh, điều kiện về trang thiết bị cơ sở vật chất. Soạn thảo tài liệu hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức dưới dạng bảng, bảng so sánh, câu hỏi, bài tập trắc nghiệm, bài tập tự luận, phiếu ôn tập. a - Tài liệu hướng dẫn ôn tập trên lớp: Đó là những tài liệu đã được giáo viên chuẩn bị chu đáo để hướng dẫn học sinh toàn lớp, hay các nhóm khác nhau, hướng dẫn học sinh phương pháp thực hiện hay cách thức tổ chức, hoạt động, thường được thực hiện vào trong giờ dạy hay 7 phút cuối giờ, hay trong các buổi hội thảo, xêmine. Để chuẩn bị tài liệu ôn tập trên lớp giáo viên cần nghiên cứu kĩ đặc điểm của kiến thức cần ôn, sử dụng trong dạy học khi nào, mức độ kiến thức dễ hay khó, trình độ của học sinh từ đó đưa ra các phương pháp hướng dẫn học sinh cho phù hợp. Giáo viên có thể làm mẫu, hay yêu cầu học sinh làm lại về một kiến thức nào đó. b - Tài liệu hướng dẫn ôn tập ở nhà: Để chuẩn bị tài liệu ôn tập ở nhà, giáo viên cần nghiên cứu kĩ đặc điểm của kiến thức cần ôn tâp, mục tiêu học sinh đạt được, trên cơ sở tiếp theo mà hình thức ôn tập trên lớp chưa thực hiện được. Nghiên cứu mức độ kiến thức dễ hay khó, tập trung nhiều vào các phần kiến thức trọng tâm, phần lí thuyết quan trọng (bản chất của định luật, đại lượng, khái niệm, hiện tượng Vật lí...). Từ đó đưa ra những nội dung, câu hỏi, bài tập thích hợp, giúp học sinh tư duy, định hướng, khắc sâu được bản chất, rèn luyện được kĩ năng độc lập, tư duy, sáng tạo. 1.6. Hướng dẫn học sinh đọc sách giáo khoa để ôn tập trước khi trả lời phiếu học tập ở nhà 1.6.1. Định nghĩa. Đọc sách giáo khoa là một trong những dạng hoạt động nhận thức cơ bản của học sinh, một loại hình ôn tập, hệ thống hoá kiến thức. Sách giáo khoa là một công cụ chứa đựng hệ thống tri thức. Sách giáo khoa là hình thức vật chất còn nội dung của nó là tri thức. Do đó khi đọc sách giáo khoa học sinh dùng năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ và toàn bộ kinh nghiệm vốn có của mình để tách khái niệm ra khỏi từ ngữ và lĩnh hội chúng, đó là con đường nhận thức, con đường tái tạo tri thức. 1.6.2. Những ưu điểm của đọc sách giáo khoa. - Trước hết, nguồn thông tin chứa đựng trong sách giáo khoa là ổn định, đã được lựa chọn, kiểm định, có độ chính xác cao, độ tin cậy và giá trị khoa học cao, thông tin có hệ thống, trình bầy ngắn gọn, có hệ thống, văn phong, cú pháp, phù hợp với logic nhận thức, logic khoa học, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh, làm cho quá trình lĩnh hội trở nên dễ dàng. - Thứ hai, Sách giáo khoa là nguồn thông tin phong phú và đa dạng, có khả năng đáp ứng và thoả mãn nhu cầu về thông tin của học sinh. - Thứ ba, học sinh, lúc đọc sách giáo khoa là chủ thể thực sự của hoạt động học tập . Lúc này, học sinh không chịu sự kiểm soát và tác động trực tiếp của người thầy, mà có thể độc lập tổ chức quá trình làm việc theo điều kiện, khả năng và nhịp điệu riêng. Tích cực tự giác độc lập, sáng tạo. - Thứ tư, nguồn thông tin mà các em thu được qua con đường đọc sách giáo khoa với sự nỗ lực trí tuệ và ý trí ở mức độ cao sẽ làm cho việc thu nhận kiến thức trở nên sâu sắc và vững trắc. 1.6.3. Chức năng của đọc sách giáo khoa - Chức năng nhận thức: Đọc sách giáo khoa là con đường thu lượm tri thức nhanh và hiêu quả. Tri thức mà các em thu được thông qua bài giảng trở lên quá ít ỏi và áp đặt một chiều. Các em không những phải đọc sách giáo khoa, sách tham khảo để mở rộng, đào sâu bổ sung thêm, làm rõ thêm những tri thức mà giáo viên chưa có thời gian trên lớp làm rõ , tìm kiếm tri thức mới, tiếp cận những lí thuyết mới, những quan điểm mới mà khôn khổ bài giảng không cung cấp được. Khi đọc các em có thể giải quyết nhiệm vụ sau đây: + Có thể độc lập nắm tri thức trong nội dung chương trình, theo yêu cầu, hướng dẫn của thầy giáo mà không nhất thiết phải thông qua bài giảng. + Bổ sung tri thức cho bài giảng (mở rộng, đào sâu, thay thế những tri thức không phù hợp). + Chuẩn bị nội dung cho thảo luận, xemine. + Viết báo cáo cho hội thảo hay chuyên đề. + Giải quyết các bài tập lí thuyết, thực hành. Hơn nữa thông qua con đường đọc sách giáo khoa, nếu các em có điều kiện đọc thêm các sách khác trong thư viện nhà trường các em sẽ được nâng cao trình độ văn hoá chung, nâng cao hiểu biết, lý luận chính trị, xã hội, khoa học kĩ thuật, pháp luật. - Chức năng trau rồi và phát triển ngôn ngữ: Đọc sách là con đường tốt nhất để trau dồi và phát triển năng lực ngôn ngữ của học sinh. - Chức năng giải trí: Làm việc với sách giáo khoa nói riêng, sách nói chung là một phương thức giải trí hữu hiệu giúp học sinh giảm căng thẳng, mệt mỏi - Chức năng phát triển trí tuệ: Đọc sách giáo khoa theo đúng quy trình giúp các em phát triển mạnh mẽ về năng lực trí tuệ, đặc biệt là năng lực tư duy, năng lực ghi nhớ, năng lực tri giác, năng lực chú ý, điều khiển, kiểm tra, đánh giá. - Chức năng giáo dục: Đọc sách giáo khoa là con đường rèn luyện các phẩm chất nhân cách học sinh. 1.6.4. Những lưu ý cho việc đọc giáo khoa có hiệu quả - Khi đọc giáo khoa tức là chúng ta đang hội thoại với chính mình, chúng ta cố gắng tìm và phát hiện những ý tưởng, những nội dung quan trọng những vẫn đề đang hoặc chưa giải quyết được. Đối mặt với những khó khăn nào đó, khi học chúng ta thường hay tự hỏi tại sao lại như vậy, liệu có cách lí giải khác không, rồi chúng ta ngập ngừng, cân nhắc, đọc chậm lại và chúng ta hiểu ra vấn đề. Nếu còn băn khoăn chúng ta đọc lại, chúng ta tự nhủ mình rằng ý đoạn này quan trọng cần nhớ kĩ, đoạn khác có thể suy ra được. - Viết và đọc đều liên quan chặt chẽ với nhau, cả hai đều cần ngôn ngữ nói. Viết cho tư duy hình thành và trình bầy vấn đề có trình tự. Vì vậy khi đọc sách giáo khoa để học thì cần có bút và giấy bên cạnh để kịp thời nghi nhớ những điều quan trọng đối với mình. Có thể viết dưới dạng: gạch dưới, đóng khung, ghi tóm tắt những từ, đoạn, dạng bài tập, câu hỏi quan trọng, liệt kê các ý, tự vẽ đồ thị, mô hình, với mục đích để lưu ý nghi nhớ, sau này đọc lại hay ôn tập. - Hãy cố gắng kiên trì theo đuổi năm chiến lược đọc sau đây: + Gạch dưới những ý, những câu cần thiết nhất. + Ghi thật vắn tắt những điều quan trọng nhất (theo ý của mình) ra giấy hay phiếu. + Tự vẽ một sơ đồ logic sau khi đọc (theo ý của minh). + Tự tóm tắt bài đọc. + Tự đặt câu hỏi về nội dung của bài và tự tìm ra câu hỏi trả lời, nếu không trả lời được thì trao đổi với bạn bè, thầy cô - Hãy đọc sách giáo khoa tích cực và hiệu quả: + Phải tập trung tư tưởng và có chủ định khi đọc (đọc để học không phải đọc để cho vui). + Biết tìm và phát hiện những ý tưởng chủ đạo, cốt lõi, những điều quan trọng của phần của bài. + Biết nghi chép tóm tắt theo ý của mình + Biết tự xác lập một hình ảnh trong tâm trí (dàn bài, sơ đồ, mô hình, mối liên hệ). Nhắc nhở chúng ta đọc sách giáo khoa tích cực và hiệu quả, Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng: “Đọc được 100 trang sách mà không nảy ra suy nghĩ độc đáo nào không bằng đọc được 10 trang sách mà có suy nghĩ độc đáo”. - Học sinh thường tập trung vào ba dạng đọc: Dạng đọc Mục đích, ý định đọc Dạng tài liêu Đọc nhanh - Đọc để tạo niềm hứng thú, tìm hiểu ý tưởng chủ đạo, đọc tài liệu tham khảo. - Báo, tạp trí vật lí, một tài liệu, một bài khoá đơn giản. Đọc chậm - Đọc để học, để lĩnh hội một thông tin xác định cần thiết - Bài khóa, giáo trình, bài giảng, tài liệu khoa học. Đọc rất chậm - Đọc để học, để hiểu một bài khoá, một giáo trình theo một định định hướng thật chi tiết - Giáo trình, sách giáo khoa, bài giảng, tài liệu hướng dẫn sử dụng, tài liêu nâng cao. - Một số thủ pháp để nhớ khi đọc sách giáo khoa + Phải có chủ định nghi nhớ. + Lặp đi lặp lại vừa là quy luật, vừa là thủ pháp. + Ghi nhớ máy móc. + Cố gắng tạo ra một hình ảnh để dễ nhớ. + Tăng cường liên tưởng. + Tìm ra một logic để nhớ. 1.6.5. Cách thức đọc sách giáo khoa a - Đọc lần thứ nhất: Phát hiện và nắm bắt điều gì là quan trọng - Đọc lần thứ nhất một bài trong sách giáo khoa học sinh có thể đọc nhanh, đừng vội sa vào các chi tiết, hãy cố gắng tập trung tư tưởng, đọc một cách hữu ích để phát hiện và nắm bắt điều gì là quan trọng: chú ý đọc các tiêu đề, các đề mục lớn, đọc nhanh phần kết thúc hay tổng kết của bài, chú ý các đoạn in đậm, in nghiêng hay bôi nền xanh, phát hiện những điểm nút, điểm mấu chốt nhất. Tuỳ theo thói quen của mỗi học sinh, khi đọc lần đầu cần có phần ghi chép lại, đánh dấu, gạch dưới, đóng khung hoặc nghi tóm tắt ra giấy. b - Đọc lần thứ hai - Đọc lần thứ hai cần phải đọc chậm và rất chậm. Phải dừng lại đọc kĩ và sâu hơn ở phần quan trọng. Đọc phân tích, đọc chi tiết, đọc sâu hơn để hiểu các nội dung. Tìm được ý nghĩa của khái niệm, các quy luật, công thức, mối liên hệ giữa các đại lượng, có khả năng nói lại nội dung của đoạn hay của bài bằng ngôn ngữ của mình.Tự đặt câu hỏi, tự tìm cách trả lời là việc làm thường xuyên. Tự làm một bản tóm tắt một mục hay cả bài theo một trong những sơ đồ sau: * - Sơ đồ 1.Trình bầy dưới dạng dàn bài. Có ưu điểm: là khi học hoặc ôn tập ta không bị bỏ sót những nội dung quan trọng. Ví dụ: I.. ……………. 1……………… 2……………… a……………… b……………… II…………….. 1….................. 2……………… a……………… b……………… * - Sơ đồ 2. Trình bầy dưới dạng phân nhánh. Có ưu điểm: Hay dùng khi tóm tắt phân tích, có nhiều luận chứng và luận cứ. Ví dụ: A/………… 1)……………… 2)………………………… B/ ……. 1)…………………. 2)…………………………. C. Đọc lần thứ ba. Để nghi nhớ, cần thực hiên theo các bước sau: - Sắp xếp các dữ liệu có thứ tự và tổ chức: các thông tin trong bản tóm tắt, phiếu tổng hợp hoặc trong vở nghi học sinh cần phải sắp xếp lại có thứ tự, có tổ chức. - Xác định các điểm mấu chốt, các mối liên hệ chủ yếu. - Xác lập một hình ảnh toàn cục trong tâm trí về bài, mục: Nếu bạn đã làm tốt phần trên rồi, tin chắc rằng học sinh có thể viết lại được bài, mục vừa học, tự trình bầy lại bài, mục đó. Như vậy học sinh đã xác lập cho mình một biểu tượng trong tâm trí. - Lặp đi lặp lại nhiều lần, kiểm tra và tự kiểm tra. - Cố gắng tạo ra một hình ảnh, một biểu tượng để rễ nhớ và nhớ lâu. - Cố gắng liên tưởng tìm ra những tình huống, ngữ cảnh để rễ nhớ và nhớ lâu. - Cố gắng tìm ra các mối tương quan logic trong nội dung để rễ ghi nhớ và nhớ lâu bền. 1.7.Tình hình ôn tập, hệ thống hoá kiến thức khi dạy phần “Các lực cơ học” - Để có cơ sở thực tế cho việc thực hiện đề tài, chúng tôi đã tìm hiểu về vấn đề giáo viên sử dụng phương pháp ôn tập, hệ thống hóa kiến thức Vật lí thực tế ở một số trường THPT trong tỉnh Điện Biên. Thông qua phỏng vấn trực tiếp giáo viện dạy vật lí, phỏng vấn học sinh, dự giờ giáo viên, dùng phiếu điều tra (trường Chuyên Lê Quý Đôn, trường THPT Thành Phố, trường THPT Thanh Chăn). Chúng tôi nhận được kết quả như sau. 1.7.1. Về tình hình dạy của giáo viên - Phương pháp dạy chủ yếu là thầy giảng trò nghe và ghi chép, giáo viên giảng dạy theo từng bài (đúng theo phân phối chương trình).Trong mỗi tiết học giáo viên cố gắng trình bầy tất cả các kiến thức trong sách giáo khoa, giảng giải cho học sinh hiểu sau đó nhấn mạnh công thức. Một số giáo viên trong một số giờ đã phát huy được tính tích cực của học sinh bằng cách tổ chức hoạt động nhóm, cho học sinh thiết kế thí nghiệm, nêu các câu hỏi cho học sinh trả lời. Tuy nhiên mới chỉ có rất ít giáo viên thực hiện tốt việc cho học sinh làm quen với tiến trình khoa học xây dựng kiến thức mới, câu hỏi đưa ra vụn vặt, chỉ đòi hỏi học sinh sử dụng tài liêu thông thường, không có tác dụng phát huy tư duy học sinh. Các hình thức dạy học mới chưa được giáo viên hiểu và vân dụng, như tổ chức hoạt động nhóm, dạy học theo tiến trình xây dựng kiến thức, dạy học dự án, dạy học chủ đề. - Việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học đã khá hơn trước đây. Hầu hết các giờ đã có thí nghiệm để tiến hành, đã tổ chức thành các nhóm cho học sinh làm thí nghiệm, tuy nhiên thí nghiệm chưa được sử dụng đúng mục đích, đa số giáo viên thường mô tả thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm, sau đó có thể tự giáo viên làm luôn rồi thông báo kết quả hoặc gọi đại diện học sinh lên làm, chưa cho học sinh đề xuất phương án thí nghiệm, chưa trú trọng đến khâu phân tích và sử lý kết quả thu được. - Giáo viên thường cho học sinh vận dụng kiến thức vào các dạng bài tập trừu tượng, rất ít bài tập mang tính thực tế, đặc biệt là bài tập thí nghiệm không có. Trong đó giáo viên cố gắng cho học sinh làm quen với các dạng bài tập để học sinh có thể làm được các bài tập khác tương tự. - Việc kiểm tra đánh giá chỉ xuất hiện từ phía giáo viên thông qua đánh giá các bài trắc nghiệm, tự luận, trắc nghiệm khách quan hoặc kiểm tra miệng (kiểm tra bài cũ), tức là mới chú trọng đến đánh giá kết quả học tập, chưa chú ý đến đánh giá quá trình, mới chỉ có giáo viên đánh giá, chưa có học sinh tham gia tự đánh giá và đánh giá học sinh khác. - Việc sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học cũng rất yếu, chỉ có một số rất ít giờ (tập trung vào các giờ kiểm tra đánh giá giáo viên) có sử dụng máy tính, máy chiếu để soạn và dạy bằng giáo án điện tử. - Sau khi dạy mỗi phần, mỗi bài giáo viên thường dành rất ít thời gian để nhắc nhở việc ôn tập, cung cố kiến thức và đặc biệt hiếm khi hệ thống hoá kiến thức mà chủ yếu củng cố là điểm lại các mục trong của bài học đã dạy và giao cho học sinh bài tập về nhà trong sách giáo khoa, sách bài tập. Giáo viên thường bỏ qua việc hướng dẫn học sinh học như thế nào để có hiệu quả, tập trung làm sáng tỏ điều gì và làm theo thứ tự như thế nào. Các tài liệu giúp học sinh có thể tự mình hệ thống hoá lại các kiến thức theo mục tiêu và ý định của giáo viên là không có, dẫn đến học sinh có thể nhớ bài học một cách máy móc, không sâu, chỉ sau một thời gian ngắn là quên, vận dụng vào thực tế không linh hoạt, giáo viên cũng không có cơ hội để kiểm tra việc làm của học sinh để đánh giá quá trình học và làm việc ở nhà. 1.7.2. Về tình hình học của học sinh - Khi hỏi về ôn tập và hệ thống hoá trong mỗi phần, bài học, chương thì các em đều hiểu ôn tập là về nhà học thuộc lý thuyết và làm các bài tập thầy cô ra về càng nhiều càng tốt. Còn hệ thống hoá kiến thức là nhớ lại toàn bộ lý thuyết theo thứ tự của bài và xem từng mục đó nói về vấn đề gì. - Ôn tập thì đa số học sinh chỉ chú ý đến công thức dùng để vận dụng khi làm bài tập mà không chú ý đến bản chất và hiện tượng Vật lí, do vậy ngay trong các bài tập nếu phải giải thích các hiện tượng trong thực tế hay phải biện luận là học sinh lúng túng không biết sử lý như thế nào. - Trong rất nhiều giờ học chỉ một số học sinh là chịu khó suy nghĩ và hứng thú với việc học còn đa số học sinh rất lười suy nghĩ, không có hứng thú với việc tìm hiểu kiến thức mới, rất nhiều học sinh chỉ quen vận dụng khiến thức vào tình huống quen thuộc, chỉ phải suy nghĩ tương tự như các thầy cô đã làm mẫu, ít có sáng tạo trong vận dụng kiến thức và đặc biệt ở họ luôn có một khoảng cách lớn giữa kiến thức lĩnh hội được và thực tế. Nguyên nhân và một số giải pháp khắc phục Tình hình dạy và học ôn tập và hệ thống hoá kiến thức của giáo viên và học sinh kể trên xuất phát từ các nguyên nhân sau. - Về phía giáo viên dù đã được đổi mới về phương phát dạy học nhưng bản thân họ chưa hiểu một cách rõ ràng thế nào là đổi mới, đổi mới bằng cách nào. Việc ôn tập hệ thống hoá kiến thức giáo viên còn coi nhẹ trong các khâu của quá trình dạy học, có thể giáo viên muốn dành nhiều thời gian hơn vào việc giảng bài mới. Việc chuẩn bị tài liệu cho học sinh ôn tập mất nhiều thời gian, nhiều công sức hơn trong việc thiết kế bài giảng, trong khi số giờ dạy của giáo viên còn vượt quá số giờ quy định, còn phải chuẩn bị nhiều giáo án của nhiều khối, nhiều giáo viên còn lo làm thêm để đảm bảo cuộc sống lên ít có thời gian đầu tư cho việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Một nguyên nhân cũng hết sức quan trọng do vấn đề kiểm tra đánh giá dẫn đến mục tiêu dạy học bị ảnh hưởng. Giáo viên luôn bị áp lực là phải dạy làm sao để học sinh đi thi đạt điểm cao, do vậy việc nhấn mạnh các kiến thức trọng tâm, cho học sinh luyện nhiều dạng bài tập, luyện kĩ lại trở lên có hiệu quả. Bên cạch đó việc đánh giá giáo viên còn coi nặng nhẹ khác nhau trong các khâu của quá trình dạy học, thường xem giáo viên có thực hiện đúng các bước lên lớp hay không, trong giờ dạy giáo viên có tổ chức hoạt động nhóm không, có làm thí nghiệm không, học sinh có phát biểu không. Thường người dạy và người đánh giá chỉ coi việc ôn tập, củng cố cuối giờ như một khâu cuối cùng để kết thúc bài học. - Về phía học sinh việc ôn tập hệ thống hoá phụ thuộc vào cách tổ chức, chuẩn bị của giáo viên trước khi dạy, nếu giáo viên có các hình thức ôn tập, hệ thống hoá, học sinh cũng hạn chế được tính thụ động khi học trên lớp và ở nhà, không hứng thú trong học tập. Ngoài ra học sinh và phụ huynh cũng chịu nhiều áp lực bởi mục tiêu thi cử, đối với họ học là chỉ để thi đỗ, nên việc phải chạy sô học thêm hết chỗ này đến chỗ khác cũng nảy sinh từ đó. Thời gian học của học sinh ngày càng kín, họ ít có thời gian tự học, tự trao rồi kiến thức mà chủ yếu là luyện các dạng bài tập sao cho quen thuộc để khi gặp các dạng tương tự có thể làm được. - Thực tế những năm gần đây, ngành giáo dục kêu gọi đổi mới phương pháp dạy học để phù hợp với mục tiêu giáo dục của thời đại. Tuy nhiên việc kiểm tra đánh giá có thay đổi nhưng vẫn chưa phù hợp với mục tiêu dạy học mới, phương pháp dạy học mới. Để khắc phục thực trạng trên thì cần phải đổi mới phương pháp dạy học đồng bộ, trong đó khâu ôn tập và hệ thống hoá kiến thức cho học sinh cần được chú trọng đồng thời đổi mới kiểm tra đánh giá, trang thiết bị về cơ sở vật chất, thường thì kiểm tra đánh giá thế nào thì dạy thế ấy. Cần tiến hành tuyên truyền giáo dục sâu rộng về phương pháp dạy học tích cực tới từng giáo viên để họ hiểu rõ được cách thức, ưu nhược điểm của việc ôn tập hệ thống hoá kiến thức, vận dụng sao cho phù hợp với mục đích trên, chúng tôi nghiên cứu, vận dụng cơ sở lý luận về ôn tập củng cố, hệ thống hoá để biên soạn hệ thống tài liệu tổ chức hướng dẫn học sinh ôn tập hệ thống hoá kiến thức khi dạy học phần các lực cơ học (Vật lí 10 nâng cao). Kết luận chương 1 Trong chương này chúng tôi trình bày cơ sở lý luận về tổ chức hướng dẫn học sinh ôn tâp, hệ thống hoá kiến thức trong quá trình dạy học vật lí. Chúng tôi đặc biệt làm rõ: khái niệm, vai trò, các hình thức tổ chức hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hoá . Trong đó tập trung vào hai hình thức ôn tâp, hệ thống hoá kiến thức trên lớp và ở nhà có hướng dẫn, làm rõ công tác tổ chức, chuẩn bị, kiểm tra, đánh giá hai hình thức trên. Mỗi hình thức ôn tập hệ thống hoá đều có những ưu điểm, nhược điểm trên con đường dạy học, nên cần có nhiều hình thức kết hợp khác nhau sao cho đem lại hiệu quả cao nhất. Trong đó sự phối hợp ôn tập, hệ thống hoá kiến thức ở trên lớp và ở nhà có hướng dẫn là một ví dụ. Kết hợp toàn bộ cơ sở lí luận mà chúng tôi đã nghiên cứu cùng với việc nghiên cứu nội dung, các phương pháp ôn tập hệ thống hoá chúng tôi đã xây dựng và soạn thảo tài liệu hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức theo từng bài, từng phần, từng chương sẽ được vận dụng chủ yếu vào ba bài: Lực hấp dẫn; Lực đàn hồi; Lực ma sát ở phần “Các lực cơ học” trong chương trình Vật lí 10 nâng cao. Chương II soạn thảo kế hoạch và tài liệu hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức phần “các lực cơ học” 2.1. Nội dung kiến thức phần “Các lực cơ học” 2.1.1. Sơ đồ cấu trúc nội dung chương “Động lực học chất điểm" Động lực học chất điểm Phân tích lực Tổng hợp lực Khái niêm lực Các định luật Niutơn Đinh luật I Niutơn Định luật II Niutơn Định luật III Niutơn Các lực cơ học Lực hấp dẫn Lực đàn hồi Lực ma sát Lực ma sát lăn hệ số ma sát lăn Lực ma sát trượt : hệ số ma sát trượt Lực ma sát nghỉ : hệ số ma sát nghỉ Lực quán tính li tâm Lực quán tính Vật chuyển động trong hệ quy chiếu phi quán tính Hệ vật chuyển động khác gia tốc Lực đàn hồi của lò xo - k là độ cứng của lò xo Hệ vật chuyển động cùng gia tốc Xét hệ vật chuyển động Các trường hợp riêng Lực căng dây T - Phương trùng với chính sợi dây. - Chiều hướng vào giữa sợi dây - Đặt trên mỗi vật tại hai đầu dây Vật chuyển động tròn Vật chuyển động thẳng Xét 1 vật chuyển động -Trọng lực + Gia tốc rơi tự do Định luật vạn vật hấp dẫn G = 6,67.10 -11Nm2/kg2 - Phương trùng với đường thẳng nối hai vật. - Có chiều của lực hút. - Đặt trên mỗi vật Trọng lực Lực quán tính li tâm ** Diễn giải Trong chương động lực học chất điểm có các kiến thức chính như sau 1. Khái niệm về lực: - Lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác làm cho vật tốc của vật thay đổi. - Để tiện cho việc tính toán về lực người ta đưa ra các phép tổng hợp lực và phân tích lực. + Tổng hợp lực là thay thế nhiều lực tác dụng đồng thời vào một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như tác dụng của những lực ấy. + Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực tác dụng đồng thời và gây hiệu quả giống hệt như lực ấy. 2. Các định luật Niutơn: - Ba định luật Niutơn là những nguyên lí lớn, đặt nền móng cho sự phát triển của cơ học. Ba định luật Niutơn là kết quả của hàng loạt quan sát và tư duy khái quát. a - Định luật I Niutơn: không chỉ được rút ra từ quan sát thực nghiệm mà còn là kết quả của tư duy trìu tượng thiên tài của Niutơn có thể kiểm chứng được trong trường hợp một vật chịu tác dụng của những lực có hợp lực bằng không. - Một ý nghĩa quan trọng của định luật I Niutơn là nêu được các tính chất cố hữu của mọi vật, đó là quán tính. Mọi vật đều có xu hướng bảo toàn vận tốc của mình nếu khi không bị vật khác tác dụng thì nó sẽ đứng yên hay chuyển đổng thẳng đều. - Một ý nghĩa nữa quan trọng của định luật I Niutơn gắn liền với sự tồn tại của hệ quy chiếu quán tính là, hệ quy chiếu mà trong đó vật cô lập thì có gia tốc = 0. b - Định luật II Niutơn: - Định luật II Niutơn được trình bầy dưới dạng một nguyên lí, nêu nên mối liên hệ giữa các đại lượng, lực, gia tốc, khối lượng, là kết quả của sự khái quát hóa từ rất nhiều quan sát và thí nghiệm. - Định luật II Niutơn đưa ra được cách xác định phương, chiều, độ lớn của lực dựa trên biểu hiện động lực học của nó: phương chiều của lực là phương, chiều của gia tốc mà vật thu được, độ lớn của lực được xác định bằng tích ma. - Với định luật II Niutơn học sinh có thể hiểu mối quan hệ giữa khối lượng và quán tính: Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật. c - Định luật III Niutơn: Khái quát hóa từ các kết quả quan sát và thực nghiệm đã đi đến kết luận về tương tác: Khi A tác dụng lên B một lực thì vật B cũng tác dụng trở lại A một lực, hai lực này là hai lực trực đối. 2. Các lực cơ học a - Lực hấp dẫn: Định luật này được rút ra từ những quan sát thực tế và khái quát hóa của Niutơn nói nên rằng: Lực hấp dẫn giữa hai vật (coi là chất điểm) có độ lớn tỉ lệ thuận với tích của hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. - Trường hấp dẫn do trái đất gây ra xung quanh nó gọi là trường trọng lực hay trọng trường. + Từ định luật này có thể rút ra một trường hợp riêng của lực hấp dẫn đó là trọng lực: Trọng lực là lực hấp dẫn của trái đất tác dụng lên vật. + Đại lượng đặc trưng cho trọng trường tại mỗi điểm gọi là gia tốc trọng trường. b - Lực đàn hồi: - Lực đàn hồi là lực xuất hiện khi một vật bị biến dạng đàn hồi, và có su hướng chống lại nguyên nhân gây ra biến dạng. - Hai trường hợp riêng của lực đàn hồi: + Lực đàn hồi của lò xo : xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị dãn. Trong giới hạn đàn hồi của lò xo, lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo. + Lực căng dây: xuất hiện khi dây bị kéo căng, điểm đặt là điểm là đầu dây tiếp xúc với vật, phương trùng với chính sợi dây, chiều hướng từ hai đầu dây vào phần giữa sợi dây. c - Lực ma sát: Có ba trường hợp riêng: * Lực ma sát nghỉ: chỉ xuất hiện khi có ngoại lực tác dụng lên vật, ngoai lực này có xu hướng làm cho vật chuyển động nhưng chưa đủ để thắng lực ma sát. Lực ma sát nghỉ tỉ lệ với áp lực N với hệ số ma sát nghỉ , được xác định từ thực nghiệm. * Lực ma sát trượt: chỉ xuất hiện ở hai mặt tiếp xúc khi hai vật trượt trên bề mặt của nhau, có tác dụng cản trở chuyển động, cũng tỉ lệ với áp lực N, với hệ số ma sát trượt , cũng được xác định từ thực nghiệm. phụ thuộc vào tính chất mặt tiếp xúc. * Lực ma sát lăn: xuất hiện khi vật lăn trên bề mặt của vật khác, cản trở chuyển động của vật, lực ma sát lăn cũng tỉ lệ với áp lực N, với hệ số ma sát lăn , rất nhỏ, <. 3. Các trường hợp riêng a - Xét một vật chuyển động + Xét một vật chuyển động theo quỹ đạo thẳng gồm: chuyển động nhanh dần a > 0, chuyển động chậm dần đều a < 0, chuyển động thẳng đều a = 0. + Xét vật chuyển động theo quỹ đạo tròn: gồm chuyển động tròn đều, chuyển động tròn không đều. b - Xét hệ vật chuyển động - Hệ vật chuyển động cùng gia tốc: Gồm chuyển động của hệ vật trên mặt phẳng nằm ngang, trên mặt phẳng nghiêng, hệ vật vắt qua ròng rọc cố định. - Hệ vật chuyển động khác gia tốc: Hệ vật vắt qua ròng rọc có khối lượng. c - Vật chuyển động trong hệ quy chiếu phi quán tính * Lực quán tính - Trong hệ quy chiếu chuyển động với gia tốc so với hệ quy chiếu quán tính, các hiện tượng cơ học xẩy ra giống như là mỗi vật có khối lượng m chịu tác dụng của một lực = - m lực này gọi là lực quán tính, như trong hiện tượng tăng, giảm, mất trọng lượng. * Lực hướng tâm - Hướng vào tâm quỹ đạo, gây ra gia tốc hướng tâm. * Lực quán tính li tâm - Khi xét các hiện tượng cơ học trong một hệ quy chiếu quay, ta coi rằng mỗi vật khối lượng m đều chịu thêm tác dụng của lực quán tính li tâm, lực quán tính li tâm làm cho mỗi vật gắn với hệ có xu hướng văng ra xa tâm. Khi một vật đứng yên so với một hệ quy chiếu quay thì tức là lực quán tính li tâm đã cân bằng với lực hướng tâm tác dụng vào vật. 2.1.2. Sơ đồ cấu trúc nội dung của phần “Các lực cơ học” Lực đàn hồi Các lực cơ học Lực hấp dẫn Lực ma sát Định luật vạn vật hấp dẫn G = 6,67.10 -11Nm2/kg2 - Phương trùng với đường thẳng nối hai vật hai vật. - Chiều của lực hút. - Đặt trên mỗi vật -Trọng lực + Gia tốc rơi tự do Lực căng dây T - Phương trùng với chính sợi dây. - Chiều hướng vào giữa sợi dây - Đặt trên mỗi vật tại hai đầu dây Lực đàn hồi của lò xo - k là độ cứng của lò xo Lực ma sát nghỉ : hệ số ma sát nghỉ Lực ma sát trượt : hệ số ma sát trượt Lực ma sát lăn : hệ số ma sát lăn 2.1.3. Các nội dung kiến thức cơ bản của phần các lực cơ học 2.1.3.1. Lực hấp dẫn * Định luật vạn vật hấp dẫn: Lực hấp giữa hai vật (coi như chất điểm) có độ lớn tỉ lệ thuận với tích của hai khối của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. - Công thức: + lực hấp dẫn giữa hai vật (kg). + m1, m2 là khối lượng hai vật (kg). + r là khoảng cách giữa chúng (m) + G = 6,67.10-11Nm2/kg2, r2 m2 là hằng số hấp dẫn, , rất nhỏ, lực hấp dẫn chỉ đáng kể với những vật có khối lượng lớn (cỡ thiên thể) Hình 1 m1 - Phương trùng với đường thẳng nối hai vật - Có chiều của lực hút - Điểm đặt trên mỗi vật R h m - Lực hấp dẫn tác dụng lên vật có khối lượng m ở độ cao h so với mặt đất: + M là khối lượng trái đất (kg) + R là bán kính trái đất (m), R = 6400 (km). + h là khoảng cách từ mặt đất tới vật (m). * Trường hấp dẫn, trường trọng lực Hình 2 - Xung quanh mỗi vật đều có một trường hấp dẫn. - Trường hấp dẫn do trái đất gây ra xung quanh nó gọi là trường trọng lực (hay trọng trường). * Trường hợp riêng của lực hấp dẫn - Lực hấp dẫn do trái đất tác dụng lên vật gọi là trọng lực của vật đó. + Biểu thức: + Có phương thẳng đứng + Chiều hướng xuống dưới (về tâm trái đất) + Độ lớn: P = mg, Trong đó: + P là trọng lực (N), + m là khối lượng của vật (kg), + g là gia tốc rơi tự do (m/s2). + Nếu nhiều vật khác nhau lần lượt đặt tại cùng một điểm A B thì trọng trường gây cho chúng cùng một gia tốc rơi tự do là như nhau. - là đại lượng đặc trưng cho trọng trường tại một Hình 3 điểm gọi là gia tốc trọng trường. Hình 3 + Có phương thẳng đứng + Chiều hướng về tâm trái đất + Độ lớn: ở độ cao h (h là khoảng cách từ mặt đất tới vật), + Độ lớn tại mặt đất (h = 0): 2.1.3.2. Lực đàn hồi ** Khái niện về lực đàn hồi: Lực đàn hồi là lực xuất hiện khi một vật bị biến dạng và có xu hướng chống lại nguyên nhân gây ra biến dạng. ** Trường hợp riêng * Lực đàn hồi của lò xo (lò xo có một đầu cố định, một đầu di động) - Phương của lực trùng với phương của trục lò xo - Chiều của lực ngược với chiều biến dạng của lò xo - Độ lớn: Trong đó: + là độ biến dạng của lò xo (m) + l0 là chiều dài ban đầu (m) + l là chiều dài của lò xo bị biến dạng (m) + k là hệ số đàn hồi của lò xo hay độ cứng của lò xo (N/m), phụ thuộc vào kích thước của lò xo và vật liệu dùng làm lò xo. + Dấu “- ” chỉ rằng lực đàn hồi của lò xo ngược với chiều biến dạng. + Lực đàn hồi của lò xo đóng vai trò là lực kéo khi lò xo bị căng và hướng vào phía trong lò xo. + Lực đàn hồi của lò xo đóng vai trò lực đẩy khi lò xo bị nén và hướng ra phía ngoài lò xo. - Nội dụng định luật Húc: Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo. * Lực căng dây - Điểm đặt trên hai vật tại hai đầu dây - Phương trùng với chính sợi dây. - Chiều hướng từ hai đầu dây vào phần giữa của sợi dây. - Lực căng dây là lực kéo, không có lực đẩy. + Khối lượng của dây không đáng kể thì lực căng dây tại hai đầu là bằng nhau. - Trường hợp dây vắt qua ròng rọc: + Ròng rọc có tác dụng đổi phương của lực. + Nếu khối lượng của dây, của ròng rọc, và ma sát ở trục quay không đáng kể thì lực căng trên hai nhánh dây đều có độ lớn bằng nhau. * Lực kế - Dùng để đo lực + ứng với mỗi vạch chia độ là giá trị của tương ứng với độ dãn. - Bộ phận chính chủ yếu là lò xo 2.1.3.3. Lực ma sát a) Lực ma sát nghỉ: * Sự xuất hiện của lực ma sát nghỉ Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi có ngoại lực tác dụng lên vật. Ngoại lực này có xu hướng làm vật chuyển động nhưng chưa đủ để thắng lực ma sát. * Phương, chiều của - Giá của luôn nằm trong mặt tiếp xúc giữa hai vật - ngược chiều với ngoại lực (hay một thành phần của ngoại lực song song với mặt tiếp xúc). * Độ lớn của lực ma sát nghỉ - Độ lớn của lực ma sát nghỉ bằng độ lớn của ngoại lực, không có giá trị xác định, phụ thuộc vào giá trị của ngoại lực. + có giá trị lớn nhất là FM + Thí nghiệm cho thấy FM tỉ lệ thuận với N (N là độ lớn của áp lực do A nén lên B hoặc phản lực pháp tuyến do B tác dụng lên A) Biểu thức: Trong đó: + giá trị lớn nhất của + là hệ số ma sát nghỉ (không có đơn vị), phụ thuộc vào từng mặt vật liệu tiếp xúc. + N là áp lực ( N) Có thể viết lại: (thành phần với ngoại lực song song với mặt tiếp xúc) b) Lực ma sát trượt * Sự xuất hiện của lực ma sát trượt: Lực ma sát trượt xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi hai vật trượt trên bề mặt của nhau. * Phương và chiều của lực ma sát trượt: Lực ma sát trượt tác dụng lên một vật luôn cùng phương và ngược chiều với vận tốc tương đối của vật ấy đối với vật kia. * Độ lớn của lực ma sát trượt: Trong đó: + N là độ lớn của áp lực (N) + là hệ số ma sát trượt (không đơn vị), không phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc mà phụ thuộc vào tính chất của mặt tiếp xúc (có nhẵn hay không nhẵn, bằng vật liệu gì). + Trong nhiều trường hợp hệ số ma sát nghỉ lớn hơn hệ số ma sát trượt, có trường hợp xấp xỉ bằng nhau. c) Lực ma sát lăn - Lực ma sát lăn () xuất hiện khi một vật lăn trên mặt một vật khác ở mặt tiếp xúc hai vật, cản trở sự lăn đó. + Phương trùng với mặt mà vật lăn trên đó. + Chiều ngược với chiều chuyển động + Độ lớn: Trong đó: + là lực ma sát lăn + là hệ số ma sát lăn (không có đơn vị) + N là áp lực (N) - tỉ lệ với áp lực N. * Vai trò của ma sát trong đời sống - Ma sát trượt : Có ích, ví dụ như mài nhẵn kim loại hoặc gỗ. Có hại, ví dụ cản trở chuyển động của bít tông trong xi lanh. - Ma sát lăn: < người ta tìm cách thay thế bằng ,ví dụ ổ bi, con lăn. - Ma sát nghỉ: Có vai trò quan trọng trong đời sống, ví dụ giúp tay ta cần lắm các vật, đóng vai trò lực phát động làm cho các vật chuyển động. 2.2 Mục tiêu học sinh cần đạt được sau khi học phần “Các lực cơ học” 2.2.1. Mục tiêu học sinh cần đạt được sau khi học bài Lực hấp dẫn - Nêu được khái niệm về lực hấp dẫn và các đặc điểm của lực hấp dẫn. - Phát biểu được định luật vạn vật hấp dẫn. - Viết được công thức của lực hấp dẫn và giới hạn áp dụng công thức đó. - Dùng kiến thức về lực hấp dẫn để giải thích một số hiện tượng liên quan, ví dụ như: sự rơi tự do, chuyển động của các hành tinh, vệ tinh. - Phân biệt lực hấp dẫn với các loại lực khác như: lực điện (học ở lớp 9), lực ma sát, lực đàn hồi, lực đẩy ác- si- mét (học ở lớp 8). - Vận dụng các công thức về lực hấp dẫn, trọng lực, gia tốc rơi tự do để giải các bài tập đơn giản và nâng cao. 2.2.2. Mục tiêu học sinh cần đạt được sau khi học bài Lực đàn hồi - Nêu được các khái niệm về lực đàn hồi và lấy được các ví dụ trong thực tế trên vật xuất hiện lực đàn hồi. - Phát biểu được định luật Húc, viết được công thức, nêu được ý nghĩa các đại lượng và đơn vị trong công thức. - Nêu được các đặc điểm của lực đàn hồi: Phương, chiều, điểm đặt. - Nêu được các đặc điểm về lực căng của sợi dây: Điểm đặt, phương, chiều. - Nêu được cấu tạo và tác dụng của lực kế. - Vận dụng được định luật húc và lực căng của sợi dây để giải các bài tập. 2.2.3. Mục tiêu học sinh cần đạt được sau khi học bài Lực ma sát - Hiểu được những đặc điểm: điều kiện xuất, phương, chiều, độ lớn, điểm đặt của lực ma sát nghỉ, ma sát trượt, ma sát lăn. - Viết được biểu thức của . - Biết vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng trong thực tế có liên quan tới ma sát. - Biết vận dụng kiến thức về lực ma sát để giải các bài tập đơn giản và nâng cao - Biết so sánh các đặc điểm giống và khác nhau, ưu nhược điểm của từng loại ma sát trong đời sống. - Thấy được vai trò của lực ma sát trong đời sống, trong trường hợp nào có lợi, trong trường hợp nào có hại. - Sau khi học song các lực cơ học sinh phải đạt được các đặc điểm sau: có kỹ năng suy luận kiến thức đã biết để tìm ra kiến thức mới, có kĩ năng làm việc nhóm (ôn tập, hệ thống hoá kiến thức, thu thập và sử lý thông tin, trao đổi, thảo luận, nhận xét, đánh giá, phân tích, tổng hợp). - Học sinh rèn luyện cho mình kĩ năng sống: kĩ năng giao tiếp, làm việc, hợp tác, biết trình bầy bảo vệ ý kiến, thuyết phục. - Về thái độ học sinh có sự hứng thú, say mê trong học tập, thấy được vai trò của các lực cơ học trong đời sống và các ứng dụng chúng trong kĩ thuật, xây dựng, chế tạo. 2.3. Soạn thảo kế hoạch và tài liệu hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hóa kiến thức phần “Các lực cơ học” 2.3.1 Soạn thảo kế hoạch và tài liệu hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hóa kiến thức bài “Lực hấp dẫn” 2.3.1.1 Ôn tập, hệ thống hóa kiến thức trên lớp * Kế hoạch Kiến thức cần ôn tập Câu Thời gian Sử dụng trong dạy học - Đơn vị các đại lượng trong công thức của lực hấp dẫn Câu 1 1 phút - Sau khi dạy xong biểu thức - Cặp lực trực đối Câu 2 1 phút - Khi biểu diễn phương, chiều của lực hấp dẫn giữa hai vật - Các công thức tính độ lớn của gia tốc rơi tự do Câu 3 1 phút - Khi tìm biểu thức tính độ lớn gia tốc - Ôn tập được đặc điểm của trọng lực Câu 4 1 phút - Sau khi trả lời câu 3 - Ôn tập về lực hấp dẫn Câu 5 1 phút - Sau khi trả lời được có hai cách tính P, biến đổi toán học để tìm được hai công thức tính g - Định luật vạn vật hấp dẫn Câu 6 2 phút - Ôn tập cuối giờ - Ôn tập về cách biểu diễn véc tơ lực hấp dẫn và công thức tính độ lớn lực hấp dẫn Câu 7 2 phút - Vận dụng định luật hấp dẫn vào một bài toán cụ thể - Gia tốc rơi tự do Câu 8 2 phút - Vận dụng công thức * Tài liệu (phiếu học tập số 1) Câu 1. Cho biết đơn vị các đại lượng Fhd, m1, m2, r, trong công thức của lực hấp dẫn, từ đó rút ra biểu thức G và đơn vị của hằng số G …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. Câu 2. Đặc điểm của cặp lực trực đối. Biểu diễn cặp lực trực đối lên hình vẽ ?. Hình 4 …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… Câu 3. Trọng lực có phải là lực hấp dẫn hay không. Nêu đặc điểm của trọng lực ?. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. Câu 4.- Có những công thức nào tính được độ lớn của trọng lực - Viết biểu thức của lực hấp dẫn giữa vật khối lượng m ở độ cao h so với mặt đất và trái đất ? …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. Câu 5. Tìm các công thức tính gia tốc rơi tự do của vật ở gần mặt đất ? …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. Câu 6. Từ hình vẽ viết công thức tính lực hấp dẫn giữa hai quả cầu, đồng chất, xác định phương, chiều, điểm đặt của lực hấp dẫn lên từng vật. …………………………………………………................. ……………………………………………………………… Hình 5 Câu 7. Tính lực hấp dẫn giữa hai tàu thuỷ biết mỗi tàu thủy có khối lượng 6000 tấn, ở cách nhau 5 km nếu xem chúng là chất điểm. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. Câu 8. Tính khối lượng trái đất. Biết bán kính trái đất 6400 km và gia tốc trọng trường trên mặt đất lấy gần đúng 9,8 m/s2. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. * Hướng dẫn Câu 1. Giáo viên đề nghị học sinh trả lời: - Nêu đơn vị của F, m, r. - Từ biểu thức tìm biểu thức tính G. - Nêu đơn vị của G. Câu 2. Giáo viên đề nghị học sinh trả lời: - Một véc tơ lực được xác định bởi mấy yếu tố ? phương, chiều, độ lớn, điểm đặt - So sánh về điểm đặt, phương chiều của hai lực trực đối. Cùng phương, cùng độ lớn, ngược chiều, khác điểm đặt - Đề nghị vẽ cặp lực trực đối ở hệ vật và bàn. Câu 3. Đề nghị học sinh trả lời; Hình 6 - Trọng lực có phải là lực hấp dẫn hay không ? Nếu học sinh không trả lời được gợi ý: +Trọng lực là gì ? Nêu phương, chiều, độ lớn của trọng lực ? Phương thẳng đứng, chiều hướng từ trên xuống dưới (về tâm trái đất), đặt tại trọng tâm của vật, độ lớn thường tính bằng công thức P =mg. Câu 4. Đề nghị học sinh viết các công thức độ lớn của trọng lực. , Câu 5. Đề nghị học sinh viết các công thức tính gia tốc rơi tự do của một vật ở gần mặt đất. Nếu học sinh chỉ đưa ra công thức g =P/m, giáo viên yêu cầu học sinh xem lại phần 2, trang 77 SGK vật lí 10 nâng cao để đưa ra hai công thức nữa. Câu 6. Nếu học sinh không làm được thì hướng dẫn: - Lực hấp dẫn giữa hai vật tính bằng công thức nào ? - Khoảng cách giữa hai vật ở đây là khoảng cách nào ? r = ...? - Phương, chiều của lực hấp dẫn giữa hai vật như thế nào. Hình 7 ; Câu 7. - Dùng công thức nào để tính độ lớn của lực hấp dẫn - Nếu ở những lớp hay sai đơn vị thì cần lưu ý việc đổi đơn vị m và r. Câu 8. Có thể dùng công thức nào tính khối lượng trái đất khi biết bán kính trái đất R và gia tốc trọng trường g. Nếu học sinh không làm được, giáo viên tiếp tục gợi ý, áp dụng kết quả ở câu 5 rồi suy ra công thức tính M. 2.3.1.2. Ôn tập, hệ thống hóa kiến thức ở nhà * Kế hoạch Chúng tôi sẽ dùng hai phiếu học tập số 2,3. Phiếu 2 nhằm đạt các mục tiêu như trình bầy trong bảng dưới đây. Phiếu số 3 nhằm hệ thống hóa kiến thức toàn bài học. Kiến thức cần ôn tập Câu Thời gian Mục tiêu đạt được - Định luật vạn vật hấp dẫn Câu 1 2 phút - Phát biểu được và viết được biểu thức định luật - Biểu thức trọng lực Câu 2 2 phút - Nhớ được trọng lực là lực hút của trái đất lên các vật ở gần mặt đất. - Viết được biểu thức trọng lực trong các trường hợp khác nhau. - Gia tốc rơi tự do Câu 3 2 phút - Xác định được công thức gia tốc rơi tự do. Các đặc điểm của véc tơ gia tốc trọng trường. - Định luật hấp dẫn Câu 4 2 phút - Học sinh biết vận dụng công thức về trọng lực khi vật ở độ cao h và khi vật ở trên mặt đất để tìm các đại lượng của bài toán, rèn luyện kĩ năng tính toán và vận dụng. - Hằng số hấp dẫn Câu 5 2 phút - Hiểu được hằng số G là rất nhỏ, lực hấp dẫn lớn với vật có khối lượng lớn. - Giá trị cực đại của lực hấp dẫn giữa hai vật không phải là chất điểm Câu 6 2 phút - Rèn luyện kĩ năng tư duy, phân tích, áp dụng định luật hấp dẫn vào trong những trường hợp cụ thể của bài toán. - Gia tốc rơi tự do Câu 7 2 phút - Vận dụng kiến thức gia tốc trọng trường khi vật ở trên mặt đất và khi vật ở độ cao h để giải bài tập, khắc sâu kiến thức về gia tốc rơi tự do. - Trường trọng lực Câu 8 2 phút - Hiểu được gia tốc rơi tự do thay đổi theo độ cao h, nếu vật càng lên cao thì trọng trường tác dụng lên vật càng giảm. - Lực hấp dẫn, định luật I Niutơn, cặp lực cân bằng Câu 9 5 phút - Nâng cao kiến thức trong trường hợp vật chịu tác dụng của nhiều lực hấp dẫn từ các vật khác để giải các bài tập nâng cao khá, giỏi. * Tài liệu (phiếu học tập số 2) Câu 1. Phát biểu và viết biểu thức định luật vạn vật hấp dẫn. Câu 2. Trọng lực là gì ? nêu đơn vị các đại lượng trong công thức. Viết các công thức của trọng lực trong trường hợp vật có khối lượng m đặt trên mặt đất và trường hợp vật đặt cách mặt đất độ cao h. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. Câu 3. Nêu các công thức tính gia tốc trọng trường mà em biết. Cho biết đặc điểm của véc tơ gia tốc trọng trường. Cho khối lượng trái đất M = 6.1024 kg, R = 6400 km. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. Câu 4. Một vật có khối lượng 2 kg, ở trên mật đất có trọng lực 20 N. Hỏi ở độ cao nào so với tâm trái đất thì vật có trọng lực 5 N. Cho biết trái đất có bán kính R. A. R B. 2R C.3R D. 4R Câu 5. - Vì sao ta không nhận thấy lực hấp dẫn giữa các vật thể quanh ta - Vì sao ta thường quan tâm đến lực hấp dẫn của những vật thể có khối lượng lớn. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. Câu 6. Hai quả cầu bằng chì, mỗi quả có khối lượng 45 kg, có cùng bán kính 10 cm, lực hấp dẫn có thể đạt giá trị lớn nhất là bao nhiêu. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. Câu 7. Tìm gia tốc rơi tự do ở nơi có độ cao bằng nửa bán kính trái đất. Cho biết gia tốc rơi tự do trên mặt đất là g0 = 9,81 m/s2 …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. Câu 8.- Gia tốc rơi tự do thay đổi theo yếu tố nào. - Vật càng nên cao so với mặt đất thì gia tốc trọng trường thay đổi thế nào …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. Câu 9. Khoảng cách trung bình giữa tâm trái đất và tâm mặt trăng bằng 60 lần bán kính trái đất (R). Khối lượng mặt trăng nhỏ hơn trái đất 81 lần. Tại điểm nào trên đường thẳng nối tâm của chúng lực hấp dẫn của trái đất và mặt trăng lên một vật bằng nhau. ..………………………………………………………………………………. ..………………………………………………………………………………. * Bản hướng dẫn tự ôn tập hệ thống hóa, kiến thức. Câu 1. Đọc lại mục 1 trang 76 SGK vật lí 10 nâng cao để trả lời Câu 2. Xem lại kiến thức trọng lực lớp 8 và định luật vạn vật hấp dẫn, suy luận để trả lời. Đáp án: Có 3 cách viết công thức trọng lực Câu 3. - Đọc mục 2 trang 77 SGK vật lí 10 nâng cao để tìm được ba công thức tính độ lớn gia tốc trọng trường. - Từ công thức và công thức suy luận được phương, chiều của véc tơ và thấy được sự phụ thuộc của g vào các đaị lượng nào, tức là tìm được đặc điểm của . Câu 4. - Trọng lực của vật thay đổi thế nào và thay đổi do yếu tố nào Khi trọng lực giảm 4 lần thì khoảng cách từ tâm vật tới tâm trái đất thay đổi thế nào. Đáp án: B. 2R Câu 5. - Hằng số hấp dẫn G có giá trị bao nhiêu. Lực hấp dẫn giữa hai vật có khối lượng 100 kg đặt cách nhau 1m bằng bao nhiêu ? Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trăng lớn hơn hay nhỏ hơn lực hấp dẫn giữa hai vật trên. Biết MTĐ= 6.1024 kg, MMT= MTĐ/81, RTĐ = 6400 km, khoảng cách trung bình giữa tâm Trái Đất và tâm Mặt Trăng bằng 60 lần bán kính Trái Đất. Câu 6. - Viết công thức lực hấp dẫn giữa hai quả cầu. - Khoảng cách ngắn nhất giữa hai quả cầu là bao nhiêu. Đáp số: F = 3,38.10 – 6 N Câu 7. Viết công thức tính gia tốc g1 của vật ở độ cao h so với mặt đất, và ở gần mặt đất g0 (h<<R). - Lập tỉ số g1/ g0 Đáp số: Câu 8. - Từ câu 7 sẽ phát hiện được g phụ thuộc những đại lượng nào và độ lớn của g phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất thế nào. Từ công thức suy luận để tìm hướng (phương, chiều) của khi vật càng lên cao. Câu 9. - Dùng hình vẽ mô tả hiện tượng vật lí ở đề bài (hình vẽ) - Viết công thức tính lực hấp dẫn của Trái Đất đối với vật (F1) - Viết công thức tính lực hấp dẫn của Mặt Trăng đối với vật (F2) - Sử dụng giả thiết của đề bài F1 = F2 sẽ tìm được vị trí đặt vật. Đáp số: r1 = 54R, r2 = 6R * Tài liệu hệ thống hóa kiến thức (phiếu học tập số 3) Đơn vị và ý nghĩa F,.......................................G.......................................m1......................................m1......................................r....................................................................... Lực hấp dẫn Đặc điểm của lực hấp dẫn: Phương:…………................................................................... Chiều:..................................................... Điểm đặt:.......................................................... Ví dụ biểu hiện lực hẫp dẫn: VD1:.................................................................................................... VD2:...................................................................................................... Công thức định luật F = …….......................................................... Nội dung định luật: ……................................................................................................................................................................................................................................ Trường hấp dẫn Trường trọng lực Đặc điểm của trọng lực: Phương:.................................. Chiều:.................................... Độ lớn:.................................. Điểm đặt:................................................................................................................................. Đặc điểm của gia tốc : Phương...................................... Chiều........................................ Độ lớn....................................... Điểm đặt................................... - Đọc lại bài “Lực hấp dẫn” SGK Vật lí 10 nâng cao điềng tiếp vào những chỗ (....) trong sơ đồ sau. 2.3.2. Soạn thảo kế hoạch và tài liệu hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hóa kiến thức bài “Lực đàn hồi” 2.3.2.1. Ôn tập, hệ thống hóa kiến thức trên lớp * Kế hoạch Kiến thức cần ôn tập Câu Thời gian Sử dụng trong dạy học - Cặp lực cân bằng Câu 1 1 phút - Sau khi học xong phần a lực đàn hồi của lò xo. - Lực đàn hồi của lò xo Câu 2,3 4 phút - Sau khi học xong lực đàn hồi của lò xo - Tác dụng của lực căng dây, đặc điểm của lực căng dây, cặp lực trực đối. Câu 4 2 phút - Ôn tập về lực căng dây sau khi học xong mục b lực căng của dây ở trang 86 SGK Vật lí 10 nâng cao - Tác dụng, cấu tạo của lực kế Câu 5 1 phút - Sau khi học xong phần 3 lực kế. - Cặp lực cân bằng, trọng lực, định luật Húc Câu 6,7 4 phút - Ôn tập, củng cố. - Vận dụng công thức và cặp lực cân bằng - Gia tốc, chuyển động nhanh dần đều, định luật II Niutơn, lực đàn hồi. Câu 8 3 phút - Ôn tập, củng cố. - Vận dụng công thức , , * Tài liệu (phiếu học tập số 4) Câu 1. Cho biết đặc điểm của cặp lực cân bằng. Biểu diễn cặp lực cân bằng lên vật (Hình 8). Hình 8 ………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………... Câu 2. Treo một vật có khối lượng bằng bao nhiêu vào lò xo có độ cứng k = 100 (N/m) để lò xo dãn ra được 10 (cm). Lấy g = 10 (m/s2). ………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………...... Câu 3. - Tìm công thức tính độ biến dạng chung cho cả hai lò xo trên. Nếu m1 = m2 thì độ biến dạng của hai lò xo liên hệ với độ cứng của chúng theo công thức nào. Hình 9 …………………………………………………………… ………………………………………………………………………………... Câu 4. - Một người kéo hai chiếc hòm như hình vẽ, biết dây kéo hòm 1 tạo với phương ngang một góc . Biểu diễn lực căng dây và chỉ rõ tác dụng của lực căng dây trong hai trường hợp: 1 2 - Lực căng dây đóng vai trò là lực phát động (truyền gia tốc). - Lực căng dây đóng vai trò cản trở chuyển động. Hình 10 - Cho biết đặc điểm của các cặp lực căng dây trên ………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………... Câu 5. - Trên lực kế ứng với mỗi vạch chia độ người ta ghi giá trị nào ? A. Giá trị của độ dãn lò xo B. Giá trị lực đàn hồi tương ứng với độ dãn. C. Giá trị khối lượng của vật treo. D. Giá trị của độ cứng k. Câu 6. Treo một vật vào đầu dưới của một lò xo gắn cố định thì thấy lò xo dãn ra 5 cm. Cho biết lò xo có độ cứng 100 N/m. Trọng lực của vật ?. A. 500 N B. 0,05 N C. 20 N D. 5 N Câu 7. Dùng một lò xo để treo một vật có khối lượng 300g thì lò xo dãn ra 2 cm. Nếu treo thêm một vật có khối lượng 150 g thì lò xo dãn một đoạn là bao nhiêu ? Lấy g = 10 m/s2. A. 1 cm B. 2 cm C. 3 cm D. 4 cm Câu 8. Một ô tô tải kéo một ô tô con có khối lượng 2 tấn chạy nhanh dần đều với vận tốc ban đầu v0 = 0. Sau 50 giây đi được 400 m. Khi đó dây cáp nối hai ô tô dãn ra bao nhiêu nếu độ cứng của nó là k = 2,0.106 N/m ? Bỏ qua lực cản tác dụng lên ô tô con. ………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………... * Hướng dẫn Câu 1. Giáo viên đề nghị học sinh trả lời: - So sánh về phương, chiều, điểm đặt, độ lớn của hai lực cân bằng. Cùng phương, độ lớn, điểm đặt, ngược chiều - Vẽ cặp lực cân bằng lên vật đặt trên mặt bàn (hình vẽ) Hình 11 - Giáo viên có thể hỏi thêm: Điểm khác biệt giữa cặp lực cân bằng và cặp lực trực đối vì học sinh rất hay nhầm lẫn giữa hai cặp lực trên Giáo viên chính xác hóa: Cặp lực cân bằng thì cùng điểm đặt, cặp lực trực đối có điểm đặt của hai lực ở hai vật Câu 2. Nếu học sinh không làm được thì hướng dẫn: - Có những lực nào tác dụng lên vật. Vẽ các véc tơ lực đó ? - Tại sao vật đứng cân bằng ? Vật đứng cân bằng vì Từ công thức tìm khối lượng của vật. Hình 12 Câu 3. - Trong cả hai trường hợp vật ở trạng thái cân bằng. - Chỉ ra các lực tác dụng lên vật trong mỗi trường hợp ? Hợp lực của các lực này có đặc điểm gì ? - Vậy có thể tính độ biến dạng chung cho cả hai trường hợp được không ? Nếu được tính bằng công thức nào ? và đều được tính bằng công thức . Hình 13 Từ tìm được công thức (1). - Từ (1) nếu m1 = m2 thì liên hệ với nhau thế nào ? Câu 4. Giáo viên đề nghị học sinh trả lời: 1 2 - Biểu diễn lực căng dây giữa người và hòm 1, giữa hòm 1 và hòm 2. Hình 14 - Lực căng dây nào đóng vai trò là lực phát động đối với hòm 1 và hòm 2 đối với hòm 2, đối với hòm 1 - Lực căng dây nào đóng vai trò cản trở chuyển động của hòm 1 và người. đối với hòm 1, đối với người - Từ kết quả câu 1, cho biết các cặp lực căng dây là cặp lực trực đối hay cân bằng. Là cặp lực trực đối Câu 5. Nếu học sinh không làm được thì hướng dẫn - Nêu nguyên tắc cấu tạo lực kế. - Lực xuất hiện trong lực kế là lực nào tương ứng với sự thay đổi bộ phận nào trong lực kế. giá trị lực đàn hồi tương ứng với độ giãn Câu 6. Cách tính tương tự như câu 2 Câu 7. Nếu học sinh không làm được thì hướng dẫn: - Nếu treo vật vào lò xo vật đứng yên thì liên hệ với P thế nào ? - Nếu g và k không đổi thì phụ thuộc vào m như thế nào ? . Chú ý: Với những học sinh yếu hay sai đổi đổi đơn vị cần lưu ý cách đổi đơn vị m, Câu 9. Giáo viên đề nghị học sinh trả lời: - Lực truyền gia tốc cho xe con là lực nào, tính bằng công thức nào. Lực truyền gia tốc cho xe con là lực đàn hồi của dây cáp, Hình 15 - Biểu diễn lực tác dụng lên xe con - Từ giả thiết của đề bài xác định gia tốc a của xe. Nếu học sinh không tìm được, giáo viên yêu cầu học sinh áp dụng công thức của chuyển động thẳng nhanh dần đều , chú ý vân tốc đầu v0. - Khi biết gia tốc rồi, kết hợp các công thức để tìm độ biến dạng của dây. Nếu học sinh không làm được, giáo viên gợi ý: áp dụng định luật II Niutơn . 2.3.2.2. Ôn tập, hệ thống hóa kiến thức ở nhà * Kế hoạch Chúng tôi sẽ dùng hai phiếu học tập số 5, 6. Phiếu 5 nhằm đạt các mục tiêu như trình bày trong bảng dưới đây. Phiếu số 6 nhằm hệ thống hóa kiến thức toàn bài học. Kiến thức cần ôn tập Câu Thời gian Mục tiêu đạt được - Lực đàn hồi - Lực đàn hồi của lò xo Câu 1,2 2 phút - Hiểu được lực đàn hồi - Hiểu được phương, chiều, độ lớn, điểm đặt lực đàn hồi. - Phát biểu được định luật Húc - Đặc điểm lực căng dây Câu 3 2 phút - Hiểu được các đặc điểm của lực căng dây về: phương, chiều, độ lớn, điểm đặt. - Định luật Húc, cặp lực cân bằng, trọng lực Câu 4,5,6 6 phút - Vận dụng định luật Húc kết hợp được với các kiến thức đã học về trọng lực, định luật I Niutơn. - Rèn luyện kĩ năng vận dụng. - Các định luật Niutơn - Trọng lực, lực đàn hồi - Giải bài tập bằng phương pháp động lực học. Câu 7,8,9 16 phút - Biết biểu diễn lực trong các trường hợp cụ thể. Vận dụng thành thạo các kiến thức về lực đàn hồi giải bài toán động lực học. Giải thích hiện tượng trong thực tế. * Tài liệu (phiếu học tập số 5) Câu 1. Lực đàn hồi xuất hiện khi nào, có tác dụng gì ? lấy ví dụ. ………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………... Câu 2. - Nêu đặc điểm lực đàn hồi của lò xo. - Phát biểu định luật Húc, viết công thức, nêu đơn vị các đại lượng trong công thức. ………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………... Câu 3. Nêu các đặc điểm của lực căng dây ? ………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………... Câu 4. Đặt một vật có trọng lượng 5 N lên một chiếc lò xo thì thấy lò xo ngắn hơn chiều dài tự nhiên là 2 cm. Gắn cố định lò xo đó lên giá đỡ, muốn cho lò xo đó dài hơn chiều dài tự nhiên 2 cm thì phải treo ở đầu dưới một vật có khối lượng bao nhiêu ? Lấy g = 10 m/s2. A. 5 kg B. 0,5 kg C. 10 kg D. 1 kg Câu 5. Dùng hai tay để ép hai đầu của một lò xo có độ cứng 100 N/m thì thấy lò xo bị ngắn đi so với chiều dài tự nhiên là 4 cm. Lực ép tại mỗi bàn tay ? A. 2 N B. 4 N C. 200 N D. 400 N Câu 6. Khi treo quả cân có khối lượng 300 g vào đầu dưới của một lò xo (đầu trên cố định), thì lò xo dài = 31 cm. Khi treo thêm quả cân 200 g nữa thì lò xo dài = 33 cm.Tính chiều dài tự nhiên và độ cứng của lò xo. Lấy g = 10 m/s2. ………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………... Câu 7. Biểu diễn các lực tác dụng lên vật trong các trường hợp sau: e) b) a) Hình 16 c) d) Câu 8. Cho cơ hệ như hình vẽ: hai vật có khối lượng m1 = 1 kg, m2 = 2 kg, ban đầu được giữ ở cùng một độ cao. Thả đồng thời cho hai vật cùng chuyển động. Bỏ qua ma sát, khối lượng của dây và ròng rọc, dây không dãn, khối lượng không đáng kể. Tìm gia tốc và vận tốc các vật sau thời gian 2 s kể từ lúc Hình 17 bắt đầu chuyển động, xác định lực căng dây khi đó. Lấy g = 10 m/s2. ……………………………………………………………………................... ………………………………………………………………………............... ………………………………………………………………………............... Câu 9. Nêu rõ vai trò của lực đàn hồi trong các trường hợp sau: a- Nút bấm ở bút bi. b- Hệ thống cung - tên. c- Cần bật của vận động viên nhảy cầu. d - Bộ giảm xóc ôtô, xe máy. ………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………... * Bản hướng dẫn tự ôn tập hệ thống hóa kiến thức Câu 1. Đọc lại mục 1 trang 85 SGK vật lí 10 nâng cao để trả lời. Câu 2. Đọc lại mục 2 trang 85, 86 SGK vật lí 10 nâng cao để trả lời. Câu 3. Đọc lại mục 3 trang 86 SGK vật lí 10 nâng cao để trả lời. Câu 4. - Độ cứng của lò xo có thay đổi không ? - Nếu độ cứng của lò xo không thay đổi thì độ dãn phụ thuộc vào khối lượng của vật gắn vào lò xo như thế nào. Đáp án: m = 0,5 kg. Câu 5. - Lực nào đã tác dụng lên mỗi bàn tay ? - Công thức tính độ lớn của lực đó thế nào. Đáp án: F = 4N Câu 6. -Trong hai trường hợp này độ cứng của lò xo có thay đổi không. - Khi không đổi thì m và có mối quan hệ như thế nào ? - Suy ra quan hệ giữa m1, m2 với và ? - Hệ thức liên hệ giữa thế nào ? - Hệ thức liên hệ giữa thế nào gì ? - Muốn tính k thì dùng công thức gì ? Đáp án: Câu 7. - Có những lực nào tác dụng lên vật trong những hình trên. Biểu diễn điểm đặt, phương, chiều của từng lực tác dụng lên vật trên các hình đó. Chú ý: Với những bạn học khá cần chỉ ra tác dụng của từng lực đó, đâu là cặp lực trực đối, đâu là cặp lực cân bằng. Câu 8. - Xác định chiều chuyển động của hệ vật dựa vào giá trị của P1 và P2. Chọn chiều dương theo chiều chuyển động . Biểu diễn các lực tác dụng lên hai vật lên trên hình vẽ. Viết phương trình định luật II Niutơn, chiếu theo chiều dương cho vật 1 và vật 2. - Kết hợp giả thiết của đề bài: bỏ qua ma sát, khối lượng của dây và ròng rọc, dây không dãn em hãy suy ra giá trị của lực căng T và độ lớn gia tốc hai vật khi đó. - Kết hợp hai phương trình trên xác định được a và T. - Vật chuyển động nhanh dần đều, áp dụng công thức nào để tính vận tốc, chú ý vận tốc ban đầu hai vật. Đáp án: ; ; Câu 9. a. - Em hãy tháo vỏ một bút bi ra và cho biết cấu tạo của bút bi. - Khi bấm để đầu bút bi thò ra lò xo bao quanh ruột bút bi nén hay dãn. - Chốt hãm ở đầu bút bi có tác dụng gì đối với lò xo để dữ cho đầu bút ổn định - Khi dùng xong ta bấm để rút chốt hãm, hãy suy luận về sự biến đổi và tác dụng của lò xo. b. - Các em có thể làm một cây cung đơn giản. Biểu diễn lực tác dụng lên dây cung khi kéo căng dây cung. - Khi kéo dây cung tại điểm 0, cánh cung bị uốn cong lại, hợp lực F của những lực nào tác dụng lên mũi tên bay đi khi ta buông tay ra. c. - Vận động viên càng dậm nhẩy thì cầu bật càng có đặc điểm gì về hình dạng. - Cầu bật tác dụng lại vận động viên một lực lớn hay nhỏ, tại sao vận động viên lại cần lực đó. d. - Em hãy quan sát lò xo giảm xóc của xe máy. Khung xe được nối với trục bánh xe qua một lò xo, khi bánh xe đi qua mô đất nhô lên , bánh xe bị nảy lên. Lò xo phải biến đổi như thế nào để yên xe không nảy lên cùng bánh xe. - Khi bánh xe vượt khỏi đỉnh mô đất, lực đàn hồi làm lò xo biến đổi như thế nào khiến cho yên xe không bị nao xuống cùng bánh xe. * Tài liệu hệ thống hóa (phiếu học tập số 6) - Đọc lại bài “Lực đàn hồi” SGK Vật lí 10 nâng cao điền tiếp vào những chỗ (....) trong sơ đồ sau. Điểm đặt : …………………………............................................................................. Phương : …………………………................................................................ Nội dung định luật Húc:................................................................................................................................................................................................... Lực đàn hồi Ví dụ biểu hiện lực đàn hồi: VD1............................................................. VD2............................................................. Khái niệm về lực đàn hồi:............................................................................................................................................................................. Lực căng dây Lực đàn hồi của lò xo Biểu thức định luật Húc: Fđh=…………………….................. Phương:............................................... ………….............................................................................. Chiều:................................................. ………………...................….............. Điểm đặt:............ ...................................................................................................... Độ lớn T có đặc điểm gì khi dây không dãn, khối lượng không đáng kể...................... ……………………….................................................................... Chiều:..................................... …………………………............... 2.3.3. Soạn thảo kế hoạch và tài liệu hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hóa kiến thức bài “Lực ma sát” 2.3.3.1 Ôn tập, hệ thống hóa kiến thức trên lớp * Kế hoạch Kiến thức cần ôn tập Câu Thời gian Sử dụng trong dạy học - Các yếu tố của vectơ lực Câu 1 1 phút - Khi xác định phương, chiều của lực ma sát nghỉ - Lực ma sát nghỉ Câu 2 1 phút - Sau khi dạy song phần 1 lực ma sát nghỉ - Lực ma sát trượt Câu 3,4 2 phút - Ôn tập về biểu thức và hệ số ma sát trượt sau khi dạy song phần 2. - Lực ma sát lăn Câu 5 1 phút - Sau khi dạy song phần 3 lực ma sát lăn. - Vai trò và ứng dụng của ma sát trong đời sống, Câu 6,7 3 phút - Sau khi học song phần 4 (vai trò của ma sát trong đời sống). - Đặc điểm của lực ma sát nói chung, định luật II Niutơn. Câu 8, 9,10 6 phút - Ôn tập, củng cố - Vận dụng kiến thức về lực ma sát lăn vào một bài toán cụ thể , áp dụng công thức , * Tài liệu (phiếu học tập số 7) Câu 1. Cho biết các yếu tố của véc tơ lực. ………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………... Câu 2. Hãy chọn câu đúng. Chiều của lực ma sát nghỉ ? A. ngược chiều với vận tốc của vật. B. ngược chiều với gia tốc của vật. C. ngược chiều với thành phần ngoại lực song song với mặt tiếp xúc. D. vuông góc với mặt tiếp xúc. Câu 3. - Hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào ? A. diện tích mặt tiếp xúc B. tính chất mặt tiếp xúc C. khối lượng của vật D. áp lực của vật lên mặt tiếp xúc Câu 4. Chọn biểu thức tính độ lớn lực ma sát trượt. A. B. C. D. Câu 5. Một người đi xe đạp lên dốc, lực ma sát ở nơi tiếp xúc giữa bánh xe với mặt đường là: A. lực ma sát trượt B. lực ma sát lăn C. lực ma sát nghỉ D. lực ma sát lăn và lực ma sát trượt Câu 6. Người ta sử dụng vòng bi ở ổ trục của bánh xe đạp chuyển động là với dụng ý gì ? A. Để chuyển ma sát trượt về ma sát lăn. B. Để chuyển ma sát lăn về ma sát trượt. C. Để chuyển ma sát nghỉ về ma sát lăn. D. Để chuyển ma sát lăn về ma sát nghỉ. Câu 7. Giải thích hiện tượng trong thực tế. a - Nhiều ô tô bị sa lầy, bánh xe quay tít mà xe không nhích lên được. Giải thích hiện tượng. Nêu cách khắc phục. b - Vì sao muốn cho đầu tàu hoả kéo được nhiều toa thì đầu tàu phải có khối lượng lớn ? Hình 18 ………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………... Câu 8. Để tăng lực ma sát ta phải ? A. Giảm tính nháp của mặt tiếp xúc và tăng khối lượng của vật. B. Tăng diện tích mặ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc102101on tap he thong hoa kien thuc cac luc co hoc can thiet.doc
Tài liệu liên quan