Đề tài Quy hoạch tổng thể khu công nghệ cao Hoà lạc

Tài liệu Đề tài Quy hoạch tổng thể khu công nghệ cao Hoà lạc: MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trong kế hoạch tổng thể phát triển hạ tầng cơ sở Viễn thông quốc gia việc phát triển mạng B-ISDN có thể được thực hiện trên cơ sở Top-down, theo khu vực (ốc đảo). Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và trong khu vực cho thấy mạng B-ISDN hoàn toàn có thể được triển khai sớm tại các khu vực có nhu cầu cao về hạ tầng cơ sở thông tin như các khu vực công nghệ cao, các khu vực nghiên cứu phát triển. Khu công nghệ cao Hoà lạc được nhà nước đầu tư xây dựng thành khu vực công nghệ cao tập trung các viện nghiên cứu phát triển, các trường đại học và khu công nghiệp. Với định hướng phát triển khu vực trong kế hoạch phát triển khu vực hành lang 21, khu vực này yêu cầu một cơ sở hạ tầng thông tin tiên tiến với khả năng cung cấp được các dịch vụ từ cơ sở đến những dịch vụ cao cấp như dịch vụ hội nghị truyền hình, dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao.... Với cơ sở những nghiên cứu chung về yêu cầu đối với mạng băng rộng B-ISDN khu vực dân cư trong đề tài KHCN-01-01B khu vực ...

doc19 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1090 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quy hoạch tổng thể khu công nghệ cao Hoà lạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trong kế hoạch tổng thể phát triển hạ tầng cơ sở Viễn thông quốc gia việc phát triển mạng B-ISDN có thể được thực hiện trên cơ sở Top-down, theo khu vực (ốc đảo). Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và trong khu vực cho thấy mạng B-ISDN hoàn toàn có thể được triển khai sớm tại các khu vực có nhu cầu cao về hạ tầng cơ sở thông tin như các khu vực công nghệ cao, các khu vực nghiên cứu phát triển. Khu công nghệ cao Hoà lạc được nhà nước đầu tư xây dựng thành khu vực công nghệ cao tập trung các viện nghiên cứu phát triển, các trường đại học và khu công nghiệp. Với định hướng phát triển khu vực trong kế hoạch phát triển khu vực hành lang 21, khu vực này yêu cầu một cơ sở hạ tầng thông tin tiên tiến với khả năng cung cấp được các dịch vụ từ cơ sở đến những dịch vụ cao cấp như dịch vụ hội nghị truyền hình, dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao.... Với cơ sở những nghiên cứu chung về yêu cầu đối với mạng băng rộng B-ISDN khu vực dân cư trong đề tài KHCN-01-01B khu vực này là địa điểm lý tưởng để áp dụng những kết quả nghiên cứu trên triển khai trong thực tế. Báo cáo này trình bày về cơ bản phương án mạng B-ISDN khu vực công nghệ cao Hoà Lạc trên cơ sở những phân tích về hiện trạng, qui hoạch phát triển khu vực và thiết kế cơ sở hạ tầng thông tin khu vực Hoà lạc. Cấu hình mạng mà báo cáo đưa ra mang tính định hướng cho việc xây dựng dự án cơ sở hạ tầng khu vực nhằm đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu của các đơn vị trong khu vực. Cấu hình mạng được phân thành 2 lớp cơ bản đó là lớp đường trục và lớp truy nhập. Tại lớp đường trục do nhu cầu về các loại hình dịch vụ đặc biệt là dịch vụ băng rộng lớn nên công nghệ ATM được lựa chọn. Lớp truy nhập sẽ là tổng hợp của các công nghệ mạng bao gồm công nghệ chuyển mạch kênh cho dịch vụ POTS, công nghệ truy nhập không dây, công nghệ chuyển mạch IP... Với cơ sở hạ tầng thông tin như vậy, khu vực công nghệ cao Hoà lạc sẽ là ốc đảo B-ISDN đầu tiên đi vào khai thác thương mại tại Việt nam. Việc xây dựng mạng đích như vậy sẽ kéo dài theo nhiều giai đoạn và sẽ có sự điều chỉnh thích hợp phụ thuộc vào sự thay đổi của công nghệ và giá thành thiết bị. QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHU CÔNG NGHỆ CAO HOÀ LẠC CỦA CHÍNH PHỦ Qui hoạch phát triển khu vực công nghệ cao Hoà Lạc và hành lang 21 được thực hiện với sự trợ giúp của chính phủ Nhật bản thông qua tổ chức JICA. Báo cáo nghiên cứu qui hoạch phát triển hành lang 21 và khu vực Hoà lạc đã được trình chính phủ Việt nam phê duyệt. Những công việc đầu tiên của dự án xây dựng khu công nghệ cao Hoà lạc đã được thực hiện. Để có những khái niệm và thông tin cơ bản chúng tôi xin trích dẫn trong phần tiếp theo báo cáo của JICA về qui hoạch tổng thể khu Hoà lạc. Hiện trạng Khu vực phát triển Hành lang 21 nằm dọc hai bên Quốc lộ 21A, trải dài từ Sơn Tây ở phía Bắc đến Miếu Môn ở phía Nam. Khu vực này giáp với sông Hồng ở phía Bắc, Hồ Tuy Lai (Mỹ Đức - Hà Tây) ở Phía Nam, Sông Tích Giang ở phía Đông và dãy núi Ba Vì, Tản Viên ở phía Tây. Có khoảng 79.000 người hiện đang sinh sống trong khu vực phát triển Hoà Lạc và Xuân Mai. Phần lớn dân cư có mức thu nhập từ thấp đến trung bình, trình độ học vấn chưa cao, chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, môi trường sống còn gặp nhiều khó khăn. Khu vực phát triển phần lớn là đất canh tác, cơ sở hạ tầng như hệ thống nhà ở, các công trình công cộng, hệ thống giao thông vận tải, nước sạch, nước thải và vệ sinh, chất thải rắn, điện, dịch vụ bưu điện, viễn thông... hầu như chưa được hình thành. Quy hoạch của JICA cho khu vực hành lang 21 Nghiên cứu của JICA bao gồm việc lập Quy hoạch Định hướng và Quy hoạch tổng thể. Quy hoạch định hướng đề cập đến vấn đề phát triển vùng đối với khu vực nằm dọc theo quốc lộ 21A, bao gồm Sơn Tây, Hoà Lạc, Xuân Mai và Miếu Môn, gọi là "Phát triển hành lang 21". Trong đó, quy hoạch tổng thể tập trung giải quyết vấn đề phát triển khu vực Hoà Lạc và Xuân Mai, gọi là "Phát triển Đô thị Hoà Lạc và Xuân Mai". Phát triển hành lang 21 được coi là dự án có tầm chiến lược quốc gia trong bối cảnh xuất hiện các vấn đề đô thị nghiêm trọng đầy khó khăn thử thách và tình hình cạnh tranh khốc liệt trên thị trường trong thế kỷ 21. Điều kiện tiên quyết để đặt dự án vào đúng quỹ đạo thực hiện là có được sự nhất trí xuyên suốt. Những vấn đề sau đây là yêu cầu bắt buộc để khởi đầu và thực hiện thành công dự án: Bắt đầu thực thi vững vàng phát triển giai đoạn một của ĐHQG và KCNC Hoà Lạc, Tạo ra một không gian đô thị hấp dẫn và thuận tiện, đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm thu hút người dân, du khách và các nhà đầu tư, Thành lập bộ máy thực thi phối hợp tốt với sự hỗ trợ của các cơ quan tiên phong để đảm bảo phát triển cân đối, bền vững và đạt hiệu quả kinh tế. Các giai đoạn phát triển Giai đoạn 1 (2000 - 2010) Giai đoạn 1 được gọi là "giai đoạn khởi đầu" thực hiện theo chiến lược các chức năng chủ yếu như ĐHQG và KCNC Hoà Lạc. Trong giai đoạn này, ĐHQG sẽ xây dựng nền móng khu trường đại học bằng cách di chuyển và sát nhập các trường đại học thành viên, thành lập thêm một số khoa trong đó có khoa công nghệ. KCNC Hoà Lạc cũng sẽ đặt nền móng của mình trong giai đoạn này bằng cách triển khai các chức năng đa dạng như nghiên cứu và đào tạo, giao lưu công nghệ, khu phần mềm, khu công nghệ cao, trung tâm dịch vụ, thương mại và kinh doanh.... Trong giai đoạn này Hành lang 21 chỉ giới hạn phát triển ở Hoà Lạc. Giai đoạn khởi đầu phát triển độc lập, chủ yếu tập trung vào việc đưa voà sử dụng các chức năng và cơ sở đô thị đã được lựa chọn ở Hoà Lạc, vì vậy không bắt buộc phải có mối liên kết chặt chẽ với trung tâm Hà nội trong giai đoạn này. Cơ cở hạ tầng cơ bản như các đường huyết mạch, nước, nước thải và vệ sinh, chất thải rắn, điện, dịch vụ bưu điện, viễn thông ... cần được phát triển để hỗ trợ giai đoạn này. Hơn nữa một khu Trung tâm Đô thị hấp dẫn và tập trung sẽ được xây dựng một phần, giã vai trò hạt nhân của toàn bộ dự án Phát triển Hành lang 21. Giai đoạn 2 (2010 - 2020) Giai đoạn 2 là giai đoạn lớn mạnh nhằm tạo đà phát triển để xây dựng một thành phố vệ tinh bền vững với các chức năng đô thị đa dạng, đông dân cư trong khu vực Hòa Lạc và Xuân Mai. Giai đoạn này sẽ kéo dài tới năm 2020 đến khi hoàn thành xây dựng cơ cấu đô thị của hành lang 21 về cơ bản. Với các ảnh hưởng lan truyền trực tiếp từ Hoà lạc, Xuân Mai sẽ phân chia các chức năng đô thị và tiện ích trong đó chức năng phân phối và lưu thông thương mại sẽ giữ vai trò chủ yếu. Khu vực Xuân Mai và Miếu Môn sẽ tăng cường mối liên kết giữa hai khu vực, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng. Khu vực Sơn Tây sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu du lịch giải trí ngày càng tăng không chỉ của dân cư Hà Nội mà cả du khách quốc tế. ĐHQG, KCNC Hoà Lạc và khu công nghiệp Phú cát sẽ bắt đầu hoạt động cùng với các ngành công nghiệp dịch vụ chủ chốt như giao lưu quốc tế, thể thao, giải trí, các dịch vụ dân dụng thương mại và kinh doanh, hành chính địa phương, chăm sóc sức khoẻ và phúc lợi xã hội. Vì hành lang 21 sẽ phát triển như một thành phố vệ tinh trọng yếu nên cần tăng cường mối liên kết với trung tâm Hà Nội, điều này đòi hỏi một hệ thống giao thông đường sắt công suất lớn (Mass Railway Transit - MRT) trong giai đoạn này. Có thể nói rằng, sự phát triển tiếp theo của Hành lang 21 chủ yếu là phát triển hệ thống giao thông đường sắt công suất lớn. Một vấn đề then chốt khác đối với sự phát triển trong giai đoạn này là làm thể nào để hình thành một thị trường nhà ở với các loại nhà ở khác nhau có xem xét đến khả năng của người mua. Giai đoạn 3 (sau năm 2020) Giai đoạn 3 được coi là giai đoạn chính muồi. Trong giai đoạn này, sự phát triển sẽ trở nên chín muồi hướng tới phát triển một thành phố vệ tinh đa chức năng với nhiều chức năng đô thị đa dạng cũng như chức năng dân cư có chất lượng để hấp thụ bớt một lượng dân cư của khu vực Thủ đô Hà nội. Trong giai đoạn này, những bước phát triển trước đây sẽ được đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu luôn biến đổi và môi trường sống sẽ thuận lợi hơn phục những ai sống và làm việc ở đó. Hành lang 21 sẽ trở thành "thành phố sinh thái khoa học" , thu hút nhiều người nước ngoài đến vì nhiều mụch đích khác nhau. 2010 2020 GIAI ĐOẠN 1 Giai đoạn khởi đầu Thu xếp tiền thực thi về mặt pháp luật, thể chế và tổ chức Bố trí cơ sở hạ tầng cơ bản bên trong và ngoài khu Đưa vào sử dụng các chức năng đô thị chiến lược chủ yếu như ĐHQG và KCNC Hoà Lạc để trở thành một thành phố mới độc lập ở Hoà lạc Hình thành một khu trung tâm đô thị hấp dẫn và các công trình công cộng / cộng đồng khác như nhà cửa, trường học, bệnh viện GIAI ĐOẠN 2 Giai đoạn phát triển Đưa vào sử dụng các chức năng đô thị đa dạng bằng cách phân chia các chức năng đó với Hà nội nhằm tạo ra nhiều cơ hội việc làm. Nuôi dưỡng thị trường nhà ở năng động và cung cấp nhà ở với số lượng lớn. Mở rộng theo tuyến thẳng theo hướng trục phát triển Bắc - Nam dọc quốc lộ 21A. Phát triển hệ thống vận tải nối liền với trung tâm Hà nội nhằm đảm bảo giao thông thuận lợi. Giám sát việc phát triển bên ngoài nhằm duy trì ý tưởng thành phố vườn Tổ chức các sự kiện quốc tế GIAI ĐOẠN 3 Giai đoạn chín muồi Chủ yếu đổi mới và tái phát triển giai đoạn 1 và 2 nhằm đáp ứng những nhu cầu và hoàn cảnh thay đổi Tạo ra môi trường sống chất lượng như kiểu khu dân cư chất lượng của thủ đô Hà nội Đảm nhiệm các chức năng trung tâm để thực sự trở thành một trung tâm quốc gia về phát triển nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ, giao lưu văn hoá trên cơ sở quốc tế Tác động chắc chắn đến nền kinh tế khu vực có ảnh hưởng đến phần còn lại của Hành lang 21 Hình 1- 1: Kế hoạch phát triển dài hạn 1999 - 2000 2001 - 2005 (Giai đoạn 1A) 2006 - 2010 (Giai đoạn 1B) Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể Nghiên cứu khả thi giai đoạn 1A Xây dựng thể chế Phân bổ tài chính Thiết kế Khu vực giai đoạn 1B TK/XD hạ tầng TK/XD ĐHQG TK/XD KCNC HL TK/XD Nhà ở và CTCC Kế hoạch hành động Nghiên cứu Khả thi giai đoạn 1B Thiết kế khu vực giai đoạn 1B TK/XD hạ tầng TK/XD ĐHQG TK/XD KCNC HL TK/XD Nhà ở và CTCC Tiền thực thi Phát triển giai đoạn 1A Phát triển giai đoạn 1B Nguồn:Đoàn nghiên cứu JICA Hình 1- 2: Kế hoạch phát triển ngắn hạn Dự báo về kinh tế xã hội Dân số Giả thiết rằng tác động ngoại biên hoặc các ảnh hưởng lan truyền sẽ chỉ phát sinh ở khu vực Sơn Tây, Xuân Mai và Miếu Môn cho đến khi những phát triển đáng kể sẽ xảy ra ở Hoà Lạc vào năm 2005. Trên cơ sở này, việc tăng dân số hàng năm trong 3 khu vực sẽ vào khoảng 2 - 3%. sau đó sẽ bị ảnh hưởng bởi sự phát triển bành trướng của Hoà Lạc, dân số sẽ có thể tăng với tỷ lệ cao hơn vào khoảng 3 - 4%. Quy mô dân số của thành phố Hoà Lạc được dự tính dựa trên số dân cư đang sinh sống tại Hoà Lạc và Xuân Mai, số dân đang làm việc cho ĐHQG, KCNC Hoà Lạc cũng như các ngành dịch vụ, xây dựng và sản xuất khác. Dân số theo dự kiến của JICA Đơn vị: người Tên Khu vực 1996 2005 2010 2020 Sơn Tây 40.000 50.000 60.000 90.000 Hoà Lạc 44.000 135.000 205.000 400.000 Xuân Mai 35.000 45.000 55.000 100.000 Miếu Môn 1.000 1.500 2.000 4.000 Tổng dân số 120.000 231.500 322.000 594.000 Nguồn: Đoàn Nghiên cứu JICA Bảng 1- 1: Dân số theo dự báo của JICA Dân số theo dự kiến của Bộ Xây dựng (Không tính lực lượng quân sự) Đơn vị: người Tên Khu vực 1996 2005 2010 2020 Sơn Tây 40.000 60.000 80.000 100.000 Hoà Lạc 44.000 150.000 120.000 670.000 Xuân Mai 35.000 60.000 100.000 170.000 Miếu Môn 1.000 5.000 10.000 30.000 Dự trữ 10.000 20.000 30.000 Tổng dân số 120.000 285.000 330.000 1.000.000 Nguồn: Bộ Xây dựng Bảng 1- 2: Dân số theo dự báo của Bộ xây dựng Thu nhập Khi xem xét dân số tương lai và sự tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước theo vùng GRDP trên đầu người, khuôn khổ kinh tế của Hành lang 21 được dự tính dựa trên cơ sở sau đây: Tới năm 2000, sự tăng trưởng kinh tế của đất nước tạm ngừng lại, sau đó sẽ đạt được sự tăng tốc với tốc độ phát triển cao hơn. Phát triển Đô thị Hoà Lạc và Xuân Mai đạt được tốc độ phát triển tăng tốc vào năm 2020 và theo kịp Khu vực Thủ đô Hà Nội về GRDP trên đầu người, nhờ có đầu tư lớn cho Phát triển Đô thị Hoà Lạc và Xuân Mai, dẫn đến ảnh hưởng lan truyền tới nền kinh tế trong khu vực. Phát triển Đô thị Hoà Lạc và Xuân Mai ảnh hưởng biên về kinh tế - xã hội hoặc ảnh hưởng lan truyền đến Sơn Tây, Xuân Mai và Miếu Môn cho đến khi hoàn thành phát triển giai đoạn 1A theo vào năm 2005. Phát triển Hành lang 21 sẽ tiếp tục giai đoạn tăng trưởng của mình sau năm 2010, và các ngành công nghiệp trong KCNC Hoà Lạc và Phú Cát sẽ hoạt động hết công suất GRDP Cấp GRDP (Tỷ đồng) GRDP (Triệu US$) 2005 2010 2020 2005 2010 2020 Quốc gia 520.043 764.114 1.893.459 37.413 54.972 136.220 ĐB Sông Hồng 94.170 138.018 339.929 6.774 9.929 24.455 Khu vực Thủ đô Hà Nội 38.211 57.629 151.654 2.748 4.145 10.910 Hành lang 21 2.608 5.185 26.949 187 373 1.938 Nguồn: Đoàn Nghiên cứu JICA Bảng 1- 3 GRDP trên đầu người Cấp GRDP/đầu người (nghìn đồng) GRDP/đầu người (US$) 2005 2010 2020 2005 2010 2020 Quốc gia 5.967 8.187 18.215 429 588 1.310 ĐB Sông Hồng 6.198 8.482 18.756 445 619 1.349 Khu vực Thủ đô Hà Nội 15.855 16.367 32.042 1.140 1.177 2.305 Hành lang 21 9.513 13.094 33.644 684 942 2.420 Nguồn: Đoàn Nghiên cứu JICA Bảng 1- 4 GDP và tỷ lệ theo thành phần Đơn vị: Tỷ đồng Chi tiết Quốc gia Khu vực thủ đô Hà Nội Hành lang 21 2005 2010 2020 2005 2010 2020 2005 2010 2020 Thứ nhất 104.009 126.079 208.280 1.188 1.982 531 287 461 134 Thứ hai 195.016 305.646 823.665 15.338 25.933 69.230 1.134 2.309 13.340 Thứ ba 221.018 332.390 861.524 21.685 29.714 81.893 1.187 2.415 13.475 Thứ nhất % 20,0 16,5 11,0 3,1 3,4 0,4 11,0 8,9 0,5 Thứ hai % 37,5 40,0 43,5 40,2 45,0 45,6 43,5 44,5 49,5 Thứ ba % 42,7 43,5 45,5 56,7 51,6 54,0 45,5 46,6 50,0 Nguồn: Đoàn Nghiên cứu JICA Bảng 1- 5 Nhu cầu về thông tin Nhu cầu thuê bao trong từng giai đoạn được dự báo như sau (Bảng 1-6 và 1-7) Đơn vị: Số lượng thuê bao Khu vực GĐ 1A - 2005 GĐ 1B - 2010 GĐ 2 - 2020 Sơn Tây 10.000 15.000 36.000 Hoà Lạc 34.200 55.200 146.000 1. ĐHQG 8.800 16.000 38.000 2. KCNC Hoà Lạc 12.000 13.00 45.000 3. Phú Cát 1.400 3.200 10.000 4. Đồng Xuân 12.000 23.000 53.000 Xuân mai 9.200 13.800 41.000 Miếu Môn 300 500 1.600 Tổng cộng 53.700 84.500 224.600 Nguồn: Đoàn Nghiên cứu JICA Bảng 1- 6 Quy hoạch phát triển mạng viễn thông Hiện trạng Viễn thông của khu vực Hoà Lạc Mạng Viễn thông của khu vực Hoà Lạc, hầu như chưa được hình thành; thông tin liên lạc bằng điện thoại chưa thông dụng. Nhu cầu dịch vụ viễn thông Khu công nghệ Cao Hoà Lạc (đến năm 2020). Trong Quy hoạch tổng thể và nghiên cứu khả thi (giai đoạn I.........2005) của khu công nghệ cao Hoà lạc, đối với mạng Viễn thông đã được xác định rõ như sau: Về định hướng (Chiến lược): Hệ thống Viễn thông, không những phải đáp ứng được điện thoại cơ bản, mà còn phải thoả mãn sự đòi hỏi phục vụ của Khu Công nghệ Cao Hoà Lạc (HHTP) đó là: Sự truyền số liệu công nghệ với tốc độ cao. Hệ thống Viễn thông của HHTP phải được hoà vào mạng Viễn thông Quốc gia và Quốc tế, bao gồm những hệ thống chính sau: Trung kế cáp sợi quang: được nối từ HHTP với tổng đài liên tỉnh và tổng đài quốc tế tại thủ đô Hà nội Trong nội bộ khu vực (HHTP); Hệ thống truyền dẫn bằng cáp sợi quang, phải liên kết đấu với giữa Tổng đài chuyển mạch Trung tâm với các tổng đài vệ tinh sẽ được lắp đặt tại các khu vực chức năng. Hệ thống chuyển mạch và truyền dẫn (kỹ thuật số) phải đảm bảo cho các thông tin số, trong đó kể cả truyền số liệu với máy tính. Tổ chức hệ thống thông tin điện thoại di động theo mạng "tổ ong" Bảng 1-7: DỰ BÁO NHU CẦU DỊCH VỤ THOẠI GIAI ĐOẠN I (ĐẾN NĂM 2005) (Trích dẫn quy hoạch tổng thể HHTP của JICA) TT Các khu chức năng Kế hoạch cơ bản Kế hoạch lựa chọn Dân số (người) Số hộ gia đình (hộ) Đơn vị yêu cầu (đường dây/đơn vị) Nhu cầu điện thoại (đường) Dân số (người) Số hộ gia đình (hộ) Đơn vị yêu cầu (đường dây/đơn vị) Nhu cầu điện thoại (đường) 1 Khu nghiên cứu và phát triển (R & D) 4.000 0,5 2.000 4.000 0,5 2.000 2 Khu trung tâm 200 0,5 100 200 0,5 100 3 Khu công nghiệp công nghệ kỹ thuật cao 8.600 0,1 864 17.700 0,1 17.000 4 Khu đo thị và thương mại 1.300 0,5 650 1.300 0,5 650 5 Khu nhà ở cao tầng 1.100 (265) 0,5 550 2.200 (545) 0,5 1.100 6 Khu thành phố mới 11.700 (2.520) 0,4 4,680 0 0 0 8,840 5.620 Theo mục V - Kế hoạch xây dựng của dự án Khu Công Nghệ Cao Hoà lạc, đã được Thủ Tướng chính phủ ra quyết định số 198/1998/QĐ-TTg ngày 21/10/1998 phê duyệt Quy hoạch Tổng thể và dự án đầu tư bước I. Giai đoạn I. Khu Công Nghệ Cao Hoà Lạc. nhu cầu về hạ tầng cơ sở thông tin liên lạc được xác định như bảng 1-9. TT Hạng mục Đơn vị Bước I Giai đoạn I 1 Vận tải PCU/ngày 4.200 11.500 2 Nước m3 /ngày 5.525 16.118 3 Điện KWh/năm 32.080 92.482 4 Thông tin liên lạc Đường 3.228 5.135 5 Phế thải Tấn/ngày 14.347 36.084 Bảng 1- 8: Nhu cầu hạ tầng kỹ thuật trong giai đoạn I Việc xây dựng hạ tầng cơ sở viễn thông tin học hiện đại cho khu vực phụ thuộc rất lớn vào việc xác định và dự báo chính xác nhu cầu của các loại hình dịch vụ trong khoảng thời gian nhất định (2000-20010 và 2020). Như đã xác định trong phần trên trong giai đoạn đầu dịch vụ thoại cơ bản vẫn đóng vai trò quan trọng nhất, các dịch vụ khác như truy nhập Internet, truyền file tốc độ cao.... có nhu cầu rất lớn trong khu vực. Ngoài các dịch vụ truyền thống, các dịch vụ băng rộng cũng bắt đầu xuất hiện. Như vậy, hạ tầng cơ sở thông tin khu vực công nghệ cao Hoà lạc phải bảo đảm cung cấp kết hợp giữa dịch vụ truyền thống và dịch vụ băng rộng cao cấp. Trong giai đoạn 1, chúng ta sẽ xem xét nhu cầu dịch vụ và lưu lượng đối với khu vực nghiên cứu phát triển là khu vực được xây dựng đầu tiên. Các giai đoạn phát triển tiếp theo của khu vực sẽ được xem xét để định hướng cho cấu trúc cơ sở hạ tầng viễn thông khu vực. Nhu cầu dịch vụ thoại Khu vực công nghệ cao Hoà lạc trong giai đoạn I có nhu cầu rất lớn về thông tin. Trong phần tiếp theo chúng tôi sẽ trình bày một số dự báo về số lượng thuê bao thoại thuê bao di động. Hệ thống tổng đài điện thoại số. Tổng đài Lắp đặt một hệ thống chuyển mạch (Tổng đài điện thoại số) với tổng dung lượng lắp đặt trong bước 1 (giai đoạn I) là: 3150 lines. Trong đó gồm: + 01 Trạm khu trung tâm + 01 Trạm khu R & D. Đồng thời trang bị, lắp đặt các trang thiết bị phụ trợ đảm bảo cho tổng đài vận hành khai thác. (Chi tiết cụ thể xem bảng 1-10) Bảng 1- 9. Khối lượng thiết bị vật tư kỹ thuật chính lắp đặt tổng đài điện thoại và phụ trội (Bước 1 - giai đoạn I) Số TT Danh mục thiết bị Và vật tư kỹ thuật chính Đơn vị Bước 1 Khu trung tâm Khu R&D Tổng cộng 1 Hệ thống tổng đài điện tử số lines 150 3000 3150 2 Hệ thống tiếp đất công tác h.th 01 01 02 3 Hệ thống tiếp đất bảo vệ h.th 4 Hệ thống báo cháy tự động Nhu cầu diện tích cần thiết nhà trạm để lắp đặt thiết bị Tổng đài (chi tiết xem bảng 1-11). Bảng 1- 10: NHU CẦU ĐIỆN THOẠI (M2) SỬ DỤNG CÁC NHÀ TRẠM (bước 1 - giai đoạn I) Nơi sử dụng Tổng đài khu trung tâm Tổng đài vệ tinh khu R&D Tổng cộng Phòng chuyển mạch Phòng đầu dây Phòng nguồn điện Phòng quản lý kỹ thuật Buồng kho Nhà lắp đặt máy Nổ phát điện Cộng 150 40 50 30 30 50 350 70 40 30 20 20 20 200 220 80 80 50 50 70 550 Ghi chú: Phòng chuyển mạch trung tâm, ngoài lắp đặt các thiết bị tổng đài điện tử số, còn lắp đặt các thiết bị chuyển mạch của phương thức khai thác như: Trung tâm thông tin điện thoại di động: truyền số liệu tốc độ cao, Trung tâm chuyển mạch máy Internet... Mạng cáp truyền dẫn: Hệ thống đường ống PVC dọc theo tuyến trục chính, trung kế giữa Tổng đài trung tâm với Tổng đài vệ tinh tại khu R & D. Dung lượng (số lỗ ống PVC) xây dựng trong bước 1 (giai đoạn 1) trên các đoạn tuyến phố phải đảm bảo đủ dung lượng kéo đặt cáp phát triển cho tới cuối giai đoạn III (năm 2020). Độ chôn sâu của ống (tính từ lớp ống trên cùng đến mặt đất) phải đảm bảo là: 1,2m - nếu đường ống chôn đi dưới lòng đường. 0,7 - trên vỉa hè đường. Những nối trượt ngang đường phố hoặc nối có nhiều xe ô tô qua lại, phải sử dụng ống sắt f 100 x 3 để thay thế ống PVC. Chi tiết thống kê khối lượng XD xem bảng 1-12 Bảng 1- 11: Khối lượng thiết bị & vật tư kỹ thuật chính lắp dựng mạng cáp truyền dẫn (Bước 1 - giai đoạn I) TT Danh mục Đơn vị Số lượng Ghichú 1 Thiết bị ADM - 155Mb/s (đồng bộ) bộ 03 2 Bộ truy nhập thuê bao DLAMUX - 500 (đồng bộ) bộ 05 3 NMACESSFOR DLAMUX bộ 05 4 Giá ODF 24 sợi quang (24 Fo) giá 03 5 Dây nhảy quang (10m/cuộn) cuộn 05 6 FITALL (5m/cái) cái 06 7 Cáp HDB3 m 200 8 ống nhựa PVC - f 112 x5 nong một đầu (6m/ống) m 17.094 9 Bệ cáp các loại bệ 26 10 Ống sắt f 100 x 3 (có cút nối) m 200 11 Cáp sợi quang, đơn một 12 Fo m 14.566 12 Cáp sợi quang, đơn một 24 Fo m 2.360 Nguồn: Báo cáo JICA. Hệ thống thông tin di động. Tại trung tâm lắp đặt một (01) trạm vô tuyến gốc BTC, làm nhiệm vụ thu phát tín hiệu đến các máy di động, trong phạm vi từ 2m ¸ 3m của khu công nghệ Cao Hoà Lạc. Tín hiệu của máy di động, qua trạm BTS được chuyển tiếp về tổng đài di động MSC và trạm BSC ở Hà Nội, bằng phương thức truyền dẫn quang. Hình 1- 3: Trạm thu phát vô tuyến gốc Ghi chú: BTS - Trạm thu phát vô tuyến gốc Cột an ten tự đứng cao 60m. Tín hiệu từ sau BTS là loại HDB3 được truyền dẫn theo luồng 2Mb/s (bằng cáp sợi quang hoặc bằng Vi Ba để về tổng đài di động MSC ở Hà Nội). Giải pháp xây dựng Vị trí, địa điểm nhà trạm lắp đặt thiết bị. Địa điểm: Tổng đài chuyển mạch Trung tâm được lắp đặt tại khu trung tâm HHTP. Tổng đài vệ tinh: lắp đặt tại khu R & D. Vị trí các buồng lắp đặt thiết bị: đều đã được xác định theo thiết kế kiến trúc chung của toàn khu công nghệ Cao Hoà Lạc. Nhu cầu diện tích sử dụng của hai trạm lắp đặt Tổng đài điện thoại xem bảng: 02/8 - Phụ Lục. Yêu cầu về tải trọng nền, sàn buồng như sau: Buồng lắp đặt thiết bị chuyển mạch : 350kg/m2 Buồng lắp đặt các thiết bị nguồn điện: 500kg/m2 Mạng truyền dẫn. Xây dựng hệ thống đường ống PVC - f 112 x 5 ngầm dọc theo tuyến đường trục chính, từ trạm chuyển mạch khu trung tâm đến trạm tổng đài khu R & D. Trên những đoạn tuyến chung dấn đến các trạm tổng đài vệ tinh sẽ lắp đặt trong các giai đoạn tiếp theo thì phải đặt thêm ống PVC chế sắn để kéo cáp sẽ phát triển sau này để tránh phải đào đường nhiều lần. Đồng thời cũng xây dựng luôn mạch "Ring" nội bộ cho khu R & D ngay trong giai đoạn I. Mạng thông tin di động Tại khu trung tâm sẽ xây lắp 1 tháp anten tự đứng cao 60m. Các thiết bị của trạm thu phát vô tuyến gốc (BTS) cũng sẽ lắp đặt tại địa điểm trung tâm chuyển mạch của HHTP. Đầu tư xây dựng mạng Viễn thông của Khu Công nghệ Cao Hoà Lạc, là một trong những nhu cầu xây dựng hạ tầng kỹ thuật của toàn khu vực. Cùng với sự đầu tư phát triển qua các giai đoạn, nó sẽ dần từng bước đáp ứng được mọi nhu cầu về thông tin liên lạc điện thoại thông dụng, điện thoại di động, Fax, Internet, ISDN... nhất là khả năng truyền số liệu với tốc độ cao. Đầu tư xây dựng mạng Viễn thông (bước 1 - giai đoạn I) mới chỉ là bước đầu tạo dựng cơ sở, để tiến tới sự hoàn chỉnh qua việc đầu tư tiếp tục xây dựng trong các giai đoạn tiếp theo. (đến năm 2020). Các khuyến nghị. Đối với hai khu chức năng: "Khu nhà ở cao cấp và khu đô thị mới" nên chuyển đổi đầu tư xây dựng mạng cáp sợi quang 12 Fo, thay thế cho việc đầu tư xây dựng mạng cáp đồng. Nên đầu tư xây dựng thêm phương thức thông tin bằng Viba DM - 1000, để hỗ trợ dự phòng cho phương thức truyền dẫn bằng cáp quang, liên lạc HHTP với trung tâm chuyển mạch liên tỉnh, và Quốc tế Hà Nội. Nếu đầu tư kinh phí để xây dựng mạng truyền hình cáp cho các khu chức năng trong HHTP. Dự báo nhu cầu dịch vụ phi thoại Dịch vụ Internet Dịch vụ Intranet Dịch vụ truyền file tốc độ cao Dự báo nhu cầu dịch vụ băng rộng khu Công nghệ cao Hoà lạc Dự báo nhu cầu dịch vụ Video Dự báo nhu cầu dịch vụ trên cơ sở IP ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI MẠNG BĂNG RỘNG KHU CÔNG NGHỆ CAO HOÀ LẠC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1051.doc