Đề tài Quản lý nhà nước về du lịch trong quan hệ tương tác với quản lý di sản văn hoá ở Việt Nam

Tài liệu Đề tài Quản lý nhà nước về du lịch trong quan hệ tương tác với quản lý di sản văn hoá ở Việt Nam: đại học quốc gia Hà Nội Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Khoa Du lịch học --------------- tiểu luận cao học Môn: Quản lý Nhà nước về Du lịch Đề tài: Quản lý Nhà nước về du lịch trong quan hệ tương tác với quản lý di sản văn hoá ở Việt Nam 1. Quản lý nhà nước về du lịch Quản lý nhà nước về du lịch là việc nhà nước thực hiện chức năng quản lý kinh tế trong lĩnh vực du lịch thể hiện qua bốn nội dung: - Quản lý kinh tế trực tiếp. - Quản lý và điều tiết các hoạt động kinh tế trong du lịch của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. - Xác định các quy tắc ứng xử kinh tế của mỗi chủ thể quản lý. - Chỉ đạo các hoạt động kinh tế đối ngoại gắn với du lịch. Quản lý nhà nước về du lịch bằng quản lý kinh tế trực tiếp tức là: tất cả các hoạt động tăng giảm lợi nhuận, các chính sách về sản phẩm…đều phải chịu sự điều chỉnh, quản lý trực tiếp của ngành du lịch. Đồng thời, ngành du lịch cũng không thể đưa ra bất cứ một sản phẩm chính sách nào trái với quy định của nhà nư...

doc12 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1115 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quản lý nhà nước về du lịch trong quan hệ tương tác với quản lý di sản văn hoá ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đại học quốc gia Hà Nội Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Khoa Du lịch học --------------- tiểu luận cao học Môn: Quản lý Nhà nước về Du lịch Đề tài: Quản lý Nhà nước về du lịch trong quan hệ tương tác với quản lý di sản văn hoá ở Việt Nam 1. Quản lý nhà nước về du lịch Quản lý nhà nước về du lịch là việc nhà nước thực hiện chức năng quản lý kinh tế trong lĩnh vực du lịch thể hiện qua bốn nội dung: - Quản lý kinh tế trực tiếp. - Quản lý và điều tiết các hoạt động kinh tế trong du lịch của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. - Xác định các quy tắc ứng xử kinh tế của mỗi chủ thể quản lý. - Chỉ đạo các hoạt động kinh tế đối ngoại gắn với du lịch. Quản lý nhà nước về du lịch bằng quản lý kinh tế trực tiếp tức là: tất cả các hoạt động tăng giảm lợi nhuận, các chính sách về sản phẩm…đều phải chịu sự điều chỉnh, quản lý trực tiếp của ngành du lịch. Đồng thời, ngành du lịch cũng không thể đưa ra bất cứ một sản phẩm chính sách nào trái với quy định của nhà nước. Nói cách khác, tất cả các sản phẩm chính sách ấy phải được đảo bảm điều kiện lưu hành. Ví dụ: Sản phẩm Sextour có thể được phép tồn tại, được mua bán ở một số quốc gia như Đức, Thái Lan…nhưng ở Việt Nam sản phẩm ấy không được phép lưu hành. Các cơ quan kiểm tra, điều chỉnh cho đúng với các quy định văn bản pháp quy là các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ cấp vi mô cho đến cấp vĩ mô. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở cấp vĩ mô có trách nhiệm theo dõi, hoạch địch chính sách và chịu trách nhiệm về hoạt động quản lý kinh tế trực tiếp của mình. Sự tăng giảm về lợi nhuận, sản phẩm, doanh thu…trong hoạt động kinh doanh du lịch còn đồng thời là thước đo rất trực tiếp, rất cụ thể năng lực quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. Nếu công tác quy hoạch không tốt, dự báo không tốt thì khi đầu tư vào sẽ không thu được vốn. Như vậy chứng tỏ người làm quản lý chưa hiệu quả. Một trong những chức năng của quản lý là chức năng điều khiển, điều tiết các hoạt động kinh tế du lịch diễn ra đúng quỹ đạo. Chức năng này thể hiện cụ thể ở việc: định hướng, tổ chức, điều khiển, kiểm tra, điều chỉnh. Càng ở cấp vi mô, các chức năng này càng được thể hiện cụ thể hơn và có vai trò vô cùng quan trọng. Có thể thấy chức năng này được thể hiện nhất trong việc điều tiết việc khai thác và sử dụng tài nguyên. Có trường hợp hai khu du lịch cùng tranh chấp một nguồn nước, hai ngành chức năng cùng tranh chấp một loại tài nguyên…. Nếu quản lý nhà nước mà không điều tiết được thì không còn là quản lý nhà nước. Bởi một lẽ sản phẩm du lịch sử dụng tài nguyên cùng với việc liên kết các dịch vụ tương ứng để phục vụ khách du lịch. Không có tài nguyên du lịch thì không có sản phẩm du lịch. Việc tranh chấp tài nguyên nằm trong phạm vi của quản lý nhà nước về du lịch. Trong nội bộ ngành du lịch từ trung ương trở xuống phải xác định các quy tắc ứng xử sao cho phù hợp. Còn ở ngoài ngành du lịch, các chủ thể quản lý có nhiệm vụ phối hợp, hợp tác với nhau để thống nhất trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về du lịch. Ví dụ: Để khai thác một khu du lịch có hiệu quả, các chủ thể quản lý (cả sở du lịch và các ban, ngành địa phương) phải phối kết hợp để đảm bảo hài hoà lợi ích của tất cả các bên liên quan. Phải đảm bảo khách du lịch được hưởng dịch vụ xứng đáng với số tiền họ bỏ ra, đảm bảo người kinh doanh nhà đầu tư phải thu được lợi nhuận trên cơ sở số vốn đầu tư mà họ đã đổ vào khu du lịch nhưng cũng phải đảm bảo người dân địa phương được hưởng lợi ích nhất định từ mảnh đất của họ và đảm bảo một sự phát triển lâu dài, bền vững. Quản lý nhà nước về du lịch thể hiện ở nội dung chỉ đạo các hoạt động kinh tế đối ngoại gắn với du lịch có nghĩa là: không phải làm kinh tế đối ngoại trực tiếp mà các hoạt động kinh tế đối ngoại khác thuộc phạm vi quản lý của ngành quản lý du lịch. 2. Quản lý di sản. Di sản văn hoá là một trong những thành phần cơ bản của tài nguyên du lịch. Có thể nói, một trong những đặc điểm của tài nguyên du lịch là có tính sở hữu chung. Nghĩa là tài nguyên du lịch, mà ở đây là di sản văn hoá vừa thuộc sở hữu của ngnàh du lịch nhưng cũng đồng thời thuộc sở hữu của ngành văn hoá. Nói đến việc quản lý di sản không thể không nhắc đến các quy định, văn bản pháp quy quy định việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá. Điều này đã được quy định trong “Luật di sản văn hoá năm 2001” nhằm “tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hoá”. (Luật di sản văn hoá - NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001) 2.1. Quyền sở hữu về di sản văn hoá. Luật Di sản văn hoá quy định các hình thức sở hữu đối với di sản văn hoá là: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu chung của cộng đồng, sở hữu tư nhân và các hình thức sở hữu khác. Theo quy định thì Nhà nước thống nhất quản lý di sản văn hoá thuộc sở hữu toàn dân, đồng thời công nhận và bảo vệ các hình thức sở hữu tập thể, sở hữu chung của cộng đồng, sở hữu tư nhân và các hình thức sở hữu khác về di sản văn hoá theo quy định của pháp luật. Luật Di sản văn hoá khẳng định, mọi di sản văn hoá ở trong lòng đất thuộc đất liền, hải đảo, ở vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều thuộc sở hữu toàn dân. Di sản văn hoá phát hiện được mà không xác định được chủ sở hữu, thu được trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ đều thuộc sở hữu toàn dân (theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, người tìm thấy vật hoặc nhặt được vật là di tích lịch sử, văn hoá được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật). Mọi di sản văn hoá trên lãnh thổ Việt Nam, có xuất xứ trong nước hoặc từ nước ngoài, thuộc các hình thức sở hữu, đều được bảo vệ và phát huy giá trị. Đối với di sản văn hoá của Việt Nam ở nước ngoài thì được bảo hộ theo tập quán quốc tế và theo quy định của các Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia. 2.2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hoá. Theo quy định của Luật Di sản văn hoá thì tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu hợp pháp di sản văn hoá; tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá; có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất; ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá. Ngoài các quyền và nghĩa vụ nêu trên, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu di sản văn hoá còn có các quyền và nghĩa vụ sau: - Thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; thông báo kịp thời cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp di sản văn hoá có nguy cơ bị làm sai lệch giá trị, bị hủy hoại, bị mất. - Gửi sưu tập di sản văn hoá phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia vào bảo tàng Nhà nước hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp không đủ điều kiện và khả năng bảo vệ và phát huy giá trị; - Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hoá; - Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. - Tổ chức, cá nhân quản lý trực tiếp di sản văn hoá có các quyền và nghĩa vụ sau: + Bảo vệ, giữ gìn di sản văn hoá; + Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại di sản văn hoá. + Thông báo kịp thời cho chủ sở hữu hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất khi di sản văn hoá bị mất hoặc có nguy cơ bị huỷ hoại. + Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hoá. + Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 3. Mối quan hệ giữa quản lý Nhà nước về du lịch và quản lý di sản văn hoá. 3.1. Di sản văn hoá thuộc sở hữu chung của các ngành du lịch và ngành văn hoá. Có thể thấy rõ di sản văn hoá trước tiên thuộc sở hữu của ngành văn hoá. Nó được sự dụng cho mục đích nghiên cứu, bảo tồn của ngành văn hoá. Nói như vậy không có nghĩa là di sản không thuộc sở hữu của ngành du lịch. Chúng ta đều biết di sản văn hoá là một tài nguyên vô cùng có giá trị của ngành du lịch - tài nguyên du lịch nhân văn. Có hai ngành du lịch và văn hoá đều có quyền sở hữu, sử dụng, khai thác các di sản văn hoá phục vụ cho mục đích riêng của mình nhưng cũng không đồng thời có nghĩa vụ, trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ, tôn tạo các giá trị di sản đó. Xét ở phương diện nào đó, di sản văn hoá còn thuộc sở hữu chung của cả dân tộc, nhân loại, của nhiều ngành chức năng khác (khảo cổ, mỹ thuật, nếu là di sản mỹ thuật, kiến trúc - nếu là di sản kiến trúc…). Chính sự lồng ghép đan xen giữa các ngành, các lĩnh vực như vậy đã tạo nên một đặc trưng cơ bản của di sản văn hoá là: thuộc sở hữu chung trong đó có hai ngành du lịch và văn hoá. 3.2. Mặt khác của quản lý Nhà nước về du lịch và quản lý di sản thể hiện ở chức năng điều tiết việc sử dụng và khai thác di sản văn hoá. Vì di sản văn hoá thuộc sở hữu chung của cả ngành du lịch và văn hoá nên nó thuộc phạm vi quản lý của hai ngành này. Ngành du lịch quản lý việc sử dụng và khai thác di sản một cách hợp lý bằng cách đảm bảo các hoạt động du lịch được triển khai ở nơi có di sản văn hoá không làm phương hại đến các giá trị của di sản này. Nói cách khác, ngành du lịch phải đảm bảo phát triển du lịch bền vững. Ngành văn hoá quản lý điều tiết việc sử dụng và khai thác di sản văn hoá bằng cách đảm bảo việc nghiên cứu, trùng tu, bảo tồn, tôn tạo sao cho giữ nguyên được giá trị của di sản. Không để các ngành, các tổ chức, cá nhân nào xâm hại đến các di sản đó. Tuy nhiên, cả ngành du lịch và văn hoá cần có sự phối hợp với nhau tránh chồng chéo hay để xảy ra tranh chấp về việc quản lý, điều tiết hay khai thác sử dụng tài sản chung đó. Ngành du lịch sẽ giúp quảng bá, giữ gìn các giá trị văn hoá của di sản không chỉ trên thực tế mà còn trong ấn tượng, tiềm thức của mỗi du khách trong và ngoài nước. Còn ngành văn hoá giúp bảo tồn, giữ gìn phát huy, nghiên cứu chỉ ra các giá trị đặc sắc của di sản tạo điều kiện cho ngành du lịch khai thác, sử dụng như là nguồn tài nguyên độc đáo có giá trị của mình. 3.3. Xây dựng các quy tắc ứng xử trong quản lý Nhà nước về du lịch và quản lý di sản đối với di sản văn hoá. Trên cơ sở xác định di sản văn hoá là sở hữu chung, đồng thời xác định việc điều tiết khai thác sử dụng di sản văn hoá là trách nhiệm, quyền hạn chung của mình, cả hai ngành du lịch và văn hoá cần xây dựng nên các quy tắc ứng xử để đảm bảo việc quản lý di sản một cách có hiệu quả nhất. Có thể xác định của quy tắc ứng xử trên các nguyên tắc chung như sau: - Nhất quán, đồng thuần. - Đảm bảo lợi ích của bên liên quan. - Đảm bảo nghĩa vụ, trách nhiệm đi cùng với lợi ích. - Đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật. + Trước hết, các quy tắc ứng xử được xây dựng phải đảm bảo nguyên tắc đồng thuần, nhất quán. Nghĩa là cả ngành văn hoá và du lịch đều nhất trí với quy tắc đó và đảm bảo phải được áp dụng thực hiện một cách nhất quán (không thể tự ý thay đổi mà không có sự đồng ý của bên kia). + Thứ hai, các quy tắc ứng xử ấy phải đảm bảo lợi ích của hai ngành, của dân cư địa phương và của người được hưởng các giá trị di sản đó (khách du lịch, nhà nghiên cứu…) + Thứ ba, bên cạnh các lợi ích được hưởng, các quy tắc ứng xử được xây dựng cũng phải đảm bảo các bên liên quan phải thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ tương ứng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hoá. + Cuối cùng, các quy tắc ứng xử được xây dựng không thể nằm ngoài các quy định chung của pháp luật hiện hành. Kết luận Như vậy, quản lý Nhà nước về du lịch và quản lý di sản có mối quan hệ tương tác với nhau. Quản lý Nhà nước về du lịch và quản lý di sản trên cơ sở tôn trọng, bình đẳng, cần phối kết hợp để tạo ra hiệu quả quản lý tốt nhất đối với hoạt động quản lý các giá trị di sản văn hoá. Có thể nói quản lý Nhà nước về du lịch và quản lý di sản tạo điều kiện thúc đẩy giúp đỡ nhau cùng điều tiết việc sử dụng và khai thác, bảo tồn và tôn tạo tài sản chung, đó là di sản văn hoá. Hai hoạt động quản lý này vừa độc lập, vừa lồng ghép vào nhau. Vì vậy cần xây dựng các quy tắc ứng xử phù hợp tránh việc chồng chéo, đùn đẩy, tranh chấp nhằm giúp hoạt động quản lý Nhà nước về du lịch cũng như hoạt động quản lý di sản có hiệu quả. Tài liệu tham khảo Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình, Kinh tế du lịch và du lịch học, Nguyễn Xuân Quý dịch, Nxb Trẻ, TP.Hồ Chí Minh, 2000. Lê Thu Hoạch (sưu tầm, biên soạn). Tìm hiểu quy định pháp luật về di sản văn hoá, Nxb Lao động , Hà Nội, 2006. Luật di sản văn hoá - Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001. Luật du lịch, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDL 91.doc