Đề tài Quản lý học sinh phổ thông trung học cơ sở

Tài liệu Đề tài Quản lý học sinh phổ thông trung học cơ sở: đặt vấn đề Trong trường học công tác quản lý học sinh đóng một vai trò hết sức quan trọng, nó phản ánh chất lượng dạy và học ở các trường PTTHCS nói riêng và các trường nói chung đó là quá trình theo dõi và đánh giá kết quả lao động của thầy và trò. Nếu đánh giá đúng đó sẽgiúp cho Ban giám hiệu chỉ đạo một cách hiệu quả và kích thích được phong trào thi đua dạy, thi đua học, ngược lại nếu đánh giá không đúng nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giảng dạy của thầy và kết quả học tập của trò. Hiện nay, ở các trưòng bộ phận quản lý điểm và quản lý hồ sơ, phải xử lý một lượng khá lớn đống sổ sách giấy tờ và công việc tính toán điểm của học sin nhưng đều làm bằng phương pháp thủ công đơn thuần vì vậy nó chiếm rất lớn thời gian và công sức của đội ngũ này. Mặc dù công sức bỏ ra lớn nhưng hiệu quả công việc lại không cao và sai sót lớn. Do vậy dẫn đến tình trạng không công bằng trong đánh giá giữa các học sinh với nhau và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng học tập của học sinh và chất lượ...

doc69 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Quản lý học sinh phổ thông trung học cơ sở, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đặt vấn đề Trong trường học công tác quản lý học sinh đóng một vai trò hết sức quan trọng, nó phản ánh chất lượng dạy và học ở các trường PTTHCS nói riêng và các trường nói chung đó là quá trình theo dõi và đánh giá kết quả lao động của thầy và trò. Nếu đánh giá đúng đó sẽgiúp cho Ban giám hiệu chỉ đạo một cách hiệu quả và kích thích được phong trào thi đua dạy, thi đua học, ngược lại nếu đánh giá không đúng nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giảng dạy của thầy và kết quả học tập của trò. Hiện nay, ở các trưòng bộ phận quản lý điểm và quản lý hồ sơ, phải xử lý một lượng khá lớn đống sổ sách giấy tờ và công việc tính toán điểm của học sin nhưng đều làm bằng phương pháp thủ công đơn thuần vì vậy nó chiếm rất lớn thời gian và công sức của đội ngũ này. Mặc dù công sức bỏ ra lớn nhưng hiệu quả công việc lại không cao và sai sót lớn. Do vậy dẫn đến tình trạng không công bằng trong đánh giá giữa các học sinh với nhau và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng học tập của học sinh và chất lượng giảng dậy của nhà trường. Để hạn chế những thiếu sót trên, phần mền quản lý học sinh này giúp bộ phận quản lý khắc phục, giải quyết công việc một cách thuận lợi, nhanh chóng và tránh được các sai sót trong quá trình xử lý điểm của học sinh, góp một phần bé nhỏ vào việc ứng dụng tin học vào trường học phục vụ cho công tác quản lý của nhà trường. Được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Vũ Thành Nam và xuất phát từ yêu cầu thực tế của trường PTTHCS Nguyễn Phúc Em đã chọn đề tài "Quản Lý Học Sinh PTTHCS" làm nội dung nghiên cứu của đồ án tốt nghiệp. Chương I Tìm hiểu đề tài quản lý học sinh phổ thông I - Khảo Sát Hệ Thống Hiện Tại Ngày nay cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ thông tin mà máy tính đã trở nên phổ biến ở hầu hết các ngành nghề vì nhu cầu về thông tin là rất cần thiết. Xét về ngành giáo dục ta thấy việc phổ cập tin học vào trong ngành cho giáo viên và cho học sinh mà đặc biệt là cho cán bộ quản lý giáo dục là rất cần thiết. Chính vì vậy mà việc trang thiết bị máy vi tính cho các trường phổ thông đã được bộ giáo dục và đào tạo quan tâm. Đến nay, các trường PTTHCS nơi em thực tập đã có máy vi tính. Tuy nhiên việc khai thác và sử dụng máy vi tính tại trường chưa thực sự mở rộng. Đối với các em học sinh vì do hạn chế về số lượng máy và giáo viên hướng dẫn nên chỉ một số em học lực giỏi mới được làm quen với máy tính. Vì trường PTTHCS Nguyễn Phúc là trường thuộc vùng nông thôn, do còn thiếu thốn nhiều về mặt kinh tế và giáo viên chuyên môn về máy tính chưa nhiều nên các công việc về hành chính quản lý hồ sơ học sinh, việc tính điểm theo các học kỳ và cả năm, công tác phân công giảng dậy, thời khoá biểu và các công tác sinh hoạt trong trường vẫn mang tính chất thủ công, tốn nhiều thời gian và công sức mà hiệu quả công việc không cao, có khi còn thiếu chính xác. Thực tế công tác quản lý học sinh ở trường PTTHCS hiện nay với chế độ đầu vào là hình thức phổ cập, các em đủ độ tuổi từ 12 tuổi và tốt nghiệp bậc tiểu học là được nhập vào trường. Còn việc xếp các em vào các lớp khi các em mới bắt đầu vào trường là thông qua đợt kiểm tra học lực của các em để phân theo lớp theo qua định của từng trường. Hồ sơ đầu vào cuả các em hiện nay theo hình thức viết tay và được lưu trữ lại với khối lượng lớn giấy tờ cồng kềnh tốn diện tích trong kho lưu trữ. Đặc biệt là công tác quản lý điểm và xét duyệt kết quả học tập của học sinh tại trường bằng hình thức thủ công là phổ biến. Đối với trường PTTHCS có nhiều khối nhiều lớp, học sinh của trường lên đến con số hàng nghìn học sinh và còn hơn thế nữa. Do số lượng học sinh qúa đông, việc quản lý gặp nhiều khó khăn do ta thực hiện bằng thủ công. Việc quản lý học sinh gồm có sơ yếu lý lịch, quản lý theo khối, theo lớp, theo chương trình đào tạo và kết quả học tập của học sinh (gồm các loại điểm, xếp loại học tâp PTTHCS, khen thưởng, kỷ luật). Ví dụ như trong việc tính điểm để xếp loại học lực cho học sinh, do chia điểm một cách thủ công nên không tránh khỏi những sai sót nhầm lẫn khiến nhiều học sinh bị thiệt thòi, hoặc khi có học sinh nào bỏ học hoặc chuyển trường thì việc tìm kiếm hồ sơ và những thông tin về hoc sinh tốn nhiều thời gian. Đó là những vấn đề khó khăn cho nhà trường trong việc quản lý học Cũng như trong công tác quản lý điểm vào sổ cho từng học sinh, rồi tính toán, xếp loại. Xuất phát từ những khó khăn trên mà em thấy việc xây dựng phần mềm về công tác quản lý hồ sơ, quản lý điểm học sinh là những điều hết sức cần thiết. 1 - Cơ Cấu Tổ Chức Của Trường Phổ Thông Trung Học Trường phổ thông trung học cơ sở và chuyên ban là đơn vị cơ sở của hệ thống giáo dục phổ thông. Hiệu quả và chất lượng của giáo dục trung học được thể hiện ở sản phẩm của nhà trường trung học. Mọi cải cách, mọi cách tân giáo dục được thể hiện ở quá trình dạy học và giáo dục trường trung học, do tập thể giáo viên của trường tiến hành. Các tổ chức của học sinh Để tiến hành thuận lợi việc học tập và rèn luyện, học sinh trung học được phân chia vào các tổ chức học tập sau đây: a. Lớp học - Lớp học là tổ chức học tập cơ sở ở nhà trương. Đó là nơi chủ yếu diễn ra những hoạt động học tập, sinh hoạt và rèn luyện của học sinh. - Lớp học ở trường trung học hiện nay theo định nghĩa mức là 40 – 45 học sinh. Lớp học có lớp trưởng, lớp phó do giáo viên chủ nhiệm cử sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp hành Chi đoàn TNCS Hồ Chí Minh và của học sinh trong lớp ( có thể bằng cách bỏ phiếu tín nhiệm…).Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ giữa học sinh và giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp cử ra các cán sự môn học chọn từ những học sinh học môn học với kết quả từ khá trở lên và có quan hệ giao tiếp tốt với bạn bè. - Lớp học được chia ra thành tổ học tập, mỗi tổ có từ 9 đến 12 học sinh. Tổ học tập là đơn vị tổ chức việc sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, giúp đỡ lẫn nhau trong việc học tập ở lớp, là nơi tiến hành việc học tập theo đơn vị nhỏ hơn lớp. Tổ có tổ trưởng và tổ phó do học sinh trong tổ cử ra. Cần thực hiện việc luân phiên làm tổ trưởng, tổ phó tổ học tập. - Các nhóm văn nghệ, thể dục, thể thao là những tổ chức được hình thành, hoạt động đều đặn trong cả năm học hoặc đợt tổ chức và hoạt động có thời hạn. b. Các tổ chức thuộc phạm vi cả trường như các câu lạc bộ( khoa học, nghệ thuật, thể dục và thể thao)… thu hút học sinh không chỉ của nột lớp, một khối lớp mà của toàn trường. 1.2 Các tổ chức chuyên môn và tổ công tác. Tuỳ theo quy mô của trường, số lượng giáo viên và phân viên của trường mà hình thành tổ bộ môn, tổ chủ nhiệm, tổ công tác … Các tổ này giúp Hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động của các thành viên trong tổ. a. Tổ bộ môn bao gồm những giáo viên dạy cùng một môn học. Nếu số lượng giáo viên thuộc một môn học ít hơn 3 thì thành lập tổ ghép bao gồm giáo viên của những môn học gần gũi về mặt khoa học hoặc về tính chất hoạt động (Lý – hoá - sinh; Nhạc – hoạ …). Tổ bộ môn có nhiệm vụ giúp đỡ lẫn nhau trong việc dạy học, nâng cao trình độ khoa học và sư phạm, quản lý lao động của tổ. b. Tổ chủ nhiệm lớp bao gồm những giáo viên chủ nhiệm của cùng một khối lớp nếu quy mô trường cho phép, hoặc tất cả các giáo viên chủ nhiệm nếu trường có quy mô nhỏ. Tổ chủ nhiệm lớp có trách nhiêm giúp Hiệu trưởng trong việc thực hiện các hoạt động giáo dục, các công việc hành chính có quan hệ với lớp, trao đổi kinh nghiệm sư phạm và nầng cao trình độ nghề nghiệp. c. Tổ công tác bao gồm các nhân viên hành chính của trường, là tổ chức giúp Hiệu trưởng về mặt công tác tổ chức, hành chính và giáo vụ của trường. 1.3 Hội đồng sư phạm Hội đồng sư phạm là tổ chức tư vấn của Hiệu trưởng, bao gồm Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, toàn thể giáo viên, Tổng phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ( ở trường trung học cơ sở ), đại diện tổ chức Đảng và các đoàn thể trong trường, đại diện Hội cha mẹ học sinh. Hội đồng có trách nhiệm giúp Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch công tác hàng năm. Để xuất biện phát thực hiện kế hoạch đào tạo, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và đề xuất các biện pháp cải tiến công tác của trường. 1.4 Các tổ chức khác Hiệu trưởng lập một số ban và hội đồng giúp Hiệu trưởng điều hành một số mặt công tác của trường như Ban giáo dục lao động - hướng nghiệp, Ban giáo dục ngoài giờ lên lớp, Ban đời sống, Hội đồng thi đua, Hội đồng kỉ luật… 2 - Đánh Giáo Hệ Thống Và Nhu Cầu Tin Học Hoá Qua việc khảo sát hệ thống quản lý ở trường PTTHCS ta thấy hệ thống còn thực hiện thủ công và bán thủ công nên gặp phải những nhược điểm sau: - Thời gian cho công tác tính toán và tìm kiếm về các thông tin của học sinh, của giáo viên, lịch phân công công tác là rất lớn bởi vì các thông tin cần tim kiếm nằm ở nhiều bộ phận nên phải mất nhiều thời gian để tìm kiếm, để tập hợp lại - Không đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời - Độ tin cậy thông tin không cao, khó đạt được độ chính xác cao do khối lượng dữ liệu khá lớn. - Mất nhiều thời gian cập nhật thông tin từng học sinh một Với hệ thống quản lý ở trường PTTHCS gồm quản lý hồ sơ học sinh, quản lý điểm học sinh, ta thấy đây là bài toán lớn và khá phức tạp. Bài toán gồm nhiều chức năng, thông tin đầu vào và thông tin đầu ra giữa các chức năng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Để đạt được độ chính xác cao ta cần áp dụng tin học vào trong công tác quản lý. Điều đó không những giảm bớt cho người làm công tác quản lý các thao tác thủ công tốn kém mất nhiều thời gian và điều quan trọng hơn nó giúp cho người quản lý có thể có những thông tin nhanh chóng, chính xác từ hệ thống. Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học KT - CN được ứng dụng vào nhiều ngành, nhiều cấp. Đặc biệt trong việc quản lý đã đạt được những thành tích to lớn góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, giảm bớt mọi công việc nặng nhọc, mất nhiều thời gian băng thủ công trong việc quản lý sổ sách, giấy tờ về mọi lĩnh vực, giúp con người có nhiều thời gian vào công việc khác và phát triển trí tuệ của mình, đồng thời khai thác tiềm năng bí ẩn, huyền diệu vốn có của máy tính vì thế việc đưa tin học hoá vào trường PTTHCS là điều cần thiết. 3 - Mục Đích Của Đề Tài Cùng với sự phát triển của xã hội thì công nghệ thông tin đã và đang triển khai các ứng dụng trên địa bàn toàn quốc, dần tiến tới tin học hoá tất cả các hoạt động trong mọi lĩnh vực của các ngành nghề. Máy tính thực sự là công cụ đáng tin cậy không thể thiếu được trong mọi hoạt động của xã hội trong thời đại thông tin hiện nay. Chính vì vậy việc quản lý ở trường PTTHCS phải được tin học hoá toàn bộ, không còn phải làm theo lối thủ công để quản lý sổ sách, giấy tờ chậm chạp trong việc khai thác thông tin và chiếm nhiều thời gian lưu trữ. Mục đích của việc xây dựng đề tài này là: - Giảm bớt thời gian ghi chép, không gây nhầm lẫn, thiếu chính xác. - Thực hiện tìm kiếm, sửa dữ liệu rất thuận tiện - Tận dụng tối đa khả năng tính đã có - Mọi công việc cập nhật, điều chỉnh, tìm kiếm, tra cứu đều được thực hiện nhanh chóng, chính xác, tiết kiêm thời gian - Công việc của cán bộ không còn vất vả mà hiệu xuất công việc lại cao II - Tìm hiểu nghiệp vụ bài toán 1 - Quản Lý Hồ Sơ Học Sinh: - Hồ sơ học sinh là nơi lưu trữ tất cả các thông tin về một học sinh như: Họ tên, giới tính, năm sinh, địa chỉ, họ tên bố, họ tên mẹ, nghề nghiệp bố, nghề nghiệp mẹ, dân tộc, tôn giáo,được phân vào lớp nào. - Hồ sơ giáo viên cũng được lưu trữ một cách chi tiết gồm: họ tên, giới tính, chức vụ, học vị, địa chỉ, dân tộc, tôn giáo, tình trạng - Trong hồ sơ học sinh giáo viên chủ nhiệm ghi lại chi tiết quá trình rèn luyện học tập của học sinh (bao gồm hạnh kiểm, học lực). - Vào đầu năm học nhân viên văn thư sao chép lại các thôngtin về học sinh vào sổ điểm gốc. - Các diễn biến về điểm, quá trình rèn luyện học tập của học sinh sẽ do giáo viên bộ môn nhập vào sổ điểm gốc. - Cuối các học kỳ giáo viên chủ nhiệm làm bảng điểm tổng hợp và tiến hành phân loại học sinh sau đó báo cáo với ban giám hiệu nhà trường. 2 - Quản Lý Điểm Đánh giá, xếp loại về học lực Việc đánh giá, xếp loại về học của học sinh được thực hiện theo cách tính điểm trung bình của tất cả các môn học 2.1 Chế độ cho điểm, hệ số các loại điểm kiểm tra và hệ số các môn học a. Chế độ cho điểm: + Số lần kiểm tra cho từng môn học: Trong một học kỳ mỗi học sinh được kiểm tra ít nhất: - Các môn học có từ 2 tiết/1tuần trở xuống: 4 lần - Các môn học có từ 2,5đến 3tiết/1tuần: 6 lần - Các môn học có từ 4tiết/1tuần: 7 lần + Các loại điềm kiểm tra: Số lần kiểm tra qui định cho từng môn như trên bao gồm:kiểm tra miệng, kiểm ta viết 15 phút, kiểm tra 1tiết trở lên ( theo phân phối chương trình), kiểm tra cuối học kỳ. Nếu học sinh thiếu điểm kiểm tra miệng, phải được thay bằng điểm kiểm tra viết 15 phút. Nếu thiếu điểm kiểm tra viết từ một tiết trở lên phải được kiểm tra bù. ở những môn trong phân phối chương trình không quy định kiểm tra viết từ một tiết trở lên, phải thay thế bằng kiểm tra 15 phút cho đủ số điểm kiểm tra đã quy định. Các loại điểm kiểm tra theo quy định trên sẽ thực hiện theo hướng cụ thể thêm của từng bộ môn. b. Hệ số các loại điểm kiểm tra: Kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút: Hệ số1 Kiểm tra từ một tiết trở lên : Hệ số 2 - Điểm kiểm tra học kỳ không tính hệ số mà tham gia trực tiếp vào tính điểm trung bình môn. c. Hệ số các môn kiểm tra: Các môn văn- tiếng Việt và toán của cấp II được tính hệ số 2 khi tham gia tính điểm trung bình hoc kỳ hoặc cả năm. 2.2 Các tính điểm và tiêu chuẩn xếp loại trung bình về học lực a. Cách tính điểm: + Điểm trung bình học kỳ (ĐTBHK) Điểm trung bình các bài kiểm tra (ĐTBKT): Là trung bình cộng của các bài kiểm tra sau khi đã tính hệ số(không tính điểm kiểm tra học kỳ) Điểm trung bình các môn học kỳ(ĐTBMH): Là trung bình cộng của các điểm trung bình các bài kiểm tra và điểm kiểm tra học kỳ ĐTBMHK = (ĐTB*2) + ĐTBHK 3 + Điểm trung bình môn cả năm(ĐTBMônCN): Là trung bình cộng của điểm trung bình môn kỳ một( ĐTBMHKI ) với 2 lần điểm trung bình môn học kỳ II (ĐTBMHKII) ĐTBHKI +(ĐTBMHKII * 2) ĐTBMCN = 3 + Điểm trung bình các môn cả năm (ĐTBCN) ĐTBHKI + (ĐTBHKII *2) ĐTBCN = 3 Các điểm trung bình chỉ lấy đến 1 chữ số thập phân b. Tiêu chuẩn xếp loại học lực: Loại giỏi: Điểm trung bình môn đạt từ 8 trở lên, không có điểm trung bình môn nào đạt dưới 6,5 Loại khá: Điểm trung bình môn đạt từ 6,5 đến 7,9 không có điểm trung bình môn nào đạt dưới 5,0. Loại trung bình: Điểm trung bình môn đạt từ 5,0 đến 6,4, không có điêmr trung bình môn nào đạ dưới 3,5. Loại yếu: Điểm trung bình môn đạt từ 3,5 đến 4,9 không có điểm trung bình môn nào đạt dưới 2,0. Loại kém: là các trường hợp còn lại. Nếu do điểm trung bình của 1 môn quá kém làm cho học sinh bị xếp loại học lực xuống từ 2 bậc trở lên thì học sinh được chiếu cố chỉ xuống 1 bậc. 2.3 Đánh giá xếp loại hạnh kiểm Loại tốt: Được xếp loại tốt về hạnh kiểm là những học sinh có nhận thức đúng đắn và thực hiện khá đầy đủ nhiệm vụ của học sinh: Có ý thức trách nhiệm cao đối với học tập, rèn luyện đạo đức nếp sống, rèn luyện thân thể. Có tiến bộ không ngừng đạt kết quả cao về tất cả các mặt. Loại khá: Những học sinh đạt trên mức trung bình nhưng chưa đạt mức tốt trong việc thực hiện nhiệm vụ học sinh thể hiện thông qua các mặt rèn luyện đạo đức, học tập, lao động, rèn luyện thân thể, hoạt động xã hội hoặc trong các hoạt động trên có mặt hoạt động tốt có mặt chỉ đạt mức trung bình đều được xếp hạnh kiểm loại khá. Loại trung bình: Được xếp loại trung bình về hạnh kiểm là những học sinh có ý thức thực hiện nhiệm vụ học sinh, có tiến bộ nhất định về hạnh kiểm nhưng còn chậm, không đồng đều, chưa vững chắc, kết quả nói chung còn ở mức trung bình. Mắc một số khuyết điểm nhỏ, khi được góp ý biết nhận ra khuyết điểm nhưng chậm sửa chữa. Loại yếu: Xếp loại hạnh kiểm yếu là những học sinh không đạt mức trung bình theo tiêu chuẩn trên, có những biểu hiện yếu kém, chậm tiến bộ trong những điểm đã quy định cho loại trung bình. Những học sinh bị kỷ luật, cảnh cáo hoặc đuổi học một tuần ở học kỳ nào thì xếp loại hạnh kiểm yếu ở học kỳ đó. Loại kém: Học sinh có những biểu hiện sai trái, nghiêm trọng và bị kỷ luật ở mức độ đuổi học 1 năm đều xếp loại hạnh kiểm kém. 2.4 Sử dụng kết quả đánh giá xếp loại Sử dụng kết quả đánh giá xếp loại xét cho học sinh lên lớp; a. Cho lên lớp những học sinh có đủ các điều kiện sau: - Nghỉ học không quá 45 ngày trong một năm - Được xếp loại học lực và hành kiểm trung bình cả năm từ trung bình trở lên. b. Cho ở lại lớp: Cho ở lại lớp không những học sinh phạm vào trong những điều kiện sau: - Nghỉ học quá 45 ngày trong 1 năm - Có học lực cả năm xếp loại kém - Có học lực và hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu c. Thi lại các môn: Những học sinh không thuộc diện ở lại lớp hẳn được nhà trường cho thi lại các môn học hoặc được rèn luyện thêm trong hè về hạnh kiểm để được xét cho lên lớp vào sau dịp hè. Nhà trường chịu trách nhiệm tổ chức cho học sinh thi lại và rèn luyện thêm về hạnh kiểm. + Thi lại các môn học: Học sinh xếp loại yếu về học lực được phép lựa chọn để thi lại các môn có điểm trung bình dưới 5,0 sao cho sau khi thi lại có đủ điều kiện lên lớp. Điểm bài thi lại môn nào được dùng thay cho điểm trung bình cả năm của môn đó khi tính lại điểm trung bình các môn học cả năm đạt 5,0 trở lên sẽ được lên lớp. Học sinh phải đăng ký môn thi lại cho nhà trường chậm nhất 7 ngày trước khi tổ chức thi lại. d. Đối với học sinh xin chuyển Học sinh chuyển đến thì Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng trực tiếp nhận hồ sơ và phân lớp, còn nhân viên văn thư có nhiệm vụ cập nhật các thông tin về học sinh mới đó. - Học sinh xin chuyển phải nộp đơn xin chuyển trường, hiệu phó sẽ quyết định cho học sinh đó rút hồ sơ và các giấy tờ liên quan. Học sinh bỏ học thì phải lưu học bạ học sinh vào cặp riêng và loại tên ra khỏi danh sách. 2.5 Khen thưởng và kỷ luật a. Các mức độ và hình thức khen thưởng: - Khen thưởng trước lớp: Những học sinh có biểu hiện tốt về hành vi đạo đức, về học tập, về lao động và các hoạt đông tập thể, xã hội được giáo viên chủ nhiệm khen thưởng trước lớp. - Khen toàn trường: Do hiệu trưởng biểu dương và tặng giấy khen đối với học sinh được tặng danh hiệu học sinh khá, giỏi, xuất sắc hoặc tập thể học sinh tiên tiến. Ngoài ra còn có những hinh thức khen thưởng đặc biệt b. Các mức độ kỷ luật: - Khiển trách trước lớp - Khiển trách trước hội đồng kỷ luật nhà trường - Đuổi học một tuần lễ Nhà trường lập hồ sơ kỷ luật và hội đồng kỷ luật nhà trường tuyên bố hình thức kỷ luật. III - Yêu Cầu Phạm Vi Của Đề Tài Dựa vào những thông tin đã thu thập được và dựa vào những đặc điểm cơ bản của hệ thống quản lý học sinh của trường PTTHCS , cần thực hiện quản lý những thông tin sau: Quản lý hồ sơ Quán lý điểm học sinh Báo cáo thống kê 1 - Quản lý hồ sơ a. Lưu thông tin: - Lưu thông tin về hồ sơ học sinh : MSHS, họ và tên, giới tính, ngày sinh, nơi sinh, điạ chỉ, dân tộc, tôn giáo, điện thoại, họ tên cha, nghề nghiệp của cha, họ tên mẹ, nghề nghiệp của mẹ, phân vào lớp. - Lưu thông tin về quá trinh học tập rèn luyện trong các năm học - Lưu thông tin về danh sách học sinh trong từng lớp của từng năm học - Lưu thông tin về xếp loại hạnh kiểm cho từng học sinh. - Lưu thông tin về hồ sơ giáo viên gồm: Mã số, họ và tên, giới tính, ngày sinh, chức vụ, học vị, chuyên môn, ngày làm việc, số điện thoại, địa chỉ, dân tộc, tình trạng. - Lưu thông tin về lớp học- năm học gồm: MSLH, tên lớp học, hệ số môn học. - Lưu thông ti về những học sinh được khen thưởng – kỷ luật: những học sinh đạt thành tích trong học tập, rèn luyện đạo đức, tham gia đạt thành tích về văn nghệ, thể dục thể thao… Cả những học sinh vi phạm bị cảnh cáo hoặc bị đuổi học…. - Lưu thông tin về những học sinh được lên lớp hay ở lại sau mỗi năm học. b. Tìm kiếm thông tin: - Tìm kiếm theo điểm(điểm TBM, điểmTBHK,điểm TBCN) - Tìm kiểm thông tin theo mã số học sinh - Tìm kiếm thông tin theo tên học sinh - Tìm kiếm thông tin theo lớp - Tìm kiếm theo ngày sinh c. In những thông tin về học sinh gồm: - In danh sách học sinh theo tên lớp - In thông tin riêng về từng học sinh - In danh sách cho giáo viên d. Cập nhật thông tin: - Cập nhật danh mục môn - Cập nhật dang mục lớp học - Cập nhật thông tin về học sinh - Cập nhật thông tin về giáo viên - Cập nhật khen thưởng-kỷ luật - Cập nhật hạnh kiểm 2 - Quản lý điểm học sinh a. Lưu thông tin về điểm học sinh: - Lưu điểm kiểm tra 15 phút - Lưu điểm kiểm tra miệng - Lưu điểm kiểm tra một tiết trở lên - Lưu điểm kiểm tra học kỳ b. Tính điểm trung bình: - Tính điểm trung bình môn - Tính điểm trung bình học kỳ - Tính điểm trung bình cả năm Dựa vào cách tính điểm để xét và xếp loại học lực, hạnh kiểm cho từng học sinh trong từng kỳ và cả năm học. c. In thông tin về điểm cho học sinh: - In điểm theo môn - In bảng điểm chi tiết - In bảng điểm học kỳ - In Điểm theo môn - In theo học lực: học lực giỏi, khá, xuất sắc, trung bình, yếu, kém 3- Báo cáo thông kê + In phiếu liên lạc cuối mỗi học kỳ và cuối năm với đầy đủ thông tin về điểm số của từng môn học. Giáo viên chủ nhiệm chỉ ghi nhận xét về quá trình học tập và rèn luyện hạnh kiểm của từng học sinh do lớp mình chủ nhiệm. Khoá học được phân ra: Khối lớp Nhiều lớp Hai học kỳ Nhiều môn học Mỗi môn học có nhiều nhất là 4 cột điểm: Điểm miệng Điểm 15 phút Điểm kiểm tra 1 tiết trở lên Điểm kiểm tra học kỳ + In danh sách những học sinh được lên lớp hay ở lại lớp + In danh sách giáo viên đang giảng dạy, chủ nhiệm ở các lớp theo từng năm. + In Điểm Tổng kết + In tổng kết năm học Chương III Phân tích và thiết kế hệ thống I - mục đích của việc phân tích và thiết kế hệ thống 1. Mục đích: Phân tích là công việc đầu tiên không thể thiếu được trong quá trình xây dựng hệ quản trị trên máy tính. Không thể đưa tin học hoá trong vấn đề quản lý mà không qua quá trình phân tích. Hiệu quả mang lại của hệ thống phụ thuộc vào độ nông sâu của quá trình ban đầu. Mục đích của nó là xác định xem bộ phận nào của hệ thống nên xử lý bằng máy tính và bộ phận nào đó do com người thực hiện. Tổng quan về các công tác quản lý ở trên ta thấy rằng quản lý học sinh khi chưa sử dụng máy tính, các công việc như hồ sơ, ghi chép lưu điểm của học sinh đều do con người làm dựa trên các hồ sơ lưu trữ cồng kềnh và phức tạp, nên việc nhập thêm, lưu trữ và tìm kiếm rất khó và chậm chạp vì số lượng học sinh nhiều. Vì vậy để tăng hiệu quả giảm nhẹ công sức và tiết kiệm thời gian thì việc tin học hoá hệ thống qủan lý giáo dục là rất cần thiết. Hơn thế nữa việc tìm kiếm sửa huỷ theo một yêu cầu nào đó về một đối tượng học sinh nào đó, về phía nhà trường cũng như phụ huynh sẽ được thực hiện hoàn toàn trên máy tính, giúp cho việc quản lý đạt hiệu quả cao có tính chất mềm dẻo và tiện lợi. 2. Sơ đồ luồng dữ liệu (Data Flow Diagram - DFD) Sơ đồ luồng dữ liệu là một trong những công cụ quan trọng nhất trong việc phân tích hệ thống có cấu trúc. Nó đưa ra phương pháp thiết lập mối quan hệ giữa chức năng hoặc tiến trình của hệ thống với thông tin mà chúng thể hiện. Một DFD có thể là “vật lý” biểu thị cho đổ thức tế xẩy ra (hoặc dự định xẩy ra), hoặc “logic” biểu thị cho chức năng cầp tiến hành(nhưng chưa nói đến cách thực hiện). Trong giai đoạn phân tích nghiệp vụ của việc phân tích ta mới quan tâm chủ yếu đến mô hình lôgic. DFD được xây dựng nhờ các chức năng đã được xác định trong việc mô hình hoá cho sơ đồ chức năng nghiệp vụ. Để hoàn thiện cả hai mô hình cần được xem xét độ chính xác, tính nhất quán và sự cân bằng. Để xác định được yêu cầu của công việc thì người ta phải phân tích sơ đồ luồng dữ liệu, sơ đồ luồng dữ liệu nêu ra một mô hình về hệ thống thông qua tin vận chuyển qua các quá trình hoặc các chức năng khác nhau. Điều quan trọng là phải có sẵn các thông tin vào ra biết được yêu cầu thông tin đầu ra, trước khi thực hiện một quá trình nào đó. Qua phân tích ở trên thì toàn bộ hoạt động của hệ thống có thể chia làm 2 phần: Luồng thông tin vào và luồng thông tin ra. a. Luồng thông tin vào của hệ thống bao gồm ã Nhập thông tin về hồ sơ học sinh ã Nhập thông tin về hồ sơ giáo viên ã Nhập số môn học ã Nhập thông tin về lớp học ã Nhập thông tin về khen thưởng - kỷ luật ã Nhập thông tin về điểm b. Luồng thông tin ra của hệ thống: Là các dữ liệu khi cập nhật, xử lý được thực hiện tìm kiếm theo những tiêu thức mà người sử dụng cần để phục vụ cho công tác quản lý ngay trên máy tính chứ chưa cần in ra các bảng biểu thống kê. Các bảng biểu in ra nhằm phục vụ cho nhu cầu của người quản lý, đảm bảo chính xác và kịp thời. c. Các thành phần của biểu đồ luồng dữ liệu Các chức năng xử lý: Là các chức năng dùng để chỉ ra một chức năng hay một quá trình. Chức năng quan trọng trong mô hình luồng dữ liệu là biến đôỉ thông tin đầu vào theo một cách nào đó. Tên chức năng Tên chức năng gồm động từ có kèm theo bổ ngữ tóm tắt về chức năng Kí hiệu Đ Luồng dữ liệu: Chỉ luồng dữ liệu đi từ các tác nhân đến kho dữ liệu hay từ các chức năng xử lý này đến chức năng xử lý khác Tên loại dữ liệu gồm: danh từ và các tính từ bổ ngữ về loại dữ liệu lưu chuyển Tên loại dữ liệu Kí hiệu: Đ Kho dữ liệu: Là luồng thông tin lưu trữ trong một khoảng thời gian để một hoặc nhiều chức năng truy nhập vào, chúng có thể là các tệp dữ liệu được lưu trữ trong máy tính. Tên kho dữ liệu là danh từ chỉ loại dữ liệu cần lưu trữ Kho dữ liệu Kí hiệu: Đ Tác nhân trong: Là một chức năng hoặc một quá trình ở bên trong hệ thống được mô tả ở trang khác của biểu đồ, nhưng có trao đổi thông tin với hệ thống. Tên tác nhân trong bao giờ cũng là động từ + bổ ngữ Kí hiệu: Tên tác nhân Đ Tác nhân ngoài: Là một người hay một nhóm người ở bên ngoài lĩnh vực nghiên cứu của hệ thống, nhưng có trao đổi thông tin với hệ thống. Tên gọi của các tác nhân ngoài là danh từ chỉ tên gọi của tác nhân đó Kí hiệu: Tên tác nhân ngoài Việc thiết kế hệ thồng nhằm giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hệ thống, nhất là hệ thống lớn phức tạp hơn. Để có thể tác động hoặc điều khiển chúng một cách có hiệu quả, đồng thời để hoàn thiện và phát triển những hệ thống mới tốt hơn nhằm đáp ứng các yêu cầu của thực tế đặt ra. 3. Các tính chất của hệ thống - Pham vi và quy mô được xác định theo một thể thồng nhất - Hệ thống tạo ra những đặc trưng chung để thể hiện một số nhiệm vụ nhằm đạt được mục đích nào đó mà từng thành phần đơn lẻ của nó không thể được. - Thông thường những hệ thống bao giờ cũng là một hệ thống con của một hệ thống lớn và chính nó bao gồm một tập của một hệ thống con. - Giữa các thành phần của hệ thống có thể sắp xếp theo một quan hệ nào - Việc mô hình hoá hệ thống là một hình ảnh thực tại của bài toán mà chúng ta đang nghiên cứu được biểu diễn và diễn đạt dưới hình thức dễ hiểu. Việc thực hiện bằng văn bản, biểu đồ, đồ thị hay phương trình. - Mô hình hoá giúp chúng ta hiểu và thực hiện được sự trìu tượng hoá khái niệm để khống chế hoá độ phức tạp của bài toán đặt ra nhằm trả lời những câu hỏi: Là gì? Hoạt động như thế nào? Do vậy quá trình phát triển hệ thống là việc xác định bài toán và thiết lập kế hoạch dự án. 2.Giải thích biểu đồ phân cấp chức năng: Hệ thống quản lý học sinh được phân thành 6 chức năng: Chức năng hệ thống Chức năng danh mục hồ sơ Chức năng quản lý hồ sơ Chức năng quản lý điểm Chức năng tìm kiếm Chức năng báo cáo thống kê 1- Chức năng hệ thống: Là chức năng quản lý toàn bộ hệ thống chương trình. Chức năng này có 5 chức năng con + Chức năng đăng nhập hệ thống: Yêu cầu ta nhập tên và mật khẩu người dùng vào hệ thống. + Chức năng lựa chon năm học: Cho phép ta lựa chon năm học, kỳ học. + Chức năng Quản trị hệ thống: Cho phép ta thêm, sửa, xoá tên người dùng trong hệ thống. + Chức năng trợ giúp: giúp người sử dụng hệ thống. + Chức năng thoát khỏi hệ thống. 2- Chức năng Quản lý danh mục : gồm 3 chức năng + Danh mục lớp học: Cho phép ta nhập mã số lớp học, tên lớp học, giáo viên chủ nhiệm để tiện cho việc phân học sinh vào lớp nào, giáo viên nào chủ nhiệm. +Danh mục môn học: gồm mã số môn học, tên môn học, hệ số môn học. Những thông tin này sẽ giúp cho việc tính điểm trung bình môn và trung bình học kỳ sau này. + Chức năng Hồ sơ giáo viên: Cho ta cập nhật, xem, sửa hồ sơ của từng giáo viên trong trường. Khi đã có thông tin chi tiết về lý lịch của từng giào viên sẽ giúp điều kiện thuận lợi để ban giàm hiệu phân công giảng dậy và các nhiệm vụ khác trong trường. 3- Chức năng quản lý hồ sơ: + Chức năng cập nhật mới hồ sơ học sinh: Làm nhiệm vụ nhập hồ sơ của từng học sinh vào trường. Khi đã có thông tin chi tiết về lý lịch của từng học sinh và tiến hành phân công vào lớp nào là do phòng giáo vụ sắp sếp. + Chức năng xem, chỉnh hồ sơ học sinh: cho phép ta xem hồ sơ của từng học sinh và có thể sửa chữa những sai sót trong hồ sơ. Xoá dữ liệu là khi thông tin về hồ sơ học sinh quá nhiều và không cần thiết ở khoảng 10 năm về trước có thể xoá bỏ. + Chức năng khen thưởng - kỷ luật: Đối với mỗi học sinh đều có thể được khen thưởng hoặc bị kỷ luật theo các mức khác nhau. Chức năng này cho phép ta cập nhật thông tin khen thưởng - kỷ luật chi tiết của từng học sinh để tiện cho việc xét duyệt hạnh kiểm sau này. + Chức năng xét hạnh kiểm: Để xét hạnh kiểm học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện ở trường theo các tiêu chuẩn đã đặt ra. 4- Chức năng quản lý điểm: Chức năng này sẽ thực hiện công việc tính toán điểm cho từng học sinh + Chức năng Nhập - chỉnh sửa điểm: Chức năng này cho phép ta nhập điểm của từng lớp trong từng học kỳ. Điểm được nhập theo từng bộ môn đối với từng học sinh. Có điểm 15 phút, điểm miệng, điểm từ một tiết trở lên, điểm học kỳ. + Chức năng tính điểm trung bình: Hệ thống sẽ tiến hành tính điểm trung bình môn theo từng môn học đối với từng học sinh trong từng học kỳ. + Chức năng tính điểm học kỳ: Sau khi đã tính được điểm trung bình của từng môn học trong từng học kỳ thì hệ thống mày sẽ giúp ta tính điểm trung bình toàn học kỳ. + Chức năng tính điểm trung bình năm học: Là sau khi đã có điểm trung bình học kỳ I và điểm trung bình học kỳ II chức năng này sẽ tình điểm trung bình toàn năm học. Nếu chỉ có điểm trung bình học kỳ I mà chưa có điểm trung bình học kỳ II thì chức năng này sẽ không thực hiện được. 5- Chức năng tìm kiếm: Chức năng này nhằm thoả mãn nhu cầu của người dùng khi muốn tìm kiếm thông tin về một học sinh. + Chức năng tìm kiếm theo lớp: Khi ta tiến hành tìm kiếm theo lớp hoặc theo khối ta chỉ việc nhập tên lớp hoặc tên khối vào là hệ thống sẽ tìm cho ta đầy đủ thông tin về học sinh đó học lớp nào, do giáo viên nào chủ nhiệm. + Chức năng tìm kiếm theo điểm: Tức là ta tiến hành tìm kiếm điểm trung bình học kỳI, trung bình học kyII, trung bình cả năm của học sinh, tìm kiếm theo điểm trung bình môn. Ví dụ ta muốn tìm kiếm điểm trung bình của tất cả các học sinh đạt từ 5.0 ta chỉ việc nhập điểm đó vào. Hệ thống máy sẽ giúp ta tìm đầy đủ thông tin về các loại điểm trung bình. + Chức năng tìm kiếm theo hồ sơ gồm có các chức năng nhỏ sau: - Chức năng tìm kiếm theo mã số học sinh: Khi ta tiến hành nhập mã số học sinh thì hệ thống máy sẽ giúp ta tìm kiếm đầy đủ thông tin về hồ sơ học sinh có mã đó. - Chức năng tìm kiếm theo tên: Cho phép ta tìm kiếm thông tin về học sinh khi ta chỉ nhớ tên học sinh đó, khi đã nhập tên học sinh, hệ thống sẽ tìm kiếm thông tin chi tiết về học sinh đó và cho biết học sinh đó đang học tại lớp nào. - Chức năng tìm kiếm theo ngày sinh: Khi ta nhập năm sinh vào, hệ thống sẽ giúp ta tìm kiếm tất cả các học sinh sinh cùng năm. 6- Chức năng báo cáo thống kê: Đây là công việc rất cần thiết, khi hệ thống máy tính có đầy đủ các thông tin về hồ sơ học sinh, hồ sơ giáo viên, điểm của từng bộ môn và điểm tổng kết. Chức năng này gồm các chức năng con + Chức năng In danh sách học sinh: Cho phép ta in danh sáh tất cả các học sinh theo từng lớp + Chức năng In danh sách giáo viên: Cho phép ta in toàn bộ danh sách giào viên đang giảng dậy và công tác trong trường. + Chức năng In bảng điểm học sinh: Ta có thể tiến hành in bảng điểm cho từng học kỳ,in điểm theo môn học, in bảng điểm tổng kết, in theo học lực giỏi, khá, trung bình, yếu, kém để tiện cho việc báo cáo lên ban giám hiệu nhà trường và thông bào cho từng học sinh. + Chức năng Danh sách học sinh lên lớp: máy sẽ đưa ra danh sách những học sinh được lên lớp hay lưu ban để tiện cho việc sắp xếp danh sách trong năm học mới. III - Thiết kế tổng thể chương trình Bước đầu phần tích nếu coi hệ thống là một chức năng, sau đó phân rã dần mỗi chức năng thành các chức năng nhỏ hơn ở mức dưới ta được một biểu đồ với ba mức phân cấp. Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh 1 - Biểu Đồ Luồng Dữ Liệu 1.1 Biểu Đồ Luồng Dữ Liệu Khung Cảnh Mức khung cảnh tương ứng với mức không của biểu đồ phân cấp chức năng, ta coi cả hệ thống là một chức năng duy nhất. Biểu đồ này sẽ xây dựng tất cả các tác nhân ngoài của hệ thống, các thông tin ra của hệ thống. Mọi thông tin từ hệ thống đưa ra bên ngoài là các thông tin đầu ra. Nhiệm vụ của hệ thống là phải lưu trữ, xử lý và biến đổi các thông tin đầu vào thành kết quả đầu ra. Các tác nhân giao tiếp với hệ thống quản lý học sinh gồm: Hồ sơ học sinh, điểm học sinh, hạnh kiểm học sinh, môn học, lớp học, giáo viên, ban giám hiệu, bộ giáo dục và những người sử dụng cũng có nhu cầu tìm hiểu về tình hình học tập của học sinh trong trường. Phòng Giáo Vụ Trả lời Yêu cầu Hệ Thống Quản Lý Học Sinh Ban Giám Hiệu Yêu cầu Trả lời Biểu Đồ Luồng Dữ Liệu Mức Đỉnh Tìm Kiếm Phòng Giáo Vụ QL Hồ Sơ Học Sinh Quản Lý Điểm Hệ Thống Quản Lý Danh Mục Báo Cáo Thống Kê Hồ sơ Điểm Users Hồ sơ GV Điểm Hồ sơ GV Lớp học Hồ sơ HS KT-KL Hkiểm Lớp học Mônhọc Hồ sơ HS Thông báo Trả lời Thông báo Trả lời Ban Giám Hiệu Lớp học Yêu cầu TK Yêu cầu BC Điểm Kqhoctap Kết quả BC Kết quả TK 1.3 Biểu Đồ Luồng Dữ Liệu Mức Dưới Đỉnh a. Phân rã chức năng hệ thống Phòng Giáo Vụ Đăng nhập hệ thống Quản trị hệ thống Trợ giúp Lựa Chon năm học Hiệu chỉnh Mật khẩu Yêu cầu đáp ứng Trả lời Thông báo Lớp học Users Users Chọnnăm Yêu cầu Phân rã chức năng Quản Lý Danh Mục Phòng Giáo Vụ Quản lý lớp Hồ sơ giáo viên Danh mục môn Hồ sơ GV Hiệu chỉnh Yêu cầu Yêu cầu Lớp học Hồ sơ GV Môn học c. Phân rã chức năng Quản Lý Hồ Sơ Phòng Giáo Vụ Nhập Hồ Sơ Nhập KT - KL Xem, Chỉnh sửa Hồ Sơ Xét Hạnh Kiểm Phòng Giáo Vụ Hồ sơ KTKL KT-KL Hồ sơ HS Hồ sơ HS HKiểm Yêu cầu Hạnhkiểm Kq Kq d. Phân rã chức năng Quản Lý Điểm Điểm Nhập, chỉnh sửa điểm Kết quả Môn học Điểm Yêu cầu Kết quả Tính điểm trung bình môn Phòng Giáo vụ Kết quả Tính điểm trung bình học kỳ Yêu cầu KqHọctập Điểm Kết quả Tính điểm trung bình cả năm Yêu cầu e. Phân rã chức năng Tìm Kiếm Lớp Học Phòng Giáo Vụ Tim Kiếm Theo Hồ Sơ Tìm Kiếm Theo Điểm Tìm Kiếm Theo lớp Hồ sơ HS KqHọc tập Yêu cầu Yêu cầu Kết quả Kết quả Yêu cầu Kết quả Điểm e.1 Phân rã chức năng Tìm Kiếm Theo Hồ Sơ Tìm kiếm theo Mã Tìm kiếm theo Tên Phòng Giáo Vụ Nhập mã Nhập tên Kết quả Kết quả Hồ sơ HS Hồ sơ HS Tìm kiếm theo Ngày sinh Phòng Giáo Vụ Ngày tháng Kết quả f. Phân rã chức năng Báo Cáo Thống Kê Phòng Giáo Vụ Danh Sách Giáo Viên Danh Sách Học Sinh In Bảng Điểm Danh sách học sinh lên lớp Yêu cầu Yêu cầu Kq in Kq in Yêu cầu Yêu cầu Kết quả Kết quả Hồ sơ HS Lớp học Điểm Hồ sơ GV Môn học KqHọctập iv - phân tích hệ thống về dữ liệu Mục đích của việc tin học hoá hệ thống quản lý là giúp cho người quản lý xử lý thông tin có hiệu quả và nhanh chóng, dễ dàng phát hiện những sai xót giữa người và máy. Làm cho hệ thống quản lý điểm các trường PTTHCS đạt kết quả cao hơn, trong tất cả các vấn đề liên quan cần quản lý học sinh và đưa ra một cách chính xác nhất luôn luôn chặt chẽ và nhất quán trong toàn bộ hệ thống cũng như trong toàn bộ các dữ liệu về thông tin. Vì vậy đối với quá trình phân tích chức năng ta cần tiến hành phân tích thông tin được sử dụng trong hệ thống. Phân tích dữ liệu là việc phân tích các đơn vị thông tin có ích cho hệ thống (các thực thể) và xác định rõ mối liên kết tham chiếu giữa chúng. Quá trình phân tích dữ liệu được bắt đầu từ việc xác định các mô hình dữ liệu Có hai giai đoạn trong quá trình xây dựng mô hình dữ liệu: + Xác định các kiểu thực thể + Xây dựng các mối liên kết giữa các kiểu thực thể 1. Xác định các kiểu thực thể Các kiểu thực thể được hình thành từ các đối tượng mà hệ thống quản lý. Đối tượng quản lý trung tâm của hệ thống là học sinh thông qua các kiểu thực thể học sinh. Thông qua các hoạt động thực tế của công tác quản lý học sinh PTTHCS ta thấy có một nhóm thông tin liên quan đến học sinh là: Giáo viên, điểm, khen thưởng - kỷ luật, lớp học, môn học, phân vào lớp, hồ sơ học sinh . Các nhóm thông tin này tương đối độc lập với nhau về nội dung thông tin, mỗi nhóm thông tin này bước đầu sẽ hình thành lên các thực thể tương ứng. 2. Mối quan hệ giữa các kiểu thực thể. Các thực thể tồn tại trong cùng hệ thống có những mối liên quan với nhau. Đó có thể là những liên quan trực tiếp hoặc gian tiếp nhưng đều được xây dựng với mục tiêu chung là quản lý điểm học sinh. Bước tiếp theo trong việc xây dựng mô hình dữ liệu là xây dựng mối liên kết giữa các kiểu thực thể dựa trên các phương pháp phân tích và kỹ thuật hóa mô hình dữ liệu. Ta đã biết trong thực thể có ba kiểu liên kết chính giữa các kiểu thực thể Liên kết một – một Liên kết một – nhiều Liên kết nhiều – nhiều Các thức thể hiện có quan hệ 1-1 với nhau thường được đồng nhất thành một thực thể có các thuộc tính của cả hai thực thể ban đầu . Quan hệ nhiều - nhiều thể hiện mối quan hệ chưa được chuẩn hoá, thông thường sẽ được chuyển thành quan hệ 1 - nhiều thông qua thực thể trung gian . Mô hình dữ liệu sẽ được chuẩn hoá để đạt được dạng chuẩn cần thiết đảm bảo tính nhất quán sau này của hệ thống . Với mỗi học sinh có thể có nhiều hình thức khen thưởng có thể áp dụng cho nhiều học sinh. Do đó mỗi liên kết giữa các thực thể ở đây là quan hệ nhiều - nhiều. Chúng ta tách thành liên kết 1- nhiều như sau: Học sinh Khen thưởng Học sinh Khen thưởng Học sinh – Khen thưởng Ta xây dựng kiểu thực thể Điểm với mỗi thể hiện của nó xác định một học sinhvới số điểm của một môn học trong một học kỳ cụ thể. Như thế mỗi thể hiện của điểm ứng với duy nhất một học sinh, ngược lại mỗi học sinh có nhiều điểm ở nhiều môn và trong các học kỳ khác. Nên liên kết giữa hai kiểu thực thể học sinh và điểm là một – nhiều: Học sinh Điểm Tương tự mỗi môn học ứng với nhiều thể hiện của kiểu thực thể điểm nhưng mỗi hiện diện của điểm chỉ ứng với duy nhất một môn học, do đó ta có liên kết giữa hai kiểu thực thể như sau: Môn học Điểm 3. Các mô hình dữ liệu cơ bản Mô hình cây phân cấp (Hierarchial mode) Mô hình cây phân cấp lưu trữ dữ liệu theo từng nhóm các mẫu tin cha và các mẫu tin con có mối quan hệ 1 – 1 hoặc 1 – nhiều. Nghĩa là các mẫu tin cha (Parent) có thể có nhiều mẩu tin con (Child), nhưng một mẩu tin con chỉ có một mẫu tin cha duy nhất. Trong mô hình này mỗi mẫu tin được gọi la một Segment. Vì vậy chúng có cấu trúc cây và các Segment phụ thuộc (Dependent Segment) tương ứng các nút con. Đường truy xuất (Access Path) đến một Segment phụ thuộc phải chứa tất cả các nút giữa Segment gốc và Segment cần truy xuất. Parent Child Child Child 3.2, Mô hình mạng (Network Mode) Cơ sở dữ liệu mạng có khả năng xử lý các mối liên hệ 1 –1, 1 – nhiều và nhiều – nhiều. Mô hình này sử dụng nguyên lý chủ nhân- thành viên (Owner - Member). Một chủ nhân tương tự nút cha và thành viên tương ứng nút con trong mô hình cây phân cấp. Cơ sở dữ liệu mạng tạo ra các tập tin con trỏ (kiểu danh sách liên kết hoặc vòng) để lưu cấu trúc của các thành viên. Owner Owner Member Member Member Member 3.3, Mô hình quan hệ (Relational Mode) Thay vì tạo ra các tập tin, mẫu tin, chủ nhân, thành viên, mẫu tin cha, mẫu tin con. Mô hình quan hệ chỉ tạo ra các bảng (Table) tương đương tập tin cổ điển chứa các hàng (Record – Mẫu tin) và các cột (Field – trường). Các bảng được liên kết với nhau thông qua khoá ngoại. Nhờ cách xây dựng này mà giảm tối thiểu được việc lưu trữcác dữ liệu thừa và đảm bảo được tính nhất quán và toàn vẹn cho dữ liệu. Cột (Field ) Dòng (Record) Ví dụ: Mã lớp học Autonumber # Name Number 10 GVCN Text 20 Năm học Text 10 Cơ sở dữ liệu theo mô hình cây phân cấp chủ yếu tồn tại trên các máy Mainframe còn cơ sở dữ liệu mạng và quan hệ đều được sử dụng cả trong môi trường Mainframe và PC.Trong ba môi trường trên thì mô hình quan hệ có nhiều ưu điểm và được nhiều người quan tâm, bởi lẽ nó có tính độc lập cao, dễ sử dụng và đặc biệt là mô hình quan hệ có thê được mô phỏng bằng toán học rất tốt. Do đó nó được nghiên cứu và phát triển trong lý thuyết cũng như trongsử dụng thực tiễn. Trên cơ sở mô hình quan hệ, đến nay đã phát sinh thêm một số loại mô hình mới nhằm mô tả và thể hiện thế giới bên ngoài một cách chính xác và phù hợp hơn như các mô hình : - Mô hình quan hệ thực thể - Mô hình hướng đối tượng V- Xây dựng mô hình thực thể liên kết Sau đây là các bước cơ bản của quá trình phân tích thiết kế, trong đó bước quan trọng nhất là phải đưa ra được mô hình thực thể liên kết của hệ thống( lược đồ cấu trúc dữ liệu) Xây dựng mô hình liên kết thực thể là một cách tiếp cận để bổ sung cho việc mô hình hoá các chức năng của hệ thống. Cách tiếp cận này mang nhiều tên gọi khác nhau như mô hình hoá thực thể, mô hình hoá thực thể quan hệ, mô hình hoá dữ liệu, phân tích hoá dữ liệu lôgic hay ngắn gọn chỉ là phân tích dữ liệu. Đây là chủ đề quan trọng và phức tạp, tổ hợp một tập hợp các kỹ thuật có thể được dùng theo một số quan điểm khác nhau. Kỹ thuật phổ biến nhất là việc cân bằng giữa việc dùng các kỹ thuật phân tích dữ liệu với các kỹ thuật phân tích tiến trình. Phân tích dữ liệu một phương pháp xác định các đơn vị thông tin cơ sở có ích cho hệ thống ( các thưc thể ) và định rõ mối quan hệ bên trong hoặc các tham khảo chéo giữa chúng. Điều này có thể là mọi dữ liệu sẽ chỉ được lưu trữ một lần trong toàn bộ hệ thống và có thể thâm nhập được bất cứ môđul nào. 1. Các khái niệm và ký hiệu Mô hình thực thể là mô hình dữ liệu logic hoặc sơ đồ tiêu chuẩn và nó được xây dựng dùng 4 kiểu khối . Thực thể / kiểu thực thể ( entity ): Là một đối tượng được quan tâm trong quản lý, là một đối tượng cụ thể. Ví dụ: Đối tượng cụ thể : Nguyễn Trung Thành , SBD 20, phòng 2 Đối tượng trừu tượng : Lớp 7a , trường Liên Hiệp Kiểu thực thể : Là tập hợp các kiểu thực thể cùng vật chất. Kiểu thực thể được ký hiệu là hình chữ nhật ghi tên kiểu thực thể. Trong bảng quan hệ kiểu thực thể là thuộc tính Ví dụ: Kiểu thực thể : Lớp, môn học ,học sinh Lớp Môn học Học sinh 1.3 Thuộc tính : Các thuộc tính thể hiện tính chất cơ bản của các thực thể hoặc các quan hệ ( biểu thị bằng các trường hoặc các cột của bảng trong mô hình quan hệ) 1.4 Các liên kết và kiểu liên kết Liên kết là sự kết nối giữa 2 hay nhiều thực thể để phản ánh sự ràng buộc về quản lý Ví dụ : Nguyễn thanh Thuý 1987 , Lớp 9a Kiểu liên kết : Tập hợp các liên kết – nghĩa là chỉ ra sự liên kết giữa các kiểu thực thể . Chú ý: Nếu không sợ sự nhầm lẫn ta đồng nhất giữa liên kết và kiểu liên kết. Một số kiểu liên kết : - Liên kết một – một (1 –1) : Mối quan hệ đơn giản nhất giữa các bảng đó là mối quan hệ một đối một. Trong kiểu quan hệ này, các bảng có sự tương ứng theo từng hàng một; từng hàng trong một bảng không được có nhiều hàng tương ứng trong bảng kia. Bạn có thể tổ hợp các bảng có quan hệ một đối một thành chỉ một bảng bao gồm toàn bộ các cột của bảng kia. Các mối quan hệ một đối một thường được dùng để chia các bảng cơ sở rất lớn thành các bảng nhỏ hơn. A, B là 2 kiểu thực thể trong đó mỗi thực thể A liên kết với một thực thể B và ngược lại. A B 1 - 1 Ví dụ: Số báo danh Số phách 1 - 1 - Liên kết Một – Nhiều (1 –n ) : Các quan hệ một đối nhiều nối kết một hàng trong một bảng với hai hay nhiều hàng trong một bảng khác thông qua một mối quan hệ giữa khoá chính của bảng cơ sở và khoá lạ tương ứng trong bảng hữu quan. Mặc dù khoá lạ trong các bảng chứa các mỗi quan hệ phía nhiều có thể là một thành phần của một khóa chính hỗn hợp trong bảng riêng của nó, song nó vẫn là một khoá lạ có các mục tiêu của mối quan hệ đó. Các quan hệ một đối nhiều là những mối quan hệ phổ biến nhất. A liên kết một nhiều với B A B 1 - n ứng với một hệ thống A có nhiều hệ thống B ( Đây là liên kết phổ biến) Lớp Học sinh 1 - n - Liên kết Nhiều –Nhiều: Mối quan hệ nhiều đối nhiều và không thể diễn tả dưới dạng các mối quan hệ đơn giản giữa hai thực thể tham gia. Để xây dựng các mối quan hệ nhiều đối nhiều, ta tạo ra một bảng có quan hệ nhiều đối nhiều với hai bảng cơ sở. Mỗi thực thể A được liên kết với một hoặc nhiều thực thể B và ngược lại. A B n- n Ví dụ: Nguồn cung cấp Vật tư n-n Với liên kết n- n biến thành 1- n bằng cách đưa thêm một thực thể trung gian A A/B B Lớp Học Sinh Môn Các lợi thuộc tính + Thuộc tính miêu tả : Mô tả tính chất đặc điểm của đối tượng. + Thuộc tính tên gọi. + Thuộc tính khoá: Dùng trong việc phân biệt giữa thực thể này với thực thể khác của một kiểu thực thể, thuộc tính khoá không được phép cập nhật. + Thuộc tính kết nối: Liên kết giữa thực thể này với thực thể khác( thường gặp trong quan hệ một nhiều, nó có thể là khoá của thực thể này đồng thời mô tả thực thể khác). 2. Xây dựng mô hình dữ liệu 2.1 Xác định các thực thể: Giai đoạn này bao gồm các việc xác định các bảng chính để lưu giữ thông tin về hệ thống, không cần phải xác định ngay lập tức mọi kiểu thực thể, thực tế quá trình xây dựng mô hình sẽ tháo gỡ dần các bảng rắc rối. Cho nên mục tiêu cuả giai đoạn này là các ứng cử viên hiển nhiên để xem xét. Ví dụ: Với hệ thống quản lý học sinh, đối tượng quan tâm hàng đầu là học sinh, do đó cột thực thể hiển nhiên và quan trọng nhất là học sinh. Trong thực tế, thực thể thường rơi vào các loại chính sau: - Nhân sự - Nơi chốn - Tổ chức - Khái niệm Khi áp dụng vào hệ thống quản lý học tập ta thấy một số thực thể hiển nhiên nữa như: Trường, lớp, môn học, điểm từng môn,… trong đó thực thể nhân là thực thể cao nhất không phụ thuộc vào sự tồn tại của bất kì thực thể nào khác. 2.2 Xác định các liên kết Sau khi xác định các kiểu thực thể chính, vấn đề là xác định các liên kết tự nhiên giữa chúng, ghi lại các dữ liệu dưới dạng liên kết một nhiều. Một liên kết tồn tại giữa hai thực thể nếu cần phải giữ thông tin trong thực thể này và thực thể kia . Lý do việc giữ thông tin kết nối này là bản chất sự liên kết. Trong mọi liên kết một nhiều, thực thể giữ thông tin kết nối theo định nghĩa là ở đầu “nhiều” của liên kết. Các liên kết “ gián tiếp” nên được bỏ qua. Một liên kết gián tiếp là một liên kết mà hai thực thể có liên quan kết nối thông qua thực thể thứ ba. Mặt khác các liên kết có thể được xác định bằng cách hỏi các câu hỏi sau: + Những mệnh đề được thiết lập kiểu : Thực thể - Động từ - Thực thể? + Những thực thể nào là các loại con của thực thể khác? + Những thực thể nào là các sự vật khác nhau nhưng chúng được kết hợp với nhau bằng cách tả đặc tính cuả các thực thể nhân nào đó. Xác định số lượng liên kết: - Tính số lượng liên kết tương đối dễ xác định. Chọn một thể hiện từ thực thể đầu tiên trong liên kết và hỏi “ nhiều nhất là bao nhiểu thể hiện của thực thể thứ hai mà thể hiện của thực thể đầu tiên có quan hệ”. Sau đó lặp lại quá trình này đối với thứ tự ngược lại. Tính đối tượng của liên kết phục thuộc vào qui tắc tổ chức hay môi trường dữ liệu được mô hình. 2.3 Vẽ các lược đồ liên kết thực thể Sau khi các thông tin được sưu tập tương đối đầy đủ, vậy chúng cần phải được đặt vào một dạng mô tả có thể dễ dàng trình bày và hiểu được, thông thường là các kí hiệu đồ hoạ, và phải vẽ chúng theo đúng ký pháp chuẩn đã được quy định. Ví dụ : trong một trường trung học cơ sở Trường Lớp Học sinh Môn học Trong mô hình này ta có liên kết giữa học sinh và môn học là liên học sinh học. kết nhiều - nhiều vì mỗi học sinh được học nhiều môn và ngược lại mỗi môn có nhiều. 2.4 Kiểm tra mô hình liên kết thực thể Một số chuẩn đoán giúp xem xét các thực thể và quan hệ đã được xác định đúng đắn chưa - Xuất hiện tên thực thể không phải là một danh từ. Nguyên nhân: Có thực thể đã xác định là một liên kết. - Xuất hiện tên thực thể là tên một tài liệu. Nguyên nhân: Các thực thể trong tài liệu không được xác định. - Xuất hiện không có khoá trong thực thể Nguyên nhân : Hoặc là khoá chưa được gán, đây thực sự là một hệ thống của thực thể khác, hoặc khái niêm hoá mô hình để trở thành một thực thể - Xuất hiện hai hay nhiều thực thể có cùng khoá: Có thể do chúng cùng một kiểu thực thể. - Xuất hiện liên kết một – một: do các thuộc tính của thực thể đã bị phân chia một cách tuỳ ý do đó phải kết hợp các thực thể lại. - Xuất hiện nhiều liên kết cho thực thể : thực thể được tạo nên một cách tổng quát, vì vậy nên chia thực thể thành nhiều thực thể đặc thù hơn. - Xuất hiện hai hoặc nhiều các liên kết giữa cùng các thực thể: Do dư thừa liên kết, nên kết hợp các liên kết nếu vai trò chúng như nhau. - Xuất hiện liên kết hệ bậc trong số ba hoặc nhiều thực thể: Do phân tích không đầy đủ, vì thế nên tìm biến cố bị bỏ qua hoặc giao dịch ghi nhận liên kết. - Xuất hiện một thực thể không có liên kết: Do liên kết bị bỏ qua hoặc liên kết không cần thiết, nếu liên kết bị bỏ qua thì kiểm tra liên kết với mỗi thực thể khác, nếu tìm thấy thì ghi nhận chúng. 3, Hoàn thành mô hình dữ liệu Sau khi xây dựng mô hình dữ liệu khái quát cho hệ thống, ta tiếp tục chi tiết hoá, làm mịn từng phần ở giai đoạn này người thiết kế phải sưu tầm đầy đủ các thuộc tính của từng thực thể và ngữ nghĩa liên kết. Các thực thể và sự liên kết được xem xét một cách đầy đủ các chi tiết cần thiết trước khi một cơ sở dữ liệu xác định có thể được tạo ra. Trước hết với thực thể: + Chúng là những đối tượng mà tổ chức cần lưu thông tin về chúng + Chúng có tên duy nhất là các danh từ + Chúng có một khoá chính xác định duy nhất các thể hiện + Chúng có một số thuộc tính cần được ghi nhận + Chúng phải có ít nhất một liên kết với các thực thể khác + Chúng có thể phân ra thành các thực thể độc lập và các thực thể đặc tính mà chúng mô tả thực thể nhân. + Chúng có thể kết hợp một phần với các thực thể khác để tạo nên thực thể giao khi giữa chúng có liên kết nhiều- nhiều…. + Mô hình phải biểu diễn mọi thực thể đã được dùng trong tổ chức. Ví dụ: Về thực thể học sinh Thuộc tính Khoá chính Khoá ngoài Not null Kiểu dữ liệu Kích cỡ Mã học sinh X Text 8 Họ và tên Text 25 Ngày sinh Date/Time 10 Giới tính Text 6 Địa chỉ x Text 50 Trong bảng trên: + Mỗi dòng mô tả một thuộc tính của thực thể + Mỗi cột mô tả một tính chất của thuộc tính + Các cột 2.3.4 mô tả đặc tính của thuộc tính + Hai cột sau cùng cần thiết khi nhập tin vật lý 4, Chuẩn hóa mô hình Mô hình liên kết những khái niệm chuẩn hoá của nó sẽ cung cấp một lý thuyết chặt chẽ về việc xây dựng cơ sở dữ liệu. Chuẩn hoá sẽ được dùng để bổ sung, củng cố các mô hình thực thể liên kết và bảo đảm rằng mọi thực thể kết hợp với các thuộc tính đúng đắn của nó, nhằm tránh sai sót trước khi chuyển mô hình sang các bảng vật lý. Nếu mô hình được triển khai cẩn thận thì các bảng trong thiết kế sẽ ở dạng chuẩn hoặc gần với dạng chuẩn. Trong trường hợp đó công việc chuẩn hoá chỉ đơn giản là việc kiểm tra lại các công việc trước đó. Ngược lại nếu có lỗi trong mô hình liên kết thì việc chuẩn hoá sẽ phát hiện chúng trước khi đi vào cài đặt và thi hành mô hình. Việc kiểm tra chuẩn hoá là giai đoạn cuỗi cùng của thiết kế và phân tích logíc. Một mô hình có thể chuyển thành đặc tả vật lý mà nó có thể được thực hiện bởi việc sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu nào đó. Mỗi thực thể trong mô hình trở thành một bảng. Mỗi dòng trong bảng tương ứng với thể hiện của một thực thể. Các dòng có thể theo một thứ tự bất kỳ. Các cột của bảng tương ứng với các thuộc tính của thực thể. Một cột chứa tất cả các dữ liệu về một thuộc tính đơn. Ví dụ: Họ và tên Mã học sinh Ngày sinh Quê quán Khối Lớp Nguyễn Thị Mai 9A0101 1988 Liên Minh 9 9A1 Nguyễn Thuý Na 9A0102 1988 Liên Bảo 9 9A2 Trần Văn Lương 8A0245 1989 Liên Bảo 8 8A1 Lê Văn Thành 7B0432 1990 Liên Minh 7 7A2 Phạm Như Nguyệt 8B0023 1989 Thành Lợi 8 8B Quá trình chuẩn hoá dùng các phép chiếu và kết nối, phụ thuộc hàm để thực hiện trên các bảng (thực thể). Mỗi lần nó áp dụng trên một thực thể, có thể có các giai đoạn chính trong quá trính chuẩn hoá như sau: + Giai đoạn đầu tạo ra các bảng ở dạng chuẩn thứ nhất(1NF) + Giai đoạn đầu tạo ra các bảng ở dạng chuẩn thứ hai (2NF) + Giai đoạn đầu tạo ra các bảng ở dạng chuẩn thứ ba (3NF) Cứ tiếp tục như vậy cho đến dạng chuẩn Domain-Key. Thông thường chỉ cần chuẩn hoá đến dạng chuẩn hóa thứ ba là đủ mỗi giai đoạn trên đều khảo sát chi tiết các bảng chưa được ở dạng chuẩn và chuyển đổi chúng sang các dạng chuẩn tương ứng. Khái niệm các dạng chuẩn - Dạng chuẩn thứ nhất (1NF) Một thực thể hay liên kết được xem là thoả mãn dạng chuẩn thứ nhất khi tất cả các thuộc tính của nó đều là sơ cấp. - Dạng chuẩn thứ hai (2NF) Một thực thể hay liên kết đã thoả mãn dạng chuẩn thứ nhất được xem là thoả mãn dạng chuẩn thứ hai khi tất cả các phụ thuộc hàm giữa khóa chính và các thuộc tính khác của nó đều là sơ cấp. Dạng chuẩn thứ ba (3NF) Một thực thể hay liên kết đã thoả mãn dạng chuẩn thứ hai được xem là thoả mãn dạng chuẩn thứ ba khi tất cả các phụ thuộc hàm giữa khóa chính và các thuộc tính khác của nó đều là trực tiếp. Hay nói cách khác khi mọi thuộc tính không nằm trong khóa chính đều không phụ thuộc hàm vào một thuộc tính không phải là khoá chính. Các trường hợp sau đây hay xảy ra khi tiến hành chuẩn hoá: 4.1 Dạng chuẩn thứ nhất (1NF): Xuất hiện: bảng các thuộc tính lồng nhau Nguyên nhân: các nhóm lồng nhau chưa được làm thành các thực thể đặc tính Chuẩn hoá: Chiếu bảng thành nhiều bảng, mỗi bảng cho một cấp lồng nhau. Mỗi cấp kế thừa khoá của cấp trên nó 4.2 Dạng chuẩn thứ hai (2NF) Xuất hiện: một hoặc nhiều thuộc tính không khoá là phụ thuộc đơn trị vào một phần của khoá (phụ thuộc không sơ đẳng). Nguyên nhân: Các thuộc tính là thuộc tính của thực thể cao hơn đã được xác định bởi một bộ phận của khoá. Chuẩn hoá: Chiếu bảng thành các bảng mà trong đó tất cả các thuộc tính đều phụ thuộc vào toàn bộ khoá. 4.3 Dạng chuẩn thứ ba (3NF) Xuất hiện: một thuộc tính không khoá có phụ thuộc đơn trị vào một thuộc tính mà nó không phải là một phần cuả khoá (phụ thuộc bắc cầu). Nguyên nhân: thuộc tính phụ thuộc vào một khoá ngoài và nó là một thuộc tính của thực thể ngoài tương ứng. Chuẩn hoá: tách các thuộc tính và các thuộc tính độc lập mà nó phụ thuộc thành một bảng tách rời. Nếu thuộc tính độc lập là khoá của một thực thể dạng tồn tại thì bổ sung các thuộc tính độc lập này vào thực thể đó. 5, Chuyển đổi thành các bảng vật lý Như vậy mô hình thực thể đã được củng cố và kiểm tra bởi quá trình chuẩn hoá nhằm tránh sai sót do thiết kế. Sau sẽ chuyển mô hình thực thể liên kết thành mô hình liên kết mà nó có thể cài đặt được bằng việc dùng một hệ quản trị cơ sở dữ liệu nào đó. Các nguyên tắc phải tuân thủ trong quá trình chuyển đổi: - Các thực thể trở thành các bảng liên kết. Mỗi thực thể sẽ chuyển thành một bảng liên kết tương ứng. - Các thực thể nhân nên có các khoá chính gồm một thực thể đơn. - Các thực thể đặc tính có khoá bao gồm khoá của thực thể nhân và khoá của thực thể mà nó là đặc tính. - Các mối liên kết Nhiều - Nhiều phải được tách thành các quan hệ Một - Nhiều bằng cách thêm vào thực thể giao. - Các liên kết được biểu diễn bởi các khoá ngoài: Khoá của thực thể ở đầu một của các liên kết 1- Nhiều là khoá ngoài trong thực thể ở đầu nhiều của liên kết Ví dụ: liên kết 1- Nhiều giữa hai thực thể Trường và Lớp được ghi nhận bằng cách để khoá của trường là Makhoi là khoá ngoài của lớp Khối (Makhoa,Tenkhoi) Lớp(Makhoi,Malop,Tenlop) Các liên kết tuỳ chọn có thể có khoá ngoài rỗng. Nếu một liên kết là tuỳ ý thì khoá ngoài ở đầu. Nhiều của liên kết có thể có giá trị rỗng để chỉ ra rằng thể hiện này của thực thể không tham gia vào liên kết Chương IV Tổ chức cơ sở dữ liệu I - Tổng Quan Về Cơ Sở Dữ Liệu Khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu là tập hợp các dữ liệu có quan hệ chặt chẽ với nhau và được lưu trữ trong máy tính theo một quy luật nhất định. Người sử dụng có thể cập nhật số liệu vào máy tính, lưu trữ, xử lý phục vụ theo yêu cầu của mình. Cơ sở dữ liệu (CSDL) được thành lập từ các tệp tin cơ sở dữ liệu để dữ dàng quản lý, khai thác. Hệ thống chương trình có thể nhật thêm, sửa, xoá, xử lý, tác động thay đổi dữ liệu. Hệ quản trị CSDL được coi như là một diễn dịch với một ngôn ngữ bậc cao nhằm trợ giúp cho người sử dụng hệ thống mà không cần tới sự am hiểu tường tận các thuật toán, cách lưu trữ dữ liệu trong máy tính. Kiến trúc một hệ cơ sở dữ liệu. Một CSDL có thể được phân tích thành các mức khác nhau: Phần CSDL mức vật lý: Là tập hợp các tệp CSDL theo một cấu trúc nào đó được lưu trữ trên các thiết bị thông tin thứ cấp như: Đĩa, băng, từ, CSDL vật lý hay nói khác đi CSDL là sự cài đặt cụ thể của CSDL mức khái niệm. Các khung nhìn: Là cách nhin, là các quan niệm của từng người sử dụng đối với CSDL mức quan niệm. Tuy nhiên sự khác nhau giữa cách nhìn và khái niệm thực chất là không lớn. Thể hiện (Instarce) phần không thay đổi trong CSDL được gọi là "bộ khung" của CSDL. Dữ liệu có thể thay đổi còn "bộ khung" của CSDL thì không thay đổi. Ta cũng biết rằng: Chương trình + Giải thuật Khi cấu trúc lưu giữ và truy cập thay đổi tức là CSDL vật lý thay đổi thì chuyển đổi khái niệm trong thay đổi nhưng phải giữ cho CSDL không thay đổi, đó chính là tính chất độc lập dữ liệu mức vật lý. Mối quan hệ giưa khung nhìn và lược đồ quan niệm cho biết thêm về tính độc lập dữ liệu mức vật logic. Trong quá trình sử dụng CSDL, có thể thay đổi được lược đồ khai niệm như: thêm, xoá, một số thông tin của các thực thể đang tồn tại trong CSD. Việc làm thay đổi lược đồ quan niệm không làm thay đổi lược đồ con, do đó không cần thiết phải thay đổi các chương trình ứng dụng. Thiết kế CSDL quan hệ Muốn thiết kế CSSDL quan hệ phải xây dựng các lược đồ quan hệ. Cơ bản của việc thiết kế các lược đồ CSDL quan hệ là phải giải quyết những vấn đề phụ thuộc dữ liệu, tức là mối ràng buộc giữa các giá trị của lược đồ. Một CSDL cần giải quyết những vấn đề sau: Tránh dư thừa dữ liệu. Tránh sự nhập nhằng, không nhất quán (do khi sửa chữa dữ liệu hoặc hậu quả của sự dư thừa dữ liệu) Tránh dư thừa khi thêm bộ dữ liệu chưa đầy đủ. Tránh dư thừa khi xoá bộ: những thông tin còn sử dụng. Thiết kế các tập cơ sở dữ liệu Thiết kế cơ sở dữ liệu là công việc đầu tiên đóng vai trò quan trọng. + Thiết kế cấu trúc phải đảm bảo yêu cầu sau: Câu trúc phải chức đầy đủ thông tin cần thiết, không thiếu hoặc dư thừa số liệu. Đảm bảo kết xuất thông tin dễ dàng nhanh chóng. Đảm bảo tính khoa học, có thể kế thừa phát triển cơ sở dữ liệu sau này. + Các File dữ liệu gồm: Các File dữ liệu chính Các File dữ liêu tra cứu Các File dữ liệu phụ, phục vụ cho tổng hợp in ấn kế xuất thông tin, dữ liệu này được kết nối với file dữ liệu chính. 5. Các tệp cơ sở dữ liệu của chương trình Quản Lý Học Sinh Phổ Thông 5.1 Hồ sơ học sinh (Hocsinh.mdb) ý nghĩa: Thể hiện cho học sinh Tên trương Kiểu dữ liệu Kích cỡ ý nghĩa ID Text 8 Mã số học sinh Name Text 25 Họ và tên Ngaysinh Date/time dd/mm/yyyy Ngày sinh Noisinh Text 50 Nơi sinh Diachi Text 50 Địa chỉ Dantoc Text 20 Dân tộc Tongiao Text 20 Tôn giáo Tencha Text 25 Tên cha Ten me Text 25 Tên mẹ Nghenghiepcha Text 50 Nghề nghiệp cha Nghenghiepme Text 50 Nghề nghiệp mẹ Đienthoai Text 12 Điện thoại 5.2) Lớp học (Lophoc.mdb) ý nghĩa: Thể hiện cho lớp học Tên trương Kiểu dữ liệu Kích cỡ ý nghĩa ID Text 5 Mã số lớp học Name Text 20 Tên lớp GVCN Text 5 Mã số giáo viên chủ nhiêm Namhoc Text 9 Năm học (yyyy - yyyy) 5.3 Giáo viên (Giaovien.mdb) ý nghĩa: Thể hiện cho giáo viên Tên trương Kiểu dữ liệu Kích cỡ ý nghĩa ID Text 5 Mã số giáo viên Name Text 25 Họ và tên Gioitinh Yes/No Yes/No Giớ tính Ngaysinh Date/time dd/mm/yyyy Ngày sinh Ngaylam Date/time Dd/mm/yyyy Ngày làm Dantoc Text 20 Dân tộc Hocvi Text 30 Học vị Chucvu Text 30 Chức vụ Chuyenmon Text 30 Chuyên môn Tel Text 12 Điện thoại Diachi Text 50 Địa chỉ Tinhtrang Yes/No Yes/No Tính trạng (Yes:còn giảng dậy, No: không giảng dậy) 5.4 Bảng Khen thưởng (Khenthuong.mdb) ý nghĩa: Thể hiện khen thưởng cho học sinh Tên trương Kiểu dữ liệu Kích cỡ ý nghĩa ID AutoNumber LongInteger Số thứ tự MSHS Text 8 Mã số học sinh MSLH Text 5 Mã số lớp học Lýdo Text 100 Lý do KT - KL Ngay Date/time dd/mm/yyyy Ngày khen thưởng SoQĐ Text 12 Số quyết định 5.5 Bảng Điểm (Diem.mdb) ý nghĩa: Thể hiện cho điểm học sinh Tên trương Kiểu dữ liệu Kích cỡ ý nghĩa MSHS Text 8 Mã số học sinh MSMH Text 5 Mã số môn học MSLH Text 5 Mã số lớp học Hocky Number Byte Học kỳ DM1 Number Sing Điểm miệng 1 DM2 Number Sing Điểm miệng 2 DM3 Number Sing Điểm miệng 3 DM4 Number Sing Điểm miệng 4 DM5 Number Sing Điểm miệng 5 D15P1 Number Sing Điểm 15 phút 1 D15P2 Number Sing Điểm 15 phút 2 D15P3 Number Sing Điểm 15 phút 3 D15P4 Number Sing Điểm 15 phút 4 D15P5 Number Sing Điểm 15 phút 5 D1h1 Number Sing Điểm 1 tiết 1 D1h2 Number Sing Điểm 1 tiết 2 D1h3 Number Sing Điểm 1 tiết 3 D1h4 Number Sing Điểm 1 tiết 4 D1h5 Number Sing Điểm 1 tiết 5 DHK Number Sing Điểm học kỳ TB Number Sing Điểm trung bình 5.6 KQHocTap (KQHoctap.mdb) ý nghĩa: Thể hiện cho kết quả học tập của học sinh Tên trương Kiểu dữ liệu Kích cỡ ý nghĩa MSLH Text 5 Mã số lớp học MSHS Text 8 Mã số học sinh TBHK1 Number Sing Trung bình các môn học kỳ 1 Hocluc1 Text 30 Học lực kỳ 1 TBHK2 Number Sing Trung bình các môn học kỳ 2 Hocluc2 Text Integer Học lực kỳ 2 TBCN Number Sing Điểm trung bình môn của cả năm Hocluc Text Sing Học lực cả năm 5.7 Môn học (Monhoc.mdb) ý nghĩa:Thể hiện cho môn học Tên trương Kiểu dữ liệu Kích cỡ ý nghĩa ID Text 5 Mã số môn học Name Text 30 Tên môn Heso Number Byte Hệ số 5.8 Bảng Users (Users.mdb) ý nghĩa: Thể hiện password của người dùng Tên trương Kiểu dữ liệu Kích cỡ ý nghĩa Password Text 20 Mật khẩu Username Text 20 Tên người dùng Discription Text 50 Fullname Text 50 Tên đầy đủ 5.9 Bảng Item (Item.mdb) Tên trương Kiểu dữ liệu Kích cỡ ý nghĩa Tenmenu Text 30 Tên menu Idmenu Number LongInteger Caption Text 50 5.10 Bảng Hạnh Kiểm(HanhKiem.mdb) Tên trương Kiểu dữ liệu Kích cỡ ý nghĩa MSHS Text 25 Mã số học sinh Hocky Number LongInterer Hanh kiểm học kỳ MaHK Text 25 Mã hoc kỳ II - tổ chức hệ thống cơ sở dữ liệu Mô Hình Liên Kết Dữ Liệu 2. Phân tích mối quan hệ giữa các bảng Bảng khen thưởng- kỉ luật để lưu trữ các thông tin về các lần khen thưởng của từng học sinh, mỗi một lần khen thưởng (kỉ luật) thì lưu vào một bản ghi trong bảng khen thưởng. Khi cần đưa ra thông tin về các lần khen thưởng (kỉ luật) của một học sinh nào đó thì phải kết nối bảng khen thưởng và bảng học sinh thông qua trường khoá MSHS. Mỗi học sinh có thể được khen thưởng hoặc kỉ luật nhiều lần. Do vậy bảng khen thưởng và bảng học sinh là quan hệ N-1 Bảng điểm để lưu trữ các thông tin về điểm số của từng học sinh, mỗi một học sinh có nhiều điểm nên cần lưu vào một bản ghi trong bảng điểm để khi cần đưa ra thông tin về điểm số của học sinh thì phải kết nối bảng điểm và học sinh thông qua trường khoá MSHS. Mỗi học sinh có thể có nhiều loại điểm, vì vậy bảng điểm và bảng học sinh là quan hệ N-1 Bảng môn học để lưu trữ các môn học của từng học sinh, mỗi học sinh có thể học nhiều môn, mỗi môn có hệ số điểm khác nhau nên cần lưu vào một bản ghi trong bảng môn học để khi cần tìm về điểm số của môn học nào đó của một học sinh thì phải kết nối bảng môn học và bảng điểm thông qua trường khoá MSMH. Bảng môn học và bảng điểm là quan hệ 1-N Bảng Giáo viên: để lưu trữ các thông tin về giáo viên trong trường (mỗi lớp sẽ có một giáo viên chủ nhiệm), mỗi trường có nhiều giáo viên và mỗi giáo viên có thể được phân công giảng dậy ở nhiều lớp khác nhau. Mỗi lớp học sẽ có một giáo viên chủ nhiệm. Vì vậy mối quan hệ giữa bảng giáo viên và bảng lớp học là quan hệ 1 -N Bảng KQHọctập: bảng này để lưu thông tin về điểm TBHK1, TBHK2, TBCN. Về xếp loại học lực cho học sinh qua các kỳ và học lực cả năm. liên hệ giữa bảng điểm và bảng phân lớp thông qua MSHS. Mỗi học sinh có điểm tổng kết khác nhau và xếp loại học lực khác nhau, nên mối quan hệ giữa bảng KQHọctập và bảng học sinh là quan hệ N-1 Bảng lớp học: Lưu thông tin về danh sách các lớp trong trường. Bảng lớp học và bảng KQhọctập liên kết với nhau thông qua trường khoá MSLH. Quan hệ giưa hai bảng này là quan hệ 1-N Bảng hạnh kiểm: Để lưu trữ hạnh kiểm của học sinh thông qua trường khoá MSHS qua các kì học và các năm học. Có nhiều loại hạnh kiểm và mỗi học sinh được xếp một loại hạnh kiểm, nên mối quan hệ giữa bảng hạnh kiểm và bảng học sinh là quan hệ N-1. Iii - một số kết quả đầu ra Mẫu 1: Bảng điểm chi tiết môn học của từng lớp. Sở gd và đào tạo cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Trường ptthcs Độc lập - Tự Do - Hạnh Phúc Bảng điểm chi tiết Năm học 2003 -2004 Môn: Toán lớp: 6a STT Họ và tên Đ.miệng Đ.15phút Đ.viết Điểm HK Điểm TB 1 PhạmMaiNgọc 7.0 8.0 9.0 8.0 8.3 2 ……………. …. …. ….. ….. …. Ngày… Tháng…Năm 2003 Hiệu trưởng giáo viên giảng dậy Mẫu 2: Bảng điểm tổng kết năm học 2003 - 2004 Sở gd và đào tạo cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Trường ptthcs Độc lập - Tự Do - Hạnh Phúc Bảng điểm chi tiết Năm học 2003 -2004 STT Họ và tên Đ.miệng Đ.15phút Đ.viết Điểm HK Điểm TB 1 PhạmMaiNgọc 7.0 8.0 9.0 8.0 8.3 2 ……………. …. …. ….. ….. …. Ngày… Tháng…Năm 2003 Hiệu trưởng giáo viên giảng dậy Chương IV Công cụ lập trình cài đặt và hướng dẫn sử dụng chương trình I - Ngôn ngữ Visual Basic 1 - Giới thiệu về ngôn ngữ VisualBasic Khi tung ra VisualBasic 1.0 BillGates, chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Microsoft đã mô tả một đó là sản phẩm “đáng nể”. Trải qua gần 10 năm và 6 phiên bản, VisualBasic như một “công cụ dễ và mạnh để phát triển các ứng dụng Windows trong Basic ”. Điều đó hình như chưa đủ để chứng thực những phô chương trên cho đến khi bạn thực sự thấy rằng, hiện nay đang có hàng chục triệu người sử dụng và phát triển ứng dụng MS Windows. VisualBasic đã nhanh mạnh hơn và dễ sử dụng hơn VisualBasic 1.0, VisualBasic 3.0 tăng thêm các cách thức đơn giản để điều khiển những cơ sở dữ liệu mạnh nhất sắn có. VisualBasic 4.0 hỗ trợ sự phát triển 32 Bit và bắt đầu tiến trình chuyển VisualBasic thành 1 ngôn ngữ lập trình hướng đối tựng đầy đủ. VisualBasic thêm khả năng tạo tập tin thi hành (.exe) thực sự và có khả năng lập các điêù khiển riêng cho bạn. Phiên bản 6.0 mới nhất của VisualBasic kế tục truyền thống này: những ứng dụng Windows 95/98 và Windows NT giờ đây được phát triển chỉ cần rất ít thời gian so với trước đây. Các lỗi lập trình (mối rối - bugs) không còn thường xuyên xẩy ra nữa và nếu có cũng dễ phát hiện và sửa chữa hơn. Nói đơn giản là với VisualBasic, việc lập trình dưới Windows trở nên hiệu quả hơn mà còn lý thú hơn. Đặc biệt VisualBasic cho phép bổ sung các menu, hộp văn bản, nút lệnh, nút tuỳ chọn, các hộp kiểm tra, các hộp danh sách, thanh cuộn và các hộp tập tin, thư mục cho các của sổ trống. Người dùng có thể dùng các lưới (Gird) để quản lý dữ liệu trên bảng. Chúng ta có thể truyền thông với các ứng dụng Windows khác và có thể là quan trọng nhất có phương phát dễ dàng để người dùng điều khiển và truy cập các cơ sở dữ liệu (những thành phần đó được VisualBasic gọi là các điều khiển Control) Có thể có nhiều cửa sổ trên màn hình. Các cửa sổ này có toàn quyền truy cập clipboard vào các thông tin trong hầu hết các ứng dụng Windows khác. Chúng ta có thể dùng VisualBasic để truyền thông với các ứng dụng khác đang chạy dưới Windows. a. Tổ chức của Mirosoft Visual Basis - Project: Là sản phẩm lập trình trong môi trường Microsoft được tổ chức thành một Project bao gồm: - MDI form: Một Project có thể có một màn hình làm theo chế độ Multi Document Interfaccce. Form: Các màn hình làm việc của Project. Form: Các màn hình làm việc của Project. - Module: Được sử dụng để khai báo các Sub, Function, Type, Constant tổng quát trong Proect. Class Module: khai báo đối tượng trong Project. Controls: Các đối tượng được sử dụng trong form Prọject là các thư viện kiểu VBX hoặc OCX. Mỗi đối tượng được đặc trưng Properties và các Events. Các đối tượng của Microsoft Visual Basic có thể phân chia thành các nhóm sau: Các control chuẩn của hệ điều hành Windows. - Các đối tượng do Microsoft cung cấp ( Data control, Rich Text Control...). Các đối tượng do hãng phần mềm thứ ba hỗ trợ. b. Lập trình trên Mirosoft Visual Basis Mirosoft Visual Basis hỗ trợ sử dụng Query trong chương trình của mình. Do vậy việc xử lí dữ liệu có nhiều thuận lợi, đặc biệt CSDL của Access. Trong khi viết chương trình có một số vấn đề quan trọng cần chú ý đó là lỗi và xử lí lỗi. Công cụ gỡ rối: Khi chạy thử chương trình có thể sử dụng công cụ gỡ rối khá mạnh của Mirosoft Visual Basis ( Debug ). Công cụ này cho phép hiệu chỉnh phần câu lệnh ngay trong khi thực hiện chương tình đối với các lôĩ không quan trọng. Để thiết kế cơ sở dữ liệu có thể sử dụng một trong các công cụ sau: ă Sử dụng phiên bản Micosofft Access tương ứng với phiên bản của cuả Mirosoft Visual Basis. ă Sử dụng chương trình DataManager được cung cấp kèm theo Visual Basic - Thiết kế báo cáo: Để thiết kế mẫu biểu báo cáo có thể sử dụng một trong các công cụ sau: - Sử dụng phiên bản DataEnviroment tương ứng trong Microsoft Visual Basic - Sử dụng DataReport được cung cấp kèm theo. c. Lý Do Chọn VisualBasic : Bất kể làm một việc gì chúng ta cũng đều bắt đầu từ những cái hiện có mà đi lên, không phải trở về con số không rồi mới bắt đầu. Chúng ta từng làm việc trên máy tính, và ít nhất là thao tác trên Windows, tạo ra những văn bản trên word, vậy chúng ta thấy những gì? có phải đó là những giao diện màn hình (màn hình tương tác với người sử dụng) gồm các dẫy thực đơn (Menu), hộp thoại (dialog box), các nút lựa chọn (Option button), các nút kiểm tra (Check button), các nút lệnh (OK) (Cancel) nếu phải học viên lập trình từ đầu, có thể nói chưa chắc chúng ta đã tạo ra những đề mục trên sau 1 đến 2 năm học. Nhưng với VisualBasic bạn đã có thể tạo ra được tất cả chúng, mà chỉ trong 1 đến 3 tháng mà thôi. Nói cách khác tất cả những gì chúng ta thấy phần mềm trong Windows chúng ta có thể tạo ra từ VisualBasic. Tuy nhiên không nói đến mặt trái của Visualbasic, thì cũng không thật khách quan khoa học. VisualBasic tuỳ thuộc hoàn toàn vào Windows, chúng ta không thể chạy các ứng dụng của VisualBasic trên một ứng dụng khác mà không phải là Windows. 2 - Visual Basic & Microsoft Access Visual Basic là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, nó giải quyết được mọi bài toán. Visual Basic cũng giải quyết được các bài toán quản lý như Access hay Foxpro, đó là những đặc trưng riêng của Visual Basic mà các ngôn ngữ khác không có. Để phát huy hết khả năng của Visual Basic và Access chúng ta phải hiểu thật rõ cơ chế xử lý dữ liệu ( Jet Engine), Jet Engine cho phép làm việc với nhiều dạng thức dữ liệu khác nhau và cung cấp giao diện lập trình hướng đối tượng để làm việc với CSDL. Jet Engine là thành phần cốt lõi của hệ quản trị CSDL Access do đó để có thể trở thành một nhà lập trình chuyên nghiệp với Visual Basic thì đầu tiên cần nghin cứu là jet Engine. Visual Basic 6.0 cho phép người lập trình nhúng các đối tượng hay sử dụng các hàm trong thư viện DLL một cách dễ dàng. VB 6.0 dùng ADO Control thay Data Control của VB 5.0, công cụ cải tiến truy nhập tới CSDL theo định hướng mạng và phổ quát hơn để có thể truy nhập đến nhiều dạng dữ liệu của các hãng khác nhau cung cấp. VB 6.0 có điều khiển ActiveX phong phú hơn các phiên bản khác, các điều khiển mới của VB 6.0 ADO Data, Coolbar, Datalist. DataCombo, DataRepeater, DataTimePicker, FlatSrollbar, HierarchicalFlexGrid, Inagecombo, MonthView thay cho một số điều khiển của VB5.0. 3 - Mối liên hệ giữa Access và Visual basic Microsoft có 2 hệ quản trị CSDL (Visual Foxpro và Access). Access do Microsoft phát triển từ đầu và trở thành một trong những sản phẩm thành công nhất. Visual Basic dùng kết nối Database Engine của Access để xử lý dữ liệu, Visual Basic không phải là một hệ quản trị CSDL mà là một ngôn ngữ vạn năng. Với Visual Basic, ta có thể phát triển nhiều loại ứng dụng khác nhau. Nó bao gồm cả trình biên dịch, cho phép nhà phát triển sinh ra các tập tin .EXE chạy độc lập (cần có thêm các thư viện .DLL, VBX, OCX). Còn Access hoàn toàn là một hệ quản trị CSDL. Access không có trình biên dịch như Visual Basic. Tuy nhiên Microsoft cung cấp thêm bộ Access Runtime để chạy các ứng dụng mà không cần cài đặt Access. Cách thiết kế trực quan (Visual) và cách lập trình hướng sự kiện được áp dụng trong Access và Visual Basic. Access tỏ ra mạnh hơn kho cho phép quản lý các sự kiện tinh tế hơn, chẳng hạn như TextBox control. Access cho phép phát triển các chương trình cập nhật dữ liệu thông minh hơn do kiểm soát được số liệu nhập một cách tinh tế. Ban đầu Access đơn giản là một hệ quản trị CSDL quan hệ (Relation Database Management System) dùng trong văn phòng (nằm trong bộ Microsoft office Professional cùng với Word Exel, Power Point) do đó Microsoft đặc biệt chú trọng đến người sử dụng cuối (End user) hơn là nhà phát triển. Điều này làm cho công cụ hỗ trợ thiết lế (giao diện thiết kế, các Wizard cho phép tự động hoá các quá trình thủ công trong quá trình thiết kế form, table, query) của Access tỏ ra mạnh hơn hẳn Visual Basic. Chẳng hạn, nhiều lập trình viên kinh nghiệm khi viết các câu lệnh SQL trong Visual Basic thường dùng kèm bộ thiết kế query trong Access để sinh ra câu lệnh SQL một cách dễ dàng. Access Basic có những khác biệt nhất định so với Visual Basic. Chỉ đến phiên bản 7.0 thì Visual Basic 4.0 đến 6.0 và Access mới dùng chung ngôn ngữ lập trình mà Microsoft gọi là VBA – Visual Basic for Application. Ta thấy Access và Visual Basic khác nhau ở cách tạo ra các ứng dụng với các công cụ thiết kế khác nhau nhưng thành phần xử lý CSDL thì có nhiều điểm tương đồng vì chúng sử dụng Jet Engine. Visual Basic cho phép biên dịch các ứng dụng thành tập tin .EXE. trong khi Access ta phải phân phối luôn cả tài nguyên thiết kế. Khái niệm CSDL trong Access bao gồm cả phần dứ liệu (các bảng) và phần ứng dụng (query, form, table, report, macro, module), trong khi đối với các hệ khác, CSDL chỉ bao gồm phần dữ liệu. Chiến lược bảo mật tài nguyên thiết kế phải được đặt lên hàng đầu khi chon Access làm công cụ phát triển ứng dụng. Ii - cài đặt và hướng dẫn sử dụng chương trình Cài đặt chương trình Chương trình được viết trên ngôn ngữ Visual Basic, vì đây là ngôn ngữ xử lý dữ liệu được sử dụng phổ biến nhất trên các máy tính hiện nay, phù hợp với cấu hình máy tính, khả năng thao tác máy tính cũng như trình độ sử dụng chương trình ứng dụng của người quản lý. Hệ quản lý học sinh PTTHCS yêu cầu phải có máy tính sử dụng hệ điều hành Window 95 trở lên, trên đó cài đặt hệ quản trị cơ sở dữ liệu Visual Basic Chương trình ứng dụng gói gọn trong file DataHS.mdb, được sử dụng với Visual Basic. Các chức năng làm việc được thể hiện trên thanh menu chính của chương trình. 2 - Hướng dẫn sử dụng chương trình: a. Menu Chính Khi thực hiện chươg trình, chương trình sẽ thiết lập môi trường làm việc. Sau đây là màn hình chính của chương trình gồm có các menu: Menu Hệ Thống Menu Quản Lý Danh Mục Menu Quản Lý Hồ Sơ Học Sinh Menu Quản Lý Điểm Menu Tìm Kiếm Menu Báo Cáo Thống Kê b. Menu Hệ Thống gồm có các menu sau Menu Đăng Nhập Menu Lựa chọn năm học Menu Quản trị hệ thống Menu Trợ giúp Menu Thoát khỏi chương trình c. Menu Quản Lý Danh Mục Trong Menu Quản Lý Danh Mục gồm có: Menu Danh Mục Môn Học Menu Quản Lý Lớp Học Menu Hồ Sơ Giáo Viên Menu Quản Lý Hồ Sơ Học Sinh Trong Menu Quản Lý Hồ sơ Học Sinh gồm có các Menu sau: Menu Nhập Hồ Sơ Học Sinh Menu Chỉnh, sửa Hồ Sơ Học Sinh Menu Nhập Khen thưởng - Kỷ luật Menu Nhập Hạnh Kiểm e.Menu Quản Lý Điểm gồm có các Menu sau: Menu Nhập, Chỉnh sửa Điểm Menu Tính Điểm TB Môn Menu Tính Điểm TB Học Kỳ Menu Tính Điểm TB Cả Năm Menu Tìm Kiếm gồm có các Menu sau: Menu Tìm Kiếm theo Lớp Menu Tìm Kiếm theo Hồ Sơ: Tìm kiếm theo Mã Tìm kiếm theo Tên Tìm kiếm theo Ngày sinh Menu Tìm Kiếm theo Điểm Menu Báo Cáo Thống Kế gồm có các Menu sau: Menu Danh Sách Học Sinh Menu Danh Sách Giáo Viên Menu In Bảng Điểm Menu Danh Sách Học Sinh Lên Lớp Kết luận 1. Kết quả đạt được của đề tài Việc xây dựng hệ thống quản lý nói chung và việc xây dựng hệ thống quản lý học sinh nói riêng mà đáp ứng được tất cả các vấn đề từ giải quyết vấn đề , giải quyết bài toán, thiết kế bài toán cho đến khi đưa ra thử nghiệm được là một vấn đề đòi hỏi có nhiều thời gian và công sức. Đồ án tốt nghiệp này của em đã giải quyết được phần phân tích, thiết kế của bài toán quản lý học sinh trường PTTHCS và cài đặt được một số modul chính của hệ thống. Chương trình đã tự động hoá một phần các thao tác thủ công có kết xuất các thông tin một cách nhanh chóng và chính xác. Khi sử dụng người dùng chỉ cần nhập dữ liệu chương trình sẽ tự động tính toán và tổng hợp các thông tin cần thiết theo yêu cầu. Quá trình tìm hiểu, phân tích, nghiên cứu hệ thống quản lý học sinh trường PTTHCS trong thời gian ngắn đạt được như sau: - Tìm hiểu, đánh giá đúng thực trạng của hệ thống hoạt động cùng với ưu nhược điểm. - Tìm ra được mô hình hoạt động nhằm nâng cấp, thay đổi hoạt động cũ mà vẫn đảm bảo yêu cầu nghiệp vụ đặt ra - Thiết lập các mối quan hệ giữa các công việc và tìm ra các nhân tố chính tác động trực tiếp đến hệ thống và các nhân tố tác động gián tiếp tạo nên một mô hình khép kín bao chùm từ đó giới hạn hoạt động của hệ thống cần giải quyết. - Đưa ra mô hình dữ liệu, phân tích tìm ra khoa chính, khoá phụ, đặt các mối quan hệ ràng buộc một cách phù hợp đảm bảo tối ưu theo mô hình lý thuyết đã nghiên cứu. - Thiết lập các chức năng hoạt động cho toàn hệ thống - Xây dựng được một ứng dụng thực hiện đáp ứng các yêu cầu, nghiệp vụ đặt ra, tạo các cơ chế tra cứu, thống kê, tìm kiếm nhanh chóng, thuận tiện và chính xác. Tuy nhiên chương trình còn một số hạn chế: - Chương trình chưa có tính chuyên nghiệp cao. - Chưa giải quyết chọn vẹn những vấn đề nẩy sinh trong công tác quản lý - Chương trình chưa đạt tính thẩm mỹ cao 2. Hướng phát triển của đề tại Chương trình này mới chỉ chạy trên máy đơn lẻ do yêu cầu tất yếu đối với chương trình là phải nâng cấp để trên môi trường nhiều người dùng. Trên đây là một ứng dụng mang tính thực thế, chương trình được xây dựng đáp ứng được một số những yêu cầu cơ bản của hệ thống. Để tăng cường ứng dụng trong trực tế thì đòi hỏi phải xây dựng thêm nhiều chức năng nhằm đưa ra những hỗ trợ cho người sử dụng thiết lập được những cơ chế bảo mật trên chuyền dữ liệu 3. Kết Luận Qua tìm hiểu nghiên cứu ta thấy được tính thiết thực, cũng như khoa học và nhu cầu ứng dụng của hệ thống, được sự đồng ý của khoa, và giáo viên hướng dẫn em đã nhập đề tài quản lý học sinh trường PTTHCS . Trong thời gian nghiên cứu chưa nhiều được sự tận tình hướng dẫn của thầy giáo Vũ Thành Nam em đã đạt được kết quả như đã nêu ở trên, đáp ứng một phần yêu cầu mà để tài cũng như nhiệm vụ của đồ án tốt nghiệp đặt ra một cách khoa học và mang tính thực tiến . Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Vũ Thành Nam, các thầy các cô trong khoa toán tin ứng dụng,Ban giám hiệu trường PTTHCS Nguyễn Phúc (nơi em thực tập) và các bạn đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ em về nhiều mặt trong thời gian em làm đồ án để hoàn thành nhiệm vụ. Qua đây em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của các thầy cô giáo, ban bè đồng nghiệp để hệ thống này ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng yêu cầu đặt ra trong thực tế. Tài liệu tham khảo Trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài tốt nghiệp em đã tham khảo những tài liệu sau: Phân tích và thiết kế hệ thống (Nhà xuất bản giao thông vận tải) Nhập môn CSDL quan hệ - Lê Tiến Vượng (Nhà xuất bản thống kê 1999) Giúp tự học Access 2000 - Võ Văn Viện (NXB Tổng hợp Đồng Nai) Microsoft Visual Basic 6.0 và lập trình CSDL - Nguyễn thị Ngọc Mai (Nhà xuất bản giáo dục) Tự học lập trình VisualBasic 6.0 trong 21 ngày - Nhà xuất bản Hà Nội Giải pháp cho người lập trình chuyên đề Microsoft Access 7.0

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc27045.DOC
Tài liệu liên quan