Đề tài Phát triển thương mại đầu tư tại công ty trách nhiệm hữu hạn giải pháp trực tuyến

Tài liệu Đề tài Phát triển thương mại đầu tư tại công ty trách nhiệm hữu hạn giải pháp trực tuyến: LỜI MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế gắn liền với tự do hóa thương mại sẽ được đẩy mạnh, đầu tư, lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, lao động và vốn ngày càng được mở rộng. Song, bên cạnh đó, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế sẽ làm tăng sức ép cạnh tranh, nhất là sức ép đối với một đất nước kém phát triển như đất nước ta. Sự cạnh tranh diễn ra trong các ngành thương mại, dịch vụ, cạnh tranh thu hút vốn đầu tư và công nghệ ngày càng trở nên gay gắt. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao khả năng cạnh tranh: đẩy nhanh tốc độ kinh doanh, giảm thiểu chi phí, khắc phục được các trở ngại về không gian và thời gian… mà đây lại chính là những điểm mạnh của thương mại điện tử. Như vậy có thể thấy, việc ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động của các doanh nghiệp là một tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận thấy thương mại điện tử là một phương thức giúp cho doanh nghiệp mình nâng cao sức c...

doc74 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1074 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phát triển thương mại đầu tư tại công ty trách nhiệm hữu hạn giải pháp trực tuyến, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế gắn liền với tự do hóa thương mại sẽ được đẩy mạnh, đầu tư, lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, lao động và vốn ngày càng được mở rộng. Song, bên cạnh đó, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế sẽ làm tăng sức ép cạnh tranh, nhất là sức ép đối với một đất nước kém phát triển như đất nước ta. Sự cạnh tranh diễn ra trong các ngành thương mại, dịch vụ, cạnh tranh thu hút vốn đầu tư và công nghệ ngày càng trở nên gay gắt. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao khả năng cạnh tranh: đẩy nhanh tốc độ kinh doanh, giảm thiểu chi phí, khắc phục được các trở ngại về không gian và thời gian… mà đây lại chính là những điểm mạnh của thương mại điện tử. Như vậy có thể thấy, việc ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động của các doanh nghiệp là một tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận thấy thương mại điện tử là một phương thức giúp cho doanh nghiệp mình nâng cao sức cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, việc ứng dụng thương mại điện tử ở mỗi doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào mức độ nhận thức, trình độ nhân lực, đặc điểm kinh doanh, hạ tầng công nghệ của doanh nghiệp đó… Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến(ESC), em nhận thấy vấn đề phát triển thương mại điện tử ở đây còn có những tồn tại: Mặc dù phương thức kinh doanh thương mại điện tử đã được doanh nghiệp áp dụng nhưng chưa triệt để. Doanh nghiệp mới chỉ xây dựng được website nhằm mục đích giới thiệu về doanh nghiệp mình cùng các sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp đang kinh doanh mà khách hàng chưa thể đặt hàng qua website. Việc tham gia các sàn giao dịch điện tử, đào tạo thêm nguồn nhân lực hoặc thiết lập phòng ban riêng về thương mại điện tử cũng chưa được doanh nghiệp quan tâm đến. Do vậy trong những năm vừa qua, mặc dù công ty luôn kinh doanh có lãi nhưng hiệu quả kinh doanh đạt được chưa cao, lợi nhuận thu về chưa tương xứng với tổng mức chi phí mà doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động kinh doanh của mình. Với mong muốn đóng góp ý kiến, góp phần vào sự phát triển của phương thức kinh doanh thương mại điện tử ở Việt Nam nói chung và ở Công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến(ESC) nói riêng, em đã chọn đề tài “Phát triển TMĐT tại Công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Mục đích nghiên cứu Việc phát triển TMĐT đang rất được chú trọng tại công ty. Để thực hiện thành công luận văn này chúng ta cần làm rõ thêm vấn đề thực trạng tồn tại để phát triển TMĐT. Trên cơ sở nhận thức và thực tiễn của vấn đề đó em đưa ra phương hướng, các giải pháp nhằm thúc đẩy pháp triển TMĐT tại Công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung chủ yếu vào phát triển TMĐT tại Công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến và có tham khảo một số từ sách báo và internet. Phạm vi nghiên cứu: Do năng lực và thời gian có hạn nên phạm vi nghiên cứu của luận văn em xin phép chỉ tập trung phát triển TMĐT tại Công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến và định hướng kế hoạch phát triển thương hiệu ngày một ngày vững mạnh. Phương pháp nguyên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu dựa vào phương pháp chuẩn tắc để đánh giá giá trị lý luận và thực tiễn. Đồng thời số liệu nghiên cứu được lấy từ nguồn thứ cấp và sơ cấp kết hợp các phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, tham khảo các ý kiến chuyên gia và các nhà chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế,…để hoàn thành luận văn này. Kết cấu đề tài Với phạm vi nghiên cứu như trên, nội dung chính của luận văn gồm có 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về thương mại điện tử. Chương 2: Thực trạng phát triển thương mại điện tử tại Công ty TNHH Giải pháp Trực tuyến. Chương 3: Giải pháp phát triển thương mại điện tử tại Công ty TNHH Giải pháp Trực tuyến. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Quan niệm về thương mại điện tử Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về TMĐT nhưng có hai quan điểm lớn trên thế giới xin được nêu ra dưới đây: Thương mại điện tử theo nghĩa rộng được định nghĩa trong Luật mẫu về TMĐT của Ủy ban Liên Hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL): Thuật ngữ Thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về thương mại về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ. Như vậy, có thể thấy rằng phạm vi của TMĐT rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, việc mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một trong hàng ngàn lĩnh vực áp dụng của TMĐT. Ủy ban Châu Âu đưa ra định nghĩa về TMĐT sau: Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng văn bản (text), âm thanh và hình ảnh. Thương mại điện tử gồm nhiều hành vi trong đó hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tiếp tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng. Thương mại điện tử được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa (ví dụ như hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (ví dụ như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khỏe, giáo dục ) và các hoạt động mới (ví dụ như siêu thị ảo). Tóm lại, theo nghĩa rộng thì TMĐT có thể được hiểu là các giao dịch tài chính và thương mại bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử; chuyển tiền điện tử và các hoạt động gửi rút tiền bằng thẻ tín dụng. Thương mại điện tử theo nghĩa hẹp bao gồm các hoạt động thương mại được thực hiện thông qua mạng Internet. Các tổ chức như: Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế đưa ra các khái niệm về thương mại điện tử theo hướng này. TMĐT được nói đến ở đây là hình thức mua bán hàng hóa được bày tại các trang Web trên Internet với phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng. Có thể nói rằng TMĐT đang trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm của con người. Theo WTO: Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình cả các sản phẩm được giao nhận cũng như những thông tin số hóa thông qua mạng Internet. Khái niệm về TMĐT do Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế của Liên Hợp quốc đưa ra là: Thương mại điện tử được định nghĩa sơ bộ là các giao dịch thương mại dựa trên truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông như Internet. Theo các khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu được rằng theo nghĩa hẹp TMĐT chỉ bao gồm những hoạt động thương mại được thực hiện thông qua mạng Internet mà không tính đến các phương tiện điện tử khác như điện thoại, fax, telex... Qua nghiên cứu các khái niệm về TMĐT như trên, hiểu theo nghĩa rộng thì hoạt động thương mại được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin liên lạc đã tồn tại hàng chục năm nay và đạt tới doanh số hàng tỷ USD mỗi ngày. Theo nghĩa hẹp thì TMĐT chỉ mới tồn tại được vài năm nay nhưng đã đạt được những kết quả rất đáng quan tâm, TMĐT chỉ gồm các hoạt động thương mại được tiến hàng trên mạng máy tính mở như Internet. Trên thực tế, chính các hoạt động thương mại thông qua mạng Internet đã làm phát sinh thuật ngữ Thương mại điện tử. 1.2. Vai trò của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp Thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ và ngày càng nhân rộng trên phạm vi thế giới. Cho dù các nguồn nghiên cứu khác nhau đưa ra những con số chênh lệch khá lớn về ước tính về giá trị TMĐT toàn cầu, những con số này vẫn cho thấy một tốc độ tăng trưởng hàng năm ở mức 60-70%. Thương mại điện tử không chỉ giải quyết những yêu cầu cấp thiết, cấp bách trên các lĩnh vực như hệ thống giao dịch hàng hoá, điện tử hoá tiền tệ và phương án an toàn thông tin..., mà hoạt động thực tế của nó còn tạo ra những hiệu quả và lợi ích mà mô hình phát triển của thương mại truyền thống không thể nào sánh kịp. Thương mại điện tử trong khái niệm TMĐT được hiểu là mọi vấn đề nảy sinh từ các mối quan hệ mang tính chất thương mại bao gồm: việc cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá - dịch vụ, thoả thuận phân phối, đại diện hoặc đại lý thương mại, uỷ thác hoa hồng, cho thuê dài hạn, xây dựng công trình, tư vấn, hợp tác về công nghiệp, về chuyên chở bằng đường biển, đường sắt hoặc đường bộ. Như vậy, áp dụng phương thức TMĐT có khả năng giải quyết được mọi vấn đề có liên quan đến thương mại mà để thực hiện nó cần có sự trợ giúp của công nghệ thông tin và truyền thông. Áp dụng phương thức kinh doanh thương mại điện tử nhằm mang tới những đột phá lớn về hiệu quả và tăng khả năng hội nhập của DN trên cả thị trường trong và ngoài nước. Áp dụng phương thức kinh doanh thương mại điện tử sẽ giảm bớt các rào cản đối với việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, giúp cho DN có khả năng tiếp nhận các dịch vụ này một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Nó cũng sẽ giúp cho các quốc gia, các DN ( nhất là DN vừa và nhỏ) có thể kết nối, giao dịch với các đối tác trên phạm vi toàn cầu và chủ động với hoạt động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Thông qua phương thức kinh doanh TMĐT, DN có thể quảng cáo trực tuyến tới khách hàng tiềm năng ở khắp mọi nơi trên thế giới trong khi nếu sử dụng các phương tiện quảng cáo truyền thống thì họ không thể tiến hành được. Thực hiện phương thức kinh doanh TMĐT tức là tạo được sự kết nối và mối quan hệ chặt chẽ giữa Chính phủ, DN và người tiêu dùng trong việc mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Chính vì vậy, áp dụng phương thức kinh doanh TMĐT có tầm quan trọng đặc biệt và khác hẳn so với việc áp dụng các phương thức kinh doanh khác trên thị trường. Cụ thể là: Ứng dụng và phát triển TMĐT sẽ giúp các quốc gia nhanh chóng trở thành một nước công nghiệp hiện đại, tạo ra diện mạo mới, làm thay đổi mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của quốc gia. Trên thực tế, áp dụng phương thức kinh doanh TMĐT không chỉ là một cuộc cải cách các phương thức kinh doanh mà thực chất là một cuộc đổi mới về cơ cấu và phương thức vận động của nền kinh tế. Đây là phương thức kinh doanh mà mọi hoạt động có liên quan đến thương mại đều được đưa lên mạng, mở rộng cơ hội mua bán hàng hoá và dịch vụ, hạ thấp chi phí, nâng cao hiệu quả giao dịch, nâng cao năng lực cạnh tranh của các quốc gia cũng như của DN trên thị trường toàn cầu. Theo phương thức kinh doanh TMĐT, khoảng cách giữa người bán với người mua, giữa người sản xuất với người tiêu dùng được thu hẹp rất nhiều. Người sản xuất, người bán hàng có thể giới thiệu hàng hoá của mình trên mạng, người mua có thể nhìn thấy sản phẩm, biết được đặc tính của sản phẩm. Với phương thức kinh doanh bán hàng này, người sản xuất và người bán hàng cùng có lợi. Người sản xuất không cần kho chứa hàng, người bán hàng không cần có cửa hàng và hàng hoá được quản lý một cách có hiệu quả hơn. Đây là xu thế phát triển dễ hiểu của thương mại quốc tế vì khi hoạt động thương mại quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ, sôi động và với cường độ ngày càng lớn thì đòi hỏi người ta phải tiết kiệm thời gian cũng như chi phí. Sự ra đời và phát triển của TMĐT đã làm giảm đáng kể chi phí lao động của toàn xã hội Áp dụng phương thức kinh doanh TMĐT giúp DN nắm được các thông tin thị trường một cách đầy đủ, phong phú và từ đó có thể xây dựng được cho mình một chiến lược sản xuất – kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển của thị trường trong nước, thị trường khu vực và thị trường quốc tế. Điều này có tầm quan trọng đặc biệt đối với các DN vừa và nhỏ, một lực lượng có vai trò như động lực phát triển chủ yếu của nền kinh tế. Kinh doanh theo phương thức TMĐT giúp DN giảm được chi phí sản xuất, trước hết là chi phí văn phòng. Các văn phòng không giấy tờ, có diện tích nhỏ, chi phí tìm kiếm, chuyển giao tài liệu giảm đi rất nhiều so với giao dịch trực tiếp. Điều quan trọng hơn là các nhân viên có năng lực được giải phóng khỏi nhiều công đoạn sự vụ và họ có thể tập trung vào hoạt động nghiên cứu phát triển nhằm đưa đến lợi ích to lớn và lâu dài cho DN và cho toàn xã hội. Áp dụng phương thức kinh doanh TMĐT giúp DN có thể giảm chi phí bán hàng và chi phí tiếp thị. Bằng các phương tiện hiện đại (Internet/Web), một nhân viên bán hàng có thể cùng một lúc giao dịch được với nhiều khách hàng, một trang Web của DN có thể giới thiệu đến nhiều khách hàng nhiều thông tin về DN, nhiều thông tin về các sản phẩm của DN làm phong phú thêm điều kiện lựa chọn của khách hàng. Áp dụng phương thức kinh doanh TMĐT (qua Internet/Web), giúp cho DN và người tiêu dùng giảm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch vì thời gian giao dịch qua Internet chỉ bằng 7% thời gian giao dịch qua Fax, và bằng 0,05% thời gian giao dịch qua bưu điện; chi phí thanh toán điện tử qua Internet chỉ bằng 10 – 20% so với chi phí thanh toán bằng các phương tiện thông thường khác. Việc giảm thời gian và chi phí giao dịch là hai yếu tố cơ bản làm cho hàng hoá, dịch vụ nhanh chóng tiếp cận người tiêu dùng mà không phải qua trung gian. Đây là vấn đề hết sức quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ khi đưa ra thị trường. Với sự trợ giúp của công nghệ thông tin và truyền thông, việc áp dụng phương thức kinh doanh TMĐT sẽ làm tăng thêm khả năng cạnh tranh cho DN. Internet có xu thế tạo lợi nhuận cho cả công ty lớn và công ty nhỏ, kể cả các DN tư nhân và cá nhân người sản xuất. Vì đây là sân chơi bình đẳng nên các DN dù nhỏ nhưng thông qua Website của mình họ cũng có thể đạt được một doanh thu lớn mà điều này là khó có thể có trong việc áp dụng các phương thức kinh doanh truyền thống. Mặt khác, khi áp dụng phương thức TMĐT, doanh nghiệp có thể đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và cung cấp các dịch vụ tư vấn cũng như các thông tin cần thiết cho khách hàng một cách nhanh chóng nhất. Áp dụng phương thức TMĐT sẽ tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố quan hệ giữa các đối tác tham gia vào quá trình thương mại. Thông qua mạng, các DN có thể giao dịch trực tiếp và liên tục với nhau, hàng hoá có thể được cung cấp đến người tiêu dùng cuối cùng mà không phải qua các khâu trung gian. Mặt khác, thông qua Internet, các bạn hàng mới, các cơ hội kinh doanh mới dễ dàng được phát hiện nhanh chóng không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn được mở rộng trên phạm vi toàn cầu. Áp dụng phương thức kinh doanh TMĐT sẽ giúp cho các DN sớm tiếp cận với kinh tế số hoá, tạo cho các nước đang phát triển một bước tiến nhảy vọt để theo kịp các nước khác trong thời gian ngắn nhất. Trong điều kiện hội nhập WTO của nước ta hiện nay, việc thiếu các phương tiện kỹ thuật đủ mạnh và lực lượng cán bộ đủ năng lực đang là khó khăn lớn để các DN thực hiện hiệu quả phương thức kinh doanh thương mại hiện đại này. Tóm lại, đối với các DN, lợi ích lớn nhất mà TMĐT mang lại cho họ chính là sự tiết kiệm chi phí và sự thuận lợi của các bên khi tham gia giao dịch. Giao dịch bằng phương tiện điện tử nhanh hơn so với giao dịch truyền thống, ví dụ: gửi fax hay thư điện tử thì nội dung thông tin đến tay người nhận nhanh hơn là gửi thư theo đường bưu điện. Các giao dịch qua Internet có chi phí rất rẻ, một DN có thể gửi thư tiếp thị, chào hàng đến hàng loạt các khách hàng với mức chi phí bỏ ra chỉ bằng chi phí đối với một khách hàng. Với TMĐT, các bên có thể tiến hành giao dịch khi ở cách xa nhau, giữa thành phố với nông thôn, từ nước này sang nước kia, hay nói cách khác là không bị giới hạn bởi không gian địa lý. Điều này cho phép các DN tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí tiếp thị, chi phí bán hàng và chi phí giao dịch. Bên cạnh đó, DN có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, liên lạc với đối tác và khách hàng ở bất kỳ đâu với chi phí thấp hơn so với phương thức tiếp cận thị trường truyền thống. Những lợi ích này chỉ có được với những DN thực sự nhận thức được giá trị của TMĐT. 1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại điện tử của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập 1.3.1. Môi trường pháp lý và chính sách Thương mại điện tử là một loại hình hoạt động xã hội mới, gắn liền với hạ tầng công nghệ, do vậy phải có một khung pháp lý điều chỉnh thích hợp. Tuy nhiên, việc ban hành đầy đủ các văn bản pháp lý trong lĩnh vực này là công việc không hề đơn giản, đòi hỏi sự nghiên cứu và quan sát từ chính quá trình tham gia TMĐT. Cơ sở pháp lý của TMĐT bao gồm hàng loạt các vấn đề như các đạo luật và chính sách về TMĐT. Để thương mại điện tử phát triển, hệ thống pháp luật của quốc gia phải từng bước hoàn chỉnh để bảo đảm tính pháp lý của các giao dịch TMĐT, của hợp đồng và các chứng từ điện tử. Hạ tầng cơ sở pháp lý của TMĐT còn góp phần đảm bảo tính pháp lý của sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, bảo đảm các bí mật cá nhân của người tham gia giao dịch thương mại điện tử. Hạ tầng cơ sở pháp lý của TMĐT cũng bao gồm các vấn đề xử lý các hành vi phá hoại, những hành vi cản trở hoặc gây thiệt hại cho hoạt động TMĐT ở phạm vi quốc gia và quốc tế. 1.3.2. Bối cảnh kinh tế - xã hội Hạ tầng cơ sở của TMĐT là một tổng hoà nhiều vấn đề có liên quan đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, trong đó hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của TMĐT. Hạ tầng kinh tế - xã hội của TMĐT có thể hiểu là toàn bộ các nhân tố, các điều kiện cơ bản về kinh tế - xã hội nhằm tạo ra môi trường cho sự hình thành và phát triển của TMĐT. Quá trình thực hiện hoạt động TMĐT trước hết là quá trình con người sử dụng hệ thống các cơ sở vật chất, kỹ thuật của nền kinh tế để thực hiện các hành vi thương mại. Đối với TMĐT, một khi các hạ tầng cơ sở kinh tế chưa có hoặc không đầy đủ thì không thể thực hiện được các nội dung của TMĐT. Để thương mại điện tử thực sự đi vào đời sống cần phải có sự nhận thức sâu sắc của chính phủ, các nhà quản lý, các nhà hoạch định chiến lược và toàn xã hội về cơ hội phát triển và những lợi ích mà nó mang lại. Chính phủ phải nhận thức được cơ hội và lợi ích của TMĐT để thiết lập môi trường kinh tế, xã hội và pháp lý cho TMĐT. Các nhà quản lý, các nhà hoạch định chiến lược nhận thức được cơ hội và lợi ích của TMĐT để vạch chiến lược phát triển và đề ra giải pháp thích hợp. Từ chiến lược và giải pháp đó mà có kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ, có chính sách phát triển. Toàn xã hội nhận thức được cơ hội và lợi ích của TMĐT để tham gia vào hoạt động thương mại điện tử với tư cách là những chủ thể của quá trình. 1.3.3. Hạ tầng cơ sở nguồn nhân lực Để có thể phát triển được TMĐT cũng cần phải có nguồn nhân lực có trình độ tương ứng. Con người cấu thành cơ sở nhân lực của thương mại điện tử trước hết là đội ngũ các chuyên gia tin học, thường xuyên cập nhật những kiến thức của công nghệ thông tin và có khả năng đưa vào ứng dụng trong môi trường và điều kiện kinh doanh cụ thể. Đội ngũ các chuyên gia công nghệ thông tin và kỹ thuật máy tính sẽ tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho TMĐT. Đồng thời với các chuyên gia công nghệ thông tin và kỹ thuật máy tính, các nhà kinh doanh, những người quản lý, các chuyên viên và các khách hàng tiêu thụ cũng phải có trình độ nhất định về công nghệ thông tin, về ngoại ngữ và kỹ năng giao dịch trên mạng thì mới có khả năng tham gia TMĐT. Một đội ngũ chuyên gia tin học mạnh, thường xuyên bắt kịp các công nghệ thông tin mới, phát triển để phục vụ cho kinh tế số hóa nói chung và TMĐT nói riêng, cũng như có khả năng thiết kế các chương trình phần mềm đáp ứng được nhu cầu hoạt động của một nền kinh tế số hóa, tránh bị động, lệ thuộc hoàn toàn vào nước khác. Vì vậy, TMĐT sẽ dẫn tới sự thay đổi căn bản cả hệ thống giáo dục và đào tạo. 1.3.4. Hạ tầng cơ sở kỹ thuật - công nghệ Thương mại điện tử là hệ quả tất yếu của sự phát triển kỹ thuật số hoá và công nghệ thông tin mà trước hết là kỹ thuật máy tính điện tử. Vì vậy, TMĐT thực sự có vai trò và hiệu quả đích thực khi đã có một hạ tầng cơ sở kỹ thuật - công nghệ thông tin vững chắc. Hạ tầng cơ sở kỹ thuật - công nghệ ấy bao gồm các chuẩn của DN, của cả nước và sự liên kết của các chuẩn ấy với các chuẩn quốc tế, kỹ thuật ứng dụng và thiết bị ứng dụng và không chỉ của riêng từng DN mà phải là một hệ thống quốc gia với tư cách như một phân hệ của hệ thống công nghệ thông tin khu vực và toàn cầu (trên nền tảng của Internet hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa là bao gồm cả các phân mạng, hệ thống liên lạc viễn thông toàn cầu), hệ thống ấy phải tới được từng cá nhân trong hệ thống thương mại (cho tới từng cá nhân người tiêu dùng). Cùng với đó, hạ tầng cơ sở công nghệ của TMĐT còn phải bảo đảm tính kinh tế, nghĩa là chi phí của hệ thống thiết bị kỹ thuật và chi phí dịch vụ truyền thông phải ở mức hợp lý để bảo đảm cho các tổ chức và cá nhân đều có khả năng chi trả và bảo đảm giá cả của các hàng hoá dịch vụ thực hiện thông qua TMĐT không cao hơn so với thương mại truyền thống. 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại điện tử của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập Phát triển thương mại nói chung là hoạt động hết sức quan trọng để giúp các quốc gia có điều kiện để phát triển sản xuất xã hội và tăng cường khả năng hợp tác với nước ngoài. Từ nhiều năm nay, Đảng ta đã chủ trương phát triển thương mại trong nước cũng như thương mại với nước ngoài để tạo tiền đề cho hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế. Để thực hiện chủ trương trên, Chính phủ đã tạo mọi điều kiện để các DN có thể ứng dụng hiệu quả các phương thức kinh doanh thương mại, đặc biệt là phương thức kinh doanh TMĐT. Tuy nhiên, các DN Việt Nam thực hiện các phương thức kinh doanh thương mại nói chung và TMĐT nói riêng trong điều kiện quốc tế và trong nước diễn biến phức tạp, thuận lợi và thách thức đan xen. 1.4.1. Các nhân tố quốc tế Trong điều kiện thế giới đang có những thay đổi rất lớn về kinh tế, chính trị và khoa học công nghệ, việc nghiên cứu, lựa chọn và áp dụng phương thức kinh doanh thương mại điện tử sẽ phải chịu ảnh hưởng của những nhân tố sau: 1.4.1.1. Toàn cầu hóa Trong thời đại ngày nay, toàn cầu hóa kinh tế khu vực và quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Toàn cầu hóa thực chất là một quá trình quốc tế hóa kinh tế đã phát triển đến quy mô toàn cầu và bao gồm trong nó hai quá trình phát triển song song là tự do hóa kinh tế và hội nhập quốc tế. Đặc trưng chủ yếu của toàn cầu hóa là: Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đang giảm dần và sẽ bị xóa bỏ theo các cam kết đa phương. Các công ty của các quốc gia có quyền kinh doanh tự do ở mọi thị trường, trên các lĩnh vực được cam kết, không có phân biệt đối xử. Theo tính toán của Ngân hàng thế giới (WB), việc tăng hiệu quả từ tự do hóa thương mại sẽ làm tăng sản lượng toàn cầu khoảng 305 tỷ USD/năm trong thập kỷ tới. Việc thực hiện tự do hóa thương mại sẽ tạo tiền đề cho một nền thương mại tự do có tính chất toàn cầu. Xu thế chung này đòi hỏi các DN phải quan tâm nghiên cứu, ứng dụng và phát triển TMĐT để có thể cạnh tranh và thâm nhập một cách hiệu quả vào thị trường tự do có tính chất toàn cầu. 1.4.1.2. Thị trường khu vực phát triển mạnh Trong những năm gần đây, khu vực hóa kinh tế - thương mại đã trở thành trào lưu chung ở khắp các châu lục. Nhiều khu vực mậu dịch tự do được hình thành (AFTA, ACFTA, APEC) đã tạo cho hoạt động thương mại của các quốc gia trong khu vực được tiến hành một cách tự do. Việc thực hiện tự do hóa thương mại khu vực đang trở thành tiền đề quan trọng cho việc hình thành một thị trường tự do toàn cầu. Thông qua việc thực hiện khu vực mậu dịch tự do sẽ giúp cho các DN ở các nước có thêm sức mạnh, có thêm điều kiện thuận lợi để vươn ra thị trường thế giới. Mặt khác, liên kết khu vực sẽ giúp cho các DN ở các nước thành viên có thể liên kết với nhau để cạnh tranh với các đối tác là các công ty, các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới. Trong bối cảnh đó, các DN Việt Nam cần quan tâm và ứng dụng phát triển TMĐT nhằm chiếm lĩnh thị trường trong khu vực, từ đó vươn ra thị trường các nước khác. 1.4.1.3. Cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ Trải qua nhiều thập kỷ, khoa học và công nghệ ngày càng phát triển. Đến cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã có những bước đột phá mạnh. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã có ảnh hưởng lớn đến việc định hình phương thức tiến hành hoạt động thương mại (đặc biệt là TMĐT), cách tổ chức kinh doanh và các bước của tiến trình sản xuất. Việc sử dụng Internet và các ứng dụng của nó sẽ làm biến đổi phương thức kinh doanh, làm thay đổi cách thức đàm phán, ký kết hợp đồng và kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của các bên tham gia. Trong công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông và kinh doanh trên mạng Internet (E-business) sẽ làm biến đổi cách thức, tập quán kinh doanh của DN. Trên thực tế, chính các hoạt động thương mại thông qua mạng Internet đã làm phát sinh thuật ngữ Thương mại điện tử. Các khái niệm về tập đoàn lớn hay công ty nhỏ sẽ có những thay đổi bởi người ta không còn đánh giá quy mô công ty qua số lượng công nhân, số chi nhánh, mà chủ yếu dựa vào kết quả kinh doanh. Trong tương lai, khi TMĐT được các DN ứng dụng và phát triển rộng rãi thì việc thiết lập các văn phòng tại các trung tâm thương mại lớn sẽ giảm và các văn phòng ảo trên Internet sẽ trở thành xu hướng nổi trội. 1.4.1.4. Nền kinh tế tri thức, nền kinh tế số Đây là nền kinh tế mà theo đó hàm lượng tri thức trong mỗi sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đạt mức cao. Điều này là một tiền đề quan trọng cho việc ứng dụng và phát triển phương thức kinh doanh TMĐT ở mỗi DN. Như vậy, bối cảnh quốc tế đang có nhiều nhân tố thuận lợi cho việc ứng dụng và phát triển TMĐT nhưng cũng đặt ra cho các DN Việt Nam những thách thức không nhỏ. Việt Nam là nước đang phát triển, năng suất lao động chưa cao, lợi thế so sánh là sức lao động và tài nguyên thiên nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ đang ở trình độ thấp. Để đáp ứng được những đòi hỏi về việc ứng dụng và phát triển TMĐT, Chính phủ và các DN Việt Nam cần một sự nỗ lực lớn thì mới có thể ứng dụng và phát triển thành công phương thức kinh doanh này. 1.4.2 Các nhân tố trong nước Tiếp theo sự phát triển kinh tế khá nhanh và ổn định của giai đoạn 5 năm 2001-2005, kinh tế Việt Nam năm 2006 tiếp tục tăng trưởng cao với tốc độ tăng GDP ước đạt 8,17%. Tốc độ tăng trưởng GDP tương đối nhanh và bền vững đã tạo tiền đề quan trọng để thực hiện các mục tiêu khác, đặc biệt là mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu, chống lạm phát, giảm tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm, giảm tỷ lệ đói nghèo trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Nhìn một cách tổng thể, các nhân tố trong nước có ảnh hưởng đến việc các DN ứng dụng và phát triển TMĐT bao gồm: 1.4.2.1. Thị trường trong nước phát triển mạnh Những năm gần đây, các DN đã sử dụng nhiều phương thức kinh doanh để thực hiện hoạt động lưu thông trong nước, đặc biệt là các DN đã ý thức được tầm quan trọng của phương thức kinh doanh TMĐT và đã từng bước áp dụng phương thức này vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, chính sự thay đổi này đã đưa khối lượng và giá trị hàng hóa lưu thông trên thị trường nội địa ngày một tăng. Nhìn chung, Việt Nam đã hình thành một thị trường nội địa thống nhất, thông thoáng với sự tham gia của các DN thuộc nhiều thành phần kinh tế trong cả nước. Hoạt động thương mại phát triển sôi động, khối lượng hàng hóa đưa vào lưu thông tăng liên tục qua các năm, mặt hàng trao đổi phong phú và phù hợp với từng khu vực thị trường nhằm phục vụ yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của người dân. Phương thức kinh doanh trên thị trường nội địa ngày một đa dạng, mạng lưới kinh doanh được mở rộng trên địa bàn đô thị, nông thôn và miền núi. Nhiều phương thức kinh doanh được tiến hành một cách linh hoạt, phù hợp với yêu cầu của thị trường trong bối cảnh nước ta hội nhập kinh tế quốc tế ngày một sâu sắc. Mối liên kết giữa sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đã có những bước đột phá, nhiều DN trong nước đã quan tâm đến việc mở rộng thị trường nội địa thông qua việc áp dụng các phương thức kinh doanh hiện đại như TMĐT. Trật tự kỷ cương trên thị trường được khôi phục dần, nạn buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh trái phép bước đầu đã được kiềm chế. 1.4.2.2. Xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao trong GDP Từ năm 2000 đến nay, xuất khẩu của Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước. Năm 2006, tổng kim ngạch xuất khẩu mới chỉ đạt 39,483 triệu USD, nhưng đến năm 2010 tổng kim ngạch xuất khẩu đã lên tới 105,605 triệu USD. Điều này cho thấy sự đóng góp rất quan trọng của hoạt động xuất khẩu vào tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế và nó cũng là bằng chứng chứng minh rằng các DN Việt Nam đã áp dụng hiệu quả các phương thức kinh doanh thương mại nói chung và phương thức kinh doanh TMĐT nói riêng để thực hiện hoạt động kinh doanh với các DN nước ngoài. 1.4.2.3. Là ngành đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế Thực hiện cam kết AFTA, Việt Nam bắt đầu dỡ bỏ hàng rào thuế quan trong bối cảnh nội lực kinh tế chưa phải là mạnh, đặc biệt năng lực cạnh tranh của hàng hóa và DN Việt Nam đang ở mức thấp. Việt Nam đang là thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC). Tham gia APEC, Việt Nam đang phấn đấu thực hiện tự do hóa thương mại trong khu vực không chậm hơn năm 2020. Đây là thách thức rất lớn đối với Chính phủ và DN Việt Nam vì thời gian thực hiện tự do hóa thương mại đang đến gần trong khi đó năng lực cạnh tranh của hàng hóa và DN Việt Nam còn yếu và kém xa so với năng lực cạnh tranh của hàng hóa và DN ở các nền kinh tế hùng mạnh trên thế giới như: Mỹ, Nhật, EU, Canada… Việt Nam đang cùng các thành viên khác của ASEAN thực hiện Hiệp định khung về phát triển kinh tế toàn diện giữa các nước ASEAN và Trung Quốc mà trọng tâm của Hiệp định là việc xây dựng khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA). Với vai trò là cầu nối giữa thị trường Trung Quốc rộng lớn với thị trường ASEAN giàu tiềm năng, việc phát triển hoạt động thương mại nói chung, việc lựa chọn áp dụng phương thức kinh doanh thích hợp như TMĐT trong bối cảnh đó sẽ là những nhân tố quan trọng giúp cho Việt Nam thực hiện tốt các quy định của ACFTA, phát triển thương mại hàng hóa và dịch vụ, tăng cường quan hệ hợp tác với các nước ASEAN, đẩy mạnh phát triển hoạt động thương mại với Trung Quốc bằng nhiều phương thức kinh doanh khác nhau từ phương thức hàng đổi hàng đến chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất, và cả bằng phương thức kinh doanh hiện đại như TMĐT. Năm 2006, Việt Nam đã gia nhập WTO, tổ chức thương mại mang tính toàn cầu. Tuy nhiên, trở thành thành viên của WTO, Việt Nam gặp những thuận lợi to lớn trong việc hội nhập vào kinh tế thế giới, nhưng thách thức của quá trình này cũng là không nhỏ. Điều đó đòi hỏi các DN Việt Nam phải nỗ lực hết sức trong việc nâng cao năng lực cạnh của hàng hóa và dịch vụ mà DN đưa ra thị trường, lựa chọn phương thức kinh doanh tối ưu nhất. Trong bối cảnh đó, TMĐT là lựa chọn số một cho các DN. Có như vậy, DN mới có thể đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất, tránh những rủi ro đáng tiếc do không am hiểu luật thương mại quốc tế và các quy định của WTO, không am hiểu phong tục tập quán và những quy định riêng của các quốc gia đối với từng mặt hàng cụ thể. Nhìn chung, các nhân tố trong nước và quốc tế đã và đang tạo cho các DN Việt Nam nhiều cơ hội thuận lợi để lựa chọn và áp dụng phương thức kinh doanh hiện đại như TMĐT. Tuy nhiên, các thách thức đặt ra cho việc lựa chọn và áp dụng phương thức kinh doanh TMĐT đối với các DN Việt Nam cũng là rất lớn. Lý do chủ yếu là do cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện phương thức kinh doanh TMĐT vừa yếu, vừa thiếu, trình độ khoa học công nghệ ở Việt Nam chưa đủ ở mức cao, trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ còn yếu. Bên cạnh đó, còn nhiều vấn đề cản trở sự phát triển TMĐT còn tồn tại: việc rà soát các văn bản pháp luật liên quan tới TMĐT chưa được tiến hành. Một số quy định bất hợp lý cho TMĐT đã được DN nhắc tới từ những năm trước vẫn chưa được khắc phục. Những quy định về cấp phép thành lập website hay mua bán tên miền chưa phù hợp với thực tiễn. Cùng với tiến bộ công nghệ, sự phát triển phong phú, đa dạng của TMĐT. Sự bùng nổ của trò chơi trực tuyến dẫn đến nhu cầu xác định tính hợp pháp của tài sản ảo, các vụ tranh chấp về tên miền cho thấy cần có tư duy quản lý thích hợp với loại tài nguyên đặc biệt này, việc gửi thư điện tử quảng cáo thương mại với số lượng lớn đòi hỏi phải có biện pháp bảo vệ người tiêu dùng. Vấn đề an toàn, an ninh mạng, tội phạm liên quan đến TMĐT cũng là một vấn đề đáng chú ý. Hàng loạt những hành vi lợi dụng công nghệ để phạm tội tăng lên, điển hình là những vụ tấn công các website TMĐT www.pavietnam.vn, www.vietco.com, www.chodientu.com. Bên cạnh đó, tình trạng đột nhập tài khoản, trộm thông tin thẻ thanh toán cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động TMĐT lành mạnh. Trong thời gian gần đây, hoạt động phổ biến tuyên truyền và đào tạo về TMĐT đã có chuyển biến mạnh nhưng chưa đáp ứng nhu cầu xã hội. Hoạt động nghiên cứu về TMĐT hầu như chưa được triển khai. Để khắc phục được những yếu kém trên, cần có sự nỗ lực của các ban ngành Chính phủ, của hệ thống DN trong cả nước trong việc đổi mới khoa học công nghệ, đổi mới tư duy kinh doanh và đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh. Năm 2005 là năm cuối cùng của giai đoạn thương mại điện tử hình thành và được pháp luật chính thức thừa nhận tại Việt Nam. Trong những năm vừa qua, thương mại điện tử ở Việt Nam đã bước sang giai đoạn mới và phát triển trên tất cả mọi khía cạnh từ chính sách, luật pháp, giao dịch kinh doanh của DN và người tiêu dùng cũng như sự hỗ trợ đa dạng của các cơ quan nhà nước. Điều này hứa hẹn trong những năm tới, thương mại điện tử ở Việt Nam có thể có những bước tiến nhảy vọt, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế thương mại chung của cả nước. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP TRỰC TUYẾN 2.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến 2.1.1. Lịch sử hình thành Được thành lập từ năm 2004, ESC có một đội ngũ chuyên gia tư vấn CNTT từ các Viện nghiên cứu, trường đại học đã nhiều năm kinh nghiệm, đã từng tham gia các dự án lớn như: Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Bộ Ngoại giao, Báo Nhân Dân, mạng truyền báo quốc gia, đội ngũ hoạ sĩ thiết kế đồ hoạ được đào tạo chuyên nghiệp trong và ngoài nước, cùng với một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, các thiết bị đồ hoạ, hệ thống Server WEB, Email đặt tại trung tâm nước Mỹ và tại 2 thành phố lớn trong nước là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Chuyên nghiệp trong việc nghiên cứu và phát triển các giải pháp thương mại điện tử, các giải pháp an ninh mạng, phát triển các hệ thống tự động hóa, quản trị mạng và bảo trì thiết bị tin học và triển khai các hệ thống xử lý video kỹ thuật số. Là một trong những đơn vị đi tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin với hơn 4000 khách hàng trong đó có các khách hàng lớn như UNDP, Đài truyền hình Việt Nam, Đại sứ quán Pháp, Đại sứ quán Ý, Báo Sinh Viên và Hoa Học Trò, PUF, MASSO Group, BTV, Đại học Bình Dương, Truyền hình Đại Nam, Ngân hàng ACB... ESC rất tự hào đã đóng góp vào sự phát triển của nền công nghệ thông tin Việt Nam và được sự tín nhiệm của khách hàng trong cả nước. Với những thành công trên, ESC đã được Trung tâm Internet Việt Nam - VNNIC (Bộ Thông tin và Truyền thông) cấp chứng nhận là Nhà đăng ký chính thức tên miền Việt Nam (Official Accredited Registrar). Mục tiêu của chúng tôi là cùng với doanh nghiệp nghiên cứu, tìm kiếm các giải pháp phù hợp nhất với đặc thù của từng doanh nghiệp, trên cơ sở đó đảm bảo đầu tư của doanh nghiệp mang lại hiệu quả cao. Chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu và phát triển các giải pháp về thuơng mại điện tử, các giải pháp an ninh mạng, phát triển các hệ thống tự động hoá, quản trị mạng và bảo trì thiết bị tin học và triển khai các hệ thống xử lý Video kỷ thuật số. Với đội ngũ chuyên gia, kỷ sư trong nhiều năm kinh nghiệm được đào tạo chuyên nghiệp trong và ngoài nước, ESC cam kết mang đến cho doanh nghiệp các giải pháp kinh doanh trực tuyến, giải pháp tự động hóa quản lý doanh nghiệp phù hợp nhất, góp phần giúp doanh nghiệp đứng vững trong một thế giới phẳng. Giám đốc : Ông Nguyễn Anh Tuấn Hình thức kinh doanh : cung cấp dịch vụ Thương mại điện tử Lĩnh vực hoạt động : Cung cấp dịch vụ Công nghệ thông tin , Domain, Hosting, Website, Server, Phần mềm, vv… Vốn điều lệ : 4 tỷ đồng Định hướng kinh doanh : Giải pháp công nghệ hoàn hảo, đối tác công nghệ tin cậy. 2.1.2. Quá trình phát triển Mặc dù mới thành lập gần 8 năm nhưng công ty đã tạo dựng được một số uy tín trong thị trường, nhận những giải thưởng về doanh nghiệp công nghệ, doanh nhân văn hóa, doanh nghiệp vừa và nhỏ,... Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn 2.1.3.1 Chức năng Thực hiện phát triển dịch vụ TMĐT và đào tạo quản lý nhân sự. 2.1.3.2 Nhiệm vụ Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng tháng cho trung tâm Internet Việt Nam, Giấy xác nhận đủ điều kiện về kinh doanh TMĐT, trật tự tại nơi doanh nghiệp có trụ sở chính. Soạn thảo những văn bản pháp qui phục vụ cho các mặt hoạt động của Văn phòng dựa trên những văn bản pháp qui của Công ty. Thực hiện chế độ báo cáo tài chính định kỳ theo qui định của Công ty. Xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý theo qui mô định hướng của HĐQT. Chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho Cán bộ nhân viên. Thực hiện việc báo cáo với các Cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương theo qui định. 2.1.3.3 Quyền hạn Quản lý và giải quyết mọi công việc thuộc thẩm quyền. Giao dịch với các Cơ quan chức năng có liên quan đến hoạt động của Văn phòng. Ký kết các Hợp đồng kinh tế. Ký kết hợp đồng lao động, hợp đồng thử việc với người lao động. Ký các quyết định bổ nhiệm, bãi miễn các chức danh thuộc quyền. Ký quyết định khen thưởng, kỷ luật nhân viên thuộc quyền. Cơ cấu tổ chức Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty Hệ thống phân phối Tại Hà Nội: Địa chỉ: 71 Trần Quốc Toản, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội Tel: (04) 9 42 68 96 Fax: (04) 9 42 68 97 Tại TP Hồ Chí Minh: Địa chỉ:145, Đường D3, phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM Tel: (+84.8) 2 94 48 08 Fax: (+84-8) 2 58 14 09 Website:   Email::e-sales@escvn.comĐịa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó 2.2. Mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp cho việc phát triển thương mại điện tử Để đánh giá mức độ sẵn sàng cho việc phát triển TMĐT trong DN, ta có thể đưa ra một số chỉ tiêu cụ thể bao gồm: tổng số máy tính sử dụng trong DN, đào tạo CNTT và TMĐT, hạ tầng viễn thông và Internet, mục đích của việc sử dụng Internet trong DN, mức độ xây dựng và sử dụng mạng nội bộ. Những chỉ tiêu này có thể chưa nói lên toàn bộ mức độ sẵn sàng cho vấn đề phát triển TMĐT, nhưng cũng đã phần nào phản ánh được bức tranh tổng thể về việc chuẩn bị phát triển TMĐT tại Công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến. Trước hết, có thể thấy Công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến là một DN có quy mô nhỏ. DN có tổng số lao động là 28 người. Tuy vậy, tình hình đầu tư mua sắm máy tính tại DN là rất khả quan. Gần như mỗi một lao động của DN được trang bị một máy tính phục vụ trong công việc hàng ngày của mình. Có thể thấy điều kiện hạ tầng tối thiểu cho vấn đề phát triển TMĐT ở DN đã được xác lập. Trong những năm gần đây, nhận thức được tầm quan trọng của phương thức kinh doanh TMĐT đối với hoạt động của mình, DN đã chú ý hơn tới đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển TMĐT. Trong các phương thức đào tạo phổ biến hiện nay, thì hình thức đào tạo tại chỗ được DN lựa chọn và áp dụng để đào tạo thêm trình độ CNTT và TMĐT cho các nhân viên của mình. Về hạ tầng viễn thông và Internet, DN đã sử dụng điện thoại, máy fax và song song với đó DN cũng sử dụng kết nối Internet với hình thức truy cập bằng đường truyền ADSL trong các hoạt động hàng ngày của công ty mình. Bên cạnh đó, để đánh giá mức độ sẵn sàng cho TMĐT trong DN chúng ta cũng có thể xem xét mức độ ứng dụng CNTT và viễn thông ở DN như việc sử dụng các mạng nội bộ. Doanh nghiệp đã lắp đặt mạng LAN, để kết nối các máy tính trong phạm vi công ty từ đó các phòng ban, các cán bộ công nhân viên của công ty có thể chia sẻ tài nguyên với nhau, mà điển hình là chia sẻ tập tin, máy in, máy quét và một số các thiết bị khác phục vụ hoạt động tác nghiệp của các nhân viên. Về mục đích sử dụng Internet của DN, doanh nghiệp dùng Internet chủ yếu là phục vụ các hoạt động: tìm kiếm thông tin, trao đổi thư điện tử với khách hàng, và mục đích quan trọng nhất đó là giao dịch với khách hàng nhằm ký kết các hợp đồng mua bán dịch vụ web của DN mình. Có thể thấy DN đã biết khai thác nhiều lợi thế của Internet. Kết nối Internet giúp cho DN tìm kiếm thông tin về các đối tác qua mạng, tìm hiểu thông tin thị trường về ngành dịch vụ du lịch, tìm các thông tin quảng cáo hoặc chủ động quảng bá hình ảnh của DN. Doanh nghiệp đã có website, việc kết nối Internet cũng là điều bắt buộc để DN cập nhật các thông tin trên trang web của mình. Kết nối Internet cũng là cách dễ dàng và rẻ nhất để DN liên lạc với khách hàng, với các đối tác của mình thông qua thư điện tử hoặc các công cụ truyền và nhận dữ liệu khác. Như vậy có thể khẳng định điều kiện hạ tầng tối thiểu cho ứng dụng TMĐT đã được xác lập ở DN. Những hoạt động này phần nào phản ánh mức độ sẵn sàng cho TMĐT trong Công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến là khá cao. Thương mại điện tử có thể ứng dụng và phát triển ở mức độ cao phải được xuất phát từ mức độ tin học hoá cao trong nội bộ DN. Một vấn đề khác cần nói đến ở đây có vai trò quyết định tới sự sẵn sàng ứng dụng và phát triển phương thức kinh doanh TMĐT trong DN đó là các trở ngại đối với việc sử dụng Internet của DN. Đó là vấn đề an toàn và bảo mật thông tin, việc kết nối Internet còn chậm và không ổn định, chi phí đầu tư cho thiết bị mạng cũng là một trở ngại lớn. Những thực tế trên cho thấy công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến đã ý thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo mật khi triển khai ứng dụng CNTT và tham gia phương thức kinh doanh TMĐT, nhưng việc đề ra các biện pháp tự bảo vệ thì DN vẫn còn nhiều lúng túng. Chính vì vậy thái độ của DN là e ngại và chờ đợi, chưa chủ động tìm ra giải pháp cho vấn đề bảo mật an toàn mạng nói chung và trong hoạt động giao dịch TMĐT nói riêng. 2.3. Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở doanh nghiệp 2.3.1. Thực trạng website của doanh nghiệp Website là tập hợp của rất nhiều trang web - một loại siêu văn bản (tập tin dạng HTML hoặc XHTML) trình bày thông tin trên mạng Internet- tại một địa chỉ nhất định để người xem có thể truy cập vào xem. Trang web đầu tiên người xem truy cập từ tên miền thường được gọi là trang chủ (homepage), người xem có thể xem các trang khác thông qua các siêu liên kết (hyperlinks). Đặc điểm tiện lợi của website: thông tin dễ dàng cập nhật, thay đổi, khách hàng có thể xem thông tin ngay tức khắc, ở bất kỳ nơi nào, tiết kiệm chi phí in ấn, gửi bưu điện, fax, thông tin không giới hạn (muốn đăng bao nhiêu thông tin cũng được, không giới hạn số lượng thông tin, hình ảnh...) và không giới hạn phạm vi. Một website thông thường được chia làm 2 phần: giao diện người dùng (front-end) và các chương trình được lập trình để website hoạt động (back-end). Giao diện người dùng là định dạng trang web được trình bày trên màn hình của máy tính của người xem (máy khách) được xem bằng các phần mềm trình duyệt web như Internet Explorer, Firefox,... Tuy nhiên ngày nay người xem có thể xem website từ các thiết bị điện tử khác như điện thoại di động, PDA,...Việc trình bày một website phải đảm bảo các yếu tố về thẩm mỹ đẹp, ấn tượng; bố cục đơn giản, dễ hiểu và dễ sử dụng, các chức năng tiện lợi cho người xem. Đặc biệt ngày nay, website trở nên sống động với những hiệu ứng đa dạng của hình ảnh và chữ kết hợp với âm thanh. Hình 2.2. Trang chủ website www.esc.vn Phần Back-end là phần lập trình của website lưu trữ trên máy chủ (Server). Sự khác nhau ở phần lập trình back-end của website làm phân ra 2 loại website: Website tĩnh và website động. - Website động (Dynamic website) là website có cơ sở dữ liệu, được cung cấp công cụ quản lý website (Admin Tool) để có thể cập nhật thông tin thường xuyên, quản lý các thành phần trên website. Loại website này thường được viết bằng các ngôn ngữ lập trình như PHP, Asp.net, JSP, Perl,..., quản trị Cơ sở dữ liệu bằng SQL hoặc MySQL,... - Website tĩnh do lập trình bằng ngôn ngữ HTML theo từng trang như brochure, không có cơ sở dữ liệu và không có công cụ quản lý thông tin trên website. DN phải biết kỹ thuật thiết kế trang web (thông thường bằng các phần mềm như FrontPage, Dreamwaver,...) khi muốn thiết kế hoặc cập nhật thông tin của những trang web này. Website của Công ty cũng là một dạng website tĩnh được thiết kế bằng ngôn ngữ HTML. Trước đây, chưa có một bộ tiêu chuẩn nào được định ra cho việc trình bày trang web dẫn đến những khó khăn như sự thiếu tương thích giữa các trình duyệt, không tương thích với các thiết bị truy cập khác không phải máy tính. Chính vì vậy, tổ chức W3C đã xây dựng Dự án chuẩn hóa Web (Web Standard) nhằm thiết lập một số chuẩn chung nhất cho các công nghệ, ngôn ngữ sử dụng trong việc thiết kế Web. Dự báo trong một tương lai gần, website sẽ trở nên thân thiện với người dùng khi có những tương tác tùy biến theo nhu cầu của mỗi người. Hình 2.3. Trang domain website www.esc.vn Hình 2.4. Trang shopping cart website www.esc.vn Ngoài website, doanh nghiệp còn sử dụng linh hoạt các phương tiện điện tử khác như thư điện tử, fax, điện thoại để thực hiện giao dịch với khách hàng. Hầu hết các hợp đồng của doanh nghiệp với khách hàng được ký kết thông qua các phương tiện điện tử này. Tuy vậy, DN lại chưa chú trọng lắm đến đầu tư phát triển website theo chiều sâu. Website của doanh nghiệp nhìn chung chưa thực sự phát huy được những chức năng của một website chuyên nghiệp. Website chỉ mới dừng lại ở hình thức đưa tin, giới thiệu về doanh nghiệp và sản phẩm lên mạng mà chưa có cơ chế nhận thông tin từ phía các khách hàng. Thêm vào đó, thông tin trên website không được cập nhật thường xuyên. Ngoài ra việc thanh toán trực tuyến tại website đang gặp rất nhiều khó khăn về đường truyền mạng, đầu từ server còn hạn chế, chưa cập nhật thiết kế website phiên bản mới protal, website quá nhiều nội dung gây khó sử dụng cho người dùng. Vì vậy website đã không phát huy được tính ưu việt của hình thức kinh doanh trên mạng dẫn đến giao dịch trên mạng đạt kết quả không cao. Nhìn chung khâu thiết kế website của DN có 4 vấn đề có thể làm cho DN mất khách hàng như sau: Thứ nhất: Kích cỡ website quá lớn Nếu như phải mất từ 5 cho đến 7 giây để tải xuống website của DN thì DN nên đánh giá một cách khách quan về website của mình. Đó là lỗi lớn nhất mà người thiết kế giao diện website thường mắc phải. Có thể DN truy cập internet bằng đường truyền tốc độ cao cộng chút hứng thú nên phần đồ hoạ DN đưa vào chiếm tỉ trọng lớn trong giao diện của trang. Tuy nhiên, DN thử tính đến trường hợp, nếu khách truy cập không có điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi như của DN, không có cáp truyền và tốc độ truy cập cao thì việc phải mất từ 5 đến 7 giây để tải xuống 1 trang web là chuyện thường tình, và tất nhiên không phải ai cũng có đủ lòng kiên trì để chờ đợi như vậy. Thứ hai: Các quảng cáo loè loẹt, sặc sỡ Đúng vậy, có thể đó là các banner quảng cáo mang đến cho DN nguồn thu về tài chính. Nhưng hãy thử tưởng tượng, khi truy cập vào một trang nào đó mà đập ngay vào mắt mình là cả một cụm, một dãy dài từ đầu tới cuối hay cả một góc của trang tràn ngập các banner và logo quảng cáo thì chắc rằng người khách viếng thăm website cũng không hề có chút cảm tình với trang web đó. Trên thực tế, các website của Việt Nam rất hay mắc lỗi này, các quản trị gia quá chú trọng vào nguồn thu quảng cáo từ việc cho đặt banner, cho nên các trang đó không còn mang tính thẩm mỹ cũng như nét đặc trưng của mình. Vì vậy, nên biết dàn trải một cách hợp lý các banner, logo quảng cáo sang các trang chuyên mục khác. Thứ ba: Bố cục rắc rối, lằng nhằng Trước khi DN xây dựng một website, phần việc phải tiến hành trước tiên là xây dựng một sơ đồ website. Doanh nghiệp lên kế hoạch bao gồm danh sách cụ thể những gì cần phải làm như: số lượng trang, các chuyên mục, liên kết các trang, liên kết các chuyên mục, dịch vụ, nội dung thông tin cho từng trang, từng chuyên mục. Tiếp đến là tạo một form thông tin liên hệ, chỉ dẫn và đặt lên từng trang ở một vị trí phù hợp và ít bị thay đổi ở các trang khác cho độc giả dễ nhận thấy. Cuối cùng: Lạm dụng trong quảng cáo website Khi DN tiến hành quảng cáo cho website, DN thường dùng phần mềm gửi thư đồng loạt tới các địa chỉ e-mail, tuy nhiên phương pháp này giờ tỏ ra không mấy hữu hiệu bởi các nhà cung cấp dịch vụ e-mail coi đó là hành động gửi thư rác. Và tất nhiên, nếu như DN gửi một bức thư có cùng một nội dung tới các địa chỉ khác nhau có đuôi tên miền của một nhà cung cấp dịch vụ thì bức thư đó sẽ tự động bị nhận dạng là spam. Trong chiến dịch xúc tiến quảng bá website, DN có thể sử dụng các biện pháp quảng cáo đơn giản miễn phí kèm theo khác như sử dụng các diễn đàn, tham gia các nhóm chat, trao đổi banner quảng cáo hai chiều với các website khác. Một vấn đề cũng cần được quan tâm đó là việc tham gia sàn giao dịch điện tử của DN cũng chưa được triển khai. Trong bối cảnh, nguồn nhân lực cho triển khai TMĐT của DN còn ít và nguồn tài chính khiêm tốn thì việc tham gia các sàn giao dịch TMĐT là một giải pháp mang tính chiến lược và có hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh của DN nhưng ngay cả giải pháp mang tính hiệu quả này vẫn chưa được quan tâm thích đáng. 2.3.2. Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ thương mại điện tử Sự bùng nổ của công nghệ thông tin và sự hội tụ giữa các dịch vụ viễn thông – truyền thông như điện thoại, fax, internet, e-mail... đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh, thương mại của các tổ chức, cá nhân và sự phát triển kinh tế xã hội của các nước. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông cũng đẩy nhanh tốc độ tự do hóa kinh tế, toàn cầu hóa và khu vực hóa, điều này tạo ra nhiều sức ép về nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến nói riêng. Đồng thời, cách duy nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh cho một DN có quy mô nhỏ cũng là đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực và đẩy nhanh tốc độ tham gia các thị trường chung. Thương mại điện tử là một yêu cầu tiên quyết vì khi hội nhập kinh tế và tham gia các thị trường chung, doanh nghiệp phải sử dụng phương thức giao dịch đang trở nên phổ biến hiện nay là phương thức kinh doanh thương mại điện tử. Phát triển TMĐT là xu hướng tất yếu của thời đại trên phạm vi toàn cầu. Triển khai ứng dụng TMĐT ở công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến đã được xác định cụ thể qua kế hoạch tổng thể của ban lãnh đạo công ty và các chương trình trọng điểm theo hướng phát triển của DN những năm sau này. Trong những chương trình này, chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho TMĐT có vị trí, ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Doanh nghiệp đã nhận thấy lợi ích và tầm quan trọng của TMĐT đối với hoạt động kinh doanh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Tuy nhiên đội ngũ cán bộ chuyên trách về TMĐT hoàn toàn chưa có, chỉ một số rất ít là các cán bộ kinh doanh, hoặc cán bộ tin học được đào tạo ngắn hạn về TMĐT. Hơn nữa, do đặc thù của lĩnh vực TMĐT đòi hỏi người làm phải có cả ba khối kiến thức về: thương mại, CNTT và ngoại ngữ nên đào tạo ngắn hạn không thể đem lại những kiến thức và kỹ năng đầy đủ, cần thiết để tổ chức hoạt động thương mại hiệu quả nhất tại doanh nghiệp. Mặc dù định hướng đào tạo thêm nguồn nhân lực hoặc thiết lập phòng ban riêng về TMĐT được DN quan tâm đến, nguồn lực cho CNTT nói chung và cho việc phát triển TMĐT ở DN nói riêng vẫn còn thiếu và yếu. Thực tế hiện nay, DN chưa hề có một cán bộ chuyên trách về TMĐT mà chủ yếu mảng hoạt động TMĐT do cán bộ kiêm nhiệm phụ trách. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả áp dụng phương thức kinh doanh TMĐT ở công ty. Khoảng trống lớn về nhân lực có kiến thức thương mại điện tử sẽ là khó khăn lớn cho doanh nghiệp khi phải thích nghi với các phương thức giao dịch thương mại của các nước phát triển. Nếu không được đầu tư kịp thời về nhân lực, thương mại điện tử vốn là một lợi thế để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có quy mô nhỏ có thế sẽ trở thành một rào cản nữa cho doanh nghiệp tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Vì thế, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực có chất lượng cao, có khả năng quản lý các hoạt động liên quan đến TMĐT là một nhu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Làm thương mại trong môi trường kinh doanh quốc tế đòi hỏi không chỉ am hiểu về nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, nắm vững luật pháp kinh doanh quốc tế mà còn phải biết tận dụng những thành tựu của CNTT - truyền thông và các hoạt động kinh doanh để tăng hiệu quả, giảm chi phí, nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Với đặc thù của chuyên ngành TMĐT, việc sử dụng một nguồn nhân lực vừa có kiến thức về kinh doanh quốc tế và chuyên sâu về thương mại điện tử, giỏi ngoại ngữ, có kỹ năng và kiến thức đầy đủ về CNTT, chắc chắn sẽ đáp ứng được nhu cầu đang rất cấp bách của doanh nghiệp trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. 2.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển thương mại điện tử ở doanh nghiệp 2.4.1. Những thành tựu đạt được Sau hơn 7 năm hoạt động kể từ ngày thành lập (tháng 7/2004) và sau 5 năm triển khai ứng dụng phương thức kinh doanh TMĐT vào hoạt động của mình, ban lãnh đạo công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến cho biết: Nhờ có website www.esc.vn, hoạt động kinh doanh của công ty đã có những thay đổi về chất, khắc phục được những trở ngại về địa lý giữa Việt Nam và các nước. Website www.esc.vn đã mang lại cho công ty thêm khoảng 30% lượng khách hàng tìm đến với dịch vụ của mình. Ngoài ra, sự xuất hiện của công ty trên Internet đã góp phần đưa uy tín của DN này lên một tầm cao mới. Nhiều đề nghị hợp tác, nhiều cơ hội thị trường mới đã xuất hiện nhờ sự có mặt của website này trên Internet. Đến tháng 8/2009, chỉ sau vài tháng kể từ khi website www.bookvn.com hệ thống bán phần cứng công ty được chính thức đưa vào hoạt động. Đây chính là điều kiện cần và đủ để công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến phát triển bền vững vươn tới chiếm lĩnh thị trường cả phần mềm, phần cứng và khẳng định thương hiệu. Với lợi thế là một công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ web nên việc xây dựng website trở nên dễ dàng và tạo được tính chất đặt thù website của riêng mình. Công ty luôn chú trọng đến việc xây dựng hoàn chỉnh, cập nhật thường xuyên các thông tin về dịch vụ CNTT, mặt khác công ty còn tiếp tục mở rộng và phát triển thêm dịch vụ gia tăng về TMĐT… Bảng 2.1. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến trong vòng ba năm trở lại đây TT Nội dung Thực hiện 2005 Thực hiện 2006 Thực hiện 2007 Thực hiện 2008 Thực hiện 2009 Tính cho cả 3 năm 1 Tổng số khách 1.037 1.477 1.618 2.137 2.539 8808 Khách domain 780 1.134 1.235 1.639 1.960 6.748 Khách hosting 199 241 280 361 427 1.508 Khách Website 58 102 103 137 152 552 2 Chi phí (triệu VND) 2.405 2.871 3.229 3.511 3.899 15.915 3 Tổng doanh thu (triệu VND) 2.816 3.303 3.686 4.083 4.726 18.614 4 Lãi gộp (triệu VND) 411 432 457 572 827 2.399 Bảng 2.2. Sự tăng giảm doanh thu, chi phí và lợi nhuận theo từng năm (từ năm 2005 đến năm 2009) Qua biểu đồ biểu diễn ba chỉ tiêu: doanh thu, chi phí và lợi nhuận ta thấy rõ hiệu quả trong hoạt động của công ty. Tổng doanh thu của doanh nghiệp qua từng năm luôn cao hơn tổng chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Đường tổng doanh thu luôn có xu hướng đi lên và song song với đường chi phí do vậy có thể đưa ra nhận xét: cơ cấu giữa doanh thu và chi phí là khá hợp lý. Bên cạnh đó, đường lợi nhuận thuần (lãi gộp) luôn có xu hướng đi lên, tức lợi nhuận thu được của doanh nghiệp năm sau luôn đạt và vượt cao hơn năm trước. Về doanh thu từ TMĐT của 5 năm gần đây (từ năm 2005 đến 2009) so với các năm trước đó mà DN chưa đẩy mạnh phương thức kinh doanh TMĐT. Nhìn chung có thể nhận thấy trong những năm vừa qua, hoạt động kinh doanh dịch vụ TMĐT của doanh nghiệp luôn đạt hiệu quả, tỷ lệ tăng doanh thu và tỷ lệ tăng lợi nhuận năm sau luôn đạt và vượt cao hơn năm trước. Việc ứng dụng và phát triển khá thành công phương thức kinh doanh TMĐT vào hoạt động kinh doanh của DN cũng đem lại những kết quả bước đầu khá khả quan. Với những thành tựu đã đạt được của DN với phương thức kinh doanh TMĐT trong những năm vừa qua có thể nói: TMĐT ở công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến đã bước sang giai đoạn mới và điều này hứa hẹn trong những năm tới, TMĐT ở DN có thể có những bước tiến nhảy vọt, góp phần thúc đẩy phát triển hoạt động kinh doanh của công ty và góp phần vào sự phát triển kinh tế thương mại chung của cả nước. Công ty đã liên kết với hầu hết tất cả các ngân hàng lớn trong và ngoài nước để có thể thanh toán qua các loại thẻ, Visa, Master, Credit, DebitCard, … Ngày càng hoàn thiệt hệ thống thanh toán hơn với sự giúp đỡ từ các ngân hàng Vietcombank, Dongabank, Vietinbank, ACB, vv… Hệ thống được bảo trì và bảo hành ở cấp độ cao, được bảo mật thông tin 3 lớp. Trang bị máy chủ server đặt tại trung tâm Datacenter Công viên Phần Mềm Quang Trung. Bảo mật thông tin tất cả các khách hàng tham gia mua hàng tại website của công ty. Nâng cấp hệ thống bán hàng trực tuyến cho phù hợp tương thích cho người dung cũng như hệ thống liên ngân hàng. Đang kiêu gọi nhà tài trợ cùng tham gia khai thác kênh bán hàng này để mở rộng tương lai. ESC đã liên kết với các website bán hàng lớn trong nước như www.chodientu.vn, www.gophatdat.com , www.5giay.vn, www.vatgia.com 2.4.2. Những tồn tại cần quan tâm giải quyết để thương mại điện tử ở doanh nghiệp Những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến việc phát triển phương thức kinh doanh TMĐT ở Việt Nam. Bằng việc ban hành các văn bản pháp lý để hướng dẫn và quản lý việc áp dụng phương thức kinh doanh TMĐT, Nhà nước đã tạo dựng được một môi trường pháp lý thuận lợi cho phát triển TMĐT tại các doanh nghiệp trên phạm vi cả nước. Việc Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về thương mại điện tử ngày 9 tháng 6 năm 2006 đánh dấu một bước tiến lớn trong việc tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về thương mại điện tử. Nghị định này thừa nhận giá trị pháp lý của chứng từ điện tử trong các hoạt động liên quan tới thương mại. Đây là cơ sở để DN và người tiêu dùng yên tâm tiến hành giao dịch thương mại điện tử, khuyến khích TMĐT phát triển, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia, đồng thời cũng là căn cứ pháp lý để xét xử khi có tranh chấp liên quan đến hoạt động thương mại điện tử. Nghị định về thương mại điện tử là nghị định đầu tiên hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử và là nghị định thứ sáu hướng dẫn Luật Thương mại (sửa đổi) được ban hành. Mặc dù vậy, nhiều tồn tại, bức xúc vẫn cần phải được quan tâm giải quyết trong việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển TMĐT ở DN. Cụ thể là: Việc ban hành các văn bản thi hành luật Giao dịch điện tử diễn ra còn chậm. Nhiều Bộ ngành đã rất cố gắng trong việc xây dựng các nghị định khác hướng dẫn thi hành Luật Giao dịch điện tử như Nghị định về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, Nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính, Nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, đến cuối năm 2009 chưa có nghị định nào trong số những nghị định này được ban hành. Việc rà soát các văn bản pháp luật liên quan tới TMĐT chưa được tiến hành. Một số quy định bất hợp lý cho thương mại điện tử đã được doanh nghiệp nhắc tới từ những năm trước vẫn chưa được khắc phục. Những quy định về cấp phép thành lập website hay mua bán tên miền chưa phù hợp với thực tiễn. Cho đến hiện nay, nhận thức của DN về sự cần thiết và hiệu quả của việc áp dụng phương thức kinh doanh TMĐT chưa đầy đủ. Doanh nghiệp hiện nay rất thiếu cán bộ có tay nghề đáp ứng được nhu cầu của công nghệ như: Việc nối mạng và sử dụng mạng cơ sở; kiến thức, kỹ năng nhận và xử lý thông tin; ngôn ngữ trên mạng; khả năng tài chính để kinh doanh và sử dụng mạng. Do vậy, DN đã nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của phương thức kinh doanh TMĐT nhưng thực sự họ không biết khởi đầu từ đâu và làm như thế nào với ai. Website của DN nhìn chung chưa thực sự phát huy được những chức năng của một website chuyên nghiệp. Website chỉ mới dừng lại ở hình thức đưa tin, giới thiệu về doanh nghiệp và sản phẩm lên mạng, đặt hàng quan mạng, ngoài ra có hệ thống quản lý tên miền nhưng chưa thanh toán trực tiếp qua website. Thêm vào đó, thông tin trên website không được cập nhật thường xuyên, không có những thông tin về sản phẩm mới, hay chiến dịch bán hàng mới. Vì vậy các website đã không phát huy được tính ưu việt của hình thức kinh doanh trên mạng dẫn đến giao dịch trên mạng đạt kết quả không cao. Vấn đề an toàn, an ninh mạng, tội phạm liên quan đến TMĐT cũng là một vấn đề đáng chú ý trong năm 2010. Những hành vi lợi dụng công nghệ để phạm tội tăng lên một cách đáng lo ngại, điển hình là những vụ tấn công các website thương mại điện tử www.vatgia.com, www.chodientu.com, ngay cả cổng TMĐT quốc gia www.ecvn.gov.vn cũng bị các hacker tấn công. Bên cạnh đó, tình trạng đột nhập tài khoản, trộm thông tin thẻ thanh toán cũng đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động TMĐT lành mạnh. Doanh nghiệp cũng đã bắt đầu ý thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo mật khi triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và tham gia TMĐT, nhưng để đưa ra các biện pháp tự bảo vệ thì DN còn lúng túng. Chính vì thế mà thái độ của DN vẫn là e ngại và chờ đợi, chưa chủ động tìm ra giải pháp cho vấn đề bảo mật an toàn mạng nói chung và trong giao dịch TMĐT nói riêng. Những sự kiện thương mại điện tử nổi bật trong những năm qua: 1) Năm 2006 Việt Nam đăng cai và chủ trì thành công các hội nghị về thương mại điện tử trong khuôn khổ APEC; Luật Giao dịch điện tử có hiệu lực; 2) năm 2007 Cổng Thương mại điện tử quốc gia (ECVN) vươn ra tầm quốc tế; Ban hành Nghị định về thương mại điện tử; và 5) Sàn thương mại điện tử hàng đầu của Việt Nam (ECVN) bị tấn công. Năm 2008 website bộ giao dục bị tất công. Điều này cho thấy sự cấp thiết phải xây dựng hệ thống văn bản pháp quy và triển khai các biện pháp phòng chống tội phạm công nghệ cao nhằm tạo môi trường ổn định cho thương mại điện tử phát triển. Bên cạnh những vấn đề về an toàn và bảo mật thông tin là trở ngại lớn nhất đối với DN thì việc kết nối Internet chậm và không ổn định do đường truyền có tốc độ thấp, giá kết nối và truy cập mạng so với các nước trong khu vực và trên thế giới còn ở mức cao cũng là một trở ngại. Những trở ngại này có thể nói đã ảnh hưởng lớn đến việc ứng dụng và phát triển phương thức kinh doanh thương mại điện tử ở DN. Một vấn đề cũng cần được quan tâm đó là nguồn lực cho công nghệ thông tin nói chung và cho việc phát triển TMĐT ở doanh nghiệp nói riêng vẫn còn thiếu. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả áp dụng TMĐT doanh nghiệp. Khó nối hệ thống thông tin với ngân hàng hay dịch vụ cung cấp, thanh toán điện tử. Cơ sở vật chất phục vụ việc thanh toán điện tử chưa cao. Cơ sở hạn tầng côn nghệ thông tin còn yếu kém sơ với các nước trên thế giới nên chưa đáp ứng được các yêu cầu đặt ra. Nhân sự thiếu nhân sự cho việc bán hàng. Việc bảo trì và bảo hành website cũng như hệ thống chưa có đi vào hướng chuyên nghiệp cao. Hợp đồng điện tử chưa áp dụng(rào cản vướt mắt từ các bên thanh gia cũng như đơn vị trung gian và luật pháp chưa rõ ràng). Niềm tin trong TMĐT Có đến 98% các trang web TMĐT chưa cung cấp đầy đủ các thông tin cơ bản về chủ trang web như địa chỉ, số điện thoại, email, giấy phép đăng ký kinh doanh; 96% trang web không công bố cơ chế giải quyết tranh chấp; 48% không công bố thông tin về các điều khoản giao dịch; 38% trang web không công bố rõ ràng cơ cấu giá; 46% trang web không công bố đầy đủ điều khoản giao dịch; 20% trang web không đưa ra thời hạn trả lời đề nghị đặt mua hàng của khách. Đặc biệt, tất cả các trang web này đều có thu thập thông tin cá nhân của khách hàng, kể cả các thông tin nhạy cảm như thẻ tín dụng, số tài khoản... nhưng chỉ 12% trang web có chính sách bảo vệ thông tin cá nhân và 6% trang web cho phép khách hàng lựa chọn đồng ý hoặc từ chối cung cấp thông tin cá nhân khi tham gia giao dịch. Thối quen mua hàng truyền thống, văn háo làng xã của người Á Đông và đặt biệt là Việt Nam, văn hóa làng xã cũng là rào cảng cực lớn để thương mại điện tử pháp triển. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP TRỰC TUYẾN 3.1. Quan điểm 3.1.1 Quan điểm 1: TMĐT là xu hướng tất yếu trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin vào việc phát triển kinh tế đang là công cụ hữu hiệu nhất của mõi quốc gia hiện nay và cả Việt Nam không nằm ngoài xu hướng đó. Bằng chứng là rất nhiều trang website ra đời, những sàn giao dịch, mua bán…ra đời. 3.1.2 Quan điểm 2: Phát triển TMĐT sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy thương mại và nâng cao sức cạnh tranh của DN trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Thương mại điện tử tạo ra cơ hội mới giúp DN mở rộng thị trường, giảm chi phí giao dịch, tiết kiệm thời gian, nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán hàng, v.v... qua đó nâng cao sức cạnh tranh của mình. Trong giai đoạn 2006 – 2011, Việt Nam sẽ hội nhập sâu sắc và toàn diện vào nền kinh tế thương mại quốc tế. Năm 2006 cũng là năm đánh dấu sự hội nhập kinh tế quốc tế sâu sắc và toàn diện của Việt Nam. Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Việt Nam cũng đã thực hiện tốt vai trò nước chủ nhà của Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), thể hiện cam kết tiếp tục mở cửa nền kinh tế với thế giới. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi DN phải quan tâm thực sự đến việc nâng cao khả năng cạnh tranh. Trong bối cảnh đó, TMĐT là một công cụ quan trọng được DN quan tâm triển khai ứng dụng. Đồng thời với việc tiếp tục mở cửa thị trường trong nước theo lộ trình của các cam kết quốc tế, hàng hoá và DN cũng có cơ hội rất lớn để thâm nhập thị trường toàn cầu. Phát triển mạnh mẽ thương mại điện tử sẽ giúp DN nắm bắt được các cơ hội mới. 3.1.3 Quan điểm 3: Doanh nghiệp đóng vai trò quyết định đến sự phát triển TMĐT là người bán, người mua, người ứng dụng và phát triển công nghệ lớn nhất. Chính DN sẽ tự quyết định có tham gia TMĐT hay không, tham gia như thế nào, vào thời điểm nào, sẽ đầu tư nhân lực và nguồn lực ra sao, v.v... Nói cách khác, DN là lực lượng nòng cốt đối với việc ứng dụng và phát TMĐT. Mặc dù DN là lực lượng nòng cốt, đóng vai trò quyết định trong ứng dụng và phát triển TMĐT nhưng Nhà nước đóng vai trò quan trọng. Nhà nước có nhiệm vụ tạo ra môi trường thuận lợi cho ứng dụng và phát triển TMĐT, xây dựng khung khổ pháp lý, thiết lập sự cạnh tranh lành mạnh, hỗ trợ tạo ra cơ chế giải quyết tranh chấp, bí mật riêng tư, bảo vệ người tiêu dùng, v.v... Nhà nước có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công hỗ trợ cho TMĐT như hải quan điện tử, thuế điện tử, đăng ký đầu tư điện tử, cấp phép nhập khẩu điện tử, v.v... Nếu nhà nước không hoàn thành tốt nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công này thì TMĐT cũng rất khó phát triển một cách toàn diện và mạnh mạnh mẽ. Chúng ta có thể dẫn ra một số những bất lợi cho doanh nghiệp khi không có website và không tham gia phương thức kinh doanh TMĐT. Khó tiếp cận được thị trường thế giới rộng với chi phí nhỏ. Không cung cấp được đầy đủ thông tin cho khách hàng một cách nhanh chóng, tiện lợi. Không giải đáp thắc mắc, yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả. Không cung cấp được dịch vụ tiện lợi cho khách hàng chọn hàng, đặt hàng. Marketing bị giới hạn phạm vi địa lý. Không truyền tải được nhiều thông tin, thời lượng. Không dễ dàng theo dõi hiệu quả, nhận tương tác của khách hàng. Chi phí marketing rất cao chi phí in ấn, gửi tài liệu, liên lạc qua phone, fax... đặc biệt là khi người nhận ở xa (liên tỉnh, quốc tế) vv... Bộ mặt DN, lợi thế cạnh tranh:Khi đối thủ cạnh tranh có website mà doanh nghiệp không có thì doanh nghiệp khó giữ khách hàng cũ và tìm thêm khách hàng mới. Tính chuyên nghiệp trong thời đại Toàn cầu hóa, Kỹ thuật số, Thông tin, Kinh tế Tri thức... Một doanh nghiệp không có website ắt hẳn không theo kịp thời đại, không chuyên nghiệp đó là những gì mọi người nghĩ và tin như thế. 3.2. Mục tiêu Tại Việt Nam cũng như hầu hết các nước khác trên thế giới, doanh nghiệp vừa và nhỏ rất năng động và có vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này bị hạn chế về nguồn lực nên ứng dụng TMĐT là cơ hội để họ đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, tiết kiệm chi phí giao dịch và chăm sóc khách hàng, v.v... Thực tế ở Việt Nam tới 2011 cho thấy chính các doanh nghiệp vừa và nhỏ là lực lượng tiên phong trong việc ứng dụng TMĐT. Công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến là một điển hình cho mô hình DN này và DN cũng đã có những ứng dụng nhất định TMĐT vào từng khâu hay của toàn bộ các khâu của giao dịch thương mại. 3.2.1. Công cụ cung cấp thông tin: Website là một công cụ cung cấp thông tin quan trọng của doanh nghiệp không những cho đối tượng khách hàng mà còn cho các đối tượng khác như: nhà đầu tư, cổ đông, đối tác, thông tin đại chúng. Ngoài ra, các ứng dụng web rất phong phú và đa dạng có thể ứng dụng trong rất nhiều hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp khi xây dựng và hoàn thiện website của mình không thể không biết đến ba từ không thể thiếu với một website chuyên nghiệp. Có ba từ đại diện cho những nhân tố then chốt trong thành công của bất cứ website nào. Nắm vững được tầm quan trọng của 3 từ này tức là DN đã đạt được một nửa con đường tới thành công trên Internet. Và ngược lại, nếu không để ý đến chúng thì nhà kinh doanh sẽ khó lòng đạt được bất cứ một thành công tài chính nào từ chiến dịch marketing trên mạng. Miễn phí Nhân tố then chốt trong toàn bộ thế giới Internet chỉ là một từ đơn giản "Miễn phí". Đây là từ DN phải biết nếu muốn kinh doanh thành công trên Internet. Cách dễ nhất để thu hút mọi người đến thăm website là cung cấp một vài dịch vụ miễn phí nào đó. Có thể là tin tức, số liệu, thông báo miễn phí hoặc một chương trình tìm kiếm miễn phí. Mặc dù các chuyên gia công nghệ thông tin đưa ra rất nhiều lời khuyên khác nhau về cách thu hút người truy cập web, nhưng thực sự bí mật thu hút truy cập chỉ nằm trong một từ... miễn phí. DN nên đưa ra một số tiện ích hấp dẫn có liên quan đến thị trường mục tiêu của mình và cung cấp miễn phí trên website. Đây chính là "lưỡi câu" bí mật đầy hiệu quả mà DN đặt trên website liên tục 24h mỗi ngày và 7 ngày trong tuần. Sau đây là một số "lưỡi câu" đã được sử dụng rất thành công để thu hút lượng truy cập và lôi kéo khách hàng quay trở lại trên website: Thông báo, Sách điện tử, Trang tập hợp mọi đường link theo chủ đề, Rao vặt, Real Audio hay Real Video, Newsletter, Nhóm thảo luận, Bưu thiếp và các chương trình tìm kiếm, tất nhiên tất cả đều miễn phí. Tiện ích miễn phí tốt nhất mà DN nên cung cấp cho hầu hết các thị trường là một bản thông tin miễn phí hướng về sản phẩm của DN. Chẳng hạn, đưa ra bài viết miễn phí bí quyết thu hút truy cập, nếu DN bán một báo cáo nghiên cứu về thu hút truy cập trên Internet. Nếu DN tạo một bản tin miễn phí có liên hệ đến sản phẩm chính của mình, DN có thể sử dụng các hệ thống tiếp nối tự động và tạo một hệ thống tiếp nối tự động gửi các bức thư chào hàng đến những người đã đăng ký nhận tin miễn phí. DN nên đặt bản tin miễn phí trong một hệ thống phản hồi nhiều chiều, sau khi nhận được thông tin đầu tiên của hệ thống phản hồi tự động. Sau đó, DN cần lập trình để hệ thống tự gửi đi các bức thư chào hàng vào sau ngày một khách hàng đăng ký nhận bản tin miễn phí. Các bức thư này sẽ được lập trình để thực hiện đầy đủ một quá trình bán hàng. Bản tin miễn phí với thư trả lời tự động là một khởi đầu tốt cho quá trình tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Các bức thư bán hàng tiếp nối sẽ là nhân tố quan trọng để thực hiện bán hàng tự động trên website. Sản phẩm mũi nhọn Chìa khóa cho thành công của bất kỳ trang web thương mại nào là phải có một sản phẩm chính được coi là sản phẩm chủ đạo. DN không cần nhấn mạnh về tất cả các sản phẩm đối với mỗi khách hàng mới. Có quá nhiều sự lựa chọn sẽ làm khách hàng lúng túng. Hãy giới thiệu với họ một lựa chọn chính mà DN luôn nhấn mạnh trên tòan bộ website. Một chuyên gia thương mại điện tử đã thử nghiệm cả hai phương pháp là tập trung vào một sản phẩm chính và giới thiệu một loạt sản phẩm như một catalog. Kết quả là cách tiếp cận 1 sản phẩm bán chạy gấp đôi cách tiếp cận kiểu catalog. Quá nhiều sản phẩm sẽ gây nhiễu cho các khách hàng, và còn dẫn đến tình trạng họ không thể quyết định chọn sản phẩm nào nên cuối cùng không mua gì cả. Mặc dù một số ít công ty lớn có thể thành công bằng cách tiếp cận kiểu catalog, nhưng đối với các công ty vừa và nhỏ nói chung thì cách làm này khá khó khăn. DN nên sử dụng các sản phẩm khác như là phần phụ trợ để đa dạng hóa nguồn doanh thu. Phụ trợ Tuy nhiên, phần doanh thu từ sản phẩm phụ trợ không phải là nhỏ. Hiện nay, nguyên tắc của doanh số phụ trợ thường bị đa số công ty bỏ qua bởi nhiều người còn chưa nhận ra sức mạnh thực sự của lĩnh vực này. Nếu DN phát triển một sản phẩm phụ trợ tốt khiến nhiều khách hàng phải quay lại tìm mua trên website thì có thể coi là DN đã có một cỗ máy kiếm tiền đều đặn. Doanh nghiệp chú trọng marketing cho website của mình rất nhiều, song lượng người vào xem website của DN không được như ý? Có thể do nội dung trên website của DN chưa hấp dẫn được người xem, làm cho họ vào xem chỉ một lần mà thôi không hẹn ngày tái ngộ! Ý tưởng này giúp DN một số lưu ý làm thế nào để nội dung của website hấp dẫn được người xem và làm cho họ phải quay lại xem nhiều lần khác nữa. Nội dung phải được cập nhật thường xuyên. Nội dung phải phục vụ đúng nhu cầu của đối tượng người xem. Doanh nghiệp phải đặt mình vào vị trí khách hàng để nghĩ xem nội dung website của mình phải như thế nào để gây hứng thú và lôi cuốn người xem. Website phải cung cấp một số tiện ích cho người xem - phục vụ miễn phí nhu cầu của họ. Ngoài nội dung ra, việc phục vụ, hỗ trợ người xem cũng không kém phần quan trọng. Người xem sẽ rất thích và ủng hộ website của DN nếu như mọi câu hỏi của họ đều được trả lời thỏa đáng và nhanh chóng. 3.2.5. Tính năng 3.2.5.1. E-brochure Website có thể đóng vai trò một brochure giới thiệu về công ty, sản phẩm và dịch vụ cung cấp với những hình ảnh và có thể có các file âm thanh và hình ảnh phong phú, sống động. Đối tác, khách hàng có thể truy cập vào xem một cách nhanh chóng, không mất thời gian chờ đợi gửi qua đường bưu điện. Doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí in ấn, gửi thư và luôn cập nhật được thông tin một cách thuận lợi. Đây cũng là một phương tiện xây dựng hình ảnh công ty chuyên nghiệp trong mắt khách hàng. 3.2.5.2. E-catalogue Trên website, doanh nghiệp sẽ đưa những catalogue đầy đủ nhất về sản phẩm với những hình ảnh và thông tin chi tiết của mỗi sản phẩm. Khách hàng có thể tìm sản phẩm theo thuộc tính, theo mã hàng, theo giá cả,... một cách nhanh chóng. 3.2.5.3. E-shop E-catalogue có thể tích hợp những tính năng đặt hàng, hoặc có thể có chức năng thanh toán trực tuyến để trở thành một công cụ bán hàng của doanh nghiệp. 3.2.5.4. E-support Doanh nghiệp sẽ hỗ trợ khách hàng thông qua website như giải đáp các thắc mắc, tư vấn, cung cấp tài liệu kỹ thuật, đăng ký bảo hành, và có thể chat trực tuyến với khách hàng. Thông qua website, khách hàng cũng có thể liên hệ với doanh nghiệp một cách nhanh nhất. 3.2.5.5. E-pay Cổng thanh toán điện tử, thực chất là một hệ thống phần mềm cho phép các website thương mại điện tử có thể kết nối được với các kênh thanh toán như ngân hàng, nhằm cung cấp công cụ giúp cho khách hàng, có tài khoản tín dụng hoặc các loại thẻ tín dụng có thể thực hiện các thủ tục thanh toán hàng hoá, dịch vụ ngay trên website khi mua hàng. Như vậy, thay vì phải ra ngân hàng chuyển tiền hoặc nộp tiền mặt trực tiếp, thì khách hàng chỉ cần xác nhận thanh toán là xong, tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại. Cổng thanh toán điện tử tương đương như một điểm bán hàng. Hình 3.1. Quy trình mua bán trực tuyến Cổng thanh toán điện tử Merchant account là một tài khoản ngân hàng đặc biệt, cho phép bạn khi kinh doanh có thể chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng. Việc thanh toán bằng thẻ tín dụng chỉ có thể tiến hành thông qua dạng tài khoản này. Payment gateway là một chương trình phần mềm. Phần mềm này sẽ chuyển dữ liệu của các giao dịch từ website của người bán sang trung tâm thanh toán thẻ tín dụng để hợp thức hoá quá trình thanh toán thẻ tín dụng. Sau khi hàng hoá hoặc dịch vụ được doanh nghiệp cung cấp, thì doanh nghiệp thông báo cho ngân hàng nơi họ đăng ký tài khoản thanh toán TMĐT để ngân hàng này thực hiện chuyển tiền từ ngân hàng người mua vào tài khoản của doanh nghiệp. Tương ứng với mỗi giao dịch, ngân hàng sẽ thu một khoản chi phí thực hiện giao dịch. Quy trình thanh toán tại website Triển khai cổng thanh toán trực tuyến, ESC cho phép khách hàng thực hiện thanh toán trực tuyến bằng các loại thẻ tín dụng hoặc ghi nợ mang thương hiệu quốc tế Visa, Master, American Express, Vietinbank, ACBbank, Vietcombank. Tài khoản Dongabank là ngân hàng để nhận doanh thu bán hàng của Công ty. Doanh nghiệp hoặc cá nhân sử dụng dịch vụ cổng thanh toán E-pay của Công ty sẽ mở tài khoản tại ngân hàng bất kì để thể mua hàng tại website www.esc.vn. Người mua (chủ thẻ) sẽ thực hiện thanh toán trực tuyến bằng cách điền thông tin thẻ tại cổng thanh toán E-pay và sẽ được chuyển thông tin đến ngân hàng phát hành thông qua hệ thống của tổ chức thẻ quốc tế đến ngân hàng phát hành để xin cấp phép giao dịch. Kết quả giao dịch sẽ được trả ngược lại cho cổng thanh toán E-pay, đơn vị chấp nhận thẻ và chủ thẻ. Nếu kết quả giao dịch thành công, Dongabank sẽ thực hiện nghiệp vụ thanh toán bừ trừ với ngân hàng phát hành (ngân hàng của chủ thẻ) theo quy định của tổ chức thẻ quốc tế. Ngoài công tác tạm ứng doanh thu, Dongabank còn thực hiện các công việc như quản lý rủi ro và tra soát khiếu nại. Hình 3.2. Thanh toán tạm giữ Ngoài ra, Đơn vị chấp nhận thẻ sẽ tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ quản lý rủi ro và được hỗ trợ miễn phí hệ thống phát hiện giao dịch giả mạo. Hàng ngày, Dongabank cập nhật các giao dịch bị đòi bồi hoàn từ phía các ngân hàng phát hành trên toàn cầu. Ở Việt Nam, Dongabank được các tổ chức thẻ quốc tế lựa chọn là ngân hàng thanh toán của các đơn vị chấp nhận thẻ trực tuyến do uy tín và sự kết nối rộng rãi với các ngân hàng khác. 3.3. Giải pháp thúc đẩy phát triển TMĐT Trong năm vừa qua, TMĐT Việt Nam đã bước sang giai đoạn mới và phát triển trên tất cả mọi khía cạnh từ chính sách, luật pháp, giao dịch kinh doanh của doanh nghiệp và người tiêu dung cũng như sự hỗ trợ đa dạng của các cơ quan nhà nước. Điều này hứa hẹn trong những năm tới, TMĐT ở Công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến nói riêng và ở Việt Nam sẽ có những bước tiến nhảy vọt, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế thương mại chung của cả nước. Để trong những năm tới phương thức kinh doanh TMĐT được áp dụng một cách triệt để hơn nữa ở Công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến, DN phải thực hiện tốt các chính sách sau: 3.3.1. Chất lượng website Các công việc cần làm để chuẩn bị xây dựng và hoàn thiện website cho doanh nghiệp bao gồm: Để xây dựng website cho mình, DN cần tìm một công ty thiết kế web để xây dựng, duy trì website cho DN. Về phần mình, DN cũng phải vạch ra cấu trúc của website (là các mục nội dung trên website) và chuẩn bị các nội dung thông tin, hình ảnh muốn đưa lên website. Trước tiên, doanh nghiệp chọn lựa một tên miền phù hợp cho DN mình (tên miền lý tưởng là tên miền dễ nhớ, gắn liền với tên công ty hoặc thương hiệu của sản phẩm). Nếu chọn lựa được tên miền phù hợp DN nên mua ngay càng sớm càng tốt để tránh bị người khác đăng ký mất tên miền. Doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ lưỡng về mục đích sử dụng website (quảng bá, marketing, bán hàng, hỗ trợ khách hàng ...) để đưa ra cấu trúc website phù hợp. Ngoài ra, doanh nghiệp nên đặt thử vai trò của mình là người sử dụng website đưa ra các bốc cục hợp lý, các chức năng tiện dụng cho người xem giúp người xem tìm kiếm thông tin nhanh nhất. Tùy theo nhu cầu cần hay không cần cập nhật thông tin thường xuyên để DN quyết định xây dựng website động hay website tĩnh. Về việc thiết kế nên tạo ra dấu ấn riêng phù hợp với DN, nhất là phải tạo ra sự đồng nhất với các tài liệu marketing khác. Lưu ý trong thiết kế website, không nên dùng nhiều hình ảnh, hiệu ứng phức tạp vì sẽ làm trang web nặng (hơn 50 KB/trang), làm cho tốc độ hiển thị chậm, người xem sẽ chán và bỏ đi. Doanh nghiệp nên giao trọn gói việc xây dựng website, xây dựng công cụ cập nhật thông tin, marketing website, duy trì ... cho một đơn vị uy tín thì sẽ hiệu quả hơn là mỗi đơn vị làm một việc, và những việc này có liên quan đến nhau, nên việc phối hợp sẽ mất thời gian, chưa kể đến sự không nhiệt tình hợp tác giữa các công ty dịch vụ thiết kế, duy trì, marketing... Doanh nghiệp muốn quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm thông qua một website riêng trên mạng... tuy nhiên, trang web đó không thu hút được số lượng khách tới thăm như DN mong muốn. Doanh nghiệp có thể làm gì để thúc đẩy số lượng người truy cập đến? Điều đó sẽ trở nên đơn giản hơn với những cách thức sau đây. Rất có thể DN sẽ tạo dựng được một trang web đầy sức hấp dẫn và lôi cuốn người truy cập trên mạng. Chất lượng website là yếu tố chính để giữ chân và tạo ấn tượng tốt cho người xem một khi họ đã vào xem website của DN. Chất lượng website thông qua các yếu tố sau: Trình bày thiết kế, bố cục: trình bày trang nhã, ấn tượng, bố cục rõ ràng, đơn giản, không bề bộn, không quá nhiều thông tin trên một trang... Thông tin: thông tin phải chính xác, đầy đủ, súc tích, được cập nhật thường xuyên. Quan trọng hơn nữa là thông tin phải hữu dụng cho người xem. Tốc độ hiển thị: tốc độ hiển thị trang web phải nhanh, nếu không người xem sẽ chán và bỏ qua, đặc biệt là ở Việt Nam tốc độ truy cập Internet đang còn khá chậm. Các chức năng tiện ích phục vụ người xem: website phải có các chức năng tiện ích phục vụ người xem như form liên hệ, chức năng tìm kiếm, chức năng chọn hàng, đặt hàng v.v... để tránh làm mất thời gian, gây phiền phức cho người xem. 3.3.1.1. Cập nhật từ xa Quy trình cập nhật thông tin của hệ thống được mô tả theo sơ đồ dưới đây: CSDL Thông tin Nhập trực tiếp qua mạng LAN Internet Nhập từ xa qua mạng Internet Nhập tin qua mạng LAN Email Thư Fax Hình 3.3. Sơ đồ cập nhật quản trị từ xa Toàn bộ thông tin (văn bản, hình ảnh, âm thanh,...) cập nhật của hệ thống đều thông qua giao diện Web sử dụng trình duyệt Web (Internet Explorer, Firefox, Safari, vv…). Với phương pháp này các máy trạm cập nhật thông tin chỉ yêu cầu cài đặt chương trình duyệt Web. 3.3.1.2 Tính bảo mật Hệ thống được xây dựng với nhiều mức bảo mật khác nhau, trong đó: Bảo mật ở mức ứng dụng:Ở mức ứng dụng hệ thống được bảo mật qua việc quản lý người sử dụng. Mỗi người sử dụng hệ thống được cung cấp tên truy cập và mật khẩu truy cập. Toàn bộ thông tin về người sử dụng và mật khẩu đều được mã hoá với khoá >=128 bits trước khi được truyền qua mạng dùng giao thức SSL. Sử dụng giải pháp tự động thoát khỏi hệ thống khi người sử dụng không có thao tác trong một khoảng thời gian được định nghĩa, để tránh tình trạng truy cập trái phép khi người sử dụng quên không thoát khỏi hệ thống. Bảo mật ở mức cơ sở dữ liêu:Sử dụng cơ chế bảo mật thông tin của hệ cơ sở dữ liệu MySQL hoặc PostgreSQL. Hệ cơ sở dữ liệu được đánh giá có cơ chế bảo mật an toàn nhất hiện nay. Bảo mật ở mức hệ điều hành: Hệ thống được xây dựng trên nền tảng hệ điều hành UNIX/Linux. Hệ điều hành này được đánh giá có độ an toàn cao và được sử dụng rộng rãi trên Internet. Hệ thống được cập nhật và nâng cấp thường xuyên, đồng thời xây dựng hệ thống firewall nhằm ngăn chặn các tấn công từ bên ngoài. Hình 3.4. Mô hình bảo mật tại website www.esc.vn 3.3.1.3. An toàn dữ liệu Hệ thống đảm bảo hoạt động liên tục 24 giờ 1 ngày và 7 ngày mỗi tuần (24x7). Toàn bộ dữ liệu sẽ được sao lưu một cách tự động theo lịch thời gian sao lưu được định nghĩa trong hệ thống. Ngoài hệ thống còn có khả năng khôi phục dữ liệu khi có sự cố về dữ liệu. 3.3.1.4. Mở rộng của hệ thống Hệ thống được xây dựng sẽ đáp ứng mọi yêu cầu cập nhật thông tin, khai thác và xử lý thông tin trong giai đoạn hiện nay. Hệ thống cũng có thể đáp ứng cho việc mở rộng các dịch vụ gia tăng trên Internet trong tương lai và có thể mở rộng nhiều cấp quản lý một cách dễ dàng. 3.3.1.5. Thanh toán trực tuyến Hiện tại hệ thống đã hoàn thiện đưa vào thanh toán nhưng khả năng thanh toán thành công là rất ít, vi vậy cần có các biện pháp phát triển hệ thống nhằm đảm bảo và khả năng thanh toán cao Hình 3.5. Khả thi thanh toán trực tuyến tại www.esc.vn Cần hoàn thành database và mã nguồn web theo chuẩn mới nhất siêu website(protal) Cần có hướng dẫn cho người dùng đăng ký thành viên và mua hàng tại website. Chính các ngân hàng chũng chia rẽ hệ thông với nhau Đối với mạng lưới thanh toán thẻ của NH, hiện vẫn tồn tại tới 3 liên minh (liên minh của Vietcombank, hệ thống kết nối giữa ANZ và Sacombank, và hệ thống của Dongabank). Do đó, nếu người mua và người bán có tài khoản ở những ngân hàng hoặc liên minh khác thì việc thanh toán điện tử gần như không thực hiện được trong giao dịch thương mại trực tuyến. Cần hỗ trợ chia se kinh nghiệp giữa các đơn vị thanh toán trực tuyến tại Việt Nam và cả trên thế giới để hỗ trợ kết nối(nganluong.vn, chodientu.vn, ebay.com, amazon.com,vv…). 3.3.1.5. Đăng ký chứng chỉ số SSL Việc kết nối giữa một web browser (vd như IE, Firefox, Chrome v.v..) tới bất kỳ điểm nào trên mạng internet đi qua rất nhiều các hệ thống độc lập mà không có bất kỳ sự bảo vệ nào với các thông tin được gửi đi trên đường truyền. Để bảo vệ những thông tin mật trên đường mạng internet hay bất kỳ mạng TCP/IP nào, SSL đã thiết lập được một giao dịch an toàn: Hình 3.6. Sơ đồ mã xác thực SSL Chứng chỉ số có vai trò rất quan trọng trong các giao dịch trực tuyến như: đặt hàng, thanh toán, trao đổi thông tin,... đặc biệt là trong các lĩnh vực thương mại điện tử, sàn giao dịch vàng và chứng khoán, ngân hàng điện tử, chính phủ điện tử. Khi được sử dụng, mọi dữ liệu trao đổi giữa người dùng và website sẽ được mã hóa (ở phía người gửi) và giải mã (ở phía người nhận) bởi cơ chế SSL mạnh mẽ nhất hiện nay. Nếu website không sử dụng chứng chỉ số, mọi dữ liệu sẽ được truyền đi nguyên bản. Khi đó, nguy cơ dữ liệu bị xâm nhập trong quá trình trao đổi dữ liệu giữa người gửi và người nhận sẽ rất cao. Một hậu quả trước mắt là khách hàng sẽ không tin tưởng, và dẫn đến không sử dụng dịch vụ của website đó. 3.3.2. Marketing website Đây là khâu quan trọng nhất để thu hút người vào xem website (chủ yếu là lần đầu). Nếu không marketing, không ai biết đến địa chỉ website này, từ đó, hàng năm chỉ có một số rất ít người vào xem, làm cho website trở nên vô dụng. Doanh nghiệp sau khi xây dựng xong website và đưa vào hoạt động, cần phải thực hiện các việc cơ bản sau để marketing website: 3.3.2.1. Viết tên trang Hãy tìm một cái tên có tính miêu tả cho mỗi trang khoảng từ 5 đến 8 chữ, doanh nghiệp không nên đặt tên có sự xuất hiện của các giới từ và liên từ như "the", "and"... Các tên trang này sẽ xuất hiện trên WWW (World Wide Web) khi trang web của DN được tìm thấy. 3.3.2.2. Chuẩn bị một vài cụm từ hoặc lời giới thiệu Đối với trang chủ của DN, doanh nghiệp nên đưa ra một số các cụm từ "gây nhớ" (thường là những từ gần gũi với thói quen sinh hoạt hàng ngày xung quanh chúng ta...) mà với nó người truy cập có thể tìm thấy một doanh nghiệp hay trang web tương tự như của DN. Ngoài ra, viết một đoạn miêu tả, giới thiệu có độ dài khoảng 200 đến 250 ký tự đặt ở đầu trang chủ của DN cũng là một cách hay. Bởi vì một số bộ máy tìm kiếm như Yahoo... đều có khả năng tìm kiếm những đoạn miêu tả về doanh nghiệp, cá nhân trên mạng WWW. 3.3.2.3. Đăng ký trang web của doanh nghiệp lên các bộ máy tìm kiếm. Để làm được điều này, DN có thể sử dụng các công cụ như SubmitBot hay Submission Machine. Các bộ máy tìm kiếm quan trọng nhất hiện nay thường có các con rệp tự động đưa trang web của DN vào bộ máy tìm kiếm như: Google, AltaVista, Excite, AOL Find, Lycos... Tuy nhiên, có một điều mà DN nên tránh là đăng ký trang web của DN với FFA (free for all pages). 3.3.2.4. Đưa trang web của doanh nghiệp lên Google Google có thể coi là trang web có bộ máy tìm kiếm quan trọng nhất hiện nay(riêng ở Việt Nam trên 90% người dùng tại tìm kiếm thông tin quan công cụ này). Hiện tại Việt Nam có hơn 25 triệu người dùng internet. Trong thời buổi công nghệ và phương tiện thông tin tràn ngập cùng với vô số mặt hàng các đơn vị cung cấp thì việc khách hàng muốn mua chọn mặc hàng nào đó bạn có bao giờ tìm hiểu cũng như xem chúng bán ở những nơi nào? So sách các địa điểm bán hàng? Nơi nào có khuyến mãi lớn? không cần đi lại nhiều, tiếc kiệm thời gian,vv… Vậy bạn tìm ở đâu có lượng thông tin đáp ứng tất cả điều bạn mong muốn. Theo tôi sẽ lên mạng Internet tìm kiếm trước khi mua hàng, và Search trên công cụ tìm kiếm. Rồi quyết định đặt hàng. Vì vậy nếu bạn quảng cáo trên Công cụ tìm kiếm trên mạng là hết sức vô cùng quan trọng trong thời buổi hiện đại. Nếu không bạn sẽ chậm chân hơn các đối thủ. Hình 3.7. Mức độ hài lòng của doanh nghiệp quảng cáo google Ví dụ nếu có 1 khách hàng tìm kiếm từ khóa: “Đăng ký tên miền” sẽ trên hai triệu từ khóa có liên quan tới kết quả nói trên, người tìm kiếm sẽ chú ý vào tốp 10 khách hàng đầu tiền trên công cụ tìm kiếm. Nếu 1 ngày có 1000 khách hàng tìm kiếm từ khóa này thì cơ hội dĩ nhiên sẽ lớn hơn nhiều cho các đơn vị có vị trí cao trong công cụ tìm kiếm nói trên. ESC đã đang kí quảng cáo từ khóa trên Google và nên duy trì liên tục trên, chi tiết hình bên dưới. Lợi ích quảng cáo google Xuất hiện đúng lúc khách hàng cần. Mang lại khách hàng có nhu cầu cao. Dễ  dàng thay đổi và kiểm soát : Kinh phí,từ khóa, quảng cáo, thời gian và địa đi. Độ bao phủ rộng - tiếp cận 95% người  dùng Internet trên toàn quốc(70% người dùng quốc tế). Mức độ hài lòng cao nhất Google 43% Yahoo 17% MSN 13% AltaVista 5% Lycos 4% Excite 3% Rest 12% Overture 2% Netscape 1% Yahoo Google MSN AltaVista Lycos Excite Overture Netscape Rest 88% traffic from 8 SE Hình 3.8. Google được sử dụng tìm kiếm nhiều nhất trên thế giới Liên kết được tài trợ Liên kết ngẫu nhiên Từ khóa tìm kiếm Hình 3.9. Vị trí xuất hiện khi quảng cáo googleadwords 3.3.2.5. Yêu cầu liên kết trên các trang web ngành Nếu website của doanh nghiệp và có thể nằm trong một hiệp hội thương mại nào đó, DN nên đề nghị một liên kết đến các trang web của hiệp hội đó. Thậm chí, DN có thể tìm những trang web có thể liên kết với DN để thiết lập sự liên kết tương hỗ, kể cả các trang web nhỏ. 3.3.2.6. Thiết lập dấu ấn của doanh nghiệp trên thư điện tử Hầu hết chương trình thư điện tử như AOL, Netscape... và Outlook cho phép DN thiết kế một dấu ấn xuất hiện ở cuối của mỗi thông điệp DN gửi. Tuy nhiên thông điệp này, doanh nghiệp nên hạn chế từ 6 - 8 dòng: Tên công ty, địa chỉ, số điện thoại... 3.3.2.7. Phát hành bản tin thư điện tử Điều này thể hiện rõ mức độ quan tâm của DN tới trang web mà DN tạo dựng tới đâu. Phát hành bản tin thư điện tử hàng tuần, tháng hay quí là một trong những cách tốt nhất để DN liên hệ được với khách hàng tiềm năng, tạo dựng lòng tin, phát triển sự nhận biết thương hiệu và xây dựng DN trong tương lai. Doanh nghiệp có thể phát hành bản tin này bằng cách sử dụng trang web: www.yahoogroups.com. 3.3.2.8. Trao đổi quảng cáo với các doanh nghiệp có thể liên kết Trao đổi quảng cáo, hoặc quảng cáo trên bản tin với các DN có thể liên kết là một ý kiến hay để công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến giành được những khách hàng mới. Doanh nghiệp cũng có thể mua quảng cáo trên các trang web phù hợp với kinh doanh của DN mình, trên các bài viết trong các bản tin thư điện tử, thuê các danh sách thư điện tử mục tiêu. Thậm chí, doanh nghiệp cũng nên tham gia vào một siêu thị mạng nào đó. Nhiều công ty dịch vụ web thiết lập các siêu thị trực tuyến, doanh nghiệp có thể liên hệ với các nhà bán lẻ để có được một chỗ đặt thương hiệu của DN trên đó. Sẽ rất nhàm chán nếu DN cứ mãi tung hô khẩu hiệu: "hãy đến với trang web của chúng tôi và tìm hiểu về kinh doanh của chúng tôi". Nếu có thể, doanh nghiệp hãy đưa ra một loại hình dịch vụ miễn phí nào đó trên trang web của mình. Điều này có khả năng mang lại hiệu quả cao khiến DN không ngờ tới. Một câu nói như: "Sử dụng máy tính để trang hoàng cho ngôi nhà của DN miễn phí trên trang web của chúng tôi" chẳng hạn, đó cũng là một cách mời mọc đầy ý nhị và hấp dẫn người truy cập. Tuy nhiên, phải chắc chắn rằng dịch vụ miễn phí của DN liên hệ mật thiết với những gì DN đang bán để người truy cập mà trang web thu hút sẽ là những khách hàng tiềm năng. Để website mang lại hiệu quả thực sự, có 3 yếu tố phải thỏa mãn: chất lượng website, marketing website, và chất lượng dịch vụ hỗ trợ người xem. Website không hiệu quả, nguyên do không nằm ngoài việc không đảm bảo được ba yếu tố này. Hiện tại công ty đăng quảng cáo rất thành công trên trên công cụ tiền kiếm google vì vậy cần phát huy tăng thêm quảng cáo thêm các từ khóa(đăng kí domain, hosting, thiết kế website). Vì mỗi khách hàng vào xem quảng cáo trên mạng khi click chuột vào quảng cáo website tốn phí khoản 0.2 USD đến 1USD tùy theo như cầu của khách hàng xem bao nhiêu trang web. Vì vậy cần phát huy quảng cáo thêm trên Google vì theo thống kê 60% khách hàng mới biết đến Công ty ESC qua công cụ tìm kiếm này. Hình 3.10. Sơ bộ mức biểu phí quảng cáo googleadwords Đăng ký địa chỉ website với các Danh bạ website (Web Directory) như www.yp.com.vn, www.yahoo.com, www.vietnamwebsite.net...Trao đổi link với các website khác. Gửi email list thông báo địa chỉ website cho các đối tượng khách hàng. www.dantri.com.vn; www.24h.com.vn; vv … Việc đặt banner trên cách website lớn này chi phí tương đối khá cao nên có thể lựa chịn giải pháp đăng quảng cáo trên các site rao vặt: www.raovat.com; www.trangraovat.com; www.muabaoraovat.com; vv…Liên kết banner, rao đổi logo với cáo đối tác. Trao đổi banner với các đối tác các website đối tác kinh doanh tại ESC. Trao đổi logo với đặt trên các web của các đối tác. Việc marketing website là một việc không dễ, và đòi hỏi nhiều công sức, thời gian, đầu tư... Nhưng vai trò của marketing thì không thể phủ nhận đối với sự thành cô1g của một website. Hiện trên Internet có hơn 40 triệu website với hơn 8 tỷ trang web. Nếu không nỗ lực marketing, website của DN sẽ chìm sâu trong đại dương Internet và những đầu tư cho website sẽ là công dã tràng. 3.3.3. Ranking (Google PageRank & Alexa Rank) Google PageRank & Alexa Rank hiện là chỉ số đáng tin cậy nhất chỉ giá trị của một trang web, không chỉ bởi những thuật toán xuất sắc dựa trên hơn 100 chỉ số mà còn đánh giá và xếp hạng các trang web bằng cả hai phương pháp tự động và thủ công. Đứng vị trí 2047 tại Việt Nam Hình 3.11. Alexa.com công cụ xếp hạng website Chỉ số thứ hạng Google PageRank & Alexa Rank của một website cao được hiểu là website đó có đông người truy cập, phần nào đem lại cho website ấn tượng sống đông và uy tín. Trong thị trường quảng cáo trực tuyến, Google PageRank & Alexa Rank có thể được sử dụng để đánh giá giá trị quảng cáo. Chỉ số Google PageRank & Alexa Rank là thước đo ghi nhận thành quả lao động của các webmaster với cộng đồng và là một công cụ rất hữu ích giúp các webmaster quản trị website hiệu quả. Làm sao để tăng Google PageRank & Alexa Rank: Bạn nên tiến hành các chiến dịch quảng bá website định kỳ nhằm thường xuyên thu hút khách truy cập website, tăng cao chỉ số Reach. Trong website, nên có các phần thông tin có giá trị cao, cập nhật để thu hút khách hàng thường xuyên quay lại website, tăng Page views. 3.3.4. Hỗ trợ khách hàng Nếu DN đã làm tốt khâu marketing và từ đó có nhiều người biết đến và ghé qua xem website và DN đã làm tốt khâu chất lượng website để cho những ai đã ghé qua xem website đều có ấn tượng tốt, có thể tìm thấy trên website này những thông tin bổ ích cho họ, những điều họ đang đi tìm... Nhưng như thế chưa đủ để mang lại thành công cho website của DN. Cái còn thiếu là: chất lượng dịch vụ hỗ trợ người xem (khách hàng). VD: tốc độ phục vụ trả lời email, xử lý đơn hàng, cung cấp thông tin theo yêu cầu của từng người... Nếu một người quan tâm gửi câu hỏi từ trang liên hệ của website, mà phải chờ vài ngày không thấy câu trả lời, hoặc nhận được câu trả lời không rõ ràng, không đầy đủ, với văn phong cẩu thả... thì chắc chắn DN sẽ bị tổn thất khách hàng tiềm năng. 3.3.5. Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực thương mại điện tử Sự bùng nổ của CNTT và sự hội tụ giữa các dịch vụ viễn thông – truyền thông như điện thoại, fax, internet, e-mail... đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh, thương mại của các tổ chức, cá nhân và sự phát triển kinh tế xã hội của các nước. Sự bùng nổ của CNTT và truyền thông cũng đẩy nhanh tốc độ tự do hóa kinh tế, toàn cầu hóa và khu vực hóa, điều này tạo ra nhiều sức ép về nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Đồng thời, cách duy nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các nền kinh tế vừa và nhỏ cũng là đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực và đẩy nhanh tốc độ tham gia các thị trường chung. Thương mại điện tử là một yêu cầu tiên quyết vì khi hội nhập kinh tế và tham gia các thị trường chung, doanh nghiệp, cá nhân, cơ quan quản lý nhà nước đều phải sử dụng hình thức giao dịch đang trở nên phổ biến hiện nay là TMĐT. Thương mại điện tử là một lĩnh vực rộng, cần sự kế thừa các kiến thức kinh tế, thương mại truyền thống và sự sáng tạo trong áp dụng những kiến thức, kỹ năng mới và thành tựu của CNTT và truyền thông. Bên cạnh việc trang bị những kiến thức chung về kinh tế, quản trị kinh doanh cho người học, thương mại điện tử bao gồm thêm các kiến thức chuyên ngành như: chiến lược TMĐT, các mô hình kinh doanh TMĐT, marketing điện tử, tài chính, ngân hàng điện tử, luật về TMĐT, giao dịch điện tử, chính phủ điện tử... cùng những kiến thức về công nghệ thông tin hỗ trợ trực tiếp cho TMĐT như lập trình xây dựng các ứng dụng và website TMĐT, quản trị mạng trong TMĐT, quản trị hệ thống thông tin trong TMĐT, quản trị dự án TMĐT. Thương mại điện tử là một công cụ giúp cho DN nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập toàn diện với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, muốn ứng dụng có hiệu quả TMĐT thì nguồn nhân lực đóng vai trò then chốt. Do đó, tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, có khả năng quản lý các hoạt động liên quan đến TMĐT là một nhu cầu cấp bách của công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến trong giai đoạn hiện nay. Làm thương mại trong môi trường kinh doanh quốc tế đòi hỏi không chỉ am hiểu về nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, nắm vững luật pháp kinh doanh quốc tế mà còn phải biết tận dụng những thành tựu của CNTT và truyền thông vào các hoạt động kinh doanh để tăng hiệu quả, giảm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh của DN. Với đặc thù của phương thức kinh doanh TMĐT, việc tuyển dụng nguồn nhân lực có kiến thức về kinh doanh quốc tế và chuyên sâu về TMĐT, giỏi ngoại ngữ, có kỹ năng và kiến thức đầy đủ về CNTT, chắc chắn sẽ đáp ứng được nhu cầu cấp bách của DN trong thời điểm hiện tại. Nắm bắt được lợi thế cạnh tranh cũng như tính hiệu quả của phương thức kinh doanh TMĐT, doanh nghiệp cần phải chủ động nâng cao nhận thức và đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho nhân viên trong toàn bộ DN với nhiều hình thức. Như thế mới có thể đáp ứng được nhu cầu về nguồn nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNoi dung luan van (2).doc
Tài liệu liên quan