Đề tài Phát huy tiềm năng của phụ nữ dân tộc thiểu số trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay

Tài liệu Đề tài Phát huy tiềm năng của phụ nữ dân tộc thiểu số trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay: Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Nước ta là một quốc gia đa dân tộc, cùng với dân tộc Kinh còn có 53 dân tộc thiểu số, với trên 10,5 triệu người. Tuy chỉ chiếm 14% dân số cả nước nhưng địa bàn cư trú của các dân tộc là 3/4 diện tích đất nước. Đây là địa bàn có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như an ninh quốc phòng. Nhìn lại tình hình phát triển kinh tế - xã hội của phần lớn các dân tộc thiểu số hiện nay, chúng ta thấy những khó khăn chồng chất mà đồng bào đang phải gánh chịu. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa IX về công tác dân tộc đã chỉ ra: Sau hơn 15 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhất là từ sau khi có Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về một số chủ trương chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi, tình hình ở miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có bước chuyển biến quan trọng, tuy nhiên cho đến nay vẫn còn tồn tại một số hạn chế, yếu kém [24, tr.31]. Hội nghị cũng nhận định một cách cụ...

doc107 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1097 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phát huy tiềm năng của phụ nữ dân tộc thiểu số trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Nước ta là một quốc gia đa dân tộc, cùng với dân tộc Kinh còn có 53 dân tộc thiểu số, với trên 10,5 triệu người. Tuy chỉ chiếm 14% dân số cả nước nhưng địa bàn cư trú của các dân tộc là 3/4 diện tích đất nước. Đây là địa bàn có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như an ninh quốc phòng. Nhìn lại tình hình phát triển kinh tế - xã hội của phần lớn các dân tộc thiểu số hiện nay, chúng ta thấy những khó khăn chồng chất mà đồng bào đang phải gánh chịu. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa IX về công tác dân tộc đã chỉ ra: Sau hơn 15 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhất là từ sau khi có Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về một số chủ trương chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi, tình hình ở miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có bước chuyển biến quan trọng, tuy nhiên cho đến nay vẫn còn tồn tại một số hạn chế, yếu kém [24, tr.31]. Hội nghị cũng nhận định một cách cụ thể: Nhìn chung, kinh tế ở miền núi và các dân tộc còn chậm phát triển, nhiều nơi còn lúng túng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập quán canh tác còn lạc hậu. Chất lượng sản phẩm thấp, tiêu thụ khó khăn. Tình trạng du canh, du cư, di dân tự do còn diễn biến phức tạp. Một số hộ còn thiếu đất sản xuất. Kết cấu hạ tầng ở vùng cao, vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng còn rất thấp kém... ở nhiều vùng dân tộc và miền núi tỷ lệ đói nghèo hiện còn cao hơn so với bình quân chung cả nước; khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa các dân tộc ngày càng tăng... [24, tr.31-32]. Để khắc phục hạn chế, yếu kém, đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn miền núi, ngoài việc phải khai thác tiềm năng, thế mạnh từng vùng, đi đôi với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái, đồng thời phải tập trung phát huy các nguồn lực, trong đó nguồn lực con người là nguồn lực mang tính trực tiếp và quyết định. Phụ nữ DTTS chiếm hơn 1/2 dân số, là nguồn lực có vai trò, vị trí đặc biệt, tác động rất lớn tới phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở những khu vực này. Phụ nữ DTTS nước ta là những chủ nhân của đất nước, có tiềm năng lớn tác động trực tiếp đến sự phát triển ngay trên chính quê hương họ. Nhưng thực trạng hiện nay cho thấy, vấn đề việc làm, thu nhập, địa vị của người phụ nữ là những vấn đề bức xúc đối với phụ nữ vùng dân tộc thiểu số. Bởi vì, đại bộ phận các gia đình ở các dân tộc thiểu số đang sống ở mức nghèo đói, nhất là ở vùng cao, vùng sâu, miền núi. Trong bộ phận dân cư ấy, phụ nữ lại là nhóm xã hội cực khổ nhất. Họ vừa tham gia lao động sản xuất ngoài xã hội, cộng đồng; lại vừa trực tiếp chăm lo công việc gia đình nên cường độ lao động và thời gian lao động đối với họ là quá tải trong khi mức thu nhập lại thấp, thậm chí họ lao động vất vả nhưng ít được cộng đồng, xã hội quan tâm. Bên cạnh đó, điều kiện để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống còn rất nhiều hạn chế, yếu kém: trình độ sản xuất, tư liệu lao động, kết cấu hạ tầng, nguồn vốn... Hơn thế nữa, phụ nữ vùng dân tộc thiểu số chính là người trực tiếp tham gia các hoạt động kinh tế, trực tiếp sản xuất nhưng ít có cơ hội, điều kiện tiếp thu khoa học kỹ thuật. Trình độ học vấn nói chung là thấp, công việc nội trợ gia đình, sinh đẻ và nuôi dạy con cái cũng làm hạn chế năng lực sản xuất của phụ nữ. Vì vậy, để phụ nữ vùng DTTS phát triển phải phát huy tiềm năng của họ, điều đó vừa có ý nghĩa trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, vừa có ý nghĩa trong thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Khu vực miền núi phía Bắc nước ta gồm Đông Bắc và Tây Bắc, là địa bàn tụ cư của nhiều dân tộc thiểu số. Đây cũng là những vùng mà kinh tế - xã hội phát triển chậm (nhất là Tây Bắc). Một trong những nguyên nhân hạn chế sự phát triển chung của khu vực này là chưa khai thác, phát huy tiềm năng của lực lượng lao động nữ, thực hiện bình đẳng giới. Trong bối cảnh như vậy, việc đánh giá thực trạng tiềm năng của phụ nữ các dân tộc thiểu số, chỉ ra những nguyên nhân và tác động của chính sách kinh tế - xã hội, đưa ra phương hướng và giải pháp nhằm phát huy tiềm năng của họ, tạo điều kiện và cơ hội cho họ hòa nhập vào phát triển, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của cộng đồng là cấp thiết. Đây chính là một phương hướng, nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp giải phóng phụ nữ của cánh mạng XHCN nói chung, của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta nói riêng. Chính thực tế đó đã thôi thúc tôi lựa chọn đề tài: “Phát huy tiềm năng của phụ nữ dân tộc thiểu số trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay” làm luận văn thạc sĩ triết học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về phụ nữ, gia đình, dân tộc các vùng nông thôn miền núi đã được tiến hành từ lâu, tuy nhiên, có nhiều cách tiếp cận dưới những góc độ khác nhau. Đặc biệt, trong những năm gần đây, cụ thể hơn là từ khi có Nghị quyết 22-NQ/TƯ, ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị Về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi, thì những vấn đề này được quan tâm nhiều hơn. Những cuộc điều tra, nghiên cứu về kinh tế - xã hội miền núi thực hiện theo những chuyên đề, những công trình như: - Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa - chủ biên (1998): Phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi theo hướng CNH, HĐH, Nxb CTQG. Công trình đã phân tích đặc điểm kinh tế, xã hội vùng DTTS, từ đó đưa ra định hướng chung cho quá trình phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, công trình chưa khai thác những đặc điểm về dân cư, tộc người, nguồn lực lao động, trong đó có nguồn lực nữ. - Các dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỷ XX (2001), Nxb CTQG. Đây là công trình lớn của nhiều nhà khoa học, nhiều vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước, viết về quá trình phát triển các dân tộc thiểu số trong một thế kỷ qua. Có một số chuyên luận đã nói về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội... Tuy nhiên chưa có chuyên luận nào đi sâu vào phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực nữ dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc. - ủy ban Dân tộc và miền núi (2002): Miền núi Việt Nam, thành tựu và phát triển những năm đổi mới, Nxb Nông nghiệp. Đây là công trình tổng kết quá trình đổi mới, phát triển của miền núi, và đánh giá những thành tựu, hạn chế của quá trình đó, đồng thời nêu quan điểm định hướng và nguyên tắc phát triển miền núi và vùng DTTS. Đặc biệt, công trình đã đề cập đến vấn đề nghèo đói và sự tác động của nó đến các nhóm cư dân khác nhau, trong đó, phụ nữ, trẻ em là nhóm xã hội bị tác động lớn nhất, từ đó đưa ra các giải pháp hỗ trợ cho nhóm này. - Viện nghiên cứu chính sách dân tộc và miền núi (2002): Vấn đề dân tộc và định hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb CTQG. Cuốn sách bao gồm những chuyên đề được trình bày tại cuộc hội thảo lớn đề cập đến nhiều vấn đề kinh tế - xã hội và chính sách dân tộc. - Hà Quế Lâm (2002): Xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay, Nxb CTQG: xuất phát từ những số liệu điều tra xã hội học, những cứ liệu được đánh giá qua các cuộc hội thảo và báo cáo chuyên đề về công tác xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là vùng DTTS, công trình nêu lên những thành tựu và khó khăn của công cuộc xóa đói, giảm nghèo và đề ra hướng phát huy sức mạnh nguồn lực tại chỗ, nội lực của đồng bào DTTS. - Nguyễn Quốc Phẩm: Các dân tộc Việt Nam trên con đường CNH, HĐH. Kỷ yếu Hội thảo của Viện Dân tộc (2003). Trong chuyên luận có bàn đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn các vùng dân tộc thiểu số miền núi. Tuy nhiên, chuyên luận chưa đi sâu khai thác nội lực, nguồn lực lao động của các nhóm xã hội. - Nguyễn Quốc Phẩm “Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội liên quan đến phát triển bền vững các vùng dân tộc thiểu số miền núi ở Việt Nam. Kỷ yếu khoa học cấp bộ của Viện Dân tộc học và ủy ban Dân tộc (2003). Tham luận nêu và lý giải những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, dân cư, tộc người đối với quá trình phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số miền núi nước ta. - Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học (2004-2005): “Phát huy nội lực từng vùng và các dân tộc nhằm đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn các tỉnh miền núi, vùng cao Tây Bắc nước ta hiện nay”. Đây là công trình kết quả đề tài khoa học cấp bộ. Các tác giả đề tài khảo sát, phân tích những đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh, khó khăn vùng Tây Bắc, từ đó đề xuất những giải pháp phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, phát huy nội lực các dân tộc. Tuy nhiên, đề tài cũng chưa có điều kiện đi sâu phân tích nguồn lực lao động nữ, vì vậy những số liệu đề tài đưa ra chưa được phân tích dưới góc độ giới. Với đối tượng phụ nữ, trong những năm qua, trung tâm nghiên cứu Gia đình và phụ nữ thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia đã có tiến hành nghiên cứu ở một số điểm trong cả nước dưới những góc độ khác nhau đề cập đến vai trò của phụ nữ trong gia đình, trong xã hội và tác động của chính sách của Đảng, Nhà nước về dân số, gia đình, phụ nữ nông thôn. Trong đó, bước đầu đã có sự xem xét, đánh giá dưới góc độ giới. Sau đây là một số kết quả nghiên cứu: “Thực trạng gia đình Việt Nam và vai trò phụ nữ trong gia đình (1990); “Gia đình, người phụ nữ và giáo dục gia đình” (1993); “Đánh giá vì sự tiến bộ của phụ nữ từ 1985-1995”. Tác giả Bùi Thị Kim Quỳ với: “Phụ nữ Việt Nam trong quá trình đổi mới đất nước, vấn đề lao động, việc làm và hạnh phúc gia đình, gia đình và địa vị người phụ nữ trong xã hội, cách nhìn từ Việt Nam và Hoa Kỳ,” Nxb KHXH, (1995). Bàn về vấn đề này còn có các đề tài khoa học, bài viết của cán bộ Trung tâm nghiên cứu Khoa học về gia đình và phụ nữ được nêu trong báo cáo tổng kết 10 năm xây dựng và phát triển của Trung tâm là các tư liệu phong phú và khá đầy đủ, phản ánh nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến vai trò của phụ nữ, phụ nữ trong phát triển. Tiêu biểu là “Vai trò gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam”, do tác giả Lê Thi làm chủ nhiệm; “Phụ nữ, giới và phát triển” (1996) của tác giả Trần Thị vân Anh và Lê Ngọc Hùng; “Phụ nữ nghèo nông thôn trong điều kiện kinh tế thị trường do Đỗ Thị Bình và Lê Ngọc Lân thực hiện; “Những vấn đề chính sách xã hội đối với phụ nữ nông thôn trong giai đoạn hiện nay do tác giả Trần Thị Bình làm chủ biên(1997); Báo cáo của Ngân hàng thế giới về “Đưa vấn đề giới vào phát triển” (2001); “Nghiên cứu giới, phụ nữ và gia đình” của tác giả Nguyễn Linh Khiếu (2003). Ngoài ra còn có các luận văn, luận án như: “Bình đẳng giới trong gia đình nông thôn ở Đồng bằng sông Hồng hiện nay” (2002) của tác giả Chu Thị Thoa; “Gia đình Việt Nam và vai trò người phụ nữ trong gia đình hiện nay” của tác giả Dương Thị Minh; “Học thuyết Mác - Lênin về phụ nữ và liên hệ thực tiễn nước ta hiện nay” (2002) của tác giả Lê Ngọc Hùng; “Phát huy nguồn nhân lực nữ và xóa đói giảm nghèo ở nông thôn” của tác giả Lê Thi; Gần đây, công trình mới được xuất bản năm 2005 “Phát huy nguồn lực trí thức nữ Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của tác giả Đỗ Thị Thạch đã một lần nữa chứng minh “sức lao động dồi dào, óc sáng tạo phong phú, là nguồn lực to lớn cần được phát huy trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội” của người phụ nữ. Đó là những công trình nghiên cứu hệ thống và là tư liệu tham khảo quý cho luận văn. Đối với phụ nữ vùng DTTS - với tính cách là một đối tượng hẹp thì hiện nay chưa được nghiên cứu một cách chuyên biệt, mà chỉ có một số công trình và bài viết liên quan đến vấn đề này của tác giả Đỗ thúy Bình như: “Gia đình người H, mông trong bối cảnh kinh tế hiện nay”( 1992); “Môi trường miền núi và phụ nữ miền núi” (1995); “Về cơ cấu gia đình các dân tộc miền núi phía Bắc”; “Một số vấn đề đặt ra khi nghiên cứu thực trạng đời sống phụ nữ các dân tộc ít người góp phần hoàn thiện chính sách xã hội” (2002). Đề tài mà tác giả chọn làm luận văn góp phần bổ sung mặt thiếu hụt mà các công trình nêu trên chưa đề cập tới. Luận văn nhằm giải đáp về mặt lý luận nghiên cứu nguồn lực con người ở vùng núi phía Bắc và giải đáp vấn đề thực tiễn của đổi mới là phải nhìn nhận đánh giá thực trạng tiềm năng của phụ nữ và đời sống của họ. Tiềm năng ấy cần phải được phát huy để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội, trên cơ sở tìm hiểu, xem xét sự tham gia của mỗi giới trong hoạt động, hưởng thụ trong đời sống kinh tế - xã hội miền núi hiện nay, những thuận lợi, khó khăn, cản trở họ trên con đường phát triển, đề ra những biện pháp phát huy tiềm năng của phụ nữ DTTS ở miền núi phía Bắc. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài * Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng tiềm năng và việc phát huy tiềm năng của phụ nữ dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc, luận văn đề xuất những phương hướng cơ bản và những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tiềm năng của đội ngũ này trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn đã nêu trong điều kiện hiện nay. * Nhiệm vụ của đề tài: - Xem xét những vấn đề lý luận và các khía cạnh tổng quát liên quan đến phụ nữ, tiềm năng, nội lực của phụ nữ đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. - Phân tích, đánh giá thực trạng của việc phát huy tiềm năng của phụ nữ dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc nước ta trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. - Đề xuất những phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu để phát huy tiềm năng của phụ nữ các dân tộc thiểu số, thực hiện bình đẳng giới trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh CNH, HĐH. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng nghiên cứu: Phụ nữ các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc và việc khai thác, phát huy tiềm năng, nội lực của phụ nữ ở các vùng đã nêu. *Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu vấn đề phát huy tiềm năng của phụ nữ các dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay (qua điều tra một số tỉnh tiêu biểu của khu vực: Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình, Hà Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn). * Thời gian nghiên cứu: Từ năm 1986 đến nay 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin làm cơ sở phương pháp luận. - Về phương pháp nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp: Lôgíc - lịch sử, tổng hợp, phân tích các tài liệu, khảo sát thực tế, điều tra xã hội học, v.v.. 6. Những đóng góp về khoa học và ý nghĩa của luận văn - Từ góc độ Triết học, chuyên ngành CNXHKH, Luận văn kết hợp chặt chẽ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam với phương pháp tiếp cận giới. Từ đó không những làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận về giải phóng phụ nữ mà còn đưa họ vào quá trình phát triển, nhất là nhóm phụ nữ nghèo nông thôn, phụ nữ dân tộc thiểu số, nơi còn rất nhiều hạn chế trong thực hiện bình đẳng giới. - Từ khảo sát thực tế, phân tích thực trạng tiềm năng của phụ nữ các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay, luận văn đề ra những phương hướng cơ bản và những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tiềm năng, nội lực của họ, coi đây là một điều kiện, tiền đề quan trọng nhằm phát huy nguồn lực lao động nông thôn miền núi trong quá trình CNH, HĐH. - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học, giảng dạy về giới trong hệ thống các trường Đảng, các trường đào tạo cán bộ nữ... 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm có 3 chương, 7 tiết. Chương 1 Phát huy tiềm năng của phụ nữ dân tộc thiểu số - những khía cạnh lý luận chung 1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và vấn đề giải phóng phụ nữ 1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và vấn đề giải phóng phụ nữ Phụ nữ là phần nửa dân số không thể thiếu được trong đời sống xã hội. Phụ nữ là một bộ phận cấu thành quan trọng có ý nghĩa quyết định việc tái sản xuất lực lượng sản xuất, góp phần quan trọng vào sự phát triển xã hội bền vững. Các nhà kinh điển Mác - Lênin đánh giá rất cao vai trò, vị thế của phụ nữ trong xã hội, coi phụ nữ là nguồn nhân lực chủ yếu trong cách mạng xã hội. Theo các ông: “Trong lịch sử nhân loại, không có một phong trào to lớn nào của những người áp bức mà lại không có phụ nữ lao động tham gia, phụ nữ lao động là những người bị áp bức nhất trong tất cả những người bị áp bức” [46, tr.60], chính vì vậy nên họ chưa bao giờ và không bao giờ đứng ngoài các cuộc đấu tranh giải phóng. Sự nghiệp giải phóng phụ nữ phải gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng con người. Nếu dân tộc đã được giải phóng rồi, phụ nữ có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời phụ nữ phải có trách nhiệm phát triển kinh tế - xã hội. Nói cách khác, theo Ăngghen, phụ nữ tham gia công việc xã hội chính là điều kiện đầu tiên để giải phóng phụ nữ. Người khẳng định rõ hơn: “Người ta thấy rằng, sự giải phóng phụ nữ, quyền bình đẳng giữa nam và nữ đều không thể có được và mãi mãi không thể có được; chừng nào mà người phụ nữ còn bị gạt ra ngoài lao động sản xuất của xã hội và còn phải bị bó hẹp trong công việc riêng tư ở gia đình” [45, tr.507]. Có thể nói, cả C.Mác và Ph.Ăngghen đều cho rằng, xã hội cần phải giải phóng phụ nữ khỏi sự ràng buộc gia đình, phải làm cho phụ nữ và nam giới bình đẳng bằng cách lôi cuốn phụ nữ tham gia công việc xã hội. Những quan điểm biện chứng ấy có được là xuất phát từ sự nghiên cứu công phu và sự chiêm nghiệm trong thực tiễn của C.Mác và Ph.Ănghen để tìm hiểu địa vị của người phụ nữ trong xã hội tư sản. Các ông đã chứng kiến và thấu hiểu tình cảnh của người phụ nữ trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đó là tình trạng người phụ nữ bị bóc lột đến kiệt sức, thậm chí bị chết vì do lao động quá sức. Phụ nữ bị mắc các bệnh nghề nghiệp đến tử vong và họ bị mắc bệnh nhiều hơn nam giới. C.Mác chỉ rõ: “Trong những nghề nghiệp của phụ nữ như bông, len, lụa và đồ gốm, tỷ lệ bình quân chết vì bệnh phổi trong 100 nghìn người đàn bà là 643 người, nhiều hơn so với tỷ lệ đàn ông là 610 người” [50, tr.428]; hoặc đó là sự bóc lột tinh vi bằng cách kéo dài ngày công lao động trong môi trường thiếu vệ sinh và thiếu không khí. Phụ nữ phải làm việc cật lực trung bình ngày 16 giờ và trong mùa may mặc thì làm cật lực một mạch 30 giờ không nghỉ. Hậu quả của tình trạng trên là sự suy sụp về tinh thần và thể xác: “Không mấy chốc họ đã thấy mệt mỏi, kiệt sức, suy nhược, ăn mất ngon, đau vai, đau lưng, đau thắt lưng, nhất là đau đầu; sau đó là xương sống bị vẹo, hai vai nhô cao và biến dạng, gầy mòn, mắt sưng, chảy nước mắt và nói chung là nhức nhối, cận thị, ho, ngực lép, khó thở và mọi thứ bệnh phụ nữ [48, tr.589]. C.Mác đi đến kết luận: trong nền sản xuất tư bản chủ, nghĩa phụ nữ có vai trò lớn nhưng địa vị lại thấp hèn cả trong gia đình và ngoài xã hội, họ luôn chịu cảnh bất bình đẳng với nam giới, bị bóc lột, bị tha hóa. Trong các công xưởng tư bản chủ nghĩa, phụ nữ phải chịu bao nỗi nhục nhã, đắng cay, phải lao động cực nhọc, làm việc cật lực thậm chí là trong điều kiện ốm đau. Phụ nữ là nô lệ. Tình trạng trong hôn nhân gia đình dưới chế độ TBCN cũng vậy. Trong chế độ TBCN có hai loại gia đình là gia đình tư sản và gia đình vô sản, giai cấp nắm giữ tư liệu sản xuất là giai cấp thống trị và bóc lột giai cấp không có tư liệu sản xuất, điều này được thể hiện rõ trong gia đình tư sản, nơi mà người đàn ông nắm giữ địa vị kinh tế thì nắm giữ luôn vị thế thống trị người đàn bà, người đàn bà không có tư liệu sản xuất. Với tư cách là đơn vị của tế bào xã hội, gia đình cũng chứa đựng tất cả mối quan hệ bất công và bất bình đẳng xã hội. Ph.Ăngghen viết: “trong gia đình, người chồng là nhà tư sản, người vợ đại biểu cho giai cấp vô sản” [49, tr.116]. Như vậy, chế độ tư bản đã làm tăng sự nô dịch từ hai phía xã hội và gia đình và chất thêm gánh nặng lên cả hai vai người phụ nữ. Cùng một lúc phụ nữ phải vừa tham gia lao động trong nền sản xuất xã hội và vừa phải đảm nhiệm mọi thứ công việc như nô lệ trong gia đình. Nghiên cứu lịch sử loài người, C.Mác và Ăngghen chỉ ra rằng: Trong xã hội có giai cấp đối kháng, phụ nữ là nạn nhân trực tiếp của sự áp bức giai cấp và sự bất bình đẳng trong gia đình và ngoài xã hội. Sự ra đời của chế độ tư hữu dẫn đến tình trạng áp bức, nô dịch của giai cấp có của đối với giai cấp không có của, từ đây, trong gia đình người phụ nữ trở nên hoàn toàn lệ thuộc về kinh tế, phải phục tùng tuyệt đối quyền lực của người chồng. Từ việc phân tích sự bất bình đẳng nam nữ trong xã hội loài người, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra nguồn gốc kinh tế, xã hội và nhận thức của sự bất bình đẳng đó. Về nguồn gốc kinh tế của sự bất bình đẳng nam nữ các ông nhấn mạnh rằng: sự phân công lao động giữa nam và nữ là do những nguyên nhân hoàn toàn khác, chứ không phải do địa vị của người đàn bà trong xã hội quyết định. Quan hệ xã hội giữa phụ nữ và nam giới là do quan hệ kinh tế của họ quyết định. Kể cả trong hôn nhân, thì nguồn gốc của sự thống trị của đàn ông đối với đàn bà cũng là sự thống trị về mặt kinh tế. Ph.Ăngghen đã vạch rõ nguyên nhân kinh tế của sự bất bình đẳng nam nữ như sau: “Tình trạng không bình quyền giữa đôi bên, do những quan hệ xã hội trước kia để lại cho chúng ta, tuyệt nhiên không phải là nguyên nhân, mà là kết quả của việc áp bức đàn bà về mặt kinh tế” [49, tr.115]. Sự bất bình đẳng nam nữ hay sự bất bình đẳng về giới có nguồn gốc từ sự bất bình đẳng về kinh tế giữa phụ nữ và nam giới. Địa vị của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội luôn thấp kém hơn nam giới là bắt nguồn từ địa vị kinh tế của họ. Phụ nữ có địa vị thấp kém hơn nam giới trước hết là trong quan hệ đối với tư liệu sản xuất, đồng thời là trong quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất và trong quan hệ phân phối, tiêu dùng sản phẩm. Cơ sở kinh tế như thế nào thì đặc điểm và tính chất của mối quan hệ nam nữ như thế ấy. Trong nền kinh tế cộng sản nguyên thủy, do đàn bà nắm giữ kinh tế nên đàn bà đồng thời nắm giữ quyền cai quản xã hội và gia đình. “Kinh tế gia đình cộng sản... là cơ sở hiện thực của quyền thống trị của người đàn bà, cái quyền thống trị phổ biến khắp mọi nơi trong thời nguyên thủy” [49, tr.83]. Nhưng cùng với sự thống trị kinh tế của đàn bà bị mất và đàn ông nắm quyền thống trị kinh tế thì sự thống trị của nam giới với phụ nữ trở nên phổ biến không chỉ trong nền sản xuất vật chất của xã hội mà cả trong nền tái sản xuất, tức là trong hôn nhân gia đình. Mác và Ăngghen chỉ rõ: “Sự thống trị của đàn ông trong hôn nhân chỉ đơn thuần là kết quả của sự thống trị của họ về kinh tế” và vì vậy, khi không còn chế độ tư hữu thì sự thống trị của đàn ông đối với đàn bà trong hôn nhân “sẽ tiêu vong cùng với sự thống trị về kinh tế” [49, tr.127]. Học thuyết Mác - Lênin đã chỉ rõ nguồn gốc và nguyên nhân kinh tế của sự bất bình đẳng nam nữ trong xã hội. Nền kinh tế dựa trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội đã đẻ ra 2 đặc trưng cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình: một là sự thống trị của người đàn ông và hai là tính ràng buộc vĩnh viễn của hôn nhân. Kết luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng rút ra ở đây là: cơ sở kinh tế biến đổi thì những đặc điểm và tính chất của mối quan hệ nam nữ tương ứng với nó cũng thay đổi. Về nguồn gốc nhận thức, văn hóa - xã hội của sự bất bình đẳng nam nữ, chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra rằng: bên cạnh yếu tố kinh tế là nguyên nhân chính gây nên tình trạng bất bình đẳng nam nữ còn có yếu tố phi kinh tế - đó là yếu tố thuộc về nhận thức, văn hóa, xã hội. Ănghen đã nêu rõ quan điểm này như sau: Chúng tôi coi những điều kiện kinh tế là cái cuối cùng quyết định sự phát triển lịch sử. Nhưng chủng tộc cũng là một nhân tố kinh tế... Sự phát triển về mặt chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, v.v. là dựa trên sự phát triển kinh tế. Nhưng tất cả sự phát triển đó đều tác động lẫn nhau và cùng tác động đến cơ sở kinh tế. Hoàn toàn không phải điều kiện kinh tế là nguyên nhân duy nhất chủ động, còn mọi thứ khác chỉ có tác dụng thụ động. Trái lại, có sự tác động qua lại trên cơ sở tính tất yếu kinh tế, xét đến cùng bao giờ cũng tự vạch ra con đường đi của nó. Nhà nước, chẳng hạn, tác động bằng những thuế quan bảo hộ, tự do buôn bán; bằng chế độ thuế khóa tốt hay xấu [47, tr.788]. Trình độ nhận thức, thói quen suy nghĩ và các phong tục tập quán phản ánh sự bất bình đẳng kinh tế giữa phụ nữ và nam giới đã ăn sâu bám chắc vào trong óc con người, thành tư tưởng “trọng nam khinh nữ” và thành thói ứng xử của người đàn ông đối với đàn bà. Đó chính là nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc văn hóa - xã hội của sự bất bình đẳng nam nữ. Tư tưởng trọng nam khinh nữ, tập quán gia trưởng trở thành quy tắc, thành thông lệ. Tàn tích đó của chế độ nam trị, chế độ thống trị của toàn thể nam giới đối với toàn thể nữ giới không cần tới pháp luật bảo vệ vẫn có tác động cưỡng chế, điều chỉnh hành vi ứng xử của người đàn ông và đàn bà ngay cả khi cơ sở kinh tế của sự bất bình đẳng nam nữ bị phá bỏ. Ăngghen viết: Tính ràng buộc vĩnh viễn của hôn nhân, thì một phần là kết quả của các điều kiện kinh tế, trong đó có chế độ một vợ một chồng phát sinh, và phần nữa là một truyền thống của thời kỳ trong đó có mối liên hệ giữa các điều kiện kinh tế ấy với chế độ một vợ một chồng còn chưa được người ta hiểu một cách đúng đắn, và đã bị tôn giáo thổi phồng lên [49, tr.127]. Không chỉ tôn giáo thổi phồng lên mà cả tư tưởng, pháp luật của giai cấp tư sản cũng ra sức bảo vệ cho sự bất bình đẳng nam nữ. Học thuyết Mác - Lênin chỉ rõ rằng cùng với nguồn gốc kinh tế, sự thống trị của đàn ông đối với đàn bà còn bắt nguồn từ trong nhận thức, niềm tin và thói quen cùng phong tục tập quán được hình thành từ lâu trong lịch sử. Trên cơ sở phân tích nguồn gốc kinh tế, xã hội và nhận thức của tình cảnh phụ nữ bị áp bức trong xã hội tư bản chủ nghĩa, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đã vạch rõ xu hướng biến đổi địa vị của người phụ nữ theo hướng tiến tới sự bình đẳng nam nữ trong xã hội và tính tất yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa đối với sự giải phóng phụ nữ. Khi bàn về vấn đề này, C.Mác và Ph.Ănghen khẳng định, phụ nữ có tiềm năng, vai trò và vị trí trong các cuộc cách mạng xã hội. Theo C.Mác, chính chủ nghĩa tư bản phát triển đã tạo ra những tiền đề kinh tế, xã hội cho cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp bị áp bức, bóc lột, giải phóng phụ nữ nhưng bản thân chủ nghĩa tư bản khi xác lập vị trí của nó trên vũ đài chính trị lại không thể giải phóng được con người nói chung, người phụ nữ nói riêng khỏi sự áp bức của gia đình và xã hội, thậm chí nó còn tăng cường sự áp bức bóc lột và làm tha hóa phụ nữ. Việc này chỉ có thể giải quyết được trong chủ nghĩa xã hội, vấn đề là làm thế nào để giải phóng được phụ nữ khỏi sự áp bức bất công trong cả gia đình và ngoài xã hội? C.Mác khẳng định: phải giải phóng phụ nữ khỏi mọi sự áp bức và bất bình đẳng. Điều đó chỉ có thể thực hiện bằng cuộc cách mạng vô sản- cuộc cách mạng giải phóng cho toàn bộ nhân loại. Để phụ nữ được giải phóng và tiến tới bình đẳng nam nữ cần phải thực hiện những điều kiện sau: Thứ nhất, xóa bỏ chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, xây dựng chế độ công hữu nhằm xóa bỏ sự lệ thuộc về mặt kinh tế của người phụ nữ đối với nam giới. Giải phóng phụ nữ ra khỏi sự bất công, áp bức, bóc lột và bất bình đẳng trong nền sản xuất xã hội. Thực hiện tốt điều này sẽ tạo điều kiện cho việc xây dựng quan hệ bình đẳng giữa nam và nữ và cũng chính là điều kiện để phát huy tiềm năng của phụ nữ. Thứ hai, tạo điều kiện cho phụ nữ thoát khỏi những ràng buộc gia đình, tạo điều kiện và cơ hội cho họ tham gia vào nền sản xuất xã hội. Xã hội cần phải giúp phụ nữ giảm bớt gánh nặng công việc gia đình bằng cách phát triển các hệ thống dịch vụ công cộng. “Điều kiện tiên quyết để giải phóng phụ nữ là làm cho toàn bộ nữ giới trở lại tham gia nền sản xuất xã hội, và điều kiện đó lại đòi hỏi phải làm cho gia đình cá thể không còn là một đơn vị kinh tế của xã hội nữa” [49, tr.116]. Thứ ba, xóa bỏ dần các phong tục tập quán, định kiến giới và tâm lý coi thường phụ nữ, tuyên truyền giáo dục và vận động mọi thành viên trong xã hội nhận thức được sâu sắc và ý nghĩa của việc nâng cao bình đẳng nam nữ là góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Thứ tư, xây dựng quan hệ gia đình bình đẳng, hòa thuận, tiến bộ đòi hỏi hôn nhân phải dựa trên tình yêu chân chính chứ không bị lợi ích kinh tế chi phối. Theo C.Mác và Ph.Ănghen, sự nghiệp giải phóng phụ nữ chỉ có thể thực hiện được một cách triệt để khi lao động gia đình biến thành lao động xã hội: Chỉ có thể giải phóng được người phụ nữ khi người phụ nữ có thể tham gia sản xuất trên một quy mô xã hội rộng lớn và chỉ phải làm công việc trong nhà rất ít. Nhưng chỉ với nền công nghiệp hiện đại, là nền công nghiệp không những thu nhận lao động của phụ nữ trên quy mô lớn, mà còn trực tiếp đòi hỏi phải có lao động nữ và ngày càng có xu hướng hòa tan lao động tư nhân của gia đình trong nền sản xuất công cộng, thì có thể thực hiện được điều nói trên [49, tr. 241]. Tuy nhiên, để giải quyết những mâu thuẫn khi thực hiện công việc trong gia đình và ngoài xã hội, để phụ nữ tham gia công việc xã hội mà không bị lệ thuộc những cản trở từ công việc gia đình, theo Ănghen, cần phải đưa công việc nội trợ của gia đình cá thể thành công việc chung của xã hội - tức là “hòa tan lao động tư nhân của gia đình trong nền sản xuất công cộng”, biến công việc nội trợ thành lao động công cộng. Tư tưởng này của Mác - Ăngghen được Lênin kế thừa và phát triển trong điều kiện mới ở nước Nga Xô viết. Lênin đánh giá rất cao tiềm năng, vai trò của phụ nữ trong cách mạng: “Một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa không thể thành công nếu không có một phần phụ nữ lao động tham gia rộng rãi” [42, tr.18],“không thể nào xây dựng được ngay cả chế độ dân chủ - chứ đừng nói đến chủ nghĩa xã hội nữa, nếu phụ nữ không tham gia công tác xã hội, đội dân cảnh, sinh hoạt chính trị…” [38, tr. 418]; “Nếu một phần lớn phụ nữ lao động không tham gia một cách tích cực thì không thể có cách mạng xã hội chủ nghĩa được” [40, tr.220]. Người còn khẳng định vai trò to lớn của phụ nữ và chỉ ra khả năng của họ có ảnh hưởng rất quan trọng đến nguồn lực cách mạng, có mối liên quan mật thiết với sức mạnh nhân dân: “Không lôi kéo được phụ nữ vào công việc chính trị thì không thể lôi kéo được quần chúng nhân dân vào công việc chính trị được” [42, tr.13]. Lênin cũng đã xác định trách nhiệm của Đảng, Nhà nước là phải lôi cuốn, thúc đẩy mọi phụ nữ tham gia chính trị, quản lý nhà nước Xô Viết: “Nhiệm vụ của chúng ta là phải làm cho chính trị trở thành công việc mà mỗi người phụ nữ lao động đều có thể tham dự” [39, tr.101]. Trong bức thư “Gửi nữ công nhân” viết năm 1920, Lênin tố cáo pháp luật tư sản giành đặc quyền cho nam giới và đặt phụ nữ vào tình trạng không bình đẳng với nam giới. Do đó, để tiến tới giải phóng phụ nữ thì một trong những bước đầu tiên phải thực hiện là: chính quyền xô - viết hủy bỏ tất cả pháp luật tư sản và đưa ra luật pháp tôn trọng bình đẳng nam và nữ. Nhưng Lênin cho rằng như thế chưa đủ, cần phải tạo bình đẳng trên thực tế. Lênin viết: “Bình đẳng về mặt pháp luật vẫn chưa phải là bình đẳng trong thực tế đời sống... Muốn vậy, phải làm sao cho nữ công nhân ngày càng tham gia nhiều hơn nữa vào công việc quản lý các xí nghiệp công cộng, vào quản lý nhà nước” [41, tr.182-183]. Lênin tin tưởng rằng “Trong khi quản lý, phụ nữ sẽ học tập nhanh chóng và đuổi kịp nam giới”. Người yêu cầu mọi người ủng hộ phụ nữ tham gia quản lý nhà nước nếu họ có đức, có tài: Hãy bầu nhiều nữ công nhân hơn nữa vào xô - viết, cả đảng viên lẫn ngoài đảng. Miễn là chị ấy là một công nhân trung thực, biết làm việc có tình có lý và tận tâm, thì dù họ có là người không đảng phái cũng không sao, cứ bầu họ vào Xô-viết Matxcơva!...Giai cấp vô sản sẽ không đạt được tự do hoàn toàn, nếu không giành được tự do hoàn toàn cho phụ nữ [41, tr.183]. Người cũng đề ra nhiệm vụ chủ yếu của phong trào công nhân nữ là thu hút sự tham gia của đông đảo phụ nữ vào cuộc đấu tranh vì sự bình đẳng nam nữ. Lênin yêu cầu: “Đấu tranh cho phụ nữ được quyền bình đẳng về mặt kinh tế và xã hội, chứ không phải bình đẳng về mặt hình thức. Nhiệm vụ chủ yếu là lôi cuốn phụ nữ tham gia vào lao động sản xuất của xã hội, giải phóng chị em ra khỏi địa vị “nô lệ trong gia đình”, ra khỏi địa vị lệ thuộc (cái địa vị làm cho họ ngu muội đi và hạ thấp con người họ) vào cảnh suốt đời chỉ có trông nom bếp núc và con cái” [41, tr.222]. “Đó là cuộc đấu tranh lâu dài, đòi hỏi phải cải tạo một cách căn bản cả nền kỹ thuật xã hội lẫn tập quán xã hội” [41, tr.222]. Như vậy, theo quan điểm của Lênin thì không chỉ giải phóng người phụ nữ ngoài xã hội mà còn giải phóng họ ngay trong chính gia đình vì chính ở đây gánh nặng công việc đang đè lên vai họ, làm cho họ không có điều kiện phát triển được như nam giới. Muốn thực hiện điều này, theo Lênin, Nhà nước xô viết cần đưa ra chính sách ưu tiên đối với phụ nữ: Tất cả phụ nữ lao động có con nhỏ đều được dành thời gian cho con bú vào các khoảng cách nhau không quá 3 giờ, được nhận một số tiền phụ cấp và chỉ làm việc 6 giờ mỗi ngày, cấm dùng phụ nữ lao động ban đêm, phụ nữ được nghỉ lao động 8 tuần trước khi sinh và vẫn được hưởng lương như thường lệ, không phải trả tiền chữa bệnh và tiền thuốc. Hơn thế nữa, Lênin đã đánh giá rất cao khả năng và vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa vì theo Lênin, kinh nghiệm của tất cả các phong trào giải phóng chứng tỏ rằng cách mạng muốn thắng lợi là tùy thuộc vào mức độ tham gia của phụ nữ. Bởi vậy, trên thực tế chính quyền xô - viết đã làm hết sức mình để lôi cuốn phụ nữ tham gia công việc quản lý Nhà nước, quản lý xã hội nhằm từng bước giải phóng phụ nữ. Lênin chỉ ra rằng: Phụ nữ chỉ được giải phóng, được phát triển khi họ nhận thức được vị trí, vai trò và khả năng của mình và có ý chí phấn đấu cho sự nghiệp cao cả ấy: việc giải phóng lao động nữ phải là việc của bản thân phụ nữ. Để thực hiện sự nghiệp giải phóng, chính bản thân phụ nữ phải ra sức học tập, nâng cao trình độ, nhanh chóng đuổi kịp nam giới. Chỉ có học tập với trình độ cao thì phụ nữ mới thực hiện tốt vai trò và phát huy tốt khả năng của mình trong gia đình và ngoài xã hội. Chủ nghĩa Mác - Lênin, học thuyết khoa học, cách mạng của thời đại ngày nay, là sự kế tục, phát triển tư tưởng nhân loại về giải phóng phụ nữ. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra rằng nguồn gốc và nguyên nhân cũng như những yếu tố tác động tới sự bất bình đẳng nam nữ trong lịch sử loài người đó chính là quá trình phụ nữ bị gạt ra khỏi nền sản xuất xã hội. Học thuyết Mác - Lênin đồng thời chỉ ra tiềm năng và vai trò to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng và tiến bộ xã hội, chỉ ra điều kiện để giải phóng phụ nữ là đưa phụ nữ trở lại tham gia lao động sản xuất xã hội, gắn sự nghiệp giải phóng phụ nữ với cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Muốn có sự nghiệp giải phóng phụ nữ trong thực tế đòi hỏi phải xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, thực hiện công hữu hóa, đồng thời thủ tiêu sự bất bình đẳng nam nữ trong tư tưởng và nhận thức của xã hội. Chủ nghĩa Mác - Lênin cũng khẳng định rằng sự nghiệp giải phóng phụ nữ luôn gắn liền với sự nghiệp giải phóng giai cấp và giải phóng xã hội, giải phóng con người là vấn đề mang tính biện chứng sâu sắc. Hơn nữa, cùng với việc xóa bỏ cơ sở kinh tế của sự bất bình đẳng nam nữ thì cần tạo cơ hội và điều kiện để thu hút ngày càng nhiều sự tham gia của phụ nữ vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội để phụ nữ có thể phát huy hết tiềm năng của mình. 1.1.2. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và vấn đề giải phóng phụ nữ Kế thừa và phát triển học thuyết Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những người Việt Nam đầu tiên hiểu và đặc biệt quan tâm đến tiềm năng, vai trò, vị thế của phụ nữ trong phong trào cách mạng thế giới nói chung và sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói riêng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tiềm năng, vai trò của phụ nữ Việt Nam có cội nguồn sâu xa, từ cuộc sống gia đình và xã hội trong thời niên thiếu ở quê nhà, đến sự tiếp thu truyền thống lịch sử, tinh hoa văn hóa Việt Nam và thế giới. Với sự nhạy cảm của một tâm hồn và nhân cách lớn, Người sớm nắm bắt được tinh hoa văn hóa dân tộc trong đó có vấn đề phụ nữ. Đa số các nhà nghiên cứu đều cho rằng những truyền thống văn hóa “thuận vợ, thuận chồng tát bể đông cũng cạn”, “lệnh ông không bằng cồng bà”; “Người chồng trị vì, người vợ cai quản”, là những hằng số văn hóa thể hiện vai trò, vị trí của người phụ nữ không dễ gì bị “lấn át” trong xã hội phong kiến, thực dân ở Việt Nam. Chính truyền thống lịch sử với những tấm gương của các anh hùng liệt nữ hy sinh vì dân vì nước, vì độc lập dân tộc là bằng chứng hùng hồn không thể phủ nhận, có sức sống mạnh mẽ, trường tồn trong tâm thức, dân tộc. Trong diễn trình lịch sử - văn hóa của phụ nữ Việt Nam, có thể nói từ thời đại Hồ Chí Minh, phụ nữ mới được coi như một lực lượng, một tổ chức với tầm vóc lịch sử có vai trò quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh từ rất sớm khi đấu tranh cho quyền độc lập của dân tộc đã đấu tranh cho quyền sống, quyền hạnh phúc của người phụ nữ các nước thuộc địa. Trong những năm 20 của thế kỷ XX, trong “Thư gửi quốc tế cộng sản”, “Bản án chế độ thực dân Pháp”, Người luôn luôn đề cập “Nỗi khổ nhục của người đàn bà bản xứ”. Trên tờ báo Người cùng khổ, trong bài “Phụ nữ Việt nam và chế độ đô hộ của Pháp”, Người viết: “Chế độ thực dân tự bản thân nó đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu rồi. Bạo lực đó đem ra đối xử đối với trẻ em và phụ nữ lại càng bỉ ổi hơn nữa”. Từ cảm nhận sâu sắc nỗi “khổ nhục” của phụ nữ dưới chế độ thực dân phong kiến, Hồ Chí Minh càng ý thức hơn phụ nữ chính là một lực lượng, “một nửa” thành công của cách mạng. Trước khi có một chính Đảng ra đời, trên báo Thanh niên - cơ quan tuyên truyền của Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội do Người phụ trách đã mở mục Diễn đàn phụ nữ. Trong một tác phẩm quan trọng viết sau đó, cuốn Đường cách mệnh (viết năm 1927), Nguyễn ái Quốc khẳng định: “Việt nam cách mệnh phải có nữ giới tham gia mới thành công, mà nữ giới muốn cách mệnh thì phải theo phụ nữ quốc tế chỉ bảo”. Sau này, trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, Người luôn nhấn mạnh khả năng cách mạng của phụ nữ và sớm nhận thấy nhân tố góp phần thắng lợi của cuộc cách mạng ấy chính là phụ nữ: “Xem trong lịch sử cách mệnh, chẳng có lần nào là không có đàn bà, con gái tham gia” [52, tr.288]; “An Nam cách mệnh cũng phải có nữ giới tham gia mới thành công” [52, tr.289]. Về sau, trong thư gửi phụ nữ nhân dịp kỷ niệm ngày phụ nữ 8-3-1952, Người khẳng định: “Non sông gấm vóc nước Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp rực rỡ” [55, tr.289]. Sự nhìn nhận sâu sắc và đánh giá đúng vai trò của phụ nữ trong lịch sử dân tộc là tư tưởng xuyên suốt ở Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hơn thế nữa, Người còn tuyên truyền cho đồng bào, đồng chí hiểu về vấn đề đó. Năm 1941, sau khi về nước, trong số báo Việt Nam Độc lập tại Việt bắc, Người đã viết: Việt Nam phụ nữ đời đời Nhiều người vì nước vì nòi hy sinh Nghìn thu vang tiếng Bà Trưng Ra tay cứu nước cứu dân đến cùng Bà Triệu ẩu thật anh hùng Cưỡi voi đánh giặc anh hùng bốn phương Từ việc đánh giá đúng khả năng và vai trò của phụ nữ trong cách mạng, Người luôn theo dõi sát sao và tạo mọi điều kiện cho phụ nữ tham gia vào sự nghiệp bảo vệ nền độc lập dân tộc và xây dựng nhà nước. Đặc biệt, Người rất quan tâm đến công tác phát triển Đảng trong quần chúng phụ nữ. Khi làm việc với các cấp ủy đảng từ trung ương đến địa phương, Người luôn chú ý số lượng cán bộ nữ. Người hiểu rõ khả năng to lớn của phụ nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Người nói: “Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, hàng vạn phụ nữ trở thành chuyên gia các ngành và cán bộ lãnh đạo, làm Giám đốc và Phó giám đốc các xí nghiệp, Chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp, Bí thư chi bộ Đảng…” [55, tr.149] và Người vui mừng trước việc ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào công việc quản lý: “Từ ngày nước ta được giải phóng đến nay, phụ nữ đều tiến bộ rõ về mọi mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Nhưng một sự tiến bộ rõ rệt nhất là phụ nữ ta hiện nay tham gia chính quyền ngày càng nhiều” [54, tr.164]. Sau nữa, Người đã đặt trách nhiệm của Đảng đối với sự phát triển của phụ nữ. Người khẳng định: phải giải phóng phụ nữ thực sự, giải phóng phụ nữ thì phải bằng pháp luật, chính sách, biện pháp cụ thể: “Từ nay, các cấp Đảng, chính quyền địa phương khi giao công tác cho phụ nữ, phải căn cứ vào trình độ của từng người và cần phải tích cực giúp đỡ phụ nữ nhiều hơn nữa” [54, tr.164], “phải thực sự giải phóng phụ nữ và tôn trọng quyền lợi của phụ nữ” [54, tr.225], “Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cân nhắc và giúp đỡ để ngày càng thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo” [55, tr.502]. Hồ Chí Minh cho rằng: không ai thấu hiểu phụ nữ bằng chính phụ nữ, muốn vận động, bảo vệ, hỗ trợ phụ nữ phải thành lập tổ chức của phụ nữ. Ngay từ những năm hai mươi của thế kỷ XX trong cuốn Đường cách mệnh, Hồ chí Minh đã nói: “muốn thế giới cách mệnh thành công, thì phải vận động đàn bà, con gái công nông các nước…Mỗi Đảng cộng sản phải có một Bộ phụ nữ trực tiếp thuộc về phụ nữ quốc tế” [52, tr.288]. Tôn trọng phụ nữ, đánh giá đúng vai trò của phụ nữ, song Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất nghiêm khắc đối với phụ nữ. Người luôn nhắc nhở phụ nữ phải ý thức được vai trò, vị thế của mình mà phấn đấu cho bản thân và cho dân tộc. Người nói: “Đảng, Chính phủ và Bác mong phụ nữ tiến bộ nhiều hơn nữa. Hiện nay trong các ngành, số phụ nữ tham gia còn ít” [54, tr.87]. Vì vậy, người nhắc nhở phụ nữ: “không nên ỷ lại vào Đảng, Chính phủ mà phải quyết tâm học tập, phát huy sáng kiến, tin tưởng ở khả năng mình, nâng cao tinh thần tập thể, đoàn kết, giúp đỡ nhau để giải quyết mọi khó khăn trong công tác chính quyền” [54, tr.661], “phải nâng cao tinh thần làm chủ, cố gắng học tập và phấn đấu; phải xóa bỏ tư tưởng bảo thủ, tự ti; phải phát triển chí khí tự cường, tự lập” [54, tr.294]. Người đã chỉ cho phụ nữ Việt Nam thấy rằng, muốn có sự bình đẳng thực sự, không nên chỉ trông chờ vào người khác mà “bản thân chị em phải có chí khí tự cường, tự lập, phải đấu tranh để bảo vệ quyền lợi cho mình”[54, tr.225]. Về con đường giải phóng phụ nữ, Chủ tịch Hồ Chí minh nhấn mạnh: Muốn giải phóng phụ nữ thì trước hết phải giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, thực hiện quyền tự do bình đẳng cho mọi người, trong đó có phụ nữ. Để đưa công cuộc giải phóng ấy thắng lợi, để xây dựng xã hội mới thành công, theo Người phải tiến hành làm cách mạng vô sản, mà trước hết là phải thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Đánh đổ đế quốc phong kiến là một bước căn bản để giải phóng cho phụ nữ. Sau đó, thực hiện cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa để xóa bỏ tận gốc sự bất bình đẳng của người phụ nữ với nam giới trên tất cả mọi lĩnh vực: kinh tế, xã hội, văn hóa. Phụ nữ chỉ được bình đẳng thực sự trong điều kiện một nền kinh tế phát triển, một nền văn hóa lành mạnh và một xã hội văn minh. Do đó, Hồ Chí Minh chủ trương gắn sự nghiệp giải phóng phụ nữ với cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Người thường nói: chúng ta làm cách mạng để giành lấy tự do, dân chủ, bình đẳng, trai gái ngang quyền nhau, không để phụ nữ bị áp bức, bị coi thường. Ngay từ khi Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập, trong lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng, Hồ Chí Minh đã viết: “thực hiện nam nữ bình quyền” . Như vậy, từ việc khẳng định phụ nữ là một lực lượng to lớn của xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vượt lên tư tưởng hẹp hòi của Nho giáo - phong kiến, đánh giá đúng và khách quan vai trò, tiềm năng và vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội. Phụ nữ vừa là lực lượng lao động quan trọng của xã hội, vừa là người mẹ, người thầy đầu tiên của con trẻ. Đời sống vật chất và tinh thần của họ, trình độ học vấn của họ, điều kiện làm việc của họ có ảnh hưởng to lớn đến thế hệ tương lai. Từ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định tầm quan trọng của việc giải phóng phụ nữ, coi đó là thước đo tiến bộ của phát triển xã hội. Theo Người, “giải phóng phụ nữ” không chỉ bao hàm nội dung giải phóng phụ nữ thoát khỏi ách nô lệ, khỏi chế độ thực dân phong kiến trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ mà còn xóa bỏ tư tưởng “trọng nam khinh nữ” từ trong gia đình ra ngoài xã hội, là tạo điều kiện để phụ nữ phát huy tiềm năng sức lực của mình vào phát triển đất nước và của chính bản thân. Tư tưởng này đã chi phối nhận thức và hành động trong suốt cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dưới chế độ phong kiến và về sau là chế độ thuộc địa nửa phong kiến, phụ nữ Việt Nam hàng trăm năm sống trong triết lý Nho giáo “tam tòng, tứ đức”, “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”…, quanh quẩn hoặc an phận với cuộc sống gia đình, với hạnh phúc nhỏ nhoi chật hẹp trong gia đình và ngoài xã hội, họ bị những quan điểm trên “trói buộc” và chịu một thân phận “thiệt thòi”…Vì lẽ đó mà giải phóng phụ nữ là nội dung và chương trình cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta tiến hành không chỉ là cuộc cách mạng xã hội gắn liền với giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp mà còn là cuộc cách mạng văn hóa, nhân văn sâu sắc. Nếu như trong cách mạng dân tộc, dân chủ, Hồ Chí Minh khẳng định “Việt nam cách mệnh phải có nữ giới tham gia mới thành công” thì trong hòa bình và xây dựng đất nước Người lại nêu: “Nói phụ nữ là nói phần nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa”. Có thể nói quan điểm, tư tưởng của Người đối với phụ nữ là giải phóng “sức chiến đấu” và “sức lao động”, làm thế nào để tạo điều kiện tốt nhất để chị em đóng góp nhiều nhất cho đất nước và thông qua đó phụ nữ trưởng thành. Để giải phóng phụ nữ cần phải kết hợp yếu tố khách quan và chủ quan. Yếu tố khách quan là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, xã hội, yếu tố chủ quan là sự vươn lên của chính phụ nữ. Đó là quan điểm khách quan, biện chứng và đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và có ý nghĩa bài học chiến lược lâu dài. Trong bối cảnh của cơ chế bao cấp trước đây, cũng như trong thời kỳ đổi mới hiện nay, quan điểm trên vẫn đúng đắn và có ý nghĩa to lớn. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định vai trò, tiềm năng, vị thế to lớn của phụ nữ Việt Nam, Người luôn gắn nhiệm vụ giải phóng phụ nữ với giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Người khẳng định trong chế độ xã hội chủ nghĩa, Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội phải thực sự quan tâm phụ nữ, hỗ trợ, tạo điều kiện cho người phụ nữ phát huy tối đa tài năng, tiềm lực của mình; đồng thời phụ nữ muốn tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc thực sự thì phải có ý chí, có quyết tâm, tích cực học tập, rèn luyện để có đủ đức và tài, tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Tiếp thu lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về phụ nữ, ngay từ khi ra đời Đảng ta rất quan tâm đến phụ nữ, coi vấn đề phụ nữ luôn là vấn đề trọng tâm trong sự nghiệp cách mạng. Ngay từ năm 1930 khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề cao tư tưởng “Nam nữ bình quyền” và coi việc thực hiện tư tưởng đó là một trong 10 nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng Việt Nam, đồng thời nêu rõ quan điểm “giải phóng phụ nữ gắn liền với giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp”. Hiến pháp đầu tiên- Hiến pháp năm 1946 đã khẳng định: “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” (Điều 9). Quan điểm đó đã được cụ thể hơn trong Hiến pháp năm 1959, Điều 24: “Phụ nữ...có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình” [30, tr.18]. Hiến pháp năm 1980, (Điều 57, 63) và Hiến pháp năm 1992 (Điều 54,63) đã khẳng định lại quan điểm đó một lần nữa: “Phụ nữ và nam giới có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. Nhà nước và xã hội chăm lo nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và nghề nghiệp của phụ nữ, không ngừng phát huy vai trò của phụ nữ trong xã hội”. Trong từng giai đoạn của cánh mạng, các điều khoản của Hiến pháp đã được thể chế hóa bằng hệ thống pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật... nhằm phát huy vai trò, vị trí của phụ nữ trong xã hội. Các quan điểm của Đảng và Nhà nước không chỉ được ghi nhận rõ trong các văn kiện của Đảng, Hiến pháp, pháp luật, được cụ thể hóa bằng các văn bản, những Chỉ thị, Nghị định, mà quan trọng hơn, ở một mức độ nhất định, đã và đang được thực thi trong cuộc sống nhằm phát huy vai trò, vị trí và tiềm năng của phụ nữ trong xã hội. Những kết quả mà phụ nữ đã đạt được trong những năm qua trên các lĩnh vực đã và đang chứng minh cho nhận xét đó. Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tại việt Nam đã ghi nhận: “Việt Nam có thể tự hào về những thành quả của mình trên bước đường tiến tới sự bình đẳng giới. Những thành quả này, một phần nhờ sự cam kết về chính trị của Chính phủ Việt Nam, mở đầu bằng việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cao vai trò và tiềm năng của phụ nữ” [17, tr.1]. Nghị quyết số 04/NQ-TW ngày 12-7-1993 của Bộ Chính trị về “Đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới”; Chỉ thị số 37/CT-TW ngày 16-5-1994 của Ban Bí thư về “Công tác cán bộ trong tình hình mới” được coi là những văn bản gần đây nhất ghi nhận phụ nữ Việt Nam vừa có tiềm năng to lớn, là động lực quan trọng của công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội, vừa là người thầy, người mẹ đầu tiên của con người... Các văn kiện đã nêu rõ: Mục tiêu giải phóng phụ nữ hiện nay là nhằm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao địa vị xã hội và quyền bình đẳng của phụ nữ, nhấn mạnh sự nghiệp giải phóng phụ nữ là trách nhiệm của các cấp chính quyền, các tổ chức nhân dân, toàn xã hội và gia đình, khẳng định vai trò của phụ nữ trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước. Nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước nhấn mạnh đến việc thực hiện bình đẳng giới, chú trọng công tác cán bộ nữ, coi việc tăng tỷ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, nâng cao trình độ học vấn cho phụ nữ là điều kiện quan trọng để thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ cho phụ nữ, là điều kiện để phát huy tiềm năng và nâng cao địa vị xã hội cho phụ nữ. Đại hội X khẳng định: Nâng cao trình độ mọi mặt cả đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới. Tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện tốt vai trò của người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lao động và quản lý các cấp... [25, tr.120]. Bộ Luật Lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa IX thông qua năm 1994 đã dành riêng một chương (chương X) quy định các chế độ, chính sách về lao động nữ. Trong đó có nhiều nội dung phù hợp với yêu cầu đổi mới và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay như việc nhấn mạnh chức năng làm mẹ của phụ nữ, có những biện pháp để chức năng gia đình không còn là gánh nặng riêng của mỗi gia đình, trước hết là phụ nữ, mà phải “xã hội hóa” các chức năng đó, đồng thời nêu cao trách nhiệm thực hiện của cả vợ và chồng. Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức ghi nhận việc xây dựng và thực hiện “Chiến lược phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam” mà Đảng và Chính phủ ta đã cam kết tại Hội nghị phụ nữ lần thứ 4 tổ chức tại Bắc Kinh (9-1995), xem đó là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. “Chiến lược phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam” của Chính phủ Việt Nam xây dựng năm 2000; “Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2005” và “Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến 2010” là những văn bản quan trọng thể hiện quan điểm đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề phụ nữ. Trong những văn bản đó quán triệt sâu sắc tinh thần nâng cao học vấn cho phụ nữ và thực hiện quyền bình đẳng giới trong các khâu xây dựng và triển khai chương trình hành động của các cấp, các ngành. Những chiến lược đó khẳng định giải phóng phụ nữ là một trong những mục tiêu quan trọng của cách mạng Việt Nam, có ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sự phát triển của đất nước. Chiến lược còn nhấn mạnh sự tiến bộ của phụ nữ không chỉ xuất phát từ lợi ích riêng của phụ nữ, của gia đình mà còn xuất phát từ lợi ích chung của toàn xã hội. Vì vậy, bồi dưỡng cán bộ nữ, trang bị kiến thức cho phụ nữ là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp chính quyền, đoàn thể. Các văn kiện của Đảng và Nhà nước đã khẳng định, tăng trưởng kinh tế phải tạo cơ sở và điều kiện thuận lợi cho phát triển xã hội, trong đó chú trọng đến lĩnh vực giáo dục và chăm sóc sức khỏe, tạo cơ hội cho phụ nữ phấn đấu vươn lên, phát huy vai trò, vị trí của mình trong giai đoạn mới của đất nước - giai đoạn thực hiện CNH, HĐH. Có thể khẳng định rằng, ở Việt Nam, trong các văn kiện chính trị và pháp lý đã khẳng định tiềm năng, vai trò, vị thế của phụ nữ đối với quá trình phát triển đồng thời cũng thể hiện rõ sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với phụ nữ. Đảng và Nhà nước đã cố gắng thể chế hoá các quan nướcđiểm, yêu cầu mọi thành viên trong xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện, khuyến khích phụ nữ phát huy mọi khả năng của mình trong phát triển kinh tế - xã hội cũng như khuyến khích họ tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Những chủ trương và sự quan tâm của Đảng đã kịp thời khơi dậy và động viên, bồi dưỡng và phát huy tiềm năng, vai trò của phụ nữ tạo thành nguồn sức mạnh, góp phần tạo nên những thành tựu to lớn, làm chuyển biến tình hình kinh tế - xã hội của đất nước ta trong những năm qua. Đó cũng chính là sự kế thừa, vận dụng, cụ thể hóa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn tồn tại tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, gây cản trở quá trình thực hiện mục tiêu công bằng xã hội và bình đẳng giới ở nước ta hiện nay. Trên bình diện cả nước, phụ nữ vẫn chịu nhiều thiệt thòi. Một bộ phận đáng kể không có việc làm, hoặc chưa có việc làm, thu nhập thấp, sức khỏe bị giảm sút. Đặc biệt nhiều phụ nữ ở miền núi, nông thôn còn mù chữ và không có điều kiện hưởng thụ văn hóa. Phụ nữ đang bị phân biệt đối xử, bất bình đẳng trong cả gia đình và ngoài xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau và là nạn nhân của nhiều tệ nạn xã hội. Vì vậy, Đảng và Nhà nước cần quan tâm hơn nữa, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề phụ nữ cần được các cấp, các ngành quan tâm, nghiên cứu, áp dụng và quán triệt đầy đủ, làm cho các văn bản trên có sức sống mạnh mẽ trong đời sống xã hội nhằm phát huy vai trò, tiềm năng của phụ nữ một cách hiệu quả hơn. 1.2. Tầm quan trọng của việc phát huy tiềm năng của phụ nữ dân tộc thiểu số trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay 1.2.1. Nhận thức về tiềm năng của phụ nữ dân tộc thiểu số Dù đã để công tìm tòi, chúng tôi vẫn chưa có được một cuốn từ điển hay một công trình nghiên cứu trong đó có định nghĩa đầy đủ, chi tiết về khái niệm tiềm năng. Trong từ điển tiếng Việt (Xuất bản năm 1994), có định nghĩa tóm tắt tiềm năng “là khả năng, năng lực tiềm tàng” [69, tr.948]; còn khái niệm tiềm tàng thì được định nghĩa là “trạng thái ẩn giấu bên trong dưới dạng khả năng, chưa được bộc lộ ra, chưa phải là hiện thực” [69, tr. 948]. Trên cơ sở đó, chúng tôi hiểu tiềm năng là toàn thể khả năng, năng lực sẵn có bên trong sự vật, hiện tượng đó. Khả năng, năng lực đó đã từng bước được con người phát hiện, khai thác và sử dụng, và khi nó được khai thác, sử dụng, nó biến thành hiện thực, nghĩa là một bộ phận tiềm năng đã biến thành hiện thực thông qua hoạt động của con người. Tiềm năng của phụ nữ dân tộc thiểu số Phụ nữ dân tộc thiểu số là khái niệm dùng để chỉ cộng đồng phụ nữ thuộc các thành phần dân tộc có số lượng dân cư ít hơn người Kinh (tộc người đa số) sinh sống ở các khu vực của nước ta. Nói cách khác, đây là cách nhìn nhận, tiếp cận dưới góc độ “giới” (gender) soi rọi vào các yếu tố văn hóa, kinh tế, xã hội các thành phần dân tộc sinh tụ, làm ăn trong môi trường tự nhiên - vùng núi và môi trường xã hội - dân tộc thiểu số. Trong quá trình lịch sử của các tộc người với những diện mạo bản sắc văn hóa đa dạng, phụ nữ là “thành viên” quan trọng, vừa là chủ thể, vừa là người thụ hưởng những giá trị văn hóa tộc người, góp phần làm đậm đà bản sắc dân tộc “cá tính tộc người” và làm giàu vốn văn hóa dân tộc quốc gia. Tiềm năng của phụ nữ dân tộc thiểu số là toàn bộ những năng lực, khả năng lao động sáng tạo của phụ nữ các DTTS. Khả năng, năng lực ấy cho phép họ tham gia và đảm nhiệm những công việc trong các mặt của đời sống xã hội, đáp ứng nhu cầu tồn tại, phát triển của bản thân phụ nữ, đồng thời đáp ứng nhu cầu của sự tiến bộ xã hội. Bên cạnh những khả năng, năng lực đã được bộc lộ, còn một phần khả năng, năng lực đang tiềm ẩn sẽ được bộc lộ, phát triển trong điều kiện thuận lợi. Phụ nữ dân tộc thiểu số có những đặc điểm riêng khác với phụ nữ người Kinh ở khu vực đồng bằng và đô thị: Là một bộ phận của phụ nữ Việt Nam, phụ nữ các DTTS mang trong mình cả đặc điểm, phẩm chất, tiềm năng nổi bật của người phụ nữ Việt Nam, cả những đặc điểm, tiềm năng của phụ nữ dân tộc thiểu số. Do sống trong môi trường tự nhiên - miền núi và môi trường xã hội - dân tộc thiểu số nên họ chịu sự tác động lớn của cả hai yếu tố trên. Tiềm năng của phụ nữ dân tộc thiểu số trong thời kỳ CNH, HĐH là truyền thống đoàn kết, đức tính cần cù, chịu thương chịu khó; sống có trách nhiệm, vì mọi người; phẩm chất chân thật, giữ chữ tín; khéo léo và sáng tạo trong công việc; sức khỏe dẻo dai được rèn luyện trong môi trường tự nhiên khắc nghiệt... Đội ngũ trí thức, cán bộ đảng viên nữ trong đồng bào dân tộc tuy còn ít về số lượng nhưng thực sự đã có nhiều đóng góp tạo nên những thành quả của địa phương về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, do đa số phụ nữ DTTS sống trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, các phong tục tập quán “trói buộc” đã tác động lớn đến cách sống, nếp nghĩ, làm chậm nhịp phát triển của bản thân họ. Mặt khác, tâm lý tự ti, cam chịu, an phận thủ thường, ngại thay đổi và khó bắt nhịp với cái mới đã hạn chế những tiềm năng sẵn có, làm cho những tiềm năng đó khó bộc lộ và phát triển. Phải nhận thức được thế mạnh và hạn chế của phụ nữ DTTS mới tìm ra được giải pháp đúng nhằm khắc phục hạn chế và phát triển những ưu thế. Vì vậy, phát huy tiềm năng của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế - xã hội chính là làm cho cái hay, cái tốt, các mặt mạnh phát huy tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm để tác động vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng chính là phát triển bản thân họ. Phát huy tiềm năng của phụ nữ dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội chính là sự nhận thức của cộng đồng về tiềm năng, vai trò, vị trí của họ trong chiến lược phát triển quốc gia. Từ quan điểm này cho thấy, yếu tố quan trọng của phát huy tiềm năng phụ nữ là đánh giá đúng sự đóng góp của họ trong các hoạt động kinh tế - xã hội thông qua đó thấy được tiềm năng, vai trò, vị trí của họ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Việc nghiên cứu tiềm năng và phát huy tiềm năng của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế - xã hội phải thông qua các hoạt động kinh tế trong gia đình, các hoạt động văn hóa xã hội của họ và thực chất là đánh giá vị trí, vai trò của phụ nữ so với nam giới. Mối quan hệ đó biểu hiện trong sự phụ thuộc tác động qua lại lẫn nhau. Nói cách khác, đánh giá tiềm năng của người phụ nữ DTTS qua quá trình khảo sát các công việc, hoạt động thể hiện các chức năng và tác động của họ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, từ đó có những phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm phát huy những tiềm năng của họ, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội và thông qua đó bản thân người phụ nữ tự khẳng định mình. 1.2.2. Tầm quan trọng của việc khai thác, phát huy tiềm năng của phụ nữ dân tộc thiểu số để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Khai thác phát huy tiềm năng của phụ nữ các dân tộc trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong quốc sách trong đời sống kinh tế, văn hóa xã hội của mỗi quốc gia, từng dân tộc và gia đình. Trong sự nghiệp đổi mới, phụ nữ các dân tộc Việt Nam chiếm tỷ lệ 51,48% dân số và 52% lực lượng lao động xã hội, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và ổn định chính trị. Phụ nữ dân tộc thiểu số có vị trí, vai trò to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung và trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nói riêng Phụ nữ dân tộc thiểu số là một lực lượng xã hội quan trọng và có vai trò thiết yếu tác động và ảnh hưởng toàn diện đến sự phát triển các DTTS ở miền núi của đất nước. Là lực lượng lao động chính trong các hoạt động kinh tế - xã hội, phụ nữ là “chủ nhân” của quá trình phát triển kinh tế. Phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia tất các hoạt động kinh tế: trồng trọt, chăn nuôi, nghề thủ công, tự quản chi tiêu duy trì cuộc sống cho thành viên trong gia đình. Phụ nữ DTTS miền núi phía Bắc với những bản sắc riêng của từng tộc người và khu vực có những biểu hiện đa dạng về hình thức hoạt động kinh tế trong gia đình và cộng đồng. Trong xã hội cổ truyền cũng như hiện nay, chúng ta thấy “giới nữ” có những “thiên chức” quan trọng tạo nên thể thống nhất trong hoạt động kinh tế gia đình và cộng đồng, ở lĩnh vực nào thì phụ nữ cũng khẳng định vai trò của mình và đem lại thu nhập cho gia đình và xã hội Phát huy tiềm năng của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế- xã hội, phát huy tính tích cực xã hội của phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc nói riêng là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc giải phóng và phát triển phụ nữ. Đồng thời đây là vấn đề cấp bách, nhằm khai thác mọi tiềm năng lao động của đất nước để góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nói chung, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều tiềm năng của phụ nữ dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc vẫn chưa được khai thác. Vậy làm thế nào để có thể phát huy tiềm năng của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế? Phải nâng cao năng lực cho họ. Muốn nâng cao năng lực, trước hết phải nâng cao trình độ học vấn. Đặc biệt, cần có những chính sách hợp lý, sát thực tế để vừa hỗ trợ, vừa khuyến khích động viên phụ nữ học tập. Bên cạnh đó cần nâng cao trình độ nhận thức hiểu biết của phụ nữ các dân tộc thiểu số về các vấn đề cấp bách: phổ cập giáo dục văn hóa, tuyên truyền, bồi dưỡng những hiểu biết về xã hội, kỹ thuật nông nghiệp, thị trường. Cần có sự kết hợp giữa các ban ngành địa phương với Hội phụ nữ để có những giải pháp hỗ trợ cho phụ nữ trong phát triển kinh tế. Tiềm năng của phụ nữ dân tộc thiểu số trong thực hiện chính sách dân tộc, đại đoàn kết dân tộc Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta luôn nhấn mạnh truyền thống đoàn kết, coi đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân là động lực của sự phát triển. Đặc điểm nổi bật trong cư dân tộc người Việt Nam là cư trú xen kẽ. Đây là điều kiện thuận lợi để các cư dân xích lại gần nhau, gắn bó với nhau. Nhưng mặt khác cũng dẫn đến không ít khó khăn trong quan hệ tộc người như: tranh chấp đất đai, xích mích về địa bàn cư trú, về đất rừng, tài nguyên... Vì vậy, củng cố tinh thần đoàn kết trong cùng một tộc người, trong các tộc người với nhau là rất cần thiết. Phụ nữ DTTS luôn là trung tâm đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển; xây dựng kinh tế, xã hội, phát triển sản xuất, cùng nhau xóa đói giảm nghèo. Tiềm năng của phụ nữ dân tộc thiểu số với phát triển văn hóa tộc người: Phụ nữ các DTTS có vị trí, vai trò quan trọng trong tạo dựng, truyền thụ, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa tộc người. Với tư cách là người nội trợ trong gia đình, người thợ thủ công dệt may trang phục và nhiều đồ vải khác, người phụ nữ có vai trò quan trọng và họ thực sự có tiềm năng trong bảo tồn những giá trị văn hóa của từng dân tộc và thông qua đó truyền trao, duy trì các giá trị ấy qua nhiều thế hệ. Công thức nấu ăn, cách dệt vải, thêu hoa văn, lối mặc, cách sử dụng các yếu tố văn hóa vật thể cũng như những yếu tố văn hóa phi vật thể như lời hát ru, hát dân ca, câu chuyện kể... mà người phụ nữ đã chuyển tải là bằng chứng sinh động khẳng định vị trí quan trọng của người phụ nữ trong văn hóa gia đình. ở mỗi tộc người, ở mỗi vùng khác nhau, yếu tố văn hóa trên biểu hiện rất phong phú và đa dạng; song đều thống nhất ở một điểm chung và không thể phủ nhận đó là vị thế quan trọng của họ trong tạo dựng, giữ gìn và phát triển văn hóa. Nó như là một khả năng riêng có của người phụ nữ. Vì vậy việc khai thác và phát huy khả năng này của họ chính là việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Trong bối cảnh văn hóa tộc người ở nước ta, phụ nữ các dân tộc có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên các giá trị văn hóa từng tộc người (vật chất, tinh thần, các quan hệ xã hội và tập quán). Ngày nay, khi nói đến bản sắc văn hóa dân tộc không ai có thể phủ nhận sắc thái văn hóa ngôn ngữ và trang phục (chủ yếu là trang phục nữ). Sau ngôn ngữ, trang phục nữ các dân tộc là yếu tố văn hóa cơ bản để phân biệt tộc người này với tộc người khác (bởi vì trang phục nam của phần lớn các tộc người là giống nhau). Phụ nữ các dân tộc là chủ nhân văn hóa trang phục của các tộc người và đặc biệt là chính họ đã tạo nên sắc thái văn hóa trang phục nữ đậm đà cá tính của từng tộc người và làm giàu văn hóa quốc gia. Nhiều giá trị văn hóa vật chất khác vừa là giá trị văn hóa gia đình vừa là giá trị văn hóa tộc người như: công thức các món ăn, các làn điệu dân ca, lời hát ru con, và các môtíp hoa văn trên trang phục của họ, đồ vải...đã khẳng định tiềm năng của họ, vai trò, vị trí quan trọng của phụ nữ trong cộng đồng. Trong nhiều hoạt động cộng đồng, lễ hội, tín ngưỡng, tôn giáo, văn nghệ dân gian, lao động sản xuất...phụ nữ các tộc người ở những sắc thái khác nhau là một thành tố không thể thiếu trong việc tạo dựng nên một chỉnh thể của các giá trị văn hóa tộc người dù ở dạng vật chất, tinh thần hay tập quán xã hội. Có thể nói, trong bối cảnh văn hóa quốc gia, phụ nữ DTTS ở miền núi nói chung, miền núi phía Bắc nói riêng có thể nói là “chủ nhân” quan trọng góp phần tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Các yếu tố văn hóa tộc người, văn hóa khu vực và quốc gia đang biểu hiện sinh động qua nếp sống ở mỗi dân tộc, nếp sống gia đình. Chúng ta đều thấy tiềm năng của phụ nữ và vai trò của họ trong việc duy trì nếp sống đó. Trong sự giao lưu văn hóa mạnh mẽ hiện nay giữa các dân tộc trong quốc gia Việt Nam và giữa Việt Nam với các nước khác, nhiều yếu tố bản sắc văn hóa dân tộc bị nền văn minh công nghiệp xóa nhòa đi một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, trong sự tương quan với nam giới thì nữ giới khu vực miền núi phía Bắc là người có công bảo tồn nhiều yếu tố bản sắc văn hóa của từng tộc người và của quốc gia. Đây là vấn đề cần phải được nghiên cứu, đầu tư trong phương hướng bảo tồn các giá trị văn hóa các dân tộc và quốc gia. Trên lĩnh vực văn hóa, phụ nữ dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc là người chủ của nhiều giá trị văn hóa tộc người đặc sắc. Tuy nhiên, trước sự tác động của kinh tế thị trường, sự giao lưu. hội nhập mạnh mẽ về các giá trị thì các giá trị văn hóa vật chất mà phụ nữ có vai trò quan trọng như nghề dệt, cắt may các trang phục cổ truyền, các ngành nghề thủ công như đan lát, dệt chiếu, công thức các món ăn cổ truyền dân tộc cũng như các giá trị tinh thần như lời ru, hát dân ca, điệu múa cùng tập tục xã hội sẽ nhanh chóng bị “công nghiệp hóa” nếu không có một định hướng cho việc khai thác, bảo tồn và phát huy trong cuộc sống mới. Đấy là chưa nói đến yếu tố ngôn ngữ - tiếng mẹ đẻ của các dân tộc- ngày càng ít được các bà mẹ dạy cho con. Hiện nay ở một số dân tộc đang xảy ra hiện tượng mai một ngôn ngữ tộc người. Chính vì vậy, nghiên cứu tiềm năng của phụ nữ DTTS ở miền núi với việc bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những nội dung và ý nghĩa phát triển của quốc gia và của phụ nữ. Đặc biệt, hiện nay, trong cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, vấn đề dân tộc, tôn giáo,.. đang đặt ra đối với các tỉnh miền núi phía Bắc và phụ nữ đang góp phần vào giải quyết vấn đề này. Địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc thiểu số là rừng núi, vì vậy xây dựng kinh tế, văn hóa, xã hội cũng chính là thực hiện, đáp ứng những yêu cầu về an ninh quốc phòng toàn dân vững mạnh, bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ gắn với an ninh biên giới. Do nhiều nguyên nhân, đời sống chính trị - xã hội trên thế giới đang diễn biến phức tạp. Các thế lực chống đối CNXH đang ráo riết dùng mọi thủ đoạn chống phá cách mạng Việt Nam. Lợi dụng những khó khăn trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, những yếu kém trong thực hiện chính sách dân tộc ở địa phương, chúng đã kích động quần chúng, nhằm xóa bỏ các giá trị văn hóa dân tộc, tăng cường xâm nhập văn hóa tư sản, phương Tây vào nước ta, chia rẽ khối đại đoàn các dân tộc, thậm chí tuyên truyền, lôi kéo đồng bào dân tộc thiểu số gây bạo loạn, làm ảnh hưởng an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Trước hết, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, phụ nữ tham gia vào các hoạt động đoàn thể, tổ chức tuyên truyền rộng rãi cho nhân dân thấy rõ âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch. Qua đó, nâng cao cảnh giác, chủ động phòng, chống trong đông đảo quần chúng nhân dân Ngày nay, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc đánh giá đúng tiềm năng của các nguồn lực để từ đó có phương hướng và giải pháp nhằm khai thác phát huy, khơi dậy và bồi dưỡng, phát triển tiềm năng phục vụ cho chiến lược phát triển của quốc gia, dân tộc là điều cần thiết và có ý nghĩa cả về mặt lý luận bà thực tiễn. Nguồn lực nữ nói chung, nguồn lực nữ các dân tộc thiểu số nói riêng không nằm ngoài chiến lược phát triển chung đó. Chương 2 Thực trạng việc phát huy tiềm năng của phụ nữ dân tộc thiểu số trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay 2.1. Những yếu tố tác động đến việc phát huy tiềm năng của phụ nữ dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta 2.1.1. Yếu tố tự nhiên Các tỉnh miền núi phía Bắc gồm 15 tỉnh là: Quảng Ninh, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Phú Thọ, Bắc Giang, Lạng Sơn; nhiều tỉnh có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc với Lào. Đây là vùng kinh tế, sinh thái lớn, chiếm tới 1/3 diện tích lãnh thổ và và 16% dân cư cả nước, có vị trí chiến lược về địa chính trị và an ninh quốc phòng, là vùng giàu tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội. Những tiềm năng về tài nguyên tự nhiên: khí hậu, đất đai, rừng, khoáng sản, sông ngòi đã tác động tích cực đến việc phát huy tiềm năng của người phụ nữ, thể hiện ở việc họ có thể sử dụng các lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế. Đất đai màu mỡ, đa dạng, tầng canh tác dày, địa hình phân cách đã tạo nên nhiều vùng sinh thái có tiềm năng trong phát triển nông nghiệp đa dạng với các loại cây trồng, vật nuôi khá phong phú như chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng chè, các loại cây ăn quả... Khí hậu cận ôn đới, hệ thống sông ngòi, đồi núi tạo nên những danh thắng sơn thủy hữu tình, với bản sắc văn hóa đa dạng phong phú của các dân tộc anh em cùng sinh sống là những tiềm năng lớn để phát triển kinh tế du lịch. Hơn nữa, các công trình thủy điện lớn như thủy điện Sơn La, Hòa Bình đã tạo điều kiện mở rộng và phát triển các hệ thống dịch vụ, với các chương trình dịch vụ vui chơi, giải trí có thể khai thác để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đặc điểm địa hình bị chia cắt sâu và mạnh của các tỉnh miền núi phía Bắc gây nhiều khó khăn cho việc giao lưu, tiếp xúc với các dịch vụ xã hội và phát triển kinh tế, thậm chí trong mỗi tỉnh lại tồn tại nhiều loại địa thế khác nhau. Chẳng hạn, tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Sơn La là 1.405.500 ha, trong đó đất đang sử dụng là 549.72,91 ha, chiếm 39% diện tích đất tự nhiên. Ngoài ra, còn có 80 ha đất trống, đồi núi trọc chưa được khai thác sử dụng, chiếm 60,92% diện tích tự nhiên. Trong đó có 13,7 vạn ha đất và mặt nước có khả năng sản xuất nông nghiệp, 66 vạn ha đất lâm nghiệp chưa được khai thác sử dụng [3, tr.3]. Tỉnh Hòa Bình có tổng diện tích tự nhiên là 466.282 ha, trong đó đất nông nghiệp là 66.759 ha (14,32%), đất lâm nghiệp 194.308 ha (41,67%), đất chuyên dùng 27.394 ha (5,87%), đất khu dân cư nông thôn 5.232 ha (1,12%), đất ở đô thị 574 ha (0,13%) và còn 172.015 ha đất đồi núi chưa được sử dụng, chiếm 36,89 diện tích tự nhiên. Tổng diện tích đất tự nhiên của Lai Châu là 9.065,123 km2, chủ yếu là các loại đất đỏ và vàng nhạt phát triển trên đá, cát, đá sét và đá vôi, có kết cấu khá chặt chẽ. Trong đó đất nông nghiệp đã sử dụng 664.299,9 ha, chiếm 7,09% tổng diện tích đất tự nhiên; đất lâm nghiệp đang có rừng 283.667 ha; đất chuyên dùng có khoảng 4.489,61 ha. Đất trống đồi núi trọc có khả năng sử dụng còn rất lớn là 525.862 ha, chiếm 58% diện tích đất tự nhiên. Tỉnh Điện Biên sau khi chia tách có diện tích tự nhiên 9.554 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 11,32%, đất lâm nghiệp 86%. Diện tích đất chưa sử dụng ở Điện Biên còn rất lớn, chiếm 53,3%[5, tr.2] Các tỉnh ở vùng Đông Bắc địa hình chia cắt mạnh và tình trạng đất chưa được sử dụng cũng rất lớn. Tỉnh Hà Giang với tổng diện tích đất tự nhiên là 516,9.000 ha, trong đó đất nông nghiệp: 140,5.000 ha; đất lâm nghiệp: 364,2.000 ha; đất chuyên dùng: 7,6.000 ha; đất ở: 4,6.000 và số đất chưa sử dụng là 271,3.000 ha. Tỉnh Bắc Kạn với tổng diện tích đất tự nhiên là 351,2.000 ha, trong đó đất nông nghiệp: 332,9.000 ha; đất lâm nghiệp: 306.000 ha; đất chuyên dùng; 9,8.000 ha; đất ở 2,5.000 ha; số đất chưa sử dụng là 291,7.000 ha. Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích đất tự nhiên là 354,1.000 ha, trong đó đất nông nghiệp: 95,8.000 ha; đất lâm nghiệp: 155,3.000 ha; đất chuyên dùng: 21,2.000 ha; đất ở: 8,5.000 ha và đất chưa sử dụng là 73,3.000 ha [5, tr.6]. Như vậy, số lượng đất chưa sử dụng mà chủ yếu là đất đồi núi trọc ở các tỉnh miền núi phía Bắc là rất lớn. Nếu nguồn lao động nói chung, lao động nữ nói riêng phát huy được thế mạnh của mình trong sản xuất nông, lâm nghiệp thì sẽ tạo hiệu quả kinh tế cao, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng và của cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực nêu trên thì chính các yếu tố khí hậu thời tiết, địa hình ở vùng núi phía Bắc cũng có những tác động bất lợi, gây khó khăn trong sản xuất như: hạn hán, lũ quét, gió lốc, mưa đá thường xuyên. Mặt khác, do đặc điểm về vị trí, địa hình chia cắt mạnh nên cuộc sống của phụ nữ các dân tộc thiểu số phụ thuộc phần lớn vào đất nông, lâm nghiệp. Bên cạnh đó, để có đất sản xuất họ phải đi sâu vào thung lũng để khai thác ruộng nước hoặc đi làm rẫy xa. Khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc cũng rất lớn vì vậy mất rất nhiều thời gian đi lại, thậm chí còn phải ngủ lại ở trên rẫy. Hơn nữa, canh tác trên đất dốc, đường đi lại khó khăn làm tăng thêm gánh nặng công việc cho phụ nữ, đặc biệt là khâu thu hoạch, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người phụ nữ. Giao thông ở vùng dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi cũng là một trong những khó khăn nan giải, tác động lớn đến cuộc sống của phụ nữ. Mặc dù trong những năm gần đây, Nhà nước đầu tư nhiều dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông liên xã, liên thôn, một phần đã đem lại cho phụ nữ các dân tộc thiểu số những điều kiện thuận lợi để thực hiện quyền hưởng thụ văn hóa thông tin, song nguồn lực đầu tư này vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu đi lại của bà con trên một địa hình quá khó khăn, cách trở. Còn nhiều xã vùng cao, sâu chưa có đường ô tô đến bản, ảnh hưởng lớn đến việc giao lưu trong phát triển kinh tế -xã hội. Do đặc điểm tự nhiên và giao thông khó khăn, hiện nay ở các xã vùng cao thường thiếu nước sinh hoạt, nguồn nước lại ở xa nhà chủ yếu là ở khe suối nên mất rất nhiều thời gian lấy nước. Đây là gánh nặng đối với phụ nữ bởi vì việc lấy củi, lấy nước để phục vụ sinh hoạt gia đình chủ yếu là công việc của những người phụ nữ và công việc này cũng mất khá nhiều thời gian, thường lấy đi cơ hội học hành của trẻ em gái và thời gian lao động thu nhập, nghỉ ngơi và giải trí của phụ nữ. Việc đầu tư các nguồn nước, và nguồn tài nguyên khác có thể làm giảm thời gian lao động phụ nữ cho công việc chăm sóc gia đình, giúp họ có điều kiện hơn làm các công việc mang lại thu nhập. Đầu tư vào nguồn nước sẽ mang lại lợi ích cho tất cả mọi thành viên trong gia đình nhưng người có lợi hơn cả là trẻ em gái và phụ nữ. Hiện nay, do dân số tăng nhanh, sự thay đổi theo hướng không thuận lợi giữa tỷ lệ người - đất canh tác nương rẫy đã buộc phải rút ngắn chu kỳ bỏ hóa từ 20 năm xuống còn không quá 4 năm. Sự khai thác mạnh mẽ đó duy trì được sản xuất lúa, ngô trong một thời gian ngắn nhưng sẽ dẫn đến suy giảm mạnh sản lượng (có nơi chỉ đạt trung bình dưới 600kg thóc/ha), môi trường bị xuống cấp liên tục. Chu kỳ bỏ hóa ngắn làm cho rừng không kịp tái sinh cùng với việc khai thác rừng bừa bãi làm cho hệ thống che phủ của rừng bị giảm. Thực tế sản xuất của cộng đồng người Dao ở Bắc Kạn cho thấy năng suất lúa ruộng chỉ đạt 31,2 - 32,6 tạ/ha, nhưng năng suất lúa nương chỉ đạt 8,8 tạ/ha. Bên cạnh sự suy kiệt về tài nguyên thiên nhiên là tăng thời gian làm việc, giảm thu nhập còn làm sâu sắc thêm khoảng cách giới vì những công việc có thu nhập thấp thường được dành cho phụ nữ, ví dụ như trong làm ruộng nước phụ nữ gánh vác 54,3% công việc, còn trên nương rẫy phụ nữ phải làm 67,8% công việc. Thậm chí ở một số tộc người như người Dao ở Bắc Kạn, công việc đi thu hái lúa nương hầu hết do phụ nữ đảm nhiệm. Như vậy, yếu tố tự nhiên đã có tác động hai mặt tới việc khai thác, phát huy tiềm năng của phụ nữ dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Hạn chế tối đa sự tác động tiêu cực của yếu tố tự nhiên là một trong những giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng. 1.1.2.Yếu tố kinh tế (những đặc điểm kinh tế của các tộc người 2 vùng Đông bắc và Tây bắc. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, dựa trên thế mạnh tiềm năng của mỗi địa phương về khí hậu, đất đai, tài nguyên và lao động, ứng dụng nhanh khoa học công nghệ, gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến, gắn sản xuất với tiêu thụ, hình thành sự liên kết nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ ngay trên địa bàn nông thôn là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm từng bước thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Với địa bàn vùng núi phía Bắc, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa có những đặc thù chứa đựng tiềm năng thế mạnh lớn về điều kiện tự nhiên, song cũng bao hàm những khó khăn hết sức to lớn kể cả về điều kiện tự nhiên cũng như mặt xã hội, đó là địa hình rừng núi hiểm trở, con người với trình độ dân trí thấp, dân cư thưa thớt, phân tán, phong tục, tập quán lạc hậu... Trong khu vực miền núi phía Bắc những năm qua, tình hình kinh tế có phát triển, tỷ lệ tăng trưởng đáng kể và đời sống đồng bào dân tộc có nhiều thay đổi, tỷ lệ đói nghèo ngày càng giảm. ở tỉnh Hòa Bình, giá trị tổng sản phẩm GDP tăng trung bình trong 5 năm qua là 7,5%, cơ cấu công nghiệp xây dựng 18%, dịch vụ 32%. Số liệu tương tự đối với tỉnh Lai Châu là 7,24%, 20,82%, 39,13%; tỉnh Điện Biên: 9,3%, 25%, 36,65%; tỉnh Sơn La: 14,16%, 18,25%, 31,17%; tỉnh Hà Giang: 5,4%, 21,3%, 28,8%; tỉnh Thái Nguyên: 8,1%, 37,2%, 36,2%; tỉnh Bắc Kạn: 6,3%, 9,6% và 23% [5]. Song quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo tăng trưởng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Tỷ trọng nông lâm nghiệp còn chiếm phần lớn trong GDP. Điều này một mặt phản ánh đặc thù kinh tế của khu vực, mặt khác còn thể hiện vai trò của kinh tế tự cung tự cấp trong đời sống đồng bào dân tộc. Có thể thấy rất rõ các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta là những tỉnh nghèo, kinh tế chậm phát triển, các điều kiện xã hội như giáo dục, y tế gặp rất nhiều khó khăn. Chẳng hạn, ở tỉnh Hòa Bình có 102 xã đặc biệt khó khăn được đầu tư theo chương trình 135 của Nhà nước diện xã nghèo ngoài chương trình 135 có 36 xã thuộc địa bàn 7 huyện. Tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh đến cuối năm 2002 là 17,04%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo chung của các xã 135 là 22,06%. Xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất chiếm 60% (xã Nông Luông, huyện Mai Châu); có 36 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 30%[5]. Do địa hình bị chia cắt, độ dốc lớn, mặc dù đã được Nhà nước quan tâm đầu tư nhưng đến nay mạng lưới giao thông của tỉnh vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Một số trục đường liên xã, đường trung tâm xã chỉ có thể đi lại được vào mùa khô. Riêng tỉnh Sơn La, năm 2003, có 86 xã thuộc chương trình 135 với tỷ lệ nghèo đói là 15%. Tính đến năm 2003, ở Sơn La có 3 xã chưa có đường đến xã. Hoàn cảnh đói nghèo và thu nhập của gia đình thấp đã tăng gánh nặng cho phụ nữ trong việc kiếm sống cho gia đình. Mặt khác, ở những gia đình kinh tế khó khăn, nam giới có chiều hướng ít chia sẻ gánh nặng gia đình với phụ nữ. Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng: trong những hộ gia đình nghèo ở nông thôn miền núi thì gánh nặng công việc gia đình đang đặt lên vai người phụ nữ. Nghiên cứu về thời gian làm việc của phụ nữ nông thôn cho thấy, trung bình họ lao động sản xuất 12,5 giờ mỗi ngày. Số ngày làm việc trong năm từ 302-336 ngày, trong khi đó lao động nam chỉ làm việc trung bình 7 giờ/ ngày và 250 ngày trong năm. Như vậy, về mặt thời gian lao động, nữ làm gấp 2 lần so với nam giới. Hiện tượng này diễn ra phổ biến ở nông thôn Việt Nam và đặc biệt là vùng núi phía Bắc. Cụ thể hơn, kết quả khảo sát cho thấy trong hộ gia đình đói, nam giới chỉ bỏ ra 1,1 giờ mỗi ngày cho công việc nội trợ, hộ gia đình nghèo là 1,3 giờ và hộ gia đình khá là 1,7 giờ [27, tr.38]. Do nghèo thì càng không có điều kiện đầu tư cho sản xuất nên năng suất cây trồng và vật nuôi rất thấp. Như vậy, với việc thu được cùng một khối lượng sản phẩm có thể có những hộ gia đình nghèo phải bỏ thời gian làm việc nhiều hơn. Về quan hệ kinh tế: ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung trình độ canh tác còn thấp. Ngoại trừ số ít đồng bào Kinh chủ yếu sinh sống ở những vùng thấp và bằng phẳng, bao gồm dân cư từ các tỉnh đồng bằng đi xây dựng vùng kinh tế mới, công nhân trong các nông, lâm trường và bộ đội giải ngũ có trình độ tương đối cao. Họ có sự liên hệ khá chặt chẽ với quê cũ, vì vậy nhiều người có điều kiện tiếp thu các tiến bộ sản xuất, đạt được năng suất lao động khá cao. Đây là những hạt nhân trong việc tiếp nhận và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu của sản xuất hàng hóa và phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH; còn lại số đông đồng bào các dân tộc thiểu số có trình độ canh tác lạc hậu, năng suất thấp. ở vùng này còn tồn tại nhiều trình độ khác nhau trong phát triển kinh tế; sự chênh lệch rất lớn về trình độ canh tác, trình độ vận dụng khoa học kỹ thuật, mức độ tiếp thu các dịch vụ nhất là những dịch vụ liên quan đến phát triển kinh tế hàng hóa giữa người Kinh với các cư dân tộc người thiểu số, giữa nội bộ các tộc người trong vùng. Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế vừa là đặc điểm vừa là nguyên nhân chủ yếu hạn chế quá trình phát triển của các quan hệ tộc người ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Với phương thức sản xuất lạc hậu, với phương thức canh tác nương rẫy là chủ yếu nên hiệu quả kinh tế không cao. Mặt khác trong cơ cấu ngành kinh tế thì nông nghiệp chiếm một tỷ trọng cao mà kỹ thuật mới ít được áp dụng nên năng suất rất thấp. Công cụ sản xuất thô sơ, chủ yếu làm bằng tay nên mất rất nhiều thời gian và rất vất vả nhất là đối với phụ nữ. 2.1.3. yếu tố văn hóa xã hội (những đặc điểm cư dân tộc người, văn hóa xã hội, phong tục, tập quán tiêu biểu tác động tới việc phát huy tiềm năng của phụ nữ) Theo số liệu điều tra từ các địa phương, hiện nay ở các tỉnh miền núi phía Bắc có cư dân của 34 tộc người, trong đó có 20 tộc người cư dân các dân tộc sống theo cộng đồng, 14 tộc người là một số cá nhân không sống theo cộng đồng. Đây là vùng đa tộc người với sự đa dạng về quan hệ tộc người trên các lĩnh vực ngôn ngữ, văn hóa, xã hội với sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Dân cư ở các tỉnh miền núi phía Bắc phân bố không đều, phân tán, mật độ dân cư khoảng 90 người/km2, (một số tỉnh như Lai Châu, Hà Giang có mật độ dân số thấp: khoảng hơn 20 người/km2). ở các vùng sâu, vùng xa chỉ chưa đến 10 người/km2. Trong những năm gần đây tốc độ tăng dân số ở các tỉnh tương đối nhanh và chủ yếu sinh sống ở những vùng thấp. ở những vùng thấp thuận lợi cho sản xuất nông, lâm nghiệp, dân cư đã đáp ứng được yêu cầu về số lượng, một số vùng đã có dư sức lao động. Nhưng ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa vẫn còn thiếu sức lao động cho sản xuất và khai thác thế mạnh của vùng. Về quan hệ ngôn ngữ: Miền núi phía Bắc là vùng đa ngôn ngữ. Trong 8 nhóm ngôn ngữ của 54 tộc người trong quốc gia đa dân tộc Việt Nam đã có tới 7 nhóm ngôn ngữ ở đây. Đó là: Ngôn ngữ Việt - Mường, Tày - Thái, Môn - Khơ me, Mông - Dao, Ka đai, Tạng - Miến, Hán. Qua đó, thấy được nét đa dạng, phong phú của ngôn ngữ và của văn hóa tộc người ở vùng núi phía Bắc. Về quan hệ văn hóa: Các tỉnh miền núi phía Bắc cũng là vùng đa văn hóa nổi bật trong các vùng của cả nước. Nơi đây là hội tụ của nhiều dòng văn hóa, nhiều bản sắc văn hóa tộc người. Tiêu biểu nhất về bề dày lịch sử, tác động đến văn hóa vùng là văn hóa của các tộc người Mường, Thái, Mông và một số tộc người mà họ chỉ cư trú ở vùng Tây Bắc như: Người Kháng, người La Hủ, Người Lự, người Lào, người Si la, người Xinh mun. Hiện nay, ở miền núi phía Bắc còn lưu giữ được rất nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của nhiều dân tộc thiểu số. Những giá trị văn hóa kết tinh trong ăn, ở, trang phục, lễ hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tri thức dân gian...của các tộc người dân tộc thiểu số là vô cùng phong phú và đa dạng, độc đáo. Đáng chú ý nhất là tín ngưỡng dân gian, lễ hội dân gian, các phong tục tập quán của các tộc người Thái, Mông, Lào, Lự, Kháng, La hủ, Si la, Xinh mun...Nhiều phong tục tập quán được đúc kết thành luật tục: Luật tục Mông, Mường, Thái, Dao v.v... Trong thời kỳ đổi mới, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đời sống văn hóa tinh thần của các tộc người ở miền núi phía Bắc đã được cải thiện, thiết chế văn hóa cơ sở, phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng (đặc sắc nhất là văn nghệ quần chúng của người Thái, người Mường) đã được quan tâm phát triển, gây tác dụng, ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên, do nhiều điều kiện khách quan, chủ quan, trong quan hệ văn hóa của các tộc người ở miền núi phía Bắc cũng đang tồn tại một số vấn đề cần được sớm giải quyết như một số giá trị văn hóa truyền thống bị mai một, hiện tượng mê tín dị đoan đang phát triển ở một số tộc người, việc truyền đạo, theo đạo trái phép ở một số địa phương, một số tộc người (việc phát triển đạo Vàng chứ, Tin lành ở người Mông, đạo Thìn hùng ở người Dao tác động không nhỏ tới đời sống tinh thần của cư dân các tộc người này). Về quan hệ xã hội giữa các tộc người: Như trên đã nêu, vùng núi phía Bắc là nơi tụ cư của nhiều cư dân tộc người. Nhiều quan hệ xã hội đa dạng và phức tạp cho đến nay vẫn còn tồn tại. Đáng chú ý là trong nhiều tộc người còn lưu giữ những tàn dư của thiết chế xã hội cũ (thiết chế bản - mường) cùng với nhiều phong tục, tập quán, hủ tục lạc hậu gây cản trở sự phát triển của phụ nữ. Vì vậy mà ở một số tộc người ở khu vực này đang gặp khó khăn trên con đường phát triển. Nhiều vấn đề xã hội, đặc biệt là công bằng xã hội, bình đẳng nam nữ cần được quan tâm giải quyết ở đây. ở các tỉnh miền núi phía Bắc, tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn rất sâu đậm trong hầu hết các tộc người. Theo kết quả phỏng vấn sâu, hầu hết những người được hỏi (kể cả đội ngũ cán bộ lãnh đạo) đều cho rằng nấu cơm, chăm sóc con cái là việc của phụ nữ còn nam giới phải có thời gian để giao lưu, để làm những công việc lớn. Những gia đình mà nam giới có chia sẻ bớt gánh nặng công việc gia đình với phụ nữ thì họ coi đó cũng chỉ là giúp hộ mà thôi [68, tr.59]. Hệ thống trường học, nhà trẻ, mẫu giáo là một yếu tố làm giảm gánh nặng công việc cho phụ nữ. Tuy nhiên, ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, việc thu hút các cháu đi học mẫu giáo là rất khó khăn bởi một số tộc người ở xa trung tâm xã, xa trường mầm non. Việc các cháu nhỏ không đi nhà trẻ, mẫu giáo không những làm cho người phụ nữ mất nhiều thời gian chăm sóc con cái mà còn ảnh hưởng lớn đến tương lai của con cái vì trẻ em gái phải ở nhà trông em nên không có thời gian học bài. Khái quát bức tranh toàn cảnh về cư dân và quan hệ tộc người ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta cho thấy tiềm năng đa dạng, phong phú cần khai thác, phát huy, nhất là tiềm năng kinh tế, văn hóa và nguồn lực con người của vùng. Mặt khác, các quan hệ tộc người cũng cho ta thấy nhiều khó khăn phức tạp cần khắc phục trong quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội an ninh quốc phòng của các địa phương tại vùng núi phía Bắc. Qua việc phân tích những yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, thấy rõ những điều kiện ấy ảnh hưởng đến việc phát huy tiềm năng của người phụ nữ ở đây thông qua thực trạng những gánh nặng công việc họ phải gánh chịu là rất lớn. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng bên cạnh sự tác động của những điều kiện khách quan, thì yếu tố chủ quan - bản thân người phụ nữ cũng rất lớn, và đó chính là yếu tố quyết định đến việc phát huy tiềm năng của họ. 2.1.4. Bản thân người phụ nữ các dân tộc thiểu số Nét nổi bật trong quan hệ dân cư - tộc người ở các tỉnh miền núi phía Bắc là truyền thống đoàn kết gắn bó, tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau giữa các cư dân các tộc người. Đây là nguồn nội lực rất to lớn cần được khai thác, phát huy cao nhất trong phát triển các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng ở các địa bàn nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Có thể nói bản thân phụ nữ DTTS với những tiềm năng về mặt mạnh của mình. Đó là: đức tính cần cù, chịu thương chịu khó, khéo léo và sáng tạo trong công việc. Điều đó được thể hiện qua các hoạt động của họ trong quá trình sản xuất và phát triển, cụ thể là trong mọi mặt của đời sống xã hội như trong kinh tế, văn hóa, xã hội.... Những số liệu chứng minh thành tựu lớn trong những năm qua trong công tác xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi, vùng dân tộc thiểu số, ngoài những tác động khách quan thì phải tính đến sự đóng góp của phụ nữ. Mặt khác, những vấn đề bất cập của phụ nữ dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc hiện nay cũng là những vấn đề lớn và đòi hỏi phải có biện pháp khắc phục. Chính những mặt hạn chế như trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, điều kiện sức khỏe và đặc biệt là tâm lý tự ti với những thói quen truyền thống, cộng với những phong tục tập quán lạc hậu, lối sống khép kín từ bao đời nay, đã ngăn cản việc phát huy tiềm năng của họ. Trình độ học vấn là yếu tố có tác động lớn đến việc phát huy tiềm năng của phụ nữ. Thực tế cho thấy rằng, trình độ học vấn của phụ nữ các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc nói chung là thấp, có sự khác nhau giữa nam và nữ, nam thường có trình độ học vấn cao hơn và tỷ lệ mù chữ thấp hơn. Đặc biệt ở những vùng cao, có nhiều chị em không biết đọc và ký tên mình. Bên cạnh sự khác biệt về giới, vị trí địa lý, thì hoàn cảnh kinh tế cũng tác động lớn đến trình độ học vấn, người nghèo ít có cơ hội đến trường nên trình độ học vấn thấp hơn. Qua số liệu điều tra ở dân dân tộc Dao ở Thái Nguyên, thì trình độ học vấn của cộng đồng người Dao là rất thấp. Học vấn trung bình của nữ trong nhóm hộ đói là lớp 2,3, hộ nghèo là lớp 2,7, hộ trung bình là lớp 3,3. Tỷ lệ này ở nam giới tương ứng là 2,9; 3,2 và 3,9. Không có một người nào trong nhóm hộ nghèo đói học đến phổ thông trung học, còn nhóm hộ trung bình chỉ có 8,5 % nam và 4,9% nữ học đến cấp này [27, tr.65]. Tác động của trình độ học vấn đến việc phát huy tiềm năng của phụ nữ là rất lớn. Thứ nhất, là tác động tới việc học tập của trẻ em. Theo kết quả khảo sát cho thấy: nếu người phụ nữ mù chữ, hoặc có trình độ học vấn thấp thì ít quan tâm đến con cái và rất khó dạy con học, điều này thể hiện ở tỷ lệ con của các bà mẹ mù chữ hoặc trình độ thấp được đến trường thấp hơn so với các bà mẹ có trình độ tiểu học là 20%, thấp hơn so với các bà mẹ có trình độ phổ thông cơ sở là 35,6%. Sự chênh lệch này đối với số con đi học đúng tuổi, không lưu ban là 13,9% và 16,9%. Các bà mẹ có trình độ tiểu học có tỷ lệ con đi học mẫu giáo là 66,7%, cấp trung học cơ sở là 80% (các bà mẹ mù chữ thường có độ tuổi từ 40 trở lên nên ít có con trong độ tuổi mẫu giáo)[27, tr.65] Số lượng con của các bà mẹ không đi học thì đi tiêm chủng thấp, chỉ có 63,6%, tỷ lệ này ở con của các bà mẹ có trình độ tiểu học là 72,8%, trung học cơ sở là 97,1%. Tuy không có số liệu cụ thể nhưng theo nhận định của cán bộ y tế thì chị em có trình độ học vấn cao thường chủ động trong việc sinh con hoặc áp dụng các biện pháp tránh thai. Thứ hai, là tác động đến chế độ dinh dưỡng của trẻ em. Học vấn của người mẹ cải thiện chế độ dinh dưỡng trực tiếp thông qua chất lượng chăm sóc con cái. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, ở các nước đang phát triển cho thấy có mối quan hệ ngược chiều giữa số năm đi học bình quân của người mẹ với tỷ lệ tử vong của trẻ. Học vấn của phụ nữ không chỉ ảnh hưởng đến tương lai con cái mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội nâng cao năng lực của phụ nữ như tham gia tập huấn kỹ thuật, họp hành và khả năng tổ chức gia đình. Kết quả điều tra (của tác giả LV) cũng cho thấy trình độ học vấn cao thì khả năng tham gia vào công tác xã hội cũng tăng. Ví dụ, phụ nữ có trình độ trung học phổ thông trở lên thì tỷ lệ tham gia tập huấn kỹ thuật là 43,5%, cao hơn các bà mẹ có trình độ tiểu học là 20,4% và cao hơn các bà mẹ không đi học là 34%. Nhiều ý kiến khi phỏng vấn, trả lời rằng: nếu phụ nữ có học vấn cao hơn chồng mới thường xuyên được đi họp hoặc đi tập huấn, vì trong các buổi họp thường phổ biến những vấn đề liên quan đến kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi mà người phụ nữ giữ vai trò chính. Những nghiên cứu cụ thể cũng cho thấy nếu phụ nữ có học vấn cao sẽ có kiến thức nhất định trong chăm sóc sức khỏe mọi thành viên trong gia đình và cho bản thân mình. Đặc biệt những hiểu biết trong chăm sóc sức khỏe sinh sản là rất cần thiết. Việc đẻ ít con sẽ giảm bớt gánh nặng đáng kể về nuôi con và chăm sóc con, phụ nữ sẽ có điều kiện hơn, có nhiều cơ hội hơn tham gia hoạt động sản xuất, nâng cao thu nhập cho gia đình. Cùng với việc giảm bớt chi phí cho con cái thì cuộc sống gia đình sẽ được cải thiện. Mặt khác việc sinh ít con sẽ giảm được tác hại của việc sinh đẻ đến sức khỏe của người phụ nữ, sức khỏe được nâng lên thì họ sẽ phát huy được tiềm năng của mình trong mọi lĩnh vực. 2.2. Những tiềm năng của phụ nữ dân tộc thiểu số trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội (từ thực tiễn ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta và một số tộc người cụ thể) 2.2.1. Vài nét chung về nguồn lực con người, nguồn lực lao động ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Nguồn lực con người, nguồn lực lao động của đồng bào các dân tộc là nguồn lực lớn. Dưới đây là một số số liệu cụ thể: Tỉnh Hòa Bình với dân số (2003) 776.800 người, trong đó nam chiếm 49,65%, nữ là 50,35%, là một tỉnh đa dân tộc, trong đó người Mường chiếm 62,98%, người Kinh: 27,84%, người Thái: 4,45%, người Tày: 2,63%, người Dao: 1,50%, người Mông: 0,45%. Cư dân các tộc người khác chiếm khoảng 0,14% dân số. Khoảng 80% cư dân ở nông thôn (650.579 người) và 20% ở thành thị (126.221 người). Lao động của tỉnh tập trung hơn 80% trong nông, lâm nghiệp, khoảng 11% lao động trong công nghiệp, xây dựng, còn lại là khu vực dịch vụ [71]. Dân số Sơn La (2003) là 965.955 người, trong đó nữ chiếm 49,81% và nam là 50,19%, mật độ dân số 67 người/km2, với 89% dân số nông thôn, gồm 12 tộc người chủ yếu: người Thái có 528.912 người (54,76%); người Kinh:168.256 người (17,42%); Mông: 152.473 người (12,99%); Mường: 78.743 người (8,15%); Dao: 17.617 người (1,82%); người Xinh mun: 17.237 người (1,8%); Khơ mú: 10.869 người (1,13%); La ha: 5.403 người (0,55%); Kháng: 7.162 người (0,74%); Lào: 3.228 người (0,3%); Tày: 886 người (0,09%); Hoa: 160 người (0,02%); cư dân các tộc người khác là 1.293 người (0,23%).[3, tr.7] Tỉnh Lai Châu có 19 tộc người, trong đó người Thái chiếm 33,7%, người Mông 23,6%, người Dao 14,8%, người Kinh 11,2%, người Hà Nhì 5,6%, còn lại là các dân tộc khác. Tỉnh Điện Biên có 18 tộc người (người Thái chiếm 40,8%, người Mông 28,8%, người Kinh 19,7%, người Khơ mú 3,2% còn lại là các tộc người khác). Một lợi thế về nguồn nhân lực của Tây Bắc là số lao động làm trong ngành kinh tế khá cao. ở tỉnh Sơn La, tổng số lao động đang làm trong các ngành kinh tế là 430.000 người chiếm khoảng 45,64% dân số (số lao động thành thị 66.000 người, số lao động nông thôn là 364.000 người). Con số tương đương của tỉnh Hòa Bình là 450.000 người, chiếm 57% dân số (số lao động làm việc trong nông - lâm nghiệp chiếm gần 83,6%, trong công nghiệp và xây dựng 5,7%, trong các ngành khác 10,7%). Các tỉnh vùng Đông Bắc cũng có tình hình tương tự. Tỉnh Thái Nguyên có dân số là 120.300 người, trong đó nữ chiếm 50,16%, nam là 49,84%, gồm 9 tộc người chung sống, trong đó đa số là người Kinh, chiếm 75,5%, dân tộc Tày chiếm 10,7%, dân tộc Nùng khoảng 5,1% còn lại là các dân tộc Dao, Sán Dìu, Sán Chỉ, Cao Lan, Mông, Hoa. Tổng số lao động toàn tỉnh là 594.500 người, trong đó lao động tập trung ở công nghiệp là 65.500 người; nông, lâm nghiệp: 423.200 người và dịch vụ: 105.800 người. Tỉnh Bắc Kạn dân số là 291.700 người, trong đó nữ chiếm 50,05%, nam là 49,95%, bao gồm nhiều tộc người sinh sống, song dân tộc chiếm số đông là Kinh, Tày và Dao. Trong tổng số lao động 155.500 thì có tới 122.900 lao động nông, lâm, thủy sản; 9.600 lao động công nghiệp và xây dựng; 23.000 lao động dịch vụ. Tỉnh Hà Giang (2003) có tổng số dân là 66 vạn người, trong đó nữ chiếm 50,50%, nam là 49,50%, bao gồm 22 dân tộc anh em chung sống. Tỷ lệ đồng bào dân tộc chiếm 90%, trong đó dân tộc Mông 30,8%; dân tộc Tày chiếm 25,05%; Dân tộc Dao là 15,06%, còn lại là các dân tộc khác. Trong đó, lao động trong ngành nông, lâm, thủy sản là 247.800 người; trong công nghiệp xây dựng: 21.300 người và trong dịch vụ: 28.800 người [5, tr.4]. Tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực ở vùng núi phía Bắc thấp hơn các vùng trong cả nước, trình độ dân trí thấp, trình độ khoa học còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và đẩy mạnh CNH, HĐH. Ví dụ: ở tỉnh Lai Châu, số lượng người không biết chữ chiếm tỷ lệ khá lớn trong độ tuổi, lao động qua đào tạo chỉ chiếm 3,16% (trong đó lao động có trình độ trên đại học là 42 người, đại học là 2.984 người, lao động có trình độ cao đẳng là 1.340 người). Lao động qua đào tạo ở tỉnh Điện Biên chỉ chiếm 13% lực lượng lao động của cả tỉnh, trong đó, số người có trình độ sơ cấp chiếm 14%, trung cấp chiếm 54%, công nhân kỹ thuật chiếm 19%, cao đẳng và đại học chiếm 13%. Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và công nhân kỹ thuật trở lên ở tỉnh Hòa Bình chỉ chiếm 8%, tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở thành thị khá lớn chiếm 6,6% [71, tr.24]. Mặc dù nguồn lực phụ nữ các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc còn những hạn chế nhất định, song trong những năm qua, với những chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước phù hợp với đặc thù của vùng đã tạo điều kiện cho người phụ nữ ở đây phát huy được những tiềm năng của mình. Tiềm năng đó được thể hiện qua những lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và trong đời sống gia đình. 2.2.2. Trong lĩnh vực kinh tế Phụ nữ các dân tộc thiểu số có vị trí rất quan trọng trong kinh tế gia đình, nhất là trong bối cảnh kinh tế “tự cung tự cấp” trước đây và trong tình hình “khoán 10, giao đất, giao rừng” hiện nay. Trong xã hội cổ truyền và cả hiện nay, nhất là ở các vùng dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc nói riêng, phụ nữ là người mẹ, người vợ, là người nội trợ “tay hòm chìa khóa” trong chi tiêu, điều tiết các sinh hoạt kinh tế trong gia đình và làm ra của cải vật chất. Nói như vậy là không quá đề cao phụ nữ mà mỗi giới đều có “thế mạnh” riêng. Song ở đây, chúng ta không thể phủ nhận vai trò nổi trội hay “tính trội” trong các hoạt động kinh tế gia đình của người phụ nữ. Trong các sinh hoạt kinh tế gia đình, phụ nữ dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc có vai trò quan trọng. Họ tham gia hầu hết các hoạt động kinh tế trồng trọt, chăn nuôi, nghề t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docphuy gtri dduc truyen thong cua Pn DTTS.doc
Tài liệu liên quan