Đề tài Phân tích tình hình tổ chức công tác hạch toán tại doanh nghiệp

Tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tổ chức công tác hạch toán tại doanh nghiệp: Lời nói đầu Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, mọi thành phần kinh tế đều có quyền bình đẳng như nhau, được tự do cạnh tranh với nhau. Do vậy, để có thể tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải phát huy được những điểm mạnh, hạn chế và khắc phục được những điểm yếu của mình để nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo lập, củng cố và nâng cao vai trò và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Để đạt được mục đích trên, đòi hỏi doanh nghiệp và các cán bộ quản lý doanh nghiệp phải nhận thức và áp dụng các phương pháp quản lý kinh tế hữu hiệu, trong đó có việc tổ chức công tác hạch toán tại doanh nghiệp. Tổ chức công tác hạch toán tại doanh nghiệp là một công cụ hữu hiệu giúp cho doanh nghiệp có thể nhận thức một cách chính xác và toàn diện về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình quản lý và sử dụng lao động, vật tư, tài sản...của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh làm cơ sở để đưa ra các quyết định thích hợp nâng cao hiệu q...

doc74 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1077 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tổ chức công tác hạch toán tại doanh nghiệp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, mọi thành phần kinh tế đều có quyền bình đẳng như nhau, được tự do cạnh tranh với nhau. Do vậy, để có thể tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải phát huy được những điểm mạnh, hạn chế và khắc phục được những điểm yếu của mình để nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo lập, củng cố và nâng cao vai trò và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Để đạt được mục đích trên, đòi hỏi doanh nghiệp và các cán bộ quản lý doanh nghiệp phải nhận thức và áp dụng các phương pháp quản lý kinh tế hữu hiệu, trong đó có việc tổ chức công tác hạch toán tại doanh nghiệp. Tổ chức công tác hạch toán tại doanh nghiệp là một công cụ hữu hiệu giúp cho doanh nghiệp có thể nhận thức một cách chính xác và toàn diện về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình quản lý và sử dụng lao động, vật tư, tài sản...của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh làm cơ sở để đưa ra các quyết định thích hợp nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động của doanh nghiệp. Qua một thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế công tác tài chính kế toán tại Công ty cổ phần Đại Kim, em đã lựa chọn đề tài “Phân tích tình hình tổ chức công tác hạch toán tại doanh nghiệp” với mong muốn áp dụng những kiến thức được đào tạo trên ghế nhà trường vào thực tế công tác.Nội dung của đề tài bao gồm : Phần thứ nhất : Tổng quan về công tác quản trị doanh nghiệp. Phần thứ hai : Tổ chức công tác hạch toán tại doanh nghiệp. A. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành. B. Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm xác định kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp. C. Kế toán nguồn vốn. D. Báo cáo kế toán Phần thứ ba: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán phần thứ nhất tổng quan về công tác quản trị doanh nghiệp tại công ty cổ phần đại kim A. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Đại Kim : Công ty cổ phần Đại Kim đã qua 15 năm hình thành và phát triển.Khởi đầu là Xí nghiệp nhựa Đại Kim, được thành lập ngày 01/07/1987 theo quyết định số 1622/QĐTC ngày 18/04/1987 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội trên cơ sở một phân xưởng sản xuất đồ chơi trẻ em do UNICEF tài trợ thuộc Xí nghiệp nhựa Hà Nội. Được thành lập và đi vào hoạt động trong thời kỳ đất nước đổi mới, xí nghiệp được tự chủ hơn trong sản xuất kinh doanh nhưng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách. Về nội lực tính theo thời giá năm 1987 xí nghiệp chỉ có 9 triệu đồng vốn lưu động và một số máy móc cũ bàn giao lại. Trong khi đó sự cạnh tranh trên thị trường gay gắt, quyết liệt hàng hoá của Công ty còn ít người biết đến.Bằng mọi sự cố gắng, toàn thể ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của xí nghiệp đã đoàn kết, nỗ lực từng bước thao gỡ khó khăn dần dần ổn định sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo đời sống cho người lao động vừa làm nghĩa vụ với Nhà nước. Ngày 10/11/1993 xí nghiệp nhựa Đại Kim đổi tên thành công ty nhựa Đại Kim theo Quyết định số 3008/QĐUB ngày 13/08/1993 của UBND thành phố Hà Nội. Trước xu thế hoà nhập nền kinh tế thế giới và khu vực, tham gia hiệp hội ASEAN, nền kinh tế nước ta đang đứng trước nhiều thử thách và thách thức lớn. Thực hiện nghị định 388/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và việc sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, nhằm phát huy nội lực, tiềm năng của nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Đặc biệt là huy động và tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, phát huy tinh thần làm chủ của người lao động. Với tinh thần đó, Công ty nhựa Đại Kim là một trong những doanh nghiệp đầu tiên thuộc Sở công nghiệp thành phố Hà Nội chuyển sang hình thức Công ty cổ phần. Bắt đầu từ 01/01/2000, thực hiện nghị định số 5829/QĐUB ngày 29/12/1999 của UBND thành phố Hà Nội về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước Công ty nhựa Đại Kim thành Công ty cổ phần Đại Kim.Thời gian đầu mới thành lập, trong điều kiện nền kinh tế nước ta hoạt động theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước Công ty gặp rất nhiều khó khăn. Với phần vốn ít ỏi, cơ sở vật chất nghèo nàn, đội ngũ kỹ thuật marketing mỏng manh, mặt hàng sản xuất đơn điệu... Ban lãnh đạo cùng toàn thể anh chị em trong đơn vị đã cùng nhau quyết tâm khắc phục khó khăn, tiết kiệm vật tư tiền vốn nhằm từng bước ổn định sản xuất và thích ứng với cơ chế thị trường. Trong những năm gần đây, sản xuất kinh doanh đầy biến động do sức cạnh tranh trên thị trường quyết liệt, cơn bão tài chính khu vực ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xong với sự lãnh đạo nhiệt tình năng động của cấp uỷ, ban giám đốc công ty, các phòng ban nghiệp vụ và toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty ra sức phấn đấu cải tiến khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, khai thác nhiều hợp đồng chiếm lĩnh thị trường, tạo đủ công ăn việc làm cải thiện đời sống người lao động. * Chức năng nhiệm vụ của Công ty cổ phần nhựa Đại Kim : Hiện nay Công ty cổ phần Đại Kim sản xuất kinh doanh các mặt hàng sau: -Sản xuất kinh doanh tư liệu sản xuất- tư liệu tiêu dùng. - Sản xuất kinh doanh mút xốp PVR và các loại mút xốp phục vụ công nghiệp. - Sản xuất kinh doanh đồ chơi trẻ em bằng gỗ, nhựa. - Sản xuất kinh doanh hàng trang trí nội thất. - Xuất nhập khẩu trực tiếp, hàng đại lý cho các Công ty trong nước, ngoài nước và hợp tác liên doanh, liên kết với các Công ty trong nước và ngoài nước trong các lĩnh vực trên. - Được phép mở văn phòng đại diện ở nước ngoài. - Được mua, bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán theo quy định Nhà nước. Nhiệm vụ của Công ty là sản xuất kinh doanh các sản phẩm bằng nhựa phục vụ cho công nghiệp và tiêu dùng. Sản xuất các mặt hàng bằng gỗ, nội thất, cơ quan, trường học và gia đình. Đồng thời sản xuất các sản phẩm đồ chơi bằng nhựa, bằng gỗ cho các cháu mẫu giáo ở trường cũng như ở gia đình. B. Cơ cấu tổ chức và bộ máy của công ty cổ phần Đại Kim : Đại hội cổ đông Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý của công ty cổ phần Đại Kim Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Giám đốc công ty P.Giám đốc kỹ thuật P.Giám đốc kinh doanh P. Bảo vệ P. Kỹ thuật P. Tài vụ P. Kinh doanh P.Tổ chức hành chính PX Chế biến gỗ PX Mút xốp PX Nhựa Theo điều lệ của công ty cổ phần thì : - Cơ quan quyết định cao nhất của công ty là Đại hội Cổ Đông. - Đại hội cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị để lãnh đạo công ty giữa nhiệm kỳ đại hội, bầu ban kiểm soát hoạt động của công ty. - Điều hành hoạt động của công ty là giám đốc do đại hội cổ đông đề ra.Chủ tịch hội đồng quản trị chính là giám đốc công ty, giám đốc công ty chỉ đạo điều hành chung mọi hoạt động theo đúng kế hoạch, chính sách pháp luật, ký kết các hợp đồng sản xuất kinh doanh. Giám đốc là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Có hai phó giám đốc giúp việc cho giám đốc là phó giám đốc kỹ thuạt và phó giám đốc kinh doanh. Các phòng ban nghiệp vụ thực hiện công việc chuyên môn là có 5 phòng. 1. Phòng tổ chức hành chính: Là bộ phận giúp giám đốc trong lĩnh vực nghiên cứu, bố trí lao động phù hợp với tính chất của công việc. Nghiên cứu, bố trí, sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý, phân xưởng sản xuất trong công ty, là nơi nghiên cứu và thực hiện đầy đủ các chính sách của nhà nước đối với cổ đông, làm tốt công tác quản lý hồ sơ. Nghiên cứu biện pháp bảo hộ lao động, xây dựng an toàn nhà xưởng, chăm lo đời sống sức khoẻ người lao động góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty. 2. Phòng bảo vệ : có 10 người Là bộ phận giúp giám đốc về công tác quân sự, PCCC và bảo vệ công ty bằng việc: Nghiên cứu, đề xuất các chương trình, biện pháp, các phương án tác chiến cụ thể nhằm giữ vững an ninh chính trị, an ninh kinh tế, giữ gìn pháp luật của nhà nước, nội quy quy chế của công ty góp phần an toàn để sản xuất và sản xuất phải an toàn. 3. Phòng kế hoạch : có 10 người Căn cứ vào các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của công ty đề ra theo phương hướng phát triển ngắn hạn và dài hạn; Căn cứ vào khă năng kỹ thuật, tài chính, lao động, thiết bị nhà xưởng lập các kế hoạch phương án tổ chức thực hiện về hợp đồng kinh tế, cung ứng vật tư, điều độ sản xuất, phân bổ KHSX cho các đơn vị phân xưởng sản xuất theo thời gian, từng yêu cầu cụ thể của hợp đồng. - Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. - Thực hiện chế độ xuất nhập, cấp phát thanh toán hàng hoá, vật tư theo đúng chế độ và định mức kỹ thuật mà hợp đồng quy định. Tổ chức tốt hệ thống kho tàng vật tư hàng hoá. - Điều độ sản xuất, kiểm tra kiểm soát các định mức lao động, đơn giá san phẩm, tiền lương ở các đơn vị với kết quả hợp đồng đã ký kết. Chấn chỉnh điều phối, đảm bảo công bằng về lao động, việc làm thu nhập ở các đơn vị. 4. Phòng tài vụ : có 5 người Là bộ phận nghiệp vụ tham mưu giúp giám đốc về toàn bộ công tác quản lý tài chính của công ty đảm bảo cho công ty làm ăn có lãi, đời sống, thu nhập của công ty ngày càng cao. Chấp hành đúng pháp luật về kế toán tài chính và luật thuế Nhà nước. 5. Phòng kỹ thuật cơ điện : có 10 người Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc về toàn bộ công tác kỹ thuật sản xuất, chất lượng sản phẩm, nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới nhằm sản xuất ổn định hiệu quả, sản phẩm có chất lượng giữ uy tín trên thị trường. Tổ cơ điện : là bộ phận duy trì tu bổ sửa chữa lắp đặt, chế tạo các thiết bị khuôn mẫu phục vụ sản xuất của các phân xưởng. * Công ty có 3 phân xưởng chính là : - Phân xưởng nhựa - Phân xưởng mút xốp - Phân xưởng chế biến gỗ Điều hành hoạt động của các phân xưởng có các quản đốc phân xưởng, trong các phân xưởng lại chia thành các tổ nhóm sản xuất cụ thể. Giữa các tổ các nhóm luôn có sự chuyển dịch theo yêu cầu cụ thể. Điều này có thuận lợi là người lao động được luân chuyển, giảm được sự nhàm chán trong công việc. Xong đòi hỏi người lao động phải biết làm nhiều công việc khác nhau dẫn đến trình độ chuyên môn hoá không cao, khó đáp ứng được công việc phức tạp. Công ty điều hành quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng, giám đốc công ty có quyền ra mệnh lệnh trực tiếp tới các phòng ban nghiệp vụ. Các phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực công việc của mình và có quyền ra mệnh lệnh đến cấp quản trị thấp hơn. Người ra mệnh lệnh và nhận mệnh lệnh là các cấp trưởng. * Đánh giá khái quát về bộ máy tổ chức : Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình tập trung, Công ty chỉ mở một bộ sổ kế toán, tổ chức một bộ máy kế toán để thực hiện tốt cả các giai đoạn hạch toán kế toán. Phòng kế toán tài vụ của Công ty phải thực hiện toàn bộ công tác kế toán chứng từ, thu nhận, ghi sổ, xử lý và lập các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị. Có thể khái quát tổ chức bộ máy kế toán của công ty theo mô hình tập trung qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng KT cp sx,tính giá thành sp KT TH thanh toán công nợ Kế toán tổng hợp KT thanh toán tiền lg Quan hệ lãnh đạo trực tiếp. Quan hệ nghiệp vụ giữa các nhân viên kế toán. Thể lệ kế toán Công ty áp dụng căn cứ vào pháp lệnh thống kê kế toán của Việt Nam và các quy chế hiện hành của Bộ tài chính. Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 đến kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Tiền tệ Công ty sử dụng để ghi chép là VNĐ, đối với các hoạt động kế toán phát sinh có liên quan tới ngoại tệ thí được quy đổi ra VNĐ theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố. Hình thức kế toán Công ty áp dụng là hình thức Nhật ký chứng từ, kiểm kê hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê thường xuyên. Sơ đồ 3: Trình tự hạch toán theo hình thức Nhật ký chứng từ Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Sổ(thẻ) thanh toán chi tiết Nhật ký chứng từ Bảng kê Bảng tổng hợp Sổ cái Báo cáo kế toán Quan hệ đối chiếu. Ghi hàng ngày. Ghi cuối tháng. C. Cơ cấu sản xuất của công ty cổ phần Đại Kim : Công ty có 3 phân xưởng đó là: Phân xưởng nhựa, phân xưởng mút xốp và phân xưởng chế biến gỗ. Sản phẩm của 3 phân xưởng hoàn toàn khác nhau nên công nghệ và quy trình sản xuất cũng hoàn toàn khác nhau nên công nghệ và quy trình sản xuất cũng hoàn toàn khác nhau. 1. Phân xưởng nhựa: Chuyên sản xuất đồ dùng bằng nhựa phục vụ cho tiêu dùng và công nghiệp. Phân xưởng Nhựa được trang bị nhiều máy móc thiết bị hiện đại, bán tự động.Người lao động cần phải có những hiểu biết nhất định về thiết bị sử dụng đồng thời phải tuân thủ nghiêm ngặt những nội quy an toàn về sử dụng máy. Quy trình công nghệ sản xuất nhựa: Với mỗi loại sản phẩm được sản xuất trên mỗi máy khác nhau, có quy trình sản xuất riêng cho phù hợp. Nhưng nhìn chung đều phải qua các công đoạn sau : Sơ đồ 4: Quy trình sản xuất nhựa Hạt nhựa và phụ gia Pha trộn Xử lý nhiệt độ Kim phun áp lực Đóng gói và nhập kho SP Khuôn mẫu Làm nguội Lấy SP và sửa via Nguyên vật liệu chính được kiểm tra đầy đủ các thông số kỹ thuật theo tiêu chuẩn. Tỷ lệ giữa các chất phụ gia phụ thuộc vào yêu cầu kỹ thuật đối với mỗi loại sản phẩm sẽ được đưa vào bình nguyên liệu đặt trong máy. Tiếp đó nguyên vật liệu được đưa xuống một bầu làm nóng dưới tác động của nhiệt độ cao vật liệu sẽ bị nóng chảy thành chất lỏng. Dưới tác động của thuỷ lực, vật liệu sẽ được đưa vào khuôn mẫu định hình. Sau một thời gian nhất định máy cho ra sản phẩm theo khuôn mẫu. 2. Phân xưởng mút xốp : Chuyến sản xuất các mặt hàng về mút xốp. Đầu tiên cho ra đời một khối mút lớn sau đó đưa vào pha cắt. Tuỳ theo mỗi loại sản phẩm mà có các kích thước khác nhau hoặc đặt dưỡng riêng cho từng chi tiết. Những phần còn lại được đưa vào băm và sản xuất mút ép. Một bộ phận phục vụ phân xưởng mút xốp đó là tổ may bọc. Chuyên may đêm giường, đệm ghế salong...và các sản phẩm đặt hàng khác. Nguyên vật liệu chính là hoá chất PUR, các chất hoá học khác TDI, PPG, các chất phụ gia trộn lẫn với nhau theo tỷ lệ trong một thùng khuấy và giữ ở nhiệt độ ổn định có tác dụng làm cho các chất hoá học phản ứng với nhau. Sau một thời gian dùng bơm thuỷ lực bơm lên khuôn định hình sẽ tạo thành mút khối. Sơ đồ 5: Quy trình sản xuất mút xốp Các loại nguyên liệu Pha trộn Hệ thống bơm thuỷ lực Đổ ng.liệu vào khuôn Băng chuyền Định hình Sản phẩm thô Pha cắt Thành phẩm nhập kho May bọc Đê xê sx mút ép Bộ phận này hầu hết sử dụng lao động nam khi làm việc đòi hỏi có sự phối hợp nhịp nhàng và do có sự tiếp xúc với hoá chất lỏng đòi hỏi người lao động có sức khoẻ. 3. Phân xưởng chế biến gỗ : Nguyên vật liệu chính là các loại gỗ đã được sơ chế như sấy khô, xẻ tấm đưa vào máy cưa, xẻ, bào, tiếp tục pha cắt, tạo dáng các loại sản phẩm thô tiếp tục mài nhẵn, sơn màu, in chữ... cuối cùng là lắp ghép sản phẩm hoàn chỉnh. Sơ đồ 6: Quy trình chế biến gỗ Nguyên liệu Pha cắt chế biến Làm nhẵn Sơn, trang trí Nhập kho thành phẩm Đóng gói Lắp ráp Công việc đòi hỏi nhiều lao động nam trong bộ phận mộc nội thất, song ở bộ phận đồ chơi có thể sử dụng nhiều lao động nữ vì ở đây đòi hỏi sự kiên trì và khéo léo. D. Đánh giá một số mặt công tác quản lý của công ty cổ phần Đại Kim : 1. Chất lượng đội ngũ lao động của công ty cổ phần Đại Kim : Bảng 1 : Chất lượng đội ngũ của công ty Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 So sánh 2003/2002 2004/2003 Chênh lệch Tỉ lệ % Chênh lệch Tỉ lệ % Tổng số CBCNV 152 154 150 2 1,32 - 4 - 2,59 + Từ đại học trở lên 15 18 22 3 20 4 22,2 + Cao đẳng,THCN 7 5 3 - 2 - 28,57 - 2 - 40 + Số CNKT bậc 4 trở lên 25 32 35 7 28 3 9,37 + Số CNKT bậc 3 trở xuống 60 56 52 - 4 - 6,66 - 4 - 7,14 + Lao động phổ thông 45 43 38 - 2 - 4,4 - 5 - 11,6 Qua bảng 1 ta thấy trình độ cán bộ công nhân viên công ty 3 năm qua không có nhiều biến đổi. Số người từ đại học trở lên năm 2003 tăng 3 người so với năm 2002 tương ứng với tỉ lệ tăng 20%. Năm 2004 tăng 4 người so với 2003 ứng với tỉ lệ tăng 22,2% điều này cho thấy công ty rất chú trọng việc phát triển đến đội ngũ quản lý của công ty. Số người CĐ và THCN đều giảm 2 người ở những năm 2003 và 2004 tương ứng tỉ lệ giảm 28,57% và 40% nguyên nhân chính là do công ty đã gửi số người trên đi đào tạo ở cấp cao hơn và họ đã nâng cao được trình độ chuyên môn của mình. Cũng qua bảng trên ta thấy số công nhân kỹ thuật bậc 4 trở lên tăng rất nhanh cụ thể là tăng 28% và 9,37% ở năm 2003 và 2004 điều này cũng chứng tơ rằng về việc phát triển đội ngũ công nhân của công ty là hết sức được quan tâm và chú trọng tới. Số CNKT bậc 3 trở xuống và lao động phổ thông giảm 6,66% và 4,4% cùng với 7,14% và 11,6% ở các năm 2003 và 2004 chính điều này đã thể hiện định hướng của công ty là chú trọng vào đào tạo có chất lượng vì thế đội công nhân viên của công ty ngày càng được phát triển. Qua phân tích ta thấy trình độ của CNV ngày càng được nâng cao đảm bảo yêu cầu thực tế bởi ngày nay con người cần phải có trình độ hiểu biết thì làm mọi việc mới dễ dang thuận tiện. Nhìn chung về chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty cổ phần Đại Kim là tương đối tốt. Công ty cần phải cố gắng hơn nữa để nâng cao chất lượng đội ngũ lao động của mình. 2.Tình hình nguồn vốn của công ty cổ phần Đại Kim : Công ty cổ phần Đại Kim là doanh nghiệp nhà nước chuyển sang công ty cổ phần. Nhà nước giữ một phần vồn bằng 20% phần còn lại là vốn của các cổ đông trong doanh nghiệp, ngoài doanh nghiệp là vốn liên doanh. Sau khi cổ phần hoá vốn của công ty được xác định lại như sau : Tổng số vốn điều lệ : 4.200.000.000 đ Trong đó : - Vốn nhà nước : 840.000.000 đ (20%) - Vốn cán bộ công nhân viên : 2.940.000.000 đ (70%) - Vốn huy động thêm bên ngoài đầu tư cho SX : 420.000.000 đ (10%) Vốn kinh doanh của công ty : Tổng số vốn : 9.217.619.175 đ Trong đó : - Vốn cố định : 5.343.738.880 đ - Vốn lưu động : 3.191.669.871 đ - Vốn đầu tư xây dựng cơ bản : 682.210.424 đ Như vậy, sau khi tiến hành cổ phần hoá công ty đã huy động được một lượng vốn tương đối lớn từ nguồn cán bộ công nhân viên, Nhà nước, các nguồn khác. Hiện nay công ty chủ động vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh, cho máy móc thiết bị. 3. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây : Bảng 2 : Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Đại Kim Đơn vị tính: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2002 2003 2004 1 Doanh thu thuần 6395 5164 5418 2 Lợi nhuận 438 526 536 3 Nộp ngân sách 514 333 368 4 Lao động (người) 152 154 150 5 Tiền lương bq 632 645 658 6 Hiệu suất trả cổ tức 6 7 6 Qua bảng kết quả kinh doanh thu của doanh nghiệp năm 2003 giảm hơn so với năm 2002 nhưng đến năm 2004 doanh thu lại tăng lên lợi nhuận của doanh nghiệp tăng : Tiền lương bình quân một tháng của người lao động tuy không cao nhưng tương đối ổn định, số lao động lại có xu hướng giảm, hiệu xuất trả cổ tức ổn định 6-7%. Trước khi cổ phần, tỷ xuất lợi nhuận/vốn cổ phần là 7%. Từ khi cổ phần : Tỷ suất lợi nhuận /vốn cổ phần là : Năm 2002 : 8,75% Năm 2003 : 12,40% Tỷ xuất lợi nhuận/doanh thu là: Năm 2002 : 6,83% Năm 2003 : 10,06% Như vậy có thể nói rằng, mặc dù rất cố gắng để đạt được nhưng kết quả nhất định, xong quy mô sản xuất của công ty có phần thu nhỏ dần. Thể hiện ở doanh thu giảm là do các nguyên nhân sau: - Hoạt động theo cơ chế thị trường, cạnh tranh vô cùng gay gắt. Trên thị trường xuất hiện nhiều hành giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng chốn thuế giá rẻ. Do vậy việc sản xuất kinh doanh cung như tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn.- Cơn bão tài chính khu vực ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do vật tư nhập ngoại bằng Dolla, sản bán ra bằng tiền Việt Nam trong khi đó đồng tiền Việt Nam lại sụt giá, giá hàng hoá bán ra không tăng. - Số lượng lao động bình quân trong năm giảm, một phần do sau khi cổ phần, công ty sắp xếp lại lao động, giảm nhẹ bộ máy quản lý, một phần do thiếu việc làm cho người lao động. Tuy vậy nhưng công ty vẫn đạt được lợi nhuận như vậy là do: - Công ty đã tìm mọi biện pháp giảm chi phí như: chi phí quản lý, trích khấu hao giảm do máy móc thiết bị sử dụng thấp, tiền lương giảm. - Công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu của công ty cổ phần. - Công ty trang bị thêm một số máy móc hiện đại đầu tư cho sản xuất cũng như văn phòng quản lý, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng xuất lao động. - Tuy trong thời gian công ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất cũng như văn phòng quản lý, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động. - Tuy trong thời gian công ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng tiền lương bình quân đầu người vẫn tăng .Bởi vì trong quá trình làm việc có nhiều người hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình do đó họ cần được khen thưởng kịp thời để khuyến khích mọi người làm việc tốt hơn. Tóm lại , qua phân tích trên ta thấy công ty cổ phần Đại Kim cũng có những lúc làm ăn chưa đạt kết quả cao, nhưng đó là vấn đề không thể tránh khỏi của các doanh nghiệp. Nhưng nhìn trung ta có thể kết luận rằng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm (2002-2004) là tương đối tốt. Phần thứ hai Tổ chức công tác hạch toán tại công ty cổ phần đại kim A. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Đại Kim : Đất nước ta đang từng bước hoà nhập vào dòng chảy thế giới. Từ một nền kinh tế tập chung bao cấp chuyển sang cơ chế thị trưòng có sự điều tiết của nhà nước, chúng ta đã thu được những thành tựu đáng kể thì những yếu tố tất yếu để đứng vững và phát triển kịp đà của thế giới là thử thách lớn của chúng ta. Trong nền kinh tế thị trường đầy sức cạnh tranh như hiện nay. Các doanh nghiệp sản xuất muốn đứng vững tồn tại và tiến xa hơn nữa để đẩy mạnh sự phồn vinh trong lĩnh vực kinh doanh của mình, ngoài những điều kiện cơ bản thì vấn đề chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn đòi hỏi doanh nghiệp sản xuất phải thường xuyên quan tâm đến. Về giá thành để xác định giá bán cho phù hợp với định mức tiêu hao của xã hội, tìm mọi biện pháp để tiết kiệm chi phí và hạ thấp giá thành. Giá thành sản phẩm chính xác sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất, xác định đúng giá bán sản phẩm, từ đó lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm thông qua những thông tin kế toán cung cấp người quản lý sẽ có quyết định quản ký thích hợp. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tính toán xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có liên quan đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và hiện nay các doanh nghiệp quan yâm đến vấn đề hạ giá thành sản phẩm. Đối với công ty cổ phần Đại Kim thì quy trình sản xuất sản phẩm khép kín, việc sản xuất của công ty chia thành các phân xưởng, sản xuất các mặt hàng với quy cách kích cỡ khác nhau nên việc xác định đối tượng tập hợp chi phí là các phân xưởng rất phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty. Sơ đồ 7 : Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Chứng từ gốc NKCT 1, 2, 5, 6 Bảng phân bổ số 1, số 2, số 3 Bảng kê 4 Sổ chi tiết chi phí sản xuất NKCT số 7 Sổ cái TK 621, 622, 627 Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra hợp pháp, hợp lệ kế toán lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký chứng từ liên quan; Bảng phân bổ số 1, số 2, số 3, và Sổ chi tiết chi phí sản xuất. Từ sổ chi tiết chi tiết chi phí sản xuất, cuối tháng kế toán lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất. Từ các bảng phân bổ và các Nhật ký chứng từ liên quan, kế toán vào Bảng kê số 4, cuối tháng tập hợp vào Nhật ký chứng từ số 7 và sổ cái các TK 621, TK 622, TK 627, TK 154. Số liệu tổng cộng ở sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký chứng từ, Bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo tài chính. 1. Công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Đại Kim : 1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất của công ty cổ phần Đại Kim : Quá trình sản xuất của công ty được diễn ra một cách thường xuyên, liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và hoàn thành kế hoạch sản xuất đối với những đơn đặt hàng do đó nhu cầu về chi phí của công ty tương đối lớn. Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành (60- 70%). Hơn nữa công ty lại sản xuất nhiều mặt hàng khác nhau lên nguyên vật liệu để sản xuất mỗi loại mặt hàng cũng khác nhau. Việc xuất kho nguyên vật liệu sản xuất sản xuất dựa trên nhu cầu thực tế của các phân xưởng. Chi phí nhân công trực tiếp công ty đã áp dụng hình thức trả lương theo thời gian đối với các phòng ban, lương sản phẩm đối với công nhân phân xưởng, chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng phân xưởng. 1.2. Phân loại chi phí sản xuất của công ty cổ phần Đại Kim : Để thuận tiện và đảm bảo phù hợp giữa tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đồng thời để đơn giản hoá công tác tính giá thành. Chi phí sản xuất của công ty được chia thành các khoản mục sau : - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở công ty chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành sản xuất sản phẩm khoảng (60- 70%) bao gồm: + Nguyên vật liệu chính : các loại hoá chất, các loại nguyên liệu nhựa và các loại nguyên liệu gỗ... + Nguyên vật liệu phụ : bột màu đỏ, sơn kansai, mực in PE... - Chi phí nhân công trực tiếp : bao gồm chi phí tiền lương, các khoản tính theo lương, các khoản phụ cấp của công nhân trực tiếp sản xuất. - Chi phí sản xuất chung : bao gồm chí phí khấu hao TSCĐ, chi phí QLPX, chi phí mua ngoài khác... 1.3. Tổ chức công tác chi phí sản xuất của công ty cổ phần Đại Kim : Trên thực tế để quản lý nguyên vật liệu chính công ty đã sử dụng định mức, tiền lương quản đốc phân xưởng được khoán theo tháng còn các chi phí khác công ty chưa tiến hành định mức được. Bảng 3: Bảng cấu thành chi phí của công ty Năm 2005 Khoản mục Số tiền % - CP NVL trực tiếp - CP NC trực tiếp - CP sản xuất chung 3.665.072.772 1.030.215.840 1.226.100.477 61,9 17,4 20,7 Cộng 5.921.395.039 100 1.4. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất : Xác định đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với đặc điểm và quy trình công nghệ, phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh là một yếu tố cần thiết không thể thiếu được đối với công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành. Do đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty là các phân xưởng, mỗi phân xưởng đều có quy trình công nghệ khép kín từ khâu đưa nguyên vật liệu vào cho đến khi ra sản phẩm. Vì vậy đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở đây là từng phân xưởng sản xuất. 1.5. Nội dung các khoản mục chi phí : - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : TK sử dụng : TK 621. Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Chi phí nhân công trực tiếp : TK sử dụng : TK 622. Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất. - Chi phí sản xuất chung : TK sử dụng : TK 627. Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí sản xuất của tổ, phân xưởng sản xuất. * Cơ sở tập hợp chi phí sản xuất theo từng khoản mục : - Chi phí sản xuất chung : Được tập hợp theo từng phân xưởng, từng tổ sản xuất, số liệu ghi vào bảng phân bổ chi phí sản xuất chung được căn cứ vào sổ chi tiết chi phí sản xuất chung và bảng nguyên vật liệu trực tiếp kỳ này. - Chi phí nhân công trực tiếp : Được tập hợp theo từng phân xưởng, kế toán lập bảng tính chi phí nhân công trực tiếp để theo dõi và làm cơ sở để tính giá thành. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Được tập hợp cho từng phân xưởng 1.6. Phương pháp và quy trình tập hợp chi phí sản xuất : a. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Là cơ sở vật chất để chế tạo sản phẩm bao gồm - Nguyên vật liệu chính : các loại hoá chất PPG, TDJ, hạt nhựa PE, PD, ABS, các loại gỗ. - Nguyên vật liệu phụ : Bột màu đỏ, sơn kansai, mực in PE... Việc xuất dùng nguyên vật liệu cho các phân xưởng để sản xuất được quản lý chặt chẽ, căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất cụ thể hàng tháng, quý của công ty các phân xưởng lập phiếu xin lĩnh vật tư trên cơ sở kế hoạch sản xuất và đề nghị của phân xưởng. Trên phiếu xuất vật tư ghi rõ số lượng, chủng loại vật tư cần dùng để sản xuất trình giám đốc ký duyệt. Thủ kho căn cứ vào phiếu xuất vật tư để xuất cho các phân xưởng sản xuất. Khi nhập vật tư về phân xưởng, nhân viên kế toán của phân xưởng ghi vào sổ nhập vật tư của phân xưởng, hàng tháng phân xưởng tiến hành kiểm kê, tính toán số lượng vật tư còn tồn tính đến thời điểm báo cáo gửi cho các bộ phận liên quan như : phòng kế hoạch, phòng tài vụ. Công cụ dụng cụ trong công ty bao gồm : máy mài nhỏ, máy đánh giấy giáp, dây buộc, đinh, keo dán ... được xuất dùng để phục vụ cho các phân xưởng sản xuất. Chi phí về công cụ dụng cụ chiếm tỉ lệ nhỏ trong chi phí nguyên vật liệu trực tiếp . Các số liệu trên được phản ánh vào bảng phân bổ vật liệu Bảng 4 : Bảng phân bổ NVL, CCDC Tháng 12 năm 2005 STT TK 152 TK 153 HT TT HT TT 1 TK 621- Chi phí nhân công trực tiếp 239.904.012 2.896.510 2 TK 627- Chi phí sản xuất chung 7.286.000 1.006.500 3 TK 641 0 225.000 4 TK 642 0 531.817 Cộng 247.190.012 4.659.827 b. Chi phí nhân công trực tiếp : Là những khoản tiền lương biểu hiện bằng tiền được trả cho người lao động nhằm bù đắp lại hao phí của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh như : lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp... Do đó việc phân bổ chính xác tiền lương vào giá thành sản phẩm, thực hiện đúng đắn chế độ tiền lương, tính đủ và kịp thời tiền lương cho người lao động sẽ phát huy được tính năng động sáng tạo của người lao động góp phần hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng tích luỹ và cải thiện đời sống. Do đặc điểm tổ chức sản xuất công ty áp dụng hai hình thức trả lương : - Trả lương theo thời gian : áp dụng đối với các phòng ban, nhân viên phân xưởng. Căn cứ vào ngày làm công thực tế và cấp bậc lương của từng người : Tiền lương = Số ngày công x Cấp bậc thời gian LVTT lương - Trả lương theo sản phẩm áp dụng đối với công nhân sản xuất : Tiền lương = Số lượng sp hoàn thành x Đơn giá tiền lương sản phẩm đủ tiêu chuẩn sản phẩm Hàng tháng căn cứ vào Phiếu nhập kho thành phẩm của các phân xưởng sản xuất, kế toán dựa vào số liệu nhập kho và đơn giá tiền lương của từng loại sản phẩm để tính tiền lương cho các phân xưởng, công ty còn có các khoản lương phải trả cho công nhân sản xuất như : lương độc hại ở phân xưởng xốp, khoản này được cộng với lương chính và được trả vào cuối tháng ngoài ra những ngày làm thêm của công nhân viên được tính như sau : - Nếu làm thêm giờ vào ngày chủ nhật, lễ, tết thì được trả gấp đôi số ngày làm bình thường - Nếu làm thêm giờ vào ngày thường được trả bằng 1,5 lần số tiền công ngày thường. - Còn đối với các khoản tiền lương phụ cấp được tính trên lương cơ bản gồm : các khoản tiền trả cho công nhân viên trong thời gian nghỉ theo chế độ quy định của nhà nước (nghỉ phép, lễ , tết) khoản này được trả bằng 100% lương cấp bậc. Các khoản bảo hiểm cũng được tập hợp vào TK 622. * Quá trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp : Hàng tháng căn cứ vào bảng thanh toán lương, kế toán tính các khoản bảo hiểm theo chế độ quy định. Kinh phí công đoàn trích 2% trên lương thực tế tính vào giá thành sản phẩm như vậy có 19% hạch toán vào giá thành sản phẩm, 6% người lao động phải nộp. Toàn bộ chi phí nhân công được ghi vào bảng kê số 4. Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội Tháng 12 năm 2005 STT TK ghi có TK ghi nợ TK 334 TK 338 Cộng có TK 338 Tổng cộng TK 3382 TK 3383 TK 3384 1 TK 622 83.902.350 1.678.047 12.634.132 1.678.047 15.990.226 99.892.576 - PX Mút xốp - PX Nhựa - PX CB gỗ 35.724.420 38.535.210 9.642.720 834.591 771.704 120.530 5.358.663 5.780.281 1.446.408 714.489 770.705 192.855 6.907.743 7.322.690 1.759.793 42.632.163 45.857.900 11.402.513 2 TK 627 16.199.500 323.990 2.620.510 323.990 3.268.490 1.946.790 - PX Mút xốp - PX Nhựa - PX CB gỗ 12.025.000 2.010.000 2.164.500 514.500 40.170 42.095 1.803.750 301.500 324.675 241.500 41.200 44.290 2.558.750 382.870 326.870 14.583.750 2.392.870 2.491.370 3 TK 641 1.337.800 26.756 247.244 26.756 300.757 1.638.557 4 TK 642 24.756.000 495.120 4.038.380 495.120 2.028.620 26.784.620 5 TK 334 0 0 6.309.785,5 1.261.956,5 7.541.739 7.541.739 Tổng cộng 126.195.650 2.523.913 25.850.051,5 3.785.869,5 29.129.832 137.804.282 c. Chi phí sản xuất chung : Là tất cả các chi phí liên quan đến phục vụ sản xuất trong phạm vi phân xưởng gồm : chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho các phân xưởng sản xuất, chi phí tiền lương của nhân viên phân xưởng, các khoản bảo hiểm... chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí bằng tiền khác. - Chi phí về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ gồm : chi phí về dầu mỡ bôi trơn máy khuân giấy, bao bì, đinh ... và nhiều vật dụng khác phục vụ cho sản xuất. Khi phát sinh các chi phí này kế toán ghi vào phân bổ nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ và phản ánh vào bảng kê số 4 . - Chi phí tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng và các khoản bảo hiểm là số tiền trả trước cho quản đốc, nhân viên. Khoản lương này áp dụng hình thức trả lương theo thời gian nhưng có gắn liền với mức độ hoàn thành sản xuất kinh doanh của phân xưởng, đồng thời còn trả lương cho tổ cơ điện. - Chi phí sửa chữa và dịch vụ mua ngoài : là các chi phí sửa chữa dùng ở các phân xưởng sản xuất, thuê ngoài hoặc tự sửa chữa lấy và các chi phí khác bằng tiền như điện, điện thoại, nước ... dùng cho các phân xưởng, các chi phí này ở công ty được tập hợp vào Nhật ký chứng từ số 7 . Bảng kê số 4 Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng Tháng 12 năm 2005 S T T TK 152 TK 153 TK 214 TK 334 TK 338 TK 621 TK 622 TK 627 NKCT số 3 Tổng cộng 1 TK 154 242.800.522 99.892.576 112.938.083 911.262.362 2 TK 621 239.904.012 2.896.510 242.800.522 3 TK 622 83.902.350 15.990.226 99.892.576 4 TK 627 7.286.000 1.006.500 57.814.106 16.199.500 3.268.490 85.384.011 Cộng 247.190.012 3.903.010 57.814.106 100.101.850 19.258.716 242.800.522 99.892.576 112.938.083 1.339.293.692 Nhật ký chứng từ số 7 Tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty Tháng 12 năm 2005 S T T TK 152 TK 153 TK 214 TK 334 TK 338 TK 621 TK 622 TK 627 TK 154 NKCT số 3 Tổng cộng 1 TK 154 242.800.522 99.892.576 112.938.083 455.631.181 2 TK 621 239.904.012 2.896.510 242.800.522 3 TK 622 83.902.350 1.599.022 99.892.576 4 TK 627 7.286.000 1.006.500 57.814.106 16.199.500 3.268.490 85.574.596 5 TK 641 225.000 1.337.800 300.757 1.863.557 6 TK642 531.817 15.000.000 24.756.000 2.028.620 42.316.437 7 TK 155 504.362.052 504.362.052 Cộng Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp ( ký tên ) ( ký tên ) d. Tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty : Cuối tháng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, bảng phân bổ tiền lương và BHXH, Nhật ký chứng từ để phản ánh vào bảng kê số 4 và Nhật ký chứng từ số 7. Cụ thể : - Chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp : Nợ TK 154 Có TK 621 - Chi phí về nhân công trực tiếp : Nợ TK 154 Có TK 622 - Chi phí sản xuất chung : Nợ TK 154 Có TK 627 Sau khi đã tập hợp được các số liệu chi phí vào TK 154 được phản ánh trên Bảng kê số 4 và Nhật ký chứng từ số 7, kế toán căn cứ vào Nhật ký chứng từ số 7 để ghi vào các sổ cái liên quan. Đối với phần nguyên vật liệu trực tiếp kế toán tổng hợp căn cứ vào Nhật ký chứng từ số 7 để ghi vào TK 621. Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công ty cổ phần Đại Kim Sổ cái TK 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Ghi có TK đối ứng Ghi nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 ... ... Tháng 12 - TK 152 + PX Mút xốp + PX Nhựa + PX Cb gỗ - TK 153 + PX Mút xốp + PX Nhựa + PX Cb gỗ 239.904.012 100.695.321 106.353.242 32.855.449 2.896.510 1.540.321 1.006.210 289.979 Cộng phát sinh nợ 242.800.522 Cộng phát sinh có 242.800.522 Số dư cuối kỳ Nợ Có 0 Đối với chi phí nhân công trực tiếp Công ty cổ phần Đại Kim Sổ cái TK 622 Chi phí nhân công trực tiếp Ghi có TK đối ứng Ghi nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 ... ... Tháng 12 - TK 334 + PX Mút xốp + PX Nhựa + PX Cb gỗ - TK 338 + PX Mút xốp + PX Nhựa + PX Cb gỗ 83.902.350 35.724.420 38.535.210 9.642.720 15.990.226 6.907.743 7.322.690 1.759.793 Cộng phát sinh nợ 99.892.576 Cộng phát sinh có 99.892.576 Số dư cuối kỳ Nợ Có 0 Đối với chi phí sản xuất chung Công ty cổ phần Đại Kim Sổ cái TK 627 Chi phí sản xuất chung Ghi có TK đối ứng Ghi nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 ... ... Tháng 12 - TK 111 - TK 152 - TK 153 - TK 334 - TK338 - TK 214 27.363.487 7.286.000 1.006.500 16.199.500 3.268.490 57.814.106 Cộng phát sinh nợ 112.938.083 Cộng phát sinh có 112.938.083 Số dư cuối kỳ Nợ Có 0 Công ty cổ phần Đại Kim Sổ cái TK 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Ghi có TK đối ứng Ghi nợ Tk này Tháng 1 Tháng 2 ... Tháng 11 Tháng 12 - TK 621 - TK 622 - TK 627 242.800.522 99.892.576 112.938.083 Cộng phát sinh nợ 455.631.181 Cộng phát sinh có 504.362.052 Số dư cuối tháng Nợ Có 509.630.179 460.899.308 Sau khi đã tập hợp được các số liệu chi phí vào TK 154 được phản ánh trên Bảng kê số 4 và Nhật ký chứng từ số 7, kế toán căn cứ vào giá trị dở dang đầu tháng, số phát sinh tăng trong tháng, số phát sinh giảm trong tháng, giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng để tính giá thành sản phẩm theo công thức : Tổng giá thành Giá trị sản Chi phí sản Giá trị sản thực tế trong = phẩm dở dang + xuất phát sinh + phẩm dở dang tháng đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ = 509.630.179 + 455.631.181 + 460.899.308 = 504.362.052 2. Tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Đại Kim : 2.1. Công tác quản lý giá thành ở công ty cổ phần Đại Kim : Mỗi doanh nghiệp tìm kiếm lợi nhuận tối đa là mục tiêu kinh tế hàng đầu, công ty cổ phần Đại Kim cũng thế nhưng luôn đi với yêu cầu giữ uy tín với khách hàng. Để đạt được yêu cầu đó phải tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm. Hiện nay hàng tháng công ty đều tính giá thành sản phẩm, với mỗi loại sản phẩm bộ phận kỹ thuật đều tính ra một định mức tiêu hao nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ ... Đó là những chi phí định mức cho một sản phẩm. Bên cạnh đó công ty cũng đã xây dựng đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm. Tuy nhiên công ty chưa xây dựng dự toán chi phí sản xuất chung. 2.2. Đối tượng tính giá thành ở công ty cổ phần Đại Kim : Do quy trình sản xuất của mỗi loại sản phẩm khác nhau nên đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm do công ty sản xuất ra. VD : sản phẩm mút xốp tính theo m3 ; sản phẩm nhựa tính theo chi tiết, đơn chiếc, kg; mộc nội thất, đồ chơi cũng tính theo số lượng sản phẩm nhập kho. Kỳ tính giá thành được xác định phù hợp với kỳ hạch toán và đặc điểm sản xuất của công ty. Tại công ty kỳ hạch toán là hàng tháng, chu kỳ sản xuất ngắn vì vậy kỳ tính giá thành được xác định là tháng vào thời điểm cuối mỗi tháng và cho khối lượng sản phẩm hoàn thành. Khó khăn ảnh hưởng đến công tác kế toán tính giá thành sản phẩm đó là : đối tượng tính giá của công ty là các sản phẩm nhưng thực tế chỉ tính giá thành cho tất cả sản phẩm xuất ra. Mặt khác giá bán của mỗi loại sản phẩm được xác định trên chi phí sản xuất phát sinh trong tháng nhưng thực tế công ty chỉ tính giá thành cho tất cả khối lượng sản phẩm xuất ở cơ sở giá bán kế hoạch nên đối tượng tính giá thành của công ty là các sản phẩm, xác định lãi lỗ cụ thể cho từng loại sản phẩm là rất khó khăn. 2.3. Đánh giá sản phẩm làm dở tại công ty cổ phần Đại Kim : Giá trị sản phẩm làm dở của công ty thường chiếm tỷ trọng nhỏ không đáng kể, ở các phân xưởng sản xuất sản phẩm dở dang là các nguyên vật liệu chưa sử dụng hết vào sản xuất sản phẩm mà đến kỳ kiểm kê còn tồn lại kho của phân xưởng, số nguyên vật liệu này không nhập lại kho của công ty cho nên không hạch toán giảm chi phí nguyên vật liệu xuất dùng vì vậy giá trị của nó được tính trong tổng chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ và phản ánh trên TK 154. Cuối tháng kế toán căn cứ vào biên bản kiểm kê vật tư tồn kho của các phân xưởng, căn cứ vào số lượng để tính giá trị sản phẩm dở dang tại các phân xưởng. Công ty cổ phần Đại Kim Biên bản kiểm kê tồn kho Tháng 12 năm 2004 Đơn vị tính : đồng STT Danh mục vật tư Đơn vị tính Đơn giá Số lượng Thành tiền 1 2 3 4 5 6 Mút xốp đen Hạt ABS Hạt nhựa PP- 300 Keo X66 Phôi ngựa gỗ Mút ép 200x160x32 M3 Kg Kg Hộp Con M3 1.351.103 26.813,5 16.830 29.000 77.594 2.589.701 155,7 899 350 51 320 75 210.366.737 24.105.416 5.890.500 1.479.000 24.830.080 194.227.575 Cộng 460.899.308 2.4. Phương pháp tính giá thành tại công ty cổ phần Đại Kim : Do đặc điểm của quy trình sản xuất, công nghệ khép kín tại các phân xưởng từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất cho tới khi hoàn thành sản phẩm. Do đó đối tượng tính giá thành phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí nên công ty áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn. Tổng giá thành thực tế trong tháng 10 Giá trị = sản phẩm dở dang đầu kỳ = 509.630.179 = 504.362.052 Chi phí + sản xuất phát sinh trong kỳ + 455.631.181 Giá trị - sản phẩm dở dang trong kỳ - 460.899.308 Tổng giá thanh toán trong tháng 10 là :504.362.052 Trong đó : PX Mút xốp : 409.118.864 PX Nhựa : 42.378.605 PX CB Gỗ : 52.864.583 Tổng giá thành Giá thành đơn vị sản phẩm = Số lượng sản phẩm hoàn thành Căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm của các phân xưởng, kế toán tính được giá thành đơn vị của từng sản phẩm. VD : Phân xưởng mút xốp Phiếu nhập kho thành phẩm Tháng 10 năm 2005 STT Tên sản phẩm ĐVT Số lượng Giá đơn vị Thành tiền Xin nhập Thực nhập 1 Mút xốp M3 308 1.328.308 409.118.864 Từ công thức trên ta tính được : 409.118.864 Giá thành 1m3 mút xốp = = 1.328.308 308 Do công ty không lập được giá thành kế hoạch của từng loại sản phẩm vì vậy ở các phân xưởng xốp và phân xưởng nhựa là các phân xưởng sản xuất ra nhóm sản phẩm nên việc tính giá thành cho từng loại sản phẩm chỉ là ước tính tương đối theo tổng giá trị sản phẩm nhập kho. Bảng tính giá thành sản phẩm Tên sản phẩm : Mút xốp Số lượng : 308 m3 S T T Khoản mục Giá trị sp dở dang đầu kỳ Cp sản xuất phát sinh trong kỳ Giá trị sp dở dang cuối kỳ Tổng giá thành Giá thành đơn vị 1 2 3 NVLTT NCTT SXC 395.635.664 - - - - 102.235.642 42.632.163 70.258.520 201.643.125 - - - - 296.228.181 42.632.163 70.258.520 961.780 138.416 228.112 Tổng 395.635.664 215.126.325 201.643.125 409.118.864 1.328.308 B. Kế toán thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần Đại Kim : Hoạt động tiêu thụ ssản phẩm là khâu quan trọng nhất, nó chi phối các khâu nghiệp vụ khác. Các doanh nghiệp chỉ sau khi tiêu thụ được sản phẩm của mình thì mới có điều kiện thu hồi được vốn để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh. Tiêu thụ sản phẩm bảo đảm cho quá trình tái sản xuất được liên tục, là điều kiện để tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói riêng và xã hội noi chung. Thông qua quá trình tiêu thụ, doanh nghiệp còn biết được hiệu quả của việc sử dụng vốn. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện bởi tốc độ vòng quay của vốn. Nếu vòng quay của vốn nhanh cho quá trình sau nghĩa là hoạt động tiệu thụ phải được thực hiện. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động tiêu thụ phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là thước đo để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình tiêu thụ sản phẩm giúp các doanh nghiệp thực hiện mục tiêu cơ bản của mình là mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận là nguồn bổ sung vốn tự có, bổ sung các quỹ doanh nghiệp, phục vụ cho tái sản xuất đầu tư mở rộng. Đồng thời động viên được tiềm năng lao động của người lao động, phát huy sáng tạo, tận dụng mọi tiềm năng của doanh nghiệp. Qua tiêu thụ, hàng hoá được chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và vòng chu chuyển vốn của doanh nghiệp được hoàn thành. Sau khi tiêu thụ hàng hoá, doanh nghiệp không những thu được toàn bộ chi phí bỏ ra mà còn thu được lợi nhuận để tiếp tục sản xuất kinh doanh. Tiêu thụ sản phẩm tốt sẽ thúc đẩy nhanh quá trình sản xuất xã hội, tổ chức tốt tiêu thụ sản phẩm tức là chủ động tạo ra nhu cầu kích thích tiêu dùng là nhu cầu tác động lại quá trình tái sản xuất ra sản phẩm. Tái sản xuất ra sản phẩm xã hội bao gồm : Sản xuất - Phân phối - Trao đổi - Tiêu dùng. Thị trường nằm ở khâu lưu thông, một khâu quan trọng giữa sản xuất và tiêu dùng, là nơi các doanh nghiệp nhận biết các nhu cầu xã hội để đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm góp phần củng cố vị trí, quyền lực, uy tín của doanh nghiệp trên thị trưòng. Sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả phải chăng, phương thức mua bán, thanh toán thuận tiện có tác dụng nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, nhờ đó doanh nghiệp giữ được khách hàng, được thị trường chấp nhận, đồng thời còn lôi kéo được khách hàng mới, do đó càng có cơ hội phát triển. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu của thị trường, nắm bắt được thị hiếu của khách hàng , từ đó định hướng sản xuất theo nhu cầu của thị trường và khách hàng, thúc đẩy công tác tiêu thụ. Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là thước đo đánh giá độ tin cậy của người tiêu dùng đối với người sản xuất. Sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ với khối lượng lớn chứng tỏ người tiêu dùng chấp nhận sản phẩm đó, nhờ đó uy tín của doanh nghiệp được nâng cao, doanh nghiệp có cơ sở vững chắc để mở rộng sản xuất tạo sự cân đối trên thi trường. Công tác tiêu thụ sản phẩm góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Sản phẩm làm ra được tiêu thụ nhanh thì doanh nghiệp mới thực sự có lãi, mới có thể tái sản xuất mở rộng, nâng cao lợi nhuận, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tại công ty cổ phần Đại Kim, việc tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty, tại thời điểm hiện nay, việc tiêu thụ sản phẩm ở công ty cổ phần Đại Kim thực hiện dựa vào kế hoạch tiêu thụ sản phẩm mà công ty đã xác định. Việc thực hiện đó được biểu hiện qua bảng sau : Bảng 3 : Tình hình thực hiện kế hoach tiêu thụ qua các năm Tên SP 2001 2002 2003 2004 SX KH TT TT TT %TH KH SX KH TT TT TT %TH KH SX KH TT TT TT %TH KH SX KH TT TT TT %TH KH 1. Mút xốp 3450 3450 3307 95,8 2800 2900 2458 84,75 2800 2600 2497 96 2400 2450 2160 88,1 SP phụ của mút 160 160 158,6 99,1 180 200 152 76,0 200 150 125 83,3 350 125 204,4 163,5 2. Nhựa 4800 4800 4505,4 93,86 3000 2800 2666 95,2 1200 1100 1183 107,5 1400 1400 1353 96,7 3. Đồ mộc và đồ chơi trẻ em 580 580 565,6 97,5 400 360 380,4 105,6 520 500 484,2 96,85 200 190 185,5 97,6 Nhìn vào bảng tình hình thực hiện kế hoạch qua các năm cho thấy : Năm 2001 hầu hết các sản phẩm của công ty đều không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ, nhưng tỷ lệ sản phẩm thực tế trên kế hoạch tiêu thụ là tương đối cao cụ thể : sản phẩm mút xốp đạt 95,8%; sản phẩm từ mút xốp đạt 99,1%; đồ nhựa đạt 93,86% và đồ mộc nội thất, đồ chơi trẻ em bằng gỗ đạt 97,5%. Nguyên nhân của việc các kế hoạch không hoàn thành là do sự biến động của giá nguyên vật liệu tăng, giá bán vẫn giữ nguyên, sự cạnh tranh của công ty cùng ngành rất mạnh. So với năm 2001 thì năm 2002 kế hoạch có phần sát hơn, mặt hàng nhựa đạt 95,2%; đồ mộc và đồ chơi trẻ em bằng gỗ là 105,6%; mặt hàng mút xốp do thị trường có sự cạnh tranh cùng ngành nên chỉ đạt được 84,75% và sản phẩm phụ từ mút xốp chỉ đạt được 76%. Điều này là do năm 2002 công tác nghiên cứu thị trường của công ty còn sơ sài, công tác dự báo thị trường chỉ chủ yếu là do dự báo định tính chưa có định hướng cụ thể. Năm 2003 công ty được bình chọn sản phẩm mút xốp là “ Hàng Việt Nam có chất lượng cao” cho nên uy tín và vị thế của công ty được nâng cao, có ảnh hưởng nhiều đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty. Năm 2004 tuy sản phẩm mút xốp chỉ đạt 88,1 % so với kế hoạch tiêu thụ. Điều này cho thấy phải đầu tư máy móc, công nghệ để nâng cao năng suất lao động, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Tóm lại trong mấy năm gần đây công tác nghiên cứu và dự báo thị trường của công ty làm chưa hoàn toàn chính xác cho nên đưa ra kế hoạch tiêu thụ sản phẩm chưa sát thực tế. Đây là vấn đề mà thời gian tới công ty nên xem xét và có biện pháp giải quyết hữu hiệu. 1. Tình hình công tác quản lý thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần Đại Kim : Tính đến thời điểm hiện nay, công ty cổ phần Đại Kim có 3 mặt hàng chính đó là : Mút xốp các loại, đồ nhựa các loại, đố mộc nội thất và đồ chơi trẻ em bằng gỗ. 1.1. Nhiệm vụ của kế toán thành phẩm : - Phản ánh, kiểm tra được tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, sản phẩm về số lượng, chất lượng, chủng loại, tình hình nhập - xuất - tồn kho thành phẩm. - Phản ánh, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ, doanh thu bán hàng, tình hình thanh toán tiền hàng và xác định kết quả sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động khác. - Phản ánh kiểm tra kết quả lợi nhuận và phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp. - Lập và giữ báo cáo kết quả kinh doanh đúng chế độ và kịp thời. 1.2. Đánh giá thành phẩm : Thành phẩm được đánh giá theo giá gốc ( giá vốn - giá thực tế ) gồm các chi phí sản xuất chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được thành phẩm. - Đối với thành phẩm nhập kho : Do đặc điểm sản xuất của công ty cuối kỳ có sản phẩm dở dang vì thế giá thành thực tế của thành phẩm nhập kho được đánh giá như sau : Tổng giá thành sản phẩm Tổng giá thành thực tế trong tháng Giá trị = sản phẩm dở dang đầu kỳ = 509.630.179 = 504.362.052 Chi phí NVLTT + Chi phí NC TT Chí phí SXC + 455.631.181 Giá trị - sản phẩm dở dang cuối kỳ - 460.899.308 - Đối với thành phẩm xuất kho : Giá vốn của thành phẩm xuất kho được tính theo phương pháp nhập trước xuất trước, cho phép kế toán có thể tính giá thành phẩm xuất kho kịp thời. 1.3. Thị trưòng tiêu thụ : Qua nghiên cứu trên thị trường, các cán bộ nghiên cứu đã thu thập thông tin chủ yếu thông qua xúc tiến trên thị trường, tiến hành quan sát, chụp ảnh ... các hành vi của người mua hàng và người bán hàng trên thị trường, tiến hành trực tiếp phỏng vấn khách hàng trên thị trường hay soạn thảo các câu hỏi điều tra và phiếu trưng cầu ý kiến của người mua trên thị trường. Từ đó công ty xác định được thị trường có triển vọng nhất là thị trường Miền Bắc, đặc biệt là thị trường Hà Nội và các khu vực lân cận. Sau đó đến các thị trường xuất nhập khẩu, đặc biệt là thị trường Châu A như : Nhật Bản ( hãng TOYOTA, SUZUKI...) , Đài Loan và một số công ty thể dục thể thao. Thị trường Miền Trung và Miền Nam là khu vực thị trường yếu nhất là do chi phí quá tốn kém, người tiêu dùng không chịu được giá cả. Mặt khác vì cán bộ làm công tác thị trường mỏng, chưa am hiểu đầy đủ về sản phẩm của công ty do vậy rất khó nghiên cứu ở khu vực xa. 1.4. Các phương thức tiêu thụ và thể thức thanh toán : Phương thức tiêu thụ của công ty là bán buôn, bán lẻ thông qua các đại lý và bán trực tiếp. Mạng lưới đại lý của công ty chủ yếu trong thành phố Hà Nội. Đại lý được hưởng phần ưu đãi như quy định giá bán đầu ra, hưởng triết khấu hàng bán, hưởng hoa hồng, được hỗ trợ vận chuyển và được thanh toán theo phương thức linh hoạt. Hiện nay công ty sử dụng phương thức rất linh hoạt trong việc thanh toán, khách hàng có thể thanh toán với công ty bằng tiền mặt, séc, chuyển khoản vào ngân hàng hoặc trả chậm. Các phương thức thanh toán này được áp dụng tuỳ từng đối tượng hình thức thanh toán trả chậm tuỳ thuộc khách hàng. - Tiêu thụ theo phương thức bán buôn trực tiếp : Khi có nhu cầu mua thành phẩm của công ty, khách hàng sẽ đến phòng kinh doanh làm thủ tục. Nhân viên kinh doanh sẽ xem xét nhu cầu của khách hàng đồng thời kiểm tra lượng hàng có trong kho và số dư Nợ của khách hàng ( đối với khách hàng thanh toán chậm ). Sau khi xét các điều kiện, công ty và khách hàng sẽ thoả thuận về giá cả, phương thức vận chuyển, phương thức thanh toán... Nếu hai bên chấp nhận thì phòng kinh doanh sẽ tiến hành lập Hoá đơn giá trị gia tăng, sau đó chuyển sang phòng kế toán. Tại đây kế toán sẽ kiểm tra trình tự hợp pháp của Hoá đơn, nếu được kế toán sẽ ký nhận và lưu lại 1 liên. Căn cứ vào Hoá đơn giá trị gia tăng, kế toán tiêu thụ này có thể áp dụng hai hình thức : thanh toán ngay hoạc trả chậm. - Tiêu thụ theo phương thức bán lẻ : Đây là một trong hai phương thức tiêu thụ tại công ty, tiêu thụ theo phương thức bán lẻ được thực hiện tại cửa hàng giới thiệu sản phẩm và các gian hàng tham gia hội chợ, triển lãm ... tiêu thụ theo phương thức này được áp dụng hình thức thanh toán ngay, giá bán lẻ được niêm yết theo quy định của công ty. Về các quy định quản lý thành phẩm, đối với công ty cổ phần Đại Kim các sản phẩm chính là những mặt hàng được sản xuất từ những vật liệu dễ gây cháy nổ như : nhựa, gỗ... nên công tác bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy cũng rất quan trọng, đòi hỏi các cán bộ nhân viên nhất là ở các phân xưởng sản xuất, các kho thành phẩm phải có ý thức và trách nhiệm bảo đảm an toàn và chất lượng sản phẩm trong qua trình nhập, xuất, tồn. 2. Thủ tục nhập xuất kho thành phẩm : - Tại công ty khi có sản phẩm hoàn thành có nhu cầu nhập kho, nhân viên bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm xác nhận chất lượng, quy cách, chủng loại, số lượng ... căn cứ vào tiêu chuẩn của công ty những sản phẩm đủ tiêu chuẩn sẽ được nhập kho thành phẩm. Việc nhập kho thành phẩm sẽ được trưởng ca sản xuất thực hiện sau mỗi ca sản xuất và khi đó thủ kho sẽ căn cứ vào khối lượng thành phẩm, tiến hành kiểm tra tính pháp lý của từng loại thành phẩm sau đó đưa vào nhập kho và ghi sổ nhập kho. Sau khi đã nhập kho, bộ phận sản xuất sẽ lên phòng kinh doanh lập Phiếu nhập kho, Phiếu nhập kho lập thành 3 liên : Liên 1 : Do phòng kinh doanh giữ theo dõi tình hình nhập kho thành phẩm. Liên 2 : Thủ kho giữ lập sổ nhập kho và chuyển sang phòng kế toán ghi sổ. Liên 3 : Bộ phận sản xuất giữ để đối chiếu. Công ty cổ phần Đại Kim Phiếu nhập kho Ngày 01 tháng 12 năm 2005 Đvt : đồng STT Tên sản phẩm ĐVT Số lượng Giá đơn vị Thành tiền Xin nhập Thực nhập 1 2 3 4 Mút xốp Đệm giường Đệm vải Ruột gối m3 cái cái cái 25 19 15 40 25 19 15 40 1.328.308 1.409.091 1.080.909 9.090,9 33.207.700 26.772.729 16.213.635 363.636 Cộng 76.557.699 -Thành phẩm sản xuất xong được nhập kho để chờ tiêu thụ. Chứng từ sử dụng trong xuất kho thành phẩm của công ty bao gồm : Phiếu xuất kho và Hoá đơn giá trị gia tăng. + Khi khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm, nhân viên phòng kinh doanh sẽ lập Hoá đơn giá trị gia tăng trong đó nêu đầy đủ các thông tin : họ tên, địa chỉ khách hàng, hình thức thanh toán, số lượng, đơn giá, thành tiền của từng loại sản phẩm bán ra, tổng cộng tiền hàng, tiền thuế giá trị gia tăng và tổng tiền thanh toán. Hoá đơn giá trị gia tăng được lập thành 3 liên : Liên 1 : Lưu phòng kinh doanh. Liên 2 : Giao khách hàng. Liên 3 : Lưu phòng tài vụ để ghi sổ kế toán. + Khi thành phẩm được xuất bán, kế toán phải lập “ Phiếu xuất kho” có chữ ký của thủ kho để xuất sản phẩm giao cho khách hàng. Trích Phiếu xuất kho và Hoá đơn giá trị gia tăng. Công ty cổ phần Đại Kim Phiếu Xuất kho Ngày 05 tháng 12 năm 2005 Nợ : 632 Có : 155 đvt : đồng STT Tên sản phẩm ĐVT Số lượng Giá đơn vị Thành tiền Yêu cầu Thực nhập 1 2 3 4 Mút xốp Đệm giường Đệm vải Ruột gối m3 cái cái cái 25 19 15 40 25 19 15 40 1.330.412 1.412.325 1.085.715 10.709 33.260.300 26.834.175 16.285.725 428.360 Cộng 76.808.560 Công ty cổ phần Đại Kim Hoá đơn giá trị gia tăng Liên 2 : Giao khách hàng Ngày 05 tháng 12 năm 2005 - Họ tên khách hàng : - Địa chỉ : ĐVT : đồng STT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 Mút xốp Đệm giường Đệm vải Ruột gối M3 cái cái cái 25 19 15 40 1.330.412 1.412.325 1.085.715 10.709 33.260.300 26.834.175 16.285.725 428.860 Cộng tiền hàng : 76.808.560 Thuế suất GTGT : 10% Tiền thuế : 7.680.856 Tổng tiền thanh toán : 84.489.416 Số tiền viết bằng chữ : Tám mươi tư triệu bốn trăm tám mươi chín nghìn bốn trăm mười sáu đồng. 3. Kế toán thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ : 3.1. Kế toán thành phẩm và giá vốn hàng bán : Sản phẩm của công ty khi được đem đi tiêu thụ, kế toán viết phiếu xuất kho và thủ kho sẽ căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho để lập thẻ kho cho từng sản phẩm. Công ty cổ phần Đại Kim Thẻ kho Tháng 12 năm 2005 - Tên vật liệu ( sản phẩm ) : Mút xốp - Đơn vị tính : m3 Chứng từ Diễn giải Số lượng Xác nhận của kế toán SH NT Nhập Xuất Tồn Tồn đầu tháng 15 0089 0091 01/12 05/12 10/12 Nhập sản phẩm từ sản xuất. Xuất bán sản phẩm Xuất bán sản phẩm 25 15 10 Cộng 25 25 Tồn cuối tháng 15 Công ty cổ phần Đại Kim Sổ cái TK 155 Ghi có TK đối ứng Ghi nợ Tk này Tháng 1 Tháng 2 ... Tháng 11 Tháng 12 TK 154 504.362.052 Cộng phát sinh nợ 504.362.052 Cộng phát sinh có 546.885.922 Số dư cuối tháng Nợ Có 756.061.602 Sau khi xác định được giá thành của các loại thành phẩm xuất tiêu thụ trong kỳ, kế toán viết Bảng kê số 8 “ Nhập - Xuất - Tồn”. Bảng kê số 8 là sổ phản ánh sự biến động nhập, xuất, tồn kho của từng loại thành phẩm trong kỳ trên cả hai mặt hiện vật và giá trị. Bảng kê số 8 - Nhập, Xuất , tồn kho Tháng 12 năm 2005 Tên thành phẩm : Mút xốp Số dư đầu quý: Số lượng : Thành tiền : Chứng từ Diễn giải Ghi Nợ TK 155, ghi Có các TK Chứng từ Diễn giải Ghi Có TK 155, ghi Nợ các TK SH NT 154 Cộng nợ TK 155 SH NT 632 Cộng có TK 155 SL TT HT TT SL TT HT TT Cộng Cộng Số dư cuối kỳ : Số lượng : Thành tiền : Người ghi sổ ( Ký, họ tên ) Ngày 31 tháng 12 năm 2005 Kế toán trưởng ( ký , họ tên) Sau khi xác định được giá thực tế của các loại thành phẩm xuất kho tiêu thụ trong tháng, kế toán sẽ kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả sản xuất kinh doanh. Số liệu tổng hợp sẽ được ghi vào “ Sổ cái TK 632” - Giá vốn hàng bán. Trích Sổ cái TK 632 Công ty cổ phần Đại Kim Sổ cái TK 632 Giá vốn hàng bán Ghi có các TK đối ứng Nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 ... Tháng 12 TK 155 TK 157 547.186.222 Cộng phát sinh nợ 547.186.222 Tổng phát sinh có 547.186.222 Số dư cuối kỳ Nợ Có 0 Kế toán doanh thu đồng thời cũng theo dõi các TK 111, TK 112, TK 131 ... Khi có khách hàng đến mua thành phẩm, kế toán căn cứ vào Hoá đơn giá trị gia tăng để ghi nhận doanh thu : Nợ TK 111, 112, 131 ... Có TK 511 Có TK 3331 Các chỉ tiêu về doanh thu được kế toán theo dõi trên “ Sổ chi tiết bán hàng” rồi tổng hợp vào sổ cái TK 511. Trích Sổ chi tiết bán hàng và sổ cái TK 511. Công ty cổ phần Đại Kim Sổ chi tiết bán hàng Tên sản phẩm : Mút xốp Tháng 12 năm 2005 ĐVT : đồng Ngày tháng Ghi sổ Diễn giải TK đối ứng Doanh thu Các khoản tính trừ SL ĐG TT Thuế 531 05/12 10/12 Xuất bán sản phẩm Xuất bán sản phẩm 131 131 15 10 1.605.000 1.605.000 24.075.000 16.050.000 Cộng 25 40.125.000 Công ty cổ phần Đại Kim Sổ cái TK 511 Doanh thu bán hàng Ghi có các TK đối ứng Nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 ... Tháng 12 TK 911 895.557.256 Cộng phát sinh nợ 895.557.256 Tổng phát sinh có 895.557.256 Số dư cuối kỳ Nợ Có 0 Khi tiêu thụ hàng hoá, doanh nghiệp có được doanh thu đồng nghĩa với việc khách hàng sẽ phải trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán chậm về số hàng đã tiêu thụ. Chính vì vậy mà đi đôi với theo dõi doanh thu, kế toán phải tiến hành theo dõi công nợ ( tình hình thanh toán với khách hàng) trên TK 131 - “ Phải thu khách hàng” bằng Sổ chi tiết công nợ và Bảng theo dõi số dư của khách hàng. Công ty cổ phần Đại Kim Sổ chi tiết thanh toán với khách hàng Tài khoản : 131 Đối tượng : Nguyễn Mạnh Dũng ĐVT : đồng Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Số dư SH N T Nợ Có Nợ Có Số dư đầu kỳ 98.705.000 12/12 Khách hàng thanh toán tiền hàng 111 112 12.675.000 18.980.000 Cộng phát sinh 31.655.000 Số dư cuối kỳ 67.050.000 Công ty cổ phần Đại Kim Sổ theo dõi số dư của khách hàng Tháng 12 năm 2005 TK 131 : Phải thu khách hàng ĐVT : đồng Tên người mua Số dư đầu kỳ Số phát sinh Số dư cuối kỳ Nợ Có Nợ Có Nợ Có Nguyễn Mạnh Dũng Hoàng Văn Linh Lê Hà Oanh Vũ Hải Anh 98.705.000 178.345.000 690.800.000 58.627.955 105.609.000 9.488.000 31.655.000 78.345.000 67.050.000 100.000.000 796.409.000 68.115.955 Cộng 1.026.477.955 115.097.000 110.000.000 1.031.574.955 3.2. Hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp : Công ty cổ phần Đại Kim hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp chung cho tất cả các mặt hàng trong từng tháng để trừ vào kết quả sản xuất kinh doanh chung của toàn công ty trong tháng mà không phân bổ cho từng loại sản phẩm. Hàng ngày khi phát sinh chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán tập hợp lại để cuối tháng ghi vào sổ cái TK 641, TK 642 . Dòng tổng cộng Nợ TK 641, TK 642 là căn cứ để ghi bút toán kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp trừ vào kết quả sản xuất kinh doanh trong quý. Công ty cổ phần Đại Kim Sổ cái TK 641 Chi phí bán hàng Ghi có các TK đối ứng Nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 ... Tháng 12 TK 111 TK 152 TK 153 TK 334 TK 338 2.730.000 0 225.000 1.337.800 300.756 Cộng phát sinh nợ 4.593.556 Tổng phát sinh có 4.593.556 Số dư cuối kỳ Nợ Có 0 Công ty cổ phần Đại Kim Sổ cái TK 642 Ghi có các TK đối ứng Nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 ... Tháng 12 TK 111 TK 112 TK 153 TK 214 TK 3337 TK 334 TK 338 21.456.369 33.836.001 531.817 15.000.000 16.842.400 24.756.000 5.028.620 Cộng phát sinh nợ 117.451.207 Tổng phát sinh có 117.451.207 Số dư cuối kỳ Nợ Có 0 3.3. Xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm : Để xác định kết quả kinh doanh của công ty, kế toán sử dụng TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh. Để xác định chủng loại thành phẩm của công ty tương đối đa dạng, có cả những sản phẩm phụ nên việc xác định kết quả tiêu thụ tính chung cho tất cả sản phẩm. Cuối tháng sau khi đã xác định được doanh thu, giá vốn hàng bán và những chi phí liên quan tới việc tiêu thụ thành phẩm, kế toán xác định kết quả tiêu thụ theo công thức : Kết quả tiêu thụ thành phẩm Doanh thu = thuần Giá vốn - hàng bán Chi phí - bán hàng Chi phí - QLDN Để hạch toán kết quả tiệu thụ, kế toán sử dụng TK 4212. Cụ thể trình tự xác định kết quả tiêu thụ trong tháng 12 năm 2005 của công ty là - Kết chuyển doanh thu thuần : Nợ TK 511 Có Tk 911 - Kết chuyển giá vốn hàng bán : Nợ TK 911 Có TK 632 - Kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp : Nợ TK 911 Có TK 641 Có TK 642 - Lợi nhuận từ hoạt động tiêu thụ thành phẩm : Nợ TK 911 Có TK 4212 Cuối kỳ, kế toán khoá sổ xác định tổng số phát sinh bên Có đối ứng với tổng số phát sinh bên Nợ các TK liên quan và lấy số liệu để ghi vào Sổ cái TK 911. Trích sổ cái TK 911 Công ty cổ phần Đại Kim Sổ cái TK 911 Xác định kết quả kinh doanh Ghi có các TK đối ứng Nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 ... Tháng 12 TK 632 TK 641 TK 642 TK 421 547.186.222 4.593.556 117.451.207 226.326.271 Cộng phát sinh nợ 895.557.256 Tổng phát sinh có 895.557.256 Số dư cuối kỳ Nợ Có 0 Trích Sổ cái TK 421 Công ty cổ phần đại Kim Sổ cái TK 421 Ghi có các TK đối ứng Nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 12 TK 3334 TK 111 TK 414 TK 415 TK 416 TK 431 63.371.355 72.000.000 35.000.000 10.800.000 3.200.000 21.300.000 Cộng phát sinh nợ 205.671.355 Tổng phát sinh có 226.326.271 Số dư cuối kỳ Nợ Có 18.480.123 39.135.039 C. Kế toán nguồn vốn tại công ty cổ phần Đại Kim : 1. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần Đại Kim : Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thể hiện nguồn hình thành của số tài sản hiện có ở doanh nghiệp, nhưng không phải cho một tài sản cụ thể nào mà là các tài sản nói chung. 1.1. Nguồn vốn kinh doanh : Nguồn vốn kinh doanh là nguồn vốn được sử dụng vào mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này được hình thành từ khi thành lập công ty và được bổ sung thêm từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tại công ty cổ phần Đại Kim, nguồn vốn kinh doanh được hình thành từ các cổ đông góp vốn. Để hạch toán nguồn vốn kinh doanh, kế toán sử dụng TK 411 “ nguồn vốn kinh doanh”. Tài khoản này dùng để phản ánh nguồn vốn kinh doanh hiện có và tình hình tăng, giảm nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Căn cứ vào các chứng từ kế toán liên quan và số dư TK 411 của tháng trước để ghi sổ chi tiết TK 411 của tháng này. Trong quý, công ty bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ mua sắm TSCĐ dùng cho bộ phận sản xuất, kế toán định khoản : Nợ TK 414 : 80.000.000 Có TK 411 : 80.000.000 Trích số cái TK 411 Công ty cổ phần đại Kim Sổ cái TK 411 Nguồn vốn kinh doanh Ghi có các TK đối ứng Nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 ... Tháng 12 Cộng phát sinh nợ 0 Tổng phát sinh có 80.000.000 Số dư cuối kỳ Nợ Có 3.400.000.000 80.000.000 1.2. Phân phối kết quả hoạt động kinh doanh : Theo chế độ tài chính hiện hành, thu nhập của doanh nghiệp được phân phối như sau : - Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định ( 28% ). - Chia lãi cho các thành viên góp vốn ( cổ đông ) theo tỷ lệ % vốn góp. - Bù đắp các khoản lỗ của năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế. Số còn lại sau khi trừ đi các khoản trên được phân phối như sau : + Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính. Khi số dư quỹ này bằng 25% vốn điều lệ của doanh nghiệp thì không trích nữa. + Trích tối thiểu 30% vào quỹ đầu tư phát triển của công ty. + Trích tối đa 5% lập quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty + Số lợi nhuận còn lại được phân phối vào quỹ khen thưởng, phúc lợi của công ty. Mức trích tối đa cho cả hai quỹ này do công ty quyết định. Số phân phối chính thức cho các lĩnh vực trên phải căn cứ vào số lợi nhuận thực tế được xét duyệt ( duyệt quyết toán năm ). Tuy nhiên để đảm bảo nguồn thu cho ngân sách cũng như các lĩnh vực khác, hàng tháng ( quý ) trên cơ sở thực lãi và kế hoạch phân phối, doanh nghiệp tiến hành tạm phân phối lợi nhuận theo kế hoạch. Sang đầu năm sau khi quyết toán được duyệt sẽ thanh toán chính thức. ( Sổ cái TK 421 đã trích ở phần trước ) 2. Kế toán các loại quỹ của công ty cổ phần Đại Kim : Các loại quỹ ở công ty cổ phần Đại Kim gồm : quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm. Các quỹ này đựoc hình thành bằng cách trích một tỷ lệ nhất định từ phần lợi nhuận để lại theo quy định của chế đọ tài chính và từ một số nguồn khác. 2.1. Quỹ đầu tư phát triển : Quỹ đầu tư phát triển được sử dụng cho các mục đích mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư theo chiều sâu, mua sắm, xây dựng TSCĐ, cải tiến và đổi mới dây chuyền sản xuất, bổ sung vốn kinh doanh, trích nộp lên cấp tiến. Quỹ này được trích tối thiểu 30% từ lợi nhuận của công ty. Để phản ánh quỹ đầu tư phát triển, kế toán sử dụng TK 414. Tháng 12 năm 2005, công ty sử dụng quỹ đầu tư phát triển để mua TSCĐ : Nợ TK 414 : 80.000.000 Có TK 411 : 80.000.000 Tạm trích lập quỹ đầu tư phát triển từ lợi nhuận sau thuế : Nợ TK 421 : 35.000.000 Có TK 414 : 35.000.000 Trích sổ cái TK 414 Công ty cổ phần đại Kim Sổ cái TK 414 Quỹ dự phòng tài chính Ghi có các TK đối ứng Nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 ... Tháng 12 TK 411 80.000.000 Cộng phát sinh nợ 80.000.000 Tổng phát sinh có 35.000.000 Số dư cuối kỳ Nợ Có 410.624.995 365.624.995 2.2. Quỹ dự phòng tài chính : - Nguồn hình thành : quỹ dự phòng tài chính được trích từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp với tỷ lệ 10% hoặc nhận được do cấp trên cấp. - Phạm vi sử dụng : Bù đắp phần còn lại của những tổn thất, thiệt hại về tài sản xảy ra trong quá trình kinh doanh sau khi đã được bồi thường của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất và của tổ chức bảo hiểm. Để phản ánh quỹ dự phòng tài chính hiện có và tình hình tăng, giảm quỹ dự phòng tài chính của doanh nghiệp, kế toán sử dụng TK 415. Tháng 12 năm 2005, công ty tạm trích bổ sung quỹ dự phòng tài chính từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp : Nợ TK 421 : 10.800.000 Có TK 415 : 10.800.000 Trích sổ cái TK 415 Công ty cổ phần đại Kim Sổ cái TK 415 Quỹ dự phòng tài chính Ghi có các TK đối ứng Nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 ... Tháng 12 Cộng phát sinh nợ 0 Tổng phát sinh có 10.800.000 Số dư cuối kỳ Nợ Có 16.900.000 27.700.000 2.3. Quỹ khen thưởng phúc lợi : Quỹ khen thưởng phúc lợi được hình thành từ việc trích 5% lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp hoặc được cấp trên cấp. Quỹ khen thưởng dùng để khen thưởng cho tập thể, cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp đóng góp nhiều thành tích đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, khen thưởng thi đua cuối tháng ( quý, năm ). Quỹ phúc lợi dùng chi tiêu cho các nhu cầu phúc lợi công cộng, trợ cấp khó khăn, mục đích từ thiện, sửa chữa và xây dựng công trình phúc lợi ... Để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm quỹ khen thưởng, phúc lợi, kế toán sử dụng TK 431 “ Quỹ khen thưởng phúc lợi”. Trong tháng 12 năm 2005, tiền thưởng thi đua phải trả công nhân viên là : 18.535.000đ. Công ty tạm trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi từ lợi nhuận sau thuế : 921.300.000đ. Trích sổ cái TK 431 Công ty cổ phần đại Kim Sổ cái TK 431 Quỹ khen thưởng, phúc lợi Ghi có các TK đối ứng Nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 ... Tháng 12 TK 334 18.535.000 Cộng phát sinh nợ 18.535.000 Tổng phát sinh có 21.300.000 Số dư cuối kỳ Nợ Có ( 6.766.604) ( 4.001.604 ) 2.4. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc : Quỹ này được hình thành từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc theo một tỷ lệ nhất định hoặc do các cổ đông đóng góp. Quỹ này dùng trợ cấp cho người lao động mất việc làm do các nguyên nhân khách quan như : lao động dôi ra vì thay đổi công nghệ, do liên doanh, do thay đổi tổ chức trong khi chưa kịp bố trí công việc khác hoặc chưa kịp giải quyết cho thôi việc. Để phản ánh số hiện có và tình hình trích lập, sử dụng quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp, ta sử dụng TK 416. Trong tháng 12 năm 2005, công ty giải quyết trợ cấp mất việc làm cho công nhân với số tiền là 6.320.000đ và trích lập bổ sung 3.200.000đ từ lợi nhuận sau thuế. Trích sổ cái TK 416 Công ty cổ phần đại Kim Sổ cái TK 416 Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm Ghi có các TK đối ứng Nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 ... Tháng 12 TK 111 6.320.000 Cộng phát sinh nợ 6.320.000 Tổng phát sinh có 3.200.000 Số dư cuối kỳ Nợ Có 19.699.829 16.579.829 D. Báo cáo kế toán tại công ty cổ phần Đại Kim : Công ty cổ phần Đại Kim lập các báo cáo tài chímh (bảng cân đối kế toán và báo cáo kêt quả kinh doanh) vào cuối mỗi năm tài chính. Phòng kế toán sẽ gửi các báo cáo này lên giám đốc công ty. Và từ đó chuyển đến các cổ đông của công ty thông qua đại hội cổ đông. Các cổ đông sẽ nắm được tình hình kế toán tài chính của công ty. Báo cáo tài chính được gửi chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán. nơi nhận báo cáo tài chính đó là: bộ tài chính, chi cục thuế, cục thống kê, bộ khoa học và đào tạo Dưới đây là nội dung và cách lập báo cáo tài chính của công ty 1. Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là báo cáo kế toán chủ yếu, phản ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tài một thời điểm nhất địnhdưới hình thái tiền tệ. đây là tài liệu quan trọng đối với việc đánh giá khái quát tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ sử dụng vốn và những triển vọng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp Để lập bảng cân đối kế toán, căn cứ vào các tài liệu chủ yếu sau: + Bảng cân đối kế toán ngày 31/12 năm trước + Các sổ cái và sổ chi tiết tài khoản + Bảng đối chiếu số phát sinh và các tài liệu liên quan khác Trích bảng cân đối kế toán ngày 31/12 2005 tại công ty cổ phần Đại Kim 2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (phần I: lãi, lỗ) Đây là một báo cáo tài chính phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác. Tất cả các chỉ tiêu trong phần này được trình bày số liệu kì trước, tổng số phát sinh trong kì báo cáo để so sánh và số luỹ kế từ đầu năm đến cuối kì báo cáo. Căn cứ để lập báo cáo kết quả kinh doanh là nguồn số liệu: + Báo cáo kết quả kinh doanh kì trước (năm trước) + Sổ kế toán trong kì báo cáo của các tài khoản từ loại 5 đến laọi 9 Trích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh( phần I: lãi, lỗ) Phần thứ ba Một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán A. Nhận xét chung về công tác kế toán tại công ty cổ phần Đại Kim : Trong điều kiện thực tế của công tác kế toán hiên nay ở công ty cổ phần Đại Kim, việc áp dụng hình thức kế toán Nhạt kí chứng từ là rất phù hợp để phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh. Với đặc điểm đa dang, phức tạp, với yêu cầu cao của việc quản lý, sử dụng vật tư, tài sản, tiền vốn và việc thực hiện kế toán thủ công thì các bảng phân bổ, bảng kê, nhật ký chừng từ là thích hợp nhất để theo dõi và cung cấp số liệu về tình hình tài sản và sự vận động của tài sản. Bên cạnh đó phòng tài vụ đã sử dụng hệ thống chứng từ sổ sách khá đầy đủ theo quy định của bộ tài chính vận dụng cho các haọt động kế toán tại công ty. Công tác hạch toán chứng từ ban đầu được theo dõi mọt cách chạt chẽ đảm bảo tính chính xác của số liệu. Việc luân chuyển chứng từ, sổ sách giữa phòng kế toán với các thống kê phân xưởng và thủ kho được tổ chức nhịp nhàng, quy củ, tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát. Bộ máy kế toán công ty đã và đang hoạt động có hiệu quả, đảm bảo chức năng cung cấp kịp thời các tông tin cần thiết cho ban giám đốc và các bộ phận liên quan. Thành công này trước hết là do sự nỗ lựccủa đội ngũ phòng kế toán công ty với tinh thần trách nhiệm và trình độ nghiệp vụ cao. Chỉ với 5 người đảm nhiệm mọt khối lượng công việc rất lớn từ ghi chép sổ sách, kiểm kê sản phẩm, lập báo cáo tới việc giao dịch với khách hàng, cấp trên.......... Cơ cấu bộ máy kế toán được tổ chứ mọt cách hợp lý, có sự phân công chuyên môn hoá các phần hành tạo điều kiện cho các kế toán viên nâng cao nghiệp vụ, trách nhiệm trong công viẹc và có thể giám sát lẫn nhau, nâng cao hiẹu qủ hoạy động. Mặt khác với bộ máy ké toán gọn nhẹ thích ứng nhanh với những thay đổi, đây là cơ sở để hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tại công ty . Nhìn chung công tác kế toán tại đơn vị thể hiện đúng chế độ sổ sách kế toán, vạn dụng hệ thống tài khoản rát linh hoạt...... B. Một số tồn tại cần khắc phục và nội dung hoàn thiện tổ chức công tác kế toán ở công ty cổ phần Đại Kim : Trên đây là những nhận xét ban đầu về công tác kế toán của công ty cổ phần Đại Kim. Qua một thời gian ngắn thực tập tìm hiểu thực tế tại công ty, với góc độ là sinh viên và kiến thức còn hạn chế, em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác kế toán tại đơn vị như sau : 1. Về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm : Trong công tác quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một trong những chỉ tiêu quan trọng đượ các nhà quản lý quan tâm vì chúng gắn liền với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua các số liệu do bộ phận kế toán cung cấp các nhà quản lý biết được chi phí và giá thành thực tế của từng loại sản phẩm cũng như toàn bộ kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để qua đó phân tích, đánh giá việc sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn ... Có hiệu quả hay không từ đó đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm hạ thấp chi phí sản xuất và gia thành sản phẩm, đưa ra các quyết định phù hợp cho sự phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh trong hiện tại cũng như lâu dài để mang lại hiệu quả cao và phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Xuất phát từ vấn đề trên, qua thời gian thực tập nghiên cứu tình hình thực tập tại công ty em xin có một vài suy nghĩ của mình nhằm hoàn thiện hơn công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần Đại Kim. 1.1. Về việc xây dựng và thực hiện định mức chi phí sản xuất : Trên thực tế công ty đã có một số định mức kinh tế kỹ thuật cho các chi phí. Đây là yếu tố cơ bản giúp cho công ty có thể sử dụng tiết kiệm, hợp lý các khoản chi phí, phấn đấu hạ thấp giá thành. Do sự cạnh tranh quyết liệt của các sản phẩm trên thị trường nên việc sử dụng một số định mức như vậy là chưa bắt kịp với sự thay đổi của thị trường, do định mức chi phí đó chưa thực sự có tác dụng trong công tác quản lý chi phí, chưa là chỉ tiêu sát thực để công ty có hướng phấn đấu thực hiện. Để phát huy được các định mức em có kiến nghị công ty nên thường xuyên xây dựng điều chỉnh định mức mới cho phù hợp với tình hình thực tế của từng giai đoạn, phấn đấu tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm. - Định mức chi phí NVL trực tiếp :Khi xây dựng định mức chi phí ngyên vật liệu trực tiếp thì cần căn cứ vào loại sản phẩm, khả năng thay thế nguyên vật liệu, trình độ sử dụng nguyên vật liệu của công nhân hay máy móc thiết bị. giá thành sản phẩm. Định mức số lượng NVL chính tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm Số lượng NVLC = Tiêu hao để sản Xuất một dơn vị Sản phẩm Số lượng NVL + Chính hao hụt định mức - Định mức chi phí nhân công trực tiếp : Khi sử dụng phương pháp bấm giờ để xác định thời gian cần thiết hoàn thành một đơn vị sản phẩm và đơn giá giờ công lao động trực tiếp nhằm xác định mức chi phí nhân công trực tiếp cho một đơn vị sản phẩm sử dụng công thức : Định mức CP NCTT cho một = đơn vị sản phẩm Định mức số lượng thời gian lao động trực tiếp cho một đơn vị sản phẩm Định mức đơn giá * giờ công lao động trực tiếp Xây dựng định mức chi phí nhân công trực tiếp áp dụng đối với trường hợp khoán lương sản phẩm kế toán cần phải xác định mức sản phẩm hoàn thành trong một đơn vị thời gian đối với từng loại công nhân có trình độ lanh nghề khác nhau và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm. CPSXC Khối lượng sản phẩm = Hoàn thành Đơn giá CP NC * cho một đơn vị sản phẩm - Định mức CP SXC : việc xây dựng định mức cho từng khoản mục là rất khó khăn. Vì vậy, trước hết cần định mức tổng ssó chi phí sản xuất chung, sau đó xác định mức CP SXC cho một đơn vị sản phẩm thuộc sản phẩm nào đó. CPSXC gồm định mức và biến phí nên khi định mức CPSXC cũng có thể định mức theo từng loại, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá tinh hình thực hiện các dự toán chi phí sau này Định mức chi chung cho một đơn vị sản phẩm Đơn giá chi phí = sản xuất chung phân bổ Tiêu chuẩn phân bổ * cho một đơn vị Sản phẩm Ngoài ra công ty có thể xây dựng các dự toán đối với từng khoản mục dựa vào những định mức. + Dự toán chi phí NVLTT : để xây dựng dự toán CP NVLTT sư dụng công thức sau: Chi phí NVLTT Sản lượng sản phẩm = Cần sản xuất Trong kỳ Sản lượng NVL * Tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm Đơn giá * NVL Xuất dùng + Dự toán chi phí sản xuát chung : công ty có thể căn cứ vào tổng thời gian lao động trực tiếp, đơn giá chi phí chung. CPSXC Khối lượng sản xuất = Hoàn thành Định mức chi phí SXC * của một đơn vị sản phẩm 1.2. Về việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ : Việc đánh gía sản phẩm dở dang cuối kỳ chính xác là khâu rất quan trọng. Trên thực tế khi đánh giá sản phẩm làm dở ở công ty kế toán chỉ quan tâm đến phần nguyên vật liệu chính trực tiếp còn tất cả các chi phí khác tính cho cả sản phẩm hoàn thành chịu. Trong giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ còn bao gồm cả nguyên vật liệu chưa sử dụng hết trong kỳ mà công ty đã tính vào giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ. Việc công ty xác định giá trị sản phẩm làm dở chỉ dựa vào biên bản kiểm kê tồn kho như vậy thì việc tính giá thành đơn giản, nhanh chóng, kịp thời nhưng độ chính xác không cao. Theo em, cuối kỳ số nguyên vật liệu chưa sử dụng hết, công ty nhập lại kho nguyên vật liệu và ghi bút toán giảm chi phí : Nợ TK 152 Có TK 621 Sang đầu kỳ sau, kế toán ghi tăng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của kỳ đó : Nợ TK 621 Có TK 152 1.3. Về phương pháp tính khấu hao TSCĐ : Vấn đề tính chi phí khấu hao TSCĐ : Hiện nay ở công ty theo quyết định 1062 và với văn bản sửa đổi mới điều chỉnh, là số 166/1999 QĐ- BTC ngày 30/12/1999 về đăng ký khấu hao TSCĐ trong từng năm, công ty thực hiện tính mức khấu hao TSCĐ bằng tổng mức khấu hao bình quân năm chia cho 12 tháng. Mức khấu hao hàng năm Số khấu hao TSCĐ = ( tháng ) 12 tháng Mặt khác trong năm có thể có phát sinh các nghiệp vụ tăng hoặc giảm TSCĐ và giá trị phát sinh tăng hoặc giảm TSCĐ là rất lớn nhưng công ty chỉ điều chỉnh số phát sinh đó vào cuối năm. Việc tính khấu hao theo định mức bình quân năm, năm chia theo tháng sẽ dẫn đến hiện tượng nếu trong tháng kế hoạch sản xuất không thực hiện tốt sẽ làm cho giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm tăng quá cao và ngược lại có hại, làm cho giá thành đơn vị hạ xuống quá thấp điều đó sẽ ảnh hưởng đến tính hợp lý của giá thành sản phẩm. Bởi vậy công ty cần có biện pháp thay đổi phương pháp khấu hao TSCĐ. Hiện nay theo quy định của bộ tài chính về trích khấu hao TSCĐ của những TSCĐ hiện có được dùng ký với cơ quan quản lý vốn. Hàng tháng khi có TSCĐ tăng, giảm thì phải điều chỉnh tăng giảm mức khấu hao vào tháng tiếp theo chứ không để đến cuối năm mới điều chỉnh một lần. Mức khấu hao TSCĐ tháng n Mức khấu hao = TSCĐ đã trích thángtrước ( n - 1 ) Mức khấu hao = tăng tháng n căn cứ vào TSCĐ tăng tháng ( n - 1 ) Mức khấu hao giảm = tháng n căn cứ vào TSCĐ giảm tháng ( n - 1 ) 1.4. Về sổ sách liên quan đến các khoản chi phí sản xuất: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm lập sổ cái các TK 621, TK 622, TK 154 có chi tiết cho phân xưởng mút xốp, phân xưởng nhựa, phân xưởng chế biến gỗ nhưng theo em kế toán nên lập sổ chi tiết cho các TK này, sau đó mới lấy số liệu để ghi vào sổ cái. Còn ở sổ cái TK 627, kế toán không phản ánh chi tiết cho từng phân xưởng bởi số lượng TK đối ứng vào TK 627 khá nhiều nếu chi tiết cho từng phân xưởng thì độ dài của sổ cái không phù hợp cho lắm. Do đó việc hạch toán chi tiết các TK chi phí sản xuất là rất hợp lý và thuận lợi để tập hợp các khoản mục chi phí. 2. Về kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm : Đối với việc hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm, nhìn chung các kế toán viên đã theo dõi rất chính xác và chi tiết cho từng sản phẩm của công ty, từ thẻ kho, sổ chi tiết bán hàng ( sổ chi tiết doanh thu ) cho đến sổ cái TK 511, Bảng kê số 8 ... thể hiện rất đầy đủ sự biến động của từng loại thành phẩm : tồn đầu kỳ, Nhập - Xuất trong kỳ, tồn cuối kỳ. đến cuối kỳ, kế toán cần lập thêm sổ chi tiết TK 911 để xác định kết quả tiêu thụ riêng cho mỗi loại sản phẩm của công ty. Từ đó, công ty sẽ có chiến lược đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ và tăng doanh thu cũng như lãi lỗ đối với mỗi sản phẩm nói riêng và cho toàn công ty nói chung. Mẫu sổ chi tiết TK 911 Sổ chi tiết TK 911 Tên sản phẩm Quý IV năm 2005 Diễn giải Ghi Nợ TK 911, ghi Có các TK Ghi Có TK 911, ghi Nợ các TK TK 632 TK 641 TK 642 Cộng Nợ TK 911 TK 511 TK 421 Cộng Có TK 911 Kết chuyển giá vốn hàng bán Kết chuyển chi phí bán hàng Kết chuyển chi phí QLDN Kết chuyển doanh thu thuần Kết chuyển lãi, lỗ Cộng Mặc dù chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ phát sinh không nhiều, kế toán không cần chi tiết cho từng phân xưởng nhưng kế nên lập Bảng kê số 5 căn cứ vào các Bảng phân bổ số 1, số 2, số 3 và các Bảng kê, Nhật ký chứng từ có liên quan để thể hiện được số phát sinh các TK 641, TK 642 đầy đủ hơn số liệu tổng hợp sau khi khoá sổ Bảng kê 5 cuối kỳ để ghi Nhật ký chứng từ 7 dễ dàng hơn. 3. Về kế toán nguồn vốn : Hàng quý,công ty đã trích lập và sử dụng các quỹ đúng chế độ kế toán hiện hành. Là một công ty cổ phần,đơn vị càn hạch toán chi tiết nguồn vốn kinh doanh theo từng loại nguồn vốn(vôn góp ban đầu,vốn bổ sung từ kết quả sản xuất kinh doanh), trong vốn góp ban đầu phải hạch toán chi tiết cho từng cổ đông tham gia góp vốn. Kết Luận Lý luận và thực tiễn cho thấy tổ chức công tác kế toán nhất là kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành và kế toán thành phẩm để xác định kết quả tiêu thụ có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý. Các thông tin mà phòng kế toán cung cấp giúp cho các nhà quản lý nắm bắt được tình hình chi phí sản xuất, giá thành và tiêu thụ thành phẩm của doanh nghiệp. Từ đó đề ra được các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, xác định các kế hoạch sản xuất và tiêu thụ trong kỳ tiếp theo đảm bảo cho doanh nghiệp có lãi, không ngừng nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên. Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần Đại Kim, em đã đi sâu tìm hiểu tình hình tổ chức công tác kế toán ở một số mặt từ đó vận dụng lý luận vào thực tiễn và từ thực tiễn làm rõ lý luận. Tuy nhiên trong thực tế các doanh nghiệp tổ chức công tác kế toán có một số đặc điểm chưa thật đúng với chế độ kế toán mới. Đối với công ty cổ phần Đại Kim, công tác hạch toán kế toán cũng còn một số vấn đề tòn tại cần được cải tiến kịp thời nhằm hoàn thiện hơn nữa trong công ty. Với những tồn tại nêu trên, nếu khắc phục được kịp thời thì công tác kế toán sẽ được tiến hành tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu quản lý của công ty và đảm bảo chức năng kế toán sẽ phát huy, có kết quả tốt nhất, giúp cho bộ phận kế toán hoàn thành nhiệm vụ được giao. Mặc dù rất cố gắng nhưng do thời gian và trình độ có hạn nên Báo cáo thực tập tốt nghiệp không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp chỉ bảo của thầy giáo hướng dẫn và các cán bộ kế toán ở công ty cổ phần Đại Kim để báo cáo thực tập tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy Hoàng Văn Tưởng và cán bộ trong phòng kế toán của công ty cổ phần Đại Kim để em hoàn thành tốt báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Hà Nội, ngày tháng năm Sinh viên Nhận xét của cơ quan thực tập Nhận xét của giáo viên hướng dẫn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT045.doc
Tài liệu liên quan