Đề tài Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại Thanh Long

Tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại Thanh Long: LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp là một tế bào kinh tế, là một đơn vị hoạch toán độc lập, tiến hành quá trình sản xuất và kinh doanh để tạo ra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội nhằm thực hiện các mục tiêu về lợi nhuận. Tối đa hóa lợi nhuận là kim chỉ nan cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Muốn vậy doanh nghiệp cần phải có quyết sách, chiến lược phù hợp kịp thời đối với các hoạt động kinh tế của mình. Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp cũng như xác định được một cách đầy đủ, đúng đắn nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Báo cáo tài chính là tài liệu dùng để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp phản ảnh một cách tổng hợp nhất về tình hình công nợ, nguồn vốn, tài sản các chỉ tiêu về tình hình tài chính cũng như kết q...

doc51 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1049 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại Thanh Long, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp là một tế bào kinh tế, là một đơn vị hoạch toán độc lập, tiến hành quá trình sản xuất và kinh doanh để tạo ra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội nhằm thực hiện các mục tiêu về lợi nhuận. Tối đa hóa lợi nhuận là kim chỉ nan cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Muốn vậy doanh nghiệp cần phải có quyết sách, chiến lược phù hợp kịp thời đối với các hoạt động kinh tế của mình. Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp cũng như xác định được một cách đầy đủ, đúng đắn nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Báo cáo tài chính là tài liệu dùng để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp phản ảnh một cách tổng hợp nhất về tình hình công nợ, nguồn vốn, tài sản các chỉ tiêu về tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, những thông tin mà báo cáo tài chính cung cấp vẫn chưa đủ vì điều đó không giải thích được cho người quan tâm biết được rõ về thực trạng hoạt động tài chính, những rủi ro cũng như triển vọng và xu hướng phát triển của doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài chính sẽ bổ sung khuyết điểm cho sự thiếu hụt này. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính đối với sự phát triển của doanh nghiệp đồng thời qua thời gian thực tập và nghiên cứu, tìm hiểu thực tế ở Công ty. Đó là lý do khiến em thực hiện đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Thanh Long” làm khóa luận tốt nghiệp. Thông qua đề tài này, hy vọng sẽ đóng góp một số giải pháp nhằm góp phần giúp cho Công ty đánh giá chính xác tiềm lực của mình, đồng thời tránh được một số thiếu sót để quá trình hoạt động hiệu quả hơn. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp và có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành, tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Do đó tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kiềm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Vì thế cần phải thường xuyên kịp thời đánh giá, kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chính vì vậy, qua phân tích tình hình tài chính sẽ đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối sử dụng và quản lý các loại nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn của xí nghiệp, trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn giúp doanh nghiệp củng cố tốt hơn hoạt động tài chính của mình. Đồng thời phân tích tình tài chính là công cụ không thể thiếu trong phục vụ công tác quản lý của cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính ngân hàng như: đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chính sách về tài chính của nhà nước, xem xét việc cho vay vốn. Do đó, tài chính đóng vai trò to lớn trong việc nuôi dưỡng và phát triển doanh nghiệp trên cả hai phương diện thương hiệu và doanh thu nên đề tài được thực hiện và đào sâu vào“ Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Thanh Long”. 2. Tình hình nghiên cứu: Phân tích tình hình tài chính là một vấn đề hết sức quan trọng đối với các Công ty, vì mục tiêu phân tích tình hình tài chính nhằm đánh giá thực trạng tài chính và dự đoán tiềm lực tài chính trong tương lai. Phân tích tài chính sẽ cung cấp cơ sở cho các nhà quản lý đưa ra quyết định đầu tư hợp lý như: cơ cấu vốn, khả năng sử dụng vốn, hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời một cách chuẩn xác. Đồng thời, đánh giá được các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tài chính của Công ty. 3. Mục đích nghiên cứu: Giúp Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Thanh Long có các nhìn khái quát và chi tiết về thực trạng tài chính thông qua phân tích đánh giá thực trạng tình hình tài chính tại Công ty. Trên cơ sở đó, nhận ra những ưu và nhược điểm để đề ra một số giải pháp đối với tình hình tài chính tại Công ty. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Đánh giá tình hình sử dụng phân bổ vốn, nguồn vốn có hợp lý hay không? - Đánh giá hiệu quả việc sử dụng vốn. - Đánh giá tình hình thanh toán, khả năng thanh toán của Công ty. - Phát hiện khả năng tiềm tàng, cũng như những hạn chế về mặt tài chính của Công ty để nhằm đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của Công ty. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Bước 1: Tìm hiểu lý thuyết về phân tích tài chính và những vấn đề có liên quan đến tài chính của Công ty. - Bước 2: Thu thập tất cả những thông tin và số liệu về tài chính tại Công ty. - Bước 3: Phân tích đánh giá những thông tin và số liệu thu thập được thông qua bảng báo cáo tài chính và các số liệu cần thiết phục vụ cho công tác phân tích, từ đó đưa ra những nhận xét về ưu, nhược điểm trước hiện trạng tài chính của Công ty. - Bước 4: Trao đổi với cán bộ của Công ty để xác nhận lại thông tin cũng như kết quả đã được phân tích. - Bước 5: Đưa ra những đề xuất giải pháp nhằm hạn chế những rủi ro về mặt tài chính mà Công ty đã gặp phải, đồng thời nâng cao hiệu quả tài chính của Công ty 6. Dự kiến kết quả nghiên cứu: Sau khi bài nghiên cứu hoàn tất trước tiên sẽ giúp cho bản thân em hiểu rõ hơn về việc phân tích tình hình tài chính của Công ty đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển của Công ty trong hoàn cảnh hiện nay. Bên cạnh đó, em cũng hy vọng thông qua bài nghiên cứu này, cụ thể là những đề xuất mà em đã nêu ra sẽ nhằm góp phần giúp cho Công ty đánh giá chính xác tiềm lực tài chính của Công ty, đồng thời tránh được một số hạn chế về mặt tài chính của Công ty nhằm giúp nâng cao hiệu quả tài chính của Công ty. 7.Kết cấu của đề tài: Đề tài này gồm có 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính - Chương 2: Phân tích thực trạng tình hình tài chính tại Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Thanh Long - Chương 3: Một số nhận xét và giải pháp đối với hoạt động quản trị tài chính tại Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Thanh Long. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Vai trò của tài chính doanh nghiệp: Tài chính doanh nghiệp có 3 vai trò sau: * Vai trò huy động, khai thác nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp và tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả cao nhất: để có đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính doanh nghiệp cần phải vạch ra kế hoạch huy động, lựa chọn và sử dụng nguồn vốn đúng đắn để duy trì, thúc đẩy sự phát triển quá trình sản xuất kinh doanh. Đây là vấn đề có tính quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp theo quy luật cạnh tranh “khắc nghiệt” của cơ chế thị trường. * Vai trò đòn bẩy kích thích và điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh: thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp được tài chính doanh nghiệp phân phối. Thu nhập bằng tiền mà doanh nghiệp đạt được trước tiên phải bù đắp các chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất như: bù đắp hao mòn máy móc thiết bị, trả lương cho người lao động và mua nguyên nhiên liệu để tiếp tục chu kì sản xuất mới. Đồng thời, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Phần còn lại doanh nghiệp dùng hình thành các quỹ của doanh nghiệp, thực hiện bảo toàn vốn, hoặc trả lợi tức cổ phần (nếu có). Ngoài ra, người quản lý phải biết vận dụng sáng tạo các chức năng phân phối của tài chính doanh nghiệp phù hợp với quy luật thì tài chính trở thành đòn bẩy có tác dụng tạo ra những động lực kinh tế tác động tăng năng suất, kích thích tăng cường tích tụ và thu hút vốn, thúc đẩy tăng vòng quay vốn, kích thích tiêu dùng xã hội. * Vai trò là công cụ kiểm tra các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Tài chính doanh nghiệp thực hiện kiểm tra đồng tiền thường xuyên, liên tục thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính. Cụ thể là: chỉ tiêu về kết cấu tài chính- khả năng thanh toán, chỉ tiêu hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, chỉ tiêu đặc trưng về khả năng sinh lời….Bằng việc phân tích các chỉ tiêu tài chính cho phép các doanh nghiệp đưa ra các giải pháp kịp thời để tối ưu hoá tình hình tài chính - kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2. Những vấn đề cơ bản của phân tích tài chính doanh nghiệp: 1.2.1. Khái niệm: Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu tài chính hiện hành với quá khứ. Thông qua việc phân tích này, người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, rủi ro cũng như hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.2. Ý nghĩa: Việc phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho nhà quản lý biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp mình. Từ đó, tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tài chính và lựa chọn những biện pháp nhằm ổn định, nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tạo điều kiện thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh phát triển. Phân tích tình hình tài chính không chỉ cần thiết đối với bản thân doanh nghiệp mà còn cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến doanh nghiệp như: các nhà đầu tư, ngân hàng, chủ nợ, các nhà cho vay tín dụng, các công ty bảo hiểm, các cổ đông, cơ quan chính phủ và người lao động,…để họ có đủ thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc ra quyết định hợp tác với các chủ doanh nghiệp. 1.2.3. Nhiệm vụ: Với những ý nghĩa trên nhiệm vụ phân tích tình hình tài chính gồm: - Đánh giá tình hình sử dụng phân bổ vốn, nguồn vốn có hợp lý hay không? - Đánh giá hiệu quả việc sử dụng vốn. - Đánh giá tình hình thanh toán, khả năng thanh toán của xí nghiệp, tình hình chấp hành các chế độ, chính sách tài chính, tín dụng của Nhà nước. - Phát hiện khả năng tiềm tàng, đề ra các biện pháp động viên và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 1.2.4. Mục đích: Việc phân tích tình hình tài chính nhằm các mục đích sau: - Cung cấp kịp thời, đầy đủ và trung thực những thông tin bổ ích cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và các nhà sử dụng thông tin tài chính khác để họ có thể đưa ra các quyết định về đầu tư tín dụng hoặc các quyết định tương tự. - Cung cấp thông tin giúp các nhà đầu tư, các chủ nợ và các nhà sử dụng khác đánh giá số lượng thời gian và rủi ro của những khoản thu bằng tiền từ cổ tức hay tiền lãi. 1.3. Phương pháp phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. 1.3.1.Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được thực hiện phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng. Quá trình phân tích theo kỹ thuật của phương pháp so sánh được thực hiện theo 2 hình thức: - So sánh theo chiều dọc: là quá trình so sánh nhằm xác định quan hệ tỉ lệ tương quan giữa các chỉ tiêu từng kì của báo cáo tài chính. - So sánh theo chiều ngang: là so sánh cả về số tuyệt đối lẫn tương đối của cùng một chỉ tiêu nhưng ở mỗi mốc thời gian khác nhau. 1.3.2. Phương pháp thay thế liên hoàn: Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên chỉ tiêu phân tích bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị gốc sang kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu khi chưa biến đổi của nhân tố cần xác định sẽ tính được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó. Nguyên tắc sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn: - Xác định đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng lên chỉ tiêu kinh tế phân tích và thể hiện mối quan hệ các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích bằng một công thức nhất định. Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng trong công thức theo trình tự nhất định và chú ý: + Nhân tố lượng thay thế trước, nhân tố chất lượng thay thế sau. + Nhân tố khối lượng thay thế trước, nhân tố trọng lượng thay thế sau. + Nhân tố ban đầu thay thế trước, nhân tố thứ phát thay thế sau. - Xác định ảnh hưởng của các nhân tố nào thì lấy kết quả tính toán của nhân tố trước để tính mức độ ảnh hưởng và cố định các nhân tố còn lại. 1.3.3. Phương pháp phân tích các chỉ số chủ yếu: Phân tích các chỉ số cho biết mối quan hệ của các chỉ số trên báo cáo tài chính, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất và khuynh hướng tài chính của doanh nghiệp. Sau đây là các nhóm chỉ số tài chính chủ yếu được sử dụng phân tích tài chính: + Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán. + Nhóm chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn. + Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động. + Nhóm chỉ tiêu về tỷ số sinh lời…. 1.3.4. Phương pháp cân đối – liên hệ: Là cơ sỡ cân bằng về lượng giữa 2 mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh. Giữa tổng số với tổng số nguồn vốn, giữa nhu cầu với khả năng thanh toán, giữa thu với chi, chi phí với kết quả và kết quả hoạt động kinh doanh đến các chỉ tiêu phân tích….Mối liên hệ cân đối vốn có số lượng của các yếu tố dẫn đến sự cân bằng về mức biến động (chênh lệch) về số lượng giữa các mặt của các yếu tố và các chỉ tiêu phân tích 1.4. Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính 1.4.1. Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh một cách tổng quát toàn bộ tài sản của doanh nghiệp dưới hình thức tiền tệ và nguồn hình thành tài sản tại một thời điểm nhất định. Kết cấu bảng cân đối kế toán được chia thành 2 phần: phần tài sản và phần nguồn vốn. - Phần tài sản: phản ánh giá trị toàn bộ tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo và thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. - Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. 1.4.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là bảng báo cáo thể hiện thu nhập và chi phí của doanh nghiệp trong một chu kì hoạt động sản xuất kinh doanh. Bảng báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình tài chính và kết quả sử dụng vốn lao động kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Nội dung chính của báo cáo này là chi tiết các chỉ tiêu có liên quan đến toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh: các loại doanh thu, các loại chi phí, các loại lợi nhuận. 1.5. Nội dung phân tích tình hình tài chính của Công ty 1.5.1. Đánh giá khái quát chung về tình hình tài chính của Công ty - Khi đánh giá khái quát tình hình tài chính ta sử dụng kết hợp hai phương pháp. Phương pháp phân tích biến động theo thời gian và biến động theo kết cấu. - Phân tích biến động theo thời gian được thực hiện bằng cách so sánh giá trị của chỉ tiêu ở các kì khác nhau và so sánh được thực hiện cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối. - Phương pháp phân tích kết cấu và biến động kết cấu, nhằm đánh giá tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong tổng số và thay đổi về mặt kết cấu. Phân tích biến động theo thời gian cho thấy sự tăng (giảm) của tài sản, nguồn vốn, và từng khoản mục tài sản, nguồn vốn nhưng chưa cho ta thấy mối quan hệ giữa các khoản mục đó với nhau. Để thấy được mối quan hệ giữa các khoản mục tài sản trong tổng tài sản hay giữa các khoản mục nguồn vốn trong tổng nguồn vốn nhằm qua đó đánh giá việc sử dụng vốn, cơ cấu vốn, v..v… của doanh nghiệp, phải thực hiện phân tích kết cấu và biến động kết cấu. 1.5.2. Phân tích tài chính thông qua phân tích các tỷ số tài chính: 1.5.2.1. Các tỉ số về khả năng thanh toán: * Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành: Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành dùng để đo lường khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp như nợ và các khoản phải trả) bằng các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp như: tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho). Công thức như sau: Khả năng thanh toán hiện hành(CR) = Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn * Tỷ số khả năng thanh toán nhanh: Tỷ số giữa các tài sản dễ quy đổi ra thành tiền mặt trên nợ ngắn hạn , phản ảnh năng lực thanh toán nhanh các khoản nợ hiện hành bằng số tài sản khả hoán có trong tay mà không buộc bán đi hàng tồn kho. Tài sản quay vòng nhanh bao gồm: Tiền, chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu. Do vậy, tỷ số khả năng thanh toán nhanh được xác định bằng cách lấy tài sản lưu động trừ phần dự trữ (tồn kho) chia cho nợ ngắn hạn.Công thức như sau: Khả năng thanh toán nhanh(QR) = (TS lưu động – Tồn kho) / Nợ ngắn hạn 1.5.2.2. Các tỷ số về cơ cấu vốn: * Tỷ số nợ trên vốn( D/A): Tỷ lệ vốn vay dưới mọi hình thức (có lãi và không có lãi) trong tổng số vốn được đưa vào sử dụng trong sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Công thức như sau: D/A= Tổng nợ /Tổng vốn * Tỷ số nợ dài hạn: Tỷ lệ vốn vay dài hạn so với vốn chủ sở hữu được đưa vào sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Các số liệu này có thể lấy từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Công thức như sau: Tỷ số nợ dài hạn( D/E)= Vốn vay/ Vốn chủ sở hữu. 1.5.2.3. Khả năng thanh toán lãi (TIE): Tỷ lệ đo lường khả năng thanh toán lãi vay từ thu nhập của một doanh nghiệp. Việc không trả được các khoản lãi này khả năng doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản. Công thức như sau: TIE = EBIT/ I Trong đó: EBIT - Thu nhập trước thuế và lãi vay I - Lãi vay 1.5.2.4. Các tỷ số về hiệu quả hoạt động: Các tỉ số hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Vốn của doanh nghiệp được dùng để đầu tư cho các loại tài sản khác nhau như tài sản cố định, tài sản lưu động. Chỉ tiêu doanh thu được sử dụng chủ yếu trong tính toán các tỉ số này để xem xét khả năng hoạt động của doanh nghiệp. * Kỳ thu tiền bình quân (DOS): Dùng để đo lường thời gian trung bình thu tiền từ khách hàng mua theo phương thức tín dụng. Công thức tính như sau: DOS = (KPT/ DT) * 360 Trong đó: - KPT : Khoản phải thu từ khách hàng - DT : Doanh thu * Ngày tồn kho bình quân (V): Dùng đo lường mức luân chuyển hàng hóa dưới hình thức tồn kho (hay hàng dự trữ) trong một năm của doanh nghiệp. Công thức như sau: V = Giá vốn hàng bán/ Giá trị tồn kho bình quân 1.5.2.5. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản: * Hiệu quả sử dụng tổng tài sản: Hiệu quả sử dụng của tổng tài sản phản ảnh với một đồng tài sản sử dụng bình quân trong kỳ đã tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần (hoặc giá trị sản xuất). Công thức tính: Hiệu quả sử dụng tổng tài sản = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản * Hiệu quả sử dụng tài sản cố định: Hiệu quả sử dụng của tài sản cố định phản ảnh với một đồng nguyên giá (giá trị còn lại) bình quân của tài sản cố định sử dụng trong kỳ đã tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần (hoặc giá trị sản xuất). Công thức tính: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần/ Nguyên giá bình quân Sức sản xuất của tài sản cố định càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng càng cao và ngược lại. 1.5.2.6. Các tỷ số về khả năng sinh lãi: Có thể khẳng định rằng, mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp khi đầu tư vốn vào kinh doanh là để tìm kiếm và thu được nhiều lợi nhuận. Vì lợi nhuận thu được càng nhiều chứng tỏ khả năng sinh lời của vốn kinh doanh càng cao. Điều đó sẽ phản ánh chất lượng của nhà quản lý khá tốt, hoạt động đầu tư đúng mục đích và hiệu quả. Do đó, phân tích khả năng sinh lời của vốn là nhiệm vụ quan trọng nhất của phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vì nó phản ánh kết quả cuối cùng của quá trình hoạt động đạt lợi nhuận hay không và khả năng sinh lời như thế nào. Để làm được điều đó ta phân tích dựa vào các chỉ tiêu sau đây: * Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm(ROS): Nếu như các nhóm tỷ số trên đây phản ánh hiệu quả từng hoạt động riêng biệt của doanh nghiệp thì tỷ số về khả năng sinh lãi phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng quản lý doanh nghiệp. Công thức như sau: ROS = Thu nhập sau thuế/ Doanh thu thuần Chỉ tiêu này phản ánh số lợi nhuận sau thuế trong một trăm đồng doanh thu. * Suất sinh lời của tổng tài sản (ROA): Hiệu quả sử dụng và quản lý nguồn tài sản của một doanh nghiệp. Tỷ số ROA đo lường sức sinh lợi của cả vốn chủ sở hữu và cả của nhà đầu tư. Công thức tính: ROA = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản * Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE): Hiệu quả vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp để tạo ra thu nhập và lãi cho các nhà đầu tư . Nói cách khác, nó đo lường thu nhập nguồn vốn chủ sở hữu được đưa vào sản xuất kinh doanh, hay còn gọi là suất hòa vốn đầu tư cho vốn chủ sỡ hữu. Công thức như sau: ROE = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sỡ hữu Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của VCSH bình quân và được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Tăng mức doanh lợi VCSH là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lí tài chính doanh nghiệp. 1.5.3 Hiệu ứng Dupont: Sử dụng hiệu ứng Dupont trong phân tích tài chính sẽ giúp cho nhà quản trị có cơ sở để quản lý doanh lợi VCSH (ROE). Vì hiệu ứng Dupont xây dựng được mối quan hệ để hình thành tỷ suất này, cụ thể như sau: ROE = LNT/ VCSH = LNT/ DTT = DTT/ ∑TS = ∑TS/ VCSH Hoặc: ROE = Doanh lợi tiêu thụ x Hệ số sử dụng TS x Tỷ lệ TS / VCSH Trong đó: - LNT : Lợi nhuận thuần - DTT : Doanh thu thuần - VCSH BQ : Vốn chủ sở hữu bình quân - Tổng TS BQ : Tổng tài sản bình quân Qua việc phân tích trên ta thấy nhà quản trị có ba chỉ tiêu để quản lý ROE: - Doanh lợi tiêu thụ (DLTT): phản ánh tỷ trọng lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần của doanh nghiệp. Khi DLTT tăng lên, có nghĩa là doanh nghiệp quản lý doanh thu và quản lý chi phí có hiệu quả. - Hệ số sử dụng tài sản (HSSDTS): hay còn gọi là vòng quay tài sản: phản ánh một đồng tài sản thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. - Tỷ lệ TS/VCSH: phản ánh mức độ huy động vốn từ bên ngoài của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ này tăng, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp tăng vốn huy động từ bên ngoài. Vậy, ROE của chủ doanh nghiệp có thể phát triển lên bằng cách sử dụng hiệu quả tài sản hiện có (gia tăng vòng quay tài sản), tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, gia tăng tỷ lệ TS/VCSH. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI THANH LONG 2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Thanh Long 2.1.1 Giới thiệu về công ty : Tên công ty : Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Thanh Long Tên tiếng Anh: Thanh Long Manufacture-Trade Company Limited Địa chỉ công ty: 643/9B ấp Tân Long, Xã Tân Đông Hiệp, Huyện Dĩ An, Tỉnh Bình Dương- Việt Nam. Điện thoại: 0650. 2214410 Giấy phép thành lập số: 0303147562 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Dương cấp ngày 25/05/2004. ® Tại ngân hàng: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ACB tại hội sở chính 442 Nguyễn Thị Minh Khai Q3 TPHCM. Logo của công ty: 2.1.2.Quá trình hình thành và phát triển Công ty được thành lập theo quyết định số 3487/GP/TLDN ngày 25/05/2006 do Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Dương cấp. Đứng đầu công ty là ông Bùi Quang Vinh, đại diện pháp luật. Nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nên Công ty đã thành lập cơ sở sản xuất tại Bình Dương và văn phòng đại diện tại Thành Phố Hồ Chí Mnh Minh. Ngoài ra, Công ty còn có các hệ thống Showrom để phục vụ khách hàng tận tụy và chu đáo - Showroom 1: 388 Ngô Gia Tự F4 Q10. - Showroom 2: 686 Trường Chinh F15 QTB. Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh với hệ thống các sản phẩm nội thất từ bàn ghế, giường, tủ giày dép và một số thiết bị văn phòng khác. Tất cả các sản phẩm đều mang thương hiệu đồ gỗ GIA PHÚC. Hiện nay, sản phẩm của công ty chiếm một thị phần khá lớn tại Việt Nam và tỷ lệ phần trăm khách hàng sử dụng sản phẩm Đổ Gỗ GIA PHÚC ngày càng tăng mạnh với các sản phẩm cùng loại của các nhà sản xuất khác. Trải qua 6 năm tồn tại và phát triển với không ít những khó khăn, đặc biệt những năm gần đây tình hình kinh doanh đồ gỗ biến động.Trước những khó khăn thử thách đó, tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty đoàn kết một lòng, phấn đấu không biết mệt mỏi, nhờ đó mà công ty đã dạt được những thành quả lớn lao: - Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. - Đạt lợi nhuận cao trong nhiều năm qua. - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước. - Giữ vững thị phần và ngày càng mở rộng trên thị trường. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức tại Công ty: Hiện nay công ty có 85 người hầu hết đều có năng lực và trình độ. Đó chính là yếu tố giúp công ty đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại Công ty. Tổng giám đốc P.TP kinh doanh P.TP kỹ thuật Phòng Kinh doanh- tiếp thị Phòng Kế toán tài vụ Phòng Tổ chức - Hành chính Phòng Kỹ thuật Vật tư Bộ phận bán hàng Bộ phận kho Bộ phận tổng hợp Tổ công nghệ Tổ cơ điện Tổ KCS Chú thích : : Mối quan hệ trực tuyến. : Mối quan hệ chức năng. : Mối quan hệ kiểm tra kiểm soát. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận quản lí: - Tổng giám đốc: là người đại diện pháp nhân của Công ty trong mọi giao dịch, có những chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau: điều hành và có trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của Công ty. - Trưởng phòng kĩ thuật: là người trợ giúp cho tổng giám đốc giải quyết các công việc liên quan đến vấn đề kỹ thuật. - Trưởng phòng kinh doanh: có nhiệm vụ giải quyết các công việc do tổng giám đốc phân công, phụ trách các vấn đề kinh doanh, ngoài ra còn phải tham gia tổ chức điều hành cấp dưới. * Các phòng nghiệp vụ: - Phòng Kinh doanh -Tiếp thị: có nhiệm vụ tham mưu cho Ban Tổng giám đốc về chiến lược sản phẩm tiêu thụ. Chịu trách nhiệm tiếp nhận nguyên vật liệu, phụ tùng. Đảm trách toàn bộ khâu tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra thị trường và thu hồi vốn theo hợp đồng. - Phòng Kế toán - Tài vụ: có nhiệm vụ tập hợp toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh theo nghiệp vụ chuyên môn của phòng. Quản lý công tác kế toán, tài chính của công ty, tham mưu cho tổng giám đốc về tình hình kế toán tài chính của Công ty. - Phòng Tổ chức- Hành chính: có nhiệm vụ đảm bảo công tác tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương văn thư, đánh máy, y tế, nhà ăn, bảo vệ. Tham mưu cho Ban giám đốc về công tác tổ chức, khen thưởng, kỷ luật. - Phòng Kỹ thuật: có trách nhiệm kiểm tra chất lượng, tiêu chuẩn, quy cách, phẩm chất của sản phẩm. Chịu trách nhiệm về chất lượng nguyên vật liệu, chỉ đạo giám sát sản xuất của phân xưởng theo đúng quy định. - Tổ công nghệ: có nhiệm vụ pha chế nguyên vật liệu để tạo nên sản phẩm. - Tổ cơ điện: có nhiệm vụ kiểm tra điện kỹ thuật, đảm bảo cho quá trình sản xuất liên tục, sửa chữa điện nước, vận hành, nạp nén, nạp CO2, máy lạnh và lò hơi…. - Tổ KCS: có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng, số lượng sản phẩm 2.1.4. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Bộ phận kế toán Công ty được tổ chức theo mô hình tập trung nên đảm bảo tính thống nhất trong toàn Công ty. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được thực hiện tại phòng kế toán, từ việc thu thập xử lý thông tin đến kiểm tra thông tin và lập báo cáo tài chính. Phòng kế toán Công ty có biên chế 6 người và được tổ chức theo phương pháp trực tuyến chức năng, kế toán trưởng và phó phòng kế toán chỉ đạo các nhân viên trong phòng kế toán có sự kiểm tra đối chiếu lẫn nhau thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán kho NVL, CCDC Kế toán doanh thu, công nợ Kế toán thanh toán Thủ quỹ Ghi chú: : Quan hệ trực tuyến. : Quan hệ chức năng. * Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán: - Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm chung trước Ban Giám đốc, tham mưu cho Ban Giám đốc về chiến lược kinh tế tài chính, tham gia kiểm kê, đánh giá TSCĐ, đôn đốc giám sát các nhân viên dưới quyền. - Kế toán NVL, CCDC: Theo dõi tình hình biến động NVL, CCDC, là người chịu trách nhiệm về khâu vật tư cho sản xuất. - Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ quản lý, theo dõi tiền mặt, tiền gửi, tiền vay của Công ty, thực hiện việc chi trả lương, tạm ứng lương cho CBCNVC Công ty, lập báo cáo quỹ hàng ngày và định kỳ cho kế toán. - Kế toán doanh thu, công nợ: Có nhiệm vụ hạch toán chi tổng hợp quá trình bán hàng, mua hàng đôn đốc thu hồi các khoản nợ bán hàng và theo dõi hoa hồng trả cho các đại lý. - Thủ quỹ: Có nhiệm vụ theo dõi và đảm bảo thu chi đúng quy định. * Một số nội dung cơ bản của chính sách kế toán: - Mô hình kế toán: Tập trung. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp xác định hàng tồn kho cuối kỳ: Bình quân gia quyền biến đổi. - Kỳ kế toán: Theo quý. - Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm. * Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty: - Công ty áp dụng kế toán máy theo hình thức Nhật ký - Sổ cái. Hình thức này dùng cho việc vào chứng từ nhanh gọn, đơn giản, chính xác,dễ đối chiếu kiểm tra. - Hằng ngày, từ các chứng từ gốc thu nhập được, kế toán phân hành nhập vào sổ chứng từ gốc, sau đó từ sổ chứng từ, in ra sổ Cái, báo cáo tài chính, các báo cáo chi tiết và tổng hợp theo yêu cầu của quản lý. 2.1.5. Sản phẩm của Công ty Sản phẩm của Công ty toàn bộ được sản xuất từ gỗ gồm bàn, ghế, tủ giày dép và các thiết bị khác nhãn hiệu được đăng ký và được sử ủng hộ của nhà nước. * Mặt hàng sản xuất tại Công ty: Bảng: 2.1 : Quy cách, chủng loại và màu sắc của Bàn STT TÊN SẢN PHẨM QUY CÁCH (10 cm) MÀU 1 BÀN OVAL LỚN 9.0 * 18.0* 7.5 MH + ST 2 BÀN OVAL NHỎ 8.0 * 16.0* 7.5 MH + ST 3 BÀN SANTA CN 7.5 * 13.0* 7.5 MH + ST 4 BÀN SANTA VUÔNG 7.5 * 7.5 * 7.5 MH + ST 5 BÀN TOKYO 7.0 * 11.0* 7.5 MH + ST Bảng: 2.2 : Quy cách, chủng loại và màu sắc của Ghế STT TÊN SẢN PHẨM QUY CÁCH MÀU 1 GHẾ TOMMY Mặt gỗ MH + ST 2 GHẾ TOYO Mặt gỗ MH + ST 3 GHẾ TRUNG QUỐC Mặt gỗ MH + ST 4 GHẾ HÀN QUỐC Mặt nệm MH + ST 5 GHẾ YOKOHAMA Mặt nệm MH 6 GHẾ DIVA Mặt nệm MH + ST 7 GHẾ MONACO Mặt nệm 301 Bảng: 2.3 : Quy cách, chủng loại và màu sắc của Tủ STT TÊN SẢN PHẨM QUY CÁCH MÀU 1 TỦ HANA 6.3* 3.3* 10.0 MH + ST 2 TỦ LÁ XÁCH 6.3* 3.3* 10.0 MH + ST 3 TỦ LÁ XÁCH 3 CÁNH MH + ST Bảng: 2.4 : Quy cách, chủng loại và màu sắc của Thiết bị khác STT TÊN SẢN PHẨM QUY CÁCH MÀU 1 GIƯỜNG ĐẦU CONG 1,6 16.0 * 20.0 MH + ST 2 GIƯỜNG ĐẦU CONG 1,4 14.0 * 20.0 MH + ST 3 GIƯỜNG ĐẦU CONG 1,2 12.0 * 20.0 MH + ST 4 TỦ ĐẦU GIƯỜNG 4.0 * 4.0 * 4.5 MH + ST 2.2. Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Thanh Long 2.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty thông qua báo cáo tài chính. 2.2.1.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán. * Phân tích khái quát tình hình tài sản. Khi phân tích tình hình tài sản, doanh nghiệp thực hiện phân tích biến động theo thời gian và biến động kết cấu của từng khoản mục tài sản và tổng tài sản. - Phân tích biến động theo thời gian và biến động kết cấu : Tài sản của Công ty luôn tồn tại dưới hai dạng cơ bản là tài sản lưu động và tài sản dài hạn. Do đó, phân tích tình hình biến động tài sản là đi tiến hành đánh giá sự biến động của cả hai loại tài sản trên. Phân tích dựa vào bảng số liệu sau Bảng 2.5. Bảng phân tích kết cấu và biến động kết cấu các khoản mục tài sản của Công ty từ năm 2008 – 2010. Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch K Kết cấu (%) Gía trị (tr.đ) Tỷ trọng % Gía trị (tr.đ) Tỷ trọng % Gía trị (tr.đ) Tỷ trọng % Tuyệt đối (Triệu đồng) Tương đối(%) 2009 - 2008 2010 - 2009 2009 -2008 2010 -2009 2009 -2008 2010 -2009 A. TSNH 96,544 76,45 139,495 44,29 142,278 37,32 42.951 2.783 44.49 2.00 -32,16 -6,97 I. Tiền và khoản tương đương tiền 3,732 2,96 3,006 0,95 3,549 0,93 -726 543 -19.45 18.06 -2,00 -0.02 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 76,080 60,24 114,710 36,42 115,120 30,19 68.630 410 50.78 0.36 -23,82 -6,23 - Phải thu khách hàng 3,774 2,99 4,205 1,34 5,360 1,41 431 1.155 11.42 27.47 -1,65 0,07 - Phải trả trước cho người bán 71,352 56,5 109,373 34,73 108,617 28,49 38.021 -756 53.29 - 0.69 -21,77 -6,24 - Các khoản phải thu khác 954 0,76 1,132 0,36 1,143 0,3 178 11 18.66 0.97 -0,40 -0,06 IV.Hàng tồn kho 16,482 13,05 21,064 6,69 22,730 5,96 4.582 1.6666 27.8 7.91 -6,36 -0,73 V. Tài sản ngắn hạn khác 250 0,20 715 0,23 879 0,23 465 164 186.0 22.94 0,03 0 B. TSDH 29,746 23,55 175,467 55,71 238,989 62,68 145.721 63.552 489.88 36.2 32,16 6,97 II.Tài sản cố định 23,283 18,44 157,111 49,88 219,910 57,68 133.828 62.799 574.79 39.97 31,45 7,8 II. Các khoản ĐTTC dài hạn 2,156 1,71 9,562 3,04 12,836 3,37 7.406 3.274 574.79 39.97 1,33 0,33 V. TSDH khác 4,307 3,41 8,794 2,79 6,243 1,64 4.487 -2.551 104.18 29.01 -0,62 -1,15 TỔNG TÀI SẢN 126,290 100 314,962 100 381,267 100 188.672 66.305 149.40 21.05 0 0 (Nguồn số liệu: Phòng kế toán ) Qua bảng phân tích trên ta thấy tình hình tài sản của Công ty tăng qua các năm, cụ thể năm 2009 tăng 188.672 triệu đồng chiếm 149.40% so với năm 2008. Năm 2010 cũng tăng 66.305 triệu đồng chiếm 21.05% so với năm 2009. Năm 2009 là tăng cao nhất, điều này chứng tỏ trong năm 2009 nguồn tài sản của công ty được bổ sung liên tục để tích trữ đầu tư vào các hạn mục dài hạn cho năm kế tiếp. Trong các nguồn tài sản của Công ty chủ yếu là tăng tài sản cố định, năm 2009 nguồn tài sản cố định tăng cao hơn so với năm 2008 đạt 133.828 triệu đồng chiếm 31.45% và đến năm 2010 cũng tiếp tục tăng đạt 62.799 triệu đồng chiếm 7,8 % . Điều này, cho thấy Công ty đang đầu tư vào trang thiết bị máy móc hiện đại, mở rộng khuynh hướng đầu tư và dây chuyền sản xuất để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. + Đối với tài sản ngắn hạn: tài sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ không nhỏ trong tổng tài sản của Công ty. Nhìn chung, các khoản mục của tài sản ngắn hạn đều tăng qua các năm từ năm 2008 - 2010. Năm 2009 tăng 42.951 triệu đồng chiếm 44.49% so với năm 2008. Năm 2010 đạt 2.783 triệu đồng cao hơn so với năm 2009 chiếm 2% nhưng lại giảm so với năm 2008 điều này cho thấy Công ty chưa quản lý tốt nguồn tài sản ngắn hạn này. Trong số các nguồn tài sản ngắn hạn đó thì các khoản thu nợ ngắn hạn tăng cao nhất so với các khoản mục tài sản ngắn hạn khác điển hình là, năm 2009 tăng 68.630 triệu đồng chiếm 50.78%. Điều này cho thấy, trong năm 2009, Công ty chưa thực hiện tốt công tác đòi nợ thì phía khách hàng. Năm 2010 chỉ còn 41 triệu đồng chiếm 0.36% so với năm 2009 cho thấy Công ty đang nổ lực ráo riết thu hồi Công nợ từ phía khách hàng. Kế tiếp đó là, hàng tồn kho cũng tăng qua các năm, cụ thể là năm 2009 cao hơn so 4.582 triệu đồng chiếm 27.8% so với năm 2008. Đến năm 2010 thì tình hình hàng tồn kho tại Công ty cũng tốt hơn đạt 1.666 triệu đồng chiếm 7.91% so với năm 2009. + Đối với tài sản dài hạn: nhìn chung, tài sản dài hạn cũng đều tăng qua các năm. Năm 2010 nguồn tài sản dài hạn được đầu tư nhiều nhất. Trong đó, năm 2009 tăng cao gấp 2 lần so với năm 2008 chiếm 498.88% và đến năm 2010 cũng tăng lên 63.522 triệu đồng chiếm 36.2% điều này chứng tỏ Công ty chú trọng đầu tư vào các tài sản dài hạn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. * Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn: Qua phân tích tình hình nguồn vốn cho thấy được nguồn vốn của doanh nghiệp nói chung, của từng khoản mục nguồn vốn thay đổi như thế nào giữa các năm? Công nợ của doanh nghiệp thay đổi như thế nào? Cơ cấu VCSH biến động ra sao?. Khi phân tích tình hình nguồn vốn, doanh nghiệp thực hiện phân tích biến động theo thời gian và biến động kết cấu của từng khoản mục nguồn vốn và của tổng nguồn vốn. Bảng 2.6. Bảng phân tích tình hình nguồn vốn của Công ty từ năm 2008 -2010 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Tuyệt đối ( triệu đồng) Tương đối (%) 2009 - 2008 2010 -2009 2009 -2008 2010 -2009 A. Nợ phải trả 43,672 42,079 72,500 -1,593 30,421 -3.65 72.29 I. Nợ ngắn hạn 30,926 18,183 32,466 -12,743 14,283 -41.20 78.55 II. Nợ dài hạn 12,746 23,896 40,034 11,150 16,138 87.48 67.53 Vốn chủ sở hữu 82,618 272,883 308,767 190,265 35,884 230.29 13.15 I. Vốn chủ sở hữu 81,598 271,092 306,981 189,494 35,889 232.23 13.24 I II. Nguồn kinh phí khác 1,020 1,791 1,786 771 -5 75.59 -0.28 TỔNG NGUỒN VỐN 126,290 314,962 381,267 188,672 66,305 149.40 21.05 (Nguồn số liệu: Phòng kế toán ) Nguồn vốn đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của một Công ty, qua bảng phân tích trên ta thấy, nguồn vốn cũng tăng qua các năm. Năm 2009 tăng 188.672 triệu đồng chiếm 149.40% so với năm 2008. Đến năm 2010 tình hình nguồn vốn cũng tiếp tục tăng đạt 66.305 triệu đồng chiếm 21.05%. Điều này cho thấy nguồn vốn được Ban giám đốc chú trọng đầu tư liên tục, vì nguồn vốn ổn định thì sản xuất kinh doanh mới đạt hiệu quả cao. Bên cạnh việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn nợ của công ty cũng tăng qua các năm, đặc biệt vào năm 2010, cụ thể nợ ngắn hạn tăng 78,55% và nợ dài hạn tăng 67.53% so với năm 2009. 2.2.1.2. Phân tích khái quát tình hình tài chính qua bảng báo cáo KQHĐKD. Bảng 2.7: Bảng phân tích biến động của các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả HĐKD của Công ty từ năm 2008 – 2010 CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Tuyệt đối ( triệu đồng) Tương đối (%) 2009-2008 2010-2009 2009-2008 2010-2009 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 159,183 197,024 199,459 37,841 2,435 23.77 1.24 2.Các khoản giảm trừ doanh thu 67,463 84,017 85,273 16,554 1,256 24.54 1.49 3. Doanh thu thuần 91,720 113,007 114,186 21,287 1,179 23.21 1.04 4.Gía vốn hàng bán 66,198 98,702 92,278 32,504 -6,424 49.10 -6.51 5. Lợi nhuận gộp 25,522 14,305 21,908 -11,217 7,603 -43.95 53.15 6. Doanh thu hoạt động tài chính. 517 21,316 19,254 20,799 -2,062 4,023.02 -9.67 7. Chi phí tài chính 187 4,873 5,682 4,686 809 2,505.88 16.60 8. Chi phí bán hàng 3,877 2,309 2,452 -1,568 143 -40.44 6.19 9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 5,868 7,210 7,349 1,342 139 22.87 1.93 10.Lợi nhuận thuần từ HĐKD 16,106 21,229 25,679 5,123 4,450 31.81 20.96 11.Thu nhập khác 3,783 2,459 1,139 -1,324 -1,320 -35.00 -53.68 12.Chi phí khác 1,150 592 796 -558 204 -48.52 34.46 13.Lợi nhuận khác 2,632 1,866 1,935 -766 69 -29.10 3.70 14.Tổng lợi nhuận trước thuế 18,738 23,095 23,744 4,357 649 23.25 2.81 15.Chi phí thuế TNDN 5,247 6,467 5,936 1,220 -531 23.25 -8.21 16.Lợi nhuận sau thuế TNDN 13,491 16,628 17,808 3,137 1,180 23.25 7.09 (Nguồn số liệu: Phòng kế toán ) Nhìn vào bảng phân tích trên ta thấy doanh thu cho hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ qua các năm đều tăng cao. Năm 2009 đạt 37.841 triệu đồng chiếm 23.77% Đến năm 2010 doanh thu cho hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng tăng đạt 2.435 triệu đồng chiếm 1.24% so với năm 2009. Kết quả này phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty khá tốt có được sự chuyển biến này là do Công ty có nhiều nổ lực trong việc nghiên cứu, tìm kiếm và mở rộng thị trường, đẩy mạnh hoạt động sản xuất và tiêu thụ. + Doanh thu thuần của Công ty cũng tăng qua các năm, cụ thể là năm 2009 đạt 21.287 triệu đồng chiếm 23.21% so với năm 2008 và năm 2010 đạt 1.179 triệu đồng chiếm 1.04% so với năm 2009 do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch có tốc độ tăng nhanh hơn các khoản giảm trừ doanh thu nên góp phần vào sự gia tăng của doanh thu thuần. + Lợi nhuận gộp có nhiều biến động qua các năm. Vào năm 2009 giảm 11.217 triệu đồng chiếm 43.95% so với năm 2008. Tuy nhiên, vào năm 2010 lợi nhuận gộp tăng 7.603 triệu đồng chiếm 53.15% so với năm 2009 do doanh thu thuần vào năm 2010 tăng so với năm 2009, trong khi đó giá vốn hàng bán năm 2010 lại giảm so với năm 2009 điều đó góp phần làm tăng lợi nhuận gộp . + Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng qua các năm. Năm 2009 tăng hơn so với năm 2008 là 5.123 triệu đồng chiếm 31.81% . Đến năm 2010 thì lợi nhuận này tiếp tục tăng lên 4.450 triệu đồng và chiếm 20.96% so với năm 2009 + Lợi nhuận sau thuế của Công ty cũng tăng qua các năm. Năm 2009 đạt 3.137 triệu đồng chiếm 23.25% so với năm 2008. Năm 2010 đạt 1.180 triệu đồng chiếm 7.09% so với năm 2009. Mặc dù, lợi nhuận sau thuế của năm 2010 tăng so với năm 2009 nhưng tốc độ tăng còn rất thấp vì tốc độ tăng của chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp qua các năm tăng cao. Chính vì đó làm hạn chế sự gia tăng của lợi nhuận. 2.2.2. Phân tích tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chính 2.2.2.1. Các tỷ số về khả năng thanh toán Bảng 2.8. Bảng phân tích chỉ tiêu khả năng thanh toán Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1. Tài sản lưu động Tr.đ 96.544 139.495 142.278 2. Nợ ngắn hạn Tr.đ 30.926 18.183 32.466 3. Hàng tồn kho Tr.đ 16.482 21.064 22.730 4.Khả năng thanh toán hiện hành (1)/(2) Lần 3,12 7,67 4,38 5. Khả năng thanh toán nhanh [(1)-(3)]/(2) Lần 2,59 6,51 3,68 ( Nguồn số liệu: Phòng kế toán ) Qua bảng phân tích ta thấy khả năng thanh toán hiện hành của Công ty giai đoạn từ năm 2008 – 2010 có nhiều biến động, tăng cao vào năm 2009 đạt mức 7.67 lần trong khi đó năm 2008 chỉ đạt 3.12 lần và tiếp tục giảm vào năm 2010 chỉ đạt 4.38 lần so với năm 2009. Khả năng thanh toán hiện hành năm 2009 tăng cao kéo theo khả năng thanh toán nhanh năm 2009 là cao nhất so với năm 2008 và 2010. Năm 2009 đạt mức 6.51lần trong khi đó năm 2008 chỉ đạt 2.59 lần và năm 2010 chỉ đạt 3.68 lần. 2.2.2.2.Các tỷ số về khả năng cân đối vốn Bảng 2.9. Bảng phân tích chỉ tiêu khả năng cân đối vốn Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1. Nợ phải trả Tr.đ 43.672 42.079 72.500 2. Tổng tài sản Tr.đ 126.290 314.962 381.267 3. Tổng lợi nhuận trước thuế + lãi vay Tr.đ 18.925 27.968 29.426 4. Lãi vay Tr.đ 187 4.873 5.682 5. Tỷ số nợ (1)/(2) Lần 0,35 0,13 0,19 6 .Hệ số khả năng thanh toán lãi vay (3)/(4) Lần 10,12 5,73 5,18 ( Nguồn số liệu: Phòng kế toán) + Tỷ số nợ: Nhìn vào bảng phân tích ta thấy, tỷ số của năm 2009 thấp hơn so với năm 2008 là 0,22 lần điều này chứng tỏ Công ty đã tích cực trả nợ cho khách hàng theo đúng lịch trình thanh toán nợ, tạo được uy tín cho khách hàng nhưng mặt khác nó làm tăng mức độ rủi trong hoạt động kinh doanh cho Công ty. Do đó, đến năm 2010 tỷ số nợ tăng nhẹ chỉ đạt 0,06 lần so với năm 2009 nên đây là dấu hiệu khả quan cho thấy công ty dần dần đã giảm bớt được áp lực nợ và tỷ số nợ thấp tạo điều kiện cho cơ hội cho các nhà đầu tư cấp tín dụng cho Công ty. + Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cũng giảm qua các năm. Năm 2009 đạt 10.12 lần, năm 2009 đạt 5.73lần và năm 2010 đạt 5.18 lần. Năm 2009 giảm xuống 4,39 lần so với năm 2008 và năm 2010 cũng giảm 0.55 lần so với năm 2009, điều này là do lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2009 và 2010 giảm xuống mà chi phí quản lý và chi phí tài chính tăng cao như đã phân tích ở trên. 2.2.2.3. Các tỷ số về khả năng hoạt động Bảng 2.10. Bảng phân tích chỉ tiêu khả năng hoạt động Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1. Doanh thu thuần Tr.đ 91.720 113.007 114.186 2. Tiền và các khoản tương đương tiền b.quân Tr.đ 3.732 3.006 3549 3. Tồn kho bình quân Tr.đ 16.482 21.064 22.730 4. Giá vốn hàng bán Tr.đ 66.198 98.702 92.278 5. Các khoản phải thu Tr.đ 76.080 114.710 115.120 6. Doanh thu bình quân 1 ngày Ngày 254,78 313,91 317,18 7. Ngày tồn kho bình quân(4)/(3) Vòng 4.01 4.68 4.05 8. Kỳ thu tiền bình quân [(5)/(1)]*360 Ngày 298,61 365,42 362,94 ( Nguồn số liệu: Phòng kế toán) * Ngày tồn kho bình quân: Ngày tồn kho bình quân là chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của một Công ty. Ngày tồn kho bình quân của năm 2009 cao hơn 0.67 vòng so với năm 2008 điều này chứng tỏ lượng hàng tồn kho trong năm 2009 còn bị ứ động lại, chưa xuất đi như mong muốn của Công ty. Mặt khác, trong năm 2009 tốc độ tăng của doanh thu thuần chậm hơn tốc độ tăng của ngày hàng tồn kho bình quân trong kì nên năm 2009 doanh thu thuần chỉ đạt 21.287 triệu đồng tương ứng 23,21%. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh chưa mang lại hiệu quả cao nên đã làm tăng hàng hóa dự trữ. Vào năm 2010 tình ngày tồn kho có chiều hướng giảm xuống 0.63 ngày so với năm 2009. Điều này chứng tỏ Công ty đã đút kết kinh nghiệm từ năm trước để lưu lượng hàng tồn kho được giải phóng nhanh hơn. Nhưng muốn đạt lượng hàng bán chạy hơn nữa thì cần đẩy mạnh hoạt động marketting và quảng bá thương hiệu của mình để hàng hoá bán ra nhanh chóng hơn. * Kỳ thu tiền bình quân: Kỳ thu tiền bình quân có xu hướng tăng nhanh qua các năm. Năm 2009 tăng cao hơn so với năm 2008 là 66.81 ngày điều này cho thấy công ty chưa tích cực thu hồi công nợ từ phía khách hàng làm cho ngày thu tiền bình quân tăng lên hoặc là do bị khách hàng chiếm dụng vốn khá lớn. Nhưng đến năm 2010 lại giảm xuống so với năm 2009 là 2.48 ngày chứng tỏ rằng trong năm 2010 kỳ thu tiền bình quân được Công ty cải thiện và khắc phục nên đã phục hồi một cách rõ rệt. + Hiệu quả sử dụng tổng tài sản (TS) Bảng 2.11. Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản. Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1. Doanh thu thuần Tr.đ 91.720 113.007 114.186 2. Tổng TS bình quân Tr.đ 126.290 314.962 381.267 3. Sức sản xuất của tổng TS (1)/(2) lần 0,73 0,36 0,29 ( Nguồn số liệu: Phòng kế toán) Nhìn vào bảng số liệu phân tích trên ta thấy hiệu quả sử dụng của tổng tài sản của Công ty có dấu hiệu giảm đáng kể từ năm 2008 – 2010. Năm 2009 giảm xuống còn 0.37 lần so với năm 2008 và năm 2010 giảm xuống 0.77 lần so với năm 2008. Điều này cho thấy Công ty chưa sử dụng hiệu quả tổng tài sản bình quân. + Hiệu quả sử dụng tài sản cố định (TSCĐ) Bảng 2.12. Bảng phân tích sử dụng TSCĐ Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1. Doanh thu thuần Tr.đ 91.720 113.007 114.186 2. Nguyên giá bình quân Tr.đ 23.283 179.596 268.615 3. Hiệu quả sử dụng của TSCĐ(1)/(2) Lần 3,94 0,63 0,43 ( Nguồn số liệu: Phòng kế toán ) Qua bảng phân tích ta thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ trong giai đoạn năm 2008-2010 đều giảm. Năm 2009 xuống 3.33 lần so với năm 2008 và năm 2010 cũng giảm xuống 0.2 lần. Điều này cho thấy, Công ty vẫn chưa có giải pháp tối ưu nào để tăng hiệu quả sử dụng của TSCĐ việc giảm hiệu quả sử dụng TSCĐ là do nguyên giá bình quân của các năm tăng nhanh hơn so với doanh thu thuần nên đã kéo hiệu quả sử dụng của TSCĐ giảm xuống. Qua đó ta có thể khẳng định, Công ty chưa có giải pháp nào hữu ích để tăng hiệu quả sử dụng TSCĐ. Do đó, Công ty cần phải hạn chế sự tăng nhanh về tỷ số suất hao phí của TSCĐ sẽ đem lại hiệu quả sử dụng TSCĐ trong tương lai. 2.2.2.4. Các tỷ số về khả năng sinh lời Bảng 2.13. Các tỷ số về khả năng sinh lời Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1. Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 13.491 16.628 17.808 2. Doanh thu thuần Tr.đ 91.720 113.007 114.186 3. Tổng tài sản bình quân Tr.đ 126.290 314.962 381.267 4. VCSH bình quân Tr.đ 82.618 272.883 308.767 5. Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm (1)/(2) % 14,70 14,71 15,60 6. Doanh lợi VCSH (ROE) (1)/(4) % 16,33 6,09 5,77 7. Doanh lợi tài sản (ROA) (1)/(3) % 10,68 5,28 4,67 ( Nguồn số liệu: Phòng kế toán) * Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm Nhìn chung, doanh lợi tiêu thụ sản phẩm của Công ty bị giảm qua các năm. Năm 2009 tăng lên 0.01% so với năm 2008. Năm 2010 chỉ 15.60% so với năm 2009. Điều này cho thấy doanh lợi tiệu thụ sản phẩm không cao là do doanh thu thuần tăng cao qua 3 năm nhưng lợi nhuận sau thuế qua 3 năm lại đạt được rất thấp chứng tỏ rằng trong thời gian này Công ty đầu tư trang thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất hiện đại để tăng TSCĐ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên đạt doanh thu nhưng doanh lợi tiệu thụ sản phẩm thấp. Điều đó, phản ánh lên được mức sản xuất của Công ty chưa hiệu quả và cũng chưa thực hiện tốt công tác quản lý chi phí. * Doanh lợi tài sản : Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, doanh lợi tài sản của Công ty bị giảm sút mạnh qua các năm. Năm 2009 giảm xuống 10.24% so với năm 2008 và năm 2010 cũng giảm 0.32% so với năm 2009 do Công ty đã đầu tư quá nhiều vào tài sản cố định làm cho chi phí cao và tổng tài sản Công ty cao hơn nhiều lần so với tốc độ tăng của doanh thu và lợi nhuận, chính vì vậy mà doanh lợi tài sản không cao. * Doanh lợi vốn chủ sở hữu: Nhìn vào bảng phân tích ta thấy giai đoạn từ năm 2008– 2010, doanh lợi vốn chủ sở hữu giảm dần qua các năm. Có nghĩa cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra ngày càng thu ít lợi nhuận. Đặc biệt là vào năm 2009 doanh lợi VCSH giảm mạnh 10,24% so với năm 2008. Nguyên nhân do tốc độ tăng của VCSH bình quân quá lớn so với tốc độ tăng của lợi nhuận. Năm 2009 doanh lợi vốn chủ sở hữu giảm và điều này tiếp tục kéo dài đến năm 2010, làm cho doanh lợi vốn chủ sở hữu của năm giảm là 0.32 lần so với 2009. 2.2.3. Hiệu ứng DUPONT Sử dụng hiệu ứng Dupont trong phân tích tài chính sẽ giúp cho nhà quản trị có thể dễ dàng đánh giá và kiểm soát tỷ suất doanh lợi VCSH (ROE). Vì hiệu ứng này đã xây dựng được mối quan hệ để hình thành tỷ suất ROE. Cụ thể: Tỷ suất lợi nhuận/ Vốn CSH = Lợi nhuận thuần/ Vốn chủ sỡ hữu bình quân. Lợi nhuận thuần Doanh thu thuần Tổng tài sản BQ ROE = x x Doanh thu thuần Tổng tài sản BQ Vốn chủ sở hữu BQ ROE = Doanh lợi tiêu thụ x Hệ số dử dụng TS x Tỷ lệ TS / VCSH Với việc xác lập mối quan hệ trên, nhà quản trị có thể đồng thời kiểm soát và đánh giá tỷ suất ROE trong kỳ phân tích đạt được là do ba nhân tố cơ bản, đó là doanh lợi tiêu thụ, hệ số sử dụng tài sản và tỷ lệ TS/VCSH. Từ các số liệu liên quan ta có bảng sau: Bảng 2.14. Bảng phân tích những ảnh hưởng đến tỷ suất doanh lợi VCSH: Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1. Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 13.491 16.628 17.808 2. VCSH bình quân Tr.đ 82.618 272.883 308.767 3. Doanh thu thuần Tr.đ 91.720 113.007 114.186 4. Tổng TS bình quân Tr.đ 126.290 314.962 381.267 5. Doanh lợi tiêu thụ (1)/(3) % 14,70 14,71 15,60 6. Hiệu suất sử dụng TS (3)/(4) Lần 0,73 0,36 0,30 7. Tỷ lệ TS/VCSH (4)/(2) Lần 1,53 1,15 1,23 9.ROE (5)x(6)x(7) % 16,33 6,09 5,77 ( Nguồn số liệu: Phòng kế toán ) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy ROE của Công ty từ năm 2008 – 2010 có xu hướng giảm dần. Vào năm 2009 tỷ suất ROE giảm 10.24% so với năm 2008. Nghĩa là lợi nhuận thuần thu được trên 100 đồng VCSH giảm đi 10.24 đồng. Nguyên nhân là do sự điều chỉnh cấu thành của 3 nhân tố cấu thành tỷ suất. Để biết được mức độ ảnh hưởng như thế nào ta tiến hành sử dụng phương pháp số chênh lệch như sau: Xác định đối tượng phân tích ( mức độ giảm của tỷ suất ROE): 6.09 – 16.33 = - 10.24 (%) - Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố: + Ảnh hưởng của doanh lợi tiêu thụ : ( 14.71% - 14.70%) x 0.36 x 1.15 = + 0.01% + Ảnh hưởng của hệ số sử dụng tài sản : (14.71% x (0.36 – 0.73) x 1.53 = - 8.24% + Ảnh hưởng của tỷ lệ TS/VCSH : (14.71% x 0.36 x (1.15 – 1.53) = - 2.01% - Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: ( 0.01– 8.24 – 2.01 = - 10.24 ( % ) Theo cách phân tích trên có thể đánh giá rằng, nhờ thực hiện tốt công tác quản lý doanh thu và chi phí nên doanh lợi tiêu thụ tăng và làm tỷ suất ROE tăng thêm 0.01% . Nhưng mức độ ảnh hưởng của nhân tố này không đủ khả năng bù trừ sự kiềm hãm của nhân tố hệ số sử dụng tài sản làm giảm ROE 8.24%, và sự kiềm hãm của nhân tố tỷ lệ TS/VCSH giảm ROE 2.01%. Chính vì vậy, tỷ suất ROE năm 2009 giảm 10.24% so với năm 2008. Tóm lại, qua việc phân tích ta thấy từ năm 2008 – 2010 có dấu hiệu giảm dần, đặc biệt vào năm 2009 bị giảm mạnh. Nếu để tình trạng này tiếp diễn trong những năm tới thì sẽ không tốt cho Công ty. Do đó trong những năm tới Công ty cần phải nâng dần hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu bằng cách nâng dần hiệu quả sử dụng tài sản và tỷ lệ TS/VCSH. Việc phân tích thông qua hiệu ứng DUPONT giúp cho ta có cách nhìn tổng thể hơn về những nhân tố tác động lên khả năng sinh lời VCSH. Từ đó giúp ta dễ dàng nhanh chóng đề xuất những biện pháp để gia tăng suất sinh lời VCSH. Kết luận: Phân tích tình hình tài chính là một vấn đề hết sức quan trọng đối với các Công ty, vì mục tiêu phân tích tình hình tài chính nhằm đánh giá thực trạng tài chính và dự đoán tiềm lực tài chính trong tương lai. Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trong của việc phân tích tài chính đối với sự phát triển của Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Thanh Long trong những năm qua đã thực hiên khá tốt việc phân tích tình hình tài chính chủ yếu trên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua phân tích Công ty đã xác định ra những nguyên nhân và các yếu tố chủ quan cũng như khách quan ảnh hưởng đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty để từ đó đưa ra giải pháp khắc phục, thực hiện tốt mục tiêu nhiệm vụ đề ra trong những năm tiếp theo. Trong 3 năm, thì năm 2009 là năm đánh dấu phát triển vượt bậc của Công ty. Doanh thu tăng 37.841 triệu đồng và lợi nhuận sau thuế tăng 3.137 triệu đồng so với năm 2008. Song song với điều kiện này Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh tạo công ăn việc làm ổn định và thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Ngoài ra, Công ty đang thực hiên dự án tổng thể quy hoạch mặt bằng để mở rộng nhà kho, xưởng chứa ổn định sản xuất và phát triển. Do đó, các chỉ tiêu tổng sản lượng, sức sản xuất đạt ở mức độ vừa phải theo nhu cầu của thị trường, không sản xuất tràn lan, đại trà nên sức sản xuất của tổng tài sản giảm dần đều qua các 3 năm liên tục. Năm 2009 là một năm đầy thử thách cho các doanh nghiệp. Nhưng Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Thanh Long cũng đã cố gắng thanh toán nợ cho khách hàng đúng thời hạn. Năm 2009 nợ phải trả cho khách hàng là 109.373 triệu động cao hơn 38.021 triệu đồng so với năm 2008 và 0.756 triệu đồng so với năm 2010. Điều này chứng tỏ Công ty chú trọng việc tạo uy tín và thương hiệu trên thương trường. Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty gọn nhẹ hợp lý giữa các phòng ban không bị chồng chéo, khoa học. Bộ máy kế toán linh hoạt, nhất quán, đảm bảo thống nhất về phạm vi, phương pháp tính toán tạo điều kiện cho chuyên viên phân tích tài chính luôn cung cấp kịp thời về những thông tin tài chính cho các đối tượng có liên quan, quan tâm. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI THANH LONG 3.1. Nhận xét và đánh giá chung về tình hình tài chính của Công ty Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Thanh Long là công ty sản xuất đồ gỗ gia dụng ngày càng nhiều người tiêu dùng tin tưởng đến sản phẩm của Công ty, hơn 6 năm phấn đấu và trưởng thành Công ty không ngừng phát triển, sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng, cung cấp đầy đủ cho thị trường trong khu vực và các tỉnh lận cận. Ban lãnh đạo Công ty có sự đoàn kết, nhất trí cao, luôn chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên, phấn đấu và hoàn thành vượt kế hoạch, sử dụng vốn có hiệu quả, chính điều này đã đưa doanh thu hàng năm của Công ty lên rất cao và đã đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách Nhà nước. Thông qua quá trình phân tích ta có thể đánh giá một số ưu điểm và hạn chế về tình hình tài chính của Công ty như sau: * Những ưu điểm: - Hòa nhập vào sự phát triển của nền kinh tế thế giới, Công ty đã không ngừng đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất để nâng cao vị thế của mình trong quá trình hội nhập. Điều này thể hiện ở sự gia tăng của quy mô tổng tài sản. Đặc biệt là trong những năm gần đây Công ty đã chú trọng đến việc đầu tư TSCĐ góp phần nâng cao công suất, mở rộng quy mô sản xuất. - Ngoài ra ta thấy về mặt giá trị lẫn tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu ngày càng tăng tăng mạnh nhất là vào những năm 2008 và năm 2009 (năm 2008 tăng 190.265 triệu đồng tương ứng 230.29% so với năm 2007, năm 2009 tăng 35.884 triệu đồng tương ứng 13.15% so với năm 2008). Điều đó cho thấy sức mạnh tài chính của Công ty ngày càng tăng, tính tự chủ ngày càng nâng cao. Với tốc độ tăng nhanh đó, nguồn VCSH của Công ty cũng sẽ được bổ sung liên tục và Công ty ngày càng mạnh hơn, có vị trí ngày càng cao trên thị trường. - Trong suốt quá trình hoạt động, sản xuất và kinh doanh, Công ty cũng có nhiều khó khăn nhất định nhưng Công ty đã cố gắng trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường, đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ nên doanh thu năm sau tăng cao hơn năm trước. * Những hạn chế: Bên cạnh những ưu điểm trên Công ty còn tồn tại một số hạn chế sau: - Vốn bằng tiền, hệ số khả năng thanh toán có xu hướng giảm, dẫn đến Công ty khó khăn trong việc đảm bảo khả năng thanh toán nợ. - Các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng tăng cao thể hiện số vốn Công ty bị các tổ chức và cá nhân khác tạm thời chiếm dụng ngày càng tăng, ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng vốn của Công ty điều này thể hiện qua kỳ thu tiền bình quân đều tăng qua các năm làm cho tình trạng vốn bị chiếm dụng ngày càng lớn. - Vào năm 2008, năm 2009 sức sản xuất của TSCĐ và tổng tài sản đều giảm qua các năm. Điều này cho thấy Công ty chưa sử dụng đạt hiệu quả tài sản lẫn nguồn vốn để cho nó ngày càng thất thoát. Vì vậy, Công ty nên đưa ra những biện pháp để khắc phục. - Chi phí bán hàng giảm qua các năm nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng mạnh qua các năm với tốc độ lớn hơn chi phí bán hàng, dẫn đến lợi nhuận giảm qua các năm điều này cho thấy Công ty chưa quản lý tốt các nguồn chi phí của Công ty. Trong khi đó, chi phí tài chính đều tăng dần quác các năm, việc đầu tư tài chính tăng lên chưa hẳn đã tốt, khi Công ty cần nguồn vốn để đầu tư cho các hạng mục khác sẽ phải đi vay và lãi vay tăng cao, công ty mất khả năng thanh toán. Từ những hạn chế trên được rút ra trong qua trình phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Thanh Long tôi xin đề xuất một số giải pháp đối với hoạt động quản trị tài chính như sau: 3.2. Một số giải pháp đối với hoạt động quản trị tài chính tại công ty NHH Sản Xuất Thương Mại Thanh Long 3.2.1. Giải pháp thứ 1: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 3.2.1.1. Mục đích thực hiện giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: Tiền mặt kết nối tất cả hoạt động có liên quan đến tài chính. Công ty dùng tiền mặt để đầu tư tài chính cho các hạn mục ngắn hạn để tăng lợi nhuận và đồng thời bảo đảm nguồn tiền tại quỹ luôn ổn định, giúp Công ty an tâm cho hoạt động sản xuất và kinh doanh. Tiền mặt là công cụ hữu hiệu để thanh toán cho khách hàng khi cần. Lượng tiền mặt được chi trả khi muốn nhập nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất thì khách hàng sẽ tục bán nguyên vật liệu cho Công ty. Thu tiền hợp lý, đúng thời điểm sẽ tạo ra hiệu quả sử dụng vốn, nguồn vốn luân chuyển một cách hợp lý theo trình tự đã vạch ra tạo thời hạn quay vòng vốn đều và rút ngắn thời gian thu nợ của khách hàng một cách đều đặn, tránh tình trạng hạn nợ đã đến nhưng khách hàng chưa thanh toán cho Công ty hoặc khả năng thanh toán kéo dài hơn so với thỏa thuận đề ra. Mở rộng chính sách tín dụng để thu hút khách hàng về phía Công ty, vì khách hạn khhng những quan tâm về chất lượng hàng hóa mà còn quan tâm đến khả năng thanh toán của họ sau khi mua hàng. Chính sách tín dụng tốt, tạo điều kiện hỗ trỡ khách hàng như chính sách chiết khấu thích hợp hoặc phải nhường lại một phần lợi nhuận của mình cho khách hàng, nhưng bù lại Công ty sẽ kích thích khách hàng trả tiền sớm, rút ngắn kỳ thu tiền bình quân, tạo điều kiện quay vòng vốn được nhanh hơn, đồng thời Công ty sẽ bù đắp lại do đã chiết khấu cho khách hàng. 3.2.1.2. Cách thức thực hiện giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: Quản lý vốn bằng tiền: Công ty phải tập trung quản lý tiền mặt một cách cụ thể để giảm thiểu rủi ro về khả năng thanh toán, tăng hiệu quả sử dụng tiền để kểm soát quản lý lưu lượng tiền mặt tại quỹ và tài khoản thanh toán ở ngân hàng, kiểm soát chi tiêu của Công ty, bù đắp thâm hụt ngân sách, giải quyết tình trạng thừa, thiếu tiền mặt trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn. Xác định và quản lý lưu lượng tiền mặt: Dự trữ tiền mặt (tiền tại quỹ và tiền trên tài khoản thanh toán tại ngân hàng) là điều tất yếu mà Công ty phải làm để đảm bảo việc thực hiện các giao dịch kinh doanh hàng ngày cũng như đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh doanh trong từng giai đoạn để tồn động trong quỹ tiền mặt quá nhiều sẽ gây nên việc ứ động vốn, tăng rủi ro về tỷ giá ( nếu dự trữ ngoại tệ), tăng chi phí sử dụng vốn. Hơn nữa, sức mua của đồng tiền có thể giảm sút nhanh do lạm phát. Và nếu Công ty dự trữ quá ít tiền mặt thì không đủ tiền thanh toán sẽ bị giảm uy tín với nhà cung cấp, ngân hàng và các bên liên quan. Công ty sẽ mất cơ hội hưởng các khoản ưu đãi dành cho giao dịch thanh toán ngay bằng tiền mặt, mất khả năng phản ứng linh hoạt với các cơ hội đầu tư phát sinh ngoài dự kiến. Chính vì vậy, quỹ tiền mặt của Công ty luôn luôn đảm bảo lúc nào cũng cân đủ lượng tiền trong qũy. Lượng tiền mặt dự trữ tối ưu của Công ty phải thoã mãn được 3 nhu cầu chính: chi cho các khoản phải trả phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh hằng ngày như trả cho nhà cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ, trả người lao động, trả thuế, dự phòng cho các khoản chi ngoài kế hoạch, dự phòng cho các cơ hội phát sinh ngoài dự kiến khi thị trường có sự thay đổi đột ngột. Công ty nên áp dụng những chính sách, quy trình sau để giảm thiểu rủi ro cũng như những thất thoát trong hoạt động: Số lượng tiền mặt tại quỹ giới hạn ở mức đủ chi tiêu cho hoạt động kinh doanh của Công ty để áp dụng những nhu cầu thanh toán không thể chi trả qua ngân hàng. Ưu tiên lựa chọn nhà cung cấp có tài khoản ngân hàng. Thanh toán qua ngân hàng có tính minh bạch cao, giảm thiểu rủi ro gian lận, đáp ứng yêu cầu Pháp luật liên quan. Theo Luật thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi), có hiệu lực từ ngày 01/01/2009, tất cả các giao dịch từ 20 triệu đồng trở lên nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng sẽ không được khấu trừ thuế giá trị giá trị gia tăng đầu vào. Xây dựng quy trình thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, bao gồm danh các mẫu bảng biểu, chứng từ (hợp đồng kinh tế, hoá đơn, phiếu nhập kho, biên bản giao nhận…). Xác định quyền và hạn mức phê duyệt của các cấp quản lý trong Công ty. Đưa ra quy tắc rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận liên quan đến quá trình thanh toán để việc thanh toán diễn ra thuận lợi và chính xác. Tuân thủ nguyên tắc bất kiêm nhiệm, tách bạch vai trò của kế toán và thủ quỹ. Có kế hoạch kiểm kê quỹ thường xuyên và đột xuất, đối chiếu tiền mặt tồn quỹ thực tế, sổ quỹ với số liệu kế toán. Đối với tiền gửi ngân hàng, định kì đối chiếu số dư giữa sổ sách kế toán của Công ty với số dư của ngân hàng để phát hiện kịp thời và xử lí các khoản chênh lệch nếu có. Xây dựng và phát triển các mô hình dự báo tiền mặt Tính toán và xây dựng các bảng hoạch định ngân sách giúp Công ty ước lượng được khoảng định mức ngân quỹ vì đây là công cụ hữu hiệu trong việc dự báo thời điểm thâm hụt ngân sách để Công ty chuẩn bị nguồn bù đắp cho các khoản thiếu hụt này. Nhà quản lý Công ty phải dự đoán các nguồn nhập, xuất ngân quỹ theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty trong từng thời kỳ và đưa ra phương thức dự đoán định kì chi tiết theo tuần, tháng, quý và tổng quát cho hàng năm cũng được sử dụng thường xuyên nhằm dự báo lượng tiền mặt chính xác, hợp lý, không gây thất thoát cho Công ty . Nguồn nhập ngân quỹ là khoản thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, tiền từ các nguồn đi vay, tăng vốn, bán TSCĐ không dùng đến… Nguồn xuất ngân quỹ là khoản chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, trả nợ vay, trả tiền vay, trả cổ tức, mua sắm TSCĐ, đóng thuế vào các khoản phải trả khác. Mặc dù Công ty có thể đã áp dụng các phương pháp quản lý tiền mặt một cách hiệu quả, nhưng do những lý do khách quan ngoài tầm kiểm soát, Công ty bị thiếu hoặc thừa tiền mặt, Công ty có thể áp dụng những biện pháp sau để cải thiện tình hình: Một là, khi thiếu tiền mặt cần đẩy nhanh tiến trình thu nợ, giảm số lượng hàng tồn kho, giảm tốc độ thanh toán cho các nhà cung cấp bằng cách sử dụng hối phiếu khi thanh toán hoặc thương lượng lại thời gian thanh toán với nhà cung cấp, bán các tài sản thừa, không sử dụng, hoãn thời gian mua sắm tài sản cố định và hoạch định lại các khoản đầu tư, giãn thời gian chi trả cổ tức, vay ngắn hạn, sử dụng biện pháp “bán và thuê lại” TSCĐ. Hai là, khi thừa tiền mặt trong ngắn hạn sử dụng các khoản đầu tư qua đêm của ngân hàng, sử dụng hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn với điều khoản rút gốc linh hoạt, đầu tư vào những sản phẩm tài chính có tính thanh khoảng cao (trái phiếu chính phủ), đầu tư vào cổ phiếu quỹ ngắn hạn. Ba là, khi thừa tiền mặt trong dài hạn cần đầu tư vào các dự án mới, tăng tỷ lệ cổ tức, mua lại cổ phiếu, thanh toán các khoản vay dài hạn, mua công ty khác. Quản lý các khoản phải thu Quản lý các khoản thu thì đầu tiên là đưa ra chính sách,chính sách này muốn thực hiện tốt phải có con người và sẽ dùng công cụ để hỗ trợ theo một quy trình đã đề ra: * Chính sách: Qui định về điều kiện khách hàng đủ tiêu chuẩn được nợ là khách hàng mua nợ của Công ty phải mua hàng nhiều lần với hạn mức thanh toán ngay và có một quá trình làm việc lâu dài với Công ty mình, hạn mức nợ sau khi đã kiểm tra các thang bậc đánh giá cho từng tiêu chí cụ thể về khả năng thanh toán, doanh thu dự kiến, lịch sử thanh toán, cơ sở vật chất…của từng khách hàng. Đối với người có thẩm quyền quyết định cho hạn mức khách hạn nợ là từ tổng giám đốc, giám đốc bán hàng, trưởng phòng, đến nhân viên bán hàng. Đồng thời, sẽ hưởng hợp lý cho những nhân viên thu nợ đạt được những chỉ tiêu đề ra để động viên, khuyến khích nhân viên làm việc.Các chính sách này là nền tảng, là tài liệu hướng dẫn cho cả hệ thống và là một kênh thông tin hiệu quả liên kết các phòng, ban trong Công ty trong quá trình kết hợp để quản lý công nợ. Ngoài ra để quản lý tốt các khoản cần thu Công ty phải có chính sách tín dụng tốt. Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố: Tiêu chuẩn bán chịu, thời hạn bán chịu, thời hạn chiết khấu, tỷ lệ chiết khấu. Việc hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu hoặc mở rộng thời hạn bán chịu, hay tăng tỷ lệ chiết khấu đều có thể làm cho doanh thu và lợi nhuận tăng, đồng thời kéo theo các khoản phải thu, cùng với những chi phí đi kèm các khoản phải thu này cũng tăng và có nguy cơ phát sinh nợ khó đòi. Do đó, khi Công ty quyết định thay đổi một yếu tố nào cũng cần cân nhắc, so sánh giữa lợi nhuận mà Công ty có thể có được với mức rủi ro do gia tăng nợ không thể thu hồi mà Công ty phải đối mặt để có thể đưa ra chính sách tín dụng phù hợp . Về chính sách bán chịu, Công ty có nên thực hiện hay không thực hiện chính sách bán chịu và thực hiện chính sách bán chịu như thế nào? Quyết định cuối cùng của Công ty phải dựa trên cơ sở cân đối giữa lợi nhuận thu được và chi phí bị mất đi thực hiện chính sách bán chịu. * Con người: Công ty nên có một bộ phận chuyên trách về quản lý thu nợ và theo dõi công nợ, chia theo nghành nghề kinh doanh của khách hàng, vị trí địa lý hoặc giá trị công nợ. Những nhân viên này được đào tạo về kỹ năng giao tiếp qua điện thoại, khả năng thuyết phục khách hàng thanh toán hoặc cam kết thanh toán, cách xử lý các tình huống khó, sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ…. * Công cụ: Công ty phải đầu tư phần mềm kế toán có phần hành hỗ trợ quản lý công nợ. Những phần mềm ứng dụng này có thể ra được các báo cáo tổng hợp cùng báo cáo công nợ chi tiết đến từng khách hàng theo các tiêu chí mà nhà quản lý đề ra, giúp tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả công việc của nhân viên thu nợ * Quy trình: Trước khi ký hợp đồng cho khách nợ, nhân viên bán hàng nên trực tiếp đến thăm trụ sở công ty khách để trao đổi, thu thập thông tin, tiến hành đánh giá xem khách hàng có điều kiện được nợ không. Sau đó đề ra hạn mức nợ cho khách hàng. Khi ký hợp đồng phải thông qua sự kiểm tra của bộ phận quản lý công nợ để chắc chắn rằng khách hàng không có tiền sử xấu về nợ, nợ khó đòi đã bị đóng hợp đồng. Mẫu hợp đồng này phải có đầy đủ các điều khoản về hạn mức nợ, thời gian thanh toán… Sau khi ký hợp đồng, Công ty nên gửi invoice (bản liệt kê), hóa đơn cho khách hàng đúng kì hạn bằng chuyển phát nhanh, thư đảm bảo để chắc chắn rằng khách hàng nhận được giấy tờ và trong thời gian ngắn nhất, liên lạc với khách hàng để giải quyết vướng mắc, đẩy nhanh tiến trình, gửi thư nhắc nợ lần 1, 2, 3 với các mốc thời gian cụ thể cho khách hàng có tuổi nợ cao hơn thời gian cho phép, hẹn gặp và đến thăm khách hàng nếu thấy trao đổi trong điện thoại không hiệu quả. Nếu khó thu hồi nợ có thể nhờ công ty chuyên thu nợ hoặc bán nợ. 3.2.2. Giải pháp 2: Nâng cao năng lực thanh toán của Công ty 3.2.2.1. Mục đích thực hiện giải pháp nâng cao năng lực thanh toán Nâng cao năng lực thanh nhằm đưa ra phương hướng trả được nợ đáo hạn của các khoản nợ cho Công ty, thanh toán nợ ngắn hạn chủ yếu dựa vào tài sản lưu động của Công ty làm đảm bảo.Vì vậy, Công ty nên có một cơ chế quản lý thanh toán phù hợp với tình hình tài chính của của Công ty. Năng lực tài chính của Công ty phải đảm bảo một lượng tiền mặt nhất định để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn gần đến hạn và cần phải dự trữ một lượng tiền mặt vừa phải cho các khoản nợ ngắn hạn chưa đến hạn và để tránh rủi ro từ phía chủ nợ vì một lý do nào đó đòi thanh toán ngay. 3.2.2.2. Cách thức thực hiện giải pháp nâng cao năng lực thanh toán: Công ty tích trữ một lượng tiền ngoại tệ để thanh toán cho khách hàngcho khách hàng nước ngoài khi nhập nguyên vật liệu được nhập về để phục vụ cho hoạt động sản xuất và kinh doanh. Công ty cần dự trữ một lượng chứng khoán có tính thanh khoản cao: Trái phiếu chính phủ, Tín phiếu Kho Bạc Nhà nước, các loại chứng khoán của các tổ chức nước ngoài… để đảm bảo tính thanh khoản cao cho tài sản lưu động. Đối với hàng tồn kho: Công ty phải có phương pháp quản lý hàng tồn kho một cách tối ưu như: kết thúc mỗi kỳ sản xuất, kiểm tra lượnghàng tồn còn trong kho báo cáo cho người quản lý biết để tìm cách xử lý, giải phóng nhanh lưeợng hàng tồn này nhằm giảm chi phí dự trữ đồng thời làm tăng nhanh tốc độ lưu thông của vốn lưu động, tăng khả năng thanh toán nhanh của Công ty. Một trong những tài sản lưu động mà Công ty cần quan tâm nữa đó là các khoản phải thu. Khoản phải thu từ khách hàng, từ các đối tác làm ăn. Công ty nên có chính sách tín dụng thắt chặt lượng tiền tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn, tuy nhiên cũng không nên quá hà khắc vì có thể ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty. Như vậy, đối với mỗi hoạt động kinh doanh, Công ty nên có một chính sách tín dụng cụ thể, cơ chế quản lý TSLĐ phù hợp với từng đối tượng và tình hình thực tế, để làm tăng tính thanh khoản cho tài sản lưu động ảnh hưởng quá lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 3.2.3. Giải pháp thứ 3: Giải pháp tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả kinh doanh 3.2.3.1. Mục đích thực hiện giải pháp tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả kinh doanh Tăng lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh để Công ty có đủ vốn đầu tư vào trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, đưa ra sản phẩm chất lượng mẫu mã đẹp thu hút khách hàng về phía Công ty ngày càng nhiều. Có nhiều lợi nhuận và doanh thu Công ty sẽ trang trải cho mọi hoạt động kinh doanh của công ty như: trả tiền chi phí lương cho cán bộ Công nhân viên, chí phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Sau đó Công ty sẽ dành tiền để đầu tư cho các khoản mục tài chính khác. Đẩy mạnh bán ra các mặt hàng có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ làm tăng lợi nhuận ngay cả khi doanh thu không tăng. 3.2.3.2. Cách thức thực hiện giải pháp tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả kinh doanh: Để tăng sức sản xuất để có điều kiện tăng doanh thu để từ đó có điều kiện tăng lợi nhuận, sức sản xuất của các yếu tố đầu vào bằng nhiều biện pháp khác nhau như: Có chiến lược nghiên cứu và thâm nhập thị trường trong nước, thị trường thế giới thích hợp nhằm mở rộng thị trường làm tăng thị phần của Công ty. Xây dựng phương án kinh doanh với khối lượng, chất lượng, kết cấu hàng phù hợp, có giá bán hợp lý, và tổ chức thực hiện tốt các phương án đó để có đủ lượng hàng cung ứng tốt cho nhu cầu của thị trường. Nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm bằng cách trang bị máy móc công nghệ tiên tiến hiện đại, nắm bắt kịp thời yêu cầu kỹ thuật của từng thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài để đáp ứng, nâng cao trình độ tổ chức quản lý, tay nghề của công nhân….nhằm tăng cường sức cạnh tranh của sản phẩm, đẩy mạnh bán ra trên các thị trường. Tăng doanh thu bằng cách sử dụng nhiều phương thức, kinh doanh phong phú như bán qua kho, qua đại lý và công ty cũng nên cho nhân viên kinh doanh gọi điện thoại, hoặc tiếp cận trực tiếp với khách hàng vào lĩnh vực sản xuất có nhu cầu sử dụng hàng của công ty, bán hàng trên mạng.. Vận dụng tốt các chiến lược marketting mix để hỗ trợ đắc lực cho công tác tiêu thụ sản phẩm. Có cơ sở vật chất kỹ thuật, mạng lưới kinh doanh, lao động tiền vốn đầy đủ để phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Không ngừng nâng cao sức mạnh, và uy tín của Công ty trên thị trường, có các chứng chỉ quốc tế cần thiết như ISO, ......để tăng sức cạnh tranh, có điều kiện đứng vững và phát triển trên thị trường trong mọi điều kiện. Giảm chi phí để từ đó có điều kiện tăng lợi nhuận, tăng sức sinh lời của các yếu tố đầu vào bằng cách: Giảm chi phí giá vốn là áp dụng các biện pháp giảm giá thành để sản xuất sản phẩm hàng hoá vì trong quá trình phân tích ta thấy chi phí này tăng lên rất cao. Nhà quản trị phải xem xét từ khâu thiết kế sản phẩm đến khâu sử dụng nguyên, nhiên vật liệu tối ưu. Sau đó, đến khâu xây dựng định mức tiêu hao nguyên, nhiên, vật liệu. Kiểm soát chi phí ở từng khâu công đoạn công nghệ sản xuất ra sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, nâng cao công suất sử dụng máy móc thiết bị và TSCĐ. Tăng lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh nhờ có nghệ thuật trong kinh doanh.Biết lựa chọn những mặt hàng kinh doanh thích hợp trong từng thời điểm để đáp ứng nhu cầu tức thời, lấp lỗ hỏng của thị trường và tính toán kỹ thoả mãn các đơn đặt hàng bổ sung để khai thác tối đa năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty. - Biết tận dụng tối đa đồng vốn từ bên ngoài để mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả kinh doanh làm tăng doanh thu và lợi nhuận. - Có nghệ thuật trong sử dụng nguồn nhân lực để phát huy tối đa năng lực, trách nhiệm của người lao động nhằm tăng năng suất lao động, tăng mối quan hệ khả năng giao tiếp từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty. - Phân tích kỹ các nhân tố bên trong bên ngoài, sự biến động và từng tình huống trên thị trường để có biện pháp tận dụng những cơ hội vàng trên thị trường và khắc phục những rủi ro trong kinh doanh. - Quản lý đồng vốn chặt chẽ, nâng cao trình độ sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, có nghệ thuật sử dụng đồng vốn để tăng doanh thu, lợi nhuận, tăng hiệu quả sử dụng đồng vốn ở Công ty. Kế hoạch doanh thu cho năm tiếp theo là một kế hoạch tài chính quan trọng, có kế hoạch doanh thu mới dự đoán được luồng tiền vào của doanh nghiệp, từ đó mới có kế hoạch thu chi hợp lý. 3.2.4. Giải pháp 4:Sử dụng nguồn nhân lực cho công tác phân tích tài chính. 3.2.4.1. Mục đích thực hiện sử dụng nguồn nhân lực cho công tác phân tích tài chính Cán bộ chuyên trách về phân tích tình hình tài chính, công việc này do các nhân viên phòng Tài chính - kế toán thực hiện nên Công ty đã cử nhân viên đi bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm cũng cần phải tuyển thêm người chuyên trách việc phân tích tài chính của Công ty hoặc cắt cử người có năng lực trong số nhân viên của Công ty để đào tạo thực hiện công tác phân tích tài chính này. Ban quản trị công ty luôn nhắc nhở thường xuyên các cán bộ quản lý nói chung và các cán bộ phân tích nói riêng về việc áp dụng các văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh mới được ban hành để thực hiện tốt công tác tổ chức nguồn nhân lực tại Công ty đáp ứng cho việc phân tích tài chính của công ty chính xác và trung thực. Công ty thường xuyên tổ chức thi tuyển nhằm chọn ra những cán bộ trẻ có nghiệp vụ về tài chính doanh nghiệp, năng động, sáng tạo, góp phần nâng cao hiệu quả công việc phân tích tài chính tại đây. 3.2.4.2. Cách thức thực hiện sử dụng nguồn nhân lực cho công tác phân tích tài chính: Con người đóng quan trọng trong công tác phân tích tài chính, việc phân tích này không thể giao phó cho một người không có nghiệp vụ vững chắc để thực hiện. Do đó, chất lượng phân tích tài chính phụ thuộc rất nhiều yếu tố trong đó yếu tố con người có ảnh hưởng rất lớn. Nếu tất cả các yếu tố có tác động đến phân tích tài chính đều thuận lợi nhưng công tác phân tích được giao cho người yếu về chuyên môn nghiệp vụ phân tích, thiếu đầu óc quan sát…..thì chắc chắn sẽ không đáng tin cậy, phiến diện và các quyết định đưa ra không đáng tin cậy. Thông thường các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, không có công tác phân tích tài chính, hoặc nếu có thì giao cho các phòng tài chính kế toán thực hiện mà chuyên môn chính của họ là kế toán chứ không phải tài chính. Công ty Thanh Long cũng không phải ngoại lệ. Việc phân tích tài chính của Công ty mới chỉ được thực hiện dưới chính thức thuyết minh báo cáo tài chính, chưa tạo đủ cơ sở để đánh giá toàn diện tình hình tài chính của Công ty. Hơn nữa, những thay đổi của hệ thống kế toán, pháp luật Việt Nam có thể nói là thường xuyên. Vì vậy trong thời gian tới, Công ty cần có sự đầu tư thích đáng, có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ kế toán để nâng cao chất lượng phân tích. 3.2.5. Một số giải pháp khác Nâng cao hiệu qủa sử dụng tài sản ngắn hạn và tăng cường công tác quản lý tài sản ngắn hạn thì cần phải có 2 yếu tố sau: thoả mãn cho quá trình sản xuất kinh doanh và tiếp kiệm được chi phí ở mức tối đa. Việc quản lý tài sản ở đây thực chất là quản lý sản xuất, quản lý tiền mặt, quản lý nguyên vật liệu và hàng tồn kho để làm tốt công tác này cần thực hiện: - Thông qua tìm hiểu thị trường để dự báo nhu cầu thị trường, từ đó đưa ra kế hoạch sản xuất phù hợp. Nếu tổ chức tốt quá trình sản xuất thì cần được coi là một giải pháp nhằm cho quá trình hoạt động thông suốt, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận hạn chế tối đa tình trạng ngừng việc của máy móc thiết bị và ứ đọng vật tư. - Quản lý chặt chẽ việc sử dụng vật tư theo định mức nhằm giảm thiểu chi phí trong giá thành sản xuất sản phẩm - Tổ chức tốt quá trình lao động tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân thực hiện trôi chảy. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định: trong quá trình sản xuất và kinh doanh TSCĐ là loại công cụ không thể thiếu, vai trò của nó đối với sản xuất sản phẩm nhất là chất lượng sản phẩm yếu tố hàng đầu của sản xuất. TSCĐ được thể hiện ở máy móc thiết bị, nhà xưởng, đất đai..Chính vì vậy mà hiệu quả của TSCĐ rất quan trọng đối với mỗi Công ty cũng như hiệu quả của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh. Trong thời gian tới Công ty cần nâng hiệu quả sử dụng TSCĐ hơn nữa, cụ thể như sau: - Trước tiên phải sắp xếp dây chuyền sản xuất sao cho hợp lý sao cho hợp lý khai thác hết công suất thiết kế, nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị, sử dụng triệt để diện tích sản xuất nhằm giảm chi phí khấu hao cho TSCĐ. - Phân cấp quản lý TSCĐ cho phân xưởng, bộ phận trong công ty nhằm nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý. Chấp hành theo quy trình bảo dưỡng, sữa chữa. Tăng cường huy động nguồn vốn kinh doanh: tăng cường nguồn vốn kinh doanh thể hiện tìm lực của Công ty. Tuy nhiên, nếu nhiều về số lượng mà làm mất đi tính hiệu sử dụng vốn thì tình hình tài chính của Công ty chưa tốt. Do đó, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và bảo tồn vốn là mục tiêu quan trọng đặt ra cho Công ty. Vậy, để năng cao hiệu quả sử dụng vốn thì cần phải: - Nâng cao tổng doanh thu thuần, đây là mục tiêu hàng đầu của Ban giám đốc và toàn bộ cán bộ công nhân viên. Trong thực tế công ty còn non trẻ, nhưng những năm qua doanh thu tăng lên một cách rõ rệt. Tuy nhiên tăng doanh thu thì phải mở rộng sản xuất kinh doanh, có hệ thống bán hàng chuyên nghiệp thu hút khách hàng tiềm năng.. Bên cạnh đó, phải có biện pháp nâng cao khả năng huy động vốn. Việc huy động vốn tuỳ theo điền kiện cụ thể mà huy động phù hợp có thể huy động từ cán bộ công nhân viên và trả lãi hàng năm tạo điều kiện tăng thu nhập cho họ hoặc khuyến khích các đói tác bỏ thêm vốn đầu tư. Đây là biểu hiện tốt nếu Công ty áp dụng chính sách tín dụng hợp lý. 3.2.6. Một số kiến nghị đối với Nhà Nước: Qua nghiên cứu phân tích tài chính, chúng ta đã thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của nó đối với Công ty. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại, mức độ cạnh tranh giữa các công ty ngày càng khốc liệt, các Công ty không ngừng tìm kiếm các biện pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính. Và các giải pháp đưa ra ở trên là thiết thực đối với Công ty. Tuy nhiên, để các giải pháp được thực hiện tốt, có động lực thúc đẩy đối với Công ty thì từ phía Nhà nước cần có sự hỗ trợ tích cực thông qua việc ban hành các quy định, các chính sách cụ thể về phân tích tài chính, quản lý tài chính, môi trường kinh doanh thuận lợi... cho các Công ty. Xuất phát từ suy nghĩ đó em xin đề xuất một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước: - Hiện nay các Công ty nhập khẩu đang phải đối mặt với cuộc cạnh tranh không cân sức giữa hàng nhập khẩu và hàng nhập lậu, đó là sự chênh lệch khá lớn về giá cả. Sở dĩ có điều này là do sự buôn lậu hiện vẫn hoành hành trên phạm vi khó có thể kiểm soát. Việc tràn lan hàng nhập lậu ở tất cả các chủng loại đã gây ra không ít khó khăn cho Công ty trong việc tiêu thụ hàng hoá trên thị trường nội địa và đó có thể là nguyên nhân trực tiếp làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. Để giúp Công ty thoát khỏi tình trạng này Nhà nước cần tăng cường phối hợp với ban ngành có liên quan để ngăn chặn tình trạng nhập lậu một cách triệt để càng sớm càng tốt. - Để có chuẩn mực, thước đo đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, Nhà nước phải quy định về việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu ngành. Bởi lẽ chỉ tiêu ngành sẽ cung cấp thông tin quan trọng cho các công ty, nó là cơ sở tham chiếu để các nhà phân tích có thể đưa ra các nhận xét, đánh giá, kết luận về hoạt động tài chính của công ty mình một cách chính xác. Tuy nhiên, hiện nay, chúng ta đã có chỉ tiêu trung bình ngành nhưng chưa đầy đủ và không kịp thời, chưa thể hiện được vai trò tham chiếu nên gây ra cho công ty nhiều khó khăn, lúng túng khi đối chiếu đánh giá hoạt động của Công ty mình. Do đó, Chính phủ cần sớm có những văn bản hướng dẫn việc xây dựng và cung cấp hệ thống chỉ tiêu trung bình các ngành. Các cơ quan có trách nhiệm cần phối hợp xây dựng để có sự thống nhất trong toàn nền kinh tế, bảo đảm tính chuẩn mực, khách quan cho những chỉ tiêu này. - Mặt khác để nâng cao hoạt động tài chính của Công ty, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế quản lý tài chính đối với Công ty. Hệ thống cơ chế quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng trong quản trị tài chính Công ty. Đây là cơ sở pháp lý thống nhất để các đơn vị tiến hành hạch toán kinh doanh, lập các báo cáo tài chính phục vụ cho công tác phân tích tài chính và quản trị tài chính đơn vị mình. - Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Công ty Nhà nước cần xây dựng thị trường tài chính, thị trường vốn ổn định, phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam để mở rộng kênh dẫn vốn thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, các quỹ, các công ty tài chính trên thị trường để các công ty có thể huy động vốn dễ dàng hơn, có thêm điều kiện để mở rộng sản xuất kinh doanh. KẾT LUẬN Cũng như bất kỳ một công ty nào tình hình tài chính của Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Thanh Long là vấn đề đáng quan tâm của hoạt động quản trị, Ban lãnh đạo Công ty cũng như các đối tượng khác có liên quan. Tình hình tài chính, quy mô tài sản nguồn vốn, hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh và khả năng sinh lời cũng như tình hình công nợ và khả năng thanh toán của Công ty có sự tăng trưởng vượt bậc song bên cạnh đó cũng còn có vấn đề tồn đọng cần khắc phục để từng bước đứng vững trên thương trường. Tuy nhiên, với khả năng nhận thức và tìm hiểu thực tế còn nhiều hạn chế, cùng với thời gian nguyên cứu có hạn, mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng để tìm hiểu và vận dụng những kiến thức đã được trang bị ở nhà trường vào việc nguyên cứu khóa luận thực tập này, nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía các thầy (cô) và các anh (chị) phòng kế toán Công ty để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Cuối cùng Tôi xin chân thành cảm ơn cô Ngô Ngọc Cương cùng các anh chị phòng kế toán Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Thanh Long đã tận tình giúp đỡ Tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Minh Kiều(2007), Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống Kế 2. GVC. Nguyễn Thị Mỵ, TS. Phan Đức Dũng, Phân tích hoạt động kinh doanh, 2008, NXB Thống Kê, tại Công ty XNK Nghành In TP.HCM. 3. PGS.TS. Lưu Thị Hương, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, 2005, NXB Thống kê, tại Công ty in &Văn hoá phẩm.. 4. GSTS .Võ Thanh Thu, Th.s. Ngô Thị Hải Xuân, Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh thương mại, 2006, NXB Lao Động –Xã hội, tại Xưởng in - Công ty Phát triển công nghệ và truyền hình Tại TP.HCM. 5. www.kienthuctaichinh.com 6. www.taileu.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI DUNG CHI TIET KHOA_LUAN_-THUONG_2011-33(2).doc