Đề tài Phân tích công ty- Những nguyên tắc cơ bản

Tài liệu Đề tài Phân tích công ty- Những nguyên tắc cơ bản: Chương I: Các nguyên tắc cơ bản phân tích công ty I/ Sự tăng trưởng: Sự tăng trưởng là điểm nhìn khái quát đầu tiên của nhà đầu tư khi nhìn vào công ty mà mình định đầu tư.Khi nghiên cứu về sự tăng trưởng của một công ty bất kỳ nào nhà đầu tư cần phải tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi sau: Công ty tăng trưởng nhanh như thế nào? Nguồn gốc của sự tăng trưởng? Sự tăng trưởng đó có bền vững và duy trì bao lâu? 1/ Tốc độ tăng trưởng như thế nào? Tốc độ tăng trưởng cao là yếu tố quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên nó cũng là cạm bẫy cho các nhà đầu tư. Một công ty có thể có một lịch sử tăng trưởng đều đặn ở những mức tăng trưởng cao nhưng đó có thể là một cơ hội đầu tư tốt trong hiện tại nhưng trong tương lai thì đó là vấn đề cần phải xem xét lại. Bởi vì không có gì là chắc chắn trong tương lai, tăng trưởng thu nhập nhanh chóng không phải lúc nào cũng duy trì trong nhiều năm. Những công ty tăng trưởng và tích lũy nhiều lợi nhuận sẽ nhanh chóng thu hút sự chú ý của các công ty trong cùng...

doc37 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1067 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích công ty- Những nguyên tắc cơ bản, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I: Các nguyên tắc cơ bản phân tích công ty I/ Sự tăng trưởng: Sự tăng trưởng là điểm nhìn khái quát đầu tiên của nhà đầu tư khi nhìn vào công ty mà mình định đầu tư.Khi nghiên cứu về sự tăng trưởng của một công ty bất kỳ nào nhà đầu tư cần phải tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi sau: Công ty tăng trưởng nhanh như thế nào? Nguồn gốc của sự tăng trưởng? Sự tăng trưởng đó có bền vững và duy trì bao lâu? 1/ Tốc độ tăng trưởng như thế nào? Tốc độ tăng trưởng cao là yếu tố quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên nó cũng là cạm bẫy cho các nhà đầu tư. Một công ty có thể có một lịch sử tăng trưởng đều đặn ở những mức tăng trưởng cao nhưng đó có thể là một cơ hội đầu tư tốt trong hiện tại nhưng trong tương lai thì đó là vấn đề cần phải xem xét lại. Bởi vì không có gì là chắc chắn trong tương lai, tăng trưởng thu nhập nhanh chóng không phải lúc nào cũng duy trì trong nhiều năm. Những công ty tăng trưởng và tích lũy nhiều lợi nhuận sẽ nhanh chóng thu hút sự chú ý của các công ty trong cùng ngành thậm chí là ngoài ngành và sẽ nhanh chóng bị các công ty này giành lấy thị phần. Chúng ta không thể nhìn con số trên bề mặt bên ngoài mà đánh giá khả năng đầu tư vào công ty đó. Con số tương đối về tỷ số tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận chỉ là phần nổi của tảng băng trôi mà thôi. Phần chìm mà các nhà đầu tư cần phải xét đến là chất lượng của sự tăng trưởng. Tăng trưởng như vậy là đâu mà có? Tăng trưởng là do bán hàng nhiều hơn, gia nhập thị trường mới, tung ra những sản phẩm mới hay do các thủ thuật kế toán mới…? Vấn đề này sẽ được nhóm trình bày cụ thể hơn ở phần tiếp theo. 2/ Nguồn gốc của tăng trưởng : Tăng trưởng doanh số có thể điều chỉnh tăng trưởng lợi nhuận. Tuy nhiên một số công ty có thể dùng một số thủ thuật để làm tăng lợi nhuận ròng từ đó làm cho tăng trưởng lợi nhuận có thể tăng nhanh hơn so với tăng trưởng doanh số trong thời gian dài. Các yếu tố góp phần tăng trưởng thu nhập phải kể đến như: Tăng trưởng do tăng trưởng doanh số Tăng trưởng do cắt giảm chi phí Tăng trưởng do các thủ thuật kế toán 2.1/ Tăng trưởng doanh số: Tăng trưởng doanh số xuất phát từ bốn nguyên nhân sau: 2.1.1/ Bán nhiều hàng hóa và cung cấp nhiều dịch vụ hơn. Bán nhiều hàng hóa và cung cấp nhiều dịch vụ hơn là cách đơn giản nhất. Bạn cố gắng bán thật nhiều hàng hóa và dịch vụ, bạn có thể sử dụng các chiến lược marketing: nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, hậu mãi…để thu hút khách hàng, hãy sáng tạo và làm những gì tốt hơn đối thủ để chiếm lấy thị phần của đối thủ. Ví dụ trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet Việt Nam hiện có 6 doanh nghiệp chính thức cung cấp dịch vụ Internet là VDC, Viettel, FPT Telecom, NetNam, SPT và EVN Telecom. VDC đang chiếm tới khoảng 70% thị phần Internet băng rộng. VDC đã làm gì để có một thị phần lớn như vậy? Chúng ta hãy nhìn số liệu về sự tăng trưởng của VDC những năm gần đây. Năm 2009, với việc doanh nghiệp chính thức ra mắt cổng tiện ích tổng hợp MegaVNN Plus với 7 dịch vụ MegaShare, MegaVstar, MegaSecurity, MegaWeb, MegaE-Meeting, MegaE-learning, MegaE-School đã góp phần tạo ra nội dung mới cho khách hàng của dịch vụ MegaVNN. Lưu lượng sử dụng dịch vụ đã tăng lên đáng kể với 200 triệu Mb/tháng.Thương hiệu và thị phần dịch vụ trên thị trường đã có sự cải thiện đáng kể. Từ 60% năm 2008, VDC đã giành tới 72% thị phần dịch vụ Internet toàn quốc. Doanh thu toàn mạng dịch vụ MegaVNN đạt trên 3 ngàn tỷ đồng, bằng 172% so với năm 2008. Thuê bao MegaVNN đã tăng mạnh, tới 134% so với năm 2008. Bên cạnh MegaVNN, tỷ trọng doanh thu năm 2009 của VDC đã cho thấy vai trò quan trọng của các dịch vụ Internet trực tiếp đang được cung cấp. Dịch vụ Internet trực tiếp đã có mức tăng trưởng ấn tượng, bằng 252% so với năm 2008. Kết quả này đạt được nhờ VDC đã nắm bắt, đón đầu xu hướng, nhu cầu sử dụng dịch vụ kết hợp với Internet trong nước tốc độ cao và Internet đi quốc tế. Như vậy VDC đã nổ lực để cung cấp cho khách hàng tốt nhất và kết quả nó đã chiếm được vị thế anh cả trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet. 2.1.2/Tăng giá: Tăng giá có thể là cách tốt để để công ty gia tăng doanh thu của mình. Tuy nhiên đối với những công ty mới gia nhập thị trường, chưa có tiếng nói trên thị trường thì chiến lược tăng giá chưa hẳn là một chiến lược tốt vì nó có thể bị phản tác dụng, khách hàng sẽ phản ứng không tốt đối với sản phẩm có khi dẫn đến doanh thu bị giảm. Những công ty có thương hiệu mạnh hoặc thị trường ổn định áp dụng chiến lược này mới có khả năng thành công trong thời gian dài. Chẳng hạn như Ford đã công bố lợi nhuận ròng của công ty trong quý II năm 2010 đạt 2,6 tỷ USD, hoàn thành 6 tháng đầu năm làm ăn có lãi nhất trong vòng hơn một thập kỷ trở lại đây. Kết quả này có được nhờ việc tăng giá các mẫu xe mới. CEO Alan Mulally đã “đại tu” toàn bộ danh mục sản phẩm của Ford, cho thiết kế lại các xe như Taurus và Fusion, đồng thời bổ sung một số trang bị như ghế da sưởi điện và các thiết bị điện tử điều khiển bằng giọng nói. Ông cũng yêu cầu nâng cao chất lượng, rồi tăng giá xe, giúp Ford thù về 1,1 tỷ USD từ việc tăng giá xe trong quý II và khiến hoạt động kinh doanh ô tô của công ty trên toàn thế giới trở nên có lãi. Ford đã thu về 4,7 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm nay, mức lợi nhuận nửa đầu năm lớn nhất của công ty kể từ năm 1998, và là quý thứ 5 lãi liên tiếp. Cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận của Ford đạt 2,26 tỷ USD. 2.1.3/Bán những hàng hóa và dịch vụ mới: Nếu công ty của bạn không có nhiều thị phần thì bạn có thể tăng doanh số bằng cách bán những sản phẩm mà bạn chưa từng bán trước đây. Những sản phẩm mới chưa có trên thị trường sẽ thu được sức hút lớn từ sự quan tâm của khách hàng nhưng bạn cần nhanh chân để tăng doanh thu trước khi phân khúc thị trường, khách hàng tiềm năng của bạn bị các đối thủ cạnh tranh khác “nhòm ngó”. Trường hợp của Masan là một minh chứng. Nhờ chiến lược kinh doanh đúng đắn mà kết quả kinh doanh của Masan Food trong những năm gần đây tăng trưởng rất ấn tượng. Trong giai đoạn 2006-2008, doanh thu của công ty tăng trưởng bình quân 84% năm (từ 571 tỷ lên 1.922 tỷ đồng), lợi nhuận sau thuế tăng bình quân 263% từ 29 tỷ lên 380 tỷ đồng.  Trong năm 2007 công ty đã tung ba sản phẩm mới ra thị trường: Nước tương Tam Thái Tử: Kết quả là Tam Thái Tử đã độc chiếm thị trường nước tương trung - thấp cấp và chỉ sau 1 tháng tung hàng đã mang lại lợi nhuận cho công ty – có thể nói là hiếm có mặt hàng nào trên thế giới có được thành công như vậy. Tam Thái Tử hiện cũng đã được đưa ra thị trường miền Bắc và bước đầu đã có những thành công. Mì ăn liền khoai tây Omachi: là sản phẩm mì ăn liền đầu tiên ở Việt Nam có thành phần khoai tây, Omachi “Ăn Ngon Mà Không Sợ Nóng” được đưa ra thị trường từ cuối tháng 6/2007. Độc đáo, khác biệt, tốt cho sức khỏe, quảng cáo hấp dẫn và hệ thống phân phối dầy đặc/hiệu quả đã đưa Omachi lên vị trí dẫn đầu trong phân khúc mì ăn liền cao cấp cũng như đưa thị phần mì của chúng ta tăng gấp 5 lần so với năm 2006. Nước mắm Nam Ngư: với mục tiêu thành công trong thị trường nước mắm truyền thống với hàng trăm đối thủ trên thị trường toàn quốc và hàng chục đối thủ tại mỗi địa phương khác nhau, bên cạnh việc tăng thị phần của nước mắm cao cấp Chin-su, cuối tháng 11/2007 chúng ta đã đưa ra thị trường nước mắm trung cấp Nam Ngư. Hấp dẫn ngay từ cái tên, an toàn “Hoàn Toàn Không Có U-Rê”, ngon, vừa túi tiền của đa số người tiêu dùng, đúng thời điểm và phân phối tốt đã đưa doanh số Nam Ngư tăng gấp 2-3 lần / tháng cho đến thời điểm hiện nay. Theo phân tích của CTCP chứng khoán Bản Việt (VCSC), sự tăng trưởng mạnh trong các năm qua của Masan Food là do: Doanh thu tăng trưởng cao nhờ tăng thị phần các sản phẩm hiện hữu và tung các sản phẩm mới. Công ty chú trọng tới các dòng sản phẩm cấp trung vì phân khúc thị trường của các sản phẩm này là rất lớn. Cải thiện đáng kể biên lợi nhuận.Điều này xuất phát từ việc công ty đã chuyển hướng từ xuất khấu sang thị trường nội địa, loại bỏ một số sản phẩm có biên lợi nhuận thấp và không hiệu quả. Đồng thời phát triển các mặt hàng cao cấp có biên lợi nhuận cao. Rõ ràng việc tung ra các sản phẩm mới đã góp phần tăng doanh thu đáng kể cho Masan Food Như vậy, mục tiêu của cách phân tích sự tăng trưởng của doanh thu là để hiểu vì sao một công ty tăng trưởng. Bạn biết được bao nhiêu tăng trưởng xuất phát từ việc tăng giá, bao nhiêu là xuất phát từ tăng sản lượng, bao nhiêu là do tăng thị phần… Sự tăng trưởng đó có thể tiếp tục hay chấm dứt trong tương lai. 2.1.4/Mua công ty khác: Nguyên tắc then chốt đằng sau việc mua một công ty là nhằm tăng giá trị lớn hơn nhiều lần cho cổ đông chứ không chỉ là tổng của hai công ty. Những người trong ngành đã quá quen thuộc với câu: Một cộng một bằng ba là phương trình này là động lực đặc biệt cho một thương vụ mua bán và sáp nhập. Nguyên lý này đặc biệt hữu ích khi các công ty rơi vào những thời kỳ khó khăn do cạnh tranh, thị trường hay bất kỳ yếu tố nào. Những công ty lớn sẽ mua lại các công ty khác nhằm tạo nên một công ty mới có sức cạnh tranh hơn và giảm thiểu chi phí. Các công ty sau khi mua lại công ty sẽ có cơ hội mở rộng thị phần lớn hơn và đạt được hiệu quả kinh doanh tốt hơn. Những công ty nhỏ là đối tượng bị mua cũng sẵn sàng để công ty khác mua vì như vậy sẽ tốt hơn nhiều là bị phá sản hoặc rất khó khăn tồn tại trên thị trường. Lợi ích mà các doanh nghiệp kỳ vọng sau mỗi thương vụ mua lại công ty bao gồm: Giảm nhân viên, đạt được hiệu quả dựa vào quy mô vì quy mô lớn cũng giúp giảm thiểu chi phí, trang bị công nghệ mới, tăng cường thị phần và danh tiếng trong ngành, vị thế của công ty mới sau khi sáp nhập sẽ tăng lên trong mắt cộng đồng đầu tư… Tháng 1/2009 vừa rồi, Verizon đã chi ra 28,1 tỷ USD mua lại Alltel để có cơ hội bước chân vào thị trường các khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa. Tập đoàn Verizon, cổ đông chính của Verizon Wireless, cho biết năm 2008 doanh thu của hãng này đã tăng lên 16,4% so với năm 2007. Một ví dụ gần đây, ngày 1/3/2010, hãng bảo hiểm Prudential tại Anh thông báo họ đã đạt được thỏa thuận về việc mua chi nhánh tại châu Á của AIG với giá 35,5 tỷ USD. Prudential sẽ trả 25 tỷ USD bằng tiền mặt và 10,5 tỷ USD bằng cổ phiếu cùng các loại chứng khoán khác. Một ví dụ gần đây, ngày 1/3/2010, hãng bảo hiểm Prudential tại Anh thông báo họ đã đạt được thỏa thuận về việc mua chi nhánh tại châu Á của AIG với giá 35,5 tỷ USD. Prudential sẽ trả 25 tỷ USD bằng tiền mặt và 10,5 tỷ USD bằng cổ phiếu cùng các loại chứng khoán khác. AIA là chi nhánh lâu đời và kinh doanh hiệu quả nhất của AIG, phục vụ hơn 20 triệu người tại châu Á, còn Prudential có hơn 11 triệu khách hàng trong khu vực này. Vì vậy, sau khi thương vụ hoàn tất, Prudential sẽ trở thành hãng bảo hiểm lớn nhất tại Việt Nam, Hong Kong, Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines và là hãng bảo hiểm nước ngoài lớn nhất tại Trung Quốc, Ấn Độ. Harvey McGrath, Chủ tịch Prudential, khẳng định mua AIA sẽ là một thương vụ thành công: "Sự kết hợp giữa Prudential và AIA là ý tưởng tuyệt vời. Chúng tôi sẽ trở thành hãng bảo hiểm nhân thọ hàng đầu trong các thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh tại Đông Nam Á" . Tuy nhiên, những kết quả từ quá khứ về các vụ chuyển nhượng đều bị thất bại. Nguyên nhân vì sao? Các vụ chuyển nhượng đều thất bại khi đề nghị món tiền lời cho cổ đông công ty đang bị mua lại. Các công ty đi mua lại phải giữ cho công ty bị mua lại càng lúc càng lớn hơn để duy trì sự tăng trưởng như trước đây, và một công ty càng lớn thì càng khó quản lý, kiểm soát. Ngoài ra việc mua lại cần phải tốn rất nhiều thời gian, công sức và chi phí. Các công ty mua lại luôn đưa ra các chi phí liên quan đến hợp nhất thường trình bày vòng vo kết quả tài chính của họ, kết quả của những công ty bị mua lại có thể bị làm mờ đi trong sự hỗn độn liên quan đến việc sát nhập. Mục tiêu của những nhà đầu tư thành công là mua công ty tốt chứ không phải tạo nên một vụ chuyển nhượng và sát nhập thành công. Bạn không biết công ty sẽ tăng trưởng bao nhiêu khi không có chuyển nhượng thì bạn không nên mua cổ phiếu bởi vì bạn không bao giờ biết được khi nào vụ chuyển nhượng đó sẽ dừng lại. 2.2/ Tăng trưởng do cắt giảm chi phí: Cắt giảm chi phí ở đây không phải được hiểu theo nghĩa thắt lưng buộc bụng, thắt chi phí đến mức thấp nhất mà làm thế nào điều tiết chi phí một cách hợp lý nhằm có cơ hội tăng doanh thu, lợi nhuận. Một tổ chức có thể cắt bỏ sự phức tạp không cần thiết trong cách tiến hành kinh doanh. Điều này không chỉ giúp giảm chi phí, mà còn mang lại sự hài lòng lớn hơn cho khách hàng nhờ vào việc bỏ bớt những hoạt động không cần thiết. Đôi khi, cách tốt nhất để cắt giảm chi phi chính là “sa thải” những khách hàng đắt giá và có chi phí duy trì quan hệ cao khiến bạn phải hứng chịu sự phức tạp hoặc các hoạt động dịch vụ đắt hơn giá trị mà khách hàng đó có thể mang lại. Best Buy nhận ra rằng rất nhiều các chi phí của họ bắt nguồn từ một vài khách hàng có cách cư xử không tốt. Ví dụ, những người mua đi mua lại và trả lại những món hàng đã tạo ra chi phí khổng lồ đối với hoạt động quản lý và kiểm kê. Do vậy Best Buy theo dõi và hạn chế những loại hành vi này. Các nhà bán lẻ quần áo cũng áp dụng cách thức này. Ngân hàng trên mạng ING Direct thường xuyên "sa thải" những khách hàng quá đòi hỏi, sử dụng quá mức dịch vụ tư vấn điện thoại hay quản lý của ngân hàng. American Express cũng đang đề nghị một nhóm khách hàng một thẻ quà tặng trị giá 300 đôla để thanh toán khoản nợ của họ và xóa bỏ các thẻ mua hàng của họ. Việc cắt giảm chi phí được xem như những chương trình ngắn hạn chứ không phải lâu dài. Thậm chí, sau những chiến dịch cắt giảm chi phí thành công, nhiều doanh nghiệp lại thấy rằng: ở các bộ phận khác, chi phí lại gia tăng hoặc các đối thủ cạnh tranh đuổi kịp họ. Cuối cùng, doanh nghiệp lại phải đối mặt với những khó khăn khác phát sinh xuất phát từ việc cắt giảm chi phí. Thủ thuật cắt giảm các chi phí hữu ích như chi phí nghiên cứu và phát triển, quảng cáo, duy tu bảo dưỡng thiết bị… cũng là một cách có thể làm tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, vì các chi phí này có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của DN về lâu dài, nên sử dụng giải pháp này đồng nghĩa với các việc hy sinh các khoản lợi nhuận tiềm năng trong tương lai. 2.3/Tăng trưởng do thủ thuật kế toán: Có nhiều Doanh nghiệp áp dụng các biện pháp sau để tự tạo tăn trưởng nhờ vào các thủ thuật kế toán như: Lợi dụng các ước tính kế toán. Bằng cách lợi dụng các ước tính kế toán như: các khoản dự phòng, chi phí trả trước, chi phí trích trước và khấu hao tài sản cố định, DN có thể tăng hoặc giảm chi phí theo ước muốn chủ quan để có được con số lợi nhuận mong muốn. Cụ thể: với khấu hao, theo luật định, danh mục tài sản cố định tại DN buộc phải thực hiện khấu hao trong khoảng thời gian nhất định và đây là cơ sở để lựa chọn nhằm tăng hoặc giảm chi phí có thể với chi phí khấu hao. Ghi nhận trước doanh thu và lợi nhuận đối với các hoạt động có thời gian dài. Thủ thuật này thường được áp dụng trong các DN xây dựng. DN có thể tăng doanh thu và lợi nhuận thông qua việc thực hiện giao dịch vào cuối kỳ kế toán với khách hàng mà không yêu cầu khách hàng thanh toán ngay (do được chiếm dụng vốn nên họ sẵn sàng chấp nhận). Thủ thuật này thực tế là việc chuyển doanh thu và lợi nhuận của kỳ sau sang kỳ báo cáo. 3/ Chất lượng của tăng trưởng: Có nhiều cách khác nhau để tạo ra sự tăng trưởng tốt nhất là khi ta tập trung sự chú ý vào tăng trưởng lợi nhuận hơn là tăng trưởng doanh số. Như đã trình bày ở phần trên có nhiều màu sắc khác nhau để có thể vẽ ra một bức tranh tăng trưởng lợi nhuận ngay cả khi không sử dụng đến tăng trưởng doanh số. Đó có thể là thay đổi thuế suất, mua lại cổ phần, lãi từ trợ cấp, lợi nhuận nhận một lần (thường từ bán công ty), cắt giảm chi phí quá mức…Chúng ta cần phải quan tâm đến chất lượng của sự tăng trưởng. Liệu thật sự công ty đó tăng trưởng hay là nó được ngụy trang bằng những thủ thuật trên. Bất kỳ khi nào tăng trưởng lợi nhuận vượt xa tăng trưởng doanh số trong một thời gian dài thì chúng ta cũng nên nghiên cứu kỹ. Sự khác biệt lớn giữa tỷ lệ tăng trưởng của thu nhập ròng và thu nhập hoạt động hoặc dòng tiền hoạt động cũng là vấn đề mà chúng ta phải lưu tâm.Chúng ta hãy xem xét sự tăng trưởng của IBM trong những năm sau: Bảng 5.1 Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của IBM (triệu đô) Tỷ lệ tăng trưởng 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Doanh số 12.3 5.6 3.4 4.0 8.2 1.0 -2.9 5.5 TN hoạt động 51.7 13.2 5.8 0.7 30.2 -2.5 -20.1 -26.9 EPS 43.7 41.4 17.6 9.3 25.2 7.8 -2.0 -28.0 Bảng 5.2 Dòng tiền hoạt động hàng năm của IBM (triệu đô) IBM 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Dòng tiền 10.7 10.3 8.9 9.3 10.1 9.3 14.3 13.8 Trong bảng 5.1, từ năm 1995 đến 1999 tỷ lệ tăng trưởng trong doanh số qua các năm ở mức trung bình khoảng 5%, tuy nhiên EPS lại tăng trưởng ở mức khá cao trung bình khoảng 17%. Rõ ràng ở đây có sự chênh lệch giữa tăng trưởng doanh số và tăng trưởng EPS. Tuy nhiên dòng tiền những năm 90 đã phản ánh chất lượng tăng trưởng EPS có một điểm gì đó đáng nghi ngờ. Dòng tiền những năm nay tăng trưởng khá chậm thậm chí có năm năm sau còn thấp hơn cả năm trước.Vậy vì sao EPS của IBM lại hấp dẫn như vậy? Có mấy nguyên nhân sau đã điều chỉnh EPS của IBM: Thuế suất của công ty giảm từ 46% trong năm 1995 xuống khoảng 30% vào những năm cuối thập niên. Công ty đã cắt giảm đáng kể tổng chi phí quản lý. Công ty đã mua lại một phần cổ phiếu của mình, số cổ phần lưu hành ít hơn làm cho EPS cao hơn. Tăng trưởng ở chất lượng thấp không có nghĩa là công ty cố tình làm méo mó sổ sách mà đơn thuần đó là sự tăng trưởng không thể duy trì được trong tương lai. Khi ta không xác định được nguồn gốc của sự tăng trưởng hoặc sự khác biệt quá lớn giữa doanh thu và lợi nhuận ròng thì chúng ta cần quan tâm đến chất lượng của sự tăng trưởng. Có những lý do làm cho EPS có thể tăng như mua lại cổ phần hay trả ít thuế hơn nhưng đó chỉ là biện pháp trong ngắn hạn hơn là nguồn gốc lâu dài của tăng trưởng lợi nhuận. II/ Khả năng sinh lợi (profitability): Là thước đo hiệu quả bằng, là điều kiện cần nhưng chưa đủ để duy trì cân bằng tài chính. Việc đánh giá khả năng sinh lợi phải dựa trên một khoảng thời gian tham chiếu. Khái niệm khả năng sinh lợi được áp dụng trong mọi hoạt động kinh tế sử dụng các phương tiện vật chất, con người và tài chính, thể hiện bằng kết quả trên phương tiện. Khả năng sinh lợi có thể áp dụng cho một hoặc một tập hợp tài sản. Ở cấp độ doanh nghiệp, khả năng sinh lợi là kết quả của việc sử dụng tập hợp các tài sản vật chất và tài sản tài chính, tức là vốn kinh tế mà doanh nghiệp nắm giữ; là phần quan trọng nhất của quá trình phân tích công ty. Hầu hết các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào bất kì một công ty nào cũng đã từng ít nhất một lần đặt ra câu hỏi: công ty đang tạo ra bao nhiêu lợi nhuận so với số tiền đầu tư vào công ty? Lợi nhuận mà công ty tạo ra có hấp dẫn nhà đầu tư không? Và các công cụ để đánh giá khả năng sinh lời của công ty là gì? Đây là chìa khóa chính để tách một công ty lớn ra khỏi các công ty trung bình, bởi vì công việc của bất kì công ty nào cũng là lấy tiền từ các nhà đầu tư bên ngoài và đầu tư nó để tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận càng cao thì công ty càng hấp dẫn. Nhìn chung, khả năng sinh lợi cần ít nhất đủ để đáp ứng được hai đòi hỏi cấp bách: Đảm bảo duy trì vốn cho doanh nghiệp (đầu tư). Trả được các khoản lãi vay và đảm bảo hoàn trả khoản vay. Lãi thu được từ các hoạt động sinh lợi trong năm tài khoá có thể được trích chia cho cổ đông hoặc vẫn duy trì dưới dạng vốn dự trữ (reserve). Nếu không tính tới thuế và lãi, khả năng sinh lợi của tài sản phải cho phép tích luỹ đủ tiền để đảm bảo vốn sản xuất kinh doanh, đảm bảo hoàn trả nợ, đóng góp vào việc tăng vốn và trả lợi nhuận đầu tư vốn cho các cổ đông. Mọi quyết định và thay đổi về việc nắm giữ tài sản không chỉ làm nảy sinh vấn đề tài chính mà còn làm nảy sinh cả vấn đề sinh lợi. Nếu khả năng sinh lợi không đủ lớn, doanh nghiệp sẽ không đủ phương tiện để đáp ứng nhu cầu của nhiều yếu tố sản xuất kinh doanh khác nhau. Thặng dư khi đó sẽ không đủ để duy trì cân bằng tài chính. Để có được một ý tưởng sơ lược về khả năng sinh lợi của một công ty ta có thể so sánh dòng tiền hoạt động với EPS được báo cáo vì dòng tiền hoạt động thể hiện lợi nhuận thực tế. Nhưng không phải vì lợi nhuận biên tế ròng mà cũng chẳng phải dòng tiền hoạt động giải thích số vốn được trói chặt vào doanh nghiệp, và đó là điều đôi khi chúng ta không thể phớt lờ. Chúng ta cần biết có bao nhiêu lợi nhuận kinh tế mà một công ty có thể tạo ra trên mỗi đồng vốn được sử dụng bởi vì nó sẽ có lợi nhuận thặng dư để tái đầu tư, đây là điều sẽ tạo ra một lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh kém hiệu quả. Bạn cứ nghĩ theo một cách đơn giản như thế này: giả sử có hai công ty A và B đều sử dụng tiền của cổ đông và đầu tư nó vào công ty của họ để tạo ra lợi nhuận.Và công ty A tạo ra tỷ suất sinh lợi là 30%, công ty B là 20%.Bằng cách đo lường lợi nhuận mà ban quản trị công ty đã đạt được thông qua quá trình đầu tư này, chúng ta có thể biết được hiệu quả của việc chuyển đổi vốn thành lợi nhuận của họ tốt như thế nào.Và rõ ràng, nếu chỉ xét tới tỷ suất sinh lợi, thì một điều mà chúng ta ai cũng biết, đó là công ty A đang đầu tư hiệu quả hơn, và nó cũng là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư. Vì vậy, để đánh giá khả năng sinh lợi của công ty có hai công cụ là tỷ suất sinh lợi trên vốn và dòng tiền tự do. Để thấy được một công ty đang tạo ra bao nhiêu lợi nhuận so với số tiền đầu tư vào công ty? 1/ Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (Return On Assets - ROA ): Đây là một chỉ số thể hiện tương quan giữa mức sinh lợi của một công ty so với tài sản của nó, ROA sẽ cho ta biết với mỗi đồng tài sản thì một công ty có thể tạo ra bao nhiêu lợi nhuận sau khi chi trả tất cả chi phí cho việc kinh doanh. ROA được tính bằng cách chia thu nhập hàng năm cho tổng tài sản, thể hiện bằng con số phần trăm. Công thức tính như sau: ROA= Thu nhập ròng/ Tổng tài sản ROA= Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu x Hiệu suất sử dụng tài sản Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu = Thu nhập ròng / Doanh thu Hiệu suất sử dụng tài sản (vòng quay tài sản) = Doanh Thu / Tài sản Chú ý : Một số nhà đầu tư có cộng cả chi phí lãi vay vào thu nhập ròng trong công thức tính toán trên vì họ thích sử dụng doanh thu hoạt động trước lãi vay. ROA sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản). ROA đối với các công ty cổ phần có sự khác biệt rất lớn và phụ thuộc nhiều vào ngành kinh doanh. Đó là lý do tại sao khi sử dụng ROA để so sánh các công ty, tốt hơn hết là nên so sánh ROA của mỗi công ty qua các năm và so giữa các công ty tương đồng nhau. Tài sản của một công ty thì được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của  công ty. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA, ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn. ROA giúp chúng ta hiểu rằng có hai cách để tạo ra lợi nhuận hiệu quả: Tính giá cao cho sản phẩm (lợi nhuận biên tế cao) Ví dụ: nhà bán lẻ cao cấp Parkson, Louis Vuitton, Tiffany……..với thương hiệu của mình các sản phẩm được bán với giá rất cao tạo nên lợi nhuận biên tế cao và có khả năng nhiều vốn bị chôn chặt trong tài sản của họ làm cho hiệu suất sử dụng tài sản thấp. Tạo nên ROA cao. Xoay vòng tài sản một cách nhanh chóng Những cửa hàng tạp hóa và những nhà bán lẻ có chiết khấu thường có lợi nhuận biên tế thấp vì vậy để đạt được ROA bền vững đòi hỏi hiệu suất sử dụng tài sản phải cao thông qua quản lý chặt chẽ hàng tồn kho bởi vì nó làm giảm số vốn bị chiếm dụng vào trong tài sản, đây là điều giúp gia tăng tỷ suất sinh lợi trên tài sản. Những công ty có ROA cao thì chuyển tài sản thành lợi nhuận tốt hơn. Chúng ta có thể thấy điều này khi so sánh một nhà bán lẻ hạng nhất như Best Buy với một công ty như Circuit City, công ty đã chật vật trong suốt cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000. Từ năm 1998, tỷ suất sinh lợi trên tài sản của Circuit City chỉ khoảng 4% đến 5%, nhưng ngược lại Best Buy đã cải thiện từ mức 5% tăng đến mức gần 10% Bảng 5.3: Số liệu về khả năng sinh lợi hàng năm của Circuit City Khả năng sinh lợi của Circuit City 1998 1999 2000 2001 2002 Lợi nhuận biên tế ròng % 1,4 1,6 1,9 1,4 2,0 Hiệu suất sử dụng tài sản (trung bình) 2,6 3,0 3,2 3,0 2,5 Tỷ suẩt sinh lợi trên tài sản % 3,6 4,8 6,1 4,2 5,0 Bảng 5.4: Số liệu về khả năng sinh lợi hàng năm của Best Buy Khả năng sinh lợi của Best Buy 1998 1999 2000 2001 2002 Lợi nhuận biên tế ròng % 1,1 2,2 2,8 2,6 2,9 Hiệu suất sử dụng tài sản (trung bình) 4,4 4,4 4,5 3,9 3,2 Tỷ suẩt sinh lợi trên tài sản % 4,8 9,7 12,6 10,1 9,3 Lợi nhuận biên tế cao hơn gần 3% của Best Buy và dưới 2% của Circuit City_đây chỉ là một phần của bức tranh, nhưng hiệu suất sử dụng tài sản cao hơn mới là điểm khác biệt lớn của hai công ty. Ví dụ như trong năm 2002, mỗi đồng Circuit City đầu tư vào đất đai và hàng tồn kho (2 tài sản lớn nhất của hầu hết nhà bán lẻ) tạo ra được khoảng 2,5 đồng trong doanh số, trong khi đó cùng một số tiền đầu tư như vậy thì Best Buy đã tạo ra được 3,2 đồng trong doanh số. Rõ ràng, Best Buy quản lý các cửa hàng hiệu quả hơn Circuit City và đã chuyển đổi tài sản của nó sang lợi nhuận tốt hơn. Hệ số suất sinh lời của tài sản (ROA) thường có sự chênh lệch giữa các ngành. Những ngành đòi hỏi phải có đầu tư tài sản lớn vào dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị, công nghệ như các ngành vận tải, xây dựng, sản xuất kim loại … thường có hệ số suất sinh lời của tài sản (ROA) nhỏ hơn so với hệ số suất sinh lời của tài sản (ROA) của các ngành mà không cần phải đầu tư nhiều vào tài sản như ngành dịch vụ, quảng cáo, phần mềm … Sử dụng ROA là đủ nếu như tất cả các công ty đều có một đống tài sản đồ sộ, nhưng nhiều công ty được tài trợ một phần từ nợ, điều này làm cho lợi nhuận của họ có một thành phần đòn bẩy mà chúng ta cần ghi nhận. Thước đo tiếp theo của chúng ta về lợi nhuận trên vốn, đó là tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần, chúng ta hãy cùng nghiên cứu. 2/ Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần ROE (Return on Equity): Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần là một thước đo chung tuyệt vời cho khả năng sinh lợi của một công ty bởi vì nó đo lường tính hiệu quả của một công ty so với một công ty chỉ sử dụng vốn cổ phần – nói cách khác, nó đo lường khả năng công ty tạo ra lợi nhuận tốt như thế nào. Trị giá ROE được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng (net income) theo niên độ kế toán (từ 1 tháng 1 đến 31 tháng 12) sau khi đã trả cổ tức cho cổ phần ưu đãi nhận cổ tức nhưng trước khi chi trả cổ tức cho cổ phần thường chia cho toàn bộ vốn chủ sở hữu, tức tài sản ròng vào lúc đầu niên độ kế toán. Hoặc nhân ROA với tỷ số đòn bẩy tài chính của công ty: ROE = ROA x Tỷ số đòn bẩy tài chính Tỷ số đòn bẩy tài chính = Tài sản / Vốn cổ phần Hoặc ROE = Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu x Hiệu suất sử dụng tài sản x Tỷ số đòn bẩy tài chính Chỉ số này là thước đo chính xác nhất để bạn đánh giá một đồng vốn của cổ đông bỏ ra và tích luỹ được (có thể lợi nhuận để lại) tạo ra bao nhiêu đồng lời. Từ đó nhà đầu tư có cơ sở tham khảo khi quyết định mua công ty X hay công ty Y có cùng ngành nghề với nhau. Tỷ lệ ROE càng cao chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, điều này có nghĩa công ty cân đối một cách hài hoà giữa đồng vốn cổ đông với đồng vốn vay (vì nếu vay nhiều thì phải trả lãi vay làm giảm lợi nhuận) để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. Do đó, chúng ta có 3 yếu tố có thể tăng ROE Hiệu suất sử dụng tài sản Một công ty có thể chỉ có lợi nhuận biên tế kha khá và tỷ số tài chính đòn bẩy ở mức khiêm tốn, nhưng nó có thể làm ăn phát đạt nhờ có hiệu suất sử dụng tài sản cao (ví dụ: một nhà kinh doanh bán lẻ có chiết khấu được quản lý tốt như Wal – Mart). Các công ty có hiệu suất sử dụng tài sản cao đặc biệt hiệu quả trong việc tạo thêm lợi nhuận từ mỗi đồng tiền họ đầu tư vào những tài sản thâm dụng vốn. Lợi nhuận biên tế ròng Một công ty cũng có thể trội hơn khi thuyết ohujc khách hàng trả đủ tiền cho sản phẩm của họ - vòng quay tài sản có thể chỉ vừa phải, và công ty có lẽ cũng không có nhiều đòn bẩy, nhưng nó có lợi nhuận biên tế tuyệt vời ( ví dụ như công ty kinh doanh hàng cao cấp như Coach) Tỷ số đòn bẩy tài chính Một công ty có thể tăng ROE bằng cách sử dụng đòn bẩy ở mức cao (ví dụ: các công ty đã bão hòa chẳng hạn như các công ty cung cấp các dịch vụ công cộng) Chuẩn mực sơ lược để đánh giá ROE của các công ty Vào giữa năm 2003,chỉ khoảng 1/10 công ty phi tài chính theo dữ liệu của Morningstar có thể có ROE trên 15% mỗi năm trong vòng 5 năm qua, vì vậy có thể thấy khó khăn như thế nào để đạt được kết quả hoạt động như vậy. Vì thế vói bất kì công ty nào đạt được ROE trên 20%, thì đây thực sự là cơ hội tốt để đầu tư vào. Các ngân hàng luôn luôn có tỷ số đòn bẩy tài chính cực lớn, đừng lo sợ khi thấy tỷ số đòn bẩy có vẻ cao so với một công ty không phải là ngân hàng. Ngoài ra, bởi vì đòn bẩy của ngân hàng luôn cao, nên bạn muốn gia tăng giới hạn cho tài trợ công ty – nghĩa là hãy tìm ROE lớn hơn hoặc bằng 17%. Các công ty có ROE quá cao luôn là tính bất thường. ROE lớn hơn hoặc bằng 40% thường vô nghĩa bởi vì chúng có khả năng bị bóp méo do cấu trúc tài chính công ty_ các công ty được thành lập từ các công ty mẹ, các công ty mà cổ phiếu của nó bị mua lại rất nhiều, và những công ty có chi phí lớn thường làm sai lệch ROE bởi vì vốn cổ phần của chúng bị suy giảm. 3/ Dòng tiền tự do: Dòng tiền tự do là thước đo hoạt động của doanh nghiệp được tính toán bằng hiệu số giữa dòng tiền hoạt động và chi tiêu vốn. Nói cách khác, dòng tiền tự do đại diện cho lượng tiền mặt là doanh nghiệp có thể tạo ra sau khi để lại một phần để duy trì hoặc mở rộng các tài sản phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Sở dĩ khái niệm dòng tiền tự do quan trọng là bởi vì nó cho phép doanh nghiệp có thể theo đuổi các cơ hội đầu tư nhằm tối đa hóa giá trị cho các cổ đông. Nếu không có tiền mặt thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc phát triển sản phẩm mới, thực hiện các vụ mua lại, chi trả cổ tức và trả nợ. Dòng tiền tự do được tính toán như sau: Dòng tiền tự do = Dòng tiền hoạt động – Chi tiêu vốn (FCF = OCF – Chi tiêu vốn) OCF = Thu nhập ròng + khấu hao – thay đổi trong vốn lưu động Chi tiêu vốn: là số tiền được dùng để mua tài sản cố định Một số nhà đầu tư lại quá xem trọng con số về thu nhập mà lại dường như quên đi con số về dòng tiền mặt thực sự mà doanh nghiệp có thể tạo ra. Thu nhập có thể bị "bóp méo" bởi các chuẩn mực về thực hành kế toán nhưng dòng tiền thì khó bị bóp méo hơn. Chính vì thế nhiều nhà đầu tư tin tưởng rằng dòng tiền tự do có thể cho thấy một viễn cảnh rõ ràng hơn về khả năng tạo ra tiền mặt và dĩ nhiên là từ đó tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp. Cũng cần phải nhớ rằng nếu doanh nghiệp có dòng tiền tự do âm không hòan tòan có nghĩa là doanh nghiệp ấy không tốt. Lý do có thể vì doanh nghiệp đã chi tiêu cho đầu tư quá nhiều. Nếu các khoản đầu tư là tiềm năng, thì bạn có thể thấy ngay sau những năm dòng tiền tự do bị âm (-) là những năm có dòng tiền dương (+) vô cùng mạnh mẽ. Với dòng tiền tự do âm công ty có thể phát hành các khoản nợ hoặc bán thêm vổ phiếu để giữ cho mọi thứ được ổn định, và điều đó có thể là một rủi ro nếu thị trường trở nên bất ổn vào thời điểm quan trọng đối với công ty. Bất kỳ công ty nào có thể chuyển nhiều hơn 5% doanh số thành dòng tiền tự do chắc chắc công ty đó đang tạo ra tiền mặt thặng dư. 4/ Kết hợp tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần và dòng tiền tự do: Một cách tốt hơn để biết công ty đang tạo ra bao nhiêu lợi nhuận so với đồng vốn bỏ vào là sử dụng ma trận lợi nhuận để quan sát ROE tương ứng với dòng tiền tự do.Chúng ta cùng xem xét bảng 5.5 dưới đây. Các công ty như Microsoft, Pfizer, First Data đều có dòng tiền tự do rất cao, các cổ đông đã sẵn sàng rót thêm tiền vào công ty và các nhà quản trị của họ cũng rất giỏi.Họ đã tạo ra tỷ suất sinh lợi rất cao, điều đó đã làm hài lòng các cổ đông và niềm tin các cổ đông vào công ty ngày càng mạnh mẽ hơn. Pfitzer đã tạo ra hơn 8 tỷ đô trong dòng tiền tự do vào năm 2002, và tất cả đó đều chi trả cổ tức cho cổ đông. Các công ty trưởng thành họ cũng thường làm như Pfitzer, bởi vì công việc kinh doanh không tăng trưởng nhanh, cơ hội tái đầu tư không cao, mà đang bão hòa, hầu hết dòng tiền tự do mà họ kiếm được đều chi trả cho cổ đông dưới dạng cổ tức hoặc mua lại cổ phần.Các công ty trưởng thành ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố chu kì và mức độ rủi ro kinh doanh thấp. Các công ty như Amazon.com, Jet Blue có dòng tiền tự do thấp hoặc có thể âm. Vì chúng tôi nghĩ rằng các công ty đang tăng trưởng này đang đầu tư rất nhiều vào các dự án để mở rông hơn nữa, nhưng hiệu quả đầu tư không cao.Hiện ROE của họ còn thấp tuy nhiên họ hi vọng sẽ có được một khoản lời khổng lồ trong tương lai, và sẽ cải thiện được ROE.ví dụ như, Amazon đang đầu tư vào các cao ốc thương hiệu và mở rộng trang web, còn Jetblue đầu tư vào các máy bay mới. Các công ty như Lowe’s, Walgreen dòng tiền tự do cũng thấp, bởi vì họ dùng tất cả số tiền của họ tạo ra để đầu tư mở rộng hơn nữa và họ đã thành công khi tạo ra tỷ suất sinh lợi cao cho các cổ đông. Như Starbucks và Home Depot đã tạo ra ROE cao và dòng tiền tự do âm trong suốt những năm 1990, vì chúng đã tận dụng các khoản tiền kiếm được để xây thêm nhiều cửa hàng. Còn Yahoo, Electronic Arts thì có dòng tiền tự do cao tuy nhiên ROE lại thấp. Chúng tôi nghĩ lý do này có thể là công ty đang có dòng tiền thặng dư nhiều, nhưng họ lại không có nhiều cơ hội đầu tư hoặc đã đầu tư không tốt vào các dự án, dẫn đến ROE thấp. Cao FCF Qualcomn Yahoo Novellus Electronic Arts MGM Mirage Genentech Những công ty co ít rủi ro Microsoft Pfizer Paychex MeGraw- Hill First Data Home Depot Những công ty có rủi ro nhiều hơn Thấp Jet Blue Airways Ciena Foot Looker Amazon.com Nextel Lowe’s Cheesecake Factory Southwest Airlines Costco Comcast Bảng 5.5 : Ma trận khả năng sinh lời : ROE cao và dòng tiền tư do vững mạnh là đáng để đầu tư. Thấp ROE Cao 5/ Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư.( ROIC) ROIC là một thước đo thích hợp để phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư là thước đo được cải tiến so với ROA và ROE. ROIC đã loại nợ và vốn cổ phần ra, loại bỏ sự bóp méo của đòn bẩy tài chính vì ROIC sử dụng lợi nhuận hoạt động sau thuế nhưng trước lãi vay. ROIC = NOPLAT Vốn đầu tư Vốn đầu tư = tổng tài sản- các khoản nợ ngắn hạn không có lãi- tiền mặt thặng dư. Các khoản nợ ngắn hạn không có lãi ở đây thường là các khoản phải trả và tai sản lưu động khác và tiền mặt thặng dư là tiền mặt không cần thiết cho nhu cầu kinh doanh hằng ngày của công ty. Và nếu thương hiệu chiếm tỷ tọng lơn trong tống tài sản, bạn có thể loại trừ nó ra. Năm 2002, Walmart có trị giá 94,4 tỷ đô, sau khi trừ đi các khoản nợ và thuế thu nhập tích lũy, còn lại 67,7 tỷ đô, lợi nhuận hoạt động 13,6 tỷ đô, NOPLAT = 13,6- 13,6*0,36 = 8,7 tỷ đô, ROIC = 12,9%, đó là con số hấp dẫn cho một công ty lớn và bão hòa như Walmart. III/ Sức khỏe tài chính: Khi biết được công ty đã tăng trưởng nhanh như thế nào (và do đâu) và lợi nhuận của bó là bao nhiêu, thì chúng ta sẽ biết được sức khỏe tài chính của nó. Sức khỏe lợi nhuận ròng của một công ty nghĩa là khi một công ty gia tăng nợ, nó sẽ làm gia tăng chi phí tài chính cố định của công ty như một phần của tổng chi phí. Trong những năm mà công việc kinh doanh thuận lợi, một công ty có chi phí cố định cao vẫn có thể có nhiều lợi nhuận vì một khi chi phí đó đã được bù đắp, thì với bất kỳ doanh số nào tăng thêm của công ty cũng làm tăng lợi nhuận ròng. Tuy nhiên, khi công việc kinh doanh gặp khó khăn, chi phí cố định của nợ kéo lợi nhuận ròng này xuống. Ta sẽ thấy rõ điều này khi xem xét các khoản nợ làm lợi nhuận biến động đối với trường hợp Acme’s (xem bảng 5.6). khi có nhiều nợ hơn, lợi nhuận của Acme’s biến động càng nhiều: chúng tăng lên trong thời kỳ thuận lợi và giảm đi trong thời kỳ khó khăn. Bảng 5.6 Tác động của đòn bẩy tài chính. Acme’s: Tài chính thận trọng với ít nợ 2002 Các tình huống giả định trong năm 2003 Năm thuận lợi (doanh số tăng 20%) Năm khó khăn (doanh số giảm 20%) Doanh số 5000 6000 4000 Tổng lợi nhuận trước thuế và lãi vay 1000 1200 800 Trừ: chi phí lãi vay 200 200 200 Lợi nhuận trước thuế 800 1000 600 Trừ : thuế (35%) 280 350 210 Thu nhập ròng 520 650 390 Lợi nhuận tăng 25% Lợi nhuận giảm 25% Acme’s: Tài chính thận trọng với ít nợ 2002 Các tình huống giả định trong năm 2003 Năm thuận lợi (doanh số tăng 20%) Năm khó khăn (doanh số giảm 20%) Doanh số 5000 6000 4000 Tổng lợi nhuận trước thuế và lãi vay 1000 1200 800 Trừ: chi phí lãi vay 600 600 600 Lợi nhuận trước thuế 400 600 200 Trừ : thuế (35%) 140 210 70 Thu nhập ròng 260 390 130 Lợi nhuận tăng 50% Lợi nhuận giảm 50% Một thước đo đòn bẩy phổ biến là các tỷ số đòn bẩy tài chính mà chúng ta sử dụng khi tính ROE, bằng tài sản chia cho vốn chủ sở hữu. Khi tỷ số đòn bẩy tài chính từ 4.5 trở lên thì các công ty bắt đầu đối mặt với rủi ro. Ngoài đòn bẩy tài chính, để chắc chắn chúng ta cần kiểm tra một vài yếu tố khác khi đánh giá sức khỏe tài chính của một công ty. 1/ Nợ trên vốn chủ sở hữu : Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) là một tỷ số tài chính đo lường năng lực sử dụng và quản lý nợ của doanh nghiệp. Tỷ số này (thường tính bằng %) được tính bằng cách lấy nợ dài hạn của doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho giá trị vốn chủ sở hữu trong cùng kỳ (Vốn chủ sở hữu  hay vốn cổ phần của cổ đông gồm cổ phần thông thường, cổ phần ưu đãi, các khoản lãi phải trả và nợ ròng). Các số liệu này có thể lấy từ bảng cân đối kế toán của một doanh nghiệp. Công thức tính như sau: Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ Giá trị vốn chủ sở hữu Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu. Tỷ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ; có thể hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp. Tuy nhiên, nó cũng có thể chứng tỏ doanh nghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế. Khi dùng tỷ số này để đánh giá cần so sánh tỷ số của một doanh nghiệp cá biệt nào đó với tỷ số bình quân của toàn ngành.Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu cũng phụ thuộc nhiều vào ngành, lĩnh vực mà công ty hoạt động. Ví dụ, các ngành sản xuất cần sử dụng nhiều vốn thì Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu có xu hướng cao hơn, trong khi các công ty dịch vụ thì Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu thường thấp hơn. Trên thực tế, nếu nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu có nghĩa là doanh nghiệp đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có, nên doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ, đặc biệt là doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn hơn khi lãi suất ngân hàng ngày một tăng cao. Các chủ nợ hay ngân hàng cũng thường xem xét, đánh giá kỹ tỷ lệ nợ (và một số chỉ số tài chính khác) để quyết định có cho doanh nghiệp vay hay không. Tuy nhiên, việc sử dụng nợ cũng có một ưu điểm, đó là chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo một tỷ lệ hợp lý nhất. Một điểm cần lưu ý là khi xem báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam, bạn có thể  thấy một số doanh nghiệp có tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu rất cao, có khi lên đến cả chục lần, nhất là các doanh nghiệp nhà nước có tham gia kinh doanh bất động sản. Trong thuyết minh báo cáo tài chính thông tin này được lý giải là công ty đã triển khai nhiều dự án bất động sản có hiệu quả kinh tế cao. Do phần vốn nhà nước hạn chế, doanh nghiệp đã huy động thêm nguồn vốn kinh doanh từ các tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu căn hộ chung cư để thực hiện các dự án này. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành về chế độ và nội dung báo cáo quyết toán tài chính của doanh nghiệp thì các khoản thu từ việc huy động nguồn vốn kinh doanh như trên khi chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu và kết quả sản xuất - kinh doanh thì không tính vào phần vốn chủ sở hữu, mà phải tính vào khoản nợ phải trả, mặc dù thực chất đây không phải là khoản nợ phải trả dẫn đến tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu rất cao. Từ lưu ý trêncần rất thận trọng trong việc nghiên cứu, theo dõi các chỉ số tài chính cũng như phương pháp hạch toán, kế toán và các thông tin liên quan để có thể kết luận chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp. 2/ Hệ số thanh toán lãi vay ( Interest Coverage Ratio) : Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi như thế nào. Nếu công ty quá yếu về mặt này, các chủ nợ có thể đi đến gây sức ép lên công ty, thậm chí dẫn tới phá sản công ty. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay được tính bằng tỷ số giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) trên lãi vay: Trong đó Lãi trước thuế và lãi vay cũng như Lãi vay là của năm cuối hoặc là tổng của 4 quý gần nhất. Hệ số thanh toán lãi vay = EBIT Lãi vay Việc tìm xem một công ty có thể thực hiện trả lãi đến mức độ nào cũng rất quan trọng. Rõ ràng, khả năng thanh toán lãi vay càng cao thì khả năng thanh toán lãi của doanh nghiệp cho các chủ nợ của mình càng lớn. Khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp thấp cũng thể hiện khả năng sinh lợi của tài sản thấp. Khả năng thanh toán lãi vay thấp cho thấy một tình trạng nguy hiểm, suy giảm trong hoạt động kinh tế có thể làm giảm Lãi trước thuế và lãi vay xuống dưới mức nợ lãi mà công ty phải trả, do đó dẫn tới mất khả năng thanh toán và vỡ nợ. Tuy nhiên rủi ro này được hạn chế bởi thực tế Lãi trước thuế và lãi vay không phải là nguồn duy nhất để thanh toán lãi. Các doanh nghiệp cũng có thể tạo ra nguồn tiền mặt từ khấu hao và có thể sử dụng nguồn vốn đó để trả nợ lãi. Những gì mà một doanh nghiệp cần phải đạt tới là tạo ra một độ an toàn hợp lý, bảo đảm khả năng thanh toán cho các chủ nợ của mình. Chỉ riêng hệ số khả năng thanh toán lãi vay thì chưa đủ để đánh giá một công ty vì hệ số này chưa đề cập đến các khoản thanh toán cố định khác như trả tiền nợ gốc, chi phí tiền thuê, và chi phí cổ tức ưu đãi. Ví dụ: Hình 5.7: bảng báo cáo thu nhập của Lowe’s Một phần bảng báo cáo thu nhập Cuối năm 31/01/2003 Doanh thu thuần $26.491 Giá vốn hàng bán 18.465 Tổng lợi nhuận gộp 8.026 Các chi phí Chi phí bán hàng, chung và quản lý 4.730 Chi phí mở cửa hang 129 Khấu hao 626 Lãi vay 182 Tổng chi phí 5.667 Lợi nhuận trước thuế 2.359 Thuế thu nhập doanh nghiệp 888 Lợi nhuận ròng $1.471 Đơn vị: triệu $ Chẳng hạn đối với công ty kinh doanh dịch vụ sửa chữa nhà Lowe’s, chúng ta tính được: EBIT = Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay = 2.359+182 = 2.541(triệu$) è Hệ số thanh toán lãi vay = = 14 Trong năm 2003 Lowe’s đã kiếm được đủ số tiền để chi trả gấp 14 lần nghĩa vụ trả lãi vay, đây là lợi nhuận biên tế an toàn. Thật khó để nói được hệ số thanh toán lãi vay bao nhiêu là an toàn. Nhưng chắc chắn là ta sẽ muốn thấy hệ số thanh toán lãi vay cao hơn đối với một công ty có hoạt động kinh doanh nhiều biến động hơn là đối với một công ty trong một ngành ổn định hơn. Hơn nữa, để chắc chắn bạn cần phải quan sát xu hướng của hệ số thanh toán lãi vay qua thời gian. Tính tỷ số này trong 5 năm bạn có thể thấy được liệu công ty đang trở nên rủi ro hơn hay không – nghĩa là hệ số thanh toán lãi vay giảm – hay sức khỏe tài chính công ty đang được cải thiện. 3/ Tỷ số thanh toán hiện hành và tỷ số thanh toán nhanh : 3.1/ Tỷ số thanh toán hiện hành (Current Ratio) : Tỷ số thanh khoản hiện hành (hay Tỷ số thanh khoản ngắn hạn, Hệ số thanh toán ngắn hạn, Hệ số khả năng thanh toán của vốn lưu động) là một tỷ số tài chính dùng để đo lường năng lực thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Tỷ số thanh toán hiện hành được tính ra bằng cách lấy giá trị tài sản lưu động trong một thời kỳ nhất định chia cho giá trị nợ ngắn hạn phải trả cùng kỳ. Tỷ số thanh khoản hiện thời = Giá trị tài sản lưu động Giá trị nợ ngắn hạn Tỷ số thanh khoản hiện thời cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đang giữ, thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán. Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp không đủ tài sản có thể sử dụng ngay để thanh toán khoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn,điều này buộc công ty phải tiềm kiếm nguồn tài trợ từ bên ngoài hoặc hạ thấp lợi nhuận hoạt động để chi trả các khoản nợ đó.Như một nguyên tắc chung, một tỷ số thanh toán hiện hành 1.5 hay cao hơn nghĩa là công ty có thể đáp ứng các nhu cầu hoạt động mà không gặp phải nhiều khó khăn. Đáng tiếc, vốn tài sản lưu động – chẳng hạn như hàng tồn kho – có thể có giá trị ít hơn so với giá trị của nó trên bảng cân đối tài sản. Vì thế, có một cách kiểm tra thận trọng hơn về khả năng thanh toán của công ty, đó là tỷ số thanh toán nhanh. 3.2/ Tỷ số thanh toán nhanh ( Test Ratio, Quick ratio) : Tỷ số thanh toán nhanh (hay Hệ số khả năng thanh toán nhanh, Hệ số khả năng thanh toán tức thời, Hệ số thanh toán tức thời, Hệ số thử axit) là một tỷ số tài chính dùng nhằm đo khả năng huy động tài sản lưu động của một doanh nghiệp để thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp này. Theo thước đo khắt khe, thì thứ tài sản lưu động duy nhất được dùng để tính tỷ số thanh khoản nhanh là lượng tiền mặt doanh nghiệp có. Tuy nhiên, phổ biến hơn, tài sản lưu động ở đây là tài sản lưu động không bao gồm giá trị hàng tồn kho Công thức tính tỷ số thanh khoản nhanh: Tỷ số thanh khoản nhanh = Giá trị tài sản lưu động - Giá trị hàng tồn kho Giá trị nợ ngắn hạn Tỷ số này đặc biệt hữu ích đối với các công ty sản xuất và công ty bán lẻ bởi vì cả hai công ty này có xu hướng trói chặt tiền mặt vào hàng tồn kho. Mặt khác tỷ số này được cho là một thước đo thô thiển và võ đoán bởi vì nó loại trừ giá trị hàng tồn kho nhưng trong nhiều trường hợp doanh nghiệp sẵn sàng bán dưới giá trị sổ sách các khoản hàng tồn kho để biến thành tiền mặt thật nhanh, và bởi vì thường thì doanh nghiệp dùng tiền bán các tài sản lưu động để tái đầu tư. Nói chung, tỷ số thanh toán nhanh cao hơn 1 sẽ tạo nên tình hình tốt đẹp cho công ty, nhưng khi đánh giá tình hình thanh khoản của doanh nghiệp, người phân tích thường so sánh tỷ số thanh khoản của một doanh nghiệp với tỷ số thanh khoản bình quân của toàn ngành mà doanh nghiệp đó tham gia. Thuật ngữ này xuất phát từ cách mà những người đào vàng kiểm tra xem khối quặng mà họ tìm ra có phải là quặng vàng không. Không giống các kim loại khác, vàng không bị axit ăn mòn, nếu mẫu quặng không tan khi nhúng vào axit, người ta nói rằng nó đã qua được phép thử axit. Nếu các báo cáo tài chính của doanh qua được các bước "thử axit", tức là có hệ số thanh toán nhanh tốt (tối thiểu là 1), thì có thể coi doanh nghiệp đó đang có một tình hình tài chính ngắn hạn "bằng vàng". 4/ 7 cách nâng cao năng lực thanh toán của công ty: 4.1/ Các tài khoản liên kết (Sweep accounts): Cách thức đầu tiên để nâng năng lực thanh toán đó là sử dụng một dạng tài khoản liên thông tại các ngân hàng. Điều này cho phép bạn có được những khoản lãi trên số dư tiền mặt vượt quá khi chuyển tiền từ tài khoản vốn không cần thiết sang tài khoản khác và chuyển trở lại khi cần thiết. Ngoài ra, nếu bạn có được khả năng thanh toán tiền mặt, sẽ không thừa nếu bạn cố gắng duy trì các toàn khoản séc và tài khoản tiền mặt tại ngân hàng. 4.2/ Tổng phí: Hãy đánh giá các chi phí chung của doanh nghiệp và xem có cơ hội nào cắt giảm chúng hay không. Việc cắt giảm những chi phí không cần thiết sẽ các tác động trực tiếp tới con số lợi nhuận. Các chi phí hoạt động, như thuê mướn, quảng cáo, lao động gián tiếp hay chi phí văn phòng,... là những chi phí gián tiếp mà doanh nghiệp phải chịu để vận hành hoạt động kinh doanh ngoài những chi phí trực tiếp như nguyên vật liệu hay lao động trực tiếp. Để thực hiện được nhiệm vụ này, doanh nghiệp cần xây dựng cơ chế quản lý điều hành nguồn vốn và các chi phí sản xuất kinh doanh hiệu quả theo hướng cơ cấu thu chi phù hợp với việc cắt giảm các chi phí đầu vào. Không chỉ có vậy, hệ thống quản lý chi tiêu từng bước thực hiện tự động hoá, đẩy mạnh phân cấp nhằm cân đối tỷ lệ chi và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh trong từng thời kỳ và đảm bảo an toàn tài chính doanh nghiệp. 4.3/ Những tài sản không sản xuất: Nếu doanh nghiệp có tài sản nào không được sử dụng cho các mục đích sinh lời, phục vụ hoạt động kinh doanh nói chung và dường như hiện chỉ mỗi lưu kho, đã đến lúc để tống khứ chúng. Lý do duy nhất bạn nên bỏ tiền ra cho những tài sản như nhà cửa, thiết bị và dụng cụ,... là chúng phục vụ cho mục đích sinh lời. 4.4/ Các khoản thu: Hãy giám sát hiệu quả nhất các khoản thu của doanh nghiệp nhằm đảm bảo rằng doanh nghiệp đang viết hoá đơn và thu tiền khách hàng chuẩn xác nhất và doanh nghiệp cũng đang nhận được các khoản thanh toán đúng hẹn. Các khách hàng thanh toán sớm và đều đặn hay được khích lệ để làm như vậy luôn rất đáng trân trọng. Việc họ tiếp tục làm như thế sẽ đảm bảo một dòng tiền mặt ổn định cho bạn. 4.5/ Các khoản chi: Doanh nghiệp cần đàm phán để có các điều khoản thanh toán dài hơn với những nhà cung cấp. Thời gian thanh toán càng dài càng tốt nhằm giữ đồng tiền ở lại với doanh nghiệp lâu hơn 4.6/ Các khoản tiền không thực sự liên quan: Doanh nghiệp cần giám sát và quản lý chặt chẽ các khoản tiền bị rút ra khỏi doanh nghiệp cho những mục đích không liên quan tới kinh doanh, chẳng hạn như hối phiếu chủ sở hữu. Việc đưa ra ngoài quá nhiều tiền có thể khiến lưu lượng tiền mặt của doanh nghiệp bị tổn hại đáng kể. 4.7/ Lợi nhuận: Các doanh nghiệp cần định kỳ xem xét lại yếu tố lợi nhuận đối với các sản phẩm và dịch vụ khác nhau của mình. Không thể bỏ qua việc đánh giá xem nơi nào có thể tăng giá sản phẩm hay dịch vụ nhằm duy trì hoặc nâng cao doanh số lợi nhuận. Khi mà các chi phí gia tăng và thị trường có sự thay đổi, giá cả cũng cần được điều chỉnh để đảm bảo "sức khoẻ" cho doanh nghiệp. Lựa chọn giải pháp nâng cao năng lực thanh toá của doanh nghiệp trong giai đoạn có những biến động tài chính phức tạp như hiện nay sẽ có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nên có những cân nhắc ký lưỡng trước khi đưa ra các quyết định tài chính, đầu tư. Hãy thực thi 7 cách thức dễ dàng trên nhằm cải thiện năng lực thanh toán của doanh nghiệp. Một chính sách tài chính đúng đắn sẽ giúp đảm bảo cho doanh nghiệp có được cơ số tiền mặt ổn định cho những hoạt động kinh doanh hiện tại và phát triển mở rộng sau này. IV/ Trường hợp giảm giá chứng khoán: Sau khi đánh giá sự tăng trưởng, tỉ suất sinh lợi và sức khoẻ tài chính nhiệm vụ tiếp theo là quan sát trường hợp giảm giá chứng khoán. Bằng cách liệt kê các trường hợp xấu có thể xảy ra từ chắc chắn nhất đến ít chắc chắn nhất, cò sai lầm nào trong đánh giá hay không? Đây là điểm khao thảo đáng tin cậy cho dủ bạn ra quyết định mua chứng khoán đó. Pat Dorsey giám đốc phân tích của morningstar , đã mua một số cổ phần của một công ty nhỏ, Ballantyne của Omaha là một trong những công ty sản xuất máy chiếu phim lớn nhất thế giới vào lúc đó. Công ty đang tăng trưởng nhanh trong một thời gian ngắn, có vài đối thủ cạnh tranh và ban quản trị có vẻ được sự quản lí trực tiếp đối với công ty. chứng khoán được bán với mức ông cho là hợp lí. Thật không may, ngành chiếu phim- khách hàng chính của Ballantyne - một con nợ lớn của công ty đang hình thành quả bơm vào thời đó ( tất cả các rạp chiếu phim có từ 20-30 màn hình ở ngoại ô đều bị phá bỏ) dẫn đến sự phát trểin không tiếp tục, và kết quả tài chính Ballantyne (và giá chứng khoán) đã bị sụt giảm nhanh. Bài học là gì? Dorsey phải nên xây dựng một trường hợp giả giá chứng khoán có tính thuyết phục với Ballantyne trước khi mua nó. Nếu như Dorsey quan sát kĩ hơn sức khoẻ tài chính của khách hàng của công ty Ballantyne thì ông ta có thể tự hỏi bản thân cái gì sẽ xảy ra nếu quả bơm đó nổ. Dorsey đã không làm đều đó và kết quả ông ta đã đưa ra một kết quả đầu tư thất bại mà chính ông ta có thể tránh được. V/ Phân tích ban quản trị : Một ban quản trị tuyệt vời có thể tạo ra sự khác biệt giữa mkột công ty kinh doanh tầm thường và một công ty kinh doanh nổi bậc, một ban quản trị tồi có thể làm suy kiệt một công ty lớn. Tiến trình đánh giá ban quản trị chia làm 3 phần: sự đãi ngộ, bản thân nhà điều hành, và hoạt động điều hành doanh nghiệp. 1/Sự đãi ngộ: Đây là phần dễ nhất trong 3 phần để đánh giá một ban quản trị bởi phần chính quan trọng được chức trong một văn bản đơn giản. đầu tiên và quan trọng nhất là xem nhà quản trị tự trả lương cho họ bao nhiêu ? 2/ Cá nhân quản lí: Chế độ đãi ngộ thường là thuốc thử tốt nhất cho mỗi cá nhân, ban qủan trị có xứng đáng với sự tín nhiệm của bạn hay không. Phải chăng nhà quản lí sử dụng vị trí của mình để làm giàu cho những bạn bè và người thân của mình. Ban giám đốc công ty có gian lận đối với những thành viên trong gia đình ban quản lí hay với những nhà quản trị cũ ? Các nhà quản trị có trung thực đối với những sai sót của mình hay không? Nhà quản lí qủang bá hình ảnh mình như thế nào? Giám đốc tài chính có thể duy trì nâng lực cao của mình hay không? 3/ Hoạt động điều hành doanh nghiệp: Ban quản trị là những người được trả lương hợp lí, trung thực và phải điều hành tốt doanh nghiệp của mình. Chúng ta cần xem xét kết quả tài chính công ty trong suốt quà trình giữ tài sản của đội ngũ quản lí hiện thời. xem xét tỉ số ROE, ROA, có phải ROE cao do tăng đòn bẩy tài chính chứ không phải do tăng tỉ suất sinh lợi hay hiệu suất sử dụng tài sản cao? VI/ PHÂN TÍCH THẾ MẠNH KINH TẾ : Những thành công của một công ty trong một ngành thường hấp dẫn các đối thủ cạnh tranh. Đây cũng là một điều dễ hiểu bởi lợi nhuận càng cao thì cạnh tranh càng lớn, và đây cũng là một điều cơ bản của bất kì thị trường nào. Vì vậy không thể nói một công ty hoạt động tốt tại thời điểm hiện tại sẽ luôn hoạt tốt trong tương lai. Mà hầu hết các công ty có lợi nhuận cao thường bị giảm lợi nhuận dần theo thời gian bởi các đối thủ cạnh tranh sẽ lấy đi thị phần của nó.VD: Người dùng web đã chấp nhận Firefox một cách rất nhanh chóng, bất chấp sự có mặt của Internet Explorer trên hầu hết các máy tính Microsoft Window NT. Inter Explorer bị giảm sút thị phần dần dần kể từ khi Firefox ra mắt. Theo NetApplications, Firefox đạt được 21,34% thị phần trình duyệt web vào tháng 12 năm 2008, khiến nó trở thành trình duyệt phổ biến thứ hai trên thế giới, sau Internet Explorer (68,15%).Tại Châu Âu, theo như một nghiên cứu của XiTi vào tháng 3 năm 2008 tỉ lệ sử dụng Firefox cao hơn, trung bình khoảng 28,8%. Tỉ lệ sử dụng cao nhất là ở Phần Lan (khoảng 45,9% tính đến tháng 3 năm 2008). Trường hợp của Google cũng vậy Google có trong tay 59,2% thị phần thị trường tìm kiếm Mỹ - tăng thêm 0,7% so với con số của tháng một (58,5%). Trong khi đó Yahoo đã để mất 0,6% thị phần. Thị phần của Microsoft cũng bị giảm từ 9,8%trong tháng một xuống còn 9,6%. Đó là sự cạnh tranh tìm kiếm lợi nhuận và thị phần. Đứng trên góc độ là một nhà đầu tư: đi đầu tư thì thường đánh giá công ty bằng cách xem xét công ty nào có lợi nhuận cao và xu hướng lợi nhuận trong tương lai sẽ như thế nào? Chính vì vậy “thế mạnh kinh tế” của một công ty được xem là một yếu tố quan trọng để xem xét một công ty. Vậy “ Thế mạnh kinh tế ” của công ty là gì? Thế mạnh kinh tế là những đặc trưng giúp công ty giữ được vị thế tiếp tục trong tương lai. Và để phân tích thế mạnh kinh tế ta phải trả lời bốn câu hỏi: Đặc điểm nghành nghề mà nó kinh doanh? Doanh nghiệp có thế mạnh kinh tế hay không? Thế mạnh kinh tế đó là gi? Thế mạnh kinh tế sẽ tồn tại bao lâu? Và để phân tích tốt thế mạnh kinh tế của công ty ta phải tuân thủ các bước sau: Đánh giá khả năng tạo lợi nhuận quá khứ của công ty. Tiếp cận nguồn tạo lợi nhuận của công ty từ đó trả lời cho câu hỏi: Tại sao công ty có thể kiềm chế các đối thủ cạnh tranh của nó. Thời gian kiềm chế đối thủ cạnh tranh được bao lâu. 1. Xác nhận sự tồn tại của thế mạnh kinh tế: Để có bằng chứng chính xác về thế mạnh kinh tế người ta thường chú ý đến các công ty có lợi nhuận cao điều này được thông qua bảng báo cáo tài chính của công ty. Các nhà đầu tư cũng thường đặt ra nhiều câu hỏi và cũng tìm lời giải đáp cho chúng: Có phải công ty đã tạo ra tỉ suất sinh lợi tốt trên tài sản và trên vốn chủ sở hữu không? Dòng tiền tự do của công ty? Lợi nhuận biên ra sao? Biên lợi nhuận được tính bằng lợi nhuận chia cho tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh và do đó thể hiện lợi nhuận dưới dạng tỷ lệ phần trăm của doanh thu kinh doanh. Đây gọi là đánh giá khả năng sinh lợi của công ty, những gì mà chúng ta đang tìm kiếm là những công ty có tỉ suất sinh lợi cao hơn chi phí sử dụng vốn, những công ty có thể tạo ra nguồn tiền mặt đáng kể từ nguồn vốn đầu tư của họ. Và trên thực tế để đo lường nó người ta hay sử dụng các chỉ số: ROA là tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on total assets): ROA đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty. ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản). ROA của các có sự khác biệt rất lớn và phụ thuộc nhiều vào ngành kinh doanh. Đó là lý do tại sao khi sử dụng ROA để so sánh các công ty, và tốt hơn hết là nên so sánh ROA của mỗi công ty qua các năm và so giữa các công ty tương đồng nhau. Tài sản của một công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn. Ví dụ nếu công ty A có thu nhập ròng là 1 triệu USD, tổng tài sản là 5 triệu USD, khi đó ROA là 20%. Tuy nhiên nếu công ty B cũng có khoản thu nhập tương tự trên tổng tài sản là 10 triệu USD, ROA của B sẽ là 10%. Như vậy công ty A hiệu quả hơn trong việc biến đầu tư thành lợi nhuận. Các nhà đầu tư cũng nên chú ý tới tỷ lệ lãi suất mà công ty phải trả cho các khoản vay nợ. Nếu một công ty không kiếm được nhiều hơn số tiền mà chi cho các hoạt động đầu tư, đó không phải là một dấu hiệu tốt. Ngược lại, nếu ROA mà tốt hơn chi phí vay thì có nghĩa là công ty đang bỏ túi một món hời. ROE là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on common equyty): ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường. Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu của các công ty cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn. Khi tính toán được tỷ lệ này, các nhà đầu tư có thể đánh giá ở các góc độ cụ thể như sau:- ROE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng, vậy nếu công ty có khoản vay ngân hàng tương đương hoặc cao hơn vốn cổ đông, thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng. - ROE cao hơn lãi vay ngân hàng thì phải đánh giá xem công ty đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa để có thể đánh giá công ty này có thể tăng tỷ lệ ROE trong tương lai hay không? Phân tích dòng tiền (phân tích báo cáo lưu ngân ) Báo cáo lưu ngân là bản tường trình quá trình thu chi tiền mặt trong năm để thực hiện Các nghiệp vụ kinh tế. Qua báo cáo lưu ngân chúng ta có thể thấy các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư và tài trợ vốn có ảnh hưởng thế nào đến doanh nghiệp. Nó giải thích xuất xứ của lươngj tiền mặt của doanh nghiệp trong một giai đoạn và tiền này được chi đi đâu. Thông qua báo cáo này các nhà đầu tư có thể đánh giá việc thu chi tiền mặt trong năm có hợp lý không? Trong đó ta xem xét 3 yếu tố của dòng tiền: Dòng tiền hoạt động, dòng tiền đầu tư, dòng tiền tại trợ. STT Khoản mục tính I Dòng tiền hoạt động 1 Tiền thu từ bán hang 2 Tiền thu từ các khoản nợ phải thu 3 Thu khác 4 Tiền đã trả cho người bán 5 Tiền trả cho CNV 6 Tiền nộp thuế 7 Tiền trả các khoản phải trả II Dòng tiền đầu tư 1 Tiền thu hồi từ các khoản đầu tư vào đơn vị khác 2 Thu bán tài sản cố định 3 Tiền đầu tư các đơn vị khác 4 Tiền mua tài sản cố định III Dòng tiền tài trợ 1 Tiền thu từ đi vay 2 Thu từ lãi tiền gửi 3 Tiền trả nợ vay và lãi vay 4 Trả lãi cho các nhà đầu tư vào doanh nghiệp Hệ số thu nhập trên vốn đầu tư (Return of Invested Capital - ROIC) phản ánh khả năng sử dụng vốn đầu tư để tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây cũng là một chỉ số đáng tin cậy được người đầu tư hay sử dụng. Người ta thường so sánh các chỉ số ROA, ROE, ROIC, dòng tiền của công ty so với chỉ số trung bình của ngành coi như đó là xu hướng chung để tiến tới định khả năng sinh lợi của công ty la cao hay thấp. 2/ Tìm nguồn gốc thế mạnh kinh tế của công ty: Việc đi tìm nguồn gốc thế mạnh kinh tế này tức là chúng ta đang xác định tại sao công ty có thể làm tốt việc duy trì lợi nhuận và kiềm chế được các đối thủ cạnh tranh. Mặc dù tồn tại trong một ngành tốt nhưng chiến lược mà công ty theo đuổi còn quan trọng hơn và các cuộc nghiên cứu mang tính chất học thuật đã cho thấy chiến lược của công ty quan trọng gấp 2 lần so với ngành hoạt động của công ty khi công ty đó tiến hành xây dựng thế mạnh kinh tế.. Có 5 cách để công ty xây dựng lợi thế cạnh tranh vững chắc: Sự khác biệt về sản phẩm thực sự thông qua công nghệ cao hoặc có đặc điểm đặc trưng. Tạo ra sự khác biệt về khía cạnh tiếp nhận của khách hàng. Giảm chi phí cung cấp các sản phẩm dịch vụ tương đương ở mức giá thấp hơn. Thu hút khách hàng bằng cách tạo ra chi phí chuyển đổi cao. Kìm chân các đối thủ cạnh tranh bằng cách tạo rào cản trong việc tham gia vào ngành. 2.1/ Sự khác biệt về sản phẩm thực sự: Bằng cách đơn giản tạo ra công nghệ tốt hơn hay có những đặc tính riêng biệt cũng là một chiến lược thu hút khách hàng, tuy nhiên không phải lúc nào nó cũng là một chiến lược bền vững bởi ta biết rằng một qui luật tự nhiên ngành lợi nhuận càng cao thì càng nhiều đối thủ cạnh tranh và chính các đối thủ cạnh tranh này họ cũng không ngừng cải tiến kĩ thuật, công nghệ, không ngừng tìm cách mở rộng thị phần của mình. Nhà sản xuất sản phẩm lưu trữ EMC là một ví dụ điển hình. Vào giữa thập niên 1990 công ty đã vượt qua IBM trong lĩnh vực công nghệ có tốc độ tăng trưởnng cao nhất này và đã dành được các khách hàng mới và các sản phẩm của nó có các đặc điểm mà IBM không có. Trong nhều năm công ty đã tạo ra rất nhiều lợi nhuận từ việc tính phí cao hơn cho các sản phẩm công nghệ vượt trội. Tuy nhiên IBM và các đối thủ cạnh tranh khác không từ bỏ, thậm chí IBM còn tung ra những sản phẩm có đặc tính tương tự với giá thấp hơn để kéo khách hàng trở lại. Kết quả là IBM đã dành lại được thị phần và EMC bắt đầu tổn thương. Điều cốt lõi là hiểu được khách hàng cần gi và muốn gì vd:Microsoft liên tục cho ra đời sản phẩm mới. Aán loát của sản phẩm này chỉ mới ở phiên bản beta 2, bete 3 thì đã kịp chuẩn bị cho sản phẩm khác trong giai đoạn alpha1, alpha2. Sự thay đổi thường xuyên và liên tục các thế hệ sản phẩm chất lượng là một biểu tượng cơ bản của chất lượng doanh nghiệp Bài học rút ra ở đây là mặc dù công ty có thể tạo ra lợi nhuận vượt trội nhờ vào cải tiến công nghệ nhưng đó không phải là chiến lược lâu dài. 2.2/ Sự khác biệt các sản phẩm về mặt nhận thức: Thông thường một công ty tạo ra sản phẩm hay dịch vụ tốt hơn thường tạo ra một nhãn hiệu riêng cho nó và một nhãn hiệu mạnh cũng là một thế mạnh kinh tế lớn. Điều tuyệt vời về nhãn hiệu đó là bạn đã tạo trong tâm trí người tiêu dùng sản phẩm của mình theo đó là hình ảnh của công ty. Thực tế thương hiệu là một yếu tố quan trọng nó xem xét mức độ tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm của bạn. Thương hiệu mạnh là dấu chứng nhận bảo đảm chất lượng của sản phẩm (dịch vụ). Bên cạnh đó, thương hiệu thể hiện cá tính, địa vị, phong cách sống của người sử dụng , giúp thỏa mãn các nhu cầu về tinh thần của họ, là thứ mà người tiêu dùng sẵn sàng trả thêm một khoản tiền xứng đáng để có được thương hiệu mong muốn. Thương hiệu mạnh chắc chắn sẽ tạo ra mãi lực cao, mang lại nhiều lợi nhuận nhiều.. Thương hiệu mạnh dễ dàng tạo nên thế cạnh tranh mạnh dễ dàng phát triển kinh doanh tạo thế mạnh trên thị trường. 2.3/ Giảm chi phí: Cung cấp sản phẩm dịch vụ tương đương vói mức giá thấp hơn sẽ là một ưu thế cạnh tranh tốt. Công ty có thể thực hiện chiến lược chi phí thấp và có thể tạo được lợi thế này nhờ : Cải tiến quy trình công nghệ. Mở rộng qui mô sản xuất nâng cao năng suất. Khách hàng bay bằng hãng hàng không Southwest sẽ giảm được 25% chi phí nếu đi một dặm, giá này rẻ hơn so với giá rẻ nhất của ác hãng hàng không lớn. Đó cũng chính là ưu điểm để đẩy công ty trở thành hãng thống trị trong vòng 25 năm. Chi phí thấp cũng làm tăng lợi nhuận biên tế của Dell tới mức độ mà công ty có thể mở rộng thị phần PC từ 6% vào năm 1997 lên 15% vào cuối 2002, một sự tăng trưởng chỉ trong vòng 6 năm. Nói chung công ty có thể tạo ra lợi thế về chi phí băng cách đầu tư vào qui trình cải tiến công nghệ hoặc mở rông qui mô sản xuất. Dell đã giảm chi phí bằng lợi thế dựa trên qui trình tốt hơn. Ngoài ra lợi thế về qui trình còn được ứng dụng trong ngành quản trị tài sản như Vanguard là một ví dụ: điểm đặc biệt là Vanguard được cấu truc như một tổ chức hỗ tương, được sỡ hữu bởi các chủ quỹ chứ không phải là một công ty tối đa hóa lợi nhuận được sở hữu bởi các cổ đông.Chính vì cấu trúc này ma nó có thể tái đầu tư lợi nhuận vượt trội của nó để giảm chi phí trong khi các công ty có cấu trúc quản trị tài sản thông thường sẽ phân phối lợi nhuận giữ lại. IBM cũng là một ví dụ: dựa trên Bộ ứng dụng quản lý quy trình nghiệp vụ của mình, IBM đã hợp tác với công ty Globe Telecom nhằm triển khai giải pháp tích hợp các hoạt động kinh doanh. Nhờ đó, Globe Telecom đã rút ngắn thời gian thâm nhập thị trường của các sản phẩm. Ngoài ra, Globe Telecom cũng hạ thấp được chi phí phát triển sản phẩm tới 90%, giúp nâng cao lợi nhuận và giảm thiểu đáng kể các rủi ro kinh doanh.Từ đó giảm giá bán tạo thế cạnh tranh mới. Uu thế về qui mô cũng làm cho các đối thủ cạnh tranh khó bắt kịp, trong khi các công ty lớn có thể áp dụng chiến lược này thì các công ty nhỏ không thể cạnh được. 2.4/ Giữ chân khách hàng: Giữ chân khách hàng bằng cách tạo chi phí chuyển khách hàng cao cũng là một ưu thế cạnh tranh. Chi phí chuyển đổi ở đây bao gồm thời gian và tiền của mà khách hàng phải bỏ ra để chuyển sang sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ khác, hay của đối thủ cạnh tranh. Điều nhấn mạnh ở đây chi phí chuyển đổi không phải được tính bằng tiền, thực tế nó ít như vậy. Thông thường điều ngăn chặn khách hàng chuyển từ sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty sang sản phẩm dịch vụ của đối thủ cạnh tranh là thời gian. Thông thường để học cách sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ thường tốn một khoảng thời gian rất đáng kể, điều này có nghĩa là lợi thế sản phẩm của đối thủ cạnh tranh phải rất lớn mới có thể tạo ra một sự chuyển đổi của khách hàng. Một khách hàng có thể dễ dàng thử một chai nước ngọt vừa mới được tung ra thị trường để xem chất lượng của nó như thế nào, nhưng với một phần mền kế toán áp dụng cho một công ty lớn thì diều này phải xem xet lại, xem giữa chi phí chuyển đổi so với lợi ích mà nó đem lại. Ví dụ: Khảo sát sử dụng ý kiến của 1.000 chuyên gia IT trên thế giới. cho thấy đa phần các tập đoàn đều thừa nhận Linux chạy tốt, ổn định, bảo mật cao, song các tính năng kỹ thuật thì chỉ bằng, chứ không hơn, Unix và Windows Server 2003. Quan trọng hơn, “chi phí chuyển từ Windows sang Linux tốn gấp ba tới bốn lần so với nâng cấp Windows lên phiên bản mới.Vì vậy đa số doanh nghiệp lớn (với hơn 5.000 người dùng cuối) khẳng định không dùng Linux làm hệ điều hành chính cho máy chủ trong tương lai gần, bởi nó đắt đỏ và nhiều hỗ trợ hơn Windows hay Unix. 2.5/ Chặn chân đối thủ cạnh tranh: Chặn chân đối thủ cạnh tranh là một chiến lược tạo ra lợi thế cạnh tranh lâu dài.Nếu một chiến lược tốt chiến lược này nó có thể tạo ra lợi nhuận cao trong nhiều năm. Còn nếu như làm quá tốt thì có thể lôi cuốn sự chú ý của chính phủ về nguy cơ độc quyền như Microsoft. Một số cách thức chăn chân đối thủ cạnh tranh như sau: Cách rõ ràng nhất để chăn chân đối thủ là đạt được một số độc quyền về luật pháp, cũng giống như các casino ở các bang ở Mỹ. Các giấy phép và các giấy tờ tương tự như vậy là một yếu tố mạnh mẽ để chống lại các đối thủ cạnh tranh, nhưng có sự bảo vệ độc quyền đó ta cũng phải trả một cái giá khác. Chẳng hạn như việc chính phủ Mỹ tăng thuế suất phần lợi nhuận thu được từ kinh doanh casino. Bằng phát minh sáng chế cũng được liệt kê vào nhóm sở hữu trí tuệ bởi vì chủ sở hữu của bằng phát minh sáng chế sẽ được bảo vệ hợp pháp khỏi đối thủ cạnh tranh trong thời gian dài. Các công ty dược phẩm lớn đã dăng kí bảo hộ bằng sáng chế có thể tạo ra lợi nhuận cao trong nhiều năm. Ví dụ: Pfizer, công ty này nắm giữ bằng sáng chế về thuốc lá mà trước đây bán chạy nhất thế giới. Bằng phát minh sáng chế này cho phép công ty tính giá cao hơn trong nhiều năm sau khi nó tung ra sản phẩm ra thị trường. Cạnh tranh trong thời kì có bằng phát minh sáng chế này thì thấp trong khi lợi nhuận thì cao dòng tiền mang lại rất lớn. Tuy nhiên, mặc dù các bằng phát minh sáng chế và cac giấy chứng nhận có thể làm tốt công việc ngăn chặn đối thủ cạnh tranh và duy trì lợi nhuận biên tế cao nhưng cũng sẽ sớm tàn. Chính vì vậy khi bạn đánh giá thế mạnh kinh tế của một công ty bạn phải xem xét thật kỹ khả năng bằng phát minh sáng chế này có thể biến mất. Một chiến lược bền vững hơn trong việc đánh bại đối thủ cạnh tranh là tạo ra lợi thế từ hiệu quả mạng lưới hoạt động. Những công ty có hệ thống bảo vệ được vị thế cạnh tranh thì thường có thế mạnh kinh tế. Dịch vụ chuyển tiền Western Union là một ví dụ về mạng lưới hoạt động hiệu quả va rông khắp thế giới. Với hơn 170000 cở sở trên toàn thế giới, cái tốt ở đây là Western Union có thể nhận tiền ở bất kì nơi đâu mà bạn cần. Đặc trưng của hiệu quả hệ thống mạng lưới tốt là một chu trình khuếch đại nhiều người sử dụng sẽ càng hấp dẫn thêm nhiều người sử dụng khác. 3/ Thế mạnh kinh tế sẽ tồn tại bao lâu? Vấn đề tếp theo đánh giá tuổi thọ của thế mạnh kinh tế để chúng ta có thể biết được công ty đó có thể cản chân đối thủ cạnh tranh được bao lâu. Và khi nhắc đến thế mạnh kinh tế người ta hay nghĩ về 2 hướng: Độ sâu: công ty có thể tạo ra bao nhiêu tiền? Độ bền: công ty duy trì được mức lợi nhuận trên trung bình trong thời gian bao lâu? Nhìn chung việc đánh giá này không phải là một chuyện đơn giản nhưng ta có thể dự đoán trong một giai đoạn nhất định. Và việc xác định này cũng góp phần vào chính sách đầu tư của các nhà đầu tư. Chương II : Phân tích công ty FPT I/ Thông tin chung về FPT: 1/ Giới thiệu : Tiền thân của FPT là Công ty Công nghệ thực phẩm thành lập ngày 13/08/1988. Ngày 27/10/1990 đổi tên thành Công ty phát triển đầu tư công nghệ FPT. Tháng 3/2002, Công ty cổ phần hóa đổi tên thành Công ty Cổ phần phát triển đầu tư công nghệ FPT.Sau 20 năm hoạt động FPT là tập đoàn mạnh nhất về công nghệ thông tin trên thị trường Việt Nam và đang từng bước khẳng định mình trên thị trường quốc tế. FPT đang ngày càng tạo niềm tin đối với các nhà đầu tư, dù thời gian gần đây, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhưng FPT vẵn tăng trưởng ổn định. Điển hình là doanh thu của FPT trong năm 2009 là 18,404 tỷ đồng, tăng 12,34% so với năm 2008, lợi nhuận trước thuế là 1,697 tỷ đồng, tăng 37% , và lợi nhuận sau thuế là 1,405 tỷ đồng, tăng 33,7% so với cùng kì năm 2008.. Kết thúc quý I năm 2010, FPT đạt doanh thu 4,272 tỷ đồng, tăng 8,7 % và lợi nhuận trước thuế là 455 tỷ đồng, tăng 16,2 % so với cùng kì năm 2009. FPT là một công ty hoạt động đa lĩnh vực: công nghệ thông tin (CNTT), tài chính ngân hàng, bất động sản và giáo dục, nhưng CNTT vẫn là hoạt động chủ đạo. 2/ Cơ cấu hiện nay: FPT hiện có 11 công ty thành viên và 3 công ty liên kết Các công ty thành viên và tỷ lệ sở hữu: CTCP hệ thống thông tin FPT- FPT IS JSC (95%) CTCP Thương mại FPT- FPT Trading JSC (95%) CTCP Phần mềm FPT- FPT Software JSC (87,88%) CTCP Viễn thông FPT- FPT Telecom JSC (41,62%) Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Tin học FPT (100%) Công ty Trách nhiệm hữu hạn Truyền thông Giải trí FPT (100%) Công ty Cổ phần Quảng cáo FPT (60%) Đại học FPT (100%) Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khu công nghệ cao Hoà Lạc FPT (100%) Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bất động sản FPT (FPT Land) (100%) Công ty Cổ phần FPT Visky (84,71%) Các công ty liên kết: 1. Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPT Securities) (25%) 2. Công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tư FPT (FPT Capital) (33%) 3. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (16,9%) Cơ cấu cổ đông (tính đến 27/04/2010.) Cổ đông Số lượng cổ phiếu (CP) Tỷ lệ sở hữu(%) Cổ đông nhà nước 10.270.742 7.2 Cổ đông khác 76.431.439 53.58 Cổ đông nước ngoài 55.961.274 39.23 Tổng 142.649.197 100.00 Nguồn: FPTS II/ Các lĩnh vực chủ yếu FPT đang hoạt động và tiếp tục mở rộng: 1/ Phân phối: Phân phối là hoạt động kinh doanh được xem như là quan trọng nhất của FPT. Hằng năm doanh thu từ hoạt động này chiếm phần lớn tròn cơ cấu doanh thu của FPT. FPT phân phối chủ yếu là sản phẩm điện thoại di động và phần cứng máy tính. Thời đại này càng tiến bộ, nhiều hãng sản xuất sản phẩm điện thoại di dộng và máy tính ào ạt vào nước ta, như Nokia, Samsung, LG, Apple, Sony…., làm cho thị trường cạnh tranh gay gắt hơn.Bên cạnh đó, FPT còn có nhiều đối thủ đáng gờm: Viettel, Mobifone…Dù gay gắt tuy nhiên, Việt Nam là một đất nước dân số trẻ và đang phát triển, vì thế đây là một thì trường tiềm năng mà FPT cần khai thác nhiều hơn nữa. 2/ Tích hợp hệ thống: Về mảng này thì FPT đang dẫn đầu thị trường với thị phần khoảng 47% toàn thị trường. Công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng nhiều vào cuộc sống: như là các doanh nghiệp sử dụng để hoạt động kinh doanh tiện lợi và nhanh chóng hơn, sinh viên học sinh cũng là đối tượng sử dụng công nghệ thông tin nhiều vào việc học hành, vui chơi giải trí. Cuộc sống chúng ta ngày càng được công nghệ hóa, vì thế nhu cầu về công nghệ thông tin trong tương lai sẽ rất mạnh. Nắm bắt cơ hội và đầu tư mạnh tư bây giờ sẽ là một lợi thế cho FPT về sau này. 3/ Gia công xuất khẩu phần mềm: Với một đội ngũ nhân lực tài giỏi và tay nghề cao, FPT dần cũng đang chiếm lĩnh thị trường ở lĩnh vực này.Thị trường hiện nay của FPT chủ yếu là Nhật Bản, Mỹ và Châu Âu, trong đó Nhật Bản là phát triển mạnh nhất.Năm 2009, FPT cũng đã gặp không ít khó khăn khi nền kinh tế suy thoái, bên cạnh đó là sự xuất hiện của công ty Trung Quốc, và các công ty khác ở thị trường trong nước. 4/ Viễn thông Internet: Hiện thị trường Việt Nam có ba nhà mạng chiếm lĩnh thị trường và hoạt động cạnh tranh nhau rất khốc liệt, đó là VNPT, Viettel, và FPT. FPT tuy thị trường không rộng như hai nhà mạng kia, tuy nhiên cũng là một công ty mạnh ở lĩnh vực này. Hiện FPT đanh chiếm 11.5% toàn thị trường với 440.000 thuê bao ADSL.Thị trường viễn thông Internet ở thành ở các thành phố lớn hầu như đã bào hòa, vì thế điều FPT cần làm là mở rộng thị trường xa hơn để cạnh tranh với VNPT và Viettel. 5/ Giáo dục đào tạo: Tỷ trọng doanh thu của lĩnh vực này không cao, tuy nhiên nó là đầu tàu cung cấp nguồn nhân lực tài giỏi cho FPT, FPT hiện đang có trường ĐH FPT, cũng là một trong những trường mạnh của Việt Nam. Hằng năm có một số lượng lớn sinh viên giỏi theo học ở đây. FPT còn liên kết và hợp tác với các trường ở nước ngoài:ĐH Greenwich… 6/ Lĩnh vực khác: FPT cũng đã có 2 công ty liên kết là ngân hàng và chứng khoán, đây là một lĩnh vực rất sôi động và cạnh tranh tại thị trường Việt Nam. Kinh tế thị trường phát triển, sự ra đòi của các ngân hàng và công ty chứng khoán ngày càng nhiều. Lĩnh vực đầu tư này rất hấp dẫn, tuy nhiên cũng đầy biến cố và rủi ro. III/ Phân tích công ty FPT : 1/ Tóm tắt kết quả kinh doanh qua các năm ( từ 2006 – 2009) : Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009 Vốn điều lệ Tỷ 608,10 923,53 1441,62 1438,32 Vốn CSH Tỷ 1536,75 1939,48 2373,48 2999,50 Nợ ngắn hạn Tỷ 1594,03 3027,49 3160,43 4765,83 Nợ dài hạn Tỷ 126,17 66,55 4,93 1911.66 LN SXKD Tỷ 641,258 976,547 1488,511 1851,988 LN tài chính Tỷ (62,98) (23,41) (279,76) (257,43) LN khác Tỷ 31,022 71,84 89,30 33,37 Lãi(lỗ) trong các công ty liên kết Tỷ 0 4,043 (39,599) 69,667 LN trước thuế Tỷ 609,30 1028,99 1240,10 1697,522 LN sau thuế Tỷ 450,44 737,47 836,27 1063,35 EPS Đồng 8008 5317 5959 7498 ROE % 28,77 44,47 34.37 35,42 Giá trị sổ sách Đồng 27512 24114 20623 24582 Nợ/ TTS % 50,46 57.77 51,68 64,23 Tỷ lệ cổ tức % 56 36 26 31,67 (Nguồn: BCTC của FPT đã kiểm toán) 2/ Doanh thu và lợi nhuận : 2.1/ Cơ cấu doanh thu và lợi nhuận trước thuế: ( năm 2009) Kết quả kinh doanh năm 2009 theo lĩnh vực hoạt động ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu Doanh số Lợi nhuận trước thuế Giá trị Tăng trưởng (%) Tỷ lệ (%) Giá trị Tăng trưởng (%) Tỷ lệ (%) Tích hợp hệ thống 2994,5 8 16 414,8 29 24,4 Gia công phần mềm 756,3 10 4 208,9 -7 12,3 Viễn thong- Internet 1851,5 47 9,9 540,3 48 31,7 Đào tạo 175,9 19 0,9 61,2 40 3,6 Phân phối 12744,4 11 68 365,9 -17 21,5 Khác 228,5 1 1,2 111,1 6,5 Nguồn : FPT Doanh thu,tăng trưởng doanh thu, và tăng trưởng LNST từ năm 2006- 2009 ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Doanh thu thuần (tỷ) 11,393 13,449 16,382 18,404 Tăngtrưởng DTT(%) -19,2 18,4 21,4 12,3 LNST (%) 77,72 64,35 19,4 33,76 Nguồn: Tổng hợp của MNSC Nhìn chung, kết quả kinh doanh của FPT là khá tốt, với sự tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận ổn định và đều đặn. Từ 2006-2009, doanh thu tăng trưởng trung bình hằng năm là khoảng 17%. Doanh thu năm 2009, tăng trưởng 12,34% so với 2008, Lý do chính của việc này là sự tăng trưởng chậm lại của mảng tích hợp hệ thống. Nếu như năm 2008, mảng này tăng 50% so với năm 2007, thì năm 2009, mảng này chỉ còn tăng 8% so với năm 2008. Nhưng nguyên nhân sâu xa của vấn đề này chính là tình trạng khó khăn của nền kinh tế, điều đó đã khiến không ít doanh nghiệp gặp khó khăn. Dưới đây là đóng góp vào lợi nhuận của các công ty thành viên của FPT: Doanh thu đến từ hoạt động phân phối là chiếm tỷ lệ cao nhất, 68% trong tổng doanh thu, phân phôi ĐTDT chiếm 70%, còn lại phân phối các sản phẩm CNTT 30%. Còn lợi nhuận trước thuế chiếm tỷ rọng cao nhât là mảng Internet- viễn thông chiếm 31,7% trong tổng lợi nhuận của công ty.Nếu tinh theo đóng góp của công ty thành viên thì năm 2009, Doanh thu chủ yếu là từ FPT Trading, tiếp đến là FIS và Ftel.Kết thúc quý I 2010, Lợi nhuận sau thuế tăng trên 30% so với cùng kì (290,1 tỷ VND). Hầu hết các lĩnh vực đều tăng trưởng. Tính từ năm 2006, trung bình hằng năm doanh thu FPT tăng trưởng khoảng 17,4%.So sánh với các công ty trong cùng ngành, đây là mức tăng trưởng khá cao. 2.2/ Chỉ số tài chính: Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Cơ cấu tài sản TSDH/TTS (%) 10,7 18,9 23,85 26,14 TSNH/TTS (%) 89,3 81,1 76,05 73,86 Cơ cấu nguồn vốn NPT/VCSH(%) 50,45 57,76 51,69 64,23 NPT/TTS(%) 50,25 56,52 51,6 48,85 NNH/Tổng nợ 89,3 81,8 76.07 73,86 Khả năng thanh toán KNTTN (lần) 1,45 0,96 1,09 1,31 KNTTHH (lần) 1,77 1,43 1,47 1,61 Khả năng thanh toán lãi vay 8,78 18,16 11,39 10,69 Hiệu suất sử dụng tài sản( DTT/TTS) 3,34 2,53 2,67 1,77 Tỷ suất lợi nhuận ROA (%) 13,21 16,44 13,65 10,23 LNST/DTT (%) 3,95 5,46 5,1 5,7 ROE (%) 28,77 44,47 34,47 35,42 Từ các bảng sơ liệu tổng hợp trên, chúng ta có thể thấy rằng, tình hình hoạt động và khả năng tài chính của FPT là rất khả quan.Với doanh thu và lợi nhuận sau thuế đều tăng, cụ thể đã xem xét ở trên.Đến cuối 2009, tổng tài sản tăng mạnh, khoảng 50%, trong đó các khoản mục tài sản hầu hết đều tăng theo, tài sản cố định và XDCB, đầu tư dài hạn là tăng mạnh nhất, riêng tài sản dài hạn khác giảm.Nợ dài hạn thì tăng quá mạnh, tuy nhiên ROE lại rất cao,tỷ lệ thanh toán hiện hành là 1,61. Năm 2009, DTT giảm, tuy nhiên tài sản lại tăng lên nhiều, vì thế hiệu suất sử dụng tài sản giảm nhiều so với các năm trước, tuy nhiên con số trên vẫn còn ở mức có thể cho là hiệu quả. Nhìn vào các chỉ số này, chúng ta có thể một phần nào an tâm cho việc vay nợ dài hạn tăng nhanh của FPT và cơ cấu nguồn vốn của FPT cũng ở mức an toàn và chấp nhận được. 2.3/Phân tích dòng tiền: DVT : tỷ đồng , nguồn: BCTC FPT đã kiểm toán Dòng tiền 2006 2007 2008 2009 Dòng tiền HĐKD 135,989 736,150 1370,636 523,274 Dòng tiền đầu tư -257,786 -792,076 -683,116 -1904,049 Dòng tiền tài trợ 376,205 281,988 -340,532 2448,782 Dòng tiền thuần 254,408 226,062 346,988 1068,007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Thu nhập ròng 450,44 737,47 836,27 1063,35 Khấu hao 106,82 170,93 239,58 -304,18 Chi tiêu vốn -246,63 -486,95 -708,05 -809,93 Tđ VLC -391,02 -303,91 -(-188,57) -679,97 Trả nơ gốc -5761,76 -5655,72 -6202,51 -8861,09 Nợ phát hành mới 5790,702 6212,513 9211,864 Tổng FCFE 252,522 566,373 -379,206 IV/ Phân tích SWOT: 1/ Điểm mạnh: Sự già dặn trong tuổi đời hoạt động đang giúp FPT tạo vị thế hàng đầu so với các công ty trong ngành công nghệ thông tin và phân phối điện thoại di động FPT có nhiều lợi thế về thị trường, nguồn nhân lực và kinh nghiệm. Kết quả kinh doanh tốt, đã giúp FPT tạo được vị thế và niềm tin cho câc nhà đầu tư và chính cổ đông của FPT. Trường Đại Học FPT, nơi đào tạo nguồn nhân lực chủ yếu cho FPT,là một nơi cung cấp nguồn nhân lực tin cậy với một đội ngũ giảng dạy xuất sắc cùng những sinh viên giỏi. Hợp tác tốt với nhiều công ty và tập đoàn lớn trong nước cũng như ngoài nước: Nokia, Microsoft, Rmit… 2/ Điểm yếu: FPT hoạt động rất nhiều lĩnh vực và ngành nghề, điều đó có thể làm cho công ty không còn chú trọng vào hoạt động chính của mình, mà đầu tư lang man. Nền kinh tế đang dần phục hồi, tuy nhiên cũng còn không ít khó khăn, cũng như những công ty khác, FPT có thể gặp khó khăn. FPT cũng hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, nên tỷ giá thị trường cũng là điều FPT phải quan tâm vì tỷ giá ngoại tệ không ngừng biến động, đặc biệt USD. Thị trường viền thông Internet ở các thành phố lớn hầu như đã bão hòa, FPT hoạt động vẫn không dãn đầu ở lĩnh vực này. 3/ Thời cơ: Ngành CNTT đang rất được Nhà nước ủng hộ phát triển,và nó phát triển với tốc độ rất mạnh. Cuộc sống ngày càng giàu có, con người càng có nhiều nhu cầu hơn, một trong những nhu cầu đó là mua sắm ĐTDĐ, và các hãng điện thoại đua nhau vào thị trường Việt Nam, cơ hội cho lĩnh vực phân phối DTDĐ. CNTT ngày càng giúp con người rất nhiều, và các doanh nghiệp cũng áp dụng công nghệ thông tin rất nhiều, vì thế nghiên cứu và phát triển các thiết bị và sản phẩm viễn thông sẽ rất có lợi. 4/ Thách thức: Nước ta ngày càng hội nhập và mở của, trong tương lai, FPT có thể phải cạnh tranh với các công ty lớn mạnh từ nước ngoài vào Việt Nam. Mảng phân phối mang lại nhiều lợi nhuận cho FPT nhất, tuy nhiên mảng này cạnh tranh rất gay gắt với Viettel mobile, Petrosetco. Viễn thông Internet thì có hai đối thủ đáng gờm là Viettel và VNPT. FPT phải không ngừng đổi mới và phát triển hơn nữa, vững mạnh hơn nữa, trong tình hình kinh tế vừa mới đang bước ra cuộc suy thoái. Tài liệu tham khảo GT Đầu tư tài chính - Phan Thị Bích Nguyệt GT Tài chính doanh nghiệp - Trần Ngọc Thơ GT Phân tích tài chính – Nguyễn Thị Ngọc Trang www.fpt.com www.saga.vn www.bmsc.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc122..doc
Tài liệu liên quan