Đề tài Phân tích chiến lược Marketing của hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines

Tài liệu Đề tài Phân tích chiến lược Marketing của hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines: ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG JETSTAR PACIFIC AIRLINES MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Đặt vấn đề Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển chung của đất nước, ngành Hàng không dân dụng Việt Nam cũng đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Toàn ngành không ngừng đổi mới, nâng cấp trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng, phạm vi phục vụ, đóng góp không nhỏ vào Ngân sách Nhà nước. Năm 2011, thị trường hàng không Việt Nam đã đạt được những bước tiến rất đáng khích lệ với tốc độ tăng trưởng bình quân 14%. Tiếp tục thực hiện các chương trình hành động của Chính phủ về hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp ngành hàng không đã và đang tích cực đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và xu hướng hội nhập toàn cầu.Hàng không Việt Nam hiện nay không chỉ đến với hầu hết các tỉnh thành trong nước, mà còn vươn tới nhiều lục địa trên Thế giới. Các sân bay ngày càng được mở rộng về quy mô lẫn cơ sở hạ tầng; máy bay hiện đại, đầy đủ tiện nghi; cá...

docx79 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 4065 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích chiến lược Marketing của hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG JETSTAR PACIFIC AIRLINES MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Đặt vấn đề Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển chung của đất nước, ngành Hàng không dân dụng Việt Nam cũng đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Toàn ngành không ngừng đổi mới, nâng cấp trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng, phạm vi phục vụ, đóng góp không nhỏ vào Ngân sách Nhà nước. Năm 2011, thị trường hàng không Việt Nam đã đạt được những bước tiến rất đáng khích lệ với tốc độ tăng trưởng bình quân 14%. Tiếp tục thực hiện các chương trình hành động của Chính phủ về hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp ngành hàng không đã và đang tích cực đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và xu hướng hội nhập toàn cầu.Hàng không Việt Nam hiện nay không chỉ đến với hầu hết các tỉnh thành trong nước, mà còn vươn tới nhiều lục địa trên Thế giới. Các sân bay ngày càng được mở rộng về quy mô lẫn cơ sở hạ tầng; máy bay hiện đại, đầy đủ tiện nghi; các dịch vụ hàng không đi kèm ngày càng đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân. Việc quản lý bay đã chuyển từ phương thức cổ điển sang phương thức hiện đại (nói, nghe, nhìn) với thiết bị mới nhất hiện nay. Cùng với việc đổi mới trang thiết bị là sự tiến bộ về năng lực quản lý, trình độ tay nghề, chất lượng dịch vụ và phong cách phục vụ của đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật, kiểm soát viên không lưu, không báo, khí tượng, tiếp viên, thương vụ… được đào tạo cơ bản hoặc bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ trong và ngoài nước. Bên cạnh những bước tiến trong công nghệ cũng như đà phát triển của ngành hàng không Việt Nam là những thách thức đặt ra cho những hãng hàng không với một môi trường cạnh tranh hơn, nhu cầu khách hàng cao hơn và những quy định, chuẩn mực quốc tế trở nên nghiêm ngặt hơn. Nghiên cứu và tìm hiểu về dịch vụ hàng không nói chung và hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines nói riêng không chỉ góp phần tăng nhận thức về tầm quan trọng của một ngành dịch vụ có tầm ảnh hưởng sâu và rộng đến nền kinh tế của Quốc gia mà còn giúp chúng ta nhìn nhận một cách đúng đắn những bài học điển hình trong marketing. Từ đó, đưa ra những kiến nghị và giải pháp giúp hãng phát triển một cách đúng hướng và bền vững hơn. Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp thống kê và phân tích dữ liệu thứ cấp.Bố cục bao gồm giới thiệu, lý thuyết về 7P trong Marketing dịch vụ, ma trận SWOT.Sau đó, phân tích, thảo luận để đưa ra những đề xuất, giải pháp cho hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines(JPA). Với mục tiêu mang đến cái nhìn rõ nét nhất về ngành Hàng không tại Việt Nam cũng như những vấn đề liên quan đến Marketing của hãng JPA, nhưng do thời gian ngắn và kiến thức còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi sai sót. Rất mong nhận được sự góp ý cô và các bạn để đề tại được hoàn thiện hơn! Tổng quan về dịch vụ hàng không tại Việt Nam Thị trường Năm 2007, TTHK tại Việt Nam chào đón sự ra đời của hàng loạt hãng hàng không tư nhân: Indochina Airlines, VietJet, Air Mekong, Trãi Thiên, Blue Sky. Trong đó Blue Sky ít được nhắc tới và cũng chưa khai thác bay, Indochina Airlines đã chính thức ngưng hoạt động. Còn Air Mekong, Vietjet Air đang trong chặng đường củng cố phát triển, khẳng định vị trí, xây dựng thương hiệu. Bên cạnh sự phát triển của các hãng hàng không tư nhân, các hãng hàng không của nhà nước cũng trải qua nhiều sự thay đổi, tái cơ cấu để tìm mức tăng trưởng phát triển tốt hơn. Mới đây nhất Jetstar Pacific - Hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của Việt Nam cũng đã chính thức sát nhập vào Vietnam Airlines kể từ tháng 2/2012 với tên gọi Jetstar Pacific Airlines. Theo đó Vietnam Airlines sẽ nắm giữ 69,9% cổ phần trong Jetstar Pacific. Như vậy, kể từ sau khi thành lập vào năm 1990 Jetstar Pacific đã trải qua 2 lần tái cơ cấu, thay đổi tên chủ và cả mô hình hoạt động. Trước khi được chuyển sang mô hình hoạt động giá rẻ, Jetstar Pacific còn có tên gọi là Pacific Airlines trực thuộc Vietnam Airlines. Do liên tục bị thua lỗ, năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã tái cơ cấu, chuyển toàn bộ vốn của Nhà nước do Vietnam Airlines nắm giữ sang Bộ Tài chính và giao cho Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) quản lý phần này. Tháng 5/2008, Pacific Airlines bán 27% cổ phần cho Tập đoàn Qantas của Australia và trở thành hãng hàng không đầu tiên có vốn đầu tư của nước ngoài. Song song đó, Pacific Airlines cũng chính thức đổi tên thành Jetstar Pacific Airlines, và trở thành hãng hàng không giá rẻ đầu tiên tại thị trường Việt Nam. Để đảm bảo sự hoạt động của Jetstar Pacific, Thủ tướng Chính Phủ lại một lần nữa chuyển quyền đại diện vốn Nhà nước từ SCIC sang Vietnam Airlines. Theo thống kê mới đây từ Cục Hàng không Việt Nam, mức độ tăng trưởng của ngành hàng không Việt Nam năm 2011 là khoảng 14%. Dự đoán của Hiệp hội Hàng không thế giới (IATA) cũng cho rằng, năm 2014, Việt Nam sẽ trở thành thị trường vận chuyển hành khách, hàng hóa quốc tế phát triển nhanh thứ ba trên thế giới (chỉ sau Trung Quốc, Brazil). Dự kiến đến năm 2015 sẽ đạt 34-36 triệu lượt hành khách; đến năm 2019 sẽ đạt 52-59 triệu lượt hành khách. Vận tải hàng hóa sẽ tăng lên 850-930 nghìn tấn vào năm 2015 và 1,4-1,6 triệu tấn vào năm 2019. Với dự đoán lạc quan trên, nhiều DN hàng không đã và mạnh dạng mở rộng hoạt động. Cụ thể các đường bay Air Mekong khai thác đều có sự tăng trưởng cao, ghế suất bình quân của Air Mekong năm 2011 đạt 75%. Trong năm 2011, Air Mekong thực hiện 10.750 chuyến bay, chuyên chở 710.000 lượt khách trên 14 đường bay đến các vùng trên cả nước. Hãng hàng không VietJet Air chính thức khai trương chuyến bay thương mại đầu tiên vào cuối tháng 12/2011 cho đến nayhệ số khai thác ghế của VietJetAir luôn đạt 90%. Tính đến ngày 14/2/2012 VietJetAir đã thực hiện 280 chuyến bay. Năm 2012, VietJetAir đặt mục tiêu khai thác 5.000 chuyến bay, chuyên chở 700-800 ngàn lượt hành khách. Theo kế hoạch, đội tàu bay của VietJetAir sẽ vươn đến các nước khu vực Đông Bắc Á và Nam Trung Quốc. Bên cạnh các hãng hàng không trong nước đang nỗ lực đầu tư phát triển, nhiều hãng hàng không nước ngoài cũng liên tục tăng chuyến và mở đường bay mới tới Việt Nam. Điều này cho thấy thị trường Việt Nam còn nhiều tiềm năng thu hút các hãng hàng không nước ngoài.Đặc biệt các hãng hàng không của Nga như Aeroflot và Transaero đang có các chuyến bay nối Việt Nam và Nga cũng như các nước thuộc Liên Xô cũ và Đông Âu. Các hãng hàng không của Kazakhstan, Hungary, Uzbekistan và Czech cũng đang có kế hoạch khai thác đường bay nối Việt Nam… Năm 2011 tổng khối lượng vận chuyển của thị trường hàng không (TTHK) Việt Nam đạt 23,6 triệu lượt khách. Trong đó các hãng HK Việt Nam vận chuyển 16,6 triệu lượt, đạt tỉ lệ tăng trưởng 13,6%. Với mức tăng trưởng này cộng với nhu cầu vận chuyển hàng không ngày càng lớn, ngành hàng không Việt Nam tiếp tục được đánh giá có nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển. Các chuyên gia nhận định, thị trường HK Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng ấn tượng, năm 2015 sẽ đạt 34-36 triệu hành khách với tốc độ tăng trưởng bình quân là 11-13%; đến 2019 sẽ đạt 52-59 triệu hành khách. Vận tải hàng hóa sẽ tăng lên 850 nghìn đến 930 nghìn tấn vào năm 2015 và 1,4-1,6 triệu tấn vào năm 2019. Tuy vậy, dù tiềm năng lớn  nhưng thị trường Hàng Không vẫn là "mảnh đất dữ" đối với các hãng tư nhân. Indochina Airlines đã chính thức khai tử, và còn quá sớm để Air Mekong, Vietjet Air khẳng định được vị trí.Trong khi, hơn hai năm sau ngày nhận giấy phép nhưng hãng HK Trãi Thiên vẫn không thể cất cánh và đã bị "khai tử".Jetstar Pacific chưa thoát khỏi thua lỗ.Còn anh cả VNA vẫn đứng vững trên lợi thế của mình nhưng khó có thể chối bỏ những hạn chế khi tỷ suất lợi nhuận vẫn ở mức thấp. Vậy, kinh doanh HK có là "quả ngọt" cho các doanh nghiệp. Theo các chuyên gia, để  trụ được trong ngành vận tải HK, đòi hỏi các nhà đầu tư phải có tiềm lực mạnh, đủ cho cuộc đua đường trường. Tuy vậy, vẫn còn đó nhiều nhà đầu nước ngoài vẫn coi đây là cơ hội.Bởi thực tế, thị trường HK Việt Nam vẫn đang trong tình trạng "cầu vượt cung". Nếu so với các nước trong khu vực, HK Việt Nam vẫn còn ở mức độ khiêm tốn. Mỗi năm Thái Lan trên 60 triệu lượt khách đi máy bay, còn ở  Malaysia mỗi triệu người dân có 8 máy bay thương mại. Ở Australia mỗi triệu người dân có 15 máy bay. Con số này ở Việt Nam là 0,7. VN tụt hậu về mức độ công cộng hóa vận tải HK 10 lần so với Malaysia, 20 lần so với Australia. Bởi vậy nên, dù có  lợi thế đứng đầu các nước ASEAN nhưng năng lực chuyên chở của HK Việt Nam chỉ chỉ giành được 12% thị phần. Rõ ràng đó lả cơ hội cho các nhà đầu tư.  Môi trường kinh doanh Ngành hàng không dân dụng là ngành vận tải áp dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại với hoạt động không chỉ trong nước mà còn mang tính quốc tế. Vì gắn liền với tuyệt đối an toàn và an ninh, mức độ phục vụ mang tính cạch tranh cao. Nên trong ngành hàng không có rất nhiều việc và cần nhiều nghề nghiệp đa dạng để hoạt động đồng bộ trong một quy trình chặt chẽ. 2.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô 2.2.1.1. Nhân khẩu học Dân số: Dân số VN là hơn 88 triệu người, đứng thứ ba ở Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines) và đứng thứ 13 trong số những nước đông dân nhất thế giới. VN bắt đầu bước vào thời kỳ “dân số vàng” với số người trong độ tuổi lao động lớn. Đây là lực lượng lao động chủ yếu cho nền kinh tế, tuy nhiên chỉ mới ở mức lao động phổ thông, trình độ chưa cao. 2.2.1.2. Các yếu tố Thể chế- Luật pháp Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó. + Sự bình ổn: Thể chế chính trị ổn định, không có xung đột hay chiến tranh thận lợi cho sự phát triển của ngành hàng không nói chung và ngành hàng không dân dụng nói riêng. + Chính sách thuế: Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ, thuế thu nhập… sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của các hãng hàng không trong nước. + Các đạo luật liên quan: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp,luật lao động, luật chống độc quyền, chống bán phá giá … sẽ hộ trỡ cho các hãng hàng không trong quá trình phát triển. + Chính sách: Các chính sách thương mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, thuế, các chính sách điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng… góp phần rất lớn bảo vệ ngành hàng không dân dụng. Việt Nam đã có cơ chế thuận lợi cho tư nhân kinh doanh hàng không, đồng thời cũng tạo điều kiện thông qua các quy định luật pháp để các doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Vấn đề đặt ra là tại sao các hãng hàng không tư nhân vẫn chưa thể thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài để tiếp cận với nguồn lực tài chính, năng lực cạnh tranh, và các tiến bộ về chất lượng. Sự phát triển của hàng không ảnh hưởng đến quá trình giao thương và tốc độ phát triển của một nền kinh tế.Yếu tố nguồn vốn trong nước, hay nước ngoài dường như không thực sự là mối quan tâm của người tiêu dùng, điều quan trọng là giá vé và chất lượng dịch vụ. Việc Chính phủ Việt Nam bỏ đánh thuế 15% đối với nhiên liệu nhập khẩu, đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu trong tương lai được xem là là bước đi quan trọng. Việt Nam đã triển khai tốt việc chuyển đổi vé giấy sang vé điện tử, tiếp theo cần thúc đẩy vận tải hàng hoá thông qua các giao dịch điện tử để phục vụ xuất khẩu. Chính vì vậy ngành hàng không Việt Nam “là một điểm sáng trong khi vẫn phải trải qua các thách thức chung của ngành hàng không toàn cầu”. 2.2.1.3. Các yếu tố Kinh tế Các doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn, dài hạn và sự can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế. + Tình trạng của nền kinh tế: Bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ, trong mỗi giai đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ có những quyết định phù hợp cho riêng mình. Nền kinh tế Việt Nam hiện nay có những bước khởi sắc: Lạm phát ở mức thấp, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, an sinh xã hội được bảo đảm. Giá xăng dầu thế giới giảm nhưng tại Việt Nam vẫn rất cao, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, sức mua của thị trường giảm, tốc độ tăng thấp hơn so với cùng kỳ năm 2011. + Các yếu tố tác động đến nền kinh tế: Lãi suất, lạm phát. Năm 2011 khi kinh tế Việt Nam bắt đầu từ một xuất phát cao: Lạm phát cao, lãi suất cao và nguy cơ bất ổn vĩ mô cao. Hiện nay mức lãi suất đã giảm., tuy nhiên vẫn còn nguy cơ bất ổn. + Các chính sách kinh tế của chính phủ: Luật tiền lương cơ bản, các chiến lược phát triển kinh tế của chính phủ, các chính sách ưu đãi cho các ngành: Giảm thuế, trợ cấp…. kích thích sự phát triển của ngành hàng không dân dụng Việt Nam. +Triển vọng kinh tế trong tương lai: Trước thực trạng khủng hoảng của nền kinh tế, ngày 10-5-2012, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 13/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Đây là Nghị quyết được đông đảo các doanh nghiệp, giới doanh nhân và quân dân cả nước mong đợi, kỳ vọng kích thích sự tăng trưởng của nền kinh tế về tốc độ tăng trưởng, mức gia tăng  GDP, tỉ suất GDP trên vốn đầu tư, … Hiện nay, khung giá trần đang áp dụng quy định các chuyến bay có cự ly dưới 300km có giá trần là 682.000 đồng, từ 300 đến dưới 500km là 864.000 đồng, 500 đến dưới 850km là 1,182 triệu đồng và từ 850km trở lên là 1,819 triệu đồng (chưa kể 10% thuế VAT và phí sân bay). Theo các hãng hàng không đang khai thác trong nước, nếu bỏ giá trần vé máy bay, các hãng sẽ được phép tăng giá vé trong dịp cao điểm và khuyến khích giảm giá vào dịp thấp điểm để khai thác tốt thị trường, khi đó, gói dịch vụ của các hãng sẽ phong phú hơn và mang lại lợi ích cho nhiều tầng lớp người tiêu dùng hơn. Thiết nghĩ, một môi trường cạnh tranh lành mạnh, các nguồn lực đầu tư được đối xử công bằng sẽ là động lực để các hãng hàng không của Việt Nam thực sự phát triển, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế trong xu thế “bầu trời mở” trong những năm sắp tới. 2.2.1.4. Các yếu tố văn hóa xã hội Việt Nam có hơn 54 dân tộc, mỗi dân tộc có một nền văn hoá và đặc điểm xã hội riêng.Có thể nói Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa văn hoá. Những yếu tố xã hội chia cộng đồng thành các nhóm khách hàng, mỗi nhóm có những đặc điểm, tâm lý,  thu nhập … khác nhau + Tuổi  thọ trung bình, tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, ăn uống + Thu nhập trung bình, phân phối thu nhập + Lối sống, học thức,các quan điểm về thẩm mỹ, tâm lý sống + Điều kiện sống Thu nhập của người dân ngày càng tăng, nhu cầu ngày càng đa dạng phong phú, mong muốn được thoả mãn cao. Cuộc sống hối hả, nhịp sống nhanh, con người muốn tiết kiệm thời gian trong mọi công việc, kể cả việc đi lại. Hiện nay, phương tiện hàng không là một lựa chọn được mọi ngừoi đánh giá cao và ngày càng được phổ biến. 2.2.1.5. Yếu tố công nghệ Cả thế giới vẫn đang trong cuộc cách mạng của công nghệ, hàng loạt các công nghệ mới được ra đời và được tích hợp vào các sản phẩm, dịch vụ. Nếu cách đây 30 năm máy vi tính chỉ là một công cụ dùng để tính toán thì ngày nay nó đã có đủ chức năng thay thế một con người việc hoàn toàn độc lập + Đầu tư của chính phủ, doanh nghiệp vào công tác nghiên cứu và phts triển:  Việc kết hợp giữa các doanh nghiệp và chính phủ nhằm nghiên cứu đưa ra các công nghệ mới, vật liệu mới… sẽ có tác dụng tích cực đến nền kinh  tế. + Tốc độ, chu kỳ của công nghệ, tỷ lệ công nghệ lạc hậu: Nền kinh tế nước ta đã bộc lộ rõ những khiếm khuyết trong kết cấu hạ tầng, điện nước không theo kịp yêu cầu sản xuất và đời sống; giáo dục, khoa học – công nghệ không hoà nhịp với tốc độ phát triển; thể chế quản lý còn nhiều lúng túng, bất cập. Hiện nay Việt Nam đang cố học hỏi, bắt nhịp với tốc độ phát triển KH-CN trên thế giới và ngày càng có nhiều thành tựu đáng kể. + Ảnh hưởng của công nghệ thông tin, internet đến hoạt động kinh doanh: .Đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông hiện đại đã giúp các khoảng cách về địa lý, phương tiện truyền tải. Những ứng dụng công nghệ đã được ứng dụng rộng rãi trong các ngành kinh tế nói chung và ngành hàng không nói riêng. Nó cho phép hỗ trợ máy bay từ mặt đất, tính toán chính xác thời gian hạ cánh, giúp máy bay hạ cánh an toàn, đặt vé qua mạng một cách nhanh chóng,… Ngoài các yếu tố cơ bản trên, hiện nay khi nghiên cứu thị trường, các doanh nghiệp phải đưa yếu tố toàn cầu hóa trở thành một yếu tố vĩ mô tác động đến ngành. Yếu tố hội nhập Không ai phủ nhận toàn cầu hóa đang là xu thế, và xu thế này không  tạo không ít thách thức và cơ hội cho các doanh nghiệp, các quốc gia trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh nói chung và ngành hàng không dân dụng Việt Na, nói riêng. Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới. Giá xăng dầu thế giới hiện nay giảm mạnh nhưng có khả năng sẽ tăng trở lại do tình hình căng thẳng tại Trung Đông vẫn tiếp tục, làn sóng biểu tình chống Mỹ của thế giới đạo Hồi vẫn đang lan rộng ra nhiều khu vực trên thế giới. Giá xăng dầu tăng sẽ ảnh hưởng xấu đến ngành hàng không thế giới Thêm vào đó là vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang diễn biến xấu và có khả năng sẽ tác động bất lợi tới tình hình thương mại toàn cầu. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của ngành hàng không thế giới và ngành hàng không Việt Nam cũng không tránh khỏi hệ luỵ đó. Các hãng hàng không Việt Nam chỉ là cỡ nhỏ trong làng hàng không quốc tế.Chính vì điều đó, việc tận dụng các nguồn lực kinh tế, bao gồm một phần vốn đầu tư nước ngoài để phát triển là điều cần thiết. Toàn cầu hóa tạo ra các sức ép cạnh tranh, các đối thủ đến từ mọi khu vực trên thế giới. Quá trình hội nhập sẽ khiến các doanh nghiệp Việt Nam phải  điều chỉnh phù hợp với các lợi thế so sánh, phân công lao động của khu vực  và của thế giới. Điều quan trọng là khi hội nhập, các rào cản về thương mại sẽ dần dần được gỡ bỏ, các hãng hàng không Việt Nam có cơ hội hoạt động ra ngoài phaạm vi trong nước, cho phép hợp tác quốc tế với các hãng hãng không nước ngoài. Khi đó, ngành hàng không Việt Nam có thể thực hiện các chuyến bay quốc tế, đưa các sân bay Quốc tế trở thành các trung tâm trung chuyển vận tải hàng không lớn của khu vực và Thế giới, khách hàng lúc này không chỉ là thị trường nội địa nơi mà còn các khách hàng đến từ khắp nơi trên thế giới. Theo hiến kế của Tổng Giám đốc IATA, hàng không Việt Nam cần nâng cao công nghệ, hạ tầng, điều hành tiết giảm chi phí.Trong đó, việc nâng cao năng suất là rất quan trọng, để duy trì lợi thế cạnh tranh, nhất là đơn giản hóa các giấy tờ trong dây chuyền cung ứng vận chuyển.Nên áp dụng việc check in, vé điện tử, sử dụng mã vạch… để tiết giảm thời gian cho hành khách. Theo tính toán, việc đơn giản hoá các thủ tục giấy tờ, giúp các thành viên IATA đến 4,9 tỷ USD mỗi năm. Phân tích môi trường toàn cầu Theo IATA, làn sóng suy thoái kinh tế toàn cầu, giá nhiên liệu tăng vọt và đã gây ảnh hưởng nặng nề đến ngành hàng không, nhu cầu đi lại bằng hàng không sụt giảm, chi phí đầu vào tăng cao… Bên cạnh những tác động chung thì ngành hàng không Việt Nam còn chịu nhiều khó khăn khác. Giá nhiên liệu tăng, nhưng mức độ tăng của giá dầu lửa trên thị trường thế giới cũng đã vượt quá mức đã được trù tính đến. Chỉ từ đầu năm đến nay thôi, giá dầu lửa đã tăng 15% mà chi phí cho nhiên liệu chiếm 30% tổng chi phí của các hãng hàng không và rủi ro này cũng chỉ mới đưuợc các hãng hàng không bảo hiểm có một nửa. IATA cho rằng giá dầu tăng cao là một trong những nguyên nhân chính làm suy giảm lợi nhuận toàn cầu. Theo IATA, giá dầu ở mức trung bình 110 USD trong suốt năm và tình hình chính trị thế giới bất ổn sẽ còn đẩy chi phí tăng cao. Ngành hàng không Việt Nam đang thiếu trầm trọng nguồn nhân lực lành nghề chuyên sâu về máy bay nên phải phụ thuộc nhiều vào các yếu tố nước ngoài. Hiện nay, Vietnam Airlines (VNA) phải sử dụng 30% phi công nước ngoài, vẫn phải thuê máy bay từ nước ngoài, giá thuê máy bay chiếm từ 37% – 41% giá thành, hơn 80 dịch vụ bảo dưỡng phải mua của nước ngoài. Một tín hiệu tốt là lợi nhuận của ngành hàng không trong năm 2012 làtrong năm 2012 dự kiến sẽ tăng 1,1 tỷ USD so với mức dự báo 3 tỷ USD đưa ra hồi tháng 6, lên 4,1 tỷ USD (3,2 tỷ euro) do lượng hành khách tăng CƠ HỘI VÀ NGUY CƠ ĐỐI VỚI NGÀNH VẬN TẢI HÀNG KHÔNG CƠ HỘI ĐE DỌA - Dân số Việt Nam đông đứng thứ 13 trên thế giới, là cơ hội cho thị trường vận tải hàng không. - Hàng không Việt Nam cũng có những bước phát triển nhảy vọt, bất chấp những khó khăn chung của kinh tế thế giới. Khoảng thời gian từ 1995 đến 2004, thị trường hàng không đã phát triển với tốc độ tăng trưởng cao với tổng số 72,6 triệu lượt khách (tăng bình quân 10%/năm), 1,6 triệu tấn hàng hóa (tăng bình quân 14%/năm) - Ông Giovanni Bisignani, Tổng Giám đốc Hiệp hội hàng không thế giới (IATA) cho rằng, vào năm 2014, Việt Nam sẽ trở thành thị trường vận chuyển hành khách, hàng hóa quốc tế phát triển thứ ba thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Brazil. Còn thị trường vận chuyển hành khách nội địa chỉ sau Trung Quốc. - Theo Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), Việt Nam là một trong mười thị trường có tốc độ tăng trưởng cao nhất trên toàn thế giới và là thị trường quan trọng của khu vực châu Á – Thái Bình Dương năng động, khu vực sẽ có thị phần vận tải hàng không lớn nhất trên thế giới - Làn sóng suy thoái kinh tế toàn cầu, giá nhiên liệu tăng vọt và dịch cúm H1N1 đã gây ảnh hưởng nặng nề đến ngành hàng không, nhu cầu đi lại bằng hàng không sụt giảm, chi phí đầu vào tăng - Giá dầu tăng cao làm ảnh hưởng đến giá vé. - Với tốc độ phát triển như hiện nay, chắc chắn ngành hàng không sẽ khủng hoảng nhân lực, sự thiếu hụt phi công là khá lớn. Việt Nam cũng đang phải bỏ ra hàng chục triệu USD để thuê phi công nước ngoài. - Từ năm 1996 tới 2006, Vietnam Airlines tuyển chọn được 215 học viên để đào tạo phi công, trong đó 184 học viên đã trở thành phi công. Như vậy trung bình mỗi năm Vietnam Airlines chỉ cung ứng được 18,4 phi công, so với nhu cầu là 50 phi công Phân tích môi trường ngành + Phân tích tính hấp dẫn của ngành:  “Có khoảng 2 tỷ hành khách hằng năm di chuyển trên các chuyến bay và chuyến bay thuê bao, chiếm khoảng 50% các chuyến bay trên toàn thế giới. Hàng không Việt Nam cũng có những bước phát triển nhảy vọt, bất chấp những khó khăn chung của kinh tế thế giới. Mạng đường bay quốc tế của Vietnam Airlines và Pacific Airlines cùng 24 hãng hàng không quốc tế và nước ngoài đã nối Việt nam với 27 thành phố thuộc châu Á, châu Âu, châu Mỹ và châu Úc..” Hàng không Việt Nam tăng trưởng thứ 3 thế giới. Ông Giovanni Bisignani, Tổng Giám đốc Hiệp hội hàng không thế giới (IATA) cho rằng, vào năm 2014, Việt Nam sẽ trở thành thị trường vận chuyển hành khách, hàng hóa quốc tế phát triển thứ ba thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Brazil. Còn thị trường vận chuyển hành khách nội địa chỉ sau Trung Quốc.Ngoài ra, dự báo trên dựa vào mức tăng trưởng bình quân của thế giới hiện nay là 5%, nhưng đến năm 2014, con số này của Việt Nam đạt tới 10%.  Cũng theo nghiên cứu của tổ chức này, tại Việt Nam, trung bình mỗi tháng có thêm một máy bay. + Phân tích các lực lượng cạnh tranh Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp Số lượng và quy mô nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp. Hai nhà cung cấp máy bay chính là Boeing và Airbus, ganh đua trong những hợp đồng dài hạn với các hãng hàng không. Một số hãng hàng không thích làm việc với duy nhất một nhà cung cấp máy bay hơn để có thể có được những hợp đồng có lợi hơn, trong khi có những hãng khác lại thích có nhiều nhà cung cấp hơn để tránh tầm ảnh hưởng mà một nhà cung cấp duy nhất có thể nắm giữ. Một số hãng thậm chí còn chọn cách hoạt động với duy nhất một loại khung máy bay để đơn giản quá trình bảo dưỡng và giảm tính phức tạp. Những nguồn cung cấp máy bay khác là thị trường máy bay cho thuê hay máy bay đã qua sử dụng. Liên tiếp trong khoảng thời gian cuối tháng 8, đầu tháng 9, hai hãng hàng không có thị phần lớn nhất Việt Nam là Vietnam Airlines và Jetstar Pacific "đua" nhau nhận tàu bay mới. Cụ thể, từ 22/8 đến 5/9, Công ty cho thuê máy bay VALC đã chuyển giao cho Vietnam Airlines 2 chiếc Airbus A321-200. Hai chiếc này được hãng dự kiến khai thác các đường bay tầm trung và trong khu vực.Cuối tháng 8, Jetstar Pacific đã thuê một chiếc Airbus 320 bổ sung vào đội bay của hãng, dự kiến một chiếc nữa của Jetstar Pacific cũng sẽ được tiếp nhận trong tháng 9. Với tất cả các ngành, nhà cung cấp luôn gây các áp lực nhất định nếu họ có quy mô , sự tập hợp và việc sở hữu các nguồn lực quý hiếm.  Áp lực cạnh tranh từ khách hàng Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Tại VN, xu hướng hàng không mà các hãng hàng không tư nhân của thế giới lựa chọn là hàng không chi phí thấp – hay quen gọi là hàng không giá rẻ – mới chỉ có một hãng JPA áp dụng. Với thị trường sắp đạt tới 100 triệu dân, trải dài gần 3.000km đường chim bay, nhu cầu đi lại bằng đường hàng không của người dân sẽ ngày một lớn hơn. Ông Nguyễn Đức Tâm – Tổng Giám đốc VJA – cho biết: “Xu hướng của các hãng hàng không tư nhân trên thế giới lựa chọn là hàng không chi phí thấp, hay còn gọi là hàng không giá rẻ. Đối với thị trường tại VN, nhu cầu đi lại bằng đường hàng không của người dân càng lớn nên chúng tôi đã lựa chọn mô chi phí thấp, chất lượng cao”. Tuy nhiên, những kinh nghiệm khi triển khai hàng không giá rẻ ở VN đã cho thấy, khách hàng mong muốn mức giá thấp nhưng yêu cầu chất lượng không thấp. Đứng trước những thách thức về chất lượng dịch vụ khi theo đuổi mô hình hàng không giá rẻ, các hãng hàng không sẽ tiết giảm chi phí vận hành, khai thác và các chi phí đầu vào khác để đưa ra mức giá phù hợp với người dân VN. Đó là hệ thống đặt giữ chỗ, mua vé qua mạng Internet, giảm chi phí phân phối, sử dụng không nhiều nhân viên nhưng với tính chuyên nghiệp cao, được đào tạo bài bản ở nước ngoài cũng là một cách tiết kiệm chi phí.Mục tiêu là như vậy, nhưng chất lượng dịch vụ ra sao vẫn phải chờ sự thẩm định của hành khách. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn: Theo M-Porter, đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trên trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Cơ chế giá trần đang là rào cản gây khó khăn cho các doanh nghiệp hàng không. Điều này còn mang đến một số nguy cơ tiềm ẩn hành vi phản cạnh tranh trên thị trường vận tải hàng không như bán giá vé dịch vụ hàng không với mức thấp để loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Hiện nay, hoạt động cạnh tranh giữa các hãng hàng không trên thị trường nội địa chủ yếu dựa trên giá vé.Vì vậy, một số hãng hàng không có tiềm lực kinh tế mạnh có thể liên tục giảm giá vé trong một thời gian dài trên các tuyến có các đối thủ cạnh tranh mới gia nhập thị trường khai thác. Đây là một trong những khó khăn cho các đối thủ cạnh tranh mới gia nhập thị trường.Chẳng hạn,đối thủ cạnh trạnh củ yếu của jetstar Pacific hiện nay là VietjetAir,hãng hàng không này chỉ mới hoạt động được một năm, VietjetAir đưa ra giá vé rất cạnh tranh, rẻ ngang với đi xe khách giường nằm tuyến Bắc Nam.Tuy nhiên, VietjetAir vẫn gặp nhiều khó khăn từ các đói thủ cạnh tranh đã xuât hiện trước đó,nhiều người vẫn lựa chọn jetstar Pacific cho những chuyến đi của mình. Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành.Áp lực cạnh tranh chủ yếu của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với các sản phẩm trong ngành, thêm vào nữa là các nhân tố về giá, chất lượng , các yếu tố khác của môi trường như văn hóa, chính trị, công nghệ cũng sẽ ảnh hưởng tới sự đe dọa của sản phẩm thay thế. Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh. Thị trường hàng không Việt Nam đang có tới 7 hãng hàng không cùng cạnh tranh, nhưng thực tế thì vẫn chưa thể cung cấp được những "món hàng ngon lành". Như vậy, không phải cứ nhiều doanh nghiệp tham gia là thị trường hàng không có khả năng cạnh tranh, bởi ngoại trừ VNA và JPA đang làm chủ thị trường, Vasco thực ra là thành viên trực thuộc VNA, VietAir mới được manh nha, còn lại Indochina Airlines, Vietjet Air và Mekong Air đều như những chú chim non chưa mọc đủ lông cánh. Các chuyên gia đánh giá, về bản chất, tính độc quyền chưa bao giờ hết chi phối thị trường hàng không, mặc dù liên tục có sự góp mặt của các hãng hàng không mới.Yếu tố cạnh tranh mới manh nha chưa thể đủ mạnh nên dễ dàng bị bóp nghẹn vì các hãng mới thành lập còn bộn bề khó khăn. Cơ sở lý thuyếtMarketing dịch vụ Những thành phần cơ bản của Marketing-mix dịch vụ : Có rất nhiều mô hình Marketing hỗn hợp hay còn gọi là Marketing-mix như mô hình của Borden, Frey, Howard..v..v..Tuy nhiên, mô hình Marketing-mix 4P của McCarthy là mô hình tồn tại lâu và phổ biến nhất. Mô hình 4P gồm: P1: Sản phẩm(product), P2: Giá cả(price), P3: Phân phối(place), P4:Chiêu thị (Promotion). Tuy nhiên thực tế cho thấy ứng dụng 4P cho Marketing dịch vụ sẽ bị hạn chế bởi tính đa dạng năng động của nền kinh tế dịch vụ đòi hỏi phải quan tâm nhiều hơn đến các yếu tố cảm tính của khách hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ.Vì vậy, Marketing –mix dịch vụ ngoài 4P truyền thống cần bổ sung thêm 3 nhân tố nữa là:P5: Con người(People), P6:Quá trình dịch vụ (Process of services) và P7: Dịch vụ khách hàng (Provision of customer services). 3.1. Sản phẩm dịch vụ(Product) Trong Marketing, thuật ngữ sản phẩm ngoài nghĩa hẹp dùng để chỉ sản phẩm hữu hình, còn mang nghĩa rộng là bao gồm cả sản phẩm hữu hình và sản phẩm vô hình như : sản phẩm ý tưởng, sản phẩm dịch vụ…v..v.. Theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000: Khái niệm DỊCH VỤ là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa nhà cung cấp và khách hàng, cũng như nhờ các hoạt động nội bộ của người cung cấp để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Một dịch vụ chỉ tồn tại khi tạo ra được niềm tin và uy tín với khách hàng.Khách hàng sẽ vừa là người đưa ra tiêu chuẩn cho dịch vụ vừa là người tiêu thụ. Các đặc điểm của dịch vụ : -Tính vô hình: Dịch vụ là vô hình xuất hiện đa dạng nhưng không tồn tại ở một hình dạng cụ thể nào. Do đó sự cảm nhận của khách hàng trở nên rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng. Khách hàng cảm nhận chất lượng của dịch vụ bằng cách so sánh với chất lượng mong đợi hình thành trong ký ức khách hàng. -Tính không tách rời: Quá trình dịch vụ hình thành và tiêu dùng là cùng một thời điểm. Khách hàng cũng có mặt và cùng tham gia việc cung cấp dịch vụ nên sự tác động qua lại giữa người cung ứng dịch vụ và khách hàng đều ảnh hưởng đến kết quả của dịch vụ.Phải có nhu cầu, có khách hàng thì quá trình dịch vụ mới thực hiện được. -Tính không ổn định : Các dịch vụ luôn không ổn định, do đó chất lượng dịch vụ tùy thuộc rất lớn vào hoàn cảnh tạo ra dịch vụ. Một bác sĩ điều trị giỏi không những phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại mà còn phụ thuộc vào cả tâm trạng của bác sĩ trong lúc chẩn đoán. - Tính chất đúng thời điểm và không thể lưu trữ: Một dịch vụ cần thiết phải đáp ứng đúng thời điểm cần thiết, nếu không thì giá trị của nó sẽ bằng 0. Dịch vụ không thể lưu trữ, tồn kho, hay vận chuyển được, quá trình hình thành và tiêu dùng dịch vụ luôn xảy ra đồng thời và khi quá trình tạo ra dịch vụ hoàn tất cũng là lúc quá trình tiêu dùng kết thúc. Bệnh nhân không thể đến điều trị bệnh nửa chừng rồi khi nào có tiền thì đến chữa trị tiếp, như vậy sẽ khiến kết quả điều trị không hiệu quả đôi khi chẳng có tác dụng gì. DỊCH VỤ Không Hiện Hữu Mau Hỏng Không Tách Rời Không Đồng Nhất Hình 1.Mô Tả Bốn Đặc Tính Cơ Bản Của Dịch Vụ Vì vậy, một SẢN PHẨM DỊCH VỤ là một tập hợp bao gồm các giá trị làm thỏa mãn khách hàng. Bao gồm hai phần : -Dịch vụ cốt lõi : Là dịch vụ chủ yếu mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường, chỉ thỏa mãn những nhu cầu nhất định. -Dịch vụ bao quanh: Là những dịch vụ phụ, tạo ra giá trị cộng thêm cho khách hàng, giúp khách hàng có sự cảm nhận tốt hơn về dịch vụ cốt lõi. Mọi người cần những dịch vụ để giải quyết những vấn đề của họ kèm theo các giá trị tương ứng với khả năng thực hiện có thể nhận thấy được của dịch vụ. Do đó, trong cạnh tranh sản phẩm dịch vụ nhà cung cấp phải luôn tạo một hệ thống dịch vụ tổng thể với nhiều giá trị cộng thêm thỏa mãn nhu cầu khách hàng thông qua các chiến lược sản phẩm dịch vụ : Chiến lược sản phẩm dịch vụ : Chiến lược hoàn thiện sản phẩm dịch vụ và phát triển sản phẩm mới: Trong xu thế xã hội luôn phát triển, nhu cầu của khách hàng về một sản phẩm dịch vụ luôn ngày càng được nâng cao, đòi hỏi doanh nghiệp muốn tồn tại phát triển phải không ngừng cải tiến dựa trên những tiến bộ khoa học thời đại để hoàn thiện sản phẩm dịch vụ của mình, nâng cao chất lượng dịch vụ. Ngoài ra, doanh nghiệp phải tiên đoán trước nhu cầu tương lai, cung cấp những sản phẩm dịch vụ mới hiệu quả đáp ứng những mong đợi của khách hàng. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ: Tức là cung cấp thêm nhiều dịch vụ vào thị trường. Chiến lược này có được thực hiện hay không và đa dạng đến mức nào phụ thuộc vào loại hình dịch vụ, nhu cầu thị trường (đặc biệt là nhu cầu của khách hàng), khả năng chiếm lĩnh thị trường, mức độ cạnh tranh và nguồn lực của doanh nghiệp. - Tạo sự khác biệt : Yếu tố cơ bản quyết định đến sự khác biệt giữa các dịch vụ chính là giá trị phụ thêm mang lại cho khách hàng. Vì các dịch vụ thường giống nhau về dịch vụ cốt lõi, chỉ khác nhau ở dịch vụ bao quanh, do đó doanh nghiệp nào gia tăng giá trị mong đợi của khách hàng ở dịch vụ bao quanh sẽ khẳng định thương hiệu và chiếm lĩnh thị phần. Giá dịch vụ (Price): Ý nghĩa của giá cả: Giá mang lại doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp đồng thời tạo ra chi phí cho khách hàng . Các yếu tố ảnh hưởng đến giá : Xác định giá trong dịch vụ phải căn cứ vào mức độ thỏa mãn của khách hàng khi đựơc cung cấp dịch vụ như các yếu tố chi phí cạnh tranh, ngoài ra còn phải phù hợp với viễn cảnh thị trường: Hình 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến giá Chiến lược giá :Để đưa ra một chiến lược giá thích hợp, doanh nghiệp phải quan tâm đến các yếu tố như: - Nhu cầu của khách hàng: nhu cầu về một dịch vụ luôn biến động tại mọi thời điểm, do đó doanh nghiệp phải luôn tìm hiểu, nghiên cứu để xem sự cần thiết của sản phẩm dịch vụ đến khách hàng ở mức độ nào. - Chi phí dịch vụ: bao gồm biến phí (chi phí biến đổi trên một đơn vị sản phẩm) và định phí (chi phí cố định). Chi phí là yếu tố chủ yếu quyết định giá cho sản phẩm dịch vụ trong đó chi phí biến đổi lại quyết định đến lợi nhuận cũng như cạnh tranh trên thị trường. - Cạnh tranh: nghiên cứu giá của đối thủ cạnh tranh để doanh nghiệp có thể điều chỉnh giá của mình phù hợp hơn. Bảng 1: Các Chiến Lược Định Giá Thông Dụng : Chiến lược Điều kiện áp dụng Chiến lược hớt váng: Giá cao hơn so với giá trị thương hiệu Thu lợi nhuận trên 1 đơn vị cao và hy sinh doanh số. Khách hàng : độ nhạy về giá tương đối thấp Chi phí : khi biến phí chiếm tỷ lệ cao Cạnh tranh: đối thủ khó tham gia Chiến lược giá thẩm thấu thị trường: Giá thấp hơn so với giá trị thương hiệu Đạt doanh số cao nhưng phải hy sinh lợi nhuận thương hiệu Khách hàng : nhạy về giá cao Chi phí : tỷ lệ biến phí thấp Cạnh tranh : Không gây chiến về giá, không quan tâm Chiến lược giá trung hòa: Giá cả thương hiệu theo đa số khách hàng và tương ứng với giá trị của nó Khách hàng : chưa hiểu thị trường Chi phí : biến phí xấp xỉ định phí Cạnh tranh : Khi luôn tìm cách tấn công về giá Ngoài ra, định giá theo hỗn hợp sản phẩm cũng thường được áp dụng cho các sản phẩm dịch vụ nhất là trong lãnh vực y tế, các sản phẩm dịch vụ thường đi kèm và bổ sung cho nhau: - Định giá theo bó sản phẩm: Doanh nghiệp thường cung cấp sản phẩm dịch vụ theo chương trình trọn gói, nhiều sản phẩm chung với nhau hoặc sử dụng nhiều lần. Các bó sản phẩm bán chung sẽ có giá thấp hơn so với dùng từng sản phẩm riêng biệt, vừa kích thích khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ của doanh nghiệp vừa giảm chi phí cho khách hàng. Phân phối ( Place) Vì các tính chất của dịch vụ nên hệ thống kênh phân phối đặc trưng của Marketing dịch vụ là kênh phân phối trực tiếp, bao gồm kênh phân phối tới tận nhà và phân phối trực tiếp tại doanh nghiệp.Ngoài ra, cũng có một vài sản phẩm dịch vụ có thể phân phối qua trung gian đại lý nhưng quá trình thực hiện dịch vụ vẫn phải ở tại doanh nghiệp. Chiến lược kênh phân phối : Chiến lược kênh phân phối trong các ngành dịch vụ thường là mở rộng nhiều thị trường khác nhau cho từng loại dịch vụ khác nhau.Hoặc tìm các đại lý, mở các Văn phòng đại diện làm nhiệm vụ thông tin về sản phẩm dịch vụ. Hạn chế càng nhiều càng tốt các khâu trung gian là rất cần thiết để đảm bảo chất lượng dịch vụ đến khách hàng là tối ưu nhất trong thời gian ngắn nhất, phân phối dịch vụ hợp lí tránh thời gian chờ đợi . Chiêu thị (Promotion ) Chiêu thị trong dịch vụ là những hoạt động nhằm tuyên truyền và khuyến khích việc tiêu thụ sản phẩm dịch vụ, cung cấp thông tin cho khách hàng và những giải pháp về những mối quan hệ nội bộ và thị trường. Gồm các hoạt động như : Quảng cáo, Khuyến mãi, Quan hệ công chúng, Chào hàng và Marketing trực tiếp Bảng 2: Ưu Và Khuyết Điểm Của Các Hình Thức Chiêu Thị Hình thức Ưu điểm Khuyết điểm Quảng cáo Thông qua các cơ quan thông tin đại chúng như báo, TV, radio…truyền thông tin đến khách hàng. - Thông tin đến được nhiều người một lúc. - Có nhiều phương tiện lựa chọn. -Nhiều người nhận thông tin không phải là khách hàng tiềm năng, dẫn đến lãng phí. - Thời gian quảng cáo ngắn. - Thông tin dễ bị quên lãng. Khuyến mãi Các chương trình tăng thêm giá trị cho khách hàng nhằm kích thích tiêu dùng. - Tính linh động cao. - Kích thích nhu cầu. - Dễ kết hợp với các truyền thông khuyến mại khác. - Anh hưởng đến sự trung thành đối với khách hàng. - Chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn. Quan hệ công chúng- PR (Public relation) Quảng bá thương hiệu ra cộng đồng qua việc duy trì sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa tổ chức và công chúng với các hoạt động: đăng tin trên báo, tổ chức họp báo, sự kiện, tài trợ xã hội…. - Ít tốn chi phí. - Thông tin dễ được. chấp nhận và tin cậy. - Thông tin được quan tâmhơn quảng cáo. - Khó kiểm soát được nội dung tuyên truyền phụ thuộc yếu tố khách quan. - Sự lặp lại thông tin giới hạn. - Thông tin xấu có thể ảnh hưởng đến công ty. Chào hàng trực tiếp Quảng bá, thuyết phục khách hàng thông qua tiếp xúc trực tiếp giữa đội ngũ bán hàng và khách hàng mục tiêu. -Tuyên truyền trực tiếp có thể ghi nhận thông tin phản hồi. - Tác động trực tiếp đến hành vi khách hàng. - Cho phép nhắm vào khách hàng mục tiêu. - Tốn nhiều chi phí cho việc tuyển chọn và huấn luyện đội ngũ bán hàng. - Chi phí cho một lần tiếp xúc cao và hiệu quả phụ thuộc nhiều vào khả năng của nhân viên. Marketing trực tiếp Là hình thức sử dụng thư,email,fax,brochure… để truyền thông tin đến khách hàng mục tiêu. -Lựa chọn khách hàng mụctiêu để cung cấp thông tin. -Chủ động trong thông tin. -Khách hàng sẽ ghi nhớ thương hiệu công ty. - Tốn kém. - Địa chỉ không chính xácvà thường thay đổi. Các hình thức chiêu thị trên được thực hiện thông qua một số phương tiện truyền thông dựa vào ưu khuyết điểm và tình hình tài chính mà doanh nghiệp có thể lựa chọn cách thức phù hợp nhất : Bảng 3 : Ưu và khuyết điểm của các phương tiện truyền thông PTTT Ưu điểm Nhược điểm Báo -Kịp thời, phạm vi rộng khắp toàn bộ thị trường, đông đảo người đọc, độ tin cậy tương đối cao. -Thời gian tồn tại ngắn, chất lượng tái tạo kém, công chúng ít đọc lại. Truyền hình -Kết hợp hình ảnh và tiếng, tác động tình cảm, thu hút mạnh sự chú ý, bao quát rộng. -Giá đắt, quá nhiều quảng cáo tiếp xúc lướt qua, không thể chọn đối tượng mục tiêu. Gửi thư trực tiếp -Có thể chọn đối tượng theo mục tiêu. -Mang tính cá nhân, chủ động trong thông tin. -Giá tương đối cao, hình ảnh mờ nhạt, đôi khi khách hàng không đọc. Phát thanh -Đại chúng, lựa chọn tốt địa bàn và công chúng, giá thấp. -Chỉ có âm thanh,sức thu hút chú ý kém so với ti vi, tiếp xúc thoáng qua. Tạp chí -Tuyển chọn địa bàn và công chúng tốt, tin cậy và uy tín, chất lượng tái hiện tốt, tồn tại lâu, nhiều người đọc lại. -Gián đoạn dài giữa hai lần xuất bản, khó đảm bảo bố trí quảng cáo và vị trí tốt, khó mua quảng cáo liên tiếp. Quảng cáo ngoài trời Mềm dẻo, tần suất lập lại cao, giá thấp, ít cạnh tranh. Không lựa chọn công chúng, hạn chế tính sáng tạo. Chiến lược chiêu thị: Sự phối thức IMC (Integrated Marketing Communication) trong chiêu thị hay còn gọi là Truyền thông tích hợp: Thông thường trong một chiến lược Chiêu thị, các hình thức sẽ luôn được thực hiện đan xen và hỗ trợ cho nhau để mang lại hiệu quả cao nhất.Sự phối hợp đó gọi là Truyền thông tích hợp. Các chiến lược thường thực hiện qua 3 giai đoạn :Trước khi tiến hành sự kiện- Trong quá trình thực hiện và sau khi thực hiện. Việc triển khai qua 3 giai đoạn như thế sẽ tạo sự ghi nhớ và tạo tác động đến khách hàng mục tiêu. Con người trong dịch vụ (People) Như chúng ta đã biết dịch vụ có tính không thể tách rời, con người là nhân tố quan trọng trong quá trình hình thành và chuyển giao các dịch vụ. Con người trong tổ chức cung cấp dịch vụ gồm: toàn bộ công nhân viên trong tổ chức từ vị giám đốc cho đến những nhân viên bình thường nhất, đều luôn có mối liên hệ thường xuyên trực tiếp với khách hàng và có thể tạo ấn tượng tốt hay xấu đối với khách hàng. Sự tương tác giữa khách hàng và người cung cấp dịch vụ sẽ hình thành một không khí làm việc, tạo điều kiện để quá trình dịch vụ được thực hiện thành công hay thất bại. Chiến lược phát triển yếu tố con người: Tổ chức phải luôn xem nhân viên như là “Khách hàng nội bộ” luôn tìm hiểu những nhu cầu mong muốn và đề ra phương thức thỏa mãn các nhu cầu đó. - Chiến lược thông tin cho “Khách hàng nội bộ”: Các nhân viên phải nắm rõ tình hình hoạt động thiết yếu của tổ chức cũng như những sản phẩm dịch vụ mới, những định hướng của tổ chức…Vì nhân viên sẽ phải là người phát ngôn chính xác nhất đến khách hàng và qua đó sẽ có những kiến nghị đóng góp tích cực cho tổ chức. Thông qua: bảng tin nội bộ, hoạt động tập huấn tuyên truyền..v…v.. - Chiến lược đào tạo – huấn luyện :Một đội ngũ nhân viên giỏi là gia tài vô giá của một tổ chức. Luôn được đào tạo-huấn luyện để nâng cao kiến thức cũng là một nhu cầu của nhân viên trước xu thế mới. - Chiến lược tạo bầu không khí làm việc: Ngoài yếu tố tiền lương và các phúc lợi xã hội thì việc tạo một không khí làm việc thoải mái, thân thiện sẽ vừa giữ được các nhân viên giỏi vừa nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng của tổ chức, khi các yếu tố tâm lý ổn định thì nhân viên sẽ có thái độ phục vụ tốt hơn. 3.6. Quá trình dịch vụ (Process of services) Các hoạt động của quá trình dịch vụ gồm việc thiết kế, sáng tạo và thử nghiệm các dịch vụ theo một thủ tục, mô hình nhất định để xác định quá trình hoạt động hệ thống dịch vụ, cơ chế và cách thức của dịch vụ để tạo ra dịch vụ va chuyển giao cho khách hàng.Việc thiết kế quá trình dịch vụ gồm thiết kế môi trường vật chất và thiết kế tập hợp quá trình tác động tương hỗ. -Thiết kế môi trường vật chất : Theo yêu cầu của hoạt động Marketing gồm cách sắp xếp trang thiết bị, nội thất, âm thanh, ánh sáng, đồ trang trí…v…v..yêu cầu sao cho tác động tích cực tạo tâm lý môi trường thích hợp đối với hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ. -Thiết kế quá trình tác động tương hỗ: Đó là việc thiết lập, hoàn thiện triển khai một tập hợp hệ thống cung ứng dịch vụ, hệ thống cấu trúc của quá trình dịch vụ. 3.7. Dịch vụ khách hàng(Provision of customer sevices) Dịch vụ khách hàng là hoạt động làm cho dịch vụ của doanh nghiệp phù hợp tới mức cao nhất và riêng biệt đối với từng khách hàng, luôn tìm hiểu, giải quyết và củng cố phát triển mối quan hệ giữa tổ chức và từng khách hàng thông qua việc khảo sát sự hài lòng, giải quyết khiếu nại..v…v. Khách hàng ngày càng phức tạp, nhu cầu mong muốn ngày càng chi tiết, tinh tế hơn, chất lượng cũng cao hơn nhất là lĩnh vực dịch vụ. Do đó, các tổ chức dịch vụ luôn phải nghiên cứu cải tiến dịch vụ khách hàng nhằm giành lợi thế cạnh tranh cao. Chính sách dịch vụ khách hàng : Việc lập nên một chính sách dịch vụ khách hàng hiệu quả được xem như chiến lược phát triển chung cho tổ chức, với các phương pháp phân loại dịch vụ, nghiên cứu tìm ra khách hàng mục tiêu, trên cơ sở đó cung cấp dịch vụ thỏa mãn cao nhất nhu cầu khách hàng. Các chiến lược “Khách hàng thân thiết” , “Khách hàng hội viên”.. sẽ khuyến khích sự trung thành của khách hàng đối với tổ chức. 3.8. Quản trị Marketing dịch vụ: Hai nhiệm vụ chính trong phát triển chiến lược : -Phân khúc thị trường và chọn lựa thị trường mục tiêu: Thị trường như một chiếc bánh khổng lồ bao gồm nhiều người, khác nhau về nhu cầu, lứa tuổi, thu nhập, văn hóa, lối sống..v…v.. Doanh nghiệp chỉ có thể đáp ứng trong một giới hạn nào đó. Việc chia nhỏ chiếc bánh lớn ấy thành những miếng bánh nhỏ theo những tiêu thức nhất định, gọi là phân khúc thị trường và việc lựa chọn mẩu bánh thích hợp hấp dẫn nhất để khai thác thành công ở phân khúc thị trường đó là lựa chọn thị trường mục tiêu. -Hình thành phức hợp Marketing phù hợp để phục vụ những thị trường mục tiêuđã chọn lựa : Nhà quản trị Marketing phải phân tích chọn lựa các phức hợp Marketing và từng thời điểm áp dụng: Trước chương trình, sau chương trình hay trong thời điểm thực hiện chương trình sẽ thực hiện các chiến lược gì nhằm mang lại hiệu quả truyền thông tốt nhất. Bốn nhiệm vụ quản trị chủ yếu : Nghiên cứu Marketing Lập kế hoạch Marketing Vận dụng Marketing vào điều kiện hiện tại của doanh nghiệp Kiểm tra việc thực hiện Phát triển các thành phần đặc biệt của phức hợp Marketing dịch vụ: Con người Quá trình dịch vụ Promotion Sức mạnh đòn bẩy Chất Định lượng vị dịch vụ Tính thống nhất Tính thích ứng Place Price Product Provision People Process Quan hệ khách hàng Hình 3 :Mô Hình Marketing Mix Trong Dịch Vụ Ma trận SWOT Phương pháp phân tích SWOT (còn gọi là ma trận SWOT) là phương pháp phân tích các điểm Mạnh (Strengths), điểm Yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Rủi ro (Threats).  Điểm Mạnh và điểm Yếu, gọi nôm na là sở trường và sở đoản là những yếu tố nội bộ tạo nên (hoặc làm giảm) giá trị. Các yếu tố này có thể là tài sản, kỹ năng hoặc những nguồn lực nào đó của công ty so với đối thủ cạnh tranh.  Cơ hội và Rủi ro là các yếu tố bên ngoài tạo nên (hoặc làm giảm) giá trị của công ty mà nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty.Cơ hội và Rủi ro nảy sinh từ môi trường kinh doanh cạnh tranh, yếu tố địa lý, kinh tế, chính trị, công nghệ, xã hội, luật pháp hay văn hóa. SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh. SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ... Phân tích SWOT nhằm vào việc đánh giá các dữ liệu được tổ chức kiểu SWOT theo một thứ tự logic, để hiểu được, trình bày được, thảo luận được, và ra quyết định được. Bốn chiều đánh giá của SWOT là mở rộng của hai chiều “điểm mạnh” và “điểm yếu.” Phân tích SWOT có thể sử dụng được cho mọi kiểu ra quyết định, và khuôn mẫu SWOT cho phép tư duy một cách tích cực, vượt ra khỏi khuôn khổ thói quen hay bản năng. Khi làm phân tích SWOT, điều đầu tiên người ta phải làm là xác định chủ đề một cách thật rõ ràng. Chỉ khi đó mới có thể mong đợi người khác đóng góp được vào quá trình phân tích, và những ai xem kết quả phân tích có thể hiểu được mục đích của phép đánh giá và quan hệ giữa các thành tố SWOT. Nguồn gốc của mô hình phân tích SWOT Mô hình phân tích SWOT là kết quả của một cuộc khảo sát trên 500 công ty có doanh thu cao nhất do tạp chí Fortune bình chọn và được tiến hành tại Viện Nghiên cứu Standford trong thập niên 60-70, nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân vì sao nhiều công ty thất bại trong việc thực hiện kế hoạch. Nhóm nghiên cứu gồm có Marion Dosher, Ts. Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert Stewart và Birger Lie.Việc Du Pont lập kế hoạch kinh doanh dài hạn vào năm 1949 đã khơi mào cho một phong trào “tạo dựng kế hoạch” tại các công ty. Cho tới năm 1960, toàn bộ 500 công ty được tạp chí Fortune bình chọn đều có “Giám đốc kế hoạch” và các “Hiệp hội các nhà xây dựng kế hoạch dài hạn cho doanh nghiệp”, hoạt động ở cả Anh quốc và Hoa Kỳ.Tuy nhiên, tất cả các công ty trên đều thừa nhận rằng các kế hoạch dài hạn này không xứng đáng để đầu tư công sức bởi không có tính khả thi, chưa kể đây là một khoản đầu tư tốn kém và có phần phù phiếm. Trên thực tế, các doanh nghiệp đang thiếu một mắt xích quan trọng: làm thế nào để ban lãnh đạo nhất trí và cam kết thực hiện một tập hợp các chương trình hành động mang tính toàn diện mà không lệ thuộc vào tầm cỡ doanh nghiệp hay tài năng của các chuyên gia thiết lập kế hoạch dài hạn. Để tạo ra mắt xích này, năm 1960, Robert F. Stewart thuộc Viện Nghiên cứu Standford, Menlo Park, California, đã tổ chức một nhóm nghiên cứu với mục đích tìm hiểu quá trình lập kế hoạch của doanh nghiệp nhằm tìm ra giải pháp giúp các nhà lãnh đạo đồng thuận và tiếp tục thực hiện việc hoạch định, điều mà ngay nay chúng ta gọi là “thay đổi cung cách quản lý”. Công trình nghiên cứu kéo dài 9 năm, từ 1960 đến 1969 với hơn 5000 nhân viên làm việc cật lực để hoàn thành bản thu thập ý kiến gồm 250 nội dung thực hiện trên 1100 công ty, tổ chức. Và sau cùng, nhóm nghiên cứu đã tìm ra 7 vấn đề chính trong việc tổ chức, điều hành doanh nghiệp hiệu quả. Tiến sĩ Otis Benepe đã xác định ra “Chuỗi lôgíc”, hạt nhân của hệ thống như sau: 1. Values (Giá trị) 2. Appraise (Đánh giá) 3. Motivation (Động cơ) 4. Search (Tìm kiếm) 5. Select (Lựa chọn) 6. Programme (Lập chương trình) 7. Act (Hành động) 8. Monitor and repeat steps 1 2 and 3 (Giám sát và lặp lại các bước 1, 2 và 3). Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, không thể thay đổi giá trị của nhóm làm việc hay đặt ra mục tiêu cho nhóm làm việc, vì vậy nên bắt đầu bước thứ nhất bằng cách yêu cầu đánh giá ưu điểm và nhược điểm của công ty. Nhà kinh doanh nên bắt đầu hệ thống này bằng cách tự đặt câu hỏi về những điều “tốt” và “xấu” cho hiện tại và tương lai. Những điều “tốt” ở hiện tại là “Những điều hài lòng” (Satisfactory), và những điều “tốt” trong tương lai được gọi là “Cơ hội” (Opportunity); những điều “xấu” ở hiện tại là “Sai lầm” (Fault) và những điều “xấu” trong tương lai là “Nguy cơ” (Threat). Công việc này được gọi là phân tích SOFT. Khi trình bày với Urick và Orr tại Hội thảo về Lập kế hoạch dài hạn tại Dolder Grand, Zurich, Thụy Sĩ năm 1964, nhóm nghiên cứu quyết định đổi chữ F thành chữ W và từ đó SOFT đã chính thức được đổi thành SWOT. Gợi ý thực hành phân tích SWOT Albert Humphrey, nhà kinh tế, thành viên Ban quản trị của cùng lúc 5 công ty đồng thời là chuyên gia cố vấn cho hơn 100 công ty tại Anh, Mỹ, Mê-hi-cô, Pháp, Thụy Sĩ, Đức, Na Uy và Đan Mạch, đã cụ thể hóa SWOT thành 6 mục hành động sau: 1. Sản phẩm (Chúng ta sẽ bán cái gì?) 2. Quá trình (Chúng ta bán bằng cách nào?) 3. Khách hàng (Chúng ta bán cho ai?) 4. Phân phối (Chúng ta tiếp cận khách hàng bằng cách nào?) 5. Tài chính (Giá, chi phí và đầu tư bằng bao nhiêu?) 6. Quản lý (Làm thế nào chúng ta quản lý được tất cả những hoạt động đó?) 6 mục trên cung cấp một cái khung để phát triển các vấn đề trong SWOT.Đây có thể coi là một “bước đột phá”, vì vậy, chắc hẳn cần phải giải thích thêm đôi chút. Các yêu cầu trong SWOT được phân loại thành 6 mục như trên sẽ giúp đánh giá các mục theo cách định lượng hơn, giúp các nhóm làm việc có trách nhiệm hơn trong bối cảnh hoạt động của doanh nghiệp hay tổ chức, từ đó dễ dàng quản lý các hành động hơn. Mục tiêu hết sức quan trọng của quá trình là đạt được cam kết giữa các nhóm tham gia – phần này được giải thích bằng mô hình TAM (Team Action Management Model – Mô hình quản lý hoạt động nhóm) của Albert Humphrey. Chừng nào còn phải xác định các hành động được cụ thể hóa từ SWOT, các nguyên nhân và mục đích phân tích SWOT, chừng đó, khả năng và quyền hạn quản lý nhân viên của bạn còn đóng vai trò quan trọng trong việc đưa đến một sự nhất trí về ý tưởng và phương hướng hoạt động. Dựa vào bối cảnh cụ thể, một mô hình phân tích SWOT có thể đưa ra một, hay một vài mục trong danh sách 6 bước hành động nói trên. Dù trong trường hợp nào đi nữa, SWOT về cơ bản cũng sẽ cho bạn biết những gì là “tốt” và “xấu” trong công việc kinh doanh hiện tại hay đối với một đề xuất mới cho tưong lai. Nếu đối tượng phân tích SWOT của bạn là công việc kinh doanh, mục tiêu phân tích là cải thiện doanh nghiệp, thì SWOT sẽ được hiểu như sau: ”Điểm mạnh” (Duy trì, xây dựng và làm đòn bẩy) ”Cơ hội” (Đánh giá một cách lạc quan) ”Điểm yếu” (Phương thuốc để sửa chữa hoặc để thoát khỏi điểm yếu) ”Nguy cơ” (Các trở ngại) Nếu phân tích SWOT được dùng để đánh giá một ý tưởng hay đề xuất, nó có thể chỉ ra rằng ý tưởng hay đề xuất đó quá yếu (đặc biệt khi so sánh với việc phân tích các đề xuất khác) và không nên đầu tư vào đó. Trong trường hợp này, không cần đưa ra các kế hoạch hành động tiếp theo. Nếu phân tích cho thấy ý tưởng hay đề xuất nào đó thực sự có khả năng thành công, bạn có thể coi đây là một công việc kinh doanh, và chuyển các mục trong SWOT thành hành động phù hợp. Trên đây là nội dung chính lý thuyết của Albert Humphrey liên quan đến việc phát triển các mục trong phân tích SWOT thành hành động nhằm mục tiêu thay đổi doanh nghiệp hoặc tổ chức. Ngoài ra, SWOT còn có một số cách áp dụng khác, tùy theo hoàn cảnh và mục đích của bạn, chẳng hạn, nếu bạn chỉ tập trung vào một bộ phận chứ không phải cả doanh nghiệp, bạn nên sắp xếp lại 6 mục nêu trên sao cho nó có thể phản ánh đầy đủ các chức năng của bộ phận, sao cho các mục trong SWOT có thể được đánh giá cụ thể nhất và được quản lý tốt nhất. Ma trận SWOT Một công ty không nhất thiết phải theo đuổi các cơ hội tốt nhất mà có thể thay vào đó là tạo dựng khả năng phát triển lợi thế cạnh tranh bằng cách tìm hiểu mức độ phù hợp giữa các điểm mạnh của mình và cơ hội sắp đến. Trong một số trường hợp, công ty có thể khắc phục điểm yếu của mình để giành được những cơ hội hấp dẫn. Để phát triển chiến lược dựa trên bản phân tích SWOT, các công ty cần phải thiết kế một ma trận các nhân tố, được gọi là ma trận SWOT (hay còn gọi là ma trận TOWS) như được trình bày dưới đây. Trong đó: - Chiến lược S-O nhằm theo đuổi những cơ hội phù hợp với các điểm mạnh của công ty, - Chiến lược W-O nhằm khắc phục các điểm yếu để theo đuổi và nắm bắt cơ hội, - Chiến lược S-T xác định những cách thức mà công ty có thể sử dụng điểm mạnh của mình để giảm khả năng bị thiệt hại vì các nguy cơ từ bên ngoài, - Chiến lược W-T nhằm hình thành một kế hoạch phòng thủ để ngăn không cho các điểm yếu của chính công ty làm cho nó trở nên dễ bị tổn thương trước các nguy cơ từ bên ngoài. NỘI DUNG Giới thiệu về hãng hàng không Jetstar Parcific Airline (JPA) Lịch sử hình thành Công ty Hàng không Cổ phần Jetstar Pacific Airlines (Jetstar Pacific Airlines Joint Stock Aviation Company), hoạt động với tên gọi Jetstar Pacific, là một hãng hàng không giá rẻ có trụ sở tại Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất (SGN), Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Đây là hãng hàng không lớn thứ hai tại Việt Nam, điều hành các dịch vụ bay chở hành khách và hàng hoá tới các điểm đến trong nước và quốc tế, chiếm 40% thị phần vận chuyển hành khách trên tuyến bay chính của họ giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội và chiếm tổng cộng 5% thị trường hàng không nội địa. Hãng được thành lập và đi vào hoạt động theo các Quyết định số 116/CT ngày 13 tháng 4 năm 1991 và số 188/CT ngày 15 tháng 6 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, các Quyết định số 2355 QĐ/TCCB-LĐ ngày 12 tháng 12 năm 1990 và Quyết định số 2016 QĐ/TCCB-LĐ ngày 20 tháng 9 năm 1992 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và Bưu điện. Đây là hãng hàng không không thuộc sở hữu nhà nước đầu tiên được thành lập tại Việt Nam sau khi luật được sửa đổi cho phép đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực hàng không trong nước. Các cổ đông ban đầu gồm 7 doanh nghiệp nhà nước với số vốn 40 tỷ đồng, trong đó Cục hàng không dân dụng Việt Nam (Vietnam Civil Aviation) và 4 doanh nghiệp thành viên đã chiếm 86,49% cổ phần. Hai cổ đông còn lại là Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigon Tourist, 13,06%) và Công ty Thương mại Đầu tư Phát triển Giao thông Vận tải (Tradevico, 0,45%). Năm 1993, Cục hàng không dân dụng Việt Nam tái cấu trúc bộ phận khai thác thành trở thành Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines). Các cổ phần của Cục hàng không dân dụng chuyển sang cho Vietnam Airlines (VNA). Năm 1995, Pacific Airlines trở thành đơn vị thành viên của Vietnam Airlines và từ năm 1996, là thành viên của Tổng công ty Hàng không Việt Nam(Vietnam Airlines Corporation). Các cổ phần của VNA và các doanh nghiệp thành viên chuyển lại thống nhất cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam quản lý.Số cổ đông của PA chỉ còn 3 cổ đông. Ngày 21 tháng 1 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 64/2005/QĐ-TTg chuyển toàn bộ 86,49% cổ phần của Tổng công ty Hàng không Việt Nam cho Bộ Tài chính thay mặt Nhà nước quản lý và tái cơ cấu. PA phải cắt bớt đường bay không hiệu quả (tuyến Đà Nẵng – Hồng Kông, TP. Hồ Chí Minh - Đài Bắc, TP.Hồ Chí Minh - Cao Hùng) và đàm phán lại để giảm chi phí thuê máy bay. Nhờ đó hãng đã phần nào giảm được các khoản lỗ. Tháng 8 năm 2006, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) được thành lập trực thuộc Bộ Tài chính, cổ phần của nhà nước do Bộ Tài chính nắm giữ được chuyển sang cho SCIC điều hành. Ngày 26 tháng 4 năm 2007, tập đoàn Qantas (Úc) đã ký kết Hợp đồng đầu tư với Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) về việc mua lại 30% cổ phần của Pacific Airlines để trở thành cổ đông chiến lược vì họ muốn hãng hàng không giá rẻ của riêng mình là Jetstar Airways có địa điểm đặt chân vào Châu Á. Theo thỏa thuận ban đầu, Quantas sẽ đầu tư 50 triệu USD để được sở hữu 18% cổ phần của PA, sau đó sẽ đầu tư thêm để được sở hữu 30%. Nhờ số tiền này mà PA có thể cắt lỗ, nhưng đổi lại sẽ chuyển sang dùng thương hiệu Jetstar Pacific Airlines. Số lượng cổ đông cũng như tỷ lệ cổ phần cũng thay đổi như sau: SCIC (75,78%), Qantas Airways (18%), Saigon Tourist (6,18%) và ông Lương Hoài Nam - Tổng giám đốc (0,04%). Ngày 23 tháng 5năm 2008, hãng này đã chính thức đổi tên và biểu tượng, từ Pacific Airlines trở thành hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines. Đến cuối năm 2011, Jestar Pacific chiếm khoảng 17% thị phần hàng không nội địa tại Việt Nam và đa số cổ phiếu do 3 tập đoàn nắm là Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) với 70%, Qantas Airways (Úc) với 27% cổ phần, và Saigon Tourist với 3% [2]. Do hậu quả của nhiều năm lỗ liên tiếp, hãng phải tái cơ cấu sở hữu và rà soát lại toàn bộ hoạt động. Ngày 21 tháng 2 năm 2012, một lần nữa VNA trở thành cổ đông lớn nhất của Jestar Pacific khi tiếp nhận quyền đại diện phần vốn Nhà nước của Jetstar Pacific từ SCIC với 69,93% cổ phần. Như vậy, cho đến thời điểm hiện tại, chỉ còn mỗi một cổ đông sáng lập là Saigon Tourist. Tầm nhìn, sứ mạng, giá trị Tầm nhìn Jetstar Pacific Airlines sẽ trở thành hãng hàng không giá rẻ hàng đầu tại Việt Nam. Sứ mạng Jetstar Pacific Airlines mang sứ mệnh giúp mọi người  được đi du lịch đến ngày càng nhiều nơi trên thế giới thông qua  mạng đường bay trải rộng khắp khu vực , đồng thời tạo cơ hội du lịch bằng đường hàng không cho tất cả những ai trước đây được xem là không đủ khả năng để đi lại bằng máy bay. Giá trị Đem dịch vụ cao cấp phục vụ đối tượng bình dân.Giá rẻ mỗi ngày, mọi người cùng bay Jetstar pacific Airlines là một trong những lựa chọn quen thuộc của hành khách cho các chuyến bay nội địa và quốc tế. Cơ cấu tổ chức Vietnam Airlines đã trở thành cổ đông lớn nhất tại Jetstar Pacific với tỷ lệ nắm giữ cổ phần là 69, 93%.Tập đoàn Qantas của Úc là cổ đông lớn thứ hai với tỷ lệ vốn góp 27%. Chủ tịch HĐQT của Jetstar Pacific Airlines là ông Dương Chí Thành.Sinh năm 1961, tốt nghiệp ĐH Ngoại thương, từng giữ rất nhiều các chức vụ quan trọng của Vietnam Airline. Tổng GĐ của Jetstar Pacific Airlines là ông Lê Hồng Hà. Bước vào công tác tại Vietnam Airlines từ năm 1993, và giữ chức vụ GĐ Văn phòng khu vực miền Trung của Vietnam Airlines từ năm 2008 cho tới nay, ông Hà được Vietnam Airlines chính thức ủy nhiệm điều hành hoạt động của Jetstar Pacific. Lĩnh vực hoạt động Jetstar Pacific Airlines hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực: • Đại lý bán vé máy bay trong nước và quốc tế. Đại lý bán vé máy bay của hãng hàng không Jetstar Pacific Airline trong nước và quốc tế, với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, kinh nghiệm chắc chắn sẽ làm vừa lòng khách hàng. Tư vấn miễn phí cho các hành trình nội địa và quốc tế, tốt nhất và thuận tiện nhất, giao vé tận nơi cho khách hàng • Dịch vụ hỗ trợ vận chuyển hàng không. • Tư vấn thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông, visa. • Vận tải hàng hóa và hành khách bằng ô tô theo hợp đồng . • Lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch. • Cho thuê xe ô tô, cho thuê xe tự lái. • Dịch vụ quảng cáo thương mại; xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu liên quan đến du lịch. • Cung cấp các dịch vụ du lịch trực tuyến..  • Dịch vụ Đại lý giao nhận vận chuyển, xếp dỡ, đóng gói hàng hoá trong nước và quốc tế bằng đường không. • Dịch vụ bảo hiểm du lịch JetCover áp dụng cho hành trình khứ hồi. JetCover bảo đảm bạn sẽ được hỗ trợ chu đáo khi các sự việc đáng tiếc như tai nạn, mất giấy tờ thông hành, mất hành lý hoặc trễ chuyến bay … xảy ra và đe dọa làm hỏng chuyến đi của bạn. Đặc điểm: Mức phí bảo hiểm hợp lý với các quyền lợi bảo hiểm đáng tin cậy. Là sản phẩm của một trong những nhà cung cấp Bảo Hiểm Du Lịch lớn nhất thế giới. Có thể mua trực tuyến nhanh chóng và dễ dàng như một phần trong việc đăng ký chuyến bay qua jetstar.com của bạn. Nhận Giấy Chứng Nhận Bảo Hiểm thông qua e-mail của bạn. Các chương trình JetCover: Chương trình bảo hiểm một chiều JetCover Chuẩn : dành cho các chuyến đi một chiều đến các điểm đến Trong nước & Quốc tế. Chương trình bảo hiểm khứ hồi JetCover Vàng : dành cho các chuyến bay khứ hồi đến các điểm đến trong nước & các nước trong khu vực Đông Nam Á. Chương trình bảo hiểm khứ hồi JetCover Bạch Kim : dành cho các chuyến bay khứ hồi đến các điểm đến tại các nước ngoài khu vực Đông Nam Á. Hỗ trợ của JetCover: Với Quyền lợi Trễ Chuyến Bay, JetCover bảo hiểm cho chuyến bay Jetstar bị thay đổi lịch trình của bạn bằng cách đền bù tài chính cho thời gian mà bạn phải chờ đợi. Với Quyền lợi Hủy chuyến bay, JetCover sẽ đền bù phần không thể hoàn lại của vé máy bay Jetstar bạn đã mua, nếu bạn phải hủy chuyến đi bởi các lý do được chấp nhận bảo hiểm như người thân qua đời hoặc bị thương nghiêm trọng. Qua Quyền lợi Chi Phí Y Tế cho Tai nạn & Ốm đau, JetCover trợ giúp bạn trước những tai nạn hoặc bệnh tật xảy ra trong chuyến đi bằng cách hoàn lại các hóa đơn chi phí y tế của bạn. Jetcover sẽ giúp bạn thanh toán tiền mặt trong trường hợp bạn phải nhập viện ở nước ngoài hay giúp bạn trở về nhà với người thân. Quyền lợi này chỉ dành cho các Chương trình bảo hiểm khứ hồi. Đối với chi phí Y Tế cho ốm đau, không áp dụng cho các chuyến đi trong nội địa Việt Nam. Với Quyền lợi Vận chuyển Y Tế Khẩn Cấp, JetCover sẽ thu xếp phương tiện và thanh toán chi phí (theo chương trình bảo hiểm tương ứng) đưa khách hàng đến nơi có đủ phương tiện chữa trị hay trở về với người thân trong trường hợp bạn gặp tai nạn hoặc ngã bệnh trong khi đang ở nước ngoài. Quyền lợi này chỉ dành cho các Chương trình bảo hiểm khứ hồi. Quyền lợi Mất Giấy tờ thông hành của JetCover sẽ hoàn lại chi phí làm lại hộ chiếu hoặc thị thực bị mất của khách hàng. Quyền lợi này chỉ dành cho các Chương trình bảo hiểm khứ hồi. Quyền lợi Mất & Hư Hỏng Hành lý cá nhân của JetCover sẽ chi trả mất mát hay hư hại xảy ra với hành lý của bạn trong suốt chuyến đi. Quyền lợi này chỉ dành cho các Chương trình bảo hiểm khứ hồi. Quyền lợi Dịch vụ Trợ giúp Y tế Khẩn Cấp Toàn Cầu của JetCover cung cấp dịch vụ hỗ trợ 24 giờ mỗi ngày cho các trường hợp y tế khẩn cấp . Dịch vụ này do Travel Guard cung cấp. Quyền lợi này chỉ dành cho các Chương trình bảo hiểm khứ hồi. Ma trận SWOT của hãng hàng không JPA Cơ hội ( Opportunities) O1: Những sản phẩm định giá thấp ( Less value, much less price!) có nhiều cơ hội chiến thắng hơn trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, đặc biệt là ở thị trường Việt Nam. Dân số Việt Nam vào khoảng hơn 90 triệu người và chỉ 10% trong đó thường xuyên có nhu cầu đi lại bằng máy bay. Hàng triệu người khác nữa cũng mong muốn sử dụng dịch vụ hàng không nhưng lại không có đủ tiền để trang trải chi phí. O2: Cơ chế Nhà nước thuận lợi cho kinh doanh hàng không. Ban hành luật hàng không dân dụng năm 2007 và đến nay đã có sữa đổi, bổ sung để phù hợp với những đòi hỏi của thị trường hàng không hiện nay. Đồng thời, thông qua các quy định luật pháp để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. O3: Công nghệ phát triển: + Công nghệ thông tin truyền thông hiện đại giúp JPA quảng bá hình ảnh doanh nghiệp tốt hơn. + Hiện đại hóa phương thức thanh toán nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng, đặt vé nhanh chóng tiện lợi. VD: Booking online,… + Tiếp cận các dòng máy bay tiên tiến. O4: Du lịch phát triển tốt cùng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trong môi trường an ninh, chính trị ổn định. Nhu cầu du lịch ngày càng gia tăng là cơ hội cho việc phát triển tour ngắn ngày phục vụ du khách có nhu cầu nghỉ dưỡng cuối tuần. Đồng thời cũng là cơ hội để mở rộng đường bay quốc tế trong các dịp lễ lớn. O5: Theo hiệp hội vận tải Hàng không quốc tế (IATA) tương lai của ngành hàng không Việt Nam rất khả quan. Vào năm 2014, Việt Nam được dự kiến sẽ trở thành thị trường vận chuyển hành khách, hàng hóa quốc tế phát triển nhanh thứ ba trên thế giới (sau Trung Quốc, Brazil) và là thị trường vận chuyển hành khách nội địa phát triển nhanh thứ hai sau Trung Quốc. O6: Vietnam Airline trở thành cổ đông lớn của JPA. Việc JPA liên kết với Vietnam Airline sẽ tăng cường sự hợp tác giữa hai hãng hàng không này. Vietnam Airline hợp tác với các hãng hàng không lớn khác thì JPA có điều kiện phát triển hơn, có thể tiếp cận các cơ sở bảo dưỡng củaVietnam Airline và qua đó giảm được chi phí. Bên cạnh đó, khách hàng chủ yếu của JPA chủ yếu là những người có thu nhập trung bình, còn Vietnam Airline hướng đến khách hàng có thu nhập trung bình và cao. Hai đơn vị bổ sung cho nhau là rất tốt. JPA theo hướng kết hợp ưu điểm của mô hình hàng không giá rẻ với tiềm lực và nền tảng kinh nghiệm của hãng hàng không quốc gia-Vietnam Airline sẽ tạo nên sức sống mới cho JPA . Thách thức ( threats) T1: Giá xăng dầu tăng cao làm tăng chí phí giảm lợi nhuận khi hãng không tăng giá vé. T2: Thị trường thuê máy bay khan hiếm. Tất cả các hãng hàng không đều có cùng một nhận định: Sử dụng đội tàu bay cùng chủng loại sẽ đảm bảo tính ổn định của lịch bay, giúp công ty tiết kiệm chi phí khai thác, chi phí bảo dưỡng kỹ thuật; việc thuê máy bay chỉ trả tiền hàng tháng trong khi mua phải trả tiền một lần. Vì vậy, các hãng hàng không “đua nhau” thuê máy bay. Ví dụ: từ 22/8 đến 5/9, Công ty cho thuê máy bay VALC đã chuyển giao cho Vietnam Airlines 2 chiếc Airbus A321-200, Vietnam Airlines thuê 8 chiếc máy Boeing 787-9 Dreamliner của Air Lease Corp của Mỹ; năm ngoái Jetstar Pacific không thuê chiếc nào, năm nay con số này lên đến 4 chiếc. Hay Mekong sau một thời gian khai thác đường bay ngắn để tránh cạnh tranh với Vietnam Airlines thì có phương án thuê máy bay A320 để khai thác với đường bay dài. T3: Điều kiện tự nhiên chưa thuận lợi: Hằng năm nước ta hứng chịu nhiều cơn bão nên khó khăn cho việc di chuyển bằng máy bay, máy bay rất dễ gặp sự cố trong điều kiện thời tiết xấu, sương mù dày đặc. Khi gặp điều kiện thời tiết xấu, hãng hàng không phải chuyển hướng hạ cánh so với dự định hoặc hoãn chuyến bay.Như vậy hãng hàng không có thể gặp một vài sự cố và mất đi một lượng khách hàng nhất định. T4: Tình hình cạnh tranh trên thị trường hàng không ngày càng khốc liệt, với sự tham gia của nhiều hãng hãng không quốc tế lớn và một số hãng hàng không giá rẻ.Các hãng hàng không giá rẻ nước ngoài cũng đang cung cấp 10-12 chuyến bay trực tiếp từ Việt Nam tới các nước Đông Nam Á khác. T5: Toàn cầu hoá đem lại những ảnh hưởng nhất định cho ngành hàng không Việt Nam khi ngành hàng không quốc tế đối mặt với những khó khăn. Ngành hàng không trong nước nói chung và JPA nói riêng đòi hỏi phải đáp ứng những tiêu chuẩn quốc tế và chịu nhiều áp lực hơn. Điểm mạnh ( strengths) S1: Ban quản trị có năng lực, tầm nhìn. Chủ tịch HĐQT của Jetstar Pacific Airlines là ông Dương Chí Thành, tốt nghiệp ĐH Ngoại thương, từng giữ rất nhiều các chức vụ quan trọng của Vietnam Airline.Tổng GĐ của Jetstar Pacific Airlines là ông Lê Hồng Hà. Bước vào công tác tại Vietnam Airlines từ năm 1993, và giữ chức vụ GĐ Văn phòng khu vực miền Trung của Vietnam Airlines từ năm 2008 cho tới nay. S2: Tiềm lực tài chính lớn, có khả năng chịu rủi ro, hoãn chuyến bất ngờ mà không báo trước và có thể kéo dài hoặc chịu rủi ro tài chính khi gặp vấn đề về pháp luật. S3: Thương hiệu mạnh được nhiều người biết đến. S4: Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, chu đáo. S5: Thời gian vận chuyển nhanh, thời gian quay vòng hoạt động nhanh. S6: Chiếm thị phần lớn đối với thị trường hàng không giá rẻ. S7: Hệ thống công nghệ thông tin rất tiên tiến về bảo mật, tiện dụng : add infant không phải qua hãng, qua email sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Hệ thống này cho phép Jetstar phát triển đại lý rất nhiều mà không sợ mất kiểm soát. S8: Cung cấp dịch vụ “Bảo hiểm du lịch Jetcover” dành cho khách hàng đi tới bất kỳ điểm đến nào của Hãng Hàng không Jetstar. An tâm tận hưởng chuyến bay của bạn với bảo hiểm Jetcover. Với mức phí hợp lý từ 40.000 đồng cho hành trình một chiều hoặc từ 65.000 đồng cho hành trình nội địa khứ hồi ngắn ngày, du khách sẽ hoàn toàn an tâm cho những tình huống xảy ra ngoài dự kiến với những quyền lợi thiết thực Hỗ trợ chi phí y tế do tai nạn dành cho hành trình khứ hồi 800.000.000 đồng Hỗ trợ khi chuyến bay bị trì hoãn lên đến 800.000 đồng. Hỗ trợ khi hành lý bị thất lạc hoặc hư hỏng lên đến 4.800.000 đồng. Và còn nhiều quyền lợi khác… Khi du khách đang ở nước ngoài, trung tâm Dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp toàn cầu 24/7 của Công ty Bảo hiểm Chartis luôn hỗ trợ bạn trong mọi tình huống khẩn cấp, giải đáp mọi thắc mắc, trợ giúp bằng ngôn ngữ tiếng Việt và các ngôn ngữ khác. Điểm yếu (weaknesses) W1: Giá trị dịch vụ chưa cao, có nhiều bất tiện: tự do ăn uống, trả chi phí cho các dịch vụ cộng thêm như chăn đắp, đồ ăn theo yêu cầu, dịch vụ giải trí.... W2: Điệu kiện cơ sở vật chất không đạt chuẩn như máy bay đậu khá xa. W3: Không được đổi vé hoặc nếu không hoàn vé trước thời hạn thì vé sẽ bị mất iệu lực. W4: Trọng lượng hành lí trung bình đối với mỗi khách hàng chỉ là 20kg so với 30kg của các hãng hàng không truyền thống. SWOT Cơ hội O1: Đặc thù thị trường hàng không Việt Nam: có nhu cầu đi lại bằng máy bay nhưng không có khả năng chi trả cao. O2: Sự hỗ trợ của bộ luật hàng không dân dụng. O3: Công nghệ phát triển. O4: Sự phát triển của ngành du lịch. O5: Dự báo của IATA: tương lai của ngành hàng không Việt Nam rất khả quan. O6: Vietnam Airline trở thành cổ đông lớn của JPA. Thách thức T1: Giá xăng dầu tăng cao T2: Thị trường thuê máy bay khan hiếm. T3: Điều kiện tự nhiên chưa thuận lợi. T4: Tình hình cạnh tranh trên thị trường hàng không ngày càng khốc liệt. T5: Toàn cầu hoá đem lại những ảnh hưởng nhất định cho ngành hàng không Việt Nam khi ngành hàng không quốc tế đối mặt với những khó khăn. Điểm mạnh S1: Ban quản trị có năng lực, tầm nhìn. S2: Tiềm lực tài chính lớn. S3: Thương hiệu mạnh được nhiều người biết đến. S4: Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, chu đáo. S5: Thời gian vận chuyển nhanh, thời gian quay vòng hoạt động nhanh. S6: Chiếm thị phần lớn đối với thị trường hàng không giá rẻ. S7: Hệ thống công nghệ thông tin rất tiên tiến về bảo mật, tiện dụng. S8:Cung cấp dịch vụ “Bảo hiểm du lịch Jetcover” dành cho khách hàng đi tới bất kỳ điểm đến nào của Hãng Hàng không Jetstar. S1O5 S3T4 Điểm yếu W1: Dịch vụ có nhiều bất tiện. W2: Điệu kiện cơ sở vật chất không đạt chuẩn như máy bay đậu khá xa. W3: Không được đổi vé hoặc nếu không hoàn vé trước thời hạn thì vé sẽ bị mất hiệu lực. W4: Trọng lượng hành lí trung bình đối với mỗi khách hàng bị hạn chế. W1O1 W1T4 S1O5: Ban quản trị có năng lực và tầm nhìn sâu rộng sẽ vạch ra kế hoạch chiến lược mang tầm vĩ mô phù hợp với xu hướng thị trường hàng không trong tương lai. Qua đó sẽ đáp ứng được lượng nhu cầu lớn của khách hàng.Ngày càng đưa thương hiệu của JPA phát triển mạnh mẽ hơn chiếm được thị phần lớn trên thị trường. S3T4: Mô hình hãng hàng không giá cả hợp lý sẽ cho phép nhiều đối tượng người dân sử dụng dịch vụ vận tải hàng không dễ dàng hơn và rẻ hơn rất nhiều.Giá rẻ mỗi ngày, mọi người cùng bay JPA là một trong những lựa chọn quen thuộc của hành khách. Nhờ vậy JPA tạo dựng được vị thế của doanh nghiệp trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. W1T4: Hiện nay với sự tham gia của nhiều hãng hàng không quốc tế lớn và một số hãng hàng không giá rẻ. Bên canh đó JPA vẫn còn tồn tại những bất tiện trong dịch vụ nên dễ mất thị phần. W1O1: Nhu cầu của khách hàng lớn tuy nhiên khả năng chi trả không cao, JPA đưa ra dịch vụ không đi kèm những tiện ích khác nhằm giảm giá vé nhằm phù hợp với nhu cầu của khách hàng, như vậy sẽ chiếm được thị phần cao. S8T4: Dịch vụ bảo hiểm Jetcover đem lại niềm tin cho khách hàng khi tham gia dịch vụ hàng không của JPA giúp JPA cạnh tranh được với các công ty hàng không khác trong điều kiện thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Bên cạnh đó ta cung có thể tận dụng những điểm mạnh S2, S3, S5, S6 để giảm thách thức T4, tăng sức cạnh tranh cho JPA. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG JPA Product – Sản phẩm Giá trị lý tính Jetstar Pacific là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên tại Việt Nam, chính thức tham gia hoạt động cùng hệ thống Jetstar toàn cầu từ tháng 5 năm 2008. Bằng nỗ lực cung cấp cho hành khách giá rẻ mỗi ngày, Jetstar Pacific mang sứ mệnh giúp mọi người ngày càng được bay thường xuyên hơn, đồng thời tạo cơ hội du lịch bằng đường hàng không cho tất cả những ai trước đây được xem là không đủ khả năng để đi lại bằng máy bay. Hiện Jetstar Pacific đang dẫn đầu về số lượng chuyến bay giá rẻ tại Việt Nam, và là hãng hàng không lớn thứ 2 với khoảng trên 250 chuyến bay mỗi tuần, kết nối đến các thành phố, điểm du lịch nổi tiếng Việt Nam như: Tp.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Vinh, Huế, Hải Phòng và Nha Trang. Với sản phẩm dịch vụ đa dạng, Jetstar đang ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường trong và ngoài nước. Dịch vụ máy bay giá rẻ Chiến lược phát triển của Jetstar Pacific được hoạch định bao gồm mục tiêu tập trung khai thác thị trường nội địa Việt Nam và quốc tế trong khu vực. Jetstar Pacific lựa chọn dòng máy bay thương mại hiện đại Airbus A320 và Boeing 737-400, có tầm bay liên tục trong 5 giờ.  Airbus A320 và Boeing 737-400 đã được chứng minh là dòng máy bay một lối đi giữa có độ tin cậy cao và tiết kiệm nhiên liệu, điều này đồng nghĩa với việc giảm chi phí cho khách hàng. Hiện nay trên thế giới có khoảng trên 4.700 chiếc Airbus A320 và 5.000 chiếc Boeing 737 đã được chế tạo và bàn giao. Đây là 2 dòng máy bay thương mại được sản xuất nhiều nhất trên thế giới, được nhiều hãng hàng không truyền thống và hàng không chi phí thấp sử dụng. Với lịch sử hoạt động trên 20 năm an toàn tại Việt Nam, Jetstar Pacific áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn được quy định bởi nhà sản xuất máy bay, Cục hàng không Việt Nam và các cơ quan hàng không thế giới có liên quan. Ưu tiên hàng đầu của Jetstar Pacific là mang lại cho hành khách những chuyến bay an toàn, dịch vụ dưới đất và trên không thân thiện, giá vé rẻ. Theo kế hoạch, trong thời gian tới đây Jetstar Pacific sẽ thực hiện chuyển đổi sang đồng nhất một loại máy bay Airbus A320. Đây cũng là dòng máy bay đã được các hãng hàng không trong Jetstar toàn cầu khai thác nhiều nhất. Dịch vụ ăn uống trên các chuyến bay Jetstar Pacific đã ký kết hợp đồng với các công ty có uy tín cung ứng suất ăn và nước uống cho Khách hàng trên chuyến bay. Có nhiều loại đồ uống như nước hoa quả, nước ngọt, trà và cà phê; và nhiều loại thức ăn nhẹ khác. Khách hàng có thể lựa chọn các món ăn và thanh toán bằng tiền mặt tùy theo sự lựa chọn của mình. Hành khách cũng có thể mang theo đồ ăn riêng lên máy bay. Thực đơn có thể thay đổi. Chỉ thanh toán bằng tiền mặt, loại từ 100.000 đồng hoặc 20 USD trở xuống. Tiền trả lại cho khách hàng là tiền Việt Nam. Dịch vụ giải trí trên các chuyến bay Các chuyến bay của Jetstar sẽ không còn quá dài vì hành khách sẽ được cung cấp một quyển tạp chí chuyên biệt theo từng tháng trên mỗi chuyến bay. Tạp chí Jetstar sẽ giúp khách hàng có thêm những lời khuyên du lịch tuyệt vời, như những đặc trưng của từng địa phương sắp đến hay sẽ đến trong tuơng lai. Các thông tin về thời trang, nhà hàng, lễ hội và những câu chuyện trong làng giải trí Việt Nam và quốc tế luôn được cập nhật liên tục. Trên các chuyến bay nội địa Việt Nam, khách hàng có thể mua sắm các vật dụng và quà lưu niệm cho riêng mình hay cho bạn bè và người thân với giá cả phải chăng. Sau khi cất cánh, mỗi hành khách Hạng Business sẽ được cung cấp một Thiết Bị Video và tai nghe. Mỗi thiết bị chứa nhiều chương trình TV, nhiều bộ phim, video ca nhạc và chương trình cho trẻ em. Hành khách Hạng Business cũng có thể thưởng thức nhiều chương trình phát thanh. Đối với hạng Phổ Thông chỉ có một số lượng hạn chế Thiết Bị Video do đó hành khách có thể yêu cầu và thanh toán tiền thuê thiết bị vào thời điểm mua vé hoặc khi lên máy bay. Hành khách sẽ có thể được yêu cầu trình giấy tờ tùy thân để thuê Thiết Bị Video. Trong khoang hành khách hạng Phổ Thông, cũng sẽ có một số màn hình dọc theo lối đi chiếu phim và các chương trình truyền hình. Hành khách có thể mua một bộ tai nghe dùng nhiều lần khi lên máy bay để thưởng thức những chương trình này hoặc nhiều chương trình phát thanh cũng luôn sẵn sàng phát sóng phục vụ. Có thể mua các đồ dùng cho trẻ em chơi trong khoang Hạng Business và khoang Hạng Phổ Thông. Trên các chuyến bay đi/đến New Zeland của Jetstar, khách hàng có thể xem phim, chương trình truyền hình, phim hoạt hình, video ca nhạc hoặc nghe những bản nhạc mới nhất. Jetstar cũng cung cấp tạp chí của hãng trên chuyến bay, qua đó cung cấp cho khách hàng những lời khuyên đi lại tuyệt vời. Chỗ ngồi Jetstar đảm bảo tất cả Hành khách đều có chỗ ngồi trên máy bay.Hơn thế nữa Jetstar có nhiều lựa chọn để khách hàng có thể chọn được chỗ ngồi ưa thích của mình. Chỉ cần trả thêm một số tiền nhỏ, hành khách mua vé loại giá Starter có thể mua bất cứ chỗ ngồi thông thường nào còn trống. Đối với loại máy bay A320 và A321 bạn sẽ có thêm 8 inches (20 cm) rộng hơn cho chỗ để chân và đối với loại máy bay A330 bạn sẽ có thêm 15 inches (38 cm) rộng hơn cho chỗ để chân. Ký gửi hành lý trên máy bay Jetstar cố gắng bảo đảm hành khách được nhận lại hành lý đúng giờ và nguyên trạng. Nếu không may mà hành lý của khách hàng bị thất lạc hoặc hư hại, thì liên hệ ngay với Jetstar tại sân bay đến để được giải quyết một cách kịp thời và hợp lý. Bảo hiểm Sản phẩm Bảo Hiểm Du Lịch JetCover hỗ trợ và bồi thường cho khách hàng trong các tình huống không may xảy ra trong chuyến đi của mình. Sản phẩm JetCover này được khuyến khích sử dụng và được bảo hiểm bởi Công ty TNHH Bảo hiểm Chartis Việt Nam, thành viên của tập đoàn bảo hiểm Chartis Worldwide Inc.Tiện lợi với một chi phí hợp lý, Bảo hiểm Du lịch JetCover được thiết kế từ nhu cầu thực tế của hành khách sử dụng Jetstar và chỉ có tại jetstar.com.Đăng ký bảo hiểm JetCover đơn giản và dễ dàng: khách hàng lựa chọn Bảo Hiểm Du lịch cho lịch trình của mình tại Jetstar.com và bảo hiểm sẽ được tự động xác nhận khi khách hàng hoàn tất việc thanh toán. Các dịch vụ khác Ngoài ra, Jetstar còn có các dịch vụ khác như Dịch vụ xe buýt, Cho thuê xe hơi giá rẻ, Đặt chỗ khách sạn... Luôn đáp ứng kịp thời, nhanh chóng những nhu cầu của khách hàng. Giá trị cảm tính Tin tưởng và minh bạch trong chuyến bay: Kiểm tra tình trạng chuyến bay, cập nhật tình hình máy bay trong khi bay; thương hiệu uy tín. Tiện lợi: Đặt vé, thuê xe, khách sạn online. Được tôn trọng: nhân viên phục vụ niềm nở, nhiệt tình. Được ân cần quan tâm: giải đáp thắc mắc khi cần, phục vụ ăn uống, hướng dẫn đi lại trên máy bay. Thân thiện với môi trường và xã hội: giảm hiểu ứng nhà kính bằng giảm tiêu thu năng lượng, tài nguyên nước và tái sử dụng rác thải trong các lĩnh vực hoạt động, xác định lượng khí thải từ các chuyến bay đạt chuẩn “thân thiện với môi trường”. Price – Giá JPA hoạt động theo mô hình hàng không giá rẻ.   BẢNG  GIA VE MAY BAY JETSTAR  PACIFIC Chặng bay Loại vé JetSaver Light Jet Saver Jet Flex Ghi chú HN – HCM 1 lượt 973,000 1045.000 1,782,000 Khứ hồi 1,946,000 2,090,000 3,564,000 HN - DA NANG 1 lượt 775,000 847,000 1,155,000 Khứ hồi 1,550,000 1,794,000 2,310,000 HN - NHA TRANG 1 lượt 1,320,000 1,391,000 1,782,000 Khứ hồi 2,40,000 2,783,.000 3,564,000 Bảng giá vé của Tết Jetstar cho chuyến bay nội địa Việt Nam 2012 Nếu khách hàng tìm thấy một giá vé bán trên internet của hãng hàng không nào thấp hơn giá vé thấp nhất tương đương hiện đang mở bán của Jetstar trên trang web Jetstar.com, và Khách hàng vẫn mua vé qua Trung Tâm Phục Vụ Khách Hàng JPA, JPA sẽ bán cho khách hàng vé với giá thấp hơn 10% so với giá vé Khách hàng tìm thấy, với điều kiện là JPA có thể xác minh được giá vé thấp hơn đó khi Khách hàng gọi điện đặt vé. Giá so sánh phải là giá cho một chuyến bay thẳng, một chiều, cùng hành trình và khởi hành vào thời điểm tương đương. Giá so sánh –Nếu hãng hàng không khác cung cấp tiêu chuẩn hành lý ký gửi như là một dịch vụ tùy chọn, JPA sẽ so sánh giá không bao gồm hành lý ký gửi của hãng hàng không khác đó với loại giá Starter không bao gồm hành lý ký gửi của JPA. Khi đó giá được giảm theo chương trình Luôn Cam Kết Giá Rẻ Nhất sẽ chỉ áp dụng cho loại giá vé Starter không bao gồm hành lý ký gửi. Khách hàng có thể chọn mua thêm từ 15kg đến 40kg hành lý ký gửi theo mức phí thông thường – không áp dụng khoản giảm giá cho bất cứ tiêu chuẩn hành lý ký gửi nào Giá của hãng hàng không khác nếu không bao gồm hành lý ký gửi (hành lý ký gửi là lựa chọn cộng thêm tùy chọn) sẽ được so sánh với loại giá Starter của Jetstar đang mở bán (không bao gồm gói dịch vụ). Giá của hãng hàng không khác nếu bao gồm 20kg hành lý ký gửi bắt buộc theo điều kiện giá vé sẽ được so sánh với tổng giá bao gồm giá vé Starter đang mở bán của Jetstar (không bao gồm gói dịch vụ) cộng với 20kg hành lý ký gửi. Khách hàng chỉ có thể mua được sản phẩm so sánh của Jetstar theo chương trình Luôn Cam Kết Giá Rẻ Nhất. Bất cứ lượng hành lý ký gửi hay các gói dịch vụ khác nếu mua thêm sẽ không được giảm giá. Giá so sánh là giá cho chuyến bay thẳng, một chiều, không nối chuyến, cùng hành trình (cùng sân bay đi và sân bay đến) và khởi hành vào thời điểm tương đương trong vòng 1 giờ trước hoặc sau chuyến bay của JPA. JPA lựa chọn biện pháp kích cầu du lịch riêng bằng cách phân phối vé rẻ trực tiếp đến tay khách hàng thông qua phương thức bán vé rẻ hàng ngày, và chương trình vé rẻ đặc biệt thường được thực hiện vào thứ sáu hàng tuần. Bảng dưới đây sẽ giải thích cho việc so sánh giá sẽ được tiến hành như thế nào: Vé của hãng hàng không khác Sản phẩm so sánh của Jetstar Không bao gồm hành lý ký gửi Giá Starter của Jetstar (không bao gồm hành lý ký gửi) Bao gồm 20kg hành lý ký gửi Giá Starter của Jetstar cộng thêm 20kg hành lý ký gửi Nếu giá của hãng hàng không khác không rõ ràng dẫn đến việc không thể so sánh giá, chương trình này sẽ không được áp dụng. Ba loại giá vé mới có tên gọi Starter, Starter Plus và Starter Max sẽ được sử dụng và thay thế cho 3 loại giá vé Jetsaver Light, Jetsaver và Jetflex hiện tại đang áp dụng. Có nhiều mức giá vé được phân phối từ thấp đến cao theo mô hình hàng không giá rẻ, hành khách sẽ bắt đầu lựa chọn chuyến bay với mức giá cơ bản thấp nhất hiện có trên hệ thống (loại vé Starter) bao gồm chỗ ngồi và 7kg hành lý xách tay để tiết kiệm. Tùy nhu cầu hành khách có thể chủ động lựa chọn hành lý ký gửi với mức cân linh hoạt 15, 20, 25, 30, 35, 40 kg, hoặc có thể lựa chọn thêm gói dịch vụ gia tăng khác kèm theo để có các điều kiện linh hoạt như: Được phép thay đổi ngày, được hoàn vé, được lựa chọn chỗ ngồi trên máy bay... Jetstar Pacific cũng thực hiện bán vé theo phương thức giá cơ bản, tách các khoản chi phí riêng biệt đối với dịch vụ gia tăng để khách tự chọn. Theo thống kê của Jetstar Paicific, số lượng khách có nhu cầu sử dụng suất ăn trên máy bay chỉ chiếm khoảng 5%, tập trung chủ yếu ở một vài chuyến bay trưa và tối. Với việc tách chi phí suất ăn ra khỏi giá vé, năm 2010 hành khách bay Jetstar Pacific tiết kiệm được trên 100 tỷ đồng.Mỗi lần mua có thể đăng ký lên đến 10 vé máy bay. Theo JPA, chỉ trong tháng 5-2012, có trên 23.000 khách đăng ký được vé giá chỉ từ 350.000 đồng. JPA cũng đưa ra mức giá hợp lý cho các chuyến bay nước ngoài. Giá vé là 950000 đồng, cả hai chiều là 2.200.000 đồng (nếu bay từ Hà Nội). Điểm khởi hành Điểm đến Ngày bay Giá starter(VND) Đà Nẵng Hà Nội Từ 02/04/13 đến17/04/13 Từ 07/05/13 đến 16/05/13 350.000 Hà Nội Đà Nẵng Từ 02/04/13 đến17/04/13 Từ 07/05/13 đến 16/05/13 350.000 Đà Nẵng Ho Chi Minh City Từ 02/04/13 đến17/04/13 Từ 07/05/13 đến 16/05/13 350.000 Ho Chi Minh City Đà Nẵng Từ 02/04/13 đến17/04/13 Từ 07/05/13 đến 16/05/13 350.000 Hà Nội Ho Chi Minh City Từ 02/04/13 đến17/04/13 Từ 07/05/13 đến 23/05/13 600.000 Ho Chi Minh City Hà Nội Từ 02/04/13 đến17/04/13 Từ 07/05/13 đến 23/05/13 600.000 Hải Phòng Ho Chi Minh City Từ 02/04/13 đến17/04/13 Từ 07/05/13 đến 23/05/13 600.000 Ho Chi Minh City Hải Phòng Từ 02/04/13 đến17/04/13 Từ 07/05/13 đến 23/05/13 600.000 Singapore Ho Chi Minh City Từ 02/04/13 đến 23/05/13 650.000 Ho Chi Minh City Singapore Từ 02/04/13 đến 23/05/13 650.000 Singapore Hà Nội Từ 23/08/13 đến08/11/13 Từ 02/04/13 đến 23/05/13 950.000 Hà Nội Singapore Từ 23/08/13 đến08/11/13 Từ 02/04/13 đến 23/05/13 950.000 Ho Chi Minh City Vinh Từ 02/04/13 đến17/04/13 Từ 07/05/13 đến 23/05/13 600.000 Vinh Ho Chi Minh City Từ 02/04/13 đến17/04/13 Từ 07/05/13 đến 23/05/13 600.000 Như vậy, Jetstar Pacific tiếp tục khẳng định sự nghiêm túc trong các cam kết– hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của Việt Nam. Chính sách giá rẻ đã giúp JPA không ngừng gia tăng thị phần và hiện tại, hãng đã có nhóm khách hàng là những người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp muốn đi máy bay với mức giá tiết kiệm nhất. Giá của JPA rẻ hơn so với các hãng hàng không khác nên được nhiều hành khách lựa chọn, và với những chính sách hợp lý của mình, JPA sẽ ngày càng đứng vững và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Place – Phân phối Jetstar là thương hiệu hàng không giá rẻ hàng đầu khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Với nỗ lực cung cấp vé máy bay giá rẻ, các hãng hàng không trong Jetstar toàn cầu đang thực hiện sứ mệnh giúp mọi người được đi du lịch đến ngày càng nhiều nơi trên thế giới thông qua mạng đường bay trải rộng khắp khu vực. Vì vậy, Jetstar toàn cầu có mạng đường bay phục vụ thị phần khách du lịch và những người có thu nhập vừa phải, bao gồm: Jetstar Airways Úc và New Zealand (được sở hữu hoàn toàn bởi tập đoàn Qantas), Jetstar Asia đặt tại Singapore, được quản lý bởi Newstar Holdíng, với cổ đông chính là Công ty của Singapore Westbrook Investments ( sở hữu 51%) và Tập đoàn Qantas giữ 49% cổ phần; Jetstar Nhật Bản là liên doanh giữa Tập đoàn Qantas, Japan Airlines, Mitsubishi Corporation và Century Tokyo Leasing Corporation; Jetstar Hong Kong là liên doanh giữa China Eastern Airlines và Tập đoàn Qantas (đang chờ phê duyệt); Jetstar Pacific đặt tại Việt Nam (cổ đông chính là Vietnam Airlines, và Tập đoàn Qantas giữ 30% cổ phần). Đối với Jetstar Pacific, hãng chọn 2 kênh phân phối chính là hệ thống phòng vé tại các nước và mua vé online qua website Để mua vé, khách hàng có thể đăng ký và thanh toán trực tuyến bằng các loại thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ nội địa đã được chấp nhận thanh toán, hoặc liên hệ với các Đại lý chính thức của Jetstar Pacific.Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa, JPA còn tiến hành phân phối vé máy bay online qua website của hãng.Điều này góp phần tạo nên giá trị cảm nhận cho khách hàng về sự tiện lợi, nhanh chóng và tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại đặt vé cho khách hàng. Không chỉ dừng lại ở các chuyến bay quốc tế, Jetstar Pacific còn đang khai thác mạng lưới các chuyến bay nội đia Việt Nam bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, Vinh, Hải Phòng và Nha Trang. Trong khi các đối thủ cạnh tranh coi trọng các chuyến bay quốc tế đường dài thì JPA lại nhắm đến khúc thị trường dường như vẫn còn bị bỏ ngỏ này. Điều này góp phần mở rộng kênh phân phối, giúp thương hiệu Jetstar giá rẻ được nhiều người biết đến hơn và góp phần định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Promotion – Xúc tiến Có thể nói JPA đã làm khá tốt trong việc đưa thương hiệu hàng không giá rẻ tới tất cả mọi người, đưa thương hiệu JPA vào tâm trín gười tiêu dù ng, nhắc đến hàng không giá rẻ người ta nghĩ ngay đến JPA. Đó là thành công của JPA trong việc tập trung truyền thông về thương hiệu và các dịch vụ bay giá rẻ thông qua các kênh truyền thông, các hoạt động tài trợ, quảng cáo,… Hoạt  động khuyến mãi: Trong thời gian quaJPA đã đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi và gửi thông báo các chương trình khuyến mãi đến email của từng khách hàng. Các chương trình khuyến mãi của JPA rất được khách hàng quan tâm và đánh giá cao: thông tin liên quan đến việc book vé đều được đăng tải lên trang web chủ của công ty để tiện lợi cho khách hàng dễ dàng tìm hiểu và tham khảo giá cũng như các chương trình khuyến mãi cực hot, lôi cuốn với những dịch vụ hấp dẫn. Khuyến mãi nhân dịp Lễ, Tết: Để khuyến khích và tạo điều kiện cho khách hàng trong việc đi lại, đi du lịch, thăm họ hàng vào các dịp Lễ, Tết, JPA đã đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi, hấp dẫn với giá vé ưu đãi. Đây là thời điểm mà mọi người đi lại nhiều nhất, nhất là khi giá vé lại rẻ đến bất ngờ. Mọi ngừơi có cơ hội để hiện thực hoá những chuyến du lịch, thăm bà con họ hàng sau những ngày tháng làm việc mệt nhọc, căng thẳng điều mà ngaỳ thường họ không thể thực hiện được trong khả năng tài chính có hạn. Vào dịp tết Nguyên đán 2011, JPA đã đưa ra chương trình bán vé máy bay với mức giá từ 350.000 đồng/chặng trên toàn tuyến nội. Thời gian mở bán bắt đầu từ 9h sáng đến 17h chiều ngày 24/9 tại website bán vé của hãng, do hệ thống máy tính tự động phân phối trên các chuyến bay khởi hành trong giai đoạn trước Tết Nguyên đán từ 5/1/2011 đến 1/2/2011 (tức từ 2/12 đến 29/12 âm lịch). Đặc biệt JPA đã tung ra chương trình mua vé vào dịp giao thừa với giá 0 đồng. Đó là mức giá không tưởng và nhiều người đã được bay cung JPA với cái giá trong mơ đó. Tuy nhiên đã có nhiều nghi vấn trong chương trình này, nhiều khách hàng phản hồi rằng việc book vé là rất khó khăn mặc dù họ đã rất cố gắng chờ đợi trong lúc mọi người hân hoan đón giao thừa. Trong không khí hân hoan mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội cùng với cả nước, JPA đã đưa ra chương trình “Rồng May Mắn” có 1.000 vé máy bay đã được bán với mức giá 100.000 đồng/chặng. Nhiều chuyến bay đã cất cánh trong niềm vui của mọi người. Khuyến mãi bằng những hình bốc thăm may mắn: JPA đã tiến hành nhiều đợt bốc thăm giúp khách hàng có cơ hội nhận được nhiều phần thưởng có giá trị như là lời tri ân của cán bộ công nhân viên của JPA cho những đóng góp, quan tâm và ủng hộ của khách hàng trong thời gian qua. Từ ngày 1/8/2012 đến hết ngày 29/10/2012,JPA đã đưa ra chương trình khuyến mại bốc thăm may mắn: "Bay cùng Jetcover, sở hữu ngay Ipad" áp dụng cho tất cả khách hàng mua bảo hiểm Du lịch Jetcover trực tuyến trên trang web bán vé của Jetstar Pacific tại địa chỉ (Jetstar.com) trong thời gian khuyến mại, với giải thưởng là 06 Apple The New iPad 16GB Wifi. (Các giải thưởng không được quy đổi ra tiền mặt). Khuyến mãi giảm giá định kỳ vào thứ sáu hàng tuần: JPA lựa chọn biện pháp kích cầu du lịch riêng bằng cách phân phối vé rẻ trực tiếp đến tay khách hàng thông qua phương thức bán vé rẻ hàng ngày cho các chuyến bay nội địa, và chương trình vé rẻ đặc biệt thường được thực hiện vào thứ sáu hàng tuần. Nhờ vào chương trình này mà mọi người có thể bay cùng JPA nhiều hơn, khi mà giá vé đã giảm đi nhiều so với những ngày thường. Có thể kể đến ở đây là việc JPA thực hiện việc bán vé trên Internet từ 14h đến 17h ngày thứ Sáu 26/8/2011 cho các chuyến bay trong thời gian từ ngày 4/10 – 25/10/2011: Đường bay TP.HCM - Đà Nẵng có giá từ 350.000 đồng/chặng, TP.HCM - Vinh từ 700.000 đồng/chặng. Một ngày thứ sáu siêu khuyến mãi 13/7/2012, từ 14h đến 17h vé máy bay cho các chuyến đi nội địa: TP.HCM - Đà Nẵng (giá từ 375.000 đồng/vé) và TP.HCM - Hà Nội (từ 675.000 đồng/vé) cho các chuyến bay khởi hành từ 5/9-26/9/2012. Chương trình Thứ sáu, siêu khuyến mại ngày 16/11/2012 bắt đầu từ 14:00 đến 17:00 hoặc khi vé được bán hết. Chặng bay giữa hoặc ngược lại: Hà Nội- Đà Nẵng Ngày bay : Từ 20/11/12 đến 13/12/12  Giá Starter^ khuyến mại : 399.000 VND Tp. Hồ Chí Minh - Hà Nội Ngày bay : Từ 20/11/12 đến 13/12/12 Giá Starter^ khuyến mại : 780.000 VND Đặc biệt jetstar pacific khuyến mãi giảm từ 30% giá vé máy bay 2013, cụ thể là vào tháng 4 và tháng 5 năm sau đẻ chào mừng máy bay mới A320. Họ chỉ bán vào hai tuần đầu tháng 4-2013 và giữa tháng 5-2013, nghĩa là họ không bán vé khuyến mãi vào đợt cao điểm 30/4 và 1/5, riêng các chặng quốc tế thì họ vẫn bán vào các dịp cao điểm. Kết hợp với sự kiện Jetstar Pacific nhận máy bay A320 mới (với số hiệu VN555) JPA đưa ra chương trình khuyến mại giảm giá 45% cho các chuyến bay nội địa Chương trình bắt đầu từ 14:00 đến 23:59 thứ 6 ngày 19/10/12 hoặc khi vé được bán hết. Lại là một ngày thứ sáu siêu khuyến mãi chia vui với toàn thể cán bộ công nhân viên của JPA. Các chương trình khuyến mãi khác: JPA thường xuyên có các chương trình bán vé rẻ với mức giá từ 10.000đ đến vài trăm ngàn đồng mỗi chặng. Đây là mức giá sốc JPA đã đưa ra thị trường, đúng với thông điệp hàng không giá rẻ, giúp mọi người có thể bay cùng JPA. Cũng như các nước Nhật Bản, Singapore, New Zealand và Australia, để kỉ niệm hành khách thứ 100 triệu của Jestar toàn cầu, đầu tháng 11/2012 vừa qua, JPA đã tiến hành cuộc thi "Lựa chọn một điểm đến" với cách thức tham gia vô cùng đơn giản hấp dẫn dành cho tất cả công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, đã có 100 phần thưởng được trao, mỗi giải là một Phiếu thanh toán của Jetstar trị giá 500.000 đồng để thanh toán tiền vé máy bay của Jetstar.  Đó thực sự là một niềm tự hào chung, là lời tri ân của toàn thể cán bộ công nhân viên của JPA gửi đến khách hàng, cảm ơn khách hàng đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ của JPA. Hàng tháng, JPA cũng thường xuyên tung ra một lượng không nhỏ vé giá rẻ (bằng 1/3 hoặc 1/4 so với giá vé thông thường) ra thị trường. Ngoài ra, JPA cũng thực hiện chương trình khuyến mãi cho người cao tuổi (trên 60 tuổi) với mức giảm giá từ 15% - 16% tùy từng đường bay, theo mức giá trần quy định. Đây là hành động thiết thực tri ân tới những người đã một thời lao động xây dựng đất nước khi mà giờ đây họ không còn đủ khả năng kiếm thêm thu nhâp và phải sống phụ thuộc vào con cháu. Chơng trình của JPA giúp họ dễ dàng hơn trong việc đi lại, đi thăm thú bà con bạn bè và có thể tiết kiệm thời gian di chuyển trong điều kiện sức khoẻ không được tốt. Hoạt  động PR: Theohướng phát triển cuả Jestar toàn cầu, JPA là hãng hàng không thân thiện với xã hội và môi trường. JPA quan tâm tài trợ cho các hoạt động từ  thiện, các sự kiện thể thao, văn hóa, giáo dục và bảo vệ môi trường. JPA thường xuyên là nhà vận chuyển chính thức cho các cuộc thi hoa hậu, các sự kiện tôn vinh thể thao Việt Nam, các cuộc thi và hoạt động khuyến học khuyến tài, các chương trình phát triển du lịch, bảo vệ môi trường. Tài trợ: Là 1 doanh nghiệp kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận nhưng JPA cũng đặt những hành động vì cộng đồng lên đầu, có nhiều hoạt động đóng góp cho xã hội được mọi người đánh giá cao. Với tinh thần cùng cả nước hướng về miền Trung yêu thương, JPA đã tham gia vận chuyển hàng cứu trợ miễn phí cho đồng bào bị ảnh hưởng bởi lũ lụt các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình từ ngày 25/10 – 15/11/2010. Đợt lụt vừa qua JPA cũng đã tiếp nhận và vận chuyển miễn phí hàng cứu trợ của các cơ quan, các tổ chức xã hội đến với đồng bào miền Trung ruột thịt. Trước đó, ngay sau khi lũ lụt xảy ra, toàn thể cán bộ, nhân viên JPA cũng đã tổ chức quyên góp tự nguyện, cùng chung tay ủng hộ đồng bào miền Trung hơn 50 triệu đồng, toàn thể cán bộ công nhân viên JPA tích cực tham gia ủng hộ các vật dụng thiết yếu, đặc biệt là sách vở cho các em học sinh miền Trung sớm trở lại lớp trường… Những hành động và nghĩa cử cao đẹp ấy có lẽ chỉ những con người thực sự biết coi trọng chữ TÂM mới có thể trân trọng, sẻ chia… và cộng đồng đánh giá cao điều đó JPA cũng đã tài trợ những vé bay máy bay miễn phí cho tổ chức phi lợi nhuận KOTO Sài Gòn: tài trợ 21 vé máy bay khứ hồi miễn phí cho nhóm thanh thiếu niên khó  khăn từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội tham gia các hoạt động giáo dục và xây dựng nhóm theo chương trình của tổ chức đào tạo phi lợi nhuận KOTO. KOTO (biết một dạy một) là một chương trình đào tạo ngành nhà hàng khách sạn. KOTO đã đào tạo cho hơn 300 thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn và trẻ đường phố tại Hà Nội hơn 10 năm qua và gần đây đã nhân rộng mô hình ở TP Hồ Chí Minh. JPA đã tài trợ cho chuyến công diễn của Nhà hát kịch Việt Nam từ Hà Nội vào TP. HCM để tham dự Hội diễn Sân khấu Kịch nói Chuyên nghiệp Toàn quốc năm 2009 với tác phẩm tác phẩm “Mỹ nhân và Anh hùng”. JPA còn tài trợ cho chương trình “Nhân tài đất Việt”: Nhân tài Đất Việt là cuộc thi tìm kiếm và tôn vinh những nhân tài trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và Truyền thông được tổ chức mỗi năm một lần.Tính đến năm năm 2009 JPA đã 5 lần đồng hành cùng chương trình với vai trò là nhà tài trợ vận chuyển cho giải.   Tại giải EURO 2008, JPA tài trợ sản xuất và phát sóng chương trình Bản tin Giờ vàng EURO… Và hàng loạt các chương trình thú vị khác như vui cùng truyền hình như dự đoán kết quả trận đấu, dự đoán đội giành chiến thắng, bầu chọn Cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu… Hiện JPA đang cùng Mobivi và Nhịp Tim Việt Nam tham gia và vận động mọi người cùng tham gia chiến dịch " Cùng hành động vì 5 trái tim".!Vừa qua ngày 8/11/2012, Jetstar, Mobivi cùng Nhịp tim Việt Nam đến thăm bé Gia Nghĩa tại viện tim TP.HCM. Bé Gia Nghĩa mắc bệnh tim bẩm sinh, nhà nghèo, không có tiền chữa trị, cứ tưởng gia cảnh khó khăn, không đủ tiền chữa trị sẽ đe dọa tính mạng của bé bất cứ lúc nào nhưng nhờ có tấm lòng của mọi người, bé được mổ tim. Hành động “vì 5 trái tim” là chiến dịch đặt chữ TÂM lên đầu, những hành động có ý nghĩ này sẽ giúp cho nhiều em bé bị bệnh tim bẩm sinh có được cuộc sống bình thường như bé Gia Nghĩa. Đây hành động mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc và hướng tới cộng đồng, cần được nhân rộng và phát huy. Hoạt động bảo vệ môi trường: Từ ngày 23/5/2008, JPA thực hiện chương trình đóng góp "Giảm Hiệu Ứng Nhà Kính" (Carbon Offset Program) tại Việt Nam dựa trên kinh nghiệm tương tự của Jetstar Airways tại Úc. Khi tham gia chương trình này, mỗi hành khách của JPA có cơ hội bù đắp lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính mà chuyến bay của hành khách tạo ra. Theo thỏa thuận đã ký với Quỹ Bảo vệ  môi trường Việt Nam, JPA vận động mỗi hành khách đóng góp 8.000 VNĐ (hoặc 0,5 USD) cho mỗi chuyến bay nội địa Việt Nam có thời gian bay dưới 1 giờ 30 phút, 15.000 VNĐ (hoặc 1 USD) cho chuyến bay từ 1 giờ 30 phút trở lên. Đối với các chuyến bay quốc tế, JPA kêu gọi mỗi hành khách tự nguyện đóng góp 30.000 VNĐ (hoặc 2 USD) nhằm giúp thực hiện thực hiện chương trình giảm hiệu ứng nhà kính mà các hãng hàng không mang thương hiệu Jetstar đang thực hiện. Đây là hành động của JPA hưởng ứng các hãng hàng không trên toàn thế giới góp phần bảo vệ môi trường khi mà ngành dịch vụ hàng không gây ra không ít tác hại nghiêm trọng đối với môi trường. Hoạt động truyền thông: JPA có một trang web riêng đồng thời liên kết với các trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxĐề tài- Chiến lược Marketing của Jetstar Pacific Airlines.docx
Tài liệu liên quan