Đề tài Nghiên cứu, thiết kế các tuyến du lịch sinh thái

Tài liệu Đề tài Nghiên cứu, thiết kế các tuyến du lịch sinh thái: LỜI GIỚI THIỆU –|— Du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng là loại hình kinh doanh đặc biệt nhằm thỏa mãn nhu cầu nghĩ dưỡng, tìm tòi, khám phá về thiên nhiên, văn hóa và những vùng đất mới. Trong xã hội công nghiệp, với nhịp độ hoạt động của dân cư và tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng cao, vì vậy con người có xu hướng muốn hòa mình với thiên nhiên nhằm tìm kiếm sự bình yên, trong sạch của môi trường và khám phá những điều mới là. Do đó trở về với thiên nhiên cũng là xu hướng phát triển hiện nay của hoạt động du lịch. Du lịch sinh thái không chỉ đưa con người về với thiên nhiên mà còn có những hoạt động nhận thức mạnh mẽ về thiên nhiên và ý thức trách nhiệm đối với xã hội. Và việc tham gia du lịch sinh thái của học sinh và sinh viên như một buổi ngoại khóa là những kích thích rất có kết quả cho hoạt động có ý nghĩa về môi trường… ...

doc78 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1323 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu, thiết kế các tuyến du lịch sinh thái, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI GIỚI THIỆU –|— Du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng là loại hình kinh doanh đặc biệt nhằm thỏa mãn nhu cầu nghĩ dưỡng, tìm tòi, khám phá về thiên nhiên, văn hóa và những vùng đất mới. Trong xã hội công nghiệp, với nhịp độ hoạt động của dân cư và tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng cao, vì vậy con người có xu hướng muốn hòa mình với thiên nhiên nhằm tìm kiếm sự bình yên, trong sạch của môi trường và khám phá những điều mới là. Do đó trở về với thiên nhiên cũng là xu hướng phát triển hiện nay của hoạt động du lịch. Du lịch sinh thái không chỉ đưa con người về với thiên nhiên mà còn có những hoạt động nhận thức mạnh mẽ về thiên nhiên và ý thức trách nhiệm đối với xã hội. Và việc tham gia du lịch sinh thái của học sinh và sinh viên như một buổi ngoại khóa là những kích thích rất có kết quả cho hoạt động có ý nghĩa về môi trường… Nó cung cấp điểm trọng tâm cho các phương pháp học tập có giá trị khó đạt được trong lớp học. Nghiên cứu, thiết kế các tuyến du lịch sinh thái mà trọng tâm của nó là cho học sinh và sinh viên nhận biết được tầm quan trọng của môi trường đối với con người, đã góp một phần giải quyết vấn đề môi trường của nước ta hiện nay. PHẦN MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tây Ninh là một trong những tỉnh ở Đông Nam Bộ có nhiều tiềm năng du lịch sinh thái như rừng nguyên sinh phía Bắc, khu vực hệ sinh thái hồ Dầu Tiếng, khu vực hệ sinh thái (HST) dọc sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ. Tây Ninh có những di tích lịch sử gắn liền với truyền thống cách mạng dân tộc, các di tích văn hóa của các tôn giáo cùng với sự hấp dẫn của làng nghề, những vườn cây ăn trái xum xuê… hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Thế nhưng, việc phát triển du lịch còn chậm, hiệu quả kinh tế thấp và chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Bên cạnh đó, Ở Việt Nam du lịch sinh thái (DLST) – một xu hướng du lịch của thế giới nhằm phát triển du lịch bền vững, vừa bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái (TNDLST), giáo dục môi trường, vừa cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân – là lĩnh vực mới được nghiên cứu từ giữa thập niên 90 của thế kỷ XX. Nhưng thật sự quan tâm chỉ trong những năm gần đây và chủ yếu tập trung nghiên cứu tiềm năng phát triển, quy hoạch khai thác hợp lý TNDLST… Hiện nay những đề tài nghiên cứu đi sâu vào từng khía cạnh của du lịch sinh thái vẫn còn ít và đặc biệt là chưa tìm hiểu “Vậy DLST giáo dục bảo vệ môi trường như thế nào?” cũng như làm thế nào để có thể thu hút người tham gia du lịch có thể trở thành khách du lịch sinh thái đúng nghĩa. Với mong muốn mọi đối tượng du khách đều có thể tham gia DLST, nâng cao trách nhiệm của mọi người đối với môi trường thiên nhiên cùng với việc góp phần thu hút khách du lịch đến với Tây Ninh, tôi đã mạnh dạn đưa ra đề tài “Nâng cao nhận thức về môi trường cho du khách thông qua việc thiết kế các tuyến du lịch sinh thái ở Tây Ninh”. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát của đề tài nhằm đưa ra mô hình tuyến điểm DLST ở Tây Ninh nhằm giáo dục và nâng cao nhận thức về môi trường cho du khách, mà chủ yếu là học sinh và sinh viên. Bởi vì, việc tham gia DLST của học sinh và sinh viên như một buổi ngoại khóa là những kích thích rất có kết quả cho hoạt động có ý nghĩa về môi trường… Nó cung cấp điểm trọng tâm cho các phương pháp học tập có giá trị khó đạt được trong lớp học. Những mục tiêu cụ thể được xác định gồm: Hệ thống hóa các luận điểm cơ bản về DLST, phân biệt sự khác nhau giữa khách du lịch và khách DLST. Kháo sát, đánh giá những khu vực có tiềm năng phát triển DLST ở tỉnh Tây Ninh. Từ đó lựa chọn các địa điểm để thành lập tuyến điểm DLST thích hợp giáo dục môi trường cho du khách. Đề xuất những giải pháp để các nhà quản lý lãnh thổ, các nhà điều hành kinh doanh du lịch, hướng dẫn viên có thể dễ dàng truyền đạt những thông tin nhằm giúp nâng cao nhận thức cho du khách thông qua quá trình tham gia tuyến du lịch. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Để đạt được các mục tiêu nêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung chính sau đây: Tổng quan về các luận điểm DLST, các đối tượng của DLST: khái niệm, đặc trưng cơ bản, những yêu cầu và nguyên tắc tổ chức hoạt động, vai trò của từng đối tượng của DLST, sự khác nhau giữa khách du lịch và khách DLST. Khảo sát, đánh giá những khu vực có tiềm năng phát triển DLST trong tỉnh Tây Ninh: Tài nguyên du lịch thiên nhiên (TNDLTN), tài nguyên du lịch nhân văn (TNDLNV), những yếu tố ảnh hưởng, thực trạng hoạt động du lịch của tỉnh. Dựa vào đặc trưng riêng của từng điểm DLST mà đưa ra các mục đích cần giáo dục cho học sinh Nghiên cứu giải pháp để các nhà quản lý lãnh thổ, các nhà điều hành kinh doanh du lịch, hướng dẫn viên du lịch, cộng đồng tại địa phương có thể dễ dàng truyền đạt những thông tin nhằm giúp nâng cao nhận thức cho du khách thông qua quá trình tham gia tuyến du lịch. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp cụ thể Thu thập dữ liệu thứ cấp gồm: những tài liệu được xuất bản chính thức, những đề tài nghiên cứu có liên quan, số liệu thống kê, các báo cáo tổng kết của Ủy ban Nhân dân, Sở Du lịch và các công ty du lịch. Tiến hành khảo sát thực tế, thăm dò ý kiến và phỏng vấn sâu để thu thập dữ liệu sơ cấp. Khảo sát thực tế địa bàn nghiên cứu sẽ giúp cho việc phát hiện, nhận thức và đánh giá các vấn đề quan tâm một cách xác đáng hơn, kiểm chứng các thông tin đã có, đồng thời tiếp tục thu thập thông tin và phát hiện các vấn đề thực tế mới phát sinh. Thăm dò ý kiến và phỏng vấn sâu các chuyên gia ở các lĩnh vực chuyên ngành khác nhau, một số hộ dân có và không có tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái về vấn đề đang được quan tâm sẽ giúp cho việc tiếp cận vấn đề được rộng hơn. Kết quả thăm dò, phỏng vấn sâu được bổ sung vào nguồn tư liệu, hỗ trợ cho việc phân tích và đánh giá. Phương pháp phân tích tổng hợp Trên cơ sở các nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được, tiến hành biên hội và phân tích tổng hợp các dữ liệu để làm rõ thực trạng du lịch tỉnh Tây Ninh; xây dựng các tuyến DLST thích hợp cho từng mục đích giáo dục. Phương pháp bản đồ Dùng phương pháp bản đồ để phân tích sự phân bố các địa điểm du lịch, phân bố các tài nguyên và các yếu tố khác ảnh hưởng tới sự phát triển DLST theo lãnh thổ, phân vùng chức năng DLST tại Tây Ninh. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU Địa bàn nghiên cứu: Các địa điểm có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở Tỉnh Tây Ninh. Thời gian nghiên cứu: từ ngày 1/10 đến ngày 27/12/2006 Đối tượng du khách nghiên cứu: học sinh và sinh viên. Về nội dung: tập trung phân tích xây dựng các tuyến DLST thích hợp cho từng mục đích giáo dục du khách. SƠ LƯỢC CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Trên thế giới trong những năm vừa qua, số lượng du khách đến các khu thiên nhiên ngày một tăng. Xu hướng này đã vượt quá khả năng quy hoạch và quản lý chu đáo. Để giúp thêm kinh nghiệm cho các nhà quy hoạch và quản lý trong lĩnh vực du lịch sinh thái, Hiệp hội du lịch sinh thái đã xuất bản tập sách “Du lịch sinh thái: Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý”. Thông qua các nghiên cứu thực nghiệm, rất nhiều chủ đề đã được đề cập đến trong tập sách này nhằm nêu lên các phương thức tiếp cận quy hoạch và quản lý theo hướng phát triển bền vững và phát huy hết những tính năng tích cực của DLST. Ở Việt Nam DLST là lĩnh vực mới được nghiên cứu từ giữa thập niên 90 của thế kỷ XX. Nhưng thực sự quan tâm chỉ trong những năm gần đây. Năm 1999, năm du lịch Việt Nam vì thế lĩnh vực nghiên cứu phục vụ mục đích du lịch vẫn còn hạn chế. Trong nhiều năm qua, các côn trình nghiên cứu như “Đánh giá tài nguyên du lịch Việt Nam” do Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch chủ trì đã phát họa được bức tranh chung về tiềm năng, hiện trạng và một số xu hướng phát triển du lịch Việt Nam. Công trình “Những định hướng lớn về phát triển du lịch Việt Nam theo các vùng lãnh thổ” của Tổng cục Du lịch (1993) là một dự án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng tam giác phía Bắc Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, vùng tam giác phía Nam TP.HCM – Biên Hòa – Vũng Tàu và trục Huế – Đà Nẵng. Công trình “Thiết kế các tuyến điểm du lịch trong và ngoài TP.HCM đến năm 2010” của công ty Du lịch Sàigon Tourist (1995) đã đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, hiện trạng các tuyến điểm du lịch đang khai thác trong và ngoài TP.HCM trong phạm vi bán kính 150km và các tuyến du lịch nước ngoài (outbound) tương đối đầy đủ trên cơ sở khoa học và thực tiễn. Công trình đã thiết kế các điểm, tuyến, cụm du lịch và đề xuất các điểm du lịch cần đầu tư đưa vào khai thác… Ngoài ra, còn có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài báo cáo khoa học đề cập đến tiềm năng phát triển DLST của Việt Nam và các địa phương trong cả nước. Chuyên đề DLST cũng đã được đưa vào giảng dạy ở một số trường đại học có ngành du lịch. Liên quan đến việc nghiên cứu và phát triển du lịch sinh thái ở Tây Ninh, đã có nhiều công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học, bài báo… tập trung giới thiệu tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái ở Tây Ninh như: Đề tài nghiên cứu khoa học: Đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Lò Gò Xa Mát –Viện Sinh Học Nhiệt đới và Vườn Quốc gia LòGò – Xamát thực hiện đến tháng 2/2007 hoàn thành Điều tra đánh giá hiện trạng và tiềm năng du lịch sinh thái tỉnh Tây Ninh; Đề xuất biện pháp bảo vệ và phát triển du lịch bền vững – Viện Sinh học Nhiệt đới thực hiện trong giai đoạn triển khai. Quy hoạch tổng thể và phát triển du lịch sinh thái VQG Lò Gò Xa Mát tỉnh Tây Ninh Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu vào việc làm như thế nào để giáo dục môi trường, nâng cao nhận thức cho du khách khi tham gia du lịch sinh thái nói chung và du lịch sinh thái tại Tây Ninh nói riêng. Chương 1: TỔNG QUAN CÁC LUẬN ĐIỂM DU LỊCH SINH THÁI Khái niệm Nhiều báo cáo về DLST khẳng định DLST là hình thái du lịch không làm tổn hại đến các khu vực tự nhiên, nhằm mục đích chiêm ngưỡng và hiểu biết thiên nhiên. DLST như sự bền vững đã trở thành một thuật ngữ của những năm 90 như một hình thức của du lịch lựa chọn ở các nước đang trở nên thân thiện với môi trường và giảm thiểu những tác động có hại cho môi trường du lịch. Thuật ngữ Ecotourism (DLST) được viết tắc từ nhóm chữ Ecologically responsible tourism, nghĩa là du lịch ý thức sinh thái. Cho đến nay, chúng ta đã rất cố gắng để xác định khái niệm DLST, nhưng Eugenio Yunis (2002) cảm thấy những nổ lực này là không cần thiết và vô ích vì có nhiều hiểu biết du lịch liên quan đến thiên nhiên cũng được gọi là DLST. Có thể nêu ra vài định nghĩa về DLST sau đây: Theo Hector Ceballos – Lascurain (1987): “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá”. Có thể xem đây là khái niệm đầu tiên và tương đối hoàn chỉnh về du lịch sinh thái. Hội Du lịch Sinh thái (Ecotourism Society, 1992): DLST là sự du hành có mục đích tới các khu vực tự nhiên để hiểu biết lịch sử tự nhiên và văn hóa của môi trường, không làm cải biến tính hoàn chỉnh của hệ sinh thái, đồng thời tạo cơ hội phát triển kinh tế bảo trợ nguồn tài nguyên tự nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương. Theo Geoffrey Lipman, Chủ tịch Hội Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC) DLST thực chất được hiểu theo hai nghĩa: Nghĩa rộng “E”: DLST là sự hướng về tự nhiên và bảo tồn chúng, cùng với sự nhạy cảm ở nơi tới. Nghĩa hẹp “e”: được xem như là sự hướng tới tạo cho mỗi nhà lữ hành trở thành người nhạy cảm sinh thái bằng cách tạo dựng một khuôn khổ môi trường vào nhiều khía cạnh của sản phẩm du lịch và sự tiêu thụ nó. Ý nghĩa này có thể tạo dựng một sự hỗ trợ tối ưu tới việc cải thiện môi trường, trong khi đó theo nghĩa rộng hàn chỉ những nhà lữ hành nhạy cảm sinh thái, có lẽ với ý nghĩa sâu hơn của du lịch xanh (green tourism). Ở Việt Nam, DLST là lĩnh vực chỉ mới được nghiên cứu nhiều từ giữa thập niên 90 của thế kỷ XX và thường được nhận thức từ nhiều góc độ khác nhau. Để thống nhất quan điểm làm cơ sở cho công tác nghiên cứu và phát triển DLST, năm 1999, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch thuộc Tổng cục Du lịch Việt Nam đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. Định nghĩa này được xem là bước mở đầu thuận lợi cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam. Lợi ích kinh tế và xu hướng phát triển của du lịch sinh thái Tuy ngành DLST chỉ mới ra đời vào những năm 1990, bắt nguồn từ Châu Phi, DLST đã nhanh chóng tràn qua Châu Mỹ, mở rộng ở Châu Âu và phát triển mạnh ở Châu Á. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), doanh thu từ DLST chiếm từ 2 – 10 tỉ đô la Mỹ trong tổng số 55 tỉ đô la Mỹ của thị trường du lịch dưới các loại hình tại các quốc gia đang phát triển, tức là tại các nước mà công nghiệp hiện đại chưa xâm chiếm hết đất đai có cảnh quan tự nhiên. Các chuyên gia DLST ước tính thị trường DLST từ nay sẽ tăng từ 12 – 15% trong thập kỉ tới do có bốn nhân tố tác động đến xu hướng phát triển DLST sau đây: Tình hình căng thẳng trên thế giới giảm dần, dù có các tranh chấp khác có tính địa phương hay chủng tộc. Chi phí du lịch rẻ hơn trước Xuất hiện nhiều thị trường du lịch đa dạng Khách du lịch được cung cấp thông tin tốt hơn và chính xác. Theo nhận định của các WTO tại Châu Âu thì các nước phát triển thuộc vùng nhiệt đới ở Châu Á là một thị trường thuận lợi nhất cho phát triển DLST. Các nhà khoa học đã đánh giá Châu Á có môi trường sống phong phú nhất hành tinh hiện nay. Ở đây có những HST rừng nhiệt đới độc đáo, ít có gây chết người hơn so với các HST rừng ở Châu Phi và Nam Mỹ. Người ta cũng phát hiện ở vùng biển nhiệt đới Châu Á có những bãi đá ngầm san hô tuyệt đẹp đầy bí ẩn. Hơn nữa, các nước Châu Á có một nền văn minh lâu đời hàng ngàn năm đến nay vẫn còn thể hiện qua kiến trúc cổ xưa, tôn giáo trang nghiêm, một tập quán tôn trọng lễ giáo và trang phục độc đáo đầy màu sắc, trong khi tại thế giới phương Tây mọi hình thức trở nên máy móc và đơn điệu. Lãnh thổ Việt Nam là một bộ phận nhỏ bé của môi trường tự nhiên Châu Á, nhưng lại có một nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và hấp dẫn khách du lịch như các cảnh quan di sản tự nhiên thế giới: quần thể vịnh Hạ Long, động Phong Nha; các cảnh quan sinh thái rừng nhiệt đới cấp quốc gia như Cúc Phương, Nam Cát Tiên …, và những HST rạn san hô nhiệt đới kỳ thú. Ở vùng Tây Ninh cũng có nhiều tiềm năng tài nguyên du lịch có giá trị khai thác DLST như vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát, khu vực hệ sinh thái lồng hồ Dầu Tiếng, khu vực hệ sinh thái dọc sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ… Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái và các loại hình du lịch khác Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên mặc dù trong hoạt động của loại hình du lịch này có cả tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa của cộng đồng địa phương. Các loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên khác như nghĩ dưỡng, tham quan, mạo hiểm… chủ yếu mới là chỉ đưa con người về với thiên nhiên. Tuy nhiên, nếu như trong hoạt động của các loại hình du lịch này có gắn với việc thực hiện các nguyên tắc của du lịch sinh thái như nâng cao nhận thức để du khách có trách nhiệm với việc bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa của cộng đồng, tạo việc làm và lợi ích cho người dân địa phương thì bản thân các loại hình du lịch này đã chuyển thành một dạng của du lịch sinh thái. Căn cứ vào bản chất hoạt động của các loại hình du lịch có thể cho thấy sự giống nhau và khác nhau giữa du lịch sinh thái và một số loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên khác. Các điểm giống nhau: Tài nguyên du lịch chủ yếu là tài nguyên du lịch tự nhiên, sản phẩm để thỏa mãn các nhu cầu du lịch sinh thái và các loại hình du lịch khác đều có hai thuộc tính biểu hiện trên hai mặt: giá trị và giá trị sử dụng. Các sản phẩm được tiến hành trao đổi, mua bán thông qua các hình thức dịch vụ du lịch. Các điểm khác nhau: Du lịch sinh thái thường quy hoạch các điểm du lịch ở các khu bảo tồn thiên nhiên, nơi có cảnh quan, môi trường thiên nhiên đa dạng, hấp dẫn. Tổ chức hoạt động du lịch sinh thái phức tạp hơn trên nhiều phương diện như an ninh, an toàn, chi phí bảo hiểm, hướng dẫn… Việc tổ chức hoạt động du lịch sinh thái đòi hỏi rất cao về ý thức trách nhiệm của người tổ chức và cả khách du lịch trong việc bảo tồn và phát triển các giá trị tự nhiên, nhân văn và phải quan tâm đến lợi ích cộng đồng địa phương. Do vậy, du lịch sinh thái là loại hình du lịch mang tính giáo dục và trách nhiệm cao. Khách du lịch sinh thái không chỉ là những người yêu thiên nhiên đơn thuần mà còn là những người muốn chia sẻ trách nhiệm bảo tồn thiên nhiên, văn hóa, muốn khám phá những bí mật của thiên nhiên đồng thời ham thích mạo hiểm. Hình 1: Quan hệ giữa du lịch sinh thái và các loại hình du lịch khác DU LỊCH DỰA VÀO THIÊN NHIÊN (NATURE-BASED TOURISM) DU LỊCH DỰA VÀO VĂN HÓA (CULTURE-BASED TOURISM) DU LỊCH CÔNG VỤ (MICE TOURISM) Du lịch nghỉ dưỡng Du lịch tham quan Du lịch nghiên cứu Du lịch mạo hiểm Du lịch thể thao Du lịch giải trí… Du lịch tham quan Du lịch nghiên cứu Du lịch lễ hội Du lịch hành hương Du lịch về nguồn Du lịch giải trí… Du lịch hội nghị Du lịch hội thảo Du lịch hội chợ Du lịch tìm cơ hội đầu tư Quá cảnh… Có giáo dục, nâng cao nhận thức Có trách nhiệm bảo tồn Có sự tham gia của cộng đồng địa DU LỊCH SINH THÁI Sự kết hợp giữa du lịch sinh thái và các loại hình du lịch khác Hiện nay, hầu hết các đối tượng du khách thường mong muốn được tận hưởng tối đa các giá trị du lịch trong các chuyến đi của họ để tiết kiệm thời gian và chi phí. Chính vì vậy, các nhà du lịch thường kết hợp nhiều loại hình trong cùng một chuyến đi. Điều này mang lại nhiều ý nghĩa và hiệu quả quan trọng, cho phép thỏa mãn được nhiều hơn các nhu cầu và thị hiếu khác nhau của nhiều đối tượng du khách trong nước và quốc tế, góp phần làm phong phú, đa dạng sản phẩm du lịch, khai thác triệt để những tiềm năng du lịch sẵn có của địa phương, tạo tính hấp dẫn đối với du khách. Như vậy, giữa các loại hình du lịch có mối quan hệ và tác động qua lại với nhau, có ý nghĩa bổ trợ cho nhau làm tăng tính hấp dẫn của mỗi loại hình du lịch nói riêng và cùa cả chương trình du lịch nói chung. Sức mạnh của sự kết hợp thể hiện ở các mặt: Đa dạng hóa sản phẩm du lịch làm tăng sức hấp dẫn du lịch, tạo ra hình ảnh du lịch chung cho một vùng lãnh thổ hoặc quốc gia trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế. Bổ trợ cho nhau để làm phong phú hơn các chương trình du lịch nhằm thỏa mãn tối đa các nhu cầu và đối tượng du lịch khác nhau, tăng khả năng kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch. Khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội và cải thiện phúc lợi cho cộng đồng của địa phương, của đất nước. Những đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái Tính giáo dục cao về môi trường: Hướng con người tiếp cận gần hơn nữa với các vùng tự nhiên và các khu bảo tồn, bao gồm những hoạt động đến với thiên nhiên một cách có ý thức, có nhận thức bảo tồn, có tính học hỏi, có thông tin và vì vậy có trách nhiệm giúp cho việc duy trì các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các giá trị văn hóa, thúc đẩy các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững. Tính bảo tồn: Hoạt động du lịch sinh thái có tác động giáo dục con người bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, qua đó hình thành ý thức bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên duy trì tính đa dạng sinh học, cũng như thúc đẩy các hoạt động bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa nhằm đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững. Tính xã hội hóa: Biểu hiện ở việc thu hút tòan bộ mọi thành phần trong xã hội tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào các hoạt động du lịch, mà trước hết là sự tham gia của các cộng đồng địa phương. Cộng đồng địa phương chính là những người chủ sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại địa phương mình. Phát triển du lịch sinh thái hướng con người đến các vùng tự nhiên hoang sơ, có giá trị cao về đa dạng sinh học, điều này đặc ra một yêu cầu cấp bách là cần phải có sự tham gia của cộng đồng địa phương tại khu vực đó, bởi vì, hơn ai hết, chính những người dân địa phương tại đây hiểu rõ nhất về các nguồn tài nguyên của mình. Sự tham gia của cộng đồng địa phương có tác dụng to lớn trong việc giáo dục du khách bảo vệ các nguồn tài nguyên môi trường, đồng thời cũng góp nâng cao hơn nữa nhận thức cho cộng đồng, tăng các nguồn thu nhập cho cộng đồng. Tính đa mục tiêu Biểu hiện ở những lợi ích đa dạng về bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan lịch sử – văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống khách du lịch và người tham gia hoạt động dịch vụ du lịch, mở rộng sự giao lưu văn hóa, kinh tế và nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi thành viên trong xã hội. Du lịch sinh thái tạo nên và thỏa mãn sự khao khát thiên nhiên, khai thác tiềm nâng du lịch cho bảo tồn và phát triển, ngăn ngừa các hoạt động tiêu cực lên sinh thái, văn hóa và thẩm mỹ. Như vậy, du lịch sinh thái không chỉ là khuynh hướng bao gồm những người yêu và gắn bó với thiên nhiêm, mà là một thể tổng hợp các mối quan tâm xuất phát và nảy sinh từ các vấn đề môi trường, kinh tế – xã hội. Hay nói cách khác, du lịch sinh thái kết hợp cả sự quan tâm tới thiên nhiên và trách nhiệm xã hội; là chìa khóa nhằm cân bằng giữa mục tiêu phát triển du lịch với việc bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển bền vững. Tính đa thành phần Biểu hiện ở tính đa dạng trong thành phần khách du lịch, những người phục vụ du lịch, cộng đồng địa phương, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các tổ chức tư nhân tham gia và hoạt động du lịch sinh thái. Tính đa ngành Biểu hiện qua các đối tượng được khai thác để phục vụ cho du lịch: sự hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hóa, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo… Thu nhập xã hội từ du lịch cũng mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế khác thông qua các sản phẩm dịch vụ được cung cấp cho du khách như điện, nước, nông sản, hàng hóa… Tính liên vùng Biểu hiện thông qua các tuyến du lịch, với một quần thể các điểm du lịch trong một khu vực, một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau. Tính mùa vụ Biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung với cường độ cao trong năm. Tính mùa vụ thể hiện rõ nhất ở các loại hình du lịch nghĩ biển, thể thao theo mùa…(theo tính chất của khí hậu) hoặc loại hình du lịch nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí…(theo tính chất công việc của những người hưởng thụ sản phẩm du lịch). Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái Tài nguyên du lịch sinh thái Theo Pháp lệnh du lịch Việt Nam ban hành năm 1999 thì “tài nguyên du lịch là các cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử – văn hóa, các di tích cách mạng, những giá trị nhân văn, các công trình lao động sáng tạo của con người sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch”. Tài nguyên du lịch sinh thái là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó. Tuy nhiên, không phải mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa được coi là tài nguyên du lịch sinh thái mà chỉ có các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa gắn với một hệ sinh thái cụ thể được khai thác, sử dụng để tạo ra các sản phẩm du lịch sinh thái, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng mới được xem là tài nguyên du lịch sinh thái. Các loại tài nguyên du lịch sinh thái Tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên (TNDLSTTN) Bao gồm các hệ sinh thái tự nhiên điển hình có tính đa dạng sinh học cao như hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển – đảo và vùng ven biển, hệ sinh thái miền đồng bằng và vùng sông nước, hệ sinh thái miền núi với sự đa dạng sinh học và những nét độc đáo về khí hậu, địa hình, cảnh quan… đây là yếu tố quyết định “tính thiên nhiên” hay “tính xanh” của du lịch sinh thái. Các môi trường tự nhiên thường được tổ chức quy hoạch du lịch sinh thái gồm: các khu bảo tồn thiên nhiên, đặc biệt là vườn quốc gia, những nơi còn tồn tại những khu rừng với tính đa dạng sinh học cao và đời sống hoang dã. Tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn (TNDLSTNV) Du khách cũng thường bị hấp dẫn bởi các điểm du lịch có sự bổ sung giữa cảnh đẹp thiên nhiên và nền văn hóa truyền thống với nhiều nét ấn tượng và độc đáo. Du khách thường muốn được xem và hưởng thụ những giá trị văn hóa đích thực, sống động trong cuộc sống hàng ngày của người dân địa phương. Điều này hấp dẫn hơn rất nhiều so với những gì được tái tạo lại trong một viện bảo tàng, một cuộc triển lãm hoặc trình diễn. Vì vậy, những di sản văn hóa, những phong tục tập quán cùng với cách cư xử của cộng đồng địa phương là một phần của sản phẩm du lịch và được xem là một dạng tài nguyên du lịch sinh thái Đặc điểm của tài nguyên du lịch sinh thái Phong phú, đa dạng và đặc sắc: Có nhiều hệ sinh thái đặc biệt, nơi sinh trưởng, tồn tại và phát triển của nhiều loài sinh vật đặc hữu quý hiếm… được xem là những tài nguyên du lịch sinh thái đặc sắc có sức hấp dẫn đối với khách du lịch như: hệ sinh thái ngập nước nội địa, hệ sinh thái biển, hệ sinh thái núi cao… Thường rất nhạy cảm với các tác động Tài nguyên du lịch sinh thái thường rất nhạy cảm với các tác động của con người. Sự thay đổi tính chất của một số hợp phần tự nhiên hoặc sự suy giảm hay mất đi của một số loài sinh vật cấu thành nên hệ sinh thái nào đó dưới tác động của con người sẽ là nguyên nhân làm thay đổi, thậm chí mất đi hệ sinh thái đó và kết quả là tài nguyên du lịch sinh thái sẽ bị ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau. Có thời gian khai thác khác nhau Tài nguyên du lịch sinh thái thường có thời gian khai thách khác nhau, có loại có thể khai thác quanh năm nhưng cũng có loại việc khai thác lệ thuộc vào quy luật diễn biến của khí hậu, của mùa di cư, sinh sản của các loài sinh vật, nhất là loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm. Do vậy, các nhà quản lý, tổ chức điều hành cần có những nghiên cứu cụ thể về tính mùa vụ của các loại tài nguyên để làm căn cứ đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm khai thác có hiệu quả các loại tài nguyên du lịch sinh thái. Có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài Dựa vào khả năng tự phục hồi tái tạo của tự nhiên, phần lớn các tài nguyên du lịch sinh thái được xếp vào loại tài nguyên có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài. Do đó cần nắm được quy luật của tự nhiên, lường trước được những tác động của con người để có những định hướng, giải pháp khai thác hợp lý, có hiệu quả; không ngừng bảo vệ, tôn tạo và phát triển các nguồn tài nguyên vô giá này nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch. Đây cũng là yêu cầu sống còn của du lịch nhằm góp phần thực hiện chiến lược phát triển du lịch bền vững. Thường ở xa các khu dân cư Tài nguyên du lịch sinh thái thường ở ca các khu dân cư, phần lớn là nằm trong phạm vi của các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên – nơi có sự quản lý chặt chẽ. Mặt khác, tài nguyên du lịch nói chung và tài nguyên du lịch sinh thái nói riêng thường được khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách. Do vậy, để khai thác có hiệu quả, cần thiết phải có hạ tầng cơ sở thuận lợi tiếp cận với các khu vực tiềm năng. Đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái Bảng 1: Các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái Tiêu chí, khái niệm Chỉ tiêu chung Chỉ tiêu cụ thể Khả năng thu hút khách Tính hấp dẫn Vẻ đẹp, sự đặc sắc, độc đáo Quy mô về không gian Tính thuận lợi Vị trí địa lý Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ Tính an toàn Tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội Điều kiện vệ sinh môi trường Khả năng khai thác và quản lý Sức chứa Số lượng du khách có thể tiếp nhận trong một khoảng thời gian nhất định (sao cho phù hợp với quy mô không gian, khả năng tải về mặt sinh học, tâm lý, xã hội và quản lý, phục vụ) Tính liên kết Khả năng liên kết với các điểm du lịch khác Tính thời vụ Các khoảng thời gian trong năm thuận lợi nhất cho việc khai thác tài nguyên và triển khai các hoạt động du lịch sinh thái Khách du lịch sinh thái Khách du lịch sinh thái phải là những người muốn tìm hiểu những điều mới lạ ngoài việc nghỉ ngơi hoặc tham gia các hoạt động giải trí ngoài trời… Có ý thức bảo vệ các giá trị tự nhiên và nhân văn trong quá trình du lịch. Đồng thời, họ cũng phải là những người có đóng góp tích cực vào việc bảo tồn và phát triển khu vực đã tham quan thông qua lao động hoặc đóng góp tài chính. Mục tiêu trực tiếp của những đóng góp này là góp phần vào việc bảo vệ sinh thái cho khu du lịch và hỗ trợ về kinh phí cho những người dân địa phương. Khách DLST cần những thông tin chi tiết và chuyên sâu ngay cả trước và trong chuyến du lịch của họ, việc cung cấp thông tin đầy đủ, tốt là một trong số những nhân tố khác biệt về thực tiễn giữa DLST với du lịch truyền thống. Những loại hình khác được dùng để cung cấp thông tin bao gồm giới thiệu sách hay bản đồ, trung tâm khách hàng hay bảo tàng sinh thái (dùng kiến trúc và vật liệu truyền thống, tại chỗ), các bảng chỉ dẫn bằng vật liệu thiên nhiên hay các chương trình tiếp thị và dĩ nhiên là cả hướng dẫn viên. Những đặc điểm cơ bản của khách du lịch sinh thái Khách du lịch sinh thái phải là những du khách quan tâm nhiều đến các giá trị tự nhiên và giá trị nhân văn ở những khu vực thiên nhiên hoang dã. Thường là những người trưởng thành, có thu nhập cao, có giáo dục và có sự quan tâm đến môi trường tự nhiên. Thường là những người thích hoạt động ngoài thiên nhiên và họ là những khách du lịch có kinh nghiệm. Thường có thời gian đi du lịch dài ngày hơn và có mức chi tiêu trung bình cao hơn so với các loại du khách khác. Không đòi hỏi thức ăn hoặc nhà nghỉ cao cấp, đầy đủ tiện nghi mặc dù họ có khả năng chi trả cho các dịch vụ này. Điều này phản ánh nhận thức của họ rằng “các cơ sở vật chất mà họ sử dụng ít ảnh hưởng nhất đến môi trường tự nhiên”. Phân loại khách du lịch sinh thái Theo Mawfoth (1993), dựa vào các đặc điểm tâm lý, khách du lịch sinh thái được phân biệt thành ba nhóm: Khách du lịch sinh thái thích cảm giác mạnh: đa số là thanh niên tuổi trung bình, đi du lịch cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ, tổ chức độc lập, ăn uống có tính địa phương, cơ sở lưu trú đơn giản, thích thể thao và du lịch mạo hiểm. Khách du lịch sinh thái an nhàn: thuộc lứa tuổi trung niên đến tuổi già, thường đi theo nhóm, thích ở khách sạn hạng cao cấp, thích ăn tại nhà hàng sang trọng, thích du lịch thiên nhiên và săn bắn. Khách du lịch sinh thái đặc biệt: bao gồm các lứa tuổi từ trẻ đến già, đi du lịch cá nhân, theo chương trình du lịch độc lập hoặc đặc biệt, thích di chuyển và nấu ăn, thích tìm hiểu và thu hoạch kiến thức khoa học. Những nguyên tắc tổ chức hoạt động và quy hoạch du lịch sinh thái Những nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái Việc tổ chức hoạt động du lịch sinh thái cần tuân theo một số nguyên tắc cơ bản (đồng thời cũng là những mục tiêu cần đạt được) sau: Phải có hoạt động giáo dục và nâng cao nhận thức về môi trường Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái, là sự khác biệt giữa du lịch sinh thái với các hình thức du lịch thiên nhiên khác. Du lịch sinh thái phải có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn. Phải có hoạt động bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái Đây cũng là mục tiêu của du lịch sinh thái. Sự tồn tại của du lịch sinh thái gắn liền với việc bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái điển hình. Sự xuống cấp của môi trường hay việc hủy hoại môi trường đồng nghĩa với sự diệt vong của du lịch sinh thái. Với nguyên tắc này, mọi hoạt động du lịch sinh thái phải được quản lý chặt chẽ (bao gồm sử dụng tài nguyên một cách bền vững, giảm tiêu thụ quá mức và giảm chất xả thải…) nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường, giảm chi phí khôi phục các suy thoái môi trường, nâng cao chất lượng hoạt động du lịch sinh thái. Phải có hoạt động bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng các giá trị nhân văn là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời với các giá trị tự nhiên trong một hệ sinh thái ở một nơi cụ thể. Sự xuống cấp hay thay đổi tập tục, văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương dưới hoạt động du lịch sẽ trực tiếp làm mất đi sự cân bằng sinh thái nhân văn, từ đó sẽ làm thay đổi hệ sinh thái tự nhiên vốn có của khu vực. Hậu quả của quá trình này sẽ tác động trực tiếp đến du lịch sinh thái. Phải tạo cơ hội việc làm và chia sẻ lợi ích cho cộng đồng Du lịch sinh thái luôn hướng tới việc huy động tối đa sự tham gia của người dân địa phương trong việc đảm nhiệm vai trò hướng dẫn viên và cung ứng chỗ nghĩ, thực phẩm, hàng lưu niệm… cho du khách. Kết quả là cuộc sống của người dân sẽ ít phụ thuộc hơn vào việc khai thác tự nhiên, đồng thời họ sẽ nhận thức được lợi ích của việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển du lịch sinh thái và chính họ sẽ trở thành người chủ thực sự trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa ở nơi diễn ra các hoạt động du lịch sinh thái. Những nguyên tắc của hoạt động du lịch sinh thái Quy hoạch du lịch sinh thái là công tác thiết kế hệ thống các sơ đồ và lập kế hoạch hay dự án khai thác các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng văn hóa – lịch sử và bảo vệ môi trường, các sân chim, miệt vườn… nhằm mục đích phục vụ ngành du lịch sinh thái; đảm bảo sự hình thành, phát triển và phân bố có hiệu quả ngành du lịch, phù hợp với nhu cầu của cộng đồng. Quy hoạch du lịch sinh thái cần đảm bảo các nguyên tắc sau: Sức chứa hợp lý Nhằm hạn chế đến mức tối đa các tác động tiêu cực có thể có của hoạt động du lịch sinh thái đối với tài nguyên môi trường, cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về “sức chứa”. Trên quan điểm bảo vệ tài nguyên môi trường, khái niệm “sức chứa” cần được tìm hiểu từ bốn khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý, xã hội và quản lý. Ở đây ta chỉ xét khía cạnh vật lý. Sức chứa được hiểu là số lượng du khách tối đa mà khu vực có thể tiếp nhận trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này liên quan đến những tiêu chuẩn tối thiểu về không gian dành cho mỗi du khách cũng như đối với nhu cầu sinh hoạt của họ. Để xác định sức chứa của một khu du lịch, Boulión (1985) đã đề xuất một công thức chung như sau Sức chứa = gồm cả không gian các hoạt động cần thiết như: tắm biển, cảnh quan… Tiêu chuẩn không gian trung bình cho mỗi người khách du lịch thường được xác định bằng thực nghiệm, phụ thuộc vào hình thức hoạt động du lịch. Ví dụ: Nghỉ dưỡng biển : 30 – 40 m2/người Picnic : 50 – 60 m2/người Thể thao : 200 – 400 m2/người Cắm trại ngoài trời : 100 – 200 m2/người… Tổng số du khách có thể tham quan mỗi ngày tại một khu du lịch thì được tính theo công thức: Lượng khách có thể tham quan hàng ngày = Sức chứa x Hệ số luân chuyển Trong đó: Hệ số luân chuyển = Sắc thái đặc biệt Yêu cầu đầu tiên để có thể tổ chức du lịch sinh thái là phảo có các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao. Quy hoạch du lịch sinh thái cần làm nổi bật xu hướng hoang dã tự nhiên, những nét độc đáo của hệ sinh thái, những sắc thái đặc biệt của địa phương để tạo nên sức hấp dẫn, thỏa mãn tâm lý sẵn sàng tìm tòi mới lạ của du khách. Khu du lịch sinh thái, điểm du lịch sinh thái phải thực sự đại diện cho một loại hình sinh thái nhất định. Hòa nhập và tổng thể Du lịch sinh thái đưa con người về với thiên nhiên, cây cỏ. Tuy nhiên, sự hiện diện của du khách trong lãnh thổ du lịch phải đảm bảo không làm biến đổi môi trường tự nhiên và văn hóa của lãnh thổ đó theo chiều hướng xấu đi. Quy hoạch du lịch sinh thái phải tạo cho du khách hòa nhập một cách tự nguyện vào môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa xã hội của lãnh thổ du lịch và phải chấp nhận sự hạn chế của chúng, chứ không phảo biến chúng thuận theo ý muốn của các cá nhân. Tuy nhiên, cũng cần tránh sự hòa nhập nhiệt tình quá mức vì có thể gây tác động xấu mặc dù hành động xuất phát từ mục đích tốt. Quy hoạch khu du lịch sinh thái phải thích ứng với chiến lược phát triển du lịch chung của tòan khu vực, cần xác định vị trí hợp lý của khu du lịch sinh thái trong sự phát triển tổng thể của nền kinh tế quốc dân, phân tích mối quan hệ khu du lịch sinh thái với các khu du lịch khác, khu phong cảnh và tình hình phân bố bố cục tổng hợp trong khu vực; kết hợp chặt chẽ giữa việc xây dựng giao thông trong khu du lịch sinh thái với mạng lưới giao thông vận tải của toàn khu vực; phối hợp ăn khớp giữa xây dựng khu du lịch sinh thái với xây dựng hệ thống thành phố, thị trấn của khu vực, đặc biệt là thành phố trung tâm của khu vực lớn thường là trung tâm tập trung du khách, là chỗ dựa để phát triển du lịch, mức độ đô thị hóa thường tỷ lệ thuận với sự phát triển của khu du lịch; phải phù hợp với yêu cầu phòng chống thiên tai của khu vực để giảm nhẹ hậu quả bất lợi mà thiên tai có thể gây ra cho khu du lịch; phải tuân theo các chính sách, quy định có liên quan của Nhà nước và địa phương, đồng thời cần phải trưng cầu ý kiến rộng rãi của các ban ngành chuyên gia và quần chúng. Bảo vệ và phát triển Đa số tài nguyên du lịch sinh thái đều có thuộc tính “di sản”. Có loại là di sản thiên nhiên thường nằm ở những nơi có hệ sinh thái nhạy cảm, vùng núi cao hay thung lũng sâu, có loại di sản văn hóa lịch sử của nhân loại cực kỳ quý hiếm. Một khi các loại di sản này bị phá hoại thì chúng khó có thể khôi phục lại trong một thời gian ngắn, thậm chí không thể khôi phục. Vì thế khi quy hoạch và phát triển du lịch sinh thái phải đảm bảo nguyên tắc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ hình thái hiện hữu của các di tích văn vật, tránh các hoạt động khai thác hay bảo vệ mang tính phá hoại. Hiệu quả và lợi ích Mục đích của việc quy hoạch du lịch sinh thái là khai thác giá trị của các hệ sinh thái ở các vườn quốc gia hay khu bảo tồn thiên nhiên phục vụ cho du lịch nhằm gia tăng lợi ích kinh tế, góp phần tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho cộng đồng địa phương. Hơn nữa, trong quy hoạch phát triển du lịch sinh thái còn phải chú ý phát huy hiệu quả và lợi ích về mặt xã hội, sinh thái nhằm đảm bảo sự phát triển bến vững. Thị trường Du lịch là ngành kinh tế có mức độ thị trường hóa rất cao. Đối với mỗi nhóm đối tượng hay thị trường khách du lịch sinh thái khác nhau thì tâm lý và nhu cầu của họ cũng rất khác nhau. Do vậy, quy hoạch khai thác du lịch sinh thái phải lưu ý đến quy luật thị trường. Trong quy hoạch phát triển du lịch sinh thái, sự đa dạng tài nguyên là điều quan trọng, nhưng nhu cầu thị trường còn quan trọng hơn vì nó quyết định phương hướng khai thác và sử dụng tài nguyên của khu vực. Do đó, trước khi quy hoạch, cần phải xem xét tình hình nhu cầu của thị trường nguồn khách, bao gồm nhu cầu thực hiện và nhu cầu tiềm năng; xu hướng phát triển của thị trường nguồn khách; tìm thị trường mục tiêu… để làm căn cứ cho quy hoạch. GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DU LỊCH SINH THÁI Giáo dục môi trường trong DLST Du lịch sinh thái hướng con người tiếp cận gần hơn nữa với các vùng tự nhiên và các khu bảo tồn, nơi có giá trị cao về đa dạng sinh học và rất nhạy cảm về mặt môi trường, bao gồm những hoạt động đến với thiên nhiên một cách có ý thức, có nhận thức bảo tồn, có tính học hỏi, có thông tin và vì vậy có trách nhiệm giúp cho việc duy trì các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các giá trị văn hóa, thúc đẩy các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững. Mục tiêu của giáo dục môi trường trong du lịch sinh thái Nhận thức: Giúp cho du khách đạt được một nhận thức và sự nhạy cảm đối với môi trường và những vấn đề có liên quan. Kiến thức: Giúp các du khách tích lũy được nhiều kinh nghiệm khác nhau và có được sự hiểu biết cơ bản về môi trường và những vấn đề có liên quan. Thái độ: Giúp các du khách hình thành được những giá trị và ý thức quan tâm vì môi trường, cũng như động cơ thúc đẩy trong việc tham gia tích cực vào việc bảo vệ và cải thiện môi trường. Kỹ năng: Giúp du khách có được những kỹ năng trong việc xác định và giải quyết các vấn đề môi trường. Tham gia: Tạo cơ hội cho du khách tham gia một cách tích cực ở mọi cấp trong việc giải quyết những vấn đề môi trường. ví dụ như trồng cây gây rừng. Chương 2: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở TỈNH TÂY NINH NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CỦA TỈNH TÂY NINH Vị trí địa lý và ý nghĩa du lịch đối với sự phát triển của Tây Ninh Tây Ninh thuộc khu vực miền Đông Nam bộ, Diện tích hành chính của tỉnh Tây Ninh là 4.029,6km2, có 08 huyện và 01 thị xã Tây Ninh, với 95 xã, phường thị trấn. Phía Đông giáp các tỉnh Bình Phước và Bình Dương, với đường ranh giới 123km, phía Nam giáp tỉnh Long An và Thành phố Hồ Chí Minh với đường ranh giới 36km, phía Bắc và Tây giáp Campuchia với đường biên giới 240km, có cửa khẩu quốc tế là Mộc Bài và cửa khẩu quốc gia là Xa Mát và một số cửa khẩu địa phương đã tạo nên vị trí thuận lợi cho các hoạt động du lịch. Về khía cạnh du lịch, Tây Ninh nằm trong hệ thống các tuyến điểm du lịch quan trọng của á vùng du lịch Đông Nam Bộ. Việc nằm kề địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam tạo nên nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội nói chung và du lịch nói riêng. Mặt khác, với đường giao thông xuyên Á hiện nay chính là cơ may để tỉnh có thể khai thác các nguồn khách quốc tế và quốc nội từ cả nước. Đặc điểm môi trường tỉnh Tây Ninh 2.1.2.1. Môi trường tự nhiên và tài nguyên du lịch sinh thái Về quá trình hình thành: Tây Ninh nằm trên một lãnh thổ đã trải qua quá trình phát triển tự nhiên lâu dài, phức tạp gắn liền với lịch sử phát triển chung của một khu có tính chất chuyển tiếp từ cực Nam Trung Bộ sang châu thổ đồng bằng sông Cửu Long. Về cấu trúc địa hình: Tây Ninh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Trung bộ với đồng bằng sông Cửu Long do đó Tây Ninh có địa hình pha trộn giữa đặc điểm của một cao nguyên và đặc điểm của đồng bằng. Tuy là vùng chuyển tiếp nhưng địa hình ít phức tạp, tương đối bằng phẳng và độ dốc nhỏ, thấp dần từ Đông Bắc (độ cao từ 20 – 50m) xuống Tây Nam (độ cao từ 0 – 10m. Có 4 dạng địa hình: Dạng núi, dạng đồi, dạng đồi dốc thoải, dạng đồng bằng. Dạng địa hình có giá trị du lịch ở Tây Ninh là địa hình núi. Trên một vùng rộng lớn tương đối bằng phẳng nổi lên núi Bà Đen có độ cao 986m, cách thị xã Tây Ninh 15km về phía Đông Bắc. Núi được cấu tạo bởi đá granit, granodiorit… nên đỉnh khá nhọn và sườn tương đối dốc. Đây là một thắng cảnh của Tây Ninh. Kết hợp với những di tích chùa chiền, lễ hội. Núi Bà Đen trở thành một trung tâm hấp dẫn khách du lịch. Về mặt khí hậu Tây Ninh nằm trong khoảng 10057’08” – 11046’36” vĩ độ Bắc, tổng bức xạ thực tế 130 -140 Kcal/cm2. Tổng lượng năm của cán cân bức xạ khoảng 80 – 85Kcal/cm2. Tây Ninh chịu ảnh hưởng chủ yếu của ba hệ thống hoàn lưu: Gió mùa mùa Đông (gió lệch Bắc thịnh hành gồm các hướng Bắc, Đông Bắc và Tây Bắc), gió mùa Hè (gió Tây Nam thịnh hành gồm các hướng Nam, Tây Nam và Tây) và gió Tín Phong xen kẽ vào các thời kỳ suy yếu của các đợt gió mùa mùa Đông và gió mùa mùa Hè. Nhìn chung chế độ nhiệt quanh năm ở Tây Ninh cao, ổn định, ít biến động từ tháng này qua tháng khác, thường chỉ lên xuống từ 0,5 – 1,0oC. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 26,9oC. Số giờ nắng trung bình từ 6 giờ/ngày. Độ ẩm không khí trung bình cả năm 78%. Tây Ninh chủ yếu có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình năm 1.600 – 1.900mm. Đối với hoạt động du lịch, khí hậu là thành phần tự nhiên có ảnh hưởng rất quan trọng, trong đó, đáng chú ý nhất là các yếu tố nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí, lượng mưa, ánh nắng mặt trời và các hiện tượng thời tiết đặc biệt. Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏa con người và việc tổ chức các loại hình và mùa vụ du lịch sinh thái. Với điều kiện khí hậu tương đối thuận lợi, Tây Ninh có thể tổ chức các hoạt động du lịch gần như quanh năm. Thủy văn Tây Ninh có hệ thống sông suối tương đối đồng đều nhưng mật độ thưa 0,314 km/km2, có 2 con sông lớn chảy qua là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ biên giới Việt Nam – Campuchia thuộc tỉnh Bình Phước chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam ở thượng lưu và trung lưu, hạ lưu chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, đến Tân Thuận hợp với sông Đồng Nai thành sông Nhà Bè rồi đổ ra biển. Sông Sài Gòn dài 280km, chảy trên lãnh thổ Tây Ninh 135km, lưu vực 4.500 km2, lưu lượng nước trung bình là 85 m3/s, độ dốc của sông 0,69%. Những phụ lưu chính của sông Sài Gòn thuộc tỉnh Tây Ninh là suối Bà Chiêm, suối Sanh Đôi, suối Cầu Khởi… Hồ nước Dầu Tiếng được xây dựng ở thượng nguồn sông Sài Gòn với dung tích 1,45 tỉ m3, rộng 27.000ha (3/4 diện tích hồ thuộc Tây Ninh) có khả năng tưới 175.000ha. Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ tỉnh Compongcham (Campuchia) chảy theo hứơng Tây Bắc – Đông Nam có chiều dài 220 km, chảy trên lãnh thổ Tây Ninh 150 km, đến Long An hợp với sông Vàm Cỏ Tây tạo thành sông Vàm Cỏ chảy đến sông Soài Rạp rồi đổ ra biển, lưu vực 8.500 km2, lưu lượng nước trung bình 96m3/s, độ dốc 0,4%. Phụ lưu chính của sông Vàm Cỏ thuộc tỉnh Tây Ninh là rạch Bến Đá, rạch Tây Ninh, rạch Rễ, rạch Đá Hàng, rách Bày Nâu,… Ngoài các sông lớn, hệ thống phụ lưu kênh rạch, hồ Dầu Tiếng, Tây Ninh còn có 1.184 ha ao, hồ nhỏ và 3.500 ha đầm lầy ven sông Vàm Cỏ Đông thuộc các huyện Châu Thành, Bến Cầu và Trảng Bàng. Về chế độ thủy văn Tây Ninh có 2 vùng, vùng không ảnh hưởng triều ở phía Bắc với mùa lũ từ tháng 7 đến thánh 11, vùng ảnh hưởng triều ở phía Nam theo chế độ bán nhật triều nên dòng chảy trên 2 sông Sài Gòn và Vàm Cỏ Đông có lượng nước dồi dào quanh năm. Nguồn nước ngầm ở Tây Ninh khá phong phú, phân bố rộn, chiều dày ổn định, chất lượng nước tốt. Ở phía Nam của tỉnh nguồn nước ngầm gần mặt đất hơn các vùng phía Bắc của tỉnh. Tổng lưu lương nước ngầm có thể khai thác từ 50.000 – 100.000 m3/giờ. Tài nguyên sinh vật Rừng Rừng Tây Ninh mang nhiều đặc tính sinh thái rừng của rừng nhiệt đới miền Đông Nam Bộ với bộ thực vật rừng đa dạng, gồm nhiều chủng loại. Các loại cây họ dầu (Diptero carpaceac) chiếm ưu thế. Ngoài ra có các loại khác như: Dáng hương (Plero Carpus – sản phẩm), trắc (Dulbergra erecchinochine), Cẩm lai (Dalbergia dongnaiensis), Gỏ đỏ (Pahudia conchinochine), mun (Diospiros Mun), Huỳnh đường (Disoxylon Lourii). Động vật: Do việc săn bắn thú rừng bừa bãi và phá rừng, đến nay ở Tây Ninh không còn các loài thú lớn. Hiện chỉ còn một số loài động vật thường như : Nai, Mển, Heo rừng, Báo, Nhím, Gấu, Culi, khỉ, Vọc, Chồn, Cheo, Tê tê, Mèo Felis, Tắc kè, Kỳ đà, thằn lằn núi. Tính đa dạng sinh học của Tây Ninh đã và đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi sự khai thác vô tổ chức của con người. Diện tích rừng bị thu hẹp, nhiều nguồn gen động thực vật đang đứng trước nguy cơ diệt vong. Cảnh quan tự nhiên Nằm trong khu Đông Nam Bộ, lãnh thổ Tây Ninh có cảnh quan thiên nhiên thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái như rừng nguyên sinh phía Bắc (Vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát), khu vực sinh thái lồng hồ Dầu Tiếng, khu sinh thái dọc sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ. Và đặc biệt là cảnh quan thiên nhiên trên núi Bà Đen, đây là ngọn núi cao nhất miền Đông Nam Bộ, có giá trị hơn cả đối với du lịch . Môi trường nhân văn và tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn Dân số – lao động Theo Niên giám Thống kê Tây Ninh năm 2004, dân số Tây Ninh là 1.045.713 người, nam: 513.700 người chiếm 49,12%, nữ: 532.013 chiếm 50,88%, với mật độ trung bình toàn tỉnh 259,49 người/km2. Tổng số lao động là 749.374 người (từ 15 tuổi trở lên), trong đó lao động nông nghiệp 585.517 người, chiếm 78,13%. Dân số phân bố không đồng đều giữa các huyện trong tỉnh. Huyện có số dân đông nhất là huyện Trảng Bàng chiếm 14,4 % dân số toàn tỉnh, huyện có dân số ít nhất là huyện Bến Cầu chiếm 6% dân số toàn tỉnh. Đời sống kinh tế và xã hội Nền kinh tế của tỉnh Tây Ninh trong những năm gần đây có những bước tăng trưởng khá, giai đoạn 2001 – 2005 đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 14% cao hơn so với mức tăng GDP bình quân của cả nước cùng giai đoạn này (7,5%), tuy nhiên cũng tăng cao hơn chút ít so với mức tăng bình quân của giai đoạn 1996 – 2000 (13,5%). Bảng 2: Giá trị gia tăng và tăng trưởng kinh tế của tỉnh Tây Ninh Đơn vị: Tỷ đồng STT Các chỉ tiêu 1995 2000 2004 2005 Tăng trưởng B/q (%) 95 -00 01 -04 01-05 1 Nông, lâm, thủy sản 952 1655 2329 2562 11,7 8,9 9,1 2 Công nghiệp, xây dựng 307 717 1442 1684 18,5 19,1 18,6 3 Dịch vụ 586 1103 1986 2451 13,5 15,8 17,3 Tổng sản phẩm 1845 3475 5757 6697 13,5 13,5 14 Nguồn: Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tây Ninh năm 2006 – 2010 Ngành du lịch của tỉnh Tây Ninh nhìn chung còn nhiều tiềm năng phát triển du lịch dịch vụ chưa được khai thác, đầu tư cho phát triển du lịch còn hạn chế, chưa thu hút được những dự án đầu tư lớn tạo ra những sản phẩm du lịch mới hấp dẫn để du lịch có thể phát triển nhanh hơn và ổn định hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu kinh tế đạt được trong những năm qua là rất đáng ghi nhận song do điểm khởi đầu phát triển của tỉnh Tây Ninh không cao nên tăng trưởng kinh tế của tỉnh những năm qua nhanh nhưng thu nhập đầu người còn thấp so với cả nước (9,6 triệu đồng/người năm 2005 thấp hơn so với bình quân của cả nước là 10 triệu đồng/năm/người). Xã hội hóa giáo dục được chú trọng, ngoài hệ công lập, các bậc học đều có trường dân lập, bán công và tư thục. Hoạt động khuyến học được quan tâm, bước đầu hoạt động có hiệu quả. Mạng lưới y tế của tỉnh nhìn chung còn mỏng, cơ sở vật chất và trang thiết bị chữa bệnh còn nghèo nàn nên công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân vẫn còn hạn chế. Hoạt động văn hóa, thể dục – thể thao phong phú về nội dung, hình thức và phát triển theo hướng xã hội hóa. Các cơ quan văn hóa – nghệ thuật, thông tin đại chúng được đầu tư khá nhiều trang thiết bị mới; cơ bản đã phủ sóng phát thanh, truyền hình toàn tỉnh. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được triển khai sâu rộng. Công tác bảo tồn, tôn tạo các di tích văn hóa – lịch sử; sưu tầm và phát huy nền văn hóa của các dân tộc thiểu số được quan tâm. Tây Ninh hiện có 17 dân tộc anh em và một bộ phận người nước ngoài. Trong đó, dân tộc Kinh chiếm 98,59% tổng dân số và một số dân tộc chiếm tỷ lệ thấp như: Khơme, Chăm, TàMun, Hoa… hầu hết tập trung ở các huyện thuộc tuyến biên giới như Châu Thành, Tân Châu, Tân Biên. Tài nguyên du lịch nhân văn Di tích văn hóa – lịch sử: Nếu kể đến các di tích được nhà nước xếp hạng thì so với nhiều tỉnh khác, ở Tây Ninh số lượng các di tích loại này không nhiều. Tuy nhiên, số các di tích qui mô nhỏ hơn tương đối phong phú. Có thể phân chia thành hai nhóm chính: 1/ Các di tích gắn với tôn giáo (Cao đài, đạo Phật, Thiên Chúa, Tin Lành, đạo Hồi,…). 2/ Các di tích gắn với cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta (căn cứ Trung ương cục miền Nam, căn cứ Bảng Lời, chiến k hu Dương Minh Ch âu, địa đạo An Thới,…). Bên cạnh các di tích cách mạng và di tích tôn giáo Tây Ninh cũng có một vài di chỉ khảo cổ (An Thạnh, Bến Cầu), tháp Bình Thạnh tiêu biểu cho văn hóa Ốc Eo. Các lễ hội: Tây Ninh có khá đủ các tôn giáo chủ yếu trên thế giới và ở miền Nam nên có nhiều lễ hội diễn ra quanh năm như : lễ hội núi Bà vào dịp đầu năm âm lịch, các ngày lễ của đạo Cao Đài,… Các loại tài nguyên nhân văn khác: Các khía cạnh dân tộc học cũng được coi là một trong những tài nguyên nhân văn phục vụ mục đích du lịch. Mỗi dân tộc có một phong tục, tập quán riêng có thể hấp dẫn du khách. Bảng 3: Một số dân tộc chính của Tây Ninh STT Tên dân tộc Tổng số người Tỷ lệ% 1 Kinh 951.601 98,59 2 Khơme 5.504 0,57 3 Hoa 3.309 0,34 4 Chăm 2.628 0,27 5 Tà Mun 1.504 0,16 Nguồn: Ban Tơn giáo Tỉnh uỷ Tây Ninh - Báo cáo 6 tháng đầu năm 2002 Các loại tài nguyên nhân văn cũng có thể khai thác phục vụ du lịch như các làng nghề, nền văn hóa (truyền miệng, viết) gắn với đất dầy truyền thống, các món ăn đặc biệt… Nói chung, tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhân văn) của Tây Ninh tương đối phong phú, đa dạng bao gồm cả núi, hồ, rừng, các di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng… Đây là một lợi thế quan trọng trong việc tạo nên tiền đề cho một số loại hình du lịch thích hợp nhằm góp phần đẩy mạnh ngành du lịch phát triển với nhịp độ nhanh hơn vào những năm tới. Tài nguyên du lịch của Tây Ninh được phân bố tương đối tập trung ở một số khu vực chính như núi Bà, Tòa Thánh, hồ Dầu Tiếng, căn cứ Trung Ương Cục. Những khu vực này có sự kết hợp giữa tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Đây cũng là một sự thuận lợi cho việc hình thành một (hoặc một vài) khu du lịch lớn, sức thu hút khách cao có khả năng cạnh tranh được với các trung tâm du lịch khác. Đánh giá chung về tài nguyên du lịch sinh thái của tỉnh Tây Ninh Những lợi thế Nói chung, tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhân văn) của Tây Ninh tương đối phong phú, đa dạng bao gồm cả núi, hồ, rừng, các di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng… Đây là một lợi thế quan trọng trong việc tạo nên tiền đề cho một số loại hình du lịch thích hợp nhằm góp phần đẩy mạnh ngành du lịch phát triển với nhịp độ nhanh hơn vào những năm tới. Tài nguyên du lịch của Tây Ninh được phân bố tương đối tập trung ở một số khu vực chính như núi Bà, Tòa Thánh, hồ Dầu Tiếng, căn cứ Trung Ương Cục. Những khu vực này có sự kết hợp giữa tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Đây cũng là một sự thuận lợi cho việc hình thành một (hoặc một vài) khu du lịch lớn, sức thu hút khách cao có khả năng cạnh tranh được với các trung tâm du lịch khác. Những tồn tại Tài nguyên du lịch đã bị xuống cấp hoặc hủy hoại và chưa được quản lý chặt chẽ. Nhiều cơ quan chức năng quản lý một loại tài nguyên nên dẫn đến sự mâu thuẫn giữa các ngành trong việc sử dụng chúng. Vấn đề bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch sinh thái, tuy đã được đặt ra nhưng trên thực tế vẫn chưa đạt được hiệu quả. Hiện trạng phát triển du lịch của Tây Ninh Các hoạt động du lịch ở Tây Ninh chính như Hội xuân Núi Bà: vào tháng giêng âm lịch, đây là một lễ hội văn hóa lớn thu hút gần một triệu du khách đến hành hương, trẩy hội và thưởng ngoạn phong cảnh nơi đây. Khách tham quan Khu di tích lịch sử văn hóa Núi Bà năm 1997 là 672.574 lượt người, năm 2001 là 993.875 lượt người, năm 2002 là 1.166.531 lượt người, năm 2003 là 1.192.781 lượt người so với năm 2002 tăng 1,86%. Tính đến tháng 5 năm 2005 khu di tích lịch sử văn hóa Núi Bà đã đón tiếp trên 1,1 triệu lượt khách, bằng 80% lượng khách cả năm 2004. Hằng năm trung bình có khoảng 3.000 khách quốc tế và 1,5 triệu khách nội địa đến Tây Ninh chủ yếu đi hành hương Chùa Bà và tham quan Tòa Thánh Cao Đài. Bảng 4: Hoạt động kinh doanh du lịch ở Tây Ninh từ 2000 – 9.2005 Stt Hạng mục Đ/vị 2000 2001 2002 2003 2004 2005 1. Lượng khách (ngàn đ) 954.5 1033.8 1209.5 1231.3 1406.7 1361.7 2. Doanh thu (tỷ đồng) 82.9 75.1 64.9 79.5 110.8 76.3 Nguồn: Sở TM&DL Tây Ninh Trong 9 tháng đầu năm 2005, ngành du lịch Tây Ninh đón và phục vụ 1,36 triệu lượt khách. Lượng khách nội địa đến Tây Ninh do các công ty du lịch tiếp bằng 30,7% lượng khách đến TP.HCM. Lượng khách quốc tế đến Tây Ninh bằng 0,3% lượng khách đến TP.HCM. Trong những năm 1996 – 2000, tỷ lệ khách lưu trú chiếm 3,0 – 3,5 % tổng lượng khách đến Tây Ninh; trong giai đoạn 2000 – 2005 tỷ lệ khách lưu trú bình quân là 4,3%. Số ngày lưu trú bình quân là 1 ngày. Công suất phòng bình quân là 45%. Doanh thu xã hội từ du lịch đạt 580 tỷ đồng năm 2003, dự kiến 640 tỷ đồng vào năm 2006 và 870 vào năm 2010. Bảng 5: Số ngày lưu trú bình quân của khách du lịch đến Tây Ninh. Stt Ngày lưu trú / khách Đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004 2005 1. Khách quốc tế (ngày) 0.94 1.05 1.70 1.57 1.7 2.0 2. Khách nội địa (ngày) 0.95 1.06 1.3 1.29 1.5 1.7 Nguồn Sở TM&DL Tây Ninh Bảng 6 : Dự báo lượng khách và doanh thu dịch vụ du lịch Tây Ninh 2006 – 2010 Stt Hạng mục Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010 Tăng trưởng 1. Lượng khách lưu trú (ngàn) 66.7 71.9 77.7 83.9 90.7 8.0 2. Khách hành hương (ngàn) 1505.8 1656.4 1820.7 1998.7 2204.0 10.0 3. Doanh thu ngành (tỷ) 637 688 743 803 867 8.0 Nguồn Sở TM&DL Tây Ninh Cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch Hệ thống các cơ sở lưu trú là một trong nhiều yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch. Các khách sạn, nhà nghỉ ở Tây Ninh không nhiều và do nhiều cơ quan quản lý. Tính đến năm 2004 trên địa bàn tỉnh mới có khoản 4.220 cơ sở kinh doanh du lịch, trong đó có khoản 11 khách sạn như : Hòa Bình (2 sao)(Thị xã) có 87 phòng với 169 giường Anh Đào (1 sao)(Thị xã) có 18 phòng với 36 giường Việt Phương (Thị Xã) có 21 phòng với 37 giường Phong Lan (Thị xã) có 14 phòng với 41 giường Nhà Nghĩ Thùy Dương (1, 2) (Thị xã – khu du lịch Núi Bà) có 11 phòng với 22 giường Phương Linh 1 (Hòa Thành) có 19 phòng với 25 giường Yến Anh (Hòa Thành) có 13 phòng với 14 giường Ý Ý (Hòa Thành) có 12 phòng với 12 giường Cơ sở liên đoàn lao động (Hòa Thành) có 12 phòng với 45 giường… Ngọc Trai (Trảng Bàng) có 11 phòng với 14 giường Nhà nghỉ Gò Dầu (Gò Dầu) có 8 phòng với 16 giường Các khách sạn nhà nghỉ nhìn chung chưa đủ tiêu chuẩn của một khách sạn du lịch. Đa số các khách sạn tập trung chủ yếu ở thị xã Tây Ninh. Toàn tỉnh Tây Ninh có một công ty du lịch (công ty du lịch Tây Ninh) chịu trách nhiệm quản lý và kinh doanh du lịch . Toàn tỉnh có 4.214 nhà hàng quy mô vừa và nhỏ, tăng khoảng 0,4% so với năm 2003. Diện tích sử dụng cho du lịch chỉ tăng xấp xỉ 1%/năm. Tính đến 2004, lao động trong ngành du lịch có khoảng 8.590 người, tuy nhiên chất lượng lao động của ngành còn ở mức thấp chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành hiện tại và tương lai. Đây là vấn đề mà ngành du lịch tỉnh cần quan tâm nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ. Cơ sở hạ tầng Mạng lưới giao thông trong tỉnh phát triển ở mức trung bình, bao gồm chủ yếu là đường bộ và đường sông. Về mạng lưới đường bộ, mật độ trung bình của toàn tỉnh là 0,34 km/km2. Chất lượng đường ở mức độ trung bình hoặc xấu, đi qua nhiều cầu cống. Đáng lưu ý là hai quốc lộ chạy qua tỉnh Tây Ninh có chiều dài 105km, gồm quốc lộ 22 (có chiều dài 28km qua 2 cầu) và quốc lộ 22B (77km, qua 13 cầu) với bề mặt đường rộng 7m. Trên lãnh thổ Tây Ninh còn có 12 tỉnh lộ với chất lượng xấu hoặc trung bình, bề mặt rộng 6m. Về đường thủy giao thông chủ yếu trên sông Vàm Cỏ Đông (157km) và sông Sài Gòn (101km). Ngoài ra thuyền bè có thể đi lại trên các kênh rạch với chiều dài khoản 202km. Mạng lưới giao thông tất nhiên phục vụ chung cho việc phát triển kinh tế – xã hội và đời sống của nhân dân Tây Ninh, trong đó có du lịch. Những điểm du lịch quan trọng của tỉnh đều gắn với các tuyến đường giao thông. Mạng lưới thông tin liên lạc đã phát triển trên khắp các huyện thị, nhưng còn nhỏ bé; thiết bị nhìn chung lạc hậu, chưa hòa nhập được với mạng lưới thông tin quốc gia và quốc tế. Khả năng cung cấp điện nước nói chung được đảm bảo ở khu vực thị xã và các thị trấn. Tuy nhiên, các điểm du lịch khả năng này còn hạn chế. Đánh giá: Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, ngành du lịch Tây Ninh hầu như chưa có khách sạn du lịch theo đúng nghĩa của nó. Các khu vực vui chơi, giải trí, các dịch vụ khác dường như trong tình trạng hoang sơ. Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu của việc phát triển du lịch trong tương lai. Thông tin liên lạc, khả năng cung cấp điện nước cho các khu du lịch cũng là vấn đề cần giải quyết sớm. Nguồn đầu tư và thị trường du lịch sinh thái tiềm năng Tây Ninh nằm trong hệ thống các tuyến điểm du lịch sinh thái quan trọng của á vùng du lịch Đông Nam Bộ. Việc nằm kề địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, nền kinh tế phát triển năng động… nên có nhiều tiềm lực về các nguồn đầu tư. Tây Ninh cách Thành phố Hồ Chí Minh 99km. Do mạng lưới đường giao thông thuận lợi, khách du lịch có thể dễ dàng đến Tây Ninh. Mặt khác, Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố đông dân nhất cả. Nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của cư dân rất lớn. Vào ngày nghỉ cuối tuần, hiện nay thường có dòng người từ thành phố Hồ Chí Minh tới Vũng Tàu dể thư dãn trong không khí biển. Nếu như ở Tây Ninh có những khu vực vui chơi, giải trí tốt với quãng đường chưa đầy một trăm cây số, có thể dể dàng thu hút khách nghỉ cuối tuần trong khung cảnh của núi và hồ. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DLST CỦA TỈNH TÂY NINH Ngành du lịch Tây Ninh đã có lịch sử phát triển trong hơn hai thập kỷ. Trên cơ sở phân tích hiện trạng khách du lịch và doanh thu, có thể đánh giá việc phát triển du lịch còn chậm, hiệu quả kinh tế thấp và chưa xứng với tiềm năng hiện có. Đến năm 2005, Sở khoa học công nghệ cùng với Sở du lịch của tỉnh đã tổ chức khảo sát, quy hoạch du lịch sinh thái của cả tỉnh nhằm phát triển Tây Ninh thành nơi tham quan du lịch, nghỉ dưỡng, học tập, nghiên cứu cho nhiều đối tượng. Nói chung, DLST ở Tây Ninh vẫn chưa có các hoạt động cụ thể và chỉ mới ở giai đoạn nghiên cứu. Chương 3: THIẾT KẾ CÁC TUYẾN DU LỊCH SINH THÁI TẠI TÂY NINH NHẰM MỤC ĐÍCH NÂNG CAO NHẬN THỨC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH VÀ SINH VIÊN XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DLST Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tài nguyên DLSTTN Việc đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái nhằm xác định khả năng hay mức độ thuận lợi (tốt, trung bình, kém) của các loại tài nguyên đối với hoạt động du lịch, đồng thời làm cơ sở để xác định loại hình du lịch có thể khai thác, quy mô hoạt động và thiết kế các tuyến điểm du lịch sinh thái. Các tiêu chí đánh giá gồm: Tiêu chí đánh giá khả năng thu hút khách Tính hấp dẫn: là yếu tố có tính tổng hợp và thường xác định bằng vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng của địa hình, sự thích hợp của khí hậu đối với sức khỏe con người, sự đặc sắc và độc đáo của các hiện tượng, di tích tự nhiên và quy mô về không gian của điểm tài nguyên tự nhiên. Tính thuận lợi: trước hết là sự thuận lợi về cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng dịch vụ, thì dù tài nguyên du lịch sinh thái có hấp dẫn, độc đáo đến đâu cũng vẫn chỉ ở dạng tiềm năng, không thể khai thác hoặc khai thác không hiệu quả cho hoạt động du lịch. Tính an toàn: đảm bảo sự an toàn về sinh thái và xã hội, được xác định vởi tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội, vệ sinh môi trường, có nguồn nước sạch. Tiêu chí đánh giá khả năng khai thác và quản lý Sức chứa: phản ánh khả năng và quy mô triển khai hoạt động tại mỗi điểm du lịch sinh thái và được xác định bằng các chỉ tiêu đã được xác lập qua khảo sát thiết kế thực nghiệm, kinh nghiệm thực tế. Tính liên kết: thể hiện qua khả năng liên kết các khu hay điểm du lịch khác tạo thành các tuyến du lịch đa dạng, hấp dẫn. Tính thời vụ: thời gian hoạt động du lịch được xác định bởi các khoảng thời gian trong năm với các điều kiện thời tiết, khí hậu và thị trường thuận lợi nhất cho việc khai thác tài nguyên và triển khai các hoạt động du lịch. Tính thời vụ của tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến hướng khai thác, đầu tư quy hoạch, kinh doanh hoạt động du lịch. Các chỉ tiêu đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn. Ở đây tôi chỉ xác định tài nguyên nhân văn chia theo 3 loại thắng cảnh Thắng cảnh loại 1: Là quần thể di tích có ý nghĩa lịch sử, có kiến trúc đẹp và cổ kính. Thắng cảnh loại 2: Là các di tích phân bố đơn lẻ nhưng có ý nghĩa lớn trong lịch sử, có kiến trúc đẹp. Thắng cảnh loại 3 : Là các di tích phân bố đơn lẻ nhưng có ý nghĩa nhất định trong lịch sử. Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá các tài nguyên du lịch sinh thái ở Tây Ninh Việc đánh giá TNDLST ở tỉnh Tây Ninh sẽ được thực hiện bằng cách đánh giá từng địa điểm có tiềm năng phát triển du lịch như khu vực Ma Thiên Lãnh - núi Bà Đen, hồ Dầu Tiếng, Vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát,… Núi Bà Đen Núi Bà Đen bao gồm cả TNDLSTTN và TNDLSTNV Khả năng thu hút khách Tính hấp dẫn: Núi Bà Đen – một quần thể di tích lịch sử – văn hóa và danh thắng, từ lâu vốn là biểu tượng về đất và người của quê hương Tây Ninh. Di tích nằm trên địa bàn của 3 xã : Ninh Sơn – Tân Bình – Thạnh Tân thuộc thị xã Tây Ninh. Được Bộ VHTT công nhận là di tích lịch sử văn hóa tại Quyết định số : 100/VH-QĐ ngày 21/01/1989. Núi trải rộng trên diện tích 24 Km2, gồm 3 ngọn núi tạo thành: núi Heo, núi Phụng và núi Bà Đen. Khu vực núi Bà Đen với sinh cảnh núi được phân biệt bởi đường gãy gập đột ngột chân núi, các dạng này nằm trong khối núi sót cao xấp xỉ 1000m, tạo nên địa hình độc đáo ngoạn mục trên nền đồng bằng. Với dạng địa lý bề mặt: các đỉnh và sống đỉnh trên nền đá mồ côi tạo nên khung cảnh hoang sơ kỳ thú “Trên là mây, dưới là cánh đồng, vườn cây bát ngát… Nơi đây, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, khí hậu trong lành cùng với hệ thống hang động, rừng nguyên sinh, làng văn hóa..., đã làm cho núi Bà Đen thành một điểm du lịch hấp dẫn, hàng năm thu hút hơn 1 triệu khách du lịch. Ở khu vực chân núi là các trang trại nông nghiệp sinh thái cao sản, là điểm tham quan, phục vụ đặc sản. Ngoài vẻ đẹp của thiên nhiên, Núi Bà Đen được biết đến trước hết là nơi hành hương của nhân dân để tưởng nhớ đến vị Thánh nữ tài giỏi thời Tây Sơn là Lý Thị Thiên Hương. Ở lưng chừng núi có chùa Bà, chùa Hang vừa mang màu sắc huyền bí, vừa hòa quyện với thiên nhiên. Trên núi còn có một hệ thống hang động gắn liền với công cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc như động Kim Quang, động Cây Đa, động Ông Hổ, động Ông Tà, khu căn cứ A14, khu vực căn cứ Liên đội 7… Quy mô về không gian: rộng lớn, có tầm nhìn thoáng đãng và đẹp mắt. Tính thuận lợi Vị trí địa lý thuận lợi: Núi Bà Đen chỉ cách thị xã Tây Ninh 12km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 110km. Cách Tây Ninh vài chục cây số, du khách đã có thể nhìn thấy ngọn núi cao sừng sững nổi lên giữa vùng đất tương đối bằng phẳng. Cơ sở vật chất ở đây tương đối tốt hơn so với các khu vực khác của Tây Ninh, với hệ thống cáp treo và máng trượt thuận lợi cho việc lên viếng chùa Bà. Tuy nhiên, chưa đạt được tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn phân hạng khách sạn của Tổng Cục Du lịch. Các dịch vụ vui chơi giải trí ít, các nhà hàng ăn uống chưa đủ đáp ứng nhu cầu. Tính an toàn Tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội: ổn định, tạo được sự an tâm thoải mái cho du khách. Điều kiện vệ sinh môi trường: Thiếu nhà vệ sinh trên núi, nhiều muỗi và côn trùng nhất là lúc về đêm. b Khả năng khai thác quản lý Sức chứa: Số lượng du khách có thể tiếp nhận trong một khoản thời gian nhất định là rất lớn hơn 1.000 người/ ngày, trên 250 người / lượt tham quan. Tính liên kết: Khả năng liên kết với các điểm du lịch khác: điểm du lịch nằm trong cụm du lịch liên kết và kép vòng Tòa thành Tây Ninh – Hồ Dầu Tiếng – Núi Bà Đen – Dương Minh Châu… Ngoài ra, có thể liên kết với các điểm du lịch ngoài tỉnh như Củ Chi – TP.HCM, Long An, Tiền Giang, Vương Quốc Campuchia… Tính thời vụ: Các khoảng thời gian trong năm thuận lợi nhất cho việc khai thác hoạt động DLST: gần như quanh năm và đặc biệt là vào dịp vào tháng giêng âm lịch, đây là một lễ hội văn hóa lớn thu hút gần một triệu du khách đến hành hương, trẩy hội và thưởng ngoạn phong cảnh nơi đây. Trừ các tháng cao điểm của mùa mưa. c Đánh giá chung Núi Bà Đen thuộc thắng cảnh loại 1 không những về ý nghĩa lịch sử nơi đây còn có kiến trúc chùa cổ kính, các hang động và căn cứ cách mạng Liên đội 7. Núi Bà Đen phù hợp cho các loại hình du lịch sau: Tham quan thưởng ngoại DLST núi cao Du lịch thể thao leo núi mạo hiểm Hành hương tâm linh Du khách về nguồn Khu du lịch Ma Thiên Lãnh Thung lũng Ma Thiên Lãnh bao gồm cả TNDLSTTN và TNDLSTNV Khả năng thu hút khách Tính hấp dẫn Thung lũng Ma Thiên Lãnh hoang sơ nằm ẩn mình ở độ cao trên 50m giữa đồng bằng rộng lớn. Được che mình bởi núi Lớn (hay còn gọi là núi Bà), núi Phụng và núi Heo, Ma Thiên Lãnh hiện ra như  một quần thể địa danh được kiến tạo bởi hang Ông Hổ, suối vàng, hầm đá... Dưới thung lũng là cây mọc tự nhiên – phần đất bằng phẳng trên thung lũng có một số ruộng nhỏ là rau, trên các triền dốc là cây mọc tự nhiên xen lẫn với một số vườn chuối, mãng cầu… Bắt đầu từ chân núi vào, ngồi trên xe bạn có thể thưởng ngoạn khung cảnh tuyệt vời như của Đà Lạt bởi hai bên là sườn đồi và thung lũng. Dừng xe ở cuối con đường, du khách men theo những bậc đá quanh co cạnh con suối vàng thơ mộng để bước tiếp lên hang Ông Hổ. Mặc dù có nhiều truyền thuyết tương truyền về sự ra đời của chiếc hang này nhưng là gì đi nữa, nơi đây cũng ghi nhận sự thành kính của nhiều người dân địa phương tin vào một đức tin thần bí. Thung lũng còn đi vào truyền thuyết dân gian rằng đây là nơi quan lớn Trà Vong thường quần ngựa tập chiến đấu. Buổi chiều đến, nếu như những ai vẫn còn quyến luyến vẻ hoang sơ và tĩnh lặng của nơi này, xin chớ có vội quay về mà hãy nghỉ lại ban đêm ở những dãy nhà trọ cao cấp được dựng lên trong quần thể Ma Thiên Lãnh. Còn gì bằng nếu bạn tận tay bắt từng con ốc núi để rồi trổ tài đầu bếp của mình. Con đường hình vòng cung cũng sẽ giúp du khách dễ dàng qua phía bên kia cửa núi, tiếp tục cuộc hành trình chinh phục từ chân núi phía đông lên đỉnh Điện Bà và quần thể chùa, am, điện. Tính thuận lợi: Thung lũng Ma Thiên Lãnh nằm trên địa hình hẹp khí hậu mát mẽ và đặt biệt liên kết với quần thể di tích Núi Bà nơi đây sẽ trở thành một khu nghĩ dưỡng thật thích hợp. Cơ sở hạ tầng chưa có, hiện đang được quy hoạch đầu tư xây dựng. Tính an toàn Tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội: ổn định, tạo được sự an tâm thoải mái cho du khách. Khả năng khai thác quản lý Sức chứa: Số lượng du khách có thể tiếp nhận trong một khoản thời gian nhất định: Khu Thung lũng Ma Thiên Lãnh đã được quy hoạch và đang trong thời kỳ xây dựng với diện tích lên đến 96 ha. Vì vậy nơi đây có thể chứa đến hơn vài ngàn khách trong ngày. Sức chứa rất lớn. Tính liên kết: Khả năng liên kết với các điểm du lịch khác: thung lũng Ma Thiên Lãnh nằm trong khu vực du lịch Núi Bà – Thị Xã Tây Ninh. Tính thời vụ: Các khoảng thời gian trong năm thuận lợi nhất cho việc khai thác hoạt động DLST: Khí hậu nơi đây mát mẻ và trong lành quanh năm nên du khách có thể đến nghĩ dưởng và tham quan bất kỳ lúc nào. Nhưng hạn chế vào những tháng mùa mưa. Đánh giá chung: Về TNDLST ở đây chỉ được xếp vào thắng loại 3 vì chỉ có một di tích phân bố đơn lẻ đó là đền thờ quan lớn Trà Vong. Thung lũng Ma Thiên Lãnh thích hợp cho các loại hình du lịch nghĩ dưỡng, tận hưởng điều kiện sinh thái tự nhiên. Du lịch tham quan các di tích tôn giáo, lịch sử và văn hóa. Tòa Thánh Tây Ninh Đây là địa điểm du lịch với TNDL là TNDLSTNV Hàng năm, cứ vào ngày mùng tám tháng giêng và rằm tháng tám âm lịch Toà Thánh Tây Ninh lại đón hàng vạn khách hành hương về dự lễ vía Đức Chí Tôn và Hội Yến Diêu Trì Cung. Đây là một nét văn hoá đặc sắc của bà con tín đồ Cao Đài với triển lãm các mô hình lịch sử, văn hoá, múa rồng nhang, múa Long - Lân - Quy - Phụng, chèo thuyền, thi chưng cỗ... Từ xa nhìn lại, Toà Thánh hiện ra thật lộng lẫy, uy nghi với những màu sắc, hoa văn rực rỡ. In vào mắt du khách đầu tiên là những đỉnh đài cao được trang trí bằng các hình thể, hoạ tiết tinh xảo, khéo léo có một không hai: Bạch Ngọc Chung đài, Lôi Âm Cổ đài, Bát Quái đài, Nghinh Phong đài. Càng đến gần du khách sẽ càng ngạc nhiên vì lối kiến trúc độc đáo, có sự kết hợp hài hoà giữa kiến trúc Á Đông và Phương Tây. Phía trước Đền Thánh là pho tượng Xa Nặc theo Đức Phật Thích Ca tầm đạo và cây Bồ Đề hơn trăm năm có nguồn gốc từ Ấn Độ tỏa bóng mát dịu. Đây cũng là nơi du khách nghỉ chân, ngồi dưới gốc Bồ Đề cầu nguyện sự an bình. Hai bên tả hữu là hai cánh rừng với những cây cổ thụ cành lá xanh um, hương rừng ngào ngạt, thu hút chim chóc mùa xuân, và râm ran tiếng ve mùa hạ. Bước vào bên trong Toà Thánh, du khách sẽ được chiêm ngưỡng Quả Càn khôn in hình Thiên nhản - Biểu tượng của đạo Cao Đài: ngắm những bức tượng thờ Tam Giáo Ngũ Chi, đọc những điển tích khuyến đạo dọc hành lang rồi lắng hồn vào lời kinh tiếng kệ hoà trong tiếng nhạc bỗng trầm của các làng điệu hát Nam … mà nghe lòng lâng lâng thanh thản. Cách Toà Thánh chưa đầy 200 m là Điện thờ Phật mẫu, trang trí khiêm nhường nhưng tạo vẻ mỹ quan đặc sắc. Bá Huê Viên cây cảnh đa dạng, trăm hoa đua nở, hương hoa ngào ngạt. Gần Bá Huê Viên là Trai Đường, nơi khách hành hương tìm được những bữa cơm chay đạm bạc nhưng đầm ấm tình người. Đánh giá chung: Tòa thánh Tây Ninh được xếp vào thắng cảnh loại 1 VQG Lò Gò – Xa Mát VQG Lò Gò – Xa Mát là địa điểm du lịch có cả TNDLSTTN và TNDLSTNV Khả năng thu hút khách Tính hấp dẫn: Tại vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát, du khách sẽ được thưởng ngoạn cảnh quan tự nhiên của rừng nhiệt đới với các trảng cây họ dầu chiếm ưu thế rụng lá vào mùa khô, ngập nước trong mùa mưa. Các trảng cỏ ở khu rừng bị ngập nước định kỳ vào mùa mưa thành các trảng hoang sơ, chứa đựng sự phong phú và đa dạng của các loài thủy sinh vật thích hợp cho khoảng 130 loài chim nước trong đó có 6 loại chim quý hiếm được ghi vào sách đỏ Việt Nam. Theo con đường nhỏ trải nhựa từ cửa khẩu Xa Mát chạy dài giữa khu rừng nhiệt đới du khách sẽ đến khu di tích Trung ương Cục miền Nam nằm cách thị xã Tây Ninh 64km. Thấp thoáng dưới tán cây rừng của khu căn cứ là những căn nhà đơn sơ lợp mái trung quân. Men theo những con đường mòn là những nhà thường trực, văn phòng, hội trường và nhà làm việc của các vị lãnh đạo cấp cao: Võ Văn Kiệt, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hùng... Trong nhà, từ chõng tre đến bàn ghế đều là tặng vật của núi rừng. Dưới nền nhà là những căn hầm kiên cố nối nhau qua hệ thống giao thông hào dài hàng chục cây số. Về khu căn cứ, du khách hãy một lần đến bếp Hoàng Cầm để thấy được sự thông minh và sáng tạo của quân dân Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến. Đây chính là một “địa điểm đỏ” cho các cuộc hành hương về nguồn. Tính thuận lợi Vị trí địa lý thuận lợi: Cách trung tâm Thị xã Tây Ninh 64 km theo quốc lộ 22B, có đường biên giới Campuchia và Việt Nam, có thể xây dựng thành một trung tâm giải trí liên quốc gia, không chỉ phục vụ cho người dân địa phương trong nước mà còn phục vụ cho người dân Kampuchia sinh sống quanh vùng. Cơ sở vật chất ở đây còn nghèo nàn, đang được quy hoạch và đầu tư phát triển. Tính an toàn Tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội: Trở ngại lớn trong hoạt động phát triển du lịch sinh thái tại VQG Lò Gò – Xa Mát phụ thuộc vào tình hình biên giới và chế độ thủy văn vào mùa khô kiệt. Điều kiện vệ sinh môi trường: Thiếu nhà vệ sinh, nhiều muỗi và côn trùng nhất là lúc về đêm. b. Khả năng khai thác quản lý Sức chứa: Số lượng du khách có thể tiếp nhận trong một khoản thời gian nhất định: VQG Lò Gò Xa Mát có các chỉ tiêu thu hút khách DLST cao nhưng bên cạnh đó, một mặt cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật du lịch chưa có, một mặt đây là khu vực sinh thái khá nhạy cảm nên sức chứa được xép vào loại kém dưới 100 người/ ngày, dưới 50 người/lượt tham quan. Tính liên kết: Khả năng liên kết với các điểm du lịch khác: Có thể liên kết với Núi Bà Đen và Thiện Ngôn,… Tính thời vụ: Dự kiến thời vụ du lịch của du khách đến Khu DLST VQG Lò Gò – Xa Mát phân bố qua các tháng trong năm như sau: Bảng 7: Thời vụ du lịch dự kiến ở Khu DLST VQG Lò Gò – Xa Mát. (tỷ lệ lượng du khách) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tỷ lệ % 0.13 0.15 0.14 0.06 0.04 0.04 0.06 0.06 0.06 0.05 0.08 0.13 Hạn chế: Chế độ thủy văn vào những tháng mùa kiệt c. Đánh giá chung VQG Lò Gò Xa Mát là địa điểm có tiềm năng lớn về DLST. TNDLSTNV ở đây được xếp vào thắng cảnh loại 1. Các loại hình du lịch thích hợp: nghiên cứu, tìm hiểu đa dạng sinh học, loại hình cắm trại, dã ngoại, kết hợp thăm chiến trường xưa. Rừng lịch sử ở Chàng Riệc – Căn cứ Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam – Suối Chor Đây là một địa địa điểm du lịch có cả TNDLSTTN và TNDLSTNV a.Khả năng thu hút khách Tính hấp dẫn Khu di tích căn cứ Mặt trận hiện thuộc khu vực Suối Chor, xã Tân Lập, huyện Tân Biên. Cách Thị xã Tây Ninh gần 60 km theo đường quốc lộ 22B qua đồn biên phòng Xa Mát, vào con đường vành đai biên giới, du khách sẽõ được đi dưới tán rừng xưa từng che chở bộ đội và các cơ quan đầu não của cách mạng Miền Nam. Rừng hiện nay đã được bảo vệ và đang tái sinh, ngất nghểu những cây bằng lăng, cây cám, cây cầy (Kơnia), phất phơ những chùm lá trung quân xanh biếc. Khu căn cứ gần bên suốc Chor quanh năm nước chảy về mạn Cần Đăng đổ vào Vàm Cỏ Đông. Từ khu nhà trưng bày, đón tiếp và quản lý đi vào khu phục hồi di tích gốc hơn 2km. Tại đây, du khách sẽ nhìn tận mắt những nơi ở và làm việc của Ủy ban Trung ương Mặt trận, những văn phòng, hội trường, nhà ăn và bếp Hoàng Cầm. Theo những lối mòn len lách qua những bụi tre và cây rừng lúp xúp là những ngôi nhà ở của cố Chủ tịch, luật sư Nguyễn Hữu Thọ, bác sĩ Phùng Văn Cung và đồng chí Võ Chí Công, các phó chủ tịch Mặt trận,… Những ngôi nhà ấy vẫn giữ nguyên dáng vẻ cây rừng, vừa đảm bảo bền chắc trong môi trường rừng nhiệt đới, vừa cho người xem một cảm giác trực quan về lịch sử và dưới mái lá trung quân, những đồ vật đơn sơ vẫn ấm áp hơi người. Tính thuận lợi Khu di tích ngoài ý nghĩa về mặt khoa học lịch sử, khu di tích còn mang ý nghĩa về cảnh quan môi trường, bởi đó là ví dụ sinh động nhất về hệ sinh thái rừng nhiệt đới. Tính an toàn Tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội: Đây là khu vực giáp đường biên giới gần cửa khẩu Xa Mát nên việc bảo đảm an ninh chính trị vẫn còn hạn chế Điều kiện vệ sinh môi trường: tốt, về đêm có nhiều côn trùng. b Khả năng khai thác quản lý Sức chứa: Số lượng du khách có thể tiếp nhận trong một khoản thời gian nhất định là trung bình: 100 – 150 người/ ngày, 50 – 150 người/ lượt tham quan. Tính liên kết: Nằm trong khu Tính thời vụ: Các khoảng thời gian trong năm thuận lợi nhất cho việc khai thác hoạt động DLST: gần như quanh năm c Đánh giá chung TNDLSTNV ở đây được xếp vào thắng cảnh loại 1 Thuận lợi cho phát triển loại hình cắm trại, dã ngoại, kết hợp thăm chiến trường xưa. Hồ Dầu Tiếng Hồ Dầu Tiếng là địa điểm có TNDLSTTN Khả năng thu hút khách Tính hấp dẫn Hồ Dầu Tiếng là một công trình thủy lợi lớn nhất của miền Nam, có vai trò quan trọng trong điều tiết khí hậu, trong tưới tiêu. Bên cạnh đó, trong vài năm nay nó đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn và ngày càng được nhiều người ưa thích. Cảnh quan thơ mộng, hùng vĩ của núi non ( một bên là núi Bà Tây Ninh – một bên là núi Cậu), sông nước trở thành nguồn cảm hứng, tạo cảm giác êm đềm cho du khách sau những ngày lao động vất vả. Lòng hồ Dầu Tíếng tiếp tục là một nguồn mạch vĩ đại đưa dòng nước ngọt lành đến một vùng đất rộng lớn của tổ quốc. Hồ Dầu Tiếng với khoảng không gian rộng lớn, sơn thủy hoà quyện, các ốc đảo tự nhiên lạ mắt, không khí trong lành, thoáng mát. Nơi đây sẽ thành khu nghỉ dưỡng, giải trí, thể thao, công viên, sân golf, công viên rừng, khu săn bắn, câu cá, bãi tắm, du thuyền, các môn thể thao trên nước. Đến với Hồ Dầu Tiếng du khách không khỏi kinh ngạc với óc sáng tạo và tinh thần lao động, cần cù của nhân dân Việt Nam bởi hàng triệu khối đá đã được vận chuyển để chặn sông Sài Gòn chảy xiết thành hồ nước khổng lồ, biến Tây Ninh từ một vùng khô cằn trở thành một vùng đất mang dáng vấp của vùng sông nước. Đặc biệt tại đồi thơ du khách có thể thưởng thức nhiều bài thơ thuộc 3 dòng văn học được khắc trên đá gồm: Văn học cách mạng, văn học cổ điển và văn học hiện đại của các tác giả nổi tiếng như Hồ Xuân Hương, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Du, Trần Tế Xương, Xuân Diệu, Tản Đà,… Ngoài ra còn mời nghệ sĩ ở Tây Ninh về minh họa để khắc đúng kiểu chữ ở từng thời kỳ của tác giả. Một địa điểm tham quan vừa hiện đại vừa mang bản sắc dân tộc. Ngoài đồi thơ, Hồ Dầu Tiếng còn có đảo Suối Nhím với hơn 20 ha diện tích rừng trồng chủ yếu là dầu và sao, nhiều vườn cây ăn trái, khí hậu mát mẻ rất thích hợp phát triển DLST. Và đặc biệt là Du khách sẽ hài lòng khi thưởng thức các món ăn được chế biến từ tôm cá đầu nguồn. Tính thuận lợi Vị trí địa lý thuận lợi: Hồ Dầu Tiếng nằm giữa hai tỉnh Tây Ninh và Bình Dương, Chúng ta có thể đến với Hồ Dầu Tiếng từ hai tuyến đường Tây Ninh và Bình Dương. Cơ sở vật chất ở đây chưa có, đang được quy hoạch và đầu tư phát triển. Tính an toàn Tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội: ổn định, tạo được sự an tâm thoải mái cho du khách. Điều kiện vệ sinh môi trường: Không có nhà vệ sinh, nhiều muỗi và côn trùng nhất là lúc về đêm. Khả năng khai thác quản lý Sức chứa: Số lượng du khách có thể tiếp nhận trong một khoản thời gian nhất định là khá lớn có thể chứa 500 – 1000 người / ngày, 150 – 250 người/ lượt tham quan. Tính liên kết: Khả năng liên kết với các điểm du lịch khác: Nằm trong tuyến liên hoàn du lịch tổng thể Tây Ninh – Bình Dương. Có thể kết hợp tour du lịch như: Đường mòn Hồ Chí Minh, làng gốm, làng sơn mài, Hồ Dầu Tiếng, Núi Bà, Trung Ương cục Miền Nam, X40 Tân Châu… Tính thời vụ: Mùa cao điểm: Nhất là mùa tết, lượng khách tập trung rất đông. Phần lớn là khách hành hương vào mùa tháng giêng và tháng tư (Â.L). Sau khi cúng ở núi Bà hoặc Tòa Thánh Cao Đài, họ ghé qua đây trên đường đi viếng núi Cậu. Mùa thấp điểm: Nhất là mùa mưa, khách đến đây ít vì không trùng với mùa viếng. Đánh giá chung Đây là điểm DLST lý tưởng với các loại hình du lịch nghĩ dưỡng, săn bắn, câu cá, hoạt động thể thao vui chơi giải trí bên hồ. Di tích căn cứ Dương Minh Châu Đây là địa điểm du lịch mang nặng tính DLSTSTNV nhưng với khí hậu trong lành, hệ thống rừng dầu xanh tốt nên đây cũng có cả TNDLSTTN. Khả năng thu hút khách Tính hấp dẫn Dương Minh Châu là tên của Đồng chí Chủ tịch Ủy ban Hành chánh kháng chiến tỉnh Tây Ninh, đã anh dũng hy sinh trong trận càn lớn của giặt Pháp vào ngày 7 tháng 2 năm 1947. Để khắc ghi công ơn và tưởng nhớ đồng chí, tỉnh đã lấy tên Dương Minh Châu. Căn cứ Dương Minh Châu như một cái gai đâm vào mắt kẻ thù, địch quyết tâm "Bình định", "Tiêu diệt", còn ta quyết tâm bảo vệ vững chắc vùng “Đất thánh. Vì vậy, nơi đây là nơi tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sau gần 30 năm giải phóng, vùng đất Dương Minh Châu xưa có nhiều biến đổi theo đà phát triển của nền kinh tế. Cùng với sự vươn lên kiến tạo quê hương trong thời bình. Căn cứ Dương Minh Châu được qui hoạch với diện tích 49 hecta rừng dầu xanh tốt. Cổng di tích và nhà quản lý đã được xây dựng để bảo vệ và giữ gìn chu đáo. Mỗi mảnh đất, mỗi con đường trên vùng đất anh hùng này đều in dấu những chiến công hào hùng của hàng vạn đồng bào, cán bộ chiến sĩ đã xả thân vì nền độc lập tự do của Tổ quốc. Các thế hệ mai sau sẽ không bao giờ quên chiếc nôi đã đùm bọc, bảo vệ cách mạng, nó đã góp phần tạo nên những trang lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam anh hùng. Tính thuận lợi Vị trí địa lý thuận lợi: Trước mặt khu di tích, theo hướng Đông Bắc là hồ nước Dầu Tiếng. Từ đây về thị trấn Dương Minh Châu chỉ có 8km. Cơ sở vật chất ở đây chưa có, đang được quy hoạch và đầu tư phát triển. Tính an toàn Tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội: ổn định, tạo được sự an tâm thoải mái cho du khách. Điều kiện vệ sinh môi trường: Không có nhà vệ sinh, nhiều muỗi và côn trùng nhất là lúc về đêm. b .Khả năng khai thác quản lý Sức chứa: Số lượng du khách có thể tiếp nhận trong một khoản thời gian nhất định là trung bình: 100 – 150 người/ ngày, 50 – 150 người/ lượt tham quan. Tính liên kết: Khu di tích căn cứ Dương Minh Châu là nơi tham quan hấp dẫn trong tuyến du lịch núi Bà Đen – Tòa Thánh Cao Đài, Di tích Căn cứ Dương Minh Châu – Hồ nứơc Dầu Tiếng. Tính thời vụ: Các khoảng thời gian trong năm thuận lợi nhất cho việc khai thác hoạt động DLST: gần như quanh năm c. Đánh giá chung: TNSLSTNV thuộc thắng cảnh loại 2. Là địa điểm tổ chức các lễ hội sinh hoạt về nguồn, cắm trại, họp mặt truyền thống… Di tích Tua Hai Di tích thuộc ấp Tua Hai, xã Đồng Khởi, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, nằm về hưóng Bắc cách thị xã Tây Ninh 7 km. Tại đây, đêm 25 rạng 26/01/1960, thực hiện Nghị quyết 15 TW theo sự chỉ đạo của Xứ ủy Nam Bộ, lực lượng vũ trang cách mạng cùng với nhân dân Tây Ninh đã tiến hành trận tập kích tiêu diệt căn cứ Trung đoàn 32, Sư đoàn 21 ngụy tại Tua Hai – Trận đánh mở màn phong trào đồng khởi vũ trang toàn miền Nam đã đi vào lịch sử và trở thành một di tích lịch sử cách mạng. Chiến thắng Tua Hai, mở màn phong trào đồng khởi vũ trang đi vào lịch sử và trở thành cái mốc đánh dấu sự chuyển giai đoạn cách mạng miền Nam, mở ra phương thức đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang, tạo nên thế chiến lược "hai chân, ba mũi, ba vùng". Sau trận đồng khởi Tua Hai, phong trào nổi dậy của quần chúng, các lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng ra đời với những trận đánh có hiệu xuất cao, tiêu diệt được nhiều địch. Trận đánh Tua Hai đêm 25 rạng 26/01/1960 ỏ Tây Ninh trận đánh lớn diệt trên 500 tên địch, thu 1.500 súng các loại, phát huy chiến thắng Tua Hai, nhân dân Tây Ninh đã nổi dậy đồng loạt giải phóng hai phần ba số xã trong tỉnh. Với giá trị lịch sử đó, địa điểm chiến thắng Tua Hai được Bộ VHTT công nhận là di tích lịch sử văn hóa tại Quyết định số 937/QĐ-BT ngày 23/7/1993. Di tích chiến thắng Tua Hai đã được tôn tạo lại trong những năm 90. Nơi đây là một khu công viên tượng đài lớn gồm nhiều hạng mục công trình như: Ngọn lửa Đồng Khởi luôn rực cháy là biểu tượng chính. Ngọn đuốc 15 mét ấy luôn tỏa sáng cả một vùng, dưới tháp đuốc là nhóm tượng đài chiến thắng, hệ thống phù điêu diễn tả lại trận đánh 26/1/1960 cùng nhà bia lưu lại diễn biến và ý nghĩa lịch sử chiến thắng Tua Hai. Nhà trưng bày bổ sung lưu trữ và giới thiệu những hiện vật, hình ảnh, sơ đồ và các tài liệu liên quan đến trận đánh Tua Hai, cùng với lễ đài, sân vườn, công viên cây xanh. Đánh giá chung: Địa điểm di tích thuộc thắng cảnh loại 2 thích hợp cho tổ chức các lễ hội sinh hoạt về nguồn, cắm trại, họp mặt truyền thống… Địa đạo An Thới Địa đạo An Thới là địa điểm có TNDLSTNV Đến với địa đạo An Thới, không chỉ để ngắm xem một cái “bót Việt cộng”, mà còn được chui vào lòng đất, đi dép lốp, đội nón tai bèo, mặt áo bà ba, ăn khoai mì, gạo sấy… để sống lại một thời kỳ hào hùng của dân tộc trong những giai đoạn ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, và tìm hiểu giá trị lịch sử của di tích. Địa đạo An Thới là một địa đạo chiến đấu kiên cường, bởi chính địa đạo là nhân chứng của lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước, tình đoàn kết quân dân, bởi chiến tranh nhân dân là sáng tạo của nghệ thuật chiến tranh. Từ hầm chông, tầm vông vạt nhọn, giàn phun phóng lựu đạn, ong vò vẽ … Đến địa đạo là hình thức phát triển nghệ thuật chiến tranh rất đặc biệt, rất Việt Nam. Địa đạo chiến đấu – pháo đài "Bót Việt cộng" ở ngay cửa ngõ căn cứ Bắc Tây Ninh ở vùng "Tam giác sắt", đã kiên cường chống giặc góp phần xây nên xã An Tịnh anh hùng, của một huyện Trảng Bàng hai lần anh hùng. Địa đạo An Thới đã được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa tại quyết định số 937/QĐ-Bồ Tát, ngày 23 – 7 – 1993 của Bộ Văn hóa – Thông tin. Đánh giá chung: TNSLSTNV thuộc thắng cảnh loại 2. Là địa điểm tổ chức các lễ hội sinh hoạt về nguồn, cắm trại, họp mặt truyền thống… Căn cứ xứ uỷ Nam Bộ Căn cứ xứ ủy Nam Bộ là địa điểm DLST có TNDLSTNV Khu di tích căn cứ Xứ ủy Nam Bộ còn có tên gọi là X 40 Đồng Rùm. Nay thuộc ấp Đồng Rùm, xã Tân Thành, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Được Bộ VHTT công nhận là di t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai_hoan_chinh_20_12_2006.doc
Tài liệu liên quan