Đề tài Nghiên cứu kinh doanh lữ hành và ứng dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử trong kinh doanh lữ hành

Tài liệu Đề tài Nghiên cứu kinh doanh lữ hành và ứng dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử trong kinh doanh lữ hành: Lời mở đầu Trong sự sinh tồn và quá trình phát triển, con người đã tự tạo cho mình nhiều thành tựu. Những thành tựu đó xuất phát từ chính nhu cầu của họ. Du lịch cũng là một trong những thành tựu từ chính những nhu cầu của con người, bất chấp các mặt trái mà du lịch để lại vì trên thực tế, nó đã mang lại cho nhân loại rất nhiều các đóng góp: giáo dục, kinh tế, văn hoá, sinh thái, chính trị. Qua thật khó có thể tìm được những thành tựu nào lại trọn vẹn và bao quát như du lịch. Bước sang kỷ nguyên của khoa học công nghệ tiên tiến, tính liên ngành của du lịch một lần nữa lại được phát huy trong sự kết hợp với những thành tựu của ngành công nghệ thông tin để công hiến cho loài người nhiều thành quả bất ngờ, nhằm thoả mãn các nhu cầu du lịch của chính họ. Đó chính là Du lịch điện tử( E-tourism) nói chung và kinh doanh lữ hành điện tử nói riêng. Kinh doanh lữ hành điện tử có nghĩa là kinh doanh lữ hành bằng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử . Đây cũng chính là nội dung đề tài mà em ...

doc64 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu kinh doanh lữ hành và ứng dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử trong kinh doanh lữ hành, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong sự sinh tồn và quá trình phát triển, con người đã tự tạo cho mình nhiều thành tựu. Những thành tựu đó xuất phát từ chính nhu cầu của họ. Du lịch cũng là một trong những thành tựu từ chính những nhu cầu của con người, bất chấp các mặt trái mà du lịch để lại vì trên thực tế, nó đã mang lại cho nhân loại rất nhiều các đóng góp: giáo dục, kinh tế, văn hoá, sinh thái, chính trị. Qua thật khó có thể tìm được những thành tựu nào lại trọn vẹn và bao quát như du lịch. Bước sang kỷ nguyên của khoa học công nghệ tiên tiến, tính liên ngành của du lịch một lần nữa lại được phát huy trong sự kết hợp với những thành tựu của ngành công nghệ thông tin để công hiến cho loài người nhiều thành quả bất ngờ, nhằm thoả mãn các nhu cầu du lịch của chính họ. Đó chính là Du lịch điện tử( E-tourism) nói chung và kinh doanh lữ hành điện tử nói riêng. Kinh doanh lữ hành điện tử có nghĩa là kinh doanh lữ hành bằng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử . Đây cũng chính là nội dung đề tài mà em nghiên trong đợt thực tại Trung tâm du lịch quốc tế và du học – Công ty du lịch và dich vụ Nam Đế: Xây dựng và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh lữ hành của công ty du lịch và dịch vụ Nam Đế, nhìn từ góc độ ứng dụng kinh doanh điện tử ( E-Business) và thương mại điện tử( E-Commerce) đối với một doanh nghiệp lữ hành vừa và nhỏ tại Việt Nam Đề tài gồm ba chương: Chương 1: Kinh doanh lữ hành và ứng dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử trong kinh doanh lữ hành Chương 2: Triển khai ứng dụng Thương mại điện tử và kinh doanh điện tử trong kinh doanh Lữ hành ở Trung tâm du lịch Quốc tế và du học- công ty du lịch và dich vụ Nam Đế Chương 3: Giải pháp nâng cao ứng dụng thương mại điện tử và kinh doanh điện tử trong kinh doanh lữ hành tại Trung tâm du lịch Quốc tế và du học- Công ty du lịch và dich vụ Nam Đế Để đề tài này được hoàn thành , em xin chân thành cảm ơn Ths Ngô Đức Anh đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em nghiên cứu một cách khoa học và nghiêm túc. Em xin chân thành cảm ơn các anh chị lãnh đạo và nhân viên trong trung tâm đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Chương 1 Kinh doanh lữ hành và ứng dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử trong kinh doanh lữ hành Kinh doanh lữ hành và đặc điểm của kinh doanh lữ hành 1.1.1. Khái niệm về công ty lữ hành Theo cách phân loại của tổng cục du lịch thì các công ty lữ hành gồm hai loại : công ty lữ hành quốc tế và công ty lữ hành nội địa. * Công ty lữ hành nội địa: là công ty lữ hành có trách nhiệm xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nội địa, nhận uỷ thác để thực hiện dich vụ chương trình du lịch cho khách nước ngoài đã được các doanh nghiệp lữ hành quốc tế đưa vào Việt Nam . * Công ty lữ hành quốc tế: là công ty lữ hành có trách nhiệm xây dựng, bán các chương trình du lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp thu hút khách đến Việt Nam và đưa công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại việt nam đi du lịch nước ngoài, thực hiện các chương trình du lịch đã bán hoặc ký hợp đồng uỷ thác từng phần, chọn gói cho lữ hành nội địa. Trong giai đoạn hiện nay, nhiều công ty lữ hành có phạm vi hoạt động rộng lớn mang tính toàn cầu và trong hầu hết các lĩnh vực của hoạt động du lịch. Các công ty lữ hành đồng thời sở hữu các tập đoàn khách sạn, các hãng hàng không, tàu biển, ngân hàng, phục vụ chủ yếu khách du lịch của công ty lữ hành. Kiểu tổ chức các công ty lữ hành nói trên rất phổ biến ở Châu âu, Châu á và đã trở thành những tập đoàn kinh doanh du lịch có khả năng chi phối mạnh mẽ thị trường du lịch quốc tế. ở giai đoạn này thì công ty lữ hành không chỉ là người bán ( phân phối), người mua sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch mà trở thành người sản xuất trực tiếp ra các sản phẩm du lịch. từ đó có thể nêu một định nghĩa công ty lữ hành như sau: Công ty lữ hành là một loại hình doanh nghiệp du lịch đặc biệt, kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực tổ chức xây dựng, bán và tổ chức thực hiện chương trình du lịch chọn gói cho khách du lịch, ngoài ra công ty lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm baỏ nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. 1.1.2. Nội dung của kinh doanh lữ hành 1.1.2.1. Hệ thống sản phẩm của công ty lữ hành Sự đa dạng trong hoạt động lữ hành du lịch là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự phong phú, đa dạng các sản phẩm cung ứng của công ty lữ hành. Căn cứ vào tính chất và nội dung, có thể chia các sản phẩm của các công ty lữ hạnh thành 3 nhóm cơ bản: * Sản phẩm dịch vụ trung gian: Chủ yếu do các đại lý du lịch cung cấp. Trong hoạt động này, các đại lý du lịch thực hiện các hoạt đông bán sản phẩm của các nhà sản xuất tới khách du lịch. các đại lý du lich không tổ chức sản xuất các sản phẩm của bản thân đại lý, mà chỉ hoạt đông như một đại lý bán hoặc một đIểm bán sản phẩm của các nhà sản xuất du lịch. các dịch vụ trung gian chủ yếu bao gồm: Đăng ký đặt chỗ và bán vé máy bay Đăng ký đặt chỗ và bán vé trên các loại phưởng tiện khác: tàu thuỷ, đường sắt, ô tô Môi giới cho thuê xe ô tô, xe máy, xe đạp Môi giới và bán bảo hiểm Đăng ký đặt chỗ và bán các chương trình du lịch Đăng ký đặt chỗ trong khách sạn Các dịch vụ môi giới trung gian khác * Các chương trình du lịch trọn gói: Hoạt động du lịch trọn gói mang tính chất đặc trưng cho hoạt động lữ hành du lịch. các công ty lữ hành liên kết các sản phẩm của các nhà sản xuất riêng lẻ thành một sản phẩm hoàn chỉnh và bán cho khách du lịch với một mức giá gộp. Có nhiều tiêu thức để phân loại các chương trình du lịch. Ví dụ như các chương trình du lịch mội địa và quốc tế, các chương trình du lịch dài ngày và ngắn ngày, các chương trình tham quan văn hoá và các chương trình giải trí. Khi tổ chức các chương trình du lịch chọn gói, các công ty lữ hành có trách nhiệm đối với khách du lịch cũng như các nhà sản xuất ở một mức độ cao hơn nhiều so với hoạt động trung gian. * Các hoạt động kinh doanh lữ hành tổng hợp. Trong quá trình phát triển, các công ty lữ hành có thể mở rộng phạm vi hoạt động của mình, trở thành những người sản xuất trực tiếp ra các sản phẩm du lịch. Vì lẽ đó các công ty lữ hành lớn trên thế giới hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực có liên quan đến du lịch. Kinh doanh khách sạn, nhà hàng Kinh doanh các dịch vụ vui chơi, giải trí Kinh doanh vận chuyển du lịch: hàng không, đường thuỷ Các dịch vụ ngân hàng phục vụ khách du lịch Các dịch vụ này thường là kết quả của sự hợp tác, liên kết trong du lịch. Trong tương lai, hoạt động lữ hành du lịch càng phát triển, hệ thống sản phẩm của các công ty lữ hành càng phong phú. 1.1.2.2. Vai trò của công ty lữ hành Khi thực hiện các hoạt động kinh doanh lữ hành các công ty lữ hành đã mang lại những lợi ích: * Lợi ích cho nhà cung cấp: Các công ty lữ hành sẽ cung cấp các nguồn khách lớn, ổn định và có kế hoạch. Mặt khác trên cơ sở các hợp đồng được ký kết giữa hai bên giữa các nhà cung cấp đã chuyển bớt một phần những rủi ro có thể xảy ra tới các công ty lữ hành. Các nhà cung cấp thu được nhiều lợi ích từ các hoạt động quảng cáo, khuyếch trương của các công ty lữ hành. đặc biệt đối với các nước đang phát triển, khi khả năng tài chính còn hạn chế, thì mối quan hệ với các công ty lữ hành lớn trên thế giới là phương pháp quảng cáo hữu hiệu đối với thị trường du lịch quốc tế. * Lợi ích cho khách du lịch: Khi sử dụng dịch vụ của các công ty lữ hành khách du lịch tiết kiệm được cả thời gian và chi phí cho việc tìm kiếm thông tin, tổ chức sắp xếp cho chuyến du lịch của họ. Không những thế khách du lịch còn được thừa hưởng những tri thức và kinh nghiệm của chuyên gia tổ chức du lịch tại các công ty lữ hành, các chương trình vừa phong phú, hấp hẫn vừa tạo điều kiện cho khách du lịch thưởng thức một cách khoa học nhất. Một lợi thế khác là mức giá thấp của các chương trình du lịch, các công ty lữ hành có khả năng giảm giá thấp hơn rất nhiều so với mức giá công bố của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, điều này đảm bảo cho các chương trình du lịch luôn có mức giá hấp dẫn đối với khách. Một lợi thế không kém phần quan trọng là các công ty lữ hành giúp cho khách du lịch cảm nhận được phần nào sản phẩn trước khi họ quyết định mua và thực sự tiêu dùng nó. Các ấn phẩm quảng cáo, và ngay cả những lời hướng dẫn của các nhân viên bán sẽ là những ấn tượng ban đầu về sản phẩm du lịch. Khách du lịch vừa có quyền lựa chon vừa cảm thấy yên tâm và hài lòng với chính quyết định của bản thân họ. * Lợi ích cho điểm đến du lịch: Các nhà kinh doanh lữ hành tạo ra mạng lưới marketing du lịch quốc tế. Thông qua đó mà khai thác được các nguồn khách, thu hút khách du lịch đến với điểm du lịch, giới thiệu trực tiếp sản phẩm của nơi đến thông qua tiêu dùng và mua sắm của khách quốc tế tại nơi đến du lịch. 1.1.3. Đặc điểm của kinh doanh lữ hành và các nhân tố ảnh hưởng tới kinh doanh lữ hành 1.1.3.1. Đặc điểm của kinh doanh lữ hành Các công ty lữ hành tạo ra các sản phẩm của mình bằng cách tập hợp các sản phẩm riêng rẽ như dịch vụ khách sạn, vé máy bay, ô tô, tàu thuỷ và các chuyển tham quan thành một sản phẩm (chương trình du lịch) hoàn chỉnh và bán cho khách hàng với một mức giá gộp. ở đây công ty lữ hành không chỉ dừng lại ở người bán mà trở thành người mua sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch. Tại bắc mỹ, công ty lữ hành được coi là các công ty xây dựng các chương trình du lịch bằng cách tập hợp các thành phần như khách sạn, hàng không, tham quan và bán chúng với một mức giá gộp cho khách du lịch thông qua hệ thống các đại lý bán lẻ. ở Việt Nam, doanh nghiệp lữ hành được định nghĩa: “doanh nghiệp lữ hành là đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, được thành lập nhằm mục đích sinh lợi bằng việc giao dịch, ký kết các hợp đồng du lịch và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch”(thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định 09/CP của chính phủ về tổ chức và quản lý các doanh nghiệp du lịch TCDL – số 715/TCDL ngày 9/7/1994). 1.1.3.2. Một số nhân tố ảnh hưởng tới kinh doanh lữ hành * Cung, cầu du lịch Cung du lịch mang tính chất cố định không thể di chuyển còn cầu du lịch lại phân tán ở khắp mọi nơi. Cung du lịch trong phạm vi nào đó tương đối thụ động trong việc tiêu thụ sản phẩm của mình. Cầu du lịch mang tính chất tổng hợp, trong khi mỗi một đơn vị trong kinh doanh du lịch chỉ đáp ứng một (hoặc một vài) phần của cầu du lịch. Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành phải tạo ra các sản phẩm của mình thoả mãn nhu cầu của khách dựa trên các sản phẩm của các nhà cung cấp. * Cơ chế chính sách của nhà nước Là nghành kinh tế tổng hợp, nên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành liên quan đến nhiều ngành khác trong mối quan hệ tương hộ, mà yếu tố chủ yếu là tổ chức quản lý và cơ chê chính sách. Để đạt được các mục tiêu đặt ra trong kinh doanh lữ hành, cẩn phải có một khung pháp lý đồng bộ, liên ngành tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho phát triển lữ hành. Như vậy công tác tổ chức, quản lý cần được kiện toàn, đổi mới, cơ chế chính sách về du lịch cần được bổ sung, sửa đổi. * Sự phát triển của nền kinh tế Nền kinh tế có phát triển thì du lịch mới phát triển, bởi du lịch là mang tính liên nghành rất cao, cho nên nó chỉ phát triển khi có sự phát triển đồng bộ của các ngành kinh tế bổ trợ. Nền kinh tế có phát triển thì dân chúng mới có nhiều điều kiện để đi du lịch * Tình hình ổn định chính trị và an toàn Một quốc phải có tình hình chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội tốt thì mới có khả năng thu hút khách, và khi đó hoạt động động kinh doanh lữ hành mới được tiến hành một cách thuận lợi. * Sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ quảng cáo: truyền hình, internet, báo chí....ứng dung trong kinh doanh lữ hành Trong bối cảnh hiện nay khi hàm lượng khoa học và công nghệ trong mỗi sản phẩm xã hội ngày càng cao, nước ta đang bước vào phát triển nền kinh tế tri thức. Các sản phẩm nghiên cứu khoa học sẽ là cơ sở cho công ty ứng dụng, hoạch định chiến lược thị trường, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm. Sự phát triển của công nghệ thông tin và công nghệ quảng cáo sẽ giúp các công ty có khả năng giới thiệu tốt hơn các sản phẩm hữu hình của mình. Ngày nay với sự phát triển của Internet, rất nhiều quốc gia đã ứng dụng những thành tựu này vào trong kinh doanh lữ hành, đó chính là những ứng dụng trong kinh doanh điện tử và thương mại điện tử, thực tế đã chứng minh vai trò của chúng là hết sức quan trọng. Trong khi đó hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế là thực hiện các hoạt động kinh doanh quốc tế, cho nên chúng ta phải biết cách làm sao để ứng dụng được những thành tựu này. 1.2. Kinh doanh điện tử và thương mại điện tử và vai trò của chúng trong kinh doanh lữ hành. Khái niệm và vai trò của thương mại điện tử và kinh doanh điện tử trong kinh doanh Khái niệm về thương mại điện tử, kinh doanh điện tử * Khái niệm kinh doanh điện tử Kinh doanh điện tử là tự động hoá quá trình kinh doanh đồng thời nâng cao tính hiệu quả và chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Nó giúp tạo mối tiếp xúc trực tiếp giữa các hệ thống đối tác để quản lý khả năng đáp ứng từ các nhà cung cấp hoặc giảm thời gian chờ để làm các chương trình du lịch theo yêu cầu của khách hàng cũng như những quản lý các giao dịch này từ nguồn, thay vì phải trải qua những thủ tục giấy tờ phức tạp, công tác nhập liệu tốn kém song lại nhiều sai sót. * Khái niệm Thương mại điện tử Theo định nghĩa rộng rãi và giản dị nhất, và đã được chấp nhận phổ biến, thì thương mại điện tử là việc sử dụng các phương pháp điện tử để làm thương mại; nói chính xác hơn, tThương mại điện tử là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua cac phương tiện công nghệ điện tử, mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch. 1.2.1.2. Vai trò của kinh doanh điện tử và thương mại điện tử trong kinh doanh 1.2.1.2.1. Nắm được thông tin phong phú Kinh doanh điện tử và thương mại điện tử trước hết giúp cho các doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về kinh tế – thương mại, nhờ đó, có thể xây dựng được chiến lược sản xuất và kinh doanh thích hợp với xu thế phát triển của thị trường trong nước, khu vực và thị trương quốc tế. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện nay đang được nhiều nước quan tâm, coi là một trong một những động lực phát triển chủ yếu của nền kinh tế 1.2.1.2.2. Giảm chi phí sảm xuất Kinh doanh điện tử và thương mại điện tử giúp giảm chí phí sản xuất, trước hết là chi phí văn phòng. Các văn phòng không giấy tờ chiếm diện tích rất nhiều, chi phí tìm kiếm chuyển giao tài liệu giảm nhiều lần; theo số liệu của hãng General Electricity của Mỹ, tiết kiệm trên hướng này đạt tới 30%. Điều quan trọng hơn là các nhân viên có năng lực được giải phóng khỏi nhiều công đoạn sự vụ có thể tập trung vào nghiên cứu phát triển, sẽ đưa đến những lợi ích to lớn lâu dài. 1.2.1.23. Giảm chi phí bán hàng và tiếp thị Kinh doanh điện tử và thương mại điện tử giúp giảm thấp chi phí bán hàng và chi phí tiếp thị. Bằng phương tiện Internet- Web, một nhân viên bán hàng có thể giao dich với rất nhiều khách hàng, Ca-ta-lo điện tử (electronic catalogue ) trên Web phong phú hơn nhiều và thương xuyên cập nhật so với ca-ta-lo in ấn chỉ có khuôn khổ giới hạn và luôn luôn lỗi thời. Theo số liệu của hãng máy bay Boeing của Mỹ, nay đã có tới 50% khách hàng đặt mua 9% phụ tùng qua Internet ( và còn nhiều hơn nữa các đơn đặt hàng về lao vụ kỹ thuật ), và mỗi ngày giảm được 600 cú điện thoại. Điều này đặc biệt quan trọng khi mà các công ty lữ hành luôn phải cấp nhật mức giá cho khách hàng, đảm bảo quá trình phục vụ khách hàng tốt hơn, do mức giá và quy định của các nhà cung cấp luôn thay đổi theo mùa và chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan, ảnh hưởng rất lớn đến giá bán của các doanh nghiệp Giảm chi phí giao dịch và nâng cao khả năng xử lý giao dịch Mục tiêu của việc tiến hành kinh doanh điện tử đối với các doanh nghiệp là sử dụng Website để nâng cao khả năng xử lý giao dịch và thông tin quan trọng liên quan tới những dữ liệu tài chính, dịch vụ bán hàng, sản xuất, phân phối, quản trị dự án, quản trị nhân lực và quan hệ khách hàng. Công nghệ kinh doanh điện tử mới sẽ cho phép tự động hoá các quá trình kinh doanh trong việc nắm giữ thông tin và các quy trình thuộc về các nhân viên điều hành có kỹ năng cao. Công nghệ sẽ cho phép các nhân viên này tác động tới những giao dịch mà trước đây không thể tối ưu hoá được. Cùng lúc đó, quá trình tự động hoá sẽ cho phép giảm thời gian các nhân viên điều hành này tiến hành những hoạt động tìm kiếm thông tin về các nhà cung cấp để tập trung hơn vào việc đàm phán các hợp đồng với các nhà cung cấp. Kinh doanh điện tử và thương mại điện tử qua Internet- Web giúp người tiêu thụ và các doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chí phí giao dịch( giao dich được hiểu là qúa trình từ quảng cáo, tiếp xúc ban đầu, giao dich mua và bán các chương trình du lịch, giao dịch thanh toán). Thời gian giao dịch qua internet chỉ bằng 7% thời gian giao dịch qua Fax, và bằng khoảng 0,5 phần nghìn thời gian giao dịch qua bưu điện; chi phí giao dich qua internet chỉ bằng 5% chi phí giao dich qua Fax hay qua bưu điện chuyển phát nhanh; chi phí thanh toán điện tử qua Internet chỉ bằng 10% tới 20% chi phí thanh toán thông thường Tốc độ và chi phí chuyển gửi Đường truyền Thời gian Chi phí(USD) New York đi Tokyo - Qua bưu điện 5 ngày 7.4 - chuyển phát nhanh 24 giờ 26.25 - qua máy Fax 31 phút 28.83 - qua Internet 2 phút 0.1 New York đi Los Angeles - Qua bưu điện 2-3 ngày 3.00 - chuyển phát nhanh 24 giờ 15.5 - qua máy Fax 31 phút 9.36 - qua Internet 2 phút 0.1 Trong hai yếu tố cắt giảm này, yếu tố thời gian đáng kể hơn, vì việc nhanh chóng làm cho thông tin sản phẩm tiếp cận người tiêu thụ ( mà không phải qua trung gian) có ý nghĩa sống còn đối với việc kinh doanh lữ hành và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Vì việc trao đổi thông tin một cách nhanh chóng, thuận tiện với khách hàng, sẽ giúp cho các nhà kinh doanh lữ hành sớm lắm bắt được nhu cầu khách giúp kịp thời thay đổi phương án sản phẩm bám sát được với nhu cầu của thị trường. Giúp thiết lập và củng cố quan hệ với khách hàng và đối tác. Kinh doanh điện tử và thương mại điện tử cho phép khách hàng có được thông tin về chương trình du lịch của họ chẳng hạn như giờ tàu, máy bay, những thông tin và các loại dịch vụ vận chuyển này… Việc tích hợp phần mềm kế toán với công nghệ nền thương mại điện tử sẽ giúp các công ty sử dụng tốt hơn những thông tin về khách hàng và khả năng đáp ứng của các nhà cung cấp. Điều đó cho phép người sử dụng chỉ việc quan tâm đến việc duy trì một cơ sở dữ liệu duy nhất trong hệ thống thông tin của công ty. Việc tích hợp chặt chẽ với quá trình quản lý đơn đặt chương trình sẽ giúp giảm được công việc nhập liệu đơn điệu, lặp đi lặp lại cũng như giảm số lỗi mắc phải vì giờ đây khách hàng có thể tự phục vụ bản thân. Thương mại điện tử tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành tố tham gia vào quá trình thương mại: thông qua mạng( nhất là dùng Internet/Web) các thành tố tham gia ( người tiêu thụ, doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ) có thể giao tiếp trực tiếp và liên tục với nhau ( liên lạc “ trực tuyến” ) gần như không còn khoảng cách địa lý và thời gian nữa; nhờ đó cả sự hợp tác lẫn sự quản lý đều được tiến hành nhanh chóng và liên tục; các bạn hàng mới, các cơ hội kinh doanh mới được phát hiện nhanh chóng trên bình diện toàn quốc, toàn khu vực, toàn thế giới, và có nhiều cơ hội để lựa chọn hơn. 1.2.1.2.6. Tạo điều kiện sớm tiếp cận “ kinh tế số hoá “ Xét trên bình diện quốc gia, trước mắt thương mại điện tử sẽ kích thích sự phát triển của ngành công nghệ thông tin là ngành có lợi nhuận cao nhất và đóng vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế ( ở Mỹ đã chiếm tỷ trọng khoảng 12- 13%, và sẽ nên trên 15% trong tương lai không xa ); nhìn rộng hơn Thương mại điện tử tạo điều kiện cho việc sớm tiếp cận với nền kinh tế số hoá (digital economy) mà xu thế và tâm quan trọng đã được đề cập ở trên. Lợi ích này có một ý nghĩa đặc biệt đối với các nước đang phát triển: nếu không nhanh chóng tiếp cận vào nền kinh tế số hoá hay còn gọi là nền “kinh tế ảo”, thì sau khoảng một thập kỷ nữa nước đang phát triển có thể bị bỏ rơi hoàn toàn. Khía cạnh lợi ích này mang tính tiềm tàng, tính chiến lược công nghệ và tính chính sách phát triển mà các nước chưa công nghiệp hoá cần lưu ý; vì có luận điểm cho rằng: sớm chuyển sang kinh tế số hoá thì một số nước đang phát triển có thể tạo ra một bước nhẩy vọt (leapfrog) ,có thể tiến kịp các nước đã đi trước trong một thời gian ngắn hơn 1.2.1.2.7. Tạo ra những cơ hội kinh doanh mới Với việc ngày càng nhiều doanh nghiệp du lịch giao dịch qua Internet, sẽ xuất hiện thêm nhiều các cơ hội kinh doanh nhờ vào việc liên kết hệ thống máy tính của công ty với hệ thống máy tính của các khách hàng và các nhà cung cấp dịch vụ nhằm đơn giản hoá việc đặt hàng, xử lý hoá đơn và các giao dịch quan trọng khác. Cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều chuẩn công nghiệp cho những dạng thức giao dịch cũng như XML( ngôn ngữ đánh dấu văn bản có thể mở rộng), cơ hội cho việc cung cấp cấp các dịch vụ thuận tiện, với chi phí thấp hơn và hiệu quả hơn thông qua việc liên kết máy tính trực tiếp với các đối tác ngày càng mở rộng ra trước mắt mọi người. Trong khi đó, các cổng (gateways) trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) sẽ mang lại cho các công ty khả năng tự động hoá các giao dịch với những khách hàng muốn sử dụng dạng thức giao dịch cũ xưa này cho các giao dịch cả trong lẫn ngoài công ty như các yêu cầu đặt mua hàng, chào bán hàng, ký phát hoá đơn … 1.2.2. Các hình thức hoạt động và ứng dụng của kinh doanh điện tử và thương mại điện tử 1.2.2.1. Thư điện tử Các đối tác ( người tiêu thụ, doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ) sử dụng hòm thư điện tử để gửi thư cho nhau một cách “trưc tuyến” thông qua mạng gọi la thư tín điện tử (electronic mail, gọi tắt là e-mail). Đây là một thứ thông tin ở dang “phi cấu trúc “ (unstructuredform) nghĩa là thông tin không phải tuân thủ một cấu trúc đã thoả thuận (là điếu khác với “ trao đổi dữ liệu điện tử” sẽ nói dưới đây). 1.2.2.2. Thanh toán điện tử Thanh toán điện tử là quá trình thành toán dựa trên hệ thống thanh toán tài chính tự động mà ở đó diễn ra sự trao đổi các thông điệp điện tử với chức năng là tiền tệ , thể hiện giá trị của một cuộc giao dịch. Ngày nay,với sự phát triển của thương mại điện tử, thanh toán điện tử đã mở rộng sang các lĩnh vực mới; đáng đề cập là: Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính chuyên phục vụ cho việc thanh toán điện tử giữa các công ty giao dịch với nhau bằng điện tử Tiền mặt Internet là tiền mặt được mau từ một nơi phát hành, sau đó được chuyển đổi tự do sang các đồng tiền khác thông qua Internet, áp dụng cả trong phạm vi một nước cũng như giữa các quốc gia; tất cả đều đuọc thực hiện băng kỹ thuật số hoá, vì thế tiền mặt này còn có tên gọi là “ tiền mặt số hoá “ Túi tiền điện tử nói đơn giản là nơi để tiền mặt Internet mà chủ yếu là thẻ khôn minh, tiền được trả cho bất cứ ai đọc được thẻ đó. Kỹ thuật của tuí tiền điện tử về cơ bản là kỹ thuật “ mã hoá khoá công khai/ bí mật “, tương tự như kỹ thuật áp dụng cho “ tiền mặt Internet “. Thẻ khôn minh, nhìn bề ngoài tương tự như thẻ tín dụng, nhưng ở mặt sau của thẻ, thay vì cho dải từ, lại là một chíp điện tử có một bộ nhớ nhỏ để lưu trữ tiền số hoá, tiền ấy chỉ được “ chi trả” khi người sử dụng và thông điệp được xác thực là “ đúng “ Giao dịch ngân hàng số hoá, và giao dịch chứng khoán số hoá Hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng là một đại hệ thống, gồm nhiểu tiểu hệ thông: (1) thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng, (2) thanh toán giữa ngân hàng với các đại lý thanh toán, ( 3) thanh toán trong nội bộ một hệ thống ngân hàng, (4) thanh toán giữa hệ thống ngân hàng này với hệ thống ngân hàng khác. 1.2.2.3. Trao đổi dữ liệu điện tử Kinh doanh điện tử và thương mại điện tử qua biên giới về bản chất chính là trao đổi dữ liệu điện tử giữa các doanh nghiệp mà được thực hiện giữa các đối tác ở các quốc gia khác nhau, với các nội dung: Giao dịch kết nối Đặt hàng Giao dịch gửi hàng Thanh toán 1.2.2.4. Giao dịch thương mại điện tử Giao dịch thương mại điện tử, với chữ “ thương mại” được hiểu với đầy đủ các nộ dung như đã ghi trong Đạo luật mẫu về Thương mại điện tử của Liên hiệp quốc bao gồm bốn kiểu: Người với Người: qua điện thoại , máy Fax và thư điện tử Người với Máy điện tử: trực tiếp hoặc qua các mẫu biểu điện tử và qua “võng thị toàn cầu “ Máy tính điện tử với Máy tính điện tử: qua trao đổi dữ liệu điện tử, các dữ liệu mã hoá bằng vạch Máy tính điện tử với Người: qua thư tin do máy tính tự động sản xuất ra, máy fax, thư điện tử. Dưới đây là sơ đồ tổng quát của giao tiếp thương mại điện tử như đã được trình bày tại hội nghị quốc tế về thương mại điện tử: Người với người(điện thoại, thư điện tử, Fax) Máy tính người với điện tử máy tính Với điện tử Người (mẫu biểu điện tử ( Fax, thư điện tử) , Web) Máy tính điện tử với máy tính điện tử( EDI, thẻ khôn minh, mã vạch) 1.2.2.5. Bán lẻ các hàng hoá hữu hình Người mua hàng sử dụng Internet/Web tìm Web của doanh nghiệp, xem hàng hoá hiển thị trên màn hình, xác nhận mua và trả tiền. Ngày nay, người ta hay sử dụng phần mềm mua hàng gọi là “ xe mua hàng” hoặc “ giỏ mua hàng” mà trên màn hình có dạng tương tự như “giỏ mua hàng” hoặc “xe mua hàng” thật mà người mua thường dùng khi họ vào cửa hàng siêu thị. Xe hoặc giỏ mua hàng này đi theo người mua suốt quá trình chuyển từ trang Web này sang trang Web khác để chọn hàng, khi tìm được món hàng nào vừa ý người mua nhấn phím “ hăy bỏ vào xe/ giỏ”; các xe/giỏ này có nhiệm vị tự động tính tiền ( kể cả thuế, cước vận chuyển) để thanh toán với khách mua. 1.2.2.6. Các bên tham gia thương mại điện tử Giao dịch Thương mại điện tử với “ thương mại” được hiểu với nội dung đã ghi trong Đạo mẫu về thương mại điện tử Liên hợp quốc, diễn ra bên trong và giữa ba nhóm tham gia chủ yếu: (1) Doanh nghiệp; (2) Chính phủ; và (3) Người tiêu thụ. Mô hình giao dịch thể hiện trong hình dưới đây: Người tiêu dùng Điện thoại, điện thoại, các biểu mẫu điện tử, các biểu mẫu, thư điện tử, fax thư điện tử, fax FAX, điện thoại, thư điện tử Chính phủ Doanh nghiệp FAX, các biểu mẫu điện tử EDI, các biểu mẫu điện thoại điện tử, thẻ khôn minh, các biểu mẫu điện tử mã vạch điện thoại, FAX, thư điện tử thư điện tử Chính phủ Doanh nghiệp (FDI- trao đổi dữ liệu điện tử) Các giao dịch này được tiến hành ở nhiều cấp độ khác nhau bao gồm: - Giữa doanh nghiệp với người tiêu thụ: mục đích cuối cùng là dẫn tới việc người tiêu thụ có thể mua hàng tại nhà mà không cần tới cửa hàng - Giữa cá doanh nghiệp với nhau: trao đổi dữ liệu, mua bán và thanh toán hàng hoá và lao vụ, mục đích cuối cùng là đạt được hiệu quả cao trong sản xuất và kinh doanh. - Giữa doanh nghiệp với các cơ quan chính phủ: nhằm vào các mục đích (1) mua sắm chinh phủ theo kiểu trực tuyến, (2) các mục đích quản lý, (3) thông tin. - Giữa người tiêu thụ với các cơ quan chính phủ: các vấn đề về: thếu, dịch vụ hải quan, phòng dịch, thông tin… - Giữa các chính phủ: trao đổi thông tin. 1.2.2.7. Hình thái hợp đồng thương mại điện tử Thương mại điện tử bao quát cả giao dịch có hợp đồng và giao dịch không có hợp đông. Xét riêng về giao dịch có hợp đồng, thì do đặc thù của giao dịch điển tử, hợp đồng Thương mại điện tử có một số điểm khác biệt so với hợp đồng thông thương: 1. Địa chỉ pháp lý của các bên: ngoài điạ chỉ địa lý, còn có địa chỉ Email, mã doanh nghiệp. 2. Có các quy định về phạm vi thời gian, và phạm vi địa lý của giao dịch. 3. Có kèm theo các văn bản và ảnh miêu tả sản phẩm, hoặc dung lượng trao đổi, và quy định trách nhiệm về các sai sót trong văn bản hoặc ảnh chụp. 4. Có các quy định về xác nhận điện tử các giao dịch, về quyền truy cập và cải chính thông tin điện tử và cách thực thi quyền này. 5. Có các quy định đảm bảo rằng các giao dịch điện tử được coi là chứng cớ pháp lý về bản chất và ngày thàng giao dịch. 6. Có các quy định chi tiết về phương thức thanh toán điện tử. 7. Có quy định về trung gian đảm bảo chất lượng 1.2.2.8. Các ứng dụng khác của kinh doanh điện tử Kinh doanh điện tử cũng sẽ cải thiện mối liên lạc với khách hàng và trong nội bộ doanh nghiệp. Những công ty cung cấp phần mềm cho kinh doanh hiện đang đưa ra cổng truy nhập (portal), có thể tiếp cận bằng trình duyệt, cho phép nhân viên cũng như các đối tác kinh doanh có thể xử lý các giao dịch cũng như báo cáo về công việc kinh doanh ở bât kỳ đâu trên thế giới miễn là họ sử dụng Internet Một đặc tính mới cho phép phần mềm kế toán có thể nhận những thông tin về các khoản tiền gửi của khách do các ngân hàng chuyển về và sử dụng thông tin này để tự động xử lý những tấm séc hay những khoản tiền gửi này. Kinh doanh điện tử cũng giúp hệ thống thông tin của doanh nghiệp phát triển vượt ra khỏi tầm hoạt động của phòng kế toán công ty. Các nhân viên, khách hàn, người cung cấp cũng như các đối tác của bạn, tất cả đều thu được lợi ích từ hình thức báo cáo qua Internet trong khi ban quản lý có thể tin chắc rằng những thông tin này được bảo mật và chỉ những ai có quyền truy nhập mới tiếp cận được thông tin này. Một phần mềm kế toán mới hiện có thể đưa ra khả năng báo cáo trên Website. Các bản báo cáo theo tiêu chuẩn hoặc đã được tuỳ biến sẽ được truy xuất và người sử dụng có thể hoặc là xem tóm tắt bản báo cáo hoặc xem toàn bộ bản báo cáo đó, tuỳ vào quyền truy nhập của họ. Công ty có thể đưa ra những báo cáo sử dụng những dạng thức báo cáo tiên tiến nhất, được trình duyệt hỗ trợ như Active X, Java hay HTML. Ngoài việc phát hành trên Website, các báo cáo còn có thể đươc gửi qua thư điện tử tới bất kỳ ai ở trong hay ngoài tổ chức. Một cách tiếp cận tiên tiến hơn là đưa ra thông tin báo cáo cô đọng tại một thời điểm cụ thể, đồng thời cho phép mọi người đưa ra những thông tin riêng theo góc nhìn của họ. 1.2.3. Các phương tiện kỹ thuật của kinh doanh điện tử và thương mại điện tử 1.2.3.1. Điện thoại Toàn thế giới hiện đang có khoảng 1 tỷ đường dây thêu bao điện thoại, và khoảng 340 triệu người dùng điện thoại vô tuyến. Điện thoại là một phương tiện phổ thông dễ sử dụng và thường mở đầu cho các cuộc giao dịch thương mại. Tuy nhiên, trên quan điểm kinh doanh, công cụ điện thoại có mặt hạn chế là chỉ truyền tải được âm thanh, mọi cuộc giao dịch cuối cùng vẫn phải kết thúc bằng giấy tờ; ngoài ra, chi phí giao dịch điện thoại, nhất là điện thoại đường dài và điện thoại ngoài nước vẫn còn cao. 1.2.3.2. Máy điện báo( Telex) và FAX Máy fax có thể thay thế dịch vụ đưa thư và giửi công văn truyền thống; và nay gần như đã thay thế hẳn máy Telex chỉ chuyển lời văn. Nhưng máy Fax có một số mặt hạn chế như: không thể truyền tải được âm thanh, hình ảnh động, hình ảnh 3 chiều…, ngoài ra giá máy và chi phí sử dụng còn cao. 1.2.3.3. Truyền hình Toàn thế giới hiện có khoảng một tỷ máy thu hình, số người sử dụng máy thu hình rất lớn, đã khiến cho truyền hình trở thành một trong những công cụ điện tử phổ thông nhất ngày nay. Truyền hình đóng vai trò quan trọng trong thương mại, nhất là trong quảng cáo hàng hoá, ngày càng có nhiều người mua hàng nhờ xem quảng cáo trên truyền hình, một số dịch vụ đã được cung cấp qua truyền hình, đặc biệt là sản phẩm của du lịch là hữu hình, chính vì vậy quảng cáo qua truyền hình sẽ giúp cho khách hàng cảm nhận một phần nào đó sản phẩm của các công ty lữ hành. Song truyền hình chỉ là một công cụ viễn thông “ một chiều”; qua truyền hình khách hàng không thể tìm kiếm được các chào hàng, không thể đàm phán với người bán về các điều khoản mua bán cụ thể. Nay, máy thu hình được nối kết với máy điện tử thì công dụng của nó được mở rộng hơn. 1.2.3.4. Thiết bị kỹ thuật thanh toán điện tử Thanh toán điện tử được thực hiện thông qua các hệ thống thanh toán điện tử và chuyển tiền điện tử mà bản chất là các phương tiện tự động chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác. Thanh toán điện tử sử dụng rộng rãi các máy rút tiền tự động( ATM), thẻ tín dụng cá loại, thẻ mua hàng, thẻ khôn minh. Nếu trong tương lai gần, các ngân hàng Việt Nam áp dụng được hình thức thanh toán này và doanh nghiệp du lịch tích cực tham gia vào dịch vụ này thì sẽ làm giảm được nỗi lo cho khách trong quá trình đi du lịch, họ không phải mang nhiều tiền mặt đi theo, không sợ bị mất và trấn lột. 1.2.3.5. Mạng nội bộ và liên mạng nội bộ Theo nghĩa rộng, mạng nội bộ là toàn bộ mạng thông tin của một xí nghiệp hay cơ quan và các liên lạc mọi kiểu giữa các máy tính điện tử trong cơ quan xí nghiệp đó, cộng với các liên lạc di động.Theo nghĩa hẹp, đó là mạng kết nối nhiều máy tính ở gần nhau, gọi là mạng LAN; hoặc nối kết các máy tính trong một khu vực rộng lớn hơn, gọi là mạng miền rộng WAN. Hai hay nhiều mạng nội bộ liên kết với nhau sẽ tạo thành liên mạng nội bộ và tạo ra một cộng đồng điển tử liên xí nghiệp. 1.2.3.6. Internet và Web Khi kết nối Internet, ta nói tới một phương tiện liên kết các mạng với nhau trên phạm vi toàn cầu trên cơ sở giao thức chuẩn quốc tế TCP/IP. Web giống như một thư viện khổng lồ có nhiều triệu cuốn sách, hay như một cuốn từ điển khổng lồ có nhiều triệu trang, mỗi trang chứa một gói tin có nội dung nhất đinh: một quảng cáo, một bài viết…Mà số trang không ngừng tăng lên, không theo một trật tự nào cả. Sự cần thiết phải ứng dụng thương mại điện tử và kinh doanh điện tử vào hoạt động kinh doanh Lữ hành Từ những đặc điểm của kinh doanh lữ hành và những tính chất, vai trò quan trọng của thương mại điện tử như đã trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng cần phải áp dụng thương mại điện tử và kinh doanh điện tử vào trong kinh doanh lữ hành, bởi nó sẽ tận dụng được những lợi thế của thương mại điện tử, đồng thời khắc phục được những nhược điểm vốn mang tính hữu hình của sản phẩm du lịch: * Các lợi thế chung - Thu thập thông tin một cách thuận lợi và dễ dàng - Giảm chi phí sản xuất, từ đó sẽ làm giảm giá thành, nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp - Giảm chi phí bán hàng, tiếp thị giao dịch - Hỗ trợ, thiết lập và củng cố đối tác, khách hàng - Giảm ách tắc giao thông, tệ nạn xã hội * Các ưu điểm nổi trội trong kinh doanh lữ hành - Tiết kiệm thời gian giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp và thời gian tìm hiểu sản phẩm của khách hàng, làm cho quá trình trao đổi thông tin với khách được thuận tiện nhanh chóng hơn. - Giải quyết việc phân đoạn về mặt địa lý của cầu trong du lịch - Giúp khách du lịch định hình được sản phẩm trước khi sử dụng - Giúp doanh nghiệp dễ tiếp cận với đối tác thông qua gian hàng trực tuyến ( Website ) - Giúp doanh nghiệp dễ dàng trong việc hữu hình hoá sản phẩm du lịch thuận lợi cho hoạt động xúc tiến du lịch Nội dung tiến hành ứng dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh lữ hành 1.2.5.1. Các cấp độ ứng dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử Việc ứng dụng cấp độ kinh doanh điện tử và thương mại điện tử nào vào hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty phụ thuộc vào loại hình kinh doanh và nguồn lực của công ty. Cấp độ 1.1: Sử dụng thư điện tử ( Email) Đây là cấp độ ứng dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử sơ đẳng nhất. Thay vì sử dụng các phương thức giao dịch thông thường như gửi thư truyền thống, gửi FAX, điện thoại, Thương mại điện tử cho phép thực hiện các giao dịch qua mạng Internet. Cấp độ này được ứng dụng trong hầu hết các hoạt động kinh doanh lữ hành từ việc giới thiệu sản phẩm cho khách hàng, đàm phán giao dịch, đặt hàng đến khâu cuối cùng là hỗ trợ sau bán hàng. Thư điện tử là loại hình trao đổi thông tin phổ biến nhất trên Internet, ở Việt Nam xu hướng sử dụng Email trong công tác giao dịch, trao đổi công việc cũng như các nhu cầu cá nhân đang ngày càng phổ biến .Khi sử dụng email có thể gửi nhiều tài liệu trực tuyến cá nhân và tất nhiên là tiện lợi hơn fax ở chỗ là nó không phải in ra và gửi qua máy fax đồng thời người nhân có thể đọc được từ bất kì máy tính nào có nối mạng trên toàn thế giới. Điều này rất tiện lợi và nhanh hơn nhiều so với gửi qua bưu điện. Ngoài văn bản ra có thể gửi âm thanh hình ảnh, các phần mềm …có thể dễ dàng cùng một lúc gửi tài liệu đến nhiều người. Thực tế cho thấy, Email nhanh và rẻ hơn, linh hoạt so với máy FAX, dịch vụ bưu điện thông thường. Đây là loại hình dùng để liên lạc trao đổi thông tin với nhà cung cấp, khách hàng, đối tác và đồng nghiệp. Gửi kèm email có thể là các files văn bản hoặc hoặc bản tính như đơn đặt hàng, tiều liệu về quy cách sản phẩm, báo giá, bảng tính chi phí hoặc thông tin hỗ trợ quảng cáo. Cũng có thể gửi kèm một đoạn âm thanh hoặc hình ảnh động. Việc sử dụng Email có thể minh hoạ bằng hình ảnh như sau: Hình ảnh minh hoạ Cấp độ 1.2: Sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin Hiện có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng, tổ chức sử dụng Internet vào việc tìm kiếm thông tin. Những thông tin về thị trường về đối thủ cạnh tranh, tin tức về các ngành công nghiệp khác, nghiên cứu dự án, thông tin tài chính, tìm kiếm thông tin về khách hàng tiềm năng. Cấp độ này được ứng dụng chủ yếu trong việc nghiên cứu thị trường, lập phương án kinh doanh. Có rất nhiều công cụ để tìm kiếm thông tin trên Internet như goole, yahoo, alvista…sau đây em xin đưa ra hình ảnh minh hoạ cho một công cụ tìm kiếm phổ biến. Hình ảnh minh hoạ Cấp độ 2: Web quảng cáo ở cấp độ này Website của doanh nghiệp có chức năng như một chương trình quảng cáo về doanh nghiệp trên mạng. Doanh nghiệp cần có trang Web chứa dữ liệu về doanh nghiệp, một số thông tin cở bản về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, các thông tin liên lạc như: địa chỉ, số điện thoại, Fax, địa chỉ Email…Cấp độ này Website của doanh nghiệp có chức năng như một chương trình quảng cáo về doanh nghiệp trên mạng Cấp độ 3.1: Đặt hàng trực tuyến và sử dụng dịch vụ trực tuyến Doanh nghiệp có thể không có được một Website riêng nhưng doanh nghiệp vẫn có thể là một thành viên tích cực của Thương mại điện tử. Bước xuất điểm đầu tiên là đặt hàng trực tuyến tới nhà cung cấp, kiểm tra xem nhà cung cấp đã có trang Web để phát triển Thương mại điện tử chưa để chúng ta tiến hành giao dịch với họ. Cấp độ này phục vụ chủ yếu cho khâu tạo nguồn cung cấp các dịch vụ cấu thành nên các chương trình du lịch của các công ty lữ hành. Cấp độ 3.2; Website với đơn đặt hàng trực tuyến. Doanh nghiệp đưa thêm chức năng “xe mua hàng “ vào website. Phần mềm “ xe mua hàng” cho phép khách hàng lựa chọn chương trình du lịch cho vào rổ và đề nghị được mua chương trình trực tuyến. Khi được chọn và được đặt chương trình du lịch trong “ xe mua hàng”. Khi kết thúc giao dịch, đơn đặt hàng được chấp nhận cùng với những chi tiết về thanh toán ( chủ yếu là việc cung cấp số thẻ tín dụng). Doanh nghiệp sẽ xác nhận lại chương trình du lịch, và việc thanh toán được thực hiện ở một tiến trình không trực tuyến. Việc xây dựng Website với đơn hàng trực tuyến sẽ thay thế cho hầu hết các bước trong quy trình kinh doanh lữ hành, nhất là việc giới thiệu sản phẩm, chấp nhận đơn đặt hàng - ký kết hợp đồng mua tour trực tiếp với khách hàng. Cấp độ 4.1: Website giao dịch business to business (B2B) Website giao dịch bao quát toàn bộ tiến trình từ việc lựa chọn hàng hoá đặt hàng, chuyển hàng và xác nhận chuyển hàng tới việc thanh toán trực tuyến. Thanh toán trực tuyến nghĩa là khi người mua chấp nhận những điều kiện thanh toán bằng thẻ tín dụng, thì việc thanh toán ngay lập tức được chuyển qua để ngân hàng tiến hành thanh toán. Trong trường hợp này, Website cần phải được kết nối với hệ thống thanh toán điện tử ngân hàng. Cấp độ 4.2: Website có khả năng đáp ứng yêu cầu về thông tin, kết nối chia sẻ dữ liệu cho khách hàng, nhà cung cấp Việc cung cấp thông tin về sản phẩm và đặt hàng trực tuyến là rất quan trong, nhưng đây là những công đoạn tốn rất ít thời gian và không quá phức tạp. Công đoạn tiêu tốn thời gian chính là dịch vụ phục vụ khách hàng, đặc biệt là trong việc đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi của khách hàng. Thông tin về hiện trạng của sản phẩm và việc cung cấp các loại hoá đơn và cùng các dữ liệu khác qua mạng, bởi một phần của Website được bảo vệ bằng mật khẩu đã làm giảm các yêu cầu bằng điện thoại và giấy tờ. Bằng cách này, khách hàng có thể kiêm tra các thông tin bất kể lúc nào họ muốn. Trong thực tế, có rất nhiêu doanh nghiệp đã áp dụng chức năng này cho Website trước khi đưa vào các chức năng như đặt hàng trực tuyến vì tính tiện lợi cho khách hàng và tiết kiệm chi phí. Cấp độ 5: Giải pháp toàn diện về kinh doanh điện tử và thương mại điện tử Đây là cấp độ ứng dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử cao nhất nó cho phép áp dụng Công nghệ thông tin vào toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đạt đến cấp độ này công ty có thể thay thế toàn bộ quy trình kinh doanh lữ hành truyền thống bằng một quy trình mới thông qua Internet . Giải pháp toàn diện về kinh doanh điện tử và thương mại điện tử thể hiện ở những điểm sau: 1) Internet là một công cụ thông tin cho phép doanh nghiệp đưa sản phẩm đến khách hàng trên toàn cầu. 2) Để có thể hoạt động thương mại Internet và ra nhập thế giới kinh doanh 3) Công đoạn đặt hàng là trọng tâm của thương mại điện tử: các đối tác thương mại muốn có thể xem qua các dữ liệu sản phẩm trước khi đưa ra yêu cầu. Đông thời, doanh nghiệp phải kiểm soát được hoá đơn và thanh toán bằng phương pháp điện tử. Người mua hàng cũng muốn biết về thời gian và địa điểm thực hiện chương trình du lịch 4) Các công đoạn hỗ trợ công đoạn đặt hàng phải được liên kết và tạo thành hệ thống hoàn chỉnh thống nhất. Công đoạn sau cần phải được nối tiếp công đoạn trước và sau đó nối với hệ thông kế toán kiểm kê.Trong trường hợp bán lẻ hệ thống cho phép đặt hàng tự động cần được liên kết với hệ thống quản lý kiểm kê , một hệ thống đặt hàng tự động khác nối với nhà cung cấp. 5) Một phần mềm kế toán có thể nhận những thông tin về các khoản tiền gửi của khách do các ngân hàng chuyển về và sử dụng thông tin này để tự động xử lý những tấm séc hay những khoản tiền gửi này. 6) Kinh doanh điện tử cũng giúp hệ thống thông tin của doanh nghiệp phát triển vượt ra khỏi tầm hoạt động của phòng kế toán công ty. Các nhân viên, khách hàng, người cung cấp cũng như các đối tác của bạn, tất cả đều thu được lợi ích từ hình thức báo cáo qua Internet trong khi ban quản lý có thể tin chắc rằng những thông tin này được bảo mật và chỉ những ai có quyền truy nhập mới tiếp cận được thông tin này. 7) Một phần mềm kế toán có thể đưa ra khả năng báo cáo trên Website. Các bản báo cáo theo tiêu chuẩn hoặc đã được tuỳ biến sẽ được truy xuất và người sử dụng có thể hoặc là xem tóm tắt bản báo cáo hoặc xem toàn bộ bản báo cáo đó, tuỳ vào quyền truy nhập của họ.. Ngoài việc phát hành trên Website, các báo cáo còn có thể đươc gửi qua thư điện tử tới bất kỳ ai ở trong hay ngoài tổ chức. Một cách tiếp cận tiên tiến hơn là đưa ra thông tin báo cáo cô đọng tại một thời điểm cụ thể, đồng thời cho phép mọi người đưa ra những thông tin riêng theo góc nhìn của họ. 1.2.5.2. Tiến trình ứng dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp . Thương mại điện tử là một phương thức kinh doanh mới , do đó khi áp dụng các doanh nghiệp cần phải có những bước đi trình từ phù hợp khả năng của doanh nghiệp. Bước1: Nhận thức được kinh doanh điện tử và thương mại điện tử đang làm thay đổi hoạt động kinh doanh như thế nào. Kinh doanh điện tử và thương mại điện tử đang làm thay đổi phương pháp tiến hành các hoạt động kinh doanh. Các phương pháp kinh doanh truyền thống có thể không còn được áp dụng được lâu trong môi trường điện tử. Mỗi doanh nghiệp cần tìm kiếm một lĩnh vực kinh doanh trọng điểm để có thể tồn tại. Các đối tác kinh doanh và liên kết hoạt động của họ lại vì các đối thủ mới có thể thu hút mất khách hàng thông qua việc ứng dụng thương mại điện tử. Bước 2: Nghiên cứu tiến trình kinh doanh và lập kế hoạch cho sự thay đổi Khi tiến hành ứng dụng công ty cần phải trả lời sau: công việc kinh doanh của bạn liên quan như thế nào đến các nhà cung câp, khách hàng và nhân viên?; Công đoạn nào có thể cải tiến bằng cách sử ụng Internet? Tiếp đó doanh nghiệp cần phải tiến hành lập quỹ tài chính, nghiên cứu khả năng ứng dụng, chương trình ứng dụng, nghiên cứu môi trường trong và ngoài doanh nghiệp. Với những thông tin này, các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch chiến lược, quyết định bắt đầu ứng dụng công đoạn nào và cấp độ ứng dụng ( mức độ sự thay đổi mà doanh nghiệp cần). Bước 3: Sử dụng nhân lực trong và ngoài doanh nghiệp Khi quyết định ứng dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải xem xét trình độ nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, kiểm tra xem đã có kế hoạch thuê chuyên gia kỹ thuật để thực hiện ứng dụng thương mại điện tử chưa. Từ đó có kế hoạch thuê chuyên gia bên ngoài, đồng thời có kế hoạch đào tạo phù hợp. Việc này là cần thiết để đảm bảo hệ thống đáp ứng được sự mong đợi và đòi hỏi. Bước 4: Thiết kế – cần sự đơn giản hài hoà Thiết kế làm sao cho tiến trình hoạt động có hiệu quả và tiết kiệm chi phí là đòi hỏi cao nhất cả người lãnh đạo doanh nghiệp. Do đó, mô hình hoạt động thương mại điện tử cần đáp ứng yêu cầu thay đổi và những vấn đề mang tính thực tế nảy sinh. Bước 5: Đưa tiến trình hoạt động vào đúng vị trí Trong khi còn đang thiết kế trang Website và tìm kiếm các giải pháp kỹ thuật, hoạt động của doanh nghiệp cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với chiến lược về kinh doanh điện tử và thương mại điện tử. Tiến trình hoạt động cần đặt trong mối liên hệ mật thiết đến các bộ phận của doanh nghiệp, các yếu tố bên trong và bên ngoài, đặc biệt là sự an toàn và tính chất bí mật cá nhân. Điều này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp Bước 6: Liên tục cập nhật và cải tiến Doanh nghiệp cần thường xuyên nghiên cứu cải tiến hiện đại hoá và bảo dưỡng hệ thống. Khuyến mãi hết thời hạn, truy cập vào trang Website bị ngắt quãng hay việc trả lời khách hàng bị chậm trễ sẽ làm xấu đi hình ảnh về doanh nghiệp. Mong muốn của khách hàng và điều kiện thị trường luôn thay đổi nên chiến lược ứng dụng của doanh nghiệp cũng cần phải thay đổi cho phù hợp. Bước 7: Cung cấp sự hỗ trợ cho khách hàng Doanh nghiệp phải cung cấp một dịch vụ hỗ trợ khách hàng tốt, huớng dẫn họ ngay khi họ gặp phải những vấn đền trong việc sử dụng hệ thống. Chẳng có gì đảm bảo cho khách hàng của doanh nghiệp hơn việc doanh nghiệp cho khách hàng cho thấy sự toàn vẹn và tin cậy trong hoạt động kinh doanh như trả lại tiền thừa hay bảo hành sản phẩm. Bước 8: Quảng cáo và khuyến khích sử dụng Hoạt động Marketing cũng rất quan trọng trong lĩnh vực thương mại điện tử, Marketing có thể được thực hiện thông qua các biểu mẫu điện tử, chẳng hạn việc đặt các mục quảng cáo tại các trang Website phổ biến hoặc quảng cáo truyền thống như; quảng cáo qua báo chí, tivi, thư thông báo cho các đối tác…Khách hàng truy cấp trang web và thăm quan hệ thống doanh nghiệp là chưa đủ. Khách hàng cần phải bị cuốn hút vào việc mua sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp hoặc thấy thân thiện với doanh nghiệp của bạn hơn. Điều này có thể thực hiện bằng cách đưa ra các ưu đãi như hoa hồng, sản phẩm miễn phí hoặc dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng. 1.2.5.3. Điều kiện để ứng dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử Song song với những lợi ích rõ rệt có thẻ mang lại. Kinh doanh điện tử và thương mại điện tử đã và đang đặt ra hàng loại vấn đề giải quyết trên tất cả các bình diện doanh nghiệp, quốc gia và quốc tế. Những điều kiện đặt ra là một tổng thể của hàng chục phức tạp đan xen trong một mối quan hệ hữu cơ bao gồm: Hạ tầng cơ sở công nghệ Kinh doanh điện tử và thương mại điện tử vừa là đỉnh cao của quá trình tự động hoá quy trình thương mại truyền thống vừa là hệ quả tất yếu của kỹ thuật số nói chung và công nghệ thông tin nói riêng. Điều đó muốn nói rằng, để có thể triển khai kinh doanh điện tử và thương mại điện tử và triển khai thành công cần thiết phải có được một hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin vừa chắc, bao gồm tính toán điện tử và truyền thống điện tử. Để đảm bảo yêu cầu cơ sở đó, hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin cần phải đảm bảo tính tuân theo chuẩn. Hệ thống các chuẩn cần thiết phải được xem như một phần trong hệ thống công nghệ thông tin và đạt tới mục tiêu chung là mọi thành viên tham gia kinh doanh điện tử và thương mại điện tử, kể cả người tiêu dùng cá thể phải tuân theo. Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin phải đạt tới một độ ổn định cao, cho dù các sản phẩm công nghệ thông tin ( cứng, mềm) được sản xuất trong nước hoặc mua của nước ngoài. Yếu tố phải tính đến sự ổn định về mức chi phí phù hợp với người tiêu dùng. Hạ tâng cơ sở công nghệ thông tin liên quan chặt chẽ với an toàn thông tin, một vấn đề công nghệ vừa là cốt lõi, vừa là thách thức khó vượt qua của phần còn lại của thế giới từ các nước phát triển. Hạ tầng cơ sở nhân lực, trình độ công nghệ thông tin Vì đây là một hình thái mới có nền tảng là công nghệ cao nên yêu cầu mọi người tham gia thương mại phải có ý thức thói quen sử dụng nó, điều này cũng một phần muốn nói tới vai trò quan trọng của hệ thống giáo dục đào tạo, ở mức đơn giản nhất, có thể thấy mọi người phải có thói quên sử dụng Internet và mua hàng qua Internet. ở mức cao hơn, vận hành hệ thống thương mại điện tử, dù trên phạm vi quốc gia hoặc toàn cầu, cần thiết phải có một đội ngũ các nhà tin học đủ khả năng vận hành đồng thời nắm bắt và triển khai các công nghệ mới phục vụ chung. Cần thiết phải có “ một ngôn ngữ chung “ cho xã hội mạng theo một cách nào đó. Có hai cách để thiết lập ngôn ngữ chung: cách thứ nhất là xậy dựng một ngôn ngữ mới chung cho xã hội mạng, tuy nhiên cách này khó thực hiện. Cách thứ hai là sử dụng ngôn ngữ chung sẵn có là tiếng Anh, bởi trên thế giới số người sử dụng thành thạo tiếng Anh ngày một tăng nên, các thành tựu khoa học công nghệ đều được thể hiện thông qua tiếng Anh. Tuy nhiên vể mặt này hiện tại ta chưa có một tình trạng tốt như các nước khác trên thế giới. Điều này cũng muốn nói tới gánh nặng của hệ thống giao dịch và đằo tạo của mọi quốc gia và cộng đồng quốc tế. Bảo mật và an toàn Giao dịch thương mại dựa trên các phương tiện điện tử, đặt ra các đòi hỏi rất cao về bảo mật và an toàn, đặt biệt là trên Internet. Bản chất của giao dịch thương mại điện tử là gián tiếp, bên mua và bên bán, thậm chí là không biết về nhau, giao dịch thông với nhau thông qua các kênh truyền hình hoàn toàn không xác định được. Điều này dẫn đến tình trạng là cả người mua và người bán đều có những no ngại riêng về các vấn đề liên quan đến hoạt động thương mại của mình. Chẳng hạn, người mua sợ số thẻ tín dụng khi truyền đi trên mạng có thể bị kẻ xấu, thậm chí cả bên bán lợi dụng và sử dụng bất hợp pháp; còn người bán no ngại thanh toán và quy trình thanh toán của bên mua… Hệ thống thanh toán Thực thi kinh doanh điện tử và thương mại điện tử yêu cầu phải có hệ thống thanh toán điện tử, thương mại điện tử chỉ sử dụng được phần trao đổi thông tin, quảng cáo tiếp thị…các hoạt động thương mại vẫn chỉ kết thúc bởi hình thức thanh toán trực tiếp. Có một đặc trưng của hệ thống thanh toán cho dù là truyền thống hoặc điện tử đòi hỏi chế độ bảo mật rất cao. Chính vì vậy, các nghiên cứu và kết quả nghiên cứu nhằm vào lĩnh vực này ngày càng nhiều. Ngoài ra hệ thống thanh toán điện tử cũng luôn đi kèm với hệ thống mã hoá sản phẩm trên phạm vi toàn cầu. Bảo vệ cơ sở trí tuệ Xu hướng hiện nay cho thấy, giá trị sản phẩm thể hiện ở khía cạnh chất xám của nó, mà không phải ở bản thân nó, tài sản cơ bản của từng đất nươc, từng tổ chức và từng con người đã và đang chuyển thành tài sản chất xám là chủ yếu, thông tin trở thành tài sản, và bảo vệ tài sản cuối cùng sẽ có nghĩa là bảo vệ thông tin. Vì vậy, vấn đề bảo vệ sở hữu trí tuệ và bản quyền của các thông tin trên Website ( các hình thức quảng cáo, các nhãn hiệu thương mại, các cơ sở dữ liệu, các dung liệu truyền gửi qua mạng…) là một vấn đề đáng quan tâm. Điều đó có nghĩa là hệ thống pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ về sở hữu trí tuệ sẽ phải được thay đổi phù hợp. Bảo vệ người tiêu dùng Trong kinh doanh điện tử và thương mại điện tử thông tin về hàng hoá đều là thông tin số, nói đơn giản là người mua không có điều kiện, nếm thử hoặc dùng thử hàng trước khi mua, khả năng rơi vào thị trường, mà người bán không có cách nào để thuyết phục người mua về chất lượng của cùng một loại hàng hoá. Ngoài ra còn chưa kể tới khả năng bị nhầm lẫn các cơ sở dữ liệu, bị lừa ngạt bởi các thông tin và các tổ chức phi pháp có mặt trên mạng. Vì thế đang xuất hiện nhu cầu phải có một trung gian đảm bảo chất lượng hoạt động hữu hiệu và ít tốn kém, đây là một khía cạnh cơ chế đáng quan tâm của thương mại điện tử trước thực tế các rủi ro ngày càng ra tăng đánh vào quyền lợi của người tiêu dùng. Cơ chế đảm bảo chất lượng đặc biệt có ý nghĩa với các nước phát triển nơi mà dân chúng có thói quen tiếp xúc trực tiếp với hàng hoá để kiểm tra ( nhìn, sờ, ném, ngửi…) để thử ( mặc thử, đội thử, đi ăn thử…) trước khi mua. Hạ tầng cơ sở kinh tế và pháp lý Môi trường quốc gia: Trước hết, chính phủ từng nước phải quyết định xem xã hội thông tin nói chung và Internet nói riêng là một hiểm hoạ hay là một cơ hội. Từ khẳng định mang tính nhận thức chiến lược ấy mới quyết định thiết lập môi trường kinh tế, pháp lý và xã hội cho nền kinh tế số nói chung và cho kinh doanh điện tử và thương mại điện tử nói riêng và đưa các nội dung của kinh tế số vào văn hoá giáo dục các cấp. Riêng về pháp lý có hàng loại vấn đề phải xử lý: Thừa nhận tính pháp lý của giao dịch thương mại điện tử Bảo vệ pháp lý các thanh toán điện tử Quy định pháp lý đối với các dữ liệu có xuất xứ từ nhà nước, chính quyền địa phương, doanh nghiệp nhà nước Bảo vệ pháp lý đối sở hữư trí tuệ Bảo vệ bí mật riêng tư một cách “ thích đáng” Bảo vệ pháp lý đối với mạng thông tin chống tội phạm xâm nhập Tất cả những việc trên đây chỉ có thể thực được trên cơ sở mỗi quốc gia trước hết phải thiết lập một hệ thống mã nguồn cho tất cả các thông tin số, bắt đầu từ chữ cái của ngôn ngữ nước đó chở đi, tiếp đó nhà nước sẽ phải định hình một chiến lược chung về hình thành và phát triển một nền kinh tế số tiếp đó đến các chính sách đạo luật và các quy định cụ thể tương ứng được phản ánh trong toàn bộ chính thể của hệ thống nội luật. Môi trường quốc tế: Các vấn đề môi trường kinh tế, pháp lý, xã hội quốc gia sẽ in hình mẫu của nó vào vấn đề môi trường kinh tế , pháp lý và xã hội quốc tế, cộng thêm các phức tạp khác của kinh tế thương mại qua biên giới, do đó làm mất đi tính ranh giới địa lý vốn là cố hữu của ngoại thương truyền thống, dẫn tới những khó khăn to lớn về luật áp dụng để điều chỉnh hợp đồng về thanh toán đặc biệt là thu thuế Vấn đề lệ thuộc công nghệ Không thể không thừa nhận rằng nước Mỹ đang khống chế toàn bộ công nghệ thông tin quốc tế cả phần cứng và phần mềm ( phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng) chuẩn công nghệ Internet cũng là chuẩn của Mỹ, các phầm mềm tầm cứu và Website chủ yếu cũng là của Mỹ, nước mỹ cũng đi đầu. Điều này có thể thấy rằng, những nước ít phát triển hơn đã rất chậm chân, có thể mãi mãi ở một tầm thấp dưới và bị phụ thuộc hoàn toàn về công nghệ vì điều kiện thực tế sẽ không cho phép họ đuổi kịp nữa. Vì lẽ đó, thương mại điện tử đang được các nước xem xét một cách chiến lược, sự du nhập vào nó là không thể tránh được hơn thế còn là cơ hội nhưng nếu vì bị bức bách mà tham gia hay chỉ tham gia vì các lợi ích kinh tế vật chất cụ thể thì không đủ, mà phải có một chiến lược thích hợp để khỏi trở thành quốc gia thứ cấp về công nghệ. 1.3. Một số kinh nghiệm ứng dụng thương mại điện tử và kinh doanh điện tử vào kinh doanh lữ hành Kinh doanh điện tử và thương mại điện tử đang phát triển nhanh trên bình diện toàn cầu. Tuy hiện nay được áp dụng chủ yếu ở các nước công nghiệp phát triển ( riêng Mỹ chiếm khoảng 1/2 tổng doanh số thương mại điện tử thế giới) nhưng các nước đang phát triển cũng bắt đầu tham gia. Cách nhìn nhận, đánh giá, cách chuẩn bị triển khai và các bước đi khác nhau tuỳ đặc điểm và ý đồ của từng nước, từng doanh nghiệp, kinh nghiệm nước ngoài cho thấy: để có thế tham gia vào kinh doanh điện tử và thương mại điện tử và tránh được các rủi ro khả dĩ, mỗi nước; mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược chung, chương trình tổng thể, phương án, hoạt động từng bước. 1.3.1 ứng dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử trên thế giới Nhiều doanh nghiệp trên thế giới từ rất lâu đã và đang mở rộng từ việc bán hàng qua điện thoại sàng bán hàng dựa trên Website. Với Website họ cung cấp cho khách hàng nhiều thông tin về sản phẩm hơn, đồng thời doanh nghiệp có thể tích hợp việc sử lý đơn mua hàng, thanh toán thông qua các phầm mềm bán hàng. ở Mỹ doanh nghiệp Gateway 2000 chuyên bán sản phẩm máy tính (PC) cho khách hàng là một dịch điển hình. Thành lập năm 1985, Gateway chuyên bán trực tiếp PC cho khách hàng. Đến năm 1996 Gateway quyết định dùng Website như một kênh bán hàng khác. Với kênh bán hàng này cho phép khách hàng trên khắp thế giới có thể lựa chọn một sản phẩm phù hợp với mình bằng việc đặt hàng qua Website. Giống như các trang Website bán hàng trực tuyến khác nhưng Gateway đã cung cấp cho khách hàng một dịch vụ hoàn hảo trong việc lựa chọn sản phẩm. Bên cạnh catolouge điện tử đưa ra nhiều lựa chọn khác nhau mà qua đó khách hàng có thể lựa chọn một hệ thống PC đày đủ chưa lắp ráp hoặc có thẻ bổ sung thêm một số bộ . Phần hỗ trợ kỹ thuật sẽ cung cấp cho khách hàng thông tin về kỹ thuật , ví dụ như chương trình sửa lỗi. Ngoài ra còn có tử điển máy tính, phòng đọc sẽ mô tả cho khách hàng một vài công nghệ máy tính Pc mới nhất; thông tin nội bộ có thể cho phép khách hàng liên lạc với lãnh đạo công ty; tạp chí Gateway-một vùng bán hàng trực tuyến sen kẽ có thể đưa ra sản phẩm như bàn chạy chuột, tách cafe và các sản phẩm khách có biểu tượng con bò của Gateway ( hình minh hoạ) Không chỉ ứng dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử trong việc xây dựng các cửa hàng trực tuyến, trong đó thông tin số là chất liệu cơ bản của Thương mại điện tử với tư cách là hàng hoá. Các doanh nghiệp sử dụng thông tin để điều khiển các quy trình trong đó bao gồm cả sản xuất và phân phối hàng hoá hữu hình. Ví dụ như doanh nghiệp Actiwear của hãng FL( Fruit of the Loom) chấp nhận nhiều cạnh tranh trong phân phối. FL đã duy trì một hệ thống có thể gắn kết điện tử toàn bộ mạng lưới phân phối của FL sao cho các nhà phân phối, các doanh nghiệp , cửa hàng ( cửa hàng anh lụa, xưởng in áo sơ mi, cửa hàng đồ thêu ren) ở các khu vực địa lý cách xa nhau có thể nhận được thông tin họ cần để đặt mua hàng. Không chỉ các doanh nghiệp nhỏ có thể kiểm tra lượng hàng trong kho của nhà phân phối và trạng thái các đơn đặt hàng của họ một cách thực tế hơn, mà hệ thống có thể gợi ý các khả năng thay thế khác nhau cho một sản phẩm đã hết trong một kho và tìm kiếm trong một kho khác đang chứa mặt hàng mong muốn. Sơ đồ minh hoạ 1.3.2. ứng dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử tại Việt Nam Trên thực tế, kinh doanh điện tử và thương mại điện tử là phương thức kinh doanh mới (chưa đầy đủ và hoàn thiện theo đúng nghĩa) ngay cả đối với nhưng nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp…ở Việt Nam, khái niệm kinh doanh điện tử và thương mại điện tử cũng chỉ mới được đề cập và triển khai ứng dụng trong một vài năm gần đây. Riêng đối với khối doanh nghiệp, nhận thức về thương mại điện tử cũng mới ở mức sơ khởi. Hiện nay, nước ta có khoảng 6000 nghìn doanh nghiệp nhà nước và 38000 công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, số doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin tham gia thương mại điện tử chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Theo số liệu tổng hợp từ ba công ty( VASC. VDC, FPT) có 1242 doanh nghiệp cả nước đủ mọi thành phần mới chỉ ứng dụng thương mại điện tử ở cấp độ sơ đằng nhất là việc thuê hoặc nhờ đặt trang Website của mình nên serve của các nhà cung cấp dịch vụ (ISPs) này nhằm mục đích giới thiệu thông tin tiếp thị trên Internet. Nhìn chung số lượng khách truy cập vào các trang Website này là không đáng kể, vì số trang Web của mỗi doanh nghiệp ít, “ khô cứng” ( hầu như không cập nhập). Hầu hết các doanh nghiệp đánh giá không cao hiệu quả tiếp thị trên Internet hoặc do thương mại điện tử mang lại. Vì vậy, họ đầu tư xây dựng Website về mình như chỉ như một sự thăm dò, chỉ có một số ít các doanh nghiệp tạo ra được hiệu quả kinh tế từ khi tham gia Internet. Trong số đó tiêu biểu là dịch vụ bán hàng qua mạng của Tiền Phong-VDC. Với giao diện bắt mắt, cửa hàng “ ảo” bán sách và đồ lưu niệm của VDC thực sự thu hút nhiều lượt khách hàng truy cập. Trang Web này cung cấp cho khách hàng nhiều loại sản phẩm như sach, gồm có ( sách thiếu nhi, giáo khao…) và các loại bưu thiếp, quà lưu niệm, kèm theo đó là thông tin chi tiết về sản phẩm như số trang , giá cả…còn có cả những thông tin về khuyến mãi để thu hút khách hàng. Ngoài ra, việc thanh toán cũng khá thuận tiện cho khách hàng, khách hàng có thể thanh toán bằng tiền mặt, séc, thẻ tín dụng…khách hàng (cá nhân hoặc doanh nghiệp) có thể đặt hàng trực tuyến qua mạng bằng việc cung cấp thông tin về tên, địa chỉ, phương thức thanh và mặt hàng mà mình chọn. Tuy đây là một lĩnh vực hoạt động nhỏ của VDC nhưng cũng có thể coi đây như là một ví dụ tham khảo cho các doanh nghiệp chuẩn bị kinh doanh bằng Thương mại điện tử. Đối với việc ứng dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử trong kinh doanh lữ hành, nhìn chung các doanh nghiệp lữ hành mới chỉ ứng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử ở cấp độ ban đầu và còn mang tính chất thăm dò thử nghiệm. Tiêu biểu chỉ có ba doanh nghiệp đó là công ty Saigontourit, Vietrantour, hanoitourism. Các công ty này đã tạo điều kiện cho khách hàng tìm kiếm các thông tin về du lịch trong và ngoài nước một cách thuật tiệnvà cập nhật, khách hàng có thể đặt hàng trực tuyên, phản hổi lại thông tin cho công ty. Ngoài ra còn rất nhiều doanh nghiệp lữ hành của Việt Nam, trên cở nhận thức được hiệu quả của công tác Marketing trên mạng Internet, họ đã xây dụng Website để quảng bá về doanh nghiệp và sản phẩm . Tuy nhiên, Website của các doanh nghiệp này nói trên thường “ tĩnh, khô cứng, đơn điệu” chỉ đơn thuần cung cấp thông tin cơ bản về doanh nghiệp và giới thiệu sản phẩm, chưa có chức năng liên kết dữ liệu, trao đổi thông tin hai chiều trực tuyến giữa doanh nghiệp và đối tác, hầu như chưa có catalogue trực tuyến, thông tin còn nghèo nàn ( do không được cập nhật thường xuyên). Đây cũng là mặt hạn chế của các doanh nghiệp bởi đội ngũ nhân viên trong các doanh nghiệp hầu như chưa đủ trình độ để cập nhật thông tin vào Website sẵn có hoặc đưa thêm các săn phẩm mới vào catalogue trực tuyến.Đồng thời do suy nghĩ xây dựng Website chỉ cần đầu tư lúc đầu, nên các doanh nghiệp không mấy lưu tâm đến việc đầu tư nâng cấp Website trong quá trình vận hành nó. Chương 2: Triển khai ứng dụng thương mại điện tử và kinh doanh điện tử trong kinh doanh lữ hành ở Trung tâm du lịch Quốc tế và du học- Công ty du lịch và dich vụ Nam Đế 2.1. Khái quát về Trung tâm du lịch Quốc tế và du học- công ty du lịch và dich vụ Nam Đế 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Công ty du lịch và dịch vụ Nam Đế trước là công ty du lịch thương mại TST được thành lập từ năm 1993 do Trung tâm khoa học và công nghệ Quốc gia thành lập và đến năm 2001 được sát nhập thành công ty du lịch và dịch vụ Nam Đế. Trung tâm du lịch quốc tế và du học trực thuộc Công ty du lịch và dịch vụ Nam Đế, được thành lập từ năm 2002 theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tổng công ty ứng dụng công nghệ mới và dịch vụ. Trung tâm có trụ sở tại số 14A phố Lý Nam Đế quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Mặc dù mới chỉ thành lập được ba năm nhưng Trung tâm du lịch quốc tế và du học Nam Đế đã có những thành công đáng kể trong hoạt động kinh doanh du lịch. Không những thế quy mô của Trung tâm không ngừng được củng cố và phát triển cả về cơ sở vật chất, đội ngũ nhân viên, cán bộ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế, đóng góp một phần vào tiến trình phát triển của nghành du lịch Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. * Nguồn vốn: Công ty du lịch và dịch vụ Nam Đế có vốn đăng ký kinh doanh là 2.5 tỷ đồng. Hiện nay trong chiến lược 5 năm tới nguồn vốn đầu tư phát triển kinh doanh của Trung tâm du lịch quốc tế và du học là 17 tỷ đồng do công ty du lịch và dịch vụ Nam Đế cung cấp. * Nguồn nhân lực: Chỉ nói riêng về mảng kinh doanh lữ hành thì Công ty có hai chi nhánh, một ở Hà Nội và một ở Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại Trung tâm du lịch quốc tế và du học có trụ sở tại Hà Nội , có 11 người, đội ngũ cộng tác viên 10, dự định 5 năm tới số lượng nhân viên chính thức là 41 người. Còn cơ sở hai tại Thành phố Hồ Chí Minh có 10 nhân viên chính thức và 10 cộng tác viên * Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Hiện tại Công ty sở hữu: khách sạn Liễu Giai có 40 phòng, khách sạn Nam Đế có 60 phòng, dịch vụ nhà hàng, câu lạc bộ khiêu vũ, quán Bar, khu biệt thự Tây Hồ có bể bơi nóng, sân Tennis, phòng hội thảo, nhà hàng phục vụ các món ăn đặc sản. Công ty có đội xe ( 1 xe 45 chỗ, 2 xe 15 chỗ, 2 xe 4 chỗ ngồi ), có phòng bán vé máy bay, Trung tâm du lịch quốc tế và du học tại Hà Nội, chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh: 53 Trương Quốc Dung- quận Phú Nhuận - Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra Công ty còn có các văn phòng đại diện của tại nước ngoài: Văn phòng đại diện tại Trung Quốc Văn phòng đại diện tại Đức Văn phong đại diện tại Ukraina Văn phòng đại diện tại Nga Văn phòng đại diện tại Malaysia Văn phòng chi nhánh tại Nam Phi 2.1.2. Vị trí pháp lý; chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm * Vị trí pháp lý Là một đơn vị trực thuộc Công ty du lịch và dịch vụ Nam Đế, có tư cách pháp nhân, kinh doanh hoạt động lữ hành của công ty. * Chức năng Trung tâm du lịch quốc tế và du học có chức năng thực hiện tất cả các dịch vụ đăng ký kinh doanh sau: Tổ chức các chương trình du lịch trong nước và quốc tế Tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo Cung cấp và tư vấn các dịch vụ vui chơi giải trí Tư vấn và tổ chức du học Làm các thủ tục visa Ngoài ra Trung tâm còn tư vấn và cung cấp Dịch vụ khách sạn, nhà hàng Vận tải hàng hoá hành khách bằng đường bộ Dịch vụ hàng không ( đại lý vé máy bay ), làm Visa Dịch vụ in ấn quảng cáo Các dịch vụ bổ dung này đều là các hoạt động kinh doanh của công ty, Trung tâm có nhiệm vụ hỗ trợ, quảng cáo giúp. * Nhiệm vụ: Trung tâm du lịch quốc tế và du học Nam Đế hoạt động theo giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế 57/2002 TCDL – GPLHQT do Tổng cục du lịch cấp cho công ty du lịch và dịch vụ Nam Đế. Trung tâm du lịch quốc tế và du học có trách nhiệm bảo toàn vốn và không ngừng đầu tư phát triển, mở rộng kinh doanh và làm tròn nhiệm vụ tài chính với nhà nước. 2..1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận của Trung tâm * Cơ cấu bộ máy của Trung tâm du lịch quốc tế và du học Nam Đế: Giám đốc : 1 người Phó giám đốc : 1 người Phòng hành chính tổng hợp : 1 người Kế toán : 1 người Phòng thị trường : 4 người Phòng điều hành : 2 người Phòng tư vấn du học : 1 người Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức Trung tâm du lịch quốc tế và du học. Giám đốc trung tâm tâm Phó Giám đốc trung tâm Phòng thị trường Phòng điều hành Phòng tư vấn du học Kế toán Phòng hành chính tổng hợp * Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận * Ban lãnh đạo có: 1 Giám đốc, 1 Phó giám đốc Giám đốc Lại Quốc Cường, anh là người trực tiếp đứng ra tuyển mộ và tuyển chọn nhân viên, đồng thời cũng là người quyết định mức lương, thưởng, phạt đôí với những nhân viên này. Giám đốc là người đưa ra những chiến lược, chiến thuật chung cho toàn Trung tâm. Phó giám đốc Nguyễn Đình Minh, là người trợ giúp các công việc cho giám đốc, đồng thời là người chịu trách nhiệm quản lý chung về nội dung và giá các chương trình du lịch. * Phòng điều hành Điều hành, giám sát các chương trình du lịch, điều động hướng dẫn viên, đặt các dịch vụ trong nước * Phòng thị trường Một người chịu trách nhiệm về mảng nội địa Làm công việc thiét kế sản phẩm nội địa, outbound ( tập gấp, quyển sách quảng cáo..), tổ chức tiếp thị và bán các sản phẩm dịch vụ trong nước của Trung tâm. Chịu trách nhiệm giao dịch và ký kết hợp đồng với các khách hàng. Một người chịu trách nhiệm về mảng outbound Tổ chức tiếp thị và bán các sản phẩm dịch vụ ngoài nước của Trung tâm. Chịu trách nhiệm giao dịch và ký kết hợp đồng với các khách hàng có nhu cầu đi du lịch nước ngoài và các đối tác của Trung tâm tại nước ngoài, Hai người chịu trách nhiệm về mảng inbound Làm công việc thiét kế sản phẩm inbound, tổ chức tiếp thị và bán các sản phẩm dịch vụ trong nước của Trung tâm cho du khách nước ngoài qua, Website, email, qua văn phòng đại diện, các công ty gửi khách là đối tác của Trung tâm tại nước ngoài. Chịu trách nhiệm giao dịch và ký kết hợp đồng với các khách hàng, các đối tác nước ngoài qua mail. Ngoài các chức năng và nhiệm vụ riêng trên, các nhân viên của phòng thị trường phải duy trì thường xuyên mối quan hệ với các bạn hàng cũ, tìm kiếm bạn hàng mới để phát triển nguồn khách. Nắm bắt, cập nhật tình hình thị trường khách như nhu cầu, đối thủ cạnh tranh, giá cả… Đề xuất với lãnh đạo các biện pháp nhằm kinh doanh thông qua các phản hồi của khách nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao uy tín của công ty trong phạm vi ngày càng rộng lớn. * Phòng hành chính tổng hợp Chịu trách nhiệm quản lý sổ sách giấy tờ của công ty, lên kế hoạch mua trang thiết bị cho Trung tâm, chấm công cho nhân viên của Trung tâm, nộp báo cáo kết qủa kinh doanh cho Công ty theo từng tuần, tháng, quý, năm * Kế toán Có trách nhiệm thực hiện ghi phép các khoản thu chi của Trung tâm, tạm ứng tiền để chuẩn bị thực hiện tour, quyết toán tour đã thực hiện, có nhiệm vụ giải trình các khoản thu chi với giám đốc Trung tâm và giám đốc Công ty. 2.2. Thực trạng kinh doanh Lữ hành ở Trung tâm du lịch Quốc tế và du học- công ty du lịch và dich vụ Nam Đế 2.2.1. Thị trường mục tiêu * Đối với chương trình du lịch dành cho khách inbound thì chia làm 3 thị trường chính: + Thị trường châu Âu: Tây Âu( Pháp, Đức, Anh); Đông Âu(Séc, Nga) + Thị trường Đông bắc Ă: Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc + Khu vực Đông Nam á: Malaysia, Thái Lan, Singapor, Indonesia… * Đối với chương trình du lịch outbound thì thị trường khách chủ yếu: là các viện nghiên cứu, ngân hàng, bưu điện, bảo hiểm, các đơn vị bộ nghành… Các điểm đến chủ yếu là trong khu vực như: Thái Lan, Singapor, Malaysia, Trung Quốc… * Đối với chương trình du lịch dành cho khách nội địa thì thị trường chủ yếu: là các sở, ban nghành, các hội… * Đối với chương trình du lịch dành cho khách Mice thì thị trường khách chủ yếu: là Viện khoa học công nghệ Việt Nam, các cơ quan đơn vị, bộ nghành khác… 2.2.2.Chiến lược kinh doanh và chính sách marketing 2.2.2.1. Chiến lược kinh doanh - Phương châm kinh doanh của Trung tâm là: phong cách chuyên nghiệp, dịch vụ đa dạng, giá cả hợp lý - Trong năm thứ nhất của kế hoạch 5 năm vẫn thực hiện hoạt động kinh doanh vào ba mảng nội địa, outbound, inbound để cho quá trình kinh doanh của mình có hiệu quả, mục địch là phụ vụ những khách hàng truyền thống - Bắt đầu từ năm thứ 2 của kế hoạch 5 năm tập trung hoạt động kinh doanh vào mảng inbound và MICE để phát huy những lợi thế là có các văn phòng đại diện, đối tác tại nước ngoài. Với chiến lược này sẽ tránh được sự cạnh tranh về giá của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và sự cạnh tranh về thương hiệu của các doanh nghiệp lớn - Xúc tiến công tác triển khai ứng dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử để hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn. - Đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng cáo qua Website, tham gia các hội chợ du lịch khu vực và quốc tế, tham gia các hiệp hội du lịch - Phát huy mối quan hệ với hàng không Việt Nam, quan hệ tốt với các khách sạn Việt Nam, các khu vui chơi giải trí để thực hiện các chương trình du lịch trọn gói, khép kín. 2.2.2.2. Chính sách marketing Tổ chức xúc tiến của Trung tâm du lịch quốc tế và du học: * Tuyên truyền, quảng cáo: Trong thời gian qua Trung tâm đã thực hiện nhiều hình thức quảng cáo nhằm kích thích, thu hút khách hàng và quảng bá thương hiệu của mình. - Trung tâm đã thiết kế ra bộ tập gấp màu, trang trí hấp dẫn, dịch ra hai thứ tiếng (tiếng Việt và tiếng Anh). Bên trong tập gấp có các chương trình du lịch và giá kèm theo để khách lựa chọn. Những tập gấp này được đưa đến trực tiếp cho đối tượng khách mục tiêu của Trung tâm. - Trung tâm liên tục cho ra các tờ rơi về các chương trình du lịch (outbound, inbound, nội địa), những lần này thường gắn liền với các sự kiện, lễ hội …và có các chính sách giảm giá cho khách du lịch. - Trung tâm đã xây dựng một website để quảng cáo thu hút khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên hiện nay nội dung trang website còn chưa hấp dẫn, nội dung chưa phong phú , đã lâu không được cập nhật. Nội dung của Website nói về toàn bộ các mảng kinh doanh khác của Công ty, số trang dành cho kinh doanh lữ hành là không nhiều. Hiện tại Trung tâm đang có kế hoạch chỉnh sửa lại toàn bộ nội dung của Website, để thực hiện quá trình ứng dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử, thực hiện cho quá trình quảng cáo và giao dịch với đối tác nước ngoài. - Tổ chức giao lưu với viện Khoa học công nghệ Việt Nam nhằm trao đổi, học hỏi cách thức quảng bá sản phẩm du lịch. - Vừa qua Trung tâm tham gia hội trợ liên hoan du lịch quốc tế Hà Nội từ ngày 29/4 -1/5-2005 để quảng bá sản phẩm du lịch của Trung tâm. Đây là cơ hội lớn để Trung tâm giới thiệu sản phẩm của mình với khách thập phương, giao lưu học hỏi với các đồng nghiệp khác ở trong nước và quốc tế. - Trung tâm đã tham gia vào hiệp hội các doanh nghiệp du lịch có quy mô vừa và nhỏ và đang xúc tiến việc tham gia các hiệp hội như Pata Việt Nam, hiệp hội Jata vào 6 tháng cuối năm nay - Trung tâm đã quảng cáo các dịch vụ trên tạp chí chuyên nghành du lịch, báo lao động và Hà Nội mới - Trung tâm còn tuyên truyền cho các đơn vị kinh doanh khác trực thuộc Công ty du lịch và dịch vụ Nam Đế về các sản phẩm và dịch vụ của mình, thông qua các đơn vị này công ty đã có thêm các nguồn khách là bạn hàng của các đơn vị này. - Ngoài ra, Trung tâm còn thông qua các văn phòng đại diện ở nước ngoài tổ chức giới thiệu về sản phẩm cũng như quảng bá về thương hiệu cho Trung tâm. *Chính sách kích thích người tiêu dùng(khách du lịch ) Trung tâm đã có hình thức quay số trúng thưởng, khuyến mại đặc biệt trong các dịp lễ hội, có giá ưu tiên cho người đăng ký đi du lịch lần thứ ba, tổ chức tặng thưởng cho khách hàng của sàn nhẩy đi du lịch, ngoài ra còn tặng áo, mũ, quà lưu niệm nhỏ cho các khách tham gia các chương trình du lịch dài ngay. * Lựa chọn kênh bán hàng: Tuỳ theo loại hình sản phẩm mà trung tâm đưa ra các kênh phân phối khác nhau. Đối với khách inbound có các kênh phân phối sau: + Thông qua văn phòng đại diện nước ngoài, thường được bán trực tiếp. + Thông qua một số đại lý ở Pháp, Đức, Anh…nhận khách gián tiếp qua họ. + Liên kết một số công ty du lịch khác để bán tour trọn gói Đối với khách outbound và nội địa có các kênh phân phối sau: + Thông qua các đại lý gom khách, trung tâm đã bán gián tiếp qua họ + Chào bán trực tiếp tới khách. Đối với khách Mice: Thông qua các công ty, cục, vụ, viện, các đối tác nước ngoài để tìm nguồn khách. 2.2.3. Kết quả kinh doanh qua các năm Như chúng ta biết sản phẩm của du lịch là dịch vụ, mà dịch vụ thì mang tính vô hình. Khách hàng khi tiêu dùng một sản phẩm thì họ phải có lòng tin với sản phẩm đó, sản phẩm là dịch vụ thì họ lại càng quan tâm hơn về vấn đề đó. Do mới thành lập và mới cơ cấu lại tổ chức nên Trung tâm còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là thị trường và lòng tin của khách hàng là chưa nhiều, số lượng khách đăng ký tour Trung tâm còn thấp. Điều đó nó cũng phản ánh đúng thực tế cùng với những công ty khi mới thành lập. Bảng kết quả tình hình hoạt động kinh doanh inbound năm 2003 và 2004 Đơn vị tính USD Quốc tịch Số khách năm 2003 Số ngày lưu trú trung bình Chi tiêu bình quân Doanh thu năm 2003 Số khách năm 2004 Doanh thu năm 2004 Pháp 130 10 50 65000 140 70000 Đức 40 10 70 28000 55 38500 Nhật 65 8 80 41600 75 48000 Trung Quốc 300 5 25 37500 400 50000 Hàn Quốc 30 6 80 14400 50 24000 Khách khác 30 3 60 5400 50 900 Tổng 595 191900 770 239500 Tổng lượng khách nội địa của Trung tâm năm 2003 là 1000 khách, năm 2004 là 13500 khách, riêng sáu tháng đầu năm 2005 công ty đã đón được 200 khách pháp, tổ chức các chương trình du lịch cho 300 khách nội địa, 50 khách outbound. Từ các số liệu trên, ta thấy lượng khách của công ty là chưa nhiều, điều đó chứng tỏ các hoạt động mareting của công ty chưa hiệu quả, công ty chưa phát huy được ưu thế của mình là có các văn phòng đại diện tại nước ngoài để thu hút khách vào Việt Nam. Và chưa gây dựng được thương hiệu với các khách hàng trong nước Triển khai ứng dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử trong kinh doanh lữ hành ở Trung tâm du lịch Quốc tế và du học- Công ty du lịch và dich vụ Nam Đế 2.3.1 Đánh giá cơ sở điều kiện ứng dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử hiện tại của Trung tâm * Về hạ tầng pháp lý Trung tâm được cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế, tức là có điều kiện tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế. Và để chuẩn bị cho kế hoạch ứng dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử, Trung tâm đã giao cho một cán bộ tìm hiều về các quy định hiện hành của luật quốc tế liên quan đến hai lĩnh vực này, nập thành báo cáo và tổ chức hội thảo trước toàn Trung tâm. * Hạ tầng công nghệ Hiện tại cơ sở vật chất kỹ thuật của Trung tâm bao gồm: 4 máy điện thoại để bàn, một máy fax, có thêu bao 2 máy điện thoại, một fax, co 4 máy tính, 2 máy in, hiện tại có nối Internet nhưng qua thuê bao điện thoại. Hiện tại Trung tâm có một trang Website, nhưng nội dung chưa phong phú, chưa cập nhật thông tin. Để giao dịch với các đối tác, nhân viên của Trung tâm thường gửi mail bằng outlook express. Ngoài ra, đội ngũ nhân viên không có trình độ công nghệ thông tin cao, chưa có khả năng tự đưa nhưng thông tin cập nhật nên Website. Như vậy, với điều kiện của hạ tâng công nghệ như vậy Trung tâm chưa đủ điều kiện để tham gia vào hoạt động kinh doanh điện tử và thương mại điện tử. Tuy nhiên, để thực hiện chiến lược kinh doanh của mình, Trung tâm đã có kế hoạch trong 6 tháng cuối năm nay sẽ nâng cấp Website nên, có giá trị là 20 triệu đồng, đăng ký thuê bao một đường dẫn Internet của ADSL, nhằm phục vụ qua quá trình tìm kiếm thông tin và cập nhật nội dung nên Website. * Các điều kiện cơ sở khác: Để có thể tham gia vào kinh doanh điện tử và thương mại điện tử Trung tâm còn phải thoả mãn những điều kiện sau: bảo mật cơ sở thông tin, có hệ thống thanh toán tài chính tự động, bảo vệ sở hữu trí tuệ, bảo vệ người tiêu dùng. Nhưng do mới chỉ ơ giai đoạn đầu triển khai ứng dụng, cho nên những điều kiện mới chỉ được Trung tâm tìm hiểu, và luôn có phương châm luôn đảm bảo tốt những điều kiện này trong quá trình thực hiện sau này. 2.3.2 Sự cần thiết phải đẩy mạnh ứng dụng Thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh lữ hành của Trung tâm du lịch Quốc tế và du học- Công ty du lịch và dich vụ Nam Đế Môi trường kinh doanh cạnh tranh Tuy công ty thành lập từ năm 1993, nhưng kinh doanh về lữ hành mới chỉ bắt đầu từ năm 2002. Trong những năm đầu kết quả kinh doanh lữ hành của Trung tâm là kém, yếu, hiệu quả thấp, chưa phát huy được thế mạnh của mình. Từ đầu năm 2005 công ty đã cơ cấu lại Trung tâm, với mong muốn sau kế hoạch 5 năm, Trung tâm sẽ trở thành một công ty con trực thuộc Công ty du lịch và dịch vụ Nam Đế, mục tiêu là công ty sẽ đứng trong top 10 công ty lữ hành quốc tế của Việt Nam. Như vây, năm nay là năm đầu tiên trong kế hoạch 5 năm của Trung tâm, hoạt động kinh doanh lữ hành của Trung tâm đang đứng trước những thách thức to lớn từ các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước. Những thách thức: * Trong kinh doanh lữ hành nội địa: Những đối thủ cạnh tranh của Trung tâm là những doanh nghiệp đã có thương hiệu như: Saigontourit, Vietamtourism, Hanoitourism, vietravel, vinatour, HươngGiang. Bởi kinh doanh lữ hành mang tính liên ngành cao, nếu doanh nghiệp không có thương hiệu, thì không một nhà cung cấp nào muốn có những quan hệ khăng khít, chính vì vậy mà Trung tâm đã không có sự yêu ái từ các nhà cung cấp, làm cho chi phí để thực hiện tour của Trung tâm bao giờ cũng cao, làm giảm sự cạnh tranh cho Trung tâm về giá cả, trong khi giá thấp là mấu chốt để một công ty lữ hành nhỏ thâm nhập vào thị trường trong giai đoạn đầu. Ngoài ra Trung tâm cũng phải cạnh tranh với hơn 2000 doanh nghiệp lữ hành nhỏ tại Việt Nam, trong đó có hơn 100 doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Mặt khác, Trung tâm trực thuộc một doanh nghiệp nhà nước và mới được cơ cấu lại, làm cho Trung tâm có thêm những hạn chế: độ linh hoạt, mềm dẻo là kém, cấp độ xử lý thông tin là chậm, phong cách chưa chuyên nghiệp. Hơn nữa trong giai đoạn đầu, hầu hết các đối tác Trung tâm nhắm vào đều yêu cầu chất lượng trung bình, giá cả hợp lý, và chào hàng đều có các công ty khác đến chào hàng, làm cho giá bán giảm, lợi nhuận thấp. * Trong kinh doanh lữ hành outbound và inbound Vì chưa có thương hiệu mạnh nên khả năng cạnh tranh với các công ty lớn là thấp, giá cả cao, tuy có những văn phòng đại diện tại nước ngoài, nhưng những văn phòng này chưa chuyên nghiệp về du lịch, và đang thiếu sản phẩm để giới thiệu, bộ máy đang trong giai đoạn hoàn thiện theo phương châm phong cách chuyên nghiệp. * Khách MICE Đây là thị trường khách đang có tiềm năng tại Việt Nam, nhưng đây là đoạn thị trường và lĩnh vực kinh doanh mới của Trung tâm, nên chịu cạnh tranh về giá và chất lượng từ các công ty lớn, họ có cả kinh nghiệm lẫn đối tác và khách hàng. Trung tâm phải có mất một thời gian từ 2 đến 3 năm nữa mới tạo được thương hiệu của mình trong lĩnh vực này. Những lợi thế: Tuy nhiên, đứng trước những khó khăn và thử thách như vậy Trung tâm cung có những lợi thế sau: là một doanh nghiệp nhà nước, có thương hiệu từ trước, là một trong 140 doanh nghiệp lữ hành được cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Có sự hỗ trợ về vốn từ công ty, có nguồn danh cho cho phí quảng cáo, công ty lại có phòng vé, phòng xe, khách sạn, có thể cung cấp cho khách các dịch vụ vui chơi giải trí, có các văn phòng đại diện tại nước ngoài, và có quan hệ là bạn hàng với các công ty bên Pháp và châu Âu. Đối với loại hình MICE Trung tâm có thể mạnh là có nguồn khách trực thuộc Viện khoa học Công nghệ Việt Nam, và đã ký kết hợp đồng tổ chức hội nghị hội thảo với các khách sạn lớn của Việt Nam. 2.3.2.2.Muốn thành công, cạnh tranh được với các hãng lữ hành lớn thì cần áp dụng công nghệ thông tin Kinh doanh lữ hành là một ngành kinh doanh dịch vụ, khách hàng thường sử dụng sản phẩm do kinh nghiệm tiêu dùng của mình và người thân, nên họ thường mua các chương trình của các công ty lớn đã có thương hiệu. Điều này tạo ra một lợi thế cạnh tranh mà các công ty nhỏ, vừa thành lập không bao giờ có được. Để có lòng tin của khách hàng các công ty nhỏ phải có khả năng tiếp xúc với khách hàng nhiều hơn, điều này chỉ có thể thực hiện được thông qua Internet, tức là thông qua Website có ứng dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử, qua email để giới thiệu sản phẩm của mình tới người tiêu dùng, cung cấp cho khách hàng những thuận lợi trong quá trình chọn mua sản phẩm. Quảng cáo qua Internet là hiệu quả và kinh tế nhất, đây là cách đầu tư mà các công ty nhỏ nên áp dụng khi mà nguồn tài chính dành cho quảng cáo là chưa nhiều. Qua Internet công ty có thể giới thiệu sản phẩm của mình cho một lượng khách hàng lớn trên toàn quốc và thế giới, nó sẽ tạo ra cho công ty một đoạn thị trường tiềm năng. 2.3.3. Công tác triển khai ứng dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử trong kinh doanh lữ hành tại Trung tâm du lịch Quốc tế và du học- Công ty du lịch và dich vụ Nam Đế 2.3.2.1. Về mức độ và cấp độ ứng dụng thương mại điện tử và kinh doanh điện tử Do mới thành lập và mới áp dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử trong gia đoạn đầu, hiện nay Trung tâm mới chỉ ứng dụng ở mức độ ban đầu đó là sử dụng thư điện tử để thực hiện các giao dịch như: - Trao đổi thông tin với khách hàng ( doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và nước) về các vấn đề như đặt chương trình du lịch, đặt dịch vụ, thông báo về giá cả các chương trình du lịch …. - Gửi các thông tin về Trung tâm cho các đối tác có liên quan và khách hàng mới( ví dụ như thông tin về tên địa chỉ, loại hình kinh doanh, sản phẩm, nhu cầu của Trung tâm…) Thực tế cho thấy, lợi ích sử dụng email là rất nhanh, rẻ và thuận tiên. Nhân viên của công ty thay vì soạn thảo văn bản ra giấy và gửi qua bưu điện. Công đoạn này chỉ mất vài phút và chi phí không đáng kể ( chỉ bằng 7% thời gian giao dịch qua fax, bằng 0,05% thời gian giao dịch qua bưu điện và chi phí chỉ bằng 5% chi phí giao dịch qua fax) Ngoài sử dụng email để thực hiện các giao dịch thì công ty cũng đã bước đầu sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin bằng các công cụ như: yahoo.com, altavista.com, infoseek.com, goole.com Qua Internet công ty đã khai thác được thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh, tin tức về các ngành nghề có liên quan. Đồng thời công tu cũng đã tìm kiếm được các cơ hội kinh doanh với các đối tác trong và ngoài nước Hiện nay, Trung tâm mới chỉ ứng dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử ở cấp độ 2 đó là Website quảng cáo. Nhưng nội dung chưa phong phú, chưa thân thiện với khách hàng, chưa được cập nhật thường xuyên. Việc ứng dụng này ở Trung tâm do ban lãnh đạo phụ trách, đứng đầu là Giám đốc cùng có sự tham mưu của mọi người trong Trung tâm, trong đó có một người được giao nhiệm vụ chính về mảng này. Tuy nhiên do đội ngũ nhân viên chưa được đào tạo có hệ thống về kinh doanh điện tử và thương mại điện tử nên việc tham mưu này trong việc xây dựng kế hoạch ứng dụng cũng như việc thực hiện chưa được bài bản 2.3.2.2. Thực trạng về khả năng ứng dụng * Về chi phí Chi phí cho Website hiện tại của công ty là 10 triệu đồng, với mục tiêu xây dưng Website ở cấp độ 4 trong 12 tháng tới, Công ty đã cấp kinh phí cho Trung tâm là 20 triệu đồng để nâng cấp Website theo đúng cấp độ này. Trung tâm luôn xác định đây là mục tiêu phát triển lâu dài của Trung tâm, nên trong kế hoạch từ năm sau, đều có trích từ lợi nhuận một phần để đầu tư nâng cấp Website * Thời gian ứng dụng Để đạt được giải pháp toàn diện về kinh doanh điện tử và thương mại điện tử cần phải có một thời gian dài, Trung tâm đã nhận thức được vấn đề này, và đã xác định đây là chiến lược kinh doanh và mục tiêu kinh doanh của công ty sau 5 năm tới, và chiến lược dài hạn hơn nữa. * Về nguồn nhân lực của công ty Vì kinh doanh điện tử và thương mại điện tử là phương thức đòi hỏi người sử dụng và quản lý nó phải có một kiến thức toàn diện và chuyên sâu về các lĩnh vực sau: quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin, tài chính ngân hàng và ngoại ngữ. Dó đó xét về thực trạng nguồn nhân lực của công ty có những tồn tại thiếu kiến thức về công nghệ thông tin. Phần lớn nhân viên trong công ty chưa có kỹ năng sử dụng và khai thác thông tin, sử dung mạng máy tính một cách thành thạo, đồng thời vẫn chưa bỏ được thói quen cố hữu trong thương mại truyền thống, đó là sử dụng giấy tờ trong mọi hoạt động của công ty. Hiện tại công ty chỉ có một nhân viên có trình độ về công nghệ thông tin, nhưng nhân viên này chỉ mới có trình độ cao đẳng, là một người mới ra trường, chưa có nhiều kiến thức về thương mại điện tử, và chưa có khả năng khai thác tốt các thông tin từ internet, chưa có khả năng xây dựng mạng thông tin nội bộ cho công ty. Tồn tại này là trở ngại khó có thể vượt qua trong thời gian ngắn mà cần phải có chiến lược đào tạo và thu hút lâu dài. * Về nhân lực ngoài công ty Đó là đội ngũ chuyên gia tư vấn thiết kế hệ thống thu nhập và xử lý thông tin, xây dựng Website. Thực tế, khi có nhu cầu Trung tâm có thể ký hợp đồng thuê các công ty chuyên về công nghệ thông tin như công ty JYP Co.,Ltd hay công ty phần mềm FPT thiết kế Website hoặc cập nhật thông tin về Website * Sản phẩm sẵn có Sản phẩm của ngành du lịch là rất nhiều và thông tin liên quan đến du lịch cũng rất nhiều, những thông tin này khách hàng luôn cần cập nhật và Trung tâm đã có khả năng cung cấp thông qua Website của minh. 2.3.3 Đánh giá công tác triển khai ứng dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử của Trung tâm du lịch Quốc tế và du học- Công ty du lịch và dich vụ Nam Đế 2.3.2.1. Những kết quả đạt được Chiến lược và mục tiêu áp dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử đã làm thay đổi cách thức tạo ra sản phẩm và dịch vụ, cách thức bán và chuyển giao sản phẩm tới khách hàng một cách thuận tiên, nhanh chóng hơn. Nó cũng làm thay đổi phương thức làm việc của doanh nghiệp với các đối tác, đồng thời cũng đưa ra những lợi ích tiềm tàng, giúp người ứng dụng thu nhận được thông tin phong phú về đối tác và thị trường, giảm chi phí tiếp thị và giao dịch, tạo dựng và củng cố quan hệ bạn hàng, tạo điều kiện mở rộng quy mô kinh doanh, và thị trường. Những kết quả ban đầu của Trung tâm trong việc ứng dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử trong thời gian vừa qua thể hiện ở một số mặt sau: Giúp Trung tâm dễ dàng nắm bắt được thông tin làm cho tiến trình kinh doanh trở nên đơn giản hơn. Trong đó phải kể đến vai trò quan trọng của lượng thông tin mà Trung tâm thu thập được, bởi nó là căn cứ, cơ sở để xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp với xu thế du lịch của thị trường trong nước, khu vực và quốc tế. Ngoài ra, việc sử dụng email cũng giúp Trung tâm tiết kiệm được thời gian và chi phí giao dịch, cụ thể như: việc trả lời thư của khách hàng, đối tác, nhanh chóng cung cấp chương trình và điều kiện ưu đãi…đã giúp Trung tâm có thể duy trì được quan hệ với khách hàng một cách thường xuyên, tiếp nhận được những thông tin phản hồi có gia trị cũng như tìm hiểu những thị hiếu nhu cầu mới của khách hàng để kịp thời cung cấp những sản phẩm phù hợp nữa , đồng thời tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể thay cho việc giao dịch bằng fax, điện thoại và gửi thư truyền thống. Việc ứng dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử ở mức độ ban đầu cũng góp phân nâng cao sữc cạnh tranh của Trung tâm bắt nguồn từ lợi ích mà nó mang lại: - giúp nhân viên có năng lực giải phóng khỏi nhiều công đoạn sự vụ, tập trung vào nghiên cứu phát triển sản phẩm có chất lượng, rẻ hơn, đưa đến những lợi ích lâu dài nhìn từ góc độ chiến lược. - giúp giảm chi phí sản xuất, trước hết là chi phí văn phòng. Ví dụ: nếu sử dụng phương thức giao dịch truyền thống thì chi phí cho việc gửi thư thông thường là 1000đồng/1 thư, nếu sử dụng email thì chi phí là 290đồng/1thư - giảm chi phí tìm kiếm thông tin về các nhà cung cấp bằng cách tìm kiếm trên Internet 2.3.2.2. Những hạn chế Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử của Trung tâm chưa tương xứng và đồng bộ gây khó khăn không nhỏ cho việc ứng dụng. Việc truy cập Internet thông qua mạng điện thoại đã làm gia tăng chi phí đó là tiền điện thoại phụ trội, bên cạnh đó tốc độ đường truyền còn chậm việc download thông tin tốn nhiều thời gian. Hoạt động giao dịch mới chỉ ở mức độ trao đổi thông tin, chào chương trình du lịch, giới thiệu…và các hoạt động này cũng chưa được khai thác triệt để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Trung tâm. Công ty vẫn chưa có các thống kê phân tích đầy đủ và chi tiết về hiệu quả kinh doanh bằng hình thức kinh doanh điện tử và thương mại điện tử để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Trung tâm trong thời gian tới. Thực tế cho thây việc quảng cáo trến Website vẫn chưa đem lại hiệu quả cao, do Trung tâm không tích cực quảng cáo Website của mình, và thông tin không được cập nhật. Nhân lực phục vụ cho hoạt động kinh doanh bằng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử còn thiếu nhiều và chưa được đào tạo. Ngoài những kiến thức thông thường về Internet như gửi và nhận email, tìm kiếm thông tin trên mạng thì đội ngũ nhân viên của Trung tâm chưa có sự am hiểu sâu sắc về lợi ích và nghiệp vụ của kinh doanh điện tử và thương mại điện tử . Trung tâm vẫn chưa có tiến trình ứng dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử một cách có hệ thống bài bản và có hiệu quả 2.3.2.3. Nguyên nhân Nguyên nhân các kết quả đạt được trong bước đầu cuả Trung tâm trong việc ứng dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử trước hết là chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chủ động hội nhập Quốc tế của Đảng và nhà nước ta. Bên cạnh đó là nỗ lực nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp của các cơ quan quản lý Nhà nước như Sở thương mại Hà Nội thông qua các hoạt động tổ chức hội thảo lớp tập huấn về kinh doanh điện tử và thương mại điện tử cho các doanh nghiệp; kêu gọi hợp tác phát triển của các tổ chức nước ngoài thông qua các dự án phát triển kinh doanh điện tử và thương mại điện tử. Ngoài ra để thúc đẩy kinh doanh điện tử và thương mại điện tử phát triển Đảng và Nhà nước, các Bộ ngành đã rất nỗ lực trọng việc phát hành các ấn phẩm, bài báo để tuyên truyền phổ biến về kinh doanh điện tử và thương mại điện tử , và đặc biệt là tạo ra các sân chơi để các doanh nghiệp có cơ hội làm quen và tiến hành kinh doanh điện tử và thương mại điện tử Bên cạnh đó, việc ứng dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử tại Trung tâm còn những hạn chế trên là do: Nguyên nhân khách quan: - Cơ sở kinh tế pháp lý ở Việt Nam chưa hình thành đầy đủ và đồng bộ gây khó khăn lớn trong việc triển khai ứng dụng - Cơ sở hạ tâng kinh tế kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của kinh doanh điện tử và thương mại điện tử nói riêng và công nghệ thông tin nói chung. - chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho kinh doanh điện tử và thương mại điện tử chưa được xây dựng cụ thể rõ ràng - Chính sách thuế nói chung và chính sách thuế đối với hàng hoá, dịch vụ của các giao dịch qua phương tiện điện tử còn nhiều bất cập - Thủ tục hành chính còn phức tạp Nguyên nhân chủ quan: Tuy Trung tâm đã có những nhận thức ban đầu về kinh doanh điện tử và thương mại điện tử, nhưng chưa sâu sắc và thiếu hệ thống vì thế Trung tâm chưa thực sự chủ động, sẵn sàng để chuẩn bị các điều kiện yếu tố cho việc triển khai phương thức kinh doanh mới. Nhân viên của Trung tâm mới chỉ nhận thức được đây là phương thức kinh doanh mới mà hầu hết các giao dịch được thực hiện qua mạng chứ chưa hiểu hết để thực hiện phương thức kinh doanh đó cần có những điều kiện gì, và phải tiến hành nó ra sao. Bên cạnh đó Trung tâm mới chỉ ứng dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử ở cấp độ 2 nên mọi người chưa nhận thấy lợi ích to lớn của kinh doanh điện tử và thương mại điện tử. Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực tron Trung tâm chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu ứng dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh, gây khó khăn rất lớn trong quá trình chuyển đổi từ phương thức kinh doanh truyền thống sang phương thức kinh doanh mới với sự hỗ trợ của phương tiện kỹ thuật hiện đại Cách thức tổ chức bộ máy quản trị công ty chưa phù hợp với sự thay đổi khi tiến hành ứng dung kinh doanh điện tử và thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh bởi sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của bộ máy lãnh đạo. Sự phân công, phân nhiệm không rõ ràng trong các công đoạn của quá trình tiến hành kinh doanh của Trung tâm Nguồn tài chính để đầu tư vào kinh doanh điện tử và thương mại điện tử chưa được phân bổ thích hợp, quá chú trọng vào phần cứng bỏ qua đầu tư phần mềm, dẫn tời hiệu quả ứng dụng là không cao. Điều này dẫn tới sự “khập khiễng” , “thiếu đồng bộ “ hệ thống cơ sở công nghệ thông tin Từ những nguyên nhân trên có thể nhận định những thách thức mà Trung tâm du lịch Quốc tế và du học nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung phải đối mặt khi quết định ứng dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử là rất lớn. Song với phương hướng triển khai của Chính phủ là tích cực và chủ động và tiến hành từng bước, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, từ phạm vi hẹp rồi mở rộng dần thì chắc chắn trong tương lai Trung tâm sẽ thu được nhiều kết quả khả quan. Chương 3 Giải pháp nâng cao ứng dụng thương mại điện tử và kinh doanh điện tử trong kinh doanh Lữ hành tại Trung tâm du lịch Quốc tế và du học- công ty du lịch và dich vụ Nam Đế 3.1.Chiến lược kinh doanh của Trung tâm 3.1.1. Thị trường mục tiêu Khách inbound và MICE là hai thị trường mà Trung tâmcoi là thị trường mục tiêu của mình - Thị trường khách du lịch Trung Quốc là một bộ phận cấu thành quan trọng khách nước ngoài vào Việt Nam theo chương trình tour trọn gói, giữa Công ty Du lịch và Dịch vụ Nam Đế và Công ty lữ hành Quốc tế Hà Khẩu, dự kiến giữa hai công ty mỗi năm có hàng chục nghìn khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam qua cửa khẩu Hà Khẩu đến Hà Nội và các tỉnh trong cả nước. - Thị trường châu Âu: Tây Âu( Pháp, Đức, Anh); Đông Âu(Séc, Nga) - Thị trường Đông bắc Ă: Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc - Khu vực Đông Nam á: Malaysia, Thái Lan, Singapor, Indonesia… - Đối với chương trình du lịch dành cho khách MICE thì thị trường khách chủ yếu: là Viện khoa học công nghệ Việt Nam, Đối với chương trình du lịch outbound và nội địa thì thị trường mục tiêu không có gì thay đổi, nhưng Trung tâm sẽ không chú trọng nhiều vào hai mảng thị trường này nữa, thì thị trường khách chủ yếu: là các viện nghiên cứu, ngân hàng, bưu điện, bảo hiểm, các đơn vị bộ nghành, các sở, ban nghành, các hội… 3.1.2. Xu hướng phát triển của trung tâm trong tương lai Xây dựng và phát triển hoạt động du lịch chất lượng cao cho du khách trong và ngoài nước, kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao cho Trung tâm du lịch và Công ty, bổ trợ cho các hoạt động kinh doanh của Tổng công ty - Xây dựng thương hiệu NATOURCO có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế. Hội nhập với các tổ chức, hiệp hội du lịch trong khu vực và thế giới như PATA, JATA,.. - Kinh doanh có hiệu quả quy mô phát triển sau 3 đến 5 năm sẽ vào nhóm 10 doanh nghiệp lữ hành hàng đầu Việt Nam. - Kinh doanh đa dạng các dịch vụ du lịch và liên quan nhưng tập trung chủ yếu vào hoạt động thu hút khách từ nước ngoài ( inbound Tour) - Xây dựng tập thể đội ngũ nhân viên có trình độ cao, toàn tâm toàn ý vì sự phát triển của Công ty theo những định hướng đã được đề ra 3.1.3. Mục tiêu và quan điểm định hướng ứng dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử trong kinh doanh lữ hành của Trung tâm Các mục tiêu đặt ra sau các năm ứng dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử: giảm 30% chi phí trung tâm hỗ trợ trong vòng 24 tháng tới nhận 25% doanh thu công ty thông qua tmdt trong vòng 4 năm tới giảm 25% chi phí bán hàng và hỗ trợ trong vòng 4 năm tới bằng cách chuyển sang các ứng dụng trực tuyến tăng cường nhận thức của nhân viên về các sản phẩm lên 25% vào cuối quý III mở rộng việc tổ chức trực tuyến để tăng 25% doanh số và mức duy trì khách hàng giảm 15% chi phí hỗ trợ khách hàng bằng cách tăng cường các công nghệ truyền thông trực tuyến và duy trì dịch vụ hoàn hảo Khi kết thúc kế hoạch 5 năm tới việc ứng dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử của Trung tâm phải đạt đến cấp độ 4, và sau 7 năm nữa sẽ đạt được mức độ ứng dụng cấp độ 5. Trung tâm luôn coi đây là chiến lược kinh doanh của mình, sẽ tập trung nguồn vốn và nhân lực để thực hiện việc ứng dụng thành công kinh doanh điện tử và thương mại điện tử 3.1.4. Phân tích SWOT của công ty trên thị trường trong bối cảnh kinh doanh toàn cầu mới. * Điểm mạnh. Ban lãnh đạo Trung tâm và Công ty đã coi việc ứng dụng kinh doanh điện tử và thương mại điện tử là chiến lược kinh doanh của mình, họ đã có những kế hoạch nâng cao cấp độ ứng dụng, đầu tư nguồn vốn, nhân lực vào tiến trình triển khai ứng dụng. * Điểm yếu Là một Trung tâm mới thành lập, lại kinh doanh về lĩnh vực kinh doanh lữ hành, việc ứng dụng là rất khó khăn. Trong giai đoạn đầu nguồn vốn đầu tư cho việc ứng dụng này là chưa nhiều, hiện tại nguồn nhân lực chưa có trình độ công nghệ thông tin cao. * Cơ hội Sự phát triển của khoa học công nghệ thông tin trên toàn thế giới, lại là một nước đi sau, nên đã học hỏi được kinh nghiệm của các nước đang phát triển, ứng dụng được những thành tựu tiên tiến nhất Kinh doanh điện tử và thương mại điện tử đang là chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chủ động hội nhập Quốc tế của Đảng và nhà nước ta. Các cơ quan quản lý Nhà nước như Sở thương mại Hà Nội thường xuyên tổ chức lớp tập huấn về kinh doanh điện tử và thương mại điện tử cho các doanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc27921.DOC
Tài liệu liên quan