Đề tài Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản rác thải sinh hoạt tại Quận 3 – Thành phố Hồ Chí Minh

Tài liệu Đề tài Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản rác thải sinh hoạt tại Quận 3 – Thành phố Hồ Chí Minh: MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Đất nước ta hiện nay đang trong quá trình đô thị hóa phát triển không ngừng cả về tốc độ lẫn qui mô, số lượng lẫn chất lượng. Bên cạnh những mặt tích cực, những tiến bộ vượt bậc thì vẫn còn những mặt tiêu cực, những hạn chế mà không một nước đang phát triển nào không phải đối mặt, đó là tình trạng môi trường ngày càng bị ô nhiễm cụ thể đó là ô nhiễm về đất, nước, không khí và tình trạng tài nguyên thiên nhiên ngày càng trở nên cạn kiệt, và hàng loạt các vấn đề về môi trường khác cần được quan tâm sâu sắc và kịp thời giải quyết một cách nghiêm túc, triệt để. Cùng với sự phát triển vượt bậc của đất nước, Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam, gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01 km². Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào ngày 1 tháng 4 năm 2009 thì dân số thành phố là 7.123.340 người (chiếm 8,30% dân số Việt Nam), mật độ trung bình 3.401 ngư...

doc76 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 989 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản rác thải sinh hoạt tại Quận 3 – Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Đất nước ta hiện nay đang trong quá trình đô thị hóa phát triển không ngừng cả về tốc độ lẫn qui mô, số lượng lẫn chất lượng. Bên cạnh những mặt tích cực, những tiến bộ vượt bậc thì vẫn còn những mặt tiêu cực, những hạn chế mà không một nước đang phát triển nào không phải đối mặt, đó là tình trạng môi trường ngày càng bị ô nhiễm cụ thể đó là ô nhiễm về đất, nước, không khí và tình trạng tài nguyên thiên nhiên ngày càng trở nên cạn kiệt, và hàng loạt các vấn đề về môi trường khác cần được quan tâm sâu sắc và kịp thời giải quyết một cách nghiêm túc, triệt để. Cùng với sự phát triển vượt bậc của đất nước, Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam, gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01 km². Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào ngày 1 tháng 4 năm 2009 thì dân số thành phố là 7.123.340 người (chiếm 8,30% dân số Việt Nam), mật độ trung bình 3.401 người/km². Tuy nhiên nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố vượt trên 8 triệu người. Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 20,2 % tổng sản phẩm và 27,9 % giá trị sản xuất công nghiệp của cả quốc gia. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Vào năm 2007, thành phố đón khoảng 3 triệu khách du lịch quốc tế, tức 70 % lượng khách vào Việt Nam. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất. Tuy vậy, Thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối diện với những vấn đề của một đô thị lớn có dân số tăng quá nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao nên đời sống nhân dân từng bước được cải thiên, do vậy nhu cầu tiêu dùng, tiện nghi trong sinh hoạt cũng tăng lên một cách đáng kể, kết quả dẫn đến là khối lượng rác thải chất thải rắn sinh hoạt tăng lên liên tục tạo áp lực rất lớn cho công ty, thu gom và xử lý chất thải rắc sinh hoạt. Quá trình hình thành các khu đô thị, khu dân cư ở thành phố sẽ tạo ra một lượng đáng kể chất thải rắn sinh hoạt, bên cạnh đó việc thải bỏ chất thải rắn sinh hoạt một cách bừa bãi và không đảm bảo các điều kiện vệ sinh ở các khu đô thị, khu dân cư là nguyên nhân chính là nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường, cụ thể nó tác động trực tiếp lên môi trường đất, nước và không khí làm cho chất lượng môi trường ở đây giảm đi rất nhiều gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sức khỏe của người dân sống trong khu vực. Chất thải rắn nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng nếu không có biện pháp quản lý hay xử lý thích hợp thì sẽ là môi trường sống tốt cho các vật trung gian gây bệnh cũng như các hiện trạng ô nhiễm môi trường ở các bãi chôn lấp cụ thể là hiện tượng nước rò rỉ hay các khí phát sinh từ đây đều có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của người dân trong khu vực. Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã và đang đối mặt với những thách thức trên. Mặc dù đã được tăng cường về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và con người, thế nhưng công tác thu gom, xử lý rác thải vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế. Điều này nó thể hiện cái được và cái chưa được trong công tác quản lý chất thải rắn nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng của thành phố. Chính vì thế, việc nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh là một công việc cấp thiết và có ý nghĩa thực tế. Vì vậy, trước những yêu cầu thực tế, đề tài: “Ngiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản rác thải sinh hoạt tại Quận 3 – Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện với mong muốn đề tài sẽ góp phần tìm ra các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt thích hợp. 1.2. Mục tiêu của đề tài Trước sức ép ngày cành gia tăng về khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, hệ thống quản lý đã có nhiều khuyết điểm yếu trong các khâu thu gom, vận chuyển cũng như trong cơ cấu tổ chức thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố. Vì vậy, đề tài này được thực hiện với mục tiêu: - Đành giá và nêu những ưu khuyết điểm trong công tác thu gom, vận chuyển và các yếu tố ảnh hưởng đến chương trình phân loại rác tại nguồn để từ đó có thể áp dụng thành công việc phân loại rác tại nguồn trên địa bàn quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. - Xây dựng các giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt nhằm hạn chế ô nhiễm ra môi trường và tăng cường tiết kiệm nguyên liệu thông qua việc phân loại và tái chế. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Chất thải rắn có nhiều loại: CTR y tế, CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp, chất thải rắn xây dựng,… nhưng do thời gian, điều kiện có hạn và còn nhiều hạn chế nên đối tượng tập trung nghiên cứu chủ yếu là CTR sinh hoạt bao gồm: + Chất thải rắn từ hộ gia đình + Chất thải rắn phát sinh từ chợ + Chất thải rắn phát sinh từ cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, trường học, trung tâm thương mại. Trên cơ sở khảo sát thu thập tài liệu và số liệu sẵn có về hệ thống thu gom, vận chuyển CTR trên địa bàn Quận 3. - Đánh giá được hiện trạng hệ thống quản lý CTRSH trên địa bàn Quận (Nguồn, thu gom, vận chuyển, xử lý…). - Dự báo tốc độ phát sinh CTR, nhu cầu vận chuyển, nhu cầu xử lý CTR đến năm 2020. - Đưa ra các giải pháp quản lý để nghiên cứu lựa chọn phương án tối ưu hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải đô thị của quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh. 1.4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu: 1.4.1 Phương pháp luận: Mục tiêu chính của đề tài là nhằm thu thập thông tin đầy đủ về khối lượng và các quy trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn quận. Tiến đến kiểm kê các chất thải này và dự báo sự phát sinh chất thải trong tương lai (đến năm 2020). Việc thu gom, vận chuyển và chôn lấp rác hiện nay đã được thực hiện trên địa bàn quận nhưng chưa thật sự có hiệu quả cao. Trong đó vấn đề đô thị hóa sẽ kéo theo nhiều nhu cầu sống, gia tăng dân số kéo theo nhu cầu đất ở, gia tăng khối lượng sản phẩm cũng như nảy sinh nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề chính là rác thải sing hoạt ngày càng nhiều. Vì vậy cần “nghiên cứu hệ thống quản lý CTR đô thị cho quận”, để đảm bảo lượng rác được thu gom một cách triệt để và giữ vệ sinh công cộng, đem lại nguồn nguyên liệu tái chế, tái sử dụng rác hiệu quả góp phần đem lại mỹ quan đô thị cho quận nói riêng và lợi ích môi trường nói chung. 1.4.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Trong khuôn khổ điều kiện và thời gian cho phép, tôi đã chọn phương pháp thích hợp với các nguồn lực hỗ trợ sau: - Thu thập và chọn lọc các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Quận 3 nói riêng. - Thu thập tư liệu về hiện trạng môi trường đô thị ( thu gom, vận chuyển, xử lý sơ bộ chất thải rắn ), các định hướng của ngành vệ sinh đến năm 2020. - Kế thừa các số liệu thông tin, bài học, kinh nghiệm từ dự án vận động người dân thu gom, phân loại rác tại nguồn do sở khoa học công nghệ và môi trường cùng tổ chức ENDA thực hiện. - Thăm dò, phỏng vấn tham khảo các ý kiến của các cán bộ đầu ngành, những người làm việc trực tiếp trong công tác vệ sinh cùng với các cơ quan liên quan, đặc biệt là tham khảo các ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực chất thải rắn. - Tham khảo thực địa trên địa bàn quận tại các điểm tập kết rác, trạm trung chuyển, bô rác. - Phương pháp mô hình hóa môi trường được sử dụng trong luận văn để dự báo dân số và tốc độ phát sinh chất thải rắn trên địa bàn quận 3 từ nay đến năm 2020 thông qua phương pháp EuLer cải tiến trên cơ sở số liệu dân số hiện tại và tốc độ gia tăng dân số. N’i+1 = N1 + r.Ni+1/2) t N’i+1 = Ni + r. t.Ni Trong đó: N’i+1 : Là số dân hiện tại của năm tính toán (người) Ni : Dân số hiện tại của quận 3 là 189.764 người (năm 2009) Ni+1 : là dân số sau một năm Ni+1/2: Số dân sau nữa năm (người) t : khoảng thời gian chênh lệch (thường lấy t = 1 năm). r : tốc độ gia tăng dân số , r = 1.2% = 0.012 1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiển. Đề tài cung cấp một số cơ sở tìm ra giải pháp tối ưu cho công tác quản lý chất thải rắn tại quận theo hình thức tổ chức hệ thống thu gom rác của nhà nước trên cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp tại quận như: - Đề xuất biện pháp phân loại rác tại nguồn - Nâng cao nhận thức của người dân. - Vạch tuyến thu gom hiệu quả, triệt để lượng rác phát sinh hàng ngày, đồng thời phân loại, tái sử dụng chất thải rắn. - Mang lại lợi ích kinh tế cho nhà nước trong chi phí xử lý rác, đồng thời tìm ra được giải pháp để giải quyết cho vấn đề đất chôn lấp rác đang thiếu hụt do khối lượng rác gia tăng. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN 1.1 Khái niệm cơ bản về chất thải rắn: 1.1.1 Định nghĩa chất thải rắn: Theo quan niệm chung: Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng v.v...). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống. Theo quan điểm mới: Chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) được định nghĩa là: Vật chất mà con người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó, chất thải được coi là chất thải rắn đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố phải có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy. Theo quan điểm này, chất thải rắn đô thị có các đặc trưng sau: - Bị vứt bỏ trong khu vực đô thị; - Thành phố có trách nhiệm thu dọn. 1.1.2 Nguồn gốc chất thải rắn: Các nguồn chủ yếu phát sinh ra chất thải rắn đô thị bao gồm: Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt). Từ các trung tâm thương mại. Từ các công sở, trường học, công trình công cộng. Từ các dịch vụ đô thị, sân bay. Từ các hoạt động công nghiệp. Từ các hoạt động xây dựng đô thị. Từ các trạm xử lý nước thải và từ các đường ống thoát nước của thành phố. Chất thải rắn phát sinh từ nguồn khác nhau, căn cứ vào đặc điểm chất thải có thể phân chia thành 3 nhóm lớn là: chất thải đô thị, chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại. Bàn 1.1 : Các nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị Nguồn Các hoạt động và vị trí phát sinh chất thải Loại chất thải rắn Nhà ở Những nơi ở riêng của một hay nhiều gia đình. Những căn hộ thấp, vừa và cao tầng … Chất thải thực phẩm, giấy, bìa cứng, nhựa dẻo, hàng dệt, đồ da, chất thải vườn, đồ gỗ, thủy tinh, hộp thiết, nhôm, kim loại khác, tàn thuốc, rác đường phố, chất thải đặc biệt (dầu, lốp xe, thiết bị điện …), chất sinh hoạt nguy hại Thương mại Cửa hàng, nhà hàng, chợ, văn phòng, khách sạn, dịch vụ, cửa hiệu in,… Giấy, bìa cứng, nhựa dẻo, gỗ, chất thải thực phẩm, thủy tinh, kim loại, chất thải đặc biệt, chất thải nguy hại,… Cơ quan Trường học, bệnh viện, nhà tù, trung tâm chính phủ,… Giấy, bìa cứng, nhựa dẻo, gỗ, chất thải thực phẩm, thủy tinh, kim loại, chất thải đặc biệt, chất thải nguy hại,… Xây dựng và phá dỡ Nơi xây dựng mới, sửa đường, san bằng các công trình xây dựng, vỉa hè hư hại. Gỗ, thép bêtông, đất,… Dịch vụ đô thị (trạm xử lý) Quét dọn đường phố, làm đẹp phong cảnh, làm sạch theo lưu vực, công viên và bãi tắm, những khu vực tiêu khiển khác. Chất thải đặc biệt, rác đường phố, vật xén ra từ cây, chất thải từ các công viên, bãi tắm và các khu vực tiêu khiển. Trạm xử lý, lò thiêu đốt Quán trình xử lý nước, nước thải và chất thải công nghiệp. Các chất thải được xử lý. Khối lượng lớn bùn dư. (Nguồn: George Tchbanoglous, et al, Mc Graw - Hill Inc, 1993) 1.1.3 Phân loại chất thải rắn: Việc phân loại chất thải rắn sẽ giúp xác định các loại khác nhau của chất thải rắn được sinh ra. Khi thực hiện phân loại chất thải rắn sẽ giúp sẽ giúp ta dễ thực hiện việc phân loại chất thải rắn tại nguồn, tăng khả năng tái chế và tái sử dụng các vật liệu trong chất thải, đem lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường. Các chất thải rắn được thải ra từ các hoạt động khác nhau nên được phân theo nhiều loại khác nhau như: 1.1.3.1 Phân loại theo công nghệ xử lý: Phân loại chất thải rắn theo loại này người ta chia ra các thành phần sau: chất cháy được, chất không cháy được và các chất hỗn hợp. (bảng 1.2) Bảng 1.2 : Phân loại theo công nghệ xử lý Thành phần Định nghĩa Ví dụ 1. Các chất chát được - Giấy - Các vật liệu làm tử giấy - Các túi giấy, các mảnh bì, giấy vệ sinh - Hàng dệt - Có nguồn gốc từ sợi - Vải, len,… - Rác thải - Các chất thải ra tử đồ ăn, thực phẩm - Các loại rau, quả, thực phẩm - Cỏ, gỗ, củi, rơm - Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ gỗ, tre, rơm - Đồ dùng bằng gỗ như bàn, ghế,... - Chất dẻo - Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ chất dẻo - Phim cuộn, túi chất dẻo, bịch nilon,… - Da và cao su - Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ da và cao su - Giấy, băng cao su,… 2. Các chất không cháy được. - Kim loại sắt - Các loại vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ sắt mà dễ bị nam châm hút. - Hàng rào, dao, nắp lọ,… - Kim loại không phải sắt - Các vật liệu không bị nam châm hút - Vỏ hộp nhôm, đồ đựng bằng kim loại. - Thủy tinh - Các vật liệu và sản phẩm chế tạo từ thủy tinh. - Chai, lọ, đồ dùng bằng thủy tinh, bóng đèn,… - Đá và sành sứ - Các vật liệu không cháy khác ngoài kim loại và thủy tinh - Vỏ chai, ốc, gạch, đá, gốm xứ… 3. Các chất hỗn hợp: - Tất cà các vật liệu khác không phân loại ở phần 1 và 2 đều thuộc loại này. Loại này có thể chia làm 2 phần với kích thước >5mm và < 5mm  - Đá cuội, cát, đất,.. (Nguồn : Bảo vệ môi trường trong xây dựng cơ bản, Lê Văn Nãi,nhà XBKHKT, 1999) 1.1.3.2 Phân loại theo quan điểm thông thường: - Rác thực phẩm: Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau, quả... loại chất thải này mang bản chất dễ bị phân hủy sinh học, quá trình phân hủy tạo ra các chất có mùi khó chịu, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Ngoài các loại thức ăn dư thừa từ gia đình còn có thức ăn dư thừa từ các bếp ăn tập thể, các nhà hàng, khách sạn, ký túc xá, chợ ... - Rác rưởi: bao gồm các chất cháy được và các chất không cháy được sinh ra từ các hộ gia đình, công sở, hoạt động thương mại,…các chất cháy được như giấy carton, plastic, vải, cao su, … và các chất không cháy được như thủy tinh, vỏ hộp kim loại,… - Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: các loại vật liệu sau đốt cháy, các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than , củi và các chất thải dễ cháy khác trong gia đình, trong kho của các công sở, cơ quan, xí nghiệp, các loại xỉ than. - Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất cát, gạch ngói, bê tông vỡ do các hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình v.v...chất thải xây dựng gồm: + Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng; + Đất đá do việc đào móng trong xây dựng ; + Các vật liệu như kim loại, chất dẻo... + Các chất thải từ các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như trạm xử lý nước thiên nhiên, nước thải sinh hoạt , bùn cặn từ các cống thoát nước thành phố. - Chất thải rắn công nghiệp: là các chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp gồm: + Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro , xỉ trong các nhà máy nhiệt điện; + Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất; + Các phế thải trong quá trình công nghệ; + Bao bì đóng gói sản phẩm. - Chất thải nguy hại: bao gôm chất thải hóa chất, sinh học dễ cháy nổ mang tính phóng xạ theo thời gian có ảnh hưởng đến đời sống con người động vật , thực vật . Những chất này thường xuất hiện ở thể rắn, long và khí. Đối với chất thải này việc thu gom xử lí phải hết sức cẩn thận. 1.1.4 Tốc độ phát sinh chất thải rắn: - Việc tính toán được tốc độ phát thải rác là một trong những yếu tố quan trọng trong việc quản lý rác thải bởi vì từ đó người ta có thể xác định được lượng rác phát sinh trong quá trình sản xuất, tiêu dùng, đồng thời dự báo được trong tương lai để có kế hoạch và biện pháp quản lý chặt chẽ từ khâu thu gom, trung chuyển, vận chuyển đến xử lý. Vì thế để quản lý tốt lượng rác phát sinh ta cần biết tốc độ phát sinh chất thải rắn. Phương pháp xác định tốc độ phát thải rác cũng gần giống như phương pháp xác định tổng lượng rác. Người ta sử dụng một số loại phân tích sau đây để định tổng lượng rác thải ra ở một khu vực, đó là: Đo khối lượng. Phân tích thống kê. Dựa trên các đơn vị thu gom rác (ví dụ thùng chứa). Phương pháp xác định tỷ lệ rác thải. Tính cân bằng vật chất. Lượng vào Nhà máy Lượng ra Nguyên liệu, nhiên liệu Xí nghiệp sản phẩm 1.1.5 Thành phần chất thải rắn: Thành phần của chất thải rắn đô thị được xát định ở bảng 1.3 bà bảng 1.4. Giá trị của các thành phần trong chất thải rắn thay đổi theo vị trí, theo mùa, theo điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Sự thay đổi khối lượng chất thải rắn theo mùa đặc trưng ở Bắc Mỹ được trình bày ở bảng 1.5. Thành phần của rác thải đóng vai trò quan trọng nhất trong việc quản lý rác thải. Bảng 1.3: Thành phần chất thải rắn đô thị theo nguồn gốc phát sinh Thành phần % Trọng lượng Khoảng giá trị Trung bình Nhà ở và thương mại, trừ các chất thải đặc biệt và nguy hiểm 6 - 25 15 Chất thải đặc biệt (dầu, lốp xe, thiết bị điện, bình điện) 24 - 45 40 Chất thải nguy hại 3-15 4 Cơ quan 2-8 3 xây dựng và phá dỡ 0 - 4 2 Cao su 0 - 2 0,5 Da vụn 0 - 2 0,5 Sản phẩm vườn 0 - 20 12 Gỗ 1-4 2 Thủy tinh 4-16 8 Can hộp 2-8 6 Kim loại không thép 0 - 1 1 Kim loại thép 1-4 2 Bụi, tro, gạch 0 - 10 4 Tổng cộng 100 Nguồn: George Tchbanous, etal, Mc Graw - Hill inc, 1993 Bảng 1.4: Thành phần chất thải rắn đô thị theo tính chất vật lý Thành phần % Trọng lượng Khoảng giá trị Trung bình Chất thải thực phẩm 6 - 25 15 Giấy 24 - 45 40 Catton 3-15 4 Chất dẻo 2-8 3 Vải vụn 0 - 4 2 Cao su 0 - 2 0,5 Da vụn 0 - 2 0,5 Sản phẩm vườn 0 - 20 12 Gỗ 1-4 2 Thủy tinh 4-16 8 Can hộp 2-8 6 Kim loại không thép 0 - 1 1 Kim loại thép 1-4 2 Bụi, tro, gạch 0 - 10 4 Tổng cộng 100 GS.TS.Trần Hiếu Huệ, Quản lý chất thải rắn, Hà Nội 2001 Bảng 1.5: Sự thay đổi đặc trưng theo mùa của Chất thải rắn Chất thải % khối lượng % Thay đổi Mùa mưa Mùa khô Giảm Tăng - Chất thải thực phẩm 11.1 13.5 21.6 - Giấy 45.2 40.0 11.5 - Nhựa dẻo 9.1 8.2 9.9 - Chất hữu cơ khác 4.0 4.6 15.0 - Chất thải vườn 18.7 24.0 28.3 - Thủy tinh 3.5 2.5 28.6 - Kim loại 4.1 3.1 24.4 - Chất trơ và chất thải khác 4.3 4.1 4.7 Tổng cộng 100 100 Nguồn: George Tchbanous, etal, Mc Graw - Hill inc, 1993 1.1.6 Tính chất của chất thải rắn: 1.1.6.1 Tính chất vật lý: Những tính chất vật lý quan trọng của chất thải rắn đô thị gồm: khối lượng riêng, độ ẩm, kích thước phân loại và độ xốp. Trong đó khối lượng riêng và độ ẩm là những tính chất được quan tâm nhất trong công tác quản lý chất thải rắn đô thị ở Việt Nam. - Khối lượng riêng: hay mật độ của rác thải thay đổi theo thành phần, độ ẩm, độ nén chặt của chất thải. Công tác quản lý chất thải rắn thì khối lượng riêng là thông số quan trọng phục vụ cho công tác thu gom vận chuyển và xử lý. Qua đó có thể phân bố và tính được nhu cầu trang thiết bị chuẩn cho công tác thu gom, vận chuyển rác thu gom, thiết kế quy mô bãi chôn lấp đối với rác thực phẩm, khối lượng riêng khoảng 100-500 kg/m3. Khối lượng riêng của rác thải được xác định bằng tỉ số giữa trọng lượng của mẫu rác và thể tích chiếm chỗ của nó. Vì khối lượng riêng của chất thải rắn thay đổi một cách rõ ràng theo vị trí địa lí, mùa trong năm và thời gian lưu trữ, do đó sử dụng các giá trị trung bình đã được lựa chọn. Khối lượng riêng của chất thải sinh hoạt thay đổi từ 120-590 kg/m3. Đối với xe vận chuyển rác có thiết bị ép rác lên đến 830 kg/m3. - Độ ẩm: Là thông số có liên quan đến giá trị nhiệt lượng của chất thải rắn, được xem xét khi lựa chọn phương án xử lí, thiết kế bãi chôn lấp và lò đốt. Độ ẩm rác thay đổi theo thành phần và theo mùa trong năm. Rác thải thành phố có độ ẩm từ 50-80%, rác thải là thủy tinh, khối lượng có độ ẩm thấp. Độ ẩm trong rác cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật kỵ khí phân hủy gây thối rữa. Bảng 1.6: Trọng lượng riêng và độ ẩm các thành phần của chất thải rắn đô thị Loại chất thải Khối lượng riêng (1b/yd3) Độ ẩm (% trọng lượng ) Dao động Trung bình Dao động Trung bình - Chất thải thực phẩm 220-810 490 50-80 70 - Giấy 70-220 150.0 4-10 6 - Nhựa dẻo 70-200 110 1-4 2 - Hàng dệt 70-170 110 0-15 10 - Bìa cứng 70-135 85 4-8 5 - Cao su 170-340 220 1-4 2 - Da 170-440 270 8-12 10 - Rác thải vườn 100-380 170 30-180 60 - Gỗ 220-540 400 15-40 20 - Thủy tinh 270-810 350 115-440 220 - Vỏ đồ hộp 85-270 150 2-4 3 - Nhôm 110-405 270 2-4 2 - Kim loại khác 220-1940 540 2-4 2 - Bụi tro 540-1685 810 6-12 8 - Tro 1095-1400 1255 6-12 6 - Rác rưởi 150-305 220 5-20 15 1b/yd3 x 0.5983 = kg/m3 Nguồn: George Tchbanous, etal, Mc Graw - Hill inc, 1993 1.1.6.2 Tính chất hóa học và giá trị nhiệt lượng Khi lựa chọn phương án xử lí chất thải, thời gian thu gom, vận chuyển rác thông thường, rác thải có giá trị nhiệt lượng cao như: gỗ, cao su, trấu,…sẽ được sử dụng làm chất đốt, rác thải có thành phần lữu cơ dễ phân hủy phải thu gom trong ngày và ưu tiên xử lí theo phương pháp sinh học. Để có số liệu về tính chất hóa học và giá trị nhiệt lượng người ta thường xác định thông số sau: * Tính chất hóa học: + Thành phần lữu cơ: được xác định là thành phần thất thoát (chất bay hơi) sau khi nung rác ở nhiệt độ 9500C. + Thành phần vô cơ: là thành phần tro còn lại sau khi nung rác thải. + Thành phần phần trăm của C, H, O, N, S và tro được xác định để tính nhiệt lượng của rác. * Giá trị nhiệt lượng: Giá trị nhiệt tạo thành khi đốt chất thải rắn. Giá trị này được xác định theo công thức Dulong cải tiến: H = 145C + 610(H2 – 1/8O2) + 40S + 10N) ( Btu/1b) Trong đó: C: % trọng lượng của Carbon. H: % trọng lượng của Hidro. O: % trọng lượng của Oxi. S: % trọng lượng của Sulfua. N: % trọng lượng của Nitơ. Bảng 1.7: Số liệu thường thấy khi phân tích các thành phần cơ bản của chất thải đô thị Thành phần rác thải % trọng lượng C H O N S Tro - Thực phẩm 48 6 38 2.5 0.5 5 - Giấy 43.5 6.0 44 0.3 0.2 6 - Nhựa 60 7 23 10 - Thủy tinh 0.5 0.1 0.4 < 0.1 99 - Kim loại 5 0.6 43 0.1 90 - Da, cao su, vải 55 7 20 5 0.2 3 - Bụi tro gạch 26 3 2 0.5 0.2 68 Nguồn: Environment engineering,Gerad Kiely, 1998 Theo Frank Kreith, giá trị nhiệt lượng trong thành phần rác thải đô thị được trình bày trong bảng 1.8 Bảng 1.8: Gía trị nhiệt lượng trong thành phần của rác thải đô thị Thành phần Giá trị nhiệt lượng Btu/1b Khoảng giá trị Trung bình - Chất thải thực phẩm 1500-3000 2000 - Giấy 5000-8000 7200 - Plastic 12000-16000 14000 - Thủy tinh 50-100 60 - Kim loại 100-500 300 - Da 6500-8500 7500 - Cao su 9000-12000 10000 - Vải 6500-8000 7500 - Bụi tro gạch 1000-5000 3000 - Rác đô thị 4000-6500 4500 - Gỗ 1000-8000 2500 - Rác làm vườn 7500-8500 8000 Nguồn: Handbook of solid waste management,1994 1. 1.6.3 Tính chất sinh học: Trừ các hợp phần nhựa dẻo, cao su và da, phần chất hữu cơ của hầu hết các chất thải rắn đô thị có thể được phân loại như sau: - Tính chất sinh học quan trọng nhất của phần hữu cơ trong chất thải rắn đô thị hầu như tất cả các hợp phần hữu cơ đều có thể bị phân hủy sinh học tạo thành các khí đốt và khí trơ, các chất rắn vô cơ có liên quan đến. Sự phát sinh mùi và côn trùng có liên quan đến bản chất phân hủy của các vật liệu hữu cơ tìm thấy trong chất thải rắn. Thành phần chất rắn dễ bay hơi được xác định bằng cách đốt ở 5500C, thường được sử dụng như một thước đo khả năng phân hủy sinh học của phần hữu cơ trong chất thải rắn đô thị. Việc sử dụng chất thải rắn dễ bay hơi trong mô tả khả năng phân hủy sinh học của phần hữu cơ trong chất thải rắn đô thị có khả năng bay hơi cao hơn nhưng khả năng phân hủy lại thấp (như: giấy in báo và phần xén bỏ cây trồng). Khả năng lựa chọn thành phần lignin của một chất thải có thể được sử dụng để ước lượng phần có thể phân hủy sinh học, sử dụng quan hệ: BF = 0.83 – 0.028 LC Trong đó: BF: Phần có khả năng phân hủy sinh học được diễn đạt trên cơ sở chất rắn dễ bay hơi. 0.83: Hệ số thực nghiệm 0.028: Hệ số thực nghiệm LC: Thành phần lignin của chất thải rắn dễ bay hơi được diễn đạt = % của trọng lượng khô. Bảng 1.9: Khả năng phân hủy sinh học của chất hữu cơ dựa vào thành phần lignin Hợp phần Chất rắn bay hơi (% tổng chất rắn) Thành phần lignin (% chất rắn bay hơi) Phần phân hủy sinh học - Chất thải thực phẩm 7-15 0.4 0.82 - Giấy báo 94.0 22 0 - Giấy văn phòng 96.4 0.4 0.82 - Bìa cứng 94.0 12.9 0.47 - Chất thải vườn 50-90 4.1 0.72 Nguồn: George Tchbanous, etal, Mc Graw - Hill inc, 1993 - Khả năng phân hủy chung của các hợp chất hữu cơ trong chất thải rắn đô thị dựa vào thành phần lignin được trình bày ở bảng 1.9. Những chất hữu cơ có thành phần lignin cao, khả năng phân hủy thấp đáng kể so với chất khác. Trong thực tế, chất hữu cơ trong chất thải rắn đô thị thường được phân loại dựa vào khả năng phân hủy nhanh hay chậm. 1.2 Quá trình thu gom – Vận chuyển chất thải rắn Thu gom chất thải là quá trình thu nhặt rác thải từ các nhà dân, các công sở hay từ những điểm thu gom, chất chúng lên xe và chở đến địa điểm xử lý, chuyển tiếp, trung chuyển hay chôn lấp. Dịch vụ thu gom rác thải có thể chia ra thành hai loại: sơ cấp và thứ cấp. - Thu gom sơ cấp (thu gom ban đầu) là thu gom rác thải từ nguồn phát sinh ra nó và chở đến bãi chứa chung, các địa điểm hoặc bãi chuyển tiếp. - Thu gom thứ cấp (thu gom ban đầu) là thu gom các loại chất thải rắn từ các điểm thu gom chung (điểm cẩu rác) trước khi vận chuyển chúng theo từng thành phần hoặc cả tuyến thu gom đến một trạm trung chuyển, một cơ sở xử lý hay bãi chôn lấp bằng các loại phương tiện chuyên dụng có động cơ. Quá trình vận chuyển bao gồm bốc xếp chất thải rắn từ thùng lên xe rồi chuyển chở chất thải rắn từ các vị trí đặt các thùng chứa tới điểm tập trung (trạm trung chuyển, trạm xử lý hoặc bãi chôn lấp). Thời gian thao tác tại bãi thải bao gồm thời gian bốc dỡ và thời gian chờ đợi. Ngoài ra quá trình vận chuyển còn tính đến thời gian hoạt động ngoài hành trình (thời gian tính toán đển kiểm tra phương tiện, thời gian đi từ cơ quan tới vị trí bốc xếp đầu tiên, thời gian khắc phục do ngoại cảnh gây ra, thời gian bão dưỡng, sửa chữa thiết bị…). Sơ đồ tổng quát của quá trình vận chyển rác: Thu gom Vận Trung Bãi rác Chuyển chuyển Hình 1.1: Sơ đồ tổng quát quá trình vận chuyển rác 1.3 Mô hình quản lý chất thải rắn hiện nay. Do tính chất quan trọng của chất thải rắn nên cần phải có một số biện pháp khống chế ô nhiễm. Một trong những mục tiêu quan trọng để quản lý chất thải rắn là giảm được nguồn sinh ra chất thải rắn bằng cách hoàn lưu tái sử dụng, thu gom, vận chuyển, chế biến và chôn lấp hợp vệ sinh. Nói cách khác là nhằm đưa ra mức độ thích hợp và thỏa mãn được việc bảo vệ tài nguyên. Vào những năm đầu thế kỷ, lượng chất thải thành phố tạo ra còn nhiều hạn chế do dân số còn rất ít, các chất hữu cơ được đưa vào đất như phân bón và thương mại hiện đang còn vắng bóng. Thực tế này vẫn còn đúng đối với một số vùng, đặc biệt ở vùng nông thôn các nước đang phát triển, nhưng trong bức tranh chung sự thay đổi đang diễn ra rất nhanh. Thực vậy, tiêu chuẩn của cuộc sống tiến bộ chứng minh điều đó. Các sản phẩm cũ kỹ bị thu hẹp lại và thái độ của người tiêu dùng về chất thải cũng phát triển. Ở hầu hết các nước, sự đô thị hóa diễn ra rất nhanh, kết quả hiển nhiên là tăng đáng kể chất thải đô thị. Theo mức độ đô thị hóa, lượng chất thải tăng lên theo đầu người ở một số nước: - Canada 1,7 kg/người/ngày - Australia 1,6 kg/người/ngày - Thụy Sĩ 1,3 kg/người/ngày - Nhật Bản 0,9 kg/người/ngày - Thụy Điển 0,8 kg/người/ngày - Trung Quốc 0,5 kg/người/ngày - Việt Nam dao động từ 0,35-1,2 kg/người/ngày Quản lý chất thải đô thị là điều quan trọng đầu tiên và có khả năng xem xét mức độ quan trọng của nó. Tuy thế, việc giải quyết vẫn còn chung chung tùy thuộc vào các nhà chức trách địa phương. Các biện pháp khống chế ô nhiễm đối với chất thải rắn đô thị 1- Hoàn lưu, tái sử dụng Phân loại rác trong gia đình và tái sử dụng là việc làm lớn nhất để giảm chất thải và bảo vệ tài nguyên. Kinh nghiệm một số nước cho thấy có đến 90% chai và trên 90% cần được đưa vào sử dụng lại trung bình từ 15 – 20 lần. Để thực hiện được cần phải có vị trí để tập trung thuận tiện cho người dân, hiện nay phương pháp thường dùng hơn cả là hệ thống thu gom. Ở những địa điểm trung tâm, người ta đặt các thùng chứa thích hợp, có thể được thiết kế để thu nhận “sản phẩm mong muốn”, chẳng hạn màu trắng để thu gom thủy tinh… thu gom tập trung là biện pháp thích hợp để phục vụ cộng đồng nói chung và việc hoàn lưu – tái sử dụng cũng đạt kết quả cao hơn. Hơn nữa, thu gom tập trung là biện pháp rất đơn giản: các chất thải thu gom được đem tới nơi chứa tạm thời hoặc trực tiếp đến khu chế biến. Hoàn lưu – tái sử dụng về mặt kinh tế không có lợi nhưng chính quyền phải khuyến khích quần chúng phải quan tâm và ủng hộ việc này. Môi trường chỉ có ý nghĩa thật sự khi giảm được lượng chất thải, bảo vệ tài nguyên, giảm tiêu hao năng lượng, giảm sử dụng nước. 2- Thu gom Ở đô thị, chất thải thường đặt ngay ở vỉa hè hoặc sau khu xây dựng, đựng trong các túi nylon, thùng rác, hoặc được mang tới nơi công cộng riêng biệt và đặt vào các thùng rác kín hơn. Đối với khu vực có số dân cư khoảng 500 người có một chỗ thu gom là tốt nhất. Sự hợp lý hóa hệ thống thu gom chất thải là điều quan trọng, có thể thu gom đến 80 – 85% chất thải rắn vào nơi thu gom thống nhất. Nghiên cứu quản lý chất thải rắn không nên cho rằng chất thải được thu gom chờ vứt bỏ. Trong việc hợp lý hóa hệ thống thu gom, cần xác định mức độ phục vụ đã đề ra như thu gom thường xuyên, phân tích kho chứa tạm thời và phương pháp thu gom đã sử dụng cũng như tính phù hợp của tuyến đường thu gom. 3- Vận chuyển Khi trung tâm đô thị phát triển và khả năng chôn lấp chất thải ngày càng cạn kiệt, cần phải đẩy mạnh việc chuyên chở chất thải và tất nhiên tại điểm nào đó mà sự chuyên chở phải dùng đến các loại phương tiện chuyên chở lớn. Để thuận tiện thực hiện các công việc trên, tăng số lượng trạm trung chuyển. Chất rắn chở đi có thể có hoặc không được ép, điều này cũng cần tính toán đến trong quá trình xây dựng trạm chung chuyển, sức chứa của bãi chứa và khả năng vận chuyển. 4- Chế biến Chất thải đô thị có thể chế biến trước khi đem vứt bỏ. Mục tiêu của chế biến chất thải nhằm giảm lượng thải, lấy lại những chất còn có khả năng sử dụng và thu năng lượng. Do giá trị của nguồn không đáng kể, về mặt kinh tế, lợi nhuận về chế biến chất thải rất ít. Chôn lấp trực tiếp vẫn là biện pháp kinh tế nhất, song các yêu cầu về khu chôn lấp gần trung tâm bị cạn kiệt, phải vận chuyển đến khu vực xa hơn, kết quả làm tăng giá vận chuyển. Chỉ tới lúc đó khả năng hướng tới việc lấy lại các chất có thể sử dụng mới có sứ hấp dẫn kinh tế hơn. Các bước của quá trình chế biến chất thải: - Phân loại: có thể phân loại thu công hay cơ khí. - Gắn liền với qui hoạch vùng. - Gần đô thị phục vụ. - Đường giao thông. - Vùng thủy lợi - Điều kiện khí hậu Tại vùng chôn lấp, xảy ra quá trình phân hủy kỵ khí chất hữu tạo biogas, có thể dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp. 1.4 Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn: 1.4.1 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường nước: - Chất thải rắn đặc biệt là chất hữu cơ trong môi trường nước sẽ bị phân hủy nhanh chóng. Tại các bãi rác, nước trong bãi rác sẽ tách ra kết hợp với các nguồn nước khác như: nước mưa, nước ngầm, nước mặt, hình thành nước rò rỉ. Nước rò rỉ di chuyển trong bãi rác sẽ làm tăng khả năng phân hủy sinh học trong rác cũng như trong quá trình vận chuyển các chất gây ô nhiễm ra môi trường xung quanh. - Các chất ô nhiễm trong nước rò rỉ gồm các chất được hình thành trong quá trình phân hủy sinh học, hóa học,..Nhìn chung mức độ ô nhiễm trong nước rò rỉ rất cao ( COD: từ 3000-45000 mg/l; N-NH3: từ 10-800 mg/l; BOD5: từ 2000-30000 mg/l; TOC (cacbon hữu cơ tổng hợp): từ 1500-20000 mg/l; phospho tổng cộng: từ 1-70 mg/l; …và lượng lớn các vi sinh vật). - Đối với bãi rác thông thường ( lớp bãi rác không lớp chống thắm, sụt lún, hoặc lớp chống thấm bị thấm …) Các chất ô nhiễm sẽ thấm sâu vào nước ngầm gây ô nhiễm cho tầng nước ngầm và sẽ rất nguy hiểm cho con người khi sử dụng tầng nước này phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt. Ngoài ra chúng còn rỉ ra bên ngoài bãi rác gây ô nhiễm nguồn nước mặt. - Nếu rác thải có chứa kim loại nặng, nồng độ kim loại nặng lên men acid sẽ cao hơn so với giai đoạn lên men metan. Các hợp chất hydroxyt vòng thơm, acid humic và acid fulvic có thể tạo phúc với Feralit, Pb, Cu, Cd, Mn, Zn… Hoạt động của các vi khuẩn kị khí khử sắt có hóa trị 3 thành Feralit có hóa trị 2 sẽ kéo theo sự hòa tan các kim loại như: Ni, Cd, Pb, Zn. Vì vậy khi kiểm soát chất lượng nước ngầm trong khu vực bãi rác phải kiểm tra xác định nồng độ kim loại nặng trong thành phần nước ngầm. - Ngoài ra, nước rò rỉ có thể chứa các hợp chất hữu cơ độc hại: chất hữu cơ bị Halogen hóa, các hyrocacbon đa vòng thơm, chúng có thể gây đột biến gen, gây ung thư. Các chất này nếu thấm vào tầng nước ngầm hoặc nước mặt sẽ xâm nhập vào chuỗi thức ăn gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho sức khỏe tính mạng của con người ở hiện tại và cả thế hệ con cháu mai sau. 1.4.2 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường đất: - Các chất thải hữu cơ sẽ được vi sinh vật phân hủy trong môi trường đất ở hai điều kiện hiếu khí và kị khí, khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra các hàng loạt sản phẩm trung gian, cuối cùng hình thành các chất khoáng đơn giản H2O, CO2, CH4,… - Với một lượng rác và nước rỉ rác vừa phải thỉ khả năng tự làm sạch của môi trường đất sẽ phân hủy các chất này trở thành những chất ít ô nhiễm hoặc không ô nhiễm. Nhưng với lượng rác quá lớn vượt quá khả năng tự làm sạch của đất thì môi trường đất sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm. Các chất ô nhiễm này cùng với kim loại nặng, các chất độc hại cùng với vi trùng theo nước trong đất chảy xuống nguồn nước ngầm làm ô nhiễm nguồn nước này. - Đối với rác không phân hủy ( nhựa, cao su… ) nếu không có giải pháp thích hợp sẽ là nguy cơ gây thoái hóa và giảm độ phì nhiêu của đất. 1.4.3 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường không khí: Các chất thải rắn thường có một phần có thể bay hơi và mang theo mùi làm ô nhiễm không khí. Cũng có thể có những chất thải có khả năng phát tán vào không khí gây ô nhiễm không khí trực tiếp, cũng có loại rác dễ phân hủy (thực phẩm, trái cây hư hỏng,…) trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (nhiệt độ tốt nhất là 350C và độ ẩm thích hợp là 70-80%) sẽ được các vi sinh vật phân hủy tạo mùi hôi, nhiều loại khí ô nhiễm có tác động xấu đến môi trường độ thị, sức khỏe và khả năng hoạt động của con người. Thành phần khí thải chủ yếu được tìm thấy ở các bãi chon lấp rác được thể hiện ở bảng 1.10 Bảng 1.10: Thành phần khí thải chủ yếu ở bãi chôn lấp Thành phần khí % thể tích - CH4 54-60 - CO2 40-60 - N2 2-5 - NH3 0.1-1.0 - SO3C, H2O, Mercaptan 0.1-10 - H2 0-1.0 - CO2 0-0.20 - Chất hữu cơ bay hơi 0.01-0.6 Nguồn: Handbook of solid waste management, 1994 1.4.4 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến sức khỏe con người: - Chất thải phát sinh từ các đô thị nếu không được thu gom, vận chuyển và xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, tạo mỹ quan xấu và nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng. - Thành phần chất thải rắn rất phức tạp, có vô số mầm bệnh nguy hiểm tiềm ẩn do chất thải phát sinh từ nhiều nguồn. Khi chúng phân hủy sẽ tạo ra nhiều khí độc, là các sản phẩm trung gian của quá trình phân hủy yếm khí, trong đó có cả vi khuẩn, vi sinh vật và kí sinh trùng gây bệnh cho con người. Nhiều thống kê cho thấy rằng người dân sống gần các bãi rác bừa bãi, mất vệ sinh thường có nguy cơ nhiễm bệnh do sinh vật gây ra hơn nơi khác. Một số bệnh mắc phải như sốt rét, sốt xuất huyết, thương hàn, tiêu chảy, giun sán, và một số bệnh ngoài da… - Các bãi chôn lấp là nơi sinh sản lý tưởng của ruồi, muỗi gây phiền nhiễu cho người dân và tạo ra các vật chủ trung gian. - Một cách ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng khác là sự giải phóng mùi hôi thối. Mùi hôi thối có thể ảnh hưởng đến sức khẻo và thể trạng của con người, cũng như gây ảnh hưởng trực tiếp về kinh tế lên giá trị các khu nhà đất xung quanh. CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ QUẬN 3 2.1 Tổng quan về Quận 3 - Thành phố Hồ Chí Minh: Trước 1975, Quận 3 là một quận mang tính cư trú, hành chính. Là một trong các Quận trung tâm Sài Gòn có các cơ quan đầu não của chính quyền Mỹ - Ngụy và sứ quán nước ngoài. Là nơi mà phong trào đấu tranh cách mạng làn rộng trong từng ngõ hẻm, đường phố. Là nơi mà niềm tự hào của nhân dân Quận 3 về những người con cách mạng kiên cường anh dũng như Lê Văn Sỹ, Trần Quốc Thảo, Nguyễn Văn Trỗi … và những người mẹ suốt đời hy sinh cho cách mạng đã đi vào thi ca như "Người mẹ Bàn Cờ", là nơi đặt Bộ chỉ huy tiền phương trong đợt tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 (Phở Bình số 7 Lý Chính Thắng). Ngày nay, trên đà phát triển của đất nước, với những bước chuyển mình quận 3 đã trở thành một quận có nền kinh tế tăng trưởng khá, trật tự xã hội ổn định và có một vị trí quan trọng trong các lĩnh vực hoạt động của thành phố. 2.2 Đặc điểm về tự nhiên - Vị trí địa lý: Quận 3 nằm ở trung tâm thành phố, diện tích 4,9 km2 có địa giới hành chánh : phía Bắc giáp quận Phú Nhuận và quận Tân Bình, phía Đông và phía Nam giáp quận 1, phía Tây giáp quận 10. Dân số quận 3 hiện nay khoảng 200 ngàn người, mật độ dân số 40.000 người/km2. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao, khoảng 75% dân. Là nơi tập trung nhiều đình, chùa, nhà thờ lớn như : chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Xá Lợi, Trung tâm Phật giáo Thích Quảng Đức. Nhà thờ Tân Định, Dòng Chúa Cứu Thế, Nhà thờ Bùi Phát, Đình Xuân Hoà, Đình Phú Thạnh, Đình Ông Súng… Ngoài ra còn có tháp tưởng niệm nơi Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, có nhà bảo tàng chứng tích chiến tranh thu hút nhiều khách tham quan. 2.3 Dân số Quận 3 là một quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh. Quận 3 có diện tích 4,92 km², dân số: 189.764 người (theo điều tra ngày 1/4/2009), được chia làm 14 phường, đánh số từ 1 đến 14. Bàng 2.1: Bảng số liệu diện tích, dân số và mật độ của từng phường trên địa bàn quận 3 Phường Số Hộ Số Dân (Người) Số Khu phố Số Tổ dân phố Diện tích(m2) Mật độ dân số (Người/Km2) Tổng số 45.250 189.764 63 874 4.919.669 38.573 Phường 01 3.507 14.847 6 69 147.729 100.502 Phường 02 2.265 9.814 3 45 152.701 64.269 Phường 03 2.568 10.957 5 50 154.792 70.785 Phường 04 4.149 19.032 6 98 307.579 61.877 Phường 05 3.421 14.028 4 65 248.460 56.460 Phường 06 1.795 7.203 4 55 883.183 8.156 Phường 07 3.102 12.551 5 72 918.068 13.671 Phường 08 3.641 15.215 4 79 396.490 38.374 Phường 09 4.604 18.398 5 66 443.030 41.528 Phường 10 2.279 9.148 4 44 158.526 57.707 Phường 11 5.311 23.344 6 81 476.849 48.955 Phường 12 3.134 11.315 3 45 162.001 69.845 Phường 13 1.406 7.166 3 32 164.091 43.671 Phường 14 4.068 16.746 5 73 306.170 54.695 Nguồn: Công ty Dịch vụ Công Ích Quận 3 Hình 2.1: Dân số và mật độ từng phường của quận 3 2.4 Hệ thống giao thông: Mật độ đường sá dày đặc, có nhiều trục đường giao thông quan trọng chạy ngang qua như : đường Cách Mạng Tháng 8 nối với Quốc lộ 22 đi Tây Ninh sang Campuchia, đường Điện Biên Phủ nối với Quốc lộ 1 xuyên Việt, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa đi sân bay Tân Sơn Nhất. Về giao thông đường sắt, Ga Sài Gòn nằm trên địa bàn quận 3 là ga đầu mối giao thông của thành phố và các tỉnh phía Nam đi cả nước trên tuyến đường sắt Nam - Bắc. 2.5 Kinh tế - Xã hội Từ năm 1975 trở về trước, Quận 3 là địa bàn dân cư, hoạt động kinh tế không đáng kể. Qua 30 năm phát triển, hiên nay Quận 3 là một quận có các hoạt động kinh tế thuộc loại khá của Thành phố theo cơ cấu: Thương mại – dịch vụ và Công nghiệp – tiểu công nghiệp. Về trung tâm thương mại có 4 chợ cấp Quận quản lý: Bàn Cờ, Vườn Chuối, Nguyễn Văn Trỗi, Bùi Phát; 2 siêu thị: Coopmart Nguyễn Đình Chiểu, Citymart Minh Châu; 3 trung tâm điện máy: Lộc Lê, Ideal, VietnamShop. 2.6 Về văn hóa – Giáo dục: 2.6.1 Cơ sở hoạt động văn hoá: Quận 3 có được sự hội tụ của nhiều đơn vị trung tâm sinh hoạt văn hóa như : Nhà văn hóa Thiếu nhi Thành phố, Nhà Truyền thống Phụ nữ Nam bộ, Nhà Trưng bày tội ác chiến tranh xâm lược… quận cũng đã đầu tư xây dựng một số cơ sở văn hóa như Trung tâm Văn hóa quận 3, Trung tâm sinh hoạt thanh thiếu niên Quận 3. Câu lạc bộ Lao động, câu lạc bộ Hưu Trí Quận 3… Câu lạc bộ âm nhạc Cầu Vồng tại 126 Cách Mạng Tháng 8 thuộc Trung tâm Văn hóa Quận đã trở thành một trong những tụ điểm phục vụ văn nghệ cho đông đảo thanh thiếu niên và nhân dân lao động trong Thành phố. Hoạt động văn hóa văn nghệ Quận 3 với các chủ đề đậm đà bản sắc dân tộc, chủ đề về nguồn, phát huy phong trào văn nghệ quần chúng qua các hội diễn đã có nhiều tiếng vang ở thành phố, được sự hưởng ứng rộng rãi trên nhiều miền đất nước tạo nên sự giao tiếp, giao lưu giữa các đơn vị trong và ngoài quận 2.6.2 Công tác Giáo dục – đào tạo: Đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở đúng độ tuổi và đạt chuẩn phổ cập trung học phổ thông vào cuối năm 2005. - Đào tạo: có 3 trường đại học: Kinh tế, Kiến trúc, Mở-bán công. Dạy nghề có Trường trung học Giao thông vận tải, Trường công nhân kỹ thuật Nhân đạo, Trung tâm dạy nghề Quận 3. - Giáo dục: mạng lưới giáo dục Quận 3 có 30 cơ sở giáo dục mầm non 24 trường tiểu học, 12 trường phổ thông, trung học cơ sở . Trường Nguyễn Thị Minh Khai Trường Marie Curie 2.7 Y tế: Quận 3 cũng là nơi tập trung nhiều bệnh viện, chuyên khoa lớn của thành phố, trung ương như : bệnh viện Bình Dân, bệnh viên Da Liễu, bệnh viên Y học Dân tộc, bệnh viện Mắt, Trung tâm Tai - Mũi - Họng, Viện Pasteur … Tại quận, ngoài Trung tâm Y tế quận, mạng lưới y tế địa phương gồm các đội chuyên khoa , vệ sinh phòng dịch, lao - tâm thần, hộ sản, cấp cứu và 14 trạm y tế phường. Hai bệnh viện tư nhân đầu tiên của Thành phố được thành lập trên địa bàn Quận : bệnh viên Hoàn Mỹ (trên đường Trần Quốc Thảo) và bệnh viện Hồng Đức (trên đường Pasteur). 2.8 Văn hóa – Thể thao Trong hoạt động thể dục thể thao, quận 3 là nơi cung cấp nhiều vận động viên xuất sắc cho thành phố, là nơi hội tụ nhiều tài năng trẻ đã đạt được các thành tích thi đấu cấp thành phố, cả nước và quốc tế. Câu lạc bộ Hồ Xuân Hương, hồ bơi Kỳ Đồng vừa là nơi cung cấp nhiều vận động viên bán tập trung cho thành phố và cho đất nước, vừa là nơi thu hút đông đảo các tầng lớp quần chúng đến tập luyện và vui chơi giải trí. CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3 3.1 Thành phần và khối lượng chất thải rắn quận 3. 3.1.1 Nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt: - Cũng như nhiều đô thị khác thành phần chất thải rắn sinh hoạt quận 3 nói riêng và Thành phố Hồ Chí Minh nói chung rất phức tạp, bao gồm khoảng 14-16 thành phần tùy thuộc vào mục đích phân loại. Theo công ty Dịch vụ Công ích quận 3 thì lượng rác chợ chiếm 8,42% tổng khối lượng rác sinh hoạt trên địa bàn quận. Suy ra khối lượng rác thải rắn từ các hộ gia đình, trường học, nhà hàng, khách sạn,… chiếm 91.58%. - Chất thải rắn sinh hoạt của quận phát sinh từ những nguồn chính sau: + Khu dân cư. + Chợ + Khu thương mại, nhà hàng, khách sạn + Công sở, trường học + Khu công cộng ( công viên, khu giải trí,..) + Chất thải rắn từ các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp trong địa bàn quận + Chất thải rắn sinh hoạt từ bệnh viện, cơ sở y tế. + Xà bần. + Trong đó chất thải rắn sinh hoạt không đồng nhất bao gồm nhiều loại: * Chất thải thực phẩm: chất thải thực phẩm là phần còn lại của động vật, trái cây, rau quả thải ra trong quá trình lưu trữ, chế biến và tiêu thục phẩm. Tính chất của những loại này có khả năng thối rữa cao, phân hủy rất nhanh, gây mùi hôi thối, đặc biệt trong điều kiện nhiệt độ có độ ẩm cao ở nước ta khoảng 30-340C và độ ẩm khoảng 80-90% ở Thành phố Hồ Chí Minh. * Rác rưởi: rác rưởi thải ra từ nhà bếp, công sở, khu thương mại,… bao gồm các thành phần đất được và không đất được. Trong rác rưởi có cả các loại chất thải có khả năng thối rữa cao. Các loại chất thải này có khả năng đốt được như giấy, carton, plastic, vải, cao su, da, gỗ,…và các loại chất thải không có khả năng đốt được như thủy tinh, đồ hộp bằng nhôm, thiết, sắt và các kim loại khác. * Tro: là phần còn lại trong quá trình đốt để cung cấp năng lượng sưởi ấm và nấu nướng. * Chất thải đặc biệt: bao gồm rác quét đường, thùng chứa, xác động vật 3.1.2 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại quận 3. - Theo số liệu thống kê và Công ty Dịch vụ Công ích quận và Nghiệp đoàn rác dân lập thì khối lượng chất thải rắn thu gom trên địa bàn quận 3 tăng không đáng kể so với các năm được trình bài trong bảng 3.7. Trong đó chất thải rắn phát sinh từ khu dân cư chiếm tỷ lệ cao nhất. Cũng nhấn mạnh rằng khối lượng rác phát sinh trên địa bàn quận có giá trị không như nhau ở các thời điểm khác nhau trong năm. Lượng rác phát sinh và thu gom được hàng ngày thay đổi theo các thàng khác nhau trong năm và đặc biệt tăng cao vào các ngày lễ, nghĩ, ngày có chiến dịch vệ sinh đường phố,… thêm vào đó cũng cần lưu ý các số liệu thống kê dưới đây không kể đến phần chất thải sinh hoạt từ bệnh viện. Bảng 3.1: Bảng thống kê khối lượng chất thải rắc sinh hoạt thu gom trên địa bàn do Công ty Dịch vụ công ích quận 3 và Nghiệp đoàn rác dân lập phụ trách Năm Khối lượng bình quân (tấn / ngày) Tỷ lệ tăng (%) 2005  165  / 2006  165  / 2007  169  Tăng 0,98  (so với 2005 - 2006) 2008  169 /  2009 171  Tăng 0,98  (so với 2007 - 2008) 2010  171 Tăng 0,98   (so với 2007 - 2008) Nguồn: Công ty dịch vụ cơng ích quận 3 Bảng 3.2: Nguồn phát sinh chính và khối lượng rác trên địa bàn Quận Nguồn phát sinh Khối lượng (tấn / ngày) Tỷ lệ (%) - Khu dân cư  134,67  / - Chợ 14,40   / - Cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp  / /  - Rác đường phố  21,93 /  Tống cộng  171  / Nguồn: Công ty Dịch vụ Công ích Quận 3 - Hiện nay trên địa bàn quận 3 có 4 chợ, hầu hết các chợ này đều kinh doanh hàng lương thực, thực phẩm cho nên rác thải hầu hết là rác thải thực phẩm với khối lượng khoảng 14.40 tấn/ ngày. Việc thu gom và vận chuyển do Công nhân vệ sinh Xí nghiệp Dịch vụ Môi trường Đô thị thuộc Công ty Dịch vụ công ích quận 3 thực hiện. Bảng 3.3: Khối lượng chất thải rắn phát sinh từ các chợ Chợ Khối lượng (tấn / ngày)  Chợ Bàn cờ (phường 3) 04  Chợ Vườn Chuối (phường 4) 04  Chợ Bùi Phát (phường 12) 02  Chợ Nguyễn Văn Trổi (phường 13) 04,40 Nguồn: Công ty dịch vụ công ích quận 3 3.2 Hệ thống quản lý chất thải: 3.2.1 Quản lý hành chánh: 3.2.1.1 Đơn vị quản lý: Xí nghiệp Dịch vụ Môi trường Độ thị thuôc công ty Dịch vụ Công ích quận 3 chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển, và xử lý chất thải rắn. Công ty Dịch vụ Công ích quận 3 là doanh nghiệp hoạt động công ích của nhà nước gồm có chức năng kinh doanh và những ngành nghề sau: - Duy tu bảo dưỡng đường, cống thoát nước, vỉa hè. - Vệ sinh môi trường, làm công tác vận động tuyên truyền xã hội hóa môi trường, thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải trên địa bàn quận, bảo vệ môi trường sống của nhân dân. - Xây dựng, quản lý công viên cây xanh và tư vấn cây xanh trong nhân dân. - Sản xuất, ươm trồng cây giống và kinh doanh cây giống, hoa, cây cảnh. - Xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống chiếu sáng. - Xây dựng nền, mặt đường , xây dựng mương, cống, rãnh thoát nước đường phố. - Tổ chức, thực hiện dịch vụ mai táng trên địa bàn quận. - Quản lý nhà cho thuê, sữa chữa, nâng cấp nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn. - Lập kế hoạch,hồ sơ cho thuê nhà, bán nhà thuộc sở hữu nhà nước được giao quản lý. 3.2.1.2 Nhân lực - So với các quận khác trong thành phố thì lực lượng lao động trực tiếp cũng như các cán bộ quản lý của Xí nghiệp Dịch vụ Môi trường đô thị thuộc Công ty Dịch vụ Công ích tương đối hùng hậu với tổng số nhân viên là 246 người. Thống kê chi tiết lực lượng lao động của Xí nghiệp Dịch vụ Môi trường đô thi thuộc Công ty Dịch vụ Công ích Q.3 Tổng số CBCNV Xí nghiệp Dịch vụ Môi trường đô thị thuộc Cty DVCI Riêng CB CNV trong ngành quản lí rác Trực tiếp Gián tiếp Quét; thu gom thủ công Thu gom, vận chuyển bằng cơ giới Sửa chữa xe chuyên dùng Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ  83 86   46 /  07 / 13 11 Nguồn: Công ty Dịch vụ Công ích Quận 3 3.2.2 Quản lý kỹ thuật 3.2.2.1 Tổ chức thu gom - Rác đường phố, rác từ các cơ quan xí nghiệp và các chợ do Xí nghiệp Dịch vụ Môi trường đô thị thuộc Công ty Dịch vụ Công ích quận thu gom. Khoảng 30 % rác từ các hộ dân do Đội vệ sinh thuộc Công ty Dịch vụ công ích Quận thu gom, phần còn lại 70 % do lực lượng vệ sinh dân lập đảm trách thu gom ở các hẻm. Thời gian thu gom và lệ phí thu gom được thỏa thuận giữa các hộ thu gom dân lập và hộ gia đình. Mức thu phí vệ sinh, phí bảo vệ môi trường (Quyết định 88/2008/QĐ-UBND ban hành ngày 20/12/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố) gồm: * Hộ gia đình: Mặt tiền đường = 20.000 đồng/hộ/tháng. Trong hẻm = 15.000 đồng/hộ/tháng. * Ngoài hộ gia đình: gồm + Nhóm 1: 60.000 đồng/tháng (khối lượng rác phát sinh từ 250 kg/tháng trở xuống). + Nhóm 2: 110.000 đồng/tháng (khối lượng rác phát sinh từ 250 kg đến 420 kg/tháng). + Nhóm 3: 176.800 m3/tháng (khối lượng rác phát sinh từ 420 kg/tháng » 01m3 trở lên). - Số hộ gia đình đăng ký thu gom rác trên địa bàn quận 3 chiếm 68,39% số hộ của toàn Quận. Bảng 3.4: Tình hình thu gom rác hộ dân trên địa bàn quận 3 STT Phường Tổng số hộ Số hộ đăng ký thu gom Số hộ không đăng ký thu gom Tỉ lệ đăng ký thu gom (%) 1 Phường 1 3356 2046 1310 60.97 2 Phường 2 2325 1497 828 64.39 3 Phường 3 2530 2206 324 87.19 4 Phường 4 4299 3019 1280 70.23 5 Phường 5 3106 2338 768 75.27 6 Phường 6 2185 2185 0 100.00 7 Phường 7 3099 2044 1055 65.96 8 Phường 8 3573 2937 636 82.20 9 Phường 9 3988 1281 2707 32.12 10 Phường 10 2145 1500 645 69.93 11 Phường 11 4570 3553 1017 77.75 12 Phường 12 2612 1887 725 72.24 13 Phường 13 1477 1178 299 79.76 14 Phường 14 3144 1334 1810 42.43 15 Tổng 42409 29005 13404 68.39 Nguồn: Xí nghiệp Dịch vụ Vệ sinh Đô thị quận 3, năm 2008 Hình 3.1: Tình hình thu gom rác hộ dân trên địa bàn quận 3 Qua biểu đồ tỷ lệ đăng ký thu gom rác trên địa bàn quận ta thấy số hộ không đăng ký thu gom chiếm 31,61% tức là một lượng lớn rác sinh hoạt không được thu gom, xử lý. Những phường có hộ dân không đăng ký thu gom chủ yếu là các hộ mới, các hộ thuê nhà, ở những vùng dân cư mới hình thành là chủ yếu. 3.2.2.2 Phương thức thu gom: - Phương tiện lưu trữ: Các phương tiện lưu giữ tại nguồn bao gồm các túi nylon, bao bì, thùng nhựa, các loại thùng chứa rác loại 660 lít đặt ở một số vị trí công cộng trong quận. Các loại dụng cụ này lưu giữ các loại chất thải rắn sinh hoạt khác nhau tùy từng khu vực thải bỏ như: + Các hộ gia đình thường dùng túi nylon, thùng nhựa, dùng bao nylon để đựng rác. + Các trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn trung tâm công cộng thường dùng các loại thùng 660 lít để đựng chất thải rắn. + Tại các chợ thường bỏ tập trung thành đống trước khi xe ép rác đến lấy. + Tại các cơ quan, nhà máy thì thường dùng các loại thùng chứa bằng nhựa, polymer. Hiện nay, phương thức thu gom rác trên địa bàn quận được thực hiện dưới hình thức thu gom thủ công, công tác thu gom gồm: Vệ sinh đường phố: Hằng ngày công nhân vệ sinh thực hiện quét dọn đường phố, vỉa hè, công việc này được thực hiện vào thời gian từ 0 giờ đến 7 giờ 30 sáng. Nhiệm vụ quét dọn rác, lá cây trên hè phố, trên lề đường và lòng đường. Rác đường phố được thu gom tập trung lại và đổ vào các thung xe ba gác đẩy tay có dung tích 660 lít. Rác thải của toàn quận được thu gom qua các tuyến đường lấy rác mà đội đã dăng ký. Tổ thu gom đi vào trong các đường hẻm và gom rác lên xe ba gác đẩy tay sau đó rác được đổ tại điểm tập trung rác rồi xe ép rác đến đưa lên xe ép lại sau đó chuyển đi. Phương thức thu gom rác tại các khu vực phường như sau: Rác trong các hẻm và các trục lộ chính người dân đem rác ra trước nhà chờ công nhân vệ sinh đến lấy. Rác được thu gom bằng xe đẩy tay sau đó tập trung tại những vị trí ít ảnh hưởng đến nhà dân khu vực. Chất thải rắn từ Chất thải rắn từ Chất thải rắn từ gia đình đường phố cơ quan, công trình công cộng xe đẩy tay Thùng đựng CTR công cộng Các điểm tập trung Xe ép rác Bãi xử lý chuyên dụng chôn lấp Hình 3.2: Sơ đồ thu gom chất thải rắn trên địa bàn quận 3 3.2.2.3 Lao động và phương tiện thu gom: Tổng số cán bộ nhận viện của đội gồm 46 người đa số là nam. Phương tiện vận chuyển bằng xe cơ giới gồm: xe ép, xe tưới nước, xe tải ben. Cũng giống như công nhân ở các công ty khác, thì các công nhân ở đội vận chuyển cũng có đầy đủ đồ bảo hộ lao động như: Đồng phục, găng tay, giày, nón, khẩu trang, áo phản quang, áo mưa. Bảng 3.5: Hệ thống phương tiện vận chuyển rác sinh hoạt trên địa bàn quận 3 STT Biển số đăng ký Hiệu Trọng tải ( tấn ) Năm sản xuất Loại xe 1 57H – 2407 ROMAN 7 1989 Xe ép rác chuyên dùng 2 57K – 9481 HINO 6,5 2006 Xe ép rác chuyên dùng 3 57L – 5624 HINO 6,5 2008 Xe ép rác chuyên dùng 4 57L – 5786 HINO 6,5 2008 Xe ép rác chuyên dùng 5 57K – 3895 HINO 6 2002 Xe ép rác chuyên dùng 6 57K – 3875 HINO 6 2002 Xe ép rác chuyên dùng 7 57H – 7544 HYUNDAI 5 1997 Xe ép rác chuyên dùng 8 57H – 7545 HYUNDAI 5 1997 Xe ép rác chuyên dùng 9 57H – 7546 HYUNDAI 5 1997 Xe ép rác chuyên dùng 10 57K – 7238 HINO 5 2004 Xe ép rác chuyên dùng 11 57K – 7239 HINO 5 2004 Xe ép rác chuyên dùng 12 57K – 1164 HINO 4,2 2000 Xe ép rác chuyên dùng 13 57K – 1012 HINO 4,5 2000 Xe ép rác chuyên dùng 14 57K – 5476 MITSUBISHI 2,18 2003 Xe ép rác chuyên dùng 15 57H – 2413 NISSAN 2 1986 Xe ép rác chuyên dùng 16 57K – 4838 ISUZU 2 2003 Xe tải chở xà bần 17 57K – 4839 ISUZU 2 2003 Xe tải chở xà bần 18 57K – 9480 ISUZU 2 2005 Xe tải chở xà bần 19 54L – 5873 LONGMA 2 1994 Xe tải chở xà bần 20 57K – 9513 DAHATSU 1 2005 Xe tải chở xà bần 21 57H – 8672 ZIL 4,2 1993 Xe rửa đường 22 57K – 8626 KANGLIM 4 2005 Xe quét hút Nguồn: Xí nghiệp Dịch vụ Môi trường Đô thị 3.2.2.4 Quy trình thu gom – tập kết – vận chuyển: Dựa trên tuyến thu gom chính, việc bố trí lộ trình thu gom và vận chuyển rác được khái quát bằng sơ đồ hình vẽ như sau: Rác từ hộ gia Đội VS đình, đường thu gom bằng Điểm phố, cơ quan xe đẩy tay tập Xe trường học, trung ép nhà máy, nhà rác rác hàng, khách sạn Bãi Rác từ các cơ xử lý sở CN, trung chôn tâm thương lấp mại, siêu thị, rác các chợ, rác y tế Phân Đổ vào Hố Chuyển Xe hút hầm cầu tự hoại hầm cầu Hình 3.3 : Sơ đồ qui trình thu gom-tập kết-vận chuyển * Hệ thống trung chuyển rác của quận 3 A. QUY TRÌNH CỰ LY THU GOM VẬN CHUYỂN XÀ BẦN VỀ TRẠM TRUNG CHUYỂN 1/ Lộ trình – cự ly vận chuyển xà bần bằng xe tải nhỏ ( 02 tấn ) về trạm trung chuyển 150 Lê Đại Hành ( F7 – Q11 ). Lộ trình 1 : Nguyễn Đình Chiểu ( CMT8 )----Lý Thái Tổ----Ngã 7 Điện Biên Phủ-----Cao Thắng----NTMK----Nguyễn Thiện Thuật-----Nguyễn Đình Chiểu----Lý Thái Tổ----3T2----Trạm trung chuyển 150 Lê Đại Hành = 8,50 Km. Lộ trình 2 : Nguyễn Thiện Thuật ( Nguyễn Đình Chiểu )----Điện Biên Phủ----Bàn Cờ----Nguyễn Đình Chiểu----Cao Thắng----3T2----CMT8----Tô Hiến Thành----Lý Thường Kiệt-----3T2-----Trạm trung chuyển 150 Lê Đại Hành = 9,70 Km. Lộ trình 3 : NTMK ( CMT8 )----Cao Thắng----Võ Văn Tần----CMT8----Nguyễn Đình Chiểu----Vườn Chuối----Nguyễn Hiền----Điện Biên Phủ-----Nguyễn Thượng Hiền----NTMK----Lý Thái Tổ----3T2----Trạm trung chuyển 150 Lê Đại Hành = 10,90 Km. Lộ trình 4 : Ngã 6 CTDC----Lý Chính Thắng----NKKN----Cầu Nguyễn Văn Trỗi----NKKN/Lý Chính Thắng----Hai Bà Trưng----Cầu Kiệu----Võ Thị Sáu----Nguyễn Thông-----3T2-----Trạm trung chuyển 150 Lê Đại Hành = 9,40 Km. Lộ trình 5 : Ngã 6 CTDC----Nguyễn Thông----Kỳ Đồng----Cầu Lê Văn Sỹ----Trần Quang Diệu----Trần Văn Đang----Ga Hòa Hưng---- Ngã 6 CTDC----3T2----Trạm trung chuyển 150 Lê Đại Hành = 7,20 Km. Lộ trình 6 : Điện Biên Phủ ( CMT8 )----Hai Bà Trưng----Trần Cao Vân----CT Quốc tế----Võ Văn Tần----CMT8----NTMK-----Hai Bà Trưng----Nguyễn Đình Chiểu-----CMT8-----Ngã 6 CTDC----3T2-----Trạm trung chuyển 150 Lê Đại Hành = 13,70 Km. Lộ trình 7 : Ngô Thời Nhiệm ( CMT8 )----Trần Quốc Thảo----Võ Văn Tần----Trương Định----Tú Xương----Bà Huyện Thanh Quan----NTMK----Pasteur----Võ Thị Sáu----Ngã 6 CTDC----Trạm trung chuyển 150 Lê Đại Hành = 9,50 Km. Lộ trình 8 : Hồ Xuân Hương ( CMT8 )----Trương Định----Kỳ Đồng---Nguyễn Thông---Võ Thị Sáu---Ngã 6 CTDC----3T2----Trạm trung chuyển 150 Lê Đại Hành = 5,60 Km. 2/ Lộ trình – cự ly vận chuyển xà bần bằng xe tải nhỏ ( 02 tấn ) về trạm trung chuyển 75 Bà Hom – Quận 6. Do việc thay đổi trạm trung chuyển từ trạm trung chuyển 150 Lê Đại Hành ( Quận 11 ) sang trạm trung chuyển 75 Bà Hom ( Quận 6 ) – theo công văn số 4372/CV-MTĐT, ngày 12/11/2007 nhưng quy trình thu gom vận chuyển xà bần bằng xe tải nhỏ ( 02 tấn ) về trạm trung chuyển của Công ty DVCI Quận 3 thực hiện không thay đổi, mà chỉ thay đổi một số đoạn đường của phần cuối quy trình vận chuyển. Vì thế các thành viên trong Đoàn đã thống nhất xác định cự ly thu gom vận chuyển xà bần bằng xe tải nhỏ ( 02 tấn ) về trạm trung chuyển 75 Bà Hom ( Quận 6 ) do Công ty DVCI Quận 3 thực hiện như sau: * Cự ly bình quân thu gom vận chuyển xà bần về trạm trung chuyển 150 Lê Đại Hành bằng xe tải nhỏ( 02 tấn ) = 9,30 Km ( biên bản số 02/1/Quận 3/2007 ) * Cự ly khảo sát thực tế từ trạm trung chuyển 150 Lê Đại Hành đến trạm trung chuyển 75 Bà Hom = 3,20 Km. Lộ trình 1 : Nguyễn Đình Chiểu ( CMT8 )----Lý Thái Tổ----Ngã 7 Điện Biên Phủ-----Cao Thắng----NTMK----Nguyễn Thiện Thuật-----Nguyễn Đình Chiểu----Lý Thái Tổ----3T2----Trạm trung chuyển 75 Bà Hom = 8,50 Km + 3,20 Km = 11,70 Km. Lộ trình 2 : Nguyễn Thiện Thuật ( Nguyễn Đình Chiểu )----Điện Biên Phủ----Bàn Cờ----Nguyễn Đình Chiểu----Cao Thắng----3T2----CMT8----Tô Hiến Thành----Lý Thường Kiệt-----3T2----- Trạm trung chuyển 75 Bà Hom = 9,70 Km + 3,20 Km = 12,90 Km. Lộ trình 3 : NTMK ( CMT8 )----Cao Thắng----Võ Văn Tần----CMT8----Nguyễn Đình Chiểu----Vườn Chuối----Nguyễn Hiền----Điện Biên Phủ-----Nguyễn Thượng Hiền----NTMK----Lý Thái Tổ----3T2---- Trạm trung chuyển 75 Bà Hom = 10,90 Km + 3,20 Km = 14,10 Km. Lộ trình 4 : Ngã 6 CTDC----Lý Chính Thắng----NKKN----Cầu Nguyễn Văn Trỗi----NKKN/Lý Chính Thắng----Hai Bà Trưng----Cầu Kiệu----Võ Thị Sáu----Nguyễn Thông-----3T2----- Trạm trung chuyển 75 Bà Hom = 9,40 Km + 3,20 Km = 12,60 Km. Lộ trình 5 : Ngã 6 CTDC----Nguyễn Thông----Kỳ Đồng----Cầu Lê Văn Sỹ----Trần Quang Diệu----Trần Văn Đang----Ga Hòa Hưng---- Ngã 6 CTDC----3T2---- Trạm trung chuyển 75 Bà Hom = 7,20 Km + 3,20 Km = 10,40 Km. Lộ trình 6 : Điện Biên Phủ ( CMT8 )----Hai Bà Trưng----Trần Cao Vân----CT Quốc tế----Võ Văn Tần----CMT8----NTMK-----Hai Bà Trưng----Nguyễn Đình Chiểu-----CMT8-----Ngã 6 CTDC----3T2----- Trạm trung chuyển 75 Bà Hom = 13,70 Km + 3,20 Km = 16,90 Km. Lộ trình 7 : Ngô Thời Nhiệm ( CMT8 )----Trần Quốc Thảo----Võ Văn Tần----Trương Định----Tú Xương----Bà Huyện Thanh Quan----NTMK----Pasteur----Võ Thị Sáu----Ngã 6 CTDC---- Trạm trung chuyển 75 Bà Hom = 9,50 Km + 3,20 Km = 12,70 Km. Lộ trình 8 : Hồ Xuân Hương ( CMT8 )----Trương Định----Kỳ Đồng---Nguyễn Thông---Võ Thị Sáu---Ngã 6 CTDC----3T2---- Trạm trung chuyển 75 Bà Hom = 5,60 Km + 3,20 Km = 8,80 Km. B. QUY TRÌNH CỰ LY THU GOM VẬN CHUYỂN RÁC SINH HOẠT VỀ TRẠM TRUNG CHUYỂN 12A QUANG TRUNG ( F11 - GÒ VẤP ) 1/ Lộ trình – cự ly vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt từ điểm hẹn, chợ bằng xe ép nhỏ ( 02 tấn ) về trạm trung chuyển . - Vòng xoay Lăng Cha Cả/Cộng Hòa---Cộng Hòa (Trường Chinh)----Ngã 3 Trường Chinh/ Phan Huy Ích ---Ngã 4 Phạm Văn Chiêu/Quang Trung---Trạm trung chuyển 12A Quang Trung – Gò Vấp = (3,2 + 1,8 + 2,9 + 2,2 ) = 10,10 Km. - Trương Định/Lý Chính Thắng--Lý Chính Thắng/NKKNghĩa-NKKNghĩa/Nguyễn Văn Trỗi--Vòng xoay Lăng Cha Cả/Cộng Hoà = 4,70 Km Lộ trình 1 : Hồ Xuân Hương---Trương Định---Lý Chính Thắng (Trương Định)--Vòng xoay Lăng Cha Cả/Cộng Hoà-- Trạm trung chuyển 12A Quang Trung – Gò Vấp = ( 0,4 + 0,7+ 4,7+ 10,10 ) = 15,90 Km. Cự ly : 15,90 Km. Khối lượng : 12 tấn/ngày. Phương tiện : xe ép 02 tấn. Lộ trình 2 : Ngô Thời Nhiệm/CMT8----Bà Huyện Thanh Quan----Trương Định----Điện Biên Phủ----Trần Quốc Thảo---Nguyễn Đình Chiểu----Trương Định/Lý Chính Thắng ----NKKN----Nguyễn Văn Trỗi----Vòng xoay Lăng Cha Cả/Cộng Hoà-- Trạm trung chuyển 12A Quang Trung – Gò Vấp = ( 0,3 + 0,2 + 0,2 + 0,1 + 0,4 + 0,1 + 4,7 + 10,10 ) = 16,10 Km. Cự ly : 16,10 Km. Khối lượng : 18 tấn/ngày. Phương tiện : xe ép 02 tấn. 2/ Lộ trình – cự ly vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt từ điểm hẹn, chợ bằng xe ép nhỏ ( 04 tấn ) về trạm trung chuyển . - Vòng xoay Lăng Cha Cả/Cộng Hòa---Cộng Hòa (Trường Chinh)----Ngã 3 Trường Chinh/ Phan Huy Ích ---Ngã 4 Phạm Văn Chiêu/Quang Trung---Trạm trung chuyển 12A Quang Trung – Gò Vấp = (3,2 + 1,8 + 2,9 + 2,2 ) = 10,10 Km. - Trương Định/Lý Chính Thắng--Lý Chính Thắng/Nam Kỳ Khởi Nghĩa----NKKNghĩa/Nguyễn Văn Trỗi--Vòng xoay Lăng Cha Cả/Cộng Hoà = 4,70 Km Lộ trình 1.: Lý Chính Thắng (Trương Định)---Nam Kỳ Khởi Nghĩa---Nguyễn Văn Trỗi---Vòng xoay LCC/Cộng Hoà ---Trạm trung chuyển 12A Quang Trung – Gò Vấp = ( 4,7 + 10,10 ) = 14,80 Km. Cự ly : 14,80 Km. Khối lượng : 04 tấn/ngày. Phương tiện : xe ép 04 tấn. Lộ trình 2: Bà Huyện Thanh Quan---Lý Chính Thắng/Trương Định---NKKN----Nguyễn Văn Trỗi----Vòng xoay LCC/Cộng Hoà--- Trạm trung chuyển 12A Quang Trung – Gò Vấp = ( 0,2 + 4,7 + 10,10 ) = 15,00 Km. Cự ly : 15,00 Km. Khối lượng : 06 tấn/ngày. Phương tiện : xe ép 04 tấn. Lộ trình 3 : Ga Hoà Hưng---Nguyễn Thông----Lý Chính Thắng/Trương Định--- NKKN ----Nguyễn Văn Trỗi----Vòng xoay LCC/Cộng Hoà--- Trạm trung chuyển 12A Quang Trung – Gò Vấp = (1,2 + 4,7 + 10,10 ) = 16,00 Km. Cự ly : 16,00 Km. Khối lượng : 08 tấn/ngày. Phương tiện : xe ép 04 tấn. Lộ trình 4: Rạp Minh Châu---Chợ Lê Văn Sĩ--- Trần Quốc Thảo ( Lý Chính Thắng )--Lý Chính Thắng (NKKN)---Vòng xoay LCC/Cộng Hoà-----Trạm trung chuyển 12A Quang Trung – Gò Vấp = ( 0,5 +0,5 + 4,5 + 10,10 ) = 15,60 Km. Cự ly : 15,60 Km. Khối lượng : 06 tấn/ngày. Phương tiện : xe ép 04 tấn. Lộ trình 5: Trần Quốc Thảo/Võ Thị Sáu----Nguyễn Đình Chiểu----CMT8----Nguyễn Thị Diệu---Trương Định/Lý Chính Thắng---- Lý Chính Thắng/NKKN----Nguyễn Văn Trỗi----Vòng xoay LCC/Cộng Hoà-----Trạm trung chuyển 12A Quang Trung – Gò Vấp = ( 0,5 + 0,7 + 0,1 + 0,5 + 4,7 + 10,10 ) = 16,60 Km. Cự ly : 16,60 Km. Khối lượng : 08 tấn/ngày. Phương tiện : xe ép 04 tấn. Lộ trình 6: Phạm Ngọc Thạch/Nguyễn Đình Chiểu---Nguyễn Đình Chiểu----Pasteur---Trần Quốc Toản---Nam Kỳ Khởi Nghĩa----Nguyễn Văn Trỗi--- Vòng xoay LCC/Cộng Hoà---Trạm trung chuyển 12A Quang Trung – Gò Vấp = ( 0,3 + 0,2+ 0,8 + 0,5 + 0,8 + 4,7 + 10,10 ) = 17,40 Km. Cự ly : 17,40 Km. Khối lượng : 06 tấn/ngày. Phương tiện : xe ép 04 tấn. 3/ Lộ trình – cự ly vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt từ bằng xe ép lấy rác đường thùng ( 02 tấn ) về trạm trung chuyển . - Vòng xoay Lăng Cha Cả/Cộng Hòa---Cộng Hòa (Trường Chinh)----Ngã 3 Trường Chinh/Phan Huy Ích---Ngã 4 Phạm Văn Chiêu/Quang Trung---Trạm trung chuyển 12A Quang Trung – Gò Vấp = ( 3,2 + 1,8 + 2,9 + 2,2 ) = 10,10 Km. - Trương Định/Lý Chính Thắng--Lý Chính Thắng/NKKNghĩa-NKKNghĩa/Nguyễn Văn Trỗi--Vòng xoay Lăng Cha Cả/Cộng Hoà = 4,70 Km. Lộ trình 1: Trần Cao Vân ( Hai Bà Trưng )----Công trường Quốc tế----Phạm Ngọc Thạch---- Công trường Quốc tế----Võ Văn Tần----CMT8----Điện Biên Phủ----Hai Bà Trưng----Võ Thị Sáu----NKKN----NTMK----Trương Định/Lý Chính Thắng --Vòng xoay LCC/ Cộng Hoà---Trạm trung chuyển 12A Quang Trung – Gò Vấp = ( 0,4 + 0,05 + 0,4 + 0,4 + 0,15 + 1,3 + 0,3 + 1,6 + 0,2 + 0,4 + 0,9 + 0,5 + 4,7 + 10,10 ) = 21,40 Km. Cự ly : 21,40 Km. Khối lượng : 10 tấn/ngày. Phương tiện : xe ép 02 tấn. Lộ trình 2: CMT8 (NTMK)----Công trường Dân Chủ----Lý Chính Thắng---Hai Bà Trưng----Trần Cao Vân----Công trường Quốc tế----Võ Văn Tần----Pasteur----Trần Quốc Toản----NKKN----Nguyễn Văn Trỗi----Vòng xoay LCC/CHoà---Trạm trung chuyển 12A Quang Trung – Gò Vấp = ( 0,8 + 0,1+ 1,6 + 0,4 + 0,12 + 0,15 + 0,1+ 1+ 0,1 + 0,5 + 4,7 + 10,10 ) = 19,67 Km. Cự ly : 19,67 Km. Khối lượng : 10 tấn/ngày. Phương tiện : xe ép 02 tấn. Lộ trình 3: Điện Biên Phủ ( Ngã 7 )----Hai Bà Trưng---Võ Thị Sáu----CT Dân Chủ---LC Thắng/Trương Định---Vòng xoay LCC/Cộng Hoà---Trạm trung chuyển 12A Quang Trung – Gò Vấp = ( 2,9 + 0,3 + 1,7 + 0,6 + 4,7 + 10,10 ) = 20,30 Km. Cự ly : 20,30 Km. Khối lượng : 10 tấn/ngày. Phương tiện : xe ép 02 tấn. Lộ trình 4: Trần Quốc Thảo ( Lý Chính Thắng)---Võ Văn Tần—Trương Định—Võ Thị Sáu---CMT8---Tú Xương---NKKNghĩa---Điện Biên Phủ---Hai Bà Trưng---Nguyễn Đình Chiểu---CMT8--Công trường Dân Chủ---Lý Chính Thắng/Trương Định--Vòng xoay LCC/Cộng Hoà---Trạm trung chuyển 12A Quang Trung – Gò Vấp = (1,0 + 0,2 + 0,7 + 0,7+ 0,2 + 1,2 + 0,2 + 0,5 + 0,3 + 1,5 + 0,6 + 0,7 + 4,7 + 10,10 ) = 22,60 Km. Cự ly : 22,60 Km. Khối lượng : 17 tấn/ngày. Phương tiện : xe ép 02 tấn. C. QUY TRÌNH CỰ LY THU GOM VẬN CHUYỂN RÁC SINH HOẠT VẬN CHUYỂN THẲNG VỀ KHU XỬ LÝ TẬP TRUNG 1/ Lộ trình – cự ly vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt từ điểm hẹn bằng xe ép lớn ( 07 tấn ) đến Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Đa Phước. - Công trường Dân Chủ----3T2/Nguyễn Tri Phương----Bùng binh Ngã 6 Nguyễn Tri Phương----Chân cầu Nguyễn Tri Phương----Ngã 4 Nguyễn Văn Linh/Phạm Hùng----Ngã 4 Nguyễn Văn Linh/Quốc lộ 50----Quốc lộ 50/Ngã 3 Đa Phước-----Chân cầu Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Đa Phước = ( 2,1 + 1,0 + 1,25 + 2,85 + 2,9 + 6,2 + 1,5 ) = 17,80 Km. Lộ trình 1: Hồ Xuân Hương-----Trương Định-----Lý Chính Thắng(Trương Định)----Lý Chính Thắng/NKKN----NKKN/Võ Thị Sáu----Công trường Dân Chủ---- Chân cầu Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Đa Phước = ( 0,4 + 0,7 + 0,7 + 0,5 + 1,4 + 17,80 ) = 21,50 Km. Cự ly : 21,50 Km. Khối lượng : 07 tấn/ngày. Phương tiện : xe ép 07 tấn. Lộ trình 2: Rạp Minh Châu----Chợ Lê Văn Sĩ-----Trần Quốc Thảo/ Lý Chính Thắng----Trần Quốc Thảo/Võ Thị Sáu----Công trường Dân Chủ---- Chân cầu Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Đa Phước = ( 0,5 + 0,5 + 0,3 + 1,2 + 17,80 ) = 20,30 Km. Cự ly : 20,30 Km. Khối lượng : 07 tấn/ngày. Phương tiện : xe ép 07 tấn. Lộ trình 3: Trần Quốc Thảo/Võ Thị Sáu----Nguyễn Đình Chiểu----CMT8----Nguyễn Thị Diệu---Trương Định/Lý Chính Thắng---- Lý Chính Thắng/NKKN----NKKN/Võ Thị Sáu----Công trường Dân Chủ---- Chân cầu Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Đa Phước = ( 0,5 + 0,7 + 0,1 + 0,6 + 0,7 + 0,5 + 1,4 + 17,80 ) = 22,30 Km. Cự ly : 22,30 Km. Khối lượng : 13 tấn/ngày. Phương tiện : xe ép 07 tấn. 2/ Lộ trình – cự ly vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt từ điểm hẹn bằng xe ép lớn ( 10 tấn ) đến Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Đa Phước. - Công trường Dân Chủ----3T2/Nguyễn Tri Phương----Bùng binh Ngã 6 Nguyễn Tri Phương----Chân cầu Nguyễn Tri Phương----Ngã 4 Nguyễn Văn Linh/Phạm Hùng----Ngã 4 Nguyễn Văn Linh/Quốc lộ 50----Quốc lộ 50/Ngã 3 Đa Phước-----Chân cầu Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Đa Phước = ( 2,1 + 1,0 + 1,25 + 2,85 + 2,9 + 6,2 + 1,5 ) = 17,80 Km. Lộ trình 1: Hồ Xuân Hương-----Trương Định-----Lý Chính Thắng(Trương Định)----Lý Chính Thắng/NKKN----NKKN/Võ Thị Sáu----Công trường Dân Chủ---- Chân cầu Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Đa Phước = ( 0,4 + 0,7 + 0,7 + 0,5 + 1,4 + 17,80 ) = 21,50 Km. Cự ly : 21,50 Km. Khối lượng : 10 tấn/ngày. Phương tiện : xe ép 10 tấn. Lộ trình 2: Rạp Minh Châu----Chợ Lê Văn Sĩ-----Trần Quốc Thảo/ Lý Chính Thắng----Trần Quốc Thảo/Võ Thị Sáu----Công trường Dân Chủ---- Chân cầu Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Đa Phước = ( 0,5 + 0,5 + 0,3 + 1,2 + 17,80 ) = 20,30 Km. Cự ly : 20,30 Km. Khối lượng : 08 tấn/ngày. Phương tiện : xe ép 10 tấn. Lộ trình 3: Trần Quốc Thảo/Võ Thị Sáu----Nguyễn Đình Chiểu----CMT8----Nguyễn Thị Diệu---Trương Định/Lý Chính Thắng---- Lý Chính Thắng/NKKN----NKKN/Võ Thị Sáu----Công trường Dân Chủ---- Chân cầu Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Đa Phước = ( 0,5 + 0,7 + 0,1 + 0,6 + 0,7 + 0,5 + 1,4 + 17,80 ) = 22,30 Km. Cự ly : 22,30 Km. Khối lượng : 12 tấn/ngày. Phương tiện : xe ép 10 tấn. Trong quá trình thực hiện, nếu có các vấn đề phát sinh liên quan đến lộ trình vận chuyển ( đường cấm, tải trọng cầu, tải trọng đường…..) thì Công ty Dịch vụ công ích Quận 3 phải xây dựng lại lộ trình vận chuyển phù hợp với thực tế và báo cáo cho Sở Tài nguyên và Môi trường, Công ty Môi trường đô thị để thẩm định lại lộ trình. 3.3 Dự đoán lượng chất thải rắn sinh hoạt của quận 3 đến năm 2020. 3.3.1 Dự đoán dân số: Áp dụng phương pháp toán học để dự báo dân số là phương pháp cải tiến: N’i+1 = N1 + r.Ni+1/2) t N’i+1 = Ni + r. t.Ni Trong đó: N’i+1 : Là số dân hiện tại của năm tính toán (người) Ni : Dân số hiện tại của quận 3 là 189.764 người (năm 2009) Ni+1 : là dân số sau một năm Ni+1/2: Số dân sau nữa năm (người) t : khoảng thời gian chênh lệch (thường lấy t = 1 năm). r : tốc độ gia tăng dân số , r = 1.2% = 0.012 Bảng 3.6: Dân số dự đoán của quận 3 đến năm 2020 Năm r Ni+1 Ni+1/2 Dân số (Ni+1*) 2009 0.012 2010 0.012 192.041,17 190.902,58 192.055 2011 0.012 194.318.34 192.041,17 194.373 2012 0.012 196.595,50 193.179,75 196.718 2013 0.012 198.972.67 194.318,34 199.091 2014 0.012 201.149,84 195.456,92 201.491 2015 0.012 203.427,01 196.595,50 203.919 2016 0.012 205.704.18 197.734,09 206.374 2017 0.012 207.981.34 198.872,67 208.856 2018 0.012 210.258.51 200.011,27 211.365 2019 0.012 212.535,68 201.149,84 213.902 2020 0.012 214.812,85 202.288,42 216.466 Hình 3.4 : Đồ thị tốc độ tăng dân số của quận 3 Dựa vào hình cho thấy dân số của quận 3 có xu hướng tăng, vì vậy ta xác định dân số cho quận 3 với hệ số tăng. Ta chọn dân số cho quận 3 theo quy hoạch sẽ là 216.466 dân vào năm 2020. 3.3.2 Dự đoán khối lượng chất thải rắn của quận 3 đến năm 2020. Qua bảng thống kê dân số từ năm 1999 - 2020 thì tỉ lệ tăng dân số hắng năm là 1.2%. Dân số của quận đến năm 2020 sẽ là 213.466 người. Như vậy khối lượng rác thải ra ước tính đến năm 2020 trong tương lai được tính dựa vào công thức sau: N = N0 ( 1 + r )n Trong đó: N: lượng chất thải rắn sinh hoạt của năm tính toán ( tấn/ ngày) N0: lượng chất thải rắn sinh hoạt của năm chọn làm gốc ( chọn năm 2010) (tấn/ngày) r: Tốc độ gia tăng chất thải rắn sinh hoạt ( % năm), r = 7.11 % n: số năm tính toán so với năm chọn làm gốc. Bảng 3.7: Dự đoán khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của quận 3 đến năm 2020 Năm Khối lượng (tấn / ngày) Khối lượng (tấn / năm) 2010 171 62415 2011 183.15 66849.75 2012 196.18 71605.7 2013 210.13 76697.45 2014 225.07 82150.55 2015 241.07 87990.55 2016 258.21 94246.65 2017 276.57 100948.05 2018 296.23 108123.95 2019 317.29 115810.85 2020 339.49 127563.85 Bảng 3.8: Dự đoán khối lượng chất thải rắn sinh hoạt từ các nguồn khác nhau trên địa bàn quận 3 đến năm 2020 Năm Khối lượng (tấn / ngày) Hộ gia đình Đường phố công cộng Rác chợ Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt từ các nguồn 2010 134.67 21.93 14.40 171.00 2011 144.25 23.48 15.42 183.15 2012 154.5 25.16 16.52 196.18 2013 165.48 26.94 17.69 210.11 2014 177.25 28.86 18.95 225.06 2015 189.85 30.91 20.3 241.06 2016 203.35 33.11 21.74 258.20 2017 242.36 35.47 23.29 301.12 2018 233.29 37.99 24.94 296.22 2019 249.88 40.69 26.72 317.29 2020 267.65 43.58 28.62 339.85 Dự đoán khối lượng chất thải rắn sinh hoạt từ các nguồn khác nhau trên địa bàn quận 3 Hình 3.5: Biểu đồ dự đoán khối lượng chất thải rắn sinh hoạt từ các nguồn khác nhau trên địa bàn quận 3 Kết quả dự báo có sự sai lệch, do trên thực tế các số liệu về dân số không mang tính tuyệt đối. Nhưng công việc dự báo mang tính ước lượng như trên có một ý nghĩa quan trọng cho các kế hoạch và chương trình quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. 3.3.3 Dự báo tác động lên môi trường: Với khối lượng rác thải phát sinh như dự báo, nếu chúng ta không có các biện pháp quản lý khả thi, thì chúng sẽ gây ảnh hưởng không tốt đối với môi trường nói chung và sức khỏe con người nói riêng. Mặc dù công ty đã cố gắn trong công tác thu gom và xử lý rác sinh hoạt nhưng những bất cập vẫn còn tồn tại, ít nhiều gây ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng và môi trường xung quanh. Do vậy, với khối lượng rác thải đã dự báo thì trong tương lai chúng cũng có những tác động trực tiếp đến môi trường và sức khỏe con người. Do đó, để hạn chế tối đa những hậu quả xảy ra đối với môi trường thì chúng ta cần phải có những dự báo tác động đến môi trường dựa trên cơ sở khối lượng rác đã được dự báo. 3.3.3.1 Dự báo tác động đến môi trường đất: Thành phần chủ yếu trong rác thải là chất hữu cơ nên chúng sẽ bị phân hủy trong môi trường đất trong điều kiện yếm khí và hiếu khí sản phẩm cuối cùng của quá trình này là H2O, CO2, CH4,… gây độc cho môi trường. Với một khối lượng vừa phải thì khả năng tự làm sạch của môi trường đất sẽ làm cho rác thải không gây ô nhiễm nhưng với khối lượng quá lớn trong tương lai, nếu chúng ta không có biện pháp quản lý thích hợp thì môi trường sẽ chở nên quá tải, do đó mất đi khả năng tự làm sạch của mình và bị rác thải làm ô nhiễm. Ô nhiễm này cùng với ô nhiễm các kim loại nặng, các chất độc có trong rác thải theo nước trong đất chảy xuống làm ô nhiễm mạch nước ngầm nay là vấn đề quan trọng cần phải quan tâm vì ô nhiễm nước ngầm thì khó xử lý. 3.3.3.2 Dự báo tác động lên môi trường nước: Rác thải ảnh hưởng rất lớn đến môi trường nước đặt biệt là nguồn nước mặt. Với khối lượng như dự báo nếu chúng ta chưa có biện pháp kiểm soát thì ô nhiễm nguồn nước mặt là điều đáng quan tâm. Nếu như chưa có phân loại rác tại nguồn thì khối lượng rác là chất hữu cơ chiếm đa số như hiện nay chúng phân hủy nhanh chống trong nước. Phần nổi trên mặt nước sẽ có quá trình khoáng hóa tạo sản phẩm trung gian sau đó sản phẩm cuối cùng là chất khoáng vá nước. Phần chìm trong nước sẽ phân hủy yếm khí có thể lên men tạo ra chất trung gian và sau đó sản phẩm cuối cùng là CH4, H2S, H2O, CO2. Các chất trung gian này đều gây ra mùi hôi và rất độc. Bên cạnh đó các loại vi trùng, siêu vì trùng làm tác nhân gây bệnh đồng hành với việc làm ô nhiễm nguồn nước. Sự ô nhiễm này trước hết làm hủy hoại hệ sinh thái nước ngọt sau đó gây bệnh cho con người. 3.3.3.3 Dự báo tác động đến môi trường không khí. Chất thải rắn sinh hoạt thường có một số chất có thể bay hơi và mang theo mùi nhưng cũng có chất thải có khả năng phát tán vào không khí gây ô nhiễm trực tiếp. Ngoài ra, cũng có loại rác trong điều kiện và độ ẩm nay đủ (tốt nhất là 350C, đổ ẩm 70-80%) sẽ có quá trình biến đổi nhờ hoạt động của vi sinh vật và kết quả quá trình làm ô nhiễm không khí. Các đống rác nhất là rác thực phẩm, nông phẩm không được xử lý kịp thời và đúng kỹ thuật sẽ bốc mùi hôi thối. Như vậy rác sinh ra các khí gồm: NH3, CO2, H2, H2S, NH2, CO, CH4. Trong đó CO2 và CH4 sinh ra trong quá trình phân hủy kỵ khí, quá trình này kéo dài cho tới 18 tháng mới dừng hẳn. Như vậy hầu hết khí sinh ra trong đống rác chủ yếu là CO2 và CH4 (chiếm 90%). Nếu đống rác không được xử lý đúng kỹ thuật thì khí CH4 và một phần CO4, N2 sẽ bay vào khí quyển gây nguy hiểm cho sinh vật, gây hiệu ứng nhà kính, 3.3.3.4 Dự báo tác động đến sức khỏe cộng đồng: Con người và môi trường luôn luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau. Nếu môi trường không lành mạnh thì sức khỏe con người cũng bị ảnh hưởng. Với số lượng dân cư ngày một đông với nhiều thành phần khác nhau, về tổng thể thì quận 3 có bộ mặt môi trường và sức khỏe cộng đồng chưa đồng đều. Những hành động vứt bỏ chất thải hữu cơ, xác chết động vật một cách bừa bãi qua những vật trung gian truyền bệnh sẽ gây ra nhiều bệnh tật. Ô nhiễm không khí do rác sinh hoạt tác động vào con người và động vật thông qua con đường hô hấp, chúng gây ra một số bệnh như: viêm phổi, viêm họng,.. Một số chất gây kích thích đối với bệnh ho, hen suyễn,.. Nếu tiếp xúc nhiều với rác thải nên công nhân vệ sinh thường bị các bệnh ngoài da. Ngoài ra rác cũng gây ra những hiện tượng mất vệ sinh và mỹ quan đô thị, tại những điểm hẹn hay sự vứt bỏ rác bừa bãi của một bộ phận người dân thiếu ý thức. CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3 4.1. Đề xuất các giải pháp quản lý 4.1.1. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. a) Sự cần thiết của phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Trước mắt phải tổ chức lớp huấn luyện về các biện pháp phân loại tại nguồn cho những người chịu trách nhiệm trong công tác quản lý rác để từ đó họ có thể tự tổ chức các lớp để tuyên truyền phổ biến lại cho người dân trong quận. Phân tích được những mặt lợi ích của việc phân loại tại nguồn như sau: - Tận dụng được các phế liệu có thể tái sinh, tái chế mà ít gây lãng phí nguồn tài nguyên. - Khi tiến hành phân loại tại nguồn thì lượng chất tái sinh, tái chế, tái sử dụng sẽ tăng lên còn lượng chất thải bỏ đi sẽ giảm rất nhiều. Như vậy, việc đầu tư cho các bãi chôn lấp và kinh phí cho việc đầu tư này cũng sẽ giảm theo. - Lượng rác thải ít đi thì bãi rác cũng giảm xuống và việc cung cấp chi phí cho việc xử lý nước rỉ rác, khí mêtan (khí gây hiệu ứng nhà kính),…cũng sẽ giảm và ít hơn nhiều so với trước đây khi chất thải không được tiến hành phân loại tại nguồn. - Đồng thời khi lượng rác thải đã được tiến hành phân loại tại nguồn thì chất thải bỏ sẽ không còn là nguyên vật liệu có thể phục vụ cho công tác thu lượm của những người nhặt rác, treo túi nylon bên hông xe thu mua ve chai thì những hiện tượng sẽ không còn xảy ra; như vậy môi trường đã ngày càng được cải thiện và trong tương lai chúng ta sẽ sống trong môi trường “xanh, sạch, đẹp”. - Và công tác phân loại tại nguồn có thể thu hút được sự tham gia của cộng đồng, tuyên truyền cho họ hiểu việc phân loại tại nguồn sẽ có lợi rất nhiều cho môi trường, cho nền kinh tế của đất nước và đặc biệt là môi trường xung quanh họ sẽ ngày càng phát triển theo chiều hướng tốt đẹp hơn. - Khi việc phân loại tại nguồn được áp dụng một cách triệt để thì ta có thể tiến hành các công nghệ xử lý rác khác nhau và mang lại hiệu quả cao: không chỉ xây dựng bãi chôn lấp mà ta còn có thể đốt hoặc làm phân bón vì nếu cùng loại thì ta sẽ dễ dàng hơn trong công việc xử lý và tái chế. - Mang lại một nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ phục vụ rất tốt cho kinh tế là nông nghiệp, từ đó sẽ tiết kiệm được về kinh tế rất nhiều vì khi sản xuất được như vậy giá thành của phân bón sẽ rẻ hơn rất nhiều so với việc sử dụng phân bón được sản xuất từ nguồn nguyên liệu được thu mua với giá cao hơn nguyên liệu sẵn có. b) Hoạt động của phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Phải giáo dục tuyên truyền cho người dân biết được cách phân loại rác. Loại rác nào có thể tái sử dụng và loại rác nào không thể tái sử dụng; vì đối với loại rác có thể tái sử dụng họ có thể bán ve chai và mang lại giá trị kinh tế cho gia đình họ. Chính quyền Quận cần phải quan tâm đến người dân đặc biệt hỗ trợ phí cho người dân để mỗi gia đình có thể sử dụng 2 thùng rác nhằm phục cho công tác phân loại tại nguồn. Thùng 1: chứa rác hữu cơ có thể tái chế và tái sử dụng được. Thùng 2: chứa các loại rác khác hữu cơ để thải bỏ và không tái chế được. Với các loại thùng chứa rác khác nhau ta sẽ cho 2 màu sắc khác nhau để dể dàng phân biệt. Với loại thùng 1 ta có thể cho bao nylon màu xanh còn loại thùng thứ 2 ta sẽ cho bao nylon màu đen. Đối với chất thải từ các bệnh viện, chợ và rác từ các khu công cộng cũng cần đưa ra 2 loại thùng rác khác nhau để chứa đựng 2 loại chất thải khác nhau có thể tái chế và không thể tài chế được. Đồng thời phổ biến rộng rãi biện pháp phân loại tại nguồn. Theo số liệu khảo sát thực tế, trong thành phần chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình tại Quận, rác thực phẩm chiếm tỷ lệ rất lớn. Đây chính là nguyên nhân góp phần vào việc tăng chi phí xử lý CTR (xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh, trạm xử lý nước rò rỉ,… ), trong khi thành phần này cũng chính là nguồn nguyên liệu dồi dào cho các nhà máy sản xuất phân compost. Ngoài ra, còn có các thành phần có khả năng tái chế như: giấy, nilon, … nếu được phân loại và tái chế, không chỉ giúp giảm chi phí quản lý chất thải rắn mà còn giúp tiết kiệm nhiều tài nguyên, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường. c) Phương án thực hiện. Tách chất thải rắn sinh hoạt thành 2 thành phần đối với tất cả các nguồn phát sinh chất thải rắn Nguồn phát sinh rác Rác hữu cơ Rác còn lại Làm phân compost Cơ sở tái chế Trạm phân loại tập trung Bãi chôn lấp rác hữu cơ BCL rác khó phân huỷ Phần còn lại Trồng trọt Hình 4.1 . Sơ đồ phân loại CTRSH tại nguồn đối với tất cả các nguồn phát sinh. Mô tả. CTRSH sẽ được phân loại thành 2 thành phần khác nhau tại nguồn phát sinh: (1) Rác hữu cơ sẽ được tách riêng, thu gom và vận chuyển đến bãi chôn lấp rác thực phẩm hoặc được tái sử dụng làm phân compost. (2) Phần rác còn lại sẽ được thu gom riêng và chuyển đến một trạm phân loại tập trung để phân loại lần 2. Phần nào có thể tái chế được sẽ bán cho các cơ sở tái chế, phần không thể bán cho các cơ sở tái chế sẽ được chuyển đến bãi chôn lấp rác khó phân hủy. Ưu điểm. - Phù hợp cho hình thức lưu trữ tại hộ gia đình (do không chiếm nhiều diện tích); - Dễ dàng phân biệt loại CTR (thực phẩm và còn lại); - Dễ dàng tái sử dụng rác thực phẩm làm phân compost; - Giảm diện tích xây dựng bãi chôn lấp; - Thu hồi nguyên vật liệu tái chế. Nhược điểm. - Tốn chi phí cho việc phân loại lần 2; - Khó tái sử dụng tại bãi chôn lấp này. 4.1.2. Tái chế, tái sử dụng – Tiêu thụ sản phẩm tái chế. Trước hết phải đảm bảo công tác phân loại tại nguồn, phân loại sau khi thu gom và vận chuyển đúng thời gian để từ đó có thể đưa ra các biện pháp thu hồi và tái chế cho phù hợp. Việc tái chế phải được hoạt động ở ngoài Quận. Người tiêu thụ sẽ tự phân loại rác theo quy định có thể tái sử dụng và đặït nó vào trong các thùng chứa thích hợp; Nhân viên thu gom sẽ phân theo từng loại riêng và đặt vào các ngăn chứa riêng biệt trên xe; Công ty chất thải hoặc các cơ quan chức năng chuyên trách có nhiệm vụ tiếp nhận, chuyên chở. a) Lợi ích của việc tái chế. Bảo tồn nguồn lợi sản xuất, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm nhu cầu sử dụng nguyên liệu thô cho sản xuất; Ngăn ngừa sự phát tán những chất độc hại vào môi trường; Cung cấp nguồn nguyên vật liệu có giá trị cho công nghiệp; Kích thích phát triển những quy trình công nghệ sản xuất sạch hơn; Tránh phải thực hiện các quy trình mang tính bắt buộc như xử lý hoặc chôn lấp chất thải; b) Phương pháp tái chế. Công nghệ ủ phân compost: Định nghĩa: Quá trình chế biến phân hữu cơ là quá trình chuyển hóa các thành phần hữu cơ trong CTR đô thị thành chất mùn ổn định nhờ hoạt động của các vi sinh vật. Rác đô thị Công nghệ kỵ khí. Phân loại Phân hủy kỵ khí Biogas Cải tạo đất Bón ruộng nếu được chấp nhận Ủ hiếu khí để chuyển thành phân bón hữu cơ Chôn lấp Chất hữu cơ Bùn hữu cơ, chất thải nông nghiệp Hình 4.2. Sơ đồ quá trình xử lý rác đô thị bằng công nghệ phân hủy kỵ khí. Chất hữu cơ không đạt yêu cầu Rác hữu cơ Rác Loại rác Phân hữu cơ VSV, dinh dưỡng, ẩm, không khí Phân hủy hiếu khí (ủ thành phân) Sàng phân loại Tái chế, chôn lấp Phân loại Công nghệ hiếu khí. Hình 4.3. Sơ đồ chung của quá trình composting rác đô thị. Tái chế giấy: Các loại giấy tái chế: Giấy sạch (mới) Thư Tạp chí Hộp thức ăn Phiếu dự thưởng Bao bì chứa ngũ cốc Giấy điện toán Giấy carton Bìa thư đã sử dụng Hộp giấy lụa Sổ tay điện thoại Giấy phủ Tái chế giấy thải thu gom ở các văn phòng trộn lẫn với các loại giấy hỗn tạp khác. Giấy hỗn tạp: gồm các tạp chí, báo, giấy gói, bưu kiện, bìa thư... Loại giấy này cần được giũ sạch, làm khô trước khi đưa đi tái chế. Tái sinh nhựa: Phân biệt nhựa tái sinh bằng các ký hiệu: Loại 1 và 2, sử dụng tốt để chứa mẫu, Loại 3 thường sử dụng để chế tạo các túi, Loại 4 cho nhựa được phối trộn, không có khả năng tái chế. Các túi nylon thường không được tái chế, chúng được thu nhận chủ yếu về vấn đề vệ sinh môi trường. Tái chế thủy tinh : Quá trình tái chế thủy tinh và kim loại diễn ra ở nhiệt độ cao do vậy dễ dàng khử ô nhiễm. Thủy tinh được tái chế với số lần không hạn chế.Giảm 30% năng lượng so với chế tạo bằng thủy tinh mới. Năng lượng tiết kiệm từ việc tái chế một chai thủy tinh sẽ thắp sáng một bóng đèn 100 W trong vòng 4 giờ. Thủy tinh cần thời gian rất dài để phân hủy, do vậy việc thải bừa bãi chai lọ hiện nay sẽ làm ảnh hưởng đến cảnh quan cho đến năm 3000. 4.1.3. Phương án thu gom, vận chuyển. a) Tiêu chí lựa chọn phương án thu gom vận chuyển. Tính khả thi cao; Không ảnh hưởng đến dân cư, môi trường, giao thông và mỹ quan đô thị; Chi phí đầu tư thấp; Thu gom triệt để, đạt hiệu quả cao trong công tác thu gom. Từ những phân tích và đánh giá các khâu trong hệ thống thu gom CTR như trên ta có thể đưa ra phương án thu gom cho từng phần rác theo chương trình phân loại rác tại nguồn. b) Các phương án thu gom và vận chuyển cho từng thành phần. Đối với rác thực phẩm. Phương án 1. Sử dụng xe thu gom và điểm hẹn. Nguồn phát sinh Điểm hẹn dọc tuyến Nhà máy sản xuaát phaân Bãi chôn lấp rác hữu Xe thu gom Xe vận chuyển Xe ép Hình 4.4. Sơ đồ thu gom rác thực phẩm phương án 1. Rác thực phẩm từ các hộ gia đình được thu gom mỗi ngày bằng xe đẩy tay dung tích 660 lít và được tập trung toàn bộ về điểm hẹn. Xe ép sẽ đến nhận rác tại các điểm hẹn và vận chuyển thẳng ra bãi chôn lấp dành cho rác thực phẩm hoặc chở đến nhà máy sản xuất phân trong trường hợp sản xuất phân compost. Rác thực phẩm phát sinh từ các nguồn khác (chợ, trường học, cơ quan) sẽ thu gom trực tiếp bằng xe ép và vận chuyển đến khu liên hợp sử lý CTRSH. Rác đường phố, sẽ thu gom và vận chuyển tương tự như rác từ hộ gia đình. Ưu điểm. - Không cần diện tích và chi phí đầu tư vận hành trạm trung chuyển; - Thuận tiện cho việc thu gom cũng như thải bỏ của người dân; - Kiểm soát được nguồn thải. Nhược điểm. - Gây ô nhiễm môi trướng do nước rò rỉ, mùi hôi tại các điểm hẹn; - Sự phản đối của các hộ dân xung quanh khu vực điểm hẹn; - Đầu tư số lượng xe ép nhiều, kinh phí tăng; - Công nhân thu gom phải chờ tại điểm hẹn; - Phụ thuộc vào thời gian hoạt động của bãi chôn lấp. Phương án 2. Sử dụng container ép rác kín thay cho trạm ép rác kín. Quận 3 là một trong những Quận thể hiện bộ mặt của thành phố, ngoài các trung tâm thương mại, cơ quan,… thì các khu dân cư chiếm một số lượng rất lớn. Vì thế việc đặt trạm trung chuyển để tiếp nhận rác không chỉ ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị mà còn không được sự đồng tình rất lớn của người dân (trước đây, Quận 3 có trạm trung chuyển nhưng do sự phản đối của người dân nên Công ty Dịch Vụ Công Ích Quận 3 đã sử dụng trạm trung chuyển). Từ những phân tích và thực tế trên ta thấy việc xây dựng trạm trung chuyển không khả thi nên phương án được đề ra đặt container ép rác kín thay cho xe ép tại các điểm hẹn và dùng đầu kéo để kéo về khu liên hợp xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Xe ép rác kín là địa điểm nhận rác từ các xe thu gom, tại nơi đặt container ép có kiểm soát các vấn đề về ô nhiễm môi trường. Rác từ các xe đẩy tay sẽ được ép vào các thùng container kín có thể tích 10 – 15 m3. Khi rác đầy các thùng container sẽ được kéo thẳng đến bãi chôn lấp. Nguồn phát sinh Trạm ép rác kín Bãi chôn lấp rác hữu cơ Xe thu gom (thùng 660L) Xe container Nhà máy sản xuất phân Hình 4.5. Sơ đồ thu gom rác hữu cơ phương án 2. Ưu điểm. - Ít gây ảnh hưởng đến môi trướng xung quanh; - Công nhân thu gom không phải chờ tại điểm hẹn; - Không phải đầu tư cho trạm trung chuyển. Nhược điểm. - Đầu tư nhiều container ép rác; - Cần phải có mái che trong mùa mưa; - Cần có xe cẩu container tại mỗi điểm hẹn; - Chi phí đầu tư lớn; - Vị trí trạm ép kín chịu ảnh hưởng rất lớn của người dân và tốc độ phát triển đô thị. Đối với rác còn lại. Phương án 1. Sử dụng xe thu gom và điểm hẹn. Phần rác còn lại sau khi được công nhân đẩy thùng 660 lít thu gom sẽ tập trung về điểm hẹn và chuyển lên xe tải để đưa về trạm phân loại tập trung. Công tác thu gom được thực hiện mỗi tuần 2 lần. Phương tiện để lấy rác là xe tải. Nguồn phát sinh Xe thu gom Điểm hẹn Xe vận chuyển Trạm phân loại tập trung Hình 4.6. Sơ đồ thu gom rác còn lại phương án 1. Ưu điểm. - Không tốn nhiều diện tích và kinh phí đầu tư cho nơi chứa rác tập trung; - Thuận lợi cho việc thải bỏ của người dân; - Kiểm soát được nguồn thải. Nhược điểm. - Ảnh hưởng đến hoạt động giao thông, mỹ quan đô thị; - Chi phí đầu tư thùng và côn nhân thu gom. Phương án 2. Không dùng xe thu gom, điểm hẹn. Phần rác còn lại được chủ nguồn thải đưa đến nhà chứa rác công cộng đặt tại khu vực gần nguồn phát thải. Xe tải thu gom sẽ đến các nhà thu gom rác công cộng nhận rác và chở đến trạm phân loại tập trung mỗi tuần một lần. Phương tiện để lấy rác còn lại là xe tải. Nguồn phát sinh Vận chuyển Nhà thu rác công cộng Trạm phân loại tập trung Hình 4.7. Sơ đồ thu gom rác còn lại phương án 2. Ưu điểm. - Không phải đầu tư xe thu gom và công nhân thu gom; - Không ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị thành phố. Nhược điểm. - Tốn diện tích đất xây dựng các nơi chứa rác công cộng; - Chỉ thực hiện được khi có sự tham gia tích cực của người dân. 4.1.4. Đề xuất xử lý chất thải rắn tại Quận 3 a) Phương pháp chôn lấp. Bãi chôn lấp phải được xây dựng ở ngoài Quận và để xây dựng một bãi chôn lấp trước hết phải tìm hiểu về quy định chuẩn của việc xây dựng bãi chôn lấp. Theo Bộ KHCN&MT và Bộ Xây dựng vừa ra Thông tư liên tịch số 01 hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn. Theo đó, việc thiết kế bãi chôn lấp phải đảm bảo các điều kiện như sau: - Tổng chiều dài của bãi kể từ đáy đến đỉnh có thể từ 15-25 m; - Tỷ lệ các công trình phụ trợ như đường, đê kè, hệ thống thoát nước... chiếm 20% tổng số diện tích bãi; - Chất thải được chở đến bãi chôn lấp phải được kiểm tra phân loại (qua trạm cân) và tiến hành chôn lấp ngay, không được để quá 24 giờ. - Đối với các bãi chôn lấp tiếp nhận trên 20.000 tấn (hoặc 50.000 m3) chất thải/năm, nhất thiết phải trang bị hệ thống cân điện tử để kiểm tra định lượng chất thải. Xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh phải đảm bảo các điều kiện sau: - Các lớp lót đáy hố chôn lấp tránh đến mức tối đa sự lan tràn của nước rác gây ô nhiễm nguồn nước mặt và mạch nước ngầm. - Phải có hệ thống thu gom nước rỉ rác. Vì khi ta sử dụng lớp chống thấm thì sẽ có một lượng nước còn đọng lại dưới đáy hố chôn lấp; cho nên phải tiến hành công tác thu gom nếu không sẽ dẫn đến tình trạng tích tụ nước và thấm xuống mạch nước ngầm gây ô nhiễm môi trường nước rất nghiêm trọng. - Phải xây dựng hệ thống thoát nước mưa chung quanh bãi chôn lấp để thu nước mưa trên bề mặt bãi chôn lấp. Tuy nhiên nên xây dựng hệ thống mương kín, khu vực của mỗi bãi chôn lấp cần có một hố ga để thuận tiện cho công tác xử lý nguồn nước này. Bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh Landefill. Ưu điểm: Kinh tế nhất (đảm bảo an toàn); Chi phí đầu tư thấp nhất (50.000 –120.000 đ/tấn); Nhận tất cả các loại CTR; Rất linh hoạt (dễ tăng công suất); Đảm bảo các vấn đề về môi trường và dịch bệnh; Không có hiện tượng cháy ngầm; Sau khi lấp đầy có thể tận dụng đất cho các công trình công cộng khác. Khuyết điểm: Tốn nhiều đất (1 tấn rác cần 0.06 m2 đất chôn, nếu chiều cao bãi rác là 25m, nếu tính Vành đai công trình phụ là: 0.08m2/ tấn rác); Gây ô nhiễm bụi do gió cuốn; Xây dựng các công trình xử lý khí thải và nước thải. b) Công nghệ đốt. Công nghệ đốt: đốt có kiểm soát trong lò kín và là cũng phải được xây dựng ngoài Quận. Đặc thù : Giảm thiểu và loại bỏ độc tính của các chất thải nguy hại khi tiến hành đốt đúng cách; Hạn chế thể tích của chất thải nguy hại được đưa vào đất môi trường đất qua dạng tro sau đốt; Tăng cường độ an toàn việc thải. 4.1.5. Xã hội hóa chất thải rắn sinh hoạt. a) Xã hội hóa hệ thống thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt. Đối với rác thực phẩm phát sinh từ hộ gia đình. Do đơn vị A thực hiện thu gom và đơn vị B vận chuyển. Đơn vị A sẽ phải trả cho đơn vị B một khoản chi phí bằng chi phí vận chuyển và chi phí xử lý rác. Đối với rác thực phẩm phát sinh từ cơ quan, trường học, chợ. Đối với rác chợ, công tác thu gom bao gồm quét chợ và thu gom bằng thùng 660 L, sau đó chuyển cho xe ép vận chuyển ra bãi chôn lấp (đơn vị A hoặc C thực hiện thu gom). Đối với rác thực phẩm từ cơ quan trường học được thu gom trực tiếp bằng xe ép và chuyển đến khu liên hiệp xử lý CTR (đơn vị B thực hiện). Toàn bộ công tác vận chuyển rác thực phẩm từ cơ quan, trường học và chợ do một đơn vị đảm trách ( đơn vị B vận chuyển). Chi phí cho công tác thu gom và vận chuyển sẽ do chủ phát thải chi trả. Đối với rác còn lại phát sinh từ hộ gia đình, cơ quan, trường học, chợ. Phần rác còn lại từ các nguồn hộ gia đình, cơ quan, trường học, chợ cũng được thu gom và vận chuyển theo cách thức tương tự như đối với rác thực phẩm. Công tác thu gom rác còn lại từ hộ gia đình sẽ do một đơn vị thực hiện (đơn vị A thực hiện thu gom). Phần vận chuyển rác còn lại phát sinh từ hộ gia đình, cơ quan, trường học và chợ sẽ do cùng một đơn vị thực hiện (đơn vị D thực hiện vận chuyển). Đối với rác đường phố. Rác đường phố không được phân loại mà chỉ quét, thu gom và vận chuyển đến khu liên hợp xử lý CTR. Công tác thu gom và vận chuyển này có thể do nhà nước hoặc tư nhân thực hiện. Vì nguồn phát sinh này không xác định chính xác được chủ nguồn thải nên chi phí thực hiện công tác thu gom cũng như vận chuyển và xử lý đều do nhà nươc chi trả. b) Xã hội hóa hệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Trong công tác sản xuất phân compost và chôn lấp rác thực phẩm. Nếu nhà nước đảm nhận công tác này thì nhà nước sẽ nhận được lợi nhuận từ việc bán phân rác và chi phí mà đơn vị vận chuyển (công ty B) chi trả để xử lý rác. Nếu tư nhân (công ty E) thực hiện công tác này thì họ sẽ chịu chi phí đầu tư và vận hành cũng như thu lợi nhuận. Trong công tác phân loại phần rác còn lại. Tương tự như công tác sản xuất phân compost, lợi nhuận thu được từ việc bán phế liệu sẽ do chủ đầu tư (nhà nước hoặc công ty F) nhận và ngược lại họ sẽ chịu mọi chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị máy móc phục vụ cho công tác phân loại. Phần rác còn lại không có khả năng thu hồi sẽ được chuyển đến khu chôn lấp và phải chi trả cho công ty E hoặc nhà nước tiền xử lý cuối cùng. Trong công tác quản lý nước rỉ rác phát sinh từ bãi chôn lấp, đơn vị đầu tư sẽ nhận chi phí từ công ty E (hoặc nhà nước) và họ phải đảm bảo nước rỉ rác được xử lý đạt tiêu chuẩn thải ra nguồn. c) Xã hội hóa hệ thống hành chính quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Trong hệ thống quản lý CTR theo hướng xã hội hóa có phân loại tại nguồn, nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong việc gián tiếp quản lý việc thải bỏ, thu gom và xử lý bằng công cụ chính sách và pháp luật. Cơ cấu tổ chức hành chính theo phương án xã hội hóa được thực hiện như sau: Ủy Ban Nhân Dân Tp. Hồ Chí Minh Sở Tài Nguyên Môi Trường Ủy Ban Nhân Dân Các Phường Đơn Vị Thu Gom Từ Các Nguồn Đơn vị vận chuyển Đơn Vị Xử Lý Cuối Cùng Công Ty Dịch Vụ Công Ích Đội Thu Gom Rác Đường Phố Quản lý trực tiếp Quản lý gián tiếp Hình 4.8. Sơ đồ hệ thống quản lý CTRSH theo hướng xã hội hóa. 4.1.6. Giáo dục nhận thức. Công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động cộng đồng trong việc thu gom, phân loại CTR tại nguồn phải được đặt lên hàng đầu nhằm tạo ý thức và thói quen cho người dân. Các biện pháp giáo dục cộng đồng như sau: - Thay đổi thói quen tiêu thụ sản phẩm trong xã hội. - Giảm lượng CTR tại nguồn. - Trang bị bảo hộ lao động khi thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải. - Giáo dục vệ sinh cộng đồng, giữ gìn môi trường sống sạch đẹp. - Tổ chức nhiều tuần, tháng bảo vệ môi trường để nhân dân tham gia, mà lực lượng nòng cốt là thanh niên. - Tuyên truyền hưởng ứng bảo vệ môi trường thông qua hệ thống các thông tin đại chúng: truyền thanh, truyền hình, báo chí … - Tổ chức các cuộc thi viết sách, báo về bảo vệ môi trường. - Cắt dán băng rôn trên đường phố với nội dung như dọn dẹp vệ sinh như làm việc, quét dọn đường phố, nạo vét kinh mương, diễu hành tung hô khẩu hiệu… 4.2. Ý nghĩa kinh tế xã hội và môi trường: 4.2.1. Ý nghĩa kinh tế xã hội. Các giải pháp quản lý CTR Quận 3 nêu trên có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế xã hội, góp phần đảm bảo phát triển bền vững của Quận trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giảm đáng kể chi phí của thành phố cho công tác quản lý CTRSH và giải quyết triệt để các vấn đề ô nhiễm của bãi chôn lấp, do: - Do được phân loại, các loại CTR trở nên sạch hơn, vì vậy có thể tận dụng CTR hữu cơ để làm phân compost với chất lượng cao (không lẫn plastic, thủy tinh, kim loại,…) hoặc dùng làm vật liệu che phủ; - Tiết kiệm diện tích bãi chôn lấp do giảm 70-80% lượng CTR hữu cơ đổ vào bãi chôn lấp và nhờ chôn lấp riêng rác thực phẩm dễ phân hủy; - Giảm chi phí dùng cho việc xử lý nước rò rỉ. Làm tăng hiệu quả kinh tế các quá trình tái sử dụng, tái sinh và tái chế các loại phế liệu, đồng thời làm giảm mức độ ô nhiễm tại các cơ sở phân loại tái sinh và tái chế. Tạo điều kiện áp dụng công nghệ xử lý khác, như đốt, làm phân compost, sản xuất khí sinh học (biogas),… Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Phân loại CTR tại nguồn mang lại lợi ích thiết thực đối với việc tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó đáng kể nhất là: - Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên dùng để sản xuất nguyên liệu; - Tiết kiệm tài nguyên nước; - Tiết kiệm năng lượng; - Tiết kiệm tài nguyên đất đai. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chương trình xã hội hóa công tác quản lý CTR của thành phố, giảm gánh nặng ngân sách, xây dựng các cộng đồng dân cư tự lực với cách thức chủ động về tài chính, cân đối thu chi trong các dịch vụ công. 4.2.2. Ý nghĩa môi trường. Bên cạnh những lợi ích kinh tế có thể quy đổi thành tiền, dự án phân loại CTRSH tại nguồn còn mang lại những lợi ích to lớn khác mà chúng ta hoàn toàn không thể quy đổi thành tiền cũng như không thể nhìn thấy một các cụ thể được. Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong chương trình này trước tiên sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người dân thành phố về bảo vệ môi trường. Khi phân loại tại nguồn, CTR tại các bãi chôn lấp, các điểm tập trung sẽ không còn các thành phần rác có thể nhặt lại để bán phế liệu nên sẽ giảm hoặc ngưng hẳn hoạt động của đội quan nhặt rác gần 20.000 người của thành phố, nhờ đó giảm được các bệnh tật do rác thải gây ra đối với người nhặt rác này. Ngoài ra công việc phân loại cũng làm cho thời gian thu gom của các xe đẩy tay giảm do không tốn thời gian dừng để nhặt phế liệu thải đồng thời hạn chế các tác động xấu đến môi trường do thời gian vận chuyển của các xe đẩy tay dọc hè phố như mùi, ruồi, nước rò rỉ, rác rơi vãi làm mất mỹ quan đô thị. Ý thức của người dân ngày càng được nâng cao và chủ động trong toàn bộ hệ thống quản lý CTR của Quận 3 và của thành phố Hồ Chí minh, bao gồm phân loại CTRSH tại nhà, thu gom tại các hộ, trung chuyển và vận chuyển, xử lý CTR, nhờ công tác đào tạo, giáo dục, huấn luyện và tuyên truyền sâu rộng đến từng phường, tổ và hộ gia đình. Đúc kết kinh nghiệm, thúc đẩy chương trình phân loại CTR đô thị tại nguồn của toàn thành phố. Ngoài ra những lợi ích môi trường khác từ chương trình phân loại CTR tại nguồn là giảm diện tích bãi chôn lấp góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường, góp phần làm sạch thành phố vì: - Giảm lượng khí metan gây “hiệu ứng nhà kính” và các loại khí khác từ bãi chôn lấp gây ô nhiễm môi trường do sản phẩm của quá trình phân hủy các chất hữu cơ. - Giảm lưu lượng và nồng độ ô nhiễm của nước rò rỉ. Bên cạnh đó đối với môi trường việc tái chế rác cũng có nhiều tác dụng. Chẳng hạn như giảm lượng rác thải, giảm việc sử dụng nguyên liệu thô gây ô nhiễm môi trường

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN 1.doc