Đề tài Nghiên cứu, đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Dương giai đoạn 2001-2006

Tài liệu Đề tài Nghiên cứu, đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Dương giai đoạn 2001-2006: MỤC LỤC Lời cảm ơn. Tóm tắt Mục lục Danh mục bảng. Danh mục biểu đồ. Chú thích các thuật ngữ Bảng 1. Thay đổi chính sách thu hút FDI, 1991 - 2004 27 Bảng 2 :Tốc độ tăng GDP của cả nước, vùng ĐBSH 37 và tỉnh Hải Dương 5 năm (2001-2001) 37 Bảng 3: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu 40 tỉnh Hải Dương 5 năm (2001-2005), 40 Bảng 4: Tình hình đầu tư nước ngoài tại Hải Dương. 47 Bảng 5:Cơ cấu vốn các nước đăng ký đầu tư vào Hải Dương đến cuối năm 2006 48 Bảng 6 : Tình hình đầu tư trong các KCN Hải Dương 49 Bảng 7: Cơ cấu đầu tư theo địa bàn năm 2006 50 Bảng 8 : Đóng góp của FDI đối với GDP của tỉnh Hải Dương. 52 Bảng 9 : Đóng góp cho ngân sách của các doanh nghiệp FDI năm 2001- 2006. 53 Bảng 10 : Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI. 53 Bảng 11 : Kết quả đánh gía của Hải Dương 57 Biểu đồ 1 : Mức độ hấp dẫn của Hải Dương 57 Bảng 12 : Hỗ trợ đào tạo lao động các năm. 61 Biểu đồ 2: Dòng FDI thế giới, theo nhóm nước, 1980-2004 (tỷ USD) 69 Bi...

docx93 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu, đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Dương giai đoạn 2001-2006, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Lời cảm ơn. Tóm tắt Mục lục Danh mục bảng. Danh mục biểu đồ. Chú thích các thuật ngữ Bảng 1. Thay đổi chính sách thu hút FDI, 1991 - 2004 27 Bảng 2 :Tốc độ tăng GDP của cả nước, vùng ĐBSH 37 và tỉnh Hải Dương 5 năm (2001-2001) 37 Bảng 3: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu 40 tỉnh Hải Dương 5 năm (2001-2005), 40 Bảng 4: Tình hình đầu tư nước ngoài tại Hải Dương. 47 Bảng 5:Cơ cấu vốn các nước đăng ký đầu tư vào Hải Dương đến cuối năm 2006 48 Bảng 6 : Tình hình đầu tư trong các KCN Hải Dương 49 Bảng 7: Cơ cấu đầu tư theo địa bàn năm 2006 50 Bảng 8 : Đóng góp của FDI đối với GDP của tỉnh Hải Dương. 52 Bảng 9 : Đóng góp cho ngân sách của các doanh nghiệp FDI năm 2001- 2006. 53 Bảng 10 : Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI. 53 Bảng 11 : Kết quả đánh gía của Hải Dương 57 Biểu đồ 1 : Mức độ hấp dẫn của Hải Dương 57 Bảng 12 : Hỗ trợ đào tạo lao động các năm. 61 Biểu đồ 2: Dòng FDI thế giới, theo nhóm nước, 1980-2004 (tỷ USD) 69 Biểu đồ 3. Vốn nước ngoài vào các nước đang phát triển, (tỷ USD) 70 Biểu đồ 4: Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế và GDI thế giới 1980-2004 (%) 70 Bảng 12. Sáp nhập xuyên quốc gia trị giá trên 1 tỷ đô la, 1995-2004 71 Bảng 13: Quy mô của các TNC so với FDI và kinh tế thế giới, 1982-2004 (tỷ $) 73 Bảng 14: 100 TNC lớn nhất thế giới, và 50 TNC lớn nhất của các nước đang phát triển 74 Phần mở đầu 1. Mục tiêu của đề tài Trong nhiều năm qua, với những chính sách, biện pháp sáng tạo, linh hoạt, tỉnh Hải Dương đã đạt được những thành tựu quan trọng trong thu hút FDI. Hải Dương luôn là một trong những tỉnh thu hút được nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài về số lượng dự án, vốn đầu tư đăng ký và vốn đầu tư thực hiện. Các doanh nghiệp FDI ở Tỉnh Hải Dương đã có những đóng góp đáng kể vào tăng trưởng phát triển kinh tế của Tỉnh, tạo việc làm cho người lao động và có tác động đáng kể tới phát triển khu vực kinh tế địa phương. Tuy vậy, thu hút và duy trì sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI của Tỉnh Hải Dương còn thiếu bền vững. Cơ cấu các doanh nghiệp FDI còn chưa hợp lý: thiếu các dự án đầu tư lớn, công nghệ cao; tỷ trọng các dự án đầu tư từ các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Châu Âu còn thấp, tác động của khu vực đầu tư nước ngoài đối với khu vực kinh tế địa phương còn hạn chế. Các hoạt động xúc tiến đầu tư, chăm sóc hoạt động của các doanh nghiệp FDI… cũng bộc lộ những tồn tại, vướng mắc cần xem xét giải quyết. Để tiếp tục phát huy vai trò của FDI trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội theo chủ trương của tỉnh, việc nghiên cứu đánh giá nhằm đưa ra những biện pháp cụ thể trong thu hút FDI giai đoạn 2007-2010 là hết sức cần thiết. Luận văn này tập trung vào phân tích đánh giá thực trạng thu hút FDI ở tỉnh Hải Dương xây dựng quan điểm và đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục thu hút FDI ở tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn 2007-2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Các mục tiêu cụ thể của luận văn này là: a) Làm rõ vai trò của FDI đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2001 - 2006. b) Nghiên cứu, đánh giá thực trạng thu hút FDI của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2001-2006. c) Đề xuất các quan điểm, kiến nghị những giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào Hải Dương trong giai đoạn 2007-2010 và tầm nhìn đến năm 2020. 2. Phạm vi nghiên cứu: - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Dương giai đoạn 2001-2006. - Nghiên cứu, đánh giá các chủ trương, chính sách, biện pháp của Tỉnh trong thu hút FDI. - Các kiến nghị, giải pháp tập trung giai đoạn 2007-2010 và tầm nhìn đến năm 2020. 3. Hướng tiếp cận, phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở xem xét, phân tích các mối quan hệ như: (i) Vai trò, chính sách, biện pháp của chính quyền địa phương trong thu hút FDI; (ii) Vai trò của FDI đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động của tỉnh, đề tài này đi vào nghiên cứu, đánh giá, đề xuất các giải pháp thu hút FDI ở Tỉnh Hải Dương giai đoạn tiếp theo. Thực hiện luận văn này, tác giả đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu tại bàn (desk study). - Phương pháp nghiên cứu hiện trường (field study). Trong đó các phương pháp cụ thể như: quan sát, phỏng vấn. Tác giả luận văn này đã tiến hành phỏng vấn 15 người bao gồm một số giám đốc doanh nghiệp FDI, cán bộ quản lý của tỉnh Hải Dương và một số chuyên gia trong nước và quốc tế về thu hút FDI (danh sác và câu hỏi ở phần phụ lục). Một số phương pháp khác cũng được sử dụng trong nghiên cứu như phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp nghiên cứu so sánh..vv. 4. Nguồn dữ liệu. Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. - Nguồn dữ liệu thứ cấp gồm: + Các báo cáo của Uỷ ban nhân dân tỉnh, các ngành của tỉnh Hải Dương về tình hình thu hút FDI tại địa phương. + Số liệu điều tra, đánh giá của Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) của Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt nam, chủ yếu phần đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). + Ngoài ra luận văn còn sử dụng các số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Nguồn thông tin sơ cấp bao gồm các thông tin liên quan đến FDI thu được qua phỏng vấn và quan sát của tác giả trong thời gian từ tháng 6/2006 đến tháng 7/2007. 5. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu luận văn gồm 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của thu hút FDI. Chương 2: Thực trạng nghiên cứu, đánh giá thu hút FDI vào tỉnh Hải Dương giai đoạn 2001-2006. Chương 3: Những giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào Hải Dương giai đoạn 2007 -2010. Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của thu hút FDI vào địa phương I.1 FDI và thu hút FDI. I.1.1 FDI và vai trò của FDI. Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) đưa ra định nghĩa FDI như sau: FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là một khía cạnh để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Phần lớn các trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là công ty mẹ và các tài sản được gọi là công ty con. Còn tại Việt nam, theo Luật Đầu tư Việt Nam năm 2005 thì FDI được hiểu là việc các nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn bằng tiền hoặc bất cứ hình thức tài sản nào vào Việt Nam để tiến hành hoạt động đầu tư và có tham gia quản lý hoạt động kinh doanh. Ở đây hoạt động FDI có khác với các hình thức đầu tư nước ngoài khác là có sự trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Như vậy FDI được hiểu là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay của công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất kinh doanh và có tham gia hoạt động quản lý nó. FDI cũng chính là một loại hình di chuyển vốn giữa các quốc gia. Đầu tư trực tiếp có thể là hợp tác kinh doanh hoặc thành lập công ty với 100% vốn nước ngoài. Hợp tác kinh doanh có nghĩa là việc một hay nhiều nhà đầu tư nước ngoài cùng góp vốn với một hoặc nhiều đối tác Việt Nam trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập một công ty liên doanh. Theo đó các chủ đầu tư phải đóng góp một phần vốn vào vốn pháp định của công ty liên doanh đó. Các thành viên tham gia góp vốn gọi là các sáng lập viên và đều có quyền tham gia quản lý doanh nghiệp ở các mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ đóng góp vốn. Lợi nhuận của các nhà đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh và được phân phối chia theo tỷ lệ vốn đóng góp. - FDI có các đặc điểm sau: + FDI thường được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc sáp nhập các doanh nghiệp với nhau. + FDI không chỉ gắn liền với di chuyển vốn mà còn gắn liền với chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm quản lý, tạo ra thị trường mới cho cả phía đầu tư và phía nhận đầu tư. + FDI ngày nay gắn liền với các hoạt động kinh doanh của công ty đa quốc gia (Multinational Corporations - MNCs) - Với các đặc điểm trên FDI có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của quốc gia cũng như của địa phương. Điều đó thể hiện việc đem lại nhiều lợi ích như: + Cơ hội tiếp xúc với công nghệ mới đối với các nước đang phát triển, góp phần tăng năng xuất lao độn cũng như khai thác được những thế mạnh của quốc gia cũng như của địa phương. + Là nhân tố kích thích cho sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia và địa phương. + Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. + Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá, mở rộng thị trường và mở rộng quan hệ trong việc hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy đối với các nước đang phát triển thì FDI thực sự là cần thiết cho sự phát triển kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. I.1.2 Khái quát về thu hút FDI. Lý thuyết về kinh tế học và quản trị đưa ra nhiều cách tiếp cận khác nhau về vấn đề thu hút FDI. Thu hút FDI là vấn đề thường được trực tiếp cận từ góc độ marketing công cộng, và vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Phần này sẽ đề cập đến một số khía cạnh cơ bản của hai vấn đề "thu hút" tăng trưởng FDI theo cách tiếp cận tổng hợp từ hệ thống lý thuyết kể trên. Trên khía cạnh "thu hút" FDI, các nhà đầu tư nước ngoài có thể được coi là "khách hàng" của chính quyền các cấp (trung ương hoặc địa phương). Theo cách tiếp cận marketing công cộng, chiến lược marketing hỗn hợp mà các tổ chức chính quyền xây dựng để thu hút "khách hàng" phải hướng đến chiến lược "sản phẩm" và "xúc tiến". "Sản phẩm" ở đây được hiểu là những gì mà chính quyền có thể cung cấp được cho các nhà đầu tư gồm tài nguyên, vị trí địa lý, nguồn nhân lực, hệ thống các quy định chính sách liên quan đến đầu tư, cơ sở hạ tầng, các dịch vụ hỗ trợ đầu tư. Có thể thấy rằng trong các yếu tố cấu thành nên "sản phẩm" ở trên, tài nguyên và vị trí địa lý là những khía cạnh mà các cấp chính quyền không tác để thay đổi được. Tuy nhiên, những yếu tố còn lại hoàn toàn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các tổ chức chính quyền. Trong xu hướng vận động của FDI trong thời gian gần đây, các vấn đề liên quan hệ thống chính sách, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, và các dịch vụ hỗ trợ đầu tư ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong quyết định đầu tư. Để tạo ra một "sản phẩm" phù hợp với các nhà đầu tư nước ngoài, chính quyền các cấp bằng các biện pháp khác nhau có thể tác động đến những yếu tố kể trên. "Sản phẩm" hấp dẫn chỉ là một phần của chiến lược marketing đầu tư, "xúc tiến" sẽ là chiến lược cần thiết để đưa thông tin và hình ảnh về "sản phẩm" tới các nhà đầu tư nước ngoài. Xét trên khía cạnh "xúc tiến", các công cụ "xúc tiến" của một tổ chức công cộng cũng không khác gì nhiều so với các cơ sở kinh doanh. Điểm khác biệt căn bản của xúc tiến đầu tư thường được tổ chức trong mối liên hệ với các hoạt động chính trị, ngoại giao giữa các nước hoặc giữa các địa phương, khu vực ở các quốc gia khác nhau. Điều này đặc biệt quan trọng với các nhà đầu tư lớn vì trong thực tế các tập đoàn hàng đầu luôn quan tâm đến yếu tố "chính phủ" trong các hoạt động xúc tiến đầu tư để tìm hiểu cam kết của chính quyền sở tại với chính sách và các biện pháp thu hút đầu tư họ đưa ra. Thu hút FDI trong hoạt động của chính quyền địa phương. Đóng góp của FDI vào tăng trưởng kinh tế là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu vì không phải các doanh nghiệp FDI luôn có ảnh hưởng tích cực đối với tăng trưởng kinh tế trong mọi hoàn cảnh. Trong thực tế, đã có nhiều ý kiến và quan điểm nghiên cứu chỉ ra một số tác động tiêu cực của FDI trên một số khía cạnh như ô nhiễm môi trường (lý thuyết về "thiên đường ô nhiễm"), giá trị gia tăng thấp (trong trường hợp doanh nghiệp FDI chỉ tận dụng nhân công rẻ của địa phương để thực hiện các hoạt động thủ công giản đơn), xung đột văn hóa (dẫn đến bất đồng giữa người lao động và người sử dụng lao động)… Tuy nhiên, nếu nhìn một cách tổng thể, nhìn chung các nhà nghiên cứu và lập chính sách đều thống nhất nhận định về khả năng đóng góp tích cực của FDI vào tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, chuyển giao công nghệ và kỹ năng. Vì vậy, thu hút FDI có thể được coi là một chức năng cần thiết của các cấp chính quyền tại các nước đang phát triển, nơi mà FDI có thể là một "lời giải" cho yêu cầu về vốn và công nghệ cao cho quá trình công nghiệp hóa, hội nhập và bắt kịp với thế giới bên ngoài. Điều này về hình thức có thể là khá đơn giản và dễ được chấp nhận nhưng cần nhấn mạnh rằng đây không phải là một chức năng được nhấn mạnh trong các lý thuyết về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, hay trong kinh tế học quản lý. Thay vào đó, vai trò của chính quyền địa phương trong thu hút FDI được nhấn mạnh với ý nghĩa là một yêu cầu của thực tiễn quản lý và lập chính sách. Tầm quan trọng của vấn đề thu hút FDI trong hoạt động của chính quyền địa phương vì vậy gắn với chiến lược phát triển kinh tế, gắn với thực tiễn về cơ cấu kinh tế và nguồn lực của địa phương trong thu hút FDI. Trong trường hợp chiến lược phát triển kinh tế địa phương nhấn mạnh vào trọng tâm thu hút FDI như là đòn bảy của tăng trưởng thì thu hút FDI phải được xem là trọng tâm trong chính sách kinh tế của các tổ chức chính quyền. Trong những điều kiện khác, cân đối vai trò thu hút FDI với các vai trò quản lý kinh tế khác của chính quyền địa phương cần được cân nhắc trên cơ sở xem xét vị trí của FDI trong cơ cấu kinh tế địa phương. I.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI. Nếu như mối quan hệ bên trong quyết định nhiều đến năng lực và sản phẩm của doanh nghiệp thì mối quan hệ bên ngoài lại liên quan nhiều đến hình ảnh của doanh nghiệp và tạo động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Trên thực tế, dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển thường là từ các TNC của các nền kinh tế tiên tiến, vì vậy các hoạt động "bên trong" thường được tổ chức khá hoàn chỉnh. Với đặc điểm này, các yếu tố bên ngoài là những yếu tố có khả năng ảnh hưởng quyết định đến thành công của các doanh nghiệp FDI. Các yếu tố bên ngoài có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp FDI thường được phân loại theo nhóm như sau: 1. Môi trường kinh doanh và môi trường pháp lý: Tăng trưởng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường gặp nhiều khó khăn hơn các doanh nghiệp trong nước về các vấn đề liên quan đến môi trường pháp lý. Bên cạnh đó môi trường pháp lý cũng quyết định đến đặc điểm của thị trường địa phương và trong nước. Đây chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Một môi trường pháp lý ổn định và phù hợp là cơ sở rất quan trọng cho một môi trường kinh doanh tốt và điều này đóng vai trò quyết định đến việc tăng trưởng của các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Đây thường là yếu tố được quan tâm đầu tiên của các nhà dầu tư khi lựa chọn địa điểm thực hiện các hoạt động kinh doanh. 2. Nguồn lực cho sản xuất kinh doanh: Chi phí cho các yếu tố đầu vào là yếu tố quyết định cho khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Vì vậy mức độ sẵn có, chất lượng, và chi phí của các đầu vào cần thiết luôn là quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư. Thông thường, các yếu tố nguồn lực sản xuất bao gồm vốn, nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực và công nghệ. Đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài các yếu tố nguồn vốn và công nghệ thường đóng vai trò thứ yếu so với hai yếu tố còn lại. Để đảm bảo tính cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp FDI cố gắng khai thác tối đa các nguồn lực này tại địa phương để giảm chi phí sản xuất và đảm bảo tính chủ động cho doanh nghiệp. 3. Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ phụ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Cơ sở hạ tầng thường được các nhà đầu tư đưa ra xem xét rất kỹ lưỡng khi quyết định đầu tư hoặc mở rộng hoạt động tại địa phương. Cùng với yếu tố đó, hệ thống các dịch vụ phụ trợ phục vụ cho hoạt động FDI của doanh nghiệp hiện cũng được coi là yếu tố tác động không nhỏ đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Hệ thống phụ trợ này có thể bao gồm các hoạt động tư vấn hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục giấy tờ có liên quan đến doanh nghiệp, cung cấp các thông tin có liên quan đến thị trường, các chương trình marketing, các hỗ trợ để doanh nghiệp có thể tiếp cận với các dịch vụ tài chính. Do môi trường chính sách trên toàn quốc thống nhất, nên vai trò của chính quyền địa phương trong cung cấp các dịch vụ hỗ trợ là yếu tố quan trọng quyết định tính hấp dẫn của môi trường đầu tư tại địa phương so với các địa bàn khác. 4. Hệ thống thông tin: Trong hoàn cảnh lãnh thổ là sự kết nối của các hệ thống và mạng lưới, thông tin giữ vai trò quan trọng. Một mạng lưới thông tin giữa các cơ quan quản lý và hệ thống doanh nghiệp có thường được tổ chức theo nguyên tắc trung gian. Trung gian ở đây được hiểu là một nhóm các chuyên gia đảm trách việc thu thập và quản lý thông tin để cung cấp cho các doanh nghiệp tiếp cận. Các chuyên gia này phải hiểu rõ các vấn đề doanh nghiệp gặp phải và thường xuyên tiếp xúc với doanh nghiệp. Nếu thiết lập được một bầu không khí tin tưởng giữa chủ doanh nghiệp và các chuyên gia thu thập thông tin sẽ giúp các doanh nghiệp trong việc xây dựng chiến lược phát triển và đóng vai trò chính cho việc ra quyết định cho các hoạt động của doanh nghiệp. 5. Mạng lưới - Đối tác - Văn hóa: Đối với các doanh nghiệp FDI thành công và tăng trưởng trong kinh doanh luôn được ghi nhận trong mối liên kết tốt về mạng lưới - đối tác - văn hóa. Đặc điểm đầu tiên của các doanh nghiệp FDI là phải mở cửa với bên ngoài để có tầm nhìn rộng hơn ra môi trường xung quanh, duy trì thường xuyên việc theo dõi các động thái bên ngoài. Đó cũng là biết cách biến đổi các nguyên tắc và biện pháp cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế vào tình hình cụ thể, tạo ra sự đoàn kết, trao đổi, hợp tác nhằm thực thi các hoạt động. Bên cạnh đó việc phối kết hợp tốt các yêu tố này cũng làm cho hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động trở nên hòa đồng hơn, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng của doanh nghiệp. I.2 Vai trò chính quyền địa phương trong việc thu hút FDI. Ở Việt nam, chính quyền địa phương được hiểu là chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Việt nam hiện nay có 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung uơng. Nếu như chính quyền trung ương đóng vai trò quyết định trong việc tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng trên toàn quốc, tăng tính cạnh tranh thu hút FDI của quốc gia thì kết quả thực hiện chính sách thu hút FDI lại phụ thuộc chủ yếu vào vai trò của chính quyền địa phương. Thu hút FDI là hoạt động khá phức tạp đòi hỏi chính quyền địa phương phải thể hiện vai trò của mình một cách rõ ràng, có trách nhiệm và sáng tạo. Chính quyền địa phương thông qua các chức năng cơ bản của mình là xây dựng, hướng dẫn khuôn khổ pháp lý, huy động và phân bổ nguồn lực trong phạm vi địa phương, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cần thiết, ổn định trật tự kinh tế xã hội để tạo nên một hình ảnh tốt đẹp về địa phương dưới con mắt các nhà đầu tư. Vai trò của chính quyền địa phương trước hết thể hiện trong việc hướng dẫn thực hiện luật pháp, các quy định của chính quyền trung ương trong phạm vi địa phương, đảm bảo sự ổn định về hệ thống chính trị và pháp lý trong nội bộ các cơ quan chính quyền địa phương, đồng thời có giải pháp ổn định kinh tế xã hội địa phương nhằm tạo ra lòng tin cho các nhà đầu tư. Cụ thể và chủ động hơn, chính quyền địa phương có thể nghiên cứu và đánh giá kỹ lưỡng những lợi thế của khu vực có tiềm năng tăng trưởng để xây dựng quy hoạch đầu tư, các dự án kêu gọi đầu tư, và thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư của địa phương cũng như phối hợp với các cơ quan xúc tiến đầu tư quốc gia để thực hiện tiếp thị hình ảnh địa phương. Trên cơ sở đánh giá tiềm năng và quy hoạch thu hút đầu tư, chính quyền địa phương phải thể hiện vai trò của mình trong việc huy động các nguồn lực nhằm đảm bảo có một hệ thống hạ tầng phù hợp và hệ thống dịch vụ phụ trợ đảm bảo đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư. Bên cạnh vai trò của các cơ quan chính quyền địa phương, các hệ thống thể chế, cơ quan đoàn thể, và văn hóa ứng xử của người dân địa phương cũng là những yếu tố có tác động nhất định đến sức hấp dẫn của môi trường đầu tư tại địa phương. Mặc dù các cơ quan chính quyền có thể không có ảnh hưởng quyết định đối với các yếu tố này nhưng các cấp chính quyền có khả năng định hướng, khuyến khích các tổ chức đoàn thể xã hội và người dân địa phương có cách thức ứng xử phù hợp nhằm tạo ra môi trường văn hóa có khả năng chấp nhận và dung hòa các yếu tố văn hóa nước ngoài. Thực hiện vai trò của chính quyền địa phương, phát triển hình ảnh của địa phương trên quy mô quốc gia và quốc tế là một thử thách lớn đối với chính quyền địa phương. Do đó, chính quyền địa phương phải được trang bị những phương tiện và năng lực cần thiết. Thu hút nhân tài, tuyển chọn và phát triển cán bộ là hết sức cần thiết nhằm tạo ra một hệ thống cơ quan chính quyền địa phương hiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu của tăng trưởng kinh tế nói chung và xúc tiến, nuôi dưỡng đầu tư nói riêng. Tóm lại, vai trò của chính quyền địa phương trong việc thu hút đầu tư nước ngoài không chỉ thuần túy dừng lại ở việc tạo ra và thúc đẩy một vài yếu tố, nó bao hàm một phương pháp tiến hành hoàn toàn không đơn giản, từ quyết tâm phát triển lãnh thổ cần tạo ra những yếu tố cần thiết khác cho hoạt động của các doanh nghiệp như một mạng lưới nghiên cứu và đào tạo hoàn chỉnh, các dịch vụ có chất lượng, hệ thống liên kết mạnh, mạng lưới thông tin phù hợp và hiệu quả, cơ cấu lồng ghép ngành nghề và lĩnh vực hợp lý, trên cơ sở lồng ghép một cách có hiệu quả các hoạt động nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi cho quan hệ đối tác doanh nghiệp. Việc thu hút thành công các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đem lại những lợi ích quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế địa phương. Bên cạnh việc làm trực tiếp cho người lao động địa phương và các khoản thu từ thuế cho địa phương còn có các lợi ích gián tiếp khác cho động đồng địa phương đó là nâng cao trình độ tay nghề cho lao động, góp phần tăng mặt bằng lương của lao động địa phương, tạo cơ họi cho các doanh nghiệp hiện có của địa phương có cơ hội phát triển. Tổng kết thực tiễn cho thấy chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài sẽ thành công khi hội đủ các yếu tố cơ bản sau: - Thu hút đầu tư phải được xem là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế địa phương; - Địa phương phải có sẵn hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ phụ trợ phù hợp hoặc có khả năng hỗ trợ cho phát triển hệ thống như vậy để thu hút các nhà đầu tư; - Phải hướng các hoạt động đầu tư vào những lĩnh vực mà địa phương có lợi thế cạnh tranh cao so với các địa phương khác; - Chiến lược marketing cho địa phương cần phải được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng trên cơ sở chuẩn bị ngân sách phù hợp rõ ràng và phải dược theo dõi liên tục; - Các chương trình khuyến khích đầu tư hoặc chính sách ưu đãi đầu tư phải được xem xét cẩn thận, ưu đãi dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng không nên ưu đãi quá mức; - Những người tham gia thực hiện chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài phải hiểu rõ các nhu cầu của các nhà đầu tư và địa phương có thể chào hàng các nhà đầu tư những gì. Như vậy để đáp ứng được các yếu tố nêu trên chính quyền địa phương phải sử dụng một cách hết sức linh hoạt các công cụ kinh tế hiện có. Bên cạnh đó chính quyền địa phương phải xác định lại vai trò của mình để có thể tổ chức thực hiện chính sách đạt kết quả như mong đợi. I.3 Một số mô hình lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu. I.3.1 Mô hình SWOT Mô hình SWOT (Strength, Weak, Opportunity, Threat) là ma trận dùng để tổng hợp các kết quả phân tích tạo ra cái nhìn toàn cảnh, từ đó tìm ra chiến lược cụ thể, phù hợp. Ở đây việc phân tích dựa trên việc đánh giá 04 tiêu thức là cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của tỉnh Hải Dương trong việc thu hút FDI những năm qua (2001 – 2006). Điểm mạnh là yếu tố nội tại của địa phương thể hiện là những khả năng nổi trội hơn các địa phương khác như về quản lý, việc thực hiện cơ chế ..tạo sự hấp dẫn thu hút FDI vào địa phương. Điểm yếu là những yếu tố nội tại của đại phương thể hiện những khả năng kém hơn so với các địa phương khác trong việc thực hiện tạo sự hấp dẫn thu hút FDI vào địa phương. Để chỉ ra được điểm mạnh điểm yếu phải dựa vào phân tích nội bộ địa phương về các mặt như: việc quản lý của chính quyền địa phương, việc thực hiện các quy định pháp luật, các chính sách địa phương thực hiện đối với các vấn đề liên quan tới FDI; các chính sách về lao động, đào tạo lao động; thủ tục hành chính khi cấp giấy phép.. Cơ hội là những yếu tố từ bên ngoài môi trường đem lại, nó có tác động tích cực đến mục tiêu thu hút FDI của địa phương như đem lại những điều kiện thuận lợi như xu thế, cơ chế chính sách, điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý. Thách thức là những yếu tố bên ngoài do môi trường đem lại, nó có tác động tiêu cực đến mục tiêu thu hút FDI của địa phưong, đem lại những điều kiện khó khăn, tác động làm giảm sự hấp dẫn trong việc thu hút FDI của địa phương. Tìm ra những cơ hội, thách thức dựa trên phân tích môi trường bên ngoài mà chủ yếu là phân tích môi trường vĩ mô như môi trường luật pháp về đầu tư tại Việt nam, xu thế đầu tư quốc tế vào Việt nam. Bên cạnh đó phân tích những khó khăn thuận lợi do vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên I.3.2 Hệ thống chỉ số đánh giá hấp dẫn của thị trường. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự hấp dẫn của thị trường bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu nhằm để phản ánh môi trường kinh doanh tại địa phương, những khía cạnh này chịu tác động trực tiếp từ thái độ và hành động của cơ quan chính quyền địa phương. Nó xuyên suốt thời gian từ khi xin giấy phép đầu tư đến khi đi vào hoạt động và có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và lợi nhuận của các nhà đầu tư. Việc đánh giá này dựa vào các thông tin thu được từ các doanh nghiệp thông qua phỏng vấn. Những khía cạnh này bao gồm: - Chi phí gia nhập thị trường (chi phí thành lập doanh nghiệp). Chỉ tiêu này thể hiện các khó khăn, thuận lợi khi đầu tư, thành lập doanh nghiệp tại địa phương. Chỉ tiêu này là tập hợp một số chỉ tiêu như: % DN gặp khó khăn để có đủ các loại giấy phép cần thiết khi tiến hành xin các giấy phép đầu tư; thời gian từ khi nộp đơn xin cấp đến khi được cấp GCNQSD đất (ngày); thời gian đàm phán chuyển nhượng (mua) quyền SD đất (ngày); thời gian tìm được mảnh đất phù hợp trong trường hợp là đất do sự giới thiệu của UBND (ngày); thời gian chờ đợi thực sự để được cấp đất. - Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất. Đây là chỉ số phản ánh sự thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp khi sử dụng đất để làm mặt bằng để sản xuất. Chỉ tiêu này là tập hợp các chỉ tiêu như: % DN có GCNQSD đất hoặc đang trong quá trình chờ nhận; % DN sẽ mở rộng kinh doanh nếu dễ có mặt bằng kinh doanh hơn; chính sách chuyển đổi đất nông nghiệp của tỉnh có chất lượng tốt hoặc rất tốt; % diện tích đất có GCNQSD đất; rủi ro về thay đổi các điều kiện cho thuê; tính công bằng trong cách thức giải quyết tranh chấp về hợp đồng thuê; thời gian thuê. - Tính minh bạch và tiếp cận thông tin đây là chỉ số thể hiện sự công khai các chính sách của địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tìm hiểu, cân nhắc khi đầu tư. Nó bao gồm : tính minh bạch của các quyết định, nghị định; tính minh bạch của các tài liệu kế hoạch; cần có "mối quan hệ" để có được các tài liệu kế hoạch của tỉnh; thương lượng với cán bộ thuế là phần thiết yếu trong hoạt động kinh doanh; tỉnh có trao đổi ý kiến với doanh nghiệp về những thay đổi trong các quy định pháp luật; .. - Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước. Chỉ tiêu này thể hiện là việc dành thời gian làm việc với các cơ quan Nhà nước trong quỹ thời gian làm việc. - Chi phí không chính thức là chỉ số thể hiện mức độ chi phí vào những mục đích không chính thức, nó làm khó khăn cho doanh nghiệp. Điều này xuất phát từ các cán bộ quản lý địa phương. - Đào tạo lao động là chỉ số đánh giá chính sách của địa phương về phát triển nguồn nhân lực cung cấp lao động tại chỗ cho các nhà đầu tư. - Thiết chế pháp lý là chỉ tiêu phản ánh các quy định và việc áp dụng các quy định pháp luật của địa phương tạo ra cơ chế quản lý và giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp. - Tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh là chỉ tiêu phản ánh năng lực của lãnh đạo và các bộ địa phương, đồng thời thể hiện tính sáng tạo của chính quyền trong việc tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này mới chỉ đánh giá một phần về môi trường kinh doanh cấp tỉnh, những yếu tố nội tại của địa phương có ảnh hưởng trực tiếp nhưng còn hạn chế chưa phản ánh được nhiều những yếu tố ảnh hưởng, trực tiếp hay gián tiếp khác như các dịch vụ phục vụ cho việc thực hiện các dự án, thể hiện như hệ thống nhà ở cho công nhân thuê, mức độ hài lòng của các doanh nghiệp đối với cơ sở hạ tầng của KCN, hay các chính sách mở rộng các khu công nghiệp phụ trợ. I.3.3 Marketing Mix. Trên thực tế để thu hút FDI chính quyền các địa phương phải chỉ ra được sự hấp dẫn của môi trường đầu tư để thu hút sự chú ý từ các nhà đầu tư. Đây là việc cung cấp thông tin đầu vào cho việc ra quyết định đầu tư. Việc dẫn đến ra quyết định đầu tư hay không phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng quảng bá giới thiệu về môi trường đầu tư của địa phương. Tuy nhiên cách giới thiệu, quảng bá có thể lúc này hiệu quả, lúc khác không hoặc đối với quốc gia này hiệu quả, đối với quốc gia khác thì ngược lại. Vì vậy ở đây cũng cần áp dụng các chính sách Marketting phù hợp sao cho cách giới thiệu hiệu quả, thu hút được các nhà đầu tư theo đúng mục tiêu đã đề ra. Do vậy luận văn áp dụng mô hình Marketting mix với việc trả lời các câu hỏi để có các biện pháp thu hút FDI của Hải Dương được hiệu quả nhất: Thu hút FDI thông qua những kênh nào thì hiệu quả cao? Đầu tư cho việc xây dựng bộ máy chuyên nghiệp để quảng bá hay thuê ngoài? Cách thức thực hiện khuyếch trương như thế nào? Mục tiêu giới thiệu nhằm lôi kéo những nhà đầu tư ở nước nào, lĩnh vực nào? Chỉ rõ những điều kiện thật sự thuận lợi của môi trường đầu tư tại địa phương?. I.4 Kinh nghiệm trong nước và quốc tế trong thu hút FDI I.4.1 Kinh nghiệm quốc tế. Trong gần hai thập kỷ trở lại đây FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng nhất cho các nước đang phát triển để phần nào giải quyết bài toán vốn, công nghệ, và thị trường trong chiến lược tăng trưởng. Chính vì vậy, các nước đang phát triển đã và đang thực hiện nhiều chính sách thu hút FDI. Những thay đổi về chính sách nhằm tăng cường thu hút FDI là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng FDI trong thập niên 1990 và dẫn đến sự phục hồi nhẹ của FDI sau giai đoạn suy thoái 2001-2003 vừa qua. Thống kê hiện tại của UNCTAD ghi nhận nhiều thay đổi trong chính sách thu hút FDI của hơn 100 quốc gia/lãnh thổ trên thế giới. Tùy vào điều kiện kinh tế xã hội cụ thể, các biện pháp/chính sách thu hút FDI của từng nước có những đặc điểm riêng. Vì vậy, trong thực tế không hề tồn tại một mô hình kiểu mẫu đối với thu hút FDI. Nguyên mẫu kinh nghiệm của một quốc gia như Trung Quốc trong thu hút FDI không mang ra trong điều kiện cụ thể của Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu này tổng kết một số kinh nghiệm trong thu hút FDI không giới hạn trong một hay một nhóm nước. Thay vào đó, tổng kết kinh nghiệm thu hút FDI trước hết được đưa ra trên cơ sở phân tích những nhóm chính sách/biện pháp chính. Ví dụ cụ thể của một hay một số quốc gia nào đó sẽ được chọn lọc để minh họa cho từng nhóm chính sách/biện pháp cụ thể. Với cách tiếp cận vấn đề như trên, kinh nghiệm thu hút FDI của các nước đang phát triển được đúc rút theo sau nhóm chính sách, biện pháp chủ yếu. 1. Ưu đãi tài chính có định hướng tạo động lực thu hút FDI Ưu đãi tài chính là một biện pháp phổ biến thường được sử dụng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Ưu đãi tài chính có thể có nhiều hình thức: miễn thuế, giảm thuế, hỗ trợ tài chính dưới một số hình thức trợ cấp. Với xu hướng chung của tự do hóa thương mại và đầu tư hiện nay là không sử dụng các biện pháp trợ cấp trực tiếp và gián tiếp, ưu đãi về thuế trở thành công cụ chủ yếu trong số những biện pháp ưu đãi tài chính mà chính phủ các nước đưa ra. Theo Blomstrom và Kokko (2003), ưu đãi tài chính có thể là một chính sách thu hút FDI quan trọng nhưng không có ý nghĩa quyết định đối với các nhà đầu tư. Theo quan điểm này, các nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn đến các biến kinh tế vĩ mô cơ bản như dung lượng thị trường, trình độ công nghệ, chi phí kinh doanh (lao động, cơ sở hạ tầng), và môi trường thể chế hơn là những ưu đãi cụ thể về thuế. Tuy nhiên, trong điều kiện các quốc gia đều cố gắng cải thiện môi trường đầu tư, giảm chi phí kinh doanh thì những ưu đãi tài chính nhất định có thể là một yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư. Vì vậy, đa số các nhà lập chính sách đều cho rằng ưu đãi tài chính là cần thiết để thu hút đầu tư nước ngoài. Malaysia, Singapore, Thailand, và một số quốc gia Đông Nam á khác là những ví dụ thành công cho việc sử dụng ưu đãi tài chính có định hướng cụ thể. Những quốc gia này đều đưa ra những ưu đãi cho FDI vào những "ngành công nghiệp mũi nhọn"4 CÇn l­u ý r»ng bèi c¶nh cña viÖc ®­a ra nh÷ng ­u ®·i nµy ë Malaysia vµ Singapore lµ cuèi thËp kû 1960. LËp luËn chñ yÕu cña nh÷ng ­u ®·i vµ mét sè chÝnh s¸ch t­¬ng tù dùa vµo quan ®iÓm vÒ "ngµnh c«ng nghiÖp non trÎ". Trong giai ®o¹n hiÖn nay, vÒ c¬ b¶n lËp luËn nµy kh«ng cßn phï hîp v× thùc tÕ lµ chØ trõ mét sè tr­êng hîp cô thÓ, hÇu hÕt c¸c "ngµnh c«ng nghiÖp non trÎ" ®Òu kh«ng "tr­ëng thµnh" trong khu«n khæ c¸c hµng rµo b¶o hé. Quan träng h¬n lµ nh÷ng rµng buéc chÝnh s¸ch trong khu«n khæ WTO vµ c¸c tháa thuËn tù do hãa th­¬ng m¹i kh¸c hÇu nh­ kh«ng cho phÐp viÖc thùc hiÖn c¸c biÖn ph¸p ­u ®·i mang tÝnh ph©n biÖt ®èi xö. . Singapore ban hành Luật Khuyến khích Mở rộng Kinh tế5 Economic Expansion Incentives Act. , cho phép giảm 90% thuế của các khoản lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu, đồng thời hoàn thuế co các chi phí liên quan đến sản xuất hàng xuất khẩu. Cũng trong năm này, Philipines cũng xác định một danh sách hạn chế các "ngành công nghiệp ưu tiên" và ban hành Luật Khuyến khích Đầu tư với một loại các biện pháp miễn thuế nhập khẩu, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, và ba năm sau đó ban hành Luật Khuyến khích Xuất khẩu mở rộng những ưu đãi dành riêng cho FDI sản xuất hàng xuất khẩu6 Investment Incentives Act vµ Export Incentives Act. . Để cạnh tranh với các nước láng giềng, Malaysia ban hành Luật Khuyến khích Đầu tư năm 1968 với các biện pháp ưu đãi dành cho đầu tư vào khu vực sử dụng nhiều lao động và sản xuất hàng xuất khẩu. Thailand cũng "nhập cuộc" sau đó bằng Luật Khuyến khích Đầu tư Công nghiệp (theo báo cáo của Charlton, 2003). Cho đến thập kỷ 80 và 90 thì những ưu đãi tài chính có định hướng cho một số ngành công nghiệp cụ thể, hoặc khu vực sử dụng nhiều lao động, sản xuất hàng xuất khẩu… được đưa ra bởi tất cả các nước ASEAN. Thực tế đó làm tăng tính cạnh tranh giữa các nước trong thu hút FDI. Mức độ cạnh tranh trong thu hút FDI trong khu vực trở nên khốc liệt hơn do những chính sách ưu đãi tài chính và sự hấp dẫn của Trung Quốc. Từ nửa cuối thập niên 1980, Trung Quốc trở thành nước đang phát triển đi đầu trong thu hút dòng FDI từ nước ngoài. Từ giữa thập kỷ 90, sự hấp dẫn của Trung Quốc trong con mắt của các nhà đầu tư nước ngoài dẫn đến sự hình thành của chiến lược "Trung Quốc cộng". Với chiến lược này, nhiều nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng coi Trung Quốc là địa bàn đầu tư chiến lược, trong khi vẫn có thể cân nhắc khả năng đầu tư vào các nước ASEAN. Mức độ cạnh tranh trong thu hút FDI ngày càng tăng làm cho những ưu đãi tài chính không thể chỉ dừng lại ở phạm vi các quy định được thể chế hóa bằng luật. Ngoài những ưu đãi chung theo quy định, chính quyền (trung ương và địa phương) ở các nước đang phát triển còn đưa ra những ưu đãi tài chính bổ sung cho từng trường hợp cụ thể, đặc biệt là với các dự án đầu tư giá trị lớn. Năm 1996, khi General Mo (GM) cân nhắc kế hoạch đầu tư một dây truyền sản xuất và lắp ráp ô tô trị giá 500 triệu $, Tổng thống Philipines Fidel Ramos đã trực tiếp gửi thu cho chủ tịch hãng này là John Smith, với hứa hẹn ưu đãi gồm 8 năm miễn giảm thuế; 5% miễn giảm cho tất cả các khoản thuế mà GM có thể phải trả trong thời gian sau đó; miễn giảm với nhập khẩu toàn bộ máy móc thiết bị, và một khoản trợ cấp đáng kể về đào tạo 5.000 lao động cho nhà máy. Cuối cùng, GM quyết định đầu tư vào Thailand vì chính phủ nước này hứa hẹn những điều khoản tương tự, cộng thêm với hoàn 100% thuế nhập khẩu nguyên liệu thô, và một khoản trợ cấp trị giá 15 triệu $ cho việc thành lập một trung tâm đào tạo và nghiên cứu của GM tại nước này (theo tài liệu của Fletcher, 1996). Như vậy, dù ưu đãi tài chính chỉ là một trong số các biện pháp khuyến khích đầu tư nhưng sự gia tăng cạnh tranh giữa các nước đang phát triển trong thu hút FDI làm cho những ưu đãi này trở nên phổ biến và đa dạng về phạm vi, mức độ ưu đãi và tính thể chế hóa của ưu đãi. Bên cạnh những quy định ưu đãi đã được thể chế hóa thành luật, cạnh tranh thu hút FDI bằng những ưu đãi tài chính còn được thực hiện bởi các quyết định ưu đãi từ cấp lãnh đạo chính trị tối cao, và là nguyên nhân dẫn đến những sửa đổi pháp lý nhằm tăng sức hút với nhà nhà đầu tư nước ngoài. 2. Thu hút sự tham gia của đầu tư tư nhân vào cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng được xem xét trên khía cạnh: mức độ sẵn có, chất lượng hạ tầng, và chi phí sử dụng hạ tầng là yếu tố quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Những yếu tố này cũng là thành phần quan trọng của môi trường đầu tư, và vì vậy có ý nghĩa quan trọng đối với khả năng thu hút FDI. Khi cân nhắc quyết định đầu tư, cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố đầu tiên mà các TNC quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí hoạt động kinh doanh tại quốc gia sở tại và cả chi phí liên kết dịch vụ7 Chi phÝ liªn kÕt dÞch vô lµ mét kh¸i niÖm quan träng trong ®Þa lý kinh tÕ, chØ chi phÝ liªn kÕt, vËn hµnh c¸c chi nh¸nh ®Æt t¹i c¸c quèc gia kh¸c nhau cña mét TNC trong qu¸ tr×nh phi tËp trung hãa, ph©n t¸n ho¹t ®éng kinh doanh ra nhiÒu quèc gia kh¸c nhau nh»m tËn dông lîi Ých tõ kinh tÕ vÞ trÝ. . Nhiều nhà nghiên cứu đã chứng tỏ tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng đối với các nhà đầu tư nước ngoài (xem thêm báo cáo của Loree và Guisingerr, 1995; hoặc Mody và Srinivasan, 1996). Hạ tầng trong thu hút FDI thường gồm ba nhóm chính: (i) hạ tầng giao thôngl (ii) hạ tầng thông tin, viễn thông; (iii) hạ tầng cung cấp năng lượng. Trong điều kiện cụ thể của các nước đang phát triển, cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng đòi hỏi nguồn lực khổng lồ là một thách thức lớn. Vì vậy, giải pháp thường được lựa chọn trong điều kiện hạ chế về vốn để cải thiện cơ sở tổng thể (i) thiết lập các khu vực địa lý đặc biệt, dưới dạng khu công nghiệp, khu chế xuất, đặc khu kinh tế… để tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng; và (ii) huy động tham gia của khu vực tư nhân vào xây dựng cơ sở hạ tầngl (iii) hoặclà sự kết hợp của cả hai giải pháp trên, nghĩa là huy động sự tham gia của khu vực tư nhân vào xây dựng và vận hành cơ sở hạ tầng co các khu vực địa lý đặc biệt để thu hút FDI. Liên quan đến đầu tư cơ sở hạ tầng để kích thích sự tăng trưởng kinh tế, thu hút FDI, nhiều tổ chức quốc tế có trọng tâm hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế các nước đang phát triển gặp nhau ở quan điểm khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào đầu tư, cung cấp cơ sở hạ tầng. Cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Thế giới thống kê giá trị các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của khu vực tư nhân làm chủ đầu tư giai đoạn 1990-2001 cho thấy mặc dù sau khủng hoảng châu á, cộng với suy thoái của FDI sau năm 2000 làm cho giá trị đầu tư cơ sở hạ tầng của khu vực tư nhân giảm sút nhưng về giá trị, sự tham gia của khu vực tư nhân trong cung cấp cơ sở hạ tầng là khá quan trọng. Cũng cần lưu ý rằng mặc dù huy động sự tham gia của tư nhân vào cung cấp cơ sở hạ tầng là một giải pháp phổ biến và ngày càng trở nên quan trọng trong điều kiện hiện nay, nhưng thống kê chính thức cho thấy các nhà đầu tư tư nhân chủ yếu tập trung vào lĩnh vực viễn thông và cung cấp điện năng. Cơ sở hạ tầng giao thông chỉ nhận được khoảng 18% tổng giá trị đầu tư tư nhân trong giai đoạn 1990-2001. Vì vậy, đầu tư công cộng vẫn là cơ bản và cần thiết, đặc biệt là trong xây dựng công trình giao thông, để cải thiện môi trường đầu tư trong bối cảnh cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài đang ngày càng gay gắt như hiện nay. 3. Thu hút FDI thông qua các cơ quan tổ chức xúc tiến đầu tư. Từ đầu thập kỷ 1990, thành lập các cơ quan xúc tiến đầu tư đã trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách thu hút FDI của hầu hết các quốc gia. Đến thời điểm hiện nay, không có thống kê cụ thể về số lượng các cơ quan xúc tiến đầu tư. Theo thống kê sơ bộ của UNCTAD, đến cuối năm 2001, có ít nhất 160 cơ quan xúc tiến đầu tư quốc gia và khoảng 250 các tổ chức thuộc một số địa phương tham gia tích cực vào xúc tiến đầu tư (xem thêm trong báo cáo UNCTAD, 2001). Thông thường, các tổ chức xúc tiến đầu tư thực hiện gồm bốn mục tiêu gồm (i) tạo cơ hội đầu tư; (ii) tư vấn về chính sách; (iii) cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho nhà đầu tư; và (iv) xây dựng hình ảnh quốc gia. Để đạt được những mục tiêu này, các tổ chức xúc tiến đầu tư trên thế giới thường lựa chọn thực hiện các hoạt động sau đây: - Quảng cáo hình ảnh, thông tin đầu tư trên các phương tiện thích hợp; - Tham gia vào các triển lãm, hội thảo đầu tư ở các cấp độ khác nhau; - Tổ chức các đoàn làm việc xúc tiến đầu tư, tìm hiểu cơ hội đầu tư, tìm hiểu đối tác; - Cung cấp thông tin theo yêu cầu của các nhà đầu tư tiềm năng; - Thực hiện các cuộc vận động, quảng bá cơ hội đầu tư trong nước; - Cung cấp các dịch vụ cần thiết cho các nhà đầu tư, đặc biệt trong giai đoạn tìm hiểu và thiết kế tiền khả thi; - Cung cấp các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ "sau đầu tư". Tuy vào giai đoạn cụ thể mà một tổ chức xúc tiến đầu tư có thể ưu tiên các nguồn lực cho một trong số bốn mục tiêu kể trên. Theo kinh nghiệm của nhiều cơ quan xúc tiến đầu tư như Cơ quan Xúc tiến Đầu tư Malaysia (MIDA), ủy ban Điều phối Đầu tư Indonesia (BKPM), Hội đồng Phát triển Kinh tế Singapore (EDB), hay Hội đồng Đầu tư Thái Lan (BOI), trong giai đoạn hoạt động ban đầu những tổ chức này thường tập trung vào marketing hình ảnh quốc gia. Từ đầu thập niên 1990 đến nay, trọng tâm hoạt động của những cơ quan này chuyển sang tạo cơ hội đầu tư (theo báo cáo của Wellss và Wint, 2001). Về thể chế hoạt động, các cơ quan xúc tiến đầu tư có nhiều hình thức thể chế hoạt động khác nhau. Hình thức phổ biến nhất là một cơ quan xúc tiến đầu tư trực thuộc chính phủ (như trường hợp của Anh, Canada, Indonesia, Thailand). Bên cạnh đó, thể chế hỗn hợp dưới dạng một tổ chức do chính phủ hỗ trợ và định hướng hoạt động nhưng giao cho một tổ chức tư nhân điều phối cũng khá phổ biến (như trường hợp của Malaysia, Singapore, Scotland, Iceland, và Jamaica). Cá biệt ở một số nước, cơ quan xúc tiến đầu tư là một tổ chức cung cấp dịch vụ của tư nhân (như Costa Rica) nhưng kinh nghiệm cho thấy hoạt động của những tổ chức dịch vụ tư nhân trong lĩnh vực này thường kém hiệu quả (xem thêm báo cáo của Wells và Wint, 2001). Tuy nhiên, dù có được tổ chức dưới hình thức nào đi chăng nữa thì trung bình 70% kinh phí hoạt động của các tổ chức xúc tiến đầu tư là do chính phủ tài trợ. Ngoài ra, cần nhấn mạnh rằng xúc tiến đầu tư không phải chỉ đơn thuần là công việc của chính quyền trung ương. Thực tế trong thời gian qua chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của các tổ chức xúc tiến đầu tư địa phương. Các tổ chức này có thể hoạt động như một phần của cơ quan xúc tiến đầu tư quốc gia, hoặc độc lập hoàn toàn với những cơ quan này. Về cơ bản, mục tiêu hoạt động của những tổ chức xúc tiến đầu tư cấp vùng và địa phương cũng giống như tổ chức xúc tiến đầu tư quốc gia nhưng ở phạm vi vùng/địa phương tương ứng. Dù hiệu quả của các cơ quan xúc tiến đầu tư trong thu hút FDI là vấn đề chưa được tổng kết một cách hệ thống, nhưng Morisset (2003) sử dụng kết quả điều tra của ngân hàng Thế giới về hoạt động của 58 tổ chức xúc tiến đầu tư và rút ra kết luận về ảnh hưởng tích cực của các tổ chức này đối với khả năng thu hút FDI của các vùng lãnh thổ và địa phương. 4. Tích cực cải thiện môi trường đầu tư địa phương, giảm thiểu thủ tục hành chính là chính sách thu hút đầu tư chủ đạo. Cải thiện môi trường đầu tư, giảm thiểu thủ tục hành chính là một nỗ lực phổ biến và có lẽ là quan trọng nhất là chính phủ các nước trong thu hút FDI. Phản ứng về chính sách của hầu hết các nước trong giai đoạn sụt giảm FDI 2001 - 2003 là tiếp tục đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm cải thiện môi trường đầu tư. Tính trung bình trong giai đoạn 1991 - 2004, khoảng 87% những thay đổi về chính sách do các quốc gia thực hiện có chiều hướng thuận lợi hơn cho FDI . Trong năm 2004, trong tổng số 271 thay đổi chính sách thực hiện bởi 102 nền kinh tế/lãnh thổ trên thế giới, có đến 235 thay đổi chính sách theo hướng có lợi ích các nhà đầu tư nước ngoài - Algeria, Cộng hoà Congo, Hy Lạp, Ghana, Madagascar, Mauritania, Mauritus, Senegal, Tanzania, và Uganda thực hiện những biện pháp đơn giản hoá các quy định về quản lý và cấp phép đầu tư; Nigeria cho phép các ngân hàng nước ngoài được phép mua lại cổ phần và sát nhập với các ngân hàng trong nước; Cộng hoà Congo, và Tanzania giảm thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Hy lạp ban lãnh đạo luật chống độc quyền nhằm cải thiện điều kiện cạnh tranh thị trường. Bảng 1. Thay đổi chính sách thu hút FDI, 1991 - 2004 Năm Số quốc gia Số thay đổi chính sách Tổng số Cải thiện Xấu đi 1991 34 82 80 2 1992 43 79 79 0 1993 57 102 101 1 1994 49 110 108 2 1995 64 112 106 6 1996 65 114 98 16 1997 76 151 135 16 1998 60 145 136 9 1999 63 140 131 9 2000 69 150 147 3 2001 71 208 194 14 2002 70 248 236 12 2003 82 244 220 24 2004 102 271 235 36 Ở Châu Á, hai nền kinh tế thu hút FDI lớn nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ trong thời gian gần đây tiếp tục đưa ra các thay đổi chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư. Tại Trung Quốc,"Danh mục Hướng dẫn Đầu tư công nghiệp" được sửa đổi đưa thêm vào các cam kết tự do hóa đầu tư trong khuôn khổ WTO trong đó một số lượng lớn các ngành công nghiệp mới được đưa vào danh mục các ngành ưu tiên kêu gọi đầu tư, nới lỏng các hạn chế tham gia của nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ tài chính, phân phối, truyền thông và giáo dục, đặc biệt các hạn chế tham gia của nước ngoài vào các lĩnh vực dịch vụ tài chính, phân phối, truyền thông và giáo dục, các hạn chế về tỷ lệ sở hữu và giới hạn khu vực địa lý có hiệu lực trong thời gian trước đây được bãi bỏ hoàn toàn. Cùng với sự sửa đổi này, Trung Quốc thông qua "Kế hoạch phát triển Kinh tế Xã hội 2005" nhấn mạnh đến ưu tiên nâng cao "chất lượng FDI" theo hướng tăng cường hàm lượng giá trị gia tăng, khuyến khích liên kết giữa khu vực FDI và khu vực kinh tế trong nước, ưu đãi đối với các nhà đầu tư cam kết thực hiện chuyển giao công nghệ nghiên cứu và triển khai (R &D). Tại Ấn Độ," Ủy ban xúc tiến FDI" ra đời năm 2004 thay cho Hội đồng đầu tư Quốc gia, ngoài chức năng định hướng và điều phối đầu tư, Ủy ban Xúc tiến FDI còn có chức năng hoạt động như cơ quan xúc tiến đầu tư quốc gia, thực hiện các hoạt động như phân tích trong phần 3 ở trên. Ngoài ra, giới hạn về sở hữu nước ngoài trong các ngành dịch vụ hàng không, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, xuất bản, truyền thông, và đặc biệt là dầu khí cũng được nới lỏng hoặc bãi bỏ. Một loạt những động thái tương tự nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, nới lỏng các hạn chế đầu tư cũng được đưa ra ở Indonesia và Thailand. Đầu năm 2006, chính phủ Indonêsia bãi bỏ quy định yêu cầu các nhà đầu tư phải chuyển nhượng một số cổ phần nhất định cho các doanh nghiệp trong nước sau một thời gian hoạt động, bãi bỏ quy định về giới hạn 30 năm dành cho hiệu lực của các dự án đầu tư, cam kết bãi bỏ hoàn toàn các rào cản hành chính đối với đầu tư cả trong nước và nước ngoài. Cần nhấn mạnh rằng những thay đổi chính sách thường thấy nhất là tự do hóa, nới lỏng các hạn chế về chính sách liên quan trực tiếp và gián tiếp với đầu tư nước ngoài. Những biện pháp khuyến khích, ưu đãi dành cho FDI được thực hiện ở mức độ hạn chế hơn. Điều này cũng một phần xuất phát từ thực tế là rất nhiều chính phủ đã tích cực "cạnh tranh" trong việc đưa ra các biện pháp ưu đãi tài chính để thu hút FDI. Vì vậy, những thay đổi chính sách gần đây thường là theo hướng tự do hóa, nới lỏng các hạn chế không chỉ về chính sách trực tiếp tác động đến FDI mà còn là các hạn chế chính sách thương mại, di chuyển dịch vụ, tiêu chuẩn kỹ thuật và công nghệ. 5. Tham gia tích cực vào các hiệp định đầu tư song phương và đa phương là một chiến lược quan trọng để thu hút FDI. Bên cạnh những thay đổi về chính sách thu hút FDI của từng nước, đàm phán các hiệp định khuyến khích đầu tư song phương và đa phương cũng là một đặc điểm nổi bật trong những thay đổi về thể chế đáng chú ý trong thời gian gần đây. Liên quan đến các hiệp định đầu tư song phương, nổi lên một số vấn đề chính sau đây. Thứ nhất, số lượng các hiệp định đầu tư song phương (BIT) và các hiệp định tránh đáng trùng thuế (DTT) ngày càng gia tăng so với đầu thập kỷ 1990. Thứ hai, các quy định quốc tế về hợp tác và tự do hóa đầu tư ngày càng trở nên phức tạp và chi tiết. ở các diễn đàn tự do hóa thương mại và đầu tư quốc tế, các biện pháp ưu đãi, tự do hóa đầu tư thường được cân nhắc trong tổng thể rộng hơn của hệ thống các chính sách tự do hóa và hợp tác kinh tế toàn diện. Thứ ba, trong khoảng thời gian hơn 10 năm qua, số lượng BIT giữa các quốc gia này nhằm tránh tình trạng dòng FDI vào các nước đang phát triển chỉ tập trung vào một số lượng hạn chế các nền kinh tế. Bên cạnh các hiệp định đầu tư song phương và hiệp định tránh đánh trùng thuế, các thỏa thuận đa phương về tự do hóa, ưu đãi đầu tư cũng không ngừng gia tăng như là một phần của thỏa thuận hợp tác kinh tế vùng, liên vùng, và hợp tác kinh tế toàn cầu. Thông thường những thỏa thuận này đề cập đến cam kết của các quốc gia thành viên đối với tự do hóa thương mại thúc đẩy trao đổi thương mại, cam kết tự do hóa và hộ đầu tư giữa các quốc gia thành viên. So sánh với các hiệp định đầu tư song phương thì các hiệp định đầu tư đa phương (IIA) có đối tượng điều chỉnh và nội dung rộng hơn. IIA thường bao gồm một loạt các quy định và ưu đãi liên quan đến giao dịch về hàng hóa, dịch vụ và di chuyển vốn, cũng như lao động giữa các quốc gia thành viên. Xu hướng gia tăng các thỏa thuận đầu tư đa phương trong thời gian qua là một hệ quả của toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế thế giới. Tính đến cuối năm 2004, số lượng các thỏa thuận đầu tư đa phương là 209, với khoảng 87% các thỏa thuận được đàm phán trong thập kỷ 1990. Ngay trong năm 2004 và nửa đầu năm 2005, đã có 32 thỏa thuận đầu tư đa phương được ký kết hoặc đang trong quá trình đàm phán. Động thái thay đổi chính sách thu hút FDI trong thời gian gần đây cho thấy mức độ cạnh tranh thu hút FDI ngày càng gia tăng giữa các quốc gia. Bên cạnh những biện pháp tự do hóa, ưu đãi đầu tư, tham gia tích cực vào các thỏa thuận song phương và đa phương nhằm thúc đẩy thương mại, đầu tư, và hợp tác kinh tế có tác dụng hỗ trợ tích cực cho môi trường đầu tư trong nước. I.4.1 Kinh nghiệm trong nước. Trong hai thập kỷ gần đây, số lượng các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đã tăng một cách đáng kể. Tuy nhiên kết quả thu hút FDI tại mỗi địa phương lại có nhiều sự khác biệt. Một số tỉnh rất thành công trong việc thu hút FDI như Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, ngược lại một số tỉnh kết quả thu hút FDI rất thấp. Dưới đây là kinh nghiệm điển hình của một số tỉnh Nam Bộ trong việc thu hút FDI. I.4.1.1 Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến cuối năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về thu hút FDI với 2,265 dự án, đạt tổng số vốn gần 16 tỷ USD, chiếm 24% trong tổng số FDI vào Việt Nam trong suốt thời kỳ 1988 - 2005. Nghiên cứu kết quả thu hút FDI của thành phố Hồ Chí Minh cho phép rút ra một số bài học kinh nghiệm cụ thể sau: Về cải cách thủ tục hành chính: - Trong những năm qua UBND thành phố đã ban hành nhiều biện pháp để đơn giản hóa và rút ngắn thủ tục cấp phép đầu tư như đối với các dự án đăng ký cấp phép trong thời gian 5 ngày, dự án thẩm định 20 ngày; - Thực hiện cấp phép qua mạng từ tháng 4/2004. Theo quy trình này trong thời gian 2 ngày đối với các dự án đăng ký trong các ngành công nghệ thông tin, thêu may mặc… - Thành phố cấp thẻ ưu tiên làm thủ tục xuất nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thành phố nhằm giảm thiếu thời gian làm các loại thủ tục tại sân bay. - Ngoài thành phố đã thành lập tổ liên ngành để giải quyết nhanh những khó khăn vướng mắc cho nhà đầu tư. Sở KH - ĐT là đầu mối trả lời những vấn đề liên quan đến đầu tư nước ngoài. Quy hoạch dự án và xúc tiến đầu tư - Hằng năm Sở KH - ĐT phối hợp với các ban ngành, Ban Quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất, Ban quản lý khu công nghệ cao, lập danh sách các dự án cần kêu gọi đầu tư nước ngoài cho từng năm và từng thời kỳ. - Sở KH - ĐT và Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư đã xây dựng trong web về đầu tư nước ngoài nhằm giới thiệu về môi trường đầu tư của thành phố trong năm 2001. Năm 2003, thành phố khai trương trang web "Đối thoại doanh nghiệp" nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp hỏi trực tuyến với các sở, ban, ngành của thành phố. - Từ năm 2002 đến nay, Sở KH - ĐT đã thực hiện phổ biến thông tin xúc tiến đầu tư thông qua chương trình "Phát báo trên các chuyến bay quốc tế", "Tờ rơi giới thiệu về tình hình kinh tế và chính sách thu hút đầu tư nước ngoài" đến các cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài và các tổ chức, tập đoàn lớn của nước ngoài. - Tổ chức hoặc phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước tổ chức nhiều cuộc hội thảo, hội nghị để giới thiệu môi trường đầu tư của thành phố và lắng nghe nguyện vọng của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài góp ý nhằm cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư của thành phố. I.4.1.2. Thu hút đầu tư nước ngoài tại Bình Dương. Bình Dương là một trong 5 địa bàn thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất cả nước. Tính đến hết năm 2005, tính đã thu hút được 1142 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 5357,4 tỷ USD, đứng vị trí thứ tư sau Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai. Trong tổng số dự án đã cấp phép, hiện có 840 dự án đã đi vào hoạt động với tổng số vốn đầu tư là 3.941 tỷ USD, số dự án còn lại đang làm thủ tục triển khai. Nghiên cứu kết quả thu hút FDI của Bình Dương cho phép rút ra một số nhận xét cụ thể sau: - Công tác xúc tiến, thẩm định các dự án đầu tư và quản lý dự án sau cấp phép trên địa bàn tỉnh đã có những bước cải cách đáng kể về thời gian cũng như trình tự thủ tục. - Thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính, công khai quy định trình tự thủ tục đầu tư, giải quyết thủ tục nhanh chóng cho các nhà đầu tư ban hành các quy định nhằm giảm thiểu sự tốn kém về mặt thời gian, chi phí của doanh nghiệp trong thủ tục hành chính. - Các vướng mắc của các doanh nghiệp được lãnh đạo tỉnh xem xét, giải quyết kịp thời nếu vấn đề thuộc thẩm quyền của UBND Tỉnh; nếu thuộc thẩm quyền Trung ương UBND Tỉnh phối hợp cùng doanh nghiệp kiến nghị đến cấp có thẩm quyền. - Quy hoạch, hình thành, và phát triển nhanh chóng các khu công nghiệp tập trung các cụm quy hoạch công nghiệp đã tạo tiền đề quan trọng cho công tác kêu gọi đầu tư nước ngoài vào Tỉnh. - Chuẩn bị tốt kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội như: phát triển hạ tầng khu công nghiệp, đầu tư giao thông, cung cấp điện nước, đào tạo nhân lực, đầu tư vốn cho phát triển mạng lưới giao thông, điện nước, dịch vụ, tạo nền tảng để kêu gọi, thu hút đầu tư nước ngoài. I.4.1.3 Kinh nghiệm thu hút FDI của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tính đến hết năm 2005, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có 181 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký là: 4512,1 triệu USD. Trong đó vốn nước ngoài góp là 2128,2 và vốn Việt Nam góp 283,9 triệu USD. Nghiên cứu kết quả thu hút FDI của Bà Rịa - Vũng Tàu cho phép rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: - Quy hoạch 9 Khu công nghiệp tập trung với quy mô khoảng trên 4.000 ha và cho đến nay Chính phủ đã phê duyệt quyết định thành lập 7 khu với tổng diện tích 3.185 ha. Để tạo điều kiện và cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp sản xuất chế biến vừa và nhỏ, Tỉnh đã quy hoạch và dự kiến trong giai đoạn từ nay đến 2010 sẽ đầu tư 18 cụm công nghiệp trên các huyện, thị xã trên địa bàn Tỉnh với diện tích khoảng 30 - 40 ha/cụm. Áp dụng thủ tục "một cửa" trong việc thẩm định, cấp giấy phép đầu tư tại địa phương cho các dự án nằm ngoài khu công nghiệp. Đối với các dự án bên trong khu công nghiệp, Ban Quản lý các khu công nghiệp đã ban hành áp dụng trình tự giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp khu công nghiệp và công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp. - Thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư trực thuộc UBND Tỉnh vào năm 2003, xây dựng và thông qua chiến lược xúc tiến đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2005 - 2015. Thành lập một số trung tâm thuộc các Sở chuyên ngành phục vụ công tác xúc tiến đầu tư như: Trung tâm xúc tiến thương mại (Sở Thương mại), Trung tâm xúc tiến du lịch (Sở du lịch), Trung tâm dịch vụ đối ngoại (Sở đối ngoại), Trung tâm nghiên cứu phát triển và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (Sở KH - ĐT). Tóm lại, qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố cho thấy để thu hút FDI các tỉnh và thành phố đã: (i) cải cách thủ tục hành chính, thực hiện "cơ chế một cửa", giảm thiểu thời gian thẩm định và cấp phép đầu tư, (ii) quan tâm tới đầu tư cơ sở hạ tầng và có sự chuẩn bị tích cực về nguồn nhân lực các doanh nghiệp FDI, (iii) thực hiện quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp để thu hút đầu tư nước ngoài, (iv) đẩy mạnh xúc tiến đầu tư và thương mại, thành lập đơn vị chuyên trách về xúc tiến đầu tư nước ngoài, (v) quan tâm giải quyết những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp FDI thông qua trang WEB, đường dây nóng hoặc thành lập tổ giải quyết vướng mắc. Những kinh nghiệm này sẽ được xem xét nghiên cứu trong việc xây dựng những giải pháp thu hút FDI cho tỉnh Hải Dương giai đoạn 2007-2010. Chương II Nghiên cứu thực trạng thu hút FDI ở tỉnh Hải Dương giai đoạn 2001-2006. II.1 Những lợi thế so sánh của Hải Dương trong thu hút FDI. II.1.1 Khái quát về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương. Hải Dương là một tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng Sông Hồng của Việt nam, giáp Thành phố cảng Hải Phòng và các tỉnh như Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang. Tỉnh hải Dương có diện tích km2, là một tỉnh nằm trong vùng tam giác phát triển kinh tế quan trọng phía Bắc là Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh. Hải Dương là tỉnh có hệ thống giao thông thuận lợi như Quốc lộ 5, tuyến đường sắt nối Hà Nội với Hải Phòng. Bên cạnh đó còn có Quốc lộ 18 A, 183 đi Quảng Ninh. Hiện nay tỉnh Hải Dương có 12 đơn vị hành chính gồm Thành phố Hải Dương và 11 huyện. Hải Dương được nổi tiếng với những đặc sản như Vải Thanh Hà, Bánh đậu xanh, và một vài sản phẩm công nghiệp như gốm sứ. Thành tựu lớn nhất của tỉnh Hải Dương trong thời gian vừa qua là phát triển toàn diện, ổn định về mặt kinh tế và từng bước trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Bên cạnh thành tựu phát triển Hải Dương còn duy trì và phát triển được khu vực sản xuất tư nhân truyền thống là Bánh đậu xanh. Hải Dương là tỉnh có thu hút đầu tư nước ngoài tương đối lớn so với các địa phương khác trong cả nước. Hiện nay Hải Dương có 07 KCN là Hoà An, Việt Hoà (TP Hải Dương), Nam Sách (huyện Nam Sách), Đại An, Phúc Điền (huyện Cẩm Giàng), Tân Dân, Văn An (huyện Chí Linh) đã thu hút gần như đầy các dự án trong nước và quốc tế đầu tư vào đây. Không những phát triển kinh tế Hải Dương còn mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại, các nguồn lực huy động cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội được sử dụng ngày càng hiệu quả, đời sống vật chất tinh thần ngày càng được cải thiện. Có thể nói nhờ có những điều kiện thuận lợi, Hải Dương đang từng bước phát triển kinh tế một cách bền vững với bản sắc riêng. Sự phát triển kinh tế cuả tỉnh Hải Dương đã góp phần làm cho khu vực Đồng Bằng Sông Hồng nói riêng và khu vực phía Bắc nói chung tạo ra một sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, tạo một hình ảnh tốt về sự năng động, sáng tạo về chủ chương chính sách phát triển kinh tế. Năm 1996 là năm mà Hải Dương thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 300 tỷ VNĐ và nguồn thu đã cân đối được với chi ngân sách của tỉnh. Nó là mốc đánh dấu sự thành công trong phát triển kinh tế giai đoạn 10 năm sau khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường. Giai đoạn 1986-1996 Hải Dương đã từng bước khắc phục khó khăn chú trọng phát triển lĩnh vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là sản xuất các sản phẩm truyền thống để xuất khẩu như bánh đậu xanh. Bên cạnh đó chú trọng phát triển đều các lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ. Chính điều này đã tạo cho kinh tế Hải Dương dần dần đi vào ổn định và phát triển. Sự phát triển kinh tế xã hội từ đó cho đến nay gồm những giai đoạn như: 1) Giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2000. Giai đoạn này nền kinh tế thị trường cả nước đã phát triển, từng bước đạt được kết quả tốt về phát triển kinh tế. Bên cạnh đó Hải Dương cũng có những thành tựu nhất định như tốc độ tăng trưởng bình quân là 9,2 % /năm. Công nghiệp có tốc độ tăng bình quân là 10,6%. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Dương mới bắt đầu phát triển nhưng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á năm 1997-1998 nên hoạt động FDI vào Hải Duơng giai đoạn này không có sự gia tăng nhiều. Đến cuối năm 2000 toàn tỉnh Hải Dương mới có 18 Dự án FDI đăng ký đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 371,2 triệu USD, trong đó có Dự án FORD ôtô với số vốn 102,7 triệu USD (năm 1995) và công ty xi măng Phúc Sơn với tổng số vốn đăng ký là 265 triệu USD (1996) còn lại là những dự án trung bình và nhỏ. 2) Giai đoạn 2001 đến 2006. Hệ thống giao thông Hải Dương được cải thiện đáng kể, ngoài những Quốc lộ được Chính phủ xây dựng, cải tạo nâng cấp như các Quốc lộ 5, 183,18 chính quyền tỉnh Hải Dương còn đầu tư xây dựng và cải tạo những đường trong tỉnh tạo ra một hệ thống giao thông thuận lợi. Với lợi thế về giao thông thuận lợi, đặc biệt là Quốc lộ 5 xây dựng mới, nối Hà Nội với Hải Phòng đã tạo cho Hải Dương có sự hấp dẫn về thu hút đầu tư FDI và đầu tư trong nước. Giai đoạn này kinh tế tăng trưởng với tốc độ khá cao và cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2005 tăng 67% so với năm 2000, bình quân tăng 10,8%/năm (thời kỳ 1996 - 2000 tăng bình quân 9,2%/năm); trong đó giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,9%/năm, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 15,4%/năm, khu vực dịch vụ tăng 10,6%/năm. Như vậy, so với cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hải Dương cao hơn và xấp xỉ vùng Đồng bằng sông Hồng (cả nước 7,5%/năm, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng 10,9%/năm). Bảng 2 :Tốc độ tăng GDP của cả nước, vùng ĐBSH và tỉnh Hải Dương 5 năm (2001-2001) 2001 2002 2003 2004 Ước 2005 Bình quân 2001-2005 Cả nước 6,9 7,1 7,3 7,7 8,4 7,5 Vùng ĐBSH 9,4 11,1 11,0 11,1 11,7 10,9 Tỉnh Hải Dương 8,2 12,2 12,9 9,2 11,5 10,8 Nguồn : UBND tỉnh Hải Dương Tổng sản phẩm trong tỉnh đạt được tốc độ tăng trưởng như trên là do hầu hết các ngành, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế đều có tốc độ tăng trưởng khá cao. Trong 5 năm (2001 - 2005), giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản bình quân mỗi năm tăng 5%, trong đó nông nghiệp tăng 4,5%, lâm nghiệp giảm l,4%/năm và thuỷ sản tăng 14,1%; giá trị sản xuất công nghiệp bình quân tăng 22,1%/năm; tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ bình quân tăng 9,7%/năm; kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 19,1%/năm (tổng cộng 5 năm ước đạt 393 triệu USD; kế hoạch 300 triệu USD). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng giá trị tăng thêm của khu vực công nghiệp và xây dựng không ngừng tăng lên; từ năm 2001 đến 2005 lần lượt là 37,8%, 39,6%, 41,5%, 42,4%, 43,2%. Tỷ trọng các ngành dịch vụ tăng từ 28,0% năm 2000 lên 29,6% năm 2005. Trong những năm vừa qua, tỉnh Hải Dương đẩy mạnh việc tổ chức, sắp xếp lại và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước; mặc dù số lượng doanh nghiệp Nhà nước đã giảm nhiều nhưng tỷ trọng của khu vực kinh tế này vẫn ở mức trên 35%. Kinh tế ngoài Nhà nước được khuyến khích phát triển, tỷ trọng từ 54 - 55%. Tỷ trọng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 4,3% năm 2000 lên 9,6% năm 2005. Vốn đầu tư thực hiện tăng nhanh, cơ sở hạ tầng phát triển mạnh. Trong 5 năm qua, tỉnh Hải Dương đã tập trung mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển. Tổng vốn đầu tư thực hiện 5 năm (2001 - 2005) ước đạt 22.615 tỷ đồng, tăng 64% so với 5 năm (1996 - 2000), tăng 37% so với kế hoạch, trong đó vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đạt 10.943 tỷ đồng, chiếm 48,3% tổng vốn đầu tư, bằng 183,9% kế hoạch; vốn đầu tư cho phát triển sản xuất đạt 11.672 tỷ đồng, chiếm 51,7% tổng vốn đầu tư, bằng 112% kế hoạch. Môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh được cải thiện theo hướng tích cực; hệ thống kết cấu hạ tầng được chú trọng đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư phát triển. Nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư; kinh tế nhà nước tiếp tục được củng cố, giữ vững vai trò chủ đạo; kinh tế tư nhân tăng mạnh và trở thành một nguồn lực quan trọng cho phát triển, tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế. Nhiều doanh nghiệp đã vượt qua khó khăn, huy động được thêm vốn đầu tư, hoạt động kinh doanh khá hơn và làm ăn có lãi, sản xuất ổn định, thu hút thêm nhiều lao động vào làm việc. Việc thư hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư đã góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh; tạo thêm được nhiều việc làm mới, góp phần tăng thu nhập cho dân cư và ổn định tình hình an ninh - xã hội trên địa bàn. Sau 5 năm thực hiện, có thể khẳng định chương trình ''Thu hút và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2001 - 2005'' đã được tổ chức, chỉ đạo thực hiện tốt và đạt được kết quả cao. Đời sống các tầng lớp dân cư tiếp tục được cải thiện, nâng lên rõ rệt. Do kinh tế tăng trưởng với tốc độ khá cao, việc điều chỉnh mức lương tối thiểu từ 210 nghìn đồng năm 2001 lên 290 nghìn đồng năm 2003 và 350 nghìn đồng từ tháng 10/2005 cùng với việc triển khai thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo có kết quả, thu nhập của lao động hợp tác quốc tế tăng mạnh nên đời sống các tầng lớp dân cư ở cả thành thị và nông thôn tiếp tục được cải thiện, nâng lên rõ rệt. Theo kết quả điều tra mức sống hộ gia đình, năm 2004 thu thập bình quân 1 người / tháng đạt 456 nghìn đồng, tăng 66,5% so với năm 1999, trong đó khu vực thành thị đạt 650 nghìn đồng, tăng 69,7%; khu vực nông thôn đạt 420 nghìn đồng, tăng 63,5%. Trong 5 năm qua, trên phạm vi toàn tỉnh Hải Dương không xảy ra tình trạng thiếu đói giáp hạt. Nhiều hộ ngoài chi tiêu cho đời sống hàng ngày còn có tích luỹ xây dựng nhà ở kiên cố, mua sắm đồ dùng lâu bền, tích luỹ trong dân đã đần được tăng lên. Khoảng 120.000 việc làm mới cho người lao động được giải quyết, gấp 2 lần so với giai đoạn 1996-2000, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị xuống còn dưới 5% và tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,7% vào năm 2005. Chương trình xoá đói giảm nghèo đạt kết quả tích cực; cơ bản xoá xong hộ nghèo thuộc diện chính sách; hoàn thành chương trình xoá nhà tranh tre; các gia đình chính sách, gia đình nghèo được quan tâm hơn. Bảng 3: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu tỉnh Hải Dương 5 năm (2001-2005), Chỉ tiêu Thực hiện (Đơn vị:%) Tổng sản phẩm trong tỉnh tăng bình quân năm 10,8 Giá trị sản xuất nông-lâm nghiệp-thuỷ sản tăng bình quân năm 5,0 Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân năm 22,1 Giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân năm 11,9 Đến năm 2005, cơ cấu kinh tế đạt: + Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản + Công nghiệp và xây dựng + Dịch vụ 27,2 43,2 29,6 Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân năm 19,1 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên vào năm 2005 0,98 Tỷ lệ làng, khu dân cư được công nhận làng, khu dân cư văn hoá 33,0 Nguồn: UBND tỉnh Hải Dương Như vậy, hầu hết các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương 5 năm (2001-2005) đều đạt ở mức cao. Giai đoạn 2001-2006 Hải Dương là tỉnh thu hút được nhiều dự án FDI Năm 2005, theo bảng xếp hạng đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam thì Hải Dương được 45,79/100 điểm xếp thứ 39/43 tỉnh, ở khu vực các tỉnh có chỉ số cạnh tranh thấp. Năm 2006 Hải Dương đã đạt 52,75 điểm ở khu vực các tỉnh có chỉ số cạnh tranh trung bình. Tóm lại kế thừa những thành quả của 10 năm sau đổi mới, Hải Dương đã đạt được tốc độ phát triển cao so với các địa phương khác. Năm 2006 đã thu ngân sách trên 2200 tỷ VNĐ (tương đương 141,5 triệu USD), là một trong những tỉnh đóng góp cho ngân sách tương đối lớn. Tuy nhiên còn nhiều hạn chế như tăng trưởng chưa bền vững, cơ cấu kinh tế dịch chuyển còn chậm chưa phát huy hết những lợi thế hiện nay của Hải Dương. II.1.2 Những lợi thế so sánh của Hải Dương trong thu hút FDI. 1. Vị trí địa lý. Tỉnh Hải Dương thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, tiếp giáp với 6 tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình và Hưng Yên. Hệ thống giao thông đường bộ đường sắt đường sông phân bố hợp lý, trên địa bàn có nhiều trục giao thông quốc gia quan trọng chạy qua như đường 5, đường 18, đường 183 và hệ thống đường tỉnh, huyện đã được nâng cấp cải tạo rất thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi với bên ngoài. Thành phố Hải Dương trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá khoa học kỹ thuật của tỉnh nằm trên trục đường quốc lộ 5 cách Hải Phòng 45 km về phía đông, cách Hà Nội 57 km về phía tây và cách Thành phố Hạ Long 80 km. Phía bắc tỉnh có hơn 20 km quốc lộ 18 chạy qua nối sân bay quốc tế Nội Bài ra cảng Cái Lân tỉnh Quảng Ninh. Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng qua Hải Dương là cầu nối giữa thủ đô và các tỉnh phía bắc ra các cảng biển. Là tỉnh nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Hải Dương sẽ có cơ hội tham gia vào phân công lao động trên phạm vi toàn vùng và xuất khẩu. Với hệ thống giao thông thuận tiện cùng nhiều tuyến đường huyết mạch đi qua như Quốc lộ 5, quốc lộ 18, Quốc lộ 183 và sắp tới là Quốc lộ 5B, tạo cho Hải Dương là tỉnh có nhiều Quốc lộ đi qua và trải đều các huyện trong tỉnh. Vì vậy Hải Dương thuận lợi trong việc quy hoạch các khu công nghiệp, tạo môi trường hấp dẫn thu hút vốn đầu tư trong cả nước, có điều kiện thuận lợi trong việc liên kết vùng. Là tỉnh nằm giữa Hà Nội và Hải Phòng, với khoảng cách tương đối gần hai trung tâm công nghiệp lớn Phía Bắc Hải Dương có điều kiện thuận lợi trong thu hút FDI và phát triển kinh tế, nhưng bên cạnh đó Hải Dương cũng không tránh khỏi những tác động do trung tâm này mang đến trong phát triển kinh tế và thu hút FDI. 2. Thời tiết khí hậu và địa hình Hải Dương thuộc khu vực châu thổ Sông Hồng Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Lượng mưa trung bình hàng năm 1.300 - 1.700 mm. Nhiệt độ trung bình 23,30C; số giờ nắng trong năm 1.524 giờ; độ ẩm tương đối trung bình 85 - 87%. Khí hậu thời tiết thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả đặc biệt là sản xuất cây rau mầu vụ đông. Hải Dương có diện tích tự nhiên 1.662 km2, được chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi nằm ở phía bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên gồm 13 xã thuộc huyện Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn; là vùng đồi núi thấp phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất mầu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm. Diện tích đất nông nghiệp chiếm 63,1% diện tích đất tự nhiên. Đất canh tác phần lớn là đất phù sa sông Thái Bình, tầng canh tác dầy, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình, độ pH từ 5 - 6,5; tưới tiêu chủ động , thuận lợi cho thâm canh tăng vụ, ngoài sản xuất lúa còn trồng rau mầu, cây công nghiệp ngắn ngày. Một số diện tích đất canh tác ở phía bắc tỉnh tầng đất mỏng, chua, nghèo dinh dưỡng, tưới tiêu tự chảy bằng hồ đập, thích hợp với cây lạc, đậu tương. Ngoài 03 huyện có núi là Kinh Môn, Chí Linh, địa hình Hải Dương tương đối bằng phẳng, và không cao lắm so với mực nước biển. Địa hình địa chất tương đối ổn định, đây là điểm thuận lợi về chi phí trong việc đầu tư xây dựng các khu công nghiệp. 3. Nguồn tài nguyên . Tài nguyên khoáng sản của Hải Dương không đa dạng về chủng loại, nhưng có một số loại trữ lượng lớn, chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp; đặc biệt là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. - Đá vôi xi măng ở huyện Kinh Môn, trữ lượng 200 triệu tấn, chất lượng tốt, CaCO3 đạt 90 - 97%. Đủ sản xuất 5 đến 6 triệu tấn xi măng/ năm. - Cao lanh ở huyện Kinh Môn, Chí Linh trữ lượng 40 vạn tấn, tỷ lệ Fe2O3: 0,8 - 1,7%; Al2O3: 17 - 19% cung cấp đủ nguyên liệu cho sản xuất sành sứ. - Sét chịu lửa ở huyện Chí Linh, trữ lượng 8 triệu tấn, chất lượng tốt; tỷ lệ Al2O3 từ 23,5 - 28%, Fe2O3 từ 1,2 - 1,9% cung cấp nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa. - Bô xít ở huyện Kinh Môn, trữ lượng 200.000 tấn; hàm lượng Al2O3 từ 46,9 - 52,4%, Fe2O3 từ 21 - 26,6%; SiO2 từ 6,4 - 8,9%. 4. Nguồn nhân lực. Nguồn lao động của tỉnh dồi dào, lực lượng trong độ tuổi lao động năm 2002 có gần 92 vạn người, chiếm 54,6% dân số trong tỉnh; lao động làm nông nghiệp chiếm 83%; lao động trong độ tuổi từ 18 - 30 chiếm 40% tổng số lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 19 - 20%, lao động phổ thông có trình độ văn hoá cấp 3 chiếm 60 - 65%; người lao động cần cù, năng động, tiếp thu nắm bắt kỹ thuật nhanh. Hải Dương là tỉnh có mật độ dân số. 5. Kết cấu cơ sở hạ tầng. Hải Dương có hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. + Hệ thống giao thông: gồm đường bộ, đường thuỷ, đường sắt; Phân bố hợp lý, giao lưu rất thuận lợi tới các tỉnh . - Đường bộ: có 4 tuyến đường quốc lộ qua tỉnh dài 99 km, đều là đường cấp I, cho 4 làn xe đi lại thuận tiện: Quốc lộ 5 từ Hà Nội đi thành phố cảng Hải Phòng, chạy ngang qua tỉnh 44 km, đây là đường giao thông chiến lược; vận chuyển toàn bộ hàng hoá xuất nhập khẩu qua cảng Hải Phòng và nội địa. Quốc lộ 18 từ Nội Bài qua Bắc Ninh đến tỉnh Quảng Ninh. Đoạn chạy qua huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương dài 20 km. Quốc lộ 183, nối quốc lộ 5 với quốc lộ 18, qui mô cấp I đồng bằng. Quốc lộ 37 dài 12,4 km, đây là đường vành đai chiến lược quốc gia, phục vụ trực tiếp cho khu du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc. Quốc lộ 38 dài 14 km là đường cấp III đồng bằng. Đường tỉnh: có 13 tuyến dài 258 là đường nhựa tiêu chuẩn cấp III đồng bằng Đường huyện có 352,4 km và 1448 km đường xã đảm bảo cho xe ô tô đến tất cả các vùng trong mọi mùa. - Đường sắt: Tuyến Hà Nội - Hải Phòng chạy song song với quốc lộ 5, đáp ứng vận chuyển hàng hoá, hành khách qua 7 ga trong tỉnh. Tuyến Kép - Bãi Cháy chạy qua huyện Chí Linh, là tuyến đường vận chuyển hàng lâm nông thổ sản ở các tỉnh miền núi phía Bắc ra nước ngoài qua cảng Cái Lân, cũng như hàng nhập khẩu và than cho các tỉnh - Đường thuỷ: với 400 km đường sông cho tầu, thuyền 500 tấn qua lại dễ dàng. Cảng Cống Câu công suất 300.000 tấn /năm và hệ thống bến bãi đáp ứng về vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ một cách thuận lợi. Hệ thống giao thông trên bảo đảm cho việc giao lưu kinh tế từ Hải Dương đi cả nước và nước ngoài rất thuận lợi. + Hệ thống điện: Trên địa bàn tỉnh có Nhà máy nhiệt điện Phả Lại công suất 1040 Mw; hệ thống lưới điện khá hoàn chỉnh, đảm bảo cung cấp điện an toàn và chất lượng ổn định; trên địa bàn tỉnh có 5 trạm biến áp 110/35 kV tổng dung lượng 197 MVA và 11 trạm 35/10 kV, các trạm phân bố đều trên địa bàn tỉnh. Lưới điện 110, 35 kV đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, phục vụ tốt nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt. + Bưu điện: Mạng lưới bưu chính viễn thông đã phủ sóng di động trên phạm vi toàn tỉnh, 100% thôn, xã đều có điện thoại liên lạc trực tiếp nhanh chóng với cả nước và thế giới. + Hệ thống tín dụng ngân hàng : Bao gồm các Chi nhánh Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Ngân hàng Đầu tư phát triển, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Chính sách xã hội, có quan hệ thanh toán trong nước và quốc tế nhanh chóng, thuận lợi. Ngân hàng Cổ phần nông nghiệp và 79 Quỹ tín dụng nhân dân đáp ứng việc khai thác và cung ứng vốn cho hoạt động sản xuất của nhân dân trong tỉnh. + Hệ thống thương mại khách sạn: Trên địa bàn tỉnh có 18 doanh nghiệp nhà nước, 12 Hợp tác xã Thương mại, 54 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 20.298 cửa hàng kinh doanh thương mại. Có 1 Trung tâm thương mại tại thành phố Hải Dương, là đầu nối giao dịch và xúc tiến thương mại, thông tin, tiếp thị dự báo thị trường tư vấn môi giới đàm phán ký kết hợp đồng Hệ thống khách sạn, nhà hàng bao gồm quốc doanh, tư nhân và các tổ chức khác, có đầy đủ tiện nghi sang trọng, lịch sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế. + Cơ sở y tế: mạng lưới cơ sở vật chất kỹ thuật y tế từ tỉnh đến huyện được củng cố nâng cấp đáp ứng nhu cầu cơ bản trong khám và chữa bệnh cho nhân dân. Đến nay toàn tỉnh có 6 bệnh viện tuyến tỉnh, 1 khu điều dưỡng, 1 khu điều trị bệnh phong và 13 trung tâm y tế huyện, 6 phòng khám đa khoa khu vực, 236 trạm y tế xã phường. Bình quân 10000 dân có 4 bác sỹ, 21 gường bệnh. Ở tuyến tỉnh đã được đầu tư một số thiết bị hiện đại trong khám điều trị bệnh như: Máy siêu âm, nội soi, chụp cắt lớp.. Đây là những cơ sở hạ tầng hiện có và ngày một nâng cấp hoàn chỉnh để thu hút khách du lịch, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến Hải Dương. II.2 Thực trạng FDI ở Hải Dương giai đoạn 2001-2006. II.2.1 Thực trạng FDI ở Hải Dương. Năm 1990 Hải Dương mới có 01 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đầu tư là 1,559 triệu USD, và cho đến năm 1994 mới có 05 dự án đầu tư. Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài vào Hải Dương phát triển mạnh vào các năm 1995-1996, có 10 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký lên tới 423,75 triệu USD. Thành công lớn nhất giai đoạn này là thu hút được sự đầu tư của Công ty sản suất ô tô FORD với số vốn đăng ký là 102,7 triệu USD. Giai đoạn từ năm 1997 đến 1998 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã làm giảm tiến độ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung và Hải Dương nói riêng. Đến giai đoạn 2001 – 2006 được coi là giai đoạn cột mốc trong thu hút đầu tư FDI. Chính quyền tỉnh Hải Dương đã tích cực triển khai các biện pháp nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài như tăng cường tiếp thị, cải tiến môi trường đầu tư, đơn giản hoá thủ tục hành chính trong cấp phép đầu tư, rút ngắn thời gian làm thủ tục cấp phép, hỗ trợ , giảm giá thuê đất, thực hiện một số ưu đãi cho nhà đầu tư. Với các nỗ lực đó Hải Dương đã đạt được những kết quả khả quan trong thu hút đầu tư nước ngoài. Cho đến cuối năm 2006 toàn tỉnh đã có 123 dự án đầu tư nước ngoài đến từ 23 quốc gia và các vùng lãnh thổ với tổng số vốn đăng ký đạt 1.453,3 triệu USD vốn thực hiện đạt 32% vốn đăng ký và hiện nay có 65 dự án đã đi vào hoạt động, diện tích đất cho thuê đạt 809,27 ha, (theo Báo cáo số 79/UBND-BC, ngày 15/5/2007 của UBND tỉnh Hải Dương). Có thể thấy rằng thu hút các doanh nghiệp FDI vào Hải Dương tăng lên nhanh chóng trong 16 năm qua, nhất là giai đoạn 2001-2006. Bảng tổng hợp tình hình thu hút từ năm 1990 đến năm 2006 Bảng 4: Tình hình đầu tư nước ngoài tại Hải Dương. STT Năm Vốn đầu tư (triệu USD) Tổng vốn đầu tư Vốn PĐ Luỹ kế vốn thực hiện 1 1990 7 4.581 1.721 2 1992 3.532 2.35 3.6188 3 1993 8.522 2.5 3.645 4 1994 5 2.145 2.937 5 1995 158.75 105.26 103.854 6 1996 268 81 156.082 7 1997 0 0 0 8 1998 5 1.5 4.32 9 1999 0.818 0.698 0.5 10 2000 3.2 2.07 1.934 11 2001 33.303 14.492 11.496 12 2002 54.9 12.632 44.238 13 2003 109.69 36.16 87.577 14 2004 98.262 32.602 56.644 15 2005 93.886 30.293 30.59 16 2006 563.5645 163.165 42.3 TOTAL 1453.2375 491.448 551.4568 Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương. Cơ cấu FDI tại Hải Dương. Liên tục trong nhiều năm liền Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, là những quốc gia có nhiều vốn đầu tư vào tỉnh Hải Dương nhất, lưọng vốn đầu tư vào Hải Dương từ các nước này chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2005 Nhật bản là nước có lượng vốn đăng ký lớn nhất đầu tư vào Hải Dương, nhưng đến cuối năm 2006 thì Đài Loan là nước có vốn đăng ký là lớn nhất đạt 436,3 triệu USD. Bảng 5 :Cơ cấu vốn các nước đăng ký đầu tư vào Hải Dương đến cuối năm 2006 Số thứ tự Tên Quốc gia Số dự án Tổng số vốn đăng ký (triệu USD) Tỷ trọng (%) 1 Đài Loan 21 436,3 30,02 2 Nhật Bản 38 322,2 22,17 3 Mỹ 05 136,9 9,4 4 Hàn Quốc 12 133,2 9,16 5 Trung Quốc 18 72,11 4,96 6 Các nước Tây Âu 10 86,8 5,97 7 Các nước khác 19 265,72 18,32 Tổng 123 1453,23 100 Nguồn : Sở Kế hoạch đầu tư Hải Dương, 2007 Từ bảng số liệu cho thấy việc đầu tư từ các quốc gia Tây Âu còn thấp. Bên cạnh đó tuy Mỹ là quốc gia có lượng vốn lớn nhưng thực tế chỉ tập trung vào 02 dự án là FORD ôtô và công ty Việt Mỹ. Do vậy cần có các giải pháp thu hút đầu tư từ Mỹ và Tây Âu hơn nữa Thực tế những năm gần đây khi có Nghị định Số: 108/2006/NĐ-CP, ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định về trình tự thủ tục cấp phép cho các doanh nghiệp FDI cho phép trưởng Ban quản lý các KCN được cấp phép đầu tư đối với doanh nghiệp FDI đầu tư trong KCN thì các dự án FDI vào các khu công nghiệp nói chung có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Mặt khác các KCN tại Hải Dương được hoàn thiện, đưa vào sử dụng, các doanh nghiệp FDI không ngừng đăng ký đầu tư vào KCN. Nguyên nhân là các KCN đã có sẵn cơ sở hạ tầng, giải quyết các thủ tục đầu tư đơn giản, nhanh gọn và đặc biệt là không mất nhiều thời gian để triển khai xây dựng nhà xưởng, thực hiện dự án. Bảng 6 : Tình hình đầu tư trong các KCN Hải Dương STT Năm ĐẦU TƯ NGOÀI KCN ĐẦU TƯ TRONG KCN Vốn đầu tư Lao động Vốn đầu tư Lao động (triệu USD) (người) (triệu USD) (người) 1 1990 7 376 0 0 2 1992 3.532 1041 0 0 3 1993 8.522 81 0 0 4 1994 5 913 0 0 5 1995 158.75 942 0 0 6 1996 268 1054 0 0 7 1997 0 0 0 0 8 1998 5 780 0 0 9 1999 0.818 15 0 0 10 2000 3.2 149 0 0 11 2001 33.303 2689 0 0 12 2002 54.9 1045 0 0 13 2003 67.19 6218 42.5 2009 14 2004 25.98 3513 72.282 587 15 2005 16.902 1720 76.984 228 16 2006 40.2 336 523.3645 3588 TOTAL 698.297 20872 715.1305 6412 Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương năm 2007. Như vậy sau năm 2003 khi các khu công nghiệp đi vào hoạt động tình hình đầu tư vào Hải Dương có sự tăng trưởng nhanh chóng, đặc biệt năm 2006 tổng số vốn FDI đăng ký trong KCN tới 523 triệu USD. Cơ cấu đầu tư theo từng huyện thể hiện như sau: Bảng 7: Cơ cấu đầu tư theo địa bàn năm 2006 STT Huyện Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký (triệu USD) Số dự án đã hoạt động 1 Bình Giang 08 33,2 04 2 Cẩm Giàng 28 302,18 16 3 Chí Linh 23 356,7 05 4 Gia Lộc 01 5 1 5 TP Hải Dương 24 276,6 15 6 Kinh Môn 03 267 03 7 Kim Thành 06 46,79 02 8 Ninh Giang 02 4,2 01 9 Nam Sách 26 156,8 20 10 Tứ Kỳ 02 4,76 01 Tổng 123 1453,23 Nguồn : Báo cáo của Sở Kế hoạch Đầu tư Hải Dương. Như vậy qua bảng số liệu trên thấy rằng Thành phố Hải Dương, huyện Cẩm Giàng, huyện Nam Sách, Chí Linh là những huyện có số lượng các dự án nhiều hơn cả. Nguyên nhân là do các huyện này có các KCN do vậy đã thu hút các nhà đầu tư tốt hơn.Tuy nhiên nhìn toàn diện Thành phố Hải Dương là nơi thu hút được nhiều dự án cũng như tổng vốn đăng ký. Nguyên nhân là do thành phố Hải Dương có KCN Hoà An được xây dựng với cơ sở hạ tầng tốt nhất tại Hải Dương, có vị trí thuận lợi là giáp quốc lộ 5. Qua thực trạng trên rút ra một số nhận định về thực trạng thu hút FDI tại Hải Dương như sau: - Thực tế cho thấy đến cuối năm 2006 Hải Dương có 123 dự án đăng ký đầu tư với tổng số vốn đầu tư là 1453,23 triệu USD nhưng mới có 65 dự án đi vào hoạt động (tỷ lệ đạt 52%) với số vốn thực hiện đạt 32% là chậm. Nguyên nhân chính là do việc bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án còn chậm. Bình quân vốn đầu tư 1,795 triệu USD/ 01ha đất là thấp so với một số địa phương khác, như Bắc Ninh là 2,12; Vĩnh Phúc 1,89. - Ngành nghề mới chỉ tập trung vào các dự án gia công lắp ráp như may gia công, lắp ráp ô tô, gia công kim cương do vậy không tạo được nhiều giá trị gia tăng. - Chất lượng của một số dự án chưa cao, tính khả thi của các dự án thiếu căn cứ khoa học. Nguyên nhân chủ yếu là năng lực của các cơ quan lập dự án còn kém. Từ đó dẫn đến hệ quả nhiều dự án phải điều chỉnh quy mô dự án, mặt bằng tổng thể, hoặc không tiếp tục thực hiện dự án. Theo báo cáo theo dõi của Sở Kế hoạch Đầu tư Hải Dương cho đến tháng 02/2007 đã có 9 dự án không tiếp tục đầu tư. II.2.2 Đóng góp khu vực FDI đến sự phát triển kinh tế xã hội của Hải Dương. Các doanh nghiệp FDI có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế tỉnh Hải Dương trong những năm qua, thể hiện ở các mặt như góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đóng góp cho ngân sách địa phương, tạo việc làm cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp – công nghiệp - dịch vụ là 39 %-29%- 32% năm 2001 sang công nghiệp- dịch vụ - nông nghiệp, năm 2006 tỷ lệ đã đạt 40%-30%- 30% với tốc độ tăng trưởng kinh tế 9,2% /năm. Về tăng trưởng kinh tế: (GDP) Từ khi có FDI vào Hải Dương, cơ cấu kinh tế của Hải Dương có sự thay đổi theo hướng tích cực. Nhưng để thấy rõ hơn vai trò của FDI đối với kinh tế Hải Dương phải xem xét mức độ đóng góp vào GDP của tỉnh trong những năm qua. Bảng 8 : Đóng góp của FDI đối với GDP của tỉnh Hải Dương. STT Năm GDP Hải Dương (triệu USD) Đóng góp của FDI (triệu USD) Tỷ trọng (%) 1 2001 921,02 240,2 26,07 2 2002 994,7 263,28 26,46 3 2003 1079,25 300,14 27,8 4 2004 1187,18 348,16 29,32 5 2005 1294,14 402,13 31,1 6 2006 1436,5 406,6 28,3 Nguồn : Cục thống kê Hải Dương, 2007 Qua bảng số liệu trên thấy đóng góp của FDI vào GDP của tỉnh luôn chiếm tỷ trọng cao và ổn định. Năm 2006 tuy có sự sụt giảm là do công ty FORD ôtô không bán được hàng và do giảm thu thuế nhập khẩu. Về đóng góp ngân sách cho địa phương: Thu hút FDI vào Hải Dương trong những năm qua đã tạo cho Ngân sách của tỉnh tăng mạnh và ổn định. Nguồn thu chủ yếu là các khoản như thuế nhập khẩu, thuế lợi tức, tiền thuê đất. Năm 2006 nguồn thu thuế nhập khẩu bị giảm mức đáng kể do việc cắt giảm thuế đối với một số mặt hàng do lộ trình cắt giảm thuế khi gia nhập WTO như ô tô, linh kiện điện tử. Những năm tiếp theo Hải Dương nói riêng cũng như các địa phương khác nói chung sẽ giảm một lượng lớn nguồn thu thuế nhập khẩu do lộ trình cắt giảm thuế như đã cam kết khi gia nhập WTO. Bảng 9 : Đóng góp cho ngân sách của các doanh nghiệp FDI năm 2001- 2006. STT Năm Nộp NSNN (triệu USD) Ngân sách địa phương (triệu USD) Tỷ trọng % 1 2001 44,8 85,8 52,2 2 2002 51,7 103,37 49,77 3 2003 56,2 118,2 47,54 4 2004 68,1 132,4 51,4 5 2005 73,5 140,4 52,46 6 2006 74,38 141,6 55,48 Nguồn : Sở Kế hoạch Đầu tư Hải Dương, năm 2007. Thu hút FDI góp phần thúc đẩy xuất khẩu của Hải Dương tăng lên trong những năm qua. Bảng 10 : Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI. STT Năm Kim ngạch XK (Triệu USD) Kim ngạch XK của doanh nghiệp FDI (triệu USD) Tỷ trọng (%) 1 2001 106 68 64,1 2 2002 126,9 82 65,01 3 2003 154,2 98,1 63,6 4 2004 178,1 129,8 72,59 5 2005 203,4 141,1 69,3 6 2006 220,5 162,1 73,6 Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư Hải Dương. Bên cạnh đó thu hút lượng lớn lao động địa phương và các tỉnh lân cận., đến cuối năm 2006 đã tạo ra được 27.284 việc làm góp phần giải quyết vấn đề xã hội cho tỉnh. II.3 Nghiên cứu đánh giá về thu hút FDI ở Hải Dương. II.3.1 Sự hấp dẫn của Hải Dương trong thu hút FDI. Để đánh giá về sự hấp dẫn của Hải Dương thông qua các hệ thống chỉ số phản ánh các khía cạnh chịu tác động trực tiếp từ thái độ hành động của cơ quan chính quyền địa phương. Các chỉ số này nhấn mạnh vào năng lực điều hành quản lý của chính quyền địa phương. II.3.1.1 Về chi phí gia nhập thị trường. Theo đánh giá thì chi phí gia nhập thị trường của Doanh nghiệp tại Hải dương nói chung là 6,19/10 điểm. Sự tính toán này dựa trên một số tiêu thức sau: thời gian đăng ký kinh doanh (ngày): 21.86 ngày, xếp thứ 42; thời gian đăng ký lại (ngày): 13.3 , xếp thứ 54; số lượng giấy đăng ký, giấy phép kinh doanh và quyết định chấp thuận mà DN hiện có: 4.16 xếp thứ 54; % DN phải mất hơn một tháng để khởi sự kinh doanh: 30.16 %, xếp thứ 35; % DN phải mất hơn ba tháng để khởi sự kinh doanh: 7.94 %, xếp thứ 42; % DN gặp khó khăn để có đủ các loại giấy phép cần thiêt 24.76 %, xếp thứ 62; thời gian từ khi nộp đơn xin cấp đến khi được cấp GCNQSD đất (ngày) 156; thời gian đàm phán chuyển nhượng (mua) quyền SD đất (ngày) 221.77; thời gian tìm được mảnh đất phù hợp trong trường hợp là đất do sự giới thiệu của UBND (ngày) 100; thời gian chờ đợi thực sự để được cấp đất 378.74. II.3.1.2 Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất. Về tiêu thức này Hải Dương đạt 6,15 điểm, điểm trung vị là 6.0. Về tiêu thức này Hải Dương xếp thứ 28/64. Nó được cấu thành bởi các mặt sau: % DN có GCNQSD đất hoặc đang trong quá trình chờ nhận 42%, xếp thứ 57; % DN sẽ mở rộng kinh doanh nếu dễ có mặt bằng kinh doanh hơn 67,16 %; % DN thuê lại đất từ DNNN 16%; chính sách chuyển đổi đất nông nghiệp của tỉnh có chất lượng tốt hoặc rất tốt 72%, xếp thứ 5; % diện tích đất có GCNQSD đất 77%, xếp thứ 26; rủi ro đối với mặt bằng kinh doanh như có thể bị chính quyền thu hồi cho mục đích khác (5=Rất thấp) 2,78, xếp thứ 5; số tiền bồi thường sẽ ở mức thỏa đáng 40%, xếp thứ 32; rủi ro về thay đổi các điều kiện cho thuê (5=Rất thấp) 3,09; tính công bằng trong cách thức giải quyết tranh chấp về hợp đồng thuê 40,8%; thời gian cho thuê 62,54 năm. II.3.1.3 Tính minh bạch tại địa phương và tiếp cận thông tin. Theo đánh giá Hải Dương đạt 5,81 điểm, điểm trung vị là 5,43, xếp hạng 21/64. Chi tiết các chỉ tiêu đánh giá theo điều tra: tính minh bạch của tài liệu kế hoạch của các Quyết định, của các Nghị định: 3,73 điểm, xếp hạng 55/64; tính công bằng và sự ổn định trong việc áp dụng các quy định: 6,34 điểm xếp thứ 15/64; khả năng có thể dự đoán và tính ổn định của chính sách, quy định: đạt 44% , thứ hạng 48/64; đánh giá về trang Wed của tỉnh 13/21, xếp hạng 12/64; II.3.1.4 Chi phí về thời gian để thực hiện các thủ tục theo quy định của Nhà nước và địa phương. Hải Dương đạt 4,32 điểm, trung vị là 4,42, xếp hạng 41/64. Chi tiết các chỉ tiêu đánh giá theo điều tra gồm: thời gian giải quyết thủ tục hành chính giảm đi sau khi có Luật doanh nghiệp 33%, thứ hạng 56/64; % doanh nghiệp sử dụng hơn 10% quỹ thời gian phải làm việc với chính quyền 17%, xếp thứ 37/64; số cuộc thanh tra và số giờ làm việc với thanh tra thuế 8 giờ, xếp hạng 37/64; tỷ lệ giảm các cuộc thanh tra sau khi có luật doanh nghiệp 41%, xếp thứ 43/64; II.3.1.5 Đào tạo lao động . Về tiêu thức này Hải Dương đạt 4,52 điểm, trong khi đó điểm trung vị là 5,1, xếp thứ 45/64. Chi tiết các chỉ tiêu đánh giá theo điều tra: chất lượng dịch vụ giáo dục do tỉnh cung cấp 68%, xếp thứ 52; chất lượng dịch vụ tuyển dụng và môi giới lao động do các cơ quan của tỉnh cung cấp 63%, xếp thứ 10; chất lượng tuyển dụng và môi giới lao động 55%, xếp thứ 19; số trường dạy nghề theo số dân từng tỉnh 0,18/100.000, xếp hạng 60/64. II.3.1.6 Tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh. Hải dương đạt 5,84 điểm , điểm trung vị là 4,85, xếp thứ 18/64. Chi tíêt các chỉ tiêu đánh giá như sau: triển khai tốt trong khuôn khổ quy định của Trung ương 72%, xếp thứ 40; tính năng động và sáng tạo trong giải quyết khó khăn của doanh nghiệp 69%, xếp thứ 19; tham khảo ý kiến của doanh nghiệp khi có văn bản pháp luật mới 64%, xếp thứ 41. II.3.1.7 Thiết chế pháp lý. Theo kết quả đánh giá Hải Duơng đạt 3,91 điểm, điểm trung vị 3,63 điểm, xếp hạng 20/64. Chi tiết các chỉ tiêu đánh giá theo điều tra: hệ thống pháp lý tạo cơ chế để doanh nghiệp khởi kiện 35%, xếp thứ 5; lòng tin của doanh nghiệp vào thiết chế pháp lý 86%, xếp thứ 27; sử dụng thiết chế pháp lý trong tranh chấp 68%, xếp thứ 54; số vụ tranh chấp trên 100 doanh nghiệp hoạt động 0,14. II.3.1.8 Chi phí không chính thức. Kết quả điều tra đánh giá Hải Dương đạt 5,70 điểm, điểm trung vị là 6,33, xếp hạng 53/64. Chi tiết các chỉ tiêu đánh giá theo điều tra: Là cản trở đối với hoạt động kinh doanh 44%, xếp thứ 37; doanh nghiệp cùng ngành phải chi phí không chính thức 73%, xếp thứ 45; % doanh nghiệp phải trả hơn 10% cho các loại chi phí riêng không chính thức 14%, xếp thứ 35; cán bộ tỉnh sử dụng các quy định riêng của địa phương với mục đích trục lợi 51%, xếp thứ 56; công việc được giải quyết sau khi chi trả chi phí không chính thức 47%, xếp thứ 35/64. Kết luận : Trên đây là các tiêu thức nhằm đánh giá sự thuận lợi cũng như khó khăn tương đối nhìn từ góc độ nhà đầu tư, doanh nghiệp để từ đó cho thấy sự hấp dẫn của môi trường kinh doanh, chủ yếu từ phía chính quyền địa phương. Cũng từ đó chính quyền địa phương có cái nhìn sâu hơn, tổng thể hơn để điều chỉnh trong việc hoạch định chính sách cũng như cải cách trình tự thủ tục sao sho tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa nhằm thu hút các nhà đầu tư để phát triển kinh tế địa phương nói riêng và đất nước nói chung. Bảng 11 : Kết quả đánh gía của Hải Dương STT Tiêu thức Hải Dương Tối đa Trung vị 1 Chi phí gia nhập thị trường 6.19 10 7.39 2 Chi phí thời gian 4.23 10 4.42 3 Chi phí không chính thức 5.7 10 6.63 4 Đào tạo lao động 4.52 10 5.1 5 Thiết chế pháp lý 3.91 10 3.63 6 Tiếp cận đất đai 6.15 10 6 7 Tính minh bạch và tiếp cận thông tin 5.81 10 5.43 8 Tính năng động của lãnh đạo tỉnh 5.84 10 4.85 Biểu đồ 1 : Mức độ hấp dẫn của Hải Dương Như vậy chính quyền tỉnh Hải Dương cần phảo nỗ lực hơn nữa trong việc khắc phục một số yếu điểm như: rút ngắn thời gian đăng ký kinh doanh; tạo cơ chế thuận lợi cho các doanh nghiệp khi làm các thủ tục, chấn chỉnh cán bộ nhũng nhiễu gây phiền hà cho các nhà đầu tư, làm giảm những chi phí không chính thức cho các nhà đầu tư; quy hoạch đất đai cụ thể, chi tiết và giao, cho thuê theo đúng quy định của Luật đất đai, nhanh chóng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các trường hợp có đủ điều kiện để các nhà đầu tư yên tâm ổn định đầu tư sản xuất; nhanh chóng đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng cho các cụm công nghiệp, hoang thiện việc xây dựng các KCN để cho thuê; Tạo sự minh bạch về kế hoạch, quy hoạch, các trình tự thủ tục giải quyết cho các nhà đầu tư biết để thực hiện; có chính sách đào tạo nghề hợp lý để có thể cung ứng lao động cho các doanh nghiệp FDI. II.3.2 Các chính sách, biện pháp của tỉnh trong thu hút FDI. II.3.2.1 Quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Tỉnh Hải Dương có ý tưởng thu hút đầu tư nước ngoài từ rất sớm. Từ năm 1988, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Hưng Yên (sau này tách thành tỉnh Hải Dương và Hưng Yên) đã có báo cáo số 96/BC-UBND ngày 12/12/1988 báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế năm 1990 và phương hướng các năm tiếp theo. Trong đó đã đề cập đến kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư. Khi đó mới chú trọng đến các nhà đầu tư thực hiện khâu gia công như vàng bạc, may mặc là ngành mà Hải Hưng có thế mạnh về nhân lực. Tuy nhiên việc thực hiện đã gặp không ít khó khăn do điều kiện cơ sở hạ tầng như giao thông, điện .. chưa được thuận lợi. Bên cạnh đó là do chính sách về thu hút FDI còn chưa được thông thoáng, một số dự án FDI phải được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định và cấp giấy phép. Bên cạnh đó là Luật Đất Đai chưa rõ ràng lên việc cho thuê đất gặp nhiều khó khăn. Mặt khác do khi đó Hà Nội và Vĩnh Phú là hai tỉnh có môi trường thuận lợi đã thu hút nhà đầu tư nước ngoài vì vậy đến năm 1990 mới có Công ty TNHH Laurelton Diamond VN tiến hành đầu tư tại Hải Dương với số vốn dầu tư ban đầu là 2,059 triệu USD. Sau khi tách tỉnh Hải Dương mới thực hiện quy hoạch các khu sản xuất công nghiệp tập trung gọi là cụm công nghiệp. Các cụm công nghiệp thường nằm bám theo các trục quốc lộ, hay tỉnh lộ, có ở hầu hết các huyện trong tỉnh. Do thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm lên các cụm công nghiệp mới chỉ dừng lại khâu giải phóng mặt bằng sau đó doanh nghiệp tự đầu tư san nền, xây dựng cơ sở hạ tầng. Một thực tế là cơ sở hạ tầng không có lên các nhà đầu tư thường chọn thuê đất gần mặt đường do vậy khu vực gần mặt đường thì được các nhà đầu tư chọn thuê hết nhưng các khu đất bên trong thì không thể cho thuê được do các nhà đầu tư không có đường vào thuận lợi cho khâu thi công xây dựng. Mặt khác do quy hoạch cụm công nghiệp không được cụ thể nên một số dự án khi chọn vị trí ở cụm công nghiệp thì không đủ diện tích còn lại để cho thuê. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 16 cụm công nghiệp với tổng diện tích 797 ha nhưng mới chỉ thu hút được 122 dự án, chiếm tổng diện tích là 387,74 ha (48,6%). Một số dự án đã bỏ dở do không có nước, điện.. Trước thực tế trên, tỉnh Hải Dương đã rút kinh nghiệm đầu tư xây dựng các KCN với đầy đủ cơ sở hạ tầng và cho đến năm 2003 cơ sở hạ tầng được hoàn thiện và đưa vào khai thác. Điều này làm tăng sự hấp dẫn trong việc thu hút FDI. Với lỗ lực của tỉnh đã cải thiện phần nào cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng của các KCN, và phát triển thêm các KCN mới. Hiện nay tỉnh Hải Dương có 07 KCN với diện tích trên 1000 ha đã xây dựng kết cấu hạ tầng và đang triển khai tiếp nhận các Dự án đầu tư, trong đó có những KCN đã được lấp đầy bởi các dự án như: KCN Nam Sách, KCN Đại An, KCN Phúc Điền. Tỉnh Hải Dương đã quy hoạch đến năm 2100 có 10 KCN và 30 cụm công nghiệp. Các khu công nghiệp của tỉnh Hải Dương chủ yếu bám trục Quốc Lộ 5, 18 và Quốc lộ 183 và quốc lộ 5b trong tương lai. Điều này tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư giảm được chi phí vận chuyển nguyên vật liệu cũng như đưa hàng hoá tới thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó thuận lợi cho việc cung cấp điện nước, thông tin liên lạc, cung ứng nhân lực. Hải Dương linh hoạt trong chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng các KCN như huy động các công ty Nhà nước, công ty nước ngoài, công ty tư nhân, cổ phần cùng tham gia. Vì thế đã đẩy nhanh việc xây dựng các KCN để đón các nhà đầu tư một cách nhanh chóng và thuận tiện. II.3.2.2 Thực hiện cơ chế một cửa trong giải quyết các thủ tục đầu tư. Để thực hiện cơ chế một cửa Hải Dương đã thực hiện giao cho Ban Quản lý các khu công nghiệp là đầu mối phối hợp để giải quyết các thủ tục cho phép các doanh nghiệp FDI một cách nhanh chóng hiệu quả như cấp và điều chỉnh giấy phép đầu tư, hợp đồng thuê đất trong các khu công nghiệp, cấp phép xuất nhập khẩu, cấp chứng chỉ xuất xứ hàng hoá, cung ứng lao động, giải quyết các tranh chấp lao động và một số thủ tục khác kiên quan tới hoạt động của doanh nghiệp. Ban quản lý KCN được quyền xin ý kiến trực tiếp từ các Bộ, ngành về những vấn đề chuyên môn mà nhà đầu tư đặt ra vượt ngoài quyền hạn của tỉnh để hỗ trợ và giải quyết kịp thời yêu cầu của nhà đầu tư. II.3.2.3 Hỗ trợ các nhà đầu tư về tiền bồi thường trong việc giải phóng mặt bằng. Khi nhà đầu tư thuê đất bên ngoài các khu công nghiệp phải trả tiền bồi thường chi phí GPMB cho các chủ sử dụng đất, bên cạnh đó phải trả tiền thuê đất hàng năm. Trong những năm gần đây khi việc giải phóng mặt bằng ngày càng gặp nhiều khó khăn với chi phí tương đối lớn và thời gian thực hiện dài do vậy đã làm giảm sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Một số doanh nghiệp nước ngoài do đặc thù của ngành kinh doanh đã chủ động chọn vị trí phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế của địa phương xin thuê đất ngoài các KCN do vậy họ luôn gặp khó khăn khi phải GPMB triển khai dự án. Để giải quyết khó khăn này tỉnh Hải Dương đã chủ động thực hiện và hỗ trợ một phần kinh phí giải phóng mặt bằng cho doanh nghiệp theo các hình thức hỗ trợ đa dạng, linh hoạt cụ thể như giảm tiền thuê đất, giảm thuế thu nhập. Tại Quyết định số 1761/QĐ-UB ngày 26/4/2001 về việc quy định bồi thường khi GPMB thì chủ sử dụng đất mới phải tiến hành bồi thường cho chủ đất cũ sau đó mới tiến hành thực hiện dự án. Tuy nhiên do việc thực hiện bồi thường GPMB thường gặp khó khăn do vậy đối với các dự án đầu tư FDI tỉnh đứng ra chịu trách nhiệm GPMB và kinh phí GPMB do ngân sách tỉnh ứng ra chi trả. Nếu doanh nghiệp đứn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxThS22.docx
Tài liệu liên quan