Đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của độ cao mầm củ đến năng suất, chất lượng hoa lily Sorbonne trồng chậu vụ Đông Xuân 2010 - 2011 tại Thỏi Nguyên

Tài liệu Đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của độ cao mầm củ đến năng suất, chất lượng hoa lily Sorbonne trồng chậu vụ Đông Xuân 2010 - 2011 tại Thỏi Nguyên: PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Từ ngàn xưa cha ông ta đó yờu hoa, chơi hoa và coi nó như món ăn tinh thần vô giá, là người bạn tâm giao. Hoa tượng trưng cho cái đẹp, mỗi loài mang một ý nghĩa khác nhau, chứa đựng một tính cách riêng. Dưới thời phong kiến nó được dùng như một tiêu chí đánh giá địa vị của con người trong xã hội “vua chơi lan, quan thưởng trà, bậc thế gia chơi cảnh” cho thấy ngay từ xa xưa hoa, cây cảnh có vị trí lớn đến nhường nào trong đời sống. Ngày nay cùng với sự tiến bộ và phát triển của xã hội, hoa tiếp tục được khai thác sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực phục vụ con người như trong y học dùng làm thuốc, nghiên cứu khoa học, chế xuất nước hoa,... trang trí cảnh quan do vậy được khai thác sản xuất, kinh doanh thương mại đem lại giá trị kinh tế rất lớn. Cùng với đời sống con người ngày càng cao thì nhu cầu về hoa cũng tăng lên. Thị hiếu cũng vậy, song song các loại hoa truyền thống như cúc, hồng, cẩm chướng.... thì các loại hoa cao cấp như lan, lily... đang rất ...

doc56 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1325 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của độ cao mầm củ đến năng suất, chất lượng hoa lily Sorbonne trồng chậu vụ Đông Xuân 2010 - 2011 tại Thỏi Nguyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Từ ngàn xưa cha ông ta đó yờu hoa, chơi hoa và coi nó như món ăn tinh thần vô giá, là người bạn tâm giao. Hoa tượng trưng cho cái đẹp, mỗi loài mang một ý nghĩa khác nhau, chứa đựng một tính cách riêng. Dưới thời phong kiến nó được dùng như một tiêu chí đánh giá địa vị của con người trong xã hội “vua chơi lan, quan thưởng trà, bậc thế gia chơi cảnh” cho thấy ngay từ xa xưa hoa, cây cảnh có vị trí lớn đến nhường nào trong đời sống. Ngày nay cùng với sự tiến bộ và phát triển của xã hội, hoa tiếp tục được khai thác sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực phục vụ con người như trong y học dùng làm thuốc, nghiên cứu khoa học, chế xuất nước hoa,... trang trí cảnh quan do vậy được khai thác sản xuất, kinh doanh thương mại đem lại giá trị kinh tế rất lớn. Cùng với đời sống con người ngày càng cao thì nhu cầu về hoa cũng tăng lên. Thị hiếu cũng vậy, song song các loại hoa truyền thống như cúc, hồng, cẩm chướng.... thì các loại hoa cao cấp như lan, lily... đang rất được ưa chuộng trên thế giới và ở Việt Nam. Trong các loại hoa cao cấp thì hoa lily là một trong những loại hoa có giá trị rất cao và rất được ưa chuộng hiện nay bởi vẻ đẹp lạ, chất lượng cao, hương thơm quyến rũ, màu sắc quý phái. Thỏi Nguyên là một trung tâm về kinh tế, chính trị, xã hội và khoa học – giáo dục của khu vực Trung Du Miền Núi phía Bắc, có vị trí địa lý thuận lợi, có đất đai rộng, nên hội tụ nhiều điều kiện tốt để phát triển sản xuất kinh doanh hoa truyền thống và hoa cao cấp trong đó có hoa lily. Hiện nay, kỹ thuật trồng hoa lily phổ biến trồng bằng củ song chưa xác định được các độ cao mầm thích hợp khi sản xuất nên chưa khai thác được chất lượng tốt nhất của giống. Nắm bắt được điều đó, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của độ cao mầm củ đến năng suất, chất lượng hoa lily Sorbonne trồng chậu vụ Đông Xuân 2010 - 2011 tại Thỏi Nguyờn”. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Xác định độ cao mầm củ hoa lily Sorbonne trồng trong chậu cho chất lượng hoa tốt nhất. 1.3. Yêu cầu nghiên cứu - Theo dõi sự sinh trưởng, phát triển của hoa lily trồng trong chậu ở các độ cao mầm củ. - Theo dõi khả năng chống chịu sâu bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh. - Theo dõi các chỉ tiêu năng suất, chất lượng của hoa lily trồng trong chậu ở các độ cao mầm củ. 1.4. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa trong công tác học tập và nghiên cứu khoa học: Thu thập được những kinh nghiệm và kiến thức thực tế, củng cố lý thuyết đã học, biết cách thực hiện một đề tài khoa học. - í nghĩa trong thực tiễn sản xuất: Xác định độ cao mầm củ tốt nhất của giống hoa lily Sorbonne trồng chậu, góp phần khai thác tốt hơn nguồn củ giống nhập nội hiện nay. PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Nguồn gốc Trung Quốc là nước trồng hoa lily sớm nhất. Theo tài liệu cổ Thần nông bản thảo thì củ lily có tác dụng thanh phế, nhuận táo, tư âm thanh nhiệt. Vì vậy, củ lily ngoài tác dụng làm giống còn được dùng để ăn, làm thuốc chữa bệnh… Những nghiờn cứu cho rằng việc trồng hoa lily để lấy củ ăn làm thuốc bắt đầu từ thời Đường (Trung Quốc), nhưng trước đó cũng đó cú nhiều bài thơ ca ngợi về hoa lily. Vì vậy, chẳng những người ta thích ăn củ mà còn thích thưởng thức vẻ đẹp của hoa lily. Đến thế kỷ XIII, ít nhất có ba loại lily được ghi chép lại. Loại thứ nhất là lily Trắng, dùng làm thuốc chữa bệnh được gọi là loại hoang dược (L.Braxnu), loại thứ hai là Quyển Đan (L.Lancipilium), loại thứ ba là Sơn Đan (L.Taralium). Đến cuối thế kỷ XVI các nhà thực vật người Anh đã phát hiện và đặt tên cho các giống lily. Đến đầu thế kỷ XVII, lily được di thực từ châu Âu sang châu Mỹ và đến thế kỷ XVIII các giống lily của Trung Quốc di thực sang châu Âu, nhờ vẻ đẹp và hương thơm của hoa lily nờn đó nhanh chóng phát triển và được coi là cây quan trọng ở châu Âu và châu Mỹ. Sau đại chiến thế giới II, các nước châu Âu có cao trào tạo giống lily, rất nhiều giống lily hoang dại đã được sử dụng làm giống bố mẹ và người ta đã tạo ra nhiều giống mới quý, có giá trị đến ngày nay (Đặng Văn Đông – Đinh Thế Lộc) [8]. 2.1.2. Phân loại giống * Phân loại theo nguồn gốc nơi sinh và bố mẹ. Do sự mua bán lily trên thế giới phát triển nên công tác tạo giống được mở rộng, giống mới ngày càng nhiều. Để tiện cho việc giới thiệu buôn bán, hiệp hội làm vườn Hoàng gia Anh (Royal Horticulturral Society Lylicommittie) năm 1963 đưa ra hệ thống phân loại. Hệ thống này chủ yếu dựa vào bố mẹ, con lai, người tạo giống và năm tạo giống chia giống trồng trọt ra làm 5 nhóm: Nhóm 1: Gồm L.Auratum, L.Spucicsum, L.Faponicum, L.Rubellum chủ yếu là các giống lai có nguồn gốc khác nhau, nhóm này được hệ thống phân loại quy về dòng tạp giao lily Phương Đông. Nhóm 2: Gồm L.Lancipollium, L.Lechttini var Maximwicgi, L.Caculamabel, L.Pumilum, L.Pulboerem var Ckoceum, L.Dacidu, L.Wiblanottiac, nhóm này chủ yếu giống Carotiuoid là chính, hệ thống này phân loại quy về dòng lily châu Á tạp giao. Nhóm 3: Gồm lily Thơm (L.Langiflorcum), lily Đài Loan (L.Sulyhureum), lily Trắng (L.Candidum), lily Vương (L.Regala) là chính, hệ thống này phân loại quy về dòng lily lai châu Á và dòng lai Phương Đông Nhóm 4: Gồm lily Hỏn Lõm (L.Hansoni), lily Tinh Diệp (L.Martagou) là chính, cùng với L.Chalcudonicum, lily Ốc Đan, lai tạo chọn lọc ra, hệ thống này phân loại quy về dòng lily tạp giao, lily Tinh Diệp. Nhóm 5: Gồm lily lông (L.Coruum), lily Hồ Bắc lai tạo chọn ra, nhóm này được quy về giống thuộc dòng lai châu Á và dòng lai Phương Đông. Năm 1982 hội hoa lily quốc tế đề ra hệ thống phân loại trên cơ sở hệ thống phân loại của Anh năm 1963. Hệ thống này đưa ra nơi nguyên sản của bố mẹ, quan hệ huyết thống, đặc trương hình thái và màu sắc hoa quy các giống lily vào 8 nhóm: Nhóm 1: Dòng lai lily châu Á (Asiation tuybrias) Nhúm 2: Dòng lai lily Tinh Diệp (Martagon tybrids) Nhúm 3: Dòng lai lily hoa Trắng (Condidumhybrads) Nhóm 4: Dòng lai lily châu Mỹ (Amarican hybrids) Nhóm 5: Dòng lai lily Loa Kèn (Trunpethybrids) Nhóm 6: Dòng lai lily Thơm (Longiplorum hybrids) Nhóm 7: Dòng lai lily Phương Đông (Orienggal hybrids) Nhóm 8: Các loại hình khác (Miscellaneous hybrids) * Phân loại theo thời gian ra hoa - Loại hoa ra sớm: Từ trồng tới ra hoa 60 – 80 ngày, chủ yếu nhóm lai châu Á, thường gặp là Kinhs, Lotus, Sanciro, Lavocaro, Orango, Mountain. - Loại hoa ra vừa: Từ trồng đến ra hoa 85 – 100 ngày, chủ yếu thuộc dòng lai châu Á, một số giống thường thấy là: Avigon, Enchantmemt. - Loại ra hoa ra muộn: Từ trồng tới ra hoa 105 – 120 ngày, các giống chủ yếu thuộc dòng lai Phương Đông và lily Thơm, các giống thường gặp là: Olmypicstar, Stargazer… - Loại hoa ra cực muộn: Từ trồng tới ra hoa 120 – 140 ngày, các giống chủ yếu thuộc dòng lai Phương Đông và lily Thơm, các giống thường gặp là: Diablanca, Contesse, Casablanca. * Phân loại theo mầu sắc hoa Chia ra dòng hoa đỏ (R2D), phấn hồng (Pinca), trắng (White), vàng mơ (Apricot), và nhiều mầu (Mutiple – color) 6 loại. 2.1.3. Đặc tính sinh vật học hoa lily * Đặc điểm thực vật học hoa lily. - Củ con và mầm hạt: Đại bộ phận hoa lily có nhiều củ con ở phần thân rễ, chu vi mỗi củ 0,5 – 3 cm, số lượng củ tùy thuộc vào giống. Một số giống như Đan Quyển và các giống tạp giao ở nách lá có mầm hạt chu vi 0,5 – 1,5 cm. - Rễ: Rễ gồm hai phần là rễ thân và rễ gốc, rễ thõn cũn gọi là rễ trên mọc ở phần thõn dưới đất sinh ra có nhiệm vụ nâng đỡ thân, hút nước và dinh dưỡng. Rễ gốc còn gọi là rễ dưới mọc ra từ gốc thân vảy, chủ yếu là hút nước và dinh dưỡng. - Thân vảy: Là phần phình to của thân có hình cầu dẹt, hình trứng, hình trứng dài, hình elip… Thân vảy không có vỏ bao bọc, màu sắc phụ thuộc vào giống: Có màu trắng, vàng, cam, tớm… Kích thước củ to nhỏ phụ thuộc vào giống, độ lớn của thân vảy tỉ lệ với số hoa ở trên cành. Vảy thì có hình kim xòe ra, hoặc hình elip, có đốt hoặc không có đốt. Mầm vảy to ở ngoài và nhỏ ở trong là nơi dự trữ chất dinh dưỡng và nước cho thân vảy. - Hoa: Mọc đơn lẻ hoặc xếp đặt trên trục hoa, hoa chúc xuống, vươn ngang hoặc hướng lên, cánh đài cùng màu với cánh tràng, hoa có nhiều màu như đỏ, hồng, hồng đậm, vàng, trắng… có hoặc không có hương thơm. - Quả: Hình trứng dài, mỗi quả có vài trăm hạt, bên trong có cánh mỏng hình bán cầu hoặc ba gúc vuông dài, trong điều kiện khô lạnh có thể bảo quản được 3 năm. * Đặc điểm sinh trưởng, phát dục: - Đặc điểm sinh trưởng: Thân vảy được coi như là mầm dinh dưỡng, thân vảy vùi trong đất khoảng hai tuần sẽ nảy mầm, tuy nhiên còn phụ thuộc vào nhiệt độ, ẩm độ… Các giống khác nhau có sự chênh lệch nhau khá lớn về thời gian sinh trưởng của cây, chiều cao cây là một trong những yếu tố cấu thành chất lượng của cành hoa nó được quyết định bởi số lá và chiều của đốt, số lá chịu ảnh hưởng của chất lượng củ giống do vậy mà số lá đã được quyết định trước khi trồng, chiều cao cây vẫn chịu ảnh hưởng lớn của chiều dài đốt, trong điều kiện ánh sáng yếu ngày dài, nhiệt độ thấp và sử lý trước khi bảo quản lạnh lâu đều cú tỏc dụng kéo dài đốt thân và ngược lại. - Đặc điểm phát dục: Trong điều kiện miền bắc Việt Nam hoa lily được trồng vào tháng 9, tháng 10 và bắt đầu phân hóa mầm hoa vào tháng 11, 12. Quá trình phân hóa mầm hoa kéo dài 40 – 60 ngày, khi cây bắt đầu nảy mầm cũng là lỳc cõy phân hóa mầm hoa, một số giống thuộc nhóm lai phương Đông và lily thơm thì sau khi cây nảy mầm một tháng mới bắt đầu phân hóa mầm hoa. Sự phân hóa hoa và số lượng mầm hoa chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện sau khi trồng. Thời gian quả chín phụ thuộc vào giống dao động trong khoảng 60 – 150 ngày. * Sự ngủ nghỉ của hoa lily và biện pháp phá ngủ nghỉ: Kỹ thuật quan trọng trong trồng lily phải phá ngủ nghỉ của củ, nếu trồng mà không qua giai đoạn phá ngủ nghỉ sẽ cho tỷ lệ nảy mầm thấp, xuất hiện hiện tượng hoa mù. Thường sử dụng nhiệt độ thấp để phá ngủ nghỉ, đây là biện pháp hữu hiệu nhất, hầu hết các giống bảo quản lạnh ở 50C thì sau 4 – 6 tuần là phá được ngủ của củ song nhiều giống yêu cầu thời gian dài hơn: giống Yellow Blage cần 8 tuần, Stargazer cần ít nhất 10 tuần, từ các đặc điểm này ta có thể xác định thời gian ra hoa, sắp xếp lịch thời vụ theo ý muốn (Đặng Văn Đông - Đinh Thế Lộc) [8]. * Đặc tính thực vật học hoa lily Sorbonne. Giống Sorbonne: Là giống trồng phổ biến ở Việt Nam, chiều cao cây từ 85 – 90 cm, thời gian sinh trưởng ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng 90 – 95 ngày, các tỉnh miền núi phía Bắc 108 – 115 ngày. Lá to, dài, nhọn (dài 10 – 12 cm, rộng 3 – 4 cm), có 5 – 7 nụ hướng lên trên, màu hoa hồng đậm, mùi rất thơm. [1] 2.1.4. Yêu cầu sinh thái của hoa lily * Nhiệt độ: Lily là cây chịu rột khỏ chịu nóng kém, nhiệt độ thích hợp chung là ban ngày 20 – 250C còn ban đêm là 120C, ngoài ra một số giống có nhiệt độ thích hợp cao hơn: ban ngày 25 – 280C còn ban đêm là 18 - 200C. Nhiệt độ ảnh hưởng lớn tới sự nảy mầm của củ, sự phát dục của thân và sự sinh trưởng của lá. Thời gian xử lý củ ở các nhiệt độ khác nhau ảnh hưởng lớn tới khả năng sinh trưởng phát dục sau này của cây, nhiệt độ còn ảnh hưởng tới sự phân hóa mầm hoa, thời gian ra hoa, nở hoa, độ bền hoa… hoa lily là cây phụ thuộc rất lớn vào nhiệt độ môi trường. Trồng hoa lily trong điều kiện nhà ấm có chiếu sáng có thể sản xuất hoa cắt cành quanh năm (Trần Thế Truyền) [12]. * Ánh sáng: Lily ưa cường độ chiếu sáng trung bình, là cây ngày dài. Việc chiếu sáng không đủ khiến cây còi cọc, đồng thời gây ra hiện tượng rụng nụ, cây trở nên yếu, màu lá nhạt, cuối cùng là rút ngắn thời gian cắm bình của hoa. Hoa lily đặc biệt cần lượng ánh sáng đầy đủ để đáp ứng nhu cầu phát dục của nụ hoa, việc thay đổi thời gian chiếu sáng cũng có thể rút ngắn hoặc cũng có thể kéo dài thời kỳ thu hoạch hoa. Khi mầm hoa của lily phát dục vào mùa đông cần cung cấp đủ ánh sáng, nếu thiếu ánh sáng vào giai đoạn mầm hoa nhú ra đến khi cắt hoa, hoa sẽ trắng và rụng. Thông thường ánh sáng dùng cho tác dụng quang hợp là cứ 10m2 lắp đặt hệ thống đèn 400Wh/m2 cú kèm tấm phản quang để cung cấp. Một số nghiên cứu chung cho thấy, sự ra hoa của cỏc nhúm giống không những có nhu cầu khác nhau về số ngày có thời gian chiếu sáng ngắn mà cũn cú sự khác nhau về số giờ của từng giai đoạn như giai đoạn phân hóa hoa, giai đoạn hình thành và phát triển của hoa. Nhà sinh lý học Burchi (Burchi, G và cộng sự, 1995) [8], đã sớm nhận thấy những giống có thời gian sinh trưởng ngắn, yêu cầu thời gian chiếu sáng trong ngày cũng ngắn hơn giống có thời gian sinh trưởng dài. Choosak (1998) đã kiểm nghiệm bằng cách dựng cỏc giống khác nhau, trồng trong điều kiện nhiệt độ ban đêm là 15,5oC sau đó đo thời gian chiếu sáng trong ngày suốt thời kì từ lúc phân hóa mầm hoa cho đến lúc phát dục hoàn toàn và cũng đưa ra kết luận tương tự (Choosak Jompuk) [13]. Thời gian chiếu sáng ảnh hưởng đến việc nở hoa lily. Thông thường trồng vào vụ xuân, trong thời kỳ chiếu sáng ngắn việc kéo dài thời lượng nhân tạo có thể giúp cho một số giống hoa lily nở sớm. Từ lúc số nụ đạt 50% thời lượng chiếu sáng cho hoa lily cần tăng lên đến 16 giờ, kéo dài liên tục đến 6 tuần hoặc đến tận khi thấy nụ hoa, cần bật bóng đèn (khoảng 20W/m2) trước lúc ánh sáng mặt trời xuất hiện hoặc sau khi tắt nắng để kéo dài được thời gian chiếu sáng. * Nước và không khí: Thời kỳ đầu cây cần nhiều nước, thời kỳ ra hoa nhu cầu nước của cây giảm dần vì thừa nước lúc này sẽ làm rụng nụ, củ dễ bị thối. Lily thích không khí ẩm ướt, độ ẩm thích hợp nhất là 80 – 85%, độ ẩm không được thay đổi đột ngột sẽ dẫn đến tác hại cho cây, ức chế sinh trưởng chỏy lỏ… Việc che râm thông gió kịp thời và tưới nước có thể phòng chống được vấn đề này (Bùi Bảo Hoàn) [11]. Hoa lily rất mẫn cảm với khí Ethylen, tuy nhiên tùy vào giống mà độ mẫn cảm không giống nhau. Trong nhà lưới, sự thông gió kém, nhất vào vụ Đụng, nờn thông gió để điều tiết không khí, đồng thời giảm nhiệt độ và ẩm độ. Cỏch thụng gió với nhà kính là mở cửa, còn nhà nilon thì mở mái cho không khí trong và ngoài nhà lưu thông. Bổ sung CO2: Nồng độ duy trì ở mức 1000 – 2000mg/g, nếu cao quá sẽ hại cho cây và người chăm sóc. * Đất và dinh dưỡng: Lily có thể trồng trên mọi loại đất, tuy nhiên đất trồng tốt nhất là đất nhiều mùn và đất thịt nhẹ, đất có lớp mựn trờn mặt khoảng 30 cm có thể chấp nhận được. Lily có bộ rễ ăn nụng nờn cần thoát nước tốt. Lily rất mẫn cảm với muối, đất nhiều muối cõy khụng hút được nước, ảnh hưởng đến sinh trưởng, phân hóa hoa và ra hoa. Nói chung hàm lượng muối không được vượt quá 15 mg/cm2, chất ôxy hóa không cao quá 1,5 mmol/l. Đất quá chua cõy hỳt I-on sắt, nhụm, magiờ nhiều gây hại cho cây, đất kiềm quá lượng hút sắt, magiờ, lõn không đủ sẽ dẫn tới thiếu các sắc tố. Các giống thuộc nhóm tạp giao châu Á và lily thơm yêu cầu pH là 6 – 7, còn với nhóm phương Đông là 5,5 – 6,5. Về dinh dưỡng lily yêu cầu phân bón cao nhất ở 3 tuần đầu kể từ khi trồng, tuy nhiên rễ non dễ bị ngộ độc muối. Muối trong đất do 3 nguồn là phân bón, nước và hàm lượng phân bón của cây trồng vụ trước. Vì vậy, để biết tác hại của muối trong đất trước khi trồng 6 tuần phải phân tích đất để biết hàm lượng muối. Lily cũng mẫm cảm với Clo và Flo. Yêu cầu Clo trong đất không vượt quá 1,5 mmol/l nếu không sẽ hại rễ, hàm lượng Flo trong không khí cao dễ gõy chỏy lỏ. 2.1.5. Nhân giống hoa lily Có thể nhân giống hoa lily bằng cách cắm vảy, tách củ, nuôi cấy mụ, nhõn bằng hạt, mầm hạt. * Giâm vảy (cắm vảy) Đây là phương pháp nhân giống cổ truyền đối với lily. Trờn thõn vảy (củ) có rất nhiều vảy, mỗi vảy có thể sinh ra vài vảy nhỏ ở gốc, mỗi thân vảy nhỏ sẽ hình thành một cơ thể mới. Vì vậy, cách nhân giống này có hệ số nhân giống tương đối cao. * Nhân giống bằng cách tách củ. Tách củ là phương pháp nhân giống bằng tách củ con được sinh ra từ củ mẹ. Trồng cõy chuyờn để nhân giống, cũng có thể kết hợp với sản xuất hoa vụ Hè để nhân giống, nhưng do khí hậu núng nờn chất lượng củ loại này kém. * Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào (Invitro) Lily nhân bằng củ có hệ số nhân giống thấp, mặt khác nếu nhân liên tục nhiều năm, vi rút tích lũy lại và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, làm cho cây sinh trưởng yếu, hoa nhỏ. Để khắc phục nhược điểm trên người ta đã sử dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Cho đến nay, kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào đã trở nên quen thuộc và được ứng dụng rộng rói trong sản xuất củ hoa lily. * Nhân giống bằng hạt. Ưu điểm: Dễ làm, giá thành thấp, thu được nhiều cây khỏe, không bị bệnh, ngoài ra do đặc điểm của thụ phấn chéo vì vậy có thể thu được những dòng biến dị làm vật liệu cho công tác chọn tạo giống mới. Nhược điểm: Mất nhiều thời gian, từ gieo hạt đến cây ra hoa có chất lượng tốt phải 3 – 4 năm, vì vậy phương pháp nhân giống này ít được áp dụng. 2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa trên thế giới và ở Việt Nam 2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới * Tình hình sản xuất hoa trên thế giới. Ngày nay sản xuất hoa trên thế giới đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một ngành thương mại cao. Sản xuất hoa mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế các nước trồng hoa, cây cảnh, trong đó cú cỏc nước châu Á. Sản xuất hoa ở các nước châu Á đang phát triển mạnh và cạnh tranh quyết liệt để chiếm lĩnh thị trường hoa trên thế giới và đang trở thành trung tâm sản xuất hoa lớn của thế giới. Nghề trồng hoa ở châu Á có từ lâu đời nhưng trồng hoa tăng mạnh từ những năm 80 của thế kỉ XX. Khi các nước châu Á mở cửa tăng cường đầu tư, đời sống của người dân được nâng cao, yêu cầu hoa cho khách sạn du lịch lớn nờn cỏc thị trường hoa phát triển. Các loài hoa được trồng ở châu Á chủ yếu 2 nhóm giống hoa có nguồn gốc nhiệt đới và ôn đới. Nhóm giống hoa có nguồn gốc nhiệt đới và ôn đới gồm các loài hoa lan (Orchidacea), hoa đồng tiền (Gerbera)... Nhúm cú nguồn gốc từ ôn đới như hoa hồng (Rosa sp), cúc (Chrysanthemum sp), layơn (Gladiolus),… Đặc biệt hoa lan là sản phẩm hoa nhiệt đới, đặc sản hoa châu Á được thị trường châu Âu và châu Mỹ ưa chuộng. Cùng với chất lượng cuộc sống người dân cao hơn, nhu cầu thưởng thức hoa cũng cao hơn nên sản lượng và giá trị hoa trên thế giới không ngừng tăng lên theo thời gian. Theo thống kê của Viện Rau Hoa Quả thì giỏ trị sản lượng hoa trên thế giới năm 1997 đạt 27 tỷ USD, đầu thế kỷ 21 đạt 40 tỷ USD, trong đó Nhật Bản đạt 3,731 tỷ USD, Hà Lan 3,558 tỷ USD, Mỹ 3,270 tỷ USD… [5]. Giỏ trị do sản xuất hoa đem lại là rất to lớn nên diện tích trồng và sản lượng hoa trên thế giới tăng đang tăng mạnh. Theo Nguyễn Xuân Linh (2002) [6], châu Á là trung tâm sản xuất hoa lớn của thế giới, gồm các nước: Nhật Bản, Israel, Ấn Độ, Thái Lan, Malaisia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam. Tổng diện tích trồng khoảng 15.500 ha, diện tích có mái che khoảng 8.000 ha được trồng trong nhà kính, che phủ nilon hoặc các loại che chắn khác. Một số nước đã xuất khẩu hoa sang châu Âu và các nước lân cận khác như Nhật Bản, Israel, Thái Lan, Trung Quốc... Tuy nhiên số lượng hoa xuất khẩu còn rất khiêm tốn. Thống kê từ năm 1982 đến 1998 trong 16 năm diện tích trồng hoa của Trung Quốc từ 8.000 ha tăng lên đến 90.000 ha, tăng trên 11 lần. Giá trị năm 1982 là 13.000 USD, đến 1998 là 100 triệu đôla Mỹ tăng trên 130 lần [5]. Diện tích, sản lượng và một số loại hoa chính mà các nước sản xuất hoa lớn ở châu Á thể hiện cụ thể ở bảng 2.1. Bảng 2.1: Sản xuất hoa ở các nước châu Á STT Tên nước Diện tích (ha) Sản lượng ( giá trị/ năm) Các loại hoa chính 1 Trung Quốc 3000 2 tỷ cành/năm 2000 hồng, phăng, cúc, lay ơn, đồng tiền 2 Ấn Độ 65.000 2.050 triệu RS/năm anthurium, huệ, gypsophila, xuxi, nhài, hồng, cúc, lay ơn, phăng, lan. 3 Malayxia 1.218 3.370 triệu RM/năm lan, các loại hoa ôn đới. 4 Srilanca 500 phăng, hồng, cúc, huệ, gypsophila, statics. 5 Thái Lan 5.452 1.667 triệu cành/ năm lan, hồng, cúc, anthurium, đồng tiền, phăng, nhài 6 Việt Nam 3.500 hồng, cúc, lay ơn, huệ, lan, đồng tiền 7 Philippin lan, hồng, lay ơn, helicolia 8 Inđụnờxia lan, hồng, huệ, nhài ( Nguồn Nguyễn Xuân Linh, 2002) [5]. Sản xuất hoa thế giới tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở các nước châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Hướng sản xuất hoa trên thế giới là tăng năng suất hoa, giảm chi phí lao động, giảm giá thành hoa. Mục tiêu sản xuất hoa cần hướng tới là giống hoa đẹp, chất lượng cao và giá thành thấp. * Tình hình tiêu thụ hoa trên thế giới.  Theo Hoàng Ngọc Thuận (2005) [6], trên thế giới việc tiêu thụ hoa cắt cành tập trung vào ba khu vực chủ yếu là Tây Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản, lượng tiêu thụ tăng rất nhanh. Năm 1995, lượng tiêu thụ là 31 tỷ USD. Do sự tiến bộ của sản xuất, sự nhập khẩu và kinh tế tăng trưởng mạnh, dự kiến thị trường tiêu thụ hoa cắt trên thế giới là 80 tỉ USD năm 2005. Bên cạnh đó, lượng tiêu thụ hoa trồng chậu cũng không ngừng gia tăng, tổng lượng tiêu thụ hoa năm 1990 khoảng 14,2 tỉ USD, năm 2005 là khoảng 25- 30 tỉ USD. Sự phát triển trong lĩnh vực này có nhiều hứa hẹn do mức tiêu thụ và nhu cầu tiêu thụ ở nhiều khu vực trên thế giới tăng nhanh. Mỹ chiếm khoảng 30% tổng lượng tiêu thụ trên thế giới, Đức là nước tiêu thụ nhiều thứ 2, khoảng 20%, tiếp theo là Italia và Pháp. Theo Nguyễn Xuân Linh (2002) [9], Đức và Mỹ là 2 quốc gia chiếm trên 50% thị trường nhập khẩu hoa với các loài hoa phổ biến là cẩm chướng, cúc, hồng, layơn, lan… điều này thể hiện qua bảng dưới đây. Bảng 2.3 Tỡnh hình nhập khẩu hoa một số nước trên thế giới. STT Nước Thị trường (%) Loại hoa 1 Đức 36,0 cẩm chướng, cúc, hồng, lay ơn, lan 2 Mỹ 21,9 cẩm chướng, cúc, hồng 3 Pháp 7,4 cẩm chướng, cúc, hồng, lay ơn, đồng tiền 4 Anh 7,0 cẩm chướng, cúc, hồng, lay ơn, đồng tiền 5 Thụy Điển 4,9 cẩm chướng, cúc, hồng. 6 Hà Lan 4,0 hồng, lay ơn, lan… 7 Italia 2,9 cúc, hồng, lay ơn, đồng tiền 8 Các nước khác 15,9 (Nguồn Nguyễn Xuân Linh, 2002) [5] Nguyễn Thị Kim Lý (2005) [7], dự đoán trong những năm tới, nhu cầu tiêu thụ hoa sẽ lên tới 35 tỉ USD. Các thị trường lớn gồm có Tây Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản. Trong đó, thị trường Nhật Bản tăng mạnh nhất, thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu được coi là bão hòa, thị trường các nước châu Á tăng do thu nhập của người dân ngày càng tăng. 2.2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa ở Việt Nam Việt Nam có diện tích đất tự nhiên là 33 triệu ha nhưng diện tích trồng hoa ở Việt Nam chỉ chiếm 0,02% diện tích đất đai, với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa nên cây hoa ở nước ta có thể gieo trồng quanh năm, sở hữu sự đa dạng về các loại hoa và đặc biệt là có nhiều giống hoa quý như hoa lan, hoa trà. Hoa được trồng lâu đời và tập trung một số vùng trồng hoa truyền thống như Ngọc Hà, Quảng An, Tây Tựu (Hà Nội), Đằng Hải, Đằng Lâm (Hải Phòng), Hoành Bồ, Hạ Long (Quảng Ninh), Triệu Sơn (Thanh hoỏ), Gũ Vấp, Húc Mụn (TP. Hồ Chí Minh)... với tổng diện lích trồng khoảng 3.500 ha. Phong trào trồng hoa ở Việt Nam trong những năm gần đõy đã được chú ý phát triển, diện tích hoa tăng nhanh. Hiện nay, diện tích hoa cây cảnh có khoảng 16.000 ha, tăng gấp đôi so với năm 2001. Điều này thể hiện qua bảng dưới đây: Bảng 2.4 Diễn biến diện tích trồng hoa ở Việt Nam Năm Diện tích (ha) 2001 8.002 2002 8.520 2003 8.960 2004 9.500 2005 13.000 2010 16.000 (ước tính) (Viện Nghiên Cứu Rau Quả, 2006) [5] Điều kiện khí hậu và đất đai đa dạng đã tạo điều kiện để trồng nhiều loại hoa, trong đó phát triển hệ thống trồng hoa thâm canh đã được nhà nước quan tâm và hỗ trợ. Thu nhập từ trồng hoa là rất cao từ đó đã góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở các địa phương, thay đổi cuộc sống của người trồng hoa. Theo số liệu điều tra của Viện Di truyền Nông nghiệp, tại một số địa phương, hoa là cây trồng cho thu nhập khá. Chẳng hạn, cú vựng ở Hà Nội, so với sản xuất 2 lúa 1 màu trong cùng thời điểm, trên cùng một đơn vị diện tích thì trồng hoa có lợi nhuận cao hơn gần 12 lần. Ở Thái Bình, có doanh nghiệp trồng hoa đã thu lãi tới 160 triệu đồng ha/năm, hay ở Lâm Đồng, bình quân cho mức lãi 250 - 300 triệu đồng/ha/năm từ sản xuất hoa. Theo Viện Nghiên Cứu Rau Quả thì hiện nay lợi nhuận thu được từ 1 ha trồng hoa cao hơn 10 - 15 lần so với trồng lúa và 7 - 8 lần so với trồng rau. Gần 90% các loài hoa được trồng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ở trong nước, tuy nhiên thị trường xuất khẩu cũng đang tăng nhanh với 1 số loại hoa đặc thù của Việt Nam (hoa sen, hoa nhài và một số loài hoa mà các nước ôn đới trồng khó khăn trong mùa Đông như hồng, cúc...). Ngành hoa Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả trong sản xuất, thị trường hoa tiêu thụ ngoài đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng trong nước mà còn đạt được giá trị xuất khẩu. Riêng lượng hoa xuất khẩu của công ty sản xuất hoa Hasfarm 100% vốn nước ngoài ở Đà Lạt đã đem lại doanh thu trên 4 triệu USD/năm. Theo phân tích của các chuyên gia, nhu cầu tiêu thụ hoa sẽ ngày càng tăng cả ở thị trường trong nước lẫn quốc tế. Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, Việt Nam có kế hoạch phát triển diện tích trồng hoa lên khoảng 10.000 ha, với sản lượng 3,5 tỷ cành và đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 60 triệu USD vào năm 2010. Theo đó, một số vùng sản xuất chính đã được quy hoạch, gồm Hà Nội, TP.HCM, Sapa (Lào Cai), Đà Lạt, Đức Trọng (Lâm Đồng), Hải Phòng, Vĩnh Phỳc, Thỏi Bỡnh… 2.3. Tình hình sản xuất hoa lily trên thế giới và Việt Nam 2.3.1. Tình hình sản xuất hoa lily trên thế giới Hoa lily là một trong những loại hoa được ưa chộng nhất thế giới và là một trong 6 loại hoa cắt phổ biến và có giá trị nhất là hoa hồng, cúc, phăng, lay ơn, đồng tiền và lily. Theo Đặng Văn Đông – Đinh Thế Lộc (2003) [8], Hà Lan là nước xuất khẩu hoa lớn nhất thế giới, chiếm tới 64,8% thị trường, trong các loài hoa nổi tiếng được xuất khẩu từ Hà Lan có hoa lily. Năm 1997, Hà Lan có 356 ha hoa lily, đứng thứ hai sau hoa tuylip về tổng diện tích hoa cắt trồng bằng củ. Hiện nay mỗi năm trồng 18.000 ha hoa lily trong đó xuất khẩu 70%. Những năm gần đây Hàn Quốc là một trong những nước phát triển nghề trồng hoa mạnh, lượng xuất khẩu lớn nhất khu vực Đông Bắc Á. Theo thống kê năm 2002 Hàn Quốc có 15.000 ha trồng hoa giá trị sản lượng đạt 700 triệu USD, gấp 8 lần năm 1989. Trong đó, lily là loại cây có hiệu quả kinh tế cao nhất trong các loại hoa ở hàn Quốc. Công nghệ sản xuất hoa lily cắt cành ở Đài Loan rất tiên tiến, năm 2001 nước này đó cú 490 ha trồng hoa lily, trong đó xuất khẩu đạt 7,4 triệu USD. Ở châu Phi, Kenia là nước xuất khẩu hoa lớn nhất, hiện nay nước này có 3 vạn nông trường với 2 triệu người trồng hoa, chủ yếu là hoa phăng và lily. Ngoài các nước kể trờn còn có nhiều nước trồng hoa lily lớn như khác như Ý, Mỹ, Đức, Mờhicụ, Cụlụmbia, Israel… 2.3.2. Tình hình sản xuất hoa lily ở Việt Nam Lily là một trong các loại hoa cắt cành có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên hiện nay ta vẫn chưa chủ động sản xuất được củ giống, hầu hết các giống lily trồng ở Việt Nam chủ yếu được nhập từ Hà Lan, Đài Loan hoặc Trung Quốc. Theo Đặng Văn Đông - Đinh Thế Lộc (2003) [8], Đà Lạt là nơi hiện đang có diện tích trồng lily nhiều nhất so với các địa phương khỏc trờn cả nước chiếm khoảng 8% trong tổng diện tích trồng hoa, còn ở Hà Nội, Hải Phòng chỉ mới trồng mang tính chất thử nghiệm. Tình hình phát triển hoa lily ở Đà Lạt khá thuận lợi, một phần do thiên nhiên ưu đãi cho sự phát triển của các giống hoa nói chung và cho hoa lily nói riêng, một phần do kỹ thuật trồng hoa ở Đà Lạt tương đối cao nên sinh trưởng phát triển khá tốt. Hiện nay lily đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho một số công ty hoa ở Đà Lạt. * Hiệu quả của trồng hoa lily Sorbonne đối với sản xuất hiện nay. - Hiệu quả kinh tế trực tiếp Theo kết quả thu thập của Viện Nghiên cứu Rau quả, hiệu quả kinh tế trực tiếp đem lại cho các hộ nụng dân, doanh nghiệp từ trồng lily là rất cao. Lãi thuần thu được từ trồng lily trung bình đạt khoảng 250 triệu/1.000 m2/năm, như vậy chỉ tính trong năm 2009, người dân và doanh nghiệp ở miền Bắc Việt Nam đã thu lãi được từ trồng hoa lily (chủ yếu là giống Sorbonne) khoảng 20 tỷ đồng. - Hiệu quả gián tiếp + Từ chỗ ở miền Bắc Việt Nam năm 2002 trở về trước chưa trồng được hoa lily, phải nhập hoàn toàn từ Trung Quốc hoặc từ Đà Lạt, đến nay đã tự sản xuất và cung cấp được số lớn hoa lily cho nhu cầu thị trường, bên cạnh đú cú thời điểm hoa lily trồng tại miền Bắc Việt Nam còn xuất khẩu sang Trung Quốc. + Góp phần nâng cao nhận thức về sản xuất nông nghiệp theo phương thức công nghiệp, giúp người dân thay đổi dần phương thức canh tác lạc hậu, nhanh chóng tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến để sản xuất các chủng loại hoa có giá trị cao. + Thông qua các mô hình sản xuất hoa lily, đã tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, doanh nghiệp và góp phần thực hiện có kết quả chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng của Đảng và Nhà nước [1]. * Triển vọng nghề trồng hoa lily Ngày nay, đời sống người dân đã được nâng cao, nhu cầu hoa tươi ngày càng lớn. Ở Hà Lan bình quân mỗi người mỗi năm tiêu thụ 150 cành hoa các loại. Pháp 80 cành, Anh 50 cành, Mỹ 60 cành, Việt Nam chỉ có 4,5 cành. Như vậy tiềm năng thị trường hoa ở Việt Nam còn rất lớn Hoa lily cắt cành mới phát triển gần đây nhưng có dáng đẹp, mùi thơm quý phái, mầu sắc hấp dẫn quanh năm có hoa, được rất nhiều người ưa chuộng do vậy nhu cầu tiêu dùng sẽ ngày càng cao. Hiện nay, ở Việt Nam hoa lily được xếp vào loại hoa cao cấp, thường đắt gấp 10 – 15 lần so với các loại hoa cúc, hồng, cẩm chướng, hồng môn, chỉ sau phong lan, địa lan. Vì bán được giá cao nên việc trồng lily đang thu hút lớn các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước, chính vì thế nghề này rất có triển vọng phát triển (Đặng Văn Đông - Đinh Thế Lộc, 2003) [8]. 2.4. Tình hình nghiên cứu hoa lily trên thế giới và ở Việt Nam 2.4.1. Tình hình nghiên cứu hoa lily trên thế giới Năm 1960 Suker đã nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng lam, đỏ, hồng ngoại đến sự hình thành củ con của giống lily CasaBalanca, kết quả cho thấy tia hồng ngoại (FR) làm tăng số lượng củ con, tia đỏ (R) và tia tử ngoại có thể dẫn đến sự ngủ nghỉ của một số giống thuộc nhóm châu Á [5]. Beatic (1993) [15], đã nghiên cứu bảo quản lạnh của hoa lily trước khi trồng trong nhà lưới. Kết quả đối với các giống Asiatic hybrids cần bảo quản ở nhiệt độ 2 – 50C trong 6 – 10 tuần, cũn cỏc giống Oriental hybrids cần bảo quản ở nhiệt độ 2 – 40C trong 8 – 10 tuần. Joong Suklee, Young A Kim và Huyn Jin Wang (1996) [14], đã tiến hành xử lí lạnh củ hoa lily trong thời gian 2, 4, 6, 10 tuần ở nhiệt độ 50C đem trồng trong chậu và duy trì nhiệt độ ban đêm là 150C. Kết quả cho thấy củ giống sử lý trên 4 tuần làm củ nảy mầm nhanh hơn và cho ra hoa sớm hơn, 100% ra hoa và tăng số bụng trờn một cây. Theo Chen và cộng sự (2002) [16], thống kê gần 60 loài và 18 giống phân bố ở Trung Quốc, chiếm 50% tổng số giống hoa lily của thế giới, gần đây họ nghiên cứu 12 loài có sức chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của Trung Quốc để phục vụ sản xuất. Hiện nay trên thế giới, Hà lan là nước có công nghệ tạo giống và trồng lily tiên tiến nhất, mỗi năm tạo ra 15 – 20 giống mới và sản xuất 1,315 triệu củ giống lily cung cấp cho 35 nước khác nhau trên thế giới. Ở châu Á, công nghệ sản xuất hoa lily cắt cành ở Đài Loan cũng rất tiên tiến, trình độ canh tác còn cao hơn Hàn Quốc, chỉ kém Nhật Bản [8]. 2.4.2. Tình hình nghiên cứu hoa lily ở Việt Nam Ở Việt Nam, hoa lily được xếp vào loại hoa cao cấp, nhu cầu tiêu dùng loại hoa này ngày càng cao trong những năm gần đây. Hầu hết các giống hoa lily trồng ở Việt Nam chủ yếu được nhập từ Hà Lan, Đài Loan và Trung Quốc. Từ năm 2002 đến 2005, một số giống lily nhập nội từ Hà Lan đã được Viện Nghiên cứu Rau quả và Viện Di truyền Nông nghiệp trồng khảo nghiệm. Kết quả đã tuyển chọn được giống hoa lily Sorbonne phù hợp với điều kiện vụ Đông miền Bắc Việt Nam. Giống hoa lily Sorbonne đã được Bộ NN&PTNT công nhận là giống tạm thời. Giống này có đặc điểm: chiều cao cây trung bình từ 80 – 90 cm, số nụ hoa/cõy 5 – 7 nụ, cây sinh trưởng phát triển tốt, màu sắc hoa đẹp, cành cứng, ít sâu bệnh gây hại. Song song với việc khảo nghiệm sản xuất các giống hoa lily, Viện Rau Quả đã nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật thâm canh sản xuất hoa thương phẩm và cho kết quả: - Mật độ thích hợp trồng lily là 25 củ/m2 (khoảng cách 20 x 20 cm) và 20 củ/m2 (khoảng cách 25 x 20 cm). - Trong điều kiện miền Bắc Việt Nam nên áp dụng phương pháp xử lý mát củ giống trước khi trồng, trong đó thời gian xử lý mát trong kho lạnh ở nhiệt độ 120C – 130C trong 15 ngày giỳp cõy sinh trưởng, phát triển tốt, giảm hiện tượng chỏy lỏ và nụ hoa bị biến dạng. - Sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt để tưới nước cho lily trong nhà có mái che với chế độ tưới 30 phỳt/ngày là thích hợp nhất [1]. 2.4.2.1. Thời vụ trồng hoa lily Hoa lily là cây ôn đới, chủ yếu trồng ở các nước xứ lạnh nên với cỏc vựng cú khí hậu mát mẻ như SaPa, Mộc Châu, Tam Đảo, Đà Lạt… có thể trồng và cho thu hoạch quanh năm. Đối với các tỉnh vùng Đồng Bằng Sông Hồng chỉ nên trồng hoa lily vào vụ thu đông là thuận tiện nhất và sẽ cho hoa trong khoảng thời gian từ 20/11 đến 15/3 năm sau, tốt nhất trồng lily để thu hoạch vào dịp Tết nguyên đán (trồng trước Tết từ 95 - 97 ngày) và trồng để thu hoa vào dịp 8/3 (trồng trước 8/3 từ 105 – 107 ngày). Một số tỉnh miền núi phía Bắc, để thu hoạch vào dịp Tết nguyên đán thì trồng trước Tết 108 - 117 ngày và để thu hoa vào dịp 20/11 thì trồng trước từ 86 - 92 ngày (Đỗ Thị Lợi, 2009) [3]. 2.4.2.2. Giỏ thể và chậu trồng hoa Lily - Giá thể phải tơi xốp và có khả năng thoát nước tốt. Có thể phối trộn theo công thức gồm: 1 phần đất phù sa + 1 phần phân chuồng đã được ủ hoai mục và 2 phần xơ dừa đã được xử lý loại bỏ ta nanh trộn đều trước khi vào chậu hoặc tỉ lệ 1:1:1 gồm than bùn: chất mùn: nham thạch hay là đất vườn: than bùn: phân hoai mục trộn đều. - Chậu trồng có thể sử dụng các loại chậu gốm, chậu đất nung hoặc chậu nhựa với các kích cỡ khác nhau tùy theo cách chơi 1 cây, 3 cây, 5 cây hay 7 cây để lựa chọn cho phù hợp. Thông thường kích thước chậu có đường kính 25 cm, chiều cao 30 cm, đáy đục lỗ để thoát nước dễ dàng nhưng đường kính lỗ đáy không quá 3 cm (Đỗ Thị Lợi, 2009) [3]. 2.4.2.3 Kỹ thuật trồng, chăm sóc * Xử lý củ giống: Phân loại củ theo kích thước để trồng nhằm đảm bảo tính đồng đều của vườn lily sau này. Chọn những củ to (đường kính củ 12-15cm), đó lờn mầm sau khi đã qua xử lý lạnh để phá ngủ, cắt bớt rễ, chỉ chừa lại khoảng 1cm để kích thích cho củ nhanh ra rễ mới. Ngâm củ giống từ 5 - 10 phút trong dung dịch thuốc Daconil 75WP (pha 1 gói 10g trong 8 lít nước sạch) để trừ nấm bệnh, vớt ra để ráo nước rồi đem trồng vào chậu. * Cách trồng: Cho 1/2 giá thể vào chậu, đặt các củ ngay ngắn, mầm hướng lên trên. Tùy theo kích thước của chậu mà đặt củ cho phù hợp (chậu có đường kính 20 cm trồng 3 củ/chậu, 30 cm trồng 5 củ/chậu và 40 cm trồng 7 củ/chậu). Phủ tiếp giá thể cho kín mầm và tưới nhẹ cho đất nén giữ cố định vị trí củ rồi xếp các chậu thành hàng trên luống để tiện chăm sóc sau này. * Chăm sóc: Tùy theo độ ẩm trong nhà lưới, trong giá thể mà có chế độ tưới nước cho phù hợp. Lúc mới trồng tưới nhiều hơn sau đó giảm dần. Cứ 10 ngày bón thúc 1 lần bằng cách hòa 0,05kg phân NPK tổng hợp + 0,1kg phân lân trong 10 lít nước để tưới cho 40 chậu (loại 3 cây) hoặc 20 chậu (loại 5 cõy). Khụng bún rải trực tiếp phân gần gốc cây, tưới nước ngay sau khi bón để phân ngấm đều trong chậu hoặc phun nước nhằm rửa sạch phõn cũn bỏm trờn lỏ. Chú ý phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại kịp thời để đảm bảo năng suất và chất lượng hoa. Điều tiết nở hoa: Kết hợp giữa điều chỉnh nhiệt độ và ánh sáng cho phù hợp. Ngay sau trồng cần tiến hành che 1 lớp lưới đen ở phía trên để hạn chế ánh sáng trực xạ của mặt trời chiếu vào mầm. Khi cây xuất hiện nụ, bỏ lớp lưới đen để cây hấp thụ nhiều ánh sáng sẽ cho hoa to và màu đẹp. Khi trồng trong vụ đông, những ngày âm u, giá rét thì bỏ lớp lưới đen đồng thời quây nilon để giúp làm tăng nhiệt độ trong nhà trồng. Nếu cây phát triển chậm cần tăng nhiệt độ bằng cách quây nilon và thắp điện 4 giờ vào ban đêm cho đến khi thấy nụ hoa đủ tiêu chuẩn là được. Nếu cây phát dục sớm thì hạn chế bằng cách hạ nhiệt như cuốn nilon lên, tiến hành che lưới đen (Đỗ Thị Lợi) [3]. Biện pháp thúc hoa nở sớm vào mùa đông: Trong điều kiện vụ Đông ở miền Bắc Việt Nam, có thể áp dụng biện pháp tăng nhiệt độ (dùng nilon quõy kớn và thắp đèn vào ban đêm) hoặc phun chế phẩm Đầu Trâu 902 có tác dụng kích thích nở hoa sớm hơn từ 3 – 6 ngày, đồng thời giảm tỷ lệ hoa bị thui, nếu kết hợp cả tăng nhiệt độ và phun chế phẩm Đầu Trâu 902 có thể rút ngắn thời gian sinh trưởng của lily khoảng 8 ngày (Đặng Văn Đông và cộng sự, 2010) [1]. 2.4.2.4 Sâu bệnh hại hoa lily Theo Nguyễn Văn Tỉnh, 2008 [4], lily thường bị các loại sâu bệnh sau: • Sâu hại. + Rệp: Chủ yếu là rệp xanh đen, rệp bông. - Triệu chứng: Thường làm cho cây còi cọc, ngọn quăn queo, nụ bị thui, hoa không nở được hoặc dị dạng, thường gây hại nặng ở vụ Xuân Hè và Đụng Xuõn. - Phòng trừ: Sử dụng Karate 2,5 EC liều lượng 10 - 15 ml/bình 10 lít, Ofatox 400EC hoặc Supracide 40ND liều lượng 10 – 15 ml/bình 10 lít. + Sâu đục rễ, củ - Triệu trứng: Sõu ký sinh mặt ngoài rễ, củ, hút dịch rễ, ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây làm lá vàng, nghiêm trọng hơn là làm cho cây chết khô, gây hại chủ yếu vào lúc cây đang sinh trưởng hoặc cất trữ khô. - Phòng trừ: Không trồng lily liên tục trên một mảnh đất, cải tạo độ chua đất, khụng bún quá nhiều phân đạm, dùng thuốc Basudin rắc vào đất 1kg/sào Bắc Bộ. + Sâu hại bộ cánh vẩy (sâu khoang, sâu xanh, sõu sỏm) - Triệu trứng: Sâu tuổi nhỏ ăn phần thịt lá để lại lớp biểu bì phía trên. Sâu tuổi lớn ăn khuyết lá non, ngọn non, mầm non, khi cõy cú nụ sâu ăn đến nụ và làm hỏng nụ, hoa. Sâu chỉ phá hoại ở thời kỳ cây non. - Phòng trừ: Bắt thủ công bằng tay, thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, sử dụng Supracide 40 ND liều lượng 10 – 15 ml/bỡnh 8 lít, Pegasus 500 SC liều lượng 7 – 10 ml/bỡnh 8 lít, Ofatox 40 EC liều lượng 8 – 10 ml/bỡnh 8 lít. * Bệnh hại: Có hai nhóm bệnh gây hại cho hoa lily là bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm. • Bệnh truyền nhiễm: + Bệnh thối gốc, rễ - Triệu trứng: Gốc cây bị mềm, thối, có màu xanh tối, màu tro đen, rồi lan lên phía trên lá bị vàng, có khi lan tới thân làm thân bị cong queo, dũn góy. - Phòng trừ: Khử trùng, tiêu độc đất, dùng thuốc sát khuẩn phun vào đất lúc trồng, giữ cho đất thoát nước tốt, không được để cho đất ẩm ướt lâu. + Bệnh mốc tro - Triệu trứng: Bệnh nặng làm mất hoàn toàn giá trị của hoa, bệnh có ở lá nụ, hoa. Trờn lỏ thường thấy các đốm tròn, bầu dục, to nhỏ không đều màu nâu trong suốt, trời ẩm ướt sẽ lan rộng ra thành những vòng. - Phòng trừ: Không được tưới đẫm nước, không tưới lờn lỏ và để nước đọng ở rónh, dựng thuốc phun phòng: Fungaran 50 WP, Champion 75 WP liều lượng 15 – 20g/bỡnh 10 lít, phun 3 bình cho một sào Bắc Bộ. • Bệnh không truyền nhiễm: + Bệnh chỏy lá. - Triệu trứng: Xuất hiện khi nụ hoa chưa nở, những lá non xoăn lại về phía trong và sau đó một vài ngày, những nốt xanh, vàng, trắng xuất hiện làm giảm khả năng quang hợp. Nếu bệnh nặng thỡ cõy có thể bị chết. - Phòng trừ: Đảm bảo độ ẩm đất, trồng sâu vừa phải, lấy đất dày 4 – 5 cm, ở giai đoạn phân hóa hoa là giai đoạn mẫm cảm nhất, giữ cho nhiệt độ và ẩm độ không biến động lớn, tốt nhất là duy trì ẩm độ 75%, che nắng để giảm thoát hơi nước và tạo sự thông thông thoáng. +Bệnh rụng nụ và hoa bị mù. - Triệu trứng: Trong quá trình phát triển mầm hoa tự nhiên bị teo lại, khô và rụng. - Phòng trừ: Nguyên nhân chủ yếu là do dinh dưỡng không đủ, thiếu ánh sáng, độ ẩm không khí cao, pH không thích hợp và thiếu vi lượng, vì vậy cải thiện chiếu sáng, bổ sung dinh dưỡng, cải tạo đất... dùng chế phẩm STS để làm giảm rụng nụ. Phun vào lúc nụ dài 3 cm với nồng độ 0,1 mol/l. Phun kép 1 – 2 lần trong 1 tuần, Khắc phục hoàn toàn được rụng nụ và khô mầm hoa. 2.4.2.5 Bảo quản hoa * Thời gian thu hái. Thu hái tốt nhất khi nụ dưới cùng phình to và bắt đầu có mầu (nếu cành cú trờn 6 nụ thì nụ thứ 2 dưới cùng phình to và có màu). Dùng dao và kéo để cắt và cắt cách mặt đất 10 - 15cm. Sau khi cắt ngâm ngay cành hoa vào nước sạch khỏi bị mất nước. * Phân loại. Căn cứ vào độ dài cành, số nụ... mà phân cấp cho phù hợp. Sau khi phân cấp thì bó lại, cứ 10 cành thỡ bú vào một bó, bỏ lỏ sỏt gốc khoảng 10 cm, dùng dao sắc cắt bằng gốc và ngâm trong nước. * Bảo quản: Có hai phương pháp bảo quản hoa. - Bảo quản hóa chất: Sử dụng các dung dịch glucoza, sacaroza 3-5%, AgNO3, Chrysal RVB. - Bảo quản trong kho lạnh: Hình thức này hiện đại và hiệu quả nhưng chỉ có những cơ sở lớn mới có điều kiện áp dụng vì chi phí cho hệ thống bảo quản này là rất lớn. Cho các bó hoa vào thùng catton có đục lỗ thông khí. Nếu vận chuyển đi xa nờn dựng xe lạnh giữ ở mức 5 – 100C. 2.4.2.6. Kết quả nghiên cứu về độ cao mầm củ hoa lily Theo Triệu Tường Vân (2005) [2], nhiệt độ tốt nhất để trồng hoa lily trong giai đoạn đầu là 12 – 130C khi mầm dài khoảng 15 cm, rễ lúc này mới xuất hiện hoặc mới nhú dài 0,5 – 1 mm là đủ tiêu chuẩn trồng. Theo sự khuyến cáo của một số công ty sản xuất giống hoa lily, nhiệt độ thích hợp nhất của hoa lily trong giai đoạn đầu dao động trong khoảng từ 12 – 130C cho đến khi các bộ phận rễ đã thành thục. Nếu nhiệt độ thấp hơn trong thời gian đầu nó sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng không cần thiết và nếu nhiệt độ cao hơn 150C sẽ làm giảm chất lượng của củ giống. Theo Đặng Văn Đông - Đinh Thế Lộc [8], cũng trong cùng một giống thời gian xử lý lạnh khác nhau thì thời gian ra hoa cũng khác nhau: Giống Prominence xử lý 3 tuần thời gian cần cho ra hoa là 104 ngày, xử lý 6 tuần thời gian cần cho ra hoa là 88 ngày. PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiờn cứu - Đối tượng nghiên cứu : Giống hoa lily Sorbonne được nhập nội từ Hà Lan. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Địa điểm thí nghiệm: Tại khu công nghệ cao khoa Nông học, Trường ĐH Nông lâm Thỏi Nguyờn - Thời gian : Từ 01/7– 30/12/2010. 3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Nội dung Nghiên cứu ảnh hưởng của độ cao mầm củ đến năng suất, chất lượng hoa lily Sorbonne trồng chậu tại Thỏi Nguyờn. 3.2.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD). Thí nghiệm có 4 công thức, mỗi công thức có 3 lần nhắc lại. Mỗi ô thí nghiệm theo dõi 10 cây/1 lần nhắc lại. - Công thức thí nghiệm: Công thức 1: mầm cao 1 cm (đối chứng) Công thức 2: mầm cao 5 cm Công thức 3: mầm cao 10 cm Công thức 4: mầm cao 15 cm Sơ đồ bố trí thí nghiệm. 1 2 3 4 4 1 2 3 3 4 1 2 - Mật độ 30 củ/m2 - Diện tích 1 m2/ô thí nghiệm 2.2.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 2.2.3.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng. Mỗi công thức thí nghiệm theo dõi 10 cây/lần nhắc lại, 10 ngày theo dõi một lần, gồm các chỉ tiêu sau: - Tỷ lệ mọc mầm của các công thức: Theo dõi toàn bộ số củ trên từng công thức thí nghiệm (%). Tỷ lệ mọc mầm = Số củ mọc mầm ì 100 Tổng số củ trồng - Thời gian mọc mầm (ngày): Theo dõi từ trồng tới 10%, 50% và 80% số củ mỗi công thức mọc mầm lên khỏi mặt giá thể trồng. - Thời gian từ trồng đến cõy cú nụ 10%, 50%, 80% (ngày) - Thời gian từ trồng đến cây có hoa thứ nhất có mầu (ngày): Từ trồng đến 10%, 50%, 80% số cây có hoa thứ nhất có mầu của từng công thức. - Ngày hoa hé nở (ngày): Theo dõi từ trồng đến 10%, 50%, 80% số cây có hoa hé nở trên từng công thức. - Ngày hoa thứ nhất nở hoàn toàn (ngày): Theo dõi từ trồng đến 10%, 50%, 80% số cây có hoa nở hoàn toàn của từng công thức. - Động thái tăng trưởng chiều cao của cây (cm): Đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng cao nhất. - Chiều cao cây ra nụ (cm): Đo từ mặt đất đến nụ đầu tiên của cây. - Động thái ra lỏ (lỏ/cõy): Đếm số lỏ trờn thân cây. - Đường kính thân (cm): Đo ở vị trí cách mặt đất 20 cm 2.2.3.2 Các chỉ tiêu về năng suất, chất lượng hoa - Số nụ/cây (nụ/cây) - Tỷ lệ nụ nở hoa/cõy ( % ): Tỷ lệ nụ nở hoa/cõy = Số hoa nở trờn cõy ì 100 Tổng số nụ trên cây - Năng suất thực thu (cành/m2): Số cành thu được của mỗi công thức/diện tích thí nghiệm của mỗi công thức. - Chiều cao cây hoa cuối cùng (cm): Đo từ phần thõn sỏt mặt đất đến đỉnh sinh trưởng cao nhất cây hoa khi thu hoạch. - Theo dõi độ bền hoa tự nhiên: khi hoa đầu tiên hé nở, xác định số ngày một hoa tồn tại (nở, héo, tàn), số ngày cả cành hoa tàn, mỗi lần nhắc lại theo dõi 3 cành. 2.2.3.3 Tình hình sâu bệnh - Theo dõi chủng loại sâu bệnh với tỷ lệ và mức độ hại theo phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật (Viện bảo vệ thực vật, 1997, 1999, 2000). Điều tra vào sáng sớm hoặc chiều râm mát, đếm tổng số sõu trờn toàn bộ các điểm điều tra (mỗi công thức điều tra theo dõi trên 10 cây ngẫu nhiên trên một lần nhắc lại, theo dõi 3 điểm), định kỳ 10 ngày theo dõi một lần cuốn chiếu, không lặp lại các điểm điều tra. Mức độ phổ biến được xác định theo công thức: MĐPB(%) = Tổng số điểm phát hiện ra sâu hại x 100 Tổng điểm điều tra Qua đó đánh giá: - Nếu dưới 5%, kí hiệu + (Rất ít) - Nếu từ 6% đến 15%, kí hiệu ++ (Ít) - Nếu từ 16% đến 50%, kí hiệu +++ (Trung bình) - Nếu trên 50%, kí hiệu ++++ (Nhiều) - Đối với sâu (rệp): Đánh giá theo 4 mức độ: * Mức độ lẻ tẻ (rất nhẹ, có từ một rệp đến một quần tụ rệp nhỏ trờn lỏ) ** Mức độ phổ biến (nhẹ, xuất hiện một vài quần tụ rệp trờn lỏ) *** Mức độ nhiều (rệp có số lượng lớn, không nhận ra quần tụ) **** Mức độ rất nhiều (rệp có số lượng lớn, đông đặc, ảnh hưởng tới tất cả lỏ, thõn) - Đối với bệnh: Đánh giá theo 4 mức độ: + Mức độ nhẹ (tỷ lệ bệnh <10%) ++ Mức độ trung bình (tỷ lệ bệnh 10-25%) +++ Mức độ nặng (tỷ lệ bệnh 26-50%) ++++ Mức độ rất nặng (tỷ lệ bệnh trên 50%) 2.2.3.4 Hạch toán thu chi Tính toán thu, chi của từng công thức, tính toán lãi thuần thu được trên một đơn vị diện tích (1 sào Bắc Bộ). PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm khí hậu Thỏi Nguyên Thời tiết khí hậu là yếu tố rất quan trọng quyết định đến năng suất, phẩm chất cuối cùng của các loại cây trồng nói chung và cây hoa lily nói riêng. Thời tiết khí hậu tác động trực tiếp đến thời gian và sự sinh trưởng, phát triển của cây hoa. Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, người ta đã đưa hoa vào trồng trong nhà lưới để kiểm soát các yếu tố thời tiết. Tuy nhiên trong điều kiện sản xuất ở Việt Nam công nghệ nhà lưới thấp hoặc trung bình chưa có nhiều nhà lưới công nghệ cao nên chưa hoàn toàn điều khiển được các yếu tố thời tiết trong khi sản xuất, có chăng là khống chế, giảm thiểu một phần nhỏ tác động không thuận của thời tiết với cây trồng và hoa lily. Chính vì vậy, trong đề tài chúng tôi có tiến hành theo dõi, phân tích đặc điểm thời tiết khí hậu tỉnh Thỏi Nguyờn. Bảng 4.1: Diễn biến thời tiết khí hậu vụ Đụng Xuõn 2010 -2011 tại Thỏi Nguyờn Tháng Nhiệt độ TB (0C) Ẩm độ TB (%) Lượng mưa (mm) 9/2010 27,9 83 166,6 10 25,1 77 8,7 11 20,9 74 3,1 12 18,4 79 41,8 1/2011 11,9 73 4,4 2 17,8 82 10,8 (Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Thỏi Nguyờn) Qua bảng số liệu 4.1 cho ta thấy: Nhiệt độ trung bình trong cỏc thỏng trồng hoa (11/2010 – 2/2011) biến động từ 11,9 – 20,90C, trong đó cỏc thỏng 11 - 12/2010 và tháng 2/2011 nhiệt độ cao hơn 150C nên hoa lily sinh trưởng bình thường, riờng tháng 1/2011 nhiệt độ là 11,90C nằm trong khoảng nhiệt độ tối thấp sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng của hoa lily vì vậy cần phải có các biện pháp kỹ thuật để tăng nhiệt độ như tưới nước, tháo rỡ các vật cản ánh sáng, đặc biệt là thời kỳ cây ra nụ trong tháng 1/2011 phải quây nilon, thắp điện, che chắn giú… Với hoa lily trồng trong nhà lưới thỡ các biện pháp kỹ thuật này có hiệu quả cao hơn rất nhiều so với trồng ngoài trời. Về ẩm độ không khí trung bình của các tháng trồng hoa biến động từ 73 – 82%, nhìn chung không ảnh hưởng nhiều tới sinh trưởng và phát triển của cây lily. Trong đó, tháng 12/2010 (ẩm độ 79%) và tháng 1/2011 (ẩm độ 82%) rất thuận lợi cho cây sinh trưởng, cũn thỏng 11/2010 và tháng 1/2011 (73 – 74%) ẩm độ thấp hơn yêu cầu ẩm độ của hoa lily vì vậy nếu có điều kiện nên phun mù kết hợp với thông gió để tăng ẩm độ cho cây sinh trưởng tốt nhất. Về lượng mưa: Có sự phân bố không đều giữa cỏc thỏng dao động từ 3,1 – 41,8 mm. Tháng 11/2010 và tháng 1/2011 có lượng mưa rất thấp (3,1 và 4,1 mm), cỏc tháng còn lại lượng mưa có cao hơn, tháng 12/2010 lượng mưa tăng lên 41,8 mm và tháng 2/2011 là 10,8 mm. Nhỡn chung lượng mưa cỏc thỏng trồng hoa là thấp, tuy thí nghiệm được tiến hành trong nhà kớnh thỡ mưa không tác động nhiều đến cây hoa nhưng lượng mưa cũng là yếu tố tác động tới ẩm độ không khí ảnh hưởng đến cây hoa sinh trưởng và phát triển. 4.2 Ảnh hưởng của độ cao mầm củ đến khả năng mọc mầm của cây lily Sorbonne trồng chậu tại Thỏi Nguyờn Diễn biến mọc mầm củ thể hiện qua tỷ lệ mọc mầm củ và thời gian mọc mầm củ từ sau trồng tới khi mầm chòi lên trên mặt đất. Đánh giá diễn biến mọc mầm củ hoa lily Sorbonne trồng chậu cho phép chúng ta biết được khả năng sinh trưởng giai đoạn đầu của các công thức, từ đó chọn được công thức có tỉ lệ mọc mầm cao, thời gian mọc mầm ngắn. Đây là nền tảng cho cây sinh trưởng, phát triển tốt và đem lại giá trị kinh tế cao về sau. 4.2.1. Tỷ lệ mọc mầm củ của các công thức Tỷ lệ mọc mầm của củ giống có ảnh hưởng rất lớn tới lợi nhuận của người trồng hoa, củ giống hoa lily hiện nay còn rất đắt và giá thành sản phẩm hoa rất cao nên sẽ ảnh hưởng thu nhập của người trồng hoa nếu củ giống không mọc mầm hoặc cây chết dù tỷ lệ không nhiều. Qua theo dõi các công thức thí nghiệm chúng tôi thu được bảng kết quả sau: Bảng 4.2 Ảnh hưởng của độ cao mầm củ đến tỷ lệ mọc mầm củ của hoa lily Sorbonne thí nghiệm Chỉ tiêu Công thức Số củ trồng (củ) Số củ mọc mầm (củ) Tỉ lệ mọc mầm (%) 1. Mầm cao 1 cm (đ/c) 30 29 96,67 2. Mầm cao 5 cm 30 30 100 3. Mầm cao 10 cm 30 30 100 4. Mầm cao 15 cm 30 30 100 Qua bảng 4.2 cho thấy, cỏc công thức thí nghiệm có tỷ lệ mọc mầm biến động từ 96,67 - 100%. Trong đó, Cả ba công thức 2, 3, 4 có tỉ lệ mọc mầm cao nhất đạt 100%, thấp hơn là công thức 1 đối chứng có tỷ lệ mọc mầm đạt 96,67 %. 4.2.2. Thời gian mọc mầm củ của các công thức hoa lily Sorbonne thí nghiệm Thời gian mọc mầm củ là số ngày từ sau khi trồng tới khi 80% số củ mỗi công thức chòi lên mặt đất. Củ hoa lily Sorbonne là giống nhập nội có nguồn gốc ôn đới nên trong những tháng đầu sau khi trồng (tháng 10, 11) điều kiện nhiệt độ cao như đầu vụ Đụng Xuõn ở Miền Bắc thì sẽ có tác động không tốt tới sức mọc mầm của cây lily, nếu giảm được thời gian tác động của nhiệt độ cao tới mầm (giai đoạn mới trồng) thì chắc chắn sẽ hạn chế được ảnh hưởng không tốt này. Ngoài ra thời gian mọc mầm của củ lily còn có ảnh hưởng lớn tới sự sinh trưởng về sau của cây (tốc độ ra lá và chiều cao cây), do đó cũng có mối quan hệ logic với khả năng chống chịu với sâu bệnh hại. Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi có kết quả như sau: Bảng 4.3 Thời gian mọc mầm của cây lily Sorbonne ở cỏc công thức thí nghiệm Chỉ tiêu Công thức Thời gian mọc mầm… (ngày) Mức độ 10% 50% 80% 1. Mầm cao 1 cm (đ/c) 3 6 8 Chậm 2. Mầm cao 5 cm 1 3 4 Nhanh 3. Mầm cao 10 cm 1 1 1 Rất nhanh 4. Mầm cao 15 cm 1 1 1 Rất nhanh Qua bảng số liệu 4.3 ta thấy: Thời gian mọc mầm từ sau khi củ được trồng tới khi mầm mọc được 80% số cây của các công thức thí nghiệm biến động từ 1 – 8 ngày, trong đó công thức 3 và 4 có độ cao mầm củ là 10 và 15 cm, nên khi trồng độ sâu lấp củ 8 – 10 cm thì mầm củ mọc ngay lên trên mặt giá thể sau khi trồng do đó có thời gian mọc mầm nhanh nhất (1 ngày sau trồng) và có mức độ mọc mầm rất nhanh so với đối chứng, chậm nhất là công thức đối chứng với độ cao mầm là 1 cm nên phải mất 8 ngày mới có 80% cây mọc mầm lên khỏi mặt giá thể trồng. Công thức 2 có độ cao mầm củ là 5 cm có thời gian từ khi trồng tới 80% số cây mọc mầm mất 4 ngày. Như vậy có thể thấy độ cao mầm củ ban đầu trồng có ảnh hưởng lớn tới thời gian mọc mầm và tỉ lệ mọc mầm của cây hoa lily Sorbonne nhập nội (Hà Lan), các công thức có độ cao mầm củ là 10 và 15 cm có tỷ lệ mọc mầm và sức mọc mầm tốt nhất. 4.3. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lily Sorbonne ở các công thức thí nghiệm Vòng đời của một cây trồng là tổ hợp độ dài của các thời kỳ sinh trưởng và phát triển. Các giai đoạn này phụ thuộc vào tổ hợp của nhiều yếu tố như giống, điều kiện ngoại cảnh, chăm súc… Nghiên cứu thời gian sinh trưởng, phát triển của cây hoa lily là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá các công thức thí nghiệm và là căn cứ để xác định thời vụ trồng hợp lý, biết được đặc điểm thời gian của từng thời kỳ, giúp ta có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật để rút ngắn thời kỳ này hoặc kéo dài thời kỳ kia sao cho sao cho cây sinh trưởng, phát triển có lợi nhất và có thể thu hoạch đúng thời gian mong muốn. Qua theo dõi chúng tôi thu được kết quả bảng 4.4 Bảng 4.4 Ảnh hưởng của độ cao mầm củ đến các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lily Sorbonne trồng chậu tại Thỏi Nguyờn (Đơn vị: ngày) Chỉ tiêu Công thức Thời gian từ trồng đến ngày..... Xuất hiện nụ Nụ thứ 1 chuyển màu Hoa thứ 1 nở hoàn toàn 10% 50% 80% 10% 50% 80% 10% 50% 80% 1. Mầm cao 1 cm (đ/c) 28 31 33 104 107 112 110 113 114 2. Mầm cao 5 cm 23 25 27 103 107 100 108 110 112 3. Mầm cao 10 cm 20 23 25 97 100 102 103 106 107 4. Mầm cao 15 cm 20 22 23 93 95 97 98 100 102 Hình 4.1: Biểu đồ thời gian sinh trưởng, phát triển của các công thức hoa lily Sorbonne trồng chậu thí nghiệm tại Thỏi Nguyờn Qua số liệu bảng 4.4 và hình 4.1 cho ta thấy: - Thời gian từ khi trồng đến khi cây ra nụ 10% biến động từ 20 - 28 ngày, sớm nhất là công thức 3 (10 cm) và công thức 4 (15 cm) cây ra nụ sau trồng 20 ngày, tiếp đến là công thức 2 (5 cm) cây ra nụ sau trồng 23 ngày còn công thức 1 đối chứng (1cm) cây ra nụ muộn nhất sau 28 ngày. - Thời gian cây ra nụ đạt 80% của các công thức biến động từ 23 - 33 ngày, trong đó công thức 4 (15 cm) vẫn đạt tốc độ ra nụ sớm nhất 23 ngày sau trồng nên có khả năng ra hoa rất đồng đều và thu hoạch sớm, chậm nhất là công thức 1 đối chứng (1 cm) đạt 80% cây ra nụ sau 33 ngày trồng. Công thức 2 (5 cm) và công thức 3 (10 cm) đạt 80% cây ra nụ sau 25 - 27 ngày trồng. Theo dõi thời gian ra nụ của cỏc cõy giỳp ta xác định được thời gian cây chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sang giai đoạn phát triển, từ đó có chế độ chăm sóc bón thúc phù hợp để cho cây ra nụ nhiều, nụ to, tăng giá trị và phẩm chất cành hoa sau này. - Thời gian từ trồng tới khi 10% cõy cú nụ đầu tiên chuyển màu có sự chênh lệch khá lớn, biến động từ 93 - 104 ngày. Trong đó, công thức 1 (1 cm) đối chứng có nụ chuyển màu chậm nhất 104 ngày sau trồng, công thức có nụ chuyển màu sớm nhất là công thức 4 (15 cm) sau trồng 93 ngày và sớm hơn đối chứng là 11 ngày. Công thức 2 (10 cm) có 10% cõy cú nụ đầu tiên chuyển mầu sau 103 ngày, công thức 3 (10 cm) sau 97 ngày. - Thời gian từ trồng tới khi 80% cõy cú nụ đầu tiên chuyển màu của các công thức biến động từ 97 - 112 ngày, trong đó công thức 4 (15 cm) vẫn là sớm nhất (97 ngày) nên công thức này độ nở đồng đều sẽ cao nhất, tiếp đến là công thức 2 (5cm) là 100 ngày, công thức 3 (10 cm) với 102 ngày, còn lại chậm nhất là công thức 1 đối chứng với 112 ngày. Theo dõi thời gian ra nụ chuyển màu có ý nghĩa rất lớn với người trồng hoa lily đặc biệt sản xuất với tính chất hàng hóa cần theo dõi và cắt hoa khi nụ thứ nhất chuyển màu, thời gian sớm hay muộn có ảnh hưởng rất lớn đến giá trị của cành hoa, ảnh hưởng đến khả năng bảo quản, vận chuyển hoa đến nơi tiêu thụ. Do vậy theo dõi thời gian chuyển mầu có tính quyết định đến kế hoạch thu hái, bảo quản và vận chuyển tiêu thụ để đem lại giá trị cao nhất. - Thời gian từ trồng đến khi 10% cõy cú hoa thứ nhất nở hoàn toàn biến động 98 - 110 ngày. Trong đó, công thức 4 (15 cm) vẫn là sớm nhất sau 98 ngày trồng, tiếp đến là công thức 2 (5 cm) là 103 ngày, công thức 3 (10 cm) với 108 ngày, chậm nhất là công thức 1 đối chứng (1 cm) sau 110 ngày. - Thời gian từ trồng đến khi hoa thứ nhất nở đạt 80% của các công thức biến động từ 102 - 114 ngày. Cụng thức có hoa đầu tiên nở sớm nhất là công thức 4 sau 102 ngày và muộn nhất là công thức 1 đối chứng mất 114 ngày. Công thức 2 đạt 80% hoa nở sau 112 ngày và công thức 3 sau 107 ngày. Dựa vào kết quả thí nghiệm ở trên, qua so sánh giữa các công thức với công thức 1 đối chứng, chúng ta có thể thấy độ cao mầm củ đã ảnh hưởng đến các giai đoạn sinh trưởng của lily Sorbonne trồng chậu. Công thức 4 với độ cao mầm củ 15 cm là công thức có thời gian sinh trưởng ngắn nhất 102 ngày sau trồng và sớm hơn đối chứng 12 ngày. 4.4. Ảnh hưởng của độ cao mầm củ đến khả năng sinh trưởng của cây lily Sorbonne trồng chậu tại Thỏi Nguyờn 4.4.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của cây lily Sorbonne ở các công thức thí nghiệm Sự sinh trưởng của cây hoa lily là sự tăng trưởng của thân và lỏ, nờn động thái tăng trưởng chiều cao cây có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng sinh trưởng của cây trồng, đặc biệt với hoa lily cắt cành thì chiều cao cây có ý nghĩa rất lớn tới giá trị của hoa. Sự tăng trưởng chiều cao cây nhanh hay chậm là tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng của cây, điều kiện ngoại cảnh, chế độ chăm sóc và giống. Chiều cao cây chịu ảnh hưởng lớn của chiều dài đốt, trong điều kiện ánh sáng yếu ngày dài, nhiệt độ thấp và xử lý trước khi bảo quản lạnh lâu đều có tác dụng kéo dài đốt thân và ngược lại. Qua theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây giữa các công thức thí nghiệm từ khi mọc mầm cho tới khi chiều cao cây ổn định chúng tôi đã thu được kết quả thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.5 Động thái tăng trưởng chiều cao của cây lily Sorbonne ở các công thức thí nghiệm (Đơn vị:cm) Chỉ tiêu Công thức Thời gian sau trồng... ngày 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1. Mầm cao 1 cm (đ/c) 6,71 15,90 34,50 43,08 59,90 64,05 69,75 73,75 77,85 79,35 2. Mầm cao 5 cm 13,85 29,93 41,85 58,95 68,05 74,75 77,85 81,75 85,25 87,25 3. Mầm cao 10 cm 17,90 36,87 49,12 62,98 71,25 76,05 82,5 85,75 87,75 - 4. Mầm cao 15 cm 20,50 43,05 58,40 76,05 81,05 86,65 91,40 94,25 95,62 - CV(%) 1,60 LSD05 2,35 Hình 4.2 Biểu đồ động thái tăng trưởng chiều cao cây Qua kết quả bảng 4.5 và hình 4.2 cho thấy: Sau trồng 10 ngày, chiều cao cõy cú sự biến động từ 6,71 - 20,50 cm. Trong đó, công thức có chiều cao lớn nhất là công thức 4 (15 cm) với 20,5cm, công thức có chiều cao thấp nhất là công thức 1 đối chứng (1 cm) chỉ cao 6,7cm, công thức 2 (5 cm) cao 13,85 cm, công thức 3 (10 cm) có chiều cao 17,9 cm. Giai đoạn 20 ngày sau trồng, các công thức đều tăng chiều cao mạnh. Chiều cao cây ở ngày 20 các công thức tăng từ 2,1- 2,3 lần so với 10 ngày trước đó. Đến ngày 50 sau trồng công thức 4 (15 cm) vẫn đứng đầu với chiều cao cây lớn nhất 81,05 cm, tiếp đến là công thức 2 (5 cm) là 68,07 cm và công thức 3 (10 cm) với 71,22 cm, thấp nhất là công thức 1 đối chứng (1 cm) chỉ cao 59,9 cm. Giai đoạn 70 – 80 ngày sau trồng các công thức vẫn tăng trưởng nhưng tốc độ tăng chậm lại, hầu hết chiều cao cây của các công thức ở ngày 80 sau trồng chỉ tăng lên 3 cm so với 10 ngày trước đó. Công thức đạt chiều cao cây cuối cùng sớm nhất là công thức 3 (10 cm) đạt chiều cao 87,75 cm và công thức 4 (15 cm) đạt 95,62 cm sau trồng 90 ngày, còn công thức 1 đối chứng (1cm) với chiều cao 79,35 cm và công thức 2 (5 cm) với chiều cao 87,25 cm có chiều cao tối đa chậm nhất sau 100 ngày trồng. Như vậy ta có thể thấy, độ cao mầm củ lily đã ảnh hưởng đến động thái tăng trưởng chiều cao cây. Công thức có độ cao mầm củ 10 cm và 15 cm đó cú động thái tăng trưởng chiều cao nhanh nhất (90 ngày sau trồng), riêng công thức 4 đạt chiều cao cây cuối cùng cao nhất (95,62 cm) so với các công thức công thức thí nghiệm và đối chứng. 4.4.2.Động thái ra lá của lily Sorbonne trồng chậu ở các công thức thí nghiệm Lá là cơ quan quang hợp, biến đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành các chất dinh dưỡng cung cấp cho mọi nhu cầu của cây trồng, vì vậy thời gian ra lá (tốc độ ra lá), số lỏ trờn cõy ảnh hưởng rất lớn tới sự sinh trưởng của cây. Thời gian ra lá, số trờn cõy quyết định cõy đó nhanh hay chậm được cung cấp dinh dưỡng, nếu tốc độ ra lá nhanh thì bộ lá sẽ ổn định sớm nguồn dinh dưỡng sẽ được cung cấp sớm cây sẽ sinh trưởng nhanh và mạnh, còn số lỏ trờn cõy sẽ quyết định khối lượng dinh dưỡng mà cây được cung cấp nhiều hay ớt. Chớnh vì vậy, công thức nào có khả năng ra lá nhanh và nhiều thì sẽ có tiềm năng cho năng suất cao. Qua theo dõi động thái ra lá của các công thức thí nghiệm từ khi trồng cho tới khi bộ lá ổn định chúng tôi đã thu được kết quả bảng 4.6 Bảng 4.6: Động thái ra lá của cây lily Sorbonne ở các công thức thí nghiệm Đơn vị: Lỏ/cõy Chỉ tiêu Công thức Số ngày sau trồng... ngày 10 20 30 40 50 60 70 80 1. Mầm cao 1 cm (đ/c) 0,63 7,70 20,97 34,43 40,97 41,77 42,30 42,57 2. Mầm cao 5 cm 4,23 13,87 32,03 44,50 48,07 50,83 51,17 51,17 3. Mầm cao 10 cm 7,73 23,50 38,70 47,70 49,90 51,70 52,20 - 4. Mầm cao 15 cm 11,43 31,17 44,07 56,17 58,53 59,13 59,13 - CV(%) 2,70 LSD0.5 2,35 Hình 4.3: Biểu đồ động thái ra lá Qua kết quả bảng 4.6 và hình 4.3 cho ta thấy: Sau trồng 10 ngày, số lỏ có sự biến động từ 0,63 – 11,43 lá. Trong đó, công thức có số lá nhiều nhất là công thức 4 (15 cm) với 11,43 lá, công thức có số lỏ ớt nhất là công thức 1 đối chứng (1 cm) với số lá là 0,63 lá, công thức 2 (5 cm) có 7,23 lá, công thức 3 (10 cm) có 7,73 lá. Những ngày tiếp theo thứ tự ra lá của các công thức không có nhiều thay đổi, đáng chú ý là giai đoạn 20 – 30 ngày sau trồng số lá của các công thức thí nghiệm đều tăng rất nhanh. Công thức 1 đối chứng (1 cm) tăng nhanh nhất 2,7 lần (từ 7,7 lỏ lờn 20,97 lá), tiếp theo là công thức 2 (5 cm) tăng 2,3 lần (từ 13,87 lên 32,03 lỏ/cõy), công thức 3 (10 cm) tăng 1,7 lần, công thức 4 (15 cm) tăng 1,4 lần. Đến ngày 50 sau trồng, thứ tự ra lá của các công thức không có gì thay đổi, công thức 4 vẫn có số lá nhiều nhất 58,53 lá, thấp nhất vẫn là công thức 1 với 40,97 lá, công thức 2 có 48,07 lá và công thức 3 có 49,90 lá. Công thức đạt số lá tối đa sớm nhất là công thức 4 (với 59,13 lỏ/cõy) sau 60 ngày trồng. Công thức có số lá tối đa muộn nhất là công thức 1 (với 42,57 lỏ/cõy) sau 80 ngày trồng. Công thức 2 (với 51,17 lá) và công thức 3 (với 52,2 lá) đạt số lá tối đa sau 70 ngày trồng. Như vậy ta có thể thấy, độ cao mầm củ lily đã ảnh hưởng đến động thái ra lá. Công thức 4 có độ cao mầm củ 15 cm đó cú động thái ra lá nhanh nhất (sau trồng 60 ngày) và đạt số lá tối đa cao nhất trong các công thức thí nghiệm. 4.4.3 Ảnh hưởng của độ cao mầm củ đến một số đặc điểm sinh trưởng của lily Sorbonne trồng chậu tại Thỏi Nguyờn. Bảng 4.7: Một số đặc điểm sinh trưởng của lily Sorbonne trồng chậu ở các công thức thí nghiệm Chỉ tiêu Công thức Số lá (lỏ/cõy) Chiều cao cây hoa (cm) Chiều cao cây ra nụ (cm) Đường kính thân (cm) 1. Mầm cao 1 cm (đ/c) 42,57 79,35 41,6 0,8 2. Mầm cao 5 cm 51,17 87,25 43,5 1,2 3. Mầm cao 10 cm 52,20 87,65 44,2 1,1 4. Mầm cao 15 cm 59,13 95,62 48,5 1,1 CV (%) 2,70 1,60 2,50 4,50 LSD05 2,35 2,35 1,89 0,82 Qua số liệu bảng 4.7 cho ta thấy: - Số lỏ/cõy của các công thức thí nghiệm có sự khác nhau, biến động từ 42,57 – 59,13 lá. Trong đó, công thức 4 (15 cm) có số lá cao nhất với 59,13 lá và cao hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Thấp nhất là công thức 1 đối chứng (1 cm) đạt 42,57 lỏ/ cõy, công thức 2 (5 cm) và công thức 3 (10 cm) có số lá tương đương nhau và cao hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. - Chiều cao cây cuối cùng của các công thức có sự biến động từ 79,65 – 95,62 cm. Trong đó, công thức 4 có chiều cao cây cuối cùng cao nhất (95,62 cm) và cao hơn chắc chắn so với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Công thức 1 đối chứng có chiều cao cây cuối cùng thấp nhất trong các công thức (79,65 cm). Công thức 2 và công thức 3 có chiều cao cây cuối cùng tương đương nhau (87,25 cm và 87,65 cm) và cao hơn chắc chắn so với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. - Chiều cao cây khi ra nụ của các công thức thí nghiệm biến động từ 41,6 – 48,5cm. Công thức 4 (15 cm) có chiều cao cây ra nụ lớn nhất 48,5 cm và sai khác chắc chắn so với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%, công thức có chiều cao cây ra nụ thấp nhất là công thức 1 đối chứng (1 cm) chỉ cao 41,6 cm. Công thức 2 (5 cm) cao 43,5 cm và công thức 3 (10 cm) cao 44,2 cm cao hơn chắc chắn so với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. - Đường kớnh thân của các công thức thí nghiệm có sự biến động từ 0,8 – 1,2 cm. Qua sử lý thống kê cho thấy đường kính thân của các công thức thí nghiệm không có sự sai khác nhau. Dựa vào số liệu ở bảng trên ta có thể thấy, độ cao mầm củ đã ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của lily Sorbonne nhập nội (Hà Lan) trồng chậu tại Thỏi Nguyờn. Trong đó, công thức 4 có độ cao mầm củ 15 cm đã có số lá/cây, chiều cao cây cuối cùng và chiều cao cây ra nụ cao hơn hẳn các công thức thí nghiệm khác. 4.5 Ảnh hưởng của độ cao mầm củ đến năng suất, chất lượng của lily Sorbonne trồng chậu tại Thỏi Nguyờn 4.5.1 Ảnh hưởng của độ cao mầm củ đến năng suất của lily Sorbonne Bảng 4.8 Ảnh hưởng của độ cao mầm củ đến năng suất của lily Sorbonne trồng chậu tại Thỏi Nguyờn Chỉ tiêu Công thức Số nụ hoa (nụ/cõy) Tỷ lệ nụ nở hoa trờn cõy (%) Năng suất thực thu (cành/m2) 1. Mầm cao 1 cm (đ/c) 5,1 100 24 2. Mầm cao 5 cm 6,1 99,5 27 3. Mầm cao 10 cm 6,4 98,4 27 4. Mầm cao 15 cm 6,7 99,0 29 CV(%) 5,0 LSD05 0,53 Qua số liệu bảng 4.8 ta thấy: - Số nụ hoa/cõy của cỏc cụng thức thí nghiệm có sự biến động từ 5,1 – 6,7 nụ, trong đó công thức 4 (15 cm) có số/cây (6,7 nụ) cao nhất và cao chắc chắn so với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Thấp nhất là công thức 1 đối chứng (1 cm) có 5,1 nụ. Các công thức 2 (5 cm) và công thức 3 (10 cm) có số nụ lần lượt là 6,1 và 6,4 nụ, qua xử lý thống kê cho thấy tương đương nhau và cao hơn chắc chắn so với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. - Tỷ lệ nụ nở hoa của bốn công thức đều rất cao, dao động trong khoảng từ 98,4 – 100%, công thức có tỷ lệ nở hoa cao nhất là công thức 1 đối chứng đạt 100%, thấp nhất là công thức 3 với 98,4%. Công thức 2 có tỷ lệ nụ nở hoa đạt 99,5%, công thức 4 đạt 99%. - Năng suất thực thu của bốn công thức dao động từ 24 – 29 cành/m2. Trong đó, công thức 4 có năng suất thực thu cao nhất 29 cành/m2, thấp nhất là công thức 1 chỉ có 24 cành/m2. Công thức 2 và 3 có năng suất thực thu bằng nhau (27 cành/m2). Qua số liệu ở trên cho thấy, độ cao mầm củ đã ảnh hưởng đến năng suất của lily Sorbonne trồng chậu tại Thỏi Nguyờn. Công thức 4 với độ cao mầm củ 15 cm có số nụ/cõy, năng suất thực thu cao hơn các công thức có độ cao mầm củ 1cm, 5 cm, 10 cm. 4.5.2. Ảnh hưởng của độ cao nảy mầm đến chất lượng của hoa lily Sorbonne trồng chậu 4.5.2.1 Phân loại hoa Việc phân loại hoa là cơ sở rất quan trọng đánh giá giá trị của hoa và quyết định độ bền hoa, hoa cấp 1 sau đến cấp 2 có giá trị và độ bền cao hơn rất nhiều lần so với hoa cấp 3, vậy nên công thức nào có nhiều hoa cấp 1, cấp 2 công thức đó sẽ có năng suất, sản lượng hoa tốt nhất và giá trị cao nhất. Qua điều tra và tiến hành phân loại hoa theo số hoa trên cành chúng tôi thu được kết quả sau: Bảng 4.9 Ảnh hưởng của độ cao mầm củ đến tỷ lệ các loại hoa của lily Sorbonne trồng chậu tại Thỏi Nguyờn (Đơn vị: %) Chỉ tiêu Công thức Hoa loại 1 (≥ 6 hoa/cành) Hoa loại 2 (4-5 hoa/cành) Hoa loại 3 (≤ 3 hoa/cành) 1. Mầm cao 1 cm (đ/c) 36,70 46,60 16,70 2. Mầm cao 5 cm 70,0 23,0 7,0 3. Mầm cao 10 cm 73,30 26,70 0 4. Mầm cao 15 cm 80,0 20,0 0 Qua bảng 4.9 cho ta thấy, các công thức 2 (5 cm), công thức 3 (10 cm) và công thức 4 (15 cm) có phân cấp hoa rất tốt với tỷ lệ hoa loại 1 từ 70,0% trở lên và gần như không có hoa loại 3, chỉ duy nhất công thức 2 (5 cm) có 7,0% hoa loại 3. Các chỉ tiêu phân loại hoa của công thức 1 đối chứng (1 cm) kém nhất do hoa loại 1 chỉ có 36,70%, hoa loại 2 đạt 46,60%, còn hoa loại 3 chiếm 16,70 %. Như vậy, qua so sánh giữa các công thức với công thức 1 đối chứng, chúng ta có thể thấy độ cao mầm củ đã ảnh hưởng đến chất lượng hoa của lily Sorbonne trồng chậu tại Thỏi Nguyờn. Công thức có độ cao mầm củ 15 cm cho phân loại hoa tốt nhất (80% hoa cấp 1). 4.5.2.2 Độ bền hoa của các công thức thí nghiệm Vì là lily trồng chậu nên chỉ theo dõi độ bền hoa tự nhiên mà không theo dõi độ bền hoa cắt. Qua theo dõi độ bền hoa tự nhiên của các công thức thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả bảng 4.10 Bảng 4.10: Ảnh hưởng của độ cao mầm củ đến độ bền hoa tự nhiên của lily Sorbonne trồng chậu tại Thỏi Nguyờn (Đơn vị: Ngày) Chỉ tiêu Công thức Chớm màu nụ 1 đến nở bông thứ 1 Chớm màu nụ 1 đến nở cả cành Chớm màu nụ 1 đến tàn cả cành 1. Mầm cao 1 cm (đ/c) 3 18 24 2. Mầm cao 5 cm 3 19 26 3. Mầm cao 10 cm 3 19 26 4. Mầm cao 15 cm 3 21 28 Qua số liệu bảng 4.10 cho ta thấy: - Thời gian từ khi hoa chớm màu nụ 1 đến nở bông thứ nhất thì cả bốn công thức đều cùng nở sau 3 ngày nhưng thời gian từ chớm màu nụ 1 tới nở cả cành thỡ cỏc công thức có sự biến động từ 18 – 21 ngày, công thức 4 (15 cm) có thời gian dài nhất 21 ngày, còn thấp nhất là công thức 1 đối chứng (1cm) sau 18 ngày, công thức 2 (5 cm) và công thức 3 (10 cm) cùng nở cả cành sau 19 ngày. - Thời gian từ chớm màu nụ 1 đến tàn cả cành của bốn công thức dao động từ 24 – 28 ngày, công thức có thời gian dài nhất vẫn là công thức 4 (15 cm) với 28 ngày, tiếp đến là công thức 2 (5 cm) và công thức 3 (10 cm) cùng có 26 ngày và thấp nhất là công thức 1 đối chứng (1cm) chỉ có 24 ngày. Dựa vào kết quả thí nghiệm ở trên, qua so sánh giữa các công thức với công thức 1 đối chứng, chúng ta có thể thấy độ cao mầm củ ảnh hưởng đến độ bền của hoa lily Sorbonne trồng chậu. Công thức 4 có mầm củ 15 cm có số hoa trên cành nhiều nhất và phẩm chất cành hoa tốt nên độ bền hoa tự nhiên là dài nhất. 4.6. Tình hình sâu bệnh hại Sâu bệnh hại là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng của tất cả các loại cây trồng nói chung, đặc biệt với cây hoa, là cây đem lại sản phẩm để con người ngắm và thưởng thức. Nếu hoa bị sâu bệnh hại sẽ làm giảm giá trị của cả cành hoa, vì thế theo dõi thành phần, tỉ lệ và mức độ sâu bệnh hại có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định, lựa chọn củ cây giống có khả năng chống chịu được sâu bệnh, có khả năng phục hồi nhanh sẽ làm giảm đến mức thấp nhất sự phá hoại của sâu bệnh để cành hoa có giá trị và phẩm chất tốt nhất, giảm chi phí và bảo vệ sức khỏe con người. Qua theo dõi thực tế cỏc cụng thức thí nghiệm trong vụ Đông Xuõn vừa qua, chúng tôi đã thu được kết quả thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.11 Ảnh hưởng của độ cao mầm củ đến tình hình sâu bệnh hại của lily Sorbonne trồng chậu tại Thỏi Nguyờn Chỉ tiêu Công thức Bệnh hại Thối nhũn Chỏy lá 1. Mầm cao 1 cm (đ/c) ++ +++ 2. Mầm cao 5 cm + +++ 3. Mầm cao 10 cm ++ + 4. Mầm cao 15 cm + + Chú giải:+ Mức độ nhẹ ++ Mức độ trung bình +++ Mức độ nặng ++++ Mức độ rất nặng Qua bảng số liệu 4.11 cho ta thấy: - Bệnh thối nhũn: Công thức 2 (5 cm) và công thức 4 (15 cm) nhiễm bệnh ở mức độ nhẹ, còn hai công thức 1 đối chứng (1 cm) và công thức 3 (10 cm) nhiễm bệnh ở mức độ trung bình. - Bệnh cháy lá: Công thức 1 (1 cm) và công thức 2 (5 cm) bị nhiễm bệnh nghiêm trọng nhất với mức độ nặng, còn công thức 3 (10 cm) và 4 (15 cm) nhiễm bệnh nhẹ . Trong thí nghiệm vừa qua xuất hiện hai loai bệnh trên ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và giá trị của hoa lily Sorbonne trồng chậu tại Thỏi Nguyờn. Trong đó, duy nhất công thức 4 có độ cao mầm củ 15 cm chỉ bị nhiễm hai bệnh ở mức độ nhẹ, các công thức còn lại đều bị nhiễm một bệnh ở mức trung bình hoặc nặng. 4.7 Hạch toán kinh tế Bảng 4.12 Hạch toán kinh tế của các công thức hoa lily Sorbonne trồng chậu (trên một sào Bắc Bộ) thí nghiệm tại Thỏi Nguyờn Chỉ tiêu Công thức Tổng thu (đồng) Tổng chi (đồng) Lãi (đồng) Hiệu quả so với Đc (lần) 1. Mầm cao 1 cm (đ/c) 227.920.000 133.815.000 94.105.000 1,0 2. Mầm cao 5 cm 282.265.000 133.815.000 148.450.000 1,6 3. Mầm cao 10 cm 286.875.000 133.815.000 153.060.000 1,6 4. Mầm cao 15 cm 378.515.000 133.815.000 244.700.000 2,6 Qua bảng số liệu trên cho ta thấy: - Tổng thu của các công thức dao động từ 227,92 – 378,515 triệu đồng. Trong đó, công thức 4 có tổng thu lớn nhất 378,515 triệu đồng, tiếp đến là công thức 2 (282,265 triệu đồng) và công thức 3 (286,875 triệu đồng), thấp nhất là công thức đối chứng (227,92 triệu đồng). - Tổng chi của các công thức đều như nhau (133,815 triệu đồng), song lãi thu được của các công thức có sự khác biệt, dao động từ 94,105 – 244,7 triệu đồng. Trong đó, công thức 4 có số lãi lớn nhất thu được 244,7 triệu đồng và có hiệu quả so với đối chứng gấp 2,6 lần, thấp nhất là công thức 1 đối chứng với 94,105 triệu đồng. Các công thức 2 (148,45 triệu đồng) và công thức 3 (153,06 triệu đồng) có lãi thu được gần tương đương nhau và đều có hiệu quả so với đối chứng là 1,6 lần. Như vậy có thể thấy, độ cao mầm củ đã ảnh hưởng lớn tới hiệu quả kinh tế của lily Sorbonne trồng chậu tại Thỏi Nguyờn. Trong đó, công thức 4 có độ cao mầm củ 15 cm là công thức có hiệu quả kinh tế cao nhất so với các công thức khác. PHẦN 5 KấT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Sau khi theo dõi, nghiên cứu ảnh hưởng của độ cao mầm củ hoa lily Sorbonne thí nghiệm trồng chậu trong vụ Đụng Xuõn 2010 – 2011 tại Thỏi Nguyờn chúng tôi đã rút ra một số kết luận sau: - Độ cao mầm củ rút ngắn thời gian sinh trưởng lily Sorbonne trồng chậu. Trong đó, công thức 4 độ cao mầm củ 15 cm có thời gian từ trồng đến 80% cây có hoa thứ nhất nở hoàn toàn sớm nhất là 102 ngày và sớm hơn đối chứng là 12 ngày. - Độ cao mầm củ ảnh hưởng đến chiều cao cây hoa lily Sorbonne thí nghiệm. Trong đó, công thức 4 có độ cao mầm củ 15 cm có chiều cao cây hoa cao nhất đạt 95,62 cm và cao hơn công thức đối chứng (79,35 cm) là 16,27 cm. - Độ cao mầm củ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng hoa lily Sorbonne thí nghiệm. Trong đó, công thức 4 có độ cao mầm củ 15 cm đã có số nụ hoa/cõy cao nhất (6,7 nụ), năng suất thực thu cao nhất (29 cành/m2), độ bền hoa tự nhiên dài nhất (28 ngày) và hoa đạt chất lượng cao nhất (80% hoa loại 1) so với các công thức thí nghiệm khác. 5.2. Đề nghị - Nên sử dụng củ giống hoa lily Sorbonne nhập nội (Hà Lan) có độ cao mầm củ 15 cm vào sản xuất hoa trồng chậu trên địa bàn Thỏi Nguyờn. - Cần bố trí thí nghiệm ở các thời vụ trồng lily khác trong điều kiện sinh thái Thỏi Nguyờn để có kết luận chính xác hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước: Đặng Văn Đông, Nguyễn Văn Tỉnh, Bùi Thị Hồng, Trịnh Khắc Quang (2010). Báo cáo khoa học: “Kết quả tuyển chọn giống, xây dựng quy trình kỹ thuật và chuyển giao công nghệ trồng hoa lily Sorbonne”. Viện Rau Hoa Quả Việt Nam. Bùi Thị Hường Bích, Nguyễn Xuân Phong, Nguyễn Văn Nhân, Đặng Văn Đông, Đỗ Thị Lưu, Hoàng Thị Thúy Nga, Chu Thị Ngọc Mỹ, Lê Thị Thu Hương (2009). Báo cáo tổng kết kết quả dự án khoa học công nghệ: “Nghiên cứu tổ chức sản xuất và tiêu thụ hoa ứng dụng công nghệ cao. Bước đầu hình thành ngành sản xuất hoa ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Hà Tây (Hà Nội)” (trang 36). ThS. Đỗ Thị Lợi. “Kỹ thuật trồng hoa lily trong chậu”. Báo Nông Nghiệp Việt Nam số ra ngày 3/3/2009 Ths. Nguyễn Văn Tỉnh (2008), Viện Rau Quả Việt Nam. “Quy trình kỹ thuật trồng hoa lily áp dụng cho tỉnh Thái Nguyờn” Đào Thanh Vân, Đặng Thị Tố Nga (2007), “Giỏo trỡnh cõy hoa”. Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội. Hoàng Ngọc Thuận (2005), bài giảng, “Hoa và cây cảnh” lớp cao học KTTT K13 ĐHNN1 – Hà Nội. Nguyễn Thị Kim Lý (2005), bài giảng, “Kỹ thuật trồng hoa, cây cảnh”, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội. Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc (2003), “Cụng nghệ mới trồng hoa lily cho thu nhập cao”. Nxb Lao Động xã hội. Nguyễn Xuõn Linh (2002), giáo trình “Kỹ thuật trồng hoa, cây cảnh”, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội. Vũ Phạm Hồng Oanh, “Hương hoa hồng, hoa cảnh số 4” – Hội hoa lan, cây cảnh thành phố Hồ Chí Minh năm 1996 (trang 12). Đồng Văn Khiêm “Hoa cây cảnh Việt Nam và thị trường thế giới” – Tạp trí Việt Nam Hương Sắc số 25/1995. Tài liệu nước ngoài 12. Trần Thế Truyền (biên dịch). “Kỹ thuật sản xuất hoa Bách Hợp cắt cành”. Nxb Kỹ thuật Giang Tố (trang 9) Choosak Jompuk (1998). “Computer application in agronomy reseach Agronomy Department”. Faculty of Agricuture Kasetsart Univitsity pp. 221. Joong Suklee, Young A Kim và Huyn Jin Wang (1996). “Effect of vermalization on the growth and flowering of Asiatic hybrid lily” acta 414 ISHS. Pzz9 – 234. Beattic D.J.W. Whte (1993). “Lilium hybbrids and Species, In the physology of Flower bulbs, flsevier Amsterdam”, pp 423 – 428. ĐẠI HỌC THÁI NGUYấN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ KIấN CHUNG Tên đề tài: “NGHIấN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ CAO MẦM CỦ ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG HOA LILY SORBONNE TRỒNG CHẬU VỤ ĐễNG XUÂN 2010 - 2011 TẠI THÁI NGUYấN” LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Hoa viên cây cảnh Khoa : Nông học Lớp : 39 - HVCC Khóa học : 2007 - 2011 Giảng viờn hướng dẫn : Ths. Đặng Tố Nga Thỏi Nguyên, 2011 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT đ/c : Đối chứng. TB : Trung bình NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn MĐPB : Mức độ phổ biến TGST : Thời gian sinh trưởng ĐCMC : Độ cao mầm củ CV : Hệ số biến động LSD05 : Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95% LỜI NÓI ĐẦU Từ xưa, ông cha ta đó cú cõu “Học – Hành” đây là kinh nghiệm, là vốn quý về giáo dục mà thế hệ trước đã đúc kết để lại cho thế hệ sau. Học là học lý thuyết, lý luận rồi phải đem lý thuyết, lý luận đó vận dụng vào điều kiện thực tế cụ thể để kiểm chứng, đúc rút kinh nghiệm và phát triển lý thuyết. Trong giáo dục hiện đại của chúng ta, ở cấp học Đại học thì yêu cầu này càng quan trọng và thiết thực do đó trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu ở trường, Sinh viên được học lý thuyết trên giảng đường, trên thư viện, tự học ở nhà, hay từ người dân, song song với đó là Sinh viên được thực hành, thực tập giáo trình, nghiên cứu khoa học và quan trọng nhất là thực tập tốt nghiệp. Thực tập tốt nghiệp là thời gian dài nhất để Sinh viên được “hành”, nửa năm học cuối cùng là thời gian đủ dài để sinh viên độc lập làm việc, nghiên cứu trong điều kiện sản xuất thực tế tại cơ sở về ngành học. Những lần thực hành như thế thật sự thiết thực và bổ ích sẽ củng cố bổ xung kiến thức, tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng cho sinh viên. Sinh viên sẽ được học toàn diện không những giỏi về lý thuyết mà còn có kinh nghiệm, thạo kỹ năng trong điều kiện sản xuất thực tế. Để trở thành người công dân có ích cho xã hội, đóng góp kiến thức, trí tuệ vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của nước nhà. Là sinh viên lớp 39HVCC, khoa Nông Học, Trường Đại Học Nông Lâm Thỏi Nguyờn, cũng giống như những sinh viên khác, trước khi ra trường tôi cũng được Nhà Trường, Ban chủ Nhiệm Khoa Nông Học đã tạo điều kiện và cho phép được thực tập tốt nghiệp, chính vì vậy sau sáu tháng tiến hành nghiên cứu, tụi đó hoàn thành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của độ cao mầm củ đến năng suất, chất lượng hoa lily Sorbonne trồng chậu vụ Đông Xuân 2010-2011 tại Thỏi Nguyờn”. Có được kết quả như ngày hôm nay, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo trong khoa Nông học. Đặc biệt là cô giáo Ths. Đặng Tố Nga đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập. Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, do điều kiện thời gian và trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế nên bản luận văn khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi rất mong được nhận sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô giáo và bạn đọc cho bản luận văn của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Vũ Kiên Chung MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Sản xuất hoa ở các nước châu Á 11 Bảng 2.3 Tình hình nhập khẩu hoa một số nước trên thế giới. 12 Bảng 2.4 Diễn biến diện tích trồng hoa ở Việt Nam 13 Bảng 4.1: Diễn biến thời tiết khí hậu vụ Đông Xuân 2010 -2011 tại Thái Nguyên 27 Bảng 4.2 Ảnh hưởng của độ cao mầm củ đến tỷ lệ mọc mầm củ của hoa lily Sorbonne thí nghiệm 29 Bảng 4.3 Thời gian mọc mầm của cây lily Sorbonne ở các công thức thí nghiệm 30 Bảng 4.4 Ảnh hưởng của độ cao mầm củ đến các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lily Sorbonne trồng chậu tại Thái Nguyên 31 Bảng 4.5 Động thái tăng trưởng chiều cao của cây lily Sorbonne ở các công thức thí nghiệm 34 Bảng 4.6: Động thái ra lá của cây lily Sorbonne ở các công thức thí nghiệm 36 Bảng 4.7: Một số đặc điểm sinh trưởng của lily Sorbonne trồng chậu ở các công thức thí nghiệm 38 Bảng 4.8 Ảnh hưởng của độ cao mầm củ đến năng suất của lily Sorbonne trồng chậu tại Thái Nguyên 39 Bảng 4.9 Ảnh hưởng của độ cao mầm củ đến tỷ lệ các loại hoa của lily Sorbonne trồng chậu tại Thái Nguyên 41 Bảng 4.10: Ảnh hưởng của độ cao mầm củ đến độ bền hoa tự nhiên của lily Sorbonne trồng chậu tại Thái Nguyên 42 Bảng 4.11 Ảnh hưởng của độ cao mầm củ đến tình hình sâu bệnh hại của lily Sorbonne trồng chậu tại Thái Nguyên 43 Bảng 4.12 Hạch toán kinh tế của các công thức hoa lily Sorbonne trồng chậu (trên một sào Bắc Bộ) thí nghiệm tại Thái Nguyên 44 PHỤ LỤC SƠ BỘ HẠCH TOÁN THU CHI CỦA CÁC CễNG THỨC THÍ NGHIỆM 1. Chi phí cho mỗi công thức/1 sào bắc bộ STT Hạng mục đầu tư Đơn vị Số lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) 1 Củ giống Củ 7.530 14.000 105.420.000 2 Chậu trồng (ĐK 20 cm) Chậu 2510 2.500 6.275.000 3 Giá thể trồng bao 268 50.000 13.400.000 4 Thuốc sâu, bệnh 170.000 5 Công lao động 7.500.000 6 Vật tư, thuế, điện nước 500.000 7 Phân bón 550.000 Tổng 133.815.000 2. Phần thu của mỗi công thức cho 1 sào bắc bộ/1vụ. Giá bán hoa loại 1 là 45.000 đồng/ cành, loại 2 là 35.000 đồng/cành, loại 3 là 30.000 đồng/ cành. * Công thức 1( đối chứng): Tổng số củ trồng là: 7.530 củ/sào Tổng số cành thu là: 6.024 cành/sào Hoa loại 1 chiếm 36,70% = 2.211 cành. Hoa loại 2 chiếm 46,60% = 2.807 cành Hoa loại 3 chiếm 16,70% = 1.006 cành. Tổng thu: = (2.211ì45.000) + (2.807ì35.000) + (1.006ì30.000) = 227.920.000 đồng Lãi = Tổng thu – tổng chi = 227.920.000 - 133.815.000= 94.105.000 đồng. * Công thức 2: Tổng số củ trồng là: 7.530 củ/sào Tổng số cành thu là: 6.777 cành/sào Hoa loại 1 chiếm 70,0% = 4.744 cành. Hoa loại 2 chiếm 23,0% = 1.559 cành Hoa loại 3 chiếm 7,0% = 474 cành. Tổng thu: = (4.744 ì45.000) + (1.559ì35.000) + (474ì30.000) = 282.265.000 đồng Lãi = Tổng thu – tổng chi = 282.265.000 – 133.815.000= 148.450.000 đồng. * Công thức 3: Tổng số củ trồng là: 8.430 củ/sào Tổng số cành thu là: 6.777 cành/sào Hoa loại 1 chiếm 73,30% = 4.968 cành. Hoa loại 2 chiếm 26,70% = 1.809 cành Hoa loại 3 chiếm 0% = 0 cành. Tổng thu = (4.968ì45.000) + (1.809ì35.000) = 286.875.000 đồng Lãi = Tổng thu – tổng chi = 286.875.000 – 133.815.000= 153.060.000 đồng. * Công thức 4: - Tổng số củ trồng là: 8.430 củ/sào - Tổng số cành thu là: 7.279 cành/sào Hoa loại 1 chiếm 80,0% = 5.823 cành. Hoa loại 2 chiếm 20,0% = 1.456 cành Hoa loại 3 chiếm 0% = 0 cành. Tổng thu = (7.279ì45.000) + (1.456ì35.000) = 378.515.000 đồng Lãi = Tổng thu – tổng chi = 378.515– 133.815.000= 244.700.000 đồng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van chung.doc