Đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm Bio trong khẩu phần thức ăn đến sinh trưởng và khả năng phòng bệnh tiêu chảy ở lợn con giai đoạn từ 21-56 ngày tuổi

Tài liệu Đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm Bio trong khẩu phần thức ăn đến sinh trưởng và khả năng phòng bệnh tiêu chảy ở lợn con giai đoạn từ 21-56 ngày tuổi

doc58 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm Bio trong khẩu phần thức ăn đến sinh trưởng và khả năng phòng bệnh tiêu chảy ở lợn con giai đoạn từ 21-56 ngày tuổi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm Bio trong khẩu phần thức ăn đến sinh trưởng và khả năng phòng bệnh tiêu chảy ở lợn con giai đoạn từ 21-56 ngày tuổi PHẦN 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1.Vị trí địa lý Mỹ Lộc là một trong 9 huyện của tỉnh Nam Định, phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Nam giáp Thành phố Nam Định và huyện Vụ Bản và phía Tây giáp huyện Vụ Bản, phía Đông giáp tỉnh Thái Bình. Huyện Mỹ Lộc gồm có 10 xã và một thị trấn, huyện nằm ở nơi giao cắt giữa tỉnh Hà Nam, Thái Bình và thành phố Nam Định, đõy là điều kiện thuận lợi ban đầu, tạo cho huyện khả năng phát triển và giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội từng bước hoà nhập với nền kinh tế của tỉnh và khu vực. 1.1.1.2. Điều kiện khí hậu Mỹ Lộc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa được chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm 23,50C. Nhiệt độ cao nhất trong năm nằm ở tháng 6 và tháng 7 là 360C, thấp nhất là tháng 11 và 12 chỉ có 90C-100C. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1700-1800mm. Độ ẩm không khí trung bình từ 85%- 87%. 1.1.1.3. Điều kiện địa hình đất đai Mỹ Lộc là một huyện thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu màu mỡ. Diện tích đất tự nhiên của huyện là 72,7 km2 . Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp: đặc biệt là ngành chăn nuôi và trồng trọt. 1.1.1.4.Giao thông thuỷ lợi * Giao thông Trên địa bàn huyện có đường quốc lộ 21A, tuyến đường 10 và đường sắt Bắc Nam chạy qua. Giúp cho việc giao thông thuận tiện, góp phần cho sự phát triển nền kinh tế của huyện Mỹ Lộc. Những năm gần đõy, huyện đã cải tạo nõng cấp các tuyến đường liên xã, trong các xã và bê tông hoá toàn bộ đường liên thôn, đã đầu tư hàng chục tỷ đồng cho phát triển giao thông. * Thuỷ lợi Mỹ Lộc là một huyện đồng bằng chõu thổ sông Hồng, được bao bọc bởi 3 con sông lớn: sông Hồng, sông Đào và sông Chõu Giang đã là cơ sở cho việc trồng lúa và màu. Trên địa bàn huyện có rất nhiều hệ thống sông ngòi, mương máng chằng chịt rất thuận tiện cho việc giao thông vận tải và phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp. Hiện nay các kênh mương đang được bê tông hoá và trong những năm tới xõy thêm các trạm bơm đảm bảo tưới tiêu cho nông nghiệp ngày càng tốt hơn. 1.1.2.Điều kiện kinh tế xã hội - Dõn cư: Huyện Mỹ Lộc với diện tích tự nhiên là 72,7km2, dân số khoảng 66.000 người, là huyện có diện tích tự nhiên và đơn vị hành chớnh thấp nhất trong tỉnh. - Kinh tế: Mỹ Lộc là một huyện giáp thành phố Nam Định, giáp tỉnh Thái Bình và Hà Nam, là đầu mút giao thông quan trọng của tỉnh, việc phát triển kinh tế của huyện có ý nghĩa chiến lược trong sự phát triển kinh tế của tỉnh Nam Định. Do đó huyện đang từng bước đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, phát huy dân chủ, giữ vững kỷ cương, nâng cao năng lực lãnh đạo và hiệu quả công tác quản lý. Tập trung khai thác mọi nguồn lực xã hội, phát triển mạnh công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp dịch vụ, giữ vững truyền thống thâm canh, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, tạo sự chuyển biến tích cực về cơ cấu kinh tế theo hướng: công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Phát triển văn hóa – xã hội đồng bộ với phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, xây dựng huyện Mỹ Lộc trở thành huyện vững mạnh từng bước trở thành đô thị phía bắc của tỉnh Nam Định. Về nông nghiệp, huyện tập trung đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, xây dựng cỏc vựng sản xuất nông sản hàng hóa chuyên canh phù hợp với tiềm năng lợi thế về đất đai, khí hậu, lao động của địa phương, giữ vững truyền thống thâm canh, năng suất lúa đạt bình quân 120 tạ/ha/năm trở lên, đảm bảo an ninh lương thực. Tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật – công nghệ tiên tiến vào sản xuất, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ, hình thành sự liên kết nông nghiệp – công nghiệp - dịch vụ ngay trên địa bàn nông thôn. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại theo mô hình chăn nuôi tổng hợp. Về sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Huyện Mỹ Lộc đang tập trung chỉ đạo phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị và dịch vụ. - Về y tế: Việc chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho nhõn dõn được quan tõm tốt, chương trình tiêm phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em đạt kết quả tốt. Cơ sở vật chất được đầu tư nâng cấp, bổ sung trang thiết bị khám chữa bệnh, đội ngũ cán bộ y tế được bồi dưỡng đào tạo đáp ứng việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, 100% trạm y tế đó cú bỏc sỹ. 1.1.3. Trại chăn nuôi lợn ngoại tại xã Mỹ Tõn. Trại chăn nuôi lợn ngoại tại xã Mỹ Tõn nằm trên địa bàn xã Mỹ Tõn huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định là trại chăn nuôi tư nhân với quy mô nhỏ, chăn nuôi theo hướng công nghiệp. Trại nằm ở vị trí gần đường 10, rất thuận lợi cho việc vận chuyển thức ăn và tiêu thụ sản phẩm. Trại nằm gần các kênh mương thoát nước của cánh đồng. Khu vực xung quanh trại Mỹ Tõnlà đất trồng màu và lúa của nhân dân trong xã nên có điều kiện khí hậu thuận lợi. Nghề chính của nông dõn là trồng màu và trồng lúa nước kết hợp với chăn nuôi gia súc gia cầm với quy mô nhỏ lẻ. Tuy nhiên trong những năm gần đây được sự quan tâm của đảng bộ huyện, xã, ngành chăn nuôi đang từng bước phát triển, xuất hiện các trại chăn nuôi với quy mô vừa và nhỏ tập trung theo hướng công nghiệp. Trại chăn nuôi lợn ngoại với tổng diện tích là 2 ha trong đó đất dành cho chăn nuôi lợn là 1,4 ha, còn lại là diện tích dành cho trồng trọt. 1.1.3.1. Cơ cấu tổ chức của trại Trại chăn nuôi lợn ngoại tại xã Mỹ Tõn huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định được thành lập từ năm 2003 là trại chăn nuôi tư nhân với quy mô nhỏ, chăn nuôi theo hướng công nghiệp, số lượng lao động trực tiếp có 3 người với trình độ trung cấp, ngoài ra chủ trại thường xuyên theo dõi quản lý tình hình sản xuất của trại. 1.1.3.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật Trại chăn nuôi lợn ngoại với tổng diện tích là 2 ha với hệ thống chuồng trại như sau: Gồm 4 khu chuồng nuôi, 1 nhà kho và 1 nhà ở cho công nhân, xung quanh có tường bao, trước cửa ra vào có 1 phòng tiếp khách và hố sát trùng. Tất cả hệ thống chuồng trại được xây dựng theo hướng công nghiệp có đầy đủ các trang thiết bị trong chăn nuôi lợn như: máng ăn, máng uống tự động, có hệ thống thoỏt phõn và nước thải đảm bảo sạch sẽ cho lợn, nền chuồng thoáng mát, có hệ thống thông gió, hệ thống làm mát, hệ thống che chắn và mái nhà đảm bảo ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè. Nước dùng trong trại chủ yếu được lấy từ nguồn nước ngầm thông qua hệ thống giếng khoan. Nước uống cho lợn được lọc sau đó mới được đưa vào hệ thống ống dẫn, còn nước tắm cho lợn và rửa chuồng được lấy trực tiếp. Các công trình phụ trợ: nhà kho chứa cám, kho chứa phõn, hệ thống giếng khoan, bể chứa nước…Hệ thống hầm bioga để xử lý phân. 1.1.3.3. Tình hình sản xuất * Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi. Hiện tại trại chăn nuôi có 30 con nái sinh sản, 2 đực giống. Toàn bộ lợn nái là Landrace và đực giống Yorshire, giống được nhập về từ công ty trách nhiệm hữu hạn CP. Toàn bộ lợn con đẻ ra được nuôi thành lợn thương phẩm. Trại chăn nuôi lợn chủ yếu xuất lợn thịt cung cấp cho khu vực, một phần rất ít cho xuất khẩu. *Tình hình sản xuất ngành trồng trọt. Ngoài chăn nuôi lợn ra trại lợn xã Mỹ Tõn còn dành một diện tích khá lớn để trồng các loại cây ăn quả như chuối, cây lấy củ như sắn và một số cây bóng mát khác. 1.1.4. Đánh giá chung 1.1.4.1. Thuận lợi + Trại được xây dựng có vị trí, địa hình và giao thông thuận lợi cho việc giao lưu, buôn bán. Có hệ thống chuồng trại, trang thiết bị hiện đại thuận lợi cho đàn lợn sinh trưởng và phát triển. + Đội ngũ công nhân nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm cao, lao động sáng tạo. + Đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển trồng trọt. + Nằm gần khu vực đông dân cư thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. + Được sự quan tâm của uỷ ban nhõn xó tạo điều kiện cho sự phát triển của trại. 1.1.4.2. Khó khăn + Khí hậu mang tính nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, độ ẩm không khí luôn cao, sự chênh lệch nhiệt độ giữa 2 mùa khá lớn, là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát triển. + Đây là trại chăn nuôi tư nhân nên huy động nguồn vốn là hết sức khó khăn. + Giá thành sản phẩm luôn biến động, dịch bệnh diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến thu nhập của người chăn nuôi. 1.2.NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 1.2.1.Nội dung thực tập tốt nghiệp * Nội dung phục vụ sản xuất Sau khi tiếp cận với cơ sở thực tập, căn cứ vào tình hình sản xuất của trại, vận dụng kiến thức đã học trong nhà trường vào thực tế sản xuất, kết hợp học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước nhằm góp phần vào sự phát triển của ngành chăn nuôi cũng như củng cố, trang bị thêm kiến thức cho bản thân. Xuất phát từ thực tế trờn tụi thực hiện một số công việc như sau: - Công tác chăn nuôi: + Tìm hiểu về quy trình chăn nuôi các loại lợn: lợn nái, lợn con theo mẹ, lợn đực, lợn thịt. + Tham gia các công tác chăn nuôi các loại lợn: lợn nái, lợn con theo mẹ, lợn con cai sữa đến 56 ngày tuổi. - Công tác thú y: + Tiờm phũng vácxin cho đàn lợn theo định kì. + Chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn. + Vệ sinh sát trùng chuồng trại theo định kì. * Đề tài nghiên cứu khoa học Kết hợp với việc thực hiện những công việc trong nội dung phục vụ sản xuất chúng tôi đã tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học: " Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm Bio trong khẩu phần thức ăn đến sinh trưởng và khả năng phòng bệnh tiêu chảy ở lợn con giai đoạn từ 21-56 ngày tuổi” 1.2.2. Biện pháp thực hiện Để thu được kết quả trong thời gian thực tập và thực hiện tốt những nội dung trên bản thân tụi đó đưa ra một số biện pháp để thực hiện như sau: + Tuân thủ nội quy của khoa, trường, trại và yêu cầu của giáo viên hướng dẫn. + Tham khảo một số tài liệu thống kê vật nuôi tại các cơ sở. + Tích cực tham gia học hỏi kiến thức kinh nghiệm của các cán bộ chuyên ngành thú y cơ sở, ở những người chăn nuôi. + Vận dụng những kiến thức lý thuyết mà bản thân tụi đó được học ở trường để đưa vào thực tiễn sản xuất. + Thực hiện đúng kĩ thuật, bám sát địa bàn, đi sâu kiểm tra, tìm hiểu nguyện vọng của quần chúng nhân dân về lĩnh vực chăn nuôi thú y. + Phỏng vấn điều tra, theo dõi các chỉ tiêu nằm trong phạm vi chuyên môn mà mình quan tâm. + Hàng ngày ghi chép nội dung và kết quả công việc. 1.3. KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT Được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn, sự quan tâm tạo điều kiện và sự giúp đỡ của trường trại cũng như các công nhân trong trại cộng với sự nỗ lực của bản thõn, lũng say mê nghề nghiệp, trong thời gian thực tập vừa qua tôi đã thu được một số kết quả nhất định. Tuy chưa nhiều song nú đó giỳp tụi phần nào khẳng định được mình và nâng cao chuyên môn nghề nghiệp của bản thân, vững bước trên con đường mỡnh đó chọn sau này. 1.3.1. Công tác chăn nuôi - Chăm sóc quản lý lợn nái chửa: Chăm sóc lợn nái mang thai hết sức quan trọng: Yêu cầu là phải đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho bào thai phát triển bình thường đồng thời nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phối giống, sức khoẻ cũng như khối lượng con sơ sinh sau này. Thức ăn sử dụng cho lợn nái mang thai là thức ăn Anco S51 do công ty liên doanh dinh dinh dưỡng nông nghiệp quốc tế sản xuất. Cho ăn 2 bữa một ngày. Hàng ngày tắm rửa, cọ chuồng cho lợn theo dõi phát hiện lợn bị bệnh và điều trị. Chăm sóc lợn nái nuôi con. Trước khi đưa lợn lên chuồng đẻ tắm rửa lợn sạch sẽ. Trước khi đẻ 1-2 ngày giảm 50% lượng thức ăn/ ngày và hôm đẻ cho lợn nhịn ăn. Trước khi lợn đẻ phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, đồ dùng có liên quan như: dụng cụ thú y, khăn mềm khô sạch, đốn tớm, lồng úm lợn con. Khi lợn nái đẻ xong cho uống nước ấm có pha muối vì khi đẻ lợn tiêu hao năng lượng làm mất nước và muối khoáng. Tiêm kháng sinh chống viêm Clamoxcin và tiêm Oxytoxin đẩy nhau thai ra. Lợn con sau khi đẻ ra cần tiến hành lau khô sạch sẽ, cắt rốn, bấm nanh và cắt đuôi và được sát trùng cẩn thận, sau đó cho lợn con bú càng sớm càng tốt. Nên cố định đầu vú cho lợn con bú, với lợn nhỏ, yếu thì cho bú vú trước và giữa ngực. 7 ngày tuổi tập cho lợn con ăn sớm thức ăn Anco U21. Thức ăn dành cho lợn 7 ngày tuổi đến 15kg do công ty liên doanh dinh dưỡng nông nghiệp quốc tế sản xuất. Khi lợn được 21 ngày tuổi chuyển lợn từ trên sàn xuống chuồng trệt nền bê tông. Khi chuyển xuống chuồng trệt cho ăn thức ăn Anco U21 đến 15kg thì chuyển sang chuồng nuôi thịt. Giai đoạn này do thay đổi điều kiện chuồng trại, thức ăn nhiều lần nên lợn thường mắc bệnh tiờu hoỏ do vậy cần thay đổi từ từ cho lợn thích nghi dần, chăm sóc theo dõi lợn cẩn thận. Bảng 1.1.Lịch tiêm phòng cho lợn con Tuổi(ngày) Vacxin Phòng bệnh/công dụng Cách dùng 7 Suyễn lần 1 Suyễn 2ml/con/tiêm 18 Dịch tả lần 1 Dịch tả 2ml/con 21 Suyễn lần 2+ PTH lần 1 Suyễn + PTH 2ml/con 28 PTH lần 2 PTH 2ml/con 35 Dịch tả lần 2 Dịch tả 2ml/con 60 Dịch tả lần 3 Dịch tả 2ml/con - Chăm sóc lợn thịt: Lợn con đến 30 kg thì chuyển sang chuồng nuôi lợn thịt. Chăm sóc lợn thịt tuy không đòi hỏi khắt khe như lợn con và lợn nái song quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng có ảnh hưởng lớn đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của lợn. Lợn thịt sử dụng thức ăn Anco U41 do công ty liên doanh dinh dưỡng nông nghiệp quốc tế sản xuất. 1.3.2. Công tác thú y - Cụng tỏctiêm phòng: Trong chăn nuôi với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” cho ta thấy phòng bệnh là khâu rất quan trọng trong quy trình kĩ thuật nó quyết định hiệu quả chăn nuôi. Trong thời gian thực tập tụi đó cựng cán bộ kĩ thuật và công nhân của trại tham gia công tác tiêm phòng cho đàn lợn của trại. + Đối với đàn lợn con được tiêm phòng định kỡ cỏc loại vácxin cụ thể như trên. + Đối với đàn lợn nái sinh sản tiến hành tiêm phòng định kỡ cỏc loạivac xin: Dịch tả, E.coli, LMLM, khô thai, viêm teo mũi… + Đối với đực giống tiêm định kỡ cỏc loại vácxin: Dịch tả, LMLM… - Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh: Trong quá trình chăm sóc hàng ngày chúng tôi theo dõi phát hiện bệnh kịp thời và có phương pháp điều trị đúng đắn sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Trong quá trình thực tập tụi đó gặp một số bệnh sau: + Bệnh lợn con phân trắng. Nguyên nhân: Do đặc điểm sinh lý của lợn con trong thời kì 3 tuần tuổi luôn luôn biến đổi nhất là hệ thống men tiờu hoỏ do vậy dễ bị nhiễm bệnh đường tiờu hoỏ gõy ỉa chảy. Do thời tiết thay đổi đột ngột đang nắng chuyển sang mưa nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, do chăm sóc nuôi dưỡng không tốt cho lợn mẹ và lợn con…đều là nguyên nhân dẫn đến lợn con bị phân trắng. Triệu chứng: Lợn con ỉa phân trắng sệt hoặc lỏng như sữa, mùi tanh, ở hậu môn những con tiêu chảy cú dớnh phõn. Nhỡn nền chuồng thấy nhiều bói phõn trắng: đối với những con tiêu chảy 3-4 ngày thấy xù lông, có con ỉa chảy quá sẽ bị chết, hoặc còi cọc. Điều trị: Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, giữ ấm cho lợn con, chăm sóc lợn mẹ đầy đủ… Dùng thuốc Baytril 0,5% cho uống 1ml/8-10kg TT kết hợp tiêm B.complex 2ml/5-10kgTT hoặc tiờm Enrofloxacin 1ml/20kg TT kết hợp tiêm B.complex 2ml/5-10kgTT. Thời gian điều trị 3-5 ngày liên tục. + Bệnh tiêu chảy lợn con. Nguyên nhân: Do vi khuẩn đường tiờu hoỏ gây nên, do thay đổi thời tiết, thay đổi thức ăn đột ngột… Triệu chứng : Lợn con bỏ ăn, hoặc ăn kém, mệt mỏi, cơ thể gầy yếu, lợn ỉa phân lỏng có khi toàn nước… Điều trị: Dùng No.TST 1ml/5-10kg TT. Kết hợp B.Complex liều 1ml/5-10kgTT. Điều trị liên tục trong 3-5 ngày. + Bệnh viêm phổi Nguyên nhân: Do vi khuẩn Mycoplasma gây nên kết hợp với một số vi khuẩn khác như Pasteurella, Streptococcus, Staphylococcus. Triệu chứng: Ho và thở từng cơn kéo dài vào sáng sớm hay chiều tối, nhất là ban đêm khi thời tiết lạnh hoặc sau khi ăn, sau khi vận động. Ăn ít, xù lông ra và niêm mạc xanh xao. Điều trị: Dùng Tylosin liều 1ml/5-10kg TT Kết hợp Vitamin ADE: 1ml/con. Điều trị liên tục 3-5 ngày. + Bệnh tụ huyết trùng Nguyên nhân: Do vi khuẩn Pasteurella suiseptica gây ra. Triệu chứng: Lợn bỏ ăn đột ngột, sốt cao 410C-420C, thở nhiều thóp bụng lại thở, mắt đỏ ngầu, sờ da thấy nóng. Điều trị: Halagin C tiêm với liều 2ml/10kgTT. Gentamycin: 10mg/1kgTT ngày tiêm 1 lần liên tục 2-3 ngày. + Bệnh viêm khớp Nguyên nhân: Do liên cầu khuẩn Streptococcus gây nên. Thông thường ở lợn khoẻ vi khuẩn này cư trú ở hạch Amidal hạch đường mũi của lợn, khi thời tiết lạnh làm cho sức đề kháng của lợn giảm thì bệnh dễ phát. Triệu chứng: Lợn đi khập khiễng, khớp mắt cá và khớp đầu gối sưng to, đỏ tấy lợn đau, ít di chuyển hoặc không di chuyển được. Điều trị: Dùng Clamoxcin với liều 1ml/10kgTT. Một mũi cho 72h, tiêm bắp. 1.3.3 Công tác khác + Trực đỡ đẻ cho lợn + Thiến lợn đực Bảng 1.1.Kết quả công tác phục vụ sản xuất STT Nội dung côngviệc Số lượng (con) Kết quả (an toàn/ khỏi) Số lượng (con) Tỷ lệ(%) 1 Công tác tiêm phòng An toàn - Dịch tả lợn - Suyễn lợn - Phó thương hàn - LMLM 250 210 227 32 250 210 227 32 100 100 100 100 2 Công tác điều trị bệnh Khỏi - Bệnh tiêu chảy lợn con - Bệnh viêm khớpở lợn - Bệnh viêm phổi ở lợn - Bệnh tụ huyết trùng lợn 109 4 15 7 109 4 13 6 100 100 86,66 85,7 3 Công tác khác An toàn - Trực lợn đẻ - Thiến lợn đực 9 100 9 100 100 100 1.4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1.4.1. Kết luận Qua thời gian thực tập tại trại chăn nuôi lợn ngoại tại xã Mỹ Tõn huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo của nhà trường, của cô giáo hướng dẫn với sự giúp đỡ tận tình của chủ trại, công nhân trong trại, tụi đó học hỏi được nhiều kinh nghiệm bổ ích đồng thời qua quá trình thực tập tụi đó có cơ hội được vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất,nhờ đú tụi đó hiểu biết thêm về nghề nghiệp của mình và rèn luyện cho mình tác phong của người lao động. Tuy thời gian thực tập rèn luyện chưa được nhiều nhưng qua đõy tụi thấy mình trưởng thành hơn về mọi mặt, giỳp tụi mạnh dạn, tự tin hơn vào khả năng của mình để hoàn thành công việc được giao, tăng thêm lòng yêu ngành, yêu nghề, cũng qua quá trình thực tập tôi nhận thấy bản thân mình cần phải cố gắng học hỏi kinh nghiệm của các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp đi trước nhiều hơn nữa. Kết hợp giữa lý thuyết đã học ở trường tôi thấy rằng việc thực tập tại cơ sở sản xuất là rất cần thiết với bản thân tôi cũng như tất cả các sinh viên trước khi ra trường. 1.4.2. Đề nghị Trong quá trình thực tập tại trại chăn nuôi lợn ngoại tại xã Mỹ Tõn huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định tụi cú một số ý kiến đề suất như sau: - Cần tiếp tục tiêm phòng đều đặn như hiện nay cho toàn bộ lợn của trại - Tiếp tục áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. - Cán bộ công nhân viên trong trại cần thực hiện đúng quy trình vệ sinh thú y hơn nữa để tăng cường sức đề kháng cho đàn lợn. - Mở rộng quy mô chuồng trại để chăn nuôi đạt hiệu quả hơn nữa. PHẦN 2 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tên đề tài: “Nghiờn cứu ảnh hưởng của chế phẩm Bio trong khẩu phần thức ăn đến sinh trưởng và khả năng phòng bệnh tiêu chảy ở lợn con giai đoạn từ 21-56 ngày tuổi” 2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Những năm gần đây cùng với sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, ngành chăn nuôi thú y đang từng bước phát triển và áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm chăn nuôi của xã hội, góp phần đưa nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển. Chăn nuôi lợn chiếm một vị trí hết sức quan trọng vì nó là một nguồn cung cấp thực phẩm với sản lượng cao và chất lượng tốt cho người tiêu dùng, là nguồn cung cấp phõn bún lớn cho ngành trồng trọt và các sản phẩm phụ như da, mỡ… cho ngành công nghiệp chế biến. Tuy nhiên hiện nay, chăn nuôi lợn ở nước ta vẫn đứng trước nhiều khó khăn như: những thông tin khoa học, kỹ thuật về chăn nuôi lợn chưa nhanh chóng, kịp thời đến được với người dõn ở mọi vùng đất nước. Những hiểu biết của người dõn về phương pháp chăn nuôi cũng như phòng chống dịch bệnh cho lợn cũn nhiều hạn chế, vì vậy lợn chậm lớn, mắc nhiều dịch bệnh, đặc biệt là sự xuất hiện của dịch bệnh truyền nhiễm như tai xanh ở lợn, LMLM… Bệnh phát ra hàng loạt và lây lan thành những ổ dịch lớn trên cả nước, dẫn đến thiệt hại rất lớn cho ngành chăn nuôi lợn. Để tăng nhanh sự phát triển của đàn lợn cả về số lượng và chất lượng, nhằm đáp ứng nhu cầu thịt trong nước và xuất khẩu, cần áp dụng những biện pháp kĩ thuật mới vào chăn nuôi lợn để đạt kết quả cao. Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu và đã tỡm ra được một số chế phẩm bổ sung vào khẩu phần thức ăn cho lợn để nhằm đạt được những kết quả trong đó chế phẩm Bio là loại chế phẩm với thành phần: vitamin A, Vitamin D3,Vitamin E, Lactobacilus, Lysin. Nó kích thích tiêu hoá, tăng trọng nhanh, tăng tớnh thốm ăn, hấp thụ thức ăn tốt, phòng ngừa tiêu chảy…Do công ty cổ phần Đất Việt sản xuất. Để đánh giá vai trò và tác dụng của chế phẩm Bio đến quá trình sinh trưởng của lợn cũng như trong phòng bệnh tiêu chảy chỳng tụi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiờn cứu ảnh hưởng của chế phẩm Bio trong khẩu phần thức ăn đến sinh trưởng và khả năng phòng bệnh tiêu chảy ở lợn con từ giai đoạn 21-56 ngày tuổi” 2.2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.2.1.Cơ sở khoa học 2.2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng phát dục của lợn con theo mẹ Sinh trưởng là một quá trình sinh lý sinh hoá phức tạp, duy trì từ khi phôi thai được hình thành đến khi thành thục về tính. Theo Trần Đỡnh Miờn (1975) [8] đã khái quát : Sinh trưởng là quá trình tích luỹ các chất hữu cơ do đồng hoá và dị hoá, là sự tăng lên về chiều cao, bề ngang, chiều dài và khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể trên cơ sở tính chất di truyền từ đời trước. Cùng với quá trình sinh trưởng các tổ chức cơ thể luôn hoàn thiện các chức năng sinh lý của mình dẫn đến phát dục. Sinh trưởng, phát dục có mối quan hệ mật thiết không tách rời nhau và ảnh hưởng hỗ trợ nhau. Đó là 2 quá trình diễn ra trên cùng một cơ thể gia súc làm cho con vật hoàn chỉnh. Sinh trưởng và phát dục của gia súc tuân theo quy luật nhất định, đó là quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn, quy luật sinh trưởng không đồng đều. Thời gian của các giai đoạn dài hay ngắn, số lượng và sự đột biến trong sinh trưởng của từng giống, từng cơ thể có sự khác nhau. Sinh trưởng và phát dục không đều được biểu hiện ở sự thay đổi rõ rệt về tốc độ sinh trưởng và cường độ tăng trọng của cơ thể con vật ở từng lứa tuổi, sinh trưởng không đều còn thể hiện ở từng bộ phận cơ quan (mô, cơ xương) có thời kỳ phát triển nhanh, có thời kỳ phát triển chậm. Dựa vào quy luật này mà các nhà chăn nuôi căn cứ vào mục đích chăn nuôi để quyết định quy trình chăm sóc, thời điểm giết mổ cho phù hợp để có thể đạt được tỷ lệ nạc cao nhất. Theo Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004) [11] lợn là loài gia súc có khả năng sinh trưởng nhanh cho năng suất thịt cao và phẩm chất thịt mỡ tốt. Nếu lấy khối lượng lúc mới sinh là 1kg thỡ lỳc 7 - 8 tháng tuổi đã có thể đạt 100kg, tức là tăng trọng lên 100 lần. Tuy nhiên tốc độ tăng theo từng giai đoạn: sau cai sữa tăng trung bình 400 g/con/ngày, tiếp theo là 500 g/con/ngày, đến lúc khối lượng đạt 30kg là 600 g/con/ngày...Đặc biệt trong giai đoạn bú sữa lợn sinh trưởng phát triển rất nhanh, lợn con 8 ngày tuổi khối lượng tăng gấp 2 lần khối lượng sơ sinh. Do lợn có tốc độ sinh trưởng phát triển rất nhanh nên khả năng tích luỹ các chất dinh dưỡng rất mạnh. Lợn con ở 21 ngày tuổi mỗi ngày có thể tích luỹ được 9 - 14g protein/1kg khối lượng cơ thể. Trong khi đó lợn trưởng thành chỉ tích luỹ được 0,3 - 0,4kg protein. Qua kết quả nghiên cứu trên cho thấy rằng lợn là loài gia súc có khả năng sinh trưởng phát triển nhanh, nhưng để khai thác hết khả năng sản xuất thịt của chúng người chăn nuôi cần nắm vững đặc điểm sinh lý tiờu hoỏ của lợn để tác động đúng lúc và thu được hiệu quả kinh tế cao. 2.2.1.2. Đặc điểm tiờu hoá ở lợn con Cùng với sự tăng lên của khối lượng cơ thể có sự phát triển các cơ quan trong cơ thể, trong đó cơ quan tiờu hóa của lợn con phát triển nhanh và hoàn thiện dần về chức năng. Có sự phát triển theo tuổi một cách rõ rệt nhưng vẫn chưa hoàn thiện. Khi còn trong bào thai cơ quan tiờu hoá của lợn đã hình thành đầy đủ nhưng mang dung tích cũn bộ. Trong thời gian bú sữa cơ quan tiờu hoỏ phỏt triển và phát dục nhanh. Dung tích dạ dày lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc mới sinh, 20 ngày tuổi tăng gấp 8 lần và lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần lúc sơ sinh. Mặc dù vậy ở lợn con các cơ quan chưa thành thục về chức năng, đặc biệt là hệ thần kinh do đó lợn con phản ứng rất chậm chạp đối với các yếu tố tác động lờn chỳng. Do chưa thành thục nên cơ quan tiêu hoá của lợn con cũng rất dễ bị mắc bệnh và dễ bị rối loạn tiờu hoá. Theo tác giả Từ Quang Hiển và TS Trần Văn Phùng (1995) [5] thì lợn con dưới 1 tháng tuổi trong dịch vị không có HCl tự do vì lúc này lượng axít tiết ra rất ít và nó nhanh chóng liờn kết với dịch nhầy của dạ dày. Hiện tượng này gọi là hypochlohydric. Đây là một đặc điểm quan trọng trong tiờu hoá dạ dày ở lợn con, vì thiếu HCl tự do nên dạ dày không có tính sát trùng, vi sinh vật xâm nhập vào dạ dày dễ sinh sôi nảy nở và phát triển gây ra các bệnh đường tiờu hoá cho lợn con. Bộ máy tiờu hoá của lợn con phát triển nhanh nhưng khả năng chống đỡ bệnh tật của đường ruột dạ dày rất yếu. Do đó cần vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống…và áp dụng các biện pháp kĩ thuật để phòng chống bệnh tiờu hoá cho lợn con (Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Quang Tuyên, 1993) [15]. Theo Nguyễn Thiện và Cs (1998) [18] thì dịch vị lợn có chứa enzim Pepsin và Chymosin. Pepsin có hoạt tính phân giải mạnh, Chymosin làm ngưng kết sữa nhanh loại enzim này có ở lợn trưởng thành và lợn con.Trong dạ dày lợn được cấu tạo trung gian giữa dạ dầy đơn và dạ dày kộp. Chớnh vì vậy lợn được liệt vào loại động vật ăn tạp. Quá trình tiờu hoá tinh bột nhờ enzim Amilaza của nước bọt và enzim có trong thức ăn thực vật. Dạ dày lợn có quá trình lên men vi sinh vật để tạo ra axớt bộo nhưng với số lượng không đáng kể. Khi nghiờn cứu về sự phân tiết của hệ thống men tiờu hoá, chúng ta thấy chức năng men tiờu hoá của lợn con mới sinh chưa có hàm lượng cao, chức năng tiờu hoá của lợn con được hoàn thiện dần (Trần Văn Phùng và Cs, 2004) [11]. -Men Pepsin là men chủ yếu của dịch vị khi mới tiết ở dạng không hoạt động gọi là men Pepsinogen. Dưới tác dụng của HCl nó chuyển thành Pepsin hoạt động, có tác dụng phân giải protein của thức ăn thành Albumo và Pepton ( trong điều kiện lâu dài nó có thể phân giải Proteinoit đến axit amin để cơ thể hấp thu). Pepsin chỉ hoạt động trong môi trường axớt (pH= 1,5-2.5). Trong khoảng 25 ngày đầu đẻ ra, men Pepsin trong dạ dày chưa có khả năng tiờu hoá protein của thức ăn do vậy cần tập ăn sớm cho lợn con. Men Amilaza và Maltaza: Có trong nước bọt và dịch tuỵ của lợn con từ lúc mới đẻ ra nhưng hoạt lực cũn kộm, chỉ tiờu hoá được 50% lượng tinh bột ăn vào. Men Saccharaza: Đối với lợn con dưới 2 tuần tuổi men này hoạt tính còn thấp, nếu cho ăn đường Saccharose trong thời gian này rất dễ bị ỉa chảy. - Men Tripsin: Khi lợn con mới đẻ ra men Tripsin của dịch tuỵ rất cao để bù đắp lại cho khả năng tiờu hoá protein của men Pepsin dạ dày. Men này giúp quá trình phân giải protein một cách triệt để ở ruột non. - Men Catepsin: Có tác dụng tiờu hoá protein trong sữa đối với lợn con 3 tuầntuổi, men này đầu tiờn cú hoạttớnh mạnh sau đó giảm dần. - Men Lactaza: Có tác dụng tiờu hoá lượng Lactose trong sữa, hoạt lực cao nhất ở tuần tuổi thứ 2 sau đó lại giảm dần. - Men Lipaza và Chymosin: Hai men này có hoạt tớnh mạnh trong 3 tuần đầu và sau đó hoạt tớnh giảm dần. Nói chung lợn con bú sữa chỉ có khả năng tiêu hoá tốt các chất dinh dưỡng trong sữa lợn mẹ, cũn khả năng tiêu hoá thức ăn kém. Trong khõu nuôi dưỡng chúng ta cần chú ý chế biến thức ăn tốt để nõng cao khả năng tiêu hoá thức ăn của lợn con. 2.2.1.3. Những hiểu biết về hội chứng tiêu chảy ở lợn con Tiêu chảy là một biểu hiện lâm sàng của triệu chứng bệnh lý đặc thù của đường tiờu hoá. Hiện tượng lâm sàng này xuất phát từ nguyên nhân triệu chứng, đặc điểm và tính chất của bệnh mà được gọi với nhiều tên khác nhau. + Tên chung nhất: Hội chứng tiêu chảy (Dyspepsia) + Bệnh tiêu chảy không nhiễm trùng. + Bệnh phân sữa: (Milk- Scours) Hoặc tiêu chảy là triệu chứng của bệnh truyền nhiễm như: Phó thương hàn, E.coli, viêm dạ dày ruột truyền nhiễm, dịch tả, Rotavirus. Tiêu chảy gây thiệt hại đáng kể cho ngành chăn nuụi lợn, bệnh xuất hiện ở 3 giai đoạn chính. + Giai đoạn 1: Ở lợn con sơ sinh vài ngày tuổi. + Giai đoạn 2: Ở lợn con theo mẹ. + Giai đoạn 3: Ở lợn con sau cai sữa. ( Hoàng Văn Tuấn, 1998) [20] Ở nước ta hội chứng tiêu chảy xảy ra quanh năm, đặc biệt vào vụ đụng xuõn khi thời tiết thay đổi đột ngột và vào những giai đoạn chuyển mùa trong năm, hoặc do thay đổi thức ăn đột ngột (Lê Văn Tạo và cs, 1996) [16] * Nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy: - Ảnh hưởng của môi trường quản lý chăm sóc: Thời tiết không thuận lợi thay đổi bất thường có thể lợn con phản ứng thích nghi với sự thay đổi của ngoại cảnh còn chậm do vỏ đại não của lợn con phát triển nhưng chưa hoàn thiện ( Từ Quang Hiển và Cs, 1995) [5]. Khi cơ thể gia súc bị lạnh kéo dài sẽ làm giảm khả năng miễn dịch, giảm tác dụng thực bào. Nếu thức ăn, nước uống, chất dinh dưỡng không đảm bảo và vệ sinh gia sỳc khụng sạch sẽ thì khả năng gia súc bị nhiễm cường độc của vi khuẩn gây nên tiêu chảy rất cao. Do vậy việc đảm bảo độ ấm cho gia súc khi trời lạnh là vô cùng quan trọng và cần thiết Môi trường chuồng trại hầu như là nguồn lõy quan trọng nhất, chuồng trại ẩm ướt, phõn và nước tiểu không được quét dọn sạch sẽ là môi trường tốt để mầm bệnh khu trú. Lợn con sơ sinh có thể bị nhiễm bệnh từ trong chuồng đẻ và mang mầm bệnh sang chuồng nuôi cai sữa. Quỏ trình tẩy uế sát trùng không đủ cắt đứt chu kì lõy bệnh (Hampsen và cs) trích dẫn theo Nguyễn Xuõn Bình và Cs (2002) [2]. - Do chế độ chăm sóc nuụi dưỡng: Trong trường hợp phẩm chất thức ăn kém khẩu phần không phù hợp và thức ăn không được tiờu hoá hết sẽ bị vi sinh vật trong đường ruột phân giải tạo ra nhiều yếu tố như: Indol, H2S các chất độc này trực tiếp tác động đến hệ thống thụ cảm trên niêm mạc ruột gây xung huyết tăng tính mẫn cảm và nhu động đường ruột dẫn đến tiêu chảy. Thức ăn là một trong các yếu tố chính kích thích vi khuẩn đường ruột phát triển mạnh dẫn đến tiêu chảy ở lợn như lợn ăn quá nhiều thức ăn ôi thiu, nấm mốc hay trong thức ăn có tỷ lệ protein quá cao… Trong rất nhiều trường hợp tiêu chảy ở gia sỳc núi chung và ở lợn nói riờng, phát sinh do hàng loạt những thiếu sót trong quá trình chăm sóc nuụi dưỡng như: + Nước uống bị bẩn, lợn con gặm mút lung tung trong đó có những chỗ bị nhiễm E.coli. + Thay đổi khẩu phần ăn đột ngột làm cho khả năng tiết men của lợn không kịp. + Thiếu Vitamin nhóm B như B1, B12 cũng dẫn đến rối loạn tiờu hoá và ỉa chảy . + Thiếu VitaminA, Cu, Selen…dẫn đến rối loạn tiờu hoá và ỉa chảy. + Lợn con thiếu sắt cũng dẫn đến thiếu máu, ỉa chảy phân trắng. Như vậy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến triệu chứng tiêu chảy mà chúng ta phải xem xét chẩn đoán chính xác để đề phòng và điều trị đúng thuốc đúng bệnh (Nguyễn Hữu Vũ và Cs, 1999) [22] Do Virut: Bệnh do virút thuộc nhóm Coronavirus gây ra. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi của lợn và có tính chất lây lan cao. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là nôn mửa, tiêu chảy mạnh, tỷ lệ chết cao đối với lợn con dưới 2 tuần tuổi. Bệnh tích chủ yếu là ruột non căng phồng, chứa đầy dịch, có nhiều bọt, thành ruột mỏng và trong suốt do lông nhung bị teo. + Bệnh dịch tả: Bệnh do Pestisvirus gây ra. Đây là bệnh có tính chất truyền nhiễm và lây lan mạnh và xảy ra quanh năm trên tất cả các giống lợn và lứa tuổi. Nhưng nặng hơn là các giống lợn choai, lợn lai, tỷ lệ chết cao (100%). Bệnh có biểu hiện đặc trưng là nhiễm trùng huyết và xuất huyết. Bệnh thường bị bội nhiễm với phó thương hàn và tụ huyết trùng. Triệu chứng điển hình của bệnh là sốt cao, phân lúc đầu táo sau đó phân lỏng vọt cần câu, mùi thối khắm. Ngoài ra cũn cú một số virus khác như: Adenovirus, Rotavirus… - Nguyên nhân do ký sinh trùng đường tiờu hoỏ Có rất nhiều loại ký sinh trùng đường tiờu hoỏ có thể gây tiêu chảy như: + Cầu trùng gồm 2 giống: Eimeria và Isospora + Giun đũa (Ascaris suum) + Giun lươn (Strongyloides) + Giun tóc (Trichocephalus) + Sán lá ruột lợn (Pascidoisbuski) Bệnh tiêu chảy do ký sinh trùng xảy ra quanh năm nhưng thường xuất hiện nhiều hơn vào cỏc thỏng khí hậu ẩm ướt, mưa phùn (nhiệt độ từ 18-350C). Lợn mắc ký sinh trùng làm giảm khả năng tích luỹ sinh trưởng, làm con vật còi cọc, không những thế chỳng cũn làm tổn thương các tổ chức hoạt động của cơ thể làm giảm sức đề kháng của con vật tạo điều kiện để phát sinh bệnh khác. - Do vi khuẩn Sau khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường tiờu hoỏ chỳng sẽ xâm nhập vào ruột non, chúng phát triển rất nhanh trong tế bào biểu mô ruột, ở đó chỳng gõy viờm, sưng phù các tế bào, ngăn cản sự hấp thu chất dinh dưỡng ở ruột non làm cho lợn bị tiêu chảy. Ngoài ra chỳng cũn xâm nhập vào các hạch Lympho gõy viờm, sưng phù các hạch, sau đó vi khuẩn xâm nhập vào máu, tiết độc tố làm cho cơ thể nhiễm độc và chết. Theo kết quả của Trương Quang, Trương Hà Thái (ĐHNNI - Hà Nội) [13] khi lợn bị tiêu chảy số lượng của một số loại vi khuẩn hiếu khí thường gặp có biến động nghiêm trọng. Tuỳ theo lứa tuổi E.coli tăng gấp 1,94 - 2,54 lần, Samonella tăng gấp 1,25 - 1,8 lần, Staphylococus giảm 1,13 - 1,69 lần, Bacillus subtilis giảm 1,25-1,84 lần. Các kết quả trên trùng với kết quả của Đoàn Thị Kim Dung (2004) [3]: E.coli tăng gấp 2,13 - 2,46 lần, Salmonella tăng gấp 1,79-2,69 lần và theo Lưu Thị Uyên (1999) [23]: E.coli tăng gấp 1,86-2,68 lần, Salmonella tăng gấp 1,7 - 2,68 lần, Bacillus subtilis giảm 1,18 – 1,43 lần. Chính những kết quả trên cho thấy trong điều trị tiêu chảy ở lợn, nhất là lợn con thì việc chăm sóc đảm bảo tiểu khí hậu chuồng nuôi, chọn kháng sinh thích hợp để tiêu diệt, ức chế những vi khuẩn có hại, bổ xung chất điện giải, bù lại lượng nước đã mất do ỉa chảy và cho ăn các chế phẩm sinh học để lập lại trạng thái cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột là những biện pháp không thể thiếu được cho hiệu quả điều trị cao (Trương Quang, Trương Hà Thái – 2007) [13]. - Do kí sinh trùng: Kí sinh trựng núi chung và kí sinh trùng đường tiờu hoỏ núi riờng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy ở lợn cũng như các gia sỳc khỏc. Kớ sinh trựng gõy ỉa chảy tồn tại trong phân, nước tiểu, thức ăn khi vào cơ thể gặp điều kiện thuận lợi chúng trưởng thành phát triển thành kí sinh trùng gây bệnh. Tác hại của chúng là cướp chất dinh dưỡng của cơ thể, tiết ra độc tố (nội ngoại độc tố). Ngoài ra trong quá trình di hành, sinh trưởng và phát triển chúng gây tổn thương niêm mạc ruột gây viêm ruột ỉa chảy. Các loại kí sinh trựng gõy viêm ruột ỉa chảy ở lợn: + Eimeria.spp: Cầu trùng + Ascaris: Giun đũa + Pasciotopisbusky: Sán lá - Tiêu chảy ở lợn còn do người chăn nuôi lạm dụng thuốc kháng sinh làm tăng cường tớnh khỏng kháng sinh của vi khuẩn. Theo Phan Thanh Phượng, Trần Thị Hạnh, Phạm Công Hoạt (2004) [12] cho rằng: sai sót về chế độ dinh dưỡng, sự thay đổi đột ngột về chế độ thức ăn, sự sai sót về sử dụng thuốc điều trị, dùng kháng sinh điều trị quá dài hoặc bị một số bệnh đường tiờu hoỏ dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh vật đường tiờu hoỏ, lúc đó vi sinh vật có hại sẽ phát triển áp đảo các vi sinh vật có lợi gây ra hội chứng tiêu chảy hay còn gọi là hội chứng loạn khuẩn. * Biểu hiện lâm sàng của hội chứng tiêu chảy: Biểu hiện lâm sàng của hội chứng tiêu chảy biểu hiện rất rõ ràng và điển hình. - Phân lúc đầu có thể táo bón sau đó lỏng tình trạng này kéo dài vài ngày cho đến hàng tháng. - Nhìn chung lợn bị tiêu chảy sẽ mất nhiều nước, mất các chất điện giải, rối loạn enzim gây suy nhược, gầy yếu lông dựng và xù. - Lợn biếng ăn có khi nôn mửa, thân nhiệt tăng nhẹ. - Tiêu chảy nặng kéo dài làm con vật kiệt quệ, lông dựng đứng, niêm mạc miệng, niêm mạc mắt nhợt nhạt, đi lại siêu vẹo. Trường hợp cấp tính con vật có thể chết do mất máu, mất nước, rối loạn điện giải dẫn đến hạ huyết áp, trụy tim mạch thường ở bệnh truyền nhiễm, viêm ruột cấp, dịch tả. - Khi lợn bị mắc bệnh tiêu chảy cũng cú cỏc triệu chứng điển hình cho từng loại nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy: + Bệnh phó thương hàn phân màu vàng nhạt. + Bệnh dịch tả phân lỏng vọt cần câu cú mựi thối khắm. Đồng thời màu sắc phân cũng khác nhau như: + Phân bệnh hồng lỵ có lẫn máu tươi (Đào Trọng Đạt và Cs, 1995) [4] Theo Lê Văn Năm (1998) [9] cho biết phân lợn bị tiêu chảy do cầu trựng cú lẫn máu, thậm chí máu chiếm phần lớn của phân. Bệnh ỉa chảy phân trắng con vật sốt, phân màu trắng chuyển sang màu vàng nhạt, mùi thối. Bệnh giun sỏn phõn tỏo xen lẫn lỏng, con vật còi cọc chậm lớn. * Phòng và trị bệnh - Phòng bệnh. Phòng bệnh không đặc hiệu. + Vệ sinh chuồng trại khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, vệ sinh sạch sẽ khử trùng tiêu độc. + Không vận chuyển nhập lợn từ nơi khác vào khi chưa được kiểm tra và điều trị triệt để, phải có thời gian trống chuồng thích hợp trước khi nhập đàn mới. + Thức ăn nước uống phải sạch sẽ kết hợp chăm sóc quản lý tốt để tạo sức đề kháng vật nuụi. + Khống chế côn trùng và loài gặm nhấm. + Lợn bệnh phải được cách ly. + Tẩy giun sán định kì bằng Tayzu, Mebendzol, Levazol… + Khi lợn con mới sinh ra phải được bú sữa đầu. Tập cho lợn con ăn sớm, khi cho lợn con ăn thức ăn đảm bảo đủ số lượng và chất lượng. - Phòng bệnh đặc hiệu. + Tiờm phũng vỏcxin dịch tả lợn, phó thương hàn, đóng dấu lợn, tiêm vácxin E.coli, Farvovirus cho lợn mẹ trước khi sinh. + Bổ sung sắt cho lợn con phòng bệnh phân trắng. + Bổ sung các chế phẩm sinh học như: EM, Orgacids, Bio …để phòng và chống bệnh tiêu chảy rất hiệu quả. * Trị bệnh Hội chứng tiêu chảy do rất nhiều nguyên nhân gây ra nên việc điều trị khá phức tạp. Căn cứ vào từng nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng khác nhau mà ta tiến hành điều trị một cách có hiệu quả nhất. Nguyên tắc chung trong điều trị bệnh là loại trừ ngay nguyên nhân gây tiêu chảy và phải đồng thời điều trị triệu chứng. - Điều trị theo triệu chứng: Tiêu chảy bao giờ cũng dẫn đến sự mất nước và rối loạn điện giải ở con vật như HCO-3, K+, Na+, Cl+…Nếu hiện tượng mất nước quá nhiều gây nôn mửa, tiêu chảy ra mồ hôi nhiều, chảy máu làm con vật có thể chết. Vì vậy điều trị phải bổ sung chất điện giải để cân bằng chất điện giải và chống mất nước, có thể dùng: + Glucose 5%: 100ml-250ml/con tiêm bắp hay tĩnh mạch. + Sử dụng Orezol cho uống. + Bổ sung Vitamin B, Vitamin C, Vitamin K để tăng cường sức đề kháng cho con vật. - Điều trị theo nguyên nhân. Khi mà ta xác định được nguyên nhân gây tiêu chảy ta có thể điều trị theo phương pháp sau: + Nếu do cầu trựng: Dựng Hancoc… + Nếu do vi khuẩn: Dựng khỏng sinh phổ tác dụng rộng Norfloxacin, Coli - Tialin… + Nếu do cầu trùng và vi khuẩn: Có thể dùng Hancoc và kháng sinh Oxytetracylin để điều trị. + Nếu do kí sinh trựng: Dựng Hanmectin, Mebendazol. + Nếu do virút phải nâng cao sức đề kháng cho con vật bằng các thuốc trợ lực và tiêm tối miễn dịch cho từng loại bệnh, phòng bội nhiễm kế phát bằng kháng sinh Tetramycin, Streptomycin, Ampicillin và Sulfamid điều trị tiêu chảy. - Điều trị cụ thể: Điều trị hội chứng tiêu chảy ở lợn bằng các thuốc kháng sinh đặc hiệu với vi khuẩn đường tiờu hoá và các thuốc điều trị kí sinh trùng kết hợp với thuốc trợ sức, trợ lực, cân bằng điện giải chống nôn, mất nước và chăm sóc nuụi dưỡng tốt. Dùng: +No.TST:1ml/10kg TT + Viaquyl: 2ml/10kg TT + Bcomplex 5ml tiêm bắp thịt ngày 1 lần + Catosal : 2ml/10 kg TT 2.2.1.4. Những hiểu biết về vi khuẩn thường gặp trong bệnh tiêu chảy. *Vi khuẩn E.coli. Trong các vi khuẩn đường ruột loài Escherichia là loài phổ biến nhất. Loài này xuất hiện và sinh sống trong động vật chỉ vài giờ sau khi sinh và tồn tại cho đến khi con vật chết, E.coli sống bình thường trong đường ruột của người và động vật. Khi các điều kiện nuụi dưỡng khẩu phần thức ăn, vệ sinh thú y kém, sức chống đỡ bệnh tật của con vật yếu, thì E.coli trở lên cường độc và có khả năng gây bệnh. - Đặc điểm hỡnh thỏi Trực khuẩn E.coli có dạng hình gậy ngắn, kích thước 0,6mm´2-3mm, 2 đầu tròn, khi trong cơ thể có hình cầu. Trực khuẩn đứng riờng lẻ đôi khi xếp thành chuỗi ngắn, xung quanh thân có lông nên có thể di động được. Khi nhuộm màu bắt màu Gr(-) không hình thành nha bào. Trong tổ chức và dịch thể ngâm ra từ bệnh tích thỉnh thoảng thấy hiện tượng bắt màu sẫm ở 2 đầu. Tuy nhiờn cũng có khi gặp những biến chủng không di động và không có lông. - Đặc tính nuụi cấy Theo Nguyễn Quang Tuyên (1993) [21] trực khuẩn E.coli hiếu khí và yếm khí tuỳ tiện, mọc trờn mụi trường dinh dưỡng bình thường. Chúng có khả năng sinh sản trong nước sinh lý, mọc ở nhiệt độ 150C-240C, nhưng thích hợp nhất là 370C độ pH thích hợp nhất là 7,2-7,4 chúng có thể mọc ở môi trường toan tính hoặc kiềm tính. Trong môi trường dinh dưỡng đặc như thạch, thịt Pepton qua 18h-24h bồi dục trong tủ ấm ở 370C. Chúng mọc thành những khuẩn lạc ẩm ướt, ánh màu trắng xám có kích thước trung bình, dạng tròn mặt khuẩn lạc hơi lồi lên màu xám xanh giữa đục xám, để 3 ngày sau khuẩn lạc có màu nâu nhạt và mọc rộng ra. Trong môi trường nước thịt, khuẩn lạc phát triển tốt môi trường rất đục, có cặn lắng xuống đáy, màu tro nhạt. Canh trựng cú mựi hôi thối, khi lắc mạnh cặn tan đều trong môi trường. Ngoài ra có một số biến chủng tạo nên bề mặt môi trường một màng mỏng. Trờn môi trường Gelatin vi khuẩn mọc theo vết cấy trên mặt ống thành một lớp bựa xám. Môi trường AMBE chúng hình thành những khuẩn lạc màu tím đen. Môi trường Wilson Bcur E.coli bị kìm chế. Môi trường Istrali E.coli hình thành khuẩn lạc màu vàng. Môi trường Indol E.coli hình thành khuẩn lạc màu đỏ mận cú ỏnh kim. - Đặc tính sinh hoá Trực khuẩn E.coli lên men và sinh hơi đường Glucoze, Glactoze, Duxit, Glyxerin, Salixin, Manto, Arabino. Không lên men Dextrin, Amidin, Glycozen, Xenlobio. E.coli làm đông sữa sau 24h-37h ở 370C không làm tan chảy Gelatin, thường sinh Indol, không sản sinh H2S. Phản ứng MR dương tính. Phản ứng VP âm tính, hoàn nguyên nitrat thành nitrit. - Sức đề kháng của mầm bệnh Trực khuẩn E.coli không chịu được nhiệt độ cao, chúng bị tiêu diệt ở 600C trong vòng 15 phút, 1000C giết chết trực khuẩn một cách nhanh chóng. Trong đất nước E.coli sống được vài thỏng, các chất sát trùng thông thường như Formon 1%, Crezil 5%, nước vôi 20%…có thể tiêu diệt E.coli trong vòng từ 15-20 phút. Sức sống của E.coli giảm xuống đáng kể khi nhiệt độ trong chuồng nuụi xuống 30%, nếu nhiệt độ và ẩm độ trong chuồng nuụi tăng thì E.coli cũng tăng theo. Độc tố của E.coli đun sôi sau 15 phút mới bị phá huỷ. E.coli đề kháng với sự sấy khô, chỳng cú độ nhạy cảm cao với nhiều loại kháng sinh. Theo Lê Ngọc Anh, Phạm Khắc Hiếu (1997) [1] khi nghiờn cứu về tính mẫn cảm và tớnh khỏng của E.coli với các loại kháng sinh hiện đang dùng ở nước ta đã nhận xét những kháng sinh có tác dụng tốt với E.coli là Neomycin còn Streptomycin có hoạt tính kháng sinh thấp đối với các chủng E.coli gây bệnh ở nước ta nên hiệu quả điều trị bệnh sẽ thấp. - Các chủng E.coli gây bệnh Hiện nay đó cú nhiều công trình nghiờn cứu của các nhà khoa học nước ngoài về việc định ra các chủng E.coli gây bệnh.Theo Nguyễn Quang Tính (2008) [14] thì tác giả W.Uittic đã nghiờn cứu và cho biết: Bệnh ỉa chảy của lợn con gây ra chủ yếu do 4 type: O8 gồm 2 serotype K87(B), K88(L) O138 gồm 2 serotype K81, K88(L) O147 gồm 2serotype K89 (B), K88(L) O(1,117) gồm 2serotype KH, K88(L). - Điều kiện xuất hiện bệnh E.coli Bệnh do E.coli gây ra sẽ xuất hiện do một số yếu tố sau: Điều kiện môi trường, chăm sóc không đầy đủ, thức ăn cho mẹ có chất lượng thấp, thời gian cho bú sữa đầu không kịp thời gây tình trạng thiếu các Globulin miễn dịch ở con non, cơ thể con non nhạy cảm với bất kì tác động nào bên ngoài. - Đường nhiễm bệnh Đường nhiễm bệnh chủ yếu là do ăn uống. Khi bị nhiễm E.coli phát triển nhanh trong đường ruột. Chúng tự huỷ hoại và giải phóng ra các độc tố, độc tố này xâm nhập vào dòng Lympho, do đó máu bị nhiễm độc và con vật sẽ chết. * Vi khuẩn Salmonella - Nguồn bệnh của vi khuẩn Giống Salmonella gồm 500 loài khác nhau, loài thường xuất hiện bệnh tiêu chảy của giống này là Salmonella cholerasuis và Salmonella typhisuis. - Đặc điểm hỡnh thỏi và đặc tính nuụi cấy Salmonella là một vi khuẩn hình gậy, hai đầu tròn, kích thước 0,4-0,6àm x 1-3àm. Không hình thành giỏp mô và nha bào, phần lớn có thể di động được, trờn thõn có lông, khi nhuộm màu bắt màu Gram (-) Vi khuẩn Salmonella sống được ở điều kiện hiếu khí và yếm khí, nhiệt độ thích hợp 370C, pH=7,2-7,6. Trờn môi trường nước thịt Salmonella phát triển làm canh trùng đục đều. Trờn môi trường thạch thường xuất hiện những khuẩn lạc tròn trong sáng, ẩm ướt, nhẵn bóng, hơi lồi nên ở giữa. Vi khuẩn Salmonella không làm tan chảy Gelatin - Đặc tính sinh hoá Trực khuẩn Salmonella phần lớn lên men sinh hơi đường Glucose, Mantose, Levuno, Galactose…trừ một số trường hợp chỉ lên men nhưng không sinh hơi như: Salmonella abortusequi, Salmonella abotusbovis, Salmonella typhisuis. Phần lớn các loài Salmonella không nên men Lactose, Saccarose. Đa số làm tan chảy Gelatin, không thuỷ hoá Ure, không sinh hơi Indol, sinh H2S, phản ứng VP âm tính, phản ứng MR dương tính. - Sức đề kháng của Salmonella Mầm bệnh có sức đề kháng cao đối với các tác động của môi trường bên ngoài, chúng giữ khả năng sống rất lâu khi bị phơi khô, theo bụi bặm sống được 50 ngày, trong phân sống được 4 năm, Salmonella chết trong canh trùng ở nhiệt độ 600C trong vòng 60 phút, 700C trong vòng 25 phút, 750C trong vòng 5phỳt. Vụ hoạt chúng trong vòng 10 phút ở nhiệt độ 800C và 2-3h trong vòng 600C. Đặc biệt Salmonella chịu được nhiệt độ thấp, 100C trong vòng 115 ngày, ở nhiệt độ đông lạnh Salmonella tồn tại được 7 tháng. - Đường nhiễm và khả năng truyền bệnh Thực tế cho thấy đường nhiễm bệnh chủ yếu là qua đường tiờu hoá và đường hô hấp. Lợn con có thể nhiễm bệnh do tiếp xúc với những con bệnh hoặc trong ăn uống. Đặc biệt qua sữa và bú sữa, lợn con bị bệnh ăn phải các loài gặm nhấm chết vì bệnh do Salmonella,vì vậy lây nhiễm có thể qua đường tiờu hoá. Tuy nhiờn kết quả gây nhiễm còn phụ thuộc vào chủng vi khuẩn, liều lượng gây nhiễm và sức chống đỡ của lợn bị gây nhiễm. - Sinh bệnh Mầm bệnh xâm nhập vào đường tiờu hoá rồi nhanh chóng đi vào hệ Lympho của ruột, từ đó chúng vào hệ tuần hoàn, vi khuẩn này tiết ra độc tố. Chính loại độc tố này có tác dụng thúc đẩy quá trình xâm nhập của vi khuẩn trong cơ thể, nếu vi khuẩn xâm nhập vào ruột và phát triển thành một lượng lớn độc tố trở nên tăng cường với một lượng rất cao làm phá vỡ hàng rào bảo vệ của cơ thể. Tuy nhiờn cũng có lượng vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào hệ Lympho của ruột rồi từ đó chúng xâm nhập vào máu và gây nên tình trạng nhiễm trùng huyết. Khi mầm bệnh vào máu, chúng tiết ra độc tố giai đoạn ủ bệnh lúc này sẽ kết thúc và thể hiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh. 2.2.1.5.Thành phần và tác dụng của chế phẩm Bio. Chế phẩm Bio do công ty cổ phần thuốc thú y Đất Việt. Chế phẩm Bio được trình bày với túi 100gr, 500gr, 1kg * Thành phần. Trong 100gr Bio cú các thành phần sau: - Vi khuẩn nhóm Lactic sống: +Lactobacilus 2.1010 – 1011 CFU - Vitamin: + Vitamin A 40.000 UI + Vitamin D3 10.000UI + Vitamin E 150mg - Lysin 5g - Tá dược vừa đủ 1kg * Tác dụng: - Kích thích tiêu hoá, tăng trọng nhanh, tăng tớnh thốm ăn, hấp thụ thức ăn tốt. - Phòng ngừa tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, bệnh sưng phù đầu ở heo con tập ăn, heo nái nhanh lên giống cho nhiều sữa. - Giảm mựi hôi phõn. * Cách dùng Cho ăn liên tục trong quá trình chăn nuôi. Lợn con tập ăn: 1kg trộn 50kg TĂ Lợn nái- Thịt: 1kg trộn 200kg TĂ Gia cầm: 1kg trộn 150 kg TĂ Trõu, bò, bê, nghé: 1kg trộn 250kg thức ăn. ( Tài liệu từ Công ty cổ phần thuốc thú y Đất Việt) 2.2.2. Tình hình nghiờn cứu trong nước và ngoài nước 2.2.2.1. Tình hình nghiờn cứu trong nước. Trong lịch sử nghiên cứu bệnh tiêu chảy ở lợn con, nhiều tác giả đã dày công tìm hiểu nguyên nhân gây ra hội chứng tiêu chảy. Nhìn chung các nhà khoa học đều nhận định rằng tiêu chảy là một hội chứng rất nan giải và gây thiệt hại kinh tế lớn nhất, do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Theo Đào Trọng Đạt và Cs (1995) [4] có rất nhiều bệnh khác nhau có biểu hiện triệu chứng tiêu chảy như: Bệnh do E.coli ở lợn, phó thương hàn, viêm ruột, bệnh hồng lỵ do Triponema hyodysenteriae, bệnh nhiễm độc tố ruột do Clostridium perfringens, bệnh tiêu chảy do Rotavirus, bệnh sán lá ruột. Tác giả cho rằng bệnh đường tiờu hoá chiếm vị trí ưu tiờn trong thời kì sơ sinh của tất cả các loài gia súc và quá trình bệnh lý này chủ yếu là do sự mất cân bằng của quần thể sinh vật đường ruột gây ra. Theo tác giả trong đường tiờu hoá của gia sỳc luôn tồn tại quần thể vi sinh vật rất phong phú ở trạng thái cân bằng của cơ thể, hệ vi sinh vật trong đường tiờu hoá và môi trường của chúng tạo nên hệ sinh thái tiờu hoá. Khi cơ thể gặp những tác động tấn công khác nhau: sự sai sót về chế độ dinh dưỡng, sai sót trong dùng thuốc điều trị, sự thay đổi môi trường…Nếu những nhân tố điều tiết hệ sinh thái nội tại bị phá vỡ “Khả năng khỏng xõm nhiễm” bị giảm yếu hoặc bị mất hoàn toàn, các vi sinh vật gây bệnh được trang bị những đặc tính thích đáng sẽ hình thành trong ống tiờu hoá và chuẩn bị cơ địa cho bệnh phát sinh. Khi có bất cứ một tác nhân nào tác động vào hệ sinh thái đường tiờu hoá ảnh hưởng tới sự cân đối của quần thể vi sinh vật cư trú sẵn trong đường tiờu hoá đều có thể tạo thuận lợi cho những loài “Sinh vật không mong muốn” là dẫn tới hội chứng tiêu chảy. Theo Lê Văn Năm (1998) [9] cho rằng: Bệnh tiêu chảy của lợn con chủ yếu do điều kiện khí hậu bất lợi ảnh hưởng đến sức khoẻ và sức đề kháng. Dẫn tới trực khuẩn E.coli phát triển sản sinh độc tố gây ra bệnh tiêu chảy cho lợn. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác nữa. Hoàng Văn Tuấn (1998) [20] đã nghiờn cứu xác định được sự thay đổi số lượng vi khuẩn E.coli, Salmonella, Clostridium trong phân lợn bị tiêu chảy. Tác giả Trương Lăng (1997) [7] đó nêu bệnh phân trắng lợn con là một hội chứng phức tạp đặc biệt là viêm dạ dày ruột, dịch tả và gầy sút nhanh. Ở nước ta lợn con mắc bệnh từ 25%-100%. Bệnh này xảy ra quanh năm và nhiều nhất là cuối đông sang xuân, cuối xuõn hè. Nguyễn Thiờn Thu và cs (2004) [19] cho biết bệnh lợn con và lợn sau cai sữa ỉa chảy do E.coli và Salmonella gây ra khá phổ biến trong đàn lợn nuụi tại các hộ gia đình và các trại chăn nuụi. Nguyên nhân chủ yếu là do các yếu tố tạo stress, các yếu tố vệ sinh và mất miễn dịch bảo hộ từ lợn mẹ dẫn đến lợn con mắc bệnh với tỷ lệ chết cao E.coli gây bệnh thường nhiễm ở lợn con từ rất sớm ngay từ 1 ngày tuổi. Salmonella thường nhiễm gây bệnh và gây chết cho lợn sau cai sữa. Lê Văn Tạo (1996) [17] cho biết kết quả sản xuất thử nghiệm vacxin E.coli cho uống phòng bệnh lợn con phân trắng vacxin đã thử nghiệm trên lợn con thấy tỷ lệ lợn con bị bệnh giảm đáng kể từ 37,5%- 44,5% lô không dùng vacxin giảm xuống 7,3%- 9,2% so với lụ dùng vacxin . Theo Nguyễn Thị Nội và cs (1989) [10] tiến hành điều tra tình hình nhiễm vi khuẩn đường ruột tại một số cơ sở chăn nuụi lợn Miền Bắc tìm thấy 37,5% lợn nhiễm Samonella. Trước tình hình như vậy nhúm tỏc giả Nguyễn Thị Nội và cs (1989) [10] đã nghiờn cứu và chế tạo thành công vácxin đa giá Salco phòng bệnh ỉa chảy cho lợn con. Vacxin đã được áp dụng để phòng bệnh có hiệu quả ở nhiều trại chăn nuụi lợn, tỷ lệ lợn bị tiêu chảy giảm từ 30-50%, tỷ lệ lợn chết do tiêu chảy giảm 10-20%. Nguyễn Thị Tài (2000) [16] nghiờn cứu về “chế phẩm sinh học” để điều trị hội chứng tiêu chảy ở lợn con ngoài kháng sinh đặc trị với vi khuẩn đường ruột (Trimason, chloramphenicol…) có hiệu quả điều trị từ 75% - 80% nên phối hợp kháng sinh trên với các chế phẩm sinh học sẽ làm tăng hiệu quả điều trị từ 85% - 90% và bổ sung điện giải vừa tăng hiệu quả điều trị vừa tăng tỷ lệ khỏi bệnh từ 89,5%- 90%, con vật mau hồi phục bảo đảm số lượng và chất lượng con giống. Theo Phan Thanh Phượng, Trần Thị Hạnh, Phạm Công Hoạt (2004)[12] cho biết: chế phẩm vi sinh Lactovet được chế tạo từ chủng vi sinh vật Lactobacillus Actidophylus (LA) bằng công nghệ lên men sục khí trong môi trường nuôi cấy thích hợp tạo ra các loại vitamin và axit amin có tác dụng giữ cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, khống chế sự sinh trưởng của các loại vi sinh vật có hại, phòng chống một số bệnh tiêu chảy và kích thích tiờu hoỏ, nâng cao tỷ lệ chuyển hoá thức ăn, tăng sức đề kháng. Hiện nay có nhiều chế phẩm sinh học, thức ăn bổ sung được sử dụng rộng rãi và có tác dụng tốt trong phòng và trị các bệnh tiêu chảy cho lợn như: EM (Effective Microorganism), enzim Biosub, Aminomis, Polivit, Orgacids… Theo cỏc tỏc giả Phạm Sỹ Lăng và cs (2003) [6] cho thấy việc sử dụng Coli bactecin có tính đề kháng với nhiều loại vi khuẩn, cho lợn ăn nhiều lần, liều 250ml trong ngày có hiệu quả đặc biệt trong thời gian cai sữa lợn con. (Theo Đào Trọng Đạt và cs (1995) [4] đã khẳng định kết quả phòng trị bệnh đường ruột và tác dụng điều tiết kích thích sinh trưởng của chế phẩm Biolactyl rất tốt. Trong những năm gần đây trên thị trường xuất hiện chế phẩm Bio do công ty cổ phần thuốc thú y Đất Việt sản xuất. Đây là một chế phẩm mới xuất hiện tại Việt Nam và theo khuyến cáo của nhà sản xuất nó có tác dụng rất tốt trong phòng bệnh tiêu chảy cho gia súc. 2.2.2.2. Tình hình nghiờn cứu ngoài nước Theo Erwin M Kohler (1996) [25] lợn con tiêu chảy thường được gọi là rối loạn đường ruột sơ sinh, đặc trưng của bệnh là gây bệnh tiêu chảy cho gia súc. Tên của loài vi khuẩn quen thuộc với chúng ta ngày nay S.choleraesuis lần đầu tiên xuất hiện trờn bỏo cỏc năm của phòng chăn nuôi công nghiệp của Mỹ năm 1885 với sự nhỡn nhõn nhầm lẫn cho là tác nhân gây bệnh dịch tả lợn (Barnes D.M và cs, 1997) [24] LavaPA (1997) [26] khi nghiờn cứu về bệnh tiêu chảy và các nguyên nhân gây bệnh ông cho rằng: Salmonella cholera, Salmonela typhimurium là 2 tác nhân gây tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa và vỗ béo. P.X.Matsier (1976) [28] dùng Covectecin tức E.coli sống chung M17 có tính đối kháng với nhiều loại vi khuẩn, cho lợn ăn 2 lần/ngày với liều 250ml, sau 17 ngày có hiệu quả đặc biệt đối với lợn con trong thời kì cai sữa. Hai tác giả Lobiro và Acovach (1993) [27] đã chữa bệnh cho lợn con bằng cách uống Histamin 3 lần trong ngày liờn tục với liều 5mg/con cho kết quả cao. 2.3. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiờn cứu. Lợn con từ 21-56 ngày tuổi, loại lợn Landrace x Yorshire 2.3.2. Địa điểm nghiờn cứu và thời gian tiến hành - Địa điểm nghiờn cứu: Trại lợn ngoại xã Mỹ Tân huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định. -Thời gian tiến hành: Từ ngày 1 tháng 9 đến ngày 28 tháng 2 năm 2009 2.3.3. Nội dung nghiờn cứu và các chỉ tiêu theo dừi 2.3.3.1. Điều tra tỷ lệ lợn con nhiễm bệnh tiêu chảy. - Tỷ lệ lợn con nhiễm bệnh theo đàn - Tỷ lệ lợn con nhiễm bệnh theo lứa tuổi 2.3.3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Bio đến khả năng sinh trưởng của lợn con thí nghiệm - Sinh trưởng tích luỹ ( kg/con) - Sinh trưởng tuyệt đối ( g/con/ngày) -Sinh trưởng tương đối (%) 2.3.3.3. Ảnh hưởng của chế phẩm Bio đến khả năng tiêu tốn thức ăn của lợn con thí nghiệm - Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng. 2.3.3.4. Ảnh hưởng của chế phẩm Bio đến tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở lợn con thí nghiệm. - Tỷ lệ lợn thí nghiệm mắc bệnh tiêu chảy. - Kết quả điều trị 2.3.3.4. Sơ bộ tính toán hiệu quả kinh tế khi sử dụng chế phẩm Bio 2.3.4. Phương pháp nghiờn cứu 2.3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm. + Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh, lợn thí nghiệm được chọn đảm bảo đồng đều về giống, tuổi, khối lượng, tính biệt và tình trạng sức khoẻ, chế độ chăm sóc nuụi dưỡng. + Cân khối lượng lợn con qua cỏc kỡ cõn vào buổi sáng khi chưa cho lợn ăn, cùng một loại cân và cùng một người cân. + Hàng ngày cho ăn, theo dừi diễn biến quá trình bệnh tật và sự sinh trưởng của lợn ở lụ thớ nghiệm và lô đối chứng. + Thức ăn sử dụng (KPCS): Thức ăn hỗn hợp cho lợn con của công ty liên doanh dinh dưỡng nông nghiệp quốc tế, thức ăn Anco U21 dành cho lợn con từ 7-15 kg có tỷ lệ Pr thô là 19% và năng lượng trao đổi là 3200 kcal/ kg. + Lụ thí nghiệm: KPCS+ Bio + Lô đối chứng: KPCS + Thức ăn dùng cho lụ thớ nghiệm được trộn thêm chế phẩm Bio với tỷ lệ 200g/ 10kg thức ăn. Sơ đồ bố trí thí nghiệm STT Diễn giải ĐVT Lô đối chứng Lô thí nghiệm 1 Loại lợn Landrace x Yorshire 2 Số lượng Con 15 15 3 Tỷ lệ đực/ cái 6/9 7/8 4 KL bắt đầu thí nghiệm Kg 5,49 ± 0,09 5,57 ± 0,08 5 Thời gian thí nghiệm Ngày 21- 56 21-56 6 Yếu tố thí nghiệm KPCS KPCS+ Bio ( 200gr/ 10kg TĂ) 2.3.4.2. Phương pháp theo dừi các chỉ tiêu * Khảo sát tình hình lợn con nhiễm bệnh tiêu chảy theo đàn Trực tiếp chăm sóc, theo dừi tình hình sức khoẻ bệnh tật của các đàn lợn. Tiến hành ghi chép sổ sách, số đàn mắc bệnh, số con trong đàn mắc bệnh. * Khảo sát tình hình nhiễm bệnh tiêu chảy của lợn con theo lứa tuổi. Theo dừi số lợn con nhiễm bệnh ở các tuần tuổi, tiến hành ghi chép sổ sách. * Theo dừi tỷ lệ nhiễm bệnh và điều trị bệnh tiêu chảy ở 2 lụ thớ nghiệm và đối chứng. Theo dừi tình hình sức khoẻ, bệnh tật của lợn ở hai lụ thí nghiệm và đối chứng. Tiến hành ghi chép sổ sách điều trị thời gian bệnh và số con mắc bệnh. Tỷ lệ nhiễm bệnh (%) = Tổng số con mắc bệnh x 100 Tổng số con theo dõi Tỷ lệ khỏi bệnh(%) = Tổng số con khỏi bệnh x 100 Tổng số con được điều trị * Nghiờn cứu sinh trưởng tích luỹ của lợn thí nghiệm - Sinh trưởng tích luỹ: Là khối lượng kích thước, thể tích của vật nuụi tích luỹ được qua các thời gian khảo sát. Các thông số thu được qua các lần cân đo là biểu thị sinh trưởng tích luỹ của vật nuụi. - Phương pháp tiến hành: Cân khối lượng lợn tại thời điểm bắt đầu thí nghiệm và sau từng giai đoạn nuụi, cân vào buổi sáng trước khi cho lợn con ăn, cân từng con một, cùng một chiếc cân và một người cõn. Cân lợn thí nghiệm vào các thời điểm: 21, 28, 35, 42, 49, 56 ngày tuổi * Nghiờn cứu sinh trưởng tương đối và tuyệt đối - Sinh trưởng tương đối R(%): Được tính theo công thức: Trong đó: R : Là sinh trưởng tương đối (%) P1 : Là khối lượng cân đầu kì (kg) P2 : Là khối lượng cân cuối kì (kg) - Sinh trưởng tuyệt đối( g/con/ngày): Được tính theo công thức: Trong đó: A: Là sinh trưởng tuyệt đối(g/con/ngày) P1: KL ở thời điểm cuối kì (g) P2: KL ở thời điểm đầu kì (g) t2: Thời gian ở thời điểm cuối kì cõn (ngày) t1: Thời gian ở thời điểm đầu kì cõn (ngày) * Tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng. Hàng ngày theo dừi chặt chẽ lượng thức ăn dùng cho lợn thí nghiệm ghi chép tổng khối lượng thức ăn tiêu tốn từ khi bắt đầu thí nghiệm đến kết thúc thí nghiệm (kg). Tổng khối lượng lợn tăng (kg) = Tổng khối lượng cuối kì (kg) - Tổng khối lượng đầu kì (kg) Tiêu tốn thức TĂ/kg tăng KL(kg) = åTTTĂ tiêu thụ (kg) å KL lợn tăng trong kì thí nghiệm(kg) Thức ăn tiêu thụ = Thức ăn cho ăn – Thức ăn thừa * Chi phí thức ăn/ kg tăng khối lượng Trên cơ sở lượng thức ăn tiêu thụ của từng tuần và cả kỡ thớ nghiệm, đơn giá của từng công thức thức ăn, tổng khối lượng lợn tăng trong từng giai đoạn và cả kỡ thớ nghiệm, tính toán chi phí thức ăn trên kg tăng khối lượng của từng giai đoạn và cả kỡ thớ nghiệm theo công thức: Chi phí TĂ/Kg tăng KL(đ) = åKLtăng trong tuần åchi phí TĂ trong tuần 2.3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu Kết quả được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học trong chăn nuôi của Nguyễn Văn Thiện và bằng máy tính cá nhân FX500. 2.4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 2.4.1. Kết quả điều tra tỷ lệ nhiễm bệnh tiêu chảy ở lợn con. 2.4.1.1. Tỷ lệ nhiễm bệnh tiêu chảy ở lợn con theo đàn. Trong quá trình thực tập, chỳng tôi đã tiến hành theo dừi tình hình mắc bệnh tiêu chảy của lợn con theo đàn và đã thu được kết quả sau: Bảng 2.1.Kết quả điều tra tỷ lệ nhiễm bệnh tiêu chảy ở lợn con theo đàn STT Diễn giải ĐVT Kết quả khảo sát 1 Số đàn lợn khảo sát Đàn 15 2 Số đàn lợn nhiễm bệnh Đàn 10 3 Tỷ lệ đàn lợn nhiễm bệnh % 66,67 4 Số lợn con khảo sát Con 165 5 Số lợn con nhiễm bệnh Con 70 6 Tỷ lệ lợn con nhiễm bệnh % 42,42 Qua kết quả ở bảng 2.1 chỳng tụi thấy tỷ lệ mắc tiêu chảy ở lợn con theo đàn là rất cao cụ thể như sau: Qua điều tra 15 đàn có trong đó tỷ lệ nhiễm bệnh tiêu chảy là 66,67%. Số lợn khảo sát 165 con tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy là 42,42%. Sở dĩ có tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy cao là do chưa có những biện pháp kĩ thuật tác động để phòng bệnh cho các đàn lợn như: - Công tác vệ sinh thú y chưa đảm bảo, chuồng trại ẩm thấp đõy là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tồn tại và phát triển gõy bệnh cho lợn. - Mỏng ăn, máng uống không được cọ rửa sạch sẽ sau khi cho ăn lợn con ăn phải thức ăn thừa, ôi thiu tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột, tại đây chúng sinh sôi phát triển và gây bệnh cho lợn. - Cho lợn mẹ, lợn con ăn chưa đúng kĩ thuật Từ những nguyên nhõn trên đã dẫn đến lợn con nhiễm vi khuẩn từ ngoài vào gõy rối loạn tiêu hoá và gõy tiêu chảy ở lợn. Số lượng lợn con mắc tiêu chảy cao đang là nỗi lo lắng thực sự cho các trang trại và các hộ chăn nuôi ở địa phương. 2.4.1.2. Tỷ lệ nhiễm bệnh tiêu chảy ở lợn con theo lứa tuổi. Chỳng tôi đã tiến hành theo dừi tỷ lệ lợn con mắc bệnh theo giai đoạn tuần tuổi. Kết quả được trình bày ở bảng 2.2. Bảng 2.2. Tỷ lệ nhiễm bệnh tiêu chảy ở lợn con theo lứa tuổi Tuổi(ngày) Số lợn khảo sát (con) Số lợn nhiễm bệnh (con) Tỷ lệ nhiễm (%) SS-7 165 7 4,24 >7-14 158 12 7,59 >14-21 158 16 10,12 >21-28 158 25 15,82 >28-35 158 10 6,32 >35-42 158 0 0 >42-49 158 0 0 >49-56 158 0 0 Qua bảng 2.2 ta thấy ở các giai đoạn khác nhau thì tỷ lệ nhiễm bệnh tiêu chảy khác nhau. Cụ thể là ở giai đoạn đầu trong thời gian 1 tuần tuổi ở lợn con đã xuất hiện tiêu chảy nhưng với tỷ lệ thấp 4,24%. Ở giai đoạn này lợn mắc bệnh là do tuy lợn con sinh ra với sức kháng bệnh rất thấp nhưng sức đề kháng này tăng lên khi chúng hấp thụ các kháng thể từ sữa đầu của lợn mẹ và chúng được chăm sóc, nuôi dưỡng một cách cẩn thận. Đến tuần thứ 2 số lợn khảo sát giảm xuống còn 158 con, số lợn giảm xuống ở đây là do các nguyên nhân như: lợn con sinh ra quá nhỏ không đủ sức để tranh bú chết do kiệt sức, do lợn mẹ đè, không có con nào bị chết do tiêu chảy. Giai đoạn 2 tuần tuổi thì tình hình mắc tiêu chảy ở lợn tăng dần, cao nhất là giai đoạn 4 tuần tuổi ( 15,82%). Cú thể nói nguyên nhân gây tiêu chảy ở đây là do thay đổi thức ăn từ sữa mẹ sang thức ăn do người cung cấp, thay đổi thức ăn đột ngột, đồng thời cho lợn con ăn nhiều lên, trong khi hệ thống men tiờu hoỏ chưa phân tiết đủ để tiờu hoỏ và hấp thu thức ăn, lượng protein dư thừa là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển mạnh và gây bệnh. Còn đến giai đoạn 5 tuần tuổi, tỷ lệ mắc tiêu chảy giảm hẳn chỉ còn 6,32% và đến 6 tuần tuổi trở đi hầu như không mắc, do lợn đó thớch nghi với điều kiện chuồng trại và hệ thống tiờu hoỏ đó hoàn thiện dần. Từ kết quả trên chúng tôi thấy việc chăm sóc nuôi dưỡng là một trong các biện pháp đặc biệt quan trọng để phòng bệnh và khống chế bệnh cho lợn con giai đoạn trước và sau cai sữa. 2.4.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Bio đến khả năng sinh trưởng của lợn 2.4.2.1. Sinh trưởng tích luỹ của lợn thí nghiệm Sinh trưởng tích luỹ hay khả năng tăng khối lượng của cơ thể là một chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất của vật nuụi, đây là một chỉ tiêu quan trọng được các nhà chăn nuụi quan tâm. Khối lượng cơ thể lợn con qua từng giai đoạn là tiêu chuẩn để đánh giá khả năng sinh trưởng của đàn lợn. Thực tế khả năng sinh trưởng của đàn lợn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thức ăn, chế độ chăm sóc nuụi dưỡng, thời tiết khí hậu và khả năng thích nghi với môi trường. Để biết tác dụng của chế phẩm Bio có ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của lợn chỳng tụi đã tiến hành cân khối lượng lợn thí nghiệm qua cỏc kỡ cõn: 21, 28, 35, 42, 49, 56 ngày tuổi. Kết quả theo dừi khả năng sinh trưởng của lợn ở cả hai lô được trình bày ở bảng 2.3 Bảng 2.3. Sinh trưởng tích luỹ của lợn qua cỏc kỡ cõn(kg) Ngày tuổi Lô đối chứng (n= 15) Lô thí nghiệm (n= 15) Cv(%) Cv(%) 21 5,49 ± 0,08 5,64 5,57 ± 0,09 6,2 28 6,65 ± 0,096 5,49 6,95 ± 0,09 5,07 35 8,02 ± 0,15 7,43 8,67 ± 0,14 5,45 42 9,65± 0,20 8,00 10,70 ± 0,16 5,93 49 11,60 ± 0,21s 7,01 13,10 ± 0,17 4,95 56 13,9± 0,32 8,69 15,9 ± 0,21 5,03 So sánh (%) 100 114,38 P <0,001 Qua bảng 2.3. chỳng tôi thấy: Khối lượng bắt đầu thí nghiệm lúc 21 ngày tuổi ở lô đối chứng là 5,49 kg, lụ thớ nghiệm là 5,57 kg có tTN = 0,66 0,05). Như vậy cả 2 lô không có sự sai khác nhau về khối lượng vì trong giai đoạn này lợn ở cả 2 lô đều sử dụng một nguồn dinh dưỡng như nhau đó là sữa mẹ. Đến 28 ngày tuổi khối lượng trung bình của lô đối chứng là 6,7 kg, ở lụ thớ nghiệm là 7 kg, giai đoạn này đã thấy có sự chênh lệch về khối lượng tuy nhiờn sự sai khác không đáng kể. Sang đến giai đoạn 35 ngày tuổi khối lượng trung bình của lô đối chứng là 8,02 kg của lụ thớ nghiệm là 8,67 kg, tTN= 3,38 > t0,01 (tức P < 0,01). Như vậy khối lượng trung bình của 2 lô khác nhau rõ rệt với độ tin cậy là 99%. Đến 42 ngày tuổi khối lượng trung bình của lô đối chứng là 12,15 kg, của lụ thớ nghiệm là 13.35 kg Ở giai đoạn 56 ngày tuổi lô đối chứng có khối lượng trung bình là 14,8 kg, lụ thớ nghiệm có khối lượng trung bình là 16,4 kg. Như vậy khối lượng trung bình ở 2 lô khác nhau rõ rệt với độ tin cậy 99,9%. Điều này chứng tỏ nhân tố thí nghiệm đã có tác dụng tốt đến quá trình sinh trưởng của lợn. Qua kết quả thu được điều đó chứng tỏ việc bổ sung chế phẩm Bio vào khẩu phần ăn cho lợn con có ảnh hưởng tương đối rõ đến khả năng tăng khối lượng của lợn con. Do quá trình tiờu hoá và hấp thụ ở đường tiêu hoá của lợn con được bổ sung chế phẩm Bio tốt hơn so với lợn con không được bổ sung men, mà cho ăn bằng khẩu phần cơ sở bình thường. Sinh trưởng tích luỹ của lợn con qua các thời kì được thể hiện qua hình 2.1 Hình 2.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn qua các kỳ cân Nhìn vào đồ thị ta thấy sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm đều tăng ở cả hai lô và tuân theo quy luật sinh trưởng phát dục gia súc. Khối lượng tăng dần theo thời gian và không đồng đều qua các giai đoạn. Tuy nhiên ta nhận thấy rằng đồ thị biểu diễn sinh trưởng tích lũy của lụ thớ nghiệm ở những giai đoạn sau khi nuôi một tuần, hai tuần, ba tuần có xu hướng cao hơn đồ thị biểu diễn sinh trưởng tích lũy của lô đối chứng. 2.4.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối Sinh trưởng tuyệt đối chớnh là sự biểu hiện tăng lên về khối lượng, kích thước, thể tích của vật nuôi trong một khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát. Kết quả sinh trưởng tuyệt đối được thể hiện ở bảng 2.4. Bảng 2.4. Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) Giai đoạn (ngày tuổi) Lô đối chứng (n =15) Lô thí nghiệm (n =15) 21-28 248,57 295,71 28-35 293,57 368,57 35-42 349,28 435,00 42-49 417,85 514,28 49-56 492,85 600,00 TB toàn kì 360,42 442,71 So sánh (%) 100 122,83 Qua bảng 2.4 chúng tôi thấy nhìn chung sinh trưởng tuyệt đối của lợn con ở cả 2 lô đều tăng dần qua các giai đoạn tuổi, điều đó phù hợp với quy luật sinh trưởng ở vật nuôi, Giai đoạn 21-28 ngày tuổi, tăng khối lượng tuyệt đối của lô đối chứng là 248,57 g/con/ngày, lô thí nghiệm là 295,71g/con/ngày. Giai đoạn 28-35 ngày tuổi, tăng khối lượng tuyệt đối của lô đối chứng là 293,57 g/con/ngày, lô thí nghiệm là 368,57g/con/ngày. Giai đoạn 35-42 ngày tuổi, tăng khối lượng tuyệt đối của lô đối chứng là 349,28 g/con/ngày lô thí nghiệm là 435,00 g/con/ngày. Giai đoạn 42-49 ngày tuổi, tăng khối lượng tuyệt đối của lô đối chứng là 417,85g/con/ngày, lô thí nghiệm là 514,28 g/con/ngày. Giai đoạn 49-56 ngày tuổi, tăng khối lượng tuyệt đối của lô đối chứng là 492,85 g/con/ngày, lô thí nghiệm là 600 g/con/ngày. Trung bình toàn kì ở lô đối chứng là 360,42 g/con/ngày, lô thí nghiệm là 442,71 g/con/ngày. Nếu lấy lô đối chứng là 100% thì lô thí nghiệm 122,83%. Như vậy qua các giai đoạn thì sinh trưởng tuyệt đối của lô thí nghiệm luôn cao hơn lô đối chứng. Sự sai khác này cho chúng ta thấy được sự cần thiết của chế phẩm Bio trong quá trình tiêu hoá của lợn, có tác dụng nõng cao quá trình sinh trưởng của lợn. Kết quả được minh hoạ qua hình 2.2. Hình 2.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm 2.4.2.3. Sinh trưởng tương đối Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm của phần tăng lên về khối lượng, thể tích và kích thước các chiều của cơ thể ở kì cuối so với kì đầu cõn đo. Kết quả sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm được thể hiện qua bảng 2.5. Bảng 2.5. Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm(%) Giai đoạn(ngày) Lô đối chứng(n =15) Lô thí nghiệm(n =15) 21-28 19,11 22,04 28-35 18,60 22,02 35-42 18,40 20,9 42-49 18,35 20,16 49-56 18,03 19,31 Qua bảng 2.5 cho thấy tăng khối lượng tương đối của lô thí nghiệm ở các giai đoạn luôn cao hơn lô đối chứng, sinh trưởng tương đối ở các giai đoạn cụ thể như sau: Giai đoạn từ 21-28 ngày tuổi tăng khối lượng tương đối của lô đối chứng đạt 19,11% lô thí nghiệm là 22,04% Giai đoạn 28-35 ngày tuổi tăng khối lượng tương đối của lô đối chứng đạt 18,60%, lô thí nghiệm đạt 22,02% Giai đoạn 35-42 ngày tuổi tăng khối lượng tương đối của lô đối chứng đạt 18,4%, lô thí nghiệm đạt 20,90%. Giai đoạn 42-49 ngày tuổi tăng khối lượng tương đối của lô đối chứng đạt 18,35%, lô thí nghiệm đạt 20,16%, Giai đoạn 49-56 ngày tuổi tăng khối lượng tương đối của lô đối chứng đạt 18,03%, lô thí nghiệm đạt 19,31%, Kết quả sinh trưởng tương đối của lợn con thí nghiệm được biểu hiện qua hình 2.3 Hình 2.3. Đồ thị sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm Nhìn chung sinh trưởng tương đối ở lô thí nghiệm luôn cao hơn lô đối chứng, điều này xảy ra là do lô thí nghiệm được bổ sung chế phẩm Bio nên ở lô thí nghiệm ít bị tiêu chảy, sinh trưởng bình thường. Qua nghiên cứu các chỉ tiêu về sinh trưởng, chúng tôi nhận thấy việc bổ sung chế phẩm Bio cho lợn con giai đoạn 21-56 ngày tuổi có tác dụng tốt đến khả năng phòng bệnh tiêu chảy ở lợn thí nghiệm từ đó dẫn đến sinh trưởng và phát triển tốt, giảm thiểu thời gian nuôi dưỡng mang lại hiệu quả kinh tế cao . 2.4.3. Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Bio đến tiêu tốn thức ăn của lợn thí nghiệm Trong chăn nuôi thức ăn chiếm 70-75% tổng giá thành sản phẩm. Vì vậy việc nghiên cứu làm giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là điều cần thiết và là mục tiêu của các nhà chăn nuôi. Trong thí nghiệm tôi đã tiến hành theo dừi quá trình tiêu tốn và chi phí thức ăn trong cả thời gian thí nghiệm. Kết quả thu được trình bày ở bảng 2.6. Bảng 2.6. Tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lượng STT Chỉ tiêu ĐVT Lô đối chứng Lô thí nghiệm 1 Tổng KL cuối thí nghiệm Kg 208,5 238,50 2 Tổng KL đầu thí nghiệm Kg 82,35 83,55 3 Tổng KLlợn tăng Kg 126,15 154,95 4 Tổng KL thức ăn tiêu tốn Kg 193,00 218 5 TTTA/kg tăng khối lượng Kg 1,53 1,41 6 So sánh % 100 92,15 Qua số liệu của bảng 2.6 cho chúng ta thấy, tổng khối lượng đầu thí nghiệm của 2 lô thí nghiệm và đối chứng là tương đương nhau. Lô đối chứng là 82,35, cũn lô thí nghiệm là 83,55 kg. Tổng khối lượng cuối thí nghiệm của 2 lô thí nghiệm và đối chứng có sự sai khác rừ rệt. Lô đối chứng là 208,5 kg, lô thí nghiệm là 238,50 kg. Tổng khối lượng lợn tăng của lô đối chứng là 126,15 kg trong khi đó lô thí nghiệm là 154,95 kg. Như vậy tổng khối lượng lợn tăng của lô thí nghiệm lớn hơn lô đối chứng là 28,8kg (tăng 22,8%). Tổng khối lượng thức ăn tiêu tốn của lô đối chứng là 193,00 kg của lô thí nghiệm là 218 kg. Như vậy ở lô thí nghiệm có mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng thấp hơn lô đối chứng(lô thí nghiệm là 1,41 kg, lô đối chứng là 1,53 kg tương đương nếu lấy lô đối chứng là 100% thì lô thí nghiệm là 92,15%. Sự sai khác này cho chúng ta thấy vai trò của chế phẩm Bio trong quá trình tiêu hoá của lợn có tác dụng nõng cao quá trình sinh trưởng và phát triển của lợn, từ đó nõng cao khả năng sử dụng thức ăn của lợn thí nghiệm. Đõy cũng là cơ sở để giảm chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. 2.4.4. Ảnh hưởng của chế phẩm Bio đến tỷ lệ mắc bệnh của lợn thí nghiệm 2.4.4.1. Tỷ lệ nhiễm bệnh tiêu chảy ở lợn thí nghiệm Trong quá trình tiến hành thí nghiệm, theo dừi tình hình số lợn con mắc bệnh và tỷ lệ lợn con mắc bệnh ở 2 lô: thí nghiệm và đối chứng, chúng tôi thu được kết quả sau. Bảng 2.7. Tỷ lệ nhiễm bệnh tiêu chảy ở lợn con STT Chỉ tiêu ĐVT Lô đối chứng Lô thí nghiệm 1 Số lợn con theo dõi con 15 15 2 Số lợn con mắc bệnh lần 1 Con 6 4 3 Tỷ lệ lợn con mắc bệnh lần 1 % 40,00 26,66 4 Số lợn con mắc bệnh lần 2 Con 3 1 5 Tỷ lệ lợn con mắc bệnh lần 2 % 50 25,00 Qua kết quả ở bảng 2.7 chúng tôi có nhận xét sau: Số con mắc lần 1 ở lô đối chứng là 6 con, tỷ lệ mắc bệnh lần 1 là 40%. Cũn ở lô thí nghiệm là 4 con, tỷ lệ mắc bệnh lần 1 là 26,66%. Số con mắc bệnh lần 2 ở lô đối chứng là 3 con, tỷ lệ mắc bệnh lần 2 là 50%. Cũn ở lô thí nghiệm sử dụng chế phẩm Bio chỉ có một con mắc bệnh lần 2, tỷ lệ mắc bệnh lần 2 là 25,00%. Qua số liệu phõn tích ở bảng 2.7 cho thấy lô thí nghiệm được bổ sung chế phẩm Bio nên tỷ lệ nhiễm tiêu chảy giảm đi rừ rệt, điều này chứng tỏ nhõn tố thí nghiệm đã tác động làm cho lợn con có sức đề kháng mạnh nên có khả năng chống đỡ được những yếu tố gõy bệnh. 2.4.4.2. Kết quả điều trị bệnh tiêu chảy Trong quá trình theo dừi thí nghiệm chúng tôi đã tiến hành điều trị cho các lợn bị mắc tiêu chảy bằng kháng sinh No.TST. Ngoài ra trong quá trình điều trị cũn sử dụng kết hợp với thuốc trợ sức, trợ lực như B.complex...Kết quả điều trị tiêu chảy được thể hiện ở bảng 2.8. Bảng 2.8. Kết quả điều trị bệnh tiêu chảy ở lợn con STT Chỉ tiêu ĐVT Lô đối chứng Lô thí nghiệm 1 Số lợn con theo dõi Con 15 15 2 Số lợn con mắc bệnh lần 1 Con 6 4 Số lợn con khỏi bệnh lần 1 Con 6 4 Tỷ lệ khỏi bệnh lần 1 % 100 100 3 Số lợn con mắc bệnh lần 2 Con 3 1 Số lợn con khỏi bệnh lần 2 Con 3 1 Tỷ lệ khỏi bệnh lần 2 % 100 100 Bệnh tiêu chảy là bệnh thường xảy ra phổ biến ở lợn con đặc biệt là giai đoạn theo mẹ và sau cai sữa. Tuy nhiên ở giai đoạn sau cai sữa thì tỷ lệ chết rất ít so với giai đoạn theo mẹ. Trong quá trình làm thí nghiệm tất cả những lợn con bị tiêu chảy đều được phát hiện và điều trị kịp thời bằng thuốc No.TST điều trị liên tục 2 – 3 ngày, tỷ lệ khỏi đạt 100%. Tuy nhiên những lợn con bị tiêu chảy thì khả năng sinh trưởng kém hơn so với những lợn con không bị tiêu chảy. 2.4.5. Sơ bộ tớnh toán chi phí thức ăn, thuốc thú y và chế phẩm Bio Để đánh giá, so sánh hiệu quả của việc dùng thuốc thú y điều trị bệnh tiêu chảy với việc dùng chế phẩm phòng bệnh. Chúng tôi đưa ra chỉ tiêu tổng chi phí cho cả 2 lô thí nghiệm và đối chứng. Kết quả được trình bày ở bảng 2.9 Bảng 2.9. Sơ bộ tớnh toán chi phí thức ăn, thuốc thú y và chế phẩm Bio STT Chỉ tiêu ĐVT Lô đối chứng Lô thí nghiệm 1 Chi phí thức ăn - Tổng KL thức ăn Kg 193 218 - Giá 1kg thức ăn Đồng 12.400 12.400 - Tổng chi phí thức ăn Đồng 2.393.200 2.703.200 2 Chi phí cho chế phẩm Bio - KL Bio Kg 0 4.5 - Giá 1 kg Bio Đồng 18000 18000 - Chi phí mua Bio Đồng 0 81.000 3 Chi phí thuốc thú y - Số lượng thuốc thú y ml 46 24 - Giá 1ml thuốc thú y Đồng 250 250 - Chi phí thuốc thú y Đồng 11.500 6.000 4 Tổng chi phí = 1 + 2 + 3 Đồng 2.404.700 2.790.000 5 Tổng KL lợn tăng Kg 126,15 154,95 6 Tổng chi phí / kg t ăng KL Đồng 19.056 18.000 7 So sánh % 100 94,45 Qua bảng 2.9 chúng tôi thấy: Lô thí nghiệm chi phí thuốc thú y hết 6.000đ, cũn lô đối chứng chi phí thuốc thú y lên đến 11.500đ. Như vậy khi sử dụng chế phẩm Bio phòng bệnh tiêu chảy cho lợn con cho thấy lô thí nghiệm có chi phí thuốc thú y thấp hơn so với lô đối chứng. Ngoài ra khi bổ sung chế phẩm Bio vào thức ăn cho lợn thí nghiệm cũn giúp lợn tăng trọng nhanh, ít bệnh tật, hạn chế việc sử dụng kháng sinh chống được sự còi cọc và suy dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng tốt. Qua số liệu bảng trên cho cũng cho thấy tổng chi phí ở lô thí nghiệm thấp hơn so với lô đối chứng. Nếu lấy lô đối chứng là 100% thì lô thí nghiệm là 94,45%, thấp hơn so với lô đối chứng là 5,55%. Điều này chứng tỏ rằng chế phẩm Bio không chỉ có tác dụng phòng bệnh tiêu chảy của lợn mà cũn có ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của lợn ở lô thí nghiệm. Khi bổ sung Bio vào thức ăn cho lợn thí nghiệm, tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng và chi phí thuốc thú y giảm do vậy tổng chi phí/1kg tăng khối lượng thấp hơn lô đối chứng là 1.056đ/kg. Như vậy bệnh tiêu chảy lợn con gõy thiệt hại kinh tế đáng kể cho các trại chăn nuôi như: Chi phí về thuốc thú y và điều trị bệnh hơn nữa bệnh cũn làm giảm khả năng sinh trưởng, phát triển, giảm sức đề kháng của lợn. Do đó, để chăn nuôi lợn đạt hiệu quả kinh tế cao thì người chăn nuôi phải có chế độ nuôi dưỡng hợp lý và khoa học, chuồng trại và thức ăn phải được quan tõm hơn nữa. Đặc biệt là vào những ngày khí hậu thay đổi để tránh ảnh hưởng xấu đến đàn lợn. 2.5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 2.5.1. Kết luận Qua nghiên cứu việc sử dụng chế phẩm Bio trong sinh trưởng phát triển và phòng chống bệnh ở lợn con từ 21 – 56 ngày tuổi, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1.Tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy tại trại lợn ngoại xã Mỹ Tõn theo đàn tới 66,67%. Lợn con từ sơ sinh đến 56 ngày tuổi bị bệnh chiếm 42,42%. Lợn mắc bệnh cao nhất ở lứa tuổi 21-28 ngày tuổi chiếm 15,82% 2. Chế phẩm Bio có ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của lợn thí nghiệm, kết thúc thí nghiệm 56 ngày tuổi thì lô thí nghiệm có khối lượng trung bình cao hơn lô đối chứng là 2 kg (10,8%). 3. Chế phẩm Bio có tác dụng đến khả năng phòng bệnh tiêu chảy của lợn thí nghiệm. Số con mắc bệnh lần 1 ở lô thí nghiệm giảm 13,34%, số con mắc bệnh lần 2 ở lô thí nghiệm giảm 25% so với lô đối chứng. 4. Chế phẩm Bio có tác dụng làm giảm tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng. Lô thí nghiệm có mức tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng là 1,41 kg thấp hơn so với lô đối chứng là 1,53 kg. Nhờ vậy làm giảm chi phí giá thành sản phẩm của lô thí nghiệm là 1.056 đ so với lô đối chứng . 5. Như vậy sử dụng chế phẩm Bio bổ sung vào khẩu phần thức ăn có tác dụng tăng khả năng phòng bệnh tiêu chảy, giảm chi phí thuốc thú y, giảm tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng, giảm đáng kể giá thành sản phẩm chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. 2.5.2. Tồn tại Do điều kiện về thời gian và kinh nghiệm cũn hạn chế nên phạm vi nghiên cứu chưa rộng, những kết quả thu được mới chỉ là bước đầu, thí nghiệm với số lượng chưa lớn, chưa lặp lại được thí nghiệm và cũn một số chỉ tiêu chúng tôi chưa nghiên cứu được. 2.5.3. Đề nghị Để có những kết quả nghiên cứu đầy đủ và đưa ra những kết luận chính xác hơn về hiệu quả sử dụng chế phẩm Bio đối với lợn con từ 21 – 56 ngày tuổi cần tiếp tục triển khai nghiên cứu thêm các chỉ tiêu khác, lặp lại thí nghiệm ở nhiều địa phương và các mùa vụ khác nhau. Với những kết quả nghiên cứu trên chúng tôi khuyến cáo người chăn nuôi nên sử dụng rộng rói chế phẩm Bio bổ sung vào thức ăn cho lợn con trong quá trình chăn nuôi lợn. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt 1. Lê Ngọc Anh, Phạm Khắc Hiếu (1997), “Hiệu quả sử dụng Chloramphenicol Nitrofuratein, Neomycin đối với E.coli”. 2. Nguyễn Xuõn Bỡnh (2002), “Bệnh sưng mắt, co giật và phù nề (Edena Diase - ED) phòng trị bệnh lợn nái, lợn con, lợn thịt” NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Đoàn Thị Kim Dung (2004), Biến động một số loại vi khuẩn hiếu khí đường ruột và vai trò của E.coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con và các phác đồ điều trị, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Viện thú y quốc gia, tr 55 4. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ (1995), “Bệnh đường tiêu húa ở lợn” NXB Nông nghiệp. 5. Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm (1995), “Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc, gia cầm” Đại học Nông Lõm Thái Nguyên. 6. Trương Lăng (1997), “Hướng dẫn điều trị các bệnh ở lợn” NXB Nông nghiệp 7. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Duy (2003), “Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị - Tập I” NXB Nông nghiệp. 8. Trần Đình Miên (1975), Chọn giống và nhân giống gia sóc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 9. Lê Văn Năm(1998), “Hướng dẫn phòng và trị bệnh ở lợn cao sản” NXB Nông nghiệp 10. Nguyễn Thị Nội (1989), “Kết quả điều tra tình hình nhiễm vi khuẩn đường ruột tại một số cơ sở chăn nuôi. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật thú y (1985 - 1989)” NXB Nông nghiệp 11. Trần Văn Phùng, Hà Thị Hảo (2004), “Bài giảng chăn nuôi lợn” Trường Đại học Nông Lõm Thái Nguyên. 12. Phan Thanh Phượng, Trần Thị Hạnh, Phạm Công Hoạt, (2004), Bốn bệnh đỏ của lợn và biện pháp phòng trị, NXBNông nghiệp Hà Nội. 13. Trương Quang, Trương Hà Thái (2007), Biến động của một số vi khuẩn đường ruột và vai trò của Samonella trong hội chứng tiêu chảy của lợn 2 –4 tháng tuổi, Tạp chí KHKT thó y, tập XIV, sè 6, 2007, tr 53 - 54. 14. Nguyễn Quang Tính (2008), “Giáo trình bệnh truyền nhiễm ở vật nuôi” Đại học Nông Lõm Thái Nguyên 15. Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Quang Tuyên (1993), “Giáo trình chăn nuôi lợn” Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 16. Nguyễn Thị Tài (2000), “Nghiên cứu về chế phẩm sinh học để điều trị hội chứng tiêu chảy, nghiên cứu khoa học chăn nuôi thú y (1996 - 2000)” NXB Nông nghiệp Hà Nội. 17. Lê Văn Tạo(1996), “Xác định yếu tố di truyền bằng Plasmid trong vi khuẩn E.coli phõn lập từ lợn bệnh phõn trắng để chọn chúng sản xuất vacxin”. Hội nghị trao đổi khoa học “Reihau”. 18. Nguyễn Văn Thiện, Võ Trọng Hốt, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Duy Hoan (1998), “Giáo trình chăn nuôi lợn” NXB Nông nghiệp. 19. Nguyễn Thiên Thu, Nguyễn Văn Quang(2004), “Nghiên cứu sản xuất kháng thể các loài từ lũng đỏ trứng gà, phòng trị bệnh ỉa chảy do E.coli và Salmonella ở lợn con” Báo cáo Khoa học Chăn nuôi thú y. NXB Nông nghiệp Hà Nội. 20. Hoàng Văn Tuấn (1998), “Bước đầu tỡm hiểu một số nguyên nhõn tiêu chảy ở lợn hướng nạc tại trại lợn Yờn Định và biện pháp phòng trị” Luận án thạc sỹ khoa học Nông nghiệp. 21.Nguyễn Quang Tuyên (1993), “Giáo trình vệ sinh thú y” Trường Đại học Nông Lõm Thái Nguyên. 22.Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Văn Tri (1999), “Một số bệnh quan trọng ở lợn” NXB Nông nghiệp. 23. Lưu Thị Uyên (1999), Sù biến động của một số loại vi khuẩn hiếu khí thường gặp trong đường ruột của lợn bình thường và lợn mắc tiêu chảy dưới ảnh hưởng của chế phẩm EM, Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp Trường Đại học Nông Nghiệp I – Hà Nội, tr 67 - 70 II. Tiếng Anh 24. Barnes D.M , Sorensen KD (1997), “Salmonellosis Diseases of swine 4th’ Edition lowastate Unversi ty press. 25. ErwinM. Kohler,O,A, R. D.C. Wooter, tiêu chảy ở lợn con sơ sinh, cẩm nang chăn nuôi lợn công nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà Nội năm 1996 26. Leval A. Incedencdes Enteritis dupore. Báo cáo tại hội thảo thú y về bệnh do Cục thú y Hà Nội tổ chức tại Hà Nội, 1997. 27. Lobiro và Acovacl (1993), Histamin With Coli bacterium 28. Px. Matsier (1976), Sử dụng E.coli sống chủng M17 với bệnh đường tiêu hóa. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------***------ CHU VĂN PHONG Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM Bio TRONG KHẨU PHẦN THỨC ĂN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG PHÒNG BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TỪ GIAI ĐOẠN 21 – 56 NGÀY TUỔI” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi thú y Khoa : Chăn nuôi thú y Khóa học : 2004 – 2008 Giáo viên hướng dẫn : Th.s Nguyễn Thị Thanh Bình Thái Nguyên, năm 2008 ĐẠI HỌC THÁI NGUYấN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------***------ CHU VĂN PHONG Tên đề tài: “NGHIấN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM Bio TRONG KHẨU PHẦN THỨC ĂN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG PHÒNG BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TỪ GIAI ĐOẠN 21 – 56 NGÀY TUỔI” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi thú y Khoa : Chăn nuôi thú y Khóa học : 2004 – 2008 Thỏi Nguyên, năm 2008

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 240.doc
Tài liệu liên quan