Đề tài Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, phục hồi và cải thiện môi trường

Tài liệu Đề tài Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, phục hồi và cải thiện môi trường: CHƯƠNG I – MỞ ĐẦU GIỚI THIỆU Trong quá trình sinh sống và phát triển của mình, loài người đã tác động nhiều đến thiên nhiên, làm thay đổi chúng và cũng là làm thay đổi khung cảnh sống của chính mình. Do không nhận biết được các quy luật tự nhiên hoặc do chỉ nghĩ tới lợi ích trước mắt, trong quá trình phát triển xã hội, loài người đã làm cho môi trường sống suy thoái, tài nguyên cạn kiệt. Ngày nay môi trường trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia và của cộng đồng quốc tế. Các vấn đề ô nhiễm không khí, nguồn nước, suy thoái đất đai, tàn phá rừng, sa mạc hoá, sự suy giảm tính đa dạng sinh học, nguy cơ diệt chủng nhiều loại sinh vật quý hiếm, mất cân bằng sinh thái... Đang trở thành phổ biến và trầm trọng trên phạm vi toàn cầu. Đặc biệt là sự suy giảm tầng ozon. Sự nóng dần lên của khí quyển và do đó nguy cơ nâng cao mực nước biển đang đe doạ sự sinh tồn và phát triển của loài người. Đấu tranh để bảo vệ môi trường, giữ gìn ngôi nhà chung - trái đất chúng ta đang sống là nghĩa ...

doc61 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1123 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, phục hồi và cải thiện môi trường, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I – MỞ ĐẦU GIỚI THIỆU Trong quá trình sinh sống và phát triển của mình, loài người đã tác động nhiều đến thiên nhiên, làm thay đổi chúng và cũng là làm thay đổi khung cảnh sống của chính mình. Do không nhận biết được các quy luật tự nhiên hoặc do chỉ nghĩ tới lợi ích trước mắt, trong quá trình phát triển xã hội, loài người đã làm cho môi trường sống suy thoái, tài nguyên cạn kiệt. Ngày nay môi trường trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia và của cộng đồng quốc tế. Các vấn đề ô nhiễm không khí, nguồn nước, suy thoái đất đai, tàn phá rừng, sa mạc hoá, sự suy giảm tính đa dạng sinh học, nguy cơ diệt chủng nhiều loại sinh vật quý hiếm, mất cân bằng sinh thái... Đang trở thành phổ biến và trầm trọng trên phạm vi toàn cầu. Đặc biệt là sự suy giảm tầng ozon. Sự nóng dần lên của khí quyển và do đó nguy cơ nâng cao mực nước biển đang đe doạ sự sinh tồn và phát triển của loài người. Đấu tranh để bảo vệ môi trường, giữ gìn ngôi nhà chung - trái đất chúng ta đang sống là nghĩa vụ của mọi người, vì sự phát triển chung của cả nhân loại. Nếu chỉ vì lợi ích trước mắt, lợi ích cục bộ mà gây tổn hại môi trường thì đó chính là hành động ngăn chặn quy trình phát triển của chính mình, nếu không nói là sự tự phá huỷ mình. Lịch sử đã để lại cho chúng ta nhiều bài học thấm thía. Nhiều vùng rộng lớn trước kia đã từng có nền văn minh chói lọi nay trở thành xa mạc. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do sự phát triển không đi đôi với bảo vệ môi trường, không tuân thủ các quy luật tự nhiên. Ô nhiễm môi trường gây ra do con người trong hoạt động nông-lâm nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, do chiến tranh và do những chất thải sinh hoạt ở các khu dân cư tập trung. Ở các nước công nghiệp, đất không chỉ mất lớp phủ thực vật do phá rừng mà còn là “nghĩa địa” chôn cất bã phóng xạ, chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt. Trên đất nông nghiệp, do thâm canh và đốt rừng lấy đất trồng trọt nên đất bị thoái hóa và ô nhiễm hóa học do dùng phân bón và thuốc hóa học bảo vệ thực vật. Nguồn nước sạch, kể cả nước ngầm cũng bị thu hẹp bởi không những do tốc độ khai thác ngày càng cao mà còn do nước bị ô nhiễm, chẳng hạn hàm lượng nitrat (là một trong những chất độc) trong nước ngầm tăng lên gấp 3 lần so với 20-30 năm trước đây.Biển và đại dương hàng năm nhận trung bình 1,6 triệu tấn dầu do tàu thuyền thải xuống và do tai nạn của các tàu chở dầu. Đại dương còn là bãi chôn cất các chất thải phóng xạ. Không khí bị ô nhiễm, khí hậu bị xáo trộn, do khai thác rừng bừa bãi nên diện tích rừng hàng năm bị thu hẹp dần (mà rừng là bộ máy điều hòa và duy trì tỷ lệ CO2/O2 trong không khí), nền công nông nghiệp hàng năm thải vào khí quyển khoảng 1-2 tỉ tấn CO2 và cứ tăng dần theo tốc độ công nghiệp hóa, lượng oxit lưu huỳnh, CH4, CFC, Chính vì những lẽ đó Thế giới ngày càng phát triển càng gây nên những tác động xấu đến môi trường, làm cho môi trường ngày càng biến đổi sâu sắc, rộng lớn, bị ô nhiễm nghiêm trọng, đe dọa sự sống còn của hành tinh chúng ta. Vì vậy, vấn đề môi trường và phát triển bền vững đã trở thành vấn đề hết sức cấp bách của chúng ta hiện nay. Ở nước ta, Đảng và Nhà nước đã sớm nhận rõ tầm quan trọng và mối quan hệ gắn kết giữa phát triển kinh tế - xã hội và công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại; là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc Mục tiêu của công tác quản lý bảo vệ môi trường là “Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, phục hồi và cải thiện môi trường ở những nơi, những vùng đã bị suy thoái, bảo tồn đa dạng sinh học, từng bước nâng cao chất lượng môi trường ở các khu công nghiệp, đô thị và nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế-xã hội bền vững tiến hành thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước”.The UN and World Bank has encouraged adopting a " natural capital " measurement and management framework. [ citation needed ] MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Nhận thức về tầm quan trọng của môi trường, hiểu rõ các vấn đề môi trường của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đang phát triển theo chiều hướng nào Hoàn thiện các hệ thống quản lý , công cụ quản lý và quy hoạch môi trường thích hợp hơn. Trang bị một cách nhìn tổng thể vững, quy hoạch môi trường và quản lý môi trường, Tìm hiểu sự cần thiết việc tham gia của các nhà hoạt động và công chúng trong quy hoạch môi trường và quản lý môi trường và nhận thức về kế hoạch hoá phát triển và quy hoạch môi trường, Thiết lập một mối liên kết giữa phát triển bền sâu sắc vai trò tương ứng của họ trong quá trình tham gia của cộng đồng. Đưa ra hướng giải quyết mới , tốt hơn cho vấn đề môi trường Bà Rịa Vũng Tàu nói riêng và cả nước . PHẠM VI NGHIÊN CỨU Các vấn đề môi trường phát sinh từ sinh hoạt , sản xuất của các khu công nghiệp trong tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Quy hoạch môi trường của tỉnh Tình trạng quản lý Môi Trường của tỉnh Hiện trạng việc sử dụng các loại tài nguyên SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Mục tiêu trước mắt là phải ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường do hoạt động của con người và tác động của tự nhiên gây ra; khắc phục ô nhiễm môi trường, trước hết ở những nơi đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, phụchồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái; quản lý, sử dụng hợp lý, bền vững tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học; từng bước nâng cao chất lượng môi trường. Ô nhiễm, suy thoái môi trường là một trong những vấn đề mà loài người đang phải đối mặt song song với các vấn đề đói nghèo, đại dịch AIDS vì vậy, bảo vệ môi trường cũng đồng nghĩa với bảo vệ môi trường sống, bảo đảm mọi người dân được sống trong môi trường trong lành, sạch đẹp, góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, đồng thời là nội dung quan trọng của phát triền bền vững. Nếu công tác phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường được thực hiện khoa học, nghiêm túc và hiệu quả thì sẽ tiết kiệm được nguồn lực lớn cho công tác khắc phục, phục hồi môi trường sau này. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp tham khảo tài liệu về các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm Phương pháp đánh giá nhanh hiện trạng môi trường Phương pháp khảo sát trực tiếp. Phương pháp thống kê số liệu. Phương pháp điều tra, phỏng, nhân viên có liên vấn các công nhân quan. NỘI DUNG THỰC HIỆN Tìm hiểu về cơ sở lý luận của quản lý môi trường. Thu thập các dữ liệu và khảo sát các khu công nghiệp tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Thu thập các dữ liệu và khảo sát về ĐDSH trên địa bàn tỉnh Tìm hiểu các văn bản pháp quy có liên quan đến việc quản lý môi trường Tìm hiểu về cơ cấu nhân sự , bộ phận chuyên trách , có liên quan đến quản lý Đánh giá thực trạng quản lý môi trường tại KCN và STNMT Tỉnh . Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải tiến cho công tác quản lý môi trường CHƯƠNG II – TỔNG QUAN 2.1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU 2.1.1 Lịch sử hình thành Vũng Tàu từng có tên là Tam Thắng để ghi lại sự kiện thành lập ba làng đầu tiên ở đây: Thắng Nhất, Thắng Nhị, Thắng Tam. Chữ tam Thắng là biến âm của Tam Thoàn ( tức Tam Thuyền ). Đây là ba chiếc thuyền do ba viên đội chỉ huy bảo vệ bà con đường thuỷ vào Gia Định chống lại bọn cướp biển. Vào năm 1822 vua Minh mạng ban thưởng phẩm hàm và cấp đất cho họ khai khẩn lập làng làm ăn sinh sống. Đội thuyền thứ nhất do ông Phạm Đăng Dinh chỉ huy lập nên làng Thắng Nhất, đội thuyền thứ hai do ông Lê Văn Lộc chỉ huy lập nên làng Thắng Nhì, đội thuyền thứ ba do ông Ngô văn Huyền chỉ huy lập nên làng Thắng Tam. Để nhớ ơn ông Phạm Văn Dinh là người đã lập ra khu đất này, người ta đã lấy tên ông đặt cho con sông duy nhất ở Vũng Tàu: sông Dinh và tên một dãy núi: núi Dinh ( Ngoài ra còn có một giải thích khác về tên của dãy núi Dinh: núi Dinh là núi Kho, thế kỷ XVIII các tướng lĩnh của chúa Nguyễn ánh xây dựng doanh trại trên núi này và Dinh còn có nghĩa là doanh trại. Dãy núi Dinh gồm các ngọn núi Dinh, ông Trịnh, Thị Vải. Sách Đại Nam Nhất Thống Chí ( thời Tự Đức 1829 - 1883 ) viết: "Vùng đất này xưa thuộc Phước nam Thắng cách Phước Thọ 31 dặm về phía Tây - Nam, là một mũi đất càng nhô ra biển càng lớn.  Phía Bắc mũi đất ôm giếng Ngọc, phía nam nối tiếp tới ghềnh Rái và che chở cho biển Cần Giờ một vịnh lớn được hình thành bởi các dòng sông, chảy ra biển, là chố yên ổn cho tàu thuyền trú ngụ...". Hẳn do địa hình như vậy nên Vũng Tàu còn có một cái tên khác là Thuyền áo ( áo của Thuyền ). Trong bản đồ dinh Trấn Biên của các chúa Nguyễn ( Thế kỷ XVII ) của cuốn Biên Hoà Lược sử toàn biên, Vũng Tàu ngày nay đã được ghi là Thuyền áo.  Đầu thế kỷ XVI trên bản đồ thế giới, Vũng Tàu có tên là : Cinco Chagas Veirdareiras Năm vết thương của chúa cứu thế ), sở dĩ họ gọi như vậy vì nơi đây có năm ngọn núi, người đi biển dễ nhận thấy từ ngoài xa, biểu tượng của niềm vui, của sự cứu giúp đối với họ. Các bản đồ hàng hải của người Bồ Đào Nha đều ghi Vũng Tàu là Cinco Chagas Veirdareiras. Nhưng khi cuốn hải trình nổi tiếng "Biển Phương Đông" (La Neptune Oriental) của một nhà hàng hải Pháp ra đời thì nó lại có tên là Cap Saint Jacques, có người giải thích đó là do cách đọc của các thuỷ thủ Châu Âu nên Cinco Chagas trở thành Silkei Chagas và cuối cùng là Saint Jacques. (Theo nhà văn Nguyễn Tuân, Saint Jacques là tên một loài sò quen thuộc với người Pháp - Coquille Saint Jacques có mặt tại vùng biển này). Trong thời Pháp thuộc Vũng Tàu có một cái tên khác là Ô Cấp hoặc Cấp.  Ô Cấp là phiên âm của tiếng Pháp au Cap trong câu Aller au Cap (đi ra mũi đất). Ô Cấp lúc đầu dùng để chỉ cả vùng đất Vũng Tàu. Khi nói đến Vũng Tàu hay Ô Cấp, nếu để ý đến ngữ nghĩa của các từ sẽ thấy Vũng Tàu không giống như Ô Cấp, bởi Vũng Tàu là vùng nước sâu để cho thuyền đậu, còn Ô Cấp là mũi đất chạy nhô ra biển.  Nhưng chúng đều được dùng chung để chỉ một vùng đất  vùng biển. Ở đây khác nhau chỉ là cách đặt tên thao mũi đất  chỗ lồi hướng ra biển, người phương Đông đặt tên theo vũng chỗ lõm (hướng vào đất liền), thể hiện một tâm lý nào đó về cách nhìn ra thế giới bên ngoài. Vùng đất Bà Rịa được người Việt Nam khai phá từ thế kỷ XVII, lúc đầu Bà Rịa thuộc dinh Trấn Biên, tỉnh Gia Định. Năm 1808 vua Gia Long đổi Trấn Biên thành Biên Hoà. Tên Bà Rịa có hai cách giải thích: Theo các cuốn "Gia Định thành thống chí", "Đại Nam nhất thống chí" và một số bộ sử khác thì Bà Rịa vốn là đất của tiểu vương Bà Lỵ (bị Chân Lạp thôn tính). Năm 1622 theo thoả ước của chúa Nguyễn Phúc Nguyên với vua Chân Lạp Chey Chetta II, những nhóm cư dân Việt đầu tiên được phép khai phá xứ Mô Xoài xứ bà Lỵ. Tên Bà Lỵ được người Việt phát âm chệch thành Bà Rịa. Một cách giải thích khác: Vào khoảng năm 1789 có một người đàn bà tục gọi là Bà Rịa người Bình Định đưa dân nghèo vào khai hoang ở Tam Phước (tên gọi ngày nay). Nhờ uy tín và tài năng tổ chức, bà động viên được nọi người ra sức khẩn hoang, xây dựng cuộc sống trên vùng đất mới. Về già, Bà Rịa đem hết tài sản của mình làm việc công ích, lập quỹ cứu tế để trợ giúp người nghèo, rước thầy về dạy học cho trẻ... Bà chết năm 1803 được dân lập đền thờ như một vị phúc thần. Tên của bà đã trở thành tên của tỉnh. Vị trí địa lý Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh miền Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía Đông Bắc giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh, mặt còn lại giáp biển Đông với hơn 200 km bờ biển trong đó có 40 km là bãi tắm. Bà Rịa - Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính: Thành phố Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa và 4 huyện trên đất liền : Châu Đức. Tân Thành, Xuyên Mộc và Long Đất nằm ở kinh độ 107'05" Đông, vĩ độ 10'50" Bắc. Huyện Côn Đảo nằm ở kinh độ 106'35" Đông, vĩ độ 8'42" Bắc có 66 km bờ biển. Thềm lục địa rộng trên 100.000 km2 Thành phố Vũng Tàu Diện tích : 175,62 Km2 Dân số : 167.529 người Thị xã Bà Rịa  Diện tích : 89,09 Km2 Dân số : 76.820 người Huyện Châu Đức  Diện tích : 436,65 Km2 Dân số : 143.301 người Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Huyện Tân Thành  Diện tích : 304,86 Km2 Dân số : 80.846 người Huyện Xuyên Mộc  Diện tích : 631,54 Km2 Dân số : 116.327 người Huyện Long Đất  Diện tích : 292,95 Km2 Dân số : 132.384 người Huyện Côn Đảo  Hình 2.2 Bãi biển Vũng Tàu Diện tích : 76,00 Km2 Dân số : 1.796 người 2.1.3 Tự Nhiên Dân Cư Tổng diện tích tự nhiên: 2006,7 km2. Diện tích đất tự nhiên: 195,659 ha. Trong đó Đất nông nghiệp: 76.590 ha - 39%. Đất lâm nghiệp: 65.000 ha - 33%. Đất chuyên dùng: 4.153 ha - 2,1%. Thổ cư: 8.949 ha - 4,6%. Chưa khai thác: 38.900 - 21,1%. Dân cư có tổng số là 719.000 người, trong đó dân ở thành phố, thị trấn là 271.549 người. Mật độ trung bình: 349,8 người/km2, riêng Vũng Tàu là 912,5 người/km2. Dân tộc: Chủ yếu là người Việt, ngoài ra có các dân tộc khác như Hoa, Châu Ro, Mường, Tày. Lực lượng lao động: Chiếm 51,56% số dân. 2.1.4  Khí hậu - Thời tiết Khí hậu nhiệt đới ôn hoà do chịu ảnh hưởng cảu biển. Hàng năm có hai mùa: khô (từ tháng 11 đến tháng 4), mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10), nhiệt độ trung bình từ 25 đến 27 độ C, ít gió bão lớn, lượng mưa trung bình 1300mm - 1750mm. Độ ẩm bình quân cả năm là 80%. Nếu như ở Hà Nội thời tiết còn rất lạnh, mọi người còn phải mặc áo ấm thì ở Vũng Tàu khí hậu vẫn nóng bức, biển Vũng Tàu được gọi là biển nóng, tắm được quanh năm. Bán đảo Vũng Tàu có nhiệt độ trung bình thấp hơn so với các tỉnh phía nam bởi ba mặt giáp biển Đông, quanh năm lộng gió, nhiệt độ trung bình khoảng 28 độ C, lượng mưa trung bình 1.500mm/năm. Vũng Tàu có hai mùa rõ rệt tuỳ thuộc vào gió, gió thổi theo hai chiều gần như ngược nhau, trừ những ngày chuyển tiếp. Gió mùa Tây Nam thổi vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10), gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4). Gió thổi mạnh, tốc độ khoảng 35km/giờ. Tháng 4 và tháng 10 là những tháng chuyển mùa, gió thổi nhẹ, ngoài khơi sóng nhỏ. Biển Vũng Tàu ít bão tố hoặc ảnh hưởng của bão không đáng kể vì thế trở thành nơi trú ngụ tốt cho thuyền bè.  Thuỷ triều thuộc loại bán nhật triều, mỗi ngày đều có hai lần thuỷ triều lên xuống. Biên độ triều lớn nhất là 4 - 5 m. Nhiệt độ nước biển ít thay đổi, quanh năm nhiệt độ tầng mặt nước khoảng 24 - 29 độ C, nhiệt độ tầng đáy khoảng 26,5 - 27 độ C. Với đặc điểm khí hậu, thời tiết và thiên nhiên ưu đãi, Vũng Tàu đã và sẽ luôn là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước. 2.1.5 Tài nguyên du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những tỉnh có cửa ngõ giao lưu giữa Việt Nam và thế giới, có hệ thống đường biển, đường sông và đường hàng không rất thuận tiện.  Hình 2.3 Du lịch tỉnh BRVT Bên cạnh những tiềm năng to lớn về dầu khí. Bà Rịa - Vũng Tàu đang từng bước khẳng định thế mạnh du lịch của mình, nhờ lợi thế về tiềm năng thiên nhiên và nhân văn phong phú. Bà Rịa Vũng Tàu là một quần thể thiên nhiên hài hoà, sơn thuỷ hữu tình, có những dãy Núi Lớn - Núi Nhỏ - Minh Đạm, Núi Dinh che chắn, xa xa biển Đông có Côn Đảo bao bọc, ở gần có Long Sơn quy tụ...   Ngoài những bãi tắm tuyệt đẹp với bờ cát mịn thoai thoải, nói đến Bà Rịa - Vũng Tàu không thể không nhắc đến hai khu rừng nguyên sinh nổi tiếng: rừng cấm Bình Châu - Phước Bửu và rừng quốc gia Côn Đảo với những loài động thực vật quý hiếm, môi trường đa dạng tập hợp nhiều kiểu rừng của các vùng sinh thái. Đến với khu du lịch suối khoáng nóng Bình Châu, du khách thực sự được thư giãn để tận hưởng bầu không khí ấm áp, làn sương khói la đà len lỏi giữa rừng cây xanh rải rác như giữa chốn thần tiên, đây đó là những khu nhà nghỉ dưỡng, trị bệnh bằng nguồn nước khoáng nóng bổ ích. Bà Rịa - Vũng Tàu cũng là miền đất có truyền thống văn hoá lịch sử lâu đời với những khu di tích mang đậm dấu ấn của những thời kỳ lịch sử, toàn tỉnh hiện có 29 khu di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Với những lợi thế và tiềm năng to lớn nói trên, thời gian qua du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những bước phát triển mạnh mẽ, hàng loạt dự án đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực khách sạn, khu vui chơi giải trí, các tuyến, điểm du lịch với tổng số vốn đầu tư lên đến hàng trăm triệu đôla đang hoạt động hết sức nhộn nhịp. Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có 65 khách sạn với trên 2300 phòng trong đó có 1100 phòng được công nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế. Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu (1995 - 2010) với 5 trung tâm kinh tế - du lịch, trong tương lai không xa, Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ phát triển mạnh mẽ, tương xứng với vị thế và tiềm năng của một trung tâm du lịch quan trọng của cả nước.  Thành phố Vũng Tàu Thành phố Vũng Tàu cách thành phố Hồ Chí Minh 125km và cách thành phố Biên Hoà 90 km. Vũng Tàu giống như một hòn đảo bởi nó được bao bọc ba mặt là biển và sông án ngữ mặt thứ tư. Bờ biển Thành phố có bờ biển trải dài 20km, hầu hết là ghềnh đá nhấp nhô từ chân Núi Lớn và Núi Nhỏ chạy ra biển.Từ rặng Bồng Đào đến mũi Nghinh Phong, bờ biển được tạo bởi những vách đá dựng đứng. có một cửa sông và bờ vịnh kín gió thuận lợi cho tàu bè thả neo. Đất và đồi cát Ngoài hai ngọn núi đá Núi Lớn và Núi Nhỏ, phần đất còn lại vủa Vũng Tàu được cấu tạo bởi những lớp đất cát. Loại đất này thích hợp với các loại cây: xoài, mãng cầu, nhãn được trồng nhiều trong thành phố. Thành phố Vũng Tàu có dãy đồi cát nằm song song với bãi biển chạy từ chân Núi Nhỏ đến Cửa Lấp dài khoảng 10km, cao từ 4m đến 12m. Nhờ dãy đồi cát này mà các luồng gió mạnh từ biển thổi vào theo hướng Đông Nam không làm thiệt hại hao màu, cây cối. Núi non Thành phố Vũng Tàu có hai trái núi nằm ở phía Tây Nam thành phố: Núi Lớn (còn gọi là tương kỳ) diện tích khoảng 400ha gồm các đỉnh Núi Lớn (245m), Vũng Mây (220m), Hòn Sụp (215m). Núi Nhỏ (còn gọi là Tao Phùng) cao 138m, diện tích khoảng 180ha Ao hồ Sau dãy đồi cát chạy song song với bãi biển là một hồ sen trải dài từ chân Núi Nhỏ đến khu Thắng Nhất, sau hồ sen là cánh rừng chạy đến rạch Cây Khế hết địa phận thành phố Vũng Tàu. Hồ sen rộng 400ha là một thắng cảnh và là nguồn cung cấp thực phẩm dồi dào. Người ta đánh bắt cá cua, lươn, ếch... và thu hoạch hột sen, ngó sen trong hồ để chế biến các đặc sản cho du khách. Sông rạch Thành phố Vũng Tàu chỉ có một con sông lớn nhất là sông Dinh. Sông bắt nguồn từ núi Dinh, chảy qua Phước Lễ, xuôi theo hướng Tây Bắc Vũng Tàu dài 11 km, chỗ rộng nhất 1000m chỗ hẹp nhất 300m, hơi sâu nhất 25m. Phía Đông Bắc thành phố có rạch Cây Khế dài 6 km. Rạch Bà dài 7,9km nằm chắn ngang, làm ranh giới giữa khu Thắng Nhất và Thắng Nhì. Tại khu Thắng Nhì, phía sau cù lao Bến Đình có rạch Bến Đình dài 5,5km, phía Đông Phước Thắng nơi Cửa Lấp có 3 rạch dẫn nước biển vào thành phố là rạch Ông Nam, rạch Suối Nước và rạch Sông Cái. Sông rạch ở Vũng Tàu cũng là những cảnh quan đẹp. Đường sá Đường vòng Núi Nhỏ (đường Hạ Long) chạy từ Bãi Trước đến mũi Nghinh Phong ra đường Thuỳ Vân (Bãi Sau) dài 6km ôm sát chân núi, chạy lên dốc cao, có đoạn chạy sát biển, có chặng luồn giữa những khu vực cây cối xanh tươi. Đi dạo theo con đường này, du khách được hít thở không khí trong lành, hưởng gió biển, ngắm cảnh biển bao la và những cảnh sắc luôn thay đổi dọc theo bên đường. Đường vòng Núi Lớn (đường Trần Phú) chạy quanh sườn Núi Lớn, từ Bến Đình - Thích Ca - Phật Đài - Bãi Dâu đến Bãi Trước dài 10km, cách mặt biển 40 - 50m một bên là núi, phía dưới là biển, hùng vĩ hơn đường vòng Núi Nhỏ, có nhiều thắng cảnh dọc đường như tượng Đức Mẹ, núi Ghềnh Rái, Bến Đá Điện Bà... Các mũi đá nơi có nhiều gió mà du khách thích đến là mũi Nghinh Phong, ở đây gió thổi quanh năm. Ngoài ra còn có mũi Đá trước toà Bạch Dinh, mũi đá Cao Trang ở đầu đường vòng Núi Lớn, cũng là những nơi buổi chiều du khách thường đến dạo chơi. Trên đường vòng quanh Núi Nhỏ sau khi qua khỏi bãi Vọng Nguyệt, nếu để ý du khách sẽ thấy một hòn đảo nhỏ như một tría núi nhô lên mặt nước. Khi nước ròng hạ thấp người ta có thể đi bộ ra đây, qua một bãi đá lởm chởm làm cầu, đó là hòn Bà. 2.1.6 Thông Tin Về Các Khu Công Nghiệp Theo Quyết định số 742/QĐTTg ngày 06/10/1996 của Thủ tướng Chính phủ phê quyệt quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thời kỳ 2001-2010, tỉnh BR-VT sẽ phát triển 09 KCN với tổng diện tích 4.460 ha. Đến nay toàn tỉnh đã phát triển được 9 KCN với tổng diện tích trên 3.591 ha, trong đó 2 khu mới thành lập trong năm 2006 là Mỹ Xuân B1-Tiến Hùng, Mỹ Xuân B1 - Đại Dương đang trong giai đoạn bồi thường-GPMB, đầu tư các hạng mục hạ tầng để thu hút dự án; 7 khu còn lại gồm Phú Mỹ I, Đông Xuyên, Mỹ Xuân A, Mỹ Xuân A2, Cái Mép, Phú Mỹ II, Mỹ Xuân B1 đã thu hút 130 dự án với tổng vốn đầu tư trên 6,7 tỷ USD (trong đó có 62 DA FDI, vốn đầu tư 4,28 tỷ USD) và có 6 khu (trừ KCN Mỹ Xuân B1) đã lấp đầy diện tích đất cho thuê từ 80% trở lên. Số dự án hoạt động sản xuất – kinh doanh đến nay là 86 dự án, hàng năm đã đóng góp cho ngân sách nhà nước khoảng 2.500 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 19.000 lao động trực tiếp với thu nhập bình quân 1 triệu đồng/tháng. Giá trị sản xuất công nghiệp tại các KCN chiếm tỷ trọng 38% so với giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tính cả dầu khí, nếu trừ dầu khí chiếm tỷ trọng 86%. Hoạt động từ các KCN đã có tác động tích cực tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong tổng giá trị sản xuất của toàn tỉnh. Hình2.4 Ảnh quy hoạch tổng thể các kcn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu KCN Phú Mỹ I Diện tích: 954,4 ha, diện tích đất cho thuê : 651 ha, diện tích đã cho thuê : 493,96 ha, diện tích đất còn lại : 157,05 ha đạt tỷ lệ lấp đầy 75,88% KCN Đông Xuyên Diện tích: 160,8 ha, diện tích đất cho thuê: 128 ha, diện tích đã cho thuê: 128 ha đạt tỷ lệ lấp đầy 100 % KCN Long Sơn Tổng diện tích đất quy hoạch: 1.250ha Trong đó: Đất nhà máy lọc dầu số 3: 480 ha Đất khu tổ hợp hóa dầu  400 ha Đất nhà máy điện  100 ha Đất công nghiệp khác  270 ha KCN Mỹ Xuân A Diện tích đất KCN : 301 ha; diện tích đất cho thuê : 301 ha; diện tích đã cho thuê 1,47 ha; diện tích còn cho thuê : 43,40 ha; tỷ lệ lấp đầy : 80,70%. KCN Mỹ Xuân A2 - Diện tích: 422,22 ha trong đó diện tích đất cho thuê 292,31 ha. Diện tích đã cho thuê: 129,3 ha, Diện tích còn cho thuê: 163 ha, Tỷ lệ lấp đầy: 44,23%. KCN Mỹ Xuân B1 - Tiến Hùng Diện tích: 200 ha. Diện tích đất cho thuê: 140 ha. Diện tích đã cho thuê: 0 ha. Diện tích còn cho thuê: 140 ha. KCN Mỹ Xuân B1 - Đại Dương Diện tích: 145,7 ha. Diện tích đất cho thuê: 95 ha. Diện tích đã cho thuê: 0 ha. Diện tích còn cho thuê: 95 ha. KCN Châu Đức Diện tích KCN: 1.550 ha trong đó diện tích đất cho thuê 941 ha. KCN Mỹ Xuân B1- CONAC Diện tích: 227,14 ha. Diện tích đất cho thuê: 157,71 ha. Diện tích đã cho thuê: 48,13 ha đạt tỷ lệ lấp đầy 30,52%. Diện tích còn cho thuê: 109,58 ha. KCN Cái Mép - Diện tích: 670 ha. Diện tích đất cho thuê: 449 ha; diện tích đã cho thuê: 182,48 ha; diện tích còn cho thuê: 266,52 ha; tỷ lệ lấp đầy: 40,64%. KCN Phú Mỹ II Diện tích: 620,6 ha. Diện tích đất cho thuê: 372,4 ha. Diện tích đã cho thuê: 160 ha. Diện tích còn cho thuê: 212,4 ha. Tỷ lệ lấp đầy 42,96%. KCN Phú Mỹ III Diện tích KCN: 942 ha, trong đó: Khu công nghiệp tập trung: 802 ha Khu cảng và kho bãi: 140 ha 2.2 THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG 2.2.1 Hiện trạng môi trường nước Theo nhận định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam đã và đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu (BĐKH), trong đó, BR-VT là một trong những tỉnh chịu tác động mạnh nhất. Trên cơ sở phân tích số liệu mưa và nước bốc hơi hơn 30 năm qua cũng như sự xuất hiện cảnh quan bán khô hạn ở một số vùng trong tỉnh, các nhà khoa học cho rằng: BR-VT đã chớm chuyển sang trạng thái bán khô hạn, nằm trong ngưỡng thiếu nước nghiêm trọng. Nếu tính theo chuẩn cấp nước cho các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất 2.500 m3/người/năm là bền vững thì khả năng cung cấp của nguồn tài nguyên nước BR-VT hiện nay chỉ đạt 35,7%. Xu thế bán khô hạn sẽ tiếp tục gia tăng do BĐKH. Hiện tượng nhiễm mặn và ô nhiễm nước ngầm cũng đã xảy ra. Cụ thể, mỏ nước ngầm Bà Rịa hiện đã nằm sát biên mặn (1mg/lit), có nhiều khả năng bị nhiễm mặn là rất lớn… Hiện tượng xói lở bờ biển và nước biển dâng cao là một mối đe dọa nguy hiểm cho BR-VT. Theo tính toán về khả năng dâng cao của mực nước biển Việt Nam, đến năm 2050 nước biển sẽ dâng cao thêm 33cm. Nếu vậy, một phần dải đất thấp ven bờ phía Đông của tỉnh - nơi tập trung cơ sở hạ tầng du lịch, nghề nuôi trồng và chế biến thủy sản, nơi ở của hàng vạn hộ gia đình sẽ bị sóng phá hủy. Tình hình còn có thể nguy hiểm hơn nếu mực nước biển dâng cao thêm 1m theo dự báo của các nhà khoa học Anh. Lúc này, vùng đất thấp dọc sông Thị Vải (nơi tập trung các khu công nghiệp) sẽ bị đe dọa. Theo đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ, hiện tượng xói lở bờ biển ở Vũng Tàu hiện đã diễn ra, bình quân hàng năm đường bờ khu vực Cửa Lấp (phường 12, thành phố Vũng Tàu) bị xói lở từ 4-5m, có nơi lên đến 10m. Theo thống kê của UBND phường 12, tại khu vực Trại Nhái nằm ở miệng sông Cửa Lấp từ năm 2002 đến nay biển đã tiến vào đất liền gần 100m. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn tỉnh là do phần lớn các đô thị nhất là các khách sạn, nhà hàng chưa xây dựng đầy đủ hệ thống thoát nước bẩn, nước thải chỉ được xử lý qua hệ thống tự hoại hoặc bán tự hoại, có nơi còn xả thẳng xuống sông, suối, ao-hồ, ngoại trừ một số phường trên địa bàn thi xã Bà Rịa được đấu nối đưa về xử lý tại nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tập trung của tinh .Các KCN, CCN của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu chỉ mới có chủ trương và đang tìm nhà đầu tư để xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các cơ sở SXCN nằm ngoài các khu quy hoạch công nghiệp đã từng bước đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng nước thải sau xử lý vẫn chưa đảm bảo quy định về xả thải hoặc có xây dựng nhưng còn vận hành mang tính chất đối phó. Nước thải ở các bệnh viện, trung tâm y tế huyện cũng chỉ xử lý sơ bộ đảm bảo yêu cầu theo quy định..Nước mặt còn bị ô nhiễm bởi tình trạng xói mòn và rửa trôi gây Mất cân bằng sinh thái trong phát triển nông nghiệp thể hiện rõ nét ở tình trạng dịch bệnh phát sinh trên diện rộng do ONMT nước ở các mô hình nuôi thâm canh các tra, các dịch bệnh cho ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, dịch bệnh lúatrong tỉnh đã có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ và vi sinh, và đang có nguy cơ gia tăng gây ra những biến đổi trong cân bằng sinh thái. Ở các vực nước mặt có sự lưu thông nước thấp, sự mất cân bằng sinh thái thể hiện rõ hơn do hiện tượng phú dưỡng. Đây là vấn đề các nhà môi trường sinh thái cần đặc biệt quan tâm và có cái nhìn lâu dài vì nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong tương lai. Hình 2.5 Nguồn nước bị ô nhiễm do rác sinh hoạt 2.2.2 Hiện trạng môi trường không khí TP. Vũng Tàu từ năm 1960 đến nay nhiệt độ đã tăng 20C. Những thay đổi về nhiệt độ đang tiềm ẩn nhiều hệ lụy như nước biển dâng, xói lở bờ biển, thiếu nước ngọt Hình 2.6 khói từ nhà máy đóng gạch Tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh, mạnh đã gây ra hàng loạt các vấn đề và môi trường không khí nói riêng. Theo thống kê của Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Tinh Bà Rịa Vũng Tàu, mỗi năm tỉnh phải tiếp nhận khoảng 5.000 tấn bụi, khói; 5.000 tấn khí SO2; 25.000 tấn khí CO2 từ các cơ sở công nghiệp thải ra. Ngoài ra, các phương tiện giao thông ô tô, xe máy cũng được xác định như là một nguồn phát thải lớn. Những kết quả nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, chất lượng không khí ở khu vực chưa bị ô nhiễm bởi CO, SO2, NO2 và bụi lơ lửng (TSP), ngoại trừ tại các khu công nghiệp và các khu vực gần các tuyến đường giao thông liên tỉnh, đường cao tốc. Còn khu vực tại các khu công nghiệp, tuyến giao thông chính đều bị ô nhiễm nhưng ở các mức độ khác nhau. Tại các tuyến giao thông, ô nhiễm bụi lơ lửng (TSP) là chủ yếu với nồng độ đo được cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 0.5 – 1.5 lần . Những khu vực đang thi công các công trình xây dựng, giao thông, đô thị mới,… nồng độ TSP đo được thường cao hơn 3- 5 lần so với TCCP . Nồng độ các khí SO2, NO2 trung bình hàng năm tăng khoảng từ 10 – 20 %, nồng độ CO tại các trục giao thông chính cao hơn từ 1,5 đến 3,6 lần so với TCCP Các loại thực vật bị ảnh hưởng nhiều hơn so với động vật: Về bản chất,khả năng thích nghi trong môi trường bị ô nhiễm hoặc BĐKH của thực vật kém hơn so với các loài động vật. Một điều tra đã cho thấy các loài thực vật trên cạn bị ảnh hưởng gấp 3 lần do ô nhiễm không khí so với động vật. Ngược lại, trong HST nước ngọt, mức độ ảnh hưởng của thực vật lại ít hơn nhiều so với động vật. Một nghiên cứu ở Thuỵ Điển cho thấy: khi độ pH của nước giảm 1 đơn vị, sự đa dạng của động vật giảm 40%, trong khi tỷ lệ này ở thực vật là 25%.Ô nhiễm không khí tác động đến các nhóm động thực vật khác nhau. Sự tác động của ô nhiễm không khí đối với các loài động vật chủ yếu là tác động gián tiếp, thông qua việc mất các nguồn thức ăn hoặc làm thay đổi cơ chế sinh sản. Trong số các HST bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí đô thị, HST nước ngọt bị ảnh hưởng nhiều nhất Cho đến nay, các nhà khoa học đều cho rằng ô nhiễm không khí đô thị là một nhân tố làm suy giảm sự ĐDSH. Sự ảnh hưởng của ô nhiễm không khí liên quan chủ yếu đến việc suy giảm, làm yếu đi các loài mà không phải là gây ra tuyệt chủng. Tuy nhiên, với xu hướng tiếp tục ô nhiễm như hiện nay thì một số loài động thực vật bị mất đi là điều không tránh khỏi. 2.2.3 Hiện trạng môi trường đất Có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm. Nếu phân theo nguồn gốc phát sinh ta có: - Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt. - Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp. - Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp. Tuy nhiên, môi trường đất có những đặc thù và một số tác nhân gây ô nhiễm có thể cùng một nguồn gốc nhưng lại gây tác động bất lợi rất khác biệt. Do đó, người ta còn phân loại ô nhiễm đất theo các tác nhân gây ô nhiễm: - Ô nhiễm đất do tác nhân hoá học: Bao gồm phân bón N, P (dư lượng phân bón trong đất), thuốc trừ sâu (chlo hữu cơ, DDT, lindan, aldrin, photpho hữu cơ ...), chất thải công nghiệp, hoạt động khai thác khoáng sản và sinh hoạt (kim loại nặng, độ kiềm, độ axit ...). - Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý: Nhiệt độ (ảnh hưởng đến tốc độ phân huỷ chất thải của sinh vật), chất phóng xạ (U ran, Thori, Sr90, I131, Cs137). Theo số liệu điều tra, hiện nay vấn đề ONMT đất trên địa bàn tỉnh BRVT chủ yếu là do tình trạng sử dụng hoá chất trong nông nghiệp như phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật một cách tràn lan, không có sự kiểm soát của ngành chức năng đã gây môi trường đất, nước ngày càng ô nhiễm nặng hơn. Bên cạnh đó, các hoạt động khai thác khoáng sản cũng gây ra những tác động bất lợi đến môi trường đất. Ngoài ra, nguồn chất thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi và SXCN chưa được xây dựng hệ thống xử lý hoàn chỉnh cũng đang góp phần gây suy thoái môi trường đất. Hệ thống quan trắc chưa hoàn chỉnh cùng với việc còn khó khăn về cơ sở vật chất cũng như kinh phí cho quan trắc môi trường còn hạn chế nên hiện tại tỉnh chưa thực hiện quan trắc các chỉ tiêu ONMT đất nên không đánh giá được tình hình ONMT đất trên địa bàn tỉnh. Năm 2009 là năm đầu tiên tiến hành quan trắc chất lượng đất. Các thông số quan trắc môi trường đất chủ yếu là: thành phần cơ giới, tỷ trọng, pH, , EC, P2O5, K2O, Tổng nitơ, Tổng hữu cơ, P2O5 tổng số, K2O5 tổng số, K+ trao đổi, Na+ trao đổi, Asen. Môi trường đất ô nhiễm thì các loại sinh vật trong đất sẽ ảnh hưởng có loài sẽ chết như giun đất, kéo theo sự sinh trưởng kém của thực vật, suy giảm độ thoáng khí của đất rễ cây làm ảnh hưởng tới quá trình quang hợp dẫn đến ảnh hưởng tới môi trường sống của chúng ta. Cây có vai trò rất lớn đến việc giữ môi trường trong sạch, nếu môi trường đất bị ảnh hưởng dẫn đến nhiều ảnh hưởng khác không tốt 2.2.4 Đa dạng sinh học Nếu được điều tra đầy đủ, chắc chắn số lượng các loài động và thực vật được ghi nhận ở BRVT sẽ rất phong phú . Tính ĐDSH về các loài thực vật, động vật không chỉ thể hiện ở chỗ nhiều loài, mà còn có nhiều loài có giá trị bảo vệ đặc biệt không những ở trong nước mà có giá trị toàn cầu. Côn đảo là một vùng đảo tương đối xa bờ, hoạt động của con người chưa làm biến đổi lớn tính tự nhiên của các hệ sinh thái biển. Rạn san hô ở đây còn giữ được những đặc tính đặc trưng cho vùng biển. Các nghiên cứu cho thấy san hô có độ phủ trung bình là 42,6%. Trong số rạn san hô nghiên cứu, có đến 74,2% san hô đạt độ phủ cao, chỉ có 2,8% thuộc loại phủ thấp. Mật độ cá rạn san hô ở những điểm nghiên cứu đạt trung bình 400 con/m2. Đây là giá trị rất cao so với các vùng biển ven bờ khác ở Việt Nam. Có thể coi Côn Đảo như một cầu nối cho sự phát tán sinh vật từ trung tâm đa dạng của vùng biển Ấn Độ - Tây Thái Bình dương đến vùng biển ven bờ Việt Nam. Chế độ dòng chảy Biển Đông với sự thay đổi hai mùa gió chính đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ấu trùng sinh vật biển từ Côn Đảo đi về phía Bắc và phía Nam. Ngược lại, vùng biển này dễ dàng thu nhận nguồn phát tán từ các nơi khác. Do vậy, thành phần loài sinh vật biển ghi nhận ở đây tương đối đa dạng. Cho đến nay, đã phát hiện 285 loài san hô cứng, 202 loài cá, 153 loài thân mềm, 130 loài giun nhiều tơ, 110 loài giáp xác, 46 loài da gai. TS Võ Sĩ Tuấn, phó viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang cho biết: Côn Đảo được xếp vào vùng có độ đa dạng cao về giống loài của san hô tạo rạn. Thành phần thân mềm cũng được coi là đa dạng nhất khi so sánh với các quần đảo lớn khác ở Việt Nam. Về đa dạng sinh thái, vùng nước nông Côn Đảo có cả rạn san hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn. Trong đó, rạn san hô quần cư là khá phổ biến, có thể tìm thấy ở hầu hết vùng ven đảo. Loại rạn riềm điển hình chiếm đến 59%, chứng tỏ rạn san hô này có điều kiện phát triển trong một thời gian dài. Cỏ biển tuy không phân bố rộng nhưng tập trung trên diện tích tích lớn, khoảng trên 200ha. Đa dạng sinh thái tạo điều kiện cho sự phát triển của các loài sinh vật quý hiếm. Nghiên cứu về môi trường biển cho thấy chưa có sự ô nhiễm biển ở đây. Hiện nay, Côn Đảo là vùng có nhiều rùa biển nhất ở Việt Nam, với hai loài thường gặp là đồi mồi và tráng đông. Có 17 bãi cát được ghi nhận là bãi đẻ của rùa, trong đó có đến bốn bãi được ghi nhận là có  1.000 rùa mẹ lên đẻ hàng năm. Côn Đảo cũng là nơi duy nhất ở Việt Nam còn tồn tại một quần thể bò biển (Dugong dugong) có cuộc sống không tách rời các thảm cỏ biển. Đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu về mối quan hệ giữa nguồn lợi ven biển và các hệ sinh thái nước nông Côn Đảo. Dù sao, cùng với sự tồn tại của rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn và mối quan hệ sinh thái giữa chúng là môi trường thuận lợi cho sự sinh sản, ươm giống của nhiều nguồn lợi. Các nghiên cứu của Viện Hải dương học về trứng cá, cá bột ở VQG Côn Đảo cho thấy số lượng trứng cao hơn rất nhiều lần so với các vùng biển khác của Việt Nam.   BRVT là tỉnh được đánh giá là có tính ĐDSH rất cao, chứa đựng một nguồn gen phong phú. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng đảm bảo sự phát triển nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực, đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế đất nước. Sự đa dạng gen trong các quần thể các loài động, thực vật là cần thiết giúp duy trì quần thể các loài nguy cấp, quý, hiếm, làm tăng khả năng phục hồi của các quần thể này trước những biến cố như dịch bệnh từ các quần thể cây trồng vật nuôi, sự xâm lấn của các loài ngoại lai, sự BĐKH  nhiều loài đang bị đe doạ tuyệt chủng, suy giảm quần thể. Trong một số trường hợp, đa dạng gen của quần thể các loài trọng tâm cũng đang bị suy thoái do mất nơi sống và chia cắt manh mún sinh cảnh, giảm hành lang ĐDSH, làm cô lập các quần thể này. Các mối đe doạ đối với tính ĐDSH của tỉnh cũng đa dạng và có tác động với nhau          Hình 2.7 Rùa côn Đảo 2.3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 2.3.1 Tình trạng khai thác gỗ Những gốc cây sến, dầu, sao, vênh vênh, vôi đất, gõ… có đường kính từ 30-40cm của rừng nguyên sinh thuộc địa bàn xã Phước Thuận, Xuyên Mộc bị tàn phá nặng nề. Lâm tặc công khai đưa máy cưa hạ cây và vận chuyển đi ra khỏi rừng ngay giữa ban ngày. sau đó dân lấn chiếm rừng làm rẫy hoặc trồng cây công nghiệp…rừng bị mất dần: Khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ trái phép: là một mối đe doạ nghiêm trọng do hoạt động này phần lớn tập trung vào một số loài cho sản phẩm có chất lượng và giá trị kinh tế cao theo yêu cầu của người tiêu dùng và thường là khai thác quá mức, đe doạ một số loài trước nguy cơ tuyệt chủng, làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng và sản lượng rừng, không còn là sinh cảnh thích hợp của nhiều loài động vật hoang dã. Việc khai thác lâm sản có kiểm soát, xử lý thực bì, cây gỗ trên các khu vực rừng có chất lượng thấp để trồng rừng kinh tế, trồng cây cao su… mặc dù đảm bảo tuân thủ các quy trình kỹ thuật nhưng cũng có một số ảnh hưởng như việc mở đường phục vụ vận chuyển gỗ tạo điều kiện xâm nhập thuận lợi hơn cho các đối tượng khai thác gỗ, lâm sản, săn bắn động vật rừng trái phép, lấn chiếm đất rừng; diện tích đất rừng sau khi xử lý thực bì và làm đất trồng rừng cũng như các tuyến đường đất thường bị rửa trôi xói mòn đất vào mùa mưa làm tăng lượng phù sa bồi lắng ở các hệ thống sông suối và hồ đập; sự vận hành của các phương tiện cơ giới gây tiếng động, làm cho các loài động vật hoang dã phải di chuyển sang nơi khác ... Hình 2.7 gổ lớn bị khai thác lậu 2.3.2 Săn bắt, buôn bán trái phép động vật rừng Việc săn bắt động vật hoang dã trái phép vì mục đích thương mại như chế biến thức ăn đặc sản, dược liệu, nuôi làm cảnh, cũng như săn bắt do nhu cầu của người dân sống gần rừng, việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản mang tính huỷ diệt tại các thuỷ vực như sử dụng thuốc nổ, dùng lưới có mắt lưới quá nhỏ… đã làm cạn kiệt, dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài. Ở một số vùng, săn bắt quá mức làm cho quần thể sinh sản của các loài động vật hoang dã thu nhỏ lại và phân tán rải rác, dễ bị tổn thương do bệnh tật hay tác động từ các loài ngoại lai xâm lấn. Các cơ hội phục hồi HST tự nhiên cũng sẽ làm giảm đi, đặc biệt đối với các loài bị săn bắn có chức năng giúp phát tán hạt giống hay thụ phấn Hình 2.8 thu giữ động vât bị giết 2.3.3 Tình hình đánh bắt thủy sản Theo tính toán của ngư dân, đánh bắt vùng ven bờ tuy không đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng tiêu hao ít nhiên liệu, mỗi chuyến biển ít nhiều gì cũng có lời, chứ không bị lỗ. Thực tế đó đã đưa nghề cá đi ngược lại định hướng phát triển chung. Ông Nguyễn Văn Ngọc, ngư dân phường 12 (TP. Vũng Tàu) cho biết: Tại khu vực Cửa Lấp thuộc các phường 11 và 12 (TP. --Vũng Tàu) cho tới các tuyến sông Dinh, sông Thị Vải... trung bình mỗi ngày có khoảng 30-40 chiếc tàu đánh bắt, tàu nào đi lâu nhất cũng chỉ có 3-5 ngày là về, số tàu nhỏ đánh bắt theo buổi cũng tăng lên gấp 2-3 lần. “Cá thì ít tàu thì nhiều, tranh nhau đánh riết rồi cá tôm cũng cạn kiệt” Hiện nay nguồn lợi thủy sản tại các vùng biển ven bờ đang giảm mạnh về sản lượng và trọng lượng. Tỷ lệ cá tạp trong một mẻ lưới chiếm tới 70%. Một số loài hải sản có giá trị cao mà trước đây ngư dân đánh bắt với số lượng lớn như: cá trích, tôm hùm, bào ngư, sò điệp và mực... thì nay đã trở nên khan hiếm. Theo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản, một số loài đặc sản như: tôm he, cá song và các loài nhuyễn thể trai ngọc, tu hài… trước đây có ở vùng biển ven bờ, nhưng giờ đang có nguy cơ tuyệt chủng. Việc gia tăng tốc độ khai thác như hiện nay, nhiều hệ sinh thái tiêu biểu, nơi cư trú, nơi cung cấp nguồn dinh dưỡng, bãi đẻ cho các loài thủy sản đang bị phá hủy và đe dọa. Ông Nguyễn Văn Nhàn, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho biết: Công tác quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản còn gặp nhiều khó khăn, do nhiều ngư dân chưa quan tâm tới lợi ích cộng đồng, sử dụng phương tiện hủy diệt nguồn lợi cao. Trong khi đó, số lao động này thường là người nghèo, không có điều kiện đầu tư lớn để đánh bắt xa bờ, cũng không có trình độ chuyên môn để có thể chuyển đổi sang nghề mới. Do đó, số lao động tham gia khai thác ven bờ tăng hàng năm. 2.3.4 Hiện trạng quản lý chất thải 2.3.4.1 Thu gom và xử lý chất thải rắn đô thị và công nghiệp Việc thu gom và xử lý CTR theo phương thức chôn lấp hợp vệ sinh chỉ mới thực hiện được ở TP.Vũng Tàu (100% lượng rác thu gom) và một phần ở huyện Long Điền Tỷ lệ thu gom CTRSH ở đô thị trên toàn tỉnh mới đạt 70%. Hiện tại Công ty Công trình Đô thị vẫn là đơn vị thu gom rác chính trên địa bàn tỉnh và Công ty đã được đầu tư 01 lò đốt rác có công suất 250 kg rác/giờ, lò đốt này chủ yếu phục vụ cho xử lý CTRYT và một số loại CTRNH khác. 2.3.4.2 Thu gom và xử lý chất thải rắn công nghiệp Hầu hết các CTRCN phát sinh từ các cơ sở SXCN trên địa bản tỉnh đều được thu gom và tập trung đưa về bãi rác để xử lý. Do trình độ công nghệ còn thấp nên vấn đề tái chế và tái sử dụng CTRCN chưa được các doanh nghiệp chú trọng, công tác phân loại rác tại nguồn chưa được quan tâm đúng mức. Từ khi văn bản và thông tư về quản lý CTNH có hiệu lực, các doanh nghiệp trên địa bàn cũng có ý thức chấp hành về vấn đề này. Hiện tại đã cấp được 07 sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH, tuy nhiên vấn đề này đang gặp rất nhiều khó khăn vì lượng CTNH sản sinh từ các doanh nghiệp không nhiều, và trên địa bàn tỉnh cũng chưa có đơn vị nào có khả năng thu gom và xử lý. 2.3.4.3 Thu gom và xử lý chất thải rắn y tế CTRYT chưa được thu gom xử lý tập trung, tuy nhiên tại các cơ sở y tế việc phân loại CTRYT tại nguồn bước đầu đã được thực hiện, nhưng phương thức xử lý chủ yếu bằng biện pháp chôn lấp. 2.3.4.4 Chất thải rắn trong sản xuất nông nghiệp Chất thải rắn nông nghiệp sau thu hoạch – CTRSTH, hầu hết là loại phế thải có thể tận dụng do chứa các thành phần dinh dưỡng, các chất hữu cơ và vô cơ có ích, rất dễ bị thối rữa và phân huỷ gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay, khối lượng CTRSTH thải ra rất lớn, nhưng chỉ một phần nhỏ được tận thu, số còn lại hầu hết chưa được quan tâm đúng mức, thiếu vốn, thiếu công nghệ, kỹ thuật,…trong quá trình xử lý và tận thu. Xử lý CTR nói chung và CTRSTH nói riêng là nhu cầu bức xúc cho sự phát triển nền nông nghiệp bền vững. Thực trạng ô nhiễm môi trường do CTRSTH là vấn đề cần quan tâm vì nó không những ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái và sức khoẻ con người mà còn hạn chế sự phát triển của nền kinh tế, tăng giá thành sản xuất, giảm sức cạnh tranh nông sản chế biến. Để phát triển nền nông nghiệp bền vững có năng suất, chất lượng cao, cần có ngành công nghiệp bảo quản chế biến mạnh với phương châm: năng suất, chất lượng cao, tận dụng tối đa nguyên liệu, phụ liệu; sử dụng, xử lý có hiệu quả sau thu hoạch. Việc nghiên cứu, đánh giá tình hình CTRSTH như thực trạng sử dụng, tác động của chúng đến môi trường cần được tiến hành một cách toàn diện, trên qui mô lớn. Có như vậy, việc hoạch định chính sách và giải pháp vĩ mô về quản lý và xử lý CTRSTH nhằm giảm thiểu các tổn thất về kinh tế và ô nhiễm môi trường mới chính xác và hiệu quả. 2.4 CƠ CHẾ , CHÍNH SÁCH , LUẬT PHÁP VỀ QUẢN LÝ BẢO VỆ TNTN 2.4.1 Về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường Qua thời gian 05 năm hoạt động kể từ năm 2005, Phòng Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (nay là Chi cục Bảo vệ Môi trường) là bộ phận trực tiếp thực hiện công tác quản lý môi trường. Với biên chế là 04 cán bộ đã không đáp ứng được đòi hỏi ngày càng phức tạp của công tác QLMT nên việc hình thành bộ máy QLMT địa phương từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã là đòi hỏi tất yếu. Thực tế hiện nay: - Cấp tỉnh, đã thành lập tổ chức Chi cục BVMT với 10 cán bộ chuyên trách công tác BVMT, chính thức đi vào hoạt động vào đầu năm 2010. - Lực lượng cảnh sát môi trường của tỉnh được thành lập tháng 10/2008 đến nay đã có 18 cán bộ, chiến sĩ. - Ở cấp huyện, riêng cán bộ làm công tác QLMT được định biên 1-2 biên chế thuộc trong Phòng TNMT. Ngoài ra, công tác BVMT địa phương còn có sự góp sức của Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường, các Trung tâm trực thuộc Sở Khoa học Công nghệ 2.4.2 Về mặt tài chính Năm 2006 kinh phí dành cho công tác QLMT là 180 triệu.Từ khi Luật BVMT 2005 có hiệu lực, UBND Tỉnh phấn đấu dành 1% thu ngân sách địa phương bố trí cho kinh phí sự nghiệp môi trường toàn tỉnh cụ thể: Năm 2007 là 22.400 triệu đồng, trong đó phân bổ cho cấp huyện là17.708 triệu đồng: tập trung cho công tác thu gom vận chuyển chất thải sinh hoạt, tăng cường phương tiện thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt; cấp tỉnh là 4.615 triệu đồng tập trung cho việc tăng cường cơ sở vật chất cho Trạm Quan trắc và Giám sát môi trường; hoạt động của Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và Trung tâm Thông tin Tài nguyên và Môi trường. Năm 2008 là 27.232 triệu đồng, trong đó phân bổ cho cấp huyện là 21.708 triệu đồng tập trung cho công tác thu gom vận chuyển chất thải sinh hoạt, tuyên truyền nâng cao nhận thức môi trường, điều tra đánh giá về chất lượng nền môi trường khu vực. Cấp tỉnh 220 triệu đồng dành để xây dựng chương trình quan trắc thành phần môi trường đất, nước mặt, nước ngầm, không khí xung quanh trên địa bàn, nguồn vốn đối ứng từ ngân sách của tỉnh là 1.743 triệu đồng để xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng. (Nguồn vốn Trung ương hỗ trợ là 4.200 triệu đồng). Kinh phí năm 2009 khoảng 30.000 triệu đồng, trong đó phân bổ cho cấp tỉnh là 5.524 triệu đồng tập trung cho công tác thu gom vận chuyển chất thải sinh hoạt. Hiện nay, mặc dù công tác bảo tồn ĐDSH đã được quan tâm, nhiều văn bản pháp luật được ban hành đã có tác dụng ngăn chặn, răn đe các hành vi xâm hại tài nguyên, nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều khiếm khuyết, nhất là thiếu các khung chính sách định hướng cho bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH; chưa có chính sách cụ thể để khuyến khích việc nuôi trồng các loài động vật, thực vật hoang dã; chưa quan tâm đến quản lý, bảo vệ các loài động vật, thực vật hoang dã sống ở môi trường nước; công tác quy hoạch bảo tồn ĐDSH chưa cụ thể...Tuy đã có những nỗ lực về phát triển KT-XH trong những năm vừa qua nhưng BRVT vẫn là một trong những tỉnh có năng lực tài chính đầu tư cho bảo tồn ĐDSH còn nhiều hạn chế; đội ngũ cán bộ và chuyên gia về ĐDSH còn mỏng và chưa được đào tạo chuyên sâu. Bên cạnh đó, năng lực của cơ quan thực thi pháp luật, cơ quan quản lý, nghiên cứu về bảo tồn ĐDSH còn nhiều hạn chế, bất cập. CHƯƠNG III - CÁC CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ , PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HƯỚNG TỚI BỀN VỮNG 3.1 GIẢI PHÁP ĐÔ THỊ BỀN VỮNG : Phát triển đô thị kết hợp với điều kiện tài nguyên tự nhiên và môi trường của đô thị, coi trọng môi trường sinh thái, thể hiện tính chỉnh thể của đô thị. Cần tăng cường tính thân thiện với môi trường, nói cách khác là để người dân đô thị bên cạnh việc phải sống trong môi trường mang tính bê tông hóa (đặc trưng của các đô thị lớn), bắt buộc phải có thêm những yếu tố thiên nhiên, không gian cây xanh mặt nước, công viên,… để đảm bảo không gian sống, sức khỏe cộng đồng và giảm stress. Khi phát triển đô thị, chú trọng kế thừa tính địa phương và tính văn hóa lịch sử đặc thù của đô thị. Cần phát triển hài hòa, kết hợp giữa các yếu tố hiện đại và truyền thống. Chú trọng tới việc giữ gìn những không gian truyền thống, các di sản, di tích,… cho người dân đô thị hôm nay và mai sau. Phát triển đô thị bền vững cần phải chú ý đến tầm nhìn tương lai, đặc biệt là vấn đề kiến trúc quy hoạch. Chúng ta có thể thấy điều này qua di sản quy hoạch và kiến trúc của các KTS Pháp để lại tại Hà Nội, Huế hay TP.HCM… dù đã hàng trăm năm vẫn không thấy sự lạc hậu. Trong khi đó, nhiều đường phố, đô thị do chúng ta thực hiện, dù mới đầu tư xây dựng đã thấy lạc hậu, nhếch nhác mà chắc chắn con cháu chúng ta sẽ phải khắc phục, xử lý rất tốn kém. Phát triển đô thị bền vững cần tăng cường các diện tích công ích công cộng. Tăng cường các không gian cây xanh, công viên, phố đi bộ… là những nơi mọi cư dân đô thị đều có thể được thụ hưởng. Khi quy hoạch và xây dựng đô thị, cần nỗ lực khai thác không gian ngầm có hiệu quả, tiết kiệm, hợp lý và không khô cứng; phục vụ vào nhiều mục đích như xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, giao thông, sinh hoạt công cộng, thương mại dịch vụ… Khai thác ngầm sẽ giúp quá trình phát triển đô thị có không gian bền vững và hài hòa hơn, nâng cao chất lượng sống và tiện ích của cư dân đô thị. Nó góp phần tạo nên sự hợp lý hơn của quy hoạch tổng thể mặt bằng xây dựng đô thị vì sẽ để dành được nhiều hơn không gian trên mặt đất cho công viên, cây xanh, bảo vệ môi trường, sinh thái đô thị... Và dưới góc nhìn của nhà đầu tư Bất động sản, chúng tôi muốn đề cập sâu hơn đến vai trò của đầu tư “xây dựng xanh” trong việc phát triển đô thị bền vững. Như chúng ta đã biết, xây dựng xanh là phương thức làm tăng hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên như năng lượng, nước và nguyên vật liệu cho các tòa nhà, đồng thời giảm những tác động của tòa nhà đối với sức khỏe con người và môi trường thông qua việc chọn lựa địa điểm, thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo trì và tháo dỡ tốt hơn. Các tòa nhà xanh được thiết kế nhằm giảm thiểu toàn bộ ảnh hưởng của môi trường được xây dựng đối với sức khỏe của con người và môi trường thiên nhiên bằng cách: - Sử dụng hiệu quả năng lượng, nước và các nguồn tài nguyên khác - Bảo vệ sức khỏe của người dân và nâng cao năng suất lao động của những người làm việc trong công trình nhờ có cảnh quan, môi trường phù hợp. - Giảm thiểu rác thải, ô nhiễm và sự thoái hoá môi trường. Theo các chuyên gia nước ngoài, xây dựng xanh, tòa nhà xanh là những mục tiêu ưu tiên của ngành xây dựng nhiều nước trên thế giới, nhằm giảm tác động môi trường, tạo ra công trình lành mạnh, giảm nhu cầu năng lượng, nước và chi phí vận hành, cải thiện tiện nghi và sức khỏe cho con người. Trong bối cảnh phát triển nóng của các đô thị Việt Nam hiện nay, về mặt xây dựng đô thị đã nảy sinh hàng loạt vấn đề bất cập, đó là hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, nhất là hạ tầng giao thông, cấp thoát nước và xử lý nước thải, rác thải bị quá tải do không được coi trọng, thiếu đồng bộ, cơ chế bất cập, không có các hoạt động đầu tư hạ tầng sớm để đấu nối hoặc do nhà đầu tư vì tiết kiệm chi phí nên chỉ lo đầu tư vào các công trình bề nổi; do mật độ dân cư gia tăng; nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng đang được khai thác một cách triệt để nhằm phục vụ cho quá trình xây dựng và hoạt động của đô thị. Đơn cử, theo một khảo sát thực tế về mức độ tiêu thụ điện năng của TS. Michael Waibel (Đại học Hambug) tại Việt Nam cho thấy, hơn 75% năng lượng tiêu thụ trong các tòa nhà được dùng cho điều hoà không khí và đun nước nóng, còn lại sử dụng cho chiếu sáng và đun nấu. Và nếu chúng ta xây dựng các công trình xanh sẽ tiết kiệm được trên 30% năng lượng, tiết kiệm được 30 – 50% lượng nước sử dụng, giảm được trên 35% lượng các bon… Những điều này là vô cùng quan trọng trong sự phát triển của đô thị. Do vậy, để phát triển đô thị bền vững, xây dựng mô hình đô thị xanh, công trình xanh là những mục tiêu mà hoạt động đầu tư xây dựng đô thị tại Việt Nam phải hướng tới. Theo đó, chúng ta cần cụ thể hóa việc nghiên cứu, sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, tiết kiệm tài nguyên; nâng cao tính bền vững của các giải pháp quy hoạch – kiến trúc đô thị, áp dụng các thiết bị kỹ thuật công trình có hiệu suất cao nhằm tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, giảm thiểu khí gây hiệu ứng nhà kính; các giải pháp công nghệ thích hợp xử lý chất thải đô thị 3.2 QUY HOẠCH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN cần nhanh chóng tập trung quy hoạch môi trường vùng theo tinh thần các nghị quyết trung ương về phát triển kinh tế xã hội của từng vùng, miền và Quyết định số 150/2005/QÐ-TTg ngày 20-5-2005 về "phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020" (trong đó, quy hoạch đất dành cho nuôi trồng thủy sản là 1,44 triệu ha). Chính quyền các cấp cần tập trung quan tâm đến bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản, bảo vệ môi trường trong các trang trại vùng sản xuất nuôi trồng kinh tế hộ, bảo vệ môi trường nuôi thủy sản trên sông rạch... nhằm giải quyết vấn đề cấp và thoát nước trong nuôi trồng thủy sản. Quản lý và xử lý chất thải nuôi trồng thủy sản, các vật tư hóa chất, các chế phẩm hóa học và sinh học sử dụng trong các mô hình canh tác ở các vùng kinh tế đáp ứng tiêu chuẩn môi trường và hạn chế dịch bệnh nuôi trồng thủy sản lây nhiễm để phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản. Tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ người sản xuất tiếp cận khoa học - kỹ thuật trong nuôi trồng và công nghệ sau thu hoạch; kết hợp chặt chẽ với tổ chức sản xuất, hình thành các mô hình sản xuất, nhất là các HTX. Có chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thường xuyên, chính quyền các cấp, nhất là ngành thủy sản trong việc sử dụng đồng bộ các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và quản lý trong các vùng nuôi trồng thuỷ sản. Quan tâm đặc biệt các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất, nước và bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững. Vấn đề thủy lợi cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt là vấn đề cực kỳ quan trọng để bảo đảm phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản. Cần quan tâm nhiều hơn đến việc đầu tư đáp ứng các yêu cầu cấp nước cho nuôi trồng, thoát nước và làm sạch nước sau quá trình nuôi để bảo vệ môi trường trong toàn khu được quy hoạch nuôi trồng thủy sản. Có kế hoạch huy động vốn để thi công đồng bộ, dứt điểm từng công trình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản theo hướng mở rộng xã hội hóa; dành nguồn vốn ngân sách cao hơn để thi công và hỗ trợ các thành phần kinh tế xây dựng công trình thủy lợi theo phân cấp; ưu tiên vốn để điều tra cơ bản, xây dựng quy hoạch và thiết kế hệ thống thủy lợi phục vụ nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Xây dựng quy chế quản lý vùng nuôi trồng thủy sản sau đầu tư. Tăng cường giám sát chất lượng môi trường nước để dự báo diễn biến môi trường cũng như dịch bệnh có thể phát sinh. Từ đó, có các giải pháp xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra. Quản lý chặt chẽ nguồn vật tư hóa chất cung ứng trên thị trường phục vụ cho nuôi trồng thủy sản theo quy định của nhà nước. Quản lý chất lượng sản phẩm nuôi trồng cung ứng cho thị trường chế biến sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Tổ chức kiểm tra thực tế và buộc người dân cam kết khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Những trường hợp nuôi mới phải thực hiện ngay những yêu cầu về bảo vệ môi trường. Đồng thời, các địa phương nên yêu cầu các hộ nuôi cá liền kề nhau có thể liên kết lại để xây dựng ao xử lý nước thải, bùn đáy ao trước khi đổ ra sông, rạch. Nhà nước nên kết hợp với các viện, trường hay các tổ chức khoa học để nghiên cứu các vấn đề về giống, nuôi trồng, bệnh, môi trường thủy sản; bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản; công nghệ sau thu hoạch; nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, xây dựng đề án phát triển thủy sản bền vững, tránh ô nhiễm môi trường nước. Trong đó, các viện, trường, tổ chức khoa học nghiên cứu, phân tích... xây dựng vùng nuôi thủy sản, đặc biệt cá tra theo đúng kỹ thuật nuôi bảo vệ môi trường. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề án này, Nhà nước qui định kỹ thuật nuôi bảo vệ môi trường và diện tích nuôi cho từng vùng. Những hộ nuôi sai qui định sẽ bị xử lý nghiêm. Quy hoạch hệ thống cấp nước và tiêu nước cho các vùng nuôi thủy sản được tách riêng ra khỏi những khu canh tác lúa, đặc biệt là hệ thống lấy nước cấp cho các khu nuôi. Cần tiến hành xử lý nguồn nước thải từ các ao nuôi trước khi thải ra môi trường. Có thể ứng dụng các kỹ thuật xử lý nước thải bằng biện pháp xử lý sinh học. Lượng bùn sên vét đáy ao nuôi cần được xử lý làm phân bón vi sinh học được chôn lấp, không được để tràn tự nhiên ra môi trường. Điều tra môi trường, nguồn lợi thủy sản, các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế nhằm xác định tiềm năng và khả năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản của các khu vực trong thành phố Cần Thơ; xây dựng phương hướng phát triển thủy sản về khai thác, nuôi trồng thủy sản kết hợp với bảo vệ nguồn lợi thủy sản phù hợp với quy hoạch, kế hoạch chung của thành phố. Tuyên truyền vận động quần chúng hưởng ứng các chương trình chống ô nhiễm môi trường nước: không thải các chất thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi và chất thải rắn xuống các kênh rạch. Di dời các nhà ở phía lòng kênh vào phía trong để tránh hiện tượng xả thải xuống lòng kênh và tai nạn giao thông thuỷ. Xây dựng các khu tái định cư cần phải bố trí hệ thống thu gom xử lý nước thải, rác thải, xây dựng hệ thống nước cấp sinh hoạt. Cần xây dựng kế hoạch thu thập, phân tích định kỳ về chất lượng nước trong vùng. Phân tích diễn biến về thành phần các loài sinh vật nước. Tổ chức hội thảo để lấy ý kiến các ngành, các nhà khoa học và hộ dân phục vụ cho công tác quy hoạch bảo vệ môi trường và nuôi trồng thủy sản. Đánh giá tác động của việc sử dụng tài nguyên nước lên nguồn lợi thủy sản; tổ chức mạng lưới quan trắc, cảnh báo và dự báo môi trường phòng ngừa dịch bênh thủy sản trong khu vực thành phố. Thiết lập hệ thống thủy lợi phục vụ thủy sản hoàn chỉnh cho các vùng nuôi thuỷ sản tập trung làm tiền đề cho nông dân và doanh nghiệp liên kết xây dựng vùng nuôi an toàn và chất lượng theo một tiêu chuẩn quốc tế 3.3 HOÀN THIỆNCHÍNH SÁCH TỔNG THỂ 3.3.1 Nhóm chính sách liên quan đến động lực: - Tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý môi trường đến cấp xã. - Từng bước hoàn thành cơ chế, chính sách cho công tác BVMT. - Phổ biến, tuyên truyền các văn bản pháp luật về BVMT cho các cơ sở sản xuất – kinh doanh dịch vụ và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội - Tăng cường năng lực quản lý và nâng cao nhận thức của người dân về BVMT * Nhóm chính sách liên quan đến các ngành, các lĩnh vực: - Thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt đô thị. - Quản lý chất thải sinh hoạt, chất thải y tế, chất thải nguy hại. - Giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường - Thu gom và xử lý triệt để chất thải y tế. - Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường - Cung cấp nước sạch và cải thiện vệ sinh môi trường nông thôn . - BVMT trong phát triển công nghiệp. - BVMT trong sử dụng tài nguyên đất, khai thác khoáng sản. - BVMT đô thị. - Xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao. - Bảo tồn đa dạng sinh học và duy trì tỷ lệ che phủ rừng. * Nhóm chính sách liên quan đến hiện trạng ô nhiễm môi trường: - Bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên nước mặt, nước ngầm. - Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản. - Bảo vệ môi trường không khí. - Khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên đất. - Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. 3.3.1.1 Các chính sách đối với các vấn đề ưu tiên * Mức độ ưu tiên của các chính sách - Bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên nước. - Bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đa dạng sinh học. - Bảo vệ và cải thiện môi trường công nghiệp. - Đẩy mạnh vai trò của các thành phần kinh tế trong việc bảo vệ và cải thiện môi trường. - Bảo vệ và cải thiện môi trường đô thị. - Bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn. - Tăng cường năng lực quản lý cho cơ quan quản lý môi trường. - Đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao nhận thức môi trường. 3.3.1.2 Mức độ hiệu quả và thực thi của các vấn đề theo kế hoạch/chiến lược quy hoạch đề ra - Xây dựng được cơ chế trao đổi, chia sẽ giữa cấp tỉnh, ngành đến huyện, thành phố thuộc tỉnh thường xuyên, có hiệu quả. - Tăng cường được hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước theo kế hoạch, quy hoạch đề ra. - Triển khai, thực thi việc theo dõi, nghiên cứu, đánh giá, dự báo và tình hình diễn biến môi trường trong phạm vi tỉnh và lưu vực sông Đồng Nai. 3.4 TỐI ƯU CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG - Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn cấp tỉnh. - Xây dựng các bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại Ban quản lý các khu công nghiệp theo quy định tại Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ. - Thành lập Ban chỉ đạo Đề án sông Đồng Nai tỉnh Lâm Đồng để thực hiện đề án “ Bảo vệ môi trường lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai” theo quyết định 187/2007/ QĐ -TTg ngày 03/12/2007 của Thủ Tướng Chính Phủ. - Xây dựng quy chế phối hợp bảo vệ môi trường giữa Sở TN&MT với các Sở, Ban, Ngành liên quan nhằm thống nhất công tác quản lý môi trường, tránh sự chồng chéo trong quá trình thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường. - Kiện toàn bộ máy quản lý môi trường từ cấp tỉnh đến cấp xã, tăng cường cả về nhân lực và vật lực. 3.4.1 Giải pháp về mặt chính sách, thể chế, luật pháp liên quan lĩnh vực bảo vệ môi trường - Rà soát và ban hành đồng bộ các văn bản hướng dẫn luật trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. - Cải cách thủ tục hành chính nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về môi trường. - Nâng cao hiệu lực thi hành Luật Bảo vệ môi trường, Luật đất đai, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Đa dạng sinh học, Luật Tài nguyên nước, Luật Khoáng sản… - Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là xử lý ô nhiễm môi trường. - Xây dựng, ban hành các chính sách khuyến khích bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ như áp dụng các mô hình sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, tái chế, tái sử dụng chất thải, … 3.4.2 Giải pháp về mặt tài chính, đầu tư cho bảo vệ môi trường Huy động các nguồn vốn có thể nhằm tăng cường và đa dạng hoá đầu tư BVMT tại tỉnh BRVT, bao gồm: - Nguồn vốn từ ngân sách trung ương: theo dự án, đề án của trung ương, các chương trình mục tiêu của chiến lược BVMT Quốc gia … - Nguồn vốn từ ngân sách tỉnh: phấn đấu đầu tư tài chính của năm sau cao hơn năm trước, đảm bảo không thấp hơn 1% tổng chi ngân sách của địa phương. - Nguồn vốn từ các doanh nghiệp, cơ sở SX-KD. - Nguồn vốn từ nhân dân (đóng góp tự nguyện). - Nguồn Quỹ Bảo vệ môi trường, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng - Nguồn vốn từ áp dụng các công cụ kinh tế: thu phí BVMT trong hoạt động khai thác khoáng sản, phí BVMT đối với nước thải, … - Nguồn vốn từ các tổ chức quốc tế (vốn tài trợ, ODA, …). 3.5 TĂNG CƯỜNG CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG , QUAN TRẮC VÀ CẢNH BÁO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG - Hoàn thiện hệ thống quan trắc môi trường của tỉnh, đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin và số liệu tin cậy cho việc đánh giá hiện trạng và diễn biến môi trường. -Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh theo từng giai đoạn - Xây dựng mạng lưới quan trắc chất lượng không khí tại các khu đô thị lớn, các KCN để giám sát, phát hiện các vấn đề ô nhiễm không khí, hoặc các nguồn khí thải gây ONMT không khí. - Tiếp tục thực hiện chương trình quan trắc thành phần môi trường không khí xung quanh, đất, nước mặt, nước ngầm tỉnh Lâm Đồng theo Quyết định phê duyệt số 715/QĐ-UBND ngày 31/3/2009 của UBND tỉnh Lâm Đồng. - Ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là hệ thống thông tin địa lý (GIS) nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về môi trường phục vụ công tác BVMT, quản lý tài nguyên thiên nhiên và định hướng quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội. - Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị về quan trắc môi trường, đặc biệt là chuẩn hoá phòng thí nghiệm môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. - Tham gia mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia, mạng lưới quan trắc môi trường vùng. 3.6 VẤN ĐỀ NGUỒN LỰC CON NGƯỜI, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. - Xây dựng, ban hành các chính sách khuyến khích mọi nguồn lực trong cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường, trong đó chú trọng công tác bảo vệ và phát triển rừng. - Nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc ĐTM của các dự án, nhà máy, quy hoạch phát triển KT-XH và QLMT. - Các tổ chức, đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Sở Giáo dục và Đào tạo, Liên đoàn lao động tỉnh, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội nông dân, Đoàn thanh niên ... tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phong trào BVMT nhằm nâng cao nhận thức và sự hưởng ứng, tham gia của cộng đồng. - Phát huy hiệu quả vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng đối với vấn đề bảo vệ môi trường - Xây dựng các mô hình bảo vệ môi trường với sự tham gia của người dân. 3.7 CÁC GIẢI PHÁP VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỀN - Gắn liền công tác bảo vệ môi trường trong các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch tổng thể và chi tiết về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các địa phương. - Đánh giá môi trường chiến lược cho quy hoạch phát triển của từng gành, từng lĩnh vực và từng địa phương. - Quy hoạch và triển khai xây dựng các bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh. - Quy hoạch các nghĩa trang, nghĩa địa mới. Quy tập các nghĩa trang, nghĩa địa cũ có quy mô nhỏ, lẻ để thuận lợi cho việc quản lý và nhằm giảm thiểu các tác động tới chất lượng môi trường. 3.8 CÁC GIẢI PHÁP VỀ CÔNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT - Áp dụng công nghệ sản xuất sạch thay thế dần công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm và lãng phí tài nguyên. - Áp dụng công nghệ môi trường xử lý các loại chất thải, nhất là chất thải nguy hại. - Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về môi trường trong giai đoạn CNHHĐH đất nước với hiện trạng và diễn biến môi trường ở tỉnh. - Triển khai ứng dụng rộng rãi các đề tài, dự án về BVMT đã được nghiên cứu, thử nghiệm thành công. - Từng bước hiện đại hóa công nghệ và dây chuyền sản xuất nhằm kiểm soát và giảm thiểu lượng chất thải phát sinh. - Hỗ trợ tài chính cho các cơ sở sản xuất áp dụng các chương trình sản xuất sạch hơn. 3.9 CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ KHÁC 3.9.1 Bảo vệ nguồn nước - Thiết lập và thực hiện các quy định, chính sách, các tiêu chuẩn phù hợp về QLMT đối với các nguồn nước, bao gồm nước mặt và nước ngầm, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. - Triển khai thực hiện Nghị định 112/2008/NĐ-CP ngày 20/10/2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi và Nghị định 120/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2008 của Chính phủ về quản lý lưu vực sông. Phối hợp với các tỉnh trong khu vực Đông Nam Bộ hình thành và đưa vào hoạt động tổ chức chuyên trách về BVMT nguồn nước lưu vực sông Thị vải. Rà soát, bổ sung điều chỉnh các quy hoạch KT-XH của tỉnh theo hướng lồng ghép với quy hoạch BVMT nước nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Thiết lập vành đai an toàn tại các lưu vực cho các hồ chứa nước cung Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006 - 2010 141 cấp nước sạch tập trung. Từng bước nâng cao hiệu quả công tác quan trắc các thành phần môi trường nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn công tác quản lý Nhà nước về môi trường. Tăng cường công tác kiểm soát, khống chế ô nhiễm đối với nguồn nước do chất thải công nghiệp và sinh hoạt. - Triển khai thực hiện quyết định số 81/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020. - Nghiên cứu các quy luật và đặc điểm nguồn gốc, thành phần và khả năng sử dụng tài nguyên nước, đồng thời thu thập bổ sung, xử lý số liệu, tổng hợp thành hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường phục vụ công tác QLMT và quy hoạch khai thác sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh. - Từng bước nâng cao hiệu quả công tác quan trắc chất lượng nước, nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn công tác quản lý Nhà nước về môi trường. Tăng cường công tác kiểm soát, khống chế ô nhiễm đối với nguồn nước do chất thải công nghiệp và sinh hoạt. - Nghiên cứu tác động tới môi trường nước ngầm tại các khu vực nghĩa trang, nghĩa địa và các bãi chôn lấp rác thải tập trung của các đô thị. - Lập kế hoạch ngăn ngừa và chuẩn bị phương án cụ thể để giải quyết sự cố môi trường xảy ra. Tăng cường tiềm lực về bảo vệ nguồn nước, bao gồm về con người, phương tiện kỹ thuật và biện pháp thực hiện. Triển khai có hiệu quả kế hoạch hành động nhằm phòng chống hiện tượng sạt lở ven bờ, các tác động xấu do lũ lụt. 3.9.2 Quản lý việc sử dụng năng lượng Đầu tư vào việc sử dụng năng lượng hiệu quả và phát triển năng lượng tại chỗ có thể giảm thiểu chí phí và các hoá đơn năng lượng, trong thời gian ngắn • Dùng các nguồn năng lượng mới tự sản sinh có thể giảm ô nhiễm không khí • Dùng năng lượng hiệu quả và có những phương cách bảo tồn năng lượng • Bắt đầu bằng việc đánh giá mức độ tiêu thụ năng lượng hiên tại để biết nơi nào tiêu phí năng lượng lớn nhất trong cơ sở. • Tiếp tục giám sát thường xuyên việc tiêu thụ năng lượng. Vịêc giám sát hàng ngày hoặc hàng tuần giúp xác định được những chỗ tiêu thụ bất thường và định mức tiết kiệm nhờ lắp đặt các thiết bị hiệu quả và thực hiệncác biện pháp tiết kiệm cần thiết. • Khuyến khích thực hiện việc tiết kiệm như, tắt đèn và máy điều hoà khi ra khỏi phòng,. • Phối hợp với các nhân viên để định ra các biện pháp tiết kiệm • Thường xuyên giám sát các thiết bị , đảm bảo nó hoạt động một cách có hiệu quả nhất. Nâng cấp, thay mới thiết bị cũ. • Dùng các sản phẩm mà duy trì ít tốn năng lượng • Dùng đèn cảm quan và đèn hoạt động theo giờ để có thể tự tắt khi không cần thiết ở phòng họp, khu nhà kho, phòng tắm công cộng, khu vực của nhân viên. • Giảm hoạt động của thang máy, thang cuốn vào thời điểm ít sử dụng. • Khi có thể, sử dụng năng lượng như nguồn năng lượng tái tạo, ga sinh học, năng lượng gió và mặt trời. • Liên lạc với các tổ chức bảo vệ môi trường trong nước để phát huy năng lựợng tái tạo, và biết các cách tiết kiệm năng lượng, nhằm triển khai một kế hoạch quản lý năng lượng hợp lý. Chương Trình Năng Lượng UNEP phổ biến thông tin về kỹ thuật, các nguồn năng lượng tái tạo 3.9.3 Quản lý nước thải Giảm tối thiểu lượng nước thải thông qua việc giảm sử dụng nước. • Tách các chất thải dầu mỡ để xử lý riêng. • Sử dụng bột giặt và các chất tẩy rửa dễ phân huỷ bằng sinh học tương thích với các công nghệ xử lý nước thải. • Giảm tối thiểu việc sử dụng Clo, các chất tẩy quần áo, các loại bột giặt và các hoá chất khác thải vào trong nước thải. • Đảm bảo tất cả nước thải được xử lý tốt trước khi thải vào môi trường. • Nếu có hệ thống xử lý nước thải của thành phố, cần kiểm tra hệ thống thu gom nước thải phải được dẫn đến nhà máy xử lý nước thải chứ không thải trực tiếp ra môi trường. • Tái sử dụng “nước xám” đã qua xử lý để vệ sinh sàn nhà, sử dụng cho toa lét và tưới vườn và sân gôn. 3.9.4 Quản lý rác thải • Bắt đầu bằng việc xem xét lại loại và lượng chất thải, các chi phí và phương pháp thải bỏ hiện nay. • Xây dựng chương trình quản lý chất thải rắn của bạn xoay quanh nguyên tắc 3 R: Giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế (Reduction, Reuse and Recycle). • Giảm thiểu: Mua sản phẩm với số lượng lớn và với ít bao bì hơn để giảm bớt chất thải. • Tái sử dụng: + Thay thế các sản phẩm chỉ sử dụng một lần bằng các loại có thể tái sử dụng được như các loại pin sạc, các bình chứa xà phòng và dầu gội đầu có thể đổ đầy lại, và các dùng các túi đựng đồ giặt bằng vải. + Yêu cầu những người bán hàng dạo thu lại các thùng chứa và kiện đóng hàng. • Tái chế: + Phân loại chất thải ngay tại nguồn thay vì phải phân loại chúng sau khi đã thu gom. Chẳng hạn như cung cấp các thùng chứa các chất thải có thể tái chế trong các phòng khách và các thùng phân huỷ rác hữu cơ ở các khu vực bếp núc. + Ở những nơi có sử dụng các sản phẩm tái chế, cần phải tái chế các vật liệu như thuỷ tinh, giấy, kim loại và nhựa. + Cho phân huỷ vi sinh các chất thải hữu cơ như các thức ăn thừa, lá cây và các phần cắt rời của cây. + Đặt thùng rác cho khách ở những khu vực cần thiết, đặc biệt là ở các bãi biển và dọc theo các lối mòn tự nhiên. + Giữ rác thải ở một nơi an toàn và vệ sinh cho tới khi rác được công ty vệ sinh thành phố hay các đơn vị khác đến thu gom. + Làm việc với các công ty kinh doanh, các tổ chức và chính quyền địa phương nhằm hỗ trợ việc xây dựng các hệ thống xử lý, tái chế thu gom và phân loại chất thải hiệu quả. 3.9.5 Dùng hoá chất • Hạn chế số lượng hoá chất sử dụng trong doanh nghiệp của bạn. • Giảm thiểu các chất gây ô nhiễm thông qua việc sử dụng các sản phẩm tự nhiên như muối, giấm và Natri Cacbonat để chùi lò, các cống rãnh, cửa sổ và sàn nhà. • Sử dụng các chất tẩy rửa, các loại sơn, dung môi, và các sản phẩm khác đã được chứng nhận về mặt môi trường và dễ bị phân huỷ sinh học (ví dụ như Green Seal, Flower của Liên minh Châu Âu, Swan của khối Bắc Âu). • Sử dụng liều lượng tự động các hoá chất trong việc chùi rửa và các hồ bơi nhằm đảm bảo rằng một lượng hoá chất vừa phải được sử dụng cho mỗi trường hợp. • Huấn luyện cho nhân viên sử dụng và thải bỏ các hoá chất và các chất độc hại một cách an toàn và có trách nhiệm. • Thải bỏ các vật liệu độc hại một cách hợp lý và theo đúng các luật lệ của địa phương và các tiêu chuẩn quốc tế. • Thường xuyên theo dõi các máy điều hoà, bơm nhiệt, tủ lạnh, tủ đông và thiết bị làm mát bếp để kịp thời phát hiện và sửa chữa các rò rỉ các khí CFCs và HCFCs làm suy thoái tầng ôzôn. • Chuyển đổi thiết bị hiện có sang sử dụng các hoá chất ít làm suy thoái hoặc không làm suy thoái tầng ôzôn. Công việc này thường đòi hỏi việc thay thế các bộ phận của thiết bị hiện có và/hoặc thay đổi dầu bôi trơn. Khi mua sắm thiết bị mới, nên chọn mua các thiết bị sử dụng các hoá chất không làm suy thoái tầng ôzôn. • Khi quyết định về cảnh quan làm vườn, nên chọn chọn các loài cây địa phương chỉ cần sử dụng ít nước, ít chất diệt côn trùng, phân bón và chất diệt cỏ. • Sử dụng các phân bón hữu cơ hay vi sinh thay cho phân bón hoá học. • Nếu có thể, nên sử dụng cá, kỳ nhông và các loài động vật khác để tiêu diệt côn trùng thay cho các chất diệt côn trùng nguy hiểm và các hoá chất khác. 3.10 CUNG CẤP NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG - Nâng cao chất lượng cấp nước thông qua việc nâng cấp, cải tạo, mở rộng, xây dựng mới các nhà máy nước, hiện đại hoá hệ thống cấp nước, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu dùng nước của nhân dân. - Cải tạo, hoàn thiện hệ thống thoát nước các khu đô thị, đảm bảo thu gom toàn bộ nước thải và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường qui định trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. Khắc phục tình trạng ngập úng trong đô thị. - Bố trí các khu nghĩa trang, lò hoả táng, chợ, KCN và CCN một cách hợp lý, hạn chế tối đa các tác động xấu do chất thải của các hoạt động này gây ra đối với môi trường xung quanh, bảo đảm sức khoẻ nhân dân. - Cải tạo cảnh quan môi trường, thực hiện các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế lạm phát phân bón, thuốc BVTV, chất kích thích tăng trưởng, các loại hoá chất sử dụng trong nông nghiệp. Xác định các khu vực tiêu thụ nhiều nước trong khách sạn của bạn, đây là những nơi có thể tiết kiệm được nhiều nước. • Thường xuyên theo dõi việc tiêu thụ nước ở mỗi khu vực của khách sạn (bếp, giặt ủi, các phòng khách, v.v...). Việc theo dõi hàng ngày hoặc hàng tuần sẽ giúp xác định các chỗ rò rỉ. Khi lắp đặt thiết bị tiết kiệm nước hay khi thực hiện các thói quen tiết kiệm tốt có thể giúp định lượng được các tiết kiệm về nước. • Khuyến khích khách lưu trú sử dụng khăn tắm và ra trải giường của họ nhiều hơn một ngày. Cho họ những lời khuyên về các biện pháp tiết kiệm nước như khoá các vòi nước khi cạo râu hay đánh răng. • Làm việc với các nhân viên nhằm xác định những thói quen tiết kiệm nước như tránh để nước chảy không có mục đích, hay chỉ vận hành máy giặt và máy rửa chén bát khi chúng đã chứa đầy. • Yêu cầu các ban kỹ thuật và quản lý nội vi tham gia phát hiện và sữa chữa các toa lét, vòi nước và vòi tắm bị rò rỉ. • Lắp đặt các thiết bị tiết kiệm nước như toa lét có mức xả nước thấp và vòi nước và vòi tắm có áp lực thấp. Thiết bị giảm áp lực trong các vòi tắm có thể giảm lưu lượng nước xuống còn 50% mà không ảnh hưởng đến sự bất tiện của người sử dụng. • Bảo trì các thiết bị của bạn thường xuyên. Việc không thực hiện bảo trì sẽ tạo ra các chỗ rò rỉ nhỏ nhưng thường xuyên và như vậy sẽ làm thất thoát nhiều nước. • Sử dụng các công nghệ để giảm thiểu sử dụng nước thông qua việc tái chế nước. • Tránh các thói quen sử dụng nước phung phí cho cây cảnh như tưới nước trên bề mặt ở ngoài trời và tưới vườn trong ngày. • Sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt và chọn những loài cây bản địa chịu hạn tốt cho việc tạo phong cảnh. 3.11 QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ô nhiễm không khí là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, hoạt động của đô thị: Xây dựng, sử dụng đất, giao thông, hoạt động dân sinh, công nghiệp, năng lượng… Do vậy, việc kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm không khí đô thị phải dựa trên một loạt các giải pháp đồng bộ, sử dụng đồng thời các công cụ về chính sách, kinh tế và khoa học, công nghệ với sự phối hợp chặt chẽ của các bộ/ngành và địa phương. Vai trò của chính quyền các địa phương là vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát, hạn chế các nguồn gây ô nhiễm không khí. Các giải pháp sẽ không thể thành công nếu không có sự tham gia của chính quyền các địa phương, mà cụ thể là chính quyền các đô thị và cộng đồng. Sau đây là các giải pháp cụ thể: a. Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và tổ chức QLMT không khí Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và tổ chức QLMT không khí từ cấp tỉnh theo hướng phân định rõ chức năng của các cơ quan, đơn vị và đầu mối về QLMT không khí trong hệ thống các cơ quan QLMT. Cụ thể như sau: - Ở cấp tỉnh: xác định rõ đơn vị đầu mối về QLMT không khí cấp Tỉnh. - Ở cấp huyện, thành phố trực thuộc tỉnh: xác định rõ đơn vị đầu mối về BVMT không khí tại địa phương. Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan cấp tỉnh và cấp huyện trong BVMT không khí. b. Xác lập cơ chế thông tin về môi trường không khí Xây dựng cơ chế trao đổi, chia sẻ thông tin về môi trường không khí giữa các cơ quan cấp tỉnh và các địa phương thường xuyên, có hiệu quả. Thiết lập hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về chất lượng môi trường không khí, phát thải chất gây ô nhiễm không khí, nhằm chia sẻ và trao đổi thông tin giữa nơi với nhau và phục vụ nghiên cứu, theo dõi, đánh giá, dự báo về tình hình chất lượng môi trường không khí trên toàn Tỉnh. c. Tăng cường năng lực cho các cơ quan thực hiện Tăng cường cả về số lượng và chất lượng cán bộ chuyên trách về QLMT nói chung và cán bộ chuyên trách về quản lý chất lượng không khí nói riêng ở cả các cấp từ cấp tỉnh đến cấp huyện, thành phố sao cho phù hợp với điều kiện của từng khu vực. Bên cạnh đó cần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, lực lượng thanh tra, kiểm tra, triển khai và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp. d. Tăng cường kinh phí cho QLMT không khí Tăng tỷ lệ chi cho BVMT không khí từ các nguồn ngân sách, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức. Các địa phương cần phân định rõ và sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích k kinh phí BVMT không khí lấy từ nguồn chi ngân sách cho môi trường hàng năm. Tìm kiếm nguồn kinh phí từ các tổ chức trong nước và nước ngoài cho các hoạt động quản lý và bảo vệ chất lượng không khí. Xây dựng danh sách các dự án ưu tiên về BVMT không khí. đ. Xây dựng mạng lưới quan trắc chất lượng không khí và thực hiện kiểm kê nguồn phát thải Trước mắt, đẩy nhanh xây dựng mạng lưới quan trắc chất lượng không khí tại các khu đô thị lớn, các KCN để giám sát, phát hiện các vấn đề ô nhiễm không khí, hoặc các nguồn khí thải gây ONMT không khí. Đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc, thiết bị và công nghệ hiện đại cho trạm quan trắc không khí và các hoạt động truyền tin, xử lý, quản lý và cung cấp thông tin, số liệu về môi trường không khí đô thị. Đầu tư xây dựng mạng lưới các trạm quan trắc môi trường không khí theo hướng tiên tiến, hiện đại, đặc biệt với các trạm quan trắc không khí tự động và di động. Cũng như quan trắc chất lượng không khí, kiểm kê nguồn phát thải cung cấp các số liệu rất quan trọng cho việc xây dựng các chính sách về môi trường và phát triển bền vững. Cần sớm triển khai kiểm kê các nguồn phát thải vào không khí rộng rãi trong toàn Tỉnh. Tăng cường cung cấp thông tin, số liệu quan trắc môi trường không khí, số liệu kiểm kê nguồn phát thải cho ngành, địa phương, đơn vị có nhu cầu. e. Tăng cường áp dụng một số biện pháp nhằm kiểm soát, giảm phát thải chất ô nhiễm vào môi trường không khí đô thị Khuyến khích sự phát triển của các phương tiện giao thông sử dụng năng lượng sạch như khí thiên nhiên, khí hoá lỏng, cồn, biodiesel và điện. Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật liên quan đến phát thải của các phương tiện giao thông như: - Thực hiện chương trình kiểm tra và bảo dưỡng: Các phương loại xe trước khi lưu thông phải được đăng kiểm theo quy định và định kỳ bảo dưỡng xe. - Không cho lưu hành những xe quá cũ, không đảm bảo chất lượng phương tiện; triển khai có hiệu quả giai đoạn cuối trong lộ trình loại bỏ xe quá niên hạn theo Nghị định 23/2004/NĐ-CP của Chính phủ. Các hoạt động công nghiệp phải tuân thủ các quy định về kiểm soát ô nhiễm: tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn khí thải là yêu cầu bắt buộc đối với các cơ sở công nghiệp đang hoạt động và các cơ sở mới, cơ sở mở rộng, đặc biệt đối với các cơ sở công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm cao (ví dụ: sản xuất VLXD). Ứng dụng các giải pháp giảm thiểu phát thải chất ô nhiễm: ứng dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn; lắp đặt các thiết bị xử lý khí thải tại nguồn phát thải; cải tiến quy trình đốt nhiên liệu trong sản xuất, thay thế nhiên liệu ít gây ô nhiễm. Giảm thiểu phát thải chất ô nhiễm không khí ở các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ: thay đổi sử dụng nhiên liệu đốt từ than, dầu sang khí hoá lỏng, điện, áp dụng các biện pháp xử lý khí thải tại từng cơ sở sản xuất. Giảm ô nhiễm không khí do các hoạt động sinh hoạt tại các khu dân cư bằng các biện pháp: tuyên truyền, khuyến khích cộng đồng sử dụng các nhiên liệu sạch trong đun nấu thay bằng sử dụng dầu, than, củi. Nâng cấp chất lượng đường giao thông đô thị tại các khu dân cư. Tăng mật độ cây xanh trong các đô thị: trồng thêm cây trên các đường phố, mở rộng các công viên. g Tăng cường hoạt động giáo dục - đào tạo và nghiên cứu về môi trường không khí Tăng cường tổ chức và hỗ trợ gắn kết đào tạo với các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực môi trường không khí. Tăng cường các hoạt động nghiên cứu về môi trường không khí ở Tỉnh và các ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến con người, phát triển KT-XH để đề ra các biện pháp phù hợp nhằm bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và sự phát triển bền vững của Tỉnh. h. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng Tăng cường nâng cao nhận thức cho các nhà quản lý, lập chính sách về ô nhiễm không khí; các tác động, ảnh hưởng và thiệt hại do ô nhiễm không khí gây ra. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của chất lượng môi trường không khí xung quanh đối với sức khoẻ của cộng đồng cũng như ảnh hưởng của nó tới chất lượng sống. Đưa cộng đồng tham gia trực tiếp vào hệ thống QLMT, tham gia trong nhiều công đoạn của công tác quản lý từ khâu bàn bạc ban đầu tới việc lên kế hoạch thực hiện, triển khai các hoạt động và đánh giá sau khi thực hiện. Xây dựng các cơ chế cụ thể để thu hút sự ủng hộ, tham gia của cộng đồng trong công tác BVMT. Công khai các thông tin, số liệu liên quan đến tình hình ô nhiễm không khí và các nguồn chính gây ô nhiễm không khí trên các phương tiện thông tin đại chúng để cộng đồng có nhận thức đúng về ô nhiễm không khí và nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc BVMT không khí. 3.12 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CÔNG NGHIỆP - Triển khai chương trình điều tra diện rộng và phân loại các cơ sở gây ONMT nghiêm trọng để triển khai kế hoạch xử lý, thu phí. Trước mắt cần tập trung triển khai xử lý các cơ sở nằm trên địa bàn các khu đô thị, khu dân cư tập trung. - Triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cho các KCN để từng bước di dời các cơ sở SXKD gây ONMT nằm trong khu dân cư tập trung vào KCN; quy hoạch và xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho các lò mổ gia súc tập trung ở tất cả các địa phương trong tỉnh. - Xúc tiến hình thành các khu xử lý rác sinh hoạt tập trung cho các khu đô thị tập trung dân cư. - Khuyến khích các dự án sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp SXCN. - Nghiên cứu, quan trắc tác động của chất thải từ các CCN tập trung đối với môi trường xung quanh nhằm dự báo xu thế diễn biến môi trường trên địa bàn. - Nghiên cứu hình thành hệ thống QLMT theo phương pháp hiện đại với sự trợ giúp của thiết bị, máy móc. Nhằm khắc phục những tồn tại, trong thời gian tới khi quy hoạch và triển khai xây dựng các KCN, CCN mới cần phải có sự đồng bộ về cơ sở hạ tầng, cấp nước, giao thông, xử lý nước thải ... khi KCN đi vào hoạt động bắt buộc phải tuân thủ theo các quy định hiện hành về công tác bảo vệ môi trường như có hệ thống xử lý nước thải tập trung, quản lý và xử lý chất thải rắn, hệ thống quản lý môi trường.... 3.13 QUẢN LÝ CHẤT THẢI - Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống quản lý CTRSH trên địa bàn toàn tỉnh. Thành lập các đơn vị dịch vụ vệ sinh và trang bị các thiết bị thu gom, vận chuyển và xử lý đối với các địa bàn huyện. Kiện toàn cơ cấu tổ chức của các công ty quản lý công trình đô thị, Trung tâm quản lý và khai thác công trình công cộng và nâng cấp hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý CTR. Có biện pháp khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia việc xử lý CTR. Cải thiện tình trạng xử lý CTRYT tại các bệnh viện, trung tâm y tế. Xây dựng hệ thống quản lý CTRYT theo đúng quy định pháp luật. - Tiếp tục xây dựng các dự án đầu tư xây dựng các bãi chôn lấp CTRSH hợp vệ sinh theo quy hoạch đã được phê duyệt. Trước mắt ưu tiên cho TP. Đà Lạt, TP.Bảo Lộc và huyện Đức Trọng. Có các biện pháp đóng cửa các bãi rác gây ô nhiễm trên toàn địa bàn. - Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý CTRNH bao gồm cả thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ CTRNH. Kiểm soát chặt chẽ các đơn vị có hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu huỷ CTRNH. - Điều tra, thống kê các loại danh mục hoá chất nguy hại, thuốc BVTV quá hạn, cấm sử dụng, cần tiêu huỷ và có biện pháp kiểm soát thích hợp. - Xây dựng hệ thống quản lý CTRYT theo đúng Quy chế quản lý CTRYT, triển khai hoạt động các lò đốt CTRYT theo cụm bệnh viện đã được phê duyệt và tạo điều kiện lò đốt CTRYT tại TP.Đà Lạt và Tp. Bảo Lộc đi vào hoạt động đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. 3.14 BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC - Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ĐDSH, kiện toàn tổ chức và tăng cường năng lực cho hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về ĐDSH. - Quy hoạch và sắp xếp hợp lý các cụm dân cư đang sinh sống trong các rừng phòng hộ và đưa ra các Quy chế về quản lý vùng đệm. - Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ để bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật. - Hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng hệ thống Bảo tàng thiên nhiên của tỉnh để tập hợp, lưu giữ, trưng bày các nguồn gen, hiện vật, tiêu bản các loài đặc hữu, quý, hiếm phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, nơi tham quan, thu hút du khách để phát triển kinh tế. - Đào tạo nguồn nhân lực, trang bị kiến thức chuyên môn nghiệp vụ ho đội ngũ quản lý ĐDSH ở các cấp. - Điều tra tính ĐDSH của các khu vực được xem là điểm nóng về ĐDSH đã được xác định trong kế hoạch hành động bảo vệ ĐDSH - Xây dựng ngân hàng gen. - Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao ý thức, trách hiệm bảo vệ rừng, bảo tồn ĐDSH của cộng đồng địa phương. Xây dựng kế oạch phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành liên quan trong tỉnh; - Đẩy mạnh xã hội hoá công tác bảo vệ rừng, bảo tồn ĐDSH; phát huy ri thức bản địa, xây dựng mô hình quản lý rừng cộng đồng, mô hình đồng uản lý, bảo vệ và chia sẻ lợi ích từ rừng, từ tài nguyên ĐDSH; - Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao; hỗ trợ nhân dân rồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc và bảo vệ rừng; phát triển các ngành ông nghiệp sản xuất vật liệu thay thế gỗ; phát triển du lịch sinh thái gắn việc ảo vệ môi trường, giữ gìn TNTN với quyền lợi kinh tế của người dân trên địa bàn; - Tăng cường hợp tác với các tỉnh miền Đông Nam Bộ, duyên hải, xây dựng các hành lang bảo tồn ĐDSH để đảm bảo sự thống nhất cùng nhau phát triển, đặc biệt trong triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; - Đa dạng hoá các hình thức hợp tác với các nước trong lĩnh vực bảo tồn ĐDSH để học tập, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kinh tế, tài chính; - Tăng cường hợp tác quốc tế về nghiên cứu trong lĩnh vực bảo tồn ĐDSH, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, thu hút chuyên gia, thu hút vốn đầu tư vào các dự án bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn ĐDSH và BVMT; - Ngân sách dành cho Chương trình ngoài một phần lấy từ vốn ngân sách Nhà nước, phần còn lại cần được huy động từ đối tượng hưởng lợi nhờ vào tài nguyên sinh vật, vốn của các ngành kinh doanh, các ngành công nghiệp, từ các nhà đầu tư, các tổ chức trong, ngoài nước, trong cộng đồng dân cư, tài trợ quốc tế. 3.15 GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO VÀ NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG - Đưa hoạt động tuyên truyền, giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao nhận thức về BVMT vào các hệ thống giáo dục và đào tạo trong nhà trường phù hợp với công tác BVMT và phát triển bền vững nền kinh tế địa phương. - Tăng cường nâng cao nhận thức về BVMT và phát triển bền vững cho cán bộ công chức trong bộ máy Nhà nước, các doanh nghiệp thông qua các buổi hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng, nói chuyện chuyên đề, đào tạo dài hạn và ngắn hạn, các tuần lễ tuyên truyền về BVMT. - Tổ chức tự đào tạo bằng cách kết hợp với các nhà khoa học trong vùng tham gia các đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp tỉnh. - Tổ chức các tuần lễ tuyên truyền về BVMT hàng năm, ngày chủ nhật xanh, ngày thứ bảy tình nguyện và xây dựng các công trình điển hình về BVMT nhằm nhân rộng và phát triển trong mọi tầng lớp nhân dân. - Tổ chức các diễn đàn doanh nghiệp thân thiện với môi trường: nâng cao nhận thức cộng đồng doanh nghiệp, khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia vào công tác QLMT; các buổi hội thảo, toạ đàm chuyên đề về quản lý BVMT, như áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn và tiêu chuẩn môi trường ISO 14000...; các cuộc thi tìm hiểu về môi trường cho học sinh sinh viên. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh theo từng giai đoạn - Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các tiêu chí thi đua, khen thưởng về ý thức BVMT vào mô hình xây dựng gia đình, thôn, khu phố, cơ quan văn hoá. 3.16 HỢP TÁC TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC - Tăng cường các hoạt động hợp tác trong và ngoài nước về BVMT và phát triển bền vững, hoà nhập các hoạt động chung trong khu vực. - Thực hiện đề án “BVMT lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai” theo quyết định 187/2007/ QĐ – TTg ngày 03/12/2007 của Thủ Tướng Chính Phủ. - Thực hiện chương trình hợp tác quốc tế để bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo tồn ĐDSH các khu vực rừng phòng hộ xung yếu. - Tăng cường hợp tác với các nước công nghiệp phát triển để ứng dụng công nghệ sạch và công nghệ thân thiện với môi trường trong xử lý chất thải sinh hoạt và chất thải y tế. - Tiếp tục kêu gọi các tổ chức quốc tế và tạo các điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, xác định sự tồn tại, phát triển các loài động thực vật quý hiếm khác theo các chương trình, dự án của các tổ chức quốc tế; giúp cho đồng bào dân tộc bản địa trong việc tạo điều kiện thuận lợi, ổn định, nâng cao cuộc sống nhân dân trong vùng bảo tồn để đảm bảo mục tiêu bảo tồn ĐDSH, bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm 3.17 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: a. Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống QLMT tổng hợp môi trường toàn lưu vực Thị Vải Hệ thống QLTH và BVMT các lưu vực nói chung và lưu vực Đồng Nai cần có các chức năng nhiệm vụ sau: - Tổng hợp, đánh giá các tài liệu về quy hoạch phát triển các Bộ, ngành ở các tỉnh trong lưu vực. - Tổng hợp, đánh giá các tài liệu quan trắc các thành phần môi trường (đất, nước, tài nguyên sinh vật), từ các hệ thống quan trắc. - Phân vùng quy hoạch môi trường cho toàn lưu vực. - Tư vấn cho Chính Phủ về việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước bề mặt và các HST trong lưu vực. - Đánh giá, xây dựng và đề xuất các qui định BVMT, qui định sử dụng nguồn nước, các tiêu chuẩn chất lượng nước phù hợp cho điều kiện tự nhiên KT-XH ở lưu vực. - Xem xét khả năng tác động của các dự án có khả năng tác động liên tỉnh của các Bộ, ngành, tỉnh để tư vấn cho các cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) về việc đầu tư phát triển và QLMT. - Xây dựng, đề xuất Chính Phủ các chiến lược và chính sách, dự án ưu tiên về QLTH trong lưu vực. - Chỉ đạo các ngành khoa học và công nghệ, NN&PTNT, công thương, các Bộ, ngành, công ty trong QLMT toàn lưu vực. b. Thiết lập cơ sở dữ liệu phục vụ QLMT, sử dụng hợp lý TNTN. - Thu thập, xử lý và lưu trữ số liệu/thông tin về các thành phần môi trường trong lưu vực. Quản lý tổng hợp môi trường lưu vực bao gồm quản lý các thành phần tài nguyên đất, nước và sinh vật để tối ưu hoá việc sử dụng các thành phần này song song với duy trì chất lượng môi trường. - Xây dựng hệ thống bản đồ cho toàn lưu vực Trên quan điểm QLMT toàn lưu vực việc xây dựng một hệ thống bản đồ các thành phần MT là rất cần thiết. Tỉ lệ 1: 250.000 hoặc 1: 100.000 là phù hợp. Riêng các tỉnh có thể thành lập các bản đồ có tỷ lệ lớn hơn. Chú ý đến các vùng nhạy cảm sinh thái. c. Phân vùng khả năng sử dụng các thành phần MT nước trong lưu vực BRVT - Việc nghiên cứu phân vùng chất lượng nước là cần thiết nhằm xây dựng cơ sở để QLMT và sử dụng hợp lý nguồn nước trong lưu vực. - Phân loại chất lượng nước, các tiêu chuẩn chất lượng và phân vùng chất lượng nước các sông lớn ở lưu vực Đồng Nai. - Phân loại chất lượng các nguồn nước Về mặt lý thuyết việc qui định chất lượng càng khắt khe thì độ an toàn đối với con người và sinh vật càng cao. Tuy nhiên do thực tế nhiều đoạn sông trong khu vực đã bị ô nhiễm trong khi Nhà nước chưa đủ kinh phí và công nghệ để giải quyết việc thoát và xử lý nước thải. Do đó một số đoạn sông phải chấp nhận tiêu chuẩn chất lượng nước cho phép ở một mức độ nhất định. - Đề xuất phân vùng các nguồn nước trong lưu vực BRVT d. Áp dụng mô hình hoá trong QLTH môi trường toàn lưu vực Đề xuất phân vùng các nguồn nước trong lưu vực BRVT đ. Thiết lập và hoạt động hệ thống quan trắc môi trường nước lưu vực BRVT Hầu hết các cơ sở sản xuất và KCN đều nằm ven các sông chính, chắc chắn là các nguồn gây ONMT lớn, cần được quan trắc, quản lý. Cùng với phát triển công nghiệp, các tỉnh trong lưu vực có tiềm năng lớn về tài nguyên nước. Theo quy hoạch phát triển nguồn nước lưu vực sông BRVT trên vùng thượng lưu sông Thị vãi, sông Dinh... Do đặc điểm công nghiệp hoá, đô thị hoá và phát triển du lich dich vụ , công, nghiệp và trong toàn bộ lưu vực với tốc độ cao việc thiết lập hệ thống quan trắc môi trường cho lưu vực là cần thiết. Quan trắc diễn biến chất lượng môi trường nước bao gồm các yếu tố vật lý, hoá học và sinh vật trong phạm vi lưu vực, trọng tâm là các lưu vực có mật độ công nghiệp, dân cư và giao thông cao. Đánh giá hiện trạng và dự báo mức độ ô nhiễm và suy thoái môi trường do các hoạt động sản xuất, sinh hoạt qua các thông số chỉ thị về môi trường. Thu thập, lưu trữ số liệu về diễn biến môi trường nước phục vụ ĐTM cho các dự án, quy hoạch phát triển KT-XH và QLMT. CHƯƠNG IV KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách đòi hỏi phải có sự nhận thức và tham gia của toàn xã hội đồng thời là quyền lợi và trách nhiệm của các tổ chức cá nhân. Để BVMT và phát triển bền vững, tỉnh cần triển khai những nội dung thiết thực gồm: Giáo dục, đào tạo nâng cao nhận thức BVMT; Kiểm soát và bảo vệ chất lượng các nguồn nước, tài nguyên đất; giảm thiểu các tác động tiêu cực trong hoạt động công nghiệp; tăng cường công tác quản lý CTRSH và CTRNH tại các đô thị và các cơ sở SXCN; kiểm soát hoạt động khai thác khoáng sản, bảo vệ rừng và bảo tồn ĐDSH; kiểm soát và quản lý việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học trong SXNN; thực hiện các dự án và thực hiện đề án “ Bảo vệ môi trường lưu vực sông cường năng lực QLMT. 5.2 KIẾN NGHỊ Để tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt được cũng như khắc phục một số tồn tại, khó khăn trong công tác QLMT trong thời gian tới, UBND tỉnh BRVT có một số kiến nghị sau: a) Đối với Trung ương: - Hoàn thiện hệ thống một số văn bản pháp qui chưa đồng bộ, còn thiếu, chồng chéo, gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý BVMT. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh BRVT giai đoạn 2010 - 2015 - Tăng cường các lớp tập huấn, khoá đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực giải quyết công việc cho đội ngũ QLMT của địa phương. - Hỗ trợ kinh phí để thực hiện các dự án về BVMT lưu vực sông xử lý các cơ sở gây ONMT nghiêm trọng thuộc các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực công ích. - Tăng cường các hoạt động giám sát công tác BVMT, xử lý ONMT đối với dự án khai thác bô xít nhôm ở huyện Bảo Lâm do Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam làm chủ đầu tư. b) Đối với địa phương: - Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng trong quá trình đề ra các chủ trương, đường lối trong phát triển KT-XH gắn với BVMT. - HĐND Tỉnh và HĐND các cấp tăng cường giám sát hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường trong việc thi hành Luật BVMT. - Phối hợp với các tỉnh trong lưu vực, các bộ ngành Trung ương thực hiện đề án tổng thể về BVMT lưu vực sông Đồng Nai đến năm 2020. + Bảo vệ nghiêm ngặt các diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng, phụchồi rừng bằng biện pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên và trồng rừng, hạn chế đếnmức thấp nhất việc chặt phá rừng lấy củi, làm nương rẫy. + Tăng cường các biện pháp cơ học và sinh học chống cháy rừng và phòng trừ sâu bệnh hại. + Nâng cao trình độ dân trí, nhận thức cộng đồng về BVMT. Giáo dục và tuyên truyền phổ biến kiến thức về duy trì rừng và bảo vệ ĐDSH cho mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh, thực hiện luật và qui chế BVMT. + Phát triển du lịch sinh thái bền vững gắn việc BVMT, giữ gìn TNTN với quyền lợi kinh tế của người dân bản địa, người dân trong vùng đệm. + Tăng cường bảo vệ rừng đầu nguồn và sử dụng có hiệu quả rừng phòng hộ. + Đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ địa phương trong quản lý các khu vực bảo vệ tài nguyên sinh vật và ĐDSH trong tỉnh. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUẬN VĂN.doc
Tài liệu liên quan