Đề tài Nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu trong xây dựng công trình giao thông trong Công ty TNHH Hoà Hiệp

Tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu trong xây dựng công trình giao thông trong Công ty TNHH Hoà Hiệp: LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành xây dựng của nước ta cũng phát triển một cách nhanh chóng. Hoạt động đấu thầu xây lắp đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Các công trình điểm của Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng cớ sở hạ tầng, các công trình xây dựng với quy mô lớn… trở nên đông hơn bao giờ hết. Cùng với quá trình đó, các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam đang từng bước tiếp cận với các hình thức, kinh nghiệm với thực tiễn về kỹ thuật, kinh doanh quốc tế và nhiều vấn đề có liên quan đến hoạt động đấu thầu. Đấu thầu đã trở thành hình thức cạnh tranh chỉnh để các công ty xây lắp có được công trình. Tuy nhiên, ở nước ta hoạt động đấu thầu còn là vấn đề mới mẻ, và chưa hoàn chỉnh về nhiều mặt. Cùng với điều này, nhiều doanh nghiệp xây dựng cũng đang phải tự điều chỉnh tiến tới thích ứng hoàn toàn với phương thức cạnh tranh mới. Vì thế, hoạt động đấu thầu tại các doanh nghiệp này khó tránh khỏi bất cập và gặp những khó khăn dẫn đến ...

doc88 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1028 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu trong xây dựng công trình giao thông trong Công ty TNHH Hoà Hiệp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành xây dựng của nước ta cũng phát triển một cách nhanh chóng. Hoạt động đấu thầu xây lắp đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Các công trình điểm của Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng cớ sở hạ tầng, các công trình xây dựng với quy mô lớn… trở nên đông hơn bao giờ hết. Cùng với quá trình đó, các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam đang từng bước tiếp cận với các hình thức, kinh nghiệm với thực tiễn về kỹ thuật, kinh doanh quốc tế và nhiều vấn đề có liên quan đến hoạt động đấu thầu. Đấu thầu đã trở thành hình thức cạnh tranh chỉnh để các công ty xây lắp có được công trình. Tuy nhiên, ở nước ta hoạt động đấu thầu còn là vấn đề mới mẻ, và chưa hoàn chỉnh về nhiều mặt. Cùng với điều này, nhiều doanh nghiệp xây dựng cũng đang phải tự điều chỉnh tiến tới thích ứng hoàn toàn với phương thức cạnh tranh mới. Vì thế, hoạt động đấu thầu tại các doanh nghiệp này khó tránh khỏi bất cập và gặp những khó khăn dẫn đến hiệu quả hoạt động đấu thầu xây lắp chưa cao, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, việc làm của người lao động cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị. Là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây dung Công ty TNHH Hoà Hiệp cũng không tránh khỏi những vướng mắc trên. Kết hợp với những kiến thức đã học cùng với sự hướng dẫn của PGS.TS Bùi Văn Yêm. Em xin tìm hiểu và nghiên cứu đề tài " Nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu trong xây dựng công trình giao thông trong Công ty TNHH Hoà Hiệp ". Hà Nội tháng năm 200 Sinh viên Phần thứ nhất I - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẤU THẦU, ĐẤU THẦU XÂY LẮP. 1. Khái niệm và các loại hình đấu thầu 1.1 Khái niệm Để thực hiện một đề án đầu tư xây dựng cơ bản, người ta áp dụng một trong 3 phương thức: - Tự làm . - Chỉ định thầu. - Đấu thầu. Trong đó, phương thức đấu thầu hiện đang được áp dụng rộng rãi đối với hầu hết các đề án đầu tư xây dựng cơ bản. Đấu thầu có thể được hiểu là: Đấu thầu là phương thức giao dịch đặc biết, người muốn xây dựng công trình (người gọi thầu) công bố trước các yêu cầu và điều kiện xây dựng công trình để người nhận xây dựng công trình (người dự thầu) công bố giá mà mình muốn nhận. Người gọi thầu sẻ lựa chọn người dự thầu nào phù hợp với điều kiện của mình với giá thấp hơn (1995) Đấu thầu là do công khai ai nhận làm, nhận bán với điều kiện tốt nhất thì được giao cho làm hoặc bán (1998, từ điển tiếng việt) Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu (Quy chế đầu thầu 01/09/99 ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/ NĐ- CP) Trong đó: "Nhà thầu" là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu. Trong trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn, nhà thầu có thể là cá nhân. Nhà thầu là nhà xây dựng trong đấu thầu xây lắp; là nhà cung cấp trong đấu thầu mua sắm hàng hoá; là nhà tư vấn trong đấu thầu tuyển chọn tư vấn; là nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọn đối tác đầu tư. Nhà thầu trong nước là nhà thầu có tư cách pháp nhân Việt Nam và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. "Bên mời thầu" là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp của chủ dự án, chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu. 1.2. Các loại hình đấu thầu Xét theo quy mô, đấu thầu gồm 2 loại: - Đấu thầu toàn bộ dự án - Đấu thầu từng phần dự án. Xét theo tính chất công việc, đấu thầu gồm 4 loại: - Đấu thầu tuyển chọn nhà tư vấn - Đấu thua mua sắm hàng hoá, dịch vụ khác - Đấu thầu lựa chọn đối tác đầu tư (đấu thầu lựa chọn đối tác thực hiện dự án) - Đấu thầu xây lắp 2. Vai trò của đấu thầu Trong 3 phương thức để thực hiện một đề án đầu tư xây dựng cơ bản thì phương thức đấu thầu có nhiều ưu điểm nỗi trội như nâng cao tính cạnh tranh, công bằng và minh bạch trong quá trình đấu thầu để lựa chọn nhà thầu phù hợp đồng thời nâng cào hiệu quả của đề án về cả khía cạnh kinh tế cũng như xã hội. 2.1 Vai trò của đấu thầu đối với chủ đầu tư. - Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh giữa các doanh nghiệp, công ty. - Thông qua đấu thầu để tăng cường quản lý vốn đầu tư, tránh thất thoát, lãng phí vốn. - Thực hiện có hiệu quả yêu cầu về chất lượng công trình, tiết kiệm được vốn đầu tư xây dựng cơ bản, bảo đảm tiến độ xây dựng công trình. 2.2 Vai trò của đấu thàu đối với nhà thầu - Khi tham dự đấu thầu, mục tieu của bất cứ nhà thầu nào cũng là thắng hệ thắng thầu. Đây là động lực để các nhà thầu tự hoàn thiện mình, nâng ào năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý. - Vì đấu thầu mang tính cạnh tranh nên các nhà thầu chủ động hơn trong việc tìm kiếm các cơ hội tham dự thầu và kí kết được hợp đồng tạo công ăn việc làm cho người lao động đồng thào phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công ty nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung. - Thông qua phương thức đấu thầu. Các công ty, xí nghiệp xây lắp sẽ có điều kiện tự nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, chi phí kinh doanh để làm sao khi giá bỏ thầu thấp vấn đảm bảo chất lượng công trình để giữ uy tín và thu được loựi nhuận. 2.3 Vai trò của đấu thầu đối với nền kinh tế quốc dân. - Đấu thầu góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. - Đấu thầu tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh giữa ác đơn vị xây dựng. Là động lực thúc đầy ngành công nghiệp xây dựng cơ bản phát triển tạo tiền đề cho sự phát triển chung của đất nước. - Đấu thầu góp phần nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về đầu tư và xây dựng. Đồng thời hạn chế tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư. 3. Các nguyên tắc đầu thầu: Để lựa chọn được nhà đấu thầu phù hợp, đảm bảo hiệu quả cao nhất của dự án thì công tác đấu thầu phải đảm bảo các nguyên tắc sau: 3.1. Nguyên tắc hiệu quả Công tác đấu thầu khi thực hiện phải đảm bảo hiệu quả cả về tài chính cũng như thời gian. Chi phí thực hiện đấu thầu không được quá cao, thời gian kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án và hiệu quả của dự án. 3.2. Nguyên tắc cạnh tranh Khi thực hiện đấu thầu phải tạo điều kiện cho các nhà cung cấp cạnh tranh với nhau trên phạm vi rộng nhất có thể. 3.3. Nguyên tắc công bằng Tất cả các nhà thầu đều phải được đối xử như nhau. Họ đều có quyền bình đẳng như nhau về nội dung thông tin được cung cấp từ chủ đầu tư. Đây là điều kiên dể đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng. 3.4. Nguyên tắc minh bạch Bên mời thầu và nhà thầu không được gay nghi ngờ, khuất tất cho người khác. Tuy nhiên, đây là một nguyên tắc khó kiểm soát 3.5. Nguyên tắc pháp lý Các bên tham gia quá trình đấu thầu phải tuân thủ nghiêm những quy định của Nhà nước và nội dung và trình tự đấu thầu, cũng như những cam kết được ghi nhận trong hợp đồng giao nhận thầu. Nếu ai sai phạm sẻ bị xử lí nghiêm minh theo đúng pháp luật 4. Khái niệm, hình thức và phương thức đấu thầu xây lắp 4.1 Khái niệm Đấu thầu xây lắp là phương thức mà bên mời thầu (chủ đầu tư) sử dụng để tổ chức sự cạnh tranh giữa các đơn vị xây lắp (nhà thầu) nhằm lựa chọn đơn vị có khả năng thực hiện tốt nhất những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt thiết bị các công trình, đáp ứng tốt nhất những yêu cầu, nhiệm cụ của chủ đầu tư. Thực chất, đấu thầu xây lắp là việc tổ chức cạnh tranh trên 2 phương diện: - Cạnh tranh giữa bên mời thầu (chủ đầu tư) và nhà thầu (các đơn vị xây lắp) 5.2. Trình tự tổ chức đấu thầu. Được quy định tại điều 33 quy chế đấu thầu ban hành kèm theo nghị định 88/CP ngày 01 tháng 09 năm 1999. . Sơ tuyển nhà thầu. Việc sơ tuyển nhà thầu phải được tiến hành đối với các gói thầu có giá trị từ 200 tỷ đồng trở lên nhằm lựa chọn các nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm thực hiện, đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Các bước thực hiện để sơ tuyển nhà thầu. - Lập hồ sơ sơ tuyển, bao gồm: + Thư mời sơ tuyển; + Chỉ dẫn sơ tuyển; +Tiêu chuẩn đánh giá; + Phụ lục kèm theo - Thông báo mời sơ tuyển. - Nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển. - Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển. - Trình duyệt kết quả sơ tuyển. - Thông báo kết quả sơ tuyển. ‚. Lập hồ sơ mời thầu. Bên mời thầu lập hốơ mời thầu để mời các đơn vị xây dựng tham dự đấu thầu. Hồ sơ mời thầu bao gồm: 1. Thư mời thầu 2. Mẫu đơn dự thầu 3. Chỉ dẫn đối với nhà thầu 4. Các điều kiện ưu đãi (nếu có) 5. Các loại thuế theo quy định của pháp luật 6. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bản tiên lượng và chỉ dẫn kỹ thuật. 7. Tiến độ thi công 8. Tiêu chuẩn đánh giá (bao gồm cả phương pháp và cách thức quy đổi về cùng một mặt bằng để xác định giá đánh giá). Trong đó, "giá đánh giá" là giá dự thầu đã sưa đổi và hiệu chỉnh các sai lệch (nếu có), được quy đổi về cùng mặt bằng (kỹ thuật, tài chính, thương mại và các nội dung khác) để làm cơ sở so sánh giữa các hồ sơ dự thầu. 9. Điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng. 10. Mẫu bảo lãnh dự thầu. 11. Mẫu thỏa thuận hợp đồng. 12. Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng. ƒ.Gửi thư mời thầu hoặc thông báo mời thầu: Sau khi lập xong hồ sơ mời thầu, bên mời thầu sẽ thông báo cho các nhà thầu. Trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, bên mời thầu sẽ thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, ít nhất là 3 số liên tục để nhà thầu biết. Đối với trường hợp đấu thầu hạn chế, bên mời thầu sẽ phải gửi trực tiếp qua FAX, qua đường bưu điện, qua Email hoặc các phương tiện khác đến từng nhà thầu trong danh sách được cáp có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung thư hoặc thông báo mời thầu bao gồm: 1. Tên, địa chỉ bên mời thầu 2. Khái quát dự án, địa điểm, thưòi gian xây dựng và các nội dung khác. 3. Chỉ dẫn việc tìm hiểu hồ sơ mời thầu; 4. Các điều kiện tham gia dự thầu; 5. Thời gian, địa điểm nhận hồ sơ mời thầu. „. Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu: Nhà thầy phải nộp hồ sơ dự thầu đúng như theo thời gian ghi trong hồ sơ mời thầu. Khi đó, bên mời thầu có trách nhiệm quản lý hồ sơ dự thầu theo chế độ "bảo mật" và không được mở trước ngày mở thầu. Nội dung của hồ sơ dự thầu xây lắp bao gồm: - Các nội dung về hành chính, pháp lý. + Đơn dự thầu hợp lệ (phải có chữ ký của người có thẩm quyền). + Bản sao giấy đăng ký kinh doanh. + Tài liệu giới thiệu năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu kể cả nhà thầu phụ nếu có. + Văn bản thỏa thuận liên danh trong trường hợp liên danh dự thầu (khi thành liên doanh không thành lập một pháp nhân mới, liên danh không hoạt động theo một luật cố định). + Bảo lãnh dự thầu: là việc nhà thầu đặt một khoản tiền (tiền mặt, séc, bảo lãnh của ngân hàng hoặc hình thức tương đương, vào một địa chỉ với một thời gian xác định theo quy định trong hồ sơ mời thầu để đảm bảo trách nhiệm của nhà thầu đối với hồ sơ dự thầu. - Các nội dung về kỹ thuật: + Biện pháp và thi công đối với tổ chức gói thầu + Tiến độ thực hiện hợp đồng + Đặc tính kỹ thuật, nguồn cung cấp vật tư, vật liệu xây dựng. + Các biện pháp đảm bảo chất lượng. - Các nội dung về thương mại, tài chính: + Giá dự thầu kèm theo thuyết minh và biểu giá chi tiết. + Điều kiện tài chính (nếu có). + Điều kiện thanh toán. …. Mở thầu. Là thời điểm tổ chức mở các hồ sơ dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu. †. Đánh giá, xếp hạng nhà thầu. - Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu gồm có: + Kỹ thuật, chất lượng. Mức độ đáp ứng đối với các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng vật tư thiết bị nêu trong hò sơ thiết kế. Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp và tổ chức thi công. Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường và các điều kiện khác như phòng cháy, an toàn lao động. Mức độ đáp ứng của thiết bị thi công (số lượng, chủng loại, chất lượng và tiến dộ huy động). Các biện pháp đảm bảo chất lượng. + Kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu. Kinh nghiệm đã thực hiện các dự án có yêu cầu kỹ thuật ở vùng địa lý và hiện tường tương tự. Số lượng, trình độ cán bộ, công nhân kỹ thuật trực tiếp thực hiện dự án. Năng lực tài chính (doanh số, lợi nhuận và có chỉ tiêu khác). + Tài chính và giá cả. Khả năng cung cấp tài chính (nếu có yêu cầu), các điều kiện thương mại, tài chính, giá đánh giá. + Tiến độ thi công: Mức độ đảm bảo tổng tiến độ quy định trong hồ sơ mời thầu. Tính hợp lý về tiến độ hoàn thành giữa giá các hạng mục công trình có liên quan. - Đánh gá hồ sơ dự thầu. + Đánh giá đề xuất kỹ thuật để loại bỏ những nhà thầu không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí sau: Tính khả thi của biện pháp thi công mà nhà thầu đưa ra. Nếu biện pháp thi công đưa ra là mới hoàn thành thì bên mời thầu phải kiểm tra xem đã có cơ quan nào chứng nhận hay chưa? Nguyên vật liệu của nhà thầu đưa ra có đáp ứng tiêu chuẩn của bên mời thầu đưa ra hay không? Việc bố trí nhân sự có đáp ứng yêu cầu tiến độ hay không? Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy. Đánh giá tác động của các giải pháp kỹ thuật đối với môi trường xung quanh. Thông thường khi nhà thầu đạt trên 70% số điểm tối đa thì được coi là đạt yêu cầu kỹ thuật nhưng những tiêu chí chính phải đạt 50% điểm tối đa. + Đánh giá về mặt tài chính, thương mại. Đối với những gói thầu đã tiến hành sơ tuyển thì bên mời thầu có thể bỏ qua bước đánh giá năng lực tài chính. Khi đánh giá năng lực tài chính dựa vào các tiêu chí sau: Vốn: vốn điều lệ, vốn pháp định, cơ cấu vốn Tình hình hoạt động kinh doanh của nhà thầu trong một số năm gần đây. Đánh giá đề xuất tài chính cụ thể mà nhà thầu đưa ra dựa trên cơ sở là giá chào thầu đưa ra và bên mời thầu sẽ xác định "giá đánh giá" để so sánh và xếp hạng các hồ sơ dự thầu. Giá đánh giá bao gồm sửa lỗi, hiệu chỉnh các sai lệch, chuyển đổi giá dự thầu sang một đồng tiền chung, đưa về mặt bằng so sánh, xác định giá đánh giá của các hồ sơ dự thầu. 6. Các nhân tố ảnh hởng đến khả năng trúng thầu xây lắp. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu (khả năng cạnh tranh) của các công ty xây lắp trong đấu thầu xây lắp. Sau đây là một số điểm chủ yếu. 6.1. Tổ chức quản lý trong công ty. - Do đặc điểm của sản xuất xây dựng nên cơ cấu tổ chức quản lý của các công ty xây lắp có tính ổn định không cao, thay đổi theo công trình, hạng mục công trình. Do vậy cơ cấu tổ chức có ai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất điều kiện của công ty. Do vậy công ty phải xây dựng một cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp và linh hoạt. Một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ tạo điều kiện cho công ty nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, sự linh hoạt của cơ cấu tổ chức cho phép công ty ứng phó kịp thời với những thay đổi của môi trường, xử lý sự cố nhanh và chính xác, tạo sự tin tưởng nơi chủ đầu tư, góp phần nâng cao khả năng thắng thầu. - Có sự đoàn kết, gắn bó giữa cán bộ quản lý và người lao động, sự phối hợp giữa các bộ phận trong lập hồ sơ dự thầu và thực hiện hợp dồng. - Có bầu không khí làm việc tích cực, hăng say và có nền nếp làm việc trong công ty. - Có đầy đủ các phòng ban chức năng, cá bộ phận và bố trí hợp lý cán bộ có trình độ, năng lực, kinh nghiệm vào bộ máy tổ chức. Tuy nhiên khi tha gia đấu thầu, các nhà thầu phải thể hiện được rằng mình là người có năng lực tổ chức hợp lý, được thể hiện ở việc tổ chức quá trình xây dựng, tổ chức lao động đảm bảo đúng tiến độ và đúng chát lượng trong tài liệu giải trình các biện pháp thực hiện. Tóm lại: Tổ chức quản lý là một điều kiện không thể thiếu khi tham gia đấu thầu. Nó có ảnh hưởng lớn đến khả năng thấu thầu của công ty xây lắp. Mỗi công ty xây lắp phải biết khai thác và phát huy lợi thế về năng lực tổ chức quản lý của mình để nâng cao khả năng thắng thầu. 6.2. Kỹ thuật công nghệ. Để nâng cao khả năng thắng thầu thì kỹ thuật - công nghệ của công ty xây lắp phải đảm bảo. - Năng lực máy móc thiết bị thi công: số lượng, chủng loại, công suất và giá trị còn lại của máy móc thiết bị có khả năng đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư về máy móc, thiết bị. - Phải đảm bảo tính đồng bộ trong máy móc thiết bị và côngnghệ, sự phù hợp với môi trường và điều kiện thi công (đặc thù về địa lý, khí hậu, địa chất…) sự phù hợp giữa giá cả và chất lượng do công nghệ đó tạo ra. Máy móc thiết bị của công ty càng tiên tiến, hiện đại và đồng bộ sẽ cho phép công ty xây dựng những công trình có chất lượng và độ thẩm mỹ cao; giúp công ty đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công trình và là điều kiện cần để nâng cao khả năng thắng thầu. Tóm lại: Công ty xây lắp phải căn cứ vào điều kiện và công trình mình để giành lợi trong đấu thầu. 6.3. Nhân sự Trong xay lắp thì con người vẫn là yếu tố then chốt, máy móc chỉ giúp con người trong việc vận chuyển và những công việc sử dụng nhiều về lực. Còn lực lượng lao động mới là nhân tố sản xuất chính trong công ty, được thẻ hiện ở: - Số lượng cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, tổng số công nhân tham gia sản xuất trực tiếp có trong công ty. (Phản ánh quy mô lao động của công ty). - Trình độ của cán bộ quản lý, kỹ thuật và cấp độ lành nghề của đội ngũ công nhân trong công ty. Thể hiện qua trình độ đào tạo và ngành nghề được đào tạo của cán bộ quản lý, kỹ thuật, công nhân: thể hiện ở bậc thợ, số năm làm việc (phản ánh chát lượng của đội ngũ lao động). Chất lượng của đội ngũ l ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình, tiến độ thực hiện công trình. - Đội ngũ cán bộ được đào tạo, năng động, có khả năng nắm bắt được sự thay đổi của thị trường, khách hàng và dự đoán được các đối thủ cạnh tranh… sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công ty tham gia đấu thầu và giành cơ hội chiến thắng. Vậy các công ty xây lắp phải biết phát huy sức mạnh tổng hợp của đội ngũ lao động, thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên trong công ty để nâng cao năng lực sản xuất của công ty cũng như nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu của chủ đầu tư tham dự thầu để nâng cao khả năng thắng thầu. 6.4. Tài chính. Sức mạnh của tài chính là điều kiện cần thiết để nâng cao khả năng thắng thầu, được thể hiện ở những nội dung sau: - Quy mô tài chính: thể hiện ở quy mô TSCĐ, TSCĐ của công ty tiềm lực tài chính của công ty càng mạnh thì khả năng cạnh tranh của công ty càng lớn; công ty có khả năng thi công nhiều công trình một lúc và hỗ trợ được chủ đầu tư khi cần sự giú đỡ về vốn. Công ty có thể có những điều khoản ưu đãi cho chủ đầu tư, cũng như có tỷ lệ bảo hành cao để làm an tâm chủ đầu tư. - Khả năng huy động vốn của công ty: Đây là vấn dề hết sức quan trọng vì nguồn vốn đáp ứng nhu cầu trong bảo lãnh thực hiện hợp đồng (nguồn vốn chủ yếu là vay ngân hàng). Do vậy khả năng huy động vốn dễ hay khó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tranhthầu của doanh nghiệp. Khi tham gia đấu thầu, các công ty xây lắp phải trình bày năng lực tài chính của mình trong hồ sơ dự thầu, vì vậy làm rõ nguồn huy động vốn thực hiện hợp đồng cũng được bên mời thầu đánh giá cao. Nếu công ty khẳng định được độ tin cậy và tính ổn định của nguồn vốn vay sẽ góp phần đảm bảo khả năng thắng thầu của công ty. - Công ty có cơ cấu vốn hợp lý cũng tạo sự an toàn cho công ty cũng như tạo sự an toàn cho chủ đầu tư. Để xem xét sự an toàn của công ty trong cơ cấu vốn, ta xét đến chỉ teieu tỷ suất tài trợ hay hệ số nợ. Tỷ suất tài trợ = x 100% Chỉ tiêu này phản ánh: trong tổng tài sản của công ty thì vốn của công ty chiếm bao nhiêu phần trăm. Chỉ số này càng cao thì càng chứng tỏ tình hình tự chủ về tài chính của công ty càng cao và tiềm lực của công ty càng hùng mạnh. Muốn đánh giá chi tiết, có thể xem xét một số chỉ tiêu như: Tổng tài sản vốn vay trên vốn chủ sở hữu; TSCĐ (TSLĐ) trên tổng tài sản. Hệ số nợ = x 100% Chỉ tiêu này phản ánh tình hình vay vốn của công ty. Nếu chỉ số này quá cao (>50%) thì tình hình tài chính của công ty đang trong tình trạng nguy hiểm, phải xem xét thêm nhân tố thị trường và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (tổng nguồn vốn) tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, khả năng thanh toán của công ty thì mới đánh giá chính xác. Mặt khác, hệ số nợ quá cao cũng ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn. = x 100% Nếu tỷ suất này mà lớn hơn lãi suất vốn vay thì công ty mới nên vay vốn. Một công ty có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ gây uy tín tốt cho bạn hàng, khách hàng, đặc biệt đối với ngân hàng và xác cơ quan chức năng của Nhà nước. Như vậy năng lực tài chính của công ty xây lắp có ảnh hưởng lớn đến khả năng thắng hầu cũng như thực hiện công trình. 6.5. Một số điều kiện khác. * Điều kiện về nguồn cung cấp vật liệu cũng như điều kiện địa lý cũng ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu của công ty. Khi tham gia đấu thầu, công ty nên chú ý đến nguồn cung cấp vật liệu xa hay gần công trinh; nếu vật liệu sẵn ngay tại địa điểm xây dựng thì công ty sẽ giảm chi phí vận chuyển dẫn đến có khả năng hạ giá bỏ thầu; chất lượng vật liệu có khả năng đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật cho công trình hay không. Mặt khác điều kiện địa lý cũng như cơ sở hạ tầng tại địa phương có công trình cũng ảnh hưởng đến giá dự thầu; nếu địa hình bằng phẳng, đường giao hông dễ dàng thì vận chuyển nguyên vật liệu tới công trình cũng dễ dàng hơn, chi phí ít hơn và ngược lại. * Lợi thế về công tác Marketing: hoạt động marketing giúp cho công ty nắm bắt được các vấn đề thị trường, giúp cho công ty hiểu biết được khách hàng, các đối thủ cạnh tranh… và khách hàng cũng hiểu công ty nhiều hơn, như vậy mà tăng khả năng thắng thầu của công ty. * Với những công trình công ty không đủ khả năng thực hiện được hợp đồng hoặc công ty không thể một mình có thể tranh thầu và thắng thầu thì công ty nên tìm một đối tác để liên doanh, liên kết để tham gia đấu thầu hoặc công ty có thể làm thầu phụ cho công ty khác để có đủ công ăn việc làm cho công nhân. II. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TRONG CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG Để xem xét đánh giá hiệu của công tác đấu thầu xây lắp, bên cạnh chỉ tiêu xác xuất trúng thầu đã xét ở trên người ta thường dựa vào các chỉ tiêu sau: 1. Chỉ tiêu số công trình trúng thầu và gia trị trúng thầu. Giá trị trúng thầu hàng năm là giá trị của tất cả các công trình (kể cả gói thầu của hạng mục công trình mà doanh nghiệp đã tham gia đấu thầu và trúng thầu trong năm, thường được tổng hợp cho 3 năm trở lên). Được tổng hợp qua bảng sau: Năm Công trình dự thầu Giá trị trung bình Công trình trúng thầu Giá trị trung bình Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Chỉ tiêu này cho ta biết khái quát nhất tình hình kết quả đấu thầu của công ty. 2. Chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng giá trị trúng thầu và lợi nhuận đạt được. Để đánh giá chính xác hơn chất lượng công tác đấu thầu và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây dựng, chúng ta còn phải xét đến chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng giá trí trúng thầu đạt được trong đấu thầu và lợi nhuận đạt được của công trình tham gia đấu thầu. Các chỉ tiêu này được tính như sau : - Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng giá trị trúng thầu: = x 100 - 100% Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng giá trị trúng thầu hàng năm. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng thắng thầu của công ty càng cao, nhưng phải kết hợp với các chỉ tiêu khác để phản ánh rõ hơn giá trị tăng do số lượng công trình tăng hay do giá trị công trình trúng thầu tăng. - Chỉ tiêu lợi nhuận đạt được: = - - Tỉ suất lợi nhuận = x 100% Hai chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của công tác đấu thầu hai chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ công tác đấu thầu của công ty có hiệu quả, mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty và góp phần cải thiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 3. Chỉ tiêu thị phần của công ty trên thị trường xây lắp. - Chỉ tiêu này được thể hiện bằng thị phần tương đối hoặc tuyệt đối: Thị phần tuyệt đối = x 100 Thị phần tương đối = x 100 Những chỉ tiêu này càng cao phản ánh khả năng trúng thầu và thắng thầu của công ty ngày càng cao. Ngoài ra cần phải kết hợp thêm với chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng của thị trường để xem xét, đánh giá. Chỉ tiêu này rất khó xác định vì thị trường xây dựng được thực hiện trên phạm vi cả nước; với nhiều đối thủ khác nhau trên những địa bàn khác nhau, khó thống kê và xác định được hết số công trình được tổ chức đấu thầu và tìm được đối thủ cạnh tranh chính (đối với một số công ty nhỏ). Chỉ tiêu này chỉ sử dụng cho các công ty xây lắp lớn. Ngoài các chỉ tiêu trên, khi xem xét, đánh giá khả năng thắng thầu của một cong ty, ta còn phải quan tâm đến chỉ tiêu uy tín của công ty đó trên thị trường. Đây là chỉ tiêu mang tính bao trùm, nó liên quan đến tất cả các chỉ tiêu trên và nhiều yếu tố khác như: chất lượng của sản phẩm, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, với các tổ chức tài chính, …Nếu uy tín của công ty càng lớn thì khả năng trúng thầu càng cao. Chỉ tiêu này mang tính chất định tính, rất khó lượng hoá nó. Phần thứ hai TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐẤU THẦU XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1 - THUỘC VINACONEX. 1. Giới thiệu chung về công ty xây dựng số 1 - thuộc vinaconex. 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Công ty xây dựng số 1 - VINACONCO1 - là một doanh nghiệp nhà nước loại 1, thành viên của Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam - VINACONEX. Công ty được thành lập năm 1973 với tên gọi ban đầu là công ty xây dựng Mộc Châu - trực thuộc Bộ xây dựng, có nhiệm vụ xây dựng toàn bộ khu công nghiệp Mộc Châu - tỉnh Sơn La. Từ năm 1977 đến năm 1981, công ty được đổi tên là công ty xây dựng số 11 - trực thuộc Bộ xây dựng, trụ sở đóng tại thị trấn Xuân Mai - tỉnh Hà Sơn Bình (nay là Hà Tây), có nhiệm vụ xây dựng nhà máy bê tông Xuân Mai và tham gia xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà bình. Từ năm 1981 đến năm 1984, Công ty được Bộ Xây dựng chuyển trụ sở về Hà Nội, được nhà nước giao nhiệm vụ xây dựng nhà lắp ghép tấm lớn Thanh Xuân - Hà Nội. Năm 1984, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ký quyết định số 196/CT đổi tên công ty xây dựng số 11 thành liên hợp xây dựng nhà ở tấm lớn số 1 - trực thuộc Bộ xây dựng, với nhiệm vụ chính là xây dựng nhà cho thủ đô Hà Nội. Năm 1991, công ty đổi tên thành Liên hợp xây dựng số 1 - trực thuộc Bộ xây dựng. Theo chủ trương đổi mới các doanh nghiệp nhà nước, ngày 15/4/1995, Bộ xây dựng ra quyết định sáp nhập liên hợp xây dựng số 1 vào tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam - VINACONEX và mang tên mới là: Công ty xây dựng số 1 - Vinaconco1. Trụ sở công ty tại: Km số 8 - Đường Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội. Công ty có đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân kỹ thuật có trình độ cao, lành nghề, giàu kinh nghiệm và luôn được đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật các kiến thức mới nhất về kinh tế, kỹ thuật và quản lý, cùng trang thiết bị hiện đại. 1.2. Chức năng và nhiệm vụ hoạt động của công ty. Công ty xây dựng số 1 được phép hoạt động trong các lĩnh vực sau: + Xây dựng các công trình công nghiệp, công cộng, nhà ở, và xây dựng khác. + Trang trí nội thất, sân vườn. + sản xuất vật liệu thoát nước, cấu kiện bê tông. + sản xuất ống cấp thoát nước, phụ tùng, phụ kiện. + Kinh doanh nhà ở. + Kinh doanh vật liệu xây dựng. + Xây dựng đường bộ tới cấp 3, cảng, sân bay loại vừa và nhỏ. + Xây dựng kênh, mương, đê, dè, trạm bơm thuỷ lợi loại vừa và nhỏ, các công trình hạ tầng đô thị và khu công nghiệp. + Xây dựng các công trình xử lý chất thải loại vừa và nhỏ. Trong những năm qua, công ty đã bắt nhịp được sự chuyển đổi nhanh chóng của cơ chế thị trường và tạo cho mình một uy tín rất lớn trong lĩnh vực xây lắp mà không phải doanh nghiệp nào cũng có được. Công ty đã tham gia đấu thầu xây dựng những công trình lớn như: công trình hợp tác với Cuba xây dựng trại nuôi bò sữa Mộc Châu (Sơn La), xây dựng nhà cơ khí thuỷ lực, bến cảng Sông Đà - Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Nhà máy bê tông Xuân Mai, Nhà máy Cocacola Ngọc Hoòi. Công ty còn xây dựng những công trình rất lớn như khách sạn 24 tầng - 44 Lý Thường Kiệt; Khách sạn THELIEN - Nghi Tàm; khách sạn Royal Parl ở Tây Hồ; phần cọc nhồi của khách sạn Hiltơn Opera; mới đây là xây dựng Tràng tiền BLAZA… Ngoài ra, công ty còn xây dựng những công trình mang tính chất ngoại giao, chiến lược quan trọng như: Wlestlake Recenay (Singapore); Đại sứ quán úc; nhà họp báo Đại sứ quán Pháp… Các công trình dân dụng như: Khu nhà ở Thanh xuân; khu nhà ở cao cấp Nghĩa Đô… Các công trình công cộng như: Trung tâm triển lãm Giảng võ; Tượng đài Quang Trung… Công ty xây dựng số 1 đã mang lại cho đối tác sự hài lòng nhất với các công trình có chất lượng cao; thời gian thi công nhanh nhất. Cùng với sự phát triển của đất nước; công ty đã đạt được những thành tựu to lớn, đang và sẽ góp hết sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước ta trở thành nước công nghiệp trong thế kỷ này. Nhìn lại chặng đường phát triển của công ty hơn hai mươi năm qua với những thăng trầm để thấy được những thành quả của công ty ngày hôm nay là do những nỗ lực cao nhất của toàn thể đội ngũ cán bộ, công nhân viên của công ty. 1.3. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng tới khả năng thắng thầu của công ty xây dựng số 1. 1.3.1. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý của công ty. Công ty xây dựng số 1 - VINACONCO1 là một doanh nghiệp nhà nước, do đặc điểm của ngành xây dựng và đặc điểm của sản phẩm xây dựng nên bộ máy của công ty có những đặc điểm riêng. Mô hình tổ chức quản lý của công ty theo mô hình trực tuyến chức năng từ công ty đến các xí nghiệp, tổ đội, đến người lao động theo tuyến và kết hợp với các phòng ban chức năng. Bộ máy quản lý của công ty đứng đầu là giám đốc giữ vai trò lãnh đạo chung toàn công ty, là đại diện pháp nhân của công ty trước pháp luật, đại diện cho quyền lợi của cán bộ công nhân viên toàn công ty, nên chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trong công ty, giúp việc cho giám đốc là các phó giám đốc: - Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật. - Phó giám đốc phụ trách kinh doanh Mỗi người đảm nhận một chức năng riêng. Ngoài ra, để giúp ban giám đốc quản lý các đội công trình một cách chặt chẽ và có hiệu quả còn có các phòng ban chức năng. Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu của việc quản lý kinh doanh, quản lý kỹ thuật. Bao gồm 4 phòng ban chức năng, đó là; * Phòng kinh tế - kỹ thuật: có chức năng kiểm tra, giám sát chất lượng công trình, lập và giao kế hoạch từng tháng quý, năm trong toàn công ty, cho các đối tượng xây dựng chỉnh lý dự toán, trình duyệt tham gai thanh quyết toán các hạng mục công trình và các công trình, soạn thảo các hợp đồng thuê và cho thuê máy móc thiết bị đảm bảo đúng quy định, đồng thời theo dõi việc thực hiện các hợp đồng đó. * Phòng kinh doanh - tiếp thị: Là phòng nắm các nguồn thông tin các dự án đầu tư xây dựng trong nước và nước ngoài, về quy mô công nghệ, vốn đầu tư, cũng như tiến độ thi công của từng công trình. Phòng còn tham mưu cho giám đốc dự đấu thầu các công trình và trực tiếp tiếp cận các chủ đầu tư và ban quản lý dự án. Lập kế hoạch mua sắm vật tư, triển khai thực hiện các yêu cầu giá cả hợp lý, bảo đảm yêu cầu chất lượng kỹ thuật, chủng loại, số lượng. * Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng thực hiện các công tác liên quan đến văn thư lưu trữ, quản lý sắp xếp nhân sự , tiền lương, đối ngoại + Phòng tài chính kế toán : có chức năng hạch toán, tập hợp các số liệu, thông tin theo công trình hay hạng mục công trình nhằm đưa ra một giải pháp tối ưu mang lại hiệu quả; chi tất cả các khoản trong doanh nghiệp. Bộ máy quản lý của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty. Giám đốc công ty Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc kinh doanh Phòng kinh doanh tiếp thị Phòng kinh tế kỹ thuật Phòng tài chính kế toán Phòng tổ chức hành chính Xí nghiệp xây dựng số 1 Đội xây dựng 101 Xí nghiệp xây dựng số 2 Đội xây dựng 102 Xí nghiệp xây dựng số 3 Đội xây dựng 105 Xí nghiệp xây dựng số 5 Đội xây dựng 106 Xí nghiệp cơ giới và XD Đội xây dựng 108 Trạm bê tông tại HN Đội xây dựng và trang trí nội thất Trạm bê tông tại QN Đội điện nước Khách sạn đá nhảy - QB Các ban chủ nhiệm công trình Các phòng ban chức năng còn phải báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh, lập các báo cáo phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất giúp ban giám đốc có biện pháp quản lý thích hợp. Các xí nghiệp, đội trực thuộc công ty, được phép thành lập các bộ phận quản lý, hạch toán nội bộ, được dùng lực lượng sản xuất của đơn vị và có thể thuê thêm lao động ngoài làm theo thời điểm thi công, bảo đảm an toàn và chất lượng, bảo đảm nghĩa vụ nộp các khoản chi phí cấp trên, thuế các loại, làm tròn nghĩa vụ từ khâu đầu vào của sản xuất đến kết quả sản xuất kinh doanh. Chỉ công ty mới có tư cách pháp nhân đầy đủ trong quan hệ giao dịch, ký kết hợp đồng với khách hàng, các cơ quan quản lý như ngân hàng, tài chính, thuế…và trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Do đó công ty phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện đúng các quan hệ thanh toán, quan hệ hợp đồng. Công ty có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng, được giao quyền tự chủ trong việc quản lý và sử dụng vốn. Các xí nghiệp trực thuộc thì tư cách pháp nhân không đầy đủ, tứcc là chỉ được ký kết các hợp đồng kinh tế khi công ty uỷ quyền. Giữa các xí nghiệp còn có mối quan hệ mật thiết với nhau, phụ trợ và bổ sung giúp đỡ lẫn nhau. Công ty đảm nhận quan hệ đối ngoại với các ban ngành và cơ quan cấp trên, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc theo đúng đường lối, chính sách của Đảng và thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - tài chính theo kế hoạch của công ty đề ra. Ở các xí nghiệp trực thuộc công ty cũng có bộ máy quản lý riêng, cụ thể được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý xí nghiệp. Giám đốc Phòng kế toán Phòng vật tư Phòng kinh tế kỹ thuật Đội mộc Đội sắt thép Đội… Đội điện nước Các phòng ban tại xí nghiệp chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc xí nghiệp. Giúp việc cho giám đốc là các phòng kế toán, phòng vật tư, phòng kinh tế kỹ thuật và các đội được thành lập hoặc được thuê ngoài theo từng công trình. 1.3.2. Đặc điểm về lao động của công ty. Do đặc điểm sản xuất kinh doanh và đặc điểm sản phẩm của công ty nên đặc điểm lao động của công ty có một sóo điểm lưu ý sau: Số lượng lao động thường xuyên biến động, thường phải di chuyển địa điểm. - Hợp đồng chủ yếu là hợp đồng ngắn hạn và trung hạn. - Thời gian và cường độ làm việc của người lao động thường thay đổi, không ổn định. - Người lao động thường phải làm việc ở ngoài trời, điều kiện địa lý, điều kiện tự nhiên, áp suất, độ cao khác nhau. Bảng sơ đồ 4: Bảng thống kê lao động của công ty. (Đến 31/12/2001) Đơn vị: người. Số thứ tự Nghề nghiệp Tổng số Ghi chú 1 Kỹ sư 186 16% 2 Trung học 126 11% 3 Công nhân kỹ thuật 859 73% Trong đó Tay nghề bậc 5, 6, 7 413 35% Tay nghề bậc 4 291 25% Tay nghề bậc <4 155 13% Tổng số 1171 100% Qua bảng thống kê lao động của công ty, ta có thể rút ra một số điểm sau: * Trình độ tay nghề công nhân, lao động của công ty là cao, chủ yếu từ bậc 4 trở lên. * Đội ngũ cán bộ, kỹ sư với số lượng đông, được đào tạo, bồi dưỡng liên tục theo chiều sâu. Nhìn chung qua số liệu trên chúng ta nhận thấy công ty có đội ngũ lao động có trình độ tay nghề cao, có thể thi công những công trình đòi hỏi kỹ thuật cao, quy mô từ nhỏ đến lớn, chủ đầu tư có thể tin tưởng vào đội ngũ lao động của công ty. Để công ty có thể phát triển ổn định, liên tục và có thể cạnh tranh với tất cả các đối thủ không chỉ trong nước mà cả ở ngoài nước, đòi hỏi công ty cần không ngừng thu hút thêm lao động mới và khôngngừng nâng cao thu hút thêm lao động mới và khôngngừng nâng cao trình độ, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân viên hiện có, nhất là cần tạo được một đội ngũ thợ lành nghề, ổn định để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của chủ đầu tư, để nâng cao khả năng thắng thầu của công ty (nhát là những công trình có giá trị lớn). Trong năm 2001, Công tác tổ chức và đào tạo bồi dưỡng lựclượng lao động đã được quan tâm đáng kể. Tăng cường và phát huy năng lực cán bộ tại các công trình quan trọng như: Trung tâm thương mại Tràng Tiền, công ty cổ phần FORD Thăng long, Trung tâm thương mại công ty Giấy Bãi bằng. Trong năm 2001, công ty đã cử 9 cán bộ đi học các lớp bồi dưỡng ngắn ngày (01 tuần đến 02 tháng); tiếp nhận thêm 11 kỹ sư và 9 công nhân kỹ thuật, nâng bậc lương cho 41 cán bộ có trình độ đại học, 16 cán bộ có trình độ trung cấp; 34 công nhân kỹ thuật. Tuy nhiên, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên môn lực lượng công nhân kỹ thuật vẫn chưa mang tính chiến lược, không có kế hoạch đào tạo dài hạn, mà chỉ khi có nhu cầu mới điều động, chắp vá. Tình trạng thiếu cán bộ có trình độ nhất là cán bộ đầu đàn và lực lượng công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, gắn bó với công ty vẫn đang là những bức xúc. Trong những năm tới, với yêu cầu phải đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực đáp ứng và phù hợp với yêu cầu của thị trường, công tác này cần phải được đổi mới toàn diện. 1.3.3. Đặc điểm về máy móc thiết bị: Do sự phát triển của khoa học công nghệ, ngày nay máy móc không thể thiếu được trong bất cứ loại hình sản xuất nào.Tuỳ thuộc vào mức độ sử dụng là nhiều hay ít. Trong xây dựng cũng vậy, máy giúp con người trong những công việc sử dụng nhiều về lực. Đối với công ty xây dựng số 1, thì máy móc thường được sử dụng trong vận chuyển nguyên vật liệu, được sử dụng trong đào móng và đóng cọc (ép cọc), nhào trộn bê tông vữa. Ngoài ra còn một số máy nhỏ phục vụ cho công tác khảo sát , thi công như máy phát điện, máy bơm còn lại, con người vẫn là nhân tố chính tạo nên sản phẩm. Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu: Máy móc thiết bị của công ty có một số điểm cần lưu ý sau: - Tổng tài sản cố định của công ty đến ngày 31 tháng 12 năm 2001 là 36.081.000.000 đồng, trong đó giá trị máy móc thiết bị là: 25.130.000.000 đồng chiếm 69,65%. - Máy móc thi công, thiết bị xây dựng là hiện đại, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng. Cụ thể được thể hiện qua bảng biểu thống kê sau: Bảng biểu số 5: Thiết bị xây dựng và máy thi công của công ty TT Tên thiết bị Năm trang bị Nước sản xuất Số lượng (chiếc) Giá trị còn lại I Máy làm đất 1 Máy ủi 1996 Nga - Nhật 02 70% 2 Máy xúc 1995 Nga-Nhật 08 70% 3 Máy lu 1996 Nga-Đức 04 75% II Phương tiện vận tải 1 ô tô tự đổ 1996 Nga 16 70% 2 ô tô vận tải thùng 1996 Đức - Nga 09 70% 3 Xe vận chuyển bê tông 1996 Nga - Hàn quốc 11 65% 4 Xe vận tải chuyên dụng 1994 Nga 01 65% III Thiết bị xử lý nền móng 1 Máy đóng cọc diêzen 1996 Nhật - Nga 07 70% 2 Máy đóng cọc nhồi 1997 Nhật 02 70% IV Máy xây dựng 1 Xe bơm bê tông 1997 Nhật 01 75% 2 Trạm trộn bê tông 1996 Nga - Đức 02 70% 3 Máy trộn bê tông 1997 Nga 14 65% 4 Cẩu tháp 1997 Nga - Pháp 05 70% 5 Cẩu bánh lốp bánh xích 1995 Nga - Nhật 06 65% 6 Máy nén khí 1995 Nga - Nhật 04 60% 7 Máy phát điện 1996 Nga - Nhật 03 65% 8 Máy vận thăng 1998 Nga 06 70% 9 Máy xoa mặt bê tông 1997 Nhật 02 65% Qua bảng thống kê về cơ sở vật chất trang thiết bị của công ty có thể thấy rằng: máy móc thiết bị của công ty rất đa dạng và hiện đại. Số máy móc thiết bị hỏng đã được thường xuyên sửa chữa kịp thời. Hệ số sử dụng máy móc thiết bị tăng lên và công ty gần như đã tận dụng tối đa năng lực sẵn có. Máy móc thiết bị đóng một phần không nhỏ trong khả năng thắng thầu của công ty. Trong năm 2001, công ty đã đầu tư mua sắm mới một số thiết bị nâng cao năng lực sản xuất như: 01 cẩu petain, 01 thang tải, 01 bản bê tông và trên 4000 m2 dàn giáo cốp pha. 1.3.4. Đặc điểm về tài chính. Là một công ty hạch toán độc lập. Vốn pháp định là: 14.070.000.000 VND. Trong đó: vốn cố định : 13.230.000.000 VND Vốn lưu động: 840.000.000 VND. Vốn lưu động được bổ sung: 3.517.000.000 VND Công ty có thể huy động vốn từ các nguồn: - Vốn ngân sách cấp. - Vốn tự bổ sung - Nguồn vốn XDCB kỳ trước. - Vốn vay tín dụng - Vốn từ các xí nghiệp. Năm 2001 là năm mà công ty xây dựng số 1 (VINACONCO1) có mức tăng trưởng khá cao, vượt kế hoạch của Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (VINACONEX) giao. Các chỉ tiêu về giá trị sản lượng, doanh thu, tiền về, tỷ lệ khấu hao và giá trị lợi nhuận đều tăng cao từ 115 đến 150% so với năm 2000 Biểu số 06: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yêú năm 2001. Đơn vị: đồng. Các chỉ tiêu chủ yếu Kế hoạch năm 2001 Thực hiện Tỉ lệ % Năm 2000 Năm 200 So KH So năm 2000 I. Giá trị tổng sản lượng 130.000 104.259 152.139 117,0 145,9 1.Giá trị xây lắp 121.000 96.778 139.503 115,3 144,1 2. Giá trị SXCN & VLXD 6000 5.201 8.533 142,2 164,1 3. Giá trị SXKD khác 3000 2.280 4.103 136,8 180,0 II. Tổng doanh thu 103.000 74.375 113.281 110,0 152,3 III. Lợi nhuận trước thuế 2.575 1.405 2.832 110 201,6 IV. Các khoản phải nộp 3.603 3.199 2.619 72,7 81,9 Trong đó: 1.Thuế GTGT 1283 563 506 2. Thuế TNDN 1.091 894 1.237 3. Thuế xuất nhập khẩu V. Tổng mức đã nộp ngân sách 1968 2596 131,9 VI. Tổng vốn đầu tư 18.208 7949,5 17.721 97,3 229,2 VII. Mức khấu hao 3.858 1211 1696 44 140 VIII. Tỉ lệ khấu hao bình quân 18% 14,96% 19% 105,5% 127,% 1.3.5. Đặc điểm về nguyên vật liệu sử dụng. Sản phẩm xây dựng là công trình cố định tại nơi xây dựng, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và thường đặt ngoài trời. Sản phẩm xây dựng thường có kết cấu phức tạp, khó chế tạo, khó sửa chữa, yêu cầu chất lượng cao. Do đó nó sản xuất theo đơn đặt hàng của chủ đầu tư, nên tính đơn chiếc. Vì sản phẩm xây dựng có những đặc điểm tính trên, nên đặc điểm về nguyên vật liệu sử dụng cũng khác các loại sản phẩm khác. Đối với công ty xây dựng số 1, nguyên vật liệu sử dụng trong các công trình là: đất, cát, sỏi, các loại đá, nhựa đường và xi măng, sắt thép…hầu hết các nguyên liệu thường sẵn có, được khai thác ở nơi gần các công trình nhất nên không có một nguồn cung cấp chính cho các công trình của công ty. Trong năm qua, công ty đã đầu tư xây dựng các hệ thống kho bãi, bảo quản nguyên vật liệu, đặc biệt là đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất gạch lát TERRAZO, đáp ứng được nhu cầu nguyên vật liệu xây dựng cho các công trình. 1.3.6. Năng lực quản lý kỹ thuật, chất lượng và kinh nghiệm xây lắp. Trong xây dựng, sản phẩm thường có giá trị lớn, chu kỳ sản xuất dài, kết cấu phức tạp nên không cho phép có thứ phẩm, phế phẩm. Chất lượng sản phẩm là mục tiêu hàng đầu, nó phản ánh năng lực, trình độ tổ chức, trình độ thi công của công ty. Vì lẽ đó, qua hơn 20 năm hình thành và phát triển với bề gày kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công các công trình xây dựng, công ty xây dựng số 1 với mục đích chất liệu công trình và an toàn lao động đã tổ chức thi công trên 300 công trình lớn nhỏ khác nhau. Công ty đã dần trưởng thành và từng bước khẳng định uy tín của mình trên thị trường. Trong những năm trở lại đây, công ty đã đa dạng hoá sản phẩm của mình (công trình xây dựng); đã tổ chức thi công: công trình đường, hệ thống điện chiếu sáng hệ thống cấp thoát nước trong khu đô thị, khu công nghiệp, kinh doanh khách sạn. Để đạt được thành quả như ngày hôm nay han là đạo và toàn bộ công nhân viên trong công ty luôn coi vấn đề chất lượng công trình lên hàng đầu: nó là phương tiện phản ánh trình độ, năng lực của công ty; đảm bảo cho sự tồ tại và phát triển của công ty là công cụ để nâng cao uy tín của công ty và thu hút khách hàng. 2. Tổng quan tình hình tham dự thầu xây dựng trong những năm gần đây. 2.1. Khái quát tình hình công tác tham gia đấu thầu của công ty. Thị trường xây dựng là nơi bên cung và bên cầu gặp nhau thông qua đấu thầu với các hình thức khác như bên cung ở đây là các chủ thầu xây dựng, thông qua đấu thầu vấn đề chất lượng, thời gian và giá cả xây dựng sẽ quyết định. Năm 2001 công ty xây dựng số 1 đã thi công 45 công trình. Hầu hết các công trình cán bộ công nhân công ty đều có ý thức tuân thủ nghiên ngặt quy trình quy phạm kỹ thuật, sáng tạo trong tổ chức chỉ đạo thi công, nên đều được bên A đánh giá cao về chất lượng và tiến độ thi công công trình; điển hình như công trình: Trung tâm thương mại Tràng tiền, nhà máy Canen - khu công nghiệp Bắc Thăng long, khách sạn Sài gòn Hạ Long, trụ sở công ty cổ phần FORD Thăng long, Trung tâm thương mại công trình giấy Bãi Bằng….đặc biệt là công trình trung tâmm Thương mại Tràng tiền là một công trình có yêu cầu cao về kỹ thuật chất lượng và tiến độ thi công, vị trí tại trung tâm thủ đô nên công việc vận chuyển vật liệu, tổ chức thi công phức tạp…nhưng công ty xây dựng số 1 đã hoàn thành công trình đúng tiến độ, công ty được Bộ xây dựng tặng 3 huy chương vàng công trình chất lượng cao (nhà điều hành trung tâm bưu chính quốc tế và liên tỉnh trụ sở công ty - nhà D9; trụ sỏ HĐND - UBND thành phố Hạ Long; và công ty được tặng cờ xanh chất lượng của ngành. Công tác đảm bảo chất lượng và an toàn lao động được công ty quan tâm đặc biệt, tất cả các công trình trước khi thi công đều phải có biện pháp thi công trong đó có biện pháp bảo đảm chất lượng và an toàn lao động.Trong quá trình thi công, các đơn vị cấp trang bị bảo hộ lao động khá đầy đủ, tuân thủ nghiêm túc các biện pháp an toàn lao động đã đề ra. Trong năm 2001, công ty vẫn duy trì chiến lược mỏ rộng thị trường vào phía Nam bằng việc duy trì và phát triển cho chi nhánh công ty tại thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục nhận thầu tại địa bàn phía Nam như: Nhạc lễ thành phố Hồ Chí Minh; trung tâm hội nghị tỉnh Bạc Liêu một số trường học tại khu vực miền Đông Nam bộ. Bước đầu đã giới thiệu và chứng minh uy tín của công ty tại thị trường xây dựng phía Nam. Trong năm 2001, Công ty vẫn tiếp tục thi công một số dự án cấp thoát nước thành phố Hà Nội. Đây là thị trường có nhiều tiềm năng, cần phải khai thác triệt để thì mới khẳng định được chỗ đúng của mình. Biểu số 7: Doanh mục hồ sơ trúng thầu của công ty trong năm qua. TT Tên hợp đồng Giá trị hợp đồng (triệu đồng) 1 Văn phòng đại diện trung tâm thương mại và dịch vụ công ty giấy bãi Bằng 14.263 2 Cung thể thao quần Ngựa - (phần thân) 9.652 3 sản xuất cộc TTTDTT quận Hai bà Trưng 2.978 4 Tuyến nước Thuỵ Khuê 5.300 5 Trường dạy nghề kỹ thuật Việt - Đức 3.484 6 Trung tâm thương mại Tràng Tiền 50.993 7 Ký túc xá trường TH kinh tế Quảng Ninh 4.580 8 Cung cấp và lắp đặt hệ thống điều hoà không khí (gói thầu số 8) thị trường thương mại Tràng Tiền 13269 9 Nhà phục vụ VĐV tập huấn - thị trườngĐT VĐV cấp cao - sở TDTT Hà Nội 4736 10 Toà nhà công ty cổ phần Ford Thăng Long 8180 11 Cải tạo nhạc Viện thành phố Hồ Chí Minh 3489 12 Nhà KTX trường dạy nghề - KT Việt đức Hà Tĩnh 2431 13 Xây dựng nâng cấp khu thể thao Long Biên 16457 14 Xây dựng trụ sở trung tâm hội nghị Bạc Liêu 12327 Biểu số 8: tình hình tham dự đấu thầu trong thời gian qua. Năm Công trình dự thầu giá trị trung bình (triệu/c.tr) Công trình trúng thầu Giá trị trung bình (triệu/c.tr) Số lượng Giá trị (triệu) số lượng giá trị (triệuđ) 1999 29 139.250 4802 12 89.320 7443,3 2000 36 220.680 6130 12 104.259 8688,21 2001 41 289.860 7069 14 152.139 10.867 Biểu số 9: Xác xuất trúng thầu trong 3 năm qua Năm Xác suất trúng thầu Theo số lượng công trình Theo giá trị 1999 x 100% = 41,4% 64,14% 2000 x 100% = 33,33% 47,24% 2001 x 100%=34,16% 52,48% Qua bảng trên chúng ta có thể thấy: trong 3 năm gần đây, số công trình dự thầu của công ty ngày càng tăng (từ 29 công trình năm 1999 tăng lên 41 công trình năm 2001); cùng với nó là giá trị trung bình một công trình tham gia đấu thầu cũng tăng theo (từ 4.802 triệu đồng năm 1999 tăng lên 7.069 triệu đồng năm 2001): chứng tỏ quy mô các công trình ngày càng lớn. Công ty tham gia đấu thầu nhiều công trình nhưng số lượng các công trình trúng thầu của công ty không cao, do vậy xác suất trúng thầu của công ty trong 3 năm gần đây tính theo số công trình có xu hướng giảm xuống. Nhưng trong 3 năm gần đây, giá trị các công trình trúng thầu của công ty khá cao, do vậy xác suất trúng thầu của công ty tính theo giá trị cũng đã vượt quá 50%. Điều này chứng tỏ các công trình công ty tham gia đấu thầu và trúng thầu ở mức độ vừa và lớn. Năm 2001, công ty tham gia đấu thầu 41 công trình, trong đó số công trình thắng thầu là 14, đạt tỷ lệ 34,16%, tỉ lệ này tăng so với năm 2000. Về giá trị là đạt 52,48%, tăng +5,24% so với năm 2000. Như vậy công tác đấu thầu và tiếp thị trong năm 2001 đã đạt kết quả tốt. Nguyên nhân chủ yếu thực hiện tốt công tác này là do công ty đã kết hợp tốt giữa công tác tiếp thị và đấu thầu, một mặt tăng cường công tác tiếp thị, một mặt tăng chất lượng bài thầu, đưa ra giá dự thầu hợp lý. Khả năng cạnh tranh của công ty trong năm 2001 đã được nâng lên một bước. Mặc dù những thành quả công ty đem lại là đáng khích lệ, song vẫn không tránh khỏi một số tồn tại cần phải tháo gỡ giải quyết như: làm thế nào để nâng cao xác suất trúng thầu của công ty lên khoảng 65% số công trình tham gia đấu thầu với một tỷ lệ giá trị trúng thầu khoảng 70% trong những năm tới; làm thế nào để tăng doanh thu, lợi nhuận sau thuế, các khoản nộp ngân sách nhà nước và có thể tiếp tục đà phát triển. Tóm lại: Công ty đã có nhiều hoàn thiện công tác đấu thầu và trúng một số công trình. Tuy nhiên để có thể tồn tại và phát triển thì công tác đấu thầu của công ty phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện hơn nữa sao cho phù hợp với đặc điểm của công ty. 2.2. Mô tả và phân tích những công việc mà công ty đã làm trong dự thầu. Công tác lập hồ sơ dự thầu: là công việc lập đầy đủ các hồ sơ, các chứng minh quan trọng về công tác đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư. Để nâng cao chất lượng công tác dự thầu thì trước tiên cần làm tốt công tác lập hồ sơ dự thầu. Do vậy, phải làm tốt ngay từ khâu nắm thông tin tham gia mời thầu, đánh giá thông tin, khảo sát hiện trường lập hồ sơ, tham dự đấu thầu cho đến triển khai thực hiện dự án trúng thầu. Năng lực của các công ty tham gia đấu thầu được thể hiện trước hết trong quá trình tham gia đấu thầu và quá trình sau khi dự thầu của công ty (quá trình tổ chức triển khai thi công công trình) của công ty. Do vậy, để chủ đầu tư đánh giá chính xác năng lực của công ty cần phải xem xét quá trình lập hồ sơ dự thầu và quá trình tham dự mở thầu, ký kết hợp đồng của công ty. Ở công ty xây dựng số 1 - VINACONCO1 toàn bộ việc lập hồ sơ dự đấu thầu này được giao cho phòng kinh tế - kỹ thuật trực tiếp làm trong sự kết hợp với một số phòng ban chức năng khác. Công tác lập hồ sơ dự thầu bao gồm các công việc sau: 2.2.1. Tìm kiếm thông tin mời thầu. Trong thời gian qua, công ty xây dựng số 1 đã có tích cực trong việc thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như: qua các mối quan hệ trong công tác, thông qua các phương tiện truyền thông. Ngoài ra còn có thông tin từ nội bộ: thông tin từ Tổng công ty, thông tin từ cán bộ công nhân viên trong công ty. Công ty đã giao cho một người trực tiếp thu thập các thông tin này, nên các thông tin đều được quản lý chặt chẽ. Tạo điều kiện thu nộp cho việc xử lý thông tin, chọn lọc được các thông tin cần thiết. Các hình thức thu thập thông tin của công ty có ưu điểm: tận dụng hết các mối quan hệ của mình với các cấp bộ ngành liên quan, tạo điều kiện cho công ty mở rộng thị trường. 2.2.2* Đánh giá thông tin và quyết định theo dự đấu thầu. Một yêu cầu quan trọng của thông tin là phải chính xác, đầy đủ, độ tin cậy cao để tránh chi phí tiếp theo không mang lại hiệu quả. Sau khi có thông tin thuộc phạm vi đấu thầu, công ty trực tiếp cử người đi xác minh lại nguồn vốn đầu tư để tránh tình trạng công trình đưa ra đấu thầu không đủ vốn, chủ đầu tư không có khả năng thanh toán gây tồn đọng nợ cho công ty. Sau khi có thông tin về việc mời thầu, cán bộ phụ trách tìm hiểu xem công ty có được các yêu cầu phù hợp phạm vi đấu thầu mà chủ thầu mời không?, năng lực mình có những gì: về tài chính, máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ…những điều đó ảnh hưởng đến hiệu quả đấu thầu như thế nào. 2.2.3. Nghiên cứu và lập hồ sơ dự thầu. Phòng kinh tế - kỹ thuật chịu trách nhiệm chính trong việc lập ra hồ sơ dự thầu. Để lập được bộ hồ sơ, phòng này phối hợp cùng phòng hành chính tổng hợp, phòng kinh doanh tiếp thị và phòng kế toán. Bước 1: Khảo sát hiện trường và thị trường. Công tác khảo sát của công ty bao gồm: Khảo sát hiện trường, khảo sát thị trường về nhân lực, vật liệu, khả năng cung ứng. Công tác khảo sát này đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả đấu thầu. Bước 2: Nghiên cứu và lập hồ sơ dự thầu. Để lập hồ sơ dự thầu, công ty căn cứ vào: * Hồ sơ mời thầu: công ty hoàn thành các yêu cầu về mặt thủ tục hành chính như: đảm bảo dự thầu, bản sao giấy đăng ký kinh doanh, tài liệu giới thiệu năng lực và kinh nghiệm nhà thầu, các văn bản thoả thuận liên doanh (nếu có), bảo lãnh dự thầu. Công tác tìm kiếm đánh giá thông tin đến khảo sát thực địa -Nguồn nhân lực của công ty -Đánh giá các đối thủ cạnh tranh trên thị trường có khả năng tham gia vào dự thầu công trình này. 2.2.4.Hiệu chỉnh hồ sơ dự thầu Công tác hiệu chỉnh hồ sơ dự thầu của công ty đã quy định và được thực hiện. Tuy nhiên, công tác này có thực sự làm triệt để. Cụ thể là trong hồ sơ dự thầu xây dựng trường TH Thiệu Thành (Thanh Hoá) vẫn còn hiệu chỉnh giá do trong quá trình tính toán có sai sót. Trong hồ sơ xây dựng, cải tao và nângcấp khu thể thao Long Biên còn tính nhầm tiến độ thi công công trình… 2.2.5.Thương thảo hợp đồng 2.2.6.Ký kết hợp đồng 2.3.Phân tích một số hồ sơ dự thầu của công ty A.Hồ sơ trượt thầu Năm 2001, công ty tham dự đấu thầu công trình nâng cấp cải tạo quốc lộ 38 (km21-km31) Đơn mời thầu như sau: Tiêu chuẩn kỹ thuật : A.1. Quy mô tuyến đường: Tuyến đường quốc lộ 37 (km21 - km31) dài gần 10.000m, được thiết kế nâng cấp cải tạo đạt tiêu chuẩn đường nông thôn loại A A.2.Nền đường Chiều rộng nền đường : Bn = 5,5m Nền đắp bằng đất cấp phối đầm chặt K ³ 0,9 Nâng 40cm lớp trên cùng dược lèn đạt K ³ 0,45 A.3.Mặt đường: Bề rộng mặt đường : Bn = 4,0m Kết cấu mặt đường gồm 2 loại: Kết cấu 1: Mặt đường đá dăm kẹp đất dày 18 cm tại các đoạn có nền đường bình thường hay đá phong hoá mạnh. Kết cấu 2: Mặt đường đá dăm kẹp đất dày 20cm tại các đoạn đường có nền đường địa chất là đá gốc cứng. A.4.Các công trình thoát nước ngang: Xây dựng 28 cống với tải trọng thiết kế H13-XB60 -Cống bản B = 1,2m : 16 cống -Cống bản B = 1,7m : 12 cống Rãnh thoát nước hình thang kích thước : 0,4 x 0,4 x 1,2 A.5.Các công trình cầu: Tải trọng thiết kế H13-XB60 gồm 4 cầu: -Kết cấu mố: móng mố được đổ bằng bê tông thân mố được xây bằng đá hộc. -Kết cấu nhịp: Dầm cầu bằng bê tông cốt thép lắp ghép #250, dày 90cm. -Mặt cắt ngang cầu: Bề rộng cầu : BC = 4,0m A.6.Công trình ngầm tràn -Thiết kế đường tràn vĩnhcửu đá xây liên hợp, cống bản = 1,2m hay 2b = 2,4m Thiết kế 2 đường ngầm đắp đá hộc kè rọ đá lưới thép. A.7.Các công trình phòng hộ. Xây dựng hệ thống cọc tiêu chuẩn báo, cột km theo đúng điều lệ báo đường bộ. Tính hợp lệ của hồ sơ và tiêu chuẩn kỹ thuật Với yêu cầu như trong đơn thầu của chủ đầu tư, công ty lập hồ sơ dự thầu bao gồm: +Đơn xin dự thầu: Công trình nâng cấp cải tạo tuyến đường quốc lộ 37 (km 21 ¸ km 31) với tổng số tiền là : 16.329.600.480đ. +Bảo lãnh dự thầu của ngân hàng công thương khu vực Chương dương cho gói thầu. +Các quyết định liên quan đến việc thành lập công ty, chứng chỉ hành nghề xây dựng, số liệu tài chính, bản tường trình về năng lực của công ty, các chứng nhận kinh nghiệm thi công ở các công trình, hồ sơ kinh nghiệm, báo cáo vè tình hình máy móc thiết bị phục vụ cho việc thi công công trình, các hợp đồng và các đơn hàng công trình công ty đang làm; Danh sách và bản kê chi tiết năng lực cán bộ chủ chốt điều hành tại công trường, sơ đồ tổ chức hiện trường. Phần 2: Biện pháp tổ chức thi công: +Công tác chuẩn bị: Nhận tim mốc, mặt bằng tuyến cùng bên A giải phóng mặt bằng, thành lập ban điều hành công trình; xây dựng các cơ sở nhà thầu, thí nghiệm vật liệu ; tập kết máy móc thiết bị nhân lực về công trình. +Trình tự thi công cống. +Thi công cống: thi công móng cống, thi công đá xây +Thi công ngầm tràn: Thi công ngầm; thi công đường tràn +Thi công cầu: Thi công dầm cầu; Bố trí đường tránh để đảm bảo giao thông; Đào móng mố; tường cánh, lòng cầu sân thượng hạ lưu, thi công các kết cấu bê tông đổ tại chỗ; đắp đất sáu mố và tường cánh, lắp ghép bản vượt đầu cầu; lắp ghép dầm cầu; đắp đường dẫn hao đầu cầu, gia cố lòng cầu, công tác hoàn thiện. + Thi công nền đường: nền đào, thi công nền đắp, thi công đào nền đường đá bằng phương pháp nổ phá. + Thi công mặt đường: chuẩn bị thi công, rải lắp đá dăm kẹp đất; công tác đầm nén. + Thi công biển báo +Nguồn vật liệu xây dựng +Biện pháp đảm bảo chất lượng ; vật liệu, nhân sự, quản lý +Tiến độ thi công và kiến nghị của nhà thầu. Phần 3: Đảm bảo giao thông, an toàn lao động thi công khi nổ mìn và cất giữ, bảo quản, vận chuyển, xử lý vật liệu nổ và vệ sinh môi trường. Theo số liệu đánh giá của hội đồng chấm thi: -Xem xét về mặt hợp lệ của hồ sơ dự thầu công ty đạt tất cả các chỉ tiêu đánh giá. -Xem xét đáp ứng các yêu cầu cơ bản của hồ sơ mời thầu, công ty chưa đạt về mặt kỹ thuật do có tổng điểm kỹ thuật 68 điểm, dưới mức điểm chuẩn (70 điểm) Theo ý kiến chung của cán bộ chấm thầu: -Về biện pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công: +Giải pháp kỹ thuật thi công: về cơ bản là đạt yêu cầu nhưng còn nhầm lẫn ở khâu tưới nhựa thấm và tưới dinh bám, công tác đào khuôn và thi công móng còn chưa làm bật rõ giải pháp kỹ thuật khả thi cao nhất. +Sơ đồ kèm theo thuyết minh biện pháp tổ chức thi công dự thầu tại hiện trường về cơ bản đưa ra biện pháp tổ chức thi công hợp lý, nhưng vẫn chưa làm được việc liên quan để đảm bảo giao thông có trình tự, phân đoạn hợp lý hơn. -Về biện pháp đảm bảo chất lượng công trình Công ty sử dụng cấp phối địa phương trong khi đó cấp phối này chưa có biện pháp cụ thể về khai thác quy cách và thi công lớp móng naỳ. Đồng thời chưa nêu được các biện pháp xử lý khi có sự cố xẩy ra. Chưa đề cập được mục tiêu đảm bảo giao thông thật rõ ràng, khoa học cho các hạng mục công trình Biện pháp đảm bảo an toàn lao động và ảnh hưởng các công trình lân cận : có sơ sài. -Tiêu chuẩn tiến độ thi công Bố trí tiến độ hạng mục công trình chưa thật hợp lý, cụ thể là việc bố trí thời gian giãn cách từ móng sang mặt thảm 40 ngày là chưa hợp lý -Máy móc thiết bị Tương đối đầyđủ.Tuy nhiên một số máy móc thiết bị chủ yếu dùng cho việc thi công phải đi thuê, chưa nêu rõ khả năng huy động những loại máy này. Còn thiếu máy đo cường độ mặt và khoan tạo mẫu Cần bố trí thêm cán bộ kỹ thuật và nêu rõ hơn lực lượng lao động có tay nghề cao. Với số điểm chưa đạt kỹ thuật này, công ty bị loại ngay từ vòng đầu, không được vào vòng sau. Tóm lại, qua hồ sơ dự thầu của công ty và sự đánh giá khách quan của Hội đồng chấm thầu, ta thấy rõ một số mặt tồn tại của công ty là : trong khâu lập hồ sơ dự thầu còn một số chủ quan, công tác khảo sát hiện trường làm có tốt nhưng chưa kỹ không chứng minh được tiêu chuẩn của các loại đá ở địa phương, lập các biện pháp thi công công trình còn sơ sài, tiến đọo thi công công trình chưa hợp lý, một số máy móc thiết bị vẫn còn thiếu, chưa làm chủ mà phải đi thuê, và số lượng, chất lượng lao động phục vụ công trình còn chưa đủ. Công tác lập hồ sơ dự thầu của công ty cần chú trọng hơn nữa để tránh tình trạng hồ sơ không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật ảnh hưởng đến uy tín của công ty . Kết quả dự thầu T.T Chỉ tiêu đánh giá Điểm tối đa Điểm bình quân I II III IV V VI VII VIII IX 1 Tổng số điểm tối đa 100 68 80 72,5 76 77 72 2 Biện pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công 30 22 24 22 26 24 22 3 Biện pháp bảo đảm chất lượng công trình 10 7 9 7 7,5 8 7 4 Chất lượng vật tư,vật liệu tốt nhất 8 7 8 6,5 6 5 8 5 Biện pháp đảm bảo giao thông, vệ sinh an toàn lao động 6 3,5 5 3 4 5 3 6 Tiêu chuẩn tiến độ thi công 15 6,5 9 10,5 10 10 11,5 7. Máy móc thiết bị thi công 15 10 11 11 11 10 12 8 Thiết bị thí nghiệm, kiểm tra đầy đủ 6 5 4 5 4 5 4 9 Nhân sự cho công trình 10 7 10 7,5 7,5 10 7,5 IV.Công ty xây dựng số 1- Vinaconco1 V.Công ty vật tư thiết bị giao thông 1 VI.Công ty công trình giao thông 120 VII.Công ty cổ phần xây dựng giao thông VIII.Công ty công trình giao thông 176 IX.Công ty đường 126 A.Hồ sơ trượt thầu: Năm 2000 công ty tham dự đấu thầu công trình : Đường Quang Phong-Đổng Xá, huyện Na Rì-tỉnh Bắc Kạn gói thầu QP1. Đơn mời thầu như sau: Tiêu chuẩn kỹ thuật 1.Quy mô tuyến: Tuyến đường Quang Phong-Đổng Xá dài 14.584m được thiết kế nâng cấp cải tạo đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại A. 2.Nền đường: Chiều rộng nền đường : Bn = 6,5m Nền đắp bằng đất cấp phối đầm chặt K ³ 0,90, riêng 50cm lớp trên cùng (giáp đáy móng đường) được đầm lèn đạt K ³ 0.95. 3.Mặt đường: Bề rộng mặt đường Bm = 3.5m Kết cấu mặt đường gồm hai loại. Kết cấu 1: Mặt đường đá dăm kẹp đất dày 18cm tại các đoạn có nền đường bình thường hay đá phong hoá mạnh. Kết cấu 2: Mặt đường đá dăm kẹp đất dày 14cm tại các đoạn có nền đường địa chất là đá gốc cứng. 4.Các công trình thoát nước ngang: Xây dựng 31 cống với tải trọng thiết kế H13- XD60 -Cống bản B = 1.0 m : 10 cống -Cống bản B = 1.5 m : 21 cống -Rãnh dọc thoát nước hình thang kích thước 0.4 x 0.4 x 1.2m -Tại những đoạn có độ dốc dọc ³ 6% thiết kế rãnh xây đá hộc vữa xi măng #75 kích thước rãnh 0.4 x 0.4 x 1.0m 5.Các công trình cầu: Tải trọng thiết kế H13-XB 60 gồm 6 cầu: -Kết cấu mố: Móng mố được đổ bằng bê tông, thân mố được xây bằng đá học. -Kết cấu nhịp: Dầm cầu bằng bê tông cốt thép lắp ghép #250 dầy 30cm -Mặt cứt ngang cầu: Bề rộng cầu Bc = 4.5m 6.Công trình ngầm tràn. -Thiết kế 7 đường tràn vĩnh cửu đá xây liên hợp cống bản = 1.0m hay 2b = 1.5m Thiết kế 2 đường ngầm đắp đá học kè rọ đá lưới thép 7.Các công trình phòng hộ. -Xây dựng hệ thống cọc tiêu biển báo, cột Km theo đúng điều lệ báo đường bộ. Tính hợp lệ của hồ sơ và tiêu chuẩn kỹ thuật Với yêu cầu như trong đơn thầu của chủ đầu tư công ty lập hồ sơ dự thầu bao gồm: -Đơn xin dự thầu: công trình nâng cấp cải thao đường Quang Phong-Đổng Xá với tổng số tiền là 14.219.900.588 đ -Bảo lãnh dự thầu của Ngân hàng Công thương khu vực Chương Dương cho gói thầu. -Các quyết định liên quan đến việc thành lập công ty, chứng chỉ hành nghề xây dựng, số liệu tài chính, bản tường trình về năng lực công ty, các chứng nhận kinh nghiệm thi công ở các công trình, hồ sơ kinh nghiệm, báo cáo về tình hình máy máy thiết bị phục vụ cho việc thi công công trình, các hợp đồng và các đơn hàng công trình công ty đang làm. Danh sách và bản kê chi tiết năng lực cán bộ chủ chốt điều hành tại công trường, sơ đồ tổ chức hiện trường. Phần 2: biện pháp tổ chức thi công: I.Công tác chuẩn bị: Nhận tim mốc, mặt băng tuyến, cùng bên A giải phóng mặt bằng; Thành lập ban điều hành công trường; Xây dựng các cơ sở nhà thầu; thí nghiệm vật liệu; Tập kết máy móc thiết bị nhân lực về công trình. II. Trình tự thi công cống. III.Thi công cống: thi công móng cống, thi công đá xây IV.Thi công ngầm tràn: Thi công ngàm, thi công đường tràn V.Thi công cầu: Thi công dầm cầu; Bố trí đường tránh để đảm bảo giao thông; Đào móng mố, tường cánh, lòng cầu sân thượng hạ lưu; Thi công các kết cấu bê tông đổ tại chố; Đắp đắt sáu mố và tường cánh, lắp ghép bản vượt đầu cầu, lắp ghép dầm cầu, đắp đường dẫn hao đầu cầu, gia cố lòng cầu; công tác hoàn thiện. VI. Thi công nền đường: Nền đào, thi công nền đắp, thi côngđào nền đường đá bằng phương pháp nổ phá. VII. Thi công mặt đường: chuẩn bị thi công; Rải lớp đá dăm kẹp đất; Công tác đầm nén. VIII. Thi công biển báo IX.Nguồn vật liệu xây dựng X.Biện pháp đảm bảo chất lượng ; vật liệu, nhân sự, quản lý. XI.Tiến đọo thi công và các kiến nghị của nhà thầu. Phần 3: Đảm bảo giao thông; an toàn lao động thi công khi nổ mìn và cất giữ, bảo quản, vận chuyển, xử lý vật liệu nhổ và vệ sinh môi trường. Theo số liệu đánh giá của hội đồng chấm thầu: -Xem xét về mặt hợp lệ của hồ sơ dự thầu công ty đạt tất cả các chỉ tiêu đánh giá. -Xem xét đáp ứng các yêu cầu cơ bản của hồ sơ mời thầu công ty chưa đáp ứng về mặt kỹ thuật do có tổng số điểm kỹ thuật 65 điểm dưới mức điểm chuẩn (70 điểm) Theo ý kiến chung của cán bộ chấm thầu: Về biện pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công a.Giải pháp kỹ thuật thi công : về cơ bản là đạt yêu cầu nhưng còn nhầm lẫn ở khâu tưới nhạ thấm và tưới dính bám, công tác đào khuôn và thi công móng mở rộng còn chưa làm bật rõ giải pháp kỹ thuật khả thi cao nhất (Trong hồ sơ dự thầu công ty có đề cập đến việc dùng xe lu trong thi công, nhưng theo quy trình chỉ dùng đầm cóc) b.Sơ đồ kèm theo thuyết minh biện pháp tổ chức thi công tại hiện trường: cơ bản đưa ra biện pháp tổ chức thi công hợp lý nhưng vẫn chưa làm được việc liên quan để bảo đảm giao thông có trình tự, phân doạn hợp lý hơn. Về biện pháp đảm bảo chất lượng công trình Công ty sử dụng cấp phối địa phương trong khi đó cấp phối này chưa có biện pháp cụ thể về khai thác, quy cách và thi công lớp móng này. Đồng thời chưa nêu được các biện pháp xử lý có sự cố xẩy ra. Biện pháp đảm bảo giao thông, vệ sinh an toàn, lao động: Chưa đề cập được mục tiêu đảm bảo giao thông thật rõ ràng khoa học cho các hạng mục công trình. Biện pháp đảm bảo an toàn lao động và tính ảnh hưởng các công trình lân cận, cụ thể: có nhưng sơ sài. Tiêu chuẩn tiến độ thi công: Bố trí tiến độ hạng mục công trình chưa thật hợp lý, cần điều chỉnh các hạng mục cho hợp lý hơn phù hợp với biểu tiến độ của nhà thầu. (Bố trí thời gian giãn cách từ móng sang mặt thảm 30 ngày là chưa hợp lý) Máy móc thiết bị: Tương đối đầy đủ. Tuy nhiên một số máy móc thiết bị chủ yếu dùng cho việc thi công cầu còn phải đi thuê. Chưa nêu rõ khả năng huy động những loại máy này. Thiết bị thí nghiệm, kiểm tra : Còn thiếu máy đo cường độ móng mặt và khoan tạo mẫu. Nhân sự bố trí cho công trình đang dự thầu: cần bố trí thêm cán bộ kỹ thuật và nêu rõ hơn lực lượng lao động có tay nghề cao. Với số điểm chưa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật này công ty bị loại ngay từ vòng đầu không được vào vòng sau. Tóm lại, qua hồ sơ dự thầu của công ty và sự đánh giá khách quan cảu Hội đồng chấm thầu ta thấy rõ một số mặt tồn tại của công ty là: trong khâu lập hồ sơ dự thầu còn một số chủ quan, công tác khảo sát hiện trường làm có tốt nhưng vẫn chưa kỹ, không chứng minh được tiêu chuẩn của các loại đá ở địa phương, lập các biện pháp thi công công trình còn sơ sài, tiến độ thi công chưa hợp lý, một số máy móc thiết bị vẫn còn thiếu chưa làm chủ mà phải đi thuê, và số lượng, chất lượng lao động phục vụ công trình còn chưa đủ. Công tác lập hồ sơ dự thầu của công ty cần chú trọng hơn nữa để tránh tình trạng hồ sơ không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật ảnh hưởng đến uy tín của công ty. B.Hồ sơ trúng thầu: Hồ sơ trúng thầu xây lắp công trình Toà nhà công ty cổ phần FORD Thăng Long B1.Khái quát về gói thầu Nội dung của gói thầu: +Phạm vi công việc: xây dựng toà nhà làm việc công ty cổ phần FORD Thăng Long. +Chủ đầu tư : Công ty cổ phần FORD Thăng Long +Giá gói thầu trong kế hoạch được duyệt : 8630 triệu đồng +Nguồn vốn: Vay tín dụng của nhà nước Bên mới thầu đã tổ chức đấu thầu theo quy định có 5 nhà thầu tham gia, với giá dự thầu như sau: TT Tên nhà thàu Giá dự thầu (triệu đồng) 1 Công ty xây dựng số 1-Vinaconco1 (A) 8.180 2 Công ty xây dựng số 1 Hà Nội -Tổng công ty xây dựng Hà Nội (B) 8.210 3 Công ty xây lắp và phát triển nhà số 1 (C) 8.220 4 Công ty 789-Bộ quốc phòng (D) 8.150 5 Công ty xây dựng Lũng Lô (E) 8.225 B2.Đánh giá hồ sơ dự thầu B2.1.Đánh giá sơ bộ: Việc đánh giá sơ bộ được thực hiên qua việc kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu về hành chính pháp lý, xem xét sự đáp ứng của hồ sơ dự thầu so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Kết quả đánh giá sơ bộ, cả 5 nhà thầu đều đạt yêu cầu. B2.2.Đánh giá chi tiết. +Bước 1: đánh già về mặt kỹ thuật để chọn danh sách ngắn. Dựa trên các yêu cầu và tiêu chuẩn đánh giá đã quy định trong hồ sơ mời thầu để xác định danh sách ngắn các hồ sơ dự thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Kết quả đánh giá về mặt kỹ thuật như sau: Tiêu chuẩn Tên nhà thầu Công ty xây dựng số 1 (Vinaconco1) (nhà thầu A) Công ty xây dựng số 1-Hà Nội (Tcty xây dựng Hà Nội (nhà thầu B) Công ty xây lắp và phát triển nhà số 1 (nhà thầu C) Công ty 789-Bộ quốc phòng (nhà thầu D) Công ty xây dựng Lũng Lô (nhà thầu E) 1.Giải pháp kỹ thuật, biện pháp thi công Đạt Đạt Không đạt Đạt Không đạt 2.Tiến độ thực hiện Đạt Đạt Không đạt Đạt Không đạt Tổng cộng Đạt Đạt Không đạt Đạt Không đạt Kết quả là có 3 nhà thầu là A,B và D đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật, được chọn vào danh sách ngắn để đánh giá tiếp bước 2. +Bước 2: So sánh về giá Hồ sơ dự thầu của công ty xây dựng số 1 Hà Nội (nhà thầu B) có lỗi số học do nhận sai đơn giá với số lượng. Kết quả sửa lỗi phải cộng thêm 40 triệu đồng. Lỗi số học của nhà thầu B bằng 0,49% so với giá dự thầu, nhỏ hơn mức quy định trong quy chế đấu thầu (15%), nên sau khi sửa lỗi số học được xem xét tiếp. Nhà thầu A (Công ty xây dựng số 1- Vinaconnco và nhà thầu D (công ty 789) không có lỗi số học +Hiệu chỉnh sai lệch: -Nhà thầu A và B chào đầy đủ các hạng mục theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. -Nhà thầu D chào thiếu một hạng mục với giá trị bổ sung là + 90 triệu đồng và chào thừa một hạng mục với giá trị là - 30 triệu đồng. Tổng giá trị phần hiệu chỉnh được tính vào giá so sánh là: +90 (triệu đồng) - 30 (triệu đồng) = + 60 triệu. Tổng giá trị sai lệch của nhà thầu D được tính toán khi xem xét việc loại bỏ hồ sơ dự thầu (tính theo giá trị tuyệt đối các phần sai lệch) là : 90tr + 30 tr = 120 tr Tổng giá trị sai lệch này (120tr) so với giá dự thầu của D (8150 tr) bằng 1,47%, nhỏ hơn mức quy định trong quy chế đấu thầu (10%) nên hồ sơ dự thầu của D được xem xét tiếp. +So sánh về giá Để so sánh hồ sơ dự thầu của các nhà thầu, giá dự thầu dược điều chỉnh qua bảng sau: Đơn vị: triệu đồng Tiêu chuẩn Nhà thầu A Nhà thầu B Nhà thầu C 1.Giá dự thầu 8.180 8.210 8.150 2.Sửa lỗi - +40 - 3.Hiệu chỉnh sai lệch -Phần chào thiếu - - +90 -Phần chào thừa - - -3= 4.Giá để so sánh (1+2+3) 8.180 8.250 8.210 Xếp hạng 1 3 2 Theo bảng trên, nhà thầu A (công ty xây dựng số 1- Vinaconco1) có giá để so sánh là 8.180 triệu đồng, thấp nahát nên được xếp thứ nhất và được kiến nghị là đơn vị trúng thầu với “giá đề nghị trúng thầu” là 8.180 triệu đồng Qua hồ sơ trúng thầu trên, chúng ta nhận thấy công ty xây dựng số 1 - Vinaconco1 đã không mắc một sai sót nào trong quá trình lập hồ sơ dự thầu, qua đó đã tăng chất lượng công tác dự thầu của công ty. 3.Đánh giá tình hình đấu thàu của công ty xây dựng số 1 - Vinaconco1 3.1.kết quả đạt được từ hoạt động đấu thầu Công ty xây dựng số 1 - Vinaconco1 đã có gần 30 năm kinh nghiệm, đã tham gia xây dựng nhiều công trình. Trong những năm gần đây, theo quy luật phát triển của thị trường, công ty đã tham gia đấu thầu để tìm kiếm thêm nhiều công trình ngoài những công trình mà tổng công ty giao để tạo thêm công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên trong công ty, góp phần tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, và góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước (2,7 tỷ) (năm 2001). Đồng thời góp một phần vào việc nâng cao thu nhập cán bộ công nhân viên trong công ty. (năm 1999: 0,9 triệu đồng/tháng; năm 2000: 0,95 triệu đồng/tháng; năm 2001 là 1 triệu đồng/tháng). Nhờ công tác đấu thầu (do phải đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của chủ đầu tư) mà công ty đã và đang trưởng thành trên nhiều mặt: về tổ chức quản lý, tài chính -kế toán, tổ chức thi công và nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Công ty phải tự hoàn thiện mình để nâng cao năng lực cạnh tranh. Thông qua đấu thầu và trúng thầu, công ty đã tạo uy tín trên thị trường với những công trình đảm bảo tiến độ, có chất lượng cao, được khách hàng đánh giá cao. Thông qua đấu thầu, công ty đã mở rộng quan hệ đối ngoại và từng bước mở rộng thị trường không chỉ ở Hà Nội mà còn mở rộng ra các tỉnh trên toàn quốc và không còn quá phụ thuộc vào tổng công ty. 3.2.Những hạn chế trong công tác đấu thầu. Trong thời gian qua, tình hình tham dự thầu và xác suất trúng thầu của công ty ngày càng tăng. Tuy nhiên, qua một số công trình mà công ty đã tham dự trong thời gian qua, đã bộc lộ những hạn chế chủ yếu đó là: Thu thập thông tin: Nhân sự cho công tác thu thập thông tin hồ sơ mời thầu còn thiếu kinh nghiệm, chưa nhận thức hết tầm quan trọng của công tác này. Các cá nhân chưa phát huy hết tinh thần làm chủ trong công việc, chưa nỗ lực tích cực thu thập các thông tin có giá trị phục vụ lợi ích chung cho toàn công ty. Ngoài ra, công ty chưa tận dụng các hình thức thu thập khác ngoài những hình thức truyền thống mà công ty đã làm. Xử lý thông tin: Ra quyết định dự thầu những công trình mình chưa đủ năng lực thi công, ngoài ra công ty chưa tận dụng hết các mối quan hệ đã từng liên doanh để nâng cao khả năng thắng thâù. Về máy móc thiết bị công nghệ. Qua một số hồ sơ trượt thầu của công ty, cho thấy một số hồ sơ trựơt thầu của công ty chdo tháy một số hồ sơ trong công ty không đạt yêu cầu ngay từ vòng đầu tiên, một số là do máy móc thiết bị công nghệ chưa phù hợp, còn phải đi thuê, không chủ động trong việc cung cấp máy móc phục vụ công trình, dẫn đến tình trạng thiếu máy móc, tiến độ thi công không rút ngắn được và khi chấm điểm : điểm kỹ thuật mất rất nhiều. Về nhân sự phục vụ thi công công trình : Nhân sự cho công tác quản lý, điều hành, thi công các công trình công ty cũng cần xem xét lại, cá nhân tham gia điều hành, thi công ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình, có ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Do đó, cần đào tạo đội ngũ cán bộ nắm vững các quy trình kỹ thuật thi công các hạng mục công trình. Về giá dự thầu: Một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của công ty là có giá dự thầu phù hợp. Để có chi phí hạ, công ty cần làm tốt công tác nghiên cứu hiện trường và thị trường. Công tác này công ty vẫn chưa thực hiện tốt. Vấn đề tính khấu hao hợp lý để giảm chi phí máy móc thiết bị trong giá thành công trình cũng là một vấn đề quan trọng. Hệ sơ sử dụng máy móc thiết bị của công ty còn thấp, chưa tận dụng hết ưu thế của đơn vị mình. +Kỹ thuật lập hồ sơ: Nhân sự cho công tác chuẩn bị hồ sơ dự thầu, công ty còn thiếu cán bộ giỏi về chuyên môn, am hiểu về việc, về công ty, có trình độ ngoại dngữ giỏi để có thể tiến hành nghiên cứu các hồ sơ mời thầu ra lập hồ sơ dự thầu phù hợp; tiến hành nghiên cứu kỹ hồ sơ thiết kế để nắm yêu cầu kỹ thuật và kiểm tra lại phần khối lượng, tiên lượng mời thầu … còn thiếu sót, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng hồ sơ dự thầu. + Hiệu chỉnh hồ sơ Vẫn còn xẩy ra sai sót sau khi đã nộp hồ sơ dự thầu, gây khó khăn cho công ty khi tham gia mở thầu. Các cá nhân chưa bị quy trách nhiệm cụ thể, mà chỉ có quy định lỗi do bộ phận phụ trách công việc này; Chưa có chế độ khen thưởng thích hợp đối với những người làm lợi cho công ty. 3.3.Những nguyên nhân của những hạn chế trên 3.3.1.Nguyên nhân khách quan: Mặc dù nước ta đã chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường được hơn 15 năm song ngành xây dựng luôn đi sau các ngành khác. Hình thức đấu thầu còn tương đối mới trong thị trường xây dựng ở Việt Nam. Các công ty xây dựng của chúng ta còn đang trong quá trình vừa thực hiện, vừa học hỏi. Vì vậy việc cạnh tranh trong những công trình lớn với những nhà thầu và chủ đầu tư nước ngoài là rất khó khăn. Hệ thống văn bản pháp quy về đầu tư xây dựng cơ bản chưa đầy đủ, thiếu tính đồng bộ. Các văn bản pháp quy còn quy định thiếu chi tiết; Đặc biệt trong quy chế đấu thầu, việc quy định chế độ ưu đãi đối với các nhà thầu trong nước khi tham gia đấu thầu quốc tế còn mang tính chung chung, chưa cụ thể nên trên thực tế nhà thầu Việt Nam chưa được hưởng những ưu đãi này. Thị trường xây dựng Việt Nam là thị trường phát triển với tốc độ cao, vốn đầu tư xây dựng ngày càng nhiều, và đây là một thị trường tiềm năng nên các công ty cạnh tranh nhau quyết liệt. 3.3.2.Nguyên nhân chủ quan Đa số cán bộ công nhân viên trong công ty còn trẻ nên thiếu kinh nghiệm trong quản lý cũng như trong thi công. Sự không đồng đều về ngành nghề đào tạo nên khó khăn trong việc bố trí công tác cho phù hợp với công việc. Bộ phận Marktting thiếu thông tin; phân tích, xử lý thông tin không kịp thời và đầy đủ. Thiếu bộ phận chuyên làm công tác đấu thầu. Mặc dù công ty đã biết huy động cán bộ công nhân viên trong dcty tham gia tìm kiếm công trình nhưng chưa biết khuyến khích để vận dụng toàn bộ sức mạnh tổng hợp của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Công ty chưa có chế độ thưởng cho cán bộ công nhân viên trong công ty hợp lý khi họ cung cấp những thông tin về những công trình bên ngoài cũng như việc tìm kiếm thêm những công trình bên ngoài. PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG THẮNG THẦU XÂY LẮP TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1 - VINACONCO1. 1. Một số giải pháp về phía công ty. 1.1. Giải pháp 1: Hoàn thiện công tác tính giá dự thầu linh hoạt trong lựa chọn mức giá dự thầu để tăng khả năng cạnh tranh về giá, nâng cao khả năng thắng thầu. 1.1.1. Cơ sở lý luận: Giá dự thầu là một trong những chỉ tiêu quan trọng để nhà thầu đánh giá hồ sơ dự thầu. Trong giai đoạn hiện nay, cạnh tranh về giá ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt. Đòi hỏi mọi công ty xây lắp đều phải đưa ra những biện pháp giảm giá dự thầu. Giá bỏ thầu (P) Mối quan hệ giữa giá dự thầu và xác suất trúng thầu được biểu diễn qua sơ đồ sau: (A) Xác suất trúng thầu Qua só đồ trên chúng ta có thể thấy: giá bỏ thầu thấp thì xác suất trúng thầu cao và có một mức giá P0 giới hạn (chi phí trực tiếp tạo nên công trình). Thực tế cho thấy, việc tính giá dự thầu của công ty cũng như một số công ty khác tương đối cứng nhắc. Công ty thường chỉ dựa vào bảng dự toán xây dựng cơ bản và những thông báo giá trong từng thời kỳ để tính giá dự thầu. Chưa biết đưa giá thực tế vào để tính giá dự thầu nên giá dự thầu thường cao. Như công trình : "xây ký túc xá trường TH tài chính - kế toán bắc ninh", giá mời thầu là 2.940 triệu đồng, giá trúng thầu là 2.905 triệu đồng, trong khi đó giá bỏ thầu của công ty là 2.930 triệu đồng. Mặt khác, nhiều khi muốn trúng thầu, công ty cứ hạ giá mong có thể trúng được thầu, song khi bảo vệ giá dự thầu trước chủ đầu tư, công ty đã không bảo vệ được và bị chủ đầu tư đánh trượt thầu (giá <giá P0). Ví dụ như công trình "Trung tâm y tế Bắc Kạn giói thầu là 1.987 triệu đồng, giá dự thầu của công ty là 1.790 triệu đồng". Vì vậy, việc tính toán để đưa ra giá dự thầu hợp lý, phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh và năng lực sản xuất của công ty là một vấn đề cấp bách và cần có giải pháp hữu hiệu để giảm giá tranh thầu một cách hợp lý, để tăng khả năng thắng thầu của công ty. 1.1.2. Phương thức thực hiện. Như chúng ta đã biệt, giá thành xây lắp được tính như sau: GXL = VL + NGHIêN CỉU + M + C + TL + VAT Trong đó: GXL : giá thành xây lắp. VL: chi phí vật liệu NC: Chi phí nhân công M: Chi phí máy thi công C: Chi phí chung TL: thu nhập chịu thuế tính trước. VAT: thuế giá trị gia tăng đầu ra. Với cách tính này, mọi công ty tham gia đấu thầu đều tính được (theo định mức giá dự toán xây dựng cơ bản), song để xác định giá bỏ thầu hợp lý là điều rất khó khăn: Giá dự thầu = giá dự toán xây lắp + Lợi nhuận mong muốn. Căn cứ vào các yếu tố cấu thành nên giá dự thầu, chúng ta xác định phương hướng và biện pháp để hạ thấp chi phí, xác định giá dự thầu hợp lý nhất có thể. * Hạ thấp chi phí nguyên vật liệu: Để xác định chi phí nguyên vật liệu trong giá dự thầu công ty nên dựa trên: - Số lượng định mức của từng loại vật liệu chính, vật liệu phụ. Giá mua, giá bán tại thời điểm lập đơn giá dự thầu bảng giá cước vận chuyển và các quy định hiện hành về vật liệu tính đến chân công trình. Như vậy, công ty muốn giảm chi phí nguyên vật liệu thì nên: + Giảm số lượng nguyên vật liệu bằng cách: tính chính xác số lượng nguyên vật liệu định mức cho mỗi loại công việc, hạn chế hao hụt tối thiểu. Có biện pháp tránh lãng phí nguyên vật liệu như: Các biện pháp về cong nghệ vận chuyển và sắp xếp vật liệu tuỳ theo đặc điểm của từng loại, chẳng hạn: đối với việc vận chuyển và phân phối hỗn hợp bê tông cần áp dụng rộng rãi bằng phương pháp vận chuyển rung máy đổ bê tông chấn động, máy đổ bê tông thuỷ lực và các thiết bị phân phối đặc biệt. Các biện pháp trừ bỏ vật liệu lãng phí trong quá trình gia công vật liệu hợp lý như: nâng cao độ chính xác của liều lượng pha chế, tận dụng phế liệu, tìm kiếm thử nghiệm và khai thác các phương pháp thi công tiên tiến có tác dụng tiết kiệm nguyên vật liệu mà vẫn đảm bảo chất lượng công tác xây lắp. Nhưng thông thường, chủ đầu tư không thích nhà thầu giảm khối lượng nguyên vật liệu khi tranh thầu.Vì vậy công ty không nên trình bày phương án này vào trong hồ sơ dự thầu mà chỉ thực hiện biện pháp này làm tăng lợi nhuận cho công ty. +. Giảm giá mua nguyên liệu: Công ty có thể sử dụng giá thực tế để tính giá tranh thầu vì định mức giá xây dựng cơ bản thường không sát với thực tế. Trong hồ sơ dự thầu có thể kèm theo báo giá củ nhà cung ứng. Quan hệ tốt với nhà cung ứng, thực hiện và khai thác chính sách giá bán của họ. Công ty tận dụng thi công nhiều công trình một lúc để mua một khối lượng lớn nguyên vật liệu để được hưởng chiết khấu hoặc có thể tích trữ nguyên vật liệu để được hưởng chiết khấu hoặc có thể để tồn kho hoặc có thể tích trữ nguyên vật liệu nếu có lợi làm giảm giá nguyên vật liệu. Sử dụng nguyên vật liệu tại địa phương nhưng vẫn đảm bảo chất lượng (gần công trình nên giảm chi phí vận chuyển), mặt khác trong hồ sơ dự thầu đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò cảu nó là làm phát triển, thúc đẩy sản xuất tại địa phương. Sử dụng và khai thác tối đa công suất của thiết bị vận chuyển để làm giảm chi phí vận chuyển; hoặc sử dụng nguyên vật liệu công ty tự sản xuất mà vẫn đảm bảo yêu cầu chất lượng (không nên đưa vào hồ sơ dự thầu). * Giảm chi phí nhân công. Sử dụng lao động thuê ngoài tại địa phương trong những việc lao động địa phương có thể đảm nhận được, nếu chi phí nhân công tại địa phương thấp hơn (không nên đưa vào hồ sơ dự thầu).Chỉ nên đưa vào hồ sơ dự thầu là tạo công ăn việc làm cho lao động tại địa phương. Đưa ra biện pháp thì công làm tăng năng suất lao động như độ lành nghề của công nhân , tăng tiến độ hàon thành công trình hay giảm thời hạn hoàn thành công trình dẫn đến giảm chi phí nhân công. Sử dụng đan xen thợ bậc cao với thợ bậc thấp để làm giảm chi phí tiền lương, giảm chi phí nhân công. Ngoài ra còn nâng cao trình độ tay nghề cho thợ bậc thấp. Đây là khoản mục chi phí khó định lượng chính xác vì trên thực tế diễn ra không phải lúc nào cũng như chúng ta tiên lương, việc hạ thấp được chi phí này phụ thuộc rất lớn vào địa điểm đặt công trình, khả năng ước đoán và kinh nghiệm của người lập dự toán. Chú ý: nên đưa biện pháp sử dụng nhân công thuê ngoài là lao động địa phương để nhấn mạnh đến việc tạo công ăn việc làm nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, (không nên đưa chi phí giá nhân công rẻ vào trong hồ sơ dự thầu vì như thế dễ bị coi là bóc lột nhân công địa phương). * Giảm chi phí máy móc thi cong: Để giảm chi phí máy thi công, giảm giá dự thầu, công ty nên: * Sử dụng tối đa công suất máy móc thiết bị, tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng phục vụ cho máy thi công * Phát huy sáng kiến sử dụng máy móc thiết bị, công cụ, dụng cụ (cột chống, cốp pha…) mà vẫn đảm bảo chất lượng. * Giảm chi phí chung. Chi phí chung tính bằng tỉ lệ phần trăm (%) của nhà nước so với chi phí nhân công (58%). Thông thường, chi phí chung gồm: chi phí quản lý công trình và chi phí quản lý cấp công ty. Công ty có thể giảm chi phí chung khi thực hiện cùng một lúc nhiều công trình để giảm chi phí quản lý cấp công ty. Vì vậy, khi lập hồ sơ dự thầu, công ty có thể giảm chi phí chung của công ty là chỉ tính chi phí quản lý công trình. Trên thực tế, chi phí quản lý công trình cũng có thể được bù đắp một phần khi chủ nhiệm công trình thực hiện một lúc nhiều công trình, nhiều dự án (không nên đưa vào hồ sơ dự thầu). + Theo quy định hiện hành, tỉ lệ chịu thế tính trước là 0,0675 và thuế VAT đầu ra là 0,05. Vì vậy khi công ty giảm được 1 đồng các chi phí trên thì công ty sẽ giảm được 0,0675 đồng thu nhập chịu thuế tính trước và giảm được (1+0,0075) đồng giá trị dự toán trước thuế, và dẫn đến giảm được (1+0,0675) x 0,05 đồng VAT đầu ra, dẫn đến giảm được. 1 + 0,0675 + (1+0,0675) x 0,05 = 1,120875 đồng GXL nên giảm giá dự thầu. * Giảm lợi nhuận mong muốn (lợi nhuận dự kiến) Công ty nên chọn một mức lợi nhuận phù hợp sao cho vừa phù hợp với mục tiêu của công ty, vừa vẫn có thể thắng thầu. Nếu tổng phần lợi nhuận tăng thêm từ tiết kiệm nguyên vật liệu , chi phí máy thi công, chi phí nhân công mà lớn hơn hoặc bằng lợi nhuận dự kiến của công ty thì công ty có thể đưa ra mức giá mà lợi nhuận bằng 0 hoặc gần bằng 0 hoặc thậm trí lỗ (trong hồ sơ dự thầu với giải trình là công ty đang cần công trình để tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên trong công ty và bù đắp một phần chi phí cố định). Tuỳ thuộc vào từng công trình cụ thể, đối thủ cạnh tranh cụ thể mà công ty nên đưa ra mức giá dự thầu hợp lý. Công ty có thể chọn mức giá bỏ thầu linh hoạt trong khoảng: (VL+NC+M) < GDT < GXL + LDK Trong đó: LDK: là lợi nhuận dự kiến GDT : là giá trị dự thầu Và có các phương án sau: Phương án 1: Công ty đưa ra mức giá dự thầu cao nhất là sẽ đạt mức lãi dự kiến. Phương án này có thể áp dụng khi các đối thủ cạnh tranh không mạnh hoặc công ty đứng đầu về công nghệ, kỹ thuật và đảm bảo chất lượng công trình cao. Phương án 2: Công ty chấp nhận mức lãi thấp, thậm chí không có lãi (GDT = GXL ) để đảm bảo việc làm cho người lao động nhưng vẫn bù đắp giá thành xây lắp của công ty. Phương án 3: Công ty không có lãi , thậm chí chịu lỗ (cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ chi phí quản lý , có thể một số chi phí khác nếu cần thiết) với mục đích giải quyết việc làm cho người lao động và có thể bù đắp một phần cho chi phí cố định (khai thác khả năng máy móc thiết bị) chờ cơ hội kinh doanh. Tóm lại: Mục tiêu chủ yếu công ty cần phải tổ chức quản lý, tổ chức thi công sao cho tiết kiệm nguyên vật liệu, tăng năng suất lao động, năng suất máy móc thiết bị và tận dụng thi công nhiều công trình một lúc để giảm chi phí quản lý, góp phần giảm giá thành xây lắp , tăng lợi nhuận. * Tuy nhiên, để thực hiện được giải pháp này công ty cần có những điều kiện sau: - Cần có đội ngũ cán bộ làm công tác bóc tách tiên lượng giỏi và có kinh nghiệm để có thể tính toán đầy đủ, chính xác công tác xây lắp và các chi phí trong đơn giá dự toán. * Nắm chắc định mức dự toán, đơn giá xây dựng cơ bản theo quy định của nhà nước và địa phương. * cần có hoạt động Marketing mạnh để nghiên cứu thị trường, cập nhật các thông tin về chủ đầu tư, bạn hàng, đối thủ cạnh tranh , giá cả nguyên vật liệu và quy định của nhà nước để phục vụ cho việc tính giá dự thầu sát thực tế. * Nhân sự có khả năng thống kê , phán đoán tình hình biến động giá cả trên thị trường, dự đoán mong muốn của chủ đầu tư. * Xây dựng hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật trong công ty (định mức thường xuyên được điều chỉnh cho phù hợp; khoảng 6 tháng/lần). Có chính sách khuyến khích công nhân, người lao động hợp lý khi tăng năng suất cũng như tiết kiệm nguyên vật liệu, hoặc có sáng kiến cải tiến kỹ thuật. 1.1.3. Hiệu quả của giải pháp. Sử dụng giải pháp này, công ty sẽ đưa ra được mức giá bỏ thầu có sức cạnh tranh cao, góp phần nâng cao khả năng thắng thầu và trúng thầu của công ty. * Góp phần hoàn thiện biện pháp tổ chức thi công, nâng cao năng suất lao động, năng suát máy móc thiết bị và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. * Hạ giá thành xây lắp không chỉ nâng cao khả năng thắng thầu mà còn mang lại mức lãi cao cho công ty. Càng hạ giá thành nhiều thì lợi nhuận của công ty càng cao, (giảm 1 đồng chi phí sẽ tăng hơn 1 đồng lợi nhuận) và càng có điều kiện phát triển công ty toàn diện. * Theo thống kê thì trong 11 công trình trượt thầu của công ty thì có đến 6 công trình trượt thầu nguyên nhân chính là có vấn đề về giá dự thầu: giá cao hơn đối thủ cạnh tranh, giá cả không phù hợp với khả năng, năng lực thực tế của công ty, không phù hợp với giá thị trường. 1.2. Giải pháp2: Không ngừng đầu tư vào máy móc thiết bị xây dựng nhằm nâng cao năng lực sản xuất , kỹ thuật, chất lượng công trình và đẩy mạnh tiến độ thi công . 1.2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn. Khi tham gia đấu thầu, công ty phải trình bày năng lực về máy móc thiết bị xây dựng của mình để chủ đầu tư đánh giá và giao thầu, do đó nếu công ty có máy móc thiết bị, kỹ thuật hiện đại và đồng bộ thì xác suất trúng thầu càng cao, càng có nhiều cơ hội trúng thầu. Hơn nữa, sự đòi hỏi ngày càng cao của chủ đầu tư về tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng và tiến độ thi công công trình; là chỉ tiêu được quan tâm hàng đầu khi xét thầu. Điều này buộc công ty cần phải không ngừng đầu tư vào máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng lực sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty. Thực tế, lượng máy móc của công ty hiện nay ở mức trung bình, công suất hoạt động vừa trong khi yêu cầu về tiến độ, chất lượng không ngừng tăng lên nên rất khó trong việc tranh thầu những công trình lớn. Trong khi thi công, công ty vẫn phải đi thuê máy móc thiết bị nên đã đẩy giá dự thầu lên cao, giảm khả năng cạnh tranh của công ty. Vì vậy, công ty nên có biện pháp tăng cường máy móc thiết bị phục vụ thi công. 1.2.2. Phương thức thực hiện. Với khả năng về tài chính mạnh của Tổng công ty VINACONEX và với tỉ lệ lãi suất vay là 3,6%/năm, Công ty có thể làm đề án trình Tổng công ty phê duyệt để vay vốn mua máy móc, thiết bị thi công đáp ứng ngay yêu cầu hiện tại và tương lai. Công ty sẽ trả lãi vay cho Tổng công ty, cùng với nó là trả vốn theo giá trị trích khấu hao hàng năm. Cụ thể của phương án là: Theo thống kê tính toán và dự báo, trong năm nay, nếu công ty không mua máy móc thiết bị phục vụ thi công thì công ty phải thuê với tổng giá trị là: 860.500 nghìn đồng và trong tương lai, giá trị này sẽ lớn hơn . Công ty nên cần mua ngay các máy móc thiết bị sau: (Đơn vị: nghìn đồng). Tên Nước sản xuất Số lượng Giá/1 đơn vị Tổng giá trị Thời gian khấu hao Dàn giáo Việt Nam 27 bộ (3240 m2) 7800/bộ 210.600 6 năm Cốp pha thép cột, sàn Việt Nam 1700 m2 300/m2 510.000 6 năm Cốp pha ván ép, sàn Việt Nam 1000 m2 325/m2 325.000 6 năm Cột chống thép Việt Nam 26 bộ 47.500/bộ 1.235.000 6 năm Máy cắt, uốn thép Trung quốc 01 29.500 29.500 5 năm Máy vận thăng TQ 072 37.000 74.000 5 năm ô tô tải - xe leimazz Nga 01 285.000 285.000 10 năm Cẩu thấp Nga 01 1.700.000 1.700.000 10 năm Tổng cộng Hiện tại công ty đang sử dụng mức khấu hao đều, với số máy móc thiết bị này, giá trị khấu hao tương ứng của các nhóm (thời gian khấu hao 6 năm, 5 năm, 10 năm) như sau: G1 = = 380.100 G2 = = 20.700 G3 = = 198.500 Tổng khấu hao là: G1 + G2 + G3 = 380.100 + 20.700 + 198.500 = 599.100 (nghìn đồng) Nếu vay bằng toàn bộ nguồn vốn của tổng công ty VINACONEX, công ty hàng năm phải trả là cho Tổng công ty là: L = 4.364.100 x 3,6% = 157.107,6 (nghìn đồng) Vậy: Tổng số tiền công ty phải trả cho tổng công ty hàng năm do vay để mua máy móc thiết bị là: 599.100 + 157.107,6 = 716.207,6 (nghìn đồng) So sánh với số tiền phải trả hàng năm do công ty đi vay để thuê máy móc là: 860.500 - 716.207,6 = 144.292,4 /nghìn đồng. Đây là một phương án khả thi để trình tổng công ty. Để chắc chắn hơn về luồng tiền đầu tư, hiện tại công ty nên tính đến dòng tiền trong tương lai có ảnh hưởng đến tỉ lệ lãi suất, tính đến dòng tiền đều phải trích hàng năm để bù chi phí ban đầu (có anhư hưởng bởi nhân tố lãi suất). Phương pháp tính như sau: A = Trong đó: A: dòng tiền phải trích ra hàng năm PV: giá trị hiện tại của đồng vốn R: tỉ lệ lãi suất vốn vay Số tiền công ty phải trích ra hàng năm là: * số máy móc thiết bị thời gian khấu hao 6 năm A1 = = 428.479,8 * Số máy móc thiết bị thời gian khấu hao 5 năm A2 = = 22.968,8 * số máy móc thiết bị thời gian khấu hao là 10 năm. A3 = = 239.883,7 Vậy: tổng số tiền công ty phải trích ra hàng năm là A1 + A2 + A3 = 428.479,8 + 22.968,8 + 239.883,7= 848.419,9 (nghìn đồng) So sánh với số tiền công ty thuê máy móc thiết bị hàng năm thì mua tài sản tiết kiệm được 860.500 - 848.419,9 = 12.080,1 (nghìn đồng). Vậy xét cả hai cách tính thì phương án này có tính khả thi cao. Ngoài ra, công ty có thẻ sử dụng những phương pháp sau đẻ tăng lực máy móc thiết bị. - Mua các linh kiện, phụ tùng thay thế về lắp ráp và thay thế, những linh kiện, bộ phận hỏng, sai vế tiêu chuẩn kỹ thuật, làm giảm năng suất để duy trì một năng suất ổn định và cao. - Hợp tác liên doanh, liên kết với các đơn vị xây dựng khác. - thuê tài chính. - Công ty có thể đề xuất với Tổng công ty VINACONEX mua máy hoặc thuê mua máy về cho các công ty trong tổng thuê. Tóm lại: khi quyết định lựa chọn phương án đầu tư máy móc thiết bị và xe máy thi công, công ty nên so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả đạt được của từng phương án để có quyết định đúng đắn nhất, phù hợp với khả năng tài chính của công ty. Hiệu quả của giải pháp. Khi công ty chú trọng đầu tư vào máy móc thiết bị và xe máy thi công thì năng lực kỹ thuật công nghệ của công ty sẽ nâng cao công ty có đủ khả năng đáp ứng những đòi hỏi khắt khe phức tạp của những dự án có quy mô lớn, yêu cầu cao về mặt kỹ thuật, thẩm mỹ. Do đó biện pháp này sẽ làm tăng năng lực sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu và tăng cơ hội thắng thầu. Ưu thế về máy móc thiết bị và công nghệ sẽ mở ra cho công ty khả năng rút ngắn thời gian thi công, tiết kiệm được chi phí về nhân sự, chi phí công trường (chi phí lán trại, ăn ở, đi lại công trường của công nhân) và chi phí máy thuê ngoài. Góp phần hạ thấp giá bỏ thầu mà vẫn đảm bảo tốt chất lượng công trình tăng khả năng tranh thầu về tiến độ thi công và giá dự thầu. Máy móc thiết bị hiện đại sẽ làm tăng chất lượng công trình , tăng uy tín của công ty, tăng khả năng thắng thầu. 1.3. Giải pháp 3: Tăng cường hơn nữa công tác quản trị chất lượng để đảm baỏ chất lượng công trình luôn luôn làm thoả mãn khách hàng, đảm bảo uy tín của công ty. 1.3.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn. Chất lượng công trình là một trong những tiêu chuẩn quan trọng mà chủ đầu tư xét thầu và giao thầu đối với các nhà thầu. Do đó, công ty nên quan tâm nhiều hơn nữa tới lĩnh vực này để nâng cao uy tín của công ty và giành thắng lợi trong đấu thầu. Nước ta đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, với tốc độ phát triển cao nhất trong khu vực do đó sự cạnh tranh giữa các công ty ngày càng trở nên gay gắt, sự đòi hỏi ngày càng cao về kỹ thuật và chất lượng công trình của các chủ đầu tư, đặc biệt là những chủ đầu tư nước ngoài . Vì vậy việc quản trị chất lượng có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty. Một trong những phương pháp quản trị chất lượng là nguyên tắc làm đúng ngay từ đầu để ngăn chặn sai sót, tránh sự lãng phí và đảm bảo nâng cao chất lượng của công trình. Đặc điểm của sản xuất kinh doanh xây dựng là chu kỳ sản xuất sản phẩm (công trình) thường kéo dài, giá trị công trình lớn, không cho phép có thứ phế phẩm. Ngoài ra, trong quá trình thi công xây lắp, công ty phải đảm bảo yêu cầu của nhiều bộ phận thiết kế khác nhau và sử dụng nhiều công nghệ vào thi công nên rất dễ xảy ra sai sót, ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình. Vì vậy, tăng cường công tác kiểm tra từ khi thi công đến khi nghiệm thu và bàn giao cho chủ đầu tư có ý nghĩa to lớn đối với công tác đấu thầu của công ty. Tiến tới công ty xây dựng hệ thống định mức hệ thống tiêu chuẩn và quy trình kiểm tra chất lượng để từng bước xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 và ISO 14000. 1.3.2. Phương thức thực hiện Làm tốt ngay từ đầu (từ khâu chuẩn bị thi công, lập biện pháp thi công) cho từng hạng mục công trình và từng phần công việc. - Chuẩn bị đầy đủ và kịp thời yếu tố sản xuất (lao động, nguồn nguyên vật liệu , máy móc thiết bị) cả về số lượng và chủng loại trước khi tiến hành thi công. - Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng công trình. * Trong quá trình thi công: - Thực hiện thi công theo thiết kế đã được duyệt, tuân thủ đúng các quy trình, quy phạm kỹ thuật, áp dụng đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng đã quy định. - Sử dụng vật liệu, cấu kiện xây dựng đúng kích thước, chủng loại và bảo đảm về chất lượng. Tổ chức kiểm tra, thí nghiệm vật liệu theo quy định: đạt chất lượng mới đưa vào sử dụng. Kiên quyết không đưa vật liệu không đảm bảo chất lượng vào công trình (vấn đề này phải thực hiện một cách nghiêm túc và triệt để). - Lựa chọn đội ngũ cán bộ, công nhân có trình độ và kinh nghiệm thực hiện các phần việc khó trong quá trình thi công. - Tổ chức hệ thống bảo đảm chất lượng công trình để quản lý chất lượng sản phẩm trong quá trình thi công làm đầy đủ hồ sơ, sổ sách (sổ nhật ký công trình, biên bản thí nghiệm vật liệu xây dựng ) hồ sơ hoàn công theo đúng quy định. 1.3.3. Hiệu quả của giải pháp. Khi công ty thực hiện giải pháp này, công ty sẽ tiết kiệm được nguyên vật liệu đưa vào xây dựng công trình, giảm chi phí trong quá trình thi công (giảm chi phí cho sửa chữa, phát hiện và khắc phục sai sót có thể phát sinh). Đảm bảo đúng chất lượng công trình xây dựng và làm hài lòng chủ đầu tư, nâng cao uy tín của công ty , nâng cao khả năng thắng thầu của công ty trong tham dự thầu. Thực hiện quản lý chất lượng theo nguyên tắc làm đúng ngay từ đầu làm cho mọi khâu đều trở nên thông suốt khâu sau không phải chờ khâu trước và quá trình sản xuất không bị gián đoạn hoặc kéo dài do phải sửa chữa những sai sót, không những đảm bảo đúng tiến độ thi công mà còn có thẻ rút ngắn được thời gian xây dựng; đưa công trình vào sử dụng sớm sẽ giảm được phí lán trại, chi phí quản lý công trình, chi phí văn phòng và thu hồi được vốn đầu tư sớm. 1.4. Giải pháp 4: Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức hiểu biết về kinh tế, tài chính, pháp luật trong nước và quốc tế, ngoại giao, bảo hiểm và khả năng về ngoại ngữ, tin học cho cán bộ trong công ty.Đặc biệt chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ phụ trách về lập hồ sơ dự thầu, hợp đồng kinh tế , đơn giá cũng như đội ngũ quản lý dự án để nâng cao chất lượng hồ sơ dự thầu, khả năng thắng thầu của công ty. 1.4.1. Cơ sở lý luận và thực tiến. Con người là gốc rễ của mọi sự thành công và sự thắng lợi hay thất bại trong tranh thầu của công ty. Con người có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của hồ sơ dự thầu thông qua việc thu thập, phân tích thông tin, tiên lượng tính giá dự thầu, lập biện pháp thi công, tiến độ thi công. Do vậy, để nâng cao chất lượng của hồ sơ dự thầu và nâng cao khả năng thắng thầu công ty phải tăng cường đào tạo , bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ tham gia đấu thầu. Con người là nhân tố quyết định đến chất lượng công trình đến khả năng hoàn thành tiến độ công trình cũng như mỹ quan của công trình. Nó ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của công ty. Trên thực tế, đội ngũ công nhân lành nghề của công ty còn thiếu, đội ngũ cán bộ của công ty sử dụng vi tính chưa thuần thục, trình độ ngoại ngữ còn yếu nhiều cán bộ còn thiếu kiến thức về kinh tế, tài chính.Điều này đòi hỏi công ty phải có chính sách tuyển dụng, đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, có chính sách đào tạo cho đội ngũ cán bộ công nhân viênlàm việc tại các phòng ban về kinh tế, pháp luật, ngoại ngữ, tin học. 1.4.2. Phương thức thực hiện. Để nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên trong công ty, nâng cao năng lực sản xuất cũng như nâng cao khả năng thắng thầu, công ty cần thực hiện như sau: - Đối với cán bộ làm công tác marketing, chuẩn bị tài liệu, hồ sơ cho quá trình dự thầu cần được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức thường xuyên về kinh tế, kỹ thuật cũng như các văn bản pháp luật về đấu thầu. -Công ty cần tuyển dụng thêm một số công nhân lành nghề từ số đang làm hợp đồng cho công ty, tổ chức mở lớp đào tạo ngắn hạn, thi tay nghề cho số lượng công nhân này. Biến số lượng công nhân này thành số lượng công nhân cốt cán, ổn định của công ty. Mới đầu, công ty có thể tuyển dụng khoảng 30 đến 40 công nhân vừa đủ một lớp học tại công ty.Công ty có thể tự đào tạo hoặc mời cán bộ về giảng dạy tại công ty rồi tổ chức thi lấy chứng nhận cấp bậc thợ có sự kiểm tra của cơ quan nhà nước. Sau đó, qua quá trình thuê ngoài, công ty phát hiện thêm những công nhân có tay nghề giỏi, phẩm chất đạo đức tốt thì tiến hành tổ chức thi tay nghề, tuyển thêm vào công ty. - Tuyển thêm 2 cán bộ vào phòng tổ chức - hành chính tổng hợp, 2 cán bộ vào phòng kinh tế kỹ thuật : + Cán bộ phòng tổ chức hành chính tổng hợp cần phải tốt nghiệp đại học, có kiến thức về quản trị nhân sự, có khả năng soạn thảo văn bản, có kiến thức về giao tiếp với khách hàng. + Cán bộ phòng kinh tế - kỹ thuật cần tốt nghiệp đại học, có kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch. Có kiến thức về kinh tế, tài chính nói chung, về giao tiếp trong kinh doanh, về quản lý vật tư, kho bãi, quản lý máy móc thiết bị thi công, có khả năng lập hợp đồng kinh tế, lập hồ sơ d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doccd_kha_nang_thang_thau_o_cty_vinaconexi_881.doc
Tài liệu liên quan