Đề tài Một số giải pháp tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Tài liệu Đề tài Một số giải pháp tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: Chương 1: Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Trang 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa chọn đề tài nghiên cứu Thứ trưởng Bộ tài chính Lê Thị Băng Tâm đã khẳng định trong cuộc đối thoại giữa Bộ tài chính với các nhà đầu tư nước ngoài tại Hà Nội ngày 20/7/1999: “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo ra gần 9% GDP, đóng góp gần 8% nguồn thu từ thuế và lệ phí của ngân sách Nhà nước, chiếm gần ¼ kim ngạch xuất khẩu của cả nước và 30% tổng giá trị sản lượng công nghiệp, tạo việc làm cho trên 280.000 lao động. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã khẳng định vị trí ngày càng quan trọng trong sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa của Việt Nam”. Tuy nhiên, trong mấy năm trở lại đây, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đang giảm xuống một cách nghiêm trọng. Thành phố Hồ C...

pdf83 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1151 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số giải pháp tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1: Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Trang 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa chọn đề tài nghiên cứu Thứ trưởng Bộ tài chính Lê Thị Băng Tâm đã khẳng định trong cuộc đối thoại giữa Bộ tài chính với các nhà đầu tư nước ngoài tại Hà Nội ngày 20/7/1999: “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo ra gần 9% GDP, đóng góp gần 8% nguồn thu từ thuế và lệ phí của ngân sách Nhà nước, chiếm gần ¼ kim ngạch xuất khẩu của cả nước và 30% tổng giá trị sản lượng công nghiệp, tạo việc làm cho trên 280.000 lao động. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã khẳng định vị trí ngày càng quan trọng trong sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa của Việt Nam”. Tuy nhiên, trong mấy năm trở lại đây, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đang giảm xuống một cách nghiêm trọng. Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế lớn của cả nước, là địa phương luôn dẫn đầu trong cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 15 năm qua, chiếm gần 1/3 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Nhưng tốc độ đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố đang chậm lại. Chính vì vậy, trước mắt và về lâu dài, việc đề xuất ra những giải pháp nhằm tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cũng chính là tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho cả nước và tạo nên một lực đẩy cho nền kinh tế phát triển. Do đó, luận án “Một số giải pháp tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” được hình thành xuất phát từ những lý do nêu trên. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài - Đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố. Nghiên cứu các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố. - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Như chúng ta đã biết, đầu tư trực tiếp nước ngoài có ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực như: chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế.... Nhưng trong phạm vi đề tài này, chỉ tập trung phân tích trong lĩnh vực kinh tế là chủ yếu, tập trung vào hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài kèm theo các giải pháp và kiến nghị, còn các lĩnh vực khác chỉ được giải quyết khi có liên quan. 4. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở những số liệu thu thập được từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh, Cục thống kê, từ báo, đài; phương pháp chính được sử Chương 1: Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Trang 2 dụng là thống kê -phân tích và tổng hợp để mô tả, đánh giá đúng thực trạng của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua, từ đó rút ra những kết luận khả dụng. Luận án còn sử dụng kết quả cuộc khảo sát do Bộ kế hoạch và đầu tư tổ chức, được tiến hành bởi công ty PricewaterhouseCoopers (Việt nam) nhằm đánh giá môi trường đầu tư ở Việt Nam vào cuối năm 2002, đầu năm 2003. Tổng cộng, có 18 cuộc phỏng vấn trực tiếp và một bảng câu hỏi gửi đến 1013 doanh nghiệp tại nhiều địa phương trong cả nước để thực hiện cuộc khảo sát. Luận án còn sử dụng các tài liệu, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về các vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu. 5. Những điểm mới của đế tài - Đề tài nêu một cách có hệ thống các khía cạnh lý luận về vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua, so sánh với tình hình đầu tư tại hai tỉnh Đồng Nai và Bình Dương, từ đó ghi nhận và lý giải những hiệu quả tích cực và những hạn chế của mảng hoạt động kinh tế đối ngoại này. - Đưa ra những đề xuất và kiến nghị mang tính khả thi nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố trong thời gian tới. 6. Nội dung nghiên cứu đề tài Đề tài được chia thành 3 chương có liên quan chặt chẽ với nhau. Chương 1 : VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI, sẽ làm rõ những vai trò mà đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại cho cả chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư, đồng thời khái quát một số nét về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Chương 2 : TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, chương này nêu lên thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài và phân tích hiệu quả của đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại cho nền kinh tế thành phố. Chương 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, chương này đưa ra những giải pháp và kiến nghị để giải quyết những tồn tại nhằm tăng khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố. Chương 1: Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Trang 3 CHƯƠNG 1 VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.1 NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.1.1 Khái niệm Đầu tư là sự bỏ vốn vào một hoạt động kinh tế nhằm mục đích tạo ra sản phẩm cho xã hội và sinh lời cho chủ đầu tư. Đầu tư nước ngoài là hình thức di chuyển tư bản từ nước này sang nước khác nhằm mục đích kiếm lời. Vốn đầu tư nước ngoài chính là lượng tư bản di chuyển từ nước này sang nước khác. Vốn này có thể thuộc một tổ chức tài chính quốc tế (Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, Ngân hàng thế giới WB, Ngân hàng phát triển Châu Á ADB...), có thể thuộc một nhà nước hoặc vốn đầu tư của tư nhân. 1.1.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) - Theo quan điểm vĩ mô: đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn và kỹ thuật vào nước nhận đầu tư, thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh, trên cơ sở thuê mướn, khai thác các yếu tố cơ bản của nước sở tại (như tài nguyên, sức lao động, cơ sở vật chất...). - Theo quan điểm vi mô: đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc chủ đầu tư đóng góp một số vốn lớn, đủ để họ tham gia vào việc quản lý, điều hành đối tượng bỏ vốn. - Theo Chương 1 của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì “đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc các tổ chức cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc xí nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của Luật này”. Nhưng tại sao lại có sự xuất hiện của đầu tư trực tiếp nước ngoài ? Đó là do những vai trò to lớn mà nó mang lại cho cả bên xuất khẩu vốn và bên nhập khẩu vốn. 1.1.3 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài Tương tự như đối với các nước tiếp nhận đầu tư khác, đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam có ba hình thức cơ bản và các dạng đặc thù sau đây: 1.1.3.1 Hợp đồng hợp tác kinh doanh Là một văn bản được ký kết giữa bên Việt Nam và bên nước ngoài để cùng nhau tiến hành một hoặc nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở Việt Nam trên cơ sở qui định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập xí nghiệp liên doanh hay bất cứ một pháp nhân mới nào. Đặc điểm của hình thức đầu tư này là: - Các bên Việt Nam và bên nước ngoài cùng nhau hợp tác kinh doanh, trên cơ sở văn bản hợp đồng đã ký giữa các bên về: việc phân định trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ. - Không thành lập một pháp nhân mới, tức là không cho ra đời Công ty, xí nghiệp mới. Chương 1: Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Trang 4 - Vấn đề vốn kinh doanh có thể được đề cập hoặc không nhất thiết được đề cập tới trong văn bản hợp đồng hợp tác kinh doanh. 1.1.3.2 Doanh nghiệp liên doanh Là doanh nghiệp được thành lập giữa một bên là Việt Nam và bên kia là các bên nước ngoài tham gia đầu tư liên doanh (có thể hai bên hoặc nhiều bên tham gia liên doanh). Đặc điểm của hình thức liên doanh: - Cho ra đời một xí nghiệp hoặc công ty mới, với tư cách pháp nhân Việt Nam và được thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn. - Các doanh nghiệp liên doanh hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính. - Vốn pháp định do các bên đóng góp tối thiểu bằng 30% tổng số vốn đầu tư. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp liên doanh không được giảm vốn pháp định.Việc tăng vốn do các bên liên doanh thoả thuận. Vốn pháp định có thể góp trọn một lần khi thành lập liên doanh hoặc từng phần trong một thời gian hợp lý do các bên thoả thuận. - Cơ quan lãnh đạo cao nhất của liên doanh là Hội đồng quản trị, có thẩm quyền quyết định các vấn đề quan trọng.Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc chịu trách nhiệm quản lý và điều hành công việc hàng ngày của liên doanh. Nếu Tổng giám đốc là người nước ngoài thì Phó Tổng giám đốc thứ nhất phải là công dân Việt Nam và sinh sống tại Việt Nam. - Một đơn vị liên doanh có thể tham gia vốn để thành lập một liên doanh khác với nước ngoài. Trong liên doanh mới này, phải có sự tham gia ít nhất của hai thành viên thuộc liên doanh cũ, trong Hội đồng quản trị, và một trong hai thành viên đó phải là người có quốc tịch Việt Nam. - Thời gian hoạt động của liên doanh không quá 50 năm, trường hợp đặc biệt không quá 70 năm. - Các bên tham gia liên doanh phân chia lợi nhuận và rủi ro theo tỷ lệ đóng góp vốn. 1.1.3.3 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn tại Việt Nam. Như vậy, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài và do tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập, tự quản lý và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Đặc điểm của các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là: - Được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và là một pháp nhân Việt Nam, do pháp luật nước Việt Nam chi phối và điều chỉnh. - Thời hạn hoạt động của các doanh nghiệp này không quá 50 năm. 1.1.3.4 Hợp đồng xây dựng- kinh doanh -chuyển giao (BOT), Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – vận hành (BTO), Hợp đồng xây dựng-chuyển giao(BT) Hợp đồng xây dựng – kinh doanh- chuyển giao là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở văn bản giữa chủ đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xây dựng Chương 1: Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Trang 5 các công trình hạ tầng như: cầu, đường, bến cảng, công trình cung cấp năng lượng… trong khi nhà nước có khó khăn về tài chính. Đặc điểm của hình thức BOT: - Nguồn vốn thực hiện: 100% vốn nước ngoài hoặc vốn của nước ngoài cộng với vốn của Chính phủ Việt Nam hoặc của các tổ chức cá nhân Việt Nam. - Các chủ đầu tư tổ chức xây dựng, kinh doanh công trình trong một thời gian đủ để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý. Sau đó, chuyển giao toàn bộ công trình cho Chính phủ Việt Nam mà không thu bất kỳ một khoản tiền nào. 1.1.3.5 Hình thức khu chế xuất Đây là một khu vực lãnh thổ được nhà nước qui hoạch riêng nhằm thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vào hoạt động để chế biến hàng công nghiệp phục vụ cho xuất khẩu. Đặc đểm của khu chế xuất: - Đơn vị tổ chức khai thác khu chế xuất là một doanh nghiệp bỏ vốn kinh doanh hạ tầng cơ sở và các dịch vụ phục vụ cho các nhà máy xí nghiệp hoạt động trong khu chế xuất. - Khu chế xuất được qui hoạch tách khỏi phần nội địa bởi một tường rào bao bọc. - Hàng hoá nhập khẩu phục vụ cho sản xuất kinh doanh của khu chế xuất hoặc hàng hoá của khu chế xuất xuất khẩu ra nước ngoài được miễn thuất xuất nhập khẩu. - Hàng hoá ra vào khu chế xuất, kể cả lưu thông với nội địa phải chịu sự kiểm soát của Hải quan. - Trong khu chế xuất không có hoạt động sản xuất nông nghiệp và không có dân cư sinh sống. 1.1.3.6 Hình thức phát triển khu công nghiệp Là khu do Chính phủ Việt Nam quyết định thành lập, có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống. Đặc điểm của khu công nghiệp: - Đây là khu vực được qui hoạch riêng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào hoạt động để sản xuất, chế biến hàng công nghiệp. - Hàng hoá của khu công nghiệp không những phục vụ cho xuất khẩu mà còn phục vụ cho những nhu cầu của nội địa. - Hàng hoá nhập khẩu vào khu công nghiệp và từ đây xuất khẩu ra nước ngoài phải nộp thuế xuất nhập khẩu theo luật hiện hành( trừ khu chế xuất và xí nghiệp chế xuất hoạt động trong khu công nghiệp). 1.2 VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Quá trình đầu tư trực tiếp nước ngoài liên quan đến hai bên : bên xuất khẩu vốn đầu tư và bên nhập khẩu vốn đầu tư. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đều có những vai trò to lớn đối với cả hai bên. Dưới đây sẽ phân tích các vai trò này: Chương 1: Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Trang 6 1.2.1 Đối với nước xuất khẩu vốn Đối với người đầu tư, xuất khẩu vốn để xúc tiến các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng những vai trò sau đây: 1.2.1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp các nhà đầu tư đối phó với tình trạng tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm ở thị trường trong nước Động cơ của đầu tư kinh doanh trước hết và trên bao giờ hết cũng xuất phát từ mục tiêu tối đa lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư. Nghĩa là về mặt toán học : Pr P’r = max C + V Ở đây : P’r : là tỷ suất lợi nhuận C : tư bản bất biến được biểu hiện dưới hình thức các yếu tố tư liệu sản xuất như thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu... V : là tư bản khả biến được biểu hiện dưới hình thức tiền lương Để tối đa công thức trên, (C + V) phải được tối thiểu hóa, hay nói cách khác chi phí sử dụng tư bản khả biến và bất biến càng nhiều càng tốt trên mỗi đơn vị xuất lượng. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân làm cho C và V có chiều hướng tăng lên, đặc biệt tại các nước công nghiệp phát triển. * Đối với nhóm yếu tố thuộc C - Trong bối cảnh tiến bộ khoa học - kỹ thuật diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, máy móc thiết bị - công nghệ sản xuất sẽ sớm trở nên lạc hậu, lỗi thời mặc dù chưa hết thời hạn sử dụng. Tình hình nói trên sẽ làm cho nhiều doanh nghiệp mất lợi thế cấu trúc trên thị trường nếu không thích ứng kịp với nhịp độ tiến triển của khoa học - kỹ thuật. Để đối phó với hiện tượng này, nhiều doanh nghiệp buộc phải rút ngắn thời gian sử dụng máy móc thiết bị công nghệ bằng cách nâng cao tỷ lệ khấu hao (đưa thêm vào yếu tố hao mòn vô hình). - Trước sức ép ngày càng tăng lên mạnh mẽ về cạnh tranh và những thay đổi mau lẹ trong sở thích thị hiếu của người tiêu dùng, cũng như những nỗ lực nhằm tìm kiếm những chất liệu thay thế, các doanh nghiệp đã tiêu tốn rất nhiều tiền của vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R & D : Research & Development), đặc biệt là nghiên cứu cơ bản. Những khoản chi phí nói trên cuối cùng sẽ được phân bổ vào chi phí sản xuất và kết quả là doanh lợi có xu hướng giảm. - Bên cạnh đó, xuất phát từ những quan ngại về sự xuống cấp của chất lượng môi trường, mà nguyên nhân chủ yếu do bởi những hoạt động kinh tế của con người, dư luận và các phong trào đấu tranh xã hội đã buộc chính phủ đẩy mạnh các biện pháp cưỡng chế các doanh nghiệp quan tâm thích đáng đến sự an toàn của môi trường sinh thái. Các biện pháp này bao gồm: tăng thuế tài nguyên và xử phạt hành chính về các vi phạm tiêu chuẩn an toàn, yêu cầu lắp đặt các thiết bị xử lý chất thải công nghiệp và thay thế chất liệu sử dụng có mức độ độc hại ít hơn. Tình hình nói trên đã buộc các doanh nghiệp phải bỏ ra những khoản đầu tư bổ sung và cấu thành một bộ phận chi phí mà họ phải gánh chịu. - Ngoài ra, với sức sản xuất và tiêu thụ ngày càng mở rộng, trữ lượng các nguồn tài nguyên dùng cho sản xuất sẽ cạn kiệt dần, sự khan hiếm tài nguyên tất yếu dẫn đến chi phí sử dụng mỗi yếu tố đầu vào đắt đỏ hơn so với trước. Chương 1: Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Trang 7 * Đối với nhóm đầu tư thuộc V Tiền lương là bộ phận chi phí quan trọng đang có xu hướng tăng không ngừng tại các nước phát triển. Càng ngày các chủ doanh nghiệp phải trả nhiều tiền hơn cho việc tuyển dụng và đào tạo lao động. Ở Anh quốc, trong lĩnh vực chế tạo; chỉ số tiền công theo tuần từ năm 1971 đến năm 1981 tăng gần 5 lần và chỉ số bán lẻ cũng tăng gần 5 lần (1). Ngay tại các nước mới được Công nghiệp hóa như Hàn Quốc, Singapore hoặc tại các nước Châu Á đã từng là nơi vốn có tiền lương thấp, cũng đã bộc lộ xu hướng giảm dần lợi thế giá nhân công rẻ. Tình trạng tiền lương có xu hướng tăng không ngừng tại các nước kinh tế phát triển bắt nguồn từ những lý do sau đây: - Sự mở rộng mau lẹ của các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nguyên nhân và kết quả của tăng trưởng kinh tế, đã dẫn đến mức cầu lao động tăng nhanh, đặc biệt là cầu lao động đối với những ngành nghề đòi hỏi kỹ năng phức tạp. Sự khan hiếm lao động đã thúc đẩy mức lương tăng cao. - Giá trị của sức lao động ngày càng cao do chi phí đầu tư cho giáo dục - đào tạo trở nên hết sức tốn kém. Chẳng hạn tại Mỹ, chỉ riêng học phí trang trải cho việc dự học tại các trường Đại học biến thiên từ 15000 USD - 22000USD/năm tuỳ theo trường. Vì vậy tiền lương phải cao tương ứng với sự gia tăng giá trị của sức lao động. - Một lý do khác cũng làm cho chi phí cho đầu tư lao động có xu hướng tăng là dưới sự tác động của tiến bộ khoa học - kỹ thuật diễn ra như vũ bão, kỹ năng và kiến thức của người lao động sớm bị lỗi thời, lạc hậu. Để thích ứng với hệ thống kỹ thuật mới, các doanh nghiệp thường phải dành một phần ngân sách để đào tạo lại hay cập nhật kiến thức theo định kỳ. - Đối với một số nước đã chỉ số hóa tiền lương theo tỷ lệ lạm phát thì đây cũng là một nhân tố góp phần đáng kể cho sự leo thang của tiền lương. Tổng hợp các nhân tố thúc đẩy (C + V) có xu hướng tăng lên nêu trên đã làm cho môi trường đầu tư ngày càng kém hấp dẫn, tỷ suất lợi nhuận bị xói mòn trên mỗi đồng vốn đầu tư. Vốn đầu tư trở nên bị thừa tương đối vì không tìm được các cơ hội đầu tư có khả năng sinh lợi cao và do đó đầu tư ra nước ngoài đã góp phần đáp ứng được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. 1.2.1.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phép các nhà đầu tư khai thác lợi thế chênh lệch về điều kiện sản xuất và trình độ phát triển không đều giữa các khu vực, quốc gia trên thế giới Như trên đã trình bày, do mức chi phí tính theo mỗi yếu tố đầu vào của sản xuất (lao động, tài nguyên, công nghệ - kỹ thuật ..) ngày càng tăng, làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư có xu hướng giảm đi tại môi trường đầu tư trong nước. Thông qua đầu tư cắm nhánh ở nước ngoài, nhiều công ty của các nước công nghiệp phát triển và những nước mới được công nghiệp hóa không những duy trì được hiệu quả kinh doanh của vốn đầu tư mà còn hơn thế nữa đã thu được những khoản lợi nhuận khổng lồ từ môi trường đầu tư ở nước ngoài. Ví dụ như thông qua đầu tư quốc tế, số lợi nhuận mà các công ty Mỹ thu được từ ASEAN năm 1985 là 1.600 triệu USD, năm 1986 là 1.379 triệu USD, năm 1989 là 2.745 triệu USD (2). (1) Nguồn: Christopher, St., JYates: “Economics” Cassell Publishers Ltd, London 1989. (2) Mai Đức Lộc - Tạp chí Kinh tế Thế giới, số 5-10/1994. Chương 1: Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Trang 8 Sự chênh lệch ở mức độ lớn giữa chi phí sản xuất trong nước và chi phí sản xuất ngồi nước thể hiện ở mỗi khoản mục chi phí chính là nguồn gốc tạo nên những khoản lợi nhuận khổng lồ cho nhà đầu tư. Cụ thể, khi xúc tiến đầu tư tại nước ngoài, nhất là tại các nước đang phát triển, các nhà đầu tư tại các nước công nghiệp phát triển đã có thể: + Khai thác lợi thế giá nhân công rẻ mạt tại môi trường đầu tư nước ngoài. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, tiền lương của các nước đang phát triển chỉ bằng 1/15 - 1/10 tiền lương cùng ngành nghề tại các nước công nghiệp phát triển. Cụ thể, tiền công theo giờ của công nhân các nước ASEAN làm việc trong chi nhánh các công ty xuyên quốc gia (TNCs: Transnational companies) Mỹ thuộc ngành công nghiệp chế biến trung bình là 0,872USD, trong khi tiền công trung bình cùng ngành ở Mỹ là 11,3 USD, còn ở Đức là 9,09USD (3). Như vậy chỉ riêng yếu tố C trong cơ cấu (C + V) của ngành này trung bình giảm 10 lần. + Việc xúc tiến đầu tư ra nước ngoài còn cho phép các công ty tiết kiệm những khoản đầu tư lớn cho vốn vấn đề bảo vệ môi sinh mà theo yêu cầu của luật pháp trong nước họ phải bỏ ra. Thông thường, do nhận thức chưa đầy đủ hoặc để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, các quốc gia đang phát triển thường có quan điểm dễ dãi và nới lỏng các biện pháp quản lý môi trường. Đây là một cơ hội tốt để các nhà đầu tư ngoại quốc có thể du nhập những loại công nghệ rẻ tiền đã bị cấm sử dụng trong nước vào các nước tiếp nhận đầu tư. Thực tế này đã đem đến cho các nhà đầu tư nước ngoài nhiều lợi ích rất đáng kể: - Trước hết, họ có thể tiếp tục sử dụng các loại công nghệ, máy móc thiết bị đã bị thanh lý ở trong nước. Như vậy, khấu hao thu được từ các tài sản này thực chất là lợi nhuận bổ sung đối với họ. - Thứ hai, do không có ràng buộc về mặt pháp lý một cách chặt chẽ, hoặc những quy định về tiêu chuẩn an toàn sinh thái chỉ ở mức độ thấp, họ không phải bỏ ra hoặc bỏ ra rất ít những khoản đầu tư bổ sung có liên quan đến công việc xử lý các loại chất thải gây ô nhiễm môi trường. Trên thực tế, đã có không ít trường hợp chính phủ các nước phát triển khuyến khích các doanh nhân trong nước tăng cường đầu tư nước ngoài để đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng chuyển dịch các ngành công nghiệp truyền thống (thâm dụng nhân công, sử dụng nhiều nguyên liệu, gây ô nhiễm nặng nề, hàm lượng khoa học - kỹ thuật thấp...) sang các nước khác, để tập trung vào các ngành công nghiệp mũi nhọn, dùng kỹ thuật cao cấp, ít hao nguyên liệu và tác hại đến môi trường. Trong những trường hợp như vậy, lợi ích của chủ thể đầu tư lại chính là cái giá phải trả của chủ thể tiếp nhận đầu tư: đất nước biến thành thị trường tiêu thụ các loại công nghệ lạc hậu đã bị thải loại ở nước khác và tệ hại hơn thế nữa thành nơi chứa đựng các chất thải của nền sản xuất hiện đại. + Trên một phương diện khác, việc tiếp nhận thị trường thế giới bằng cách đầu tư cắm nhánh tại thị trường địa phương, gắn các hoạt động sản xuất với quá trình tiêu thụ sản phẩm, người đầu tư có thể loại trừ hay giảm thấp các loại chi phí liên quan đến lưu thông, bao gồm: - Chi phí vận chuyển (nguyên liệu và thành phẩm) - Bảo hiểm hàng hóa (3) ASEAN Economy in figured, số 417-1989. Chương 1: Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Trang 9 - Bốc dỡ, đóng gói, thuế quan xuất nhập khẩu - Hàng rào bảo hộ mậu dịch khi bán hàng cho nước thứ ba không còn áp dụng quy chế ưu đãi mậu dịch đối với quốc gia họ. Việc tiết giảm các loại chi phí nói trên có ý nghĩa rất lớn đối với sản xuất - kinh doanh: nó sẽ tạo thêm lợi thế cạnh tranh bằng giá trên thị trường để mở rộng thị phần và lượng cầu. Hoặc nếu giá bán không đổi, mức giảm chi phí được chuyển thành mức lợi nhuận tăng lên tương ứng. 1.2.1.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo điều kiện cho các nhà đầu tư kiểm soát và ổn định hóa các nguồn nguyên liệu, đặc biệt các loại nguyên liệu có tầm chiến lược Tại các nước công nghiệp hàng đầu với quá trình phát triển đã mấy trăm năm, cộng với nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu đang tăng lên nhanh chóng, đã làm cho các nguồn cung cấp nguyên liệu từ trong nước ngày càng trở nên khan hiếm, cạn kiệt dần và không còn đáp ứng đủ về mặt số lượng cũng như chủng loại cho sức sản xuất đã và đang phát triển ở quy mô chưa từng thấy. Do đó, những nỗ lực nhằm mở rộng nguồn cung từ bên ngoài chính là để bù đắp cho sự thiếu hụt này và thường được tiến hành theo 3 cách: - Nhập khẩu nguyên liệu. - Đầu tư khai thác nguyên liệu sau đó vận chuyển về chính quốc rồi tiếp tục quá trình chế biến. - Tổ chức khai thác và chế biến tại chỗ. Tuy nhiên, do chi phí vận chuyển ngày càng trở nên đắt đỏ, và môi trường sản xuất trong nước ngày càng trở nên bất lợi (chi phí nhân công cao, đồng tiền tăng giá...), vì vậy các nhà đầu tư có khuynh hướng nghiêng về phương cách thứ ba: phát triển nguồn cung và tổ chức sản xuất - kinh doanh tại chỗ thông qua phát triển mạng lưới chi nhánh, thành lập các công ty con hay liên doanh với các đối tác địa phương. Do sự thâm nhập sâu và hiện diện thường xuyên tại địa bàn đầu tư, cũng như có những mối quan hệ gắn bó về mặt tổ chức với nước sở tại, nhà đầu tư nước ngoài có một số lợi ích : - Duy trì được sự ổn định và lâu dài các nguồn cung ứng. - Khai thác lợi thế tại chỗ (nhân công, vận chuyển...) - Giá thu mua tại chỗ thường rẻ hơn so với giá mua - bán trên thị trường thế giới nhờ hưởng những ưu đãi của nước chủ nhà. Theo phương án này, các công ty của Nhật, theo một cuộc điều tra vào năm 1991 đã đảm bảo 53% tổng số vật tư nguyên liệu cần cho sản xuất của mình tại địa phương, còn 35% và 12% tương ứng còn lại được nhập ngược từ Nhật và từ nước thứ ba. Dự kiến tỷ lệ sử dụng nguyên liệu tại địa phương sẽ lên tới 65% trong vòng 5 năm tới và phần nhập từ Nhật sẽ giảm xuống còn 23% trong cùng thời kỳ (4). 1.2.1.4 Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần thực hiện chiến lược đối ngoại của nhà nước chính quốc Tuy các công ty kinh doanh quốc tế, đặc biệt là các công ty xuyên quốc gia ngày nay đã trở thành lực lượng kinh tế mang tính độc lập. Song trên nhiều phương diện, vẫn có lợi ích gắn bó với chính quốc và trong một số trường hợp phải phục tùng lợi ích của chính phủ. Ví dụ: Vốn ODA do chính phủ cấp cho các nước đang phát triển thường đóng vai trò mở đường và hỗ trợ đắc lực cho sự thâm nhập của đầu tư tư nhân, mặt khác chính sách cấm (4) Vũ Bá Thể - Tạp chí Kinh tế thế giới, số 5, 10/1993. Chương 1: Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Trang 10 vận, bao vây kinh tế của chính phủ các nước tư bản chủ nghĩa áp đặt với một nước nào đó (như trường hợp chính sách cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam trước đây, đối với Cuba hiện nay), sẽ có tính chất pháp lý ngăn cản hành vi đầu tư và giao thương của các công ty đối với các nước này. Cho nên, chiến lược kinh doanh quốc tế của các công ty xuyên quốc gia không chỉ do họ quyết định, mà còn tuỳ thuộc vào chiến lược chung của chính phủ đối với từng quốc gia hay khu vực trên thế giới. Do đó, khi xét đến các nhân tố thúc đẩy xuất khẩu vốn đầu tư, sẽ là thiếu sót nếu không đề cập đến các yếu tố xuất phát từ chính sách đối ngoại của chính phủ của chủ thể đầu tư. Cụ thể, trước đây Nhật Bản ưu tiên đầu tư vào Tây Âu và Bắc Mỹ, nơi hoạt động sản xuất gắn liền với thị trường tiêu thụ rộng lớn và có cơ sở hạ tầng được xem là tốt nhất thế giới. Tuy nhiên, từ cuối thập niên 80 trở lại đây, Nhật Bản đã chú ý nhiều hơn đến khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vào trong tiêu chuẩn chiến lược đối ngoại của Nhật được thể hiện qua nỗ lực ưu tiên cấp ODA cho các nước trong khu vực. Cụ thể, nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản đã chiếm 43,2% nguồn cung cấp vốn ODA cho các nước Châu Á, riêng năm 1990 nguồn vốn ODA của Nhật cung cấp cho các nước Châu Á là 8,9 tỷ USD, chiếm 62,9% tổng số vốn ODA của Nhật Bản ra nước ngoài. Trong khi đó, tỷ lệ đầu tư trực tiếp của Nhật vào khu vực đã tăng từ 12,2% năm 1990 lên 14,3% năm 1992. Cũng cùng thời gian tương ứng, đầu tư của Nhật vào Mỹ giảm từ 48,2% xuống còn 43,2%. Xuất khẩu cũng đã có sự chuyển dịch đáng kể về mặt địa bàn, chỉ tính riêng trong năm 1992, xuất khẩu của Nhật sang Mỹ và Châu Âu tăng trưởng 5% thì ở thị trường Châu Á tăng đến 11% so với 1991. (5) Ví dụ trên chứng tỏ rằng đầu tư quốc tế, dù là của chính phủ hay là của tư nhân đều là mỗi bộ phận của một chính sách đối ngoại nhất quán, phục vụ cho các mục tiêu kinh tế - chính trị quốc tế của nước đầu tư, duy trì sự lệ thuộc toàn diện của nước tiếp nhận đầu tư vào nước đầu tư; biến các nước nhận đầu tư thành căn cứ quân sự, thị trường tiêu thụ sản phẩm thặng dư và địa bàn phục vụ quá trình cải tổ cơ cấu kinh tế trong nước; truyền bá văn hóa, tư tưởng và tạo ảnh hưởng chính trị. Và để đạt mục tiêu này, đầu tư chính phủ đóng vai trò dẫn đạo, định hướng cho đầu tư tư nhân và ngược lại, xu hướng vận động của đầu tư tư nhân là nền tảng cho sự hỗ trợ của chính sách đối ngoại về kinh tế của chính phủ nhằm đạt đến lợi ích kinh tế - chính trị cao nhất cho nước đầu tư. 1.2.1.5 Đầu tư ra nước ngoài giúp đối phó với tình trạng bản tệ tăng giá nhằm duy trì hiệu quả kinh doanh Hiện nay nâng giá bản tệ sẽ làm suy giảm lợi ích thu được trong hoạt động xuất khẩu và lợi thế cạnh tranh của hàng sản xuất trong nước so với hàng nhập khẩu. Trong trường hợp này, chuyển dịch các yếu tố sản xuất kinh doanh từ trong nước sang các nước có đồng tiền yếu là phương cách tốt để tiếp tục duy trì hiệu quả xuất khẩu (sang nước thứ ba) và lợi thế cạnh tranh của hàng hóa tiêu thụ nội địa (sản xuất ở nước ngoài sau đó tái nhập). Bằng cách đầu tư trực tiếp ở các nước có giá trị bản tệ thấp, nhà đầu tư nước ngoài có thể lợi dụng giá cả còn tương đối rẻ của các yếu tố đầu vào: với cùng một số tiền, họ có thể mua sắm nhiều đơn vị hàng hóa hơn so với trong nước, hay nói cách khác, chi phí sản xuất sẽ thấp hơn. (5) Hoa Hữu Lân - Tạp chí Kinh tế thế giới, số 6, 12/1993 Chương 1: Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Trang 11 Vào thập niên 70, khi đồng Yên tăng giá so với đồng USD, Nhật đã đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài, sau đó xuất khẩu vào thị trường Mỹ và Châu Âu. Hiện tượng này cũng đã lập lại đối với các nước phát triển sau như Hàn Quốc, Đài Loan... 1.2.1.6 Đầu tư nước ngoài giúp các nhà đầu tư đối phó với sự bất ổn định trong chu kỳ kinh doanh Chu kỳ kinh doanh phản ánh các trạng thái sản xuất kinh doanh khác nhau mà một doanh nghiệp trải qua khi xúc tiến các hoạt động kinh tế gắn với mỗi thị trường. Mỗi chu kỳ kinh doanh bao gồm các trạng thái: tăng trưởng - thịnh vượng - suy thoái - trì trệ. Nếu lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp thể hiện tính chất bất thường một cách sâu sắc theo chu kỳ kinh doanh, sẽ là rất nguy hiểm một khi doanh nghiệp cố định hoạt động kinh doanh của mình vào một địa bàn thị trường. Và vì thế, việc phân tán hoạt động sản xuất kinh doanh trên nhiều địa bàn quốc gia khác nhau và lợi dụng độ lệch trong chu kỳ kinh doanh của mỗi địa bàn sẽ giúp nhà đầu tư giảm bớt tính chất bất ổn định và rủi ro đầu tư. 1.2.2 Đối với nước nhập khẩu vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ đơn phương xuất phát từ lợi ích của nhà đầu tư mà còn xuất phát từ những động cơ lợi ích của nước tiếp nhận đầu tư. Điều này được thể hiện qua hiện tượng đội quân các quốc gia tích cực mở cửa để đón nhận các luồng đầu tư nước ngoài. 1.2.2.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò nguồn vốn đầu tư quan trọng cho nền kinh tế Xuất phát từ thực trạng nghèo nàn và lạc hậu toàn diện về kinh tế - xã hội, do đó, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng nhanh để tránh tụt hậu so với phát triển chung của thế giới là mục tiêu hàng đầu của các nước kém phát triển. Nhưng vấn đề khó khăn mà các nước gặp phải là mục tiêu tăng trưởng nhanh lại mâu thuẫn với vốn đầu tư thiếu hụt trầm trọng. Nguồn vốn nội địa không đủ đáp ứng; trang trải cho nhu cầu đầu tư để tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Thật vậy, giả sử một nước kém phát triển nào đó đặt ra mục tiêu tăng trưởng là 9%/năm và hệ số ICOR (Inerememtal capital - Output Ratio: tỷ suất tăng vốn - xuất lượng) đối với họ là 3, thì theo mối quan hệ giữa các đại lượng trong mô hình tăng trưởng Harrod - Domar: G = S/K G : tốc độ tăng trưởng kinh tế S : tỷ lệ vốn đầu tư trong GDP K : hệ số ICOR Với giả thuyết trên, nếu quốc gia đó chỉ sử dụng nguồn vốn tự tiết kiệm để đầu tư thì họ phải có mức tích luỹ nội bộ là : S = K × G = 3 × 9% = 27% GDP Trên thực tế, mức tích luỹ 27% GDP đối với các nước kém phát triển là một điều hy hữu. Việt Nam chúng ta bây giờ cũng đang ở trong tình trạng như một số nước đang phát triển đầu thập niên 60. Với mức tiết kiệm và đầu tư yếu kém như vậy, cho nên chẳng lấy gì Chương 1: Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Trang 12 làm lạ khi tăng trưởng GDP ở các quốc gia này rất thấp: trung bình 3,7%/năm thời kỳ 1965 - 1973 và 3,3%/năm thời kỳ 1973-1983 (6) Tăng trưởng kinh tế thấp, thêm vào đó là sự gia tăng dân số nhanh đã làm cho thu nhập bình quân của mỗi người dân tăng chậm, hoặc không tăng, thậm chí giảm đi, sẽ cản trở sự gia tăng tiết kiệm và đầu tư cho mục tiêu tăng trương kinh tế cao và nếu các nước kém phát triển cứ đi theo mô hình khép kín thì sẽ bị nằm trong cái vòng luẩn quẩn của sự phát triển: Sơ đồ vòng luẩn quẩn Trong tình trạng này, để thoát khỏi nguy cơ tụt hậu và có thể gia nhập quỹ đạo phát triển kinh tế hiện đại, các nước này phải tìm cách thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn đó. không còn cách nào khác là phải sử dụng đến nguồn vốn từ bên ngoài, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một nguồn vốn quan trọng để khắc phục tình trạng thiếu vốn mà không gây nợ cho nước tiếp nhận đầu tư. Không như vốn vay, đối với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhà đầu tư chỉ nhận phần lợi nhuận thích đáng khi công trình đầu tư hoạt động có hiệu quả. Hơn nữa, nguồn vốn này có lợi thế hơn vốn vay ở chỗ: thời hạn trả nợ vốn vay thường cố định và đôi khi quá ngắn so với một dự án đầu tư, còn thời hạn của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thì linh hoạt hơn. 1.2.2.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp bù đắp sự thiếu hụt ngoại tệ Từ một xuất phát điểm kinh tế thấp của các nước đang phát triển, không thoát khỏi tình trạng thiếu hụt hàng hóa tiêu dùng trong nước và quan trọng hơn là máy móc thiết bị dùng trong sản xuất. Vì đa số hết sức cũ kỹ, lạc hậu. Từ đó nảy sinh nhu cầu nhập khẩu hàng hóa và máy móc thiết bị rất lớn để có khả năng ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong khi khả năng xuất khẩu của các quốc gia này rất hạn chế (chủ yếu là sản phẩm thô), đã tạo nên một lỗ hổng thương mại rất lớn. Thêm vào đó dòng thu nhập ròng từ các yếu tố ở các nước đang phát triển thường nhỏ hơn 0, còn chuyển nhượng ròng thường lớn hơn 0 nhưng lại không đáng kể. Kết cục là, nếu muốn nhu cầu nhập khẩu hàng hóa và máy móc thiết bị được thỏa mãn sẽ dẫn đến tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai. Do đó, nhu cầu nhập khẩu chỉ được thực hiện khi có khả năng bù đắp sự thiếu hụt ngoại tệ từ tài khoản vốn. Nhờ có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mà tài khoản vốn có thể bù đắp sự thâm hụt của cán cân thanh toán. Chính vì vậy mà nhu cầu nhập khẩu hàng hóa và máy móc thiết bị cho mục tiêu phát triển kinh tế được thực hiện. (6) Báo cáo phát triển Thế giới 1985. WB. New York-1986 Thu nhập thấp Năng suất thấp Tăng trưởng chậm Tích lũy và đầu tư Chương 1: Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Trang 13 1.2.2.3 Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp tiếp nhận công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý và trình độ kinh doanh * Vai trò của công nghệ Trong thời đại ngày nay, với tư cách là lực lượng sản xuất trực tiếp, hầu như không còn ai nghi ngờ vai trò của khoa học kỹ thuật nói chung và công nghệ nói riêng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Ở cấp độ vĩ mô, kiến thức khoa học và các yếu tố kỹ thuật được phổ cập rộng rãi, sẽ góp phần đáng kể cho sự thay đổi diện mạo của nền kinh tế : - Trước hết, công nghệ tiên tiến và sử dụng có hiệu quả là nhân tố cơ bản của tăng năng suất lao động xã hội và thông qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. - Thứ hai, công nghệ mới cho phép sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế : tiết kiệm lao động sống và lao động vật hóa, tối đa hóa lợi ích trên mỗi đơn vị tài nguyên, bảo tồn môi trường sinh thái. - Thứ ba, phạm vi áp dụng công nghệ mới càng rộng, càng có nhiều cơ hội phát triển ngành nghề để từ đó toàn dụng lực lượng lao động xã hội, góp phần giải quyết tốt vấn đề luôn là mối bận tâm của nhiều quốc gia đó là tình trạng thất nghiệp. - Thứ tư, công nghệ là nhân tố cơ bản thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp dựa trên kỹ thuật cao cấp. - Thứ năm, công nghệ kết tinh trong sản phẩm làm tăng giá trị trao đổi của nó trên thị trường, đây là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt đối với các nước đang phát triển, vì trình độ khoa học kỹ thuật lạc hậu, thường phải chịu nhiều thua thiệt khi phải xuất khẩu sản phẩm dưới dạng thô hoặc sơ chế. Ở cấp độ vi mô, triển khai ứng dụng công nghệ mới là con đường duy nhất để mỗi công ty, xí nghiệp... tồn tại và phát triển trước sức ép cạnh tranh ngày càng tăng trên thị trường. Thật vậy, cập nhật những tiến bộ không kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất chính là tiếp tục duy trì hay nâng cao lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh được thể hiện cụ thể qua những hệ quả của nó: chi phí sản xuất giảm thấp, chất lượng sản phẩm nâng cao, tính năng công dụng đa dạng, ưu việt hơn so với trước, hay vượt trội so với đối thủ cạnh tranh. Do đó, quan tâm phát triển công nghệ là vấn đề có tính chất bao trùm quốc gia: từ những người trực tiếp sản xuất kinh doanh đến những nhà hoạch định chính sách. Mối quan tâm này càng sâu sắc hơn đối với các nước đang phát triển, nơi tuy có thế mạnh về các yếu tố sản xuất cổ điển (tài nguyên, lao động) nhưng lại rất thiếu các phương tiện, cách thức tác động và phối hợp chúng với nhau một cách có hiệu quả. Như vậy sự cất cánh kinh tế chỉ xảy ra khi và chỉ khi dựa vào động lực của công nghệ mới. * Sự cần thiết phải du nhập công nghệ từ nước ngoài của các nước đang phát triển Vai trò của công nghệ trong quá trình phát triển kinh tế đã được làm rõ, ở đây chúng ta sẽ đề cập đến vấn đề: Tại sao các nước đang phát triển không tự sản xuất ra công nghệ mà phải du nhập từ nước ngoài? Lý do là: - Ở các nước đang phát triển, thiếu các chuyên gia và các nhà khoa học đủ sức thực hiện những phát triển khoa học mới. - Thiếu kinh phí đủ để tài trợ cho những chương trình, dự án nghiên cứu cơ bản và ứng dụng. Chương 1: Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Trang 14 Cho nên tiếp thu công nghệ chuyển giao từ bên ngoài là cách thức mang tính khả thi và có nhiều triển vọng nhất giúp các nước chưa có truyền thống phát triển công nghệ vừa có truyền thống phát triển công nghệ vừa có công nghệ mới để sử dụng vừa tránh được nhiều thế kỷ nỗ lực và đau khổ mà các nước công nghiệp hiện đại đã trải qua. * Ưu điểm của hình thức chuyển giao công nghệ qua kênh đầu tư trực tiếp nước ngoài Thông thường sự du nhập công nghệ nước ngoài được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau : - Nhập khẩu máy móc thiết bị - Thuê hoạt động hoặc thuê mua tài chính - Chuyển giao công nghệ qua hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Hai phương thức đầu gặp phải một số khó khăn như: thiếu vốn, định giá công nghệ... Vì đây là một thị trường không hoàn hảo. Hơn nữa ai là người có khả năng sử dụng công nghệ đó? Sử dụng như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất? Chính vì vậy, việc du nhập công nghệ nước ngoài thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn. Trong đầu tư trực tiếp nước ngoài, vì mục tiêu lợi nhuận nên khi xúc tiến đầu tư, các công ty nước ngoài đã phải chuyển tải toàn vẹn công nghệ, bao gồm: máy móc thiết bị, kỹ năng quản trị, đào tạo tay nghề... cho các công ty con. Nhờ đó nước tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có thể tiếp cận công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý và trình độ kinh doanh từ nước ngoài. Ví dụ như Hàn Quốc, đầu những năm 1960 còn thấp kém về lắp ráp xe hơi, nhưng nhờ tiếp cận công nghệ của Mỹ, Nhật và một số nước khác mà đến năm 1993, họ đã trở thành nứơc sản xuất ôtô đứng hàng thứ 7 trên thế giới (7). 1.2.2.4 Đầu tư trực tiếp nước ngoài là động lực phát triển các ngành nghề liên quan Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một ngành nào đó không chỉ có tác dụng làm cho ngành đó ở nước nhận đầu tư phát triển mà còn có tác dụng kích thích các ngành liên quan phát triển. Cụ thể là các ngành cung cấp nguyên vật liệu cho ngành đó hoặc những ngành sử dụng sản phẩm của ngành đó cũng phát triển theo. Đến lượt sự phát triển của các ngành công nghiệp cấp hai (các ngành có liên quan trực tiếp với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài) lại có tác dụng thúc đẩy sự phát triển các ngành liên quan tiếp theo và sẽ tác động dây chuyền kích thích sự phát triển của cả nền kinh tế. Ví dụ như ngành công nghiệp chế tạo ô tô phát triển sẽ kéo theo ngành công nghiệp sản xuất thép phát triển (trường hợp của Hàn Quốc); ngành tin học phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành ngân hàng, thông tin liên lạc, một dự án đầu tư vào công nghiệp chế biến nông sản sẽ đóng vai trò thuận lợi cho sự phát triển của ngành nông nghiệp... Kết quả nổi bật mà các nước đang phát triển đạt được là sự phát triển của các hoạt động ngân hàng, dịch vụ kế toán, dịch vụ pháp luật, tư vấn quản lý và các dịch vụ khác. Lĩnh vực này phát triển vừa có ý nghĩa kéo theo vừa có ý nghĩa đi trước. Ý nghĩa kéo theo, có nghĩa là các lĩnh vực khác phát triển sẽ có nhu cầu kéo theo sự phát triển của nó. Ý nghĩa đi trước, có nghĩa là lĩnh vực này phát triển sẽ tạo môi trường thuận lợi cho tất cả các ngành kinh doanh. (7) Đỗ Thị Thuỷ “Nghiên cứu kinh tế”, số 236, tháng 1/1998 Chương 1: Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Trang 15 1.2.2.5 Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần giải quyết việc làm, nâng cao trình độ làm việc và tăng thu nhập cho người lao động * Giải quyết việc làm Việc thực hiện các dự án đầu tư thực hiện nước ngoài tất yếu sẽ kéo theo nhu cầu tuyển dụng lao động trong nước, gồm có lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Lao động trực tiếp là những người làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Còn lao động giao tiếp là những người được tuyển dụng để làm việc trong các ngành liên quan đến các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong mục 1.2.2.4, chúng ta đã thừa nhận vốn đầu tư trực tiếp FDI có tác dụng kích thích các ngành liên quan phát triển. Khi các ngành liên quan phát triển lại có nhu cầu tuyển dụng lao động. Tuy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI cũng gián tiếp làm mất việc làm của một số người ở các doanh nghiệp khác do sự cạnh tranh của các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mà dẫn đến phá sản hoặc thu nhỏ qui mô, nhưng tác động đó thường không đáng kể trước khả năng tạo việc làm của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Do đó, kết quả là đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực đến vấn đề giải quyết việc làm ở nước tiếp nhận đầu tư. Chẳng hạn như một công ty máy tính của Mỹ sản xuất ở đĩa đã làm tăng công ăn việc làm ở khu vực Bangkok từ 5000 lên 20000 người trong năm 1998. Hoặc ở Singapore trong năm 1989, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 70% lao động có việc làm trong khu vực chế biến (8). * Chất lượng lao động Nhờ có đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mà trình độ lao động cũng được nâng cao, vì các lý do sau : - Các công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thường có những chương trình đào tạo nhân viên để làm việc cho công ty của mình. - Sinh viên, học sinh và người lao động có khuynh hướng học nhiều hơn để có cơ hội làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp FDI (vì lương cao). - Kinh nghiệm và những kỹ năng có được qua việc tiếp xúc, làm việc chung với các nhân viên nước ngoài. Chẳng hạn như các công ty Thái Lan đã trở nên thông thạo về chuyên môn hơn nhờ quan sát được cách thức hoạt động của các công ty nước ngoài (9). * Về thu nhập Tăng nhu cầu tuyển dụng trực tiếp và gián tiếp, theo quy luật cung cầu lao động thì tiền lương cũng được tăng theo. Hơn nữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn có xu hướng trả lương cao hơn các doanh nghiệp trong nước nhằm thu hút lao động giỏi. Đây là một tác động kép, bởi vì thu nhập tăng là tiền đề để nâng cao mức tiết kiệm nội địa đáp ứng cho nhu cầu đầu tư trong những năm tiếp theo. 1.2.2.6 Đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo tiền đề cho việc thu hút vốn ODA Ngoài việc huy động vốn nước ngoài dưới hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nước đang phát triển còn nhận một luồng vốn nước ngoài không kém phần quan trọng đó là (8) Đỗ Thị Thuỷ “Nghiên cứu kinh tế”, số 236, tháng 1/1998 (9) Nhận xét của Ian McGovern trong cuốn “Kinh nghiệm phát triển của Singapore”. Chương 1: Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Trang 16 vốn ODA (Viện trợ phát triển) ở các nước khác hoặc các tổ chức quốc tế. Tiêu chuẩn để các nước, các tổ chức cung cấp vốn ODA thì có nhiều, song không thể không kể đến một chỉ tiêu quan trọng, đó là sự giao lưu kinh tế giữa các nước, đặc biệt là lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của họ vào các nước đang phát triển đó nhằm xây dựng các cơ sở hạ tầng hỗ trợ các dự án FDI hay hưởng được những ưu tiên về kinh tế của chính phủ nước sở tại. Như vậy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành tiền đề quan trọng để thu hút vốn ODA cho chương trình phát triển của đất nước. 1.2.2.7 Đầu tư trực tiếp nước ngoài làm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước Một lợi ích đễ nhận thấy nhất đó là sự đóng góp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào ngân sách Nhà nước thông qua các loại thuế như thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu... Bên cạnh đó, còn có sự đóng thuế thu nhập của các nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Những lợi ích to lớn mang lại cho thấy rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động kinh tế đối ngoại không thể thiếu của nền kinh tế. Về mặt thực tiễn, đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đã minh họa điều này. 1.3 TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 1988 - 2004 1.3.1 Bối cảnh ra đời của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Ngày 23/12/1987, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (gọi tắt là Luật đầu tư 1987) tạo nên môi trường pháp lý đầu tiên cho hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ra đời trong bối cảnh sau: 1.3.1.1 Bối cảnh thế giới Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã ra đời trong bối cảnh quốc tế sau : - Sự phát triển của giao lưu thương mại quốc tế đã làm xuất hiện nhu cầu đầu tư, trao đổi tư bản giữa các quốc gia. Hiện nay, mô hình “Kinh tế đóng” đã trở nên lỗi thời và xu hướng phát triển “kinh tế mở” theo hướng: mở rộng tất cả các cánh cửa ở cả hai chiều cho xuất nhập khẩu hàng hóa, tư bản, dịch vụ, công nghệ - kỹ thuật, lao động... - Sự phát triển nhanh đến chóng mặt của các phương tiện giao thông, liên lạc, kỹ thuật điện toán đặc biệt là các lĩnh vực điện tử - tin học phục vụ cho đời sống và sản xuất... đã đặt những người làm kinh tế vào thế phải cạnh tranh khốc liệt để vươn tới sự hoàn hảo của kỹ thuật và giảm tối đa chi phí. - Thể chế chính trị, kinh tế, xã hội của nhiều quốc tế trong những thập kỷ vừa qua đã có những thay đổi quan trọng phù hợp với nền kinh tế mở, với các thông lệ quốc tế, đảm bảo được lợi ích của chủ đầu tư nước ngoài. Các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam không thoát ra khỏi guồng vận động của thế giới, do vậy không thể đứng yên nhìn mọi việc thay đổi mà phải bắt tay tham gia vào quá trình đổi mới. Đó là con đường tất yếu để phát triển và đi tới phồn vinh. 1.3.1.2 Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam Sau 30 năm chiến tranh giành độc lập dân tộc, Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới: hòa bình, xây dựng và phát triển. Trong những năm đầu sau chiến tranh (1976 - 1986), mặc dù Việt Nam đã nhận được nguồn viện trợ khá lớn từ các nước Xã Hội Chủ Nghĩa đặc Chương 1: Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Trang 17 biệt là từ Liên Xô (khoảng 1 tỷ rúp mỗi năm) nhưng phần lớn các khoản viện trợ này đã bị sử dụng lãng phí, kém hiệu quả. Trừ một vài công trình như xây dựng cầu Thăng Long, thuỷ điện Sông Đà, nhà máy xi măng Bỉm Sơn... đã phát huy tác động tích cực; đại bộ phận các công trình thiết bị toàn bộ nhập khẩu bằng tín dụng chỉ sử dụng được khoảng 30-50% công suất, nhiều thiết bị nhập về bỏ không trong khi đó Nhà nước vẫn phải nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng để thỏa mãn nhu cầu trong nước, cán cân thương mại lại thường xuyên bị mất cân đối. Ví dụ: Năm 1985, tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam là 705 triệu USD (bằng 16% kim ngạch xuất khẩu của Philippines và 10% của Thailand), lượng nhập siêu là 940 triệu USD đã gây nên tình trạng thiếu hụt ngân sách và lượng dự trữ ngoại tệ. Trong bối cảnh đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986) đã khẳng định sự bức thiết phải tiến hành công cuộc đổi mới trên toàn bộ các phương diện kinh tế - xã hội, trong đó có đổi mới căn bản các hoạt động kinh tế đối ngoại, thu hút nguồn đầu tư nước ngoài và tăng cường xuất khẩu. Luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đã dựng nên một khuôn khổ pháp lý phù hợp với quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về kinh tế đối ngoại. Để tạo nên sự thu hút đối với đầu tư nước ngoài và cạnh tranh với các nước trong khu vực, Quốc Hội đã nhiều lần thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đầu tư 1987. Từ khi ra đời cho đến nay, Luật đầu tư nước ngoài ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của nó trong việc hướng dẫn đầu tư và bảo đảm quyền lợi cho cả phía Việt Nam và phía nước ngoài trong quá trình đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. 1.3.2 Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 1988 –10/ 2004 Sau khi Luật đầu tư nước ngoài được ban hành tháng 12/1987 tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và số dự án được cấp giấy phép tăng đều qua các năm. Tính cho đến hết 31/12/2003 đã có 5441 dự án được cấp giấy phép với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 45776,8 triệu USD. Đến nay đã có trên rất nhiều công ty thuộc 66 nước và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Trong giai đoạn 1988 - 2003, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tăng cả về số vốn đăng ký lẫn số dự án được cấp giấy phép.Tuy vậy, trong 2 năm 1997 và 1998, tình hình đầu tư đã bị sút giảm đáng kể. Số vốn đầu tư đăng ký năm 1997 chỉ bằng 54.5% so với năm 1996, năm 1998 chỉ bằng 84.47% năm 1997. Số dự án năm 1997 cũng giảm đi 29 dự án so với năm 1996, năm 1998 giảm 73 dự án so với năm 1997. Sau khi khủng hoảng kinh tế Châu Á qua đi, tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đang dần hồi phục với số lượng dự án đăng ký hàng năm tăng lên nhưng số vốn đầu tư lại càng ngày càng giảm và vẫn còn kém rát xa so với trước khi cuộc khủng hoảng xảy ra. 10 tháng đầu năm 2004 có 578 dự án với tổng vốn 1739,8 triệu USD đầu tư vào nước ta, chủ yếu là ở 4 ngành, lĩnh vực: nông-lâm nghiệp với 72 dự án và 283,59 triệu USD, khách sạn- du lịch với 17 dự án và gần 148 triệu USD, công nghiệp với 362 dự án và 1023.26 triệu USD, lĩnh vực xây dựng văn phòng căn hộ vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư với 5 dự án và 121,8 triệu USD. Trong số các dự án đầu tư từ đầu năm, chủ yếu phân bổ tại các địa phương: Đồng Nai 71 dự án và 451,36 triệu USD, Bình Dương 113 dự án và 275,7 triệu USD, Tp.Hồ Chí Minh 162 dự án và 250,96 triệu USD, Thái Nguyên 3 dự án và 147,65 triệu USD, Hải Phòng 16 dự án và 84, 65 triệu USD, Hà Nội 52 dự án và 66,62 triệu USD….Các năm trở lại đây, tuy đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đang dần hồi Chương 1: Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Trang 18 phục nhưng tốc độ rất chậm cho dù là có khả quan. Số dự án và số vốn đầu tư qua các năm tăng dần nhưng không có sự nhảy vọt đột biến và vẫn còn ít hơn rất nhiều cả về số dự án lẫn số vốn đầu tư so với thời điểm trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997. Điều đáng ngại hơn nữa là, theo ông cựu Bộ trưởng Trần Xuân Giá, số khách nước ngoài vào tìm kiếm cơ hội đầu tư cũng giảm đi đáng kể. có rất nhiều cách nhìn để giải thích về sự giảm sút đầu tư nước ngoài này. Không loại trừ nguyên nhân là cuộc khủng hoảng tài chính ở khu vực Châu Á . Nhưng tựu chung lại, dưới cặp mắt đánh giá của những nhà đầu tư quốc tế, môi trường đầu tư ở nước ta đang ngày một kém hấp dẫn hơn so với một số nước trong khu vực như Myanmar, Trung Quốc... Bảng 1-1: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam từ 1988-2004 (Số liệu không kể vốn bổ sung của các dự án đã cấp giấy phép các năm trước đó, các dự án của VIETSOPETRO) ĐVT : triệu USD Năm Vốn đăng ký Số dự án Vốn đầu tư trên 1 dự án 1988 37 321.8 8.7 1989 68 525.5 7.73 1990 108 735 6.8 1991 151 1275 8.44 1992 197 2027 10.3 1993 274 2589 9.45 1994 367 3746 10.21 1995 408 6848 16.78 1996 387 8979 23.20 1997 358 4894 13.67 1998 285 4138 16.04 1999 311 1568 5.04 2000 389 2018 5.19 2001 550 2592 4.71 2002 802 1621 2.02 2003 748 1899.6 2.54 Tổng 5441 45776.8 8.41 10/2004 578 1739.8 3.01 Nguồn : Bộ Kế hoạch và Đầu tư Niên giám Thống kê Việt Nam 2003 Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam phân bổ không đồng đều giữa các ngành và vùng lãnh thổ. Chủ yếu tập trung ở vùng Đông Nam Bộ (Tp.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu) với 3371 dự án và 23522.4 triệu USD vốn đầu tư , Đồng Bằng Sông Hồng ( Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh) vối 1100 dự án và 11673.4 triệu USD vốn đầu tư. Các ngành công nghiệp, xây dựng và tài chính tín dụng vẫn là những ngành thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu tại nước ta. Ngành công nghiệp chiếm 64.55% số dự án và 49.3% vốn đầu tư. Ngành xây dựng chiếm 10.09% số vốn đầu tư và ngành tài chính tín dụng là 11.29% vốn đầu tư. Chương 1: Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Trang 19 Trong số các nước đầu tư vào Việt Nam, đến nay dẫn đầu vẫn là các nước Châu Á như Singapore 7399.1 triệu USD, Đài Loan 5418.5 triệu USD, Hàn quốc 4113 triệu USD, Nhật Bản 4032.5 triệu USD. Các nước phương Tây vẫn chưa đầu tư nhiều vào Việt Nam, đặc biệt là Mỹ. Tuy nhiên với những gì đạt được, đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đã mang lại nhiều hiệu quả cho nền kinh tế nước ta. 1.3.3 Hiệu quả đầu tư trực tiếp trong những năm qua 1.3.3.1 Hiệu quả kinh tế Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp một phần đáng kể trong nền kinh tế Việt Nam. Tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm từ 27% đến 30%. Tỷ trọng đóng góp của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào GDP ngày một tăng: 6.3% năm 1995, 13.28% năm 2000; 13.75% năm 2001; 13.76% năm 2002 và năm 2003 là 14.47%. Giá trị của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp Việt Nam luôn chiếm trên 40%. Bảng 1-2 : Giá trị tổng sản phẩm theo giá thực tế của Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 1995 2000 2001 2002 2003 Tổng số 228892 441646 481295 535762 605586 Khu vực FDI 14428 58626 66212 73697 87606 Tỷ trọng(%) 6.3 13.28 13.75 13.76 14.47 Nguồn: Niên giám Thống Kê Việt Nam 2003 Xuất khẩu năm 2000 đạt 6810.3 triệu USD, năm 2001 đạt 6798.3 triệu USD, năm 2002 đạt 7871.8 triệu USD, năm 2003 đạt 6340.0 triệu USD, góp phần quan trọng vào giá trị xuất khẩu của cả nước. Năm 2003 khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm tỷ trọng 33.38% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là dầu thô, hàng nông hải sản chế biến, hàng dệt may, giày dép và hàng điện tử... sang một số nước Châu Á - Nhật Bản, Singapore... và Mỹ, Anh, Đức... các nhà đầu tư cố gắng vươn ra thị trường ngoài Châu Á; tăng xuất khẩu sang Châu Âu và Mỹ . Nhập khẩu : năm 2000 đạt 4352.0 triệu USD, năm 2001 đạt 4985.0 triệu USD, năm 2002 đạt 6703.6 triệu USD, năm 2003 đạt 8814.9 triệu USD (bằng 131.5% so với năm 2002), chênh lệch trong cán cân thương mại ở khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài có chiều hướng thu hẹp lại. Năm 2003, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài nhập khẩu hàng hóa bằng 34.94% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị, nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất. Nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả như Hợp doanh viễn thông quốc tế Tesla lãi liên tục từ khi hoạt động đến nay .Và hợp doanh đã dùng lợi nhuận để tái đầu tư, liên doanh nước khoáng Long An, Liên doanh xây dựng và kinh doanh Khu chế xuất Tân Thuận báo cáo lãi lớn; Công ty xi măng Chinfon Hải Phòng đã bắt đầu có lãi trên 7 triệu USD trong năm 1998, mặc dù 2 năm 1996, 1997 bị lỗ hơn 6 triệu USD . (10) (10) Thuý Hương - Tạp chí thương mại, số 3+4, 1999 Chương 1: Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Trang 20 Nhìn chung, doanh thu, kim ngạch xuất nhập khẩu và nộp ngân sách như vậy là chưa cao. Có thể giải thích là do các dự án lớn có thời hạn hoạt động lâu dài trong giai đoạn triển khai xây dựng nên chưa có sản phẩm và doanh thu, nhiều dự án còn được miễn thuế trong thời gian đầu. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng khả năng kiểm soát tài chính của ta đối với các dự án đầu tư chưa tốt, còn nhiều kẽ hở, gây thất thu cho Nhà nước. Theo trang 2,báo Đầu tư ngày 27/10/2004,tổng doanh thu trong 10 tháng đầu năm 2004 của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt khoảng 14 tỷ USD, tăng 30,8% so với cùng kỳ năm 2003, trong đó giá trị xuất khẩu đạt 7,067 tỷ USD, vượt xa kết quả 6,34 tỷ USD của cả năm 2003. Nhờ đó, nộp ngân sách 10 tháng đạt 659 triệu USD(cũng đã vượt 159 triệu USD so với cả năm 2003). Nếu tính cả dầu thô thì khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay chiếm hơn 36% tổng giá trị sản xuất công nghiệp và tên 50% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. 1.3.3.2. Hiệu quả xã hội Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần giải quyết việc làm cho lực lượng lao động khổng lồ và nâng cao đời sống của người lao động. Năm 2000 khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài thu hút 407.565 lao động và cung cấp lao động giao tiếp cho hàng chục vạn lao động khác có liên quan. Đến năm 2001 đã sử dụng 489.287 lao động và năm 2003 là 691.088 lao động. Thu nhập của người lao động cũng khả hơn hơn. Bảng 1-3 : Tổng số lao động trong các doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 2000 – 2003 ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2000 Tỷ lệ % 2001 Tỷ lệ % 2002 Tỷ lệ % 2003 Tỷ lệ % Tổng số 3536998 100 3933226 100 4657803 100 5103847 100 Liên doanh 121590 3.44 125004 3.18 154812 3.32 155667 3.05 100% nước ngoài 285975 8.09 364283 9.26 536276 11.51 628794 12.32 Nguồn: Niên giám Thống Kê Việt Nam 2003 Bộ Lao động –Thương binh và xã hội Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 90% thị phần thức ăn gia súc, 90% nước giải khát, 70% hóa mỹ phẩm Việt Nam (11). Sản phẩm của các liên doanh xí nghiệp 100% vốn nước ngoài đã có vị trí quan trọng trên thị trường Việt Nam. Các nhãn hiệu Sony, KAO.... đã làm củng cố niềm tin vào hàng trong nước gọi là “hàng Việt Nam chất lượng ngoại, giá nội” trong người tiêu dùng, hạn chế phần nào việc “chảy máu” ngoại tệ của đất nước. (11) Thuý Hương - Tạp chí thương mại, số 3+4, 1999 Chương 1: Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Trang 21 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trong chương này, đề tài giải quyết được một số vấn đề lý luận và thực tiễn sau: - Nêu lên khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài và đặc điểm của các hình thức đó. - Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với bên đầu tư và bên tiếp nhận vốn đầu tư. - Thực tiễn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và những hiệu quả do hoạt động này mang lại. Qua sự phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò vô cùng to lớn đối với cả nước xuất khẩu vốn và nước nhập khẩu vốn. Kết quả cuối cùng mà các bên nhận được từ hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài có ý nghĩa rất to lớn. để hiểu rõ hơn về vấn đề này, ta đi vào Chương II “Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” và trên cơ sở đó có thể thấy được hiệu quả thực sự do đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại cho nền kinh tế. Chương 1: Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Trang 22 CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ –XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1.1 Tình hình xã hội Thành phố Hồ Chí Minh là một đơn vị hành chính do Trung ương trực tiếp quản lý. Toàn thành phố được chia thành 23 quận (huyện), 303 phường xã. Trong đó có 18 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành. Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng kinh tế Đông Nam Bộ, có diện tích 2.095,01 km2, trải dài theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Trong đó diện tích của 18 quận nội thành là 442,13 km2 (21,1%) và 5 huyện ngoại thành là 1.652,88km2 (78,9%). Thống kê dân số chính thức năm 2003 tại thành phố là 5.630.192 người. Thành phố là nơi có qui mô dân số lớn nhất so với các tỉnh và thành phố khác trong cả nước. Mật độ dân số của thành phố cũng cao nhất nước nhưng phân bổ không đều. Năm 2003 bình quân là 2.687 người/km2, trong đó nội thành là 10.338 người/km2 và ngoại thành là 641 người/km2. Theo giới tính, thành phố có dân số Nam là 2.713.144 người (48.2%) vàNữ là 2.917.048 người (51.8%). Đây là một lực lượng dồi dào cho sự nghiệp phát triển kinh tế của thành phố. Ngoài ra, hàng năm thành phố còn được bổ sung một lực lượng lao động lớn từ các tỉnh đổ về. Năm 2003 có 79.187 người đến thành phố sinh sống. Mức sống dân cư tăng đều qua các năm nhưng có sự chênh lệch rõ rệt giữa đời sống ở thành thị và nông thôn. Năm 2003, chi tiêu bình quân một nguời một tháng ở thành thị là 833.795 đồng/người/tháng thì khu vực nông thôn chỉ có 399.752 đồng/người/tháng. Tỷ lệ hộ gia đình có các tiện nghi sinh hoạt cũng chênh lệch giữa thành thị và nông thôn. 2.1.2 Tình hình kinh tế 2.1.2.1 Tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố(GDP) Tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh luôn đứng đầu trong cả nước.Tính theo giá thực tế, năm 1990 là 6.770 tỷ đồng thì năm 2003 đã tăng lên đến 111.344 tỷ đồng. Mức đóng góp của thành phố Hồ Chí Minh trong GDP của cả nước cũng tăng từ 16.14% năm 1990 lên 18.39% trong năm 2003. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố cũng khá cao. Tốc độ tăng năm 1999 là 12.29%, năm 2000 là 10.34%, năm 2001 là 11.85%, năm 2002 là 13.61%, năm 2003 là 15.5%. Trong kỳ họp Đảng bộ thành phố lần thứ 18 –khoá VII mới đây, chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Lê Thanh Hải đã đưa ra mức dự đoán cho mức tăng trưởng GDP năm 2004 là 11.5%. Tốc độ tăng trưởng của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sau thời kỳ khủng hoảng tài chính Châu Á đang hồi phục và không ngừng tăng lên, nó luôn ở mức cao hơn so với khu vực kinh tế trong nước. Chương 1: Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Trang 23 Hình 2-1: Tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GDP) (Tính theo giá thực tế – Tỷ đồng) 61.226 68.752 75.862 84.852 96.403 111.344 128.046 0 50 100 150 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Năm 2004: dự đoán vào thời điểm tháng 10 Nguồn: Cục Thống kê Tp.Hồ Chí Minh Các ngành kinh tế chủ chốt dẫn đầu trong đóng góp GDP của thành phố trong năm 2003 là công nghiệp chế biến (41.2%), thương nghiệp (12.9%), vận tải và bưu điện (8.8%), khách sạn nhà hàng (5.3%), xây dựng (5.1%)… Hình 2-2: Cơ cấu kinh tế của thành phố năm 2003 40.90% 37.60% 21.50% Nhà nước Ngoài quốc doanh KV có vốn ĐTNN 47.95% 1.60% 50.45% Nông,Lâm nghiệp và Thủy sản Công nghiệp và Xây dựng Dịch vụ Nguồn: Niên giám Thống kê Tp.Hồ Chí Minh năm 2003 Trong cơ cấu kinh tế thành phố, tỷ trọng của khu vực nông- lâm -ngư nghiệp ngày càng giảm, phù hợp với qui hoạch phát triển thành phố thành một trung tâm công nghiệp hoá của khu vực phía Nam và cả nước. Các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng vươn lên, khẳng định vị trí chủ chốt của mình trong cơ cấu phát triển kinh tế của thành phố. Trong 10 tháng đầu năm 2004 tốc độ tăng trưởng công nghiệp trên địa bàn thành phố là 15.1%. 2.1.2.2 Tình hình xuất nhập khẩu Nhìn chung, xuất nhập khẩu trong những năm qua đều tăng nhanh. Tốc độ tăng của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn cao hơn khu vực kinh tế trong nước. Tương quan xuất nhập khẩu của thành phố luôn là xuất siêu trong 4 năm trở lại đây. Theo Sở Chương 1: Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Trang 24 Thương mại, riêng kim ngạch xuất khẩu của thành phố 10 tháng đầu năm 2004 đạt 8.071,6 triệu USD, tăng 34,1% do với cùng kỳ năm ngoái. Hình 2-3: Kim ngạch xuất nhập khẩu của thành phố 2000-2003 (Tính theo giá thực tế – Đơn vị tính: 1000USD) 6401941 6016300 6415037 7288571 3645436 3936085 4770119 4026067 2000 2001 2002 2003 Xuất khẩu Nhập khẩu Nguồn: Niên giám Thống kê Tp.Hồ Chí Minh năm 2003 2.1.3 Vị trí và vai trò của thành phố Hồ Chí Minh trong nền kinh tế Việt Nam 2.1.3.1 Vị trí Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế thương mại lớn nhất Việt Nam. Tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh luôn đứng đầu trong cả nước.Tính theo giá thực tế, năm 2003 GDP của thành phố là 111.344 tỷ đồng. Mức đóng góp của thành phố Hồ Chí Minh trong GDP của cả nước là 18.39% trong năm 2003. Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thương quốc tế, các luồng hàng hoá giao dịch qua lại của vùng kinh tế Đông Nam Bộ với các nước hầu hết thông qua thành phố Hồ Chí Minh. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2003 là 12.058,7 triệu USD, chiếm 26.56% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước (45402,9 triệu USD). 2.1.3.2 Vai trò Đứng ở vị trí quan trọng của nền kinh tế Việt Nam- Năm 2003 chiếm 18.39% GDP, khoảng 55% kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước ( kể cả dầu khí), và với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm cao, thành phố Hồ Chí Minh có vai trò như một nguồn động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của cả nước. Là một trung tâm văn hoá- khoa học kỹ thuật, thành phố Hồ Chí Minh luôn đi đầu trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào trong sản xuất, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, đây là trung tâm đào tạo nhân lực cho các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Là nơi luôn đi đầu trong việc thực hiện các chính sách đổi mới của Chính phủ. Cụ thể là đi đầu trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài… Chương 1: Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Trang 25 2.2 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TP.HỒ CHÍ MINH 2.2.1 Tình hình chung Đến 31/12/2003, thành phố Hồ Chí Minh có tổng cộng 1755 dự án được cấp giấy phép với tổng số vốn đầu tư là 14.163 triệu USD. Trong đó, có 340 dự án hết hạn giấy phép hoặc bị rút giấp phép giải thể trước thời hạn với số vốn đầu tư là 2.527,05 triệu USD, 1415 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư là 11.635.95 triệu USD. Bảng 2-1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Tp.Hồ Chí Minh từ 1988 đến 2003 Năm Số dự án Vốn đầu tư (triệu USD) Tốc độ tăng dự án (%) Tốc độ tăng vốn (%) 1988 1989 1990 1991 16 26 46 72 69 372 531 625 --- 62.5 76.9 56.5 --- 439.1 42.7 87.5 1992 87 714 19.2 14.2 1993 102 1.585 17.2 21.9 1994 121 1.575 18.6 -0.7 1995 155 2.498 28.0 58.6 1996 114 2.376 -26.5 -4.9 1997 89 1.179 -22.0 -50.4 1998 90 707 1.1 -40.1 1999 109 471 21.1 -33.4 2000 122 224 11.9 -52.4 2001 182 619 49.2 176.3 2002 223 314 22.5 -49.3 2003 201 304 -9.9 -3.2 Tổng cộng 1755 14.163 10/2004 162 250.96 -19.4 * -17.4* *: Tốc độ tăng giảm của số dự án vốn tính ở thời điểm cuối tháng 10 so với cả năm 2003 Nguồn: Sở Kế Hoạch và Đầu tư Tp.Hồ Chí Minh Trong những năm gần đây, tuy thành phố Hồ Chí Minh vẫn luôn là địa phương dẫn đầu trong cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng số vốn đầu tư liên tục giảm sút cho dù là số dự án vẫn lên. Thể hiện rõ là tốc độ tăng vốn luôn luôn âm, và có năm, vốn đầu tư chỉ bằng một nửa so với năm trước. Thành phố Hồ Chí Minh không còn là địa phương nổi bật nhất trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là một dấu hiệu đáng lo ngại của đầu tư thành phố. Có rất niều nguyên nhân làm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm xuống: do sự xuống dốc của nền kinh tế toàn cầu theo sau sự tan vỡ của bong bóng công nghệ cao tại Mỹ cùng với khủng hoảng kéo dài tại Nhật đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nước châu Á. Sau các cuộc khủng hoảng, các nước châu Á đã áp dụng các biện pháp khuyến khích và thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư mạnh mẽ hơn để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, do vậy đã làm giảm đi mối quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Chương 1: Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Trang 26 Nhu cầu thị trường thấp, chi phí cao, các thủ tục hành chính phức tạp là những nhân tố khác nữa góp phần vào việc làm giảm đi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã hy vọng vào một thị trường lớn của Việt Nam, tuy nhiên tỷ lệ doanh thu so với vốn đầu tư thấp, mà kéo theo nó là sức mua thấp làm một số nhà đầu tư thất vọng. Bảng 2-2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Đồng Nai từ 1989 – 2003 Năm Số dự án Tỷ lệ trong tổng số dự án (%) Vốn đầu tư ( triệu USD) Tỷ lệ trong tổng vốn đầu tư (%) 1989-2000 249 49.7 4861 77.98 2001 54 10.78 732 11.74 2002 111 22.16 351 5.63 2003 87 17.36 290 4.65 Tổng cộng 501 100 6234 100 10/2004 71 451.36 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai Bảng 2-3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Bình Dương từ 1989 – 2003 Năm Số dự án Tỷ lệ trong tổng số dự án (%) Vốn đầu tư ( triệu USD) Tỷ lệ trong tổng vốn đầu tư (%) 1989-1995 68 8.37 675.27 18.65 1996 53 6.53 614.21 16.96 1997 50 6.16 339.52 9.38 1998 41 5.05 253.12 6.99 1999 67 8.25 363.84 10.05 2000 116 14.29 478.94 13.23 2001 116 14.29 262.77 7.26 2002 155 19.09 346.87 9.58 2003 146 17.97 286.73 7.9 Tổng cộng 812 100 3621.27 100 10/2004 113 275.7 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Dương So sánh thành phố với hai tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, hai tỉnh luôn ở trong nhóm những địa phương thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều và hiệu quả nhất, ta sẽ thấy rõ dấu hiệu đáng lo ngại trên.Tình hình đầu tư ở 2 tỉnh trên dựa vào bảng thống kê, ta thấy rằng trong hai ba năm trở lại đây tuy thua kém thành phố Hồ Chí Minh rất nhiều về số dự án nhưng 2 tỉnh lại không hề thua kém về số vốn đầu tư. Và đặc biệt, theo số liệu do Bộ Kế hoạch và đầu tư công bố thì trong 10 tháng đầu năm 2004, hai tỉnh Đồng Nai và Bình Dương đã vượt qua thành phố Hồ Chí Minh và dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư trưc tiếp nước ngoài. Chương 1: Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Trang 27 Bảng 2-4 : Những dự án FDI nổi bật trong các năm ĐVT : triệu USD Dự án Vốn đầu tư 1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh điện thoại di động CDMA Sài Gòn Telecom 299,6 2. Trung tâm tiêu thụ nông sản thực phẩm của công ty Metro Cash & Carry 120 3. Bệnh viện đa khoa của Công ty TNHH y tế Viễn Đông Việt Nam 32 4. Công ty Quốc tế Thế kỷ 21 48,7 5. Công ty TNHH Freetrend Industrial A 20 6. Ba dự án đầu tư vào khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh 23 2.1.2 Về Qui mô vốn đầu tư bình quân trên một dự án Qui mô của các dự án đầu tư tăng đều qua các năm nhưng từ sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, vốn bình quân một dự án giảm dần một cách rõ rệt và chưa thấy có dấu hiệu tăng trở lại. Chủ yếu là các dự án vừa và nhỏ. Bảng dưới đây sẽ cho chúng ta thấy qui mô vốn bình quân một dự án qua các năm. Bảng 2-5: Vốn đầu tư bình quân một dự án qua các năm tại thành phố ĐVT: Triệu USD Năm 89-95 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Vốn đầu tư Dự án 12.75 20.84 13.25 7.86 4.32 1.84 3.4 1.41 1.51 Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh So sánh với qui mô vốn bình quân một dự án của thành phố với Đồng Nai và Bình Dương, chúng ta thấy rằng vốn bình quân một dự án của thành phố thấp hơn vốn bình quân tại hai tỉnh này. Và nếu so sánh với cả nước thì lại còn thấp hơn nữa. Bảng 2-6: Vốn đầu tư bình quân một dự án qua các năm tại Đồng Nai ĐVT: Triệu USD Năm 2001 2002 2003 Tổng Số Từ 1989-2003 Vốn đầu tư Dự án 13.56 3.16 3.33 12.44 Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư Đồng Nai Bảng 2-7: Vốn đầu tư bình quân một dự án qua các năm tại Bình Dương ĐVT: Triệu USD Năm 89-95 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Vốn đầu tư Dự án 9.93 11.59 6.79 6.17 5.43 4.13 2.27 2.24 1.96 Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư Bình Dương Các nhà đầu tư chọn các dự án vừa và nhỏ nhiều có thể là do các nguyên nhân sau đây: Chương 1: Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Trang 28 - Khả năng tài chính của các nhà đầu tu có hạn nên muốn đầu tư vào các dự án lớn rất khó khăn, nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. - Mục đích của các nhà đầu tư là tìm kiếm lợi nhuận và tận dụng những lợi thế của Việt Nam như lao động rẻ, nguyên vật liệu nhiều. Những dự án vừa và nhỏ mới có thể đáp ứng được nhu cầu đó một cách tốt nhất. - Do môi trường đầu tư ở Việt Nam nói chung và thành phố nói riêng còn nhiều thay đổi, chưa đi vào ổn định nên các nhà đầu tư chỉ dám đầu tư vào các dự án vừa và nhỏ. Tuy nhiên, các dự án vừa và nhỏ lại phần nào phù hợp với định hướng phát triển đầu tư của thành phố trong giai đoạn đầu của Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá, vừa tận dựng những năng lực sản xuất hiện có, sử dụng nhiều lao động, phù hợp với trình độ quản lý, bên cạnh đó còn nâng cao tính thích nghi và dễ chuyển đổi máy móc thiết bị, phương án sản xuất phù hợp với những thay đổi của thị trường. Các dự án có qui mô lớn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, khách sạn, cao ốc văn phòng. Điều này cũng cho thấy môi trường đầu tư ở thành phố đã và đang tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư và họ đang tìm thấy cơ hội làm ăn lớn ở thành phố. Trong tương lai, cần tăng qui mô của các dự án đầu tư lên cao hơn để thích nghi và đáp ứng như cầu của nền kinh tế thành phố. 2.2.3 Về cơ cấu đầu tư theo ngành nghề-lĩnh vực Bảng 2-8: Đầu tư FDI vào Tp. Hồ Chí Minh từ 1989 – 2003 theo ngành-lĩnh vực (Các dự án còn hiệu lực) Ngành-lĩnh vực Số dự án Tỷ lệ trong tổng số dự án (%) Vốn đầu tư ( triệu USD) Tỷ lệ trong tổng vốn đầu tư (%) Nông-lâm- Thủy sản 11 0.8 44.81 0.4 Công nghiệp 939 66.4 5001.79 43.0 Xây dựng 38 2.7 422.97 3.6 Khách sạn-Du lịch 45 3.2 1608.37 13.8 Vận tải, Bưu điện 68 4.8 1399.99 12.0 Tài chính Tín dụng 27 1.9 364.33 3.1 Bất động sản, Tư vấn 236 16.7 2260.26 19.4 Dịch vụ khác 51 3.5 533.43 4.7 Tổng cộng 1415 100 11635.95 Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư Tp.Hồ Chí Minh Giai đoạn đầu, tỷ trọng vốn đầu tư vào các ngành khách sạn, cao ốc văn phòng chiếm rất cao, trong khi ngành công nghiệp chiếm ít hơn rất nhiều. Do cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, cung vượt cầu khiến cho việc đầu tư vào lĩnh vực này giảm sút đáng kể. Đến nay, lĩnh vực này chỉ còn chiếm 13.8%, trong khi ngành công nghiệp chiếm 43%. Đây cũng là tín hiệu đáng mừng, chứng tỏ đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp sản xuất đã có hiệu quả, đồng thời cũng là xu thế bão hoà của ngành khách sạn, cao ốc hiện nay, cần có một định hướng đúng để phát triển ngành này. Lĩnh vực khách sạn, cao ốc tuy chỉ chiếm 3.2% số dự án nhưng tỷ trọng vốn đầu tư cao là vì các dự án trong lĩnh vực này đòi hỏi vốn rất lớn. Trong khi các dự án sản xuất công nghiệp có qui mô lớn, nhất là công nghiệp nặng thường có xu hướng đầu tư vào các Chương 1: Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Trang 29 tỉnh khác nhằm hưởng lợi thế giá thuê đất, nhân công rẻ trong điều kiện phải thu hồi vốn chậm. Vốn bình quân một dự án công nghiệp là 5.33 triệu USD thì vốn bình quân một dự án khách sạn, cao ốc là 35.74 triệu USD. Tuy vấn đề chuyển đổi cơ cấu công nghiệp thành phố đã đặt ra từ khoảng 2-3 năm nay nhưng nhìn chung, cơ cấu các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài mà thành phố có hiện nay vẫn còn quá thiên về các dự án sản xuất công nghiệp sử dụng nhiều lao động phổ thông như may, da giày... các ngành thành phố khuyến khích đào tạo, các ngành dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng thấp. Bảng 2-9: Đầu tư FDI vào Đồng Nai từ 1989 – 2003 theo ngành-lĩnh vực Ngành-lĩnh vực Số dự án Tỷ lệ trong tổng số dự án (%) Vốn đầu tư ( triệu USD) Tỷ lệ trong tổng vốn đầu tư (%) Nông-lâm-ngư nghiệp 5 1 25 0.4 Công nghiệp chế biến 478 95.6 5866 94.1 Xây dựng 5 1 156 2.5 Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ 8 1.6 69 1.1 Khách sạn- Nhà hàng 1 0.2 54 0.87 Vận tải, thông tin 1 0.2 5 0.08 Văn hoá- Thể thao 3 0.6 59 0.95 Tổng cộng 501 100 6234 100 Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư Đồng Nai Bảng 2-10: Đầu tư FDI vào Bình Dương từ 1989 – 2003 theo ngành-lĩnh vực Ngành-lĩnh vực Số dự án Tỷ lệ trong tổng số dự án (%) Vốn đầu tư ( triệu USD) Tỷ lệ trong tổng vốn đầu tư (%) Nông-lâm nghiệp 7 0.86 79.75 2.2 Công nghiệp 789 97.17 3322.45 91.75 Xây dựng 6 0.74 14.8 0.41 Khách sạn-Du lịch 1 0.12 5 0.14 Vận tải, thông tin 2 0.25 5.5 0.15 Văn hoá- Thể thao 1 0.12 28.23 0.78 Dịch vụ khác 6 0.74 165.54 4.57 Tổng cộng 812 100 3621.27 100 Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư Bình Dương So sánh đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành tại thành phố với Bình Dương, Đồng Nai và cả nước, ta thấy rằng Bình Dương và Đồng Nai chú trọng vào thu hút đầu tư công nghiệp với tỷ trọng vốn đầu tư là 91.75 %và 94.1% . Hầu hết các dự án đầu tư vào hai tỉnh này chủ yếu là ngành công nghiệp. Trong khi tỷ trọng ngành công nghiệp trong tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh cũng như Việt Nam chỉ khoảng 40%. Lĩnh vực nông- lâm- ngư nghiệp chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ mặc dù thành phố và các địa phương đã áp dụng nhiều biện pháp để khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực này. Chương 1: Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Trang 30 Các ngành và lĩnh vực khác thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không nhiều và không hiệu quả. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém hiệu quả trong cơ cấu đầu tư theo ngành: - Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành và thành phố để có những qui hoạch thật cụ thể về hợp tác đầu tư với nước ngoài cho phù hợp với qui hoạch kinh tế-xã hội tổng thể. - Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành và các doanh nghiệp trong nước trong công tác vận động đầu tư, mời gọi liên doanh, hợp tác liên doanh… đã có trường hợp tranh giành dự án hay triển khai một lúc nhiều dự án. Phần lớn các dự án do phía đối tác nước ngoài chủ động tìm đến ta, các dự án do thành phố chủ động giới thiệu vẫn chiếm tỷ lệ chưa cao. - Chưa có sự phân tích lợi ích kinh tế- xã hội đầy đủ của các dự án. Do đó chưa có những biện pháp khuyến khích đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư để họ đầu tư vào một số lĩnh vực mà ta cần đẩy mạnh như công nghệ cao, công nghệ sinh học…. Tuy nhiên, sự gia tăng đáng kể vốn đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp thể hiện dấu hiệu tích cực và đáp ứng phần nào ý đồ gọi vốn đầu tư, phù hợp với định hướng Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá. Các dự án đầu tư vào lĩnh vực giao thông, cơ sở hạ tầng tạo đà cho sự khuếch trương các ngành còn lại. Các dự án về lĩnh vực khách sạn du lịch phát triển tạo tiền đề lạc quan về việc thu hút khách du lịch đền thành phố so với các tỉnh khác trong thời gian tới. 2.2.4 Về hình thức đầu tư Đến hết 31/12/2003 tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh theo hình thức đầu tư như sau: Bảng 2-11: Đầu tư FDI vào Thành phố từ 1989 – 2003 theo hình thức đầu tư ( Các dự án còn hiệu lực) Loại hình Số dự án Tỷ lệ trong tổng số dự án (%) Vốn đầu tư ( triệu USD) Tỷ lệ trong tổng vốn đầu tư (%) 100% vốn nước ngoài 987 69.4 4271.24 36.7 Liên doanh 387 27.3 5975.94 51.4 Hợp tác kinh doanh 47 3.3 1388.77 11.9 Tổng cộng 1415 100 11635.95 100 Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Liên doanh là hình thức phổ biến và chiếm tỷ trọng vốn đầu tư nhiều nhất (51.4%). Việc các nhà đầu tư quan tâm đến hình thức liên doanh là do: - Nhu cầu muốn thích nghi với phong tục tập quán của môi trường đầu tư mới thông qua các đối tác địa phương. - Chia xẻ bớt một phần rủi ro trong kinh doanh. - Đáp ứng nhu cầu liên doanh của các bên đối tác Việt Nam nhằm sử dụng có hiệu quả hơn mặt bằng, nhà xưởng, máy móc… và giao thương với thị trường thế giới. Hình thức liên doanh cũng giúp cho cán bộ công nhân Việt Nam nâng cao trình độ, kinh nghiệm quản lý, hơn nữa giúp Việt Nam kiểm soát được giá nguyên vật liệu nhập, các Chương 1: Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Trang 31 chi phí, máy móc thiết bị để giám thuế. Tuy nhiên, điều này thường là lý thuyết, còn trên thực tế , trong các liên doanh các doanh nghiệp Việt Nam chỉ chủ yếu góp bằng quyền sử dụng đất. Và như vậy, tiếng nói của phía Việt Nam thường là rất nhỏ khi quyết định các vấn đề liên quan đến sản xuất kinh doanh. Do gặp nhiều khó khăn trong vận hành liên doanh tại Việt Nam, hình thức đầu tư này đã mất dần sự hấp dẫn của nó, phần lớn là do những tranh chấp nội bộ giữa phía Việt Nam và đối tác nước ngoài. Và trong nhiều trường hợp, bên phía nước ngoài mua lại phần vốn góp của phía Việt Nam do bên phía Việt Nam thiếu vốn. Người ta hy vọng rằng sẽ có nhiều hơn nữa các liên doanh đang tồn tại sẽ được chuyển đổi thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Số dự án đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm tỷ trọng cao nhất (69.4%). Sự gia tăng của hình thức này chứng tỏ xu hướng muốn được tự chủ hoàn toàn trong điều hành doanh nghiệp, bảo vệ độc quyền công nghệ sản xuất và kỹ thuật kiểm soát và tránh được những mâu thuẫn với phía đối tác Việt Nam đôi khi dẫn đến chỗ giải thể. Trong những năm gần đây, đặc biệt là khi luật đầu tư trực tiếp nước ngoài được ban hành năm 1996 và việc nới lỏng những hạn chế trong việc thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hình thức này đã tăng lên đáng kể. Hợp đồng hợp tác kinh doanh ít được các nhà đầu tư quan tâm chú ý và lựa chọn. Bởi vì hình thức này chỉ tập trung vào các hợp đồng phân chia sản phẩm. Loại hình này phổ biến hơn trong lĩnh vực viễn thông và dầu khí, lĩnh vực mà liên doanh hay doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài không được phép. Hình thức này không lập ra một pháp nhân mới dẫn đến sự thiếu quản lý của đối tác nước ngoài là điểm rất bất lợi. Hình thức này thông thường được quản lý và giám sát bởi phía Việt Nam cho dù bên phía nước ngoài chiếm phần lớn vốn vì đối tác nước ngoài không có tư cách pháp nhân. Bảng 2-12: Đầu tư FDI vào Đồng Nai từ 1989 – 2003 theo hình thức đầu tư Loại hình Số dự án Tỷ lệ trong tổng số dự án (%) Vốn đầu tư ( triệu USD) Tỷ lệ trong tổng vốn đầu tư (%) 100% vốn nước ngoài 422 84.23 5137 82.4 Liên doanh 78 15.57 1096 17.58 Hợp tác kinh doanh 1 0.2 1 0.02 Tổng cộng 501 100 6234 100 Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư Đồng Nai So sánh với Đồng Nai, ta thấy rằng ở Đồng Nai vốn đầu tư và số dự án chủ yếu là hình thức đầu tư 100% nước ngoài. Có thể là do các đối tác trong nước ở Đồng Nai không đủ mạnh để tham gia liên doanh, hơn nữa giá trị góp vốn bằng quyền sử dụng đất ở tỉnh này không hiệu quả vì giá trị đất nơi đây thấp, không cao giá như ở thành phố Hồ Chí Minh. 2.2.5 Về đối tác đầu tư nước ngoài Trong các nước đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Hồ Chí Minh, cũng như cả nước và hai tỉnh so sánh là Đồng Nai và Bình Dương, thì các nước Châu Á có tốc độ và qui mô đầu tư khá nhanh và nhiều. Trong số này, năng động nhất vẫn là Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông… Họ là những nước đầu tư nhiều nhất vào tất cả các địa phương cho đến thời điểm này. Bên cạnh đó phải kể đến hai nước Thái Lan và Malaysia, họ đã bắt đầu gia tăng đầu tư vào Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh. Các Chương 1: Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Trang 32 nước phương Tây vẫn chưa đầu tư nhiều vào Việt Nam, Đồng Nai và Bình Dương. Các thị trường vốn mà chúng ta xác định là quan trọng cho giai đoạn chuyển dịch cơ cấu (thông qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài) như Mỹ, Đức... chưa có nhiều nhà đầu tư vào thành phố. Tuy nhiên tại thành phố Hồ Chí Minh, đứng nay sau những nước Châu Á kể trên trong những nước đầu tư nhiều, chúng ta cũng đã thấy tên những nước phương Tây giàu có như Anh, Pháp, Úc, Hà Lan…Đây chính là điểm khác biệt giữa thành phố với hai tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và phần nào là với cả Việt Nam. Bảng 2-13: Đầu tư FDI vào Thành phố từ 1989 – 2003 theo Quốc gia (Các dự án còn hiệu lực) Quốc gia Số dự án Tỷ lệ trong tổng số dự án (%) Vốn đầu tư ( triệu USD) Tỷ lệ trong tổng vốn đầu tư (%) Đài Loan 319 22.5 2205.03 19.0 Hồng Kông 123 8.7 2211.69 19.0 Singapore 119 8.4 1436.92 12.4 Hàn Quốc 230 16.3 899.16 7.7 Nhật 146 10.3 847.99 7.3 Pháp 57 4.0 782.76 6.7 Anh 45 3.2 692.01 5.9 Uùc 42 3.0 476.7 4.1 Thụy Sĩ 10 0.7 464.95 4.0 Hà Lan 20 1.4 438.44 3.8 Các nước khác 403 28.48 1872.3 16.1 Tổng cộng 1415 100 11635.95 100 Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Bảng 2-14: Đầu tư FDI vào Đồng Nai từ 1989 – 2003 theo Quốc gia Quốc gia Số dự án Tỷ lệ trong tổng số dự án (%) Vốn đầu tư ( triệu USD) Tỷ lệ trong tổng vốn đầu tư (%) Đài Loan 211 42.21 2061 33.06 Hàn Quốc 90 17.96 1007 16.15 Nhật Bản 43 8.58 907 14.55 Malaysia 20 3.99 687 11.02 Thái Lan 19 3.79 367 5.89 Anh 18 3.59 263 4.22 Singapore 16 3.19 217 3.48 Mỹ 16 3.19 175 2.81 Pháp 14 2.79 137 2.2 HồngKông 16 3.19 116 1.86 Các nước khác 38 7.58 297 4.76 Tổng cộng 501 100 6234 100 Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư Đồng Nai Về mặt kinh tế, các nước Châu Á đầu tư nhiều hơn cả xuất phát từ hai nguyên nhân sau: Chương 1: Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Trang 33 - Sự tăng trưởng nhanh đã cho phép các nước này vươn lên thành những quốc gia có tiềm lực vốn lớn. - Quá trình chuyển dịch kinh tế theo làn sóng trong khu vực đang diễn ra mạnh mẽ. Thành phố Hồ Chí Minh với xuất phát điểm thấp nhưng có tiềm năng tăng trưởng tốt đã trở thành tụ điểm đầu tư lý tưởng với các nước nêu trên. Hiện tượng các nước Tây Âu và Bắc Mỹ đầu tư chưa nhiều liên quan đến một số lý do sau: - Khủng hoảng suy thoái kinh tế trong những năm gần đây buộc mỗi nước phải ưu tiên về giải quyết kinh tế đối nội. - Tiến trình hợp nhất Châu Âu vừa mới được hoàn thành và đang mở rộng. Sự kiện này đòi hỏi các nước thành viên phải cơ cấu lại nền kinh tế theo hình thái mới cho phù hợp. Những nhiệm vụ đó đòi hỏi một lượng vốn khổng lồ trong nội bộ Tây Âu cũng như thời gian cho khâu hoạch định chính sách. - Còn Mỹ chưa đầu tư chưa nhiều vào nước ta và thành phố mặc dù đã bỏ cấm vận và ký hiệp định song phương, theo đánh giá chủ quan của một số công ty Mỹ, là do tính chiến lược và sự hấp dẫn của địa bàn đầu tư chưa có tính thuyết phục cao đối với họ. - Việt Nam ở cạnh các nước có môi trường đầu tư hấp dẫn hơn như Trung Quốc, Thái Lan. Cho nên thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung, nếu môi trường đầu tư không hấp dẫn hơn thì rõ ràng là có rất nhiều khó khăn trong việc lôi kéo các nhà đầu tư nước ngoài. Bảng 2-15: Đầu tư FDI vào Bình Dương từ 1989 – 2003 theo Quốc gia Quốc gia Số dự án Tỷ lệ trong tổng số dự án (%) Vốn đầu tư ( triệu USD) Tỷ lệ trong tổng vốn đầu tư (%) Đài Loan 368 45.33 1140.42 31.5 Singapo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf42710.pdf
Tài liệu liên quan