Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế - Xã hội ở vùng Tây Bắc

Tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế - Xã hội ở vùng Tây Bắc: LỜI NÓI ĐẦU Như chúng ta đã biết, Tây Bắc là một vùng miền núi với diện tích tự nhiên là 3. 610. 140 ha (chiếm 10,9% so với diện tích cả nước) với số dân khoảng 2052 nghìn người, bao gồm hầu hết các dân tộc có mặt ở Việt Nam. Ngoài vị trí cực kì quan trọng về an ninh, quốc phòng. Tây Bắc còn là nơi chứa đựng nhiều tiềm năng to lớn về mặt kinh tế cùng với việc phát triển nghề rừng và công nghiệp chế biến Lâm sản, các cây ăn quả có giá trị kinh tế cao và nhiều loại cây dược liệu qúy hiếm. Đây cũng là nơi rất thích hợp cho việc phát triển chăn nuôi đại gia súc với quy mô lớn. Hơn nữa, đại bộ phận khoáng sản ở nước ta cũng như các nguồn năng lượng chính đều nằm ở Tây Bắc. Với nguồn tài nguyên phong phú như vậy, lẽ ra kinh tế - xã hội của vùng Tây Bắc phải có sự phát triển nhanh. Song đáng tiếc cho đến nay Tây Bắc vẫn là nơi lạc hậu nhất đất nước về mọi mặt. Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan làm cho vùngTâyBắc phát triển chậm, nhưng có lẽ nguyên nhân cơ bản có tính quyết định...

doc107 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1094 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế - Xã hội ở vùng Tây Bắc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Như chúng ta đã biết, Tây Bắc là một vùng miền núi với diện tích tự nhiên là 3. 610. 140 ha (chiếm 10,9% so với diện tích cả nước) với số dân khoảng 2052 nghìn người, bao gồm hầu hết các dân tộc có mặt ở Việt Nam. Ngoài vị trí cực kì quan trọng về an ninh, quốc phòng. Tây Bắc còn là nơi chứa đựng nhiều tiềm năng to lớn về mặt kinh tế cùng với việc phát triển nghề rừng và công nghiệp chế biến Lâm sản, các cây ăn quả có giá trị kinh tế cao và nhiều loại cây dược liệu qúy hiếm. Đây cũng là nơi rất thích hợp cho việc phát triển chăn nuôi đại gia súc với quy mô lớn. Hơn nữa, đại bộ phận khoáng sản ở nước ta cũng như các nguồn năng lượng chính đều nằm ở Tây Bắc. Với nguồn tài nguyên phong phú như vậy, lẽ ra kinh tế - xã hội của vùng Tây Bắc phải có sự phát triển nhanh. Song đáng tiếc cho đến nay Tây Bắc vẫn là nơi lạc hậu nhất đất nước về mọi mặt. Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan làm cho vùngTâyBắc phát triển chậm, nhưng có lẽ nguyên nhân cơ bản có tính quyết định chính là sự đầu tư của chúng ta cho miền núi nói chung và vùng Tây Bắc nói riêng trong những năm qua chưa thật hợp lý. Việc đầu tư cho vùng Tây Bắc trong những năm qua tuy chưa thật thỏa đáng song cũng không phải là ít. Nhưng do phương thức đầu tư không thật phù hợp, lĩnh vực đầu tư chưa đúng, tình hình quản lý và sử dụng vốn đầu tư không tốt nên chưa tạo được cho Tây Bắc một môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi để phát triển. Vì thế khoảng cách giữa vùng Tây Bắc với các vùng khác trong cả nước ngày càng xa. Từ thực trạng này, kết hợp với những kiến thức đã được học trong nhà trường và trải qua thời gian thực tập tại Uỷ ban dân tộc và Miền núi em đã mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở vùng tây bắc” Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đồng thời đánh giá khái quát thực trạng đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây bắc trong những năm qua. Trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc trong những năm tới. Kết cấu của bài viết bao gồm ba chương Chương I : Cơ sở lý luận chung về đầu tư phát triển Chương II : Thực trạng đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc trong những năm qua. Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc trong những năm tới. Nhằm phục vụ nội dung nghiên cứu trên, trong bài viết của mình em đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp trừu tượng hóa, phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. . . . Đề tài nghiên cứu được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn PTS. Lê Anh Vân, Bác Phó Vụ trưởng vụ tổng hợp Lê Kim Khôi cùng với các thầy cô giáo trong khoa Khoa học quản lý và các cô chú ở Uỷ ban dân tộc và miền núi. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian nghiên cứu, cũng như giới hạn về khả năng nghiên cứu của bản thân nên bài viết không thể tránh được những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp và giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo cùng các cô chú ở Uỷ ban dân tộc và miền núi. Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến giáo viên hướng dẫn PTS Lê Anh Vân, Bác phó vụ trưởng vụ tổng hợp Lê Kim Khôi, cùng các thầy cô giáo trong khoa khoa học quản lý và các cô chú ở Uỷ ban dân tộc và miền núi. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN I - HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ. 1. Khái niệm đầu tư. Đầu tư là một hoạt động cơ bản tồn tại tất yếu và có vai trò quan trọng trong bất kì nền kinh tế -xã hội nào. Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại (như tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, trí tuệ. . . ) để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Trong nền kinh tế quốc dân, hoạt động đầu tư là quá trình sử dụng vốn để tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật. vốn đầu tư được hình thành từ tiền tích lũy của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ; từ tiền tiết kiệm của dân và vốn huy động từ các nguồn khai thác được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo tiềm lực mới cho nền sản xuất xã hội. Có thể nói rằng. Đầu tư là yếu tố quyết định sự phát triển nền sản xuất xã hội, là chìa khóa của sự tăng trưởng. 2. Phân loại đầu tư. Xét trong phạm vi một quốc gia, các hoạt động đầu tư có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau theo các tiêu thức phân loại khác nhau. Về cơ bản chúng ta có thể phân biệt các loại hình đầu tư theo bản chất và phạm vi lợi ích do đầu tư mang lại. Cụ thể chúng ta có các loại hình đầu tư sau: 2.1. Đầu tư tài chính. Là hoạt động đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi xuất định trước (gửi tiết kiệm mua trái phiếu chính phủ) hoặc lãi xuất tùy thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị phát hành. Đầu tư tài chính không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế (không xét đến quan hệ quốc tế trong lĩnh vực này), mà chỉ làm tăng giá trị tài sản tài chính của tổ chức, cá nhân đầu tư. Với sự hoạt động của hình thức đầu tư tài chính, vốn bỏ ra đầu tư được lưu chuyển dễ dàng, khi cần có thể rút ra một cách nhanh chóng (rút tiết kiệm, chuyển nhượng trái phiếu, cổ phiếu cho người khác). Điều này khuyến khích người có tiền bỏ ra để đầu tư để thu lợi nhuận. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đầu tư họ có thể sẽ gặp phải rủi ro. Để hạn chế rủi ro trong loại hình đầu tư này chủ đầu tư có thể đầu tư vào nhiều nơi, mỗi nơi một ít tiền. 2.2. Đầu tư thương mại: Là loại hình đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra mua hàng hóa và sau đó đem bán lại với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận chênh lệch giá giữa mua và bán. Loại hình đầu tư này cũng không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế (nếu không xét quan hệ ngoại thương) mà chỉ làm tăng tài sản, tài chính của chủ đầu tư trong quá trình mua đi bán lại, chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa giữa người mua và người bán với người đầu tư và giữa người đầu tư với khách hàng của họ. Hai hình thức đầu tư trên là hai hình thức không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất vật chất, nhưng thông qua đó nguồn vốn được tập trung để đầu tư vào sản xuất và thúc đẩy lưu thông hàng hóa, phân phối của cải vật chất do hoạt động sản xuất vật chất tạo ra, từ đó thúc đẩy sự phát triển của hoạt động sản xuất vật chất, tạo ra nhiều của cải hơn cho xã hội. 2.3. Đầu tư phát triển (đầu tư vật chất và trí tuệ). Là hoạt động đầu tư trong đó người có tiều bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và các kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ và bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế - xã hội. II. VÀI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG NỀN KINH TẾ. 1. Đặc điểm của đầu tư phát triển. Như ở phần trên chúng ta đã phân biệt được ba loại hình đầu tư theo tiêu thức bản chất và phạm vi lợi ích do đầu tư đem lại. Ngoài ra đầu tư phát triển còn có một số đặc điểm khác với đầu tư tài chính và đầu tư thương mại được thể hiện ở những khía cạnh sau: - Vốn đầu tư (tiền, vật tư, lao động) cần huy động cho một công cuộc đầu tư là rất lớn. - Thời gian cần thiết cho một công cuộc đầu tư rất dài do đó vốn đầu tư phải nắm khế đọng lâu, không tham gia vào quá trình chu chuyển kinh tế vì vậy trong suốt thời gian này nó không đem lại lợi ích cho nền kinh tế. -Thời gian vận hành các kết quả đầu tư cho đến khi thu hồi đủ vốn đã bỏ ra hoặc thanh lý tài sản do vốn đầu tư tạo ra thường là vài năm, có thể là hàng chục năm và có nhiều trường hợp là vĩnh viễn. - Nếu các thành quả của đầu tư là các công trình xây dựng thì nó sẽ được sử dụng ở ngay tại nơi đã tạo ra nó. - Các kết quả, hiệu quả đầu tư phát triển chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố không ổn định trong tự nhiên, trong hoạt động kinh tế - xã hội như: Điều kiện địa lý, khí hậu, cơ chế chính sách, nhu cầu thị trường quan hệ quốc tế...dẫn đến có độ mạo hiểm cao. 2. Vai trò của đầu tư phát triển trong nền kinh tế. Tất cả các lý thuyết kinh tế từ trước đến nay, từ cổ điển đến hiện đại đều coi đầu tư phát triển là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế, là chìa khoá cho sự tăng trưởng. Vốn đầu tư luôn là một biến số quan trọng trong hàm sản xuất trong mọi mô hình kinh tế. Vai trò của đầu tư phát triển được xem xét trên hai góc độ nền kinh tế. 2.1. Đầu tư trên giác độ toàn bộ nền kinh tế. Trên giác độ toàn bộ nền kinh tế, đầu tư có tác động đến các mặt sau: * Đầu tư phát triển vừa tác động đến tổng cung vừa tác động đến tổng cầu của nền kinh tế. Thứ nhất: Đầu tư tác động đến tổng cầu. Trong tổng cầu của nền kinh tế quốc dân, đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn, theo số liệu của ngân hàng thế giới, đầu tư thường chiếm khoảng từ 24% - 28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới và tác động của đầu tư đến tổng cầu là ngắn hạn. Điều này có nghĩa là trong thời gian thực hiện đầu tư và khi tổng cung chưa tăng (các kết quả đầu tư chưa phát huy tác dụng) sự tăng lên của tổng cầu làm cho sản lượng cân bằng tăng theo và giá cả các đầu vào tăng. Điều này được thể hiện qua đồ thị số 01. Công thức tổng cầu nền kinh tế mở. AD - C + I + G + (EX - IM) Trong đó AD: Tổng cầu; C: Chi tiêu của hộ gia đình: I: Chi tiêu của doanh nghiệp ; G: Chi tiêu của chính phủ EX - IM: là xuất khẩu ròng. Như vậy, đầu tư của các doanh nghiệp và một phần chi tiêu của chính phủ (đầu tư của chính phủ) là một bộ phận trong tổng cầu nền kinh tế. Tuy nhiên sự tác động của đầu tư đến tổng cầu nền kinh tế là trong ngắn hạn, trong thời gian thực hiện đầu tư trong khi tổng cung chưa thay đổi (các kết quả đầu tư chưa phát huy các kết quả). Thứ hai: Đầu tư tác động đến tổng cung. Khi các kết quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động thì tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên kéo theo sản lượng tiềm năng tăng lên từ QE lên QE, giá sản phẩm giảm xuống từ PE - PE, sản lượng tăng, giá cả giảm cho phép tăng tiêu dùng. Tăng tiêu dùng đến lượt mình lại tiếp tục kích thích sản xuất hơn nữa sản xuất phát triển là nguồn gốc cơ bản để tăng tích luỹ phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội. Điều này được thể hiện qua đồ thị số 01. E’ E E” AD’ AD QE QE’ PE'' PE'’ PE P AS AS’ QE’’ 0 Q Chú thích : Khi chưa đầu tư đường tổng cầu là AD và điểm cân bằng tại E. Sau đầu tư đường tổng cầu dịch chuyển từ AD - AD’ và tổng cung AS chưa kịp tăng. Do vậy, giá tăng từ PE lên PE’ và điểm cân bằng mới là E’ * Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế. Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng cầu và đối với tổng cung của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư, dù là tăng hay giảm đều cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn định vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế của mọi quốc gia. Đầu tư luôn tác động hai mặt tích cực và tiêu cực. * Thứ nhất: Tăng đầu tư sẽ có tác động. - Tích cực: Tăng đầu tư sẽ tạo việc làm, giảm thất nghiệp, nâng cao đời sống, giảm tệ nạn xã hội. - Tiêu cực: Tăng đầu tư sẽ phải chi một lượng tiền lớn, nếu tăng qúa mức sẽ dẫn đến tình trạng tiền đang lưu hành bị mất giá (lạm phát) dẫn đến tăng giá cả những sản phẩm có liên quan làm cho sản xuất bị đình trệ. * Thứ hai: Giảm đầu tư sẽ có tác động. - Tích cực: Giảm đầu tư thì lượng tiền chi ra ít nên sẽ giảm lạm phát, giá cả đời sống ổn định, tệ nạn xã hội giảm đi. - Tiêu cực: Giảm đầu tư sẽ giảm việc làm, tăng thất nghiệp ảnh hưởng đến đời sống xã hội. Như vậy: Trong điều hành vĩ mô nền kinh tế, các nhà hoạt động chính sách cần thấy hết tác động hai mặt này để đưa ra các chính sách nhằm hạn chế các tác động xấu, phát huy tác động tích cực, duy trì được sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế. * Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy, nếu một quốc gia muốn giữ tốc độ tăng trưởng GDP ở mức trung bình 8% - 10% thì tỷ lệ đầu tư phải đạt từ 15% - 20% tuỳ thuộc và hệ số ICOR của quốc giá đó. Hệ số ICOR phản ánh suất đầu tư tính cho một đơn vị GDP tăng thêm - ICOR là tên viết tắt của từ tiếng anh “tỷ suất vốn GDP” Icremental Capital Output Ration - Hệ số ICOR được tính theo công thức sau: ICOR = mức vốn đầu tư/mức tăng GDP. Từ đó suy ra: mức tăng GDP = vốn đầu tư/ICOR. Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư. Hệ số ICOR của mỗi nước phụ thuộc vào nhiều nhân tố, thay đổi theo trình độ phát triển kinh tế và cơ chế chính sách trong nước. * Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy để có thể tăng trưởng nhanh với tốc độ mong muốn từ 9% - 10% là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển nhanh ở hai khu vực công nghiệp và dịch vụ vì hai khi vực này sử dụng các tiềm năng về trí tuệ con người sẽ không khó khăn lắm để đạt tốc độ tăng trưởng 15% - 20% còn khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản do giới hạn về đất đai, khí hậu...Nên để đạt được tốc độ tăng trưởng từ 5%-6% là rất khó khăn Tuy nhiên, để thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập trung đầu tư phát triển cho các ngành có tốc độ tăng trưởng cao thì rõ ràng là phải có vốn đầu tư, không có vốn đầu tư thì không thể nói đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, không thể nói đến sự phát triển của ngành này hay ngành khác. Như vậy, Chính sách đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các quốc gia nhằm đạt đựơc tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nên kinh tế. Về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị... của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác phát triển theo. * Đầu tư tác động đến khả năng công nghệ và khoa học của đất nước chúng ta đều biết rằng công nghệ là trung tâm của công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của đất nước. Công nghệ có thể đạt được thông qua hai con đường chính là: Thứ nhất: Tự bỏ chi phí để tự nghiên cứu, phát triển ra công nghệ bằng khả năng của chính mình sau đó áp dụng vào các hoạt động kinh tế để thu hồi vốn đã bỏ ra cho đầu tư nghiên cứu công nghệ và có lãi. Nhưng để nghiên cứu ra công nghệ thì cần phải bỏ ra rất nhiều vốn đầu tư cho các lao động chất xám, cho các máy móc hiện đại...với thời gian đầu tư kéo dài và độ mạo hiểm cao. Nên việc nghiên cứu, phát hiện công nghệ mới thường do các nước phát triển, các công ty đa quốc gia với nguồn vốn đầu tư dồi dào, với những bộ phận chuyên trách trong nghiên cứu và phát triển thực hiện. Con đường thì hai là đi mua công nghệ trên thị trường thế giới, việc mua công nghệ sẵn có trên thị trượng thế giới sẽ nhanh chóng giúp cho có được công nghệ như mong muốn, nhưng công nghệ này thường không hiện đại và phải cạnh tranh và cũng không đắt lắm. Do đó đây là hình thức thích hợp với các nước đi sau thường là ở những nước lạc hậu những nước đang phát triển. Tuy nhiên phương pháp này cũng có những rủi ro nhất định, đó là khi mua phải công nghệ lạc hậu nhưng lại với giá cao, những công nghệ gây ô nhiễm mỗi trường. Thông qua con đường đầu tư mỗi nước sẽ có cách riêng để tăng cường khả năng công nghệ của mình một cách thích hợp. Đối với Việt Nam hiện nay theo đánh giá của các chuyên gia công nghệ, trình độ công nghệ của Việt Nam lạc hậu nhiều thế hệ so với thế giới và khu vực. Theo UNIDO, nếu chia quá trình phát triển công nghệ thế giới làm 7 giai đoạn thì Việt Nam năm 1990 ở vào giai đoạn 1 và 2 Việt Nam đang là một trong 90 nước kém nhất về công nghệ, với trình độ công nghệ lạc hậu này quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá của Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu không đề ra được một chiến lược đầu tư phát triển công nghệ nhanh và vững chắc. 2.2. Trên giác độ vi mô (của cơ sở sản xuất kinh doanh). Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, đầu tư quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở, tức là một cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ muốn ra đời cần phải có nhà xưởng, đội ngũ lao động, cấu trúc hạ tầng, mua sắm và lắp đặt thiết bị máy móc trên nền bệ, tiến hành các công tác xây dựng cơ bản và thực hiện các chi phí khác gắn liền với sự hoạt động trong một chu kỳ của các cơ sở vật chất - kỹ thuật vừa tạo ra các hoạt động này chính là hoạt động đầu tư đối với các cơ sở này hao mòn, hư hỏng. Để duy trì được sự hoạt động bình thường cần định kỳ tiến hành sửa chữa lớn hoặc thay mới các cơ sở vật chất - kỹ thuật đã hư hỏng, hao mòn này hoặc đổi mới để thích ứng với điều kiện hoạt động mới của sự phát triển khoa học - kỹ thuật và nhu cầu tiêu dùng của nền sản xuất xã hội, phải mua sắm các trang thiết bị mới thay thế các trang thiết bị cũ đã lỗi thời. Tuy nhiên muốn có cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, muốn có các chi phí sửa chữa máy móc, mua sắm trang thiết bị...thì rõ ràng là phải có vốn đầu tư. 2.3. Đối với các cơ sở vô vị lợi (hoạt động không thể thu lợi cho bản thân mình). Các cơ sở vô vị lợi đang tồn tại, để duy trì sự hoạt động bình thường ngoài việc định kỳ phải sửa chữa lớn các cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có còn phải thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các cơ sở vật chất này. Tất cả những hoạt động và chi phí này đều là những hoạt động đầu tư. Như vậy đến đây chúng ta đã thấy được bản chất và vai trò của đầu tư, có thể nói rằng, đầu tư là một hoạt động tất yếu mà mọi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đều phải thực hiện. Đối với nước ta , một nước đang phát triển - đầu tư lại càng mang tính cấp bách, có vai trò quan trọng đối với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng XHCN mà Đảng và Nhà nước đề ra. Tuy nhiên, để hoạt động đầu tư thực sự có hiệu quả, phát huy vai trò của mình trong nền kinh tế, hoàn thành các mục tiêu trong chiến lược phát triển của đất nước... chúng ta cần phải có vốn, thật nhiều vốn. Đó chính là vốn đầu tư. 3. Kinh nghiệm của một số nước đối với vấn đề đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Lý thuyết cũng như thực tiễn phát triển kinh tế các nước đều thừa nhận mối quan hệ chặt chẽ giữa sự tăng trưởng đầu tư và tăng trưởng GDP. Quan điểm cho rằng hình thành vốn là chìa khoá đối với phát triển đã được thể hiện trong chiến lược và kế hoạch phát triển của nhiều nước. Điều rõ ràng là một đất nước muốn giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định ở mức trung bình thì nước đó phải giữ được mức đầu tư lớn. Tỷ lệ đầu tư ít khi thấp hơn 15% và trong một số trường hợp phải lớn 25% GDP. J.M. Keynes trong lý thuyết “đầu tư và mô hình số nhân” đã chứng minh rằng, tăng đầu tư sẽ bù đắp những thiếu hụt của “ cầu tiêu dùng” từ đó tăng số lượng việc làm, tăng thu nhập, tăng hiệu quả cận biên của tư bản và kích thích sản xuất phát triển .ở đây có sự tác động dây chuyền: Tăng đầu tư - tăng thu nhập - tăng đầu tư mới - tăng thu nhập mới. Bổ sung vào lý thuyết số nhân của J.M. Keynes, các nhà kinh tế Mỹ đưa ra lý thuyết “gia tốc” lý thuyết này một mặt nghiên cứu các nhân tố quyết định đầu tư, mặt khác chứng minh mối quan hệ giữa gia tăng sản lượng sẽ làm cho đầu tư tăng lên như thế nào. Và sự tăng nhanh tốc độ đầu tư so với sự thay đổi về sản lượng nói nên ý nghĩa của nguyên tắc “gia tốc”. Theo lý thuyết “gia tốc” để vốn đầu tư tiếp tục tăng lên thì sản lượng bán ra phải tăng liên tục. Nhưng logic của vấn đề là ở chỗ số lượng sản phẩm bán ra ngày hôm nay là kết quả đầu tư của thời kỳ trước. Thực tế của các nước đã chứng minh điều này, cách đây vào ba thập kỷ, Châu á hầu như không được biết đến với tư cách là vùng kinh tế, nhưng sự năng động rồi sau đó là sự thành công ở các mức độ khác nhau về tăng trưởng kinh tế của khu vực Châu á - Thái Bình Dương đã làm thay đổi hẳn cách nhìn truyền thống. Vì khi nền kinh tế thế giới dao động ở mức tăng trưởng GDP 3% - 5% mỗi năm thì các nước đang phát triển như Hàn quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapo từ điểm xuất phát thấp, tài nguyên nghèo nàn, thị trường nội địa nhỏ bé đã trở thành những quốc gia công nghiệp mới. Đặc trưng chủ yếu của các quốc gia này là quá trình công nghiệp hoá diễn ra nhanh chóng làm thay đổi hẳn bộ mặt kinh tế xã hội của đất nước với GDP bình quân đầu người năm 1997 của Hồng Kông là 24.085 USD, Singapo là 24.610 USD, Đài Loan là 15.370 USD, Hàn Quốc 12.390 USD, Malaxia là 9.835 USD. Đặc biệt các nước Hồng Kông , Singapo, Đài Loan trước đây đều là những nước đi vay vốn thì nay trở thành những nước đầu tư và cho vay vốn. Sở dĩ có được như vậy là vì các nước này đã biết khai thác một cách tối ưu lợi thế so sánh, chọn được nhiều giải pháp tốt hơn là mắc sai lầm. Riêng trong lĩnh vực đầu tư họ đã thực hiện được tỷ lệ đầu tư cao và liên tục trong nhiều năm, tỷ lệ tích luỹ trong GDP là rất cao bình quân của Hàn Quốc là 35%, Hồng Kông là 30%, Singapo là 46%, Đài Loan là 27%, Malaxia là 31% Thái Lan là 37%. Chẳng hạn đối với cơ sở hạ tầng người ta tính được rằng nếu nâng 1% tổng quỹ đầu tư cơ sở hạ tầng thì sẽ tăng 1% GDP theo báo ngân hàng thế giới hàng năm các nước đang phát triển đầu tư khoảng 200 tỷ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng tức là tương đương với 50% đầu tư của nhà nước và 4% của GDP .ở nước ta hàng năm đều tập trung ngân sách cho đầu tư cơ sở hạ tầng. Do đó, gần đây nhìn chung cơ sở hạ tầng đã được cải thiện, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất, đời sống. Điều này là hoàn toàn phù hợp với tỷ lệ 2% GDP đầu tư cho cơ sở hạ tầng ở nước ta hiện nay. Trong thời gian từ nay đến năm 2000 và những năm đầu thế kỷ XXI Đảng và Nhà nước đã có quan điểm cho rằng “ Đầu tư trong thời kỳ phát triển mới là đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước” Cụ thể hoá quan điểm trên. Đảng và Nhà nước đã đề ra ba mục tiêu cơ bản của đầu tư phát triển là: * Đầu tư nhằm đảm bảo nhịp độ tăng trưởng kinh tế. * Đầu tư nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiếp hoá - hiện đại hoá. * Tăng tỷ lệ đầu tư trong GDP (đến năm 2000 tỷ lệ đầu tư/GDP xấp xỉ 35%). Kết hợp giữa nhiệm vụ, mục tiêu đầu tư phát triển trong thời gian tới với mối quan hệ giữa đầu tư phát triển kinh tế và tăng trưởng kinh tế ở một số nước ta thấy việc thực hiện các công cuộc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội là rất cần thiết và việc chúng ta phải luôn luôn tìm mọi cách, vận dụng các giải pháp khác nhau để nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế - xã hội lại càng cần thiết hơn và mang tính thực tiễn cao. III. VỐN ĐẦU TƯ. 1. Khái niệm vốn đầu tư. Trên thế giới hiện tồn tại một số khái niệm, định nghĩa không hoàn toàn giống nhau về vốn đầu tư. Tuy nhiên nếu xét theo nguồn hình thành và mục tiêu sử dụng ta có khái niệm vốn đầu tư như sau: “Vốn đầu tư là tiền tích lũy của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân cư và vốn huy động từ các nguồn khác được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội, nhằm duy trì tiếm lực sẵn có và tạo tiềm lực mới cho nền sản xuất xã hội”. 2. Các nguồn hình thành vốn đầu tư. Vốn đầu tư được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, của nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nước, cụ thể là: 2.1. Nguồn trong nước. - Ngân sách Nhà nước: Bao gồm thu từ các nguồn tích luỹ trong nước (thuế, phí, lệ phí, trích nộp khấu hao của các doanh nghiệp có vốn Nhà nước, phát hành trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình, công trái quốc gia...) và các nguồn thu trong nước (các khoản vay, viện trợ của các chính phủ, các tổ chức quốc tế cho chính phủ Việt Nam...). - Vốn tín dụng ưu đãi đầu tư của Nhà nước: Do tổng cục đầu tư phát triển và ngân hàng Đầu tư phát triển quản lý bao gồm. + Vốn ngân sách hàng năm dành cho đầu tư xây dựng cơ bản. + Vốn huy động theo chủ trương của chính phủ. + Vốn vay nước ngoài của chính phủ và các nguồn viện trợ dành cho đầu tư phát triển. + Vốn thu hồi nợ vay (gồm gốc và một phần lãi vay) các công trình tín dụng ưu đãi của Nhà nước đã đầu tư trước đây nay đến hạn trả nợ + các nguồn vốn khác theo quy điịnh của chính phủ. - Vốn tín dụng thương mại (là nguồn vốn mà các doanh nghiệp vay thẳng qua hệ thống ngân hàng thương mại). - Vốn tự huy động của các doanh nghiệp (vốn sẵn có, khấu hao tài sản cố định và lợi nhuận được phép giữ lại). - Vốn cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước. - Vốn tích luỹ của dân cư được đầu tư vào các doanh nghiệp tư nhân và các hình thức kinh doanh cá thể khác. 2.2. Nguồn ngoài nước. - Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Là vốn của các doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài đầu tư sang các nước khác và trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý quá trình sử dụng và thu hồi số vốn bỏ ra. Vốn này thường không đủ lớn để giải quyết dứt điểm từng vấn đề kinh tế xã hội của nước nhận đầu tư. Tuy nhiên, với vốn đầu tư trực tiếp, nước nhận đầu tư không phải lo trả nợ, lại có thể dễ dàng có được công nghệ (do người đầu tư đem vào góp vốn và sử dụng), trong đó có cả công nghệ bị cấm xuất theo đường ngoại thương, vì lý do cạnh tranh hay cấm vận nước nhận đầu tư; học tập được kinh nghiệm quản lý; tác phong làm việc theo lối công nghiệp của nước ngoài; gián tiếp có chỗ đứng trên thị trường thế giới; nhanh chóng được thế giới biết đến thông qua quan hệ làm ăn với nhà đầu tư. Nước nhận đầu tư trực tiếp phải chia sẻ lợi ích kinh tế do đầu tư đem lại với người đầu tư theo mức độ góp vốn của họ. Vì vậy, có quan điểm cho rằng đầu tư trực tiếp sẽ làm cạn kiệt tài nguyên của nước nhận đầu tư. - Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Là vốn của chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ được thực hiện dưới các hình thức khác nhau là viện trợ hoàn lại, viện trợ không hoàn lại, cho vay ưu đãi với thời gian dài và lãi xuất thấp, kể cả vay theo hình thức thông thường, một hình thức phổ biến của đầu tư gián tiếp tồn tại dưới loại hình ODA - viện trợ phát triển chính thức của các công nghiệp phát triển. Vốn đầu tư gián tiếp thường lớn cho nên có tác dụng mạnh và nhanh đối với việc giải quyết dứt điểm các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của nước nhận đầu tư. - Vốn kiểu hối. 3. Nội dung vốn đầu tư: Nội dung của vốn đầu tư bao gồm các khoản mục chi phí gắn liền với nội dung của hoạt động đầu tư. Hoạt động đầu tư chính là quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm tái sản xuất các cơ sở vật chất kỹ thuật và thực hiện các chi phí gắn liến với sự hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật vừa được quá trình tái sản xuất tạo ra thông qua các hình thức xây dựng nhà cửa, cấu trúc, hạ tầng, mua sắm và lắp đặt thiết bị máy móc trên nền bệ, tiến hành các công tác xây dựng cơ bản khác, thực hiện các chi phí gắn liền với sự ra đời và hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật đó. Xuất phát từ nội dung hoạt động đầu tư phát triển trên đây, để tạo thuận lợi cho công tác quản lý việc sử dụng vốn đầu tư nhằm đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất, có thể phân chia vốn đầu tư thành các khoản mục sau đây. 3.1. Trên giác độ quản lý vĩ mô (quản lý Nhà nước). Trên giác độ này vốn đầu tư được chia thành bốn khoản lớn sau: - Nhóm 1: những chi phí tạo ra tài sản cố định (mà sự biểu hiện bằng tiền là vốn cố định). - Nhóm 2: Những chi phí tạo ra tài sản lưu động (mà sự biểu hiện bằng tiền là vốn lưu động của các tài sản cố định vừa được tạo ra). - Nhóm 3: Những chi phí chuẩn bị đầu tư chiếm khoảng 0,3% - 15% vốn đầu tư. - Nhóm 4: Chi phí dự phòng. 3.2. Trên giác độ quản lý vi mô (các cơ sở). TRên giác độ quản lý vi mô, nội dung vốn đầu tư được phân chia chi tiết bởi một cơ sở chỉ quản lý một vài dự án, tạo điều kiện cho công tác quản lý tốt hơn. - Nhóm 1: Những chi phí tạo ra tài sản cố định bao gồm. + Chi phí ban đầu và đất đai. + Chi phí xây dựng, sửa chữa nhà cửa, cấu trúc hạ tầng. + Chi phí mua sắm lắp đặt máy móc thiết bị dụng cụ, mua sắm phương tiện vận chuyển. + Chi phí khác. - Nhóm 2: Những chi phí tạo ra tài sản lưu động bao gồm: + Chi phí nằm trong giai đoạn sản xuất như chi phí để mua nguyên vật liệu, trả lương người lao động, chi phí về điện nước, nhiên liệu, phụ tùng... + Chi phí nằm trong giai đoạn lưu thông gồm có sản phẩm dở dang tồn kho, hàng hoá bán chịu vốn bằng tiền. - Nhóm 3: Chi phí chuẩn bị đầu tư bao gồm: + Chi phí nghiên cứu có vốn đầu tư. + Chi phí nghiên cứu tiền khả thi. + Chi phí nghiên cứu khả thi và thẩm định các dự án đầu tư. - Nhóm 4: Chi phí phòng. IV. TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ. 1. Khái niệm: Quản lý nói chung là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý vào các đối tượng quản lý để điều khiển đối tượng quản lý nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Đối với lĩnh vực đầu tư. Quản lý hoạt động đầu tư chính là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng quá trình đầu tư (bao gồm công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư cho đến khi thanh lý tài sản do đầu tư tạo ra) bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp khác nhằm đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao trong những điều kiện cụ thể xác định và trên cơ sở vận dụng sáng tạo những quy luật kinh tế khách quan nói chung và quy luật vận động đặc thù của đầu tư nói riêng. 2. Mục tiêu của quản lý hoạt động đầu tư. 2.1. Trên giác độ quản lý vĩ mô: Trên giác độ này mục tiêu chung của quản lý đầu tư cần phải đạt là: - Đáp ứng tốt nhất việc thực hiện các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ của quốc gia, cụ thể hơn là chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng XHCN, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. - Huy động tối đa và sử dụng với hiệu quả cao nhất các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, tận dụng và khai thác các tài nguyên, các tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, đất đai, lao động và các tiềm năng khác, bảo vệ môi trường sinh thái, chống mọi hành vi tham ô lãng phí trong sử dụng vốn đầu tư và khai thác các kết quả của đầu tư. - Đảm bảo quá trình thực hiện đầu tư, xây dựng công trình theo quy hoạch kiến trúc và thiết kế kỹ thuật được duyệt, đảm bảo sự bền vững và mỹ quan áp dụng công nghệ xây dựng tiên tiến, đảm bảo chất lượng và thời gian xây dựng với chi phí hợp lý. 2.2. Trên giác độ từng cơ sở doanh nghiệp có vốn đầu tư: Trên giác độ quản lý vi mô, mục tiêu của quản lý đầu tư suy cho cùng là nhằm đạt được hiệu quả kinh tế tài chính cao nhất với chi phí vốn đầu tư thấp nhất trong mọi thời gian của từng dự án đầu tư. Đối với giai đoạn chuẩn bị đầu tư, mục tiêu chủ yếu của quản lý là đảm bảo chất lượng và mức độ chính xác của các kết quả nghiên cứu, dự đoán tính toán. Đới với giai đoạn thực hiện đầu tư, mục tiêu chủ yếu của quản lý là đảm bảo tiến độ, chất lượng với chi phí thấp nhất. Đới với giai đoạn vận hành các kết quả đầu tư là nhanh chóng thu hồi đủ vốn đã bỏ ra và có lãi đối với các công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, hoặc đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất với chi phí thấp nhất đối với các hoạt động đầu tư khác. 3. Nhiêm vụ của quản lý hoạt động đầu tư. Nhiệm vụ của công tác quản lý đầu tư cần phân biệt trên hai giác độ: 3.1. Quản lý về phía Nhà nước. Đầu tư là hoạt động mang tính liên ngành, có quan hệ quyết định đến quá trình hình thành và hoạt động của mỗi ngành, mỗi địa phươg và mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, có liên quan trực tiếp đến việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên khoáng sản, đất đại, rừng, biển, sử dụng một nguồn vốn lớn của Nhà nước và xã hội. Vì vậy, sự can thiệp của Nhà nước vào lĩnh vực đầu tư thường mạnh hơn so với các lĩnh vực khác. Nhiệm vụ quản lý kinh tế của Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư bao gồm các vấn đề sau: Thứ nhất: Xây dựng các chiến lược phát triển, các kế hoạch định hướng, cung cấp thông tin, dự báo để hướng dẫn đầu tư, xây dựng kế hoạch định hướng cho các địa phương và vùng lãnh thổ làm cơ sở hướng dẫn đầu tư cho các nhà đầu tư. Thứ hai: Xây dựng luật pháp, quy chế và các chính sách quản lý đầu tư như luật xây dựng, luật thuế, luật đầu tư, luật bảo vệ môi trường, luật đất đai, luật đấu thuầu. Thứ ba: Tạo môi trường kinh tế thuận lợi và quy định khuôn khổ pháp lý cho hoạt động đầu tư thông qua các kế hoạch định hướng, dự báo thông tin, luật pháp và chính sách đầu tư. Thứ tư: Điều hoà thu nhập giữa chủ đầu tư, chủ thầu xây dựng, người lao động và các lực lượng dịch vụ, tư vấn, thiết kế... phục vụ đầu tư, có chính sách đại ngộ thoả đáng với người lao động trong lĩnh vực thực hiện đầu tư. Thứ năm: Quản lý việc sử dụng đất đai, tài nguyên một cách hợp lý bảo vệ môi trường, quản lý việc xây dựng các kết cấu hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nước) và kết cấu hạ tầng xã hội (giáo dục, y tế, văn hoá...) để đảm bảo các điều kiện cho phát triển kinh tế và cải thiện đời sống của mọi người dân. Thứ sáu: Tổ chức các doanh nghiệp Nhà nước để tham gia điều tiết thị trường và thực hiện đầu tư vào các lĩnh vực chỉ có nhà nước mới được đảm nhiệm. Thứ bẩy: Xây dựng chính sách cán bộ lĩnh vực đầu tư, quy định chức danh và tiêu chuẩn cán bộ: quy hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ và xử lý vấn đề cán bộ thuộc thầm quyền Nhà nước. Thứ tám: Thực hiện sự kiểm soạt của Nhà nước đối với toàn bộ hoạt động đầu tư, chống các hiện tượng tiêu cực trong đầu tư. Thứ chín: Đảm bảo đáp ứng đòi hỏi phát triển của đất nước theo đường lối mà các đại hội Đảng đã vạch ra, chuyển biến nền kinh tế Việt Nam sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN một cách hợp lý. Thứ mười: Vận dụng kinh nghiệm của các nước vào hoàn cảnh Việt Nam để xây dựng luật lệ, thể chế và phương thức quản lý nền kinh tế nói chung và mở rộng quản hệ với các nước khác trong lĩnh vực đầu tư. Thứ mười một: Đề ra các giải pháp quản lý sử dụng vốn cấp phát cho đầu tư từ ngân sách, từ khâu xác định chủ trương đầu tư, phân phối vốn, quy hoạch, thiết kế và thi công xây lắp công trình, quản lý việc sử dụng các nguồn vốn khác để có các biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo sự cân đối tổng thể của toàn bộ nền kinh tế. Thứ mười hai: Đề ra các biện pháp nhằm đảm bảo chất lượng các công trình xây dựng, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng và an toàn xã hội. Thứ mười ba: Quản lý đồng bộ hoạt động đầu tư từ khi bỏ vốn cho đến khi thanh lý các tài sản do đầu tư tạo ra. Thứ mười bốn: Có chủ trương đúng đắn trong hợp tác đầu tư với nước ngoài, chuẩn bị nguồn lực về tài chính, vật chất, lao động cho hợp tác đầu tư với nườc ngoài. 3.2. Quản lý về phía các cơ sở. Nhiệm vụ quản lý về phía các cơ sở. Thư nhất: Tổ chức thực hiện từng công cuộc đầu tư cụ thể của đơn vị theo dự án đã được duyệt thông qua các hợp đồng ký kết với các đơn vị có liên quan theo pháp luật hiện hành. Thứ hai: Quản lý sử dụng từng nguồn vốn đầu tư từ khi lập dự án, thực hiện đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư theo yêu cầu đề ra trong dự án được duyệt. Thứ ba: Quản lý chất lượng , tiến độ và chi phí của hoạt động đầu tư ở từng giai đoạn khác nhau, từng hoạt động khác nhau của dự án và toàn bộ dự án. 4. Cơ chế quản lý hoạt động đầu tư. Cơ chế quản lý đầu tư là sản phẩm chủ quản của chủ thể quản lý đầu tư trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan, chủ yếu là các quy luật kinh tế, phù hợp với các đặc điểm và điều kiện cụ thể của hoạt động đầu tư (đối tượng quản lý), là công cụ của chủ thể quản lý (chủ đầu tư) để điều khiển hoạt động đầu tư, cơ chế quản lý đầu tư được thể hiện ở các hình thức tổ chức quản lý và phương pháp quản lý. Các bộ phận cấu thành chủ yếu của cơ chế quản lý đầu tư là hệ thống tổ chức bộ máy quản lý và quá trình điều hành quản lý, hệ thống kế hoạch đầu từ, hệ thống quản lý tài sản của đầu tư, hệ thống các chính sách và đòn bẩy kinh tế trong đầu tư, hệ thống pháp luật có liên quan đến đầu tư, các quy chế, thể lệ quản lý kinh tế khác trong đầu tư, chẳng hạn theo điều 9 Điều lệ quản lý và xây dựng ban hành kèm theo nghị định 42/CP nói về cơ chế sử dụng vốn đầu tư như sau: * Vốn ngân sách Nhà nước sử dụng để đầu tư phát triển theo kế hoạch Nhà nước, cụ thể là: - Các dự án đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh mà không có khả năng thu hồi vốn thì được quản lý sử dụng theo phân cấp về chi ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển. - Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước, góp vốn cổ phần liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật. - Chi cho quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và các quỹ hỗ trợ phát triển đối với các chương trình, dự án phát triển kinh tế (thuộc ngân sách trung ương). * Vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước. Dùng để đầu tư đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, các cơ sở sản xuất tạo việc làm, các dự án đầu tư quan trọng của Nhà nước trong từng thời kỳ (điện, xi măng, sắt thép, cấp thoát nước...) và một số dự án khác của các ngành có khả năng thu hồi vốn đã được xác định trong cơ cấu kế hoạch của Nhà nước. Việc bố trí đầu tư cho các dự án này do chính phủ quết định cụ thể cho từng đối tượng trong từng thời kỳ kế hoạch. * Vốn thuộc các khoản vay nước ngoài của chính phủ và các nguồn viện trợ quốc tế dành cho đầu tư phát triển (kể cả vốn hỗ trợ chính sách ODA) được quản lý thống nhất theo mục b khoản 2 điều 21 của luật ngân sách Nhà nước. * Vốn thuộc quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và các quỹ khác của Nhà nước dùng cho đầu tư phát triển. * Vốn tín dụng thương mại. Dùng để đầu tư xây dựng mới, cải tạo, mở rộng đổi mới kỹ thuật và công nghệ, các dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ có hiệu quả, có khả năng thu hồi vốn và có đủ điều kiện vay vốn theo quy định hiện hành, vốn tín dụng thương mại được áp dụng theo cơ chế tự vay, tự trả, và thực hiện đầy đủ các thủ tục đầu tư và điều kiện vay trả vốn. * Vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước (vốn khấu hao cơ bản, vốn tích lũy từ lợi nhuận sau thuế, vốn tự huy động), dùng để đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp phải sử dụng theo đúng các chế độ quản lý vốn đầu tư hiện hành. doanh nghiệp thuộc tổ chức nào quản lý thì tổ chức đó còn phải chịu trách nhiệm kiểm tra, bảo đảm sử dụng vốn theo đúng mục đích, có hiệu quả. * Vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài của các doanh nghiệp Nhà nước. Trong trường hợp các doanh nghiệp Nhà nước được phép góp vốn liên doanh với nước ngoài bằng quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển nhà xưởng, thiết bị và các công trình khác thuộc vốn nhà nước phải được cấp có thầm quyền cho phép và làm thủ tục nhận vốn để có trách nhiệm hoàn vốn cho nhà nước theo quy định hiện hành. * Vốn do chính quyền cấp tỉnh và cấp huyện huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kế cấu hạ tầng của xã, thị trấn trên nguyên tắc tự nguyện, các nguồn vốn trên phải được quản lý công khai, có kiểm tra, kiểm soát và đảm bảo sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật. * Vốn đầu tư của các tổ chức kinh tế không thuộc các doanh nghiệp Nhà nước và vốn đầu tư của dân, chủ đầu tư phải làm thủ tục trình cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp giấy phép kinh doanh, giấy phép xây dựng việc quản lý vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, thực hiện theo quy định của chính phủ. * Vốn đầu tư của các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế và các cơ quan nước ngoài khác được phép xây dựng trên đất Việt Nam được quản lý theo hiệp định hoặc thoả thuận đã được ký kết giữa chính phủ Việt Nam với chính phủ các nước hoặc các tổ chức cơ quan nước ngoài. Một dự án đầu tư có thể sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau, nhưng không được trái với quy định về sử dụng vốn của nhà nước, không được sử dụng nguồn vốn sự nghiệp để đầu tư xây dựng mới trừ các công trình hạ tầng thuộc các chương trình quốc gia do chính phủ quy định. Các ngành, các địa phương không được tự ý chuyển vốn đầu tư đã được cấp hoặc cho vay theo kế hoạch từ dự án này sang dự án khác khi chưa có ý kiến đồng ý của thủ tướng chính phủ. 5. Các công cụ quản lý hoạt động đầu tư. Nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ và mục tiêu của quản lý hoạt động đầu tư, các chủ thể quản lý hoạt động đầu tư thường sử dụng các công cụ quản lý hoạt động đầu tư sau: - Hệ thống luật có liên quan đến hoạt động đầu tư như: Luật đầu tư, luật công ty, luật xây dựng, luật đất đai, luật bảo vệ môi trường luật lao động, luật bảo hiểm, luật thuế, luật phá sản và một loại các văn bản dưới luật kèm theo về quản lý hoạt động đầu tư như các quy chế về quản lý tài chính, vật tư, thiết bị, lao động, tiền lương, sử dụng đất đai và tài nguyên thiên nhiên khác... - Các chính sách và đòn bẩy kinh tế như chính sách giá cả, tiền lương xuất nhập khẩu, thuế, tài chính tín dụng, tỷ giá hồi đoái, thưởng phạt kinh tế, chính sánh khuyến khích đầu tư, những quy định về chế độ, hạch toán kế toán, phân phối xã hội. - Các định mức và tiêu chuẩn quan trọng có liên quan đến lợi ích của toàn xã hội. - Các kế hoạch định hướng và kế hoạch trực tiếp về đầu tư. - Danh mục các dự án đầu tư. - Các hợp đồng ký kết với các cá nhân và đơn vị hoàn thành các công việc của quá trình thực hiện dự án. - Tài liệu phân tích đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư. - Cá thông tin về tình hình cung cầu, kinh nghiệm quản lý, giá cả, luật pháp của Nhà nước và các vấn đề có liên quan đến đầu tư. Phương tiện quản lý hoạt động đầu tư: Để quản lý hoạt động đầu tư, ngoài việc phải sử dụng các công cụ trên đây phả có các phương tiện quản lý. Trong điều kiện tiến bộ khoa học kỹ thuật hiên nay, các nhà quản lý đầu tư sử dụng rộng rãi hệ thống lưu trữ và xử lý thông tin hiện đại (cả phần cứng và phần mềm), hệ thống bưu chính viễn thông, thông tin liên lạc, các phương tiện đi lại trong quá trình điều hành và kiểm tra hoạt động của từng dự án đầu tư. 6. Tổ chức quản lý hoạt động đầu tư. Sơ đồ bộ máy quản lý hoạt động đầu tư. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ TÀI CHÍNH SỞ TÀI CHÍNH SỞ CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG NGÂN HÀNG ĐỊA PHƯƠNG SỞ CHUYÊN NGÀNH NGÂN HÀNG BỘ CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG BỘ CHUYÊN NGÀNH UBND ĐỊA PHƯƠNG CHỦ ĐẦU TƯ Việc phân cấp trách nhiệm quản lý Nhà nước về đầu tư và xây dựng được quy định cụ thể tại điều 6, Điều lệ quản lý đều và xây dựng ban hành kèm theo ghị định 42/CP ngày 16/07/1996 của chính phủ. V. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ. 1. Kết quả của hoạt động đầu tư. Kết quả của hoạt động đầu tư được biểu hiện ở khối lượng vốn đầu tư đã được thực hiện, ở các tài sản cố định được huy động hoặc năng lực sản xuất kinh doanh phục vụ tăng thêm. Ở đây khối lượng vốn đầu tư thực hiện bao gồm tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động của công cuộc đầu tư như là các chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư, xây dựng nhà cửa và các cấu trúc hạ tầng, mua sắm thiết bị máy móc, để tiến hành các công tác xây dựng cơ bản và chi phí khác theo quy định của thiết kế dự toán và được ghi trong dự án đầu tư. Còn tài sản cố định huy động được hiểu là từng công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập (làm ra sản phẩm, hay hàng hoá hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ cho xã hội đã được ghi trong dự án đầu tư), đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng có thể đưa vào hoạt động được ngay. Cuối cùng, năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất phục vụ của các tài sản cố định đã được huy động vào sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ theo quy định được ghi trong dự án đầu tư. Trong nền kinh tế hàng hoá, hai yếu tố tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất kinh doanh phục vụ sản xuất tăng thêm chính là hai chỉ tiêu giá trị và hiện vật của kết quả vốn đầu tư. Sự liên kết chắt chẽ có tính chất, khoa học giữa hai chỉ tiêu giá trị và hiện vật của kết quả đầu tư sẽ đảm bảo cung cấp một cách toàn diện nhưng luận cứ nhằm xem xét và đánh giá tình hình thực hiện vốn đầu tư trên cơ sở đó có thể đề ra biện pháp để đẩy mạnh tốc độ thực hiện đầu tư, tập trung hoàn thành dứt điểm các hạng mục công trình đưa vào hoạt động. Đồng thời việc sử dụng hai chỉ tiêu này sẽ phản ánh kịp thời quy mô tài sản cố định trong các ngành, vùng và toàn bộ nên kinh tế quốc dân. Nhưng nếu chỉ nghiên cứu kết quả đầu tư thồi thì chưa đủ, nó mới phản ánh được mặt lượng, để nghiên cứu được mặt chất của quá trình sử dụng vốn đầu tư chúng ta phải nghiên cứu hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư. 2. Hiệu quả kinh tế của đầu tư. Hiện quả kinh tế của vốn đầu tư là kết quả hữu ích do sự phát huy tác dụng của kết quả đầu tư mang lại cho nền kinh tế quốc dân. Hiệu quả kinh tế là mối quan tâm và là mục tiêu của các ngành vùng và toàn bộ nền kinh tế. Trên góc độ nền kinh tế quốc dân (quản lý vĩ mô) hiệu quả vốn đầu tư là mức độ đáp ứng những nhiệm vụ kinh tế - xã hội, chính trị đã đề ra khi thực hiện đầu tư kết quả của hoạt động đầu tư rất đa dạng, do đó để phản ánh hiệu quả kinh tế vốn đầu tư phải dùng một hệ thống chỉ tiêu để đánh giá và phân tích. Công thức biểu hiện hiệu qủa kinh tế vốn đầu tư như sau: Hiệu quả kinh tế vốn đầu tư = Xác định hiệu quả kinh tế vốn đầu tư là một công việc quan trọng đối với phương thức quản lý kinh tế trên giác độ vĩ mô, đây là một trong chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch hoá đầu tư trên giác độ nền kinh tế, vấn đề này còn có ý nghĩa thiết thực và cụ thể nhằm nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh ở tầm vĩ mô của đơn vị cụ thể. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG TÂY BẮC TRONG NHỮNG NĂM QUA I. VÀI NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG TÂY BẮC. 1. Vị trí của vùng Tây Bắc trong nền kinh tế quốc dân Vùng Tây Bắc gồm ba tỉnh Hoà Bình, Sơn La và Lai Châu; với diện tích tự nhiên là 3.610.140 ha (chiếm 10,9% so với cả nước). Dân số khoảng 2052 nghìn người (chiếm 2,8% so với cả nước) với gần 30 dân tộc anh em sinh sống, trong đó các dân tộc Thái, Mường, Kinh, Mông chiếm đa số (90,62%). Tây Bắc là vùng đất rộng người thưa, có nhiều tiềm năng thế mạnh về đất đai, khoáng sản, động thực vật rừng phong phú và đa dạng là những tiền đề quan trọng để phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN , góp phần quan trọng vào việc phát triển nền kinh tế của cả nước. Tấy Bắc là đầu nguồn của 4 con sông lớn, đó là sông Đà, sông Mã, sông Mê Kông và sông Bôi. Do bắt nguồn từ vùng núi cao dốc, nên các sông suối Tây Bắc đều có tiềm năng lớn về thuỷ điện (riêng sông Đà đã chiếm 30% tổng tiềm năng thuỷ điện của cả nước). Hiện nay ở Tây Bắc đã có nhà máy thuỷ điện Hoà Bình với công suất 1920 MW, là nhà máy thuỷ điện lớn nhất nước ta và các nước Đông Nam Á. Trong thời gian tới, nhà máy thuỷ điện Sơn La với công suất khoảng 3600 MW sẽ được xây dựng cùng với nhiều công trình thuỷ điện khác ... cung cấp nguồn điện cho Tổ quốc, góp phần thay đổi cục diện kinh tế - xã hội của khu vực và thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước. Ngoài nguồn thuỷ điện, Tây Bắc còn có nhiều khoáng sản có giá trị như vàng, đất hiếm, đồng, niken, pirit, than đá, nước khoáng, đá vôi làm nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng ... Có thể khai thác sử dụng, phục vụ phát triển kinh tế đất nước và xuất khẩu. Sự chia cắt xâm thực mạnh của sông, suối và tác dụng phong hoá trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều tập trung theo mùa đã hình thành các bề mặt đất đai của vùng Tây Bắc theo từng loại độ cao rất thuận lợi đối với nhiều loại cây trồng, vật nuôi tạo nguồn sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường ... Đây là những tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc và đất nước. Bảng 1: Tỷ trọng một số loại tài nguyên của vùng Tây Bắc so với cả nước Loại tài nguyên Tây Bắc 1. Tiềm năng thuỷ điện 56 2. Đất hiếm 100 3. Đồng - Niken 70 4. Nhựa cánh kiến đô 70 5. Gỗ pơmu 60 6. Các loại dược liệu chính 40 7. Đồng cỏ chăn nuôi bò sữa 25 Nguồn: Các dữ liệu cơ bản vùng Tây Bắc - Bộ kế hoạch và đầu tư. 2.Đặc điểm về địa lý, địa hình Miền núi Tây Bắc Việt Nam có toạ độ địa lý 20°47’ - 22°40’ vĩ độ Bắc và 102°09’ - 105°52’ kinh độ đông; phía Bắc giáp với Trung Quốc với đường biên giới dài 310 km. Phía Tây và Tây Nam giáp với Lào với đường biên giới dài 560 km. Phía Đông giáp với các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Vĩnh Phú; phía Nam và Đông Nam giáp với các tỉnh Thanh Hoá, Ninh Bình, Hà Tây. Tây Bắc có 29 huyện, thị xã và 526 xã, phường. Trong đó được thống kê theo các đơn vị hành chính như sau: Bảng 2 : Một số dữ liệu vùng Tây Bắc (theo đơn vị hành chính) Tỉnh Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng số dân (người) Tỷ lệ (%) Số huyện Số xã Lai Châu 1714200 47,5 520600 25,4 9 147 Sơn La 1421000 39,4 802000 39,1 10 180 Hoà Bình 474940 13,1 729400 32,5 10 199 Tổng 3610140 100,0 2052000 100,0 29 526 Nguồn: Các dữ liệu cơ bản vùng Tây Bắc - Bộ kế hoạch và đầu tư. Tây Bắc là miền núi cao dốc nhất của Việt Nam, bao gồm cả núi cao, núi trung bình, đồi gò và cao nguyên, sơn nguyên ... Phía Bắc là những dãy núi cao, phân định biên giới Việt - Trung, phía Đông và Đông Bắc là dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ (180 km) dọc theo hữu ngạn sông Thao; Phía Tây và Tây Nam là các dãy núi cao kế tiếp nhau, phân định biên giới Việt - Lào. Nằm giữa vùng Tây Bắc là dòng sông Đà chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Hai bên sông Đà là các sơn nguyên và cao nguyên, đã vôi kế tiếp nhau từ Sìn Hồ (Lai Châu) đến Mai Châu (Hoà Bình). Lưu vực sông Đà và sông Mã đã tạo cho Tây Bắc như những lòng máng khổng lồ xung quanh là núi cao và cao nguyên, đã hình thành một vùng tự nhiên độc đáo, với nhiều tiểu vùng khí hậu, đất đai và thực vật rừng phong phú nhiều hình, nhiều vẻ, thích hợp với phát triển kinh tế hàng hóa hướng tới thị trường tiêu biểu cho vùng núi cao Miền Bắc Việt Nam Tuy nhiên do có địa hình cao dốc, chia cắt phức tạp, nên việc mở mang xây dựng và giao lưu với bên ngoài rất khó khăn. 3. Vai trò của vùng Tây Bắc đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đối với an ninh quốc phòng và sự ổn định chính trị của đất nước cũng như việc bảo vệ môi trường của đất nước. 3.1. Vai trò của Tây Bắc đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội như đã trình bày, vùng Tây Bắc giữ vai trò hết sức quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cụ thể: Thứ nhất, Tây Bắc là nơi chủ yếu cung cấp gỗ và các sản phẩm của rừng cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân trong nước cũng như phục vụ xuất khẩu. Thứ hai, Tấy Bắc là nơi sản xuất và cung cấp cho thị trường trong nước cũng như quốc tế nhiều loại nông sản có giá trị kinh tế cao. Thứ ba, Đại bộ phận các loại khoáng sản của nước ta tập trung ở Tây Bắc. Bởi vậy, có thể nói đây là khu vực giữ vị trí quyết định đối với sự phát triển của ngành công nghiệp khai khoáng của đất nước. Thứ tư: Tây Bắc là đầu nguồn của bốn con sông lớn ở nước ta với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, độ dốc của các dòng sông lớn, đã tạo cho vùng này một tiềm lực to lớn về thuỷ năng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nghành công nghiệp năng lượng của đất nước. Thứ năm, về khía cạnh tiêu dùng, Tây Bắc với diện tích tự nhiên chiếm 10,9% diện tích cả nước, với tiềm năng phát triển phong phú và đa dạng của nhiều ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ với 2052 nghìn người thuộc nhiều dân tộc khác nhau chắc chắn đây là một thị trường không nhỏ đối với đất nước và quốc tế. Thứ sau: Tây Bắc tuy chỉ chiếm 2,8% dân số của cả nước nhưng đồng bào ở đây lại thuộc nhiều dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc có một phong tục tập quán riêng. Bởi vậy, việc phát triển mạnh mẽ khu vực này chẳng những tạo điều kiện thuận lợi để cải thiện nhanh chóng đời sống vật chất của đồng bào các dân tộc ở đây, giúp họ phát huy được nét đẹp của nền văn hoá dân tộc mình, hạn chế tập tục lạc hậu, góp phần làm cho tình hình xã hội của đất nước thêm lành mạnh và ổn định. 3.2. Vai trò của vùng Tây Bắc đối với nền an ninh quốc phòng và sự ổn định chính trị của đất nước. Vùng Tây Bắc nước ta có đường biên giới với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa dài 310 km, với Cộng hoà Nhân dân Lào dài 560 km. Với đường biên giới cộng với địa hình cao, chia cắt và hết sức phức tạp đã tạo cho Tây Bắc có vị trí đặc biệt quan trọng đối với nền an ninh quốc phòng của đất nước. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta suốt mấy nghìn năm qua đã cho thấy Tây Bắc vừa là cửa ngõ, là tuyến đầu của phòng thủ quốc gia song nó là căn cứ địa, là hậu phương vững chắc của các cuộc cách mạng hoặc các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Phòng thủ đất nước, chống giặc ngoại xâm là điều cực kỳ quan trọng, song thực tiễn của thế giới những năm gần đây còn cho thấy chiến tranh sắc tộc, chiến tranh tôn giáo cũng nguy hiểm không kém. Chính những cuộc chiến tranh đó đã đẩy một số quốc gia vào con đường tan rã, chia cắt, đẩy những dân tộc đó vào con đường đau khổ lầm than, thù oán lẫn nhau. Hiểu rõ vị trí của Tây Bắc như vậy nên kẻ thủ của nhân dân ta cũng luôn tìm mọi cách để xâm nhập vào vùng Tây Bắc nói riêng và miền núi nói chung. Chúng xâm nhập vào đồng bào các dân tộc ở Tây Bắc nước ta và móc nối với các phần tử xấu, xây dựng cơ sở, xây dựng lực lượng để chống Đảng, chính phủ và nhân dân ta. Bởi vậy, lúc này hơn lúc nào hết chúng ta phải thấy rằng xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Bắc, tăng cường và duy trì sự đoàn kết giữa các dân tộc chính là yếu tố quyết định đảm bảo nền an ninh quốc phòng và sự ổn định chính trị của đất nước. 3.3. Vai trò của vùng Tây Bắc đối với việc đảm bảo môi trường của đất nước. Nước ta nhìn chung là hẹp, đồng bằng nhỏ nhưng núi lại cao, độ dốc lớn, địa hình phức tạp vùng núi Phía Bắc và Tây Nguyên có thể coi là mái nhà của đồng bằng Bắc bộ, duyên hải miền Trung và Đông Nam bộ. Đã thế lượng mưa ở Tây Bắc cũng khá cao, khoảng 1500 mm/năm. Chủ yếu tập trung vào mùa hạ. Do đó sự xói mòn diễn ra hết sức quyết liệt. Nếu rừng đặc biệt là rừng đầu nguồn ở vùng Tây Bắc không còn thì chẳng những các nguồn tài nguyên ở đây bị tàn phá mà môi trường sống của đất nước, đặc biệt là đồng bằng Bắc bộ, duyên hải miền Trung và các tỉnh Đông Nam bộ cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thời tiết khí hậu ở vùng này luôn thay đổi theo chiều hướng ngày càng bất lợi, bão, lũ lụt, hạn hán sẽ thường xuyên xảy ra, sản xuất và đời sống của nhân dân sẽ luôn bị đe doạ. Tóm lại, có thể khẳng định Tây Bắc nước ta có vị trí hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường của đất nước. Về điều này, Nghị quyết 22 của Bộ chính trị ngày 27/11/1989 đã ghi: “ vùng Tây Bắc chiếm 10,9% diện tích tự nhiên của nước ta là nơi sinh sống lâu đời của phần lớn các dân tộc thiểu số, có tiềm lực kinh tế to lớn, có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng bao gồm đất, rừng, sinh vật, thuỷ văn, khoáng sản, cây công nghiệp ... Với địa thế cao, dốc và thảm thực vật lớn, Tây Bắc đóng vai trò quyết định đối với môi trường sinh thái của cả nước, nằm dọc biên cương phía Bắc và phía Tây của Tổ quốc. Tây Bắc lại có nhiều cửa ngõ thông thương giữa nước ta với thế giới và các nước trong khu vực cho nên có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng và an ninh” 4. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc. Nhìn chung trong những năm gần đây, nhất là những năm 1994-1998 nền kinh tế vùng Tây Bắc đã có những chuyển biến và khởi sắc. Sản suất đã phát triển theo hướng tạo ra những hàng hóa có chất lượng và đa dạng và ngày càng thể hiện vị trí của mình trên thị trường, đã xuất hiện những nhân tố mới, những mô hình làm ăn khá trong nông nghiệp đã tạo đà để tiếp tục đổi mới và phát triển ở giai đoạn sau. - Về sản xuất nông nghiệp đã có những tiến bộ rõ rệt sản xuất lương thực được chú trọng phát triển theo hướng thâm canh, tăng vụ áp dụng nhiều giống mới có năng suất cao, diện tích nương rãy giảm. Cùng với chủ trương mở cửa tự do lưu thông lương thực, hàng hóa, nên đã khuyến khích đồng bào các dân tộc Tây Bắc chuyển dần diện tích làm lương thực kém hiệu quả sang trồng những cây có giá trị cao như cây công nghiệp, cây ăn quả, cây làm thuốc. Cùng với phát triển trồng trọt, chăn nuôi cũng được phát triển, nhất là đầu trâu, bò bước đầu đã khai thác được thế mạnh của miền núi về chăn nuôi. - Về lâm nghiệp, thực hiện chủ trương giao đất khoán rừng, theo chương trình 327, chuyển sản xuất lâm nghiệp theo hướng xã hội hoá, gắn lâm nghiệp với công tác định cư nên diện tích rừng tự nhiên đã được bảo vệ có hiệu quả, diện tích đất trống, đồi trọc đã được thu hẹp dần do công tác khoanh nuôi rừng tái sinh và trồng rừng mới có nhiều tiến bộ. Trong lâm nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều mô hình vườn rừng, vườn đồi, gắn phát triển cây lấy gỗ với phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi; thực hiện phương châm lấy ngắn nuôi dài, canh tác đa tầng, lâm gắn với nông nên đã tạo được vốn để phát triển và sử dụng đất đai có hiệu quả hơn. Về công nghiệp, nhìn chung là còn rất nhỏ bé, nhưng đã bước đầu chuyển hướng sản xuất đi vào khai thác thế mạnh của vùng, đáp ứng nhu cầu về hàng hóa tốt hơn trước. Các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, lâm sản, công nghiệp nông thôn ... đang từng bước phát triển. - Các hoạt động văn hoá -xã hội đã có những chuyển biến tích cực, sự nghiệp giáo dục, y tế được tăng cường; ngoài hệ thống giáo dục phổ thông, các trường nội trú, năng khiếu dành cho con em các dân tộc ít người được hình thành, góp phần tạo nguồn cán bộ cho các dân tộc ít người. Công tác y tế từ tỉnh đến cơ sở đã được củng cố, tăng cường về cơ sở vật chất, dụng cụ, thuốc men và cán bộ y tế ... nên việc khám chữa bệnh cho dân cơ bản đã được đáp ứng. Việc hỗ trợ các huyện, xã được chú ý hơn. Vấn đề xoá đói giảm nghèo, chống suy dinh dưỡng cho trẻ em bước đầu được củng cố. - Do sản xuất phát triển, khối lượng hàng hóa ra khỏi vùng ngày một tăng, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được cải thiện, tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc ngày càng được củng cố, diện du canh ,du cư ngày càng thu hẹp. Bên cạnh những thành tựu mà cán bộ, nhân dân các dân tộc Tây Bắc đạt được, tình hình kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc còn bộc lộ nhiều yếu kém, thật sự chưa tạo được những tiền đề quan trọng để tạo đà cho giai đoạn sau phát triển nhanh. Cụ thể như sau: Tổng GDP năm 1998 toàn vùng đạt 7748,16 tỷ đồng chiếm 2,1% GDP của cả nước. Nền kinh tế đang ở điểm xuất phát thấp, nhịp độ tăng trưởng GDP còn thấp và kéo dài nhiều năm. Riêng giai đoạn từ 1995 đến nay nhịp độ tăng trưởng có khá hơn, đạt 9,1% trên năm, nhưng cũng mới bằng 74,4% nhịp độ tăng trưởng của cả nước. Dân số vẫn tăng ở mức cao trên 3% /năm. Nên GDP bình quân đầu người bao gồm cả thuỷ điện Hoà Bình cũng mới đạt khoảng 156,2 USD bằng 72,4% so với mức bình quân trung của cả nước. Nhưng nếu tách thuỷ điện Hoà Bình ra thì GDP bình quân theo đầu người ở Tây Bắc còn thấp hơn và vào loại thấp nhất so với các vùng trong cả nước. Cuộc sống vật chất tinh thần của đồng bào các dân tộc tuy đã được cải thiện nhưng chưa được bao nhiêu, thực sự còn gặp nhiều khó khăn thiếu thốn. GDP bình quân đầu người đã thấp nhưng lại phân bổ không đồng đều giữa các tiểu vùng và giữa các dân tộc; số có thu nhập cao hơn thường tập trung ở khu vực thị xã, thị trấn, huyện lỵ, dọc theo trục đường 6 tầng lớp dân cư có thu nhập cao là người Kinh, người Mường và người Thái, thu nhập trong khu vực thuần tuý nông nghiệp rất thấp. Cơ cấu kinh tế nhìn chung có chuyển biến, nhưng còn chậm, còn nặng về nông - lâm nghiệp, các ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ tăng chậm, so với cả nước thì còn thua kém rất nhiều được thể hiện như sau: Bảng 3: Cơ cấu chuyển dịch GDP vùng Tây Bắc và cả nước Hạng mục Tây bắc Cả nước 1990 1998 1990 1998 åGDP 100,0 100,0 100,0 100,0 Công nghiệp 30,0 25 18,8 26,32 Xây dựng 6,1 7,6 3,8 6,38 Nông-lâm nghiệp 48,4 37,8 37,5 25,98 Dịch vụ 15,5 29,6 39,9 41,32 Nguồn: Tổng cục thống kê Công nghiệp còn nhỏ bé trang thiết bị lạc hậu, máy móc cũ kỹ, sự tác động của công nghiệp vào nông nghiệp và các ngành kinh tế khác không rõ và sự đóng góp vào nền kinh tế còn ít ... Khi thực hiện đường lối đổi mới, chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường thì gặp nhiều lúng túng, sản phẩm kém sức cạnh tranh, số sản phẩm mới phù hợp với người tiêu dùng thì còn quá ít; chưa khai thác được tiềm năng thế mạnh sẵn có của vùng như khoáng sản, nông lâm sản ... Các ngành nghề thủ công truyền thống và ngành mới chưa phát triển. - Sản xuất nông nghiệp có tiến bộ hơn trước nhưng so với tiềm năng thì chưa được khai thác một cách có hiệu quả, sản xuất nông nghiệp còn mang nặng tính tự cung tự cấp, sự liên kết giữa các nông trường với các loại hình sản xuất nông nghiệp khác rất ít, nên vai trò quốc doanh nông nghiệp chưa phát huy tác dụng thúc đẩy toàn vùng phát triển ... trừ một số vùng cây con được tập trung cho sản xuất nông nghiệp vẫn thể hiện tính sản xuất nhỏ, manh mún... Cây lương thực vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, cây công nghiệp, cây ăn quả còn ít. Chăn nuôi tuy phát triển hơn trước nhưng sản phẩm hàng hóa còn ít, chưa có nhiều giống mới, phần lớn vẫn sử dụng vốn địa phương, nên tầm vóc nhỏ, tăng trưởng chậm, hiệu quả không cao. Vì thế vấn đề tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn do sức mua tại chỗ thấp, việc thu gom sản phẩm để đưa ra khỏi vùng, từ sản xuất bị phân tán, điều kiện giao thông kém phát triển, việc đi lại gặp nhiều khó khăn, nên sản phẩm bị ứ đọng nhân dân không yên tâm sản xuất. - Sản xuất lâm nghiệp tuy có tiến bộ nhưng so với yêu cầu tăng nhanh độ che phủ của rừng để làm tốt chức năng mới sinh, môi trường phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ nguồn nước cung cấp cho các nhà máy thuỷ điện và điều tiết nước cho vùng đồng bằng Sông Hồng và hình thành những khu rừng đặc dụng, rừng sản xuất làm từ nguyên liệu gỗ và nguyên liệu giấy để phục vụ cho xây dựng và đời sống thì thực hiện còn chậm. Việc tham gia giải quyết công tác định cư vẫn chưa đạt được hiệu quả mong muốn, sản phẩm lâm nghiệp chưa nhiều, giá trị đóng góp cho nền kinh tế nhìn chung còn ít, đời sống của những người làm nghề rừng còn gặp nhiều khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần. - Các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch phát triển chậm, nhất là khu vực nông thôn, vùng sâu, xa mạng lưới chợ, cửa hàng còn thưa thớt, thậm chí nhiều nơi không có, nên việc mua bán sản phẩm hàng hóa của nhân dân bị hạn chế. Tuy tiềm năng du lịch có nhưng chưa phát huy được nhiều cộng với các cửa khẩu chưa được khai thác triệt để nên hàng hóa chưa đưa ra ngoài được nhiều, chưa tìm được cửa thoát. Các dịch vụ quan trọng như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm phát triển chậm và còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết. - Tỷ lệ huy động ngân sách GDP rất thấp đạt khoảng 3,5% trong khi đó bình quân mức huy động cả nước là 20%. Nền kinh tế thực sự chưa có tích luỹ để tái sản xuất mở rộng, thu không đủ chi, thu mới đảm bảo được chi khoảng 21,4%. Số ngân sách thiếu hụt phải trông chờ vào sự chi viện của trung ương. Sản xuất hàng hóa chưa phát triển, giá trị hàng hóa đưa ra khỏi vùng chỉ mới chiếm 7% - 8 % GDP. Đời sống nhân dân còn nghèo, sức mua thấp chỉ chiếm khoảng 11-12% GDP. Bảng 4: Giá trị XNK của các tỉnh Tây Bắc năm 1998. (Đơn vị : triệu USD) Hoà Bình Sơn La Lai Châu Xuất khẩu 1,96 0,61 1,72 Nhập khẩu 0,71 0,75 0,56 Nguồn: Các dữ liệu cơ bản vùng Tây Bắc - Bộ kế hoạch và Đầu tư. Như vậy, Tây Bắc với tiềm năng của một vùng có nguồn tài nguyên sinh thái đa dạng và phong phú nhưng với nguyên nhân to lớn từ hậu quả của chính sách bao cấp lâu dài về mọi mặt từ thuốc chữa bệnh giấy viết đến con người như bác sĩ giáo viên , cán bộ kỹ thuật... để rồi cho đến nay người dân bản địa hầu như không biết làm ăn gì nữa ngay cả việc trồng cây gì cũng phải trông chờ vào sự chỉ bảo của nhà nước. Đồng thời với những nguyên nhân về chính sách là tình trạng thiếu thốn về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội . các đầu mối kinh tế - xã hội được coi như những đô thị trung tâm văn hoá đến ngày hôm nay vẫn chưa có được những nơi vui chơi giải trí cho các em thiếu nhi , kể cả Điện Biên, Lai Châu... Giáo dục ,y tế tuy có nhiều tiến bộ nhưng đến nay trình độ dân trí vẫn còn thấp ,tỷ lệ người mù chữ trong độ tuổi lao động vẫn còn cao 49,2% ở những cao, vùng sâu tỷ lệ này còn cao hơn. lao động được đào tạo còn rất ít,chỉ chiếm khoảng 6%-7% dân số . Hiện nay số trẻ em bỏ học ngày một tăng, do trường lớp chưa thuận tiện ,kinh tế gặp nhiều khó khăn. công tác y tế còn nhiều yếu kém , đến nay vẫn còn nhiều xã chưa có trạm y tế việc khám chữa bệnh cho người dân bị hạn chế về mọi mặt . cơ sở hạ tầng yếu kém nhất là trong giao thông vận tải , cấp điện ,cấp nước ,thông tin liên lạc. Hệ thống giao thông đang là trở ngại lớn trong phát triển kinh tế - xã hội khu vực, do đường quá hẹp quá xấu ,quanh co uốn lượn nhiều nên việc đi lại rất khó khăn; vào mùa mưa thường tắc nghẽn giao thông hàng tuần , thậm chí hàng tháng ... Còn đường về huyện hầu hết là đường đất đá,việc đi lại cực kỳ khó khăn,nguy hiểm, phương tiện đi lại nhanh bị hư hỏng và vào mùa mưa thường không đi lại được, đường lên xã kém phát triển,hiện nay còn rất nhiều xã chưa có đường ô tô đến trung tâm. Tuy là khu vực có nhà máy thuỷ điện lớn nhất cả nước và vùng Đông Nam á, nhưng hiện nay số xã được dùng điện vào diện ít nhất so với các vùng trong cả nước, việc cấp nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất còn rất yếu kém. hầu hết các thị xã phải dùng các hệ thống nước chảy từ trên núi xuống mà chưa được xử lý, thông tin liên lạc chỉ mới phát triển ở khu vực đô thị, ven các trục đường giao thông là chủ yếu... còn ở nông thôn và miền núi thì rất hạn chế, hiện nay còn rất nhiều xã chưa có điện thoại. Như vậy, để cho sản xuất hàng hoá phát triển, đời sống vật chất tinh thần của người dân trong vùng ngày một thay đổi theo chiều hướng ngày một cao đòi hỏi chúng ta phải đánh giá một cách chính xác nhất về hiện trạng kinh tế-xã hội để từ đó làm cơ sở xem xét một cách đúng đắn tình hình sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế- xã hội của vùng,đưa ra các giải pháp cụ thể mang tính khả thi phù hợp với điều kiện kinh tế -xã hội của vùng. Để khai thác lợi thế sẵn có của vùng đưa Tây Bắc tiến kịp các vùng khác trong cả nước. II. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI Ở VÙNG TÂY BẮC TRONG NHỮNG NĂM QUA. Thấy rõ vị trí quan trọng của vùng Tây Bắc như vậy nên Đảng ta đã chủ trương “phải phát triển vùng Tây Bắc toàn diện cả về kinh tế, chính trị văn hoá,xã hội,quốc phòng, an ninh, trong đó trọng tâm là phát triển kinh tế - xã hội gắn với thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng. Quan tâm đúng mức đến việc giải quyết các vấn đề xã hội, cải thiện đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân. Để làm được điều này trên thực tế phải thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, một mặt pháp luật phải bảo đảm quyền bình đẳng đó, mặt khác phải có chính sách và tạo điều kiện để nhân dân các dân tộc ở vùng Tây Bắc vươn lên mạnh mẽ, phát triển kinh tế ,văn hoá từng bước nâng cao năng xuất lao động,nâng cao vật chất tinh thần của người dân. coi trọng đào tạo cán bộ người dân tộc, tôn trọng và phát huy những phong tục tập quán và truyền thống văn hoá tốt đẹp của các dân tộc. Nền văn minh của vùng phải được xây dựng trên cơ sở mỗi dân tộc phát huy bản sắc văn hoá của mình, vừa tiếp thu tinh hoa văn hoá của các dân tộc khác và góp phần phát triển nền văn hoá chung của cả nước, tạo ra sự phong phú, đa dạng trong nền văn minh của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Muốn vậy, nhà nước cần phải đầu tư một lượng vốn thích đáng hơn cho vùng Tây Bắc, trước mắt tập trung đầu tư cho phát triển giao thông vận tải, thông tin liên lạc, điện và nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư. đồng thời, cần xây dựng những chính sách phù hợp, tạo điều kiện và động viên mạnh mẽ nhân dân vùng tây bắc khai thác tiềm năng và thế mạnh của vùng,phát triển kinh tế hàng hoá, kinh doanh có hiệu quả, từng bước tự tích luỹ để đầu tư xây dựng và phát triển vùng Tây Bắc.” 1 .Nguồn vốn đầu tư. Chúng ta biết rằng vốn đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Việc đầu tư phát triẻn kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc được Đảng và chính phủ quan tâm ngay từ ngày Miền Bắc hoàn toàn giải phóng năm 1954. thời kỳ đó, mặc dầu mới bước ra khỏi chiến tranh, ngân sách của nhà nước còn rất hạn hẹp xong nhà nước ta cũng đã dành cho Tây Bắc phần đầu tư thoả đáng để phát triển kinh tế - xã hội . Nhờ sự đầu tư đó nhiều tuyến đường quốc lộ 6, quốc lộ 37, quốc lộ 40, quốc lộ 12 , quốc lộ 279, quốc lộ 100, quốc lộ 32, quốc lộ 15, quốc lộ 21, được sửa sang nâng cấp . Các tuyến đương hàng không được khôi phục và đi vào hoạt động, nhờ đó mà có sự nối liền các hoạt dộng kinh tế- văn hoá xã hội giữa miền ngược và miền xuôi. Các trung tâm công nghiệp được củng cố, khôi phục hoặc xây dựng mới ở các tỉnh ngành công nghiệp chế biến, các lâm trường quốc doanh- nông trường quốc doanh, cũng được xây dựng ở hầu hết các tỉnh vùng tây Bắc, nhiều cơ sở cho đến nay vẫn còn rất nổi tiếng như nông trường Mộc Châu, nông trường Điện Biên.. . Nhà nước cũng đã đặc biệt quan tâm đến đầu tư cho giáo dục và y tế, văn hoá của vùng. Bởi vậy, đầu những năm 60 của thế kỷ này nhiều bệnh tật cố hữu của vùng như sốt rét, thương hàn,.. . đã bị đẩy lùi, nạn mù chữ về cơ bản đã được thanh toán, tệ nạn trồng thuốc phiện và hút thuốc phiện đã chấm dứt, bộ mặt của vùng thay đổi hết sức nhanh chóng. Cuối những năm 1970 và đầu nhữnh năm1980 ,do yếu tố khách quan và chủ quan đã đưa nền kinh tế nước ta lâm vào khủng hoảng trầm trọng.Đây cũng là thời kỳ đầu tư cho vùng gặp nhiều khó khăn bởi vậy, kinh tế - xã hội của vùng xuống cấp nghiêm trọng. Sau đại hội toàn quốc lần thứ 6 của Đảng(tháng 12/1986) đặc biệt sau nghị quyết 22 của Bộ chính trị về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi (khoá 6 tháng11/1989) việc đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc mới được tăng cường một cách mạnh mẽ. Trong kế hoạch 5 năm 1994-1998 bằng những chính sách khuyến khích và đồng bộ, Nhà nước đã huy động được nhiều nguồn vốn khác nhau phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc . * Nguồn vốn đầu tư tập chung từ ngân sách Nhà nước giao cho các tỉnh ở vùng Tây Bắc quản lý trong giai đoạn này là 1342 tỷ đồng bằng 2,42% so với tổng số vốn đầu tư của toàn quốc . Trong đó chia ra. - Tỉnh Lai Châu: 550.421.000.000 đồng - Tỉnh Sơn La : 454.626.000.000 đồng - Tỉnh Hoà Bình : 337.936.000.000 đồng Ngoài việc đầu tư trực tiếp , vốn đầu tư của trung ương dành cho Tây Bắc còn được thể hiện thông qua các Bộ chức năng của chính phủ. Giai đoạn 1994-1998 tổng vốn đầu tư tập trung cho các Bộ quản lý được thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc là 1600 tỷ đồng. Như vậy, toàn vốn đầu tư lấy từ ngân sách trung ương cho vùng Tây Bắc thời kỳ này là 2942 tỷ đồng chiếm 6.31% tỷ số vốn đầu tư cho cả nước. Bảng 5 : Tổng hợp vốn đầu tư xây dựng cơ và các chương trình kế hoạch năm 1994 - 1998 TỔNG SỐ A + B TỔNG VỐN KẾ HOẠCH 94-98 VỐN CÁC CHƯƠNG TRÌNH 2.942,985 598,360 Tổng vốn đầu tư trực tiếp các tỉnh miền Núi 15.181,438 5.234,226 A. Tổng vốn đầu tư trực tiếp các tỉnh vùng Tây Bắc Trong đó : Lai Châu Sơn La Hoà Bình 1.342,985 550,421 454,628 337,936 526,726 191,312 197,208 138,206 B. Vốn đầu tư qua các Bộ, ngành trên địa bàn vùng Tây Bắc 1.600,000 71,553 Nguồn : Bộ kế hoạch và đầu tư Nhận thấy số vốn đầu tư mà Nhà nước giao cho vùng Tây Bắc chiếm một số lượng rất lớn chiếm tới 6,31% tỷ số vốn đầu tư cho cả nước. Chứng tỏ đây không những là sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với vùng Tây Bắc mà nó còn phản ánh về mức độ phát triển kinh tế - xã hội của vùng biểu hiện của một vùng kém phát triển về mọi mặt so với các vùng khác trong cả nước. không chỉ dừng lại ở đó vấn đề đầu tư của nhà nước cho vùng trong 5 năm qua tăng hết sức nhanh . Đặc biệt là từ năm 1960 đến nay ở hầu hết các tỉnh trong vùng, mức đầu tư của năm 1998 đều tăng gần 10 lần so với năm 1991, điều này chứng tỏ sự nhận thức của Đảng và Nhà nước về vị trí của vùng ngày càng chuẩn xác hơn. Mặt khác , nó cũng thể hiện rằng việc đầu tư cho vùng bước đầu đã đem lại hiệu quả thiết thực. Biểu 6: Vốn đầu tư cho vùng Tấy Bắc giai đoạn 94 - 98 Đơn vị: tỷ đồng. VĐT Tỉnh 94 95 96 97 98 Lai Châu Sơn la Hoà Bình 108,56 97,6 55,8 191,69 143,789 104,4 225,841 187,662 121,476 227,241 238,204 148,904 328,614 288,746 176,341 Lấy từ nguồn ngân sách địa phương Lai châu Sơn la Hoà bình 42,54 39,7 15 42,54 39,9 17 90,038 70,975 19,636 111,33 85,82 21,246 132,622 100,667 22,875 Huy động trong dân lai châu Sơn La Hào bình 15,5 14,6 3,3 20 18,7 4 23,587 23,407 5,121 27,359 27,058 5,121 31,203 30,708 5,667 Nguồn : Các dữ liệu cơ bản vùng Tây Bắc - Bộ kế hoạch đầu tư. Cùng với sự đầu tư của Đảng và Nhà nước ta , đầu tư của nước ngoài vào vùng Tây Bắc ngày một tăng. Tổng số vốn đầu tư khoảng 911,100 nghìn USD, vốn đầu tư của nước ngoài cho vùng chủ yếu từ hai nguồn chính FDI và ODA cho đến nay đã có 221 dự án FDI dành cho miền núi riêng vùng Tây Bắc có 5 dự án Nhìn chung , các dự án đầu tư của nước ngoài cho vùng trong thời gian qua có quy mô nhỏ và phần lớn là mang tính chất viện trợ nhân đạo , chưa có những dự án đầu tư lớn cho xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất kinh doanh. Bên cạnh vốn đầu tư của trung ương, mấy năm qua bằng vốn tự có của mình, các tỉnh vùng Tây Bắc cũng đã giành một phần quan trọng ngân sách của địa phương để đầu tư cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương mình . Chính vì vậy, mà số vốn đầu tư từ ngân sách địa phương nhìn chung mỗi năm một tăng đặc biệt 2 năm 1997-1998. Điều này thể hiện kinh tế của các tỉnh vùng Tây Bắc mấy năm gần đây phát triển khá hơn trước nên phần tích luỹ của địa phương tăng nhanh, đó là dấu hiệu đáng mừng. Nhận thấy rằng, trong cơ chế bao cấp, kinh tế vùng Tây Bắc phát triển chậm và mang nặng tính tự cấp, tự túc nên thu nhập của người dân trong vùng rất thấp, đại bộ phận sống trong tình trạng nghèo khó. Thế nhưng từ ngày đổi mới đến nay, kinh tế của vùng phát triển phong phú, đa dạng hơn. Ngoài sản xuất Nông, lâm, Công nghiệp, các hoạt động thương mại, dịch vụ cũng đã phát triển khá sôi động. Các tỉnh không những chỉ mở rộng giao lưu kinh tế với các vùng trong nước mà còn với cả nước ngoài, nhất là các vùng biên giới. Chính vì thế, kinh tế của đồng bào các dân tộc sống ở vùng Tây Bắc mấy năm gần đây đã khá hơn. Một bộ phận dân cư đã biết làm ăn, đã bắt đầu có tích luỹ. Do đó bên cạnh việc tận dụng nguồn vốn đầu tư tới ngân sách trung ương và ngân sách địa phương những năm gần đây các tỉnh cũng đã tích cực huy động nguồn vốn từ trong dân để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương mình. Kể từ sau ngày đổi mới đến nay. Hệ thống ngân hàng nước ta đã có những tiến bộ quan trọng trong việc hỗ trợ vốn cho các vùng Tây Bắc. Đặc biệt là ngân hàng nhà nước Việt Nam, ngoài việc cung cấp kinh phí cho các tỉnh theo các chương trình, dự án của chính phủ cho các cơ sở kinh tế, các hộ gia đình vay để phát triển sản xuất kinh doanh - dịch vụ. Các ngân hàng thông qua hình thức tín dụng cũng đã tiến hành đầu tư hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế -xã hội của các tỉnh. Ta có thể thấy tình hình này qua biêủ sau: Biểu 7: Tình hình tín dụng của vùng Tây Bắc giai đoạn 1994 - 1998 Đơn vị : Tỷ đồng Tỉnh 1994 1995 1996 1997 1998 Tổng dư nợ Dư nợ hộ sản xuất Tổng dư nợ Dư nợ hộ sản xuất Tổng dư nợ Dư nợ hộ sản xuất Tổng dư nợ Dư nợ hộ sản xuất Tổng dư nợ Dư nợ hộ sản xuất Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Lai Châu 54,3 16977 44,2 59 25649 53,1 65,1 35077 62,3 70 39566 67,3 76 45301 73,9 Sơn La 96,2 28648 82,2 130 37132 102,2 164 46233 125,3 191,3 56431 147,5 216,7 65473 169,37 Hoà Bình 99 52251 87,09 120,6 49470 103,3 148 55106 124,3 185,2 65501 145 201,5 76051 165,1 Nguồn : Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam Tóm lại: Có thể khẳng định: Vốn đầu tư cho sự phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh vùng Tây Bắc mấy năm qua tăng nhanh về số lượng và ngày càng đa dạng về nguồn vốn cung ứng. Đây là xu hướng rất tốt, hy vọng trong những năm sắp tới sẽ có nhiều nguồn cung ứng cho vùng Tây Bắc hơn và khối lượng vốn đầu tư sẽ ngày càng nhiều hơn tạo điều kiện thuận lợi cho vùng trong việc nâng cấp nhanh hệ thống cơ sở hạ tầng trong việc khai thác và sử dụng đầy đủ hợp lý và có hiệu quả mọi nguồn tài nguyên để phát triển kinh tế - xã hội. Tạo ra ngày càng nhiều chỗ làm việc cho người dân, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho họ. Sớm làm cho vùng Tây Bắc tiến kịp các vùng khác trong cả nước. 2. Các hình thức hoạt động và lĩnh vực đầu tư cho vùng Tây Bắc. Các tỉnh vùng Tây Bắc đa phần là những tỉnh nghèo, rất thiếu vốn. Bởi vậy, mọi khoản đầu tư và phát triển đều dựa vào sự trợ giúp của trung ương. Phương thức đầu tư của nhà nước trước đây đối với vùng chủ yếu thông qua hình thức cấp phát, tức là căn cứ vào nhu cầu của các tỉnh( thông qua hệ thống kế hoạch), căn cứ vào khả năng tài chính của ngân sách (cả nguồn thu trong nước và viện trợ nước ngoài). Bộ tài chính cấp vốn đầu tư cho vùng theo chỉ tiêu của Uỷ ban kế hoạch nhà nước giao. Một phần vốn đầu tư nữa cho vùng được các Bộ, các ban ngành của chính phủ thông qua. Ngày nay, ngoài hai phương thức đó việc đầu tư cho vùng còn được thông qua các chương trình, mục tiêu do Nhà nước chỉ định, đây là hình thức mà được nhiều nhà khoa học cũng như nhà quản lý cho là phương thức đầu tư có hiệu quả nhất. Bởi lẽ vốn ít thất thoát thành quả đầu tư đến này với vùng và phát huy được tác dụng của nó. Bộ mặt của vùng nhờ đó mà nhanh chóng được đổi mới Các phương thức đầu tư thông qua hệ thống tín dụng cũng được áp dụng mạnh mẽ mấy năm gần đây, phương thức này cũng phát huy tác dụng bởi vì đi liền với đầu tư vốn là việc kiểm tra phương án sản xuất kinh doanh và hướng dẫn kiển thức , kinh nghiệm cho người được vay: Ngoài ra, việc đầu tư cho vùng còn được Nhà nước tiến hành thông qua trợ giá một số mặt hàng thiết yếu cho khu vực này như muối, dầu hoả, phân bón, thuốc chữa bệnh và sách vở học sinh...năm 1998 đầu tư qua trợ giá khoảng 13,5 tỷ đồng.Nhân thấy.Việc đầu tư cho vùng mấy năm gần đây không còn mang tính chất dàn trải nữa mà được tập trung để giải quyết những vấn đề cấp bách nhất, khó khăn nhất đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh trong vùng cũng như việc nâng cao điều kiện sinh sống của đồng bào các dân tộc ở khu vực này. Trong 5 năm 1994,1995,1996,1997, 1998 Nhà nước đã đưa ra 26 chương trình mục tiêu cần được tập trung giải quyết cho vùng Tây Bắc. Mỗi một mục tiêu đều nhằm giải quyết tương đối căn bản vấn đề nổi cộm ở khu vực này.,5 năm qua Nhà nước đã dành 18 chương trình trọng điểm trong số 26 chương trình này một lượng vốn đầu tư khá lớn. Điều này được minh chứng ở biểu sau: Biểu 8: Tình hình đầu tư cho chương trình mục tiêu 1994 - 1998 của vùng Tây Bắc. (Đơn vị tính: triệu đồng) Nội dung 1994 1995 1996 1997 1998 1. Trợ cấp cho người dân tộc khó khăn 457 960 1.200 3.300 9.975 2. Chương trình chống bệnh AIDS 110 743 978 1.165 2.230 3. Chương trình tiêm chủng mở rộng 102 287 327 733 2.684 4. Chương trình chống bệnh sốt rét 1.407 7.235 9.173 17.073 11.030 5. Chương trình chống bệnh Ma tuý 11.032 14.315 16.009 22.252 25.170 6. Chương trình chống bênh bướu cổ 1.200 3.107 4.772 16.428 9.182 7. Chương trình cung cấp thiết bị y tế 2.560 5.262 7.962 11.320 13.540 8. Chương trình chăm sóc trẻ em 271 507 652 1.375 3.210 9. Chương trình dân số và KHHGĐ 1.020 2.137 3.681 14.450 20.668 10.Chương trình tăng cường giáo dục 13.026 15.217 17.160 25.710 50.040 11. Chương trình tăng cường văn hoá thông tin 837 1.200 1.572 2.710 9.426 12. Chương trình tăng cường thiết bị-KH 230 670 996 2.370 3.835 13. Chương trình chống mại dâm 97 135 157 268 1.956 14. Chương trình nước vùng cao 115 240 327 692 1.000 15. Chương trình khuyến lâm 63 89 97 160 242 16. Chương trình khuyến nông 120 156 174 754 1.576 17. Chương trình khuyến ngư 15 21 27 100 321 18. Chương trình di dân-phát triển Tây Bắc 325 697 974 11.821 18.066 Nguồn: Vụ văn hoá xã - Bộ Tài Chính. Nhận thấy, vốn đầu tư cho 18 chương trình trọng điểm của vùng Tây bắc 5 năm qua tăng hết sức nhanh nếu năm 1994 tổng vốn đầu tư là 32.987 triệu đồng thế mà năm 1995 đã tăng lên 52.987 triệu đồng (tăng 1,61 lần và năm 1996 lên tới 66.938 triệu đồng (tăng 2,02 lần so với năm 1994 và 1,26 lần so với năm 1995) đến năm 1997 tổng số vốn đầu tư là 132.684 triệu (tăng 2,51 lần so với năm 1995 và 1,98 lần so với năm 1996) và cao nhất là vào năm 1998 với tổng số vốn đầu tư là 184,131triệu (tăng lên 2,75 lần so với năm 1996 và 1,38 lần so với năm 1997). Điều này thể hiện sự quan tâm của Đảng và chính phủ đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc. Có một số chương trình mà Nhà nước ta giành một phần lớn kinh phí để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trong vùng như đầu tư cho chương trình giáo dục, chương trình định canh ,định cư chương trình phòng chống ma tuý...Cụ thể Bảng 9. Đầu tư cho chương trình mục tiêu giáo dục vùng Tây Bắc. (Đơn vị: Triệu đồng) Tỉnh 1994 1995 1996 1997 1998 KH TH KH TH KH TH KH TH KH TH Lai Châu 2937 2606 3376 3002 3970 5776 6430 6073 13076 12837 Sơn La 5520 5302 6520 6145 7046 6730 10276 9854 20909 19003 Hoà Bình 5307 5118 6431 6070 6969 6654 10187 9783 20100 18200 Tổng 13764 13026 16327 15217 17985 17160 26893 25710 54085 50040 Nguồn: Vụ văn hoá xã - Bộ Tài chính. Biểu 10: Đầu tư cho chương trình định canh, định cư 3 tỉnh vùng Tây Bắc: (Đơn vị: triệu đồng) Tỉnh 1997 1998 Tổng số XDCB SN Tổng số XDCB SN Cả nước 245.200 207.900 37.300 215.512 185.956 29.556 Lai Châu 12.916 10.996 1.920 11.128 9.742 1.386 Sơn La 12.130 10.560 1.570 11.330 9.746 1.584 Hoà Bình 4.252 3.212 1.040 6.062 5.198 864 Tổng (3tỉnh) 29.298 24.768 4.530 28.520 24.686 3.834 Nguồn: Bộ tài chính: Biểu 11: Đầu tư của Nhà nước cho 3 tỉnh để xoá bỏ cây Anh túc (Đơn vị: triệu đồng). Tỉnh 1994 1995 1996 1997 1998 KH TH KH TH KH TH KH TH KH TH Lai Châu 2500 2200 3000 2950 3500 3300 3920 3860 4300 4200 Sơn La 4720 4600 5000 4930 5440 5410 5897 5710 6400 6317 Hoà Bình 730 700 800 783 830 810 862 850 1000 925 Tổng 7950 7500 8800 8663 9770 9520 10679 10420 11700 11442 Nguồn : Bộ kế hoạch đầu tư Biểu 12: Đầu tư cấp nước đô thị vùng Tây Bắc năm 1996,1997,1998 (Đơn vị: triệu đồng) Tỉnh 1994 1995 1996 1997 1998 KH TH KH TH KH TH KH TH KH TH Lai Châu Nhà máy nước điện biên 2000 1950 3200 3000 4300 4100 5000 4850 5520 5310 Sơn La Hạ tầng cấp nước TX 3000 2850 3605 3500 4000 3860 4500 4420 4900 4826 Hoà Bình Hạ tầng cấp nước TX 2200 200 2750 2500 3000 2930 3650 3600 4000 3880 Tổng 7200 6800 9555 9000 11300 10890 13150 12870 14420 14016 Nguồn: Bộ xây dựng Việc đầu tư hỗ trợ kinh phí khoa học công nghệ từ ngân sách cho vùng tăng nhanh nếu như năm 1997 là 1.625 triệu đồng đến năm 1998 tăng lên 2.370 triệu đồng không chỉ dùng lại ở đó. Nhận thấy rằng việc đầu tư cho vấn đề giao thông của các tỉnh trong vùng cũng không kém và tăng lên một cách nhanh chóng. Nếu như tổng số vốn đầu tư năm 1996 là 96,08 tỷ đồng đến năm 1997 là 113,02 tỷ đồng (gấp 1,17 lần so với năm 1996) đến năm 1998 lại tăng gấp 1,1 lần so với năm 1997 tức là khoảng 125,3 tỷ đồng. Tóm lại: Với số liệu trên cho chúng ta thấy rằng. Từ sau nghị quyết 22 của Bộ chính trị (khoá 6/11/1989) đến nay, việc đầu tư cho vùng Tây Bắc đã có những thay đổi căn bản cả về lượng và chất, cụ thể là số lượng vốn đầu tư tăng nhanh qua các năm, phương thức đầu tư ngày càng đa dạng, các hình thức hoạt động và lĩnh vực đầu tư là rất thiết thực và hiệu quả đầu tư đạt được ngày càng cao. III. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC DO ĐẦU TƯ MANG LẠI TRONG NHỮNG NĂM QUA. Nhờ sự quan tâm đầu tư của Đảng và Chính phủ, sự nỗ lực của Đảng Bộ và chính quyền các cấp ở vùng Tây Bắc, cũng như toàn thể đồng bào các dân tộc sống ở khu vực này mà Tây Bắc bước đầu đã có điều kiện để phát triển nhanh về mọi mặt và cải thiện đời sống của nhân dân. Điều này thể hiện rõ trên các mặt sau: 1. Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống các tỉnh trong vùng được nâng cấp và phát triển. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống của đồng bào các dân tộc có nhiều thứ nhưng thành công hơn cả và được Đảng và Nhà nước đầu tư nhiều hơn cả là giao thông điện, nước sạch và thông tin liên lạc vì vai trò quan trọng của nó đối với vùng. Việc đầu tư theo chương trình trọng điểm của nhà nước mấy năm vừa qua đã giúp cho vùng này giải quyết nhanh vấn đề này. * Về giao thông trong vùng đã nâng cấp được 1300km đường quốc lộ và tỉnh lộ chạy qua các tỉnh, làm thêm được 300 km đường giao thông nông thôn, đã giải quyết 130 xã có đường ô tô đi qua. * Về điện đã có rất nhiều đường điện được đưa về các tỉnh trong vùng. Cho điến nay đã có gần 30% dân số trong vùng được hưởng lưới điện quốc gia. * Về nước sách, bằng nhiều biện pháp mà lượng nước sách đã được cung cấp cho vùng và đã cung cấp cho khoảng 37% đồng bào các dân tộc sống trong vùng. * Hệ thống thông tin liên lạc đã được trang bị khá tốt đến các huyện và các xã trọng điểm. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các thông tin về kinh tế, chính trị xã hội trong và ngoài nước giờ đây người dân ở trong vùng đã có thể tiếp nhận được hàng ngày qua hệ thống truyền thanh và truyền hình, hệ thống báo chí quốc gia và địa phương. Cơ sở hạ tầng phát triển đã tạo cho vùng một môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội mở mang việc giao lưu kinh tế - văn hoá với các vùng, vùng khác trong nước và với quốc tế. Cũng như mở cơ hội để kêu gọi mọi nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Sự phát triển của hệ thống hạ tầng cơ sở ở vùng Tây Bắc mấy năm vừa qua có thể được minh chứng rõ qua biểu sau: Biểu 13: Tình hình cơ sở hạ tầng 3 tỉnh vùng Tây Bắc. Tỉnh Tổng số xã Xã có điện tỷ lệ% Xã có đường tỷ lệ% Xã có trạm TT tỷ lệ% Lai Châu 139 4 2,8 82 59 1 0,7 Sơn La 182 29 15,9 125 68,6 3 1,65 Hoà Bình 202 70 34,8 175 87 14 7 Nguồn: Tổng cục thống kê. 2. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh. Trong 5 năm qua, nhịp độ tăng trưởng kinh tế( GDP) bình quân của vùng là 8% -> 9%/ năm. Trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 5%. Công nghiệp tăng 8% -> 10% và các ngành dịch vụ tăng 10% -> 11%. Ta có thể thấy tốc độ kinh tế(GDP) của 3 tỉnh vùng Tây Bắc qua biểu sau: Biểu 14: Tốc độ tăng GDP của 3 tỉnh vùng Tây Bắc giai đoạn 1994- 1998 (Đơn vị: %) Tỉnh 1994 1995 1996 1997 1998 Lai Châu 7 10 12 8 9,6 Sơn La 6 13,2 10,5 9,2 9,8 Hoà Bình 7 19,3 12,1 9,3 8,6 Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư 3. Cơ cấu kinh tế của các tỉnh vùng Tây Bắc đang chuyển dịch theo chiều hướng tiến bộ. Kinh tế của tỉnh vùng Tây Bắc trước đây chủ yếu là kinh tế làm nông nghiệp. Song là lâm, nông nghiệp lạc hậu mang nặng tính tự nhiên tự cung, tự cấp. Thế nhưng trong những năm gần đây, đặc biết từ năm 1993 trở lại đây cơ cấu của toàn vùng đã có bước chuyển dịch đáng kể theo điều hướng ngày càng tiến bộ. Về nông nghiệp: Điều đáng quan tâm là sản xuất nông nghiệp từ chỗ chủ yếu là độc canh tự túc lương thực theo kiểu quảng canh (đốt nương làm dẫy, du canh, du cư) đã dần dần chuyển sang nền nông nghiệp đa canh và sản xuất theo phương thức thâm canh. Diện tích cây lương thực từng bước được ổn định năng xuất tăng quá nhanh. Bởi vậy, mặc dù dân số của vùng núi Tây Bắc thời gian qua vẫn còn tăng với tốc độ cao. Song bình quân lương thực tính trên một đầu người của vùng đạt 241 kg năm 1997 lên 275 kg năm 1998. Trong khi diện tích cây lương thực ổn định thì diện tích cây ăn quả, các cây dược liệu quý hiểm cũng tăng một cách đáng kể nhờ đó ở vùng đã hình thành được một số nơi sản xuất nông sản tập trung như Quế, Hồi, Mận, Vải thiều, Chè. Trong nông nghiệp, ngành chăn nuôi của các tỉnh trong vùng cùng có sự phát triển tăng nhanh đặc biệt là đàn bò hướng chăn nuôi lấy thịt, sữa ngày càng được chú trọng đúng mức nều như năm 1994 cả vùng Tây Bắc có khoảng 132 con nhưng đến năm 1998 lên đến 163 con tăng 1,23 lần so với năm 1994. Về lâm nghiệp: Việc tăng cường đầu tư của Nhà nước cộng với chủ trương giao đất rừng cho các hộ gia đình, nông dân sử dụng ổn định và lâu dài với 5 quyền năng: Chuyển nhượng - thừa kế - thế chấp - cho thuê và chuyển đổi đã làm cho người dân trong vùng yên tâm, phấn khởi hơn trong việc trồng rừng và bảo vệ rừng. Người dân vùng Tây Bắc đã bắt đầu sinh sống và làm giàu bằng nghề rừng cho thu nhập cao. Trong 5 năm từ 1994 - 1998 đã tiền hành khoanh nuôi bảo vệ 293.605 ha rừng, phủ xanh được 97.504 ha đất trồng đồi núi trọc nhờ đó đã nâng độ che phủ của rừng từ 7,5% năm 1994 lên 15,2% năm 1998. Việc khai thác gỗ bừa bãi từng bước được ngăn chặn, nếu như năm 1994 toàn vùng khai thác 230.300 m3 thì đến năm 1998 còn khoảng 214.500m3 Về công nghiệp, trong mấy năm gần đây công nghiệp các tỉnh trong vùng có bước phát triển khá nhanh. Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp đạt nhịp độ từ 10%- 30% năm tập trung vào các lĩnh vực: Thứ nhất: phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng nhằm khai thác nguyên liệu tại chỗ chủ yếu ở hai tỉnh Sơn La, Hoà Bình với công suất 10.000 tấn năm 1998 của Sơn La và 90.000 tần năm 1998 của Hoà Bình. Với tổng số vốn đầu tư là 188 tỷ đồng. Thứ hai: Công nghiệp khai khoáng được phục hồi và phát triển nhanh như than Lai Châu, nước khoáng, đá vôi ở Hoà Bình đồng, Pyrít - Hoà bình, Sơn La... Thứ ba: Các ngành công nghiệp hoá khác cũng bắt đầu phát triển nhất là ngành công nghiệp chế biến. Thứ tư: Các ngành nghề thủ công như đan lát, rèn, mộc, dệt... Cũng được phục hồi và đi vào phát triển góp phần làm phong phú thêm các mặt hàng tiêu dùng cho đồng bào địa phương. Chính vì vậy, giá trị tổng sản lượng công nghiệp trong vùng theo giá cố định không ngừng tăng và tăng đều qua các năm. Nếu như năm 1996 giá trị tổng sản lượng công nghiệp đạt 64,1 tỷ đồng thì đến năm 1997 con số này lên tới 72,6 tỷ đồng (tăng gấp 1,13 lần so với năm 1996) nhưng đến năm 1998 tổng giá trị sản lượng công nghiệp lại đạt 80,3 tỷ đồng (tăng gấp 1,25 lần so với năm 1996 và 1,1 lần so với năm 1997) tuy nhiên giá trị tổng sản lượng công nghiệp ở đây chưa kể thuỷ điện Hoà Bình. Nếu có thuỷ điện Hoà Bình giá trị tổng sản lượng công nghiệp của vùng còn cao hơn nhiều. Về các hoạt động dịch vụ: Cùng với sự phát triển của các ngành sản xuất vật chất, các hoạt động dịch vụ cũng bắt đầu phát triển rất sôi động ở trong vùng, các hoạt động dịch vụ của vùng giờ đây cũng phong phú và đa dạng hơn trước rất nhiều. Có dịch vụ về cung ứng các loại vật tư, kỹ thuật phục vụ sản xuất, có dịch vụ thoả mãn các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu của người dân hàng ngày, song cũng có dịch vụ về các nhu cầu của đời sống tinh thần nữa mức độ phục vụ cũng hết sức khác nhau. Tuỳ nhu cầu của từng người tiêu dùng và tuỳ vào túi tiền của tầng lớp dân tham gia vào hoạt động dịch vụ của vùng giờ đây cũng đa dạng hơn, có các doanh nghiệp của Nhà nước, các đơn vị kinh tế tập thể và mọi thành phần kinh tế khác. Nhờ đó mà người dân trong vùng giờ đây cũng đỡ khan hiểm hàng hoá và cũng không phải mất nhiều thời gian trong việc đi mua sắm các hàng hoá cần thiết cho sản xuất và đời sống của bản thân. Sự phát triển mạnh của công nghiệp và dịch vụ đã làm cho cơ cấu kinh tế của vùng chuyển dịch dẫn theo hướng ngày càng tiến bộ tỷ trọng của sản xuất nông - lâm nghiệp trong GDP nói chung giảm dần tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ từng bước được nâng lên. Nếu năm 1990 ở vùng Tây Bắc Nông lâm nghiệp chiếm 19% nhưng đến năm 1998 tỷ lệ đó đã thay đổi. Nông ,lâm nghiệp giảm xuống chỉ còn 578,2%, công nghiệp đã tăng lên thành 15,8% và dịch vụ là 27%. 4. Công tác định canh, định cư đã có bước tiến quan trọng. Kể từ năm 1993 công tác định canh, định cư đã được đưa vào chương trình 327. Mấy năm qua đã triển khai thực hiện 512 dự án với 197.865 hộ đến nay đã ổn định được 98.933 hộ. Đã tạo ra một số khu vực có đất tương đối tốt để cho đồng bào định cạnh, định cư, sản xuất lương thực, trồng cây công nghiệp, làm nghề rừng và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh khác. Tại các khu vực định cạnh, định cư. Việc làm đường giao thông làm thuỷ lợi, xây dựng trường học, trạm xá, các chương trình cung cấp nước sạch...Đã được quan tâm thoả đáng. Nhờ đó đồng bào yên tâm trụ lại, ổn định sản xuất và sinh sống, có rất nhiều dự án thực hiện đạt hiệu quả tốt như: dự án nông, lâm nghiệp định canh, định cư ở Phong Thổ, Mường Tè (Lai Châu), dự án định canh ,định cư độc lập xóm Rãnh (Hoà Bình)... ở những nơi dự án thực hiện tốt thì rừng được bảo vệ và tình trạng đốt phá rừng giảm hẳn. 5. Về lĩnh vực y tế - văn hoá - giáo dục có sự tiến bộ rõ rệt. Về y tế: Nhờ việc đầu tư của các chương trình: * Nâng cấp bệnh viện. * Chăm sóc bảo vệ trẻ em. * Tiêm chủng mở rộng. * Chống các bệnh sốt rét, bướu cổ lao. * Chống nhiễm HIV. Mà thực trạng y tế và chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào các dân tộc trong vùng được cải thiện đáng kể,mạng lưới y tế đã được nhà nước đầu tư xây dựng và phát triển rộng rãi hơn đã chú trọng nhiều vào các tuyến y tế của huyện, xã, bản. ở các huyện đã có lực lượng y tế lưu động để phối hợp phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào các dân tộc. Các chương trình mục tiêu đã tập trung vào những nơi trọng điểm mà thường xẩy ra các dịch bệnh như bệnh sốt rét, bệnh bướu cổ...Nhờ đó mà tỷ lệ mắc bệnh sốt rét giảm xuống còn ở mức 9% - 12%, tỷ lệ mắc bệnh bướu cổ giảm từ 30% năm 1997 xuống còn 20% năm 98. Các bệnh dịch như viêm não phong sởi, tiêu chảy đã được ngăn chặn kịp thời số trẻ em được tiêm chủng đạt 85%. Về văn hoá: Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước mà các hoạt động văn hoá của vùng đã có bước tiến đáng kể. Đã trang bị và bổ sung phương tiện hoạt động cho gần 120 đội thông tin lưu động, hỗ trợ 7 đoàn ca múa nhạc dân tộc của các tỉnh; Cấp hỗ trợ sách cho hầu hết các thư viện huyện; xây dựng thí điểm 3 cụm văn hoá thông tin ở cụm xã xây dựng mới và nâng cấp 3 rạp chiếu bóng và trang bị kỹ thuật cho một số đội chiếu bóng lưu động; Đã có nhiều cố gắng cải tiến nội dung hình thức các loại báo hình, báo ánh, bảo nói, báo viết, tăng cường đăng tải các thông tin về vùng, xây dựng các cơ sở lồng tiếng dân tộc vào phim, chống xuống cấp 11 di tích cánh mạng kháng chiến, đào tạo, tập huấn cho trên 2300 cán bộ văn hoá thông tin ở xã...Hầu hết các thị trấn ở vùng núi dân tộc đã được trang bị đài tiếp sóng truyền hình, các hoạt động văn hoá dân tộc từng bước khôi phục và phát triển, tạo nên không khí đoàn kết vui tươi trong các dân tốc. Về giáo dục: trong các chương trình trọng điểm đầu tư của Nhà nước cho vùng thì giáo dục là một chương trình được đầu tư lớn nhất. Trong giáo dục thì việc xây dựng các trường dân tộc nội trú và xoá mù chữ là hai vấn đề được quan tâm hàng đầu. Bởi lẽ, Đảng ta coi đầu tư cho con người là đầu tư quyết định nhất và khôn ngoan nhất. Nhờ đó mà hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú từ trung ương đến tỉnh, huyện được củng cố và phát triển. Trong 3 năm 1996 - 1998 đã hoàn toàn xây dựng 7 trường trung ương, 3 trưởng tỉnh và 12 trường huyện. Bước đầu đã tiến hành đầu tư cho 3 trường cụm xã số học sinh nội trú nhờ đó đã tăng lên khá nhanh năm 1990 chỉ có 6.000 học sinh đến năm 1998 tăng lên 11.000 học sinh. Không chỉ có hệ thống các trường dân tộc nội trú, là thành quả của cuộc đầu tư mà ngay cả những trường phổ thông trong 3 tỉnh cũng tăng lên cả về số lượng học sinh cũng như hệ thống trường học, nếu năm 1996 toàn vùng có 146 trường học với 57.167 học sinh thì đến nay con số đó là 158 trường học với 61.321 học sinh. 6. Đời sống một số mặt của người dân bắt đầu được cải thiện. Kinh tế vùng Tây Bắc phát triển nhanh đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao một bước đời sống mọi mặt của người dân. Điều này được phản ánh khá rõ trên các phương tiện ăn, ở mặc, đi lại và nghe nhìn. Nạn đói kinh niên từng bước được đẩy lùi nhờ sản xuất lương thực đạt kết quả khá và việc giao lưu buôn bán lương thực với các vùng khác ngày càng được mở rộng. Nhờ có thu nhập tăng lên ở vùng Tây Bắc số hộ có thu nhập tăng lên 49,8% số hộ có thu nhập giảm 17,47% so với trước và số hộ giữ nguyên như cũ 32,73%. Chính vì vậy, mà nhiều gia đình đã xây dựng nhà kiên cố hoặc bán kiên cố, sắm được xe máy, tivi, tủ lạnh... Hơn thế nữa trong lĩnh vực thông tin việc thực hiện bằng nhiều phương tiện như sách báo, các phương tiện truyền thanh, truyền hình phim ảnh và dịch vụ bưu điện đã giúp cho vùng quan hệ, giao lưu với các vùng khác trong cả nước một cách dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện, nó chính là điều kiện để cho vùng có thể tiến kịp các vùng khác trong cả nước vì vai trò quan trọng không thể thiếu được của nó cộng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước hàng năm Đảng và Nhà nước ta đầu tư vào ngành này không phải là ít, mật độ máy trong vùng tăng lên từ 0,38 máy/100 dân năm 1996 lên 1,75/100 dân và tổng số máy cũng được nâng lên từ 7403 máy năm 1996 lên 28000 máy năm 1998 tỷ lệ xã có điện thoại cũng không ngừng tăng năm 1996 là 62/526 đến năm 1998 lên 102/526. 7. Tệ nạn trồng và hút thuốc phiện đã giảm một cách căn bản. Đất đai, khí hậu, thời tiết thuộc vùng Tây Bắc rất thích hợp đối với việc trồng cây thuốc phiện (cây anh túc). Bởi vậy, ngay ở thế kỷ 17 qua con đường Ai lao cây Anh Túc đã được đưa vào trồng ở nước ta. Việc trồng cây anh túc đã trở thành tập quán của đồng bào H’mông, Dao, Thái, Khơ mú- Nhất là đồng bào H’mông. Sản phẩm của cây anh túc là thuốc phiện, thuốc phiện có giá trị kinh tế cao, song nó đem lại cho con người và xã hội loài người nhiều điều tại hại. Nhận thức được điều này ngay từ sau khi miền bắc hoàn toàn giải phóng năm 1954. Đảng và chính phủ ta đã mở nhiều cuộc vận động đồng bào các dân tộc sống ở trong vùng bỏ trồng cây anh túc. Các cuộc vận động này đã thu được thắng lợi hết sức tốt đẹp. Đại bộ phận đồng bào trong vùng đã bỏ tập quán trồng cây anh túc, diện tích trồng cây anh túc dường như không còn đáng kể. Đến ngày 20/1/1993 chính phủ đã ra nghị quyết 06 về tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma tuý ở nước ta. Đối với cây anh túc nghị quyết xác định. “Vận động thuyết phục đồng bào miền núi dứt khoát thôi trồng cây anh túc, chuyển sang trồng cây khác, nghiên cứu cây trồng thay thế thích hợp với điều kiện thủ nhưỡng, khí hậu, tập quán canh tác, thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá ở từng vùng. Bảo đảm thu nhập của đồng bào xấp xỉ mức thu nhập như khi trồng cây anh túc, nếu như trong những năm đầu chuyển hướng sản xuất mà thu nhập sút kém quá mức thì Nhà nước trợ giúp để bảo đảm đời sống của đồng bào, thực hiện những chính sách cụ thể như: cấp lương thực cho đồng bào, cho vay vốn không lấy lãi hoặc mua sản phẩm với giá bù lỗ...để giúp đồng bào có điều kiện chuyển hướng sản xuất”. Để thực hiện chủ trương này chính phủ đã giành cho 3 tỉnh vùng Tây Bắc một phần kinh phí đáng kể, số kinh phí nay đã được chính phủ quy định chỉ được dùng vào bất kỳ một mục đích nào. Nhờ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và nhờ sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp nhằm giúp đồng bào chuyển đổi cây trồng, nên diện tích trồng cây anh túc ở 3 tỉnh đã giảm hết sức nhanh. Riêng tỉnh Hoà Bình về cơ bản đã triệt phá và thay thế được cây anh túc. 8. Trật tự an ninh quốc phòng được giữ vũng. Kinh tế phát triển đời sống vật chất tinh thần được cải thiện đã làm cho đồng bào các dân tộc ở vùng Tây Bắc tin tưởng hơn vào các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Tình hình chính trị của vùng so với những năm 1990 - 1991 đã đi vào ổn định hơn, hiện tượng “xưng vua”, “đón chúa”, Nghe theo lời kẻ xấu đã giảm hẳn; các đồn biên phòng được củng cố và tăng cường về đồi ngũ và phương tiện kỹ thuật .Kinh tế đã kết hợp với quốc phòng. Nhờ đó công tác an ninh quốc phòng của vùng không ngừng được củng cố và giữ vững. IV. NHỮNG KHÓ KHĂN TỒN TẠI CẢN TRỞ VIỆC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA VÙNG.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1063.doc