Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu café và nhập khẩu ủy thác xe máy tại công ty TNHH Unimex Hà Nội

Tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu café và nhập khẩu ủy thác xe máy tại công ty TNHH Unimex Hà Nội: MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 3 Chương I : Thực trạng xuất khẩu café và nhập khẩu xe máy tại công ty Unimex 4 1.1 Khái quát công ty 4 1.1.1 Giới thiệu sự hình thành và phát triển của công ty 4 1.1.1.1 Thông tin chung về công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên unimex – Hà Nội 4 1.1.1.2 Sự hình thành của công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên unimex – Hà Nội 5 1.1.1.3 Quá trình phát triển của công ty TNHH 1 thành viên Unimex - Hà Nội 6 1.1.2 Định hướng phát triển trong những năm tới 10 1.2 Đặc điểm kinh tế kĩ thuật tác động đến xuất khẩu café và nhập khẩu xe máy 10 1.2.1 Sản phẩm 11 1.2.2 Nguồn cung ứng sản phẩm 12 1.2.3 Vốn kinh doanh 12 1.2.4 Thủ tục hành chính 13 1.3 Thực trạng xuất khẩu café và nhập khẩu xe máy tại công ty Unimex – Hà Nội 13 1.3.1 Quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa 13 1.3.1.1 Xuất khẩu café 13 1.3.1.2 Nhập khẩu xe máy 20 1.3.2 Một số tồn tại trong quá trình xuất khẩu café và nhập khẩu xe máy tại công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Unimex – Hà Nội 27 1.3.2.1 Xuất khẩu...

docx59 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1112 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu café và nhập khẩu ủy thác xe máy tại công ty TNHH Unimex Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 3 Chương I : Thực trạng xuất khẩu café và nhập khẩu xe máy tại công ty Unimex 4 1.1 Khái quát công ty 4 1.1.1 Giới thiệu sự hình thành và phát triển của công ty 4 1.1.1.1 Thông tin chung về công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên unimex – Hà Nội 4 1.1.1.2 Sự hình thành của công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên unimex – Hà Nội 5 1.1.1.3 Quá trình phát triển của công ty TNHH 1 thành viên Unimex - Hà Nội 6 1.1.2 Định hướng phát triển trong những năm tới 10 1.2 Đặc điểm kinh tế kĩ thuật tác động đến xuất khẩu café và nhập khẩu xe máy 10 1.2.1 Sản phẩm 11 1.2.2 Nguồn cung ứng sản phẩm 12 1.2.3 Vốn kinh doanh 12 1.2.4 Thủ tục hành chính 13 1.3 Thực trạng xuất khẩu café và nhập khẩu xe máy tại công ty Unimex – Hà Nội 13 1.3.1 Quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa 13 1.3.1.1 Xuất khẩu café 13 1.3.1.2 Nhập khẩu xe máy 20 1.3.2 Một số tồn tại trong quá trình xuất khẩu café và nhập khẩu xe máy tại công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Unimex – Hà Nội 27 1.3.2.1 Xuất khẩu xe máy 27 1.3.2.1.1 Nguồn cung ứng café chưa bảo đảm cho nhu cầu xuất khẩu 30 1.3.2.1.2 Bất cập trong công tác kiểm tra giám sát tiếp nhận café tại cảng 33 1.3.2.2 Nhập khẩu xe máy 34 1.3.2.3 Một số tồn tại từ phía Nhà nước 38 Chương II: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu café và nhập khẩu xe máy tại công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Unimex – Hà Nội 41 2.1 Giải pháp từ phía công ty 41 2.1.1 Xuất khẩu café 41 2.1.1.1 Mở rộng nguồn café với chất lượng đảm bảo 41 2.1.1.2 Thành lập đội ngũ cán bộ thu nhận cafe và giám sát xuất khẩu café tại cảng Sài Gòn 45 2.1.2.3 Hiệu quả dự kiến sau khi thực hiện kết hợp 2 biện pháp trên 49 2.1.2 Nhập khẩu uỷ thác xe máy 50 2.1.2.1 Xây dựng hình thức nhập khẩu xe máy trực tiếp thay thế hình thức nhập khẩu uỷ thác 50 2.2 Một số kiến nghị với Nhà nước 53 KẾT LUẬN 56 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 58 LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập. Nói đến ngoại thương Việt Nam chúng ta không thể không nói đến những thăng trầm của nó trước và sau khi chuyển đổi nền kinh tế. Trước kia ảnh hưởng của nền kinh tế tập trung, ngoại thương Việt Nam mang tính chất phiến diện và nghèo nàn. Chúng ta chủ yếu quan hệ với Liên Xô và các nước Đông Âu trên cơ sở không hồn lại. Từ khi chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường với quan điểm: Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị trên cơ sở các bên cùng có lợi thì ngành ngoại thương Việt nam đã có sự thay đổi mạnh mẽ, hiện nay Việt Nam có quan hệ ngoại thương với với hầu hết các quốc gia trên thế giới Cùng với xu thế hội nhập, xuất khẩu đã trở thành vấn đề sống còn của nhiều nền kinh tế trên thế giói. Việt Nam từ khi mở cửa nền kinh tế cũng đã xác định xuất nhập khẩu là vấn đề then chốt trong cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2001 – 2010 đang đặt ra cho hoạt động xuất nhập khẩu những yêu cầu mới, đó là ngày càng phải chú trọng nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả của hoạt động xuất khẩu Là một sinh viên của trường Đại học Kinh tế quốc dân, tiếp thu những kiến thức hữu ích về lĩnh vực kinh tế đối ngoại nói chung cũng như xuất nhập khẩu nói riêng cùng với quá trình thực tập tại công ty TNHH Nhà Nước 1 thành viên Unimex - Hà Nội và sự hướng dẫn chu đáo của cô giáo : Nguyễn Thị Tứ Em đã chọn đề tài : “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu café và nhập khẩu ủy thác xe máy tại công ty TNHH Unimex Hà Nội” để nghiên cứu trong chuyên đề thực tập với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng như việc quản lý của nó để góp phần đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu tại công ty Unimex nói riêng và đóng góp vào sự phát triển chung của tồn đất nước. Nộ dung của chuyên để thực tập bao gồm hai chương: Chương I: Thực trạng xuất khẩu café và nhập khẩu xe máy của công ty Unimex - Hà Nội Chương II: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu café và nhập khẩu xe máy tại công ty Unimex – Hà Nội trong thời gian tới Do thời gian thực tập không nhiều, kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên chắc chắn Em không thể tránh khỏi những sai sót. Qua đây, Em mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của các thấy cô trong khoa và của các cô chú trong công ty để chuyên đề được hồn thiện hơn Nhân đây, Em chân thành cám ơn các thầy cô giáo trong khoa Quản trị kinh doanh, các cô chú trong công ty Unimex - Hà Nội và đặc biệt là cô giáo Nguyễn Thị Tứ đã tận tình giúp đỡ để em hồn thành bài chuyên đề thực tập này. CHƯƠNG I THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CAFÉ VÀ NHẬP KHẨU ỦY THÁC XE MÁY TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC 1 THÀNH VIÊN UNIMEX HÀ NỘI 1.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên UNIMEX Hà Nội 1.1.1.1 Thông tin chung về công ty Tên đầy đủ: Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Xuất nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội Tên giao dịch quốc tế: UNION OF HANOI IMPORT – EXPORT AND INVESTMENT CORPORATIONS Tên giao dịch viết tắt: UNIMEX HA NOI Trụ sở: 41 Ngô Quyền – Hồn Kiếm – Hà Nội Điện thoại : 84 4 8264159 Fax : 84 4 8259246 Website : unimex-hanoi.com Email : unimexhanoi@hn.vnn.vn GPĐKKD Số : Đăng ký kinh doanh số: 0104000309 do Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 29 tháng 12 năm 2005 Số Tài khoản : 0021000000273 tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội Mã Số Thuế : 010016842 Nhiệm vụ chủ yếu: + Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp như: Xuất khẩu: Hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông sản tươi và chế biến, dược liệu, thủ công mỹ nghệ… Nhập khẩu: Nguyên liệu, vật tư, phụ tùng, các phương tiện vận chuyển +Sản xuất hàng xuất khẩu, thay thế hàng nhập khẩu và hàng tiêu dùng nội địa như: Giày dép, cặp, túi, bao bì.. +Kinh doanh dịch vụ: Dịch vụ bất động sản, du lịch, khách sạn, thuê kho bãi, vận chuyển hàng hóa, dịch vụ tài chính +Đầu tư xây dựng: Xây dựng lắp đặt công nghiệp và dân dụng, văn hóa thể thao, trang trí nội thất, dịch vụ điện nước khu công nghiệp Cơ sở vật chất +Văn phòng công ty: diện tích 415,4 m2. Địa điểm:41 Ngô Quyền – HN +Văn phòng công ty: diện tích 941,4 m2. Địa điểm:201 Khâm thiên- HN +Văn phòng làm việc: diện tích 50,76 m2. Địa điểm: 65 Hàng trống- HN +Văn phòng liên kết kinh doanh bán hàng: diện tích 12m2. Địa điểm: 81 Nguyễn Thái Học – HN +Văn phòng làm việc- Khu thương mại: diện tích 6077m2. Địa điểm: 102 Thái Thịnh – HN +Văn phòng làm việc – Khu thương mại: diện tích 3964 m2 .Địa điểm: 172 Ngọc Khánh- HN +Nhà xưởng:Diện tích 40.039m2 trong đó diện tích xây dựng vào khoảng 19.000m2 phân bố tại Kiêu kỵ - Gia lâm và 26 phố chợ Cầu Diễn – HN 1.1.1.2 Sự hình thành công ty Đầu những năm 60, 15 năm sau khi miền Bắc đã bắt đầu bước vào con đường xây dựng phát triển kinh tế xã hội. Ngoại thương trở thành một vấn đề quan trọng đưa đất nước phát triển. Chính phủ đã bắt đầu nhận rõ vai trò của xuất nhập khẩu đối với nền kinh tế nói riêng và với sự phát triển của tồn xã hội trên mọi mặt nói chung. Trước tình hình đó, Chính phủ đã quyết định thành lập công ty thu mua hàng xuất khẩu Hà Nội ( tiền thân của UNIMEX ngày nay ) với chức năng chủ yếu là thu gom hàng nông sản thủ công mĩ nghệ xuất khẩu bán cho các tổng công ty Trung Ương theo kế hoạch hàng năm. 1.1.1.3 Quá trình phát triển của công ty UNIMEX Hà Nội - 15 năm sau khi được thành lập, do nhu cầu sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu của thành phố Hà Nội ngày càng phát triển nên năm 1976 đơn vị được đổi tên thành công ty ngoại thương Hà Nội, sau lại được nâng lên thành Sở Ngoại thương Hà Nội - Tháng 4- 1980: Nhà nước cho phép thành phố Hà Nội được xuất nhập khẩu trực tiếp nên UBND Thành phố đã quyết định thành lập công ty Xuất nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội là một trong những đơn vị kinh tế làm chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp, tổ chức sản xuất hàng xuất khẩu, kinh doanh dịch vụ và kinh doanh trong nước - Cuối năm 1991, để phù hợp với yêu cầu phát triển và mở rộng kinh doanh trong tình hình mới đã bổ sung thêm chức năng đầu tư liên doanh với nước ngồi nên UBND Thành phố ra quyết định số 3310/QĐ-UB ngày 16/12/1991 thành lập liên hiệp công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội - Cuối năm 2003 và đầu năm 2005 thực hiện các quyết định của thủ tướng Chính Phủ và UBND thành phố về việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước, các công ty Thương mại bao bì Hà nội(HATRAPACO), công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ(ARTEX), công ty thương mại và xuất nhập khẩu tổng hợp(GENEXIM) lần lượt sát nhập vào công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội - Năm 2006, công ty được đổi tên thành công ty TNHH Nhà nước một thành viên xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội. Là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trực thuộc tổng công ty Thương mại Hà Nội, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được đăng kí và thành lập theo luật doanh nghiệp, điều lệ Tổng công ty thương mại Hà Nội và có chức năng hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư trong lĩnh vực sản xuất thương mại, dịch vụ và kinh doanh bất động sản. Công ty TNHH Nhà nước một thành viên xuất nhập khẩu và đầu tư Hà nội thực hiện chế độ hạch tốn độc lập, các đơn vị trực thuộc hạch tốn phụ thuộc. Các công ty thành viên: 1.Trung tâm Artex tại Hà Nội 172 Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội .Tel: (84-4) 5119670 Fax: (84-4) 5119664. Email: Artex@unimex-hanoi.com 2. Trung tâm sản xuất và dịch vụ thương mại Đông Á Tổ 47 - Thị trấn Đông Anh - Hà nội Tel: (84-4) 8832372.Email: DongA@unimex-hanoi.com 3. Trung tâm thương mại Genexim Hà Nội 102 Thái Thịnh - Đống Đa - Hà nội Tel: (84-4) 8533202.Email: Genexim@unimex-hanoi.com 4. Xí nghiệp sản xuất và xuất nhập khẩu Thủ Đô 26B Cầu Diễn - Từ Liêm - Hà Nội Tel: (84-4) 7643074 - Email: Thudo@unimex-hanoi.com 5. Xí nghiệp sản xuất và thương mại Phú Diễn 26A Cầu Diễn - Từ Liêm - Hà Nội Tel: (84-4) 7644756 - Email: XNPD@unimex-hanoi.com. 6. Xí nghiệp thương mại và bao bì Hà Nội 98 Hồng Cầu - Đống Đa - Hà Nội Tel: (84-4) 8513669 - Email: Hatrapaco@unimex-hanoi.com Đánh giá tổng hợp kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 2003-2007 Nguồn số liệu: Phòng kế hoạch công ty Unimex TT CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ 2003 2004 2005 2006 2007 1 Doanh thu Tr.đồng 971.390 1.122.460 1.050.000 1.326.000 1.525.000 Tốc độ tăng trưởng % 204 115,50 93,54 126,28 115,08 2 Tổng nộp ngân sách Tr.đồng 60.978 95.808 97.442 100.458 105.145 Tốc độ tăng trưởng % 134,50 157,00 101,68 103,09 104,60 Trong đó: -Nộp ngân sách Hà Nội Tr.đồng 2.400 2.163 2.422 2.500 2.609 -Nộp ngân sách TW Tr.đồng 58.538 93.645 95.000 97.958 102.536 3 Kim ngạch XNK trong đó: 1000USD 60.305 64.961 61.000 65.000 70.090 -Kim ngạch xuất khẩu 1000USD 24.075 14.441 17.400 18.356 29.458 -Kim ngạch nhập khẩu 1000USD 36.230 50.520 43.000 46.644 40.632 4 Thu nhập bình quân Tr.đồng 1,491 2 1,498 1,758 1,955 5 Lao động bình quân người 350 462 610 754 780 6 Lợi nhuận trước thuế Tr.đồng 3.438 2.039 2.072 2.300 2.500 7 Lợi nhuận sau thuế Tr.đồng 2.443 1.441 1.604 1.823 2.101 8 Tài sản cố định Tr.đồng 12.378 13.606 24.969 26.568 27.265 9 Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Tr.đồng 309.327 356.939 373.119 400.256 412.452 10 Tổng vốn kinh doanh gồm: Tr.đồng 61.803 62.248 66.000 69.000 70.125 -Vốn nhà nước cấp Tr.đồng 33.457 33.478 34.468 34.996 34.966 -Vốn vay Tr.đồng 28.346 29.770 31.532 34.004 35.159 11 Quỹ đầu tư phát triển Tr.đồng 3.489 3.502 3.769 3.786 4.000 12 Quỹ dự phòng tài chính Tr.đồng 290 290 300 400 410 13 Nợ phải thu Tr.đồng 207.057 167.393 194.673 192.238 189.124 Ghi chú: Tốc độ tăng trưởng được tính trên số liệu năm sau so với năm liền trước đó Qua bảng báo cáo trên ta thấy: - Về doanh thu: Có sự biến động lớn giữa các năm đặc biệt năm 2005. Doanh thu trung bình cả năm giảm còn 93,54% so với năm 2004. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp ( chiếm hơn 60 % nguồn thu cho doanh nghiệp của các năm trước ) giảm .Tuy nhiên, đến năm 2006, khi kim ngạch nhập khẩu tăng trở lại doanh thu đạt 1.326.000 triệu VND tương ứng với tốc độ tăng 126,28 % và đến năm 2007, tốc độ tăng của doanh thu đạt 115,08 % vượt mức chỉ tiêu đặt ra. - Về thu nhập bình quân người lao động: Nếu nhìn vào số liệu tuyệt đối giữa các năm. Chúng ta thấy tốc độ tăng của lương bình quân không đều nhau và có sự chênh lệch khá lớn. Năm 2004, mức lương trung bình là 2 triệu đồng/ người thì đến năm 2005 , mức này chỉ đạt 1.498.000 VNĐ và cho đến cuối năm 2007, mức lương trung bình chưa trở lại mức 2 triệu đồng. Sở dĩ như vậy bởi lẽ: Năm 2004 có doanh thu tăng trong khi số lượng lao động thời điểm đó chỉ là 462 lao động trong khi đến năm 2005, 2006,2007 số lao động đã tăng lên đáng kể. Tuy doanh thu của các năm sau đó cũng tăng nhưng tốc độ tăng của số lượng lao động lớn hơn đã làm cho mức lương bình quân giảm xuống. Điều này không hẳn là không tốt bởi số lao động tăng thêm nằm ở bộ phận sản xuất do mở rộng qui mô doanh nghiệp. - Về chỉ tiêu nguồn vốn: Tính đến hết năm 2007, tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty đạt 70.125 triệu đồng tăng gần 10 tỷ so với thời điểm 2003. Tổng nguồn vốn kinh doanh có được dựa trên nguồn vốn được nhà nước cấp và vốn vay từ ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Có sự tăng lên đáng kể nguồn vốn kinh doanh như vậy chính là từ ngồn vốn vay đem lại. Vốn do nhà nước cấp có rất ít sự biến động trong giai đoạn 2003-2007 bởi nhu cầu đầu tư trọng điểm của nhà nước vào các lĩnh vực thiết yếu.Trong khi đó, vốn vay ngân hàng giữa các năm tăng lên đáng kể. Số vốn vay ngân hàng năm 2007 so với 2003 đã tăng lên gần 7 tỷ đồng. Việc tăng vốn vay ngân hàng chưa hẳn là không tốt mà đây chính là cơ sở mở rộng qui mô kinh doanh cũng như sử dụng hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi trên thị trường tài chính. - Về chỉ tiêu nợ phải thu: Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý nguồn thu của công ty. Nhìn vào chỉ tiêu này, chúng ta thấy tỷ lệ nợ phải thu của công ty so với doanh thu hàng năm khá cao. Năm 2004, nợ phải thu là 207.057 triệu đồng trong khi doanh thu tương ứng năm đó là 971.390 triệu đồng. Tuy nhiên, đã có sự chuyển biến khá rõ rệt ở các năm tiếp theo. Số nợ phải thu đã giảm mặc dù doanh thu năm đó tăng lên và đến 2007, mức nợ phải thu chỉ là 189.124 triệu đồng trong khi doanh thu 1.525.000 triệu đồng nhưng chỉ tiêu này cũng chưa thể cho ta biết khả năng thu hồi nợ. Thật khó để xác định tỷ lệ nợ xấu trong tồn bộ số nợ phải thu này 1.1.2 Định hướng phát triển trong những năm tới Mục tiêu chiến lược đến năm 2010 được xác định như sau: Xây dựng đơn vị thành một doanh nghiệp vững mạnh của Tổng công ty Thương Mại và Thành phố Hà Nội trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu và dịch vụ thương mại. Đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất tạo thêm sản phẩm, không ngừng nâng cao thu nhập cho người lao động, thu hút thêm nhiều lao động mới cho thành phố và đóng góp càng nhiều cho ngân sách nhà nước và ngân sách thành phố. Mục tiêu chiến lược đó được cụ thể hóa thành các nhiệm vụ cụ thể như: - Xuất khẩu: Tiếp tục thực hiện phương châm đa dạng hóa phương thức kinh doanh, đẩy mạnh việc hợp tác kinh doanh, liên doanh liên kết với các cơ sở có khả năng sản xuất và thu mua hàng xuất khẩu của các địa phương khác có nguồn hàng xuất khẩu để đáp ứng thị trường bằng nhiều phương thức : mua đứt bán đoạn, xuất khẩu ủy thác, hợp tác vốn, đại lý thu mua.. - Nhập khẩu: Tập trung nhập khẩu các nguyên liệu, vật tư thiết yếu cho các ngành sản xuất của thành phố và ổn định kim ngạch xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng phục vụ mọi đối tượng, tăng cường khảo sát thị trường để thực hiện nhập khẩu ủy thác - Sản xuất: Tập trung cải tiến chất lượng sản phẩm: chè, balo, túi , mũ, tạo nguồn hàng xuất khẩu ổn định, nguồn hàng tiêu dùng phục vụ đời sống - Công tác dịch vụ:Chú trọng việc quản lý phát triển cho thuê nhà, xưởng sản xuất, kho tàng. 1.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KĨ THUẬT TÁC ĐỘNG ĐẾN XUẤT KHẨU CAFÉ VÀ NHẬP KHẨU ỦY THÁC XE MÁY Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khách hàng luôn được coi là vị trí trung tâm mà bất cứ công ty nào muốn tồn tại trên thị trường phải hướng tới. Thỏa mãn nhu cầu của họ chính là mục tiêu tiên quyết của tất cả công ty. Vì lẽ đó, cho dù đặc thù của ngành xuất nhập khẩu không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm vật chất nhưng các yếu tố của sản phẩm xuất nhập khẩu cũng đóng vai trò không nhỏ đến hiệu quả xuất nhập khẩu. Đặc điểm nhu cầu sản phẩm chi phối hiệu quả quá trình xuất nhập khẩu được nhìn nhận trên các khía cạnh sau: 1.2.1 Sản phẩm - Giá trị sử dụng sản phẩm đem lại + Café: Xã hội ngày càng phát triển, mức sống người dân càng được nâng cao. Ngày nay, sản phẩm café được coi như một sản phẩm thiết yếu trong đời sống. Trên thế giới, café đã có mặt trong danh sách những mặt hàng tiêu dùng phổ biến và chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường. Tổ chức y tế thế giới đã nghiên cứu và công nhận vai trò của café đối với sức khỏe con người. Ngồi vai trò đem đến sự tỉnh táo, kích thích tiêu hóa, chống đau đầu, giúp con người tập trung khi làm việc, thưởng thức café còn được coi là thú vui và khẳng định bản thân. + Xe máy: Với một nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.cùng với sự tăng nhanh dân số, đô thị được mở rộng ở các thành phố lớn khiến nhu cầu phương tiện đi lại trở nên bức thiết. Xe máy được coi là sự lựa chọn tối ưu nhất cho người dân khi mà cơ sở vật chất của nước ta chưa thể đáp ứng được những nhu cầu sử dụng phương tiện cao cấp hơn và tính năng thuận tiện trong di chuyển mà nó đem lại - Chất lượng sản phẩm: Thói quen tiêu dùng của người dân đã có bước thay đổi đáng kể trong giai đoạn gần đây. Nhu cầu của họ không chỉ dừng lại ở ăn no mặc ấm. Thời kì bao cấp không thể tồn tại. Giờ đây, chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng đem đến sự hài lòng của họ. Vì vậy, nhiệm vụ chú trọng chất lượng sản phẩm được đặt lên hàng đầu tại bất cứ công ty nào đang tồn tại trong nền kinh tế thị trường. Như đã trình bày ở trên, café và xe máy đều là những mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng cao, chiếm tỷ trọng lớn. Do đó, chất lượng sản phẩm của café và xe máy này cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả xuất nhập khẩu của công ty. Hàng hóa chất lượng cao đáp ứng đúng thị hiếu của khách hàng sẽ là thuận lợi lớn cho việc tiêu thụ và từ đó đem lại hiệu quả cho xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra thách thức cho công ty khi mà không trực tiếp quyết định được đến chất lượng sản phẩm café và xe máy. Công ty sẽ chỉ tác động đến yếu tố này thông qua việc phân tích, nghiên cứu và lựa chọn nhà cung cấp mà thôi 1.2.2 Nguồn cung ứng sản phẩm - Nguồn cung ứng café: Việt Nam được coi là một trong những quốc gia có trữ lượng café lớn trên thế giới. Đây cũng được coi là mặt hàng thế mạnh trong kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, với vai trò trung gian không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm vật chất mà kinh doanh xuất khẩu thì nguồn cung ứng sản phẩm café là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng đến xuất khẩu . Hơn nữa, chức năng xuất khẩu café thô chưa qua chế biến thì yếu tố này trở nên quan trọng hơn bao giờ hết + Sản lượng cung ứng, chất lượng, chủng loại: Café là một mặt hàng nông sản bị chi phối bởi thời tiết và kinh nghiệm cũng như kĩ năng gieo trồng. Cafe được thu hoạch theo mùa ( từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau ) Đây là những yếu tố khách quan nằm ngồi tầm kiểm sốt của các công ty kinh doanh xuất khẩu nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh của công ty. Vì vậy, hạn chế rủi ro từ những yếu tố khách quan này là điều các công ty cần xem xét + Giá cả: Không giống như các mặt hàng khác, giá cả café là một mặt hàng nhạy cảm không chỉ chịu sự biến động trong nước mà còn chịu sự biến động mạnh từ thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường Luan Don và New York. Đây là 2 thị trường được mở hàng ngày, giá cả cũng được biến động theo từng giờ và có biên độ dao động lớn. Đặc điểm kinh tế kĩ thuật này chi phối đến quá trình xuất khẩu cafe cả đầu ra và đầu vào đòi hỏi các công ty phải có năng lực phân tích thị trường để giảm thiểu rủi ro từ yếu tố này đem lại - Nguồn cung ứng xe máy: Với chức năng nhập khẩu ủy thác, mọi nhiệm vụ đám bảo nguồn cung ứng sản phẩm nhập khẩu đã được công ty thuê ủy thác chịu trách nhiệm. Đây là một thuận lợi giúp công ty giảm bớt được rủi ro trong quá trình bảo đảm nguồn cung ứng 1.2.3 Vốn kinh doanh Vốn trở thành yếu tố quan trọng nhất đối với tất cả các công ty, các doanh nghiệp dù kinh doanh mặt hàng nào, dưới loại hình nào. Đối với các công ty kinh doanh xuất khẩu, với chức năng trung gian tiêu thụ, tầm quan trọng của vốn càng trở nên rõ nét. Đặc biệt, bản chất việc nhập khẩu ủy thác chính là việc sử dụng vốn của mình nhập khẩu dưới sự ủy thác của một công ty nào đó không đủ năng lực tài chính. Vì vậy, vốn giữ vai trò quan trọng trong quá trình xuất nhập khẩu. Do đặc điểm kinh doanh xuất nhập khẩu, thời gian sử dụng vốn trong khoảng thời gian ngắn. Đó là khoảng thời gian từ khi công ty phải thanh tốn cho bên đầu vào và đến khi được bên đầu ra thanh tốn. Đối với xuất khẩu café, thời gian cần huy động vốn khoảng 1 tháng còn với nhập khẩu ủy thác xe máy, thời gian này là 3 đến 6 tháng. 1.2.4 Thủ tục hành chính xuất nhập khẩu Xuất nhập khẩu là lĩnh vực kinh doanh vượt ra khỏi khu vực quốc gia. Do đó, vấn đề thủ tục hành chính trở nên rất cần thiết và quan trọng nhằm kiểm sốt tình hình của chính phủ. Chính điều này cũng tác động không nhỏ đến việc kinh doanh của các công ty. Hiện nay, các thủ tục hành chính bao gồm: Thủ tục hải quan, thủ tục đăng kiểm, kiểm định. Bất kì một hợp đồng xuất nhập nào phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu thủ tục hành chính và trải qua các phòng ban theo qui định của nhà nước. Các thủ tục hành chính xuất khẩu phải được đảm bảo 2 yếu tố: Hồn thiện hồ sơ xuất nhập khẩu theo qui định của tổng cục hải quan và các quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại. Điều này chi phối hiệu quả xuất nhập khẩu về thời gian và chi phí. Nắm rõ thủ tục hành chính sẽ giúp cho công ty thực hiện các thủ tục hải quan nhanh chóng, đầy đủ và là cơ sở quan trọng giúp các công ty vận chuyển hàng hóa đùng thời hạn giảm bớt rủi ro và hồn thành đúng thời hạn hợp đồng với các đối tác. 1.3 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CAFÉ VÀ NHẬP KHẨU ỦY THÁC XE MÁY TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC 1 THÀNH VIÊN HÀ NỘI 1.3.1 Quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa 1.3.1.1 Xuất khẩu café - Xác định nhu cầu nhập khẩu của khách hàng: Là một công ty trung gian cung cấp sản phẩm cho các đối tác nước ngồi thì nhu cầu nhập khẩu là yếu tố đầu tiên hình thành nên quá trình xuất khẩu của bất kì một mặt hàng nào. Café chủ yếu được xuất khẩu sang 2 thị trường lớn là : Palestin và Isaren. Tại đây, công ty đã có những bạn hàng lớn và tin cậy. UNIMEX đã trở thành những nhà cung cấp chính cho nhu cầu café của các công ty chế biến café tại hai quốc gia này. Họ lựa chọn Việt Nam là điểm đến của nhập khẩu và mong muốn được hợp tác thông qua UNIMEX. Nhu cầu nhập khẩu café sẽ được cụ thể hóa bởi những bản fax gửi đến UNIMEX. Trên đó, họ trình bày rõ nhu cầu nhập khẩu café với các tiêu chí: Sản lượng, chủng loại, chất lượng. Đây chính là bước mở đầu cho quy trình xuất khẩu café của công ty. Dưới đây là một ví dụ cụ thể xác nhận những thông tin của khách hàng: Nhà nhập khẩu: Isaren Processing Company Nhu cầu nhập khẩu cafe Sản lượng: 1000 tấn cafe Chủng loại: Café Robusta Ø 18 Ngày nhận hàng: 18/10/2007 – 25/10/2007 - Phân tích khả năng cung ứng café của thị trường trong nước Sau khi xác định được nhu cầu nhập khẩu từ đối tác, nhiệm vụ đặt ra đối với công ty là phải phân tích nghiên cứu đầu vào cung cấp café để đáp ứng nhu cầu đó đồng thời đem lại hiệu quả kinh doanh. Nguồn cung cấp café được dựa trên mối quan hệ với các bạn hàng thu mua lâu năm tại 2 tỉnh Gia Lai và Kom Tum. Nhân viên kinh doanh phải có nhiệm vụ thương thảo với nhà cung cấp. Công việc cụ thể như: xin báo giá của các đối tác truyền thống, kiểm tra chất lượng sản phẩm, sau đó tham khảo mặt bằng giá chung của thị trường để có mặt bằng giá sàn. Đây sẽ là cơ sở để thương thảo với các nhà cung cấp. Nếu số lượng đơn đặt hàng lớn có thể hợp tác với nhiều nhà cung cấp để đảm bảo đáp ứng nhu cầu nhập khẩu café cả về sản lượng, chủng loại ,chất lượng và giá cả - Gửi báo giá và thương lượng với đối tác nhập khẩu: Đây sẽ là bản căn cứ đầu tiên giữa 2 bên. Trên đây, UNIMEX sẽ đảm bảo cung ứng và đưa ra mức giá cụ thể cho đối tác tham khảo. Do đặc thù giá biến động theo ngày nên trong thời gian thương thảo này, giá xuất khẩu phải được áp đặt cho dù hợp đồng chính thức chưa kí. Công ty thường đưa ra mức giá trần và sàn cho từng mặt hàng sau khi đã tính tốn tất cả các chi phí rồi quyết định một mức giá hợp lý để gửi sang cho nhà nhập khẩu. Sau khi nhận được báo giá và những cam kết của công ty. Nếu nhà nhập khẩu không chấp nhận mức cam kết đó, hai bên sẽ thương lượng trực tiếp. Mức giá có thể hạ xuống hoặc công ty sẽ đưa thêm mức ưa đãi cho nhà nhập khẩu. Tuy nhiên, mức giá cam kết không bao giờ được thấp hơn mức giá sàn đã định - Trình phương án kinh doanh cho cấp trên ký duyệt Việc thương thảo giữa các bên đã có kết quả. Công việc tiếp theo trong quy trình xuất khẩu café chính là lên phương án kinh doanh cụ thể cho cấp trên phê duyệt. Trên bản báo cáo này, cần nếu rõ các yếu tố như: Đầu ra, đầu vào cung ứng, nguồn vốn ,hình thức huy động vốn và thời gian hồn vốn, doanh thu dự kiến, lợi nhuận dự kiến, thời gian hồn trả vốn vay. Phương án kinh doanh được cụ thể hóa sau đây: Phương án kinh doanh xuất khẩu café Nhà nhập khẩu: Isaren processing company +Số lượng: 1000 tấn +Chủng loại: café robusta Ø 18 +Đơn giá (bao gồm tồn bộ chi phí ) : 1512 USD/tấn Nguồn cung ứng: +Công ty thu mua café tỉnh Gia lai +Đơn giá ( bao gồm tồn bộ chị phí vận chuyển đến cảng ): 1400 USD/ tấn Thời gian giao hàng : 17/10/2007 – 25/10/2007 Nguồn vốn: +Vay ngân hàng: 1461.750 USD +Thời gian vay: 1 tháng ( kể từ khi thanh tốn cho nhà cung cấp đến khi nhận được thanh tốn từ nhà nhập khẩu ) +Mức lãi suất: 14% / năm Dự kiến hiệu quả +Doanh thu : 1512× 1000 = 1.512.000 USD +Tổng chi phí: 1.478.804 USD Giá café đầu vào : 1460× 1000 = 1.460.000 USD Phí hải quan : 1USD/tấn×1000 = 1000 USD Phí vay ngân hàng: 1.461.750 × 14% /12 = 17.053 USD Phí khác: 750 USD +Lợi nhuận thu được (dự kiến ) : 1.512.000 – 1.478.804 = 33.196 USD +Thời gian hồn vốn vay: 1 tháng Kính để nghị ban giám đốc và kế tốn trưởng xem xét phê duyệt phương án kinh doanh trên Hà Nội ngày 1/10/2007 Giám đốc kí Kế tốn trưởng kí Trưởng phòng kinh doanh kí - Ký hợp đồng chính thức giữa các bên: Đây là việc làm rất quan trọng mặc dù mọi thỏa thuận đã được thương thảo từ trước bởi lẽ, hợp đồng chính thức là căn cứ pháp lý giữa các bên quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn thực hiện. Bản hợp đồng cần chi tiết cụ thể từng nội dung như: giá cả, số lượng, chất lượng, chủng loại, chỉ tiêu kĩ thuật, điều kiện giao hàng, phương thức thanh tốn, bao bì đóng gói, thời hạn giao hàng để làm căn cứ thực hiện sau này. Dưới đây Em xin trình bày một bản hợp đồng xuất khẩu café cụ thể với một công ty chế biến café Isaren. CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập tự do hạnh phúc HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU CAFÉ Số: 121253/HDKTXK Ngày 8 tháng 10 năm2007 Hợp đồng này xác nhận việc mua và bán mặt hàng café thô tại Việt Nam. GIỮA: Công ty chế biến Isaren Điện thoại: 6458935496 Fax: 6452697434 Được đại diện bởi Ông (bà): Petre.Mcankay Dưới đây được gọi là Bên mua. VÀ: Công ty TNHH Nhà Nước 1 thành viên UNIMEX Hà Nội Địa chỉ: 41 Ngô Quyền – Hà Nội Điện thoại: 84 4 8264159 Fax: 84 4 8259246 Được đại diện bởi Ông (bà): Nguyễn Văn Vinh Dưới đây được gọi là Bên bán. Hai bên mua và bán trên đây đồng ý mua và bán mặt hàng dưới đây theo những điều kiện sau: 1. Tên hàng: Café Robusta – Việt Nam 2. Quy cách phẩm chất hàng hố: - Độ ẩm: không quá 14% - Tạp chất: không quá 0,05% - Hạt vỡ: không quá 25% - Hạt nguyên: ít nhất 40% - Hạt bị hư: không quá 2% - Hạt non: không quá 1% 3. Số lượng : 1000 Tấn 4. Bao bì đóng gói: đóng gói trong bao đay đơn, mới, mỗi bao 50kg tịnh. 5. Giao hàng: 1000 tấn từ ngày 17/10/2007 đến 25/10/2007 6. Giá cả: 1512 USD/tấn (CIF ) Cảng Quốc gia Isaren 7. Thanh tốn: Thanh tốn bằng thư tín dụng trả ngay không hủy ngang. Người mua sẽ mở 1 thư tín dụng trả ngay không hủy ngang vào tài khoản của Ngân hàng Vietcombank và yêu cầu những chứng từ chuyển nhượng sau đây để thanh tốn. - Trọn bộ hóa đơn thương mại. - Trọn bộ vận đơn sạch hàng đã chất lên tàu. - Giấy chứng nhận trọng lượng và chất lượng do người giám sát độc lập phát hành. - Giấy chứng nhận xuất xứ. - Giấy chứng nhận vệ sinh thực vật. - Giấy chứng nhận khử trùng. - Giấy chứng nhận vệ sinh trên tàu sẵn sàng cho hàng hóa vào. 8. Kiểm định trước khi giao hàng: người mua có quyền kiển định hàng hóa trước khi giao hàng. 9. Bảo hiểm: do người mua chịu. 10.Trọng tài : Bất kỳ tranh cãi, bất hòa hay khiếu nại nào phát sinh từ/ liên quan đến hợp đồng này hay vi phạm hợp đồng này mà hai bên mua bán không thể hòa giải, thương lượng được, cuối cùng sẽ được đưa ra giải quyết tại tòa án thành phố Hà Nội 11. Điều luật áp dụng: Hợp đồng này sẽ áp dụng theo luật pháp của Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam 12. Điều khoản bất khả kháng: Hợp đồng này áp dụng những điều bất khả kháng trong Điều 01 của ấn bản số 412 do Phòng Thương mại quốc tế phát hành. 13. Điều khoản kiểm định: Việc kiểm định về chất lượng, trọng lượng, số lượng bao, tình trạng bao gói café Robusta Việt Nam này sẽ do Vinacontrol tải Việt Nam đảm nhiệm, phí tổn kiểm định này sẽ do bên bán chịu. 14. Những điều khoản khác Tất cả những thuật ngữ thương mại dùng trong hợp đồng này được diễn giải theo ấn bản 1990 và những phụ lục của nó. Hợp đồng bán hàng này được làm vào ngày 8/10/2007 hợp đồng này lập thành 4 (bốn) bản, bản gốc bằng tiếng Anh, mỗi bên giữ 2 (hai) bản. BÊN MUA BÊN BÁN - Triển khai quá trình thực hiện hợp đồng đã kí: Đây là công việc cuối cùng trong quy trình xuất khẩu café nhưng lại là lúc bắt đầu cho những hành động cụ thể. Phải lập kế hoạch cụ thể cho việc tiếp nhận café từ nhà cung cấp: Ngày giờ nhận hàng, địa điểm, khối lượng, chủng loại. UNIMEX thường kí hợp đồng trọn gói với các đơn vị thu mua đảm bảo các yếu tố chất lượng sản phẩm, café phải qua kiểm định chất lượng, chịu trách nhiệm hồn tồn về chất lượng. Tiếp đó phải hồn tất các công tác hải quan xuất khẩu tại cảng và các vấn đề liên quan để thực hiện hợp đồng đúng tiến độ cam kết. Thông thường, UNIMEX có cử cán bộ chuyên phụ trách khâu tiếp nhận hàng hóa và làm thủ tục xuất khẩu tại cảng Sài Gòn. - Hình thức thanh tốn: Có nhiều phương thức thanh tốn, tuy nhiên hiện nay công ty chủ yếu thanh tốn theo phương thức tín dụng chứng từ. Đây là thỏa thuận giữa người xin mở thư tín dụng với ngân hàng mở tín dụng đứng ra phát hành thư tín dụng, để cam kết trả một số tiền nhất định hoặc chấp nhận trả tiền lên hối phiếu trong phạm vi số tiền thư tín dụng cho người thứ 3( người hưởng lợi L/C)nhưng với điều kiện họ phải xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với các quy định được ghi trên L/C. Lựa chọn này có lợi cho cả bên mua và bên bán. Theo phương phức này, bên nhập khẩu có nhiệm vụ mở L/C để thanh tốn cho bên xuất khẩu. Thông thường sau 20 ngày kể từ khi hàng rời cảng, bộ chứng từ được giao đến cho bên nhập và bên nhập khẩu có trách nhiệm thanh tốn tiền hàng 1.3.1.2 Quy trình nhập khẩu ủy thác xe máy - Xác định nhu cầu ủy thác: Hiện nay, các đối tác thuê ủy thác của UNIMEX là các công ty TNHH kinh doanh xe máy trên địa bàn Hà Nội. Nhu cầu ủy thác của họ không cố định về thời gian chủng loại và đất nước nhập khẩu. Tất cả các yếu tố này đều được các công ty thuê ủy thác tìm kiếm và nghiên cứu. Mong muốn của họ chính là được UNIMEX hỗ trợ về vốn và đứng tư cách pháp nhân để có thể nhập khẩu các sản phẩm này. - Lập phương án kinh doanh: Sau khi nắm rõ nhu cầu nhập khẩu của khách hàng. Việc làm quan trọng và rất cần thiết là phải lập phương án kinh doanh. Đây sẽ là cơ sở để xem xét hiệu quả kinh doanh và là căn cứ trình lên giám đốc phê duyệt. Trong phương án kinh doanh nhập khẩu này cần chi tiết và xác định rõ các yếu tố: Lượng vốn, thời gian hồn vốn, lãi vay, Doanh thu dự kiến, chi phí dự kiến, lợi nhuận . Ví dụ cụ thể dưới đây về một phương án kinh doanh nhập khẩu ủy thác của công ty Phương án kinh doanh nhập khẩu ủy thác xe máy - Thông tin bên thuê ủy thác Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Kuong Ngan Địa chỉ: 124 Nguyễn Lương Bằng – Hà Nội - Nhu cầu ủy thác Tên sản phẩm: xe máy Zip 110 phân khối Đơn giá: 1900 USD/ 1 chiếc ( bao gồm cả thuế ) Chi phí vận chuyển thủ tục hải quan: 10 USD/chiếc Số lượng: 100 xe Thời gian: 14/7/2007 đến 26/7/2007 - Nhà cung cấp sản phẩm: Hàng Piagio – Italia - Nguồn vốn Vốn kinh doanh: (1900 + 10 ) × 100 = 191.000 USD Vay ngân hàng: 191.000 USD Thời hạn vay: 6 tháng ( kể từ khi thanh tốn cho nhà xuất khẩu đến khi nhận tiền thanh tốn từ công ty thuê ủy thác ) Lãi suất: 17% /năm - Dự kiến hiệu quả Doanh thu : 191.000× 16% = 221560 USD Phí vay ngân hàng: 191.000 ×17%/2 = 16.235 USD Lợi nhuận : 221560 – 191000 - 16.235 =14.325 USD Thời gian hồn vốn ngân hàng: 6 tháng Kính đề nghì giám đốc và kế tốn trưởng xem xét phê duyệt phương an kinh doanh Giám đốc kí Kế tốn trưởng kí Trưởng phòng kinh doanh - Kí hợp đồng chính thức: Hợp đồng chính thức luôn là căn cứ quan trọng nhất đối với làm kinh doanh. Tuy nhiên, vai trò nó lại càng quan trọng hơn trong việc nhập khẩu ủy thác bởi lẽ, bản chất của việc nhập ủy thác chỉ như là người trung gian giữa bên có nhu cầu xuất khẩu và bên có nhu cầu nhập khẩu. Chính vì thế, UNIMEX phải đưa ra một bản hợp đồng phản ánh đấy đủ tính pháp lý, quyền hạn trách nhiệm của các bên đối với sản phẩm và với pháp luật. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------------- HỢP ĐỒNG ỦY THÁC NHẬP KHẨU Số:123354./HĐKTNK Hôm nay ngày 7 tháng.7năm.2007 chúng tôi gồm có: BÊN UỶ THÁC - Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Kuong Ngan - Địa chỉ trụ sở chính: 124 Nguyễn Lương Bằng – Hà Nội - Tài khoản số: 01457832354 Mở tại ngân hàng Ngoại thương Hà Nội - Đại diện là ông Nguyễn Hữu Minh Chức vụ: Giám đốc công ty Trong hợp đồng này gọi tắt bên A BÊN NHẬN ỦY THÁC - Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Nhà Nước 1 thành viên UNIMEX Hà Nội - Địa chỉ trụ sở chính.: 41 Ngô Quyền - Hà Nội - Tài khoản số: 0021000000273 tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội - Đại diện là ông : Trần Quốc Hùng Chức vụ: Giám đốc Trong hợp đồng này gọi tắt là bên B Hai bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau: Điều 1: Nội dung công việc ủy thác 1) Bên A ủy thác cho bên B nhập khẩu mặt hàng sau đây: STT Tên hàng Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú 1 Xe máy nhãn hiệu Zip – 110 Phân khối Chiếc 100 1900 USD 190000 Gía trên chưa bao gồm chi phí vận chuyển 2) Viết bằng chữ : một trăm chín mươi ngìn đô la Mĩ Điều 2: Giá cả - Đơn giá mặt hàng là giá mà bên A đã kí kết với nước ngồi) - Nếu giá cả có thay đổi bên A phải báo ngay cho bên B biết khi nắm được thông tin về giá để xử lý. Điều 3: Quy cách, chất lượng hàng nhập khẩu Bên A có trách nhiệm tìm nguồn hàng nhập khẩu theo yêu cầu về qui cách, phẩm chất và bao bì Điều 4: Thủ tục nhập khẩu hàng hóa 1) Bên A có trách nhiệm chuyển cho bên B những giấy tờ cần thiết sau: - Quota hàng nhập khẩu. - Xác nhận của ngân hàng ngoại thương... (nơi bên A mở tài khoản ngoại tệ) về khả năng thanh tốn. 2) Bên A có trách nhiệm nhận hàng được bên B nhập về tạicảng Hải Phòng Điều 5: Trả chi phí ủy thác a) Tổng cộng tồn bộ chi phí mà bên A có trách nhiệm phài thanh tốn cho bên B là: 221560 USD trong vòng 6 tháng b) Thống nhất thanh tốn theo phương thức: chuyển khoản Điều 6: Trách nhiệm giải quyết khiếu nại với nước ngồi 1/ Trường hợp bên A đem hàng nhập khẩu về kho, trong vòng 30 ngày, khi mở bao bì phát hiện hàng không đúng phẩm chất, thiếu số lượng v.v...thì để nguyên trạng và mời Vinacontrol đến kiểm tra và lập biên bản công khai xác nhận tình trạng hàng nhập, gửi cho bên B làm cơ sở pháp lý đòi bên nước ngồi bán hàng bồi thường. 2/ Đối với bên B, khi nhận được văn bản xác nhận về hàng nhập cho bên A không đúng với yêu cầu đã cam kết với bên nước ngồi, phải tiến hàng ngay các biện pháp hạn chế tổn thất và chịu trách nhiệm liên hệ khiếu nại đòi bồi thường với bên nước ngồi trong thời hạn quy định là 15ngày Điều 7: Trách nhiệm của các bên trong thực hiện hợp đồng 1/ Nếu bên nào để xảy ra vi phạm hợp đồng, một mặt phải trả cho bên bị vi phạm tiền phạt vi phạm hợp đồng từ 2% - 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm, mặt khác còn phải bồi thường các thiệt hại xảy ra do lỗi vi phạm hợp đồng dẫn đến như: mất mát hư hỏng tài sản, những chi phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại do vi phạm gây ra, tiền phạt do vi phạm hợp đồng khác với tiền bồi thường thiệt hại mà bên vi phạm đã phải trả cho bên thứ ba là hậu quả trực tiếp của sự vi phạm này gây ra. .2/ Trong trường hợp bên A đến nhận hàng chậm so với thời gian qui định, sẽ bị gánh chịu các khoản phạt do bên nhận chuyên chở, vận tải hàng hóa phạt và bồi thường chi phí lưu kho bãi, bảo quản hàng, cảng phí và các khoản phạt khác. 3/ Khi bên A có khiếu nại về hàng nhập mà bên B không làm hết trách nhiệm trong việc thụ lý và giải quyết các khiếu nại tới bên nước ngồi để có kết quả thực tế nhằm bảo vệ quyền lợi cho bên A, thì sẽ bị phạt 10 % giá trị tiền ủy thác, đồng thời phải gánh chịu những bồi thường về hàng hóa cho bên A thay cho bên nước ngồi đã bán hàng. 4/ Bên nào đã ký hợp đồng mà không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng không có lý do chính đáng thì bị phạt vi phạm là 10 % tổng giá trị chi phí ủy thác và bồi thường các khoản phạt cùng các chi phí thực tế khác mà bên bị vi phạm có thể gánh chịu do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng này do bên kia gây ra Điều 8: Thủ tục giải quyết tranh chấp trong hợp đồng 1/ Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận, không được đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng. 2/ Trường hợp các bên không tự giải quyết được thì mới đưa vụ tranh chấp ra Tòa án là cơ quan có đủ thẩm quyền giải quyết những tranh chấp trong hợp đồng này. 3/ Chi phí cho những hoạt động kiểm tra, xác minh và lệ phí tòa án do bên có lỗi chịu. Điều 9: Hiệu lực của hợp đồng Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày 7/7/2007 đến ngày31/12/2007/ Hợp đồng này sẽ được làm thành 4 bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 2 bản ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B Chức vụ Chức vụ - Trình vay vốn ngân hàng: Đây là công việc tiếp theo cần thực hiện trong quy trình nhập khẩu ủy thác. Vốn là điều quan trọng và chi phối tồn bộ quá trình nhập khẩu ủy thác này. Tuy nhiên, vốn chỉ có thể được vay khi giám đốc kí duyệt phương án kinh doanh và phương án kinh doanh khả thi. Với tư cách pháp nhân của UNIMEX thì vay vốn ngân hàng không quá khó. Hai ngân hàng chính cung cấp vốn vay cho UNIMEX là: Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn và ngân hàng đầu tư phát triển việt nam. - Thực hiện quá trình nhập khẩu ủy thác: Với đặc thù của nhập khẩu ủy thác, UNIMEX sẽ phải chịu trách nhiệm hồn tồn về mặt pháp lý, đứng tư cách pháp nhân tham gia vào quá trình nhập khẩu cho dù đầu vào và đầu ra của sản phẩm là nhiệm vụ của công ty thuê ủy thác. Quá trình thực hiện nhập khẩu cũng đơn giản hơn xuất khẩu khi mà nhiệm vụ của công ty chỉ cần đảm bảo hồn tất hồ sơ thủ tục nhập khẩu dưới tư cách pháp nhân của UNIMEX. Tất cả các công việc còn lại như: Vận chuyển, bốc dỡ, thuê kho bãi, kiểm định…thuộc trách nhiệm của công ty thuê ủy thác - Hình thức thanh tốn: Cũng giống như hình thức thanh tốn trong hoạt động xuất khẩu. Phương pháp L/C được áp dụng rộng rãi và phổ biến trong hoạt động ngoại thương. Với nhập khẩu thì Unimex phải có trách nhiệm mở L/C để thanh tốn và cũng sẽ phải thanh tốn tồn bộ tiền hàng sau khi đã nhận được bộ chứng từ. Tuy nhiên, do công ty sử dụng hình thức nhập khẩu ủy thác nên các công ty thuê ủy thác sẽ hồn vốn theo hình thức trả chậm. 1.3.2 Một số tồn tại chủ yếu trong quá trình xuất khẩu café và nhập khẩu xe máy 1.3.2.1 Xuất khẩu café Café là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực đối với xuất khẩu Việt nam nói chúng và với UNIMEX nói riêng. Là một mặt hàng mới gia nhập vào danh mục hàng xuất khẩu của UNIMEX từ năm 2003 nhưng đã đặt được tốc độ tăng trưởng và doanh thu đáng kể. Qua bảng số liệu I trên đã cho chúng ta thấy rõ tình hình xuất khẩu café tại UNIMEX. Mặt hàng café được đưa vào xuất khẩu từ năm 2003 và đến năm 2007, kim ngạch xuất khẩu café đạt 3,12 triệu USD với lợi nhuận thu được từ xuất khẩu café đạt 0,21837 triệu USD. Nếu chỉ nhìn vào những số liệu tuyệt đối này thật khó có thể đưa ra nhận xét khách quan tình hình xuất khẩu của công ty bởi lẽ tất cả các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế luôn được xem xét trong xu hướng biến động theo chu kì. Qua bảng số liệu 5 năm trên đây đã phản ánh rõ nét xu hướng biến động của xuất khẩu café đồng thời giúp chúng ta thấy được những mặt chưa hiệu quả trong quá trình xuất khẩu. Chúng ta đều biết rằng, mục tiêu cao nhất của bất kì một chủ thể kinh tế khi tham gia vào thị trường chính là tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, mục tiêu này lại bị chi phối bởi các yếu tố như: Sản lượng xuất khẩu, giá xuất khẩu, giá đầu vào….Vì vậy. để có được đánh giá chính xác nhất về thực trạng xuất khẩu café cần nghiên cứu và đánh giá phân tích tổng hợp các yếu tố trên. Nhìn chung, qua các năm sản lượng café xuất khẩu đều có mức tăng trưởng đáng kể. Năm 2003 sản lượng café xuất khẩu đạt 200,43 tấn nhưng đến năm 2007, con số này đã được nâng lên thành 2001 tấn ( tăng trưởng 10% ) nhưng lợi nhuận thu được từ hoạt động này đem lại chỉ tăng khoảng 4% từ năm 2003 đến 2007. ( Năm 2003, lợi nhuận đạt 0.055 triệu USD và năm 2007 đạt 0,218 triệu USD). Điều này hồn hồn hợp lý nếu chúng ta nhìn vào xu hướng biến đổi của giá đầu vào và giá xuất khẩu. Đây là chỉ tiêu có mức độ biến động mạnh nhất trong vòng 5 năm qua đặc biệt là mức chênh lệch giữa giá đầu vào và giá xuất khẩu café. Chỉ tiêu này tác động trực tiếp đến lợi nhuận xuất khẩu và tỷ lệ thuận với nó. Xu hướng biến đổi của chỉ tiêu này qua bảng số liệu phản ánh một thực trạng không tốt cho công ty. Dù café là một mặt hàng nhạy cảm chịu sự biến động lớn từ giá thị trường và phụ thuộc vào thời tiết nhưng việc đảm bảo nguồn cung ứng hạn chế những rủi ro từ yếu tố khách quan đem lại trong hoạt động xuất khẩu café chưa thật sự hiệu quả.Qua tìm hiểu quá trình xuất khẩu café Em thấy có một số tồn tại sau: 1.3.2.1.1 Nguồn cung ứng café chưa đảm bảo cho nhu cầu xuất khẩu Nói đến nguồn cung ứng hay yếu tố đầu vào chúng ta cần xem xét đến nhiều yếu tố trong đó không thể không nhắc đến sản lượng café, chất lượng và giá cả. Các yếu tố này chịu sự tác động mạnh từ các nhân tố nằm ngồi tầm kiểm sốt của công ty như thị trường thế giới, thời tiết nhưng chúng ta sẽ nhìn nhận thực trạng trên góc độ chủ động từ phía công ty *Sản lượng Hiện nay, UNIMEX đang kí hợp đồng với 3 bạn hàng lớn cung cấp café tại Komtun, Gia lai, Lâm đồng. Đó là các công ty chuyên thu mua café từ bà con nông dân và sơ chế một phần để bảo quản cung ứng xuất khẩu. Tuy nhiên, do đặc thù của mặt hàng café chịu tác động nhiều từ thời tiết và thu hoạch theo mùa nên trong nhiều trường hợp các nhà cung cấp này không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu xuất khẩu café theo các đơn đặt hàng của nước ngồi. Hình thức duy nhất mà UNIMEX đã làm để huy động nguồn café đầu vào cho xuất khẩu chính là tìm kiếm thu mua trên thị trường sau khi có đơn đặt hàng. Chính việc làm này khiến việc huy động café của UNIMEX luôn bị động và trong nhiều trường hợp đã phải từ chối các đơn đặt hàng lớn vì không đủ khả năng cung ứng. Việt Nam là một trong những quốc gia có trữ lượng café lớn nhất trên thế giới nhưng cũng có rất nhiều các công ty xuất khẩu và còn những văn phòng đại diện thu mua café của các hãng chế biến café thương hiệu lớn trên thế giới như: Hãng café Du monde, hãng café Starbuck, Công ty chế biến hải sản Foodsea, Ricemith. Hiện nay, cầu về café trên thế giới đang tăng cao, Việt Nam là điểm đến của rất nhiều nhà nhập khẩu tạo nên sức sự thiếu hụt trong việc cung ứng trên khía cạnh sản lượng. Trước tình hình đó khiến UNIMEX hồn tồn bị động trong việc huy động café thô phục vụ cho xuất khẩu cho dù những nhà cung cấp hiện tại là những nhà cung cấp lớn và gắn bó với công ty nhưng chưa đủ để đem đến cho UNIMEX một nguồn cung ứng dồi dào và tránh được những rủi ro từ thời tiết và thị trường. Tính đến cuối năm 2007, sản lượng xuất khẩu café đạt 2.001 tấn trong khi lượng café xuất khẩu của cả nước ước tính vào khoảng 900.000 tấn. Trước một mặt hàng tiềm năng như café và với thâm niên lâu năm kinh doanh lĩnh vực xuất khẩu thì con số này thật khiêm tốn. Nó đã phản ánh phần nào thực trạng thiếu hụt nguồn café đầu vào phục vụ cho xuất khẩu nhưng hồn tồn hợp lý nếu nhìn vào hình thức kiểm sốt nguồn cung ứng café của công ty. Tính đến thời điểm này, UNIMEX chưa đưa ra được một chiến lược nào để kiểm sốt và hạn chế những biến động của thị trường đem lại nguồn cung ứng ổn định. Với xu thế kinh tế đang trong tình trạng suy thối như hiện nay, những biến động là khó tránh khỏi và UNIMEX sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nữa * Giá cả: Giá cả là một yếu tố rất nhạy cảm và tuân theo quy luật cung cầu. Riêng với mặt hàng café, yếu tố này càng nhạy cảm hơn và bị chi phối bỏi các phiên giao dịch trên thị trường London và NewYork. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, việc kiểm sốt dự trữ lượng café để hạn chế rủi ro từ biến động thị trường chưa được chú trọng. Chức năng trung gian của việc xuất khẩu đòi hỏi sức cạnh tranh về giá là nhưng thực tế đã cho thấy, UNIMEX khó lòng có thể làm được điều này khi mà thiếu sự ổn định về cung. Giá cả chi phối mạnh bởi cung và cầu. Khi mà lợi thế về cung sản phẩm không có thì việc kiểm sốt giá cả là điều không thể thực hiện được. Qua bảng số liệu bảng I trên cũng đã chỉ ra biên độ dao động mạnh của giá đầu vào và đầu ra. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này ngồi những lý do khách quan từ phía thị trường và thời tiết còn có một lý do quan trọng xuất phát từ phía công ty. Đó chính là việc kiểm sốt sản lượng cung ứng và là hệ quả tất yếu của việc thiếu tích lũy dự trữ đã khiến cho giá đầu vào và đầu ra của café hồn tồn phụ thuộc vào các yếu tố bên ngồi thị trường mà công ty không thể kiểm sốt được. * Chất lượng café xuất khẩu Chất lượng café xuất khẩu là vấn đề không những của ngành café mà còn là vấn đề cần quan tâm của cả chính phủ. Theo đánh giá của các chuyên gia thế giới về café, café vối Robusta của việt nam là ngon nhất thế giới nhưng sản lượng thu hoạch không nhiều và hiệu quả không cao. Việt nam là một trong những quốc gia có tiềm lực café lớn nhất trên tồn thế giới nhưng khai thác chưa tốt nên chất lượng còn nhiều hạn chế. Đây là lý do khiến giá xuất khẩu café của Việt Nam nói chung thấp hơn so với mặt bằng của thế giới khoảng 100USD. Nhiều doanh nghiệp thừa nhận khách hàng còn than phiền cà phê Việt Nam có chất lượng không đều và ngoại quan còn chưa thật bắt mắt. Tất cả đều xuất phát từ công nghệ thu hoạch và chế biến. Công nghệ chế biến café của Việt Nam được coi là thủ công nhất thế giới. Có thể mô tả quy trình thu hoạch và chế biến cà phê phổ biến hiện nay ở hầu hết các hộ trồng cà phê ở Việt Nam như sau: Đến mùa thu hoạch, người trồng cà phê sau khi hái xong, mang về phơi khô trên sân xi măng, thậm chí cả sân đất bằng cách tận dụng năng lượng mặt trời. Vào thời điểm mưa kéo dài trong vụ thu hoạch, người trồng cà phê phải sấy trong các lò sấy đốt bằng than đá, củi... Sau đó dùng các máy xay xát nhỏ để xay cà phê quả khô ra cà phê nhân bán cho những người thu gom cà phê. Với kiểu chế biến thủ công như vậy, hậu quả tất yếu là chất lượng sản phẩm không đều. Một nguyên nhân dẫn đến chất lượng café Việt Nam không được đánh giá cao còn xuất phát từ nhận thức của bà con nông dân. Một số doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cà phê ở tỉnh Đắc Lắc cho biết khi tiến hành cuộc vận động để người nông dân sản xuất ra hạt cà phê có giấy chứng nhận, một số bà con trả lời rằng việc theo dõi sổ sách, ghi chép, kiểm tra hàng trăm chỉ tiêu từ giống đến phân bón, thu hái, phơi sấy khá phức tạp nên khi nào không có ai mua hàng nữa thì bà con mới làm theo. Sản xuất cà phê không cần giấy chứng nhận thường bị áp lực về giá nhưng dễ dàng trong việc mua bán, thị trường rộng, cạnh tranh rộng; số sản phẩm chọn lọc ra đạt chất lượng cao thì lại có tiền thưởng lớn từ nhà thu mua. Sản xuất ra sản phẩm cà phê có giấy chứng nhận phải chịu sự kiểm tra giám sát nhưng thị trường hạn chế, sức cạnh tranh vừa phải vì phải giữ giá cao. Xu thế phát triển hiện nay không cho phép những nhận thức như vậy tồn tại. Đây chính là thực trạng đáng báo động cho ngành café nói chung và nó đang từng ngày từng giờ ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu của các công ty xuất khẩu. Tóm lại, một thực trạng đang tồn tại khiến hiệu quả xuất khẩu café của UNIMEX chưa thực sự hiệu quả khi nguồn cung ứng café chưa đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu về cả số lượng, chất lượng và chưa có tính cạnh tranh về giá. Nguyên nhân chính của thực trạng này là do công ty chưa có những biện pháp kiểm sốt được thị trường vốn đã rủi ro và nhiều biến động. 1.3.2.1.2 Bất cập trong công tác kiểm tra giám sát tiếp nhận và xuất khẩu café tại Cảng Trong quy trình xuất khẩu café được nêu lên ở trên, quá trình tiếp nhận và làm thủ tục xuất khẩu café là công việc quan trọng và đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao nhưng với năng lực hiện tại, UNIMEX chưa làm tốt công việc này và nó đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh. Điều này thể hiện rõ nét trên hai khía cạnh sau: * Tiếp nhận café từ nhà cung cấp tại Cảng Sài Gòn Theo hợp đồng đã kí kết, các nhà cung cấp phải có trách nhiệm đảm bảo tuân thủ các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, chủng loại và phải được vận chuyển đến Cảng Sài Gòn phục vụ cho việc xuất khẩu nhưng do việc cấp giấy chứng nhận chất lượng chế biến café chưa được thực thi thì nhiệm vụ kiểm tra giám định chất lượng thuộc về nhiệm vụ của UNIMEX bởi lẽ họ sẽ phải chịu hồn tồn trách nhiệm với nhà nhập khẩu về các yếu tố này. Hiện tại, việc kiểm tra và tiếp nhận café tại cảng của công ty còn thiếu tính chuyên nghiệp và rất lỏng lẻo. Nhân viên thực hiện công việc này chưa nhận thức được rõ tầm quan trọng của công tác kiểm tra giám sát nguồn hàng. Sự khác biệt lớn nhất của đặc thù kinh doanh xuất nhập khẩu với loại hình kinh doanh khác chính là các đối tác là bạn hàng nước ngồi. Đó là những nền kinh tế mang tính chuẩn mực và nghiêm túc cao trong khi môi trường kinh tế trong nước chưa đáp ứng được điều đó .Hiện nay, công tác kiểm tra chất lượng café vẫn dựa trên các biện pháp thô sơ và trực quan. Việc kiểm tra thiên về số lượng hơn là chất lượng và phần lớn vẫn mang tính hình thức. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do sự thiếu sót của những nhà quản lý chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác này để đầu tư xây dựng quy trình kiểm tra giám định chất lượng chuyên nghiệp và chính xác đồng thời đào tạo nguồn nhân lực có kĩ năng thực hiện tốt nhiệm vụ tại Cảng. * Công tác vận chuyển café lên tàu kéo dài và khó kiểm sốt Theo hợp đồng giữa Unimex và nhà cung cấp, café sẽ được vận chuyển đến cảng bàn giao cho nhân viên công ty, từ đó mọi vấn đề phát sinh thuộc phạm vi xử lý của Unimex. Do công ty xuất khẩu theo điều kiện cơ sở giao hàng CIF nên nhiệm vụ của nhân viên lúc này là phải làm mọi thủ tục hải quan, thuê tàu cũng như hồn tất các công việc để đưa được café lên tàu. Thực tế công ty chưa có một bộ phận chuyên phụ trách công việc vận chuyển hàng lên tàu mà vẫn đang sử dụng các dịch vụ của các tư nhân tại cảng. Điều này khiến cho tính chủ động trong việc vận chuyển café lên tàu bị hạn chế và một vài trường hợp café phải chấp nhận lưu kho do công tác vận chuyển và thủ tục hải quan không đáp ứng yêu cầu. Để công tác xuất khẩu café tại cảng được nhanh chóng và hiệu quả cần phối hợp đồng bộ trong nhiều khâu. Nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này cũng xuất phát từ sự quản lý lỏng lẻo từ phía công ty và sự thiếu hụt nhân lực. Triển khai công tác xuất khẩu vẫn mang tính bộc phát và thiếu tính chuyên nghiệp. Sau nhiều năm tham gia vào lĩnh vực xuất khẩu nhưng vẫn chưa tạo dựng được guồng máy chuyên nghiệp trong quá trình xuất khẩu hàng hóa tại cảng nên tính ổn định không cao và gặp phải rủi ro khi mọi thứ biến động ngồi dự kiến Tóm lại, với thực tế đang diễn ra cho chúng ta thấy những bất cập trong công tác tiếp nhận và xuất phát tại cảng từ quá trình kiểm tra hàng hóa đến công tác vận chuyển đưa hàng lên tàu và chúng đều xuất phát từ một nguyên nhân chính là sự lỏng lẻo trong quá trình quản lý, kiểm tra giám sát và thiếu nguồn nhân lực có khả năng đảm nhận tốt công việc 1.3.2.2 Nhập khẩu xe máy Nuất khẩu ủy thác là một hình thức đã tồn tại lâu và trở thành truyền thống của Unimex. Với lợi thế về tư cách pháp nhân cũng như uy tín khiến việc huy động vốn của công ty có nhiều thuận lợi. Tận dựng ưu thế này để phát kinh doanh theo hướng nhập khẩu ủy thác là một hướng đi đúng của Unimex trong những năm qua. Tuy nhiên, do sự phát triển chung của nền kinh tế đã khiến cho việc nhập khẩu ủy thác xe máy còn tồn tại một vài hạn chế gây ảnh hưởng đến doanh thu cũng như lợi nhuận từ hình thức này đem lại. Qua bảng thống kê dưới đây sẽ cho chúng ta thấy rõ tình hình nhập khẩu ủy thác xe máy tại UNIMEX trong những năm gần đây. Qua bảng số liệu II trên đã cho chúng ta thấy được phần nào tình hình nhập khẩu ủy thác xe máy trong giai đoạn 2003-2007. Xu hướng biến động thời kì 2003-2005 phản ánh hiệu quả nhập khẩu xe máy là rất tốt với tốc độ tăng trưởng của số lượng lẫn lợi nhuận từ hoạt động này. Với chức năng và vai trò của nhập khẩu ủy thác, chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn là một chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh hiệu quả quá trình nhập khẩu ủy thác. Trong thời kì 2003 – 2005, chỉ tiêu này cũng rất thuận lợi. Thời gian thu hồi vốn trung bình đã giảm đáng kể ở thời kỳ 2004 và 2005. Nhưng tình hình lại có xu hướng biến đổi không tốt trong thời kì 2006 - 2007. Tuy số lượng xe nhập khẩu tăng mạnh với tốc độ 120% và 125 % năm 2006 và 2007 nhưng tốc độ tăng lợi nhuận chỉ đạt 120% và 113,33 %. Thêm vào đó, thời gian thu hồi vốn trong thời kì này tăng cao từ 80 ngày năm 2005 lên 101 ngày năm 2006 và 137 ngày 2007. Đây là những dấu hiệu phản ánh tình trạng nhập khẩu xe máy của UNIMEX đang gặp phải một số khó khăn và cần đưa ra hướng khắc phục. Với quy trình nhập khẩu ủy thác công ty đang áp dụng, vai trò của UNIMEX chỉ thể hiện rõ nét nhất trong việc sử dụng vốn. Qua nghiên cứu và tìm hiểu về hiệu quả sử dụng vốn Em nhận thấy quá trình nhập khẩu ủy thác xe máy đang đối mặt với khó khăn trong việc quản lý vốn.Trước hết, chúng ta xem xét tỷ lệ nguồn vốn vay ngân hàng so với kim ngạch nhập khẩu BẢNG III : TỶ LỆ VỐN VAY Nguồn số liệu trích từ báo cáo tài chính – phòng kế tốn Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Kim ngạch (triệuUSD) 1,40 1,50 1,80 2,40 3,20 Vốn vay (triệuUSD) 1,21 1,25 1,52 2,21 3,01 Tỷ lệ vốn vay so với kim ngạch (%) 86,43 83,33 84,44 92,08 94,06 Số liệu trong bảng III này phản ánh tỷ lệ vốn vay tham gia vào hoạt động nhập khẩu ủy thác chiếm trên 80% và gần đây nhất, năm 2007 con số này là 94,06% . Điều này phản ánh khả năng huy động vốn của công ty khá tốt song cũng cho thấy rủi ro cao khi mà khả năng hồn vốn cho ngân hàng lại phụ thuộc hồn tồn vào khả năng trả nợ của công ty thuê ủy thác và chính điều này đã ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được. Hơn nữa, nhìn vào chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn từ năm 2003 - 2007 phản ánh một thực trạng rất đáng ngại trong việc quản lý vốn vay sau khi nhập khẩu. Đến cuối năm 2007, thời gian thu hồi vốn trung bình là 137 trong khi con số này của năm 2004 chỉ là 80. Hiện tại, Unimex đang áp dụng thu hồi vốn theo hình thức trả chậm. Trước tình hình kinh doanh khó khăn hiện nay của các công ty nhập khẩu xe máy, việc hồn vốn trong khoảng thời gian ngắn là rất khó khả thi. Vì vậy, theo hợp đồng cam kết ủy thác, các công ty thuê nhập khẩu ủy thác xe máy sẽ được phép trả vốn chậm đồng thời phải chịu mọi chi phí phát sinh từ lãi ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy công ty đang lạm dụng công cụ này mà không tính đến rủi ro có thể xảy ra. Khi thời gian hồn vốn của các công ty TNHH lên đến 137 ngày là một con số đáng báo động. Trên góc độ kinh doanh, việc hồn vốn này phụ thuộc hồn tồn khả năng tiêu thụ hàng hóa. Thời gian hồn vốn có thể lâu hơn nữa nếu việc kinh doanh của họ gặp khó khăn và mọi rủi ro đều có thể xảy ra. Nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này là do các yếu tố khách quan nằm ngồi sự kiểm sốt của công ty. Để đảm bảo lợi nhuận, công ty phải chấp nhận các hình thức thu hồi vốn rủi ro để tăng tính khả thi. Một hợp đồng ủy thác thật khó có thể được ký kết nếu chúng ta chỉ chấp nhận hồn vốn 1 lần trong thời gian ngắn. Đòi hỏi của thực tế đã khiến thời gian qua công ty phải chấp nhận rủi ro để đem lại lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, trước sự khủng hoảng kinh tế nói chung và sự khủng hoảng về tình hình tài chính nói riêng buộc các nhà quản lý nhập khẩu ủy thác cần xem xét lại hình thức thu hồi vốn để tránh rủi ro cao. 1.3.2.3 Một số tồn tại từ phía nhà nước Hoạt động xuất nhập khẩu là một trong những lĩnh vực chịu tác động nhiều nhất của các chính sách nhà nước từ chính sách xuất nhập khẩu, thủ tục hành chính và các chính sách tài chính. Các chính sách này tác động đến tồn bộ hoạt động xuất nhập khẩu và đang gây trở ngại không nhỏ đến hiệu quả của các công ty. Chúng ta sẽ lần lượt xem xét thực trạng công tác xuất khẩu café và nhập khẩu xe máy từ các chính sách nhà nước này * Chính sách mở rộng tài chính của nhà nước đối với việc cho vay vốn Trước xu thế nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Nhu cầu về vốn tăng mạnh. Để kích thích nền kinh tế tăng trưởng, Nhà nước đã quyết định mở rộng chính sách tài chính, cho phép thành lập nhiều ngân hàng thương mại cổ phần tạo nên một nguồn cung về tiền tệ dồi dào, cơ hội vay vốn của các công ty TNHH được cải thiện. Chính sách này đã và đang tác động rất mạnh đến công tác nhập khẩu ủy thác xe máy của Unimex. Với vai trò tận dụng ưu thế tư cách pháp nhân của mình để huy động vốn hộ các công ty TNHH thì bây giờ, nhu cầu sử dụng trung gian trong việc huy động vốn không còn nữa. Thay vào đó, các công ty có thể tự vay vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần một cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí hơn. Việc nhập khẩu ủy thác xe máy đứng trước nguy cơ bị thay thế và không còn thích hợp. Nhiều chuyên gia nhận xét, hình thức nhập khẩu ủy thác là một hình thức hữu ích và hiệu quả nhưng nó chỉ thích hợp trong nền kinh tế quá độ. Hiện nay, Việt nam đã bước qua khỏi thời kì quá độ, tất cả mọi thứ cần thay đổi và thích nghi theo hồn cảnh mới. Chỉ trong vòng một thời gian ngắn nữa, việc nhập khẩu ủy thác của công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn và các nhà quản lý cần đưa ra những biện pháp đối phó để việc kinh doanh đạt kết quả cao * Thủ tục hành chính xuất nhập khẩu: Cả hai hoạt động xuất khẩu café và nhập khẩu xe máy, nhân viên công ty phải trực tiếp tham gia vào việc giải quyết các thủ tục hải quan để hàng hóa xuất và nhập được hợp lệ theo đúng pháp luật. Công việc này tưởng chừng nhanh chóng và đơn giản thì thực tế lại cho thấy điều ngược lại. Theo con số thống kê, một công ty giải quyết thủ tục hải quan thuận lợi cũng mất khoảng 1 tuần, con số này có thể lên đến 1 tháng nếu công ty không chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thủ tục tại các khâu.Trong khi đó, ở nước ngồi, thủ tục hải quan luôn được hồn tất trong ngày. Hàng hóa xuất nhập khẩu đã nhiều lần phải lưu kho bãi vì thủ tục giấy tờ chưa hồn tất ảnh hưởng đến tiến độ giao nhận hàng, phát sinh chi phí. Dưới đây em xin trình bày nội dung các yêu cầu hải quan theo qui định hiện hành của Nhà nước + Hồ sơ thủ tục hải quan đối với hàng hố xuât nhập khẩu : - Tờ khai hải quan: 2 bản chính; - Hợp đồng mua bán hàng hóa: 1 bản sao (đối với hàng hóa xuất nhập khẩu biên giới thì không phải nộp) - Hố đơn thương mại: 01 bản chính, 01 bản sao; - Vận tải đơn : 1 bản sao; Chứng từ nộp thêm: - Bản kê chi tiết hàng hóa (đối với hàng đóng gói không đồng nhất): 1 bản chính, 1 bản sao - Tờ khai trị giá hàng xuât - nhập (đối với đối tượng thuộc diện khai tờ khai trị giá): 2 bản chính - Giấy phép xuất - nhập khẩu (đối với hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện): 1 bản chính; - Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) nếu yêu cầu được hưởng thuế suất ưu đã đặc biệt: 01 bản gốc và 1 bản sao thứ ba; - Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hoặc Thông báo miễn kiểm tra chất lượng (nếu hàng thuộc danh mục phải kiểm tra nhà nước về chất lượng): 01 bản chính; - Hợp đồng ủy thác xuất - nhập khẩu (nếu nhận ủy thác xuât nhập khẩu): 01 bản chính; - Hạn ngạch xuât- nhập khẩu (đối với hàng hóa được áp dụng thuế suất trong hạn ngạch thuế quan): 01 bản chính. - Chứng thư giám định (nếu hàng được thông quan trên cơ sở kết quả giám định): 01 bản chính. - Tuỳ theo tính chất của loại hình xuât nhập khẩu, hoặc để làm rõ những vấn đề có liên quan đến hàng hố nhập khẩu, theo yêu cầu của cơ quan Hải quan, người khai phải nộp thêm một số loại hồ sơ, tài liệu có liên quan. Do quy định thủ tục hành chính của Việt nam còn mang tính rườm rà, thiếu tính chặt chẽ nên việc hồn thành tồn bộ các thủ tục trên mất nhiều thời gian và tốn kém. + Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại Bao gổm các bước sau : Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sơ bộ, đăng ký tờ khai, quyết định hình thức - mức độ kiểm tra. Bước 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ thuế giá. Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa. Bước 4: Thu lệ phí hải quan, đóng dấu "Đã làm thủ tục hải quan" và trả tờ khai cho người khai HQ. Bước 5: Phúc tập hồ sơ. Nhằm đẩy nhanh việc thông quan hàng hóa, tùy theo tính chất hàng hóa, quá trình chấp hành pháp luật về hải quan, về thuế của chủ hàng và thông tin của cơ quan hải quan, có thể bỏ qua Bước 2 và Bước 3 trong quy trình. Đây là một quy trình thủ tục hải quan chuẩn theo qui định của nhà nước nhưng do kĩ năng nhân viên hành chính chưa tốt nên đã và đang gây ảnh hưởng đến quá trình thông quan của hàng hóa tại cảng cửa khẩu. Tóm lại, Các quy định thủ tục hành chính trong việc thông quan của bộ máy hành chính nước ta không những không thúc đẩy xuất nhập khẩu mà đang gây trở ngại lớn cho hoạt động này. CHƯƠNG II MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUÁ TRÌNH XUẤT KHẨU CAFÉ VÀ NHẬP KHẨU XE MÁY CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC 1 THÀNH VIÊN UNIMEX HÀ NỘI Xuất phát từ những tồn tại cũng như thuận lợi, khó khăn hiện tại công ty đang gặp phải Em xin đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu café và nhập khẩu xe máy của công ty trong thời gian tới 2.1 GIẢI PHÁP TỪ PHÍA CÔNG TY 2.1.1 Xuất khẩu café 2.1.1.1 Mở rộng nguồn cung ứng café với chất lượng đảm bảo *Cở sở lý luận: Cũng giống như các công ty sản xuất sản phẩm trực tiếp. Để sản xuất ra những sản phẩm tốt, yếu tố đầu vào luôn luôn được đặt lên hàng đầu. Đây chính là yếu tố nền tảng tạo nên một sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Với các công ty kinh doanh xuất khẩu, yếu tố đầu vào không phải là nguyên vật liệu mà nó chính là những sản phẩm đã hồn chỉnh và đem đi xuất khẩu ngay. Chính vì thế, việc tạo ra một nguồn cung ứng sản phẩm đảm bảo các yếu tố về chất lượng, số lượng, giá cả là mục tiêu hàng đầu của các công ty. Hơn nữa, chính những yếu tố này sẽ tạo ra một ưu thế cạnh tranh cho công ty khi tham gia vào thị trường thế giới. Riêng với mặt hàng café, một mặt hàng phụ thuộc vào thời tiết và biến động liên tục trên thị trường thế giới thì ưu thế này càng trở nên rõ nét. *Biện pháp thực hiện: Để hạn chế sự biến động từ thị trường trên 2 phương diện giá cả và sản lượng, em xin đưa ra một số kiến nghị sau - Mở rộng hợp tác với các nhà cung cấp mới tại các khu trồng café: Ngồi 3 đối tác lớn tại 3 tỉnh Gia Lai, Kom Tum, Tây Nguyên đã hợp tác trong suốt thời gian qua. Hiện tại do nhu cầu xuất khẩu café tăng cao nên số lượng nhà thu mua café của bà con nông dân cũng được tăng lên đáng kể để đáp ứng thị trường. Như chúng ta biết, mỗi vùng trồng café có một chủng loại café thế mạnh như: Tây Nguyên nổi tiếng với café Arabica, Komtum với café Robusta còn café Cherii thuộc về Gia lai. Hiện tại Unimex đang xuất khẩu cả 3 mặt hàng này. Trong thời gian tới, sẽ chú trọng khai thác triệt để từng loại café trên các khu vực khác nhau. Với tây nguyên, lượng café Arabica cũng được đánh giá khá cao về chất lượng. Nhu cầu xuất khẩu loại café này đứng thứ 2 về sản lượng. Vì vậy, cần thiệt lập thêm 2 cở sở cung cấp café cho công ty. Phương châm mua tận gốc bán tận ngọn, sẽ tập trung hướng tới các công ty tiêu thụ café cấp 1. Đó là những công ty tư nhân thu mua trực tiếp từ bà con nông dân. Sở dĩ thời gian trước, công ty chưa tiếp cận theo góc độ này là do truyền thống hợp tác lâu năm theo phong cách nhà nước. Công ty chủ yếu lựa chọn đối tác là những nhà cung ứng của tỉnh mà chưa hợp tác với các cơ sở tư nhân. Tuy nhiên cũng cần lưu ý đến chất lượng bảo quản và tính chuyên nghiệp khi lựa chọn nhà cung ứng. Điều này rất quan trọng và hạn chế được rất nhiều trong quá trình xuất khẩu đặc biệt khâu kiểm tra giám sát. Komtum: Café Robusta là mặt hàng thường chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng sản lượng xuất khẩu café hàng năm. Do đó, cần đẩy mạnh công tác tìm kiếm và mở rộng nhà cung ứng để đảm bảo đáp ứng nhu cầu thị trường. Theo các chuyên gia về café, Robusta ở Việt nam ngon nhất thế giới. Tận dụng lợi thế này, công ty sẽ liên kết thêm với 3 nhà cung ứng chuyên thu mua của bà con nông dân trên địa bàn tỉnh vì tại Komtun không có những nhà cung cấp lớn đảm bảo khối lượng sản phẩm dồi dào đáp ứng tất cả nhu cầu xuất khẩu. Công ty liên kết với 3 nhà cung cấp để gom hàng phục vụ nhu cầu xuất khẩu khối lượng lớn. Các tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng vẫn phải đảm bảo các yếu tố: chất lượng bảo quản và làm việc chuyên nghiệp trong các công việc hỗ trợ giao hàng Gia lai: Café Cherii là thế mạnh của Gia lai nhưng không phải là thế mạnh của Việt nam. Chất lượng café loại này chưa thể cạnh tranh được với Brazin và các nước xuất khẩu café khác. Vì vậy, mặt hàng này có sản lượng xuất khẩu hàng năm thấp hơn so với 2 loại café kể trên nhưng vẫn tồn tại tình trạng nguồn cung không đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu. Việc mở rộng nhà cung ứng vẫn là điều cần thiết trước nhu cầu ngày càng gia tăng của thế giới. Tuy nhiên, do sản lượng xuất khẩu thấp hơn và tại đây có nhiều nhà cung ứng lớn, đảm bảo khối lượng xuất khẩu nên tìm kiếm thêm 1 nhà cung cấp tại tỉnh sẽ hợp lý về chi phí và hiệu quả. Các công ty thu mua café của bà con hiện tại rất nhiều và dễ dàng tìm kiếm được qua một lần khảo sát thực tế nhưng hiệu quả hay không lại phụ thuộc vào cách lựa chọn đánh gia các nhà cung cấp. - Tăng dự trữ để đảm bảo nguồn cung ứng trước sự biến động: Đây là việc làm để hạn chế tối đa rủi ro từ thị trường và thời tiết đem lại. Sở dĩ đến thời điểm này, công ty mới áp dụng biện pháp dự trữ này bởi lẽ, café là một mặt hàng xuất khẩu của Unimex trong 5 năm trở lại đây. Việc phân tích thị trường cũng như các nguồn lực thời kì trước chưa đáp ứng được cho công tác dự trữ. Hơn nữa, xu thế biến động mạnh trong thời gian gần đây buộc lòng công ty phải tính đến phương án này. Trong một bài phát biểu, một chuyên gia đã nói: “ Lệ thuộc vào thời tiết và nguồn dự trữ luôn được giữ bí mật nên thị trường cà phê thế giới hàng năm có sự trồi sụt khó lường”. Hạn chế sự biến động khó lường này, Công ty nên đưa ra 1 số chiến lược dự trữ café vào những điểm thời vụ. Để làm được điều này sẽ phải đi đôi với công tác bảo quản. Do đó, một cách hiệu quả nhất là công ty sẽ làm hợp đồng mua café và thuê kho chứa của các công ty đó đồng thời chịu trách nhiệm luôn phần bảo quản. Việc làm này sẽ buộc phát sinh tăng chi phí nhưng sẽ bảo đảm nguồn cung ứng dồi dào cho việc xuất khẩu đặc biệt sẽ giúp công ty thu được lợi nhuận đáng kể truớc sự biến động về giá trên thị trường. * Điều kiện thực hiện: Để các biện pháp trên khả thi thì các điều kiện thực hiện các biện pháp phải được các nhà hoạch định chính sách đưa ra và yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt. Mỗi biện pháp cụ thể sẽ tương ứng với những điều kiện khác nhau. - Điều kiện để áp dụng việc mở rộng hợp tác với các nhà cung cấp tại khu vực trồng café: Qua phân tích, chúng ta đã thấy đây là một việc làm cần thiết và phải thực hiện gấp rút trong thời gian tới. Tuy nhiên, để làm tốt nhiệm vụ này đòi hỏi các nhà nhà quản lý kinh doanh phải nghiên cứu, tìm kiếm các công ty chuyên thu mua trực tiếp của các bà con nông dân. Sau đó cần đưa ra hội đồng bàn bạc xem xét để lựa chọn được nhà cung cấp hợp lý và có chất lượng. Cần thiết phải thành lập các tiêu chí đánh giá các nhà cung cấp theo thang điểm và mức độ ưu tiên về các yếu tố của nhà cung cấp như: Chất lượng, tính chuyên nghiệp, sản lượng…Tuỳ vào yêu cầu và đặc điểm của từng loại café mà tiêu chí đánh giá các nhà cung cấp khác nhau. nhưng tất cả phải đảm bảo một yêu cầu tiên quyết : Nguồn cung ứng ổn định và chất lượng về sản lượng và giá cả. Mức độ đánh giá Chỉ tiêu (Qi) Rất tốt Rất kém 10 điểm 0 điểm Chất lượng (trọng số 0,4) Sản lượng ( trọng số 0,3 ) Tính chuyên nghiệp (trọng số 0,3 ) Điểm đánh giá = ∑ Qi * Điểm đánh giá * trọng số - Điều kiện để thực hiện biện pháp tăng dự trữ café: Quyết định tăng dự trữ café là hành động táo bạo nhưng rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Nhưng để đem lại hiệu quả, các nhà quản lý cần phải tính tốn kỹ các yếu tố sau đây: + Thời điểm mua vào dự trữ: Việc dự trữ để tránh rủi ro trước sự biến động. Nó sẽ phản tác dụng nếu việc phân tích thị trường không tốt và sẽ làm tăng chi phí dự trữ. Vì vậy, các động thái mua vào dự trữ phải được thông qua sự phân tích xu hướng thị trường. Café chỉ có theo mùa ( từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau ) nên việc dự trữ phải tiến hành nhanh chóng khi thời điểm café thu hoạch dồi dào và đó cũng là thời điểm café có giá thấp hơn. Nhưng đây cũng chỉ là trên lý thuyết cung cầu và mọi động thái cần được phân tích kĩ lưỡng + Khối lượng dự trữ: Phân tích xu hướng biến động cung cầu, tăng giảm giá của thế giới và thị trường trong nước để đưa ra khối lượng dự trữ đảm bảo hiệu quả nhưng hạn chế tối đa rủi ro và làm tăng chi phí. Thông thường, khối lượng dự trữ thường chiếm khoảng 1/5 nhu cầu dự đốn xuất khẩu cả năm + Nhân sự: Đây là việc làm đòi hỏi sự phân tích rất cao. Năng lực phân tích phán đốn thị trường có quyết định rất lớn đến công việc dự trữ nên cần những nhà am hiểu chuyên nghiệp. Hiện tại, công ty chưa có được những chuyên gia đảm nhận tốt công việc này nên có thể sẽ hợp tác với các chuyên gia café đầu ngành trong nước. Họ sẽ phân tích thị trường và cố vấn cho công ty trước các xu thế biến động. 2.1.1.2 Thành lập đội ngũ cán bộ thu nhận và giám sát quá trình xuất khẩu café tại cảng Sài Gòn. * Cơ sở lý luận: Với vai trò trung gian cung cấp hàng hóa. Công ty xuất khẩu thể hiện rõ vai trò của mình tiếp nhận hàng từ nhà cung cấp và vận chuyển lên tàu cho nhà nhập khẩu. Quá trình này diễn ra hồn tồn trên cảng nên việc tiếp nhận và vận chuyển phải được sự giám sát chặt chẽ và phân công trách nhiệm rõ ràng. Có được như vậy mới bảo đảm việc tiếp nhận và chuyển giao hàng nhanh chóng. Các cán bộ thu nhận phải có trách nhiệm thanh kiểm tra café theo đúng hợp đồng đã kí kết để bảo đảm cho quá trình xuất khẩu và giữ uy tín với các nhà nhập khẩu. Việc tiếp nhận hàng hóa diễn ra tại cảng rồi sẽ được vận chuyển lên tàu sau đó. Do nhiều yếu tố khách quan, hàng hóa thường phải lưu trên cảng trong nhưng thời nhất định nên việc giám sát hàng hóa cũng như quá trình thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu tại cảng là điều quan trọng phải được xem xét * Biện pháp cụ thể: - Xây dựng quy trình nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa chuyên nghiệp Đây sẽ là cơ sở thực hiện và đánh giá hiệu quả hoạt động của các nghiệp vụ xuất khẩu tại cảng. Cần đưa ra một quy định cụ thể bắt đầu từ khi tiếp nhận café tại cảng cho đến khi café đã lên tàu. Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ từ nhà cung ứng: Nhiệm vụ của cán bộ nghiệp vụ cần kiểm tra đầy đủ hồ sơ bao gồm: Hợp đồng bán hàng, Giấy kiểm định chất lượng sản phẩm, bản kê chi tiết hàng hóa, hóa đơn thương mại, vận tải đơn. Bước 2: Thanh kiểm tra hàng hóa: Đây là nhiệm vụ quan trọng và đòi hỏi cán bộ có năng lực thật sự. Việc kiểm tra phải đáp ứng các tiêu chí: số lượng và chất lượng. Tuy đã có giấy kiểm định cafe nhưng công việc kiểm tra giám định xác xuất cần được thực hiện để kiểm tra được chính xác nguồn hàng. Không thể sử dụng những biện pháp kiểm tra trực quan, Công ty sẽ phải liên kết với những công ty chuyên kiểm định chất lượng để đảm trách công việc chuyên môn này. Nhiệm vụ của các cán bộ phải giám sát tồn bộ quá trình kiểm định sản phẩm để bảo đảm tính khách quan và kiểm sốt chặt chẽ khối lượng hàng hóa. Bước 3: Làm thủ tục thông quan: Làm hồ sơ hải quan luôn được coi là công đoạn phức tạp. Vì vậy, cần cố gắng chuẩn bị kĩ hồ sơ đầy đủ theo yêu cầu của cục hải quan từ trước đó để tránh đi lại nhiều lần. Bước 4: Vận chuyển hàng hóa lên tàu: Thông thường bên nhập khẩu sẽ chỉ định tàu nên nhiệm vụ của công ty chỉ dừng lại ở việc vận chuyển bốc dỡ café lên tàu. Những cán bộ tại đây không thể đảm trách công việc này mà phải thiết lập một mối quan hệ chặt chẽ, kí hợp đồng trước đó đối với các dịch vụ vận chuyển tại cảng. Công tác giám sát được chú trọng mạnh mẽ để tránh thất lạc hàng hóa ảnh hưởng đến hợp đồng xuất khẩu Bước 5: Làm việc với chủ tàu và hồn tất bộ chứng từ để gửi sang cho bên nhập khẩu Với việc chuẩn hóa các bước trong quá trình xuất khẩu này không chỉ giúp cho nhân viên làm việc hiệu quả, chuyên nghiệp hơn mà nó còn giúp cho công tác kiểm tra đánh giá kết quả chính xác, nhanh chóng. Trước đây, quy trình làm việc chưa được xây dựng, tất cả do sự chủ động của từng nhân viên khiến việc đo lường hiệu quả rất khó khăn và thiếu tính chuyên nghiệp - Tăng cường đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có nghiệp vụ xuất khẩu chuyên nghiệp Trải qua nhiều năm kinh doanh trong lĩnh vực ngoại thương, công ty UNIMEX đã có trong tay một đội ngũ cán bộ nhân viên giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên, trước sự phát triển kinh tế không ngừng, để hoạt động xuất khẩu hồn thiện hơn nữa cần phải đầu tư thích đáng cho nguồn nhân lực Trước hết, với các cán bộ cũ, công ty cần có chế độ đào tạo lại, bồi dưỡng đối với từng cán bộ theo nội dung thiết thực và phụ hợp với tùng vị trí công việc. Với các phương án như: + Kết hợp đào tạo chính quy với đào tạo thực tế. Mời những chuyên gia đầu ngành về trực tiếp nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. Tổ chức các buổi học thực tế nghiệp vụ, đi thực hành cọ xát. Khuyến khích tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên đi học hỏi tại nước ngồi để tiếp thu những đổi mới từ các nền kinh tế tiên tiến + Vai trờ của các nhà quản lý thể hiện trong việc phân bổ và sử dụng nguồn nhân lực. Xây dựng chính sách phân bổ nguồn lực phải đảm bảo đúng ngành, đúng lĩnh vực, đúng chuyên môn được đào tạo. Hơn nữa, do sự phát triển chung của xã hội, đòi hỏi của công việc càng khắt khe và phải thích ứng với nhũng điều kiện mới. Do đó, công ty phải thường xuyên tổ chức các buổi sát hạch, kiểm tra trình độ của cán bộ trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ nhập khẩu để nắm bắt trình độ của nhân viên mình và từ đó có các điều chỉnh hợp lý. + Sự phát triển không ngừng của xã hội không chỉ kéo theo sự hồn thiện đội ngũ nhân lực trực tiếp mà hơn ai hết, sự hồn thiện trong công tác lãnh đạo là điều kiện sống còn cho sự tồn tại của công ty. Đây được coi như là những kim chỉ nam dẫn đường cho cả một đồn tàu sau đó. Để thích nghi với những điều kiện kinh doanh mới, các nhà quản trị cần phải cập nhật kịp thời kiến thức quản trị doanh nghiệp, những xu hướng quản trị mới, từng bước chuẩn hóa cán bộ quản lý, đội ngũ có năng lực thì việc sử dụng nhân viên mới hiệu quả, tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp khuyến khích cho cán bộ nhân viên cống hiến hết mình cho công ty mình. Bên cạnh đó, việc trẻ hóa lao động là việc làm rất quan trọng. Hiện tại theo xu hướng phát triển kinh tế nói chung và xu hướng xuất nhập khẩu nói riêng rất cần những đội ngũ cán bộ trẻ, tiếp xúc với công nghệ tiên tiến và có khả năng ngoại ngữ. Tuy nhiên, việc tuyển dụng phải được tổ chức nghiêm túc, đánh giá đúng năng lực của các ứng viên để mục đích tuyển chọn những người có tài được hiệu quả và khi đó, sẽ có sự kết hợp giữa kinh nghiệm, kiến thức của cán bộ lâu năm với sự năng động, sáng tạo của tuổi trẻ. Với những người trẻ tuổi, họ sẽ thổi luồng khí mới vào công ty, điều này sẽ làm cho hoạt động của công ty hiệu quả hơn trước. Một cơ cấu lao động khoa học với độị ngũ cán bộ chuyên nghiệp sẽ là nền tảng phát triển hoạt động xuất khẩu của công ty * Điều kiện thực hiện: Việc đào tạo nguồn nhân lực là việc làm lâu dài và chi phí lớn nhưng lại rất cần thiết. Để công tác này được thực thi có hiệu quả, giám đốc nhân sự phải xây dựng một chiến lược đào tạo cụ thể cho từng giai đoạn, từng vị trí để phòng nhân sự làm căn cứ thi hành nhiệm vụ. Trong bối cảnh hiện nay, công việc tuyển dụng cán bộ sẽ rất thuận lợi bởi các chương trình đào tạo của nước ta rất phong phú và cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực dồi dào 2.1.1.3 Hiệu quả dự kiến sau khi thực hiện kết hợp 2 biện pháp trên - Về sản lượng xuất khẩu café: Dự kiến đến năm 2010, sản lượng café xuất khẩu như sau: Café Robusta của Komtum: 2500 tấn / năm ( đây là thế mạnh của Unimex nói riêng và cũng là thế mạnh của café Việt Nam nói riêng ) Café Aribica của tây Nguyên: 1500 tấn /năm Café Cherii của Gia Lai : 1000 tấn / năm Tổng cộng sẽ đạt 5000 tấn/ năm gấp 2.5 lần so với cuối năm 2007 - Về kim ngạch xuất khẩu café: Kim ngạch xuất khẩu café Robusta : 2500 × 1700 USD = 4,25 triệu USD Kim ngạch xuất khẩu café Aribica : 1500 × 1650 USD = 2,475 triệu USD Kim ngạch xuất khẩu café Cherii: 1000 × 1620 USD = 1,62 triệu USD Dự kiến kim ngạch xuất khẩu café đến năm 2010 sẽ đạt 8,345 triệu USD chiếm 5 % kim ngạch xuất khẩu café của cả nước - Về lợi nhuận: Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của kim ngạch xuất khẩu, sự kiến lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu café mang lại là: Lợi nhuận thu được từ café Robusta :2500 × (1700 – 1500 ) = 0,5 triệu USD Lợi nhuận thu được từ café Aribica : 1500 × (1650 - 1500 ) = 0,225 triệu USD Lợi nhuận thu được từ café Cherii : 1000 × ( 1620 – 1450 ) = 0,17 triệu USD Tổng lợi nhuận : 0,87 triệu USD /năm chiếm tỉ trọng (0,87: 8,345) × 100 = 10,42 % kim ngạch xuất khẩu và tăng ( 0,87 – 0,218 ) / 0,218 = 2,99 lần so với năm 2007 - Phấn đấu trở thành 1 trong 10 nhà xuất khẩu café lớn nhất Việt nam. - Đội ngũ lao động trẻ và chuyên môn cao 2.1.2 Nhập khẩu ủy thác xe máy 2.1.2.1 Xây dựng chiến lược nhập khẩu xe máy trực tiếp thay thế hình thức nhập khẩu ủy thác * Cơ sở lý luận: Trước sự biến đổi không ngừng của kinh tế và hệ thống tài chính, hình thức nhập khẩu ủy thác đã và đang gặp nhiều khó khăn và đứng trước nguy cơ bị thay thế. Như đã phân tích trong phần thực trạng, hình thức này chỉ tồn tại trong một thời gian rất ngắn nữa. Do đó, con đường duy nhất phải sử dụng hình thức nhập khẩu trực tiếp. Biện pháp này rất khả thi khi mà nhu cầu sử dụng xe máy của người dân tăng mạnh đặc biệt chủng loại xe máy cao cấp nhập khẩu từcac nước tiên tiến như: Italia, Nhật . Với kinh nghiệm và truyền thống hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, chắc chắn công ty sẽ đạt hiệu quả cao khi sử dụng hình thức này. * Biện pháp thực hiện: - Triển khai nghiên cứu nhu cầu thị trường, dự báo thị trường trong nước Đích đến của tất cả các thành phần kinh tế đều hướng đến thị trường tiêu thụ hay cụ thể hơn là nhu cầu của thị trường. Theo chu kì sống của sản phẩm, không thể có mặt hàng nào tồn tại và phát triển mãi mãi trên thị trường. Do đó, nghiên cứu thị trường đầu ra của sản phẩm là một việc làm rất quan trọng và phải được đầu tư thích đáng để hạn chế rủi ro từ thị trường mang lại. Thiết lập một đội ngũ cán bộ chuyên phân tích nhu cầu, sức cung hàng hóa hiện tại trên thị trường trên tất cả các nguồn thông tin: thông tin từ cơ quan thương mại, báo chí, internet và đặc biệt phải tham gia điều tra trực tiếp nhu cầu của khách hàng. Người tiêu dùng sẽ là khách hàng cuối cùng nhưng khách hàng của công ty hướng đến sẽ là các công ty kinh doanh xe máy trên khắp tỉnh thành trong cả nước. Làm tốt công tác này sẽ là cơ sở để ra quyết định quan trọng cho các hoạt động tiếp theo đó - Tìm kiếm thị trường đầu vào: Khi Việt Nam đã gia nhập WTO, cơ hội hợp tác với các quốc gia khác trên thế giới vô cùng rộng mở. Nhiệm vụ đặt ra là phải lựa chọn đối tác vừa đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu của công ty vừa tiết kiệm được chi phí tối ưu. Ngày nay khí thời đại công nghệ phát triển, nhưng công việc tìm kiếm các bạn hàng quốc tế không còn là điều khó khăn mà vấn đề đặt ra là sự thống nhất đưa đến hợp tác cùng có lợi. Một thuận lợi cho công ty UNIMEX khi mà đã có nhiều năm trong ngành cùng với một thời gian dài nhập khẩu ủy thác. Ngồi những bạn hàng mới công ty vẫn có thể hợp tác với những nhà cung cấp sản phẩm đã tham gia vào hoạt động ủy thác trong thời gian vừa qua. Nhật bản và Italia là hai quốc gia có sản phẩm được thị trường trong nước ưa chuộng. Hiện tại có rất nhiều nhà cung cấp sản phẩm cho thị trường Việt nam và vì vậy, công ty có cơ hội lựa chọn đối tác hợp lý. - Nguồn vốn huy động: Vốn là yếu tố quyết định rất lớn tới thành công trong hoạt động kinh doanh. Nếu công ty có được nguồn vốn tốt thì công ty sẽ chủ động trong kinh doanh, tận dụng tốt hơn các cơ hội. Hiện nay, nguồn vốn vay của công ty chiếm khá cao. Với hoạt động nhập khẩu ủy thác, vốn vay của công ty chiếm 94, 06 % kim ngạch nhập khẩu. Điều này sẽ dẫn đến chi phí đầu vào tăng lên do phải trả lãi vay. Thay vào đó, công ty có thể huy động nguồn vốn nhàn rỗi của cán bộ nhân viên trong công ty. Loại hình này trước đây không được áp dụng do cơ chế sở hữu nhà nước. Trước chính sách cổ phần hóa hiện nay, việc huy động vốn từ chính cán bộ công nhân viên vừa giúp cho công ty tăng khả năng huy động vốn, vừa làm cho cán bộ trong công ty hoạt động tích cực hơn trên đồng vốn mình bỏ ra. Đó là con đường rút ngắn chi phí kinh doanh hiệu quả nhất trong thời kì này. - Triển khai các nghiệp vụ nhập khẩu: Các nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp hồn tồn tương tự với nhập khẩu ủy thác. Tất cả các quy trình nhập khẩu và thủ tục thông quan, hình thức thanh tốn cũng diễn ra tương tự. Điểm khác biệt lớn nhất cần lưu ý chính là công việc nhận hàng hóa tại cảng. Nếu nhập khẩu trực tiếp, Công ty sẽ phải chịu trách nhiệm lo kho bãi chờ tiêu thụ hàng hóa. Vì vậy, trước khi hàng về đến cảng, mọi công tác chuẩn bị phải được hồn tất từ kho bãi và các vấn đề bảo quản an tồn. *Điều kiện thực hiện: Unimex đang có rất nhiều thuận lợi khi thay đổi hình thức nhập khẩu ủy thác xe máy sang nhập khẩu trực tiếp. Một mặt để thích nghi với hồn cảnh mới, một mặt tận dụng được nguồn nhân lực hiện tại đang được đào tạo chuyên nghiệp. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với việc nhập khẩu trực tiếp chính là sự phối hợp giữa các bộ phận trong quá trình từ nghiên cứu thị trường, thực hiện nghiệp vụ nhập khẩu đến quá trình tiêu thụ. Vấn đề này sẽ được giải quyết nếu xây dựng được một bộ phận quản lý có năng lực để đôn đốc nhắc nhở đồng thời định hướng hoạt động trong những thời kì đầu thay đổi. * Dự kiến hiệu quả: - Về số lượng xe máy nhập khẩu: Tính đến thời điểm 2010, mục tiêu dự kiến Unimex sẽ nhập khẩu trực tiếp 2500 xe máy ( tăng 1000 xe so với tổng số lượng xe nhập khẩu ủy thác cuối năm 2007 ) - Về Kim ngạch nhập khẩu: Kim ngạch : 2500 × 2000 USD = 5 triệu USD Tốc độ tăng : ( 5 – 3,2 ) × 100/3,2 = 56,25 % so với năm 2007 - Lợi nhuận thu được: 2500 × ( 2050 – 1750 ) = 0,75 triệu USD Tốc độ tăng lợi nhuận ( 0,75 – 0,45 ) × 100 / 0,45 = 66,66 % so với năm 2007 2.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC * Cơ sở lý luận: Nhà nước quản lý thống nhất nền kinh tế bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách, phân công trách nhiệm và phân cấp quản lý giữa các ngành, các cấp, kết hợp lợi ích cá nhân, của tập thể và của lợi ích nhà nước. Vì vậy, thông qua các chính sách, luật pháp nhà nước tạo ra môi trường và những điều kiện đảm bảo cho các doanh nghiệp hoạt động tốt, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Để thực hiện tốt chức năng đó, Nhà nước với các cơ quan chức năng không ngừng hồn thiện các chính sách nói chung và các chính sách xuất nhập khẩu, thủ tục hành chính nói riêng để các doanh nghiệp mở rộng được hoạt động, tiếp cận khách hàng, thị trường trong nước và thị trường quốc tế và bảo vệ thị trường nội địa, thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội. Tuy nhiên, với thực trạng một số chính sách của Nhà nước đang khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc xuất nhập khẩu, em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị để nhằm hồn thiện hơn hệ thống pháp luật và chính sách Nhà Nước * Kiến nghị - Cải cách thủ tục hành chính - công tác hải quan: + Hồ sơ xuất nhập khẩu: Như đã nêu ở phần thực trạng. Để hồn tất thủ tục hải quan, bất kì một công ty nào cũng cần đảm bảo 13 loại giấy tờ trong đó có 4 giấy tờ chính và 9 chứng từ nộp thêm. Thực trạng thủ tục hành chính gây cản trở hoạt động không những trong lĩnh vực kinh tế mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội và trong tất cả các ngành nghề. Các giấy tờ hải quan theo qui định trên lại phụ thuộc vào các thủ tục hành chính khác. Cơ chế hải quan một cửa chưa được thực thi đồng bộ mà còn rất hạn chế. Khi bộ máy hành chính của xã hội chưa hồn thiện thì ảnh hưởng và gây gián đoạn đến xã hội là điều dễ hiểu. Thực tế cho thấy, để hồn tất hồ sơ hải quan theo qui định, nhiều công ty cũng mất rất nhiều thời gian do năng lực làm việc của nhân viên hành chính chưa đáp ứng được yếu cầu và sự quá tải cầu trong khi cung lại hạn chế. Khi làm việc với nước ngồi, tiến độ là yếu tố quyết định khá lớn đến chữ tín nhưng do những yếu tố khách quan trên đây có thể gây ảnh hưởng không tốt đến điều đó. Là một công ty tham gia vào nền kinh tế nói chung và vai trò là một công ty xuất nhập khẩu nói riêng, xin kiến nghị với các cơ quan chức năng Nhà nước xem xét số lượng giấy tờ trong hồ sơ xét duyệt hải quan đẻ phần nào giảm bớt khó khăn cho các công ty và nhân viên hải quan nhưng vẫn đảm bảo yếu tố tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp chính trị nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam + Thủ tục hải quan Theo quy trình xét duyệt hải quan hiện hành, phần lớn các công ty xin xét duyệt phái trải qua 5 bước Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sơ bộ, đăng ký tờ khai, quyết định hình thức - mức độ kiểm tra. Bước 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ thuế giá. Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa. Bước 4: Thu lệ phí hải quan, đóng dấu "Đã làm thủ tục hải quan" và trả tờ khai cho người khai HQ. Bước 5: Phúc tập hồ sơ. Nhằm đẩy nhanh việc thông quan hàng hóa, tùy theo tính chất hàng hóa, quá trình chấp hành pháp luật về hải quan, về thuế của chủ hàng và thông tin của cơ quan hải quan, có thể bỏ qua Bước 2 và Bước 3 trong quy trình. Đây là quy trình thủ tục hải quan theo qui định Nhà nước nhưng do thiếu nhân lực khiến việc giải quyết hải quan quá tải. Với nhu cầu giao thương ngày càng phát triển như hiện nay, dù đã cố gắng làm việc nhưng do năng lực hạn chế cùng với cầu quá lớn đã khiến cho thời gian tiến hành quy trình khá chậm và việc chờ đợi giải quyết đang là cản trở lớn cho các công ty. Trong một lần xuất khẩu café, do công tác hải quan không hồn tất trong ngày được khiến tồn bộ café phải lưu kho sang ngày hôm sau và ảnh hưởng đến tiến bộ giao hàng cho bên nhập khẩu. Thực trạng này đã diễn ra trong một thời gian dài và gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc kinh doanh của các công ty xuất nhập khẩu nói chung và Unimex nói riêng. Rất mong trong thời gian tới, các cơ quan chức năng sẽ có những biện pháp để khắc phục tình trạng trên tạo thuận lợi phúc đẩy việc giao thương với bên ngồi đồng thời góp phần phát triển kinh tế xã hội tồn đất nước + Phẩm chất của một số cán bộ hải quan Do cung về thủ tục hải quan không đáp ứng được nhu cầu giải quyết nên tình trạng một số cán bộ vì quyền lợi cá nhân đã hạch sách gây khó dễ trong quá trình thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Nhiều công ty đã phải bỏ thêm chi phí để có được giấy thông quan nhanh chóng. Điều này đã phá vỡ tính công bằng trong xã hội và ảnh hưởng đến tâm lý của các công ty. Qua đây, rất mong các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra và có những biện pháp răn đe và nhắc nhở những cán bộ chưa nghiêm túc trong quá trình tiếp nhận giải quyết hồ sơ để đảm bảo tính công bằng cho tất cả các công ty. - Chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng café đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế Café là một mặt hàng rất tiềm năng của Việt Nam. Được thiên nhiên ban tặng cho cơ hội đen đến cho thế giới những giống café ngon hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, xét một cách khách quan, café Việt Nam luôn bị đặt trong thế yếu trên thị trường quốc tế do thiếu chứng nhận chất lượng café theo tiêu chuẩn quốc tế. Như đã trình bày ở trên, tâm lý của bà con nông dân và việc thiếu sát xao trong việc triển khai trồng café theo tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế là yếu tố khiến chất lượng café không đồng đều và bị ép giá. Vì vậy, trong thời gian tới, mong muốn Nhà nước có những biện pháp mạnh thúc đẩy và thực hiện đồng bộ việc triển khai giấy chứng nhận xuất xứ café. Nhà nước cần đưa ra những biện pháp hỗ trợ về kinh phí cũng như kĩ năng để bà con nông dân có điều kiện thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời, Nhà nước cần xem xét đầu tư thích đáng để hiện đại hố quy trình chế biến café vốn đang được xem là lạc hậu nhất thế giới Với những kiến nghị trên, Em tin rằng trong tương lai không xa, xuất khẩu café và nhập khẩu xe máy nói riêng và tồn bộ ngành ngoại thương Việt Nam nói chung sẽ có những bước tiến xa hơn nữa. KẾT LUẬN Hơn một năm gia nhập WTO đem đến cho Việt nam nói chung và cho công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên nói riêng nhưng cơ hội cùng những thách thức mới. Ngoại thương đã và đang trở thành mũi nhọn của tất cả các quốc gia trên thế giới. Với một truyền thống lâu đời trong lĩnh vực ngoại thương, Unimex luôn biết cách tận dụng những lợi thế so sánh của quốc gia xuất khẩu và đồng thời nhập khẩu những mặt hàng có chất lượng, nâg cao đời sống của người dân. Tuy nhiên, những thách thức đặt ra trước xu thế phát triển của thế giới cũng như sự biến động không ngừng của thị trường khiến tất cả các công ty phải đổi mới và hồn thiện mình. Trên đây, em đã phân tích những điểm mạnh điểm yếu và những thực trạng đang tồn tại trong hoạt động xuất khẩu café và nhập khẩu xe máy của công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Unimex Hà Nội. Những thực trạng này một phần do những yếu tố khách quan từ chính sách của Đảng và Nhà nước nhưng quan trọng hơn chúng ta cần xem xét đến những nguyên nhân từ chủ quan của công ty. Quá trình thực tập tại công ty , cộng với những kiến thức có được tại trường đại học, tìm hiểu nghiên cứu hiệu quả xuất nhập khẩu trong và ngồi nước cùng sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thị Tứ, em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu café và nhập khẩu xe máy của công ty Unimex Hà Nội đồng thời, em cũng đưa ra một vài đề xuất kiến nghị đến Chính phủ trong việc triển khai công tác thủ tục hải quan và các chính sách hỗ trợ bà con nông dân trồng café. Em hi vọng rằng, với những đề xuất trên sẽ phần nào kkhắc phục được những tồn tại trong công ty và từ đó, nâng cao hiệu quả xuất khẩu café , nhập khẩu xe máy góp phần vào thành công chung của công ty Do thời gian thực tập có hạn và kinh nghiêm chưa nhiều, Em mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô trong khoa để chuyền đề được hồn thiện hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cám ơn các cô chú trong công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Unimex Hà Nội cùng cô giáo Nguyễn Thị Tứ đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập cũng như hướng dẫn để em hồn thành chuyên đề này… Em xin chân thành cám ơn!!!!!! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình quản trị doanh nghiệp – Khoa Quản trị kinh doanh trường ĐHKTQD Giáo trình quản trị chức năng thương mại dịch vụ - Khoa Quản trị kinh doanh ĐHKTQD Giáo trình kinh doanh quốc tế - Biên soạn: Khoa Quản trị kinh doanh quốc tế - ĐHKTQD Giáo trình quản trị chiến lược – Biên soạn : Khoa quản trị kinh doanh ĐHKTQD Chiến lược xuất nhập khẩu - Bộ Thương mại Giáo trình Thanh tốn quốc tế - Biên soạn :Khoa Tài chính ngân hàng trường ĐHKTQD Giáo trình tài chính doanh nghiệp –Biên soạn: Khoa Tài chính ngân hàng trường ĐHKTQD Giáo trình marketing căn bản – khoa Marketing trường ĐHKTQD Luật Hải quan 2007 Webside: www. Mof.gov.vn Webside: www. viettrade.gov.vn Webside:www. Vinacafebuonmathuot.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxKT52.docx
Tài liệu liên quan