Đề tài Một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở Công ty cổ phần May Thăng Long

Tài liệu Đề tài Một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở Công ty cổ phần May Thăng Long: Lời mở đầu Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có nhiều biến đổi quan trọng theo chiều hướng tích cực, để có thể tồn tại và phát triển, doanh nghiệp cần phải thấy được sự thay đổi của môi trường kinh doanh có tác động đến doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, để lựa chọn và sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của khách hàng đã là một điều hết sức khó khăn, thế nhưng để bán được sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng và thu về cho doanh nghiệp những khoản thu nhập chính đáng cũng là một việc rất phức tạp. Tiêu thụ sản phẩm đã sản xuất ra là một khâu quan trọng của tái sản xuất xã hội. Quá trình tiêu thụ sản phẩm chỉ kết thúc khi quá trình thanh toán giữa người mua và người bán đã diễn ra và quyền sở hữu sản phẩm hàng hoá đã thay đổi. Thông qua công tác tiêu thụ mà người ta có thể đánh giá được tính hiệu quả của các quá trình trước đó như: nghiên cứu thị trường, quản lý sản phẩm quản lý chất lượng, quảng cáo , xúc tiến ….. Đạt được lợi nhuận ...

doc80 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 991 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở Công ty cổ phần May Thăng Long, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có nhiều biến đổi quan trọng theo chiều hướng tích cực, để có thể tồn tại và phát triển, doanh nghiệp cần phải thấy được sự thay đổi của môi trường kinh doanh có tác động đến doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, để lựa chọn và sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của khách hàng đã là một điều hết sức khó khăn, thế nhưng để bán được sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng và thu về cho doanh nghiệp những khoản thu nhập chính đáng cũng là một việc rất phức tạp. Tiêu thụ sản phẩm đã sản xuất ra là một khâu quan trọng của tái sản xuất xã hội. Quá trình tiêu thụ sản phẩm chỉ kết thúc khi quá trình thanh toán giữa người mua và người bán đã diễn ra và quyền sở hữu sản phẩm hàng hoá đã thay đổi. Thông qua công tác tiêu thụ mà người ta có thể đánh giá được tính hiệu quả của các quá trình trước đó như: nghiên cứu thị trường, quản lý sản phẩm quản lý chất lượng, quảng cáo , xúc tiến ….. Đạt được lợi nhuận cao chính là mục tiêu hàng đầu khi doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất - kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá chính là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất - kinh doanh và ảnh hưởng có tính quyết định đến mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Chỉ có tiêu thụ được sản phẩm hàng hoá của mình thì mới thực hiện được giá trị và giá trị sử dụng. Tiêu thụ sản phẩm hàng hoá chính là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Trong tình hình trong nước và trên thế giới có nhiều thời cơ và thách thức như hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp tham gia sản xuât trong ngành may mặc nói riêng sẽ là những người “trực diện” cạnh tranh với nhau, với các doanh nghiệp khác trong khu vực và trên thế giới. Công ty cổ phần May Thăng Long là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong ngành may mặc, trước những tình hình mới như: tiến trình tham gia AFTA và sắp tới đây sẽ gia nhập WTO cuả nước ta, sẽ phải cố gắng tăng cường và thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm nhằm chiếm được thị phần đáng kể trong nướcvà tiếp tục tăng cao kim ngạch xuất khẩu tới các thị trường truyền thống và các thị trường mới. Trong những năm qua Công ty cổ phần May Thăng Long cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể trong viêc mở rộng thị trường và chiếm lĩnh thị trường trong nước và nước ngoài. Đây chính là lý do mà em lựa chọn đề tài “Một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở Công ty cổ phần May Thăng Long”. Khoá luận tốt nghiệp của em gồm ba phần: Phần I: Lý luận chung về tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Phần II: Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần May Thăng Long trong những năm qua. Phần III: Một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần May Thăng Long trong thời gian tới. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian nghiên cứu hạn chế ,đây lại là một đề tài rộng có nhiều vấn đề phức tạp nên không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận dược ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn:Phó giáo sư - Tiến sỹ Phạm Hữu Huy ,các anh chị trong phòng kế hoạch thị trường của công ty, cùng các Thầy, Cô trong khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã tận tình giúp đỡ để em có thể hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Hà Nội, tháng 7 năm 2004 Sinh viên Lê Duy Thanh Phần I: lý luận chung về tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Chính sách mở cửa nền kinh tế của đất nước và xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế Thế Giới, giờ đây đã và đang tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam được tự do thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình trên cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Tuy nhiên, để tồn tại và phát triển trong những điều kiện mới, đồng thời cũng là những thách thức mới như hiện nay là điều không đơn giản. Để có thể thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm trong điều kiện thị trường trong nước và ngoài nước có nhiều biến động, mức độ cạnh tranh lớn và chứa đựng rất nhiều nguy cơ, rủi ro như hiện nay, vì vậy, doanh nghiệp phải nhận thức rõ hơn về công tác tiêu thụ sản phẩm, về thị trường, quá trình nghiên cứu thị trường…. Từ những lý do nêu trên, trong phạm vi phần I sẽ trình bầy những lý luận chung làm cơ sở cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp và đặc biệt là với loại hình doanh nghiệp Nhà nước sản xuất trong ngành may mặc đang có những bước thay đổi để phù hợp hơn với những biến động của thị trường. I. Thị trường và các vấn đề cơ bản của thị trường tiêu thụ sản phẩm. 1.1. Khái niệm thị trường. Theo C.Mác, hàng hoá là sản phẩm được sản xuất ra để bán trên thị trường, Thị trường ra đời và phát triển gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hóa trải qua nhiều thế kỷ, vì vậy, khái niệm về thị trường cũng rất phong phú và đa dạng: “Thị trường là tổng hoà các mối quan hệ mua và bán” “Thị trường là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu” “Thị trường là nơi trao đổi hàng hoá”….. Trong kinh doanh, thị trường được mô tả cụ thể từ góc độ kinh doanh của doanh nghiệp, dẫu vậy, mô tả thị trường thế nào thì nó cũng phải giúp ích cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, thị trường của doanh nghiệp gồm hai loại: thị trường đầu vào và thị trường đầu ra. - Thị trường đầu vào: liên quan đến khả năng và các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung cấp các yếu tố kinh doanh của doanh nghiệp. Thị trường này rất quan trọng và đặc biệt có ý nghĩa đối với sự ổn định và hiệu quả của nguồn cung cấp hàng hoá/dịch vụ cho doanh nghiệp cũng như khả năng hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. - Thị trường đầu ra của doanh nghiệp: liên quan trực tiếp đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Bất cứ một yếu tố nào (dù rất nhỏ) của thị trường này đều có thể ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau đến khả năng thành công hay thất bại trong tiêu thụ. Thị trường đầu vào Doanh nghiệp Thị trường đầu ra 1.2. Vai trò của thị trường. Thị trường có vai trò quan trọng đối với sản xuất hàng hoá, kinh doanh và quản lý kinh tế. - Trong sản xuất hàng hoá: Thị trường nằm trong khâu lưu thông, một khâu tất yếu của quá trình tái sản xuất, thị trường là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Thị trường là nơi kiểm nghiệm các chi phí và thực hiện yêu cầu quy luật tiết kiệm lao động xã hội. - Trong kinh doanh: Thị trường là nơi thể hiện quan hệ hàng hoá, tiền tệ, do đó thị trường được coi là môi trường của kinh doanh. Thị trường tồn tại khách quan, từng cơ sở kinh doanh chỉ có thể hoạt động thích ứng với thị trường. Thị trường là “tấm gương” để các cơ sở kinh doanh nhận biết nhu cầu của xã hội và đánh giá hiệu quả kinh doanh của mình. - Trong quản lý kinh tế: Thị trường là đối tượng, là căn cứ của chiến lược và của kế hoạch hoá, là công cụ bổ sung cho các công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước, là nơi Nhà nước tác động vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3. Chức năng của thị trường: Chức năng của thị trường là những tác động khách quan vốn có của nó đến quá trình sản xuất và đời sống kinh tế xã hội. Các chức năng của thị trường bao gồm: - Chức năng thừa nhận: Hàng hoá được sản xuất ra là nhằm tiêu thụ. Việc tiêu thụ hàng hoá được thực hiện thông qua chức năng thừa nhận của thị trường. Thị trường thừa nhận chính là người mua chấp nhận hàng hoá và do đó hàng hoá được bán. Khi thị trường đã thực hiện chức năng thừa nhận thì cũng có nghĩa là về cơ bản đã thừa nhận quá trình sản xuất hàng hoá, thừa nhận giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa, …. - Chức năng điều tiết và kích thích: Đối với người sản xuất, thông qua nhu cầu thị trường, họ có thể quyết định đầu tư sản xuất vào ngành này hay ngành khác, sản phẩm này hay sản phẩm khác. Điều đó sẽ tạo điều kiện cho các nhà sản xuất kinh doanh có lợi thế trong cạnh tranh, tận dụng được khả năng phát triển sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, không phải bất cứ mức giá nào mà doanh nghiệp đưa ra cũng được thị trường chấp nhận. Thị trường chỉ thừa nhận ở mức giá thấp hơn hoặc bằng mức giá xã hội cần thiết. Do đó, thị trường có vai trò vô cùng quan trọng trong việc kích thích tiết kiệm chi phí. - Chức năng thực hiện: Thị trường thực hiện hành vi trao đổi hàng hoá, thực hiện tổng số cung và cầu trên thị trường, thực hiện cân bằng cung - cầu từng loại hàng hoá, thực hiện các giá trị thông qua giá cả….Thông qua chức năng thực hiện của thị trường, các loại hàng hoá hình thành nên giá trị trao đổi của chúng, đó là cơ sở quan trọng để hình thành cơ cấu sản phẩm và các tỷ lệ kinh tế trên thị trường. - Chức năng thông tin: Thị trường thông tin về tổng lượng cung và tổng lượng cầu, cơ cấu của cung và cầu, quan hệ cung cầu đối với từng loại hàng hoá, giá cả thị trường, các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường và ảnh hưởng đến mua và bán, chất lượng sản phẩm, xu hướng vận động của hàng hoá,…Chức năng này có vai trò quan trọng đối với quản lý kinh tế. 1.4. Các quy luật kinh tế chủ yếu của thị trường. Trong nền kinh tế thị trường có nhiều quy luật hoạt động đan xen nhau và có mối quan hệ mật thiết với nhau chẳng hạn như: - Quy luật giá trị: Quy định hàng hoá được sản xuất ra và trao đôỉ trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết, tức là chi phí bình quân trong xã hội. - Quy luật cung cầu: Nêu lên mối quan hệ giữa nhu cầu và khả năng cung ứng hàng hoá trên thị trường. Trong quy luật này, cung và cầu luôn luôn có xu thế chuyển dịch lại gần nhau để tạo ra sự cân bằng trên thị trường về các loại hàng hoá và dịch vụ. - Quy luật lưu thông tiền tệ: Quy luật này xác định lượng tiền cần thiết đưa lưu thông, trong đó, lượng tiền cần thiết cho lưu thông bằng tổng số giá cả của toàn bộ hàng hoá và dịch vụ chia cho số lần luân chuyển trung bình của đơn vị tiền tệ cùng loại. - Quy luật cạnh tranh: Quy luật này thể hiện các hàng hoá được sản xuất và bán ra trên thị trường đều chịu sự cạnh tranh của hàng hoá, đặc biệt là các loại hàng hoá đồng dạng, với nhiều khía cạnh khác nhau như chất lượng, giá cả, mẫu mã, mầu sắc... II. bản chất của tiêu thụ sản phẩm và vai trò của nó đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1. Bản chất của tiêu thụ sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường, mỗi một doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập và tự mình phải giải quyết cả ba vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế. Lợi nhuận là mục tiêu sống còn của doanh nghiệp. Muốn có lợi nhuận, doanh nghiệp phải tiêu thụ được hàng hoá; sản phẩm của doanh nghiệp phải phù hợp với nhu cầu của thị trường. Hiểu một cách đơn thuần thì tiêu thụ sản phẩm là việc đưa sản phẩm hàng hoá tới tay người tiêu dùng với hiệu quả cao. Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là mục tiêu của sản xuất, đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Đó là việc lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian, một bên là đơn vị sản xuất và đơn vị phân phối một bên là người tiêu dùng. Trong quá trình sản xuất – kinh doanh, việc mua và bán các sản phẩm được thực hiện. Giữa hai khâu này có sự khác nhau, quyết định bản chất của hoạt động mua các yếu tố đầu vào và hoạt động bán các yếu tố đầu ra của doanh nghiệp. Theo quan điểm marketing, tiêu thụ sản phẩm là các quá trình kinh tế và các tổ chức liên quan tới việc điều hành và vận chuyển hàng hoá và dịch vụ từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng với những điều kiện cho phép. Tiêu thụ sản phẩm quyết định chất lượng của hoạt động sản xuất hoặc chuẩn bị sản phẩm hàng hoá trước khi tiêu thụ vì nếu chỉ xét một cách trực diện hoạt động bán hàng chỉ có thể được tiến hành sau khi bộ phận sản xuất đã sản xuất xong, nên trước đây người ta hay quan niệm hoạt động sản xuất đi trước hoạt động tiêu thụ. Quản trị kinh doanh hiện đại cho rằng, công tác nghiên cứu điều tra tiêu thụ sản phẩm phải được đặt trước khi thực hiện sản xuất, nên hoạt động tiêu thụ phải đứng trước hoạt động sản xuất và tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất. Thực tiễn cho thấy, thích ứng với mỗi cơ chế quản lý kinh tế, công tác tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng các hình thức khác nhau. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh, các cơ quan hành chính kinh tế can thiệp rất sâu vào nghiệp vụ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Quan hệ giữa các ngành là quan hệ dọc, được kế hoạch hoá bằng chế độ cấp phát, giao nộp sản phẩm hiện vật. Các doanh nghiệp chủ yếu thực hiện chức năng sản xuất - kinh doanh, việc đảm bảo cho nó các yếu tố vật chất như nguyên, nhiên, vât liệu… được cấp trên bao cấp theo các chỉ tiêu pháp lệnh. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong thời kỳ này chủ yếu là giao nộp sản phẩm cho các đơn vị theo các địa chỉ và giá cả do Nhà nước định sẵn. Tóm lại, trong nền kinh tế tập trung khi mà ba vấn đề trung tâm của sản xuất và kinh doanh đều do Nhà nước quyết định thì tiêu thụ sản phẩm chỉ là việc tổ chức bán sản phẩm hàng hoá được sản xuất theo kế hoạch và giá cả được quyết định từ trước. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình quyết định ba vấn đề trung tâm nên việc tiêu thụ sản phẩm cần được hiểu theo cả nghĩa rộng và hẹp. Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ: việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, đặt hàng và tổ chức sản xuất, thực hiện các nghiệp vụ tiêu thụ, xúc tiến bán hàng v.v.. nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bao gồm hai loại quá trình và các nghiệp vụ liên quan đến sản phẩm: các nghiệp vụ kỹ thuật sản xuất, các nghiệp vụ kinh tế, tổ chức và kế hoạch hoá tiêu thụ. Đối với các doanh nghiệp, việc chuẩn bị hàng hoá để xuất bán cho khách hàng là hoạt động tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông ( ở các kho, phân xưởng hoặc kho thành phẩm ). Các nghiệp vụ sản xuất ở các kho bao gồm: tiếp nhận, phân loại, bao gói, lên nhãn hiệu sản phẩm, xếp hàng ở kho, bảo quản và chuẩn bị đồng bộ hàng hoá để xuất bán, vận chuyển hàng theo yêu cầu của khách hàng. Nói chung, sự cần thiết về tiêu thụ sản phẩm với mục tiêu bán hết sản phẩm đã được sản xuất với doanh thu tối đa và chi phí cho hoạt động kinh doanh tối thiểu. Với mục tiêu trong quản trị doanh nghiệp hiện đại về tiêu thụ sản phẩm hàng hoá không phải là hoạt động thụ động, chờ bộ phận sản xuất tạo ra sản phẩm rồi mới tìm cách tiêu thụ chúng, mà hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hoá có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu của thị trường và khả năng sản xuất của doanh nghiệp. 2.2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp. Dưới áp lực ngày càng tăng lên một cách mạnh mẽ của cạnh tranh, trong điều kiện của một nền kinh tế dư thừa hàng hoá, khả năng tiêu thụ hàng hoá của các doanh nghiệp ngày càng khó khăn, phức tạp hơn, độ rủi ro trong sản xuất kinh doanh ngày càng lớn hơn. Vì thế, hoạt động tiêu thụ sản phẩm đối với xã hội và riêng với hoạt động của doanh nghiệp có vai trò hết sức to lớn. ở các doanh nghiệp nói chung, việc tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ, tức là nó đã được người tiêu dùng chấp nhận để thoả mãn một nhu cầu nào đó. Sức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thể hiện ở mức bán ra, uy tín của sản phẩm, chất lượng sản phẩm, sự thích ứng với nhu cầu người tiêu dùng và sự hoàn thiện của các hoạt động dịch vụ. Nói cách khác, tiêu thụ sản phẩm phản ánh khá đầy đủ những điểm mạnh, yếu của doanh nghiệp. Công tác tiêu thụ sản phẩm gắn người sản xuất với người tiêu dùng, nó giúp cho các nhà sản xuất hiểu thêm về kết quả sản xuất của mình và nhu cầu của khách hàng. Về phương diện xã hội, tiêu thụ sản phẩm có vai trò trong việc đảm bảo sự cân đối giữa cung và cầu, vì nền kinh tế quốc dân là một thể thống nhất với những cân bằng, nhưng tương quan tỷ lệ nhất định. Sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ, tức là sản xuất đang diễn ra một cách bình thường, trôi chảy, tránh được sự mất cân đối, giữ được bình ổn trong xã hội. Đồng thời tiêu thụ sản phẩm giúp các đơn vị xác định phương hướng và bước đi của kế hoạch sản xuất cho giai đoạn tiếp theo. Thông qua tiêu thụ sản phẩm, ta có thể dự đoán được nhu cầu cần tiêu dùng của xã hội nói chung và của từng khu vực nói riêng đối với từng loại sản phẩm. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp sẽ xây dựng được các chiến lượcvà các loại kế hoạch phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong từng thời kỳ kinh doanh. Sản xuất, kinh doanh là một quá trình bao gồm nhiều khâu, nhiều công đoạn, nhiều bộ phận phức tạp và liên tục, có mối liên hệ chặt chẽ gắn bó với nhau. Kết quả của khâu này, bộ phận này có ảnh hưởng đến chất lượng của khâu khác, bộ phận khác. Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng, được xác định là khâu then chốt, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Nhưng nếu chỉ thực hiện tốt ở khâu này thôi thì không đủ, nếu các khâu trước đó, từ xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh đến khâu thực hiện không được hoàn thành tốt thì những cố ngắng cao trong khâu tiêu thụ không phải lúc nào hay không thể đủ điều kiện để giải quyết yêu cầu của sản xuất - kinh doanh. III.Các Yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 3.1.Các yếu tố khách quan: ở đây chủ yếu bao gồm các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp như tình trạng nền kinh tế, thể chế chính trị, các quy định của pháp luật mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được theo ý muốn của mình và doanh nghiệp chỉ có thể thích ứng sao cho có lợi nhất đối với doanh nghiệp, theo xu hướng vận động của chúng. Các yếu tố đó bao gồm: 3.1.1.Các yếu tố về kinh tế và chính trị: Đây là yếu tố có vai trò quan trọng, bởi vì chúng tác động trực tiếp tới các yếu tố cấu thành thị trường như cung cấp, giá cả, tiền tệ và mọi sự thay đổi về các ngành kinh tế, khoa học đều ảnh hưởng tới thị trường. Mọi sự chuyển dịch dù lớn hay nhỏ đều cần những tác động thuận hay nghịch trên thị trường. Bất cứ một sự chuyển dịch cầu hay cung là sẽ kéo theo sự chuyển dịch về giá cả, tạo nên sự cân bằng mới cho mọi mặt hàng. Một sự gia tăng hay giảm bớt cơ cấu, chủng loại, số lượng sản phẩm cải tiến, nâng cao chất lượng hay đưa sản phẩm mới ra thị trường, sự xuất hiện sản phẩm thay thế đều sẽ làm cho quan hệ cung cầu biến đổi, dẫn đến việc đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn là hết sức khó khăn. Thượng tầng kiến trúc chính trị sẽ quyết định môi trường pháp lý mà trong đó các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh, chẳng hạn như luật hợp đồng và những quyết định về quảng cáo và bảo vệ quyền lợi khách hàng, hướng sự ổn định thị trường theo ý định quốc gia. Sự ổn định về chính trị là điều kiện không thể thiếu được cho sự phát triển nền kinh tế thị trường Sự ổn định về chính trị sẽ khuyến khích doanh nghiệp tập trung tham gia thực hiện tốt hoạt động tiêu thụ sản phẩm của mình. Các yếu tố về kinh tế và chính trị tác động qua lại lẫn nhau, các yếu tố chính trị tác động đến nền kinh tế, và ngược lại những thử thách về kinh tế chứng minh sự ổn định hay biến động của chính trị. Do vậy, doanh nghiệp muốn thúc đẩy, nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm của mình thì cần phải tuân thủ theo môi trường chính trị, pháp luật, từ đó mới có chỗ đứng trên thị trường, mới có cơ hội tiếp tục phát triển. 3.1.2.Các yếu tố văn hoá: “Văn hoá phản ánh lối sống của một dân tộc được truyền từ đời này sang đời khác và được phản ánh qua hanh vi, cách cư xử, quan điểm, thái độ trong cuộc sống”. Các yếu tố văn hoá của thị trường nơi doanh nghiệp tham gia tiêu thụ sản phẩm của mình cũng có những tác động nhất định đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố này tác động trực tiếp đến cầu từng mặt hàng và thị trường. Sản phẩm phải chịu sự chi phối của yếu tố này. Các nhân tố này được coi là “một rào cản chắn” các hướng để đạt được hiệu quả tốt nhất cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm của mình. 3.1.3.Các yếu tố về luật pháp. Hệ thống luật quốc gia và các tập quán quốc tế ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những điều này sẽ quyết định và cho phép các lĩnh vực hoạt động và hình thức kinh doanh nào mà doanh nghiệp có thể thực hiện được và các lĩnh vực, mặt hàng nào mà doanh nghiệp không được phép tiến hành kinh doanh hoặc tiến hành có hạn chế ở những quốc gia hay thị trường khu vực. Hệ thống luật pháp chặt chẽ, ổn định sẽ giúp cho doanh nghiệp yên tâm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của mình. Và ngược lại, một hệ thống luật pháp có nhiều thay đổi sẽ luôn khiến cho doanh nghiệp phải chạy theo và làm hạn chế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 3.1.4.Môi trường cạnh tranh. Hiện nay, cạnh tranh là điều tất yếu của thị trường và ngày càng diễn ra hết sức khốc liệt giữa những doanh nghiệp sản xuất cùng loại mặt hàng với nhau, những doanh nghiệp sản xuất mặt hàng thay thế…để tồn tại và phát triển được thì doanh nghiệp phải hết sức lưu tâm đến sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá mình tạo ra so với hàng hoá của các đối thủ. Doanh nghiệp phải nhận biết một cách hết sức rõ ràng về các đối thủ của mình: đâu là đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đâu là đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn; lợi thế so sánh của doanh nghiệp mình với các đối thủ cạnh tranh. Phân tích một cách cụ thể những mặt mạnh, yếu của mình để từ đó có những bước thay đổi cho phù hợp với môi trường và chiếm được một thị phần tối ưu trước các đối thủ cạnh tranh, và phải hoàn thiện mình đặc biệt là trong khâu tiêu thụ sản phẩm. 3.2. Các yếu tố chủ quan. Để có thể thành công trong kinh doanh nói chung, hay việc tiêu thụ sản phẩm nói riêng, thì việc nghiên cứu các yếu tố khách quan là chưa đủ, mà ngược lại, muốn thành công còn phải dựa vào các yếu tố chủ quan. Các yếu tố chủ quan là các yếu tổ thuộc về nội tại của doanh nghiệp, nó phản ánh các tiềm lực của doanh nghiệp cũng như khả năng tận dụng được các tiềm lực đó. Việc doanh nghiệp có khai thác thành công các cơ hội kinh doanh hay không phụ thuộc rất lớn vào tiềm lực hiện có và tiềm lực có thể đạt được trong tương lai của doanh nghiệp. Tiềm lực của doanh nghiệp được đánh giá thông qua các nhân tố chủ yếu sau: 3.2.1.Tiềm lực tài chính. Đây là yếu tố quan trọng phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng quản lý, phân phối có hiệu quả các nguồn vốn. Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp thường được xem xét thông qua các chỉ tiêu như: số vốn chủ sở hữu, vốn huy động, tỷ lệ tái đầu tư từ lợi nhuận, khả năng trả nợ của doanh nghiệp … thông thường, doanh nghiệp có khả năng và nguồn lực tài chính mạnh thì việc tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ thuận lợi hơn. Tiềm lực tài chính, đó là sức mạnh của doanh nghiệp cũng như quy mô doanh nghiệp có thể khai thác được. Doanh nghiệp không thể làm tốt khâu tiêu thụ sản phẩm, nếu không có đủ vốn phục vụ cho việc sản xuất, thu mua hàng hoá, không đủ vốn để tiến hành các hoạt động như xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường…vì những hoạt động này đòi hỏi những chi phí rất lớn không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. Nếu doanh nghiệp có tiềm lực tài chính dồi dào, việc đáp ứng các khoản chi trong quá trình tiêu thụ sản phẩm là việc hết sức dễ dàng. song, doanh nghiệp cần phải quản lý, phân bổ các nguồn vốn một cách hợp lý để tránh tình trạng lãng phí vốn, suy giảm khả năng tài chính. 3.2.2.Sản phẩm của doanh nghiệp. Sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra là đối tượng tiêu dùng của khách hàng, nó được khách hàng đánh giá về chất lượng, mẫu mã, nên nó chính là nhân tố quyết định khiến người tiêu dùng mua sản phẩm. Mục đích của việc tiêu thụ sản phẩm chính là đưa được sản phẩm tới tay người tiêu dùng, tạo niềm tin, gây dựng uy tín để khách hàng mua nhiều và mua lại khi có nhu cầu về sản phẩm. Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần phải sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, kiểu dáng đẹp, giá cả phải chăng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh trong khả năng có thể của doanh nghiệp. 3.2.3.Khả năng kiểm soát chi phối nguồn cung cấp hàng. Yếu tố này ảnh hưởng đến đầu vào của doanh nghiệp, qua đó tác động đến quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Việc kiểm soát, chi phối nguồn cung cấp hàng tốt sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp chủ động về nguồn cung cấp, an tâm về chất lượng hàng hoá, số lượng hàng hoá cũng như tiến độ giao hàng cho khách. Nguồn cung cấp ổn định giúp cho khách hàng không tốn nhiều công sức và chi phí để thu gom, đồng thời dễ dàng tính toán giá cả. Ngoài ra, điều này còn giúp doanh nghiệp liên kết được với các đơn vị sản xuất để tạo ra những sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường. Tăng khả năng kiểm soát, chi phối nguồn cung cấp hàng hoá là điều kiện để doanh nghiệp ổn định được chất lượng, giá cả sản phẩm, nâng cao uy tín với khách hàng trong và ngoài nước. 3.2.4.Nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Đây là yếu tố có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và của hoạt động tiêu thụ sản phẩm nói riêng. Bởi lẽ, với đội ngũ nhân công lành nghề sẽ tạo ra được những sản phẩm tốt, rẻ và hơn hẳn những sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Và chính con người thu thập các thông tin đầu vào để hoạch định mục tiêu, lựa chọn và thực hiện các chiến lược tiêu thụ của doanh nghiệp. Với đội ngũ cán bộ kinh doanh năng động, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, hoạt động của doanh nghiệp sẽ dễ dàng thích nghi với mọi thay đổi của nền kinh tế, nhanh chóng phán đoán được tình thế, chớp được thời cơ, phục vụ tốt nhất cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Khai thác tối đa nguồn nhân lực là một trong những yếu tố góp phần giành thắng lợi của doanh nghiệp trong sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thương trường hiện nay. IV. nội dung của công tác tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp 4.1. Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp: Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp có thể làm cách nào để đảm bảo và mở rộng tiêu thụ của mình trước những cản trở của thị trường( thị trường dư thừa, nhu cầu tiêu dùng thay đổi, sản phẩm cạnh tranh…)? Điều kiện tiên quyết là việc nghiên cứu thị trường có hiệu quả để có thể đem lại cho doanh nghiệp những thông tin cần thiết khi quyết định về mức tiêu thụ của doanh nghiệp. Để tiến hành nghiên cứu thị trường, trước hết doanh nghiệp phải hiểu rằng: thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là nơi thể hiện tập trung nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp. Đó có thể là thị trường tiềm năng, thị trường mục tiêu hay thị trường hiện hữu của doanh nghiệp, nên các doanh nghiệp đều phải nghiên cứu để có định hướng đúng đắn cho hoạt động tiêu thụ cả trước mắt và trong tương lai. Doanh nghiệp luôn cần phải có thị trường và hiểu rõ cách hoạt động trên thị trường, nghĩa là phải tìm cách trả lời bốn câu hỏi: - Đâu là thị trường của doanh nghiệp? - Dung lượng thị trường của doanh nghiệp đến mức độ nào? - Sản phẩm của doanh nghiệp có thích ứng với thị trường hay không ? - Sử dụng phương thức phân phối nào để tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp? Để trả lời bốn câu hỏi này, doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình. Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp phải xuất phát từ hai loại thông tin. Thông tin sơ cấp (primary information) là những thông tin thu thập trực tiếp từ các khách hàng hiện hữu và cả khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Để có được các thông tin sơ cấp doanh nghiệp cần tiến hành các cuộc điều tra khách hàng, phỏng vấn khách hàng, tổ chức hội nghị khách hàng, gửi thư thu thập ý kiến của khách hàng…Cùng với thông tin sơ cấp, để nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp cũng cần thu thập các thông tin thứ cấp (secondary information). Đó là những thông tin gián tiếp về thị trường được thu thập thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các số liệu của các cơ quan nghiên cứu, thống kê, các cơ quan thương mại trong và ngoài nước… Khi nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp cần phải phân tích kỹ cầu sản phẩm mà doanh nghiệp muốn tiêu thụ trên thị trường. Nghiên cứu cung sản phẩm trên thị trường là nhằm xác định khả năng sản xuất và cung ứng loại sản phẩm đó, khả năng nhập khẩu bao nhiêu và lượng tồn kho xã hội có thể đưa ra thị trường là bao nhiêu. Nghiên cứu thị trường sản phẩm của doanh nghiệp cũng phải nắm được nhu cầu và cầu trên thị trường, khách hàng của doanh nghiệp là ai? Cơ cấu khách hàng như thế nào? Nhịp điệu mua hàng của khách hàng đó ra sao? Nghiên cứu cầu thị trường sản phẩm của doanh nghiệp cũng phải nắm được sức mua trung bình của các khách hàng, các sản phẩm của doanh nghiệp có loại nào thay thế hay không và việc nắm nhu cầu khách hàng cũng cần phải gắn với địa bàn và xác định cho được thị trường trọng điểm với sức mua lớn nhất. Cùng với nghiên cứu cung cầu của sản phẩm mà doanh nghiệp cần tiêu thụ, cần nắm được mức giá trung bình thị trường của sản phẩm cũng như giá bán của các doanh nghiệp cạnh tranh. Phải tìm ra được mức khác biệt giữa giá cao nhất và giá thấp nhất của sản phẩm đó trong một khoảng thời gian nhất định nhằm có chính sách giá và phương thức định giá thích ứng và dự đoán khuynh hướng biến động giá cả trên thị trường. Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp cũng cần phải nắm được các nhân tố khác ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ. Đó là các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh của doanh nghiệp như chính sách của chính phủ, các quy định về chính sách bán hàng và thuế, giá cả của các dịch vụ có liên quan đến hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp, các nhân tố khác của thị trường như: các yếu tố về quan hệ chính trị, thương mại giữa hai nước, thể chế tài chính và cả những yếu tố về văn hoá tiêu dùng. Cấp độ nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là phải đạt từ nghiên cứu khái quát đến nghiên cứu chi tiết. Nghiên cứu khái quát cho doanh nghiệp biết những thông số chung về tổng cung và tổng cầu sản phẩm của thị trường và những yếu tố môi trường tiêu thụ. Nghiên cứu chi tiết thị trường cho doanh nghiệp thấy cơ cấu thị trường sản phẩm và chính sách tiêu thụ của các doanh nghiệp khác sản xuất sản phẩm cùng loại và sản phẩm thay thế, cho thấy ai là khách hàng của doanh nghiệp, số lượng mua của họ là bao nhiêu, họ sẽ mua theo phương thức nào và với mức giá bao nhiêu, đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp là ai trong tiêu thụ sản phẩm. Trên cơ sở nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, những thông tin nắm được về thị trường tiêu thụ sẽ là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp tiến hành kế hoạch hoá khâu này một cách hợp lý. 4.2. Ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Sau quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thị trường, doanh nghiệp sẽ tìm cho mình được đầu ra cho sản phẩm của mình, bên cạnh hoạt động bán lẻ ở các cửa hàng, các đại lý của doanh nghiệp thì một đầu ra vô cùng quan trọng đó chính là hoạt động bán buôn cho các doanh nghiệp khác, các hoạt động tiêu thụ có tính chất lớn với số lượng nhiều như vậy thì doanh nghiệp phải tiến hành một hoạt động có tính chất cần thiết và bắt buộc, đó là hoạt động ký kết các hợp đồng tiêu thụ. Tuỳ thuộc vào quy định của luật pháp và thoả thuận của mỗi bên mà doanh nghiệp tiến hành ký thảo và ký kết hợp đồng, cả doanh nghiệp và phía đối tác đều mong muốn có được những điều khoản có lợi cho phía mình, nên hợp đồng sẽ phản ánh sự nhất chí chung của hai phía. Hợp đồng có thể được ký kết giữa một bên là doanh nghiệp cung cấp và một bên là doanh nghiệp thu mua, hoặc cũng có thể là hợp đồng gia công… Trong các quan hệ hợp đồng thì phía đối tác của doanh nghiệp có thể là doanh nghiệp trong nước hoặc nước ngoài, nhưng nói chung, khi đã tiến hành ký kết hợp đồng thì cả hai phía đều phải tuân thủ nghiêm ngặt những điều khoản đã ký. 4.3. Kế hoạch sản xuất - tiêu thụ sản phẩm. Trong quá trình tiến hành hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty, thì kế hoạch sản xuất đóng vai trò hết sức quan trọng. Khi tiến hành sản xuất kinh doanh thì ở bất cứ một doanh nghiệp sản xuất nào cũng sẽ xảy ra một trong hai trường hợp sau: - Trường hợp thứ nhất, tức là khi khối lượng sản xuất ra lớn hơn so với khối lượng tiêu thụ, lúc này doanh nghiệp phải tiến hành lưu kho các sản phẩm còn tồn lại, đòi hỏi công tác tổ chức hoạt động kho thành phẩm thật tốt cho các công việc tiếp theo của quá trình sản xuất kinh doanh. - Trường hợp thứ hai, là khi khối lượng sản xuất ra ngang bằng với khối lượng tiêu thụ thì sẽ không còn tồn kho, công việc lúc này của doanh nghiệp là tiếp tục tìm kiếm nguồn cung cấp hàng để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ của mình. 4.4. Hệ thống kênh và mạng lưới tiêu thụ. Trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá như hiện nay, doanh nghiệp, người bán buôn, bán lẻ và môi giới hình thành một cách khách quan, kết hợp với nhau để đảm bảo thông suốt từ sản xuất đến tiêu dùng. Để lựa chọn cho mình một hệ thống kênh và mạng lưới tiêu thụ phù hợp nhất thì doanh nghiệp phải căn cứ vào: tính chất, đặc tính của sản phẩm của mình trong lưu thông, phải căn cứ vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và các yếu tố tồn tại bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình hệ thống kênh mạng lưới tiêu thụ như sau: a) Kênh tiêu thụ trực tiếp. Doanh nghiệp đưa trực tiếp sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng mà không qua khâu trung gian nào. Các loại sản phẩm này của doanh nghiệp thường có đặc tính như: - Các loại sản phẩm dễ hư hỏng, dễ vỡ, dễ dập nát. - Sản phẩm sản xuất đơn chiếc giá trị cao. Nói chung, lựa chọn kênh này chủ yếu là các loại hình doanh nghiệp kinh doanh nhỏ lẻ. b) Kênh tiêu thụ gián tiếp. Doanh nghiệp đưa sản phẩm của mình tới tay người tiêu dùng thông qua các đại lý, người bán buôn, bán lẻ… Loại kênh này thường được sử dụng ở các doanh nghiệp có quy mô lớn, ưu điểm của nó là tạo điều kiện cho các nhà sản xuất tiêu thụ nhanh sản phẩm của mình để có thể thu hồi vốn nhanh song lại gặp khó khăn trong khâu quản lý thông tin và quản lý các khâu trung gian. c) Kênh tiêu thu hỗn hợp. Đây là hình thức kết hợp giữa hai loại kênh tiêu thụ ở trên để tận dụng được ưu thế của hai loại và hạn chế được những nhược điểm của chúng. Các doanh nghiệp hiện nay hầu hết đều chọn loại kênh tiêu thụ hỗn hợp này cho hoạt động tiêu thụ của mình. 4.5. Vận chuyển và thanh toán. Khi doanh nghiệp đã có được những hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp cũng đã tiến hành sản xuất để đáp ứng các hợp đồng đó, thì công tác quan trọng sau cùng là việc tổ chức vận chuyển và thanh toán. Thông thường, các công việc này đã được thoả thuận cụ thể trong các hợp đồng mua bán sản phẩm của doanh nghiệp đối với đối tác của mình. Để chủ động trong việc giao hàng cho khách thì những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải làm tốt các khâu thủ tục hành chính: xuất nhập hàng hoá, vận chuyển hàng hoá, đảm bảo giao hàng đúng tiến độ, tránh rủi ro cho khách hàng và thời hạn giao hàng. Việc thanh toán có thể tiến hành chi trả bằng tiền mặt hoặc là thông qua hệ thống ngân hàng với việc đăng ký tài khoản ở các ngân hàng có uy tín. 4.6. Các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Chính sách Marketing là những nguyên tắc chỉ đạo, quy tắc, phương pháp, thủ tục được thiết lập gắn với hoạt động marketing nhằm hỗ trợ và thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu đã xác định. Nó bao gồm các quyết định tác nghiệp nhằm thực hiện chiến lược marketing đã định. Chính sách marketing sẽ phải chỉ ra và hướng dẫn nhà quản trị trong lĩnh vực bán hàng, và marketing biết được ai sẽ bán, bán cái gì, bán cho ai, với số lượng bao nhiêu và như thế nào? Marketing là hoạt động bao gồm nhiều chính sách cụ thể mà việc thực hiện chúng có ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của giai đoạn thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm hàng hoá; trong đó bao gồm bốn chính sách chủ yếu là: chính sách sản phẩm, chính sách giá cả, chính sách phân phối và chính sách xúc tiến. Các chính sách marketing – mix dựa trên hai loại hoạt động chính là phân đoạn thị trường và định vị sản phẩm. Các chính sách cụ thể thường được xây dựng trên cơ sở các quyết định marketing. 4.6.1. Chính sách sản phẩm. Đối với mỗi khu vực thị trường mà doanh nghiệp hướng tới, thường có những chiến lược khác nhau cho sản phẩm của doanh nghiệp để làm sao sản phẩm của doanh nghiệp bán được ngày càng nhiều, đạt được những chỉ tiêu đã được đề ra. Sản phẩm khi bán ở thị trường truyền thống là những sản phẩm mới, sản phẩm còn đang trong thời kỳ tăng trưởng mạnh trong chu kỳ sống của sản phẩm. Khi bán sản phẩm ở thị trường mới thì doanh nghiệp bán sản phẩm mà doanh nghiệp đang tiêu thụ ở các thị trường khác… 4.6.2. Chính sách giá cả sản phẩm. Chính sách giá cả là tổng thể các nguyên tắc, phương pháp và giải pháp mà doanh nghiệp tác động vào giá cả sao cho đạt được các mục tiêu đã định. Trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn của quá trình tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp cần có chính sách cụ thể cho từng mặt hàng bao gồm những nội dung chủ yếu liên quan tới các vấn đề như mức đặt giá, cách thức đặt giá(dựa vào chi phí, thực trạng cạnh tranh hay theo chu kỳ sống của sản phẩm), giảm giá và chiết khấu, các điều kiện về thanh toán như thời hạn, phương thức bán chịu, bán trả dần, chính sách giá phân biệt. Chính sách giá cụ thể phải gắn với thực trạng và dự báo về cung – cầu, cạnh tranh ở toàn bộ thị trường cũng như ở từng bộ phận. Vì vậy không loại trừ trường hợp chính sách giá cả của mỗi loại sản phẩm ở thị trường khác nhau, thì giá cả sản phẩm cũng khác nhau. + Giá cả ở thị trường truyền thống: Doanh nghiệp phải đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu chi phí kinh doanh sử dụng máy móc thiết bị, nguyên vật liệu như các giải pháp về kỹ thuật -công nghệ cũng như các giải pháp về sử dụng nhân lực nhằm làm tăng phần lợi nhuận trên một sản phẩm được bán ra. + Chính sách giá cả đối với sản phẩm mới, thị trường mới. Sản phẩm mới là sản phẩm lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường hay bộ phận thị trường nào đó. Đối với sản phẩm mới, chính sách giá cả thăm dò thường dựa trên cơ sở giá thành và lợi nhuận ước tính. P = Z + lợi nhuận ước tính (chưa tính thuế) Trong đó: P : là giá cả Z : là giá thành sản xuất bình quân Thị trường mới là thị trường lần đầu tiên xuất hiện loại sản phẩm mà doanh nghiệp đang tiêu thụ ở các thị trường khác. Đối với thị trường mới, chính sách giá cả được xây dựng trên cơ sở chi phí kinh doanh biến đổi bình quân và chi phí kinh doanh vận chuyển cũng như thâm nhập thị trường. Nguyên tắc xây dựng cơ sở giá cả là giá cả phải thoả mãn điều kiện: P ≥ AVCkd + CPKDvc&thuế quan Trong đó: P: giá cả. AVCkd: chi phí kinh doanh biến đổi bình quân đơn vị sản phẩm. CPKDvc&thuế quan: chi phí kinh doanh vận chuyển và thuế quan ước tính bình quân đơn vị sản phẩm. 4.6.3. Chính sách phân phối sản phẩm. Chính sách phân phối sản phẩm thường đề cập đến các nội dung như xác định kênh phân phối trực tiếp hay gián tiếp? Kênh phân phối nào là chính? Tiêu chuẩn lựa chọn đại lý, đại diện thương mại, người bán hàng? các điều kiện về kho hàng và vận chuyển… Nói chung, khi tiến hành tiêu thụ sản phẩm thì tuỳ thuộc vào tiềm lực và các yếu tố khác mà mỗi doanh nghiệp lựa chọn cho mình chính sách phân phối riêng. Chính sách phân phối thường được đề cập là: +Chính sách phân phối trực tiếp: hình thức phân phối này là hình thức mà doanh nghiệp tiến hành các hoạt động bán và sau bán sản phẩm của mình tới tận tay người tiêu dùng. +Chính sách phân phối gián tiếp: với chính sách này, doanh nghiệp sử dụng nhiều trung gian phân phối đại diện cho doanh nghiệp tiến hành các hoạt động bán và sau bán sản phẩm của doanh nghiệp tới tay người tiêu dùng… để doanh nghiệp tập trung vào việc sản xuất, các trung gian này sẽ được doanh nghiệp trích một phần lợi nhuận trong doanh số bán, hay doanh thu tuỳ theo sự thoả thuận giữa các bên. 4.6.4. Chính sách xúc tiến: Chính sách xúc tiến là tổng thể các nguyên tắc cơ bản , các phương pháp và giải pháp gắn với hoạt động tiêu thụ sản phẩm nhằm hạn chế hoặc xoá bỏ mọi trở ngại trên thị trường tiêu thụ, đảm bảo thực hiện các mục tiêu chiến lược đã xác định. Chính sách xúc tiến bao gồm các chính sách cụ thể khác như: chính sách quảng cáo, khuyến mại… +Chính sách quảng cáo của một thời kỳ kinh doanh gắn với chu kỳ sống của sản phẩm, thực trạng và dự báo thị trường, vị trí của doanh nghiệp, mục tiêu cụ thể của quảng cáo. Nhìn chung, chính sách quảng cáo của một thời kỳ liên quan đến việc lựa chọn hình thức quảng cáo như: quảng cáo sản phẩm hay quảng cáo doanh nghiệp, quảng cáo tập trung hay không tập trung, gián tiếp hay trực tiếp. Nói chung, các giải pháp định hướng cho việc lựa chọn các quyết định cụ thể ở các thị trường khác nhau có thể không giống nhau. +Chính sách khuyến mại của một thời kỳ kinh doanh thường đề cập đến các hình thức khuyến mại như phiếu dự thi, tặng quà, giảm giá hay bán kèm, thời điểm và thời gian, tổ chức phục vụ khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể xây dựng chính sách tuyên truyền cổ động phù hợp với từng thị trường bộ phận cụ thể nhất định. 4.7. Phân tích và đánh giá hiệu quả của việc tiêu thụ sản phẩm. Sau khi kết thúc một thời kỳ kinh doanh nhất định, các doanh nghiệp cần tiến hành đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của mình, đối với công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp cũng vậy. Việc đánh giá tiêu thụ có thể dựa trên các chỉ tiêu có thể lượng hoá được như số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ, doanh thu tiêu thụ, lợi nhuận thu được, chi phí tiêu thụ… cũng như các chỉ tiêu không được khách hàng mến mộ đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Đánh giá doanh thu phải trên cơ sở so sánh giữa thực tế với kế hoạch giữa năm nay với năm trước, nếu tốc độ doanh thu cao thì có nghĩa là doanh nghiệp đã có những tiến bộ nhất định trong hoạt động tiêu thụ. Tuy nhiên, chỉ tiêu lợi nhuận mới là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Giữa lợi nhuận và doanh thu có mối quan hệ mật thiết với nhau. Lợi nhuận = doanh thu - chi phí Doanh thu tiêu thụ = giá bán x số lượng sản phẩm tiêu thụ. Xem xét công tác tiêu thụ có nghĩa là phải đánh giá hiẹu quả của kênh tiêu thụ, của chính sách giá cả, của hoạt động bán hàng. Hiểu quả kinh doanh còn được phản ánh qua một số chỉ tiêu quan trọng như vòng quay vốn lưu động, hiệu quả sử dụng vốn… Khi thực hiện đánh giá kết quả tiêu thụ phải nêu nên những gì doanh nghiệp đã tạo ra và đạt được, đánh giá được ưu, nhược điểm và nguyên nhân của chúng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tìm ra các biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm trong các kỳ kinh doanh tiếp theo. Phần II: phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm ở công ty cổ phần may thăng long trong thời gian qua Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, ngành dệt may đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường nội địa với hơn 80 triệu dân, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, trở thành ngành xuất khẩu quan trọng với giá trị kim ngạch xuất khẩu đáng kể, đứng ở vị trí thứ hai sau dầu thô và dự kiến sẽ vượt kim ngạch xuất khẩu dầu thô vào năm 2004 với 4,25 tỷ USD, tăng trên 10% so với năm 2003. Theo ông Mai Hoàng Ân - Tổng công ty Dệt May Việt Nam (VINATEX), mức tăng trưởng của ngành dệt may nói chung và của VINATEX nói riêng trong năm 2003 chủ yếu là xuất khẩu. Có được kết quả này là do năng lực sản xuất của ngành được phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu (số lượng doanh nghiệp tăng gấp 5 - 6 lần so với 10 năm trước); thị trường xuất khẩu hàng dệt may được mở rộng do làm tốt khâu đàm phán mậu dịch và xúc tiến thương mại. Hàng dệt may Việt Nam đã có mặt tại 100 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có thị trường dệt may quan trọng của thế giới như: Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản… Đáng chú ý nhất là việc mở rộng xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ. Trong thời gian qua, thông qua văn phòng đại diện tại Mỹ, các doanh nghiệp dệt may đã nhận được nhiều đơn đặt hàng xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp trong ngành đã ký được đơn hàng đi Mỹ, EU đến hết tháng 4/2004. Công ty cổ phần May Thăng Long cũng là môt trong số những doanh nghiệp như vậy với tổng giá trị sản xuất năm 2003 được phân bổ: USA EEC Europe (non EEC) Asia Other % 75 10 5 5 5 Công ty đang ngày một khẳng định mình trứơc những thay đổi của môi trường kinh doanh hiện nay. I. Tổng quan về Công Ty cổ phần May Thăng Long 1.1. Giới thiệu chung về công ty Công ty may Thăng Long được thành lập ngày 8/5/1958 theo quyết định của bộ công nghiệp nhẹ (nay là bộ công nghiệp) trên cơ sở chủ trương thành lập một số doanh nghiệp xuất khẩu tại Hà Nội và dựa vào hoàn cảnh thực tế của nền kinh tế lúc đó. Khi mới thành lập, công ty có tên là Xí nghiệp may mặc xuất khẩu trực thuộc tổng Công ty xuất nhập khẩu thực phẩm. Việc thành lập Công ty mang ý nghĩa lịch sử to lớn, bởi vì đây là công ty may mặc xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam, lần đầu tiên đưa hàng may mặc của Việt Nam ra thị trường nước ngoài. Ngoài ra, Công ty ra đời cũng đã góp sức mình vào công cuộc cải tạo kinh tế thông qua việc hình thành những tổ sản xuất của hợp tác xã may mặc đi theo phương hướng sản xuất xã hội chủ nghĩa và công nghiệp hoá. Đến ngày 4/3/1993, Bộ công nghiệp quyết định đổi tên xí nghiệp thành Công ty may Thăng Long. Đến năm 2003 công ty tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp, tháng 3/2004 công ty chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần May Thăng Long. Có thể chia quá trình hình thành và phát triển của Công ty thành những giai đoạn cụ thể trên cơ sở những nét đặc trưng và những thành quả tiêu biểu như sau: - Từ năm 1958 đến năm 1965: Đây là giai đoạn đầu của quá trình phát triển, đặc điểm của Công ty là còn phân tán, Công ty đã trang bị thêm 400 máy đạp chân. Từ 1961 – 1965 là những năm thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Công ty cũng chuyển địa điểm làm việc về 250 Minh Khai. - Từ năm 1966 đến năm 1975: Chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ảnh hưởng rất nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Sau khi chiến tranh kết thúc Công ty bắt tay ngay vào ổn định sản xuất và đổi mới công tác quản lý. Đây là thời kỳ bắt đầu bước vào sản xuất công nghiệp của Công ty, Công ty đã thay thế máy may đạp chân bằng máy may công nghiệp, ngoài ra còn trang bị thêm máy móc chuyên dùng như: máy đính cúc, máy cắt gọt, máy dùi dấu… lúc này mặt bằng sản xuất được mở rộng, dây chuyền sản xuất đã lên tới 27 người, năng xuất áo sơ mi đạt 9 áo/người/ca. Thời kỳ này Công ty vừa may hàng gia công cho Liên Xô cũ và một số nước XHCN khác vừa làm nhiệm vụ phục vụ nhu cầu quốc phòng. - Từ năm 1975 đến 1980: Sau khi đất nước thống nhất, Công ty bước vào thời kỳ phát triển mới, Công ty từng bước đổi mới trang thiết bị chuyển hướng trang thiết bị, chuyển hướng phát triển sản xuất kinh doanh mặt hàng gia công. Tên gọi Xí nghiệp may Thăng Long ra đời vào năm 1980, sản phẩm của Công ty đặc biệt là áo sơ mi đã xuất khẩu đi nhiều nước, song chủ yếu là Liên Xô và các nước Đông Âu. - Từ năm 1980 đến năm 1990: Đây là thời kỳ hoàng kim trong sản xuất kinh doanh của Công ty kể từ khi thành lập, trong mỗi năm Công ty sản xuất được 5 triệu áo sơ mi ( 3 triệu sang Liên Xô cũ, 1 triệu sang Đông Đức, còn lại sang các thị trường khác, dây chuyền sản xuất là dây chuyền với 70 công nhân, với năng suất tăng đáng kể). Thời kỳ này, Công ty đã có bước phát triển mạnh đặc biệt là từ khi Chính phủ hai nước Việt Nam và Liên Xô cũ ký hiệp định ngày 19/5/1987 về hợp tác sản xuất may mặc vào các năm 1987 – 1990. Cùng với hình thức gia công theo hiệp định của Chính phủ, Công ty đã có mối quan hệ hợp tác sản xuất với một số nước như: Thụy Điển, Pháp, Cộng hoà Liên Bang Đức…và đã được các thị trường này chấp nhận cả về chất lượng cũng như giá cả. - Từ năm 1990 đến nay: Đây là thời kỳ có nhiều biến đổi sâu sắc, sau khi hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu chấm dứt tồn tại, thị trường truyền thống của Công ty bị phá vỡ một mảng rất lớn. Cũng như nhiều xí nghiệp may khác, xí nghiệp may Thăng Long lúc đó gặp rất nhiều khó khăn trong buổi đầu tiên khi nền kinh tế của đất nước chuyển sang cơ chế thị trường. Để tồn tại và phát triển, Công ty phải chuyển hướng sản xuất và tìm kiếm thị trường mới, cho đến nay, là thành viên của Tông công ty may Việt Nam (VINATEX), Công ty đã trở thành một trong những doanh nghiệp đầu đàn của ngành may mặc Việt Nam. Công ty đã có hơn 3000 người lao động, năng xuất lao động đạt trên 5 triệu sản phẩm/ năm. Sản phẩm của Công ty đã có uy tín trên thị trường nhiều nước như: Mỹ, Nhật Bản, EU… Cơ cấu tổ chức của công ty: Tên đơn vị: Công ty cổ phần May Thăng Long Tên giao dịch: Thăng Long Garment Joint Stoct Company(Thaloga JS) Trụ sở chính: 250 Minh K hai-Hai Bà Trưng-Hà Nội Loại hình doanh nghiệp: Tổng công ty dệt may Việt Nam Ngành nghề kinh doanh: May mặc – Gia công may mặc Số điện thoại: 8623372 Fax: 84.4623374 Hiện nay cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị Công ty may Thăng Long gồm có: - Một tổng giám đốc. - Ba phó tổng giám đốc. - Hệ thống các phòng ban và các xí nghiệp sản xuất. Cơ cấu này được thể hiện thông qua sơ đồ sau: Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc điều hành kỹ thuật Phòng kế hoạch thị trường Phòng kế toán tài vụ Văn phòng Xí nghiệp 1 Xí nghiệp 2 Xí nghiệp 3 Xí nghiệp may Nam Hải Xí nghiệp khác Xưởng thời trang Xí nghiệp phụ trợ Phó tổng giám đốc điều hành sản xuất Phó tổng giám đốc điều hành nội chính Phòng chuẩn bị sản xuất Phòng kỹ thuật chất lượng Sơ đồ1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần May Thăng Long. * Tổng giám đốc: Là người đứng đầu bộ máy công ty, thay mặt công ty chịu trách nhiệm trước Nhà nước về toàn bộ hoạt động của công ty mình, đồng thời lãnh đạo công ty từ bộ máy quản trị cho tới các phòng ban chức năng. Trước đây, Tổng giám đốc Công ty may Thăng Long là kỹ sư Lê Văn Hồng, đồng thời là Bí thư Đảng uỷ của công ty. Tháng 4/2004, từ khi chuyển đổi sang hình thức Công ty cổ phần thì Tổng giám đốc của Công ty là đồng chí Khuất Duy Thành. *Phó tổng giám đốc điều hành kỹ thuật: có chức năng tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc. Phó tổng giám đốc điều hành kỹ thuật chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về việc thiết lập mối quan hệ bạn hàng, các cơ quan quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, tổ chức nghiên cứu mẫu hàng và các loại máy móc kỹ thuật, triển khai các nghiệp vụ xuất nhập khẩu như: tham mưu ký kết các hợp đồng gia công, xin giấy phép xuất nhập khẩu, tiếp nhận phụ liệu, mở tờ khai hải quan, giao hàng cho khách… *Phó tổng giám đốc điều hành sản xuất: có chức năng tham mưu, giúp việc cho tổng giám đốc. Phó tổng giám đốc điều hành sản xuất chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về việc thiết lập và báo cáo tài chính tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. *Phó tổng giám đốc điều hành nội chính: có chức năng tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc. Phó tổng giám đốc điều hành nội chính chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về sắp xếp các công việc của công ty, có nhiệm vụ trực tiếp điều hành công tác lao động, tiền lương, y tế, tuyển dụng lao động, đào tạo cán bộ, chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên. *Phòng kỹ thuật chất lượng: là bộ phận tham mưu cho phó tổng giám đốc điều hành kỹ thuật về kế hoạch và chiến lược kinh doanh. Phòng kỹ thuật chất lượng thực hiện các công việc như: nghiên cứu thị trường, may các mẫu chào hàng, thiết kế các mẫu mã sản phẩm, lên định mức nguyên phụ liệu, kí các hợp đồng gia công, hợp đồng sản xuất, xuất nhập khẩu trực tiếp với khách hàng. Phòng này cũng đồng thời có nhiệm vụ chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật cho các xí nghiệp may và làm các thủ tục xuất nhập khẩu các lô hàng của công ty. *Phòng kế hoạch thị trường: có chức năng tham mưu cho Phó tổng giám đốc điều hành sản xuất của công ty, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Phòng này có tác dụng nắm vững các yếu tố vật tư, năng lực của thiết bị, năng suất lao động, lập các kế hoạch sản xuất kinh doanh và tiến hành điều độ sản xuất cho linh hoạt và kịp thời, phối hợp các đơn vị, các nguồn lực trong công ty có hiệu quả nhất. *Phòng kế toán tài vụ: có chức năng chuẩn bị và quản lý nguồn tài chính phục vụ cho sản xuất kinh doanh và các khoản lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Phòng kế toán tài vụ quản lý và cung cấp các thông tin kinh tế về kết quả sản xuất kinh doanh, về tài sản của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, từng năm kế hoạch. Phòng cũng có nhiệm vụ hoạch toán chi phí, tính giá thành từng sản phẩm, thực hiện chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước. *Văn phòng công ty: có nhiệm vụ chức năng tham mưu cho giám đốc nội chính về tổ chức nhân sự, có nhiệm vụ tuyển dụng lao động, bố trí lao động, bố trí đào tạo cán bộ công nhân viên, thực hiện các công tác tiền lương, bảo hiểm xã hội cho công nhân viên. Văn phòng đang rất chú ý công tác quản lý lao động, đặc biệt chủ yếu quản lý chặt chẽ định mức lao động từng công nhân. *Phòng chuẩn bị sản xuất: có nhiệm vụ quản lý và cấp phát nguyên vật liệu về công ty. Phòng chuẩn bị sản xuất quản lý và bảo quản các thành phẩm do các xí nghiệp sản xuất ra và chờ thời gian giao cho khách hàng. *Các xí nghiệp may trong công ty: Từ khi xí nghiệp may Thăng Long đổi tên thành Công ty may Thăng Long, 5 phân xưởng của công ty được đầu tư và nâng cấp trở thành 5 xí nghiệp sản xuất, rồi được tăng thành 6 xí nghiệp , hiện nay 6 xí nghiệp này đã được gộp lại thành 3 xí nghiệp. Các xí nghiệp được trang bị máy may hiện đại và theo quy trình công nghệ khép kín, thống nhất, đảm bảo từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của quá trình sản xuất sản phẩm. Các xí nghiệp may thực hiện quá trình sản xuất hàng may mặc bao gồm các công đoạn: cắt, may, là, đóng gói sản phẩm. *Mạng lưới đại lý và các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty: Tại đây công ty giới thiệu và bán các sản phẩm may mặc phục vụ nhu cầu trong nước: áo jacket các loại, áo sơ mi, quần áo Jean nữ, quần áo trẻ em….Cũng tại đây công ty giới thiệu và bán nhiều hàng tiêu chuẩn xuất khẩu cho người tiêu dùng. *Chi nhánh và cơ sở khác: Ngoài các bộ phận các xí nghiệp tập trung tại Công ty ở đường Minh Khai (Hà Nội), Công ty may Thăng Long còn có 2 chi nhánh ở Nam Định và Hải Phòng. Chi nhánh ở Nam Định đó là xí nghiệp may Nam Hải có khoảng 247 lao động. Chi nhánh ở Hải Phòng với 1 xưởng may khoảng 154 lao động, ngoài ra ở đây còn có 1 văn phòng đại diện và khu kho bãi kinh doanh các hoạt động kho ngoại quan. *Ngoài ra Công ty còn có các bộ phận phục vụ cho quá trình sản xuất: có nhiệm vụ chuẩn bị các điều kiện về máy móc thiết bị và phụ tùng thay thế cho sản xuất, cung cấp năng lượng điện nước, xây dựng kế hoạch dự phòng thiết bị, chi tiết thay thế…. 1.2. Những đặc điểm Kinh tế – Kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần May Thăng Long. 1.2.1. Về thị trường tiêu thụ của Công ty. Từ năm 1990 trở về trước, Công ty sản xuất theo kế hoạch của Bộ chủ quản, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong công tác tìm kiếm thị trường, song Công ty đã chủ động khai thác và mở rộng thị trường. Với các mặt hàng chủ yếu như: áo sơ mi, áo măng tô, pijama, quần áo bò, quần áo dệt kim…..Công ty đã có được thị trường ở nhiều khu vực, nhiều vùng khí hậu khác nhau. Ngày nay, khi ăn mặc được người tiêu dùng đặc biệt quan tâm, việc có quyền xuất khẩu trực tiếp giúp cho Công ty có cơ hội gặp gỡ làm ăn với nhiều vùng cả trong và ngoài nước. Sản phẩm của Công ty đã có mặt ở hơn 40 nước trên thế giới, trong đó có những khách hàng khó tính như: Mỹ, Nhật, Hồng Kông, Hàn Quốc, EU….Sản phẩm xuất khẩu của Công ty chiếm 80% tổng số sản phẩm sản xuất hàng năm, số còn lại phục vụ cho tiêu dùng các tầng lớp trung và cao cấp trong nước. Sản phẩm của Công ty cũng đã được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao. Trong những năm tới, Công ty sẽ có kế hoạch đầu tư trang thiết bị thêm và cho ra đời những sản phẩm không những để duy trì thị trường hiện nay mà còn mở rộng, chiếm lĩnh thị trường mới. - Thị trường trong nước, sản phẩm của Công ty đã có mặt tại nhiều tỉnh thành và ngày càng được thị trường yêu thích. Trong những năm tới đây, Công ty sẽ cố gắng phấn đấu hơn nữa để có thể chiếm lĩnh được thị phần cao nhất ở Miền Bắc và gia tăng giá trị sản lượng tiêu thụ ở thị trường Miền Trung, Miền Nam. Biểu 1: Thị trường trong nước của Công ty cổ phần may Thăng Long. Đơn vị: Triệu đồng Khu vực Năm 2001 2002 KH 2003 Miền Bắc 10970 14507 17900 Miền Trung 6988 5244 10900 Miền Nam 566 734 1200 (Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường Công ty cổ phần may Thăng Long) - Thị trường nước ngoài, trên thực tế thị trường chính của Công ty chính là hướng ra xuất khẩu với giá trị sản lượng sản xuất ngày càng tăng, đặc biệt là thị trường Mỹ. Điều này được thể hiện rất rõ thông qua các số liệu kim ngạch xuất khẩu của một số năm gần đây: Biểu 2: Giá trị kim ngạch xuất khẩu sang thị trường nước ngoài của Công ty cổ phần may Thăng Long. Đơn vị: USD Thị trường Năm 2001 2002 2003 Châu Âu 10840756 3694462 3210061 Châu Mỹ 19307748 36046299 60216209 Châu á 9614388 3816058 3460679 Châu Phi 109326 Châu úc 39872218 75228 (Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường Công ty cổ phần may Thăng Long) 1.2.2. Về máy móc thiết bị và quy trình công nghệ của Công ty Cổ phần may Thăng Long. a) Về máy móc thiết bị. Công ty cổ phần may Thăng Long được thành lập tương đối lâu, từ thời kỳ bao, cấp nên đa số máy móc thiết bị của công ty được các nước XHCN giúp đỡ. Trải qua một thời gian hoạt động tương đối dài, đến nay các loại thiết bị máy móc của công ty đã trở nên lạc hậu, không còn phù hợp, nhưng từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, công ty đã mạnh dạn đầu tư máy móc, thiết bị mới từ các nước có nền công nghiệp tiên tiến như: Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm nhằm tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm may mặc của công ty trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Hiện nay, công ty đã thay thế hết các số máy móc cũ, máy móc mà công ty đang sử dụng đều thuộc thế hệ mới, chủ yếu từ năm 1989-1990 trở lại đây và đều có nguồn gốc chủ yếu từ Nhật Bản và Đức. Dưới đây là bảng liệt kê tình hình máy móc thiết bị của Công ty trong năm 1999: Biểu3: Bảng kê về số lượng máy móc thiết bị chủ yếu của công ty cổ phần May Thăng Long. Tên máy móc thiết bị Nước sản xuất Số lượng(chiếc) Máy may 1 kim Nhật 673 Máy may 1 kim Đức 145 Máy may 2 kim cố định Nhật 127 Máy may 2 kim cố định Đức 6 Máy vắt sổ Nhật 175 Máy thùa khuyết đầu bằng Nhật 237 Máy đính cúc phẳng Nhật 22 Máy đính cúc phẳng Đức 3 Máy đính bộ Nhật 20 Máy cuốn ống Nhật 13 Máy nẹp sơ mi Đức 30 Máy cạp chun Đức 6 Máy cạp chun Nhật 2 Máy tra cạp quần Jean Đức 8 Máy thùa đầu tròn Đức 3 Máy thùa đầu tròn Tiệp 10 Máy vắt gấu Nhật 8 Máy trần viền Nhật 17 Máy bổ cơi Đức 1 Máy thêu tự động Nhật 1 Máy thêu tự động Đức 2 Máy cắt vòng Nhật 4 Máy cắt tay Nhật 11 Máy dập cúc Hàn Quốc 46 (Nguồn: Phòng kỹ thuật - Công ty may Thăng Long) Qua bảng trên ta nhận thấy, tuy máy móc thiết bị có nguồn gốc khác nhau nhưng khá hoàn thiện và đồng bộ. Mỗi xí nghiệp của công ty được trang bị 150 máy các loại. Với trình độ công nghệ khá tiên tiến như vậy, Công ty đủ năng lực sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao. Bên cạnh đó, Công ty không ngừng đầu tư thêm máy móc thiết bị mới. Trong năm 1998 công ty đã nhập về một dây chuyền công nghệ tự động để may áo sơ mi cao cấp (XN1). Nhiều phương án công nghệ đang được tiếp tục xây dựng và thực hiện, đưa thêm máy móc thiết bị tự động , hiện đại và để sản xuất mặt hàng cao cấp hơn, chủng loại đa dạng đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thị trường nước ngoài cũng như thị trường nội địa. b) Về quy trình công nghệ sản xuất. Công ty cổ phần may Thăng Long là một doanh nghiệp lớn, chuyên sản xuất va gia công các mặt hàng may mặc theo quy trình kép kín từ A đến Z( bao gồm: cắt, may, là, đóng gói, đóng thùng, nhập kho) với các loại máy móc chuyên dùng và số lượng sản phẩm tương đối lớn được chế biến từ nguyên liệu chính là vải. Nguyên liệu vải Là Đóng gói Kho thành phẩm Thêu Giặt, mài , tẩy Cắt, đặt mẫu, đánh số, cắt May, may cổ, may tay, ghép thành phẩm Sơ đồ 2: sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty. Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty là quy trình sản xuất cũng khá phức tạp, sản phẩm được trải qua nhiều giai đoạn sản xuất kế tiếp nhau. Công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm với chủng loại và mẫu mã khác nhau, song tất cả đều phải trải qua một quy trình công nghệ như trên. Như vậy, quy trình công nghệ sản xuất mà công ty đang áp dụng là quy trình công nghệ kép kín, từng bộ phận chuyên môn hoá rõ rệt, vì thế mà thực hiện được tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao năng xuất lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm làm ra, đạt tiêu chuẩn mà công ty đã xây dựng. 1.2.3. Về tình hình nhân sự của công ty. Lao động là một yếu tố quan trọng của Công ty, đặc biệt là trong tiêu thụ sản phẩm. Trải qua quá trình hình thành và phát triển của mình, cơ cấu lao động của Công ty dần đi vào ổn định, lao động nữ chiếm tỷ lệ cao ( khoảng 80% trong tổng số cán bộ công nhân viên ), số công nhân đứng máy chiếm 8%, hàng tháng, tùy theo yêu cầu của sản xuất mà Công ty có thể gọi thêm lao động bên ngoài theo hợp đồng lao động bổ sung. Dưới góc độ chất lượng lao động, số lượng lao động có trình độ tay nghề, bậc thợ cao của Công ty hiện nay ngày càng tăng, điều này cũng phù hợp với chiến lược phát triển của Công ty trong giai đoạn mới hiện nay. Đi kèm theo đó là công tác trẻ hoá lao động cũng có những tiến bộ đáng kể, phần lớn lao đông trong Công ty hiện nay đều có tuổi đời rất trẻ, có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật công nghệ mới tương đối nhanh. Tình hình nhân sự của Công ty may Thăng Long được thể hiện ở biểu sau: Biểu 4: Tình hình nhân sự và thu nhập của Công ty cổ phần May Thăng Long. Chỉ tiêu Năm Đơn vị 2002 Ước 2003 KH 2004 Lao động Người 2416 3924 4000 1. Lao động gián tiếp 180 185 185 2. Lao động trực tiếp 2236 3739 3815 Tổng thu nhập 1000 đ 33489299 47088000 52000000 1. Lương & các khoản có t/c lương 29099779 41947560 46760000 2. BHXH 475858 523444 7878440 3. Các khoản thu nhập khác 3913661 514044 5240000 Thu nhập bình quân Đ/ng/th 1155122 1200000 1300000 (Nguồn: Phòng kế hoạch công ty cổ phần may Thăng Long) Với phương châm: tinh giảm lao động gián tiếp mà vẫn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, trong các năm vừa qua, số cán bộ của Công ty chỉ duy trì ở mức 180 – 185 người. Trong số này, có tới 90% cán bộ có trình độ đại học, nhiều cán bộ tuổi đời còn rất trẻ song đã được đào tạo từ các trường đại học có danh tiếng, trình độ ngoại ngữ và chuyên môn rất tốt. Trong những năm qua, Công ty từng bước sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, nhằm đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ trong quá trình đổi mới, bổ xung đội ngũ cán bộ, đã qua đào tạo cơ bản vào đội ngũ cán bộ chủ chốt của Công ty. Trong thời gian qua, số lượng công nhân của Công ty có nhiều biến động do Công ty luôn tổ chức và soát lại biên chế trong các phòng ban, định biên lại lao động nhằm giảm lao động gián tiếp xuống còn khoảng 6% trên tổng số cán bộ công nhân của Công ty. 1.2.4. Về tình hình vốn kinh doanh của Công ty Là một doanh nghiệp Nhà Nước nên nguồn vốn của Công ty chủ yếu là do nhà nước cấp, luôn chiếm khoảng 70% tổng số vốn hàng năm , nguồn vốn cố định của Công ty luôn ổn định qua các năm . Riêng nguồn vốn lưu động của Công ty là có tăng do có sự đầu tư hàng năm từ ngân sách Nhà Nước và bổ sung từ các quỹ, các nguồn khác trong và ngoài Công ty; huy động nội lực, vay Ngân Hàng, vay từ các tổ chức Kinh Tế. Việc nhận vốn từ Ngân sách còn dặt ra trách nhiệm cho Công ty phải tìm mọi biện pháp trong khả năng có thể để đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao. Theo số liệu thống kê đầu năm 2003, công ty có tổng nguồn vốn là 4.4 triệu USD, công ty luôn thực hiện đầu tư vốn để nâng cấp nhà xưởng thiết bị sau mỗi kỳ kinh doanh, điều này được thể hiện qua bảng sau: Biểu 5: Tình hình vốn đầu tư của Công ty Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng vốn đầu tư thực hiện 12669 20200 42000 37000 35000 1.Nhà xưởng 4000 5200 19000 21000 21000 2.Thiết bị 8669 15000 23000 16000 14000 (Nguồn: Phòng kế hoạch công ty cổ phần may Thăng Long) Ngoài ra, để đảm bảo duy trì và phát triển nguồn vốn, Công ty đã chủ động mua sắm tài sản cố định để tăng năng lực sản xuất, thực hiện đầu tư theo chiều sâu. Việc đầu tư mua sắm tài sản cố định để tăng năng lực sản xuất là một việc làm có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng cả trong hiện tại và trong tương lai. II. phân tích Thực trạng sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần May Thăng Long trong những năm qua. 2.1. Phân tích thực trạng sản xuất của công ty cổ phần May Thăng Long trong thời gian qua. 2.1.1. Thực trạng sản xuất các mặt hàng sản phẩm của công ty. Những năm gần đây, công ty cổ phần May Thăng Long đã từng bước đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, kể từ năm 1992, các sản phẩm của công ty không ngừng được nâng cao cả về mặt giá trị và chất lượng. Công ty ký kết được ngày càng nhiều hợp đồng sản xuất, tiêu thụ trong và ngoài nước. Thị trường của công ty ngày càng được mở rộng, với sản lượng bán ra ngày càng tăng, do đó, đã góp phần làm cho doanh thu của công ty năm sau cao hơn năm trước; để từ đó, công ty có thể thực hiện đầy đủ những khoản đóng góp có tính nghĩa vụ đối với Nhà nước như: nộp ngân sách, các hoạt động ủng hộ và hỗ trợ… Trong quá trình sản xuất kinh doanh, công ty luôn cố gắng gia tăng số lượng sản phẩm bán ra nhằm có được lợi nhuận hợp lý, đảm bảo đời sống cho đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty. Đồng thời, công ty cũng tổ chức lại tổ chức sản xuất nhằm làm tăng năng xuất lao động, tiết kiệm chi phí do lãng phí nguyên phụ liệu không đáng có, điều này được thể hiện thông qua biểu sau: Biểu 6: Sản lượng sản xuất qua các năm Đơn vị: 1000 chiếc TT Chỉ tiêu Năm 2000 2001 2002 2003 KH2004 Sản phẩm SX chủ yếu (quy sơ mi chuẩn) 5143 6319 7627 9254 10000 Sản phẩm SX chủ yếu 3670 4065 5390 6713 1 áo Jacket 414 443 502 589 2 áo sơ mi 818 533 937 878 3 Quần âu 546 987 1955 2517 4 Quần bò 162 189 5 áo bò 99 1902 2326 6 áo dệt kim+quần áo khác 1631 2102 94 402 (Nguồn: Phòng kế hoạch công ty cổ phần may Thăng Long) Qua biểu sản lượng sản xuất, chúng ta thấy được sự tăng lên trông thấy của sản lượng sản xuất hàng năm của công ty, với tỷ lệ tăng trung bình mỗi năm đạt 21,6%, đó chính là những kết quả chứng minh được phần nào việc thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần May Thăng Long. 2.1.2. Kết quả kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây. Trong những năm gần đây, trên cơ sở đổi mới trang thiết bị, đào tạo và nhận công nhân, lao động kỹ thuật, đổi mới bộ máy quản lý… thêm vào đó lại được quyền sử dụng trực tiếp, tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng của Công ty đạt tiêu chuẩn ISO 9002 nên tình hình sản xuất - kinh doanh của Công ty đã luôn đạt và vượt kế hoạch, năm sau cao hơn năm trước. Mặc dù trong thời điểm này, tình hình cạnh tranh và biến động thị trường rất lớn nhưng với một niềm tin tưởng vào đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, tăng cường và tổ chức tốt việc phối hợp hoạt động giữa các tổ chức Đảng chính quyền và các tổ chức đoàn thể. Công ty may Thăng Long đã có những kết quả đáng mừng: luôn là đơn vị đứng đầu ngành về tỷ lệ sản xuất hangFOB cụ thể là được Bộ công nghiệp và Tổng Công ty dệt may Việt Nam tặng bằng khen đơn vị có tỷ lệ FOB cao nhất ngành. Có nhiều mặt hàng chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế như: sơ mi, jacket, quần âu, áo dệt kim…Thị trường của công ty cũng không ngừng được mở rộng, hiện nay công ty đã có quan hệ làm ăn với hơn 80 hãng thuộc hơn 40 nước khác nhau trên thế giới. Sức sản xuất hàng năm là 5 triệu sản phẩm sơ mi quy chuẩn, tốc độ đầu tư tăng trung bình là 25%, tốc độ tăng doanh thu bình quân là 20%, tốc độ tăng bình quân kim ngạch xuất khẩu là 23%. Với những kết quả như vậy Đảng bộ công ty liên tục được quận uỷ Hai Bà Trưng và Đảng uỷ khối công nghiệp Hà Nội công nhận và tặng bằng khen là cơ sở Đảng vững mạnh xuất sắc. Số liệu về tình hình thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện trong bảng sau: Biểu 7: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2000 2001 2002 2003 KH2004 1 GTTSL(giá cố định 1994) 47560 55683 71530 90743 106200 2 Doanh thu 112170 130378 160239 203085 241400 DTXK 90845 108854 139745 183127 205800 FOB(xuất khẩu) 63131 71636 51442 42499 77300 DTNĐ (không có VAT) 21325 19372 18436 19979 32000 DTNĐ (có VAT) 21524 20485 17980 35600 3 Nộp ngân sách 3370 3470 3118 2308 3560 VAT 2085 2152 2049 1998 3560 Thuế thu trên vốn 400 601 200 chờ hoàn thuế Thuế thu nhập DN 619 577 476 Thuế khác 266 140 393 310 (Nguồn: Phòng kế hoạch công ty cổ phần may Thăng Long) 2.2. Phân tích thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần May Thăng Long trong thời gian qua. Do đặc thù của doanh nghiệp, quá trình sản xuất kinh doanh mới ở hình thức liên kết kinh tế cụ thể là gia công hàng may mặc và một số chủng loại hàng hoá khác cho khách hàng trong và ngoài nước, nên thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty chủ yếu là do khách hàng và lòng tin của khách hàng quyết định. Trong nền kinh tế thị trường, công ty cổ phần May Thăng Long cần phải tự mình quyết định các vấn đề trung tâm cho việc kinh doanh, công tác tiêu thụ sản phẩm cần được hiểu theo nghĩa rộng hơn là quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu, từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, tổ chức lại sản xuất, xúc tiến bán hàng nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất nhưng trước hết vẫn là sản phẩm của công ty. Sản phẩm của công ty cổ phần May Thăng Long là những mặt hàng áo sơ mi, áo khoá, jacket, áo đông xuân và các loại quần áo jean. Phải nói rằng các sản phẩm của công ty được sản xuất theo công nghệ và dây chuyền hiện đại, mới mẻ và đòi hỏi sản xuất qua các khâu kiểm tra rất chặt chẽ. Sản phẩm của công ty được sản xuất từ các nguyên vật liệu rất tốt, chủ yếu là nguyên phụ liệu nhập ngoại với tỷ lệ 95% nhập khẩu, còn 5% là mua trong nước, vì vậy, mọi thành phẩm đều đảm bảo chất lượng và an toàn cho khách hàng để được thị trường chấp nhận. Hiện nay, với hệ thống dây chuyền hiện đại, các thiết bị máy may mới, công ty đã sản xuất trong nhiều khâu bằng máy móc tự động, nhanh chóng với số lượng nhiều để có thể đáp ứng kịp thời khi có nhu cầu lớn của thị trường. 2.2.1. Thị trường trong nước của công ty cổ phần May Thăng Long. Trong những năm qua, các sản phẩm của công ty cổ phần May Thăng Long sản xuất ra chủ yếu là tiêu thụ ở thị trường nước ngoài và một phần sản phẩm được sản xuất ra tiêu thụ trong nước theo các khu vực, theo kế hoạch được giao của Nhà nước. Thời gian gần đây, sản phẩm của công ty dần dần có được sự quan tâm của khách hàng trong nước. Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, đặc biệt là từ năm 1992 khi được đổi tên lần đầu thì hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong nước được mở rộng. Năm 2004, khi chính thức công ty chuyển sang công ty cổ phần thì sẽ còn hứa hẹn sự tăng lên hơn nữa của thị phần trong nước của công ty. Hiện nay, công ty tổ chức trưng bày và giới thiệu sản phẩm ở các cửa hàng trưng bày, bán sản phẩm như: ở phố Ngô Quyền (Hà Nội), cửa hàng thời trang 250 Minh Khai (Hà Nội)…ngoài ra, công ty còn mở thêm các chi nhánh như vậy ở Hải Phòng, Nam Định, thành phố Hồ Chí Minh và ở các vùng khác. Doanh thu nội địa của công ty được thể hiện thông qua biểu sau: Biểu 8: Doanh thu nội địa trong một số năm. Đơn vị: triêu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2001 2002 KH2003 1 Tổng doanh thu (không có VAT) 16372 18436 27000 2 Tổng doanh thu (có VAT) từ các thị trường khu vực 18524 20485 30000 1.Trung tâm thương mại 7667 10090 12000 2.Cửa hàng thời trang (250 MK) 3303 3793 4700 3.Trung tâm thương mại (Tràng Tiền) 624 1200 4.Chi nhánh tp Hồ Chí Minh 566 734 1200 5.Nơi khác 6988 5244 10900 (Nguồn: Phòng kế hoạch công ty cổ phần may Thăng Long) Thông qua biểu trên, ta thấy doanh thu ở thị trường nội địa của công ty đang ngày một tăng lên, mặc dù vẫn còn là khá khiêm tốn so với các doanh nghiệp sản xuất cùng ngành. Tông doanh thu (không có VAT) năm 2002 tăng 12,6% so với năm 2001, theo kế hoạch năm 2003 thì tăng tới 46,45% so với năm 2002, các tỷ lệ tăng này đối với tông doanh thu (có VAT) cũng tương tự như vậy. Những số liệu đã nói lên được sự tiến bộ vượt bậc của Công ty trong việc chiếm lĩnh thị trường trong nước. Trong thời gian tới, Công ty cần phải có kế hoạch tiếp cận thị trường trong nước để mở rộng thị trường tiêu thụ của mình hơn nữa. 2.2.2. Thị trường nước ngoài của công ty cổ phần May Thăng Long. Những năm vừa qua là những năm mà ngành may mặc nói chung và công ty cổ phần May Thăng Long nói riêng đã đạt được những thành tựu to lớn. Công ty cổ phần May Thăng Long là một doanh nghiệp có thế mạnh trong việc xuất khẩu hàng may mặc, hàng của công ty đã và đang đạt được yêu cầu về chất lượng nên các bạn hàng nước ngoài vẫn tiếp tục ký kết các hợp đồng mới với công ty. Hiện nay, công ty vẫn đang tiếp tục hợp tác làm ăn với các bạn hàng truyền thống ở các nước Đông Âu cũ, với giá cả hợp lý, công ty cũng đang có được những đơn hàng từ các nước như: Nhật, Hồng Kông, Đức, Pháp…Đầu năm 2004, công ty đang có rất nhiều đơn hàng với một danh sách khách hàng đông đảo như: OTTO, WINMARK, WANSHIN, ITOCHU, ONGOOD, WISE RICH, GRADEZA, BLOOMING, HERMES, PRIMA CLASS….. Điều này được thể hiện rất rõ thông qua tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty ở thị trường nước ngoài về kim ngạch xuất khẩu. Biểu 9:Thực hiện chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu Đơn vị: 1000USD Chỉ tiêu Năm 1999 2000 2001 2002 2003 KH 2004 Kim ngạch xuất khẩu Theo hợp đồng 5500 6900 7400 9155 11130 16200 Tính đủ nguyên phụ liệu 31000 37000 39600 43632 67218 81000 (Nguồn: Phòng kế hoạch công ty cổ phần may Thăng Long) Biểu trên đã cho ta thấy sự tăng lên đều đặn kim ngạch xuất khẩu của Công ty trong nhiều năm liên tiếp, tỷ lệ tăng trung bình hàng năm tính theo hợp đồng đạt 19,5%, còn khi tính đủ nguyên phụ liệu thì tỷ lệ này là 22,66%. Tình hình thực hiện xuất khẩu của công ty còn có thể thấy được một cách rõ ràng hơn nữa khi được thể hiện thông qua biểu đồ sau: Biểu đồ: kim ngạch xuất khẩu qua các năm Chúng ta có thể thấy ngay được là tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty ở thi trường nước ngoài đang tăng lên nhanh chóng. Để giữ vững và phát huy thị phần của công ty trước sức cạnh tranh ngày càng gay gắt của các công ty trong nước và nước ngoài thì công ty rất cần những chiến lược cụ thể có hiệu quả cao để ngày một hoàn thiện mình hơn trước những thử thách của cạnh tranh trên thương trường hiện nay. Hiện nay công ty đã có sản phẩm bán ở rất nhiều nước trên thế giới điều đó chứng tỏ rằng, các sản phẩm của công ty đã và đang đáp ứng được khá tốt nhu cầu của khách hàng nước ngoài. Điều này được thể hiện cụ thể thông qua những số liệu sau đây. Biểu 10: Kim ngạch xuất khẩu qua các năm tại các Châu. Đơn vị: USD Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Trị giá FOB Trị giá FOB Trị giá FOB 1.Châu âu 10840756 3694462 3210061 Pháp 1753275 Đức 7111020 2566601 2145608 Italy 3600 Đan Mạch 140743 260861 802329 Tây Ban Nha 807870 37800 117600 Séc 259248 442000 Hà Lan 144524 Ba Lan 765000 387200 2. Châu Mỹ 19307748 36046299 60216209 Mỹ 19011369 35920025 60216209 Canada 296379 126274 3. Châu á 9614388 3816058 3460679 Nhật 5355873 2324610 2081018 Hàn Quốc 252919 Đài Loan 2156408 90211 567573 Hồng Kông 62000 Singapore 32625 Israen 1816563 1339237 812088 4. Châu Phi 109326 Angola 109326 5. Châu úc 39872218 75228 (Nguồn: Phòng kế hoạch công ty cổ phần may Thăng Long) 2.2.3. Tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thị trường Mỹ. Kể từ khi hiệp định thương mại Việt – Mỹ được ký kết, các sản phẩm may mặc của nước ta đã xuất sang thị trường này một con số đáng kể. Thông qua văn phòng đại diện của Tổng công ty may mặc (VINATEX) bên Mỹ, các doanh nghiệp của ta đã có được nhiều hợp đồng với số lượng rất lớn. Công ty cổ phần May Thăng Long luôn coi đây là một thị trường quan trọng trong chính sách phát triển của mình trong những năm tới đây. Sở dĩ phải tách riêng thị trường Mỹ thành một phần trong hoạt động tiêu thụ của công ty cổ phần May Thăng Long là vì đây là một thị trường hết sức quan trọng của công ty. Trong năm 2003 vừa qua, thị trường Mỹ chính là thị trường lớn nhất của công ty, thị trường này chiếm tới 75% sản lượng sản phẩm bán ra của công ty. Thị trường Mỹ vẫn nổi tiếng là một thị trường có sức mua lớn nhưng lại rất khó tính , vì vậy, cùng với việc có được quota xuất hàng đi Mỹ thì công ty phải tự hoàn thiện mình với việc tiến hành chuyển đổi xong phiên bản ISO 1994 sang 2000, áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000….Có làm được như vậy công ty mới có thể giữ vững và tăng thị phần của mình đối với thị trường Mỹ. Tình hình xuất khẩu của công ty sang thị trường này trong những năm qua đã có những bước tiến đáng kể, điều này được thể hiện thông qua biểu sau: Biểu 11: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ. TT ĐV Dệt kim Sơ mi Quần các loại Jacket 1 Tổng SP xuất khẩu sang thị trờng Mỹ A_Từ tháng 6/2000 trở về trớc Tổng số SP 5299844 1808832 3138045 387272 1995 SP 20000 1996 SP 124757 1997 SP 43302 1998 SP 65860 1999 SP 797696 6 tháng 2000 SP 452090 227367 107015 B_Từ tháng 7/2001 đến hết 2003 Tổng số SP 3816139 156465 3031030 387272 2000 SP 879891 754886 228845 2001 SP 1265288 130808 342929 37773 2002 SP 1670960 675771 2459256 349499 2003 SP 2626365 568396 2538364 981912 2 Kim ngạch xuất khẩu sang thị trờng Mỹ A_Từ tháng 6/2000 trở về trớc Tổng số USD 4021843 763307 299161 1995 USD 200000 1996 USD 623785 1997 USD 216510 1998 USD 395160 1999 USD 747640 6 tháng 2000 USD 2038748 563307 299161 B_Từ tháng 7/2000đến hết 2003 Tổng số USD 33171571 14455417 23898124 5831098 2000 USD 11969361 8050660 5841930 2001 USD 13191721 809530 3729104 398877 2002 USD 8010489 5595327 14327090 5432221 2003 USD 60216209 (Nguồn: Phòng kế hoạch công ty cổ phần may Thăng Long) 2.3. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm ở công ty cổ phần May Thăng Long trong thời gian qua. 2.3.1. Công tác giao dịch, ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: Để đáp ứng yêu cầu công tác tiêu thụ sản phẩm, trong quá trình sản xuất kinh doanh, công ty đã giao cho phòng kế hoạch thị trườngký kết các hợp đồng sản xuất - kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của công ty với các khách hàng trong và ngoài nước. Việc giao dịch ký kết này có thể được diễn ra ở công ty hoặc ở các cửa hàng chi nhánh của công ty, Nhưng trong những năm gần đây, phần lớn các hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được ký kết ngay tại công ty, còn ở các cửa hàng và các chi nhánh thì hầu như không có, hay nếu có thì cũng chỉ là các hợp đồng nhỏ. Nhìn chung công tác ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm được diễn ra khá trôi chảy nhưng vẫn giữ nguyên tắc. Thông thường, hoạt động ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của công ty được diễn ra như sau: Khách hàng đến với công ty để gia công hoặc có thể là mua nguyên liệu, bán thành phẩm. Khách hàng đến ký kết hợp đồng có thể là người nước ngoài hoặc là người Việt Nam, đến ký kết hợp đồng trực tiếp hay gián tiếp, đưa yêu cầu của sản phẩm theo mẫu mã đã định sẵn, và số lượng hàng, thời hạn giao hàng và các hình thức giao hàng. Trên cơ sở đó, công ty sẽ xem xét và nếu thấy đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì hai bên sẽ thoả thuận về giá cả gia công, sau đó sẽ tiến hành ký kết hợp đồng. Đối tượng đến ký kết hợp đồng với công ty thuộc nhiều thành phần kinh tế và thường là những khách hàng quen thuộc, thường xuyên làm ăn với công ty. Trong các hợp đồng được ký kết giữa công ty với khách hàng, thông thường nguyên phụ liệu là do khách hàng cung cấp, nên những gì thừa thiếu sẽ được ghi lại và thanh quyết toán theo thoả thuận trong hợp đồng. Các khách hàng trong nước ký kết hợp đồng tuân theo các quy tắc của hợp đồng kinh tế và nội dung của hợp đồng đôi khi được áp dụng theo từng loại khách hàng. Biểu 12: Tình hình thực hiện các hợp đồng tiêu thụ. Đơn vị: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2001 2001 2003 1 Tổng giá trị hợp đồng 130378 160239 203085 2 Hợp đồng trong nước 21524 20494 19858 3 Hợp đồng xuất khẩu 108854 139745 183127 (Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường công ty cổ phần May Thăng Long) 2.3.2. Kế hoạch sản xuất tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Trong những năm qua, hầu hết các sản phẩm được làm ra của công ty cổ phần May Thăng Long đều được tiêu thụ hết, bởi lẽ, công ty tiến hành sản xuất theo các đơn đặt hàng ở trong và ngoài nước, chỉ có một số sản phẩm công ty sản xuất ra để nhằm giới thiệu sản phẩm và một phần để bán thông qua các cửa hàng thời trang và các điểm trưng bày. Những sản phẩm được sản xuất ra của công ty hầu hết đều đã từng được lưu lại trong kho thành phẩm của công ty trong từng khoảng thời gian ngắn. Nhiệm vụ của kho thành phẩm là tiến hành nhập kho thành phẩm, đảm bảo chất lượng thành phẩm trong quá trình được bảo quản cho đến khi có lệnh xuất kho thì tiến hành hoạt động giao nhận cho khách hàng đúng thời gian và tiến độ. Đồng thời khi xuất kho phải chịu trách nhiệm bốc dỡ và vận chuyển cho khách đúng như những điều khoản đã được ký kết, thoả thuận. Phòng kế hoạch thị trường chịu trách nhiệm viết hoá đơn xuất kho, quản lý việc đóng hàng và điều phối các đội xe chuyên chở hàng xuống kho ở Hải Phòng, ra sân bay Nội Bài hay tới các vị trí đã được định sẵn để xuất hàng giao cho khách. Nhìn chung, các hoạt động kho thành phẩm của công ty đã đảm bảo được nguyên tắc xuất nhập hàng thuận tiện, đảm bảo tốt tiến độ giao hàng. Biểu 13: Kế hoạch sản xuất và lượng tồn kho thành phẩm của Công ty. Đơn vị: 1000 sp TT Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 1 Sản phẩm sản xuất 6319 7627 9254 2 Tồn kho 3 3,5 3 (Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường Công ty cổ phần May Thăng Long) 2.3.3. Tổ chức và thực hiện các phương thức hay các kênh tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Công ty cổ phần May Thăng Long đã vận dụng các phương thức tiêu thụ sau: * Tiêu thụ theo phương thức bán buôn, bán hàng trực tiếp: để đảm bảo tiêu thụ sản phẩm trên thị trường rộng lớn với số lượng lớn, kịp thời và chính xác. Công ty đã xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các bạn hàng mà sản phẩm của công ty được trực tiếp bán cho người tiêu dùng và cũng có thể do yêu cầu của phần lớn khách hàng. Công ty đã có một số chi nhánh, cửa hàng có đội ngũ bán hàng năng động, nhanh nhẹn, có thể cung cấp sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng. * Tiêu thụ theo phương thức đại lý: Công ty đã áp dụng phân phối và bán sản phẩm cho các đơn vị và tổ chức, cá nhân có nhu cầu kinh doanh và xin được làm đại lý cho công ty. Công ty đã tổ chức phân phối và bán sản phẩm cho họ rồi từ đó các sản phẩm của công ty lại được họ bán cho người tiêu dùng, có những đại lý đã tổ chức bán lẻ, có đại lý tổ chức bán buôn theo giá chênh lệch rất ít so với mức giá công ty đã định. * Tiêu thụ theo phương thức trung gian: hiện nay, chủ yếu các doanh nghiệp Nhà nước và một số các thương nhân áp dụng phương thức tiêu thụ này. Họ có kinh nghiệm trong việc tiêu thụ sản phẩm và am hiểu thị trường người tiêu dùng, đồng thời họ kiêm luôn chức năng quảng cáo và bán sản phẩm cho công ty. Do đó, công ty cần phải có chính sách đối xử hợp lý với họ. Tóm lại, các phương thức tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần may Thăng Long được biểu hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 3: Phương thức tiêu thụ của công ty cổ phần May Thăng Long. Đại lý sản phẩm Khách hàng vai trò trung gian Người tiêu dùng sản phẩm Công ty cổ phần May Thăng Long Chính nhờ những phương thức tiêu thụ hợp lý trên, mà doanh thu về tiêu thụ hàng năm của công ty đã tăng lên một cách đáng kể. Biểu 14: Kết quả đạt được theo các phương thức hay các kênh tiêu thụ. Đơn vị: 1000 sp TT Chỉ tiêu Năm 2001 2001 2003 1 Bán theo hợp đồng 6000 7200 8000 2 Bán Đại lý 300 327 554 3 Bán trực tiếp 19 100 700 (Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường Công ty cổ phần May Thăng Long) 2.3.4. Phương thức vận chuyển và thanh toán. a) Về phương thức vận chuyển hàng hoá. Công ty cổ phần may Thăng Long hiện có các đội xe chuyên chở, vận chuyển hàng hoá. Các hoạt động vận chuyển này của công ty đều được do phòng kế hoạch thị trường quản lý. -Đối với khách hàng tiêu thụ sản phẩm trong nước, khi mua sản phẩm của công ty, thì Công ty tiến hành giao hàng tại kho thành phẩm hoặc tại các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm. Tại đó, công ty tiến hành bốc xếp hàng lên xe cho khách hàng, nếu phương tiện vận chuyển là của khách hàng thì sau khi bốc xếp lên xe, là Công ty đã hoàn thành nhiệm vụ. -Đối với khách hàng tiêu thụ nước ngoài công ty căn cứ theo tiến độ giao hàng, thời gian quy định, đội xe của Công ty sẽ vận chuyển ra cảng biển và đường hàng không theo các hợp đồng đã ký kết. Trường hợp, hàng cần đi gấp với số lượng lớn thì công ty sẽ áp dụng phương thức vận chuyển và ký kết với bạn hàng và đề ra các thoả thuận mới. Trong những năm qua, thì hầu như việc vận chuyển hàng đều là tự khách hàng vận chuyển theo các phương tiện của họ. Đội xe vận chuyển của công ty chủ yếu là phục vụ nhu cầu vận chuyển nguyên vật liệu vào kho và chở ra các kho khác ở các nơi đã quy định. Biểu 15: Tình hình vận chuyển hàng hoá. Đơn vị: % TT Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 1 Đội xe của Công ty vận chuyển 70 75 73 2 Khách hàng tự vận chuyển 30 25 27 (Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường Công ty cổ phần May Thăng Long) b) Phương thức thanh toán. * Đối với sản phẩm tiêu thụ trong nước, công ty áp dụng hai hình thức thanh toán trong tiêu thụ sản phẩm: thanh toán ngay và thanh toán trả chậm. Khách mua sản phẩm có thể dùng tiền hoặc séc, ngân phiếu hay ngoại tệ..v.v để thanh toán với công ty. - Đối với hình thức thanh toán ngay, khách hàng phải trả đủ tiền mới được nhận hàng. Hình thức này được áp dụng cho khách hàng mua đơn chiếc hay những khách hàng không đủ tư cách pháp nhân. - Đối với hình thức thanh toán trả chậm được áp dụng cho các cửa hàng đại lý của công ty, các khách hàng mua với số lượng lớn, khách hàng truyền thống v.v. nhưng thông thường không quá lâu và trong thời hạn nhất định, nếu trong thời gian đó có biến động về giá cả thì khách hàng phải chịu. Ngoài ra, Công ty còn thường dùng các phương thức sau. +Cho khách hàng trả sau toàn bộ giá trị hàng đã mua +Cho khách hàng trả trước từ 30-50% giá trị hàng mua Các phương thức này đều được thoả thuận trong hợp đồng mua bán và tiêu thụ sản phẩm mà công ty và khách hàng đã ký kết. * Đối với sản phẩm gia công cho những khách hàng nước ngoài, Công ty thường áp dụng hình thức thanh toán bằng ngoại tệ hoặc thông qua ngân hàng. Về phía công ty thường thanh toán chủ yếu theo tín dụng, hoặc qua ngân hàng. Ngân hàng được công ty uỷ quyền hoặc có trách nhiệm trả tiền cho công ty khi đã có đầy đủ chứng từ hợp lệ. Biểu 16: Tình hình thực hiện thanh toán trong thời gian gần đây. Đơn vị: % TT Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 1 Thanh toán qua ngân hàng 90 95 97 2 Thanh toán tiền mặt 10 5 3 (Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường Công ty cổ phần May Thăng Long) 2.3.5. Thực hiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay, công ty đã xuất khẩu sang hơn 40 nước trên thế giới và nhiều vùng trong nước, với doanh thu bán hàng tăng dần theo từng năm. Để làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm của mình, công ty đã sử dụng các chính sách hỗ trợ như sau: a) Chính sách sản phẩm: Hiện nay, hầu hết các sản phẩm của công ty đều do khách hàng đến đặt hàng tự đưa ra kiểu mẫu để công ty tiến hành làm theo. Bên cạnh đó, về phía công ty, công ty cũng tích cực triển khai, nghiên cứu các sản phẩm có mẫu mã mới dựa trên cơ sở các thông tin thu thập được trên thị trường để kịp thời đáp ứng những nhu cầu về sản phẩm của thị trường. b) Chính sách giá cả: mức giá cả sản phẩm mà công ty xác định thường nhằm tối đa hoá lợi nhuận và có sự điều chỉnh phù hợp với cung cầu trên thị trường, mức giá của sản phẩm đảm bảo bù đắp những chi phí đã bỏ ra như: nguyên phụ liệu, nhân công, khấu hao máy móc, lợi nhuận… c) Chính sách phân phối: Hiện nay công ty vẫn đang áp dụng kênh phân phối hỗn hợp để tiêu thụ sản phẩm của mình, nghĩa là vừa ứng dụng kênh trực tiếp và kênh gián tiếp. d) Chính sách xúc tiến: Hoạt động xúc tiến là một trong những phần việc quan trọng mà công ty đang cố gắng thực hiện tốt nhằm quảng bá rộng rãi sản phẩm của mình, nâng cao danh tiếng và uy tín của công ty trên thị trường trong và ngoài nước. Do tình hình sản xuất của công ty hiện nay vẫn còn đang chủ yếu là gia công và thực hiện các đơn hàng theo hạn ngạch của cấp trên, nên công tác tổ chức xúc tiến như quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng còn chưa tốt. Công ty cũng đã thực hiện trang web riêng để quảng bá đối với thị trường nước ngoài. Với tiềm lực tài chính có hạn, cộng với việc chưa có sự hỗ trợ đắc lực của các cấp có thẩm quyền, nên hoạt động xúc tiến thương mại của công ty còn chưa đáp ứng được mong mỏi của công ty. Vì vậy, trong thời gian tới, khi hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, công ty sẽ tiến hành tốt hơn. Biểu 17: Thực hiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ. Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 Tổng chi phí cho các hoạt động hỗ trợ và xúc tién thương mại Triệu đồng 300 520 675 (Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường Công ty cổ phần May Thăng Long) III. Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công Ty trong thời gian qua. Trước tình hình mới của thị trường hiện nay, công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần May Thăng Long đã thực hiện được một số nhiệm vụ quan trọng, đó là đã đưa sản phẩm của công ty đến tay người tiêu dùng trong và ngoài nước, làm nhiệm vụ cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất phân phối và một bên là tiêu dùng, đem lại doanh thu hợp lý cho mình và đã đảm bảo được đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Trong mấy năm gần đây, sản phẩm của công ty cổ phần may Thăng Long đã có mặt ở hầu hết các bộ phận thị trường trong nước và đã ngày càng tạo được uy tín với khách hàng. Hoạt động xuất khẩu của công ty thực sự đã có được những thành tựu hết sức to lớn. 3.1. Những ưu điểm: Mặc dù sản phẩm của Công ty còn bị cạnh tranh gay gắt trên thị trường, tập thể ban lãnh đạo của công ty cổ phần may Thăng Long cùng các cán bộ công nhân viên vẫn duy trì được tổng sản lượng tăng dần hàng năm và luôn luôn ổn định được trên thị trường. Công ty cổ phần may Thăng Long nói chung và các chi nhánh Hải Phòng và Nam Định đã thực hiện được nhiều mặt tích cực như đa dạng hoá sản phẩm, mẫu mã luôn thay đổi phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Sản phẩm của Công ty có chất lượng và đẹp nên được tiêu thụ nhanh như áo sơ mi xuất khẩu, áo jacket và một số loại khác cụ thể là: a) Về sản phẩm của Công ty: Sản phẩm của công ty đã và đang được sự quan tâm của khách hàng trong và ngoài nước, tạo được lòng tin về sản phẩm có mẫu mã đẹp và chất lượng cao. b) Trong sản xuất: Với hệ thống sản xuất dây chuyền, với đội ngũ những người lao động tận tâm với công việc, công ty đã sản xuất được những sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Điều này được thể hiện qua số lượng sản phẩm sản xuất chủ yếu tăng trung bình hằng năm đạt 21%, với tỷ lệ giá trị tổng sản lượng trung bình trong 3 năm liên tiếp gần đây đạt tới 27%. c) Trong tiêu thụ: Công ty luôn đảm bảo các hoạt động nằm trong nội dung của tiêu thụ sản phẩm được tiến hành tốt, đảm bảo tiến độ giao hàng đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng như đã thoả thuận trong hợp đồng. Do làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm, nên tỷ lệ doanh thu trung bình trong 3 năm qua đã đạt được 22%, chỉ tính riêng tỷ lệ doanh thu xuất khẩu trung bình cũng đạt được 26,5%. d) Xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng: Hiện nay công ty đang xuất hàng sang thị trường Mỹ ngày một nhiều, mặc dù đây là thị trường rất khó tính, cụ thể là kim ngạch xuất khẩu đã tăng dần qua các năm và được minh họa qua các số liệu sau: Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ (đơn vị: USD) 1999 2000 2001 2002 2003 7476406 26234569 19011369 40000000 60216209 3.2. Những hạn chế và tồn tại. a) Về nghiên cứu thị trường và sản phẩm. - Công ty vẫn chưa thực sự quan tâm đến việc nghiên cứu và mở rộng thị trường trong và ngoài nước, còn vin vào lý do tiềm lực tài chính chưa đủ mạnh, chưa được sự giúp đỡ tận tình của các cấp. - Sản phẩm của công ty còn chưa thực sự đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về trang phục của khách hàng trong và ngoài nước. b) Về lập kế hoạch và tổ chức sản xuất. - Công tác lập kế hoạch sản xuất chưa được tốt, chưa thực sự ổn định, nên năng suất lao động chưa cao, từ đó dẫn đến chất lượng sản phẩm không ổn định, hàng hoá còn phải tái chế lại tương đối nhiều. - Dây chuyền sản xuất còn thiếu đồng bộ, còn có công nghệ lạc hậu so với các doanh nghiệp đầu ngành, nên mối quan hệ với khách hàng còn có chỗ hạn chế. c) Về tổ chức tiêu thụ sản phẩm. - Sản phẩm của công ty phần lớn chỉ được tiêu thụ ở những thị trường lớn như thành phố, thị xã, thị trấn và theo các đơn hàng xuất khẩu, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân nông thôn, trung du, miền núi, vùng biển và hải đảo. - Công tác nghiệp vụ tiêu thụ ký kết hợp đồng còn nhiều bất cập, vì hầu hết các hợp đồng đều do khách hàng tự tìm đến với công ty. Công tác tổ chức các hoạt động tiêu thụ sản phẩm như về mạng lưới tiêu thụ còn chưa được mở rộng nhiều ở các nơi trong nước và nước ngoài. - Hoạt động xúc tiến, khuyếch trương của công ty còn yếu như về quảng cáo, các phương tiện thông tin, truyền thông đại chúng…nói cách khác là hoạt động này chưa mạnh và còn nhiều hạn chế. 3.3. Nguyên nhân của những hạn chế và tồn tại. 3.3.1. Nguyên nhân khách quan. Nhìn vào kết quả sản xuất - kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây, ta có thể dễ dàng nhận thấy, tình hình làm ăn của công ty đã tiến triển rất nhiều, doanh số hàng năm cao, điều kiện làm việc cho công nhân luôn luôn được cải thiện, lương bổng ngày càng tăng, doanh thu về xuất khẩu có sự gia tăng đáng kể. Đạt được kết quả đó là nhờ sự nỗ lực rất cao của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Mặc dù vậy, vẫn còn khá nhiều yếu tố làm hạn chế khả năng phát triển của công ty. a) Môi trường kinh tế, chính trị và luật pháp. Sự ổn định về chính trị cùng với việc ban hành các quy định ngày càng có xu hướng thông thoáng hơn, tạo điều kiện môi trường hoạt động tốt hơn, bình đẳng hơn giữa các doanh nghiệp, xu hướng mở cửa nền kinh tế, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới đã tạo điều kiện cho Công ty có mối quan hệ nhập khẩu nhiều nguyên phụ liệu từ nước ngoài, đảm bảo chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện tiền đề cho sự cạnh tranh về giá cả và chất lượng với sản phẩm cùng loại trên thị trường trong nước và trên thế giới, đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu ra nước ngoài, đảm bảo thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty trong các giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, trong công cuộc đổi mới như hiện nay, thì các chính sách hỗ trợ của bộ chủ quản, tổng công ty vẫn là chưa đủ đối với hoạt động của công ty. Các thông tin về thị trường nước ngoài vẫn còn thiếu, nếu như được sự giúp đỡ một cách tích cực hơn từ các cơ quan, đơn vị này thì sẽ giúp cho doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, cung cấp thông tin cần thiết để đưa ra các quyết định đúng đắn hoặc trợ giúp cho doanh nghiệp trong việc quảng cáo sản phẩm, thương hiệu của công ty trên thị trường trong và ngoài nước. Hiện nay, công ty vẫn phải chủ yếu là tự thực hiện các hoạt động này với chi phí còn rất hạn chế bởi nguồn vốn cho các hoạt động này còn khá hạn hẹp. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân làm hạn chế năng lực sản xuất kinh doanh của công ty. b) Môi trường cạnh tranh. Sản phẩm may mặc của công ty được sản xuất ra ở Việt Nam (một đất nước có “thương hiệu quốc gia” còn rất kém), mặc dù sản phẩm của công ty có chất lượng không thua kém nhiều về mẫu mã cũng như chất lượng so với sản phẩm của các công ty ở nước khác. Đây là một thiệt thòi rất lớn của công ty trong việc tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài do chưa làm tốt công tác thương hiệu. Ngay trên chính thị trường trong nước, thì các sản phẩm may măc quá rẻ của Trung Quốc và một số nước khác tràn vào nước ta qua hai con đường chính ngạch và nhập lậu với giá rẻ, mẫu mã, chủng loại đa dạng đã khiến cho ngành may mặc nói chung và công ty cổ phần May Thăng Long nói riêng gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm của mình. 3.3.2. Nguyên nhân chủ quan. a) Về nguồn nhân lực của công ty. Là một doanh nghiệp sản xuất, nên lực lượng lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ lớn, các công nhân trực tiếp sản xuất đều có trình độ tay nghề nhất định do được công ty chú ý đến công tác đào tạo. Đội ngũ cán bộ văn phòng và cán bộ quản lý hầu hết đều là những cán bộ trẻ chưa có trình độ chuyên môn tốt, được tuyển chọn kỹ càng và còn thường xuyên được bồi dưỡng thông qua các khoá đào tạo ngắn ngày do công ty tổ chức. Dẫu vậy, chất lượng công nhân viên còn chưa đồng đều, nhân sự đảm nhiệm công tác tiêu thụ sản phẩm ở cả thị trường trong và ngoài nước vẫn còn nhiều hạn chế. b) Về sản phẩm của công ty. Sản phẩm của công ty phần lớn chỉ được tiêu thụ ở những thị trường lớn như thành phố, thị xã, thị trấn và theo các đơn hàng xuất khẩu, nên chưa đáp ứng được nhu cầu của đông đảo nhân dân trong cả nước. Khách hàng được coi là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty, tuy nhiên, mức thu nhập của đại bộ phận dân cư chưa đủ cao để có thể thường xuyên chọn lựa những sản phẩm có giá cao như sản phẩm của công ty hiện nay. Mặt khác công tác nghiên cứu thiết kế sản phẩm may mặc của công ty còn chưa được làm tốt, thường thì các mẫu mã là do khách hàng mang tới, nên chủng loại, màu sắc…chưa thật đa dạng. c) Khả năng kiểm soát và chi phối nguồn cung cấp hàng. Có thể khẳng định rằng, hầu hết các loại nguyên phụ liệu của công ty đều được nhập từ nước ngoài, nên phải chịu ảnh hưởng của thời hạn giao nhận và biến động giá cả…và ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ và giá cả của các sản phẩm sản xuất ra. Hiện nay, tỷ lệ nhập khẩu nguyên phụ liệu của công ty chiếm tới 95% trên tổng số nguyên phụ liệu đưa vào sản xuất, tỷ lệ này cần phải được thay đổi trong thời gian tới đây. d) Tiềm lực tài chính và ảnh hưởng của nó đến hoạt động nghiên cứu thị trường. Là một doanh nghiệp Nhà nước, mặc dù đã chuyển sang hình thức công ty cổ phần, song về phân phối và sử dụng các nguồn tài chính thì công ty vẫn chưa được toàn quyền quyết định như một doanh nghiệp tư nhân, nên còn phụ thuộc rất nhiều vào các cơ quan cấp trên và đây cũng chính là một nguyên nhân quan trọng khiến cho công ty không thể thực hiện tốt các hoạt động nghiên cứu thị trường, các hoạt động hỗ trợ cho tiêu thụ sản phẩm của công ty. Với nguồn lực tài chính hạn chế, công tác nghiên cứu thị trường của công ty phải chịu ảnh hưởng không nhỏ. Vì vây không làm tốt khâu nghiên cứu thị trường thì tất yếu sẽ kéo theo sự hạn chế đối với hoạt động sản xuất và tiêu thụ của công ty. Phần III: Một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở công ty cổ phần may thăng LoNg. Trước những thay đổi của thị trường hiện nay, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp hoạt động trong ngành may mặc nói riêng phải tạo được ưu thế về giá trị sử dụng của sản phẩm, ưu thế chi phí, giá cả cho khách hàng, ưu thế tiếp thị và tổ chức tiêu thụ. Các doanh nghiệp phải đặt ra mục tiêu cạnh tranh bằng việc chuyển hoá lợi thế về giá lao động rẻ, tài nguyên dồi dào. Sản phẩm phải đạt được sự tiện dụng cho người sử dụng. Ngoài ra, khi quyết định lựa chọn chiến lược phát triển, doanh nghiệp cần chú ý phân tích lợi thế cạnh tranh trong tương quan với các doanh nghiệp cùng ngành, các đối thủ cạnh tranh nước ngoài trên cơ sở xác định các đặc điểm thị phần, điều kiện tham gia vào thị trường, khách hàng, công nghệ, sản phẩm…; Phân tích các nhân tố tác động đến sự phát triển của từng ngành, những thay đổi công nghệ, xu hướng sử dụng vật liệu mới, phương hướng sản xuất kinh doanh, xu hướng tiêu thụ, những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh. Công ty cổ phần May Thăng Long cũng đã đề ra những mục tiêu chiến lược và một số giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu đó. I. mục tiêu, Phương hướng sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian tới. 1.1. Mục tiêu của công ty trong những năm tới. Trên cơ sở kết quả kinh doanh của công ty những năm qua và đặc biệt là năm 2003, cùng với việc phát huy những thành tích đã đạt được cũng như việc khắc phục những hạn chế, để đáp ứng với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong giai đoạn hiện tại và trong những năm tới, góp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10287.DOC