Đề tài Một số biện pháp tổ chức hướng dẫn trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo

Tài liệu Đề tài Một số biện pháp tổ chức hướng dẫn trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo: LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài tập nghiên cứu tốt nghiệp này. Tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của cô Nguyễn Như Mai khoa giáo dục mầm non. Cùng sự giúp đỡ của các cô giáo lớp mẫu giáo bé. Các trường mầm non mà tôi đã thực nghiệm ở TP Hải Phòng. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới cô Nguyễn Như Mai người đã hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Kính chúc cô mạnh khoẻ công tác tốt. Xin trân trọng cảm ơn cô giáo và các cháu mầm non Sinh viên: K5A Khoa Giáo dục Mầm non Nguyễn Thị Phương Thảo PHẦN 1 MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Vui chơi là một hoạt động luôn đi cùng và gắn bó với cuộc sống của con người ngay từ thuở thơ Êu cho đến khi trưởng thành. Tuy nhiên nội dung và hình thức chơi ở mỗi giai đoạn, mỗi lứa tuổi có khác nhau song nó còng chung một mục đích là thoả mãn nhu cầu hoạt động của con người trong cuộc sống. Đối với trẻ mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo, qua chơi trẻ được phát triển chức năng tâm lý và hình thành nhân cách. Khi chơi cũng là ...

doc72 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 3856 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số biện pháp tổ chức hướng dẫn trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài tập nghiên cứu tốt nghiệp này. Tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của cô Nguyễn Như Mai khoa giáo dục mầm non. Cùng sự giúp đỡ của các cô giáo lớp mẫu giáo bé. Các trường mầm non mà tôi đã thực nghiệm ở TP Hải Phòng. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới cô Nguyễn Như Mai người đã hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Kính chúc cô mạnh khoẻ công tác tốt. Xin trân trọng cảm ơn cô giáo và các cháu mầm non Sinh viên: K5A Khoa Giáo dục Mầm non Nguyễn Thị Phương Thảo PHẦN 1 MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Vui chơi là một hoạt động luôn đi cùng và gắn bó với cuộc sống của con người ngay từ thuở thơ Êu cho đến khi trưởng thành. Tuy nhiên nội dung và hình thức chơi ở mỗi giai đoạn, mỗi lứa tuổi có khác nhau song nó còng chung một mục đích là thoả mãn nhu cầu hoạt động của con người trong cuộc sống. Đối với trẻ mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo, qua chơi trẻ được phát triển chức năng tâm lý và hình thành nhân cách. Khi chơi cũng là dịp tốt để trẻ khám phá môi trường xung quanh, qua đó kích thích tính tò mò, khả năng quan sát, năng lực phán đoán, trí tưởng tượng… của trẻ. Chính vì lẽ đó mà nhiều nhà giáo dục đã gọi: “trò chơi là trường học của cuộc sống”. Trẻ cần chơi nh­ cần ăn no, mặc Êm, cần được yêu thương. Trò chơi nuôi dưỡng tâm hồn trẻ mà không có gì thay thế được. Nh­ vậy, trường Mầm Non là môi trường thuân lợi nhất để trẻ phát triển.ở đây trẻ không những được chăm sóc, giáo dục mà còn được vui chơi để thoả mãn ước muốn làm người lớn với khả năng thực tÕ của mình. Trong khi chơi đứa trẻ học cách sử dụng đồ vật, đồ chơi do con người sáng tạo ra. Học những quy tắc ứng xử giữa người với người trong xã hội tức là học làm người. Trẻ Mẫu Giáo có thể tham gia nhiều loại trò chơi nh­ trò chơi đóng vai theo chủ đề, trò chơi đóng kịch, các trò chơi có luận… Mỗi loại trò chơi đều có tác dụng phát triển một mặt nhất định của trẻ. Nhưng trung tâm của hoạt động vui chơi đối với trẻ đóng vai theo chủ đề là loại trò chơi chủ yếu tạo ra nét đặc trưng trong trò chơI,trong đời sống tâm lý của trẻ Mẫu Giáo. Tại sao trẻ Mẫu Giáo thích chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề, bởi qua chơi trẻ với cuộc sống của người lớn, trẻ muốn tự mình làm mọi việc như người lớn, với khả năng của mình. Do vậy trò chơi nói chung và trò chơi đóng vai theo chủ đề nói riêng thực sự cần thiết cho trẻ… Trong khi đó, ở các trường Mầm Non trò chơi đóng vai theo chủ đề chưa thực sự được quan tâm, trò chơi chưa là niềm vui, là niềm hạnh phúc của trẻ. Vậy vấn đề cấp thiết hiện nay là phải tăng cường tổ chức hướng dẫn các trò chơi một cách thường xuyên và nhất là trò chơi đóng vai theo chủ đề, phải có sự hướng dẫn tỉ mỉ, cụ thể để tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, hứng thú, có như vậy chúng ta mới thực sự tạo cho trẻ niềm vui, niềm hạnh phúc… Từ lý luận và thực tiễn với khả năng và niềm say mê hứng thú của mình trong một thời gian hạn hẹp tôi đã chọn đề tài : “ Một số biện pháp tổ chức hướng dẫn trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ Mẫu Giáo”. Để làm bài tập tốt nghiệp. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Trên cơ sở làm rõ thực trạng tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ Mẫu Giáo ở một số trường Mầm Non ở Hải Phòng, đề xuất và vận dụng một số biện pháp tổ chức, hướng dẫn trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ Mẫu Giáo nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 1/ Khách thể nghiên cứu: Quá trình tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ Mẫu Giáo. 2/ Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp tổ chức hướng dẫn trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ Mẫu giáo lứa tuổi Mẫu Giáo Bé. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 1/ Nhiện cứu cơ sở lý luận về trò chơi đóng vai theo chủ đề. 2/ Nghiên cứu cơ sở thực tiễn: Thăm dò khảo sát thực trạng tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở một số trường Mầm Non khu vực Hải Phòng. 3/ Đề xuất một số biện pháp tổ chức hướng dẫn trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ Mẫu Giáo nhằm cải tiến thực trạng. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau: 1/ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. Phương pháp tổng hợp, phân tích lý thuyết. Phương pháp xếp loại và khái quát hoá lý thuyết. 2/ Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 2.1 Phương pháp điều tra. 2.1.1 Điều tra bằng phiếu ankét. 2.1.2 Điều tra bằng trò chuyện. 2.2 Phương pháp quan sát. - Đối với giáo viên: Dự giê, quan sát, ghi chép cách tổ chức hướng dẫn trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường Mầm Non. - Đối với trẻ: Theo dõi kỹ năng đóng vai vui chơi, hứng thú, thao tác và hành động vui chơi trong quá trình chơi. 2.3 Phương pháp Đàm thoại: Theo dõi với giáo viên về một số vấn đề của trẻ Mẫu Giáo. 2.4 Phương pháp Thực nghiệm. Dùng phương pháp này nhằm kiểm nghiệm các biện pháp đã nêu có liên quan đến giả thuyết của đề tài, phương pháp này được tiến hành như sau: Lấy 15 cháu ở lớp Mẫu Giáo Bé A. các cháu ở thành phố, đi học đều có sức khoẻ bình thường để làm nhóm thực nghiệm. Lấy 15 cháu ở lớp Mẫu Giáo Bé B. các cháu ở thành phố, đi học đều có sức khoẻ tốt để làm nhóm đối chứng. Đo đầu vào của 2 nhóm theo một số tiêu trí sau: + Kỹ năng đóng vai theo chủ đề. + Hứng thú chơi. + Khả năng mở rộng chủ đề và nội dung chơi. + Kỹ năng liên kết các trò chơi. Tiến hành thực nghiệm tác động những biện pháp của mình vào nhóm thực nghiệm, còn nhóm đối chứng để nguyên phương pháp tiến hành. Đo kết quả đầu ra của 2 nhóm sau thực nghiệm và so sanh kết quả giữa 2 nhóm để rót ra kết luận. Nếu kết quả nhóm thực nghiệm cao hơn kết quả của nhóm đối chứng thì đề ra biện pháp hợp lý. IV- XÂY DUNG MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ 1. Tiêu chí 1: Hứng thú chơi Sử dụng phương pháp trò chơi đóng vai theo chủ đề + Mức độ 1: Trẻ thực sự hứng thú say mê khi được tham gia vào trò chơi đóng vai theo chủ đề (2 điểm) + Mức độ 2: Trẻ chưa thực sự hứng thú trong khi chơi còn tẻ nhạt chưa rõ ràng (2 điểm) + Mức độ 3: Trẻ thờ ơ tẻ nhạt không hứng thú với trò chơi (1 điểm) 2. Tiêu chí 2: Kỹ năng đóng vai trong trò chơi Trẻ đóng vai cụ thể trong trò chơi, đóng vai trong chủ đề, quan sát kỹ năng và thao tác nhập vai của trẻ. + Mức độ 1: Trẻ nhập vào các vai một cách thành thạo tự nhiên hành động của vai chơi giống nh­ thật ( 3 điểm) + Mức độ 2: Hành động và kỹ năng đóng vai chưa thành thạo còn lúng túng chưa được tự nhiên ( 2 điểm) + Mức độ 3: Kỹ năng hành động của vai chơi còn kém chưa đúng với trò chơi (1 điểm) 3. Tiêu chí 3: Mở rộng chủ đề nội dung chơi Đưa ra mét trò chơi đóng vai, chủ đề cụ thể quan sát khả năng mở rộng chủ đề và trẻ sáng tạo nội dung chơi. + Mức độ 1; Trong quá trình chơi trẻ biết liên kết các trò chơi theo từng chủ đề riêng lẻ lại với nhau và biết mở rộng nội dung phong phú giải quyết các tình huống nhanh nhẹn và sáng tạo (3 điểm) + Mức độ 2: Biết mở rộng các chủ đề chơi và nội dung chơi nhưng chưa phong phú và sáng tạo ( 2 điểm) + Mức độ 3: Không biết mở rộng chủ đề chơi, nội dung chơi thì nghèo nàn, tẻ nhạt ( 1 điểm) 4. Tiêu chí 4: Kỹ năng liên kết các trò chơi Cho trẻ chơi trò chơi có chủ đề chung quan sát kỹ năng liên kết, quan hệ qua lại giữa các nhóm chơi với nhau. + Mức độ 1: Trong quá trình chơi trẻ biết liên kết giữa trò chơi này với trò chơi khác, để mở rộng quan hệ chơi (3 điểm) + Mức độ 2: Trẻ đã liên kết các trò chơi nhưng còn lúng túng và chưa biết liên kết được 2 trò chơi với nhau (2 điểm) + Mức độ 3: Trẻ không biết liên kết các trò chơi chỉ chơi trong một trò chơi đầu đến cuối (1 điểm) ò Sử dụng các tiêu trí trên để đo thực trạng trước thực nghiệm của cả 2 nhóm (thực nghiệm và đối chứng) và đo kết quả sau khi tiến hành thực nghiệm tác động (đo đầu ra ở nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng). V- PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Thăm dò, khảo sát thực trạng tổ chức hướng dẫn trò chơi đóng vai theo chủ đề ở 2 lớp Mẫu Giáo trường Mầm Non Hoạ Mi - Phan Bội Châu - Hải Phòng. PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN I- TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ. 1. Khái niệm trò chơi đóng vai theo chủ đề: Trò chơi đóng vai theo chủ đề là một loại hoạt động trò chơi mà trẻ em mô phỏng lại một mảng nào đó của cuộc sống người lớn trong xã hội bằng việc nhập vào các vai, tức là ướm mình vào một người nào đó để hành động theo chức năng của họ trong mối quan hệ xã hội. Bản chất của trò chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề là một mô hình hoá những quan hệ xã hội, mà trẻ chịu sự chi phối của chúng. Đó là quan hệ giữa người lớn với nhau trong xã hội, cách cư xử, hành vi ứng xử, văn minh được trẻ em quan tâm và trở thành đối tượng hành động của chúng. 2. Cấu trúc của trò chơi đóng vai theo chủ đề. Trò chơi cuộc sống của người lớn. Tại sao trẻ em, nhất là trẻ Mẫu Giáo lại thích trò chơi, trẻ muốn tự mình làm mọi việc như người lớn, bắt đầu từ đây mà hoạt động vui chơi, trung tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đÒ là loại trò chơi phổ biến nhất ở trẻ Mẫu Giáo, nhưng đó là cấu trúc tương đối phức tạp. Việc phân tích cấu trúc trò chơi này cho thấy rõ những đặc điểm hình thành nhân cách ban đầu của trẻ Mẫu Giáo. Trò chơi đóng vai theo chủ đề là loại trò chơi phổ biến nhất ở trẻ Mẫu Giáo nhưng: Cấu trúc trò chơi đóng vai theo chủ đề gồm 4 phần: 2.1. Chủ đề và nội dung chơi đóng vai theo chủ đề. Trò chơi đóng vai theo chủ đề đã phản ánh cuộc sống xung quanh rất đa dạng với các mảng hiện thực hết sức phong phú. Các mảng hiện thực được phản ánh vào trò chơi coi là chủ đề của trò chơi. Do đó chủ đề của trò chơi cũng mang tính muôn mầu, muôn vẻ. Cụ thể nh­: Chủ đề sinh hoạt gia đình, chủ đề bán hàng, chủ đề bệnh viện,chủ đề dạy học… Phạm vi hiện thực mà trẻ tiếp xúc càng rộng bao nhiêu thì các chủ đề của trò chơi càng đa dạng phong phú bấy nhiêu. Số lượng chủ đề chơi của trẻ được tăng dần cùng với sự phát triển của chúng. Chủ đề chơi được phát triển không chỉ theo số lượng mà còn được phức tạp hoá dần và được mở rộng ra. Chẳng hạn cũng là trò chơi theo chủ đề sinh hoạt gia đình, nhưng ở trẻ Mẫu Giáo Bé thường chỉ thể hiện rất đơn giản như: Mẹ cho con ăn, mẹ bế con, cho con ngủ, còn đến Mẫu Giáo Nhỡ – Mẫu Giáo Lớn không chỉ dừng ở quan hệ mẹ con mà còn mối quan hệ với những nhân vật khác nữa: Mẹ đưa con đi học gặp cô giáo, mẹ đưa con đi siêu thị, mẹ đưa con đi khám bệnh, đi chơi công viên. Như vậy cùng một chủ đề chơi nhưng ở mỗi lứa tuổi trẻ lại tái tạo các mặt rất khác nhau của hiện thực cuộc sống, ở lứa tuổi sau thì càng sâu sắc, phong phú hơn lứa tuổi trước. Chính vì thế bên cạnh các chủ đề chơi ta phải chú ý đến mặt nội dung chơi. Nội dung của trò chơi là những hoạt động của người lớn mà đứa trẻ nhận thức được và phản ánh vào trò chơi của mình. Đó là những hoạt động của người lớn với các đồ vật, mối quan hệ giữa người với người, những yếu tố đạo đức thẩm mỹ. Chẳng hạn, trò chơi: “ Lái tàu hoả” ở các độ tuổi khác nhau thì diễn ra khác nhau. Với Mẫu Giáo Bé chỉ dừng lại ở chỗ bắt trước hành động của người lái tàu, người đi tàu. Nổi lên ở đây là hành động thực của người lớn với các đối tượng mà trẻ bắt trước được. Việc tái tạo lại những hành động Êy trở thành nội dung cơ bản trong trò chơi của Mẫu Giáo Bé. Cùng với trò chơi này ở Mẫu Giáo Lớn thì nổi bật lên hàng đầu là mối quan hệ xã hội, giữa những người trên tàu hoả: ai là người lái tàu, ai là nhân viên trên tàu, ai là hành khách và quan hệ của họ ra sao… Bên cạnh đó trẻ còn quan tâm đến những mối quan hệ bên trong nh­ về mặt tình cảm, đạo đức của những mối quan hệ đó. Chính vì vậy với nội dung trò chơi ta cần phải xem xét khía cạnh tích cực hay tiêu cực của mảng hiện thực mà trẻ em tái tạo bởi lẽ đời sống xã hội người lớn hết sức phong phú và phức tạp. Bên cạnh những việc tốt, người tốt còn có bao yếu tố tiêu cực xen lẫn vào. Điều này cũng được phản ánh nhạy bén vào trò chơi của trẻ em. Nếu không quan tâm giáo dục thì trẻ có thể chơi những trò chơi tiêu cực nh­: say rượu, bố mẹ cãi nhau hoặc cảnh đánh chửi nhau… Vai trò của người giáo dục không những giúp trẻ có được những chủ đề chơi ngày càng phong phú, rộng lớn mà còn giúp trẻ nắm được những hành động của người lớn trong cuộc sống thực, hiểu được những mối quan hệ qua lại giữa người lớn trong xã hội theo chức năng của mỗi người và đặc biệt là giúp trẻ biết phân biệt được cái xấu, cái đẹp, cái đúng, cái sai trong những quan hệ Êy, nhằm giúp trẻ tái tạo được cái hay, cái đẹp trong mảng hiện thực xung quanh và tránh bắt chước hành vi sai trái thô bạo mà trong xã hội vẫn còn tồn tại. 2.2. Vui chơi và hành động chơi. Nh­ chóng ta đã biết, trò chơi đóng vai theo chủ đề xuất hiện là để thoả mãn nhu cầu của trẻ muốn được giống người lớn. Trong thực tế, trẻ chưa thực hiện một chức năng xã hội của một người nào đó mà trẻ đã trông thấy bằng cách nhập vào một vai tức là ướm mình vào vị trí của người lớn và bắt chước hành động của người đó. Vai chơi là yếu tố quan trọng để tạo nên trò chơi, Đóng vai có nghĩa là tái tạo hành động của một người lớn với đồ vật trong những mối quan hệ nhất định với những người xung quanh. Trong vui chơi trẻ nhận làm một chức năng xã hội của một người nào đó, thường là chức năng mang tính chất nghề nghiệp như lái xe, dạy học, chữa bệnh, bán hàng… Đây chính là con đường để trẻ thâm nhập vào cuộc sống của người lớn xung quanh. Muốn trở thành một vai trò trong trò chơi, điều quan trọng nhất là phải biết thực hiện hành động của vai đó. Ví dụ: Bác sĩ phải biết khám bệnh, người bán hàng là phải biết bán hàng… Những hành động này phải xuất phát từ hành động thực tế mà trẻ đã trông thấy trong cuộc sống đời thực hay nghe kể lại, nhưng thao tác của hành động lại phụ thuộc vào đồ chơi. Chẳng hạn trong trường hợp trẻ lấy gậy thay cho con ngựa, khi đó thao tác của trẻ phải phù hợp với cái gậy chứ không phải là con ngựa. Điều này chứng tỏ hành động chơi và cả thao tác chơi đều phải phù hợp với điều kiện thực tế. Vai chơi trong trò chơi, quy định hành động của trẻ đối với đồ vật và cả hành động của trẻ đối với bạn cùng chơi. Tuy nhiên đây chỉ là hành động mô phỏng, nó không hoàn toàn giống nh­ hành động của người lớn, bởi vì mục đích của hành động chơi không nhằm vào kết quả mà nhằm vào chính quá trình chơi. Do đó hành động chơi không đòi hỏi phải có thao tác đúng kỹ thuật mà chỉ cần phỏng theo hình thức của nó và mang tính khái quát. Chính tính khái quát mang tính ước lệ của hành động chơi cho phép trẻ tiến hành trò chơi trong các điều kiện các đồ chơi khác nhau. Ví dụ: Khi làm đoàn tàu trẻ có thể dùng ghế xếp thành dãy mà cũng có thể dùng nhiều khối gỗ xếp thành hàng… 2.3. Những mối quan hệ qua lại của trẻ trong trò chơi. Trò chơi là một hoạt động chung đầu tiên và cơ bản của trẻ Mẫu Giáo, trong đó có hai mối quan hệ qua lại giữa những trẻ cùng tham gia trò chơi đó là quan hệ thực và quan hệ chơi. + Những quan hệ chơi: Đó là những quan hệ qua lại của các vai trong trò chơi theo một chủ đề nhất định mô phỏng lại mối quan hệ của người lớn trong xã hội như quan hệ giữa mẹ và con trong trò chơi gia đình, quan hệ giữa người mua và người bán trong trò chơi bán hàng… Đó là những quan hệ được trẻ quan tâm và trở thành đối tượng hành động của chúng. + Những quan hệ thực: Đó là những quan hệ qua lại giữa những trẻ là những người cùng tham gia vào trò chơi, những người bạn cùng thực hiện một cộng việc chung, trẻ tập hợp nhau thành nhóm để bàn bạc với nhau về chủ đề chơi, về việc phân vai, thoả thuận với nhau về quy tắc, hành vi của vai này, vai nọ và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình chơi. Trò chơi đóng vai theo chủ đề là mô hình của những quan hệ xã hội của người lớn và là phương tiện định hướng cho trẻ em vào những mối quan hệ Êy. Trong đó trò chơi đóng vai theo chủ đề, các quan hệ được hiện ra rõ rệt. Việc thực hiện hành động của vai chơi là phải tạo ra các mối quan hệ với các vai khác nhau, sức sống của trò chơi đóng vai theo chủ đề là ở chỗ nó tạo ra được những mối quan hệ giữa các vai. Đó chính là bản chất xã hội của trò chơi đóng vai theo chủ đề. Trò chơi của trẻ đó chính là cái xã hội người lớn thu nhỏ lại và cũng chứa đầy những mối quan hệ phức tạp. Những mối quan hệ xã hội được mô phỏng vào trò chơi có một đặc điểm đáng lưu ý là nó làm nảy sinh luật lệ hành động của các vai, buộc trẻ phải tuân theo như là những quy tắc xã hội ( Luật chơi), chơi như thế đứa trẻ tự nguyện chấp nhận những chuẩn mực của cuộc sống xã hội, của những quan hệ giữa người lớn với nhau, giữa trẻ em với người lớn, giữa trẻ với trẻ… Chẳng hạn khi chơi trò chơi “ Bán hàng” người mua phải trả tiền (dù tiền chỉ là mảnh giấy nhỏ) mới được lấy hàng, vì nếu không tuân theo luật lệ Êy thì bị coi là đồ ăn cắp. Như vậy, luật lệ hành động của các vai được nảy sinh từ các mối quan hệ được xác lập giữa những đứa trẻ tham gia vào trò chơi. Những trò chơi theo nhóm như vậy làm bộc lộ lên những mối quan hệ xã hội rõ ràng và hành vi của trẻ phải phục tùng các luật lệ do các mối quan hệ đó quy định sự phát triển đó là điều kiện quan trọng nhất để nhận biết chính nguyên lý của luật chơi và đó cũng là cơ sở làm nảy sinh ra bản thân: “Trò chơi có luật”. 2.4. Đồ chơi và hoàn cảnh chơi. Để một buổi hoạt động vui chơi được tiến hành đúng luật có kết quả tốt trước hết phải có đồ chơi. Có 2 loại đồ chơi: - Một loại là do người lớn làm cho trẻ, mô phỏng theo những đồ vật thực, nh­ con búp bê, đồ dùng nấu ăn bằng nhựa, đồ chơi bác sĩ, các loại phương tiện giao thông… - Một loại là những vật thay thế cho đồ vật thực. Trong khi thực hiện hành động của vui chơi trẻ không có được những đồ vật tương ứng. Để cho hành động được tiến hành theo chủ đề và nội dung chơi đã được đặt ra, trẻ cần phải lấy các đồ vật khác để thay thế cho các đồ vật thực tương ứng. Chẳng hạn trẻ dùng cái gối thay cho em bé, dùng ghế thay cho toa tàu, dùng gậy thay cho con ngựa… Do đồ chơi không: phải là đồ vật thực tương ứng với hành động của vai mà chỉ là vật thay thế nên khi trẻ thao tác với đồ vật thay thế thì những thao tác này không tương ứng với hành động chơi từ đó buộc trẻ phải tượng tưởng ra một hoàn cảnh chơi tương ứng, chẳng hạn khi đóng vai người lái xe do không có “vô lăng” thực mà chỉ là vật thay thế bằng chiếc ghế, trẻ cầm vào thành ghế thay cho vô lăng mồm kêu “píp píp” thay cho tiếng còi ôtô, từ đó nảy sinh ra một hoàn cảnh tưởng tượng ở trong đầu đứa trẻ đang lái ôtô. Nhiều công trình nghiên cứu trò chơi của trẻ Mẫu Giáo đã nhận định rằng: Do đồ chơi là vật thay thế nên thao tác chơi của trẻ không trùng khớp với hành động chơi, đó là lý do làm nảy sinh hoàn cảnh tưởng tượng (tức là hoàn cảnh chơi). Từ đó cần phải nhấn mạnh rằng hành động chơi không được sinh ra từ hoàn cảnh tưởng tượng mà ngược lại, hoàn cảnh tưởng tượng lại trùng khớp với hành động của vai. Nói cách khác hoạt động chơi của trẻ đã tạo ra kết quả là hoàn cảnh tưởng tượng(A.N.Lêonchiep) có nghĩa là hoạt động chơi làm nảy sinh trí tưởng tượng chứ không phải trí tưởng tượng có trước khi chơi, mà nó là kết quả của hoạt động chơi. Điều đó được chứng minh bằng nhiều thực nghiệm và quan sát. Ta dễ dàng nhận thấy khi trẻ không chơi thì không tưởng tượng ra hoàn cảnh chơi. Nh­ vậy là nếu trẻ không được chơi thì không nảy sinh ra hoàn cảnh chơi tưởng tượng. II- ĐẶC ĐIỂM CỦA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ 1. Đặc điểm của trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ Mẫu giáo. 1.1.Trò chơi này được coi là trò chơi đóng vai theo chủ đề trước hết là vì trò chơi này bao giờ cũng có chủ đề. Chủ đề của trò chơi muôn màu, muôn vẻ, trẻ tái hiện lại những sinh hoạt của người lớn. Chẳng hạn chủ đề “Gia đình”, “Bán hàng”, “Giao thông vận tải”… Trong khi chơi phản ánh cuộc sống xung quanh rất đa dạng với các mảng hiện thực hết sức phong phú. Các mảng hiện thực được phản ánh vai trò chơi được gọi là chủ đề chơi. Phạm vi hiện thực mà trẻ tiếp xúc càng rộng bao nhiêu thì các chủ đề của trò chơi càng phong phú bấy nhiêu. Trong khi chơi, mọi hoạt động của trẻ đều xoay quanh chủ đề của trò chơi dựa vào những biểu tượng sinh động của chính các cháu về cuộc sống đang diễn ra hàng ngày. Trẻ càng lớn thì chủ đề chơi càng trở nên sâu rộng. 1.2. Để trò chơi đóng vai theo chủ đề được thực hiện trẻ cần phải đóng vai tức là ướm mình vào vị trí của một người lớn nào đó và bắt trước hành động của họ như là để thực hiện các chức năng xã hội. Vui chơi là yếu tố quan trọng để tạo nên trò chơi. Trong vui chơi, trẻ thường thực hiện một công việc nào đó mang tính chất nghề nghiệp nh­ lái xe, bán hàng, dạy học, chữa bệnh… Đóng vai là con đường để trẻ thâm nhập vào cuộc sống của người lớn xung quanh. Trò chơi đóng vai theo chủ đề có thành công hay không điều đó phụ thuộc phần lớn vào việc trẻ có đóng được vai hay không? 1.3. Trò chơi đóng vai theo chủ đề là loại trò chơi mô phỏng cuộc sống xung quanh của người lớn mà hoạt động của họ trong xã hội lại không mang tính chất riêng lẻ và đơn độc. Trong xã hội, hoạt động của mỗi con người bao giờ cũng liên quan đến nhiều người khác, nghĩa là hoạt động của con người bao giờ cũng mang tính hợp tác. Sự hợp tác giữa nhiều người trong một cộng đồng hoặc giữa nhóm này với nhóm khác là đặc trưng của xã hội loài người. Bởi vậy để tiến hành trò chơi đóng vai theo chủ đề cần phải có nhiều trẻ em cùng tham gia, cùng hoạt động với nhau nghĩa là có bạn để cùng chơi do đó một “xã hội trẻ em” được hình thành. Tính hợp tác là một nét phát triển mới một nét tiêu biÓu trong hoạt động vui chơi của trẻ Mẫu Giáo. Bản chất của trò chơi đóng vai theo chủ đề là mô hình hoá những quan hệ xã hội mà trẻ chịu sự chi phối của chúng. Đó là những quan hệ giữa người lớn với nhau trong xã hội được trẻ em quan tâm và trở thành đối tượng hành động của chúng. Trong đó chơi đóng vai theo chủ đề, các mối quan hệ xã hội được bộc lộ ra rõ rệt. Sức sống của trò chơi đóng vai theo chủ đề là ở chỗ nó tạo ra các mối quan hệ giữa các vai chứ không phải là hành động đối với các đồ vật, đành rằng khi đóng vai trẻ cũng hành động với đồ vật nh­ người lớn. Hãy quan sát trò chơi theo chủ đề “Bệnh viện”. Em bé đóng vai Bác sĩ, đội mũ, mặc áo choàng, đeo khẩu trang, trong tay cầm cái ống nghe (làm bằng nhựa) đặt lên ngực, lên lưng người bệnh, sau đó ngồi vào bàn ghi đơn… Chuỗi thao tác đó chỉ thuần về kỹ thuật, về nghĩa. Điều đó vẫn chưa nói lên bản chất của trò chơi đóng vai theo chủ đề. Khâu quan trọng nhất của trò chơi này là hành động ân cần của Bác sĩ với “người bệnh”, Bác sĩ vỗ nhẹ tay vào vai “người bệnh” nói với giọng thương cảm, như: “Tôi đã khám bệnh cho bác rồi, bác hãy cầm lấy đơn ra quầy thuốc mua về uống là khỏi ngay thôi mà” Đây chính là cái ý của trò chơi, là cái bản chất nhất của nó. Đối mới là một mặt xã hội được thể hiện ở thái độ, động cơ ở những mối quan hệ mà trẻ thiết lập được giữa các vai. Mỗi trò chơi đều có 2 mặt: Mặt thứ nhất là động cơ có tính xã hội, mặt thứ hai là mặt kỹ thuật (bao gồm các thao tác) tức là nghĩa trò chơi đóng vai theo chủ đề chủ yếu là nhằm vào “ý” tức là nhằm vào hình thành động cơ của trẻ em được biểu hiện trong những mối quan hệ xã hội (dù chỉ mô phỏng). Tất nhiên nó bao gồm cả mặt kỹ thuật, những thao tác đối với đồ vật, nhưng mặt này chỉ hỗ trợ cho mặt thứ nhất. Điều quan trọng trong trò chơi đóng vai theo chủ đề là ý nghĩa xã hội của nó được thể hiện trong các quy tắc mà ai cũng phải tuân theo (những quy tắc này được trẻ em mô phỏng vào trò chơi như mua hàng phải trả tiền, đi đường bên phải…) chơi như thế trẻ tự chấp nhận những chuẩn mực của đời sống xã hội, của những quan hệ người lơn với nhau, giữa trẻ em với người lớn… từng tí một, trẻ chuyển những quan hệ xã hội khách quan vào trong nhân cách của mình, tạo ra đời sống nội tâm, tạo ra sự trải nghiệm. Kết quả là tạo ra một cách nhìn nhận bản thân mình tức là sự hình thành ý thức cá nhân, cốt lõi trong nhân cách mỗi người. 1.4. Trò chơi đóng vai theo chủ đề mang tính biểu tượng cao, đó là chức năng ký hiệu tượng trưng, Trong khi chơi mỗi đứa trẻ đều tự nhận cho mình một vai trò nào đó và thực hiện những hành động của vai. Nhưng đấy chỉ là hành động nhụ ý “giả vờ” mà thôi, từ vai chơi, hành động chơi, đến những đồ chơi đều là giả vờ, đều mang tính tượng trưng, nhưng lại rất thực đối với trẻ em, vì nó đã phản ánh thực tế cuộc sống, sự kiện này đã cho ra đời một chức năng mới của ý thức. Đó là chức năng ký hiệu, tượng trưng nhờ đó trẻ có thể bước sang một loại hình mới của việc nhận thức thế giới hiện thực, một loại hình đặc trưng của con người, đó là sự nhận thức hiện tượng thông qua một hệ thống ký hiệu. Chức năng ký hiệu tượng trưng cho phép trẻ tách hành động khỏi đồ vật thật mà hành động với những vật thay thế. Ví dụ: trẻ phi ngựa bằng chiếc gậy, thì hành động đó mất đi ý nghĩa thực tiễn của nó mà biến thành một ký hiệu đánh dấu việc cưới ngựa và chiếc gây ở đây chỉ đồ vật thay thế cho con ngựa. Khi bắt đầu biết dùng đồ vật thay thế cũng là lúc trẻ biết dùng những ký hiệu tượng trưng để nhận thức thế giới. Nhờ đó các chức năng tâm lý bậc cao (nh­ tư duy, tưởng tượng, tình cảm…) đều được phát triển tốt. III- Ý NGHĨA CỦA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI TRÒ THEO CHỦ ĐỀ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA TRẺ MẪU GIÁO 1. Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ Mẫu giáo. Ở tuổi Mẫu giáo nhiều hoạt động phong phú đã xuất hiện nh­ (vui chơi, học tập, lao động…) những vui chơi mà trung tâm mà trò chơi đóng vai theo chủ đề được coi là hình thức hoạt động coi là hình thức hoạt động chủ đạo. Vui chơi là hoạt động chủ đạo không phải vì trẻ Mẫu Giáo dành nhiều thời gian cho nó mà chính là trò chơi đã gây ra những biến đổi về chất trong tâm lý của trẻ nó chi phối các dạng hoạt động khác (học tập, lao động)… làm cho chóng mang màu sắc độc đáo của lứa tuổi Mẫu Giáo. Những hình thức trò chơi như trò chơi với đồ vật ở lứa tuổi Êu nhi, trò chơi có luật ở lứa tuổi học sinh hay người lớn là những dạng sơ khai hay biến dạng của trò chơi. Trẻ Mẫu Giáo cũng thích những loại trò chơi này nhưng hấp dẫn vẫn là trò chơi đóng vai theo chủ đề là loại trò chơi mang đầy đủ ý nghĩa của việc chơi nó xuất hiện từ cuối tuổi Êu nhi nhưng chỉ đến lứa tuổi Mẫu Giáo Nhỡ, Lớn mới đạt tới mức độ hoàn thiện. Khi tham gia vào trò chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ được thoả mãn nguyện vọng được sống và hoạt động nh­ người lớn. Trò chơi này được mô phỏng lại hoạt động lao động của người lớn và những mối quan hệ qua lại giữa họ trong xã hội, Chẳng hạn trò chơi: “Cửa hàng mua bán” mô phỏng lại quan hệ giữa người bán và người mua. Trong trò chơi, lần đầu tiên những mối quan hệ giữa người với người được thể hiện khách quan trước đứa trẻ. Qua trò chơi trẻ hiểu mỗi người trong xã hội đều có nghĩa vụ và quyền lợi của mình. Rõ ràng trong trò chơi đóng vai theo chủ đề là một hình thức độc đáo của sự tiếp xúc giữa trẻ với cuộc sống người lớn. Trong khi chơi trẻ tái tạo lại đời sống xã hội và qua đó trẻ học cách làm người. 2- Đối với sự phát triển tâm lý của trẻ Mẫu Giáo. 2.1. Trò chơi đóng vai theo chủ đề có ảnh hưởng mạnh tới sự hình thành tính chủ định của quá trình tâm lý. Trong khi chơi, trẻ bắt đầu hình thành chú ý có chủ định và ghi nhớ có chủ định. Khi chơi trẻ tập trung chó ý tốt hơn và ghi nhớ được nhiều hơn .Bởi vì bản thân trò chơi đòi hỏi trẻ phải tập trung vào những đối tượng được đưa vào tình huống của trò chơi và nội dung của chủ đề. Nếu đứa trẻ không chú ý và nhớ điều kiện của trò chơi thì nó sẽ hành động lung tung và có nguy cơ bị các bạn cùng chơi đuổi đi. Để trò chơi được thành công buộc đứa trẻ phải tập trung chó ý và ghi nhớ một cách có mục đích. 2.2. Ảnh hưởng của trò chơi đóng vai theo chủ đề tới sự phát triển của hoạt động trí tuệ của trẻ. Trong trò chơi đứa trẻ hành động với đồ vật thay thế mang tính chất tượng trưng. Vật thay thế trở thành đối tượng của tư duy, trong khi hành động với vật thay thế trẻ em học suy nghĩ về đối tượng thực. Dần dần những hành động chơi vơi các vật thay thế được rút gọn và mang tính khái quát, nhờ đó hành động chơi này được chuyển vào bình diện bên trong như vậy trò chơi góp phần rất lớn vào việc chuyển từ duy từ bình diện bên ngoài (tư duy trực quan hành động) vào bình diện bên trong (tư duy trực quan hình tượng). Trò chơi còn giúp cho trẻ tích luỹ biểu tượng làm cơ sở cho hoạt động tư duy. Đồng thời những kinh nghiệm được rót ra từ các mối quan hệ qua lại trong lúc chơi cho phép đứng trên quan điểm của người khác để tiên đoán hành vi tương lai của họ và trên cơ sở đó mà lập kế hoạch hành động và tổ chức hành vi của bản thân mình. 2.3. Trò chơi đóng vai theo chủ đề có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển Ngôn ngữ của trẻ Mẫu Giáo. Tình huống trò chơi đòi hỏi đứa trẻ tham gia vai trò chơi phải có một trình độ giao tiếp bằng Ngôn ngữ nhất định. Nếu đứa trẻ không diễn đạt được mạch lạc nguyện vọng và ý kiến của mình đối với trò chơi, nếu trẻ không hiểu được những lời chỉ dẫn hay bàn bạc của các bạn cùng chơi thì nó không thể tham gia vào trò chơi được. Để đáp ứng được nhu cầu của việc cùng chơi, trẻ phải phát triển Ngôn ngữ mạch lạc. Chơi chính là điều kiện kích thích trẻ phát triển Ngôn ngữ một cách nhanh chóng. 2.4. Ảnh hưởng tới sự phát triển trí tưởng tượng của trẻ. Trong hoạt động vui chơi, trẻ thay thế đồ vật này bằng đồ vật khác, nhận đóng các vai khác nhau. Năng lực này là cơ sở phát triển trí tưởng tượng chính trò chơi đóng vai theo chủ đề đã làm nảy sinh các hoàn cảnh chơi. tức là nảy sinh trí tưởng tượng. Trong khi chơi trẻ có thể làm bất cứ việc gì trẻ muốn: Bác sĩ, lái xe, cô giáo, máy bay… thậm chí là siêu nhân, rôbôt bay vào vũ trụ. Một bé gái có thể tưởng tượng mình là cô tiên, một bé trai yếu ớt vẫn tưởng mình là dũng sĩ, hay trẻ có thể biến tất cả các thứ mình thích: Giấy là tiền, gậy là ngựa, ghế là tàu…. Những hình ảnh tưởng tượng vừa ngây thơ vừa phi lý này không chỉ đem lại cho tuổi thơ niềm hạnh phúc mà còn cần cho mỗi người lớn sau này, dù đó là người lao động chân tay, nhà khoa học hay nghệ sĩ. Phương tiện hiệu quả nhất để nuôi dưỡng trí tưởng tượng, đó là trò chơi đóng vai theo chủ đề. 2.5. Trò chơi đóng vai theo chủ đề có tác động rất mạnh mẽ đến sự phát triển đời sống tình cảm của trẻ. Đứa trẻ lao vào cuộc chơi với tất cả tinh thần của nó. Trong khi vui chơi trẻ tỏ ra rấtâsung sướng và nhiệt tình, Khi phản ánh vào trò chơi những mối quan hệ đó thì những rung động mạnh tính người được gợi lên ở trẻ, hơn nữa thái độ vui hay buồn của trẻ còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh được tạo nên bởi trí tưởng tượng. Do đó trong trò chơi trẻ đã biểu hiện được tính người nh­ thái độ chu đáo, ân cần, sự đồng cảm, tinh thần tương trợ giúp đỡ nhau. Trò chơi tác động mạnh đến trẻ em trước hết là vì nó thâm nhập vào dễ dàng nhất, đối với tình cảm của chúng. Mà tình cảm đối với trẻ bộc lộ trong trò chơi là tình cảm chân thực thẳng thắn, không có gì gọi là giả tạo giúp cho tình cảm của trẻ ngày càng phong phú và sâu sắc. 2.6. Phẩm chất trí tuệ của trẻ được hình thành mạnh mẽ trong Trò chơi đóng vai theo chủ đề. Khi tham gia vào trò chơi về những quan hệ với các bạn cùng chơi buộc trẻ phải đem những hành động của mình phục tùng những yêu cầu nhất định bắt nguồn tù ý đồ chung của cuộc chơi, do đó buộc trẻ phải điều tiết hành vi của mình theo quan hệ giữa vai mình đóng với các vai khác sao cho phù hợp với những quy tắc của trò chơi, qua trò chơi trẻ còn được hình thành những phẩm chất ý chí như mục đích, tính kỷ luật, tính dũng cảm. Những đức tính này do nội dung trò chơi và vai chơi quyết định. Nhờ có trò chơi đóng vai theo chủ đề trẻ em không tự coi mình là chính mình như lúc còn 3 tuổi mà là người khác, như một nhân vật của đời sống xã hội, đảm nhiệm một chức năng xã hội, Thế là bằng trò chơi trẻ em tự biến mình thành một nhân vật của xã hội, một con người như mọi người, Trò chơi là phường tiện phát triển toàn diện nhân cách của trẻ, qua việc phát triển các chức năng tâm lý: Đức- Trí, Thể- Mỹ. Trò chơi đóng vai theo chủ đạo của trẻ Mẫu Giáo vì nó tạo ra những nét tâm lý đặc trưng cho tuổi Mẫu Giáo mà nổi bật hơn hết là tính hình tượng và tính cảm xúc, khiến cho nhân cách của trẻ Mẫu Giáo mang tính độc đáo khó tìm thấy ở các lứa tuổi khác. Khi đã xác định được vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ Mẫu Giáo thì việc tổ chức các trò chơi cho trẻ là cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa giáo dục to lớn. Tổ chức trò chơi chính là tổ chức cuộc sống của trẻ, trò chơi là phương tiện để trẻ học làm người. AX.Macaren đã viết “Trò chơi có một ý nghĩa rất quan trọng đối với trẻ” ý nghĩa này chẳng khác gì ý nghĩa của sự hoạt động, sự làm việc và sự phục vụ đối với người lớn. Đứa trẻ thể hiện nh­ thế nào trong trò chơi thì sau này phần lớn trường hợp nó cũng thể hiện nh­ thế trong cuộc sống. Vì vậy một nhà hoạt động trong tương lai trước tiên phải được giáo dục trong trò chơi.Toàn bộ lịch sử của mỗi người là một nhà hoạt động hay một cán bộ, có thể quan niệm như một quá trình phát triển của trò chơi, một sự chuyển dịch dần từ sự tham gia vào trò chơi là trường học của cuộc sống. Trong hoạt động vui chơi, thì nhu cầu được chơi với nhau, được giao tiếp với bạn bè là rất cần thiết, vì thế người lớn cần chú ý tạo điều kiện để trẻ được giao lưu cùng nhau, được liên kết chia sẻ với nhau qua các chủ đề chơi. Từ đó những “xã hội trẻ em” thực sự được hình thành. Những “xã hội trẻ em” này còn khác xa với xã hội người lớn, hợp rồi tan, tan rồi hợp. Thực và chơi, chơi và thực. Đó là cái tính độc đáo của cái xã hội Êy. Nhưng chính những mối quan hệ đầu tiên trong bạn bè này lại có một ý nghĩa rất lớn lao đối với cả một đời người sau này. ở đây trẻ vừa là sản phẩm vừa là người tái tạo ra những mối quan hệ đó. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành nhân cách. Trong suốt cuộc đời ở lứa tuổi nào con người cũng tham gia vào hoạt động vui chơi. Nhưng chỉ ở tuổi Mẫu Giáo thì vui chơi mới mang đầy đủ ý nghĩa của nó nhất. Có thể nói rằng hoạt động vui chơi ở lứa tuổi này đã phát triển tới mức hoàn thiện. Nh­ vậy: Trò chơi đóng vai theo chủ đề giữ vai trò chủ đạo ở lứa tuổi Mẫu Giáo đó là vì trước hết nó giúp trẻ thiết lập mối quan hệ của con người (quan hệ thực lẫn quan hệ chơi). Người ta chỉ có thể trở thành một nhân cách khi dược sống trong mối quan hệ của con người, tức là sống trong xã hội. IV- MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HƯỚNG DẪN TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ CHO TRẺ MẪU GIÁO. Trẻ càng lớn thì quá trình tâm lý càng hoàn thiện, bên cạnh đó tư duy của trẻ cũng phát triển rất mạnh từ tư duy trực quan hành động chuyển sang tư duy trực quan hình tượng giúp trẻ ứng xử nhanh đúng trong khi chơi. Chính vì thế khi tổ chức hướng dẫn trò chơi đóng vai theo chủ đề cần chú ý một số yêu cầu sau: 1. Cần tôn trọng tính tự nguyện tư do của trẻ trong khi chơi Chơi là hoạt động không mang tính bắt buộc, trẻ thích chơi thì chơi chứ không ai có thể áp đặt được. Muốn cho trẻ tự nguyện đến với trò chơi cần phải có biện pháp lôi cuốn nh­: - Thông qua lời giới thiệu hấp dẫn, hay câu chuyện kể gợi lên cho trẻ hứng thú, mong muốn được chơi, được nhập vai người lớn mà mình thích thú. - Cần thay đổi hình thức chơi, vai chơi để khỏi gây nhàm chán, cùng một chủ đề nhưng mỗi lúc chơi lại tạo ra tình huống chơi mới, đặc biệt là vai chơi cần phải luôn lưu, không nên cứ để cho một trẻ luôn đóng một vai nhất định. - Tránh không được áp đặt, gò bó, bắt buộc trẻ phải chơi trò chơi này hay chơi trò chơi kia hoặc chỉ định trẻ phải đóng vai này hay vai nọ. Khi chơi cần phải để trẻ tự do lựa chọn chủ đề chơi và bầu thủ lĩnh để điều khiển cuộc chơi. 2. Cần phát huy tính cực, chủ động của trẻ trong khi chơi - Không làm hộ làm thay cho trẻ mọi thứ mà cần hướng dẫn trẻ các vấn đề nảy sinh trong khi chơi - Khuyến khích, động viên kịp thời những cháu có sáng kiến trong khi chơi nh­ tìm kiếm các đồ chơi mới, giải quyết các tình huống có vấn đề trong khi chơi hoặc thay đổi kiểu chơi. 3. Cần mở rộng chủ đề và làm phong phú nội dung chơi, để đạt được điều đó cần phải. - Cho trẻ tiếp xúc nhiều với cuộc sống của người lớn qua các cuộc tham quan, trò chuyện với người lớn ở các ngành nghề trong xã hội. - Cho trẻ xem nhiều tranh ảnh, tivi, phim về các hoạt động của người lớn. - Nghe kể các câu chuyện cổ tích hay chuyện thật, việc thật vốn biểu tượng càng phong phú, vốn kinh nghiệm càng dồi dào dề mở rộng chủ đề chơi. 4. Tạo các tình huống để trẻ bộc lộ cảm xúc hay thể hiện cách cư xử đẹp. Chẳng hạn chơi trò chơi lớp học cô gíáo bỗng dưng mệt, học sinh phải làm gì để chăm sóc cô giáo. Những xúc cảm Êy được thể hiện trong trò chơi nhưng lại biểu hiện rất chân thực.Đặt ra các vấn đề khêu gợi trí thông minh của trẻ trong cách giải quyết. 5. Giúp trẻ thiết lập và điều chỉnh các mối quan hệ giữa các vai chơi Đặc điểm riêng biệt trong trò chơi đóng vai theo chủ đề so với những trò chơi khác là trong khi chơi trẻ phải thiết lập được những mối quan hệ giữa vai mình đóng với vai khác. Không thiết lập được những mỗi quan hệ Êy thì trò chơi coi như cũng không thành. Trong khi chơi không phải lúc nào những mối quan hệ giữa trẻ em cũng diễn ra tốt đẹp khiến cho trò chơi có thể tan rã hoặc gây ra những môi quan hệ giữa trẻ em cũng diễn ra tốt đẹp khiến cho trò chơi có thể tan rã hoặc gây ra những xung đột đáng tiếc do viêc tranh giành đồ chơi. Đặc biệt là tham gia đóng một vai nào đó, thường là tham gia đóng một vai nào đó, thường là vai chính. Mặt khác, ở trò chơi đóng vai theo chủ đề vai chơi là linh hồn của trò chơi đặc biệt là vai chính trẻ em thường thích vai chính vì được làm nhiều việc hơn, có quyền nhiều hơn và do đó oai hơn các vai khác. Vì vậy đã có nhiều cuộc Èu đả để tranh giành vai chính. Vấn đề ở đây là cần luôn phiên các vai cho trẻ đóng, người lớn đặc biệt là cô giáo có thái độ yêu thương và công bằng với tất cả các thành viên trong trò chơi khi trẻ giải quyết xung đột hoặc tham gia ý kiến vào vai chơi. 6. Cần liên kết các trò chơi theo từng chủ đề riêng lẻ lại với nhau để mở rộng mối quan hệ Khi bắt đầu biết chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề,trẻ mẫu giáo mới chỉ biết trong từng trò chơi riêng lẻ.Việc liên kết trò chơi riêng lẻ với nhau không chỉ là để cho trẻ đỡ nhàm chán mà điều quan trọng hơn là giúp trẻ mở rộng được các mối quan hệ để phản ánh đời sống xã hội có thực một cách sinh động và giúp cho việc trải nghiệm của trẻ trong trò chơi mang nhiều sắc thái ,tình cảm muôn mầu , muôn vẻ cách ứng xử muôn hình vạn trạng của nhiều loại người trong thực tế để lại trong bản thân kinh nghiệm sống phong phó . 7.Tạo quan hệ tinh thần , tôn trọng lẫn nhau giữa người dẫn với trẻ em trong khi chơi Đã là trò chơi thì trẻ em phải được làm chủ trò chơi chơi của mình trẻ phải được thực sự tự nhiên ,vui đùa thoải mái .Nếu có một sự điều khiển mang tính chất quy định nào đấy thì trẻ sẽ cảm thấy mình mất tự do, trò chơi này không còn là của mình nữa do đó buổi chơi sẽ rất nặng nề và mất hết tính chất chơi của nó. Bởi vậy, việc hướng dẫn chơi phải sao cho giữa cô và trẻ có một mối quan hệ thân tình, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau khiến cho trẻ vẫn cảm thấy tự nhiên như chính mình chơi chứ không phải mình bị điều khiển. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐVTCĐ Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MN THUỘC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG. I- Địa bàn điều tra về đặc điểm của một số trường. - Tôi tiến hành điều tra sơ bộ thực trạng chung một số lớp MG bé của một số trường mầm non thuộc thành phố Hải Phòng +Trường mầm non Họa Mi – Phan Bội Châu – Hải Phòng +Trường mầm non 1 – Minh Khai – Hải Phòng +Trường mầm non Sao Sáng –Trần Quang KhảI – Hải Phòng - Hầu hết các trường mầm non có một đội ngũ giáo viên đã trải qua trường lớp chỉ có một số Ýt là sơ cấp và trung cấp. Cơ sở vật chất còn thiếu thốn. - Các cháu đều khoẻ mạnh và có tâm sinh lý phát triển bình thường,các cháu đều đươc bố mẹ quan tâm. II- Thưc trạng biện pháp tổ chức hướng dẫn của giáo viên. 1- Mục đích điều tra thực trạng: Điều tra xem giáo viên tổ chức hướng dẫn cho trẻ chơi nh­ thế nào? và thực trạng trẻ chơi trò chơi ĐVTCĐ nh­ thế nào? Qua (hứng thú, kỹ năng đóng vai, giao tiếp trong khi chơi ... ),liên kết và độ bền của các nhóm độc lập sáng tạo. Phương pháp điều tra : Chúng tôi sử dụng phương pháp quan sát, dự giờ, đàm thoại và điều tra bằng phiếu ankét - Khi xuống từng lớp quan sát và dự giờ chơi của trẻ nhằm tìm hiểu và quan sát cách thức, biện pháp thực hiện của giáo viên ,đàm thoại với từng giáo viên phụ trách lớp. Phát phiếu điều tra anket để lấy ý kiến của giáo viên khi tổ chức hướng dẫn trò chơi.Lúc quan sát trẻ chơi và cách tổ chức hướng dẫn của giáo viên thể hiện như thế nào và ghi chép cụ thể lại .Đồng thời với phương pháp đàm thoại ,đàm thoại trước khi chơi,trong khi chơi, kết thúc chơi xem trẻ có hứng thú hay không,kỹ năng đóng vai của trẻ như thế nào? 3 - Kết quả điều tra: Qua thực nghiệm quan sát và giữa giờ chơi của các trường Mẫu giáo thuộc thành phố Hải Phòng. Tôi có một số nhận xét : +Ưu điểm : Nói chung các trường đã chú ý tổ chức và hướng dẫn trò chơi ĐVTCĐ đã có kế hoạch cho từng tháng, từng tuần, theo từng chủ điểm, từng lứa tuổi. Trước khi chơi giáo viên đã chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, cơ sở vật chất cho từng giờ chơi (chỗ chơi, đồ chơi). Đây cùng là một trong những điều quan trọng để bảo đảm cho việc tổ chức trò chơi ĐVTCĐ đạt kết quả cao. Nếu thiếu cơ sở vật chất thì không thể tổ chức được trò chơi ĐVTCĐ. Trong khi chơi giáo viên đã bao quát trẻ và có rèn luyện kỹ năng cho trẻ, giúp trẻ phản ánh hiện thực cuộc sống vào trò chơi một cách chân thực nhất. Giáo viên đã chú ý rèn luyện thói quen cho trẻ nh­ biết giữ gìn và bảo quản đồ chơi, biết lấy cất đồ chơi đúng nơi quy định. Nhược điểm : Bên cạnh những cái đã làm được của cô giáo song vẫn còn tồn tại một số nhược điểm sau: - Hầu hết các trường chưa chú ý đầu tư cho trẻ chơi còn cắt xén và bỏ giờ chơi… tổ chức buổi chơi còn mang tính chất đối phó với cấp trên, chơi theo sự phân công sắp xếp của cô giáo. - Khi trẻ chơi cô không chú ý đến kỹ năng đóng vai của trẻ, cô chưa tạo ra tình huống có vấn đề để mở rộng chủ đề chơi cho trẻ, dẫn đến trẻ chơi nhàm chán chỉ hứng thú vài phút đầu. - Số trẻ đông mà đồ chơi lại Ýt, không đủ đồ chơi cho trẻ chơi, cô chưa chú ý làm thêm đồ chơi cho trẻ. - Cô đã tổ chức cho trẻ chơi thông qua 3 bước: + Thoả thuận. + Quá trình chơi. + Nhận xét sau khi chơi. Song các bước Êy chỉ là hình thức để bước vào trò chơi thực chất là cô đã định trước các vai chơi và nhóm chơi. Khi cô hỏi các cháu, cứ như thế trẻ làm theo… Nhóm chơi nào cũng cố định vai chơi của mình rồi cô không chú ý việc luân chuyển vai chơi… dẫn đến trẻ không lĩnh hội được một cách chơi đầy đủ và các mẫu mực của đạo đức trong khi chơi, vì thế đã dẫn đến trẻ không tự điều khiển được hành vi của mình. - Quá trình chơi cô chỉ lướt qua các nhóm xem trẻ chơi có ngoan không. Cô chưa chú ý tạo tình huống cho trẻ mở rộng nội dung chơi. Do đó nội dung chơi còn nghèo nàn, đồng thời cô cũng chưa quan tâm đến sự sáng tạo của trẻ, chưa động viên trẻ chơi một cách kịp thời - Cô chưa vận dụng trò chơi này làm phương tiện để giáo dục toàn diện cho trẻ. Vì thế khi điều tra trên thực tế chỉ có khoảng 10% trẻ có sáng tạo trong khi chơi nhưng không được cô chú ý quan tâm đến phát triển sáng tạo của trẻ. (mới chỉ chớm sáng tạo rồi lại tắt ngay). Cô đã bắt trẻ chơi một cách rập khuôn, cứng nhắc bởi cô chỉ đơn thuần nghĩ đến sự gọn gàng ngăn nắp của lớp học. Và trật tự trong khi chơi. nên cô đã làm mất đi sự sáng tạo của trẻ. - Kỹ năng chơi của trẻ rất yếu do cô không chú ý rèn kỹ năng chơi cho trẻ, nhiều khi thao tác chơi của trẻ không đúng. - Cô chưa lồng nhận xét vào hoàn cảnh chơi mà cuối buổi chơi cô mới nhận xét, nhận xét một cách chung chung không cụ thể, rõ ràng. * Qua việc nghiên cứu phiếu điều tra ankét, tôi đã thu được một số kết quả sau: a- Đối với giáo viên: 40% giáo viên cho rằng trò chơi ĐVTCĐ quyết định đến chất lượng giáo dục của trẻ. 50% cho rằng nó chỉ chịu ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục 10% cho rằng không ảnh hưởng gì đến chất lượng giáo dục. - Biện pháp tổ chức và hướng dẫn trò chơi ĐVTCĐ của cô giáo có ảnh hưởng nh­ thế nào đến kết quả chơi của trẻ? 70% ý kiến cho rằng có ảnh hướng rất lớn đến kết quả. 30% cho rằng chỉ ảnh hưởng vừa phải. Vậy khi kiểm tra bằng phiếu ankét đa số giáo viên đã nhận thức được vai trò của trò chơi này. - Trò chơi là phương tiện để giáo dục có hiệu quả và hiểu được những biện pháp tích cực để tổ chức và hướng dẫn trò chơi có hiệu quả, phần lớn giáo viên đã hiểu được tầm quan trọng của trò chơi ĐVTCĐ đối với sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Nhưng trên thực tế thì lại khác: Phần lớn cô giáo không đem sự hiểu biết Êy để áp dụng vào tổ chức trò chơi. Tuy cô đã nhận thức được nhưng không thực hiện được dẫn đến nó xảy ra nhiều tồn tại trong thực tế. b – Kết quả thể hiện trên trẻ : * Hứng thú của trẻ: Lúc đầu 100% trẻ hứng thú chơi, xung phong chơi, vì trò chơi ĐVTCĐ làm một hoạt động của trẻ nên trẻ thích chơi. Sự hứng thú chơi đó trẻ không duy trì được (chỉ dừng lại 10% là trẻ hứng thú được cả buổi chơi còn lại 40% số trẻ hứng thú chơi được 15 -20 phót đầu). Và 40% trẻ hứng thú chơi được 10 -15 phút đầu. 10% thì hứng thú chơi được 5 -10 phút đầu. Khi mà cháu không thích chơi nữa thì trẻ sẽ bỏ nhóm của mình đi chơi lung tung hoặc sang nhóm khác, tranh nhau đồ chơi, la hét ầm ĩ... * Kỹ năng chơi: Kỹ năng đóng vai của trẻ còn yếu,đa số trẻ mới chỉ dừng lại ở mức độ biết thao tác với đồ chơi. * Độ bền của nhóm : Nhìn chung các nhóm chơi đã duy trì hết được thời gian chơi 35-40 phút nhưng còn gián đoạn không liên tục,trẻ bỏ nhóm của mình sang nhóm của bạn. 4- Liện kết nhóm chơi và giao tiếp trong khi chơi. Các nhóm chơi đã có sự giao tiếp với nhau song sự liên kết này không được duy trì và phát triển. Trong quá trình chơi trẻ giao tiếp rất Ýt .Hầu như không có sự nhận xét về bản thân mình III-NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THỰC TRẠNG TRÊN : Qua quá trình quan sát, điều tra cả về phía cô và phía trẻ tôi đã thấy được một số nguyên nhân sau: +Về phía giáoviên: - Do cô chưa thực sự quan tâm và dành nhiều thơi gian tới giờ chơi của trẻ - Việc tổ chức chơi cho trẻ chỉ dừng lại với hình thức thực hiện đúng thời gian biểu,thậm chí còn cắt xén thời gian. - Biện pháp tổ chức và cách hướng dẫn của cô không cụ thể rõ ràng, giáo viên không vận dụng hết sự hiểu biết của mình vào hướng dẫn trẻ chơi. - Cô còn cho trẻ tự chơi, không khai thác được vốn sống và hiểu biết của trẻ vào trò chơi, chơi dưới sự áp đặt, sắp xếp từ trước của giáo viên. - Chưa coi trọng hoạt động chơi mà chỉ chú ý đến tiết dạy: -Cô đã tổ chức cho trẻ chơi theo 3 bước nhưng các bước không phù hợp,thực hiên một cách máy móc. Trong quá trình chơi cô chưa động viên khuyến khích trẻ ,chưa tạo tình huống và khuyến khích trẻ. Kết thúc giờ chơi cô nhận xét hời hợt,chung chung. +Về phía trẻ: Do trẻ chưa có nề nếp chơi nên chơi rất hời hợt và tẻ nhạt. Trẻ không tạo ra được hoàn cảnh chơi để làm phong phú nội dung chơi, nên trẻ chưa tích cực giao tiếp với nhau ,dẫn đến việc trẻ không duy trì được hứng thú trong khi chơi. Trong lúc chơi trẻ không tập trung chơi, tranh giành đồ chơi. *Thực trạng của một số trường mầm non kể trên cho thấy: biện pháp tổ chức hướng dẫn trò chơi ĐVTCĐ hiện nay không phát huy được vai trò chủ đạo của trò chơi . Vai trò chủ đạo chính là hình thức tổ chức giáo dục trẻ một cách toàn diện ,để khắc phục tình trạng này giáo viên cần phải nắm vững các biện pháp và nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của trò chơi ĐVTCĐ đối với sự phát triển của trẻ MG bé một cách đầy đủ cụ thể và rõ ràng. Từ đó thấy được vai trò quan trọng của mình trong việc tổ chưc hướng dãn trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ ,để có những biện pháp cụ thể trong công tác tổ chức hướng dẫn trẻ chơi Đây là nghệ thuật rất linh hoạt,sự hướng dẫn của giáo viên phải là sự chân tìnhvà khéo léo sao cho trẻ thấy được mình vứa làm chủ cuộc sống má không bị ai áp đặt CHƯƠNG III THỰC NGHIỆM VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THƯC NGHIỆM I-Vài nét về lớp làm thực nghiệm: Nơi đầu tiên tôi làm thực nghiêm là lớp mẫu giáo bé ở trường mầm non Hoạ Mi – Phan Bội Châu – Hải Phòng.Đây là một lớp có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ,rộng rãi nên điều kiện chơi thải mái và rất thuân lợi cho viêc nghiên cứu - Đội ngũ giáo viên của trường chủ yếu là các giáo viên lâu năm, có kinh nghiệm có chuyên môn từ sơ cấp trở lên -Qua việc trò chuyện ,đàm thoại với cô hiệu trưởng tôi được biết: hoạt động vui chơi của trường còn yếu, do chưa được quan tâm nhiều,một phần do giáo viên trình độ còn thấp, cơ sơ vật chất còn thiếu chưa được các cấp lãnh đạo quan tâm và coi trọng .Vì thế cho nên dẫn đến nhiều hạn chế trong khi tổ chức cho trẻ chơi,và cũng từ đó dẫn đến hoạt động vui chơi này chưa đươc coi là hoạt động chủ đạo. -Với sự hướng dẫn trực tiếp của cô hiệu trưởng tôi đã vào lớp mẫu giáo bé để tiến hành thực nghiệm, đây là lớp có số cháu khá đông ,sĩ số lên đến 45 cháu,các cháu đều khoẻ mạnh,tâm sinh lý phát triển bình thường ,trình độ phát triển ngang bằng nhau,lớp do cô Vũ Thị Minh- sinh năm 1979- tốt ngiêp trung cấp làm chủ nhiệm - Thời gian tiến hành thực nghiệm là 15 ngày và kéo dài suốt 2 tuần (bắt đầu từ ngày 10/1 đến ngày 26/1).Tôi đã chọn ngẫu nhiên 30 cháu cả nam và nữ chia thành hai nhóm . + đối chứng: 15 cháu . + thực nghiệm: 15 cháu . 1.Ưu điểm : trẻ thích chơi trò chơi này vì nó thoả mãn nhu cầu chơi của trẻ. Trẻ nắm vững một số kỹ năng chơi . - Trẻ biết cách giao tiếp trong khi chơi . - Trẻ biết sử dụng đồ chơi theo ý thích của mình . 2.Nhựơc điểm:Vốn hiểu biết của trẻ còn nghèo nàn chưa phong phú, nên chủ đề chơi và nội dung chơi còn rất bó hẹp. - Khả năng giao tiếp của trẻ còn rất kém dẫn đến trong khi chơi trẻ chưa liên kết các nhóm chơi thành chủ đề chơi chung . - Hứng thú chơi của trẻ không bền ,trẻ chỉ chơi đươc vài phút đầu là hứng thú. Dần dần trong quá trình chơi trẻ hờ hững và nhàm chán sau đó tắt dần . - Kỹ năng chơi của trẻ còn rất thấp hầu hết chỉ mới dừng lại ở chỗ biết đóng vai . - Về mặt phương pháp tổ chức chơi của cô giáo ở lớp thực nghiệm : có thể nói phương pháp của cô chưa phù hợp chưa thực hiện một cách nghiêm túc,tuy nhiên cũng được tổ chức qua 3 bước sau: + Thoả thuận trước khi chơi. + Quá trình chơi . + Nhận xét sau khi chơi. - Thoả thuận trước khi chơi cô cũng đã đàm thoại với trẻ ,với câu hỏi (các con thích chơi gì nào ? nhưng thực tế cô đã định sẵn góc chơi cho trẻ từ trước rồi - Trong quá trình chơi cô không có sự luân chuyển giữa các góc chơi này với góc chơi khác và với vai chơi này với vai chơi khác. Cô còn áp đặt nhóm chơi và nội dung chơi, hầu như cô chưa tạo ra tình huống, không tạo ra hoàn cảnh ,chưa chú ý cung cấp các biểu tượng cho trẻ - Kết thúc nhận xét còn chung chung, không lồng nhận xét vào hoàn cảnh chơi Tóm lại: qua quá trình quan sát ở lớp thực nghiệm này cũng như thực nghiệm chung ở toàn trường mầm non mà chúng tôi đã nói ở trên. Trên cơ sở lý luận trên,tôi thấy vai trò của việc tổ chức trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo là phương tiện giáo dục trẻ có hiệu quả.Nếu được sự chú ý quan tâm của các cấp lãnh đạo cùng với giáo viên đứng lớp thì kết quả của giáo dục trong trò chơi ĐVTCĐ còn tốt hơn nhiều. Để khắc phục khó khăn trên,trong các buổi thực nghiệm,tôi đã sử dụng một số biện pháp tổ chức hướng dẫn trò chơi ĐVTCĐ ở lớp Mẫu giáo bé. II.Các biện pháp tổ chức hướng dẫn trò chơi ĐVTCĐ: 1.Cần tôn trọng tính tự nguyện,tự do của trẻ trong khi chơi là một hoạt động không mang tính bắt buộc.Cô giáo phải có biện pháp thu hút trẻ vào chơi nh­ sau: -Trò chơi có nội dung hay. -Thay đổi hình thức,nội dung chơi để đỡ nhàm chán,cùng một chủ đề nhưng mỗi lần chơi phải tạo ra tình huống khác nhau. -Xáo trộn các vai chơi và trò chơi. 2.Cần phát huy tính tích cực,chủ động của trẻ trong khi chơi: -Không làm thay,làm sẵn cho trẻ mà cô chỉ hướng dẫn trẻ để trẻ tự làm. -Khuyến khích động viên kịp thời những cháu có sáng kiến trong khi chơi. 3.Cần mở rộng chủ đề và làm phong phú nội dung,cho trẻ tiếp xúc nhiều với người lớn qua các buổi tham quan trò chuyện ở các III. Các bước tiến hành thực nghiệm * Bước 1: Mục đích yêu cầu - Thoả thuận trước khi chơi, đưa ra chủ đề chơi, phân vai cho nhau và xác định nội dung của trò chơi. - Chơi hứng thó theo chủ đề và nội dung đã vạch ra, giao tiếp với nhau, độc lập sáng tạo trong khi chơi và có sự liên kết giữa các nhóm trong khi chơi. - Biết nhận xét đánh giá hành động của mình của bạn * Bước 2: Chuẩn bị thực nghiệm -Xác định chủ đề và đề ra nội dung chơi cho từng buổi. -Đề ra phương pháp và biện pháp hướng dẫn. -Chuẩn bị chỗ chơi và đồ chơi cho trẻ theo chủ đề. -Tuỳ từng thực nghiệm mà gợi ý trẻ bổ sung trò chơi đúng lúc,gây hứng thú và tạo điều kiện kích thích trẻ chơi. Phương pháp và biện pháp hướng dẫn:sử dụng 2 phương pháp là : trực tiếp và gián tiếp. Động viên và khuyến khích trẻ sáng tạo trong khi chơi Bước 2 : Tiến hành thực nghiệm đo đầu vào các tiêu chí đã xây dùng cho cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. Tiến hành tác động sư phạm vào hai nhóm thực nghiệm và đối chứng,sử dụng các biện pháp hiện hành. Đo đầu ra cả hai nhóm. Bước 3: Phân tích kết quả thực nghiệm: Sau khi đã cho trẻ tham gia vào trò chơi ĐVTCĐ,nhận xét đánh giá của tôi theo những tiêu chí và thang điểm cụ thể mà tôI đã xây dựng nh­ sau: +Tiêu chí 1:Hứng thú chơi. Mức độ 1:Trẻ thực sự hứng thú trong khi chơi,chơi say sưa từ đầu đến cuối buổi chơi.(3 điểm) Mức độ 2:Trẻ Ýt hứng thú.(2 điểm) Mức độ 3:Trẻ không hứng thú.(1 điểm) +Tiêu chí 2:Kỹ năng đóng vai. Mức độ 1:Trẻ đóng vai thành thạo và có biểu hiện sáng tạo.(3 điểm) Mức độ 2:Trẻ biết đóng vai.(2 điểm) Mức độ 3:Trẻ chưa biết đóng vai.(1 điểm) +Tiêu chí 3:Giao tiếp khi chơi. Mức độ 1:Trẻ tích cực giao tiếp trong nhóm.(3 điểm) Mức độ 2:Trẻ giao tiếp ở mức độ trung bình.(2 điểm) Mức độ 3:Trẻ không giao tiếp.(1 điểm) 1.Đo đầu vào(kết quả của hai nhóm thực nghiệm) Qua quá trình làm quen và dự giờ tôi đã chọn 30 cháu cả nam cả nữ để kiểm tra kỹ năng chơi trò chơi ĐVTCĐ của trẻ. Tôi hỏi giáo viên về cá tính,hứng thú,khả năng chơi của trẻ bằng cách đàm thoại trực tiếp với những câu hỏi sau: Các con đã biết những trò chơi nào rồi? Các con thích chơi nhóm nào nhất? Con thích đóng vai nào? Tôi thấy rằng: Các cháu chỉ biết đóng một sè vai rất đơn giản. Chủ đề chơi còn bó hẹp,nội dung chơi chưa phong phú,kỹ năng giao tiếp còn rất yếu. Kết quả thể hiện ở bảng sau: Bảng 1: Hứng thú chơi Nhóm S.trẻ Mức độ Điểm TB 3 (điểm) Rất hứng thú 2 (điểm) Hứng thó 1 (điểm) Không hứng thú Đối chứng 15 10% 45% 45% 1.65 Thực nghiệm 15 10% 60% 30% 1.75 Nhìn vào bảng trên ta thấy mức độ hứng thú của hai nhóm trước thực nghiệm la tương đương nhau. Bảng 2: Kỹ năng đóng vai của hai nhóm(trước thực nghiệm) Nhóm S.trẻ Mức độ Điểm TB 3 (điểm) Đóng vai thành thạo 2 (điểm) Biết đóng vai 1 (điểm) Chưa biết đóng Đối chứng 15 5% 50% 45% 1.6 Thực nghiệm 15 0% 65% 35% 1.65 Nhìn vào bảng ta thấy: Điểm TB thực nghiệm » Điểm TB đối chứng Bảng 3: Mức độ biểu đạt của sự giao tiếp của trẻ hai nhóm Nhóm S.trẻ Mức độ Điểm TB 3 (điểm) Giao tiếp tích cực 2 (điểm) Giao tiếp trung bình 1 (điểm) Không giao tiếp Đối chứng 15 0% 25% 75% 1.25 Thực nghiệm 15 0% 25% 75% 1.25 Nhìn vào bảng ta thấy:Điểm TB thực nghiệm = Điểm TB đối chứng Nhận xét: từ kÕt quả trước thực nghiệm cho ta thấy rằng về hứng thú và kỹ năng chơi của 2 nhóm bằng nhau,con giao tiếp thì bằng nhau trong qúa trình chơi tôi đã chú ý quan sát, theo dõi và nhận thấy rằng: Bắt đầu vào chơi trò chơi ĐVTCĐ trẻ rất hứng thú hăng hái: cô phân vai cháu hăng hái giơ tay để xin đóng,nhưng dần dân trong quá trình chơi thì hưng thú đó của trẻ bị tắt dần,trẻ chỉ hứng thú 10 – 15 phút.Sau đó trẻ chán đi lung tung, đùa nghịch trêu chọc lẫn nhau, trẻ không còn hứng thú chơi. Vì không có sự tác động của cô,cô không quan tâm đến trẻ để mặc trẻ tự chơi,chỉ có hai cháu Phương Anh và Bích Ngọc la có hứng thú được hết buổi,chơi chiếm 10% ở nhóm thực nghiệm và 10% ở nhóm đối chứng trể hứng thú đươc cả buổi đó là Thanh Phương và Mỹ Dung.Số còn lại chỉ chơi đươc 15 phút thì chán, trẻ đi lung tung trong líp. Kỹ năng đóng vai của trẻ chưa đạt hiệu quả cao,hầu hết trẻ chỉ dừng lại ở mức đóng vai. VD: ở nhóm bác sỹ cháu nói chỉ biết đặt ống nghe ở bùng.Khám xong cho thuốc nhưng không dặn dò gì cả để mặc bệnh nhân ra về. ở nhóm xây dung thì cháu mới chỉ biết ghép hàng rào và đăt những con vật vào đó,rồi đặt cây canh lung tung chưa biết làm bố cục thế nào cho đẹp. ở nhóm nấu ăn thì còn ding tay bốc khi dọn ăn thì còn đặt bếp trên bàn.Chỉ có khoảng 50% trẻ mới chỉ biết đóng vai,còn 50% trẻ chỉ biết thao tác với dụng cụ đồ chơi. Trong khi chơi trẻ giao tiếp rất Ýt,chØ giao tiếp khi cần thiết,trẻ chưa có sự sáng tạo chơi một cách dâp khuôn, các nhóm Ýt liên kết với nhau.Trẻ chứa điều khiển được hành vi của mình 2.Tiến hành thưc nghiệm: *Thực nghiệm 1: a.Mục đích yêu cầu: -Cô hướng dẫn trẻ thoả thuận với nhau đưa ra chủ đề chơi biết phân vai cho nhau. - Trẻ chơi hứng thú theo chủ đề và tích cực giao tiếp sáng tạo trong khi chơi và có sự liên kết giữa các nhóm trong khi chơi. - Biết nhận xét hành động của bạn mình. b.Chuẩn bị thực nghiệm: + Đồ chơi: - sử dụng đồ chơi có sẵn - bổ xung thêm đồ chơi nấu ăn,bác sỹ. +Địa điểm: phòng học +Biện pháp sử dụng thưc nghiệm:biện pháp trực tiếp và gián tiếp Theo dõi đưa câu hỏi và tạo tình huống khi trẻ gặp khó khăn c.tiến hành thực nghiệm: + Trước khi chơi: Phía cô: đưa câu hỏi để gởi ý trẻ tự thoả thuận. Bây giờ các con bàn với nhau xem các con sẽ chơi trò chơi gì? những ai ở nhóm nào?chơi theo chủ đề gì? Phía trẻ: sau một vài phút bàn bạc thoả thuận nhưng chưa có sự thương lượng với nhau vẫn còn tranh nhau là người vai chính. Cô giúp trẻ thương lượng giữa các vai,xác định nội dung và phân vai,cô có thể làm mẫu một nhóm cho trẻ xem.Cô khêu gợi sự hứng thú:cháu thích chơi trò chơi gì,những ai muốn chơi nấu ăn. Hưỡng dẫn cho trẻ tách thành nhóm để dễ phân vai. Qúa trình thực nghiệm cô theo dõi trẻ chơi. + Nhóm nấu ăn ( 3 cháu). Cô theo dõi thấy trẻ bày lộn xộn nh­ nồi,bát ,đĩa,chén,thức ăn……… cô đến và hỏi cháu: Cô: Thế bây giờ các bác định làm gì thế. Trẻ: Chúng tôi nấu ăn. + Thế nấu ăn xong các bác định bầy món ăn ra nh­ thế nào. - Trẻ chỉ tay lên bàn. + Các bác nấu để gọn một bên bàn,còn một bên bàn bầy thức ăn đã được nấu chín chứ. Thế hôm nay các bác nấu cơm cho ai ăn vậy? - Chúng tôi nấu cơm cho cô giáo và em bé ăn. + Thế các bác định nấu món gì? - Cá rán ,rau luộc và tôm rang. + Ôi ngon thế ! chúc các bác nấu ăn ngon miệng nhé. - Cô theo dõi thấy trẻ chưa biết nấu ,trẻ chỉ biết đặt nồi lên bếp rồi lúng túng: Cô hướng dẫn và làm mẫu cho trẻ nấu. + Nhóm chơi gia đình ( 3 cháu). - Trẻ chưa có kỹ năng vẫn chơi theo nếp cũ chỉ biết ngồi đút bột cho búp bê rồi lại cho em nằm ngủ rồi bỏ sang nhóm khác chơi. - Cô tạo tình huống : Cô : Bác đi đâu về mà lâu vậy? Trẻ: Tôi đi chợ. Cháu Mai Lan bế em nhưng chưa biết ru.Cô bế em bé lên tay và hát ru cho trẻ làm theo Cô thấy bạn My bế em cô đến bên và nói, con bác khóc nhiều quá chắc cháu bị ốm rồi bác bế con đi khám xem cháu thế nào? Trẻ bế em bé đến bác sỹ khám. + Nhóm bác sỹ (2 cháu). Bác sỹ thi khám bệnh,cô y tá phát sổ phát thuốc. Cô tạo tình huống: Cô: cô y tá kiểm tra xem hé con bác My có phải bị ốm không. Trẻ: cô y tá lấy cặp nhiệt độ xem cháu bé và nói,con của bác sốt cao qúa cho cháu uống thuốc ngay. Cô khen ngợi trẻ: cô ý tá Lan Nhi rất nhanh nhẹn,nhiệt tình và chu đáo với bệnh nhân,các bác lên cảm ơn cô y tá Êy. Một lúc sau có các bác bế con đến khám bác sỹ. + Nhóm xây dựng (6 cháu). - Đạt,Nam đang xây hàng rào,Duy xây chuồng cho các con thú,An xếp thảm cỏ,cây ,vườn hoa,Đức phân loại các con vật. Cô: các bác định xây gì thế? Trẻ: chúng tôi xây dựng công viên. Cô: thế nguyên vật liệu của các bác đủ chưa.Tôi thấy cửa hàng bên cạnh bán rất nhiều vật liệu đấy.Các bác cử người đến xem thế nào. Trẻ: bác Đức cử bác Duy đi xem.bác đi nhanh rồi về nhé. + Nhóm bán hàng(2 cháu). Trẻ ngồi mãi mà chẳng có ai mua. Cô: cửa hàng bác hôm nay có đắt hàng không? Trẻ: không ai mua ạ. Cô: sao các bác không đi quảng cáo”cửa hàng tôi có rất nhiều hàng mới nhập về đẹp lắm” đến từng nhóm để quảng cáo cứ thế trẻ đi quảng cáo hết các nhóm.Một lúc sau cửa hàng rất đông khách mọi người đua nhau đến mua rất hào hứng. + Nhóm cô giáo, chủ đề lớp học(6 cháu). Thu Hương là cô giáo còn 5 cháu là học sinh. Trẻ chỉ biết cho cháu ngồi vào bàn rồi bắt hát tập thể,cho học sinh hoạt rồi lại ngồi chơi. Cô gợi ý hôm nay lớp mình đi học có đầy đủ không Trẻ đủ cô ạ,thế cô giáo đã báo cơm chưa,sắp trưa rồi học sinh không có cơm ăn đâu đấy. Cô giáo đến tập đoàn báo cơm và về lớp ổn định tổ chức cho các cháu vào học. 3. kết thúc: Hôm nay trưa rồi các cô tạm nghỉ tay đã ngày mai chóng ta lại tiếp tục xây dựng….và cô hát bài”bạn ơi hết giờ rồi “nhanh tay cất đồ chơi.Trẻ thu dọn đồ chơi đúng quy định. Nhân xét thực nghiệm I: - Biện pháp tác động của cô. Dùng đồ chơi,để tạo thành hoàn cảnh chơi,khêu gợi hứng thú, khích lệ thu hút trẻ thích chơi. Dùng câu hỏi gợi ý tình huống và hoàn cảnh chơi làm cho nội dung phong phú,cuốn hút trẻ chơi rất nhiệt tình say xưa. Biểu hiện của trẻ trong khi chơi. +Hứng thú: đa số cháu thích chơi được 20 phút đầu và 5 phút cuối. +Kỹ năng đóng vai: kỹ năng chơi chưa tốt vì có hai nhóm nấu ăn và bác sỹ chưa biết chơi. +Nhưng khi có sự giúp đỡ và tạo tình huống của tôi thì hai nhóm này chơi rất hứng thú và có sáng tạo mới. +Nội dung chơi được mở rộng và giàu hơn trước. +Ngôn ngữ giao tiếp:quá trình chơi còn Ýt giao tiếp,chưa tích cực độc lập sáng tạo.Song khi có sự gợi ý của cô thì trẻ tích cực sáng tạo và mở ra tầm hiểu biết và giao tiếp rất rộng với các nhóm chơi khác. +Tính tự lực chưa cao,chưa biết diễn đạt ý muốn của mình cho các bạn hiểu,bước thoả thuận và quá trình choi vẫn còn phải có sự tham gia của cô giáo. Thời gian chơi là 40 phót. *Thực nghiệm 2: a.Mục đích yêu cầu: -Tiếp tục hướng dẫn giúp trẻ thoả thuận,đưa ra chủ đề chơi biết phân vai và xác định nội dung trò chơi. -Mở rộng chủ đề và làm phong phú nội dung chơi theo chủ đề “bệnh viện”. -Tạo hoàn cảnh và đưa tình huống để trẻ tích cực giao tiếp,động viên khuyến khích trẻ độc lập sáng tạo trong khi chơi và thể hiện thái đọ tình cảm qua các vai.tạo các tình huống để trẻ bộc lộ cảm xúc hay thể hiện cách ứng xử đẹp. -Gợi ý trẻ nhận xét các hành động của mình qua các vai và nhận xét các mối quan hệ qua lại giữa trẻ với nhau. b.Chuẩn bị thực nghiệm. +Đồ chơi: chuẩn bị đồ dùng,đồ chơi nh­ ở thực nghiệm 1. Bổ sung thêm đồ chơi ở nhóm bác sĩ để phục vụ cho thực nghiệm:thêm áo,mũ,1 số dụng cụ tai,mũi,họng,bông băng… +Địa điểm:phòng học +Phương pháp,biện pháp của cô: Cung cấp thêm cho trẻ những biêu tượng,những hiểu biết về bệnh viện qua việc cho trẻ xem tranh ảnh,kể chuyện,đàm thoại về đề tài này trong giờ đón và trả trẻ. c.Tiến hành thực nghiệm: Bước 1: trước khi chơi Để gây hứng thú và chủ đề “bệnh viện” cho trẻ đọc bài thơ: Thỏ bị ốm Đến giờ chơi cho trẻ tập trung lại thoả thuận với nhau về chủ đề chơi. -Cô: hôm nay các con muốn chơi gì nào? +Trẻ: đưa ra chủ đề chơi nh­ mọi ngày (bán hàng, nấu ăn,cô giáo,gia đình,xây dựng,..) - Cô : ai muốn chơi nhóm nào thì về nhóm đấy nhé và các con phân vai xem ai là nhóm trưởng và làm những công việc gì? - Cô theo dõi các nhóm và trực tiếp tham gia vào nhóm theo chủ đè bác sĩ, lúc này trẻ tranh nhau làm bác sĩ cô lại gần và hỏi:nếu tất cả làm bác sĩ thì ai sẽ làm cô y tá để phát sổ y tế va kê đơn thuốc va ai cham soc cho bệnh nhân? Lập tức có 2 trẻ xung phong lam y tá.trẻ bầu ban Lan Anh lam bác sĩ vì bạn Êy khám bệnh giỏi nhất,chẩn đoán bệnh tốt nhất. Bước 2:Qúa trình chơi: +Nhóm gia đình (3 cháu): Trẻ lựa chọn đồ chơi va tiến hành chơi.Do co sự tác động của tôi ở thực nghiệm 1 trẻ đã có kỹ năng chơi hơn trước.trẻ biết bế em và ru em ngủ, đặt con nhẹ nhàng nằm lên gối và đắp chăn cẩn thận. Cô tiếp tục mở rộng nội dung,khuyến khích trẻ thể hiện tình cảm khi thấy bạn Phương cho em bé ăn mà không thể hiện tình cảm: tôi thấy bác Phương cho con ăn rất khéo,nhưng tôi thấy bột hình như hơi nóng,bác nên thổi cho thật nguội kẻo em bé bỏng đó.tôi thấy em bé không ăn bác nên vừa đút vưa nói chuyện với con:con mẹ ngoan qua,ăn giỏi quá,bột hôm nay mẹ nấu ngon lắm,… cho con ăn hết đĩa bột đi nhé. Cô nhìn thấy trẻ bên cạnh nấu cơm,trẻ làm đổ nồi thức ăn xuống bàn,cô hốt hoảng chạy đến “bác bị bang rồi mau dưa bác đi đến bệnh viên khám ngay đi”. Một bạn đến đưa bác hàng xóm đi khám cùng với con.bác sĩ khám cho bệnh nhân,2 cô y tá,người ghi sổ y tế,người đi lấy thuốc và băng.cấp cưú xong bac sĩ cho bệnh nhân và mọi người về. -Cô: mẹ cháu bị bỏng nên không nấu cơm được,cháu phải nấu hộ mẹ và chăm sóc cho mẹ nhé. Bác sĩ ơi thế bao giờ bệnh nhân đến khám lại ? +Trẻ: ngày mai bác đến khám lại nhé. Chào bác chúng tôi về. +Nhóm nấu ăn (3 cháu): -Phía trẻ: sau khi thực nghiệm 1 trẻ có nhiều tiến bộ hơn trước các cháu biết cách nấu,hai cháu chuyên nấu và một cháu chuyên đi chợ mua thưc phẩm về. Thấy tôi đến cháu Thanh Hiền chạy ra mời”bác vào ăn cơm đi”. -Cô:thế bác nào có món gi ,có món đặc sản không. -Trẻ:nhiều món lắm bác ạ,cá kho,nem rán,thịt gà,rau bắp cải xào,xu xu luộc…… -Cô: các bác nên nấu thêm canh về mùa hè nữa cơ.Vì mùa hè nóng bức thì có bát canh thì tuyệt quá. -Trẻ: bác đợi tôi một tý nhé,tôi đi nấu canh cho bác ngay đây. -Cô thấy trẻ ở nhóm bác sỹ không có bệnh nhân nào đến khám,đang ngồi chơi cô gợi ý.Bây giờ đang rỗi bác sỹ đi ăn cơm đi. -Trẻ: tất cả bác sỹ kéo nhau đi ăn hết. -Cô: các bác đi hết a,phải có người trực chứ nếu có bệnh nhân cấp cứu thì sao. + Nhóm bán hàng(2 cháu): -Thấy các cháu không có khách ,cô gợi ý “bác có sách chuyện gi không bán cho tôi một quyển” -Trẻ: đang ngồi buồn vì vắng khách cháu nói.Có bác ạ, bác xem đi. -Cô: bác cứ bầy cho tôi xem,cô chọn 1 cuốn truyện cổ tích và hỏi.Bao nhiêu tiền hở bác? -Trẻ: hai nghìn đồng. -Cô trả tiền xong và nói to cho mọi người xung quanh biết được,ở đây có nhiều truyện hay lắm các bác đến mua đi. -Trẻ:thấy bán truyên hay ,khách đến mua tấp nập. + Nhóm xây dung(6 cháu): -Trẻ: phân công công việc cho tưng người. -Cô gợi ý để trẻ xây dựng bệnh viện. Cô nói:”các bác xây dựng ơi bệnh viện đợt này chật quá và bệnh nhân vào viện càng đồng” -Trẻ:cháu ( Duy thợ cả) nhanh nhẹn trả lời, chúng tôi sẽ xây một bệnh viên thật to và đẹp. -Trước khi xây thợ cả,cử công nhân đi mua nguyên vật liệu xây một dãy phòng nằm của bệnh nhân . -Cô: bệnh viện sao không có phòng cấp cứu,phòng giao ban ,phòng giám đốc,phòng trực….. -Trẻ: có chứ bây giờ chúng tôi sẽ xây ngay,trẻ trồng cây xung quanh và có cả ghế đá cho bệnh nhân ra hóng mát. -Các bác ơi trưa rồi nghi tay đi ăn cơm thôi. -Tất cả các bác xây dựng đều đi ăn cơm. Bước 3: Kết thúc. - Cô và cháu đọc bài thơ: giờ chơi đã hết nghe vang tiêng cói… Tự nhiên trẻ sẽ thu dọn đồ chơi đúng vào nơi quy định. * Nhận xét : Thực nghiệm 2. - Hầu hết trẻ đã có hứng thu chơi. - Cháu chơi rất hứng thú khi được cô giáo tạo tình huống và gợi ý liên kết các nhóm chơi. - Trẻ đã có kỹ năng chơi, nhưng chơi chưa sáng tạo. -Trẻ đã có biểu hiện tích cự giao tiếp trong các nhóm chơi và có liên kết chặt chẽ. - Tính tự lực được phát triển, trẻ viết thảo luận, phân vai nhưng vẫn cần sự hỗ trợ của cô giáo. - Thời gian chơi 40 phót. Thực nghiệm III. I. Mục đích yêu cầu thực nghiệm: - Tiếp tục mở rộng chủ đề chơi làm phong phú nội dung của trò chơi. Đặc biệt là nhãm chơi "gia đình". - Trẻ tự đưa ra chủ đề chơi say sưa, và liên kết chặt chẽ hướng trẻ vào chủ đề. II. Chuẩn bị thực nghiệm + Nh­ thực nghiệm 2. Bổ sung đồ chơi phục vụ chủ đề chơi "gia đình" vào đồ chơi làm bánh và một số vật liệu làm thức ăn. + Chò chơi nh­ thực nghiệm 2. + Phương pháp và biện pháp của cô. Trực tiếp, gián tiếp. - Sử dụng phương pháp trò chuyện trước với trẻ về " gia đình" cháu và công việc của từng người trong gia đình, ngoài xã hội cô kể chuyện, cho trẻ tự kể kết hợp xem tranh ảnh gây Ên tượng và các biểu tượng hướng chó ý vào thái độ tình cảm và những mối quan hệ của họ". III - Tiến hành thực nghiệm: Bước 1: - Gây hứng thú đến chủ đề chơi, cho trẻ hát bài: "Cả nhà thương nhau". Gây đối tượng cho một bầu không khí vui tươi, phấn khởi và thương yêu nhau. - Đặt một câu hỏi hướng chủ đề vào "gia đình". Bạn nào cho cô biết : "Trong gia đình cháu gồm có những ai nào?. Trẻ tự kể bố, mẹ, ông bà, Anh chị và em. - Cô đặt câu hỏi để xác định chủ đề chơi. Cô thấy lớn mình mấy hôm nay chơi rất là giỏi lắm bây giờ ta chơi tiếp nhé. Các cháu chơi những trò chơi gì nào? Lớp MG, gia đình, nấu ăn bệnh viện và xây dựng. - Cô hướng vào chủ đề chơi chính gợi ý cho các bác xây dựng, xây một số ngôi nhà cho gia đình. - Cho trẻ về các nhóm theo chủ đề đã phân công vai và xác định nội dung chơi, trẻ tự nguyện chọn chơi theo nhóm. - Cô phân vai các nhóm gia đình. Bước 2: Quá trình chơi. - Cô đi đến từng nhóm một đề nghị gợi ý và mở rộng chủ đề nội dung chơi, tạo tình huống cố vấn để và hoàn cảnh chơi + ổ nhóm lớp mẫu giáo. - Phía trẻ: "cô giáo" dạy hát múa, tập thể dục, kể chuyện, đọc thơ. - Cô: Cô ơi hình như dịp này có đợt tiêm phòng cho trẻ đấy, cô giáo đã mời bác sĩ về tiêm phòng cho lớp mình chưa? trẻ vội vàng đi mời bác sĩ đến tiêm phòng cho lớp mình. Bác sĩ được mời đến, khi mang theo dụng cụ y tế (xi lanh... - Bác sĩ đến lớp học cả" cô và trẻ" chờ đợi ngồi rồi trật tự. - Cô gọi ý: Hình như lớp mình chưa chào bác sĩ. - Trẻ: Cô cháu tự nguyện đứng dậy khoanh tay chào bác sĩ. - Bác sĩ định vào tiêm ngay nhưng có sự gọi ý của cô BS dừng lại thế BS đã giới thiệu với lớp mình chưa.. - BS liền giới thiệu mình, rồi chò chuyện với tất cả lớp 2 phót. Trẻ : Tôi tên là Mai, bác sĩ đến tiêm cho các cháu, MG lớp mình đấy là cô Lan y tá. - Có trẻ không cho tiêm BS cầm tay kéo ra để tiêm thấy thế cô gọi ý: BS nên nhẹ nhàng một chút nhất là cháu nhỏ càng phải dỗ dành nâng nưu.. Trẻ: Lóc đó BS Mai mới nhẹ nhàng ân cần với các cháu nhỏ càng phải dỗ dành nâng nưi.. - Khi tiêm xong BS ra về cả lớp đứng dậy chào BS cô gợi ý, T líp mình đã cảm ơn bác sĩ chưa, trưa rồi mời BS cùng ăn cơm với lớp mình đi nào? + Nhóm gia đình (6 trẻ) Trẻ bế con, chăm sóc con, và cho con ngủ. - Cô gợi ý để trẻ chia ra nhiều ra đình nhá như sau: + Mét gia đình có 3 người: + Mét gia đình có 2 người: + Và mét gia đình chỉ có 1 người. Rồi gợi ý để trẻ phân công bố, mẹ, con. - Trẻ: " Sao gia đình bác quý chỉ có 1 mình bác và em bé? - Cô: Chồng bác Êy đi công tác ở xa nên ở nhà chỉ có 2 mẹ con bác Êy ở nhà thôi. - Cô: Tiếp tục động viên trẻ chăm sóc con chu đáo, và thể hiện tình cảm của người mẹ đối với con như ở (TN2). - Trẻ: Rất chu đáo đối với con mình. (ây yếm con, ru con ngủ...). Cô: Gợi ý mở rộng nội dung có đóng 1 khách lạ đến chơi nhà gợi ý để trẻ biết khách ăn bánh kẹo, trò chuyện.... Cô gợi ý: Hình như nhà bác thuỷ hôm nay làm sinh nhật cho con đấy bác Êy đã mời gia đình ta chưa? Cô cố tình nói to để xung quanh nghe thấy và cháu Thuỷ cũng nghe thấy và sang mời trẻ. Tôi mời hai bác tối nay sang dù sinh nhật con tôi Cô: Thế con bác nay nay lên mấy tuổi rồi . Trẻ: con tôi năm nay lên 1 ạ. Cô: Bác đã mời được nhiều khách chưa. - Trẻ được cô gợi ý rồi đi đến các nhóm rồi mời sinh nhật con mình và đi mua hoa quả, bánh kẹo, trẻ bận rộn chuẩn bị sinh nhật cho con. + Nhóm bệnh viện: - Phía trẻ đã biết cánh chơi, kỹ năng chơi và thành thạo chơi hơn trước, trẻ biết khám đựoc nhiều bệnh và cách chữa trị nh­ khám mắt, răng, họng, chữa đau đầu.. Cô: Hình như hôm nay là cuối tháng rồi đấy các bác đã đi khám kiểm tra sức khoẻ cho các cháu MG, cân, khám mắt, khám tim, phổi... Khi khám bệnh xong trẻ biết ghi vào sổ theo dõi sức khoẻ. + Nhóm bán hàng (02 trẻ) Phía trẻ chơi được 30 phót Thấy các bạn gia đình làm bánh sinh nhật trẻ thích quá bỏ nhà để đi xem và làn cùng Cô: Tạo tình huống giúp trẻ duy trì nhóm chơi và vai chơi của mình cô giả vờ đem mua hàng và nói to: "Ai bán hàng ở đây nhỉ ! Cho tôi mua một bó hoa nào." trẻ: "Về bán hàng đi kìa" trẻ bảo "Bác mua gì đấy". Thế ai bán ở quầy bên này hở bác Tôi muốn mua đồ chơi để làm quà sinh nhật. Trẻ gọi: Bác Thái ơi về bán hàng kìa. - Cô: Đợi cháu và nói các bác muốn đi đâu thì thay phiên nhau để đi. Hôm nay có sinh nhật mọi người đến mua hàng nhiều đấy. Trẻ: Vâng ạ. + Nhóm nấu ăn - 2 cháu chơi: Thấy tôi đến cháu Hồng Ngọc ra mời Mời bác đến chỗ chúng tôi ăn cơm, cơm ngon lắm và cô nhiều món ăn mới đặc sản lắm nh­ phở gà, phở bò.." Cô:"Các bác nấu xong rồi à, đưa tôi nếm thử xem nào" món phở này hơi mặn, phở mà bị mặn thì ăn mất ngon đấy. Bác nên cho thêm nước. Món xào thì nhạt quá. Bác nên thêm mắm. Cô hướng dẫn và cung cấp thêm nguyên vật liệu làm trứng, gà luộc... giúp trẻ duy trì hứng thú chơi. + Nhóm xây dựng: Phía trẻ: Các cháu đã bầu được nhóm trưởng và phân công nhau mỗi vai 1 công việc và tiến hành rất tích cự phần việc của mình. Cô: Các bác xây công trình gì mà đẹp thế. Trẻ: Chúng tôi xây nhà tập thể Cô : Các bác xây xong chưa? Tôi thấy ở nhóm nấu ăn các bác giúp đỡ nhau làm nhanh lắm. - Thế Duy gọi bác Tuấn Anh ơi. Bác xây xong hàng rào rồi bác ra đây giúp tôi một tay "bác trồng cây" cho tôi một cái Thấy cháu mình chở xong vật liệu còn ngồi nghĩ. Cô : Bác đã mệt chưa, vào giúp bác Tú xây nhà với các cháu biết giúp đỡ nhau và có kỹ năng chơi tích cự giao tiếp đã biết nhận xét lẫn nhau. Bác xây chậm thế, xây thế này chưa đẹp, hàng rào bác xây thẳng một chút nữa thì đẹp. Các cháu hoàn thành công trình: Trẻ nắm nghía và sửa những chỗ chưa đẹp mắt. - Thế nào bác đã mua quà tặng sinh nhật chưa? Trẻ chạy đi mua quà sinh nhật. Bán xong hàng - trẻ đóng của lại để làm sinh nhật. - Thấy khách đến đông quá gia đình chưa chuẩn bị xong. Cô gợi ý: Ai khéo tay vào giúp bác Thuỷ với. Bác đang cuống lên không làm nhanh được. - Trẻ xúm vào để giúp. + Người thì bưng mâm, bày các món ăn... bày xong mọi người ngồi vào bàn ăn uống thật vui vẻ. Bước 3: Kết thúc thực nghiệm - Trẻ thu dọn đồ chơi về nơi quy định - Ngày mai chóng ta lại tiếp tục chơi Nhận xét thực nghiệm 3: Trẻ chơi rất say xưa và hứng thú: có 5 trẻ chơi không chán các cháu đã biết thoả mãn vui chơi. - Tính độc lập sáng tạo trong khi chơi đã phát triển. - Chủ đề và nội dung đã được mở rộng và phong phó thu hót được tất cả vào trò chơi. - Kỹ năng đóng vai của trẻ khá thành thạo trẻ biết tự liên kết các nhóm chơi lại với nhau. NHẬN XÉT CHUNG KHI TIẾN HÀNH QUA 10 NGÀY THỰC NGHIỆM Qua 10 ngày thực nghiệm do tôi tiến hành tổ chức trò chơi ĐVTCĐ líp MGB. Tôi có một vài nhận xét sau: Với những biện pháp tác động của chúng tôi thì hoạt động chơi của trẻ có sự thay đổi rõ rệt. Hứng thú: Các cháu rất hứng thú chơi, các cháu say sưa chơi không biết chán. Thời gian chơi kéo dài 40 phót. - Kỹ năng đóng vai: Kỹ năng đóng vai của trẻ dần dần trở nên thành thạo về thao tác cũng nh­ tình cảm. - Trẻ chơi say sưa biểu lộ tính tích cực, độc lập, sáng tạo(nghĩ ra chủ đề chơi, rủ bạn cùng chơi, bàn bạc, phân vai cho nhau). - Chủ đề nội dung được mở rộng, nội dung chơi phong phú vậy qua 10 ngày thực nghiệm chúng tôi thấy kết quả trên trẻ đã tăng lên rõ rệt cả về hứng thú và kỹ năng chơi, giao tiếp trong khi chơi của trẻ so với đầu vào. Sau một quá trình lâu dài kỹ năng chơi trò chơi ĐVTCĐ ở nhóm thực nghiệm tăng lên rõ mức. Kết quả cụ thể tính bằng điều chóng ta sẽ đo ở phía sau khi tiến hành thực nghiệm. Kiểm chứng để đo đầu ra cho trẻ cả 2 nhóm. III. Đo đầu ra: A- Thực nghiệm kiểm chứng để đo đầu ra 2 nhóm: Đây là thực nghiệm mà chúng tôi tiến hành để đo đầu ra của nhóm trẻ sau khi tiến hành tác động biện pháp của chúng tôi vào nhóm thực nghiệm. Còn nhóm đối chứng thì để nguyên theo phương pháp của cô giáo. 1. Mục đích thực nghiệm kiểm chứng: Tiến hành thực nghiệm này chúng tôi nhằm mục đích để đánh giá và cho điểm về hứng thú, kỹ năng chơi và ngôn ngữ giao tiếp của trẻ ở cả 2 nhóm cho việc đầu ra một cách khách quan: 2. Tiến hành thực nghiệm: Tổ chức chơi VĐTCĐ cho cả 2 nhóm ĐCTN về nội dung thì nh­ nhau. - Nội dung: gồm các nhóm: Xây dựng, bán hàng, nấu ăn, gia đình, bệnh viện... 2.1. Chuẩn bị bước thực nghiệm: Chúng tôi chuẩn bị đầy đủ đồ chơi cho cả 2 nhóm TN-ĐC cả hai nhóm cùng chủ đề cùng nội dung chơi. Thời gian 40 phót 2.2. Mô tả thực nghiệm: a. Mô tả thực nghiệm ở nhóm thực nghiệm chơi trước khi tổ chức tôi sử dụng biện pháp mà tôi đưa ra để tổ chức buổi chơi cho trẻ. - Ngay từ đầu chúng tôi đã thấy một không khí vui vẻ sôi nổi và rất hào hứng. Khi thảo luận song các nhóm tản về vị trí của nhóm mình phân vai cho nhau, bầu thủ lĩnh để điÒu kiện nhóm chơi cho mình. Hầu hết trẻ duy trì hứng thú được hết buổi thậm chí vượt qua giê quy định kỹ năng đóng vai của cháu khá thành thạo và có sự sáng tạo trong khi chơi, vì thế nên nội dung chơi của nó rất phong phú. trẻ tạo ra được những tình huống có vấn đề và hoàn cảnh chơi có sự gợi ý của cô giáo, biết liên kết các nhóm theo một chủ đề chơi chung. + Nhóm xây dựng (6 trẻ) Sau khi phân vai xong trẻ nhanh chóng đi lấy đồ chơi và bắt đầu xây. Trong quá trình xây trẻ trở thường xuyên giao tiếp với nhau xay như thế nào cho đẹp. Trẻ biết nhắc nhở nhau xây đúng và giúp đì nhau cho chóng thành + Nhóm gia đình (6 trẻ) Trẻ rất sáng tạo và mở ra một nội dung phong phú trẻ không đơn thuần là chỉ ngồi mẹ chăm sóc con ăn ngủ. Bế con đi khám bệnh, mà trẻ biết chia thành nhiều gia đình nhỉ, vì có Ýt người trẻ chỉ chia được 2 gia đình.Một gia đình có bố và mẹ, còn một gia đình chỉ có bố đi vắng trẻ đóng như một gia đình thật. Trong gia đình, con cả nghe lời bố mẹ. Gọi dạ, bảo vâng mọi người giao tiếp với nhau rất nhiều và rất thân mật... Khi khách đến nhà để dự sinh nhật vui với gia đình thì mọi người đón tiếp một cách rất thân mật chúc tụng ăn uống rất vui vẻ. + Nhóm bệnh viện : Néi dung chơi được trẻ sáng tạo rất phong phú. Trẻ biết tiềm mà cháu còn biết đặt èng nghe và làm một số động tác cơ bản của việc băng bó. Nhìn vào cảnh Êy ta thấy trẻ chơi rất hứng thú và say mê cả buổi kỹ năng chơi khá thành thạo các thao tác khám chữa phong phó. + Nhóm nấu ăn (3 cháu) Cháu chơi cũng rất hứng thú kỹ năng đóng vai rất thành thạo trẻ biết chế nhiều món ăn ngoài những món ăn mà trẻ thường chơi như cơm thịt cá...trẻ còn biêt pha chế nhiều món ăn như phở, trứng gà ốp.. Trẻ vừa nấu ăn vừa nói chuyện với nhau rất rộn ràng. Bác ơi ngọc ơi cho tôi mượn bao xúp cái. - Tôi ốp trứng gà này bạn thấy thế nào? Có ngon không - Bác Nhung ơi bác đi chợ nhớ mua dùm tôi Ýt rau thơm với các cháu còn biết sang nhóm xây dựng hỏi xem hôm nay các bác có đặt tiệc không? Để chúng tôi chuẩn bị thêm món ăn mới... Nhìn vào cảnh cháu chơi rất nhiệt tình và không biết chán. + Nhóm bán hàng: 2 cháu Người bán hàng biết chào mới khách rất khéo Giới thiệu mặt hàng đẹp, tốt vì thế lúc nào cửa hàng cũng đông khách. Khách mua phải biết xếp hàng theo thứ tự và biết nói cái gì càn mua người bán hàng thì trao cho khách hàng. Khi khách hàng mua xong người bán hàng biết cảm ơn và bảo mai bác lại đÕn nhé. Nhận xét thực nghiệm: Qua thực nghiệm kiểm chứng chúng tôi thấy rằng trò chơi khá lên rất nhiều. Só với thực nghiệm kỹ năng đón vai của nó rất tyành thạo và có nhiều sáng tạo trong khi chơi. Trẻ tự nghĩ ra chủ đề chơi, nội dung chơi, trong khi chơi trẻ rất tích cực giao tiếp và kên kết với các nhóm chơi vào chủ đề chơi chung, trẻ rất hứng thú chơi và chơi không biết chán. B) Mô tả thực nghiệm chứng ở nhóm đối chứng Chủ đề nhu cầu gia đình Nội dung chơi các nhóm chơi giống như nhóm thực nghiệm vớ những vai thoả thuận xòn, các cháu tản về nhóm mình với những đầu bàn nghế đã kế sẵn, trẻ lấy đồ chơi ra chơi, lóc đầu trẻ chơi rất hứng thú, thể hiện trẻ rất hắng hái nhận vazi những chỉ được 10 - 15 đầu sau đó trẻ chán bỏ nhóm chạy đi linh tinh, nhưng khi nghe hiệu lệnh của cô thì lập tức nhóm nào về nhóm Êy ngay. Kỹ năng đóng vai còn vụng về chưa thể hiện đùơc thái độ tình cảm của mình. Trẻ chưa thực sự nhập vai một cách thành tâm, sự nhập vai của trẻ là một cách cứng nhắc . + ở nhóm trẻ gia đình: Trẻ mới chỉ biết cách bế em, cho em ăn ngủ và đi khám bệnh nghĩa là trẻ chỉ làm được những công việc tối thiểu nhất trong trò chơi, chư còn sáng tạo tình huống mới là chưa có. Nhìn trẻ chơi ta tháy 3 cháu ngồi một bàn bể búp bê và mỗi người môt chiếc bát thìa cho nã ăn. Trẻ chỉ biết chơi rập khuôn một cách máy móc + Nhóm nấu ăn Trẻ Ýt giao tiếp với nhau trong lúc nấu, không trò chuyện hỏi han gì về cách nấu hết. Chưa biết sáng tạo ra thêm món ăn, món ăn ở đây rất đơn điệu chỉ một cái bắp cải và mấy con cá. Trẻ cũng biét nấu cơm cho các bác xây dựng, ăn nhưng khi dọn mâm cơm thì không có gì để bày biện. Khi ăn thì nghịch phá lung tung...... Gây mất trật tự trong nhóm. Trẻ chưa biết liên kết các nhóm.... + Nhóm bệnh viện Sau khi thoả thuận xong trẻ đi lấy đồ chơi ngồi vào bàn nghế đã kê sẵn. Trò mới chỉ biết cách tiêm, đặt ống nghe vào bụng búp bê để khám "bệnh nhân " và bác sĩ cũng bảo là cháu bị đau bụng khi không có bệnh nhân thì trẻ biết ngồi chơi. Chứ chưa biết liên kết các nhóm lại với nhau cũng như chưa biết thao tác sáng tạo ra hoạt động mới. + Nhóm xây dựng: Lúc đầu trẻ chơi rất hứng thú biết tự phân vai chơi choi nhau, những chỉ được vài phuát đầu là hứng thú. Sau đó trẻ chán không quan tâm gì đến công trình nữa. Trẻ không biết liên kết nhóm chơi chung. Trẻ giao tiếp rất Ýt, mà chỉ đùa nghịch mà thôi, chưa biết giúp đỡ nhau để hoàn thành công trình... + Nhóm bán hàng cũng thế: - Kỹ năng chơi chưa có - Giao tiếp kém - Nhận xét nhóm thực nghiệm đối chứng Qua thực nghiệm kiểm chứng ở nhóm đối chứng tôi thấy rằng qua quá trình trẻ tự học hỏi lẫn nhau, trẻ chơi có khá hơn một chót so với thực nghiệm. Kỹ năng đóng vai của trẻ còn kém trẻ đóng vai trò vụng về chưa hiểu thái độ tình cảm của mình trẻ chưa thực sự nhập vai. Trong khi chơi trẻ Ýt giao tiếp với nhau. Không có sự liên kết giữa các nhóm chơi theo một chủ đề chung và hầu nh­ không có sự sáng tạo, chưa mở rộng được nội dung. 2.3 Kết quả thực nghiệm kiểm chứng + ở nhóm thực nghiệm Khi tiến hành thực nghiệm kiểm chứng tôi tiến hành theo dõi cho từng trẻ theo 3 tiêu chí mà chúng tôi đã dự định (xây dựng) ở phần trên. Vậy kết quả ở nhóm thực nghiệm đạt được nh­ sau: Tiêu chí 1: Hứng thú chơi Mức độ 1: Có 8/15 trẻ chiếm 54% Mức độ 2: Có 7/15 trẻ chiêms 46% Mức độ 3 không có trẻ nào Tiêu chí 2: Kỹ năng đóng vai: Mức độ 1: Có 11/15 chiếm 73% Mức độ 2 có 4/15 trẻ chiếm 26% Mức độ 3 không có trẻ nào Tiêu chí 3: Mức độ một có 8/15 trẻ chiếm 54% Mức độ 2 có 7/15 trẻ chiếm 46% Mức độ 3 không có trẻ nào + Kết quả thực nghiệm ở nhóm kiểm chứng đối chứng Tiêu chí 1: Hứng thú Mức độ 1: Có 2/15 trẻ chiếm 14% Mức độ 2: Có 10/15 trẻ chiếm 66% Mức độ 3: Có 3/15 trẻ chiếm 20% Tiêu chí 2: Mức độ 1 không có cháu nào. Mức độ 2: 11/15 trẻ chiếm 73% Mức độ 3: Có 4/15 trẻ chiếm 26% Tiêu chí 3: Giao tiếp trong khi chơi Mức độ 1: Không có trẻ nào đạt Mức độ 2: Có 7/15 trẻ chiếm 46% Mức độ 3: Có 8/15 trẻ chiếm 54% 3. Phân tích và so sánh kết quả của 2 nhóm (sau thực nghiệm) 3.1. Hứng thú chơi Nhóm thực nghiệm Trong thời gian chơi 100% trẻ chơi không bỏ nhóm trẻ hứng thú suốt trong quá trình chơi. Không có trẻ nào tỏ thái độ chán chơi. Có được kết quả này là do chúng tôi thường xuyên theo dõi tạo tình huống gây hứng thú cho trẻ bằng cách đặt câu hỏi đưa ra tình huống chơi để trẻ tự giải quyết. Đưa đồ chơi mới để thu hút vào trò chơi. Nhóm đối xứng: Trong quá trình chơi chỉ có 14% trẻ hứng thú chơi cả buổi còn 66% tá ra có hứng thú chơi nhưng chưa duy trì được và 20% không thích chơi. Nhưng cũng có khá lên so với thực nghiệm là 45% trẻ không thích chơi. Nguyên nhân: Do giáo viên Ýt quan tâm đến trẻ để mặc trẻ chơi chưa khêu gợi được hứng thú của trẻ còn áp đặt vì thế nên trẻ nhàn chán. Hứng thú của trẻ ở 2 nhóm được thể hiện ở bảng sau: Bảng 4: Hứng thú chơi (sau thực nghiệm) Nhóm Số trẻ Mức độ hứng thú Điểm TB 3 (đ) rất hứng thú 2 (đ) hứng thú 1 (đ) không hứng thú Đối chứng 15 14% 66% 20% 1,92 Thực nghiệm 15 54% 46% 20% 2,52 Nhìn vào bảng trên ta thấy Điểm TB thực nghiệm > Điểm TB đối chứng Nh­ vậy sau khi thực nghiệm nhóm thực nghiệm khá hơn nhóm đối chứng rõ rệt. 3.2 Kỹ năng đóng vai Nhóm thực nghiệm: Tất cả trẻ đều có kỹ năng đóng vai trong quá trình chơi trẻ rất sáng tạo, trẻ sáng tạo ra hoàn cảnh chơi nôi dung chơi phong phú cơ tới 73% rất sáng tạo trong khi chơi sơ với thực nghiệm là 0%. Trong quá trình chơi trẻ thực hiện các thao tác trẻ biết điều khiển trò chơi và biết tự mở rộng chủ đề nội dung chơi, biết nhận xét bạn và tự nhận xét mình biết giúp đỡ nhau trong khí chơi. Có được kết quả này là chúng tôi thường xuyên củng cố và làm giàu những biểu tượng về thế giới xung quanh. Trên cơ sở đó để phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo và luôn chính xác các kỹ năng thao tác, đóng vai thường xuyên rèn luyện các kỹ năng chơi. Trẻ luôn nhận đươc sù động viên khích lệ của giáo viên - Nhóm đối chứng kỹ năng đóng vai nó không có chiến phần nào là đóng vai thành thạo. Trẻ không biết liên kết với nhau giữa các nhóm chơi trong chủ đề chơi chung. Nhìn chung các nhóm chơi mới chỉ dừng lại ở thao tác với đồ vật, không có sự sáng tạo trong khi chơi trẻ chơi một cách rập khuôn, theo sù hướng dẫn của cô. - Nguyên nhân: Do biện pháp của cô giáo còn gò Ðp bắt trẻ chơi theo ý thích của mình. Cô không rèn luyện kỹ năng chơi cho trẻ. Trẻ chơi một cách rập khuôn theo sù hướng dẫn của cô kết quả Êy được thể hiện ở bảng sau. Bảng 5: Kỹ năng đóng vai của 2 nhóm (sau thực nghiệm) Nhóm S.trẻ Mức độ Điểm TB 3(đ) đóng vai thành thạo 2 (đ) Biết đóng 1 (đ) không biết đóng Đ. chứng T.nghiệm 15 15 0 73 73 26 26 0 1,81 2,72 Nhìn vào thực nghiệm ta thấy Điểm TB thực nghiệm, Điểm TB đối chứng . Nh­ vậy kỹ năng đóng vai của nhóm thực nghiệm khá hơn nhóm đối chứng. Nhận xét: nhìn vào bảng ta thấy kỹ năng của trẻ được hình thành thông qua hoạt động cho nên giáo viên phải thường xuyên tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động một cách tích cực và thường xuyên rèn luyện kỹ năng cho trẻ. Và thông qua cung cấp làm giàu các biểu tượng chính xác. 2+3: Giao tiếp với nhau trong khi chơi: + Nhóm thực nghiệm: Trong quá trình chơi trẻ giao tiếp với nhau rất nhiều biết giao tiếp trong nhóm cũng như ngoài nhóm 100% trẻ giao tiếp với nhau trong đó có 8/115 cháu giao tiếp nhiều có sự sáng tạo trong giao tiếp. Trẻ rất tích cực giao tiếp vì thế nên không khí vui chơi rất vui vẻ, thoải mái và sôi nổi. Các nhóm liên kết với nhau rất chặt chẽ. Có được kết quả này là do chúng tôi tích cực đến từng nhóm để gợi ý trong từng hoàn cảnh chơi để khích lệ sự giao tiếp của trẻ, và luôn động viên khuyến khích trẻ. + Nhóm đối chứng: Trong quá trình chơi trẻ không giao tiếp với nhau trong nhóm chỉ có 46% trẻ có sự giao tiếp với nhau. Và 54% trẻ chưa giao tiếp. Nguyên nhân: Do cô không quan tâm đến sù giao tiếp của trẻ bỏ mặc trẻ chơi . Không đặt câu hỏi để khuyến khích động viên trẻ. Kết quả giao tiếp của trẻ được thể hiện nh­ sau: Bảng 6: Mức độ giao tiếp Nhóm S.trẻ Mức độ Điểm TB 3(đ) Giao tiếp tích cực 2 (đ) Giao tiếp bình thường 1 (đ) không giao tiếp Đ. chứng T.nghiệm 15 15 0% 55% 45% 40% 56% 0% 1,45 2,55 Nhìn vào bảng ta thấy ở nhóm thực nghiệm trẻ đã có kỹ năng giao tiếp khá hơn rất nhiều so với nhóm đối tượng. 3.4 Chủ đề và nội dung + Nhóm thực nghiệm: Từ chủ đề cũ phát triển thêm chủ đề mới, các chủ đề nhỏ phục vụ chủ đề lớn. Nội dung chơi phong phú, trẻ sáng tạo ra nhiều nội dung chơi. Do tôi luôn chú ý mở rộng phạm vi tiếp xúc để làm giàu tưởng tượng về cuộc sống xung quang luôn luôn tạo ra các tình huống giúp trẻ mở rộng chủ rộng chủ đề và nội dung chơi. Trong quá trình chơi tôi đã chó ý đưa thêm chủ đề mới. + Nhóm đối chứng: Trẻ thì chơi rập khuôn, chủ đề và nội dung của cô giáo giao cho trẻ, trẻ chỉ chơi các trò cũ vì Ýt được mở rộng các biểu tuợng nên chủ đề và nội duing chơi còn bó hẹp chưa phong phú. Trẻ chơi theo ý định của cô, chỗ chơi hẹp, đồ chơi Ýt. Nhận xét: Qua tất cả kết quả hai nhóm (sau TN) chúng tôi đã thấy rằng: Điểm trung bình của cả 3 tiêu chí ở nhóm thực nghiệm luôn lơn hơn nhóm đối chứng. Thực nghiệm trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ MG bé (3 - 4 tuổi) do tôi xây dựng là có thể chấp nhận được. Giả thuyết khoa học mà tôi đưa ra là đúng PHẦN III: KẾT LUẬN Trò chơi ĐVTCĐ đóng vai trò quan trọng trong hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ MG. Nó góp phần cho tư duy, trí nhớ, ngôn ngữ của trẻ phát triển, nó là hình thức tổ chức đời sống cho trẻ. Nếu nh­ một đứa trẻ không được vui chơi thì đứa trẻ đó chỉ tồn tại. Trò chơi ĐVTCĐ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với trẻ mẫu giáp: là bạn đồng hành của trẻ thơ. Trở thành một hoạt động chủ đề của trẻ, nó còn ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành nhân cách của trẻ MG. Quá trình giáo dục trong trường MG chỉ được tổ chức một cách đúng đắn à khoa học nhất khi nó dựa trên hoạt động chủ đạo của trẻ đó chính là hoạt động vui chơi. Để trò chơi thực sự trở thành phương tiện giáo dục có hiệu quả nấht thì trò chơi ĐVTCĐ còn được hướng dẫn tổ chức một cách đúng đắn và khoa học nhất cô giáo còn phải hiểu rõ bản chát của hoạt động vui chơi cũng như quy trình tổ chức một trò chơi để hướng dẫn trẻ theo quy định luật phát triển và phát huy tối đa tác dụng giáo dục của trò chơi. Đặc biệt trẻ có những biểu hiện nhÊt định về cuộc sống xung quanh thì vai trò của cô trong trong việc tổ chức hướng dẫn trẻ chơi cần trở nên quan trọng cần thiết và cũng hết sức kinh hoạt tế nhị cô cần phải khéo kéo trong việc dẫn dắt, khơi gợi ở trẻ vốn hiểu biết cũng như tính tích cực hoạt động này đồng thời cũng cần lực chọn những biện pháp và phương pháp hướng dẫn phù hợp nhất để kihêu gợi hứng thú và duy trì hứng thú biến mục đích giáo dục thành động cơ chơi...căn cú vào kết quả thực nghiệm chúng tôi rót ra các biện pháp giáo viên cần sử dụng trong quá trình hướng dẫn trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ MG Bé như sau: Trong khi chơi tổ chức cho trẻ 1 cô giáo phải phát huy tích cực, độc lập sáng tạo của trẻ biến mục đích giáo dục thành động cơ chơi. Mở rộng chủ đề làm giàu nội dung chơi bằng cách chó ý thường xuyên cung cấp củng cố các Ên tượng, biểu tượng cho trẻ về cuộc sống xung quanh. Tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp nhiều trong khi chơi - Tạo tình huống để trẻ kiên kết với nhat giữa các nhóm chơi. - Không nhất thiết phải tổ chức theo 3 bước một cách cứng nhắc tuỳ vào mục đích, yêu cầu của giờ chơi mà tổ chức hướng dẫn. - Đặc biệt không nên nhận xét giờ chơi sau buổi, làm nh­ vậy giờ trở nên cứng nhắc. Mà chúng ta nên sửa chữa nhắc khéo trẻ trong khi chơi thì giê chơi sẽ có hiệu quả hơn. - Cần linh hoạt thay đổi vị trí chơi cho trẻ. Đưa thêm trò chơi mới, đồ chơi mới vào trong các buổi chơi. Cô giáo cần sưu tầm và làm thêm đồ chơi mới bởi đồ chơi là người bạn thân thiết của trẻ. Nếu không có đồ chơi thì trẻ sẽ không chơi được mặt khắc việc mở rộng chủ đề và nội dung phụ thuộc và đồ chơi. Đồ chơi còn là phương tiện gây hứng thú và duy trì hứng thú. Trong quá trình chơi. Hướng dẫn có hiệu quả nhất là thông qua các vai, thông qua mối quan hệ giữa các vai, giáo viên cần nắm được đặc điểm trẻ mà hướng dẫn cho phù hợp. Cô là người bạn lớn chơi với trẻ quan tâm đến nhóm chơi và nắm được tiến trình chơi, ủng hộ sáng kiến của trẻ. Đồng thời cô phải tháo gỡ bát hoà mâu thuẫn trong khi chơi kịp thời ngăn chặn hành động tiêu cực trong khi chơi của trẻ. Trên đây là một số biện pháp tổ chức và hướng dẫn trẻ chơi trò chơi ĐVTCĐ mà tôi áp dụng đạt hiệu quả tốt góp phần tháo gỡ những tích luỹ của giáo viên MG khi tổ chức hướng dẫn trò chơi ĐVTCĐ. Bảng I: Kết quả đo đầu vào của nhóm đối chứng theo ba tiêu chớ chỳng tụi đó tớnh thành điểm ( trướng TN ) TT Họ và tên Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Vũ Tiến Anh Đoàn Phương Thảo Tạ Anh Toàn Phạm Bình Nguyên Nguyễn Văn Trung Nguyễn Văn Nam Bùi Thanh Đức Mai Thị Huyền Phạm Văn Hùng Nguyễn Thanh Hải Hoàng Bảo Châu Phạm Thuý Hằng Nguyễn Tiến Đạt Bùi Đức Minh Vũ Quỳnh Anh 2 1 2 2 1 2 1 3 1 2 2 1 1 1 2 1 1 2 2 1 1 2 2 1 1 2 2 1 2 2 1 1 2 1 1 1 2 2 2 1 1 1 1 1 2 Bảng II: Kết quả đo đầu vào của nhóm thực nghiệm theo ba tiêu chí mà chúng tôi tính bằng điểm (Tr.TN) TT Họ và tên Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Nguyễn Thu Trang Phạm Minh Đức Lê Văn Hoàng Vò Thanh Huyền Nguyễn Ngọc Bích Vũ Diệu Anh Vũ Trọng Hiếu Phạm Bích Thuỷ Vò Thu Hiền Phạm Thái Sơn Trần Tuấn Anh Phạm Thu Hương Vũ Tuấn Thànhi Vũ Ngọc Mai Nguyễn Văn Bình 1 2 1 2 2 3 2 2 2 1 2 2 2 1 2 1 1 2 2 2 2 1 1 2 2 2 1 2 1 1 1 1 2 2 2 1 2 1 1 1 1 1 1 2 1 Bảng III: Kết quả đo ra vào của nhóm đối chứng Theo tiêu chí mà chúng tôi tính bằng điểm (sau TN) TT Họ và tên Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Vũ Tiến Anh Đoàn Phương Thảo Tạ Anh Toàn Phạm Bình Nguyên Nguyễn Văn Trung Nguyễn Văn Nam Bùi Thanh Đức Mai Thị Huyền Phạm Văn Hùng Nguyễn Thanh Hải Hoàng Bảo Châu Phạm Thuý Hằng Nguyễn Tiến Đạt Bùi Đức Minh Vũ Quỳnh Anh 3 2 2 2 1 1 2 3 1 2 2 2 2 1 2 2 2 1 2 2 2 1 2 2 2 1 1 2 2 1 2 2 1 1 2 1 2 2 2 1 1 1 1 1 1 Bảng IV: Kết quả đo đầu ra của nhóm thực nghiệm Theo 3 tiêu chí mà chúng tôi tính bằng điểm (sau TN) TT Họ và tên Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Nguyễn Thu Trang Phạm Minh Đức Lê Văn Hoàng Vò Thanh Huyền Nguyễn Ngọc Bích Vũ Diệu Anh Vũ Trọng Hiếu Phạm Bích Thuỷ Vò Thu Hiền Phạm Thái Sơn Trần Tuấn Anh Phạm Thu Hương Vũ Tuấn Thànhi Vũ Ngọc Mai Nguyễn Văn Bình 3 3 2 3 2 3 3 2 2 3 2 3 3 3 3 3 2 3 2 3 2 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 2 2 3 3 2 2 3 3 3 3 3 2 Phiếu điều tr a Họ và tên: Tuổi: Trình độ chuyên môn Phụ trách lớp Chỗ ở hiện nay: Cơ quan công tác hiện nay: Để nâng cao chất lượng trong chơi ĐVTCĐ cho trẻ MG. Xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đse Ì sau bằng cách đánh dáy (V) vào ký hiệu dòng chữ cho là phù hợp. Câu I: Theo đồng chí việc tổ chức trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ có tầm quan trọng nh­ thế nào trong công tác GD. Quyết định đến chất lượng GD ảnh hưởng đến chất lượng Không ảnh hướng đến chất lượng GD Câu II: Theo đồng chí biện pháp tổ chức và hướng dẫn trò chơi ĐVTCĐ của cô có ảnh hưởng nh­ thế nào đến kết quả chơi của trẻ. ảnh hướng rất lớn đến kết quả chơi ảnh hướng vừa phải đến kết quả chơi Không ảnh hưởng đến kết quả chơi Câu III: Đồng chí sử dụng biện pháp nào trong những biện pháp sau đây để tổ chức trò chơi ĐVCCĐ cho trẻ MG. Để trẻ chơi tự do theo ý thích Chơi theo ý thích của cô Thường xuyên cung cấp cho trẻ một số liệu biểu tượng nhất định về các hiện tượng cuộc sống XQ trẻ. Thông qua hoạt động học tập đi dạo kể chuyện. Tạo tình huống và hoàn cảnh chơi để nhóm chơi có liên kết với nhau. Hướng dẫn trẻ chơi vào một hoạt động chung của nhóm Tăng cường cho trẻ giao tiếp nhiều tranh nhóm và các nhóm với nhau. Lồng nhận xét vào quá trình chơi Kết thúc chơi mới nhận xét Câu IV: Đồng chí đã gặp nhiều khó khăn gì khi tổ chức hướng dẫn trò chơi ĐVTĐ cho trẻ MG. Còn thiếu đồ dùng đồ chơi Lý luận về tổ chức hướng dẫn trò chơi ĐVTCĐ còn hạn chế Kỹ năng chơi của trẻ còn kém Trẻ quá đông nên không quan tâm dến hết các vai. Nhà trường chưa quan tâm nhiều đến trò chơi VĐTCĐ Câu V: Trong quá trình tổ chứ trò chơi ĐVTCĐ đều chỉ thường quan tâm đến Kỹ năng đóng vai Hứng thú chơi Kỹ năng sử dụng đồ chơi, đồ vật thay thế Kỹ năng giao tiếp của trẻ óc sáng tạo của trẻ. Xin chân thành cảm ơn chị đã cho chúng tôi biết ý kiến của mình ./. Chữ ký của người khai MỘT SÈ Ý KIẾN SƯ PHẠM Để trò chơi ĐVTCĐ trở thành phương tiện giáo dục có hiệu quả tích cực nhất và thực sự trở thành tổ chức đời sống cho trẻ. Qua quá trình làm thực nghiệm ở trường MG và trước khi kết thúc bài tập lớn này tôi có một số kiến nghị đề xuất sau. Cô giáo cần có những hiểu biết về lý luận và cách thức tổ chức hướng dẫn trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ. Các cô cần học hỏi kinh nghiệm, các phương thức biện pháp hướng dẫn tích cực đối với trẻ, ở từng giai đoạn và từng lứa tuổi. Khi hướng dẫn cần xuất phát từ nhu cầu hứng thú của trẻ (phải tôn trọng trẻ, tránh áp đặt), càn phát huy tính độc lập sáng tạo của trẻ trong khi chơi. - Biến mục đích giáo dục thành hành động cơ chơi - Bảo đảm thời gian chơi cần thiết cho trẻ - Đảm bảo có đồ chơi cho trẻ trong khi chơi áp dụng nhiều hình thức tổ chức, tận dụng mọi phương tiện cho trẻ chơi, nhưng phải đảm bảo an toàn vệ sinh cho trẻ. + Cần phải có sự mở rộng chủ đề và nội dung chơi cho trẻ cần khêu gợi hứng thú trẻ về thế giới xung quanh. - Cô giáo cần phải có lòng nhiệt tình thương yêu trẻ Nếu làm tốt những điều trên chúng tôi chắc rằng trò chơi ĐVTCĐ sẽ trở thành phương tiện để giáo dục toàn diện cho trẻ mẫu giáo. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tâm lý học trẻ em trước tuổi đi học Nguyễn Thị Ánh Tuyết - NXB GD - 1988 2. Điều cần biết về sự phát triển của trẻ thơ Nguyễn Thị Ánh Tuyết - Nguyễn Hoàng Vân NXB GD Hà Nội - 1992 3. Trò chơi phân vai theo chủ đề và việc hình thành nhân cách trẻ MG; Lê Ninh Thậun NXB GD - 1989 4. Chương trình chăm sóc trẻ ( 5 - 6 tuổi) Vụ giáo dục Mầm non Hà Nội 1991 5. Giáo dục Mầm non tập II Đào Thành Âm - Trịnh Dân - Nguyễn Thị Hoà Khoa Giáo dục MN Trường ĐHSP I - Hà Nội 6. Giáo dục Mẫu giáo Trần Trọng Thuỷ NXB GD 7. Tổ chức hướng dẫn trẻ MG chơi: Khoa GDMN Trường ĐHSP I - NXB GD - ĐHQG Hà Nội 1996 MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMotsobienphaptochuchuong.doc
Tài liệu liên quan