Đề tài Một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán trong kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội

Tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán trong kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội: Lời mở đầu Nền kinh tế nước ta đang tiến những bước vững chắc trong quá trình hội nhập và phát triển. Trên tình hình hợp tác hai bên cùng có lợi, nước ta đã và đang tham gia một cách có hiệu quả vào quá trình hợp tác và phát triển chung của nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong quá trình phát triển đó, các doanh nghiệp Việt Nam đã vươn đến rất nhiều nước trên thế giới, quan hệ mua – bán với nhiều nước phát triển, những nước có khoa học công nghệ tiên tiến. Để thực hiện được các giao dịch ấy thì phải cần đến hoạt động thanh toán. Vì bất kỳ mối quan hệ mua – bán nào cũng kết thúc bằng quá trình thanh toán tiền hàng cho nhau giữa các đối tượng tham gia. Do đó công tác thanh toán đã được xem là một trong những hoạt động chính của doanh nghiệp, là điều khoản chính trong các hợp đồng kinh tế. Bên cạnh đó, hoạt động thanh toán còn tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh và sự tồn tại của các doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp mất khả năng thanh toán trong một thời gian nhất định với khách ...

doc89 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 947 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán trong kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Nền kinh tế nước ta đang tiến những bước vững chắc trong quá trình hội nhập và phát triển. Trên tình hình hợp tác hai bên cùng có lợi, nước ta đã và đang tham gia một cách có hiệu quả vào quá trình hợp tác và phát triển chung của nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong quá trình phát triển đó, các doanh nghiệp Việt Nam đã vươn đến rất nhiều nước trên thế giới, quan hệ mua – bán với nhiều nước phát triển, những nước có khoa học công nghệ tiên tiến. Để thực hiện được các giao dịch ấy thì phải cần đến hoạt động thanh toán. Vì bất kỳ mối quan hệ mua – bán nào cũng kết thúc bằng quá trình thanh toán tiền hàng cho nhau giữa các đối tượng tham gia. Do đó công tác thanh toán đã được xem là một trong những hoạt động chính của doanh nghiệp, là điều khoản chính trong các hợp đồng kinh tế. Bên cạnh đó, hoạt động thanh toán còn tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh và sự tồn tại của các doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp mất khả năng thanh toán trong một thời gian nhất định với khách hàng, ngân hàng hoặc chính các cổ đông trong doanh nghiệp thì buộc phải tuyên bố phá sản. Do vậy ngay từ khi nền kinh tế còn kém phát triển, các đối tượng kinh doanh đã xem xét vấn đề thanh toán một cách nghiêm túc, việc xác định các dòng tiền vào ra doanh nghiệp đã trở nên thường xuyên. Kết hợp với nhiều hoạt động khác tiến đến mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá giá trị tài sản cho chủ sở hữu. Tuy nhiêu hoạt động thanh toán mỗi nước có những đặc điểm khác nhau, được pháp luật cụ thể hoá thành các luật, các quy định và quyết định để làm cho hoạt động thanh toán có hiệu quả và chính xác. Ngay mỗi doanh nghiệp sự quan tâm về công tác tổ chức thanh toán cũng không giống nhau. Có lẽ vì hoạt động thanh toán phụ thuộc nhiều vào đặc điểm kinh doanh, đặc tính sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp nên đã biến hoá rất đa dạng và phong phú. Qua quá trình thực tập tại công ty XNK Máy Hà Nội , do hiểu được tầm quan trọng của hoạt động thanh toán nên em đã chọn đề tài: “một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán trong kinh doanh tại công ty XNK máy hà nội” làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Ngoài lời mở đầu và kết luận, bài viết gồm 3 chương chính: Chương I: cơ sở lý luận về hoạt động thanh toán trong kinh doanh Chương II: thực trạng hoạt động thanh toán trong kinh doanh tại công ty XNK Máy Hà Nội Chương III: một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán trong kinh doanh tại công ty XNK Máy Hà Nội Tuy đã tìm hiểu, nghiêu cứu nhưng bài viết cũng không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót do kiến thức còn hạn chế. Em rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để em hoàn thiện kiến thức của mình hơn. Em xin chân thành cảm ơn Chương I Cơ sở lý luận về thanh toán trong kinh doanh I. Tổng quan về công tác thanh toán trong kinh doanh 1. Khái niệm về thanh toán Hiểu theo nghĩa chung nhất, thanh toán là quá trình nhận, trả tiền hay các giấy tờ có giá trị như tiền giữa các bên trong một giao dịch hay một mối quan hệ tài chính – kinh tế nhất định. 2. Quá trình ra đời và phát triển. Thanh toán là hoạt động tất yếu của kinh tế, nó gắn với quá trình trao đổi, mua bán hàng hóa trên thị trường. Trong nền kinh tế tự cung tự cấp thì không có hoạt động thanh toán vì các gia đình tự làm lấy tất cả theo nhu cầu của họ. Do vậy không có sự trao đổi lẫn nhau nên thanh toán chưa xuất hiện. Từ khi đi vào chuyên môn hóa sản phẩm, xuất hiện quá trình trao đổi sản phẩm cho nhau nên hoạt động thanh toán bắt đầu ra đời. Kể từ đó cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thanh toán cũng trải qua nhiều giai đoạn, thay đổi để phù hợp với sự phát triển đó nhưng chủ yếu là các giai đoạn sau: 2.1. Thanh toán bằng hiện vật. Tức là dùng hàng hóa làm phương tiện trao đổi, thanh toán giữa các bên, hàng hóa này đổi với hàng hóa kia. Đây là hình thức thanh toán nguyên thủy của loài người. Thời kỳ đầu của giai đoạn này là hàng hóa đổi hàng hóa, tức là hai bên trao đổi hàng hóa cho nhau và chính hàng hóa đó làm phương tiện thanh toán luôn. Đến khi phát triển cao hơn thì đã có một hàng hóa làm trung gian, và như thế chính hàng hóa trung gian đó đóng vai trò là phương tiện thanh toán giữa các bên. Đến lúc này hàng hóa đã trở thành một loại tiền tệ với đầy đủ giá trị và chức năng của nó. 2.2. Thanh toán bằng kim loại. Cùng với sự phát triển ngày càng cao, người ta nhận thấy rằng kim loại là một hóa tệ có nhiều đặc tính tốt nhất. Nên thay vì thanh toán bằng những hàng hóa trước thì họ đã sử dụng kim loại để thanh toán. Ban đầu người ta chỉ sử dụng các kim loại bình thường như chì, kẽm…rồi dần dần đi tới sử dụng các kim loại quý hiếm như vàng, bạc. Như vậy từ thanh toán bằng hàng hóa đã phát triển lên thanh toán bằng kim loại quý. Tuy nhiên giai đoạn này chưa có hoạt động ngân hàng nên chỉ có phương thức thanh toán duy nhất là gặp mặt trực tiếp giao hàng và giao tiền. 2.3. Thanh toán bằng tiền giấy. Sau khi nhu cầu và tài sản trong xã hội ngày càng nhiều dẫn đến một nhu cầu mới: Gửi tiền. Do đó mà ngân hàng ra đời dù là hình thức sơ khai. Do sự phát triển của ngân hàng nên trong thanh toán hàng ngày giữa người mua và người bán xuất hiện một loại tiền tệ mới đó là chứng chỉ gửi vàng. Cho nên tiền giấy xuất hiện và quá trình thanh toán bằng tiền giấy ra đời. Sử dụng chứng chỉ gửi vàng ( hay tiền giấy) để thanh toán thuận tiện hơn sử dụng vàng và kim loại khác nên nhanh chóng phổ biến và phát triển cho đến tận ngày nay. Tuy hình thức của tiền giấy thay đổi nhưng bản chất thì không đổi. Do đó phương tiện thanh toán lúc này chính là tiền giấy và cũng có nhiều loại thanh toán ra đời như: Thanh toán trong một vùng, một quốc gia và thanh toán với nước ngoài, thanh toán ngay và trả chậm… 2.4. Thanh toán qua ngân hàng. Khi ngân hàng đã phát triển đến đỉnh cao với các dịch vụ rất đa dạng và phong phú, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng thì thanh toán qua ngân hàng trở nên thông dụng hơn trong kinh doanh và cả trong tiêu dùng nữa. Ngân hàng đảm bảo được chức năng thanh toán hộ giữa các bên, hình thức này gọi là thanh toán tiền bằng bút toán. Để phục vụ cho nhu cầu của khách hàng, ngân hàng đã tạo ra nhiều công cụ và hình thức thanh toán tiện lợi, phù hợp cho từng đối tượng. Cho nên công tác thanh toán giữa các doanh nghiệp được thực hiện chủ yếu qua ngân hàng. Đỉnh cao của công nghệ ngân hàng là thanh toán điện tử. Những miếng Plastic nhỏ xíu với một vi xử lý điện tử đã được đưa vào sử dụng mà khách hàng không cần phải đến ngân hàng vẫn có thể dùng trực tiếp tiền trong tài khoản gửi tại ngân hàng. Như vậy tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí. Trên đây là quá trình ra đời và phát triển của thanh toán. Nó gắn với sự ra đời và phát triển của tiền tệ, trao đổi, mua bán trên thị trường. Hình thức thanh toán ngày càng tinh vi hơn, phương tiện thanh toán ngày càng đa dạng hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. 3. Đặc điểm của công tác thanh toán hiện nay. Hiện nay công tác thanh toán rất hiện đại, quan hệ nhiều bên và rất phức tạp nhưng quy lại thì thanh toán mang những đặc điểm chính sau đây: 3.1. Thanh toán không sử dụng tiền mặt là chủ yếu. Khi hoạt động ngân hàng chưa đủ sự phát triển và tin cậy thì tiền mặt trong thanh toán rất nhiều. Nhưng hiện nay xu thế thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phát triển. ở các nước phát triển, thanh toán bằng tiền mặt rất ít. Trong hoạt động kinh doanh, thanh toán qua ngân hàng chiếm 100%, chỉ một phần nhỏ thanh toán trong sinh hoạt hàng ngày mới sử dụng tiền mặt. Khi các bên giao dịch với nhau, thường sử dụng các công cụ như: Séc, UNT, UNC… để thực hiện thanh toán và người mua hoặc người bán chỉ giao các công cụ đó cho ngân hàng của mình là được, công việc còn lại là của các ngân hàng với nhau. Tất nhiên là khách hàng phải mất một khoản phí nhất định. Thực hiện như vậy sẽ hạn chế được rủi ro trong thanh toán như: cướp giật, hỏng mất… vì công cụ thanh toán chỉ là một tờ giấy nhỏ hoặc chẳng có gì cả. Sau khi giao nhận hàng thì giao bộ chứng từ cho ngân hàng thu hộ hoặc chi hộ. Với hình thức này thì lượng tiền mặt trong thanh toán giảm đi rất nhiều, nên chi phí quản lý tiền mặt sẽ giảm xuống và hạn chế được bao nhiêu là rủi ro. Do sự tiện lợi đó mà xu thế này đang phát triển ngay ở các nước kém và đang phát triển. Theo thống kê của ngân hàng Pháp thì thanh toán bằng tiền mặt trong kinh doanh ở Pháp, Anh, Hà Lan là 0%, ở Đức là 4.2%, ở Hoa Kỳ là 2.1%, Đan Mạch là 7.4%… như vậy để thấy được thanh toán không dùng tiền mặt thật sự được ứng dụng rộng rãi và phát triển như thế nào. 3.2. Công cụ và hình thức thanh toán ngày càng đa dạng. Khi ngân hàng còn chưa ra đời thì chỉ có hình thức là trực tiếp theo kiểu “ tiền trao cháo múc ”. Đến khi ngân hàng ra đời và phát triển cao thì ngoài thanh toán bằng tiền mặt trực tiếp với khách hàng còn có thanh toán qua séc, UNC, UNT, các loại thẻ thanh toán rồi thanh toán điện tử … Phương thức thanh toán cũng rât phong phú: chuyển khoản, chuyển tiền, ghi sổ, trực tiếp, tín dụng chứng từ, .… 3.3. Rủi ro thanh toán ngày càng giảm Nếu là trước đây sử dụng tiền mặt thanh toán gặp nhiều sự cố trong quá trình thanh toán. Nhưng hiện nay thanh toán qua ngân hàng nên những rủi ro đó giảm xuống rất nhiều, do các loại công cụ và phương thức thanh toán qua ngân hàng đa dạng nên sẽ đảm bảo được khả năng trả tiền của người mua. Do những quy định đối với công tác thanh toán hiện nay rất chặt chẽ, áp dụng cho toàn quốc gia, toàn thế giới. Do vậy hình thức lừa đảo trong thanh toán giảm nhiều, vì nếu vi phạm các quy định đó thì doanh nghiệp đó sẽ mất uy tín trên thương trường, như thế sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy mà các loại rủi ro trong thanh toán đang có xu hướng giảm dần. Cùng với sự quan tâm thống nhất giữa các quốc gia đã làm cho công tác thanh toán ngày càng an toàn và bảm bảo hơn. 4. Phân loại thanh toán 4.1. Thanh toán nội bộ và thanh toán với bên ngoài Thanh toán nội bộ là hoạt động thanh toán phát sinh bên trong đơn vị kinh doanh, giữa các thanh viên và các mối quan hệ bên trong doanh nghiệp mà thôi. Thanh toán với bên ngoài phát sinh với các đối tượng thanh toán bên ngoài doanh nghiệp như: Với nhà cung cấp, người mua, nhà nước, ngân hàng…. mà không bị sự tác động nào của các đối tượng bên trong doanh nghiệp cả. 4.2. Thanh toán sử dụng tiền mặt và không sử dụng tiền mặt Thanh toán sử dụng tiền mặt là hình thức thanh toán khi giao dịch diễn ra, bên trả tiền trực tiếp giao tiền mặt cho bên kia và nhận hàng về. Hình thức này hiện nay ít sử dụng vì nó bất tiện và gặp nhiều rủi ro. Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức thanh toán khi có một giao dịch kinh tế nào đó thì các bên sử dụng các công cụ như: Séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu… và các phương thức mà ngân hàng phục vụ các bên có thể cung cấp. Hay nói ngắn gọn là hình thức thanh toán qua ngân hàng, không sử dụng tiền mặt trong kinh doanh. Đây là xu thế phát triển hiện nay không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở những đang phát triển. 4.3. Thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế Thanh toán trong nước là hình thức thanh toán chỉ diễn ra trong nội bộ một nước, các đối tượng trong giao dịch cùng ở một quốc gia. Cho nên sẽ có những cách thức khác nhau để thanh toán. Thanh toán quốc tế là hoạt động thanh toán vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia, các bên giao dịch ở những nước khác nhau thực hiện mua – bán và thanh toán cho nhau. Công tác thanh toán quốc tế buộc phải thanh toán qua ngân hàng giữa các nước tham gia. 4.4. Thanh toán trước, ngay và thanh toán sau. Thanh toán trước là thanh toán diễn ra trước khi giao dịch, giao hàng trong một thời gian nhất định. Thời gian bao nhiêu, số lượng như thế nào tùy thuộc vào mối quan hệ giữa các bên tham gia. Thanh toán ngay là hình thức thanh toán diễn ra ngay lúc giao dịch và các bên thực hiện ngay Thanh toán sau là thanh toán diễn ra sau khi giao dịch một thời gian theo các điều kiện trong hợp đồng. Hình thức này hình thanh các khoản phải thu, phải trả đối với doanh nghiệp. II. thanh toán trong nước 1. Khái niệm: Là hình thức thanh toán chỉ liên quan đến các đối tượng trong một quốc gia. 2. Nội dung thanh toán 2.1. Thanh toán nội bộ Là loại hình thanh toán phát sinh liên quan đến các đối tượng trong đơn vị kinh doanh có sự phân cấp kinh doanh, quản lý và công tác kế toán. Một doanh nghiệp dù có tư cách pháp nhân hay không, khi thực hiện hoạt động kinh doanh cũng phải thuê lao động hoặc có các đơn vị trực thuộc khác. Do đó mà nảy sinh nhiều mối quan hệ chính sau: Thanh toán giữa doanh nghiệp và nhân viên của doanh nghiệp: Giữa doanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp có mối quan hệ ràng buộc bằng pháp lý đó là hợp đồng lao động. Do vậy doanh nghiệp phải tuân thủ theo luật lao động mà nhà nước ban hành. Nên mọi chế độ, hình thức trích lập các quỹ trong doanh nghiệp sẽ hình thành nên các loại thanh toán trong doanh nghiệp Thanh toán giữa cấp trên và cấp dưới: Có nhiều hoạt động thanh toán thể hiện mối quan hệ này như khi cấp trên cấp phát vốn cho đơn vị thành viên để hoạt động kinh doanh hay thu hồi lại một phần vốn đã cấp, có thể bằng tiền hoặc bằng tài sản nên sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn của doanh nghiệp. Hoặc quyết định điều chuyển vốn từ thành viên này sang thành viên khác. Ngoài ra còn có các khoản chi hộ, thu hộ giữa cấp trên và cấp dưới như trả hộ lương, thưởng cho nhân viên hoặc trong trường hợp một trong hai gặp khó khăn tạm thời về tiền mặt hày thanh toán, thì bên kia sẽ thực hiện nên phát sinh nghĩa vụ thanh toán. Bên cạnh đó cấp dưới còn có nghĩa vụ nộp cho cấp trên về các quỹ: Quỹ quản lý, quỹ khen thưởng, phúc lợi, lãi chưa phân phối… 2.2. Thanh toán với nhà nước Khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều có nghĩa vụ thanh toán với nhà nước về những khoản nộp theo quy định. Thanh toán với nhà nước mang tính chất bắt buộc, không hoàn trả và được điều chỉnh theo luật. Thông thường doanh nghiệp phải thanh toán các khoản thuế, phí, lệ phí và các chế độ bắt buộc khác. a) Các loại thuế Thuế GTGT: Là loại thuế đánh trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa theo quy định của nhà nước. ở Việt Nam, thuế GTGT có thể được tính theo 2 cách sau: Theo phương pháp khấu trừ: - Theo phương pháp trực tiếp Thuế TTĐB: Là một loại thuế tiều dùng đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ đặc biệt nằm trong danh mục nhà nước quy định. Thuế TTĐB = Giá tính thuế * Thuế suất Thuế TNDN: Được hiểu là thuế đánh vào phần thu nhập của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thuế XNK: Là loại thuế đánh vào hàng hóa XNK theo quy định của nhà nước. Thuế xuất khẩu có thuế suất = 0% Còn thuế nhập khẩu = Giá tính thuế * Thuế suất Ngoài ra còn có các loại thuế khác : Thuế môn bài, Thuế đất, Thuế thu sử dụng vốn ngân sách…. b) Các loại phí, lệ phí và các chế độ bắt buộc khác Phí và lệ phí là các khoản nộp cho cơ quan hành chính nhà nước phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các chế độ bắt buộc khác là BHXH, BHYT mà các doanh nghiệp nhà nước sử dụng lao động phải nộp cho lao động mình thuê. Ngoài các loại trên, còn có hình thức thanh toán nữa đó là các khoản miễn thuế, hoàn thuế, khấu trừ thuế, giảm thuế... tạo nên mối quan hệ giữa doanh nghiệp và cơ quan nhà nước quản lý mình. 2.3. Thanh toán với khách hàng trong nước Là quan hệ phát sinh khi có mua – bán hàng hóa giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp hoặc người mua là khách hàng trong nước. Trong quá trình thanh toán thì thường xảy ra ba trường hợp sau đây: a) Thanh toán trước: Khi phát sinh hình thức này doanh nghiệp sẽ ứng trước cho nhà cung cấp một số tiền nhất định để cam kết rằng doanh nghiệp chắc chắn sẽ mua hàng, hình thức này hình thành nên khoản trả trước cho người bán (ghi nợ tài khoản 331). Nếu doanh nghiệp được người mua trả trước một số tiền nào đó thì lúc đó hình thành khoản ứng trước người mua (ghi có tài 131). Nếu sau này doanh nghiệp không giao hàng cho người mua thì buộc phải trả lại tiền và còn bị phạt vì vi phạm hợp đồng nữa. Thông thường thanh toán trước chỉ chiếm một phần nhỏ trong giá trị hợp đồng bởi vì vừa bị chiếm dụng vốn vừa không biết là hàng hóa có đáp ứng yêu cầu của mình hay không. b) Thanh toán ngay: Là hình thức thanh toán cùng lúc với khi 2 bên giao hàng thì giao tiền cho nhau. Hình thức này thường chiếm tỉ lệ khá lớn trong giao dịch Thanh toán sau: Là hình thức thanh toán sau một thời gian nhất định theo sự thoả thuận giữa hai bên Đối với người cung cấp: Đây là hình thức doanh nghiệp mua chịu nhà cung cấp và cam kết sẽ thanh toán sau một thời gian nào đó, nếu số lượng lớn chứng tỏ doanh nghiệp đã vay vốn của khách hàng và đây là một hình thức tín dụng thương mại, điều này sẽ tác động đến cơ cấu vốn và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông thường để mua chịu được hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố: uy tín của doanh nghiệp: Là uy tín của doanh nghiệp về thanh toán, về hoạt động kinh doanh trên thương trường như thế nào. Nếu doanh nghiệp có uy tín cao thì sẽ được cho mua chịu nhiều. Còn nếu doanh nghiệp đã từng vi phạm các điều khoản về công tác thanh toán thì người cung cấp sẽ không cho mua chịu, mà nếu có thì cũng là một tỷ lệ rất ít. Là khách hàng quen hay không: Nếu mua lần đầu thì doanh nghiệp khó mà được mua chịu, nhưng nếu thường xuyên có quan hệ mua bán thì sẽ được lợi nhiều hơn. Kết quả hoạt động kinh doanh: Sẽ chẳng có ai cho DN mua chịu nếu biết DN đang làm ăn thua lỗ, không đủ khả năng thanh toán cả. Đối với người mua hàng: Đó là hình thức bán chịu của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ cho khách hàng trả tiền sau một thời gian và như vậy doanh nghiệp đã cấp tín dụng cho khách hàng. Cho nên doanh nghiệp phải nghiên cứu, xem xét đến khả năng thu hồi nợ sau thời gian cho phép. Khi xem xét đến chính sách bán chịu, doanh nghiệp cũng phân tích những yếu tố trên như ở thanh toán với người cung cấp để đánh giá khả năng thanh toán và hoạt động kinh doanh cũng như uy tín của đối tác trên thương trường để có quyết định cho mua chịu hay không ?, nếu có thì với tỉ lệ bao nhiêu là đủ. Ngoài ra doanh nghiệp phải xem xét, cân đối giữa việc bán chịu với mua chịu người cung cấp để có quyết định đúng đắn. 3. Phương thức thanh toán 3.1. Khái niệm Là cách thức nhận trả hay thanh toán tiền giữa các đối tượng tham gia vào một giao dịch kinh tế – tài chính nào đó. 3.2. Một số phương thức thanh toán thông dụng a) Thanh toán giao hàng trả tiền ngay. Đây là hình thức thanh toán ngay, khi một bên giao hàng cho bên kia, đồng thời bên kia cũng sẽ giao tiền ngay. Như vậy giao dịch trả tiền ngay thường thanh toán bằng tiền mặt và mang tính chất trực tiếp. b) Phương thức chuyển tiền. Là phương thức thanh toán trong đó người mua (người trả tiền) sau khi nhận được hàng sẽ yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người bán (người hưởng thụ) tại một địa điểm và thời gian nhất định. Đây là phương thức thanh toán qua ngân hàng và được sử dụng nhiều nhất do có sự tiện lợi, tuy nhiên người yêu cầu phải trả một số phí nhất định cho ngân hàng khi chuyên tiền. c) Phương thưc ghi sổ. Là phương thức thanh toán mang tính chất bù trừ lẫn nhau. Khi các bên thực hiện giao nhận hàng hóa thì sẽ ghi và theo dõi vào một cuốn sổ riêng hoặc tài khoản riêng với sự xác nhận của các bên trong giao dịch. Việc thanh toán sẽ được thực hiện sau một thời kỳ nhất định đã được thỏa thuận trước. Để thực hiện theo phương thức này thì yêu cầu các bên phải có quan hệ mua bán thường xuyên và thật sự tin tưởng lẫn nhau, nếu không thì rủi ro sẽ rất lớn. 4. Phương tiện thanh toán Là công cụ mà các đối tượng thường sử dụng để trả tiền cho nhau trong các giao dịch kinh tế – tài chính. 4.1. Thanh toán bằng tiền mặt Tiền mặt là công cụ thanh tồn tại từ rất lâu đời, đến nay vẫn còn khá thông dụng, nhất là ở các nước kém và đang phát triển. Đây là phương tiện sử dụng tiền mặt trực tiếp thanh toán khi giao nhận hàng hóa giữa các bên. Tuy nhiên chỉ sử dụng trong nước vì mỗi nước đều có đồng tiền riêng và trong quan hệ thương mại quốc tế phải thanh toán qua ngân hàng. 4.2. Thanh toán bằng séc Séc được hiểu là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện được in trên giấy đặc biệt của ngân hàng do một khách hàng của ngân hàng ra lệnh cho ngân hàng trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình mở tại ngân hàng để trả cho người cầm Séc hoặc cho người được chỉ định trên tờ Séc. Trong giao dịch thương mại thay vì trả bằng tiền mặt, khách hàng còn có thể thanh toán cho đối tác bằng Séc, và Séc là một phương tiện khá thông dụng cả trong thương mại lẫn trong tiêu dùng hàng ngày. Ngoài loại Séc được chỉ định đích danh, còn có Séc có thể kí hậu: Tức là người sở hữu có thể điền tên người hưởng thụ mới. Trong Séc cũng có nhiều loại, sau đây là một số loại chính mà ngân hàng sử dụng: Séc chuyển khoản: Là loại Séc được sử dụng rộng rãi, nó có giá trị thanh toán trực tiếp như tiền tệ, do đó trên tờ Séc phải có đầy đủ những yếu tố bắt buộc theo luật định và Séc chỉ có hiệu lực trong một thời gian nhất định mà thôi. Séc bảo chi: Là loại Séc được ngân hàng đảm bảo khả năng thanh toán cho từng tờ Séc. Do vậy mà khi phát hành loại Séc bảo chi, ngân hàng thường buộc khách hàng phải ký quỹ vào tài khoản riêng và không được sử dụng số tiền đó vào mục đích khác. Cho nên loại Séc này được sử dụng khi người bán không tin tưởng vào khả năng thanh toán của người mua hoặc khách hàng vi phạm kỷ luật phát hành Séc. Séc định mức: Cũng là loại Séc giống như Séc bảo chi nhưng chỉ khác ở chỗ là Séc định mức đảm bAỏ khả năng thanh toán cho cả một quyển Séc. Séc chuyển tiền: Là một loại chuyển tiền được sử dụng theo yêu cầu của khách hàng, tức là chỉ định cụ thể người lĩnh tiền hoặc người cầm Séc sẽ được lĩnh tiền. Séc cá nhân: Được áp dụng đối với khách hàng có tài khoản tiền gửi đứng tiên cá nhân tại ngân hàng để thanh toán tiền hàng hóa và các khoản khác. 4.3. Thanh toán bằng ủy nhiệm chi (UNC) UNC là tờ mệnh lệnh trả tiền của người chủ tài khoản ra lệnh cho ngân hàng trích tài khoản của mình để trả cho đơn vị hoặc cá nhân thụ hưởng. Như vậy UNC xuất phát từ đơn vị mua. Đây là công cụ được sử dụng nhiều trong thanh toán hàng hóa và lao vụ, thông thường sử dụng giữa các tổ chức kinh tế có tài khoản riêng tại ngân hàng. 4.4. Thanh toán bằng ủy nhiệm thu (UNT) Là hình thức thanh toán mà tổ chức kinh tế ủy nhiệm cho ngân hàng của mình thu hộ tiền hàng hóa đã giao hoặc dịch vụ đã cung cấp. UNT thường áp dụng giữa các tổ chức kinh tế có sự tin cập lẫn nhau vì đã giao hàng rồi mới lập bộ UNT gửi cho ngân hàng. Trái với UNC, UNT được bắt đầu từ bên đơn vị bán hàng hóa. 4.5. Thanh toán bằng thẻ thanh toán Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán hiện đại vì nó gắn với kỹ thuật tin học ứng dụng trong ngân hàng. Thẻ thanh toán do ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng của mình để thanh toán tiền hàng hóa và dịch vụ, thanh toán nợ hoặc lĩnh tiền mặt. Thẻ thanh toán bao gồm thẻ từ và thẻ điện tử, hiện nay có 3 loại thẻ chính: Thẻ thanh toán không phải ký quỹ: Tức là người sử dụng thẻ không phải lưu ký tiền vào tài khoản riêng để đảm bảo thanh toán. Loại này căn cứ vào số dư trên tài khoản tiền gửi của người chủ sở hữu thẻ mở tại ngân hàng với hạn mức tối đa của thẻ Thẻ thanh toán phải ký quỹ tại ngân hàng: Người sử dụng phải ký quỹ một số tiền nhất định để bảm bảo thanh toán. Số tiền đó là hạn mức của thẻ và được ghi vào bộ nhớ của thẻ. Thẻ tín dụng: Là loại thẻ không phải ký quỹ, được áp dụng với khách hàng được vay vốn ngân hàng. Mức tiền cho vay coi là hạn mức tín dụng và được ghi vào bộ nhớ của thẻ. Do những đặc tính trên nên thẻ thanh toán chỉ hay sử dụng trong thanh toán tiêu dùng, còn trong hoạt động giao dịch thương mại thì không sử dụng loại này. III. thanh toán với nướC ngoài 1. Định nghĩa Là việc thực hiện chi trả bằng tiền liên quan đến các dịch vụ mua bán hàng hóa hay cung ứng lao vụ… giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với các tổ chức hay cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của những nước liên quan. Có hai loại thanh toán quốc tế: Thanh toán phi mậu dịch: Thanh toán không liên quan đến hàng hóa hay cung ứng lao vụ, không mang tính chất thương mại. Thanh toán mậu dịch: Phát sinh trên cơ sở trao đổi hàng hóa và các dịch vụ thương mại theo giá cả quốc tế. 2. Nội dung Thanh toán quốc tế trong kinh doanh chỉ xẩy ra những nội dung chính sau: 2.1. Thanh toán với nhà cung cấp nước ngoài. Loại hình này cũng giống như thanh toán với nhà cung cấp trong nước, tuy nhiên phạm vi không gian, thời gian thì khác. Thanh toán này diễn ra khi mua hàng hóa từ nước ngoài. Như vậy xuất hiện hoạt động nhập khẩu. 2.2. Thanh toán với người mua nước ngoài. Khi này doanh nghiệp sẽ bán hàng hóa cho khách hàng nước ngoài và nhận tiền. Tùy thuộc vào mối quan hệ giữa hai bên mà sẽ thỏa thuận hình thức thanh toán cụ thể. Hoạt động thanh toán này sẽ tác động đến kim ngạch XNK và cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia. Ngoài ra còn có các loại thanh toán phí như: phí vận chuyển, phí BH…. 3. Điều kiện thanh toán Trong thanh toán quốc tế liên quan đến nhiều đối tượng mà lại cách xa về mặt địa lý, cho nên sẽ phát sinh ra nhiều vấn đề phức tạp. Do đó, để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ mua – bán đòi hỏi trong hợp đồng phải ghi rõ những điều kiện cụ thể về tiền tệ, địa điểm, thời gian và phương thức thanh toán. Những điều kiện này không mang tính bắt buộc mà là sự thỏa thuận giữa các bên. 3.1. Điều kiện về tiền tệ Sở dĩ có điều kiện này là vì mỗi quốc gia đều có đồng bản tệ riêng cho nước mình, vì vậy khi thanh toán quốc tế, các bên xuất khẩu, nhập khẩu phải đi đến thống nhất là dùng đồng tiền nước nào làm đồng tiền tính toán, đồng tiền thanh toán và sự đảm bảo giá trị khi có sự biến động tỉ giá trên thị trường. a) Về tiền tệ Như trên đã đề cập đến đồng tiền tính toán đó là tiền tệ dùng để thể hiện giá cả hàng hóa và tính toán giá trị hợp đồng. Còn đồng tiền thanh toán là đồng tiền được dùng để thanh toán hợp đồng. Đồng tiền tính toán và tiền tệ thanh toán có thể là một loại tiền tệ hoặc hai loại riêng biệt, có thể là đồng tiền nước nhập khẩu, nước xuất khẩu hoặc một nước thứ ba nào đó tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên việc lựa chọn tiền tệ cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Tập quán sử dụng đồng tiền trong thanh toán quốc tế Khu vực kinh tế thế giới Vị trí đồng tiền đó trên trường quốc tế Vị thế của người nhập khẩu, người xuất khẩu trong giao dịch đó b) Điều kiện bảm bảo hối đoái Việc lựa chọn điều kiện bảm bảo hối đoái cũng không kém phần quan trọng, vì tiền tệ các nước hiện nay thường xuyên biến động kể cả những đồng tiền mạnh. Hiện nay có các điều kiện bảm bảo sau đây: Điều kiện đảm bảo bằng vàng: Lúc trước mỗi đồng tiền thường gắn với một hàm lượng vàng nhất định nên giá vàng luôn luôn ổn định và có thể lấy vàng ra bảm bảo. Tuy nhiên hiện nay do đồng tiền thả nổi không còn gắn với vàng, do đó giá vàng cũng thường xuyên biến động, lúc đó hai bên sẽ thỏa thuận với nhau là điều chỉnh lại hợp đồng, tức là điều chỉnh lại giá cả hàng hóa, giá trị hợp đồng. Điều kiện bảm bảo căn cứ vào ngoại tệ: Trong điều kiện này hai bên sẽ quy định chọn một đồng tiền nào đó dùng tính toán giá trị hợp đồng và chọn đồng tiền khác ổn định hơn để đảm bảo cho đồng tiền tính toán. Nếu có sự thay đổi về tỷ giá hối đoái giữa hai loại tiền tệ thì hợp đồng sẽ được điều chỉnh lại giá trị. Điều kiện đảm bảo theo “rổ tiền tệ”: Do các đồng tiền thường xuyên biến động nên thay vì sử dụng một loại tiền tệ để tính người ta có thể sử dụng một nhóm tiền tệ hay gọi là “rổ tiền tệ” nhưng hiện nay đã bãi bỏ không dùng nữa. 3.2. Điều kiện về địa điểm thanh toán Trong thanh toán quốc tế, điều kiện nay đòi hỏi hai bên mua bán phải thống nhất, bởi bên nào cũng thích thanh toán tại nước mình. Thực tế hiện nay thì địa điểm thanh toán thường là ở những nước có đồng tiền làm tiền tệ thanh toán hợp đồng. 3.3. Điều kiện về thời gian thanh toán. Điều kiện này mang tính chất bắt buộc đối với các giao dịch quốc tế, điều kiện này quy định cụ thể thời điểm thỏa thuận mà bên phải trả tiền cần thực hiện thanh toán. Việc xác định thời gian thanh toán là mối quan tâm lớn của các bên trong giao dịch vì thời gian thanh toán luôn luôn gắn với sự biến động của thì trường tài chính. Nó bao hàm ý nghĩa rủi ro mà các bên tham gia phải chịu. Với điều kiện này, bên nhận tiền thường muốn thu nhanh, bên phải trả thì muốn trì hoãn. Tuy nhiên trong một số trường hợp tùy thuộc vào mối quan hệ kinh doanh giữa các bên và biến động tỷ giá của các đồng tiền sử dụng. Thông thường có 3 quy định sau: Trả tiền trước Trả tiền ngay Trả tiền sau Việc thực hiện theo phương thức nào tùy thuộc vào thỏa thuận giữa các bên nhưng nên hạn chế trả sau vì sẽ có nhiều rủi ro hơn. 3.4. Điều kiện về phương thức thanh toán. Thanh toán quốc tế có nhiều phương thức như: chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ…. Mỗi phương thức đều có ưu nhược điểm riêng. Vì vậy tùy thuộc vào tổ chức XNK mà ta quan hệ để lựa chọn phương thức thích hợp. Trong các phương thức đó, hiện nay sử dụng nhiều nhất là phương thức tín dụng chứng từ trong đó L/C là cơ sở pháp lý duy nhất để thực hiện quá trình thanh toán. 4. Phương thức thanh toán Phương thức thanh toán quốc tế là toàn bộ quá trình, cách thức nhận trả tiền hàng trong giao dịch mua bán ngoại thương giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu. Hiện nay có rất nhiều phương thức thanh toán, việc lựa chọn phương thức nào còn tùy vào mối quan hệ giữa các bên trong giao dịch. Sau đây là một số loại chính được sử dụng hiện nay. 4.1. Phương thức chuyển tiền. Khái niệm: Là phương thức thanh toán trong đó người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người xuất khẩu tại một địa điểm xác định và thời gian nhất định. NH người NK NH người XK Người NK Người XK Quy trình tiến hành nghiệp vụ: (4) Lệnh chuyển tiền Lệnh chi (5) Báo nợ (3) (2) Báo có HH (1) BCT Nhà xuất khẩu giao hàng hóa (HH) và bộ chứng từ (BCT) cho bên nhập khẩu theo hợp đồng đã kí kết. Sau khi xem xét và kiểm tra BCT, người nhập khẩu viết lệnh chuyển tiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu thanh toán cho người xuất khẩu. Ngân hàng kiểm tra tính hợp lệ, nếu đủ khả năng thanh toán thì sẽ gửi giấy báo nợ cho bên nhập khẩu. Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh chuyển tiền cho ngân hàng đại lý (ngân hàng người xuất khẩu) trả cho người thụ hưởng. Ngân hàng đại lý báo cho người thụ hưởng biết là tiền đã chuyển đến. b) Hình thức chuyển tiền Chuyển tiền bằng điện tức là ngân hàng chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng đại lý trả tiền bằng điện. Chuyển tiền bằng thư tức là ngân hàng chuyển tiền ra lệnh chuyển tiền bằng thư c) Nhận xét ở phương thức này ngân hàng chỉ là trung gian thanh toán hưởng hoa hồng mà thôi, không bị ràng buộc gì cả. Việc trả tiền phụ thuộc vào thiện chí người mua do đó hai bên phải có quan hệ tin cậy rất cao. Do điều kiện như vậy nên hình thức này thường áp dụng đối với các khoản nhỏ: Chi phí chuyển bAỏ hiểm, bồi thường thiệt hại, thanh toán phi mậu dịch,…. 4.2. Phương thức ghi sổ Phương thức này cũng giống với phương thức ghi sổ đối với thanh toán trong nước. Chỉ khác là quan hệ giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu mà thôi, nên hai bên muốn áp dụng phương thức này phải có quan hệ thường xuyên và tin cập lẫn nhau cao. 4.3. Phương thức nhờ thu a) Khái niệm: Là phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng, ủy thác cho ngân hang của mình thu hộ số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu do người bán lập ra. b) Các loại nhờ thu Nhờ thu trơn Khái niệm: Là phương thức thanh toán trong đó tổ chức xuất khẩu sau khi giao hàng cho người nhập khẩu, chỉ ký phát hối phiếu đòi tiền tổ chức nhập khẩu và yêu cầu ngân hàng thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu đó, không kèm theo một điều kiện nào của việc trả tiền. Quy trình thanh toán theo sơ đồ sau: (3) (6) (7) (2) (5) (4) Người bán (XK) Người mua (NK) (1) Người bán giao hàng và lập bộ chứng từ hàng hóa gửi thẳng đến người mua. Trên cơ sở đó, người bán ký phát hối phiếu đòi tiền người mua và nhờ ngân hàng thu hộ tiền Ngân hàng bên bán gửi thư ủy nhiệm kèm hối phiếu sang cho ngân hàng đại lý (ngân hàng bên mua) Ngân hàng đại lý gửi hối phiếu cho người mua để yêu cầu thanh toán Sau khi kiểm tra hối phiếu với bộ chứng từ, nếu phù hợp người mua sẽ lệnh thanh toán tiền cho ngân hàng, nếu không thì từ chối thanh toán và thông báo cho ngân hàng biết Ngân hàng đại lý thực hiện lệnh chuyển tiền hoặc thông báo bên mua chấp nhận thanh toán hay không Ngân hàng bên bán sẽ thông báo cho người bán biết về kết quả của việc nhờ thu Từ phân tích đó ta thấy phương thức này không đảm bảo quyền lợi của tổ chức xuất khẩu, ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian hưởng phí mà không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì nếu bên mua không chịu thanh toán. Do vậy chỉ áp dụng khi đã có sự tín nhiệm hoàn toàn, giá trị hợp đồng nhỏ…. Nhờ thu kèm chứng từ NH đại lý (NK) Khái niệm: Là phương thức nhờ thu mà trong đó tổ chức xuất khẩu nhờ ngân hàng thu hộ tiền từ người nhập khẩu nhưng không những căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hóa gửi kèm theo hối phiếu với điều kiện nếu tổ chức nhập khẩu đồng ý trả tiền hoặc chấp nhận lên hối phiếu thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ cho tổ chức nhập khẩu đi nhận hàng Quy trình thanh toán theo sơ đồ sau: NH người XK NH đại lý HP+BCT (3) (6) (4) (2) (5) (7) HP+BCT Người xuất khẩu Người nhập khẩu (1) HH Tổ chức xuất khẩu sẽ giao hàng hóa cho bên nhập khẩu theo hợp đồng Sau khi giao hàng hóa, tổ chức xuất khẩu chuyển hối phiếu và bộ chứng từ hàng hóa cho ngân hàng của mình nhờ thu hộ tiền Ngân hàng sẽ chuyển hối phiếu và bộ chứng từ và thư uỷ nhiệm sang cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài để nhờ thu tiền hộ Ngân hàng đại lý sẽ chuyển hối phiếu và bản sao bộ chứng từ cho tổ chức nhập khẩu Tổ chức nhập khẩu sẽ đối chiếu với hợp đồng đã ký, nến đồng ý thì thanh toán để nhận bộ chứng từ gốc đi nhận hàng, nếu không thì thông báo cho ngân hàng biết Ngân hàng đại lý sẽ thực hiện lệnh chuyển tiền cho ngân hàng người xuất khẩu nếu bên nhập khẩu đồng ý thanh toán, nếu không thì thông báo ý kiến của bên nhập khẩu. Ngân hàng sẽ thông báo cho nhà xuất khẩu biết kết quả của việc nhờ thu Qua quy trình trên, nếu sử dụng phương thức này thì sẽ đảm bảo quyền lợi cho tổ chức xuất khẩu hơn nếu bên kia không chịu thanh toán, vai trò của ngân hàng được nâng cao thêm trách nhiệm tuy nhiên tốc độ thanh toán chậm vì phải chuyển bộ chứng từ và rủi ro vẫn có nếu bên nhập khẩu không chịu thanh toán trong khi đã giao hàng, muốn đưa hàng về đâu phải chuyện dễ gì. 4.4. Phương thức giao chứng từ nhận tiền a) Khái niệm: Phương thức này là hình thức thanh toán mà trong đó tổ chức nhập khẩu trên cơ sở hợp đồng mua bán yêu cầu ngân hàng bên xuất khẩu mở cho mình một tài khoản tín thác để thanh toán cho tổ chức xuất khẩu khi nhà xuất khẩu trình đầy đủ bộ chứng từ theo đúng thỏa thuận. b) Quy trình thanh toán Người nhập khẩu Người xuất khẩu (3) (4) (2) (1) NH người XK (5) Trên cơ sơ hợp đồng đã ký kết, người mua yêu cầu ngân hàng bên xuất khẩu cho mình mở tài khoản tín thác với số dư 100% giá trị hợp đồng Ngân hàng xuất khẩu thông báo cho người xuất khẩu biết Người xuất khẩu sau khi nhận được thông báo thì giao hàng hóa Song song với giao hàng hóa thì người xuất khẩu giao bộ chứng từ cho ngân hàng để yêu cầu thanh toán Sau khi đã kiểm tra và thanh toán cho bên xuất khẩu, ngân hàng thông báo cho bên nhập khẩu biết và chuyển bộ chứng từ cho bên nhập khẩu Ta thấy rằng phương pháp này đòi hỏi người nhập khẩu phải có văn phòng đại diện ở nước người xuất khẩu để tiện cho việc thanh toán. trường hợp khác thì không thể áp dụng được. 4.5. Phương thức ủy thác mua Là phương thức thanh toán mà trong đó ngân hàng bên nhập khẩu, theo yêu cầu bên nhập khẩu viết thư cho ngân hàng đại lý mua hộ hối phiếu của tổ chức xuất khẩu ký phát cho bên NK Ngân hàng đại lý căn cứ vào những điều kiện quy định trong thư ủy thác mà quyết định việc thanh toán cho tổ chức xuất khẩu, tức là mua hối phiếu Thông thường khi thực hiện theo phương thức này nhà nhập khẩu phải ký quỹ tại ngân hàng, ngân hàng bên nhập khẩu phải có tài khoản gửi hoặc tài khoản ký quỹ tại ngân hàng đại lý ở nước xuất khẩu. 4.6. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ a) Khái niệm: Một trong những phương thức thanh toán quốc tế hiện nay được sử dụng phổ biến đó là phương thức tín dụng chứng từ. Đó là một sự thỏa thuận mà trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) đáp ứng những yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết hay cho phép ngân hàng khác chi trả hoặc chấp nhận những yêu cầu của người hưởng lợi khi những điều kiện quy định trong thư tín dụng được thực hiện đúng và đầy đủ b) Từ khái niệm ta thấy có những bên liên quan sau: Người xin mở thư tín dụng: Người nhập khẩu Người hưởng lợi: Người xuất khẩu Ngân hàng mở thư tín dụng Ngân hàng thông báo thư tín dụng Ngoài ra còn có thể có ngân hàng xác nhận, ngân hàng thanh toán, ngân hàng thương lượng, ngân hàng chuyển nhượng,….. c) Quy trình nghiệp vụ NH thông báo NH mở L/C (2) (6) (7) (3) Người xuất khẩu Người nhập khẩu (8) (1) (5) (4) Người NK gửi giấy yêu cầu ngân hàng mở thư tín dụng để thanh toán cho người hưởng lợi với các điều khoản đã thỏa thuận Ngân hàng kiểm tra và thông báo cho ngân hàng thông báo biết là L/C đã được mở và nội dung của L/C Ngân hàng thông báo báo cho người xuất khẩu biết L/C đã được mở và nội dung L/C Người xuất khẩu kiểm tra, đối chiếu với hợp đồng, nếu đúng thì sẽ giao hàng hóa cho người nhập khẩu, nếu không đồng ý với nội dung của L/C thì thông báo cho ngân hàng mở L/C và người nhập khẩu để sửa lại nội dung Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ chuyển cho ngân hàng thông báo để thông báo cho ngân hàng mở L/C yêu cầu thanh toán Ngân hàng thông báo sau khi đã kiểm tra tính chính xác và đầy đủ của bộ chứng từ, thì có thể chiết khấu cho người xuất khẩu hoặc gửi bộ chứng từ cho ngân hàng mở L/C để yêu cầu thanh toán. Còn nếu thấy không phù hợp thì từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ chứng từ cho người xuất khẩu. Ngân hàng mở L/C chuyển bộ chứng từ cho người nhập khẩu và yêu cầu thanh toán Người nhập khẩu kiểm tra, nếu đúng thì thanh toán còn không thì từ chối thanh toán d) Các loại thư tín dụng Thư tín dụng được hủy ngang: Là một L/C mà ngân hàng mở L/C và người nhập khẩu có thể sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần thông báo cho người hưởng lợi biết Thư tín dụng không thể hủy ngang: Là một loại L/C mà ngân hàng mở L/C phải chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho tổ chức xuất khẩu trong thời gian hiệu lực của L/C, không có quyền hủy bỏ hoặc sửa đổi mà không có ý kiến của bên xuất khẩu Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận: Là loại thư tín dụng không thể hủy ngang và được một ngân hàng khác có uy tín hơn đứng ra đảm bảo khả năng thanh toán. Thư tín dụng không thể hủy ngang và không được truy đòi lại tiền: Là loại thư tín dụng không thể hủy ngang và khi ngân hàng mở thư tín dụng đã thanh toán thì không được quyền truy đòi lại trong bất cứ trường hợp nào. Thư tín dụng tuần hoàn: Là loại L/C không thể hủy bỏ trong đó quy định rằng khi thư tín dụng hết kim ngạch hoặc sau khi hết hạn hiệu lực của L/C thì nó lại tự động có giá trị như cũ Ngoài những loại trên, còn có thư tín dụng giáp lưng, thư tín dụng đối ứng, thư tín dụng thanh toán chậm, thư tín dụng có điều kiện đỏ, thư tín dụng dự phòng, thư tín dụng có thể chuyển nhượng được…. 5. Phương tiện thanh toán Để chuyển tiền thanh toán cho nhau trong quan hệ ngoại thương, người ta thường sử dụng các công cụ lưu thông có giá trị như tiền. Sau đây là 3 phương tiện chính trong đó Hối phiếu, Séc là được sử dụng nhiều nhất 5.1. Hối phiếu a) Khái niệm: Hối phiếu là một mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện do người xuất khẩu, người bán…. ký phát đòi tiền người nhập khẩu, người mua…. và yêu cầu người này phải thanh toán một số tiền nhất định tại một địa điểm và thời gian xác định cho người hưởng lợi theo quy định của hối phiếu. Dựa theo khái niệm trên ta thấy hối phiếu có 3 đặc điểm sau: Tính trìu tượng: Trong hối phiếu không ghi rõ điều kiện, quan hệ kinh tế phát sinh như thế nào ? Tính bắt buộc: Khi nhìn thấy hối phiếu thì lập tức thực hiện không có bất cứ lý do nào để trì hoãn Tính lưu thông: Hối phiếu có thể chuyển nhượng tự do và có giá trị như tiền Hối phiếu thường có nhiều bản và được đánh số thứ tự tuy nhiên chỉ có một bản là có hiệu lực thanh toán. b) Nội dung chính của hối phiếu Theo luật thống nhất về hối phiếu, thì hối phiếu có những nội dung chính sau: - Tiêu đề hối phiếu: Phải ghi chữ “Hối Phiếu” Địa điểm ký phát hối phiếu Mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện - Số tiền và loại tiền Kỳ hạn trả tiền của hối phiếu Người được hưởng hối phiếu Người trả tiền hối phiếu Người ký phát hối phiếu Số hóa đơn Thư tín dụng loại nào Và có thể có một số nội dung khác 5.2. Séc a) Khái niệm: Séc dùng trong thanh toán quốc tế cũng giống như sử dụng trong nước. Chỉ khác là quy định phát hành séc chặn chẽ hơn. Chủ yếu là được dùng để thanh toán về hàng hóa, cung ứng lao vụ, du lịch và các khoản chi trả phi mậu dịch Từ khái niệm ta thấy có những đối tượng liên quan sau: Người phát hành Séc Ngân hàng thanh toán Người nhận tiền b) Những nội dung chủ yếu của Séc: - Tiêu đề Séc Ngày tháng năm phát hành Séc Địa điểm phát hành Séc Ngân hàng trả tiền Tài khoản trích trả Người hưởng lợi từ tờ Séc Chữ ký của người phát hành Séc c) Các loại Séc Căn cứ vào tính lưu chuyển của Séc người ta chia làm 3 loại - Séc đích danh: Chỉ đích danh người thụ hưởng Séc vô danh: Không ghi tên người hưởng Séc theo lệnh Căn cứ vào đặc điểm sử dụng Séc thì có: Séc gạch chéo Séc xác nhận Séc du lịch 5.3. Thẻ nhựa Là phương tiện thanh toán mà người sở hữu thẻ có thể sử dụng nó để rút tiền tại các máy, quầy tự động của ngân hàng đồng thời có thể sử dụng Thẻ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ. Do vậy Thẻ thường được sử dụng trong thanh toán phi mậu dịch Hiện nay có 2 loại Thẻ chính là Thẻ rút tiền mặt ở các máy, quầy tự động và Thẻ thanh toán. IV. đánh giá hoạt động thanh toán của doanh nghiệp 1. Khái niệm, mục đích của việc đánh giá Đánh giá hoạt động thanh toán là quá trình so sánh, phân tích các chỉ số về khả năng thanh toán để tìm hiểu cụ thể về mặt tốt lẫn mặt xấu tình hình thanh toán của một doanh nghiệp. Như vậy mục tiêu của hoạt động đánh giá là có thể biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt hay không tốt để có biện pháp xử lý. 2. Các chỉ số về khả năng thanh toán 2.1. Tỷ số về khả năng thanh toán hiện hành Khả năng thanh toán Tài sản lưu động Hiện hành Nợ ngắn hạn = Tỷ số này là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một thời gian tương đương với thời hạn của các khoản nợ. 2.2. Khả năng thanh toán nhanh Khả năng thanh toán Tài sản lưu động – Dự trữ Nhanh Nợ ngắn hạn = Như ta đã biết rằng tồn kho (hay dự trữ) là tài sản khó chuyển đổi thành tiền vì còn tùy thuộc vào khả năng bán hàng của doanh nghiệp. Nên trong trường hợp không thể bán được thì không thể thanh toán. Do đó tỷ số này cho biết khả năng thanh toán nhanh khi không bán được hàng tồn kho. 2.3. Tỷ số dự trữ (tồn kho) trên vốn lưu động ròng Tỷ số này cho biết dự trữ chiếm bao nhiêu % trong tổng vốn lưu động ròng. Nếu dự trữ quá cao đến mức toàn bộ vốn lưu động ròng không đủ để tài trợ chứng tỏ cơ cấu vốn, cơ cấu tài sản, cơ cấu tài trợ của doanh nghiệp không hợp lý, cho nên phải điều chỉnh lại. Ngoài ra còn có một số tỷ số khác như tỷ số thanh toán tức thời, chu kỳ tiền mặt, chu kỳ kinh doanh…. đây là những tỷ số góp phần vào công tác đánh giá được đầy đủ và chính xác hơn. Chương II Thực trạng hoạt động thanh toán trong kinh doanh tại công ty XNK Máy Hà Nội I. tổng quan về công ty 1. Lịch sử hình thành và phát triển Công Ty XNK Máy Hà Nội là một công ty độc lập trực thuộc Bộ Thương Mại. Tên gọi Việt Nam là công ty XNK Máy Hà Nội và tên gọi giao dịch quốc tế là HANOI MACHINERY IMPORT- EXPORT COMPANY, thường gọi tắt là MACHINOIMPORT- HA NOI được đặt tại số 8 phố Tràng Thi quận Hoàn Kiếm Hà Nội, ngoài trụ sở chính công ty còn có ban đại diện ở Hải Phòng làm nhiệm vụ như văn phòng đại diện của công ty. Công ty được thành lập ngày 19/12/1997 từ việc tách ra từ Tổng Công Ty Máy và Phụ Tùng, được Nhà Nước công nhận là một doanh nghiệp nhà nước độc lập, tự hạch toán kinh tế, tự chủ về tài chính và có đầy đủ tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật. Tiền thân của công ty XNK Máy Hà Nội có thể coi là Tổng Công Ty Máy và Phụ Tùng. Trước những năm 1997, Tổng Công Ty Máy và Phụ Tùng là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc trung ương, hoạt động theo kế hoạch và sự chỉ đạo của nhà nước, nhằm phục vụ cho mục tiêu của nhà nước và không được tự chủ trong hoạt động và hạch toán kinh doanh. Sau khi đã nghiên cứu kĩ và được sự đồng ý của Bộ Thương Mại, các phòng ban từ Tổng Công Ty Máy và Phụ Tùng đã tách ra để thành lập nên công ty XNK Máy Hà Nội. Nguyên nhân chính là do trong điều kiện kinh tế thị trường, các phòng ban của Tổng Công Ty Máy và Phụ Tùng đủ điều kiện để lãnh đạo và hạch toán kinh doanh nên đã tạo điều kiện để có thể thành lập một công ty độc lập tự hạch toán kinh tế theo đúng xu thế của thời đại. Trước năm 1990, Tổng Công Ty đã được nhà nước giao độc quyền kinh doanh XNK thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải, máy bay, tàu thủy, trang thiết bị y tế…… theo kế hoạch hàng năm của nhà nước để phục vụ cho nền kinh tế quốc dân. Do vậy trước lúc thành lập công ty XNK Máy Hà Nội thì hoạt động và lịch sử hình thành của công ty không thể không kể đến Tổng Công Ty Máy và Phụ Tùng. Bắt đầu thành lập 19/12/1997 và đi vào hoạt động từ 1/4/1998 với tổng số vốn ban đầu chỉ khoảng 3.823 tỷ đồng trong đó vốn lưu động là 3 tỷ và vốn cố định là 823 triệu đồng, do đây là công ty kinh doanh thương mại hoạt động trong lĩnh vực XNK nên cơ cấu vốn thiên về vốn lưu động nhiều hơn. Công ty họat động dưới sự quản lý của nhà nước, của Tổng công ty Máy và Phụ Tùng trực thuộc bộ thương mại. Tổng số cán bộ công nhân viên ban đầu chỉ khoảnh 150 người trong đó nhân viên quản lý khoảng 30 người. đây là năm đầu đi vào hoạt động nên công ty bước đầu còn gặp nhiều khó khăn và bỡ ngỡ. Tuy nhiêu càng ngày công ty càng có nhiều sự phát triển. Để kịp với sự phát triển kinh tế chung và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hành công ty cũng đã nhiều lần thay đổi đăng ký kinh doanh với số lượng sản phẩm cung ứng ngày càng tă Từ đó đến nay vốn kinh doanh của công ty không ngừng tăng lên mà chủ yếu là vốn lưu động, công ty đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường và kế hoạch của Tổng công ty, Bộ Thương Mại và của nhà nước đề ra. 2. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức Theo điều 12 của điều lệ họat động của công ty XNK Máy Hà Nội, tổ chức bộ máy của công ty bao gồm: Giám đốc, các phó giám đốc, kế toán trưởng và bộ máy giúp việc gồm có: phòng tổ chức – hành chính, phòng tài chinh - kế toán, phòng nghiên cứu và đầu tư thị trường, 5 phòng kinh doanh và một ban đại diện ở Hải Phòng. Giám đốc: Do Bộ Trưởng Bộ Thương Mại quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật. Giám đốc chịu trách nhiệm trước Bộ Thương Mại và trước pháp luật về điều hành hoạt động của công ty. Giám đốc là người có quyền hành cao nhất trong công ty, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các nghĩa vụ và quyền hạn của công ty và cũng là người đại diện pháp nhân của công ty. Các phó giám đốc: có hai phó giám đốc là phó giám đốc kinh doanh và phó giám đốc quản lý. Các phó giám đốc có nhiệm vụ giúp Giám đốc điều hành công ty theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giao Kế toán trưởng: có nhiệm vụ giúp đỡ Giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê của công ty và có nghĩa vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật về kế toán Phòng tổ chức – hành chính: Là bộ phận tham mưu, giúp đỡ cho lãnh đạo công ty thực hiện công tác quản lý, điều hành trong lĩnh vực tổ chức, cán bộ, lao động và tiền lương, chế độ chính sách với người lao động góp phần thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh có hiệu quả, xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân vững mạnh. Ngoài ra bộ phận này còn có chức năng quản lý mạng lưới công tác thanh tra, bảo vệ, thực hiện việc lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo quy định của nhà nước. Phòng tài chính – kế toán: Đây cũng là một bộ phận tham mưu, giúp việc cho ban lãnh đạo công ty trong công tác quản lý tài chính, tổ chức kế toán và hạch toán kết quả kinh doanh trong công ty. Bên cạnh đó thực hiện nghĩa vụ thu nộp ngân sách và các chế độ về tài chính, kế toán do nhà nước quy định. Bộ phận này tham mưu đề xuất ý kiến về các vấn đề tài chính: Từ xây dựng kế hoạch tài chính, quản lý tài chính, tổ chức kế toán để xác định, quản lý thu – chi hàng ngày, quản lý vốn lưu động, vốn cố định và quyết toán cuối kỳ, cuối quý hay cuối năm theo đúng pháp luật, chế độ kế toán hiện hành Phòng nghiên cứu và đầu tư thị trường: Có nhiệm vụ nghiên cứu nhu cầu của thị trường trong nước về những sản phẩm mà công ty có thể cung ứng và sự đáp ứng của thị trường ngoài nước để từ đó công ty có định hướng và kế hoạch đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hành và đưa lại lợi nhuận cao nhất cho công ty. Các phòng kinh doanh từ 1 – 5: Trước đây có đến 7 phòng kinh doanh làm các nhiệm vụ độc lập, mỗi phòng chuyên doanh về một số sản phẩm và lĩnh vực nhất định. Nhưng giờ đây do chính sách hạch toán độc lập và phân công tự kinh doanh nên chỉ chia làm 5 phòng. Mỗi phòng có quyền kinh doanh tất cả những sản phẩm và mặt hành mà công ty đăng ký và tự hạch toán kinh tế. Ban đại diện ở Hải Phòng: Có nhiệm vụ giao nhận hàng hóa khi XNK và làm thủ tục để giao nhận số hàng hóa XNK này. Ngoài ra, công ty còn có các nhà máy dệt len, xí nghiệp may mặc xuất khẩu, trung tâm thương mại dịch vụ, kho xưởng và các cửa hàng khác. SƠ đồ tổ chức cơ cấu của công ty Giám đốc PGĐ. Q lý PGĐ. KD P.KD 1-5 TTTM DVụ Ban. DD P. TC – HC P.TT & ĐTư TT. kho NM Bao Bì XK NM May XK P. TC – KT 3. Đặc điểm về tình hình tài chính và kinh doanh của công ty 3.1. Đặc điểm chung về sản phẩm Với phương châm là thực hiện chế độ tự chủ sản xuất- kinh doanh những mặt hàng đã ghi trong điều lệ hoạt động của công ty, công ty đã thực hiện kinh doanh theo phương thức hạch toán độc lập, tự quyết định mọi công đoạn, phương thức kinh doanh và thị trường. Trên nguyên tắc kinh doanh đó, công ty đã tiến hành kinh doanh với những mặt hàng chính sau đây: - Những mặt hàng nhập khẩu bao gồm: Các loại máy móc, thiết bị lẻ, Thiết bị toàn bộ, dây chuyền sản xuất, Phương tiện vận tải đường thủy, đường bộ và phụ tùng kèm theo, Nguyên vật liệu cho sản xuất, Hàng công nghiệp tiêu dùng - Những mặt hàng xuất khẩu bao gồm: Hàng công nghiệp (động cơ Diezel, động cơ điện, máy biến thế, máy công cụ, xe tải, xe khách, xăm lốp, thiết bị làm đường, máy làm gạch, quạt điện, dụng cụ đo điện); Hàng công nghiệp tiêu dùng (các sản phẩm may, bao bì PP, đồ nhựa); Hàng nông sản phẩm (gạo, cà phê, hạt tiêu, lạc nhân, đỗ xanh, rau quả tươi, khô và chế biến); Hàng lâm sản (cao su, lâm sản chế biến, gỗ rừng, trồng); Hàng hải sản chế biến, đông lạnh, phơi khô; Hàng thủ công mỹ nghệ. - Hàng kinh doanh dịch vụ: Bán đại lý; Xây dựng và tư vấn xây dựng; Cho thuê văn phòng, nhà xưởng, kho hàng, giao nhận vận chuyển, chuyển tải, tạm nhập tái xuất, kinh doanh cửa hàng ăn uống và các dịch vụ khác. 3.2. Đặc điểm về thị trường Thị trường là một yếu tố quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp thương mại, nếu không có thị trường thì sẽ không có hoạt động kinh doanh của công ty. Do vậy nghiên cứu nhu cầu và tìm hiểu về thị trường là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi doanh nghiệp. a). Thị trường đầu vào Do hình thức tổ chức kinh doanh của công ty theo phương thức đặt hàng theo nhu cầu trong nước và mua ở nước ngoài nên thị trường đầu vào chủ yếu là thị trường nước ngoài. Những năm đầu hoạt động công ty chủ yếu quan hệ mua bán với các nước như Liên Bang Nga và các nước Đông Âu do thừa kế khách hàng từ trước. Nhưng do sự phát triển ngày càng tăng, công ty phải đáp ứng nhu cầu rất đa dạng của khách hàng, do vậy thị trường đầu vào của công ty đã có sự khác trước và đa dạng, phong phú hơn, công ty đã có quan hệ với hơn 30 nước trên thế giới như: Nga, Pháp, Bellcium, Thụy Sỹ, Sweden, Hungary, Italia, Đức, Mỹ, Canada, Cuba, India, Singapore, Oxtrâylia, Bỉ, Nhật Bản, áo, Tây Ban Nha, Hà Lan, Đan Mạch, Hàn Quốc, Hồng Kông, Malayxia, Đài Loan và các nước ở Đông Âu. Bên cạnh đó, công ty đã tích cực tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế và khu vực, luôn tìm kiếm những mẫu mã mới nhằm đa dạng hóa những mặt hàng XNK,…. để có thể đáp ứng được một cách thỏa mãn nhất nhu cầu của khách hàng với điều kiện tốt nhất và sản phẩm hiện đại nhất có thể. b) Thị trường đầu ra: Công ty hoạt động trong lĩnh vực XNK theo nhu cầu của khách hàng trong nước, do đó thị trường đầu ra của công ty chủ yếu là thị trường trong nước. Hiện nay đối với công ty ngoài khách hàng thường xuyên, công ty đang tìm kiếm khách hàng tiềm năng trong và ngoài nước. c) Thị trường vốn. Ngoài những thị trường trên, thị trường vốn có lẽ là cũng là vấn đề nan giải đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Đối với công ty do vốn điều lệ còn ít ỏi, nên công ty đã tích cực huy động những nguồn khác như: Vay ngân hàng, tín dụng của khách hàng, ứng trước của khách hàng…..Trong đó vay ngân hàng là nhiều nhất vì công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại nên thời gian quay vòng vốn nhanh do đó thường vay ngắn hạn ngân hàng cho mỗi dự án hay hợp đồng. Ngoài ra công ty đang cố gắng tham gia nhiều vào thị trường tài chính. 3.3. Đặc điểm về tài chính và hoạt động kinh doanh của công ty Thực hiện phương châm tự hạch toán kinh tế, công ty đã giao cho các phòng, ban thực hiện theo chính sách “khoán”, ban lãnh đạo không can thiệp quá sâu vào hoạt động của các bộ phận. Sau đây là bảng thống kê kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm 2001, 2002 và 2003. Bảng thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh stt Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 2002/2001 2003/2002 Lần % Lần % 1 Tổng doanh thu 89.335.010.930 146.275.763.888 132.000.000.000 1.637 63.70 0.9024 -9.67 2 Tổng chi phí 89.203.947.154 145.342.743.469 128.848.000.000 1.6293 62.93 0.8865 -11.35 3 Tổng lợi nhuận sau thuế 119.379.545 137.308.386 159.375.000 1.1502 15.02 1.1607 16.07 4 Tổng thuế 10.186.180.942 16.069.224.436 12.942.251.975 1.5776 57.76 0.8054 -19.46 5 Tổng lương 1.546.781.705 1.675.704.204 3.104.000.000 1.0833 8.33 1.8523 85.23 6 TNBQ/người/tháng 984.000 1.160.000 1.200.000 1.1789 17.89 1.0345 3.45 7 Tổng vốn BQ 46.119.812.014 53.137.387.241 49.327.598.415 1.1522 15.22 0.9283 -7.17 8 VCSH 5.646.760.044 5.687.916.619 5.632.875.314 1.0073 0.73 0.9903 -0.97 9 Nợ phải trả 40.473.051.970 47.449.470.622 43.694.723.101 1.1724 17.24 0.921 -7.90 10 Vốn lưu động 44.156.534.938 48.646.964.917 46.113.001.699 1.1017 10.17 0.9479 -5.21 11 Vốn cố định 1.963.277.076 4.490.422.324 3.214.596.716 2.2872 28.72 0.7159 -28.41 12 Phải thu ( số dư cuối kỳ) 20.708.048.379 45.395.440.954 45.000.000.000 2.1921 19.21 0.9913 -0.87 13 Phải trả ( số dư cuối kỳ) 32.117.824.025 62.372.962.900 43.000.000.000 1.942 94.20 0.6894 -31.06 Tổng Đơn vị: Đồng a) Về doanh thu, chi phí và lợi nhuận Mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị tài sản cho chủ sở hữu, do vậy doanh thu, chi phí và lợi nhuận là những vấn đề quan trọng, đáng quan tâm nhất đối với doanh nghiệp. Doanh thu là tổng các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp, còn chi phí là tổng các nguồn chi mà doanh nghiệp bỏ ra. Đối với công ty XNK Máy Hà Nội thì doanh thu chủ yếu là từ doanh thu bán hàng vì hoạt động tài chính rất ít; còn chi phí bao gồm: Chí phí mua hàng hóa, các chi phí liên quan, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp…. từ đó hình thành nên lợi nhuận trước thuế. Dựa vào bảng thống kê hoạt động kinh doanh của công ty, ta nhận thấy rằng doanh thu năm 2002 là cao nhất, tăng hơn năm 2001 là 63.7% và hơn năm 2003 là 9.67%. Lý do của sự sụt giảm vì thị trường cạnh tranh của công ty ngày càng nhiều đối thủ, hơn nữa công ty lại đang chuẩn bị cho cổ phần hóa doanh nghiệp kết hợp với khó khăn gặp phải trong đâu thầu dẫn đến doanh thu năm 2003 giảm đi 9.67%. Lợi nhuận trước thuế năm 2003 cao hơn năm 2002 là 16.07% và năm 2002 cao hơn năm 2001 là 62.93%, như vậy là có xu hướng tăng mặc dù năm 2003 tăng chậm lại so với năm trước. Nhưng chúng ta cũng thấy là doanh thu năm 2002 cao hơn năm 2003 thế mà lợi nhuận năm 2003 lại cao hơn. Nguyên nhân là do chi phí: Năm 2002 so với năm 2001: Doanh thu và chi phí đều tăng nhưng do doanh thu tăng nhiều hơn chi phí nên lợi nhuận trước thuế tăng lên 15.02% Năm 2003 so với năm 2002: Doanh thu giảm đi 9.67% tuy nhiên chi phí lại giảm tới 11.35% nên lợi nhuận trước thuế tăng lên16.07%. Nguyên nhân chi phí giảm đi nhiều như thế là do chi phí từ quản lý doanh nghiệp giảm và một số loại chi phí khác cũng giảm. b) Về nhân lực Đây là vấn đề liên quan đến lao động và việc sử dụng lao động trong doanh nghiệp như: Quỹ lương, thu nhập bình quân đầu người…. đều ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của lao động và nhu cầu sinh họat hàng ngày của nhân viên. Bảng trên cho thấy là: Từ năm 2001 đến năm 2003, quỹ lương của doanh nghiệp không ngừng tăng lên. Năm 2002 tăng 8.33% so với năm 2001 và năm 2003 tăng 85.23% so với năm 2002. Như vậy quỹ lương đã tăng lên ngày càng nhiều đặc biệt là năm 2003. Do quỹ lương tăng lên dẫn tới thu nhập bình quân đầu người cũng tăng lên khá nhiều. Thu nhập bình quân của năm 2001 chỉ khoảng 984.000đ/người/tháng nhưng đến năm 2002 và 2003 thì tăng hơn 1 triệu đồng. Cụ thể năm 2002 tăng hơn năm 2001 là 17.89%; năm 2003 tăng hơn năm 2002 là 3.45%. Nguyên nhân của việc tăng quỹ lương và thu nhập bình quân là do doanh thu tăng lên, đặc biệt là lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên nhiều qua các năm, nên số tiền để trích lập các quỹ cũng tăng, trong đó có quỹ lương cho người lao động. Hơn nữa năm 2003 lao động trong biên chế của doanh nghiệp giảm từ 316 xuống còn 285 do nhiều người về hưu và thuyên chuyển công tác, dẫn đến thu nhập bình quân năm 2003 tăng hơn so với các năm. Việc tăng quỹ lương và thu nhập sẽ tạo động lực chi người lao động trong công tác sản xuất kinh doanh. Cuộc sống người lao động ổn định và tăng lên nhiều, đó cũng chính là mục tiêu chính của doanh nghiệp đặt ra trong quá trình kinh doanh của mình. c) Về nghĩa vụ đối với nhà nước Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong hành lang pháp lý của pháp luật đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật cho nên nghĩa vụ đối với nhà nước là yếu tố bắt buộc đối với bất kỳ doanh nghiệp nào và công ty cũng vậy. Với công ty đó là nghĩa vụ thuế, các chế độ bắt buộc như BHXH, BHYT, trong đó thuế là chủ yếu. Dựa vào bảng thống kê trên ra thấy rằng tổng thuế mà doanh nghiệp phải nộp đã tăng, giảm thất thường. Năm 2002 là năm mà doanh nghiệp phải chịu nhiều thuế nhất đến hơn 16 tỷ đồng, tăng hơn năm 2001 là 57.76% (tức là gấp 1.5776 lần) và tăng hơn năm 2003 là 53.43% hay là năm 2003 giảm đi 53.43%. Nguyên nhân của sự việc đó là vì năm 2002 là năm doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất nên các loại thuế phải chịu cũng nhiều nhất, còn năm 2003 tuy là ít nhưng vẫn hơn năm 2001. Điều đó cho thấy là doanh nghiệp hoạt động không đạt hiệu quả như trước, nên lượng thuế phải nộp đã ít hơn năm 2002. d) Về vốn Vốn là vấn đề quan trọng trong kinh doanh, không có vốn thì không thể kinh doanh được. Sau đây là một số vấn đề chính về vốn của doanh nghiệp trong thời gian qua: Bảng trên cho thấy rằng tổng vốn bình quân của doanh nghiệp có xu hướng tăng lên, năm 2002 tăng hơn năm 2001 là 15.22%, nhưng đến năm 2003 lại giảm đi 7.17%. Tuy nhiên đó là con số không nhiều. Nguyên nhân chính là do doanh nghiệp không thể thu hút nhiều khách hàng như năm 2002 nên nhu cầu vốn cho kinh doanh giảm xuống. Khi ta quan sát cơ cấu vốn của doanh nghiệp thì thấy rằng vốn chủ sở hữu (VCSH) hầu như không thay đổi qua các năm và chiếm tỉ trọng thấp trong tổng vốn, chủ yếu là nợ phải trả Do doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, nên VCSH chủ yếu là dùng để tài trợ cho tài sản cố định và vốn cố định, còn khối lượng vốn còn lại là tài trợ cho tài sản lưu động và vốn lưu động. Điều đó giải thích vì sao vốn lưu động nhiều hơn rất nhiều so với vốn cố định. Tài trợ cho vốn lưu động chủ yếu là đi vay ngân hàng và quá trình tín dụng khách hàng của doanh nghiệp vì VCSH chỉ là một lượng nhỏ, không đủ để tài trợ cho hoạt động kinh doanh. Với có cấu vốn như vậy cũng thật là nguy hiểm nhưng do doanh nghiệp thường vay theo hợp đồng nên mức độ rủi ro không cao lắm. e) Vấn đề phải thu – phải trả Phải thu – phải trả hình thành do có hoạt động thanh toán sau. Đối với doanh nghiệp chủ yếu là phải thu từ khách hàng và phải trả người bán. Số liệu trên là số dư cuối kỳ của các khoản phải thu – phải trả. Dựa vào số liệu đó chứng tỏ doanh nghiệp có lượng phải thu – phải trả khá lớn, như vậy hoạt động tín dụng thương mại rất phổ biến. Tuy nhiên xu thế hầu như phải trả luôn cao hơn trừ năm 2003 là thấp hơn phải thu một lượng nhỏ. Điều này cho thấy doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn nhiều hơn là bị chiếm dụng, lượng này cũng là một phần tạo thành vốn lưu động cho doanh nghiệp. Nhìn vào bảng trên cho thấy rằng năm 2002 cũng là năm cao nhất. Phải thu năm 2002 cao hơn năm 2001 là 19.21%, hơn năm 2003 là 0.87%. Phải trả năm 2002 hơn năm 2001 là 94.2%, hơn năm 2003 là 31.06%. Lý do là năm 2002 doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn, doanh thu nhiều hơn, chi phí mua hàng cũng cao hơn nên khối lượng thanh toán sau cũng nhiều hơn. Trên đây là toàn bộ những vấn đề chính về hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp trong 3 năm qua. Với sự phân tích trên ta có nhận xét sau: Về hoạt động kinh doanh: Năm 2002 là năm mà doanh nghiệp đã gặt hái được nhiều thành công nhất, đạt lượng doanh thu lớn nhất. Đến năm năm 2003 thì kết quả hoạt động kinh doanh giảm xuống tuy nhiên hiệu quả lại cao hơn vì do đã tiết kiệm nhiều chi phí nên lợi nhuận cao nhất trong 3 năm. Về tài chính: Nhìn chung là khá ổn định nhưng cơ cấu vốn thiên về nợ quá nhiều trong khi vốn chủ sở hữu thì quá ít. Còn các khoản tín dụng vẫn còn nhiều, tuy nhiên là mình đi chiếm dụng vốn của người khác nhưng nếu không có kế hoạch để trả thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Trong mọi công việc kinh doanh, công ty vẫn hoạt động với phương châm tự chủ về tài chính, tự hạch toán kinh tế nên cũng đã đạt hiệu quả khá cao. Vì doanh nghiệp mới đi vào hoạt động đầu năm 1998 nên không thể tránh khỏi những khó khăn, nhưng đó chỉ là tạm thời. II. thực trạng hoạt động thanh toán trong kinh doanh tại công ty XNK Máy hà nội 1. Hoạt động thanh toán trong kinh doanh của công ty. Thanh toán là vấn đề diễn ra hàng ngày đối với mỗi doanh nghiệp, vì doanh nghiệp là công ty XNK, do đó ngoài thanh toán trong nước còn có thanh toán nước ngoài mà chủ yếu là với nhà cung cấp. Ngoài thanh toán bằng tiền mặt còn có thanh toán không dùng tiền mặt. Trong hoạt động thanh toán trong nước chủ yếu là thanh toán nội bộ doanh nghiệp, thanh toán với nhà nước và thanh toán với khách hàng. Còn thanh toán với ngân hàng ta không xét đến vì nó bao hàm cả vay nợ (hoạt động tín dụng) và thanh toán qua ngân hàng, như vậy sẽ dẫn đến sự trùng lặp. Sau đây là thống kê kim ngạch thanh toán từng loại trong 3 năm 2001, 2002, 2003 của doanh nghiệp và biểu đồ biểu thị tỉ trọng từng loại thanh toán. Bảng thống kê tình hình thanh toán tại doanh nghiệp Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 2002/2001 2003/2002 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Lần % Lần % I. TT trong nước 155.321.894.975 65.27 219.583.631.169 63.50 200.243.507.975 63.56 1.4137 41.37 0.9119 -8.81 1. TT nội bộ 5.117.769.588 2.15 15.559.127.421 4.50 15.030.201.000 4.77 3.0402 204.02 0.966 -3.4 2. TT với nhà nước 10.418.213.705 4.38 16.354.094.150 4.73 13.469.931.975 4.28 1.5697 56.97 0.8236 -17.64 3. TT với KH trong nước 139.785.911.682 58.74 187.670.409.598 54.27 171.743.375.000 54.51 1.3426 34.26 0.9151 -8.49 II. TT với nước ngoài 77.519.814.366 34.73 126.227.150.207 36.50 114.822.500.000 36.44 1.6283 62.83 0.9096 -9.04 Tổng 237.959.478.929 345.810.781.376 315.066.007.975 1.4532 45.32 0.9111 -8.89 III. TT bằng tiền mặt 38.005.739.950 15.97 55.613.998.785 16.08 39.262.915.275 12.46 1.4633 46.33 0.706 -29.4 IV. TT không dùng TM 119.953.738.979 84.03 290.196.782.591 83.92 275.803.092.700 87.54 2.4192 141.92 0.9504 -4.96 Đơn vị: Đồng biểu đồ tình hình thanh toán của công ty XNK Máy hà nội năm 2001 Thanh toán bằng tiền mặt và Thanh toán quốc tế và thanh toán không dùng tiền mặt Thanh toán trong nước NĂM 2002 NĂM 2003 Tốc độ tăng giảm qua các năm (Đơn vị tính: Đồng) Sau khi quan sát bảng và các biểu đồ trên ta thấy rằng khối lượng thanh toán trong và ngoài nước cũng gần tương đương nhau, tuy nhiên thanh toán trong nước vẫn chiếm ưu thế. Vì đây là công ty XNK nên thanh toán nước ngoài chủ yếu là tiền mua hàng, còn với trong nước thì ngoài thanh toán với người mua là chính còn có thanh toán với nhà nước, thanh toán nội bộ. Tuy nhiên các khối lượng có xu hướng tăng lên nhưng năm 2002 vẫn đạt cao nhất, đối với thanh toán nước ngoài tăng 62.83% so với năm 2001 và tăng 9.04% so với năm 2003; đối với thanh toán trong nước cũng vậy. Doanh nghiệp đã sử dụng cả 2 loại thanh toán: Thanh toán bằng tiền mặt và không dùng tiền mặt nhưng tiền mặt chỉ chiếm tỉ trọng thấp, chủ yếu là thanh toán không dùng tiền mặt. Vì thanh toán với nước ngoài thì qua ngân hàng nên không sử dụng tiền mặt, còn trong nước cũng qua ngân hàng nhờ thu hộ hoặc chi hộ. Nên tỉ lệ sử dụng tiền mặt đã giảm xuống qua các năm. 2. Thanh toán nội bộ 2.1. Nội dung thanh toán: Đối với doanh nghiệp, hoạt động thanh toán nội bộ bao gồm: - Tiền lương, thưởng và các chế độ khác: Đây là khoản thanh toán cho người lao động trong công ty, ngoài tiền lương hàng tháng, cuối kỳ còn có tiền thưởng, các chế độ phụ cấp thêm, nghỉ trong chế độ… đây là những khoản thường xuyên và cần thiết. - Phải trả CNV: Trong phải trả CNV là đã có lương, thưởng… nhưng còn thêm những khoản phải trả từ kỳ trước mà chưa trả,… - Phải trả, phải thu nội bộ: Đây là hoạt động thanh toán giữa tổng công ty với công ty hoặc là giữa công ty và các nhà máy, cửa hàng của công ty. Quan hệ buôn bán trong nội bộ nếu diễn ra thì đưa vào tài khoản này. Ngoài ra còn có tạm ứng: Đây là hình thức mà doanh nghiệp cho CNV mình tạm ứng để đi mua hàng, thường là với giá trị nhỏ. Sau đây là thống kê về thanh toán nội bộ tại công ty trong 3 năm qua. Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 2002/2001 2003/2002 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Lần % Lần % 1. Lương, thưởng 1.546.781.705 30.22 1.675.704.204 10.77 3.104.000.000 20.65 1.0833 8.33 1.8523 85.23 2. Phải trả CNV 1.373.353.622 26.84 9.463.512.373 60.82 5.680.500.000 37.79 6.8908 589.08 0.60 -40 3. Phải trả nội bộ 118.742.614 2.32 807.062.426 5.19 796.067.000 5.29 6.7967 579.67 0.9864 -1.36 4. Phải thu nội bộ 669.331.335 13.08 906.735.177 5.83 1.096.734.000 7.3 1.3547 35.47 1.21 21 5. Tạm ứng cho CNV 1.409.560.312 27.54 2.706.113.241 17.39 4.352.900.000 28.97 1.9198 91.98 1.6085 60.85 Tổng 5.117.769.588 15.559.127.421 15.030.201.000 3.0402 204.02 0.966 -3.4 Bảng thống kê thanh toán nội bộ Đơn vị: Đồng Trên đây là thống kê thanh toán nội bộ trong những năm qua, ta nhận ra là phải trả CNV chiếm tỉ trọng lớn nhất: Năm 2002 chiếm 26.84%, năm 2002 chiếm 60.82% và năm 2003 là 37.79%. Tiếp đến là tạm ứng cho CNV (27.54%, 17.39%, 28.97%) và lương, thưởng cho công nhân viên (30.22%, 10.77%, 20.65%). Xu hướng chung là năm 2002 các khoản mục đều nhiều nhất vì đây là năm công ty đạt hiệu quả nhất trong 3 năm. Phải trả CNV năm 2002 tăng so với năm 2001 gấp 6.89 lần và hơn năm 2003 là 40%. Chứng tỏ rằng ngoài lương, thưởng thì các khoản phải thu cho CNV cũng tăng lên đặc biệt là năm 2002. Bên cạnh đó lương, phải thu nội bộ, tạm ứng cho CNV cũng tăng dần qua 3 năm. Đó là do công ty đang cố gắng trang bị các thiết bị máy móc văn phòng hiện đại để tăng hiệu quả làm việc của nhân viên; số lượng máy vi tính, máy in, máy Fax tăng lên khá nhiều so với năm 2001. Ngoài ra do lợi nhuận ngày càng tăng đã góp phần cải thiện điều kiện làm việc cho nhân viên và cuộc sống người lao động. Ta thấy rằng thanh toán nội bộ từ năm 2001 đến năm 2002 tăng gấp 3 lần, còn năm 2003 chỉ giảm 3.4%. Như vậy hoạt động thanh toán nội bộ ngày càng nhiều. Năm tới công ty sẽ tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp, lại đưa vào hoạt động một số nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu thì hoạt động này sẽ tăng hơn nữa và đạt kim ngạch nhiều hơn. 2.2. Phương thức và phương tiện thanh toán Thanh toán nội bộ là hoạt động chỉ diễn ra trong nội bộ doanh nghiệp, nên phương thức và phương tiện thanh toán cũng đơn giản. Chủ yếu là sử dụng tiền mặt để thanh toán, ngoài ra trong một số trường hợp còn sử dụng hình thức chuyển tiền bằng séc. Sau đây là bảng thống kê được số liệu về phương thức và phương tiện thanh toán tại công ty. Chỉ tiêu 2001 Năm 2002 Năm 2003 2002/2001 2003/2002 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. TT bằng tiền mặt 3.708.209.276 72.26 12.853.014.080 82.61 10.677.301.000 71.04 3.4661 0.831 2. Chuyển tiền 1.409.560.312 27.74 2.706.113.241 17.39 4.352.900.000 28.96 1.9198 1.6085 Tổng 5.117.769.588 15.559.127.421 15.030.201.000 3.0402 0.966 Bảng thống kê về phương thức thanh toán của thanh toán nội bộ Đơn vị: Đồng bảng thống kê phương tiện thanh toán của thanh toán nội bộ Đơn vị : Đồng Chỉ tiêu 2001 Năm 2002 Năm 2003 2002/2001 2003/2002 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Tiền mặt 3.708.209.276 72.26 12.853.014.080 82.61 10.677.301.000 71.04 3.4661 0.831 2. Séc 1.409.560.312 27.74 2.706.113.241 17.39 4.352.900.000 28.96 1.9198 1.6085 Tổng 5.117.769.588 15.559.127.421 15.030.201.000 3.0402 0.966 Sau khi phân tích bảng trên, ta có một số nhận xét sau: Về phương thức thanh toán: Vì đây là một doanh nghiệp nhà nước với tổng số vốn không nhiều, số lượng nhân viên cũng ít nên mọi hình thức trả lương, thưởng đều bằng tiền mặt; phải thu, phải trả cũng vậy, khối lượng ít, mà thanh toán làm nhiều lần nên sử dụng tiền mặt là tiện lợi nhất. Hình thức chuyển tiền chỉ áp dụng phần lớn cho hoạt động tạm ứng để nhân viên đi mua hàng. Do khối lượng tạm ứng cho mỗi lần khá nhiều nên công ty không thể đủ tiền mặt để thanh toán, do đó phải sử dụng séc cho cán bộ công ty. Theo số liệu trên, tỉ trọng sử dụng tiền mặt trong thanh toán là rất lớn: Năm 2001 là 72.26%; năm 2002 là 82.61%; năm 2003 là 71.04%. Hầu như năm nào cũng gấp từ 3 – 4 lần so với hình thức chuyển tiền. Do hoạt động thanh toán nộ bộ tăng dẫn qua các năm, đặc biệt là năm 2002 nê khối lượng của từng phương thức thanh toán cũng tăng lên từ năm 2001 đến năm 2003. Về phương tiện thanh toán: Đối với thanh toán nội bộ, do sử dụng tiền mặt là chủ yếu nên trong các hoạt động thanh toán tiền mặt rất được ưa thích. Ngoài ra với những khoản tiền lớn mà công ty không có đủ ngân quỹ để chi trả thì mới sử dụng séc để thanh toán, séc chủ yếu được sử dụng là séc chuyển tiền và séc chuyển khoản. Do vậy tương tự như trên, tiền mặt bao giờ cũng chiếm tỉ trọng lớn và khối lượng nhiều trong 3 năm qua. Đối với Việt Nam, tiền mặt đang rất phổ biến, do vậy với những khoản nhỏ thì sử dụng tiền mặt có nhiều ưu điểm, nên công ty đã sử dụng khá nhiều trong thanh toán nội bộ, và các doanh nghiệp khác cũng vậy. Đó là tập quán lâu đời của người dân Việt Nam. 3.Thanh toán với nhà nước 3.1. Nội dung Thanh toán với nhà nước là phần thanh toán không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp, nó mang tính bắt buộc và không loại trừ. Đối với công ty cũng vậy, thanh toán với nhà nước bao gồm thanh toán thuế và các chế độ bắt buộc khác, trong đó thuế chiếm phần lớn. Về thuế thì bao gồm: Thuế XNK: Đây là điều tất yếu vì công ty hoạt động trong lĩnh vực XNK. Đối với nước ta, xuất khẩu có thuế suất bằng 0% nên không phải thanh toán. Nhưng thuế suất thuế nhập khẩu thì có nhiều mức khác nhau tùy thuộc vào hàng hóa nhập khẩu. Thường lượng thuế phải nộp ngay cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu, chiếu theo loại hàng hóa, cơ quan hải quan sẽ dựa vào biểu thuế nhà nước quy định để tính thuế. Thuế GTGT: Đây cũng là loại thuế bắt buộc đối với hầu hết các hàng hóa trên thị trường. Đối với công ty có hai loại thuế GTGT, khi nhập khẩu hàng hóa công ty phải chịu một loại thuế GTGT hàng nhập khẩu, khi bán hàng hóa cũng phải chịu thuế GTGT. Do vậy thuế GTGT phải nộp được tính theo phương pháp khấu trừ và thường nộp theo quý. Thuế TNDN: Đây là một loại thuế bắt buộc đối với doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận lớn hơn 0. Loại thuế này được tính theo thuế suất là 32%, nhưng bắt đầu từ ngày 1/4/2004 thì chỉ còn 28%. Do doanh nghiệp làm ăn có lãi nên phải nộp thuế 32% trên lợi nhuận trước thuế mà doanh nghiệp đạt được. Lượng thuế này thường được dự tính đầu quý và nhà nước buộc nộp ngay đầu quý, đến cuối quý mới quyết toán. Nếu thiếu thì nộp tiếp, còn thừa thì chuyển sang quý sau. Thuế thu trên vốn: Do doanh nghiệp là doanh nghiệp nhà nước, hoạt động bằng vốn ngân sách do đó phải chịu loại thuế này. Nhưng đến năm 2002 trở đi thì loại thuế này đã được hủy bỏ, doanh nghiệp không phải nộp cho nhà nước mà được giữ lại để hoạt động kinh doanh, do đó chỉ năm 2001 là phải nộp thuế này. Thuế nhà đất, tiền thuê đất: Là khoản phải thanh toán cho việc doanh nghiệp sử dụng đất để đặt trụ sở, để kinh doanh. Hiện nay trụ sở chính và đất cho xây dựng nhà máy là của nhà nước, do vậy doanh nghiệp phải nộp thuế nhà đất cho nhà nước. Ngoài ra doanh nghiệp còn thuê các văn phòng, quầy hàng để kinh doanh nên phải trả tiền thuê đất. Đây là khoản thanh toán thường xuyên trong doanh nghiệp . Thuế khác: Là những loại thuế phát sinh trong quá trình kinh doanh của công ty. Ngoài thuế thì doanh nghiệp còn phải nộp các chế độ bắt buộc như BHXH, BHYT. Nguyên nhân do đây là DNNN nên lao động thuộc biên chế nhà nước, do đó bắt buộc phải nộp cho người lao động. Trên đây là những nội dung chính về thanh toán với nhà nước hiện đang phát sinh tại doanh nghiệp. Cuối quý doanh nghiệp phải quyết toán nghĩa vụ với nhà nước và nộp lên cơ quan quản lý. Sau đây là tình hình cụ thể về thanh toán này qua 3 năm 2001, 2002, 2003 đã được thống kê trong bảng. Qua đó ta có thể hiểu hơn về loại thanh toán này trong thời gian qua diễn ra như thế nào ?. Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 2002/2001 2003/2001 Phải nộp đã nộp Phải nộp đã nộp Phải nộp đã nộp Lần % Lần % I. Thuế 10.186.180.942 10.873.981.743 16.069.224.436 16.538.477.387 12.942.251.975 5.375.537.000 1.577 57.7 0.452 -54.7 1. VAT phải nộp 7.059.933.055 7.174.609.370 7.661.845.123 8.037.379.371 5.900.523.651 5.900.523.621 1.085 8.5 0.063 -93.6 2. Thuế XNK 2.899.112.948 3.516.208.798 7.794.921.264 7.833.054.414 6.896.191.324 6.896.551.324 2.688 68.8 0.872 -12.7 3. Thuế TNDN 56.178.000 40.000.000 64.615.000 91.262.000 75.000.000 65.000.000 1.150 15.0 1.160 16.0 4. Thuế thu trên vốn 119.379.545 96.532.288 0 60.212.877 0 0 - - - - 5. Thuế nhà đất 30.691.000 30.691.000 0 0 0 0 - - - - 6. Tiền thuê đất 13.020.000 13.020.000 26.762.000 26.762.000 30.537.000 30.537.000 2.055 105. 1.141 14.1 7. Thuế khác 7.866.384 2.920.287 490.277.325 489.806.725 40.000.000 30.000.000 62.32 523. 0.183 -81.6 II. Chế độ 232.032.763 280.357.274 284.869.714 292.750.000 527.680.000 540.000.000 1.227 22.7 1.852 85.2 1. BHXH 202.748.902 250.308.286 251.355.630 260.000.000 465.600.000 470.000.000 1.239 23.9 1.852 85.2 2. BHYT 29.283.861 30.048.988 33.514.084 32.750.000 62.080.000 70.000.000 1.144 14.4 1.852 85.2 Tổng 10.418.213.705 11.154.339.017 16.354.094.150 16.831.227.387 13.469.931.975 13.432.611.975 1.569 56.9 0.489 -51.0 Bảng thống kê thanh toán với nhà nước Đơn vị: Đồng Với bảng thống kê trên, ta có những nhận xét sau: Số thuế chiếm tỉ lệ lớn nhất thường là thuế GTGT và thuế XNK. Điều này cũng dễ hiểu vì nếu số lượng hàng hóa nhập khẩu nhiều thì thuế XNK càng nhiều và thuế GTGT đánh trên hàng hóa đó cũng sẽ nhiều. Tuy nhiêu đến năm 2003 do làm ăn không được thuận lợi nên số thuế đã giảm đi. Tiếp đến là thuế TNDN và các loại thuế khác phát sinh trong quá trình kinh doanh, thuế TNDN tăng dần lên qua các năm vì lợi nhuận chịu thuế cũng tăng lên. Còn năm 2002 các loại thuế khác phải nộp tăng lên một cách bất ngờ và cao gấp nhiều lần so với 2 năm còn lại. Còn thuế thu trên vốn và thuế nhà đất chỉ phải nộp đến năm 2001, từ năm 2002 những loại thuế này đã được nhà nước bãi bỏ nhằm tăng vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp nhà nước. Tuy thế để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp đã phải thuê nhiều địa điểm giao dịch nên tiền thuê đất đã tăng lên. Tổng thuế phải nộp năm 2002 chiếm tỉ lệ cao nhất trong 3 năm, hơn năm 2001 đến 57.75%; hơn năm 2003 là 19.46%, đó là do các loại thuế thành phần năm 2002 bao giờ cũng cao nhất. Do vậy mà tổng khối lượng thanh toán với nhà nước năm 2002 cao hơn năm 2001 là 56.97%; hơn năm 2003 là 17.64%. Tuy thế khối lượng thanh toán này cũng không phải là số lớn, còn số lượng thuế hoàn lại, được khấu trừ, hay miễn giảm thuế cũng ít và chủ yếu là thuế GTGT. Ngoài thuế phải nộp còn có các chế độ BHXH, BHYT cũng tăng lên. Chúng ta biết rằng doanh nghiệp nào sử dụng lao động đều phải nộp BHXH, BHYT cho lao động mình sử dụng là 17% so với tiền lương mà người lao động nhận được (BHXH là 15%, BHYT là 2%). Do vậy nếu tiền lương tăng lên thì BHXH, BHYT phải nộp cũng tăng lên. Cụ thể năm 2002 cao hơn năm 2001 là 22.77%, năm 2003 cao hơn năm 2002 là 85.23% Bên cạnh đó ta cũng thấy rằng khối lượng đã nộp thường lớn hơn khối lượng phải nộp, điều này chứng tỏ doanh nghiệp không vượt được kế hoạch đặt ra, nếu có vượt thì với tỉ lệ không nhiều. Trên đây là toàn bộ hoạt động thanh toán của doanh nghiệp với nhà nước, đây là mảng thanh toán không thể thiếu được trong doanh nghiệp và nó gắn với kết quả họat động kinh doanh của doanh nghiệp. 3.2. Phương thức và phương tiện thanh toán. Chúng ta biết rằng đối với hầu hết các doanh nghiệp hoạt động tại địa phương nào thì cơ quan thuế địa phương ấy sẽ quản lý. Đối với doanh nghiệp cũng vậy, thông thường là cơ quan thuế sẽ tính toán số thuế phải nộp dựa vào quý trước và kế hoạch đặt ra, doanh nghiệp sẽ thanh toán trước sau đó đến cuối quý sẽ quyết toán, nếu thiếu thì nộp thêm còn thừa thì chuyển sàng quý sau. Do vậy, đầu quý doanh nghiệp tính toán và nộp trực tiếp bằng tiền mặt cho cơ quan thuế nên không có hình thức nào khác. Đây là hình thức nộp duy nhất tại Việt Nam. Chính vì thế mà tiền mặt là công cụ duy nhất được sử dụng trong thanh toán với nhà nước. Hơn nữa do khối lượng mỗi lần thanh toán cũng không nhiều lắm nên sử dụng tiền mặt thuận lợi hơn nhiều. Thêm vào đó cơ quan thuế địa phương phải nộp lên cơ quan thuế cấp trên nên không tiện khi sử dụng hình thức chuyển khoản. Vì thế tiền mặt là hình thức được ưa chuộng nhất trong trường hợp này. 4. Hoạt động thanh toán với khách hàng trong nước 4.1. Nội dung của hoạt động thanh toán Thanh toán với khách hàng trong nước thực chất là thanh toán với người mua. Ta biết rằng công ty họat động dựa vào các hợp đồng đặt hàng trong nước, rồi sau đó liên lạc với nhà cung cấp nước ngoài để mua và hưởng chênh lệch giữa giá mua vào – bán ra hoặc hoa hồng môi giới. Do vậy quan hệ với khách hàng trong nước là việc doanh nghiệp có cho thanh toán chậm hay không ?. Thông thường khi thực hiện hợp đồng nào đó hoặc là doanh nghiệp mua theo hình thức tín thác hưởng hoa hồng hoặc là dùng tiền mình để mua. Với hình thức đầu thì không phát sinh công nợ, nên chỉ xét chủ yếu là hình thức sau. Do quan hệ thương mại lâu dài nên doanh nghiệp phải cho khách hàng trả chậm từ 1 – 3 tháng hoặc hơn. Số tiền trong hợp đồng thường được chia làm 2 đợt: Đợt 1 là thanh toán ngay khi giao hàng, đợt 2 là trả chậm nhưng với tỉ lệ bao nhiêu thì tùy thuộc vào khách hàng mà doanh nghiệp quan hệ. Việc thanh toán chậm sẽ hình thành nên các khoản phải thu từ khách hàng hay phải thu khác. Tuy nhiêu cũng có lúc do nhu cầu của khách hàng không quá phức tạp nên doanh nghiệp có thể mua ngay trong nước mà không cần mua ở nước ngoài. Cho nên ngoài lượng tiền thanh toán ngay, doanh nghiệp còn được thanh toán chậm một thời gian vì doanh nghiệp hoạt động có uy tín và sự đảm bảo nên sẽ hình thành các khoản phải trả người bán. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động doanh nghiệp còn mua – bán các loại hàng hóa khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh như: Mua sắm tài sản, bán các dịch vụ thương mại…. đã tạo thành các khoản phải thu, phải trả khác. Do thế mà quan hệ thanh toán với khách hàng trong nước của doanh nghiệp phong phú và với khối lượng lớn hơn. Sau đây là thống kê tình hình thanh toán với khách hàng trong nước của doanh nghiệp trong 3 năm qua. Bảng thanh toán với khách hàng trong nước Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 2002/2001 2003/2002 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Lần % Lần % 1. Phải thu từ khách hàng 56.218.192.662 40.22 103.061.859.376 54.92 53.934.000.000 31.4 1.8332 83.32 0.5233 -47.67 2. Phải thu khác 24.395.440 0.03 440.662.218 0.23 332.475.000 0.19 18.063 1706.3 0.7545 -24.55 3. Phải trả người bán 2.789.431.534 1.99 10.204.946.754 5.44 4.515.000.000 2.63 3.6584 265.84 0.4424 -55.76 4. Phải trả, phải nộp khác 43.726.866.243 31.28 27.615.704.986 14.71 31.935.400.000 18.59 0.6315 -36.85 1.1564 15.64 5. Được khách hàng trả rồi 33.116.818.268 23.69 43.213.904.512 23.03 78.066.000.000 45.46 1.305 30.05 1.8065 80.65 6. ST đã trả ngay cho NB 3.910.287.535 2.79 3.133.331.752 1.67 2.960.500.000 1.73 0.8013 -19.87 0.9448 -5.52 Tổng 139.785.911.682 187.670.409.598 171.743.375.000 1.3426 34.26 0.915 -8.49 Như vậy bảng trên đã thể hiện toàn bộ hoạt động thanh toán với khách hàng trong nước của doanh nghiệp mà chủ yếu là phải thu từ khách hàng và số tiền đã giao ngay khi bán hàng. Năm 2001 phải thu từ khách hàng chiếm 40.22%; được khách hàng trả ngay là 23.69% và những năm sau đều tăng hơn thế, chứng tỏ rằng khách hàng trong nước chủ yếu là người mua hàng, còn các khoản phải thu khác chiếm tỉ trọng rất ít, chưa đầy 1%. Nhưng phải nộp, phải trả khác lại chiếm tỉ trọng khá cao trong kim ngạch thanh toán. Vậy là các khoản chi ngoài thanh toán cho khách hàng rất nhiều. Đây là vấn đề doanh nghiệp cần nghiên cứu lại đã hợp lý hay chưa ?. Cũng giống như các loại thanh toán khác, thanh toán với khách hàng trong nước của năm 2002 lại đạt kim ngạch cao nhất, sau đó đến năm 2003 và năm 2001. Bên cạnh đó ta cũng thấy rằng số tiền thanh toán ngay chiếm tỉ trọng ngày càng cao và số tiền đó cũng tăng lên qua các năm vì dụ: Số tiền đã thanh toán với người mua năm 2002 tăng 30.5% so với năm 2001; năm 2003 tăng đến 85.65% so với năm 2002. Như vậy là doanh nghiệp đã cho thanh toán chậm ít hơn, đỡ bị chiếm dụng vốn hơn. Quan sát khối lượng thanh toán ngay và thanh toán chậm thì thấy là thanh toán chậm chiếm tỉ trọng cao hơn trong các giao dịch kinh tế. Thanh toán với khách hàng trong nước là phần thanh toán quan trọng nhất trong doanh nghiệp. Vì doanh nghiệp hoạt động theo nhu cầu của khách hàng nên phải thường xuyên tìm kiếm khách hàng và mối hàng mới, do vậy thanh toán chậm là điều khoản thu hút nhiều khách hàng nhất, tuy giá cả thanh toán chậm cao hơn thanh toán ngay. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cố gắng để có thể được trả chậm từ người bán. Khi xem xét bảng cân đối phát sinh công nợ tài khoản 131 – phải thu của khách hàng các năm cho thấy khách hàng thường xuyên của doanh nghiệp là các bệnh viện, công ty cơ khí, xây dựng và thiết bị phụ tùng, các trung tâm y tế, các phòng khám tư,…. Chứng tỏ sản phẩm mà khách hàng thường mua là các loại máy móc, thiết bị y tế, xây dựng và cơ khí. Còn khách hàng là cá nhân hầu như không có. Do có quan hệ thường xuyên nên thanh toán chậm là điều cần thiết. Còn về rủi ro trong thanh toán thì không thể tránh khỏi, một số khách hàng sau đã khi giao hàng, đến thời hạn thanh toán thì không có tiền để thanh toán, do vậy doanh nghiệp phải chịu chậm thêm một thời gian nữa. Tuy nhiêu là không có việc khách hàng không trả tiền nhưng số tiền quá hạn thanh toán chiếm tỉ trọng từ 3 –5 % tổng giá trị thanh toán. Như vậy trước khi kí hợp đồng, doanh nghiệp cũng phải xem xét tỉ lệ thanh toán chậm cho từng đối tượng khách hàng để hạn chế nợ quá hạn mà DN phải chịu. 4.2. Phương thức và phương tiện thanh toán a) Phương thức thanh toán Trong nước do hoạt động ngân hàng rất phổ biến, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều có tài khoản mở tại ngân hàng nên hoạt động thanh toán qua ngân hàng là chủ yếu. Đối với công ty, tiền mặt sử dụng rất ít chỉ chiếm dưới 17% và có xu hướng giảm dần. Năm 2001 tỉ trọng sử dụng tiền mặt là 17.8%, năm 2002 là 14.07% và năm 2003 là 5.31% còn lại là hình thức chuyển tiền để thanh toán cho nhau. Công ty thường sử dụng tiền mặt với các phòng khám tư, trung tâm y tế địa phương còn với các công ty hay bệnh viện thì sử dụng chuyển tiền là nhanh và hiệu quả nhất. Ngoài tỉ trọng của phương thức chuyển tiền ngày càng cao thì khối lượng cũng tăng. Cụ thể là năm 2002 tăng 40.34% so với năm 2001, năm 2003 tăng 0.8% so với năm 2002. Điều đó cho thấy thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng chiếm ưu thế và sử dụng thường xuyên giữa các doanh nghiệp, công ty với nhau. Với công ty, thì không sử dụng hình thức ghi sổ vì quan hệ tuy là thường xuyên nhưng một năm chỉ đôi ba lần, nên chỉ có hình thức chuyển tiền là phù hợp nhất. Sau đây là số liệu cụ thể về phương thức và phương tiện thanh toán qua 3 năm: 2001, 2002, 2003 tại doanh nghiệp Bảng thống kê phương thức thanh toán với khách hàng trong nước Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 2002/2001 2003/2002 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Lần % Lần % 1. Trực tiệp bằng tiền mặt 24.879.316.969 17.8 26.406.890.555 14.07 9.115.682.300 5.31 1.0614 6.14 0.3452 -65.48 2. PH chuyển tiền 114.906.594.713 82.2 161.263.519.043 85.93 162.624.692.700 94.69 1.4034 40.34 1.008 0.8 Tổng 139.785.911.682 187.670.409.598 171.743.375.000 1.3426 34.26 0.9151 -8.49 Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 2002/2001 2003/2002 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Lần % Lần % 1. Tiền mặt 24.879.316.969 17.8 26.406.890.555 14.07 9.115.682.300 5.31 1.0614 6.14 0.3452 -65.48 2. Séc 4.665.908.513 3.34 3.146.577.412 1.68 23.103.490.800 13.45 0.6744 -32.56 7.3424 634.24 3. UNC 21.034.651.419 15.05 32.599.043.421 17.37 10.429.670.900 6.07 1.5498 54.98 0.3199 -68.01 4.UNT 89.206.534.701 63.81 125.517.907.210 66.88 129.094.531.000 75.17 1.407 40.7 1.0285 2.85 Tổng 139.785.911.682 187.670.409.598 171.743.375.000 1.3426 34.26 0.9131 -8.487 Bảng thống kê về công cụ thanh toán với khách hàng trong nước Đơn vị: Đồng b) Phương tiện thanh toán Chúng ta biết rằng khách hàng chủ yếu là người mua, do thế công ty thường dùng UNT để thanh toán. Sau khi giao hàng, công ty sẽ lập bộ UNT và nhờ ngân hàng thu hộ. Ngân hàng mà doanh nghiệp thường giao dịch là Ngân Hàng Công Thương Việt Nam, NHCT Chương Dương và Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. Do giá trị mỗi hợp đồng khá lớn trên 1 tỉ đồng nên séc rất ít khi được dùng. Khi sử dụng hình thức UNT thì sẽ bảo đảm khả năng thanh toán và nâng cao trách nhiệm của ngân hàng. Cụ thể năm 2001, thanh toán bằng UNT chiếm 63.81%, năm 2002 là 66.88% và năm 2003 là 75.17%. Như vậy ngày càng sử dụng UNT nhiều hơn trong thanh toán. Hơn nữa công ty cho rằng trong các phương tiện thanh toán thì UNT chắc chắn thu được tiền, lại có một khoảng thời gian từ khi giao hàng đến khi nhận tiền nên thuận lợi cho cả đôi bên. Khối lượng thanh toán bằng UNT năm 2002 cao hơn năm 2001 là 40.7%, năm 2003 tăng hơn năm 2002 là 2.85% mặc dù khối lượng giá trị thanh toán năm 2003 ít hơn năm 2002. Bên cạnh đó khi thanh toán cho người bán, UNC cũng hay được sử dùng và chiếm tỉ trọng khá cao. Sử dụng được phương tiện này là do công ty hoạt động có uy tín vì sau khi giao hàng mới lập bộ UNC nên rủi ro sẽ rất lớn. Tuy nhiên với những hợp đồng có giá trị nhỏ thì sử dụng séc là thuận tiện nhất, nên séc cũng được dùng trong công ty nhưng rất ít và ngày càng giảm. Chỉ có các khoản phải thu, phải trả khác thì doanh nghiệp hay dùng séc trong giao dịch vì đối tác thường là cá nhân không có tài khoản tại ngân hàng nên không thể sử dụng UNT hoặc UNC được. Cuối cùng là tiền mặt thì không thể thiếu trong thanh toán và chiếm tỉ trọng khá lớn, nhưng vẫn có xu hướng giảm xuống, giữa các tổ chức kinh doanh với nhau thì tiền mặt không còn là thích hợp nữa, thanh toán qua ngân hàng có nhiều ưu điểm hơn. Mặc dù thế thì tổng kim ngạch thanh toán với khách hàng trong nước cũng giảm xuống vào năm 2003 (giảm 8.49% so với năm 2002) vì tổng giá trị các hợp đồng năm 2002 cao hơn, lại phát sinh nhiều chi phí hơn. Qua đó ta thấy tiền mặt đang có xu hướng ít sử dụng trong thanh toán, thay vào đó là UNT, UNC. Còn séc và những phương tiện khác chỉ dùng với những món nhỏ, giá trị không nhiều và có lẽ năm tiếp theo thì xu hướng ấy sẽ rõ ràng hơn. 5. Thanh toán với khách hàng nước ngoài Đây có thể coi là phần thanh toán quan trọng thứ hai đối với doanh nghiệp, với lĩnh vực XNK thì thanh toán quốc tế là không thể thiếu. Công ty đã hoạt động trong lĩnh vực này khoảng gần 7 năm, do đó đã có quan hệ với rất nhiều nước trên thế giới chủ yếu là thị trường Châu Âu, Châu á, là những nước có nền khoa học phát triển, máy móc tiên tiến phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong nước. Do vậy quan hệ với nhà cung cấp nước ngoài chính là tìm kiếm thị trường đầu vào cho công ty, nên hoạt động thanh toán chủ yếu là cho hoạt động mua hàng hóa theo hợp đồng đã kí kết với người mua trong nước. Cho nên thanh toán quốc tế của công ty là thanh toán với các nhà cung cấp. Do công ty không xản xuất nên hoạt động xuất khẩu là không có, nhưng sắp tới công ty sẽ đưa vào họat động một số nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu nên khối lượng thanh toán sẽ tăng lên rất nhiều. 3 năm qua do chủ yếu là thanh toán với nhà cung cấp nên chỉ sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và chuyển tiền. Một phần cũng là do uy tín của doanh nghiệp trên trường quốc tế không cao nên nhà cung cấp yêu cầu dùng các phương thức đảm bảo chắc chắn sẽ thanh toán. Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu loại thanh toán này qua bảng số liệu sau đây: BảNG thống kê thanh toán quốc tế Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 2002/2001 2003/2002 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Lần % Lần % 1. Phương thức tín dụng chưng từ 56.063.494866 72.32 113.295.643.807 89.76 97.647.320.000 85.04 2.021 102.1 0.8618 -13.82 2. chuyển tiền ngay 21.456.319.500 27.68 12.931.506.400 10.24 17.175.180.000 14.96 0.6027 -39.73 1.328 32.8 Tổng 77.519.814.366 126.227.150.207 114.822.500.000 1.6283 62.83 0.9096 -9.04 Với phương thức tín dụng chứng từ thì doanh nghiệp sử dụng theo yêu cầu của khách hàng, khi xác định ngân hàng thanh toán theo yêu cầu nhà cung cấp mà doanh nghiệp sẽ mở L/C tại ngân hàng đó. Thông thường đó là Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam (VIETCOMBANK), vì đây là ngân hàng có nhiều uy tín trong thanh toán quốc tế lại là ngân hàng mà doanh nghiệp mở tài khoản nên sẽ dễ dàng trong quá trình thanh toán. Loại L/C doanh nghiệp thường dùng là L/C một lần, cứ một lần giao dịch lại lập một bộ L/C dựa trên hợp đồng đã kí kết, loại L/C này thường là L/C không thể hủy ngang và L/C không thể hủy ngang có xác nhận vì khách hàng không tin vào ngân hàng thanh toán, nên sẽ yêu cầu có sự xác nhận một ngân hàng khác có uy tín hơn. Với số liệu trên rõ ràng là phương thức này được dùng nhiều nhất trong các hợp đồng kinh tế. Cụ thể tỉ trọng năm 2001 là 72.32%, năm 2002 là 89.76% và năm 2003 là 85.04%. Chứng tỏ đây là phương thức chính trong thanh toán, hơn nữa đây cũng là phương thức phổ biến trong thanh toán quốc tế hiện nay. Do nhu cầu người mua năm 2003 giảm xuống, nên giá trị thanh toán năm này cũng giảm so với năm 2002 (cụ thể giảm 13.82%). Đây cũng là điều dễ hiểu vì công ty hoạt động dựa vào đơn đặt hàng của khách hàng trong nước, nên khối lượng giá trị thanh toán còn tùy thuộc vào việc tìm kiếm khách hàng của công ty. Nếu dùng phương thức này sẽ kéo dài thời gian thanh toán mà số tiền đã kí quỹ thì không thể sử dụng được. Nhưng do uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam trên thương trường quốc tế không cao nên đây là phương thức chặt chẽ nhất và an toàn nhất cho khách hàng. Bên cạnh phương thức tín dụng chứng từ, công ty còn sử dụng phương thức chuyển tiền nhanh. Để dùng được phương thức này đòi hỏi phải có sự tin cậy lẫn nhau rất cao và chủ yếu dùng cho khách hàng thường xuyên. Khi dùng phương thức này thì hàng về đến cảng Hải Phòng (địa điểm giao nhận hàng thường xuyên của công ty), công ty sẽ yêu cầu ngân hàng chuyển tiền cho bên bán và trong vòng 24 giờ bên bán sẽ nhận được tiền ( hình thức này ở công ty gọi tắt là TTR). Ngoài phương thức tín dụng chứng từ, giá trị thanh toán còn lại là dùng theo phương thức này. Theo bảng thống kê trên thì năm 2002 giá trị thanh toán theo phương thức này giảm 39.73% so với năm 2001, còn năm 2003 lại tăng 32.8% so với năm 2002. Như vậy năm 2003 công ty có quan hệ với nhiều khách hàng quen hơn, do quen biết đã lâu nên tin tưởng nhau và sử dụng phương thức chuyển tiền. Khi sử dụng các loại thanh toán này của ngân hàng thì doanh nghiệp phải trả một số phí nhất định, thường là 0.2% giá trị hợp đồng. Do vậy ngoài giá trị phải trả trong hợp đồng, doanh nghiệp còn phải thanh toán phí cho ngân hàng. Tuy là khối lượng thanh toán quốc tế có chiều hướng tăng nhưng năm 2002 vẫn là cao nhất, hơn năm 2001 62.83%, hơn năm 2003 9.04%. Để thực hiện các phương thức trên, doanh nghiệp sử dụng hối phiếu để làm phương tiện thanh toán trong tất cả các hợp đồng. Hối phiếu là do người bán kí phát cho người mua, vì vậy mà các nhà cung cấp đã sử dụng hối phiếu để thanh toán trong các giao dịch. Nguyên nhân là do hối phiếu đã được ban hành thành luật và áp dụng rộng rãi trên thế giới với mức độ an toàn cao. Hơn nữa thẻ nhựa và séc thì không dùng được trong giao dịch kinh tế vì nó liên quan đến ngân hàng phát hành, ngân hàng thanh toán lại thêm thời gian sử dụng bị hạn chế nên nếu gặp khó khăn gì thì sẽ ảnh hưởng đến công tác thanh toán. Trên đây là một số vấn đề về thanh toán quốc tế tại công ty XNK Máy Hà Nội trong 3 năm qua, xu hướng những năm tới cũng sẽ giống như vậy, sử dụng hai phương thức thanh toán trên và hối phiếu là phương tiện duy nhất được dùng trong thanh toán. Như vậy họat động thanh toán trong kinh doanh bao gồm nhiều phần thanh toán, trên đây là những loại hình thanh toán chính tại công ty trong thời gian vừa qua. Thành công cũng có mà khó khăn cũng nhiều. Do vậy nâng cao thành công hơn nữa, hạn chế khó khăn là nhiệm vụ lâu dài của doanh nghiệp. 6. Các nguồn tài trợ cho hoạt động thanh toán tại doanh nghiệp 6.1. Vốn của doanh nghiệp Khi hoạt động, doanh nghiệp nào cũng có vốn điều lệ, với doanh nghiệp tuy vốn điều lệ ít ỏi nhưng cũng góp phần vào hoạt động kinh doanh. Khi thành lập vốn điều lệ chỉ trên 3 tỉ đồng. Nhưng đến nay trên 5 tỉ, đó là do lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh được giữ lại không phải nộp ngân sách đã làm tăng vốn điều lệ của công ty. Vốn này tài trợ chủ yếu cho tài sản cố định và nguồi vốn kinh doanh. Phần vốn còn lại là vay ngân hàng. 6.2. Vay ngân hàng Sử dụng hoạt động tín dụng của ngân hàng là cách huy động vốn chiếm tỉ trọng cao nhất trong công ty, đây là nguồn vốn chính cho kinh doanh. Thông thường khi có hợp đồng kinh tế nào để mua hàng từ nhà cung cấp, do giá trị lớn nên doanh nghiệp sẽ vay ngân hàng để trang trải. Để đảm bảo cho món vay, thường ngân hàng yêu cầu sử dụng chính hợp đồng nhập khẩu hàng hóa để thế chấp, vừa đảm bảo cho ngân hàng vừa phù hợp với doanh nghiệp. Theo Bảng Cân Đối Kế Toán của 3 năm thì hoạt động vay ngân hàng diễn ra như sau: Số dư cuối năm 2001 là 12 tỉ, năm 2002 là 40 tỉ và năm 2003 là 36 tỉ đồng. Đây là số dư cuối năm chứ không phải là khối lượng diễn ra trong năm, thế mà vẫn là con số lớn. Nguyên nhân là do doanh nghiệp hoạt động có uy tín, lại có tiền gửi tại ngân hàng, mọi hoạt động thanh toán đều qua ngân hàng nên vay cũng dễ dàng hơn. Hơn nữa quan niệm của dân ta về doanh nghiệp nhà nước là thuộc nhà nước, nên sẽ đảm bảo khả năng thanh toán , doanh nghiệp không trả được thì đã có nhà nước đứng sau. Cho nên vay ngân hàng đối với doanh nghiệp khá dễ dàng, cứ có kế hoạch và hồ sơ vay là được duyệt ngay. Đây là lợi thế của các doanh nghiệp nhà nước. 6.3. Vay cán bộ công nhân viên chức Trong trường hợp cần vốn gấp, doanh nghiệp thường vay vốn của cán bộ công ty, thường thì món vay tuy nhỏ nhưng tổng giá trị khá lớn. Hơn nữa phải được cán bộ nhân viên tin tưởng vào khả năng thanh toán thì hợ mới cho vay. Do vậy nên hoạt động này cũng khó khăn. 6.4. Tín dụng thương mại Đây là nguồn huy động vốn quan trọng thứ hai đối với doanh nghiệp chỉ đứng sau ngân hàng. Trong quá trình kinh doanh, tín dụng thương mại là điều không thể tránh khỏi. Doanh nghiệp cũng cho khách hàng mua chịu nhưng doanh nghiệp cũng được bán chịu từ nhà cung cấp. Lượng mua bán chịu này thường chiếm 30 – 50% giá trị hợp đồng, nhưng thời gian hơi ngắn chỉ khoảng từ 1 – 4 tháng. Thế nhưng nguồi này mang tính thường xuyên, lại không phải chịu trả tiền lãi như vay ngân hàng, do đó tiết kiệm được chi phí. Mặc dù đây là nguồn quan trọng nhưng không có kế hoạch trả thì khi đến hạn sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, uy tín của công ty và về sau rất khó mua chịu Trên đây là những nguồn vốn mà doanh nghiệp hay huy động vào kinh doanh, ngoài ra cũng có thể còn những nguồn khác như: các khoản phải trả công nhân viên chưa trả, nộp ngân sách nhưng chưa phải nộp, vay dài hạn…. tuy nhiên vay dài hạn rất ít, chiếm tỉ lệ nhỏ vì nó không cần thiết đối với doanh nghiệp. III. đánh giá hoạt động thanh toán trong kinh doanh tại công ty XNK máy hà hội 1. Đánh giá chung Phần II chúng ta đã phân tích khá sâu về hoạt động thanh toán tại công ty trong 3 năm: 2001, 2002 và 2003. Sau đây là các chỉ số về khả năng thanh toán của các năm đã được tính toán từ các số liệu trên bảng cân đối kế toán của công ty. Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 1. KN TT hiện hành 1.18 1.09 1.08 2. KN TT nợ ngắn hạn 1.13 1.06 0.13 3. KN TT nhanh 0.26 0.1 0.23 4. KN TT nợ dài hạn 1 1 1 Đầu tiên là về khả năng thanh toán hiện hành: Cả 3 năm thì chỉ số này đều lớn hơn 1 chứng tỏ rằng tài sản lưu động của công ty lớn hơn nợ ngắn hạn mà công ty phải trả. Như vậy là công ty đủ khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn, thậm chí tài sản lưu động còn lớn hơn nợ ngắn hạn. Tuy nhiên chỉ số này cũng đã giảm dần, lý do là tài sản lưu động cũng giảm mà các khoản nợ ngắn hạn thì tăng lên, đặc biệt là năm 2002. Vậy là nếu xét các khoản thanh toán có thời hạn một năm thì doanh nghiệp thừa khả năng thanh toán, chỉ số này nên giữ xấp xỉ 1 là tốt nhất còn cao quá hay thấp quá sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Tiếp theo là khả năng thanh toán nhanh: Là chỉ số thanh toán nợ ngắn hạn khi không tính đến dự trữ. Cả 3 năm chỉ số này đều rất nhỏ chỉ từ 0.1 – 0.2 lần. Điều này là do dự trữ của công ty quá lớn, các tài sản khác không đủ trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn. Thực chất công ty không có dự trữ trong kho, đó chỉ là giao hàng rồi nhưng do giấy tờ, chứng từ chưa lập đủ và nếu có dự trữ thì thời gian để trong kho cũng rất ngắn, nên trên sổ sách thì số lượng dự trữ khá lớn song thực tế thời gian chuyển đổi thành tiền còn nhanh hơn các loại tài sản lưu động khác. Vậy nên chúng ta không thể đánh giá chỉ qua số liệu được. Thứ ba là về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Năm 2001 và năm 2002 thì chỉ số này đều lớn hơn 1, cho thấy khả năng thanh toán nợ của công ty rất tốt. Nhưng đến năm 20

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24725.DOC
Tài liệu liên quan