Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng máy móc thiết bị tại Công ty xây dựng Lũng Lô

Tài liệu Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng máy móc thiết bị tại Công ty xây dựng Lũng Lô: lời nói đầu Hoạt động trong cơ chế thị trường môi trường cạnh tranh gay gắt, cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bảo và xuất phát từ yêu cầu thực tế của thời kỳ công nghiêp hoá, hiện đại hoá đất nước, vấn đề đặt ra cho mỗi doanh nghiệp là phải đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, không ngừng cải thiện vị thế và uy tín trong cạnh tranh bằng thực lực của chính mình. Để phát triển sản xuất kinh doanh cũng như tiến tới hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Ngày nay nhờ đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã có bước phát triển nhanh chóng và vững chắc. Trong khi đo cơ chế thị trường đã tạo ra sự phân cực giữa các doanh nghiệp và cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt. Để tồn tại và phát triển đối với mỗi doanh nghiệp chỉ có sự lựa chọn duy nhất là phải sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hạ. Mà hiện nay điều đáng lo ngại nhất ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và giá thành sản phẩm là sự l...

doc72 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 992 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng máy móc thiết bị tại Công ty xây dựng Lũng Lô, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời nói đầu Hoạt động trong cơ chế thị trường môi trường cạnh tranh gay gắt, cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bảo và xuất phát từ yêu cầu thực tế của thời kỳ công nghiêp hoá, hiện đại hoá đất nước, vấn đề đặt ra cho mỗi doanh nghiệp là phải đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, không ngừng cải thiện vị thế và uy tín trong cạnh tranh bằng thực lực của chính mình. Để phát triển sản xuất kinh doanh cũng như tiến tới hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Ngày nay nhờ đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã có bước phát triển nhanh chóng và vững chắc. Trong khi đo cơ chế thị trường đã tạo ra sự phân cực giữa các doanh nghiệp và cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt. Để tồn tại và phát triển đối với mỗi doanh nghiệp chỉ có sự lựa chọn duy nhất là phải sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hạ. Mà hiện nay điều đáng lo ngại nhất ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và giá thành sản phẩm là sự lạc hậu về máy móc thiết bị. Điều này càng có ý nghĩa hơn đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trong ngành xây lắp, khi mà giờ đây chất lượng và giá thành của mỗi công trình phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực thực tế của các thiết bị và phương tiện thi công. Công ty xây dựng Lũng Lô là một doanh nghiệp xây dựng quân đội chịu sự quản lý trực tiếp của bộ tư lệnh công binh – Bộ quốc phòng. Từ những năm mới thành lập cho đến nay Công ty luôn củng cố,phát triển khá vững chắc mô hình sản xuất kinh doanh theo hướng tập trung đầu tư đối với một số ngành nghề chủ đạo. Một trong những nguyên nhân then chốt được Công ty chú trọng là đầu tư chiều sâu đổi mới máy móc thiết bị , nâng cao công suất của máy móc, tăng sản lượng và chất lượng đối với các công trình thuộc lĩnh vực mũi nhọn. Để hoạt động một cách có hiệu quả nhất không phải là đầu tư đổi mới máy móc thiết bị ồ ạt mà vấn đề là ở chỗ làm sao để nâng cao được hiệu quả quản lý sử dụng chúng một cách có lợi nhất. Trong quá trình thực tập tại công ty, em thấy rằng điều quan tâm lớn nhất hiện nay của Công ty là tìm ra được một biện pháp quản lý sử dụng máy móc thiết bị thi công có hiệu quả để có thể đáp ứng được yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian tới. Chính điều này đã thôi thúc em nghiên cứu và lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng máy móc thiết bị tại Công ty xây dựng Lũng Lô” - Mục đích nghiên cứu nhằm đưa ra những biện pháp có tính khả thi trên cơ sở phân tích rõ thực trạng và bản chất của tình hình, nguyên nhân thành công hay thất baị giúp ban lãnh đạo Công ty có các quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh và ngày càng khẳng định mình trên thương trường. - Phạm vi, đối tượng nghiên cứu: Là các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình quản lý sử dụng máy móc thiết bị của Công ty xây dựng Lũng Lô, từ 1996 đến nay. - Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp trong đó đặc biệt chú ý như phương pháp gắn nghiên cứu lý luận với thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh. - Kết cấu đề tài gồm 3 phần chính như sau: Phần 1: Cơ sở lý luận về máy móc thiết bị và hiệu quả quản lý sử dụng máy móc thiết bị. Phần 2: Thực trạng quản lý và sử dụng máy móc thiết bị tại Công ty xây dựng Lũng Lô. Phần 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng máy móc thiết bị tại Công ty xây dựng Lũng Lô. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo THS Nguyễn Mạnh Quân người đã tậm tình hướng dẫn em trong suốt thời gian qua cùng các cô chú trong phòng chính trị, phòng kế hoạch, phòng tiền lương đã tạo điền kiện cho em thực tập tốt tại Công ty. Em xin chân thành cảm ơn ! Phần thứ nhất Cơ sở lý luận về máy móc thiết và hiệu quả quản lý, sử dụng máy móc thiết bị I. Máy móc thiết bị và công tác quản lý máy móc thiết bị trong doanh nghiệp 1.Khái niệm máy móc thiết bị 1.1. Theo quan niệm chung Máy móc là vật được chế tạo gồm nhiều bộ phận dùng để thực hiện chính xác một hoặc một loạt công việc chuyên môn nào đó. Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tuỳ từng ngành nghề khác nhau mà trang bị các máy móc thiết bị thích hợp khác nhau. Thiết bị là tổng thể những máy móc, dụng cụ phụ tùng cho một hoạt động nào đó. Bộ phận quan trọng nhất về máy móc thiết bị của doanh nghiệp là thiết bị gia công gồm tất cả các máy công cụ, dụng cụ thiết bị phụ trợ và các thiết bị khác sử dụng trực tiếp cho việcsản xuất xử lý, kiểm tra và bao gói chi tiết gia công hay sản phẩm. 1.2. Theo quan niệm của triết học Máy móc thiết bị là tư liệu lao động là những vật hay phức hợp những vật thể nối con người với đối tượng lao động và truyền dẫn tích cực sự tác động của con người vào đối tượng lao động, làm thay đổi hình thức tự nhiên của đối tượng lao động để biến đổi những đối tượng lao động đó thành sản phẩm thoả mãn nhu câu đa dạng của con người. 1.3. Dưới góc độ vốn Máy móc thiết bị là tài sản cố định, là cơ sở vật chất kỹ thuật của mỗi doanh nghiệp. Đó chính là hình thái vật chất của vốn cố định, một loại vốn lớn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số vốn dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trước khi bắt đầu mỗi quá trình sản xuất kinh doanh doanh nghiệp nhất thiết phải có sự đầu tư vốn lớn mà chủ yếu là để mua sắm máy móc thiết bị, lắp đặt dây chuyền công nghệ. Bên cạnh đó máy móc thiết bị còn có tính chất đặc trưng là tham gia vào quá trình sản xuất và giá trị của nó được chuyển dần vào giá trị của sản phẩm. Do vậy mà vốn cố định thường có giá trị rất lớn nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chu chuyển vốn và quyết định hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 1.4. Dưới góc độ khác - Máy móc thiết bị chính là năng lực sản suất dùng để phát triển qui mô của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp xây lắp thì máy móc thiết bị còn là điều kiện để tham gia đấu thầu và tham gia đấu thầu và thắng thầu các công trình. Máy móc thiết bị sẽ quyết định doanh nghiệp sẽ sản suất những sản phẩm gì số lượng bao nhiêu và hiệu quả như thế nào. - Trong quá trình sử dụng thì giá trị của máy móc thiết bị sẽ giảm dần. Nhưng hình thái vật chất của nó không thay đổi mà vẫn giữ nguyên hình thái ban đầu. Sự giảm dần về giá trị của máy móc thiết bị là do hao mòn sinh ra bởi lẽ máy móc thiết bị tham gia vào nhiều quá trình sản suất và giá trị của nó được chuyền dần vào giá trị sản phẩm. Khi đã chuyển hết giá trị vào giá trị của sản phẩm thì chính là lúc máy móc thiết bị cần được cải tiến thay thế. Để đánh giá tài sản cố định của doanh nghiệp trong thực tế người ta sử dụng các phương pháp và chỉ tiêu khác nhau nhưnh nhìn chung có thể đánh giá trên hai chỉ tiêu cơ bản là thời gian hoạt động và giá trị của tài sản cố định. - Tóm lại máy móc thiết bị là những tư liệu lao động cơ bản,là hình thái vật chất của vốn cố định dùng cho hoạt động sản suất kinh doanh do vậy nó có một vai trò rất quan trọng trong quả trình sản suất và tái sản suất, trên cơ sở đó sẽ quyết định hiệu quả kinh doanh tổng hợp của mỗi doanh nghiệp. 2. Phân loại máy móc thiết bị 2.1 Phân loại theo công dụng của máy móc thiết bị * Đối với các doanh nghiệp nói chung: máy móc thiết bị có thể phân thành: Thiết bị vạn năng : Là thiết bị được thiết kế có tính mềm dẻo lớn để có thể gia công nhiều sản phẩn,chi tiết khác nhau trên những thiết bị đó. Những máy này có thể làm được nhiều chi tiết và những sản phẩm theo quy trình công nghệ và kỹ thuật khác nhau, bằng cách gắn thêm những dụng cụ và thiết bị phù hợp nhờ khả năng người điều khiển máy. Thiết bị chuyên dùng được thiết kế và sử dụng để thiết kế, sản suất một hay một vài chi tiết, sản phẩm đặc biệt và không có tính mềm dẻo như máy móc vạn năng. Các máy này thường được trang bị bằng hệ thống điều khiển tự động để giảm bớt nhu cầu về thợ lành nghề, đồng thời giảm bớt khả năng về phạm vi sai số do con người gây ra. *Đối với doanh nghiệp xây lắp. Nhóm 1: Thiết bị thi công +Thiết bị thi công đa năng: Máy lu, xúc, ủi, máy trộn bê tông.. +Thiết bị thi công đặc trưng: Thiết bị thi công cầu,hầm... +Thiết bị thi công mặt đường... Nhóm 2: Xe vận tải xe ben đồ thí nghiệm... 2.2. Phân loại theo kết cấu và cách lắp đặt các đơn vị thiết bị Dụng cụ cơ khí và thiết bị cố định: Bao gồm tất cả các máy mỏc thiết bị được lắp đặt trên sàn hay trên bàn thợ: máy phay, tiện, máy bào... Dụng cụ cơ khí và thiết bị di động: là những thiết bị mà không được lắp đặt cố định: Máy khoan, máy cưa. Các thiết bị dụng cụ phù trợ: Là những thiết bị bảo đảm cho thiết bị sản xuất cơ bản có thể sản suất sản phẩm. Cách phân loại này được thể hiện ở sơ đồ sau: Sơ đồ 1: phân loại máy móc thiết bị : Phân loại theo kết cấu lắp đặt Dụng cụ cơ khí và thiết bị cố định Dụng cụ cơ khí và thiết bị di động Dụng cụ cầm tay Dụng cụ thiết bị phụ trợ Phân loại theo công dụng Thiết bị vạn năng Thiết bị chuyên dùng 2.3Phân loại máy móc thiết bị theo mức độ sử dụng Được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2: phân loại máy móc thiết bị theo mức độ sử dụng Số MMTB thực tế làm việc Số MMTB cần dùng Số MMTB dự phòng Số MMTB sửa chữa lớn theo KH Bảo dưỡng theo KH Ngừng việc Chờ đại tu Số MMTB chưa lắp Chưa đủ yếu tố cơ bản Đã đủ yếu tố cơ bản Chưa cần dùng đã lắp Chưa cần dùng chưa lắp Chờ thanh lý Số MMTB cần dùng Số MMTB chưa dùng hoặc hư hỏng Máy móc thiết bị hiện có 3. Vai trò của công tác quản lý máy móc thiết bị trong doanh nghiệp Hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị và quản lý thiết bị là một trong những công cụ để các nhà quản trị thực hiện chức năng của mình, là căn cứ để xây dựng kế hoạch cho đầu tư mua sắm sửa chữa MMTB cho doanh nghiệp. Mạt khác quá trình sản suất kinh doanh là một qúa trình tổng hợp bao gồm nhiều khâu khác nhau bắt đầu từ việc xác định kế hoạch mặt hàng, tổ chức cung ứng nguyên vật liệu, chế tạo và tiêu thụ sản phẩm. Trong đó khâu chế tạo sản phẩm có vai trò quan trọng nhất vì tất cả các khâu khác trong cả quá trình đều tạo điều kiện thuận lợi cho khâu chế tạo sản phẩm. Thúc đẩy việc chế tạo sản phẩm đạt chất lượng cao được thị trường chấp nhận và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả. Quá trình chế tạo là quá trình quản lý người công nhân vận hành máy móc thiết bị tác động lên các đối tượng lao động để sản xuất ra sản phẩm. Khi đó quá trình quản lý sẽ khẵnh định những cố găngs của doanh nghiệp trong việc nghiên cứu lập kế hoạch xác định khối lượng, chủng loại mặt hàng sản xuất, chuẩn bị vật tư kỹ thuật, áp dụng các phương pháp tiên tiến và cách thức tổ chức hợp lý sao cho cùng hoạt động chế tạo sản xuất sản phẩm chỉ mang lại lợi ích thật sự khi chúng ta làm tốt công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị trong doanh nghiệp. Quản lý và sử dụng máy móc thiết bị tốt ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu và lao độngcho doanh nghiệp. Cả 3 quá trình này đều nhằm giải quyết một vấn đề là sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng cao và đáp ứng được nhu cầu thị trường. Quản lý tốt máy móc thiết bị là làm tốt công tác quản lý con người trong quả trình vận hành máy móc thiết bị sao cho các thao tác của họ thực hiện 1 cách chính xác, nhanh tróng và khoa học trên cơ sở hiểu biết và kinh nghiệm của từng người. Chỉ khi máy móc thiết bị được vận hành tốt thì nguyên vật liệu mới được sử dụnh hợp lý, Tiết kiệm và có hiệu quả. Quản lý tốt máy móc thiết bị tạo điều kiện cho việc sử dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất từ đó thúc đẩy việc tăng năng suất lao động. Ngày nay mọi doanh nghiệp kinh doanh trong cơ chế thị trường mở cửa và ngày cành hội nhập phải chấp nhận và đứng vững trong cạnh tranh. Muốn chiến thắng trong cạnh tranh doanh nghiệp phải luôn tạo ra và duy trì các lợi thế cạnh tranh: Chất lượng và sự khác biệt hoá ,giá cả và tốc độ cung ứng. Để duy trì lợi thế về giá cả, chất lượng. Doanh nghiệp phải sử dụng và quản lý máy móc thiết bị có hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả chính là việc tăng cường cơ khí hoá trong quản lý sản xuất chuyển từ lao động thủ công sang lao động cơ khí, giải phóng sức lao động cho ngưới công nhân, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao phúc lợi vật chất và tinh thần cho người lao động, khuyến khích khả năng sáng tạo, trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Sử dụng máy móc thiết bị là một nội dung của công tác quản lý vốn cố định trong doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phấn đấu hạ giá thành, tiết kiệm lao động sống và lao động văn hóa, tăng thu nhập cho người lao động và tăng tích luỹ cho doanh nghiệp. Do đó quản lý tốt máy móc thiết bị giúp cho doanh nghiệp có thể bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, rút ngắn được thời gian sản suất và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Quản lý và sử dụng tốt máy móc thiết bị là mục tiêu thiết thực nhất của mỗi doanh nghiệp, là mục tiêu cơ bản, lâu dài quyết định sự sống còn của mỗi doanh nghiệp. Hơn thế nữa trong nền kinh tế thị trường khi mà cạnh tranh là phương thức duy nhất để tồn tại thì việc quản lý thiết bị máy móc lại càng có ý nghĩa hơn cả. Ngoài ra đối với các doanh nghiệp xât lắp thì việc quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả còn giúp doanh nghiệp tham gia đấu thầu các công trình có quy mô lớn, giá trị cao với sự đòi hỏi khắt khe của chủ đầu tư. Bên cạnh đó chính yếu tố này sẽ góp phần tạo năng lực thi công cho doanh nghiệp và góp phần tạo nên thắng lợi trong công tác đầu thầu. 4. Một số quan điểm đánh giá hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị Máy móc thiết bị là một bộ phận lớn nhất, chủ yếu nhất trong tư liệu lao động và quyết định năng lực sản suất của mỗi doanh nghiệp. Chínhvì vậy công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị đang là vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm nghiên cứu bởi lẽ thực trạng hoại động sản xuất kinh doanh đang tồn tại những lảng phí lớn trong sử dụng máy móc thiết bị. Quan điểm 1: Quản lý sử dụng máy móc thiết bị theo đúng công dụng : Mỗi loại máy móc thiết bị đều có tính năng tác dụng và nhiệm vụ khác nhau có vai trò khác nhau trong quá trình sản xuất và chế tạo sản phẩm. Do vậy vấn đề đặt ra là phải sử dụng thiết bị đúng với khả năng vốn có của nó thì mới phát huy đưọc tác dụng và mới đạt hết được năng suất vốn có của nó. Khi các thiết bị này được bố trí theo đúng thời gian và không gian thì chúng mới được sử dụng có hiệu quả, khai thác được hết công suất và tránh lãng phí trong quá trình sản suất. Quan điểm2: Quản lý sử dụng máy móc thiết bị theo đúng định mức sử dụng: Định mức sử dụng quy định mức tham gia của máy móc thiết bị vào quá trình sản xuất trong những giai đoạn nhất định. Mức tham gia này được tính toán sao cho đó là mức tối ưu nhất phù hợp với khả khả năng hiện tại của máy móc thiết bị.Khi đó sự tham gia của máy móc thiết bị một mặt phát huy hết công suất sử dụng của chúng mặt khác vẫn duy trì được thời gian sử dụng lâu dài,hạn chế những tổn thất do việc sử dụng vượt định mức gây ra. Do vậy việc quản lý sử dụng máy móc thiết bị theo định mức không chỉ sử dụng tối đa năng lực sản suất hiện có mà còn có ý nghĩa duy trì khả năng sử dụng maý móc lâu dài. Quan điểm 3: Quản lý sử dụng máy móc thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm là yếu tố sống còn quyết định trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thời đại ngày nay khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang đạt đến đỉnh cao của sự phát triển, khi mà ngày càng nhiều các thành tựu khoa học kỹ thuật đang được áp dụng vào sản xuất bằg cách taọ ra các dây truyền công nghệ hiện đại thì vấn đề sản phẩm chất lượng được các doanh nghiệp quan tâm hơn cả. Để làm được điều này thì mỗi doanh nghiệp phải làm tốt công tác quản lý,sử dụng máy móc thiết bị sao cho sảm phẩm sản xuất ra đạt chất lượng tốt nhất, hạn chế sản phẩm hỏng sản phẩm kém chất lượng và rút ngắn được thời gian sản xuất. Quan điểm 4: Quản lý sử dụng máy móc thiết bị phải nhằm giảm hao mòn hữu hình và vô hình. Quản lý và sử dụng tốt máy thiết bị cũng có nghĩa là làm giảm bớt hao mòn hữu hình và vô hình, làm dài tuổi thọ của máy móc thiết bị. Trong quá trình sản xuất và sử dụng do máy móc và thiết bị phải tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất cho nên nó bị hao mòn dần theo thời gian. Sự giảm dần về giá trị cũng như giá trị sử dụng của máy móc thiết bị xảy ra cả khi hoạt động cũng như khi không hoạt động. Chính từ đặc thù này mà đặt ra vấn đề là phải đạt ra phải sử dụng quản lý làm sao để hao mòn máy móc thiết bị là hợp lý tránh lãng phí không cần thiết. Nếu máy móc thiết bị tham ra sản xuất cùng với hai yếu tố là nguyên liệu và lao động đẻ sản xuất ra sản phẩm nhằm tuân thủ theo những tiêu chuẩn về an toàn lao dộng và định mức sử dụng khi đó sự giảm về giá trị của chúng là điều không thể tránh khỏi và hao mòn lúc đó là hợp lý. Quan điểm 5: Quản lý sử dụng máy móc thiết bị theo dúng chế độ bảo dưỡng và sửa chữa Quản lý sử dụng máy móc thiết bị theo dúng chế độ bảo dưỡng và sửa chữa đòi hỏi phải theo dõi thực hiện các phương pháp tổ chức kỹ thuật,phục vụ bảo dưỡng kiểm tra và sửa chữa nhằm giảm hao mòn ngăn ngừa sự cố, đa mnr bảo hoạt động bình thường của máy móc thiết bị. Nếu máy móc thiết bị không được bảo quản tốt, không chấp hành nội quy,quy tắc bảo dưỡng an toàn kĩ thuật điện sẽ làm chúng giảm dần giá trị sử dụng gây ra tổn thất trong quản lý sản xuất. Mặt khác khoa học ngày càng tiến bộ do vậy sự hao mòn vô hình của máy móc thiết bị ngày càng nhanh, sự thay thế là khó tránh khỏi. Để hạn chế loại hao mòn này và tránh cho doang nghiệp phải liên tục đổi mới thiết bị thì cánh thức chủ yếu nhất là máy móc thiết bị phải hoạt động liên tục, hết khả năng sản suất để giá trị của máy móc sẽ hoàn toàn chuyển hết vào sản phẩm một cách nhanh chóng nhất và doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp khấu hao tạo điều kiện thu hồi vốn đầu tư ban đầu. Do đó khi đánh giá hiệu quả của quản lý sử dụng máy móc thiết bị phải nhất quyết đề cập đến vai trò của công tác bảo dưỡng sửa chữa để máy móc thiết bị hoạt động tốt. Quan điểm 6: Quản lý sử dụng máy móc thiết bị nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh tổng hợp: Quản lý sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả là việc sử dụng chúng vào nhiều mục tiêu khác nhau, phục vụ ngày càng tốt hơn cho mục đích phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp. Cho dù mang bản chất như thế nào thì mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận, để làm được việc này thì doanh nghiệp không thể chỉ dựa vào một yếu tố nào mà cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố. Trong đó sự kết hợp giữa các yếu tố vốn, máy móc thiết bị, vật liệu lao động có ý nghĩa quyết định. Nếu máy móc thiết bị được bố trí một cách khoa học, kết hợp với việc thường xuyến, nâng cao tính năng tác dụng và sử dụng hết công suất thì sẽ tạo cho doang nghiệp tiết kiệm vốn đầu tư, vật liệu, tiết kiệm sản xuất và tiết kiệm vốn đầu tư, vật liệu đưa vào sản xuất và chi phí nhân công. Chính lúc này doang nghiệp sẽ có cơ họi mở rộng thị trường mở rộng quy mô kinh doanh, trên cơ sở đó máy móc thiết bị ngày càng phát huy hết năng lực sản xuất của mình và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp không ngừng nâng cao. II . Hao mòn và khấu hao máy móc thiết bị 1. Hao mòn máy móc thiết bị Hao mòn là sự gảm dần của máy móc thiết bị do sử dụng, do ảnh hưởng của tự nhiên hoặc tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Máy móc thiết bị là tài sản cố định tham gia nhiều lần vào quá trình sản suất và chuyển dần giá trị của nó vào giá trị của sản phẩm. Sau mỗi lần sử dụng giá trị của máy móc thiết giảm dần gọi là hao mòn. Hao mòn là quá trình xảy ra thường xuyên, liên tục đối với máy móc thiết bị ngay cả khi sử dụng và khi không sử dụng. Sự hao mòn này có thể hạn chế chứ không loại bỏ được. 1.1 Hao mòn hữu hình Hao mòn hữu hình là hao mòn máy móc thiết bị gắn liền với quá trình sử dụng và tác động của yếu tố tự nhiên. Mức độ hao mòn hữu hình tỷ lệ thuận với thời gian và cường độ sử dụng máy móc thiết bị. Sự hao mòn này làm cho máy móc thiết bị mất dần những thuộc tính kinh tế kỹ thuật của mình, do đó làm mất dần giá trị của máy móc thiết bị dẫn đến giảm giá trị của chúng: Các Mác đã nhận xét loại hao mòn này như sau:”Sự hao mòn vật chất của máy móc thiết bị có hai loại:một loại hao mòn là do việc sử dụng máy móc thiết bị giống như đòng tiền bị hao mòn trong lưu thông Một loại khác là do sử dụng giống như lưỡi gươm không bị han gỉ khi nằm trong lưỡi gươm”. CácMác, tư bản, Tiếng việt tập I, quyển I tr. 510 Do đó loại hao mòn thứ nhất ít hay nhiều tỉ lệ thuận với việc sử dụng máy móc thiết bị,ngược lại trong loại hao mòn thứ hai trong một chừng mực nào đó lại tỉ lệ nghịch với sự sử dụng máy móc thiết bị. Trong điều kiện làm việc bình thường việc sử dụng máy móc thiết bị sẽ gây ra hao mòn hợp lý sẽ được bù đắp bằng cách chuyển dần vào gía trị sản phẩm sản xuất đó chính là quá trìng khấu hao thiết bị... Những nhân tố ảnh hưởng đến hao mòn hữu hình phải kể đến là các nhân tố do chất lượng của việc chế tạo, chất lượng của công tác lắp đặt, các nhân tố phụ thuộc vào môi trường tự nhiên của khu vực sản xuất. Những tác động của nhân tố này có thể giảm đi đáng kể nếu doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo dưỡng, bảo quản quản lý công tác máy móc thiết bị. Nhanh tróng đưa máy móc thiết bị vào sản xuất, tuân thủ các quy tắc về an toàn kỹ thuật. Nhanh tróng khai thác sử dụng hết công suất máy móc thiết bị để giảm thời gian khấu hao, tránh tình trạng máy móc thiết bị ngừng hoạt động, hỏng hóc trước thời gian quy định. Ngoài ra doanh nghiệp còn phải giáo dục tinh thần tự giác của người công nhân trong việc quy định bảo quản máy móc thiết bị, nâng cao trình độ sử dụng tạo điều kiện cho việc sử dụng máy móc thiết bị ngày càng nhiều sản phẩm có chất lượng tốt. 1.2 Hao mòn vô hình Hao mòn vô hình máy móc thiết bị là tổn thất một phần máy móc thiết bịkhông phụ thuộc vào chúng mất đi các thuộc tính kỹ thuật. CácMác, tư bản, Tiếng việt tập I, quyển I tr. 510 Hao mòn này thường xảy ra dưới hai hình thức cơ bản : - Hình thức thứ nhất biểu hiện ở chổ giá trị của máy móc thiết bị mất đi do tăng năng suất trong ngành sản xuất ra chúng. Hình thức này không dẫn đế cần phải thay thế các thiết bị đang hoạt đọng bằng thiết bị mới. Bởi vì trình độ kỹ thuật của thiết bị mớivà thiết bị đang hoạt động là như nhau. Song việc áp dụng rộng rãi máy móc thiết bị có giá trị thấp hơn dẫn tới việc máy móc thiết bị mua sắm lúc trước bị mất một phần giá trị. - Hình thức thứ hai là do sự tiến bộ vượt bậc cua khoa học kỹ thuật làm xuất hiên ngày càng nhiều các thế hệ máy móc thiết bị mới tiên tiến và hiện đại có tính năng sử dụng hơn hẳn các thiết bị cũ từ đó làm cho các thiết bị trước đó trở nên lỗi thời,lạc hậu ,sản phẩm kém cạnh tranh và dẫn đến việc là cần phải thay thế chúng. Đây chính là yếu tố làm cho hao mòn vô hình máy móc thiết bị tăng rất nhanh và nếu doanh nghiệp không kịp thời nắm bắt nhanh các xu thế này rất có thể dãn tới tình trạng thua thiệt trong một thị trường mà sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt. 2. Khấu hao máy móc thiết bị Khấu hao máy móc thiết bị là phương pháp xác định bộ phận giá trị máy móc thiết bị tương ứng với hao mòn được chuyển dịch vào giá trị của sản phẩm, được tính từ tiền bán sản phẩm hay doanh thu bán hàng và được tính luỹ lại trong quỹ khấu hao cơ bản. Mục đích của việc tính khấu hao trong doanh nghiệp là để tính toán chính xác giá thành hay giá bán sản phẩm, bảo toàn vốn cố định của doanh nghiệp và kế hoạch hoá cônh tác đầu tư và hoàn trả vốn đầu tư cho doanh nghiệp. Thông qua quá trình khấu hao, doanh nghiệp có thể tập hợp được một bộ phận vốn nhờ số tiền trích khấu hao từ giá trị của sản phảm hàng hoá thực hiện. Số tiền này được tập trung trong quỹ khấu hao cơ bản của doanh nghiệp và khi cần được dùng để đầu tư cho việc cải tiến, đổi mới máy móc thiết bị. Do vậy ta thấy rằng quỹ khấu hao cơ bản của doanh nghiệp được sử dụng với hai mục đích là: - Thứ nhất: Doanh nghiệp sử dụng một phần trong quỹ vốn này khôi phục một phần giá trị máy móc thiết bị thông qua việc sửa chữa và hiện đại hoá máy móc thiết bị. Đây là việc được tiến hành thường xuyên trên cơ sở kế hoạch sửa chữa dự phòng của doanh nghiệp. - Thứ hai: Doanh nghiệp sử dụng một phần vốn còn lại để mua sắm thiết bị mới thay thế cho máy móc thiệt bị cũ không còn sử dụng được nữa. Đây không phải là hoạt động thườg xuyên mà là công việc có tính chất định kỳ theo kế hoạch đổi mới của doanh nghiệp nhưng nó đòi một lương vốn không nhỏ. Trên thực tế các doanh nghiệp thường thực hiện theo hình thức khấu hao cơ bản và sửa chữa lớn nhằm khôi phục đầu tư mua sắm máy móc thiết bị và bù đắp những giá trị bỏ ra trong quá trình sửa chữa máy móc thiết bị ở doanh nghiệp. Về mặt kế toán thì khấu hao sửa chữa lớn là một khoản tính trước để tạo nguồn nhưng khi thực hiện trên thực tế để sửa chữa máy móc thiết bị thì khoản chi thực tế đó lại được tính vào giá trị kinh doanh. Tiền tính khấu hao là hình thái tiền tệ của giá trị máy móc thiết bị đang hoạt động được chuyển sang sản xuất và tính vào giá thành sản phẩm. Lượng tiền tính khấu hao hàng năm phụ thuộc vào hai yếu tố: + Giá trị trung bình hàng năm của máy móc thiết bị. + Tỉ lệ khấu hao là tỷ số phần trăm giữa số tiền trích khấu hao hàng năm so với giá trị trung bình hàng năm của máy móc thiết bị. Tỷ lệ hao mòn này chỉ rõ giá trị của máy móc thiết bị được bù đắp trong bao nhiêu năm. Việc xác định tỷ lệ khấu hao là công việc hết sức quan trọng và cần thiết trong công tác quản lý máy móc thiết bị. Định ra tỷ lệ khấu hao thấp làm cho hao mòn máy móc thiết bị chậm lại, thời gian khấu hao dài ra và gián tiếp kìm hãm quá trình phát triển của khao học kỹ thuật. Nếu tỷ lệ khấu hao quá cao sẽ làm cho giá thành sản phẩm tăng lrên, không tiêu thụ được sản phẩm. Do vậy mà việc xác định được một tỷ lệ khấu hao hợp lý là việc rất cần thiết trong quá trình tạo lập quỹ khấu hao cho doanh nghiệp. Mỗi loaị máy móc thiết bị dùng trong quá trình sản xuất đều có những tính năng tác dụng đặc điểm khác nhau. Cho nên mức độ sử dụng của chúng cũng khác nhau. Chính vì vậy mà không có một tỉ lệ khấu hao chung cho mọi loại máy móc thiết bị trong doanh nghiệp. 3. Các phương pháp tính khấu hao cơ bản Trong quá trình sử dụng máy móc thiết bị luôn bị hao mòn ,nănglực phục vụ sản suất kinh doanh luôn bị giảm đi, đến một thời gian nhất định ta phải tiến hành sữa chữa lớn, khi hư hỏng phải thay thế tài sản mới. Căn cứ vào mức độ hao mòn của máy móc thiết bị để xác định giá trị hao mòn của chúng, từ đó thực hiện tính khấu hao máy móc thiết bị. 3.1 Phương pháp khấu hao theo đường thẳng Khấu hao theo đường thẳng ngang là sự phân bố giá trị máy móc thiết bị hoàn toàn ngang bằng nhau cho suốt thời gian sử dụng. Đặc điểm của phương pháp này là xác định tỉ lệ khấu hao gồm hai yếu tố. Yếu tố tổng giá trị máy móc thiết bị theo nguyên giá. Yếu tố tổng thời gian sử dụng bình quân máy móc thiết bị căn cứ vào tuổi thọ bình quân của máy móc thiết bị. Mức khấu hao MMTB 1 năm = Gía trị thu hồi Thời gian sử dụng bình quân Tỷ lệ khấu hao bình quân = Mức khấu hao Nguyên gía MMTB x 100 *Ưu điểm của nó là: Phương pháp này đơn giản dễ sử dụng đảm bảo thu hồi vốn theo tuổi thọ của máy móc thiết bị đồng thời nó cũng tạo ra sự ổn định chi phí khấu hao trong giá thành không gây nên những biến động bất thường về giá . *Nhược điểm của nó là : ít có khả năng đẻ hạn chế tổn thất hao mòn mô hình.Hạn chế việc tái đàu tư vốn đổi mới thiết bị . Thời gian khấu hao và thu hồi vốn đầu tư kéo dài . 3.2 Phương pháp khấu hao tổng hợp Theo phương pháp này ta phân chia máy móc thiết bị theo từng nhóm để tính khấu hao từng nhóm và tổng hợp lại để tính tổng mức khấu hao cho toàn bộ doanh nghiệp. - Tính khấu hao tổng hợp bằng phương pháp tỉ trọng. Phương pháp này đươcị tính dựa trên cơ sở phân chia toàn bộ máy móc thiết bị của doanh nghiệp thành các nhóm có tỉ lệ khấu hao cá biệt tương tự.Sau đó xác định tỷ trọng à tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân và mức khấu hao của toàn bộ máy móc thiết bị trong năm của doanh nghiệp. Tỉ lệ khấu hao bình quân tổng hợp(Tk) = S i=1 n Fi x Zi Fi : Tỉ trọng máy móc thiết bị nhóm. Zi : Tỉ lệ khấu hao nhóm i. Mức khấu hao tổng hợp bình quân (MK) = NG x TK NG: Nguyên giá máy móc thiết bị. - Tính khấu hao theo từng nhóm: Toàn bộ máy móc thiết bị của doanh nghiệp được xếp theo từng loại ta tính tổng của mức khấu hao máy móc thiết bị của từng loại và tính tỉ lệ hao mòn của máy móc thiết bị hao mòn bình quân. TK = SMK SNG x 100 3.3 Phương pháp luỹ thoái Là phương pháp khấu hao theo dãi số tỉ lệ có tính hệ thống bắt đầu từ một tỉ lệ cao nhất sau đó giãm dần cho đến năm cuối cùng của quá trình thu hồi vốn đầu tư với tỉ lệ thấp nhất. + Khấu hao theo số dư giảm dần (MTK) MTK= GTCL x TK’ GTCL: Giá trị còn lại TK’: tỷ lệ khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần TK’= TKx K K=1: Tuổi thọ MMTB 1ữ3 năm K=2: Tuổi thọ MMTB 3ữ5 năm K=3: Tuổi thọ MMTB > 5 năm + Phương pháp tổng số MKT= NGx TK, TK: Tuổi thọ MMTB TK’: Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp tổng số t: số năm tính khấu hao áp dụng phương pháp này doanh nghiệp cần phải chú ý tác động của nó đến giá thành sản phẩm sản xuất bởi lẽ điều này có thể đẩy giá thành sản phẩm lên cao và lợi nhuận của doanh nghiệp bị thu hẹp muốn khấu hao được theo phương pháp này thì doanh nghiệp cần phải tuân thủ các điều kiện. - Sử dụng hết công suất máy móc thiết bị. - Các thiết bị phải có tỉ lệ khấu hao phù hợp. Ưu điểm : - Tạo khả năng thu hồi vốn đầu tư nhanh. - Hạn chế tổn thất của hao mòn vô hình, tiết kiệm lợi tức tiền vay trong chi phí kinh doanh. - Tạo điều kiện đổi mới công nhhệ sản xuất. Nhược điểm : -Khó áp dụng trong doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả. - Dễ ảnh hưởng đến giá thành và lợi nhuận,hạn chế khả năng cạnh tranh. - Khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sánh. III. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý, sử dụng máy móc thiết bị Hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị phản ánh trình độ quản lý và sử dụng máy móc thiết bị của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thể hiện ở việc tận dụng, tiết kiệm chi phi sửa chữa, sử dụng hợp lý và vận hành tốt máy móc thiết bị. Theo số liệu thống kê của các nhà kinh tế thì hiện nay các doanh nghiệp mới chỉ sử dụng khoảng 50% công suất thiết kế. Vấn đề đặt ra là làm sao trong giai đoạn tới các doanh nghiệp phải tìm cách để huy động tối đa công suất máy móc thiết bị phục vụ sản suất. Muốn vậy các doanh nghiệp cần phải giải quyết tốt các nhân tố cơ bản sau. 1. Nhóm nhân tố bên trong của doanh nghiệp 1.1 Trình độ lao động: Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển rất mạnh mẽ. Nó tác độnglớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh đặc biệt là hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị. Đối với mỗi doanh nghiệp việc áp dụng kỹ thuật MMTB hiện đại là điều kiện quết định để thắng trong cạnh tranh và tăng hiệu quả kinh tế. Đối với từng doanh nghiệp viêc trang bị MMTB có ý nghĩa khác nhau, chỉ đầu tư mua sắm không thôi thì chưa đủ vấn đề quan trọng là người lao động có hiểu được nguyên lý hoạt động, có sử dụng được hay không. Bởi vì MMTB dù có hiện đại tới đâu cũng do con người chế tạo , không có lao động sáng tạo của con ngưới sẽ không có MMTB đó. Mặt kháckết quả của MMTB mang lại cho doanh nghiệp còn phụ thuộc vào nó có được sử dụng hiệu quả hay không., nghĩa là công nhân có sử dụng được hay không, có tận dụng được công suất, tận dụng được nguyên liệu hay không, và tránh lãng phí thậm chí hỏng hóc máy móc hay không. Hàng loạt câu hỏi đặt ra về trình độ sử dụng người sử dụng lao động mà các doanh nghiệp quan tâm trước khi đầu tư mua sắm MMTB. Thực tế cho thất các doanh nghiệp nước ta nhập tràn lan MMTB. ở đâu không chỉ nói những máy móc thiết bị lạc hậu mà chỉ nói đến các máy móc thiết bị không phù hợp với trình độ của người lao động, dẫn đến tốn kém trong đầu tư và lãng phí khi sử dụng và kết quả là hiệu quả không được cao. Ngoài trình độ sử dụng thì hiệu quả sử dụng máy móc cònchịu ảnh hưởng của ý thức trách nhiệm, lao động có kĩ thuật chấp hành đúng nội quy vể thời gian, quy trình bảo dưỡng khả năng thích ứng với thay đổi,điều này phụ thuộc vào doanh nghiệp có tạo ra được “Môi trường văn hoá tích cực” làm cho mỗi cá nhân có thể phát huy hết tài năng sức lực của mình làm cho họ cảm thấy tự hào khi được làm việc trong một môi trường tốt. Bước sang thế kỷ 21 sự phát triển khoa học kĩ thuật đã thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế trí thức. Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế trí thức là làn lượng khoa học kết tinh trong sản phẩm rất cao. Đòi hỏi lực lượng lao đọng phải là lực lượng rất tinh nhuệ, có trình độ khoa học kĩ thuật cao biết sử dụng thành thạo các loại MMTB. Điều này ngày nay càng khẳng định vai trò của lực lượng lao động đối với việc nâng cao hiệu quả kinh tế kinh doanh nói chung. Hiệu quả sử dụng máy móc nói riêng. 1.2 Trình độ phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật Công cụ lao động là phương tiện mà con người dùng để tác động vào đối tượng lao động. Quá trình phát triển sản xuất luôn gắn liền với quá trình phát triển công cụ lao động. Chất lượng lao động chịu tác đọng mạnh mẽ của trình độ, cơ cấu đặc biệt là hình thức đồng bộ của máy móc thiết bị. Chất lượng công tác bảo dưỡng sữa chữa máy móc thiết bị... Nhiêù doanh nghiệp nước ta có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật còn hết sức yếu kém,lạc hậu lại không đồng bộ điều này lý giải tại sao hàng hoá của doanh nghiệp nước ta lại không có tính cạnh tranh so với hàng hoá của các nước khác cả về chủng loại, chất lượng và giá cả. Thực tế trong những năm chuyển đổi về cơ chế kinh tế vừa qua nếu doanh nghiệp nào được chuyển giao công nghệ sản suất và hệ thống máy móc thiết bị hiện đại thì hệ thống đó đứng vững trong cạnh tranh và phát triển được trong nền kinh tế thị trường. Ngược lại những doanh nghiệp vẫn sử dụng công ngệ cũ, lạc hậu thì không thể tạo những sản phẩm ra đáp ứng đòi hỏi của thị trường, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng ngày càng một cao, mà các doanh nghiệp ngày càng ra nhập thị trường một nhiều do vậy một xã hội phát triển thì không thể tồn tại các doanh nghiệp làm ăn yếu kém. Sản phẩm không đạt yêu cầu chất lượng điều đó cũnh đồng nghĩa với phá sản. Khi xã hội ngày càng phát triển thì chu kỳ công nghệ ngày càng ngắn hơn và hiện đại hơn, đóng vai trò ngày càng to lớn, mang tính chất quyết định đối với việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có chính sách đầu tư đúng đắn MMTB động bộ, chuyển giao công nghệ phù hợp có như vậy mới hy vọng tìm được chỗ đứng trong thương trường. 1.3 Hệ thống trao đổi xử lý thông tin Trong xu thế toàn câu hoá hiện nay, khoa học kỹ thuật đang làm thay đổi nhiều lĩnh vực sản xuất, trong đó vai trò tin học đặc biệt quan trọng. Thông tin được coi là hàng hoá, là đối tượng kinh doanh của nền kinh tế hiện nay là nền kinh tế thông tin hoá. Doanh nghiệp nào có thông tin nhanh nhất, doanh nghiệp đó sẽ có cơ hội chiến thắng nhiều nhất. Trong công việc kinh doanh hàng ngày các doanh nghiệp rất cần thông tin cung cầu thị trường hàng hoá, về công nghệ kỹ thuật, máy móc thiết bị về người mua, về đối thủ cạnh tranh, chính sách kinh tế của nhà nước... Trong kinh doanh biết được thông tin kịp thời, chính xác sẽ là cơ sở vững chắc để doanh nghiệp xác định phương hướng kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn và thích ứng được nhanh chóng với điều kiện thay đổi bên ngoài. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin đã thúc đẫy và đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải xây dựng được đội ngũ lao động có trí thức, mà đòi hỏi của việc này là các hoạt động kinh doanh phải dựa trên cơ sở phát triển của công nghệ tin học, đặc biệt là hệ thống thông tin nối mạng trong nước và quốc tế. Tổ chức hệ thống thông tin nội bộ vừa đáp ứng nhu cầu thông tin kinh doanh vừa đảm bảo giảm thiểu chi phí kinh doanh cho quá trình thu thập, xử lý, lưu trữ và sử dụng thông tin. Do nhu cầu thông tin ngày càng một lớn nên nhiệm vụ này càng một rất quan trọng của công tác quản trị doanh nghiệp hiện nay. 1.4 Nhân tố quản trị doanh nghiệp Trong bất cứ một doanh nghiệp nào nhân tố quản trị doanh nghiệp luôn là “bộ não” là cái nôi của sự phát triển doanh ngiệp. Quản trị doanh nghiệp chú trọng đến việc xác định cho doanh nghiệp một hướng đi đúng đắn trong môi trường kinh doanh ngày càng biến động. Chất lượng của chiến lược kinh doanh là một nhân tố đầu tiên và quan trọn nhất quyết định sự thành công, hiệu quả kinh doanh cao hay là thấp. Trong quá trình kinh doanh, quản trị doanh nghiệp khai thác và thực hiện phân bổ các nguồn lực sản xuất quyết định đầu tư cái gì và đầu tư như thế nào?. Chất lượng của hoạt động này cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị của mỗi thời kỳ. Hiệu quả kinh tế chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, mọi nhân tố đề có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực thông qua các hoạt động quản trị của bộ maý quản trị doanh nghiệp. Nó là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh là hoạt động thể hiện sự kết hợp ngày càng chặt chẽ và ngày càng tối ưu các yếu tố sản xuất ngày càng khoa học và nghệ thuật kinh doanh. Nhà quản trị doanh nghiệp đặc biệt là quản trị cao cấp lãnh đạo doanh nghiệp bằng tài năng và phẩm chất của mình có vai trò quan trọng bậc nhất tác động có tính chất quyết định đến sự thành đạt của doanh nghiệp trong việc xây dựng một hệ thống đoàn kết, năng động và chất lượng cao, dìu dắt và định hướng cho tập thể nhân viên, người lao động dưới quyền hoàn thành mục tiêu của mình một cách vững chắc và ổn định. 1.5 Nhân tố tính khấu hao của máy móc thiết bị Trong quá trình sử dụng máy móc thiết bị luôn bị hao mòn,năng lực phục vụ sản xuất kinh doanh luôn bị giảm đi, đến thời gian nhất định phải tiến hành sữa chữa lớn,khi hư hỏng phải tiến hành thay thế tài sản mới. Căn cứ vào mức độ hao mòn của tài sản cố định(hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình). Để xá định hao mòn của máy móc thiết bị. uy nhiên công việc xác định hao mòn là hết sức khó khăn và không thể chính xác ,nó phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố trình độ sử dụng,quản lý và tính tỉ lệ khấu hao của từng doanh nghiệp. Việc xác định hao mòn hữu hình đã khó thì việc xác định hao mòn vô hình lại càng khó hơn nhiều. Việc quy định mức khấu hao ảnh hưởng trực tiếp đến việc tính hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị TSCĐG= NGTSCĐ- GT đã hao mòn Nếu giá trị hao mòn của MMTB là cao mà doanh nghiệp tính thấp thì sẽ có hiêu quả sử dụng thấp và ngược lại chỉ khi nào doanh nghiệp tính toán mức hao mòn chính xác thì mới có thể tính được mức hiêụ quả sử dụng máy móc chính xác . 1.6 Cơ cấu máy móc thiết bị của doanh nghiệp: Để quá trình sử dụng máy móc thiết bị trở nên có hiệu quả thì trước hết các doanh nghiệp cần phải xác định một cơ cấu máy móc thiết bị hợp lý đủ về số lượng, đúng về chất lượng tiết kiệm về chi phí. Đâu là khâu đầu tiên trong quá trình đánh giá hiệu quả sử dụngmáy móc thiết bị bở lẽ nó sẽ quyết định hiệu quả đầu tư ban đâu và sự hợp lý của hoạt động đầu tư. Bên cạnh đó chính cơ cấu máy móc thiết bĩe quyết định năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Một cơ cấu được gọi là hợp lý thì ngoài các yêu cầu nêu trên nó còn phải thể hiện khả năng linh hoạt trong việc đổi mới, nâng cao tính năng của máy móc thiết bị. Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật, xuất hiện ngày càng nhiều các công nghệ tiên tiến vói tính năng kĩ thuật cao thay thế các công nghệ kĩ thuật lạc hậu điều này thúc đẩy sự tiến bộ xã hội nhưng gây khó khăn cho nhà sản xuất và người dụng bởi tốc độ hao mòn vô hình diễn ra quá nhanhnên không kịp thời đẻ có thể thu hồi vốn đầu tư đã bỏ ra. Điều này là một khía cạnh các doanh nghiệp phải quan tâm trong quá trình xây dựng cơ cấu máy móc thiết bị, đặc biệt đối với doanh nghiệp xây lắp thì việc xây dựng cơ cấu máy móc thiết bị phải được tiến hành cho từng công trình. 2. Nhân tố thuộc môi trường bên ngoài Bất cứ một doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều đặt mình vào môi trường kinh doanh chung đầy biến động. Do vậy nó chịu ảnh hưởng nhiều của các nhân tố khách quan mà ta xẽ xem xét sau đây. 2.1 Môi trường pháp lý: Doanh nghiệp nào hoạt động sản xuất đều phải chịu sự hướng dẫn của pháp luật và chỉ được hoạt động trong cái hành lang pháp lý ấy. Chính môi trường pháp lý tạo ra một “sân chơi ” bình đẳng cho các doanh nghiệp cùng tham gia hoạt động kinh doanh, vừa cạnh tranh lại vừa hợp tác với nhau. Nếu không có môi trường pháp lý ấy thì việc chèn ép đôi khi là phi pháp sẽ diễn ra. Chính vì vậy sẽ tạo ra một hành lang pháp lý lành mạnh là hết sức quan trọng. Môi trường phá lý bảo đảm tính bình đẵng của mọi loại hình doanh nghiệp, nó sẽ điều chỉnh các hành vi của doanh nghiệp trong một khuôn khổ nhất định. Mỗi doanh nghiệp buộc phải chú ý phát triển các nhân tố nội lực, ứng dụng khoa học kỹ thuật, máy móc thiết bị để cạnh tranh và đứng vững. Tính nghiêm minh của luật pháp thể hiện trong môi trường kinh doanh thực tế ở mức độ nào cũng tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị nói riêng nó không cho phép các doanh nghiệp gian lận trong việc tính toán các chỉ tiêu. sẽ chỉ có kết quả và hiệu quả tích cực nếu môi trường kinh doanh mà mọi thành viên đều tuân thủ pháp luật. 2.2 Môi trường sinh thái khí hậu Khi tính toán các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng MMTB trong ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài thì môi trường sinh thái khí hậu là nhân tố có ảnh hưởng đáng kể. Tình trạng môi trường xử lý phế thải, ô nhiễm, các ràng buộc xã hội về môi trường thời tiết, khí hậu đều ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng MMTB. Một môi trường trong sạch, thoáng mát, khí hậu điều hoà thì hiệu quả sử dụng MMTB sẽ cao hơn do hao mòn ít hơn. nước ta là nước nhiệt đới gió mùa, nắng mưa theo mua, ẩm ướt, điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc sử dụng, bảo quản MMTB. Chính ảnh hưởng của nhân tố này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tính toán hiệu quả sử dụng MMTB. Thực tế là doanh nghiệp chỉ chú trọng đến việc sử dụng MMTB như thế nào? hao mòn thì việc sử dụng là bao nhiêu.? chứ không chú ý đến việc hao mòn, hỏng hóc lại một phần phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Nếu đo lường được mức độ ảnh hưởng này và thường xuyên có biện pháp xử lý thì hiệu quả sử dụng MMTB của doanh nghiệp sẽ tăng lên đáng kể. 2.3 Môi trường công nghệ Tình hình nghiên cứu, áp dụng và triển khai khoa học kỹ thuật, mức đầu tư cho khoa học và công nghệ đều có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển công nghệ của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào muốn tạo lập được một uy tín, một sản phẩm có chất lượng cao thì không thể không có MMTB công nghệ hiện đại, việc áp dụng những tiến bộ này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng MMTB. Nếu MMTB hiện đại, công nghệ tiên tiến thì hiệu quả mà nó mang lại sẽ cao hơn. Nói tóm lại các nhân tố môi trường bên ngoài luôn tạo ra những cơ hội và nguy cơ đối với mỗi doanh nghiệp. đứng trước tình hình này các doanh nghiệp phải tự điều chỉnh thích ứng với sự tác động bằng nhiều cách như thay đổi chiến lược, dự báo trước những tình huống xảy ra để có kế hoạch điều chỉnh sao cho phù hợp với môi trường nội bộ tạo nên một môi trường kinh doanh có lợi nhất. IV. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị Hiệu quả sử dụng MMTB được đánh giá dựa trên năng lực sản xuất sản phẩm của chúng trong một đơn vị thời gian nhất định. Đối với các doanh nghiệp xây lắp có thể tính hiệu quả sử dụng MMTB theo mức độ đóng góp của chúng vào từng công trình và có thể tính trên chỉ tiêu doanh thu hoặc lợi nhuận. Phạm trù năng lực sản xuất của MMTB có thể là: Năng lực sản xuất theo thiết kế là khả năng hoạt động của MMTB đúng theo công suất thiết kế, thường là ở trạng thái tốt nhất. Năng lực sản xuất tối đa là khả năng cao nhất có thể đạt được của MMTB trong việc sản xuất sản phẩm. Khi áp dụng phương pháp công nghệ và tổ chức sản xuất hoàn thiện nhất. Năng lực sản xuất theo kế hoạch là khả năng sản xuất của MMTB được dự tính dựa trên các điều kiện cụ thể của thời kỳ kế hoạch. Năng lực sản xuất thực tế là khối lượng sản phẩm sản xuất được xác định một cách cụ thể sau khi kết thúc năm kế hoạch. 1. Các chỉ tiêu về doanh lợi Chỉ tiêu này phản ánh sức sinh lời của số vốn kinh doanh khẳng định mức độ đạt hiệu quả kinh doanh của toàn bộ số vốn mà doanh nghiệp sử dụng nói chung cũng như hiệu quả sử dụng vốn tự có của doanh nghiệp nói riêng. DVKD = PR VKD x 100 Doanh lợi vốn kinh doanh (DVKD) PR: Lãi của doanh nghiệp VKD: vốn kinh doanh Doanh lợi vốn tự có (DVTC) DVTC = PR VTC x 100 VTC: vốn tự có Chỉ tiêu này phản ánh một cách rõ rệt nhất tập trung nhất trong việc đạt được mục tiêu lợi nhuận. Nó đánh giá sự thành công của doanh nghiệp, phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả của chính sách tàichính mà doanh nghiệp áp dụng. 2. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định Hiệu quả sử dụng TSCĐ (HTSCĐ) HTSCĐ = PR TSCĐG TSCĐG= nguyên giá TSCĐ- Giá trị đã hao mòn Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng TSCĐ trong kỳ sẽ sản xuất ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện trình độ sử dụng TSCĐ trong sản xuất kinh doanh. 2.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng về mặt hiện vật (HS) HS = Số lượng MMTB trực tiếp sản xuất Tổng số MMTB hiện có Hệ số này cho biết tỷ lệ % số lượng MMTB được sử dụng trong sản xuất, hệ số này càng lớn chứng tỏ mức huy động MMTB và sản xuất của doanh nghiệp càng nhiều và hiệu quả sử dụng càng cao. 2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng về mặt chất lượng Hệ số về mức sinh lợi của MMTB (HT) HT = Lợi nhuận Tổng giá trị MMTB Hệ số này càng lớn thì hiệu quả sử dụng MMTB càng cao. Hệ số về sức sản xuất của MMTB (HSSX) HSSX = Tổng doanh thu Tổng giá trị MMTB Hệ số này càng lớn thì hiệu quả sử dụng MMTB càng cao Chỉ tiêu tính toán chi phí mua sắm thiết bị GTB GTB = S i=1 n Qi x Mi Qi: số lượng thiết bị thứ i Mi: giá tính cho 1 đơn vị thiết bị thứ i V. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng MMTB MMTB là bộ phận lớn nhất, chủ yếu nhất trong tư liệu lao động và quyết định năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Thời đại ngày nay không chỉ đòi hỏi sản xuất phải có kế hoạch đúng đắn, cần đội ngũ kỹ sư và công nhân được đào tạo tốt mà còn phải được trang bị MMTB hiện đại. Thật vậy MMTB là yếu tố quyết định quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo Các Mác trong bất kỳ một nền tảng sản xuất nào MMTB bao giờ cũng là hệ thống xương cốt và là chỉ tiêu quan trọng nhất. MMTB được con người không ngừng cải tiến và hoàn thiện, nó là yếu tố cách mạng nhất của lực lượng sản xuất. Sự phát triển của MMTB đã góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ sản xuất thủ công nên nửa cơ khí, cơ khí hoàn toàn và đỉnh cao là tự động hoá quá trình sản xuất. điều đó làm cho sức sản xuất tăng lên không ngừng, sản phẩm sản xuất ra ngày càng phong phú, đa dạng và có chất lượng cao. Khi đề cập đến vai trò của MMTB Cácmác đã từng nói “Một phương thức sản xuất xã hội sau chiến thức một phương thức sản xuất xã hội trước nó còn do nó có năng suất cao hơn mà năng suất phụ thuộc vào công cụ lao động trong đó MMTB đóng vai trò chính”. MMTB quyết định tính chất, đặc điểm của sản phẩm sản xuất ra. Sản phẩm làm ra với khối lượng lớn, chất lượng cao là hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực sản xuất của MMTB. Bất kỳ một sự thay đổi nào trong hệ thống máy móc thiết bị cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất. Đây là vấn đề mà buộc các doanh nghiệp phải quan tâm trong quá trình cải tiến, đỏi mới máy móc thiết bị sao cho với chi phí cải tiến, đổi mới nhỏ nhất nhưng hiệu quả thu được trong sản xuất là lớn nhất. Việc đưa máy móc thiết bị vào sản xuất góp phần rút ngắn chu kỳ sản xuất, tăng năng suất lao động, tiết kiệm lao động sống và lao động vật hoá dẫn đến hạ giá thành và tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Giải quyết tốt vấn đề quản lý và sử dụng máy móc thiết bị là câu hỏi luôn đặt ra cho mọi doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp xây lắp. Phần thứ II Thực trạng hoạt động quản lý sử dụng máy móc thiết bị tại công ty xây dựng Lũng lô I. Đặc điểm chung của công ty xây dựng lũng lô Công ty xây dựng lũng lô là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân và chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Tư lệnh Công Binh- Bộ Quốc phòng. Trụ sở chính của công ty đặt tại 162 Đường Trường Chinh- Đống Đa- Hà nội. Điện thoại: 8445633582; 5633682; 5633688 Fax 8445633582 Hiện tại công ty có 3 chi nhánh Văn phòng đại diện tại Hải Phòng; Cảng vật cách- HP. Văn phòng đại diện tại miền Trung; 21 Phan Bội Châu- TP Vinh. Văn phòng đại diện tại miền Nam: 28C- Đường 3/2 Quận 10 TP Hồ Chí Minh. 1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty xây dựng lũng lô Công ty xây dựng Lũng Lô tiền thân là công ty xây dựng công trình ngầm Lũng Lô được thành lập ngaỳ 16/11/1989 theo quyết định số 294/QĐ- QP của Bộ Quốc Phòng. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty lúc này là nhận thầu, quy hoạch, khảo sát, thiết kế, thi công các công trình ngầm trong công nghiệp dân dụng, giao thông, thuỷ lợi… Ngày 18/7/1990 Bộ Quốc Phòng có quyết định 196/QĐ- QP ngày 26/8/1993 Bộ Quốc Phòng có quyết định 577/QĐ- QP thành lập công ty xây dựng Lũng lô theo quyết định 538- DNNN với vốn pháp định là 2.232,4 triệu đồng. Lúc này nhiệm vụ sản xuất của công ty không thay đổi nhưng cơ cấu tổ chức thì không còn xí nghiệp khảo sát thiết kế mà thêm vào đó là chi nhánh miền trung đặt tại thị trấn YALY. Ngày 17/4/1996 Bộ Quốc Phòng có quyết định 466/ QĐ- QP thành lập công ty xây dựng Lũng Lô trên cơ sở sát nhập công ty xây dựng Lũng Lô cũ và công ty xây dựng 25/3 cùng với xí nghiệp khảo sát thiết kế và tư vấn xây dựng. Vốn pháp định của công ty là 3.625 triệu đồng. Ngoài các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh như trên công ty còn tham gia xây dựng các công trình điện hạ thế, kinh doanh bất động sản, được cấp giấy phép hành nghề và giấy đăng ký kinh doanh. Đăng ký kinh doanh số 110.753 do uỷ ban Kế hoạch thành phố Hà nội cấp ngày 26/6/1996. Giấy phép hành nghề xây dựng số 2417/CGĐ do Bộ Giao thông vận tải cấp ngày 21/8/1996. Giấy phép hành nghề xây dựng số 232 do Bộ xây dựng cấp ngày 4/9/1996. Giấy phép hành nghề xây dựng thuỷ lợi số 62- GP/NN do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp ngày 28/8/1996. Giấy phép hành nghề khảo sát dò tìm, rà phá bom mìn vật nổ số 1614/QP do Bộ Quốc phòng cấp ngày 12/8/1996. Tuy là doanh nghiệp mới được thành lập nhưng công ty xây dựng Lũng Lô đã tạo được cho mình một chỗ đứng, một uy tín lớn trên thương trường mà không phải doanh nghiệp xây dựng nào cũng có được. Với trang thiết bị cơ giới đa dạng và hiện đại cùng với đội ngũ cán bộ, công nhân nhiều kinh nghiệm, công ty đã thi công nhiều công trình xây dựng cao tầng, các công trình giao thông cầu đường, cầu cảng, công trình ngầm, sân bay, thi công các công trình thuỷ lợi và lắp đặt đường dây trạm biến thế trong cả nước. đặc biệt trong lĩnh vực thi công nền móng đường cao tốc. Ngoài ra phát huy thế mạnh của Binh chủng Công Binh, công ty còn làm tốt công tác khảo sát dò tìm và sử lý bom mìn vật nổ, làm sạch môi trường. 2. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty Là một DNNN hoạt động trong ngành xây dựng- một ngành kinh tế quan trọng trong toàn bộ hoạt động cho nền kinh tế quốc dân- hoạt động của công ty xây dựng Lũng Lô chịu sự ảnh hưởng không nho do đặc điểm kinh doanh của ngành tạo ra. Chỉ có nghiên cứu một cách nghiêm túc những đặc thù riêng trong ngành thì chúng ta mới có thể nhìn nhận một cách thấu đáo về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Thứ nhất: do đặc điểm của ngành xây dựng vì chi phí ban đầu là rất lớn mà hiệu quả kinh tế chưa phát huy ngay trong khi ngân sách Nhà nước còn hết sức hạn hẹp. đảng và Nhà nước đã chủ trương tìm các nguồn vốn khác như vay nợ nước ngoài, vốn trợ cấp quốc tế, vốn trong dân để đáp ứng kịp thời nguồn tài chính giúp công ty mang lại những công trình có chất lượng cao nhất cho xã hội. Chính vì giá trị của các công trình có ý nghĩa hết sức to lớn cho xã hội nên bằng giá nào công ty cũng phải dảm bỏ tín độ thi công, định mức nguyên vật liệu được giao để vừa đảm bảo uy tín vừa đảm bảo được lợi ích của nó tạo ra cho xã hội cho nên ngoài mục đích kinh tế thì đối với công ty xây dựng Lũng Lô hiệu quả xã hội cũng được ban lãnh đạo công ty đặt lên hàng đầu mà hiệu quả xã hội này nó là giá trị vô hình và ảnh hưởng lâu dài đến đời sống của xã hội nhưng nó được đo bằng kinh nghiệm sự kinh doanh có văn hoá riêng lấy lợi ích của xã hội đặt lên trên lợi ích của công ty, tư tưởng này được thấm nhuần trong mỗi cán bộ, công nhân trong công ty xây dựng Lũng Lô Bộ Quốc Phòng. Về hiệu quả kinh doanh qua bảng số liệu sau: Bảng số Đơn vị 1000 Đồng Nội dung 1996 1997 1998 1999 1.Tổng doanh thu 2.Doanh thu thuần 3. Tổng lợi nhuận 4. Lợi nhuận ròng 108.092.815 104.750.925 4.628.064 2.716.835 130.780.412 126.607.530 6.565.913 4.642.128 349.194.801 336.287.546 15.181.674 11.386.255 39.507.671 38.952.794 3.566.700 2.675.025 Nguồn: Công ty xây dựng Lũng Lô Qua bảng số liệu cho thấy công ty kinh doanh có hiệu quả các chỉ tiêu đều lớn hơn không. Tuy nhiên cả doanh thu và lợi nhuận ròng không phải lúc nào năm sau cũng cao hơn năm trước và tốc độ tăng là không đều. Nhưng nếu chỉ thông qua số lợi nhuận mà doanh nghiệp thư được trong kỳ cao hay thấp để đánh giá chất lượng sản phẩm kinh doanh tốt hay sấu thì có thể đưa chúng ta đến kết luận sai lầm mà phải xét cả những chỉ tiêu tương đối bằng cách đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu thuần, chi phí kinh doanh Bảng số Nội dung Đơn vị 1996 1997 1998 1999 DTR HCPKD % % 2,59 1,05 3,67 1,08 3,39 1,80 6,86 2,65 Nhận xét: Tập hợp các chỉ tiêu tài chính nêu trên cho phép ta có cái nhìn chung nhất về thực lực doanh lợi của công ty. Trước hết xét về chỉ tiêu DTR là một chỉ tiêu đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh thịnh vượng hay suy thoái, ý nghĩa của chỉ tiêu này là một đồng doanh thu đạt được bao nhiêu đồng lợi nhuận kết quả cho thấy chỉ tiêu này của doanh nghiệp liên tục tăng qua các năm. Về chỉ tiêu HCPKD : Đây là chỉ tiêu được xét đến xem công ty có cơ cấu chi phí hợp lý chưa cho biết sự thành công hay thất bại của các nhà quản lý tài chính trong việc tối đa hoá hơn lợi nhuận cho công ty. Chỉ tiêu HCPKD liên tục tăng nó cho biết một đồng chi phí kinh doanh thu được bao nhiêu lợi nhuận. Năm 1996 một đồng tài sản có bỏ ra thu được 1,05 đồng lợi nhuận. Năm 1997 một đồng tài sản có bỏ ra thu được 1,08 đồng lợi nhuận tăng 0,03 đồng so với 1996. Năm 1998 một đồng tài sản có bỏ ra thu được 1,08 đồng lợi nhuận tăng 0,72 đồng so với 1997. Năm 1999 một đồng tài sản có bỏ ra thu được 2,65 đồng lợi nhuận tăng 0,85 đồng so với 1998. Kết quả này đã làm hài lòng các nhà đầu tư và ban lãnh đạo công ty. 3. Năng lực về sản xuất kinh doanh và nhân sự của công ty Cùng với sự phát triển của đất nước, công ty xây dựng lũng lô cũng ngày một trưởng thành công ty đã tham gia xây dựng và hoàn thành nhiều công trình, các công trình bàn giao được các chủ đầu tư đánh giá đạt chất lượng tốt và thi công đúng tiến độ đã đưa vào sử dụng là: Bảng số STT Công trình thi công Giá trị (tr. đồng) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thi công âu tàu bến đậu tàu cho đảo bach long vĩ Thi công nhà máy thuỷ điện hàm thuận đa min Mở mỏ đá chinfon hải phòng đường cu ba –Quãng trị đền cờ –nghệ an đường hầm xuân nghi nạo vét luồng cảng sa kì nạo vet sông bàng giang –cao bàng đường hầm nhà máy xi măng nghi xuân đường hầm nhà máy thuỷ điện đa min 124.000 8.000 26.180 12.500 6.700 2.000 5.400 12.000 7.500 110.000 Về nhân sự: với đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật công ty không ngừng lớn mạnh về số lượng và chất lượng công ty đã thường xuyên có kế hoạch cử cán bộ tham gia các lớp học, khoá học về đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật để từng bước đáp ứng được nhu cầu phát triển, phục vụ mục đích phát triển chung của công ty, khuyến khích và tiếp nhận các cán bộ trẻ có tay nghề và tiếp thu được trình độ khoa học công nghệ hiện đại. Chính vì thế tỷ lệ trẻ hoá đội ngũ cán bộ của công ty chiếm tỷ trọng cao. Hiện tại số lượng cán bộ công nhân của công ty như sau: Danh mục Số lượng Danh mục Số lượng 1.cán bộ kỹ thuật -tiến sĩ -thạc sỹ -kỹ sư xây dựng -kiến trúc sư -xây dựng dân dụng -xây dựng cảng -thuỷ lợi -điện -xe máy công trình -kỹ sư cơ khí -chế tạo máy 294 2 3 180 16 44 12 22 14 4 25 18 -xây dựng cầu đường -xây dượng xân bay -thiết bị -kỹ sư điện -kỹ sư mỏ -kỹ sư hoá nổ -kỹ sư kinh tế -kinh tế giao thông -kinh tế xây dựng -kinh tế tài chính -ngoại ngữ 2.công nhân kỹ thuật 32 9 7 8 12 16 20 5 6 9 8 1.694 (Nguồn Công ty xây dựng Lũng Lô) Kế thừa và phát huy truyền thống 50 năm ngành công binh quân đội. Công ty xây dựng Lũng lô đã có được bề giày về kinh nghiệm trong ngành xây dựng, cầu đường, cảng biển. Bảng số STT Tính chất công việc Số năm kinh nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Xây dựng đường nhựa, bê tông Thi công cải tạo nâng cấp đường băng sân bay Xây dựng cầu, bến đậu Xử lý địa chất nền móng Thi công các công trình ngầm và đường hầm Thi công xây dựng các nhà cao tầng Thi công các công trình chuyên dụng Nổ phá đá ngàam, nạo vét luồng sông Dò tìm xử lý bom mìn vật nổ Khảo sát thiết kế và tư vấn xây dựng 15 20 25 20 30 10 20 25 35 30 Nguồn công ty xây dựng Lũng lô Với đội ngũ công nhân lành nghề có trình độ, có kinh nghiệm năng lực mạnh về mọi mặt công ty đã được Bộ quốc phòng xếp thứ hai trong ngành xây dựng sau công ty xây dựng Sông Đà. Có được những thành tựu này trước hết do sự lỗ lực của tập thể ban giám đốc, của các phòng ban và từng công nhân trong công ty. Mặt khác do phương châm quản lý của công ty là quản trị con người khuyến khích công nhân làm việc một cách hăng say có hiệu quả thưởng phạt công minh. Chính điều này đã tạo được sự đoàn kết và bầu không khí làm việc hết sức lành mạnh làm cho hiệu quả kinh doanh của công ty không ngừng tăng lên. 4. Hệ thống trang thiết bị máy móc xây dựng Với mục tiêu từng bước hiện đại hoá trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty cũng như đáp ứng nhu cầu để thi công và đấu thầu các dự án lớn, kỹ thuật cao công ty luôn chú trọng trong việc đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại. Tính từ 1996 công ty đã tập trung đầu tư 122 tỷ đồng cho máy móc thiết bị phục vụ các công việc như thi công công trình ngầm, đường giao thông bến cảng. Bảng số: Tổng hợp báo cáo tài sản cố định. Đơn vị triệu đồng. Tên xí nghiệp Số lượng Chất lượng ban đầu Vốn ngân sách Vốn tự có Vốn vay Văn phòng công ty Xí nghiệp 25/3 Xí nghiệp ngầm Xí nghiệp XD phía bắc Xí nghiệp vật liệu nổ Xí nghiệp XD dân dụng Xí nghiệp KSTK-TVXD Xí nghiệp XD phía nam Chi nhánh phía nam Xí nghiệp XD số 2 Tổng cộng 196 170 116 22 59 57 11 149 6 100 886 70.861 11.717 15.288 4.374 3.372 2.367 628 7.259 1.107 4.935 121.912 0 227 106 0 500 310 202 576 0 0 2.103 43.691 11.489 14.139 0 2.370 0 124 2.335 71 791 75.014 28.450 0 1041 4.374 501 2.057 301 4.167 1.035 4.144 46.074 Nguồn: Công ty xây dựng lũng lô Tổng cộng từ 1996- 2000 công ty đã đầu tư mua sắm mới 886 TSCĐ trong đó có 629 trang thiết bị thi công (41 xe chỉ huy, 76 xe vận tải các loại, 312 máy dò mìn, 95 thiết bị thi công máy động, 112 máy tĩnh) với tổng giá trị là 112 tỷ đồng. Chỉ riêng năm 2000 công ty đã đầu tư mua sắm 7,8 tỷ đồng cho trang thiết bị công ty và chủ yếu phục vụ các công trình lớn đang thi công. Với hệ thống trang thiết bị đầu tư cho cơ sở hạ tầng như vậy cùng với đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề, nhiều kinh nghiệm công ty đang ngày càng một khẳng định uy tín và vị trí của mình ở trong và ngoài nước. 5. Năng lực về tài chính Là một công ty xây dựng đòi hỏi chi phí dầu tư ban đầu rất lớn mà bước đầu doanh nghiệp phải bỏ ra chính vì vậy từ khi thành lập công ty Vốn sản xuất của công ty gồm vốn nhà nước cấp; vốn tự có; vốn vay và vốn huy động… với tổng mức 70.000.000.000 Việt nam đồng. Vốn liên doanh liên kết 100.000.000.000 Việt nam đồng hoạt động tài chính của công ty hết sức có hiệu quả Bảng số : Tình hình tài chính Đơn vị: 1000đ Nội dung 1996 1997 1998 1999 1.Tổng doanh thu 2. Doanh thu thuần 3. Tổng lợi nhuận 4. Lợi nhuận ròng 108.092.815 104.750.925 4.628.064 2.716.835 130.780.412 126.607.530 6.565.913 4.642.128 349.194.801 336.287.546 15.181.674 11.386.255 39.507.671 38.952.794 3.566.700 2.675.025 Nguồn: Công ty xây dựng Lũng lô Như đã đánh giá ở phần hiệu quả kinh doanh thì DTR, HCPKD đều tăng chứng tỏ công ty sử dụng vốn kinh doanh khá hợp lý kết quả này làm hài lòng ban lãnh đạo công ty và nhà đầu tư. 6. Đặc điểm tổ chức của công ty xây dựng Lũng Lô 6.1 Sơ đồ tổ chức Ban giám đốc công ty Phòng kế hoạch Phòng kinh tế đối ngoại Phòng tài chính Phòngktỹ thuật Phòng chính trị Phòng hành chính P. lao động tiền lương XN xây dựng 25/3 XN xây lắp XN xử lý bom mìn và VL nổ XN xe máy và TCCG XN KSTK và tư vấn xây dựng XN xây dựng công trình ngầm XN xây dựng sân đường cảng XN trang trí nội thất VLXD XN xây dựng phía Nam Các văn phòng đại diện Liên doanh Lữ Xà Hồ Tây Liên doanh máy xây dựng VUTRAC Liên doanh xây dựng TAPBO Lũng Lô Tại công ty có ban giám đốc. Dưới các xí nghiệp có các giám đốc xí nghiệp chịu sự lãnh đạo trực tiếp của công ty. Giúp việc cho ban giám đốc công ty là các phòng ban chức năng và nghiệp vụ. Các phòng ban được tổ chức theo yêu cầu của việc quản lý kinh doanh, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc và giúp việc cho ban giám đốc điều hành công ty một c ách thông suốt. Ban giám đốc công ty là đại diện pháp nhân của công ty và chịu trách nhiệm trước Bộ quốc phòng, Bộ tư lệnh công binh về mọi mặt hoạt động của công ty, là người điều hành cao nhất của doanh nghiệp. Bộ máy ban giám đốc gồm có: + 1 giám đốc phụ trách chung. + Sáu phó giám đốc: 1 phó giám đốc điều hành 1 phó giám đốc kỹ thuật 1 phó giám đốc kế hoạch 1 phó giám đốc chính trị 1 phó giám đốc phụ trách liên doanh + các phòng chức năng Phòng kế hoạch Có chức năng xây dựng và quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng quý năm của toàn công ty giúp ban giám đốc dự thảo ban hành quy chế sửa đổi bổ sung, nghiên cứu tư vấn, triển khai thực hiện công tác tuân thủ theo pháp luật hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý và bảo hành hồ sơ pháp lý, trang bị tài sản, kế hoạch đầu tư mua sắm điều động trang thiết bị, quản lý đất đi toàn công ty quản lý hợp đồng kinh tế và các hồ sơ khác có liên quan. Phòng kinh tế đối ngoại Có chức năng khai thác các dự án, xây dựng hồ sơ đấu thầu cho toàn công ty, lập hồ sơ quản lý các dự án từ giai đoạn tiền khả thi đến ký hợp đồng xây dựng định mức lao động , đơn giá tiền lương cho các xí nghiệp công trường trực thuộc phù hợp với quy định của Nhà nước , giúp ban giám đốc làm việc với các tổ chức kinh tế của nước ngoài, quản lý các hoạt động liên doanh liên kết trong nước và ngoài nước. Phòng tài chính Có chức năng xây dựng theo dõi kiểm soát, chỉ đạo hệ thống tài chính, kế toán của công ty theo quy định của Nhà nước , của Bộ quốc phong, tổ chức thực hiện công tác thống kê kế toán chính xác, đúng pháp luật, xây dựng kế hoạch khai thác thị trường vốn có hiệu quả Phòng kỹ thuật Có chức năng xây dựng phương án kỹ thuật thi công và kiểm tra chất lượng các công trình kết hợp với phongf kinh tế đối ngoại lập hồ sơ kỹ thuật đấu thầu, các phương án kỹ thuật chi tiết cho các dự án lớn, chỉ đạo thi công các công trình của xí nghiệp, các công trình trực tiếp của công ty lập hồ sơ kỹ thuật thực hiện đúng hợp đồng, nghiệm thu các công trình của công ty. Phòng chính trị Có nhiệm vụ tham mưu cho Đảng uỷ, ban giám đốc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác Đảng, công tác chính trị trong toàn công ty, xây dựng các tổ chức quần chúng hoạt động đúng chức năng, có hiệu quả, quan hệ chặt chẽ với cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương trên địa bàn làmnhiệm vụ thẩm định chất lượng chính trị đối với cán bộ nhân viên toàn công ty. Phòng hành chính Có chức năng quản lý con dấu của công ty, lưu trữ thu phát công văn tài liệu đúng nguyên tắc bảo mật, quảnlý vật tư trang thiết bị phục vụ công tác văn phòng, tổ chức thực hiện đón tiếp khách tổ chức hội họp tổ chức đánh máy in ấn, gửu tài liệu theo yêu cầu, quản lý hoạt động đội xe, văn phòngtổ chức bảo vệ công ty và quản lý bảo vệ nhân viên khu nội trú. Nhìn vào sơ đồ tổ chức ta thấy các phòng ban chức năng không trực tiếp chỉ huy, quản lý xí nghiệp nhưng có hiệm vụ theo dõi hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tiến độ sản xuất, các quy trình tiêu chuẩn và định mức kinh tế kỹ thuật, các chế độ quản lý tại xí nghiệp. ở mỗi xí nghiệp có bộ máy quản lý riêng theo hình thức trực tuyến đảm bảo tình huống thống nhất trong hoạt động quản trị. Chức năng cụ thể được thể hiện ở sơ đồ sau: Giám đốc xí nghiệp Đốc công Đội trưởng công nhân Các phòng ban chức năng của xí nghiệp chịu sự chỉ đạo của ban giám đốc xí nghiệp. các đội công trình được thành lập tuỳ theo yêu cầu của từng thời kỳ. 6.2 Phân cấp quản lý trong công ty xây dựng Lũng Lô + Tư cách pháp nhân Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ trong quan hệ giao dịch ký kết hợp đồng với khách hàng, với các tổ chức, cơ quan quản lý (ngân hàng)… và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Công ty xây dựng Lũng Lô là một doanh nghiệp độc lập tự chủ, công ty được phép sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng, được giao quyền tự chủ trong việc sử dụng và bổ sung vốn tự có… còn các xí nghiệp trực thuộc thì tư cách pháp nhân không đầy đủ chỉ được ký kết các hợp đồng kinh tế khi được uỷ quyền của công ty. + Quản lý vốn và tài chính Các xí nghiệp và các chi nhánh trực thuộc của công ty được giao vốn cố định và vốn lưu động nhằm thực hiện các hợp đồng đã ký kết. Khi đã nhận vốn các xí nghiệp có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn, muốn vậy các xí nghiệp chỉ được phép cho thuê TSCĐ, phương tiện thi công trên cơ sở hợp đồng đã được duyệt. + Vốn lưu động: của xí nghiệp được sử dụng vào việc mua sắm nguyên vật liệu, trả lương, thưởng chi cho quá trình phục vụ sản xuất, quản lý xí nghiệp… Nếu thiếu vốn lưu động thì xí nghiệp sẽ được cấp bổ sung theo kế hoạch trong từng tháng. Quyền lợi của công ty gắn liền với quyền lợi của xí nghiệp và toàn thể công nhân. kết quả làm việc của mỗi công nhân, mỗi xí nghiệp sẽ ảnh hưởng đến kết quả của cả công ty. Chính vì vậy mỗi công nhân phải chịu trách nhiệm trước xí nghiệp và mỗi xí nghiệp phải chịu trách nhiệm trực tiếp thanh tra toàn các công trình của mình trước công ty. Chính sách làm việc này đã tạo thành sự liên kết chặt chẽ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích công ty. + Vốn cố định: Công ty trực tiếp quản lý nguồn vốn cố định bất kể vốn đó được hình thành từ nguồn nào. các đội được giao quản lý bằng hiện vật có trách nhiệm sử dụng có hiệu quả. Việc mua sắm thanh lý, nhượng bán TSCĐ đều do công ty quyết định dựa trên cơ sở đề nghị của các xí nghiệp đội công trình. Việc huy động các nguồn vốn khác để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh công ty sẽ có quy định cụ thể bằng văn bản. + Nguồn vốn đi vay: Vốn đi vay cũng chiếm một vai trò quan trọng để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Các xí nghiệp trực thuộc, các đội công trình trong quá trình hoạt động nếu khả năng về vốn công ty không đáp ứng đủ thì các đơn vị này cũng có thể đi vay để bù đắp khoản thiếu hụt. Tuy nhiên các đơn vị phải chấp hành đúng nội quy mà công ty đặt ra. Trong một số trường hợp công ty có thể đứng ra bảo lãnh cho các đơn vị thực hiện quá trình vay vốn. đơn vị phải có nghĩa vụ thực hiện đúng nội dung cam kết vay và trả lãi vay theo lãi suất quy định của ngân hàng. Đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm Y tế, kinh phí công đoàn… xí nghiệp phải thực hiện đầy đủ cho cán bộ công nhân viên theo đúng chế độ của Nhà nước. Công ty là chủ thể đại diện thu và nộp. Các xí nghiệp có toàn quyền sử dụng và phân phối lợi nhuận còn lại của đơn vị mình bằng cách lập quỹ phát triển kinh doanh, quỹ khen thưởng, phúc lợi,… Các công trường trực thuộc công ty cũng phải hạch toán như các xí nghiệp, riêng lợi nhuận còn lại phải nộp chung vào quỹ công ty. Qua cách làm việc, cách bố trí sắp xếp của công ty đủ cho chúng ta thấy một phương pháp làm việc có khoa học mỗi người làm việc đều chịu trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp là một doanh nghiệp Nhà nước. Song tất cả các đơn vị thành viên đều phải hạch toán độc lập, tuỳ từng điều kiện cụthể mà công ty sẽ điều chỉnh bù trừ cho các xí nghiệp. với cách làm này kết hợp với những điểm mạnh của công ty trong thời gian hiện nay có thể nói công ty đang trên đà phát triển và sẽ phát triển hơn nữa trong thế kỷ XXI. II. Phân tích thực trạng quản lý sử dụng máy móc thiết bị của công ty xây dựng lũng lô 1. Phân tích thực trạng quản lý sử dụng máy móc thiết bị của công ty Với mục tiêu từng bước nâng cao hiện đại hoá các trang thiết bị hiện đại đáp ứng được nhu cầu của công ty cũng như có đủ khả năng, năng lực tham gia thi công các dự án lớn và đòi hỏi cao về tiêu chuẩn kĩ thuật cũng như tiến độ thi công .Công ty luôn chú trọng trong việc đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại.Trong những năm qua công ty đã tập trung đầu tư hàng trăm tỷ đồng thiết bị phục vụ các công việc như xây dựng công trình ngầm,thi công xây dựng đường giao thông , công nghiệp thi công bến cảng ,xây dựng dân dụng, cơ cấu thiết bịn cụ thể như sau: Bảng : Cơ cấu thiết bị của công ty: TT Danh mục thiết bị Công suất Số lượng Giá trị còn lại I. Thiết bị vận tải: Xe vận tải Krap 15Tấn 25 80%. 2. Xe vận tải Caterpillar 773B 54 Tấn 7 80%. 3. Xe vận tải HynDai 15 Tấn 12 90%. 4. Xe vận tải Jim555 8 Tấn 42 70%. 5. Xe vận tải Kanaz 12 Tấn 12 80%. 6. Xe vận tải Maz 12 Tấn 31 75%. 7. Xe vận tải isuzu 5 Tấn 8 90%. 8. Xe vận tải Ifa 10 Tấn 22 75%. 9. Xe vận tải Gaz66 5 Tấn 22 75%. 10. Xe vận tải Mitsubishi 5 Tấn 12 80%. II. Thiết bị khoan hầm: 1. Máy khoan hầm Alrácopco352 2cầu 4 80%. 2. Máy khoan hầm Allascopcohas 3cầu 2 80%. 3. Máy khoan hở Roc 742 175mm 1 80%. 4. Máy khoan hở Tamrock 87mm 1 80%. 5. Máy khoan hở Akkascopco86 150mm 1 100%. 6. Máy khoan hở Futu Kawa 125mm 1 90%. 7. Khoan tay Futu KawaPD90L 125mm 30 90%. III. Máy đào: 1. Máy đào Cater pillar 375 4,4m3 2 100%. 2. Máy đào Kobelco 1,4 m3 5 80%. 3. Máy đào SamsungSel130 0,8 m3 6 85%. 4. Máy đào Kobelco SK200 1,2 m3 4 80%. 5. Máy đào HitachiEX120 0,6 m3 11 80%. 6. Máy đào HitachiEX400 1,8 m3 2 95%. IV. Máy ủi: 1. Máy ủi Caterpilat D10 605 HP 1 80%. 2. Máy ủi Caterpilat D9 405 HP 2 80%. 3. Máy ủi Komasu D85A 300 HP 23 75%. 4. Máy ủi T130 130 HP 16 80á90%. 5. Máy ủi DZ171 150 HP 22 70á80%. 6. Máy ủi DT75 102 HP 12 70á80%. 7. Máy ủi DEAT(Nga) 250 HP 2 70á80%. 8. Máy ủi T4A 125 HP 9 70á80%. V. Máy Lu: 1. Lu Lung Sa Kai 12Tấn 8 80%. 2. Lu Watanbe 12 Tấn 36 75%. 3. Lu Missubishi 15 Tấn 22 85%. 4. Lu Bánh Lốp 8á15Tấn 13 90%. VI. Máy san gạt: 1. Máy gạt Carterpillar14 205HP 10 80%. 2. Máy gạt KoMatsuGD37 150HP 13 70á80%. VII. Máy xúc lật: 1. Máy xúc lật KoMasu 1,2á3m3 12 85%. 2. Máy xúc lật Caterpillar 10m3 2 80%. VIII. Cẩu: 1. Cẩu ADK-Đức 15 Tấn 11 80%. 2. Cẩu Ducyrus 100 Tấn 3 80%. 3. Cẩu Misubishi 2.5á5Tấn 10 90%. TT. Danh mục thiết bị Công suất Số lượng Giá trị Còn lại IX. Máy phát điện: 25á125Kvw 45 80á100%. Máy Nén Khí: 1. Máy nén khí Allascopco 8á23,6m3/ 18 90%. 2. Máy nén khí Xas.125 28 80%. XI. Xe bơm, máy bơm Bê Tông: 1. Trạm trộn bê tông IPA 30á60m3/h 3 95%. 2. Xe vận chuyển bê tông 6 m3 11 80%. 3. Bơm bê tông 250 16á40m3/h 36 90%. XII. Trạm nghiền đá 30á60T/h 4 90%. Nguồn công ty xây dựng Lũng Lô 1.1 Phân tích hệ thống tổ chức quản lý máy móc thiết bị của công ty: Cấp công ty{ Cấp xí nghiệp{ Sơ đồ: Hệ thống tổ chức máy móc thiết bị Hệ thống tổ chức quản lý máy móc thiết bị của công ty xây dựng Lũng Lô được chia thành hai cấp cơ bản.Trong đó cấp công ty phngf kế hoach đóng vai trò chính trong việc quản lý máy móc thiết bị về kỹ thuật,thời gian hoạt động và kế hoạch sửa chữa.Phòng kế hoạch có bộ phận công tác số 2 chuyên quản lý trang bị vật tư căn cứ kế hoạch SXKD lập kế hoạch đầu tư trang thiết bị nếu có yêu cầu trình ban gám đốc,xây dựng phương án quản lý khoa học tiện cho công tác theo dõi và báo cáo, hực hiện các thủ tục pháp lý cho trang bị hoạt động, lưu hành đề xuất phương án sửa chữa định kỳ cho các loại trang bị,theo dõi chỉ đạo việc sửa chữa theo kế hoạch được duyệt, tiếp nhận trang bị,và đề xuất của công trường đặt hàng và soạn thảo mua bán vật tư trang bị,theo dõi thủ tục thanh quyết toán,thanh lý hợp đồng.Thực hiện công tác báo cáo công ty và cấp trên,phối hợp với phòng tài chính ,cong trường theo dõi khấu hao,đánh giá giá trị tài sản và báo cáo công nợ cho các đối tượng thuê mua trang bị vật tư của công ty ,phối hợp phòng tiền lương đề xuất phương án sử dụng lực lượng vận hành,bảo quản sửa chữa. Phòng kế hoạch không trực tiếp quản lýmáy móc thiết bị ở cấp xí nghiệp ,mà các xí nghiệp tự lập sơ đồ quản lý, sửa chữa, tính khấu hao theo quy định của nhà nước và cong ty.Sau đó lập báo cáo với phòng kế hoạch theo định kỳ.ở cấp xí nghiệp hầu hết có dội sửa chữa và đội cơ khí,trực tiếp lập ra các tổ để công nhân vận hành.Thực tế cho thấy trong những năm qua máy móc thiết bị của công ty liên tục tăng,máy móc thiết bị ngày càng hiện đại bởi lẽ hiện tại công ty đang thi công các công trình lớn có các giá trị cao của đất nước như đường mòn Hồ Chí Minh,nhà máy lọc dầu Dung Quất...Chính vì vậy thời gian huy động công suất máy đạt kết quả cao.Tuy công ty đã có sự phân cấp và trách nhiệm rõ ràng đối với từng cấp nhưng việc quản lý nhiều khi không được tuân thủ ngiêm ngặt do đặc thù của nghành xây dựng là thường xuyên phải di truyển từ công trình này sang công trình khác và có sự tập trung máy mocá thiết bị là khó thực hiện. 1.2 Phân tích tình hình quản lý,sử dụng máy móc thiết bị về mặt thời gian Hiện nay cũng như bao doanh nghiệp khác công ty rất coi trọng đén việc nâng cao hệ số thời gian làm việc thực tế cảu máy móc thiết bị,nhằm nâng cao hơn nữa mức độ đóng góp cho các công trình.Bên cạnh đó do yêu cầu của nghành xây dựng dòi hỏi phải có sự đầu tư đỏi mới hệ thống máy móc thiết bị phục vụ cho thi công nên công ty luôn huy động đến mức tối đa thời gian làm việc của maý móc thiết bị để thu hồi vốn đầu tư .V bình quân nếu thi công trên đất liền với những công trình không phức tạp thì máy móc thiết bị sẽ có thời gian sử dung khoảng 5-6 năm.Nếu thi công trên đảo hoặc trên các địa hình phức tạp thì thời gian sử dụng của các máy móc thiết bị là 3-4 năm.Với thời gian hoạt động trong từng năm có thể tíng chung như sau: +Năm 1997 : 25 ngày / tháng. +Năm 1998 : 26 ngày / tháng. +Năm 1999 : 26 ngày / tháng. +Năm 2000 : 26.5 ngày / tháng. Với thời gian làm việc thực tế luôn đạt hai ca,bình quân 10,5 giờ/ngày. Từ thực tế này ta có thể thấy khi bước sang nền kinh tế thị trường doanh nghiệp phải tự hạch toán và chịu trác nhiêm trước bộ quốc phòng,nên muốn đứng vững trong thương trường thì công ty phải thực sự làm ăn có hiệu quả.Chinh từ lẽ đó công ty luôn phâns đấu và đã khẵng định được danh tiếng của mình, bằng chứng là công ty luôn trúng thầu những công trình có giá trị cao.Do vậy công ty luôn huy động và sử dụng máy móc thiết bị với thời gian làm việc cao nhất.Sở dĩ năm 1997 hệ số thời gian sử dụng máy móc thiết bị kém hơn là do thị trường cho thuê máy móc thiết bị rất phát triển với những máy móc thiết bị đã qua sử dụng chi phí khấu hao thấp nên giá cho thuê rẻ hơn chi phí sử dụng máy móc thiết bị của công ty.Bước sang những năm tiếp theo công ty luôn tăng cường đội ngũ công nhân lành nghề mặt khác lúc naỳ công ty đã khẵng định được vị thế của mình nên các công trình tăng đáng kể do vậy thời gian sử dụng máy móc thiết bị tang lên và giữ sự ổn định tong các năm 1998,1999,2000 và thep kế hoạch dự kiến tăng lên 27 ngày/ tháng. Nhìn chung có thể nói rằng hệ số thời gian sử dụng máy móc thiết bị của công ty đã đạt yêu cầu khích lệ mà không phaủi công ty nào cũng đạt được.Tuy nhiên công ty cần phát huy hơn nữa những hệ số này.Khi đánh giá hệ số này có một nguyên nhân quan r\trọng ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian huy động máy móc thiết bị của công ty đó là vị trí địa lý ,điều kiện thời tiết khí hậu và thổ nhưỡng của công trình,nó ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ chất lượng và khả năng làm việc của máy móc thiết bị.Thật vậy vào quý I và quý IV trong năm là mùa xây dựng,nên số lưọng công trình cũng như thời gian hoạt động của máy móc thiết bj bao giờ cũng nhiều hơn qúa II và quý III là mùa mưa bão ,thời tiết xấu các công trình phải ngưng hoạt động nhiều, có thể thấy được điều này qua bảng số sau: Bảng số Thời gian hoạt động thực tế của máy: Năm 2000 Quí I Quí II Quí III Quí IV 28 25 24 27 Nguồn Công ty xây dựng Lũng Lô 1.3 Phân tích tình hình quản lý sử dụng số lương về mặt máy móc thiết bị Là một công ty xây dựng nên hệ thống máy móc thiết bị của công ty mang tính chất riêng lẻ,mỗi máy có những tính năng tác dụng khácc nhau và được sử dụng vào những công việc khác nhau.Tuỳ theo từng loại công trình riêng biệt mà số lượng cũng như mức đóng góp của chúng sẽ được thể hiện cụ thể. Hiên nay công ty hoạt đọng trong nhiều lĩnh vực, cầu đường bến cảng xử lý bom mìn nên máy móc thiết bị rất đa dạng và toàn bộ số lượng máy móc thiết bị của công ty dều được đưa vào sử dụng.Đứng trước mỗi công trình xây dựng công ty đều phải cân nhắc phải sử dụng lượng máy móc thiết bị như thế nào? Chi phí vận chuyển máy móc thiết bị, chi phí khấu hao chi phí nhân công,chi phí nguyên vật liệu.Hầu hết các công trình thi công đều có giá trị lớn tầm cở quốc gia cho nên thời gian thi công dài điều này đồng nghĩa với việc công ty đầu tư và sử dụng máy móc thiết bị của mình ít phải thuê máy móc thiết bị sở tại. Ta thấy được tình hình sử dụng máy móc thiết bị về mặt số lượng của Công ty như sau: Năm 1998: 90%. Năm 1999: 91%. =>Tăng so với năm 1998 là 1 %. Năm 2000: 95,5%. =>Tăng so với năm 1999 là 4,5 %. Trong những năm vừa qua số lượng máy móc thiết bị của công ty đã có sự thay đổi đáng kể.Do công ty đã không nghừng đầu tư mua sắm máy móc thiết bị ,sở dĩ như vậy là do hoạt động sản xuất kinh doang của công ty có bước phát triển tốt có nhiều công trình lớn.Nên công ty phải huy động ngày một nhiều máy móc thiết bị vào thi công nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công và đảm bảo tiến độ chất lượng công trình. 1.4 Phân tích tình hình sử dụng sông suất máy móc thiết bị Trong những năm vừa qua việc sản xuất kinh doanh của công ty tương đối thuận lợi,công ty luôn huy đọng được số lượng máy móc thiết bị hoạt dộng ở tỷ lệ cao cùng với việc này công ty luôn chú trọng sử dụng máy móc thiết bị với công suất cao nhất nhằm giảm thời gian chết,tận dụng khấu hao tăng giá trị đóng góp của máy moct thiết bị vào doanh thu.Nhưng một số máy móc thiết bị việc sử dụng cũng mới đạt công suất trung bình như máy lu,thiết bị khoan hầm, bỏi lẽ đây là loại máy chỉ hoạt động theo tính chất công đoạn.Máy phát điện ,máy đào, do tính chất đặc thù nên không phải công trình nào cũng huy động do vậy mà mức độ huy động thường thấp hơn các máy khác. Bảng : Sử Dụng Công Suất Máy Móc Thiết bị (đvị%). TT Danh mục thiết bị Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 1 Thiết bị vận tải 90% 85% 85% 2 Thiết bị khoan dầu 60 62 64 3 Máy Đào 65 67 67 4 Máy ủi 82 84 85 5 Máy Lu 70 68 66 6 Máy Sang Gạt 83 85 87 7 Máy xúc Lật 81 83 80 8 Máy cẩu 78 76 80 9 Máy phát điện 61 59 65 10 Máy nén Khí 82 84 87 11 Máy bơm,xe bơm bê tông 90 92 87 12 Trạm Nghiền Đá 93 96 95 Tính chung 78% 78,4% 79% Nguồn Công ty xây dựng Lũng Lô Nhìn chung qua các năm công suất hoạt động của máy móc thiết bị là ổn định, công ty đã có nhiều cố gắng trong hoạt đọng tối đa công suất sử dụng máy,dự tính trong năm 2001 công ty đang phấn đấu đạt chỉ tiêu là82% Với tình hình này và xu thế phát triển của công ty như hiện nay thì việc huy động công suất thiết bị là việc không đáng lo ngại. 1.5 Phân tích tình hình tính và trích khấu hao Do đặc thù của công ty xây dựng nên máy móc thiết bị sử dụng với công suất cao, hao mòn nhanh, theo số liệu của phòng Kế hoạch công ty thì máy móc thông thường dùng trên đất liền có thời gian sử dụng từ 5 - 6 năm, trên đảo là 3-4 năm. Tuy nhiên , tuỳ thuộc vào máy móc đầu tư là mua mới hay đã qua sử dụng mà thời gian sử dụng có thể di dịch. Hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp tính khấu hao là phương pháp khấu hao luỹ thoái và phương pháp khấu hao tuyến tính. Trong đó phương pháp khấu hao tuyến tính áp dụng chủ yếu cho máy móc thiết bị đã qua sử dụng hoạc có thời gian sử dụng lâu dài, tính năng kỷ thuật ít có sự thay đổi: như ô tô, xe uỷ, máy xúc. 1 Số năm sử dụng X 100 = 16,7% Tỷ lệ khấu hao hàng năm (Tk) = Ví dụ: tính khấu hao cho xe 2 cầu Gaz 66 theo phương pháp khấu hoa tuyến tính: nguyên giá một xe 2 cầu Gaz 66 là 85tr, mua tháng 7/1997, tuổi thọ của xe là 6 năm. Số khấu hao hàng năm của xe là: Mk =85x0,167 = 14,16(tr). Còn phương pháp khấu hao luỹ thoái được áp dụng phổ biến cho các loại máy móc thiết bị mới, tính năng kỷ thuật cao như xe lu, thiết bị khoan hầm. Ví dụ: tính khấu hao luỹ thoái theo phương pháp tổng số cho máy đào Kobelcol 1,2 m. Nguyên giá một xe 700(tr), thời gian sử dụng là 3 năm. Mki : Mức trích khấu hao năm i. Tki : Tỷ lệ trích khấu hao năm i. Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp tổng số: Từ kết quả trên cho ta thấy đối với máy móc thiết bị sử dụng phương pháp khấu hao tuyến tính thì chi phí khấu hao thấp do được dải đều qua các năm hoạt động nên chi phí khai thác sử dụng được tính ít. Do vậy mức độ huy động công suất của chúng so với thiết bị khác là tương đối cao : như xe 2 cầu Gaz66 là thiết bị vận tải khấu hao hàng năm là 14.2tr và mức độ huy động công suất của loại xe này đạt 85 – 90%. Bên cạnh đó các loại máy móc mới mua về tính năng kỹ thuật cao phải tính khấu hao theo phương pháp luỹ thoái nên chi phí khấu hao thường lớn hơn, dẫn đến chi phí khai thác sử dụng cũng tăng theo làm cho việc huy động thiết bị loại này vào thi công gặp nhiều khó khăn. Thực tế là hàng năm công ty phải trích một lượng chi phí khấu hao khá lớn cho việc sử dụng các loại máy móc thiết bị, cộng thêm chi phí vận hành, sửa chữa chúng thì chi phí huy động là rất lớn. Công ty cần phải có kế hoạch để đẩy mạnh hơn nữa công suất sử dụng, hạn chế thời gian chết của máy móc có như thế mới giảm được lượng chi phí từ khâu này. 1.6.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị của công ty 1.6.1. Chỉ tiêu về sức sản xuất của máy móc thiết bị Trong những năm qua cùng với sự tăng lên của máy móc thiết bị, khả năng sản xuất của công ty cũng có nhiều lượng gia tăng, điều này chúng ta có thể thấy qua số liệu doanh thu của các năm Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng giá trị MMTB tham gia vào sản xuất kinh doanh trong năm tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu Bảng số : Sức sản xuất của máy móc thiết bị Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Doanh thu Giá trị MMTB Sức sản xuất của MMTB 130.000 62.245 2,08 349.000 83.095 4,20 350.000 83.136 4,21 370.000 80.632 4,27 Nguồn Công ty xây dựng Lũng Lô Từ bảng số liệu trên ta thấy sức sản xuất của MMTB tăng qua các năm. Năm 1998 sức sản xuất của MMTB tăng so với 1997 là 2,12 triệu đồng. Năm 1999 tăng so với năm 1998 là 0,01 triệu đồng. Năm 2000 tăng so với năm 1999 là 0,06 triệu đồng. đây là một kết quả rất đáng khích lệ cho thấy hiệu quả công tác quản lý sử dụng MMTB của công ty đã có sự thay đổi theo chiều hướng tốt. Nhưng tốc độ tăng có xu hướng chậm lại, đây là vấn đề mà công ty cần phải chú trọng nhiều hơn. Đồ thị số 1: sức sản xuất của MMTB 1.6.2. Chỉ tiêu khả năng sinh lợi của MMTB Chỉ tiêu này sẽ cho ta biết 1 đồng vốn cố định của MMTB sử dụng trong 1 năm thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. đặc thù cuả ngành xây dựng là doanh thu cao nhưng giá thành cũng rất lớn, ở công ty xây dựng Lũng Lô cũng vậy lợi nhuận chỉ đạt hàng năm là 3-4 % tổng doanh thu.điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của MMTB. ta xem xét bảng số liệu cụ thể sau Bảng: Khả năng sinh lợi của MMTB đơn vị Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Lợi nhuận 4.642 11.386 12.250 12.950 Giá trị MMTB 62.245 83.095 83.136 86.636 Khả năng sinh lợi (HL) 0,07 0,17 0,147 0,15 Nguồn: Công ty xây dựng Lũng Lô Nhìn vào bảng số liệu ta thấy khả năng sinh lợi của MMTB tăng lên qua các năm nhưng tốc độ tăng đang có xu hướng giảm. Năm 1998 khả năng sinh lợi của MMTB tăng 0,07 triệu đồng so với năm 1997, năm 1999 khả năng sinh lợi của MMTB tăng 0,007 triệu đồng so với năm 1998. Năm 2000 khả năng sinh lợi của MMTB tăng 0,003 triệu so với năm 1999. Mặc dù tốc độ tăng của lợi nhuận vẫn lớn hơn tốc độ tăng của MMTB, tuy nhiên đây là vấn đề cảnh báo với công ty nếu không đẩy mạnh công tác quản lý sử dụng tốt MMTB thì chỉ tiêu này sẽ bảo hoà trong những năm tiếp theo. Đánh giá chung 2 chỉ tiêu trên: chỉ tiêu sức sản xuất và chỉ tiêu khả năng sinh lợi của MMTB ta thấy việc quản lý và sử dụng MMTB của công ty là hợp lý, có hiệu quả song trong một thị trường luôn biến đổi thì phải có những chính sách thay đổi hợp lý hơn để đẩy mạnh hơn nữa hai chỉ tiêu này, nếu không trong công ty vẫn sử dụng MMTB có hiệu quả, hạch toán vẫn có lãi nhưng vẫn không đuổi kịp đối thủ cạnh tranh trên thương trường. 2. Tình hình đổi mới và kế hoạch đầu tư MMTB của công ty Với mục tiêu từng bước nâng cao hiện đại hoá các trang thiết bị hiện đại, đáp ứng được nhu cầu phát triển của công ty như đảm bảo đủ khả năng, năng lực tham gia thi công các dự án lớn có yêu cầu cao về tiêu chuẩn kỹ thuật. Công ty có chủ trương trong từng dự án đều phải có đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật công nghệ và hình thành chiến lược đầu tư chiều sâu cho một số ngành nghề truyền thống chủ đạo như: công trình ngầm, đường, cảng biển. Thực tế trong những năm qua công ty đã tập trung đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại với trên 800 chủng loại, trong đó có các thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu công nghệ cao như: xe vận tải Caterpillar 773B 54,3 tấn, xe vận tải Krap, Máy khoan Alpascopco352 H175. Nhờ đó nâng cao được năng lực sản xuất, đảy mạnh tiến độ thi công, mang lại chất lượng, hiệu quả cao trong kinh doanh. Về kế hoạch đầu tư: công ty hạch toán theo công trình, việc đầu tư mua sắm thiết bị mới phải phù hợp khả năng thiết bị hiện có, tuỳ thuộc vào các dự án mà công ty nhận được, từ đó mới có được số liệu cụ thể về đầu tư MMTB, và con số kế hoạch về đầu tư MMTB chỉ mang tính tương đối. Ta có thể thấy tình hình đổi mới MMTB qua các năm và kế hoạch đầu tư bổ sung MMTB dự kiến trong năm 2001 như sau: Bảng: Tình hình đổi mới MMTB và kế hoạch đầu tư MMTB năm 2001 Đơn vị triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Dự kiến năm 2001 I. giá trị MMTB đầu năm 58.620 62.245 83.095 83.136 86.636 II. giá trị MMTB tăng trong năm 4.123 24.850 4.436 7.864 9.158 III. giá trị MMTB giảm trong năm 498 4.000 4.195 4.368 5.682 IV. giá trị MMTB cuối năm 62.245 83.095 83.136 86.632 90.108 Nguồn Công ty xây dựng Lũng Lô Trong nền kinh tế thị trường mọi doanh nghiệp đều phải hạch toán độc lập chính vì vậy buộc mỗi doanh nghiệp phải năng động hơn mới hi vọng thắng được đối thủ cạnh tranh trong đường đua của mình. Công ty xây dựng Lũng Lô cũng vậy luôn nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường của mình bằng cách tiến hành đầu tư MMTB cần thiết. Muốn vậy không thể trông chờ vào nguồn vốn Nhà nước cấp mà phải trích từ quỹ tự có là chính, số còn lại công ty vay trung và dài hạn. Cơ cấu nguồn vốn trong công ty thì vốn tự có chiếm khoảng 61,53%, vốn vay chiếm khoảng 36,74%, nguồn vốn ngân sách cấp chiếm khoảng 1,73%. Chính vì nguồn vốn tự có cao nên công ty có thể chủ động trong việc đầu tư đổi mới MMTB. Để có thể đánh giá một cách chính xác hơn về tình hình đổi mới MMTB của công ty trong những năm qua và kế hoạch đầu tư trong năm 2001 ta có thể xem xét chỉ tiêu hệ số đổi mới MMTB (HDM). Giá trị MMTB bình quân trong kỳ= (số đầu kỳ+ số cuối kỳ)/2 Ta có Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Dự kiến năm 2001 HDM= 6,8% HDM=34% HDM=5% HDM=9,3% HDM=10,4% Đồ thị3: Tình hình đổi mới MMTB và kế hoạch đầu tư năm 2001 Qua bảng số liệu và đồ thị ta thấy việc đầu tư đổi mới tăng vọt trong năm 1998 do trong năm 1998 công ty đã trúng thầu 1 số dự án có giá trị cao như: đường hầm nhà máy lọc dầu Dung Quất, đường Hồ chí Minh. Trong các năm tiếp theo công ty chỉ phải bổ sung khi thiếu. Trong năm 1999 việc đầu tư là không đáng kể, đây là vấn đề hoàn toàn hợp lý khi MMTB đã đổi mới hàng loạt trong năm 1998. Trong năm 2000 việc đổi mới MMTB bắt đầu tăng lên và dự kiến trong năm 2001 con số này tiếp tục tăng do MMTB đã hao mòn nhiều . Dự kiến đầu tư trong năm 2001 khoảng 9.158 triệu đồng chủ yếu là cho thiết bị thi công và bộ phận quản lý công ty. đây là một chiều hướng tốt khi mà khấu hao hàng năm tăng cao thì cần phải bổ sung và đổi mới MMTB là điều hoàn toàn hợp lý. III. Đánh giá tình hình quản lý sử dụng máy móc thiết bị tại công ty Xây Dựng Lũng Lô: Đánh giá chung về tình hình quản lý sử dụng máy móc thiết bị Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp nào cũng muốn tồn tại và phát triển nhưng điều đó không phải lúc nào các doanh nghiệp cũng đạt được. Doanh nghiệp nào cũng năng động, biết phát huy thế mạnh của mình và hạn chế những điểm yếu thì doanh nghiệp đó sẽ chiến thắng. Qua thời gian thực tập tại công ty em nhận thấy có những thuận lợi và tồn tại cần khắc phục sau đây Những thành tích đã đạt được - Quỹ khấu hao: được sử dụng đúng mục đích cho việc đầu tư mua sắm, nâng cấp, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị luôn được công ty quan tâm hàng đầu. Thật vậy trong những năm qua cùng với việc đầu tư đổi mới hệ thống máy móc thiết bị là việc trích lập quỹ khấu hao theo quy định cuă nhà nước đã được công ty thực hiện tốt đảm bảo tích đúng, tích đủ các chi phí phát sinh, hàng năm công ty đều trích một phần từ quỹ khấu hao để trang trải cho các chi phí sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị và trong những năm gần đây, công ty luôn chú trọng đầu tư cho hệ thống quản lý nhằm điều khiển công ty một cách tốt nhất. - Công tác quản lý hồ sơ thiết bị được công ty tổ chức thực hiện một cách chặt chẽ theo các cấp độ quản lý khác nhau. Tất cả các máy móc thiết bị khi đưa vào sử dụng đều được lập hồ sơ lý lịch trên cơ sở năng lực hoạt động thực tế, theo ngày giờ và các sự cố hư hỏng trong quá trình sử dụng đều giao cho xí nghiệp trực thuộc và từng xí nghiệp có trách nhiệm cụ thể theo dõi đến từng cấp dưới để gửi báo cáo lên ban lãnh đạo công ty, từ đó sẽ có kế hoạch đầu tư đổi mới thiết bị và sửa chữa kịp thời. Nhìn chung trong những năm qua công ty làm tốt công tác tư tưởng văn hoá, ý thức trách nhiệm đến từng công nhân trong công ty và từ đó có kế hoạch thưởng phạt hợp lý. Chính điều này làm khuấy động phong trào thi đua hăng hái làm việc và kết quả đã không ngừng tăng lên. - Các công tác khác: Công ty xây dựng Lũng lô được sự quan tâm giúp đỡ và chỉ đạo kịp thời của thường vụ đảng uỷ binh chủng, bộ quốc phòng và các cơ quan chức năng, bộ giao thông, bộ xây dựng. -Với sự phát triển vững vàng và hiệu quả, công ty đã xây dựng được uy tín với các cơ quan trung ương, các địa phương, nhà cung ứng chính điều này là giá trị vô hình giúp công ty thắng thầu các công trình xây dựng cấp quốc gia. -Trong thời gian qua thông qua các dự án lớn trong cả nước đặc biệt là các dự án hợp tác liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài nên các dự án lớn về đường hầm, cảng biển, đường giao thông từ cấp IVđến cấp II có yêu cầu kỹ thuật cao luôn được công ty hoàn thành tốt, tăng thêm lợi nhuận, công việc làm và thu nhập cho người lao động. - Năng lực về nhân sự và cơ sở hạ tầng: Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân có tay nghề cao, biết sử dụng các công cụ hiện đại, có ý thức kỷ luật tốt nên các máy móc thiết bị đầu tư được sử dụng tốt và có hiệu quả. Cơ sở hạ tầng của công ty được đầu tư, bố trí đầy đủ, có khoa học từ trên xuống dưới tạo thành một hệ thống điều khiển thông suốt trong toàn công ty. Những tồn tại cần khắc phục - Từ phía nhà nước: Các công trình mà có vốn vay từ ngân hàng thế giới (WB), ngân hàng phát triển châu á(ADB) thông qua các ban quản lý dự án sẽ không cho phép các công ty của quân đội tham gia đấu thầu và xây dựng điểm này làm giảm nguồn vốn vay của công ty hoặc làm giảm các công trình mà công ty có thể tham gia đấu thầu, ảnh hưởng trực tiếp đến đầu tư mua sắm máy móc thiết bị. - Nguồn vốn của công ty đầu tư vào máy móc thiết bị cho các dự án vừa và lớn chưa đủ để đáp ứng công ty phải dựa vào một phần nguồn vốn vay tín dụng với lãi xuất cao, làm hạn chế khả năng đầu tư vào chiều sâu của công ty. - Đối thủ cạnh tranh: Thị trường xây dựng có sức cạnh tranh gay gắt về giá cả quá thấp, lợi nhuận không thể theo ý muốn, đầu tư phải có giới hạn để đảm bảo không thua lỗ và việc giảm đầu tư vào máy móc thiết bị là điêù không thể trách khỏi. - Về mặt sử dụng máy móc thiết bị. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý sử dụng máy móc thiết bị nhưng số lượng, máy móc thiết bị vẫn chưa đồng bộ việc đầu tư cho máy móc thiết bị còn dàn trải, nơi thừa nơi thiếu. Chính vì vậy trong năm 2001 công ty đã có kế hoạch đầu tư theo chiều sâu, chấm dứt tình trạng đầu tư dàn trải trong những năm qua. - Hệ thống tổ chức quản lý thiết bị của công ty đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn tồn tại bất cậplà công ty không trực tiếp quản lý hay có kế hoạch sửa chữa, đổi mới thiết bị cho xí nghiệp mà các xí nghiệp tự lập hồ sơ sửa chữa, quản lý rồi báo cáo với phòng kế hoạch theo định kỳ. Chính điều này làm cho các đội, xí nghiệp đôi khi không báo cáo một cách trung thực, chích xác năng lực hoạt động của máy móc thiết bị việc sử dụng máy móc thiết bị còn ồ ạt, không bảo quản thường xuyên. Mặt khác còn chịu nhiều ảnh hưởng của tác nhân bên ngoài như thời tiết, khí hậu nên nhiều máy móc thiết bị thi công không đáp ứng được nhu cầu công việc, việc đánh giá chỉ trên trạng thái tĩnh qua chỉ tiêu con số nên việc đầu tư nhiều khi chưa đi sát vào thực tế, không thể hiện qua trạng thái động,phát sinh của nhiều nhân tố bên ngoài nên việc mua sắm đôi khi vì tính bức thiết mà chịu giá cao hoặc khan hiếm trên thị trường, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ thi công các công trình. - Hệ tthống máy móc thiết bị của công ty gồm rất nhiều chủng loại khác nhau nên khó đánh giá một cách chính xác mức độ hao mòn cho từng loại máy móc thiết bị trên cơ sở năng lực hoạt động thực tế. 2. Nguyên nhân. Vậy đâu là nguyên nhân gay ra hạn chế trên, dây là một vấn đề quan trọng chúng ta phải tìm hiểu để tìm ra giải pháp khắc phục và hoàn thiện. 2.1 Nguyên nhân khách quan. - Nguyên nhân khách quan bao chùm có lẽ là đặc điểm và trình độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam, như chúng ta đã biết Việt Nam vừa mới tiến hành đổi mới trong những năm gần đây. Do vậy trong cơ chế hoạt động vẫn còn tồn tại nhiều bất hợp lý trong việc cho vay vốn và nguyên lý, cách thức đấu thầu xây dựng của các công ty. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch đầu tư và mua sắm náy móc thiết bị. - Do nhiệm vụ sản xuất kinh doanh phân tán, trải dài trên ba miền đất nước nên công tác điều hành quản lý và sử dụng máy móc thiết bị chịu nhiều tác động của thời tiết, khí hậu. - Hệ thống thông tin còn nghèo nàn thiếu những thông tin cập nhập từ phía người cung ứng. Những yếu tố rủi ro tiềm tàng trong nền kinh tế lúc nào cũng có thể xảy ra ảnh hưởng đến hiệu quả thi công các công trình và quản lý sử dụng máy móc thiết bị. Trong khi đó hệ thống cung cấp thông tin cần thiết để tránh rủi ro lại thiếu tạo nên xu hướng đơn giản hoá hoạt động quản lý và sử dụng máy móc thiết bị. - Thị trường vốn của Việt Nam thường xuyên biến động và chưa hoàn chỉnh khiến cho việc lựa chọn một tỷ lệ chiết khấu rất khó khăn. 2.2 Nguyên nhân chủ quan. - Việc quản lý sử dụng máy móc thiết bị hiện nay ở công ty đang gặp khó khăn nhất định. Với việc phân chia máy móc thiết bị cho từng đội, từng xí nghiệp theo kiểu quản lý phân tán đã phát huy tác dụng kịp thời cho hoạt động thi công những cũng gây ra tình trạng thừa máy chỗ này thiếu máy chỗ kia làm giảm hiệu quả sử dụng. Công ty cũng tiến hành theo kiểu tập trung theo công trình nhưng cũng gây tình trạng trậm trễ trong thi công và chi phí hoạt động máy tăng cao. Do vậy hiện nay công ty phải áp dụng kết hợp cả hain phương pháp trên nhưng hiệu quả quản lý chưa cao đã ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng thiết bị. - Ngày nay hoạt động thuê và cho thuê thiết bị xây dựng đang diễn ra phổ biến, nó có thể giải quyết được những khó khăn về máy móc thiết bị cho các doanh nghiệp khi phải thi công các công trình ở xa. Trước mỗi công trình công ty luôn phải cân nhắc chi phi huy động máy móc thiết bị của công ty với chi phí thuê chúng ngay tại địa bàn để chọn giải pháp thích hợp. Chính điều này đã ảnh hưởng đến việc sử dụng số lượng, thời gian và công xuất máy móc của công ty. - Do việc sát nhập công ty, nên công ty vừa phải ổn định về tổ chức sản xuất, đồng thời vừa phải lưạu chọn mô hình sản xuất cho phù hợp với cơ chế thị trường cho nên việc đầu tư trang thiết bị vẫn còn chưa bạo dạn, gặp nhiều khó khăn trong đầu tư chiều sâu và phát triển sản xuất. Phần thứ ba Một sô biện pháp năng cao hiệu quả quản lý sử dụng máy móc thiết bị của công ty xây dựng Lũng Lô Đất nước đang trong giai đoạn công nghiệp hoá , hiện đại hoá, xây dựng là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc đọ tăng trưởng kinh kế khá cao, từ năm 1992 đến nay lĩnh vực này luôn có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng GDP (1) . Cũng giống như nhiều nước trong giai đoạn dầu phát triển, nước ta có nhu cầu rất lớn về đầu tư xây dựng hạ tầng và các công trình công nghiệp, điều này trở thành nhân tố thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ xây dựng. Theo dự đoán của các nhà kinh tế thì tổng số vốn đầu tư cần thực hiện trong thời gian 1996 đến 2010 để đáp ứng nhu cầu phát triển và tăng trưởng kinh tế đạt bình quan năm từ 9 á 10 % cần khoảng 170 á 250 tỷ USD, nếu như tỷ trọng xây dựng chiếm khoảng 75% vốn đầu tư cơ bản từ năm 1996 á 2010 chúng ta phải thực hiện khoảng 120 á 180 tỷ USD cho xây dựng (bình quân năm từ 7,5 tỷ đến 10 tỷ USD) như vậy lực lượng xây dựng sẽ pahỉ tăng lên bình quân từ 6á7 lần so với lực lượng xây dựng hiện có và đang sử dụng từ 1996(2). (1): Hoàng thọ vinh – Trần Mạn Hùng: Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam – tạp chí xây dựng tháng 5 – 1999. (2): Kinh tế các ngành sản xuất vật chất – NXB giáo dục 1996. Từ nhu cầu xây dựng rất lớn như vậy các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đều có cơ hội phát triển, tuy vậy tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây dựng trên thị trường cũng rất gay gắt, thậm chí cạnh tranh không lành mạnh, dìm giá, bỏ thầu với giá rất thấp dẫn đến những thiệt thòi không đáng có cho doanh nghiệp. Để có thể tăng trưởng và phát triển vững chắc trong điều kiện cạnh tranh gay gắt thì việc thực hiện những biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng máy móc thiết bị có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp xây dựng. Xuất phát từ thực trạng quản lý sử dụng máy móc thiết bị của công ty xây dựng Lũng Lô, qua nghiên cứu thực tế tại công ty kết hợp với kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập mà em mạnh rạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng máy móc thiết, đáp ứng được phương thức phát triển của công ty trong một số năm tới, nâng cao năng lực thi công các công trình phát huy sức mạnh của người lao động và cụ thể trước mắt là hoàn thành kế hoạch đề ra trong năm 2001 của công ty với các chỉ tiêu chủ yếu như: Giá trị tổng sản lượng đạt 500 tỷ đồng doanh thu 420 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 14,7 tỷ đồng thu nhập bình quân đầu người/ tháng 1.200.000 á 1.700.000 đồng. Công ty nên thực hiện một số biện pháp sau: 1.Biện pháp thứ nhất: Bố trí sử dụng hệ thống máy móc thiết bị một cách có hiệu quả. Cơ sở lý luận: Việc bố trí sử dụng hệ thống máy móc thiết bị một cách hợp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác quản lý sử dụng máy móc thiết bị. Một trong những nguyên tắc cơ bản của tổ chức sản xuất trong daonh nghiệp là hệ thống máy móc thiết bị phải đảm bảo tính cân đối, nhịp nhàng. Điều đó được thể hiện trước hết ở mối quan hệ tỷ lệ thích hợp giữa công xuất máy móc thiết bị, khả năng lao động, số lượng và chất lượng của các loại nguyên vật liệu đưa vào sản xuất. Hay nói một cách khác đó là mối quan hệ tỷ lệ giữa ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Ngoài ra tính cân đối nhịp nhàng còn được thể hiện thông qua mối

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24909.DOC
Tài liệu liên quan