Đề tài Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre về phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS năm 2003 – Nguyễn Duy Phong

Tài liệu Đề tài Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre về phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS năm 2003 – Nguyễn Duy Phong: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI DÂN HUYỆN THẠNH PHÚ TỈNH BẾN TRE VỀ PHÒNG CHỐNG LÂY NHIỄM HIV/AIDS NĂM 2003 Nguyễn Duy Phong*, Cao Ngọc Nga*, Đinh Thế Trung*, Cao Minh Nga**, Võ Thị Thiên Hương* TÓM TẮT Hiện nay biện pháp phòng chống lây nhiễm HIV hữu hiệu nhất vẫn là cung cấp kiến thức về căn bệnh này cho tất vả mọi người nhằm tạo thái độ và thực hành đúng. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của người dân tại 4 xã thuộc huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre về phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS. Từ đó đề ra biện pháp giúp cho công tác phòng chống lây nhiễm HIV đạt hiệu quả hơn. Kết quả: Phỏng vấn ngẫu nhiên theo cụm 526 người dân lứa tuổi từ 15 đến 45 tuổi chúng tôi nhận thấy còn 4,4% chưa bao giờ nghe nói đến bệnh nhiễm HIV/AIDS. Thông tin chủ yếu qua các phương tiện truyền thông đại ch...

pdf4 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 74 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre về phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS năm 2003 – Nguyễn Duy Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI DÂN HUYỆN THẠNH PHÚ TỈNH BẾN TRE VỀ PHÒNG CHỐNG LÂY NHIỄM HIV/AIDS NĂM 2003 Nguyễn Duy Phong*, Cao Ngọc Nga*, Đinh Thế Trung*, Cao Minh Nga**, Võ Thị Thiên Hương* TÓM TẮT Hiện nay biện pháp phòng chống lây nhiễm HIV hữu hiệu nhất vẫn là cung cấp kiến thức về căn bệnh này cho tất vả mọi người nhằm tạo thái độ và thực hành đúng. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của người dân tại 4 xã thuộc huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre về phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS. Từ đó đề ra biện pháp giúp cho công tác phòng chống lây nhiễm HIV đạt hiệu quả hơn. Kết quả: Phỏng vấn ngẫu nhiên theo cụm 526 người dân lứa tuổi từ 15 đến 45 tuổi chúng tôi nhận thấy còn 4,4% chưa bao giờ nghe nói đến bệnh nhiễm HIV/AIDS. Thông tin chủ yếu qua các phương tiện truyền thông đại chúng, chỉ có 19,2% từ nhân viên y tế. Học vấn càng cao người dân sẽ có kiến thức, thái độ, thực hành đúng vế phòng chống lây nhiễm HIV. Sự hiểu biết không khác biệt giữa các nhóm có tình trạng hôn nhân khác nhau. Tuy nhiên, 35,5% và 64,4% người đã có gia đình vẫn còn có thái độ và hành vi chưa đúng. Kết luận: Đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân có trình độ học vấn thấp. Nâng cao vai trò của nhân viên y tế trong công tác giáo dục sức khỏe. SUMMARY KNOWLEDGE, ATTITUDE AND BEHAVIOR ABOUT HIV INFECTION IN THANH PHU DISTRICT – BENTRE PROVINCE IN 2003 Nguyen Duy Phong, Cao Ngoc Nga, Dinh The Trung, Cao Minh Nga, Vo Thi Thien Huong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 178 – 181 The result of KAP (knowledge, attitude andbehavior) survey in district Thạnh Phú - province Bến Tre showed that TV, Radio are the largest audience, only 19,2% interwed knew information about HIV infection from health care personnels. Multiple logistic regression analysis was used and revealed that hight cultural degre increased the knowledge of HIV-infection; 35,5% and 64,4% married interwed have unreasonable attitude and behavior towards HIV/AIDS infected patients. Conclusion: to strengthen health education for population in rural regions and funtion of health care personnels. ĐẶT VẤN ĐỀ Hàng ngày, trên các phương tiện thông tin đại chúng rất nhiều chương trình tuyên truyền về phòng chống HIV/AIDS nhằm cung cấp kiến thức cho mọi người về căn bệnh này: đây là biện pháp duy nhất hiện nay để ngăn chặn đại dịch HIV. Tại Việt nam, từ trường hợp nhiễm HIV được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1990 đến 1998 khắp các tỉnh thành đều đã phát hiện có người nhiễm HIV (TLTK). Mặc dù ngành y tế nói riêng và chính quyền các cấp nói chung đã và đang áp dụng tất cả các biện pháp phòng chống lây nhiễm nhưng tỷ lệ nhiễm HIV ở khắp cả nước vẫn tăng nhanh. Tại các vùng sâu, * Bộ môn Nhiễm - ĐHYD TP.HCM ** Bộ môn Vi sinh - ĐHYD TP.HCM 178 vùng xa tỉ lệ nhiễm HIV còn cao (TLTK) trong khi điều kiện tiếp cận các phương tiện thông tin còn nhiều hạn chế. Hiểu biết về căn bệnh nguy hiểm này vẫn còn chưa thực sự đến được với từng người dân. Chính vì vậy, việc điều chỉnh các kiến thức sai lệch, cập nhật kiến thức mới, củng cố thái độ tích cực nhằm thay đổi hành vi cho người dân tại vùng sâu vùng xa vẫn là biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn đại dịch này. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm tìm hiểu kến thức, thái độ và hành vi của người dân tại 4 xã thuộc huyện Thạnh phú, một huyện vùng sâu của tỉnh Bến tre. Từ đó đề ra các biện pháp giúp cho công tác phòng chống HIV/AIDS đạt hiệu quả hơn. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Đây là nghiên cứu mô tả, được thực hiện tại 4 xã: An thuận, An quy, An nhơn, Bình thạnh, huyện Thạnh phú, tỉnh Bến tre. Thời gian thực hiện: tháng 7 - 8 năm 2003. Đối tượng nghiên cứu Người dân sinh sống tại 4 xã: An thuận, An quy, An nhơn, Bình thạnh, huyện Thạnh phú, tỉnh Bến tre. Cỡ mẫu và chọn mẫu Chúng tôi tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên theo cụm 4 xã. Cỡ mẫu được xác định theo công thức: N = ( Z2. p(1- p) )/ d2 Trong đó: Z là độ tin cậy của nghiên cứu, lấy ở ngưỡng xác suất α = 95% => Z= 1,96; p là tỉ lệ thanh niên có hiểu biết đúng về nhiễm HIV/AIDS, chúng tôi chọn p = 50% để tích số p(1-p) đạt giá trị lớn nhất; d là sai số cho phép = 0,05. Từ đó, cỡ mẫu tối thiểu cần thiết là N= 384 Phương pháp thu thập số liệu Tất cả các cộng tác viên (sinh viên đại học y dược thuộc các khoa Y, Dược, Y tế công cộng, Y học cổ truyền và Điều dưỡng kỹ thuật y học) được tập huấn kỹ trước khi đến địa phương phỏng vấn trực tiếp từng người dân theo bảng câu hỏi soạn sẵn. Bảng câu hỏi bao gồm 20 câu về thông tin nền, kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS (KT- TĐ-TH HIV/AIDS). Trung bình mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài 15-20 phút. Tước khi chính thức thu thập số liệu chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn thăm dò (pilot study) để đánh giá lại bảng câu hỏi và tính khả thi của việc phỏng vấn. Xử lý số liệu Chúng tôi sử dụng chương trình phần mềm thống kê EPI-INFO 2002 để phân tích số liệu. Phân tích mô tả được áp dụng để phân tích các biến số về thông tin nền, kênh truyền thông, KT-TĐ-TH HIV/AIDS. Phân tích hồi qui bội đa biến được sử dụng để đánh giá các yếu tố liên quan đến KT-TĐ-TH HIV/AIDS. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Đặc tính các đối tượng được phỏng vấn Chúng tôi tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên theo cụm được 526 người dân cư ngụ tại 4 xã thuộc huyện Thạnh phú, tỉnh Bến tre. Phân tích đơn biến cho thấy các đối tượng được phỏng vấn thuộc lứa tuổi từ 15 đến 45 tuổi và có các đặc điểm về sinh học - xã hội như sau: Bảng 1: Tỉ lệ người dân được phỏng vấn phân bố theo giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân và nghề nghiệp. Đặc Điểm Của Đối Tượng Tần số Tỉ lệ % Nam 182 35,5 Giới tính Nữ 331 64,5 Chưa biết chữ 30 5,7 Biết đọc, biết viết 17 3,3 Cấp I 185 35,2 Cấp II 182 34,6 Cấp III 89 16,9 Trung cấp 7 1,3 Trình độ học vấn Đại Học 16 3,0 Chưa có gia đình 170 32,3 Có gia đình 343 65,2 Ly dị 11 2,1 Tình trạng hôn nhân Goá chồng(vợ) 2 0,4 Nông dân 310 61,9 Nhân viên hành chính 39 7,5 Buôn bán 58 11,2 Nội trợ 53 10,3 Không làm gì cả 41 7,9 Nghề nghiệp Nghề khác 6 1,2 Nhiễm 179 Kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS Khi được hỏi về bệnh nhiễm HIV/AIDS thì phần lớn người dân đã từng được nghe nói về căn bệnh này (96,5%), chỉ có 4,4% chưa bao giờ nghe nói đến. Kiến thức về bệnh nhiễm HIV/AIDS được tiếp nhận chủ yếu qua xem tivi, nghe radio, đài phát thanh địa phương và đọc trên báo. Trong khi đó chỉ có 101 (19,2%) biết được thông tin từ nhân viên y tế. Kiến thức về đường lây nhiễm HIV/AIDS được 79,1% hiểu đúng, chỉ có 20,9% trả lời “không biết”. Trong số những người dân hiểu đúng, có 6,8% không biết bệnh nhiễm HIV/AIDS lây lan qua đường tình dục. Khi được hỏi về nhóm nguy cơ, có 108 (20,5%) người dân không biết. Có 243 (46,19%) người được hỏi không biết làm thế nào để nhận biết bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS. Về thực hành phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS, có 141 người dân được hỏi không biết phải làm gì để ngăn chặn sự lây lan của bệnh, chiếm tỉ lệ 26,8%. Về thái độ đối với căn bệnh này, chỉ có 167 (31,7%) người trả lời là “sợ nhưng nghĩ rằng có cách phòng ngừa lây lan”. Trong khi đó lại có 50 người kkhông sợ và 297 người rất sợ. Về thái độ đối với người bệnh, chỉ có 191 (36,3%) người dân có thái độ đúng. Khi người bệnh là người thân thì có 231 (43,9%) người được phỏng vấn trả lời sẵn sàng khuyên nhũ, động viên, chăm sóc bệnh nhân. Sự liên quan giữa trình độ học vấn và kiến thức, thái độ, hành vi phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS Bảng 2: Tỉ lệ trình độ học vấn của người dân phân bố theo kiến thức về căn bệnh nhiễm HIV/AIDS Hiểu biết về bệnh nhiễm HIV Trình độ học vấn Đúng (%) Sai (%) Chưa biết chữ 25 (86.2) 4 (13.8) Biết đọc, biết viết 15 (93.8) 1 (6.3) Cấp I 160 (94.7) 9 (5.3) Cấp II 160 (95.2) 8 (4.8) Cấp III 79 (98.8) 1 (1.3) Trung cấp 4 (100.0) 0 (0.0) Đại học, sau đại học 15 (100.0) 0 (0.0) Bảng 4 cho thấy đa số người dân có hiểu biết đúng về căn bệnh nhiễm HIV/AIDS. Tỉ lệ hiểu đúng về căn bệnh này tăng dần theo trình độ học vấn (χ² = 1932,5036; p<0.001). Bảng 3: Tỉ lệ trình độ học vấn của người dân phân bố theo thực hành về phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS Thực hành phòng chống lây nhiễm HIVTrình độ học vấn Đúng (%) Sai (%) Chưa biết chữ 13 (46.4) 15 (53.6) Biết đọc, biết viết 9 (64.3) 5 (35.7) Cấp I 92 (56.1) 72 (43.9) Cấp II 116 (73.4) 42 (26.6) Cấp III 75 (90.4) 8 (9.6) Trung cấp 6 (100.0) 0 (0.0) Đại học, sau đại học 16 (100.0) 0 (0.0) Bảng 3 cho thấy trình độ học vấn càng cao sẽ giúp cho người dân thực hiện đúng việc phòng chống lây nhễm HIV/AIDS (χ² = 1925,1387; p<0.001) Bảng 4: Tỉ lệ trình độ học vấn của người dân phân bố theo thái độ đối với bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS Thái độ đối với bệnh nhân nhiễm HIVTrình độ học vấn Đúng (%) Sai (%) Chưa biết chữ 3 (12.0) 22 (88.0) Biết đọc, biết viết 4 (26.7) 11 (73.3) Cấp I 40 (26.1) 113 (73.9) Cấp II 71 (47.3) 79 (52.7) Cấp III 59 (83.1) 12 (16.9) Trung cấp 4 (80.0) 1 (20.0) Đại học, sau đại học 12 (100.0) 0 (0.0) Tỉ lệ người dân có thái độ đúng đối với bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS tăng dần theo trình độ học vấn (χ² =1818,2046; p<0.001) Nói tóm lại, trình độ học vấn càng cao thì người dân sẽ có kiến thức, thái độ và thực hành đúng về phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS. Sự liên quan giữa tình trạng hôn nhân và kiến thức, thái độ, hành vi phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS: Bảng 5: Tỉ lệ tình trạng hôn nhân của người dân phân bố theo kiến thức về căn bệnh nhiễm HIV/AIDS Hiểu biết về bệnh nhiễm HIV Tình trạng hôn nhân Đúng (%) Sai (%) Chưa có gia đình 152 (97.4) 4 (2.6) Đã có gia đình 294 (94.2) 18 (5.8) Ly dị 2 (100.0) 0 (0.0) Goá chồng (vợ) 10 (90.9) 1 (9.1) Phần lớn người dân có hiểu biết đúng về căn bệnh nhiễm HIV/AIDS và sự hiểu biết này không 180 khác biệt giữa các nhóm có tình trạng hôn nhân khác nhau. Tuy nhiên, 5,8% người dân đã có gia đình vẫn còn chưa có kiến thức đúng (χ² =1926.9023; p<0.001). KIẾN NGHỊ - Chú ý đẩy mạnh tuyên truyền cho những người dân có trình độ văn hoá thấp, nhất là những người chưa biết đọc, chưa biết viết. Nhân viên Y tế cần thể hiện rõ hơn vai trò giáo dục sức khoẻ, phổ biến kiến thức về phòng chống bệnh tật, giữ gìn nếp sống vệ sinh, lành mạnh. Bảng 6: Tỉ lệ tình trạng hôn nhân của người dân phân bố theo thực hành về phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS Thực hành về phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS Tình trạng hôn nhân Đúng (%) Sai (%) Chưa có gia đình 121 (79.6) 31 (20.4) Đã có gia đình 198 (64.7) 108 (35.3) Ly dị 0 (0.0) 1 (100.0) Goá chồng (vợ) 8 (80.0) 2 (20.0) - Chú ý các biện pháp để chuyển biến kiến thức đúng của người dân về phòng chống lây nhiễm HIV thành thái độ và hành vi đúng đối với bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS. Lời cảm ơn: Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trong khuôn khổ chiến dịch mùa hè xanh 2003 với sự tham gia của các đội hình chuyên sâu thuộc Hội Sinh Viên và Đoàn Thanh niên ĐHYD Tp.HCM. Chúng tôi xin chân thành cám ơn chính quyền địa phương huyện Thạnh phú, tỉnh Bến tre đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tội thực hiện công trình ngiên cứu này. Chúng tôi cũng xin đặc biệt cám ơn các bạn sinh viên, thành viên đội công tác xã hội, Ban chỉ huy chiến dịch mùa hè xanh ĐHYD Tp.HCM đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu này, nhất là trong công tác thu thập số liệu nghiên cứu. Bảng 6 cho thấy vẫn còn 20,4% người dân chưa có gia đình và 35,3% người đã có gia đình có hành vi sai trong việc phòng ngừa lây lan nhiễm HIV/AIDS (χ² =1889.4836; p<0.001). Như vậy, mặc dù phần lớn người dân có hiểu biết đúng về căn bệnh nhiễm HIV/AIDS nhưng vẫn còn một số chưa có hành vi đúng. Vì vậy, việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức nhằm thay đổi hành vi đối với bệnh nhiễm HIV/AIDS vẫn cần phải được chú trọng nhiều hơn nữa. Bảng 7: Tỉ lệ tình trạng hôn nhân của người dân phân bố theo thái độ đối với người bệnh nhiễm HIV/AIDS TÀI LIỆU THAM KHẢO Thái độ đối với người bệnh nhiễm HIV/AIDS Tình trạng hôn nhân Đúng (%) Sai (%) Chưa có gia đình 88 (63.3) 51 (36.7) Đã có gia đình 100 (35.6) 181 (64.4) Ly dị 0 (0.0) 1 (100.0) Goá chồng (vợ) 5 (50.0) 5 (50.0) 1. Lý Thị Thoa. Kết quả điều tra xã hội học về nhận thức, thái độ, thực hành trong phòng chống HIV/AIDS của hành khách đi tàu Bắc Nam. Tạp chí Y học thực hành, Kỷ yếu Công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS 1997-1999, Hà nội 5-2000, trang 212-214. 2. Ngô Văn Tán. Kiến thức – Thái độ – Thực hành về phòng chống HIV/AIDS của học sinh trung học phổ thông thị xã Bến tre năm 2002. Luận văn Thạc sĩ Y học. Tp.HCM – 2002. Thái độ xa lánh, phân biệt đối xữ đối với người nhiễm HIV/AIDS vẫn còn tồn tại trong 36,7% người dân chưa có gia đình và 64,4% người đã có gia đình (χ² =1753.8244; p<0.001). Kết quả này cho thấy sự cần thiết của việc đẩy mạnh kiến thức về các đường lây nhiễm HIV/AIDS cho người dân nhằm xoá bỏ tư tưởng phân biệt đối xữ đối với người nhiễm HIV/AIDS, giúp họ hoà nhập với cộng đồng dễ dàng hơn. 3. Đỗ Huy Giang, Nguyễn Đình Đán VÀ CS. Một số nhận xét về kiến thức, hành vi của thanh niên Thái Bình về phòng chống HIV/AIDS. Tạp chí Y học thực hành, Kỷ yếu Công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS 1997-1999, Hà nội 5-2000, trang 205-209. 4. Võ Minh Phúc. Khảo sát kiến thức, thái độ, lòng tin thực hành (KAPB) về AIDS của học sinh cấp II tỉnh Bạc liêu. Tạp chí Y học thực hành, Kỷ yếu Công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS 1997-1999, Hà nội 5-2000, trang 199-204. Nhiễm 181

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_kien_thuc_thai_do_thuc_hanh_cua_nguoi_dan_huyen_thanh.pdf
Tài liệu liên quan