Đề tài Khảo sát ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc trừ sâu đến các loài chân khớp trên cây dưa leo tại huyện Củ Chi – Thành phố Hồ Chí Minh

Tài liệu Đề tài Khảo sát ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc trừ sâu đến các loài chân khớp trên cây dưa leo tại huyện Củ Chi – Thành phố Hồ Chí Minh: Chương 1 MỞ ĐẦU Đặt vấn đề Rau là một thực phẩm không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của mỗi chúng ta. Cùng với thức ăn động vật, rau cung cấp những dinh dưỡng cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người. Tục ngữ có câu: “Cơm không rau như đau không thuốc”. Rau cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin, các axít hữu cơ, chất khoáng… Việc tăng cường rau quả vào khẩu phần ăn sẽ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe như giảm huyết áp, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể và phòng bệnh tật. Các loại rau, củ, quả quen thuộc cũng chính là các vị thuốc thần diệu. Ngoài ra trong rau quả còn có các men ảnh hưởng tốt tới quá trình tiêu hóa. Xenluloza của rau quả có vai trò sinh lý lớn vì cấu trúc của nó mịn màng. Trong rau, xenluloza ở dưới dạng liên kết với các chất pectin tạo thành phức hợp pectin - xenluloza. Phức chất này kích thích mạnh chức năng nhu động ruột và tiết dịch ruột. Xenluloza của rau còn có khả năng bài xuất cholesterol và chất độc...

doc76 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1469 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Khảo sát ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc trừ sâu đến các loài chân khớp trên cây dưa leo tại huyện Củ Chi – Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1 MỞ ĐẦU Đặt vấn đề Rau là một thực phẩm không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của mỗi chúng ta. Cùng với thức ăn động vật, rau cung cấp những dinh dưỡng cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người. Tục ngữ có câu: “Cơm không rau như đau không thuốc”. Rau cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin, các axít hữu cơ, chất khoáng… Việc tăng cường rau quả vào khẩu phần ăn sẽ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe như giảm huyết áp, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể và phòng bệnh tật. Các loại rau, củ, quả quen thuộc cũng chính là các vị thuốc thần diệu. Ngoài ra trong rau quả còn có các men ảnh hưởng tốt tới quá trình tiêu hóa. Xenluloza của rau quả có vai trò sinh lý lớn vì cấu trúc của nó mịn màng. Trong rau, xenluloza ở dưới dạng liên kết với các chất pectin tạo thành phức hợp pectin - xenluloza. Phức chất này kích thích mạnh chức năng nhu động ruột và tiết dịch ruột. Xenluloza của rau còn có khả năng bài xuất cholesterol và chất độc ra khỏi cơ thể. Rau quả còn chống stress và tăng sự minh mẫn. Rau cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế của người dân. Hàng năm, ngoài việc cung cấp cho thị trường trong nước thì rau của chúng ta cũng đã xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới thu về một lượng ngoại tệ rất lớn. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay người trồng rau đã lạm dụng quá nhiều hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) để phun tưới cho rau quả với mục đích lợi nhuận. Dư lượng HCBVTV tồn dư trong rau quả có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc trường diễn cho người tiêu dùng. Ngộ độc thực phẩm do tồn dư HCBVTV đang là một vấn đề bức xúc. Đã có nhiều vụ ngộ độc xảy ra do ăn rau quả bị nhiễm HCBVTV như rau cải, bắp cải, dưa lê, dưa chuột, cà chua và gần đây là rau muống. Hơn thế nữa việc sử dụng quá mức thuốc trừ sâu để phòng trừ sâu hại đã đem lại những mặt trái của nó, làm suy giảm nghiêm trọng đa dạng sinh học trong nông nghiệp dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng nguồn thiên địch tự nhiên, xuất hiện một số dịch hại mới, sâu hại trở nên khó kiểm soát hơn đã gây thiệt hại to lớn cả về sản lượng lẫn chất lượng thực phẩm. Vì vậy, phát triển nông nghiệp phải đi đôi với bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp bền vững, giảm thiểu việc dùng thuốc hóa học trên cây rau là vấn đề cấp bách hiện nay. Được sự đồng ý của khoa Công nghệ Sinh Học và Kỹ Thuật Môi Trường, trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM và dưới sự hướng dẫn chi tiết, tận tình, chu đáo của TS.Nguyễn Thị Hai đề tài: “Khảo sát ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc trừ sâu đến các loài chân khớp trên cây dưa leo tại huyện Củ Chi – Tp.HCM” đã được tiến hành góp phần cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các biện pháp quản lý sâu hại trên cây dưa leo, bảo tồn và phát huy được vai trò của thiên địch một cách hiệu quả, góp phần giảm thiểu việc dùng thuốc hóa học trừ sâu trên cây dưa leo. Mục đích yêu cầu Cung cấp số liệu về sự đa dạng của thành phần sâu hại và thiên địch trên cây dưa leo tại vườn sản xuất theo phương pháp an toàn (phun thuốc ít) và vườn sản xuất theo phuong pháp truyền thống (phun thuốc nhiều) ở huyện Củ Chi để xác định ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến các hệ chân khớp từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp bảo tồn các loài côn trùng có ích phục vụ cho công tác sản xuất rau an toàn. Nội dung nghiên cứu Điều tra tình hình sử dụng thuốc hóa học trên cây dưa leo tại địa bàn huyện Củ Chi - TP.HCM. Điều tra sự đa dạng thành phần sâu hại và thiên địch trên cây dưa leo canh tác theo phương pháp truyền thống và phương pháp an toàn tại huyện Củ Chi – Tp.HCM. Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc hóa học đến sự đa dạng sinh học hệ chân khớp và nhện trên vườn dưa leo. 1.4. Giới hạn đề tài Thời gian: đề tài thực hiện từ tháng 11 năm 2010 đến tháng 02 năm 2011. Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu côn trùng thiên địch và sâu hại trên vườn dưa leo ở xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, Tp.HCM. Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Khái niệm đa dạng sinh học Theo Công ước Đa dạng sinh học, khái niệm "Đa dạng sinh học" (biodiversity, biological diversity) có nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, trong đại dương và các hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần,...; thuật ngữ này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái. 2.1.1. Đa dạng loài Đa dạng loài là tất cả sự khác biệt trong một hay nhiều quần thể của một loài cũng như đối với quần thể của các loài khác nhau. Mức độ loài thường được coi là một mức cố nhiên được dùng khi xem xét sự đa dạng của tất cả các sinh vật. Loài cũng là yếu tố cơ bản của cơ chế tiến hoá, sự hình thành cũng như sự tuyệt chủng của loài là tác nhân chính chi phối đa dạng sinh học. Khái niệm  loài rất khác nhau giữa các nhóm sinh vật. Hơn nữa, số lượng các loài chỉ đơn thuần cho biết một phần về đa dạng sinh học. Một loài càng có nhiều khác biệt với các loài khác (ví dụ, có một vị trí cô lập trong hệ thống phân loại), thì loài đó càng có đóng góp nhiều đối với mọi mức độ của đa dạng sinh học toàn cầu. Tầm quan trọng về mặt sinh thái học của một loài có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc quần xã, và do đó ảnh hưởng đến đa dạng sinh học. Ví dụ, một loài cây của rừng mưa nhiệt đới là nơi cư trú của một hệ động vật không xương sống bản địa với một trăm loài, hiển nhiên đóng góp đối với việc duy trì đa dạng sinh học toàn cầu là lớn hơn so với một thực vật núi cao châu Âu không có một loài sinh vật nào phụ thuộc vào. 2.1.2. Đa dạng di truyền Đa dạng di truyền là sự đa dạng về thành phần gen giữa các cá thể trong cùng một loài và giữa các loài khác nhau; là sự đa dạng về gen có thể di truyền được trong một quần thể hoặc giữa các quần thể. Các dạng khác của đa dạng di truyền có thể được xác định tại mọi cấp độ tổ chức, bao gồm cả số lượng DNA trong mỗi tế bào, cũng như số lượng và cấu trúc nhiễm sắc thể. Tập hợp các biến dị gen trong một quần thể giao phối cùng loài có được nhờ chọn lọc. Mức độ sống sót của các biến dị khác nhau dẫn đến tần suất khác nhau của các gen trong tập hợp gen. Điều này cũng tương tự trong tiến hoá của quần thể. Như vậy, tầm quan trọng của biến dị gen là rất rõ ràng: nó tạo ra sự thay đổi tiến hoá tự nhiên cũng như chọn lọc nhân tạo . 2.1.3. Đa dạng hệ sinh thái Đa dạng hệ sinh thái là tất cả mọi sinh cảnh, mọi quần xã sinh vật và mọi quá trình sinh thái khác nhau, cũng như sự biến đổi trong từng hệ sinh thái. Một hệ sinh thái khác nhiều so với một loài hay một gen ở chỗ chúng còn bao gồm cả các thành phần vô sinh, chẳng hạn đá mẹ và khí hậu. Đa dạng hệ sinh thái thường được đánh giá qua tính đa dạng các loài thành viên. Nó có thể bao gồm việc đánh giá độ phong phú tương đối của các loài khác nhau cũng như các kiểu dạng của loài. Trong trường hợp thứ nhất, các loài khác nhau càng phong phú, thì nói chung vùng hoặc nơi cư trú càng đa dạng. Trong trường hợp thứ hai, người ta quan tâm tới số lượng loài trong các lớp kích thước khác nhau, tại các dải dinh dưỡng khác nhau, hoặc trong các nhóm phân loại khác nhau. Do đó một hệ sinh thái giả thiết chỉ có một vài loài thực vật sẽ kém đa dạng hơn vùng có cùng số lượng loài nhưng bao gồm cả động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt. 2.2. Thực trạng ngành rau của Việt Nam Diện tích, năng suất, sản lượng Tính đến năm 2005, tổng diện tích trồng rau các loại trên cả nước đạt 635,8 nghìn ha, sản lượng 9640,3 ngàn tấn; so với năm 1999 diện tích tăng 175,5 ngàn ha (tốc độ tăng bình quân 3,61%/năm), sản lượng tăng 3071,5 ngàn tấn (tốc độ tăng bình quân 7,55%/năm). Sản xuất rau theo hướng nông nghiệp công nghệ cao đã bước đầu được hình thành như: sản xuất trong nhà màn, nhà lưới chống côn trùng, sản xuất trong nhà plastic không cố định để hạn chế tác hại của các yếu tố môi trường bất lợi, trồng rau bằng kỹ thuật thuỷ canh, màng dinh dưỡng, nhân giống và sản xuất các loại cây quí hiếm, năng suất cao bằng công nghệ nhà kính của Israel có điều khiển kiểm soát các yếu tố môi trường. Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng rau phân theo vùng TT Vùng Diện tích (1000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (1000 tấn) 1999 2005 1999 2005 1999 2005 Cả nước 459,6 635,1 126 151,8 5792,2 9640,3 1 ĐBSH 126,7 158,6 157 179,9 1988,9 2852,8 2 TDMNBB 60,7 91,1 105,1 110,6 637,8 1008 3 BTB 52,7 68,5 81,2 97,8 427,8 670,2 4 DHNTB 30,9 44 109 140,1 336,7 616,4 5 TNB 25,1 49 177,5 201,7 445,6 988,2 6 ĐNB 64,2 59,6 94,2 129,5 604,9 772,1 7 ĐBSCL 99,3 164,3 136 166,3 1350,5 2732,6 Ghi chú: ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng TDMNBB : Trung du Miền núi Bắc Bộ BTB : Bắc Trung Bộ DHNTB : Duyên hải Nam Trung Bộ TNB : Tây Nam Bộ ĐNB : Đông Nam Bộ ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long Vùng sản xuất rau lớn nhất là ĐBSH (chiếm 24,9% về diện tích và 29,6% sản lượng rau cả nước), tiếp đến vùng ĐBSCL (chiếm 25,9% về diện tích và 28,3% sản lượng rau của cả nước). Nhiều vùng rau an toàn (RAT) đã được hình thành đem lại thu nhập cao và an toàn cho người sử dụng đang được nhiều địa phương chú trọng đầu tư xây dựng mới và mở rộng: Hà Nội, Hải Phòng (An Lão), TP. Hồ Chí Minh, Lâm Đồng (Đà Lạt)… Ở TP. Hồ Chí Minh hiện đã có 1.663 ha sản xuất rau an toàn với sản lượng đạt khoảng 30.000 tấn/năm. Hiện nay thành phố đang xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao trên 100 ha tại huyện Củ Chi, áp dụng công nghệ trồng rau bằng kỹ thuật thuỷ canh, màng dinh dưỡng và canh tác trên giá thể không đất, nuôi cấy mô cho rau, hoa, cây cảnh, cây ăn trái… ứng dụng chất điều hoà sinh trưởng thực vật, công nghệ gen, sản xuất nấm và các chế phẩm vi sinh. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm rau Hiện nước ta có khoảng 60 cơ sở chế biến rau quả với tổng năng suất 290.000 tấn sản phẩm/năm, trong đó doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng 50%, doanh nghiệp quốc doanh 16% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 34%, ngoài ra còn hàng chục ngàn hộ gia đình làm chế biến rau quả ở qui mô nhỏ. Hiện nay tiêu thụ rau chủ yếu cho tiêu dùng trong nước, sản phẩm rau cho chế biến chiếm tỷ lệ không đáng kể, năm 2005 rau quả xuất khẩu chỉ đạt 235 triệu USD, trong đó phần lớn là từ quả chế biến. Sản phẩm rau cho xuất khẩu chủng loại rất hạn chế, hiện chỉ một số loại như cà chua, dưa chuột, ngô ngọt, ngô rau, ớt, dưa hấu ở dạng sấy khô, đóng lọ, đóng hộp, muối mặn, cô đặc, đông lạnh và một số xuất ở dạng tươi. Tiêu thụ trong nước không nhiều và giá cả thất thường phụ thuộc vào lượng hàng nông sản cung cấp trong khi mức tiêu thụ hạn chế dẫn đến tình trạng một mặt hàng nông sản có năm rất đắt, có năm lại rất rẻ ảnh hưởng đến tính bền vững trong sản xuất. Sản phẩm rau trở thành hàng hoá ngay sau khi thu hoạch và nó rất dễ bị hư hỏng trong khi hầu hết các vùng sản xuất hàng hoá lớn chưa có nơi sơ chế và kho bảo quản tạm thời. Một số hạn chế trong sản xuất rau hiện nay Công tác qui hoạch vùng sản xuất rau hàng hoá chưa rõ trong phạm vi toàn quốc và từng vùng sinh thái, các địa phương lúng túng trong hoạch định lâu dài chiến lược phát triển các loại cây trồng nói chung và cây rau hoa nói riêng, trong đó có chiến lược về diện tích sản xuất. Thị trường tiêu thụ không ổn định kể cả thị trường trong nước và nước ngoài do sản xuất của chúng ta không chủ động về số lượng và chất lượng sản phẩm. Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề rất nan giải trong sản xuất rau hiện nay, qui trình sản xuất rau an toàn đã và đang được ban hành song việc tổ chức sản xuất và kiểm tra giám sát thực hiện qui trình còn kém, kết hợp với trình độ dân trí và tính tự giác thấp của người sản xuất đã cho ra các sản phẩm không an toàn, giảm sức cạnh tranh của nông sản. Sản xuất theo hợp đồng giữa người sản xuất và doanh nghiệp đã được hình thành ở nhiều vùng sản xuất hàng hoá song nhìn chung còn ít, việc chấp hành theo hợp đồng ký kết của cả người sản xuất và doanh nghiệp chưa nghiêm dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không thu mua sản phẩm theo hợp đồng hoặc dân không bán sản phẩm cho doanh nghiệp khi có sự biến động giá cả ngoài thị trường. 2.3. Tổng quan về cây dưa leo 2.3.1. Giới thiệu Tên tiếng anh: Cucumber Tên khoa học: Cucumis Sativus L Họ bầu bí : Cucurbitaceae Dưa leo là một cây trồng phổ biến trong họ bầu bí, là loại rau ăn quả thương mại quan trọng, nó được trồng lâu đời trên thế giới và trở thành thực phẩm của nhiều nước. Những nước dẫn đầu về diện tích gieo trồng và năng suất là : Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Ai Cập và Tây Ban Nha. Dưa leo chứa nhiều loại vitamin (A, C, B1, B2) và chất khoáng (canxi, photpho…) cần thiết cho cơ thể người. Dưa leo được sử dụng để ăn sống, xào nấu hoặc muối dưa là mặt hàng xuất khẩu quan trọng ở nhiều nước và nước ta (vùng chuyên canh). Ngoài ra dưa leo có tác dụng giải khát, lọc máu, lợi tiểu và an thần nhẹ, trị ngứa và làm đẹp da. 2.3.2. Lợi ích cây dưa leo Thành phần dinh dưỡng Giá trị dinh dưỡng trong 100g: Đạm 0,6g, đường 1,2g, chất béo 0,1g, chất xơ 0,7g, nước 95g, năng lượng 10kcal, các vitamin và khoáng chất, kali (150mg/100g), phốt pho (23mg/100g), canxi (19mg/100g), natri (13mg/100g), sắt (1mg/100g), vitamin B, C, tiền vitamin A (có trong vỏ dưa), vitamin E (có trong vỏ dưa). Giải khát, thanh nhiệt Nhờ chứa một hàm lượng nước rất cao và vị hơi đắng, dưa leo có tác dụng giải khát mà không ai có thể phủ nhận được. Chính vì thế, loại quả này thường xuyên xuất hiện trong các bữa ăn với hình thức cắt lát, chẻ miếng. Tuy nhiên, nếu ăn sống nhiều, dưa leo có thể gây khó tiêu. Ngoài tác dụng giải khát, dưa leo còn có tác dụng lọc máu, hòa tan axit uric và urat, lợi tiểu và gây ngủ nhẹ. Do hàm lượng canxi cao nên dưa leo có tác dụng tốt đối với trẻ em chậm lớn và người già. Người bị bệnh tim mạch, cao huyết áp, dùng loại quả này cũng rất tốt nhờ lượng kali dồi dào. Thải độc, lợi tiểu Là cơ quan quan trọng bậc nhất trong quá trình bài trừ độc tố, thận có chức năng lọc những chất độc trong máu và những cặn bã sinh ra sau quá trình phân giải các protein và bài tiết chúng ra ngoài qua nước tiểu. Với tác dụng lợi tiểu, dưa leo có thể làm sạch niệu đạo, giúp thận thải ra ngoài những chất độc trong ống tiểu. Ngoài ra, dưa leo còn có tác dụng hỗ trợ giải độc cho phổi, gan và dạ dày. Do đặc điểm giàu kali và ít natri, dưa leo kích thích sự lưu thông nước trong cơ thể. Ngoài ra, nó còn có tác dụng bù đắp lượng khoáng cho cơ thể với tỷ lệ cực kỳ thích hợp. Thực phẩm giảm cân Nhờ tác dụng ức chế sự hình thành mỡ trong cơ thể, dưa leo rất có lợi cho người mập muốn giảm cân. Nó có khả năng khống chế đường chuyển hóa thành mỡ, đồng thời giúp tăng cường hoạt động của dạ dày, ruột, không làm tăng năng lượng cho cơ thể nhờ chứa nhiều chất xơ. Ngoài ra, dưa leo còn giúp giảm lượng cholesterol và chống khối u. Hỗ trợ điều trị AIDS Qua thực nghiệm hơn 10 năm, các nhà khoa học đã phát hiện ra một số loại thực phẩm thiên nhiên có tác dụng kháng HIV. Ở đầu xanh thẫm của quả dưa có chứa chất cucurbitacin, có thể kích thích công năng miễn dịch của cơ thể, có tác dụng chống ung thư. Chính vì vậy, dưa leo thích hợp với bệnh nhân có u nhọt, có tác dụng hỗ trợ trị liệu bệnh AIDS.  Các nhà nghiên cứu cho rằng, với khả năng trên, những người bị nhiễm HIV ăn dưa leo sẽ rất có lợi. Dưa leo còn được các nhà nghiên cứu của trường Đại học bang Kansas ở Mỹ dùng để chữa trị bệnh máu trắng. Mỹ phẩm thiên nhiên Nhiều hãng mỹ phẩm hiện nay đã sử dụng chiết xuất từ dưa leo để làm mát và tái tạo da, đặc biệt đối với da đầu. Nước dưa leo có thể được coi là loại nước tonic tuyệt hảo và giúp se khít lỗ chân lông. Nếu da bạn bị cháy khi tắm nắng, hãy nghiền nát dưa leo và đắp vào chỗ bỏng rát. Những khoảng da bị rộp, bong sẽ hết liền. Dưa leo nghiền lấy nước hoặc thái thành lát mỏng xoa lên mặt, lên tay, chân, có tác dụng làm da nhẵn, mịn màng, tẩy tàn nhang, xoá nhẹ những nếp nhăn. Ngoài ra, người ta còn chế ra các loại nước hỗn hợp gồm dưa leo với một số rau quả khác như táo, chanh, cà rốt... để bôi đắp lên da, cho làn da đẹp, mịn màng. 2.3.3. Đặc tính sinh học Rễ: Bộ rễ dưa phát triển rất yếu, rễ chỉ phân bố ở tầng đất mặt 30 - 40 cm. Thân: Thân thảo hằng niên, thân dài, có nhiều tua cuốn để bám khi bò. Chiều dài thân tùy điều kiện canh tác và giống, các giống canh tác ngoài đồng thường chỉ dài từ 0.5 - 2,5 m. Thân trên lá mầm và lóng thân trong điều kiện ẩm độ cao có thể thành lập nhiều rễ bất định. Thân tròn hay có góc cạnh, có lông ít nhiều tùy giống. Thân chánh thường phân nhánh; cũng có nhiều dạng dưa leo hoàn toàn không thành lập nhánh ngang. Sự phân nhánh của dưa còn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ ban đêm. Lá: Lá đơn, to mọc cách trên thân, dạng lá hơi tam giác với cuống lá rất dài 5 - 15 cm; rìa lá nguyên hay có răng cưa. Lá trên cùng cây cũng có kích thước và hình dáng thay đổi. Hoa: Đơn tính cùng cây hay khác cây. Hoa cái mọc ở nách lá thành đôi hay riêng biệt; hoa đực mọc thành cụm từ 5 - 7 hoa; dưa leo cũng có hoa lưỡng tính. có giống trên cây có cả 3 loại hoa và có giống chỉ có 1 loại hoa trên cây. Hoa có màu vàng, thụ phấn nhờ côn trùng, bầu noãn của hoa cái phát triển rất nhanh ngay trước khi hoa nở. Các giống dưa leo trồng ở vùng ĐBSCL thường ra hoa sớm, bắt đầu ở nách lá thứ 4 - 5 trên thân chính, sau đó hoa nở liên tục trên thân chính và nhánh. Sự biến dị về tính trạng giới tính ở dưa leo rất rộng, đó là đặc tính thích nghi mạnh của cây trong điều kiện môi trường. Nói chung, điều kiện ngày dài, nhiệt độ cao và các điều kiện bất lợi khác làm cho cây cho nhiều hoa đực. Ngoài ra, tỉa nhánh, sử dụng kích thích sinh trưởng và chế độ phân bón có thể ảnh hưởng đến sự biến đổi giới tính của cây. Các dạng cây có giới tính khác nhau ở dưa leo được nghiên cứu và tạo lập để sữ dụng trong chọn tạo giống lai. Trái, hạt: Lúc còn non có gai xù xì, khi trái lớn gai từ từ mất đi. Trái từ khi hình thành đến khi thu hoạch có màu xanh đậm, xanh nhạt, có hay không có hoa văn (sọc, vệt, chấm), khi chín trái chuyển sang màu vàng sậm, nâu hay trắng xanh. Trái tăng trưởng rất nhanh tùy theo giống, có thể thu trái từ 8 - 10 ngày sau khi hoa nở. Phẩm chất trái không chỉ tùy thuộc vào thành phần các chất dinh dưỡng trong trái mà còn tùy thuộc vào độ chặc của thịt trái, độ lớn của ruột trái và hương vị trái. Trái chứa hạt màu trắng ngà, trung bình có từ 200 - 500 hạt/trái. Cây ra hoa Cây ra hoa rộ Cây ra trái rộ Hình 2.1: Hình ảnh về cây dưa leo 2.3.4. Điều kiện sinh trưởng Dưa leo thuộc nhóm ưa nhiệt, nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của dưa leo là 20 – 300C, nhiệt độ cao hơn sẽ làm cây ngừng sinh trưởng và nếu kéo dài ở nhiệt độ 35 – 400C cây sẽ chết. Dưa leo ưa ánh sáng ngày ngắn, cây thích hợp sinh trưởng và phát dục ở độ dài chiếu sáng 10 – 12 giờ/ngày. Vùng ĐBSCL dưa leo dễ dàng ra hoa trái quanh năm. Yêu cầu về độ ẩm đất của dưa leo rất lớn 85 – 95% đứng đầu họ bầu bí do bộ rễ dưa leo chỉ phát triển ở tầng đất mặt nên yêu cầu nước rất cao, nhất là thời kỳ phát triển trái. Dưa leo ở các thời kỳ khác nhau yêu cầu về lượng nước khác nhau : hạt nẩy mầm yêu cầu lượng nước 50% trọng lượng hạt, thời kỳ cây con thân, lá và bộ rễ phát triển còn yếu lượng nước tiêu hao ít nên yêu cầu lượng nước có mức độ, thời kỳ ra hoa để thu quả yêu cầu nước rất lớn. Dưa chịu hạn rất yếu, thiếu nước cây sinh trưởng kém và tích luỹ lượng cucurbitaxina là chất gây đắng trong quả (Tạ Thị Thu Cúc, 1979). Đất trồng dưa leo có yêu cầu nghiêm khắc do bộ rễ phát triển yếu, sức hấp thụ của rễ lại kém, nếu gặp hạn hay úng hoặc nồng độ phân cao dễ làm bộ rễ dưa vàng khô thâm đen, vì thế đất trồng phải có thành phần cơ giới nhẹ như cát pha, đất thịt nhẹ có nhiều chất hữu cơ, pH từ 5,5 – 6,8. Về nhu cầu dinh dưỡng dưa leo yêu cầu không nhiều, theo Tạ Thị Thu Cúc, 1979 để đạt năng suất khoảng 30 tấn/ha yêu cầu lượng phân nguyên chất N-P: 20-5, K : 20 là 170 kg với tỷ lệ : 51 + 41 + 78. Tuy nhiên đối với các giống lai cho năng suất cao hiện nay thì yêu cầu phân bón cũng cao hơn. Về hiệu suất sử dụng phân, dưa leo cần nhất là kali đến đạm, sau cùng là lân. Dưa leo có đặc điểm là phản ứng nhanh chống với dinh dưỡng trong đất nhưng không chịu được nồng độ phân cao. Vì vậy lượng phân bón được thúc nhiều lần thay vì bón tập trung trong vụ (Tạ Thị Thu Cúc, 1979). Trung bình 1 tấn dưa lấy đi của đất 2,75kg N ; 1,46kg P 20-5 ; 4,42kg K 20 và 33kg CaO. Ở giai đoạn đầu của sự sinh trưởng dưa hấp thụ nhiều đạm hơn các chất khác, đến khi dưa phân nhánh và kết trái dưa hấp thụ mạnh kali (IFA, 1992). 2.4. Kỹ thuật trồng dưa leo 2.4.1. Giống: Có hai nhóm giống dưa leo 2.4.1.1. Nhóm dưa trồng giàn: Canh tác phổ biến ở những nơi có điều kiện làm giàn. Các giống dưa trong nhóm này có: Các giống lai F1 Mummy 331: Nhập nội từ Thái Lan, sinh trưởng khá, ra nhánh mạnh, bắt đầu cho thu hoạch 35 - 37 NSKG, trái suông đẹp, to trung bình (dài 16 - 20 cm, nặng 160 - 200 g), vỏ màu xanh trung bình, gai trắng, thịt chắc, phẩm chất ngon, dòn, không bị đắng, năng suất trung bình 30 - 50 tấn/ha. Giống 759: Nhập nội từ Thái lan, sinh trưởng mạnh, cho thu hoạch 35 - 37 NSKG, trái thẳng, to trung bình, gai trắng, màu trái hơi nhạt hơn nhưng năng suất và tính chống chịu tương đương Mummy 331. Mỹ Trắng: Nhập nội từ Thái Lan, cây phát triển và phân nhánh tốt, cho thu hoạch 35 - 37 NSKG, tỉ lệ đậu trái cao, trái to trung bình, màu trắng xanh, gai trắng, ít bị trái đèo ngay cả ở giai đoạn cuối thu hoạch. Mỹ Xanh: Nhập nội từ Thái Lan, cây sinh trưởng tốt, chống chịu tốt hơn giống Mỹ Trắng, trái to tương đương Mỹ Trắng nhưng cho nhiều trái và năng suất cao hơn. Happy 2 và Happy 14: Nhập nội từ Hà Lan, cây phát triển rất mạnh nên cần giàn cao, cây cho 100 % hoa cái, có 10 % cây đực cho phấn. Do đó trong kỹ thuật trồng chú ý đảm bảo tỉ lệ cây đực trong quần thể. Trái to (dài > 20 cm, nặng > 200g), màu xanh trung bình, ruột nhỏ, gai trắng nên trái giữ được rất lâu sau thu hoạch. Dưa Happy chống chịu tốt bệnh đốm phấn và cho năng suất cao tương đương các giống F1 khác. Các giống dưa leo địa phương Dưa leo Xanh: Tăng trưởng khá, ít đâm nhánh nên phải trồng dày, cho trái rất sớm (32 - 35 NSKG), trái to trung bình, vỏ xanh trung bình, gai đen, dưa cho năng suất từ 20 - 40 tấn/ha. Khuyết điểm của giống là cho trái loại 2 nhiều vào cuối vụ và dễ nhiểm bệnh đốm phấn. Hiện nay giống nầy được Công Ty Giống Cây Trồng Miền Nam chọn lọc thành giống cao sản. Dưa Tây Ninh: Tăng trưởng mạnh, đâm nhánh mạnh, hoa cái xuất hiện trên dây nhánh nên cho thu hoạch trễ (40 - 42 NSKG), trái to dài hơn dưa leo xanh, vỏ xanh trung bình, có sọc, 2 đầu hơi nhỏ hơn phần giửa trái. Dưa Tây Ninh chịu nóng tốt, thích hợp canh tác trong thời điểm giao mùa hơn dưa Xanh và cho năng suất cao hơn. Giống nầy cũng được Công Ty Giống Cây Trồng Miền Nam chọn lọc thành giống cao sản. Dưa Bà Cai : dưa cho thu hoạch sau 45 – 50 ngày, trái to dài hơn 30cm, nặng 400 – 500g, vỏ màu xanh đen, ruột nhiều. Dưa Bà Cai cho năng suất cao nhưng trái quá lớn nên khó bán vì vậy hiện nay ít trồng trong sản xuất. 2.4.1.2. Nhóm dưa trồng trên đất Trồng phổ biến ở những nơi không có điều kiện làm giàn hay diện tích trồng lớn và canh tác trong mùa khô, phần lớn là giống địa phương: Dưa chuột: Cây bò dài 1m - 1,5 m, cho thu hoạch rất sớm (30 - 32 NSKG), nhiều trái và mau tàn. Trái nhỏ, ngắn (dài 10 -12 cm, nặng < 100 g), màu xanh nhạt, vỏ nhanh chuyển màu vàng sau thu hoạch, thịt trái mỏng, ruột to, ăn ngon giòn, được ưa chuộng để ăn tươi hoặc trộn giấm nhưng không có giá trị kinh tế cao. Dưa leo Phụng Tường: Tăng trưởng khá và ra nhánh mạnh, cho trái sớm (32 - 35 NSKG), trái dài trung bình, màu xanh trắng, gai đen, ruột đặc. Dưa Phụng Tường cho năng suất cao hơn và vỏ trái không chuyển sang vàng nhanh như dưa chuột nên được trồng phổ biến hơn. Bảng tóm tắt đặc tính các giống dưa leo (phụ lục A) Hình 2.2: Giống dưa leo TN169 2.4.2. Kỹ thuật canh tác 2.4.2.1. Thời vụ Có thể trồng quanh năm, tuy nhiên dưa leo tăng trưởng tốt trong mùa mưa hơn mùa khô. Các vụ trồng khác nhau có thuận lợi và khó khăn khác nhau: Vụ Hè Thu: gieo tháng 5 – 6, thu hoạch tháng 7- 8 dl, đây là thời vụ chính trồng dưa leo giàn. Mùa nầy dưa cho năng suất cao, ít sâu bệnh và đở công tưới nước. Vụ Thu Đông: gieo tháng 7- 8, thu hoạch 9 – 10 dl, do mưa nhiều, cây có cành lá xum xuê, cho ít hoa trái. Trong thời kỳ trổ bông nếu gặp mưa liên tục vào buổi sáng thì cây đậu trái kém hoặc trái non dễ bị thối, vụ nầy dưa dễ bị bệnh đốm phấn nên thời gian thu hoạch ngắn. Vụ Đông Xuân: Gieo tháng 10 – 11, thu hoạch tháng 12 – 1dl, dưa leo bò và dưa giàn đều trồng được. Vụ này thời tiết lạnh, thường có dịch bọ trĩ và bệnh đốm phấn phát triển mạnh nên phải đầu tư cao. Vụ Xuân Hè: Gieo tháng 1-2, thu hoạch 3 – 4 dl, mùa nầy nhiệt độ cao thích hợp cho dưa leo trồng đất. Cuối mùa nắng, thời tiết khắc nghiệt nhất trong năm, lượng nước bốc thoát qua mặt đất và lá dưa nhiều, nếu không tưới đủ nước cây sinh trưởng kém thân ngắn, lá nhỏ, hoa trái ít và cho năng suất thấp. 2.4.2.2. Làm đất và gieo hạt Dưa leo có yêu cầu đất nghiêm khắc do bộ rễ yếu và sức hấp thụ của rễ kém, nếu gặp hạn hay úng hoặc nồng độ phân cao bộ rễ dưa dễ bị vàng khô, vì thế nên trồng dưa trên đất có thành phần cơ giới nhẹ như cát pha, đất thịt nhẹ thoát thủy tốt, có nhiều chất hữu cơ, pH từ 6.5 – 7.5. Nên làm đất kỹ. Đất mặt phải cày cuốc sâu, lên líp cao 20 – 25 cm để trồng trong mùa mưa hoặc trồng có làm giàn, mùa nắng trồng dưa thả bò trên đất ruộng hay đất thoát nước tốt chỉ cần đào hộc trồng, không cần lên líp. Líp trồng có thể phủ bạt plastic hay rơm rạ để giử ẩm. Hạt dưa leo nẩy mầm rất nhanh và tỉ lệ nẩy mầm cao nên có thể tỉa thẳng 2 – 3 hạt/lổ, gieo sâu 2 – 3 cm và lấp tro trấu. Trồng giống F1 để tiết kiệm giống và chăm sóc cây con được đều, nên gieo cây con trong bầu đất và đem trồng khi có lá thật. Trồng mỗi lổ một cây, các giống ít đâm nhánh trồng 2 – 3 cây/lổ. Khoảng cách trồng 0.8 – 1.5 m x 0.3 – 0.4 m. mật độ 30.000 – 50.000 cây/ha. Dưa giàn trồng hàng đơn hay hàng đôi đều được, mùa thuận nên trồng dầy để có năng suất cao, mùa nghịch nên trồng thưa để dễ chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Lượng giống trồng cho 1 ha tùy phương pháp trồng. Dưa thả bò, dưa địa phương tỉa thằng cần 1 – 3 kg giống/ha; dưa F1 – cần 0.5 – 0.8 kg hạt/ha. 2.4.2.3. Chăm sóc Bón phân Nhu cầu dinh dưỡng của dưa leo khá cao, dưa leo hấp thụ mạnh nhất là kali, kế đến là đạm. Dưa leo mẫn cảm với chất dinh dưỡng trong đất và không chịu được nồng độ phân cao; vì vậy phân được bón thúc nhiều lần thay vì bón tập trung. Ở giai đoạn đầu của sự sinh trưởng dưa hấp thụ nhiều đạm hơn các chất khác; đến khi dưa phân nhánh và kết trái dưa mới hấp thụ mạnh kali. Tuy nhiên bón đạm dư thừa dẫn tới tình trạng cây tăng trưởng mạnh và ra nhiều hoa đực. Lượng phân bón tùy theo điều kiện dinh dưỡng có sẳn trong đất và nhu cầu của cây dưa leo qua từng giai đoạn sinh trưởng. Đối với giống lai nhập nội cho năng suất cao, cần bón phân nhiều hơn giống điạ phương. Công thức phân thường dùng cho dưa leo trồng ở đồng bằng là: N: 140 – 220 kg/ha P2O5: 150 – 180 kg/ha K2O : 120 – 150 kg/ha Dựa vào công thức trên có thể bón cho 1 ha dưa leo: 1 tấn phân 16-16-8, 100 kg Urê, 50 kg DAP và 100 kg KCl hoặc 200 – 300 kg Urê, 500 – 700 kg super lân, 150 – 200 kg KCl, 20-25 tấn phân chuồng và 1-2 tấn tro trấu. Bảng 2.2: Một ví dụ về thời điểm, loại phân và liều lượng bón cho 1 ha dưa leo Loại phân Số lượng cả vụ (kg) Bón lót Tưới thúc Bón thúc (ngày sau gieo) 5-10 15-20 30-35 40-45 Phân dơi 100 100 - - - - N-P-K 16-16-8 40 10 - 10 10 10 Ure 15 - 5 - 5 5 DAP 5 - 5 - - - KCl 10 - - - 5 5 Ở những vùng có tập quán bồi bùn, phân thúc được chia làm 2 lần bón 2 bên líp vào 12 và 20 NSKG, sau đó bồi bùn lên mặt líp để lấp phân. Phân bón nuôi trái cũng được chia làm nhiều lần sau các đợt thu trái. Ngoài ra có thể phun bổ sung phân qua lá SUPERMES để tăng tỉ lệ trái loại 1. Tưới nước Mùa nắng tưới 1 ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều. Tăng cường lượng nước tưới và diện tích tưới xung quanh gốc khi cây lớn, nhất là thời kỳ ra hoa trái rộ; cần thoát nước tốt trong mùa mưa. Trong trường hợp tưới rảnh, không nên để nước quá cao trong mương tưới khi cây lớn vì có thể làm hạn chế hoặc hư rễ dưa mọc dài ra mương, tốt nhất là rút cạn nước trong mương sau khi tưới. Phủ rơm, làm giàn Sau các lần bón thúc, cây bỏ vòi ngã ngọn bò. Trồng dưa bò đất phải đậy rơm xung quanh gốc để giữ ẩm hoặc rải rơm rạ khắp mặt ruộng cho dưa bò, đồng thời bảo vệ trái khỏi hư thối do tiếp xúc trực tiếp với đất ẩm và rơm cũng hạn chế sự phát triển của cỏ dại. Làm giàn kiểu chữ nhân (X) Đối với dưa trồng giàn, khi cây bắt đầu có tua cuốn (20 ngày sau khi gieo) thì làm giàn kiểu chữ nhân, cao khoảng 2m. Giàn bằng chà gai tốt hơn tre sậy vì chà gai có nhiều nhánh ngang, dưa dê bám khi bò và sử dụng được 2 – 3 vụ, cần 40.000 – 50.000 cây chà/ha. Giàn cũng có thể làm cố định bằng cọc tràm và dây kẽm để sử dụng được 3 – 5 năm. Hiện nay, việc sử dụng lưới ni long để làm giàn cho dưa leo cũng được phổ biến trong sản xuất vì giảm bớt được số lượng cây giàn, giảm chi phí, thao tác nhanh gọn và dùng được nhiều mùa. Phòng trừ sâu bệnh Đối tượng sâu hại chủ yếu trên cây dưa chuột là sâu xám, rệp, sâu vẽ bùa, nhện đỏ, bọ trĩ và sâu đục quả Bệnh hại chính là bệnh sương mai, phấn trắng và héo xanh. Ngoài các biện pháp phòng trừ tổng hợp kết hợp với thâm canh hợp lý, bón phân cân đối, đúng thời kỳ và vệ sinh đồng ruộng như đã trình bày ở trên, khi cần thiết vẫn sử dụng thuốc hoá học. Nếu phát hiện có sâu, cần dùng các loại thuốc hoá học được phép sử dụng để phun như Sherpa 25EC 0,15-0,2%, phun đều 2 mặt lá, thời gian cách ly 7-10 ngày; Trebon 10EC 0,1% cácg ly 10 ngày, Pegasus 500SC 0,01% hoặc các loại thuốc khác do cơ quan chuyên môn bảo vệ thực vật khuyến cáo Khi có bệnh sương mai và phấn trắng xuất hiện, dùng Ridomil 72 WP phun mỗi lần 1,5kg/ha hoặc Alliette 80WP phun mỗi lân 2 kg/ha hoặc Anvil 5SC với lượng dùng 0,5-1 lít thuốc/ha hoặc các loại thuốc khác theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn bảo vệ thực vật hay ghi trên bao bì thuốc. 2.4.2.4. Thu hoạch Giai đoạn thu hoạch thích hợp Thu hoạch khi trái vừa đạt độ chín sinh lý (5 – 7 ngày tuổi), vẫn còn màu phấn trắng ở trên trái, trái cỡ 15 – 25 cm tuỳ giống, thu hoạch vào buổi sáng. Nếu để trái quá già sẽ ảnh hưởng đến sự ra hoa và đậu quả của những lứa sau Phương pháp thu hoạch Phương pháp thu hoạch Trang bị đồ bảo hộ lao động, găng tay cao su. Sử dụng dao nhọn cắt trái có cuống không quá 1 cm, và giữ trong giỏ/thùng sạch. Thùng/giỏ chứa không quá 10 kg trọng lượng trái. Tiêu chuẩn chất lượng trái Trái non, tươi, màu xanh nhạt đến đậm, trái còn phấn trắng, cứng, dài 15 – 25 cm cho dùng tươi và trữ lạnh. Không có bệnh, côn trùng và những chất không tốt trên bề mặt trái. Phủ bạt và gieo hạt Tiêu chuẩn trái khi thu hoạch Hình 2.3 : Quy trình trồng dưa leo 2.4.3. Kỹ thuật phun thuốc Đúng thuốc Sử dụng thuốc có hiệu quả cao với loài sinh vật hại cần phòng trừ, ít độc hại với người, môi trường và thiên địch (dựa vào những thông tin trên nhãn thuốc: chỉ số LD 50 cao > 2000, băng màu chỉ độ độc, nhóm thuốc nhanh phân huỷ, thời gian cách ly ngắn, lượng sử dụng trên đơn vị diện tích thấp….) Không sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, không có tên trong danh mục thuốc được phép sử dụng, không sử dụng thuốc cấm. Thực hiện đúng các quy định đối với thuốc hạn chế sử dụng. Đúng liều lượng và nồng độ Liều lượng là lượng thuốc và nước cần dùng trên 1 đơn vị diện tích (…. lít, kg /ha) và nồng độ là độ pha loãng của thuốc trong nước để phun. Cần tuân thủ theo đúng liều lượng và nồng độ quy định trên nhãn thuốc để đảm bảo thuốc trang trãi đều và tiếp xúc với dịch hại nhiều nhất, hiệu quả phòng trừ sẽ cao. Không sử dụng giảm liều hoặc tăng liều sẽ làm tăng tính kháng thuốc của sinh vật hại. Tăng liều sẽ làm ngộ độc cho cây trồng, con người và ô nhiễm môi trường. Đúng lúc Nên sử dụng thuốc khi sinh vật hại phát triển tới mức cần phòng trừ, khi sâu còn nhỏ, bệnh mới chớm phát. Không phun thuốc khi trời nắng nóng, sắp mưa, gió to, khi cây đang nở hoa thụ phấn. Cần giữ đúng thời gian cách ly ghi trên nhãn thuốc để đảm bảo không còn dư lượng thuốc trên nông sản khi thu hoạch. Đúng cách Cần phun rãi đều và đúng vào vị trí sinh vật tập trung gây hại. Không phun ngược chiều gió. Sử dụng đúng hướng dẫn theo dạng chế phẩm, thuốc hạt dùng để rải không hoà vào nước phun. Khi hỗn hợp các loại thuốc cần chú ý theo quy định trên nhãn thuốc, giữ đúng nồng độ mỗi loại thuốc và không hỗn hợp thuốc cùng nhóm hoặc không được phép hỗn hợp. Bảng 2.3: Hướng dẫn sử dụng hoá chất để phòng trừ một số bệnh quan trọng trên dưa leo Bệnh Hóa chất sử dụng Liều lượng/8 lít nước Hướng dẫn sử dụng và chú ý Dừng sử dụng trước thu hoạch Chết cây con Carbendazim (50WP) 50 g/1 kg hạt giống Ngâm tạo lớp bao phủ hạt trước khi gieo Hexaconazole Theo hướng dẫn trên nhãn Phun khi cây bắt đầu nhiễm bệnh, phun cách 7 ngày/lần 7 ngày Validamycin 5 ngày Sương mai, thán thư Thiophanate – methyl (70 WP) 16 gam Phun khi cây bắt đầu nhiễm bệnh, phun cách 7 ngày/lần 7 ngày Carbendazim Theo hướng dẫn trên nhãn 7 ngày Propineb (70 WP) 30 gam 7 ngày Metalaxyl (8%) + Mancozeb (64%) 16 gam 7 ngày Bệnh héo dây Propineb (70 WP) 16 gam Phun lên cây 7 – 10 ngày/lần phụ thuộc vào mức độ bệnh. 7 ngày Mancozeb (80 WP) 16 gam Validamycin Theo hướng dẫn trên nhãn 7 ngày Bảng 2.4: Hướng dẫn sử dụng chất sinh học và hoá chất để phòng trừ một số sâu hại chính trên dưa leo Côn trùng Chất sinh học và hóa chất Liều lượng/ 8 lít nước Hướng dẫn sử dụng Dừng sử dụng trước khi thu hoạch Sâu xanh sọc trắng, Sâu khoang Lambda-cyhalothrin (2.5 EC) 8 ml Phun khi trung bình có 1 ổ trứng hoặc 1 con/cây. 8 ngày Chlorfluazuron (5 EC) 8 ml 7 ngày Cypermethrin (10 EC, 25 EC) 10 ml và 5 ml 5-7 ngày Bacillus thuringiensis Beauveria Theo hướng dẫn trên nhãn Phun khi trung bình có 1 – 2 con/cây. 5 ngày Bọ trĩ, Bọ dưa Lambda-cyhalothrin (2.5 EC) 8 ml Phun khi côn trùng còn nhỏ, trung bình 2 con/lá; điều tra 100 cây/1.000 m2 và 5 lá cây, 5 – 7 ngày kiểm tra /lần 8 ngày Phenpropatrim (10 ET) 8 ml 7 ngày Cypermethrin 10 EC, 25 EC) 10 ml và 5 ml 5 ngày Imidaclodprid (10 SL) 8 ml 14 ngày Extraction from Sdau (100 ppm) Phun khi côn trùng xuất hiện 1 ngày Nhện đỏ Propargite (73 EC) 5 ml Phun khi nhiễm nhện, 5 – 7 ngày/lần (lưu ý không phun thuốc khi trời nắng nóng dễ hại cây) 7 ngày Hexythiazox (5 EC) 5 ml 7 ngày Dòi đục lá Cyromazine ( 75 WP, 100 SL) 15-20 g 10-15 ml Phun khi côn trùng phát sinh gây hại ( khi tỷ lệ lá bị hại lớn hơn 30% ) 7 ngày (Nguồn : Báo điện tử-NN và PTNT 2002) 2.5. Thành phần sâu bệnh hại trên cây dưa leo Sâu, bệnh hại là yếu tố chính ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây dưa leo. Nghiên cứu phòng trừ sâu, bệnh hại cho sản xuất an toàn trên cây dưa leo, Caldwell và cộng sự (2005) cho biết, dưa leo bị rất nhiều loài sâu, bệnh hại tấn công. Trong đó, nhóm bệnh cây cần phải kể đến là các bệnh chết cây, lở cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani, bệnh thối quả và chết cây do nấm Fusarium spp, bệnh chết cây do nấm Verticillium sp. Phytopthrora spp, bệnh ghẻ quả do nấm Clasdosporium cucumerium, bệnh phấn trắng do nấm Sclerotinia sp, bệnh thán thư do Colletotrichum orbiculare… Bên cạnh đó, các loài sâu hại chính cho cây dưa leo là: Aphis gossypii, bọ trĩ Thrips palmi, nhện đỏ Tetranychus urticae, dòi đục quả Delia platura, Bọ ăn lá Acalymma sp…( Hoffmann, M.P., Frodsham, A.C. (1993). Thành phần sâu, bệnh hại trên cây dưa leo ở Việt Nam không được nghiên cứu nhiều. Trần Thị Ba và ctv (1999) cho biết, sâu ăn lá, ruồi đục lá, ruồi đục trái, bọ trĩ, bọ phấn trắng, bọ rùa ăn lá là những loài sâu hại chính trên cây dưa leo. Bệnh hại chính dưa leo gồm có: bệnh phấn trắng, bệnh lở cổ rễ và bệnh ghẻ quả Theo Tạ Thu Cúc (2000), thành phần sâu hại dưa chuột rất phong phú, nhưng mức độ gây hại phụ thuộc rất nhiều vào giống, thời vụ gieo trồng tình hình sinh trưởng phát triển và chế độ dinh dưỡng trong cây. Cũng theo Tạ Thu Cúc (2000), ruồi đục lá, bọ trĩ, rệp bọ dừa và ruồi đục quả là các loài gây hại nghiêm trọng trên cây dưa leo. Nguyễn Thị Kim Oanh (2006) cho biết, ruồi đục lá là một trong những loài sâu hại chính trên cây dưa leo ở ngoại thành Hà Nội. Ấu trùng của chúng ăn diệp lục ở giữa 2 lớp biểu bì lá, để lại những đường đục ngoằn ngoèo trên mặt phiến lá. Sâu xuất hiện gây hại từ đầu đến cuối vụ nhưng gây hại nặng nhất ở thời kỳ cây ra hoa đến thời kỳ có quả. ở Vĩnh Phúc thường hại nặng vào tháng 3-5 và tháng 10-11. 2.5.1. Một số sâu hại chính trên dưa leo 2.5.1.1. Sâu ăn lá Triệu chứng Sâu xanh (Diaphania sp) gây hại chủ yếu trên cây thuộc họ dưa, bầu bí. Sâu non thường cuốn hoặc gập một hoặc nhiều lá non lại với nhau. Sâu non ăn lá, mật độ cao chúng có thể cắn trụi lá chỉ chừa lại gân lá, ngoài ra chúng còn gặm ăn vỏ trái non làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng. Đặc điểm sinh học Vòng đời: 20 -40 ngày Trứng: 2 - 3 ngày. Sâu non: 20 -28 ngày. Nhộng: 8 - 12 ngày. Trưởng thành: 2- 3 ngày. Trưởng thành đẻ trứng từng quả hoặc theo nhóm ở mặt dưới lá, trung bình khoảng 0,2 -4,8 trứng/ lá. Số lượng trứng đẻ tùy thuộc vào điều kiện sinh thái như thời vụ, giai đoạn sinh trưởng của cây, thời tiết... một con trưởng thành có thể đẻ 340 - 510 trứng. Thiên địch Có nhiều loại thiên địch, theo tài liệu nước ngoài có các loài như: Ong ký sinh sâu non: Apanteles machaeralis; Apanteles taragamae; Argyroplylax proclinata. Ong ký sinh trứng: Trichogramma chinosis. Vi khuẩn gây bệnh cho ấu trùng: Bacillus thuringensis. Biện pháp phòng trừ Nhiều loại thuốc hóa học có thể dùng để trừ sâu xanh có hiệu quả cao như Cyperin, Sherzol, Vertimex, Tập kỳ..., lưu ý khi dùng thuốc: Dùng thuốc khi sâu còn nhỏ. Khi dưa có trái nên dùng thuốc sinh học như nhóm thuốc gốc BT cũng có hiệu quả cao và an toàn cho người sử dụng. 2.5.1.2. Sâu khoang Phân bố và ký chủ Xuất hiện nhiều nước trên thế giới, vùng nhiệt đới, Đông nam Á, Đông Âu, Úc. Ở nước ta sâu khoang phá hại nhiều loại cây trồng (200 loại cây trồng). Biện pháp phòng trị Cày bừa phơi đất, diệt nhộng; Gom trứng và sâu tiêu huỷ; Dùng bẫy chua ngọt. Kiểm tra trứng và sâu trên 100 cây/1.000m2, định kỳ 5 – 7 ngày/lần, nếu có trung bình một ổ trứng hoặc 1 – 2 con/cây phải phun thuốc phòng trị; Dùng thuốc gốc hữu cơ hoặc cúc tổng hợp, phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát: Olong 55WP, Sapen Alpha 5EC, Secsaigon 5EC, 10EC, 25EC, 50EC. Thời gian cách ly 7 – 10 ngày 2.5.1.3. Sâu xanh đục quả Triệu chứng Sâu xanh đục quả thường gây hại trên cây cà chua, cà tím và nhiều loại rau ăn quả khác Sâu non thường ăn lá, hoa, quả, đặc biệt chúng thường ăn các bộ phận của quả, sâu đục vào quả làm quả bị thủng, thối. Đặc điểm sinh học và sinh thái Vòng đời: 28-45 ngày Trứng: 2-7 ngày Sâu non: 14-20 ngày Nhộng: 10-14 ngày Trưởng thành: 2-4 ngày Bướm hoạt động vào ban đêm hoặc chiều tối,bướm có thể đẻ 1.000 quả trứng, trứng đẻ riêng từng quả thường ở mặt trên của lá non và gần quả. Sâu thường xuất hiện nhiều vào giai đoạn cây ra hoa rộ và tạo quả Thiên địch Nhóm ăn mồi: Bọ xít, Bọ rùa, Chuồn chuồn cỏ... Nhóm ký sinh: Các loài ong ký sinh Trichograma sp. Nhóm vi sinh vật gây bệnh: Nấm Metarhizium, virus NPV. Biện pháp phòng trừ Thời vụ gieo cấy đồng loạt. Mật độ gieo trồng thích hợp theo từng giống. Bón phân cân đối. Bắt sâu bằng tay giai đoạn đầu của cây, ngắt và hủy bỏ những chồi và quả bị đục. Hạn chế phun thuốc để bảo tồn các loài thiên địch như bọ rùa, nhện, ong ký sinh, chuồn chuồn... Khi phát hiện có nhiều sâu xanh mới nở có thể phun thuốc trong nhóm Pyrethroid, thuốc vi sinh có nguồn gốc BT, các loại thuốc gốc Abamectin, thuốc chống lột xác như Atabron. Lưu ý để phòng trị có hiệu quả cần phát hiện sâu non khi chưa đục vào quả và trong thời kỳ thu hoạch trái nên dùng các loại thuốc có thời gian cách ly ngắn. 2.5.1.4. Bọ trĩ (bù lạch) Phân bố Loài bù lạch này có diện phân bố rất rộng và có thể tấn công trên nhiều loại cây trồng. Biện pháp phòng trị Đốt các tàn dư thực vật. Áp dụng màn phủ nông nghiệp. Dùng bẩy màu vàng đặt vào rẫy từ khi cây con đến lúc trổ hoa để xác định mật số và quyết định khi nào áp dụng thuốc. Bù lạch rất khó trị vì nơi ẩn náu cũng như khả năng quen thuốc rất nhanh. Có thể lợi dụng thiên địch để khống chế mật số bù lạch. Nếu sử dụng thuốc hoá học để trị và nên thay đổi thuốc thường xuyên để tránh bù lạch quen thuốc. Dùng thuốc Actara hoặc Vertimec kết hợp với dầu khoáng. 2.5.1.5. Bọ dưa Ký chủ Đây là loài côn trùng đa ký chủ, gây hại rất nhiều loại cây trồng nhưng chủ yếu trên các cây thuộc họ Cucurbitacea, như dưa hấu, dưa leo, bầu, bí đao, bí đỏ. Đôi khi Bọ Dưa cũng ăn trên bắp, lúa miến và cả bông phấn lúa. Biện pháp phòng trị Sau khi thu hoạch, gom dây dưa lại để thu hút thành trùng tới xong dùng thuốc trừ sâu để tiêu diệt; Bảo vệ cây con tích cực lúc ban đầu; Khi thấy có thành trùng bay trong ruộng dưa mà mật số còn ít, sáng sớm hay chiều tối nên soi đèn bắt; Sử dụng thuốc hóa học để trừ thành trùng. Sau đó từ 5 - 7 ngày áp dụng lại nếu mật số còn cao, nhất là khi cây còn nhỏ. Áp dụng thuốc hạt để rãi đầu vụ, hoặc thuốc nhóm gốc lân hoặc cúc tổng hợp phun giai đoạn cây còn non theo khuyến cáo. 2.5.1.6. Ruồi đục lá Ký chủ Đây là loài côn trùng phá hại trên nhiều loại cây như bầu bí dưa leo dưa gan, cà chua, ớt, đậu nành, đậu trắng… Biện pháp phòng trị Biện pháp canh tác: Làm sạch cỏ chung quanh ruộng dưa trước khi xuống giống; Cày sâu sau khi thu hoạch; Áp dụng màn phủ nông nghiệp; Xuống giống đồng loạt; Biện pháp sinh học: Ngoài thiên nhiên ruồi có rất nhiều thiên địch. Nếu áp dụng thuốc trừ sâu nhiều sẽ làm cho mật số ruồi tăng cao và tạo thành dịch dễ dàng; Biện pháp hóa học: Nếu mật số thiên địch trên 50% không cần áp dụng thuốc để trừ ruồi, nhưng nếu mật số thiên địch thấp, không thể khống chế mật số ruồi thì nên áp dụng thuốc khi cây con bắt đầu có lá mầm và lá thật đầu tiên. Ở những vùng ruồi có điều kiện nhân mật số nhanh thì cần áp dụng thuốc lại khi cần. Áp dụng thuốc nhóm gốc lân hoặc gốc cúc, kết hợp với sử dụng dầu khoáng. 2.5.1.7. Ruồi đục trái Tên khoa học: Dacus cucurbitae Coquillet (Bactrocera cucurbitae) Họ: Trypetidae Bộ Diptera Ký chủ Ruồi gây hại trên các loại cây như dưa, bầu bí, mướp, ớt... Đặc điểm hình thái – sinh học Ruồi có hình dáng tương tự ruồi đục trái cây nhưng khác nhau là ở phần ngực có một vạch màu vàng ngay giữa ngực và cánh có màu đục hơn và cánh trước có một vệt màu đậm nằm ngang đầu cánh. Trứng hình bầu dục màu trắng bóng. Thời gian ủ trứng từ 2 - 4 ngày Dòi màu trắng ngà, đầu nhọn. Thời gian phát triển của dòi từ 7 - 11 ngày. Nhộng hình trụ, màu vàng khi mới hình thành, nhưng khi sắp vũ hoá có màu nâu, nằm trong đất. Thời gian nhộng từ 8 - 10 ngày. Chu kỳ sinh trưởng của ruồi từ 16 - 23 ngày. Triệu chứng gây hại Ruồi cái đẻ trứng vào bên trong trái thành từng chùm. Dòi nở ra đục lòn thành đường hầm bên trong trái làm cho trái bị hư thối. Khi sắp làm nhộng dòi buông mình xuống đất làm nhộng dưới mặt đất một lớp không sâu lắm, nhưng trong mùa mưa dòi làm nhộng ngay bên trong trái. Biện pháp phòng trị Luân canh các loại cây trồng không phải là ký chủ của ruồi như lúa, nhất là việc cho ruộng ngập nước sẽ làm chết nhộng rất nhiều Bao trái lại để tránh ruồi đẻ trứng vào. Thu gom các trái hư để thu hút thành trùng tới xong diệt bằng thuốc trừ sâu hay đốt. 2.5.1.8. Rầy mềm Tên khoa học: Aphis gossypii Glover Họ: Aphididae Bộ Homoptera Đặc điểm hình thái – sinh học Thành trùng có hai dạng: Dạng không cánh: cơ thể dài từ 1,5 - 1,9 mm và rộng từ 0,6 - 0,8 mm. Toàn thân màu xanh đen, xanh thẩm và có phủ sáp; một ít cá thể có dạng màu vàng xanh. Dạng có cánh: cơ thể dài từ 1,2 - 1,8 mm, rộng từ 0,4 - 0,7 mm. Đầu và ngực màu nâu đen, bụng màu vàng nhạt, xanh nhạt, có khi xanh đậm, phiến lưng ngực trước màu đen. Mắt kép to. Ống bụng đen. Triệu chứng gây hại Ấu trùng và thành trùng tập trung mặt dưới lá, nhất là đọt non, bông, chồi hút nhựa làm cho các phần ấy bị khô héo hoặc để lại những vết thâm đen trên lá. Trên cây dưa , rầy gây hại trầm trọng nếu tấn công các dây chèo hay đỉnh sinh trưởng. Rầy mềm thường tập trung với số lượng lớn ở đọt non làm lá bị quăn queo và phân tiết ra thu hút nhiều nấm đen bao quanh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trái. Đối với bầu bí trong giai đoạn có hoa nếu bị loài này tấn công với mật số cao thì hoa dễ bị rụng, nhất là vào thời kỳ cho trái non, gây hiện tượng rụng trái hay trái bị méo mó. Trên cây bông vải, những dịch mật do rầy tiết ra rơi vào quả nang và lá đang mở ra sẽ là môi trường cho nấm mốc phát triển và gây khó khăn cho việc thu hoạch bông vải. Ngoài ra, rầy còn là tác nhân truyền bệnh virus cho cây. Sau cùng làm cây bị mất sức, lùn và chết. Biện pháp phòng trị Nhặt và chôn vùi các phần có rầy gây hại. Không nên bón nhiều phân đạm. Rầy mềm nhân mật số rất nhanh nên thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện kịp thời và phòng trị đúng lúc thì cũng tương đối dễ diệt. Có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu thông dụng để trị. Vì rầy mềm truyền bệnh virus nên thuốc trừ sâu chỉ có thể diệt được rầy mà không hạn chế được bệnh, nhưng nếu áp dụng thuốc sớm, diệt được số lớn rầy ở giai đoạn đầu thì khả năng truyền virus của rầy không nhiều. Sử dụng thuốc trừ sâu nên để ý đến quần thể thiên địch của rầy mềm. 2.5.1.9. Nhện đỏ Tên khoa học: Tetranychus sp Họ: Tetranychidae Bộ Acarina. Ký chủ Nhện đỏ có diện phân bố rất rộng và gây hại trên nhiều loại cây khác nhau như bầu bí dưa, chủ yếu là dưa hấu, cà chua, cà tím, các loại đậu, đu đủ... Đặc điểm hình thái – sinh học Thành trùng hình bầu dục, thân rất nhỏ khoảng 0,4 mm, thành trùng đực có kích thước nhỏ, khoảng 0,3 mm. Toàn thân phủ lông lưa thưa và thường có màu xanh, trắng hay đỏ với đốm đen ở 2 bên thân mình. Nhện có 8 chân, thành trùng cái màu vàng nhạt hay hơi ngả sang màu xanh lá cây. Nhìn xuyên qua cơ thể có thể thấy được hai đốm màu đậm bên trong, đó là nơi chứa thức ăn. Sau khi bắt cặp, thành trùng cái bắt đầu đẻ trứng từ 2 - 6 ngày, mỗi nhện cái đẻ khoảng 70 trứng. Trứng rất nhỏ, hình cầu, bóng láng và được gắn chặt vào mặt dưới của lá, thường là ở những nơi có tơ do nhện tạo ra trong khi di chuyển. Khoảng 4 - 5 ngày sau trứng nở. Ấu trùng nhện đỏ rất giống thành trùng nhưng chỉ có 3 đôi chân. Những ấu trùng sẽ nở ra thành trùng cái thay da 3 lần trong khi những ấu trùng sẽ nở ra thành trùng đực thay da chỉ có 2 lần. Giai đoạn ấu trùng phát triển từ 5 - 10 ngày. Nhện đỏ hoàn tất một thế hệ từ 20 - 40 ngày. Hình 2.4: Thành trùng nhện đỏ (Nguồn: Chi Cục BVTV Tp.HCM) Triệu chứng gây hại Nhện di chuyển rất nhanh và nhả tơ mỏng bao thành một lớp ở mặt dưới lá nên trông lá có màu trắng dơ do lớp da để lại sau khi lột cùng với bụi và những tạp chất khác. Cả ấu trùng và thành trùng nhện đỏ đều chích hút mô của lá cây làm cây bị mất màu xanh và có màu vàng và sau cùng lá sẽ bị khô đi. Màu vàng của lá dễ nhìn thấy nhất là ở mặt dưới lá, làm giảm phẩm chất và năng suất trái. Biện pháp phòng trị Vệ sinh đồng ruộng. Bón phân cân đối. Luân canh với cây trồng họ hòa bản. Dùng các thuốc đặc trị: Comite, Nissorun, Rufast, Supracide… Chú ý việc dùng thuốc hóa học nhiều dễ gây bộc phát nhện đỏ, do tiêu diệt thiên địch của nhện đỏ và nhện đỏ có khả năng quen và kháng thuốc cao. Thiên địch có vai trò rất quan trọng trong việc hạn chế mật số nhện đỏ như: Nhện đỏ (Galandromus occidentalis), loài này có cùng kích thước với nhện gây hại nhưng thiếu các chấm và có màu vàng nhạt đến màu đỏ nâu, khả năng diệt nhện của loài này không cao lắm; bù lạch 6 chấm (Scolothrips sexmaculatus) có 3 chấm màu sậm trên mỗi cánh trước, bù lạch bông (Frankliniella occidentalis) có màu từ vàng chanh sáng đến nâu sậm; bọ rùa (Stethorus sp); bọ xít nhỏ (Orius tristicolor và Chysoperla carnea) cũng là thiên địch của nhện đỏ. Nhện đỏ rất khó trị vì rất nhỏ và thường sống ở gần gân lá, nơi thuốc trừ sâu rất khó tiếp xúc, hơn nữa, nhện tạo lập quần thể rất nhanh nên mật số tăng nhanh và nhiều. Có thể sử dụng các loại thuốc trừ nhện nhưng phải để ý đến quần thể thiên địch. 2.5.1.10. Bọ rùa Ký chủ Ngoài bầu, bí, dưa, loài bọ rùa này còn tấn công cả cà chua, đậu bắp, ớt, các loại đậu. Biện pháp phòng trị Ngắt bỏ lá bị hại và lá có nhộng bám, bắt giết bọ non và bọ trưởng thành. Vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt ký chủ phụ, thu dọn tàn dư thực vật, phơi và đốt bỏ. Khi cần thiết có thể dùng thuốc để phun trừ. 2.5.1.11. Bọ xít nâu Ký chủ Loài này được tìm thấy trên hầu hết các loại đậu, bầu bí, dưa, mướp, cây ăn trái và một số loại cỏ. Các yếu tố ảnh hưởng đến mật số Ẩm độ. Mưa tạo ẩm độ thuận lợi cho trứng, ấu trùng và thành trùng phát triển, nhưng mưa to và liên tục trong nhiều ngày làm cho khả năng đẻ trứng và bắt cặp của thành trùng kém, trứng bị hư, ấu trùng tuổi nhỏ dễ bị rửa trôi. Nhiệt độ. Nhiệt độ thích hợp để bọ xít phát triển tốt là từ 28oC-30oC; nếu nhiệt độ tăng trên 35oC thì ảnh hưởng đến đời sống của bọ xít. Ký sinh. Trên đồng ruộng tỉ lệ trứng bị ký sinh tương đối cao, từ 70-80%. Biện pháp phòng trị Diệt cỏ quanh nơi trồng. Có thể bắt ấu trùng và thành trùng bằng tay hoặc áp dụng thuốc hóa học để trị nếu mật số bọ xít đạt khoảng 10 con/cây. 2.5.2. Một số bệnh thường gặp trên dưa leo 2.5.2.1. Bệnh sương mai (Pseudo peronospora cubensis) Vết bệnh mới màu nhạt, sau chuyển dần sang màu nâu và khô gây lủng lá. Quan sát buổi sáng sớm vết sũng ướt như sương và lớp bụi màu hơi tím. Bệnh xuất hiện trước ở các lá giá phía dưới , sau lan dần lên các lá trên , năng làm ká khô vàng và rụng, cây mau tàn lụi . Nấm bệnh xâm nhập và gây bệnh chủ yếu trong mùa mưa và những ngày có sương mù vào buổi sáng. Bệnh phát sinh sớm khi cây có 3 lá thật và càng cuối vụ càng nặng. Biện pháp phòng trị Làm liếp cao, thoát nước tốt mùa mưa Trồng mật độ vừa phải. Bón phân cân đối, không bón nhiều đạm Thu gom tàn dư vụ trước và đốt để hạn chế nguồn lây lan; luôn làm sạch cỏ gốc, ngắt bỏ lá bệnh, tưới phun mưa những ngày có sương. Phun thuốc : Alpine 80WP, 800WDG ; Carbenzim 500FL, 50WP ; Dipomat 80 WP. Thời gian cách ly : 7ngày 2.5.2.2. Bệnh chết cây con (Rhizoctonia solani) Bệnh phát hiện ban đầu là những chấm thâm đen ở cổ rễ sau đó lan dần làm teo thắt phần thân tiếp xúc với mặt đất, cây bị chết gục xuống, (gốc cây bệnh thường có lớp sợi nấm trắng vào buổi sáng sớm). Nấm bệnh sống rất lâu trong đất, tàn dư thực vật dưới dạng cơ quan sinh sản hoặc dạng hạch, chịu được diều kiện bất lợi rất lớn của môi trường. Phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ đất và không khí cao, cây sinh trưởng kém. Biện pháp phòng trị Biện pháp đầu tiên cần phòng trừ bệnh là sử lý hạt giống bằng thuốc Hạt vàng 50WP, 250SC. Vệ sinh đồng ruộng, làm đất kỹ lên luống cao trong mùa mưa, chăm sóc làm cỏ xới xáo đất để cây sinh trưởng tốt và đủ thoáng sáng, bón phân hữu cơ hoai mục, không bón nhiều đạm. Phun thuốc : Carbenzim 500FL, 50WP; Vanicide 3SL, 5SL, 5WP, 15WP; Saizole 5SC. Thời gian cách ly : 7ngày 2.5.2.3. Bệnh thán thư ( Nấm Colletotrichum sp) Trên lá dưa bệnh tạo thành những đốm hình hơi tròn, màu nâu, khô và rách, có các đường đồng tâm . Trên quả (ớt, dưa hấu, đậu) bệnh tạo thành các vết nâu, hơi lõm, làm thối một phần hoặc cả quả (ớt ). Bệnh phát triển nhiều trong mùa mưa ( thời tiết nóng mưa nhiều) khi cây bắt đầu ra hoa đến thu hoạch. Biện pháp phòng trị Thu gom tàn dư cây trồng. Ruộng bị hại nặng nên luân canh cây khác trong 1 năm. Không dùng hạt ở trái bị bệnh để làm giống. Từ khi cây có 5-6 lá thật phun phòng bệnh bằng các thuốc gốc đồng. Phun thuốc : Mexyl MZ 72WP; Carbenzim 500FL, 50WP + Dipomat 80 WP 2.5.2.4. Bệnh Héo Vàng ( Nấm Fusarium oxysporum) Bệnh biểu hiện trên cây đã lớn, ra hoa là cây sinh trưởng kém ,các lá bị vàng từ phía gốc trở lên ,cây héo từng nhánh và chết khô , cắt ngang thân gần gốc thấy mạch dẫn bên trong bị thâm đen (đôi khi chỗ gốc giáp đất có sợi nấm màu trắng) . Bệnh xuất hiện khi cây có 3-4 lá thật đến thu hoạch. Bệnh hại nặng trong mùa mưa. Đất bị úng nước, đặc biệt khi có mưa to, gió lớn gây sây xát vùng rễ, bệnh nặng có thể gây héo rũ chết hàng loạt. Biện pháp phòng trị Luân canh với cây khác họ để tiêu diệt nguồn bệnh, có hiệu quả khi luân canh với cây lúa nước. Đảm bảo đủ nước cho cây, nhưng không thừa nước, đất phải cao ráo, thoát nước tốt. Xử lý hạt giống trước khi gieo, bón phân cân đối hợp lý, không dùng phân tươi. Sử dụng nấm đối kháng Trichoderma. Phun thuốc : Dipomate 80WP, 430SC ; Vanicide 3SL, 5SL, 5WP, 15WP. Thời gian cách ly : 7ngày 2.5.2.5. Bệnh hoa lá (do Virus) Gây hại trên lá và toàn cây. Cây bị bệnh đọt xoăn lại, lá nhạt màu, lốm đốm vàng, loang lổ, các đốt thân co ngắn, cây chùn lại, phát triển rất chậm, trái ít, biến dạng, sần sùi, có vị đắng. Nguyên nhân bệnh có liên quan chặt chẽ đến mật độ bọ trĩ và rệp trên đồng ruộng. Biện pháp phòng trị Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ dại trong ruộng và xung quanh để hạn chế nguồn bệnh và côn trùng môi giới. Phòng trị bọ trĩ và rệp. Nhổ bỏ, thu gom tiêu hủy cây dưa bị bệnh. Sử dụng giống khỏe, sạch bệnh. 2.5.2.6. Bệnh ghẻ dưa (Cladosporium cucumerinum) Bệnh ghẻ là bệnh phổ biến trên dưa leo, dưa hấu do nấm Cladosporium cucumerinum gây ra. Bệnh thường xuất hiện gây hại trên lá non, cuống lá, thân và trái. Trên lá, đốm bệnh nhỏ, tròn hay hơi tròn, úng nước, có quầng vàng nhạt bao quanh. Sau đó, đốm bệnh chuyển màu nâu và hoại đi. Trên thân, đốm bệnh có hình thoi dài, màu nâu hoặc nâu xám, sau đó đốm bệnh bị rách, đôi khi có các đính bào tử bao phủ trên đốm bệnh màu đen. Trên trái, nấm bệnh gây hại từ lúc trái còn non, vết bệnh tròn, nhỏ, màu nâu sậm, lõm vào thịt trái. Trên vết bệnh có tơ và bào tử nấm màu xám xanh, nhựa ứa ra thành giọt nhầy ở bìa vết bệnh. Khi trái lớn dần, vết bệnh có dạng không đều, kích thước vết bệnh khoảng 2-3 mm, màu trắng xám, đôi khi bị nứt và thối. Nấm bệnh lưu tồn trong xác bả thực vật. Bệnh phát triển nhanh khi nhiệt độ mát và có nhiều sương về đêm. Biện pháp phòng trị Chọn những giống ít nhiễm bệnh để trồng. Tiêu hủy xác bả thực vật sau mỗi mùa vụ. Nên phun ngừa trước khi có bệnh hoặc khi vết bệnh vừa chớm xuất hiện : Bavistin 50FL, Carbenda 50SC: 20-30 ml/bình 16 lít. Topsin M 70WP, Top 70WP: 15-20g/bình 16 lít Polyram 80DF: 60-80g/bình 16 lít Bemyl 50WP: 30-50g/bình 16 lít. 2.6. Thành phần các loài thiên địch và vai trò của chúng Trên đồng ruộng, vườn cây..., ngòai những con côn trùng, nhện...gây hại (mà bà con thường gọi bằng một cái tên chung là sâu rầy) thì còn vô số loài côn trùng, nhện...không những không gây hại cho cây trồng mà ngược lại chúng còn giúp bà con nông dân tiêu diệt sâu rầy, những nhà chuyên môn gọi những con này là thiên địch hay kẻ thù tự nhiên của sâu rầy, đã có người gọi chúng bằng một cái tên rất hình tượng và dễ hiểu đó là "những người bạn của nông dân". 2.6.1. Nhóm ong ký sinh Ong xanh Tên khoa học: Tetrastichus Schoenobii Họ: Eulophidae Bộ: Hymenoptera Những ký sinh trứng sâu đục thân có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc làm giảm mật độ sâu đục thân trên ruộng, chúng là những con ong rất nhỏ, bằng khoảng hạt cát, chúng dễ dàng diệt trên 70% trứng sâu đục thân trên ruộng. Từng con ong cái lùng kiếm những ổ trứng sâu đục thân để đẻ những quả trứng nhỏ xíu của ong vào trong đó. Những trứng sâu đục thân đã bị ký sinh sẽ bị tiêu diệt bởi những con ong phát triển ở bên trong. Kể từ khi trứng ong được đẻ vào bên trong trứng sâu đục thân cho tới khi ong đã phát triển hoàn toàn và chui ra khỏi quả trứng của sâu đục thân, thời gian này khoảng 2 tuần. Ong kén nhỏ ký sinh sâu đục thân Tên khoa học: Phanerotoma sp. Họ: Braconidae Bộ: Hymenoptera Sâu non sâu đục thân bị ký sinh theo nhiều cách khác nhau. Đôi khi sâu non đã bị lộ ra ngoài một số loài ký sinh có khả năng đẻ trứng vào bên trong cơ thể sâu non sâu đục thân bằng cách thọc cái ống dài đựng trứng của nó (ống dẫn trứng) vào bên trong cơ thể sâu non. Trứng của ký sinh phát tiển bên trong sâu đục thân và tùy theo loài ong, trứng sẽ nở ra ong ở giai đoạn sâu non hoặc nhộng của sâu đục thân. Sự phát triển của ong bên trong cơ thể sâu đục thân và sự nở ra ong trưởng thành cuối cùng sẽ diệt con sâu non sâu đục thân. Ong đa phôi ký sinh sâu cuốn lá Tên khoa học: Copidosomopsis nacoleiae Họ: Encyrtidae Bộ: Hymenoptera Loài ong ký sinh trứng thú vị nhất khá phổ biến là loài ong đa phôi Copidoso mopsis. Con ong này đẻ một trứng của nó vào quả trứng của sâu cuốn lá. Nhưng một quả trứng ong có thật này đã phân chia mãi thành nhiều trứng. Sau cùng từ một quả trứng ong đơn độc ở trong trứng sâu cuốn lá đã phát triển thành trên 200 con ong. Những con ong này đồng nhất về mặt di truyền. Những con ong trưởng thành nhỏ xíu này sẽ nở ra từ một con sâu non đã phát triển của sâu cuốn lá. Có thể thấy nhộng của những con ong nhỏ này đầy ở trên cơ thể sâu non tuổi lớn của sâu cuốn lá. Ong ký sinh trứng rầy Tên khoa học: Gonatocerus spp. Họ: Mymaridae Bộ: Hymenoptera Ong ký sinh trứng rầy là những con ong đen rất nhỏ, to bằng khoảng hạt cát. Khi đã tìm thầy trứng rầy, ong đẻ trứng của nó vào bên trong trứng của rầy. Một số loài ong có thể đẻ mỗi ngày 30 trứng. Trong mỗi trứng rầy có 11 con ong phát triển trong đó. Thời gian để con ong phát triển thành con trưởng thành là hai tuần. Sự phát triển của ong đã tiêu diệt trứng rầy. Khi mật độ quần thể rầy lên cao. Một số lượng lớn trứng rầy trên ruộng có thể bị ký sinh. Trứng rầy bị ký sinh thường có màu đen, đôi khi hơi đỏ, còn trứng rầy không bị ký sinh có màu trắng và khi đã đẻ được vài ngày thì trên trứng đó có một đốm đỏ. Ong đen ký sinh bọ xít Tên khoa học: Telenomus cyrus Họ: Scelionidae Bộ: Hymenoptera Những ký sinh trên trứng này là những con ong nhỏ màu đen, lớn bằng cỡ một hạt cát. Con ong tìm thấy ổ trứng do bọ xít cái nằm trên ổ trứng để bảo vệ trứng. Do bọ xít cái tiết ra mùi nặng nên giúp cho ong tìm ra được trứng. Những trứng bọ xít bị ký sinh thường xám màu hơn các trứng không bị ký sinh. Một số ổ trứng bắt được có thể chỉ còn có vỏ trứng, do ấu trùng hoặc ký sinh đã nở rộng. Có thể dễ dàng xác định một quả trứng đã nở ra ấu trùng bọ xít hay đã nở ra ký sinh bằng cách quan sát hình dáng lổ thủng trên đỉnh quả trứng. Nếu đỉnh quả trứng bị nứt ra theo một đường vòng đều đặn thì trứng đó đã nở ra ấu trùng. Nếu vết nứt đỏ nham nhở, có nghĩa là trứng này đã nở ra một ký sinh. Ong xanh mắt đỏ Tên khoa học: Trichomalopsis Họ: Pteromalidae Bộ: Hymenoptera Những ký sinh trên trứng này là những con ong nhỏ màu đen, lớn bằng cỡ một hạt cát. Con ong tìm thấy ổ trứng do bọ xít cái nằm trên ổ trứng để bảo vệ trứng. Do bọ xít cái tiết ra mùi nặng nên giúp cho ong tìm ra được trứng. Những trứng bọ xít bị ký sinh thường xám màu hơn các trứng không bị ký sinh. Một số ổ trứng bắt được có thể chỉ còn có vỏ trứng, do ấu trùng hoặc ký sinh đã nở rộng. Có thể dễ dàng xác định một quả trứng đã nở ra ấu trùng bọ xít hay đã nở ra ký sinh bằng cách quan sát hình dáng lổ thủng trên đỉnh quả trứng. Nếu đỉnh quả trứng bị nứt ra theo một đường vòng đều đặn thì trứng đó đã nở ra ấu trùng. Nếu vết nứt đỏ nham nhở, có nghĩa là trứng này đã nở ra một ký sinh. 2.6.2. Nhóm bắt mồi Nhện lùn: (Atypena Formosana) thuộc họ Linyphiidae bộ Araneae. Có cơ thể rất nhỏ, một con nhện có thể ăn 4-5 con rầy nâu và rầy xanh mỗi ngày. Nhện ăn thịt: (Lycosa pseudoannulata) thuộc họ Lycosidae, bộ Araneae. Chúng chủ động tấn công rầy rất nhanh. Một con nhện trưởng thành có thể ăn thịt từ 5-15 con rầy nâu mỗi ngày. Ngòai rầy nâu chúng còn tấn công nhiều loài sâu hại khác như bướm của các loài sâu thuộc Bộ cánh phấn... Nhện chân dài: (Tetragnatha maxillosa) thuộc họ Tetragnathidae, bộ Araneae. Có thân và chân dài, thích ở vùng ẩm, chúng rình mồi ở lưới vào buổi sáng, chăng lưới loại hình tròn nhưng rất yếu. Nhện lưới: (Argiope catenulata) thuộc họ: Araneidae, bộ: Araneae. Có màu sặc sỡ và chăn màng hình tròn. Con cái có các vạch vàng và xám trắng ở bụng. Con đực nhỏ hơn và có màu nâu đỏ. Ban ngày trời nóng con đực, con cái tìm chỗ trú dưới lá bên cạnh lưới. Khi trời có mây che phủ con cái chờ mồi ở giữa lá và con đực chờ gần đấy. Nhện nhảy: (Phidippus sp.) thuộc họ Salticidae, bộ Araneae. Có mắt lồi, khi bị động chúng di chuyển không nhanh, thân nhện nhảy có lông nâu, thích sống ở vùng đất khô. Chúng thường ẩn trong màng và chờ mồi (bọ rầy, rầy xanh và các côn trùng nhỏ). Bọ xít mù xanh (Cyrtorhinus lividipennis): Cơ thể nhỏ cỡ bằng con rầy nâu, cánh mầu xanh, mỗi con một ngày có thể "ăn" từ 7-10 trứng, hoặc 1-5 con rầy. Bọ cánh cứng ba khoang: Tên khoa học là Coleoptera, là loài côn trùng có thân cứng, hoạt động mạnh. Cả lúc non và trưởng thành đều tích cực tìm sâu cuốn lá. Ta có thể thấy bọ cánh cứng ba khoang trong ổ lá do sâu cuốn lá cuốn. Mỗi con thiên địch phàm ăn từ 3-5 sâu non mỗi ngày. Con trưởng thành cũng tìm bọ rầy và ve để làm mồi. Nấm gây bệnh cho rầy nâu: Gồm một số loài như Hirsutella citriformis; Beauvenia bassiana... là những loài nấm khi xâm nhập vào con rầy nâu, chúng phân hủy "thịt" con rầy thành thức ăn cho chúng. Con đuôi kìm: Tên khoa học là Eborerellia, đặc điểm của loài bọ đuôi kìm là có một đôi càng sau như cái hình kẹp, dùng để tự vệ nhiều hơn là để bắt mồi. Eborerellia màu đen bóng, giữa các đốt bụng có khoang trắng và có điểm trắng đầu đỉnh râu. Con cái chăm sóc số trứng chúng đẻ, mỗi con đẻ 200-350 trứng. Con trưởng thành sống từ 3-5 tháng và hoạt động chủ yếu vào ban đêm. Loài bọ này chui vào các rãnh sâu đục thân đã đục để tìm sâu non. Đôi khi chúng trèo lên lá để tìm mồi sâu cuốn lá. Mỗi ngày chúng ăn từ 20-30 con mồi. Kiến ăn thịt: (Solenopsis geminata) thuộc họ Formicidae, bộ Hymenoptera, là các loài kiến lửa và chúng đốt rất đau.Kiến có màu nâu đỏ, làm tổ trên ruộng khô hoặc trên các bờ ruộng lúa ướt. Thiên địch của nhiều loại côn trùng. Trên đây chỉ là một vài loài trong vô số những loài thiên địch của rầy nâu và sâu hại khác. Nếu biết bảo vệ những người bạn tốt của chúng ta thì chắc chắn chúng ta sẽ tiết kiệm được tiền mua thuốc trừ sâu và công phun xịt thuốc. Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 3.1.1 Thời gian nghiên cứu Đề tài tiến hành trong 3 tháng, từ tháng 12 năm 2010 đến tháng 02 năm 2010. 3.1.2 Địa điểm nghiên cứu Địa điểm điều tra: Vườn dưa leo của các hộ nông dân xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, Tp.HCM. 3.1.2.1. Điều kiện tự nhiên Củ Chi là huyện ngoại thành phía Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố 60 km theo đường Xuyên Á. Phía Bắc giáp huyện Trảng Bàng của tỉnh Tây Ninh. Phía Nam giáp huyện Hóc Môn. Phía Đông ngăn cách với tỉnh Bình Dương bởi sông Sài Gòn. Phía Tây giáp tỉnh Long An. Huyện Củ Chi có 20 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích tự nhiện 434,50 km2, dân số là 326.716 người (2008), mật độ dân số 752 người/km2. Củ Chi cùng với các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Quận 12 là các vùng trồng rau chuyên canh cung cấp lượng rau xanh lớn cho toàn Thành phố Hồ Chí Minh và một phần nhỏ phục vụ xuất khẩu. 3.1.2.2. Điều kiện thời tiết khí hậu khu vực thành phố Hồ Chí Minh Số liệu khí tượng được thu thập từ tháng 01/2010 – 05/2010 Bảng 3.1: Tình hình thời tiết, khí hậu khu vực TP. HCM Thời gian Nhiệt độ không khí (0C) Ẩm độ không khí ( %) Lượng mưa trung bình (mm) 01/2010 27,3 71 23,0 02/2010 28,4 70 0 03/2010 29,4 68 3,9 04/2010 30,4 70 9,9 05/2010 31,3 70 8,8 Nguồn: Theo Trạm Khí tượng thủy văn Tân Sơn Hòa, TP. Hồ Chí Minh (2010) 3.2. Nội dung nghiên cứu Điều tra tình hình sử dụng thuốc hóa học trên cây dưa leo tại địa bàn huyện Củ Chi - TP.HCM. Điều tra sự đa dạng thành phần sâu hại và thiên địch trên cây dưa leo canh tác theo phương pháp truyền thống và phương pháp an toàn tại huyện Củ Chi – Tp.HCM. Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc hóa học đến sự đa dạng sinh học hệ chân khớp và nhện trên vườn dưa leo. 3.3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Vật liệu nghiên cứu Các loại bẫy: Bẫy hầm và thu bắt bằng vợt (hình 3.1) Dung dịch cho vào bẫy gồm 20% nước rửa chén và 80% nước lã. Kính lúp soi nổi, máy ảnh, sổ tay ghi chép. Vật dụng giữ mẫu: túi nilon, lưới lọc, kẹp đầu nhọn, lọ đựng mẫu và nhãn ghi. Vườn dưa leo sản xuất theo phuong pháp an toàn và vườn dưa leo sản xuất theo phuong pháp truyền thống tại huyện Củ Chi, Tp. HCM. Hình 3.1: Bẫy hầm 3.3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.3.2.1 Điều tra sự đa dạng thành phần côn trùng trên cây dưa leo tại huyện Củ Chi, Tp. HCM. Vườn dưa leo sản xuất theo phương pháp an toàn (PPAT) (hình 3.2) Chọn vườn dưa leo đại diện phun thuốc ít ở xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi. Diện tích ruộng điều tra 300 - 400 m2/vườn x 3 vườn, trồng cây dưa leo giống dưa leo xanh ở địa phương. Các hộ nông dân này tham gia chương trình sản xuất rau sạch của địa phương. Ngày gieo hạt: 27/10/2010 Kĩ thuật trồng: Ngâm hạt giống trong nước sạch khoảng 4 giờ, sau đó vớt hạt, rửa sạch nhớt, để thật ráo nước, đem ủ hạt ở nhiệt độ từ 29 – 310C từ 1 – 2h. Sau khi ngâm khoảng 24 – 30 giờ hạt bắt đầu nảy mầm. Chọn hạt nứt nhanh (nẩy mầm đem gieo), ủ lại những hạt chưa nảy mẩm. Lên liếp: rộng khoảng 1 – 1,2m, cao 20 – 25 cm, chừa mương rộng khoảng 50 – 70 cm để chứa nước tưới. Trước khi trồng khoảng 7 – 10 ngày, bón lót (phân chuồng + urea) 3 lần thúc (phân urea + kali + DAP), phân bón lá, kích thích ra hoa đậu quả. Mỗi liếp trồng hai hàng cách nhau  40 – 50 cm, mỗi hốc cách nhau khoảng 20 – 25 cm, mỗi hốc gieo 1 – 2 hạt, gieo thêm một số hạt vào bầu đất để trồng dặm. Ngay sau khi gieo hạt thì tưới nước thường xuyên, ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều, tới giai đoạn cây ra hoa thì tưới rãnh để tránh rụng hoa. Khi cây có tua cuốn thì cắm chà gai làm giàn (cao 2 – 2,5m). Thu hoạch: sau khi gieo được khoảng 30 – 40 ngày cho thu hoạch, thu hoạch đến khi dưa leo tàn. Hình 3.2: Vườn dưa sản xuất theo phương pháp truyền thống Vườn dưa leo sản xuất theo phương pháp truyền thống (PPTT) (hình 3.3) Chọn vườn dưa leo đại diện phun thuốc nhiều ở ấp Bàu Đưng, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, Tp.HCM. Diện tích vườn điều tra 300 – 400 m2/vườn x 3 vườn, gieo giống dưa leo xanh. Ngày gieo hạt: 12/11/2010 Kỹ thuật trồng: Ngâm hạt giống trong nước sạch khoảng 4 giờ, sau đó vớt hạt, rửa sạch nhớt, để thật ráo nước, đem ủ hạt ở nhiệt độ từ 29 – 310C từ 1 – 2h. Sau khi ngâm khoảng 24 – 30 giờ hạt bắt đầu nảy mầm. Chọn hạt nứt nhanh (nẩy mầm đem gieo), ủ lại những hạt chưa nảy mẩm. Lên liếp: rộng khoảng 1 – 1,2m, cao 20 – 25 cm, chừa mương rộng khoảng 50 – 70 cm để chứa nước tưới. Trước khi trồng khoảng 7 – 10 ngày, bón lót (phân chuồng + urea) 3 lần thúc (phân urea + kali + DAP), phân bón lá, kích thích ra hoa đậu quả. Mỗi liếp trồng hai hàng cách nhau  40 – 50 cm, mỗi hốc cách nhau khoảng 20 – 25 cm, mỗi hốc gieo 1 – 2 hạt, gieo thêm một số hạt vào bầu đất để trồng dặm. Ngay sau khi gieo hạt thì tưới nước thường xuyên, ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều, tới giai đoạn cây ra hoa thì tưới rãnh để tránh rụng hoa. Khi cây có tua cuốn thì cắm chà gai làm giàn (cao 2 – 2,5m). Thu hoạch: sau khi gieo được khoảng 30 – 40 ngày cho thu hoạch, thu hoạch đến khi dưa leo tàn. Hình 3.3:Vườn dưa leo sản xuất theo phuong pháp an toàn Phương pháp thực hiện Trên mỗi ruộng chọn 5 điểm chéo góc. Tại mỗi điểm tiến hành điều tra thu thập mẫu bằng phương pháp đặt bẫy, vợt và điều tra trên cây. Cách đặt bẫy : Bẫy hầm (hình 3.1) : Bẫy hầm được làm bằng ly nhựa có kích thước cao 12,5 cm, đường kính miệng ly rộng 8cm, đường kính đáy rộng 4,5 cm, có nắp đậy. Trên nắp khoét miệng tròn đường kính 4,5 cm. Đổ nước vào khoảng 1/3 ly nhựa. Dùng một tấm bìa carton làm mái che cho bẫy tránh sương, nước rơi vào bẫy. Cách đặt bẫy: Chôn bẫy xuống đất, sao cho miệng bẫy ngang bằng với mặt đất để côn trùng khi bò ngang sẽ rơi xuống bẫy. Tại mỗi điểm trên ruộng đặt 5 bẫy hầm, khoảng cách giữa các bẫy là 1,5 – 2 m. Bẫy được đặt theo sơ đồ 5 điểm chéo góc của mỗi điểm trên vườn cần điều tra (hình 3.1). Số mẫu thu trên 1 vườn dưa leo là: 5 điểm x 5 bẫy/điểm x 6 lần = 150 mẫu. Vợt Dùng một khoanh kẽm quấn tròn, luồng 1 tấm vải lưới vào khoanh kẽm rồi cột chặt vào một khúc cây dài khoảng 2 – 3m. Cách vợt: vợt côn trùng trên 5 điểm đã chọn, mỗi điểm vợt 5 lần vợt (mỗi điểm vợt cách nhau 5 bước). Tiến hành thu thập bằng vợt cùng ngày thu mẫu ở bẫy hầm với thời gian vợt là từ 4 giờ đến 5 giờ chiều. Số mẫu thu trên mỗi vườn dưa leo là 5 điểm x 5 lần vợt/điểm x 6 lần = 150 mẫu. Phân loại và xử lý mẫu Toàn bộ mẫu sau khi thu, được phân loại theo nhóm bộ, họ côn trùng và cho vào hũ nhựa riêng biệt, trên hũ nhựa có nhãn ghi đầy đủ: loại bẫy, điểm thu, loại cây, tên chủ ruộng, ngày thu mẫu, … Quan sát trực tiếp các loài sâu hại và thiên đich ngoài đồng ruộng. Điều tra thu bắt tất cả các đối tượng. Tiến hành phân loại và định danh các đối tượng thu được. 3.3.2.2. Chỉ tiêu ghi nhận Thành phần và số lượng các loài chân khớp có trên vườn dưa leo điều tra. Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu trên các vườn dưa leo. Chủng loại thuốc sử dụng trong sản xuất dưa leo ở 2 mô hình. Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc hóa học đến thành phần các loài chân khớp có trên vườn dưa leo. Mật độ một số loài sâu hại chính 3.3.2.3.Lịch thu mẫu Định kỳ điều tra: 7 ngày/lần Định kỳ vợt mẫu Định kỳ thu mẫu ở các bẫy: 2 ngày/lần 3.3.3. Thành phần các loài chân khớp có trên vườn dưa leo điều tra. Bảng 3.2: Thành phần các loài chân khớp có trên vườn dưa leo STT Tên khoa học Bộ Họ Sâu hại 1 Sâu ăn lá (Diaphania sp) Cánh Vảy (Lepidoptera) Ngài Sáng (Pyralidae) 2 Sâu khoang (Spodoptera litura) Lepioptera Noctuidae 3 Sâu xanh đục quả (Heliothis armigera) Lepidoptera Noctuidae 4 Bọ trĩ (Thrips palmi Karny) Thysanoptera Thripidae 5 Bọ dưa (Aulacophora similis) Cánh Cứng (Coleoptera) Ánh Kim (Chrysomelidae) 6 Ruồi đục lá (Liriomyza trifolii) Hai Cánh (Diptera) Agromyzyiidae 7 Bọ rùa (Epilachna vigintioctopunctata) Cánh Cứng (Coleoptera) Bọ Rùa (Coccinellidae) 8 Bọ xít nâu (Cyclopelta obscura Le Peletier et Serville) Cánh Nửa Cứng (Hemiptera) Bọ xít 5 Cạnh (Pentatomidae) Bắt mồi 9 Nhện linh miêu (Oxyopes javanus) Araneae Oxyopidae 10 Bọ rùa đỏ (Micraspis sp) Coleoptera Coccinellidae 11 Bọ rùa 6 chấm (Menochilus sexmaculatus Fabricius) Coleoptera Coccinellidae Côn trùng thụ phấn 12 Ong mật (Apis spp) Apidae Hymenoptera Qua 2 tháng điều tra, đã thu thập được 12 loài côn trùng và nhện xuất hiện trên cây dưa leo ở Củ Chi. Trong đó có 8 loài gây hại và 4 loài có lợi. Các loài có hại xuất hiện rất thường xuyên với số lượng đáng kể. Trong khi các loài có lợi, tuy thường xuyên bắt gặp nhưng số lượng không đáng kể. Như vậy, so với các kết quả đã công bố về đa dạng sinh học trên cây dưa leo, mức độ đa dạng về thành phần các loài có ích trên cây dưa leo ở Củ Chi khá nghèo. Phải chăng, việc canh tác dựa chủ yếu vào biện pháp hóa học ở đây đã gây ảnh hưởng đến sự đa dạng các loài chân khớp trên vườn dưa leo? Điều này ít nhiều sẽ được giải thích ở phần 3.3.2.3. 3.3.4. Đặc điểm các loài chân khớp khảo sát được trên vườn dưa leo Sâu ăn lá - Tên khoa học: Diaphania sp - Họ: Pyralidae - Bộ: Lepidoptera - Đặc điểm hình thái + Trưởng thành: Là loại bướm trắng bạc, với cánh có đường viền nâu xung quanh, đầu và 2 đốt ngực cũng có màu nâu, cuối đốt bụng cũng có màu nâu và chùm lông của cơ quan sinh sản có màu vàng nâu. + Trứng: hình ô van hơi nhọn. Ấu trùng: màu sắc thường thay đổi, nhưng có màu xanh lá cây ở tuổi lớn, có 5 tuổi, dài khoảng 18 -25 mm. + Nhộng: chuyển từ màu xanh sang màu nâu khi phát triển. (a) (b) Hình 3.4: Sâu ăn lá (a): Bướm; (b): Sâu non - Đặc điểm gây hại: + Sâu cuốn lá gây hại bằng cách nhả tơ cuốn lá non lại và ở bên trong ăn lá hoặc cạp vỏ trái non. - Diễn biến số lượng Sâu khoang - Tên khoa học: Spodoptera litura - Họ :Noctuidae - Bộ :Lepioptera - Đặc điểm hình thái + Thành trùng là 1 loài ngài đêm màu nâu đen, cánh trước có những hình dáng rất phức tạp. Ở 1/3 kể từ gốc cánh có 1 vệt trắng từ mép cánh trước đến giữa cánh. Khi đậu cánh xếp hình mái nhà, vệt sáng tạo trên cánh giống hình chữ V. Cánh sau màu trắng bóng có ánh tím. + Trứng hình bán cầu, có khoảng 36-39 đường gân từ đỉnh trứng -> đáy trứng cắt những đường gân ngang quanh trứng tạo những ô nhỏ quanh trứng và có lông bao phủ. + Ấu trùng mới nở màu xanh nhạt đến tối, có 3 vệt (vệt giữa lưng và 2 vệt phụ lưng) chạy dài từ đầu đến cuối bụng. Trên vạch phụ lưng mỗi đốt xuất hiện 1 vệt đen hình bán nguyêt. Riêng đốt bụng thứ 1 và 8 vệt đen hình bán nguyệt lớn dính liền với phần kia phụ thân tạo thành đốm đen => gọi là sâu khoang (loang lỗ). + Nhộng màu nâu bóng, cuối bụng có 1 cặp gai ngắn. Hình 3.5: Sâu khoang - Đặc điểm gây hại + Sâu trưởng thành hoạt động vào chiều tối, ban ngày trong bụi rậm, cành cây, thường đẻ trứng trên mặt trên của lá. + Sâu non mới nở sống tập trung và gậm những biểu mô của lá. Sang tuổi 2 sâu phân tán, xuất hiện 2 đốm đen, chưa có phản ứng với ánh sáng. Tuổi 3 xuất hiện 3 vạch chính, màu sắc sâu non thay đổi và có phản ứng với ánh sáng, phần lớn chúng hoạt động mạnh vào sáng sớm hoặc chiều mát. Khi có ánh sáng mặt trời sâu ẩn ở phía dưới lá hoặc trốn vào đất. + Ở tuổi 2-3 sâu có thể ăn lủng lá đục thành những lỗ nhỏ. + Tuổi 4-5 có khả năng phá hại mạnh ăn những mảng lá lớn, chừa lại gân chính, đôi khi chừa lại cuống lá, có phản ứng với ánh sáng rất mạnh. + Tuổi 6 sâu hoạt động ít, ăn ít, cơ thể ngắn lại. Cuối tuổi 6 sâu không ăn, chui xuống đất, tạo thành nôi và hoá nhộng, đôi khi trong lá khô hoặc tàn dư thực vật. - Diễn biến số lượng Sâu xanh đục quả - Tên khoa học: Heliothis armigera - Họ: Noctuidae - Bộ: Lepidoptera - Đặc điểm hình thái + Bướm trưởng thành màu nâu có sải cánh khoảng 30-40 mm, cánh được điểm bằng các đường màu xám sẫm.Trứng mới đẻ có màu ngả vàng, sau đó chuyển thành màu nâu. + Sâu non có màu xanh nhạt, hồng hoặc nâu sẫm, trên mình sâu có một dãy đen mờ dần. + Sâu non có 5-6 tuổi. Sâu non hóa nhộng trong đất, nhộng có màu nâu sáng. - Đặc điểm gây hại + Sâu non mới nở ăn lá non, sau đó cắn chui vào quả từ cuống. Các lá và các chùm hoa bị sâu ăn có thể bị gãy. Thiệt hại nặng nhất là khi sâu non xâm nhập vào quả. Những quả mới hình thành khi sâu tấn công thường bị rụng, những quả lớn hơn có thể bị thủng và thối. Hình 3.6: Sâu đục quả - Diễn biến số lượng Bọ trĩ (bù lạch) - Tên khoa học: Thrips palmi Karny - Họ: Thripidae - Bộ: Thysanoptera - Đặc điểm hình thái và sinh học + Bù lạch có cơ thể rất nhỏ, khoảng 1 mm, màu nâu nhạt. Miệng phát triển cho việc chích hút. Chân của bù lạch rất đặc biệt là đốt bàn không có móng mà tận cùng bằng một mảnh nhỏ. + Trứng bù lạch hình trái thận, nở trong thời gian từ 3 - 10 ngày. + Ấu trùng rất giống thành trùng nhưng màu nhạt hơn, phát triển trong thời gian từ 4 - 7 ngày. +Thành trùng từ 8 - 18 ngày, vòng đời khoảng 25 ngày. - Đặc điểm gây hại Bù lạch thường đẻ trứng trong mô lá. Cả ấu trùng và thành trùng bù lạch thường sống ở mặt dưới lá và hay chui vào gần gân để trốn, do đó rất khó nhìn thấy và thuốc trừ sâu cũng rất khó tiếp xúc được với chúng. Bù lạch thường chích cho nhựa cây chảy ra để hút ăn, đôi khi còn cạp cả mô lá hoặc cây. Lá cây bị bù lạch gây hại sẽ có dạng quăn queo, lá non biến dạng và bị cong xuống phía dưới. Hình 3.7: Trứng của bọ trĩ - Diễn biến số lượng Bọ dưa - Tên khoa học: Aulacophora similis (Oliver) - Họ Ánh Kim (Chrysomelidae) - Bộ Cánh Cứng (Coleoptera) - Đặc điểm hình thái – sinh học + Thành trùng có chiều dài thân từ 6 - 8 mm, cánh màu vàng nâu, mắt đen, râu dài rất linh động. Đời sống của thành trùng rất dài, khoảng 100 - 200 ngày. Một thành trùng cái đẻ khoảng 200 trứng. + Trứng rất nhỏ, dài khoảng 0,8 mm và rộng 0,3 mm, màu vàng xanh khi mới đẻ và màu vàng nâu khi sắp nở. Thời gian ủ trứng từ 8 - 15 ngày. + Ấu trùng mới nở màu trắng sữa, sau thành màu vàng nâu, đầu màu nâu, điểm đặc biệt là có 1 đôi chân giả. Ấu trùng có 3 tuổi với thời gian phát triển từ 18 đến 35 ngày. + Nhộng màu nâu nhạt, thời gian nhộng từ 5 - 14 ngày. Nhộng được hình thành trong đất, bên ngoài bao phủ bằng một kén tơ rất dày. Nhộng phát triển trong thời gian từ 4 - 14 ngày. + Vòng đời bọ dưa từ 80 - 130 ngày. - Triệu chứng gây hại + Thành trùng hoạt động mạnh vào ban ngày, nhất là khi có nắng lên. Thành trùng cái đẻ trứng thành từng nhóm từ 2 - 5 cái lúc sáng sớm hay chiều tối và đẻ trong đất, gần gốc cây hay trong rơm rạ. + Thành trùng cạp lớp biểu bì và phần mô diệp lục mặt trên lá thành một đường vòng, sau đó, phần bị cạp ăn sẽ đứt lìa khỏi lá. Thành trùng thường tấn công cây con khi có hai lá đơn dầu tiên, nếu mật số cao có thể ăn rụi hết lá lẫn đọt non. Cây trồng trong mùa nắng bị thiệt hại nhiều hơn trong mùa mưa. + Ấu trùng sau khi nở ăn rễ cây và đục vào gốc làm cây bị vàng héo, chậm phát triển hoặc chết đột ngột. Các vết ăn phá của ấu trùng trên rễ, gốc cây còn là nơi xâm nhập của vi khuẩn hay nấm làm dây dưa bị chết. Hình 3.8: Bọ dưa - Diễn biến số lượng Ruồi đục lá - Tên khoa học: Liriomyza trifolii (Burgess) - Họ: Agromyzyiidae - Bộ Hai Cánh (Diptera) - Đặc điểm hình thái – sinh học + Thành trùng rất nhỏ, dài từ từ 1,3 - 1,5 mm, màu đen bóng, nhưng một phần cơ thể, gồm cả phiến mai trên ngực có màu vàng. Mắt kép màu đen bóng. Cánh trước có chiều dài khoảng 1,4 mm, rộng 0,60 mm. Cánh sau thoái hóa còn rất nhỏ, màu vàng nhạt. Bụng và chân có nhiều lông, chân màu vàng, đốt chày và đốt bàn màu đen, bàn chân 5 đốt, đốt cuối có 2 móng cong màu đen. + Trứng rất nhỏ, màu trắng hồng, tròn, đường kính khoảng 0,2 mm. + Ấu trùng có chiều dài khoảng 2 mm, màu vàng nhạt khi mới nở, sau chuyển thành màu vàng đậm. Cơ thể có 10 đốt, miệng dạng móc câu màu đen. Thời gian phát triển của ấu trùng từ 3 - 4 ngày. + Nhộng có chiều dài khoảng 1,5 mm, rộng 0,7 mm. Thời gian phát triển của nhộng từ 6 - 8 ngày. - Triệu chứng gây hại + Thành trùng hoạt động mạnh từ 7 - 9 giờ sáng và từ 4 - 5 giờ chiều. Thành trùng cái dùng bộ phận đẻ trứng rạch mặt lá tạo nhiều lỗ. Trong số đó có một số lổ chứa trứng, chỉ khoảng 1%, phần lớn các lỗ còn lại dùng làm thức ăn cho thành trùng cái và đực do chất lỏng tiết ra từ vết chích. Các lỗ đục thường xuất hiện ở chóp lá hay dọc theo 2 bìa lá. + Ruồi gây hại cho cây bằng cách đục thành những đường ngoằn ngoèo ở mặt trên lá, lúc đầu đường đục nhỏ, càng lúc càng to dần cùng với sự phát triển của cơ thể ấu trùng. Đường đục xuất hiện ở cả hai mặt lá nhưng thấy rõ nhất là ở mặt trên lá. Khi trưởng thành, dòi đục thủng biểu bì chui ra ngoài và làm nhộng trên mặt lá hay trên các bộ phận khác của cây hoặc buông mình xuống đất làm nhộng. + Các vết đục khắp mặt lá làm cho lá bị khô, trái nhỏ, giảm phẩm chất của trái, nếu trầm trọng làm năng suất giảm. Hình 3.9: Ruồi đục lá - Diễn biến số lượng: Qua các lần khảo sát số lượng ruồi khào sát rất ít chỉ từ 1 đề 2 con thậm chí có tuần không có Bọ rùa - Tên khoa học: Epilachna vigintioctopunctata (Fabricius) - Họ Bọ Rùa (Coccinellidae) - Bộ Cánh Cứng (Coleoptera) - Đặc điểm hình thái – sinh học + Thành trùng có cánh màu đỏ cam, có 28 chấm đen trên cánh. Cơ thể có chiều dài từ 5 - 7 mm và rộng từ 4 - 6 mm. Thành trùng cái sống khoảng 51 ngày và thành trùng đực sống từ 40 - 45 ngày. + Trứng hình thoi, màu vàng, thường được đẻ thành từng khóm từ 9 - 55 cái ở mặt dưới lá và được xếp thẳng đứng với mặt lá. Trứng dài từ 1,2 - 1,5 mm. Một thành trùng cái có thể đẻ từ 250 - 1000 trứng trong thời gian từ 3 - 5 ngày. Thời gian một thành trùng cái đẻ 1 ổ trứng kéo dài 20 - 30 phút. Khi sắp nở trứng có màu vàng sậm. Trứng của loài này nở rất đồng loạt và có tỉ lệ nở từ 95 - 100%. + Ấu trùng có 4 tuổi, phát triển trong thời gian từ 16 - 23 ngày. Khi sắp nở, ấu trùng cắn đỉnh vỏ trứng rồi dùng cử động của chân để chui ra ngoài. Thời gian chui ra của một ấu trùng mất trung bình 30 phút. Sau khi nở, ấu trùng tập trung tại vỏ trứng từ 12 - 15 giờ và ăn hết vỏ trứng hay ăn các trứng chưa nở kịp hoặc không nở đến khi không còn trứng nào chúng mới phân tán tìm thức ăn. Ấu trùng màu vàng khi mới nở, lớn đủ sức màu đậm. Trên khắp mình có gai nhỏ màu nâu đậm mọc thẳng góc với da. Chi tiết trong từng tuổi của ấu trùng như sau: + Tuổi 1: cơ thể có chiều dài từ 1 - 1,2 mm và chiều rộng từ 0,5 - 0,6 mm; toàn thân màu vàng, trên thân có 6 hàng gai, phát triển từ 2 - 3 ngày, trung bình 2,9 ngày. + Tuổi 2: cơ thể có kích thước 2,1 x 0,9 mm; màu vàng, 6 hàng gai trên thân đã hiện rõ, phát triển từ 2 - 4 ngày, trung bình 2,3 ngày. + Tuổi 3: cơ thể có kích thước 3,5 x 1,2 mm; màu vàng, các chi tiết khác giống như tuổi 2 và phát triển từ 2 - 4 ngày, trung bình 2,7 ngày. + Tuổi 4 kéo dài từ 4 - 5 ngày, trung bình 4,6 ngày. Cơ thể có kích thước khoảng 5 x 2 mm. + Nhộng màu vàng nhạt gần như trắng với nhiều đốm màu nâu đậm trên thân và chuyển sang vàng khi sắp vũ hóa. Nhộng có chiều dài từ 5 - 6 mm, rộng từ 3 đến 4 mm. Nhộng phát triển trong thời gian từ 2 - 7 ngày và thường được hình thành ở mặt dưới lá. Trước khi làm nhộng 1 ngày, ấu trùng nằm bất động, không ăn phá và màu sắc có thay đổi chút ít, từ vàng chuyển sang vàng nhạt. Ấu trùng gắn phần cuối bụng vào lá cây xong lột xác lần cuối để thành nhộng. Trên mình nhộng có vài điểm đen, trong đó hai đốm đen ở đầu nhộng rất rõ, phần cuối nhộng có phủ một lớp gai. - Triệu chứng gây hại Cả ấu trùng và thành trùng đều sống ở mặt dưới lá, cạp biểu bì và nhu mô diệp lục của lá, chỉ còn lại biểu bì trên và gân. Mật số cao bọ rùa có thể cạp ăn trụi lá trên cây và sau đó có thể tấn công tiếp phần ngọn, trái non và cuống trái. Ấu trùng có khả năng ăn mạnh hơn thành trùng, nhất là ấu trùng tuổi 4, ăn mạnh gấp 2 - 3 lần thành trùng. Hình 3.10: Bọ rùa - Diễn biến số lượng Bọ xít nâu lớn - Tên khoa học: Cyclopelta obscura Le Peletier et Serville - Họ bọ xít Năm Cạnh (Pentatomidae) - Bộ Cánh Nửa Cứng (Hemiptera) - Đặc điểm hình thái và sinh học + Con trưởng thành màu nâu đậm, giữa ngực trước có một điểm vàng nhỏ. Bụng có chiều ngang rộng hơn 2 cánh xếp lại, phần dư ra của bụng có những đốm nhỏ màu vàng cam. Cánh sau là cánh màng mỏng màu nâu. Râu đầu 5 đốt, luôn hướng về phía trước. thời gian sống của thành trùng từ 2-4 tháng. Thành trùng đực và cái được phân biệt như sau: + Thành trùng đực có chiều dài cơ thể từ 13-14 mm, cuối bụng hơi nhọn, mặt dưới của bụng không có những đường gạch ngang rõ rệt; phần bụng đưa ra khỏi cánh màu vàng cam không nổi rõ. + Thành trùng cái cơ thể to hơn, dài từ 14-18 mm, cuối bụng tròn, màu sắc mặt dưới bụng và phần nhô ra khỏi cánh có màu sắc rõ ràng. Một thành trùng cái đẻ từ 100-200 trứng. Trứng màu nâu, dài từ 35-40 mm. Trứng được đẻ thành hàng một trên thân, đôi khi cả trên lá và trái. Số trứng trên mỗi ổ rất thay đổi, từ 7-100 cái. Đôi khi trứng được đẻ rải rác từ 3-5 cái. Thời gian ủ trứng từ 12-15 ngày. Trứng bọ xít nở rất đồng loạt, từ 1-2 ngày, với tỷ lệ khoảng 80-100%; khi sắp nở trứng chuyển sang màu nâu đậm. + Lúc nở ấu trùng đội nấp vỏ trứng và dùng cử động của thân mình trồi ra ngoài, khoảng 40 phút sau ấu trùng khô lại và cử động bình thường. Sau khi nở ấu trùng tập trung quanh ổ trứng 3-4 ngày sau mới phân tán đi nơi khác. + Ấu trùng có 5 tuổi, phát triển từ 60-80 ngày. Chi tiết trong từng tuổi của ấu trùng như sau: Tuổi 1: khi mới nở dài khoảng 1,2 mm, màu đen, mình tròn, trên mình có những vân màu vàng nhạt nổi lên, râu đầu 4 đốt. Mắt kép màu đỏ. Khoảng ngày thứ hai sau khi nở ấu trùng bắt đầu hoạt động rất nhanh nhẹn và 3 ngày sau phần bụng của ấu trùng tròn lên và có màu đỏ tươi, từ 1 - 2 ngày sau thì thay da, ấu trùng tuổi này thay da rất đồng loạt. Tuổi 2: kích thước cơ thể dài từ 2-3 mm, chung quanh bụng có rìa vàng. Ở tuổi này bọ xít bắt đầu chích hút lá cây. Ở ngoài đồng, ban ngày bọ xít thường trốn dưới nách lá hoặc những kẻ hở của cành và thân chính của cây. Tuổi 2 phát triển từ 5 đến 7 ngày, trung bình 6 ngày. Tuổi 3: cơ thể dài từ 3-5 mm. Những đường vân trên bụng đã nổi rõ. Bọ xít bắt đầu tấn công được trái. Giai đoạn này kéo dài từ 8-10 ngày, trung bình 7,5 ngày. Tuổi 4: cơ thể dài từ 5-7 mm, phát triển từ 9-23 ngày, trung bình 21,8 ngày. Mầm cánh đã bắt đầu xuất hiện. Tuổi 5: cơ thể dài từ 7-9 mm, những đường vân trên bụng rất rõ và phát triển từ 27-31 ngày, trung bình 29 ngày. - Tập quán sinh sống và cách gây hại + Thành trùng sau khi bắt cặp từ 1-3 ngày thì bắt đầu đẻ trứng. Số lượng trứng đẻ cao nhất ở ngày đầu và giảm khá nhiều ở ngày thứ ba. + Sau khi nở ấu trùng không ăn mà chỉ cần đủ ẩm độ để sống. Từ tuổi 2 trở đi, ấu trùng bắt đầu phân tán đi chích hút các bộ phận của cây. Phần thịt chung quanh vết chích bị sượng và cứng.. + Loài này có tập quán sống tập trung, ở một cây sẽ thấy cả ấu trùng và thành trùng cùng tập trung dọc theo thân và trên những trái có lá đậu che mát. Lúc trời nắng gắt bọ xít thường ẩn dưới lá hoặc dọc thân cây, phần có lá che mát. Thành trùng và ấu trùng tuổi 4-5 ăn phá rất mạnh. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy với mật số 10 con trên một cây dưa bọ xít có thể làm thiệt hại năng suất từ 50-60% và với mật số khoảng 20 con/cây hầu như không thu hoạch được gì. Hình 3.11: Bọ xít nâu - Diễn biến số lượng Số lượng khảo sát rất ít có khi không có Nhện linh miêu Tên khoa học:Oxyopes javanus Họ: Oxyopidae Bộ:Araneae Đây là một loại nhện săn mồi, không làm màng. Con cái có 4 vạch trắng chéo, mỗi bên 2 vạch. Con đực có súc biện to. Loài nhện này sống trong tán lá lúa, thích sống ở ruộng khô và sinh sống trên ruộng lúa sau khi ruộng phát triển tán lá lúa và đã có độ che phủ cao. Hình 312: Nhện Linh miêu Bọ rùa đỏ Tên khoa học: Micraspis sp Họ: Coccinellidae Bộ: Coleoptera Bọ rùa đỏ (Micraspis sp) ; Bọ rùa vàng (M.crocea); Bọ rùa 6 chấm (Menochilus sexmaculatus); Bọ rùa 8 chấm (Harmonia octomaculata). Các loài bọ rùa này có cơ thể nhỏ cỡ phân nửa hạt đậu xanh. Cả con trưởng thành và con ấu trùng của những loài bọ rùa này đều ăn rầy nâu trưởng thành, rầy cám (rầy non) và trứng rầy. Mỗi ngày mỗi con có thể ăn từ 5-10 con rầy. Hình 3.13: Bọ rùa đỏ Hình 3.14: Bọ rùa 6 vệt Ong mật Tên khoa học: (Apis spp) Họ: Hymenoptera Bộ: Apidae Những thưc vật có màu sắc sặc sỡ và có hương thơm thì sẽ thu hút được loài này Các hạt phấn của các loài thực vật này nói chung là lớn hơn so với các hạt phấn mịn của thực vật thụ phấn nhờ gió (anemophily). Chúng thông thường chứa nhiều chất có giá trị dinh dưỡng đối với côn trùng, để chúng có thể sử dụng làm thức ăn và bằng cách đó một cách ngẫu nhiên phát tán các hạt phấn hoa này sang các hoa khác. Hình 3.15: Ong Từ kết quả khảo sát cho thấy lượng sâu hại ở vườn dưa leo sản xuất theo phương pháp truyền thống ít hơn so với vườn sản xuất theo phương pháp an toàn, còn thiên địch thì xuất hiện với mật độ rất ít và sau mỗi lần phun thì số lượng giảm đáng kể chứng tỏ việc sử dụng quá mức HCBVTV đã gây ảnh hưởng đến các loài sâu hại cũng như thiên địch của chúng. 3.3.5. Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu trên các vườn dưa leo Bảng 3.3: Số lần phun thuốc và thời gian cách ly trên các vườn dưa leo Vườn dưa leo Số lần phun thuốc/vụ (lần/vụ) Thời gian cách ly (ngày) Ghi chú Vườn sản xuất theo PPAT Vườn 1 10 – 12 1 – 2 Khi cây ra trái rộ Vườn 2 8 – 10 1 – 2 Vườn 3 10 – 12 1 Vườn sản xuất theo PPTT Vườn 4 20 – 22 1 Khi cây ra trái rộ Vườn 5 17 1 Vườn 6 19 – 20 Sáng phun chiều hái Bảng 3.4: Chủng loại thuốc sử dụng trong sản xuất dưa leo ở 2 mô hình STT Loại thuốc Vườn phun thuốc ít Vườn phun thuốc nhiều Công dụng Ghi chú 1 Ankill A 40 WP Phun 2 lần sau khi gieo hạt từ 7 – 10 ngày Diệt cỏ 2 Dual Gold 960 EC Phun 3 lần trước khi cây ra hoa Diệt cỏ 3 Ridomil Gold 68WP 10 - 15 ngày/lần (kết hợp với thuốc trừ sâu) 1 tuần/lần (kết hợp thuốc trừ sâu) Trị bệnh thán thư, giả sương mai Tùy tình hình bệnh mà thay đổi thuốc hoặc phun nhiều loại 4 Phytocide 50WP Trị bệnh thối trái, héo rũ, chết cây con 5 Topan 70 WP Trị bệnh đốm lá 6 Egausus 500SC 1 tuần/lần cho đến khi tàn 1 tuần/ 2 lần Trừ sâu non và nhện Tùy tình hình sâu hại mà thay đổi thuốc hoặc phun nhiều loại 7 Agtemex 4.5WDG Trừ sâu nhóm miệng nhai và chích hút 8 Trigard 100SL Trừ sâu vẽ bùa (dòi đục lá) 9 Bebahop 40WP Phun 3 lần trong vụ Phun 5 lần trong vụ Kích thích tăng trưởng Số liệu ở bảng 3.3 cho thấy, trong một vụ sản xuất dưa leo, nông dân phun từ 8 – 22 lần thuốc tập trung ở giai đoạn sinh trưởng ban đầu của cây dưa leo. Ở giai đoạn này, định kỳ phun thuốc khoảng 2 – 3 ngày/lần. Số lần phun thuốc thưa dần ở giai đoạn cây cho quả (5 – 6 ngày/lần) và ít nhất là ở giai đoạn cuối của cây. Mặc khác số lượng điều tra cũng cho thấy, do sản xuất theo phương pháp an toàn nên việc sử dụng thuốc hóa học ở các vườn sản xuất an toàn thấp hơn hẳn các vườn sản xuất theo phương pháp truyền thống. Việc thay đổi phương pháp sản xuất đã làm giảm khoảng 30 – 35% số lần sử dụng thuốc hóa học. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần cải thiện môi trường ở các vùng sản xuất rau chuyên canh như ở huyện Củ Chi. 3.3.6. Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc hóa học đến thành phần các loài có trên vườn dưa leo Bảng 3.5: Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc hóa học đến thành phần các loài chân khớp có trên vườn dưa leo STT Tên khoa học Mức độ xuất hiện Vườn sx theo PPAT Vườn sx theo PPTT 1 Sâu ăn lá (Diaphania sp) +++ ++ 2 Sâu khoang (Spodoptera litura) ++ ++ 3 Sâu xanh đục quả (Heliothis armigera) ++++ +++ 4 Bọ trĩ (Thrips palmi Karny) +++ ++ 5 Bọ dưa (Aulacophora similis) ++ + 6 Ruồi đục lá (Liriomyza trifolii) + + 7 Bọ rùa (Epilachna vigintioctopunctata) ++ + 8 Bọ xít nâu (Cyclopelta obscura Le Peletier et Serville) ++ + 9 Nhện linh miêu (Oxyopes javanus) + + 10 Bọ rùa đỏ (Micraspis sp) + + 11 Bọ rùa 6 chấm (Menochilus sexmaculatus Fabricius) + + 12 Ong mật (Apis spp) + + Ghi chú: ++++ : nhiều ++ : ít +++ : vừa + : rất ít 3.3.7. Năng suất dưa leo thu được ở các vườn Bảng 3.6: Năng suất dưa leo thu được ở hai mô hình khảo sát Lần thu Năng suất (kg/100m2) Vườn 1 Vườn 2 Vườn 3 Vườn 4 Vườn 5 Vườn 6 1 27 22 20 18 25 21 2 33 39 25 22 33 25 3 45 51 33 25 31 32 4 53 50 42 37 56 49 5 37 48 47 43 47 38 6 39 43 50 41 36 39 7 31 40 44 41 32 42 Trung bình 37,86 41,86 37,29 32,43 37,14 35,14 Tổng trung bình 86,62 83,14 Mặc dù sử dụng nhiều thuốc trừ sâu và thuốc kích thích tăng trưởng hơn nhưng sản lượng dưa leo ở mô hình phun thuốc nhiều vẫn tương đương như sản lượng dưa leo ở vườn phun thuốc ít thậm chí là ít hơn. Điều này cho thấy không phải cứ phun thuốc nhiều là sẽ cho năng suất cao mà trái lại khi phun thuốc nhiều tuy có làm giảm thành phần và số lượng sâu bệnh, nhưng mặc khác cũng làm giảm thành phần và số lượng các loài thiên địch có lợi, giảm chất lượng sản phẩm gây ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng, ngoài ra việc phun thuốc cũng gây cản trở quá trình ra hoa, đậu quả của vườn dưa leo do tiêu diệt các loài côn trùng thụ phấn. 3.4. Vấn đề ô nhiễm môi trường ở vùng nông thôn huyện Củ Chi 3.4.1. Việc sử dụng thuốc hóa học Hiện nay, kinh tế ở vùng nông thôn của nước ta nói chung và ở địa bàn huyện Củ Chi nói riêng còn tương đối khó khăn, nguồn thu nhập chủ yếu là từ việc chăn nuôi, sản xuất rau màu. Tuy nhiên, do thiếu trình độ chuyên môn nên phương pháp sản xuất của họ đã gây ô nhiễm nặng nề môi trường ở nông thôn. Sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu không đúng kỹ thuật và liều lượng. Súc rửa bình xịt, vệ sinh chân tay sau khi đã tiếp xúc với thuốc hóa học rồi xả trực tiếp nước ô nhiễm ra môi trường xung quanh thậm chí ngay khu vực sinh hoạt ăn uống của gia đình. Đa số người dân đều không sử dụng bảo hộ lao động khi tiếp xúc với phân bón và thuốc trừ sâu. Nếu có thì cũng là những dụng cụ bảo hộ thô sơ như: khẩu trang và bao tay đi nắng bình thường. Việc ăn uống ngay tại đồng ruộng tuy có đã giảm nhưng hiện vẫn còn. 3.4.2. Vấn đề quản lý chất thải rắn Không chỉ vùng nông thôn ở Củ Chi mà hầu như tất cả các vùng quê khác ở nước ta đều không có phương tiện xử lý rác. Ngay cả các dịch vụ thu gom rác cũng hiếm thấy mà nếu có thì cũng ít ai dùng đến. Rác sinh hoạt đều được tập trung về một nơi tại mỗi hộ gia đình rồi định kỳ đốt hoặc có khi vứt bừa bãi xung quanh khu vực sinh sống. Các chai lọ, bao bì đựng hóa chất thì vứt ngay tại đồng ruộng hoặc các kênh , mương gần đó. Đó là chưa kể đồ dùng trong nhà, từ chiếu giường đến lò bếp cũng có mặt trên sông.  Thậm chí, xác gia cầm cũng vứt xuống sông!  Con sông còn là bãi rác hóa học.  Tất cả những thuốc trừ sâu và diệt cỏ sử dụng trên ruộng cũng đều theo nhau xuống sông.  Trong những mùa lúa, dễ dàng thấy nước sông có những vệt nước giống như dầu (mà thực chất là thuốc hóa học trừ sâu).  Hình 3.16: Bao bì đựng hóa chất được vứt tại vườn Chương 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Sự đa dạng về côn trùng và nhện trên cây dưa leo ở Củ Chi khá nghèo. Đã thu thập được 12 loài sâu hại và thiên địch trên cây dưa leo tại Củ Chi. Trong đó, 8 loài gây hại cho cây và 4 loài là côn trùng và nhện có ích. Hơn 9 chủng loại thuốc được nông dân sử dụng để trừ sâu bệnh hại trên cây dưa leo tại Củ Chi. Trong đó có cả thuốc cỏ, thuốc trừ sâu và thuốc trừ bệnh. Số lần phun thuốc trên cây dưa leo lên đến 21 - 22 lần/ vụ. Số lần phun thuốc ở ruộng sản xuất theo phương pháp an toàn chỉ khoảng 8 – 10 lần/vụ, giảm hơn 36% so với ruộng sản xuất truyền thống. Việc phun thuốc hóa học không những tiêu diệt sâu hại mà còn tiêu diệt luôn các loài côn trùng và nhện có ích, làm giảm đáng kể đa dạng sinh học trên cây dưa leo ở Củ Chi Năng suất dưa leo trên ruộng sản xuất sạch không sai khác và có xu hướng cao hơn so với trên ruộng sản xuất truyền thống. Có lẽ việc hạn chế phun thuốc hóa học đã làm tăng mật độ các loài côn trùng thụ phấn, giúp phần tăng năng suất dưa leo ở ruộng sản xuất theo phương pháp an toàn. Từ kết quả khảo sát giúp ta thấy được một trong những tồn tại lớn của ngành nông nghiệp nước ta là tình trạng lạm dụng phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu hoá học trong sản xuất hoa màu. Điều này khiến môi trường nông thôn bị ô nhiễm, chất lượng nông sản không đảm bảo. 4.2. Kiến nghị Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường nhìn chung còn hạn chế,  đa số người dân chưa có ý thức tự giác bảo vệ môi trường sống và tài nguyên thiên nhiên, tình trạng vứt rác, xả nước thải bừa bãi ra các khu đất trống và khu công cộng còn sảy ra ở nhiều nơi. Vì vậy để cải thiện môi trường nông thôn thì cần có các biện pháp cụ thể sau: - Vận động cộng đồng thay đổi tập quán, thói quen xả rác tuỳ tiện, xây dựng cơ chế chính sách để xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường nông thôn, tăng cường giám sát, góp phần nâng cao nhận thức trong cộng đồng. - Cần tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường. Mỗi làng xóm cần tổ chức làm vệ sinh chung thường xuyên. Mỗi gia đình cần có dụng cụ chứa rác và tự phân loại rác, kể cả phân và nước thải trong chăn nuôi, không thải trực tiếp ra môi trường. Quy hoạch đưa các trang trại ra ngoài đồng; xây dựng và sử dụng nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn - Trong sản xuất nông nghiệp, cần tuyên truyền và hướng dẫn người dân hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thu gom vỏ bao đúng nơi quy định để xử lý. Tăng cường sử dụng phân xanh, phân hữu cơ tại chỗ kết hợp với phân hoá học, không dùng phân tươi bón trực tiếp cho cây trồng. - Cần có sự quan tâm đúng mức trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện đối với công tác BVMT của các cấp ủy Đảng và chính quyền ở cơ sở. - Chính quyền địa phương cần quy hoạch, xây dựng hệ thống hạ tầng để giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường nông thôn như làm rãnh thoát nước trong khu dân cư; xây dựng nơi xử lý và chứa rác thải thuận tiện cho người dân; hướng dẫn thành lập và hỗ trợ hoạt động dịch vụ vệ sinh môi trường trong nông thôn; xây dựng bãi chôn lấp rác và khu xử lý nước thải tập trung - Tăng cường lực lượng cán bộ thanh tra môi trường, quản lý chặt hành lang pháp lý để có tinh răn đe chưa cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến và Nguyễn Mạnh Chinh, 2003. Cẩm nang thuốc BVTV 2002. NXB Nông Nghiệp. 387 trang. 2. Trần Đức Hạ _ Tăng Văn Đoàn, 1995. Giáo trình kỹ thuật môi trường, NXB giáo dục. 212 trang. 3. Thùy Dung, 2000. Kỹ thuật trồng dưa leo 4. Trangnong.com.vn – Các loài sâu hại trên dưa leo PHỤ LỤC A: BẢNG TÓM TẮT ĐẶC TÍNH CÁC GIỐNG DƯA LEO Nguồn: Trangnong.com.vn STT Dưa leo Thời gian bắt đầu thu hoạch (ngày) Dạng trái Màu sắc da trái Ruột trái Chiều dài TB trái (cm) Đường kính TB trái (cm) Trọng lượng TB trái (g) Chất lượng trái Năng suất TB (tấn/1000m2) Số hạt tương ứng 1 TN 020 (F1) 35 Tròn dài, Suông đẹp Xanh nhạt Chắc 20-22 5.0-5.5 250-300 Giòn, ngọt 5.0-6.0 400 2 TN 123- 456 (F1) Thái Lan 35 Dài, suông đẹp Xanh hơi đậm Chắc 16-17 3.7-4.0 150 Ngon, giòn, không đắng bảo quản lâu 5.0-6.0 450-500 3 TN 133 (F1) T.Lan 34-36 Dài, suông láng Xanh TB Chắc 17-18 3.6-3.9 190-200 Ngon, giòn, không đắng bảo quản lâu 4.0-6.0 438-450 4 TN 169 (F1) T.Lan 34-36 Dài, suông láng Xanh TB Chắc 17.5-18 3.5-3.8 180-200 Ngon, không đắng 4.0-6.0 410 5 Ninja 179 (F1) Chiatai-T.Lan 35 Tròn dài, Suông đẹp Trơn, láng xanh nhạt Chắc 18-19 3.7-4.0 170-200 Ngon, giòn, không đắng bảo quản lâu 4.0-6.0 413-420 6 TN 266 (F1) 32-34 Dài, suông láng Xanh TB Chắc 13-14 3.5-3.7 115-125 Giòn, ngọt 4.0-6.0 340 7 TN 317 Chiatai-T.Lan 35 Tròn dài, Suông đẹp Xanh đậm Chắc 16-17 4.0 140-150 Giòn, ngọt 4.0-6.0 550-600 8 Mummy 331 (F1) Chiatai-T.Lan 31-34 Tròn dài, Suông đẹp Trơn, láng xanh hơi đậm Chắc 16-17 3.5-4.0 140-150 Ngon, giòn, không đắng bảo quản lâu 4.0-6.0 560 9 TN 359 (F1) 30-32 Mini, tròn day Trơn, láng xanh hơi đậm Chắc 6.5-8 2.0 35-40 Ngon, giòn, không đắng bảo quản lâu 1.5-2.0 200 10 TN 368 (F1) 32-35 Mini, tròn day Trơn, láng xanh hơi đậm Chắc 7.5-9 2.0 45-50 Ngon, giòn, không đắng bảo quản lâu 1.5-2.0 380 11 Nakhon TN 404 33-35 Tròn dài, Suông đẹp Xanh TB Chắc 18-20 4.0-5.0 180-200 Ruột nhỏ, thịt chắc ăn giòn, ngon ngọt 6.0-7.0 470-500 12 406 (F1) T.Lan 36 Dài, suông láng Xanh đậm Chắc 19-22 4.0-4.4 190-210 Ngon, giòn, không đắng bảo quản lâu 5.0-6.0 490 13 Malai 759 (F1) Chiatai-T.Lan 35 Tròn dài, Suông đẹp Trơn, không gai xanh vừa Chắc 14-15 3.5-4.0 120-140 Ngon, giòn, không đắng bảo quản lâu 4.0-6.0 350-390 14 Amata 765 (F1)Chiatai-T.Lan 34-36 Tròn dài, Suông đẹp Trơn, láng xanh vừa Chắc 17-18 3.5-4.0 190-210 Ngon, giòn, không đắng bảo quản lâu 4.0-6.0 343 15 999 (F1) Chiatai-T.Lan 33-35 Tròn dài, Suông đẹp Trơn, láng xanh đậm Chắc 20-25 4.0-4.5 350-380 Ngon, giòn, không đắng bảo quản lâu 5.0-6.0 400

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dochoan chinh.doc
Tài liệu liên quan