Đề tài Khái quát hệ thống STAREX-VK

Tài liệu Đề tài Khái quát hệ thống STAREX-VK: Mục lục Trang Chương I: KHáI quát hệ thống STAREX-VK I. Giới thiệu chung Hệ thống chuyển mạch STAREX-VK là hệ thống chuyển mạch điện tử tiêu chuẩn do tập đoàn LGE (Hàn Quốc) và Công ty VKX nghiên cứu và phát triển. STAREX-VK được dùng cho chức năng chuyển mạch ở tất cả các mức của mạng điện thoại công cộng bao gồm: Chuyển mạch nội hạt (local), chuyển mạch nội hạt/chuyển tiếp (local/tandem), chuyển mạch chuyển tiếp (toll)...hệ thống có thể đóng vai trò trung chuyển một cách mềm dẻo giữa các mạng như mạng thông minh (IN), mạng số đa dịch vụ (ISDN), mạng di động công cộng (PLMN). Kích cỡ, khả năng, độ linh động của các dịch vụ và sự tương thích với mạng của tổng đài STAREX-VK cung cấp cho người sử dụng mức vận hành cao nhất và các phạm ứng dụng rộng lớn. Đạt được điều này là nhờ các công nghệ tiên tiến nhất như là công nghệ máy tính, chất bán dẫn, công nghệ viễn thông và công nghệ phần mềm có sẵn. Hơn nữa, phần cứng và phần mềm của tổng đài được module hoá, do đó cho phép dễ dàng t...

doc91 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1349 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Khái quát hệ thống STAREX-VK, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Trang Chương I: KHáI quát hệ thống STAREX-VK I. Giới thiệu chung Hệ thống chuyển mạch STAREX-VK là hệ thống chuyển mạch điện tử tiêu chuẩn do tập đoàn LGE (Hàn Quốc) và Công ty VKX nghiên cứu và phát triển. STAREX-VK được dùng cho chức năng chuyển mạch ở tất cả các mức của mạng điện thoại công cộng bao gồm: Chuyển mạch nội hạt (local), chuyển mạch nội hạt/chuyển tiếp (local/tandem), chuyển mạch chuyển tiếp (toll)...hệ thống có thể đóng vai trò trung chuyển một cách mềm dẻo giữa các mạng như mạng thông minh (IN), mạng số đa dịch vụ (ISDN), mạng di động công cộng (PLMN). Kích cỡ, khả năng, độ linh động của các dịch vụ và sự tương thích với mạng của tổng đài STAREX-VK cung cấp cho người sử dụng mức vận hành cao nhất và các phạm ứng dụng rộng lớn. Đạt được điều này là nhờ các công nghệ tiên tiến nhất như là công nghệ máy tính, chất bán dẫn, công nghệ viễn thông và công nghệ phần mềm có sẵn. Hơn nữa, phần cứng và phần mềm của tổng đài được module hoá, do đó cho phép dễ dàng tương thích với các mạng lưới đa dạng khác, các chức năng có thể thêm vào hoặc sửa đổi một cách dễ dàng. Cũng như các hệ thống tổng đài tiên tiến khác, tổng đài STAREX-VK cung cấp chức năng ISDN (2B+D, 30B+D ), hệ thống báo hiệu số 7, và các phương thức xử lý gói. Trong một tương lai gần, khả năng của tổng đài sẽ được cải thiện một cách đáng kể bằng việc cung cấp chức năng ISDN băng rộng mà không cần phải thay đổi cấu trúc cơ bản. Những ưu điểm chính của hệ thống: -Cấu trúc hệ thống mềm dẻo, dễ dàng tương thích với những công nghệ mới và thêm chức năng mới. -Dễ dàng vận hành và khai thác, cung cấp cho người dùng những chức năng và dịch vụ hoàn hảo. -Độ tin cậy và độ an toàn cao. -Tối thiểu hoá giá thành bảo dưỡng và dễ dàng nâng cấp hệ thống. -Được ứng dụng công nghệ cáp quang mới. -Dung lượng lớn, thích ứng với các thành phố lớn II. Các khả năng và đặc tính của hệ thống Tổng đài STAREX-VK có dung lượng tối đa là 120.000 thuê bao và 60.000 trung kế. Nó được thiết kế theo nguyên tắc điều khiển phân bố tối ưu. Nó có thể chuyển mạch cho một lưu lượng lên đến 26.000 erlang và khả năng xử lý cuộc gọi giờ cao điểm là 1.500.000 BHCA. Tỷ lệ tập trung có thể được thay đổi một cách linh động từ 8/1 đến 1/1. II.1. Cấu trúc điều khiển phân bố Tổng đài được thiết kế với cấu trúc phân bố điều khiển sử dụng các bộ xử lý 32 bit, do đó đảm bảo độ module hoá và độ tin cậy ở tỷ lệ cao. Chức năng điều khiển được cấu hình theo hai mức : Mức cao và mức thấp. + Điều khiển mức cao thực hiện các công việc ở mức cao như: xử lý cuộc gọi, phân tích số, điều khiển chuyển mạch, quản lý và bảo dưỡng hệ thống,... + Điều khiển mức thấp như: giám sát thuê bao, xử lý báo hiệu,... Để tối ưu việc điều hành các tiến trình này, tổng đài được trang bị một hệ điều hành xử lý song song theo thời gian thực gọi là VKOS. Hệ điều hành này trợ giúp tính song song của ngôn ngữ CHILL (Ngôn ngữ bậc cao của CCITT), một ngôn ngữ thiết kế phần mềm ứng dụng của hệ thống tổng đài STAREX-VK. II.3. CHILL/SDL - ngôn ngữ lập trình Ngôn ngữ CHILL được sử dụng trong tổng đài STAREX-VK cho việc lập trình phần mềm và SDL (Specification Discription Language- Ngôn ngữ mô tả đặc tính) để mô tả các vấn đề. Hiệu suất của phần mềm được cải thiện và khả năng bảo dưỡng hệ thống trở nên tối ưu hoá khi sử dụng các ngôn ngữ bậc cao này. II.4. Hệ điều hành quản lý cơ sở dữ liệu DBMS Điều cốt yếu sử dụng DBMS là nó có thể quản lý một cách tối ưu trong một hệ thống dữ liệu lớn như STAREX-VK. Tổng đài còn có một bộ nhớ chính dành cho DBMS một cách riêng biệt, cho phép có thể truy nhập, sửa đổi, sắp xếp và tạo tất cả các dữ liệu một cách tối ưu. II.5. Phạm vi ứng dụng Không như thời điểm khi các hệ thống chuyển mạch được thiết kế phục vụ một mục đích riêng biệt, việc thiết kế tổng đài STAREX-VK được thiết kế có cân nhắc cẩn thận, quan tâm đến khả năng tối ưu, khả năng thích ứng với công nghệ mới, độ linh động, do đó nó có thể cung cấp các chức năng đa dạng và phạm vi ứng dụng rộng lớn. II.6. Khả năng vận hành và bảo dưỡng Khác với các thế hệ tổng đài trước, tổng đài STAREX-VK đã được chú trọng đặc biệt về khả năng chẩn đoán lỗi trong quá trình thiết kế tổng đài. Tổng đài cung cấp cho người vận hành các công cụ bảo dưỡng hết sức hiệu quả và đơn giản, đồng thời cũng cung cấp các giao diện vào ra tiện lợi cho người quản lý vận hành và thao tác. Tổng đài có hệ quản lý vào ra sử dụng các lựa chọn chi tiết nhằm trợ giúp cho người điều hành thực hiện các thủ tục, thao tác vào ra, đồng thời cũng được trang bị hệ thống phần mềm quản lý bằng đồ hoạ, do đó công việc phát hiện sai hỏng phần cứng, cũng như các loại cảnh báo sẽ trở nên rất đơn giản và hiệu quả. III. Cấu hình hệ thống Các thông số đặc trưng Khả năng Dung lượng thuê bao 120.000 Số trung kế 30000 (Với tổng đài toll ) 60000 Lưu lượng ( Erlang) 26.000 khả năng xử lý cuộc gọi giờ cao điểm 1.500.000 BHCA Số phân hệ chuyển mạch tối đa 44 ss Số tổng đài vệ tinh tối đa 32 RS bộ xử lý chính của is ISp, ntp bộ xử lý chính của CS Icp, ocp số đường trung kế của mỗi phân hệ 1920 số thuê bao của mỗi bảng mạch 32 cấu trúc mạng chuyển mạch t-s-t chuyển mạch không gian 64*64 bộ nhớ chính 16/32/48/64 MB bộ xử lý chính 32 bit thiết bị truyền thông tin giữa các bộ xử lý Global bus ổ đĩa cứng 6*2 GByte ổ băng từ 3 MT cổng vào/ ra 16 báo hiệu liên đài No7, R2 MFC ngôn ngữ lập trình CHILL, C, ASSembly isdn BRI, PRI, BAMI IV. Phân hệ vệ tinh IV.1. Cấu hình phân hệ vệ tinh Dung lượng thuê bao Thuê bao tương tự 8192 Truy nhập cơ sở ISDN 2048 Trung kế 1920 Lưu Lượng (erlang) 430 Khả năng xử lý cuộc gọi giờ cao điểm 40.000 BHCA ổ đĩa 1*2 GB Cổng vào/ ra 2 Port IV.2. Khả năng hoạt động của phân hệ vệ tinh Về cơ bản, phân hệ vệ tinh hoạt động giống như nột phân hệ thuê bao tại tổng đài HOST. Ngoài ra nó còn có các chức năng khác để phù hợp với vai trò điều khiển cách xa tổng đài HOST. IV.2.1. Khả năng hoạt động độc lập Khi đường truyền nối giữa trạm vệ tinh và tổng đài HOST bình thường (đường truyền có thể là cáp quang, viba, hoặc đường PCM) thì mọi tính năng thuê bao hoạt động ở trạm vệ tinh giống hệt tính năng thuê bao hoạt động ở tổng đài HOST. Nhưng nếu đường truyền trên có sự cố, việc liên lạc giữa trạm vệ tinh và HOST bị gián đoạn thì trạm vệ tinh hoạt động độc lập. Các thuê bao thuộc nội bộ vệ tinh vẫn liên lạc bình thường. Các thông tin về cước được lưu giữ ngay trên ổ đĩa của trạm vệ tinh. Khi đường truyền được phục hồi thì các thông tin đó được gửi về HOST để xử lý. Trong quá trình thiết lập cuộc gọi, thông qua phân tích tiền tố (prefix), nếu cuộc gọi chỉ diễn ra với thuê bao tại nội bộ vệ tinh thì các thông tin thoại không cần phải nối qua trường chuyển mạch không gian tại HOST. Với đặc tính này làm giảm tắc nghẽn lưu lượng thông tin, đi đến giảm chi phí thiết lập đường truyền số giữa trạm vệ tinh và HOST. IV.2.2. Khả năng ghi cước và các thông tin khác Phân hệ vệ tinh có thiết kế một ổ đĩa cứng nhằm ghi tạm thời các thông tin cước, trạng thái hoạt động của tổng đài, khi mất đường truyền về HOST. Sau khi đường truyền được phục hồi, các thông tin này sẽ được gửi về tổng đài HOST. IV.2.3. Khả năng tạo thông báo ở phân hệ vệ tinh có riêng một bộ tạo thông báo, khi đường truyền về tổng đài HOST có sự cố thì các thông tin này sẽ được tự động phát ra. IV.2.4. Khả năng tạo tín hiệu đồng bộ Khi đường truyền về tổng đài HOST bình thường thì trạm vệ tinh sẽ nhận tín hiệu đồng bộ từ tổng đài HOST. Nếu có sự cố về tổng đài HOST, bản thân phân hệ vệ tinh sẽ sử dụng ngay tín hiệu đồng bộ tại chỗ để đồng bộ cho toàn hệ thống. IV.2.5. Khả năng giao tiếp người máy Phân hệ vệ tinh có các cổng vào/ra giúp người khai thác có thể kiểm tra dữ liệu, set-up hệ thống và quản lý, bảo dưỡng hệ thống. IV.2.6. Khả năng thống kê Do có ổ đĩa cứng đặt ngay tại phân hệ vệ tinh, nên mọi tình trạng của hệ thống cũng như các thông báo được lưu giữ ngay trong ổ đĩa cứng dưới dạng thống kê. Người khai thác có thể qua các dữ liệu thống kê này để phân tích và dễ dàng loại bỏ sự cố. V. các dịch vụ đặc biệt cho thuê bao (special service) 1) Dịch vụ vắng mặt ABS (Absentee Service) Có thể thực hiện tức thời hoặc đến một thời điểm sau đó mới có tác dụng 2) Dịch vụ vắng mặt CABS (Compound ABS) Dịch vụ này sẽ thông báo cho thuê bao gọi đến thuê bao có dịch vụ biết thuê bao này đang vắng mặt và thời điểm thuê bao đó sẽ có mặt hay khi dịch vụ mất tác dụng. 3) Dịch vụ quay số tắt ABD (Abbreviated Dialing) Một thuê bao có dịch vụ này có thể nhớ được 20 số máy bằng cách ghi và quay tắt trên phím bấm của máy điện thoại. 4) Dịch vụ đường dây ấm WML (Warm Line) Mỗi khi thuê bao nhấc máy và không quay số thì sau 5 giây cuộc gọi sẽ được thiết lập tự động đến số thuê bao đã đặt trước. 5) Dịch vụ chờ cuộc gọi CAW (Call Waiting) và CCW (Cancel Call Waiting) Thuê bao A được đăng ký cả dịch vụ CAW và CCW. Khi một cuộc gọi được thiết lập giữa A và B. Nếu thuê bao C gọi đến A thì C nghe thấy Ring Back Tone còn A nghe thấy Waiting Tone. Thuê bao A ấn phím Flash để nói chuyện với C, ấn Flash tiếp thì nói chuyện với B. Khi chưa hết thời gian CAW_TONE nếu A đặt máy thì sẽ đổ chuông A nhấc máy thì A có thể nói chuyện được với C. Chức năng của CCW: Trước khi A gọi B, A quay * 40 *, khi nghe thấy confirm tone thì A quay tiếp số của B. Khi A và B đang nói chuyện nếu C gọi cho A thì C nghe thấy âm báo bận. Khi A đặt máy chức năng này tự động bị huỷ bỏ. Trong khi nói chuyện giữa A và B, A bấm phím Flash và quay * 40 * thì A nghe thấy confirm tone, B nghe thấy holding Tone. A ấn Flash tiếp để nói chuyện với B. Nếu C gọi cho A thì C nghe thấy âm báo bận. 7) Dịch vụ chuyển hướng cuộc gọi CFW (Call Forwarding) Dịch vụ này có thể chuyển cho các máy trong nội tỉnh hoặc liên tỉnh và Quốc tế. Điều kiện chuyển: Có thể chuyển mọi cuộc gọi đến thuê bao đăng ký dịch vụ hoặc khi thuê bao bận hoặc khi thuê bao không nhấc máy sau 15 giây. 8) Dịch vụ chuyển cuộc gọi CTR (Call Tranfer) Khi thuê bao B gọi cho thuê bao A và nói chuyện bình thường, sau đó thuê bao A ấn Flash và *20 + số máy của thuê bao C* thì thuê bao C sẽ rung chuông và thuê bao A đặt máy còn thuê bao B và C nói chuyện bình thường. 9) Dịch vụ Call Holding ( giữ cuộc gọi) Thuê bao B gọi cho thuê bao A và nói chuyện bình thường, nếu thuê bao A ấn phím Flash thì thuê bao B nghe thấy Holding Tone, thuê bao A nghe thấy Dial Tone (mời quay số) và nếu thuê bao A quay * 50 + số máy của thuê bao C * để nói chuyện với C. Sau đó thuê bao A lần lượt ấn Flash để nói chuyện với từng thuê bao B và C. 10) Dịch vụ thông báo đừng làm phiền DND Khi thuê bao A đăng ký dịch vụ này, nếu thuê bao B gọi đến A, thì B sẽ nghe thấy bản tin thông báo đừng làm phiền. Dịch vụ này có thể được thực hiện tức thời hoặc đến một thời điểm sau đó dịch vụ mới có tác dụng. 11) Dịch vụ đăng ký cuộc gọi (REG) Nếu thuê bao A có đăng ký dịch vụ này thì khi A gọi cho thuê bao B nhưng B đang bận A sẽ nghe thấy âm báo bận. Thuê bao A ấn phím Flash và quay *10* thì A sẽ nghe thấy Confirm Tone, rồi đặt máy. Khi thuê bao B rỗi thì thuê bao B sẽ rung chuông trước, nếu B nhấc máy nghe thấy Holding Tone và lúc này thuê bao A mới rung chuông, nếu thuê bao A nhấc máy thì nói chuyện được với B. 12) Dịch vụ hạn chế cuộc gọi CRU Thuê bao đăng ký dịch vụ này có thể tự hạn chế được các cuộc gọi liên tỉnh, Quốc tế,...bằng cách dùng các phím của máy điện thoại. 14) Dịch vụ báo thức WKP Tổng đài STAREX-VK có thể cung cấp dịch vụ báo thức cho các thuê bao trong một ngày hoặc cho mọi ngày. 15) Dịch vụ bắt giữ MAL Dịch vụ này để xem số chủ gọi và bị gọi. Tổng đài STAREX-VK cung cấp 3 kiểu bắt giữ đó là: khi thuê bao rung chuông, khi thuê bao nhấc máy và khi thuê bao nhấc máy và ấn Flash 16) Dịch vụ chặn các cuộc gọi SCR Dịch vụ này có thể cấm tối đa 10 số máy không được gọi đến thuê bao có đăng ký dịch vụ này. 17) Dịch vụ Selective Ring SLR Dịch vụ này cho phép tối đa có 5 số máy gọi đến thuê bao có dịch vụ có kiểu đổ chuông khác nhau. 18) Dịch vụ khoá các dịch vụ khác KEY Dịch vụ này chỉ cho phép những người biết mã KEY thì mới có thể thực hiện được các dịch vụ khác cho thuê bao. 19) Dịch vụ Home code Dịch vụ này dùng cho người nước ngoài, tại Publish Phone người ta chỉ cần bấm Home Code + * thì cuộc gọi sẽ được chuyển đến Operator của nước đó. 20) Dịch vụ TEEN Dịch vụ này có thể tạo được tối đa 4 số danh bạ cho một Line. Bạn có thể gọi bất kỳ một trong 4 số đó thì tb đều rung chuông. 21) Dịch vụ cấm chuyển cuộc gọi SCF Dịch vụ này được đăng ký cùng với dịch vụ chuyển hướng cuộc gọi CFW (Call Forwarding GCF hoặc LCF). Khi đăng ký thêm dịch vụ này, bạn có thể cấm chuyển cho các cuộc gọi của tối đa 10 số máy. 22) Dịch vụ chuyển các cuộc gọi trong một khoảng thời gian CFT Dịch vụ này được đăng ký cùng với dịch vụ chuyển hướng cuộc gọi GCF và LCF. Khi đăng ký dịch vụ này, bạn có thể chuyển các cuộc gọi trong một khoảng thời gian nào đó mà bạn muốn. 23) Dịch vụ cuộc gọi hội nghị CC Dịch vụ này cho phép thuê bao có thể tạo một cuộc gọi hội nghị cho tối đa là 6 thuê bao, 6 thuê bao có thể nói chuyện bình thường như trong một cuộc họp. 24) Dịch vụ cuộc gọi 3 đường TWC Dịch vụ này cho phép 3 thuê bao có thể nói chuyện đồng thời được với nhau. 25) Dịch vụ gọi lại CR Dịch vụ này dùng để gọi lại cho thuê bao gọi đến mình trong khi đang nói chuyện. Khi nói chuyện xong thuê bao đặt máy và nhấc lên quay lại *59* thì nó sẽ tự quay đến thuê bao mà gọi cho mình trước đó. 26) Dịch vụ gửi số chủ gọi (CIDN) Nếu một thuê bao đăng ký dịch vụ này thì nó sẽ nhận được số của thuê bao gọi đến nó (giống như ở mạng mobiphone). Chú ý: Các thao tác để thực hiện các dịch vụ đặc biệt sẽ được nói rõ trong cuốn “Các lệnh điều khiển của tổng đài STAREX-VK”. Chương II: cấu trúc hệ thống STAREX-VK Tổng đài STAREX-VK có cấu trúc theo từng khối gồm có 3 phân hệ chính đó là: CS: Phân hệ điều khiển (Control Subsystem) IS: Phân hệ kết nối (Interconnection Subsystem) SS: Phân hệ chuyển mạch (Switching Subsystem) Mỗi khối thực hiện các chức năng khác nhau, do đó cho phép dễ dàng mở rộng và thay đổi các chức năng. Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu chức năng của các phân hệ và các khối chức năng trong các phân hệ đó. IS CS SS-S SS-T RSS/RSE SS-7 SS-V I/O Port DKE I/O Port DKE MTE Tổng quan các phân hệ của tổng đài STAREX-VK SS-I SS-P i. Phân hệ CS Phân hệ CS bao gồm có 2 tủ, vị trí các khối chức năng trong các tủ như hình vẽ dưới đây. ICPC OCPC FAIU MTE2 DKE0 DKE1 MODU0 MODU1 CM DC SA CU I/O Port DKE0 DKE1 DKE2 DKE3 ICP OCP I.1. Chức năng chính của CS - Quản lý tài nguyên cho toàn bộ hệ thống - Bảo dưỡng hệ thống - Điều khiển đọc ghi ổ đĩa và băng từ - Điều khiển các thiết bị vào ra - Thực hiện Test và đo đạc - Thống kê cước cho toàn bộ hệ thống - Điều khiển các bản tin vào ra cho các USER - Vận hành bảo dưỡng từ xa thông qua các đường số liệu với các hệ thống khác. - Giao tiếp với phân hệ IS I.2. Cấu hình của phân hệ CS Phân hệ CS gồm có các bộ vi xử lý và các khối chức năng sau: MP (Main Processor) gồm có các card PPA21 và PPA33 kép đôi OCP (Operations Control Processor): Vi xử lý điều khiển hoạt động ICP (Input/Output Control Processor): VXL điều khiển vào ra DC (Device Controller) gồm có các card PDA31 CMDC (Central Maintenance Device Controller) Điều khiển thiết bị bảo dưỡng trung tâm Các khối khác: FAIU (FAult Interface Unit): Khối giao tiếp lỗi, gồm các card MFA81 SACU: Điều khiển cảnh báo cho hệ thống gồm có card MSA81 MTE, MODU: Băng từ, ổ quang, gồm có 1 ổ băng và 2 ổ quang DKE: Các ổ đĩa (có 6 ổ) Các card POA35 sẽ điều khiển ổ đĩa và băng từ I/O Port: Có 16 cổng RS232C và 4 cổng Data Link (các card POA03). Việc điều khiển các cổng vào ra do card POA24 thực hiện. Dưới đây là cấu hình đấu nối của phân hệ CS: CSCU ICP OCP Global-bus CRT PRT DKE Data Link PC MTE DKE CMDC FAIU Từ nguồn cảnh báo Tới panel cảnh báo Tới IS Cấu hình CS của tổng đài STAREX-VK MODU I.2.1. Vi xử lý OCP PPA21 PPA21 PPA33 PPA33 POA35 POA35 DKE0 MODU1 MODU0 DKE2 DKE1 DKE3 MTE2 MPS-bus MPS-bus C-, D-, S-chanel Mặt A Mặt B Sơ đồ khối phần cứng của OCP SCSI-bus SCSI-bus Đây là một bộ vi xử lý cấp cao trong phân hệ CS, nó quản lý và duy trì hoạt động cho toàn bộ hệ thống. OCP được kép đôi theo kiểu active và standby để nâng cao độ tin cậy. OCP được nối tới ICP và CMDC bằng Global-bus (kép 3) và trao đổi thông tin với chúng và nó được nối với các vi xử lý của các phân hệ khác bằng các đường IPC. Chức năng chính của OCP: - Quản lý tài nguyên cho toàn bộ hệ thống - Bảo dưỡng hệ thống - Điều khiển đọc ghi - Test và đo đạc - Thống kê cước của toàn bộ hệ thống - Giao tiếp với Global-bus Trong khi hoạt động hai mặt của OCP trao đổi mọi thông tin thông qua 3 kênh (C-, D- và S-chanel) PPA21 PPA21 PPA33 PPA33 POA24 POA24 DKE0 POA03 DKE1 POA03 MPS-bus MPS-bus C-, D-, S-chanel Mặt A Mặt B Sơ đồ khối phần cứng của ICP SCSI-bus SCSI-bus POA35 POA35 RS232C Và X25 RS232C Và X25 I.2.2. Vi xử lý ICP ICP cũng được cấu trúc kép đôi để nâng cao độ tin cậy, nó được nối với OCP và vi xử lý của các phân hệ khác thông qua Global-bus. Chức năng chính của ICP: - Điều khiển các thiết bị vào ra - Giao tiếp với các phân hệ khác thông qua các đường data links - Điều khiển các bản tin vào ra cho các User - Quản lý các lệnh vào và các bản tin đưa ra - Quản lý lịch sử các bản tin vào ra - Điều khiển đọc ghi - Giao tiếp với Global-bus Trong khi hoạt động hai mặt của OCP trao đổi mọi thông tin thông qua 3 kênh (C-, D- và S-chanel) I.2.3. I/O Port Khối này được nối tới bảng mạch POA24 của ICP và bao gồm các bảng mạch POA03. Một card POA03 có 8 cổng RS232C và hai cổng số liệu. Tối đa có hai bảng mạch POA24 được trang bị. I.2.4. Khối CMDC CMDC thu thập tất cả các cảnh báo phần cứng xảy ra trong phân hệ CS, nhận các thông tin về cảnh báo xảy ra trong mỗi phân hệ và gửi tới card MSA81. Sau đó MSA81 sẽ kích hoạt panel cảnh báo MSU02. Có hai cổng cho panel cảnh báo được nối tới MSA81. I.2.5. Khối FAIU Khối này chỉ được trang bị ở phân hệ CS, nó thu thập tất cả các cảnh báo phần cứng diễn ra trong các khối chức năng trong phân hệ CS và gửi chúng tới CMDC. Có tối đa 4 card MFA81 được trang bị và mỗi card có thể kết nối tới 128 nguồn cảnh báo. II. Phân hệ IS Phân hệ kết nối IS trong tổng đài STAREX-VK gồm có các tủ sau: NESC IPCC SCDLC NESU CDLU NESU CDLU SS DC 3 HL DC 0,1 HL DC 2,3 HL DC 4,5 HL DC 6,7 ISCU1 CDLU NS DC CL DC SS DC 0 SS DC 1 SS DC 2 ISCU0 SPSU-B NTP ISP CSCU SPSU-A HRCC0 HRCC1 CDTU3 CDTU7 CDTU2 CDTU6 CDTU1 CDTU5 CDTU0 CDTU4 HRCU0 HRCU1 II.1. Chức năng chính của IS - Giao tiếp với các phân hệ chuyển mạch SS và vệ tinh RS - Kết nối giữa phân hệ CS và phân hệ SS - Kết nối giữa các phân hệ SS - Chuyển mạch không gian - Tạo và phân bố các tín hiệu đồng hồ - Dịch số cho các thuê bao - Điều khiển luồng - Cung cấp các node IPC cho việc thông tin giữa các bộ vi xử lý - Biến đổi quang điện và điện quang - Giao tiếp với các đường dữ liệu trung tâm và các đường cáp quang. II.2. Cấu hình của IS Sơ đồ đấu nối phần cứng của phân hệ IS như hình vẽ và nó các khối chức năng sau: MP (Main Processor) gồm có các card PPA21, PPA33 kép đôi ISP (Interconnection Subsystem Processor) vi xử lý phân hệ kết nối NTP (Number Translation Processor) Vi xử lý dịch số Các DC (Device Controller) gồm các card PDA31 SSDC: Điều khiển chuyển mạch không gian NSDC: Điều khiển đồng bộ mạng CLDC: Điều khiển kết nối dữ liệu trung tâm SPSU NSDC HLDC SSDC CDTU HRCU CDLU NESU CLDC Global-bus NTP CSCU INDC INDC ISCU ISP SS To ISCU RS Từ CDLU Từ CDTU IS Sơ đồ khối của IS HLDC: Điều khiển giao tiếp kết nối với Host INDC: Điều khiển giao tiếp Các khối chức năng: SPSU: Khối chuyển mạch không gian NESU: Khối đồng bộ mạng CDLU: Kết nối dữ liệu trung tâm CSCU: Kết nối phân hệ điều khiển ISCU: Kết nối phân hệ IS (kết nối) HRCU: Khối biến đổi tốc độ các đường Highway (của các vệ tinh) CDTU: Giao tiếp với vệ tinh II.2.1. Vi xử lý ISP ISP được kép đôi và được kết nối tới các DC trong phân hệ IS thông qua Global-bus. ISP nối với vi xử lý của các phân hệ khác và NTP thông qua các đường IPC (CSCU). Chức năng chính của ISP: - Giám sát và quản lý các đường thoại - Thu thập và phân tích các cảnh báo xẩy ra trong IS - Yêu cầu loop-back cho việc kiểm tra chất lượng đường thoại - Yêu cầu đo tỉ lệ lỗi bit - Phân tích các kết quả đo và làm toàn bộ chức năng điều khiển - Giao tiếp với Global-bus II.2.2. Vi xử lý NTP NTP được nối trực tiếp tới CSCU, không dùng Global-bus do vậy nó sẽ được nối tới ISP và các vi xử lý của các phân hệ khác. Chức năng chính của NTP là: - Dịch các số nhận được từ các SS - Điều khiển luồng II.2.3. Điều khiển chuyển mạch không gian SSDC - Kết nối và giải phóng chuyển mạch không gian cho việc xử lý các cuộc gọi - Duy trì bảo dưỡng các thiết bị liên quan đến xử lý cuộc gọi để nâng cao độ tin cậy - Phát hiện các lỗi xảy ra trong thiết bị chuyển mạch và gửi chúng tới ISP - Giám sát chuyển mạch không gian và thay đổi chu kỳ test - Giao tiếp với Global-bus - Tối đa có 4 SSDC có thể được trang bị. II.2.4. Điều khiển đồng bộ mạng NSDC - Giám sát chức năng đồng bộ của khối NESU - Điều khiển mạch phân bố đồng hồ - Điều khiển hoạt động kép 3 của NESU - Phát hiện lỗi xảy ra trong NESU và gửi chúng tới ISP -Giao tiếp với Global-bus II.2.5. Khối điều khiển kết nối dữ liệu trung tâm CLDC - Điều khiển tối đa 8 khối CDLU - Điều khiển hoạt động kép đôi của CDLU - Bảo dưỡng và test CDLU - Phát hiện lỗi xảy ra trong CDLU và gửi chúng tới ISP - Giao tiếp với Global-bus II.2.6. Khối điều khiển giao tiếp kết nối với Host HLDC - Điều khiển tối đa 4 khối HRCU - Điều khiển kép đôi và bảo dưỡng HRCU - Phát hiện lỗi xảy ra trong HRCU và gửi chúng tới ISP - Giao tiếp với Global-bus - Tối đa có 8 HLDC được trang bị (32 vệ tinh) II.2.7. Khối điều khiển giao tiếp - Điều khiển và bảo dưỡng CIJU (các node mạng IPC - card PCA81) - Phát hiện lỗi xảy ra trong CIJU II.2.8. Khối chuyển mạch không gian Khối này gồm có 3 loại card: WSA01, WSA02 và WSA03 SPSU NESU SSDC CDLU HRCU Global-bus TD-bus CP3 FP3 CP2 CP2D FP2 CP0 FP0 Sơ đồ khối gữa SPSU và các khối liên quan Chức năng chính của SPSU: - Khối SPSU nhận dữ liệu PCM 8bit/ch từ các SS thông qua CDLU và thực hiện chuyển mạch không gian. - Khối cơ bản của SPSU có dung lượng 16 x 16 và có thể mở rộng đến 64 x 64. - Thực hiện test để giám sát các đường highway vào ra - Tạo ra các mẫu dữ liệu ngẫu nhiên để test - Tìm các kênh lỗi và các phần thực hiện sai chức năng - Kết nối và giải phóng các đường của backboard ma trận chuyển mạch không gian (WSB01) Khối SPSU được cấu trúc kép đôi gồm hai shelf A và B Hoạt động của SPSU: WSA02 WSA01 16x16 WSA03 Từ NESU Từ / đến SSDC Từ /đến CDLU, HRCU 8Mbps 8bit // Highway Tx Rx 16Mbps Sơ đồ cấu hình của SPSU đơn - Một card WSA02 có thể giao tiếp được với hai card WCA01 của khối CDLU phát dữ liệu PCM 8,192Mbps (song song 8bit/ch). Do vậy, WSA02 truyền dữ liệu PCM 16,384Mbps tới card WSA01 là bảng mạch thực hiện ma trận chuyển mạch không gian. - Card WSA01 nhận dữ liệu PCM 16,384Mbps từ tối đa là 8 card WSA02 và thực hiện chuyển mạch không gian 16 x 16. - Card WSA03 nhận dữ liệu điều khiển chuyển mạch cho các đường highway từ SSDC và điều khiển chuyển mạch không gian của WSA01. - Kết quả của chuyển mạch không gian được biến đổi thành dữ liệu song song 8bit/s và truyền tới CDLU qua WSA02. II.2.9. Khối đồng bộ mạng NESU Khối NESU có sơ đồ đấu nối như hình vẽ dưới đây và nó bao gồm các card: WNA82, WNA01, WNU01, WNA06, WNA04, WNU03, WND02 và WNU02. NESU HRCU NSDC DCIU CDLU SPSU TD-bus Global-bus Đến các SS CP0 FP0 CP2 FP2D FP2 CP3 FP3 2,048Mps 8KHz Đồng hồ tkhảo ngoài 2,048MHz Sơ đồ khối làm việc giữa NESU và các khối khác Chức năng của khối NESU: - Trong mạng chuyển mạch số thì việc chuyển mạch phân chia thời gian được sử dụng, vấn đề đồng bộ xung nhịp đồng hồ giữa các tổng đài là rất quan trọng. Khối NESU trong tổng đài STAREX-VK thực hiện nhận đồng hồ tham chiếu từ bên ngoài và tạo ra các đồng hồ khác nhau và phân bố cho hệ thống. - Tổng đài STAREX-VK có thể nhận tối đa 3 đồng hồ tham chiếu từ một tổng đài mức cao hơn và lựa chọn một trong 3 đồng hồ đó để làm nguồn đồng hồ tham chiếu. Khối NESU được chia thành hai khối, khối tạo đồng hồ và khối phân bố đồng hồ: - Khối tạo đồng hồ nhận đồng hồ tham chiếu 2,048/1,544MHz và tín hiệu khung 8KHz từ một đường trung kế E1/T1 và tạo ra đồng hồ tham chiếu 65,536MHz (CP0) và đồng hồ hệ thống 8KHz (FP). - Khối phân bố đồng hồ bao gồm các card WNA04, WND02 và WNU02 để phân bố các loại đồng hồ tới SPSU, CDLU và HRCU và được hoạt động kép để nâng cao độ tin cậy. Hoạt động của khối NESU: WNA06 WNA82 WNA01 WNU01 WNA82 WNA01 WNU01 WNA82 WNA01 WNU01 WNA04 WNA02 WNU02 WNU03 Từ DCIU/ DTIU Tới NSDC TD-bus Tới SPSU HRCU Tới CDLU FOL FOL Sơ đồ khối của NESU - Khối NESU nhận tối đa 3 nguồn đồng hồ tham khảo 2,048/1,544MHz và tín hiệu khung 8KHz qua WNA06, lựa chọn một trong số chúng và cung cấp cho card WNU01 của khối tạo đồng hồ kép 3. - Card WNU01 tạo ra các loại đồng hồ và cung cấp cho card WNA04 và một trong số chúng được chọn làm đồng hồ chủ và dựa vào đó đồng hồ tham chiếu của hệ thống (CP0) được tạo. Bằng việc sử dụng đồng hồ tham chiếu hệ thống này thì đồng hồ tổng hợp (65,520MHz) sẽ được tạo và cung cấp cho CDLU. Tất cả các tín hiệu đồng hồ khác cũng sẽ được tạo ra cho việc chuyển mạch và quản lý đồng hồ hệ thống. - Đồng hồ truyền tới CDLU cho mục đích chuyển mạch được biến đổi thành tín hiệu quang trong WND02 và phân bố tới CDLU qua card WNU02. II.2.10. Khối kết nối dữ liệu trung tâm CDLU Khối này bao gồm các card WCA01, WCA02, WCD01 và WCD02 và có sơ đồ đấu nối như hình vẽ sau: CDLU NESU CLDC ISCU SPSU Từ các phân hệ chuyển mạch SS Optic Cable 131,072Mbps Global-bus TD-bus 8,192Mbps 2,048Mbps 65,520MHz Sơ đồ khối làm việc giữa CDLU và các khối khác Chức năng: - CDLU là một khối chức năng cung cấp đường thông tin giữa IS và SS và những đường này là cáp quang với tốc độ và độ tin cậy cao. - Tối đa có 4 phân hệ SS được nối tới một CDLU và tối đa có thể có 8 CDLU trong một hệ thống tổng đài STAREX-VK. - CDLU nhận tín hiệu quang 131,072Mbps từ phân hệ SS, biến đổi chúng thành tín hiệu điện, chia thành tín hiệu 8,192Mbps song song và truyền tới SPSU. - CDLU có chức năng test self-loop-back, dự đoán lỗi trong thời gian thực và bảo dưỡng dưới sự điều khiển của CLDC. - CDLU hoạt động kép đôi để nâng cao độ tin cậy. Hoạt động của CDLU: - CDLU có thể giao tiếp với tín hiệu 131,072Mbps mã hoá CMI-II từ TSLU của các phân hệ SS qua đường cáp quang. Nó biến đổi dữ liệu 131,072 CMI thành dữ liệu 65,536Mbps và truyền dữ liệu 8bit song song 8,192Mbps tới SPSU. - CDLU cung cấp 1024 khe thời gian cho mỗi đường dữ liệu, trong đó 896 khe thời gian được cấp phát để truyền và nhận dữ liệu thuê bao với TSLU, 32 khe thời gian cho việc truyền thông tin giữa các bộ vi xử lý, 6 khe cho việc giám sát. - Nó tách dữ liệu IPC 2,048Mbps từ dữ liệu CMI nhận được từ các SS thông qua cáp quang truyền tới ISCU. WCA01 (4) WCD01 WCA02 WCD02 (4) Từ NESU SPSU ISCU TSLU CLDC TD-bus Sơ đồ cấu hình của CDLU - Ngược lại, nó truyền dữ liệu IPC nhận được từ ISCU tới các SS tương ứng thông qua cáp quang và biến đổi dữ liệu 8bit song song 8,192Mbps nhận được từ SPSU thành dữ liệu 65,536Mbps, mã hoá CMI và truyền tới các SS tương ứng bằng đường cáp quang. - Card WCA02 giao tiếp với CLDC để thực hiện test loop-back và bảo dưỡng CDLU, nó nhận đồng hồ tổng hợp 65,520MHz từ khối NESU thông qua WCD01 và chia chúng thành đồng hồ tham chiếu hệ thống 65,536MHz và đồng hồ hệ thống 8KHz và chúng được sử dụng trong CDLU. II.2.11. Khối biến đổi tốc độ các đường Highway (của các vệ tinh) HRCU Khối này bao gồm các card WHA01 và WHA02 và sơ đồ đấu nối của nó như hình vẽ sau: HRCU NESU HLDC SPSU Từ các phân hệ vệ tinh RS Global-bus TD-bus 8,192Mbps CP3 FP3 CDTU Sơ đồ khối làm việc giữa HRCU và các khối khác Chức năng: - Tổng đài STAREX-VK có thể giao tiếp được với các thuê bao ở xa và được nối tới Host bằng các luồng trung kế E1. Do vậy các khối HRCU và CDTU cần trang bị ở IS trong Host và TLDU ở vệ tinh RS. - Tối đa có thể có 4Kch luồng vệ tinh có thể được nối tới một HRCU và chúng được hoạt động dưới sự điều khiển của HLDC. - Vì tối đa chỉ có thể có 8 HLDC được trang bị trong cấu hình phần cứng do vậy tổng số vệ tinh tối đa của tổng đài STAREX-VK là 32. - HRCU biến đổi dữ liệu nối tiếp nhận được từ CDTU thành dữ liệu 8,192Mbps song song và truyền tới SPSU và ngược lại. - HRCU có thể giao tiếp với tối đa là 8 CDTU và hoạt động ở chế độ kép đôi để nâng cao độ tin cậy. Hoạt động của HRCU: WHA02 (4) WHA01 Từ CDTU Từ NESU Đến SPSU Đến HLDC Sơ đồ cấu hình của HRCU - HRCU nhận dữ liệu PCM từ CDTU, biến đổi dữ liệu 2,048Mbps thành dữ liệu 8,192Mbps song song, truyền tới SPSU và ngược lại. - HRCU nhận các đồng hồ CP3 và FP3 từ NESU và sử dụng chúng như là đồng hồ hệ thống cho HRCU và cung cấp đồng hồ 4,096MHz và FP cho CDTU. - HRCU được nối tới HLDC và được điều khiển bởi nó thông qua việc trao đổi các dữ liệu. II.2.12. Khối giao tiếp với vệ tinh CDTU Khối này bao gồm các card WLA81 và có sơ đồ đấu nối với các khối liên quan như hình vẽ. TLDU HLDC HRCU CDTU Vệ tinh HOST Sơ đồ khối làm việc giữa CDTU và các khối khác CDTU là một khối giao tiếp với các luồng PCM E1. Nó được nối với TLDU ở vệ tinh và cung cấp các đường thông tin cho dữ liệu IPC và các dữ liệu thoại khác. Chức năng chính của nó như sau: - Giao tiếp giữa Host và vệ tinh - Điều khiển các đường thông tin của dữ liệu PCM, dữ liệu IPC, thông tin khung và các dữ liệu bảo dưỡng giữa Host và vệ tinh. - Kết nối tới SPSU qua HRCU để chuyển mạch không gian - Tốc độ truyền dữ liệu giữa Host và vệ tinh là 2,048 Mbps. - Tốc độ truyền dữ liệu IPC giữa Host và vệ tinh là 1,024 Mbps. - Tối đa có thể giao tiếp được với 32 luồng E1. - Vì việc báo hiệu giữa Host và vệ tinh là không cần thiết cho nên khối CDTU không chứa một mạch điện nào liên quan đến báo hiệu. III. Phân hệ chuyển mạch SS Có nhiều loại SS trong hệ thống tổng đài STAREX-VK như: SS-S: SS thuê bao SS-GT: SS trung kế và dịch vụ SS-T: SS trung kế SS-7: SS báo hiệu số 7 SS-I: SS ISDN SS-V: SS giao tiếp V5.2 Sau đây và vị trí các khối chức năng trên từng tủ của các loại SS. SS-S: SS thuê bao ASICC ASIC0 ASIU0 ASIU5 TSLU1 ASIU4 TSLU0 ASIU3 TS DC SU DC LS IU TE CU0 TE CU1 ASIU2 SSP RI GU 0 RI GU 1 ASIU1 SS-GT: SS trung kế và dịch vụ SS-T: SS trung kế DTIC DCIU2 DCIU3 DCIU0 DCIU1 TSLU0 TSLU1 TS DC DC DC 0 DC DC 1 DC DC 2 DC DC 3 SSP LS IU 0 LS IU 1 GSTC DCIU0 DCIU1 VM HU CO MU BE TU TSLU0 TSLU1 TS DC GS DC DC DC 0 DC DC 1 SSP LS IU SS7: SS báo hiệu số 7 SS-V: SS V5.2 WLIC VSIU2 VSIU3 VSIU0 VSIU1 TSLU TS DC V5 DC SSP LS IU SSN7C SS7U TS DC TSLU SSP III.1. Chức năng của SS Phân hệ chuyển mạch SS trong hệ thống tổng đài STAREX-VK có những chức năng sau: - Xử lý cuộc gọi - Giao tiếp với thuê bao - Giao tiếp với trung kế tương tự và trung kế số. - Cung cấp Tone - Thông báo các bản tin - Cung cấp chuông cho các thuê bao bị gọi - Chuyển mạch thời gian - Phân tích tín hiệu DTMF, R2MFC - Thực hiện in test và out test cho mạch thuê bao sử dụng TECU - Hỗ trợ cho việc test Loop-back cho mạch thoại sử dụng BETU - Cung cấp CCT cho báo hiệu số 7 (Continuity Check Tone) - Thu thập các dữ liệu thống kê trong SS - Giao tiếp với các mạng truy nhập (V5.2) - Giao tiếp với IS bằng cáp quang III.2. Cấu hình của SS và chức năng của các khối Các vi xử lý và khối chức năng của SS được đấu nối như hình vẽ (chung cho cả SS-S, SS-GT, SS-T): TSLU DCIU TECU COMU RIGU ASIU VMHU BETU LSIU GSDC TSDC SUDC DCDC SSP Global-bus Trung kế số Thuê bao Từ/đến DCDC Từ/đến IS Từ/đến TSLU Từ/đến DCIU Cấu hình của phân hệ SS của tổng đài STAREX-VK MP (Main Processor): SSP: (Switching Subsystem Processor) vi xử lý phân hệ chuyển mạch, nó gồm các card PPA21 và PPA33 kép đôi Các DC (Device Controller - điều khiển thiết bị): gồm các card PDA31 SUDC: Điều khiển thuê bao DCDC: Điều khiển giao tiếp trung kế số E1 GSDC: Điều khiển các dịch vụ TSDC: Điều khiển chuyển mạch thời gian và các dịch vụ nội trạm V5DC: Điều khiển giao tiếp V5.2 Các khối chức năng: ASIU: Giao tiếp thuê bao tương tự DCIU: Giao tiếp trung kế số E1 LSIU: Giao tiếp các dịch vụ nội hạt RIGU: Tạo chuông VMHU: Khối tạo các bản tin thông báo COMU: Khối trộn cuộc gọi TSLU: Khối liên kết dữ liệu và chuyển mạch thời gian TECU: Khối điều khiển thiết bị Test BETU: Khối Test tỷ lệ lỗi bit SS7U: Thực hiện báo hiệu số 7 VSIU: Giao tiếp với các thuê bao V5.2 III.2.1. Vi xử lý chính SSP - Mỗi phân hệ SS có một bộ vi xử lý chính SSP hoạt động ở chế độ Active/Standby (card PPA21+PPA33). - SSP được nối với các DC trong SS và trao đổi thông tin với chúng thông qua Global-bus (kép 3) và được nối với các vi xử lý của các phân hệ khác thông qua các đường IPC (TSLU CDLU ISCU). Chức năng chính của SSP như sau: - Quản lý tài nguyên của SS tương ứng - Thu thập các dữ liệu thống kê trong SS - Thu thập dữ liệu cước trong SS và gửi tới OCP - Thu thập các cảnh báo trong SS và gửi tới OCP - Bảo dưỡng SS. III.2.2. Khối điều khiển thuê bao SUDC - Điều khiển phần cứng ASIU - Thực hiện điều khiển cho 8,192 thuê bao hoặc 2,048 thuê bao cho một TD-bus - Giám sát trạng thái hook-on và hook-off của thuê bao thông qua ASIU - Điều khiển PPM - Giám sát trạng thái lỗi trong ASIU - Giám sát trạng thái hoạt động của khối phần cứng ASIU. III.2.3. Khối điều khiển giao tiếp trung kế số DCDC - Hai card PDA31 của DCDC điều khiển 480 trung kế (không kể các kênh dùng cho báo hiệu R2 và đồng bộ khung) của DCIU ở dạng Load Sharing - Giám sát trạng thái lỗi của DCIU - Điều khiển việc báo hiệu giữa các tổng đài cho việc xử lý các cuộc gọi trung kế - Giám sát trạng thái hoạt động của khối phần cứng DCIU III.2.4. Khối điều khiển giao tiếp với dịch vụ GSDC - Điều khiển mạch tạo bản tin thông báo - Điều khiển test loop-back cho khối VMHU, COMU - Giám sát trạng thái lỗi trong VMHU - Điều khiển cuộc gọi 3 đường và cuộc gọi hội nghị của COMU - Điều khiển VMHU và COMU bằng chế độ Load Sharing - Điều khiển khối BETU - Giám sát trạng thái lỗi của BETU III.2.5. Khối điều khiển chuyển mạch thời gian TSDC - Điều khiển việc thay đổi giữa các khe thời gian của TSLU - Giám sát trạng thái lỗi của TSLU - Điều khiển bộ nhớ C (C-memory) - Điều khiển self-Test cho các mạch thoại - Điều khiển việc kép đôi của TSLU - Cung cấp các nguồn Tone thông qua LSIU - Nhận tín hiệu DTMF và điều khiển phương thức báo hiệu R2 - Điều khiển in test và out test thuê bao với TECU - Giám sát các lỗi của khối tạo chuông RIGU thông qua TECU. III.2.6. Khối ASIU (giao tiếp thuê bao tương tự) ASIU gồm có card SSA86 và SSA05 và chức năng của nó như sau: ASIU là một khối kết nối các thuê bao điện thoại công cộng và điện thoại cá nhân, PBX và các đầu cuối sử dụng tín hiệu trong băng thoại với tổng đài STAREX-VK. Hình vẽ dưới đây là sơ đầu đấu nối với các khối liên quan của khối ASIU: ASIU TSLU RIGU TECU LSIU SUDC Thuê bao : : .. Từ/đến IS TD-bus Global-bus Sơ đồ khối làm việc giữa ASIU và các khối khác ASIU thực hiện các chức năng sau để giao tiếp với các thuê bao tương tự: - Cung cấp nguồn (Battery feeding) - Bảo vệ quá áp (Overvoltage protection) - Cung cấp chuông (Ringing) - Giám sát (Supervision) - Mã hoá và giải mã (Code/Decode) - Hybrid - Test access Các chức năng chính ở trên được gọi là “BORSCHT) - Xung đảo cực (Polarity reverse) - Định vị các khe thời gian (Time Slot allocation) - Lọc thông thấp (Low pass filter) - Nhận xung quay số (Dial pulse detection) - Test mạch thoại (Call path test) - Điều khiển khuếch đại của tín hiệu thu và phát (Gain control of Tx and Rx signals) Cấu hình của ASIU: SSA86 0 SSA05 (16) 31 RIGU TECU Đến SUDC Từ/Đến TSLU SHW Các thuê bao Sơ đồ cấu hình của ASIU - ASIU bao gồm một shelf và có tối đa là 16 card thuê bao SSA05* - Một card SSA05* có thể giao tiếp với 32 thuê bao tương tự do vậy một khối ASIU có thể giao tiếp với 512 thuê bao tương tự. - Trong một phân hệ SS-S có thể có tối đa 16 khối ASIU do vậy có thể giao tiếp được với tối đa 8192 thuê bao và tỷ lệ tập trung line là 8:1. - Card SSA86 điều khiển dữ liệu thoại của thuê bao nhận được từ SSA05*, gửi chúng đến TSLU và gửi dữ liệu PCM nhận được từ TSLU tới SSA05*. Nó cũng truyền dòng chuông nhận được từ RIGU tới thuê bao bị gọi. - ASIU cung cấp các đường test để in và out test cho các thuê bao bằng khối TECU. Nó cũng thu thập các lỗi xảy ra trong SSA86 và SSA05* và gửi chúng tới SUDC. III.2.7. Khối giao tiếp trung kế số E1 DCIU DCIU là một khối giao tiếp với 30 kênh trung kế số, nó có những chức năng sau: - Tạo khung (Generation of frame) - Sắp xếp khung (Alignment of frame) - Ngăn chặn các dòng bít là “0” (Zero string suppression) - Biến đổi cực tính (Polarity conversion) - Xử lý cảnh báo (Alarm processing) - Khôi phục tín hiệu đồng hồ (Clock recovery) - Định thời lại khung (Hunt during reframe) - Báo hiệu liên đài (Office signaling) Các chức năng trên gọi là : “GAZPACHO” - Giao tiếp với TD-bus - Giao tiếp với CRT Cấu hình của DCIU: DCIU 4 card STA81 NESU DCDC TSLU 2,048 MHz Trung kế Reference Clock SHW TD-bus Global-bus Sơ đồ khối làm việc giữa DCIU và các khối khác - Một DCIU chiếm một nửa shelf và tối đa là có 4 card STA81. - Một card STA81 có thể giao tiếp được 4 luồng trung kế E1 do vậy một khối DCIU có thể giao tiếp được tối đa là 480 trung kế (không kể các kênh dùng để đồng bộ khung và báo hiệu R2). - Một phân hệ SS-T có thể trang bị tối đa 4 DCIU, do vậy có thể giao tiếp được tối đa 1920 trung kế (không kể các kênh dùng để đồng bộ khung và báo hiệu R2) và trong trường hợp này thì hai khối TSLU sẽ được sử dụng để kết nối với IS. - DCIU cũng tách đồng hồ tham khảo từ một luồng trung kế E1 và gửi tới khối NESU cho mục đích tạo ra các đồng hồ đồng bộ hệ thống. III.2.8. Khối giao tiếp các dịch vụ nội hạt LSIU LSIU là một khối chức năng để thực hiện các dịch vụ cần thiết cho việc thiết lập và giải phóng cuộc gọi bao gồm: cung cấp Tone, tách và truyền báo hiệu R2, tách và thu tín hiệu DTMF. Chức năng của LSIU: - Cung cấp Tone mời quay số cho các thuê bao - Cung cấp Ring-back Tone cho thuê bao chủ gọi - Cung cấp các loại Tone khác cho các dịch vụ đặc biệt - Cung cấp Tone cảnh báo cho các điện thoại công cộng - Tách và truyền tín hiệu DTMF, R2MFC. - Cung cấp CCT (Continuity Check Tone) cho hệ thống báo hiệu số 7 - Phát hiện các lỗi và gửi cho TSDC. - Giám sát và test R2, DTMF , CCT thông qua self-loop paths và TSLU loop-paths - Giám sát việc test Tone Cấu hình của LSIU: LSIU 4 card SLA81 TSLU TSDC Từ/ đến IS Trung kế Optic Cable TD-bus DCIU ASIU Thuê bao SHW Sơ đồ khối làm việc giữa LSIU và các khối khác - LSIU chiếm một phần tư của một shelf và có thể trang bị với tối đa 4 card SLA81. - Một card SLA81 có thể cung cấp dịch vụ cho 32 khe thời gian bằng việc tách và truyền tín hiệu R2, DTMF, CCT và phát Tone. Trong trường hợp của R2, DTMF và CCT thì tất cả 4 card SLA81 cùng hoạt động còn trong trường hợp phát Tone thì một card SLA81 hoạt động ở chế độ master còn các card còn lại là slave. - Do đó, một khối LSIU có thể phát Tone cho tối đa 32 khe thời gian và theo dõi việc tách và truyền tín hiệu R2, DTMF, CCT của 128 khe thời gian. - Trong SS-S một khối LSIU được trang bị còn trong SS-T thì hai LSIU có thể được trang bị nếu như nó có 1920 trung kế (không kể các trung kế dùng cho đồng bộ khung và báo hiệu). III.2.9. Khối tạo chuông RIGU RIGU là một khối cung cấp chuông cho các thuê bao và có các chức năng sau: - Cung cấp dòng chuông 20Hz cho các thuê bao bị gọi - Cung cấp tín hiệu ZC(Zero Crossing) để bảo vệ rơ le của mạch thuê bao trong khi cấp dòng chuông. - Cung cấp tín hiệu ZC(Zero Crossing) cho TECU để Test mạch thuê bao. - Cung cấp nguồn -48V cho các thuê bao khi hook-off - Điều khiển load sharing của bộ cung cấp chuông - Phát hiện các lỗi của chính nó và gửi tới TECU Cấu hình của khối RIGU: ASIU TECU RIGU Card SGU02 RC, ZC Thuê bao Đến TSDC RC, ZC Sơ đồ khối làm việc giữa RIGU và các khối khác - RIGU chiếm một phần tư của một shelf và có thể trang bị tối đa hai card SGU02. - Một card SGU02 có thể cung cấp chuông và tín hiệu ZC cho 2048 thuê bao và phục vụ cho 8192 thuê bao nếu như được trang bị hai RIGU (trong 1 trạm SS-S) - Khi một card SGU01 bị lỗi thì card kia sẽ thực hiện toàn bộ công việc do vậy nó có thể phục vụ cho tổng cộng là 4096 thuê bao - RIGU không được nối trực tiếp tới DC (Bộ điều khiển thiết bị) và nó gửi các dữ liệu lỗi tới TSDC thông qua TECU III.2.10. Khối tạo các bản tin thông báo VMHU VMHU Card SVU82 TSLU GSDC SHW Global-bus TD-bus Sơ đồ khối làm việc giữa VMHU và các khối khác Chức năng của VMHU: VMHU là một khối chức năng thông báo các bản tin gồm các dịch vụ đặc biệt và các trạng thái lỗi trong quá trình xử lý cuộc gọi tới thuê bao chủ gọi. Nó bao gồm các chức năng sau: - Ghi các bản tin thông báo - Kết nối và giải phóng các bản tin thông báo - Phát lại (play back) các bản tin bằng các khe thời gian - Phát hiện các lỗi của nó và gửi tới GSDC - Test self loop-back III.2.11. Khối trộn cuộc gọi COMU COMU Card SCA82 TSLU GSDC SHW Global-bus TD-bus Sơ đồ khối làm việc giữa COMU và các khối khác COMU là một khối chức năng để kết nối các cuộc gọi hội nghị cho các thuê bao. Nó có các chức năng chính sau: - Cuộc gọi 3 đường - Cuộc gọi hội nghị - Chuyển các cuộc gọi - Phát hiện lỗi trong khối và gửi tới GSDC - Self-loop Test III.2.12. Khối chuyển mạch thời gian TSLU Sơ đồ đấu nối với các khối liên quan như sau: LSIU TECU BETU VMHU ASIU TSDC DCIU COMU TSLU Từ/đến CDLU SHW Thuê bao Trung kế số TD-Bus Global-Bus Sơ đồ khối làm việc giữa TSLU và các khối khác TSLU nhận dữ liệu từ một khối giao tiếp, thực hiện việc thay đổi các khe thời gian, gửi dữ liệu tới CDLU của IS và gửi dữ liệu nhận được từ CDLU tới khối giao tiếp. Vào thời điểm này nó giao tiếp với các khối dịch vụ và test để cung cấp các dịch vụ cho các thuê bao và trung kế. TSLU có các chức năng chính sau: - Thay đổi các khe thời gian - Giao tiếp với 8192 thuê bao của ASIU - Giao tiếp với 1Kch của DCIU - Giao tiếp với LSIU - Giao tiếp với VMHU để cung cấp các bản tin được ghi - Giao tiếp với COMU để trộn các cuộc gọi - Giao tiếp với TECU để test các thuê bao - Giao tiếp với BETU để test lỗi cho các đường truyền - Nhận tín hiệu đồng bộ khung FS và CP4 (Clock Pulse) từ NESU và phân bố tới các khối trong SS. - Cung cấp các kênh intra-junctor để cho các cuộc gọi trong nội trạm - Duy trì và bảo dưỡng mạch thoại - Biến đổi quang điện và điện quang - Phân kênh và ghép kênh dữ liệu thoại - Phát hiện các lỗi và gửi chúng tới TSDC Cấu hình của TSLU: WTA01 WCD02 WTA03 WTA02 16 SHW intra-junctor Từ/đến LSIU VMHU COMU TECU BETU 2,048Mbps Từ/đến ASIU DCIU 8,192 Mbps song song CMI II 131,072Mbps Từ/đến CDLU TSDC TD-bus Sơ đồ cấu hình của TSLU - TSLU trong SS-S gồm hai shelf còn trong SS-T thì có nửa shelf. Nó bao gồm 3 card là WTA01, WTA02, WTA03. - WTA01 nhận dữ liệu nối tiếp 2,048Mbps từ một khối giao tiếp thông qua 32 Subhighway (SHW) dưới sự điều khiển của WTA02, ghép kênh chúng thành 1Kch dữ liệu 8,192Mbps song song và gửi chúng tới WTA03. Ngược lại, nó nhận dữ liệu 8,192Mbps từ WTA03, phân kênh chúng thành dữ liệu 2,048Mbps nối tiếp và gửi chúng tới khối giao tiếp. - Trong phân hệ SS-S có thể trang bị tối đa 16 card WTA01 hoạt động ở chế độ kép đôi và có thể giao tiếp với 256 SHW. Trong SS-T, 2 WTA01 được trang bị trong một TSLU và có thể giao tiếp với 32 SHW. - WTA03 nhận 1Kch dữ liệu 8,192Mbps song song từ WTA01, ghép kênh chúng thành dữ liệu 1Kch 65,53Mbps nối tiếp, sau đó dùng mã hoá CMI-II để biến thành dòng dữ liệu nối tiếp 1Kch tốc độ 131,072Mbps rồi gửi đến WCD02. Ngược lại, nó cũng nhận dữ liệu thông qua WCD02, biến đổi thành dữ liệu 8,192Mbps song song và gửi tới WTA01. - WTA02 điều khiển việc phân kênh và ghép kênh của WTA01, giao tiếp với khối dịch vụ để cung cấp các dịch vụ cho các thuê bao và trung kế. WTA02 cũng giao tiếp với khối TECU để test mạch và đường dây thuê bao. Đối với các cuộc gọi nội trạm SS nó cung cấp các kênh intra-junctor mà không sử dụng CDLU. III.2.13. Khối test thuê bao TECU ASIU TSDC TECU TSLU RIGU RC, ZC RC, ZC Test bus Từ/đến CDLU TD-bus Global-bus Sơ đồ khối làm việc giữa TECU và các khối khác TECU là một khối chức năng quản lý việc test các thuê bao và trung kế nối với tổng đài. TECU đo đường dây thông qua in/out Test, quyết định trạng thái lỗi của line dựa trên dữ liệu đo được và gửi kết quả cho operator. - Đo điện áp DC, Trở kháng, điện dung giữa T-R, T-G và R-G. - Đo điẹn áp AC và dòng điện mạch vòng - Đo suy hao truyền dẫn - Kiểm tra DP và DTMF - Kiểm tra Dial Tone, Ring-back Tone - Phát hiện lỗi của nó và gửi tới TSDC,.... Cấu hình hoạt động của TECU: MEA01 MEU81 MEA82 Tới TSDC Từ/tới TSLU Từ RIGU Thuê bao Trung kế Operator TD-bus Sơ đồ cấu hình của TECU - TECU chiếm một phần ba shelf bao gồm các card MEA01, MEA82 và MEU81. - MEA01 có thể test cho 4096 line thuê bao do vậy trong 1 SS-S nếu có nhiều hơn 4096 thuê bao thì cần phải dùng hai bộ TECU. - Card MEA82 điều khiển MEA01 để cung cấp các đường test và lệnh cho MEU81 để giám sát việc đo đạc. Sau khi nhận được lệnh, MEU81 tiến hành đo các thông số của đường dây thuê bao bằng bus test được cung cấp bởi MEA01 và gửi kết quả tới MEA82. Sau đó kết quả sẽ được gửi tới operator thông qua TSDC. III.2.14. Khối Test tỷ lệ lỗi bit BETU BETU Card MBA81 GSDC TSLU Global-bus Từ/đến CDLU SHW TD-bus Sơ đồ khối làm việc giữa BETU và các khối khác Chức năng của BETU: BETU là một khối chức năng giám sát và đo đạc. - Tạo ra các mẫu bit cố định và ngẫu nhiên - So sánh dữ liệu được truyền với dữ liệu nhận được bằng việc loop test và phát hiện lỗi - Phát hiện các lỗi trong nó và gửi tới GSDC Cấu hình hoạt động của BETU: BETU gồm có card MBA81 và chỉ có một khối duy nhất trong hệ thống. MBA81 tạo ra các mẫu bit cố định và ngẫu nhiên dưới sự điều khiển của GSDC, gửi chúng đi để test loop và so sánh với dữ liệu nhận được thông qua loop để kiểm tra lỗi. BETU được nối tới TSLU bằng một đường SubHighway để test và gửi mẫu dữ liệu qua một trong 32 kênh. III.2.15. Khối giao tiếp V5.2 VSIU Trong một phân hệ SS-V có tối đa 4 VSIU, một khối VSIU có tối đa 16 luồng E1 để giao tiếp với các thiết bị truy nhập như hệ thống WLL hay FLC. Nó cung cấp giao thức Link Control và giao thức BCC (bearer channel connection) cho xử lý cuộc gọi và kiểm tra đường. Cho đến nay, giao thức V5.2 cung cấp các phương thức truy nhập như điện thoại thường (analog), ISDN Basic, ISDN Primary và đường thuê kênh (leased line). Mỗi VSIU có 8 bảng mạch giao tiếp IPA32 và 1 bảng mạch điều khiển chung SSA87. Chức năng chính của VSIU như sau: - Giao tiếp với đường PRI (2,048Mbps) - Tách/trộn luồng thành các kênh báo hiệu D và dữ liệu B - Xử lý LAPD - Kiểm tra mã vòng CRC của luồng, kiểm tra thuê bao bằng mạch vòng - Các chức năng về giao diện luồng, cảnh báo luồng, kiểm tra và giám sát luồng - Xử lý các gói thông tin - Cung cấp nguồn nuôi (nguồn được đặt ngay trong bảng mạch) - Xử lý các Protocol chuẩn HDLC/LAPD/V5.2 VSIU cung cấp các đường giao tiếp và các giao diện với thuê bao số PRI qua các khối TSLU, IPA32 (khối giao tiếp thuê bao ISDN theo chuẩn PRI), SSA87. Khối TSLU và IPA32 thực hiện chức năng ở lớp 1 và 2 theo mẫu OSI, SSA87 kết nối với khối điều khiển thiết bị, thực hiện việc truyền, kiểm tra số liệu đồng thời giám sát khối IPA32. Việc truyền/nhận giữa IPA32 và SSA87 trong VSIU được thực hiện thông qua 2 bus nối tiếp tốc độ cao. IV. Vệ tinh RSS Vệ tinh RSS của tổng đài STAREX-VK có các tủ chính như sau: TLDLC RSICC ASIC0 TLDU ASIU0 ASIU5 RLNU TSLU1 ASIU4 DCIU TSLU0 ASIU3 TS DC SU DC RL DC DC DC 0 RP VU LS IU TE CU 0 TE CU 1 ASIU2 RCP I/O DKE SSP RI GU 0 RI GU 1 ASIU1 IV.1. Chức năng của vệ tinh Chức năng cơ bản nhất của vệ tinh là kết nối một nhóm các thuê bao ở xa với tổng đài STAREX-VK giống như là một trạm SS trong HOST. Nó có thể hoạt động độc lập khi đường truyền bị mất. Nó thực hiện một số chức năng sau: - Xử lý được sự thay đổi trạng thái khi đường truyền bị mất - Chức năng tự xử lý cuộc gọi - Chức năng thống kê và tính cước - Phát các bản tin thông báo khi sự cố đường truyền xảy ra - Xử lý dữ liệu - Đồng bộ mạng - Giao tiếp với người sử dụng IV.2. Cấu hình của vệ tinh TSLU DCIU TECU RPVU RIGU ASIU RLNU LSIU RLDC TSDC SUDC DCDC SSP Global-bus Trung kế số Thuê bao Từ/đến DCDC Từ/đến HOST Từ/đến TSLU Từ/đến DCIU RCP Đến DKE và I/O Port TLDU Sơ đồ cấu hình vệ tinh của tổng đài STAREX-VK Vệ tinh có các vi xử lý và các khối chức năng sau: MP (Main Processor): SSP: (Switching Subsystem Processor) gồm PPA21 và PPA33 kép đôi RCP: (Remote Control System Processor) gồm PPA21 và PPA33 đơn Điều khiển thiết bị DC (Device Controller): gồm các card PDA31 SUDC: Điều khiển thuê bao DCDC: Điều khiển giao tiếp trung kế số E1 TSDC: Điều khiển chuyển mạch thời gian và dịch vụ RLDC: Điều khiển giao tiếp luồng và dịch vụ Các khối chức năng: Các khối chức năng của vệ tinh cũng có các card gống như ở các trạm SS trong HOST. ASIU: Giao tiếp thuê bao tương tự (SSA86 và SSA05*) DCIU: Giao tiếp trung kế số E1 (STA81) LSIU: Giao tiếp các dịch vụ nội (SLA81) RIGU: Tạo chuông (SGU02) RPVU: Tạo các bản tin thông báo (SVU82) TSLU: Chuyển mạch thời gian và liên kết dữ liệu (WTA01, 02, 04) TLDU: Khối giao tiếp luồng và trung kế với Host (WLA81) RLNU: Khối đồng bộ TECU: Bộ test thuê bao (MEA01, MEA82 và MEU81) DKE: ổ đĩa I/O port: Cổng vào ra (POA03) IV.3. Giao tiếp giữa HOST và vệ tinh 32 E1 Voice, IPC TSLU HRCU CDTU TLDU Global-bus TSDC RLNU RLDC HLDC RS 32 SHW HOST 32 SHW Sơ đồ kết nối giữa HOST và vệ tinh Việc kết nối giữa HOST và vệ tinh được thực hiện bằng việc sử dụng cáp quang hoặc các luồng PCM (E1/T1) cho việc trao đổi các dữ liệu thoại và dữ liệu IPC (thông tin giữa các bộ vi xử lý). Khi sử dụng luồng cáp quang thì TSLU của RS được kết nối với CDLU của IS giống như trong trường hợp của các SS nối với IS. Khi sử dụng luồng PCM, card WTA04 được trang bị trong TSLU của vệ tinh truyền tín hiệu điện tới khối TLDU. TLDU gửi tín hiệu này tới HOST thông qua luồng PCM. Tại HOST CDTU nhận tín hiệu này sau đó truyền tới SPSU thông qua HRCU. Tín hiệu sẽ được truyền từ HOST tới vệ tinh theo đường ngược lại. IV.4. Trạng thái Stand alone của vệ tinh Đây là tình huống mà khi vệ tinh không được nối với HOST, lúc này vệ tinh hoạt động độc lập và thực hiện các chức năng sau: IV.4.1. Chuyển sang trạng thái stand alone khi đường truyền bị mất Khi tất cả các đường truyền chứa kênh IPC giữa HOST và vệ tinh bị mất thì nó tự động chuyển sang trạng thái emergency hoạt động ở chế độ stand alone IV.4.2. Tự xử lý cuộc gọi Khi vệ tinh hoạt động bình thường thì tất cả các thuê bao của nó đều được cung cấp các dịch vụ như ở HOST. Trong trường hợp stand alone, vệ tinh sẽ tự xử lý các cuộc gọi trong cùng trạm và các tổng đài khác nối đến trạm đó. Lúc này việc dịch số Prefix được SSP thực hiện. IV.4.3. Chức năng tính cước Các thủ tục xử lý cước khi vệ tinh hoạt động bình thường được thực hiện giống như các SS ở trong HOST. Tuy nhiên, khi nó chạy ở chế độ standalone hệ thống sẽ tạm thời chứa cước vào ổ đĩa của RCP kể từ lúc dữ liệu cước không thể truyền được về HOST. Khi đường truyền trở lại bình thường thì hệ thống sẽ đẩy hết các dữ liệu cước đó về HOST, nếu như ổ đĩa của RCP lỗi thì dữ liệu cước sẽ được đưa ra các thiết bị vào ra của hệ thống. Dữ liệu cước ở vệ tinh được gom 5 cuộc một và gửi về HOST. Trong trường hợp stand alone chúng được ghi vào ổ đĩa của RCP theo từng khối 5 cuộc một. Nó được chứa vào một vùng ổ đĩa với không gian là 5Mbytes và có thể chứa được 29120 blocks (1 block = 5 cuộc) IV.4.4. Chức năng thống kê Các dữ liệu thống kê được thu thập trong vệ tinh được đồng thời đưa ra tại HOST và vệ tinh. Khi nó hoạt động ở chế độ stand alone, nó không thể thực hiện chức năng thống kê do yêu cầu của operator mà chỉ có khả năng thống kê theo hàng giờ. Các bản tin thống kê hàng giờ khi vệ tinh hoạt động ở chế độ stand alone sẽ được đưa ra các thiết bị vào ra của RCP. IV.4.5. Chức năng thông báo trạng thái Emergency Nếu như các cuộc gọi từ vệ tinh đi ra các tổng đài khác mà phải đi qua HOST hoặc các thuê bao ở HOST khi nó hoạt động ở chế độ stand alone thì nó sẽ thông báo cho thuê bao chủ gọi là đường truyền đang có sự cố hoặc sửa chữa. IV.4.6. Chức năng xử lý dữ liệu Cấu trúc dữ liệu của vệ tinh và thủ tục tính cước thì giống như các SS trong HOST. Trong trường hợp stand alone, vệ tinh sẽ được trang bị thêm một bảng dịch số trùng với HOST để có thể xử lý các cuộc gọi của nó. Dữ liệu này được tự động thay đổi khi đường truyền bình thường để dữ liệu ở HOST và vệ tinh là luôn giống nhau. IV.4.7. Chức năng đồng bộ mạng Khối RLNU trong vệ tinh thực hiện việc đồng bộ đồng hồ của vệ tinh với HOST, nó nhận đồng hồ tham khảo được cung cấp từ HOST thông qua một luồng PCM của khối TLDU và sau đó lựa chọn một tín hiệu đồng hồ ưu tiên cao nhất rồi tạo ra một đồng hồ đồng bộ với đồng hồ tham khảo này và phân phối trong vệ tinh. V. Phân hệ vệ tinh RSE Trên mục IV chúng ta đã nghiên cứu tổng quan về phân hệ vệ tinh RSS, sau đây chúng ta sẽ nói tiếp về phân hệ vệ tinh RSE. Sau đây là vị trí các khối chức năng trên mỗi tủ của phân hệ vệ tinh RSE: RSEC ASIC0 ASIU0 ASIU5 DC IU RN ES TL DU ASIU4 TSLU ASIU3 TS DC SL DC DC DC IT DC CH DC TE CU ASIU2 SSP LS IU RV MU RI GU ASIU1 Vệ tinh RSE khác vệ tinh RSS ở một số điểm sau: - Dung lượng thuê bao của RSE là 4096 thuê bao còn ở RSS là 8192 TB. - Vệ tinh RSE không có ổ đĩa và cổng vào ra cho nên dữ liệu cước tạm thời khi đường truyền bị mất sẽ được lưu trong một card có tên là POA09. - Khối đồng bộ trong vệ tinh RSE chỉ có hai card WNA08. Hầu hết các khối chức năng trong RSE giống RSS trừ một số khối khác với RSS như sau: SLDC: Điều khiển thuê bao (ở RSS là SUDC) ITDC: Điều khiển đồng bộ, giao tiếp giữa HOST và vệ tinh CHDC: Điều khiển ghi cước tạm thời RNES: Khối đồng bộ VI. Xử lý cuộc gọi Sau đây là lưu đồ xử lý một cuộc gọi và các khối liên quan đến một cuộc gọi: TSLU TSDC G-bus TONE DTMF SUDC ASIU RIGU SSP SS Thuê bao chủ gọi TSLU TSDC G-bus TONE SUDC ASIU RIGU SSP SS Thuê bao bị gọi CDLU SPSU CLDC SSDC CIJU NTP ISP G-bus IS Sơ đồ xử lý cuộc gọi trong tổng đài STAREX-VK (Supervision) + Thuê bao chủ gọi nhấc máy (hook off) + Khối ASIU sử dụng phương pháp quét và giám sát thấy được trạng thái hook off của thuê bao và gửi tới SUDC. + SUDC sẽ gửi thông số và trạng thái của thuê bao chủ gọi tới SSP thông qua Global-bus. (Dial Tone Connection) + SSP ra lệnh cho TSDC là nối dial tone cho thuê bao chủ gọi thông qua Global-bus. + TSDC sau khi nhận được lệnh này sẽ điều khiển LSIU và gửi dial tone tới ASIU thông qua TSLU. + ASIU truyền dial tone tới thuê bao chủ gọi Digit Reception (DTMF) + Thuê bao chủ gọi nhận được dial tone và quay số + Tín hiệu DTMF từ thuê bao được gửi tới LSIU qua TSLU và cuối cùng đến TSDC. + Sau khi thuê bao bấm số đầu tiên thì số này sẽ được gửi ngay tới SSP thông qua Global-bus. + SSP sau khi nhận được số đầu tiên, ra lệnh ngay cho TSDC là ngắt dial tone cho thuê bao. + Các con số còn lại sẽ tiếp tục được gửi tới SSP. Chú ý: Trong trường hợp dùng xung quay số DP, các xung do thuê bao quay sẽ được ASIU phát hiện. Nó không gửi đến LSIU, thay vào đó nó gửi đến SUDC. Các đường xử lý sau đó giống như trường hợp của DTMF. Routing I + SSP sẽ yêu cầu NTP dịch những con số Prefix mà thuê bao vừa quay + NTP phân tích số Prefix nhận được từ SSP sau đó xem cuộc gọi là nội đài hay ra ngoài + Trong ví dụ này ta giả sử cuộc gọi là nội đài, SSP sẽ yêu cầu NTP dịch những con số còn lại của thuê bao bị gọi sau khi nhận được con số cuối cùng. Routing II + NTP sẽ thông báo có cuộc gọi đến cho SSP của thuê bao bị gọi + SSP của thuê bao bị gọi bắt đầu chiếm giữ thuê bao bị gọi. Routing III + SSP của thuê bao bị gọi sẽ thông báo cho SSP của thuê bao chủ gọi rằng nó đã chiếm được thuê bao bị gọi. + ISP sẽ yêu cầu SSDC kết nối chuyển mạch không gian Ringing + SSP của thuê bao chủ gọi yêu cầu TSDC thiết lập một mạch thoại + SSP của thuê bao bị gọi gửi lệnh tới TSDC rằng yêu cầu LSIU của nó gửi Ring-back Tone cho thuê bao chủ gọi. + SSP của thuê bao bị gọi yêu cầu SUDC kết nối chuông cho thuê bao bị gọi + SUDC sau đó sẽ nối chuông cho thuê bao bị gọi Talking + Nếu như thuê bao bị gọi nhấc mấy (hook off), trạng thái của nó sẽ được SUDC phát hiện. Sau đó, SUDC gửi tín hiệu trả lời tới SSP để hệ thống bắt đầu tính cước. + SSP của thuê bao bị gọi yêu cầu ngắt ring back tone tới TSDC và ngắt chuông cho thuê bao bị gọi tới SUDC. + SSP của thuê bao bị gọi thông báo cho SSP của thuê bao chủ gọi rằng thuê bao bị gọi đã trả lời. + SSP của thuê bao bị gọi ra lệnh cho TSDC kết nối đường thoại. Recovery (Thuê bao chủ gọi đặt máy trước) + Khi thuê bao chủ gọi đặt máy thì trạng thái này sẽ được SUDC nhận và gửi tới SSP và yêu cầu hệ thống ngừng tính cước. + SSP của thuê bao chủ gọi yêu cầu TSDC ngắt mạch thoại + SSP của thuê bao chủ gọi yêu cầu SSDC ngắt chuyển mạch không gian + SSP của thuê bao bị gọi yêu cầu TSDC ngắt mạch thoại và nối busy tone cho thuê bao bị gọi. + TSDC của thuê bao bị gọi ra lệnh cho LSIU kết nối busy tone cho thuê bao bị gọi + Nếu như thuê bao bị gọi đặt máy (hook-off), SSP của thuê bao bị gọi yêu cầu cắt busy tone tới TSDC và sau đó cuộc gọi được kết thúc. VII. Mạng IPC (Inter Processor Communication) Mạng IPC trong hệ thống tổng đài STAREX-VK là để trao đổi thông tin giữa các bộ vi xử lý. Các vi xử lý trong cùng một phân hệ trao đổi với nhau thông qua Global-bus còn giữa các phân hệ thì các bộ vi xử lý trao đổi với nhau thông qua mạng IPC. Mỗi node trong mạng được gọi là một khối CIJU (Control Interface Job Unit) để nối tới các vi xử lý của các phân hệ (card PCA81). Mạng IPC có hai khối chính: CSCU và ISCU Một ISCU có thể nối được 11 phân hệ chuyển mạch, mỗi phân hệ cần 2 card PCA81 hoạt động theo chế độ Active/Standby. CSCU có cấu trúc giống như ISCU nhưng có các chức năng khác, nó có thể nối được với 4 ISCU và nối với IS, CS và NTP. Tất cả các đường nối đều là những đường U-link. Hình vẽ trang bên sẽ mô tả cấu trúc của mạng IPC trong hệ thống tổng đài STAREX-VK. ICP CIJU NTP ISP OCP CMDC SSDC ... NSDC ... CLDC ... HLDC Global-bus Max 4MHz U-link (Max 10MHz) Global-bus Max 4MHz U-link (Max 10MHz) CIJU CIJU CIJU CIJU INDC CIJU CIJU U-link (Max 1MHz) U-link (Max 10MHz) D-bus (Max 10MHz) CIJU CIJU CIJU INDC CIJU ... D-bus (Max 10MHz) U-link (Max 8MHz) ... CDLU TSLU SSP CDLU ... Đường cáp quang U-link (Max 8MHz) G-bus (Max 4MHz) DC DC ....... DC CS IS CSCU ISCU SS Mạng IPC của tổng đài STAREX-VK VIII. Charging (cước) VIII.1. Tổng quan Hệ thống chuyển mạch STAREX-VK được cấu trúc xử lý theo kiểu phân tán. Mỗi vi xử lý của mỗi phân hệ tạo, thu thập và ghi các thông tin về cước để có thể xử lý nhanh và chính xác của các loại dịch vụ và số lượng lớn thuê bao trong hệ thống. Với chức năng tính cước theo phương pháp này, khối CDGU được có ở mỗi SS và CHAU, CHCU, CHVU được đặt ở CS. Dữ liệu cước của tổng đài STAREX-VK được tạo và phân tích ở mỗi SSP (vi xử lý của mỗi phân hệ chuyển mạch). Dữ liệu cước được ghi ở ổ đĩa thông qua OCP theo từng block và nó có thể được back up lên băng từ. CHAU ASCU CDGU NUTU CHCU CHVU MT DKE NTP SSP OCP Sơ đồ cấu hình của các khối tính cước tại HOST Tổng đài STAREX-VK có thể xử lý dữ liệu cước theo phương pháp LAMA (Local Automatic Message Accounting) hoặc phương pháp CAMA (Centralized Automatic Message Accounting). Để ghi dữ liệu cước, tổng đài STAREX-VK cơ bản sử dụng phương pháp ghi cước chi tiết. Tuy nhiên, người vận hành có thể lựa chọn phương pháp ghi khối. Mặt khác, cũng có thể ghi dữ liệu cước chi tiết vào ổ đĩa sử dụng phương pháp tính cước tức thời, cước cố định, cước điện thoại công cộng và cước tự do. Hơn nữa hệ thống tính cước của tổng đài STAREX-VK còn có thể ghi, theo dõi và đưa ra dữ liệu cước ngay tức khắc hoặc một số lượng nhất định (khoán). Tính cước theo kiểu khoán cho phép không giới hạn số cuộc gọi của thuê bao trong vùng hạn chế, ngược lại tính cước theo kiểu tức thì có thể áp dụng cho khách sạn hoặc bệnh viện để tính các cuộc gọi ngay lập tức. Trong trường hợp sử dụng phương pháp LAMA dữ liệu cước được ghi trên băng từ. OCP RCP CHAU ASCU CDGU RCHU CHCU CHVU MT DKE SSP DKE EXCU OUCU Sơ đồ cấu hình các khối tính cước ở vệ tinh Tuy nhiên, tổng đài STAREX-VK ghi tạm thời dữ liệu cước trên ổ đĩa để tránh mất dữ liệu do sự quá tải của OCP vào những giờ cao điểm. Hơn thế nữa, STAREX-VK chứa dữ liệu cước tạm thời để đảm bảo hiệu quả sử dụng thiết bị bộ nhớ phụ trợ, khả năng hoạt động cao của OCP và độ tin cậy của dữ liệu cước. Cũng vậy tổng đài STAREX-VK ghi và quản lý giám sát dữ liệu cước trong ổ đĩa để cho nó có thể đọc và đưa ra khi người vận hành yêu cầu. Tổng đài STAREX-VK cũng có thể giảm tính cước cho các cuộc gọi vào các ngày nghỉ, nửa đêm,... và nó có thể đưa ra mã PPM cho các thuê bao công cộng và thuê bao PBX,... VIII.2. Các thủ tục xử lý dữ liệu cước ASCU MT Disk CHCU CHVU CHAU TRCU CDGU CRT Printer SSP OCP ICP Subcriber Trunk Line Sơ đồ các thủ tục xử lý dữ liệu cước + Các khối xử lý cuộc gọi ASCU và TRCU sẽ gửi các thông tin thời điểm ban đầu và kết thúc tới CDGU khi có cuộc gọi của thuê được thiết lập và khi kết thúc cuộc gọi. + CDGU truyền các xung PPM tới thuê bao chủ gọi và thực hiện các dịch vụ kèm theo cho thuê bao đó. + Khi có lỗi xảy ra, nó sẽ đưa ra chi tiết các lỗi thông qua cổng vào ra. Nếu dữ liệu bình thường thì dữ liệu cước sẽ được sắp xếp, lưu trữ và xếp thành từng khối theo phương pháp ghi trước khi gửi về OCP. + Tại OCP, dữ liệu cước nhận được từ các SSP sẽ được kiểm tra và chứa ở trong CHAU, CHCU và CHVU. Sau đó nó sẽ được xếp thành từng đơn vị nhất định (block) và truyền đến ghi ở các thiết bị bộ nhớ phụ trợ (ổ đĩa và băng từ). + Tất cả các lỗi xảy ra trong quá trình xử lý và các dữ liệu cước trong trường hợp các ổ đĩa và băng từ bị lỗi sẽ được đưa ra các cổng vào ra. VIII.3. Chức năng hoạt động của khối tính cước Các khối chức năng tính cước của tổng đài STAREX-VK bao gồm: CDGU, CHAU, CHCU, CHVU và RCHU. RCHU có tất cả các chức năng của cả CHAU và CHCU sử dụng cho việc quản lý dữ liệu cước của phân hệ vệ tinh. VIII. 3.1. Khối CDGU (Charging Data Generation Unit) CDGU OUCU CHVU CHAU FACU ASCU Phát xung PPM Phát dữ liệu lỗi và cảnh báo Yêu cầu ghi dữ liệu theo dõi cước Đưa ra dữ liệu cước tức thời Yêu cầu ghi và kết hợp dữ liệu cước chi tiết Dữ liệu cước ban đầu Sự làm việc giữa khối CDGU và các khối khác CDGU là một khối có chức năng tính cước trong các SSP, nó nhận các thông tin về bắt đầu cuộc gọi và khi cuộc gọi kết thúc từ khối xử lý cuộc gọi để phân tích. Nếu như có lỗi được phát hiện từ dữ liệu cước cuối cùng thì CDGU sẽ gửi cước chi tiết về CHAU của OCP. Trong trường hợp bình thường nó sắp xếp thành dạng cước chi tiết và theo khối tuỳ theo phương pháp ghi sử dụng. Nếu như số cuộc gọi vượt quá số định trước (trong trường hợp tính cước chi tiết) thì CDGU sẽ gửi cước chi tiết cho CHAU của OCP. Trong trường hợp ghi cước theo kiểu khối thì CDGU sẽ chứa các dữ liệu cước vào trong cơ sở dữ liệu. Khi có yêu cầu từ OCP nó gửi các khối cước tới CHAU và sau đó nhận các bản tin từ CDA để bắt đầu lại khối dữ liệu cước. CDGU quản lý việc đăng ký theo dõi cước, tính cước khoán và tức thì. Nếu chức năng tính cước tức thì được đăng ký thì CDGU thay đổi dữ liệu cước thành dạng dữ liệu cước chi tiết sau đó gửi tới OUCU của ICP và đưa ra các cổng vào ra. Nếu chức năng theo dõi cước được đăng ký, CDGU sẽ gửi dữ liệu cước chi tiết tới CHVU của OCP. CDGU quản lý chức năng ghi cước như tính cước tức thời, khoán, tính cước cho điện thoại công cộng,... VIII.3.2. Khối CHAU (CHarging and Accounting Unit) CHAU nhận các dữ liệu cước chi tiết và khối từ các CDGU của mỗi SSP sau đó tuỳ theo phương pháp ghi và nó xử lý lại các dữ liệu. Nếu dữ liệu chứa lỗi thì một bản tin lỗi sẽ được phát ra, nếu không nó sẽ được sắp xếp theo hàng để sử dụng băng từ có hiệu qủa. CHAU đưa ra số block cước và dữ liệu trên đĩa khi người vận hành yêu cầu. Dữ liệu cước sẽ được truyền từ đĩa lên băng từ khi băng từ được thay thế hoặc khi hệ thống bị lỗi. VIII.3.3. Khối CHCU (CHarging Controller Unit) EXCU CHVU OUCU CHCU Kết quả Kết quả Yêu cầu hiển thị và thay đổi dữ liệu cước Yêu cầu hiển thị và xoá dữ liệu theo dõi cước Sự làm việc giữa CHCU và các khối khác CHCU quản lý các lệnh MMC liên quan đến cước, nó nhận các lệnh từ chức năng giao tiếp với người vận hành để phân tích. Nếu như lệnh không bình thường, CHCU sẽ gửi bản tin lỗi tới EXCU. CHCU phân loại các lệnh xem lệnh nào nó có thể thực hiện và lệnh nào thuộc các khối khác, trong trường hợp lệnh có thể thực hiện được ở CHCU, cơ sở dữ liệu sẽ được thay đổi. Nếu các lệnh thuộc khối khác nó sẽ yêu cầu khối đó thực hiện và nhận kết quả để phân tích,... VIII.3.4. Khối CHVU (CHarging Verification Unit) CHVU tạo ra các dữ liệu cước chi tiết về các cuộc gọi đến và cuộc gọi đi của các thuê bao. Nó ghi cước chi tiết vào ổ đĩa và đọc dữ liệu cước thuê bao từ đĩa của OCP khi người vận hành yêu cầu. CHCU OUCU CHVU Disk FACU Cảnh báo , lỗi Dữ liệu cuộc gọi bị mất Dữ liệu theo dõi cước được tìm Ghi dữ liệu theo dõi cước Kết quả theo dõi cước Yêu cầu theo dõi cước Sự làm việc giữa CHVU và các khối khác CHVU theo dõi việc tạo dữ liệu cước từ mỗi công đoạn (từ khi tạo dữ liệu cho đến khi ghi vào đĩa hoặc băng từ). Sau đó nó so sánh kết quả để phân tích. Chức năng này được sử dụng để giảm nhỏ số lỗi xảy ra trong khi xử lý cước. VIII.3.5. Khối RCHU (Remote Charging data Handing Unit) RCHU FACU CHAU Disk OUCU EXCU Kết quả đưa ra dữ liệu cước Dữ liệu các cuộc gọi bị mất Truyền dữ liệu cước khi đường truyền bình thường Lỗi, cảnh báo Ghi dữ liệu cước Yêu cầu đưa ra dữ liệu cước Sự làm việc giữa RCHU và các khối khác RCHU thực hiện các chức năng của CHAU và CHCU ở trong Host cho kết quả tối ưu. Nó nhận dữ liệu cước từ các vệ tinh. Khi đường truyền bị mất RCHU kiểm tra các lỗi của dữ liệu cước; nếu chính xác nó sẽ lưu ở trên đĩa, nếu đĩa bị lỗi thì nó đưa các dữ liệu cước ra màn hình hoặc máy in để bảo vệ dữ liệu cước. RCHU giám sát trạng thái đường truyền định kỳ. Khi đường truyền khôi phục nó đọc dữ liệu cước từ đĩa và gửi về CHAU của Host. RCHU có thể truyền lại dữ liệu cước để tránh dữ liệu cước bị mất. RCHU có thể đưa ra các thông tin tương ứng khi người vận hành yêu cầu đưa ra các dữ liệu liên quan đến cước. IX. Cấu trúc dự phòng Phần cơ bản của tổng đài VK là các bộ xử lý, các phần liên kết điều khiển, chuyển mạch thời gian, chuyển mạch không gian và các thiết bị đồng bộ mạng. Các phần này đều được kép đôi (hoạt động theo kiểu dự phòng nóng hoặc theo kiểu phân chia tải) thậm chí kép ba hoặc cấu trúc dự phòng n+k để nâng cao độ tin cậy của hệ thống. IX.1. Dự phòng phần điều khiển IX.1.1. Dự phòng hoạt động theo kiểu dự phòng nóng (Active/Standby) Nguyên tắc dự phòng nóng là như sau: Bình thường tại một thời điểm chỉ chỉ có một mặt của bộ vi xử lý làm việc (mặt Active) còn mặt kia không làm việc (mặt Standby) nhưng hai mặt này luôn luôn trao đổi dữ liệu và thông tin cho nhau để dữ liệu trên hai bộ nhớ là giống hệt nhau. Khi mặt Active bị lỗi thì mặt Standby sẽ nhận điều khiển và trở thành mặt Active. Phương pháp dự phòng này áp dụng cho: - Các bộ vi xử lý thực hiện xử lý các công việc ở mức cao, các công việc này không yêu cầu xử lý trong thời gian thực như : xử lý cuộc gọi, phân tích số, điều khiển chuyển mạch, quản lý và bảo dưỡng hệ thống... - Các DC thực hiện chức năng xử lý các công việc ở mức thấp như giám sát các thuê bao, xử lý báo hiệu....Các công việc này yêu cầu xử lý trong thời gian thực. Bản tin giữa các bộ xử lý được truyền thông qua Global Bus hoặc qua mạnh IPC (Inter-Processor Communication), IPC được xem như là một loại chuyển mạch tin. Ngoài ra, còn có các thiết bị ngoại vi thực hiện các giao tiếp thuê bao, giao tiếp trung kế, báo hiệu, kiểm tra, chuyển mạch thời gian, chuyển mạch không gian, đồng bộ mạng..., Vi xử lý tích cực Vi xử lý dự phòng Bus điều khiển Bus dữ liệu Bộ nhớ tích cực Bộ nhớ dự phòng Cấu trúc dự phòng nóng IX.1.2. Dự phòng hoạt động theo kiểu phân chia tải Nguyên tắc của phương pháp dự phòng này như sau: Bình thường mỗi vi xử lý thực hiện điều khiển một số thiết bị riêng và vẫn trao đổi thông tin với nhau nhưng khi một vi xử lý bị lỗi thì mặt còn lại sẽ nhận điều khiển tất cả các công việc. Các DC đa số đều được kép đôi theo phương pháp dự phòng nóng, trừ một số đơn vị như: SUDC, DCDC, DTDC được kép đôi theo phương pháp phân chia tải. Khi đó ở trạng tháI bình thường bộ xử lý, bộ xử lý A điều khiển thiết bị A và bộ xử lý B điều khiển thiết bị B. Nếu một bộ xử lý bị lỗi thì bộ xử lý kia sẽ điều khiển cả hai thiết bị. Vi xử lý A Vi xử lý B Bus điều khiển Thiết bị A Thiết bị B Cấu trúc dự phòng kiểu phân chia tải Trong số các DC có một số bộ điều khiển ít có ảnh hưởng tới độ tin cậy của hệ thống như NSDC, CLDC, RLDC, CMDC sẽ không có dự phòng . IX.2. Dự phòng các tuyến số liệu Vì các dữ liệu thuê bao là rất quan trọng, nên các tuyến dữ liệu cũng có cấu trúc dự phòng. Tất cả các thiết bị ngoại vi đều được cấu trúc kép đôi và hoạt động theo chế độ dự phòng nóng. is Spsu - a Spsu - b cdlu - a cdlu - b nesu - a nesu - b nesu - c ss wta03 - a wta03 - b asiu rigu - a rigu - B tslu - a tslu - b Cấu trúc dự phòng của thiết bị và các đường dữ liệu Vì sự ghép đôi của chuyển mạch thời gian, nên các giao diện ngoại vi thuê bao và trung kế, các thiết bị cung cấp dịch vụ cũng được ghép vào cả hai mặt A và B của chuyển mạch thời gian. Chuyển mạch không gian trong IS cũng được cặp đôi, việc ghép nối giữa chuyển mạch thời gian và CDLU là kiểu điểm nối điểm. Liên kết giữa CDLU và chuyển mạch không gian là kiểu nối ghép chéo vì chuyển mạch thời gian và CDLU được ghép đôi một cách riêng biệt. Các thiết bị đồng bộ mạng được ghép nối cặp ba và việc cung cấp đồng hồ cho hoạt động của hệ thống chuyển mạch được cặp đôi. Bộ tạo chuông của hệ thống cũng dược thiết kế ghép đôi. Cấu trúc dự phòng các tuyến số liệu như hình vẽ: Tại một thời điểm chỉ có một tuyến hoạt động còn các tuyến khác là dự phòng. IX.3. Dự phòng cho mạng IPC Mạng IPC của tổng đài STAREX-VK đều được cấu trúc theo kiểu đấu chéo để tăng độ tin cậy. IX.3.1. Đối với CS và IS PPA21 (A) PPA21 (B) PCA81 (A) PCA81 (B) IX.3.2. Đối với các SS ở trong HOST PPA21 (A) WCA01 (A) WTA03 (B) WTA03 (A) PPA21 (B) WCA01 (B) PCA81 (B) PCA81 (A) quang quang IX.3.3. Đối với các vệ tinh PCA81 (A) PCA81 (B) WLA81 (B) PPA21 (B) WLA81 (A) WLA81 (B) WLA81 (A) PPA21 (A) 2 Mbps 2 Mbps X. hệ thống báo hiệu X.1. Hệ thống báo hiệu Tổng đài STAREX-VK cung cấp hệ thống báo hiệu đa dạng, tương thích dễ dàng với các hệ thống chuyển mạch khác . Hệ thống báo hiệu đường dây thuê bao : Xung quay số DP, Tín hiệu Toll DTMF. Hệ thống báo hiệu liên đài : Nội địa : Loop, R1-MFC, R2-MFC, Báo hiệu kênh chung CCS Quốc tế : No5.bis, R1, R2, CCITT No6, No7. X.1.1. Hệ thống báo hiệu thuê bao Tổng đài STAREX-VK cung cấp các tín hiệu thuê bao cho các thuê bao quay số dùng tín hiệu xung hay mã đa tần. X.1.1.1. Thuê bao gọi dùng tín hiệu xung + Tốc độ truyền dẫn số : 7-13 xung/ giây + Tỷ lệ mức xung : 30-70% (mức 1 và 0 ). + Thời gian rỗi giữa hai lần quay số : tối thiểu là 50 ms. + Điện trở đường dây (bao gồm cả máy điện thoại ): cực đại là 2000 Ohm + Điện trở bảo vệ : 20 Kohm. + Chu kỳ xung : 72- 144 ms. + Độ rộng xung : 16-80 ms. + Khoảng cách giữa hai xung liên tiếp : 32-112 ms. X.1.1.2. Thuê bao gọi dùng tín hiệu mã đa tần Các đặc tính của tín hiệu thuê bao : + Tấn số tín hiệu : Nhóm thấp : 697, 770, 852, 941 Hz. Nhóm cao : 1209, 1336, 1477, 1633 Hz. + Dao động về tấn số : Chế độ hoạt động : dưới 1,8% (2% ). Chế độ không hoạt động : trên 3%, (2,8%). + Tỷ lệ mức (cường độ) trên tần số : Chế độ hoạt động : -3 đến -24 dBm. Chế độ không hoạt động : Tối đa 29 dBm + Chênh lệch mức giữa các tần số : tối đa 5 dB. + Định thời thu tín hiệu : Chế độ hoạt động : Tối thiểu 40ms. Chế độ không hoạt động : Tối đa 24ms. Khoảng dừng thời gian : Tối thiểu 35 ms. Ngắt tín hiệu : Tối đa 10ms . Tốc độ báo hiệu : Tối thiểu120ms/số X.1.2. Hệ thống báo hiệu liên đài X.1.2.1. Tín hiệu LD (Loop Decadic ) - Phần phát : Tốc độ xung : 9,8 - 10,2 pps. Tỷ lệ mức xung : 58 -62 %. Khoảng thời gian giữa các số : trên 70 ms. - Phần thu : Tốc độ xung : 7 - 13 pps. Tỷ lệ xung : 40 -80 %. Khoảng thời gian giữa các số : trên 180 ms. X.1.2.2. Tín hiệu R2 - MFC - Tần số tín hiệu : + Tín hiệu chiều đi : 1380, 1500, 1620, 1740, 1860, 1980 Hz. + Tín hiệu chiều về : 1140, 1020, 900, 780, 660, 540 Hz. - Sử dụng hệ thống báo hiệu xác nhận liên tục. - Sai lỗi tần số truyền dẫn : ± 4Hz . - Mức thu : -5dBm á 3,5 dBm. - Độ chênh lệch mức giữa hai tần số ( khi phát ) : dưới ± 1 dB . - Độ chênh lệch mức giữa hai tần số ( khi thu ) : 5 dB á 7 dB . - Chênh lệch thời gian giữa hai tần số trong trường hợp bắt đầu và dừng truyền : nhỏ hơn 1ms -Chu kỳ thời gian trong hệ thống kết hợp R2 : 120 á200 ms. X.2. Hệ thống báo hiệu kênh chung (CCS No7) Hệ thống báo hiệu kênh chung của tổng đài STAREX-VK tuân theo các khuyến nghị, các tiêu chuẩn của CCITT trong sách xanh và sách trắng . Kênh báo hiệu : + Sử dụng kênh dữ liệu báo hiệu số, tốc độ 56 kb/s và 64 kb/s. + Có thể sử dụng kênh báo hiệu tương tự ( tuỳ chọn ). Đường báo hiệu: + Sử dụng phương pháp truyền dữ liệu cơ bản . + Không sử dụng phương pháp truyền lặp theo chu kỳ. Quản lý lưu lượng báo hiệu: + Điêù khiển tắc nghẽn luồng ở mức đơn. + Không bao gồm chức năng điêù khiển luồng đa mức . + Không bao gồm chức năng khoá kênh bằng tay. Quản lý kênh báo hiệu: + Sử dụng phương pháp quản lý kênh báo hiệu cơ bản . + Có thể tự động định vị các đầu báo hiệu ( tuỳ chọn ). + Không bao gồm chức năng tự động định vị đầu cuối báo hiệu và kênh dữ liệu báo hiệu. Quản lý tuyến báo hiệu: + Không bao gồm chức năng “ Hạn chế truyền ”. + Không bao gồm chức năng “Kiểm tra tắc nghẽn tập hợp tuyến ”. + Chức năng điều khiển truyền sử dụng phương pháp đơn mức . Các đặc tính của hệ thống báo hiệu No7 : + Số lượng đầu cuối báo hiệu : >= 128. + Khả năng xử lý : >=8000 bản tin / giây. + Tỷ lệ lỗi không dò được : <=10-10. + Tỷ lệ mất bản tin : <= 10-7 . + Tỷ lệ lệch thứ tự bản tin : <= 10-10. + Trễ truyền bản tin trung bình : <= 20 ms ( tải thông thường ). + Số điểm thông tin báo hiệu : <= 272 Octets. + Số điểm đích có thể định nghĩa : <= 1024 Dps. + Số tuyến trên tập hợp tuyến : <= 3 tuyến . + Tập hợp kênh chia tải : <= 2 LS. + Số kênh báo hiệu trên tập hợp kênh : <= 16 SL. XI. chức năng isdn của tổng đàI starex-vk cũng như các thế hệ tổng đài tiên tiến khác, tổng đài STAREX-VK cũng cung cấp các chức năng ISDN (2B +D / 23B + D / 30B + D). Việc điều khiển các thuê bao ISDN thuộc về các đơn vị BRIU, PRIU, BMIU trong khối khối giao tiếp thuê bao số DSIU (Digital Subscriber Interface Unit) thuộc về phân hệ chuyển mạch số SS-I. XI.1. Giao tiếp cổng cơ bản 2B + D PSHW BRIU SC-bus PSHW D - ch Packet DC - bus IPC- node 15 15 1 0 IBA11 ICA11 TSLU PHMU X.25 IUDC Hoạt động của BRIU TEST Bus ITEU Giao tiếp cổng cơ bản 2B + D thuộc về đơn vị BRIU (Basic Rate Interface Unit ). BRIU phục vụ các thuê bao ISDN thông thường và các thuê bao cổng vào sơ cấp 2B + D. BRIU được cấu tạo với IBA11 và ICA11. IBA11 thực hiện việc điều khiển các giao thức lớp 1 và 2 trong mô hình OSI. ICA11 thực hiện giao tiếp PSHW (2,048Mb/s) với TSLU, giao tiếp với IUDC, ghép kênh/phân kênh dữ liệu gói kênh D. Việc trao đổi thông tin giữa IBA11 và ICA11 sử dụng SC-bus với tốc độ truyền 256 Kb/s. Đồng hồ tạo ra ở TSLU được tách ra chuyển đến ICA11 thông qua PSHW -bus và được tạo lại ở ICA11 rồi cung cấp cho IBA11 sử dụng . BRIU phục vụ 128 thuê bao ISDN/shelf, và mã đường dây theo phương pháp song công là 2B1Q . IUDC phục vụ 256 thuê bao(cổng), mỗi phân hệ có 4 IUDC như vậy sẽ có 1024 thuê bao/mỗi phân hệ . IBA11 được kết nối trực tiếp tới các thuê bao, phân chia các kênh thành kênh B và kênh D, sử dụng PSHW để truyền và nhận dữ liệu kênh B ở tốc độ 2048 Kb/s. TSLU cung cấp đồng hồ nhịp cần thiết cho việc truyền dữ liệu, đồng hồ nhịp này sẽ được xử lý ở ICA11 và chuyển cho IBA11 sử dụng . Dữ liệu kênh D được ghi vào bộ nhớ đệm qua giao thức HDLC (Giao thức điều khiển tuyến số liệu cấp cao), với một dạng được định nghĩa trước và được xử lý theo thể thức LAPD. Sau khi xử lý theo kiểu LAPD, dữ liệu kênh D được SAPI (Service Access Point Identifier - Điểm truy nhập dịch vụ) phân thành dữ liệu gói và báo hiệu, sau đó nó được truyền tới ICA11 ở dạng HDLC thông qua SC-bus. ICA11 gửi các dữ liệu kênh D nhận được từ IBA11 vào bộ nhớ đệm. Dữ liệu báo hiệu được truyền tới IUDC qua DC-bus và dữ liệu gói được ghép kênh thành kênh 64 Kb/s qua bộ điều khiển mức liên kết X.25, được tạo thành theo thủ tục X.25 LAPB (Thể thức xâm nhập tuyến có cân bằng), được cấp phát khe thời gian và truyền tới TSLU qua một PSHW. Ngược lại, dữ liệu kênh B nhận được từ TSLU và dữ liệu kênh D nhận được từ IUDC (báo hiệu) được xử lý bởi bộ xử lý hỗn hợp trong IBA11 và truyền tới các thuê bao thông thường ở dạng 2B+D. Trạng thái lỗi của IBA11 và của cáp PSHW sẽ được ICA11 thu nhận và chuyển tới IUDC. Lỗi điện áp và lỗi thiếu card ICA11 (hai cảnh báo tương ứng) sẽ được phát hiện bởi cổng cảnh báo ở IUDC. BRIU có khả năng cung cấp tới 16 bảng mạch thuê bao . XI.2. Giao tiếp cổng sơ cấp 30B+D PSHW PRIU SC-bus PSHW D - ch Packet DC - bus IPC- node 7 1 0 IPA11 ICA11 TSLU 0 PHMU X.25 IUDC Hoạt động của PRIU Giao tiếp cổng cơ bản 30B + D được thực hiện bởi PRIU (Primary Rate Access Interface Unit) trong phân hệ thuê bao ISDN. Nó phục vụ các thuê bao tương tự trong STAREX-VK và thực hiện chức năng truy nhập cổng sơ cấp 30B + D. PRIU bao gồm IPA11, điều khiển các thủ tục lớp 1và 2 trong mô hình OSI, ICA11 thực hiện giao tiếp với IUDC, TSLU và thực hiện ghép kênh/phân kênh dữ liệu gói kênh D, bảo dưỡng IPA11. SC-bus được sử dụng để trao đổi dữ liệu kênh D giữa IPA11 và ICA11 ở tốc độ 256 Kb/s. PRIU phục vụ 8 thuê bao/shelf và cung cấp giao tiếp giữa các đường 2M PCMvà hệ thống. IUDC phục vụ 16 thuê bao/shelf như vậy mỗi phân hệ có khả năng phục vụ tới 64 thuê bao 30B+D. IPA11 trực tiếp kết nối với thuê bao cổng sơ cấp 30B+D và phân chia các kênh thành kênh B và kênh D. Thực hiện trao đổi dữ liệu kênh B với ICA11 ở tốc độ 2048Kb/s và ICA11 chuyển tốc độ dữ liệu thành 4096 Kb/s cho việc truyền dữ liệu sử dụng TSLU và PSHW. Đồng hồ cần thiết cho việc truyền dữ liệu kênh B dược cung cấp từ TSLU trong một dạng tín hiệu khác và được ICA11 chuyển đổi tốc độ để cung cấp cho IPA11 sử dụng. Dữ liệu kênh D nhận được ở dạng HDLC được xử lý theo thể thức LAPD, được phân thành dữ liệu gói và báo hiệu và được truyền ở dạng HDLC tới ICA11 qua đường SC-bus 256 Kb/s. ICA11 ghi dữ liệu kênh D nhận được từ IPA11 vào bộ nhớ đệm. Dữ liệu báo hiệu được truyền tới IUDC qua DC-bus và dữ liệu gói được ghép thành kênh 64 Kb/s qua bộ điều khiển mức liên kết X.25, được cấp phát khe thời gian và được truyền tới TSLU qua PSHW. Ngược lại, dữ liệu kênh B nhận được từ TSLU và dữ liệu kênh D nhận được từ IUDC được xử lý bởi IPA11 thành 30B+D và được truyền tới thuê bao số luồng sơ cấp 30B +D. Trạng thái lỗi của IPA11 và trạng thái đứt cáp của PSHW sẽ được ICA11 phát hiện, lỗi điện áp và lỗi thiếu card sẽ được phát hiện bởi cổng cảnh báo ở IUDC. PRIU có khả năng cung cấp tới 8 bảng mạch thuê bao . XII. Cấu trúc phần mềm của tổng đài STAREX-VK XII.1. Tổng quan Phần mềm liên quan đến các chương trình điều khiển phần cứng của hệ thống chuyển mạch và tất cả các dữ liệu liên quan. Tất cả các chức năng của một hệ thống chuyển mạch được thực hiện là nhờ có phần mềm. Phần mềm của tổng đài STAREX-VK có thể được chia thành: hệ điều hành, hệ quản lý cơ sở dữ liệu (DBMS), và các chương trình ứng dụng và có phân cấp về chức năng, khối và phân hệ logic và các file. Mỗi file là một khối của chương trình nguồn. XII.2. Đặc điểm của phần mềm - Điều khiển phân bố - Hệ điều hành xử lý đồng thời - Ngôn ngữ lập trình CHILL - Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (DBMS) - Có cấu trúc dự phòng - Chẩn đoán XII.3. Hệ điều hành Hệ điều hành của một hệ thống tổng đài STAREX-VK được chia thành: TX1OS, vi xử lý chính và các xử lý điều khiển thiết bị (DCOS), vi xử lý ngoại vi. XII.4. Hệ quản lý cơ sở dữ liệu DBMS DBMS là một hệ thống phần mềm để thu thập các dữ liệu được sử dụng bởi các chương trình ứng dụng thành một khối và quản lý, vận hành chúng để cho các chương trình ứng dụng có thể dùng chung cơ sở dữ liệu. DBMS của STAREX-VK cung cấp một phương pháp sử dụng dữ liệu hiệu quả cho các user, do vậy không những có thể mở rộng được khả năng quản lý và vận hành dữ liệu hệ thống chuyển mạch mà còn có thể dễ dàng mở rộng hệ thống một cách linh hoạt và tin cậy bởi dữ liệu hệ thống sử dụng được hợp thành từ các chương trình ứng dụng. DBMS có cấu trúc phân bố để hỗ trợ cho cấu trúc phân bố của hệ thống và luôn luôn duy trì dữ liệu trong bộ nhớ chính để xử lý trong thời gian thực. XII.5. Các phần mềm ứng dụng Phần mềm ứng dụng của tổng đài STAREX-VK bao gồm các chương trình sử dụng cho các chức năng hệ thống có thể được chia nhỏ thành: phần mềm xử lý cuộc gọi, phần mềm quản lý vận hành và phần mềm bảo dưỡng. Phần mềm ứng dụng được phân thành hai loại: các chương trình mức cao và các chương trình mức thấp. Chủ yếu các chương trình được viết bằng ngôn ngữ CHILL ngoại trừ một số chương trình liên quan đến vào ra, điều khiển cuộc gọi, bảo dưỡng, và các chức năng vận hành quản lý được viết bằng ngôn ngữ C. Các phân hệ có các khối và chức năng sau: Call Processing Module (Khối xử lý cuộc gọi) TLAM (Trunk and Line Access Module) Khối này nằm ở trong SS chủ yếu thực hiện chức năng giám sát, điều khiển, test và giao tiếp với thuê bao và trung kế. TRCM (TRaffic Control Module) Khối này nằm trong SS, nó điều khiển và quản lý toàn bộ quá trình xử lý cuộc gọi bao gồm: thiết lập, giám sát và giải phóng cuộc gọi. Các chức năng của nó bao gồm: chiếm kênh, nhận phím bấm, phân tích đặc tính thuê bao, trả lời và điều khiển giải phóng đường dây, cung cấp các dịch vụ và giám sát mạch thoại. OPSM (OPtional Service Module) Khối này nằm trong SS cung cấp các dịch vụ đặc biệt cho thuê bao và thực hiện xử lý các cuộc gọi của người vận hành như: call offering, re-ring signaling. TSLM (Time Switch and Local Service Module) Khối này nằm trong SS, có chuyển mạch thời gian và cấu trúc chuyển mạch là T-S-T và thực hiện việc thay đổi các khe thời gian và giao tiếp với các luồng dữ liệu để chuyển mạch không gian. SISM (SIgnaling and Service Module) Khối này nằm trong SS, nó tạo DTMF, R2MFC, CCT (Continuity Check Tone cho báo hiệu số 7), dòng chuông và các tín hiệu tone khác rồi truyền chúng tới chuyển mạch thời gian. Nó cũng tách các tín hiệu được gửi từ chuyển mạch thời gian. Nó cũng bao gồm cả khối COMU để trộn các cuộc gọi và VMHU để cho các bản tin thông báo. NUTM (NUmber Translation Module) Khối này nằm trong SS, thực hiện việc hạn chế mã, dịch prefix, số bị gọi, chủ gọi, định tuyến để kết nối với chức năng quản lý mạng. MASM (MAin Switching Module) Khối này nằm trong SS, có chuyển mạch không gian và cấu trúc chuyển mạch T-S-T, nó thực hiện điều khiển kết nối chuyển mạch không gian và liên kết dữ liệu giữa chức năng đồng bộ mạng và SS. SYNM (SYstem Network Module) Khối này nằm trong SS và IS, nó điều khiển việc lựa chọn, kết nối và giải phóng các mạch thoại trong một mạng chuyển mạch và thực hiện chức năng bảo dưỡng mạng chuyển mạch đó như là giám sát, test và quản lý mạch thoại. Operating Modules (Các khối hoạt động điều hành) CHAM (CHarging and Accounting Module) Khối này nằm trong SS và CS, nó tạo các thông tin về cước tuỳ thuộc vào thời gian cuộc gọi, khoảng cách và gửi tới thuê bao chủ gọi hoặc lưu nó trên băng từ hay ổ đĩa. Nó cũng kiểm tra độ chính xác của dữ liệu. DABM (DAta Base Module) Khối này nằm trong IS, CS và SS, nó quản lý cơ sở dữ liệu cho hệ thống và thực hiện việc tạo, cập nhật và back-up dữ liệu khi một chương trình ứng dụng yêu cầu thông qua DML. DACM (DAta Control Module) Khối này nằm trong CS, quản lý các file trên đĩa, thực hiện việc tạo, cập nhật dữ liệu khi có yêu cầu của người sử dụng. MMIM (Man-Machine Interface Module) Khối này nằm trong CS, nó phục vụ các cổng cho chức năng giao tiếp với người sử dụng mà phần lớn được diễn ra ở PC. Khối này quyết định format của dữ liệu vào ra, thủ tục thông tin và các giao tiếp giữa hệ thống và người sử dụng. MESM (Measurements and Statistics Module) Khối này nằm trong SS, IS và CS, nó thu thập và sắp xếp các dữ liệu tạo ra khi hệ thống đang hoạt động như: lưu lượng, dữ liệu thực hiện của hệ thống bằng việc đo trạng thái định kỳ. NECM (NEtwork Control Module) Khối này nằm trong CS và SS, nó tối thiểu hoá ảnh hưởng của tắc nghẽn lưu lượng và các lỗi xảy ra. Nó có thể quản lý hiệu quả tắc nghẽn lưu lượng mạng và lỗi các thiết bị thông qua việc trao đổi thông tin giữa các phân hệ trong mạng. Maintenance Modules SWMM (SWitching Maintenance Module) Khối này nằm trong SS và CS, nó điều khiển việc in test và out test, thu thập các lỗi xảy ra trong SS và gửi chúng tới khối cao hơn. MCMM (Main Control Maintenance Module) Khối này nằm trong CS, thực hiện chức năng bảo dưỡng của CS. Nó tập hợp các lỗi diễn ra trong CS và gửi tới khối cao hơn, hiển thị trạng thái cảnh báo của toàn bộ hệ thống. MACM (MAintenance Control Module) Khối này nằm trong CS, điều khiển và quản lý trạng thái của các thiết bị và chức năng phát hiện các lỗi của các khối, nó nhận các bản tin lỗi từ các khối, xử lý và đưa ra kết quả. SYMM (SYstem Maintenance MOdule) Khối này nằm trong CS, bảo dưỡng cho toàn bộ hệ thống. Chức năng chính của nó bao gồm: quản lý startup hệ thống, điều khiển loading hệ thống, giám sát và quản lý trạng thái của các vi xử lý. System Control-related Modules INCM (INterface Control Module) Khối này nằm trong SS, IS và CS và thực hiện các bản tin IPC (Inter-Processor Communication). PRDM (PRocessor Distribution Module) Khối này nằm trong SS, IS và CS bao gồm các MP (vi xử lý chính) như phấn cứng vi xử lý điều khiển I/O, O&M và các PP và thực hiện các chức năng như xử lý thông tin X.25. RS-related Module (Các khối liên quan đến vệ tinh) Vệ tinh có tất cả các chức năng của SS và có thể hoạt động độc lập trong trường hợp đường truyền giữa HOST và vệ tinh bị mất (chức năng stand alone). Các khối sau nằm ở vệ tinh và có các chức năng như ở HOST trong trường hợp stand alone. RSMM (Remote Switching Maintenance Module) RCAM (Remote Charrging and Accounting Module) RCMM (Remote Control Maintenance Module) RLCM (Remote Link Control Module) RMCM (Remote Maintenance Control Module) RMSM (Remote Measurements and Statistics Module) RNHM (Remote Number Handing Module) RTCM (Remote Traffic Control Module) Chương III: chức năng chính của các bảng mạch 1). Card PPA33 - Xử lý chính - Quản lý bộ nhớ - Quản lý ngắt - Quản lý cảnh báo - Giao tiếp với MPS-bus (Main Processor System) và Global-bus. 2). Card PPA21 - Nhận và gửi dữ liệu từ/đến các node IPC - Giao tiếp với U-link cho việc kết nối với IPC - Quản lý ngắt - Giao tiếp với MPS-bus (Main Processor System) và Global-bus. 3). Card POA35 - Giao tiếp với ổ đĩa và băng từ - Thực hiện đa xử lý - Điều khiển kết nối kép đôi SCSI-bus - Đóng vai trò khởi đầu của SCSI-bus - Giao tiếp với MPS-bus - Xử lý dữ liệu không đồng bộ ở trong SCSI-bus 4). Card POB03 (Back board) - Chứa tất cả các bảng mạch liên quan đến OCP. - Kết nối gữa Global-bus và hai mặt của vi xử lý OCP. - Cung cấp nguồn cho các bảng mạch trong OCP 5). Card WSA01 - Nhận tín hiệu điều khiển điểm chuyển mạch từ card WSA03 và thực hiện chuyển mạch không gian ma trận 16 x 16. - Nhận dữ liệu PCM 16,384 Mbps từ card WSA02 và đồng bộ chúng với dữ liệu PCM bằng mạch ma trận 16,384 MHz. - Truyền dữ liệu đã được đồng bộ tới card WSA02 với các bít kiểm tra đầu ra. 6). Card WSA02 - Nhận dữ liệu 8,192 Mbps (parallel 8bit/ch) từ CDLU. - Biến đổi dữ liệu nhận được từ CDLU thành dữ liệu (parallel 4 bits) x (serial 2 bits) và gửi tới card WSA01. - Nhận dữ liệu từ WSA01. - Gửi trạng thái lỗi tới card WSA03 qua card WSA01. - Phân bố tín hiệu đồng hồ nhận được từ WSA03 tới WSA02 7). Card WSA03 - Điều khiển các điểm chuyển mạch của card WSA01 cho việc kết nối và huỷ kết nối của các kênh xử lý cuộc gọi - Nhận các tín hiệu đồng hồ từ khối đồng bộ NESU - Chia các tín hiệu đồng hồ nhận được thành các tín hiệu cần thiết và phân bố tới card WSA01 - Giám sát các tín hiệu quản lý và bảo dưỡng từ WSA02 - Giao tiếp với khối SSDC 8). Card WNA01 - Lựa chọn tín hiệu đồng hồ tham khảo cho việc đồng bộ Master và Slave - Phát hiện sự lệch pha giữa tín hiệu đồng tham khảo bên ngoài và t/h đồng hồ của nội đài được tạo bởi card WNU04. - Truyền các thông tin về sự sai pha tới card WNA82 bằng việc sử dụng bộ nhớ common (common memory) - Quản lý trạng thái lỗi của khối tạo đồng hồ 9). Card WNA82 - Bao gồm bộ vi xử lý và các bộ điều khiển đồng hồ tham chiếu của khối đồng bộ NESU - Thực hiện việc thông tin giao tiếp giữa 3 bộ vi xử lý của các card WNA82 cho việc kép 3 của khối tạo tín hiệu đồng hồ - Giao tiếp với khối NSDC qua TD-bus - Gửi trạng thái lỗi và quản lý bảo dưỡng trong khối tạo t/h đồng hồ tương ứng tới NSDC 10). Card WNU01 - Nó chính là một bộ tạo dao động Ovenized Voltage-Control Crystal Oscillator (OVCXO). - Điều khiển tần số đầu ra của OVCXO bằng dữ liệu sai khác pha được lấy từ WNA01 11). Card WNA04 - Nhận tín hiệu đồng hồ từ đầu ra của bộ kép 3 WNU04, lựa chọn một trong 3 t/h đó và tạo ra tín hiệu đồng hồ hệ thống 65,536 MHz - Tạo tín hiệu đồng hồ tổng hợp của 65,536MHz và 8 KHz và cung cấp cho khối CDLU - Tạo đồng hồ 1,024MHz và 32,768KHz cho việc tạo ra thời gian hệ thống và gửi tới card WNU03 - Tạo các đồng hồ CP2 và CP2D và gửi chúng tới SPSU để chuyển mạch cùng với đồng hồ đồng bộ FP2. - Tạo tín hiệu đồng hồ CP3 và cung cấp chúng tới HRCU cùng với tín hiệu đồng bộ FP3 12). Card WNA06 - Nhận tối đa 3 tín hiệu đồng bộ từ bên ngoài thông qua các đường trung kế số. - Lựa chọn một trong số chúng và cung cấp cho WNA01 - So sánh pha của tín hiệu 8KHz nội đài và tín hiệu nhận được từ cấp tổng đài cao hơn và thực hiện tách trượt. 13). Card WNU02 - Nhận tín hiệu đồng hồ tổng hợp và biến đổi thành tín hiệu quang ở card WND02. -Chia tín hiệu đồng hồ tổng hợp thành 16 tín hiệu khác nhau - Phân bố tín hiệu quang tới CDLU 14). Card WNU03 - Nhận tín hiệu đồng hồ 32,768KHz và 1,024MHz từ WNA04 - Cung cấp sync.clocks cho các bộ vi xử lý - Hiển thị thời gian hiện tại của hệ thống 15). Card WND02 - Nhận tín hiệu đồng hồ từ WNA04 - Biến đổi điện quang - Cung cấp tín hiệu quang tới WNU02. 16). Card WCA01 - Nhận dòng bit dữ liệu CMI bằng việc biến đổi tín hiệu quang nhận được từ các phân hệ chuyển mạch SS thông qua card WCD02 thành tín hiệu điện. - Tách riêng các dữ liệu PCM của thuê bao, dữ liệu 8 bit IPC và dữ liệu test & trạng thái đường truyền. - Tạo dữ liệu kiểm tra (parity) - Thực hiện việc bù pha cho các khung trong các phân hệ SS - Giao tiếp với 1Kch (1024 Time Slot) từ một phân hệ SS. 17). Card WCA02 - Điều khiển và bảo dưỡng khối CDLU thông qua việc giao tiếp với CLDC - Thu thập các bản tin cảnh báo và lỗi trong CDLU - Điều khiển việc kép đôi và 4Kch - Giám sát trạng thái đường truyền - Test CDLU - Nhận tín hiệu đồng hồ tổng hợp từ NESU. 18). Card WCD01 Nhận tín hiệu đồng hồ tổng hợp từ NESU và biến đổi thành tín hiệu điện. 19). Card WCD02 - Biến đổi tín hiệu quang (CMI-codified) nhận được từ các bộ TSLU của các phân hệ SS và biến đổi thành tín hiệu điện - Nhận tín hiệu điện từ phân hệ IS và biến đổi thành tín hiệu quang và truyền tới các phân hệ SS. 20). Card WHA01 - Điều khiển card WHA02 kết nối từ vệ tinh về Host - Nó được kép đôi cho việc nâng cao độ tin cậy và điều khiển việc kép đôi của WHA02. - Giao tiếp với HLDC thông qua TD-bus - Nhận đồng hồ CP3 và FP3 từ NESU - Gửi trạng thái của nó và của card WHA02 tới HLDC - Lựa chọn và phân bố đồng hồ 21). Card WHA02 - Kết nối giữa các vệ tinh và IS - Giao tiếp với khối CDTU - Giao tiếp với khối SPSU - Nhận dữ liệu nối tiếp 2,048Mbps từ CDTU, ghép chúng thành dữ liệu 8,192Mbps song song và truyền tới SPSU (chuyển mạch không gian) và ngược lại. - Tối đa có thể giao tiếp được 32 Sub Highway (luồng PCM) 22). Card WLA81 - Giao tiếp với 4 luồng trung kế E1 - Giao tiếp với dữ liệu IPC sử dụng 16 kênh của luồng đầu tiên của mỗi CDTU - Card này được dùng trong khối CDTU ở Host và TLDU ở vệ tinh. - Tách tín hiệu đồng hồ 2,048MHz và 8KHz từ luồng PCM và dùng làm tham chiếu cho khối đồng bộ tại vệ tinh. - Giám sát và tạo khung - Chèn và tách các bản tin cảnh báo 23). Card WTA01 - Card WTA01 nhận dữ liệu nối tiếp 2,048Mbps từ một khối giao tiếp thông qua 32 SubHighway dưới sự điều khiển của WTA02, ghép chúng thành dữ liệu 1Kch 8,192Mbps song song và gửi chúng tới WTA03. Nhận dữ liệu 8,192Mbps từ WTA03, phân kênh chúng thành dữ liệu 2,048Mbps nối tiếp và gửi chúng tới một khối giao tiếp. - Tối đa có 16 WTA01s được trang bị trong một phân hệ chuyển mạch SS-S và có thể giao tiếp được 256 Sub Highway. - Trong phân hệ SS - T thì tối đa có 2 WTA01 trong một khối TSLU. 24). Card WTA02 - Điều khiển việc ghép kênh và phân kênh của WTA01, giao tiếp với khối dịch vụ để cung cấp các dịch vụ cho các thuê bao và trung kế. - Giao tiếp với khối TECU để test mạch thuê bao và đường dây thuê bao. - Nó sử dụng các intra-junctor để thiết lập các mạch thoại cho các thuê bao trong cùng một phân hệ. 25). Card WTA03 - Nhận 1 Kch dữ liệu 8,192Mbps song song từ WTA01, ghép chúng thành 1Kch dữ liệu 65,53Mbps nối tiếp. Sử dụng mã hoá CMI-II biến đổi thành 1Kch dữ liệu 131,072Mbps nối tiếp và gửi chúng đến WCD02. - Nó nhận dữ liệu thông qua WCD02, biến đổi thành dữ liệu 8,192Mbps song song và gửi chúng tới card WTA01. 26). Card MEA01 Nó có thể nối và Test cho 4096 thuê bao. Chính vì vậy nếu trong một phân hệ chuyển mạch có 8192 thuê bao thì cần phải có hai bộ TECU. 27). Card MEA82, MEU81 - MEA82 điều khiển card MEA01 để cung cấp các đường test và ra lệnh cho MEU81 để thực hiện việc đo đạc. Sau khi nhận được lệnh MEU81 đo các thông số của thuê bao thông qua một bus test được cung cấp bởi MEA01 và gửi kết quả tới MEA82. 28). Card SVU82 Card SVU82 là card chứa các bản tin thông báo, nó có thể ghi được 32 bản tin thông báo có độ dài từ 4 đến 30 giây 29). Card SGU02 Card SGU02 là một nguồn chuông 30). Card SLA81 Các card SLA81 nằm trong khối LSIU, nó cung cấp các dịch vụ cần thiết cho việc thiết lập và giải phóng cuộc gọi bao gồm Tone, thu và nhận tín hiệu DTMF (mã đa tần), tín hiệu báo hiệu R2,... 31). Card STA81 Card STA81 thực hiện việc giao tiếp với các luồng trung kế số E1 32). Card SSA05* Một card SSA05* (SSA05E, SSA05C, SSA05) giao tiếp với 32 thuê bao tương tự, thực hiện biến đổi tín hiệu tương tự thành tín hiệu số và số thành tương tự,... 33). Card SSA86 SSA86 điều khiển dữ liệu thoại của các thuê bao ở card SSA05 và gửi chúng tới TSLU, gửi dữ liệu PCM nhận được từ TSLU tới SSA05. Nó cũng truyền tín hiệu chuông nhận được từ khối RIGU tới thuê bao bị gọi. 34). Card PDA31 Các card PDA31 chính là các bộ DC (Device Controller), nó là một bộ vi xử lý cấp thấp điều khiển trực tiếp các thiết bị 35). Card PCA81 Chính là một node của mạng IPC 36). Card POA03 Đây là card chứa các cổng vào ra 37). Card POA24 Điều khiển các cổng vào ra 38). Card MSA81 Nhận các cảnh báo từ khối CMDC, biến đổi thành tín hiệu cảnh báo nghe nhìn và kích hoạt panel cảnh báo MSU02. 39). Card MFA81 Card này chỉ được trang bị ở phân hệ CS, nó thu thập tất cả các cảnh báo phần cứng diễn ra trong các khối chức năng trong phân hệ CS và gửi chúng tới CMDC. 40). Card MBA81 MBA81 tạo ra các mẫu bit cố định và ngẫu nhiên dưới sự điều khiển của GSDC, gửi chúng đi để test loop và so sánh với dữ liệu nhận được thông qua loop để kiểm tra lỗi. 41). Card IPA32 - Card IPA32 giao tiếp với các thuê bao của mạng truy nhập qua đường PRI, sử dụng hệ truyền dẫn CEPT - IPA32 nhận dữ liệu, báo hiệu thông qua hai luồng từ mạng truy nhập (60B+D), gửi báo hiệu kênh B tới SSA87, gửi số liệu gói kênh D tới bộ xử lý báo hiệu gói, gửi dữ liệu kênh B tới TSLU qua các Sub-Highway - Ngược lại, báo hiệu và số liệu gói kênh D được nhận từ SSA87 sẽ gộp với kênh số liệu B từ TSLU và gửi tới thuê bao ISDN. 42). Card SSA87 - SSA87 thực hiện các chức năng giữa DC, VSIU và TSLU. Bảng mạch này được thiết kế dự phòng theo mẫu Active-Standby. - Trong SSA87 có một vi xử lý. Dữ liệu kênh B và số liệu gói kênh D từ IPA32 được truyền tới TSLU, báo hiệu kênh D từ IPA32 được truyền tới DC qua DC-bus. SSA87 thực hiện tạo/truyền số liệu tiếng nói PCM từ TSLU, số liệu báo hiệu từ số liệu gói kênh D và DC.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH120.doc