Đề tài Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang

Tài liệu Đề tài Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang: ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LÂM BẢO CHÂU KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ PHÂN TÍCH LƯƠNG TẠI CÔNG TY PHÀ AN GIANG Chuyên ngành : Kế Toán Doanh Nghiệp KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long Xuyên, tháng 06 năm 2008 ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ PHÂN TÍCH LƯƠNG TẠI CÔNG TY PHÀ AN GIANG Chuyên ngành : Kế Toán Doanh Nghiệp Sinh viên thực hiện : LÂM BẢO CHÂU Lớp : DH5KT Mã số SV : DKT041692 Giáo viên hướng dẫn : TRẦN THỊ KIM KHÔI Long Xuyên, tháng 06 năm 2008 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn : .................. (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 1 : ……………… (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 2 : ……………… (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Khóa luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh ngày ….. tháng ….. năm ….. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN ...

doc81 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LÂM BẢO CHÂU KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ PHÂN TÍCH LƯƠNG TẠI CÔNG TY PHÀ AN GIANG Chuyên ngành : Kế Toán Doanh Nghiệp KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long Xuyên, tháng 06 năm 2008 ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ PHÂN TÍCH LƯƠNG TẠI CÔNG TY PHÀ AN GIANG Chuyên ngành : Kế Toán Doanh Nghiệp Sinh viên thực hiện : LÂM BẢO CHÂU Lớp : DH5KT Mã số SV : DKT041692 Giáo viên hướng dẫn : TRẦN THỊ KIM KHÔI Long Xuyên, tháng 06 năm 2008 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn : .................. (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 1 : ……………… (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 2 : ……………… (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Khóa luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh ngày ….. tháng ….. năm ….. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN @&? LỜI CẢM ƠN @&? Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, phòng Kế Hoạch Tài Vụ và phòng Tổ Chức đã nhận em vào thực tập để em có cơ hội học hỏi và bắt đầu tập làm quen với môi trường làm việc thực tế tại công ty. Trong suốt thời gian thực tập tại công ty, bản thân em luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cô, chú, anh chị và đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp các tài liệu có liên quan đến khóa luận của em. Em rất cảm ơn các cô, chú và anh chị tại phòng Tổ Chức, phòng Kế Toán Tài Vụ, đặc biệt là chú Huỳnh Ngọc Minh Tâm (Phó phòng Tổ Chức) và cô Trần Thị Thu Dung (Kế toán trưởng)… đã nhiệt tình giúp đỡ em. Trong quá trình thực tập nếu có gì sơ suất mong các cô, chú và anh chị bỏ qua cho em. Em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến các cô, chú và anh chị. Bên cạnh đó, em cũng xin cảm ơn Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, các thầy cô hướng dẫn nhất là cô Trần Thị Kim Khôi đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn, chỉnh sửa sai sót khi thực hiện khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn. Em xin kính chúc quý thầy cô trường Đại học An Giang dồi dào sức khỏe để tiếp tục công việc giảng dạy của mình. Chúc công ty phà An Giang ngày càng có những bước đi vững chắc để đạt được những thành công rực rỡ trong tương lai. Em xin chân thành cảm ơn. SVTH : Lâm Bảo Châu TÓM TẮT @&? Kế toán tiền lương là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong công tác kế toán tại doanh nghiệp. Bởi vì ngoài việc xây dựng cho mình một chế độ tiền lương đúng quy định, tiết kiệm chi phí, các doanh nghiệp còn phải chú trọng đến tính hợp lý tương đối của tiền lương đứng trên góc độ người lao động, nhằm thu hút lao động có trình độ tay nghề, đồng thời, khuyến khích người lao động tích cực sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng lao động, đảm bảo tái sản xuất sức lao động. Để làm rõ vấn đề này tôi đã chọn đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình là “Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang” với mục tiêu tìm hiểu thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty, đánh giá công tác quản lý tiền lương của công ty. Từ đó có phương pháp tính toán phù hợp đảm bảo nâng cao năng suất lao động hoàn thành vượt mức kế hoạch mà công ty đề ra. Đồng thời, phân tích chi phí lương tại công ty dựa vào các chỉ tiêu đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chi phí lương. Từ đó đề ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và nâng cao hiệu quả kinh doanh. MỤC LỤC @&? Trang Chương 1 : TỔNG QUAN 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1 1.3 Phương pháp nghiên cứu 2 1.4 Phạm vi nghiên cứu 2 Chương 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN 3 2.1 Tổng quan về tiền lương và các khoản trích theo lương 3 2.1.1 Khái niệm, ý nghĩa của tiền lương 3 2.1.2 Các hình thức trả lương 3 2.1.2.1 Tiền lương trả theo thời gian 3 2.1.2.2 Trả lương theo sản phẩm 5 2.1.3 Quỹ tiền lương 7 2.1.4 Các khoản trích theo lương 8 2.1.5 Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 9 2.2 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 9 2.2.1 Chứng từ sử dụng 9 2.2.2 TK kế toán sử dụng trong kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ 11 2.2.3 Phương pháp hạch toán tổng hợp tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ 12 2.2.4 Sơ đồ tổng hợp tài khoản tiền lương và các khoản trích theo lương 14 2.3 Kế toán các khoản trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất 16 2.3.1 Khái niệm trích trước tiền lương nghỉ phép 16 2.3.2 Tài khoản sử dụng 16 2.3.3 Nguyên tắc hạch toán 16 2.3.4 Trình tự hạch toán 17 2.3.5 Sơ đồ tổng hợp tài khoản 335 17 2.4 Phân tích chi phí lương 18 2.4.1 Chi phí lương 18 2.4.1.1 Chi phí lương trong sản xuất 18 2.4.1.2 Chi phí lương ngoài sản xuất 18 2.4.2 Phân tích tình hình thực hiện chi phí tiền lương 18 2.4.2.1 Xác định chênh lệch về chi phí tiền lương 18 2.4.2.2 Tỷ suất tiền lương trên lợi nhuận 20 2.4.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lương 21 Chương 3 : KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY PHÀ AN GIANG 23 3.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty phà An Giang 23 3.2 Cơ cấu tổ chức của công ty 24 3.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý 24 3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận 25 3.3 Tình hình hoạt động của công ty năm 2006 – 2007 26 3.3.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty 26 3.3.2 Tình hình hoạt động của công ty năm 2006 – 2007 28 3.4 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triền 29 3.4.1 Thuận lợi 29 3.4.2 Khó khăn 29 3.4.3 Phương hướng phát triển 29 3.5 Tổ chức công tác kế toán 30 3.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán 30 3.5.2 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty 31 Chương 4 : KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ PHÂN TÍCH LƯƠNG TẠI CTY PHÀ AN GIANG 33 4.1 Quỹ lương và hình thức trả lương tại công ty 33 4.1.1 Tổng quỹ lương và nguồn hình thành quỹ tiền lương 33 4.4.2 Hình thức trả lương tại công ty 35 4.4.2.1 Trả lương theo sản phẩm 35 4.4.2.2 Trả lương theo hệ số được sắp xếp theo ngạch bậc 35 4.2 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 35 4.2.1 Hạch toán lao động 35 4.2.2 Tính và thanh toán lương, các khoản trích theo lương 36 4.2.2.1 Cách tính lương 36 4.2.2.2 Các khoản trích theo lương 39 4.2.2.3 Tổng hợp tiền lương phải trả cho nhân viên 41 4.2.3 Kế toán phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương 42 4.2.4 Phương pháp tổng hợp tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ 45 4.2.5 Sổ tổng hợp và sơ đồ tổng hợp kế toán 47 4.2.5.1 Sổ tổng hợp 47 4.2.5.2 Sơ đồ tổng hợp kế toán 49 4.3 Phân tích tình hình thực hiện chi phí tiền lương 51 4.3.1 Chỉ tiêu xác định chênh lệch về chi phí tiền lương 51 4.3.2 Chỉ tiêu về tỷ suất tiền lương trên lợi nhuận 53 4.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tiền lương 55 4.3.3.1 Lợi nhuận 55 4.3.3.2 Tiền lương bình quân 56 4.3.3.3 Tiền lương bình quân và số lượng lao động 59 4.3.3.4 Tiền lương bình quân, doanh thu và năng suất lao động 60 Chương 5 : ĐÁNH GIÁ, KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 63 5.1 Đánh giá 63 5.2 Kiến nghị 64 5.3 Kết luận 66 DANH MỤC BIỂU BẢNG @&? Trang DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty năm 2006 – 2007 26 Bảng 3.2 Tình hình hoạt động của công ty năm 2006 – 2007 28 Bảng 4.1 Kế hoạch quỹ lương và thu nhập của người lao động năm 2007 cty phà An Giang 33 Bảng 4.2 Tổng quỹ tiền lương năm 2006 – 2007 34 Bảng 4.3 Hệ số lương và hệ số phụ cấp của NV cty thuộc phòng Kế Toán – Tài Vụ tháng 09/2007 37 Bảng 4.4 Tiền lương tháng 09/2007 phải trả cho nhân viên phòng Kế Toán 39 Bảng 4.5 Các khoản trích theo lương tháng 09/2007 40 Bảng 4.6 Tiền lương thực lãnh của nhân viên phòng Kế Toán tháng 09/2007 41 Bảng 4.7 Tiền lương phải trả cho các phòng ban tháng 09/2007 42 Bảng 4.8 Phân bổ tiền lương tháng 09/2007 43 Bảng 4.9 Phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ tháng 09/2007 44 Bảng 4.10 So sánh tăng giảm tỷ suất tiền lương trên lợi nhuận thực hiện năm 2007 so với kế hoạch 54 Bảng 4.11 So sánh tăng giảm tỷ suất tiền lương trên lợi nhuận thực hiện năm 2007 so với năm 2006 55 Bảng 4.12 Báo cáo tiền lương bình quân của nhân viên năm 2006 – 2007 57 Trang DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1 Biểu diễn tổng quỹ lương 34 Biểu đồ 4.2 Biểu diễn phân bổ tiền lương cho từng đối tượng chi phí nhân công tháng 09/2007 43 Biểu đồ 4.3 Biểu diễn phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ cho từng đối tượng chi phí nhân công tháng 09/2007 44 Biểu đồ 4.4 Biểu diễn tiền lương bình quân của người lao động năm 2006 57 Biểu đồ 4.5 Biểu diễn tiền lương bình quân của người lao động năm 2007 58 Biểu đồ 4.6 Biểu diễn tiền lương bình quân của người lao động năm 2006 – 2007 58 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1 Tổ chức công ty phà An Giang 24 Sơ đồ 3.2 Tổ chức bộ máy kế toán 30 Sơ đồ 3.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ 32 Sơ đồ 4.1 Sơ đồ tổng hợp kế toán tài khoản 334 49 Sơ đồ 4.2 Sơ đồ tổng hợp kế toán tài khoản 338 50 DANH MỤC VIẾT TẮT @&? BC Báo cáo BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BT Bất thường CB-CNV Cán bộ công nhân viên CNSX Công nhân sản xuất CNV Công nhân viên CNVC Công nhân viên chức CP bất T Chi phí bất thường KH Kế hoạch KPCĐ Kinh phí công đoàn KT.PL Khen thưởng phúc lợi QLDN Quản lý doanh nghiệp SXKD Sản xuất kinh doanh TC Tài chính TH Thực hiện Vtg Quỹ tiền lương thêm giờ Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Lý do chọn đề tài : Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người để tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Chi phí về lao động là một trong các yếu tố chi phí cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Sử dụng hợp lý lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh là tiết kiệm chi phí về lao động, góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tiền lương trong doanh nghiệp một mặt là chi phí cấu thành trong giá thành sản phẩm, mặt khác tiền lương còn là khoản thu nhập cho người lao động sinh sống, tái sản xuất và phát triển về vật chất, tinh thần. Một mức lương thỏa đáng sẽ là động lực kích thích năng lực sáng tạo của người lao động, tăng năng suất, tăng lợi nhuận và tạo nên sự gắn kết lâu dài giữa doanh nghiệp và người lao động. Do đó, đối với doanh nghiệp việc xây dựng một hệ thống lương thưởng hợp lý, kích thích người lao động nhiệt tình với công việc, kích thích kinh doanh phát triển là một trong những công tác đặt lên hàng đầu nhằm ổn định, phát triển nhân lực phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài tiền lương, để đảm bảo tái sản xuất sức lao động và cuộc sống lâu dài của người lao động, doanh nghiệp còn phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh một bộ phận chi phí gồm các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Vì thế chi phí lương có vai trò rất quan trọng, vì nó không chỉ góp phần làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn tăng thêm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp giúp cho các doanh nghiệp đứng vững trên thị trường. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi quyết định chọn đề tài “Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang”. Đề tài này sẽ đi sâu nghiên cứu vấn đề kế toán tiền lương tại công ty và phân tích tiền lương, đánh giá ưu khuyết điểm của công tác kế toán tiền lương, từ đó sẽ đưa ra những biện pháp giải quyết những vấn đề tồn tại nếu có. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu : Với tên đề tài là “Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang” sẽ tập trung nghiên cứu các mục tiêu sau : - Lý luận kế toán tiền lương và phân tích lương. - Tìm hiểu thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty, đánh giá công tác quản lý tiền lương của công ty, từ đó có phương pháp tính toán phù hợp đảm bảo nâng cao năng suất lao động hoàn thành vượt mức kế hoạch mà công ty đề ra. - Phân tích chi phí lương tại công ty dựa vào các chỉ tiêu đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chi phí tiền lương. - Đánh giá và kiến nghị để đưa ra các biện pháp hoàn thiện kế toán tiền lương. 1.3 Phương pháp nghiên cứu : - Những số liệu trong đề tài này được thu thập từ phòng Tổ Chức Hành Chính và phòng Kế Toán Tài Vụ của công ty. Ÿ Bảng tổng hợp lương. Ÿ Bảng tính lương và BHXH, BHYT, KPCĐ. Ÿ Kế hoạch quỹ lương.  Ÿ Bảng tình hình hoạt động, bảng cân đối kế toán. - Phương pháp phân tích số liệu : phương pháp so sánh Ÿ Phương pháp so sánh số tuyệt đối : là hiệu số của 2 chỉ tiêu : chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở.  Ÿ Phương pháp so sánh tương đối : là tỷ lệ % của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. 1.4 Phạm vi nghiên cứu : Đề tài nghiên cứu kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang. Thời gian được chọn để nghiên cứu là tháng 09/2007 cho việc tìm hiểu quy trình kế toán tiền lương và năm 2006, 2007 cho việc phân tích tiền lương. Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Tổng quan về tiền lương và các khoản trích theo lương : 2.1.1 Khái niệm, ý nghĩa của tiền lương : ¨ Khái niệm : Tiền lương trong doanh nghiệp sản xuất một mặt là khoản chi phí sản xuất hình thành nên giá thành sản phẩm, một mặt nhằm bù đắp lại hao phí sức lao động của người lao động để tái tạo ra sức lao động mới nhằm tiếp tục quá trình sản xuất. - Tiền lương là khoản phải trả cho người lao động, cán bộ công nhân viên về công sức lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng các khoản tiền thưởng trợ cấp ốm đau, tai nạn lao động và những phúc lợi khác.  Mặt khác, tiền lương là một bộ phận cấu thành nên giá trị sản phẩm do lao động tạo ra. Tùy theo cơ chế quản lý mà tiền lương có thể được xác định là một bộ phận của chi phí sản xuất kinh doanh cấu thành nên giá thành sản phẩm hay được xác định là một bộ phận của thu nhập kết quả tài chính của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. ¨ Ý nghĩa tiền lương : - Đối với nền kinh tế quốc dân, tiền lương là thước đo của sự phân phối thu nhập quốc dân cho người lao động. - Đối với doanh nghiệp, tiền lương là một khoản chi phí hợp lý, hợp lệ được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm, tích lũy để trả lương cho người lao động. - Đối với người lao động, tiền lương là khoản thu nhập chính để bù đắp sức lao động và tái tạo những giá trị về kiến thức, về tinh thần. 2.1.2 Các hình thức trả lương : Tiền lương trả cho người lao động phải dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động, trả lương theo số lượng và chất lượng lao động. Việc trả lương cho người lao động theo chất lượng và số lượng có ý nghĩa trong việc động viên, khuyến khích người lao động phát huy tinh thần làm việc, thúc đẩy họ hăng say lao động sáng tạo, nâng cao nâng suất lao động nhằm tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của mỗi thành viên trong xã hội. Hiện nay việc tính lương cho người lao động được tiến hành theo hai hình thức chủ yếu là hình thức tiền lương trả theo thời gian và hình thức tiền lương trả theo sản phẩm. 2.1.2.1 Tiền lương trả theo thời gian : Là tiền lương tính trả cho người lao động theo thời gian làm việc, cấp bậc công việc và thang lương của người lao động. Tiền lương tính theo thời gian có thể thực hiện tính theo tháng, ngày hoặc giờ làm việc của người lao động tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản lý thời gian lao động của doanh nghiệp. Trong mỗi thang lương, tùy theo trình độ thành thạo nghiệp vụ, kỹ thuật chuyên môn mà chia ra làm nhiều bậc lương, mỗi bậc lương có một mức tiền lương nhất định. Tiền lương thời gian có thể thực hiện tính theo thời gian giản đơn hay tính theo thời gian có thưởng. v Trả lương theo thời gian giản đơn : Lương căn bản Trả lương theo thời gian đơn giản = + Phụ cấp theo chế độ khi hoàn thành công việc và đạt yêu cầu Tiền lương tháng là tiền lương đã được quy định sẵn đối với từng bậc lương trong các thang lương, được tính và trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động. Lương tháng tương đối ổn định và được áp dụng khá phổ biến nhất đối với công nhân viên chức Mức lương tháng = Hệ số phụ cấp được hưởng theo quy định Mức lương tối thiểu Hệ số lương * + ð Tiền lương phải trả trong tháng : Tiền lương phải trả = trong tháng Mức lương tháng Số ngày làm việc trong tháng theo quy định Số ngày công làm việc thực tế trong tháng của người lao động * Lương tuần là tiền lương trả cho một tuần làm việc. Mức lương tháng 52 * 12 tháng Tiền lương phải trả trong tuần = Lương ngày là tiền lương được tính và trả cho một ngày làm việc được áp dụng cho lao động trực tiếp hưởng lương theo thời gian hoặc trả lương cho nhân viên trong thời gian học tập, hội họp, hay làm nhiệm vụ khác, được trả cho hợp đồng ngắn hạn. Tiền lương phải trả trong ngày Mức lương tháng = Số ngày làm việc trong tháng theo quy định Lương giờ là tiền lương trả cho một giờ làm việc, thường được áp dụng để trả lương cho người lao động trực tiếp không hưởng lương theo sản phẩm hoặc làm cơ sở để tính đơn giá tiền lương trả theo sản phẩm. Mức lương giờ Mức lương ngày = Số giờ làm việc trong ngày theo quy định v Trả lương theo thời gian có thưởng : Trả lương theo thời gian có thưởng là hình thức trả lương theo thời gian giản đơn kết hợp với chế độ tiền lương trong sản xuất kinh doanh như : thưởng do nâng cao chất lượng sản phẩm, thưởng do tăng năng suất lao động, thưởng do tiết kiệm nguyên vật liệu… nhằm kích thích người lao động hoàn thành tốt các công việc được giao. Trả lương theo thời gian có thưởng Trả lương theo thời gian giản đơn Các khoản tiền thưởng = + Hình thức trả lương theo thời gian có nhiều hạn chế vì tiền lương tính trả cho người lao động chưa đảm bảo đầy đủ nguyên tắc phân phối theo lao động vì chưa tính đến một cách đầy đủ chất lượng lao động, do đó chưa phát huy đầy đủ chức năng đòn bẩy kinh tế của tiền lương trong việc kích thích sự phát triển của sản xuất, chưa phát huy hết khả năng sẵn có người lao động. Do vậy, chỉ những trường hợp chưa đủ điều kiện thực hiện trả lương theo sản phẩm thì mới áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. µ Tóm lại, tiền lương trả theo thời gian là hình thức thù lao được chi trả cho người lao động dựa vào hai căn cứ chủ yếu là thời gian lao động và trình độ kỹ thuật hay nghiệp vụ của họ. Ưu điểm : đơn giản, dễ tính toán. Nhược điểm : chưa chú ý đến chất lượng lao động, chưa gắn bó với kết quả lao động cuối cùng, do đó không có khả năng kích thích người lao động tăng năng suất lao động. 2.1.2.2 Trả lương theo sản phẩm : Trả lương theo sản phẩm là tiền lương trả cho người lao động theo kết quả lao động khối lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành, bảo đảm đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật, chất lượng đã quy định và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc đó. Tiền lương tính theo sản phẩm có thể đươc thực hiện theo những cách sau: v Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp : Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp : áp dụng đối với lao động thuộc bộ phận trực tiếp sản xuất sản phẩm. Tiền lương được lãnh trong tháng Số lượng sản phẩm công việc hoàn thành = * Đơn giá tiền lương Theo cách tính này tiền lương được lãnh căn cứ vào số lượng sản phẩm, hay khối lượng công việc hoàn thành và đơn giá tiền lương, không hạn chế khối lượng sản phẩm, công việc là hụt hay vượt mức quy định. v Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp : Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp : áp dụng đối với lao động gián tiếp phục vụ sản xuất hưởng lương phụ thuộc vào kết quả lao động của bộ phận trực tiếp sản xuất. Tiền lương được lãnh trong tháng Tiền lương được lãnh của bộ phận gián tiếp = * Tỷ lệ tiền lương gián tiếp Theo cách tính này tiền lương được lãnh căn cứ vào tiền lương theo sản phẩm của bộ phận trực tiếp sản xuất và tỷ lệ lương của bộ phận gián tiếp do đơn vị xác định căn cứ vào tính chất, đặc điểm của lao động gián tiếp phục vụ sản xuất. Cách tính lương này có tác dụng làm cho những người phục vụ sản xuất quan tâm đến kết quả hoạt động sản xuất vì nó gắn liền với lợi ích kinh tế của bản thân họ. v Tiền lương tính theo sản phẩm có thưởng : Là tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp hay gián tiếp kết hợp với chế độ khen thưởng do doanh nghiệp quy định. Tiền lương theo sản phẩm có thưởng được tính cho từng người lao động hay cho một tập thể người lao động. Cách tính này có tác dụng kích thích người lao động không chỉ quan tâm đến số lượng sản phẩm làm ra mà còn quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu,…Khoản tiền thưởng này trích từ lợi ích kinh tế mang lại do việc tăng tỷ lệ sản phẩm có chất lượng cao, giá trị nguyên vật liệu tiết kiệm được… v Tiền lương tính theo sản phẩm lũy tiến : Tiền lương tính theo sản phẩm lũy tiến là hình thức trả lương mà ngoài tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp người ta còn căn cứ vào mức độ vượt định mức quy định để tính thêm tiền lương theo tỉ lệ lũy tiến. Số lượng sản phẩm hoàn thành vượt định mức càng nhiều thì tiền lương tính thêm càng cao. Lương trả theo sản phẩm lũy tiến có tác dụng kích thích mạnh mẽ việc tăng năng suất lao động nên được áp dụng ở những khâu quan trọng, cần thiết để đẩy nhanh tốc độ sản xuất, đảm bảo cho sản xuất cân đối, đồng bộ hoặc áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp phải thực hiện gấp một đơn đặt hàng nào đó. Sử dụng hình thức trả lương này sẽ làm tăng khoản mục chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm. Vì vậy trong trường hợp cần thiết mới áp dụng hình thức trả lương này. v Tiền lương khoán theo khối lượng công việc : Tiền lương khoán được áp dụng đối với những khối lượng công việc hoặc những công việc cần phải được hoàn thành trong một thời gian nhất định. Khi thực hiện cách tính lương này cần chú ý kiểm tra tiến độ và chất lượng công việc khi hoàn thành nghiệm thu, nhất là đối với các công trình xây dựng cơ bản, vì có những phần công việc khuất khi nghiệm thu khối lượng công trình hoàn thành sẽ khó phát hiện. Như vậy, hình thức tiền lương tính theo sản phẩm là hình thức có nhiều ưu điểm, bảo đảm nguyên tắc phân phối theo lao động cho người lao động quan tâm đến số lượng và chất lượng công việc của mình. Tiền lương tính theo sản phẩm phát huy đầy đủ vai trò đòn bẩy kinh tế, kích thích sản xuất phát triển, thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng sản phẩm cho xã hội. Tuy nhiên để hình thức tiền lương theo sản phẩm có thể áp dụng một cách thuận lợi và phát huy đầy đủ những ưu điểm của hình thức này doanh nghiệp phải có định mức lao động cụ thể cho từng công việc, từng cấp bậc thợ, vừa có căn cứ kỹ thuật phù hợp với điều kiện lao động cụ thể của doanh nghiệp. Có như vậy, tiền lương trả theo sản phẩm mới đảm bảo tính chính xác, công bằng hợp lý. µ Tóm lại, trả lương theo sản phẩm là hình thức thù lao được chi trả cho người lao động dựa vào đơn giá và sản lượng thực tế mà người lao động hoàn thành và đạt được yêu cầu chất lượng đã quy định. Ưu điểm : chú ý đến chất lượng lao động, gắn người lao động với kết quả lao động cuối cùng, tác dụng kích thích người lao động tăng năng suất lao động. Nhược điểm : tính toán phức tạp. 2.1.3 Quỹ tiền lương : Là toàn bộ số tiền lương tính theo số công nhân viên của doanh nghiệp do doanh nghiệp quản lý và chi trả lương. Thành phần quỹ tiền lương của doanh nghiệp bao gồm các khoản chủ yếu là : tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế làm việc (theo thời gian, theo sản phẩm); tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc, nghỉ phép hoặc đi học, các loại tiền lương trong sản xuất, các khoản phụ cấp thường xuyên (phụ cấp làm thêm, phụ cấp dạy nghề, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên…). Hay nói cách khác quỹ tiền lương của doanh nghiệp bao gồm tất cả các khoản tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương (tiền ăn giữa ca, tiền hỗ trợ phương tiện đi lại, tiền quần áo đồng phục…) mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động. Trên giác độ hạch toán, thông thường quỹ tiền lương được chia thành hai phần quỹ lương chính và quỹ lương phụ. Quỹ lương chính : tính theo khối lượng công việc hoàn thành hoặc thời gian làm việc thực tế của người lao động tại doanh nghiệp như tiền lương theo thời gian, tiền lương theo sản phẩm, tiền thưởng tính theo lương, các khoản phụ cấp,… Tiền lương chính : là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian công nhân viên thực hiện nhiệm vụ chính của họ bao gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo như phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp thâm niên… Quỹ lương phụ : trả cho thời gian người lao động không làm việc tại doanh nghiệp nhưng vẫn được hưởng lương theo quy định của Luật lao động hiện hành như nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ trong thời gian máy hỏng,… Tiền lương phụ : là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian công nhân viên thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ và thời gian công nhân viên nghỉ theo chế độ được hưởng lương như nghỉ phép, nghỉ do ngừng sản xuất đi học, đi họp… 2.1.4 Các khoản trích theo lương : Bao gồm : - Bảo hiểm xã hội - Bảo hiểm y tế - Kinh phí công đoàn ¨ Bảo hiểm xã hội : Là khoản tiền người lao động được hưởng trong trường hợp nghỉ việc do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, khó khăn … Để được hưởng khoản trợ cấp này, người sử dụng lao động và người lao động trong quá trình tham gia sản xuất kinh doanh tại đơn vị phải đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định. Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ 20% trên tổng số tiền lương cấp bậc phải trả hàng tháng (15% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 5% còn lại do người lao động đóng góp). Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành nhằm tạo nguồn để chi trả cho công nhân viên trong trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức, nghỉ hưu,…Tùy theo cơ chế tài chính quy định cụ thể mà việc quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội có thể ở cơ quan quản lý quỹ (cơ quan chuyên môn chuyên trách) hay có thể ở tại doanh nghiệp. ¨ Bảo hiểm y tế : Là khoản tiền hàng tháng của người lao động và người sử dụng lao động đóng cho các cơ quan bảo hiểm y tế để được đài thọ khi có nhu cầu khám bệnh và chữa bệnh. Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ 3% trên tổng số tiền lương cấp bậc (trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 1% còn lại do người lao động đóng góp). BHYT được nộp toàn bộ lên cơ quan chuyên môn chuyên trách về bảo hiểm y tế (dưới hình thức mua bảo hiểm y tế) để phục vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người lao động như khám bệnh, chữa bệnh và điều trị bệnh… ¨ Kinh phí công đoàn : Là khoản tiền để duy trì hoạt động của các tổ chức công đoàn đơn vị và công đoàn cấp trên. Các tổ chức này hoạt động nhằm bảo vệ quyền lợi và nâng cao đời sống của người lao động. Quỹ này được hình thành bằng cách trích 2% trên tổng số lương phải trả cho người lao động và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của đơn vị. Quỹ này do cơ quan công đoàn quản lý. Theo quy định của chế độ tài chính hiện hành, nguồn kinh phí công đoàn trích được sẽ phải nộp một phần lên cơ quan quản lý công đoàn cấp trên, một phần để lại doanh nghiệp phục vụ chi tiêu cho hoạt động công đoàn doanh nghiệp. Tóm lại, tăng cường quản lý lao động, cải tiến và hoàn thiện việc phân bổ và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động, cải tiến và hoàn thiện chế độ tiền lương, chế độ sử dụng quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ được xem là một phương tiện hữu hiệu để kích thích người lao động gắn bó với hoạt động sản xuất kinh doanh, rèn luyện tay nghề, nâng cao năng suất lao động. Trên cơ sở các chế độ về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ Nhà nước đã ban hành, các doanh nghiệp tùy thuộc vào đặc điểm ngành mình phải tổ chức tốt lao động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời tính toán, thanh toán đầy đủ kịp thời các khoản tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT, KPCĐ đúng chính sách, chế độ, sử dụng tốt kinh phí công đoàn nhằm khuyến khích người lao động thực hiện tốt nhiệm vụ, góp phần thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh đơn vị. 2.1.5 Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương : Để thực hiện chức năng của kế toán trong việc điều hành quản lý họat động của Doanh nghiệp, kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ cần thực hiện những nhiệm vụ sau đây: - Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp một cách trung thực, kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và sự biến động về số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động. - Tính toán chính xác, kịp thời, đúng chính sách, chế độ các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động. Phản ánh kịp thời đầy đủ chính xác tình hình thanh toán các khoản trên người lao động. - Thực hiện việc kiểm tra tình hình huy động và sử dụng lao động, tình hình chấp hành các chính sách, chế độ về lao động tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ. Tình hình sử dụng quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ. - Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng các khoản tiền lương, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh. Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong đơn vị thực hiện đầy đủ, đúng đắn chế độ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT. Mở số kế toán và hạch toán lao động, tiền lương tiền thưởng, BHXH, BHYT, KPCĐ đúng chế độ, đúng phương pháp kế toán. - Lập các báo cáo về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ thuộc phạm vi trách nhiệm của kế toán. Tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ đề xuất các biện pháp nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động, tăng năng suất lao động. Đấu tranh chống những hành vi vô trách nhiệm, vi phạm kỷ thuật lao động, vi phạm chính sách chế độ về lao động tiền lương BHXH, BHYT, KPCĐ chế độ sử dụng các chi tiêu kinh phí công đoàn, chế độ phân phối lao động. 2.2 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương : 2.2.1 Chứng từ sử dụng : Trong quản lý và sử dụng lao động ở doanh nghiệp, cần thiết phải tổ chức hạch toán các chỉ tiêu liên quan về lao động. Nội dung của hạch toán lao động là hạch toán số lượng lao động, thời gian lao động và kết quả lao động. - Số lượng lao động : Số lượng lao động trong doanh nghiệp thường có sự biến động tăng giảm trong từng đơn vị, bộ phận cũng như phạm vi toàn doanh nghiệp. Sự biến động trong doanh nghiệp có ảnh hưởng đến cơ cấu lao động, chất lượng lao động và do đó làm ảnh hưởng đến việc thực hiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để phản ánh số lượng lao động hiện có và theo dõi sự biến động lao động trong từng đơn vị, bộ phận doanh nghiệp sử dụng “Sổ danh sách lao động”. Cơ sở để ghi vào sổ là các chứng từ ban đầu về tuyển dụng, các quyết định thuyên chuyển công tác, nâng bậc, thôi việc, hưu trí… Việc ghi chép vào “Sổ danh sách lao động” phải đầy đủ, kịp thời làm cơ sở cho việc lập báo cáo về lao động và phân tích tình hình biến động về lao động trong doanh nghiệp hàng tháng, quý, năm theo yêu cầu quản lý lao động của doanh nghiệp và của cơ quan quản lý cấp trên. - Sử dụng thời gian lao động : Thời gian lao động của nhân viên cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ SXKD của doanh nghiệp. Để phản ánh kịp thời, chính xác tình hình sử dụng thời gian lao động, kiểm tra việc chấp hành kỷ luật lao động của CNV trong doanh nghiệp, kế toán sử dụng “Bảng chấm công”. Bảng chấm công được lập hàng tháng cho từng tổ, phòng, ban,…và do người phụ trách bộ phận hoặc người được ủy quyền căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công cho từng người trong ngày theo các ký hiệu quy định trong chứng từ. Cuối tháng người chấm công và phụ trách bộ phận ký vào Bảng chấm công và chuyển bảng chấm công cùng các chứng từ có liên quan (Phiếu nghỉ hưởng BHXH, Phiếu báo làm thêm giờ, Phiếu điều tra tai nạn lao động…) về bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu quy ra công để tính lương và BHXH. Bảng chấm công nhằm theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, ngừng việc, nghỉ BHXH,… để có căn cứ tính trả lương, làm thủ tục đề nghị BHXH trả thay lương cho từng người và quản lý lao động trong đơn vị, vì vậy Bảng chấm công phải được treo công khai tại nơi làm việc để công nhân viên có thể thực hiện kiểm tra, giám sát việc chấm công hàng ngày, tham gia ý kiến vào công tác quản lý và sử dụng thời gian lao động. Bảng chấm công là tài liệu quan trọng để tổng hợp, đánh giá phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động, là cơ sở để kế toán tính toán kết quả lao động và tiền lương cho công nhân viên. - Kết quả lao động : Kết quả lao động của công nhân viên trong doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố : thời gian lao động, trình độ thành thạo, tinh thần thái độ, phương tiện sử dụng,…Khi đánh giá, phân tích kết quả lao động của công nhân viên phải xem xét một cách đầy đủ các nhân tố trên. Kết quả lao động của công nhân viên trong doanh nghiệp được phản ánh vào các chứng từ : Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, hợp đồng giao khoán. Tùy theo loại hình, đặc điểm sản xuất, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ chọn sử dụng chứng từ thích hợp để phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác kết quả lao động. Căn cứ chứng từ hạch toán kết quả lao động kế toán lập Sổ tổng hợp kết quả lao động nhằm tổng hợp kết quả lao động của từng cá nhân, bộ phận và toàn đơn vị làm cơ sở cho việc tính toán năng suất lao động và tính tiền lương theo sản phẩm cho công nhân viên. Trường hợp CNV được hưởng trợ cấp BHXH, thì căn cứ vào số ngày thực tế nghỉ việc được hưởng trợ cấp BHXH phản ánh trên các chứng từ hạch toán lao động liên quan như : “Phiếu nghỉ hưởng BHXH”, “Biên bản điều tra tai nạn lao động”… để tính toán lập “Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội”. Bảng thanh toán BHXH được lập cho từng đơn vị sử dụng lao động hoặc lập chung cho toàn doanh nghiệp căn cứ vào kết quả tính trợ cấp BHXH của từng người. Các khoản phải nộp về BHXH, BHYT và KPCĐ, hàng tháng hoặc quý doanh nghiệp có thể lập ủy nhiệm chi để chuyển tiền hoặc chi tiền mặt để nộp cho cơ quan quản lý theo quy định. Hàng tháng, trên cơ sở tài liệu hạch toán về thời gian lao động và kết quả lao động cũng như chế độ, chính sách về lao động – tiền lương và bảo hiểm xã hội mà Nhà nước ban hành, kế toán tiến hành tính tiền lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội phải trả cho công nhân viên. Sau khi có kết quả tính toán tiền lương phải trả cho từng người, được tổng hợp theo từng bộ phận và phản ánh vào “Bảng thanh toán tiền lương” lập cho bộ phận đó. Bảng thanh toán tiền lương của các bộ phận trong doanh nghiệp là cơ sở để chi trả, thanh toán lương cho người lao động, và là cơ sở để kế toán tổng hợp, phân bổ tiền lương và tính trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn - Lập Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. 2.2.2 Tài khoản kế toán sử dụng trong kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ : Để phản ánh tình hình thanh toán các khoản tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ kế toán sử dụng các tài khoản 334 – “Phải trả người lao động” và tài khoản 338 – “Phải trả, phải nộp khác” ¨ Tài khoản 334 : TK 334 “Phải trả người lao động” dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên. Tài khoản 334 “ Phải trả người lao động” Lương và các khoản phải trả cho người lao động trong doanh nghiệp. Các khoản khấu trừ lương (bồi thường, nộp thay các khoản bảo hiểm). Số còn phải trả người lao động Lương và các khoản phải trả CB - CNV trong doanh nghiệp. Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có Số còn phải trả người lao động Tài khoản 334 “ Phải trả người lao động” có 2 tiểu khoản : Ÿ Tài khoản 3341 : Phải trả công nhân viên. Ÿ Tài khoản 3348 : Phải trả người lao động khác. ¨ Tài khoản 338 : Tài khoản phải trả, phải nộp khác : Tài khoản 338 “ Phải trả, phải nộp khác” Nộp BHXH cho cấp trên. Chi BHXH trực tiếp tại đơn vị Chi mua BHYT cho người lao động. Chi kinh phí công đoàn. Số đã trích chưa sử dụng hết Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ với tiền lương. Hạch toán vào chi phí liên quan. Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có Số đã trích chưa sử dụng hết Tài khoản 338 “Phải trả, phải nộp khác” có 3 tài khoản cấp 2 : Ÿ Tài khoản 3382 : Kinh phí công đoàn. Ÿ Tài khoản 3383 : Bảo hiểm xã hội. Ÿ Tài khoản 3384 : Bảo hiểm y tế. 2.2.3 Phương pháp hạch toán tổng hợp tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ : _ Hàng tháng, tính tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho công nhân viên, ghi : Nợ TK 622 – Lương công nhân trực tiếp Nợ TK 627 – Lương công nhân quản lý sản xuất Nợ TK 641 – Lương nhân viên bán hàng Nợ TK 642 – Lương nhân viên quản lý doanh nghiệp Có TK 334 – Tổng số lương phải trả _ Tính tiền thưởng phải trả cho công nhân viên, ghi : Nợ TK 431 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4311) Có TK 334 – Phải trả công nhân viên _ Tính số BHXH (ốm đau, thai sản, tai nạn…) phải trả cho CNV, ghi : Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3383) Có TK 334 – Phải trả công nhân viên _ BHXH, BHYT trừ vào lương công nhân viên, ghi : Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên Có TK 338 – Phải trả, phải nộp _ Tính thuế thu nhập của CNV, người lao động phải nộp Nhà nước, ghi: Nợ TK 334 - Phải trả công nhân viên Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước (3388) _ Khi thanh toán tiền lương, BHXH và các khoản phải trả khác cho CNV, ghi: Nợ TK 334 - Phải trả công nhân viên Có TK 111 - Tiền mặt, hoặc Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng _ Hàng tháng trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định, ghi: Nợ TK 622 : 19% x lương công nhân trực tiếp sản xuất Nợ TK 627 : 19% x lương nhân viên quản lý phân xưởng Nợ TK 641 : 19% x lương nhân viên bán hàng Nợ TK 642 : 19% x lương nhân viên quản lý doanh nghiệp Nợ TK 334 : 6% x tổng lương phải trả Có TK 338 : 25% x tổng lương _ Nộp BHXH, BHYT và KPCĐ cho cơ quan quản lý quỹ, ghi: Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384) Có TK 111,112 _ Chi bảo hiểm xã hội và kinh phí công đoàn tại đơn vị, ghi: Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383) Có TK 111 - Tiền mặt Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng _ Số bảo hiểm xã hội được cơ quan bảo hiểm xã hội cấp, ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3383) 2.2.4 Sơ đồ tổng hợp tài khoản tiền lương và các khoản trích theo lương : SƠ ĐỒ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN 334 241 334 111, 112 (1) (4) 622, 627 138 (2) (5) 641, 642 333 (3) (6) 338 (7) 431 (8) 622 335 (9) (1) Chi tiền mặt, hoặc chuyển khoản thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương cho CB-CNV. (2) Trừ lương về các khoản bồi thường cho CB-CNV. (3) Trừ lương về các khoản nộp thay thuế thu nhập doanh nghiệp. (4) Tính lương phải trả ở bộ phận sửa chữa lớn tài sản cố định. (5) Tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm và bộ phận quản lý phân xưởng. (6) Tính lương phải trả cho bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp. (7) Các khoản BHXH, phải trả trực tiếp cho CB-CNV (ốm đau, thai sản, tai nạn,…). (8) Tiền thưởng phải trả cho CB-CNV. (9) Trích tiền lương nghỉ phép cho CNV. SƠ ĐỒ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN 338 622, 627 111,112 338 (1) (3) 138 641, 642 (4) (2) 241 (5) 334 (6) (1) Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho cấp trên bằng tiền mặt hoặc tiền gởi ngân hàng. (2) Trừ tiền BHXH của người lao động tại đơn vị. (3) Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định tính vào tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên quản lý phân xưởng. (4) Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định tính vào tiền lương của nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý doanh nghiệp. (5) Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định tính vào tiền lương của công nhân viên bộ phận sửa chữa lớn tài sản cố định, bộ phận xây dựng cơ bản. (6) Trừ lương của người lao động về khoản BHXH, BHYT phải nộp. 2.3 Kế toán các khoản trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất : 2.3.1 Khái niệm trích trước tiền lương nghỉ phép : Hàng năm, người lao động trong danh sách của đơn vị được nghỉ một số ngày phép theo quy định mà vẫn được hưởng đủ lương. Do đó, việc chi trả tiền lương nghỉ phép không làm cho giá thành sản phẩm biến động, kế toán có thể tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép và phân bổ vào chi phí các kỳ hạch toán. 2.3.2 Tài khoản sử dụng : Tài khoản 335 “Chi phí phải trả” Các chi phí thực tế phát sinh Điều chỉnh phần chênh lệch giữa khoản chi thực tế và khoản trích trước Số đã trích chưa sử dụng hết Các khoản chi phí đã được trích trước vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh Số đã trích chưa sử dụng hết 2.3.3 Nguyên tắc hạch toán : Theo quy định hiện hành, hàng năm mỗi người trong danh sách của đơn vị được nghỉ một số ngày phép tùy theo thâm niên (từ 12 ngày trở lên) mà vẫn được hưởng đủ lương. Trong thực tế việc nghỉ phép của người công nhân sản xuất không đồng đều giữa các tháng trong năm. Số trích trước theo kế hoạch tiền lương nghỉ phép của CNSX trong tháng Số tiền lương chính phải trả cho CNSX trong tháng Tỷ lệ trích trước theo KH tiền lương nghỉ phép của CNSX = * Tỷ lệ trích trước theo KH tiền lương nghỉ phép của CNSX Tổng số tiền lương nghỉ phép phải trả cho CNSX theo KH trong năm Tổng số tiền lương chính phải trả cho CNSX theo KH trong năm = 2.3.4 Trình tự hạch toán : _ Khi tính trước vào chi phí tiền lương nghỉ phép phải trả trong năm cho công nhân sản xuất : Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335 - Chi phí phải trả _ Khi thực tế phát sinh tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân sản xuất : Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (số đã trích trước) Có TK 334 - Phải trả người lao động _ Nếu số trả lớn hơn số trích trước : Nợ TK 622 - Chi phí công nhân trực tiếp Nợ TK 335 - Chi phí phải trả Có TK 334 - Phải trả người lao động _ Nếu số trả nhỏ hơn số trích trước : Nợ TK 335 - Chi phí phải trả Có TK 334 - Phải trả người lao động Có TK 622 - Chi phí công nhân trực tiếp 2.3.5 Sơ đồ tổng hợp tài khoản 335 : TK 622 TK 334 TK 335 (3) (1) TK 622 TK 622 (2) (4) (1) Tiền lương thực tế nghỉ phép. Thanh toán tiền lương nghỉ phép của CNSX. (2) Các khoản đã trích quá ghi giảm phí. (3) Hàng tháng tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của CNSX. (4) Các khoản trích thêm. 2.4 Phân tích chi phí lương : 2.4.1 Chi phí lương : Gồm chi phí lương trong sản xuất và chi chí lương ngoài sản xuất : 2.4.1.1 Chi phí lương trong sản xuất : Chi phí lương công nhân trực tiếp sản xuất : Nhân công trực tiếp là những người trực tiếp sản xuất sản phẩm. Lao động của họ gắn liền với việc sản xuất sản phẩm. Sức lao động của họ được hao phí trực tiếp cho sản phẩm họ sản xuất ra. Khả năng và kỹ năng của lao động trực tiếp sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm : chi phí về tiền lương, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp được tính trực tiếp vào sản phẩm họ sản xuất ra. Chi phí lương công nhân gián tiếp sản xuất : Ngoài lao động trực tiếp, trong quá trình sản xuất sản phẩm còn có những lao động phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất cả lao động trực tiếp. Những lao động gián tiếp này tuy không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nhưng lại không thể thiếu trong quá trình sản xuất (thợ bảo trì máy móc thiết bị, nhân viên quản lý phân xưởng,…) Chi phí lao động gián tiếp không thể tính được một cách chính xác và cho từng sản phẩm cụ thể mà sẽ được tính là một phần của chi phí sản xuất chung. 2.4.1.2 Chi phí lương ngoài sản xuất : Đây là những chi phí phát sinh ngoài quá trình sản xuất liên quan đến việc quản lý chung và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Chi phí lương nhân viên bán hàng : gồm các khoản tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, bảo quản sản phẩm hàng hoá, vận chuyển hàng hoá đi tiêu thụ và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ. Chi phí lương nhân viên quản lý doanh nghiệp : gồm tiền lương và các khoản phụ cấp, ăn ca phải trả cho Ban Giám Đốc, nhân viên ở các phòng ban và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ. 2.4.2 Phân tích tình hình thực hiện chi phí tiền lương : Dùng phương pháp so sánh, phân tích chung các chỉ tiêu chủ yếu : 2.4.2.1 Xác định chênh lệch về chi phí tiền lương : Chênh lệch tổng chi phí tiền lương = Tổng chi phí tiền lương thực hiện năm nay - Tổng chi phí tiền lương kế hoạch Tổng chi phí tiền lương thực hiện Tổng chi phí tiền lương kế hoạch * 100% % thực hiện = Chênh lệch tổng chi phí tiền lương Tổng chi phí tiền lương kế hoạch * 100% % chênh lệch = Để đánh giá chi phí tiền lương chính xác người ta thường liên hệ với kết quả sản xuất. Chênh lệch tổng chi phí tiền lương điều chỉnh theo lợi nhuận Lợi nhuận thực hiện Lợi nhuận kế hoạch Tổng chi phí tiền lương thực hiện Tổng chi phí tiền lương kế hoạch - * = * 100% % thực hiện có liên hệ với kết quả sản xuất Tổng chi phí tiền lương thực hiện Tổng chi phí tiền Lợi nhuận thực hiện lương kế hoạch Lợi nhuận kế hoạch = * Khi phân tích về tiền lương của doanh nghiệp nói chung hoặc phân tích về chi phí nhân công trực tiếp trong sản xuất, chúng ta cần lưu ý : - Trong sản xuất kinh doanh mục tiêu của doanh nghiệp là : Ÿ Nâng cao hiệu quả kinh tế. Ÿ Mở rộng sản xuất kinh doanh. Ÿ Thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Ÿ Đảm bảo đời sống của người lao động. Do đó, tiền lương cho người lao động phải phục vụ được mục tiêu này của doanh nghiệp. - Tăng tổng quỹ tiền lương, tăng tiền lương bình quân cho người lao động phải đảm bảo nguyên tắc : tốc độ tăng của tiền lương phải chậm hơn tốc độ tăng của năng suất lao động, của kết quả sản xuất kinh doanh. - Trong phân tích chi phí tiền lương chủ yếu là phân tích tỷ suất tiền lương trên lợi nhuận và trên cơ sở biến động của tỷ suất tiền lương trên lợi nhuận để đánh giá tình hình chung của chi phí tiền lương tăng giảm phù hợp với kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. 2.4.2.2 Tỷ suất tiền lương trên lợi nhuận : Tổng chi phí tiền lương Lợi nhuận Tỷ suất tiền lương trên lợi nhuận * 100% = Nếu chỉ xác định tỷ suất chi phí nhân công trực tiếp trong sản xuất thì được thực hiện tương tự theo công thức Tỷ suất chi phí tiền lương trực tiếp sản xuất Tổng chi phí tiền lương trực tiếp sản xuất Giá trị sản lượng = * 100% - Khi tỷ suất tiền lương trên lợi nhuận giảm mà tiền lương của người lao động tăng hoặc không thay đổi là hiện tượng tốt. - Khi tỷ suất tiền lương trên lợi nhuận tăng do tăng tiền lương bình quân của người lao động nhưng không ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh doanh thì nên chấp nhận. - Khi tỷ suất tiền lương trên lợi nhuận tăng mà tiền lương bình quân của người lao động bị giảm tức là sử dụng lao động thấp, ảnh hưởng đến hiệu quả lao động và ảnh hưởng đến đời sống của người lao động. Doanh nghiệp cần cải tiến toàn bộ hoạt động của mình, đặc biệt là việc sử dụng lao động như : Ÿ Cải tiến tổ chức bộ máy quản lý. Ÿ Cải tiến mạng lưới kinh doanh. Ÿ Phân bổ lao động vào các bộ phận trong doanh nghiệp cho hợp lý. Ÿ Xem xét lại mức độ sử dụng lao động hợp lý của doanh nghiệp, đặc biệt là lao động trực tiếp sản xuất. Ÿ Cải tiến máy móc trang thiết bị công nghệ mới cho người lao động để nâng cao năng suất lao động. Ÿ Nâng cao tay nghề và trình độ của người lao động. v Khi phân tích chi phí tiền lương ngoài việc xác định tỷ suất tiền lương trên lợi nhuận, chúng ta còn xác định chênh lệch của chi phí tiền lương có liên hệ với kết quả sản xuất kinh doanh. Chênh lệch tổng chi phí tiền lương điều chỉnh theo lợi nhuận Lợi nhuận thực hiện Lợi nhuận kế hoạch Tổng chi phí tiền lương thực hiện Tổng chi phí tiền lương kế hoạch - * = Việc đánh giá sự biến động của chi phí tiền lương có liên hệ với kết quả sản xuất kinh doanh sẽ chính xác hơn. Ÿ Nếu dấu hiệu là âm (-) nói lên mức tiết kiệm tương đối Ÿ Nếu dấu chênh lệch là dương (+) nói lên mức chênh lệch quỹ lương không hợp lý. Khi phân tích chi phí tiền lương cần xem xét tiền lương bình quân thực tế của người lao động. Khi phân tích cần đánh giá tiền lương bình quân đó có đảm bảo đời sống thiết yếu của người lao động không. Trong điều kiện có lạm phát phải điều chỉnh tiền lương bình quân dựa vào các chỉ số giá để có điều kiện so sánh và đánh giá chính xác. Khi phân tích dự kiến về tổng chi phí tiền lương cho kỳ kế hoạch, cần dựa vào các hình thức trả công lao động trong doanh nghiệp để xác định. Ở doanh nghiệp, nếu xuất hiện nhu cầu mới về lao động, doanh nghiệp cần cân nhắc lựa chọn việc sử dụng lao động hợp đồng dài hạn và ngắn hạn sao cho tổng chi phí phải trả là thấp nhất, từ đó dẫn đến tỷ suất chi phí tiền lương có điền kiện giảm. Đối với những loại công việc có tính chất thời vụ hay chỉ dồn dập trong một thời gian nhất định thì doanh nghiệp nên thuê lao động ngắn hạn. Còn những công việc có tính chất thường xuyên, có điều kiện sử dụng lao động liên tục thì thuê hợp đồng dài hạn. Như vậy, nếu có sự kết hợp giữa lao động hợp đồng dài hạn và lao động hợp đồng ngắn hạn trong điều kiện có thể thì việc sử dụng lao động sẽ có hiệu quả hơn. 2.4.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lương : Phân tích chi phí tiền lương là phân tích tổng quỹ tiền lương mà mục đích là nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng lao động (năng suất lao động) song song với việc quan tâm đến tiền lương bình quân của người lao động. Hai yếu tố trên có quan hệ hữu cơ, nhân quả : yếu tố tiền lương bình quân vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của yếu tố năng suất lao động và ngược lại. Trong đó tốc độ tăng năng suất lao động phải cao hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân là một vận động hợp quy luật phát triển. Ta có công thức tính quỹ lương và năng suất lao động như sau : Quỹ tiền lương Số lao động (bình quân) Tiền lương (bình quân) = * Năng suất lao động (bình quân) Doanh thu Số lao động (bình quân) = = Doanh thu Năng suất lao động (bình quân) Số lao động (bình quân) ð œ Công thức quỹ tiền lương được viết lại theo mối quan hệ với các nhân tố : doanh thu, năng suất lao động, tiền lương như sau : Quỹ tiền lương Doanh thu Năng suất lao động (bình quân) Tiền lương (bình quân) = * Chương 3 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY PHÀ AN GIANG 3.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty phà An Giang : Công ty phà An Giang được hình thành và đi vào hoạt động từ năm 1996 theo Quyết định thành lập công ty số 83/QĐUB ngày 7/12/1996 của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh An Giang. Công ty phà được thành lập để thực hiện mục tiêu chủ yếu là cung ứng dịch vụ vận chuyển ngang sông, thu phí Cầu - Đường bộ, vận tải hàng hóa sông, sản xuất sản phẩm cơ khí giao thông, xây dựng công trình giao thông. Tên công ty : Công ty phà An Giang Tên giao dịch quốc tế : An Giang Ferry Company Trụ sở chính : 360 Lí Thái Tổ – Phường Mỹ Long – TP.Long Xuyên – An Giang Điện thoại : (076). 846379 – 841919 Fax : 076.842723 Email : angiangferry@vnn.vn Lĩnh vực hoạt động bao gồm : 1. Vận tải hàng hóa và các phương tiện giao thông đường bộ. 2. Tổ chức cứu hộ các phương tiện giao thông thủy, đóng mới và sửa chữa các phương tiện vận tải thủy, lắp đặt hệ động lực các phương tiện tàu sông, gia công, lắp ráp, sửa chữa ponton, cầu sắt, nạo vét luồng lạch lòng sông, bến bãi. 3. Dịch vụ vận tải hàng hóa đường sông, đường biển. 4. Thiết kế phương tiện vận tải thủy, thiết kế công trình giao thông (cầu, đường bộ). 5. Thi công xây dựng công trình giao thông (cầu, đường bộ). Công ty phà An Giang đã chính thức đi vào hoạt động ngày 1/1/1997 trên cơ sở sáp nhập các bến phà An Hoà, Năng Gù, Châu Giang, Cồn Tiên và Xí Nghiệp Cơ Khí Giao Thông thực hiện nhiệm vụ tổ chức đưa đón hành khách, hàng hoá, xe trong và ngoài tỉnh và sản xuất kinh doanh ngành nghề cơ khí giao thông thuỷ nội địa. Do công ty mới được thành lập nên trong thời gian đầu hoạt động công ty gặp không ít khó khăn trong quản lý và điều hành việc sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, dưới sự điều hành của Ban Giám Đốc và sự nỗ lực, quyết tâm của tập thể cán bộ đã từng bước đưa công ty đi lên. Doanh thu năm 1997 chỉ đạt 8,3 tỷ còn hiện nay năm 2007 doanh thu lên đến 89 tỷ. Đạt được thành quả đó là do công ty luôn đầu tư phương tiện, máy móc, thiết bị công nghệ, đổi mới phương thức quản lý phù hợp với nền kinh tế thị trường. Đặc biệt chỉ trong thời gian 5 năm (1997 – 2002) công ty đạt được một số thành quả trên lĩnh vực đầu tư phát triển sản xuất như : năm 1999 công ty đã đầu tư xây dựng mới bến phà Thuận Giang, lắp đặt ponton cầu dẫn, trụ sở làm việc, trang bị phà trọng tải lớn tạo điều kiện phục vụ tốt nhân dân, đảm bảo an toàn giao thông thông suốt thay thế các bến bãi chuồi do địa phương giao. Năm 2000 công ty đầu tư xây dựng cầu Ông Chưởng với tổng kinh phí trên 22 tỷ. Đến tháng 10/2002 chính thức đi vào hoạt động, góp phần phát triển kinh tế xã hội cho huyện. Năm 2001 công ty đã đầu tư lắp đặt ponton cầu dẫn cho hai bến phà Năng Gù và Châu Giang với quy mô lớn để phục vụ phà hai đầu với tổng kinh phí trên 15 tỷ. Các cơ sở hạ tầng của bến phà này được xây dựng văn minh, khang trang, lịch sự. Công ty đã đầu tư xây dựng cầu Cồn Tiên với tổng kinh phí trên 100 tỷ, ngày 30/4/2007 đi vào hoạt động thay cho bến phà Cồn Tiên và đang trình UBND tỉnh để xây dựng cầu Tân An. Với những nỗ lực trên công ty đã nhận được huân chương chương lao động hạng III, II, I. Đón nhận danh hiệu “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới” do Chủ Tịch Nước trao tặng, nhận cờ thi đua của Chính Phủ, cờ thi đua của UBND tỉnh và nhiều bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ, UBND tỉnh. Công ty phà An Giang là doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập, thực hiện cung ứng dịch vụ theo giá, thu phí theo qui định của Nhà nước. Với nhiệm vụ quản lý hoạt động kinh doanh, thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản, chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê khai, đánh giá khách quan về hoạt động doanh nghiệp theo nguyên tắc bảo tồn và phát triển vốn. 3.2 Cơ cấu tổ chức của công ty : 3.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý : Công ty phà An Giang có cấu trúc chức năng trực tuyến, Ban Giám Đốc trực tiếp giám sát, điều hành mọi hoạt động của công ty, các phòng ban và các trạm, các xí nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh An Giang. Tổ chức bộ máy của công ty được xây dựng theo phương châm tinh gọn, linh hoạt, đảm bảo được hiệu lực quản lý và phục vụ tốt nhất, nhanh nhất cho hoạt động kinh doanh. Sơ đồ 3.1 : Tổ chức công ty phà An Giang Nguồn : Phòng Tổ Chức Hành Chính Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp Phòng Vật Tư Phòng Tổ Chức Hành Chính Phòng Kỹ Thuật Phòng Kế Hoạch Tài Vụ Xí Nghiệp An Hoà Xí Nghiệp Cơ Khí Giao Thông Xí Nghiệp Vận Tải Sông Biển Xí Nghiệp Cầu Phà Thuận Giang Xí Nghiệp Phà Năng Gù Xí Nghiệp Phà Châu Giang Ban Giám Đốc Trạm Thu Phí tỉnh lộ 941 3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận : Giám đốc : là người tổ chức điều hành mọi hoạt động của công ty theo chế độ thủ trưởng chịu trách nhiệm trước Nhà nước và cơ quan chủ quản cấp trên như chịu trách nhiệm về điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và bảo toàn đồng vốn bao gồm các phương tiện vận tải thiết bị kỹ thuật và bất động sản, qua đó hoạch định các mục tiêu phát triển của đơn vị. Có trách nhiệm kiểm tra các hoạt động của phó giám đốc ở lĩnh vực công tác được phân công. Chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh theo đúng kế hoạch chính sách của pháp luật. Phó giám đốc : phụ trách sản xuất kinh doanh là người phụ tá cho giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi mặt được phân công. Phòng tổ chức hành chính : có chức năng quản lý và điều động nhân sự phục vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị, tuyển dụng lao động và tính lương cho cán bộ công nhân viên. Đánh máy và nhận các công văn quyết định từ trong ra ngoài công ty. Quản lý công tác y tế đời sống của cán bộ công nhân viên. Phòng kế hoạch : chịu trách nhiệm khai thác nguồn hàng, điều động phương tiện vận tải phù hợp năng lực quản lý, giám sát kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh theo từng thời kỳ. Phòng kế toán tài vụ : có chức năng tham mưu cho ban giám đốc trong việc quản lý tài sản và nguồn vốn, hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh. Kiểm tra giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh qua hệ thống tiền tệ. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Phòng kỹ thuật : đảm bảo công tác kỹ thuật, phụ trách giám sát phương tiện khi sửa chữa lớn. Đảm bảo công tác sửa chữa tuân thủ theo năng lực, giám sát theo dõi tiến độ thi công và nghiệm thu đóng mới phương tiện theo dự án đã được duyệt và hợp đồng ký kết, định mức nhiên liệu tiêu thụ. Phòng cung ứng vật tư – nhiên liệu : tìm nguồn nhiên liệu và ký kết hợp đồng giao hàng, theo dõi tình hình sử dụng nguyên nhiên liệu. 3.3 Tình hình hoạt động của công ty năm 2006 - 2007 : 3.3.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty : Bảng 3.1 : Tình hình tài sản và nguồn vốn công ty năm 2006 -2007 Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2006 2007 Tuyệt đối Tỷ lệ TÀI SẢN I. Tài sản ngắn hạn 14.711.755.759 20.080.994.344 5.369.238.585 36,5 % 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 3.976.088.159 437.468.245 -3.538.619.914 -89 % 2. Các khoản phải thu ngắn hạn 6.918.023.038 11.636.238.082 4.718.215.044 68,2 % 3. Hàng tồn kho 3.372.003.015 7.812.090.449 4.440.087.434 131,7 % 4. Tài sản ngắn hạn khác 445.641.547 195.197.568 -250.443.979 -56,2 % II. Tài sản dài hạn 156.133.963.793 170.481.668.571 14.347.704.778 9,2 % 1. Các khoản phải thu dài hạn 927.742.331 -927.742.331 -100 % 2. Tài sản cố định 154.684.367.110 170.172.205.017 15.487.837.907 10 % 3. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 180.000.000 80.000.000 -100.000.000 -55,6 % 4. Tài sản dài hạn khác 341.854.352 229.463.554 -112.390.798 -32,9 % Tổng tài sản 170.845.719.552 190.562.662.915 19.716.943.363 11,5 % NGUỒN VỐN I. Nợ phải trả 56.251.256.974 67.829.809.813 11.578.552.839 20,6 % 1. Nợ ngắn hạn 10.659.060.807 18.614.199.438 7.955.138.631 74,6 % 2. Nợ dài hạn 45.592.196.167 49.215.610.375 3.623.414.208 7,9 % II. Vốn chủ sở hữu 114.594.462.578 122.732.853.102 8.138.390.524 7,1 % 1. Vốn chủ sở hữu 113.706.436.178 121.984.251.443 8.277.815.265 7,3 % 2. Nguồn kinh phí, quỹ khác 888.026.400 748.601.659 -139.424.741 -15,7 % Tổng nguồn vốn 170.845.719.552 190.562.662.915 19.716.934.363 11,5 % ĐVT : đồng Nguồn : Phòng Kế Toán – Tài Vụ (1) Tình hình tài sản : vào thời điểm cuối năm 2007 tổng tài sản của công ty tăng hơn so với cuối năm 2006 với số tiền là 19.716.943.363 đồng, tăng 11,5%. Điều này chứng tỏ vào năm 2007 quy mô hoạt động của công ty tăng. Cụ thể như sau : Ÿ Tài sản ngắn hạn : tăng 5.369.238.585 đồng hay tăng 36,5%. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty mở rộng quy mô sản xuất để đảm bảo việc sản xuất kinh doanh được liên tục dẫn đến nhu cầu hàng tồn kho tăng, nợ phải thu tăng 68,2% do công ty chưa hoàn thành xong các công trình sản phẩm còn dở dang trong năm để bàn giao cho khách hàng. Ÿ Tài sản dài hạn : tăng 14.347.704.778 đồng hay tăng 9,2%. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty đã mua sắm thêm tài sản cố định với số tiền là 15.487.837.907 đồng, trong đó mua sắm thêm máy móc thiết bị là chính, điều này góp phần làm gia tăng tài sản cố định. (2) Tình hình nguồn vốn : cuối năm 2007 tổng số nguồn vốn tăng lên 190.562.662.915 đồng, cụ thể nguồn vốn tăng 19.716.934.363 đồng so với cuối năm 2006, tăng 11,5%. Cụ thể như sau : Ÿ Nợ phải trả : tăng 11.578.552.839 đồng, tăng 20,6%. Nguyên nhân tăng là do công ty mở rộng quy mô sản xuất vì nhu cầu vốn nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh tăng chủ yếu là nợ vay ngắn hạn và nợ vay dài hạn tăng cao. Ÿ Nguồn vốn chủ sở hữu : tăng 8.138.390.524 đồng, tăng 7,1%. Nguyên nhân tăng là do hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, doanh thu năm 2007 cao hơn năm 2006. Lợi nhuân thực hiện năm 2007 có giảm hơn so với năm 2006. Lợi nhuận giảm là do giá cả các mặt hàng đầu vào tăng cao như nhiên liệu, sắt, thép,…đã làm tăng chi phí sản xuất, nên lợi nhuận giảm so với năm trước liền kề. Tuy nhiên, công ty cũng đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, trong đó chỉ tiêu lợi nhuận thực hiện vượt 25% so với lợi nhuận kế hoạch được giao. Nhìn chung, nguồn vốn của công ty tăng lên nhằm trang trãi cho tài sản trong quá trình mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. 3.3.2 Tình hình hoạt động của công ty năm 2006 – 2007 : hồi công nợ chưa tốt. ệ tăng hạn vào năm 2007 qui mô hoạt động của công ty tăng. i hính và lương phụ. Bảng 3.2 : Tình hình hoạt động của công ty năm 2006 – 2007 ĐVT : đồng DIỄN GIẢI NĂM CHÊNH LỆCH 2006 2007 Tuyệt đối Tỷ lệ I. DOANH THU 79.115.611.557 89.144.696.650 10.029.085.093 12,7 % Vận chuyển phà 75.452.163.150 86.587.737.694 11.135.574.544 14,8 % Thu khác + BT + TC 3.199.094.955 2.556.958.956 -642.135.999 -20,1 % Truy thuế 464.353.452 -464.353.452 -100 % II. TỔNG CHI PHÍ 66.397.982.642 77.916.360.502 11.518.377.860 17,3 % Chi phí nhân công 13.546.365.187 16.683.863.929 3.137.498.742 23,2 % Chi phí nguyên – nhiên liệu 24.086.136.656 36.563.336.628 12.477.199.972 52 % Chi phí sản xuất chung 16.256.758.785 17.685.489.753 1.428.730.968 8,8 % Chi phí QLDN 4.848.277.259 4.253.866.034 -594.411.225 -12,3 % Trả vốn vay + lãi vay, CP bất T 7.660.444.755 2.729.804.158 -4.930.640.597 -64,4 % III. LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ 12.717.628.915 11.228.336.148 -1.489.292.767 -11,7 % Nguồn : Phòng Kế Toán – Tài Vụ Qua 2 năm 2006 và 2007 ta thấy có sự biến động, doanh thu năm 2007 tăng 12,7% so với năm 2006, nhưng lợi nhuận năm 2007 lại giảm 11,7% so với năm 2006, nguyên nhân là do chi phí tăng đột biến, cụ thể là những chi phí sau : - Chi phí nhân công tăng 23,2% do mức lương tối thiểu tăng làm cho quỹ tiền lương tăng lên. - Chi phí nguyên nhiên liệu đầu vào năm 2007 tăng 52% so với năm 2006, do giá nhiên liệu tăng đột biến do bị ảnh hưởng khủng hoảng thị trường dầu mỏ trên thế giới kéo theo sự ảnh hưởng của tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam, trong khi đó giá vé thu lại không đổi. Do đầu tư đổi mới công nghệ, đóng mới phà có trọng tải máy móc công suất lớn hơn, nên chi phí cho việc sử dụng nguyên vật liệu tăng lên. - Chi phí sản xuất chung tăng 8,8% do : Ÿ Vật liệu quản lý tăng do nhận các bến mới Trà Ôn, Ô Môi dẫn đến việc đầu tư thêm trang thiết bị, bố trí thêm nhân sự. Ÿ Sửa chữa thường xuyên tăng do các phương tiện đến hạn sửa chữa theo quy định để đảm bảo an toàn. Ÿ Khấu hao tài sản cố định tăng do đầu tư vào 6 phà 60 Tấn và 2 phà 100 Tấn. Mặc dù, năm 2007 chi phí tăng, lợi nhuận giảm 11,7% so với năm 2006, nhưng công ty vẫn có những biện pháp quản lý điều hành sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, chỉ tiêu doanh thu lợi nhuận thực hiện vượt kế hoạch nhờ : - Tuyến đường từ Vàm Cống đến Mỹ Thuận bị hư hỏng nặng dẫn đến tăng sản lượng xe qua tuyến phà An Giang. - Công ty đổi mới phương thức hoạt động, tăng cường quản lý điều hành sản xuất, thay đổi công nghệ mới, đóng thêm phà có trọng tải lớn 200 Tấn nên đã thu hút được nhiều sản lượng xe và hành khách qua phà tăng. Từ đó đạt doanh thu cao, lợi nhuận tăng, hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. 3.4 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển : 3.4.1 Thuận lợi : - Được sự quan tâm của UBND tỉnh và sự hỗ trợ nhiệt tình của các ban ngành trong quá trình hoạt động. Bên cạnh đó, công ty không ngừng chủ động xây dựng phương hướng hoạt động, có dự báo và đưa ra giải pháp cụ thể trong từng thời kì. - Đội ngũ quản lý trực tiếp có trình độ cao, không ngừng được đào tạo, đào tạo lại nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng kịp thời nhu cầu công tác sản xuất kinh doanh và phát triển của đơn vị. - Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải thường xuyên bảo dưỡng tốt và đầu tư đổi mới công nghệ. - Quy mô hoạt động công nghiệp cơ khí được tập trung phát triển (đã mở rộng thêm 2 phân xưởng cơ khí). - Mùa lũ năm nay mực nước thấp, ít tác động đến cơ sở hạ tầng, do đó cũng giảm đáng kể thiệt hại của công ty so với hàng năm. 3.4.2 Khó khăn : - Hoạt động vận chuyển phà bị tư nhân cạnh tranh. - Mức thu phí cầu đường bộ theo theo Thông tư số 109/2002/TT-BTC ngày 06/12/2002 của Bộ Tài Chính áp dụng từ ngày 01/03/2003 ảnh hưởng nhiều đến doanh thu của trạm thu phí cầu Ông Chưởng và tỉnh lộ 941. - Giá điện, nhiên liệu, sắt thép tăng làm tăng chi phí đầu vào, giảm lợi nhuận, gây nhiều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. 3.4.3 Phương hướng phát triển : - Thực hiện tốt nhiệm vụ SXKD của công ty. - Đào tạo nguồn nhân lực có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tác phong đạo đức, đáp ứng nhiệm vụ. - Tiếp tục đầu tư, mở rộng quy mô hoạt động đa ngành nghề về lĩnh vực phà tiếp tục : xây dựng thêm 02 bến phụ An Hòa, tiếp tục xây dựng cầu Tân An phục vụ biên giới. - Phát huy lợi thế SXKD cơ khí giao thông, mở rộng thêm mặt bằng sản xuất, trang bị máy móc hiện đại, xây dựng các ụ nổi cho các phân xưởng thực hiện sửa chữa trung, đại tu các phương tiện nội bộ và khách hàng đồng bằng Sông Cửu Long, đáp ứng cạnh tranh thị trường cơ khí trong và ngoài tỉnh. - Tiếp nhận và mở rộng các ngành nghề như xây dựng cầu đường, thủy lợi, sáng cát, kể cả khai thác tiềm năng du lịch trên sông nước… - Đóng mới thêm phà có trọng tải 200T, nhằm phục vụ đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong giai đoạn hiện nay, góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà và Nhà nước. - Tiếp tục duy trì hệ thống quản lý an toàn hàng hải trong lĩnh vực vận tải phà. 3.5 Tổ chức công tác kế toán : 3.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán : Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty thể hiện theo sơ đồ sau : Sơ đồ 3.2 : Tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Thủ quỹ Kế toán NVL, TSCĐ, CCDC Kế toán giá thành Kế toán thanh toán Kế toán tài sản lưu Các nhân viên kế toán ở đơn vị trực thuộc Nguồn : Phòng Kế Toán – Tài Vụ v Chức năng và nhiệm vụ các thành phần kế toán : Kế toán trưởng : là người phân công và chỉ đạo trực tiếp các nhân viên trong phòng, chịu trách nhiệm giám sát và điều hành mọi hoạt động tài chính tại công ty, là người tham mưu cho giám đốc trong công việc sản xuất kinh doanh. Kế toán tổng hợp : dựa vào chứng từ do các bộ phận kế toán chuyển sang tổng lại đến cuối tháng kết chuyển số dư và tiến hành lập bảng cân đối phát sinh. Tổng hợp kết quả tình hình sản xuất kinh doanh, lập bảng thuyết minh báo cáo tài chính chuyển lên kế toán trưởng kiểm tra xét duyệt. Thủ quỹ : là người quản lý tình hình thu chi tiền mặt hằng ngày, cuối mỗi ngày làm việc thủ quỹ kiểm tra số tiền còn tồn lại tại quỹ, đối chiếu số liệu của sổ kế toán. Nếu xảy ra trường hợp chênh lệch thì kế toán thanh toán và thủ quỹ kiểm tra và kiến nghị biện pháp xử lý. Kế toán NVL, CCDC, TSCĐ : theo dõi tình hình sử dụng NVL, tình hình tăng giảm TSCĐ và theo dõi tài sản, hao mòn tài sản hiện có của công ty. Phản ánh nguyên giá của tài sản, hao mòn tài sản và giá trị còn lại, mở sổ chi tiết theo dõi tình hình sửa chữa thanh lý tài sản và các khoản thu nhập khác có liên quan tới tài sản cố định. Kế toán giá thành : là nhận diện thu nhập, tập hợp chi phí giá thành đáp ứng nhu cầu thông tin chi phí, giá thành cho các quyết định kinh tế liên quan đến giá thành, thành phẩm, giá vốn, giá bán, lợi nhuận, kiểm soát và hoàn thành định mức chi phí trong việc tính giá thành sản phẩm. Kế toán thanh toán : thanh toán các khoản. Các nhân viên kế toán ở đơn vị trực thuộc : có trách nhiệm tập hợp chi phí có liên quan đến đơn vị của mình đến định kỳ chuyển về phòng kế toán, hạch toán theo từng loại chi phí. 3.5.2 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty : Công ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ : Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm : Ÿ Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ. Ÿ Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái. Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau : Ÿ Chứng từ ghi sổ. Ÿ Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ. Ÿ Sổ cái. Ÿ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ : (1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. (2) Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối phát sinh. (3) Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư nợ và tổng số dư có của các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết. Sơ đồ 3.3 : Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ Chứng từ kế toán Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng tổng hợp chứng từ kế toán các loại Bảng cân đối phát sinh Sổ quỹ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Báo cáo tài chính Sổ thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú : Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Chương 4 KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ PHÂN TÍCH LƯƠNG TẠI CÔNG TY PHÀ AN GIANG 4.1 Quỹ tiền lương và hình thức trả lương tại công ty : 4.1.1 Tổng quỹ tiền lương và nguồn hình thành quỹ tiền lương : Tổng quỹ tiền lương của công ty để chi trả căn cứ vào kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh. Công ty xây dựng kế hoạch quỹ lương từ đầu năm và khác nhau ở mỗi năm. Nguồn : Phòng Tổ Chức Hành Chính Bảng 4.1 : Kế hoạch quỹ lương và thu nhập của người lao động năm 2007 công ty phà An Giang STT CHỈ TIÊU ĐVT ƯỚC TH NĂM BC Kế hoạch năm 2007 I Tổng số lao động trong doanh nghiệp người 505 560 Trong đó : lao động gián tiếp người 121 130 II Tổng quỹ lương tính theo đơn giá : Tr.đồng 13.362 17.200 Trong đó 1 Quỹ tiền lương tính theo định mức lao động Tr.đồng 13.362 17.200 2 Quỹ tiền lương của CNVC nếu chưa tính trong định mức lao động tổng hợp (nếu có) Tr.đồng III Đơn giá tiền lương Số thập phân 1,72 2,498 IV Quỹ tiền lương ngoài đơn giá (Vtg) Tr.đồng 1.660 2.131 V Tổng quỹ tiền lương chung (II + IV) : Tr.đồng 15.002 19331 VI Thu nhập khác ngoài lương : Tr.đồng 3.344 4.299 1 Thu nhập từ quỹ KT.PL Tr.đồng 3.344 4.299 2 Thu nhập khác Tr.đồng VII Tổng thu nhập (II + V) Tr.đồng 16.706 21.499 VIII Tiền lương bình quân người/tháng (VI/II/12) 1000 đ 2.205 2.560 IX Thu nhập bq người/tháng (VII/I/12) 1000 đ 2.757 3.200 Nguồn hình thành quỹ tiền lương của công ty trên cơ sở xây dựng theo phương pháp đơn giá tiền lương trên lợi nhuận và theo chế độ quy định của Nhà nước. Công ty sử dụng quỹ tiền lương phân bổ hàng tháng để chi trả cho CNV. Tổng quỹ tiền lương của công ty được hình thành từ 3 nguồn : lương hệ số, lương sản phẩm và phụ cấp. Trong đó : - Lương hệ số là lương mà công ty căn cứ theo Nghị Định 206/2004/NĐ-CP. - Lương sản phẩm là lương theo sản phẩm mà công ty căn cứ vào hoạt động kinh doanh của mình. - Phụ cấp mà công ty áp dụng gồm các phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm và phụ cấp nguy hiểm độc hại, phụ cấp đêm. Bảng 4.2 : Tổng quỹ tiền lương năm 2006 – 2007 ĐVT : đồng Chỉ tiêu Năm Tỷ trọng Chênh lệch 2006 2007 2006 2007 Tuyệt đối Tỷ lệ Lương hệ số 6.888.610.600 8.864.257.500 51% 51% 1.975.646.900 28,7% Lương sản phẩm 6.490.687.844 8.392.011.483 48% 48% 1.901.323.639 29,3% Phụ cấp 93.935.000 117.360.000 1% 1% 23.425.000 24,9% Tổng 13.473.233.444 17.373.628.983 100% 100% 3.900.395.539 28,9% Nguồn : Phòng Tổ Chức – Hành Chính Biểu đồ 4.1 : Biểu diễn tổng quỹ tiền lương ¨ Nhận xét : Qua bản số liệu trên ta thấy : tổng quỹ tiền lương năm 2007 tăng so với năm 2006 là 3.900.395.539 đồng tương đương tỷ lệ 28,9%. Trong đó, tỷ lệ lương hệ số tăng 28,7%, lương sản phẩm tăng 29,3% và phụ cấp tăng 24,9%. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nên công ty tuyển dụng thêm số lượng lao động có tay nghề chuyên môn nghiệp vụ, vì thế mà số lượng lao động tăng lên làm cho quỹ tiền lương tăng theo. 4.1.2 Hình thức trả lương tại công ty : đó là sự kết hợp lương sản phẩm và lương hệ số, bao gồm : 4.1.2.1 Trả lương theo sản phẩm : Lương theo sản phẩm căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm của công ty. 9 tỷ đồng 12 tháng = 750 triệu đồng/tháng Ví dụ như : lợi nhuận của công ty trong một năm hoạt động là 9 tỷ đồng. Do đó, lợi nhuận bình quân của một tháng là : Đây là cơ sở để trả lương sản phẩm cho công nhân viên để kích thích công nhân viên tăng năng suất lao động. 4.1.2.2 Trả lương theo hệ số được sắp xếp theo ngạch bậc : Lương theo Nghị Định 206/2004/NĐ-CP của công ty trả cho CNV căn cứ vào thời gian làm việc thực tế, thang lương và hệ số lương do Nhà nước quy định. 4.2 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương : 4.2.1 Hạch toán lao động : Công ty có đội ngũ nhân viên dao động từ 526 – 560 lao động. Cụ thể trong tháng 09/2007 tình hình sử dụng lao động của công ty như sau : - Số lao động hiện nay công ty đang quản lý là 526 người, được phân thành các bộ phận sau : + Các phòng ban : 53 người, trong đó Ÿ Ban Giám Đốc : 3 người Ÿ Phòng Tổ Chức Hành Chính : 17 người Ÿ Phòng Kế Toán : 8 người Ÿ Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp : 11 người Ÿ Phòng Vật Tư : 6 người Ÿ Phòng Kỹ Thuật : 8 người + Các xí nghiệp trực thuộc : 473 người, trong đó : Ÿ Xí nghiệp phà An Hoà : 140 người Ÿ Xí nghiệp phà Năng Gù : 36 người Ÿ Xí nghiệp cầu phà Thuận Giang : 64 người Ÿ Xí nghiệp phà Châu Giang : 84 người Ÿ Xí nghiệp cơ khí : 62 người Ÿ Trạm thu phí : 29 người Ÿ Xí nghiệp vận tải sông biển : 11 người Ÿ Trạm thu phí cầu Cồn Tiên : 34 người Ÿ Dịch vụ Cầu Đường : 13 người - Trong tổng số 526 lao động của công ty thì : + Số lao động định biên là chiếm đa phần, đó là các công nhân viên làm việc tại các phòng ban, các xí nghiệp trực thuộc của công ty. + Sở dĩ số lao trong công ty có sự dao động trong năm là do : công ty sử dụng lao động theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. 4.2.2 Tính và thanh toán lương, các khoản trích theo lương : 4.2.2.1 Cách tính lương : Tiền lương thanh toán cho CB-CNV tại công ty phà An Giang gồm 2 khoản : lương hệ số và lương sản phẩm. Lương trong tháng của từng nhân viên = (HSCBi + HSPC) * 450.000 + ( HSQĐ * ĐGSP ) HSQĐ = NCTTi * HSCD * HSBX SP = Tổng hệ số quy đổi * ĐGSP Mà Trong đó : · HSCBi : Hệ số cấp bậc nhân viên i · HSPC : Hệ số phụ cấp (Phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại, phụ cấp chức vụ, phụ cấp nguy hiểm độc hại) · ĐGSP : Đơn giá sản phẩm · NCTTi : Ngày công thực tế của nhân viên i · HSCD : Hệ số chức danh · HSBX : Hệ số bình xét · Lương hệ số theo quy định Nhà nước : 1 hệ số = 450.000 đồng œ Để tính lương cho nhân viên theo hệ số, công ty phà An Giang căn cứ vào, thang bảng lương và hệ số lương theo quy định của Nhà nước. Các khoản phụ cấp, trợ cấp tại công ty : ² Phụ cấp : công ty có quy định nhiều mức phụ cấp cho cán bộ công nhân viên của công ty như : phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại nguy hiểm, nhằm tăng cường và gắn trách nhiệm của cán bộ công nhân viên, đặc biệt là cán bộ công nhân viên chức đảm đương công việc quan trọng như : trưởng phòng, phó phòng, giám đốc,… Các điều kiện hưởng phụ cấp theo quy định của công ty là : - Hoàn thành công việc được giao theo đúng kế hoạch (chất lượng, số lượng, thời gian). - Không xảy ra bất cứ sự cố nào hoặc gây hậu quả ảnh hưởng đến công việc sản xuất kinh doanh của công ty và kế hoạch sản xuất. - Không xảy ra thất thoát hư hỏng hàng hóa, vật tư thuộc phạm vi quản lý. Căn cứ vào xếp hạng doanh nghiệp (công ty hiện nay được xếp là doanh nghiệp hạng I) để tính các hệ số phụ cấp, tính trên lương hệ số trong tháng : - Đối với phụ cấp chức vụ : Ÿ Trưởng phòng, giám đốc xí nghiệp hệ số là 0,5 Ÿ Phó phòng, giám đốc xí nghiệp hệ số là 0,4 - Đối với phụ cấp trách nhiệm : Ÿ Thuyền trưởng, máy trưởng hệ số là 0,1 Ÿ Các tổ trưởng, thủ quỹ hệ số là 0,1 - Đối với phụ cấp độc hại nguy hiểm : Áp dụng hệ số 0.2 cho các đối tượng sau đây : Ÿ Những nhân viên KCS của phòng kỹ thuật công ty. Ÿ Thuyền trưởng, thủy thủ, thợ máy, thợ hàn, thợ điện. Ÿ Bán soát vé, bảo vệ. ² Trợ cấp : bên cạnh các khoản phụ cấp trên, công nhân viên còn hưởng các khoản trợ cấp như : trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Bảng 4.3 : Hệ số lương và hệ số phụ cấp của nhân viên công ty thuộc phòng Kế Toán Tài Vụ tháng 09/2007 STT Họ và tên Chức danh Hệ số lương HS phụ cấp 1 Trần Thị Thu Dung Trưởng phòng TV 5,98 2 Trang Thị Ngọc Giao Thủ quỹ 3,33 3 Lương Thị Trúc Giang PP Tài vụ 2,96 0,4 4 Phan Hữu Hiền PP Tài vụ 2,96 0,4 5 Nguyễn Kim Thơ Kế toán 2,34 6 Bùi Thị Kim Thanh Kế toán 2,96 7 Trần Thị Lệ Kế toán 4,51 8 Trịnh Tấn Phước Nhân viên 3,13 9 Đỗ Trung Hiếu Nhân viên 1,71 Nguồn : Phòng Tổ Chức Hành Chính œ Để tính lương cho nhân viên theo sản phẩm, công ty phà An Giang căn cứ vào thời gian làm việc thực tế, hệ số công việc theo quy định của Nhà nước (hệ số sản phẩm theo chức danh, hệ số bình xét), đơn giá được xây dựng theo kế hoạch từ đầu năm của công ty. Sau đây là cách tính đơn giá sản phẩm năm 2007 : Bước 1 : å Quỹ tiền lương KH được phân bổ = å Quỹ tiền lương KH năm - 5% Quỹ dự phòng Trích 5% Quỹ dự phòng = 17.200.000.000 x 5% = 860.000.000 đồng Vậy å Quỹ tiền lương KH được phân bổ = 17.200.000.000 - 860.000.000 = 16.340.000.000 đồng Bước 2 : Lương sản phẩm = å Quỹ tiền lương KH được phân bổ - ( lương cơ bản + phụ cấp ) = 16.340.000.000 - ( 6.886.347.000 + 93.935.000 + 2.263.600 ) = 9.357.454.400 đồng 9.357.454.400 2.424.211 = 3.860 đồng Đơn giá sản phẩm = Sản phẩm å Hệ số quy đổi = Bước 3 : Cụ thể tính lương cho từng nhân viên trong phòng Kế Toán như sau : Trong tháng 09/2007, tiền lương phải trả cho kế toán trưởng Trần Thị Thu Dung là : Tiền lương = 5,98 * 450.000 + ( 30 * 8,0 * 2 * 3.860) = 4.543.800 đồng Tương tự ta có lương của từng nhân viên phòng Kế Toán như bảng sau : Bảng 4.4 : Tiền lương tháng 09/2007 phải trả cho nhân viên phòng Kế Toán ĐVT : đồng Họ và tên Chức danh Hệ số lương Lương hệ số Phụ cấp chức vụ HS SP theo chức danh Ngày công HS bình xét HS quy đổi Lương sản phẩm Tổng lương Trần Thị Thu Dung Tr phòng 5,98 2.691.000 8,0 30 2 480 1.852.800 4.543.800 Trang T.Ngọc Giao Thủ quỹ 3,33 1.498.500 4,5 30 2 270 1.042.200 2.540.700 Lương T.T.Giang PP Tài vụ 2,96 1.332.000 180.000 7,0 30 2 420 1.621.200 3.133.200 Phan Hữu Hiền PP Tài vụ 2,96 1.332.000 180.000 7,0 30 2 420 1.621.200 3.133.200 Nguyễn Kim Thơ Kế toán 2,34 1.053.000 5,5 30 2 330 1.273.800 2.326.800 Bùi Thị Kim Thanh Kế toán 2,96 1.332.000 5,5 30 2 330 1.273.800 2.605.800 Trần Thị Lệ Kế toán 4,51 2.029.500 4,0 30 2 240 926.400 2.955.900 Trịnh Tấn Phước Nhân viên 3,13 1.408.500 4,5 31 2 270 1.042.200 2.450.700 Đỗ Trung Hiếu Nhân viên 1,71 769.500 3,0 30 2 180 694.800 1.464.300 Nguồn : Phòng Tổ Chức Hành Chính 4.2.2.2 Các khoản trích theo lương : Các khoản trích theo lương tại công ty phà An Giang gồm có : bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Việc trích lập các khoản BHXH, BHYT dựa vào lương hệ số. Mức lương nộp BHXH, BHYT được xác định trên hệ số cấp bậc (cộng phụ cấp trách nhiệm nếu có) tiền lương của công nhân viên. Việc xác định mức lương đóng BHXH, BHYT được thực hiện như sau : Lương hệ số = Mức lương BHXH, BHYT = 450.000 * hệ số cấp bậc Công ty tính bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế vẫn theo quy định của Nhà nước hiện hành. - Trích BHXH 20% trên lương hệ số. Trong đó, doanh nghiệp chi trả được tính vào chi phí 15%, người lao động chi trả bằng cách trừ vào lương 5%. - Trích BHYT 3% trên lương hệ số. Trong đó, doanh nghiệp chi trả được tính vào chi phí 2%, 1% trừ vào lương của công nhân viên. - Đối với kinh phí công đoàn : mức trích 2% trên tổng số lương phải trả cho công nhân viên, do công ty chi trả được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Khoản này được trích dựa trên lương thực tế trả trong tháng áp dụng cho toàn bộ công nhân viên công ty (gồm lương hệ số và lương sản phẩm). Hàng tháng, kế toán tiền lương phải tính và lên mức lương trích BHXH, BHYT, đồng thời mỗi quý kế toán tiền lương của công ty phải lên danh sách lao động nộp bảo hiểm xã hội trong từng tháng của quý. Vào cuối quý, phòng kế toán có nhiệm vụ tính số nộp BHXH, BHYT, KPCĐ. Sau đó mang lên nộp cho cơ quan BHXH, BHYT, KPCĐ. Cụ thể các khoản trích theo lương của kế toán trưởng Trần Thị Thu Dung vào tháng 09/2007 như sau : ĐVT : đồng LƯƠNG SỐ TIỀN BHXH BHYT KPCĐ 2% 15% 5% 2% 1% Lương hệ số 2.691.000 403.650 134.550 53.820 26.910 0 Lương sản phẩm 1.852.800 0 0 0 0 0 Tổng lương 4.543.800 0 0 0 0 53.820 Cộng 538.200 80.730 53.820 Tương tự ta có các khoản trích theo lương của từng NV trong phòng Kế Toán. Bảng 4.5 : Các khoản trích theo lương tháng 09/2007 ĐVT : đồng Nguồn : Phòng Tổ Chức Hành Chính STT Họ và tên Lương hệ số Trừ 5 % BHXH Trừ 1 % BHYT Cộng các khoản trích Hệ số lương Tiền lương 1 Trần Thị Thu Dung 5,98 2.691.000 134.550 26.910 161.460 2 Trang Thị Ngọc Giao 3,33 1.498.500 74.925 14.985 89.910 3 Lương Thị Trúc Giang 3,36 1.332.000 75.600 15.120 90.720 4 Phan Hữu Hiền 3,36 1.332.000 75.600 15.120 90.720 5 Nguyễn Kim Thơ 2,34 1.053.000 52.650 10.530 63.180 6 Bùi Thị Kim Thanh 2,96 1.332.000 66.600 13.320 79.920 7 Trần Thị Lệ 4,51 2.029.500 101.475 20.295 121.770 8 Trịnh Tấn Phước 3,13 1.408.500 70.425 14.085 84.510 9 Đỗ Trung Hiếu 1,71 769.500 38.475 7.695 46.170 Tổng hợp tiền lương phải trả cho công nhân viên : Khi thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên thì tiền lương thực lãnh của CNV gồm 2 khoản : lương theo sản phẩm và lương theo Nghị Định 206/2004/NĐ-CP. Thực tế công tác chi lương cho cán bộ công nhân viên mà công ty phân phối tiền lương tháng không chia thành 2 kỳ mà trả 1 kỳ vào ngày 30 hàng tháng. Vậy tiền lương thực lãnh của từng nhân viên trong công ty được xác định như sau : Lương thực lãnh = Tổng lương – Các khoản trích theo lương Cụ thể tiền lương thực lãnh của từng nhân viên trong phòng Kế Toán là : Bảng 4.6 : Tiền lương thực lãnh của từng nhân viên phòng Kế Toán tháng 09/2007 ĐVT : đồng STT Họ và tên Tổng lương Các khoản trích Lương thực lãnh 1 Trần Thị Thu Dung 4.543.800 161.460 4.382.340 2 Trang Thị Ngọc Giao 2.540.700 89.910 2.450.790 3 Lương Thị Trúc Giang 3.133.200 90.720 3.042.480 4 Phan Hữu Hiền 3.133.200 90.720 3.042.480 5 Nguyễn Kim Thơ 2.326.800 90.720 2.263.620 6 Bùi Thị Kim Thanh 2.605.800 79.920 2.525.880 7 Trần Thị Lệ 2.955.900 121.770 2.834.130 8 Trịnh Tấn Phước 2.450.700 84.510 2.366.190 9 Đỗ Trung Hiếu 1.464.300 46.170 1.418.130 Cộng 25.154.400 828.360 24.326.040 Nguồn : Phòng Tổ chức hành Chính Tương tự, cách tính lương cho các nhân viên ở các phòng ban khác cũng giống như phòng Kế Toán, như vậy ta có : Bảng 4.7 : Tiền lương phải trả cho các phòng ban tháng 09/2007 ĐVT : đồng Tên Phòng Tổng lương Các khoản trích Lương thực lãnh Ban Giám Đốc 19.847.800 528.930 19.318.870 Phòng Tổ Chức Hành Chính 15.549.900 1.529.010 15.019.890 Phòng Kế Hoạch 43.625.500 765.180 42.096.490 Phòng Kế Toán 25.154.400 828.360 24.326.040 Phòng Kỹ Thuật 22.146.300 713.880 21.432.420 Phòng Vật Tư 20.493.000 708.480 19.784.520 Khối VP XN Cơ Khí 43.069.620 1.532.250 41.537.370 Cộng 198.322.220 6.606.090 191.716.130 Nguồn : Phòng Tổ Chức Hành Chính 4.2.3 Kế toán phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương : Sau khi tính toán và thanh toán lương cho công nhân viên, cuối tháng kế toán tiến hành kết toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ trong tháng vào các đối tượng chịu chi phí như sau : - Đối với chi phí quản lý (TK 642) : theo quy định của công ty thì lương và các khoản trích theo lương của các phòng ban sau đây được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp : Ÿ Ban Giám Đốc Ÿ Phòng Tổ Chức Hành Chính Ÿ Phòng Kế Toán Ÿ Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp Ÿ Phòng Vật Tư Ÿ Phòng Kỹ Thuật Ÿ Khối Văn Phòng Xí Nghiệp Cơ Khí - Đối với công nhân trực tiếp sản xuất (TK 622) : tài khoản này tập hợp lương và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ của tất cả công nhân trực tiếp sản xuất tại các tổ như : tổ tài công thủy thủ, tổ bán soát vé, bảo vệ. - Đối với chi phí sản xuất chung (TK 627) : bao gồm lương quản lý các bến phà, BHXH, BHYT, KPCĐ được tập hợp vào tài khoản này. Hàng tháng kế toán tiến hành tổng hợp tiền lương phải trả CNV trong kỳ theo từng đối tượng sử dụng lao động và tính, trích BHXH, BHYT, KPCĐ được thực hiện trên bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. Bảng 4.8 : Phân bổ tiền lương tháng 09/2007 ĐVT : đồng TK GHI NỢ TK GHI CÓ TK 334 – PHẢI TRẢ CÔNG NHÂN VIÊN LƯƠNG HỆ SỐ PHỤ CẤP TRUY LÃNH LƯƠNG SẢN PHẨM TỔNG LƯƠNG TK 622 589.527.000 5.940.000 0 349.589.006 945.056.006 TK 627 56.632.500 585.000 0 42.053.488 99.270.988 TK 642 106.321.500 3.780.000 0 88.220.720 198.322.220 CỘNG 752.481.000 10.305.000 0 479.863.214 1.242.649.214 Nguồn : Phòng Tổ Chức Hành Chính Biểu đồ 4.2 : Biểu diễn phân bổ tiền lương cho từng đối tượng chi phí nhân công tháng 09/2007 ĐVT : đồng ¨ Nhận xét : Qua biểu đồ ta thấy : tiền lương phân bổ cho bộ phận trực tiếp sản xuất chiếm tỷ lệ cao nhất 76% vì bộ phận này tập hợp lương của tất cả các công nhân trực tiếp sản xuất của công ty, kế đến là bộ phận quản lý chiếm tỷ lệ 16%, sau cùng là bộ phận sản xuất chung chiếm tỷ lệ 8% (do bộ phận này chỉ tập hợp tiền lương của các nhân viên quản lý các phân xưởng). Bảng 4.9 : Phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ tháng 09/2007 ĐVT :đồng TK GHI CÓ TK GHI NỢ TK 334 TK 3382 KPCĐ TK 3383 BHXH TK 3384 BHYT CỘNG TK 338 LƯƠNG HỆ SỐ PHỤ CẤP TỔNG LƯƠNG TK 622 589.527.000 5.940.000 945.056.006 18.901.120 89.320.050 11.909.340 120.130.510 TK 627 56.632.500 585.000 99.270.988 1.985.420 8.582.625 1.144.350 11.712.395 TK 642 106.321.500 3.780.000 198.322.220 3.966.444 16.515.225 2.202.030 22.683.699 CỘNG 752.481.000 10.305.000 1.242.649.214 24.852.984 114.417.900 15.255.720 154.526.604 Nguồn : Phòng Tổ Chức Hành Chính Biểu đồ 4.3 : Biểu diễn việc phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ cho từng đối tượng chi phí nhân công tháng 09/2007 ĐVT : đồng ¨ Nhận xét : Tương tự như việc phân bổ tiền lương, việc phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ theo từng đối tượng chịu chi phí cũng được thực hiện, trong đó tỷ lệ trích BHXH – BHYT – KPCĐ của bộ phận trực tiếp sản xuất là cao nhất chiếm tỷ lệ 77%, do tiền lương phân bổ cho bộ phận này là cao nhất. Tiếp theo là bộ phận quản lý với tỷ lệ 15%, và bộ phận sản xuất chung là 8%. 4.2.4 Phương pháp tổng hợp tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ : (1) Tổng hợp tiền lương phải trả cho CB-CNV tháng 09/2007 ở các bộ phận Nợ TK 622 945.056.006 Nợ TK 627 99.270.988 Nợ TK 642 198.322.220 Có TK 334 1.242.649.214 (2) Trích 5% BHXH, 1% BHYT trừ vào lương hệ số của công nhân viên Nợ TK 334 45.767.160 Có TK 3383 38.139.300 (762.786.000 x 5%) Có TK 3384 7.627.860 (762.786.000 x 1%) (3) Chi thanh toán lương và các khoản khác cho công nhân viên Nợ TK 334 1.196.882.054 Có TK 111 1.196.882.054 (4) Trích 15% BHXH, 2% BHYT trên lương hệ số của bộ phận trực tiếp sản xuất, sản xuất chung, quản lý doanh nghiệp đưa vào chi phí Nợ TK 622 101.229.390 (595.467.000 x 17%) Nợ TK 627 9.726.975 (57.217.500 x 17%) Nợ TK 642 18.717.255 (110.101.500 x 17%) Có TK 3383 114.417.900 (762.786.000 x 15%) Có TK 3384 15.255.720 (762.786.000 x 2%) Trích 2% KPCĐ trên lương thực tế (tổng lương) của bộ phận trực tiếp sản xuất, sản xuất chung, quản lý doanh nghiệp đưa vào chi phí Nợ TK 622 18.901.120 Nợ TK 627 1.985.420 Nợ TK 642 3.966.444 Có TK 3382 24.852.984 (5) Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho cơ quan quản lý quỹ Nợ TK 3382 12.426.492 (1.242.649.214 x 1%) Nợ TK 3383 152.557.200 ( 762.786.000 x 20%) Nợ TK 3384 22.883.580 ( 762.786.000 x 3%) Có TK 111 187.867.272 (6) BHXH, BHYT, KPCĐ phải trả cho công nhân viên tháng 09/2007 Nợ TK 3382 24.852.984 Nợ TK 3383 114.417.900 Nợ TK 3384 15.255.720 Có TK 334 154.526.604 Sổ tổng hợp và sơ đồ tổng hợp kế toán : 4.2.5.1 Sổ tổng hợp : & Sổ cái TK 334 Đơn vị : Công ty phà An Giang SỔ CÁI TK 334 Tên TK : Phải trả công nhân viên Tháng 09/2007 Đơn vị tính : đồng Số hiệu : 334 CHỨNG TỪ DIỄN GIẢI TK ĐỐI ỨNG SỐ TIỀN SỐ NGÀY NỢ CÓ Số dư đầu kỳ Số phát sinh 605 30/09 - Tiền lương công nhân sản xuất 622 945.056.006 605 30/09 - Tiền lương CNV phân xưởng 627 99.270.988 605 30/09 - Tiền lương nhân viên quản lý DN 642 198.322.220 605 30/09 - Khấu trừ vào lương khoản BHXH, BHYT, KPCĐ 338 45.767.160 605 30/09 - Thanh toán lương cho CNV 111 1.196.882.054 Cộng số phát sinh 1.242.649.214 1.242.649.214 Số dư cuối kỳ & Sổ cái TK 338 Đơn vị : Công ty phà An Giang SỔ CÁI TK 338 Tên TK : Phải trả, phải nộp khác Tháng 09/2007 Đơn vị tính : đồng Số hiệu : 338 CHỨNG TỪ DIỄN GIẢI TK ĐỐI ỨNG SỐ TIỀN SỐ NGÀY NỢ CÓ Số dư đầu kỳ 417.566.702 Số phát sinh Trích BHXH, BHYT, KPCĐ : 605 30/09 - Tính vào CP nhân công trực tiếp 622 120.130.510 605 30/09 - Tính vào CP sản xuất chung 627 11.712.395 605 30/09 - Tính vào CP quản lý DN 642 22.683.699 605 30/09 - Khấu trừ vào lương khoản BHXH, BHYT 334 45.767.160 605 30/09 - Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ bằng tiền mặt 111 187.867.272 Cộng số phát sinh 187.867.272 200.293.764 Số dư cuối kỳ 429.993.194 4.2.5.2 Sơ đồ tổng hợp kế toán : Toàn bộ quá trình ghi chép kế toán có thể mô tả sơ đồ kế toán sau : Sơ đồ 4.1 : Sơ đồ tổng hợp kế toán TK 334 TK 3383 TK 622 TK 334 SDĐK : 0 38.139.300 Khấu trừ BHXH 945.056.006 Lương phải trả TK 627 TK 3384 99.270.988 7.627.860 Lương phải trả Khấu trừ BHYT TK 642 TK 111 1.196.882.054 198.322.220 Chi thanh toán lương và các khoản khác Lương phải trả 1.242.649.214 1.242.649.214 SDCK : 0 Sơ đồ 4.2 : Sơ đồ tổng hợp kế toán TK 338 TK 622 SDĐK : 417.566.702 TK 111 TK 338 120.130.510 187.867.272 Nộp cho cơ quan quản lý quỹ Các khoản trích theo lương TK 627 11.712.395 Các khoản trích theo lương TK 642 22.683.699 Các khoản trích theo lương TK 334 45.767.160 Khấu trừ vào lương khoản BHXH, BHYT 187.867.272 200.293.764 SDCK : 429.993.194 4.3 Phân tích tình hình thực hiện chi phí tiền lương : Để hiểu rõ hơn tình hình thực hiện chi phí tiền lương trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phà An Giang ta sẽ đi vào phân tích các chỉ tiêu về xác định chênh lệch chi phí tiền lương, tỷ suất tiền lương trên lợi nhuận qua các số liệu thực tế tại công ty trong năm 2006, 2007. Đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tiền lương để thấy được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố như : doanh thu, lợi nhuận, tiền lương bình quân, năng suất lao động và số lượng lao động vào chi phí tiền lương tại công ty. 4.3.1 Chỉ tiêu xác định chênh lệch về chi phí tiền lương : ² Chênh lệch giữa tổng chi phí tiền lương thực hiện năm 2007 so với kế hoạch : ĐVT : đồng Chỉ tiêu Năm Kế hoạch (a) Thực hiện (b) 1. Tổng chi phí tiền lương 17.200.000.000 17.373.628.983 2. Chênh lệch tổng CP tiền lương (2) = (1b) – (1a) 173.628.983 3. % thực hiện CP tiền lương (3) = [(1b)/(1a)] * 100% 101% 4. Tỷ lệ % chênh lệch (4) = [(2)/(1a)] * 100% 1% ² Chênh lệch giữa tổng chi phí tiền lương thực hiện năm 2007 so với tổng chi phí tiền lương thực hiện năm 2006 : ĐVT : đồng Chỉ tiêu Năm 2006 (a) 2007 (b) 1. Tổng chi phí tiền lương 13.473.233.444 17.373.628.983 2. Chênh lệch tổng CP tiền lương (2) = (1b) – (1a) 3.900.395.539 3. % thực hiện CP tiền lương (3) = [(1b)/(1a)] * 100% 129% 4. Tỷ lệ % chênh lệch (4) = [(2)/(1a)] * 100% 29% ¨ Nhận xét : - Ta thấy tổng chi phí tiền lương của công ty năm 2007 tăng 173.628.983 đồng so với kế hoạch nghĩa là tăng 1%. - Tổng chi phí tiền lương năm 2007 tăng hơn so với tổng chi phí tiền lương năm 2006 là 29%. Đây là dấu hiệu tốt. Điều này cho thấy công ty đã có sự thay đổi trong chính sách tiền lương nhằm thực hiện phù hợp với chế độ lương theo quy định của Nhà nước, để đảm bảo đời sống cho công nhân viên trong công ty và hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình. Điều này là phù hợp với quy luật phát triển của đất nước. Để đánh giá chính xác hơn việc tăng tổng chi phí tiền lương năm 2007 ta sẽ sử dụng công thức có liên hệ với kết quả sản xuất : ² Chênh lệch tổng chi phí tiền lương điều chỉnh theo lợi nhuận thực hiện năm 2007 so với kế hoạch : ĐVT : đồng Chỉ tiêu Năm Kế hoạch (a) Thực hiện (b) 1. Tổng chi phí tiền lương 17.200.000.000 17.373.628.983 2. Lợi nhuận 9.000.000.000 11.228.336.148 3. CL tổng chi phí tiền lương (3) = (1b) – (1a) 173.628.983 4. Tỷ suất lợi nhuận (4) = (2b)/(2a) 1,25 5. CL tổng CP tiền lương điều chỉnh theo lợi nhuận (5) = (3) * (4) 216.618.287 6. % thực hiện có liên hệ với kết quả sản xuất (6) = {(1b)/[(1a)*(4)]} * 100% 81% - Ta thấy khi đánh giá chênh lệch tổng chi phí tiền lương thực hiện so với tổng chi phí tiền lương kế hoạch năm 2007 có điều chỉnh theo lợi nhuận thì số chênh lệch tăng 216.618.287 đồng, cao hơn khi không điều chỉnh theo lợi nhuận là 25%. - Và tỷ lệ % thực hiện của tổng chi phí tiền lương thực hiện năm 2007 so với kế hoạch xét trong mối quan hệ với lợi nhuận là 81%. ² Chênh lệch tổng chi phí tiền lương điều chỉnh theo lợi nhuận thực hiện năm 2007 so với năm 2006 : ĐVT : đồng Chỉ tiêu Năm 2006 (a) 2007 (b) 1. Tổng chi phí tiền lương 13.473.233.444 17.373.628.983 2. Lợi nhuận 12.717.628.915 11.228.336.148 3. CL tổng chi phí tiền lương (3) = (1b) – (1a) 3.900.395.539 4. Tỷ suất lợi nhuận (4) = (2b)/(2a) 0,88 5. CL tổng CP tiền lương điều chỉnh theo lợi nhuận (5) = (3) * (4) 3.443.641.304 6. % thực hiện có liên hệ với kết quả sản xuất (6) = {(1b)/[(1a)*(4)]} * 100% 146% - Khi đánh giá chênh lệch tổng chi phí tiền lương của năm 2007 so với năm 2006 có điều chỉnh theo lợi nhuận thì số chênh lệch giảm 456.754.235 đồng, thấp hơn khi không điều chỉnh theo lợi nhuận là 12%. - Và tỷ lệ % thực hiện của tổng chi phí tiền lương thực hiện năm 2007 so với năm 2006 xét trong mối quan hệ với lợi nhuận là 146%. ¨ Nhận xét : Trong sản xuất kinh doanh, một trong những mục tiêu của doanh nghiệp là : tiền lương cho người lao động phải đảm bảo được đời sống thiết yếu của người lao động và chỉ khi thực hiện được mục tiêu này thì doanh nghiệp mới có thể đạt được những mục tiêu khác như : nâng cao hiệu quả kinh tế, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước. Ta thấy, trong năm 2007 : tổng chi phí tiền lương của doanh nghiệp tăng, điều này cho thấy công ty phà An Giang đã có sự thay đổi trong chính sách lương nhằm mục tiêu ngày càng phù hợp với chế độ lương theo quy định của Nhà nước, để đảm bảo đời sống cho công nhân viên trong công ty và hoàn thành mục tiêu của công ty. 4.3.2 Chỉ tiêu về tỷ suất tiền lương trên lợi nhuận : Ý nghĩa : để đánh giá năng suất lao động và chỉ tiêu hiệu quả mà người lao động đóng góp cho doanh nghiệp thực hiện trong năm kế hoạch. Trong phân tích chi phí tiền lương thì việc phân tích chỉ tiêu về tỷ suất tiền lương trên lợi nhuận là rất cần thiết, trên cơ sở phân tích biến động của tỷ suất tiền lương trên lợi nhuận sẽ giúp chúng ta đánh giá được tình hình chung của chi phí tiền lương tại công ty. Tỷ suất tiền lương trên lợi nhuân = Tổng chi phí tiền lương Lợi nhuận * 100% Tỷ suất tiền lương trên lợi nhuận của công ty năm 2006 là : 13.473.233.444 đồng 12.717.628.915 đồng = 106% x 100% Tỷ suất tiền lương trên lợi nhuận kế hoạch năm 2007 của công ty 17.200.000.000 đồng 9.000.000.000 đồng = 191% x 100% Tỷ suất chi phí tiền lương của công ty năm 2007 là : x 100% = 17.373.628.983 đồng 11.228.336.148 đồng 155% x 100% = 17.373.628.983 đồng 11.228.336.148 đồng Bảng 4.10 : So sánh tăng giảm tỷ suất tiền lương trên lợi nhuận thực hiện năm 2007 so với kế hoạch ĐVT : đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch Kế hoạch Thực hiện Tuyệt đối Tỷ lệ 1. Tỷ suất tiền lương/lợi nhuận 191% 155% -36 -19% 2. Tiền lương bq (đ/người/tháng) 2.560.000 2.801.746 241.746 9,4% 3. Năng suất lao động bq 133.928.571 172.426.879 38.498.308 29% Nguồn : Phòng Tổ Chức Hành Chính Bảng 4.11 : So sánh tăng giảm tỷ suất tiền lương trên lợi nhuận năm 2007 so với năm 2006 ĐVT : đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2006 2007 Tuyệt đối Tỷ lệ 1. Tỷ suất tiền lương/lợi nhuận 106% 155% 49 46% 2. Tiền lương bq (đ/người/tháng) 2.319.772 2.801.746 481.974 20,8% 3. Năng suất lao động bq 163.426.007 172.426.879 8.964.872 5% Nguồn : Phòng Tổ Chức Hành Chính ¨ Nhận xét : Qua 2 bản số liệu ta thấy : - Tỷ suất tiền lương trên lợi nhuận năm 2007 giảm so với kế hoạch là 19%, điều này cho thấy công ty đang hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nên tiền lương bình quân của người lao động được tăng lên, cụ thể tăng 9,4% so với kế hoạch. - Tỷ suất tiền lương trên lợi nhuận năm 2007 tăng 46% so với năm 2006, tiền lương bình quân của người lao động năm 2007 tăng lên 481.974 đồng, tăng 20,8% . Và năng suất lao động năm 2007 tăng 5% so với năm 2006. Điều này cho thấy công ty sử dụng lao động đạt hiệu quả nên đời sống của công nhân viên trong công ty được đảm bảo. 4.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tiền lương : Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tiền lương để thấy được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố như : doanh thu, lợi nhuận, tiền lương bình quân, năng suất lao động, số lượng lao động đến quỹ tiền lương của công ty. Từ đó có những biện pháp thích hợp, kịp thời nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả sử dụng lao động, quan tâm đến thu nhập của công nhân viên cũng như đời sống của công nhân viên trong công ty. 4.3.3.1 Lợi nhuận : Vào đầu năm, công ty sẽ nhận được các chỉ tiêu về định mức lao động, đơn giá tiền lương do Ủy Ban giao thông qua việc đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của công ty năm vừa qua. Các chỉ tiêu này chính là kế hoạch, là mục tiêu công ty cần phải đạt được trong năm. Năm 2007 hoạt động của công ty đạt được kết quả so với kế hoạch như sau : ĐVT : đồng Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ 1. Doanh thu 75.000.000.000 89.144.696.650 19% 2. Lợi nhuận 9.000.000.000 11.228.336.148 25% 3. Tổng quỹ tiền lương theo đơn giá 17.200.000.000 17.373.628.983 1% 4. Lao động bình quân 560 517 -8% 5. Lương bình quân/tháng 2.560.000 2.801.746 9% 6. Đơn giá tiền lương trên lợi nhuận 1,911 Nguồn : Phòng Tỏ Chức Hành Chính Qua số liệu ta thấy : Ở chỉ tiêu kế hoạch khi doanh thu là 75.000.000.000 đồng thì lợi nhuận sẽ là 9.000.000.000 đồng, chiếm tỷ lệ 12% so với doanh thu và quỹ lương so với lợi nhuận là 1,911. Đến khi thực hiện thì doanh thu của công ty đạt cao hơn so với kế hoạch là 14.144.696.650 đồng, tăng 19% và lợi nhuận tăng 25% cụ thể là 11.228.336.148 đồng, so với doanh thu thực hiện thì lợi nhuận thực hiện chiếm khoảng 13%. Vậy so sánh giữa doanh thu kế hoạch với doanh thu thực hiện, lợi nhuận kế hoạch với lợi nhuận thực hiện thì hoạt động của công ty là hiệu quả vượt chỉ tiêu đề ra. Vì ở công ty, lương sản phẩm trả theo tỷ lệ hoàn thành kế hoạch, nếu lợi nhuận cao thì hưởng lương cao và ngược lại. Do vậy, quỹ lương thực hiện được tính theo công thức sau : Quỹ lương thực hiện = Lợi nhuận thực hiện * Đơn giá tiền lương trên lợi nhuận Quỹ lương thực hiện năm 2007 = 11.228.336.148 * 1,911 = 21.457.350.379 đồng Tuy nhiên, công ty chỉ chi trả số tiền là 17.373.628.983 đồng. Số quỹ lương chênh lệch 4.083.721.390 đồng công ty giữ lại để dự phòng gối đầu trong năm tới. Đối với nhân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT14.doc