Đề tài Hoạt động xuất nhập khẩu và phương thức thanh toán tín dụng Chứng Từ

Tài liệu Đề tài Hoạt động xuất nhập khẩu và phương thức thanh toán tín dụng Chứng Từ: Lời nói đầu Hiện đại và văn minh hoá là mục tiêu cấp bách và lâu dài của kế hoạch phát triển kinh tế đất nước. Việc chuyển đổi kịp thời đúng đắn đường lối kinh tế sang cơ chế thị trường thúc đẩy từng cá nhân, từng doanh nghiệp phải biết hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Qua đó, hoạt động Xuất, Nhập khẩu đóng một vai trò chiến lược và có tầm quan trọng đặc biệt của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình toàn cầu hoá. Một khâu then chốt của hoạt động kinh doanh Xuất Nhập khẩu là Thanh toán Quốc tế. Đó là khâu kết thúc của một hợp đồng mua bán Ngoại Thương. Phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ được coi như là một sự lựa chọn tất yếu trong nhiều phưoưng thức thanh toán khác. Thông qua các Ngân hàng, công tác này đòi hỏi sự chính xác, chặt chẽ và kịp thời của các bên tham gia Hợp đồng mua bán Ngoại Thương, nó góp phần tích cực trong việc thúc đẩy Ngoại thương phát triển. Xuất phát từ mục đích này, tác giả xin trình bày thực trạng thanh toán bằng phương thức Tín Dụng Chứng Từ tại Ngân ...

doc41 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1170 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hoạt động xuất nhập khẩu và phương thức thanh toán tín dụng Chứng Từ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Hiện đại và văn minh hoá là mục tiêu cấp bách và lâu dài của kế hoạch phát triển kinh tế đất nước. Việc chuyển đổi kịp thời đúng đắn đường lối kinh tế sang cơ chế thị trường thúc đẩy từng cá nhân, từng doanh nghiệp phải biết hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Qua đó, hoạt động Xuất, Nhập khẩu đóng một vai trò chiến lược và có tầm quan trọng đặc biệt của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình toàn cầu hoá. Một khâu then chốt của hoạt động kinh doanh Xuất Nhập khẩu là Thanh toán Quốc tế. Đó là khâu kết thúc của một hợp đồng mua bán Ngoại Thương. Phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ được coi như là một sự lựa chọn tất yếu trong nhiều phưoưng thức thanh toán khác. Thông qua các Ngân hàng, công tác này đòi hỏi sự chính xác, chặt chẽ và kịp thời của các bên tham gia Hợp đồng mua bán Ngoại Thương, nó góp phần tích cực trong việc thúc đẩy Ngoại thương phát triển. Xuất phát từ mục đích này, tác giả xin trình bày thực trạng thanh toán bằng phương thức Tín Dụng Chứng Từ tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam trong những năm gần đây. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian cũng như về trình độ, phương pháp nghiên cứu, bản thu hoạch này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu xót. Tác giả mong nhận được sự thông cảm và đóng góp của các thầy cô và các bạn sinh viên. Tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc về sự giúp đỡ nhiệt tình của Thầy giáo Tô Trọng Nghiệp để hoàn thành bản thu hoạch thực tập này. Chương 1 hoạt động xuất nhập khẩu và phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 1. Khái quát chung Từ năm 1984 về trước, hoạt động Xuất Nhập Khẩu của nước ta nhìn chung chủ yếu dựa vào quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Liên Xô cũ. Trong thời kỳ này việc Nhập thường cao hơn Xuất khẩu,qua đó hoạt động thanh toán chỉ đơn thuần là hàng đổi hàng. Các hình thức thanh toán chưa đa dạng và phong phú. Với đường lối đổi mới mở cửa nền kinh tế sau Đại hội Đảng lần thứ V (1985), chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trong hoạt động Kinh tế Đối ngoại. Hoạt động Xuất Nhập khẩu diễn ra nhộn nhịp, Xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu Nhập khẩu, mở rộng hợp tác Kinh tế - Khoa học -Kỹ thuật với hơn 120 quốc gia trên thế giới. Theo đó các phương thức thanh toán trong Xuất Nhập khẩu ngày một phát triển theo kịp với thời đại, chức năng của từng khâu, từng ngành trở nên vô cùng quan trọng đòi hỏi sự hiểu biết,tính chính xác và sự nhanh nhạy trong các hoạt động thanh toán. 2. Phương thức Tín dụng chứng từ (Documentary Credit) a. Khái niệm : Phương thức Tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận trong đó một Ngân hàng (Ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (Người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (Người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho Ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng. - Những nội dung chủ yếu của thư tín dụng thương mại bao gồm: + Số liệu của L/C, địa điểm mở L/C, ngày mở L/C. + Tên, địa chỉ của những bên liên quan đến phương thức TDCT. + Số tiền của L/C. + Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng ghi trong L/C. + Những nội dung về hàng hóa. + Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa. + Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình. + Sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C. + Những điều khoản đặc biệt khác. + Chữ ký của ngân hàng mở L/C. b. Trình tự nghiệp vụ Ngân hàng thông báo L/C Ngân hàng mở L/C Người xuất khẩu Người nhập khẩu (2) (5) (3) (6) (5) (1) (7) (8) (4) (6) (1)- Người mua làm đơn xin mở L/C gửi ngân hàng của mình yêu cầu mở L/C cho người xuất khẩu hưởng. (2)- Ngân hàng mở L/C lập L/C và thông báo qua ngân hàng đại lý của mình ở nước người xuất khẩu để chuyển L/C đến người xuất khẩu. (3)- Nhận được thông báo, ngân hàng thông báo cho người xuất khẩu toàn bộ nội dung của L/C đó, khi nhận được bản gốc của L/C đó thì chuyển ngay cho xuất khẩu. (4)- Người xuất khẩu nếu đồng ý với nội dung của L/C thì tiến hành giao hàng, nếu không đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với hợp đồng. (5)- Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C xuất trình thông qua ngân hàng thông báo cho ngân hàng mở L/C xin thanh toán. (6)- Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từ, nếu phù hợp với L/C thì trả tiền cho người xuất khẩu, nếu không phù hợp, tùy trường hợp, từ chối thanh toán hoặc thanh toán nhưng sẽ phạt người xuất khẩu một số tiền nhất định. (7)- Ngân hàng mở L/C đòi tiền người nhập khẩu và chuyển chứng từ cho người nhập khẩu sau khi nhận được tiền hoặc được chấp nhận thanh toán. (8)- Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì trả tiền và chấp nhận trả tiền, nếu thấy không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền. Các bên tham gia trong phương thức này gồm: Các thương nhân - Người nhập khẩu: (applicant) người mua, người nhập khẩu hàng hoá: người yêu cầu mở L/C. - Người Xuất khẩu: (Benificiary) - người hưởng lợi của L/C Các Ngân hàng: + Ngân hàng mở L/C (issuing bank) là Ngân hàng thường được hai bên mua bán thoả thuận lựa chọn và quy định trong HĐMB, nếu không có quy định trước, người NK có quyền lựa chọn. Quyền lợi và nghĩa vụ chủ yếu của Ngân hàng này như sau: Căn cứ vào đơn xin mở L/C của người NK để phát hành L/C và của người nhập khẩu đối với L/C đã được mở nếu có sự đồng ý của họ. Kiểm tra chứng từ của người XK gửi đến, nếu xét thấy những chứng từ đó phù hợp với những điều quy định trong L/C và không mâu thuẫn lẫn nhau thì trả tiền cho nguời NK và đòi tiền người XK gửi đến, NH chỉ chịu trách nhiệm kiểm tra vẻ "bề ngoài” xem có phù hợp với L/C không, chứ không chịu trách nhiệm vè kiểm tra tính chất pháp lý của chứng từ, tính chất xác thực của chứng từ... Mọi sự tranh chấp về tính chất "bên trong" của chứng từ là do người nhập khẩu và người xuất khẩu giải quyết. Ngân hàng được miễn trách trong trường hợp Ngân hàng rơi đúng vào trường hợp bất khả kháng như chiến tranh, đình công, nổi loạn, khởi nghĩa, lụt lội, động đất, hoả hoạn,... Nếu L/C hết hạn giữa lúc đó, NH cũng không chịu trách nhiệm thanh toán những bộ chứng từ gửi đến vào dịp đó, trừ NH mở L/C phải chịu trách nhiệm thanh toán những bộ chứng từ gửi đến vào dịp đó, trừ khi đã có những quy định dự phòng. Mọi hậu quả phát sinh do l ỗi của mình, NH mở L/C phải chịu trách nhiệm. NH được hưởng một khoản thủ tục phí mở L/C từ 0.125% đến 0.5% trị giá của L/C NH thông báo (Advising bank): thường là NH đại lý của NH mở L/C ở nước người nhập khẩu. Quyền lợi và nghĩa vụ chủ yếu của NH thông báo như sau: Khi nhận được điện thông báo L/C của NH mở L/C, NH này sẽ chuyển toàn bộ nội dung L/C đã nhận được cho người XK dưới hình thức văn bản. NH thông báo chỉ chịu trách nhiệm chuyển nguyên văn bức điện đó chứ không chịu trách nhiệm phải dịch, diễn giải những từ chuyên môn ra tiếng địa phương. Nếu NH thông báo sai nội dung bức điện đã nhận được thì NH phải chịu trách nhiêm. Khi nhận được bộ chứng từ của người XK chuyển tới NH phải chuyển ngay và nguyên vẹn chứng từ đó tới NH mở L/C. NH không chiụ trách nhiệm về những hậu quả phát sinh do sự chậm trễ và/hoặc mất mát chứng từ trên đường đi tới NH mở L/C miễn là chứng minh được rằng mình đã gửi nguyên vẹn và đúng hạn bộ chứng từ đó qua bưu điện. NH trả tiền (Reimbussing bank) là NH mở L/C hoặc có thể là một NH khác do NH mở L/C uỷ nhiệm. Nếu địa điểm trả tiền quy định tại nước người XK thì NH trả tiền thường là NH thông báo. Trách nhiệm của NH trả tiền giống như NH mở L/C khi nhận được toàn bộ chứng từ của người XK gửi đến. NH xác nhận (confirming bank): Là NH đứng ra xác nhận cho NH mở L/C theoyêu cầu của NH này. NH xác nhận thường là NH có uy tín cao trên thị trường tín dụng và tài chính quốc tế. NH mở L/C phải yêu cầu NH khác xác nhận cho mình sẽ làm giảm uy tín của NH mở L/C. Muốn xác nhận NH mở L/C phải trả thủ tục phí rất cao và đôi khi còn phải đặt tiền trước, mưc này có thể lên tới 100 % của L/C. d. Văn bản pháp lý áp dụng: Văn bản pháp lý quốc tế thông dụng của tín dụng chứng từ là "quy tắc và cách thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ" số 500, bản sửa đổi năm 1993 của phòng thương mại quốc tế (Uniform customs and practic for documentary credits ICC 1993, Revision No. 500) gọi tắt là UCP 500. Bản quy tắc này mang tính chất pháp lý tuỳ ý có nghĩa là khi áp dụng nó các bên đương sự phải thoả thuận ghi vào L/C, đồng thời có thể thoả thuận khác miễn là có dẫn chiếu. Nội dung chính của bản quy tắc này bao gồm : - Nguyên tắc chung và định nghĩa về tín dụng chứng từ. Hình thức và thông báo thư tín dụng. Trách nhiệm của NH. Chứng từ thanh toán. Các điều khoản khác như: Quy định về số lượng và số tiền, giao từng phần ngày hết hiệu lực, cách bốc xếp hàng, xuất trình chứng từ thanh toán.. Hiện nay ở nước ta các NHTM và các đơn vị kinh doanh NT đã thống nhất sử dụng bản quy tắc này như là một văn bản pháp lý điều chỉnh các loại thư tín dụng được áp dụng trong thanh toán quốc tế giữa Việt Nam và nước ngoài. e. Các loại L/C: e1. Thư Tín dụng có thể huỷ bỏ :(Revocable Letter of Credit) là loại L/C sau khi đã được mở ra và được người Xuất khẩu thừa nhận thì NH mở L/C có quyền sửa đổi bổ sung hoặc huỷ bỏ trong thời gian hiệu lực của nó. Thư tín dụng có thể hủy bỏ ít được sử dụng trong Thanh toán quốc tế hiện nay. Nó chỉ tồn tại trên lý thuyết e2. Thư tín dụng không thể huỷ bỏ: là loại L/C sau khi đã được mở ra và người XK thừa nhận thì NH mở L/C không có quyền sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ trong thời gian hiệu lực của nó, trừ khi có sự thoả thuận khác của các bên tham gia thư tín dụng. Một L/C không ghi thì vẫn được coi là không huỷ bỏ. Thư tín dụng không thể huỷ bỏ được áp dụng rộng rãi nhất trong thanh toán quốc tế, nó là loại L/C cơ bản nhất. e3. Thư tín dụng không thể huỷ bỏ có xác nhận: là thư tín dụng không thể huỷ bỏ được một NH khác xác nhận trả tiền theo yêu cầu của NH mở L/C. Do có hai NH đứng ra cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nên loại L/C này là đảm bảo nhất cho người xuất khẩu. e4. Thư tín dụng không thể huỷ bỏ, miễn truy đòi L/C: là loại L/C mà sau khi người xuất khẩu được trả tiền thì NH mở L/C không được quyền đòi lại tiền người xuất khẩu trong bất kỳ trường hợp nào. Loại L/C cũng được áp dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế. e5. Thư tín dụng chuyển nhượng L/C: là thư tín dụng không thể huỷ bỏ trong đó quy định người hưởng lợi thứ nhất có quyền yêu cầu NH mở L/C chuyển nhượng toàn bộ hay một phần quyền thực hiện L/C cho một hay nhiều người khác. L/C chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng một phần e6. Thư tín dụng tuần hoàn L/C: là thư tín dụng không thể huỷ bỏ sau khi sử xong hoặc hết thời hạn hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị như cũ, và cứ như vậy nó tuần hoàn cho tới khi nào tổng trị giá Hợp đồng được thực hiện. Thư tín dụng tuần hoàn cần ghi rõ ngày hết hiệu lực cuối cùng và số lần tuần hoàn căn cứ vào thời hạn hiệu lực trong mỗi lần tuần hoàn, phải ghi rõ có cho phép số dư của L/C trước cộng dồn vào những L/C kế tiếp hay không, nếu không cho phép thì gọi nó là tuần hoàn không tích luỹ L/C,nếu cho thì gọi nó là tuần hoàn tích luỹ L/C Có 3 tuần hoàn: - Tuần hoàn tự động: L/C tự động có giá trị như cũ không cần có sự thông báo của NH mở L/C cho người xuất khẩu biết - Tuần hoàn hạn chế: chỉ khi nào NH mở L/C thông báo cho người xuất khẩu biết thì L/C kế tiếp mới có giá trị hiệu lực. - Tuần hoàn bán tự động: sau khi L/C trước sử dụng xong hoặc hết thời hạn hiệu lựu. Nếu sau khi một vài ngày mà NH mở L/C không có ý kiến gì về L/C kế tiếp và thông báo cho người hưởng lợi L/C thì nó lại tự động như cũ. Loại thư tín dụng này thường được sử dụng khi các bên tin cậy lẫn nhau mau hàng thường xuyên, định kỳ, khối lượng lớn, thời gian dài. e7. Thư tín dụng giáp lưng: Sau khi nhận đợc L/C do người nhập khẩu mở cho mình hưởng, người xuất khẩu mở L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho người hưởng lợi khác với nội dung gần giống L/C ban đầu. L/C mở sau gọi là L/C giáp lưng. Về đại thể L/C gốc và L/C giống nhau, nhưng xét riêng chúng có những điểm cần phân biệt : - Số chứng từ của L/C giáp lưng phải nhiều hơn L/C gốc Kim ngạch L/C giáp lưng phải nhỏ hởn L/C gốc. Khoản chênh lệch này do người trung gian hưởng, dùng để trả chi phí mở L/C giáp lưng và phần hoa hồng của họ. Thời gian giao hàng của L/C giáp lưng phải sớm hơn L/C gốc Nhiệm vụ L/C giáp lưng hết sức phức tạp, nó đòi hỏi phải có sự kết hợp khéo léo và chính xác các điều kiện của L/C gốc và L/C giáp lưng, nhất là các vấn đề có đến vận đơn và các chứng từ hàng hoá khác. Tuy vậy, trong buôn bán giữa ta và các nước khác khi sử dụng trung gian ta có thể áp dụng loại L/C này. e8. Thư tín dụng đối ứng L/C: là loại L/C chỉ bắt đầu có hiệu lực khi thư tín dụng kia đối ứng với nó được mà ra. Thư tín dụng đối ứng thường được sử dụng trong phương thức hàng đổi hàng, ngoài ra còn được dùng trong phương thức gia công. e9. Thư tín dụng dự phòng L/C: Việc NH mở L/C đứng ra thanh toán tiền hàng cho người xuất khẩu là thộuc khái niệm trước đây về tín dụng chứng từ, nhưng trong thời đại ngày nay không loại trừ khả năng người xuất khẩu nhận được L/C rồi nhưng không có khả năng giao hàng. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu, NH của người xuất khẩu sẽ phát hành một L/C trong đó cam kết với người nhập khẩu sẽ thanh toán lại cho họ trong trường hợp người XK không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo L/C đã đề ra. L/C đó gọi là L/C dự phòng e10. Thư tín dụng trả chậm L/C: là loại L/C không thể huỷ bỏ, trong đó NH mở L/C hay NH xác nhận L/C cam kết với người hưởng lợi sẽ thanh toán dần dần toàn bộ số tiền của L/C trong những thời hạn quy định rõ L/C đó. Chương 2 tình hình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) những năm gần đây I. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng ngoại thương Việt Nam 1. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam hiện nay Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thành lập ngày 1-4-1963, thec quy định 115/CP của Chính phủ, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam luôn được biết đến như một Ngân hàng thương mại uy tín nhất. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được Nhà nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt, là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Ngân hàng châu á. Trong những năm qua, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực và mạnh mẽ nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và góp phần mang đến cho khách hàng sự thànhđạt. Ngân hàng đã phát triển mạng lưới chi nhánh ở tất cả các thành phố chính, hải cảng quan trọng và trung tâm thương mại; duy trì quan hệ đại lý với hơn 1000 Ngân hàng tại 85 nước trên thế giới; trang bị hệ thống máy tính hiện đại nhất troing các Ngân hàng Việt Nam, nối mạng SWIET quốc tế và có một đội ngũ cán bộ luôn nhiệt tình và được đào tạo lành nghề. Nhờ vậy, Ngân hàng thương mại Việt Nam có khả năng cung cấp cho khách hàng các loại sản phẩm ngân hàng có chất lượng cao nhất, do đó đã giữ vững niềm tin với đông đảo bạn hàng trong và ngoài nước. 2. Cơ cấu tổ chức Trụ sở chính Phòng Kiểm tra & Kiểm toán nội bộ Phòng Quản lý Tín dụng Phòng Thẩm định đầu tư & Chứng khoán Phòng Công Nợ Phòng khách hàng Phòng Kế toán Tài chính Hội đồng QT Ban kiểm soát Phòng Kế toán quốc tế Phòng quản lý thẻ Phòng Thanh toán xuất khẩu Phòng thanh toán nhập khẩu Trung tâm Tin học Phòng quản lý các Đề án công nghệ Phòng Tổng hợp thanh toán Phòng Tổng hợp & Phân tích kinh tế Ban Tổng GĐ HĐ tín dụng Phòng vốn Phòng Quan hệ quốc tế Phòng Quản lý liên doanh & Văn phòng đại diện Phòng Tín dụng Quốc tế Phòng Tổ chức cán bộ & đào tạo Văn phòng Phòng Quản trị Phòng Báo chí Phòng Pháp chế Mạng lưới trong nước Sở giao dịch Các chi nhánh Các Công ty con Trung tâm đào tạo & bồi dưỡng nghiệp vụ Mạng lưới ngoài nước Văn phòng đại diện (tại Paris, Moscow, Singapore) Công ty Tài chính (Tại HongKong) 3. Chức năng và các hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam a. Huy động vốn 1998 1997 Bên cạnh việc tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã áp dụng cơ chế lãi suất phù hợp và dịch vụ đa dạng nên đã được mức tăng trưởng cao về nguồn vốn huy động. Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng 77,8% trong tổng nguồn vốn Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, tăng 32,6% so với năm 1997, đặc biệt nguồn vốn huy động từ dân cư (bao gồm cả tiết kiệm và kỳ phiếu) tăng gần gấp đôi so với năm 1997. Bên cạnh những nguyên nhân có tính chất chủ quan như: Ngân hàng có uy tín, phục vụ tốt... nguồn vốn này tăng cao như vậy còn do nhiều nguyên nhân khác như: đồng Việt Nam giảm giá trong khi tỷ trọng ngoại tệ của nguồn vốn này chiếm 80%; hoạt động kinh doanh nhìn chung rất khó khăn nên dân chúng mang tiền gửi vào ngân hàng... Do có nguồn vốn huy động tăng mạnh nên có sự thay đổi lớn về cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Như vậy, tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư trong tổng nguồn vốn tăng cao tuy có bất lợi là làm chi phí vốn tăng nhưng lại có thuận lợi là sẽ giúp gia tăng và ổn định nguồn vốn có kỳ hạn để tăng trưởng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Ngoài nguồn vốn huy động, các nguồn vốn khác như vốn liên ngân hàng, vốn ủy thác đầu tư, vốn tự có cũng có mức tăng trưởng khá. b. Tín dụng và đầu tư Với mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng, lành mạnh hóa thị trường tài chính và giảm nợ quá hạn, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã áp dụng phương châm an toàn và hiệu quả cho các hoạt động sử dụng vốn của mình. Năm 1998, dư nợ tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tiếp tục tăng trưởng (6,3%) đạt mức 9465 tỷ VND, trong đó tỷ trọng dư nợ tín dụng trung và dài hạn chiếm 34%. Tỷ trọng cho vay ngoại tệ chiếm 46,27% tổng dư nợ và tiếp tục giảm dần trong những năm gần đây. Điều này có thể lý giải bằng thực tế là mặc dù lãi suất cho vay ngoại tệ hiện thấp nhiều so với lãi suất cho vay VND nhưng việc VND mất giá so với ngoại tệ đang gây ra tâm lý e ngại đối với khách hàng khi vay ngoại tệ. Tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước tiếp tục gia tăng vì thực tế cho thấy đầu tư vào khu vực tư nhân có rủi ro cao hơn, việc phát mại tài sản cầm cố, thế chấp còn khó khăn do cơ chế chưa hoàn thiện và giá cả các loại tài sản này trên thị trường luôn biến động. Năm 1998, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã áp dụng hình thức dịch vụ trọn gói (từ mở tài khoản, cho vay, mua bán ngoại tệ đến thanh toán xuất nhập khẩu...) cho các khách hàng lớn của mình và tích cực tham gia đồng tài trợ với các ngân hàng khác. Dư nợ tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tuy vẫn tăng đều hàng năm nhưng đến năm 1998 chỉ chiếm khoảng 1/3 tổng nguồn vốn nên Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam vẫn còn có khả năng mở rộng tín dụng hơn nữa trên cơ sở tìm những dự án khả thi. Với thế mạnh về nguồn vốn, bên cạnh việc đẩy mạnh đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam còn tăng cường các hoạt động sử dụng vốn khác như: mua tín phiếu kho bạc, cho vay qua thị trường liên ngân hàng... dư nợ trong lĩnh vực hoạt động này tăng 41,4% so với năm 1997. Với nguồn vốn ngoại tệ dồi dào và ổn định, năm 1998, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã tiếp tục tăng cường các hoạt động sử dụng vốn trên thị trường tiền tệ quốc tế có hiệu quả và sẽ mở rộng sang thị trường vốn quốc tế trong những năm tới. c. Thanh toán quốc tế Năm 1998, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn do biến động về thị trường và bị cạnh tranh gay gắt về giá cả. Kim ngạch xuất khẩu sau nhiều năm tăng trưởng ở mức cao 20-30% đến năm 1998 chỉ còn tăng 0,9% và kim ngạch nhập khẩu đã giảm 3% trong năm 1998. Tuy nhiên, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam vẫn phát huy được thế mạnh truyền thống của mình trong lĩnh vực tài trợ thương mại. Vì vậy, kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu qua Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam vẫn tăng 2% (xuất khẩu tăng 2%, nhập khẩu tăng 2%), điều này làm cho thị phần về thanh toán xuất nhập khẩu tăng thêm 1% trong năm 1998. Trong điều kiện bị cạnh tranh gay gắt bởi hàng chục tổ chức tín dụng khác thì đây là một thành quả đáng tự hào. d. Công nghệ ngân hàng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam vẫn luôn được coi là Ngân hàng năng động và mạnh mẽ trong việc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Năm 1998 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tiếp tục xây dựng và hoàn thiện một số phần mềm chương trình để trên cơ sở đó cung cấp một số dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng lớn như nối mạng thanh toán với các ngân hàng khác tại Việt Nam, các ngân hàng trong nước và kể cả những ngân hàng nước ngoài, cung cấp dịch vụ trọn gói cho các khách hàng lớn... Đặc biệt, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cũng là Ngân hàng đầu tiên và duy nhất trong số các ngân hàng Việt Nam thực hiện cung cấp dịch vụ quản lý vốn cho khách hàng của mình khi nối mạng và cung cấp dịch vụ này cho Tổng Công ty dầu khí Việt Nam, một tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam đồng thời là một trong số những khách hàng chính của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Đồng thời, trong năm 1998m Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cũng đã xúc tiến thực hiện tiểu đề án hiện đại hóa hệ thống thanh toán Việt Nam của Ngân hàng Ngoại thưoưng Việt Nam trong đề án tổng thể hiện đại hóa hệ thống ngân hàng Việt Nam do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Bên cạnh đó, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cũng tích cực triển khai đề án khắc phục sự cố máy tính năm 2000. Những tiến bộ về công nghệ đã có ý nghĩa đặc biệt trong việc nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng. Chính vì vậy, năm 1998 là năm thứ 3 liên tiếp Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam giành được danh hiệu ngân hàng có chất lượng thanh toán quốc tế hàng đầu do Ngân hàng Chase Manhattan Bank của Mỹ trao tặng. e. Phân tích tài chính + Kết quả kinh doanh: Sau khi giảm mạnh vào năm 1997 lợi nhuận của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã tăng trở lại, đạt 185,6 tỷ VND, tăng 48%. Các nguồn thu chủ yếu đều tăng khá. Năm 1998 cơ cấu nguồn thu của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã có sự thay đổi theo xu hướng đã định hình từ năm 1997. Nguồn thu từ cho vay và đầu tư trên thị trường liên ngân hàng và thị trường tiền tệ quốc tế đã trở thành nguồn thu lớn và chủ yếu trong tổng nguồn thu của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, tăng 92% so với năm 1997 và chiếm 52% tổng nguồn thu trong năm 1998. Thu nhập ròng từ lãi cũng đạt được mức tăng trưởng mạnh, tăng 258 tỷ VND tương đương 40%. Lợi nhuận cũng như thu nhập ròng từ lãi của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong năm 1998 đều tăng do chỉ số chênh lệch lãi suất ròng được cải thiện. Mặc dù trong năm 1998, lãi suất cho vay trên thị trường Việt Nam tiếp tục giảm nhưng do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã áp dụng những biện pháp sử dụng vốn hợp lý nên tỷ suất thu lãi trên tổng tài sản tăng và tỷ suất trả lãi trên tổng tài sản giảm so với năm 1997, kết quả là chênh lệch lãi suất ròng tăng 0,6%. Tăng trưởng của chỉ số này đã cải thiện được tình hình lợi nhuận của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, kéo theo sự tăng trưởng trở lại của các chỉ số lợi nhuận khác như: lợi nhuận trên tổng tài sản, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và đặc biệt là lợi nhuận và thu nhập ròng từ lãi. Tỷ trọng thu nhập 1997 Tỷ trọng thu nhập 1998 + Tài sản: Tổng tài sản của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam năm 1998 đạt mức tăng trưởng trên 30%. Vì tốc độ tăng trưởng tài sản cao nên dư nợ tín dụng mặc dù tăng 6.3% so với năm 1997 nhưng chỉ còn chiếm 28% tổng tài sản trong năm 1998. Một bộ phận lớn tài sản của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nằm trong phần tiền gửi và cho vay trên thị trường liên ngân hàng và thị trường tiền tệ quốc tế. Phần tài sản này tăng 40%, chiếm 51% tổng tài sản và có đặc tính khá an toàn do là tiền gửi để đảm bảo thanh toán trên các tài khoản tại các ngân hàng lớn và uy tín trên thế giới, phần còn lại là cho vay các tổ chức tín dụng trong nước có đảm bảo bằng ngoại tệ. 1997 1998 + Nguồn vốn: Năm 1998 nguồn vốn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đạt mức tăng khá đặc biệt là các nguồn vốn có kỳ hạn và có tính ổn định cao như: kỳ phiếu, trái phiếu, tiền gửi có kỳ hạn, tiền tạm giữ của khách hàng, vốn tự có... Đặc biệt, tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng tăng gấp đôi so với năm 1997 và chiếm 38% tổng nguồn vốn. Các nguồn vốn ngắn hạn như tiền gửi không kỳ hạn, vay ngắn hạn đều giảm hoặc tăng thấp. Năm 1998, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được cấp thêm 300 tỷ VND vốn điều lệ, đưa vốn tự có tăng 32% chiếm 4,8% tổng nguồn vốn. Như vậy sự tăng trưởng vốn tự có, tỷ trọng tín dụng trên tổng tài sản thu hẹp lại, nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn cũng như bộ phận tài sản có tính thanh khoản cao của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tiếp tục được nâng cao. Năm 1999, Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục cấp 300 tỷ VND vốn điều lệ cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, giúp tạo thêm thế và lực cho Ngân hàng. 1997 1998 II. Thực tiễn về việc áp dụng phương thức TDCT trong thanh toán XNK ở Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam hiện nay 1. Thanh toán hàng nhập Ngân hàng đại lý của VCB (NH thông báo L/C) Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (NH mở L/C) Người nhập khẩu Việt Nam (2) (3) (1) (3) (1), (2) Mở, điều chỉnh L/C và ký quỹ: Khi nhận được thư yêu cầu mở hoặc điều chỉnh L/C (xem phụ lục 1) của người nhập khẩu Việt Nam, thanh toán viên (TTV) sẽ kiểm tra nội dung theo mẫu của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam; kiểm tra nguồn vốn (vốn vay, vốn tự có) và khả năng thanh toán của họ đối với L/C yêu cầu mở, để yêu cầu ký quỹ và / hoặc xem xét điều kiện miễn/ giảm ký quỹ theo quy định của Giám đốc Chi nhánh. Nếu thấy hợp lệ, TTV lập hồ sơ L/C, đưa số liệu vào máy tính. Việc mở hoặc điều chỉnh L/C được thực hiện bằng một trong những phương thức sau: - Điện: + Bằng SWIFT hoặc theo mẫu điện MT700, MT701 (mở L/C), MT707 (sửa L/C). + Bằng Telex: có mã khóa - Thư: theo mẫu quy định của Vietcombank và phải có đầy đủ chữ ký được ủy quyền. Sau đó, TTV sẽ hạch toán tiền ký quỹ (nếu có) và thu thủ tục phí theo biểu phí dịch vụ hiện hành của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. * Trường hợp khách hàng yêu cầu mở L/C xác nhận, trước khi mở L/C ngoài việc kiểm tra nguồn vốn của L/C, TTV sẽ kiểm tra điều khoản quy định phí xác nhận. Nếu người mua chịu, TTV sẽ phải xác định rõ nguồn tiền trả phí xác nhận. - Khi mở L/C xác nhận, trong L/C phải chỉ ra tên và địa chỉ đầy đủ của ngân hàng xác nhận. Trường hợp ngân hàng thông báo đồng thời là ngân hàng xác nhận thì trong L/C phải ghi "please and your confirmation" (đối với L/C mở bằng Telex hoặc bằng thư) và chỉ rõ phí xác nhận do ai chịu. Trường hợp ngân hàng xác nhận không phải là ngân hàng thông báo thì phải liên hệ trước với một ngân hàng đại lý có quan hệ tốt với ngân hàng ngoại thương, đề nghị họ xác nhận, nếu họ chấp thuận thì căn cứ theo yêu cầu của họ khi mở L/C phải thông báo cho họ biết để họ gửi xác nhận L/C cho ngân hàng thông báo. Vietcombank không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ sự chậm trễ nào gây ra do chậm xác nhận L/C của ngân hàng nước ngoài. Nếu ngân hàng xác nhận yêu cầu ký quỹ, khi chuyển tiền ký quỹ trên lệnh chuyển tiền, TTV sẽ yêu cầu họ trả lãi trên số tiền ký quỹ kể từ ngày họ nhận được tiền đến khi thanh toán xong L/C đó. TTV sẽ phải theo dõi chặt chẽ và hạch toán tiền ký quỹ theo chế độ hiện hành. Số tiền Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ký quỹ tại ngân hàng nước ngoài sẽ thấp hơn số tiền khách hàng ký quỹ. * Nếu người XK nước ngoài (người hưởng lợi) không đồng ý với các điều khoản của L/C thì họ sẽ yêu cầu Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với hợp đồng. Trường hợp phí điều chỉnh do người hưởng lợi chịu, trong điện/ thư gửi ngân hàng thông báo phải ghi rõ: phí điều chỉnh sẽ được trừ vào tiền hàng khi thanh L/C hoặc lập thư đòi phí sau: TTV phải lập hồ sơ theo dõi các khoản phí đã đòi ngân hàng nước ngoài, nếu sau 30 ngày không nhận được tiền phí thì phải nhắc ngân hàng thông báo. * Trong thời hạn hiệu lực của L/C nếu: - Ngân hàng thông báo yêu cầu hủy L/C thì TTV sẽ phải thông báo ngay cho người mua và đề nghị họ trả lời bằng văn bản. Khi nhận được trả lời của người nhập khẩu Việt Nam bằng văn bản, TTV sẽ điện ngay cho ngân hàng thông báo biết. - Trường hợp người mua yêu cầu hủy L/C, căn cứ thư yêu cầu của người mua Ngân hàng Ngoại thương điện báo cho ngân hàng thông báo L/C biết, trong nội dung điện ghi rõ: trong 07 ngày làm việc, nếu không nhận được trả lời thì L/C tự động hủy. Nếu L/C hết hạn hiệu lực hoặc L/C được phép hủy, TTVsẽ phải hủy số dư L/C và hoàn trả ký quỹ (nếu có). (3) Tiếp nhận, kiểm tra chứng từ từ ngân hàng đại lý, giao chứng từ và trả tiền: Khi nhận được chứng từ giao hàng từ ngân hàng nước ngoài, TTV phải kiểm tra chứng từ trước khi giao chứng từ cho khách hàng. * Trường hợp L/C được phép đòi tiền bằng điện: - Khi nhận được điện đòi tiền của ngân hàng nước ngoài xác nhận chứng từ phù hợp, TTV kiểm tra sự xác nhận mã (nếu bằng Telex), các mẫu điện thích hợp (nếu bằng SWIFT) nếu hợp lệ TTV sẽ trả tiền theo chỉ dẫn trên điện chuyển tiền đồng thời điện báo cho ngân hàng đòi tiền biết nếu họ yêu cầu (sử dụng MT 756 nếu bằng SWIFT), trừ phí trên số tiền phải trả và hạch toán theo chế độ kế toán hiện hành. Mặc dù đã trả tiền theo điện đòi tiền nhưng khi nhận được chứng từ thanh toán, TTV sẽ phải kiểm tra nếu phát hiện chứng từ không phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C phải thông báo ngay cho khách hàng đồng thời thông báo ngay cho ngân hàng thông báo, trong thông báo phải chỉ ra những điểm không hợp lệ và ghi rõ: "We are holding the documents at your disposal" (sử dụng MT 734 nếu bằng SWIFT). - Khi nhận được điện của ngân hàng nước ngoài xác nhận chứng từ không phù hợp, TTV phải thông báo ngay cho người mua chi tiết những điểm không phù hợp, yêu cầu người mua trả lời bằng văn bản trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. + Nếu người mua chấp nhận thanh toán, TTV sẽ thực hiện thanh toán như trên. + Nếu người mua không chấp nhận thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán một phần, TTV phải điện báo ngay cho ngân hàng đòi tiền (sử dụng MT734, MT799 nếu bằng SWIFT). * Trường hợp L/C quy định đòi tiền bằng chứng từ: - Khi nhận được chứng từ nước ngoài xác nhận chứng từ phù hợp, TTV sẽ kiểm tra chữ ký được ủy quyền, kiểm tra nội dung chứng từ: + Nếu chứng từ phù hợp thì thực hiện trả tiền và trao chứng từ cho khách hàng. + Nếu chứng từ không phù hợp, TTV phải thông báo ngay cho người mua chi tiết những điểm không phù hợp, yêu cầu người mua trả lời bằng văn bản trong voìng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đồng thời phải điện báo cho ngân hàng chuyển chứng từ những điểm không phù hợp và nêu rõ: "We are holding the documents at your disposal". Việc thông báo này không được quá 7 ngày làm việc của ngân hàng kể từ ngày tiếp theo ngày nhận chứng từ. + Nếu chấp nhận thanh toán thì thưc hiện trả tiền và giao chứng từ cho khách hàng. + Nếu không chấp nhận thanh toán hoặc chỉ chấp nhận thanh toán một phần, phải thông báo ngay cho ngân hàng chuyển chứng từ biết. 2. Thanh toán hàng xuất NH Ngoại thương Việt Nam (NH thông báo L/C) NH đại lý của NHNTVN ở nước người NK (NH mở L/C) (1) (2) Người xuất khẩu Việt Nam (2) (1) (1) Thông báo, thông báo sửa lỗi L/C: Khi nhận L/C hoặc sửa đổi L/C từ ngân hàng đại lý, TTV phải kiểm tra: - Nhận mã đúng (nếu bằng Telex), các mẫu điện MT700, MT701 và MT707 (nếu bằng SWIFT) - Mẫu chữ ký được ủy quyền của ngân hàng đại lý (nếu bằng thư). Sau khi kiểm tra xác nhận mã hoặc mẫu điện hoặc mẫu chữ ký đúng, TTV lập thông báo theo mẫu gửi người xuất khẩu Việt Nam, đồng thời phải xóa khóa mã trên điện (nếu bằng điện). Nếu chưa xác nhận được mã (nếu bằng Telex) hoặc không đúng mẫu điện SWIFT MT700, MT701 và MT707 hoặc chưa xác nhận được mẫu chữ ký (nếu bằng thư), phải thông báo ngay cho ngân hàng mở L/C biết nhưng không thông báo cho khách hàng. Trường hợp muốn có yêu cầu thông tin thì chỉ giao cho khách hàng bản sao L/C hoặc bản sao sửa đổi L/C mà ngân hàng không chịu trách nhiệm gì về việc cung cấp thông tin đó. Trường hợp từ chối thông báo L/C thì phải báo ngay cho ngân hàng mở L/C biết. Những điện mở L/C hoặc sửa đổi L/C từ ngân hàng đại lý gửi đến có xác nhận mã đúng (nếu bằng Telex) hoặc theo mẫu điện MT700, MT701 và MT707 (nếu bằng (SWIFT) thì được coi là văn bản thực hiện. Nếu có xác nhận bằng văn bản gửi đến thì xác nhận đó không có giá trị và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Ngân hàng thông báo) không có trách nhiệm kiểm tra nội dung những văn bản xác nhận đối với nội dung L/C hoặc sửa đổi L/C đã gửi bằng điện. Nếu nhận được điện của ngân hàng đại lý ghi rõ: "Các chi tiết đầy đủ gửi sau" hay một câu có nội dung tương tự, trên thông báo gửi khách hàng, TTV sẽ ghi rõ: "Thông báo sơ bộ, chưa có hiệu lực thi hành". Khi nào nhận được bản L/C hoặc sửa đổi chi tiết, TTV sẽ kiểm tra như trình tự và thông báo chính thức cho khách hàng. Nếu ngân hàng mở L/C yêu cầu ngân hàng Ngoại thương Việt Nam xác nhận L/C, tùy từng trường hợp cụ thể, Giám đốc chi nhánh xem xét quyết định việc xác nhận hoặc không xác nhận, cần yêu cầu ngân hàng mở L/C ký quỹ hoặc không ký quỹ. + Nếu đồng ý xác nhận, trên thông báo phải ghi câu: "Chúng tôi thông báo L/C này kèm theo sự xác nhận của chúng tôi" (We hereby add our confirmation to this Credit). + Nếu không đồng ý xác nhận, trên thông báo gửi khách hàng phải ghi rõ: "Chúng tôi thông báo L/C này không kèm theo sự xác nhận của chúng tôi" (We hereby advise this Credit without adding our confirmation) đồng thời phải thông báo ngay cho ngân hàng mở L/C biết. Thư thông báo hoặc sửa đổi L/C làm thành 2 bản, 1 bản giao cho người xuất khẩu Việt Nam, 1 bản lưu giữ tại hồ sơ L/C của Ngân hàng. TTV giao thông báo kèm L/C hoặc sửa đổi L/C gốc cho khách hàng và yêu cầu khách hàng ký nhận vào bản lưu của Ngân hàng. Khi nhận được sửa đổi L/C, nếu Ngân hàng mở L/c yêu cầu thông báo lại ý kiến của người xuất khẩu Việt Nam về việc sửa đổi đó, tùy theo thời gian quy định trong sử đổi L/C, trên thông báo gửi khách hàng cần yêu cầu khách hàng có ý kiến bằng văn bản, khi nhận được trả lời, TTV thông báo ngay cho Ngân hàng mở L/C biết. Vietcombank không thông báo sửa đổi L/C, nếu Vietcombank không phải là Ngân hàng thông báo L/C gốc, đồng thời TTV thông báo ngay cho Ngân hàng mở L/C biết về sự không thông báo đó. (2) Ngân hàng ngoại thương Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra, gửi chứng từ và đòi tiền. Khi nhận được thư yêu cầu thanh toán theo mẫu kèm chứng từ do người xuất khẩu Việt Nam xuất trình cùng banr gốc L/C và những điều chỉnh liên quan (nếu có), TTV sẽ kiểm tra số lượng chứng từ, loại chứng từ và ghi rõ ngày, giờ xuất trình và ký nhận. Sau khi kiểm tra, TTV sẽ rút số dư trên L/C gốc, trường hợp chứng từ xuất trình do ngân hàng khác thông báo thì phải lập hồ sơ theo dõi. Ngay sau khi nhận được đầy đủ chứng từ của khách hàng, TTV sẽ khẩn trương thực hiện việc kiểm tra chứng từ và phải đảm bảo đúng quy định của L/C và UCP 500. Khi kiểm tra chứng từ, TTV sẽ ghi ý kiến của mình trên phiếu kiểm tra chứng từ, phải có ý kiến của kiểm soát viên và của phụ trách phòng, trước khi lập thuế gửi chứng từ hoặc lập điện đòi tiền Ngân hàng nước ngoài hoặc trước khi thanh toán cho khách hàng (nếu chứng từ có sai sót). Sau khi kiểm tra chứng từ, nếu thấy: + Chứng từ phù hợp với L/C: chứng từ được gửi và đòi tiền theo quy định của L/C. ã Đòi tiền bằng thư được thực hiện theo mẫu quy định trên máy vi tính. ã Đòi tiền bằng điện: - Sử dụng các mẫu điện SWIFT thích hợp (nếu bằng SWIFT) - Nếu bằng Telex phải có khóa mã điện, nội dung phải được ghi đầy đủ như mẫu đòi tiền bằng thư. Đối với L/C cho phép đòi tiền bằng điện, trên thư gửi chứng từ phải ghi rõ: chứng từ đã được đòi bằng điện này - tránh thực hiện 2 lần (Reimbursement claim has been effected by cable dated - please avoid duplicate). + Chứng từ không phù hợp với L/C: ã Chứng từ không phù hợp với L/C mà khách hàng không thể sửa chữa được, trên thư hoặc điện đòi tiền gửi Ngân hàng nước ngoài phải nêu rõ những điểm không phù hợp và chỉ thị trả tiền nếu được chấp nhận (Sử dụng MT750 nếu bằng SWIFT). Trường hợp này không được gửi lệnh đòi tiền cho Ngân hàng hoàn trả, mà yêu cầu Ngân hàng mở L/C khi chấp nhận thanh toán điện báo cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (với tư cách là ngân hàng đòi tiền) để đòi tiền ngân hàng hoàn trả. ã Chứng từ không phù hợp với L/C, mặc dù có thể sửa chữa, thay thế được nhưng khách hàng (người xuất khẩu Việt Nam) không đồng ý với ý kiến của ngân hàng, TTV yêu cầu khách hàng phải ký bảo lưu và chịu trách nhiệm về những điểm không phù hợp đó nếu nước ngoài từ chối thanh toán và tiến hành lập thư gửi chứng từ và đòi tiền theo quy định của L/C. Nếu quá 7 ngày kể từ ngày điện đòi tiền, 10 ngày kể từ ngày gửi chứng từ (đòi tiền bằng thư) mà không nhận được báo Có, TTV phải điện nhắc ngân hàng trả tiền. Đối với các bộ chứng từ không phù hợp, điện yêu cầu họ thông báo về việc chấp nhận trả tiền. Nếu khách hàng yêu cầu bằng văn bản thanh toán ngay bộ chứng từ, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam sẽ xem xét áp dụng hình thức sau: * Chiết khấu miễn truy đòi (Vietcombank mua đứt bộ chứng từ và chịu rủi ro trong việc đòi tiền nước ngoài): Điều kiện để Vietcombank thực hiện chiết khấu miễn truy đòi: + L/C trả tiền ngay và cho phép đòi tiền bằng điện + Chứng từ hoàn toàn phù hợp với những điều kiện và điều khoản của L/C + Ngân hàng mở phải trả ngân hàng có uy tín trên thị trường thanh toán quốc tế, thường xuyên giao dịch với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, thanh toán sòng phẳng. + Các chi phí liên quan đến việc thanh toán do khách hàng chịu. + Khách hàng có tín nhiệm, có quan hệ thanh toán tốt. * Chiết khấu truy đòi (ngân hàng chiết khấu chứng từ, nếu ngân hàng nước ngoài từ chối thanh toán chứng từ thì ngân hàng truy đòi khách hàng). Điều kiện để Vietcombank thực hiện chiết khấu truy đòi: + Ngân hàng mở L/C là ngân hàng có uy tín + Thị trường quen thuộc + Khách hàng mở tài khoản và hoạt động thường xuyên tại Vietcombank + Khách hàng phải cam kết hoàn trả số tiền ngân hàng đã chiết khấu khi nhận được thông báo từ chối thanh toán chứng từ của ngân hàng nước ngoài. + Số tiền chiết khấu luôn nhỏ hơn 100% trị giá hóa đơn. Đối với các bộ chứng từ này, trong vòng 60 ngày kể từ ngày Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam gửi chứng từ đòi tiền mà không nhận được thông báo trả tiền của ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam sẽ tự động ghi Nợ tại khoản của khách hàng. Nếu trên tàikhoản của người xuất khẩu Việt Nam không có tiền, trong vòng 7 ngày làm việc, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam sẽ chuyển số tiền đã chiết khấu sang nợ quá hạn và thu lãi theo lãi suất cho vay quá hạn do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam quy định. Nếu chứng từ xuất trình có sai sót song không nghiêm trọng so với điều kiện và điều khoản của L/C mà khách hàng yêu cầu chiết khấu truy đòi, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, giám đốc chi nhánh có thể xem xét, giải quyết và trị giá chiết khấu không quá 90% trị giá chứng từ. Trong trường hợp NH mở L/C từ chối thanh toán chứng từ, TTV xác minh lý do nước ngoài từ chối thanh toán và thông báo ngay cho người xuất khẩu. Nếu lý do từ chối thanh toán của NH nước ngoài không xác đáng, TTV điện phản đối việc từ chối của NH nước ngoài. Khi nào nhận được điện hoặc thư báo Có của NH nước ngoài, TTV hạch toán thanh toán tiền hàng và thu các loại phí có liên quan. III. Những mặt ưu việt và hạn chế của phương thức thanh toán TDCT 1. Ưu việt a. Đối với người xuất khẩu - Đảm bảo sẽ được thanh toán tiền nếu xuất trình chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C. - Ưu việt hơn hai phương thức chuyển tiền và nhờ thu ở chỗ: người bán không còn phải lo lắng liệu mình có được thanh toán không khi hàng hóa gửi cho người mua. b. Đối với người nhập khẩu - Được đảm bảo sẽ chỉ bị ghi Nợ tài khoản trị giá L/C khi tất cả những điều kiện và điều khoản của L/C được thực hiện đúng. - Có khả năng giữ được vốn vì họ không phải ứng trước tiền hàng cho người xuất khẩu. - Đáp ứng yêu cầu của người xuất khẩu thanh toán bằng thư tín dụng, người nhập khẩu có thể: + Thương lượng giá cả và điều kiện tốt hơn + Mở rộng nguồn cung cấp. 2. Hạn chế a. Đối với người xuất khẩu - L/C được lập trên cơ sở hợp đồng mua bán ngoại thương nhưng lại hoàn toàn độc lập với HĐMBNT, do đó đòi hỏi người xuất khẩu phải nghiên cứu kỹ những điều kiện và điều khoản quy định trong L/C. - Người xuất khẩu phải có thêm trách nhiệm lập bộ chứng y không những phải phù hợp với nội dung của L/C mà còn phải phù hợp với Bản Quy tắc và Thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, bản sửa đổi số 500 do ICC phát hành năm 1993 thì mới được đảm bảo nhận tiến. - Phải chịu nhiều loại phí: phí thông báo, phí thông báo sửa đổi, phí xác nhận (nếu có), phí thanh toán, các điện phí giao dịch... b. Đối với người nhập khẩu - Phải có thêm trách nhiệm mở L/C cho người xuất khẩu hưởng trên cơ sở HĐ, do đó đòi hỏi họ phải cân nhắc những điều kiện và điều khoản nào phải được quy định trong L/C để an toán cho mình và đúng với quy định của HĐ. - Phải dàn xếp với NH của mình để mở L/C cho người xuất khẩu hưởng. - Vốn bị đọng do phải ký quỹ cho NH mở. - Phải nghiên cứu kỹ UCP 500 để phát hành L/C phù hợp với thông lệ. - Phải chịu nhiều phí: phí mở, phí sửa đổi, phí xác nhận (nếu có), phí thanh toán, điện phí mở L/C... Chương 3 Một số điểm cần lưu ý nhằm nâng cao hiệu quả trong thanh toán quốc tế bằng phương thức TDCT của ngân hàng ngoại thương việt nam thời gian tới 1. Một số điểm cần lưu ý trong thanh toán bằng phương thức TDCT * Qua thực tiễn áp dụng phương thức TDCT tại Veitcombank, nghiệp vụ TDCT của NH đều được chi phối bởi Bản Quy tắc và thực hành thống nhất về TDCT của Phòng Thương mại Quốc tế và mỗi hành động của NH đều căn cứ vào điều khoản của Bản Quy tắc này. Mặc dù đây không phải là luật pháp quốc tế mà chỉ là những quy tắc chung hwongs dẫn giao dịch cho các bên liên quan: NH, người mở, người hưởng lợi; nhưng Bản quy tắc này đã trở thành tiêu chuẩn cho bất cứ ai muốn giao dịch về Thư tín dụng và là cơ sở để bảo vệ quyền lợi của mình trên thương trường quốc tế. Bản Quy tắc và thực hành thống nhất về TDCT, bản sửa đổi số 500 năm 1993 của Phòng Thương mại Quốc tế, gọi tắt là UCP 500 là bản sửa đổi mới nhất hiện đang có hiệu lực được coi là bản sửa đổi toàn diện và sắc nhất. Nó gòm 49 điều khoản, định ra tất cả những nguyên tắc, tiêu chuẩn cho NH trong HĐ giao dịch TDCT. Vì vậy, bất kỳ ai tham gia phương thức TDCT đều phải hiểu rõ bản chất của các điều khoản để áp dụng một cách hợp lý, chính xác vào giao dịch TDCT. Có như vậy mới giảm thiểu đến mức thấp nhất những rủi ro, hạn chế những tranh chấp phát sinh trong kỹ thuật nghiệp vụ nhằm đạt được lợi nhuận tối đa. Xuyên suốt lịch sử của UCP, giao dịch của NH mãi mãi vẫn là: bằng chứng từ và trên cơ sở chứng từ. Mặc dù giữa chứng từ và hàng hóa, dịch vụ của TDCT có mối quan hệ khăng khít nhưng không vì thế mà NH bị ràng buộc giao dịch của mình với hàng hóa hoặc dịch vụ ngoài NH. Đây là một điều mà các doanh nghiệp phải luôn ghi nhớ cho tất cả các bên liên quan trong phương thức TDCT. Một số doanh nghiệp Việt Nam khi mới làm xuất nhập khẩu thường hay thắc mắc với NH rằng L/C được mở để nhập hàng theo hợp đồng và hàng giao kém phẩm chất không đúng quy cách thì sao lại trả tiền cho người nhập khẩu. Câu hỏi thoạt mới nghe tưởng rất hợp lý nhưng theo UCP thì chính nhà nhập khẩu đã chưa hiểu đúng vấn đề. NH mở chỉ có thể dừng không thanh toán bộ chứng từ hợp lệ khi có phán quyết của Tòa án nước sở tại. Trong trường hợp này, người nhập khẩu phải hiểu tình thế của họ là họ chỉ có quyền kiện người xuất khẩu trên cơ sở HĐTM chứ không thể từ chối thanh toán. Tuy nhiên, trong trường hợp có dấu hiệu hoặc bằng chứng lừa đảo của người bán, căn cứ vào đơn của người bị hại Tòa án có thể quyết định không thanh toán hoặc ngừng thanh toán vô thời hạn t rong phạm vi luật pháp hiện hành nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người nhập khẩu. Nhưng nếu NH thanh toán theo đúng điều khoản của L/C và hợp với UCP trước khi có phán quyết của Tòa án thì NH được miễn trách. Thiệt hại do lừa đảo, phía người mở L/C phải gánh chịu. Tuy vậy, mọi việc giải quyết tranh chấp giữa người mở và NH phát hành còn phụ thuộc vào luật lệ nước sở tại. * Không nên đưa quá nhiều chi tiết vào L/C Một số khách hàng khi đến xin mở L/C tại Vietcombank đã đưa đơn xin mở mà nội dung mô tả hàng hóa chiếm nửa nội dung của cả đơn vì họ nghĩ rằng càng nhiều chi tiết hàng hóa, càng đảm bảo an toàn cho họ. Điều này hoàn toàn không đúng như vậy vì chi tiết hàng hóa ở L/C chỉ được thể hiện đầy đủ ở hóa đơn, mà chứng từ này do người hưởng lợi lập thì không có ý nghĩa gì về giác độ an toàn của hàng hóa khi ngưoừi thụ hưởng là người không chân thực. Tài liệu ICC xuất bản số đề cập tới thư tín dụng với quá nhiều chi tiết như sau: "Việc đưa quá nhiều chi tiết vào Thư tín dụng thường do người mở tin tưởng một cách sai lẩnằng họ có thể bảo vẹe được chính mình bằng cách làm đó. Thực ra, hiếm khi được như vậy. NH chỉ có thể thanh toán, chấp nhận thanh toán hoặc chiết khấu đối với những bộ chứng từ phù hợp với những điều kiện và điều khoản của L/C. Kẻ lừa đảo sẽ hài lòng khi tạo ra thật nhiều chi tiết của chứng từ, nhằm đảm bảo sự phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C". Mặt khác, người mở cũng không nên yêu cầu những điều khoản không cần thiết như đòi hỏi L/C phải quy định: hóa đơn phải do người thụ hưởng lập, không chấp nhận vận đơn theo HĐ thuê tàu. * Một vài lưu ý khi kiểm tra chứng từ: Khi người thụ hưởng xuất trình chứng từ theo quy định của L/C thì việc xác định chứng từ có phù hợp hay không được thực hiện trên cơ sở kiểm tra chứng từ của NH chứ không theo nhận thức của người khác. Nói cách khác, NH có phương pháp kiểm tra chứng từ riêng chứ không theo hiểu biết thông thường cuả người ngoài cuộc. Ví dụ như: Tên của người thụ hưởng ghi trong L/C là "vietnam national minerals import export corporation" nhưng trong các chứng từ, người thụ hưởng ghi "minexport". Theo đó, NH xác định chứng từ không phù hợp với L/C. Trong trường hợp này, người thụ hưởng không thể lý luận rằng cả 2 tên gọi đều đúng vì theo như hồ sơ doanh nghiệp đã chứng minh ddiều đó. Bởi vì NH chỉ đưa ra một lý do đơn giản: Tên của người thụ hưởng ghi trong cácchứng từ không đúng với tên của người thụ hưởng ghi trong thư tín dụng chứ không phải là không đúng với hồ sơ doanh nghiệp tại NH. Đây chính là sự phù hợp trên bề mặt của các chứng từ với các điều kiện và điều khoản của L/C. Hay có những điều mà người thụ hưởng nghĩ rất đơn giản và cảm thấy hoàn toàn hợp lý khi họ xuất trình vận đơn ghi: port of loading: saigon port port of discharge: rotterdam port Trong khi L/C quy định: "Shipment from Vietnam port to Rotterdam port" nhưng NH lại từ chối chứng từ vì những lý do sau: + Trên bề mặt của vận đơn không chứng minh được là hàng đã bốc từ một cảng của Việt Nam. + Các NH trên thế giới không thể biết và cũng không cần biết là cảng Sài Gòn thuộc nước Việt Nam mà họ chỉ căn cứ vào chứng từ do người chuyên chở cấp. Do đó để B/L phù hợp với điều kiện giao hàng của L/C, cảng giao hàng phải được ghi: port of loading: saigon port, vietnam port of discharge: rotterdam port * Một điều lưu ý nữa là dù bộ chứng từ có bất hợp lệ cũng không nên gửi chứng từ cho NH phát hành trên cơ sở nhờ thu (on collection) vì như vậy chứng từ sẽ được xử lý theo "Quy tắc thống nhất về nghiệp vụ nhờ thu số xuất bản 522, bản sửa đổi 1995 của Phòng Thương mại Quốc tế" (the Uniform Rules for Collection, ICC Publication No 522, 1995 Revision) gọi tắt là URC 522. Nhưng nếu áp dụng URC 522 có nghĩa là chứng từ bị mất quyền đảm bảo bởi UCP 50 mà theo đó NH phats hành phải thực hiện đúng điều 13 và 14 mà URC 522 lại cho phép NH phát hành hoặc NH xác nhận có thể không cẩn kiểm tra chứng từ hoặc thông báo những bất hợp lệ vượt thời hạn quy định cho phía xuất trình mà chỉ hành động theo đúng các điều khoản của URC. Điều này hoàn toàn ngược với L/C quy định áp dụng theo UCP 500 và trái với tập quán quốc tế về giao dịch TDCT. Vì thế, nếu chứng từ bất hợp lệ, người thụ hưởng nên yêu cầu NH của mình chuyển chứng từ trên cơ sở chấp nhận thanh toán (On approval basics) và ghi rõ áp dụng theo UCP 500. Mặc dù quyền chọn gửi chứng từ thanh toán theo phương thức nào là do người thụ hưởng quyết định nhưng trên thực tế thông thường, người thụ hưởng không rõ hoặc ít chú ý đến nghiệp vụ này nên NH có thể tư vấn cho họ nhằm hành động theo đúng tập quán quốc tế và bảo vệ quyền lợi của khách hàng. * Cách xử lý của người thụ hưởng và NH thương lượng chứng từ khi nhận được L/C mâu thuẫn với UCP 500. Trong thực tế vẫn có NH phát hành mở những L/C chứa đựng những điều khoản trái với quy định của UCP 500. Nguyên nhân có thể do người mở và NH phát hành thiếu cẩn thận hoặc không nắm vững nghiệp vụ hay thạam chí cố tình phát hành với những điều khoản trái ngược. Gặp trường hợp này, nói chung người thụ hưởng không nên chấp nhận L/C kiểu này. Ví dụ: L/C yêu cầu xuất trình B/L vận tải đa phương thức nhưng lại quy định cấm chuyển tải, trái với thực tiễn vận tải hàng hóa. Tuy nhiên, điều 26 UCP ghi rõ rằng: "Ngay cả khi thư tín dụng không cho phép chuyển tải, NH sẽ chấp nhận chứng từ vận tải đa phương thức có ghi việc chuyển tải". Những kiến nghị đề xuất Từ những điều phân tích ở trên, người viết muốn đưa ra một số kiến nghị sau để công tác thanh toán bằng phương thức TDCT được hiệu quả hơn, phục vụ ngày càng tốt hơn cho hoạt động XNK: * Về phía người xuất khẩu và người nhập khẩu: - Trước khi tiến đến giao dịch buôn bán, phải tìm hiểu kỹ đối tác: tình hình tài chính, khả năng thanh toán, mức độ tin cậy... để tránh những rủi ro đáng tiếc mà một số doanh nghiệp đã từng phải gánh chịu. - Nắm vững và hiểu rõ bản chất của Bản Quy tắc và thực hành thống nhất về TDCT của Phòng Thương mại Quốc tế để áp dụng chính xác, hợp lý và giao dịch TDCT nhằm giảm thiểu rủi ro, hạn chế tối đa tranh chấp nảy sinh. + Riêng đối với người nhập khẩu: ã Khi mở L/C, không nên đưa quá nhiều chi tiết vào thư tín dụng vì như trên đã phân tích, không phải cứ đưa nhiều chi tiết về hàng hóa vào thư tín dụng thì sẽ càng an toàn. Đồng thời, không nên đưa những chi tiết không cần thiết vào thư tín dụng. ã Để đảm bảo quyền lợi cho mình trong trường hợp L/C đã phát hành mà người thụ hưởng lại không thể thực hiện nghĩa vụ giao hàng vì một lý do nào đấy, người nhập khẩu khi yêu cầu NH của mình mở L/C đồng thời nên yêu cầu người bán yêu cầu NH của người bán mở thư bảo lãnh để thực hiện hợp đồng (performance bond/performance guarantee). Thời hạn hiệu lực của L/C và thư bảo lãnh phải đồng thời. + Riêng đối với người xuất khẩu: ã Sau khi giao hàng, phải khẩn trương trong việc lập chứng từ và xuất trình chứng từ cho NH thương lượng, phải chú ý đến thời hạn xuất trình chứng từ ghi trong L/C để xuất trình đúng thời hạn. ã Lập chứng từ thật cẩn thận, tránh lập cẩu thả, nhất là khi buôn bán với đối tác HongKong hay Hàn Quốc vì các NH của HongKông hay Hàn Quốc thường rất nghiêm khắc với các lỗi, thậm chí cả lỗi chính tả. Họ thường tìm bắt lỗi, nặng thì từ chối thanh toán, nhẹ thì đòi phạt cho chứng từ có lỗi (discrepancief fee), thường tiền phạt này tương đối cao (60 - 75USD). Nếu người xuất khẩu chỉ cần lập chứng từ cẩu thả một chút là phải chịu phạt, làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận. + Về phía Ngân hàng: ã Nên tư vấn cho khách hàng của mình, nhất là những khách hàng mới bước vào kinh doanh xuất nhập khẩu biết cần phải lập chứng từ như thế nào để tránh bị từ chối thanh toán hay bị mất tiền phạt vô ích. ã Nên in chứng từ như hóa đơn, hối phiếu... thành mẫu sẵn như một số NH khác để khách hàng chỉ cần điền vào ô trống nhằm tránh tình trạng môtj số doanh nghiệp làm chứng từ trông rất luộm thuộm. Chi phí in chứng từ sẽ lấy vào lệ phí thanh toán L/C. ã Đối với những NH hay thanh toán chậm tiền hàng như một số NH Hàn Quốc, phải kiên quyết đòi họ trả lãi suất do việc thanh toán chậm. Tuy nhiên, có một thực tế là kim ngạch những L/C bị thanh toán chậm không lớn, nên việc điện hoặc thư từ đi lại đòi trả lãi lại còn nhiều hơn tiền lãi suất nếu họ trả. ã Đối với những khách hàng có quan hệ làm ăn với đối tác Pakistan, ấn Độ hay một số nước Nam á, phải cho họ biết rằng NH của những nước này thường mở bằng thư với chữ ký không đúng hoặc chữ ký chưa được giới thiệu, phải yêu cầu xác nhận bằng điện có mã, nhưng thường phải nhắc nhiều lần hoặc chờ đợi lâu mới được xác nhận, nên thông báo cho khách hàng thường bị chậm. Kết luận Mặc dù thư tín dụng ngân hàng được coi là tốt hơn và ưu việt hơn phương thức chuyển tiền và nhờ thu nhờ tính an toàn cao hơn trong thanh toán trong ngoại thương nhưng điều này không có nghĩa là Thư tín dụng là phương thức tuyệt đối an toàn cho các bên liên hệ. Thư tín dụng nói cho cùng chỉ dành cho những đối tác chân thực, lành mạnh, luôn đề cao chữ tín. Nó sẽ chẳng có nghĩa gì, thậm chí còn bị lợi dụng đối với những cá nhân thiếu đạo đức, những doanh nghiệp, những tổ chức Mafia nhằm thực hiện những vụ lừa đảo Quốc tế. Thực tế, trong mọi lĩnh vực đều có những kẻ lừa đảo, nhưng lĩnh vực thương mại quốc tế là mảnh đất màu mỡ cho những kẻ lừa đảo sâu bọ. UCP 500 chỉ là những quy tắc có tính chất quy ước quốc tế mà mỗi bên liên quan đều bị ràng buộc. Nó sẽ là con dao 2 lưỡi đối với những người không biết cách chơi. Điều quan trọng và cơ bản nhất đối với cả người bán lẫn người mua là bọn chúng đối tác kinh doanh. Nếu không, người mua có thể bị gánh chịu hậu quả hoặc người bán sẽ bị từ chối thanh toán vì một lỗi rất nhỏ hoặc thậm chí chỉ sai một chữ cái của một từ trong bộ chứng từ giao hàng. Trong giao dịch buôn bán, hãy chọn con người trước khi chọn mặt hàng, chất lượng, giá cả... của người đó. Sẽ thật ấu trĩ và sai lầm nếu ai đó tin rằng Thư tín dụng là tấm lá chắn an toàn tuyệt đối cho ngươì mua vì NH chỉ căn cứ vào chứng từ mà chứng từ có thể làm giả, chứng từ bẩn có thể làm sạch. Đây chính là mặt trái của Thư tín dụng vì Thư tín dụng hoàn toàn không tạo ra khả năng bảo vệ quyền lợi của người mua khi người bán là kẻ lừa đảo. Tất nhiên, những mặt ưu việt của Thư tín dụng so với các phương thức thanh toán khác thì có nhiều và Thư tín dụng sẽ chỉ là phương thức thanh toán thuận tiện và an toàn nhất đối với những ai hiểu rõ bản chất của nó và biết vận dụng UCP 500 một cách chính xác, linh hoạt vào thực tiễn giao dịch TDCT. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc yêu cầu mở thư tín dụng (application for documentary credit) Kính gửi: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank HOHanoi). Với trách nhiệm thuộc về mình, chúng tôi đề nghị Ngân hàng mở thư tín dụng loại sau bằng điện / thư: Irrevocable với nội dung dưới đây qua Ngân hàng đại lý: The Chase Manhattan Bank, New York, USA. Applicant: Vietnam National Textile and Garment Corporation 25 Ba Trieu Street Hanoi Beneficiary: Blank Trade Group, Ltd 350 - 5th Ave., Suite 6850, Empire State Building, New York, NY 10118, USA. Date and place of expiry: 991006 Currency, amount in figure and words: USD 63000,00 (US Dollars sixty three thousand only). Terms of shipment: CRF Hai Phong Partial shipment: allowedLatest date of shipment: 990915 Shipment from: Vostochny or Vladivostok port to Haiphong port Description of goods: 1. Commodity: Viscose filament yarn, bright on cone, "Sivinit" brand, A grade 2. Specifications as follows: - Nominal linear density: 133 Dtex/120 (D) - Number of filament: 30 (F) - Tenacity (mN/dtex) not less: 14,7 - Elongationat break (%): 20-24. - Coefficient of variation on linear denity % not more: 2,5 - Twist (tpon) S: 100+/-20 - Wet shrinkage (%) not more: 2,3 - Oiling (%) not more: 3 - Moisture regaint: 13% max 3. Quantity: 18000 kgs+/-5% (2 container) 4. Price: USD 3,5 kg on net weight CFR Haiphong in accordance with Incoterm 90 Available by beneficiary draft drawn on VCB at sight for 100% invoice value accompanied by the followings documents: - Signed commercial invoice in 3/3 originals - Full set of clean on board ocean Bill of Lading made out to order of VCB HO Hanoi marked freight prepaid and notify the applicant - Certificate of origin issued by Supplier: in 1 original and 2 copies - P.L: 3/3 originalss - Certificate of quality by maker: 1 original and 2 copies - Copy of fax/telex advising accountee of particulars of shipment - Beneficiary certificate showing that one set of non-negotiable document have been sent to the Vinatex right after shipment and DHL's receipt must be presented by negotiation - Payment upon receipt of documents strictly complied with L/C terms and conditions as per contract 04/VINA-BLANK/99 date 20/8/99. 5. Special conditions - Document to be presented within 21 days after the date of issuance of transport documents but within the validity of the Credit - All bank charges osutide Vietnam are for account of beneficiary - This L/C is subject to the Uniform Customs and Practice for Documentary Credits ICC, 1993 Revision, No 500. Chỉ thị cho ngân hàng mở: - ủy quyền ghi nợ tài khoản của chúng tôi số: .................................. tại Quý Ngân hàng để ký quỹ ............% trị giá L/C và / hoặc trả tiền nước ngoài theo cam kết của chúng tôi đính kèm. Chúng tôi chấp nhận Quý Ngân hàng ghi nợ những chi phí (thủ tục phí, điện phí, bưu phí,...) liên quan đến L/C trên. Ngày tháng năm kế toán trưởng tổng giám đốc Bank for foreign trade of vietnam Address: 1998 Trần Quang Khải Our ref. No. 085001599ELC0003 Hanoi, Ngay 10/06/99 To: TCT RAU QUA VN Advice of documentary credit Credit No. J-857874 For: USD 109890.00 Dear Sir(s), Please be advised that we have received a SWIFT message [ ] Tested Teletransmision [ ] Authenticated Signature Letter [ ] No Tested Teletransmision [ ] No Authenticated Signature Letter [ ] Adding our Confirmation [ ] Without Adding our Confirmation Dated: 09/06/99 From: The chase manhattan bank new york reading in substance as shown on the attached sheet Please note that this letter is solely and advice and conveys no engagement by us. And please further note that we assume no responsibility for any errors and/or comission in the transmission and/or translation of the teletransmission / an airmail. You are requested to check the Credit terms carefully. In the event that you do not agree with the terms and conditions or if you feel unable to comply with any of the terms and conditions, please arrange an amendment of the Credit/ amendment through your contracting party (the applicant for the Credit). This letter must be presented for each drawing hereunder. This Credit advice is subject to the Uniform costomers and Practice for Document Credits 1993 Revision, ICC publication No.500. Yours faithfully, Bank for Foreign trade of Vietnam Tài liệu tham khảo - Giáo trình: "Thanh toán quốc tế trong Ngoại thương - tác giả PGS. Đinh Xuân Trình. - Hướng dẫn sử dụng L/C - 1990 - Trường ĐH Ngoại thương. - Sách dịch "UCP số 500, 1993, ICC". Nxb Giáo dục. - Sách dịch "URC số 522, 1995, ICC và URR số 525, ICC" Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTHUCTA~1.DOC
Tài liệu liên quan