Đề tài Hoàn thiện việc lập và phân tích hệ thống các báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp Việt nam

Tài liệu Đề tài Hoàn thiện việc lập và phân tích hệ thống các báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp Việt nam: Phần mở đầu Từ khi kinh tế nước ta chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp đều có ý thức tự chủ trong kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình.Vì vậy, trong mọi hoạt động, các doanh nghiệp đều phải thận trọng, cân nhắc để thu được lợi nhuân tối đa và đảm bảo khả năng thanh toán. Các doanh nghiệp luôn phải ghi chép các nghiệp vụ phát sinh, tính toán chi phí, doanh thu…rồi phân tích để thấy được điểm mạnh, điểm yếu để từ đó phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu. Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiêp còn có quan hệ với nhiều đối tượng như: các doanh nghiệp khác, nhà đầu tư, ngân hàng, nhà cung cấp.Tất cả những người này đều muốn biết tình hình hoạt động của doanh nghiệp để họ có hướng đầu tư, cho vay hay cung cấp tín dụng thương mại.Như vậy việc lập các báo cáo kế toán và phân tích các báo cáo kế toán là việc làm tối cần thiết trong điều kiện hiện nay. Hệ thống báo cáo tài chính(BCTC) mới được sửa đổi và ban hành...

doc34 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1070 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hoàn thiện việc lập và phân tích hệ thống các báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp Việt nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu Từ khi kinh tế nước ta chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp đều có ý thức tự chủ trong kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình.Vì vậy, trong mọi hoạt động, các doanh nghiệp đều phải thận trọng, cân nhắc để thu được lợi nhuân tối đa và đảm bảo khả năng thanh toán. Các doanh nghiệp luôn phải ghi chép các nghiệp vụ phát sinh, tính toán chi phí, doanh thu…rồi phân tích để thấy được điểm mạnh, điểm yếu để từ đó phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu. Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiêp còn có quan hệ với nhiều đối tượng như: các doanh nghiệp khác, nhà đầu tư, ngân hàng, nhà cung cấp.Tất cả những người này đều muốn biết tình hình hoạt động của doanh nghiệp để họ có hướng đầu tư, cho vay hay cung cấp tín dụng thương mại.Như vậy việc lập các báo cáo kế toán và phân tích các báo cáo kế toán là việc làm tối cần thiết trong điều kiện hiện nay. Hệ thống báo cáo tài chính(BCTC) mới được sửa đổi và ban hành ngày 25/10/2000 của bộ Tài Chính mặc dù đã có những bước đổi mới vượt bậc, đã đơn giản hơn xong việc áp dụng nó vào thực tế vẫn còn một số khó khăn và nó chưa thực sự phát huy được tác dụng vốn có của các BCTC .Vì vậy với mong muốn tìm hiểu thêm về các BCTC, phân tích các BCTC và thực trạng ở Việt nam hiện nay nên em chọn đề tài “Hoàn thiện việc lập và phân tích hệ thống các BCTC trong các doanh nghiệp Việt nam” làm chuyên đề báo cáo kế toán của mình. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận chuyên đề gồm 2 phần: Phần 1:Một số lí luận về hệ thống BCTC và phân tích BCTC trong doanh nghiệp. Phần 2:Thực trạng và một số hướng đề xuất trong việc lập và phân tích các BCTC. Phần 1 Một số lý luận chung về BCTC và phân tích các BCTC trong doanh nghiệp 1.1Báo cáo tài chính 1.1.1Tác dụng và yêu cầu của các BCTC 1.1.1.1Khái niệm Báo cáo tài chính là hình thức biểu hiện của phương pháp tổng hợp, cân đối kế toán ,phản ánh tổng quát thực trạng tài chính của doanh nghiệp vào một thời điểm, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ. 1.1.1.2.Tác dụng của BCTC BCTC là những tài liệu có tính lịch sử và được lập với độ chính xác cao, được pháp luật quy định và được báo cáo công khai phục vụ cho các đối tượng cần quan tâm:nhà quản lý doanh nghiệp( ban giám đốc, hội đồng quản trị), những người có lợi ích trực tiếp (nhà đầu tư, cho vay) và những người có lợi ích gián tiếp (thuế, tài chính, thống kê, kế hoạch).Tuỳ thuộc vào quyền lợi của mình mà mỗi đối tượng có góc độ quan tâm khác nhau đến các thông tin trên các BCTC. Đối với chủ doanh nghiệp, BCTC cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình, kết quả kinh doanh, tình hình tài sản, tình hình và khả năng tài chính của doanh nghiệp làm cơ sở trong việc đề ra những phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ tới. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, BCTC doanh nghiệp làm cơ sở, căn cứ cho việc kiểm tra, giám sát tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện các chế độ, chính sách tài chính và pháp luật kinh tế của nhà nước. Đối với các chủ đầu tư bao gồm các cổ đông, các bên tham gia liên doanh, các ngân hàng…báo cáo tài chính của một doanh nghiệp là cơ sở, căn cứ để đưa ra nhưng quyết định đầu tư, cho vay vốn. Đối với các bạn hàng BCTC doanh nghiệp sẽ cung cấp những thông tin về tình hình tài chính, tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp làm cơ sở căn cứ để đưa ra những quyết định trong việc ký kết hợp đồng mua bán các biện pháp thanh toán tiền hàng. Ngoài những BCTC do chế độ kế toán Nhà nước qui định, trong doanh nghiệp còn có hệ thống báo cáo quản trị. Đây là báo cáo phản ánh chi tiết các chỉ tiêu kinh tế trong doanh nghiệp nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho chủ doanh nghiệp và những cán bộ quản lý doanh nghiệp.Báo cáo kế toán quản trị không theo những quy định của bộ Tài chính mà xuất phát từ nhu cầu và theo qui định của chủ doanh nghiệp và giám đốc doanh nghiệp. 1.1.1.3.Yêu cầu của báo cáo tài chính Từ tầm quan trọng của BCTC, nên khi lập báo cáo tài chính phải tuân thủ theo các yêu cầu sau: Tất cả các doanh nghiệp phải lập và gửi các BCTC đúng qui định. Số liệu và tài liệu do báo cáo tài chính cung cấp phải chính xác, trung thực, đầy đủ và kịp thời. Theo chế độ kế toán hiện hành hệ thống BCTC của doanh nghiệp bao gồm: "Bảng cân đối kế toán(BCĐKT) "Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh(BCKQHĐKD) "Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.(BCLCTT) "Bảng thuyết minh báo cáo tài chính Trong đó hiện nay báo cáo lưu chuyển tiền tệ chưa bắt buộc. Các doanh nghiệp phải lập và gửi các báo cáo tài chính đến những nơi qui định trong thời han nhất định. - Qui định nơi gửi báo cáo: Các loại hình doanh nghiệp Thời hạn nộp báo cáo Nơi nhận báo cáo Cơ quan tài chính Cơ quan thuế Cơ quan thống kê DN cấp trên Cơ quan đăng kí kinh doanh 1.DN nhà nước Quí, năm x x x x x 2.DN có vốn đầu tư nước ngoài Năm x x x x 3.Các loại DN khác Năm x x x -Quy định về thời hạn nộp báo cáo. tBáo cáo quí của doanh nghiệp nhà nước: Các doanh nghiệp hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc tổng công ty và các doanh nghiệp hạch toán độc lập không nằm trong tổng công ty, thời hạn nộp báo caó tài chính quí chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc quí. tĐối với tổng công ty,thời hạn lập BCTC quý châm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc quí. tĐối với BCTC năm, các doanh nghiệp hạch toán độc lập, hạch toán phụ thuộc tổng công ty và các doanh nghiệp hạch toán độc lập không nằm trong tổng công ty, thời hạn nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm. tĐối với tổng công ty, thời hạn gửi báo cáo tài chính năm, chậm nhất 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm. tĐối với doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp công ty hợp danh, thời hạn nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm. tĐối vơi công ty trách nhiêm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các loại hình hợp tác xã, thời hạn nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm. 1.1.2.Các loại BCTC và phương pháp lập BCTC doanh nghiệp 1.1.2.1.Bảng cân đối kế toán 1.1.2.1.1.Khái niệm: Bảng cân đối kế toán là BCTC phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo 2 mặt: kết cấu tài sản và nguồn hình thành dưới hình thái tiền tệ vào một thời điểm nhất định. Theo chế độ kế toán hiện hành thời điểm lập bảng cân đối kế toán: cuối ngày của ngày cuối kỳ hạch toán(cuối quí,năm)..Ngoài những thời điểm đó doanh nghiệp còn có thể lập BCĐKT ở những thời điểm khác theo yêu cầu quản lý doanh nghiệp như khi doanh nghiệp sát nhập, chia tách, phá sản 1.1.2.1.2.Nội dung kết cấu BCDKT BCĐKT phản ánh tình hình tài sản của doanh nghiệo theo 2 mặt: Kết cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản dưới hình thái tiền tệ vào một thời điểm nhất định. BCĐKT có 2 phần:Phản ánh riêng biệt hai nội dung và có theo hình thức một bên hay theo hình thức 2 bên: +Theo hình thức 2 bên: -Phần bên trái phán ánh kết cấu tài sản theo từ chuyên môn gọi là phần tài sản. -Phần bên phải phản ánh nguồn hình thành tài sản theo từ chuyên môn gọi là phần nguồn vốn. Cả hai phần đều có hai cột số liệu: *Cột số đầu năm phản ánh tài sản và nguồn vốn ở thời điểm đầu năm *Cột số cuối năm phản ánh tài sản và nguồn vốn ở thời điểm cuối kỳ khi lập BCĐKT. +Theo hình thức một bên:Cả hai phần tài sản và nguồn vốn được sắp xếp một bên trên BCDKT trong đó phần tài sản ở phía trên, phần nguồn vốn ở phía dưới. 1.1.2.1.3.Tính cân đối của BCĐKT Biểu hiện của tính cân đối:Là tổng cộng của phần tài sản luôn bằng tổng cộng với phần nguồn vốn. Cơ sở của tính cân đối:Kết cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản là hai mặt của cùng một khối lượng tài sảncủa doanh nghiệp được phản ánh vào cùng một thời điểm khi lập BCĐKT do đó số tổng cộng hai phần luôn bằng nhau ý nghĩa của tính cân đối:Tính cân đối của BCĐKT cho phép ta kiểm tra tính chính xác sự đúng đắn của quá trình hạch toán và lập BCĐKT.Điều này có ý nghĩa là khi lập BCĐKT chính xác thì số tổng cộng 2 phần sẽ bằng nhau, BCĐKT cân đối, còn khi lập BCĐKT không cân đối chứng tỏ quá trình hạch toán hoặc khi lập BCĐKTđã có sai sót.Tuy nhiên, BCĐKT cân đối chưa hẳn hạch toán đã đúng, lập BCĐKT đã chính xác. 1.1.2.1.4.Cơ sở số liệu và phương pháp lập BCĐKT: ] Cơ sở số liệu:Khi lập BCĐKT phải căn cứ vào: àBCĐKT ngày 31/12 năm trước. àSố dư cuối kỳ của các tài khoản trong các sổ kế toán ở thời điểm lập BCĐKT. ] Phương pháp lập: Cột số đầu năm: Kế toán lấy số liệu ở cột số cuối kỳ trong BCĐKT ngày 31/12 năm trước để ghi theo các chỉ tiêu tương ứng. Cột số cuối kỳ:Kế toán lấy số dư cuối kỳ của các tài khoản trong các sổ kế toán ở thời điểm lập BCĐKT để ghi theo phương pháp sau: + Số dư bên bên nợ của các tài khoản loại 1, 2 được ghi vào các chỉ tiêu ở phần tài sản, riêng tài khoản 129,139, 159, 229, 214 số dư bên có nhưng vẫn ghi vào phần tài sản nhưng theo phương pháp ghi số âm. + Số dư bên có của các tài khoản (loại 3,4) được ghi vào các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn. Riêng TK 412, 413, 421 nếu có số dư bên nợ vẫn ghi vào phần nguồn vốn và ghi số âm. + Đối với các tài khoản lưỡng tính (131, 331)không được bù trừ giữa số dư nợ và số dư có mà phải ghi theo số dư chi tiết trong đó số dư bên nợ ghi vào phần tài sản, số dư bên có ghi vào phần nguồn vốn. 1.1.2.2.Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 1.1.2.2.1.Tác dụng của báo cáo kết quả kinh doanh(BCKQKD) Khái niệm:BCKQKD là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế toán và tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. BCKQKD phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế toán.Ngoài ra báo cáo này còn phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, cũng như tình hình thuế GTGTđược khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm và thuế GTGT hàng bán nội địa trong một kỳ kế toán. BCKQKD cũng là BCTC quan trọng cho nhiều đối tượng khác nhau nhằm phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Thông qua số liệu BCKQKD có thể đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua các kỳ khác nhau 1.1.2.2.2 Nội dung và kết cấu BCKQKD BCKQKD được phản ánh theo hoạt động sản xuất kinh doanh chính và hoạt động kinh doanh khác. Các chỉ tiêu báo cáo kết quả kinh doanh được trình bày theo 3phần: Phần phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau mỗi kì hoạt động (phần I “lãi ,Lỗ”).Phần này có nhiều chỉ tiêu liên quan đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh và các chỉ tiêu khác liên quan đến thu nhập, chi phí của từng hoạt động tài chính và các hoạt động bất thường, cũng như toàn bộ hoạt động kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này đều được theo dõi chi tiết theo số quý trước, và luỹ kế từ đầu năm. Phần phản ánh trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước gồm các chỉ tiêu liên quan đến các loại thuế, các khoản phí và các khoản phải nộp khác.Các chi tiêu ở kỳ này cũng được chi tiết thành số còn phải nộp kỳ trước, số phải nộp kỳ này, số đã nộp trong kỳ này và số còn phải nộp đến cuối kỳ này cùng với sốphải nộp, số đã nộp luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. Phần phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được giảm và thuế GTGT bán hàng nội địa.Phần này chi tiết các chỉ tiêu liên quan đến thuế GTGT được khấu trừ, đã khấu trừ, được hoàn lại, đã hoàn lại, được giảm, đã giảm, và số thuế GTGT còn được được khấu trừ, còn được hoàn lại, còn được giảm cuối kỳ. 1.1.2.2.3 Phương pháp lập BCKQKD * Đối với hoạt động kinh doanh: cần phải xác định chính xác tổng doanh thu(doanh thu gộp), các khoản giảm trừ, hàng bán trả lại và giảm giá hàng bán, các khoản thuế tiêu thụ đặc biệt thuế xuất nhập khẩu phải nộp để xác định doanh thu thuần, các khoản chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh theo công thức: Doanh thu thuần = Tổng doanh - Hàng bán bị _ Giảm giá _thuế TTĐB và thu trả lại hàng bán thuế XNK(nếu có) Lợi nhuận gộp = Doanh thu _ Giá vốn hàng thuần bán = Lợi nhuận từ hoạt Lợi nhuận _ Chi phí _ Chi phí quản lý động sxkd gộp bán hàng doanh nghiệp * Đối với hoạt động tài chính:Lợi nhận từ hoạt động tài chính là khoản chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính với chi phí của hoạt động này . Trong trường hợp hoạt động tài chính phải chịu thuế GTGT thì phải lấy thu nhập trừ đi thuế, sau đó mới tiến hành so sánh để tìm ra kết quả theo công thức: Lợi nhuận hoạt động = Thu nhập hoạt động _ chi phí hoạt động tài chính tài chính tài chính * Đối với hoạt động bất thường: Lợi nhuận từ hoạt đông bất thường là khoản chênh lệch giữa doanh thu hoạt động bất thường và chi phí hoạt động bất thường theo công thức: Lợi nhuận hoạt động = Thu nhập hoạt động _Chi phí hoạt động bất thường bất thường bất thường Sau khi xác định được lợi tức của các hoạt động, tiến hành tổng hợp lại sẽ được lợi nhuận trước thuế theo công thức: Lợi nhuận =Lợi nhuận hoạt động +Lợi nhuận hoạt động +Lợi nhuận hoạt trước thuế kinh doanh tài chính động bất thường Phương pháp tính toán các chỉ tiêu: Căn cứ vào các số liệu kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết của của các tài khoản phản ánh doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh, doanh thu, chi phí hoạt động tài chính, thu nhập chi phí hoạt động bất thường cũng như các tài khoản phản ánh quan hệ giao nộp với nhà nước, đến cuối kỳ phải tính toán các chỉ tiêu và thực hiện các bút toán điều chỉnh(nếu có) để lấy số liệu ghi vào cột “quí này”.Đồng thời lấy số liệu ở báo cáo kết quả kinh doanh quý trước dể điền vào cột “quý trước” và điền vào cột đầu năm để ghi vào cột “đầu năm”. 1.1.2.3.Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 1.1.2.3.1.Nội dung 1.1.2.3.1.1 Khái niệm Là BCTC tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng các loại tiền tệ phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. BCLC tiền tệ có ý nghĩa quan trọng đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản lý doanh nghiệp. Nó cho phép người sử dụng có thể nhận xét, đánh giá được tình hình lưu chuyển tiền tệ trong kỳ, khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần của doanh nghiệp, khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng thanh toán của doanh nghiệp và dự tính được luồng tiền trong kỳ tiếp theo. 1.1.2.3.1.2.Nội dung BCLC tiền tệ gồm:lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh,hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính. + Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào, chi ra từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: tiền thu bán hàng, thu từ các khoản phải thu và các nguồn thu khác. Các khoản chi phí bàng tiền: trả cho người bán, chi trả công nhân viên, các khoản chi phí bằng tiền khác. +Lưu chuyển từ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp phản ánh toàn bộ các dòng tiền thu vào, chi ra có liên quan đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp: đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư vào các đơn vị khác dưới hình thức góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán, vay ngắn hạn, dài hạn… +Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính: phản ánh các dòng tiền liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp bao gồm các hoạt động làm tăng giảm nguồn vốn kinh doanh: chủ doanh nghiệp góp vốn, rút vốn, vay vốn, nhập vốn hoặc trả vốn liên doanh, phát hành cổ phiếu, trái phiếu. 1.1.2.3.2.Phương pháp lập BCLC tiền tệ Có hai phương pháp lập báp cáo lưu chuyển tiền tệ: Phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. +Phương pháp gián tiếp: BCLC tiền tệ được lập bằng cách điều chỉnh lợi tức trước thuế của hoạt động sản xuất kinh doanh khỏi ảnh hưởng của các nghiệp vụ không trực tiếp thu tiền hoặc chi tiền đã làm tăng hoặc giảm lợi tức, loại trừ các khoản lỗ, lãi từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính đã tính vào lợi nhuận trước thuế, điều chỉnh các khoản mục thuộc vốn lưu động. Cơ sở để lập theo phương pháp này là căn cứ vào: số liệu của BCKQKD, BCĐKT và các số liệu khác như: sổ cái, các sổ kế toán chi tiết, báo cáo vốn góp, khấu hao tài sản cố định. +Phương pháp trực tiếp: BCLC tiền tệ được lập bằng cách xác định và phân tích trực tiếp các khoản thu chi bằng tiền trên các sổ kế toán vốn bằng tiền theo từng loại hoạt động và theo từng nội dung chi. Phương pháp này lập căn cứ vào: Số liệu của BCĐKT, sổ kế toán theo dõi thu chi tiền (tiền mặt và tiền gửi ngân hàng), sổ theo dõi các khoản phải thu, nợ phải trả… 1.1.2.4.Thuyết minh báo cáo tài chính (BCTC) 1.1.2.4.1.Tác dụng của thuyết minh báo cáo tài chính Thuyết minh BCTC là một báo cáo kế toán tổng quát nhằm mục đích giải trình, bổ sung, thuyết minh những thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà chưa được trình bày đầy đủ, chi tiết hết trên các BCTC khác.Thuyết minh báo cáo tài chính có tác dụng chủ yếu sau: -Cung cấp số liệu, thông tin để phân tích đánh giá một cách cụ thể, chi tiết hơn về tình hình chi phí thu nhập và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Cung cấp số liệu, thông tin để phân tích đánh giá tình hình tăng giảm theo từng loại nhóm, tình hình tăng, giảm vốn chủ sở hữu theo từng loại nguồn và từng nguồn cấp và phân tích tính hợp lý trong việc phân bổ, cơ cấu vốn, tình hình khả năng thanh toán, khá năng sinh lời của doanh nghiệp. -Thông qua thuyết minh BCTC mà biết được chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp đó từ đó mà kiểm tra việc chấp hành các qui định, chế độ, thể lệ kế toán, phương pháp kế toán mà doanh nghiệp đã đăng kí áp dụng cũng như những kiến nghị đề xuất của doanh nghiệp. 1.1.2.4.2. Nội dung của thuyết minh BCTC Trong bản thuyết minh BCTC gồm những bộ phận sau: Đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:Trong phần này cần nêu lên hình thức sở hữu vốn, hình thức hoạt động kinh doanh ,tổng số cán bộ công nhân viên trong đó có nhân viên quản lý.Những đặc điểm cơ bản ảnh hưởng quan trọng đến tình hình sản xuất kinh doanh trong năm báo cáo cuả doanh nghiệp. Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp, ở phần này cần trình bày nội dung sau: Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụngtrong ghi chép kế toán và nguyên tắc,phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác nhau, hình thức sổ sách kế toán áp dụng,phương pháp kế toán TSCĐ, phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ, phương pháp kế toán hàng tồn kho (theo phương pháp kê khai thường xuyên hoặc kiểm kê định kỳ) phương pháp tính toán các khoản dự phòng, tình hình trích lập và hoàn lập dự phòng. Chi tiết một số chỉ tiêu trong BCTC như: -Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố,tình hình tăng giảm tài sản cố định và lý do tăng giảm,tình hình thu nhập của công nhân viên, tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu,tình hình tăng giảm các khoản đầu tư vào các đơn vị khác,các khoản phải thu, phải trả. - Giải thích, thuyết minhkột số tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh -Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp -Phương hướng sản xuất kinh doanh trong kỳ tới. - Các kiến nghị. 1.1.2.4.3.Cơ sở số liệu và quy trình lập thuyết minh BCTC *Căn cứ để lập thuyết minh BCTC là: -Các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết kỳ báo cáo -BCĐKT kỳ báo cáo -Thuyết minh BCTC kỳ trước, năm trước: Để thuyết minh BCTC phát huy tác dụng cung cấp, bổ sung,thuyết minh thêm các tài liệu,chi tiết cụ thể chi các đối tượng sử dụng thông tin khác nhaura được quyết định phù hợp với mục đích sử dụng thông tin của mình đòi bhỏi phải tuân thủ theo các quy định về phương pháp lập như sau. +Phần trình bày bằng lời phải ngắn gọn,rõ ràng,dễ hiểu.Phần trình bày bằng số liêu phải đảm bảo thống nhất với số liệu trên các BCTC khác. +Trong các biểu số liệu, cột "số kế hoạch" thể hiện số liệu kế hoạch của kỳ báo cáo +Các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp chỉ sử dụng trong thuyết minh báo cáo tài chính năm. 1.1.2.4.4.Phương pháp lập thuyết minh báo cáo tài chính Chỉ tiêu 1:Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp Chỉ tiêu 2:Chính sách kế hoạch áp dụng tại doanh nghiệp. Chỉ tiêu 3:Chi tiết một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính: -Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố -Tình hình tăng giảm tài sản cố định, -Tình hình thu nhập của công nhân viên. -Tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu. - Tình hình tăng giảm các khoản đầu tư vào của các đơn vị khác. - Các khoản phải thu và nợ phải trả khác. Chỉ tiêu 4: Giải thích,thuyết minh một số tình hìnhvà kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu 5: Phương pháp lập một số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp: +Bố trí lại cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn. +Khả năng thanh toán +Tỷ suất sinh lời. Chỉ tiêu 6:Đánh giá khái quát các chỉ tiêu. Chỉ tiêu 7: Các kiến nghị Chi tiết một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính. +Chi phí sản xuất kinhdoanh theo yếu tố: Yếu tố chi phí Số tiền 1.Chi phí nguyên vật liệu. . . 2.Chi phí nhân công . . 3.Chi phí khấu hao tài sản cố định. 4.Chi phí dịch vụ mua ngoài 5. Chi phí khác bằng tiền Tổng cộng + Tình hình tăng giảm tài sản cố định: Theo từng nhóm tài sản cố định,mỗi loại tài sản cố định(tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định thuê tài chính, tài sản cố định thuê tài chính) trình bay trên một biểu riêng: NhómTSCĐ Chỉ tiêu Đất Nhà cửa,vật kiến trúc ...... Tổng cộng I. Nguyên giá TSCĐ 1.Số dư đầu kỳ 2.Số tăng trong kỳ Trong đó: - Mua sắm mới -Xây dựng mới 3.Số Giảm trong kỳ Trong đó -Thanh lý -Nhượng bán 4. Số cuối kỳ Trong đó -Chưa sử dụng -Chưa khấu hao hết -Chờ thanh lý II. Giá trị đã hao mòn 1.Đầu kỳ 2.Tăng trong kỳ 3.Giảm trong kỳ 4.Số cuối kỳ III.Giá trị còn lại 1.Đầu kỳ 2.Cuối kỳ Lý do tăng, giảm +Tình hình thu nhập của công nhân viên Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Kỳ này Kỳ trước 1.Tổng quỹ lương 2.Tiền thưởng 3.Tổng thu nhập 4.Tiền lương bình quân 5.Thu nhập bình quân Lý do tăng, giảm Tình hình tăng, giảm nguồn vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu Số đầu kỳ Tăng trong kỳ Giảm trong kỳ Số cuối kỳ I. Nguồn vốn kinh doanh 1.Ngân sách Nhà nước cấp 2. Tự bổ sung 3.Vốn liên doanh 4.Vốn cổ phần II. Các quỹ 1.Quỹ phát triển kinh doanh 2.Quỹ nghiên cứu khoa học và đào tạo 3.Quỹ dự phòng tài chính 4.Quỹ khen thưởng 5.Quĩ phúc lợi 6.Quỹ dự phòng về trợ vấp mất việc làm III. Nguồn vốn đầu tư XDCB 1.Ngân sách cấp 2.Nguồn khác Tổng cộng Lý do tăng, giảm: +Tình hình tăng giảm các khoản đầu tư vào các đơn vị khác Chỉ tiêu Số đầu kỳ Tăng trong kỳ Giảm trong kỳ Số cuối kỳ Kết quả đầu tư I. Đầu tư ngắn hạn 1.Đầu tư vào liên doanh 2, Đầu tư vào chứng khoán 3.đầu tư khác II. Đầu tư dài hạn 1.Đầu tư vào liên doanh 2.Đầu tư vào chứng khoán 3.Đầu tư khác Tổng cộng Lý do tăng, giảm +Các khoản phải thu và nợ phải trả Chỉ tiêu Số đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ Số cuối kỳ Tổng số tiềntranh chấpmất khảnăng thanh toán Tổng số Trongđó số quá hạn Tăng Giảm Tổng số Trong đó sốquá hạn 1. Các khoản phải thu -Cho vay -Phải thu từ khách hàng -Trả trước cho người bán -Phải thu tạm ứng -Phải thu nội bộ -Phải thu khác 2.các khoản phải trả 2.1Nợ dài hạn -vay dài hạn -nợ dài hạn khác 2.2.Nợ ngắn hạn -Vay ngắn hạn Phải trả cho người bán Người mua trả trước Doanh thu nhận trước -Phải trả công nhân viên -Phải trả thuế Các khoản phải nộp Nhà nước khác -Phải trả nội bộ -Phải trả khác Tổng cộng Trong đó số phải thu bằng ngoại tệ( qui ra USD) số phải trả bằng ngoại tệ( qui ra USD) Lý do tranh chấp mất khả nănh thanh toán: + Giải thích và thuyết minh một số tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh(phần tự trinhf bày của doanh nghiệp) +Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp Chỉ tiêu năm trước Năm nay 1.Bố trí cơ cấu vốn Tài sản cố định/ Tổng tài sản(%) Tài sản lưu động/Tổng tài sản 2.Tỷ suất lợi nhuận tỷ suất lợi nhận trên doanh thu(%) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn 3.Tình hình tài chính Tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản(%) Khả năng thanh toán(%) 1.2. Phân tích Báo cáo tài chính trong doanh nghiệp. 1.2.1.ý nghĩa và phương pháp phân tích báo cáo tài chính kế toán 1.2.1.1 ý nghĩa Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh.Do đó, tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều cí tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh . Hoạt động tài chính là nội dung chủ yếu của hoạt động sản xuất kinh doanh,các báo cáo tài chính phản ánh kết quả và tình hình cácmặt hoạt động của doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu kinh tế.Nhứng báo cáo này do kế toán soạn thảo định kỳ,nhằm mục đích cung cấp thông tin về kết quả và tình hình tài chính của doanh nghiệp hoặc của tổ chức cho người sử dụng chúng. Tất cả các báo cáo tài chính đều là những tài liệu có tính lịch sử vì chúng phản ánh những gì xảy ra trong kỳ hạch toán .Mục đích của việc phân tích báo cáo tài chính là giúp cho các đối tượng sử dụng báo cáo dự đoán tương lai bằn cách so sánh, đánh giá, và xem xét xu hướng phát triển tại một doanh nghiệp dựa trên các thông tin có tính lịch sử đó. Các thông tin qua phân tích các báo cáo tài chính, kế toán cần thiết cho người sử dụng khác nhau, có thể khái quát qua sơ đồ sau: Người sử dụng thông tin Cần quyết định cho các mục tiêu Yếu tố cần dự đoán cho tương lai Câu trả lời nhận được từ các thông tin,thường có dạng câu hỏi Nhà quản trị doanh nghiệp Điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh -Lập kế hoạch cho tương lai. -Đầu tư dài hạn. -Chiến lược sản phẩm về thị trường - Chọn phương án nào cho hiệu quả cao nhất? -Huy động nguồn vốn đầu tư nào? -Năng lực quản trị đơn vị trong việc điều hành và khai thác vố đầu tư thế nào? -Tình hình công nợ của doanh nghiệp -lợi tức tăng lên là do hoạt động chủ yếu nào? -Tình hình và khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp? -Có thể có những biến đông về thu nhập trong tương lai? Nhà đầu tư Có nên đầu tư vào đơn vị này hay không? -Giá trị đầu tư nào sẽ được thu trong tương lai. -Lợi ích khác có thể thu được. Nhà cho vay Có nên cho đơn vị này vay vốn hay không? -đơn vị có khả năng trả theo đúng hợp đồng hay không? - các lơi ích nao khác với nhà cho vay? Cơ quan nhà nước và người làm công -Các khoản đóng góp cho nhà nước. -Có nên tiếp tục hợp đồng hay không? -Hoạt động đơn vị có hợp pháp và thích hợp không? -Đơn vị có thể tăng thu nhập với người làm công hay không? Qua bảng trên ta thấy tất cả thông tin cần phải được giải đáp cho các câu hỏi của các đối tượng sử dụng khác nhau, đều không có sẵn trong báo cáo tài chí, kế toán , hoặc bất cứ một tài liệu nào tại doanh nghiệp.các thông tin có được đều phải qua phân tích các báo cáo tài chính kế toán. Quá trình phân tích tài chín kế toán của doanh nghiệp phải hướng tới các mục tiêu sau: -Hoạt động tài chính phải nhằm giải quyết tốt các mối quan hệ kinh tế, thể hiện qua việc thanh toán với các đơn vị liên quan.Mối quan hệ này sẽ được cụ thể hoá thành các chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng, chất và thời gian. -Hoạt động tài chính phải đảm bảo nguyêntắc hiệu quả.Nguyên tắc này đòi hỏi tối thiếu hoá việc sử dụng nguồn vốn sản xuất, nhưng vẫn đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh bình thường và mang lại hiệu quả cao. -Hoạt động tài chình phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng pháp lật, chấp hành và tuân thủ các chế độ về tài chính tín dụng, nghĩa vụ đóng góp, kỷ luật thanh toán với các đơn vị và cơ quan liên quan. 1.2.1.2 Phương pháp phân tích Khi phân tích báo cáo tài chính cần phải sử dụng một số phương pháp, ở đay chúng ta tiếp cận một số phương pháp chủ yếu được sử dụng nhiều trong qua trình phân tích, đó là phương pháp so sánh.Phương pháp so sánh được dùng để xác định phương hướng phát triển và mức độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế. Để tiến hành so sánh được ,cần giải quyết vấn đề cơ bản sau: -Chọn tiêu chuẩn so sánh. -Điều kiện để so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế -Mục tiêu so sánh + Chọn tiêu chuẩn so sánh tiêu chuẩn so sánh ở đây là chỉ tiêu được chọn làm căn cứ so sánh( kỳ gốc để so sánh).Tuỳ theo yêu cầu của phân tích mà lựa chọn các căn cứ hoặc kỳ gốc thìch hợp. Thí dụ:- Khi nghiên cứu khi nghiên cứu về tốc độ tăng trưởng , kỳ gốc được chọn làm căn cứ sánh là tài liệu của năm trước hoặc kỳ trước . - Khi nghiên cứu biến động so với các mục tiêu đặt ra thì kỳ gốc được chọn có thể là sổ kế hoạch , dự toán . - Khi xem xét kết quả đạt dược của doanh nghiệp với các đơn vị khác , thì kỳ gốc dược chọn có thể là tiêu chuẩn trung bình của doanh nghiệp cùng ngành kinh doanh (ở phạm vi quốc gia , khu vưc một số nước hoặc quốc tế ) +Điêù kiện có thể so sánh được. Điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế phải được quan tâm cả về không gian và thời gian. Những chỉ tiêu kinh tế được hình thành trong cùng thời gian cần chú ý các điều kiện sau: - Phải phản ánh cùng nội dung kinh tế; - Phải có cùng phương thức tính toán; - Phải có cùng đơn vị tính toán; Ngoài ra, các chỉ tiêu kinh tế phải được quy đổi về cùng một quy mô hoạt động với các điều kiện kinh doanh tương tự nhau. +Mục tiêu so sánh để đáp ứng các mục tiêu so sánh, các chỉ tiêu được thể hiện dưới ba hình thứ dưới đây: - Số tuyệt đối: là kết quả so sánh giữa các kỳ phân tích được thực hiện bằng phép trừ giữa các mức độ của chỉ tiêu đang xem xét ở các kỳ khác nhau. Kết quả so sánh bằng số tuyệt đối phản ánh biến động về mặt quy mô hoặc khối lượng các chỉ tiêu phân tích - Số tương đối: Là kết quả so sánh giữa các kỳ phân tích được thực hiện bằng phép chia giữa các mức độ của chỉ tiêu đang xem xét ở các kỳ khác nhau. Kết quả so sánh bằng số tương đối phản ánh mối quan hệ tỷ lệ, kết cấu của từng chỉ tiêu trong tổng thể, hoặc biến động về tốc độ của chỉ tiêu nghiên cứu giữa các kỳ khác nhau. - Số bình quân là chỉ tiêu biểu hiện tính phổ biến tính đại diện của các chỉ tiêu khi so sánh giữa các kỳ phân tích. + Phân tích theo chiều dọc và phân tích theo chiều ngang - Quá trình so sánh, xác định các tỷ lệ, quan hệ tương quan giữa các dữ kiện trên BCTC của kỳ hiện hành được gọi là quá trình phân tích theo chiều dọc. - Quá trình so sánh xác định tỷ lệ và chiều hướng tăng giảm của các dữ kiện trên BCTC của nhiều kỳ khác nhau được gọi là quá trình phân tích theo chiều ngang. Tuy nhiên, phân tích theo chiều ngang cần chú ý là trong điều kiện xảy ra lạm phát, kết quả tính được chỉ có ý nghĩa khi chúng đã loại trừ ảnh hưởng của biến động về giá. 1. 1.2.3.Nhiệm vụ và nội dung phân tích Nhiệm vụ phân tích: Nhiệm vụ của phân tích tình hình hoạt động tài chính ở doanh nghiệp trên cơ sở những nguyên tắc về tài chính doanh nghiệp và phương hướng phân tích mà tiến hành phân tích nhằm xác định tình hình thực trạng và triển vọng hoạt động tài chính, vạch rõ những mặt tích cực và tồn tại của việc thu chi tiền tệ. Từ đó đề ra các biện pháp tích cực nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. b. Nội dung phân tích: Nội dung phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp tập trung vào các vấn đề sau: - Đánh giá khái quát tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp thông qua việc phân tích các báo cáo kế toán. - Phân tích tỷ suất nhằm phản ánh tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. - Phân tích các tỷ suất nhằm phản ánh hiệu quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Phân tích các tỷ suất nhằm phản ánh tình hình đầu tư và cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp. - Phân tích các tỷ suất nhằm phản ánh tình hình thu nhập và đầu tư các cổ phiếu thường. Số liệu trên các báo cáo tài chính được dùng làm căn cứ để tính ra các chỉ tiêu tài chính như :Chỉ tiêu về khả năng thanh toán ,các chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn,chỉ tiêu về khả năng hoạt động…Đây là các chỉ tiêu quan trọng phản ánh rõ nét tình hình tài chính doanh nghiệp.Mặt khác ,kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hay không,hiệu quả cao hay thấp điều đó phản ánh qua tình trạng tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu.Những thông tin trong các báo cáo tài chính là một nguồn thông tin quan trọng trong phân tích tài chính của doanh nghiệp.Trong điều kiện hiện nay ,các doanh nghiệp tự chủ về tài chính luôn hướng tới hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì việc phân tích Tài chính doanh nghiệp rất quan trọng vì vậy việc lập và phân tích các thông tin kế toán là việc làm rất cần thiết. Để phân tích tài chính doanh nghiệp dựa vào các Báo cáo tài chính người ta thường phân tích các chỉ tiêu sau: 1.2.2.Chỉ tiêu về khả năng thanh toán. Nhóm chỉ tiêu này được rất nhiều người quan tâm,như các nhà đầu tư,người cho vay,nhà cung cấp .Họ quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên góc độ :Doanh nghiệp có đủ khả năng trả các khoản nợ hay không(Nợ ngắn hạn,nợ dài hạn).Các món nợ ngắn hạn là những khoản phải chi trả trong kì.Đó là các khoản vay ngắn hạn ,nợ dài hạn đến hạn phải trả ,phải trả nhà cung cấp,các khoản phải nộp…Nợ ngắn hạn được xác định bằng chênh lệch giữa nợ phải trả và nợ dài hạn ở phần nguồn vốn của bảng cân đối kế toán. Để thoả mãn yêu cầu này doanh nghiệp phải dùng toàn bộ tài sản thuộc quyền quản lí và sử dụng của mình để thanh toán nợ tới hạn.Tuy nhiên không thể dùng tài sản cố định để thanh toán vì nó có thời gian thu hồi vốn lớn hơn thời gian đáo nợ.Phần tài sản để trả nợ chỉ có thể là tài sản lưu động vì nó là những tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong vòng thời gian nhất định thường là dưới một năm. Thuộc nhóm chỉ tiêu này bao gồm: +chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành Tổng tài sản lưu động hiện hành Khả năng thanh toán = Nợ ngắn hạn Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng có thể trả nợ trong kì của doanh nghiệp đồng thời nó cũng chỉ ra phạm vi ,quy mô mà các yêu cầu của các chủ nợ được trang trải bằng những tài sản có thể chuyển đổi thành tiền phù hợp với thời hạn trả nợ. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán hiện hành chưa bộc lộ hết khả năng thanh toán của doanh nghiệp .Nếu tất cả các món nợ tới hạn đều yêu cầu được thanh toán ngay thì tài chính của doanh nghiệp có thể áp dụng được không ?Nghiên cứukhả năng thanh toán nhanh sẽ trả lời được vấn đề này. + Chỉ tiêu về khả năng thanh toán nhanh Tiền và các khoản tương đương tiền Khả năng thanh toán nhanh= Nợ ngắn hạn Tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm :Tiền mặt ,tiền gửi ngân hàng,chứng khoán ngắn hạn,các khoản phải thu.Tài sản dự trữ là các tài sản khó chuyển đổi thành tiền hơn trong tổng tài sản lưu động và dễ bị lỗ nhất nếu được bán .Do vậy tỉ số khả năng cho biết khả năng khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trư(tồn kho)và được xác định bằng cách lấy Tài sản lưu động trừ đi phần tồn kho. 1.2.3.Các tỉ số về khả năng cân đối vốn. Tỷ số này dùng để đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữu doanh nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với doanh nghiệp và có ý nghĩa quan trọng trong phân tích tài chính .Bởi lẽ ,các chủ nợ nhìn vào số vốn của các chủ sở hữu công ty đẻ thể hiện mức độ tin tưởng vào sự đảm bảo an toàn cho các món nợ.Nếu chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ góp một tỷ lệ nhỏ trong tổng số vốn thì rủi ro xảy ra trong sản xuất kinh doanh chủ yếu do các chủ nợ gánh chịu.Mặt khác,băng cách tăng vốn thông qua vay nợ,các chủ doanh nghiệp vẫn nắm quyền kiểm soát và điều hành doanh nghiệp.Ngoài ra ,nếu doanh nghiệp thu được lợi nhuận từ tiền vay thì lợi nhuận giành cho chủ doanh nghiệp sẽ gia tăng đáng kể. 1.2.3.1)Tỷ số nợ trên tổng tài sản (hệ số nợ) Tỷ số nợ này được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn.Thông thường các chủ nợ thích tỷ số nợ trên tổng tài sản vừa phải vì tỷ số này càng thấp thì khoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản.Trong khi đó các chủ sở hữu doanh nghiệp ưa thích tỷ số này cao vì họ muốn lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp .Song nếu tỷ số nợ quá cao ,doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. 1.2.3.2)Khả năng thanh toán lãi vay hay số lần có thể trả lãi Lãi vay+lợi nhuận trước thuế tỷ lệ thanh toán lãi vay = *100 lãi vay phải trả Phản ánh mức độ lợi nhuận của doanh nghiệp đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm như thế nào hay nói cách khác số vốn cuả doanh nghiệp đi vay được sử dụng như thế nào ,đem lại lợi nhuận là bao nhiêu,có đủ bù đắp lãi tiền vay hay không ?có hiệu quả không? 1.2.3.3)Tỷ số nợ dài hạn Được dùng để chỉ ra phần tài sản của chủ doanh nghiệp được hình thành bằng nguồn vốn vay dài hạn.Nợ dài hạn là các khoản nợ có thời gian đáo hạn trên một năm và do vậy những tài sản được hình thành từ nguồn vốn này có hệ số an toàn cao hơn những tài sản được hình thành từ nguồn vốn vay ngắn hạn. Tổng số nợ dài hạn Tỷ số nợ dài hạn= *100 Tổng số vốn Tổng số nợ dài hạn được xác định bằng tổng các khoản vay dài hạn và nợ dài hạn trên bảng cân đối kế toán phần nguồn vốn. 1.2.4.Tỷ số về khả năng hoạt động Các tỷ số hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.Vốn của doanh nghiệp được dùng để đầu tư cho các tài sản khác nhau như Tài sản cố định ,tài sản lưu động.Do đó các nhà phân tích không chỉ quan tâm đến việc đo lường hiệu quả sử dụng tổng tài sản mà còn chú trọng đến hiệu qủa sử dụng của từng bộ phận cấu thành tổng tài sản của doanh nghiệp.Chỉ tiêu doanh thu được sử dụng chủ yếu trong tính toán các tỷ số này để xem xét khả năng hoạt động của doanh nghiệp. 1.2.4.1)Vòng quay tiền Được xác định bằng cách cha doanh thu cho tổng số tiền và tài sản tương đương tiền bình quân(chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển nhượng ),nó cho biết vòng quay của tiền trong năm. 1.2.4.2)Vòng quay dự trữ(Tồn kho) Là chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Vòng quay dự trữ được xác định bằng tỷ số giữa doanh thu trong năm và giá trị dự trữ bình quân. Đứng trên góc độ luân chuyển vốn thì hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường được đánh giá là tốt, vì như vậy đòi hỏi vốn đầu tư cho hàng tồn kho thấp hơn so với doanh nghiệp khác có cùng mức doanh thu. Nhưng nếu mức tồn kho quá thấp có thể khiến cho mức tồn kho đó không đáp ứng yêu cầu sản xuất hoặc các hợp đồng tiêu thụ trong kỳ sau. 1.2.4.3. Vòng vay của vốn cố định Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định, nó giúp cho các nhà phân tích biết được đầu tư một đồng vốn cố định tạo ra mấy đồng doanh thu. Vòng quay vốn cố định = Doanh thu thuần Vốn cố định Vốn cố định là phần giá trị còn lại của TSCĐ bao gồm TSCĐ hữu hình TSCĐ vô hình TSCĐ tài chính. Số liệu của chỉ tiêu này lấy từ bảng cân đối kế toán phần tài sản. 1.2.4.4. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: Chỉ tiêu này còn gọi là vòng quay toàn bộ tài sản, nó được đo bằng tỷ số giữa doanh thu và tổng tài sản và cho biết một đồng tài sản đem lại được bao nhiêu đồng doanh thu. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu Tổng tài sản 1.2.4.5. Kỳ thu tiền bình quân. Trong qúa trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường phát sinh các khoản phải thu và phải trả. Khi các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng càng nhiều (ứ đọng trong khâu thanh toán) và như vậy sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhanh chóng thu hồi các khoản nợ phải thu là công việc quan trọng của công tác tài chính doanh nghiệp và các nhà phân tích tài chính rất quan tâm tới thời gian thu hồi các khoản phải thu thông qua chỉ tiêu: kỳ thu tiền trung bình, chỉ tiêu này được tính như sau Kỳ thu tiền Trung bình = Các khoản phải thu Doanh thu bình quân ngày Hoặc = Các khoản phải thu x 360 ngày Doanh thu - Các khoản phải thu bao gồm: phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, các khoản tạm ứng, chi phí trả trước... số liệu của chỉ tiêu này được lấy ở phần tài sản của bảng cân đối kế toán. - Doanh thu bao gồm: doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, thu nhập từ hoạt động tài chính và thu nhập bất thường ở báo cáo kết quả kinh doanh phần báo cáo lỗ lãi. Hàng loạt các chỉ tiêu trên đã cho phép các nhà phân tích đánh giá hiệu quả từng hoạt động riêng biệt của doanh nghiệp như: khả năng trả nợ, khả năng sử dụng vốn. Tuy nhiên, để đánh giá một cách tổng hợp nhất kết quả sản xuất kinh doanh và năng lực tài chính của doanh nghiệp, các nhà phân tích phải xem xét các chỉ tiêu về lợi nhuận. 1.2.5. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lãi. Lợi nhuận (thu nhập) là chỉ tiêu tài chính tổng hợp để đánh giá kết quả, đồng thời nó cũng là mục đích cuối cùng của hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Lợi nhuận càng cao, doanh nghiệp càng tự khẳng định vị trí và sự tồn tại của mình trong nền kinh tế thị trường. Nhưng để đánh giá đúng đắn chất lượng hoạt động sản xuất của doanh nghiệp chúng ta không chỉ dựa trên tổng số lợi nhuận mà doanh nghiệp làm ra bằng số tuyệt đối. Bởi vì số lợi huận này không tương xứng với chi phí bỏ ra, với khối lượng tài sản mà doanh nghiệp đã lợi dụng mà phải dựa vào chỉ tiêu lợi nhuận bằng số tương đối thông qua các chỉ tiêu sau: 1.2.5.1. Chỉ tiêu doanh lợi tiêu thụ sản phẩm Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = Thu nhập sau thuế Doanh thu Chỉ tiêu này phản ánh tính hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh. Nó phản ánh số lợi nhuận sau thuế trong 100 đồng doanh thu. 1.2.5.2. Tỷ lệ sinh lợi của tài sản: Đây là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa tổng thu nhập do kết quả sản xuất đem lại với tổng số tài sản của doanh nghiệp. Tỷ lệ sinh lợi của tài sản (ROA) = Thu nhập sau thuế và lãi (1) Tài sản Hoặc ROA = thu nhập sau thuế (2) tài sản Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp mà ta lựa chọn công thức (1) hay công thức (2). 1.2.5.3. Tỷ lệ sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE): Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận của vốn chủ sở hữu và được các nhà đầu tư khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp. So với người cho vay, thì việc bỏ vốn vào hoạt động kinh doanh của chủ sở hữu có nhiều cơ hội đem lại lợi nhuận cao hơn. Vì thế khả năng sinh lãi của chủ sở hữu là một trong những mục tiêu của hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp và các nhà phân tích thường dùng chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu làm thước đo tính doanh lợi trên mức đầu tư của vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) = X100 Thu nhập sau thuế Vốn chủ sở hữu Các chỉ tiêu tài chính trên đây có thể được coi là các chỉ tiêu chuẩn và được các nước tiên tiến trên thế giới sử dụng nhiều trong phân tích tài chính. Như vậy, để có được các chỉ tiêu phân tích trên cho: nhà quản lý doanh nghiệp, người đầu tư, người cho vay.... thì cần phải có các số liệu trên báo cáo tài chính. Vì vậy việc lập các báo cáo tài chính là việc làm cần thiết,không thể thiếu được trong nền kinh tế thị trờng và nó là nguồn thông tin quan trọng trong việc phân tích tài chính doanh nghiệp. Phần 2 Thực trạng và một số ý kiến đề xuất về việc lập ,phân tích các báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay 2.1)Thực trạng và đánh giá về việc lập và phân tích các báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam. Việc sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính là công cụ hữu hiệu trong phân tích tài chính doanh nghiệp.Để đánh giá chính xác hoạt động của doanh nghiệp,đòi hỏi hệ thống báo cáo tài chính phải thể hiện một cách tổng quát,đầy đủ và chính xác các chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Thực tế hiện nay , hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp ban hành theo quyết định 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 áp dụng trong các loại hình doanh nghiệp vẫn còn nhiều tồn tại,cha thực sự phù hợp nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có thể nói so với các chế độ báo cáo tài chính áp dụng trong các doanh nghiệp trớc đây hệ thống báo cáo tài chính hiên hành là một bớc đột phá căn bản .Hệ thống biểu mẫu báo cáo đợc xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán quốc tế.Số lợng báo cáo kế toán đã giảm đáng kể , việc lập và xét duyệt báo cáo đợc đơn giản ,ít tốn kém về công sức và thời gian.Tuy vậy hệ thống báo cáo taì chính hiện hành không tránh khỏi những thiếu xót nhất định . Một số chỉ tiêu trên báo cáo tài chính vẫn quá chi tiết thuộc phạm vi báo cáo quản trị.Các chỉ tiêu phản ánh trong từng báo cáo mặc dù có sự sắp xếp lại nhng vẫn cha thực sự hợp lí và không nhất quán , cách tính toán các chỉ tiêu cha thật chính xác ,biểu mẫu còn quá cồng kềnh, phức tạp không phù hợp với trình độ thực tiễn Việt Nam nên doanh nghiệp khó lòng thực hiện. Hệ thống báo cáo tài chính hiện hành đang là một bài toán khó so với trình độ của hầu hết doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nớc ta.Và trên thực tế để có báo cáo tài chính nộp cho cơ quan quản lí,các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải chọn một trong hai cách:Hoặc phải thuê các chuyên gia lập báo cáo tài chính hoặcphải tự lập cho có để nộp,còn chính xác hay không không quan trọng. Thực tế nhng năm gần đây các doanh nghiệp Việt Nam đã tiến hành phân tích các báo cáo tài chính và nó cũng đóng góp những vai trò quan trọng đối với ngời cần quan tâm tới tình hình tài chính của doanh nghiệp.Song nó cũng có nhiều hạn chế: *Về số liệu phân tích :Phân tích các báo cáo tài chính nhng số liệu phân tích cha hợp lí.Chẳng hạn trong phân tích bảng cân đối kế toán số liệu phân tích chỉ ở cột đầu năm và cuối năm để so sánh,đánh giá,nhận xét, trên cơ sở đó đa ra các quyết định nh vậy là cha hợp lí.Vì qua việc phân tích này mới chỉ thấy đợc sự biến động qua một năm hay một thời kì, cha có cơ sở để đánh giá chính xác tình hình hoạt động kinh doanh trong thời gian dài cũng nh xu thế phát triển của doanh nghiệp. *Về nhân lực thực hiện phân tích :Hiện nay ở hầu hết các doanh nghiệp cha có bộ phận chuyên trách việc phân tích tài chính nói chung và báo cáo tà chính nói riêng .Việc phân tích này thờng do bộ phận kế toán, chủ yếu là kế toán tổng hợp của doanh nghiệp thực hiện. *Về nội dung phân tích:Do ảnh hởng từ thời bao cấp,hoạt động tài chính doanh nghiệp,công tác phân tích tài chính nói chung mang tính hình thức,nội dung phân tích sơ sài.Do vậy kết quả phân tích của các báo cáo tài chính còn cha có giá trị thực tiễn. 2.2)Một số ý kiến đề xuất. Để tăng cờng hiệu quả quản lí nội bộ của doanh nghiệp và quản lí kinh tế_tài chính của Nhà Nớc,cũng nh tăng cờng tính kiểm tra đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,để hệ thống báo cáo tài chính thực sự phát huy tác dụng trong quản lí nhất thiết phải nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính hiện hành.Hê thống báo cáo tài chính sẽ hoàn thiện theo các hớng sau: 2.2.1)Thiết kế biểu mẫu thật khoa học rõ ràng Các biểu mẫu trong hệ thống báo cáo tài chính hiện hành đã có những cải tiến căn bản nhng cha thực sự khoa học,còn quá rối rắm,phức tạp,không nhất quán với nội dung của báo cáo.Có thể lấy báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh làm ví dụ.Về tổng thể,báo cáo này theo chế độ hiện hành đợc chia làm ba phần,phần 1”Lãi lỗ”(Phản ánh các chỉ tiêu liên quan đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh,kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động bất thờng).Phần 2 “tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nớc”(Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nớc về thuế,phí và các khoản khác)và phần 3 “Thuế Giá trị gia tăng đợc khấu trừ, đợc hoàn lại,đợc giảm và thuế giá trị gia tăng của hàng bán nội địa(Phản ánh số thuế giá trị gia tăng đợc khấu trừ đầu kì và trong kì đợc hoàn lại,đãkhấu trừ trong kì và còn đợc khấu trừ cuối kì,phản ánh số thuế giá trị gia tăng đợc hoàn lại đàu kì và trong kì,đã hoàn lại trong kì và đợc hoàn lại cuối kì;phản ánh số thuế giá trị gia tăng đợc giảm đầu kì và trong kì đã giảm trong kì và còn đợc giảm cuối kì. Mặt khác,đi sâu vào thiết kế các chỉ tiêu trong phần một ta thấy quá  không khoa học.Các chỉ tiêu”Tổng doanh thu” (mã số 01),trong đó chi tiết theo “doanh thu hàng xuất khẩu (mã số 02),chỉ tiêu các khoản giảm trừ (mã số 03)trong đó chi tiết theo “giảm giá hàng bán”(mã số 04)”hàng bán bị trả lại (mã số 06) ; “thuế tiêu thụ đặc biệt,thuế xuất nhập khẩu phải nộp”(mã số 07)chúng ta mới tìm đợc chỉ tiêu doanh thu thuần (mã số 10).Ngời ta không hiểu sao cngf là chỉ tiêu nh nhau trong một báo cáo mà các chỉ tiêu “tổng doanh thu”(mã số 01) và chỉ tiêu “các khoản giảm trừ”(mã số 03) không đợc đánh số thứ tự.Hơn nữa phải xem hàng loạt chỉ tiêu từ trên xuống ,ngời ta mới tìm đợc chỉ tiêu 1. 2.2.2. Cần quy định mẫu báo cáo tài chính cho từng doanh nghiệp Các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay có trình độ quản lí rất khác nhau,trong khi đó hệ thông báo cáo tài chính hiện hành lại quy định tất cả các loại hình doanh nghiệp phải lập nộp báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lí với cùng một biểu mẫu,cùng các chỉ tiêu nh nhau nghĩa là một công ty TNHH,một công ty cổ phần có quy mô vừa và nhỏ,có trình độ quản lí thấp vẫn phải thực hiện chế độ báo cáo tài chính giống nh một tổng công ty 90,91.Điều này là không thể đợc,Vì thế cần phải quy định loại hình doanh nghiệp nào càn phải công khai toàn bộ các thông tin về báo cáo tài chính,loại nào chỉ cần cung cấp các thông tin tóm tắt.Có nh vậy cácdoanh nghiệp _Nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới có đủ khả năng lập,nộp báo cáo tài chính đúng hạn và chính xác. 2.2.3)Phân định rõ báo cáo tài chính với báo cáo tài chính quản trị. Hiện nay,trên các báo cáo tài chính có một số thuộc về bí mậtkinh doanh của doanh nghiệp,là những thông tin nhạy cảmđáng nhẽ không đợc công bố chính thức,chi tiết tình hình tăng giảm các khoản đầu t,chi tiết các nguồn vốn.Những thong tin này nhẽ ra chỉ đợc công bố trên tổng thể mà không quá chi tiết ,làm lộ cả bí mật kinh doanh,thị trờng kinh doanh của doanh nghiệp 2.2.4)Bố trí lại các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chínhvà trên các báo cáo kế toán tài chính cho thống nhất,hợp lí. Hiện nay việc bố trí các chỉ tiêu đã hợp lí , xong có một số chỉ tiêu còn bất cập.Chẳng hạn trên “Bảng cân đối kế toán”bên phần tài sản sắp xếp theo khả năng thanh khoản giảm dần.Tuy nhiên một vài chỉ tiêu không theo trật tự đó mà lại theo thứ tự tài khoản:TSCĐ trớc đầu t tài chính,hàng mua đi đờng ,dụng cụ,vật liệu,sản phẩm dở dang trức thàn phẩm.hàng hoá.Mặt khác một số chỉ tiêu lẽ ra nằm ở thuyết minh báo cáo tài chính thì lại nằm ở báo cáo kết quả kinh doanh nh:Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nớc va phần thuế giá trị gia tăng đợc khấu trừ. 2.2.5)Phải đặt tên gọi của một số chỉ tiêu trên báo cáo tài chính cho phù hợp với ý nghĩa và thói quen ngời Việt Nam. Chẳng hạn từ “khác” đợc sử dụng để liệt kê những cái còn lại ,sau mục này sẽ không còn cái nào nữa.Thế nhng trên bảng cân đối kế toán,sau chỉ tiêu TSCĐ (mã số 150) thì vẫn còn một loại tài sản lu động khác là ci sự nghiệp (mã số 160) 2.2.6)Hớng dẫn tính toán tinh toán các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính phải thống nhất, chính xác Chăng han trong thuyết minh báo cáo tài chính, các chỉ tiêu phản ánh tỷ xuất sinh lời nh “Tỷ suất lọi nhuận trớc thuế trên tổng tài sản”;”Tỷ suất lọi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu”…khi tính toán tai sản hay vốn chủ sở hữu chế độ hớng dần không rõ ràng nếu không muốn nói là sai. -Về phân tích tích các báo cáo tài chính phục vụ cho phân tích tài chính doanh nghiệp cần có một số khắc phục: +Về công tác phan tích phải đợc tiến hành thờng xuyên và số liệu phải lấy ít nhất là 4 thời điểm để so sánh thì mới có thể thấy đợc xu hớng phát triển của doanh nghiệp. +Về nhân sự phải có một phòng chuyên tráchvề phân tích báo cáo tài chính và những nhân viên trong phòng này phải đợc đao tạo một cách bài bản không thể là ngời nghiệp d. + Xây dựng các hệ số trung bình nghành về kinh doanh:Khi phân tích các doanh nghiệp chỉ biết tính các tỷ số mà doanh nghiệp mà không biết tỷ số của doanh nghiệp mình cao hay thấp vì thế cần phải có hệ số tỷ lệ trung bình nghành để làm số tham chiếu. Mặt khác trong điều kiện nớc ta, khi thị trờng chứng khoán đang phát triển, những thông số về nghành ngành nghề kinh doanh là vô cùng cần thiết.Điều đó sẽ cho phép đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp cụ thể trên cơ sở đó kích thích các doanh nghiệp tìm mọi biện háp để vơn lên thu hut các nhà đầu t. Trên đây là một số thực trạng và hờng hoàn thiện về việc lập báo cáo tài chình và phân tích các báo cáo tài chính. Phần kết luận Bài viết đua ra được những lý luận cơ bản về hệ thống báo cáo tài chínhvà phân tích các báo cáo tài chính, đã dề cập được một số nét trong thực trạng về việc lập và phân tích hệ thống báo cáo tài chính ở Việt Nam và đa ra được một số hướng đề xuất nhằm hoàn thiện hơn hệ thống kế toán việt nam. Qua đay ta thấy tầm quan trọng của việc lập và phân tích các báo cáo tài chính đối với các doanh nghiệp nối riêng và tất cả các đối tương quan tâm đến thông tin về hoạt động của doanh nghiẹp nói chung. Vì vậy việc lập và phân tích các báo cáo tài chính có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhất là trong nền kinh té thị trường hiện nay. Mặc dù đã rất cố gắng trong việc nghiên cứu tài liệu song do hạn chế về thời gian và trình độ hiểu biết nên bài viết này không tránh khỏi những sai sót và mang ý chủ quan. Vì vậy em mong thầy châm trước và góp ý để bài viết của em có thể được hoàn thiện hơn. Em chân thành cảm ơn thầy! Tài liệu tham khảo 1. Hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp Thương Mại của Nhóm tác giả - Đại học Thương Mại - Đại học Kinh tế Quốc dân Chủ biên - TS. Nguyễn Văn Công 2. Hạch toán kế toán trong doanh nghiệp sản xuất của Đại học Kinh tế Quốc dân 3. Tài chính doanh nghiệp - Đại học Kinh tế Quốc dân Chủ biên - TS. Lưu Thị Hương 4. Kế toán trong doanh nghiệp Thương Mại của Đại học Thương Mại 5. Tạp chí Kiểm toán Số 41, 79/2002 6. Tạp chí Kế toán Số 35, 39/2002 7. Tạp chí Kinh tế phát triển Số 45, 23/1999 Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc74573.DOC
Tài liệu liên quan