Đề tài Hoàn thiện tổ chức công tác kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán, Tư vấn, Xây dựng Việt Nam

Tài liệu Đề tài Hoàn thiện tổ chức công tác kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán, Tư vấn, Xây dựng Việt Nam: Lời nói đầu Để giúp sinh viên có điều kiện tiếp cận thực tế, vận dụng những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường vào thực tiễn, mỗi sinh viên trước khi tốt nghiệp ra trường đều phải trải qua một giai đoạn thực tập về chuyên ngành mình đã học. Trên cơ sở đó củng cố được kiến thức đã học, biết cách áp dụng lý luận linh hoạt vào thực tế và có hình dung cụ thể hơn về công việc sau khi ra trường. Là sinh viên năm thứ tư chuyên ngành Kiểm toán, khoa Kế toán của trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, em đang thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Xây dựng Việt Nam CIMEICO. CIMEICO là một trong những đơn vị kiểm toán độc lập hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; Công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán, tư vấn phù hợp với chuyên ngành em được học. Công ty đã tạo điều kiện cho em đến thực tập. Đó là một thuận lợi rất lớn cho em trong việc vận dụng những kiến thức đã được học tại nhà trường vào thực tiễn, đi sâu tìm hiểu và nắm bắt hoạt động chung cũng như cách thức tổ chức công tác kiểm toán...

doc64 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 906 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hoàn thiện tổ chức công tác kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán, Tư vấn, Xây dựng Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Để giúp sinh viên có điều kiện tiếp cận thực tế, vận dụng những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường vào thực tiễn, mỗi sinh viên trước khi tốt nghiệp ra trường đều phải trải qua một giai đoạn thực tập về chuyên ngành mình đã học. Trên cơ sở đó củng cố được kiến thức đã học, biết cách áp dụng lý luận linh hoạt vào thực tế và có hình dung cụ thể hơn về công việc sau khi ra trường. Là sinh viên năm thứ tư chuyên ngành Kiểm toán, khoa Kế toán của trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, em đang thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Xây dựng Việt Nam CIMEICO. CIMEICO là một trong những đơn vị kiểm toán độc lập hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; Công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán, tư vấn phù hợp với chuyên ngành em được học. Công ty đã tạo điều kiện cho em đến thực tập. Đó là một thuận lợi rất lớn cho em trong việc vận dụng những kiến thức đã được học tại nhà trường vào thực tiễn, đi sâu tìm hiểu và nắm bắt hoạt động chung cũng như cách thức tổ chức công tác kiểm toán của Công ty. Sau một thời gian gần 3 tháng thực tập tại văn phòng Công ty và đi thực tế một vài khách hàng, em đã có những hiểu biết ban đầu về quy trình thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty thực hiện. Mặt khác nhận thức được tầm quan trọng của quy trình kiểm toán báo cáo tài chính đối với một cuộc kiểm toán cũng như những ưu và nhược điểm của quy trình do Công ty thực hiện, em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện tổ chức công tác kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán, Tư vấn, Xây dựng Việt Nam” cho báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Báo cáo gồm các nội dung: Chương 1: Lý luận chung về quy trình thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính. Chương 2: Thực trạng tổ chức quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Xây dựng Việt Nam (CIMECO). Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kiểm toán tại Công ty. Em biết báo cáo này của em còn nhiều sai sót do vốn kiến thức về lý luận và thực tế còn hạn chế, em rất mong được sự chỉ dẫn thêm của GS.TS. Nguyễn Quang Quynh, Ban giám đốc và các anh chị kiểm toán viên của Công ty. Qua đây em xin cảm ơn Ban giám đốc Công ty, GS.TS. Nguyễn Quang Quynh, anh Nguyễn Đắc Thành (CPA) đã ủng hộ, hướng dẫn em hoàn thành Báo cáo này. Ngày 30 tháng 3 năm 2005 Sinh viên: Nguyễn Thị Thuý Quyên mục lục Lời nói đầu 1 Mục lục 3 Chương 1: Lý luận chung về quy trình thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính 6 1.1. Khái quát về kiểm toán Báo cáo tài chính và quy trình thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính 6 1.1.1 Khái quát về kiểm toán báo cáo tài chính 6 1.1.2. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính 7 1.2. Chuẩn bị kiểm toán 7 1.2.1. Lập kế hoạch tổng quát 8 1.2.1.1. Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán 9 1.2.1.2 Thu thập thông tin cơ sở. 12 1.2.1.3 Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng. 13 1.2.1.4 Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán 13 1.2.1.5 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát 16 1.2.2 Thiết kế chương trình kiểm toán 16 1.2.2.1. Thiết kế các thủ tục kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ. 17 1.2.2.2. Thiết kế các thủ tục phân tích 17 1.2.2.3. Thiết kế các thủ tục kiểm tra chi tiết 18 1.3. Thực hiện kiểm toán. 18 1.3.1.Thực hiện thủ tục kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ 18 1.3.2. Thực hiện thủ tục phân tích 19 1.3.3. Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết 19 1.3. Kết thúc và lập báo cáo kiểm toán. 20 1.3.1. Xem xét đánh giá trước khi lập báo cáo kiểm toán. 20 1.3.1.1. Xem xét các khoản công nợ ngoài dự kiến. 20 1.3.1.2. Xem xét các sự kiện sau ngày lập báo cáo tài chính. 20 1.3.1.3. Xem tính hoạt động liên tục của khách hàng 21 1.3.1.4. Đánh giá tổng quát kết quả kiểm toán 21 1.3.2. Lập và công bố báo cáo kiểm toán. 22 1.3.2.1. Các yếu tố cơ bản của một báo cáo kiểm toán 23 1.3.2.2. Các loại ý kiến của kiểm toán viên về báo cáo tài chính 23 Chương 2: Thực trạng tổ chức quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Xây dựng Việt Nam (CIMECO) 26 2.1. Đặc điểm của Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Xây dựng Việt Nam với vấn đề tổ chức quy trình kiểm toán. 26 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty 26 2.1.2. Đặc diểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 29 2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh 31 2.1.3.1 Các lĩnh vực hoạt động của Công ty 32 2.1.3.2 Đối tượng khách hàng của Công ty 34 2.2 Chuẩn bị kiểm toán. 35 2.2.1. Lập kế hoạch tổng quát 35 2.2.1.1 Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán. 36 2.2.1.2.Thu thập thông tin cơ sở 38 2.2.1.3. Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng 39 2.2.1.4. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán 40 2.2.1.5. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát 43 2.2.2. Thiết kế chương trình kiểm toán. 47 2.3 Thực hiện kiểm toán 49 2.3.1 Kiểm tra tổng quát báo cáo tài chính. 49 2.3.2. Thực hiện thủ tục kiểm soát. 50 2.3.3. Thực hiện thủ tục phân tích. 51 2.3.4. Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết. 52 2.4 Kết thúc kiểm toán. 55 2.4.1. Lập Biên bản kiểm toán. 55 2.4.2. Duyệt dự thảo báo cáo tài chính đã được kiểm toán. 55 2.4.3. Phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý (nếu có). 56 2.4.4. Quản lý hồ sơ kiểm toán 56 2.4.5. Theo dõi các vấn đề sau khi phát hành báo cáo kiểm toán chính thức. 57 Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kiểm toán tại Công ty 58 3.1. Tính cấp thiết của việc hoàn thiện quy trình kiểm toán tại Công ty. 58 3.1.1. Ưu điểm 58 3.1.2. Nhược điểm 59 3.1.3. Định hướng chiến lược phát triển của Công ty. 61 3.2 Những giải pháp cụ thể cho những vấn đề trên 62 Kết luận 64 Chương 1: Lý luận chung về quy trình thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính 1.1. Khái quát về kiểm toán Báo cáo tài chính và quy trình thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính 1.1.1 Khái quát về kiểm toán báo cáo tài chính Kiểm toán là một hoạt động đã có từ rất lâu và hoạt động này phát triển ở Bắc Mỹ từ những năm 30, ở Tây Âu từ những năm 60 và ở Việt Nam từ hơn 10 năm nay. Do hoàn cảnh chính trị, kinh tế, xã hội, và địa vị pháp lý khác nhau ở mỗi khu vực, mỗi quốc gia nên có nhiều khái niệm khác nhau về kiểm toán. Tuy nhiên hiểu một cách chung nhất thì kiểm toán là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động tài chính bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực. Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200, điểm 04: “Báo cáo tài chính là hệ thống báo cáo được thành lập theo Chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận) phản ánh các thông tin kinh tế tài chính chủ yếu của đơn vị”. Như vậy kiểm toán báo cáo tài chính là một bộ phận của kiểm toán nói chung, có chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến của kiểm toán viên về các Báo cáo tài chính có được trình bày hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh hoặc những thay đổi của tình hình tài chính theo những nguyên tắc kế toán được chấp nhận hay không. Khái niệm trên bao hàm các yếu tố bản chất sau: - Chức năng của kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến. - Đối tượng trực tiếp của kiểm toán là các Bảng khai tài chính của doanh nghiệp, tổ chức, bao gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết qủa kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính. - Khách thể kiểm toán là một doanh nghiệp hay một tổ chức. - Người thực hiện kiểm toán là những kiểm toán viên độc lập có trình độ tương xứng. - Chuẩn mực kiểm toán là khuôn mẫu nghề nghiệp chi phối, điều chỉnh, hướng dẫn các kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán; đồng thời là cơ sở để đo lường, đánh giá và kiểm soát chất lượng công việc của kiểm toán viên cũng như các tổ chức kiểm toán. - Kết quả kiểm toán thường được trình bày dưới dạng báo cáo, trong đó chúng thông tin cho người sử dụng một mức tin cậy nhất định giữa thông tin được lượng hoá trong báo cáo tài chính và chuẩn mực đã được thiết lập. 1.1.2. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính: Quy trình kiểm toán là trình tự, thủ tục tiến hành các công việc đối với mỗi cuộc kiểm toán. Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu lực của từng cuộc kiểm toán cũng như để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm căn cứ cho kết luận của kiểm toán viên về tính trung thực và hợp lý của số liệu trên Báo cáo tài chính, cuộc kiểm toán thường được tiến hành theo quy trình gồm ba giai đoạn như sau: chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kế hoạch kiểm toán, kết thúc kiểm toán. Sơ đồ 1: Ba giai đoạn của một cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính. Giai đoạn 1: Chuẩn bị kiểm toán Giai đoạn 2: Thực hiện kiểm toán Giai đoạn 3: Kết thúc kiểm toán 1.2. Chuẩn bị kiểm toán: Đây là giai đoạn đầu tiên trong một quy trình kiểm toán, có ý nghĩa rất quan trọng đối với các giai đoạn tiếp theo của cuộc kiểm toán. Mục đích chủ yếu của giai đoạn này là lập kế hoạch tổng quát và thiết kế chương trình kiểm toán phù hợp, khoa học và hiệu quả. Theo Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế cũng như Việt Nam số 300, “Kiểm toán viên cần phải lập kế hoạch kiểm toán để có thể đảm bảo rằng công tác kiểm toán sẽ được tiến hành một cách có hiệu quả và đúng với thời hạn dự kiến”. Vấn đề hiệu quả ở đây không chỉ hướng tới kết quả cuối cùng là đưa ra được ý kiến đánh giá đúng đắn về Báo cáo tài chính mà còn là sự cân đối với chi phí kiểm toán. Trên cơ sở kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên có thể giám sát, đo lường chất lượng kiểm toán, rút ra kinh nghiệm sau từng cuộc kiểm toán. Mặt khác, lập kế hoạch kiểm toán còn giúp cho các kiểm toán viên phối hợp được với nhau, xác định trọng tâm công việc, đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng công việc. Công tác chuẩn bị kiểm toán thường được chia làm hai bước là lập kế hoạch tổng quát và thiết kế chương trình kiểm toán. 1.2.1. Lập kế hoạch tổng quát Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 300, “Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán, đảm bảo phát hiện những vấn đề tiềm ẩn và cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng hạn”. Do đó việc lập kế hoạch tổng quát thường được tiến hành theo các bước sau: Sơ đồ 2: Các bước lập kế hoạch tổng quát. Bước 1: Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán. Bước 2: Thu thập thông tin cơ sở. Bước 3: Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách Bước 4: Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán. Bước 5: Tìm hiểu HT KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát. 1.2.1.1. Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán. Quy trình kiểm toán được bắt đầu khi kiểm toán viên và công ty kiểm toán thu nhận một khách hàng. Quá trình chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán gồm các công việc: đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, nhận diện các lý do kiểm toán của khách hàng, lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện và ký hợp đồng kiểm toán. - Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán. Kiểm toán viên phải đánh giá xem việc chấp nhận một khách hàng mới hay tiếp tục kiểm toán cho một khách hàng cũ có tăng rủi ro cho hoạt động của kiểm toán viên hay làm hại đến uy tín của công ty kiểm toán hay không. Để làm được điều đó kiểm toán viên phải tiến hành xem xét các công việc sau: + Xem xét hệ thống kiểm soát chất lượng. Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 220, Kiểm soát chất lượng đối với việc thực hiện một hợp đồng kiểm toán của một Công ty kiểm toán cho rằng kiểm toán viên phải xem xét hệ thống kiểm soát chất lượng khi đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán. Để đưa ra quyết định chấp nhận hay giữ một khách hàng thì công ty kiểm toán phải xem xét tính độc lập của kiểm toán viên, khả năng phục vụ tốt khách hàng của Công ty kiểm toán và tính liêm khiết của Ban giám đốc khách hàng. + Tính liêm khiết của Ban giám đốc công ty khách hàng : Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ cho rằng, tính liêm khiết của Ban Giám đốc khách hàng là bộ phận cấu thành then chốt của môi trường kiểm soát, đây là nền tảng cho tất cả các bộ phận khác của hệ thống kiểm soát nội bộ. Nếu Ban Giám đốc thiếu liêm chính, kiểm toán viên không thể dựa vào bất kỳ giải trình nào của Ban Giám đốc cũng như các sổ sách kế toán. Bên cạnh đó, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200, Gian lận và sai sót, nhấn mạnh tầm quan trọng về đặc thù của Ban Giám đốc và ảnh hưởng của nó tới môi trường kiểm soát như là nhân tố rủi ro ban đầu của việc báo cáo gian lận của các thông tin tài chính. Ban Giám đốc có thể phản ánh sai các nghiệp vụ hoặc dấu diếm các thông tin dẫn tới các sai sót trọng yếu trên các Báo cáo tài chính; và Ban giám đốc lại là chủ thể có trách nhiệm chính trong việc tạo ra môi trường kiểm soát vững mạnh. Những nghi ngại về tính liêm khiết của Ban Giám đốc có thể nghiêm trọng tới mức kiểm toán viên từ chối không thể thực hiện được cuộc kiểm toán. + Liên lạc với kiểm toán viên tiền nhiệm Đối với khách hàng trước đây đã được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán khác, Chuẩn mực kiểm toán yêu cầu kiểm toán viên mới (kiểm toán viên kế nhiệm) phải chủ động liên lạc với kiểm toán viên cũ (kiểm toán viên tiền nhiệm) vì đây là nguồn thông tin đầu tiên để đánh giá khách hàng. Các thông tin thu thập được bao gồm: tính liêm chính của Ban Giám đốc khách hàng, những bất đồng giữa Ban Giám đốc và kiểm toán viên tiền nhiệm về các nguyên tắc kế toán, thủ tục kiểm toán hoặc các vấn đề quan trọng khác…và lý do thay đổi kiểm toán viên của khách hàng. Việc xem xét nghiêm túc các thông tin này có thể giúp kiểm toán viên kế nhiệm quyết định chấp nhận hay không hợp đồng sắp tới mà không cần những điều tra đáng kể khác. Đối với khách hàng trước đây chưa từng được kiểm toán thì kiểm toán viên cần có những cuộc điều tra khác. Nguồn thông tin có thể có từ sách báo, tạp chí chuyên ngành, thẩm tra các bên liên quan như ngân hàng, các bên có mối quan hệ mua bán. Cách này cũng có thể được áp dụng khi kiểm toán viên tiền nhiệm không cung cấp thông tin mong muốn. Đối với khách hàng cũ, hàng năm kiểm toán viên phải cập nhật các thông tin về khách hàng và đánh giá xem liệu có rủi ro nào khiến kiểm toán viên phải ngừng cung cấp các dịch vụ kiểm toán cho họ hay không? Kiểm toán viên ngừng cung cấp dịch vụ kiểm toán trong trường hợp hai bên có những mâu thuẫn về các vấn đề như: phạm vi thích hợp của cuộc kiểm toán, loại báo cáo kiểm toán phải công bố … Từ những thông tin đó kiểm toán viên cân nhắc khả năng chấp nhận tiếp tục kiểm toán cho khách hàng. - Nhận diện các lý do kiểm toán của công ty khách hàng Đây chính là xác định người sử dụng Báo cáo tài chính và mục đích sử dụng của họ. Để biết được điều đó, kiểm toán viên có thể phỏng vấn trực tiếp Ban Giám đốc khách hàng hoặc thu thập thêm trong quá trình thực hiện kiểm toán. Việc xác định ngưới sử dụng Báo cáo tài chính và mục đích sử dụng của họ là hai yếu tố chính ảnh hưởng đến số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập và mức độ chính xác mà của các ý kiến mà kiểm toán viên đưa ra. Ví dụ nếu các Báo cáo tài chính được sử dụng rộng rãi thì mức độ trung thực, hợp lý của các thông tin trên Báo cáo tài chính đòi hỏi càng cao, theo đó số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập cũng như quy mô và mức độ phức tạp của cuộc kiểm toán càng tăng. Vì vậy, thông qua việc nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng, công ty kiểm toán ước lượng quy mô phức tạp của cuộc kiểm toán, từ đấy lựa chọn đội ngũ nhân viên thích hợp. - Lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán. Để đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp, tuỳ thuộc vào quy mô và tính chất cuộc kiểm toán, ban giám đốc công ty kiểm toán sẽ lựa chọn đội ngũ nhân viên thích hợp. Việc lựa chọn đội ngũ nhân viên thích hợp cho cuộc kiểm toán không những đảm bảo tính hiệu quả công việc mà còn tuân thủ các Chuẩn mực kiểm toán chung được thừa nhận. Trong quá trình lựa chọn đội ngũ nhân viên, công ty kiểm toán thường chú ý ba vấn đề sau: + Đội ngũ kiểm toán viên được lựa chọn phải có kinh nghiệm và kiến thức về ngành nghề kinh doanh của khách hàng. + Hạn chế thay đổi kiểm toán viên đối với những hợp đồng kiểm toán nhiều nămvì họ là những người nắm được những nét đặc thù trong hoạt động kinh doanh của khách hàng. + Nhóm kiểm toán phải có những người có khả năng giám sát các nhân viên mới, chưa có kinh nghiệm. - Hợp đồng kiểm toán. Bước cuối cùng trong giai đoạn chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán mà công ty kiểm toán phải thực hiện sau khi chấp nhận kiểm toán cho khách hàng là ký hợp đồng kiểm toán. Hợp đồng kiểm toán là sự thoả hiệp giữa khách hàng và công ty kiểm toán về việc thực hiện cuộc kiểm toán và các vấn đề có liên quan khác. Hình thức và nội dung của hợp đồng có thể thay đổi tuỳ thuộc vào khách hàng nhưng nói chung có các nội dung chủ yếu sau: + Các thông tin liên quan đến hai bên ký hợp đồng như tên công ty, địa chỉ giao dịch, họ tên người đại diện,… + Mục đích và phạm vi kiểm toán, trong kiểm toán Báo cáo tài chính mục đích thường xác định tính trung thực và hợp lý các thông tin trên Báo cáo tài chính; phạm vi kiểm toán thường là toàn bộ Báo cáo tài chính của một năm tài chính. + Trách nhiệm của mỗi bên tham gia hợp đồng, khách hàng có trách nhiệm lập và trình bày trung thực các thông tin trên Báo cáo tài chính, đồng thời cung cấp các tài liệu và thông tin liên quan phục vụ công tác kiểm toán, các kiểm toán viên có trách nhiệm đưa ra ý kiến độc lập về báo cáo tài chính dựa trên kết quả cuộc kiểm toán. + Hình thức thông báo kết quả kiểm toán: kết quả kiểm toán thường được trình bày dưới dạng một báo cáo kiểm toán và có kèm theo một thư quản lý trong đó nêu rõ những khuyết điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ hoặc những gợi ý sửa chữa những khuyết điểm này + Thời gian thực hiện cuộc kiểm toán bao gồm thời gian kiểm toán chính thức, thời điểm kết thúc kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán. + Căn cứ tính giá phí cuộc kiểm toán và hình thức thanh toán. Việc hiểu rõ nội dung của hợp đồng kiểm toán góp phần hạn chế những bất đồng phát sinh giữa khách hàng và công ty kiểm toán và đó cũng là cơ sở pháp lý để kiểm toán viên thực hiện các bước tiếp theo của cuộc kiểm toán. Công ty kiểm toán trở thành chủ thể kiểm toán chính thức của công ty khách hàng sau khi ký hợp đồng kiểm toán. 1.2.1.2 Thu thập thông tin cơ sở. Việc am hiểu về công việc kinh doanh, ngành kinh doanh và các mặt hoạt động của khách hàng là cần thiết cho việc thực hiện kiểm toán một cách hiệu quả. Trong đoạn 2 Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 310, Hiểu biết về tình hình kinh doanh, đã hướng dẫn: “để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải có hiểu biết cần thiết, đầy đủ về tình hình kinh doanh nhằm đánh giá và phân tích các sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vị được kiểm toán mà theo kiểm toán viên có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, đến việc kiểm tra của kiểm toán viên hoặc đến báo cáo kiểm toán”. Phần lớn những thông tin này được thu thập ở văn phòng công ty khách hàng, nhất là với một khách hàng mới . Để thu thập được thông tin cơ sở, kiểm toán viên thường thực hiện các công việc sau: - Tìm hiểu ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng. - Tham quan nhà xưởng. - Nhận diện các bên hữu quan. - Xem xét lại kết quả kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toán chung. - Dự kiến nhu cầu chuyên gia bên ngoài. 1.2.1.3 Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng. Việc thu thập các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng giúp cho kiểm toán viên nắm bắt được các quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến các mặt hoạt động kinh doanh của khách hàng, đồng thời kiểm toán viên sẽ có thêm khả năng thuyết minh bằng chứng liên quan trong suốt hợp đồng. Những thông tin này được thu thập qua tiếp xúc với Ban Giám đốc công ty khách hàng, bao gồm các loại sau: - Giấy phép thành lập và Điều lệ công ty. - Các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay trong vài năm trước. - Biên bản các cuộc họp cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc. - Các hợp đồng và cam kết quan trọng. 1.2.1.4 Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán. Nếu ở các bước trên, kiểm toán viên mới chỉ thu thập các thông tin mang tính khách quan về khách hàng thì ở bước này, kiểm toán viên sẽ căn cứ vào các thông tin dã thu thập được để đánh giá, nhận xét nhằm đưa ra một kế hoạch kiểm toán phù hợp. - Đánh giá tính trọng yếu. Trọng yếu là khái niệm về tầm cỡ (hay quy mô) và bản chất của các sai phạm (kể cả bỏ sót) của các thông tin tài chính hoặc là đơn lẻ hoặc là từmg nhóm mà trong bối cảnh cụ thể nếu dựa vào các thông tin này để xét đoán thì không thể chính xác hoặc là sẽ rút ra những kết luận sai lầm. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên phải đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sót của báo cáo tài chính có thể chấp nhận được, qua đó quyết định bản chất, thời gian và phạm vi thực hiện các khảo sát kiểm toán. Để làm được việc này, kiểm toán viên cần phải đánh giá mức độ trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính và phân bổ mức đánh giá đó cho từng khoản mục trên báo cáo tài chính. + Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu. Mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là giá trị tối đa mà kiểm toán viên tin rằng tại mức đó các báo cáo tài chính có thể không đúng nhưng vẫn chưa ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định của những người sử dụng thông tin tài chính hay nói cách khác, đó chính là mức sai sót có thể chấp nhận được đối với toàn bộ báo cáo tài chính. Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu giúp kiểm toán viên lập kế hoạch và thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp. Cụ thể, nếu kiểm toán viên ước lượng mức trọng yếu càng thấp nghĩa là độ chính xác của số liệu trên báo cáo tài chính càng cao, số lượng bằng chứng phải thu thập càng nhiều và ngược lại. + Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục. Sau khi có được ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính, kiểm toán viên phân bổ mức ước lượng này cho từng khoản mục trên báo cáo tài chính và đó chính là sai số có thể chấp nhận được đối với từng khoản mục của báo cáo tài chính. Mục đích của việc phân bổ này là giúp kiểm toán viên xác định được số lượng bằng chứng kiểm toán thích hợp phải thu thập đối với từng khoản mục ở mức chi phí thấp nhất mà vẫn đảm bảo được tổng hợp các sai sót nhỏ không vượt quá ước lượng ban đầu về tính trọng yếu. - Đánh giá rủi ro. Trên cơ sở mức trọng yếu được xác định cho toàn báo cáo tài chính và phân bổ cho tường khoản mục, kiểm toán viên đánh giá rủi ro xẩy ra sai sót trọng yếu trên toàn bộ báo cáo tài chính cũng như đối với từng khoản mục để phục vụ cho việc thiết kế các thủ tục kiểm toán. Điều này được quy định trong Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 như sau “Chuyên gia kiểm toán sẽ phải sử dụng đến các xét đoán chuyên môn để đánh giá về rủi ro kiểm toán và xác định các thủ tục kiểm toán nhằm giảm các rủi ro này xuống một mức độ chấp nhận được” Cũng theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400, Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ, rủi ro kiểm toán mong muốn (AR) là rủi ro do kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu. Rủi ro này gồm 3 loại sau đây : + Rủi ro tiềm tàng (IR): là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ. + Rủi ro kiểm soát (CR): là rủi ro trong đó một sai sót trọng yếu của một tài khoản trong báo cáo tài chính, riêng biệt hay gộp với các sai sót trong các tài khoản khác, đã không được hệ thống kiểm soát nội bộ ngăn ngừa hoặc phát hiện và sửa chữa trong thời gian mong muốn. Việc đánh giá rủi ro kiểm soát sẽ được thực hiện sau khi có những hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ. + Rủi ro phát hiện (DR): là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán không phát hiện được. Mức độ rủi ro phát hiện phụ thuộc trực tiếp vào các kiểm tra chi tiết mà kiểm toán viên thực hiện. Trên cơ sở đánh giá 3 loại rủi ro trên, kiểm toán viên sẽ xác định được rủi ro kiểm toán mong muốn cho toàn bộ báo cáo tài chính theo công thức: AR = IR x CR x DR Qua việc tìm hiểu, đánh giá về môi trường kinh doanh và hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên đưa ra ước lượng ban đầu về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, tìm được rủi ro phát hiện hợp lý, cho phép kiểm toán viên thiết kế các phương pháp và thủ tục kiểm toán cần thiết, nhằm thu thập bằng chứng đầy đủ và hiệu lực. - Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320, Tính trọng yếu trong kiểm toán, đã nêu: “Trọng yếu và mức độ rủi ro kiểm toán có mối quan hệ ngược chiều nhau , có nghĩa là mức trọng yếu càng cao thì rủi ro càng thấp và ngược lại. Chuyên gia kiểm toán phải quan tâm đến mối quan hệ này khi xác định nội dung lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán ”. Do đó thực hiện xác định rủi ro, các kiểm toán viên phải dựa vào đánh giá trọng yếu. 1.2.1.5 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400, Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ, quy định rằng: “ Kiểm toán viên phải có đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ của khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán và xây dựng cách tiếp cận có hiệu quả ”. Do đó, nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát là một phần việc hết sức quan trọng mà kiểm toán viên phải thực hiện trong một cuộc kiểm toán. Việc nghiên cứu này sẽ xuyên suốt từ những đánh giá sơ bộ ban đầu khi chuẩn bị kiểm toán đến những hiểu biết cặn kẽ về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng khi lập kế hoạch kiểm toán. Điều đó sẽ giúp kiểm toán viên nắm được nhược điểm của hệ thống, tập trung thu thập bằng chứng cũng như xây dựng ý kiến tư vấn cho khách hàng trong thư quản lý ở giai đoạn kết thúc kiểm toán. Dựa vào các mục tiêu kiểm soát và các quá trình kiểm soát đặc thù của hệ thống kiểm soát nôi bộ, kiểm toán viên tiến hành xem xét, đánh giá những thủ tục kiểm soát được áp dụng cho khoản mục trên báo cáo tài chính. Từ đó đưa ra mức rủi ro kiểm soát tương ứng cao, thấp hay trung bình hay theo một tỷ lệ phần trăm. Năm bước đầu tiên trên giúp kiểm toán viên có đủ căn cứ lập kế hoạch tổng quát, từ đó triển khai một chương trình kiểm toán có hiệu qủa và hiệu lực. 1.2.2 Thiết kế chương trình kiểm toán Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công công việc giữa các kiểm toán viên cũng như dự kiến về những tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập. Trọng tâm của chương trình kiểm toán là các thủ tục kiểm toán cần thực hiện đối với từng khoản mục hay bộ phận được kiểm toán. Chương trình kiểm toán được thiết kế phù hợp sẽ giúp thực hiện cuộc kiểm toán một cách khoa học, các kiểm toán viên phối hợp công tác một cách thông suốt và hiệu quả; chủ nhiệm kiểm toán dễ dàng giám sát, quản lý cuộc kiểm toán thông qua việc xác định các bước công việc được thực hiện. Đồng thời, đây cũng là bằng chứng để chứng minh các thủ tục kiểm toán đã thực hiện, bởi vì thông thường sau khi hoàn thành một cuộc kiểm toán, kiểm toán viên ký tắt lên chương trình kiểm toán gắn với thủ tục kiểm toán vừa hoàn thành. Chương trình kiểm toán của hầu hết các cuộc kiểm toán được thiết kế thành 3 phần: thủ tục kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ, thủ tục phân tích, thủ tục kiểm tra chi tiết. 1.2.2.1. Thiết kế các thủ tục kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ. Đây là hình thức để kiểm toán viên thu thập bằng chứng về tính hiệu quả trong thiết kế và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp. Các thủ tục được áp dụng trong giai đoạn này gồm: phỏng vấn nhân viên của công ty khách hàng về thiết kế và hoạt động của kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp, quan sát các hoạt động liên quan đến kiểm soát nội bộ, kiểm tra tài liệu như chứng từ sổ sách và các báo cáo liên quan. 1.2.2.2. Thiết kế các thủ tục phân tích. Các thủ tục phân tích được thiết kế để đánh giá tính hợp lý chung của các số dư tài khoản đang được kiểm toán. Trên cơ sở kết quả của việc thực hiên các thủ tục phân tích đó, kiểm toán viên sẽ mở rộng hay thu hẹp các thủ tục kiểm tra chi tiết. Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán, quy trình phân tích còn bao hàm những thủ tục phân tích chi tiết đối với số dư các tài khoản và được thực hành qua các bước sau: - Xác định số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng cần được kiểm tra. - Tính toán giá trị ước tính cuả tài khoản cần được kiểm tra. - Xác định giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được - Xác định số chệnh lệch trọng yếu cần được kiểm tra. - Kiểm tra số chênh lệch trọng yếu. - Đánh giá kết quả kiểm tra. 1.2.2.3. Thiết kế các thủ tục kiểm tra chi tiết Đây là thủ tục được thực hiện để đánh giá về độ chính xác của việc phản ánh các số dư tài khoản cũng như ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Thủ tục này thường được thực hiện như sau: + Kiểm toán viên căn cứ vào kết quả của thử nghiệm kiểm soát và kết quả của thủ tục phân tích để phát hiện phạm vi thực hiện của kiểm tra chi tiết. + Phân tích số dư của các tài khoản cần được kiểm tra chi tiết, đối chiếu giữa các tài liệu và sổ sách với nhau cũng như đối chiếu với các tài liệu thu thập được từ bên thứ ba. + Đánh giá kết quả và xác định số dư cuối kỳ của từng tài khoản. Các thủ tục kiểm toán trên được kết hợp với nhau và sắp xếp theo một chương trình kiểm toán. Chương trình kiểm toán thường được thiết kế cho từng chu trình hoặc từng khoản mục nhằm đáp ứng mục tiêu kiểm toán của từng cuộc kiểm toán. Chương trình kiểm toán tốt sẽ có những chi phối tích cực đến chất lượng và hiệu qủa của cuộc kiểm toán, bởi vì nó là tiền đề vững chắc để thực hiện kiểm toán. 1.3. Thực hiện kiểm toán. Đây là giai đoạn chính trong quy trình kiểm toán. Thực chất của giai đoạn này là kiểm toán viên áp dụng các phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ đã xác định trong chương trình kiểm toán để thu thập những thông tin và tài liệu cần thiết làm cơ sở cho những ý kiến nhận xét về báo cáo tài chính. Trong thực hiện kiểm toán, người ta áp dụng 3 thủ tục: thủ tục kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ (thủ tục kiểm soát), thủ tục phân tích, thủ tục kiểm tra chi tiết. 1.3.1. Thực hiện thủ tục kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ Mục đích của việc thực hiện thủ tục này là thu thập bằng chứng về sự hữu hiệu của các quy chế và thủ tục kiểm soát để giảm bớt các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ. Các bằng chứng kiểm toán phải chứng minh sự đầy đủ và tính hiệu quả của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ trên hai phương diện: - Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được thiết kế sao cho có khả năng ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu. - Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ tồn tại và hoạt động một cách hữu hiệu trong suốt niên độ kế toán. Thủ tục kiểm soát được thực hiện với những phương pháp khác nhau tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Các phương pháp đó bao gồm: kiểm tra tài liệu, phỏng vấn, thực hiện lại, kiểm tra từ đầu đến cuối, kiểm tra ngược. Việc lựa chọn phương pháp kiểm tra chủ đạo phải phù hợp với loại hình hoạt động cần kiểm tra, đồng thời phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các phương pháp. Ví dụ, phương pháp kiểm tra tài liệu được áp dụng nếu các nghiệp vụ để lại các “dấu vết” trực tiếp trên tài liệu như các chữ ký phê duyệt, hoá đơn lưu… Nếu thực hiện một phương pháp kỹ thuật riêng lẻ thường không có hiệu lực và không đáp ứng yêu cầu đầy đủ, tin cậy của các bằng chứng kiểm toán. 1.3.2. Thực hiện thủ tục phân tích Thủ tục phân tích được thực hiện để đánh giá tính hợp lý chung của các số dư tài khoản đang được kiểm toán. Trên cơ sở kết quả đó, kiểm toán viên sẽ quyết định mở rộng hay thu hẹp các thủ tục kiểm tra chi tiết. Việc thực hiện thủ tục phân tích đòi hỏi nhiều sự phán đoán của kiểm toán viên. Thông thường thực hiện thủ tục phân tích phải trải qua các giai đoạn chủ yếu như đã trình bày trong phần thiết kế chương trình kiểm toán. 1.3.3. Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết Kiểm tra chi tiết là việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cụ thể của trắc nghiệm tin cậy thuộc trắc nghiệm công việc và trắc nghiệm trực tiếp số dư để kiểm toán từng khoản mục hoặc nghiệp vụ tạo nên số dư tài khoản hay loại nghiệp vụ. Quá trình thực hiện gồm các bước cơ bản sau: - Lập kế hoạch kiểm tra chi tiết. - Lựa chọn các khoản mục để kiểm tra chi tiết. - Lựa chọn khoản mục chính. - Thực hiện các biện pháp kỹ thuật kiểm tra chi tiết trên các khoản mục đã chọn. - Đánh giá kết quả kiểm tra chi tiết. - Xử lý chênh lệch kiểm toán. Việc thực hiện kiểm toán phải căn cứ vào chương trình kiểm toán đã được duyệt. Kiểm toán viên vận dụng hợp lý các phương pháp kiểm toán, kiến thức và kinh nghiệm kiểm toán; thực hiện các thẩm quyền theo quy định của pháp luật để tiến hành kiểm toán các phần việc được phân công. Trong quá trình kiểm toán, các kiểm toán viên phải ghi chép tập hợp đầy đủ các bước công việc đã thực hiện kết quả của từng bước vào hồ sơ kiểm toán, giấy tờ làm việc. Đây là công việc bắt buộc nhằm mục đích tích luỹ bằng chứng kiểm toán và là cơ sở để kiểm soát chất lượng kiểm toán. 1.3. Kết thúc và lập báo cáo kiểm toán. Sau khi hoàn thành các công việc kiểm toán trong từng phần hành, kiểm toán viên phải tổng hợp các kết quả và công bố báo cáo kiểm toán. Giai đoạn này gồm các bước xem xét đánh giá trước khi lập báo cáo kiểm toán, lập và phát hành báo cáo kiểm toán. 1.3.1. Xem xét đánh giá trước khi lập báo cáo kiểm toán. Trước khi lập báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên cần tổng hợp các kết quả thu thập và thực hiện một số thử nghiệm bổ sung có tính chất tổng quát. Sự chuẩn bị này bao gồm xem xét các khoản công nợ ngoài dự kiến, các sự kiện sau ngày lập báo cáo tài chính, tính hoạt động liên tục của khách hàng và đánh giá tổng quát về kết quả kiểm toán. 1.3.1.1. Xem xét các khoản công nợ ngoài dự kiến. Trong thực tế, có những sự kiện phát sinh trong năm có thể dẫn đến một khoản công nợ hay thiệt hại mà cho đến thời điểm khoá sổ vẫn chưa thể xác định liệu có thể chắc chắn xảy ra hay không và số tiền cụ thể là bao nhiêu. Những khoản công nợ hay thiệt hại đó được gọi là công nợ ngoài dự kiến. Các Chuẩn mực kế toán thường yêu cầu khai báo các khoản công nợ ngoài dự kiến trọng yếu trên báo cáo tài chính dưới dạng chú thích. 1.3.1.2. Xem xét các sự kiện sau ngày lập báo cáo tài chính. Phần lớn công việc quan trọng của một cuộc kiểm toán được tiến hành sau ngày khoá sổ kế toán. Riêng từ ngày kết thúc niên độ cho đến ngày hoàn thành báo cáo kiểm toán có thể xảy ra những nghiệp vụ hoặc sự kiện liên quan đến việc đánh giá hoạc khai báo trên báo cáo tài chính. Vì vậy, kiểm toán viên có trách nhiệm soát xét lại các xự kiện xảy ra sau ngày lập báo cáo tài chính để xem xét những ảnh hưởng (nếu có) đến các báo cáo đang được kiểm toán. Hai loại sự kiện cần sự đánh giá của kiểm toán viên là: - Những sự kiện ảnh hưởng trực tiếp đến báo cáo tài chính và phải điều chỉnh lại báo cáo tài chính. - Những sự kiện không ảnh hưởng trực tiếp đến báo cáo tài chính nhưng cần khai báo trên Thuyết minh Báo cáo tài chính do tính chất quan trọng của nó để tránh sự hiểu lầm cho những người sử dụng báo cáo tài chính. 1.3.1.3. Xem tính hoạt động liên tục của khách hàng. Khi lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện các thủ tục kiểm toán, cũng như khi đánh giá và thông báo kết luận của mình, kiểm toán viên luôn phải cân nhắc đến tính hoạt động liên tục của doanh nghiệp. Theo Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 570, “Một doanh nghiệp được coi là đang hoạt động liêntục khi nó tiếp tục hoạt động cho một tương lai định trước. Người ta quan niệm rằng doanh nghiệp không có ý định và cũng không cần phải giải tán hoặc quá thu hẹp quy mô hoạt động của mình”. Để hiểu rõ vấn đề này, ta phải xem xét các dấu hiệu của doanh nghiệp: - Dấu hiệu về tài chính như lỗ kinh doanh lớn, không thể trả các chủ nợ ngắn hạn, các tỷ suất tài chính cho dấu hiệu xấu, khó khăn trong đáp ứng các yêu cầu hợp đồng vay… - Dấu hiệu về các hoạt động của đơn vị như mất một thị trường quan trọng, mất một nhà cung cấp chính, rối loạn trong công ty,… - Các dấu hiệu khác như không tuân thủ các quy định ghi trong điều lệ, những vụ kiện đang diễn ra có thể có kết qủa ảnh hưởng xấu đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Trong những trường hợp nghi ngờ về tính liên tục hoạt động kinh doanh, kiểm toán viên phải thu thập các bằng chứng đủ và thích hợp để đảm bảo một cách thoả đáng khả năng tiếp tục hoạt động kinh doanh trong một tương lai gần của đơn vị. 1.3.1.4. Đánh giá tổng quát kết quả kiểm toán. Trước khi tiến hành lập Báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên phải đánh giá tổng quát các kết quả thu thập được nhằm soát xét lại toàn bộ cuộc kiểm toán. Chuẩn mực kiểm toán quốc tế cũng như Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700, Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính, quy định: “kiểm toán viên phải soát xét và đánh giá lại những kết luận rút ra từ các bằng chứng kiểm toán thu thập được và vận dụng những kết luận này để làm căn cứ cho ý kiến của mình về báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán”. Việc đánh giá này thường do các kiểm toán viên cao cấp đảm nhiệm và bao gồm các mặt: - Đánh giá tính đồng bộ và sát thực của các bằng chứng thu thập được đối với từng phần hành thông qua việc áp dụng một số thủ tục phân tích. - Đánh giá sự đầy đủ của bằng chứng nhằm phục vụ cho việc ra quyết định của kiểm toán viên. - Đánh giá sự tổng hợp các sai sót phát hiện được nhằm nhận biết được tổng mức sai sót của tất cả các khoản mục trên báo cáo tài chính phục vụ cho mục đích đưa ra ý kiến. - Rà soát lại hồ sơ kiểm toán để đánh giá công việc của kiểm toán viên và kiểm tra việc tuân thủ các Chuẩn mực kiểm toán trong quá trình thực hiện, khắc phục những xét đoán thiên lệch của kiểm toán viên. - Xem xét thư giải trình của ban giám đốc khách hàng nhằm giải đáp những thiết sót và tồn tại của đơn vị. - Kiểm tra lại các khai báo trên báo cáo tài chính để đảm bảo sự tuân thủ các Chuẩn mực kế toán đã quy định. - Xem xét các thông tin khác trong báo cáo tài chính của đơn vị để phát hiện những bất hợp lý trong các báo cáo này với các quy định tài chính hiện hành. 1.3.2. Lập và công bố báo cáo kiểm toán. Khâu cuối cùng của quá trình kiểm toán là lập và phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính. Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính thực chất là một bản thông báo về kết quả cuộc kiểm toán cho người sử dụng báo cáo tài chính.Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700: “Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính là laọi báo cáo bằng văn bản do kiểm toán viên độc lập công bố để nêu rõ ý kiến chính thức của mình về Báo cáo tài chính của một đơn vị đã được kiểm toán”. Đối với hoạt động kiểm toán, báo cáo kiểm toán vừa là sản phẩm kết tinh của quá trình làm việc, vừa là cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm nghề nghiệp của kiểm toán viên. Đối với người sử dụng báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán là căn cứ để họ đánh giá các thông tin và đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn, hiệu qủa trong mối quan hệ kinh tế đối với đơn vị có báo cáo tài chính này. 1.3.2.1. Các yếu tố cơ bản của một báo cáo kiểm toán. Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700, báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính gồm các yếu tố cơ bản và được trình bày theo thứ tự sau: a) Tên và địa chỉ của công ty kiểm toán. b) Số hiệu báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính. c) Tiêu đề báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính. d) Người nhận báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính. e) Mở đầu của báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính: - Nêu đối tượng của cuộc kiểm toán về báo cáo tài chính. - Nêu trách nhiệm của Giám đốc đơn vị được kiểm toán, trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán . f) Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán. - Nêu Chuẩn mực kiểm toán đã áp dụng để thực hiện cuộc kiểm toán. - Nêu những công việc và thủ tục kiểm toán mà kiểm toán viên đã thực hiện. g) ý kiến của kiểm toán viên và công ty kiểm toán về báo cáo tài chính đã được kiểm toán. h) Địa điểm và thời gian lập báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính. i) Chữ ký và đóng dấu . Báo cáo kiểm toán phải được trình bày nhất quán về hình thức và kết cấu để người đọc hiểu thống nhất và dễ nhận biết khi có tính huống bất thường xẩy ra. 1.3.2.2. Các loại ý kiến của kiểm toán viên về báo cáo tài chính. Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính phải nêu rõ ý kiến của kiểm toán viên về các báo cáo tài chính đã thực hiện kiểm toán trên hai phương diện: Phản ánh trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu các thông tin định lượng của báo báo tài chính về thực trạng tài chính, kết quả kinh doanh và việc tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kết toán hiện hành cũng như việc tuân thủ các quy định pháp lý có liên quan đến hoạt động đơn vị được kiểm toán. Tuỳ thộc vào kết quả của cuộc kiểm toán, kiểm toán viên có thể đưa ra một trong bốn loại ý kiến sau đây: - ý kiến chấp nhận toàn phần: ý kiến này được đưa ra khi kiểm toán viên cho rằng báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán, phù hợp với Chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. ý kiến chấp nhận toàn phần có nghĩa là báo cáo tài chính có thể có những sai sót nhưng những sai sót đó không trọng yếu. - ý kiến chấp nhận từng phần: ý kiến này được trình bày trong trường hợp kiểm toán viên và công ty kiểm toán cho rằng báo cáo tài chính chỉ phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị, nếu không bị ảnh hưởng bởi yếu tố tuỳ thuộc mà kiểm toán viên đã nêu ra trong báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính. Điều này cũng có nghĩa là nếu các yếu tố do kiểm toán viên đưa ra có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính thì báo cáo tài chính đó đã không phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu. - ý kiến từ chối: ý kiến này được đưa ra trong trương hợp hậu quả của việc giới hạn phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc thiếu thông tin liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục tới mức kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán có thể cho ý kiến về báo cáo tài chính. - ý kiến không chấp nhận: ý kiến này được đưa ra trong trường hợp các vấn đề không thống nhất với giám đốc là quan trọng hoặc liên quan đến số lượng lớn các khoản mục đến mức độ mà kiểm toán viên cho rằng ý kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thể hiện tính chất và mức độ sai sót trọng yếu của báo cáo tài chính. Mỗi khi kiểm toán viên đưa ra ý kiến không phải là ý kiến chấp nhậnh toàn phần thì phải mô tả rõ ràng trong báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính tất cả những lý do chủ yếu dẫn đến ý kiến đó và định lượng (nếu được) những ảnh hưởng đến báo cáo tài chính. Như vậy, báo cáo kiểm toán là hình thức thể hiện chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến phục vụ yêu cầu của người quan tâm và có thể có nhiều tình huống cụ thể. Kết thúc cuộc kiểm toán , báo cáo kiểm toán được công bố theo đúng điều khoản hợp đồng và công ty kiểm toán đánh giá khả năng tiếp tục thực hiện kiểm toán cho năm sau, tiến hành liên lạc thường xuyên với khách hàng, cập nhật và bổ sung thông tin về khách hàng. Chương 2: Thực trạng tổ chức quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Xây dựng Việt Nam (CIMECO) 2.1. Đặc điểm của Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Xây dựng Việt Nam với vấn đề tổ chức quy trình kiểm toán. 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty. Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Xây dựng Việt Nam tiền thân là Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Phước Thuận, được thành lập theo Giấy phép kinh doanh số 0102000752 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 26/06/1999. Trải qua 6 lần đăng ký thay đổi, hiện nay Công ty mới có tên là Công ty TNHH Kiểm toán, tư vấn xây dựng Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế: Auditing, consultant construction Viet Nam company limited Tên viết tắt: cimeico Viet Nam co., ltd Địa chỉ trụ sở chính: Số 07, Đường Đào Tấn, Phường Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội. Điện thoại: (04)7663499 Fax: (04)7664120 Vốn điều lệ : 2.000.000.000 VN đồng (2 tỷ VNĐ) Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc: ông Nguyễn Đức Lợi. Ngành nghề kinh doanh: - Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng (chủ yếu là vật tư, máy móc, thiết bị công nghiệp, xây dựng, giao thông, thiết bị văn phòng, giấy các loại) - Buôn bán than mỏ - Buôn bán khí đốt hoá lỏng Buôn bán vật liệu xây dựng Xây dựng công nghiệp và dân dụng, thi công san lấp mặt bằng các công trình giao thông, thuỷ lợi Xây lắp các công trình điện đến 35 KV Vận tải hàng hoá Vận chuyển hành khách Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá Tư vấn đầu tư Môi giới thương mại Tư vấn du học Buôn bán các mặt hàng vật tư nông nghiệp Trang trí nội ngoại thất Kinh doanh rượu bia, thuốc lá Buôn bán thiết bị trường học Buôn bán nguyên liệu giấy Buôn bán các mặt hàng thanh lý Dịch vụ kiểm toán độc lập Dịch vụ tư vấn thuế, tài chính, kế toán, cổ phần hoá doanh nghiệp Khai thác và chế biến khoáng sản Khảo sát thiết kế kiến trúc công trình Đầu tư phát triển nhà, hạ tầng kỹ thuật Buôn bán vật tư giao thông, dịch vụ cho thuê máy móc, thiết bị Buôn bán bất động sản Buôn bán hàng vật tư thiết bị điện tử, tin học Đại lý bảo hiểm phi nhân thọ Giám sát thi công các công trình xây dựng cơ bản, xây dựng giao thông, thuỷ lợi (Doanh nghiệp chỉ kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật). Từ khi thành lập năm 1999 đến năm 2001,Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Phước Thuận chủ yếu hoạt động kinh doanh buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng (chủ yếu là vật tư, máy móc thiết bị công nghiệp, xây dựng, giao thông, trang thiết bị bảo vệ lao động, thiết bị văn phòng, giấy các loại); buôn bán than mỏ; buôn bán khí đốt hoá lỏng, buôn bán vật liệu xây dựng công nghiệp và dân dụng,…Đến năm 2001, Công ty mới chính thức đưa dịch vụ tư vấn, kiểm toán và hoạt động và đổi tên thành Công ty TNHH Kiểm toán, Tư vấn Xây dựng Việt Nam với vốn điều lệ lúc bấy giờ là 2 tỷ VNĐ. Sau một thời gian hoạt động, năm 2003, Công ty tăng vốn điều lệ lên 5 tỷ do bổ sung thêm ngành kinh doanh bất động sản, buôn bán thiết bị điện tử; dịch vụ tư vấn, kiểm toán giai đoạn này có chững lại do thiếu kiểm toán viên, hoạt động chủ yếu của Công ty là kinh doanh buôn bán. Đến đầu năm 2004 cho đến nay số vốn điều lệ của Công ty giảm xuống còn 2 tỷ, hoạt động tư vấn kiểm toán được nhanh chóng khôi phục và đóng góp một khoản doanh thu lớn cho Công ty. Tham gia hoạt động tư vấn, kiểm toán vào năm 2001 cho đến nay là một khoảng thời gian chưa lâu, bên cạnh đó đây không phải là ngành truyền thống của Công ty, cho nên công tác tổ chức kiểm toán ở đây mang tính vừa làm vừa tự hoàn thiện. Quá trình hoàn thiện dựa trên kinh nghiệm của các Kiểm toán viên và các nguồn tài liệu của các đơn vị có liên quan trong nước và quốc tế. Mặc dầu có những khó khăn nhất định trong lĩnh vực kiểm toán nhưng đến năm 2004 hoạt động kiểm toán của CIMEICO Việt Nam đã tạo được sự tin cậy của khách hàng. Những năm qua, Công ty đã thực hiện kiểm toán và tư vấn cho rất nhiều loại hình doanh nghiệp; gồm hơn 100 doanh nghiệp, trong đó: + 15 doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài như Công ty TEA YANG Viet Nam, Công ty DATACRAF Viet Nam. + 20 công ty liên doanh như Công ty Liên doanh Bia Huế, Công ty, Liên doanh Colgate Sơn Hải,… + Các doanh nghiệp Nhà nước như các đơn vị thành viên của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, các đơn vị thành viên Tổng Công ty Điện lực Việt Nam,… + Hơn 10 dự án do Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế tài trợ như Dự án nâng cấp đê biển miền Trung (PAM5322), Dự án cải tạo quốc lộ 1A(ADB), … + Các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp tại Việt Nam như Công ty cổ phần Bảo hiểm PJICO, Ngân hàng cổ phần Quân đội, Công ty TNHH Xây dựng Hà Khánh,… Ngoài ra, Công ty còn kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá cho hơn 20 doanh nghiệp. Theo số liệu của Phòng Kế toán Công ty, Tổng doanh thu, Tổng chi phí, Lợi nhuận trước thuế, tỷ suất Lợi nhuận trước thuế/ Doanh thu của Công ty qua các năm 2002, 2003,2004 như sau: Bảng1 : Kết quả kinh doanh của CIMECO năm 2002-2004 . Đơn vị:VN đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Tổng doanh thu 1 950 260 000 2 186 234 000 2 560 437 000 Tổng chi phí 1 750 380 000 1 783 741 000 2 015 268 000 Lợi nhuận 199 880 000 402 493 000 544 809 000 Tỷ suất LN/DT 0.102 0.184 0.213 Từ bảng trên ta thấy: Tổng doanh thu của Công ty của năm sau đều tăng so với năm trước; tỉ suất Lợi nhuận trước thuế/ Doanh thu cao và cũng tăng qua các năm chứng tỏ tình hình kinh doanh của Công ty đang phát triển rất tốt. Xu hướng của Công ty là phát triển thành công ty hợp danh chuyên cung cấp các dịch vụ kiểm toán và tư vấn tài chính, thuế. Nước ta hiện nay có 44 công ty đủ điều kiện để thực dịch vụ kiểm toán và tư vấn với hơn 720 Kiểm toán viên Quốc gia được Bộ Tài chính cấp chứng chỉ Kiểm toán viên (CPA). CIMEICO Việt Nam là một trong 44 công ty đó với 5 Kiểm toán viên Quốc gia. Mặc dầu không còn mới nhưng đây là một ngành có tiềm năng ở Việt Nam. 2.1.2. Đặc diểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Là một công ty TNHH với 25 nhân viên, Công ty thực hiện chế độ quản lí tập trung. Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức thành Ban Giám đốc và 3 phòng chức năng phù hợp với đặc điểm kinh doanh và điều lệ tổ chức hoạt động của công ty. Ban Giám đốc của công ty bao gồm: một Giám đốc và hai Phó Giám đốc.Trong đó: - Giám đốc công ty: Giám đốc là người đại diện pháp nhân của Công ty kiêm chủ tịch Hội đồng thành viên; có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm, chương trình thực hiện các phương án cho Công ty, điều hành hoạt động chung ở Công ty và hai chi nhánh. - Phó Giám đốc thứ nhất: Là người tham mưu cho Công ty về hoạt động kinh doanh của Công ty và được uỷ quyền điều hành Công ty khi Giám đốc vắng mặt hoặc đi công tác; chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giao, đồng thời phụ trách phần nhân sự và hành chính tổng hợp. - Phó Giám đốc thứ hai: Là người phụ trách hoạt động kinh doanh chính tại hai Chi nhánh của Công ty và phụ trách chuyên môn nghiệp vụ. Công ty có một phòng kế toán và hai phòng kiểm toán (phòng nghiệp vụ): - Phòng Tài chính Kế toán: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý Tài chính- Kế toán của Công ty, quản lý theo dõi tình hình tài sản cũng như việc sử dụng vốn của Công ty. Đồng thời thực hiện đầy đủ công tác ghi chép sổ sách các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong Công ty kể cả ở chi nhánh, tổng hợp số liệu để báo cáo cho Công ty. Phòng kế toán gồm ba người : + Một kế toán viên theo dõi và quản lý vật tư của 2 Chi nhánh và tính toán lương cho toàn bộ nhân viên của Công ty. + Một kế toán viên theo dõi về hàng hoá, công nợ và doanh thu. + Một tổ trưởng kế toán có nhiệm vụ phụ trách chung.Tổ chức thực hiện nhiệm vụ kế toán tài chính thông suốt. Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các kế toán viên thực hiện đúng nguyên tắc, chế độ do Nhà nước ban hành về công tác kế toán Tài chính. Trực tiếp phụ trách công tác tổng hợp số liệu lên các báo cáo Tài chính cuối kỳ. Chịu trách nhiệm trước ban Giám đốc và pháp luật về toàn bộ công tác Kế toán Tài chính của Công ty. Công ty tổ chức hạch toán kế toán tập trung, tất cả các chứng từ của toàn Công ty và của Chi nhánh đều được tập hợp tại Phòng kế toán của Công ty để ghi sổ và tổng hợp. Các Chi nhánh của Công ty không có sổ kế toán riêng, người phụ trách chi nhánh có trách nhiệm quản lý chứng từ kế toán và nộp đầy đủ cho Phòng kế toán theo thời gian quy định. Công ty sử dụng hệ thống kế toán máy nên các sổ chi tiết của các tài khoản được lưu trữ trong máy, đến cuối năm Công ty in ra tất cả các sổ cái của các tài khoản khoản tổng hợp, coi đó là sổ theo dõi hàng năm. Ngoài ra, Công ty sử dụng một số sổ chi tiết theo dõi ngoài như: Sổ chi tiết tài khoản phải thu của khách hàng, tài khoản thuế phải nộp cho Nhà nước…Nhìn chung với quy mô doanh nghiệp nhỏ, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh không quá nhiều và phức tạp nên công tác kế toán ở đây tương đối đơn giản nhưng chặt chẽ. Thêm vào đó, Công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính nên nhân viên của phòng kế toán rất tốt về chuyên môn và tổ chức công tác kế toán đạt hiệu qủa cao. - Hai Phòng Kiểm toán: CIMEICO VIET NAM có 8 kiểm toán viên trong đó 5 Kiểm toán viên Quốc gia được Bộ Tài chính cấp chứng chỉ Kiểm toán viên (CPA), có kinh nghiệm từ 4 đến 8 năm làm việc tại các Công ty kiểm toán có uy tín ở Việt Nam và hãng Kiểm toán Quốc tế hoạt động tại Việt Nam. Tám người được chia ra làm 2 phòng, mỗi phòng đều có một trưởng phòng phụ trách và thực hiện tất cả các dịch vụ tư vấn, kiểm toán. Về tương lai, Công ty sẽ thành lập thêm 2 phòng kiểm toán (trong đó có một phòng kiểm toán xây dựng cơ bản riêng) và phân chia chức năng riêng cho từng phòng nghiệp vụ. Hiện nay do số lượng nhân viên ít nên các kiểm toán viên phải luân chuyển linh động giữa các phòng theo chỉ đạo của Ban giám đốc để phù hợp với hoàn cảnh thực tế công việc. Qua đó, ta thấy bộ máy quản lý của Công ty hoạt động theo nguyên tắc tập trung, Giám đốc luôn giám sát, chỉ đạo công tác của các phòng ban nói chung cũng như tổ chức công tác kiểm toán tại đơn vị nói riêng. Tuy bộ máy quản lý tương đối đơn giản, nhưng phù hợp với yêu cầu hoạt động kinh doanh của Công ty. Mọi công tác trong hoạt động kiểm toán đều được thông qua theo thứ tự của hệ thống quản lý từ nhóm trưởng nhóm kiểm toán đến trưởng Phòng Nghiệp vụ, đến Phó Giám đốc nghiệp vụ và đến Giám đốc. 2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh CIMEICO VIET NAM là công ty kiểm toán tư vấn chuyên nghiệp hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực kiểm toán, tư vấn thuế , tư vấn tài chính, tư vấn quản lý ở Việt Nam, được UBND Thành phố Hà Nội cấp Giấy phép hành nghề theo Quyết định số 0102000752. Tiền thân là một công ty thương mại, hiện nay ngoài việc cung cấp các dịch vụ về tư vấn, kiểm toán; CIMEICO còn tham gia các hoạt động kinh doanh buôn bán hàng hoá khác, chủ yếu được thực hiện ở các chi nhánh tại Phú Thọ và Thành phố Hồ Chí Minh. Kết qủa kinh doanh của các hoạt động này đang chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng kết qủa kinh doanh của Công ty. 2.1.3.1 Các lĩnh vực hoạt động của Công ty: - Kinh doanh buôn bán các loại vật liệu xây dựng, than mỏ,…chủ yếu thực hiện ở chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Thọ. Tại trụ sở chính của Công ty cung cấp các dịch vụ về tài chính như sau: - Cung cấp các dịch vụ kiểm toán bao gồm: + Kiểm toán theo Luật định và kiểm toán tài chính. + Kiểm toán hoạt động. + Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư. + Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. + Báo cáo thẩm định. + Đánh giá và xác nhận đặc biệt + Kiểm tra báo cáo quý và báo cáo giữa kỳ. + Chuẩn bị và tổng hợp báo cáo tài chính. - Cung cấp dịch vụ kế toán bao gồm: + Tư vấn lựa chọn hình thức sổ và tổ chức bộ máy kế toán. + Tư vấn lập báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp. + Tuyển chọn nhân viên kế toán và kế toán trưởng cho các doanh nghiệp. - Cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính bao gồm: + Xác định cơ cấu và chiến lược kinh doanh. + Tư vấn và thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu qủa cho doanh nghiệp. + Tư vấn quản lý tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp. + Tư vấn quản lý tiền lương và nhân sự. + Tư vấn thành lập doanh nghiệp, tư vấn cổ phần hoá doanh nghiệp, tư vấn đối với doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán. + Tư vấn lập dự án khả thi cho các doanh nghiệp trong giai đoạn đầu, tư vấn đầu tư, lựa chọn phương án kinh doanh cho doanh nghiệp. - Cung cấp dịch vụ kiểm toán xây dựng cơ bản bao gồm: + Dịch vụ kiểm toán, quyết toán Xây dựng cơ bản (XDCB). + Dịch vụ tư vấn hoàn thiện hồ sơ quyết toán XDCB. + Dịch vụ tư vấn giám sát các công trình XDCB, giao thông thuỷ lợi. - Cung cấp dịch vụ định giá tài sản phục vụ cho việc chuyển đổi hình thức sở hữu của công ty, tham gia thị trường chứng khoán, góp vốn liên doanh… - Cung cấp dịch vụ đào tạo : + Tổ chức khoá học về kế toán, kiểm toán cho các đơn vị phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam và Quốc tế. + Đào tạo kế toán viên cho doanh nghiệp . - Cung cấp các dịch vụ tư vấn thuế: Đây là một thế mạnh của Công ty. CIMEICO VIET NAM có kiến thức quý giá liên quan đến áp dụng thực tiễn của các quy định về thuế cũng như các văn bản pháp luật khác. Bên cạnh đó CIMEICO VIET NAM còn có đội ngũ kiểm toán viên với nhiều kinh nghiệm từ các khách hàng lớn và họ liên lạc thường xuyên, trực tiếp với các quan chức chính phủ. Các dịch vụ cung cấp: + Đánh giá phân tích thuế: tức là xem xét sổ sách của khách hàng và đánh giá xem các giao dịch có tuân thủ theo pháp luật hiện hành không, từ đó báo cáo cho khách hàng và kiến nghị kèm theo. + Kê khai thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp: tức là thay mặt khách hàng kê khai thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp. + Giúp đỡ trong việc Kiểm toán thuế: tức là giúp đỡ khách hàng chuẩn bị sổ sách, chứng từ mà có thể cần thiết cho đợt kiểm toán cho mục đích thuế. + Giúp khách hàng tuân thủ Luật thuế Giá trị gia tăng và thuế Xuất nhập khẩu hàng tháng hoặc cả năm, thông báo cho khách hàng khả năng tiết kiệm thuế, tận dụng thời gian cho phép để trả thuế và được hoàn trả thuế nếu có thể. Nhìn chung, các loại dịch vụ Công ty cung cấp tương đối đa dạng, nhưng số lượng nhân viên chưa nhiều cho nên tính chuyên môn hoá chưa cao do mỗi nhân viên khi cần thiết đều phải tham gia thực hiện tất cả các loại nghiệp vụ. Vì vậy trong tổ chức công tác kiểm toán Công ty gặp khó khăn trong vấn đề bố trí nhân lực. Tuy nhiên, nhân viên của Công ty nhờ đó lại tương đối chủ động trong chuyên môn. 2.1.3.2 Đối tượng khách hàng của Công ty: Mục tiêu hoạt động của CIMEICO là nhằm cung cấp các dịch vụ chuyên ngành tốt nhất, đảm bảo quyền lợi cao nhất cho khách hàng, cung cấp những thông tin với độ tin cậy cao cho công tác quản lý kinh tế tài chính và điều hành công việc sản xuất kinh doanh mang lại hiệu qủa cao nhất. Hơn nữa với kinh nghiệm thực tế về chuyên ngành, gần gũi với khách hàng, tận tình, thông thạo nghiệp vụ, Công ty am hiểu với yêu cầu kinh doanh, các khó khăn mà khách hàng trong kinh doanh thường gặp phải, từ đó đảm bảo cung cấp những dịch vụ có chất lượng tốt nhất. Vì vậy, Công ty đã thu hút đông đảo khách hàng, bao gồm các loại hình doanh nghiệp sau đây: - Các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài. - Các công ty liên doanh. - Các doanh nghiệp Nhà nước gồm các công ty, Tổng công ty, các đơn vị thành viên của Tổng Công ty - Các dự án do Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế tài trợ . - Các công ty trách nhiệm hữu hạn và Công ty cổ phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp tại Việt Nam. - Các doanh nghiệp có nhu cầu xác đinh giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá. Khách hàng của Công ty bao gồm nhiều loại hình doanh nghiệp. Việc tổ chức thực hiện kiểm toán đối mỗi loại hình doanh nghiệp có những điểm khác nhau nhất định; tuỳ thuộc vào hình thức sở hữu, đặc điểm sản xuất kinh doanh của khách hàng,…Tuy nhiên tổ chức thực hiện kiểm toán luôn tuân theo một quy trình chung do Ban giám đốc đặt ra. Quy trình đó được xây dựng dựa trên cơ sở tuân thủ những Chuẩn mực, quy chế kiểm toán độc lập và chế độ kế toán hiện hành của Việt Nam, đồng thời lựa chọn và vận dụng những Chuẩn mực, thông lệ chung của quốc tế trong lĩnh vực nghề nghiệp trên cơ sở phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh và quản lý kinh tế tại Việt Nam. Bên cạnh đó, quy trình kiểm toán của CIMEICO luôn gắn liền với việc hỗ trợ thông tin và tư vấn để góp phần hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của, hoàn thiện tổ chức công tác kế toán, quản lý tài chính của khách hàng. Quy trình kiểm toán của CIMEICO được chia thành 3 giai đoạn như sau: Sơ đồ 3: Ba giai đoạn của một cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính. Giai đoạn 1: Chuẩn bị kiểm toán Giai đoạn 2: Thực hiện kiểm toán Giai đoạn 3: Kết thúc kiểm toán 2.2 Chuẩn bị kiểm toán. CIMEICO nhận thức được vai trò của việc lập kế hoạch kiểm toán trong việc hỗ trợ cho thực hiện kiểm toán có hiệu quả, giảm thiểu chi phí, nâng cao chất lượng kiểm toán. Thêm vào đó lập kế hoạch kiểm toán còn là nguyên tắc cơ bản trong công tác kiểm toán đã được quy định thành chuẩn mực và đòi hỏi các kiểm toán viên phải tuân thủ. Do vậy trong giai đoạn này, Công ty tiến hành lập kế hoạch tổng quát và chương trình kiểm toán. 2.2.1. Lập kế hoạch tổng quát Lập kế hoạch tổng quát là giai đoạn đầu tiên của một cuộc kiểm toán, có vai trò quan trọng, chi phối tới chất lượng và hiệu quả chung của toàn bộ cuộc kiểm toán. Việc lập kế hoạch tổng quát bao gồm các bước sau: Sơ đồ 4: Các bước lập kế hoạch kiểm toán của CIMEICO Bước 1: Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán. Bước 2: Thu thập thông tin cơ sở. Bước 3: Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách Bước 4: Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán. Bước 5: Tìm hiểu HT KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát. Để minh hoạ cho quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do CIMEICO thực hiện, em lấy ví dụ 2 khách hàng là công ty O. và công ty D.; Công ty O. là doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động; D. là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với sản phẩm chủ yếu được xuất khẩu ra nước ngoài. 2.2.1.1 Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán. Quy trình kiểm toán được bắt đầu khi Công ty thu nhận một khách hàng. Trên cơ sở xác định được đối tượng khách hàng có thể phục vụ trong tương lai, Công ty sẽ tiến hành các công việc cần thiết để chuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán bao gồm: đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán và ký hợp đồng kiểm toán. - Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán. Sau khi nhận được yêu cầu của khách hàng có thể qua điện thoại, thư mời hoặc tiếp xúc trực tiếp, Giám đốc Công ty (gọi tắt là Giám đốc) sẽ phân công nhân viên đi khảo sát yêu cầu cụ thể của khách hàng. Người đi khảo sát thu thập các thông tin về khách hàng theo các nội dung sau: + Thu thập thông tin theo mẫu khảo sát chung của Công ty . + Thu thập các thông tin khác căn cứ vào đặc điểm riêng và yêu cầu của khách hàng. + Đánh giá chung về hồ sơ sổ sách của khách hàng (rõ ràng, phức tạp). + Các thông tin quan trọng khác. Kết qủa khảo sát được ghi chép lại. Qua đó, nếu thấy công việc kiểm toán có thể gặp nhiều rủi ro, người được phân công có thể đề xuất không ký hợp đồng với khách hàng nhưng phải nêu rõ trong báo cáo khảo sát. Trong trường hợp Công ty O. và Công ty D., CIMEICO thấy có khả năng chấp nhận kiểm toán vì rủi ro kiểm toán không quá cao. - Lựa chọn đội ngũ nhân viên. Trên cơ sở mục đích, yêu cầu, phạm vi, và thời hạn kiểm toán, đội ngũ kiểm toán viên sẽ do phụ trách phòng nghiệp vụ trực tiếp phân công, chỉ định sau khi có ý kiến chỉ đạo của Phó Giám đốc phụ trách nghiệp vụ. Sự phân công này đảm bảo nguyên tắc độc lập, khách quan và phù hợp với năng lực trình độ, sở trường của từng kiểm toán viên nhằm hoàn thành các mục tiêu và nội dung kiểm toán (ví dụ đối với Công ty D. là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì các kiểm toán viên đòi hỏi phải biết ngoại ngữ). Sau đó Công ty sẽ tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho kiểm toán viên với các nội dung chủ yếu sau đây: + Báo cáo thực tế về tổ chức hoạt động, kiểm soát nội bộ, nghiệp vụ kế toán,… của công ty khách hàng. + Phổ biến cơ chế, chính sách, chế độ quản lý kinh tế, tài chính, kế toán nhà nước ban hành mà đơn vị được kiểm toán phải tuân thủ hay được phép áp dụng, đặc biệt là phải cập nhật các chế định mới về tài chính, kế toán có liên quan đến hoạt động của khách hàng. + Phổ biến và thống nhất chung về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phạm vi và thời hạn tiến hành cuộc kiểm toán. - Lập hợp đồng kiểm toán. Căn cứ vào báo cáo khảo sát ban đầu, Giám đốc sẽ xem xét và quyết định mức giá phí của cuộc kiểm toán. Thư ký Giám đốc sẽ căn cứ vào báo cáo khảo sát và ý kiến Giám đốc để soạn thảo thư báo giá. Thư báo giá được trình cho Ban Giám đốc trước khi gửi cho khách hàng. Sau khi nhận hồi báo của khách hàng, thư ký căn cứ thư báo giá và chỉ đạo của Giám đốc để soạn thảo hợp đồng kiểm toán. Nội dung và hình thức hợp đồng theo quy định của hợp đồng kiểm toán được lập theo hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210, Hợp đồng kiểm toán. Hợp đồng được lập thành 5 bộ chuyển qua phòng hành chính để gửi đến khách hàng ký trước. Bộ phận tiếp thị có trách nhiệm theo dõi đôn đốc, nhắc nhở khách hàng nhanh chóng gửi lại các hợp đồng. Hợp đồng được khách hàng ký và gửi sẽ được chuyển cho thư ký để trình Giám đốc, sau đó được chuyển qua phòng hành chính để thực hiện các thủ tục hành chính khác. Phòng hành chính gửi đến khách hàng 2 bộ, kế toán Công ty lưu một bộ, văn thư lưu một bộ và chuyển đến phòng nghiệp vụ một bộ để lưu vào hồ sơ chung để kiểm toán viên có thể tham khảo khi thực hiện kiểm toán. 2.2.1.2.Thu thập thông tin cơ sở. Tuỳ theo mỗi loại hình doanh nghiệp thì mức độ thu thập thông tin cũng khác nhau. Tuy nhiên, các thông tin cơ sở bao gồm các thành phần cơ bản sau: - Quá trình hình thành và phát triển. - Lĩnh vực hoạt động, môi trường và kết quả kinh doanh của khách hàng. - Công tác tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ. - Cơ cấu sản phẩm và công tác tiêu thụ. - Tình hình quản lý và sử dụng vốn, lao động và tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Ví dụ: * Đối với Công ty O.: Công ty O. là một doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với những hoạt động chủ yếu là: tìm kiếm nguồn xuất khẩu lao động, đào tạo và bồi dưỡng cho học viên trước khi đi xuất khẩu lao động. Công ty có 2 đơn vị thành viên: - Một trung tâm đào tạo: chức năng đào tạo học viên trước khi xuất khẩu lao động. - Một trung tâm thương mại: chức năng tìm kiếm nguồn xuất khẩu lao động, tổ chức xuất khẩu lao động, theo dõi và quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài. * Đối với Công ty D.: Công ty D. là công ty 100% vốn nước ngoài, được thành lập theo Giấy phép đầu tư số 643/GP ngày 1/4/2000 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp, thời hạn hoạt động là 15 năm. Hoạt động chủ yếu của Công ty là chế biến nông sản, các loại rau củ quả. Khoảng 80% sản phẩm của Công ty được tiêu thụ ở thị trường nước ngoài ( chủ yếu là sang thị trường Nhật Bản, Hồng Kông và Singapo), số còn lại được tiêu thụ ở thị trường Việt Nam (cho các nhà hàng, siêu thị). Thủ tục áp dụng để thu thập thông tin này là phương pháp phỏng vấn và thu thập tài liệu ở văn phòng Công ty khách hàng. Thực hiện kiểm toán tại văn phòng Công ty khách hàng tạo điều kiện tốt cho kiểm toán viên tiếp cận dễ dàng với khách hàng, quan sát hoạt động sản xuất kinh doanh, phỏng vấn ban quản lý, phòng kế toán, thu thập các văn bản như: Giấy phép thành lập, Điều lệ Công ty, các Biên bản họp Hội đồng quản trị, các văn bản luật, chế độ chính sách của Nhà nước có liên quan. Kiểm toán viên ghi các thông tin này vào giấy tờ làm việc và lưu vào hồ sơ kiểm toán các bản sao các văn bản này, đồng thời đánh dấu những thông tin quan trọng. Ngoài ra, đối với những khách hàng hoạt động trong lĩnh vực mới có rủi ro kinh doanh cao, thì nhóm kiểm toán còn phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia để có được những hiểu biết cặn kẽ hơn. 2.2.1.3. Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng. Nếu như các thông tin cơ sở được thu thập trên giúp cho kiểm toán viên hiểu được về các mặt hoạt động kinh doanh của khách hàng thì việc thu thập các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng giúp cho kiểm toán viên nắm bắt được các quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến các mặt hoạt động kinh doanh này, những thông tin này được thu thập sau khi tiếp xúc với Ban Giám đốc công ty khách hàng, bao gồm các loại sau: - Giấy phép thành lập và Điều lệ công ty. - Các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay trong vài năm trước. - Biên bản các cuộc họp cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc. - Các hợp đồng và cam kết quan trọng. Qua đó, các kiểm toán viên biết được cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của đơn vị được kiểm toán, quá trình thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, hệ thống bộ máy quản lý của đơn vị. 2.2.1.4. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán. a. Đánh giá mức độ trọng yếu: Mục đích của việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là để ước tính mức độ sai sót của báo cáo tài chính có thể chấp nhận được, xác định phạm vi của cuộc kiểm toán và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót đến báo cáo tài chính. Từ đó kiểm toán viên xác định thời gian và phạm vi thực hiện các thủ tục kiểm toán. Công việc này bao gồm đánh giá mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính và phân bổ đánh giá đó cho từng khoản mục. - Mức trọng yếu (PM) được xác định là số nhỏ nhất của các mức lựa chọn sau: PM= Min {(x%Lợi nhuận trước thuế), (y%Doanh thu), (z%Tài sản)} Tỷ lệ quy định: x từ 5% đến 10%; y từ 0.5% đến 1%; z từ 0.5% đến 2 % Trong từng cuộc kiểm toán nhóm trưởng trao đổi với một số kiểm toán viên chính để thống nhất về tỷ lệ xác định mức trọng yếu. Mức độ sai phạm tối đa trong tổng thể (TE): TE= t%PM Với t từ 50% đến 70%. Theo kinh nghiệm và xét đoán rủi ro ở mức độ trung bình thì thông thường t được chọn là 50%. - Phân bổ mức độ trọng yếu cho các khoản mục (Th): + Doanh thu và chi phí 50%TE + Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 40%TE + Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 30%TE + Công nợ 25%TE - Mức sai phạm cần ra bút toán điều chỉnh (SAD) SAD = u%PM với u từ 5% đến 10% Kiểm toán viên sẽ kiểm tra 100% các nghiệp vụ và số dư các tài khoản trước khi chọn mẫu, sau đó kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư của các tài khoản có giá trị hoặc từ mức TE trở lên hoặc nhỏ hơn mức TE và lớn hơn mức Th. Ví dụ: * Đối với Công ty O. Trên cơ sở các thông tin thu thập được và các tỷ lệ hướng dẫn, kiểm toán viên có ước lượng ban đầu về mức độ trọng yếu như sau: Chỉ tiêu Số tiền Mức trọng yếu 0.50% 1% 2% 5% 10% LN trước thuế 1598279006 79913950 159827901 Doanh thu 36657238817 183286194 366572388 Tổng tài sản 24018194331 120090971 240181943 480363886 Mức trọng yếu tổng thể PM = 79 913 950 Mức sai phạm tối đa trong tổng thể TE = 50% PM = 39 956 975 Mức sai sót cần ra bút toán điều chỉnh SAD = 5% PM = 39 956 97 Phân bổ mức sai phạm cho các khoản mục (Th) + Doanh thu và chi phí 50%TE = 19978487 + Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 40%TE = 15982790 + Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 30%TE = 11987092 + Công nợ 25%TE = 9989243 Kiểm tra 100% mẫu trước khi chọn: Các chỉ tiêu Giá trị mẫu được chọn Trên TE Từ Th đến TE Doanh thu và chi phí 39 956 975 19978487- 39 956 975 Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 39 956 975 15982790 - 39 956 975 Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 39 956 975 11987092 - 39 956 975 Công nợ 39 956 975 9989243 - 39 956 975 b. Đánh giá rủi ro: Xác định rủi ro sẽ xác định được số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập từ đó quyết định đến chi phí kiểm toán và khả năng Công ty có phải đương đầu với các vụ kiện trong tương lai không. Kiểm toán viên phải xác định rủi ro kiểm toán mong muốn, rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện. - Rủi ro kiểm toán mong muốn: Các kiểm toán viên luôn muốn xác định chắc chắn rằng báo cáo tài chính không bị sai phạm trọng yếu, do đó họ xác định mức rủi ro kiểm toán mong muốn thấp để đảm bảo cho kiểm toán viên và những người sử dụng báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Do vậy khi quyết định về mức rủi ro mong muốn, kiểm toán viên đặc biệt quan tâm đến mức độ mà theo đó người sử dụng bên ngoài tin tưởng vào các báo cáo và khả năng khách hàng sẽ gặp khó khănvề tài chính sau khi công bố báo cáo kiểm toán. - Rủi ro tiềm tàng: Để đánh giá rủi ro tiềm tàng (IR), các kiểm toán viên của CIMEICO dựa vào những dấu hiệu sau đây để đánh giá IR cao: + Chênh lệch kiểm toán năm trước phát hiện được cao. + Những loại hình nghiệp cụ và số dư có liên quan gồm: nhận tiền, thanh toán tiền, những khoản mục có thể chuyển nhượng, những khoản mục dễ biển thủ trực tiếp hoặc gián tiếp không được kiểm soát chặt. + Những khoản mục lớn, phép tính phức tạp phải có định giá mới xác định được giá trị. - Rủi ro kiểm soát. Rủi ro này được trình bày trong mục 2.2.1.5 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát. - Rủi ro phát hiện Rủi ro phát hiện được xác định từ rủi ro mong muốn, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. Việc đánh giá rủi ro này được trưởng nhóm kiểm toán hoặc kiểm toán viên chính tính toán, sau đó phổ biến cho các thành viên trong đoàn. Tuy nhiên các bước thực hiện cũng như kết quả tính toán không được lưu vào hồ sơ kiểm toán. 2.2.1.5. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát. a. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ: Kiểm soát nội bộ có một ảnh hưởng rất lớn đến công việc kiểm toán, từ khâu lập kế hoạch đến khâu xây dựng các chương trình kiểm toán cụ thể. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ giúp cho kiểm toán viên của CIMEICO lập được kế hoạch kiểm toán sát với thực tế, giảm thiểu rủi ro kiểm toán. Dựa trên những hiểu biết về quy trình kiểm soát, hệ thống kiểm soát, môi trường kiểm soát chung, kiểm toán viên sẽ có được những thủ tục kiểm toán phù hợp, đánh giá được độ phức tạp và khối lượng công việc để tính toán được kế hoạch thời gian và nhân sự. Các nội dung cần nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm: môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát. - Môi trường kiểm soát. Môi trường kiểm soát bao của một đơn vị bao gồm quan điểm và phong cách điều hành của Ban Giám đốc, vấn đề nhân sự, hoạt động kiểm soát nội; đó là tất cả các nhân tố bên trong và bên ngoài đơn vị có tính môi trường và tác động đến việc thiết kế, hoạt động và xử lý dữ liệu của các loại hình kiểm soát nội bộ. Ví dụ: * Đối với Công ty O. + Quan điểm và phong cách điều hành của Ban Giám đốc: Qua những lần làm việc, tiếp xúc khi mời kiểm toán, khi ký kết hợp đồng có thể nhận thấy ông Giám đốc Công ty O. là người có trình độ chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, am hiểu thực tế và có uy tín. Các Phó Giám đốc là những người có học vấn, điều hành một hay một số lĩnh vực của Công ty theo sự phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao. Kế toán trưởng là người có trình độ, cẩn thận trong công việc, có trách nhiệm điều hành hoạt động công tác kế toán, tư vấn cho Giám đốc về tình hình tài chính của đơn vị. + Vấn đề nhân sự: Tính đến ngày 31/12/2004 Công ty có 245 nhân viên, trong đó 104 người có trình độ đại học, 120 có trình độ cao đẳng và trung cấp. + Hoạt động kiểm soát nội bộ: Công ty không có bộ phận kiểm toán nội bộ. Tuy nhiên mọi nghiệp vụ phát sinh có giá trị lớn đều phải có sự phê chuẩn của Giám đốc và Kế toán trưởng. Việc tiến hành kiểm tra định kỳ cũng được Công ty tiến hành dưới sự chỉ đạo của Giám đốc. Công ty O. là khách hàng thường xuyên của Công ty CIMEICO. Năm 2003, CIMEICO đã cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp để Công ty O. thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp. Do đó nhóm kiểm toán viên chỉ cần cập nhật những thay đổi trong bộ máy lãnh đạo, cơ cấu nhân sự của khách hàng cũng như kế hoạch và dự toán lập cho năm kiểm toán. * Đối với Công ty D. Công việc cũng được thực hiện tương tự như đối với Công ty O., kiểm toán viên thu thập được một số điểm đáng chú ý sau: Ban lãnh đạo của Công ty D. gồm ông Peter Green ( Tổng Giám đốc), bà Nguyễn Hồng Minh (Kế toán trưởng), ông Lê Đình Lam (Trưởng phòng hành chính)…Đây là những người có trình độ chuyên môn, có kinh nghiêm trong quản lý kinh tế và tài chính kế toán, quyết đoán và thận trọng. Qua trao đổi, kiểm toán viên biết được cơ cấu nhân sự của Công ty không có thay đổi lớn trong mấy năm qua cũng như các thủ tục kiểm soát vẫn được duy trì và hoạt động tốt mặc dù Công ty không tổ chức bộ phận kiểm soát nội bộ - Hệ thống kế toán. Khi xem xét bộ máy kế toán của khách hàng, kiểm toán viên CIMEICO xem xét trên các khía cạnh sau: tổ chức bộ máy kế toán, chế độ kế toán áp dụng và các chính sách kế toán. * Đối với Công ty O. Phòng kế toán của Công ty gồm 15 người gồm 1 kế toán trưởng và 10 kế toán viên đảm nhiệm các phần hành khác nhau. Toàn Công ty chỉ tổ chức một phòng kế toán làm nhiệm vụ hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết, lập báo cáo kế toán, phân tích hoạt động kinh tế và kiểm tra công tác kế toán toàn Công ty. Việc phân công công tác kế toán nhìn chung là đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm, phân công, phân nhiệm rõ ràng; tuy nhiên bộ máy này còn cồng kềnh, một số kế toán viên cẩu thả trong việc ghi chép. Hệ thống chứng từ sử dụng bao gồm: Hợp đồng kinh tế; Hoá đơn GTGT; Phiếu kế toán, Phiếu thu, Phiếu chi; Giấy đề nghị thanh toán; Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho; Phiếu thanh toán tạm ứng; Tờ khai thuế GTGT; Giấy báo nợ, báo có ... Hệ thống tài khoản kế toán: Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo quyết định 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 014/11/1995 của Bộ Tài Chính và sửa đổi bổ sung theo Thông tư 89/2000/TT-BTC ngày 9/10/2002 của Bộ Tài Chính. Hình thức sổ kế toán áp dụng: Công ty ghi sổ theo hình thức sổ “Nhật ký chứng từ”. Toàn bộ công tác kế toán vẫn làm thủ công. Hệ thống sổ sách kế toán: Phòng kết toán có sổ chi tiết các tài khoản, sổ tổng hợp, cuốn chứng từ ghi sổ, đồng thời sử dụng một số sổ chi tiết cấp 2 đối với một số tài khoản như tài khoản 112, tài khoản 338,… Những thông tin khác về tổ chức công tác kế toán Phương pháp kế toán TSCĐ: Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ: Theo giá thực tế Phương pháp tính khấu hao áp dụng: Theo quyết định 206/BTC năm 2003, áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: theo giá thực tế. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp tính thuế GTGT: áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT. Niên độ kế toán: từ ngày 1/1 đến hết ngày 31/12 Tỷ giá sử dụng để quy đổi ngoại tệ: Theo tỷ giá thực tế. Việc thay đổi trong chính sách kế toán: Nguyên tắc nhất quán được áp dụng trong chính sách kế toán của Công ty, trong năm không có sự thay đổi nào lớn trong chính sách kế toán. * Đối với Công ty D. Công tác kế toán ở Công ty D. có một số điểm khác với Công ty O. như sau: + Phòng kế toán chỉ có 9 người. + Hình thức ghi sổ là Nhật ký chung và sử dụng phần mềm kế toán được thuê viết riêng cho Công ty. + Đánh giá hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước xuất trước. - Các thủ tục kiểm soát: Kiểm toán viên đánh giá tính hiệu quả của các thủ tục kiểm soát qua việc thực thi các nguyên tắc phân công phân nhiệm, uỷ quyền và phê chuẩn, bảo quản chứng từ sổ sách đầy đủ. * Đối với Công ty O. Công ty O. do làm công tác kế toán bằng tay nên các sổ kế toán một số không rõ ràng, sạch sẽ, tuy nhiên hệ thống chứng được sắp xếp và bảo quản tốt, có khoa học, tiện cho việc kiểm tra. *Đối với Công ty D. Công ty D. chưa đối chiếu công nợ vào cuối năm, không phân loại tuổi nợ và lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi. b. Đánh giá rủi ro kiểm soát Một vấn đề quan trọng mang tính bản chất gắn với hệ thống kiểm soát nội bộ đó là rủi ro kiểm soát. Kiểm toán viên cần tìm hiểu và đánh giá rủi ro kiểm soát để xác định phương hướng và phạm vi kiểm toán. Nếu rủi ro kiểm soát cao, kiểm toán viên phải tăng cường và mở rộng phạm vi kiểm toán để xác định được các sai sót trọng yếu và các vi phạm về chính sách. Ngược lại, nếu rủi ro kiểm soát thấp, nghĩa là khách hàng có một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu, kiểm toán viên có thể giới hạn phạm vi kiểm toán mà vẫn đảm bảo giới hạn sai sót ở mức cho phép. Để đánh giá rủi ro kiểm soát, kiểm toán viên sẽ xem xét những nguyên nhân gây ra rủi ro này: - Hạn chế về nguồn lực và nhu cầu xem xét chi phí hệ thống kiểm soát nội bộ trong mối liên hệ tương quan với những lợi ích dự tính. - Hạn chế trong đánh giá con người và những sai sót do con người mắc phải như những sai sót hay lỗi đơn giản do thiếu thận trọng, không tập trung, hoặc hiểu nhầm. - Khả năng thông đồng giữa hai hay nhiều người trong, ngoài doanh nghiệp. - Khả năng phá sản của công ty. 2.2.2. Thiết kế chương trình kiểm toán. Thiết kế chương trình kiểm toán là lập những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành, phân công lao động giữa các kiểm toán viên cũng như những dự kiến về tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập. Trọng tâm của chương trình kiểm toán và các thủ tục kiểm toán cần thực hiện đối với từng khoản mục. CIMEICO đã xây dựng một chương trình kiểm toán bao gồm các thủ tục kiểm toán cần thực hiện cho từng khoản mục trên báo cáo tài chính cần được kiểm toán . Sau đây là ví dụ về chương trình kiểm toán tài sản cố định: Chương trình kiểm toán tài sản cố định Khách hàng : Công ty O. Ngày khoá sổ 31/12/2004 Mục tiêu: 1. Tài sản cố định vô hình và hữu hình có tồn tại và thuộc về doanh nghiệp, doanh nghiệp sử dụng bất động sản trong khuôn khổ hoạt động của mình (tính hiện hữu, sở hữu). 2. Các yếu tố được tính vào bất động sản phải là bất động sản, việc bán và xuất, các giá trị lợi nhuận hay thất thu mà các hoạt động này mang lại được hạch toán (tính đầy đủ). 3. Giá trị bất động sản phải được xác định chính xác và không bao gồm các yếu tố phải ghi vào chi phí (tính chính xác) 4. Giá trị khấu hao và cách trình bày phải chính xác và phù hợp với các chuẩn mực áp dụng trong khuôn khổ kiểm toán chúng ta (cách trình bày) Thủ tục Mục tiêu Người thực hiện Tham chiếu Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ Kiểm tra phân tích Tài sản vô hình và hữu hình - Yêu cầu hoặc lập bảng tổng hợp các hoạt động xảy ra trên niên độ. - So sánh các tổng của các giá trị gộp, thuần và tổng các khấu hao ở số dư kế toán. - So sánh các hoạt động mua và bán cũng như chi phí vảo dưỡng và sửa chữa với ngân sách đầu tư và các niên độ trước. - áp dụng tỉ lệ khấu hao trung bình vào các giá trị gộp theo khoản mục - Tính khấu hao tổng thể theo nhóm tỉ lệ khấu khấu hao và kiểm tra tính hợp lý với việc tăng khấu hao. - Đối với tài sản vô hình, kiểm tra các khoản phần trăm hoa lợi đã ghi và so sánh với các hợp đồng. Kiểm tra chi tiết - Lập một trang chính có đưa ra các so sánh với niên độ trước. - Kiểm tra các nguyên tắc kế toán, đảm bảo tính nhất quán của các phương pháp và tính thống nhất với các chuẩn mực là cơ sở để làm kiểm toán. Kiểm tra việc kết chuyển các số dư từ niên độ trước sang. 2,3 3,4 2,3 2,3 2,3 1 1 4 Kết luận và kiến nghị - Kết luận về mục tiêu kiểm toán. - Kiến nghị. - Các vấn đề theo dõi sau đợt kiểm toán. Căn cứ vào tình hình cụ thể của thực tế, các kiểm toán viên sẽ áp dụng chương trình kiểm toán sao cho phù hợp để đạt kết quả kiểm toán tốt nhất. 2.3. Thực hiện kiểm toán. Trên cơ sở những định hướng đã được thiết kế trong kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên sẽ triển khai thực hiện các bước kiểm toán chi tiết. Các bước thực hiện kiểm toán được khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ 5: Các giai đoạn thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty CIMEICO Kiểm tra tổng quát BCTC Thực hiện thủ tục kiểm soát Thực hiện thủ tục phâ tích Thực hiện kiểm tra chi tiết 2.3.1. Kiểm tra tổng quát báo cáo tài chính. Để công việc kiểm toán tiến hành một cách thuận lợi, kiểm toán viên phải có sự đảm bảo số liệu trên báo cáo tài chính là khớp đúng. Nếu như giữa các số liệu không khớp nhau, kiểm toán viên yêu cầu kế toán viên xem xét lại. Ngoài việc đối chiếu chỉ tiêu kế toán trên các báo cáo tài chính, kiểm toán viên cũng phải xem xét các cấn đề khác như việc lập báo cáo tài chính có phù hợp với quy định của Bộ Tài chính và các nguyên tắc kế toán không, các số liệu kế toán có phản ánh đúng tình hình hoạt động của khách hàng không? - Đối với bảng cân đối kế toán: kiểm toán viên tiến hành so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu sau: + đối chiếu sự khớp đúng số dư đầu kỳ của các tài khoản trên bảng cân đối kế toán năm nay với số dư cuối kỳ cảu các tài khoản trên bảng cân đối kế toán năm trước đã được kiểm toán. + đối chiếu sự bằng nhau giữa tổng tài sản và tổng nguồn vốn. + kiểm tra tính chính xác số học của các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán. Ví dụ: Nguồn vốn = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu; Các khoản phải thu = Phải thu khách hàng + Phải thu nội bộ + Phải thu khác … Sau khi kiểm tra tổng quát các Bảng cân đối kế toán của Công ty O. Và Công ty D.,kiểm toán viên đều đảm bảo mọi số liệu đã khớp đúng, không có sự nhầm lẫn. - Đối với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: kiểm toán viên thực hiện kiểm tra các mối quan hệ: + đối chiếu các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm nay so với số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh của năm trước. + kiểm tra tính chính xác số học các chỉ tiêu. Ví dụ như Lãi gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán; Tổng lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận khác. Sau khi đối chiếu và tính toán lại, kiểm toán viên đã đảm bảo không có chênh lệch trên các Báo cáo kết quả kinh doanh của 2 Công ty O. và D. 2.3.2. Thực hiện thủ tục kiểm soát. Sau khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung, kiểm toán viên phải đi vào tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ trong từng chu trình kế toán. Các phương pháp tìm hiểu về kiểm soát nội bộ thường được các nhân viên của CIMEICO sử dụng là: - Xem xét các tài liệu về kiểm soát nội bộ của đơn vị như sơ đồ tổ chức bộ máy phân công, phân nhiệm, sơ đồ hạch toán, các văn bản quản lý nội bộ, tổ chức công tác kiểm toán nội bộ… - Trao đổi với các nhà quản lý và nhân viên nhằm hiểu biết về đặc điểm tổ chức, chính sách nhân sự, trình độ, thái độ của các nhà quản lý và nhân viên . - Quan sát tại chỗ các hoạt động của đơn vị. Đối với Công ty O. và Công ty D., nhìn chung hệ thống kế toán đã thực hiện đúng theo các quy định hiện hành của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu về công tác kế toán và quản lý tài chính tại đơn vị. Vì vậy, kiểm toán viên có thể thu hẹp phạm vi thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết trong quá trình thực hiện kiểm toán. 2.3.3. Thực hiện thủ tục phân tích. Phân tích là quá trình tư duy logic để nghiên cứu và so sánh các mối quan hệ đáng tin cậy giữa các số liệu, các thông tin nhằm đánh giá tính hợp lý hoặc không hợp lý của các thông tin trong báo cáo của đơn vị được kiểm toán. Các thể thức phân tích thường được các kiểm toán viên áp dụng gồm: so sánh với số liệu giữa các kỳ thực hiện, giữa kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch, giữa thực tế và số liệu của kiểm toán viên, giữa số liệu của các đơn vị cùng ngành. Các kiểm toán viên CIMEICO thực hiện thủ tục phân tích theo trình tự sau: - Xây dựng các mục tiêu cụ thể cho áp dụng phương pháp phân tích nhằm giúp cho việc thiết kế các thể thức phân tích hiệu quả. - Thiết kế các thể thức phân tích: + Lựa chọn thể thức phân tích phù hợp nhất. + Lựa chọn các thông tin, tài liệu thích hợp với thể thức phân tích đã lựa chọn và mục tiêu đã xác định. + Xây dựng các nguyên tắc nhất định đối với quá trình xác định các sai số và giao động bất thường. - Tiến hành phân tích: + Dựa trên thiết kế các thể thức phân tích, tiến hành các quá trình tính toán, so sánh số liệu, thông tin để phát hiện những sai số và giao động bất thường. + Tiến hành thảo luận với ban lãnh đạo, điều tra tiếp hoặc không điều tra. Thủ tục phân tích chứa đựng tính nhạy cảm của kiểm toán viên. Từ kết qủa của việc thực hiện thủ tục này, kiểm toán viên sẽ có những điều chỉnh về phạm vi và phương pháp kiểm toán tiếp theo nhằm đạt tới hiệu quả kiểm toán cao nhất. Sau đây là một minh hoạ: Bảng 2: Bảng phân tích tổng quát các chỉ tiêu trên bảng cân đối kết toán của Trung tâm thương mại, Công ty O. Khoản mục Số tiền Chênh lệch Năm 2003 Năm 2004 Số tiền % A. Tài sản 24 018 194 331 30 934 484 936 6 916 290 605 28.79 1. Tiền 10 344 828 758 1 345 417 688 -8 999 411 070 -86.99 2. Các khoản phải thu 4 913 738 385 7 261 463 002 2 347 724 617 47.77 3. Hàng tồn kho 1 050 582 892 1 699 833 780 649 250 888 61.79 4. Tài sản lưu động khác 96 924 650 123 303 014 26 378 364 27.21 5. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 7 612 119 646 20 504 467 452 12 892 347 806 169.36 B. Nguồn vốn 24 018 194 331 30 934 484 936 6 916 290 605 28.79 1. Nợ phải trả 5 867 951 831 11 153 883 089 528 5931258 90.08 2. Nguồn vốn chủ sở hữu 18 150 242 500 19 780 601 847 1 630 359 347 8.98 Bên cạnh việc phân tích chênh lệch giữa các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán, CIMEICO còn tiến hành phân tích chênh lệch giữa các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, phân tích các tỉ suất tài chính nhằm đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Sau đó kiểm toán viên đưa ra nhận xét sơ bộ về sự phù hợp của báo cáo tài chính và của từng khoản mục. Khả năng sai sót thường xảy ra với các khoản mục có biến động lớn hoặc có xu hướng bất thường. 2.3.4. Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết. Các kiểm toán viên kiểm tra chi tiết từng tài khoản theo chương trình đã lập. Dựa vào kết quả của thực hiện kiểm soát và thực hiện phân tích, các kiểm toán viên sẽ có định hướng về phương pháp và quy mô chọn mẫu trong quá trình kiểm tra. Ví dụ khi kiểm tra chi tiết Tài khoản tiền mặt: * Đối với Công ty O., khi kiểm tra chi tiết tài khoản tiền mặt (với mức biến động của tiền giảm 86.99%): - Kiểm tra số liệu tổng hợp: + Kiểm tra tính có thật của tiền mặt tại quỹ tại thời điểm 31/12/2004 bằng cách đối chiếu số liệu tiền mặt trên Bảng cân đối kế toán với Biên bản kiểm kê tiền mặt. Kết quả đối chiếu cho thấy số liệu trên Bảng cân đối kế toán khớp với Biên bản kiểm kê quỹ. + Kiểm tra tính hợp lý đối với khoản mục tiền mặt. Cụ thể , kiểm toán viên đối chiếu số liệu trên Bảng cân đối kế toán với số liệu trên sổ cái tài khoản tiền mặt và số liệu trên sổ quỹ. Bảng tổng hợp sổ cái tiền mặt Công ty kiểm toán tư vấn xây dựng Việt Nam Khách hàng: Công ty O. Năm: 2004 Nội dung: TK111- Tiền mặt Người thực hiện: Tháng Nợ Có Dư đầu kỳ 8 183 000 _ Tháng 1 368 131 472 324 054 361 Tháng 2 732 551 020 762 137 540 Tháng 3 2 054 526 763 2 401 936 070 Tháng 4 2 017 689 523 2 095 806 531 Tháng 5 2 074 471 250 1 284 314 255 Tháng 6 1 340 073 844 416 163 473 Tháng 7 405 755 447 3 258 085 361 Tháng 8 3 290 385 375 852 271 391 Tháng 9 879 183 017 1 128 352 265 Tháng 10 1 106 417 603 6 043 013 228 Tháng 11 6 121 578 906 970 076 591 Tháng 12 961 563 549 2 049 896 543 Cộng phát sinh V 21 352 381 769 21 226 107 609 Dư cuối kỳ Vv 134 457 160 _ V : đã đối chiếu với sổ quỹ. Vv : đã đối chiếu với Biên bản kiểm kê tiền mặt. - Kiểm tra chi tiết chứng từ tiền mặt: + Kiểm tra tính có thật của các khoản thu chi tiền mặt: Để kiểm tra các khoản thu chi tiền mặt, kiểm toán viên chọn ra trên Sổ chi tiết Tài khoản 111 một số nghiệp vụ thu chi tiền mặt có nội dung không rõ ràng, khoản tiền phát sinh lớn. Kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của chứng từ đó. + Kiểm tra tính đầy đủ của việc ghi sổ: Kiểm toán viên thực hiện chọn mẫu ngẫu nhiên một số chứng từ thu chi tiền mặt, sau đó đối chiếu với Sổ chi tiết và Sổ tổng hợp xem các nghiệp vụ đó có được ghi sổ không? Đối với Tài khoản Tiền mặt, thông thường kiểm toán viên ưu tiên kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ chi tiền mặt, vì đấy là nghiệp vụ dễ xảy ra sai phạm nhất. Sau đây là ví dụ một số nghiệp vụ chi không hợp lệ phát sinh trong Quý 1 năm 2004 của Công ty O. được kiểm toán viên phát hiện khi kiểm tra chứng từ gốc: Công ty kiểm toán tư vấn xây dựng Việt Nam Khách hàng: Công ty O. Năm: 2004 Nội dung: TK111 Kiểm tra chi tiết. Người thực hiện: Chứng từ Nội dung Số tiền Ghi chú SH NT PC5/Q1 5/1 Chi tiếp khách Bộ NN & PTNT 2 567 000 Không có hoá đơn PC18/Q1 14/2 Chi liên hoan đầu năm 3 450 000 Không có hoá đơn PC21/Q1 25/3 Chi ủng hộ xây nhà tình nghĩa của xã 4 500 000 Không có giấy biên nhận * Đối với Công ty D., các kiểm toán viên cũng thực hiện kiểm tra theo trình tự từ tổng hợp đến chi tiết như đối với Công ty O. Tuy nhiên, do rủi ro kiểm soát của Công ty D. được đánh giá là thấp nên khi kiểm tra chi tiết chứng từ tiền mặt, kiểm toán chọn ngẫu nhiên một số nghiệp vụ phát sinh trong các tháng để kiểm tra. Qua kiểm tra, kiểm toán viên nhận xét tại Công ty Y số liệu cộng dồn và chuyển sổ chính xác. Các hoá đơn chứng từ được ghi sổ đầy đủ và các nghiệp vụ ghi sổ đều có chứng từ hợp lệ. 2.4. Kết thúc kiểm toán. Đây là bước cuối cùng trong quy trình kiểm toán, là bước hoàn tất mọi cuộc kiểm toán. Thông thường, việc kết thúc kiểm toán được CIMEICO thực hiện theo trình tự sau đây: - Lập Biên bản kiểm toán. - Duyệt dự thảo báo cáo tài chính đã được kiểm toán. - Phát hành báo cáo kiểm toán chính thức và Thư quản lý (nếu có) - Quản lý hồ sơ kiểm toán và theo dõi các vấn đề sau khi phát hành báo cáo kiểm toán chính thức. 2.4.1. Lập Biên bản kiểm toán. Trưởng nhóm kiểm toán tổng hợp kết quả kiểm toán từ giấy tờ làm việc của các kiểm toán viên, trao đổi và thống nhất với mọi người trong đoàn kiểm toán và sau khi nghe giải trình của khách hàng sẽ lập Biên bản kiểm toán. Biên bản kiểm toán phải được Công ty kiểm toán và khách hàng ký. Nội dung của Biên bản kiểm toán là đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch và mục tiêu kiểm toán, đánh giá về tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính theo từng tài khoản theo ý kiến của của các kiểm toán viên phụ trách phần hành đó và ý kiến giải trình của khách hàng. Trong trường hợp đơn vị được kiểm toán còn có ý kiến chưa thống nhất với kết luận kiểm toán, kiểm toán viên sẽ yêu cầu được giải trình bằng văn bản chính thức. Nếu vẫn có những vấn đề không thống nhất được giữa hai bên thì Công ty CIMEICO sẽ xin ý kiến của Phó Giám đốc nghiệp vụ và Giám đốc. Trong trường hợp Công ty O., phòng kế toán đã đề nghị được hoãn lại vài ngày ký Biên bản kiểm toán để bổ sung một số chứng từ còn thiếu nhằm giảm bớt các nghiệp vụ ghi sổ không có chứng từ hợp lệ. Công ty D. đã đồng ý ký ngay vào Biên bản kiểm toán. 2.4.2. Duyệt dự thảo báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Căn cứ vào hồ sơ kiểm toán do phòng nghiệp vụ chuyển đến, Phó Giám đốc phụ trách nghiệp vụ sẽ phê duyệt toàn bộ dự thảo các báo cáo tài chính đã được kiểm toán và chuyển lại cho phòng nghiệp vụ để hoàn chỉnh. Trong trường hợp xét thấy có vấn đề cần đề nghị thêm với khách hàng, nhóm trưởng nhóm kiểm toán lập thư đề nghị điều chỉnh và gửi tới khách hàng. Dự thảo báo cáo tài chính được gửi tới khách hàng để lấy ý kiến. Sau khi dự thảo được hoàn chỉnh sẽ gửi tới khách hàng ký trước. Sau đó phụ trách phòng nghiệp vụ sẽ trình Giám đốc ký duyệt cùng với cùng với tờ trình của Phó Giám đốc. Dự thảo được đóng thành tập và đóng dấu “dự thảo” lên từng trang, đồng thời lưu một bộ vào hồ sơ kiểm toán. 2.4.3. Phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý (nếu có). Căn cứ vào tờ trình của Phó Giám đốc, Giám đốc Công ty sẽ phê duyệt báo cáo kiểm toán chính thức. Trong những trường hợp xét thấy chưa thể phát hành báo cáo kiểm toán chính thức, Giám đốc sẽ chỉ đạo xử lý từng trường hợp cụ thể. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán thông thường được phát hành 6 bộ, trong đó có một bộ để lưu trong hồ sơ kiểm toán. Việc chuyển giao các báo cáo tài chính đã được kiểm toán do nhóm trưởng, phụ trách phòng nghiệp vụ hoặc Ban Giám đốc Công ty giao tận tay cho khách hàng (tuỳ loại khách hàng). 2.4.4. Quản lý hồ sơ kiểm toán Đồng thời với việc trình các báo cáo tài chính đã được kiểm toán và đã được các khách hàng ký trước trên các báo biểu nhóm trưởng nhóm kiểm toán phải chuyển toàn bộ hồ sơ kiểm toán cho phụ trác phòng nghiệp vụ xem xét, sau đó trong vong 3 ngày hồ sơ sẽ được chuyển giao cho bộ phận lưu trữ. Trong hồ sơ lưu trữ gồm có: - Các giấy tờ làm việc của kiểm toán viên. - Các văn bản pháp lý có liên quan đến khách hàng. - Các thư từ giao dịch với khách hàng trong quá trình kiểm toán. - Tờ trình về các vấn đề quan trọng của nhóm trưởng. - Tờ trình của nhóm tổng hợp và nhóm tư vấn. - Tờ trình của phụ trách phòng nghiệp vụ. - Bản dự thảo và bản chính thức báo cáo tài chính đã được kiểm toán. - Các loại tài liệu cần thiết khác có liên quan đến khách hàng. 2.4.5. Theo dõi các vấn đề sau khi phát hành báo cáo kiểm toán chính thức. Sau khi phát hành có thể có những thông tin liên quan đến báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Về nguyên tẵc, mọi người trong Công ty khi nhận được các thông tin liên quan sến khách hàng xét thấy có thể dẫn đến rủi ro kiểm toán đều phải thông báo ngay cho phụ trách phòng nghiệp vụ để báo cáo cho Ban Giám đốc. Ngoài ra, Ban Giám đốc giao cho bộ phận tiếp thị chịu trách nhiệm theo dõi, báo cáo và lưu trữ các thông tin có liên quan đến các khách hàng từ tất cả các nguồn thông tin (báo chí, bên thứ 3…) để phục vụ cho việc tra cứu khi cần thiết. Phòng nghiệp vụ có trách nhiệm theo dõi và tư vấn cho khách hàng các vấn đề phát sinh sau khi khách hàng đã được quyết toán thuế. Đó cũng là cách CIMEICO thu thập thông tin, giữ quan hệ tốt với khách hàng nhằm tạo điều kiện cho cuộc kiểm toán trong năm tới. Tại Công ty O. và Công ty D. sau khi đánh giá kết quả kiểm toán và có sự điều chỉnh của họ theo kiểm toán viên, CIMEO thấy không có điểm ngoại trừ trọng yếu nào về việc áp dụng hợp lý các nguyên tắc kế toán và không có sự giới hạn nào về phạm vi kiểm toán nên đã phát hành báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần. Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kiểm toán tại Công ty 3.1. Tính cấp thiết của việc hoàn thiện quy trình kiểm toán tại Công ty. Quy trình kiểm toán là trình tự, thủ tục tiến hành các công việc đốii với mỗi cuộc kiểm toán. Quy trình kiểm toán của CIMEICO được Giám đốc phê duyệt và áp dụng thống nhất trong mọi cuộc kiểm toán. Quy trình kiểm toán tạo cơ sở để tổ chức các công việc trong một cuộc kiểm toán, cho các hoạt động của đoàn kiểm toán và kiểm toán viên, đồng thời là cơ sở để thực hiện việc giám sát, kiểm tra, đánh giá chất lượng các cuộc kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của các kiểm toán viên độc lập. Do đó, một quy trình kiểm toán hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động kiểm toán của Công ty. Quy trình kiểm toán của CIMECO từ khâu chuẩn bị kiểm toán đến thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán nhìn chung được thực hiện một cách thống nhất, đầy đủ và linh hoạt đối với từng khách hàng. Tuy nhiên, trong công tác tổ chức kiểm toán của Công ty vẫn còn một số điều bất cập. Sau khi xem xét quy trình kiểm toán của Công ty tại một số khách hàng em có những nhận xét về ưu và khuyết điểm của Công ty như sau: 3.1.1. Ưu điểm: 3.1.1.1. Công tác tiếp xúc với khách hàng. Để có thể cạnh tranh trên thị trường cung cấp dịch vụ tư vấn, kiểm toán, CIMEICO luông chủ động trong việc tiếp xúc với khách hàng bằng việc gửi Thư chào hàng giới thiệu về Công ty và các dịch vụ cung cấp. Bên cạnh đó, Ban Giám đốc của Công ty có mối quan hệ tốt với khách hàng, hiểu biết rộng nên số lượng hợp đồng Công ty ký được trong năm tương đối nhiều. 3.1.1.2. Lập kế hoạch kiểm toán. Công ty đã tuân thủ các quy định về việc lập kế hoạch tổng quát trong Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 về “Lập kế hoạch kiểm toán”. ở bước lập chương trình kiểm toán, CIMEICO đã thiết kế chương trình kiểm toán từng tài khoản áp dụng chung vào mọi cuộc kiểm toán báo cáo tài chính. Chương trình kiểm toán này đã tạo định hướng cho các kiểm toán viên thực hiện kiểm toán. 3.1.1.3. Thực hiện kiểm toán. Các kiểm toán viên đã tuân theo nguyên tắc thực hiện kiểm toán do Công ty đặt ra. Thủ tục phân tích được kết hợp phân tích xu hướng và phân tích các tỷ suất trên các báo cáo tài chính, điều này cho phép kiểm toán viên có cái nhìn tổng quát nói chung và các khoản mục nói riêng trên báo cáo tài chính. Thủ tục kiểm tra chi tiết được tiến hành từ tổng hợp đến chi tiết với phương pháp chọn mẫu phù hợp và có tính đại diện cao. 3.1.1.4. Kết thúc kiểm toán. Trong giai đoạn này, các kiểm toán viên đã thực hiện các bước lập Biên bản kiểm toán, duyệt dự thảo báo cáo tài chính đã được kiểm toán, phát hành báo cáo kiểm toán chính thức và Thư quản lý (nếu có), quản lý hồ sơ kiểm toán và theo dõi các vấn đề sau khi phát hành báo cáo kiểm toán chính thức. Những việc này đã thể hiện tính thận trọng của kiểm toán viên để đưa ra ý kiến có độ tin cậy cao về báo cáo tài chính của khách hàng. Giai đoạn kết thúc kiểm toán cũng là giai đoạn nhóm trưởng nhóm kiểm toán soát xét, tổng hợp giấy tờ nhằm kiểm tra quá trình làm việc của các thành viên trong nhóm và rút kinh nghiệm cho những lần sau. 3.1.2. Nhược điểm: 3.1.2.1. Công việc lập kế hoạch: - Tuân thủ theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300, Lập kế hoạch kiểm toán, Công ty CIMEICO đã hết sức chú trọng đến vấn đề này, dù là đối với khách hàng thường xuyên hay khách hàng mới. Tuy nhiên qua thực tế tại Công ty O., b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20537.DOC
Tài liệu liên quan