Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần INDECO

Tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần INDECO: LỜI NÓI ĐẦU Một nền kinh tế phát triển cần phải có một nền tảng cơ sở hạ tầng vững chắc. Cùng tiến bước với sự phát triển của đất nước trong suốt những năm vừa qua, ngành xây dựng luôn là một ngành quan trọng hàng đầu không những đem lại cơ sở vật chất thiết yếu để phát triển kinh tế mà còn đóng góp giá trị không nhỏ vào GDP cả nước. Bên cạnh đó, trong điều kiện nền kinh tế ngày càng khó khăn, lạm phát tăng cao, mỗi doanh nghiệp để có thể đứng vững cũng cần phải có những chiến lược kinh doanh, khoa học quản lý của riêng mình, trong đó, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp được rất nhiều công ty lựa chọn. Để làm được điều này, vị trí của hoạt động kế toán là vô cùng quan trọng. Là một trong những phần hành quan trọng của hệ thống kế toán, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không những góp phần cung cấp, phản ánh thông tin về chi phí của sản phẩm mà còn giúp cho nhà quản trị có những quyết định thích hợp, kịp thời về quản lý chi phí, xem xét sự tiết ...

doc75 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 865 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần INDECO, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Một nền kinh tế phát triển cần phải có một nền tảng cơ sở hạ tầng vững chắc. Cùng tiến bước với sự phát triển của đất nước trong suốt những năm vừa qua, ngành xây dựng luôn là một ngành quan trọng hàng đầu không những đem lại cơ sở vật chất thiết yếu để phát triển kinh tế mà còn đóng góp giá trị không nhỏ vào GDP cả nước. Bên cạnh đó, trong điều kiện nền kinh tế ngày càng khó khăn, lạm phát tăng cao, mỗi doanh nghiệp để có thể đứng vững cũng cần phải có những chiến lược kinh doanh, khoa học quản lý của riêng mình, trong đó, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp được rất nhiều công ty lựa chọn. Để làm được điều này, vị trí của hoạt động kế toán là vô cùng quan trọng. Là một trong những phần hành quan trọng của hệ thống kế toán, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không những góp phần cung cấp, phản ánh thông tin về chi phí của sản phẩm mà còn giúp cho nhà quản trị có những quyết định thích hợp, kịp thời về quản lý chi phí, xem xét sự tiết kiệm hay lãng phí trong sử dụng chi phí tại công ty, xác định giá bán sản phẩm, giá tham gia đấu thầu..Vì vậy, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được coi là khâu quan trọng trong hệ thống kế toán nói riêng và toàn bộ công ty nói chung. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm và nhằm có thêm hiểu biết về quy trình này trong thực tế, trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần INDECO, em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần INDECO” . Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo của Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên công ty, đặc biệt là các thành viên phòng kế toán,em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Chuyên đề tốt nghiệp gồm ba chương: Chương 1 : Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần INDECO Chương 2 : Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần INDECO. Chương 3 : Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đối với Công ty cổ phần INDECO. Do kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, nên chuyên đề của em không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô cũng như các cán bộ trong công ty để em hoàn thiện chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn! Quảng Ninh, tháng 8 năm 2011 Sinh viên Trần Khánh Ly CHƯƠNG I TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN INDECO 1.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 1.1.1. Đặc điểm về tổ chức nhân sự trong bộ phận kế toán của công ty cổ phần INDECO Bộ phận kế toán là bộ phận không thể thiếu trong mọi công ty,thực hiện việc điều hành hoạt động tài chính theo mục tiêu,phương hướng kinh doanh của công ty và giúp sức đắc lực cho việc ra quyết định của ban lãnh đạo. Bất kỳ một thông tin kế toán sai lệch cũng có thể dẫn đến những quyết định không phù hợp,thậm chí là sai lầm trong việc ra các chiến lược và quyết định kinh doanh của nhà quản trị.Bởi vậy,việc tổ chức một bộ máy kế toán hợp lý,sổ sách kế toán rõ ràng,phân tích khoa học là công việc hết sức quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Tại công ty cổ phần INDECO, phòng kế toán gồm sáu nhân sự cũng được tổ chức theo mô hình trực tuyến-chức năng kết hợp kiểu bộ máy kế toán hỗn hợp với sự chỉ đạo trực tiếp từ kế toán trưởng.Theo đó,các thành viên trong phòng có mối liên hệ chặt chẽ,hỗ trợ lẫn nhau.Các kế toán viên được phân công trách nhiệm riêng phù hợp với trình độ chuyên môn,kinh nghiệm và tuân thủ đúng những công việc phải làm,đồng thời có thể trao đổi các thông tin với nhau khi các nghiệp vụ phát sinh có liên quan và cung cấp thông tin cho kế toán trưởng. Phòng kế toán của công ty có ba người là cử nhân là kế toán trưởng, kế toán tổng hợp và kế toán vật tư,tài sản cố định;ba người có trình độ trung cấp kinh tế là kế toán ngân hàng,tiền mặt,công nợ và hai kế toán công trường,đây đều là những người có nhiều kinh nghiệm trong nghề. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán trong công ty Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy kế toán KẾ TOÁN CÔNG TRƯỜNG KẾ TOÁN VẬT TƯ,TSCĐ THỦ QUỸ KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN TRƯỞNG KT NGÂN HÀNG, TIỀN MẶT,CÔNG NỢ Có thể thấy việc lựa chọn cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình trực tuyến-chức năng là hoàn toàn phù hợp với cơ cấu tổ chức chung của công ty,đồng thời cũng phù hợp với đặc điểm nhân sự và tính chất của ngành.Ngoài ra,hoạt động xây lắp có đặc thù là sản phẩm mang tính đơn chiếc,thời gian thực hiện dài và thực hiện ở các địa điểm khác nhau ngoài công ty.Điều đó đòi hỏi việc hạch toán tính giá thành sản phẩm,xác định kết quả phải được thực hiện ở từng công trình,dự án, và phải có các kế toán công trình phụ trách về chứng từ,số liệu-những người này thường xuyên không có mặt ở công ty.Vì vậy,tổ chức bộ máy theo mô hình hỗn hợp,vừa tập trung vừa phân tán là phù hợp,đảm bảo cho việc tổng hợp số liệu cũng như kịp thời cung cấp thông tin cho nhà quản lý. Vai trò cụ thể của từng thành viên trong bộ máy kế toán của công ty: Kế toán trưởng: Kế toán trưởng của công ty là là cử nhân kinh tế và đã có kinh nghiệm hơn hai mươi năm trong nghề kế toán. Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ phận kế toán,chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động tài chính,hạch toán kế toán và dưới sự lãnh đạo trực tiếp từ Ban giám đốc. Tổ chức công tác kế toán,giám sát,đôn đốc,chỉ đạo tập hợp số liệu,lập báo cáo cũng như bố trí công việc trong phòng;lập dự toán cũng như thực hiện quyết toán hàng năm. Thường xuyên cập nhật những thay đổi,nội dung mới trong chế độ tài chính kế toán hiện hành.Tham mưu cho giám đốc những vấn đề liên quan đến tài chính của công ty Kế toán tổng hợp Là người chịu trách nhiệm tổng hợp số liệu từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh,cập nhật,kiểm tra các bút toán hạch toán của kế toán viên các phần hành,đối chiếu sổ sách,chứng từ cũng như tính hợp pháp,hợp lệ của chứng từ.Kế toán tổng hợp của công ty có bằng cử nhân kinh tế. Thực hiện nghiệp vụ tổng hợp chi phí,tính giá thành sản phẩm. Lập báo cáo tổng hợp hàng quý,báo cáo tài chính,báo cáo thuế hàng năm. Kế toán ngân hàng,tiền mặt,công nợ: Là người chịu trách nhiệm về các phần hành liên quan đến tiền mặt,phải thu khách hàng,phải trả nhà cung cấp,các khoản tiền vay,ứng trước cũng như các hoạt động giao dịch với ngân hàng.Hàng ngày thực hiện nhập số liệu vào phần mềm các nghiệp vụ phát sinh dựa trên chứng từ và in các sổ,báo cáo về các phần hành phụ trách vào cuối tháng.Ngoài ra,nhân viên này còn làm về phần hành tiền lương,tính các khoản trích theo lương cho nhân viên trong công ty. Đồng thời chịu trách nhiệm giao dịch với cơ quan thuế,lập bảng kê khai thuế mỗi tháng,xác định nghĩa vụ thuế phải nộp ngân sách. Kế toán vật tư,tài sản cố định: Là người chịu trách nhiệm về các phần hành về tài sản cố định như mua,bán,thanh lý,tính và phân bổ khấu hao cho các đối tượng sử dụng,nhập-xuất vật tư,nguyên vật liệu.Hàng ngày nhập số liệu vào phần mềm theo phát sinh trên chứng từ đảm bảo đúng về số lượng,đơn giá,cuối tháng in các sổ,bảng kê nhập-xuất nguyên vật liệu… Kế toán công trình: Là người thường xuyên có mặt ở công trình và chịu trách nhiệm về tổng hợp các chứng từ,tập hợp số liệu,bảng kê gửi về phòng kế toán của công ty.Phụ trách thông báo các vấn đề về tài chính về công ty nếu phát sinh những sự việc bất thường. Thủ quỹ: Là người chịu trách nhiệm về thu,chi tiền mặt tại công ty.Việc thu chi này phải được đảm bảo chỉ thực hiện khi có yêu cầu và các giấy tờ đề nghị thu,chi đáp ứng đúng quy định của công ty,có người phê duyệt hợp pháp. Thực hiện kiểm kê tiền mặt thường xuyên.Hàng tháng tổng kết thu chi và thông báo tình hình tồn quỹ cho giám đốc,kế toán trưởng,kế toán tiền mặt. 1.1.2.Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán trong công ty 1.1.2.1.Các vấn đề chung Công ty cổ phần INDECO là doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần,chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp 2005.Tuy là công ty với quy mô nhỏ và vừa,nhưng các nghiệp vụ phát sinh cũng khá phong phú,phức tạp,vì vậy công tác kế toán được thực hiện theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC do bộ tài chính ban hành ngày 20/03/2006. Các chính sách kế toán chung được áp dụng trong công ty: -Niên độ kế toán: Năm dương lịch,từ 01/01 đến 31/12 hàng năm. -Đơn vị tiền tệ trong hạch toán: Việt Nam đồng (VNĐ) -Hình thức sổ kế toán: Nhật kí chung dưới sự hỗ trợ của phần mềm kế toán Fast Accounting 2006. -Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ. -Về hạch toán tài sản cố định:thực hiện theo thông tư 203/2009/TT-BTC ban hành ngày 20/10/2009 + Nguyên giá tính theo giá thực tế theo như quy định. + Tính và phân bổ khấu hao theo phương pháp đường thẳng. -Về hàng tồn kho: +Tính theo giá gốc theo phương pháp kê khai thường xuyên. +Giá xuất hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền theo tháng. -Về ghi nhận doanh thu: Do đặc điểm của sản phẩm xây lắp nên doanh thu được ghi nhận khi đã hoàn thành xong một phần giá trị công trình,một hạng mục công trình được chủ đầu tư xác nhận,nghiệm thu và quyết toán theo quy định trong hợp đồng. 1.1.2.2. Đặc điểm về hệ thống chứng từ kế toán Công ty áp dụng hệ thống chứng từ kế toán ban hành kèm theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của bộ tài chính. Để thực hiện công việc hạch toán,ghi nhận và tập hợp đầy đủ chứng từ phục vụ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty,hệ thống chứng từ kế toán này bao gồm cả các mẫu chứng từ bắt buộc và không bắt buộc,đảm bảo thực hiện theo đúng nội dung,phương pháp lập theo quy định. Các chứng từ được sử dụng thường xuyên trong công ty: -Về phần hành vốn bằng tiền: +Các mẫu bắt buộc: Phiếu thu: Mẫu 01-TT Phiếu chi: Mẫu 02-TT +Các mẫu không bắt buộc: Giấy đề nghị tạm ứng Giấy thanh toán tạm ứng Giấy đề nghị thanh toán Bảng kê chi tiền -Về phần hành lao động,tiền lương: Bảng thanh toán tiền lương Bảng chấm công Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội -Về phần hành hàng tồn kho: Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho -Về phần hành bán hàng: Hợp đồng bán hàng Hóa đơn GTGT -Về phần hành tài sản cố định: Biên bản giao nhận TSCĐ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Số lượng chứng từ trong công ty là tương đối đầy đủ,phù hợp với trình độ cách thức quản lý của bộ phận kế toán và thực hiện theo đúng quy định.Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải lập chứng từ với nội dung đầy đủ,rõ ràng,hợp pháp,và lập đủ số liên theo quy định. Tổ chức luân chuyển chứng từ được thực hiện theo các bước:các phòng ban chuyển chứng từ phát sinh trên hoạt động của mình về bộ phận kế toán.Khi nhận về chứng từ được phân loại,kiểm tra đảm bảo các quy định về nội dung,hình thức,giá trị pháp lý trước khi nhập vào phần mềm,đặc biệt là các chứng từ tập hợp từ công trình cần được kiểm tra đầy đủ,kỹ lưỡng.Kế toán phần hành nào thì nhập và giữ chứng từ liên quan đến phần hành đó.Tới cuối năm,sau khi lập và duyệt xong BCTC,chứng từ được đưa vào kho lưu trữ với thời gian tối thiểu là 5 năm,tùy từng loại chứng từ.Thực hiện theo quy trình này đảm bảo cho sự kiểm soát chứng từ hợp lý và giảm thiểu sai sót cũng như trùng lặp khi nhập số liệu. 1.1.2.3.Đặc điểm về hệ thống tài khoản kế toán. Quy mô hoạt động của công ty là chưa lớn,nhưng như đã trình bày ở trên,các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tương đối phong phú,phức tạp nên công ty vẫn sử dụng hệ thống tài khoản kế toán được chi tiết tới cấp 2 hoặc 3 theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 20/03/2006 . Một số tài khoản được sử dụng chủ yếu : 111 , 112 ,131, 133, 141 , 152 , 153 , 156 , 157 , 211 , 214 , 311 , 331 , 333 , 334 , 338 , 341 , 411 , 421 , 511 , 642 , 621 , 622 , 623 , 627 , 811. Ngoài ra có một số tài khoản công ty không sử dụng như:TK 611- Mua hàng); TK 631 -Giá thành sản xuất do công ty hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên; TK 158- Hàng hóa kho bảo thuế.. Theo yêu cầu của quản lý,mỗi tài khoản cụ thể,công ty tự tiến hành chi tiết theo đối tượng. -Với tài khoản 141: TK chi tiết được lập theo đối tượng là tên của người được nhận tạm ứng. Ví dụ: Tạm ứng cho anh Nguyễn Văn Đông sẽ được hạch toán vào TK 141-Nguyễn Văn Đông -Với tài khoản 112: TK chi tiết được lập theo tên viết tắt của ngân hàng mà công ty có tài khoản. -Với TK 221: chi tiết tiểu khoản giống như hệ thống tài khoản của Quyết định 15/2006/QĐ-BTC -Với TK 131: TK này được chi tiết theo đối tượng bằng cách ghi tên của công ty chủ thầu ở phía sau.Trường hợp công ty cùng lúc nhận nhiều dự án của cùng một chủ thầu hoặc khách hàng thì sẽ bổ sung thêm các số thứ tự 1,2,3..tiếp đó theo trình tự thời gian. -Với TK 331: TK này cũng được chi tiết theo đối tượng bằng cách ghi tên của công ty,nhà cung cấp ở phía sau tương tự như TK 131. Tất cả các TK được mở chi tiết thêm đều phải được theo dõi trên cả sổ chi tiết và sổ tổng hợp chi tiết theo đối tượng và đảm bảo khớp đúng với số liệu tổng hợp của TK cùng loại. 1.1.2.4.Đặc điểm về hệ thống sổ kế toán. Công ty vận dụng hệ thống sổ theo Quyết định 15/2006/TT-BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 20/03/2006.Cụ thể là ghi sổ bằng kế toán máy,phần mềm Fast Accounting 2006 theo hình thức Nhật kí chung,được thực hiện theo sơ đồ: Sơ đồ 2.2: Quy trình ghi sổ kế toán CÁC SỔ KT -SỔ CHI TIẾT -SỔ TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN MÁY VI TÍNH PHẦN MỀM KẾ TOÁN BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI BÁO CÁO TÀI CHÍNH Chú thích: Nhập số liệu hàng ngày In sổ,báo cáo cuối tháng,cuối năm Đối chiếu,kiểm tra Việc sử dụng phần mềm kế toán đem lại cho công việc hạch toán rất nhiều thuận lợi và giảm bớt nhiều gánh nặng công việc. Hàng ngày,khi phát sinh các nghiệp vụ,bộ phận kế toán tập hợp các chứng từ gốc,kiểm tra và phân loại theo từng phần hành và giao cho các kế toán viên phụ trách phần hành đó nhập dữ liệu vào máy.Thông tin đưa vào sẽ được phần mềm kế toán tự động xử lý theo thiết kế có sẵn với hình thức Nhật kí chung.Cuối mỗi tháng,các kế toán in ra các loại sổ tổng hợp như nhật kí chung,sổ cái tài khoản..;các sổ chi tiết như: sổ chi tiết TSCĐ,sổ chi tiết vật tư,hàng hóa,sản phẩm;sổ chi tiết chi phí sản xuất…và đóng thành quyển lưu lại.Cuối năm,sau khi BCTC được duyệt,các sổ này được lưu trữ trong kho. Với quy mô không lớn và trình độ kế toán trung bình,việc lựa chọn hình thức sổ Nhật kí chung với sự trợ giúp của phần mềm kế toán là hoàn toàn phù hợp,vừa làm giảm khối lượng công việc mà vẫn đáp ứng đầy đủ thông tin theo yêu cầu quản lý và giảm bớt phần nào việc dồn ứ công việc vào thời điểm cuối kì kế toán. 1.1.2.5.Đặc điểm về hệ thống báo cáo tài chính của công ty. Công ty lập báo cáo tài chính vào cuối niên độ kế toán,với đầy đủ bốn loại báo cáo theo đúng chuẩn mực và chế độ kế toán theo quy định của Bộ tài chính là: -Bảng cân đối kế toán Mẫu B 01-DN -Báo cáo kết quả kinh doanh Mẫu B 02-DN -Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu B 03-DN -Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu B 09-DN Hệ thống báo cáo này phản ánh thông tin tài chính chủ yếu của công ty,về tình hình tài sản,nguồn vốn,công nợ,kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin bên trong và ngoài công ty.Các đối tượng sử dụng BCTC bên trong công ty là Hội đồng quản trị,Ban giám đốc nhằm phục vụ cho công tác quản lý,ra quyết định;cán bộ công nhân viên sử dụng để biết được hiệu quả hoạt động của công ty,nắm được chính sách cổ tức cũng như những quyền lợi của mình về lương,bảo hiểm xã hội.Các đối tượng sử dụng BCTC bên ngoài công ty như Cơ quan thuế,Ngân hàng,Cục Thống kê,các khách hàng và nhà cung cấp,đặc biệt là những khách hàng và nhà cung cấp mới,...Các BCTC này đã đảm nhận vai trò cung cấp thông tin,mang lại cái nhìn tổng quan nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp,đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định của các đối tượng sử dụng thông tin. Bên cạnh đó,hệ thống BCTC còn được sử dụng để phân tích,đánh giá tình hình tài chính qua các năm,từ đó giúp ích cho công tác dự toán ở các năm tiếp theo. Các BCTC được gửi theo đúng thời hạn quy định: chậm nhất là ngày 30/03 của năm sau . Công ty không lập báo cáo quản trị,nếu có dự án mới hoặc cần nghiên cứu hồ sơ đấu thầu,hợp đồng xây dựng thì phòng kế toán chỉ hỗ trợ cung cấp thông tin để lập dự toán. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN INDECO 2.1. Đặc điểm chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần INDECO. 2.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất tại công ty. Chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp là tất cả các hao phí phát sinh trong quá trình thực hiện xây lắp. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới không chỉ giá thành sản phẩm mà còn tới kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cũng như hiệu quả quản lý trong việc kiểm soát chi phí. Về bản chất, nguồn gốc phát sinh chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp cũng tương tự như các ngành sản xuất khác, nhưng bên cạnh đó, những đặc thù của ngành xây dựng cũng có những tác động riêng tới yếu tố quan trọng này. Các sản phẩm xây lắp đều có tính đơn chiếc với địa bàn xây dựng thay đổi thường xuyên, nằm rải rác ở nhiều địa phương và xa trụ sở công ty, thời gian xây dựng dài…nên ảnh hưởng tới việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cũng như kỳ tập hợp chi phí, kỳ tính giá thành sản phẩm. Sản phẩm xây lắp là loại sản phẩm có tính đơn chiếc đặc thù. Mỗi sản phẩm có đặc điểm, yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật, kích thước, quy mô khác nhau, thậm chí cùng một loại sản phẩm nhưng tiến trình thực hiện xây lắp cũng khác nhau, phụ thuộc nhiều vào các yếu tố địa chất, văn hóa xã hội từng địa phương, yêu cầu của chủ đầu tư..Bên cạnh đó thời gian từ khi khởi công đến khi hoàn thành kéo dài, chịu tác động của nhiều yếu tố.. nên đối tượng tập hợp chi phí của công ty là từng công trình, hạng mục công trình riêng biệt. Đây là lựa chọn phù hợp với đặc điểm của sản xuất xây lắp cũng như thuận lợi cho công tác hạch toán chi phí tại công ty. Thời gian thi công kéo dài khiến cho việc theo dõi chi phí có thể diễn ra trong nhiều kỳ kế toán. Công ty lựa chọn kỳ tính giá thành theo quý. Các công trình xây dựng thường ở xa trụ sở công ty nên kỳ tập hợp chi phí cũng bị ảnh hưởng, thường là 3 ngày đối với những công trình ở trong địa bàn tỉnh Quảng Ninh và những vùng lân cận, và 5-7 ngày với những công trình ở xa. Điều này cũng gây một phần bất lợi cho công việc ghi sổ và tập hợp chi phí cho phòng kế toán tại công ty vì không thể phản ánh kịp thời các chi phí phát sinh, đồng thời gây dồn ứ công việc. Phương pháp tập hợp chi phí tại công ty là phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp, chi phí phát sinh hay phân bổ cho công trình nào thì được tính vào giá thành của công trình đó. Tổng giá thành sản phẩm chính là toàn bộ các chi phí đã phát sinh được tập hợp cho sản phẩm đó từ khi khởi công cho tới khi hoàn thành bàn giao, thanh lý hợp đồng với chủ đầu tư. Hình thức kế toán áp dụng là hình thức tập trung, tất cả các chứng từ phát sinh tại công trường hoặc liên quan tới chi phí sản xuất sản phẩm đều được kế toán công trường hoặc nhân viên kinh tế các đội xây lắp tập hợp lại và chuyển về phòng kế toán tại công ty. Tại các tổ đội xây lắp chỉ có nhiệm vụ lưu giữ đầy đủ các chứng từ phát sinh để làm căn cứ ghi sổ sau này. Những tính chất trên cũng làm phát sinh những loại chi phí mà chỉ riêng có đối với hoạt động xây lắp, như các chi phí về vận chuyển máy móc, thiết bị, chi phí về thuê thêm lao động thời vụ, chi phí giải tỏa mặt bằng, chi phí bảo hiểm công trình hay chi phí về nhà ở, lều trại, kho bãi tạm… để phục vụ công trình. Một yếu tố chi phí đặc biệt hơn cả ở công ty Cổ phần INDECO nói riêng và đa số công ty xây dựng nói chung là khoản mục chi phí máy thi công. Em xin trình bày cụ thể hơn về khoản mục này trong mục 2.1.2 dưới đây. 2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất Các loại chi phí sản xuất phát sinh trong quá trình xây lắp có nội dung kinh tế cũng như mục đích sử dụng khi thi công khác nhau, theo đó, việc quản lý và phân loại chi phí đúng đắn là rất quan trọng, không những trong công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm mà còn trong việc phân tích, kiểm tra, kiểm soát chi phí và thực tế sử dụng chi phí. Tại công ty Cổ phần INDECO, chi phí sản xuất được phân chia theo khoản mục, căn cứ trên mục đích và công dụng của chúng : chi phí NVL trực tiếp, chi phí NCTT, chi phí SXC và chi phí MTC. Chi phí NVL trực tiếp: gồm chi phí về NVL chính, NVL phụ, nhiên liệu dùng trực tiếp cho sản phẩm xây lắp. Chi phí NCTT: gồm chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp của công nhân trong công ty và công nhân thời vụ trực tiếp thực hiện công việc xây lắp. Chi phí SXC: gồm chi phí dùng cho quản lý chung, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý, công nhân trực tiếp sản xuất, các chi phí bảo hiểm, chi bằng tiền khác…. Chi phí máy thi công: đây là loại chi phí riêng có của các công ty xây dựng trong trường hợp kết hợp cả máy móc và thủ công trong thi công. Khoản mục này bao gồm các chi phí phát sinh trực tiếp trong quá trình sử dụng MTC như lương công nhân điều khiển máy, chi phí nhiên liệu, chi phí khấu hao MTC… 2.2. Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần INDECO 2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.2.1.1. Nội dung Đối với sản phẩm xây lắp của công ty, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn, thường từ 60-70% tổng chi phí cấu thành sản phẩm, trong đó chủ yếu là chi phí về nguyên vật liệu chính. Các nguyên vật liệu được sử dụng trong hoạt động xây lắp của công ty bên cạnh những loại thông thường như cát, đá, xi măng còn có những loại có tính chất đặc thù như sắt thép chịu nhiệt, chịu lực, dây điện, bê tông cốt thép, và các vật liệu phụ gia khác cũng mang tính chuyên biệt. Với đặc điểm địa điểm phát sinh chi phí luôn thay đổi theo vị trí công trình nên các nguyên vật liệu thường được mua và chuyển đến từng công trường theo hướng hợp lý nhất, có thể mua tại nơi cung cấp nguyên liệu trong khu vực thi công hoặc vận chuyển từ nơi cung ứng truyền thống của công ty trên cơ sở đã cân nhắc các chi phí bỏ ra và lợi ích thu được. Trong hoạt động xây lắp của công ty, nguyên vật liệu được xác định trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình, dựa trên cơ sở chứng từ gốc theo giá thực tế và số lượng nguyên vật liệu đã được sử dụng. Các yếu tố cấu thành nên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công ty bao gồm: -Nguyên vật liệu chính: sắt, thép, xi măng, cát, dây điện, cột bê tông… -Nguyên vật liệu phụ : đinh, dây buộc, ống nhựa, phụ gia bê tông, que hàn.. -Nhiên liệu : xăng, dầu, nhớt.. -Phụ tùng thay thế : đinh, ốc, bu lông.. -Các vật liệu, thiết bị khác: cốt pha, giàn giáo.. Do đóng vai trò quan trọng trong tổng cơ cấu giá thành của sản phẩm nên việc hạch toán đúng, đầy đủ, hợp lý yếu tố chi phí này là rất cần thiết, như vậy không những phục vụ đắc lực cho việc tính toán mà còn nhằm hỗ trợ việc giám sát sử dụng nguyên liệu tiết kiệm hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, góp phần giảm giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Nguyên vật liệu được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Các chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp được hạch toán theo từng công trình cụ thể. Khối lượng và giá trị vật liệu xuất dùng được tính theo phương pháp bình quân tháng trên cơ sở các chứng từ gốc phát sinh. Cuối kỳ hoặc khi công trình hoàn thành số vật liệu còn lại tại công trình được kiểm kê, tiến hành xử lý nhập kho nếu có thể và ghi giảm trừ giá trị đã xuất. 2.2.1.2. Tài khoản sử dụng Công ty sử dụng tài khoản 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để phản ánh và tập hợp chi phí, cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Tài khoản 621 có kết cấu như sau: -Bên Nợ: Trị giá gốc thực tế của nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm xây lắp. -Bên Có: + Trị giá nguyên liệu vật liệu sử dụng không hết nhập kho. + Kết chuyển chi phí NVL vào TK 154- Chi phí SXKD dở dang TK 621 không có số dư cuối kỳ và được chi tiết theo từng đối tượng công trình, hạng mục công trình để làm căn cứ tính giá thành. Cụ thể chi phí NVL trực tiếp cho công trình đường dây 110KV Hà Giang – Yên Minh được tập hợp, theo dõi trên TK 621- HGYM. Công tác kế toán khoản mục chi phí NVL trực tiếp phải được theo dõi, tiến hành từ khâu thu mua, vận chuyển giao nhận hàng, nhập kho, bãi và xuất dùng. *Các chứng từ sử dụng: -Hóa đơn bán hàng, hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn mua bán.. -Phiếu xin cấp vật tư, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho… -Giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng, phiếu chi… 2.2.1.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết Việc thực hiện ghi sổ kế toán chi tiết đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được phản ánh trên sổ chi tiết TK 621 theo từng công trình (biểu 2.8) trên cơ sở các chứng từ gốc phát sinh. Sau khi tiếp nhận dự án, phòng KH-KT-VT lập bản dự toán kỹ thuật, phương án thi công và dự toán chi phí trên cơ sở trợ giúp của phòng kế toán và trình ban Giám đốc phê duyệt. Ban Giám đốc sẽ phê duyệt và giao khoán công trình cho một Đội xây dựng trong công ty. Đội xây dựng này đảm nhận thực hiện tất cả các công việc: chuẩn bị yếu tố đầu vào: NVL, máy móc, nhân công, thực hiện thi công công trình. Khi có nhu cầu mua NVL hay chi trả các yếu tố sản xuất, các nhân viên kỹ thuật giám sát việc thi công công trình dựa trên tiến độ thi công và yêu cầu đã xác định trên bản dự toán kỹ thuật để xác định số vật tư cần dùng sắp tới và viết phiếu yêu cầu cung ứng vật tư như biểu 2.1, gửi lên phòng KH-KT-VT, phòng này xem xét trình ban Giám đốc phê duyệt. Các NVL thường được quản lý bởi đội ngay tại công trường. Mỗi Đội xây lắp đều có một nhân viên kinh tế phụ trách việc thu mua vật tư theo phiếu yêu cầu, đảm bảo lựa chọn nhà cung ứng NVL với mức giá hợp lý và đảm bảo chất lượng sau khi phiếu yêu cầu vật tư đã được phê duyệt. Biểu 2.1: Phiếu yêu cầu cung ứng vật tư Đơn vị: Công ty cổ phần INDECO Bộ phận: Đội xây lắp số 2 PHIẾU YÊU CẦU CUNG ỨNG VẬT TƯ Ngày 15 tháng 4 năm 2011 Họ và tên người đề nghị : Ngô Duy Tùng Bộ phận : Đội xây lắp số 2 STT Tên vật tư Đơn vị tính Số lượng Ghi chú 1 Xi măng Bút Sơn Tấn 50 2 Thép D25 Cây 40 3 Thép D10 Cây 85 4 Cát vàng M3 60 5 Đá 2 x 3 M3 100 6 Dây AC 185/29 M 1.000 7 Cột bê tông ly tâm 10m Cột 40 Mục đích sử dụng : Thi công dự án Đường dây 110KV Hà Giang – Yên Minh. Giám đốc (Ký, họ tên) Trưởng phòng KH-KT-VT (Ký, họ tên) Người yêu cầu cung ứng (Ký, họ tên) Thông thường, ở giai đoạn đầu các Đội sẽ được tạm ứng trước khoảng 30% giá trị công trình theo dự toán để thực hiện thu mua các yếu tố đầu vào ban đầu, tuy nhiên khi số tiền này đã sử dụng hết thì nhân viên kinh tế phải viết giấy đề nghị tạm ứng ( biểu 2.2). Nhân viên kinh tế và nhân viên kỹ thuật của đội có trao đổi với nhau và giấy đề nghị tạm ứng sẽ được gửi cùng với phiếu yêu cầu cung ứng vật tư để tiết kiệm thời gian chờ phê duyệt. Giấy đề nghị tạm ứng phải nêu rõ lý do tạm ứng và số tiền cần tạm ứng. Số tiền cần tạm ứng và số vật liệu cần mua phải tương xứng với nhau, phù hợp với giá cả thị trường tại thời điểm xin tạm ứng, trên cơ sở số lượng vật tư cần mua đã được duyệt. Việc phê duyệt yêu cầu tạm ứng phải được thông qua bởi cả giám đốc và kế toán trưởng. Biểu 2.2: Giấy đề nghị tạm ứng Đơn vị: Công ty CP INDECO Bộ phận: Đội Xây lắp số 2 Mẫu số: 03-TT (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG Ngày 16 tháng 4 năm 2011 Kính gửi: Ông Giám đốc Công ty cổ phần INDECO Tên tôi là: Trần Văn Bình Địa chỉ: Đội Xây lắp số 2 Đề nghị cho tạm ứng số tiền: 160.000.000 đồng (Viết bằng chữ: Một trăm sáu mươi triệu đồng. Lý do tạm ứng: Chi mua vật liệu cho dự án Đường dây 110kV Hà Giang - Yên Minh. Thời hạn thanh toán: Quyết toán quý II năm 2011 Giám đốc Kế toán trưởng Phụ trách Bộ phận Người đề nghị tạm ứng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sau khi giấy đề nghị tạm ứng được phê duyệt, kế toán sẽ viết phiếu chi (biểu 2.3) cho nhân viên kinh tế xin tạm ứng, nhân viên này nhận tiền qua thủ quỹ. Vật tư được mua sử dụng cho thi công thường có khối lượng lớn, số lượng nhiều và thường được chở đến tận chân công trình. Thông thường công ty có những nhà cung cấp vật tư truyền thống, tuy nhiên ở những địa điểm thi công xa, để giảm bớt chi phí cũng như hao hụt trong vận chuyển, các Đội thường tìm nhà cung cấp tại ngay địa phương diễn ra thi công trên cơ sở thỏa thuận mức giá hợp lý. Trong trường hợp vật tư được chuyển đến chân công trình, trên cơ sở chứng từ gốc là hóa đơn GTGT, biên bản giao nhận..kế toán vẫn lập các phiếu nhập kho (biểu 2.4) và phiếu xuất kho (biểu 2.6) để thuận tiện cho công tác quản lý chi phí. Biểu 2.3: Phiếu chi Đơn vị: Công ty cổ phần INDECO Bộ phận: Đội Xây lắp số 2 Mẫu số: 02-TT (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU CHI Quyển số: 08 Ngày 18 tháng 4 năm 2011 Số:256 Họ và tên người nhận tiền: Trần Văn Bình Địa chỉ: Đội xây lắp số 2 Lý do chi: Chi tạm ứng mua vật liệu cho dự án đường dây 110KV Hà Giang- Yên Minh Số tiền: 160.000.000 đồng (Viết bằng chữ: Một trăm sáu mươi triệu đồng. Kèm theo 01 chứng từ gốc: Giấy đề nghị tạm ứng được Giám đốc phê duyệt Ngày 18 tháng 4 năm 2011 Giám đốc Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận tiền (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Khi các loại NVL được chuyển đến công trường thì kế toán công trường, đội trưởng đội xây lắp hoặc nhân viên kỹ thuật thực hiện kiểm tra số lượng, chất lượng của số NVL thực nhập, đối chiếu với đơn đặt hàng và giấy tờ vận chuyển. Sau khi kiểm tra phải lập biên bản bàn giao với bên giao hàng và phải có đủ chữ ký của các bên liên quan. NVL như sắt, thép, đá, xi măng được mua và chuyển đến tận chân công trình, thường được sử dụng ngay hoặc tích trữ từ 2-3 ngày, do nhu cầu sử dụng các loại vật liệu này là vô cùng lớn. Đây là những loại vật liệu rất dễ bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết nên khi nhập kho phải bảo đảm chất lượng vật liệu, tránh để nước vào, đặc biệt là với xi măng. Tại những công trường không có điều kiện kho bãi, thường cách bảo quản chỉ là dùng bạt để che, những trường hợp này thì vật liệu chỉ được nhập đủ dùng trong một đến hai ngày và sẽ đem ra sử dụng nhanh chóng. Nếu có chênh lệch với hóa đơn thì phải báo cho nhân viên kinh tế thực hiện việc thu mua và kịp thời xử lý, tại các công trường thường sẽ có một người trong đội được cử làm nhiệm vụ trông kho mà không có người làm vị trí thủ kho thường xuyên. Biểu 2.4: Phiếu nhập kho Đơn vị: Công ty CP INDECO Bộ phận: Đội Xây lắp số 2 Mẫu số:01-VT (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU NHẬP KHO Ngày 27 tháng 4 năm 2011 Nợ TK 152 Số: 178 Có TK 112 Họ và tên người giao: Công ty TNHH Thương mại Đại Phát – Hà Giang Theo phiếu xuất kho số 52/XK ngày 27 tháng 1 năm 2011 của công ty TNHH Thương mại Đại Phát Nhập tại kho: dự án đường dây 110KV Hà Giang – Yên Minh STT Tên vật tư Mã số Đơn vị tính Số lượng Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập 1 Xi măng Bút Sơn XMBS Tấn 50 50 59.750.000 2 Thép D25 D25 Cây 40 40 27.604.400 3 Thép D10 D10 Cây 85 85 16.830.000 4 Cát vàng CV M3 60 60 10.807.000 5 Đá 2 x 3 Đ23 M3 100 100 30.210.000 Tổng số tiền (bằng chữ):Một trăm bốn mươi lăm triệu hai trăm linh một nghìn đồng. Số chứng từ gốc kèm theo: 01 (hóa đơn GTGT số 0514) Ngày 27 tháng 4 năm 2011 Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Khi hàng đã nhập kho hoặc đưa vào sử dụng, kế toán công trường tập hợp tất cả các chứng từ cho phòng kế toán để kịp thời ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh gồm hóa đơn mua hàng, bảng báo giá vật tư, hợp đồng mua hàng (nếu có), phiếu yêu cầu cung ứng vật tư. Nhân viên kinh tế của Đội xây lắp là người thực hiện thu mua thường sẽ là người nhận được các chứng từ trên từ nhà cung cấp phải có trách nhiệm chuyển giao đầy đủ cho kế toán công trường và lập bản sao để lưu tại phòng KH-KT-VT. Sau đó làm thủ tục thanh toán tạm ứng theo mẫu sau: Biểu 2.5: Giấy thanh toán tạm ứng Đơn vị: Công ty CP INDECO Bộ phận: Đội Xây lắp số 2 Mẫu số: 03-TT (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) GIẤY THANH TOÁN TIỀN TẠM ỨNG Ngày 28 tháng 4 năm 2011 Số : 141 Họ tên người thanh toán: Trần Văn Bình Bộ phận: Đội xây lắp số 2 Số tiền tạm ứng được thanh toán theo bảng dưới đây: Diễn giải Số tiền I.Số tiền tạm ứng 1.Số tiền tạm ứng kỳ trước chưa hết 2.Số tiền tạm ứng kỳ này -Phiếu chi số 256 ngày 18/4/2011 II.Số tiền đã chi 1.Chứng từ số 178/NK ngày 27/4/2011 III.Chênh lệch 1.Số tạm ứng chi không hết 2.Chi quá số tạm ứng 160.000.000 - 160.000.000 160.000.000 0 Giám đốc Kế toán trưởng Kế toán thanh toán Người đề nghị thanh toán (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Tại công trường, khi có nhu cầu sử dụng NVL, bộ phận kỹ thuật hoặc đại diện của Đội thi công thông báo cho kế toán công trường và người trông coi NVL. Kế toán công trường theo dõi việc xuất dùng NVL và lập phiếu xuất kho (biểu 2.6) gửi về phòng kế toán của công ty. Biểu 2.6: Phiếu xuất kho Đơn vị: Công ty CP INDECO Bộ phận: Đội Xây lắp số 2 Mẫu số: 02-VT (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 30 tháng 4 năm 2011 Số: 158 Họ và tên người nhận hàng: Phạm Đức Hiệp. Bộ phận: Tổ thi công móng đội xây lắp số 2 Lý do xuất kho: Thi công móng M3 Xuất tại kho: Dự án đường dây 110KV Hà Giang – Yên Minh STT Tên vật tư Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Xi măng Bút Sơn XMBS Tấn 10 10 1.180.000 11.180.000 2 Cát vàng CV M3 12.5 12.5 180.000 2.250.000 3 Đá 2x 3 Đ23 M3 28.25 28.25 298.000 8.418.500 4 Thép D25 D25 Cây 100 100 690.221 69.022.100 Cộng - - - - - 90.870.600 Tổng số tiền (bằng chữ): Chín mươi triệu tám trăm bảy mươi nghìn sáu trăm đồng. Ngày 30 tháng 4 năm 2011 Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toántrưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Phiếu xuất kho được lập thành hai liên: một liên do kế toán công trường giữ và sẽ chuyển lên phòng kế toán công ty, một liên do người nhận vật tư giữ. Trên phiếu xuất kho phải trình bày rõ các nội dung về tên loại NVL xuất dùng, đơn giá là giá tính toán được ở cuối tháng, vì NVL xuất của công ty được tính theo phương pháp trung bình tháng. Công ty hạch toán kế toán theo phương pháp ghi sổ Nhật ký chung với sự hỗ trợ của phần mềm kế toán FAST Accounting 2006. Vì vậy, khối lượng công việc phải làm của các nhân viên kế toán được giảm bớt khá nhiều. Một trong những công việc quan trọng đầu tiên của các nhân viên kế toán là phân loại các chứng từ gốc một cách đúng đắn và hợp lý, theo đúng phần hành mà mình phụ trách và nhập đúng, đủ, cập nhật số liệu vào phần mềm. Sau đó phần mềm sẽ tự xử lý và cho ra các loại sổ chi tiết và sổ tổng hợp theo yêu cầu hạch toán của công ty, kế toán viên in ra và đóng thành quyển lưu lại. Tài khoản 621 được mở chi tiết theo công trình cụ thể. Sau khi đã cập nhật đầy đủ theo chứng từ gốc thì các số liệu sẽ được thể hiện trên Sổ nhật ký chung, Sổ chi tiết tài khoản 621 (biểu 2.8), Sổ cái tài khoản 621(biểu 2.9). Về hạch toán chi tiết chi phí NVL trực tiếp, các số liệu này còn được thể hiện trên một số loại sổ như Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ (biểu 2.7). 2.2.1.4. Quy trình ghi sổ tổng hợp Công ty sử dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chung.Với sự hỗ trợ của phần mềm kế toán, từ số liệu trên sổ Nhật ký chung và các sổ chi tiết, các sổ cái khác được hình thành và cập nhật khi các nghiệp vụ phát sinh hoàn thành. Việc ghi sổ tổng hợp khoản mục chi phí NVL trực tiếp được thể hiện trên sổ Cái tài khoản 621 (biểu 2.9). Theo trên đã phân tích, tài khoản 621 được chi tiết theo từng công trình, do đó, sổ Cái TK 621 tập hợp số liệu chi phí NVL trực tiếp của tất cả các công trình đang thi công trong kỳ hạch toán. Giữa số liệu của sổ Cái và các sổ chi tiết phải đối chiếu khớp với nhau. Cuối kỳ, sau khi số liệu đã được xử lý qua phần mềm, kế toán trưởng in các loại sổ này và đóng thành quyển lưu theo thứ tự. 2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 2.2.2.1. Nội dung Chi phí nhân công trực tiếp là các chi phí mà công ty phải trả cho người lao động trực tiếp thi công tại công trường, bao gồm cả công nhân có biên chế, hợp đồng dài hạn với công ty và các công nhân được thuê ngoài theo công trình, thời vụ. Chi phí nhân công trực tiếp chiếm khoảng 10-15% tổng chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm xây lắp. Tuy tỷ lệ này là không cao so với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nhưng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ cấu chi phí cũng như hoạt động quản lý của công ty, vì với chế độ đãi ngộ xứng đáng có thể khuyến khích người lao động làm việc, nâng cao năng suất lao động. Hơn bất kỳ ngành nghề nào, với lĩnh vực xây lắp, vị trí của công nhân trực tiếp thi công là không thể thiếu vì có những việc máy móc không thể thay thế được. Chi phí nhân công trực tiếp cũng được hạch toán chi tiết theo từng công trình. Theo trên, hiện nay công ty có hai đối tượng được trả lương là công nhân cố định của công ty và công nhân thời vụ. Việc thuê thêm nhân công bên ngoài là do các Đội xây dựng sau khi được giao khoán công trình sẽ tự liên hệ, trên cơ sở đánh giá nguồn nhân lực trong đội để đảm bảo thực hiện thi công đúng thời hạn cũng như cân đối chi phí phát sinh. Mặt khác, một phần vì đặc điểm của ngành xây lắp là địa Biểu 2.7: Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ Đơn vị: Công ty cổ phần INDECO Địa chỉ: Thôn 9- xã Hải Xuân- Móng Cái- Quảng Ninh Mẫu số S10 – DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ Tháng 4 năm 2011 Tài khoản: 152 .Tên kho: Dự án đường dây 110KV Hà Giang – Yên Minh Tên vật liệu: Thép D25 Đơn vị tính: Cây Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Đơn giá Nhập Xuất Tồn Ghi chú Số hiệu NT Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Dư đầu kỳ 7 4.831.540 0501 2/4 Mua ngoài NK 112 689.570 200 137.914.000 207 142.745.540 139 7/4 Xuất thi công 621 689.883 100 68.988.300 107 73.757.240 0512 15/4 Mua ngoài NK 112 690.054 300 207.016.200 407 280.773.440 142 18/4 Xuất thi công 621 689.883 150 103.482.450 257 177.290.990 148 20/4 Xuất thi công 621 689.883 180 124.178.940 77 53.112.050 0514 27/4 Mua ngoài NK 112 690.110 40 27.604.400 117 80.716.450 154 30/4 Xuất thi công 621 689.883 100 68.988.300 17 11.728.150 Cộng tháng - - 540 372.534.600 530 365.637.990 17 11.728.150 Tồn cuối kỳ 17 11.728.150 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc Biểu 2.8: Sổ chi tiết tài khoản 621 Đơn vị: Công ty cổ phần INDECO Địa chỉ: Thôn 9- xã Hải Xuân- Móng Cái- Quảng Ninh Mẫu số S36 – DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 621 Qúy II năm 2011 Tên kho: Dự án đường dây 110KV Hà Giang – Yên Minh Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Tổng ST Ghi nợ tài khoản SH NT XMBS CV Đ23 D10 D25 …. 0499 0500 131 139 157 0520 160 187 0578 1/4 2/4 5/4 7/4 2/5 3/5 3/5 1/6 5/6 Mua cát vàng Mua đá 2 x 3 Xuất D10 để thi công Xuất D25 để thi công ……… Xuất XM để thi công Mua đá 2 x 3 Xuất D25 để thi công ………. Xuất D10 để thi công Mua XM để thi công ………. Cộng phát sinh quý Ghi có TK 621 112 331 152 152 152 141 152 152 331 154 11.883.000 35.760.000 27.105.000 68.988.300 …. 18.457.200 25.671.030 79.325.200 …… 31.243.000 34.586.000 …. 3.569.331.200 3.569.331.200 ……. 18.457.200 34.586.000 712.681.000 11.883.000 142.536.200 35.760.000 25.671.030 454.622.400 27.105.000 31.243.000 254.652.000 68.988.300 79.325.200 981.532.800 … … … …. Người ghi sổ Kế toán trưởng Biểu 2.9: Sổ cái tài khoản 621 Đơn vị: Công ty CP INDECO Địa chỉ: Thôn 9- xã Hải Xuân- Móng Cái- Quảng Ninh Mẫu số: S03b-DN (Ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Quý II năm 2011 Tên tài khoản: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Số hiệu : 621 Chứng từ Diễn giải Nhật ký chung SH TK đối ứng Số tiền Số hiệu NT Trang sổ STT dòng Nợ Có 0499 0500 131 139 157 0520 160 187 0578 1/4 2/4 5/4 7/5 2/5 3/5 3/5 1/6 5/6 Mua cát vàng Mua đá 2 x 3 …. Xuất D10 để thi công HGYM ….. Xuất D25 để thi công HGYM Xuất XM để thi công HGYM Mua đá 2 x 3 HGYM D25 để thi công HGYM Xuất D10 để thi công HGYM Mua XM để thi công HGYM Kết chuyển CP NVLTT HGYM …. Kết chuyển CP NVL TT chung cư NTN …. Cộng phát sinh 305 305 305 305 326 326 327 341 344 10 11 23 45 12 22 02 09 17 112 331 152 152 152 141 152 152 331 154 154 11.883.000 35.760.000 27.105.000 68.988.300 18.457.200 25.671.030 79.325.200 31.243.000 34.586.000 18.264.230.500 3.569.331.200 4.256.230.010 18.264.230.500 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký,họ tên, đóng dấu) điểm thường xuyên thay đổi, phải đi xa, nên lựa chọn thuê công nhân tại địa phương có công trình cần thi công cũng là một giải pháp hợp lý. Số lượng công nhân thuê ngoài và mức lương trả cho những người này cũng do Đội xây lắp quyết định, công việc này thường được giao cho nhân viên kinh tế của Đội dưới sự cho phép của Đội trưởng. Đối với công nhân trong biên chế của công ty, cơ sở để thực hiện kế hoạch trả lương hàng tháng là hệ số lương, bảng chấm công và các chứng từ có liên quan. Đối với công nhân thuê ngoài, cơ sở để trả lương là thời gian làm việc hoặc khối lượng công việc hoàn thành cũng dựa trên bảng chấm công và đơn giá tiền công theo hợp đồng. Thông thường, Đội trưởng của đội xây lắp sẽ lập một hợp đồng khoán với những công nhân này. Hợp đồng giao khoán lập thành hai bản do bên giao khoán và bên nhận khoán giữ, trong đó có nêu rõ các công việc cần làm cũng như mức lương khoán. Hàng tháng, kế toán công trường dựa trên các chứng từ này để lập bảng tính lương, và tiến hành trả lương cho công nhân. Đơn giá giao khoán được cân đối khi xem xét đơn giá chi tiết của giá trị trúng thầu, thời gian làm việc, khối lượng, tính chất công việc, và giá cả mặt bằng chung trên thị trường. Sau khi bên nhận thầu thực hiện xong, hai bên cùng tham gia nghiệm thu kết quả công việc bằng cách khảo sát thực tế và đánh giá mức độ hoàn thành, lập biên bản nghiệm thu khối lượng giao khoán, trên cơ sở đó trả lương cho công nhân. Mẫu hợp đồng giao nhận khoán gọn (biểu 2.10) và biên bản nghiệm thu khối lượng khoán gọn (biểu 2.11). 2.2.2.2. Tài khoản sử dụng Chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán vào tài khoản 622. Tài khoản này có kết cấu như sau: Bên nợ: Tiền lương và phụ cấp của công nhân trong công ty và công nhân thuê ngoài trực tiếp thực hiện xây lắp. Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành. Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ. TK này cũng được mở chi tiết đối với từng công trình, hạng mục công trình. Cụ thể chi phí NCTT đối với công trình dự án đường dây 110KV Hà Giang – Yên Minh được tập hợp và theo dõi trên TK 622 – HGYM. Tại công ty cổ phần xây lắp điện máy Hà Tây, chi phí nhân công trực tiếp bao gồm lương và các khoản phụ cấp của công nhân trực tiếp xây dựng. Cơ sở tính lương của công nhân biên chế trong công ty được tính dựa trên hệ số lương, lương tối thiểu, số ngày công thực tế, phụ cấp không ổn định sản xuất và được đóng BHXH. Đối với công nhân thời vụ thuê ngoài, lương được tính theo đơn giá tiền công theo hợp đồng và số ngày công thực tế làm việc. Đội xây dựng thường ký hợp đồng lao vụ với thời gian dưới ba tháng. Nếu thời hạn hợp đồng đã hết và công ty vẫn cần thuê những lao động này thì lập hợp đồng mới. Những công nhân này không được công ty đóng BHXH. 2.2.2.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết Như trên đã trình bày, việc tính lương cho công nhân trong công ty được dựa trên bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ để tính ra thời gian làm việc. Việc chấm công do kế toán công trường hoặc nhân viên giám sát công trình thực hiện. Các chứng từ được sử dụng trong hạch toán chi phí nhân công trực tiếp là bảng lương, hợp đồng giao khoán, bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng chấm công ngoài giờ… Đối với công nhân trong công ty, trước đây công ty tính lương dựa trên tiền công ngày, tuổi nghề và số ngày công thực tế. Tuy nhiên để thuận tiện cho việc tính các khoản trích theo lương, hiện nay cơ sở tính lương của công ty là dựa trên hệ số lương và lương tối thiểu theo quy định của nhà nước và số ngày công. Cụ thể: Các khoản phụ cấp: - Phụ cấp không ổn định sản xuất : 10% lương cơ bản. -Tiền ăn ca hàng tháng: 500.000đ/người/tháng Trong đó: lương cơ bản = Lương tối thiểu x hệ số lương x số ngày công thực tế / 30 Lương tối thiểu tính cho công nhân công trình Hà Giang – Yên Minh theo quy định là 730.000đ. Biểu 2.10: Hợp đồng giao nhận khoán gọn CT CỔ PHẦN INDECO -----***----- Số 15/HĐGK CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -----***----- HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN NHÂN CÔNG Ngày 30 tháng 4 năm 2011 -Căn cứ Pháp lệnh hợp đồng kinh tế -Căn cứ yêu cầu thực tế công trường Chúng tôi gồm: Đại diện bên giao: Ông Nguyễn Văn Đông – Đội trưởng đội xây lắp số 2 Đại diện bên nhận: Ông Bùi Văn Thức – Tổ trưởng Điều 1: Sau khi bàn bạc, hai bên nhất trí giao nhận khoán gọn công việc sau: Công trình: Dự án đường dây 110KV Hà Giang – Yên Minh STT Tên công việc Đơn vị tính Khối lượng Đơn giá 1 Dọn dẹp mặt bằng M2 500 100.000 2 Giác móng công trình M2 350 150.000 3 Bê tông mố đá M3 300 400.000 4 Cốt thép dầm cầu Tấn 20 650.000 5 Nâng hạ dầm cầu Dầm 14 3.200.000 6 Lắp đặt neo cáp Bộ 8 50.000 …… Điều 2: Trách nhiệm của mỗi bên …. Điều 3: Thể thức thanh toán …. Điều 4: Điều khoản chung Đại diện bên giao Đại diện bên nhận (Ký, họ tên) (Ký,họtên) Biểu 2.11: Biên bản nghiệm thu khối lượng khoán gọn CT CỔ PHẦN INDECO -----***----- Số 15/HĐGK CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -----***---- BIÊN BẢN NGHIỆM THU KHỐI LƯỢNG KHOÁN GỌN Ngày 15 tháng 6 năm 2011 Đại diện bên giao: Ông Nguyễn Văn Đông – Đội trưởng đội xây lắp số 2 Đại diện bên nhận: Ông Bùi Văn Thức – Tổ trưởng Căn cứ hợp đồng số 15/HĐGK ngày 31 tháng 3 năm 2011 đến nay công việc đã hoàn thành, hai bên nhất trí ký kết khối lượng nghiệm thu: STT Tên công việc ĐVT Khối lượng Đơn giá Thành tiền 1 Dọn dẹp mặt bằng M2 500 100.000 50.000.000 2 Giác móng công trình M2 350 150.000 52.500.000 3 Bê tông mố đá M3 300 200.000 60.000.000 4 Cốt thép dầm cầu Tấn 20 650.000 13.000.000 5 Nâng hạ dầm cầu Dầm 14 3.200.000 44.800.000 6 Lắp đặt neo cáp Bộ 8 50.000 400.000 …. ….. Tổng cộng 189.418.000 Tổng tiền (bằng chữ):Một trăm tám mươi chín triệu bốn trăm mười tám nghìn đồng. Về thời gian: hoàn thành đúng tiến độ công trình Về chất lượng: đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Đại diện bên giao Kỹ thuật Đại diện bên nhận Biểu 2.12: Bảng chấm công CÔNG TY CỔ PHẦN INDECO Bộ phận: Đội Xây lắp số 2 Công trình: Dự án đường dây 110KV Hà Giang – Yên Minh BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 4 năm 2011 S T T Họ và tên Ngày trong tháng Tổng cộng 1 2 3 4 5 6 … 29 30 31 1 Nguyễn Văn Đông x x x x x x x x N 26 2 Ngô Duy Tùng x P P x x x x x N 24 3 Phạm Văn Bình x x x x x O x x N 25 4 Nguyễn Tiến Tới x x x x x x x x N 26 5 Hoàng Văn Hà x x x x x x x x N 26 6 Lê Văn Đức P x x x x x x x N 25 7 Phạm Đức Hiệp x x x x x x x x N 26 8 Nguyễn Văn Côi O O O x x x x x N 23 9 Bùi Văn Thống x x x x x x x x N 26 …… Người chấm công Kế toán công trường Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Ghi chú: X : Đi làm O: Ốm P : nghỉ có phép N: ngày nghỉ Cuối mỗi tháng, kế toán căn cứ vào bảng chấm công để tính toán lương của từng công nhân viên. Mẫu bảng thanh toán tiền lương (biểu 2.13). Tương tự như chi phí NVL trực tiếp, sau khi các nghiệp vụ phát sinh đươc cập nhật vào phần mềm, các chi phí liên quan đến TK 622 sẽ được thể hiện trên các sổ chi tiết và tổng hợp. Sổ chi tiết TK 622 (biểu 2.14). 2.2.2.4. Quy trình ghi sổ tổng hợp Cuối mỗi tháng, sau khi đã tập hợp các chứng từ liên quan đến chi phí nhân công trực tiếp, bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương.. nhân viên phụ trách phần hành tiền lương sẽ tính lương và nhập số liệu từ chứng từ. Phần tiền lương được hạch toán vào TK 622 chỉ bao gồm lương và phụ cấp của công nhân trong công ty và lương công nhân thuê ngoài trực tiếp tham gia thi công xây lắp. Cuối tháng, kế toán in ra các sổ chi tiết TK 622 (biểu 2.14), sổ cái TK 622 (biểu 2.15) và lưu lại. Cũng như với chi phí NVL trực tiếp, sổ cái TK 622 được lập trên cơ sở tập hợp số liệu từ Nhật ký chung và các sổ chi tiết, phản ánh chi phí nhân công trực tiếp của các công trình đang thi công trong kỳ kế toán. 2.2.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 2.2.3.1. Nội dung Chi phí sử dụng máy thi công là loại chi phí sản xuất đặc thù chỉ có ở các doanh nghiệp xây lắp xuất phát từ chính bởi đặc điểm riêng biệt của ngành này là phải nhờ đến sự trợ giúp của các loại máy thi công chuyên biệt mới có thể thực hiện được những công đoạn mà sức người không làm được, hoặc hỗ trợ các công đoạn kỹ thuật được thực hiện nhanh chóng, chính xác. Nội dung chi phí máy thi công được sử dụng ở các doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa bằng máy như công ty CP INDECO. Công ty cổ phần INDECO rất chú trọng đến việc đầu tư trang thiết bị, máy móc phục vụ thi công. Đến nay, số lượng các loại máy này của công ty khá đầy đủ, được chia thành các nhóm : Máy phục vụ vận chuyển, cẩu chuyển như các xe ô tô để vận chuyển, xe có gắn cần cẩu.. Máy phục vụ thi công móng như máy trộn bê tông, máy đầm rung GE-5LD, máy đầm dùi, máy khoan đá.. Biểu 2.13: Bảng thanh toán tiền lương CÔNG TY CỔ PHẦN INDECO Bộ phận: Đội xây lắp số 2 Công trình: Dự án đường dây 110Kv Hà Giang- Yên Minh BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG Tháng 4 năm 2011 STT Họ và tên Hệ số Số ngày công Lương Phụ cấp không ổn định sx Tiền ăn ca Trích theo lương Tổng cộng Tạm ứng Số tiền lĩnh Ký BH XH (6%) BH YT (1,5%) KPCĐ TC TN (1%) 1 Hoàng Văn Cường 4,89 26 3.093.740 309.374 500.000 204.187 51.047 34.013 3.640.146 - 3.640.146 2 Ngô Quốc Đạt 3,74 24 2.184.160 218.416 500.000 144.155 36.039 24.026 2.716.922 - 2.716.922 3 Phạm Văn Long 3,19 25 1.940.583 194.058 500.000 96.580 23.920 15.947 2.469.692 1.020.000 1.449.692 4 Nguyễn Tiến Tới 3,19 26 2.018.207 201.820 500.000 113.202 33.300 22.200 2.548.480 - 2.548.480 5 Hoàng Văn Hà 2,34 26 1.480.440 148.044 500.000 97.709 24.427 16.285 2.002.647 - 2.002.647 6 Lê Văn Đức 2,71 25 1.648.583 164.858 500.000 108.806 27.202 18.134 2.173.312 - 2.173.312 7 Chu Văn Dần 1,96 26 1.240.027 124.003 500.000 81.842 20.460 13.640 1.884.490 - 1.884.490 8 Nguyễn Văn Côi 1,67 23 934.643 93.464 500.000 61.686 15.422 10.281 1.448.663 - 1.448.663 9 Bùi Văn Thống 1,67 26 1.056.553 105.655 500.000 69.732 17.433 11.622 1.563.421 - 1.563.421 …….. Tổng cộng 41.152.560 4.115.256 10.500.000 2.716.069 679.017 452.678 54.636.118 1.020.000 53.616.118 Tổng số tiền (bằng chữ) : Năm mươi ba triệu sáu trăm mười sáu nghìn một trăm mười tám. Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký,họtên Biểu 2.14: Sổ chi tiết tài khoản 622 SỔ CHI TIẾT TK 622 Quý II năm 2011 Công trình: Dự án đường dây 110KV Hà Giang – Yên Minh Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có 158/ BL 30/4 Tiền lương công nhân xây lắp tháng 4 334 41.152.560 158/ BL 30/4 Phụ cấp không ổn định sx công nhân XL tháng 4 334 4.115.256 22/ BLN 30/4 Phải trả CN thuê ngoài tháng 4 334 34.850.000 …… 159/ BL 31/5 Tiền lương công nhân xây lắp tháng 5 334 43.418.230 159/ BL 31/5 Phụ cấp không ổn định sản xuất công nhân tháng 5 334 4.341.823 23/ BLN 31/5 Tiền lương công nhân thuê ngoài tháng 5 334 75.492.100 ….. 160/ BL 30/6 Tiền lương công nhân xây lắp tháng 6 334 43.854.610 ….. PKT 30/6 Kết chuyển chi phí NCTT 154 327.598.000 Cộng phát sinh 327.598.000 327.598.000 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) Biểu 2.15: Sổ cái tài khoản 622 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 622-CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP Quý II năm 2011 Chứng từ Diễn giải Nhật ký chung SH TK ĐƯ Số tiền Số hiệu NT Trang sổ STT dòng Nợ Có 158/ BL 30/4 Tiền lương CNXL HGYM T4 295 15 334 41.152.560 158/ BL 30/4 Phụ cấp không ổn định sx CN HGYM T4 295 16 334 4.115.256 22/ BLN 30/4 Phải trả CN thuê ngoài CT HGYM tháng 4 295 17 334 34.850.000 ……… 159/ BL 31/5 Tiền lương CNXL HGYM tháng 5 296 20 334 43.418.230 159/ BL 31/5 Phụ cấp không ổn định sản xuất CN HGYM tháng 5 296 21 334 4.341.823 23/ BLN 31/5 Tiền lương công nhân thuê ngoài CT HGYM tháng 5 296 22 334 75.492.100 …….. 160/ BL 30/6 Tiền lương CNXL HGYM tháng 6 298 14 334 43.854.610 …….. 30/6 Kết chuyển CP NCTT HGYM 299 18 154 327.598.000 ……. 30/6 Kết chuyển CP NCTT Chung cư NTN 299 23 154 517.402.300 ……. Cộng phát sinh 3.152.346.050 3.152.346.050 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc Thiết bị phục vụ kéo dây như máy kéo dây, pa lăng xích, tời Pooctich cầm tay, pu li ra dây chuyên dùng,máy nối xoắn dây nhôm… Các thiết bị khác : máy hàn điện, máy phát điện, bộ khung nhà bạt di động… Các thiết bị này đều ở trong tình trạng tốt, sẵn sàng sử dụng, đối với những thiết bị thường xuyên được sử dụng thì được trang bị với số lượng nhiều. Công ty cũng có những quy định về bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, đặc biệt là sau những lần tham gia thi công công trình nhằm có thể sử dụng máy với tuổi thọ tối đa cũng như đảm bảo chất lượng công trình. Các máy thi công được giám sát dưới sự quản lý của bộ phận kỹ thuật phòng KH-KT-VT. Chi phí máy thi công là toàn bộ những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa, trực tiếp được sử dụng để vận hành máy như tiền lương của công nhân chạy máy, chi phí về nguyên nhiên vật liệu chạy máy, chi phí CCDC,chi phí khấu hao TSCĐ,chi phí sửa chữa máy thi công, chi phí phục vụ máy… Cụ thể : - Chi phí nhân công của công nhân điều khiển máy (bao gồm lương chính và lương phụ ): tiền lương của công nhân điều khiển máy được tính trên cơ sở chấm công trên “Nhật trình máy” (Biểu 2.16) tương tự với chấm công của công nhân trực tiếp xây lắp. - Chi phí NVL, CCDC sử dụng cho máy thi công như xăng, dầu, nhớt, phụ tùng thay thế được tập hợp và theo dõi theo từng công trình. Căn cứ để tính chi phí này là Phiếu xuất kho, bảng kê vật tư, nhiên liệu xuất kho, hóa đơn GTGT… - Chi phí khác bằng tiền như: chi phí sửa chữa máy, bảo hiểm, chi phí điện nước, chi phí dịch vụ mua ngoài…được tính và ghi nhận trực tiếp vào chi phí máy thi công tháng đó.Đặc biệt, tuổi thọ, đặc tính kỹ thuật, lịch trình của máy thi công có thể xác định được nên các chi phí sửa chữa lớn thường được trích trước vào hàng tháng hoặc quý. Nếu việc sửa chữa xảy ra thì các khoản trích trước này được ghi nhận như một loại chi phí thường xuyên. Trường hợp chi phí sửa chữa lớn phát sinh bất thường thì chỉ được hạch toán vào chi phí máy thi công tháng đó nếu khoản chi phí xảy ra thấp hơn mười triệu đồng, nếu chi phí lớn hơn mười triệu thì ghi nhận vào giá trị của máy như một khoản nâng cấp máy. -Chi phí khấu hao máy thi công được trích hàng tháng theo phương pháp đường thẳng đúng như quy định trích khấu hao TSCĐ của công ty. Máy thi công được theo dõi cả về hiện vật và giá trị bởi phòng kế toán và bộ phận kỹ thuật. Đây là khoản chi phí khá lớn trong tổng chi phí máy thi công. Trường hợp trong công ty không có loại máy cần dùng, hoặc số máy có sẵn là không đủ thì công ty có thể thuê ngoài. Việc thuê ngoài cũng do Đội xây lắp nhận giao thầu công trình chịu trách nhiệm về nơi thuê, giá thuê, chất lượng máy…Thông thường các đội thực hiện thuê trọn gói, tức là thuê cho tới khi nào công trình được hoàn thành. Để ra quyết định về thời gian thuê có thể tham khảo bộ phận kỹ thuật của phòng KH-KT-VT đối với khả năng thuyên chuyển máy giữa các đội, các công trường với nhau. Nếu thuê máy thi công có kèm thêm người lái thì cần ghi rõ trong hợp đồng. Chi phí máy thi công phát sinh ở công trình nào thì hạch toán trực tiếp vào chi phí của công trình đó. Cơ sở để xác định các chi phí này là hợp đồng thuê máy, biên bản xác nhận khối lượng giao nhận, biên bản nghiệm thu…. 2.2.3.2. Tài khoản sử dụng Các chi phí phát sinh của máy thi công được hạch toán vào tài khoản 623. Công ty có đội máy thi công riêng nhưng không tổ chức kế toán riêng cho đội máy thi công. TK 623 được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Cụ thể, chi phí MTC tập hợp cho công trình dự án đường dây 110KV Hà Giang – Yên Minh được theo dõi qua TK 623 – HGYM. Vì công ty cổ phần INDECO có tổ chức đội máy thi công riêng nên các chi phí MTC phát sinh thường xuyên phải được phân bổ cho các công trình, do có nhiều đối tượng chi phí được dùng chung cho các công trình. Tiêu thức phân bổ được công ty sử dụng là số giờ máy chạy cho từng công trình, dựa trên cơ sở xem xét Nhật trình máy. *Các loại chứng từ thường được sử dụng trong hạch toán chi phí máy thi công như Nhật trình máy, bảng tính và phân bổ khấu hao máy thi công, Các hóa đơn mua ngoài, hóa đơn GTGT… 2.2.3.3. Quy trình ghi sổ chi tiết Các chi phí phát sinh liên quan đến máy thi công được kế toán cập nhật vào phần mềm máy tính trên cơ sở các chứng từ hợp lệ do kế toán công trường gửi về. Thời gian vận hành của các máy thi công thuộc đội máy thi công của công ty hoạt động trên công trường được theo dõi qua “Nhật trình thi công máy” (Biểu 2.16). Chi phí về nhiên liệu, vật liệu dùng cho máy thi công được lập ở bảng kê chi phí (biểu 2.18), các con số này được tổng hợp và phải khớp với số liệu từ các chứng từ như Phiếu xuất nhiên liệu, vật liệu, hóa đơn mua hàng cũng như phù hợp với số giờ máy chạy. Đây là yếu tố thường xuyên xuất hiện trong các loại chi phí MTC do nhu cầu sử dụng để vận hành, bôi trơn các loại máy có công suất trọng tải lớn. Biểu 2.16: Nhật trình máy thi công CÔNG TY CỔ PHẦN INDECO Đội xây lắp số 2 NHẬT TRÌNH THI CÔNG MÁY Công trình: Dự án đường dây 110KV Hà Giang – Yên Minh Tháng 4 năm 2011 Loại máy: Máy đầm dùi ZN-70 Thợ điều khiển: Lê Văn Toàn STT Ngày tháng Nội dung công việc Thời gian Tổng giờ Xác nhận của người điều khiển Sáng Chiều Tối 1 5/4 Đầm bê tông 8h30-10h 15h30-17h 3h 2 7/4 Đầm bê tông 8h-9h 1h 3 8/4 Đầm bê tông 14h-15h30 1h30 …… …. ….. …. …… Phụ trách bộ phận Đại diện chủ máy Người lập biểu Biểu 2.17: Bảng theo dõi hoạt động máy thi công CÔNG TY CỔ PHẦN INDECO Đội xây lắp số 2 BẢNG THEO DÕI HOẠT ĐỘNG MÁY THI CÔNG Công trình : Dự án đường dây 110KV Hà Giang – Yên Minh Quý II năm 2011 STT Tên máy Thời gian hoạt động (h) Ghi chú 1 Máy đầm dùi ZN-70 315 2 Máy trộn bê tông B251 350 3 Pa lăng xích 275 4 Máy kéo dây 180 …….. ……. Tổng 2.015 Đội trưởng Người lập biểu Biểu 2.18: Bảng kê chi phí nhiên liệu, vật liệu cho máy thi công CÔNG TY CỔ PHẦN INDECO Đội xây lắp số 2 BẢNG KÊ CHI PHÍ NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU CHO MÁY THI CÔNG Công trình: Dự án đường dây 110KV Hà Giang – Yên Minh Tháng 4 năm 2011 STT Tên nhiên liệu, vật liệu Số lượng (lít) Thành tiền 1 Xăng A92 120 1.920.000 2 Xăng EY20 51 763.000 3 Dầu nhớt 34 1.020.000 ……. …… ….. Tổng 14.320.000 Đội trưởng Kế toán trưởng Người lập biểu Việc theo dõi Nhật trình máy thường do nhân viên kỹ thuật của đội thực hiện. Dựa trên Nhật trình máy có thể đồng thời chấm công cho công nhân điều khiển, tương tự như khi chấm công cho công nhân xây lắp. Các quy chế về hưởng lương của công nhân điều khiển máy cũng tuân theo quy định chung của công ty.Trong chi phí máy thi công chỉ tính đến tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp..củacông nhân lái máy mà không tính đến các khoản trích theo lương. Đối với máy móc thuộc sở hữu của công ty, hàng tháng phải lập bảng tính và trích lập khấu hao (Biểu 2.19). Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng khá lớn trong phần chi phí máy thi công. Trường hợp trong cả tháng máy thi công chỉ được sử dụng phục vụ cho một công trình thì toàn bộ phần khấu hao của máy đó được tính trực tiếp vào chi phí MTC của công trình đó. Trường hợp máy thi công được sử dụng cho nhiều công trình thì chi phí khấu hao phải được phân bổ theo số giờ hoạt động thực tế tại mỗi công trình. Trường hợp máy thi công thuê ngoài, tất cả các chi phí về nhiên liệu, vật liệu, công nhân điều khiển (cả trường hợp có thuê và không thuê công nhân điều khiển đi kèm) đều được hạch toán vào chi phí máy thi công, chi tiết TK 6237. Các trường hợp giao khoán trọn gói MTC thuê ngoài thì phần chi phí được hạch toán vào TK 623 là toàn bộ chi phí thuê phải trả. Chi phí phải trả cho bên cho thuê được căn cứ vào hợp đồng thuê máy. Sau khi kết thúc hoạt động thuê, hai bên cần lập biên bản bàn giao, biên bản nghiệm thu, bảng kê theo dõi máy.. và chấm dứt hợp đồng. Sau đó, người phụ trách bên Đội xây lắp, thường là nhân viên kỹ thuật, sẽ gửi tất cả các chứng từ này cùng các hóa đơn liên quan tới cho kế toán công trường để thực hiện công tác hạch toán. Trên cơ sở tập hợp tất cả các loại chi phí nói trên vào tài khoản 623 và xử lý qua phần mềm, cuối kỳ kế toán trưởng in các sổ chi tiết và lưu lại. Biểu 2.19: Bảng tính và phân bổ khấu hao máy thi công CÔNG TY CỔ PHẦN INDECO Đội xây lắp số 2 BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO Công trình: Dự án đường dây 110KV Hà Giang – Yên Minh Tháng 4 năm 2011 Tên máy Số lượng Nguyên giá Ngày bắt đầu sử dụng Thời gian KH (tháng) Nơi sử dụng Giá trị khấu hao trong tháng Giá trị khấu hao lũy kế Giá trị còn lại Máy đầm dùi 1 30.510.000 15/10/2007 60 HG-YM 508.500 21.119.700 8.881.800 Máy xúc E201 1 220.032.000 23/12/2006 72 HG-YM 3.056.000 156.570.000 60.406.000 Pa lăng xích 1 144.000.000 01/01/2008 60 HG-YM 2.400.000 93.600.000 48.000.000 Máy khoan đá 1 2.108.750.000 17/11/2005 96 HG-YM 21.966.100 1.415.350.000 671.433.900 Máy trộn bê tông 1 1.975.256.000 23/02/2009 60 HG-YM 32.921.000 832.581.000 1.109.754.000 … ….. …. …. …. Cộng KH 12.653.815.000 115.570.500 8.104.286.400 4.433.958.100 Người lập biểu Kế toán trưởng (ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 2.20: Bảng kê hợp đồng thuê máy thi công CÔNG TY CỔ PHẦN INDECO Đội xây lắp số 2 BẢNG KÊ HỢP ĐỒNG THUÊ MÁY THI CÔNG Công trình: Dự án đường dây 110KV Hà Giang – Yên Minh Tháng 4 năm 2011 STT Nội dung Số tiền Giá chưa VAT VAT Tổng tiền 1 Thuê máy nghiền đá 7.500.000 750.000 8.250.000 2 Thuê máy phát điện Honda 5.000.000 500.000 5.500.000 3 Thuê máy xúc RUS 412 11.200.000 1.120.000 12.320.000 …… ……. ……. ……. Tổng 56.450.000 5.645.000 62.095.000 Đội trưởng Người phụ trách Kế toán trưởng 2.2.3.4. Quy trình ghi sổ tổng hợp Tương tự như đối với chi phí NVL trực tiếp và chi phí NCTT, chi phí máy thi công cũng được phần mềm xử lý số liệu cập nhật trên sổ nhật ký chung và kết xuất ra sổ cái TK 623 (Biểu 2.22). Sổ cái TK 623 là sổ tổng hợp tập hợp chi phí máy thi công của tất cả các công trình đang thi công trong kỳ kế toán. Biểu 2.21: Sổ chi tiết tài khoản 623 Đơn vị: Công ty cổ phần INDECO Địa chỉ: Thôn 4- xã Hải Xuân- Móng Cái- Quảng Ninh Mẫu số S36 – DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 623 Qúy II năm 2011 Tên kho: Dự án đường dây 110KV Hà Giang – Yên Minh Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Ghi nợ tài khoản Số hiệu Ngày tháng Tổng ST Chia ra 6231 6232 6233 6234 6237 6238 05/ BK 27/ BPB 10/ BL 04/ BK 616 06/ BK 12/ BL 14/ BL 15/4 28/4 30/4 30/4 02/5 31/5 31/5 30/6 CP thuê ngoài máy thi công tháng 4 CP Khấu hao tháng 4 CP nhân công điều khiển máy tháng 4 CP nhiên liêu, vật liệu tháng 4 ………. Chi phí sửa chữa máy CP thuê ngoài MTC Lương CN điều khiển ………. CP CN lái máy tháng 6 …………. Cộng phát sinh Ghi có TK 623 331 112 214 334 152 111 141 334 334 154 56.450.000 115.570.500 13.950.000 14.320.000 7.300.000 36.140.000 …….. 11.556.120 15.234.000 587.451.500 587.451.500 13.950.000 …….. …….. 11.556.120 15.234.000 45.584.000 14.320.000 ……. …….. 52.018.000 …… ……. 21.154.370 115.570.500 ……. …….. 247.592.130 56.450.000 36.140.000 …….. …….. 185.420.000 … 7.300.000 … …. 35.683.000 Người ghi sổ Kế toán trưởng Biểu 2.22: Sổ cái tài khoản 623 Đơn vị: Công ty cổ phần INDECO Địa chỉ: Thôn 4- xã Hải Xuân- Móng Cái- Quảng Ninh Mẫu số: S03b-DN (Ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI TK 623 – CHI PHÍ MÁY THI CÔNG Quý II năm 2011 Chứng từ Diễn giải Nhật ký chung SH TK đối ứng Số tiền Số hiệu NT Trang sổ STT dòng Nợ Có 05/ BK 27/ BPB 04/ BK 10/ BL 616 06/ BK 14/ BL 15/4 28/4 30/4 30/4 02/5 31/5 30/6 30/6 30/6 CP thuê ngoài MTC HGYM CP khấu hao MTC HGYM CP NL, vật liệu HGYM CP CN điều khiển HGYM ………. CP sửa chữa máy HGYM CP thuê ngoài MTC HGYM ……….. CP CN điều khiển HGYM ………. Kết chuyển CP MTC HGYM ……….. Kết chuyển CP MTC chung cư NTN Cộng phát sinh 292 307 307 307 315 323 324 15 18 21 22 08 15 11 331 214 152 334 111 331 334 154 154 56.450.000 115.5750.500 14.320.000 13.950.000 7.300.000 36.140.000 15.234.000 2.894.176.400 587.451.500 405.230.840 2.894.176.400 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 2.2.4. Kế toán chi phí sản xuất chung 2.2.4.1. Nội dung Chi phí sản xuất chung là những chi phí không tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất hay hoạt động thi công máy, không trực tiếp cấu thành nên thực thể sản phẩm nhưng có vai trò giúp các hoạt động trên cũng như hoạt động của công ty, của Đội được thực hiện có hiệu quả và nhịp nhàng. Chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản mục như chi phí NVL, CCDC, chi phí điện nước, chi phí mua ngoài dùng cho quản lý công trường, chi phí tiếp khách, chi phí kiểm nghiệm, chi phí khấu hao của TSCĐ không phải máy thi công, các khoản trích theo lương của công nhân xây lắp, nhân viên quản lý, nhân viên điều khiển MTC..Tuy chi phí sản xuất chung chiếm tỷ trọng không lớn trong giá thành sản phẩm xây lắp nhưng cũng là yếu tố không thể thiếu, góp phần đảm bảo việc thi công diễn ra thông suốt. Việc kiểm soát tốt chi phí sản xuất chung góp phần giảm giá thành sản phẩm cũng như hiệu quả quản lý của Đội. Chi phí sản xuất chung bao gồm: Chi phí nhân viên: Bao gồm tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý đội, quản lý công trình, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp tham gia xây lắp, nhân viên điều khiển máy thi công có biên chế trong công ty. Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ: Bao gồm các chi phí vật tư phục vụ cho quản lý công trình hoặc các loại NVL, CCDC dùng để bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa máy thi công. Chi phí khấu hao TSCĐ: là những TSCĐ dùng cho công tác quản lý chung tại công trường như xe ô tô, máy tính, ổn áp, máy fax…Bảng tính và phân bổ khấu hao được lập tương tự như với máy thi công. Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác: các chi phí khác dùng cho quản lý như chi tiếp khách, chi điện nước… 2.2.4.2. Tài khoản sử dụng Chi phí sản xuất chung được hạch toán vào tài khoản 627. Tương tự như các TK chi phí đã trình bày ở trên, TK 627 được chi tiết cho từng công trình để thuận tiện cho việc tập hợp chi phí sản xuất. Các chi phí dùng chung cho nhiều công trình được phân bổ theo tiêu thức hợp lý, trong đó tiêu thức được sử dụng nhiều nhất là tổng giá trị công trình. 2.2.4.3. Quy trình ghi sổ chi tiết Tương tự các loại chi phí trước đây, việc xử lý số liệu kế toán các chi phí SXC được thực hiện bởi phần mềm kế toán. Nhân viên kế toán chi phí cập nhật số liệu từ các chứng từ. Sổ chi tiết TK 627 (Biểu 2.24) 2.2.4.4. Quy trình ghi sổ tổng hợp Các số liệu trên chứng từ gốc được cập nhật vào các phần hành tương ứng. Sau quá trình xử lý, dữ liệu từ các sổ chi tiết được tập hợp qua sổ Cái. Sổ Cái TK 627 (Biểu 2.25) tập hợp các chi phí SXC của tất cả các công trình đang thi công trong kỳ kế toán. Biểu 2.23: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội Đội Xây lắp số 2 BẢNG PHẨN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Tháng 4 năm 2011 STT Ghi có Ghi TK nợ TK TK 334 – Phải trả CNV TK 338- Phải trả, phải nộp khác Tổng Lương Các khoản khác Tổng cộng BHXH (16%) KPCĐ (2%) BHYT (3%) TCTN (1%) Tổng cộng 1 TK 622-Lương và phụ cấp CNXL HGYM 41.152.560 4.115.156 45.267.816 45.267.816 2 TK 623-Lương CN điều khiển MTC 13.950.000 1.395.000 15.345.000 15.345.000 3 TK 627-Lương NV quản lý đội HGYM 15.416.200 1.541.620 16.957.820 2.713.251 339.156 508.735 169.578 3.730.720 20.688.540 4 TK 627-Trích theo lương CNXL HGYM 7.242.851 905.357 1.358.034 452.678 9.958.920 9.958.920 …. ….. TK 622-Lương và phụ cấp CNXL chung cư NTN 56.720.200 5.672.020 62.392.220 ….. TK 642-Lương NV VP 114.590.000 114.590.000 18.334.400 2.291.800 3.437.700 1.145.900 25.209.800 139.799.800 Cộng 461.268.240 35.891.020 497.159.260 61.083.440 7.635.430 11.453.145 3.817.715 83.989.730 581.148.990 Ngày 30 tháng 4 năm 2011 Kế toán trưởng Người lập bảng Biểu 2.24: Sổ chi tiết tài khoản 627 Đơn vị: Công ty cổ phần INDECO Địa chỉ: Thôn 4- xã Hải Xuân- Móng Cái- Quảng Ninh Mẫu số S36 – DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 627 Qúy II năm 2011 Tên kho: Dự án đường dây 110KV Hà Giang – Yên Minh Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Ghi nợ tài khoản Số hiệu Ngày tháng Tổng ST Chia ra 6271 6272 6273 6274 6277 6278 0535 05/XK 07/BPB 08/BL 09/BPB 0589 0601 11/BPB 15/BPB 0658 5/4 19/4 31/4 31/4 31/4 11/5 13/5 5/5 30/6 30/6 CP khác bằng tiền Xuất vật liệu cho quản lý Trích theo lương CNXL CP lương ban quản lý CP KH phân bổ ………. CP điện thoại T10 CP tháng điện nước T10 Trích theo lương CNXL ……. CP Khấu hao phân bổ CP sửa máy tính BQLĐội ……. Cộng phát sinh Ghi có TK 623 111 152 338 334 214 111 331 338 214 111 154 4.520.000 8.406.000 9.958.920 16.957.820 18.430.500 …. 854.500 3.459.030 9.413.630 21.912.300 2.110.000 …….. 202.250.900 202.250.900 9.958.920 16.957.820 … 9.413.630 … 85.584.000 8.406.000 … 21.650.000 … … 16.780.000 18.430.500 … 21.912.300 56.430.500 854.500 3.549.030 … 2.110.000 …….. 10.956.000 4.520.000 … … 10.850.400 Người ghi sổ Kế toán trưởng Biểu 2.25: Sổ Cái tài khoản 627 Đơn vị: Công ty cổ phần INDECO Địa chỉ: Thôn 4- xã Hải Xuân- Móng Cái- Quảng Ninh Mẫu số: S03b-DN (Ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Quý II năm 2011 Tên tài khoản: Chi phí sản xuất chung Số hiệu : 627 Chứng từ Diễn giải Nhật ký chung SH TK đối ứng Số tiền Số hiệu NT Trag sổ STT dòng Nợ Có 0535 05/ XK 07/ BPB 08/ BL 09/ BPB 0589 0601 11/ BPB 15/ BPB 0658 5/4 19/4 30/4 30/4 30/4 11/5 13/5 31/5 30/6 30/6 CP khác bằng tiền HGYM VL dùng cho QLý HGYM Trích theo lương CNXL HGYM CP lương ban quản lý HGYM CP KH phân bổ HGYM …. CP điện thoại T10 HGYM CP tháng điện nước T10 HGYM Trích theo lương CNXL HGYM … CP Khấu hao phân bổ HGYM CP sửa máy tính BQL Đội HGYM ….. Kết chuyển chi phí SXC HGYM ….. Kết chuyển chi phí SXC chung cư Ngô Thì Nhậm (NTN) …….. Cộng phát sinh 275 294 296 296 296 …. 314 316 321 335 335 336 336 08 16 20 22 23 15 10 05 17 21 07 10 111 152 338 334 214 111 331 338 214 111 154 154 4.520.00 8.406.000 9.958.920 16.957.820 18.430.500 854.500 3.549.030 9.413.630 … 21.912.300 2.110.000 1.253.486.080 202.250.900 268.632.000 1.253.486.080 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký,họ tên, đóng dấu) 2.2.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. 2.2.5.1. Kiểm kê tính giá sản phẩm dở dang Đánh giá sản phẩm dở dang là một bước rất quan trọng trong kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, do đó việc kiểm kê và đánh giá chính xác khoản mục này là vô cùng cần thiết. Giá trị sản phẩm dở dang được hạch toán qua TK Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 154. Cách đánh giá giá trị sản phẩm dở dang của công ty cổ phần INDECO đã được trình bảy ở phần trên, theo đó có hai trường hợp đánh giá dựa trên yêu cầu của hợp đồng. Trường hợp nếu hợp đồng giao thầu không xác định thời gian thanh toán và chỉ bàn giao khi kết thúc công trình thì chi phí dở dang cuối kỳ là toàn bộ chi phí đã phát sinh được tập hợp trên TK 154 ở thời điểm đánh giá. Trường hợp hợp đồng quy định thời điểm bàn giao, thanh toán khi hoàn thành một hạng mục hoặc một phần công trình được hoàn thành thì kế toán phải theo dõi các chi phí phát sinh định kỳ, thực hiện kết chuyển chi phí, tính giá thành cho phần công trình đã được hoàn thành bàn giao. Giá trị dở dang cuối kỳ sẽ là phần còn dư lại trên TK 154 ứng với phần chi phí đã phát sinh nhưng chưa được bàn giao hoặc chưa hoàn thành Như vậy, bản chất giá trị sản phẩm dở dang chính là giá trị của công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành hoặc chưa hoàn thành và chưa được nghiệm thu, bàn giao. Giá trị này được phản ánh qua số dư tài khoản 154 ở thời điểm cuối kỳ. Trường hợp công trình Dự án đường dây 110KV Hà Giang – Yên Minh của công ty cổ phần INDECO là bàn giao thanh toán từng phần. Cuối kỳ kế toán hoặc khi nghiệm thu công trình, Đội trưởng đội xây lắp hoặc nhân viên kỹ thuật phụ trách ra công trường để thực hiện nghiệm thu phần công trình đã hoàn thành và đánh giá sản phẩm dở dang, lập bảng kiểm kê theo khoản mục và gửi cho kế toán công trường phục vụ cho việc tính toán giá thành sản phẩm tại phòng kế toán của công ty trên cơ sở biết được giá trị dở dang đầu kỳ, chi phí thực tế phát sinh trong kỳ . Công thức tính sản phẩm dở dang của công ty: Giá trị SPDDCK = GT SPDD ĐK + CP phát sinh trong kỳ - Giá trị đã nghiệm thu Trong đó: -Giá trị sản phẩm DDĐK là khối lượng công trình đã hoàn thành kì trước nhưng chưa được nghiệm thu chuyển kì này theo dõi. -Chi phí phát sinh trong kỳ là toàn bộ các chi phí NVL trực tiếp, NCTT, chi phí máy thi công, chi phí SXC thực tế phát sinh trong kỳ. -Giá trị đã nghiệm thu là phần công trình đã đạt tới điểm dừng kỹ thuật, được bàn giao cho bên chủ đầu tư theo đúng cam kết trong hợp đồng hoặc đã được thanh toán 2.2.5.2. Tổng hợp chi phí sản xuất Cuối kỳ kế toán, kế toán chi phí sản xuất và giá thành tập hợp tất cả các chi phí sản xuất của các công trình và tính giá thành sản phẩm. Giá thành của mỗi công trình bao gồm bốn loại chi phí đã nghiên cứu ở trên là chi phí NVL trực tiếp, chi phí NCTT, chi phí máy thi công và chi phí SXC. Các số liệu này được xử lý trên phần mềm, số liệu từ các bảng tổng hợp các yếu tố chi phí theo đối tượng công trình được kết chuyển sang bên nợ TK 154 và lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất như sau: Biểu 2.26: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất CÔNG TY CỔ PHẦN INDECO Đội xây lắp số 2 BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT Công trình: Dự án đường dây 110KV Hà Giang – Yên Minh Khoản mục chi phí Số tiền Chi phí NVL trực tiếp 3.569.331.200 Chi phí nhân công trực tiếp 327.598.000 Chi phí máy thi công 887.451.500 Chi phí sản xuất chung 139.250.900 Tổng cộng 4.923.631.600 Biểu 2.27: Sổ chi tiết tài khoản 154 SỔ CHI TIẾT TK 154 Quý II năm 2011 Công trình: Dự án đường dây 110KV Hà Giang – Yên Minh Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có Số dư đầu kỳ 489.153.620 158/SCT 30/6 Kết chuyển CP NVL TT 621 3.569.331.200 159/SCT 30/6 Kết chuyển CP NCTT 622 327.598.000 160/ SCT 30/6 Kết chuyển CP MTC 623 887.451.500 161/ SCT 30/6 Kết chuyển CP SXC 627 139.250.900 Cộng phát sinh nợ 4.923.631.600 Ghi có TK 154 155 4.521.260.700 Số dư cuối kỳ 891.524.520 Người ghi sổ Kế toán trưởng 2.3. Tính giá thành sản xuất sản phẩm tại công ty cổ phần INDECO 2.3.1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp của công ty cổ phần INDECO 2.3.1.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm Để công tác tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi trong hạch toán cũng như phản ánh đúng bản chất chi phí phát sinh thì việc lựa chọn đúng đối tượng để tính giá thành sản phẩm là rất quan trọng. Như đã trình bày ở trên, đối tượng tính giá thành của công ty cổ phần INDECO là các chi phí phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến việc thi công, cấu thành nên giá thành sản phẩm và được tập hợp theo từng công trình, hạng mục công trình. Điều này là hợp lý bởi với sản phẩm xây lắp có tính chất phức tạp về công nghệ Biểu 2.28: Sổ cái TK 154 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 154-CHI PHÍ SXKD DỞ DANG Quý II năm 2011 Chứng từ Diễn giải Nhật ký chung SH TK đối ứng Số tiền Số hiệu NT Trang sổ STT dòng Nợ Có Số dư đầu kỳ 3.864.573.200 30/6 K/c CP NVL TT HGYM 337 16 621 3.569.331.200 30/6 K/c CP NCTT HGYM 337 17 622 327.598.000 30/6 K/c CP MTC HGYM 337 18 623 887.451.500 30/6 K/c CP SXCHGYM 337 19 627 139.250.900 30/6 SP HGYM hoàn thành bàn giao 4.521.260.700 …. 30/6 K/c CP NVLTT chung cư NTN 338 07 621 4.213.956.220 30/6 K/c CP NCTT chung cư NTN 338 08 622 349.246.010 30/6 K/c CP MTC chung cư NTN 338 09 623 684.952.300 ….. Cộng p/s tháng 27.895.429.500 28.474.691.830 Số dư cuối kỳ 6.285.310.870 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc yêu cầu kỹ thuật, mang tính đơn chiếc với cấu tạo vật chất riêng biệt, mỗi công trình, hạng mục công trình có dự toán thiết kế riêng và đặc điểm riêng. Việc hạch toán chi phí sản xuất xây lắp theo đúng đối tượng vừa phục vụ công tác quản lý chi phí sản xuất vừa giúp cho việc tính giá thành chính xác, nhanh chóng. Để việc tính giá thành được diễn ra thuận lợi cần có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa không chỉ các nhân viên trong bộ phận kế toán mà còn giữa tất cả các phòng ban trong công ty. Do thời gian thi công một công trình thường kéo dài nên công ty thực hiện tính giá thành sản phẩm theo quý. 2.3.1.2. Phương pháp tính giá thành của công ty Phương pháp tính giá thành là cách thức để tập hợp, phân loại chi phí từ đó tính toán giá thành sản phẩm. Công ty cổ phần INDECO lựa chọn phương pháp tính giá thành trực tiếp cho đối tượng tính giá thành là các công trình, hạng mục công trình. Chi phí phát sinh với công trình nào thì hạch toán trực tiếp vào công trình ấy. Các trường hợp xuất NVL, CCDC hay các chi phí khác dùng cho nhiều công trình thì thực hiện phân bổ theo các tiêu chí thích hợp. Công tác tổng hợp giá thành của một công trình, hạng mục công trình nào đó được thể hiện trên thẻ tính giá thành. 2.3.2. Quy trình tính giá thành Công tác tính giá thành được thực hiện đòi hỏi sự liên kết phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, đặc biệt là phòng KH-KT-VT và phòng Hành chính vì đây là một trong những công việc sau cùng trong chuỗi các nghiệp vụ kế toán và đòi hỏi sự am hiểu chuyên sâu về tất cả các phần hành của nhân viên thực hiện. Việc tính giá có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của công ty và công tác quản lý chi phí, để làm được điều này thì tất cả các khâu tập hợp chi phí trước đó đều phải được xử lý chặt chẽ. Phòng KH-KT-VT là phòng hỗ trợ đắc lực nhất cho bộ phận kế toán trong công tác tính giá thành. Bộ phận vật tư của công ty và nhân viên kinh tế của mỗi đội chịu trách nhiệm về NVL cung cấp khối lượng NVL đã dùng để hoàn thành công trình. Bộ phận kỹ thuật lập dự toán kỹ thuật từ khi bắt đầu nhận dự án và kiểm tra công trình khi đang thi công và khi hoàn thành. Bộ phận kỹ thuật cho biết mức vật tư theo định mức cần dùng, đối chiếu sự chênh lệch giữa dự toán và thực tế, nếu có sự chênh lệch lớn thì cần báo cho ban Giám đốc và bộ phận kế toán, sau đó phải giải trình nếu được yêu cầu. Việc tập hợp các chi phí được thực hiện theo đúng trình tự. Các đơn xin phê duyệt phải được lập theo mẫu và có đầy đủ chữ ký của người có thẩm quyền. Việc thực hiện thu mua NVL, thiết bị, dịch vụ mua ngoài… đều cần phải có chứng từ hợp lệ. Các chứng từ lập ra trong nội bộ công ty như Bảng chấm công (Biểu 2.12), bảng thanh toán tiền lương (Biểu 2.13)…phải có đủ chữ ký và phải được tính đúng. Sau khi thực hiện xong công việc, những bộ phận này cần phải chuyển chứng từ cho kế toán công trường và gửi về phòng kế toán công ty để ghi nhận, tập hợp số liệu và bảo quản chứng từ. Các số liệu được nhập vào các phần hành tương ứng do kế toán của phần hành đó thực hiện. Qua quá trình xử lý ở phần mềm, các số liệu sẽ được kết chuyển vào các sổ chi tiết, sổ tổng hợp tương ứng. Giá thành sản phẩm xây lắp được tập hợp từ bốn yếu tố chi phí, và được tính qua tài khoản 154, vì vậy khi số liệu từ các tài khoản 621; 622; 623; 627 được kết chuyển hết vào TK 154 thì kế toán lập thẻ tính giá thành (Biểu 2.29) Biểu 2.29: Thẻ tính giá thành CÔNG TY CỔ PHẦN INDECO Đội xây lắp số 2 THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Công trình: Dự án đường dây 110KV Hà Giang – Yên Minh Quý II năm 2011 Chỉ tiêu Tổng số tiền Chia theo khoản mục chi phí CPNVLTT CPNCTT CPMTC CPSXC CP SXKD DD đầu kỳ 489.153.260 312.653.200 40.568.320 99.817.640 36.114.100 CP SXKD p/s trong kỳ 4.923.631.600 3.569.331.200 327.598.000 887.451.500 139.250.900 Giá thành sp hoàn thành 4.521.260.700 3.307.582.100 337.757.420 776.830.020 99.090.800 CPSX DD cuối kỳ 891.524.520 574.402.300 30.408.900 210.439.120 76.274.200 Người lập Kế toán trưởng CHƯƠNG III HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN INDECO 3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty và phương hướng hoàn thiện Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một nội dung phức tạp và có vai trò vô cùng quan trọng trong kế toán nói riêng và hoạt động quản lý nói chung. Nguyên nhân là do giá thành sản xuất là yếu tố tổng hợp cho thấy hiệu quả của việc quản lý chi phí cũng như kết quả kinh doanh của công ty. Việc hạch toán đúng giá thành sản xuất một phần thể hiện doanh nghiệp đã phản ánh đúng các chi phí đã bỏ ra và hiệu quả đạt được có khả quan hay không. Thực hiện tốt phần hành này trên cơ sở tập hợp đầy đủ chi phí, xử lý và hạch toán kịp thời từ đó tính toán giá thành sản phẩm chính xác góp phần hỗ trợ rất tích cực cho ban Giám đốc trong việc ra quyết định quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh nói chung, đặc biệt là trong công tác quản lý chi phí. Trong thời gian ở công ty cồ phần INDECO với tư cách sinh viên thực tập, em đã được tiếp xúc và học hỏi các công việc, phần hành trong bộ phận kế toán của công ty trong đó có phần hành tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Với những trải nghiệm đó và kiến thức được học từ trường lớp, em xin mạnh dạn có ý kiến đóng góp về công tác tổ chức kế toán nói chung và tổ chức tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của công ty nói riêng như sau: 3.1.1. Về ưu điểm 3.1.1.1. Về công tác tổ chức phần hành Công ty cổ phần INDECO lựa chọn hạch toán kế toán theo quyết đinh 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 do bộ trưởng BTC ban hành nên số lượng tài khoản, chứng từ , số sách đều đầy đủ. Tuy quy mô của công ty vẫn nằm trong trường hợp công ty vừa và nhỏ, nhưng đối với sự phong phú và phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, việc lựa chọn QĐ 15/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 20/03/2006 là hoàn toàn đúng đắn. Theo đó, các chi phí phát sinh cấu thành nên giá thành sản phẩm sẽ được tập hợp vào các tài khoản 621; 622; 623; 627, đảm bảo cho yêu cầu hạch toán đầy đủ các nghiệp vụ phức tạp. Theo đó, số lượng sổ sách, chứng từ trong công ty cũng đầy đủ và có quy trình luân chuyển hợp lý. Công tác tổ chức ở công ty nhìn chung là hợp lý. Mô hình trực tuyến- chức năng phù hợp với việc các nhân viên trong bộ phận có thể hỗ trợ lẫn nhau trong công tác hạch toán, đặc biệt là khi phần hành chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cần đến sự phối hợp và là kết quả của mọi hoạt động, mọi phần hành khác. Điều này phải xuất phát từ yếu tố đầu tiên là việc phân chia công việc theo các phần hành đều khá chính xác. Các nhân viên kế toán của công ty đều là những người có nhiều kinh nghiệm nên các công việc diễn ra không bị chồng chéo và vẫn đảm bảo chứng từ được cập nhật đầy đủ, hay nói cách khác, công việc ở phòng kế toán được chuyên môn hóa một cách hợp lý. Các chứng từ gốc phát sinh tại công trường được kế toán công trường tập hợp và bảo quản, sau đó gửi về phòng kế toán sớm nhất có thể nên hạn chế việc đình trệ trong hạch toán. Bộ phận kế toán của công ty lựa chọn hình thức ghi sổ kế toán Nhật ký chung dưới sự trợ giúp của phần mềm kế toán Fast Accounting. Việc sử dụng phần mềm đã làm giảm bớt khối lượng công việc của nhân viên kế toán rất nhiều, từ đó nhân viên kế toán có điều kiện tập trung vào chuyên môn cũng như nâng cao hiệu quả công việc. Phần mềm kế toán Fast có cung cấp gần như đầy đủ các loại bảng biểu, sổ sách mà hình thức Nhật ký chung bao gồm và tuân thủ theo đúng mẫu quy định của BTC. Tuy nhiên các nhân viên vẫn luôn chú ý vào việc nhập số liệu để đảm bảo không xảy ra sai sót, hoặc có thể phát hiện các sai sót nếu có một cách kịp thời. Bên cạnh đó, phần mềm Fast cũng cho phép in các loại sổ ra để có thể dễ dàng bảo quản, lưu trữ, đồng thời đảm bảo an toàn hơn về số liệu nếu như máy tính hoặc phần mềm gặp lỗi. Một trong những yếu tố giúp cho công việc kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được diễn ra thuận lợi, đúng hướng là lựa chọn đúng đối tượng tính giá thành và phương pháp tính giá. Như đã phân tích ở phần trên, sản phẩm xây lắp là loại sản phẩm có những đặc thù riêng biệt, đơn chiếc nên việc xác định đối tượng tính giá là từng công trình, hạng mục công trình là hoàn toàn hợp lý. Điều này tác động không nhỏ tới việc hạch toán vì giúp tăng hiệu quả trong quản lý chi phí, xử lý số liệu. Bất kỳ chi phí nào phát sinh cho công trình nào thì tập hợp vào giá thành của công trình đó. Bên cạnh đó sử dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp cũng góp phần tạo thuận lợi cho công tác tính giá. Công ty luôn tuân thủ các nguyên tắc kế toán cơ bản, như việc hạch toán chi phí sửa chữa máy thi công nếu như xảy ra bất thường thì chỉ những khoản chi phí nào dưới mười triệu đồng mới được ghi nhận là chi phí sửa chữa thường xuyên. Quy định này là tuân thủ theo nguyên tắc thận trọng và trọng yếu, nhằm đảm bảo các chi phí phát sinh được ghi nhận đúng bản chất và không làm ảnh hưởng tới kết quả của kỳ báo cáo sau. Phòng kế toán và các phòng ban khác đều có sự hợp tác chặt chẽ nên công tác thu thập chứng từ luôn đảm bảo kịp thời, không bị đình trệ. 3.1.1.2. Về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Hầu hết các chi phí trong quá trình thi công đều đã được bộ phận kỹ thuật và phòng kế toán dự toán từ trước, các khoản chênh lệch đáng kể đều được phát hiện và bộ phận kỹ thuật có trách nhiệm giải trình trước ban Giám đốc. Điều này chứng tỏ chi phí sản xuất của công ty được kiểm soát khá chặt chẽ, từ khâu nhận dự án, lập dự toán tới khâu kết thúc, thanh lý hợp đồng. Về tập hợp chi phí NVL trực tiếp: Chi phí NVL là một yếu tố chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm, vì vậy việc kiểm soát chi phí NVL là vấn đề rất được công ty quan tâm. Có thể thấy quy trình luân chuyển chứng từ về NVL rất chặt chẽ, phải đảm bảo có được sự đồng ý của nhiều bên, bắt đầu từ xin cấp NVL, xin tạm ứng mua NVL, xuất kho NVL…đều phải theo một quy trình cụ thể. Tất cả các chứng từ phát sinh liên quan đều được lập, lưu trữ và bảo quản nhanh chóng, và thường được giao cho kế toán công trường ngay khi hoàn thành công việc, các chứng từ cần lập nhiều liên để bộ phận kỹ thuật hoặc người thực hiện giữ cũng được lập đầy đủ. Phương pháp giao khoán thẳng cho Đội xây lắp thực hiện tất cả các công việc có liên quan như mua NVL, thuê nhân công, kiểm soát chi phí cũng phần nào tác động đến tinh thần tự giác của người lao động, giúp hạn chế thất thoát, biển thủ, gian lận trong việc thu mua, bảo quản NVL và kiểm soát tốt chi phí. Công tác dự toán trước khi thi công góp phần làm cho NVL không bị ứ đọng, đồng thời do các công trình xây lắp thường ở xa trụ sở công ty, NVL được mua cũng được thường được chuyển tới ngay chân công trình nên tiết kiệm được chi phí bảo quản, đảm bảo chất liệu vật liệu. Về tập hợp chi phí nhân công trực tiếp: Do tính chất thay đổi địa điểm thường xuyên và phải đi xa của ngành xây lắp nên việc thuê thêm lao động mùa vụ là việc làm hết sức hợp lý. Hiện công ty có hai loại lao động: lao động biên chế của công ty được tính lương theo thời gian và lao động thời vụ tính lương theo sản phẩm, là khối lượng công việc khi ký hợp đồng giao khoán. Điều này dẫn đến việc khác nhau khi tính toán lương của hai nhóm đối tượng này, tuy nhiên cách tính lương của công ty khá đơn giản nên không gây trở ngại cho hoạt động kế toán. Hơn nữa, đây còn là quy định hợp lý nhằm phát huy tối đa tinh thần của người lao động: với nhân viên bên ngoài thì chọn giao khoán để họ có trách nhiệm với công việc của mình, và để tạo điều kiện thuận lợi cho đội xây lắp phân công công việc trong đội. Công ty chỉ đóng BHXH cho những công nhân thuộc biên chế, còn các đối tượng thuê ngoài thì phần trích theo lương được cộng trực tiếp ngay vào tiền lương. Các chứng từ về tiền lương, tiền công, hợp đồng thuê lao động đều được lập đúng mẫu, đúng yêu cầu và hợp lệ sau đó được chuyển đầy đủ đến bộ phận kế toán. Về tập hợp chi phí máy thi công Tương tự như chi phí NCTT, việc sử dụng máy thi công được giao hoàn toàn cho đội xây lắp quyết định sau khi đã được công ty giao khoán hợp đồng. Máy thi công cũng có thể được chuyển đến từ công ty hoặc đội tự tiến hành liên hệ để thuê. Việc kết hợp hai hình thức máy này sẽ giúp giảm bớt những chi phí vận chuyển, bảo quản nếu như công trình ở cách xa công ty, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng máy trong trường hợp việc thuê máy đi kèm với thuê người điều khiển. Các chứng từ phát sinh liên quan đến máy thi công như Nhật trình máy, hợp đồng thuê máy, các hóa đơn mua ngoài…đều được tập hợp đầy đủ để chuyển qua phòng kế toán. Tài khoản 623 được chi tiết thành sáu tài khoản cấp hai tạo điều kiện thuận lợi cho việc hạch toán, phân loại chi phí. Về tập hợp chi phí sản xuất chung: Tương tự như chi phí máy thi công, TK 627 cũng được chi tiết thành sáu tài khoản cấp hai nên việc hạch toán có nhiều thuận lợi. Các loại chứng từ phát sinh cũng được tập hợp đầy đủ và chuyển lên phòng kế toán. Về đánh giá sản phẩm dở dang: Việc làm rõ các trường hợp đánh giá dở dang có ý nghĩa rât lớn trong khâu tính giá thành. Theo trên đã trình bày, sản phẩm dở dang của công ty là giá trị bên nợ TK 154 ở thời điểm cuối kỳ thể hiện phần công trình chưa hoàn thành hoặc chưa được nghiệm thu, bàn giao. Cách đánh giá yếu tố này vừa đơn giản vừa khoa học, tạo nhiều thuận lợi cho việc tính giá thành sản phẩm trong kỳ. 3.1.2. Nhược điểm Tuy công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty có nhiều ưu điểm song không thể tránh được những mặt hạn chế. 3.1.2.1. Về công tác tổ chức hạch toán Đặc điểm nổi bật nhất trong việc tổ chức bộ máy kế toán của ngành xây lắp so với các ngành khác là vai trò của kế toán công trường, các kế toán viên là những người thực hiện việc cập nhật chứng từ và ghi sổ chỉ nhận biết được sự phát sinh của nghiệp vụ sau khi nghiệp vụ đã xảy ra một thời gian. Có thể nói kế toán công trường là cầu nối giữa các vấn đề tài chính phát sinh giữa đội xây lắp và phòng kế toán của công ty. Tuy nhiên không phải lúc nào kế toán công trường cũng làm tốt phần việc của mình. Theo quy định, kế toán công trường thường phải ở lại ngay tại công trường. Tuy nhiên với những công trình trong địa bàn tỉnh, đôi khi kế toán công trường chi đến để lấy chứng từ, còn với những công trình ở xa thì việc gửi chứng từ về phòng kế toán lại chậm trễ gây gián đoạn đến công tác hạch toán. Chứng từ trong công ty được luân chuyển theo quy định, tuy nhiên có những trường hợp các nhân viên dựa trên mối quan hệ cá nhân mà bỏ qua một số thủ tục cần thiết, sau này mới bổ sung thêm, ví dụ giấy xin tạm ứng không có đủ chữ ký… Một số nhân viên ở các bộ phận đi thực hiện nhiệm vụ có phát sinh chi phí nhưng quên không lấy hóa đơn gây ảnh hưởng đến quyền lợi của công ty. Tại công trường không có sự xác định rõ ràng vai trò của thủ kho. Người quản lý kho, hay quản lý vật liệu ở công trường thường là một thành viên trong đội được cử thực hiện nhiệm vụ này, và cũng có thể được thay đổi thường xuyên. Do đó, sự phân công phân nhiệm không được đảm bảo dễ dẫn đến gian lận, thất thoát NVL. Công ty cổ phần INDECO có thực hiện giao khoán cho đội xây lắp sau khi kí kết hợp đồng và các bản dự toán kỹ thuật, dự toán chi phí được duyệt. Tuy nhiên, tính chất khoán gọn ở đây chưa được khai thác triệt để. Công ty mới dừng lại đơn thuẩn ở việc phân công công việc cho các đội mà không trao cho Đội xây dựng toàn bộ quyền hạn và nghĩa vụ, vì vậy không khai thác hết được sự độc lập, tính chịu trách nhiệm trong công nhân. Có thể thấy, Đội xây dựng không được khuyến khích hay chịu áp lực về việc phải tiết kiệm chi phí và làm tốt các công việc một cách tối đa, vì trách nhiệm và lợi ích chính từ công trình vẫn nằm ở công ty. Điều này kéo theo việc tổ chức hạch toán không có nhiều khác biệt so với việc nếu công ty không giao khoán. 3.1.2.2. Về công tác tập hợp các khoản chi phí Các khoản chi phí phát sinh luôn được cập nhật và xử lý một cách nhanh chóng, kịp thời..là do công tác tổ chức tập hợp chi phí được thực hiện bài bản, khoa học. Tuy nhiên cũng có một số hạn chế nhất định: Về hạch toán chi phí NVL trực tiếp: Việc tính giá NVL xuất kho theo giá bình quân tháng đôi khi rất gây ảnh hưởng tới tốc độ hạch toán chi phí do kế toán phải chờ tới cuối tháng mới có thể tính được giá xuất kho bình quân. Việc công ty thực hiện giao khoán dự án cho đội xây lắp một phần làm tăng ý thức tiết kiệm, tự chủ của đội, nhưng cũng có thế khiến cho công nhân giảm bớt NVL hoặc dùng các NVL kém phẩm chất hơn nhằm hưởng lợi từ chênh lệch giá mua và giá giao khoán gây ảnh hưởng tới chất lượng công trình. Các loại NVL như cát, đá, xi măng..nếu dùng không hết rất ít khi được mang nhập lại kho, và thực tế là việc nhập lại là rất khó do đặc điểm vật lý và kho bãi của loại vật liệu này. Điều này vừa gây lãng phí, vừa làm cho giá thành sản phẩm phản ánh không đúng giá trị, do lượng NVL dùng thực tế ít hơn lượng xuất dùng. Đối với những trường hợp NVL được chuyển tới chân công trình, theo nguyên tắc của công ty, kế toán vẫn phải lập phiếu nhập kho và phiếu xuất kho để thuận tiện cho công tác hạch toán. Tuy nhiên, do sự vắng mặt hoặc do chờ đến cuối ngày để cộng dồn NVL nên đôi khi kế toán công trường đã bỏ sót việc ghi nhận số NVL trong ngày. Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Việc tính lương của công nhân và quản lý công trường được dựa trên bảng chấm công nên đến ngày cuối tháng mới có thể có được, vì vậy việc tính lương của tháng này thường bị dồn sang tháng sau. Kế toán công trường đôi lúc không có mặt ở công trường gây ảnh hưởng tới công tác chấm công cho bộ phận quản lý công trường, đồng thời làm giảm tính kỷ luật trong công nhân. Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân điều khiển máy thi công đôi khi được hạch toán ngay vào TK chi phí NCTT, tuy không làm ảnh hưởng đến tổng chi phí nhưng các khoản mục đã bị phản ánh sai bản chất. Nhân viên kế toán tiền lương chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng nên việc lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội vẫn gặp nhầm lẫn, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp xây lắp của công ty vẫn được đưa vào chi phí NCTT. Chưa có các chính sách khuyến khích công nhân nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm NVL, bảo vệ tài sản công ty. Về hạch toán chi phí MTC: Đối với chi phí khấu hao MTC, công ty có quy định nếu như trong tháng mà MTC đó chỉ sử dụng cho một công trình thì toàn bộ chi phí khấu hao trong tháng đó đều được tính hết vào chi phí MTC của công trình này. Tuy nhiên trên thực tế, có thể số giờ chạy máy rất ít nhưng lại phải chịu một khoản chi phí lớn, điều này làm tăng chi phí cũng như không phản ánh đúng bản chất chi phí của sản phẩm. Về hạch toán chi phí sản xuất chung: Vấn đề rõ ràng là khi NVL, CCDC được xuất dùng chung cho nhiều công trình thì chi phí SXC cần phải được phân bổ. Tiêu thức phân bổ hợp lý là giá trị công trình, hoặc giá trị phần công trình mà NVL, CCDC đó tham gia hoạt động. Kế toán viên đôi khi đã sử dụng những tiêu thức không hợp lý như chi phí NVL TT… Kế toán công ty cũng không quan tâm nhiều đến việc hạch toán các chi phí bảo hành công trình. Thường loại chi phí này được ghi nhận ngay vào chi phí trong kỳ, nhưng nếu xảy ra việc sửa chữa, bảo hành công trình thì sẽ gây khó khăn cho việc hạch toán vì khoản bảo hành này đã được xử lý. Các vấn đề về thiệt hại chưa được quan tâm đúng mức, Khi có phát sinh thiệt hại, kế toán thường ghi nhận ngay vào chi phí chung của công trình đó. Để đạt được hiệu quả kinh doanh cao cũng như chủ động có được các cơ hội trong tương lai và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nói chung và bộ phận kế toán nói riêng thì rất cần thiết phát triển phân hệ kế toán quản trị, tuy nhiên công ty chưa chú trọng vấn đề này, các hợp đồng của công ty chủ yếu có được dựa trên kinh nghiệm và mối quan hệ, và được bộ phận kế toán hạch toán, ghi sổ mà không có chiến lược cũng như phân tích. Công ty nên chú trọng đến kế toán quản trị hơn. 3.1.3. Phương hướng hoàn thiện Mục tiêu của công ty là trở thành đơn vị có uy tín trong mắt các chủ đầu tư không những trên địa bàn tỉnh, địa bàn các tỉnh phía Bắc mà còn là trên địa bàn cả nước, trên cơ sở đó mở rộng hoạt động kinh doanh sang các lĩnh vực khác. Vì vậy, công ty càng cần chú trọng khắc phục những nhược điểm trong hoạt động để có được hiệu quả kinh doanh tốt hơn, trước hết là hướng đến hoàn thiện trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Cơ sở để quản lý tốt chi phí là phải tính đúng, nhờ vậy giá thành mới được phản ánh đúng, nhờ đó việc phân tích hoạt động kinh doanh và các thông tin mà nó đem lại mới đáng tin cậy, đây cũng là tiền đề cho việc thực hiện tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Điều này cũng hỗ trợ đắc lực cho việc tham gia đấu thầu sao cho vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo được chất lượng công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư, có như vậy mới nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thị trường. Do đó, việc hoàn thiện công tác kế toán trong hoạt động kinh doanh của công ty là vô cùng cần thiết. Để làm được điều đó cần phải chủ động xem xét toàn diện các mặt, không những chỉ trong bộ phận kế toán mà còn phải có các biện pháp lâu dài trên quy mô toàn công ty, như tiết kiệm vật tư, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí sử dụng máy thi công, tiết kiệm các chi phí sản xuất chung…Bên cạnh đó, công tác kế toán cũng cần phải đảm bảo: Các chi phí được phản ánh đầy đủ, kịp thời, tuân thủ các nguyên tắc kế toán. Giá thành công trình là hợp lý trên cơ sở các chi phí dự toán, qua đó đánh giá được chất lượng công trình, hiệu quả công việc.. Em xin đề xuất một số giải pháp trong phần dưới đây. Công tác hoàn thiện này trước hết phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý của công ty, tuân thủ các quy định của Nhà nước, các văn bản pháp luật cũng như hài hòa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của công ty. 3.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần INDECO. 3.2.1. Về xác định đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 3.2.1.1. Về xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất Công ty cổ phần INDECO xác định đối tượng để hạch toán chi phí là công trình, hạng mục công trình rất hiệu quả cho việc xác định và tập hợp chi phí. Công ty cũng thực hiện hình thức khoán gọn cho các đội xây

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockilo65 .doc
Tài liệu liên quan