Đề tài Hoàn thiện hoạt động đấu thầu tại dự án nâng cấp đô thị thành phố Nam Định do Ngân hàng thế giới tài trợ

Tài liệu Đề tài Hoàn thiện hoạt động đấu thầu tại dự án nâng cấp đô thị thành phố Nam Định do Ngân hàng thế giới tài trợ: MỤC LỤC Danh mục bảng biểu Tóm tắt luận văn DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Tổng hợp nguồn vốn phân bổ theo từng giai đoạn các hạng mục Dự án nâng cấp đô thị Nam Định 33 Bảng 2.2 Xác định giá đánh giá và xếp hạng các nhà thầu 37 Bảng 2.3 Tình hình thực hiện các gói thầu xây lắp Giai đoạnI 44 Bảng 2.4 Điểm đánh giá đề xuất kỹ thuật gói thầu CP7-2 47 Bảng 2.5 Đánh giá tổng hợp xếp hạng nhà thầu gói thầu CP7-2 48 Bảng 2.6 Tình hìnhthực hiện hợp đồng các gói thầu tư vấn quốc tế 54 Bảng 2.7 Xác định giá đánh giá gói thầu CP8 58 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, thông qua công cuộc ‘‘Đổi mới’’ và chính sách mở cửa hợp tác và giao lưu kinh tế với các nước, chúng ta đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, trong tổng vốn đầu tư phát triển, vốn ODA đã trở thành nguồn bổ sung quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 22 % [ 35 ] trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Nguồn vốn ODA đã hỗ trợ đắc lực ...

docx116 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1060 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hoàn thiện hoạt động đấu thầu tại dự án nâng cấp đô thị thành phố Nam Định do Ngân hàng thế giới tài trợ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Danh mục bảng biểu Tóm tắt luận văn DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Tổng hợp nguồn vốn phân bổ theo từng giai đoạn các hạng mục Dự án nâng cấp đô thị Nam Định 33 Bảng 2.2 Xác định giá đánh giá và xếp hạng các nhà thầu 37 Bảng 2.3 Tình hình thực hiện các gói thầu xây lắp Giai đoạnI 44 Bảng 2.4 Điểm đánh giá đề xuất kỹ thuật gói thầu CP7-2 47 Bảng 2.5 Đánh giá tổng hợp xếp hạng nhà thầu gói thầu CP7-2 48 Bảng 2.6 Tình hìnhthực hiện hợp đồng các gói thầu tư vấn quốc tế 54 Bảng 2.7 Xác định giá đánh giá gói thầu CP8 58 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, thông qua công cuộc ‘‘Đổi mới’’ và chính sách mở cửa hợp tác và giao lưu kinh tế với các nước, chúng ta đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, trong tổng vốn đầu tư phát triển, vốn ODA đã trở thành nguồn bổ sung quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 22 % [ 35 ] trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Nguồn vốn ODA đã hỗ trợ đắc lực cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội ở Việt Nam, góp phần tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển xã hội, xoá đói-giảm nghèo. Hàng loạt các dự án, công trình cơ sở hạ tầng được đầu tư từ nguồn vốn này như các đường giao thông, nâng cấp đô thị, mạng lưới điện, thuỷ lợi, trường học, bệnh viện đã và đang được đưa vào sử dụng phát huy tác dụng tích cực. Để quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trên là điều rất cần thiết và đấu thầu xuất hiện là một tất yếu. Đấu thầu là hoạt động lựa chọn nhà thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu. Nó là hoạt động rất phổ biến trong nền kinh tế thị trường, và là hoạt động tương đối mới ở Việt Nam, xuất hiện cùng với quá trình đổi mới cơ chế quản lý phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hơn 10 năm qua, nhưng đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước khác trên thế giới. Luật đấu thầu đã có hiệu lực từ ngày 1 tháng 4 năm 2007 và Chính phủ đã có Nghị định 111/NG-CP hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu. Qua thời gian thực hiện đấu thầu đã đi vào nề nếp, bảo đảm được sự cạnh tranh, công bằng và hiệu quả kinh tế. Chất lượng công trình xây dựng cũng như hàng hoá mua sắm ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế xã hội, qua đấu thầu công tác quản lý nhà nước được tăng cường. Tuy nhiên, bên cạnh đó, thực trạng công tác đấu thầu còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết, vướng mắc, hiệu quả vốn đầu tư mang lại chưa đáp ứng được yêu cầu. Điều này có nhiều lý do thuộc về Luật đấu thầu của Việt Nam chưa được hoàn thiện, có lý do thực hiện của chủ đầu tư và của nhà thầu chưa đúng, đồng thời các yêu cầu và qui định của nhà tài trợ khác biệt so với Luật của Chính phủ Việt Nam. Tình hình trên đòi hỏi cần nghiên cứu một cách khoa học thực trạng và phân tích rõ nguyên nhân, từ đó đề ra các giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu qủa của công tác đấu thầu phù hợp với điều kiện của Việt Nam, không bị hạn chế bởi thông lệ quốc tế và hơn nữa phù hợp với đặc điểm riêng của các dự án Nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị ở nước ta. Qua thời gian nghiên cứu, kết hợp với kinh nghiện công tác thực tế của bản thân, tác giả đã quyết định chọn vấn đề nghiên cứu là: ‘‘Hoµn thiÖn ho¹t ®éng ®Êu thÇu t¹i dù ¸n n©ng cÊp ®« thÞ thµnh phè Nam ĐÞnh do Ng©n hµng thế giíi tµi trî.’’ Làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của luận văn: Đề tài đặt ra mục đích nghiên cứu tổng quát là: Phân tích thực trạng hoạt động đấu thầu tại Dự án nâng cấp đô thị Nam Định nhằm chỉ ra những mặt đã đạt được và những mặt còn tồn tại cần nghiên cứu hoàn thiện, phân tích nguyên nhân của những tồn tại; nghiên cứu tìm hiểu kinh nghiệm đấu thầu của Ngân hàng thế giới và đặc biệt là Trung Quốc là nước có nhiều điểm tương đồng với nước ta. Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể bao gồm : - Đấu thầu và một số vấn đề lý luận trong hoạt động. - Đánh giá thực trạng hoạt động đấu thầu tại dự án nâng cấp đô thị Nam Định giai đoạn I. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động đấu thầu tại dự án nâng cấp đô thị Nam Định trong giai đoạn II năm 2008-2012. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của Luận văn: Đối tượng nghiên cứu: Đấu thầu tại dự án nâng cấp đô thị Nam Định bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như đấu thầu mua sắm hàng hoá, đấu thầu tuyển chọn tư vấn, đấu thầu xây lắp để thực hiện dự án... Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động đấu thầu ở ba lĩnh vực quan trọng: đấu thầu xây lắp, đấu thầu tuyển chọn tư vấn và mua sắm hàng hoá tại dự án nâng cấp đô thị Nam Định thuộc nguồn vốn tín dụng IDA do Ngân hàng thế giới tài trợ. Phạm vi nghiên cứu: Luận án sẽ tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động đấu thầu tại dự án nâng cấp đô thị Nam Định trong giai đoạn I (2004-2007), bao gồm: - Các gói thầu xây lắp nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp 3 các khu dân cư thu nhập thấp và các gói thầu nâng cấp cơ sở hạ tầng chính cấp 1; 2 có liên quan. - Các gói thầu tư vấn và thiết kế cho giai đoạn II ( 2008-2012 ) dự án. - Các gói thầu mua sắm hàng hoá trang thiết bị dự án. Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động đấu thầu như là một quá trình từ khi chuẩn bị lập kế hoạch đấu thầu, mở thầu cho đến khi công bố kết quả trúng thầu, thương thảo với nhà thầu để ký kết hợp đồng chính thức thực hiện gói thầu, và các tình huống xử lý trong đấu thầu. 4. Phương pháp nghiên cứu: Để tiếp cận vấn đề, luận văn sử dụng kết hợp phương pháp phân tích hệ thống để nghiên cứu lý luận và thực tiễn liên quan chất lượng hoạt động đấu thầu, đồng thời với phương pháp phân tích tổng hợp nhằm chỉ ra những bất cập giữa thực tế đấu thầu và những qui định pháp qui có liên quan, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kiến nghị nhằm hoàn chỉnh Luật đấu thầu, phát huy hết các mặt mạnh, hạn chế các mặt tiêu cực trong quá trình lựa chọn tư vấn và nhà thầu xây lắp tại dự án nâng cấp đô thị Việt Nam. 5. Dự kiến đóng góp của luận văn: Về mặt khoa học, Luận văn hệ thống lý luận về đấu thầu và làm rõ về quá trình đấu thầu. Đánh giá thực trạng về hoạt động đấu thầu tại Dự án nâng cấp đô thị Nam định, phân tích đưa ra một số nguyên nhân tồn tại trong hoạt động đấu thầu. Kiến nghị một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác đấu thầu trong thời gian tới. 6. Kết cấu luận văn: CHƯƠNG I: ĐẤU THẦU VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TẠI DỰ ÁN NÂNG CẤP ĐÔ THị NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN I CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TẠI DỰ ÁN NÂNG CẤP ĐÔ THỊ NAM ĐỊNH TRONG GIAI ĐOẠN II NĂM 2008-2012. CHƯƠNG 1: ĐẤU THẦU VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU 1.1. Các khái niệm chung liên quan đến đấu thầu. 1.1.1. Khái niệm về đấu thầu. “Đấu thầu” đã xuất hiện trong thực tế đời sống xã hội từ lâu, đã được vận dụng ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam theo cơ chế cũ, chủ yếu quản lý bằng phương pháp giao nhận thầu theo kế hoạch nên khó tránh khỏi việc thất thoát tiền bạc của nhà nước và chất lượng công trình cũng không được đảm bảo. Chỉ từ những năm 1986 trở lại đây chủ trương đổi mới phát triển kinh tế của nhà nước được khai thông, “Đấu thầu” mới được sử dụng rộng rãi, tuy vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ. Nhận thức được vai trò của đấu thầu, cùng với quá trình đổi mới phát triển kinh tế, Nhà nước ta chủ trương chuyển từ phương thức giao nhiệm vụ sang phương thức đấu thầu nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trong các công trình xây dựng cũng như trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ và hàng hoá. Vì thế năm 1994, lần đầu tiên ở nước ta quy chế đấu thầu chính thức được ban hành và đưa vào áp dụng. Theo từ điển tiếng Việt (xuất bản năm 1998 do Viện ngôn ngữ học biên soạn) giải thích đấu thầu là việc “đọ công khai, ai nhận làm, nhận bán với điều kiện tốt nhất thì được giao cho làm hoặc cho bán hàng (một phương thức giao làm công trình hoặc mua hàng)” [28]. Quy chế Đấu thầu ra đời đánh dấu một bước tiến mới trong công tác quản lý của nước ta, nó tạo ra một hành lang pháp lý cho việc lựa chọn được các nhà thầu để thực hiện các dự án đầu tư, đồng thời góp phần nâng cao vai trò của chủ đầu tư và tăng cường trách nhiệm của nhà thầu. Các quy định về đấu thầu được xây dựng trên cơ sở tham khảo các quy định theo thông lệ chung của quốc tế và thực tiễn quản lý của Việt Nam, nên ngay từ ban đầu khi mới ban hành, Quy chế Đấu thầu đã đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, đấu thầu là công việc mới trong khi chúng ta mới chuyển sang cơ chế thị trường, cho nên vừa thực hiện vừa phải nghiên cứu, chỉnh sửa các quy định về đấu thầu sao cho sát với thực tế hơn. Thực tiễn trong những năm qua cho thấy, cứ bình quân khoảng 2 đến 3 năm, Chính phủ lại ban hành Quy chế sửa đổi. Đó là Nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 1999 của chính phủ, đấu thầu được cho là “quá trình lựa chọn nhà thầu nhằm đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu” [22], Những năm tiếp theo nhằm cụ thể hoá và bổ sung thêm một số điểm cho phù hợp hơn, Chính phủ ban hành các Nghị định 14/2000/NĐCP ngày 5/5/2000 sửa đổi bổ sung Nghị định 88/1999/NĐCP và Nghị định 66/CP ngày 12/6/2003, thay cho Quy chế Đấu thầu được ban hành lần đầu tiên vào năm 1996 (Nghị định 43/CP). Đến Ngày 29/11/2005, tại kỳ họp thứ 8, khoá XI Quốc hội đã thông qua Luật Đấu thầu (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2006) được xây dựng dựa trên Quy chế Đấu thầu hiện hành và dự thảo Pháp lệnh đấu thầu gồm 6 chương, 77 điều đều nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch, tăng cường phân cấp, đơn giản hoá thủ tục; từng bước khắc phục các tồn tại trong thực tiễn. Luật Đấu thầu là văn bản pháp lý cao nhất, đầy đủ cho hoạt động đấu thầu trong cả nước. Trong đấu thầu, “Bên mời thầu là chủ đầu tư hoặc tổ chức chuyên môn có đủ năng lực và kinh nghiệm được chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu theo các quy định của pháp luật về đấu thầu” [ 11 ]. Chủ đầu tư chủ động tổ chức hoạt động đấu thầu nhằm mua được hàng hoá, dịch vụ có chất lượng tốt nhất, với giá cả thấp nhất, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng, và tiến độ đề ra. Xét trên giác độ giá cả, đấu thầu cần thiết phải có giá khống chế, được gọi là giá trần hoặc giá gói thầu. Bên mời thầu (bên mua) mua hàng hoá, dịch vụ của người bán (nhà thầu) đảm bảo yêu cầu nhưng trong giới hạn hạn chế về tài chính của họ. Nhà thầu đưa ra giá cao hơn khả năng tài chính của chủ thể, thì dù có tốt đến mấy cũng không thể trúng thầu vì vượt khả năng thanh toán của bên mời thầu. Nhà thầu nào đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu, mà có giá bán càng thấp thì sẽ càng có cơ hội chiến thắng. Trong đời sống kinh tế xã hội của nước ta nhiều năm trước đây, nói đến đấu thầu người ta chỉ nghĩ đến việc đó là đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng. Chính vì lý do đó, những quy định về đấu thầu ở nước ta, trước tiên cũng được đưa ra cho lĩnh vực xây dựng sau này hoàn thiện hơn, đi sâu vào các lĩnh vực kinh doanh khác của đời sống xã hội. Thực chất, đấu thầu có phạm vi rộng hơn, bao trùm hơn. Để hoàn chỉnh khái niệm về đấu thầu, người ta đã đưa ra các khái niệm theo các lĩnh vực mua sắm: khi mua sắm hàng hoá ta có khái niệm “đấu thầu hàng hoá”, khi mua sắm công trình xây lắp ta có khái niệm “đấu thầu xây dựng” và khi mua kiến thức lời khuyên của nhà thầu ta có khái niệm “đấu thầu tuyển chọn tư vấn”. Trong luật thương mại của nước ta, người ta đã đưa ra định nghĩa về “Đấu thầu hàng hoá”: “Đấu thầu hàng hoá là việc mua hàng hoá thông qua mời thầu nhằm lựa chọn thương nhân dự thầu đáp ứng được các yêu cầu về giá cả, điều kiện kinh tế-kỹ thuật do bên mời thầu đặt ra.” [23]. Khái niệm “đấu thầu hàng hoá” tuy đã khái quát hoá hoạt động đấu thầu, nhưng lại dừng lại ở giác độ đấu thầu mua sắm hàng hoá. Do vậy khái niệm này mới chỉ phù hợp với trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Theo khái niệm trên, nhà thầu được đề cập đến mới chỉ là các thương nhân. Họ chưa thực sự đại diện cho đông đảo những người cung cấp hàng hoá trên thị trường có thể tham gia vào hoạt động đấu thầu. Có thể nhận thấy rằng khái niệm trên có một phần đúng khi nói về đấu thầu mua sắm hàng hoá, nhưng chưa thể được coi là khái niệm chung cho đấu thầu, và lại càng không thể đại diện cho khái niệm đấu thầu xây lắp. Đấu thầu tư vấn: các nhà thầu cạnh tranh nhau thông qua việc thể hiện có năng lực kinh nghiệm tốt nhất; phương pháp luận, kế hoạch triển khai thực hiện và kế hoạch bố trí nhân sự hợp lý; cùng đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm và giá bỏ thầu trong đề xuất tài chính hợp lý và uy tín của mình để thắng thầu. Dựa trên những phân tích trên, luận văn này mạnh dạn đưa ra một khái niệm chung nhất về đấu thầu như sau: Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu cơ bản của bên mời thầu để thực hiện gói thầu, có giá đặt thầu thấp nhất trong các nhà thầu tham dự thầu và thấp hơn hoặc bằng giá gói thầu. 1.1.2. Mục tiêu của đấu thầu - Đảm bảo tính cạnh tranh: Thông qua đấu thầu đòi hỏi các nhà thầu phải phát huy hết khả năng của mình về kinh nghiệm, trình độ khoa học kỹ thuật, áp dụng giải pháp công nghệ hợp lý, và tiềm năng sẵn có của mình hoặc cần thiết phải liên danh để có lợi thế cạnh tranh với các nhà thầu khác. - Đảm bảo tính Công bằng: Qua tổ chức đấu thầu tạo cơ sở pháp lý để các nhà thầu có tư cách hợp lệ đáp ứng đầy đủ điều kiện trong HSMT có được điều kiện bình đẳng như nhau tham gia dự thầu, không có sự phân biệt đối xử khác. - Đảm bảo tính minh bạch: Đấu thầu được tiến hành công khai trong suốt quá trình từ mời thầu đến việc mở thầu, xét thầu và ký kết hợp đồng đều thực hiện có sự kiểm tra thẩm định đánh giá của các cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật đấu thầu và các Nghị định của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng. - Đảm bảo hiệu quả kinh tế: Đấu thầu tạo cơ hội cho chủ đầu tư thực hiện dự án của mình với giá thành hạ đảm bảo được các yêu cầu về kỹ thuật, tiến độ thi công và chất lượng công trình tốt nhất. 1.1.3. Vai trò của đấu thầu. - Đứng về phía chủ đầu tư: Đấu thầu là cơ sở để đánh giá đúng chính xác năng lực thực sự của các nhà thầu, ngăn chặn được những biểu hiện tiêu cực thiên vị của chủ đầu tư và nhà thầu. Qua đấu thầu chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu có năng lực đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, chất lượng, tiến độ thi công đảm bảo và có giá thành hợp lý. - Đứng về phía nhà thầu: Khuyến khích các nhà thầu nâng cao trình độ kỹ thuật, áp dụng công nghệ và các giải pháp thi công tốt nhất, tận dụng tối đa mọi nguồn lực sẵn có của mình. Đồng thời sẵn sàng đầu tư mới về công nghệ máy móc thiết bị hiện đại, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình… 1.2. Nội dung cơ bản của đấu thầu. 1.2.1. Các nguyên tắc đấu thầu: Để đảm bảo tính đúng đắn trung thực, khách quan, công bằng minh bạch và hiệu quả, chủ đầu tư quản lý dự án tuân theo các nguyên tắc [ 3,tr 252]. - Nguyên tắc cạnh tranh với điều kiện ngang nhau: mỗi cuộc đấu thầu phải có sự tham gia của một số nhà thầu có đủ năng lực và thông tin, điều kiện thầu phải được cung cấp như nhau cho các nhà thầu. - Nguyên tắc dữ liệu đầy đủ: Các nhà thầu nhận được đầy đủ các tài liệu đấu thầu, thông tin chi tiết, rõ ràng và có hệ thống về quy mô, khối lượng, quy cách, yêu cầu chất lượng của hàng hoá dịch vụ cần cung cấp, tiến độ, điều kiện thực hiện. - Nguyên tắc đánh giá công bằng: các hồ sơ được đánh giá theo cùng một chuẩn mực trên mặt bằng chung bởi một hội đồng xét thầu có đủ năng lực và phẩm chất. - Nguyên tắc trách nhiệm phân minh: phân định rõ trách nhiệm của mỗi bên trong từng phần việc. - Nguyên tắc “Ba chủ thể”: chủ công trình, nhà thầu và kỹ sư tư vấn, trong đó kỹ sư tư vấn đóng vai trò là trọng tài. Nguyên tắc này thực hiện trong đấu thầu xây dựng. - Nguyên tắc tuân thủ nghiêm ngặt sự quản lý thống nhất của Nhà nước - Nguyên tắc bảo lãnh, bảo hành, bảo hiểm thích đáng. 1.2.2. Phân loại đấu thầu. Để đạt được mục tiêu của công tác đấu thầu là tạo được sự cạnh tranh công bằng, minh bạch và có hiệu quả kinh tế cao, trên cơ sở đặc thù về lĩnh vực, hình thức hay phương thức đấu thầu có thể phân loại đấu thầu như sau: 1.2.2.1. Căn cứ vào lĩnh vực đấu thầu. Hoạt động đấu thầu được chia thành 4 lĩnh vực: Đấu thầu tuyển chọn tư vấn, đấu thầu mua sắm hàng hoá, đấu thầu xây lắp, đấu thầu lựa chọn đối tác để thực hiện dự án. Trong phạm vi đề tài này tập trung nghiên cứu lĩnh vực đấu thầu tuyển chọn tư vấn, đấu thầu mua sắm hàng hoá, đấu thầu xây lắp. 1.2.2.2. Căn cứ vào hình thức đấu thầu. Để quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư đạt hiệu quả kinh tế cao, chống tham ô lãng phí, nâng cao hiệu quả đầu tư theo quy trình quản lý đầu tư xây dựng. Các hình thức lựa chọn nhà thầu phân loại đấu thầu bao gồm: Đấu thầu rộng rãi: Là hình thức lựa chọn nhà thầu phổ biến được áp dụng rộng rãi cho mọi lĩnh vực ( lựa chọn đối tác, mua sắm hàng hoá, chọn nhà thầu xây lắp, chọn nhà tư vấn). Đây là hình thức tận dụng triệt để học thuyết bàn tay vô hình trong cơ chế kinh tế thị trường. Để cuộc cạnh tranh giữa các nhà thầu được bình đẳng, công khai, minh bạch, bên mời thầu phải thông báo công khai về các điều kiện, thời gian dự thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc thông báo trên tờ thông tin về đấu thầu và trang Web về đấu thầu của Nhà nước và của Bộ, ngành địa phương tối thiểu 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời đấu thầu. Đấu thầu hạn chế: Là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhà thầu ( tối thiểu là 5) có đủ kinh nghiệm và năng lực tham dự. Trong trường hợp thực tế chỉ có ít hơn 5, bên mời thầu phải báo cáo chủ đầu tư trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định. Chỉ định thầu: Là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng. Trong một số trường hợp hình thức này tỏ ra có hiệu quả. Trường hợp bất khả kháng do thiên tai, địch hoạ, sự cố cần khắc phục ngay; gói thầu có tính chất nghiên cứu thử nghiệm, bí mật quốc gia do người có thẩm quyền quyết định… Chào hàng cạnh tranh: Hình thức này được áp dụng cho những gói thầu mua sắm hàng hoá có giá trị dưới 2 tỷ đồng đã được qui định rõ trong khoản a, mục 1 Điều 22 Luật đấu thầu. Mỗi gói thầu phải có ít nhất 3 chào hàng của 3 nhà thầu khác nhau trên cở sở yêu cầu chào hàng của bên mời thầu. Mua sắm trực tiếp: Hình thức này được áp dụng trong trường hợp bổ sung hợp đồng cũ đã thực hiện xong (dưới một năm) hoặc hợp đồng đang thực hiện với điều kiện chủ đầu tư có nhu cầu tăng thêm số lượng hàng hoá hoặc khối lượng công việc mà trước đó đã được tiến hành đấu thầu, nhưng phải đảm bảo không được vượt mức giá hoặc đơn giá trong hợp đồng đã ký trước đó. Tự thực hiện: Hình thức này chỉ áp dụng đối với gói thầu mà chủ đầu tư đủ năng lực thực hiện. Mua sắm đặc biệt: Hình thức này được áp dụng đối với ngành hết sức đặc biệt mà nếu không có những qui định riêng thì không thể đấu thầu được. 1.2.3. Phương thức đấu thầu 1.2.3.1. Đấu thầu một túi hồ sơ (một phong bì) Theo phương pháp này, nhà thầu cần nộp những đề xuất về kỹ thuật, tài chính, giá bỏ thầu và những điều kiện khác trong một túi hồ sơ chung. 1.2.3.2. Đấu thầu hai túi hồ sơ (hai phong bì) Khi dự thầu theo phương thức này, nhà thầu cần nộp những đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính trong từng túi hồ sơ riêng vào cùng một thời điểm. Túi hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được xem xét đánh giá trước, đề xuất về tài chính của tất cả các nhà thầu có đề xuất kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu tối thiểu được mở sau để đánh giá tổng hợp xếp hạng. 1.2.3.3. Đấu thầu hai giai đoạn Phương pháp này áp dụng cho những dự án lớn, phức tạp về công nghệ, kỹ thuật hoặc dự án thuộc dạng chìa khoá trao tay. Giai đoạn thứ nhất: các nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và phương án tài chính sơ bộ (chưa có giá) để bên mời thầu xem xét và thảo luận cụ thể với từng nhà thầu để thống nhất về yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật để nhà thầu chính thức chuẩn bị và nộp đề xuất kỹ thuật của mình. Giai đoạn thứ hai: bên mời thầu mời các nhà thầu tham gia trong giai đoạn thứ nhất nộp đề xuất kỹ thuật đã được bổ sung hoàn chỉnh trên cùng một mặt bằng kỹ thuật và đề xuất đầy đủ các điều kiện tài chính, tiến độ thực hiện, điều kiện hợp đồng, giá bỏ thầu để đánh giá và xếp hạng. 1.3. Trình tự thực hiện đấu thầu. 1.3.1. Chuẩn bị đấu thầu. 1.3.1.1. Lập kế hoạch đấu thầu: Chủ đầu tư lập kế hoạch đấu thầu và trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt, đây là điều kiện mời thầu. Nội dung kế hoạch đấu thầu thể hiện: Tên gói thầu; Giá gói thầu; Nguồn vốn (ngoài nước, trong nước); Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu; Thời gian lựa chọn nhà thầu; Hình thức hợp đồng; Thời gian thực hiện hợp đồng. 1.3.1.2. Tổ chuyên gia xét thầu Để thực hiện các hoạt động đấu thầu bên mời thầu có thể thành lập tổ chuyên gia hoặc thuê tư vấn. Thành phần cơ cấu tổ chuyên gia hoặc tư vấn gồm các thành viên chịu trách nhiệm về các vấn đề kỹ thuật - công nghệ và các vấn đề kinh tế tài chính. Các thành viên tổ chuyên gia hoặc tư vấn phải: có chứng chỉ bồi dưỡng tập huấn về đấu thầu, có trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu, có kinh nghiệm trong công tác quản lý thực tế hoặc nghiên cứu, am hiểu quy trình tổ chức đánh giá, xét chọn kết quả đấu thầu. Các thành viên tổ chuyên gia hoặc tư vấn có nhệm vụ: chuẩn bị các tài liệu pháp lý, tiếp nhận và quản lý các hồ sơ dự thầu, phân tích, đánh giá, xếp hạng các hồ sơ dự thầu, tổng hợp, chuẩn bị hồ sơ về kết quả đấu thầu để báo cáo chủ đầu tư xem xét. 1.3.1.3. Chuẩn bị hồ sơ mời thầu Hồ sơ mời thầu do chủ đầu tư chuẩn bị phê duyệt phát hành đến các nhà thầu. Nội dung của hồ sơ mời thầu tuỳ thuộc vào loại hình đấu thầu, cụ thể như sau: Đấu thầu tuyển chọn tư vấn - Thư mời thầu: Giới thiệu về mục đích đấu thầu, nội dung hồ sơ đấu thầu, quy định về nộp hồ sơ đấu thầu, quy định về mở thầu, quy định về đánh giá hồ sơ đấu thầu, quy định về thương thảo hợp đồng. - Điều khoản tham chiếu. Nội dung bao gồm: giới thiệu, mô tả khái quát dự án, mô tả mục đích lựa chọn tư vấn, phạm vi công việc, các thông tin cơ bản có liên quan đến dự án, tiêu chuẩn đánh giá chủ yếu để lựa chọn nhà thầu, các phụ lục chi tiết kèm theo. Đấu thầu xây lắp và mua sắm hàng hoá. Hồ sơ mời thầu gồm: Thư mời thầu (nếu có sơ tuyển) hoặc thông báo mời thầu (nếu không có sơ tuyển); mẫu đơn dự thầu; chỉ dẫn đối với nhà thầu; hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bảng tiên lượng và chỉ dẫn kỹ thuật; tiến độ thi công; các điều kiện tài chính thương mại, tỷ giá hối đoái (nếu có) phương thức thanh toán, điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng; bảo lãnh dự thầu; mẫu thoả thuận hợp đồng; bảo lãnh thực hiện hợp đồng. 1.3.1.4. Xác định tiêu chuẩn đánh giá Tiêu chuẩn đánh giá với gói thầu dịch vụ tư vấn Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật: sử dụng thang điểm 100 để đánh giá, bao gồm các nội dung sau đây: - Kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu. - Giải pháp và phương pháp luận đối với yêu cầu của gói thầu - Nhân sự của nhà thầu để thực hiện gói thầu. Mức điểm yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật song không được quy định thấp hơn 70% tổng số điểm, được coi là đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật Tiêu chuẩn đánh giá về mặt tài chính: Sử dụng thang điểm 100 thống nhất với thang điểm về mặt kỹ thuật. Điểm tài chính của HSDT đang xét = Giá dự thầu thấp nhất sau sửa lỗi/ Giá dự thầu đang xét X 100 Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp: Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật và về mặt tài chính, trong đó tỷ trọng điểm về mặt kỹ thuật không được quy định thấp hơn 70% tổng số điểm và tỷ trọng điểm về mặt tài chính không được quy định cao hơn 30% tổng số điểm; Điểm tổng hợp = Đkỹ thuật x (K%) + Đtài chính x (G%). Trong đó: + K % : tỷ trọng điểm về mặt kỹ thuật (quy định trong thang điểm tổng hợp). + G % : tỷ trọng điểm về mặt tài chính (quy định trong thang điểm tổng hợp). Tiêu chuẩn đánh giá trong đấu thầu xây lắp. a) Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu: Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự, năng lực kỹ thuật thầu, năng lực tài chính để thực hiện gói thầu. Các tiêu chuẩn đánh giá quy định tại khoản này được sử dụng theo tiêu chí “đạt’’, “không đạt’’. b) Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật bao gồm các nội dung về mức độ đáp ứng đối với các yêu cầu về hồ sơ thiết kế kỹ thuật và tiên lượng kèm theo. c) Xác định giá đánh giá: Phương pháp xác định giá đánh giá phải được nêu trong tiêu chuẩn đánh giá. Việc xác định giá đánh giá thực hiện theo trình tự: Xác định giá dự thầu, sửa lỗi, hiệu chỉnh các sai lệch, giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch được gọi là giá đề nghị trúng thầu. 1.3.2. Mời thầu 1.3.2.1. Thông báo quảng cáo mời thầu: Thông báo mời thầu được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi. Nội dung thông báo mời thầu cần được phát hành rộng rãi nhằm cung cấp thông tin ban đầu cho các nhà thầu chuẩn bị tham gia đấu thầu. Bên mời thầu phải tiến hành thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuỳ theo quy mô và tính chất của gói thầu, nhưng tối thiểu phải đảm bảo 3 kỳ liên tục. 1.3.2.2. Phát hành hồ sơ mời thầu: Bên mời thầu bán hồ sơ mời thầu tới trước thời điểm đóng thầu cho các nhà thầu trong danh sách ngắn, mời tham gia đấu thầu đối với gói thầu tư vấn, các nhà thầu trong danh sách trúng sơ tuyển (trong trường hợp có sơ tuyển), các nhà thầu xây lắp được mời tham gia đấu thầu hạn chế hoặc các nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu rộng rãi. 1.3.3. Nộp và nhận hồ sơ dự thầu Hồ sơ dự thầu phải được niêm phong và được nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện theo địa chỉ và thời gian quy định của hồ sơ mời thầu. Thời hạn nộp thầu là thời hạn kể từ ngày bắt đầu phát hành hồ sơ mời thầu đến ngày kết thúc nhận hồ sơ dự thầu. 1.3.4. Mở thầu. Việc mở thầu được tiến hành công khai theo quy định ngày, giờ và địa điểm ghi trong hồ sơ mời thầu. Trình tự mở thầu, thông báo thành phần tham dự, thông báo số lượng và tên nhà thầu có hồ sơ dự thầu đã nộp, kiểm tra niêm phong các hồ sơ dự thầu, mở lần lượt các phong bì đựng hồ sơ dự thầu theo thứ tự đã quy định, đọc và ghi lại các thông tin chủ yếu. 1.3.5. Đánh giá Hồ sơ dự thầu Bước phân tích, đánh giá để xếp hạng các hồ sơ dự thầu là bước quan trọng để đạt được mục tiêu đấu thầu. Việc phân tích, đánh giá và xếp hạng các hồ sơ dự thầu được tiến hành trên cơ sở yêu cầu của hồ sơ mời thầu và các tiêu chuẩn đánh giá đã quyết định trước. Yêu cầu chung của việc đánh giá các hồ sơ dự thầu là đảm bảo tính chính xác, khách quan minh bạch và công bằng. 1.3.5.1. Đánh giá hồ sơ dự thầu lựa chọn tư vấn Đánh giá hồ sơ dự thầu lựa chọn tư vấn được tiến hành theo phương thức đấu thầu hai túi hồ sơ. Hồ sơ đề xuất kỹ thuật sẽ được đánh giá trước, các nhà thầu đạt trên 70 điểm được mời mở đề xuất tài chính, đánh giá tiếp nhà thầu có điểm tổng hợp xếp hạng thứ nhất sẽ được mời để thương thảo ký hợp đồng. Đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật. Xem xét tính phù hợp về mặt hành chính pháp lý của từng hồ sơ dự thầu đối với các yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Làm rõ hồ sơ dự thầu: để giúp quá trình kiểm tra, đánh giá và so sánh các hồ sơ dự thầu, bên mời thầu có thể yêu cầu các nhà thầu làm rõ thêm hồ sơ dự thầu đã nộp. Đánh giá chi tiết từng hồ sơ dự thầu trên cơ sở tiêu chuẩn kinh nghiệm của nhà thầu: giải pháp và phương pháp luận; nhân sự đề xuất. Đánh giá hồ sơ đề xuất tài chính và thương thảo hợp đồng Những nhà thầu có điểm kỹ thuật vượt qua điểm kỹ thuật tối thiểu 70 điểm được mời mở đề xuất tài chính. Nhà thầu có điểm đánh giá tổng hợp cao nhất được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật và về mặt tài chính được mời thương thảo. Việc thương thảo hợp đồng cần dựa trên cơ sở các điều kiện tài chính giá cả hợp đồng và các điều kiện phù hợp với yêu cầu của bên mời thầu. Trường hợp thương thảo hợp đồng không thành công, bên mời thầu sẽ mời nhà thầu tiếp theo để tiếp tục thương thảo hợp đồng. 1.3.5.2. Đánh giá hồ sơ dự thầu về mua sắm hàng hoá và xây lắp Tuỳ theo tính chất của từng gói thầu, bên mời thầu cần đánh giá hồ sơ dự thầu theo 3 bước chủ yếu: đánh giá sơ bộ, đánh giá chi tiết, đánh giá tổng hợp và xếp hạng. a) Đánh giá sơ bộ: Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu: - Tính hợp lệ của đơn dự thầu. Có một trong các loại giấy tờ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu; - Số lượng bản chính, bản chụp hồ sơ dự thầu; - Sự hợp lệ của bảo đảm dự thầu; - Các phụ lục, tài liệu kèm theo hồ sơ dự thầu; b) Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu - Đánh giá về mặt kỹ thuật, tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật được quy định trong hồ sơ mời thầu. - Xác định giá đánh giá: Sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch đưa về một mặt bằng chung xác định giá đánh giá. Xếp hạng hồ sơ dự thầu theo giá đánh giá. Hồ sơ dự thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp thứ nhất. Trong trường hợp gói thầu phức tạp, nếu thấy cần thiết thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư cho phép nhà thầu có hồ sơ dự thầu xếp thứ nhất vào thương thảo sơ bộ về hợp đồng để tạo thuận lợi cho việc thương thảo hoàn thiện hợp đồng sau khi có kết quả trúng thầu. 1.3.6. Trình duyệt kết quả trúng thầu Chủ đầu tư lập báo cáo về kết quả đấu thầu để trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định và gửi đến cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thẩm định. Thông báo trúng thầu: Khi có quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu của cấp có thẩm quyền, bên mời thầu gửi thông báo trúng thầu bằng văn bản qua thư bảo đảm hoặc qua điện báo, điện tín, fax tới các nhà thầu tham dự thầu. Bên mời thầu gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu trúng thầu đến thương thảo, yêu cầu nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng và ký kết hợp đồng. 1.3.7. Thương thảo ký hợp đồng Sau khi kết quả đấu thầu được duyệt, bên mời thầu tổ chức thương thảo và hoàn thiện hợp đồng với nhà thầu trúng thầu. Kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng là cơ sở để chủ đầu tư và nhà thầu tiến hành ký kết hợp đồng. Trường hợp việc thương thảo không thành thì chủ đầu tư phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét việc lựa chọn nhà thầu xếp hạng tiếp theo. Trường hợp các nhà thầu xếp hạng tiếp theo cũng không đáp ứng yêu cầu thì báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định. Kết thúc quá trình đấu thầu, xét thầu và thương thảo hợp đồng là việc ký hợp đồng chính thức với các nhà thắng thầu, việc quản lý dự án chuyển sang những bước tiếp theo là quản lý hợp đồng và giám sát thi công. 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động đấu thầu, khả năng cạnh tranh trong đấu thầu. 1.4.1. Môi trường pháp lý về đấu thầu. Đây là nhân tố quan trọng hàng đầu đảm bảo cho hoạt động đấu thầu đi vào nề nếp. Những quy định pháp luật về đầu tư xây dựng và đấu thầu được thiết lập tạo hành lang pháp lý để giải quyết các tranh chấp thường xẩy ra trong quá trình đấu thầu. Thể chế luật pháp, chính sách, quy định của Nhà nước là cơ sở pháp lý, là kim chỉ nam cho việc thực hiện các hoạt động đấu thầu. Chủ đầu tư càng hiểu rõ về các thể chế chính sách, quy định của Nhà nước thì tiến trình chuẩn bị, tổ chức thực hiện hoạt động này càng mang tính khoa học và luôn đảm bảo chất lượng cao. Cùng với những văn bản pháp lý về đầu tư như: Nghị định số 42/CP, số 92/CP và số 52/CP quản lý đầu tư và xây dựng kèm theo các thông tư hướng dẫn lập và thẩm định dự án đầu tư, những văn bản pháp luật về đấu thầu thường được ban hành dưới các hình thức sau: * Luật đấu thầu: Đây là hình thức cao nhất trong các văn bản pháp luật về đấu thầu được sử dụng ở những nước có hệ thống pháp lý đấu thầu đầy đủ. Ở nước ta, chỉ có Quốc hội mới có đủ thẩm quyền ban hành Luật đấu thầu. Trải qua một quá trình thử nghiệm và hoàn thiện hơn 15 năm qua, đến nay Việt Nam đã có văn bản Luật đấu thầu đầu tiên: Luật Đấu thầu 61/ 2005/ QH11 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 4 năm 2006. * Pháp lệnh đấu thầu: Pháp lệnh đấu thầu là loại hình văn bản pháp luật có tính khái quát và pháp lý thấp hơn Luật đấu thầu, nhưng cao hơn Nghị định đấu thầu. Pháp lệnh đấu thầu do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành. * Nghị định đi kèm hướng dẫn thực hiện Quy chế đấu thầu: Đây là loại văn bản mà nội dung quy định có tính chất cụ thể, chi tiết hơn hai loại văn bản trên và dễ được điều chỉnh, bổ sung hoặc thay đổi khi cần thiết. Nghị định do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Sau nhiều lần sửa đổi, chỉnh lý bổ sung, ngày 12/6/2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 và Nghị định 14/2000/NĐ-CP của Chính phủ. Đó là các văn kiện pháp lý được ban hành dưới hình thức này ở nước ta thời gian qua. Trước khi Luật đấu thầu ra đời, mặc dù đã có các nghị định và quy chế đấu thầu quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên tham gia, quy định các bước tiến hành và các tình huống phải xử lý trong đấu thầu..., tuy nhiên tính pháp lý chưa cao và chưa đầy đủ. Khi luật đấu thầu ra đời và có hiệu lực, mọi điều khoản quy định đã được luật pháp hoá, tính cạnh tranh, minh bạch, công bằng trong công tác đấu thầu được nâng lên. Phạm vi, nguyên tắc, phương thức, hình thức đấu thầu và các quy định bắt buộc đối với các nhà thầu tham gia đấu thầu; các yêu cầu đối với các tổ chức liên quan... đã được quy định rõ ràng. Các hành vi bị cấm trong đấu thầu, các trường hợp xử lý tình huống, huỷ bỏ kết quả đấu thầu, trách nhiệm của các bên liên quan trong từng trường hợp... đều được chi tiết ở các điều khoản cụ thể. Có thể nói đây là một bộ luật quan trọng giúp cho các bên tham gia đấu thầu có cơ hội, có điều kiện để thực hiện tốt nhất quyền và nghĩa vụ của mình; là cơ sở để các cơ quan pháp luật xử lý khi có các trường hợp sai phạm xảy ra. Hệ thống văn bản pháp luật ra đời để quy định và ràng buộc các hành vi liên quan đến nhà thầu. Tuy nhiên, do Nhà nước nhiều lần thay đổi các quy chế đấu thầu nên quá trình quản lý đầu tư và tổ chức đấu thầu những năm qua vẫn còn một số nhân tố ảnh hưởng bởi môi trường chung, đó là: Hệ thống văn bản pháp lý sửa đổi và bổ sung liên tục. Từ năm 1994 đến năm 2004 Nhà nước đã 5 lần sửa đổi quy chế đấu thầu, sang tháng 4/2006 Luật đấu thầu có hiệu lực thi hành, việc này làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tư duy và thực hiện của các cá nhân và đơn vị tham gia đấu thầu. Yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng cao, dòng vốn ODA vào Việt Nam ngày càng nhiều. Trước đây chỉ các nhà thầu Việt Nam cạnh tranh với nhau. Từ khi mở cửa hội nhập rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã vào nước ta đầu tư. Theo những ràng buộc trong hiệp định vay vốn, trong giai đoạn đầu thầu các dự án lớn, thường các nhà thầu nước ngoài mới đủ năng lực thực hiện vì vậy đã làm cho cơ hội thắng thầu của các nhà thầu Việt Nam bị hạn hẹp hơn. Hiện tại hệ thống pháp lý về đấu thầu của Việt Nam vẫn còn những quy định chưa thống nhất so với hệ thống văn bản hướng dẫn của các nhà tài trợ. Trong Hiệp định vay vốn của Ngân hàng thế giới thường nêu rõ trong trường hợp có những điểm khác biệt giữa Luật đấu thầu của Việt Nam với những quy định của WB thì sẽ tuân theo yêu cầu của nhà tài trợ. Điều này chứng minh cho việc ảnh hưởng của hệ thống pháp lý tác động lên hệ thống tư duy và phát sinh những khó khăn gặp phải của các cá nhân đơn vị tham gia đấu thầu các dự án sử dụng vốn ODA hiện nay ở Việt Nam. Từ đó ta thấy rằng để tiến tới sự đồng bộ trong các quy định của hệ thống pháp lý, Nhà nước cần nghiên cứu và bổ sung thêm các văn bản để các chủ thể tham gia đấu thầu dễ áp dụng, dễ thực hiện và phù hợp với thông lệ quốc tế trong thời gian tới. Để thoả mãn yêu cầu là hành lang pháp lý bảo đảm cho các hoạt động đấu thầu tự vận hành một cách hiệu quả, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã phát hành tờ Tin đấu thầu trên phạm vi toàn quốc tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư và nhà thầu tiếp cận thông tin nhanh chóng. ‘‘Việc tăng số trang, tăng tần suất và số lượng phát hành Bản tin Thông tin Đấu thầu giúp tăng cường tối đa việc công khai hoá các thông tin về đấu thầu. Bên cạnh đó, trang thông tin điện tử về đấu thầu cũng đang ngày càng phát huy tính hiệu quả, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân truy cập và tìm kiếm thông tin ở mọi lúc, mọi nơi’’ [ 31 ] Một thực tế đang diễn ra tại Việt Nam là thời gian đấu thầu thường bị kéo dài so với kế hoạch. Hầu hết các gói thầu từ thời gian lập hồ sơ mời thầu đến khi có kết quả đấu thầu đều vượt kế hoạch thông thường từ 1-2 tháng và thậm chí có những gói thầu chậm tiến độ đấu thầu đến hàng năm. Nguyên nhân chủ yếu do quá trình thẩm định, quá trình phê duyệt kéo dài vì phải xử lý các tình huống đấu thầu xảy ra. Mặc dù Nghị Định 111/NĐ-CP đã quy định thời gian cụ thể cho quá trình thẩm định nhưng thực tế khâu chậm trễ nhất thường xảy ra ở quá trình thẩm định, quá trình phê duyệt của các cấp, các ngành, đặc biệt với những gói thầu lớn còn phải qua thẩm định của Vụ quản lý đấu thầu Bộ KHĐT trước khi trình Chính phủ phê duyệt. 1.4.2. Nhóm nhân tố liên quan đến thực hiện của chủ đầu tư. Trong đề tài này, khái niệm chủ đầu tư, cụ thể đối với Dự án nâng cấp đô thị Việt Nam thì các Ban quản lý dự án (gọi tắt là các PMU) chính là đơn vị được giao nhiệm vụ thay mặt UBND tỉnh hoặc UBND thành phố làm chủ đầu tư các dự án từ khi hình thành cho đến khi kết thúc xây dựng đưa vào vận hành khai thác. Như vậy các PMU sẽ được gọi là ‘‘chủ đầu tư’’; UBND tỉnh hoặc UBND thành phố là ‘‘cơ quan có thẩm quyền’’, Chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND tỉnh, UBND thành phố ký các quyết định và các văn bản có liên quan là ‘‘người có thẩm quyền’’. Theo Luật đấu thầu “Chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc được giao trách nhiệm thay mặt chủ sở hữu, người vay vốn trực tiếp quản lý và thực hiện dự án.” [11] Như vậy, chủ đầu tư là người tổ chức và chịu trách nhiệm toàn diện về tất cả các mặt có liên quan đến dự án, tổ chức hoạt động đấu thầu thực hiện các phần dự án hoặc toàn bộ dự án. Chủ đầu tư tổ chức đấu thầu hoặc thuê các tổ chức tư vấn thực hiện công việc đấu thầu. Tổ chức tư vấn được thuê chịu trách nhiệm giúp chủ đầu tư thực hiện các công việc: chuẩn bị các tài liệu pháp lý, xây dựng kế hoạch đấu thầu các gói thầu, xây dựng tiêu chuẩn xét thầu, soạn thảo hồ sơ mời thầu, tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu, giúp đỡ chủ đầu tư xem xét, đánh giá, xếp hạng các hồ sơ dự thầu, lập báo cáo xét thầu trình người có thẩm quyền phê duyệt. Các ảnh hưởng từ phía chủ đầu tư đến quá trình đấu thầu có thể tóm gọn như sau: Giai đoạn lập dự án và tổ chức đấu thầu: Chủ đầu tư là đơn vị mời thầu, nếu không có chủ đầu tư thì không có đấu thầu. Chủ đầu tư làm việc với trách nhiệm cao và đảm bảo sự công tâm sẽ tiết kiệm được tiền của cho Nhà nước thông qua việc lựa chọn được quy mô đầu tư và phương án thiết kế kỹ thuật hợp lý qua việc tổ chức đấu thầu công khai, minh bạch. Trong giai đoạn xây dựng, chủ đầu tư đã thay mặt Nhà nước quản lý dự án một cách tốt nhất do vị trí độc lập quyền lợi với nhà thầu, với các tổ chức tư vấn lập dự án, thiết kế kỹ thuật và tư vấn giám sát. Thông qua tổ chức tư vấn giám sát, chủ đầu tư đã quản lý và hạn chế mọi tiêu cực phát sinh từ phía nhà thầu như chậm tiến độ, chất lượng công trình kém, gian lận trong khối lượng thi công và thanh toán. Chủ đầu tư có nhiều sáng kiến và giải pháp xử lý hiện trường, vai trò của chủ đầu tư hết sức quan trọng, họ đã góp phần rất lớn vào sự thành công của dự án, đặc biệt là những dự án có kỹ thuật phức tạp đòi hỏi trình độ và kinh nghiệm cao của các Ban quản lý dự án. Giai đoạn kết thúc dự án, chủ đầu tư là đơn vị chịu trách nhiệm quyết toán công trình, trực tiếp làm việc với các tổ chức thanh tra, kiểm toán và phê duyệt quyết toán để khẳng định toàn bộ sự đúng đắn cũng như giá trị cuối cùng được quyết toán với nhà nước. Số liệu đầu tư dự án chính là đầu ra sản phẩm xây dựng của các nhà thầu, là giá thành của sản phẩm xây dựng. Để chủ đầu tư phát huy hết vai trò trách nhiệm của mình, góp phần làm giàu cho xã hội, chúng ta cần xây dựng các chủ đầu tư đạt được đầy đủ các tiêu chí: Chuyên nghiệp hoá, bộ máy lãnh đạo phải là những người đủ đức đủ tài; hoạt động trong cơ chế giám sát chặt chẽ của nhà nước. Như vậy với tư cách là bên mời thầu và quản lý hợp đồng, chủ đầu tư đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của các cuộc đấu thầu nói riêng và trong quản lý các dự án nói chung. 1.4.3. Nhóm nhân tố của nhà thầu đấu thầu ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động đấu thầu, khả năng cạnh tranh trong đấu thầu. Nhân tố không kém phần quan trọng góp phần đóng góp vào sự thành công của hoạt động đấu thầu chính là các nhà thầu. Tất cả các công ty, doanh nghiệp, các tập đoàn, công ty tư vấn xây dựng tham gia vào tổ chức thực hiện các gói thầu có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đấu thầu. Việc hiểu biết luật pháp, việc lãnh đạo tham gia một cách nghiêm túc các cuộc thầu, chất lượng chuẩn bị và chất lượng hồ sơ tham dự thầu của họ là nhân tố quyết định đến chất lượng đấu thầu. Việc tham dự với nhiều hồ sơ dự thầu do nhiều đơn vị khác nhau trong một tổ chức thống nhất, việc chủ trương hoặc làm ngơ trước các hoạt động móc ngoặc với những người có trách nhiệm thuộc bên mời thầu để thắng thầu như mua chuộc các thành viên trong tổ chuyên gia xét thầu, thống nhất tỷ lệ ăn chia giữa nhà thầu với các đại diện bên mời thầu. Việc chủ động dàn xếp phân chia phần thắng các gói thầu trong một nhóm các nhà thầu với nhau như hiện tượng dàn dựng quân xanh, quân đỏ là những hiện tượng làm suy giảm chất lượng hoạt động đấu thầu. Việc bố trí lựa chọn các chuyên gia có đủ trình độ, việc tăng cường bảo mật thông tin về chuẩn bị hồ sơ dự thầu, việc chú trọng đúng mức đến vấn đề nghiên cứu khảo sát kỹ lưỡng trước khi xây dựng phương án xây dựng, việc đầu tư công sức cho khâu chuẩn bị hồ sơ dự thầu là những biện pháp tăng cường khả năng thắng thầu của các nhà thầu. 1.5. Đấu thầu theo quy định của Ngân hàng thế giới và kinh nghiệm của Trung Quốc trong hoạt động đấu thầu. Nghiên cứu những kinh nghiệm về đấu thầu của tổ chức quốc tế có quan hệ mật thiết với Việt Nam như Ngân hàng Thế giới (WB), có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm quan trọng sau đây: 1.5.1. Các yêu cầu và qui định của Ngân hàng Thế giới (WB) 1.5.1.1. Những nguyên tắc về đấu thầu mua sắm của Ngân hàng thế giới Kinh nghiệm Ngân hàng Thế giới đó là đã ban hành hai văn bản quy định riêng rẽ về đấu thầu cho hai lĩnh vực đấu thầu rất khác nhau. Thứ nhất, hướng dẫn mua sắm bằng vốn vay IBRD (Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế ) và tín dụng IDA (Hiệp hội Phát triển quốc tế) đối với hàng hoá và xây lắp; và thứ hai, hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới về tuyển dụng chuyên gia tư vấn. Những quy định này được các nhà lập pháp Việt Nam tham khảo nhiều trong quá trình xây dựng quy chế đấu thầu và điều hành hoạt động đấu thầu ở Việt Nam từ những ngày đầu tiên đến nay. Công tác đấu thầu và mua sắm trong các dự án được Ngân hàng thế giới hỗ trợ tài chính phải tuân thủ theo hướng dẫn của Ngân hàng thế giới. Hiệp định tín dụng phát triển quy định những yêu cầu riêng biệt về quy trình đấu thầu và mua sắm áp dụng cho dự án. Việc không tuân thủ các quy trình được thống nhất có thể sẽ dẫn tới việc Ngân hàng sẽ tuyên bố việc đấu thầu mua sắm là không hợp lệ. 1.5.1.2. Tính hợp lệ Một trong những nhân tố quan trọng để nhà thầu được phép tham dự thầu hợp lệ vào các hợp đồng có sự hỗ trợ tài chính của Ngân hàng thế giới, các nhà dự thầu phải có đủ các điều kiện: tham dự thầu với tư cách một Nhà thầu độc lập tức là phải tự chủ về tài chính. Điều này đảm bảo các Nhà thầu khi tham gia đấu thầu tránh được sự chỉ đạo, điều hành của các cơ quan quản lý trực tiếp hoặc tránh bị lệ thuộc vào một cấp quản lý nhất định. Việc bị lệ thuộc vào các cơ quan quản lý có thể ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo đảm yêu cầu vô tư, công bằng, bình đẳng giữa các Nhà thầu. 1.5.1.3. Những phương pháp đấu thầu mua sắm. Ngân hàng thế giới chỉ ra rằng không phải tất cả các phương pháp đấu thầu mua sắm được xác định trong các Hướng dẫn của Ngân hàng thế giới đều có thể áp dụng được cho dự án cụ thể nào đó. Trong Hiệp định vay vốn sẽ xác định những phương pháp đấu thầu mua sắm cụ thể sẽ được áp dụng riêng cho dự án đó. Những phương pháp đấu thầu mua sắm khác không được xác định trong Hiệp định vay vốn sẽ không được áp dụng nếu không có sự thoả thuận trước của Ngân hàng. Đối với dự án nâng cấp đô thị Việt nam, các phương pháp sau sẽ được áp dụng: Đấu thầu mua sắm hàng hoá hay công trình: - Đấu thầu cạnh tranh quốc tế - Đấu thầu cạnh tranh trong nước - Chµo hµng c¹nh tranh quèc tÕ /trong n­íc. Đấu thầu thuê tư vấn: - Lựa chọn trên cơ sở chất lượng và giá - Lựa chọn trên cơ sở chất lượng - Lựa chọn trên cơ sở giá thấp nhất - Lựa chọn trên cơ sở đánh giá tư vấn - Lựa chọn chuyên gia tư vấn 1.5.1.4. Đấu thầu mua sắm hàng hoá hoặc công việc (xây lắp ) Đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB) Ngân hàng thế giới luôn ưu tiên phương pháp ICB chỉ trừ nếu ICB không phù hợp thì mới sử dụng các phương pháp khác, những yêu cầu cụ thể cho từng bước của ICB như sau: a/ Thông báo và Quảng cáo: Chủ đầu tư chuẩn bị và đệ trình Ngân hàng bản thảo Thông báo mua sắm chung để in ấn trên Tạp chí Phát triển kinh doanh của Liên hợp quốc và Ngân hàng sẽ hỗ trợ việc phát hành này. Thông báo mua sắm cụ thể tại ít nhất 1 tờ báo phát hành trên quy mô quốc gia như báo Nhân dân, Vietnam News. b/ Chuẩn bị và phát hành các tài liệu mời thầu: Các hồ sơ mời thầu không được phát hành sớm hơn 8 tuần sau ngày đăng. Đối với các hợp đồng mua sắm hàng hoá xây lắp ICB phải sử dụng tập Hồ sơ mời thầu mẫu chuẩn cho mua sắm công việc của Ngân hàng phát hành. c/ Thời hạn chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu: Các nhà ứng thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu không được ít hơn 6 tuần kể từ ngày mời thầu hoặc kể từ ngày phát hành hồ sơ mời thầu tuỳ theo ngày nào muộn hơn. d/ Mở thầu công khai: Ngay sau khi hết hạn nộp hồ sơ dự thầu, tất cả hồ sơ dự thầu cần được mở công khai. e/ Đánh giá hồ sơ dự thầu: Sau khi các hồ sơ dự thầu được mở, bên mời thầu sẽ được yêu cầu thực hiện công tác đánh giá các hồ sơ dự thầu. Việc đánh giá các hồ sơ dự thầu sử dụng các tiêu chí đã được nêu trong hồ sơ mời thầu trên nguyên tắc đáp ứng hay không đáp ứng mà không phải là hình thức cho điểm, gồm các bước sau: - Đánh giá sơ bộ: hồ sơ dự thầu về cơ bản đáp ứng, tức là về cơ bản đạt được những yêu cầu về thương mại và kỹ thuật. Nếu hồ sơ dự thầu về cơ bản không đáp ứng, điều kiện, yêu cầu kỹ thuật trong hồ sơ mời thầu sẽ bị loại bỏ. - Đánh giá chi tiết: tại bước này bên mời thầu sẽ điều chỉnh các lỗi số học; áp dụng các đề nghị giảm giá; quy về một đồng tiền chung; tính toán bổ sung phần chào thiếu; áp dụng ưu đãi nhà thầu trong nước nếu phù hợp. Sau đó bên mời thầu cần sắp xếp thứ tự các hồ sơ dự thầu theo giá đánh giá và xác định hồ sơ dự thầu có giá đánh giá thấp nhất. - Đánh giá năng lực sau đấu thầu: Nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất được xác định theo quy trình trên cần được đánh giá năng lực sau đấu thầu theo đúng các tiêu chí. Việc đánh giá năng lực sau đấu thầu cần được thực hiện trên nguyên tắc đạt/không đạt. Nếu nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất vượt qua được bước đánh giá năng lực sau đấu thầu, nhà thầu này sẽ được trao hợp đồng. Nếu nhà thầu này không vượt qua, hồ sơ dự thầu của nhà thầu này sẽ bị loại và việc đánh giá năng lực sau đấu thầu sẽ tiếp tục được thực hiện đối với nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất tiếp theo. f/ Trao hợp đồng: Hợp đồng cần dược trao cho nhà thầu đã nộp hồ sơ dự thầu hợp lệ có giá đánh giá thấp nhất và đủ năng lực để hoàn thành hợp đồng như đã được xác định ở trên.. Đấu thầu cạnh tranh trong nước (NCB) Quy trình NCB về cơ bản là giống với quy trình ICB như đã được trình bày tại phần trên ngoại trừ một số điểm khác như: Thông báo và quảng cáo: được thực hiện ít nhất một tờ báo phát hành toàn quốc như tờ Nhân dân. Chuẩn bị và phát hành Hồ sơ mời thầu: Hồ sơ mời thầu có thể được chuẩn bị chỉ bằng tiếng Việt và đồng Việt nam đồng có thể sử dụng cho mục đích đấu thầu và thanh toán.. Thời gian tối thiểu để các nhà ứng thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu của mình là 30 ngày Mở thầu công khai: Giống như quy trình ICB. - Đánh giá hồ sơ dự thầu và trao thầu: Giống như quy trình ICB. Tuy nhiên với xây lắp, giá đánh giá để so sánh là giá dự thầu có tính tất cả các loại thuế của địa phương trong khi đó đối với công tác mua sắm hàng hoá, các loại thuế trên sẽ không được xem xét. Trao thầu giống như qui trình của ICB đã trình bầy ở trên. Phương pháp chào hàng cạnh tranh quốc tế /trong nước. Chào hàng cạnh tranh trong nước áp dụng khi mua sắm các hàng hoá sẵn có trên thị trường với tiêu chuẩn kỹ thuật định hình, có thể được cung cấp bởi hơn một nhà cung cấp với giá cả cạnh tranh. Phương pháp mua sắm bằng chào hàng cạnh tranh bao gồm các bước: - Chuẩn bị yêu cầu báo giá: Yêu cầu chào giá cần bao gồm các diễn giải và số lượng hàng hoá cũng như những yêu cầu về thời gian và địa điểm cung cấp của hàng hoá và dịch vụ, những yêu cầu về lắp đặt nếu cần. - Các nhà cung cấp được mời chào giá là hợp lệ, có uy tín, có năng lực và kinh nghiệm, tối thiểu 3 bản chào giá như yêu cầu. - Chuẩn bị và nộp bản chào giá: Các nhà cung cấp chuẩn bị bản chào giá của họ trong thời gian 7 đến 10 ngày. - Đánh giá các bản chào giá: Xác định các hàng hoá được chào thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật và các yêu cầu thương mại. Nếu bản chào giá không đáp ứng bản chào giá đó sẽ bị loại. Bản chào giá có giá đánh giá thấp nhất sẽ được lựa chọn để trao hợp đồng. 1.5.1.5. Đấu thầu tư vấn Quy trình lựa chọn trên cơ sở Chất lượng và Giá (QCBS) Đấu thầu tuyển chọn tư vấn theo luật đấu thầu Việt Nam theo hình thức đấu thầu rộng rãi, về cơ bản dựa trên quy trình lựa chọn trên cơ sở Chất lượng và Giá của Ngân hàng thế giới. Kinh nghiệm của Ngân hàng thế giới khác với Luật đấu thầu Việt Nam: - Về quảng cáo mời bày tỏ nguyện vọng của các tư vấn để tìm kiếm sự bày tỏ nguyện vọng của các công ty. Lập danh sách ngắn: từ 3 tới 6 công ty có đủ năng lực. - Vê đánh giá đề xuất tài chính nhằm xác định giá đánh giá cho các tư vấn. Các giá chào được loại bỏ mọi khoản thuế địa phương, nhưng vẫn bao gồm các khoản chi phí hoàn trả khác như chi phí đi lại, phiên dịch, in ấn báo cáo, các chi phí văn phòng. Lựa chọn trên cơ sở chất lượng (QBS) Ngân hàng thế giới hướng dẫn: Đệ trình đề xuất có thể chỉ yêu cầu đệ trình đề xuất kỹ thuật (không có đề xuất tài chính), hoặc yêu cầu cả đệ trình đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính đồng thời nhưng trong các phong bì khác nhau (thể thức 2 phong bì). Phần lớn các bước của quy trình lựa chọn trên cơ sở Chất lượng tương tự như quy trình lựa chọn trên cơ sở QCBS. Ngoài ra có một số nội dung qui định khác. Nếu cả đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính được yêu cầu đệ trình cùng một thời điểm thì chỉ những đề xuất tài chính của nhà tư vấn có điểm kỹ thuật cao nhất mới được mở để đánh giá và các đề xuất tài chính khác sẽ không mở và trả lại. Nếu chỉ yêu cầu đệ trình đề xuất kỹ thuật, thì tư vấn có điểm kỹ thuật cao nhất sẽ được yêu cầu chuẩn bị và đệ trình bản đề xuất kỹ thuật chi tiết để thương thảo hợp đồng. Quy trình lựa chọn theo giá thấp nhất (LCS) Kinh nghiệm của Ngân hàng thế giới đối với tuyển chọn tư vấn không đòi hỏi cao về yêu cầu kỹ thuật, nhưng chú trọng đến giá thì áp dụng quy trình lựa chọn theo giá thấp nhất. Theo qui trình này các đề xuất được đệ trình trong 2 phong bì của các nhà tư vấn có tên trong danh sách ngắn. Đề xuất kỹ thuật được mở và đánh giá trước. Những đề xuất kỹ thuật có điểm thấp hơn điểm tối thiểu sẽ bị loại, và đề xuất tài chính của các nhà tư vấn còn lại sẽ được mở công khai. Công ty có giá chào thấp nhất sẽ được chọn. Theo phương pháp này, điểm kỹ thuật tối thiểu sẽ được xác định với mục đích rằng tất cả các đề xuất kỹ thuật có điểm cao hơn điểm tối thiểu sẽ chỉ được cạnh tranh về giá. Đề xuất tài chính của các nhà tư vấn có điểm kỹ thuật cao hơn điểm kỹ thuật tối thiểu sẽ được mở công khai. Công ty có giá đánh giá thấp nhất sẽ được lựa chọn vào đàm phán hợp đồng. Lựa chọn trên cơ sở năng lực của nhà tư vấn (CQ) Ngân hàng thế giới hướng dẫn theo qui trình này, bên mời thầu sẽ chuẩn bị: (i) Các điều khoản tham chiếu và dự toán chi phí; (ii) quảng cáo nhằm thu được sự bày tỏ nguyện vọng; (iii) lập danh sách ngắn; (iv) trong danh sách ngắn lựa chọn công ty có năng lực thích hợp nhất. Công ty được chọn sẽ được yêu cầu chuẩn bị một bản đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính chung (trong 1 phong bì) để đệ trình bên mời thầu. Bên mời thầu sẽ tiến hành đàm phán với nhà tư vấn được chọn trên cơ sở các đề xuất đã đệ trình. Các đơn giá được tư vấn chào có thể được đàm phán. E. Lựa chọn tư vấn cá nhân: Kinh nghiệm của Ngân hàng thế giới về lựa chọn tư vấn cá nhân. Các tư vấn cá nhân thường được thuê cho các nhiệm vụ khi; không có nhu cầu thuê một nhóm nhân sự, không có yêu cầu sự hỗ trợ chuyên môn bổ sung và, khi năng lực của chuyên gia có vai trò quyết định. Bên mời thầu chuẩn bị điều khoản tham chiếu cho nhiệm vụ của tư vấn bao gồm giới hạn công việc và dự toán chi phí. Sau đó Bên mời thầu sẽ yêu cầu sự bày tỏ nguyện vọng. Các ứng viên sẽ được yêu cầu đệ trình bản Lý lịch kỹ thuật của mình bằng cách hiệu quả dự kiến của ứng viên trong việc thực thi nhiệm vụ và khả năng giao tiếp, sự hiểu biết về sử dụng biểu chuẩn. Bên mời thầu sẽ tiến hành đánh giá kinh nghiệm, năng lực, các đặc điểm, hệ thống quản lý và văn hoá địa phương...Một danh sách ngắn của 3-5 ứng viên sẽ được lập và ứng viên có năng lực thích hợp và kinh nghiệm nhất sẽ được mời đàm phán hợp đồng dựa trên điều khoản tham chiếu và dự toán chi phí. 1.5.1.6. Thẩm định và phê duyệt từ phía Ngân hàng thế giới Ngân hàng sẽ tiến hành xem xét trước hoặc sau khi đấu thầu tuỳ thuộc vào giá trị gói thầu. Công tác đấu thầu này cũng cần được các cơ quan chức năng của nhà nước xem xét và phê duyệt. Thẩm định của Ngân hàng thế giới đối với các hoạt động đấu thầu mua sắm bao gồm 2 hình thức thẩm định: thẩm định trước và thẩm định sau, nhằm đảm bảo rằng Bên vay tuân thủ chặt chẽ các quy trình đấu thầu đã được nhất trí trong Hiệp định vay vốn được ký bởi hai bên. Thẩm định trước yêu cầu Bên vay đệ trình các tài liệu đấu thầu tại mỗi bước cho Ngân hàng để xem xét trước khi tiến hành các bước tiếp theo. Nếu Ngân hàng thoả mãn với các quyết định của bên vay, Ngân hàng sẽ phát hành thư không phản đối cho phép bên vay tiếp tục tiến hành. Nếu Ngân hàng thấy rằng các quyết định của bên vay chưa phù hợp với Hiệp định vay vốn, Ngân hàng sẽ có ý kiến và yêu cầu điều chỉnh thích hợp. Khi đó bên vay cần sửa đổi các tài liệu và đệ trình lại để Ngân hàng xem xét. Trong trường hợp thẩm định sau, bên vay có thể tiến hành công tác đấu thầu không cần có thư không phản đối của Ngân hàng cho mỗi bước. Tuy nhiên, bên vay cần lưu trữ toàn bộ các tài liệu có liên quan tại văn phòng dự án để Ngân hàng xem xét đánh giá trong quá trình kiểm tra, giám sát. 1.5.2. Kinh nghiệm đấu thầu của Trung Quốc Trung Quốc là một nước cũng đang hình thành nền kinh tế thị trường rất nhiều điểm tương đồng mà Việt Nam đang học tập kinh nghiệm, để xây dựng và phát triển kinh tế. Đặc biệt là về Luật đấu thầu của Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2000 thi hành trước Việt nam 4 năm. Mục đích cơ bản của Luật đấu thầu Trung Quốc là nhằm đảm bảo cho tất cả các dự án đầu tư quan trọng của Trung Quốc liên quan đến quyền lợi của Nhà nước phải thực hiện thông qua đấu thầu công khai. Theo Luật đấu thầu Trung Quốc, có hai hình thức đấu thầu: đấu thầu cạnh tranh mở (ở Việt Nam gọi là đấu thầu rộng rãi) và đấu thầu cạnh tranh chọn lựa (ở Việt Nam gọi là đấu thầu hạn chế). Với phương thức đấu thầu cạnh tranh mở, thư mời thầu được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, mời tất cả những nhà thầu quan tâm đến việc đấu thầu tham dự. Với hình thức đấu thầu chọn lựa, chỉ mời một số nhà thầu (tối thiểu 3 nhà thầu) được gửi thư mời thầu. Đấu thầu là yêu cầu bắt buộc đối với các dự án hạ tầng, dự án liên quan đến quyền lợi công cộng; các dự án có một phần hay toàn bộ vốn của nhà nước; của ngân hàng, tổ chức, chính phủ nước ngoài. Quy trình đấu thầu bao trùm toàn bộ vòng đời của dự án từ giai đoạn khảo sát, thiết kế, cho đến xây dựng, giám sát. Người thực hiện dự án được phép tự tổ chức tiến hành đấu thầu hoặc uỷ thác cho một công ty, một tổ chức chuyên môn tổ chức đấu thầu. Một trong những hình thức thành lập tổ chức đấu thầu là thành lập cơ quan tư vấn về hoạt động đấu thầu hay còn gọi là các đại lý gọi thầu. Đại lý gọi thầu thay mặt cho bên mua, cho Nhà nước để tổ chức đấu thầu. Thông qua tổ chức này, mọi tiêu cực, mọi sự lợi dụng móc ngoặc... đều được hạn chế do giữa họ và bên mua, bên bán đều không tồn tại mối quan hệ ràng buộc hoặc mối quan hệ lợi ích nào khác ngoài phí đại lý được trả. Đại lý gọi thầu tiến hành các công việc đấu thầu trong phạm vi được uỷ thác và tuân thủ quy định của pháp luật, những người đủ tiêu chuẩn trong Đại lý gọi thầu sẽ được chọn vào uỷ ban đánh giá. Uỷ ban đánh giá phải có ít nhất 2/3 là chuyên gia kỹ thuật. Các chuyên gia kỹ thuật, tài chính phải đáp ứng được các yêu cầu theo quy định về chuyên môn như: có 8 năm kinh nghiệm chuyên môn liên quan và có bằng cấp hoặc danh hiệu chuyên cao theo quy định của Chính phủ. Uỷ ban này độc lập xem xét giá bỏ thầu, đưa ra một báo cáo đánh giá thầu nhằm tiến cử nhà thầu đủ tư cách thắng thầu. Nhà thầu trúng thầu phải thoả mãn cao nhất các tiêu chuẩn đánh giá theo quy định cụ thể đã nêu trong hồ sơ mời thầu và là nhà thầu có giá bỏ thấp nhất nhưng không được thấp hơn giá trị gói thầu được duyệt. Trong hoạt động mời thầu của Trung Quốc trong thời gian qua đã xuất hiện vấn đề khống chế giá bỏ thầu, cụ thể là: - Thông qua mời thầu, chỉ hạn chế số lượng đối tượng ở trong khu vực địa phương tham gia để giảm sự cạnh tranh. - Một số nhà cung cấp hàng hóa kỹ thuật và dịch vụ cao cấp đã tự đơn phương quyết định giá đấu thầu trong hoạt động mời thầu. - Một số nhà thầu có ưu thế cạnh tranh đã tìm cách khống chế bỏ thầu trong điều kiện cạnh tranh không lành mạnh. - Khi đã trúng thầu, nhà thầu không chấp hành nghiêm chỉnh trách nhiệm. Trước những tồn tại trên, để đưa công tác đấu thầu vào nền nếp, Nhà nước Trung Quốc đã nghiên cứu đưa ra các giải pháp sau: a/ Trình tự mời thầu nghiêm ngặt: Mời thầu là phương thức giao dịch có trình tự tương đối ổn định. Đấu thầu phải được tiến hành theo một trình tự quy định, bao gồm từ mời thầu-đấu thầu-mở thầu-đánh giá thầu-trúng thầu-ký hợp đồng. Hình thức tổ chức mời thầu phải công khai. Trong quá trình mời thầu, do nhiều đối tượng cùng tham gia đấu thầu trong cùng một thời gian, thông qua cạnh tranh bình xét thẩm định mà trúng thầu, nâng cao được tính công bằng và công khai của đấu thầu. b/ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cung cấp các thông tin về các công trình đấu thầu. Để đảm bảo tính công khai và công bằng của cạnh tranh, chủ doanh nghiệp và đại lý của doanh nghiệp phải thực hiện các công việc sau: - Tăng cường công bố thông tin mời thầu, công bố quy phạm thông tin mời thầu, chỉ khi có nhiều đối tượng tham gia cạnh tranh trong hoạt động mời thầu thì hoạt động này mới có thể thực hiện được công bằng. - Kịp thời công bố những nhà thầu có liên quan. Nói chung, số người tham gia đấu thầu càng nhiều, thì cạnh tranh càng khốc liệt, khả năng hạn chế giá cạnh tranh càng nhỏ, làm cho chủ doanh nghiệp và đại lý của doanh nghiệp càng ít bớt xén. Nhà nước Trung Quốc đã thành lập những trang web để công bố thông tin đấu thầu chuyên ngành trên mạng, kịp thời công bố các thông tin về số lượng nhà thầu v.v... - Kịp thời công bố kết quả trúng thầu. Thông qua những thông tin này, các cơ quan giám sát Nhà nước, cơ quan thông tin đại chúng và ngay cả những người tiêu dùng đều được biết. c/ Chọn phương thức đấu thầu chính xác. Trong thực tiễn kinh tế đấu thầu đã phát triển các loại phương thức giá gói thầu, giá dự thầu khác nhau. Mỗi phương thức cũng có mặt mạnh và những hạn chế của nó. Nhà nước Trung Quốc đã căn cứ vào tình hình cụ thể của đất nước để sửa đổi các quy định mời thầu không phù hợp, quy định phương thức giá cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu, tránh hiện tượng quyền lợi của các nhà nghiệp vụ và nhà đại lý vượt quá trách nhiệm. d/ Thông qua phương thức tách ra nhiều gói thầu sẽ giảm được nhiều nhà thầu vào một cửa. Trong điều kiện thị trường phân chia và độc quyền về công nghệ, dễ sinh ra vấn đề cạnh tranh không lành mạnh. Cạnh tranh không lành mạnh do hình thành sự phân chia thị trường và bảo hộ địa phương. Thông qua xây dựng thị trường thống nhất sẽ loại trừ được chủ nghĩa bảo hộ địa phương. e/ Xác định rõ trách nhiệm pháp luật của nhà thầu khi trúng thầu, nhà thầu sẽ có được một hợp đồng kinh tế với chủ doanh nghiệp và được hưởng những lợi ích tương ứng, đồng thời cũng phải đảm nhận trách nhiệm pháp luật tương ứng. Đối với những người xem nhẹ lời hứa, coi thường pháp luật phải bị nghiêm trị. Vì vậy, phải xác định rõ trách nhiệm của nhà thầu trúng thầu, đảm bảo đúng pháp luật quy định. CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TẠI DỰ ÁN NÂNG CẤP ĐÔ THỊ NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN I 2.1. Tổng quan về dự án nâng cấp đô thị Việt Nam và dự án nâng cấp đô thị Nam Định. 2.1.1. Tổng quan về dự án nâng cấp đô thị Việt Nam. Trong những năm gần đây, dân số tại các đô thị Việt Nam đã tăng nhanh trong khi đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng chưa được thực hiện một cách tương xứng vì không có đủ nguồn lực. Điều này đã dẫn đến nhiều người dân đô thị, đặc biệt là người nghèo phải sống trong những điều kiện thiếu thốn về nhà ở, hạ tầng và hàng ngày phải đối mặt với các vấn đề về môi trường và sức khoẻ. Thực hiện quy hoạch định hướng phát triển không gian đô thị đến năm 2020 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 23 tháng 11 năm 1998, Chính phủ Việt Nam đang tích cực tìm kiếm các nguồn lực nhằm từng bước nâng cấp cải thiện các điều kiện về cơ sở hạ tầng tại các đô thị. Đáp ứng các yêu cầu đó của Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng thế giới đã đồng ý tài trợ cho Chính phủ Việt Nam thực hiện chương trình nâng cấp các đô thị nhằm xoá đói giảm nghèo ở các đô thị thông qua việc cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng các khu dân cư thu nhập thấp ở một số thành phố: thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Cần Thơ và thành phố Nam Định. Dự án được mang tên “Dự án nâng cấp đô thị Việt Nam” (VUUP) và được phân chia thành 4 tiểu dự án tương ứng cho 4 thành phố. Tiểu dự án được thực hiện tại Thành phố Nam Định được mang tên “Dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng các khu dân cư thu nhập thấp Thành phố Nam Định, sau đây gọi tắt là Dự án WB. Đây là dự án nhóm A, chủ yếu tập trung vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị tại các khu dân cư thu nhập thấp nhằm từng bước cải thiện điều kiện sống của một bộ phận dân cư này. Dự án dựa trên nguyên tắc rằng sự tham gia tích cực của người dân trong các giai đoạn quan trọng của quá trình xây dựng, thiết kế và thực hiện dự án là điều kiện tiên quyết để đáp ứng một các có hiệu quả đối với nhu cầu ở các khu vực này. Việc thiết kế nâng cấp hạ tầng cơ sở sẽ dựa trên sự tự nguyện và khả năng chi trả 3% giá trị xây lắpcủa người dân và chính quyền địa phương. Chính vì vậy, các công trình hạ tầng cơ sở sẽ được thiết kế với tiêu chuẩn hoạt động phù hợp để đảm bảo số người nhiều nhất được hưởng lợi. 2.1.2. Dự án nâng cấp đô thị Nam Định. Dự án Nâng cấp Đô thị Quốc gia (VUUP) là một dự án rất quan trọng trong việc góp phần xây dựng một chương trình quốc gia nhằm cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng các khu vực cộng đồng thu nhập thấp của Chính phủ Việt Nam. Dự án này đã dược Ngân hàng Thế giới ưu tiên giúp đỡ để xây dựng môi trường đầu tư, tạo việc làm và tăng trưởng bền vững bằng công tác hỗ trợ phát triển đô thị. Để hỗ trợ giảm nghèo, Chính phủ cung cấp vốn vay ưu đãi này cho các thành phố gần như dưới dạng hỗ trợ không hoàn lại. Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, Chính phủ Trung ương đã trao quyền thực hiện dự án cho chính quyền các thành phố và tỉnh (trường hợp Nam Định). Người dân cũng thống nhất sẽ đóng góp vốn 3% giá trị xây lắp để chi trả cho đường điện và nước nối về nhà và chịu trách nhiệm khai thác và quản lý các cơ sở hạ tầng và dịch vụ trong các Kế hoạch Nâng cấp Cộng đồng. Các mục tiêu của Dự án: + Dự án nhằm giảm nghèo đô thị thông qua việc cải thiện đời sống và điều kiện môi trường của dân nghèo thành thị; + Dự án nhằm thúc đẩy phương pháp lập kế hoạch có sự tham gia và gây ảnh hưởng tới các quá trình lập kế hoạch để các kế hoạch, quy hoạch có tính tổng hợp hơn và có tính hỗ trợ người nghèo; Theo quyết định số 491/CP-QHQT của Thủ tướng Chính phủ ngày 21 tháng 4 năm 2003 thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án, và theo thoả thuận giữa Ngân hàng thế giới và Bộ kế hoạch đầu tư tại cuộc họp ngày 09 tháng 5 năm 2003 tại Nam định, Dự án nâng cấp đô thị Nam định gồm 6 hạng mục: Hạng mục 1: Nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp 3 tại các khu dân cư thu nhập thấp; Hạng mục này tập trung vào việc nâng cấp và cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng cấp 3 là những cơ sở hạ tầng nằm trong từng khu vực dân cư có thu nhập thấp và phục vụ cho những nhu cầu của bản thân nội bộ khu vực nhằm trực tiếp cải thiện điều kiện sống của họ. Hạng mục 2: Nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp 1, 2 có liên quan cho các khu dân cư thu nhập thấp; Hạng mục này tập trung vào việc đầu tư cải tạo các công trình kỹ thuật hạ tầng lớn liên kết giữa các khu vực dân cư nhằm phát huy khả năng hoạt động của hệ thống cơ sở hạ tầng cấp 3 đã được nâng cấp. Hệ thống cơ sở hạ tầng cấp 1 và 2 có liên quan bao gồm các đường ống truyền dẫn và phân phối nước chính, các tuyến cống thoát nước chính, các tuyến đường đô thị chính, kênh bao và trạm bơm thoát nước chính, các hồ điều hoà... Hạng mục 3: Nhà ở cho người nghèo và gồm 2 tiểu hạng mục: Xây dựng khu tái định cư cho các hộ phải di dời; Xây dựng các khu đất có hạ tầng để bán cho người nghèo; Hạng mục 4: Hỗ trợ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Cơ quan hợp tác phát triển Thuỵ sĩ đã chấp nhận tài trợ thực hiện hạng mục này. Do đó hạng mục này sẽ không được đầu tư trong khuôn khổ Dự án. Hạng mục 5: Chương trình tín dụng cho người nghèo cải thiện nhà ở. Hạng mục 6: Chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý dự án và chương trình cộng đồng. Hạng mục này tập trung nguồn lực hỗ trợ công tác quản lý Dự án đảm bảo cho sự thành công và hiệu quả của Dự án; Tổng vốn đầu tư cho dự án nâng cấp đô thị Nam Định 37,794. triệu USD, trong đó nguồn vốn của Ngân hàng thế giới là 28,195 triệu USD. Giai đoạn I hạng mục 1 thực hiện thí điểm tại Phường Văn Miếu, hạng mục II nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp 1; 2 có liên quan từ năm 2003-2007 và các hạng mụ III, hạng mục V và hạng mục VI với tổng kinh phí: 15,603 triệu USD. Số gói thầu Ban quản lý dự án đã đấu thầu 28 gói thầu thuộc 6 hạng mục của dự án trong đó có 11 gói thầu xây lắp, 13 gói thầu dịch vụ tư vấn, 4 gói thầu hàng hoá và thiết bị. Giai đoạn II kinh phí 22,191 triệu USD và vốn tiết kiệm được thông qua đấu thầu các gói thầu trong giai đoạn I: 39.350,3 triệu đồng tương đương 2,441 triệu USD ( tỷ giá 1USD=16120VNĐ), ( Chi tiết xem phụ lục I ). Tính đến hết năm 2007 thông qua đấu thầu đã tiết kiệm được 39,350 tỷ đồng và nhìn chung tuyển chọn được những nhà thầu có đủ năng lực về tài chính và trình độ kỹ thuật để thực hiện dự án. Trong thời gian qua công tác đấu thầu tại dự án Nâng cấp đô thị Nam Định đã thực hiện trên tất cả các lĩnh vực: Đấu thầu xây lắp và mua sắm hàng hoá, Đấu thầu dịch vụ tư vấn. Bảng 2.1 Tổng hợp nguồn vốn phân bổ theo từng giai đoạn các hạng mục Dự án nâng cấp đô thị Nam Định NAM ĐỊNH CHI PHÍ (US$) TÀI TRỢ (US$) Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Tổng chi phí WB PHRD Vốn đối ứng i) Roads 503,225 1,963,922 2,467,147 2,220,432 246,715 ii) Drainage 680,144 2,538,105 3,218,249 2,896,424 321,825 iii) Water supply 85,441 299,542 384,983 346,485 38,498 iv) Solid Waste Collection (T.S etc) 40,753 36,275 77,028 69,325 7,703 v) Electricity Supply 1,743,529 1,743,529 1,569,176 174,353 vi) Streetlighting 209,298 327,255 536,553 482,898 53,655 vii) Social Infrastructure 131,839 868,693 1,000,532 900,479 100,053 ix) Elect/Water conn costs 44,343 206,171 250,514 225,463 25,051 x) Additional works to be identified 1,405,000 1,405,000 1,264,500 140,500 xi) Design & supervision - local (5%Ph1+8%Ph2) 84,752 751,079 835,832 835,832 xii) Compensation 950,193 450,000 1,400,193 1,400,193 Hạng mục 1: Nâng CSHT cấp 3 1.936.353 8.980.360 10.916.714 8.717.061 2.199.653 i) Roads (roads along An Kim Hai channel) ii) Roads (off channel Sections I and IV) iii) Roads (off channel Sections II and III) iv) Drainage (An Kim Hai channel) v) Drainage to off channel roads vi) Streetlighting vii) Water Supply viii) Supervision (12% - int) ix) Compensation Hạng mục 2: Cơ sơ hạ tầng cấp 1 và cấp 2 8.196.695 8.392.403 16.589.098 13.493.897 3.095.202 i) Resettlement Housing (core houses) 361,393 361,393 325,254 36,139 ii) Resettlement site on-site infrastructure 1,853,041 1,853,041 1,667,737 185,304 iii) Resettlement site on-site social infrastructure 306,174 306,174 275,557 30,617 iv) Resettlement site off-site infrastructure 693,893 693,893 624,504 69,389 v) Supervision (5% Local) 160,725 160,725 160,725 vi) Compensation/financial support 1,207,039 1,207,039 1,207,039 Hạng mục 3: Nhà ở tái định cư 2.306.815 315.000 2.621.815 1.765.023 856.792 i) Equipment ii) Technical assistance & training Hạng mục 4: Quản lý nhà ở và đất đai 0 0 0 0 0 Revolving loan funds Hạng mục 5: CT vay vốn cải tạo nhà ở 420.968 874.323 1.295.291 1.295.291 0 i) Training for PMU ii) TA for PMU iii) RAP monitoring iv) Audits v) Individual TA (financial mgmt, others) vi) TA & training for communities & local govts vii) TA & training for microfinance partner orgs viii) Goods and equipment for PMU & consultants ix) Goods & equipment for microfin partner orgs x) PMU cost and other costs Hạng mục 6: Nâng cao năng lực 1.091.440 1.070.000 2.161.440 647.330 1.030.000 484,110 Tổng chi phí cơ bản 13,952,272 19,632,086 33,584,358 25,918,602 6,635,757 Dự phòng vật chất và giá (10%) 1,030,633 1,584,108 2,614,741 2,276,486 235,255 Cộng tổng chi phí và dự phòng 14,982,905 21,216,194 36,199,099 28,195,087 1,030,000 6,974,011 Thuế - VAT (5%) 620,985 974,810 1,595,794 0 0 1,595,794 Tổng chi phí 15,603,890 22,191,004 37,794,893 28,195,087 1,030,000 8,569,806 Nguồn : Tài liệu thẩm định dự án nâng cấp đô thị Việt Nam Qúa trình thực hiện dự án chính là quá trình thực thi hoạt động đấu thầu nhằm lựa chọn nhà thầu có giá thấp nhất có đầy đủ kinh nghiệm và năng lực về kỹ thuật tài chính để thi công xây dựng công trình hoặc thực thi các yêu cầu của đề cương nhiệm vụ của dịch vụ tư vấn. Quá trình này thực hiện theo các yêu cầu và các điều khoản đã được qui định trong Hiệp định vay vốn cũng như quá trình thẩm định xem xét của nhà tài trợ Ngân hàng thế giới. Đồng thời phải đáp ứng được qui trình phê duyệt thẩm định của Chính phủ Việt Nam theo Luật đấu thầu, các Nghị định và thông tư hiện hành. Do vậy hầu hết các gói thầu của dự án phải đáp ứng được yêu cầu của nhà tài trợ và của Chinh phủ, nếu có sự sai khác giữa yêu cầu của nhà tài trợ và của Chính phủ Việt Nam thì sẽ tuân theo yêu cầu của nhà tài trợ. 2.2. Tình hình thực hiện công tác đấu thầu tại dự án nâng cấp đô thị Nam Định giai đoạn I năm 2004-2007 Ban Quản lý dự án (BQLDA) "Nâng cấp đô thị Nam Định", được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định thành lập theo quyết định 1143/2002/QĐ - UB ngày 2 tháng 5 năm 2002, là một đơn vị trực thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố và đại diện cho Chủ đầu tư thực hiện chức năng quản lý và điều hành dự án theo các quy định của Chính phủ. Cụ thể, BQLDA có trách nhiệm quản lý việc triển khai các Hạng mục của dự án dưới sự giám sát của Uỷ ban nhân dân thành phố Nam Định. Giúp việc cho chủ đầu tư trong quá trình tuyển chọn các nhà thầu thực hiện các gói thầu thuộc các hạng mục dự án là các chuyên viên đại diện cho các Sở, ban ngành và các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh. 2.2.1.Thực trạng hoạt động đấu thầu một số gói thầu xây lắp thuộc các hạng mục của Dự án Nâng cấp đô thị Nam Định. 2.2.1.1. Khái quát công tác đấu thầu các gói xây lắp Giai đoạn I. Giai đoạn I cuả dự án có 11 gói thầu xây lắp đã được đấu thầu, hạng mục I có 03 gói thầu cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp 3, hạng mục II có 04 gói thầu cải tạo nâng cấp và xây dựng mới cở sở hạ tầng chính cấp .;2 có liên quan, và hạng mục III có 04 gói thầu xây dựng hạ tầng khu tái định cư. Trong đó hạng mục I có 03 gói thầu đấu thầu rộng rãi (cạnh tranh trong nước) tại phường Văn Miếu. Cụ thể gói thầu CP4: Nâng cấp hệ thống đường giao thông, thoát nước và chiếu sáng công cộng khu tập thể máy Dệt (khu vực phía đông đường Giải Phóng); gói thầu CP5: Nâng cấp hệ thống đường giao thông, thoát nước và chiếu sáng công cộng khu tập thể máy tơ ; gói thầu CP6: Nâng cấp cơ sở hạ tầng xã hội, trạm y tế, nhà vệ sinh công cộng, trạm trung chuyển rác, khu vui chơi công cộng. Hạng mục II nâng cấp cở sở hạ tầng chính cấp 1;2 có liên quan bao gồm 4 gói thầu xây lắp trong đó có 2 gói thầu đấu thầu rộng rãi (cạnh tranh trong nước), gói thầu CP1- nâng cấp đường giao thông và hệ thống thoát nước đường Trần Huy Liệu, gói thầu CP3- Xây dựng cống thoát nước Văn Cao, và 2 gói thầu đấu thầu cạnh tranh quôc tế CP9 và CP11 xây dựng Trạm bơm Quán Chuột kênh xả và kênh bao. Hạng mục III xây dựng khu tái định cư đều là đấu thầu rộng rãi (cạnh tranh trong nước) có 02 gói thầu san lấp, 02 gói thầu xây dựng cơ sở hạ tầng đường giao thông cần có để phục vụ cho khu tái định cư (đường dẫn đến khu tái định cư), và cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội trong khu tái định cư. Đặc điểm chung của các gói thầu xây lắp và mối liên quan giữa các hạng mục: Các gói thầu xây lắp nâng cấp hạng mục I giai đoạn I thực hiện thí điểm tại Phường Văn Miếu là Nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp 3 tại các khu vực dân cư có thu nhập thấp bao gồm cơ sở hạ tầng kỹ thuật như đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cấp điện và chiếu sáng công cộng, nhà vệ sinh công cộng và hệ thống thu gom trung chuyển rác thải nằm trong từng khu vực dân cư có thu nhập thấp và phục vụ cho những nhu cầu của bản thân nội bộ khu vực nhằm trực tiếp cải thiện điều kiện sống của người dân. Hạng mục III gồm các gói thầu xây dựng mới và nâng cấp các cơ sở hạ tầng xã hội trong khu tái định cư Trầm Cá như trường tiểu học và nhà mẫu giáo, trạm y tế, trường học, các khu vui chơi giải trí công cộng...Các gói thầu xây lắp thuộc hạng mục II Nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp 1 và cấp 2 có liên quan kết nối cơ sở hạ tầng cấp 3 với nhau nhằm phát huy hiệu quả của hệ thống cơ sở hạ tầng cấp 3 đã được nâng cấp. Sau đây luận án đi sâu vào phân tích một số gói thầu, cụ thể gói thầu CP4. 2.2.1.2. Quá trình đấu thầu gói thầu CP4 Ngày 22/9/2005 UBND tỉnh Nam Đinh phê duyệt kế hoạch đấu thầu tại quyết định số 2909/2005/QĐ-UBND. Thời gian bán HSMT từ ngày 21/9/2005 đến 22/10/2005, có 29 nhà thầu đến mua HSMT. Ngày 22/10/2005 tại thời điểm đóng thầu có 5 nhà thầu nộp HSDT. Lễ mở thầu đã được mở công khai có mặt của đại diện 5 nhà thầu nộp Hồ sơ dự thầu dưới sự chứng kiến của đại diện các Ban, ngành có liên quan và sự Đánh giá thầu: Bước 1 : Đánh giá sơ bộ các Hồ sơ dự thầu: Căn cứ vào biên bản mở thầu và Hồ sơ dự thầu của tất cả các ứng viên, Tổ chuyên gia đã xem xét đến tính hợp lệ của các hồ sơ dự thầu như: tính hợp lệ của bảo lành dự thầu, tính hợp lệ của danh sách các ứng viên, đảm bảo yêu cầu khác của Hồ sơ mời thầu như số bản gốc và bản chụp các tài liệu văn bằng chứng chỉ, chữ ký, giấy uỷ quyền, chào đầy đủ hạng mục, đáp ứng về cơ bản... Theo đánh giá của Tổ chuyên gia cả 5 nhà thầu đều đáp ứng bước đánh giá sơ bộ. Bước 2: Đánh giá năng lực kinh nghiệm của các nhà thầu vượt qua vòng đánh giá sơ bộ. Bước này sử dụng phương pháp chấm đáp ứng yêu cầu đạt và không đạt, không dùng phương pháp cho điểm với các tiêu chí đã nêu rõ trong hồ sơ mời thầu. Tổ chuyên gia lập bảng so sánh đối chiếu: khối lượng thi công tối thiểu trong 3 năm qua; Có tối thiểu 3 hợp đồng tương tự trong 3 năm gần đây; Đảm bảo đủ và đúng chủng loại thiết bị theo yêu cầu; Giám đốc công trình phải có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm và không ít hơn 2 năm là giám đốc; và yêu cầu về vốn lưu động tối thiểu cho hợp đồng. Tất cả các nhà thầu tham gia đấu thầu vượt qua bước đánh giá sơ bộ đều đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu về năng lực nêu rõ trong hồ sơ mời thầu. Bước 3: Đánh giá về mặt kỹ thuật Hồ sơ dự thầu. Theo tiêu chí đạt và không đạt, tất cả các Hồ sơ dự thầu được đánh giá trên 5 tiêu thức chủ yếu. Các nhà thầu đều đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật, có biện pháp kỹ thuật thi công hợp lý, nêu biểu tiến độ thi công cụ thể, có các biện pháp bảo đảm chất lượng thi công, đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn giao thông, lao động trong quá trình thi công phù hợp với điều kiện thực tế. Theo đánh giá của tổ chuyên gia, tất cả các hồ sơ dự thầu được đưa vào đánh giá trong bươc này đều đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của hồ sơ mời thầu Bước 4: Phân tích giá bỏ thầu. Nội dung của giai đoạn này là xác định giá đánh giá của các Hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu nào có giá đánh giá thấp nhất sau hiệu chỉnh trong số các nhà thầu vượt qua được bước 3 ở trên xếp thứ nhất. Trước hết, Tổ chuyên môn tiến hành xác định sai số số học của giá của các hồ sơ dự thầu. Theo kiểm tra của Tổ chuyên gia, sau khi đã sửa lỗi số học và giảm giá xếp hạng các nhà thầu, kết quả thể hiện ở Bảng 2.2 Xác định giá đánh giá và xếp hạng nhà thầu. Bước 5: Báo cáo kết quả, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu. Căn cứ vào kết quả đấu thầu, Ban quản lý các dự án lập hồ sơ Báo cáo đánh giá tổng hợp lấy ý kiến không phản đối của Ngân hàng thế giới về kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, trình Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt quyết định trúng thầu với kiến nghị: Nhà thầu Liên danh C.ty CPXD Nông nghiệp Nam Định và XN Đầu tư & Xây dựng số 1 Công ty XD& PT CSHT thuộc Tổng Công ty TM&XD trúng thầu gói thầu CP4. Giá đề nghị trúng thầu: 6.645.392.258đ. Bảng 2.2 Xác định giá đánh giá và xếp hạng các nhà thầu Stt Nhà thầu Giá dự thầu Sửa lỗi số học và Giảm giá Bổ sung, điều chỉnh Giá đánh giá Xếp hạng 1 Cty CPTM và Xây dựng Thăng Long 6.687.590.000 0 6.687.590.000 03 2 Cty XD Thuỷ lợi Nam Sông Hồng 6.691.710.898 270.890.690 0 6.962.601.588 Vượt giá 3 Cty CP XDựng Xuân Quang 6.672.085.037 271.201.052 0 6.943.286.089 Vượt giá 4 LD Cty CPXD NN N.Định & XN Đầu tư và XD số 1-Tổng Cty TM&XD 6.645.392.258 0 6.645.392.258 01 5 ĐL Cty CP XD Trực Ninh & Cty CPXD 179 Hà Nội 6.682.872.000 0 6.682.872.000 02 Nguồn : Biên bản xét thầu gói thầu CP4 ngày 10/11/05 của tổ chuyên gia chấm thầu Bước 6: Công bố kết quả đấu thầu, thương thảo và ký hợp đồng. Sau khi công bố trúng thầu, sau quá trình thương thảo với nhà thầu trúng thầu, Ban Quản lý các dự án đã chính thức ký hợp đồng với nhà thầu trúng thầu vào ngày 25 tháng 01 năm 2005 với giá trị hợp đồng là 6.645.392.258 đồng ( bao gồm cả thuế giá trị gia tăng VAT ). 2.2.1.3. Nhận xét quá rình thực hiện đấu thầu gói thầu xây lắp hạng mục I. A/ Thời gian thực hiện quá trình đấu thầu so với kế hoạch đấu thầu. - Đối với các gói thầu xây lắp CP4; CP5; CP6 thuộc hạng mục I nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp 3 tại phường Văn Miếu và các gói thầu xây lắp xây dựng khu tái định cư Trầm Cá, thời gian thực hiện quá trình đấu thầu so với kế hoạch đấu thầu phê duyệt gần như đảm bảo được kế hoạch. Tuy nhiên gói thầu RCP12 phải thực hiện đấu thầu lại do các hồ sơ dự thầu của các nhà thầu tham gia dự thầu nộp không đảm bảo được các yêu cầu năng lực cũng như khả năng đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật không đảm bảo. Tổ chuyên gia đã báo cáo Ngân hàng thế giới và UBND tỉnh cho đấu thầu lại. - Đối với các gói thầu xây lắp thuộc hạng mục II duy nhất chỉ có gói thầu CP3 thực hiện đấu thầu theo đúng kế hoạch. Các gói thầu CP1 và gói thầu CP9 và CP11 xây dựng trạm bơm Quán Chuột và kênh bao đều chậm hơn 2 đến 3 tháng so với kế hoạch. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc chấm thầu kéo dài do tính chất phức tạp của từng gói thầu trong đó hai gói thầu CP9 và CP11 đấu thầu cạnh tranh quốc tế lần đầu tiên thực hiện tại tỉnh Nam Định. Hồ sơ dự thầu của nhà thầu sử dụng tiếng Anh trong khi đó tổ chuyên gia đánh giá thầu các thành viên là các chuyên viên thuộc các Sở ban ngành trong tỉnh trình độ ngoại ngữ không đồng đều. Đồng thời giá dự thầu của các nhà thầu tham gia bỏ quá thấp, gói giảm nhiều nhất gói thầu CP11 giảm đến 33,41% so với giá dự toán phê duyệt. Điều đó đòi hỏi các nhà thầu phải có giải trình cụ thể về tính sát thực của việc giảm giá trên. Một nguyên nhân nữa đó là phải thông qua sự xem xét có ý kiến không phản đối của Ngân hàng thế giới trước khi trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt. B/ Đánh giá quá trình đấu thầu: - Chuẩn bị hồ sơ mời thầu: Hoạt động đấu thầu trong các cuộc đấu thầu xây lắp đã đảm bảo tuân thủ pháp luật một cách nghiêm túc và đồng thời đảm bảo tính khoa học của hoạt động đấu thầu. Điều này được thể hiện thông qua việc thực hiện các quy định đấu thầu rất chặt chẽ. Khâu xây dựng phát hành hồ sơ mời thầu thông qua các tư vấn đã đạt chất lượng cao ở tất cả các HSMT, chặt chẽ đảm bảo đủ căn cứ pháp lý như kế hoạch đấu thầu được phê duyệt và sau khi đã làm tốt các quy định về thông báo mời thầu và bán hồ sơ mời thầu. Số lượng nhà thầu mua hồ sơ dự thầu tương đối nhiều: gói thầu phát hành nhiều nhất là gói RCP12 bán được 62 bộ; Gói CP5 bán được 15 bộ; Gói RCP15 bán được 10 bộ, ( Chi tiết xem phụ lục I.2 ). Để đảm bảo chất lượng hồ sơ dự thầu, ngày 8 và 15 /9/2006 ( được nêu rõ trong hồ sơ mời thầu), Ban quản lý dự án đã tổ chức hội nghị tiền đấu thầu của các gói thầu CP9, CP11 nhằm mục đích giải đáp các thắc mắc, những vấn đề chưa rõ của các nhà thầu và giới thiệu về hiện trường xây dựng trạm bơm. - Về tiêu chí đánh giá Ban quản lý dự án đã xây dựng được các tiêu chuẩn đánh giá phù hợp về các mặt kỹ thuật, năng lực kinh nghiệm tổ chức bộ máy thi công hiện trường, đánh giá tài chính đối với hồ sơ dự thầu của các nhà thầu, vì vậy đã tạo ra được các cuộc đấu thầu cạnh tranh công bằng, minh bạch, nhà thầu được lựa chọn là đơn vị có giá bỏ thầu thấp nhất có đủ điều kiện về kỹ thuật năng lực kinh nghiệm để thi công. - Quá trình chấm và xét thầu: Đã tuân thủ đầy đủ quy trình chuẩn do Nhà nước quy định và theo đúng qui định của nhà tài trợ Ngân hàng thế giới. Tổ chuyên gia chấm thầu đã tiến hành đánh giá hồ sơ dự thầu sử dụng các tiêu chí đạt và không đạt thực hiện theo qui trình: + Đánh giá sơ bộ. Nhằm loại bỏ hồ sơ đấu thầu không đáp ứng yêu cầu. + Đánh giá năng lực kinh nghiệm đáp ứng được yêu cầu tối thiểu đảm bảo tính khả thi thực hiện hợp đồng. + Đánh giá về mặt kỹ thuật thể hiện biện pháp thi công tiến độ được đảm bảo và các biện pháp an toàn được đảm bảo. + Xác định giá đánh giá bao gồm các nội dung: sửa lỗi số học; hiệu chỉnh sai lệch, chuyển đổi sang một đồng tiền chung. Xác định giá đánh giá của các hồ sơ dự thầu, xếp hạng nhà thầu và kiến nghị nhà thầu trúng thầu. Trong quá trình chấm thầu, một số hồ sơ dự thầu có một số điểm chưa thể hiện rõ và các nhà thầu có giá bỏ thầu quá thấp. Ban quản lý đã gửi văn bản yêu cầu giải trình làm rõ trả lời cụ thể bằng văn bản. Ví dụ: về yêu cầu giải trình làm rõ hồ sơ dự thầu: Tổ chuyên gia trong quá trình xét thầu gửi công văn số 178/DA-WB ngày 29/11/2006 yêu cầu nhà thầu gói thầu CP9 Tổng Công ty xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn- Bộ NN&PTNT giải trình thêm về biện pháp thi công: cống xả qua đê Mỹ Tân, cửa xả ra Sông Hồng, tiêu thoát nước khi xây dựng bể hút, thi công cáp cao thế 24KV và giải trình về việc giảm giá 26% so với giá trị dự toán được duyệt. Tổng công ty xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn - Bộ NN&PTNT đã có văn bản giải trình cụ thể chi tiết và đã được tổ chuyên gia chấm thầu chấp nhận. Đồng thời Tổng công ty có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng và lắp đặt các trạm bơm và là nhà thầu đã từng thi công nhiều công trình thuỷ lợi quy mô lớn cả trong và ngoài nước. Giải trình về cơ sở giảm giá: nhà thầu giảm 1,300 tỷ đồng tiền khấu hao máy móc thiết bị do đã khấu hao hết, giảm 1,158 tỷ đồng tiền ván khuôn do sử dụng lại ván khuôn của các công trình trước, giảm toàn bộ chi phí lán trại và thu nhập chịu thuế tính trước 1,400 tỷ đồng… đồng thời cam kết bảo đảm yêu cầu kỹ thuật, chất lượng theo đúng hồ sơ mời thầu và được hội đồng xét thầu chấp nhận. - Về xử lý tình huống trong đấu thầu: Gói thầu RCP12 xây dựng hạ tầng khu tái định cư Trầm Cá gồm đường, cầu giao thông hệ thống cấp thoát nước, điện chiếu sáng. Kế hoạch đấu thầu gói RCP12 phê duyệt ngày 16/9/2005 theo quyết định số 2876/2005/QĐ-UBND của UBND tỉnh Nam Định. Giá trị dự toán gói thầu: 6.126 triệu đồng. Hồ sơ mời thầu bán đến ngày 20/10/2005 và có 25 nhà thầu mua HSMT. Hội nghị mở thầu công khai vào hồi 8 giờ ngày 20/10/05, đã có 5 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu. Biên bản mở thầu lập có 4 nhà thầu bỏ giá dự thầu vượt giá trị gói thầu, duy nhất chỉ có nhà thầu Công ty cổ phần xây dựng vận tải Thành Sơn có giá bỏ thầu 6.110 triệu đồng. Tổ chuyên gia chấm thầu tiến hành đánh giá các hồ sư dự thầu. Đối với các nhà thầu có giá dự thầu cao hơn giá trị gói thầu HSDT đều không đạt được yêu cầu của HSMT về các mặt kỹ thuật, năng lực kinh nghiệm và cả biện pháp thi công. HSMT yêu cầu ép cọc cừ khi thi công cầu, nhà thầu đề xuất đóng cọc cừ điều đó làm ảnh hưởng đến lún nứt các công trình liền kề. Nhà thầu Công ty cổ phần Toàn Thắng không đưa được biện pháp thi công hệ thống cấp nước và điện chiếu sáng. Nhà thầu Công ty kinh doanh Nhà ở Nam Định chào thiếu toàn bộ phần điện chiếu sáng. Nhà thầu Công ty cổ phần xây dựng Xuân Quang lập giá dự thầu sai số giảm 245 triệu nhưng vẫn vượt giá trị gói thầu. Công ty cổ phần xây dựng vận tải Thành Sơn, hiệu lực của Bảo lãnh dự thầu chỉ có 28 ngày thiếu 90 ngày, đồng thời không có công trình tương tự về điện và cấp nước, biện pháp thi công không đồng bộ làm đường trước thi công cấp nước sau, nhà thầu chỉ đưa biện pháp thi công đường còn các phần khác không có. Tổ chuyên gia đã lập biên bản ngày 26/12/05 kiến nghị chủ đầu tư xin ý kiến chỉ đạo của tỉnh và Ngân hàng thế giới. Ngân hàng thế giới có thư không phản đối về huỷ đấu thầu gói thầu RCP12 và UBND tỉnh Nam Định căn cứ tờ trình số 213/2006/SKH-XDCB ngày 21/02/06 của Sở kế hoạch và Đầu tư đã gia quyết định huỷ đấu thầu gói thầu RCP12. Ban quản lý dự án đã thực hiện các biện pháp cần thiết tiến hành đấu thầu lại. -Thương thảo ký kết hợp đồng: Các nhà thầu trúng thầu, trước khi ký kết hợp đồng Ban quản lý dự án, đều tiến hành thương thảo làm rõ trách nhiệm cam kết nghĩa vụ của nhà thầu khi triển khai thi công thực hiện hợp đồng và trách nhiệm của chủ đầu tư. Đối với các gói thầu nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp 3 nằm trong các khu dân cư thu nhập thấp, Ban quản lý cam kết thực hiện GPMB nhanh bàn giao cho nhà thầu, tạo điều kiện và giúp nhà thầu trong việc giao dịch tiếp xúc với chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư. Ban quản lý lưu ý nhà thầu trong việc đảm bảo chất lượng công trình cũng như tiến độ thi công đối với công trình nằm trong khu dân cư phục vụ trực tiếp cho người dân. Nhà thầu thi công xây dựng ngoài sự giám sát của tư vấn giám sát RCP14 còn có sự giám sát của cộng đồng dân cư. Nhà thầu cam kết thi công đảm báo chất lượng theo đúng yêu cầu, huy động máy móc, nhân công duy trì ban chỉ huy công trường với giám đốc công trường như đã đề xuất trong HSDT. Gói thầu CP9 là gói thầu giữ vị trí quan trọng trong việc xây dựng Trạm bơm Quán Chuột, xây dựng cống qua đê, trạm bơm và kênh xả và mang tính chất đặc thù và là 1 đầu mối cho việc thoát nước hơn 1/2 thành phố, do đó đây là công trình có ý nghĩa rất lớn, vì vậy cần sự phối hợp và hỗ trợ thường xuyên của nhà thầu và Ban quản lý dự án. Về việc thay đổi vị trí trạm bơm. Theo thiết kế từ năm 2002 trạm bơm mới xây dựng cách trạm bơm cũ 50m, trạm bơm cũ phục vụ tưới tiêu cho diện tích đất nông nghiệp của xã Mỹ Tân. Do tại xã Mỹ Tân xây dựng khu đô thị mới Mỹ Trung diện tích đất nông nghiệp không còn nữa tỉnh chỉ đạo chuyển trạm bơm về vị trí trạm bơm cũ. Ban QLDA đã thuê tư vấn thiết kế lại và Sở Xây dựng, Sở nông nghiệp trình tỉnh đã ra quyết định phê duyệt phương án thay đổi trạm bơm. Đây là cơ sở để thương thảo với nhà thầu CP9 và CP11 trong đó bao gồm: Phá dỡ trạm bơm cũ xây dựng trạm bơm mới, xây dựng cống xả, bể hút và xây dựng trạm bơm phục vụ thoát nước. Các nhà thầu thi công xây dựng trạm bơm và kênh bao T3-11 thường xuyên thi công những công trình tương tự, xác định được tầm quan trọng của công trình và quyết tâm thi công công trình đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình. Ban quản lý dự án hỗ trợ nhà thầu trong việc giao dịch với chính quyền địa phương và thực hiện GPMB bàn giao kịp thời cho nhà thầu thi công, và làm thủ tục mượn đất nông nghiệp của dân để nhà thầu làm đường công vụ phục vụ thi công kênh T3-11, khi xong nhà thầu phải hoàn trả lại cho dân theo hiện trạng ban cho dân. Quy trình đấu thầu các gói thầu trên đảm bảo yêu cầu công khai, minh bạch trong quá trình đấu thầu. Tất cả các giai đoạn đều đảm bảo tính công khai trong phạm vi cho phép. Kết quả thể hiện không có nhà thầu nào tham gia đấu thầu các gói thầu xây lắp giai đoạn I của dự án gửi đơn khiếu kiện về kết quả đấu thầu. C/ Đánh giá kết quả thực hiện hợp đồng: Gói thầu CP4 hiện nhà thầu đã hoàn thành khối lượng đạt 99% thi công xong khối lượng hệ thống cống thoát nước, đường ngõ và đã thi công lắp đặt điện chiếu sáng trục đường chính. Việc thi công điện chiếu sáng cho toàn bộ khu tập thể máy Dệt do tổ dân kiến nghị tự thực hiện để giảm bớt mức 3 % đóng góp của dân trong duy trì hoạt động, vấn đề này sẽ được triển khai sau khi thống nhất với cộng đồng và các ngành liên quan. Thời gian thực hiện hợp đồng 27 tháng ( theo kế hoạch tiến độ thi công chỉ có 6 tháng kéo dài 21 tháng). Nguyên nhân kéo dài thời gian thi công: Thứ nhất bản vẽ thiết kế thi công và thực tế hiện trạng thi công khác nhau, các biện pháp kỹ thuật cần phải chỉnh, sửa đổi thiết kế cho phù hợp với các tuyến thoát nước. Tuyến AB mặt bằng hiện trạng quá hẹp chỉ còn 1,2m không thi công đươc. Tư vấn khảo sát thiết kế từ năm 2003 đến thời điểm thi công năm 2006 dân lấn chiếm xây dựng dẫn tới việc phải thực hiện giải phóng được mặt bằng rồi mới thi công. Thứ hai Việc chỉnh sửa thiết kế trình xin ý kiến của Ngân hàng và tỉnh phê duyệt, đồng thời việc lập phương án giải phóng mặt bằng đo đạc, kiểm đếm đền bù tài sản cho dân mất rất nhiều thời gian. Gói thầu CP5 gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng của gói thầu này đến 30 tháng 6 năm 2008 để xây dựng tuyến đường D3 và N4 do phải thay đổi thiết kế từ đường bê tông sang kết cấu đá dăm nhựa vì lý do địa chất nền yếu và phải xử lý móng nhà dân, có nhiều bể ngầm sau khi giải phóng mặt bằng kết cấu địa chất không đồng nhất. Thời gian thực hiện hợp đồng 28 tháng (kéo dài 22 tháng). Nguyên nhân kéo dài thời gian thi công là do các tuyến ngõ phải chỉnh sửa thiết kế vì cao trình thiết kế cống thấp hơn so với cao trình của khu tái định cư sát cạnh thấp hơn 20cm. Thiết kế thi công cho hạng mục I và hạng mục II do Công ty tư vấn thiết kế xây dựng Bộ Xây Dựng trúng thầu, Ngân hàng hỗ trợ bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại. Thiết kế cho hạng mục III khu tái định cư sử dụng vốn đối ứng trong nước do Trung tâm qui hoạch đô thị Nam Định trúng thầu gói thầu thiết kế khu tái định cư. Do vậy phải thiết kế chỉnh lại hướng thoát nước của một số tuyến cống cho phù hợp với địa bàn khu dân cư và đồng nhất với khu tái định cư. Đồng thời phải thiết kế bổ sung thêm một số các tuyến cống để kết nối với các ngõ khu dân cư. Ban quản lý đề nghị Ngân hàng xem xét bổ sung kinh phí (khoảng 1,8 tỷ đồng.). Gói thầu CP6 Nâng cấp CSHT phường Văn Miếu nhà thầu hoàn thành hợp đồng tháng 2 năm 2007 trong đó bỏ nhà vệ sinh công cộng không còn thích hợp vì đến thời điểm xây dựng các nhà dân đã có công trình vệ sinh riêng. Do vậy quy mô đầu tư giảm 458 triệu đồng. Thời gian thi công kéo dài 7 tháng do trình bổ sung thiết kế xây dựng tường rào bao quanh trạm y tế phường trong thiết kế không có. Các gói thầu RCP10 và RCP 15 san lấp mặt bằng xây dựng khu tái định cư Trầm Cá thực hiện hợp đồng theo đúng kế hoạch không chậm do không vướng mắc về vấn đề kỹ thuật cũng như đền bù giải phóng mặt bằng đất nông nghiệp cho các hộ dân theo khung chính sách tái định cư của Ngân hàng thế giới thoả đáng dân không khiếu kiện. Các gói thầu RCP11 và RCP12 xây dựng hạ tầng khu tái định cư Trầm Cá thời gian thực hiên hợp đồng kéo dài từ 2 đến 3 tháng do phải bổ sung thêm một số hạng mục như lan can cho đường cạnh mương thoát nước Kênh Gia. Thay đổi thiết kế do chuyển đổi từ đường nhựa thấm nhập sang đường bê tông vì mặt đường chỉ có 3,5m – 4m và sát cạnh mương thoát nước kè đá không thể dùng các phương tiện máy móc như xe Lu… thi công do đó phải thay đổi sang đường bê tông. Đồng thời điều chỉnh lại cống giáp giới với gói thầu CP5 về cao trình cho phù hợp để đảm bảo hướng tiêu thoát nước. Thiết kế bổ sung thêm cống thoát nước bên đường cho khu dân cư vì khi thi công đường các hộ dân đều làm lại nhà mới quay mặt ra đường. - Gói thầu CP1 nâng cấp đường Vụ Bản ( Trần Huy Liệu ) hệ thống thoát nước và đường giao thông nhà thầu hoàn thành toàn bộ khối lượng tháng 5 năm 2008 thời gian thực hiện hợp đồng kéo dài 9 tháng. Nguyên nhân do phải thay đổi biện pháp thi công cống thoát nước dưới đường từ đúc sẵn sang đúc tại chỗ và chuyển cống thoát nước từ dưới lòng đường lên hè do kết cấu các tấm đan mặt cống không chịu đựng được tải trọng của xe cơ giới, đồng thời liên quan đến di chuyển các công trình ngầm dưới đường. - Gói thầu CP3 cống hộp đường Văn Cao nhà thầu hoàn thành tháng 9 năm 2007, (thời gian thực hiện hợp đồng kéo dài 17 tháng). Nguyên nhân thứ nhất là vướng mắc về giải phóng mặt bằng chậm và phải điều chỉnh lại tim tuyến tránh xa nhà dân hạn chế lún nứt do tuyến cống được xây dựng có kích thước lớn 200 X 220. Nguyên nhân thứ hai phải trình duyệt thay đổi lại biện pháp thi công từ đóng cừ sang ép cọc cừ vì độ rung lớn ảnh hưởng đến các nhà dân và các công trình liền kề. Bảng 2.3 Tình hình thực hiện các gói thầu xây lắp Giai đoạnI Tên gói thầu Mô tả Giá trị (tỷ đồng) Bắt đầu/kết thúc HĐ theoKH Bắt đầu/kết thúc HĐ thực tế Nguyên nhân CP4 Nâng cấp phía Đông đường Giải Phóng 6,645 02/2006 07/2006 02/2006 05/2008 -Thiết kế khác với hiện trạng. - GPMB chỉnh sửa thiết kế - Chậm 21 tháng CP5 Nâng cấp phía Tây đường Giải Phóng 7,10 02/2006 07/2006 02/2006 06/2008 - Thiết kế bổ sung thêm cống và chỉnh sửa cho phù hợp với cao trình thoát nước. - Chậm 22 tháng CP6 Nâng cấp CSHT phường Văn Miếu 1,078 02/2006 07/2006 02/2006 02/2007 - Trình bổ sung thiết kế hàng rào xung quanh Trạm y tế. - Chậm 7 tháng CP1 Nâng cấp đường Trần Huy Liệu 13,985 02/2006 07/2007 02/2006 05/2008 - Tiifnh thay đổi thiết kế cống thoát nước dưới đường chuyển lên hè. - Chậm 9 tháng CP3 Cống hộp đường Văn Cao 10,708 11/2005 04/2006 11/2005 09/2007 - Thay đổi tim tuyến và biện pháp thi công từ đóng cọc cừ sang ép cọc cừ. - Chậm 17 tháng RCP11 Nâng cấp CSHT phía tây đường D3 7,976 11/2005 05/2006 11/2005 06/2007 - Bổ sung lan can cho đường cạnh mương thoát nước và thay đổi thiết kế đường. - Chậm 2 tháng RCP12 Nâng cấp CSHT phía đông đường D3 6,510 12/2006 06/2006 12/2006 09/2007 - Bổ sung lan can cho đường cạnh mương thoát nước và thay đổi thiết kế đường - Chậm 3 tháng CP9 Kênh xả, nhà trạm bơm 25,847 08/07-02/09 08/07-02/09 - Chậm 6 tháng do thiết kế lại và di chuyển vị trí trạm bơm CP11 Kênh bao 34,396 08/07-02/10 08/07-02/10 - Chậm 3 tháng thay đổi biện pháp thi công do hiện tượng cát chảy Nguồn: Tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch đấu thầu giai đoạn I Gói thầu CP9 và CP11 Xây dựng Trạm bơm Quán Chuột, kênh xả và kênh bao T3-11, tiến độ thi công chậm. Do phải thay đổi vị trí trạm bơm, theo thiết kế trạm bơm mới được xây dựng cách trạm bơm cũ 50m. Trạm bơm cũ trước đây dùng để tiêu thoát nước phục vụ nông nghiệp cho xã Mỹ Tân huyện Mỹ Lộc thành phố Nam Định, nay do quá trình xây dựng khu công nghiệp Mỹ Trung và khu đô thị Mỹ Trung, vì vậy trạm bơm thoát nước phục vụ nông nghiệp không cần nữa. Tỉnh chỉ đạo di chuyển vị trí trạm bơm mới về trạm bơm cũ. Ban quản lý dự án đã xin ý kiến không phản đối của nhà tài trợ Ngân hàng thế giới thương thảo và tính toán khối lượng phát sinh trình duyệt bổ sung cho nhà thầu. Đến nay nhà thầu đã phá dỡ xong trạm bơm cũ đã hoàn thành đúc cọc bê tông, đang tiến hành công tác san lấp mặt bằng để xử lý nền móng xây nhà trạm bơm. Nhà thầu xây dựng kênh T3-11 đang đẩy nhanh tiến độ thi công trên 5 đoạn đã xây được 500m kè đá và nạo vét bùn. 2.2.2. Thực trạng hoạt động đấu thầu một số gói thầu tư vấn thuộc các hạng mục của Dự án Nâng cấp đô thị Nam Định. 2.2.2.1.Khái quát về các gói thầu tư vấn Dự án Nâng cấp đô thị Nam Định. Trong giai đoạn I dự án đã tổ chức đấu thầu 13 gói thầu tư vấn. Hạng mục I có 03 gói thầu CP7-2; CP7-3; CP7-4 Tư vấn - Lập dự án Đầu tư xây dựng, thiết kế kỹ thuật và hồ sơ mời thầu nâng cấp CSHT cấp 3 tại các phường phía bắc, các phường Trung tâm và các phường Tây Nam, thành phố Nam Định gồm 19 Phường còn lại thực hiện trong giai đoạn II đấu thầu theo qui trình chất lượng và giá ( QCBS). Hạng mục II có 2 gói thầu tư vấn quốc tế, gói thầu 27-1 Tư vấn- Lập dự án Đầu tư xây dựng, Thiết kế kỹ thuật và Hồ sơ mời thầu nâng cấp CSHT chính cấp 1,2, và gói thầu CP10 ưT vấn quốc tế giám sát các gói thầu xây dựng trạm bơm Quán Chuột. Và gói thầu tư vấn RCP14 quản lý hợp đồng và giám sát thi công các gói thầu xây lắp của hạng mục 1 hạng mục III và một phần của hạng mục II. Hạng mục VI gồm có 2 gói thầu giám sát môi trường 20-2 và giám sát tái định cư 21-1 cho giai đoạn I, và 2 gói thầu đánh giá tác động môi trường gói 20-3, kế hoạch hành động tái định cư gói thầu 20-4 cho giai đoạn II, gói thầu 17-3 xây dựng năng lực cho cộng đồng, chính quyền và các công ty công ích trong duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng đều sử dụng phương pháp đấu thầu lựa chọn trên cơ sở năng lực của nhà tư vấn. Ngoài ra hạng mục VI có gói thầu kiểm toán cho cả hai giai đoạn của dự án gói 20-1 tuyển chọn tư vấn kiểm toán không đòi hỏi cao về yêu cầu kỹ thuật chú trọng đến giá sử dụng quy trình lựa chọn theo giá thấp nhất, và gói thầu 15-5 tư vấn quốc tế hỗ trợ và nâng cao năng lực cho Ban quản lý dự án. Đó là các gói thầu tư vấn cần thiết thực thi dự án trong giai đoạn I và chuẩn bị dự án giai đoạn II. Sau đây luận án đi sâu phân tích gói thầu CP7-2 2.2.2.2. Quá trình đấu thầu gói thầu CP7-2: Quá trình tuyển chọn danh sách ngắn: Ban quản lý dự án thông báo quảng cáo trên báo Nhân Dân các Công ty tư vấn trong nước bầy tỏ quan tâm. Ban quản lý dự án lựa chọn danh sách ngắn và đã được Ngân hàng thế giới có ý kiến không phản đối ngày 4 tháng 7 năm 2006 về danh sách ngắn gồm 5 nhà thầu. Ban quản lý dự án đã phát hành hồ sơ mời thầu đến các nhà thầu có tên trong danh sách ngắn. Hội nghị mở thầu 08 giờ 00’ ngày 18 tháng 9 năm 2006, có 05 nhà tư vấn trong danh sách ngắn nộp Hồ sơ dự thầu. Tại lễ mở thầu hồ sơ dự thầu và đề xuất kỹ thuật của các nhà Tư vấn được tiến hành mở thầu công khai với sự chứng kiến của các cơ quan chức năng có liên quan của tỉnh, Ban quản lý và đại diện của các nhà Tư vấn nộp hồ sơ có tên trong danh sách ngắn. Các phong bì “Đề xuất tài chính” của các nhà Tư vấn được niêm phong và được bảo vệ theo chế độ bảo mật. Quá trình đánh giá đề xuất kỹ thuật: Về cách chấm điểm cho ‘‘Phương Pháp luận’’ từng thành viên tổ chấm thầu đọc kỹ phương pháp luận đề xuất của nhà thầu so với đề cương nhiệm vụ trong hồ sơ mời thầu và so sánh giữa các Hồ sơ dự thầu thấy rõ được sự hơn kém về sự đầy đủ của kế hoạch công tác đề xuất và phương pháp luận đáp ứng yêu cầu của đề cương nhiệm vụ của các Hồ sơ dự thầu, từ đó từng thành viên tiến hành chấm và cho điểm. Về cách chấm điểm đối với nhân viên chủ chốt, tất cả các thành viên trong tổ chuyên gia chấm thầu, trên cơ sở cho điểm theo cánh đánh giá riêng của từng người, xét về yêu cầu đối với từng vị trí của nhân viên chủ chốt trong hồ sơ mời thầu đối chiếu và có sự phân tích so sánh giữa các hồ sơ dự thầu của nhà thầu đánh giá cho điểm về cơ bản là nhân viên chủ chốt có trình độ học vấn cao, kinh nghiệm nghề nghiệp chuyên môn nhiều hơn, kinh nghiệm khu vực tốt hơn thì điểm cao hơn. Ban quản lý dự án báo cáo kết quả đánh giá đề xuất kỹ thuật và Ngân hàng thế giới có thư không phản đối ngày 14/12/2006 về kết quả đánh giá đề xuất kỹ thuật. Trong đó số điểm của từng công ty thể hiện Bảng 2.4 Điểm đánh giá đề xuất kỹ thuật gói thầu CP7-2. Bảng 2.4 Điểm đánh giá đề xuất kỹ thuật gói thầu CP7-2 Tên công ty tư vấn Điểm đánh giá Đề xuất kỹ thuật CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG THĂNG LONG 90,28 CÔNG TY NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM. 85,23 CTY TƯ VẤN TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ VÀ XD MỎ ĐỊA CHẤT. 71,16 CÔNG TY CP TƯ VẤN XÂY DỰNG THÁI NGUYÊN TCIC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxThS9.docx
Tài liệu liên quan