Đề tài Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty tuyển than Cửa Ông

Tài liệu Đề tài Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty tuyển than Cửa Ông: lời giới thiệu Thực tế nước ta đang chuẩn bị những tiền đề để gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) và chế độ kế toán đang dần hoàn thiện,có hiệu lực từ tháng 1 năm 2004. Trước tình hình này vấn đề đặt ra cho kế toán mỗi doanh nghiệp là phải có các điều chỉnh phù hợp không chỉ đối với chế độ,chuẩn mực kế toán Việt Nam, tình hình thực tế ở doanh nghiệp mà còn cần nhìn xa hơn nữa là sớm tiếp cận,vận dụng sát với chuẩn mực quốc tế để không bị lạc hậu,thiệt thòi khi chính thức gia nhập WTO một ngày gần đây. Là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập nên CTy tuyển than Cửa Ông rất chú trọng đến mục tiêu lợi nhuận . Để đạt được mục tiêu này CTy đề ra rất nhiều biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, phát huy nội lực tìm kiếm các nhà đầu tư, góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán, mở rộng thị trường tiêu thụ . . . Trên thực tế CTy đã đạt được một số thành tựu và cũng đã trải qua rất nhiều khó khăn đặc biệt là trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của thành phẩm than,...

doc33 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1100 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty tuyển than Cửa Ông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời giới thiệu Thực tế nước ta đang chuẩn bị những tiền đề để gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) và chế độ kế toán đang dần hoàn thiện,có hiệu lực từ tháng 1 năm 2004. Trước tình hình này vấn đề đặt ra cho kế toán mỗi doanh nghiệp là phải có các điều chỉnh phù hợp không chỉ đối với chế độ,chuẩn mực kế toán Việt Nam, tình hình thực tế ở doanh nghiệp mà còn cần nhìn xa hơn nữa là sớm tiếp cận,vận dụng sát với chuẩn mực quốc tế để không bị lạc hậu,thiệt thòi khi chính thức gia nhập WTO một ngày gần đây. Là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập nên CTy tuyển than Cửa Ông rất chú trọng đến mục tiêu lợi nhuận . Để đạt được mục tiêu này CTy đề ra rất nhiều biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, phát huy nội lực tìm kiếm các nhà đầu tư, góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán, mở rộng thị trường tiêu thụ . . . Trên thực tế CTy đã đạt được một số thành tựu và cũng đã trải qua rất nhiều khó khăn đặc biệt là trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của thành phẩm than,chiếm lĩnh thị trường, Thực tế là trước đây trong cơ chế kinh tế tập trung, than của CTy được sản xuất theo kế hoạch của TCTy , các sản phẩm than tiêu thụ đều đã được tổng CTy bao cấp trọn vẹn về đầu ra. Những năm gần đây, khi nước ta chuyển sang cơ chế kinh tế mới, phải đối mặt với những quy luật gay gắt của nền kinh tế thị trường, CTy gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm do phải tự tìm kiếm thị trường. . Vấn đề cấp bách hiện nay đặt ra cho CTy không chỉ là tìm các nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào mới,sàng tuyển than phù hợp với nhu cầu mới mà phải tìm kiếm được nhiều hơn nữa thị trường tiêu thụ với giá bán cao hơn,lợi nhuận cao hơn. Trong thời gian thực tập tại CTy tuyển than Cửa Ông, nhận thấy tầm quan trọng của công tác tiêu thụ thành phẩm đối với CTy em đi sâu vào xem xét nghiên cứu công tác hạch toán trong khâu tiêu thụ thành phẩm và viết chuyên đề: Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại CTy tuyển than Cửa Ông. Chuyên đề gồm 2 phần chính sau: Phần I: Thực trạng về hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại CTy tuyển than Cửa Ông. Phần II: Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại CTy tuyển than Cửa Ông. Phần I Thực trạng về hạch toán công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm tại CTy tuyển than cửa ông I. đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của CTy tuyển than cửa ông I. 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty CTy TuyểnThan Cửa Ông là một CTy hạch toán độc lập, một thành viên trực thuộc Tổng CTy Than Việt Nam. - Tên CTy : CTy Tuyển Than Cửa Ông - Trụ sở chính : Phường Cửa Ông - TX Cẩm Phả - Quảng Ninh - Điện thoại : ( 033 ) 865043 - Fax ( 033 ) 865656 CTy Tuyển Than Cửa Ông được thành lập ngày 20/08/1960 trên địa bàn Phường Cửa Ông-Thị Xã Cẩm Phả-Tỉnh Quảng Ninh. Tiền thân của CTy Tuyển Than Cửa Ông được xây dựng trên cơ sở thiết kế của CTy BRUXELE (Bỉ) với công suất sàng 250 tấn/h và năng suất rửa 9 tấn/h. Diện tích kho than chứa 16. 000 tấn, khu vực cảng rót than được xây dựng có chiều dài toàn bộ 32m, có thể đón 2 tàu cập bến cảng, mỗi tàu 10. 000 tấn. Hệ thống bốc rót bàng cầu PoocTic từ 1924 - 1955 do thực dân Pháp đầu tư khai thác tài nguyên khoáng sản ở khu vực Cẩm Phả. Đến 22/04/1955 thực dân Pháp rút khỏi Cửa Ông. Tháng 4/1955, Chính Phủ ta vào tiếp quản CTy và tiến hành khôi phục toàn bộ từ bộ máy quản lý đến đào tạo lại đội ngũ công nhân tiếp tục kỹ thuật đưa vào sản xuất từ năm 1956. CTy tuyển than Cửa Ông trước đây hạch toán phụ thuộc vào CTy Than Cẩm Phả nay chính thức hoạt động hạch toán độc lập từ tháng 7/1996 trực thuộc Tổng CTy Than Việt Nam. Do tổ chức tốt sản xuất kết hợp với kiện toàn bộ máy quản lý, CTy đang làm ăn có lãi, đảm bảo công ăn việc làm cho CBCNV, tạo đà tốt cho sự phát triển đi lên. I. 2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 1. 2. 1. Chức năng, nhiệm vụ của CTy tuyển than Cửa Ông. CTy tuyển than Cửa Ông kinh doanh sản xuất chế biến than tiêu thụ, là một thành viên hạch toán độc lập của Tổng CTy than Việt Nam,được tổng CTy cấp vốn theo quyết định số:2607/QĐ-tccb ngày 19/09/1996 của bộ trưởng Bộ Công Nghiệp, với tư cách pháp nhân theo pháp luật, con dấu riêng, được mở tài khoản (nội tệ và ngoại tệ ) tại kho bạc nhà nước ngân hàng ngoại thương và tại ngân hàng công thương CẩM PHả. CTy chịu trách nhiệm trước nhà nước, trước tổng CTy và trước khách hàng về những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ do CTy sản xuất ra. - Lĩnh vực kinh doanh : Sàng tuyển, chế biến, tiêu thụ than. + Sản phẩm chính : Các loại than thương phẩm bao gồm: Các loại than cục tiêu chuẩn Việt Nam Các loại than cám tiêu chuẩn Việt Nam Các loại than bùn ép, than cám khô + CTy là một đơn vị kinh doanh xuất khẩu than, xuất nội địa theo từng chủng loại. Được vay vốn ngân hàng, huy động vốn của các đơn vị, thành phần kinh tế để phát triển sản xuất giới thiệu sản phẩm trong và ngoài nước. + Vận chuyển sàng tuyển chế biến các chủng loại than đồng thời bốc rót tiêu thụ than xuất khẩu,than sử dụng trong nước,đây là nhiệm vụ chính của công ty. + Ngoài ra CTy còn: -Sản xuất tà vẹt bê tông phục vụ cho đường sắt -Sửa chữa lớn các thiết bị và xây dựng công trình 1. 2. 2. Đặc điểm quy trình sản xuất than tại CTy tuyển than Cửa Ông. _Công nghệ sản xuất CTy Tuyển Than Cửa Ông là đơn vị lớn trong dây chuyền sản xuất than vùng Cẩm Phả thuộc tổng CTy thanViệt Nam với nhiệm vụ kéo than mỏ về sàng tuyển, chế biến ra các loại than thương phẩm tiêu thụ trong và ngoài nước. Công nghệ sản xuất của CTy đã được đầu tư hoàn chỉnh đồng bộ đáp ứng nhu cầu sàng tuyển, chế biến, tiêu thụ liên tục 24/24h CTy Tuyển than Cửa Ông có hai dây truyền công nghệ với hệ thống thiết bị hầu hết là cơ giới hoá, tự động hoá. Máy móc có công suất lớn chiếm tỷ lệ cao. Dây chuyền công nghệ sản xuất than của CTy được khép kín từ nguyên kiệu đầu vào đến than thành phẩm đầu ra. Than nguyên khai từ các mỏ được vận chuyển bằng hệ thống đường sắt cung cấp cho 2 nhà máy sàng tuyển. Hai nhà sàng có nhiệm vụ sàng, rửa các loại than sạch. Than sạch được vận chuyển bằng đường băng tải, bằng đường sắt ra cảng nhập vào kho thành phẩm. _Kết cấu phân xưởng sản xuất: CTy tuyển than Cửa Ông được cấu thành từ rất nhiều các phân xưởng nhưng chủ yếu là từ các phân xưởng: PX sản xuất chính: PX vận tải, PX tuyển I, PX tuyển II, PX đống bến I, PX đống bến II Các phân xưởng này làm nhiệm vụ vận tải than mỏ về tuyển qua PX tuyển than I và PX tuyển than II, sau đó than được đưa về kho bến I và kho bến II để tiêu thụ. Ngoài ra còn một số PX phụ trợ như: PX giám định; PX cơ khí; PXđiện nước; PX đầu tầu toa xe; PX đường sắt; PX đời sống, dịch vụ, ôtô hỗ trợ cho các PX trong dây chuyền sản xuất và phục vụ các nhu cầu và đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên của công ty. Các bộ phận sản xuất có liên quan mật thiết đến PXSX chính nhằm cung cấp đầy đủ vật tư, thiết bị và những yêu cầu cần thiết được thể hiện theo một dây chuyền khép kín. Ngành sản xuất than không phải như những ngành khác, nó phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên. Do vậy dây chuyền SX khép kín phải xây dựng một mối quan hệ hữu cơ và huyết mạch. Các tháng, quý do thời tiết xấu thì tập trung sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị cần thiết. Đến thời kỳ thời tiết phù hợp thì tập trung mọi khả năng để phát huy hết công suất thiết bị. Trong dây chuyền từ khâu chuẩn bị kéo than mỏ đến khâu sàng tuyển than vào kho đến khi than xuất khẩu theo công đoạn của SX chính. Các đơn vị phụ trợ phải xây dựng và hoạt động theo chức năng được giao nhằm giải quyết các phát sinh trong sản xuất, đáp ứng được nhu cầu thị trường. Như vậy nhờ có kết cấu sản xuất hợp lý,dây chuyền sản xuất đồng bộ,quy trình sản xuất không bị ách tắc vì đã có các kho than dự trữ với số lượng lớn CTy đã sản xuất và tiêu thụ than có năng xuất cao, luôn duy trì sản xuất mức bình thường, vừa sản xuất vừa tiêu thụ, vừa đảm bảo kế hoạch sản xuất mà nhà nước giao cho vừa làm ăn có lãi và phát triển đi lên thích ứng với cơ chế thị trường. I. 3. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty Trong mỗi công ty, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hết sức quan trọng, nó là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình sản xuất kinh doanh, bởi vì các quyết định quản lý có tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó nếu CTy tổ chức tốt sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao, và ngược lại. Trước tình hình và đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, CTy tuyển than Cửa Ông đã tổ chức bộ máy quản lý như sau: +Ban quản lý CTy bao gồm: Giám đốc Công ty,Phó Giám đốc sản xuất, Phó Giám đốc công nghệ cơ điện,Phó Giám đốc kỹ thuật - vận tải, Phó Giám đốc đầu tư XDCB,Phó Giám đốc kinh tế - đời sống,Kế toán trưởng + Các phòng ban: Trung tâm chỉ huy sản xuất,phòng tuyển khoáng, phòng cơ điện, phòng XDCB, ứng dụng KHKT công nghệ tin học, Tổ chức lao động, Văn phòng Giám đốc, Phòng Bảo vệ, Vận tải,Vật tư, Kế hoạch-Thống kê, Kế toán, Y tế, phòng kiểm toán,phòng tổ chức đào tạo,phòng thi đua tuyên truyền. . . + Các phân xưởng:Vận tải, Đường sắt,Tuyển than 1,Tuyển than 2, Giám định, Kho bến 1, Kho bến 2, CTy tận thu chế biến than, Đầu tầu toa xe, Cơ khí, Điện nước, Ô tô, Xây dựng,Vật tư. Mỗi một bộ phận,chức vụ có chức năng nhiệm vụ cụ thể riêng thể hiện như sau: -Giám đốc: Do hội đồng quản trị Tổng CTy than Việt Nam bổ nhiệm, khen thưởng và kỷ luật theo đề nghị của Tổng giám đốc CTy than. Giám đốc CTy là đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, trước Hội đồng quản trị, trước nhà nước và trước pháp luật về việc quản lý và điều hành mọi hoạt động của công ty -Phó giám đốc công ty: Là người giúp việc giám đốc quản lý và điều hành hoặc một số lĩnh vực hoạt động của CTy theo sự phân công và uỷ quyền của giám đốc. Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ mà giám đốc phân công và uỷ quyền. -Kế toán trưởng công ty: Giúp giám đốc quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê và tài chính của công ty. Kế toán trưởng điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt động của phòng Kế toán. - Các phòng ban: Kỹ thuật, nghiệp vụ. . . CTy có nhiệm vụ chức năng tham mưu giúp việc cho giám đốc và các phó giám đốc trong việc quản lý, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Các phân xưởng sản xuất: Có nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm theo sự phân công và chỉ đạo của các phó giám đốc sản xuất, phó giám đốc kinh tế đời sống. Quản đốc các phân xưởng chịu trách nhiệm trước giám đốc về sản phẩm phân xưởng làm ra. Để cho bộ máy quản lý của CTy có hiệu quả, giám đốc là người có quyền cao nhất. Giám đốc CTy là đại diện pháp nhân của CTy chịu trách nhiệm điều hành sản xuất kinh doanh và đóng góp nghĩa vụ với nhà nước theo đúng luật định. Giúp việc cho Giám đốc là các phó Giám đốc phụ trách từng lĩnh vực sản xuất. Giúp việc về mặt kế toán tài chính là kế toán trưởng, đứng đầu bộ máy kế toán CTy hoạt động theo điều lệ kế toán trưởng. Đối với các phòng ban phân xưởng thì các đồng chí trưởng phòng, quản đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi mặt sản xuất, an toàn, an ninh của đơn vị mình. Qua sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động hiện nay của CTy ta thấy: Cơ cấu tổ chức quản lý của CTy được bố trí theo kiểu trực tuyến chức năng. Giám đốc ra lệnh điều hành trực tiếp trong CTy thông qua các Phó giám đốc, các trưởng phòng ban. Ngược lại các Phó giám đốc, các trưởng phòng ban có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc theo chức năng nhiệm vụ được giao. Cơ cấu tổ chức bộ máy CTy như vậy là rất hợp lý trong tình hình sản xuất hiện nay của công ty, các phòng ban được bố trí tương đối gọn nhẹ, không chồng chéo và có quan hệ mật thiết với nhau về mặt nghiệp vụ. Điều này giúp cho CTy có thể dễ dàng kiểm tra việc thực hiện mệnh lệnh của Giám đốc và giúp cho GĐ có những chỉ đạo nhanh chóng kịp thời trong hoạt động của công ty. Tuy vậy, cơ cấu tổ chức của CTy vẫn có điểm yếu là: trong việc kiểm tra thông tin về tình hình sản xuất của CTy tại các PX, Giám đốc không thể thực hiện một cách thường xuyên, gây khó khăn cho Giám đốc trong việc bổ sung kế hoạch cho công tác SXKD của CTy một cách kịp thời. I. 4. Tình hình tài chính của CTy tuyển than Cửa Ông Là một CTy nhà nước hoạt động bằng nhiều nguồn tài chính khác nhau:ngân sách, tự bổ sung,vay…CTy tuyển than Cửa Ông không ngừng tìm tòi phát hiện thêm những nguồn tài chính mới bổ sung cho mình và huy động tối đa nguồn nội lực của CTy để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất, hạ giá thành sản phẩm thu lợi nhuận tái đầu tư cho những năm tiếp theo và để tự khẳng định vị trí đứng đầu của mình trong ngành than Việt Nam. Tình hình tài chính của CTy tuyển than Cửa Ông thể hiện qua một số chỉ tiêu trên bảng so sánh kết quả sản xuất kinh doanh như sau(Biểu 1) Chỉ tiêu năm 2002 năm 2003 tăng giảm % TổNG TàI SảN, TổNG NGUồN VốN 314,560,712,205 343,836,317,195 29,275,604,990 109. 30 TSLĐ Và ĐTNH 160,022,084,854 131,015,770,281 -29,006,314,573 81. 873 TSCĐ Và ĐTDH 154,538,627,351 212,820,546,914 58,281,919,563 137. 71 Nợ PHảI TRả 197,230,920,708 215,204,198,216 17,973,277,508 109. 11 NGUồN VốN CHủ Sở HữU 117,329,791,497 128,632,118,979 11,302,327,482 109. 63 CáC CHỉ TIÊU NGOàI BảNG CÂN ĐốI 2,735,470,314 11,514,819,123 8,779,348,809 420. 94 TổNG DOANH THU 1,457,103,521,010 1,800,953,393,044 343,849,872,034 123. 59 GIá VốN HàNG BáN 1,366,573,364,956 1,677,198,991,066 310,625,626,110 122. 73 LợI NHUậN TRƯớC THUế 13,821,063,286 19,974,124,255 6,153,060,969 144. 51 THUế THU NHậP 4,797,615,125 6,383,399,762 1,585,784,637 133. 05 LợI NHUậN SAU THUế 9,023,448,161 13,590,724,493 4,567,276,332 150. 61 Như vậy tình hình tài chính của CTy tương đối ổn định: Tổng tài sản và nguồn vốn qua 2 năm tăng đều. Năm 2003 tăng 29. 275. 604. 990 đạt 109. 30% so vơi năm 2002 nguyên nhân chủ yếu là do TSCĐ và đầu tư ngắn hạn tăng. Các khoản phải thu tăng 4. 827. 394. 369(=27. 799. 342. 877-22. 971. 948. 508) chứng tỏ CTy bị chiếm dụng vốn tương đối lớn. Khoản hàng tồn kho giảm 34. 678. 846. 304(=101. 377. 396. 043-136. 056. 242. 347) chứng tỏ tình hình tiêu thụ của CTy tương đối tốt, kết hợp với việc tổng doanh thu tăng 343. 849. 872. 034 đạt 123. 59% càng khẳng định rõ điều này. Bên cạnh đó nợ phải tăng chủ yếu là do nợ dài hạn và nợ khác tăng cho thấy các khoản đầu tư lâu dài nhiều và chủ yếu là từ đi vay. Lợi nhuận sau thuế năm 2003 tăng 4,567,276,332 đạt 150. 61% cho thấy CTy làm ăn ngày càng tiến bộ, đủ khả năng về tài chínhvà có lãi để đầu tư cho tương lai. Một số chỉ tiêu khác: +Sản lượng sản xuất (tấn ):Kế hoạch năm 2003:5 053 800 Thực hiện năm 2003:5 659 426 đạt 118. 02%;so với thực hiện cùng kỳ: 116. 24% +Sản lượng tiêu thụ(tấn):Kế hoạch năm 2003: 5 124 000 Thực hiện năm 2003:5 766 335 đạt 112. 54%;so với thực hiện cùng kỳ: 123. 00% +Than kéo mỏ (tấn ):Kế hoạch năm 2003: 6 310 000 Thực hiên năm 2003: 6 495 808 đạt 102,94%;so với thực hiện cùng kỳ: 113,76% +Than NK vào sàng (tấn ):Kế hoạch năm 2003: 5 710 000 Thực hiên năm 2003: 6 661 501 đạt 108,39%;so với thực hiện cùng kỳ: 115,22% +DOANH THU THAN (TR. Đ) +Tổng vốn kinh doanh Kế hoạch năm 2003: 1. 687. 008 Năm 2001: 102. 588. 590. 216 Thực hiện năm 2003: 1. 783. 604 Năm 2002: 105. 953. 711. 896 Năm 2003: 110. 293. 025. 179 Từ những chỉ tiêu trên cho thấy tình hình sản xuất cũng như tình hình tiêu thụ của CTy đều đạt vượt mức kế hoạch. Đồng thời tình hình tài chính của CTy biến động tương đối ít,hàng năm nguồn vốn kinh doanh của CTy tương đối cao và đều tăng qua các năm. So với năm 2001 thì năm 2002 tổng nguồn vốn kinh doanh tăng 3. 365. 121. 680(=105. 953. 711. 896-102. 588. 590. 216). Còn so với năm 2002 thì năm 2003 tổng nguồn vốn kinh doanh tăng 4. 339. 313. 283(=110. 293. 025. 179-105. 953. 711. 896) II. đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại CTy tuyển than cửa ông II. 1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty CTy tuyển than Cửa Ông đã xây dựng bộ máy kế toán theo mô hình tập trung với tên gọi là Phòng kế toán. Phòng kế toán phải thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ thu nhận, ghi sổ, xử lí thông tin trên hệ thống báo cáo của đơn vị. Và Trưởng phòng kế toán(kế toán trưởng) là người trực tiếp điều hành và quản lí công tác kế toán trên cơ sở phân công công việc cho các kế toán viên. Song song với việc qui định cụ thể trách nhiệm của từng nhân viên kế toán, trong phòng luôn có sự phối hợp chặt chẽ với nhau cùng hoàn thành tốt công việc được giao. Tổng số cán bộ công nhân viên phòng kế toán có 28 người. Trong đó: 1 trưởng phòng, 3 phó phòng và 24 nhân viên. sơ đồ bộ máy kế toán công ty sơ đồ II kế toán trưởng Phó phòng phụ trách kế toán kế toán Tổ lương Tổ thống kê Tổ tài chính Tổ vốn Tổ vật liệu Tổ tổng hợp và giá thành Phó phòng phụ trách tài chính Phó phòng phụ trách thống kê Nghiệp vụ kế toán Bộ máy kế toán của CTy là nhằm thực hiện tốt chức năng,nhiệm vụ của kế toán. Kế toán trưởng CTy phụ trách chung trong lĩnh vực thực hiện pháp lệnh thống kê,kế toán tại CTy. Kế toán trưởng CTy đứng đầu phòng kế toán và trực tiếp phụ trách đầu tư XDCB và phụ trách trong lĩnh vực tài chính đối ngoại. Giúp việc đắc lực cho kế toán trưởng là các nhân viên. Các nhân viên còn phụ trách,kiêm các chức năng khác để đảm bảo hoạt động có hiệu quả trong công tác kế toán phạm vi mình quản lý. Phòng kế toán gồm tập hợp đội ngũ CBCNV kế toán lành nghề được đào tạo, trải nghiệm qua thực tế lâu dài và có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực HTKT . Mỗi một thành viên trong phòng kế toán đều có vị trí và quyền và nghĩa vụ nhất định theo một cơ chế thống nhất từ trên xuống đưới. CTy thành lập phòng kiểm toán riêng. Phòng này có chức năng kiểm toán nội bộ công ty. Phòng này gồm 1 trưởng phòng và 2 nhân viên hoạt động độc lập. Như vậy CTy tuyển than Cửa Ông sử dụng loại hình thức tổ chức kế toán tập trung thuận tiện cho việc tiến hành thu nhận, xử lý chứng từ ở các phân xưởng gửi về nhanh kịp thời để ghi vào sổ than kế toán tổng hợp, chi tiết đảm bảo lãnh đạo tập trung dễ phân công và chỉ đạo trong công tác kế toán. Hình thức này có ưu điểm là đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất của kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo CTy đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. II. 2. Đặc điểm hạch toán kế toán tại công ty 2. 2. 1. Khái quát về tổ chức công tác kế toán: Là một CTy tương đối lớn, các nghiệp vụ phát sinh thường xuyên, do vậy công tác hạch toán của CTy rất phức tạp,tuy vậy việc vận dụng vẫn tuân theo nền tảng là những quy chế của CĐKT Việt Nam và những quy định do Bộ Tài Chính và TCTy than Việt Nam ban hành: +Niên độ kế toán CTy áp dụng từ ngày 01/01 hàng năm và kết thúc vào ngày 31/12 năm đó,kỳ hạch toán tại CTy được tính theo tháng. +Đơn vị tiền tệ mà CTy sử dụng trong ghi chép,báo cáo quyết toán là đồng nội tệ Việt Nam đồng(VNĐ) +Phương pháp hạch toán: do sản phẩm hoàn thành nhập kho liên tục nên CTy sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên. + Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: CTy áp dụng phương pháp KH theo đường thẳng. + Phương pháp tính thuế GTGT: CTy áp dụng PP tính thuế GTGT theo PP khấu trừ. +Phương pháp xác định giá trị SPDD: CTy đánh giá SPDD theo chi phí NVL chính 2. 2. 2. Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán CTy đã đăng kí sử dụng hầu hết các chứng từ trong hệ thống chứng từ kế toán thống nhất do Bộ Tài Chính ban hành, như: Hóa đơn GTGT, hợp đồng kinh tế, giấy đề nghị mua hàng, giấy đề nghị tạm ứng…Phiếu thu –chi, séc chuyển khoản, bảng kiểm kê quĩ... Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, hợp đồng thanh lí TSCĐ… Hoá đơn bán hàng của người bán, phiếu nhập kho, biên bản kiểm nghiệm vật tư, phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức, phiếu xuất kho…Chứng từ phản ánh lao động như bản chấm công, phiếu hoàn thành sản phẩm, giấy chứng nhận đau ốm thai sản…Ngoài các chứng từ do BTC ban hành, CTy còn sử dụng một số mẫu chứng từ do CTy tự thiết kế( phiếu báo xuất than,phiếu báo rót than, bản kiến nghị, bản đối chiếu, hợp đồng nghiên cứu khai thác tài nguyên…) Hệ thống chứng từ kế toán CTy đang áp dụng đều tuân thủ những qui định của Vụ chế độ kế toán Bộ Tài chính. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được lập theo đúng mẫu, phương pháp tính toán và nội dung ghi chép. Ông Kế (kế toán trưởng công ty) trên cơ sở hệ thống chứng từ bắt buộc, hệ thống chứng từ hướng dẫn mà tổng CTy than quy định và căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh than của CTy năm 2004 quy định những chứng từ cần thiết mà CTy phải sử dụng,quyết định có bổ sung theo chế độ mới ngay hay không ? thực tế tại CTy đầu năm 2004 chưa có thay đổi gì lớn so với trước,phòng kế toán CTy và các bộ phân có liên quan trong CTy như(phòng tổ chức,phòng vi tính …) vẫn tuân theo cách lập và luân chuyển chứng từ như cũ. Quá trình lập chứng từ rất chặt chẽ và đủ thủ tục: Theo giấy đề nghị, phiếu yêu cầu,. . . của các phòng ban, sau khi được trưởng phòng ban liên quan của CTy xác nhận, được Giám đốc đồng ý và kế toán trưởng duyệt chi, kế toán liên quan sẽ lập chứng từ phù hợp với phiếu yêu cầu, kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ, chuyển giao cho các bộ phận liên quan sau đó đưa vào bảo quản lưu trữ. Khi hết thời hạn lưu trữ, chứng từ sẽ bị huỷ. 2. 3. Hệ thống Tài khoản kế toán Từ ngày 01/01/1996 CTy đã áp dụng hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các CTy theo quyết định số 1141TC-CĐKT ngày 01/11/1995 của bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành. Hiện nay CTy vẫn đăng kí sử dụng hệ thống tài khoản áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên do Bộ Tài Chính ban hành theo quyết định 1141 TC/QĐ/CĐKT. Ngày 1/1/2003 CTy đã xoá bỏ các TK cũ như 821, 921 và đã bổ sung thêm các TK mới như 635, 515 theo chuẩn mực mới của Bộ Tài Chính. Tuy nhiên do giá bán do TCTy than Việt Nam quyết định nên CTy không sử dụng các TK chiêt khấu bán hàng( 521), giá vốn hàng bán( 532) và sản phẩm làm ra đúng tiêu chuẩn mà khách hàng yêu cầu nên không có hàng bán bị trả lại nên CTy cũng không sử dụng TK531. Để vận dụng có hiệu quả và linh động CTy đã xây dựng cho mình một hệ thống tài khoản kế toán riêng trong quá trình HĐSXKD cụ thể, CTy đã chi tiết thêm một số tiểu khoản cho phù hợp với loại hình kinh doanh của mình. Ví dụ: Với tài khoản 136: Phải thu nội bộ(Biểu 2) Số hiệu TK Tên TK Loại TK Bậc TK CTừ Loaị dư Chi tiết nhóm dư Ng tệ 136 Phải thu nội bộ A 1 C N 1361 Vốn KD ở đơn vị trực thuộc A 2 N 136101 Ngành đời sống C 3 C N 136102 Kho thuốc C 3 C N 136103 Dịch vụ may C 3 C N 136104 XN sàng & tận thu than C 3 C N 136105 CTy than Nội địa C 3 C N 136106 Mỏ than Dương Huy C 3 C N 136107 Nhà ăn số 16 C 3 C N 136108 Dự án điện Na Dương C 3 C N 136109 Tuyển than Hòn Gai C 3 C N 136110 Cụm TT văn hoá C 3 C N Một số tài khoản cũng có sự thay đổi cho phù hợp: Với TK 338(Biểu 3) Số hiệu TK Tên tài khoản Loại TK Bậc TK Ctừ Loại dư Chi tiết nhóm dư Ng-tệ 338 Phải trả,phải nộp khác A 1 C 3381 Tài sản thừa chờ giải quyết B 2 C 3382 Kinh phí công đoàn B 2 C 3383 Bảo hiểm xã hội A 2 C 3383 01 BH xã hội-1% nộp Tỉnh C 3 C C 3383 02 BH xã hội- 4% chế độ C 3 C C 3383 03 BH xã hội-10% nộp TBXH C 3 C C 3384 Bảo hiểm y tế B 2 C 3385 Phải nộp cấp trên B 2 C C 3388 P. trả,P. nộp khác A 2 C 3388 01 P. trả khác –lương trả chậm C 3 3388 02 P. trả khác –ngành ăn C 3 C C M C 3388 03 P. trả khác –hưu tuất chưa lĩnh C 3 C C 3388 04 P. trả khác–lãi vay quỹ T. trợ C 3 C C 3388 05 P. trả khác–K. phí HĐ CTĐảng C 3 C C 3388 06 P. trả khác–Khác C 3 C C F C 3388 07 Bồi dưỡng độc hại C 3 C K 3388 08 Theo dõi 3% BHYT C 3 C C 3388 09 Theo dõi 2% KPCĐ C 3 C C 3388 10 Theo dõi 20% BHXH C 3 C C Với tài khoản 141: Phải thu tạm ứng(Biểu 4) Số hiệu TK Tên TK Loại TK Bậc TK CTừ Loaị dư Chi tiết nhóm dư Ng tệ 141 Phải thu tạm ứng A 2 C L G C 14101 Tạm ứng-Phòng vật tư C 3 C L G C 14102 Tạm ứng-VPGĐ C 3 C L G C 14103 Tạm ứng-Phòng y tế C 3 C L G C 14104 Tạm ứng-Nhà trẻ mẫu giáo C 3 C L G C 14105 Tạm ứng-Nghành ăn C 3 C L G C 14106 Tạm ứng-Khối dân đảng C 3 C L G C 14107 Tạm ứng-Khối phòng ban C 3 C L G C 14108 Tạm ứng-Khối phân xưởng C 3 C L G C 14109 Tạm ứng-Lương hàng tháng C 3 C L G C Với TK 131: Phải thu khách hàng TK 131 01: Phải thu khách hàng- Trong TCTy TK 131 02: Phải thu khách hàng-Ngoài TCTy 2. 2. 4. Hệ thống sổ sách kế toán Hiện nay CTy căn cứ vào các công văn,quyết định, chỉ thị mới nhất của Bộ Tài Chính trên cơ sở tình hình thực tế tại CTy để vận dụng một cách thích hợp hệ thống sổ sách theo quy định của chế độ kế toán than và chế độ thống kê than. Là một CTy Nhà Nước, tiến hành sản xuất kinh doanh có quy mô CTy đã đăng kí sử dụng hình thức sổ NKCT . Căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra, kế toán tiến hành ghi chép vào sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp để cho ra tài liệu cuối cùng là hệ thống báo cáo tài chính. Sơ đồ III sơ đồ hình thức kế toán Nhật ký chứng từ chứng từ gốc bảng phân phối Nhật ký chứng từ sổ cái bảnG th chi tiết bảng kê sổ thẻ tk chi tiết sổ quĩ báo cáo tài chính Ghi chú ( áp dụng cho toàn bộ các chú thích của tất cả những sơ đồ còn lại) Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Đối chiếu kiểm tra: NKCT ở CTy mở từng tháng một, hết mỗi tháng CTy khoá sổ NKCT cũ và mở NKCT mới cho tháng. Sau mỗi lần khoá sổ cũ mở sổ mới kế toán chuyển toàn bộ số dư cần thiết từ NKCT cũ sang NKCT mới. Tại CTy hiện đang sử dụng các loại sổ sách sau: _Sổ tổng hợp: Căn cứ vào chứng từ gốc, bảng phân bổ, bảng kê, sổ chi tiết, kế toán ghi vào sổ tổng hợp. Sổ tổng hợp trong CTy tuyển than Cửa Ông bao gồm: + NKCT số 1, 2, 3, 5, 7, 8, 9, 10 + Bảng Kê 1, 2, 4, 5, 8, 9, 10, 11 + Sổ Cái : Sổ cái chỉ được ghi một lầnvào cuối kỳ sau khi đã khoá sổ NKCT. +Bảng phân bổ : CTy sử dụng cả bốn loại bảng phân bổ _Sổ chi tiết: SCT thanh toán các khoản nợ vay,cuối tháng KT công nợ cộng chuyển số liệu vào NKCT 4 SCT thanh toán với nhà cung cấp,cuối tháng KT thanh toán cộng chuyển số liệuvào NKCT 5 SCT bán hàng, cuối tháng KT tiêu thụ cộng chuyển số liệu vào NKCT 8 SCT thanh toán với người mua,cuối tháng KT thanh toán cộng chuyển số liệu ghi bảng kê 11,sau đó ghi NKCT 8 SCT TSCĐ,cuối tháng cộng chuyển số liệu vào NKCT 9 SCT mở cho các TK thuộc NK 10, cuối tháng cộng chuyển số liệu vào NKCT 10 Tại CTy Bộ sổ kế toán hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hiện nay về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của công tác HT tổng hợp và HT chi tiết tại công ty. Hình thức ghi sổ NKCT áp dụng cho phần hành kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại CTy được khái quát qua sơ đồ sau: Chứng từ gốc về tiêu thụ BK 5 BK 8 BK 9 BK 10 Sổ chi tiết bán hàng Sổ chi tiết KH NKCT số 8 Sổ cái các TK 511,632,641,642,911 BCTC BK 11 Sơ đồ IV 2. 2. 5. Hệ thống báo cáo Để tiện cho việc kiểm tra, giám sát CTy tuyển than Cửa Ông sử dụng hệ thống báo cáo tài chính do nhà nước ban hành và các báo cáo giải trình lên tổng CTy than Việt Nam. Kết thúc mỗi quí, kế toán các phần hành tiến hành tổng hợp, đối chiếu và tính ra số dư cuối kì các tài khoản, chuyển cho kế toán tổng hợp tiến hành lập báo cáo tài chính, gồm: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh;Thuyết minh báo cáo tài chính; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Báo cáo lao động và thu nhập của người lao động Các báo cáo này là cơ sở để giải trình cho tất cả các hoạt động của một kì kế toán. Ngoài ra để phục vụ cho nhu cầu quản lí kinh tế, tài chính, yêu cầu chỉ đạo, điều hành của Ban giám đốc, CTy còn sử dụng một số báo cáo quản trị nội bộ sau: Báo cáo than nhập theo các nguồn; Báo cáo doanh thu; Báo cáo thu chi tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng; Báo cáo tình hình sử dụng vật tư; Báo cáo chi tiết giá thành than ( cuối năm );Báo cáo về công nợ nội bộ, công nợ với khách hàng, công nợ với người cung cấp. Các báo cáo trên được lập theo yêu cầu khi cần thiết,chúng đều có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động quản lí kinh tế của công ty. Từ các báo cáo quản trị nội bộ ban giám đốc có thể đưa ra những ý kiến kết luận đúng đắn, các quyết định linh hoạt trong các hợp đồng kinh tế, kịp thời trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 2. 2. 6. Quy trình vận dụng kế toán máy Công tác kế toán ở CTy tuyển than Cửa Ông đã áp dụng phần mềm chương trình kế toán trên máy vi tính (chương trình kế toán này đã được nối mạng với các chi nhánh và các đơn vị trực thuộc). Chương trình cho phép cập nhật số liệu ngay từ các chương trình ban đầu, qua hệ thống chương trình xử lý thông tin sẽ tự động luân chuyển vào hệ thống sổ chi tiết TK , sổ cái TK , các báo cáo về tình hình công nợ… Đây là chương trình kế toán máy (Kế Toán Việt Nam phiên bản VER 07/2000 Phần mềm này đã được các cán bộ kỹ sư vi tính của phòng vi tính CTy cài đặt và sửa đổi phù hợp với tình hình kế toán tại công ty. Đối với các nhân viên kế toán, phần mềm kế toán này là một công cụ đắc lực không thể thiếu trong việc tập hợp các hoá đơn chứng từ và trong công việc hạch toán kế toán. Bên cạnh đó, kế toán còn sử dụng các phần mềm khác như Microsoft Word, Microsoft Exel. . . để lập các báo cáo tổng hợp kế toán như Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh Như vậy trong công tác kế toán tại công ty, CTy đã vận dụng máy vi tính trong việc cập nhật hoá đơn, chứng từ lên thẻ kho, ghi sổ chi tiết, sổ Cái, xác định lượng nhập, xuất, tồn than về hai mặt giá trị, số lượng nên đã thực sự góp phần tiết kiệm thời gian và công sức của cán bộ kế toán, nâng cao tính chính xác và tin cậy của thông tin do vậy việc đối chiếu số liệu với các phòng ban liên quan cũng gặp những thuận lợi đáng kể. III. Thực trạng hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại CTy tuyển than Cửa Ông. III. 1. Đặc điểm về hoạt động tiêu thụ thành phẩm của CTy ảnh hưởng tới hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ. Tiêu thụ thành phẩm là khâu cuối cùng của sản xuất kinh doanh và là một khâu quan trọng cần theo dõi của kế toán bởi vì nhờ có khâu tiêu thụ mà CTy có thể thu hỗi được chi phí bỏ ra, kế toán CTy có cơ sở tính toán được các chỉ tiêu quan trọng như doanh thu, thuế phải nộp ngân sách, lợi nhuận để từ đó lập các báo cáo cung cấp thông tin cho những người quan tâm. Tình hình tiêu thụ thành phẩm của CTy có một số đặc điểm ảnh hưởng đến hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ như sau: Đặc điểm thứ nhất cần thấy là tại CTy tuyển than Cửa Ông than nguyên khai được đưa từ các mỏ về, qua sàng tuyển tại CTy ra than sạch nhập kho, đưa đi tiêu thụ theo hợp đồng với khách hàng,tổ chức bốc rót tiêu thụ theo từng phương tiện vận tải thủy ở kho bến, ở cảng. Thành phẩm, sản phẩm tiêu thụ chủ yếu là than sạch các loại với nhiều chủng loại khác nhau cho nên việc phân loại than tiêu thụ có vai trò rất quan trọng là cơ sở nền tảng cho kế toán tiêu thụ hạch toán chi tiết thành phẩm và lập báo cáo doanh thu. Căn cứ vào thực tế, kế toán chi tiết than sạch tiêu thụ theo hai cách:theo chủng loại và theo đối tượng mua hàng Theo chủng loại, kế toán chi tiết than tiêu thụ thành ba loại sau: 1. Than cục(cục 3a,cục 4a, cục 5a, cục xô 25/100) 2. Than cám(cám 1-1,5, cám 2,cám 3,cám 4,cám 5,cám 6,cám 7,cám 8,cám 9, cám 11) 3. Than bùn Theo đối tượng mua hàng, kế toán phân loại: 1. Than bán cho CTy cảng biển kinh doanh than Quảng Ninh: _Than xuất khẩu (than cục, than cám ) _Than nội địa(than cục, than cám, than bùn) 2. Than CTy tự bán _Than bán cho Khách hàng lẻ Trong TCTy : Ngoài TCTy _Than bán cho CBCNV _Than xuất nội bộ CTy Đặc điểm thứ hai là giá bán do tổng CTy than Việt Nam quyết định nên CTy không sử dụng các tài khoản chiêt khấu bán hàng( 521), giảm giá hàng bán ( 532) và sản phẩm làm ra đúng tiêu chuẩn mà khách hàng yêu cầu nên không có hàng bán bị trả lại nên CTy cũng không sử dụng tài khoản hàng bán bị trả lại(531). Việc không sử dụng các TK521,531,532 nên không có sổ chi tiết các Tk này, các nhật ký –chứng từ, bảng kê, đặc biệt là Nhật ký –chứng từ số 8,bảng kê số 11 liên quan đến hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại CTy cũng không có số liệu các TK 521,531,532. Đặc điểm thứ ba là than sạch của CTy bao gồm nhiều loại, bán cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau trong và ngoài nước, cho nên việc theo dõi tình hình tiêu thụ tại CTy rất chi tiết cụ thể. Kế toán tiêu thụ đã mở sổ chi tiết tiểu khoản của TK 131,511 cho từng công ty, từng chủng loại than, kế toán công nợ mở sổ chi tiết tiểu khoản của TK 136 cho từng Phân xưởng, kho bến I, kho bến II. Ngoài ra công tác tiêu thụ còn được phản ánh vào Bảng kê xuất than, sổ theo dõi tổng hợp doanh thu bán than, Bảng phân tích tỷ lệ thanh toán của khách hàng. Việc làm này đã làm cho CTy luôn nắm bắt chặt chẽ tình hình thanh toán của khách hàng. Qua đó có phương hướng biện pháp xử lý kịp thời phục vụ đắc lực cho công tác quản lý. Đặc điểm thứ tư là: Trong vấn đề tiêu thụ CTy có thuận lợi là có cảng nước sâu vận chuyển bằng đường thuỷ rất thuận lợi, giá cước vận chuyển bằng đường biển so với đường bộ thấp hơn nhiều, CTy còn có cầu cảng dài gần 200m, tàu có trọng tải 60. 000T trở xuống có thể vào cảng nhận than an toàn. Than các loại của CTy tuyển than Cửa Ông phần lớn được tiêu thụ rộng khắp. Thị trường tiêu thụ bao gồm khắp các tỉnh trong cả nước đặc biệt là tiêu thụ ở các tỉnh Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Ngoài ra than sạch của CTy tuyển than Cửa Ông còn được xuất khẩu ra nước ngoài như Trung Quốc, Lào, Campuchia. . . Xuất phát từ đặc điểm như vậy cho nên công tác hạch toán tiêu thụ tại CTy đòi hỏi các thủ tục giao dịch phải linh hoạt thích hợp và trên thực tế tại CTy thủ tục bán hàng và thanh toán tiền hàng được thực hiện hợp lý nhanh gọn, đảm bảo cho khách lấy được hàng trong thời gian nhanh nhất. Kế toán tiêu thụ đã cố gắng giảm bớt mọi thủ tục để sao cho trong thời gian nhanh nhất các khách hàng có thể nhận được hàng đúng chủng loại, số lượng theo yêu cầu. Các chứng từ tiêu thụ như giấy giới thiệu đăng kiểm vận tải thuỷ,phiếu báo xuất than, phiếu báo rót than, lệnh xuất than, giấy chứng nhận phẩm chất than, Hoá đơn bán hàng( Hoá đơn GTGT ), Phiếu xuất kho, Phiếu thu. . . đều được quản lý tốt, lập theo đúng quy định của bộ tài chính, có chữ ký con dấu hợp pháp. Trưởng phòng tiêu thụ phân công trách nhiệm cho mỗi nhân viên kế toán lập và ghi chép chứng từ theo đúng quy định. Các chứng từ như Giấy đề nghị mua hàng của khách hàng, thông báo của TCTy , đề nghị tạm ứng … đều được kiểm tra rất chặt chẽ về nội dung, con số, dấu và chữ ký bằng các phương pháp khác nhau như phân loại, đối chiếu, phỏng vấn hỏi trực tiếp …. Đặc điểm thứ năm là việc áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho, than thành phẩm của CTy tạo điều kiện thuận lợi cho việc phản ánh, ghi chép và theo dõi thường xuyên sự biến động của than. Cũng như khi sản xuất, khi CTy bán được bao nhiêu than thì hạch toán ngay cả về số lượng, đơn giá và tổng giá trị đồng thời cũng phản ánh luôn thuế phải nộp ngân sách nhà nước. Do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường nên phương pháp này giúp CTy quản lý chặt chẽ sản phẩm của mình và có biện pháp xử lý kịp thời khi có biến động trên thị trường, tạo thuận lợi cho công tác tiêu thụ và nâng cao hiệu quả tiêu thụ. CTy đã không sử dụng Phương pháp kiểm kê định kỳ chính là do đặc tính của than là hữu hình có thể xác định được ngay số lượng, chất lượng. Ngoài ra CTy còn có một đặc điểm là có khối lượng than sản xuất, tiêu thụ lớn, có giá trị nhiều tỷ đồng và chủ yếu hiện nay vẫn là tiêu thụ qua CTy Cảng biển kinh doanh than Quảng Ninh cho nên những ảnh hưởng lớn, trọng yếu đến kết quả tiêu thụ chủ yếu vẫn là trên các tài khoản theo dõi chi tiết của khách hàng này. Những sai sót trọng yếu xảy ra đối với khách hàng này sẽ có tác động nghiêm trọng nhất đến toàn bộ kết quả tiêu thụ. III. 2. Hạch toán tiêu thụ thành phẩm tại CTy tuyển than Cửa Ông Để tìm hiểu công tác hạch toán tiêu thụ than tại công ty, em bắt đầu xem xét quy trình lập chứng từ và luân chuyển chứng từ . 1)Chứng từ và luân chuyển chứng từ Tại CTy tuyển than Cửa Ông hạch toán ban đầu quá trình bán hàng bắt đầu từ khi khách hàng đề nghị mua hàng cho đến khi thủ qũi nhận tiền và thủ kho giao hàng,kế toán ghi sổ sách. Chứng từ sử dụng ở phần này chủ yếu là Giấy đề nghị mua hàng của khách hàng, thông báo của TCTy , Hoá đơn bán hàng( Hoá đơn GTGT ), Phiếu xuất kho, Phiếu thu. . . Quy trình luân chuyển chứng từ bán hàng(Biểu 5) Trách nhiệm luân chuyển Công việc thực hiện Người mua Cán bộ phòng kinh doanh hoặc kế toán Giám đốc CTy hoặc kế toán trưởng Kế toán thanh toán Thủ quỹ Thủ kho Đề nghị được mua Thông báo của TCTy 1 Lập phiếu xuất than, hoá đơn GTGT và phiếu thu, chi 2 Ký hoá đơn GTGT,phiếu thu chi 3 Lập phiếu thu, phiếu chi 4 Thu tiền 5 Xuất hàng 6 Ghi sổ 7 Bảo quản lưu trữ 8 Công tác luân chuyển chứng từ tại CTy như sau: +Đối với việc bán than cho khách hàng mà CTy tự bán, cơ sở cho mỗi nghiệp vụ tiêu thụ than ở CTy thường dựa vào hợp đồng kinh tế đã ký hoặc các đơn đặt hàng của khách hàng(Biểu 6) Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập –Tự do –Hạnh phúc Hợp đồng mua bán than Số 01 Căn cứ luật thương mại nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Căn cứ pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25 tháng 09 năm 1989 của hội đồng nhà nước Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của hai bên Hôm nay ngày 02 tháng 12 năm 2003 tại Hà Nội, chúng tôi gồm: Bên A: CTy tuyển than Cửa Ông Địa chỉ: Phường Cửa Ông - TX Cẩm Phả - Quảng Ninh Tài khoản số: 710A-00009 tại ngân hàng công thương Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh Điện thoại số: ( 033 ) 865043 - Fax ( 033 ) 865656 Đại diện là ông(bà): Nguyễn Cao Tùng Chức vụ: Phó giám đốc công ty Bên B: Tổng CTy than Việt Nam Địa chỉ: 22 Lê Duẩn Đại diện là ông(bà): Trần Mạnh Dũng Chức vụ: Phó tổng Giám đốc công ty Hai bên ký kết hợp đồng mua bán than xuất khẩu theo những điều kiện và điều khoản sau Điều 1: Tên hàng, số lượng, giá tiền Bên A bán cho bên B Than cục số lượng: 110. 000 Tấn giá bán: 800. 000 VNĐ/Tấn than tổng trị giá: 92. 400. 000. 000 VNĐ trong đó tiền hàng: 88. 000. 000. 000 VNĐ thuế GTGT (5%): 4. 400. 000. 000 VNĐ Điều 2: Chất lượng Chất lượng theo mẫu khách nước ngoài chấp nhận, mẫu kèm theo hợp đồng này và phòng giám định chất lượng sản phẩm của 3 bên kiểm tra Các bên kiểm tra gồm: Tổng CTy than Việt Nam CTy cảng kinh doanh than Quảng Ninh CTy tuyển than Cửa Ông Điều 3:Điều khoản thanh toán Bên B thanh toán cho bên A bằng tiền mặt theo đơn giá Bên B thanh toán cho bên A sau khi A giao hàng và xuất trình HĐGTGT có xác nhận KCS của bên B Điều 4:Thời hạn giao hàng Thời hạn giao hàng đến hết ngày 20/12/2003 theo thông báo của tổng CTy than, các phí tổn do bên A chịu Điều 5: Điều khoản chung Bên A cam kết giao hàng theo đúng mẫu hai bên thoả thuận Hai bên cam kết nghiêm chỉnh chấp hành hợp đồng Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này không thương lượng được sẽ được giải quyết tại trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam Hợp đồng lập 04 bản có giá trị pháp lý như nhau Hợp đồng có hiệu lực đến hết ngày 20/12/2003 Đại diện bên A Đại diện bên B Phó GĐ Phó TGĐ (ký tên, đóng dấu) (ký tên, đóng dấu) Khách hàng đã ký hợp đồng khi đến mua hàng phải làm thủ tục nhập cảng, sau đó mang theo giấy giới thiệu đăng kiểm phương tiện vận tải thuỷ đến phòng kế hoạch của CTy để làm thủ tục. Phòng kế hoạch căn cứ vào hợp đồng mua than hoặc đơn đặt hàng viết phiếu báo xuất than. Phiếu báo xuất than được viết thành 2 liên,một liên chuyển cho khách hàng một liên lưu ở phòng kế hoạch. Phiếu báo xuất than thể hiện số lượng, chủng loại than mà khách hàng cần mua. Khách hàng mang giấy giới thiệu và phiếu báo xuất than đến phòng kế toán để làm căn cứ viết Phiếu báo rót than và nộp tiền tại quỹ của CTy tuyển than Cửa Ông hoặc chấp nhận trả tiền theo thoả thuận. Phiếu báo rót than được viết thành 2 liên,một liên giao cho khách hàng,một liên lưu ở phòng kế toán. Phiếu báo rót than làm cơ sở tính số tiền mà khách hàng phải trả theo lượng than và chủng loại than mà khách hàng mua. Phòng kế hoạch căn cứ vào Phiếu báo rót than làm Lệnh xuất than kiêm vận chuyển nội bộ cho bộ phận rót than của công ty. Tại bộ phận rót than của công ty, phân xưởng Giám định, trung tâm đo lường và giám định sản phẩm tiến hành giám định số lượng, chất lượng than. Trung tâm đo lường và giám định sản phẩm viết Giấy chứng nhận phẩm chất than Giấy chứng nhận phẩm chất than xác định chính xác số lượng và phẩm chất than để làm căn cứ cho kế toán tiêu thụ tính thành tiền thực tế viết hoá đơn GTGT(Biểu 7) Hoá đơn GTGT Liên 3 (dùng để thanh toán) Ngày 02 tháng 12 năm 2003 Đơn vị bán hàng: CTy tuyển than Cửa Ông Địa chỉ:: Phường Cửa Ông - TX Cẩm Phả - Quảng Ninh Điện thoại: ( 033 ) 865043 - Fax ( 033 ) 865656 Số tài khoản: 710A-00009 Mã số thuế: Họ tên người mua hàng: Nguyễn Trung Sơn Đơn vị: CTy CBKD than Quảng Ninh Địa chỉ: Số tài khoản: 710A-00010 Mã số thuế: Hình thức thanh toán: Tiền mặt STT Tên hàng hoá dịch vụ Đơn vị tính Số lượng(Tấn) Đơn giá(VNĐ) Thành tiền A B C 1 2 3 1 Than cục Tấn 110. 000 800. 000 88. 000. 000. 000 Cộng tiền hàng : 88. 000. 000. 000 VNĐ Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT: 4. 400. 000. 000 VNĐ Tổng cộng tiền thanh toán: 92. 400. 000. 000 VNĐ Số tiền bằng chữ: (Chín mươi hai tỷ bốn trăm triệu đồng chẵn) Người mua hàng Ký, Họ tên Kế toán trưởng Ký, Họ tên Thủ trưởng đơn vị Ký, Đóng dấu Hoá đơn GTGT được đánh số liên tục từ đầu đến cuối quyển. Nếu ghi sai phải huỷ bỏ nhưng vẫn lưu tại quyển gốc, khi sửa chữa gạch xoá ngay trên hoá đơn và viết hoá đơn khác liền kề. Hoá đơn GTGT lập làm 3 liên (đặt giấy than viết một lần). Một liên giao cho khách hàng để làm căn cứ vận chuyển trên đường và khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Một liên giữ lại để kế toán tiêu thụ ghi sổ. Liên còn lại chuyển ngược trở lại phòng kế hoạch để lưu trữ. Bây giờ than mới chính thức được coi là tiêu thụ +Đối với việc bán than cho CTy cảng kinh doanh than,căn cứ vào thông báo của ban điều hành tiêu thụ Tổng CTy than hàng tháng về lịch tầu vào ăn than trong tháng đó(thông báo này có các chỉ tiêu cụ thể về thời gian, số lượng, chất lượng, chủng loại than) Phòng kế hoạch CTy viết Lệnh xuất than kiêm vận chuyển nội bộ, trung tâm điều hành sản xuất điều hành các đơn vị sản xuất chuẩn bị chân hàng nhập kho( Kho bến I, Kho bến II), phối kết hợp để thực hiện việc vận tải,bốc rót than đúng tiến độ thời gian, đảm bảo số lượng, chất lượng, chủng loại than theo yêu cầu. Hàng ca phân xưởng kho bến I, kho bến II căn cứ vào số lượng chủng loại than xuất tiêu thụ viết phiếu xuất than giao cho phân xưởng giám định. Phân xưởng kho bến I giao bằng Vagoog; Phân xưởng kho bến II giao bằng cân Phân xưởng giám định kết hợp với Trung tâm đo lường và giám định sản phẩm,CTy cảng kinh doanh than giám định chính xác số lượng, chất lượng than tiêu thụ theo từng loại than, theo từng tầu. Kết quả kiểm nghiệm là Giấy chứng nhận phẩm chất than. Căn cứ vào biên bản này phân xưởng giám định viết Phiếu tiêu thụ than. Phiếu tiêu thụ than được phân xưởng giám định chuyển về tổ thống kê phòng kế toán để theo dõi tổng hợp. Cuối tháng bộ phận thống kê và CTy cảng kinh doanh than đối chiếu tổng hợp tiêu thụ trong tháng theo số lượng, chất lượng, chủng loại than. Tổ tài chính căn cứ vào báo cáo tiêu thụ viết hoá đơn tiêu thụ(hoá đơn GTGT) cho CTy cảng và kinh doanh than. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn khi chuyển đổi cơ chế nhưng từ khi chuyển sang hạch toán độc lập, sản phẩm than sạch của CTy tuyển than Cửa Ông vẫn được khách hàng ưa chuộng vì có sản lượng lớn, chất lượng tốt, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Trong quá trình tiêu thụ than để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng,giảm thiểu thời gian, tạo điều kiện cho khách hàng CTy chủ yếu tiêu thụ than theo phương thức tiêu thụ trực tiếp. Theo phương thức này khi CTy giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho, than thành phẩm khi bàn giao chính thức cho người mua,người mua ký vào hoá đơn, than được coi là tiêu thụ và CTy mất quyền sở hữu số than này. Việc sử dụng chủ yếu phương thức tiêu thụ trực tiếp có ảnh hưởng vô cùng to lớn tới hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ. Phương pháp này giúp kế toán theo dõi, ghi chép, phản ánh sát với sự biến động của than. Số liệu kế toán tiêu thụ đưa lên máy là sớm nhất (có thể là ngay lập tức ) cho nên sẽ chính xác và kế toán tổng hợp về tiêu thụ tập hợp đúng và có biện pháp xử lý kịp thời khi có những phát hiện đồng thời việc tìm tài liệu đối chiếu cũng dễ dàng hơn. Như vậy việc vận dụng phương thức tiêu thụ trực tiếp ảnh hưởng lớn tới các chỉ tiêu liên quan đến tiền, chuyển khoản, doanh thu, chi phí cho nên một mặt nó tác động không chỉ tới quy trình thanh toán nhưng mặt khác nó tác động tới hạch toán tiêu thụ (tác động tới ghi chép SCT các TK 111,112,113, BK số 1,2, NKCT 1,2,3, tác động tới ghi chép SCT các TK 155,511,512,641,642, BK 5,8,9, NKCT 8. Tác động tới ghi chép SCT TK 131, BK 11 và các sổ cái các TK dẫn đến kết quả tiêu thụ cũng bị ảnh hưởng). Do vậy hiện nay CTy rất chú trọng đến công tác tiêu thụ và kế toán cũng rất coi trọng việc hạch toán tiêu thụ. 2)Tổ chức hạch toán a)Tài khoản sử dụng Công ty tuyển than Cửa Ông hạch toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT bằng phương pháp khấu trừ với phương pháp tiêu thụ trực tiếp. Khi phát sinh các nghiệp vụ tiêu thụ,kế toán sử dụng nhiều TK để theo dõi nhưng chủ yếu là những TK sau: TK 155 – Thành phẩm TK này được sử dụng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại sản phẩm tại kho của CTY theo giá thành thực tế. TK này được mở chi tiết theo từng sản phẩm. TK511 – Doanh thu bán hàng TK511 được dùng để phản ánh tổng số doanh thu bán hàng của doanh nghiệp và các khoản giảm doanh thu từ đó tính ra doanh thu thuần về tiêu thụ trong kỳ. TK 511 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành 4 tiểu khoản cấp hai, mỗi một TK cấp 2 lại được chi tiết cho từng loại sản phẩm khác nhau TK 5111 Doanh thu bán hàng hoá TK 5112 Doanh thu bán các thành phẩm TK 5112 01: Doanh thu bán than Cục TK 5112 013A: Doanh thu bán than Cục 3A TK 5112 014A: Doanh thu bán than Cục 4A TK 5112 015A: Doanh thu bán than Cục 5A TK 5112 016A: Doanh thu bán than Cục Xô TK 5112 02: Doanh thu bán than Cám TK 5112 021: Doanh thu bán than Cám 1-1,5 TK 5112 022: Doanh thu bán than Cám 2 TK 5112 023: Doanh thu bán than Cám 3 TK 5112 024: Doanh thu bán than Cám 4 TK 5112 03: Doanh thu bán than Bùn TK 5112 031: Doanh thu bán than Bùn ép Vân đồn TK 5113 Doanh thu cung cấp dịch vụ TK 5114 Doanh thu trợ cấp, trợ giá TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ Tk này dùng để phản ánh doanh thu của số hàng hoá, lao vụ, sản phẩm tiêu thụ nội bộ Tk này được chi tiết như sau(Biểu 8) Số hiệu TK Tên tài khoản Loại TK Bậc TK CTừ Loại Dư Chi tiết nhóm dư Ng-tệ 512 Doanh thu bán hàng nội bộ A 1 C C 5121 Doanh thu nội bộ –Hàng hoá A 2 C 5122 Doanh thu nội bộ-Bán sản phẩm B 2 C C 5122 01 DT nội bộ-Tuyển 1 C 3 C C 5122 02 DT nội bộ-Tuyển 2 C 3 C C 5122 03 DT nội bộ-Vận tảI C 3 C C 5122 04 DT nội bộ-Đống 1 C 3 C C 5122 05 DT nội bộ-Đống 2 C 3 C C 5122 06 DT nội bộ-Đổ xít C 3 C C 5122 11 DT nội bộ-PX cơ khí C 3 C C 5122 12 DT nội bộ-PX kiến trúc C 3 C C 5122 13 DT nội bộ-PX điện nước C 3 C C 5122 14 DT nội bộ-PX ô tô C 3 C C 5122 15 DT nội bộ-PX toa xe C 3 C C 5122 16 DT nội bộ-PX cầu đường C 3 C C 5122 17 DT nội bộ-PXSX khác C 3 C C 5122 18 DT nội bộ-PX hàng gia công C 3 C C 5122 20 DT nội bộ-Dịch vụ khác C 3 C C 5123 DT nội bộ- Cung cấp dịch vụ B 2 C C TK 131- Phải thu của khách hàng TK này theo dõi các khoản thanh toán của khách hàng về tiền bán than, hàng hoá, dịch vụ, tài sản. TK này được theo dõi chi tiết theo từng khách hàng, bộ phận: CTY Cảng biển kinh doanh than Quảng Ninh, khách hàng lẻ(trong TCTY , ngoài TCTY ), cán bộ công nhân viên, nội bộ VD: TK 131 01- Phải thu của khách hàng trong TCTY TK 131 02- Phải thu của khách hàng ngoài TCTY TK 632 “Giá vốn hàng bán” được chi tiết theo từng loại than TK 3331“Thuế GTGT phải nộp ” TK 3333 “Thuế xuất khẩu” CTy không sử dụng các TK 521,531,532 b) Phương pháp hạch toán _Hạch toán giá vốn Từ chứng từ nhập than do thủ kho gửi lên kế toán vào Sổ chi tiết thành phẩm theo trình tự thời gian (Biểu 9). Đây là sổ theo dõi từng loại thành phẩm trên các chỉ tiêu Nhập, Xuất, Tồn về cả hai mặt số lượng và giá trị. Mỗi loại than được mở một trang. Sổ chi tiết thành phẩm Tháng 12 năm 2003 Tên thành phẩm: Than cục 3A Chứng từ Nội dung TK ĐƯ Đơn giá Nhập Xuất Tồn SH NT SL TT SL TT SL TT 01 02/12 02/12 … Tồn đầu tháng Nhập từ PX tuyển 2 Xuất CTY CBKD than QN . . . . . 154 632 . . . 750. 000 750. 000 750. 000 . . . . 100. 000 . . . 75. 000 . . . . 110. 000 . . . 82. 500 ... 50. 000 . . . 37. 500 Cộng 170. 000 127. 500 220. 000 165. 000 0 0 Căn cứ vào Sổ chi tiết thành phẩm kế toán lập bảng kê số 8 (Biểu 10). Trên mỗi dòng của bảng kê phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn kho từng loại thành phẩm trong CTy theo cả hai chỉ tiêu số lượng và giá trị. Biểu 10 bảng kê số 8: nhập - xuất - tồn thành phẩm Tháng 12 năm 2003 STT Tên sản phẩm SDĐK NHậP TRONG Kỳ XUấT TRONG Kỳ SDCK SL TT SL TT SL TT SL TT Than bùn Than cục . . . . . 100. 000 50. 000 . . . 11. 000. 37. 500 . . . . 100. 000 170. 000 . . . 12. 000 127. 500 . . . . 60. 000 220. 000 . . . 7. 000 165. 000 . . . . 100. 0000 16. 000 0 Cộng 250. 000 91. 000 700. 00 486. 000 800. 000 511. 000 150. 000 66. 000 Căn cứ vào số liệu xuất thành phẩm trên Bảng kê số 8 kế toán vào NKCT số 8 cho cột ghi Có TK 155( Triệu đồng) Nợ TK632: 511. 000 Có TK155: 511. 000 Sau đó lên sổ cái TK632 Biểu 11 sổ cái TK 632- Giá vốn hàng bán Tháng 12 Năm 2003 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có cácTK đối ứng với Nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 . . . . Tháng 12 155 511. 000 Tổng phát sinh Nợ 511. 000 Tổng phát sinh Có 511. 000 Dư Nợ Dư Có _Hạch toán doanh thu Tại phòng kế toán, Căn cứ vào hoá đơn GTGT giữ lại, hàng ngày kế toán tiêu thụ tiến hành ghi vào Sổ theo dõi hoạt động tiêu thụ(Biểu 12). Sổ được lập theo thứ tự số hoá đơn và được ghi chi tiết tên khách hàng mua,tên hàng,số lượng, đơn giá, thuế xuất, thuế giá trị gia tăng và số tiền mà khách hàng phải thanh toán Biểu 12 sổ theo dõi hoạt động tiêu thụ Tháng 12 năm 2003 STT Hoá đơn Người nhận tiền Tên khách hàng mua Sản phẩm Thuế suất GTGT (%) Thuế GTGT Tổng cộng Ghi chú Số Ngày Tên Số lượng Đơn giá Thành tiền 1. 01 02/12 Trần Văn Công Nguyễn Trung Sơn Than Cục 3A 110. 000 800. 000 88. 000. 5 4. 400 92. 400 2. Than Bùn 5 3. Than Cám 5 4. Than Cám 5 5. Than Cục 3A 5 6 Than Cục 5A 5 7 … … … … … … … … …. … … … Cộng 800. 000 537. 000 5 26. 850 563. 850 Sau đó căn cứ vào sổ trên đồng thời đối chiếu với hoá đơn bán than trong tháng, kế toán tiêu thụ tổng hợp lại theo từng chủng loại than để lên sổ theo dõi chi tiết tiêu thụ theo từng sản phẩm(Biểu 13) Biểu 13 sổ theo dõi chi tiết tiêu thụ than Chủng loại: than cục 3A Tháng 12 năm 2003 STT Hoá đơn Người nhận tiền Tên khách hàng mua Hàng hoá Thuế suất GTGT (%) Thuế GTGT Tổng cộng Ghi chú Số Ngày Số lượng Đơn giá Thành tiền tiền 1. 01 02/12 Trần Văn Công Nguyễn Trung Sơn 110. 000 800. 000 88. 000 5 4. 400 92. 400 2. 5 3. 5 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Cộng 220. 000 800. 000 176. 000 5 8. 800 184. 800 Căn cứ vào Sổ theo dõi này kế toán lên Sổ chi tiết doanh thu bán hàng(Biểu 14) Biểu 14 sổ chi tiết doanh thu bán hàng Chủng loại than: Than cục 3A Tháng 12 năm 2003 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Doanh thu 511 Ghi chú SH NT Số lượng Đơn giá Thành tiền Thuế 01 02/12 Bán cho CTY CBKD than QN 111 110. 000 800. 000 88. 000 4. 400 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Cộng phát sinh 200. 000 800. 000 160. 000 8. 000 Doanh thu thuần 160. 000 Cuối tháng ,sau khi lên NKCT số 8 cho cột ghi có TK 511(Triệu đồng) Nợ TK111:150. 000 Nợ TK112:166. 000 Nợ TK131:Ghi sau Có TK511: Cộng sau Cuối cùng kế toán tổng hợp số liệu lên sổ cái TK 511 Biểu 15 sổ cái Tài khoản 511- Doanh thu bán hàng Tháng 12 năm 2003 Số dư đầu năm Nợ Có Đơn vị: Triệu đồng Ghi có các TK đối ứng nợ với 511 Tháng 1 Tháng 2 …. Tháng 12 111 112 131 150. 000 166. 000 221. 000 Cộng phát sinh nợ 537. 000 Cộng phát sinh có 537. 000 Nợ Sô dư cuối tháng Có Ngày … tháng … năm … Kế toán ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) _Hạch toán thanh toán với khách hàng Trong quá tình tiêu thụ kế toán CTy luôn thường xuyên theo dõi việc thanh toán của khách hàng,tại CTy việc thanh toán được thống nhất tuỳ theo từng hợp đồng mà CTy đã ký trước và sau khi khách hàng mua hàng. Các chứng từ phản ánh việc thanh toán của khách hàng là các chứng từ như phiếu thu, bảng kê nộp séc, uỷ nhiệm chi. . . . Thực tế công tác thanh toán giữa CTy với khách hàng được hạch toán như sau: A)Hạch toán với khách hàng thu tiền ngay. + Thanh toán ngay bằng tiền mặt, séc hay qua ngân hàng khi mua hàng Phương thức thanh toán này thường được áp dụng đối với những khách hàng không thường xuyên, mua hàng với số lượng nhỏ và chưa có tín nhiệm với công ty. Đôi khi trong trường hợp CTy cần tiền thì khách hàng thường được yêu cầu thanh toán ngay khi mua hàng. Ngoài tiền mặt thu trực tiếp tại quỹ, CTy cũng chấp nhận thanh toán với khách thông qua ngân hàng để tạo điều kiện cho khách trong việc thanh toán khi mua hàng với giá trị lớn. Hình thức thanh toán ngay đảm bảo cho CTy thu hồi được vốn nhanh để tiếp tục tái đầu tư cho hoạt động sản xuất. _Nếu khách hàng thanh toán bằng tiền mặt khi đến nộp tiền mặt tại quỹ kế toán lập phiếu thu tiền,phiếu thu được lập làm 2 liên: 1 liên giao khách hàng 1 liên lưu CTy Biểu 16 Tổng CTy than Việt Nam CTy tuyển than Cửa Ông Phiếu thu tiền số: 1212 Ngày 02/ 12/2003 Số bút toán: Tài khoản ghi có: 131 01 Thu của : Nguyễn Trung Sơn Bộ phận công tác : CTY CBKD than Quảng Ninh Về khoản : Mua than cục Số tiền :92.400.000.000 VND Bằng chữ:Chín mươi hai triệu bốn trăm tỷ đồng chẵn Kèm theo 1 chứng từ gốc Nhận ngày 02 tháng 12 năm 2003 Thủ trưởng đơn vị KT trưởng KT thanh toán Thủ quỹ Ký tên, đóng dấu Ký tên, đóng dấu Ký tên Ký tên Căn cứ vào phiếu thu, kế toán ghi sổ chi tiết tiền mặt, cuối ngày lên Bảng kê số 1 cho cột ghi Có TK 511, TK 3331. _Nếu khách hàng thanh toán bằng séc thì chứng từ ban đầu là bảng kê nộp séc (Biểu 17). Khi CTy thu được séc kế toán nộp vào ngân hàng ngoại thương Việt Nam nơi CTy mở tài khoản chậm nhất là 10 ngày sau khi nhận séc. Khi nhận séc, kế toán phải ghi bảng kê nộp séc. Bảng kê nộp séc được lập làm hai liên: 1 liên lưu tại công ty, 1 liên do ngân hàng giữ. Biểu 17 bảng kê nộp séc Ngày 7 tháng 12 năm 2003 Phần do ngân hàng ghi Đơn vị nộp séc: CTy tuyển than Cửa Ông TK Nợ Tại: Ngân hàng công thương Cẩm Phả - Quảng Ninh TK Có Số hiệu tài khoản: 710A-00009 STT Số séc TK ghi Nợ trên séc Đơn vị phát hành séc Số tiền 1 23712 Nhà máy nhiệt điện Phả Lại 7. 500. 000 Cộng 7. 500. 000 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Bảy triệu năm trăm nghìn đồng chẵn. Đơn vị nộp séc Ngân hàng bên bán nhận Ngân hàng bên mua nhận Khi ngân hàng công thương Cẩm Phả nhận tiền chuyển vào tài khoản của công ty, ngân hàng sẽ gửi giấy báo Có về công ty. Sau khi nhận giấy báo Có kế toán phản ánh vào sổ chi tiết tiền gửi, cuối ngày lên Bảng kê số 2 cho cột ghi Có TK 511, Có TK 3331. _Nếu khách hàng thanh toán tiền hàng bằng uỷ nhiệm chi. Ngân hàng công thương Cẩm Phả sau khi nhận được tiền của ngân hàng bên mua chuyển đến sẽ gửi 1 liên uỷ nhiệm chi (giấy báo có về CTy ) Biểu 18 Uỷ nhiệm chi số 15/12 Tàikhoảnnợ(do ngân hàng ghi) Tài khoản có Chuyển khoản,chuyển tiền thư điện lập ngày 15 tháng12năm 2003 Tên đơn vị trả tiền:CTy cảng và kinh doanh than Số tài khoản 710A-00010 Tại ngân hàng: Công thương Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh Tên đơn vị nhận tiền: CTy tuyển than Cửa Ông Số tài khoản: 710A-00009 Tại ngân hàng: Công thương Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh 500.000.000 Số tiền bằng chữ: Năm trăm triệu đồng chẵn Nội dung thanh toán: Trả tiền mua than cám Đơn vị trả tiền Ngân hàng Ngân hàng Kế toán Chủ tài khoản ghi sổ ngày… ghi sổ ngày… Kế toán Tpkế toán Kế toán Tpkế toán Đây là chứng từ xác nhận ngân hàng phục vụ bên bán đã nhận tiền và số liệu tài khoản được chuyển vào. Khi đó, căn cứ vào phiếu thu tiền mặt hoặc giấy báo Có của Ngân hàng, kế toán sẽ đóng dấu "Đã thanh toán" lên hoá đơn. Số tiền này được ghi vào "Sổ chi tiết thanh toán với người mua". Sau khi nhận được uỷ nhiệm chi, kế toán phản ánh vào sổ chi tiết TK 112, cuối ngày lên Bảng kê số 2 cho cột ghi Có TK 511, Có TK 3331. _Nếu khách hàng ứng trước tiền hàng, khi nhận tiền ứng (thường là tiền mặt) kế toán lập phiếu thu ghi số tiền khách hàng ứng trước, căn cứ vào phiếu thu kế toán phản ánh vào sổ chi tiết thanh toán với người mua và sổ chi tiết tiền mặt, cuối ngày lên Bảng kê số 1 cho cột ghi Có TK 131. B)Hạch toán với khách hàng thanh toán trả chậm Phương thức thanh toán này chỉ được áp dụng đối với những khách hàng có tín nhiệm hoặc bán hàng theo những hợp đồng kinh tế. Thời hạn thanh toán được xét cụ thể theo từng trường hợp hoặc được xác định trên hợp đồng. Thông thường, thời hạn thanh toán thường không quá một tháng đối với tiêu thụ theo hợp đồng hoặc 15 ngày nếu khách đến mua lẻ tại công ty. Thời hạn và đối tượng áp dụng phương thức trả chậm do Giám đốc hoặc Phó giám đốc CTy quyết định. ở công ty, những khách hàng được trả chậm là KH thường mua than theo hợp đồng kí kết lâu dài. Để theo dõi tình hình thanh toán theo phương thức trả chậm kế toán mở sổ chi tiết thanh toán với người mua (Biểu 19). Mỗi khách hàng mở một trang sổ. Sổ chi tiết thanh toán với người mua Tháng 12 năm 2003 Khách hàng: CTy cảng biển kinh doanh than Quảng Ninh Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có 132 897 18/12 26/12 . . . Số dư đầu kì Bán than cục 3A Thuế GTGT Trả tiền hàng . . . 511 3331 111 112 10. 000 800 40 . . . 500 500 . . . Tổng phát sinh 75. 600 70. 000 Số dư cuối kỳ 15. 600 Căn cứ vào sổ chi tiết thanh toán với người mua,sổ chi tiết doanh thu bán hàng. Cuối tháng, kế toán lên Bảng kê số 11 - Phải thu của khách hàng (Biểu 20). Bảng kê được lập để tổng hợp tình hình thanh toán với khách hàng trong một tháng. Mỗi khách hàng được ghi một dòng. bảng kê số 11 Tháng 12 năm 2003 S T T Tên người mua Sdđk Ghi nợ tk 131, ghi có các tk Ghi có tk 131, ghi nợ các tk Sdck Nợ có 511 3331 Cộng nợ 131 111 112 Cộng có 131 nợ có 1 2 CTy CBKD than QN … 10. 000. … … 72. 000 … 3. 600 … 75. 600 … 30. 000 … 40. 000 … 70. 000 … 15. 600 … Cộng 30. 000 200. 000 10. 000 210. 000 80. 000 141. 000 221. 000 19. 000 Căn cứ vào số liệu trên Bảng kê số 11, kế toán tập hợp vào Nhật ký- Chứng từ số 8 cho bên Có TK 131 (Triệu đồng): Nợ TK 111: 80. 000 Nợ TK 112: 141. 000 Có TK131: 221. 000 Căn cứ vào số liệu TK 511 trên NKCT số 8 ở cột ghi Có TK 511( Triệu đồng) Nợ TK111:Đã ghi ở trên Nợ TK112:Đã ghi ở trên Nợ TK131:221. 000 Có TK511: 537. 000 Cuối cùng cũng lên sổ cái TK 511 như đã trình bày ở trên. _Hạch toán thuế GTGT,xuất khẩu Sản phẩm tiêu thụ tại CTy là than các loại, là đối tượng chịu thuế GTGT, vì vậy, cuối mỗi tháng CTy phải lập tờ khai thuế GTGT, thuế Xuất khẩu. Đồng thời cũng như các doanh nghiệp khác, CTy cũng phải nộp một số loại thuế như : thuế thu nhập doanh nghiệp và một số loại thuế khác: thuế tài nguyên, thuế nhập khẩu… Kế toán thuế GTGT được CTy thực hiện như sau: Từ các hoá đơn bán hàng, hoá đơn mua NVL, mua TSCĐ và các loại hoá đơn GTGT khác, cuối tháng kế toán thuế lập tờ khai thuế GTGT. Tất cả thuế GTGT đầu vào được khấu trừ đều được theo dõi trên TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ. TK 3331 được sử dụng để theo dõi thuế GTGT phải nộp trong kì. Mặc dù tài khoản này có 2 TK cấp 3 TK 33311: Thuế GTGT phải nộp - HH&SPDV TK 33312:Thuế GTGT phải nộp –Hàng nhập khẩu nhưng trong hạch toán tiêu thụ chỉ sử dụng TK 33311 CTy xác định số thuế GTGT phải nộp như sau: Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Trong đó Thuế GTGT đầu ra = Giá bán chưa thuế * 5% Khi lập hoá đơn bán hàng CTy phải ghi rõ giá bán chưa thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải trả. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn khi doanh nghiệp mua hàng. Cuối tháng, kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và số thuế GTGT phải nộp trong kì, vào NKCT số 10 đồng thời kế toán ghi định khoản: Nợ TK 33311 Có TK 133 Khi nộp Nợ TK 33311 Có TK 111, 112 _Hạch toán hoạt động được coi như là tiêu thụ CTy hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế theo phương pháp khấu trừ nên khi phát sinh các nghiệp vụ xuất sản phẩm hàng hoá dịch vụ cho các mục đích khác nhau như trao đổi, biếu tặng… thì kế toán phải lập hoá đơn GTGT,trên hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hoá đơn xuất bán hàng cho khách hàng, ngoài bút toán phản ánh giá vốn phải phản ánh chung: Nợ TK155,156 Có TK 632 còn những bút toán đặc biệt sau: +Đối với sản phẩm,hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi kế toán phản ánh các bút toán Nợ TK 131 Có TK 511: Giá trị được XĐ theo giá bán của SP, hàng hoá cùng loại hoặc tương tại thời điểm phát sinh hoạt động này Có TK 33311 đồng thời ghi b ) Nợ TK 152,153,156,211 Nợ Tk 133 Có TK 131 Phản ánh số tiền thu thêm :Nợ TK 111,112 Có TK 131 Phản ánh số tiền trả thêm: Nợ TK 131 Có TK 111,112 Đối với Sp, hàng hoá tiêu dùng nội bộ kế toán phản ánh bút toán: Nợ TK 627,641,642 Có Tk 512 Có Tk 33311 Đối với Sp, hàng hoá để biếu tặng kế toán phản ánh bút toán : Nợ TK 431 Có TK 512 Có TK 33311 Đối với Sp để thưởng hoặc trả thay lương cho người lao động kế toán phản ánh bút toán Nợ TK 334: CóTK 512 Có TK 33311 III. 3. Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ tại CTy tuyển than Cửa Ông 1)Tài khoản sử dụng Liên quan tới việc xác định kết quả tiêu thụ cuối kỳ nhằm phản ánh chính xác trung thực kết quả kế toán đã kết hợp sử dụng các tài khoản sau: TK 641 -Chi phí bán hàng TK này được theo dõi cụ thể tại 3 bến của công ty,có tới 8 tài khoản cấp 2 và chi tiết thành 26 tiểu khoản cấp 3 Cụ thể như sau(Biểu 21) Số hiệu TK Tên tài khoản Loại TK Bậc TK CTừ Loại Dư Chi tiết nhóm dư Ng-tệ 641 Chi phí bán hàng A 1 N 6411 Chi phí bán hàng – Vật liệu A 2 N 6411 23 Chi phí bán hàng –Vật liệu-Bến 1 C 3 C N 6411 24 Chi phí bán hàng – Vật liệu-Bến 2 C 3 C N 6411 25 Chi phí bán hàng – Vật liệu-Bến 3 C 3 C N 6412 Chi phí bán hàng –Nhiên liệu A 2 N 6412 23 Chi phí bán hàng – Nhiên liệu-Bến 1 C 3 C N 6412 24 Chi phí bán hàng – Nhiên liệu-Bến 2 C 3 C N 6412 25 Chi phí bán hàng – Nhiên liệu-Bến 3 C 3 C N 6413 Chi phí bán hàng –Động lực A 2 N 6413 23 Chi phí bán hàng –Động lực-Bến 1 C 3 C N 6413 24 Chi phí bán hàng –Động -Bến 2 C 3 C N 6413 25 Chi phí bán hàng –Động lực-Bến 3 C 3 C N 6414 Chi phí bán hàng –Tiền lương A 2 N 6414 23 Chi phí bán hàng – Tiền lương-Bến 1 C 3 C N 6414 24 Chi phí bán hàng – Tiền lương-Bến 2 C 3 C N 6414 25 Chi phí bán hàng – Tiền lương-Bến 3 C 3 C N 6415 Chi phí bán hàng –BHXH A 2 6415 23 Chi phí bán hàng – BHXH-Bến 1 C 3 C N 6415 24 Chi phí bán hàng – BHXH-Bến 2 C 3 C N 6415 25 Chi phí bán hàng – BHXH-Bến 3 C 3 C N 6416 Chi phí bán hàng –Khấu hao A 2 N 6416 23 Chi phí bán hàng – Khấu hao-Bến 1 C 3 C N 6416 24 Chi phí bán hàng – Khấu hao-Bến 2 C 3 C N 6416 25 Chi phí bán hàng – Khấu hao-Bến 3 C 3 C N 6417 Chi phí bán hàng –KHDV mua ngoài A 2 N 6417 22 Chi phí bán hàng –KHDVMN- Vp GĐ C 3 C N 6417 23 Chi phí bán hàng – KHDVMN-Bến 1 C 3 C N 6417 24 Chi phí bán hàng – KHDVMN-Bến 2 C 3 C N 6417 25 Chi phí bán hàng – KHDVMN-Bến 3 C 3 C N 6418 Chi phí bán hàng – CP khác A 2 N 6418 22 Chi phí bán hàng – CP khác-Vp GĐ C 3 C N 6418 23 Chi phí bán hàng – CP khác-Bến 1 C 3 C N 6418 24 Chi phí bán hàng – CP khác-Bến 2 C 3 C N 6418 25 Chi phí bán hàng – CP khác-Bến 3 C 3 c N TK 642-Chi phí quản lý;TK này được chi tiết thành 8 tiểu khoản cấp 2 để dễ quản lý. Tiểu khoản 6421: Chi phí vật liệu. Tiểu khoản 6422: Chi phí nhiên liệu Tiểu khoản 6423: Chi phí động lực. Tiểu khoản 6424: Chi phí tiền lương Tiểu khoản 6425: Chi phí BHXH Tiểu khoản 6426: Chi phí khấu hao Tiểu khoản 6427: Chi phí dịch vụ mua ngoài Tiểu khoản 6428: Chi phí khác Mỗi một tài khoản trên cũng được chi tiết thành các TK cấp 3 như TK 641 trên theo kho bến TK 515- Doanh thu hoạt động TC TK 635- Chi phí hoạt động TC TK 711- Thu nhập hoạt động khác TK 811- Chi phí hoạt động khác TK 911- Xác định kết quả kinh doanh 2)Phương pháp hạch toán Để tiến hành hoạt động tiêu thụ than các loại, CTy phải bỏ ra những chi phí nhất định. Những chi phí liên quan đến khối lượng than tiêu thụ trong kỳ gồm có chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Đây là những khoản chi phí cần thiết để quản lý và thúc đẩy quá trình tiêu thụ than. a) Hạch toán chi phí bán hàng Chi phí bán hàng ở CTy gồm các khoản: Chi phí bốc rót, chi phí kho bãi bảo quản sản phẩm, chi phí khấu hao tài sản cố định của phương tiện bốc rót sản phẩm than, chi phí tiền lương cho công nhân viên thuộc bộ phận bán hàng. . . và các khoản chi phí khác bằng tiền. Điều đặc biệt ở đây là các chi phí quảng cáo, chào hàng, ký kết hợp đồng mua bán than xuất khẩu do Tổng CTy đảm nhận. Và việc phân chi phí bán hàng chi tiết thành 26 tiểu khoản mặc dù gây khó khăn cho kế toán bán hàng trong việc định khoản các nghiệp vụ kinh tế, song lại rất có tác dụng trong việc quản lý các khoản chi cho tiêu thụ. Các chi phí này chủ yếu được chi bằng tiền mặt và chuyển khoản. Vì vậy, số liệu về chi phí bán hàng thường nằm giải rác ở sổ lương, Sổ quỹ. . . . Cuối tháng khi cập nhật số liệu từ các sổ này sẽ cho ta thông tin chi tiết để lên bảng kê số 5 biểu 22 Bảng kê số 5 Tập hợp: Chi phí bán hàng (TK 641) Tháng 12 năm 2003 Số tt các tài khoản bhi nợ Ghi Có các tài khoản Các tk ở mục khác 152 153 214 3382 3383 3384 334 3337 3338 Nk1 Nk2 Cộng CPtt 1 CP nhân viên bán hàng 200 800 200 6. 800 8. 000 3 CP vật liệu bao bì 2. 000 2. 000 4 CP đồ dùng dụng cụ 1. 000 1. 000 5 CP KH TSCĐ 1. 500 1. 500 6 Thuế, phí, lệ phí 200 300 500 7 CP dịch vụ mua ngoài 1. 000 1. 000 8 CP bằng tiền khác 1. 000 3. 000 4. 000 Cộng 2000 1000 1500 200 800 200 6. 800 200 300 2000 3000 18. 000 Từ đó vào số liệu trên NKCT số 8 cho cột ghi Có TK 641 (Triệu đồng) Nợ TK 911: 18. 000 Có TK 641: 18. 000 từ số liệu trên NKCT số 8 kế toán vào sổ cái TK 641 Biểu 23 sổ cái TK 641- Chi phí bán hàng Tháng 12 Năm 2003 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi Có các TK đối ứng với Nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 . . Tháng 12 Cộng 111 2. 000 112 3. 000 152 2. 000 153 1. 000 214 1. 500 3337 200 3338 300 334 6. 800 338 1200 Tổng phát sinh Nợ 18. . 000 Tổng phát sinh Có 18. 000 b)Hạch toán chi phí quản lý CTy Chi phí quản lý bao gồm toàn bộ những khoản chi phí liên quan đến việc tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động SXKD của toàn bộ công ty. Các khoản chi phí này phân bổ cho giá thành bằng cách phân bổ trực tiếp vì CTy chỉ sản xuất ra một mặt hàng là than các loại. Chi phí quản lý ở CTy là chi phí chiếm tỷ trọng khá lớn nên được theo dõi rất chi tiết và chặt chẽ. Chi phí quản lý CTy bao gồm toàn bộ chi phí liên quan đến việc quản lý, điều hành CTy như: Tiền lương, bảo hiểm, chi phí đào tạo, khấu hao TSCĐ… Khi các chi phí phát sinh, tuỳ theo từng nội dung chi phí, nếu là chi phí tiền lương, BHXH của bộ phận quản lý thì chứng từ gốc sẽ là: Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương và BHXH; nếu là chi phí khấu hao TSCĐ thì chứng từ gốc là Bảng tính khấu hao TSCĐ, nếu là các khoản chi phí cho dịch vụ mua ngoài như tiền điện, nước. . . thì chứng từ gốc là các hoá đơn do người cung cấp gửi tới. Cuối kỳ, kế toán lập Bảng kê số 5 (Biểu 24) Bảng kê số 5 Tập hợp: Chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642) Tháng 12 năm 2003 Số tt các tài khoản bhi nợ Ghi Có các tài khoản Các tk ở mục khác 152 153 214 3382 3383 3384 334 3337 3338 Nk1 Nk2 Cộng CPtt 1 CP nhân viên quản lý 100 1. 200 200 6. 000 7. 500 3 CP vật liệu quản lý 900 900 4 CP đồ dùng văn phòng 39 39 5 CP KH TSCĐ 142 142 6 Thuế, phí, lệ phí 258 400 658 7 CP dịch vụ mua ngoài 333,5 333,5 8 CP bằng tiền khác 1. 000 3. 427,5 4. 427,5 Cộng 900 39 142 100 1. 200 200 6000 258 400 1333,5 3. 427,5 14. 000 Cuối kỳ, số liệu trên Bảng kê số 5 được tập hợp ghi vào Nhật ký- Chứng từ số 8 cho cột ghi Có TK 642( Triệu đồng) Nợ TK 911: 14. 000 Có TK 642: 14. 000 Từ Nhật ký- Chứng từ số 8 kế toán vào sổ cái TK 642 Biểu 25 sổ cái TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp Tháng 12 Năm 2003 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi Có các TK đối ứng với Nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 . . Tháng 12 Cộng 111 1. 333,5 112 3. 427,5 152 900 153 39 214 142 3337 258 3338 400 334 6000 338 1500 Tổng phát sinh Nợ 14. 000 Tổng phát sinh Có 14. 000 c)Hạch toán kết quả tiêu thụ thành phẩm. Tại công ty, kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm đồng thời là người hạch toán quá trình xác định kết quả sản xuất kinh doanh. Từ NKCT số 8 (Biểu 26)là sổ theo dõi và phản ánh toàn bộ quá trình tiêu thụ thành phẩm từ khâu xác định giá vốn hàng bán đến doanh thu bán hàng đồng thời xác định kết quả SXKD trong tháng. Biếu 26 Nhật ký chứng từ số 8 Tháng 12 năm 2003 SHTK ghi nợ Tk ghi có Tk ghi nợ 155 131 511 632 641 642 635 811 911 Cộng 111 Tiền mặt 80. 000 150. 000 230. 000 112 TGNH 141. 000 166. 000 307. 000 131 Phải thu khách hàng 221. 000 221. 000 511 Doanh thu bán hàng 537. 000 537. 000 632 GVHB 511. 000 511. 000 515 Thu nhập HĐTC 1. 800 1. 800 711 Thu nhập HĐBT 1. 600 1. 600 421 5. 500 5. 500 911 Xác định kết quả 511. 000 18. 000 14. 000 1. 400 1. 100 545. 900 Cộng 511. 000 221. 000 537. 000 511. 000 18. 000 14. 000 1. 400 1. 100 545. 900 2. 360. 800 Sau khi có chỉ tiêu doanh thu thuần về tiêu thụ kế toán phản ánh lên sổ chi tiết kết quả tiêu thụ sản phẩm (Biểu 32) cho cột ghi Nợ TK 511. Đây là sổ được mở nhằm theo dõi kết quả của hoạt động tiêu thụ trong từng tháng,Các số liệu khác lấy từ Nhật ký- chứng từ số 8, trên dòng “ xác định kết quả” của cột ghi Có TK 632, ghi Có TK 641, TK 642 kế toán ghi vào sổ chi tiết kết quả tiêu thụ sản phẩm cho cột ghi Có TK 632, Có TK 641, TK642. Sau đó, trên sổ chi tiết xác định kết quả tiêu thụ kế toán tiến hành cộng sổ và tính ra kết quả thực tế trong kỳ dựa vào công thức: Kết quả tiêu thụ thành phẩm = Doanh thu bán hàng thuần - Giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp Kết quả tìm được kế toán ghi vào cột kết chuyển lãi cho dòng “kết chuyển lãi, lỗ”. Biểu 27 Sổ chi tiết xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm Tháng 12 năm 2003 Diễn giải Ghi Nợ TK 911- ghi Có các TK Ghi Có TK 911- ghi Nợ các TK 632 641 642 Kết chuyển lãi 511 Lỗ kết chuyển Kết chuyển giá vốn hàng bán 511. 000 Kết chuyển chi phí bán hàng 18. 000 Kết chuyển chi phí quản lý 14. 000 Kết chuyển doanh thu thuần 537. 000 Kết chuyển lãi, lỗ hoạt động tiêu thụ 6. 000 Cộng sổ 511. 000 18. 000 14. 000 537. 000 6. 000 Cuối tháng, căn cứ vào NKCT số 8, NKCT 10 kế toán tổng hợp ghi sổ Cái TK 911- Xác định kết quả kinh doanh (Biểu 27). đây là sổ xác định kết quả tiêu thụ của cả 3 hoạt động: hoạt động SXKD, hoạt động tài chính, hoạt động bất thường. Biểu 27 sổ cái TK 911- Xác định kết quả hoạt động tiêu thụ Tháng 12 Năm 2003 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi Có các TK đối ứng với Nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 . . Tháng 12 TK 632 511. 000 TK 641 18. 000 TK 642 14. 000 TK 635 1. 800 TK 811 1. 100 Tổng phát sinh Nợ 545. 900 Tổng phát sinh Có Nợ Số dư cuối tháng Có Phần II: hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại CTy tuyển than cửa ông II. 1. Đánh giá khái quát tình hình hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại CTy tuyển than Cửa Ông Qua thời gian tìm hiểu tình hình tại công ty, nhìn chung công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm cũng như công tác kế toán nói chung có những ưu điểm nổi bật sau: Ưu điểm: Là khâu cuối cùng trong dây chuyền khai thác than của vùng than Cẩm Phả nhiệm vụ của CTy là dùng phương tiện vận tải để chuyên chở than từ các mỏ về sàng tuyển phân loại thành các chủng loại than theo tiêu chuẩn để xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Tại CTy sản phẩm than tiêu thụ vừa phải đảm bảo chỉ tiêu do tổng CTy than giao vừa tự tìm kiếm thị trường nhưng CTy luôn có ý thức nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản xuất,tìm kiếm thị trường nước ngoài, bảo toàn và phát triển vốn mà CTy đã được giao. CTy luôn thường xuyên vượt các chỉ tiêu kế hoạch nhiệm vụ được giao hàng năm. Trong năm 2003 đã xuất 5. 766. 335 tấn than với doanh thu khoảng 1783 tỷ đồng. Ngoài ra, CTy không những tạo việc làm đầy đủ cho gần 5000 cán bộ công nhân viên mà còn đảm bảo mức thu nhập bình quân trên 1,7 triệu đồng/người/tháng (số liệu năm 2003). Những năm gần đây công nghệ sản xuất đã được CTy sửa chữa cải tạo, nhập thêm công nghệ sản xuất hiện đại, do đó năng xuất than sản xuất của CTy năm sau cao hơn năm trước chất lượng sản phẩm ngày một tốt hơn. Sản phẩm than sạch được bán ra trên toàn quốc và xuất khẩu cho ngày càng nhiều nước trên thế giới. 1.Tổ chức công tác kế toán Nhờ việc phân loại cụ thể các sản phẩm tiêu thụ mà kế toán dễ dàng hơn, thuận lợi hơn trong công tác ghi chép, lên sổ, lên báo cáo. Tuy nhiên do hạch toán chi tiết cho từng khách hàng trong tổng CTy và ngoài TCTy , từng khách hàng lẻ cho nên nghiệp vụ ghi chép nhiều và đối chiếu số liệu tương đối phức tạp, công tác hạch toán kết quả tiêu thụ cuối kỳ vì vậy mà ảnh hưởng không nhỏ. Để ngay từ đầu việc ghi chép, đối chiếu số liệu cho chính xác thì thì ngoài việc phân loại than sạch tiêu thụ bộ phận tiêu thụ còn rất chú trọng đến hệ thống sổ sách, các bảng kê, sổ chi tiết, sổ tổng hợp đã được lập một cách tương đối đầy đủ nhằm phản ánh trung thực, khách quan, kịp thời mọi hoạt động diễn ra trong khâu tiêu thụ. Việc này đã đảm bảo tiết kiệm thời gian lao động của nhân viên kế toán, giảm bớt thời gian lao động cho công tác hạch toán chi tiết, hạch toán tổng hợp, qua đó lãnh đạo công ty(giám đốc, kế toán trưởng, trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng thị trường) sẽ biết được chính xác tình hình tiêu thụ của công ty. Với mục tiêu phản ánh trung thực khách quan kịp thời mọi hoạt động diễn ra trong khâu quan trọng này các bảng biểu(bảng kê, sổ chi tiết, NKCT ), báo cáo, sổ cái. . . đã được lập một cách khá đầy đủ như sổ chi tiết doanh thu bán hàng, sổ chi tiết công nợ phải thu, bảng tổng hợp xuất than, báo cáo doanh thu. Không những thế kế toán tiêu thụ đã theo dõi chặt chẽ doanh thu cho từng chủng loại than,luôn nắm bắt chặt chẽ tình hình thanh toán của khách hàng bằng cách theo dõi trên sổ chi tiết TK 131 và TK 136, bảng phân tích tỉ lệ thanh toán của khách hàng. Qua đó có phương hướng, biện pháp xử lý hạn chế thiệt hại kịp thời phục vụ đắc lực cho công tác quản lý. 2.Tổ chức hạch toán tự động Công tác kế toán của CTy đã được máy tính hoá, tiết kiệm thời gian lao động của nhân viên kế toán, giảm bớt thời gian lao động cho công tác hạch toán. Mỗi tổ kế toán tại CTy thường có tới 6 máy vi tính cá nhân tốc độ làm việc tương đối tốt(Theo em tìm hiểu thì đó là các máy tính Pen III,tốc độ khoảng 700);Ngoài ra còn có 2 máy in (một máy in Kim,một máy in Lade) dành riêng cho các nhân viên kế toán. Mỗi khi có trục trặc hay vấn đề gì xảy ra kế toán chỉ việc gọi điện cho phòng vi tính của CTy là sẽ được phòng này cử người xuống giải quyết nhanh chóng. Với hệ thống máy vi tính tốc độ tốt như vậy, toàn bộ số liệu kế toán sẽ được lưu trữ một cách khoa học, cẩn thận, an toàn, ít có khả năng xảy ra sai sót, mất mát và cũng cần ít hơn không gian để lưu trữ số liệu và sổ sách kế toán, hệ thống máy vi tính còn cho phép tra cứu số liệu cũng như việc lập các loại báo cáo một cách nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm được thời gian và công sức lao động. Các chứng từ tiêu thụ sau khi nhập vào máy tính, qua hệ thống chương trình xử lý sẽ tự động cập nhật thông tin vào sổ chi tiết, bảng kê, bảng phân bổ, NKCT và sổ cái cácTK. Điều này sẽ giảm được rất nhiều công sức của người làm kế toán cũng như sự sai sót mắc phải khi chuyển số liệu từ sổ này sang sổ khác như trong kế toán thủ công. 3.Tổ chức sổ sách, chứng từ Hệ thống chứng từ tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của CTy được tổ chức hợp lý. Các yếu tố được xây dựng trên các chứng từ như: Lệnh sản xuất, Phiếu khoán, Phiếu nhập kho, Hoá đơn GTGT có quan hệ chặt chẽ với nhau, kế toán viên cũng như những người quản trị CTy có thể theo đó để đối chiếu kiểm tra. Việc ghi chép lên sổ chi tiết các TK155,511,512,632,641,642 ;lên các bảng kê số 5,8, 9,11 ; lên các NKCT 1,2,8 đều hợp lý, đúng trình tự. Điều này cho thấy Kế toán đã vận dụng hình thức sổ NKCT trong công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ một cách phù hợp linh hoạt. Tất cả đã làm cho công tác hạch toán tiêu thụ than tại CTy ít nghiệp vụ hơn, tốn ít thời gian ghi chép, tính toán, đối chiếu hơn những CTy khác có sử dụng các TK đã nói trên, cuối tháng,cuối quý, cuối năm việc xác định doanh thu thuần cũng ít phức tạp từ đó làm cho việc xác định kết quả tiêu thụ dễ dàng hơn. Việc áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho, than thành phẩm của CTy tạo điều kiện thuận lợi cho việc phản ánh, ghi chép và theo dõi thường xuyên sự biến động của than. Do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường nên phương pháp này giúp CTy quản lý chặt chẽ sản phẩm của mình và có biện pháp xử lý kịp thời khi có biến động trên thị trường, tạo thuận lợi cho công tác tiêu thụ và nâng cao hiệu quả tiêu thụ. Tổ chức tiếp cận giao dịch khách hàng, cơ quan thuế vụ Phòng thị trường hoạt động có hiệu quả, thường xuyên cử cán bộ đi cùng tổng CTy than để chào hàng giao dịch, luôn sáng tạo những phương thức chào bán than. Do đặc điểm đặc trưng của CTy là có khối lượng than sản xuất, tiêu thụ lớn, có giá trị cao nên việc tiêu thụ một cách linh hoạt vừa đơn giản, vừa hợp lý là một yêu cầu cấp thiết bởi vậy CTy rất quan tâm và chú trọng đến công tác tiếp cận khách hàng, thủ tục mua hàng và thanh toán tiền hàng được kế toán tiêu thụ, kế toán thanh toán thực hiện một cách hợp lý, thuận tiện và đúng nguyên tắc, đảm bảo mọi yêu cầu của khách hàng. Sự phối hợp giữa Phòng kế toán, các phòng ban và kho bến,cảng biển luôn được thực hiện ăn khớp, nhịp nhàng, đảm bảo việc tiêu thụ thông suốt. Cuối kỳ, Kế toán tổng hợp đã kịp thời theo dõi tình hình biến động thành phẩm, tính toán chính xác các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ cũng như thực hiện nghiêm túc việc thanh toán với ngân sách về các khoản thuế phải nộp để xác định được chính xác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh những ưu điểm như trên, việc tổ chức hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ của CTy cũng còn một số nhược điểm nhất định. Nhược điểm: Trong công tác kế toán, +CTy chưa áp dụng những biện pháp thúc đẩy tiêu thụ như chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán. . . Vì thế, hiệu quả tiêu thụ chưa cao. +Khi nhận các chứng từ gốc, kế toán nhiều lúc chưa tiến hành kiểm tra và ghi chép các chứng từ đó vào sổ ngay mà thường để một thời gian sau mới ghi sổ kế toán. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm và lập kế hoạch trong tiêu thụ, thêm vào đó có thể phát sinh những nhầm lẫn, sai sót hoặc chứng từ bị mất sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến công tác kế toán. +Việc không sử dụng các TK 521, 531,532 trên thuận lợi rất nhiều cho công tác kế toán nhưng lại là một trở ngại cho công tác tiêu thụ bởi vì không có chiết khấu bán hàng, không có giảm giá hàng bán sẽ ít khuyến khích tiêu thụ. Hơn nữa trong thời buổi kinh tế thị trường việc làm ăn cần năng động và có những chiến lược hợp lý mới mong tiêu thụ được nhiều than cho nên vấn đề không sử dụng chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán cần xem xét lại. + Hệ thống phần mềm kế toán trên máy vi tính tại CTy đòi hỏi người làm công tác kế toán phải vào số liệu một cách chính xác, việc sửa chữa số liệu là rất khó khăn, nhất là khi đã cập nhật lên sổ cái và các báo cáo cuối kỳ. Khi vào hoá đơn (GTGT), phiếu xuất kho hay NKCT kế toán tiêu thụ không được phép sai lầm chủ quan dù là nhỏ nhất. Trong khâu tiêu thụ CTy chủ yếu tiêu thụ qua CTy cảng biển và kinh doanh than nên việc tiêu thụ còn rất thụ động. II. 2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại CTy tuyển than Cửa Ông Nhận thấy một thực tế là mặc dù tổ chức hạch toán quá trình tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ở CTy tuyển than Cửa Ông có nhiều ưu điểm, phù hợp với sự phát triển của khoa hợc công nghệ, hiện đại hoá trong công tác quản lý, không ngừng đổi mới. Tuy nhiên để hoạt động tiêu thụ ngày càng phát triển, lợi nhuận thu được ngày càng nhiều,để công tác tổ chức hạch toán tiêu thụ ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp với điều kiện thực tế ở CTy, đảm bảo đúng chế độ kế toán Việt Nam mới quy định, phát huy ưu điểm giảm bớt và loại bỏ dần những nhược điểm thì đòi hỏi CTy phải tìm tòi áp dụng các biện pháp cải tiến hoạt động này. Tình hình tiêu thụ năm 2003 cho thấy doanh thu tăng đột biến,quá trình tiêu thụ có tăng trưởng, có hiệu quả. Để duy trì tốc độ tăng trưởng và tiếp tục phát triển, em xin trình bày một số biện pháp cụ thể nâng cao hiệu quả quá trình tiêu thụ của công ty: Biện pháp 1: Hoàn thiện hình thức sổ kế toán. Ngày nay khi tin học xâm nhập vào tất cả các lĩnh vực thì việc sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán không những giúp cho việc đưa ra những con số nhanh và chính xác mà còn giảm được các lao động kế toán, tiết kiệm được một khoản chi phí, tránh được nhầm lẫn, ghi chép trùng lặp của kế toán thủ công, tiết kiệm thời gian và việc lưu giữ thông tin trở nên nhẹ nhàng và tiện hơn. Theo các chuyên gia kế toán, các nhà tư vấn máy tính am hiểu kế toán thì tại một CTy hình thức NKCT đòi hỏi trình độ quản lý và trình độ kế toán ở mức cao không thích hợp hoàn toàn trên máy ;nếu đã sử dụng kế toán máy thì hình thức sổ hợp lý nhất đối với nó có thể là Nhật ký chung. Việc một số CTy hiện nay còn sử dụng hình thức NKCT với kế toán máy sẽ không phát huy tối đa những ứng dụng của kế toán máy. CTy luôn thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề này nhưng tại CTy từ trước đến nay kế toán vẫn quen hạch toán theo hình thức NKCT . Thực tế việc áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký- Chứng từ tại CTy đã phát huy được trình độ của các kế toán viên, có sự chuyên môn hoá, độ chính xác cao do có việc đối ứng giữa các mảng kế toán nên dễ phát hiện được các sai sót. Song Hình thức NKCT ở CTy dù thuận tiện cho việc phân công lao động kế toán và kế toán vẫn phải hạch toán một số nghiệp vụ bằng thủ công ;việc đưa vào hạch toán trên máy vi tính còn một số phần phải làm bằng tay sau đó mới cập nhật vào máy. Rõ ràng đây là một hạn chế lớn không chỉ của CTy mà còn là tồn tại của nhiều CTy khác. Điều này đòi hỏi CTy cần thiết phải kết hợp một cách có hiệu quả nhất cả kế toán máy và kế toán thủ công,phải làm cho kế toán máy thực sự đi vào quá trình hạch toán tại CTy trong giai đoạn hiện nay, theo em CTy nên nghiên cứu lại và lựa chọn hình thức sổ sách kế toán cho phù hợp với việc áp dụng kế toán máy. CTy nên lựa chọn hình thức sổ Nhật ký chung để quản lý, hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ cho phù hợp. Thực tế cho thấy hình thức này dễ làm, dễ áp dụng, có nhiều ưu việt và phù hợp với việc làm kế toán trên máy vi tính, đặc biệt là rất thích hợp với nghiệp vụ bán hàng. Ngoài ra em còn thấy tất cả các tài khoản dùng để kết chuyển xác định kết quả tiêu thụ đều được chi tiết cho từng chủng loại than nhưng tài khoản 911 vẫn dùng chung cho cả ba loại than(cục, cám, bùn). Để tiện cho việc theo dõi và quản về chi phí, doanh thu cũng như lợi nhuận của từng loại than, theo em CTy nên mở sổ chi tiết TK911 cho từng loại than khi đó mỗi loại than sẽ có một sổ xác định kết quả chi tiết Việc mở thêm sổ chi tiết này sẽ làm cho kế toán tổng hợp mất thời gian để tính toán số liệu nhưng bù lại những thông tin chi tiết này rất có ích cho quản trị CTy trong việc nâng cao hiệu quả tiêu thụ từng loại than Biện pháp 2: Hoàn thiện hạch toán khoản chiết khấu thanh toán cho khách hàng. Hiện tại, CTy chưa áp dụng việc chiết khấu cho những khách hàng thanh toán sớm, vì thế chưa thúc đẩy việc thu hồi vốn nhanh, dẫn tới hiệu quả kinh doanh chưa cao. Theo em, CTy nên áp dụng việc chiết khấu cho những khách hàng thanh toán sớm, khuyến khích họ thanh toán nhằm thu hồi vốn nhanh để quay vòng, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn. TK 635 sẽ gồm thêm khoản chiết khấu thanh toán cho khách hàng. Và việc chiết khấu cho khách hàng nên được hạch toán như sau: Khi chấp nhận chiết khấu cho khách hàng, kế toán phản ánh: Nợ TK 635: Tổng số chiết khấu cho khách hàng Có TK 111, 112: Trả cho khách hàng bằng tiền. Có TK 131: Trừ vào số tiền phải thu khách hàng Có TK 3388: Số chiết khấu chấp nhận nhưng chưa thanh toán với khách hàng Cuối kỳ, kết chuyển sang tài khoản xác định kết quả tiêu thụ: Nợ TK 911 Có TK 635 Tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, CTy có thể căn cứ vào thời gian thanh toán, tổng số tiền thanh toán và hình thức thanh toán mà đưa ra một tỉ lệ chiết khấu phù hợp. Tỉ lệ này không nên thấp quá để thúc đẩy khách hàng tích cực thanh toán nhưng cũng không được quá cao nhằm đảm bảo mục tiêu lợi nhuận. Biện pháp 3. Hoàn thiện hạch toán theo các phương thức tiêu thụ. Hiện nay, CTy đang áp dụng phương thức bán hàng chủ yếu đó là phương thức trực tiếp., Để hấp dẫn khách hàng, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất sản phẩm trong điều kiện nền kinh tế mở cạnh tranh khốc liệt hiện nay CTy nên nới lỏng các chính sách thanh toán, mở rộng hơn nữa các hình thức tiêu thụ. Bởi sản phẩm của CTy đều là những sản phẩm có giá trị lớn và thường có các sản phẩm tồn đọng nhiều hoặc tiêu thụ chậm, công tác bảo quản khó khăn trong mùa mưa lũ (như than bùn), do đó đối với những khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm của CTy nhưng lại bị hạn chế về vốn, CTy ngoài việc có thể cho mua chịu dài hạn thì có thể cho khách hàng mua trả góp. Theo em CTy nên áp dụng phương thức bán hàng trả góp để kích thích tiêu thụ, đẩy nhanh quá trình luân chuyển vốn, thúc đẩy bán được nhiều hàng. Lần đầu tại thời điểm mua, người mua trả một phần. Số tiền còn lại người bán sẽ chấp nhận cho người mua trả dần làm nhiều lần qua các kì thanh toán. Và đổi lại người mua phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định trên số tiền được trả chậm. Thông thường, ở các kỳ thanh toán sau lần đầu đều được trả với một số tiền như nhau,trong đó gồm một phần doanh thu gốc và một phần lãi trả chậm. Phương thức này về mặt hạch toán, khi hàng được giao cho người mua thì coi như được xác định là tiêu thụ. Tức là người mua được sở hữu một phần tương ứng với giá trị đã thanh toán của hàng đã mua và khi người mua trả hết số nợ, họ được quyền sở hữu hoàn toàn và CTy đã chuyển toàn bộ số hàng cho người mua. Kết quả của hình thức này là vừa có tác dụng thu hút khách hàng lại vừa giải quyết được tình trạng tồn đọng vốn cho CTy nhưng khi tiêu thụ theo kiểu trả góp này kế toán tiêu thụ hạch toán quy trình thanh toán phức tạp hơn rất nhiều. Đó là hạch toán theo kiểu thu tiền nhiều lần có nhận lãi và lãi mỗi lần rất có thể sẽ chênh lệch giá trị rất nhiều ảnh hưởng tới tính toán chính xác số liệu. Kế toán phản ánh tiền lãi vào doanh thu hoạt động tài chính theo trình tự ghi chép sau: + Khi xuất thành phẩm giao cho người mua. BT1: Phản ánh giá vốn hàng đã xác định tiêu thụ. Nợ TK632: Giá vốn hàng bán. Có TK 154: Hàng xuất từ xưởng. Có TK 155: Hàng xuất từ kho. BT2: Phản ánh doanh thu bán hàng trả góp. Nợ TK111,112: Số đã thu bằng tiền. Nợ TK131: Khách hàng chấp nhận nợ. Có TK511:Giá bán trả ngay chưa có thuế GTGT. Có TK3387:chênh lệch giữa giá bán trả góp và giá bán trả ngay chưa thuế GTGT. Có TK 333(3331): Thuế GTGT phải nộp. + Hàng kỳ, tính, xác định và kết chuyển doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm trả góp trong kỳ. Nợ TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện. Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính. + Khi thực thu tiền bán hàng trả chậm trả góp trong đó bao gồm cả phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm trả góp và giá bán trả ngay. Nợ TK 111,112: Số đã thu bằng tiền. Có TK131: Phải thu của khách hàng. + Cuối kỳ kết chuyển tiền lãi vào thu nhập hoạt động tài chính. Nợ TK515 Có TK911 Kết luận Qua tình hình thực tế tại CTy cho thấy tuy là một CTy đa dạng về ngành nghề hoạt động và mang tính chất phức tạp cao. Song CTy đã tổ chức tốt công tác kế toán, các bộ phận kế toán đã phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng, sáng tạo vừa đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh vừa đảm bảo lập báo cáo tài chính báo cáo cơ quan nhà nước và các đơn vị hữu quan, những người nắm giữ các trọng trách của CTy một cách chính xác đúng thời hạn. Số liệu hạch toán kế toán chính xác, rõ ràng, đúng chính sách, đúng chế độ của nhà nước và cơ quan quản lý cấp trên quy định. CTy theo dõi chặt chẽ công nợ, bảo đảm khả năng thanh toán cho các đối tác. Việc hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ của CTy là phù hợp với điều kiện của một đơn vị sản xuất kinh doanh với phạm vi hoạt động rộng lớn. Với đề tài này em đã xem xét một cách tổng quan về lịch sử hình thành, phát triển của CTy qua các giai đoạn khác nhau, nghiên cứu làm rõ tổ chức công tác hạch toán kế toán nói chung, tổ chức hoạt động tiêu thụ nói riêng, đi sâu vào việc xem xét quy trình hạch toán xác định kết quả tiêu thụ từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại đồng thời hoàn thiện hơn nữa việc ghi chép, tính toán số liệu, hệ thống sổ sách, chứng từ. Hơn nữa việc lựa chọn đề tài này một lần nữa đã giúp em rất nhiều trong việc củng cố những kiến thức đã được học và việc áp dụng kiến thức đó vào thực tế. Tuy nhiên do thời gian, kiến thức có hạn nên đề tài còn nhiều khuyết điểm như việc tìm hiểu chưa thật cụ thể, các biện pháp đưa ra chưa thực sự đi sâu vào giải quyết toàn diện vấn đề. Mặc dù vậy em sẽ quyết tâm hoàn thiện hơn nữa đề tài này cho nên kính mong sự quan tâm, chỉ bảo của thầy. Xin chân thành cảm ơn! Cửa Ông ngày 02 tháng 06 năm 2004 Danh mục tài liệu tham khảo - Chuẩn mực kế toán quốc tế số 2 (IAS 2) về hàng tồn kho. - Chuẩn mực kế toán quốc tế số 18 (IAS 18) về doanh thu. -Hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp- Nguyễn Thị Đông- NXB Thống kê 2001 - 207 Sơ đồ kế toán doanh nghiệp - Hà Thị Ngọc Hà - NXB Tài chính 01/2004 - Hệ thống Tài khoản kế toán doanh nghiệp - NXB Tài chính 2000 - Hướng dẫn thực hàng ghi chép chứng từ và sổ kế toán-Nguyễn Văn Nhiệm-NXB Thống kê. - Kiểm toán tài chính - Nguyễn Quang Quynh-NXB Tài chính 07/2001 Mục lục Lời giới thiệu 1 Phần I: Thực trạng về hạch toán công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm tại CTy tuyển than Cửa ông 2 I. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của CTy tuyển than Cửa ông 2 I.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 2 I.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 2 I.3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 4 I.4. Tình hình tài chính của CTy tuyển than Cửa ông 6 II. Đặc điểm bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại CTy tuyển than Cửa ông 7 II.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 7 II.2. Đặc điểm hạch toán kế toán tại Công ty 8 III. Thực trạng hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại CTy tuyển than Cửa ông 12 III.1. Đặc điểm về hoạt động tiêu thụ thành phẩm của CTy ảnh hưởng tới hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ 12 III.2. Hạch toán tiêu thụ thành phẩm tại CTy tuyển than Cửa ông 13 1) Chứng từ và luân chuyển chứng từ 13 2) Tổ chức hạch toán 16 III.3. Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ tại CTy tuyển than Cửa ông 23 1) Tài khoản sử dụng 23 2) Phương pháp hạch toán 24 Phần II: Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại CTy tuyển than Cửa ông 26 II.1. Đánh giá khái quát tình hình hạch toán tiêu thụ thành phẩm tại CTy tuyển than Cửa ông 26 II.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại CTy tuyển than Cửa ông 28 Kết luận 31 Danh mục tài liệu tham khảo 32

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc70467.DOC
Tài liệu liên quan