Đề tài Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Xây lắp và Đầu tư Thiết bị điện

Tài liệu Đề tài Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Xây lắp và Đầu tư Thiết bị điện: LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có nhiều chuyển biến do có sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Trước sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường và Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, mối quan tâm lớn nhất và là hàng đầu của các Doanh nghiệp là lợi nhuận: Lợi nhuận quyết định sự tồn tại hay không tồn tại của Doanh nghiệp. Thứ hai là tạo thương hiệu cho sản phẩm của mình đẩy mạnh sự cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Từ tình hình thực tế, các Doanh nghiệp phải thường xuyên điều tra, tính toán, cân nhắc để lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu sao cho với chi phí bỏ ra ít nhất nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất với sản phẩm có chất lượng cao. Để đạt được mục đích này đòi hỏi các Doanh nghiệp phải quan tâm tới mọi yếu tố ảnh hưởng tới sản phẩm của mình. Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm đối với các doanh nghiệp sản xuất nói chung...

doc69 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1001 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Xây lắp và Đầu tư Thiết bị điện, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có nhiều chuyển biến do có sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Trước sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường và Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, mối quan tâm lớn nhất và là hàng đầu của các Doanh nghiệp là lợi nhuận: Lợi nhuận quyết định sự tồn tại hay không tồn tại của Doanh nghiệp. Thứ hai là tạo thương hiệu cho sản phẩm của mình đẩy mạnh sự cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Từ tình hình thực tế, các Doanh nghiệp phải thường xuyên điều tra, tính toán, cân nhắc để lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu sao cho với chi phí bỏ ra ít nhất nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất với sản phẩm có chất lượng cao. Để đạt được mục đích này đòi hỏi các Doanh nghiệp phải quan tâm tới mọi yếu tố ảnh hưởng tới sản phẩm của mình. Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm đối với các doanh nghiệp sản xuất nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh xây lắp nói riêng đã và đang là một vấn đề được nhiều nhà kinh doanh quan tâm. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu quan trọng trong bất kỳ doanh nghiệp nào, hai chỉ tiêu này luôn có mối quan hệ khăng khít và không tách rời nhau. Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay thì vấn đề tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc nâng cao lợi nhuận, tăng tích luỹ cho Doanh nghiệp, đây là tiền đề đảm bảo cho sự tồn tại, củng cố chỗ đứng của doanh nghiệp trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường. Để làm tốt công việc này, đòi hỏi các doanh nghiệp cần tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, kịp thời, đúng đối tượng, đúng chế độ quy định và đúng phương pháp để từ đó có những biện pháp cụ thể tiết kiệm các khoản mục chi phí chi dùng cho sản xuất. Vì những lý do trên nên em đã lựa chọn Chuyên đề: “Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Xây lắp và Đầu tư Thiết bị điện”. Mục đích khi nghiên cứu Chuyên đề này là đưa ra các giải pháp phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp xây lắp. Ngoài hai phần lời nói đầu và lời kết đề án bao gồm: Chương I: Tổng quan Công ty TNHH xây lắp và đầu tư thiết bị điện. Chương II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH xây lắp và đầu tư thiết bị điện. Chương III: Một số hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH xây lắp và đầu tư thiết bị điện. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do kiến thức và kinh nghiệm còn những hạn chế nên Chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những nhận xét, góp ý của các thầy, cô và bạn bè giúp em hiểu sâu hơn về vấn đề này. Qua đây em xin gửi lời cám ơn chân thành tới Thạc sỹ Nguyễn Hồng ThúyHH người đã tận tình hướng dẫn em cũng như các bác, chú, anh, chị trong công ty TNHH Xây lắp và đầu tư thiết bị điện đã giúp em hoàn thành Chuyên đề này. Hà Nội, ngày ..... tháng ..... năm 2007. PHẦN I: TỔNG QUAN VỂ CÔNG TY TNHH XÂY LẮP & ĐẦU TƯ TB ĐIỆN 1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và cấu trúc quản lý của Công ty 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty TNHH Xây lắp và đầu tư thiết bị Điện được thành lập theo quyết định số 1397B ngày 5/9/1999 của UBND thành phố Hà Nội và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102000214 ngày 23/03/2000 của Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội, có trụ sở đầu tiên được đặt tại 219A Tôn Đức Thắng. Bước đầu, Công ty còn non trẻ chưa có nhiều khách hàng cũng như bạn hàng thân thiết, tin cậy. Công ty gặp nhiều khó khăn trong việc khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Các hợp đồng sản xuất và xây lắp còn ít, với qui mô nhỏ. Năm 2001 đến năm 2004 Công ty ngày càng có những chính sách kinh tế phù hợp, năng lực sản xuất được nâng cao. Chất lượng những hợp đồng kinh tế do Công ty đảm nhận tạo được lòng tin của khách hàng và có vị trí trên thị trường.Với việc làm quen thêm nhiều khách hàng mới Công ty đã đưa ra nhiều chiến lược kinh tế mới nhằm mở rộng sản xuất…. Năm 2005 do tình hình mở rộng sản xuất, trụ sở chính không đủ diện tích cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên Công ty đã chuyển trụ sở chính về địa chỉ 105/22/5 Thụy Khuê – Tây Hồ - Hà Nội. Nhà máy sản xuất của Công ty được đặt tại khu Công nghiệp Vĩnh Tuy, Thanh Trì, Hà Nội với diện tích đất sử dụng là 1500m2. Đồng thời mở rộng vốn điều lệ lên 4.800.000.000 đồng để phù hợp và thuận lợi hơn trong việc kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường. Thay đổi thành viên góp vốn xuống còn 2 người chịu trách nhiệm chính và chủ yếu. Năm 2006 và 2007 Công ty mở rộng sản xuất sang lĩnh vực gia công sản phẩm ngành điện chuyên môn hoá về sơn tĩnh điện. Đào tạo và tuyển dụng thêm đội ngũ công nhân có tay nghề cao từ trung cấp công nghiệp trở lên, đội ngũ kỹ sư lành nghề, có kinh nghiệm lâu năm. Trang bị thêm nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Công ty đi vào hoạt với ngành nghề kinh doanh : + Chế tạo tủ điện, tủ bù, tủ điều khiển, trạm hợp bộ kiểu KIOS. + Xà sắt. + Tiến hành thi công xây lắp điện hạ thế (dưới 1KV). Do yêu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng với nhu cầu thị trường Công ty thực hiện thêm: + Xây lắp các công trình điện dân dụng và công nghiệp đến 35KV. + Chuyển giao công nghệ các lĩnh vực chuyên ngành điện. + Sản xuất lắp ráp các sản phẩm cơ khí thiết bị điện. + Tư vấn xây dựng điện. + Buôn bán vật tư thiết bị điện, đại lý mua, đại lý bán ký gửi hàng hóa. Với tình hình kinh tế phát triển như hiện nay, điện là một phần không thể thiếu trong cuộc sống mà còn là nguồn năng lượng tất yếu của các ngành công nghiệp. Hệ thống, công trình ngành điện cũng như các ngành xây dựng cơ bản khác đều không tránh khỏi xuống cấp, do con người, do thiên tai và do yêu cầu cấp thiết của sự phát triển của đất để bắt kịp thế giới. Công ty TNHH Xây lắp và đầu tư thiết bị điện là Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp của ngành điện với đội ngũ kỹ sư chuyên ngành và đội ngũ công nhân có tay nghề cao. Bằng những kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, cộng với những trang thiết bị, phương tiện chuyên dùng ngày càng được đầu tư hoàn thiện với chất lượng cao. Công ty đã thực hiện nhiều hợp đồng kinh tế có quy mô lớn, cung cấp sản phẩm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế góp phần thực hiện nhiệm vụ của ngành điện tham gia vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước.. 1.1.3. Đặc điểm, tổ chức quá trình kinh doanh của Công ty Sản phẩm tạo ra của Công ty mang tính đặc thù khác với các nhành sản xuất khác như: Địa điểm sản xuất không cố định, thường là sản xuất ngoài trời nên chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, sản phẩm là những công trình, hạng mục công trình, hay khối lượng xây lắp khi hoàn thành đều có giá thành riêng, có kết cấu kỹ thuật phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất dài phải lập dự toán riêng cho từng công trình trước khi sản xuất. Nơi sản xuất cũng là nơi tiêu thụ. Khi công trình hoàn thành Công ty có thu nhập để trang trải cho toàn bộ chi phí đã bỏ ra và có tích lũy để mở rộng sản xuất kinh doanh. Số lượng khách hàng ít, dễ xác định và được xác định khi bắt đầu quá trình xây lắp. Sản phẩm xây lắp hoàn thành được bàn giao cho chủ đầu tư theo các hợp đồng xây lắp đã ký. Đối với các hợp đồng xây lắp với chủ đầu tư, khi bàn giao công trình và thanh toán bên chủ đầu tư được phép giữ lại tiền phí bảo hành công trình theo tỷ lệ %/ giá trị công trình. Mang đặc điểm của ngành xây lắp nói chung nên địa bàn hoạt động của Công ty là trên toàn quốc với bạn hàng thân thuộc nhất là ở Hà Nội và Hưng Yên. Hiện nay, để tạo thế đứng, mở rộng thị trường, niềm tin của khách hàng, Công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn, vì vậy giám đốc Công ty đã quyết định hợp tác với các tổ chức trong nước như Công ty CP thiết kế điện lực Hà Nội và Công ty 3A là 2 công ty có uy tín trên thị trường về cung cấp tủ điện và tư vấn thiết kế ngành điện. 1.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 1.1.4.1. Đặc điểm quy trình công nghệ Chu kỳ sản xuất kinh doanh của Công ty: Phòng kế hoạch tìm hiểu nhu cầu thị trường, phát hiện cơ hội dựa trên những thông tin cung cấp phòng kỹ thuật lập hồ sơ dự thầu để tham gia đấu thầu. Để thực hiện công trình xây lắp nhanh gọn, không mất nhiều thời gian, phòng kỹ thuật phải xác định rõ đặc điểm kinh tế kỹ thuật, đặc điểm vị trí, khí hậu, địa hình nơi xây lắp, thời gian đầu tư vốn của công trình đó tiến hành thiết kế, lập dự toán. Trên cơ sở dự toán phòng vật tư xây dựng cơ bản mua các vật tư, thiết bị phục vụ công trình về nhập kho. Phó giám đốc trực tiếp chỉ đạo các tổ, đội xây lắp hoàn thành công việc đúng thời hạn, đúng thiết kế và kỹ thuật. Sơ đồ 1 QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM XÂY LẮP CỦA CÔNG TY Nhận thầu thi công với bênA Khảo sát địa hình địa chất Lập dự án thi công Thi công 1. Xử lý nền móng 2. Xây dựng phần thô 3. Lắp đặt thiết bị máy móc 4. Thử nghiệm 5. Hoàn thiện Nghiệm thu thanh quyết toán với bên A Sản phẩm xây lắp cũng được tiến hành sản xuất liên tục từ khâu thăm dò điều tra, khảo sát đến thiết kế thi công và quyết toán công trình. Ngoài hoạt động chính là tạo ra sản phẩm xây lắp Công ty còn tiến hành sản xuất tủ điện, tủ bù, tủ điều khiển trạm hợp bộ kiểu KIOT, xà sắt, sản xuất lắp ráp các sản phẩm cơ khí thiết bị điện…. Với mục tiêu tiếc kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, chủ động trong các khâu hoàn thiện sản phẩm Công ty đã đầu tư thêm trang thiết bị như hệ thống sơn tĩnh điện hiện đại của Đức. Quy trình sản xuất tủ điện tủ bù của Công ty có thể khái quát theo sơ đồ sau: Phòng kế hoạch tìm hiểu nhu cầu khách hàng, cung cấp tư liệu cho phòng kỹ thuật để tiến hành thiết kế tủ. Vật tư được xuất ra như tôn, sơn tĩnh điện để sản xuất vỏ tủ. Khi vỏ tủ được hoàn thành thì các vật tư, thiết bị, lắp đạt để tạo nên thành phẩm. Thành phẩm này được nhập kho sử dụng cho các công trình hoặc bán cho khách hàng. Sơ đồ 2: QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM TỦ ĐIỆN Thiết kế Mua thiết bị ­ vật tư Xuất tôn để sản xuất vỏ tủ Xuất thiết bị, vật tư Thành phẩm Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Xuất phát từ tình hình, đặc điểm sản xuất kinh doanh, yêu cầu của thị trường và để phù hợp với sự phát triển của mình Công ty đã không ngừng nâng cao, hoàn thiện bộ máy quản lý của mình. Bộ máy quản lý của Công ty đảm bảo thuận tiện cho hoạt động của một Công ty TNHH không nhiều thành viên. Bộ máy quản lý được chia thành ba cấp: Đứng đầu là Giám đốc, giúp việc cho giám đốc có Kế toán trưởng, phó giám đốc và các phòng ban nghiệp vụ. Công ty chủ trương xây dựng bộ máy quản lý theo chế độ một thủ trưởng để các quyết định tập trung và mang tính thống nhất, nhưng vẫn đảm bảo quyền làm chủ của người lao động. Việc tổ chức bộ máy quản lý như trên đảm baorcho hoạt động thông suốt, tiếc kiệm chi phí, tận dụng tốt năng lực từng người. Do vậy vẫn tiếc kiệm được chi phí cần thiết đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty như sau: Sơ đồ 3: SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH XL & ĐT TB ĐIỆN Giám Đốc Phó giám đốc Phòng kế toán Phòng kế hoạch Phòng kỹ thuật Phòng tổ chức HC Xưởng SX Xây lắp Vật tư XDCB Giám đốc: Là người đứng đầu, điều hành Công ty theo chế độ một thủ trưởng. Giám đốc là người quản lý duy nhất của Công ty có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn. Với sơ đồ như trên, ngoài việc quản lý chung, giám đốc còn phụ trách các phòng kế hoạch, phòng kỹ thuật, phòng tổ chức hành chính các phòng kế toán. Cùng với nhân viên các phòng này, xây dựng kế hoạch kinh doanh, trực tiếp tuyển trọn nguồn nhân lực chất lượng cao, cất nhắc vào các vị trí phù hợp để đảm bảo về kỹ thuật công nghệ sản xuất và nắm bắt các công nghệ sản xuất tiên tiến áp dụng nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của Công ty cho khách hàng. - Phó giám đốc: Giúp quản lý sản xuất ở các xưởng và các công trình thi công cũng như vật tư, cơ sở vật chất của Công ty. Tham mưu các vấn đề liên quan cho giám đốc. - Phòng kế toán: Sổ sách kế toán, hạch toán thu chi hàng ngày và cập nhập thông tin liên quan các vấn đề tài chính. - Phòng tổ chức hành chính: Tổ chức thực hiện các công tác văn phòng, quản công văn giấy tờ liên quan đến tổ chức và hành chính, giúp giám đốc trong công tác quản lý nhân sự. Chịu trách nhiệm giám sát các chế độ tiền lương, tiền thưởng.... - Phòng kế hoạch: Tham mưu toàn bộ các vấn đề liên quan đến các hoạt động kinh doanh của Công ty: Điều tra thị trương, khai thác các quy trình công nghệ sản xuất, lắp đặt và chuyển giao công nghệ, xây dựng các kế hoạch và quyết toán các kế hoạch. - Phòng kỹ thuật: Nhiệm vụ của phòng kỹ thuật là đảm bảo kỹ thuật công trình, giám sát tiến độ thi công, tham mưu cho giám đốc trong công tác có liên quan đến vật tư, kỹ thuật, máy thi công, an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. - Xưởng sản xuất: Sản xuất và chế tạo sản phẩm như: Tủ điện, hệ thống, trang thiết bị điện .... - Tổ xây lắp: Thi công các công trình, hạng mục công trình do Công ty giao hoặc tự tìm kiếm công việc và thi công. - Phòng vật tư xây dựng cơ bản: Cung ứng vật tư, quản lý tồn kho, xây dựng và sửa chữa nhỏ. 1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Khi nền kinh tế đang trong thời kế hoạch hoá tập trung, các doanh nghiệp hoạt động theo chỉ tiêu pháp lệnh, vật tư, tiền vốn do cấp trên cấp, giá thành là giá thành kế hoạch định sẵn. Vì vậy, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chỉ mang tính hình thức.  Chuyển sang nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp được chủ động hoạt động sản xuất kinh doanh theo phương hướng riêng và phải tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Để có thể cạnh tranh được trên thị trường, thông tin là một trong những tài sản quan trọng doanh nghiệp, đặc biệt là thông tin kế toán. Kế toán cũng là một công cụ để quản lý kinh tế. Vì vậy, công tác tổ chức kế toán trong Công ty cũng như mọi doanh nghiệp khác đều rất được coi trọng nhất là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là phần không thể thiếu được đối với các doanh nghiệp cũng như doanh nghiệp thuộc ngành xây lắp. Tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm là tiền đề để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp thăng tiến. Tổ chức công tác kế toán là việc thiết kế, lựa chọn hình thức tổ chức hạch toán kế toán phù hợp, bố trí các công việc, nhân sự trong bộ máy kế toán của công ty. Sơ đồ 4 SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH XL & ĐT THIẾT BỊ ĐIỆN Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Thủ quỹ, KT ngân hàng, KT lương tiền lương KT NVL, vật tư, TSCD KT thanh toán, kế toán nguồn vốn KT các xưởng, đội xây lắp KT giá thành, tiêu thụ thành phẩm, KT thuế Thủ kho Với quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa như Công ty TNHH xây lắp và đầu tư thiết bị điện, phòng kế toán bao gồm 10 thành viên. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh và đặc điểm bộ máy quản lý của Công ty đồng thời căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ kế toán và phù hợp với trình độ nhân viên kế toán nên bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình tập chung. Theo mô hình này, toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung ở phòng kế toán. - Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm trước thuế và giám đốc về các thông tin, hoạt động tài chính của Công ty. Là người tổ chức toàn diện công tác thống kê thông tin kinh tế và hệ thống thông tin kinh tế của Công ty, kiểm tra việc hạch toán, việc chấp hành thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận kế toán. - Kế toán tổng hợp: Tổng hợp số liệu của Công ty để lập bảng cân đối TK, cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh và Xác định kết quả kinh doanh. Kiểm quỹ kiêm kế, toán ngân hàng, kế toán lương: Thu, chi tiền bán hàng, vào sổ quỹ hàng ngày, theo dõi tiền gửi của Công ty trên tài khoản NH và theo dõi các khoản mục chi phí theo đúng chế độ hiện hành của Bộ Tài Chính. Ngoài ra còn có nhiệm vụ giao dịch với ngân hàng để huy động vốn, mở tài khoản tiền gửi, tiền vay, tiến hành các nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng, tính lương và các khoản trích theo lương cho người lao động, ghi chép kế toán tổng hợp tiền lương theo chế độ hiện hành. Kế toán nguyên vật liệu, vật tư, TSCD: Có nhiệm vụ ghi chép kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết TSCD, nguyên vật liệu tồn kho. Đồng thời tính khấu hao TSCD, phân bổ chi phí, tính giá vốn nguyên vật liệu xuất kho.... Lập các báo cáo về tình hình tăng giảm TSCD, báo cáo nguyên vật liệu tồn kho. Kế toán vật tư và TSCD còn theo dõi TSCD và công cụ dụng cụ đang sử dụng tại các tổ xây lắp. Kế toán giá thành, tiêu thụ thành phẩm và kế toán thuế: Có nhiệm vụ tổng hợp chi phí sản xuất và xây lắp để tính giá thành sản phẩm. Xác định giá vốn hàng bán, ghi chép theo dõi doanh thu để từ đó làm cơ sở để xác định kết quả kinh doanh. Kê khai thuế hàng tháng, theo dõi thu nộp ngân sách và thực hiện các công tác liên qua đến thuế. Kế toán thanh toán và nguồn vốn: Ghi chép, phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các khoản vốn bằng tiền. Theo dõi tình hình tăng giảm nguồn vốn kinh doanh của Công ty. Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các báo cáo nội bộ về công nợ. Theo dõi, tính toán và quyết toán các khoản công nợ cũng như hiệu quả sử dụng vốn vay. Nhân viên kế toán các xưởng, đội: làm nhiệm vụ tập hợp và luân chuyển các chứng từ ban đầu phản ánh các nghiệp vụ phát sinh tại xưởng, đội sản xuất. Cuối mỗi quý, nhân viên kế toán xưởng, đội xây lắp phải tiến hành chuyển các chứng từ về phòng kế toán để kiểm tra tính pháp lý, độ chính xác của chứng từ và phản ánh nghiệp vụ phát sinh trên sổ sách. - Thủ kho: Bảo quản nguyên vật liệu, thành phẩm, ghi chép theo số lượng chính xác, vảo thẻ kho từng lần nhập - xuất. 1.3. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại Công ty 1.3.1. Các chế độ chính sách kế toán tại Công ty Các chính sách kế toán của Công ty vận dụng dựa trên cơ sở đặc điểm của quá trình sản xuất kinh doanh và chính sách kế toán do Bộ Tài Chính hiện hành. + Đơn vị hạch toán là VNĐ. + Niên độ kế toán năm tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. + Hạch toán theo quyết định 48 – TC/QĐ/ CĐKT. + Kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. + Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên + Hạch toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp thẻ song song. + Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Phương pháp tính theo giá đích danh. + Tổ chức sổ sách kế toán theo hình thức Nhật ký chung. + Các sổ cái tài khoản, mở cho từng tài khoản tổng hợp cho cả năm, chi tiết cho từng tháng. + Sổ quỹ tiền mặt, các sổ chi tiết các TK 152, 156, 211, 242, 621, 622, 623, 627, 642, 635 ….. Công ty không sử dụng sổ Nhật ký đặc biệt. + Bảng tổng hợp nguyên vật liệu nhập, xuất, tồn kho…. + Chứng từ tổng hợp, bảng kê phiếu thu, phiếu chi, phiếu kế toán …. + Nhật ký chung được thể hiện theo trình tự ghi sổ kế toán như sau: Sơ đồ 5: Trình tự ghi sổ sách kế toán Chứng từ gốc Chứng từ tổng hợp Sổ chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Nhật ký đặc biệt Sổ Nhật ký chung Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo kế toán Sổ cái (1) từ chứng từ gốc hàng ngày vào nhật ký chung, nhật ký đặc biệt, sổ chi tiết. (2) Từ chứng từ gốc định kỳ hoặc cuối kỳ lập chứng từ tổng hợp sau đó vào sổ Nhật ký chung. (4) Nhật ký chung hoặc nhật ký đặc biệt hàng ngày, đầu kỳ hoặc cuối kỳ vào sổ Cái. (5) Cuối kỳ từ các sổ chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết để (6) đối chiếu so sánh với sổ cái. (7) Từ sổ cái cuối kỳ lập bảng cân đối số phát sinh để kiểm tra số liệu. (8) Từ bảng cân đối số phát sinh, bảng tổng hợp chi tiết, cuối kỳ lập báo cáo kế toán doanh nghiệp có thể vận dụng hình thức nhật ký chung. 1.3.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản Công ty sử dụng hầu hết các tài khoản trong hệ thống tài khoản doanh nghiệp, trên cơ sở các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tần suất phát sinh, kế toán trưởng Công ty đã thống nhất dùng tài khoản TK 152 để hạch toán nguyên vật liệu, và không mở các tài khoản chi tiết cho từng nguyên vật liệu. Phản ảnh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến nguyên vật liệu kế toán sử dụng các tài khoản: TK111, TK133, TK131, TK331, TK333.1, TK511. Công ty không sử dụng tài khoản TK141 để phản ánh tiền tạm ứng mua vật tư, như vậy không kiểm soát chặt chẽ được lượng tiền dễ xẩy ra hiện tượng nhầm lẫn. Công ty sử dụng phương pháp tính giá hàng tồn kho theo giá đích danh nên không lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho TK159. Công ty sử dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên chỉ sử dụng tài khoản 621, 622, 623, 627 và không sử dụng các TK 631, tài khoản 616. Tài khoản 632 giá vốn hàng bán. Tài khoản 515, 635 doanh thu và chi phí tài chính. Tài khoản xác định kết quả kinh doanh 911. 1.3.3. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ Nhìn chung, hệ thống chứng từ kế toán Công ty sử dụng phù hợp với quy định và hướng dẫn của Bộ Tài Chính và phù hợp với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong Công ty. Các chứng từ kế toán được tập hợp lại và được kiểm tra tính trung thực, hợp lý, hợp lệ, hợp pháp bởi kế toán. - Tính hợp lý thể hiện ở chỗ đơn giá vật tư mua vào phù hợp với giá cả vật tư trên thị trường, thuế suất thuế GTGT đầu vào và thuế suất thuế GTGT đầu ra có đúng quy định của luật thuế không. - Tính hợp pháp được thể hiện qua những nguyên tắc ghi chứng từ như con dấu, chữ ký, mã số thuế. - Tính hợp lệ thể hiện sự đầy đủ các yếu tố quy định theo mẫu của Bộ Tài chính. - Kế toán nguyên vật liệu: Khi nghiệp vụ kinh tế bán nguyên vật liệu kế toán tiêu thụ thành phẩm viết hóa đơn GTGT, thủ kho viết phiếu xuất kho theo số liệu thực xuất. Hóa đơn GTGT là cơ sở cho thủ quỹ viết phiếu thu, phiếu thu dùng để ghi vào sổ Nhật ký chung. Trường hợp bán nguyên vật liệu chưa thu tiền, kế toán tiêu thụ thành phẩm lập phiếu kế toán để làm cơ sở ghi sổ. Chứng từ sau khi được sử dụng để ghi sổ sẽ được lưu tại phòng kế toán. Kiểm quỹ kiêm kế, toán ngân hàng, kế toán lương chứng từ bao gồm: + Phiếu thu, phiếu chi + Chứng từ thanh toán qua ngân hàng: Ủy nhiệm chi, giấy nộp tiền, giấy báo nợ, giấy báo có, sổ phụ ngân hàng. + Bảng chấm công. + Bảng thanh toán tiền lương và các bảng thanh toán phụ cấp khác mà công nhân viên được hưởng. - Kế toán giá thành, tiêu thụ thành phẩm và kế toán thuế sử dụng các chứng từ sau: + Chứng từ về khấu hao TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. + Chứng từ hóa đơn GTGT về chi phí dịch vụ mua ngoài, phiếu chi. + Chứng từ vật tư nhập kho, xuất kho phục vụ sản xuất. + Chứng từ phiếu kế toán kết chuyển chi phí trả trước trong kỳ + Bảng chi tiết phân bổ chi phí tiền lương. Việc tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán có sự giám sát kiểm tra của kế toán trưởng nên đã đảm bảo được tính kịp thời của thông tin, các nghiệp vụ kinh tế được phản ánh một cách trung thực và phù hợp với quy định của Bộ Tài chính. 1.3.4. Tổ chức hệ thống báo Báo cáo tài chính Công ty sử dụng Hệ thống báo cáo tài chính áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm: a. Báo cáo bắt buộc - Bảng Cân đối kế toán: Mẫu số B01 – DNN - Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B02 – DNN - Bản thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B09 – DNN Báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế phải lập và gửi thêm phụ biểu sau: - Bảng cân đối tài khoản: Mẫu số F01 – DNN b. Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập: - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03 – DNN Ngoài ra, để phục vụ yêu cầu quản lý, chỉ đạo điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp có thể lập thêm các báo cáo tài chính chi tiết khác. Báo cáo tài chính quy định cho các hợp tác xã - Bảng cân đối tài khoản: Mẫu số B01 – DNN/HTX - Báo cáo Kết quả kinh doanh: Mẫu số B02 – DNN - Bảng Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B09 – DNN/HTX Nội dung, phương pháp tính toán, hình thức trình bầy các chỉ tiêu trong từng báo cáo quy định trong chế độ này được áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc đối tượng áp dụng hệ thống báo cáo tài chính này. Trong quá trình áp dụng, nếu thấy cần thiết, các doanh nghiệp có thể bổ sung, các chỉ tiêu cho phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp; Trường hợp có sửa đổi thì phải được Bộ Tài chính chấp nhận bằng văn bản trước khi thực hiện. PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH XÂY LẮP VÀ ĐẦU TƯ THIẾT BỊ ĐIỆN 2.1. Đặc điểm sản phẩm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tính giá thành. Sản phẩm tạo ra của Công ty mang tính đặc thù khác với các ngành sản xuất khác như: Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc... có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm xây lắp lâu dài dài phải lập dự toán riêng cho từng công trình trước khi sản xuất...Do đó, việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp phải lập dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công). Quá trình sản xuất xây lắp phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo, đồng thời để giảm bớt rủi ro phải mua bảo hiểm cho công trình xây lắp. Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất (xe máy, thiết bị thi công, người lao động...) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Đặc điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng, hạch toán tài sản, vật tư rất phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên, thời tiết và dễ mất mát hư hỏng... Sản phẩm xây lắp từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng thường kéo dài. Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ thuật của từng công trình. Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc thường diễn ra ngoài trời chịu tác động rất lớn của các nhân tố môi trường như nắng, mưa, lũ lụt...Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ sao cho bảo đảm chất lượng công trình đúng như thiết kế, dự toán. Những đặc điểm trên đã ảnh hưởng rất lớn đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp. Công tác kế toán vừa phải đáp ứng yêu cầu chung về chức năng, nhiệm vụ kế toán của một doanh nghiệp sản xuất vừa phải đảm bảo phù hợp với đặc thù của loại hình doanh nghiệp xây lắp. Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư (giá đấu thầu), do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm xây lắp không thể hiện rõ. Sản phẩm xây lắp hoàn thành được bàn giao cho chủ đầu tư theo các hợp đồng xây lắp đã ký. Đối với các hợp đồng xây lắp với chủ đầu tư, khi bàn giao công trình và thanh toán bên chủ đầu tư được phép giữ lại tiền phí bảo hành công trình theo tỷ lệ %/ giá trị công trình. Khi công trình hoàn thành Công ty có thu nhập để trang trải cho toàn bộ chi phí đã bỏ ra và có tích lũy để mở rộng sản xuất kinh doanh. Số lượng khách hàng ít, dễ xác định và được xác định khi bắt đầu quá trình xây lắp. Các sản phẩm tủ điện, tủ bù, tủ điều khiển trạm hợp bộ kiểu KIOT, xà sắt… của Công ty được sản xuất để phục vụ luôn cho các hợp đồng xây lắp và theo yêu cầu của đối tác thông qua hợp đồng kinh tế. 2.2. Đặc điểm quá trình sản xuất sản phẩm ảnh hưởng đến đối tượng tập hợp chi phí giá thành. Chu kỳ sản xuất kinh doanh của Công ty: Phòng kế hoạch tìm hiểu nhu cầu thị trường, phát hiện cơ hội dựa trên những thông tin cung cấp phòng kỹ thuật lập hồ sơ dự thầu để tham gia đấu thầu. Để thực hiện công trình xây lắp nhanh gọn, không mất nhiều thời gian, phòng kỹ thuật phải xác định rõ đặc điểm kinh tế kỹ thuật, đặc điểm vị trí, khí hậu, địa hình nơi xây lắp, thời gian đầu tư vốn của công trình đó tiến hành thiết kế, lập dự toán. Trên cơ sở dự toán phòng vật tư xây dựng cơ bản mua các vật tư, thiết bị phục vụ công trình về nhập kho. Phó giám đốc trực tiếp chỉ đạo các tổ, đội xây lắp hoàn thành công việc đúng thời hạn, đúng thiết kế và kỹ thuật. Sơ đồ 6 QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM XÂY LẮP CỦA CÔNG TY Nhận thầu thi công với bênA Khảo sát địa hình địa chất Lập dự án thi công Thi công 1. Xử lý nền móng 2. Xây dựng phần thô 3. Lắp đặt thiết bị máy móc 4. Thử nghiệm 5. Hoàn thiện Nghiệm thu thanh quyết toán với bên A Sản phẩm xây lắp cũng được tiến hành sản xuất liên tục từ khâu thăm dò điều tra, khảo sát đến thiết kế thi công và quyết toán công trình. Ngoài hoạt động chính là tạo ra sản phẩm xây lắp Công ty còn tiến hành sản xuất tủ điện, tủ bù, tủ điều khiển trạm hợp bộ kiểu KIOT, xà sắt, sản xuất lắp ráp các sản phẩm cơ khí thiết bị điện…. Với mục tiêu tiếc kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, chủ động trong các khâu hoàn thiện sản phẩm Công ty đã đầu tư thêm trang thiết bị như hệ thống sơn tĩnh điện hiện đại của Đức. Quy trình sản xuất tủ điện tủ bù của Công ty có thể khái quát theo sơ đồ sau: Phòng kế hoạch tìm hiểu nhu cầu khách hàng, cung cấp tư liệu cho phòng kỹ thuật để tiến hành thiết kế tủ. Vật tư được xuất ra như tôn, sơn tĩnh điện để sản xuất vỏ tủ. Khi vỏ tủ được hoàn thành thì các vật tư, thiết bị, lắp đạt để tạo nên thành phẩm. Thành phẩm này được nhập kho sử dụng cho các công trình hoặc bán cho khách hàng. Sơ đồ 7: QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM TỦ ĐIỆN Thiết kế Mua thiết bị ­ vật tư Xuất tôn để sản xuất vỏ tủ Xuất thiết bị, vật tư Thành phẩm Phòng kế hoạch là nơi tìm hiểu nhu cầu khách hàng, cung cấp tài liệu cho phòng kỹ thuật để tiến hành thiết kế tủ. Bắt đầu quy trình sản xuất là xuất tôn cùng các loại sơn tĩnh điện … để sản xuất vỏ tủ. Sau khi vỏ tủ hoàn thành thì các loại vật tư thiết bị sẽ được lắp đặt để tạo nên thành phẩm. Tủ này được nhập kho để sử dụng cho công trình hoặc bán cho khách hàng. Về mặt hàng tủ này có thể bán cho khách hàng kèm với các loại nguyên vật liệu khác như: Aptomat, đầu cốt đồng, ty sứ …. Sau gần 7 năm hoạt động với rất nhiều khó, thiếu thốn đến nay Công ty đã từng bước khẳng định được vị thế của mình, mở rộng và phát triển ngành nghề hoạt động đồng thời tạo thêm việc làm cho người lao động. 2.3. Tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Xây lắp và Đầu tư thiết bị điện. Hiện nay, Công ty TNHH Xây lắp và Đầu tư thiết bị điện có hai loại sản phẩm chính là thi công công trình xây lắp và sản xuất tủ điện. Do thời gian thực tập và khả năng của em có hạn, nên em chọn tính chi phí, giá thành sản phẩm cho thi công công trình xây lắp trong Đề án của mình. Để phục vụ cho công tác xác định chi phí để tính giá thành sản phẩm, kế toán phân loại chi phí sản xuất theo chi phí trực tiếp bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung. + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp được tập hợp cho từng công trình theo bản dự toán của công trình đó. + Chi phí sản xuất chung phát sinh trong tháng được tập hợp và phân bổ cho từng công trình hoàn thành trong tháng theo nguyên vật liệu chính. + Tập hợp chi phí sản xuất được phản ánh theo sơ đồ sau: Sơ đồ 8: Quy trình hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất      TK152 TK621    TK154    TK155 (1) (7)     TK 334,338    TK622 (2) TK627 (8) (10) TK152 TK627 (3) TK214 (9) (4) TK242 (5) TK111,112,336 (6) Tk336.57 Chi phí NVLTT dung cho sản xuất Trích lương và các khoản Bảo hiểm cho CNSX và PVSX Chi phí vật tư kỹ thuật, vật tư phục vụ sản xuất Chi phí khấu hao tài sả n cố định Chi phí trả trước dài hạn Chi phí điện ,nước, sửa chữa máy móc …. (9) ….Cuối kỳ kết chuyển CP NVLTT, NCTT,SXC . (10) Giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho . Toàn bộ các khoản CPSX, CP NVLTT, CP NCTT, CP SXC, cuối kỳ kế toán vào sổ cái TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” 2.3.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Phương pháp hạch toán chi phí của Công ty đối với các sản phẩm, xây lắp và tủ điện là hạch toán theo đơn đặt hàng, các chi phí phát sinh liên quan đến đơn đặt hàng nào sẽ được tập hợp và phân bổ cho đơn đặt hàng đó. Khi đơn đặt hàng hoàn thành, tổng số chi phí phát sinh theo đơn đặt hàng kể từ khi khởi công đến khi hoàn thành là giá thực tế của đơn đặt hàng đó. Nguyên vật liệu chính: Là những loại nguyên liệu, nhiên liệu tham gia vào trực tiếp quá trình sản xuất để cấu tạo nên thực thể vật chất sản phẩm như: Gạch, đá, cát, sỏi, xi măng, sắt thép .... Trong nguyên vật liệu chính bao gồm cả bán thành phẩm mua ngoài. Đó là chi tiết, bộ phận sản phẩm mà Công ty mua của các đơn vị khác đển tiếp tục sản xuất chế biến thành phẩm hàng hóa của Công ty. - Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất không cấu thành thực thể chính của sản phẩm mà nó có thể kết hợp với nguyên liệu, vật liệu chính là thay đổi màu sắc, hình dáng bên ngoài của sản phẩm tạo điều kiện trong quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường. Vật liệu phụ được sử dụng nâng cao chất lượng, tính năng, tác dụng của sản phẩm và bảo quản các tư liệu lao động, phục vụ cho công việc lao động của công nhân. - Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Trong tổng chi phí sản phẩm thì chi phí nguyên vật liệu chính chiếm một tỷ trọng lớn. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí của những loại nguyên vật liệu cấu thành thực thể của sản phẩm, có giá trị lớn và có thể xác định một cách tách biệt rõ ràng cụ thể cho từng sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, đối với Công ty chủ yếu là tôn các loại, sắt các loại; Vật liệu phụ bao gồm sơn, đồng và các linh kiện trong tủ điện. Chi phí nguyên vật liệu được tính theo giá thực tế khi xuất dùng, còn có cả chi phí thu mua, vận chuyển từ nơi mua về nơi nhập kho sản xuất. Dựa vào bảng dự toán nguyên vật liệu, vật tư mà giám đốc đã ký duyệt, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được mua nhập kho và xuất dùng cho từng công trình cụ thể. Xuất, nhập, tồn vật tư, nguyên vật liệu thể hiện trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 152, bảng tổng hợp nhập xuất tồn, kế toán ghi phiếu xuất kho vật tư, thủ kho xuất nguyên vật liệu dựa vào phiếu xuất kho đó. Sổ chi tiết tài khoản nguyên vật liệu trực tiếp (TK621) được mở chi tiết cho từng khách hàng (hay từng công trình). Biểu số 01: Phiếu nhập kho Đơn vị: CT TNHH Xây lắp và đầu tư thiết bị điện Địa chỉ : 105/22/5 Tây Hồ - Thụy Khê - Hà Nội. Mẫu số: 01-VT (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU NHẬP KHO Ngày 14/07/2007 Nợ: TK 152, 133 Có: TK 111 Số: 105 Họ và tên người giao hàng : Nguyễn Phú Lợi Theo HĐ GTGT số : 0083875 Ngày 20 tháng 7 năm 2007 của Công ty Thiết bị đo Điện Nhập kho tại : Kho Công ty S TT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo CT Thực xuất 1. Sứ 35KV Quả 80 96,400 7,712,000 2. Cáp đồng bọc Cu/PVC 0.6/1KV1x95 M 13 52,000 676,000 A Áptomat 800A Cái 01 3,690,000 3,690,000 4. Sứ PS70 (Sứ chuỗi) Quả 400 105,000 42,000,000 Cộng 54.078.000 Cộng thành tiền Năm mươi bốn triệu không trăm bẩy tám nghìn đồng Xuất ngày 14 tháng 07 năm 2007 Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng (Hoặc bộ phận có nhu cầu nhập) Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu số 02: Phiếu xuất kho Đơn vị: CT TNHH Xây lắp và đầu tư thiết bị điện Địa chỉ : 105/22/5 Tây Hồ - Thụy Khê - Hà Nội. Mẫu số: 02-VT (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 14/07/2007 Nợ: TK621 Có: TK152 Số: 66 Họ tên người nhận hàng : Bùi Thọ Khang Đại chỉ (bộ phận) : Sản xuất Lý do xuất: Xuất vật tư công trình Minh Hương Xuất tại : Kho Công ty S TT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo CT Thực xuất 1. Sứ 35KV Quả 80 96,400 7,712,000 2. Cáp đồng bọc Cu/PVC 0.6/1KV1x95 m 13 52,000 676,000 A Áptomat 800A Cái 01 3,690,000 3,690,000 4. Sứ PS70 (Sứ chuỗi) Quả 400 105,000 42,000,000 Cộng 54.078.000 Cộng thành tiền Năm mươi bốn triệu không trăm bẩy tám nghìn đồng Xuất ngày 14 tháng 07 năm 2007 Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng (Hoặc bộ phận có nhu cầu nhập) Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sau khi công trình đã hoàn thành, kế toán tiến hành tập hợp chi phí, quyết toán và viết hóa đơn GTGT cho khách hàng theo hợp đồng kinh tế. Chứng từ sử dụng: - Hoá đơn bán hàng, hóa đơn giá trị gia tăng. - Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho. -  Giấy đề nghị tạm ứng, phiếu chi.  Vật liệu mua về nhập kho. Phiếu xuất kho và chứng từ liên quan như hoá đơn vận chuyển tạo thành bộ chứng từ được chuyển về phòng kế toán làm số liệu hạch toán. TK sử dụng: Tài khoản 621 dùng để tập hợp chi phí nguyên vật liệu dùng cho sản xuất phát sinh trong kỳ, cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Kết cấu TK 621 như sau: Bên Nợ: Trị giá gốc thực tế của nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất. Bên Có: Trị giá nguyên liệu vật liệu sử dụng không hết nhập kho, Kết chuyển chi phí NVL vào TK 154- Chi phí SXKD dở dang TK 621 không có số dư cuối kỳ. - Căn cứ vào đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và giá trị vật liệu sử dụng, kế toán ghi: Nợ TK 621: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp. Nợ TK 133: VAT được khấu trừ (nếu có).                Có TK 152: nguyên vật liệu.                Có TK 111, 112, 331… - Nếu nhập lại kho nguyên vật liệu, giá trị vật liệu còn có thể chưa sử dụng hết, giá trị phế liệu thu hồi kế toán ghi: Nợ TK 152: Vật liệu, nguyên liệu                Có TK 621: Chi phí NVL trực tiếp - Cuối kỳ căn cứ vào giá trị kết chuyển hoặc phân bổ nguyên vật liệu cho từng hạng mục công trình, kế toán ghi: Nợ TK 154: 105.044.860                Có TK 621: 105.044.860 Thông qua kết quả hạch toán chi phí vật liệu tiêu hao thực tế theo từng đối tượng chịu chi phí thường xuyên kiểm tra đối chứng với định mức và dự toán để phát hiện kịp thời những lãng phí mất mát hoặc khả năng tiết kiệm vật liệu, xác định nguyên nhân, người chịu trách nhiệm để xử lý hoặc khen thưởng kịp thời. 2.3.2. Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm toàn bộ tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương trả cho nhân công trực tiếp sản xuất. + Chi phí nhân công trực tiếp của Công ty bao gồm tiền lương của công nhân sản xuất tại xưởng và công nhân đi công trình của Công ty, theo Bảng số 6 . + Đơn giá nhân công được sử dụng là đơn giá nội bộ của Công ty do các phòng chức năng lập và trực tiếp giám đốc duyệt. Chứng từ để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: + Bảng chấm công hàng tháng. + Bảng thanh toán lương làm thêm giờ do cán bộ quản lý phân xưởng chấm. Trên bảng lương ghi rõ từng khoản tiền lương, phụ cấp, số tiền cán bộ nhân viên được lĩnh. Hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công, trình độ tay nghề, cấp bậc, công việc, kế toán tiến hành tính và thanh toán lương cho từng công nhân. Kế toán chi phí giá thành lập bảng phân bổ chi phí tiền lương chuyển đến kế toán trưởng kiểm tra và xác nhận, nó được dùng làm cơ sở để lập chi phí và tính tổng sản pẩm trong tháng. Vì một lý do nào đó, Công ty chưa áp dụng chính sách đóng bảo hiểm cho cán bộ, công nhân viên quản lý, quản lý phân xưởng của Công ty vì vậy hàng tháng Công ty có trích một khoản theo tỷ lệ lương gọi là hỗ trợ cho mỗi cán bộ. Còn đối với công nhân phân xưởng do Công ty chỉ thuê theo thời vụ nên Công ty chưa có chính sách hỗ trợ. TK sử dụng: Để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 622 Nội dung: Dùng để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp Kết cấu: Bên Nợ: Phản ánh giá trị tiền lương và các khoản phụ cấp Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang tài khoản 154 Chi phí nhân công trực tiếp tính cho công trình Hoàng Hà: + Chi phí nhân công TBA và chi phí nhân công đường dây 22KV: Được tính theo chi phí nhân công, tiền lương trực tiếp mà công ty trả cho người lao động tham gia thi công xây lắp công trình của hạng mục công trình trạm biến áp. Cuối kỳ xác định lương phải trả cho bộ phận nhân công trực tiếp thi công công trình, định khoản: Nợ TK 622 46.624.844 Có TK334 46.624.844 Chi tiền mặt trả lương cho bộ phận nhân công trực tiếp sản xuất, thi công xây lắp công trình: Nợ TK 334 46.624.844 Có TK 111 46.624.844 Đối với nhiều công trình Công ty có sử dụng lao động thuê ngoài để tham gia thi công, xây lắp Nợ TK 621 22.154.414 Có TK 111 22.154.414 Tiêu thức phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho từng công trình thường được sử dụng là phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu chính. Công thức phân bổ như sau: Chi phí vật liệu phân bổ cho từng đối tượng = Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng x Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ Tổng tiêu thức lựa chọn để phân bổ của các đối tượng Định khoản Nợ TK 154 12.275.277 Có TK 622 12.275.277 2.3.3. Chi phí sản xuất chung - Chi phí sản xuất chung tại Công ty gồm 8 nội dung: + Lương nhân viên quản lý xưởng. + Chi phí nguyên vật liệu sử dụng cho nhu cầu của xưởng và công cụ dụng cụ phục vụ cho nhu cầu quản lý phân xưởng. Việc tập hợp này được thể hiện qua bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ. + Nhiên liệu: Là vật liệu phụ cung cấp nhiệt năng cho quá trình sản xuất kinh doanh. Nhiên liệu bao gồm các loại ở thể rắn, lỏng khí như: xăng, dầu, than, củi để phục vụ cho công nghệ sản xuất sản phẩm, thiết bị hoạt động và dùng trực tiếp cho sản xuất như nấu luyện, hấp... + Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết, bộ phận dùng thay thế sửa chữa, các loại tài sản cố định như máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải, truyền dẫn. + Vật liệu và thiết vị xây dựng cơ bản: Là những vật liệu và thiết bị được sử dụng cho việc xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp, công cụ và vật liệu kết cấu dùng để lắp đặt các công trình xây dựng cơ bản. + Phế liệu: Là các loại vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất sản phẩm như gỗ, sắt thép vụn hoặc phế liệu thu hồi trong quá trình thanh lý tài sản cố định. + Chi phí khấu hao thiết bị và các TSCĐ khác trong sản xuất. Công ty sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng để tính khấu hao TSCĐ dựa trên cơ sở nguyên giá, tỷ lệ khấu hao theo quy định của Bộ Tài chính và tính vào chi phí sản xuất. Công ty tính mức khấu hao theo tháng. + Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho sản xuất và xây lắp như: Chi phí gia công thuê ngoài (sơn tĩnh điện, thuê xe vận chuyển nguyên vật liệu liên quan đến công trình đang thi công..) chi phí điện, nước … và các chi phí bằng tiền phục vụ cho nhu cầu quản lý và sản xuất tại xưởng. Chứng từ sử dụng: Để hạch toán chi phí sản xuất chung kế toán nhà máy sử dụng các chứng từ: + Chứng từ về khấu hao TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. + Chứng từ về chi phí dịch vụ mua ngoài, hóa đơn do các đơn vị cung cấp dịch vụ chuyển đến. + Chứng từ xuất vật tư phục vụ sản xuất. + Chứng từ kết chuyển chi phí trả trước trong kỳ. TK sử dụng: Để phản ánh chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng tài khoản 627 Nội dung: Dùng để phản ánh tình hình chi phí sản xuất chung ở xưởng sản xuất. Kết cấu: Bên Nợ: Phản ánh chi phí phục vụ cho toàn bộ xưởng sản xuất. Bên Có: Kết chuyển chi phí sản xuất chung sang tài khoản 154 - Tính khấu hao vào giá thành tháng 8/2007: 3.417.524 Định khoản: Nợ TK 627 3.417.524 Có TK 214 3.417.524 - Chi phí khác, chi phí mua ngoài phát sinh trong tháng 8/2007: Định khoản: Nợ TK 627 Có TK 111 - Trích chi phí trả trước dài hạn: Định khoản: Nợ TK 627 308.750 Có TK 242 308.750 Bảng số 07: BẢNG TRÍCH KHẤU HAOTHÁNG 8/2007 Chỉ tiêu Tỉ lệ KH Bộ phận sử dụng 154 642 Toàn doanh nghiệp Nguyên giá Mức KH năm Mức KH tháng 1 2 3 4=2*3 5=4/12 I. Số KH đến tháng trước Cộng 747.135.504 250.364.936 131.101.157 119.263.779 II. Số KH tăng trong tháng Cộng 0 0 0 0 III. Số KH giảm trong tháng Cộng 0 0 0 0 IV. Số KH tháng này - Xe ô tô tải 10 72.497.900 604.149 604.149 - Máy hàn MIC + phụ kiện 10 34.485.000 287.375 287.375 - Máy cắt 12 77.000.000 770.000 770.000 - Máy chấn 12 175.600.000 1.756.000 1.756.000 - Xe ô tô joli 10 387.552.604 3.229.605 3.229.605 Cộng 747.135.504 6.647.129 3.417.524 3.229.605 Cộng lũy kế 747.135.504 257.012.064 134.518.681 122.493.384 Tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng công trình, công trình Hoàng Hà được sử dụng là phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu chính. Chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng = Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng x Tổng chi phí sản xuất chung chung cần phân bổ Tổng tiêu thức lựa chọn để phân bổ của các đối tượng Nợ TK 627 8.715.412 Có TK 154 8.715.412 2.3.4. Chi phí máy thi công Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nhưng do nhu cầu về vốn còn hạn hẹp nên hầu hết chi phí máy thi công đều thuê ngoài. Chi phí máy thi công được tính trực tiếp vào giá thành của công trình phát sinh chi phí máy thi công thuê ngoài. TK sử dụng: Để phản ánh chi phí máy thi công kế toán sử dụng tài khoản 623 Nội dung: Dùng để phản ánh tình hình chi phí máy thi công cho từng công trình. Kết cấu: Bên Nợ: Phản ánh chi phí máy thi công cho công trình xây lắp. Bên Có: Kết chuyển chi phí máy thi công sang tài khoản 154 Đối với công trình Hoàng Hà Công ty nhận thi công chi phí máy thi công bao gồm: Chi phí máy thi công trạm biến áp 320KVA-22/0,4KV và chi phí máy thi công đường dây 22KV: Theo Bảng số 4, số 6 và Bảng số 7 ta có số liệu: Nợ TK 623 812.759 Có TK 111 812.759 2.4. Tính giá thành sản phẩm tại đơn vị Giá thành sản xuất là một phạm trù của sản xuất hàng hóa, phản ánh lượng giá trị của những hao phí lao động sống và lao động vật hóa đã thực sự chi ra cho sản xuất. Giá thành sản phẩm đối với Công ty cũng như các doanh nghiệp khác chủ yếu là bù đắp một phần chi phí đã bỏ để sản xuất, chế tạo ra sản phẩm đó và lập giá. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp sử dụng doanh thu tiêu thụ sản phẩm để bù đắp phần chi phí bỏ ra thì đây mới chỉ đáp ứng yêu cầu của tái sản xuất giản đơn. Trong khi đó mục đích chính của cơ chế thị trường là tái sản xuất mở rộng Theo quy định hiện hành, giá thành sản phẩm bao gồm các khoản mục chi phí sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và chi phí máy thi công. Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường không được tính vào giá thành công trình xây lắp mà được hạch toán vào giá vốn cuối kỳ kế toán. Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm tủ điện và sản phẩm xây lắp hạch toán chi phí theo đơn đặt hàng. Trong đó các chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến đơn đặt hàng nào sẽ được tập hợp và phân bổ cho đơn đặt hàng đó. Khi đơn đặt hàng hoàn thành, tổng số phát sinh theo đơn đặt hàng kể từ khi tiến hành đến khi kết thúc là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó. 2.4.1. Đánh giá sản phẩm dở dang Đánh giá công trình xây lắp đang được thực hiện, dựa trên số liệu đã tập hợp được về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và chi phí máy thi công sử dụng để thi công và xây lắp của từng hạng mục công trình. Căn cứ vào biên bản nghiệm thu Công ty xác định được giá trị xây lắp công trình dở dang cuối kỳ. SỔ CHI TIẾT SỐ 3: SỔ TÀI KHOẢN 154: CHI PHÍ SXKD DỞ DANG Công trình: Hoàng Hà TT Chứng từ Nội dung TK đối ứng PS trong kỳ Số dư SH NT Nợ Có Nợ Có Tháng 07/2007 SD đầu kỳ 0 30/8 CP NVL TT 621 105.044.860 CP nhân công trực tiếp 622 12.275.227 CP sản xuất chung 627 8.715.412 CP máy thi công 623 812.759 CP khác 111 20.175.353 Cộng phát sinh 147.203.611 SD cuối kỳ 147.203.611 2.4.2. Tính giá thành: Giá trị công trình xây lắp hoàn thành được Công ty căn cứ vào giá trị quyết toán công trình được chủ đầu tư duyệt và chi phí thực tế phát sinh trong quá trình thi công tập hợp được trên các tài khoản 621, 622, 623, 627 cuối kỳ kết chuyển vào tài khoản 154 để tính giá trị xây lắp công trình cho đến khi công trình hoàn thành. Tổng hợp chi phí đã tập hợp trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 154 là cơ sở để Công ty xác định giá trị xây lắp công trình hoàn thành bàn giao. Bảng số 08: TỔNG HỢP CHI PHÍ XÂY LẮP HẠNG MỤC: ĐƯỜNG DÂY 22KV CÔNG TY TNHH HOÀNG HÀ Đơn vị tính: Đồng STT Khoản mục chi phí Thành tiền I Chi phí trực tiếp 42.405.847 1- Chi phí nguyên vật liệu: 35.677.025 - Mua sắm: Vật liệu 35.677.025 Chi phí nhân công: B=NC 6.707.139 - Tiền công theo định mức 6.707.139 2- Chi phí máy thi công MTC 21.683 M=MTC 21.683 3- Cộng trực tiếp phí: T=1+2+3 42.405.847 Chi phí chung: D=71%x(2) 4.762.069 II Thu nhập chịu thuế tính trước: TL=(T+D)x6% 2.830.075 III- Giá trị quyết toán xây lắp trước thuế z =(T+D+TL+TN) 49.997.991 IV- Thuế GTGT đầu ra VAT = Z x 10% 4.999.799  IIV- Giá trị quyết toán XL sau thuế = (T+D+TL+VAT) 54.997.790 Bảng số 09: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ XÂY LẮP HẠNG MỤC: TRẠM BIẾN ÁP CÔNG TY TNHH HOÀNG HÀ Đơn vị tính: Đồng STT Khoản mục chi phí Thành tiền I Chi phí trực tiếp 75.726.999 1- Chi phí nguyên vật liệu: 69.367.835 - Mua sắm: Vật liệu 62.367.835 - Ca xe vận chuyển MBA và thiết bi trạm 2.500.000 - Ca xe vận chuyển cột, dây và các phụ kiện 4.500.000 2- Chi phí nhân công: B=NC 5.568.088 - Tiền công theo định mức 5.568.088 3- Chi phí máy thi công MTC 791.076 M=MTC 791.076 Cộng trực tiếp phí: T=1+2+3 75.726.999 II Chi phí chung: D=71%x(2) 3.953.342 III- Thu nhập chịu thuế tính trước: TL=(T+D)x6% 4.780.720 IV- Giá trị quyết toán xây lắp trước thu z =(T+D+TL+TN) 84.461.162  IIV- Thuế GTGT đầu ra VAT = Z x 10% 8.446.116 Giá trị quyết toán XL sau thuế = (T+D+TL+VAT) 92.907.278 Bảng số 10: BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHI PHÍ KHÁC ĐZ 22KV VÀ TBA STT Các khoản chi khác GT. Trước thuế Thuế GTGT 1 Giai đoạn thực hiện đầu tư - Chi phí khảo sát 3.581.661 358.166 3.939.627 - Chi phí thiết kế 6.951.245 695.124 7.646.568 + Thiết kế phí đường dây 22KV 2,2%xZ1x1,1 1.099.956 109.995 1.209.951 + Thiết kế phí TBA 35/0,4KV 4,33% xZ2x1,1x1,6 5.851.689 585.168 6.436.616 +Chi phí thẩm định dự toán: 0,1579 x (Z1+Z2) x 1,1 500.000 50.000 550.000 + Chi phí thẩm định thiết kế: 0,1754x(Z1+Z2)x1,1 500.000 50.000 550.000 - Chi phí giám sát thi công xây dựng ĐZ22KV: 1,167% (Z1) x 1,1 592.751 59.275 652.026 - Chi phí giám sát thi công xây dựng TBA: 1,437 (Z2) x 1,1 1.335.078 133.507 1.468.585 - Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị TBA: 0,646%(TB)x1,1 830.333 83.033 913.366 Chi phí đền bù thi công 3.276.000 327.600 3.603.600 2 Giai đoạn kết thúc đầu tư 2.189.203 - Chi phí nghiệm thu đường dây 22KV 1%(Z1) 499.980 499.980 Chi phí nghiệm thu TBA 320kVA : 2% (Z2) 1.689.223 1.689.223 Chi phí thông báo cắt điện trên truyền hình 500.000 500.000 Chi phí ca xe nghiệm thu 500.000 500.000 Tổng cộng (1+2) 20.175.353 1.798.615 22.973.968 Bảng số 11: BẢNG TỔNG HỢP QUYẾT TOÁN THIẾT BỊ VÀ XÂY LẮP ĐZ VÀ TBA 320KVA 22/0,4KV STT Khoản mục chi phí Giá trị trước thuế Thuế GTGT đầu ra Giá trị sau thuế 1 Chi phí xây lắp TBA 84.461.162 15.170.720 166.877.921 Chi phí xây lắp ĐZ 49.997.991 4.999.799 54.997.790 2 Chi phí thiết bị 128.534.468 12.853.447 141.387.915 4 Tổng cộng: (1+2+3) 262.993.621 26.299.362 289.292.983 PHẦN III: HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH XÂY LẮP VÀ ĐẦU TƯ THIẾT BỊ ĐIỆN 3.1 Nhận xét, đánh giá chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH Xây lắp và Đầu tư thiết bị điện”. Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH Xây lắp và Đầu tư thiết bị điện được thực hiện tại phòng kế toán, là một khâu rất quan trọng. Nhiệm vụ của công tác kế toán tư vấn và giúp ban giám đốc đưa ra những giải pháp phù hợp với doanh nghiệp của mình. Phòng kế toán cũng là bộ phận trong cơ cấu tổ chức của Công ty do đó cũng có những ưu điểm kể trên. Tuy nhiên công tác kế toán còn có những ưu điểm khác như: a. Về việc áp dụng chế độ kế toán Việc áp dụng chế độ kế toán trong Công ty kịp thời, đúng theo quy định của Bộ Tài Chính. Trong những năm gần đây Bộ Tài Chính lần lượt ban hành các chuẩn mực kế toán để hoàn thiện chế độ kế toán Việt Nam, Công ty đã luôn tìm hiểu, vận dụng những chuẩn mực kế toán mới trên tinh thần sáng tạo cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của Công ty. Vì vậy, mà sổ sách, Báo cáo tài chính của Công ty luôn hoàn thành đúng thời hạn quy định, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác phục vụ cho yêu cầu quản lý cúng như nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng bên ngoài. b. Về tổ chức công tác kế toán Từng phần kế toán riêng biệt, điều đó tránh được sự chồng chéo trong công việc của các kế toán viên nhưng vẫn đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng, bổ sung, hỗ trợ cho nhau, từ đó phân tích tình hình kinh tế, tình hình tài chính và có những biện pháp tích cực để phát huy các mặt mạnh, khắc phục những mặt còn tồn tại của minh. Việc nhân thức đúng đắn và tìm ra các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của Công ty giúp cho lãnh đạo Công ty đánh giá đầy đủ, kịp thời các nội dung của công tác quản lý sản xuất và là nội dung có vai trò quan trọng đối với công tác kế toán nguyên liệu. Công ty luôn quan tâm đến việc nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên kế toán vì ban lãnh đạo Công ty nhận thức được rằng nguồn lực con người là quan trọng nhất và mang tính quyết định đến chất lượng của công tác kế toán cũng như sự phát triển và tồn tại của Công ty. Đồng thời luôn quán triệt tinh thân đoàn kết nhất trí trong toàn Công ty nên hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tiến độ thi công và chất lượng các công trình luôn được duy trì và đảm bảo . c . Về chính sách kế toán Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để quản lý và hạch toán hàng tồn kho giúp cho công tác quản lý, giám sát chặt chẽ tình hình biến động của hàng tồn kho. Công ty kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thể hiện sự phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đồng thời phát huy được ưu điểm của phương pháp này. - Về sử dụng hệ thống tài khoản : Những tài khoản mà Công ty đã sử dụng phần lớn theo đúng quy định của quyết định 48 – TC/QĐ/CĐKT của Bộ Tài Chính về nội dung phản ánh cũng như kết cấu, nguyên tắc hạch toán các tài khoản. Do đó đảm bảo tính thống nhất của việc ghi chép sổ kế toán, tổng hợp số liệu để lập Báo cáo Tài chính. - Về tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán : Công ty sử dụng hình thức Nhật ký chung, đây là hình thức duy nhất ghi chép theo cả trình tự thời gian và nội dung kinh tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hình thức này đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ đối chiếu, bên cạnh bảng Cân đối số phát sinh các tài khoản. Các sổ chi tiết cũng như sổ Nhật ký chung được mở khá đầy đủ và theo đúng biểu mẫu quy định của Bộ tài chính, đảm bảo tính đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán. - Kết hợp tất cả các điểm trên kế toán nguyên vật liệu tại Công ty có thể đảm bảo yêu cầu theo dõi tình hình xuất – nhập – tồn từng loại nguyên vật liệu, giúp cho phòng kế hoạch có thông tin để xây dựng kế hoạch thu mua sao cho vừa đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh, vừa sử dụng tốt nhất vốn lưu động của Công ty. 2. Nhược điểm - Công tác kế toán tại Công ty TNHH xây lắp và đầu tư thiết bị điện nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng cũng có khá nhiều ưu điểm như đã trình bày ở trên nhưng cũng không tránh khói có nhưng nhược điểm như : - Về sử dụng kế toán máy : Công ty không sử dụng kế toán may do đó kế toán phải tự thiết kế mẫu sổ theo quy định của Bộ Tài chính, việc làm này mất thời gian và chi phí. Đồng thời số lượng nhân viên cũng khá nhiều dẫn đến lãng phí nguồn nhân lực. Công tác kế toán quản trị tại công ty chưa được coi trọng đặc biệt là trong các quyết định ngắn hạn. Lãnh đạo của Công ty không chỉ cần các thông tin trong quá khứ mà còn cần nhưng thông tin hướng tới tương lai. Việc sử dụng các báo cáo của kế toán quản trị vào quản lý nguyên vật liệu thì sẽ mang lại hiệu quả rất cao, vì các số liệu trong báo cáo này rất linh hoạt, kế toán có thể cung cấp thông tin bất cứ lúc nào mà nhà quản trị cần. 3.2 Tính tất yếu của công tác hạch toán Trong nền kinh tế thị trường nói chung các doanh nghiệp đều hướng tới mục tiêu tối đa hóa doanh thu, tối đa hóa lợi nhuận và ngày càng nâng cao lợi ích kinh tế xã hội. Để đặt được mục thiêu này đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụn đồng bộ nhiều biện pháp từ tổ chức quản lý kỹ thuật đến việc trang bị công nghiệp hiện đại nhằm bắt kịp xua thế chung. Biện pháp hiệu quả cho các doanh nghiệp là không ngừng tiếc kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm là vấn đề xuyên suốt hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi nó gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay. Kế toán là công cụ đắc lực phục vụ cho quản lý doanh nghiệp thực hiện các chức năng phản ánh, giám đốc mọi hoạt động kinh tế. Do vậy, cùng với việc đổi mới toàn diện cơ chế kinh tế, kế toán theo đó ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn. Với nguyên tắc của hạch toán kinh doanh lấy thu bù chi, tự trang trải chi phí và kiếm lời để đạt lợi nhuận mong muốn, cách tính đúng, tính đủ tránh lãng phí, hạ giá thành nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Vì vậy nghiên cứu hoàn thiện công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp luôn là là điều kiện cần và đủ với mỗi doanh nghiệp bước vào thời kỳ đổi mới. Để tồn tại, phát triển và cạnh tranh Công ty TNHH xây lắp và đầu tư thiết bị điện luôn trang bị cho mình trang thiết bị hiện đại nhằm tiết kiệm chi phí tối đa chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Công ty luôn cố gắng hoàn thiện công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng để giúp hoạt động kinh doanh của Công ty đạt kết quả viên mãn nhất. 3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán Việc hoàn thiện kế toán chi phí giá thành trong Công ty TNHH xây lắp và đầu tư thiết bị điện có ý nghĩa to lớn trong việc đảm bảo việc hạch toán đúng đắn chi phí, nhất là tính chính xác giá thành sản phẩm, tạo điều kiện hạ chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh và lợi nhuận của Công ty. Do đó việc quản lý công tác kế toán chi phí giá thành theo yêu cầu có tính nguyên tắc là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý vì mó gắn liền đến hoạt dộng sản xuất kinh doanh của Công ty. Hoàn thiện kế toán chi phí giá thành căn cứ vào tình hình thực tế, đi sâu nghiên cứu một số khâu như: Hạch toán, vận dụng hệ thống tài khoản đến việc ghi chép phản ánh vào các sổ kế toán. Kế toán chi phí, giá thành sản phẩm sau khi hoàn thiện sẽ khắc phục được những hạn chế, phát huy những ưu điểm trở thành công cụ đắc lực của công tác quản lý. Kế toán chi phí, giá thành sản phẩm có ý nghĩa thiết thực đối với công tác quản lý nói chung cũng như công tác tính giá thành nói riêng. - Đối với việc tính giá thành của Công ty, chi phí nguyên vật liệu đầu vào là rất lớn, nhưng Công ty sử dụng phương pháp đích danh, lượng hàng tồn của Công ty không nhiều việc này thuận lợi cho kế toán hạch toán cho từng công trình. Nhưng với thị trường bất ổn như hiện nay, sắt thép và chi phí đầu vào đề tăng cao, Công ty không có nguồn dự trữ thích hợp thì khó có thể đưa ra những giá cạnh tranh so với những nhà thầu khác. + Vấn đề thứ hai chính sách bảo hiểm đối với công nhân viên, có thể vì lý do nào đó Công ty chưa đóng bảo hiểm cho công nhân viên. Vấn đề này có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty như chi phí bỏ ra để đào tạo nguồn nhân lực mới, chất lượng sản phẩm và hiệu quả công việc bị ảnh hưởng. Để tạo điều kiện môi trường lao động tốt, chính sách đãi ngộ cho công nhân viên, Công ty nên đóng bảo hiểm cho công nhân viên, chi phí bỏ ra ít mà hiệu quả công việc sẽ tốt hơn rất nhiều. - Đối với công tác quản lý: Hoàn thiện kế toán chi phí, giá thành sản phẩm giúp cho Công ty TNHH xây lắp và đầu tư thiết bị điện có cái nhìn tổng quát hơn về việc phân loại chi phí cho giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó phân bổ chi phí hợp lý giúp cho nhà quản lý điều chỉnh chi phí cho sản phẩm, đánh giá được thế mạnh sản phẩm của mình khi tiếp cận thị trường. Tiếc kiệm được chi phí trong thời buổi kinh tế thị trường có nhiều biến động giúp cho doanh nghiệp sử dụng được đồng vốn bỏ ra có hiệu quả nhất. - Đối với công tác kế toán: Hoàn thiện kế toán chi phí giá thành sản phẩm giúp cho kế toán phân loại chi phí, tình hình tăng giảm các loại chi phí cấu thành sản phẩm có độ chính xác, theo chuẩn mực kế toán hiện hành, tạo điều kiện cho công tác kiểm tra, kiểm soát của cơ quan quản lý. Tổ chức tốt quá trình hạch toán chi phí tạo điều kiện cho kế toán tính giá thành sản phẩm dễ dàng hơn, chính xác hơn, giúp cho các phần hành kế toán khác thuận lợi cho việc vào và đối chiếu số liệu. Tóm lại, hoàn thiện kế toán chi phí giá thành sản phẩm sẽ thúc đẩy sự phát triển của Công ty, góp phần nâng cao chất lượng công tác kế toán toàn Công ty, giúp kế toán thực hiện đầy đủ chức năng vốn có của mình phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. KẾT LUẬN Khi thị trường bất ổn, nguyên liệu đầu vào tăng cao, đây là thử thách rất lớn không chỉ riêng đối với các doanh nghiệp lớn mà đây còn là gánh nặng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Công ty TNHH xây lắp và đầu tư thiết bị điện cũng không tránh khỏi những khó khăn này. Chi phí, giá thành là hai điều kiện cần và đủ với mỗi doanh nghiệp do vậy, việc xác định chi phí hợp lý, đánh giá được tầm quan trọng của chi phí sẽ có tác động rất lớn giúp nhà quản lý trong việc thiết lập giá thành sản phẩm thích ứng với nhu cầu, mong muốn của thị trường. Sau thời gian tìm hiểu và nghiên cứu em đã nhận thức hơn về vai trò của chi phí giá thành sản phẩm và kế toán chi phí giá thành trong các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng. Chi phí cấu thành sản phẩm quyết định về giá thành sản phẩm và quyết định chất lượng của sản phẩm. Kế toán chi phí, giá thành không chỉ có vai trò thu thập, xử lý, cung cấp thông tin chính xác đầy đủ kịp thời mà còn góp phần làm giảm giá thành sản phẩm. Thời gian thực tập tại Công ty TNHH xây lắp và đầu tư thiết bị điện đã giúp em hiểu rõ hơn về công tác kế toán chi phí giá thành trong thực tế. Công ty vận dụng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam vào công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí giá thành nói riêng rất linh hoạt, mang lại hiệu quả cao. Kế toán thực hiện tốt vai trò là một công cụ quản lý đắc lực, tuy nhiên kế toán phần hành cụ thể vẫn không tránh khỏi những hạn chế. Cuối cùng em xin cảm ơn sự giúp đỡ của lãnh đạo, tập thể nhân viên tại Công ty TNHH xây lắp và đầu tư thiết bị điện đã tạo điều kiện cho em trong quá trình thực tập. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Thạc sỹ Nguyễn Hồng ThúyHH giúp em hoàn thành Chuyên đề này. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Thuế giá trị gia tăng: Thuế GTGT. Công ty TNHH Xây lắp và đầu tư thiết điện: Công ty TNHH XL & ĐT thiết bị điện. Chế độ kế toán: CĐKT Bộ Tài chính: BTC Tài khoản: TK Tài sản cố định: TSCĐ Kế toán: KT Nguyên vật liệu: NVL Thông tư: TT Hợp tác xã: HTX Doanh nghiệp nhỏ: DNN Chi phí nhân công: Chi phí NC Chi phí nguyên vật liệu: Chi phí NVL Chi phí sản xuất chung: Chi phí SXC Số lượng: SL TBA: Trạm biến áp ĐZ: Đường dây Xà đỡ CDLD: Xà đỡ cầu dao liên động 19. Giá đỡ tay TTCDLD: Giá đỡ tay thao tác cầu dao liên động 20. Khấu hao: KH 21. Công nhân: CN 22. Đội trưởng: ĐT 23. Đội phó: ĐP; Đội trưởng: ĐT Danh mục tài liệu tham khảo Tạp chí kế toán điện tử. Kế toán doanh nghiệp II – Nhà xuất bản Lao động – Xã hội. Giáo trình lý thuyết hạch toán kế toán. Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa – Nhà xuất bản Lao động – Xã hội. Hệ thống kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ – Nhà xuất bản Tài chính. Danh mục bảng, biểu, sổ chi tiết 1. Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất sản phẩm xây lắp của Công ty 2. Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất sản phẩm tủ điện 3. Sơ đồ 3: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty TNHH XL & Đầu tư thiết bị điện 4. Sơ đồ 4: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty TNHH XL & Đầu tư thiết bị điện 5. Sơ đồ 5: Trình tự ghi sổ sách kế toán 6. Sơ đồ 6: Quy trình sản xuất sản phẩm xây lắp của Công ty 7. Sơ đồ 7: Quy trình sản xuất sản phẩm tủ điện của Công ty 8. Sơ đồ 8: Quy trình hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất 9. Biểu số 01: Phiếu nhập kho 10. Biểu số 02: Phiếu xuất kho 11. Bảng số 1 : Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn 12. Bảng số2: Bảng chi phí TB – VL – NC – TBA 320 KVA – 22/0,4KV Công ty Hoàng Hà 13. Bảng số3: Bảng tổng hợp chi phí TB TBA & ĐZ 22KV 14. Bảng số4: Bảng tổng hợp chi phí thí nghiệm trạm biến áp 15. Bảng số 5: Bảng chi phí TB – VL – NC ĐZ 22KV 16. Sổ chi tiết 1: Tài khoản 152 17. Sổ chi tiết 2: Tài khoản 621 18. Bảng số 6: Bảng lương nhân công tháng 7/2007 19. Bảng số 7: Bảng trích khấu hao tháng 07/2007 20. Sổ chi tiết 3: Tài khoản 154 21. Bảng số 8: Bảng tổng hợp chi phí xây lắp hạng mục đường dây 22KV 22. Bảng số 9: Bảng tổng hợp chi phí xây lắp hạng mục TBA 22. Bảng số 10: Bảng tổng hợp các chi phí khác ĐZ 22KV và TBA 23. Bảng số 11: Bảng tổng hợp quyết toán thiết bị và xây lắp ĐZ 320KVA 22/0,4KV 24. Bảng số 12: Bảng tính giá thành MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU   PHẦN I: TỔNG QUAN VỂ CÔNG TY TNHH XÂY LẮP VÀ ĐẦU TƯ THIẾT BỊ ĐIỆN 1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và cấu trúc quản lý của Công ty 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 1.1.3. Đặc điểm, tổ chức quá trình kinh doanh của Công ty 1.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 1.1.4.1. Đặc điểm quy trình công nghệ 1.4.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 1.3. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại Công ty 1.3.1. Các chế độ chính sách kế toán tại Công ty 1.3.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản 1.3.3. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ 1.3.4. Tổ chức hệ thống báo Báo cáo tài chính PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH XÂY LẮP VÀ ĐẦU TƯ THIẾT BỊ ĐIỆN 2.1. Đặc điểm sản phẩm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tính giá thành. 2.2. Đặc điểm quá trình sản xuất sản phẩm ảnh hưởng đến đối tượng tập hợp chi phí giá thành 2.3. Tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Xây lắp và Đầu tư thiết bị điện 2.3.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.3.2. Chi phí nhân công trực tiếp 2.3.3. Chi phí sản xuất chung 2.3.4. Chi phí máy thi công 2.4. Tính giá thành sản phẩm tại đơn vị 2.4.1. Đánh giá sản phẩm dở dang 2.4.2. Tính giá thành PHẦN III: HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH XÂY LẮP VÀ ĐẦU TƯ THIẾT BỊ ĐIỆN 3.1 Nhận xét, đánh giá chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH Xây lắp và Đầu tư thiết bị điện” 3.2 Tính tất yếu của công tác hạch toán 3.3 một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán KẾT LUẬN 27 Bảng số 1:: BẢNG TỔNG HỢP NHẬP XUẤT TỒN Tháng 08/2007 TÊN VẬT TƯ ĐVT ĐƠN GIÁ TỒN ĐẦU KỲ NHẬP TRONG KỲ XUẤT TRONG KỲ TỒN CUỐI KỲ SL T.Tiền SL T.Tiền SL T.Tiền SL T.Tiền Aptomat các loại Cái 49 128.826.000 21 21.950.000 45 82.230.000 25 68.546.000 Băng dính điện Cuộn 3.500 24 84.000 10 35.000 14 49.000 Bulong các loại Cái 1.518 20.173.000 32 368.000 1.486 19.805.000 Bộ kẹp thanh cái Bộ 40.000 144 5.760.000 66 2.640.000 78 3.120.000 Biến dòng các loại Cái 4 313.000 3 240.000 1 73.000 Biến áp các loại Cái 6 37.500.000 6 37.500.000 Cáp các loại M 5.577 273.024.392 102 7.800.000 5.475 265.224.392 Cầu dao Cái 8 69.695.000 8 69.695.000 Cầu chì các loại Cái 7 27.491.500 7 27.491.500 Chống sét Cái 33 51.855.000 50 3.750.000 41 14.955.000 42 40.650.000 Chuyển mạch Cái 38 3.390.000 24 2.130.000 14 1.260.000 Chụp đầu cốt Cái 10.000 10 100.000 10 100.000 Công tơ các loại Cái 34 35.597.600 3 7.260.000 14 4.984.600 23 37.873.000 Dây các loại m 2.076 11.525.000 160 2.400.000 847 3.795.000 1.389 10.130.000 Doăng cao su điện Cái 1.800 518 932.400 14 25.200 504 907.200 Đồng dây Kg 69.500 12 834.000 12 834.000 Đồng thanh Kg 35.000 47 1.645.000 47 1.645.000 Đồng hồ các loại Cái 154 9.849.600 30 1.884.000 36 2.260.800 148 9.472.800 Đồng thanh cái 767 107.465.118 124,5 16.300.372 269,8 37.855.723 621,7 85.909.767 Đầu cốt các loại Cái 2.185 50.004.000 556 2.488.000 1.629 28.116.000 Máy biến áp Cái 3 1.030.200.000 3 1.030.200.000 Đầu cáp Cái 27 63.110.000 4 9.200.000 23 53.910.000 Biến áp Cái 28 Sứ đỡ thanh cái Quả 689 44.792.200 35 1.225.000 654 43.567.200 Ti hạ thế các loại Cái 193 55.416.000 43 5.643.000 48 6.964.000 188 54.195.000 Thép các loại Kg 20.324 143.234.052 4.550 35.920.165 96 710.400 24.778 178.443.818 Tôn các loại Kg 11.047 100.254.978 1.960 19.788.160 9.087 80.466.818 Tủ bù Cái 2 29.845.947 2 29.845.947 Tủ đo đếm trọn bộ Cái 1 1.800.000 1 1.800.000 Tủ cầu dao phụ tải Cái 1 30.000.000 1 30.000.000 Khung tủ phân phối Cái 1 3.800.000 1 3.800.000 Ống thép bảo vệ m 7 712.218 7 712.218 Cọc tiếp địa Cái 9 1.222.650 9 1.222.650 ………………. Cộng 2.474.006.281 90.332.737 958.571.719 1.605.767.299 29 Bảng số 2: CHI PHÍ TB - VL - NHÂN CÔNG - TBA 320 KVA – 22/0,4KV CÔNG TY HOÀNG HÀ STT Tên vật liệu ĐVT SL Đơn giá Tổng cộng V.liệu N. Công MTC V.liệu N. Công MTC Phần lắp đặt 62.367.835 5.568.088 791.076 1 Lắp đặt MBA Cái 1 487.252 197.906 145.703 487.252 197.906 145.703 2 Cột bê tông ly tâm Cột 2 2.378.650 267.415 4.575.300 534.830 0 3 Móng cột Móng 2 1.213.561 720.830 13.937 2.427.122 1.441.660 27.874 4 Xà đón dây đầu trạm Bộ 1 1.327.132 41.860 1.327.132 41.860 0 5 Xà đỡ CDLD Bộ 1 1.904.598 19.463 1.904.598 19.463 0 6 Giá đỡ tay TTCDLD Bộ 1 176.103 5.729 176.103 5.729 0 7 Tay TT & thanh TĐ CDLD Bộ 1 331.543 10.317 331.543 10.317 0 8 Cầu chì tự rơi 24KV-16A Bộ 1 4.694.000 116.645 4.694.000 116.645 0 9 CSV 24KV Bộ 1 9.800.000 45.260 9.800.000 45.260 0 10 CDLD 24KV ngoài trời Bộ 1 8.057.000 171.501 8.057.000 171.501 0 11 LĐ tủ bù 150kVAR-0,4KV Bộ 1 65.340 720.435 488.835 65.340 720.435 488.835 12 Xà đỡ SI & CSV Bộ 1 762.677 22.574 762.677 22.574 0 13 Ghế thao tác Bộ 1 4.362.466 133.561 4.362.466 133.561 0 14 Xà đỡ MBA Bộ 1 4.656.907 131.742 4.656.907 131.742 0 30 15 Thang trèo Bộ 1 563.335 16.451 563.335 16.451 0 16 Nối đất thiết bị trạm Bộ 1 301.924 8.654 39.109 301.924 8.654 39.019 17 Tiếp địa trạm BA HT 1 1.637.378 608.325 75.509 1.637.378 608.325 75.509 18 Sứ đứng ML II 24KV +Ty Quả 10 67.200 7.107 672.000 71.070 0 19 Dây dẫn Kg 10 30.500 2.000 305.000 20.000 0 20 Thanh đồng m 30 30.000 1.854 900.000 55.620 0 21 Aptomat 500-600A Cái 1 4.350.000 123.604 4.350.000 123.604 0 22 Chống sét hạ thế GZ 500 Cái 3 20.000 9.270 60.000 27.810 0 23 Cáp tổng ruột đồng 0,6KV m 24 197.160 3.189 4.731.840 76.536 0 24 Cáp tổng ruột đồng 0,6KV m 8 103.083 3.189 824.664 25.512 0 25 Hộp chụp cực đầu MBA Bộ 1 512.419 17.423 521.419 17.423 0 26 Đầu cốt đồng Cái 6 32.500 2.384 1.767 195.000 14.304 10.602 27 Đầu cốt đồng Cái 2 28.600 1.192 1.767 57.200 2.384 3.534 28 Ghíp nhôm 3 bulong Cái 24 12.000 288.000 0 0 29 Gia cố và xây kè TBA VT 1 906.912 906.912 2.905.635 906.912 0 30 Biển an toàn Cái 1 100.000 100.000 0 0 31 Biển tên trạm Cái 1 100.000 100.000 0 0 32 Khóa các loại Cái 3 15.000 45.000 0 0 31 Bảng số 3: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ THIẾT BỊ TBA & ĐZ 22KV CÔNG TY TNHH HOÀNG HÀ STT Tên thiết bị hay nhóm thiết bị ĐV SL Giá mua Thành tiền TGT trước thuế TGT đầu ra TGT sau thuế 1 MBA 320kVA-22/0,4kV Cái 1 77.600.000 77.600.000 77.600.000 7.760.000 85.360.000 2 Tủ điện trọn bộ vỏ tủ sơn tĩnh điện 600A 1 lộ ra Bộ 1 17.500.000 17.500.000 17.500.000 1.750.000 19.250.000 3 Tủ tụ bù điều khiển 160kVAR 5 cổng hiển thị số Bộ 1 33.434.468 33.434.468 33.434.468 3.343.477 36.777.915 Tổng cộng 128.534.468 128.534.468 128.534.468 12.853.447 141.387.915 32 Bảng số 4: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ THÍ NGHIỆM TRẠM BIẾN ÁP STT Mã số Tên vật liệu ĐV SL Đơn giá (Đồng) Tổng cộng (Đồng) V. liệu N.công MTC V. liệu N.công MTC Tổng cộng 81.773 910.336 716.614 1 01.2211 Thí nghiệm MBA lực 3 pha<1MVA Máy 1 25.631 159.702 95.876 25.631 159.702 95.876 2 02.2204 Thí nghiệm CDLD 24KV Bộ 1 4.415 82.175 50.539 4.415 82.175 50.539 3 02.5002 Thí nghiệm tụ bù Tụ 5 1.669 22.713 33.860 8.345 113.565 169.300 4 02.4102 Thí nghiệm sứ đứng 24KV Quả 10 464 2.440 11.284 4.640 24.400 112.840 5 02.2104 Thí nghiệm cầu chì tự rơi 24KV Bộ 1 4.756 102.209 62.584 4.756 102.209 62.584 6 03.1104 Thí nghiệm chống sét van Cái 3 1.153 7.905 21.935 3.459 23.715 65.805 7 03.1203 Thí nghiệm CSV 0,4 kV Cái 3 166 2.846 7.897 498 8.538 23.691 8 03.2103 Thí nghiệm tiếp địa HT 1 7.000 66.543 17.180 7.000 66.543 17.180 9 02.6004 Thí nghiệm cáp lực hạ thế Sợi 3 410 10.298 2.247 1.230 30.894 6.741 10 05.1001 Thí nghiệm ampe kế Cái 3 1.671 19.519 3.501 5.013 58.557 10.503 11 05.1003 Thí nghiệm vôn kế hạ thế Cái 1 1.671 19.519 3.680 1.671 19.519 3.680 12 02.7103 Thí nghiệm aptomat 200 <500KV Cái 1 2.449 28.879 27.939 2.449 28.879 27.939 13 01.4202 Thí nghiệm biến dòng hạ thế Cái 6 2.111 31.940 11.656 12.666 191.640 69.936 33 Bảng số 5: BẢNG CHI PHÍ THIẾT BỊ - VẬT LIỆU – NHÂN CÔNG ĐƯỜNG DÂY 22KV STT Tên vật liệu ĐV SL Đơn giá Tổng cộng V. liệu N.công MTC V. Liệu N.Công MTC Tổng cộng 35.677.025 6.707.139 21.683 A PHẦN MÓNG, TIẾP ĐỊA 5.116.983 4.102.783 21.683 1 Móng cột bê tông Móng 3 749.336 626.437 3.282 2.248.008 1.879.311 9.846 2 Móng cột bê tông Móng 1 2.009.967 1.692.432 5.717 2.009.967 1.692.432 5.717 B PHẦN CỘT, XÀ 16.200.713 1.756.633 0 1 Cột bê tông ly tâm Cột 5 2.378.650 267.415 11.893.250 1.337.075 0 2 Côliê lấy điện Bộ 3 108.863 39.758 326.589 119.274 0 3 Xà X1- 3Đ Bộ 2 686.704 53.789 1.373.408 107.578 0 4 Xà X2- 3Đ Bộ 1 1.266.071 96.353 1.266.071 96.353 0 5 Xà X2- 3Đ C PHẦN DÂY, SỨ, PHỤ KIỆN 14.359.329 847.723 0 1 Dây AC 70+ nèo Kg 363 30.500 11.071.500 0 0 2 Sứ đứng ML II -24KV +ty Quả 18 70.878 5.219 1.275.804 93.942 0 3 Sứ chuỗi (3 bát + phụ kiện) Chuỗi 3 546.000 7.313 1.638.000 21.939 0 4 Đánh số cột Vị trí 4 2.131 0 8.524 0 5 Sơn trắng Kg 1 25.400 4.459 25.400 4.459 0 6 Sơn đen Kg 1 22.400 6.500 22.400 6.600 0 7 Biển báo an toàn 4 4.530 0 18.120 0 8 Căng dây lấy độ võng Km 1,32 247.140 525.939 623.225 694.239 0 34 SỔ CHI TIẾT 1: TÀI KHOẢN 152 Tên vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa ĐẦU CỐT ĐỒNG Đơn vị tính Cái NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đơn giá Nhập Xuất Tồn SH NT Số lượng T.Tiền Số lượng T.Tiền Số lượng T.Tiền Tồn đầu kỳ 32.500 50 1.265.000 13/01 PXK08 13/01 Vật tư Ct Hải Anh 32.500 14 455.000 36 1.170.000 02/07 PXK109 02/07 Vật tư CT Hoàng Hà 32.500 6 195.000 30 975.000 15/08 PNK113 15/08 Vật tư CT Châu Mỹ 32.500 296 9.260.000 326 10.595.000 SỔ CHI TIẾT 2: TÀI KHOẢN 621 Công trình Hoàng Hà TT Chứng từ Nội dung TK đối ứng PS trong kỳ Số dư SH NT Nợ Có Nợ Có Tháng 07/2007 02/8 PXK109 02/08 Xuất vật tư cho ctrình Hoàng Hà 152 195.000 ……………….. 30/8 PKT 302 30/8 Kết chuyển chi phí NVLTT 154 105.044.860 Cộng phát sinh 105.044.860 105.044.860 0 0 SD cuối kỳ 39 BẢNG SỐ 6 : BẢNG TÍNH VÀ THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG CÔNG NHÂN THÁNG 8/2007 STT Họ và tên Chức vụ Số ngày công Bậc lương Lương cơ bản Phụ cấp (ăn chưa) Chủ nhật Làm thêm Lương tháng Được lĩnh Số ngày Số tiền Số giờ Số tiền Số tiền Ký nhận BỘ PHẬN CÔNG NHÂN XÂY LẮP VÀ CÔNG NHÂN SẢN XUẤT 1 Tung CN 26 45.000 1.170.000 130.000 4 400.000 35 295.313 1.995.313 1.995.313 2 Hiệp CN 25 45.000 1.125.000 125.000 4 400.000 35 295.313 1.995.313 1.995.313 3 Đắc CN 20 46.000 920.000 100.000 4 400.000 35 301.875 1.721.875 1.721.875 4 Tuyển CN 26 45.500 1.183.000 130.000 4 400.000 35 298.594 2.011.594 2.011.594 5 Tuấn CN 26 50.000 1.500.000 130.000 4 400.000 35 328.125 2.158.125 2.158.125 6 Hiệp CN 26 50.000 1.500.000 130.000 4 400.000 35 328.125 2.158.125 2.158.125 7 Thủy CN 26 47.000 814.000 130.000 4 400.000 35 308.438 2.060.438 2.060.438 8 Thành CN 26 47.000 1.222.000 130.000 4 400.000 35 308.438 2.060.438 2.060.438 9 Đức CN 26 47.000 1.222.000 130.000 4 400.000 35 308.438 2.060.438 2.060.438 10 Việt CN 26 47.000 1.222.000 130.000 4 400.000 35 308.438 2.060.438 2.060.438 11 Trụ CN 26 47.000 1.222.000 130.000 4 400.000 35 308.438 2.060.438 2.060.438 12 Tuân CN 26 45.000 1.170.000 130.000 4 400.000 35 295.313 1.995.313 1.995.313 13 Công CN 26 42.000 1.092.000 130.000 4 400.000 35 275.625 1.897.625 1.897.625 14 Thủy CN 26 50.000 1.500.000 130.000 4 400.000 35 328.125 2.158.125 2.158.125 15 Hưởng CN 26 50.000 1.500.000 130.000 4 360.000 35 328.125 2.158.125 2.158.125 16 Sơn CN 26 50.000 1.500.000 130.000 4 400.000 35 328.125 2.158.125 2.158.125 17 Hải PT 25 87.000 2.175.000 250.000 4 400.000 35 570.938 3.270.938 3.270.938 18 Chung CN 26 50.000 1.500.000 130.000 4 400.000 35 328.125 2.158.125 2.158.125 19 Năm CN 26 50.000 1.500.000 130.000 4 360.000 35 328.125 2.158.125 2.158.125 20 Khang ĐT 25 102.000 2.550.000 125.000 4 400.000 35 669.375 3.744.375 3.744.375 21 Thắng ĐP 25 89.000 2.225.000 125.000 4 400.000 35 584.063 3.334.063 3.334.063 Cộng lương bộ phận XL+SX 28.220.000 2.645.000 8.400.000 7.359.844 46.624.844 46.624.844 50 BẢNG SỐ 12: BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM, GIÁ TRỊ XÂY LẮP CÔNG TRÌNH ĐIỆN Tháng 08/2007 STT Tên sản phẩm, tên chủ đầu tư công trình SL Giá thành đơn vị Giá thành tổng cộng Chi phí NVL Chi phí NC Chi phí SXC Chi phí khác 1 Lan Khoa 1 111.622.983 111.622.983 66.540.471 5.185.992 2.628.664 2 Công ty thép Chương Dương 1 102.758.441 102.758.441 27.925.000 2.176.402 1.103.170 20.787.693 3 Công ty CP may Sài Đồng 1 237.240.251 237.240.251 55.000.000 4.286.558 2.172.761 24..259.498 4 Công ty TNHH Akebono Kasei 1 415.313.383 415.313.383 106.675.000 8.313.974 4.214.168 42.241.389 5 Vỏ tủ hạ thế 1000A- ĐLHM 1 19.184.554 19.184.554 16.040.700 1.250.171 633.684 1.260.000 6 Tủ máy cắt 2000A (Cty Hòa Bình) 4 78.575.846 314.303.384 281.270.384 21.921.486 11.111.514 7 Tủ máy cắt 1200A 1 76.865.554 76.865.554 68.787.054 5.361.085 2.717.415 8 Tủ điện tổng 800A (Contrexim …) 1 27.571.991 27.571.991 24.674.200 1.923.043 974.748 9 Tủ điện sự cố 200A (Contrexim …) 1 18.894.070 18.894.070 16.908.320 1.317.791 667.959 10 Tủ điện AST 200A (Contrexim …) 1 18.340.089 18.340.089 16.412.562 1.279.153 648.374 11 Tủ bơm nước (Contrexim …) 1 7.829.560 7.829.560 7.006.680 546.083 276.797 12 Tủ điện tầng 1 (Contrexim …) 1 8.046.522 8.046.522 7.200.840 561.215 284.476 Tủ điện tầng 2 đến tầng 12 (Contrexim …) 11 3.103.561 34.139.180 30.551.180 2.381.080 1.206.917 13 Công ty TNHH Hoàng Hà 1 126.848.258 126.848.258 105.044.860 12.275.227 8.175.412 20.175.353 Tổng cộng 830.037.251 68.779.258 37.356.050 108.723.933

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1829.doc
Tài liệu liên quan