Đề tài Hiệu quả của nghề trồng lúa nếp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang

Tài liệu Đề tài Hiệu quả của nghề trồng lúa nếp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là nước nông nghiệp. Thời gian qua nông nghiệp Việt Nam không ngừng phát triển, đặc biệt là sản xuất lương thực đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu để thu ngoại tệ… Phú Tân là một trong bốn huyện cù lao của tỉnh An Giang, hàng năm sau khi nước rút để lại lượng phù sa dồi dào cho đất cùng với hệ thống đường nước tốt nhất nhì của tỉnh, đã mang lại lợi thế lớn cho Phú Tân trong sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt là lĩnh vực trồng trọt, trong đó chủ yếu là trồng lúa nếp. Hiện nay trên địa bàn huyện Phú Tân đa số người dân làm nông nghiệp (trên 80%), trong đó diện tích trồng lúa nếp là 43.803 ha chiếm 75,56% tổng diện tích trồng trọt (năm 2007), sản lượng thu được trên 205.000 tấn bằng 50% sản lượng nếp xuất khẩu của Thái Lan. Nghề trồng lúa nếp đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương n...

pdf56 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1388 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hiệu quả của nghề trồng lúa nếp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là nước nông nghiệp. Thời gian qua nông nghiệp Việt Nam không ngừng phát triển, đặc biệt là sản xuất lương thực đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu để thu ngoại tệ… Phú Tân là một trong bốn huyện cù lao của tỉnh An Giang, hàng năm sau khi nước rút để lại lượng phù sa dồi dào cho đất cùng với hệ thống đường nước tốt nhất nhì của tỉnh, đã mang lại lợi thế lớn cho Phú Tân trong sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt là lĩnh vực trồng trọt, trong đó chủ yếu là trồng lúa nếp. Hiện nay trên địa bàn huyện Phú Tân đa số người dân làm nông nghiệp (trên 80%), trong đó diện tích trồng lúa nếp là 43.803 ha chiếm 75,56% tổng diện tích trồng trọt (năm 2007), sản lượng thu được trên 205.000 tấn bằng 50% sản lượng nếp xuất khẩu của Thái Lan. Nghề trồng lúa nếp đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương như tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người nông dân; đóng góp vào ngân sách và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Phú Tân, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của Đảng bộ tỉnh An Giang về phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. 1 Bên cạnh những kết quả đạt được nghề trồng lúa nếp ở Phú Tân vẫn còn một số hạn chế như vốn ít, kĩ thuật canh tác lạc hậu, giống không đồng đều, giá cả và thị trường tiêu thụ không ổn định… Những hạn chế trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng và hiệu quả của nghề trồng lúa nếp của địa phương. Từ những nội dung đã nêu trên. Để góp phần tìm hiểu và làm rõ hơn hiệu quả của nghề trồng lúa nếp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang trong thời kỳ mở cửa và hội nhập, bên cạnh khắc phục những khó khăn, tồn tại, tôi đã chọn đề tài “Hiệu quả của nghề trồng lúa nếp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang” làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu - Hiệu quả của nghề trồng lúa nếp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang từ năm 2001 đến nay. 3. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu a. Đối tượng - Nghiên cứu nghề trồng lúa nếp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang dưới góc độ kinh tế chính trị. b. Nhiệm vụ - Tìm hiểu vai trò, sự cần thiết của sản xuất lương thực (lúa nếp) trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về sản xuất lương thực. 2 - Đánh giá thực trạng và hiệu quả của nghề trồng lúa nếp. Rút ra kết luận và đưa ra những kiến nghị nhằm phát huy hiệu quả của nghề trồng lúa nếp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. 4. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu nghề trồng lúa nếp và hiệu quả của nó trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang từ 2001 đến nay. 5. Đóng góp của khóa luận Khóa luận được thông qua sẽ có ý nghĩa lí luận lẫn thực tiễn: - Khẳng định tính đúng đắn của các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về sản xuất lương thực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. - Làm rõ hiệu quả của nghề trồng lúa nếp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. - Đưa ra một vài kiến nghị nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả của nghề trồng lúa nếp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang trong thời gian tới. - Khóa luận có thể làm tư liệu tham khảo cho chính quyền địa phương trong quá trình lãnh đạo để phát triển kinh tế nông nghiệp. 6. Phương pháp nghiên cứu - Khóa luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp logic kết hợp với lịch sử. - Phương pháp điều tra, phân tích, tổng hợp, thống kê, mô hình hóa… 7. Kết cấu khóa luận 3 Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận có 2 chương: PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC VÀ NHỮNG CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 1.1 Vai trò của sản xuất lương thực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 1.1.1.Vai trò của sản xuất lương thực trong đời sống kinh tế - xã hội * Tầm quan trọng của lương thực trong đời sống kinh tế - xã hội Xuất phát từ nhu cầu và thực tế cuộc sống của con người cho ta thấy rằng lương thực có vị trí hàng đầu trong việc bảo đảm cho sự tồn tại của con người từ xưa tới nay. An ninh lương thực là nền tảng để phát triển đất nước ở mọi quốc gia. Các Mác đã khẳng định, con người trước hết phải có ăn rồi sau đó mới nói đến các hoạt động khác. Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cũng quan trọng như sự ổn định chính trị - xã hội của đất nước. * Vai trò của sản xuất lương thực trong đời sống kinh tế - xã hội 4 Thứ nhất, sản xuất lương thực giúp tăng nguồn lương thực phục vụ tốt cho lực lượng lao động, tái tạo lại sức lao động cho con người để tiếp tục sản xuất các giá trị vật chất khác làm cho đời sống con người ngày càng phong phú, đa dạng hơn. Thứ hai, sản xuất lương thực giúp đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước và thế giới, bảo đảm an ninh lương thực trong mọi tình huống, duy trì cuộc sống của con người. Thứ ba, sản xuất lương thực còn góp phần tăng thu nhập, tạo thêm việc làm cho phần lớn người dân ở nông thôn, thu hút nhiều lao động ở nông thôn. Việc sản xuất lương thực còn giúp bảo vệ tài nguyên đất, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước,… 1.1.2 Vai trò của sản xuất lương thực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Sự phát triển của sản xuất lương thực đã dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp phù hợp với tình hình phát triển của các nước có nền kinh tế nông nghiệp phát triển. Sự chuyển dịch này thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển, đặc biệt là công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. 1.2 Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về sản xuất lương thực 1.2.1 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta Những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta và biện pháp thực hiện để sản xuất lương thực đạt hiệu quả và bền vững thông qua: các chủ trương chính sách phát triển nông, lâm, ngư 5 nghiệp năm 1998; Trong các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, IX, X. 1.2.2 Chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh An Giang Chủ trương, chính sách của tỉnh được đưa ra trong kế hoạch 5 năm, 2001 – 2005; 2005- 2010 nhằm khắc phục những tồn tại và phát huy thế mạnh sản xuất lương thực của tỉnh trong thời gian tới. 1.3 Sự cần thiết phát triển sản xuất lương thực (lúa nếp) ở nước ta và ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang Vai trò của lúa nếp trong đời sống của con người. Thực trạng tiêu dùng lúa của một số quốc gia hiện nay. Thực trạng lúa nếp trên thế giới hiện nay. Lúa nếp là một loại lương thực được dùng rất phổ biến và cần thiết ở Việt Nam. Những đóng góp của nghề trồng nếp ở huyện Phú Tân trong nền kinh tế quốc dân và trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở địa phương. CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ CỦA NGHỀ TRỒNG LÚA NẾP Ở HUYỆN PHÚ TÂN, TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY 2.1 Đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội tác động đến nghề trồng lúa nếp ở huyện Phú Tân Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất lúa nếp ở huyện Phú Tân: đất đai, khí hậu, sông ngòi. 6 Tình hình kinh tế - xã hội: cơ sở hạ tầng, lao động, dân trí, dân tộc, tôn giáo, văn hóa. 2.2 Thực trạng của nghề trồng lúa nếp huyện Phú Tân, tỉnh An Giang 2.2.1 Thực trạng và kết quả đạt được Khẳng định cây nếp là cây trồng truyền thống ở huyện Phú Tân. Sản xuất lúa nếp huyện Phú Tân lúc đầu chỉ đủ tiêu dùng ở địa phương. Năm 1999 huyện mới bắt đầu quy hoạch diện tích trồng nếp năm đầu tiên. Kết quả mang lại rất cao. Đến năm 2004 huyện bắt đầu mở rộng quy mô nhân diện tích sản xuất lên toàn huyện. Từ đó diện tích không ngừng tăng cho đến nay. Sản xuất lúa nếp trở thành nét nổi trội trong nền kinh tế nông nghiệp của huyện. Mỗi năm diện tích và sản lượng lại tăng lên không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn cho xuất khẩu. Những thuận lợi và những sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của Đảng, các cấp chính quyền tỉnh An Giang và chính quyền ở địa phương về công tác đầu tư và trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho việc sản xuất lúa nếp của huyện nhà. 2.2.2 Những hạn chế, khó khăn Những hạn chế và nguyên nhân cản trở sự phát triển của sản xuất lúa nếp huyện Phú Tân: giá cả, thị trường tiêu thụ, thiết bị sản xuất, trình độ của nông dân, kinh tế hợp tác, thương hiệu. 2.3 Hiệu quả của nghề trồng lúa nếp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang từ năm 2001 đến nay 2.3.1 Góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh 7 Chứng minh hiệu quả trồng lúa nếp của huyện Phú Tân về năng suất, sản lượng và chất lượng, tình hình thị trường tiêu thụ, giá cả lúa nếp Phú Tân từ năm 2001 đến nay. 2.3.2 Góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Trong nông nghiệp huyện Phú Tân có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: trồng trọt giữ vị trí hàng đầu theo xu hướng đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thiết yếu là lúa nếp, phát huy thế mạnh của địa phương phù hợp với xu thế chung của cả nước. Sự phát triển nghề trồng lúa nếp thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến lương thực và các dịch vụ nông nghiệp phát triển, củng cố và mở rộng các thị trường nông sản. 2.3.1.3 Góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, sức lao động. Nghề trồng lúa nếp giúp nông dân sử dụng nguồn vốn sinh lợi nhuận cao hơn so với trồng các loại cây trồng khác. Nghề trồng lúa nếp cùng góp phần sử dụng hiệu quả phần lớn nguồn lao động của địa phương thông qua việc sử dụng thời gian lao động nhàn rỗi của người dân có diện tích canh tác lúa nếp. 2.3.4 Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc Hiệu quả của nghề trồng lúa nếp qua việc nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nông dân: lợi nhuận cao, mức sống của người dân được nâng lên, đầu tư xây dựng và củng cố cơ sở hạ tầng được mở rộng. 8 Lúa nếp vừa là “món ăn vật chất, vừa là món ăn tinh thần” thể hiện và phát huy truyền thống dân tộc. 3.2.2 Bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên và môi trường sinh thái Nghề trồng lúa nếp giúp bảo vệ và sử dụng hiệu quả tài nguyên và môi trường sinh thái do đặc điểm của cây trồng là kháng sâu bệnh tốt, ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất, áp dụng chương trình “3 giảm, 3 tăng” được phổ biển rộng rãi do đó hạn chế sự ô nhiếm môi trường vì lượng phân bón, thuốc trừ sâu bị giảm đi. Nghề trồng lúa nếp đã tận dụng hiệu quả tài nguyên và môi trường chủ yếu là môi trường đất và môi trường nước. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Khẳng định huyện Phú Tân tỉnh An Giang có nhiều tiềm năng để phát triển nghề trồng lúa nếp: vị trí tự nhiên thuận lợi, có nguồn lao động dồi dào, có nhiều thị trường tin cậy. Nông dân có nhiều kinh nghiệm và có tâm huyết với nghề trồng lúa nếp, với sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng bộ tỉnh An Giang, cơ chế chính sách phù hợp, sự điều hành và quan tâm, chỉ đạo sâu sắc của chính quyền địa phương. Bên cạnh còn những hạn chế: Qui mô sản xuất, hiệu quả sản xuất. Chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động của Hợp tác xã nông nghiệp. Thương hiệu hàng hóa chậm được triển khai theo kế hoạch. Khoa học kĩ thuật, trang thiết bị cho quá trình sản xuất còn yếu. 9 Trước tình hình này chính quyền địa phương đã không ngừng đầu tư và phát triển để phát huy những tiềm năng vốn có và khắc phục những hạn chế nên nghề trồng lúa nếp huyện Phú Tân trong những năm qua đạt được những thành tựu đáng kể. 2. KIẾN NGHỊ Khẳng định vai trò và sự cần thiết sản xuất lúa nếp ở Việt Nam, ở huyện Phú Tân. Từ đó đóng góp một vài suy nghĩ của bản thân nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất lúa nếp của huyện nhà. Cụ thể: Một là, quy hoạch, khoanh vùng tập trung sản xuất lúa nếp, lúa tẻ theo từng địa bàn trong huyện. Hướng nông dân tham gia sản xuất tập trung, phù hợp nhu cầu của thị trường. Hai là, củng cố hoạt động cúa các Hợp tác xã nông nghiệp, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ kĩ sư. Ba là, phát triển công nghiệp chế biến. Đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại đáp ứng đầy đủ hơn cho quá trình sản xuất nhất là cho khâu thu hoạch và khâu chế biến. Ứng dụng khoa học công nghệ tiến bộ trong lai tạo giống để có thể tạo ra được giống lúa tốt, độ thuần cao có thể chống lại các loại sâu, bệnh. Bốn là, tổ chức nhiều đợt tập huấn, báo cáo các mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao cho nông dân, hỗ trợ và khuyến khích nông dân nâng cao trình độ ứng dựng khoa học kĩ thuật, nắm bắt thông tin về nhu cầu và giá cả của thị trường. Có chính sách hỗ trợ giá cho mặt hàng nông sản thiết yếu, hỗ trợ vốn cho nông dân để mua máy móc. Đầu tư phát triển các phương tiện thông tin đại chúng, nối mạng Internet ở nông thôn, đưa thông tin về giá cả nông sản hàng ngày. 10 Năm là, đẩy mạnh hơn nữa các chương trình khuyến công, khuyến nông, đầu tư phát triển ngành công nghiệp; mở thêm nhiều xí nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Sáu là, phát triển các loại hình dịch vụ nông nghiệp, có chính sách ổn định giá vật tư nông nghiệp. Bên cạnh khuyến khích nông dân sản xuất nông – lâm kết hợp để đảm bảo tính bền vững cho nông nghiệp. Bố trí cán bộ kĩ thuật theo dõi, chỉ dẫn nông dân áp dụng giống mới, kĩ thuật mới. Phát triển nhiều tuyến đường giao thông, xây dựng nhà kho, bến bãi cố định thuận lợi cho việc cất trữ, bảo quản, vận chuyển. Bảy là, chủ động tìm kiếm thêm nhiều thị trường tin cậy, chú ý những thị trường thân thiết và thị trường trong nước. Tăng sự liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp, kiểm soát đội ngũ hàng xáo. Tám là, xây dựng thương hiệu cho hàng hóa và sản phẩm. Chín là, nêu cao và phổ biến phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt là phong trào “nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi”. Qua đề tài “Hiệu quả của nghề trồng lúa nếp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang” em xin đóng góp một số giải pháp mang tính chất kiến nghị, tham khảo với mong muốn góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất lúa nếp của huyện nhà. Tuy nhiên do thời gian, trình độ và năng lực nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, khuyết điểm. Em rất mong thầy, cô và các cán bộ của huyện Phú Tân đóng góp, bổ sung ý kiến để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Trân trọng kính chào! 11 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là nước có nền văn minh nông nghiệp lâu đời, được thiên nhiên ưu đãi và có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực, thực phẩm. Sản lượng lương thực xuất khẩu của Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới (sau Thái Lan). Sự phát triển không ngừng của nông nghiệp thời gian qua đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu để thu ngoại tệ… Phú Tân là một trong bốn huyện cù lao của tỉnh An Giang, hàng năm sau khi nước rút để lại lượng phù sa dồi dào cho đất cùng với hệ thống đường nước tốt nhất nhì của tỉnh, đã mang lại lợi thế lớn cho Phú Tân trong sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt là lĩnh vực trồng trọt, trong đó chủ yếu là trồng lúa nếp. Hiện nay trên địa bàn huyện Phú Tân đa số người dân làm nông nghiệp (trên 80%), trong đó diện tích trồng lúa nếp là 43.803 ha chiếm 75,56% tổng diện tích trồng trọt (năm 2007), sản lượng thu được trên 205.000 tấn bằng 50% sản lượng nếp xuất khẩu của Thái Lan. Nghề trồng lúa nếp đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương như tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người nông dân; đóng góp vào ngân sách và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Phú Tân, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của Đảng bộ tỉnh An Giang về phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được nghề trồng lúa nếp ở Phú Tân vẫn còn một số hạn chế như vốn ít, kĩ thuật canh tác lạc hậu, giống không đồng đều, giá cả và thị trường tiêu thụ không ổn định… Những hạn chế trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng và hiệu quả của nghề trồng lúa nếp của địa phương. Để góp phần tìm hiểu và làm rõ hơn hiệu quả của nghề trồng lúa nếp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang trong thời kỳ mở cửa và hội nhập, tôi đã chọn đề tài “Hiệu quả của nghề trồng lúa nếp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang” làm khóa luận tốt nghiệp. Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 1 Niên khóa: 2004 - 2008 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị 2. Mục đích nghiên cứu - Làm rõ hiệu quả của nghề trồng lúa nếp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang từ năm 2001 đến nay. 3. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu a. Đối tượng - Nghiên cứu nghề trồng lúa nếp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang dưới góc độ kinh tế chính trị. b. Nhiệm vụ - Tìm hiểu vai trò, sự cần thiết của sản xuất lương thực (lúa nếp) trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về sản xuất lương thực. - Đánh giá thực trạng và hiệu quả của nghề trồng lúa nếp. Rút ra kết luận và đưa ra những kiến nghị nhằm phát huy hiệu quả của nghề trồng lúa nếp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. 4. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu nghề trồng lúa nếp và hiệu quả của nó trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang từ 2001 đến nay. 5. Đóng góp của khóa luận Khóa luận được thông qua sẽ có ý nghĩa lí luận lẫn thực tiễn: - Khẳng định tính đúng đắn của các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về sản xuất lương thực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. - Làm rõ hiệu quả của nghề trồng lúa nếp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. - Đưa ra một vài kiến nghị nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả của nghề trồng lúa nếp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang trong thời gian tới. - Khóa luận có thể làm tư liệu tham khảo cho chính quyền địa phương trong quá trình lãnh đạo để phát triển kinh tế nông nghiệp. 6. Phương pháp nghiên cứu - Khóa luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp logic kết hợp với lịch sử. Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 2 Niên khóa: 2004 - 2008 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị - Phương pháp điều tra, phân tích, tổng hợp, thống kê, mô hình hóa… 7. Kết cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận có 2 chương: CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC VÀ NHỮNG CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA TRONG CHUYẾN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 1.1 Vai trò của sản xuất lương thực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 1.1.1 Vai trò của sản xuất lương thực trong đời sống kinh tế - xã hội 1.1.2 Vai trò của sản xuất lương thực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 1.2 Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về sản xuất lương thực 1.2.1 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta 1.2.2 Chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh An Giang 1.3 Sự cần thiết phát triển sản xuất lương thực (lúa nếp) ở nước ta và ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ CỦA NGHỀ TRỒNG LÚA NẾP Ở HUYỆN PHÚ TÂN, TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY 2.1 Đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội tác động đến nghề trồng lúa nếp ở huyện Phú Tân 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.2 Thực trạng của nghề trồng lúa nếp huyện Phú Tân, tỉnh An Giang 2.2.1 Thực trạng và kết quả đạt được 2.2.2 Những hạn chế, khó khăn 2.3 Hiệu quả của nghề trồng lúa nếp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang từ năm 2001 đến nay 2.3.1 Góp phần tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 3 Niên khóa: 2004 - 2008 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị 2.3.2 Góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 2.3.3 Góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, sức lao động 2.3.4 Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc 2.3.5 Bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên và môi trường sinh thái KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 2. Kiến nghị Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 4 Niên khóa: 2004 - 2008 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC VÀ NHỮNG CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 1.1 Vai trò của sản xuất lương thực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 1.1.1 Vai trò của sản xuất lương thực trong đời sống kinh tế - xã hội * Tầm quan trọng của lương thực trong đời sống kinh tế - xã hội: Nhu cầu ăn là nhu cầu cơ bản, hàng đầu của con người. Xã hội có thể thiếu nhiều loại sản phẩm nhưng không thể thiếu lương thực cho xã hội. Sản phẩm quan trọng hàng đầu mà con người làm ra để nuôi sống mình cũng chính là lương thực. Do đó, việc thỏa mãn nhu cầu về lương thực trở thành một trong những điều kiện khá quan trọng để ổn định xã hội, ổn định kinh tế. Các Mác đã khẳng định, con người trước hết phải có ăn (mặc, ở,…) rồi sau đó mới nói đến các hoạt động khác. Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cũng quan trọng như sự ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Con người từ lúc sinh ra và trưởng thành về thể chất lẫn tinh thần nhờ phần lớn vào thức ăn bằng lương thực và thực phẩm. Trong đó cây lương thực là nguồn cung cấp chủ yếu tinh bột cho người và gia súc. Người nguyên thủy sinh sống lúc đầu bằng nghề săn bắt và hái lượm, trải qua một thời gian dài con người mới biết trồng trọt và chăn nuôi những con vật săn được, khi họ nhận ra được nguồn thức ăn họ tìm được trong tự nhiên ngày càng khan hiếm đi. Từ khi con người biết trồng trọt và chăn nuôi, cuộc sống con người được cải thiện do nguồn thức ăn dự trữ ngày càng nhiều. Lúa là một trong những cây lương thực được xem là cây trồng cổ xưa nhất. Sự tiến hóa của cây lúa gắn liền với lịch sử tiến hóa của loài người, đặc biệt là ở Châu Á. Ở Trung Quốc, cây lúa được trồng khoảng 2800 – 2700 năm trước Công nguyên. Các tài liệu khảo cổ học ở Ấn Độ cho thấy: các hạt thóc hóa thạch tìm được có tuổi từ 1000 – 750 năm trước Công nguyên. Ở Thái Lan, cây lúa được trồng vào 4000 năm trước Công nguyên. Còn ở nước ta, cây lúa được trồng phổ biến và nghề trồng lúa đã khá phồn thịnh ở thời kì đồ đồng (4000 – 3000 năm trước Công nguyên). [14;16] Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 5 Niên khóa: 2004 - 2008 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị Hiện nay, 1/2 diện tích đất canh tác trên thế giới được dành để trồng các loại cây lương thực. Ở các nước đang phát triển, sản lượng lương thực dành cho người chiếm đến 3/4. [12;237] Trong mọi thời đại, lương thực bao giờ cũng là sản phẩm thiết yếu, là nhu cầu cơ bản của con người, được chú trọng hàng đầu. Ở Mỹ, đã từng coi lương thực nói chung và lúa gạo nói riêng là “nông phẩm chính trị” rất lợi hại của mình. Ở Việt Nam và một số nước khác ở Châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Inđônêsia, Nhật Bản…lương thực cũng giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. Điển hình ở Nhật vào cuối thế kỷ XIX, thời điểm bắt đầu công nghiệp hóa, nông nghiệp trồng lúa giữ địa vị chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, đảm bảo được cơ sở kinh tế - xã hội ổn định, cung cấp nguồn vốn và nhân lực quan trọng cho công nghiệp hóa; và thực tế cho thấy ở Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa trước hết cũng bắt đầu từ nông nghiệp. Hiện nay khi tình hình thế giới đang có nhiều biến động: thiên tai liên tiếp xảy ra ở nhiều nơi, chiến tranh và khủng bố gia tăng, cùng với dân số ngày càng tăng lên đã làm cho khoảng 2 tỷ người trên thế giới đang bị đe dọa trước nạn đói thì an ninh lương thực đang là vấn đề cấp thiết và cần được giải quyết trước hết. Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu lương thực, đời sống nhân dân nhân ở nhiều nước đang gặp khó khăn. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), trong ba năm qua (2005-2008), do giá lương thực và thực phẩm tăng cao, tỷ lệ người nghèo đói trên thế giới đã tăng từ 3 đến 5% nhất là các nước ở Châu Phi như Congo, Sudan, Kenya, Zambia, Zimbabwe, Malawi, ,… Tuổi thọ trung bình của người dân ở đây giảm đáng kể vì bệnh tật. Tuổi thọ trung bình của những người sinh vào những năm 70 là 50 tuổi nhưng đến thời điểm này con số đó chỉ còn là khoảng 32. Tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng phải đưa vào các cơ sở điều trị đang gia tăng. Năm 2007, giá lương thực toàn cầu đã tăng gần 40%, khiến đời sống người nghèo ngày càng khó khăn. Sản lượng ngũ cốc của châu Âu, Mỹ và đặc biệt là Australia bị giảm mạnh do thiên tai. Các bệnh dịch như cúm gia cầm, heo tai xanh, dịch bệnh lở mồm long móng ở trâu bò tại nhiều nước Châu Á đã tác động mạnh đến ngành chăn nuôi. Trong tháng 3/2008, tại các nước: Ai-cập, Ca-mơ-run, Bờ Biển Ngà, Xê-nê-gan, Buốc-ki-na Pha-xô, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin và Ha-i-ti đã xảy ra những vụ bạo động vì thiếu lương thực, giá lương thực tăng cao. Tại Ai-cập đã nổ ra nhiều cuộc bãi công và biểu tình do bất bình với giá lương thực ngày Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 6 Niên khóa: 2004 - 2008 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị càng leo thang. Tại Y-ê-men, trẻ em cũng xuống đường biểu tình đòi Chính phủ giải quyết nạn đói,… Do vậy, có thể nói rằng lương thực gắn liền với cuộc sống của con người, quy định sự sống còn của con người, là chiến lược hàng đầu của các quốc gia. Không một dân tộc, một quốc gia nào có thể tồn tại được nếu thiếu lương thực. * Vai trò của sản xuất lương thực trong đời sống kinh tế - xã hội: Sản xuất lương thực thuộc loại sản xuất vật chất quan trọng nhất của nông nghiệp. Nó là một bộ phận của nông nghiệp – thuộc lĩnh vực trồng trọt (nông nghiệp gồm: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản). Do đó, hoạt động sản xuất lương thực không chỉ gắn liền với các yếu tố kinh tế, xã hội mà còn gắn với yếu tố tự nhiên. Thứ nhất, sản xuất lương thực giúp tăng nguồn lương thực phục vụ tốt cho lực lượng lao động, tái tạo lại sức lao động cho con người để tiếp tục sản xuất các giá trị vật chất khác làm cho đời sống con người ngày càng phong phú, đa dạng hơn. Thức ăn chính của con người là lúa gạo, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột cacbohydrat trong khẩu phần thức ăn mà mỗi người cần có cho cơ thể hoạt động hàng ngày, chiếm tới 45-65% tổng lượng calorie hàng ngày. Thứ hai, Cung ứng thêm một phần nguyên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống như bánh, kẹo, mứt, cốm, rượu, bia,… Đối với các quốc gia phát triển có tiềm năng lương thực sẵn có sẽ giảm được một lượng chi phí khá lớn cho việc nhập khẩu lương thực từ nước ngoài như: Úc, Cannada, Đan Mạch, Thụy Điển, Tân Tây Lan, Mỹ, Thái Lan. Còn đối với các quốc gia đang phát triển hiện nay, đặc biệt là ở Việt Nam, với tiềm năng sản xuất lương thực to lớn là thế mạnh để tăng trưởng và phát triển kinh tế trong nước và xuất khẩu thu ngoại tệ cao, tăng thêm nguồn vốn phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ở Việt Nam, sản xuất lương thực có thể gọi là kỳ tích. Từ một nước thiếu lương thực triền miên và phải nhập khẩu, trong thời kỳ đổi mới Việt Nam đã vươn lên không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, mà còn có sản lượng lương thực xuất khẩu ngày càng tăng, và là nước đang giữ vị trí thứ hai về xuất khẩu gạo trên thế giới. Sản lượng lương thực tăng bình quân mỗi năm 1,1 triệu tấn; từ 34,3 triệu tấn năm 2001, bình quân đầu người đạt 435,5 kg, đã tăng lên Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 7 Niên khóa: 2004 - 2008 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị đến 39,9 triệu tấn năm 2005, bình quân đầu người đạt 480 kg. Năm 2005 Việt Nam đã xuất khẩu được 5,2 triệu tấn gạo, chiếm 30% sản lượng. [15;10] Tuy nhiên, những năm gần đây, ở một số nước phát triển và đang phát triển thì công nghiệp lại chiếm ưu thế hơn. Vai trò của nông nghiệp bị xem nhẹ làm giảm đi sản lượng lương thực cung ứng trong nước và trên thế giới. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng lương thực để chế biến thành nhiều loại nhiên liệu để thay xăng và dầu diesel trong ngành vận tải như diesel sinh học (chế biến từ dầu thực vật thay thế dầu diesel trong các loại xe hơi), ethanol (loại nhiên liệu sinh học được dùng phổ biến nhất hiện nay, làm từ đường, mía hay củ cải đường, tinh bột ngũ cốc và bắp), butanol và propanol… đều được chế tạo ra từ lương thực, thực phẩm đã dẫn đến nhiều tình trạng bất ổn ở nhiều nước hiện nay như khan hiếm lương thực, giá tăng, lạm phát. Ảnh hưởng tình hình an ninh lương thực chung của thế giới. Đến đầu năm 2008, tình hình mất an ninh lương thực trên thế giới đang là vấn đề báo động. Nhiều quốc gia đang nhập khẩu liên tục lương thực làm cho giá tăng vọt gây khó khăn cho đời sống nhân dân. Nhiều quốc gia ở các Châu lục đang trong tình trạng khủng hoảng lương thực nhất là ở Châu Phi như Burundi, Trung Phi, Bờ biển Ngà, Eritrea, Ethiopia, …Ở Châu Á: Afghanistan, Bangladesh, Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên, Indonesia,...Ở Châu Mỹ La Tinh: Bolivia, Haiti, Nicaragua, Cộng hòa Dominican. Ở Châu Âu: Moldavia, Chechnya (Liên bang Nga). Cho nên, việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, công nghiệp hóa đất nước phải chú trọng phát triển cả công nghiệp và nông nghiệp trong đó chú ý đến phát triển nông nghiệp đặc biệt là sản xuất lương thực. Thứ ba, sản xuất lương thực giúp đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước và thế giới, bảo đảm an ninh lương thực trong mọi tình huống, duy trì cuộc sống của con người. Sản xuất lương thực trước hết là để cung cấp đủ cái ăn cho xã hội, đảm bảo cho sự phát triển về thể chất của con người, là nguồn cung cấp chủ yếu lượng tinh bột cho cơ thể hàng ngày. Nhưng việc sản xuất lương thực còn liên quan đến vấn đề kinh tế - xã hội thậm chí đến tình hình chính trị của các quốc gia. Thực tế vào những năm 1960 và 1970 các quốc gia như Ấn Độ, Philippin, Inđônêxia…cho thấy rõ, mỗi khi xảy ra thiên tai, nạn đói nghiêm trọng thường dễ dẫn tới nạn trộm cắp, cướp bóc, xã hội mất ổn định ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng làm cho dân chúng hoang mang. Do đó, vấn đề an ninh lương thực phải được đảm bảo cho mọi quốc gia. Trong Hội nghị thượng đỉnh thế Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 8 Niên khóa: 2004 - 2008 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị giới về lương thực năm 1996 tại Rome cũng đã đánh giá tóm tắt về tình hình an ninh lương thực trên thế giới một cách khách quan: “Đói và mất an ninh lương thực là vấn đề mang tính toàn cầu và ngày càng có xu hướng trầm trọng thêm ở một số khu vực, đòi hỏi phải có ngay hành động khẩn cấp vì theo dự báo, dân số thế giới sẽ ngày càng tăng và nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt”. [13;100] Thứ tư, sản xuất lương thực còn góp phần tăng thu nhập, tạo thêm việc làm cho phần lớn người dân ở nông thôn, thu hút nhiều lao động ở nông thôn. Ở nhiều nước, cơ cấu dân số tập trung trong khu vực I (nông nghiệp) nhiều hơn trong các khu vực II, III (công nghiệp và dịch vụ) như Inđônêxia, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ. [12;116,117] Ở Việt Nam, dân số chủ yếu tập trung trong khu vực I, đặc biệt là ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2006, dân số Việt Nam ước 86 triệu người. Dân cư nông thôn chiếm khoảng 70% dân số cả nước. Sản xuất lương thực có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy hiện nay tỷ trọng nông nghiệp có giảm do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng phát triển chung nhưng vẫn còn giữ vị trí trung tâm trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó, việc sản xuất lương thực còn giúp bảo vệ tài nguyên đất không bị rửa trôi, bạc màu, hoang hóa, tăng độ tơi xốp và giữ nước; sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên (đất, nước,…). Do vậy, việc sản xuất lương thực sẽ đáp ứng nhu cầu chủ yếu về đời sống cho toàn thể nhân dân. Nên nó cần được quan tâm hàng đầu và đầu tư đúng mức. 1.1.2 Vai trò của sản xuất lương thực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Sự phát triển mạnh của sản xuất lương thực làm cho ngành trồng trọt luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Và sự phát triển này cũng kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp. Sản xuất lương thực không ngừng tăng lên đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người dẫn đến sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến lương thực cùng với các dịch vụ phục vụ sản xuất lương thực ngày càng đa dạng hơn. Hiện nay các nước có nền nông nghiệp phát triển đang trong xu hướng đẩy mạnh xuất khẩu lương thực, kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp. Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 9 Niên khóa: 2004 - 2008 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị Cơ cấu kinh tế là tổng thể các yếu tố kinh tế có mối liên hệ và tác động qua lại lẫn nhau cả về số lượng và chất lượng của nền kinh tế quốc dân với sự vận động không ngừng nhằm vào những mục tiêu nhất định. Cơ cấu kinh tế là một phạm trù kinh tế, là nền tảng của cơ cấu xã hội và chế độ xã hội. Cơ cấu kinh tế bao gồm: cơ cấu ngành (lĩnh vực) kinh tế, cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu thành phần kinh tế. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tương quan theo tỷ trọng giữa trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là sự thay đổi tỷ trọng và vị trí trong 3 lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp trong một cơ cấu kinh tế nhất định phù hợp với nhu cầu, tiềm năng của mỗi quốc gia. Ở nhiều quốc gia, nông nghiệp đã và đang được xem là khu vực kinh tế đi đầu (trước công nghiệp và dịch vụ), nên sản xuất nông nghiệp có vai trò quan trọng trong tăng trưởng và phát triển kinh tế ở các nước này. Trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất lương thực giữ vai trò quan trọng nhất, bảo đảm cung cấp lương thực đầy đủ cho toàn dân, là cơ sở cho ngành chăn nuôi, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống như: rượu, bia, bánh, kẹo…và là ngành tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao (gạo, nếp, ngô, lúa mỳ….). Do đó sự phát triển của sản xuất lương thực có ý nghĩa to lớn cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp với tiềm năng phát triển kinh tế sẵn có trong nước của nhiều quốc gia trên thế giới. Xem trong bảng 1 [12;242] ta thấy ở nhiều nước phát triển và đang phát triển hiện nay đều là những nước có tiềm năng lương thực rất lớn. Trong các nước trên có Việt Nam và Thái Lan là nước có sản lượng lương thực xuất khẩu cao nhất những năm gần đây. Do điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi nên trong cơ cấu kinh tế của Việt Nam nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất, nhưng đến năm 1996 Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đề ra mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là “xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất….” [6;18]. Để thực hiện được mục tiêu này thì phải thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo từng ngành, từng lĩnh vực, theo xu hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ nhưng trước hết phải đảm bảo vấn đề lương thực. Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 10 Niên khóa: 2004 - 2008 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị Thực tiễn ở nước ta cho thấy rằng tỷ trọng nông nghiệp có sự giảm dần ở một số vùng trong những năm gần đây do thực hiện mục tiêu trên. Nhưng đối với hai vùng trọng điểm là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long thì nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng khá cao. Trong nông nghiệp thì trồng trọt luôn có vị trí đứng đầu, nổi trội là trồng lúa. Cây lương thực chiếm 63,2% (chủ yếu là lúa) trong tổng giá trị sản phẩm cây trồng, so với cây công nghiệp là 20,6%, cây ăn quả là 7,6%, cây rau đậu là 6,8% và các cây khác là 1,8% (năm 2006). Những năm qua sản lượng gạo Việt Nam không ngừng tăng lên đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu (sản lượng gạo xuất khẩu luôn đi đầu so với một số mặt hàng nông sản). Hiện nay, tuy tỷ trọng của ngành trồng trọt có giảm so với chăn nuôi nhưng không đáng kể (78,2% năm 2000 xuống còn 75,4% năm 2003, nhưng tăng nhẹ tới 76,3% năm 2004 và 74,5% năm 2005). [15;13] Trong ngành trồng trọt cũng đã phát triển đa dạng các loại cây trồng, phá thế độc canh lúa. Nên diện tích trồng lúa có sự giảm xuống. Nguyên nhân của sự giảm này còn do thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng và Nhà nước là chuyển mạnh một phần diện tích trồng lúa có năng suất và hiệu quả thấp sang nuôi trồng thủy sản và trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày và lâu năm có giá trị kinh tế cao như bông, mía, đậu tương, chè, cao su, hạt tiêu, cây ăn quả…, nhưng vẫn giữ sự ổn định về sản lượng, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và tăng xuất khẩu gạo một cách đáng kể, phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp ngày càng đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường và có hiệu quả hơn. Tóm lại, qua nghiên cứu chúng ta thấy được vai trò quan trọng của lương thực và sản xuất lương thực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và trong đời sống kinh tế - xã hội. Do vậy, cần quan tâm và đầu tư hơn nữa để nâng cả về năng suất lẫn chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày càng cao và mở rộng qui mô xuất khẩu. 1.2 Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về sản xuất lương thực 1.2.1 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta Việt Nam là nước nông nghiệp, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng bắt đầu từ nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm trọng tâm. Sự phát triển mạnh của sản xuất lương thực trong thời gian qua đã đưa nước ta sớm thoát khỏi tình trạng thiếu lương thực phải nhận viện trợ từ bên ngoài và có dư để xuất khẩu. Chính điều này đã góp phần rất lớn trong việc tạo nguồn vốn và Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 11 Niên khóa: 2004 - 2008 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật để đưa nước ta bước vào thời kỳ đổi mới. Nên vấn lương thực luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở nước ta. Bác Hồ đã sớm đánh giá cao vai trò của lương thực ở nước ta : “Chúng ta phải ra sức tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc trong cuộc phát triển nông nghiệp, vì: “Có thực mới vực được đạo”, phải làm cho nhân dân ta ngày càng thêm ấm no. Nông nghiệp phải cung cấp đủ lương thực và nguyên liệu để phát triển công nghiệp, để bảo đảm công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Nông nghiệp tốt, công nghiệp tốt, thì xây dựng tốt chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm cơ sở vững mạnh cho sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà”. [9;379] Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) đã đánh dấu bước ngoặc bắt đầu tiến hành đổi mới đất nước. Thời kỳ này nước ta đang trong tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội: sản xuất đình đốn, lạm phát tăng vọt, đất nước bị bao vây về kinh tế, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, lòng tin của nhân dân vào Đảng bị giảm sút. Lúc bấy giờ yêu cầu bức xúc hàng đầu là làm sao đáp ứng đủ lương thực, thực phẩm cho nhân dân. Đại hội VI đã đề ra 3 chương trình mục tiêu là lương thực, thực phẩm; hàng tiêu dùng; hàng xuất khẩu. Cho nên nông nghiệp được xem là mặt trận hàng đầu, ưu tiên cho sản xuất lương thực. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) vẫn tiếp tục coi trọng vai trò của sản xuất lương thực. Sau 5 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự phấn đấu của nhân dân đã khắc phục cơ bản sự khủng hoảng về kinh tế. “Lương thực không những đủ ăn mà còn xuất khẩu được mỗi năm khoảng 2 triệu tấn gạo”. [6;10] Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) tiếp tục phát huy những thành tựu đạt được trong 5 năm trước và đã đề ra chương trình thực hiện: “Bảo đảm an toàn lương thực quốc gia trong mọi tình huống. Tạo điều kiện cho các vùng đều phát triển trên cơ sở phát huy thế mạnh và tiềm năng của mỗi vùng”, và xem lương thực là một trong những sản phẩm “mũi nhọn” cần đầu tư về công nghiệp chế biến, xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ để phát triển. [6;35] Đặc biệt từ năm 1998 tới nay, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng đánh giá, nhận định tình hình thực tế để đề ra những chủ trương, chính sách Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 12 Niên khóa: 2004 - 2008 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị thiết thực nhằm phát triển tốt lĩnh vực sản xuất lương thực đáp ứng yêu cầu và tình hình mới của đất nước như: “Đẩy mạnh thâm canh lúa, từng bước hình thành các vùng tập trung sản xuất lúa năng suất, chất lượng cao gắn với chế biến, bảo quản sau thu hoạch để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo và đẩy mạnh xuất khẩu. Hỗ trợ, khuyến khích sản xuất và sử dụng các loại máy móc, thiết bị cơ khí sản xuất trong nước để phục vụ sản xuất. Có chính sách khuyến khích mạnh các nguồn vốn của dân cư, các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn dành một tỷ lệ quan trọng các nguồn vốn Nhà nước huy động được để đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn; hình thành các tổ hợp công – nông nghiệp – dịch vụ ở những địa bàn có điều kiện”. [10;11,12] “Ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu và áp dụng giống mới, nhất là các giống lúa chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu, lúa cạn. Chú trọng việc chấn chỉnh tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống các viện nghiên cứu, các trung tâm, tổ chức sự nghiệp khoa học trong nông nghiệp. Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích phát triển công nghệ chế biến, bảo quản để giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lượng sản phẩm; hỗ trợ và tạo điều kiện để đẩy mạnh việc nghiên cứu, sản xuất các loại máy móc, thiết bị, công cụ phục vụ sản xuất chế biến nông sản”. [10;20,21] Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra mục tiêu đến 2015 cơ giới hóa 100% việc chế biến các loại hạt giống, phổ biến rộng thiết bi sạ lúa theo hàng ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, từng bước áp dụng máy cấy mạ thảm, máy bơm thuốc trừ sâu, máy gặt lúa rải hàng, các loại máy gặt đập liên hợp… [18;3] Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng ta đã định ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010 về sản xuất lương thực như sau: “Điều chỉnh quy hoạch sản xuất lương thực phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu thụ, tăng năng suất đi đôi với nâng cấp chất lượng. Bảo đảm an ninh lương thực trong mọi tình huống. Xây dựng các vùng sản xuất tập trung lúa hàng hóa và ngô làm thức ăn chăn nuôi; tận dụng điều kiện thích hợp của các địa bàn khác để sản xuất lương thực có hiệu quả. Nâng cao giá trị và hiệu quả xuất khẩu gạo. Có chính sách bảo đảm lợi ích của người sản xuất lương thực.” [7;169,170] Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, tháng 4/2006 có nêu định hướng phát triển như sau: “Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 13 Niên khóa: 2004 - 2008 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn, chuyển mạnh sang sản xuất các loại sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao; đẩy mạnh thâm canh các loại cây trồng trên cơ sở áp dụng các quy trình sản xuất đồng bộ và tiên tiến; quy hoạch diện tích sản xuất lương thực ổn định; bảo đảm vững chắc an ninh lương thực….”. [8;191] 1.2.2 Chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh An Giang Tỉnh An Giang là một trong 13 tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long và được xem là vựa lúa của đồng bằng sông Cửu Long, nhiều năm trở lại đây, nông nghiệp An Giang không ngừng phát triển, sản lượng lúa luôn đi đầu so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo an ninh lương thực của cả nước và giữ ổn định cho nền kinh tế quốc dân qua việc xuất khẩu lương thực (chủ yếu là lúa tẻ và lúa nếp). Sản lượng lương thực đạt trên 3,1 triệu tấn/năm, trong đó lúa hàng hoá phục vụ cho xuất khẩu chiếm trên 1,2 triệu tấn. Vì sản xuất lương thực ở An Giang có vai trò và vị thế quan trọng trong nền kinh tế nên vấn đề sản xuất lương thực của tỉnh luôn được Nhà nước và các cấp chính quyền quan tâm. Năm 2005 Việt Nam thành công lớn trong việc xuất khẩu lúa gạo có sự đóng góp rất lớn của tỉnh An Giang. Song sản xuất lương thực cũng đã trải qua nhiều thăng trầm. Năm 2001 – 2005 là thời kỳ sản xuất lương thực An Giang đang chuyển mình cùng với rất nhiều thuận lợi và khó khăn. Về thuận lợi: Trong thời kỳ này ngành trồng trọt đã từng bước chuyển sang sản xuất hàng hóa, gắn với thị trường, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm. Nhờ ứng dụng những công nghệ tiến bộ lai tạo được giống lúa tốt, từng bước thực hiện cơ giới hóa trong nông nghiệp giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Về khó khăn: Do tác động của thiên tai, lũ lụt (lũ lụt liên tiếp năm 2000 và 2001 đã gây hậu quả nặng nề cho sản xuất, cơ sở hạ tầng và tài sản nhân dân), dịch bệnh, sản xuất nặng yếu tố tự phát, chưa đảm bảo tính bền vững, đồng thời suy thoái kinh tế thế giới và khu vực ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Lần đầu tiên khu vực nông nghiệp có mức tăng trưởng âm (-0,51%). Sau khi tìm hiểu nguyên nhân, rút kinh nghiệm từ những yếu kém và hạn chế trên, trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm 2001 – 2005 của Đảng bộ tỉnh An Giang đã đề ra một số nhiệm vụ phát triển sản xuất lương thực như sau: Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 14 Niên khóa: 2004 - 2008 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị Xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng, đầu tư thủy lợi, giao thông nội đồng bảo đảm chủ động trong sản xuất, vận chuyển, phòng và chống lũ. Nghiên cứu ứng dụng sản xuất (kể cả nhập khẩu) các loại giống cây lương thực đáp ứng yêu cầu sản xuất đạt chất lượng, hiệu quả. Thiết lập lại hệ thống quản lý và sản xuất giống nhằm cung cấp đủ giống tốt cho sản xuất. Áp dụng rộng rãi khoa học và công nghệ vào các khâu làm đất, chăm sóc, thu hoạch, chế biến lương thực. Phát triển nhanh công nghệ sau thu hoạch để giảm hao hụt, nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhanh chóng trang bị máy sấy đủ sức phục vụ sản xuất tại địa bàn, gắn với các cụm kho, nhà máy chế biến gạo. Đẩy mạnh phát triển sản xuất, chế biến và thị trường tiêu thụ lương thực chất lượng cao theo hướng tăng chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm. Quy hoạch vùng chuyên canh lương thực theo hướng sản xuất lương thực an toàn gắn với bảo vệ môi trường, hướng vào xuất khẩu. Thực hiện tốt công tác khuyến nông. Mục tiêu trước mắt và lâu dài của tỉnh An Giang đối với nền sản xuất nông nghiệp là “nâng cao chất lượng, giá trị và hạ giá thành, không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh”. Trên cơ sở các mục tiêu phát triển nông nghiệp đưa ra trong giai đoạn 2001 – 2005, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm tiếp theo của Đảng bộ tỉnh An Giang 2006 – 2010 đặt ra cùng với xu thế tiến tới hội nhập WTO (Tổ chức thương mại thế giới) năm 2007. Đảng bộ tỉnh An Giang đã đưa ra một số phương hướng phát triển sản xuất lương thực của giai đoạn mới này như sau: Sản xuất theo quy hoạch và phải đặc biệt chú trọng chiều sâu, chất lượng, hướng về xuất khẩu đồng thời phát triển thị trường tiêu thụ lương thực trong nước. Tiếp tục ứng dụng khoa học - công nghệ, nhất là sản xuất công nghệ sinh học vào sản xuất giống có chất lượng, sản phẩm đạt yêu cầu xuất khẩu. Làm tốt công tác nghiên cứu dự báo thị trường cho nông dân và doanh nghiệp. Tổ chức hoạt động tiếp thị có hiệu quả, lập các chợ buôn bán, bán lẻ, các cụm kho phù hợp ở các vùng, nhất là các vùng có nông sản hàng hóa lớn. Tăng cường hỗ trợ phát huy hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, tạo điều kiện phát triển kinh tế trang trại. Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 15 Niên khóa: 2004 - 2008 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị Một số giải pháp và chương trình thực hiện kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 về sản xuất lương thực: “Chú trọng chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất lương thực, công nghệ chế biến sản phẩm, sản xuất sạch, công nghệ sinh học và công nghệ thông tin. Có cơ chế, chính sách hỗ trợ để hình thành đội ngũ cán bộ chuyển giao công nghệ cho nông dân An Giang đáp ứng thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Kêu gọi, khai thác các nguồn đầu tư trong và ngoài nước (vốn TW (Trung Ương), WB, ADB, FDI (Quỹ tiền tệ Quốc tế), ODA) để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trọng tâm là dự án phát triển giao thông nông thôn, các dự án nâng cao năng lực các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất lương thực. Tăng cường tìm kiếm nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế, các Chính phủ và tổ chức phi Chính phủ để có những khoản viện trợ không hoàn lại cho phát triển sản xuất lương thực, khuyến nông. Chủ động hợp tác, liên doanh, liên kết và phối hợp phát triển với các tỉnh, Thành phố khác để phát huy thế mạnh về lương thực. Thực hiện các chương trình hỗ trợ tìm kiếm thị trường, việc đăng ký và quảng bá thương hiệu cho sản phẩm lúa gạo của tỉnh. Hỗ trợ việc tìm kiếm thông tin thị trường: giá cả, nhu cầu thị trường đối với sản phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, luật pháp ở bên phía các đối tác. Tính toán lại diện tích trồng lúa theo hướng thâm canh lúa chủ yếu để xuất khẩu, hướng ưu tiên là giống lúa hàng hóa có thể đem lại giá trị gia tăng cao, nhằm ổn định sản lượng và giá trị lúa gạo, vừa góp phần đảm bảo an toàn lương thực quốc gia, vừa nâng cao thu nhập cho người trồng lúa. Thực hiện chương trình nghiên cứu và áp dụng giống lúa chất lượng cao, giá trị gia tăng cao”. [17;22-30] 1.3 Sự cần thiết phát triển sản xuất lương thực (lúa nếp) ở nước ta và ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang Nếp là một loại thức ăn hữu hiệu nhất có thể thay thế gạo, cho nên lúa nếp cũng có công dụng như lúa tẻ. Gạo khi nấu chín gọi là cơm còn nếp khi nấu chín cũng được gọi là cơm nếp. Điều đáng chú ý là nếp còn có nhiều công dụng hơn gạo là làm được nhiều món ăn và thức uống ngon miệng khác như xôi, các loại bánh, rượu, làm quà biếu, …trong các dịp lễ, tết. Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 16 Niên khóa: 2004 - 2008 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị Vậy tại sao người ta không dùng nếp mà dùng gạo? Đó là do đặc điểm mỗi giống lúa. Lúa tẻ dễ thích nghi với môi trường nên được trồng phổ biến hơn lúa nếp, đồng thời do lúa nếp hiếm nên giá cao hơn lúa tẻ chủ yếu được dùng trong các ngày lễ, đám, tiệc, làm quà biếu,... Hiện nay nhu cầu dùng lúa nếp đang tăng lên nhưng do diện tích trồng lúa nếp không nhiều nên sản lượng chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Điển hình ở Trung Quốc, nhu cầu nếp đang tăng nhanh bởi du khách Nhật Bản tới Trung Quốc đang ngày một tăng. Trong khi đó, sản lượng nếp tại Trung Quốc đã không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước do thiên tai. Do vậy Trung Quốc phải tăng cường nhập khẩu từ Thái Lan, Thái Lan chỉ có thể xuất khẩu 200.000 tấn nếp, phần còn lại dành cho tiêu dùng trong nước. Chính phủ Thái Lan đang khuyến khích nông dân tăng cường trồng lúa nếp, với mục tiêu sản xuất 19 giống nếp tại Thái Lan để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường. Bên cạnh còn một số nước khác như: Nhật Bản, Đài Loan, Inđônêxia, Malayxia,….cũng có nhu cầu nhập khẩu nếp rất mạnh. Tình hình trên cho thấy, nhu cầu tiêu dùng lúa nếp trên thế giới ngày càng phổ biến nhất là ở khu vực Đông Nam Á, nhưng sản lượng lúa nếp có hạn nên thực tế chưa cung cấp đủ. Hiện nay 3 nước có sản lượng lúa nếp chất lượng cao là Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Trong tương lai chắc chắc nhu cầu này sẽ tăng lên do cuộc sống con người được nâng cao, đồng thời cũng do sự gia tăng dân số thế giới. Do đó việc tập trung mở rộng sản xuất lúa nếp ở những quốc gia có tiềm năng là rất cần thiết, nhằm làm phong phú thêm lượng lương thực phục vụ cho nhu cầu cuộc sống con người ngày càng nâng cao. Lúa nếp là một loại lương thực không kém phần quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội ở nước ta. Các tác giả Lĩnh Nam chích quái đã mô tả: “Các vật trên trời đất và mọi của quý của con người không gì quý hơn gạo/nếp. Gạo/nếp có thể nuôi người khỏe mạnh và ăn không bao giờ chán”.Theo một số tài liệu nghiên cứu thì nếp đã có từ lâu đời ở Châu Á, người Việt cổ trước kia vẫn thường dùng nếp thay vì gạo. Tập tục ăn cơm nếp/xôi thay cho cơm này còn thấy ở Lào và một số dân tộc ít người ở Việt Nam (Phía Bắc). Ở nước ta, lúa nếp là một loại lương thực được ưa chuộng và được dùng phổ biến ở cả miền Bắc, miền Trung, miền Nam. Do nếp có rất nhiều công dụng: vừa có thể thay thế gạo, vừa được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như: xôi, cốm, các loại bánh, nhất là bánh phồng, bánh chưng và bánh Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 17 Niên khóa: 2004 - 2008 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị dày, chế biến thành các loại rượu: rượu nếp, rượu cần… Đặc biệt là xuất khẩu với chất lượng và giá bán cao. Trong vài năm gần đây, nếp của Việt Nam có mặt trên thị trường nước ngoài nước với giá cả và sản lượng cao. Nếp của Việt Nam được nhiều khách hàng thuộc khối Asean ưa chuộng vì hương vị thơm ngon đặc biệt của nó, chủ yếu là các thị trường Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore… họ nhập quanh năm, thích ăn nếp Việt Nam. Họ chế thành bột làm bánh các loại, phục vụ cho ăn, biếu tặng, đặc biệt là các ngày lễ hội, cúng viếng... Từ năm 2003 đến nay, lúa nếp Việt Nam được xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính như: Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ…. Diện tích trồng lúa ở Việt Nam năm 2004 nằm ở mức 115 ngàn héc ta và đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Điều này góp phần to lớn vào việc phát triển kinh tế ở nhiều địa phương nói riêng, của cả nước nói chung. Cho nên vấn đề sản xuất lúa nếp đang được các cấp và chính quyền quan tâm, đầu tư nhất là những vùng chuyên canh tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long. Thực tiễn ở một số nơi cho thấy, trồng lúa nếp có thể bán được giá cao hơn trồng lúa tẻ và nhiều loại cây khác, năng suất cũng vượt trội hơn. Huyện Phú Tân được xem là vùng chuyên canh lúa nếp của đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước. Sản phẩm nếp ở đây có đặc điểm vượt trội (hạt dẻo, thơm ngon) dùng chế biến nhiều loại thức ăn đang được người dân trong và ngoài nước ưa chuộng, có giá bán cao hơn các loại gạo, nếp trồng ở các địa phương trong tỉnh (giá bán của 1kg gạo là 8.000 đồng còn giá bán của 1kg nếp là 10.000 đồng). Mọi người vẫn thường gọi là nếp Phú Tân. Bên cạnh đó, huyện còn có đặc điểm tự nhiên và địa hình thuận lợi cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đây là điều kiện giúp cho huyện phát triển tốt nghề trồng lúa nếp. Vài năm gần đây, huyện đã cung cấp một sản lượng nếp lớn đáp ứng nhu cầu trong nước và cho xuất khẩu (hàng năm gần 50.000 tấn được chế biến xuất khẩu). Điều này đã góp một phần vào ngân sách quốc gia nói chung và ngân sách địa phương nói riêng. Với chất lượng và hương vị vượt trội, nếp Phú Tân đã cạnh tranh được với nếp của Thái Lan trên thị trường trong và ngoài nước. Do vậy, phát triển sản xuất lúa nếp nước ta nói chung và ở Phú Tân nói riêng là cần thiết. Bên cạnh sản xuất lúa gạo, sản xuất lúa nếp cũng góp phần đảm bảo an ninh lương thực, tăng nguồn thức ăn dự trữ, cung cấp nguyên liệu Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 18 Niên khóa: 2004 - 2008 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị cho một số ngành nghề phổ biến ở nhiều địa phương, tăng thu nhập cho nhiều người dân, giải quyết việc làm ở nông thôn và xuất khẩu thu ngoại tệ cao. Đồng thời góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, góp phần duy trì và phát triển một số ngành nghề truyền thống ở địa phương như nghề làm bánh phồng, bánh tét, bánh ít, bánh in, chè, nấu rượu,... và tạo thêm việc làm, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến phát triển hơn. Việc sản xuất lúa nếp của huyện Phú Tân, tỉnh An Giang nói riêng, ở những vùng khác có tiềm năng trong nước nói chung, có vai trò quan trọng trọng nền kinh tế quốc dân. Do đó, cần có chính sách đầu tư và phát triển đúng đắn để phát huy nghề trồng nếp ở các địa phương đang có tiềm năng phát triển. Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 19 Niên khóa: 2004 - 2008 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ CỦA NGHỀ TRỒNG LÚA NẾP Ở HUYỆN PHÚ TÂN, TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY 2.1 Đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội tác động đến nghề trồng lúa nếp ở huyện Phú Tân 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên Huyện Phú Tân được bao bọc bởi bốn phía là sông ngòi, kênh rạch. Phía bắc, Tây Bắc giáp huyện Tân Châu có kênh Vĩnh An nối liền sông Tiền với sông Hậu với chiều dài 17km; Phía Tây giáp huyện Châu Phú ngăn cách bởi sông Hậu với chiều dài 39 km; Phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp ngăn cách bởi sông Tiền; phía Nam, Đông Nam giáp huyện Chợ Mới có nhánh Vàm Nao dài 7km nối liền sông Tiền với sông Hậu. Do được bao bọc bởi bốn phía sông ngòi cho nên huyện Phú Tân như một cù lao nổi, mang tính chất địa hình của vùng cồn bãi. Dải đất ven sông Tiền, sông Hậu cao và thấp dần theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam. Độ cao trung bình biến thiên từ +1.0 đến +2.0 m. Đất đai rất màu mỡ do hàng năm đều có sự bồi đắp của 3 con sông: sông Tiền, sông Hậu và sông Vàm Nao. Đất hình thành từ chất phù sa lắng đọng, là loại đất phù sa trẻ có đặc tính tốt, độ phì nhiêu cao, các chất trong đất cân đối, mang nhiều hạt nhỏ, đất có thành phần cơ giới chủ yếu là thịt và sét, tầng đất dày phù hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là lúa nếp. Về khí hậu và thủy văn, sông Tiền và sông Hậu chịu ảnh hưởng của chế độ dòng chảy ở thượng nguồn, nước lũ về đồng thường bắt đầu vào tháng sáu, diễn biến đỉnh lũ xảy ra từ tháng 8 đến tháng 10. Khí hậu chia làm hai mùa, mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Đặc điểm tự nhiên thể hiện tiềm năng để huyện phát triển mạnh ngành trồng trọt, trong đó lúa nếp là loại cây trồng đặc biệt thích ứng và đạt hiệu quả cao nhất. 2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội Toàn huyện có 93 công trình kênh, mương phục vụ nông nghiệp với tổng năng lực phục vụ 54.160 lượt ha, tổng chiều dài 326,1 km. Trong đó, có một kênh cấp I (18 km), 12 kênh cấp II (85,9 km), 14 kênh cấp III (61,3 km) và 66 công trình kênh mương nội đồng (160,9 km). Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 20 Niên khóa: 2004 - 2008 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị Cùng với phát triển thủy lợi, mạng lưới giao thông nội đồng và các tuyến giao thông chính của huyện không ngừng được nâng cấp, cải tạo ngày một tốt hơn, trong đó có trục giao thông chính trên bộ là tuyến tỉnh lộ 954 từ Năng Gù đi Tân Châu, tuyến lộ sông Hậu và tuyến lộ Kênh Thần Nông. Mạng lưới giao thông thủy thuận lợi cho lưu thông, giao lưu hàng hóa trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh, Campuchia, tạo điều kiện phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Huyện có mạng lưới điện quốc gia từ năm 1990, có trạm biến áp 35 KV đặt tại xã Phú Thọ, chuẩn bị xây dựng trạm biến áp 110KV tại trung tâm thị trấn Phú Mỹ. Đến nay đã phủ điện đến các trung tâm xã, thị trấn, các vùng dân cư tập trung, 100% cơ sở công nghiệp được cung ứng đủ công suất điện cho sử dụng, 70% diện tích canh tác đã được bơm tưới, tiêu bằng điện. Đến cuối năm 2004 toàn huyện có 97% hộ có sử dụng điện cho sinh hoạt. Mạng lưới bưu điện – thông tin liên lạc được mở rộng phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân. Đến nay đã phát triển được 4 bưu cục trong đó có 3 bưu cục xã, với gần 9.000 máy điện thoại, mật độ sử dụng điện thoại bằng 5% dân số, bình quân 4,5 hộ dân có 1 máy điện thoại. Toàn huyện có 141.113 người trong độ tuổi lao động, chiếm 47,95% dân số. Trong đó lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 126.437 người chiếm 89,6%; tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm chiếm 10,40%. Nguồn lao động của huyện khá dồi dào, tuy nhiên chất lượng còn thấp, có trên 96% lao động thủ công, đơn giản; tỷ trọng lao động qua đào tạo còn thấp chiếm 15%; thời gian sử dụng lao động trong nông nghiệp chiếm 60%. Năm 1998, huyện được công nhận phổ cập tiểu học; năm 2005 tỷ lệ phổ cập trung học cơ sở đạt 80%. Dân tộc chủ yếu là người Kinh chiếm 98% còn lại là người Hoa và Chăm. Toàn huyện có 53.818 hộ sinh sống, huyện mang đậm nét của một vùng tôn giáo, trong đó có 84,2% hộ theo đạo Hòa Hảo với khoảng 121.000 tín đồ chiếm 52% dân số. Các tôn giáo khác gồm Phật giáo chiếm 13%, Công giáo chiếm 1,9%, Cao Đài chiếm 2,2%, Hồi giáo chiếm 1% và các tôn giáo khác chiếm là 0,7%. Huyện có di tích lịch sử, di tích văn hóa, làng dân tộc Chăm…và là nơi khai sinh đạo Phật Giáo Hòa Hảo, nơi đặt trụ sở Ban trị sự Trung Ương Phật Giáo Hòa Hảo, hàng năm thu hút trên 1 triệu lượt khách đến hành hương. Từ đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội nêu trên, đó là điều kiện thuận lợi cho khâu sản xuất cũng như khâu tiêu thụ sản phẩm nông Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 21 Niên khóa: 2004 - 2008 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị nghiệp, đã giúp cho huyện phát triển mạnh nghề trồng lúa nếp để trở thành vùng chuyên canh đặc sản của đồng bằng sông Cửu Long. 2.2 Thực trạng của nghề trồng lúa nếp huyện Phú Tân, tỉnh An Giang 2.2.1 Thực trạng và kết quả đạt được Phú Tân là một trong chín huyện của tỉnh An Giang. Trong huyện có tất cả 17 xã và 2 thị trấn, hầu hết đều có diện tích trồng lúa nếp, tập trung nhiều ở 8 xã Tân Hòa, Phú Mỹ, Phú Hưng, Phú An, Phú Thuận, Phú Thạnh và thị trấn Chợ Vàm, tạo nên một vùng xuất khẩu cho cây lúa nếp truyền thống. Với chu trình sản xuất “3 năm 8 vụ” (một vụ xã lũ). Ở Phú Tân, nghề trồng lúa nếp đã có từ lâu đời, nhưng trước kia không được người dân chú trọng. Trước năm 1999, nông dân chủ yếu trồng lúa tẻ và cây màu. Từ năm 1999 về sau, diện tích trồng lúa nếp dần dần được nhân lên hầu hết ở các xã, thị trấn trong toàn huyện. Vài năm trở lại đây, nghề trồng lúa nếp rất được người dân chú trọng, đa số người dân có làm ruộng và chủ yếu là trồng lúa nếp (năm 2007, toàn huyện có diện tích lúa nếp chiếm 43.803 ha trong tổng diện tích gieo trồng là 59.252 ha). Nông dân chủ yếu trồng lúa tẻ để giải quyết tình trạng thiếu lương thực trong những năm đầu đổi mới. Sau khi khắc phục được tình trạng thiếu lương thực trong nước thì nước ta hướng tới kế hoạch phát triển sản xuất lương thực đủ đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Lúc đầu gạo được xem là mặt hàng chiến lược xuất khẩu có giá trị cao. Do đó, việc trồng lúa nếp không được các cấp và nông dân ở địa phương quan tâm. Nhưng khi sản lượng gạo đã cung ứng đầy đủ, đời sống người dân ngày càng được nâng lên, thì xuất hiện thêm nhiều nhu cầu khác. Ngoài lúa gạo là bữa ăn chính còn có thêm nhu cầu về thực phẩm ngày càng phong phú. Dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển nhiều ngành nghề theo từng lĩnh vực như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản… Tuy nhiên, ở riêng tỉnh An Giang dù có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì trồng trọt vẫn giữ vị trí hàng đầu trong nông nghiệp. Với chủ trương phát huy thế mạnh ở từng địa phương, quy hoạch những vùng sản xuất trọng điểm thì huyện Phú Tân được xem là vùng chuyên canh lúa nếp lớn nhất cả nước. Ở huyện, lúa nếp là cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao nhất với năng suất, chất lượng và giá cả cao hơn so các loại cây trồng khác. Tuy là huyện nhỏ, nhưng Phú Tân lại có diện tích trồng nếp lớn nhất nước. Được gọi là Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 22 Niên khóa: 2004 - 2008 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị vùng đặc sản chuyên canh lúa nếp. Ở huyện, lúa nếp lại là cây trồng cho năng suất rất cao. Lúa nếp ở Phú Tân lúc đầu chỉ sản xuất đáp ứng nhu cầu của địa phương, sau đó được người dân dùng rộng rãi trong cả nước. Những năm gần đây, nếp Phú Tân được nhiều khách hàng nước ngoài biết đến và nhiều nước (chủ yếu ở Đông Nam Á) đã nhập khẩu nếp Phú Tân để tiêu dùng trong nước mình. Năm 1999 huyện Phú Tân đã quy hoạch vùng chuyên canh trồng lúa nếp ở 3 xã Phú Mỹ, Tân Hòa, Phú Thọ 2.500 ha, tổng diện tích trồng nếp của huyện Phú Tân khoảng 13.500 ha. Huyện Phú Tân cũng đầu tư 1 tỷ đồng xây dựng đê bao chống lũ khép kín cho khu vực, tăng vòng quay của đất lên trồng 3 vụ lúa nếp/năm. Do có nhiều thuận lợi và duy trì được giá bán cao, bình quân nông dân được lãi gần 14 triệu đồng/ha/vụ, cao gần gấp 3 lần trồng lúa tẻ. Sản lượng toàn huyện đạt được tới 68.000 tấn, với giá cao đã đem lại thu nhập tăng cao cho nông dân, tương đương 34000 tấn lương thực nữa mà không phải bỏ vốn ra thêm. Sản xuất lúa nếp có nhiều thuận lợi đã đem lại cho ngân sách huyện và cho nông dân nguồn vốn nhất định. Đến năm 2004 Ngân sách của huyện và sự đóng góp của nông dân được 600 triệu đồng mở rộng vùng đê bao khép kín cho 4 vùng tây sườn Phú Lâm, Tây mương trường học, nam Lò Xứ, bắc Cái Tắc, làm tăng vùng chuyên canh ra 17/19 xã, thị trấn tăng lên 50% diện tích. Do đó diện tích trồng lúa nếp của huyện tiếp tục tăng qua các năm so với trồng lúa tẻ và nhiều loại cây trồng khác. Cụ thể: Năm 2000 là 13.917 ha; năm 2001 là 20.000 ha; năm 2002 là 20.603 ha; năm 2003 là 31.258 ha; năm 2004 là 31.754 ha; năm 2005 là 29.949 ha; năm 2006 là 26.743 ha; năm 2007 là 43.803 ha. Trong khi đó diện tích trồng lúa tẻ ngày càng giảm xuống, năm 2007 giảm xuống còn 14.169 ha. Từ năm 2002 đến nay, cùng với sự gia tăng của diện tích, sản lượng lúa nếp của huyện cũng tăng lên đáng kể vượt kế hoạch đề ra. Năm 2003 sản lượng đạt 175.592 tấn cao hơn cùng kỳ 58.625 tấn, năm 2004 đạt 195.753 tấn, năm 2005 đạt 160.463 tấn, năm 2006 đạt 167.174 tấn, năm 2007 đạt 264.600 tấn, cao nhất trong các năm. [2,3] Thực tế cho thấy, nông dân trồng lúa nếp đạt được năng suất từ 8 - 8,5 tấn/ha và giá cả cũng cao hơn trồng lúa tẻ (lời hơn trồng lúa tẻ gấp đôi đến gấp 3 lần). Điều này đã góp phần nâng cao đời sống, tăng thu nhập cho nông dân ở Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 23 Niên khóa: 2004 - 2008 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị địa phương, tạo nguồn ngân sách dồi dào để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhìn chung trong những năm qua nghề trồng lúa nếp của nông dân huyện Phú Tân đạt được những thành tựu to lớn trong lĩnh vực kinh tế và xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện theo hướng tiến bộ, phát huy thế mạnh của địa phương. Năm 2007, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế của huyện, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đạt được những thành tựu trên trước hết là nhờ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh An Giang cùng với các cấp ủy, ban ngành đã có sự quan tâm đúng mức đến phát triển kinh tế từng địa phương trong tỉnh. Mà trực tiếp là sự chỉ đạo, quan tâm, giúp đỡ của các cấp, ban ngành ở địa phương (ở huyện Phú Tân), đã đầu tư xây dựng và ngày càng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thực hiện tốt các công tác phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp. Cụ thể: Về công tác khuyến nông và bảo vệ thực vật: Hàng năm đều tổ chức các cuộc hội thảo, khuyến nông để hướng dẫn kĩ thuật trồng trọt cho người dân; dạy nghề cho nông dân về kỹ năng chọn tạo giống. Triển khai và tổ chức thực hiện tốt chương trình thi đua sản xuất lúa có chất lượng cao do Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh phát động bao gồm: Triển khai thực hiện chương trình “3 giảm 3 tăng” ở cấp huyện, xã, thành lập nhiều tổ và quy hoạch diện tích đất để sản xuất giống; Áp dụng chương trình công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch. Về công tác thủy lợi: Chủ động thực hiện tốt các giải pháp phòng chống hạn, kiểm soát lũ, nạo vét kênh, xây dựng hệ thống đường nước có qui mô đảm bảo nước tưới, tiêu trong đồng ruộng…. Về kinh tế hợp tác: Củng cố và từng bước cải thiện, đổi mới hoạt động của các hợp tác xã, thường xuyên kiểm tra khảo sát hoạt động của các hợp tác xã (cả hợp tác xã đường nước và chuyên trồng nếp). Hiện Phú Tân có nhiều hợp tác xã chuyên trồng nếp với quy mô lớn như: Hợp tác xã nông nghiệp Tân Mỹ Hưng, có 645 ha chuyên trồng nếp, gồm 300 ha ở thị trấn Phú Mỹ, 200 ha ở xã Tân Hòa và 145 ha thuộc xã Phú Hưng. Hợp tác xã nông nghiệp Phú An, có 1535 ha chuyên trồng nếp ở xã Phú An. Ngoài ra còn nhiều hợp tác xã khác như: Thọ Mỹ Hưng, hợp tác xã Phú Thạnh, hợp tác xã Bình Thạnh Đông…. Sự phát triển vững mạnh của những hợp tác xã này đã góp phần không nhỏ vào việc tạo ra một vùng nguyên liệu rộng lớn chuyên về nếp ở Phú Tân từ đó có đủ sản lượng cung cấp cho thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 24 Niên khóa: 2004 - 2008 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị Để phát triển bền vững nghề trồng nếp, trong năm 2008, Phòng nông nghiệp đã hướng dẫn nông dân áp dụng triệt để quy trình “3 giảm 3 tăng” (giảm giống, phân bón, thuốc trừ sâu; tăng năng suất, chất lượng, giá cả) và mở nhiều lớp chọn, tạo giống thuần chất lượng cao, trồng 100% là giống xác nhận thích nghi với thổ nhưỡng địa phương, thời gian sinh trưởng ngắn, cho năng suất cao, có độ dẻo và mùi thơm đặc trưng. Ngoài ra huyện cũng đã đầu tư vốn vào việc trang bị máy móc để chế biến lúa nếp sau khi thu hoạch nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Theo kết quả thực hiện kế hoạch kinh tế – xã hội của Uỷ Ban Nhân Dân huyện Phú Tân, năm 2007 toàn huyện đã có được 5 máy gặt đập liên hợp, 7 máy gặt xếp dãy, 437 lò sấy lúa. Bên cạnh đó, việc đạt được những thành tựu trên còn do trình độ thâm canh của nông dân ngày càng cao, nông dân tiếp thu được nhiều biện pháp hiệu quả trong sản xuất. Sản phẩm lúa nếp có đầu ra ổn định; là nguyên liệu chính cho nghề sản xuất bánh phồng nếp truyền thống của huyện; được xuất khẩu sang Campuchia bằng đường tiểu ngạch và được Tổng Công ty Lương thực miền Nam, Công ty Angimex thu mua xuất khẩu khoảng 8.000 tấn nếp thương phẩm/năm. Từ năm 2004 đến nay thì nhu cầu nếp trên thị trường ngoài nước rất mạnh, giá lại rất cao. Việt Nam đã xuất khẩu một sản lượng lớn nếp sang các thị trường như Nhật, Đài Loan, Indonexia, Đông Timo…. tạo thêm động lực để nông dân tập trung sản xuất lúa nếp có năng suất và chất lượng ngày càng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Năm 2008, kết quả thu được trong vụ Đông Xuân rất cao đánh dấu sự thành công bước đầu của kế hoạch đưa ra. Lúa nếp thu được có năng suất, chất lượng và giá cao (tăng bình quân 0,12 tấn/ha so với cùng kỳ), giá lúa nếp vỏ khô là 4.500 đồng/kg (tăng 5,58% so cùng kỳ tính đến ngày 21/3), điều này đã đem lại sự phấn khởi cho nông dân và nông dân tự tin sản xuất tiếp lúa nếp vào mùa sau. 2.2.2 Những hạn chế, khó khăn Bên cạnh những thành tựu mà nghề trồng nếp ở huyện Phú Tân đã đạt được thì còn những hạn chế, khó khăn cần phải khắc phục. Diện tích và sản lượng lúa nếp tuy có xu hướng tăng nhưng không cố định qua các năm. Theo biểu đồ 3 thì từ năm 1999 – 2000; năm 2001 – 2002; năm 2003 – 2004 có diện tích nếp tăng tương đương nhau; năm 2005 và 2006 thì giảm xuống; năm 2007 tăng lên cao nhất so với các năm trước đó. Nguyên nhân là do nông dân trồng lúa nếp không tập trung, sản xuất còn mang tính chất manh mún, nhỏ lẻ, khả năng hợp tác liên kết của nông Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 25 Niên khóa: 2004 - 2008 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị dân còn rất yếu, nông dân và doanh nghiệp còn ít gắn bó, vẫn còn tình trạng nông dân sản xuất chạy theo biến động giá cả của thị trường (khi giá lúa nếp thấp thì chuyển sang trồng lúa tẻ). Điển hình như năm 2005, vụ Đông Xuân do việc tiêu thụ lúa giống gặp nhiều khó khăn làm giá nếp tụt xuống nên ảnh hưởng đến diện tích nhân giống trong vụ Hè Thu. Trình độ canh tác dựa vào thủ công là chủ yếu, chưa mạnh dạn áp dụng máy móc trong sản xuất và khi thu hoạch nên không tránh khỏi thất thoát sau thu hoạch (tỷ lệ hao hụt từ 10 - 12% (80 - 88kg/ha)). Nông dân thường có thói quen bán tại chỗ, bán lẻ không tập trung sau thu hoạch nên giá không cao, lời ít. Giá cả không ổn định, có vụ giá rất cao (vụ Đông Xuân 2007 là 4.500 đồng/kg), có vụ giá tụt xuống thấp hơn giá lúa tẻ (vụ Đông Xuân 2005 khoảng 2.100 đồng/kg). Nguyên nhân là do thiếu thị trường tiêu thụ vì chất lượng nếp kém không đạt yêu cầu của người tiêu dùng, nhất là không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (độ trắng, độ mịn không đều, lẫn thóc và nhiều tạp chất, độ ẩm cao, ….), nên không thể xuất khẩu dẫn đến giá nếp thấp làm cho nông dân không có lời, một số hộ còn bị lỗ. Vì vậy cần phải giải quyết sản phẩm nếp xuất khẩu có hệ thống từ sản xuất đến chế biến, bảo quản và tiêu thụ - lưu thông – phân phối. Các thiết bị xử lý sản phẩm sau thu hoạch chưa được áp dụng rộng rãi làm giảm sức cạnh tranh trong thị trường. Giá vật tư tăng liên tục nên chi phí sản xuất cao. Chương trình “3 giảm 3 tăng”, giống lúa xác nhận chưa được nông dân áp dụng triệt để. Do trình độ áp dụng kĩ thuật của nông dân còn hạn chế dẫn đến hàm lượng thuốc hóa học đọng trong sản phẩm còn cao chưa bảo đảm tốt cho sức khỏe người tiêu dùng. Kinh tế hợp tác xã tuy có phát triển nhưng chưa thật sự vững mạnh; không ít hợp tác xã còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại; cán bộ chưa nhanh nhạy bắt kịp yêu cầu đặt ra. Chưa xây dựng xong đề án phát triển kinh tế trang trại. Nông dân tham gia hợp tác xã còn ít, chưa hiểu rõ được lợi ích mà hợp tác xã mang lại cho các thành viên. Giữa các hợp tác xã với nông dân chưa thật kết hợp, nhiều nông dân chưa tiếp thu được cách thức áp dụng chương trình “3 giảm, 3 tăng”, chưa sử dụng triệt để giống xác nhận của hợp tác xã. Nếp Phú Tân trong những năm qua do chưa có thương hiệu nên ít được người dân trong nước biết đến, khi bán ra ngoài huyện thường bị pha trộn với nếp Thái Lan nên bị đổi tên là nếp Thái Lan nên không bán được giá tối đa. Nhưng bắt đầu tháng 3/2007 huyện đã xúc tiến xây dựng thương hiệu Nếp Phú Tân hỗ trợ Công ty trách nhiệm hữu hạn Đặng Ngọc (xã Phú Hưng) chọn giống tốt đạt tiêu chuẩn theo thị trường quốc tế để xây dựng thương hiệu Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 26 Niên khóa: 2004 - 2008 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị “Đặng Ngọc nếp thơm Phú Tân”. Sản phẩm phân phối ở các siêu thị, cửa hàng, đại lý bán lẻ các sản phẩm chất lượng cao. Do đó, để sản phẩm của “Đặng Ngọc nếp thơm Phú Tân” ngày càng vươn xa hơn nữa, có mặt trên thị trường trong và ngoài nước ngày càng đa dạng, được nhân dân các nước biết đến thì huyện cần duy trì những thành tựu đạt được và phát huy tối đa những tiềm năng sẵn có để tập trung sản xuất lúa nếp đạt tiêu chuẩn, hiệu quả kinh tế cao, bên cạnh dần dần khắc phục những hạn chế, khó khăn còn tồn tại. 2.3 Hiệu quả của nghề trồng lúa nếp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang từ năm 2001 đến nay 2.3.1 Góp phần tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường Khi huyện Phú Tân bắt đầu quy hoạch diện tích trồng nếp năm đầu tiên (1999) đã đem lại kết quả cao hơn dự tính. Với sản lượng nếp thu được bất ngờ trong năm là 68.000 tấn trên diện tích là 13.500 ha, đây là một sản lượng rất cao so với sản lượng của nhiều loại cây trồng khác, đặc biệt là lúa tẻ. Từ đây người dân trồng nếp ngày càng nhiều, mỗi năm sản lượng nếp thu được đều tăng. Cả 3 vụ ăn chắc trên 19 tấn/ha. Điều này thể hiện cây nếp là loại cây lương thực có hiệu quả nhất để gieo trồng trong huyện. Trồng lúa nếp chỉ tốn chi phí bằng trồng lúa tẻ, nhưng sản lượng và giá bán lại cao hơn lúa tẻ (khoảng1.200 đến 2.000 đồng/kg). Theo nhiều nhà nghiên cứu, thì nếp Phú Tân có hương vị thơm ngon rất đặc biệt của nó, hạt nếp vừa trong, mịn lại vừa dẻo dùng để chế biến thành nhiều món ăn được ưa chuộng ngon hơn cả nếp Thái Lan. Danh hiệu “nếp vàng Phú Tân” đã được các nghệ nhân phong tặng. Sản phẩm đã được dùng trong các hội chợ triển lãm giới thiệu món ăn ngon, trong các hội thi nấu ăn. Chính vì vậy, nếp Phú Tân đã góp phần nâng cao sức cạnh tranh với các mặt hàng nếp của các nước như Trung Quốc, Thái Lan…Nếp Phú Tân vừa thơm ngon lại có giá thành hợp với thu nhập của người dân (thấp hơn nếp Thái Lan) nhờ vào các yếu tố thuận lợi về tự nhiên, về vận chuyển, nông dân chủ yếu lấy công làm lời….Cho nên nhiều thị trường đã chọn nếp Phú Tân thay vì nếp của Thái Lan như: Đài Loan, Campuchia, Nhật Bản… Từ năm 2001 đến nay lúa nếp Phú Tân (chiếm tỷ trọng cao nhất) cùng với lúa nếp của các vùng khác trong cả nước đã được nhiều nước ký hợp đồng nhập khẩu. Năm 2005, Việt Nam đã trúng thầu hơn 80 tấn gạo nếp xuất Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 27 Niên khóa: 2004 - 2008 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị khẩu sang thị trường Nhật Bản với giá cao kỷ lục: 99.500 yên/tấn (tương đương 900 USD). Thị trường tiêu thụ nếp Việt Nam ngày càng nhiều bao gồm nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á, khu vực Trung Đông. Hai giống nếp CK 2003 hoặc nếp LV3 thuộc loại giống cao sản đang được trồng nhiều nhất ở huyện Phú Tân có chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đây là cơ sở để đẩy mạnh việc xuất khẩu nếp của huyện vài năm trở lại đây. Điều này cho thấy rằng, nếp Phú Tân nói riêng, nếp của Việt Nam nói chung hoàn toàn có khả năng cạnh tranh với nếp của các nước đặc biệt là với nếp Thái Lan là nước có sản lượng xuất khẩu đứng đầu thế giới hiện nay. Trong thời gian tới cần xúc tiến phổ biến thương hiệu “Đặng Ngọc nếp thơm Phú Tân” để tránh sự ngộ nhận giữa nếp Phú Tân và nếp Thái Lan và một số loại nếp khác nhằm đẩy mạnh nhu cầu tiêu dùng nếp nội địa, giảm nhu cầu ngoại địa, phát huy tối đa tiềm lực của huyện, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa của Việt Nam trên trường quốc tế. 2.3.2 Góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Do Phú Tân là một trong các huyện có nền nông nghiệp lâu đời của tỉnh An Giang nên trong cơ cấu kinh tế của huyện, nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2005 là 41,26% còn lại là công nghiệp (20,76%) và dịch vụ (37,98%). Trong nông nghiệp thì trồng trọt luôn chiếm tỷ trọng cao nhất là 44,23% (năm 2006). Nông dân chủ yếu trồng lúa (bao gồm lúa tẻ và lúa nếp). Diện tích trồng lúa luôn dẫn đầu so với diện tích của tất cả các loại cây trồng khác. Trước 1999 nông dân chủ yếu trồng lúa tẻ, nhưng năng suất lao động thấp do nhiều nguyên nhân như thiên tai, dịch bệnh… Năm 1996, 1997 do ảnh hưởng của thời tiết diễn biến bất thường cuối vụ hè thu, mưa nhiều cộng thêm ảnh hưởng của bão số 2 đã gây thiệt hại đáng kể, ước tính số tiền thiệt hại lên đến 1,7 tỷ đồng. Giá cả thì thấp, chất lượng lúa lại giảm nên sản xuất không hiệu quả, nông dân bị lỗ vốn. Đến năm 1998 giá nông sản mới bước đầu ổn định. Nông dân trồng lúa tẻ thu được lợi nhuận. Song do tác động của quy luật cung cầu, thị trường và giá cả đã tác động khiến bà con nông dân và một số doanh nghiệp vào cuộc sản xuất và xuất khẩu nếp. Năm 1999, lúa nếp có bước đột phá lớn về cả năng suất và chất lượng, đến năm 2000 trở về sau diện tích trồng lúa nếp tăng lên nhanh chóng, hiện nay diện tích cây lúa nếp chiếm tỷ trọng cao nhất so các loại cây trồng (năm 2007 là 75,56%). Thực tế cho thấy trồng nếp rất ít bị lỗ vốn vì giá nếp thường rất cao, chất lượng lại đạt yêu cầu. Nghề trồng lúa nếp đã góp phần đẩy mạnh ngành trồng trọt ở Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 28 Niên khóa: 2004 - 2008 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị huyện nhà, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu và mặt hàng nếp giữ vai trò chủ lực. Nghề trồng lúa nếp cũng góp phần thúc đẩy công nghiệp phát triển, đặc biệt là công nghiệp bảo quản và chế biến lương thực (lúa nếp). Năm 2006, huyện đã đầu tư 3 tỷ đồng trang bị máy sấy và xay xát, lau bóng để nâng cao chất lượng chế biến lúa nếp đặc sản Phú Tân. Đồng thời ưu tiên phát triển loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, gắn công nghiệp với phát triển nông nghiệp toàn diện và khuyến khích phát triển các ngành nghề phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Sự phát triển mạnh của nghề trồng lúa nếp cũng thúc đẩy phần nào các dịch vụ nông nghiệp phát triển, số lượng các cơ sở cung cấp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp tăng lên như chi nhánh bảo vệ thực vật, các đại lý phân bón, thuốc trừ sâu, cơ giới hóa nông nghiệp được áp dụng rộng rãi hơn. Thị trường tiêu thụ nông sản cũng được củng cố và phát triển. Hiện Phú Tân đang thực hiện kế hoạch 2005 – 2010 của Uỷ Ban Nhân Dân huyện xúc tiến xây dựng hoàn thành khu dân cư – thương mại – đô thị Phú Mỹ và xây dựng chợ nông sản Tân Trung, trung tâm thương mại thị trấn Chợ Vàm, khu dân cư – thương mại Hòa Long, khu thương mại Long Sơn, Phú Thọ năm 2006. Xây dựng hệ thống thông tin và dự báo tình hình thị trường để giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã tổ chức sản xuất có hiệu quả, tránh rủi ro. Và hiện nay kinh tế huyện phát triển đang chuyển sang xu hướng tập trung đẩy mạnh đầu tư xuất khẩu mặt hàng nếp với chất lượng cao. 2.3.3 Góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, sức lao động Nghề trồng lúa nếp mang lại cho bà con nông dân lợi nhuận cao hơn trồng lúa tẻ. Năm 2005 nông dân sản xuất 3 vụ/năm, trong đó năng suất vụ đông xuân 2004 – 2005 đạt 10 tấn/ha, sau khi trừ chi phí nông dân lãi 16 triệu đến 17 triệu đồng/ha, nếu sản xuất 3 vụ/năm nông dân thu lãi ít nhất 45 triệu đồng/ha/năm, gấp 2 lần trồng lúa tẻ. Nghề trồng lúa nếp cũng góp phần tăng lượng GDP trên địa bàn huyện, sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay của ngân hàng. Mỗi năm nguồn vốn của ngân hàng đầu tư cho nông nghiệp đều tăng lên (cao nhất so với các ngành khác) cũng đều đem lại nguồn lợi nhuận đáng kể. Qua kinh phí đầu tư và doanh thu GDP trong nông nghiệp. Xem Bảng 2, ta thấy trồng trọt chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm. Điều này cho thấy nghề trồng lúa nếp đã góp phần không nhỏ vào việc tăng GDP trong nông nghiệp nói riêng và trên địa bàn huyện nói Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 29 Niên khóa: 2004 - 2008 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị chung. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 14,58%, tăng 3,07% so với năm 2006 và vượt 0,52% so kế hoạch. Vì thế lúa nếp được xác định là mặt hàng chủ đạo của huyện và được chọn là một trong 3 dòng sản phẩm để quảng bá thương hiệu gạo An Giang: gạo Nàng Nhen Bảy Núi (huyện Tịnh Biên), gạo thơm Châu Phú (huyện Châu Phú) và nếp Phú Tân (huyện Phú Tân). Bên cạnh nghề trồng lúa nếp cũng góp phần sử dụng hiệu quả sức lao động. Với nguồn lao động trên địa bàn huyện năm 2005 là 145.823 người, chiếm 60.5% dân số tập trung chủ yếu ở nông thôn, trong đó lao động trong nông nghiệp là 97.700 người, chiếm 40,6% dân số thì nghề trồng lúa nếp đã giải quyết phần lớn việc làm cho số lao động này. Sử dụng nhiều thời gian nhàn rỗi của nhiều người dân. Đối với những cán bộ, viên chức có đất ruộng, ngoài giờ hành chính họ có thể canh tác thêm lúa nếp nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình. Còn đối với những hộ chuyên trồng lúa nếp thì phần lớn thời gian họ bỏ vào việc chăm bón trên đồng ruộng. Hiện nay ngành công nghiệp chế biến lương thực đang được đầu tư mở rộng đã thu hút nhiều công nhân vào làm. Bên cạnh nghề trồng lúa nếp còn gián tiếp giải quyết phần lớn việc làm cho nhiều hộ làm bánh phồng ở Thị Trấn Phú Mỹ, đây là ngành nghề đem lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình với hơn 30 cơ sở, bình quân mỗi ngày tiêu thụ hơn 2 tấn nếp nguyên liệu. Chính vì vậy mà nhiều hộ nông dân tự tin sản xuất lúa nếp trong nhiều năm liền, vừa giúp tăng thu nhập cho gia đình mình vừa góp phần thực hiện tốt chính sách giải quyết việc làm của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên hiện nay trong nông nghiệp đang dần dần được cơ giới hóa để tránh hao tốn sức lao động và tình trạng thiếu nhân công khi thu hoạch, nên đòi hỏi trình độ nông dân và người lao động phải được nâng lên tức là phải qua chỉ dẫn và đào tạo những kỹ năng sử dụng trang thiết bị, máy móc trong sản xuất. 2.3.4 Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc Với nền nông nghiệp lúa nước, nông dân Việt Nam từ bao đời đã gắn liền với cây lúa. Lúa nuôi sống con người, là bạn đồng hành với sự phát triển của dân tộc. Hình ảnh cây lúa quê hương với nông dân quanh năm trên ruộng đồng đã đi vào thơ ca trở thành hình ảnh biểu tượng của Việt Nam nói chung của An Giang nói riêng. Do đó nghề trồng lúa không thể mất đi cũng như dân Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 30 Niên khóa: 2004 - 2008 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị tộc Việt Nam sẽ mãi trường tồn. Nghề trồng lúa nếp huyện Phú Tân từ lâu đã trở thành tập quán sản xuất của nông dân trong huyện, cung cấp nguyên liệu để duy trì và phát triển nhiều ngành nghề truyền thống nhất là nghề làm bánh phồng Phú Mỹ. Hình ảnh người nông dân siêng năng cần cù với con trâu đi trước cái cày theo sau trên đồng ruộng thể hiện nét văn hóa rất riêng của người Việt Nam – văn hóa lúa nước. Những năm gần đây, con trâu được thay bằng những chiếc máy cày hiện đại, nông dân bớt cực nhọc hơn, giảm bớt lượng lao động tập trung trong nông nghiệp chuyển sang các ngành khác nhưng vẫn giữ được tiến độ làm việc bảo đảm cho cung cấp đầy đủ lương thực. Người dân Việt Nam đã quen dùng nếp làm thành nhiều loại xôi, bánh (bánh tét, bánh ít, bánh chưng, bánh dày,…) trịnh trọng làm quà biếu, đặt lên bàn thờ tổ tiên trong dịp lễ, tết, cúng, giỗ….để tỏ lòng kính hiếu. Ngày 10/3/2008 để mừng ngày giỗ Tổ Hùng Vương người dân đã làm ra chiếc bánh chưng có trọng lượng 2 tấn được làm từ 900kg nếp, 200kg đậu xanh, 100kg thịt lợn, và chiếc bánh dày có trọng lượng 1 tấn được chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh về đến Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ) để cung tiến Giỗ tổ Hùng Vương. Ở đồng bằng sông Cửu Long vào dịp rằm tháng mười khi lúa nếp vừa chín tới, người Khơme cử hành lễ ăn cốm dẹp (Oc ômbok). Lễ vật chủ yếu là cốm dẹp làm từ nếp. Hiện nay, huyện cũng đang thực hiện phong trào thi đua yêu nước đặc biệt là thi đua đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Phong trào này không chỉ có ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội sâu sắc mà còn là cơ hội, điều kiện thuận lợi để nông dân cùng các tầng lớp nhân dân khác cùng nhau đoàn kết thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc thông qua việc chi ngân sách của huyện giúp đỡ những gia đình khó khăn, tích cực nâng cao các phong trào như “Tòan dân đòan kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Vì người nghèo”, “Quỹ đền ơn đáp nghĩa”… Kết quả năm 2007 toàn huyện có 44.687 hộ được phong tặng gia đình văn hóa, đạt 87,96%, vận động Quỹ đền ơn đáp nghĩa được 509 triệu đồng; hỗ trợ cất được 15 căn nhà tình nghĩa và sửa chữa 34 căn nhà với số tiền là 443 triệu đồng. Có 764 hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo còn 10,33%. Phong trào thi đua không chỉ góp phần phát triển kinh tế hộ mà còn tạo ra yêu cầu, điều kiện cho việc phát triển kinh tế tập thể một cách vững chắc, hiệu quả. Kết quả ở huyện có rất nhiều nông dân đạt danh hiệu sản xuất giỏi cấp tỉnh nhờ trồng lúa nếp. Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 31 Niên khóa: 2004 - 2008 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị Do vậy cây lúa nếp là hình ảnh rất thân thuộc với bà con nông dân trong huyện, mỗi năm có 2 hoặc 3 vụ lúa nếp, nông dân tiến hành gieo sạ, chăm sóc, bón phân, đến mùa lúa nếp chín nông dân lại hồ hởi tiến hành thu hoạch và đưa sản phẩm vào thị trường tiêu thụ. Chính trong lao động sản xuất nông nghiệp làm cho người dân thêm gắn bó với nhau hơn tạo cho mối quan hệ cộng đồng thêm chặt chẽ. Nghề trồng lúa nếp góp phần nâng cao thu nhập cho nhiều hộ gia đình kể cả các hộ có hay không có diện tích đất trồng lúa nếp. Đối với các hộ chuyên trồng lúa nếp thu lợi nhuận cao sau khi thu hoạch, ít khi bị lỗ do năng suất, chất lượng và giá cả cao. Điển hình năm 2004, diện tích trồng nếp 32.775 ha, năng suất đạt bình quân đạt tương đối cao.Vụ Đông Xuân đạt 6-7 tấn/ha; Hè Thu đạt 5-6 tấn/ha ; Vụ 3 năng suất là 5-5,5 tấn/ha. Năm 2005 sản xuất 3 vụ/năm, trong đó năng suất vụ Đông Xuân 2004-2005 đạt 10 tấn/ha, sau khi trừ chi phí nông dân lãi 16 triệu đến 17 triệu đồng/ha, nếu sản xuất 3 vụ/năm nông dân thu lãi ít nhất 45 triệu đồng/ha/năm, gấp 2 lần trồng lúa tẻ. Trong năm này, vùng chuyên canh nếp đặc sản Phú Tân trúng mùa, trúng giá với mức 4.500đ/kg. Vụ Đông Xuân năm 2006-2007, thu hoạch đạt bình quân 50 giạ/công (10 tấn/ha), trừ các khoản chi phí, nông dân lãi khoảng 15 triệu đồng/ha. Theo ông Lê Văn Hùng, ngụ tại ấp Phú Mỹ, xã Phú Thọ cho biết vụ Đông Xuân 2006-2007 ruộng lúa nếp của ông đạt 70 giạ/công, với mức giá 2.800đ-3.450đ/kg, ông lãi trung bình 25 triệu đồng/ha, hơn gấp 3 lúa tẻ. Sự phát triển của nghề trồng lúa nếp là điều kiện để nhiều hộ có thể đầu tư vốn kinh doanh bằng cách mở đại lí phân phối các yếu tố đầu vào cho ngành trồng trọt, mở cửa hàng chuyên doanh lương thực, thực phẩm từ nếp hay mở dịch vụ nông nghiệp, đây là loại hình kinh doanh đem lại lợi nhuận tương đối cao và được mở ra ngày càng nhiều. Những hộ có vốn nhỏ thì bán lẻ lương thực, thực phẩm từ nếp. Đặc biệt góp phần khôi phục và phát triển nghề truyền thống như nghề làm bánh phồng, gói bánh chưng, bánh tét, nấu rượu,… Đối với những hộ chuyên làm bánh phồng ở Thị trấn Phú Mỹ thì với nguyên liệu nếp đã giúp nâng cao chất lượng, số lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm cho nên bánh phồng Phú Mỹ được xem là thơm ngon, được phân phối trong và ngoài huyện. Nhờ có làng nghề bánh phồng truyền thống mà lúa nếp còn tồn tại và phát triển như hôm nay, làng nghề làm bánh phồng cũng đã góp phần giải quyết việc làm cho người dân, tăng thu nhập cho nhiều hộ gia đình. Nâng cao đời sống hằng ngày của người dân, nhu cầu múa sắm, đi lại không ngừng tăng lên kéo theo sự phát triển của ngành thương nghiệp và giao thông làm bộ mặt nông thôn thay đổi. Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 32 Niên khóa: 2004 - 2008 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị Hiện nay nếp Phú Tân được người dân trong và ngoài huyện tin dùng, làm nguyên liệu phát triển công nghiệp chế biến thành các sản phẩm có giá trị cao như rượu, bánh, kẹo, các món ăn ưa thích. Nghệ nhân Mười Xiểm đã chọn nếp Phú Tân làm nguyên liệu sang trình diễn gói bánh tét ở nước Mỹ; Hội chợ Bông lúa vàng Việt Nam - An Giang Expo 2007 tổ chức tại Trung tâm văn hóa thành phố Long Xuyên (An Giang). Vì vậy nói đến Phú Tân là nói đến vùng lúa nếp chuyên canh đặc sản nếp của đồng bằng sông Cửu Long nói riêng của cả nước nói chung. Những năm trở lại đây kinh tế huyện Phú Tân không ngừng phát triển làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nông dân có cuộc sống sung túc hơn, xóa dần hộ nghèo bằng cách giúp người dân có vốn để làm ăn. Năm 2005 có 3.581 hộ thoát nghèo, tỉ lệ hộ nghèo đến cuối năm còn 2,28%. Các hoạt động sự nghiệp văn hóa – thể dục thể thao được đẩy mạnh, tăng số lượng phục vụ lên gấp 3 lần so với năm 2000. Đến nay huyện có 19 xã và thị trấn có trường cấp II. Số người đi học chiếm 30% so với dân số, tăng 7% so giai đoạn trước. Mỗi ấp đều có tổ y tế, 100% trạm y tế xã có bác sĩ,… Từ hiệu quả kinh tế cao của nghề trồng nếp đã giúp người dân trong huyện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, yên tâm sản xuất làm giàu cho gia đình và xã hội. Về với Phú Tân hôm nay ta sẽ thấy những cánh đồng lúa nếp xanh bát ngát cũng như nhìn thấy được sự trù phú của huyện. 2.3.5 Bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên và môi trường sinh thái Trong quá trình sản xuất, nông dân sẽ tác động, cải tạo đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp làm cho đất thay đổi hình dạng, làm cho đất tơi xốp có tác dụng giúp bảo vệ môi trường đất không bi bạc màu, hoang hóa, không bị xói mòn, rửa trôi. Quá trình này làm tăng chất lượng của ruộng đất, có thể biến những chất khó tiêu thành những chất dinh dưỡng dễ tiêu và bổ sung vào đất những chất dinh dưỡng bằng biện pháp khoa học có hiệu quả. Đồng thời rễ cây sẽ giúp giữ nước và chất dinh dưỡng lại cho đất. Cho nên, nghề trồng lúa nếp ở huyện đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có, tận dụng được môi trường nước một cách hữu hiệu bằng việc sử dụng một lượng nước lớn phục vụ cho việc tưới tiêu trong sản xuất lương thực hàng năm, góp phần bảo vệ tài nguyên đất và nguồn nước để tăng năng suất cây trồng. Bên cạnh nhờ áp dụng chương trình “3 giảm, 3 tăng”, cùng với giống lúa nếp trồng ở huyện là giống có độ thuần chủng cao nên có khả năng kháng rầy và sâu bệnh tốt, được sản xuất theo một qui trình khép kín từ khâu nhân giống cho đến chế biến thành phẩm (Trồng-gặt-tuốt-vận chuyển- sấy-xay xát-tiêu thụ), nên giúp hạn chế lượng phân bón và thuốc trừ sâu, làm Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 33 Niên khóa: 2004 - 2008 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị giảm chất thải hóa chất gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí so với các loại cây lương thực khác. Năm 2007, toàn huyện có diện tích trồng lúa nếp ứng dụng chương trình “3 giảm 3 tăng” chiếm 83,2%, giống có năng suất cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu chiếm 99%. Đây là một thành tựu đánh dấu sự thành công trong việc phát triển nghề trồng lúa nếp. Vấn đề còn lại chủ yếu do kỹ thuật canh tác và ý thức bảo vệ môi trường của nông dân. Hiện nay nông dân đã thiết kế được các mô hình nông - lâm kết hợp bền vững, người dân đắp ụ đất, lên luống trong ruộng để trồng cây ăn quả, cây rau mùa khác vừa đa dạng hóa sản phẩm để thu nhập đồng thời chế sâu hại và duy trì độ màu mỡ của đất. Tuy nhiên, việc xây dựng các mô hình bảo vệ môi trường là một công việc khó khăn, đòi hỏi sự sáng tạo bền bỉ của cả cộng đồng tại địa phương. Nhưng việc duy trì và nhân rộng các mô hình lại khó khăn hơn nhiều. Ðể làm được điều này cần tăng cường năng lực, trách nhiệm của các tổ chức, khuyến khích và bằng nhiều phương tiện để nhân rộng các sáng kiến, các hương ước và luật tục về bảo vệ môi trường của nhân dân. Tổ chức và lôi kéo sự tham gia của cả cộng đồng; hay là trong các cấp chính quyền Trung Ương và địa phương cần có những chính sách, quy chế để thu hút các tổ chức quốc tế thuộc chính phủ và phi chính phủ trong các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương. Tạo điều kiện để các tổ chức này chuyển giao các công nghệ mới và lồng ghép bảo vệ môi trường vào các chương trình, dự án mà các tổ chức này thực hiện. Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 34 Niên khóa: 2004 - 2008 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Hòa cùng với xu thế phát triển chung của đất nước, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang với vị trí tự nhiên thuận lợi, có nguồn lao động dồi dào, có nhiều thị trường tin cậy, rất thuận lợi cho việc sản xuất lương thực, thực phẩm. Nông dân có nhiều kinh nghiệm và có tâm huyết với nghề trồng lúa nếp, với sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng bộ tỉnh An Giang, cơ chế chính sách phù hợp, sự điều hành và quan tâm, chỉ đạo sâu sắc của chính quyền địa phương, đã phát huy được lợi thế của địa phương, hình thành vùng chuyên canh đặc sản lúa nếp, với số lượng đứng đầu cả nước; đáp ứng phần lớn cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đây là những nhân tố quan trọng để thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tiến bộ bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện, tạo điều kiện tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được ngành sản xuất lương thực huyện nói chung và nghề trồng lúa nếp nói riêng cũng còn những tồn tại cần phải khắc phục: Qui mô sản xuất của nông dân còn tự phát, manh mún, chưa gắn kết chặt chẽ với quy hoạch và thị trường, hiệu quả sản xuất còn chưa ổn định. Chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động của Hợp tác xã nông nghiệp còn thấp, tính tự chủ chưa cao, chưa thể hiện được vị trí trung tâm để tổ chức sản xuất. Thương hiệu hàng hóa chậm được triển khai theo kế hoạch. Khoa học kĩ thuật, trang thiết bị cho quá trình sản xuất còn chưa được đầy đủ, đặc biệt là khâu thu hoạch và khâu chế biến nên chưa phù hợp với nền sản xuất hàng hóa lớn. Hiện nay, nông nghiệp nước ta đang chuyển dịch theo xu hướng đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng thiết yếu và khai thác tiềm năng ở từng địa phương. Và nếp là một trong những mặt hàng xuất khẩu hiệu quả. Tình hình này đòi hỏi các cấp chính quyền, ban ngành tỉnh An Giang nói chung và ở huyện Phú Tân nói riêng phải có phương hướng và giải pháp cụ thể để khắc phục những hạn chế, phát huy tiềm năng kinh tế vốn có của tỉnh nhà để hỗ trợ nông dân trên địa bàn tỉnh trong sản xuất lương thực nói chung và lúa nếp ở huyện Phú Tân nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế Sv: Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trang 35 Niên khóa: 2004 - 2008 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Chuyên ngành giáo dục chính trị đem lại lợi nhuận cao giúp cải thiện đời sống nông dân, tạo nguồn ngân sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở huyện nhà. Nước ta đang trong thời kỳ hội nhập WTO (Tổ chức thương mại thế giới), sản xuất lúa nếp của huyện đang đứng trước những thách thức mới chủ yếu là về qui mô, chất lượng và thương hiệu sản phẩm. Do đó, đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa nông dân, các ban ngành, các doanh nghiệp theo sự liên kết “4 nhà” để xây dựng hệ thống sản xuất lúa nếp theo hướng sản xuất hàng hóa thâm canh với qui mô lớn hơn. Tức là cần có chính sách để tạo mọi điều kiện môi trường thuận lợi hơn cho nông dân, giúp nông dân tham gia vào hệ thống sản xuất lớn có thể “trụ vững, lâu dài”. Trước yêu cầu mới này, các cấp chính quyền huyện Phú Tân tập trung chỉ đạo, phối hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã đề ra nhiệm vụ và giải pháp phát triển sản xuất lúa nếp đã mang lại kết quả cao, nâng cao đời sống nông dân, tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện, làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Theo đánh giá của Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm đầu tiên thực hiện kế hoạch: Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng từ 147 triệu USD năm 2002 lên 435 triệu USD năm 2006, tăng gần gấp 3 lần so với năm 2002 (trong đó xuất khẩu thủy sản và gạo chiếm trên 80% giá trị). Sản lượng lương thực năm 2006 đạt 2,89 triệu tấn, tăng gần 300 tấn so với năm 2002, do nông dân chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật. Riêng ở huyện Phú Tân sau 2 năm (2006-2007) thực hiện kế hoạch đã đem lại kết quả khả thi và vụ Đông xuân năm 2008 này được xem là thành công nhất, sản xuất lúa nếp của huyện đạt năng suất, chất lượng và giá cả rất cao – cao nhất so với những năm trước. 2. KIẾN NGHỊ Lúa nếp là một loại lương thực đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người và trong nền kinh tế nước ta. Hiện nay nhu cầu tiêu dùng lúa nếp trong và ngoài nước không ngừng tăng lên trong khi lượng lúa nếp được sản xuất trong nước và trên thế giới không nhiều. Nếp Việt Nam trong thời gian qua đang được nhiều thị trường trong và ngoài nước tin dùng. Điều này thể hiện sự cần thiết phải phát triển sản xuất lúa nếp ở nước ta, đặc biệt là đối với vùng chuyên canh lúa nếp huyện Phú Tân thích hợp với nền nông nghiệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfHIEU QUA CUA NGANH TRONG LUA NEP TRONG CHUYEN DICH CO CAU KINH TE NONG NGHIEP O HUYEN PHU TAN TI.PDF
Tài liệu liên quan