Đề tài Hiệu quả cải thiện điều kiện lao động đối với tình trạng mệt mỏi và rối loạn cơ - Xương - Khớp nghề nghiệp – Đỗ Minh Sinh

Tài liệu Đề tài Hiệu quả cải thiện điều kiện lao động đối với tình trạng mệt mỏi và rối loạn cơ - Xương - Khớp nghề nghiệp – Đỗ Minh Sinh: Tạp chí y - d−ợc học quân sự số 9-2018 11 HIỆU QUẢ CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI TèNH TRẠNG MỆT MỎI VÀ RỐI LOẠN CƠ - XƯƠNG - KHỚP NGHỀ NGHIỆP Đỗ Minh Sinh1; Vũ Thị Thỳy Mai1 TểM TẮT Mục tiờu: đỏnh giỏ vai trũ của cải thiện điều kiện lao động đối với tỡnh trạng mệt mỏi và rối loạn cơ - xương - khớp nghề nghiệp. Đối tượng và phương phỏp: nghiờn cứu can thiệp cộng đồng khụng cú nhúm đối chứng đỏnh giỏ trước - sau trờn 20 hộ gia đỡnh với 73 người lao động làm nghề tỏi chế nhụm tại làng Bỡnh Yờn, tỉnh Nam Định. Chương trỡnh Work Improvemet for Safe Home (WISH) và Ovako Working Posture Assessment System (OWAS) được lựa chọn để cải thiện điều kiện lao động. Sử dụng thang đo Fatigue Assessment Scale (FAS) và Standardised Nordic Questionnaires (SNQ) đỏnh giỏ tỡnh trạng mệt mỏi và rối loạn xương khớp nghề nghiệp của người lao động. Kết quả: trước can thiệp, 9/10 nội dung đỏnh giỏ tỡnh trạng mệt mỏi của thang đo FAS đều cú người lao động trả lời thường xuyờn...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 173 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hiệu quả cải thiện điều kiện lao động đối với tình trạng mệt mỏi và rối loạn cơ - Xương - Khớp nghề nghiệp – Đỗ Minh Sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018 11 HIỆU QUẢ CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI TÌNH TRẠNG MỆT MỎI VÀ RỐI LOẠN CƠ - XƯƠNG - KHỚP NGHỀ NGHIỆP Đỗ Minh Sinh1; Vũ Thị Thúy Mai1 TÓM TẮT Mục tiêu: đánh giá vai trò của cải thiện điều kiện lao động đối với tình trạng mệt mỏi và rối loạn cơ - xương - khớp nghề nghiệp. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu can thiệp cộng đồng không có nhóm đối chứng đánh giá trước - sau trên 20 hộ gia đình với 73 người lao động làm nghề tái chế nhôm tại làng Bình Yên, tỉnh Nam Định. Chương trình Work Improvemet for Safe Home (WISH) và Ovako Working Posture Assessment System (OWAS) được lựa chọn để cải thiện điều kiện lao động. Sử dụng thang đo Fatigue Assessment Scale (FAS) và Standardised Nordic Questionnaires (SNQ) đánh giá tình trạng mệt mỏi và rối loạn xương khớp nghề nghiệp của người lao động. Kết quả: trước can thiệp, 9/10 nội dung đánh giá tình trạng mệt mỏi của thang đo FAS đều có người lao động trả lời thường xuyên với tỷ lệ 1,4 - 9,6%. Sau can thiệp không còn xuất hiện tình trạng này. Can thiệp đã giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi của 30,1% người lao động. Trước can thiệp, 1,4 - 23,3% người lao động cho rằng họ thường xuyên bị đau mỏi ở các vị trí như cổ, vai, lưng, đầu gối..., sau can thiệp giảm về 0%. Kết luận: Chương trình can thiệp WISH và OWAS đã có tác dụng rõ rệt trong giảm tình trạng mệt mỏi trong lao động và tình trạng rối loạn xương khớp nghề nghiệp của người lao động tại làng Bình Yên. * Từ khóa: Rối loạn cơ - xương - khớp; Mệt mỏi; Làng nghề; Điều kiện lao động. Effective Improvement of Working Conditions for the Fatigue and Musculoskeletal-Joint Disorders Summary Objectives: To assess the role of improved working conditions for fatigue and musculoskeletal-joint disorders. Subjects and methods: Community intervention design with no control group was conducted from 2016 to 2017 in 20 households and 73 workers in aluminum recycling in Binhyen village, Namdinh province. Work Improvemet for Safe Home (WISH) and Ovako Working Posture Assessment System (OWAS) are selected to improve working conditions. Use of Fatigue Assessment Scale (FAS) and Standardised Nordic Questionnaires (SNQ) scale to assess fatigue and disability of workers' joints. Results: Before the intervention, 9 out of 10 fatigue assessment scores in the FAS scale were reported by regular respondents, ranging from 1.4% to 9.6%. However, after the intervention no longer appear this situation. Interventions have helped improve the fatigue of 30.1% of workers. Prior to the intervention, between 1.4% and 23.3% of the workers reported that they had pain in their neck, shoulders, back, knees, etc, but these had fallen to 0% after the intervention. Conclusions: The WISH and OWAS intervention program have been shown significantly reduce labor fatigue and occupational osteoarthritis among workers in Binhyen village. * Keywords: Musculoskeletal disorders; Fatigue; Trade village; Labor conditions. 1. Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định Người phản hồi (Corresponding): Đỗ Minh Sinh (minhsinh82@gmail.com) Ngày nhận bài: 27/08/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 26/10/2018 Ngày bài báo được đăng: 23/11/2018 T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018 12 ĐẶT VẤN ĐỀ Làng nghề là một trong những đặc trưng gắn liền với sự phát triển của nông thôn Việt Nam, có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, do sự phát nóng và không được quản lý tốt, hoạt động của các làng nghề đã tạo ra nhiều hệ luỵ cho môi trường và sức khoẻ. Nhiều nghiên cứu về làng nghề ở Việt Nam cho thấy, ngoài các vấn đề về ô nhiễm môi trường, tình trạng mệt mỏi trong lao động và rối loạn cơ - xương - khớp nghề nghiệp là những vấn đề sức khỏe hay gặp nhất ở người lao động (NLĐ) tại khu vực này. Nghiên cứu tại làng Xuân Tiến, tỉnh Nam Định cho thấy các vấn đề về đau mỏi cơ - xương - khớp ở NLĐ khá đa dạng. Cụ thể, tỷ lệ đau mỏi cổ là 5,1%, đau gáy 5,6%, đau thắt lưng 71,1%, đau đùi 30,5%, đau vai 58,4%, đau cánh tay 20,8% [1]. Điều tra trên NLĐ tại làng tái chế nhôm Văn Môn tỉnh Bắc Ninh: tỷ lệ NLĐ đau lưng khi kết thúc ca làm việc là 50,4%, đau xương khớp mạn tính 16,7% [3]. Tỷ lệ NLĐ báo cáo mệt mỏi sau lao động ở làng nghề Đa Hội là 54%, thậm chí tại làng Văn Môn, tỉnh Bắc Ninh, tỷ lệ này lên tới 62% [2]. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do NLĐ tại các khu vực làng nghề đã và đang phải làm việc trong điều kiện lao động (ĐKLĐ) bất lợi như thiếu ánh sáng, gánh nặng lao động và gánh nặng tư thế lao động (TTLĐ) lớn [1, 7]. Cho đến nay đã có nhiều giải pháp cải thiện ĐKLĐ được nghiên cứu và áp dụng vào thực tế. Tuy nhiên, đa số các chương trình can thiệp mới chỉ tập trung vào khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực làng nghề, đặc biệt là các làng nghề có quy mô sản xuất nhỏ lẻ còn đang bị bỏ ngỏ. Nhiều chương trình can thiệp chỉ thực hiện thay đổi kiến thức của NLĐ mà không hướng đến thay đổi hành vi. Bên cạnh đó, kết quả của các chương trình can thiệp đa số mới chỉ mô tả được số lượng cải thiện đã thực hiện mà chưa đi sâu vào phân tích hiệu quả của cải thiện đó đối với sức khỏe của NLĐ. Do vậy, mục tiêu của nghiên cứu này: Áp dụng các chương trình cải thiện ĐKLĐ tại một làng nghề có quy mô sản xuất nhỏ lẻ theo hộ gia đình và đánh giá hiệu quả thay đổi tình trạng mệt mỏi trong lao động và rối loạn cơ - xương - khớp nghề nghiệp của NLĐ tại đây. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu. Điều kiện lao động tại các hộ gia đình sản xuất tái chế nhôm và NLĐ trực tiếp tham gia vào quy trình sản xuất tái chế nhôm tại làng nghề tái chế nhôm Bình Yên, xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Thời gian từ 2016 - 2017. 2. Phương pháp nghiên cứu. * Thiết kế nghiên cứu: Thiết kế can thiệp cộng đồng không có nhóm đối chứng đánh giá trước - sau. * Mẫu và phương pháp chọn mẫu: - Cỡ mẫu: đơn vị mẫu là các hộ gia đình tham gia sản xuất tái chế nhôm tại làng Bình Yên. Công thức tính cỡ mẫu: Trong đó: n là số hộ gia đình tham gia cải thiện ĐKLĐ. T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018 13 Z (1-α/2) là giá trị Z thu được từ bảng, tương ứng với giá trị α. Với lực mẫu 80% (β = 0,2), mức ý nghĩa 95% (α = 0,05) tương đương với Z (1-α/2) = 1,96 và Z (1-β) = 0,84. p0: tỷ lệ hộ sản xuất có ĐKLĐ tốt trước can thiệp (ước tính 0,2). p1: tỷ lệ hộ sản xuất có ĐKLĐ tốt sau can thiệp (ước tính 0,5). Thay vào công thức trên tính được n = 16 hộ. Ước tính 25% số hộ không đồng ý tham gia, do đó số hộ gia đình được lựa chọn vào can thiệp làm tròn 20 hộ gia đình. - Phương pháp chọn mẫu: sử dụng phương pháp bốc thăm ngẫu nhiên 20 hộ gia đình từ 300 hộ tái chế nhôm tại làng Bình Yên. Chọn toàn bộ số NLĐ tại 20 hộ gia đình này (73 người) tham gia các chương trình can thiệp và đánh giá hiệu quả can thiệp. * Tổ chức thực hiện chương trình can thiệp: - Lựa chọn chương trình can thiệp: cải thiện ĐKLĐ chung theo Chương trình Cải thiện điều kiện lao động tại hộ gia đình (Work Improvement for Safe Home - WISH), gảm thiểu gánh nặng TTLĐ theo Chương trình Ovako Working posture Assessment System (OWAS). - Nội dung cải thiện ĐKLĐ theo WISH gồm 05 nhóm: cải thiện về cất giữ và vận chuyển nguyên vật liệu, cải thiện về đảm bảo an toàn máy, cải thiện về thiết kế nơi làm việc, cải thiện về môi trường lao động, cải thiện về cơ sở phúc lợi và tổ chức công việc. - Nội dung giảm thiểu gánh nặng TTLĐ theo OWAS: mục đích của OWAS là xác định được TTLĐ bất lợi và tìm cách khắc phục thông qua xác định chuyển động của từng bộ phận trên cơ thể xung quanh thắt lưng, vai, chi dưới và tư thế ngồi. - Phương pháp truyền thông: truyền thông trực tiếp tại từng hộ gia đình. - Quy trình hướng dẫn cải thiện ĐKLĐ theo WISH và OWAS: Bước 1: xác định tầm quan trọng và khuyến khích NLĐ cải thiện ĐKLĐ. Bước 2: hướng dẫn NLĐ cách thức sử dụng Chương trình WISH và OWAS. Bước 3: thảo luận cách cải thiện ĐKLĐ theo WISH và OWAS. Bước 4: thực hiện và duy trì cải thiện điều kiện theo WISH và OWAS. Bước 5: “Trao quyền” để cải thiện điều kiện theo WISH và OWAS. - Thời gian can thiệp và đánh giá: hướng dẫn cải thiện ĐKLĐ theo WISH và OWAS trong vòng 04 tháng, giám sát hỗ trợ trong 03 tháng, đánh giá cải thiện ĐKLĐ sau 12 tháng can thiệp (tính từ lúc bắt đầu chương trình can thiệp). * Công cụ và phương pháp thu thập thông tin: Sử dụng bảng kiểm quan sát hiện trường về các nội dung cải thiện ĐKLĐ theo Chương trình WISH. Sử dụng máy ảnh chụp ảnh TTLĐ của NLĐ. Sử dụng thang đo FAS đánh giá cảm nhận chủ quan về tình trạng mệt mỏi trong lao động. Sử dụng điểm cắt 21 điểm chia tình trạng mệt mỏi thành hai mức: bình thường và mệt mỏi. Sử dụng thang đo SNQ đo lường mức độ rối loạn cơ - xương - khớp của NLĐ. Trước khi đưa vào sử dụng, các bộ công cụ được đánh giá độ tin cậy bằng hệ số Cronback’s Alpha (đều > 0,7). T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018 14 * Quản lý, xử lý và phân tích số liệu: Nhập số liệu bằng phần mềm EpiData 3.1, sau đó làm sạch, phân nhóm, mã hóa biến, tạo biến mới... bằng phần mềm SPSS trước khi đưa vào phân tích. Sử dụng tỷ lệ %, bảng và hình mô tả các biến số nghiên cứu, sử dụng McNemar test kiểm định khác biệt sự thay đổi các tỷ lệ (p < 0,05). Sử dụng chỉ số hiệu quả (CSHQ) đánh giá hiệu quả can thiệp. CSHQ =│p1 – p2│/p1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Kết quả thực hiện cải thiện ĐKLĐ. Biểu đồ 1: Kết quả cải thiện ĐKLĐ chung phân nhóm theo WISH. Tỷ lệ hộ gia đình đã thực hiện những biện pháp cải thiện cần thiết ở các nhóm đều đạt > 58%. Trong đó, cao nhất là nhóm môi trường lao động (75,7%), thấp nhất là nhóm thiết kế nơi làm việc (58,8%). Biểu đồ 2: Kết quả thay đổi TTLĐ bất lợi theo OWAS. Sau can thiệp, số TTLĐ bất lợi của NLĐ giảm 20,3%. Cụ thể, trước can thiệp, tỷ lệ TTLĐ bất lợi là 36,6%, sau can thiệp chỉ còn 16,3%. Kết quả này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018 15 2. Kết quả thay đổi về tình trạng mệt mỏi trong lao động. Bảng 1: Cảm nhận của NLĐ về tình trạng mệt mỏi (n = 73). Trước can thiệp (%) Sau can thiệp (%) 1 2 3 4 1 2 3 4 Bồn chồn, lo lắng bởi mệt mỏi 6,8 16,4 67,1 9,6 21,9 63,0 15,1 0,0 Cảm thấy mệt mỏi rất nhanh chóng 8,2 34,2 50,7 6,8 27,4 53,4 19,2 0,0 Không làm gì được nhiều trong ngày 17,8 28,8 50,7 2,7 17,8 72,6 9,6 0,0 Không đủ năng lượng cho cuộc sống 11,0 35,6 49,3 4,1 27,4 57,5 15,1 0,0 Về thể chất, cảm thấy kiệt sức 15,1 26,0 50,7 8,2 17,8 64,4 17,8 0,0 Gặp nhiều khó khăn để bắt đầu mọi thứ 17,8 30,1 49,3 2,7 26,0 64,4 9,6 0,0 Rất khó để suy nghĩ rõ ràng 11,0 34,2 52,1 2,7 23,3 65,8 11,0 0,0 Cảm thấy không hứng thú làm việc gì 9,6 31,5 58,9 0,0 24,7 65,8 9,6 0,0 Về tinh thần, cảm thấy kiệt sức 11,0 21,9 64,4 2,7 20,5 65,8 13,7 0,0 Khả năng tập trung làm việc không tốt 9,6 31,5 57,5 1,4 20,5 60,3 19,2 0,0 (1. Không gặp; 2. Rất hiếm; 3. Thỉnh thoảng; 4. Thường xuyên) Trước can thiệp, hầu hết các nội dung trong thang đo đánh giá tình trạng mệt mỏi đều có NLĐ trả lời thường gặp với tỷ lệ 1,4 - 9,6%. Sau can thiệp, không còn NLĐ nào gặp tình trạng này. Bảng 2: Tình trạng mệt mỏi trước và sau can thiệp (n = 73). Trước can thiệp Sau can thiệp Trạng thái n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % Giá trị thống kê Bình thường 21 28,8 43 58,9 Mệt mỏi 52 71,2 30 41,1 Cộng 73 100,0 73 100,0 p < 0,05 CSHQ = 21,7% 30,1% NLĐ bị mệt mỏi trong lao động trước can thiệp đã trở về trạng thái bình thường sau can thiệp. Tỷ lệ mệt mỏi của NLĐ giảm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 3. Kết quả thay đổi về tình trạng rối loạn cơ - xương - khớp nghề nghiệp. Bảng 3: Tình trạng đau mỏi cơ, xương của NLĐ (n = 73). Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Trước Sau Trước Sau Trước Sau Vị trí đau n % n % n % n % n % n % Cổ 12 16,4 16 21,9 44 60,3 57 78,1 17 23,3 0 0 Vai 13 17,8 26 35,6 44 60,3 47 64,4 16 21,9 0 0 T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018 16 Khuỷu tay 34 46,6 57 78,1 38 52,1 16 21,9 1 1,4 0 0 Tay 39 53,4 62 84,9 31 42,5 11 15,1 3 4,1 0 0 Lưng 17 23,3 49 67,1 43 58,9 24 32,9 13 17,8 0 0 Đầu gối 41 56,2 65 89,0 31 42,5 8 11,0 1 1,4 0 0 Sau can thiệp điều chỉnh TTLĐ và cải thiện ĐKLĐ, không còn NLĐ nào báo cáo có tình trạng thường xuyên gặp các rối loạn về cơ - xương - khớp. Tỷ lệ NLĐ hiếm khi gặp các tình trạng trên cũng tăng đáng kể sau can thiệp. BÀN LUẬN 1. Kết quả thay đổi về tình trạng mệt mỏi trong lao động. Điều kiện làm việc không thuận lợi, gánh nặng lao động và gánh nặng TTLĐ lớn là những nguyên nhân chính gây nên tình trạng mệt mỏi cho NLĐ. Trước can thiệp, tỷ lệ NLĐ báo cáo bị mệt mỏi trong lao động lên tới 71,2% với điểm trung bình mệt mỏi theo thang đo FAS là 25,2 điểm. Tuy nhiên, với cải thiện ĐKLĐ theo WISH đã được thực hiện, tỷ lệ NLĐ bị mệt mỏi sau can thiệp giảm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Cụ thể, sau can thiệp 30,1% NLĐ bị mệt mỏi trước can thiệp báo cáo không còn cảm thấy mệt mỏi như trước. Tuy nhiên, CSHQ của can thiệp chỉ đạt 21,7%, chưa cao như kỳ vọng (mục tiêu là 25%). Ngoài các nguyên nhân trong lao động thì mệt mỏi còn do yếu tố ngoài lao động gây nên như gánh nặng gia đình, trạng thái tâm lý, chế độ dinh dưỡng, hành vi tập luyện thể lực, lạm dụng bia/rượu Các yếu tố trên không nằm trong phạm vi can thiệp của nghiên cứu này, do đó tỷ lệ NLĐ bị mệt mỏi chưa giảm xuống như mục tiêu đã đề ra. Kết quả nghiên cứu tại làng Bình Yên đặt trong mối tương quan với các nghiên cứu trước về vấn đề này nhất quán với quan điểm cho rằng cải thiện ĐKLĐ, giảm thiểu gánh nặng TTLĐ góp phần giảm tình trạng mệt mỏi cho NLĐ. Nghiên cứu gần đây tại Philippin cho thấy, sau quá trình cải thiện ĐKLĐ theo WISH đã giúp giảm sự cố gắng quá sức của NLĐ. Cụ thể, mức chênh lệch về thể tích oxy sử dụng giảm xuống 56,2% sau can thiệp [10]. Nghiên cứu tại Thái Lan cho kết quả sau can thiệp cải thiện ĐKLĐ, thời gian NLĐ làm việc tại lò nung tăng từ 15 phút lên 45 phút [6]. Sử dụng chỉ số “nâng nhấc” đo lường hiệu quả can thiệp giảm gánh nặng lao động tại làng Xuân Tiến, tỉnh Nam Định cho thấy, sau can thiệp, chỉ số “nâng nhấc” ở tất cả các công đoạn đo lường đều giảm về mức an toàn (LI < 1) [1]. 2. Kết quả thay đổi về tình trạng rối loạn cơ - xương - khớp nghề nghiệp. Các chương trình can thiệp cải thiện ĐKLĐ, giảm thiểu gánh nặng lao động và TTLĐ không chỉ có vai trò quan trọng đối với giảm tình trạng mệt mỏi trong lao động, mà còn được chứng minh có tác dụng tích cực đối với tình trạng đau mỏi xương, khớp nghề nghiệp. Nhận định này đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu trước đây. Kết quả áp dụng Chương trình WISH tại một số cơ sở sản xuất vừa và nhỏ ở Thái Lan cho thấy, sau can thiệp, T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018 17 tỷ lệ NLĐ báo cáo gặp các tình trạng đau nhức ở vai, gáy, cột sống, đầu gối giảm có ý nghĩa thống kê [4]. Kết quả này tương đồng với báo cáo gần đây ở Trung Quốc, theo đó, tỷ lệ NLĐ bị đau nhức ở cổ, vai, cột sống, thắt lưng sau can thiệp giảm từ 9 - 13% so với trước can thiệp [8]. Đặt trong mối tương quan với các nghiên cứu trên, kết quả nghiên cứu tại làng Bình Yên cũng thống nhất với lập luận cho rằng can thiệp cải thiện ĐKLĐ, giảm thiểu gánh nặng lao động và TTLĐ góp phần làm giảm mức độ trầm trọng của tình trạng đau mỏi cơ, xương nghề nghiệp. Trước can thiệp, 1,4 - 23,3% NLĐ báo cáo thường xuyên (1 lần/tuần) gặp tình trạng đau mỏi ở cổ, vai, lưng, đầu gối. Tuy nhiên, sau can thiệp, không NLĐ nào phàn nàn về tình trạng này. Tỷ lệ NLĐ cho rằng hiếm khi (2 - 3 tháng/lần) bị đau mỏi xương, khớp tăng đáng kể sau can thiệp. Nếu chia tình trạng đau mỏi xương, khớp thành hai nhóm có (thỉnh thoảng và thường xuyên đau) và không (không và hiếm khi đau) thì trung bình hiệu quả của can thiệp đạt 47,8% (thấp nhất 6,6%, cao nhất 75%). Ngoài TTLĐ bất lợi, tình trạng đau mỏi cơ, xương còn có thể bị gây ra bởi tuổi đời, thời tiết, các bệnh lý kèm theo... Đây chính là các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của chương trình can thiệp. Như vậy, có thể thấy, để giảm tình trạng đau mỏi xương, khớp nghề nghiệp, cần phải giảm thiểu gánh nặng lao động và gánh nặng TTLĐ. Các chương trình can thiệp cải thiện ĐKLĐ và can thiệp Ecgônômi đã tác động theo đúng cơ chế này. Thông qua việc thiết kế lại nơi làm việc như điều chỉnh chiều cao thực hiện thao tác, thiết kế các nút bấm điều khiển vận hành thiết bị, làm các giá để dụng cụ ở vị trí đúng tầm với hay dọn dẹp nhà xưởng thông thoáng để tăng diện tích chứa nguyên liệu đã giúp NLĐ có tư thế ngồi thoải mái hơn, giảm việc cúi, vặn người hay với tay khi thực hiện thao tác. Nghiên cứu ứng dụng phương pháp OWAS để điều chỉnh TTLĐ tại Philippin cho thấy, sau can thiệp, điểm thực hiện thao tác dễ dàng tăng 30% và điểm tăng sức bền khi làm việc tăng lên 40% [9]. Những điều chỉnh về gánh nặng lao động như giảm bớt trọng lượng tay cầm, thay đổi tư thế nâng nhấc vật hoặc tạo điểm nâng nhấc trung gian cũng góp phần làm giảm sự căng cơ quá mức của NLĐ khi thực hiện thao tác. Một báo cáo tại Mỹ cho thấy, sau can thiệp giảm gánh nặng lao động, hệ số nâng nhấc vật giảm đáng kể, đồng thời khả năng làm việc của NLĐ với các vật nặng tăng có ý nghĩa thống kê [5]. Tóm lại, để có thể giảm được tình trạng đau mỏi xương khớp nghề nghiệp, cần thực hiện hiệu quả và duy trì liên tục các can thiệp cải thiện ĐKLĐ, giảm thiểu gánh nặng lao động và gánh nặng TTLĐ. KẾT LUẬN Tỷ lệ thực hiện cải thiện ĐKLĐ thành công đều đạt > 58%, trong đó cao nhất là nhóm môi trường lao động (75,7%), thấp nhất là nhóm thiết kế nơi làm việc (58,8%). Sau can thiệp đã giảm được 20,3% số tư thế bất lợi. Trước can thiệp, có tới 9/10 nội dung đánh giá tình trạng mệt mỏi của thang đo FAS đều có NLĐ trả lời thường xuyên gặp với tỷ lệ 1,4 - 9,6%. Sau can thiệp không còn xuất hiện tình trạng này. Can thiệp T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018 18 đã giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi của 30,1% NLĐ. Trước can thiệp, có 1,4 - 23,3% NLĐ cho rằng họ thường xuyên bị đau mỏi ở các vị trí khác nhau trên cơ thể (cổ, vai, lưng, đầu gối...). Tuy nhiên, sau can thiệp đã giảm về 0%, tỷ lệ NLĐ báo cáo hiếm khi gặp các tình trạng trên cũng tăng đáng kể sau can thiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Phú Cường. Điều kiện lao động và giải pháp cải thiện tại một số cơ sở sản xuất cơ khí vừa và nhỏ tỉnh Nam Định. Luận án Tiến sỹ Y tế Công cộng. Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. 2012. 2. Trần Văn Thiện, Nguyễn Tùng Linh, Trần Ngọc Tuấn. Tình trạng sức khỏe và rối loạn cơ xương khớp ở làng nghề tái chế nhôm. Tạp chí Y - Dược học Quân sự. 2010, 7, tr.16-20. 3. Trần Văn Thiện, Nguyễn Huy Nga, Phan Trọng Lân và CS. Thực trạng sức khoẻ và cơ cấu bệnh tật của NLĐ tại làng nghề tái chế nhôm xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh năm 2010. Tạp chí Y học Dự phòng. 2014, 8 (157), tr.109-114. 4. T Ebara, T Khuvasanont, S Krungkraiwong et al. Impact of ISO/TS 20646-1. Ergonomic procedures for the improvement of local muscular workloads on work-related musculoskeletal disorders. Ind Health. 2007, 45 (2), pp.256-267. 5. Matthew N Jaszkowiak. A preliminary study of the effectiveness of a safety and health ergonomic intervention for manual scrap metal sorting. Master of Science University of Cincinnati. 2003. 6. S Krungkraiwong, T Itani, R Amornratanapaichit. Promotion of a healthy work life at small enterprises in Thailand by participatory methods. Ind Health. 2006, 44 (1), pp.108-111. 7. Inese Mârtiòsone, Mârîte-Ârija Baíe, Þanna Martinsone et al. Possible hazards of work environment in metal processing industry in Latvia. Proceedings of the Latvian Academy of Sciences. 2010, 64, pp.61-65. 8. Jian Shuai, Pengying Yue, Liping Li et al. Assessing the effects of an educational program for the prevention of work-related musculoskeletal disorders among school teachers. BMC Public Health. 2014, 14 (1), p.1211. 9. M Mercado Suzette. Ergonomic design measures on work process and workplace layout in the selected structural and fabrication shops. Asia Pacific Journal of Multidisciplinary Research. 2015, 3 (4), pp.86-97. 10. H Takeyama, T Itani, N Tachi et al. A case study on evaluations of improvements implemented by WISE projects in the Philippines. Ind Health. 2006, 44 (1), pp.53-57.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_hieu_qua_cai_thien_dieu_kien_lao_dong_doi_voi_tinh_tr.pdf
Tài liệu liên quan