Đề tài Gợi động cơ hoạt động trong việc giảng dạy câu lệnh lặp

Tài liệu Đề tài Gợi động cơ hoạt động trong việc giảng dạy câu lệnh lặp: Mục lục Trang Lời cảm ơn 3 Phần I Mở đầu 4 I. Lý do chọn đề tài 4 II.Định hướng nghiên cứu 5 1. Mục đích nghiên cứu 6 2. Nhiệm vụ nghiên cứu 6 III. Phương pháp nghiên cứu 6 Phần 2: Nội dung đề tài 7 Chương I: Gợi động cơ mở đầu 7 1.Đáp ứng nhu cầu và xoá bỏ sự hạn chế 7 2.Tiến tới sự tiện lợi và hợp lý hoá công việc 8 3. Chính xác hoá một khái niệm 11 4. Hướng tới sự hoàn chỉnh và hệ thống 13 5. Lật ngược vấn đề 15 6. Xét tương tự 15 7. Khái quát hoá 16 8 Tìm sự liên hệ và phụ thuộc 17 Chương II: Gợi động cơ trung gian 17 1. Hướng đích 17 2. Quy lạ về quen 19 3.Xét tương tự 21 4.Khái quát hoá 22 Chương III: Gợi động cơ kết thúc 23 Chương IV: Phối hợp nhiều cách gợi động cơ 24 Kết luận 25 Lờicảm ơn Với sự cố gắng của bản thân và được sự hướng dẫn của các thầy giáo, cô giáo, cùng với sự góp ý, giúp đỡ chân thành của các bạn đồng nghiệp, bản thân tôi đâ hoàn thành đề tài này. Bản thân ý thức và cố gắng trình b...

doc27 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1636 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Gợi động cơ hoạt động trong việc giảng dạy câu lệnh lặp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Trang Lời cảm ơn 3 Phần I Mở đầu 4 I. Lý do chọn đề tài 4 II.Định hướng nghiên cứu 5 1. Mục đích nghiên cứu 6 2. Nhiệm vụ nghiên cứu 6 III. Phương pháp nghiên cứu 6 Phần 2: Nội dung đề tài 7 Chương I: Gợi động cơ mở đầu 7 1.Đáp ứng nhu cầu và xoá bỏ sự hạn chế 7 2.Tiến tới sự tiện lợi và hợp lý hoá công việc 8 3. Chính xác hoá một khái niệm 11 4. Hướng tới sự hoàn chỉnh và hệ thống 13 5. Lật ngược vấn đề 15 6. Xét tương tự 15 7. Khái quát hoá 16 8 Tìm sự liên hệ và phụ thuộc 17 Chương II: Gợi động cơ trung gian 17 1. Hướng đích 17 2. Quy lạ về quen 19 3.Xét tương tự 21 4.Khái quát hoá 22 Chương III: Gợi động cơ kết thúc 23 Chương IV: Phối hợp nhiều cách gợi động cơ 24 Kết luận 25 Lờicảm ơn Với sự cố gắng của bản thân và được sự hướng dẫn của các thầy giáo, cô giáo, cùng với sự góp ý, giúp đỡ chân thành của các bạn đồng nghiệp, bản thân tôi đâ hoàn thành đề tài này. Bản thân ý thức và cố gắng trình bày đề tài sao cho đễ hiểu, sát với thực tế trong việc dạy học câu lệnh lặp khi giải các bài toán lập trình bằng ngôn ngữ PASCAL. Hy vọng rằng đề tài của mình góp phần nhỏ vào thực hiện đổi mới phương pháp dạy tin học ở các trường phổ thông, theo định hướng đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay. Với khả năng của bản thân có hạn, với kinh nghiệm dạy tin học còn ít ỏi chắc rằng đề tài còn có nhiều hạn chế về cách trình bày, về lý luận cũng như về mặt kiến thức; rất mong các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp góp ý, bổ sung , điều chỉnh để đề tài hoàn thiện hơn. Em chân thành cảm ơn các thầy giáo ,các cô giáo của khoa công nghệ thông tin trường ĐHSP Hà Nội, đặc biệt cô giáo Đào Tố Mai - giáo viên trực tiếp hướng dẫn . Tôi xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp nhiệt tình giúp đỡ, góp ý cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Rất mong sự góp ý tiếp các thầy, cô giáo và của các đồng nghiệp. Chân thành cảm ơn! Phần I: Mở đầu I. Lí do chọn đề tài: Dạy học là là một dạng hoạt động đặc trưng của loài người nhằm truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm, những hiểu biết của xã hội loại ngưòi đã tích luỹ được.Hiệu quả của quá trình dạy học phụ thuộc rất nhiều yếu tố, song yếu tố mang tính chất then chốt để nâng cao chất lượng là phương pháp dạy học. định hướng đổi mới phương pháp dạy và học được xác định trong nghị quyết Trung ương 4 khoá VII,nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII , được thể chế hoá trong luật giá dục (2005) vàđược cụ thể hoá trong các chỉ thị của bộ GD&ĐT,; đặc biệt chỉ thị 14 tháng 4 năm 1999. Trong luật Có ghi:"Đổi mới Phương pháp giảng dạy là một vấn đề lớn của ngành giáo dục nước ta hiện nay. phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên. Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực tự giác chủ động tư duy sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học. Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập của học sinh". Có thể nói cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Để đáp ứng công cuộc với yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước trong thời kỳ quá độ thì dạy và học tin học ở trường phổ thông là vấn đề cần được quan tất yếu. Đây là môn mớn đối với thầy và trò ở phổ thông do vậy việc đổi mới phương pháp dạy tin học cần quan tâm đúng mức . Đẩy mạnh cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các môn học nói chung và môn tin học nói riêng với những tư tưởng chủ đạo được phát biểu dưới nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn: “phát huy tính tích cực”, “phương pháp dạy học hoặc giáo dục tích cực”, “tích cực hoá hoạt động hoặc hoạt động hoá người học”, “lấy người học làm trung tâm”, Những tư tưởng này đều bao hàm những yếu tố tích cực có tác dụng thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học. Phương pháp dạy học cần hướng vào việc tổ chức cho học sinh học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo. Dạy tin học làm thế nào để tổ chức cho học sinh hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo? Đây là một vấn đề mà tôi luôn luôn trăn trở suy nghĩ, tìm cách thực hiện có hiệu quả trong trong mỗi tiết dạy, trong suốt quá trình dạy học của mình. Quan điểm hoạt động trong phương pháp dạy học có thể được thể hiện ở những tư tưởng chủ đạo sau: Cho học sinh thực hiện và tập luyện những hoạt động và hoạt động thành phần tương thích với nội dung và mục tiêu dạy học; Gợi động cơ cho các hoạt động học tập; Dẫn dắt học sinh kiến tạo tri thức đặc biệt là tri thức phương pháp như phương tiện và kết quả của hoạt động; Phân bậc hoạt động làm căn cứ điều khiển quá trình dạy học. Quá trình dạy học là quá trình điều khiển giao lưu của học sinhnhằm đạt được các mucc tiêu dạy học. Mỗi nội dung dạy học đều liên hệ với những hoạt động nhất định. Xuất phát từ một nội dung dạy học ta cần phát hiện những hoạt động tương thích với nội dung đó. Việc học tập tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo đòi hỏi học sinh phải có ý thức về nội dung, mục tiêu đặt ra và tạo được động lực trong việc thúc đẩy bản thân họ hoạt động để đạt được mục tiêu đó. Điều này được thực hiện trong dạy học không chỉ đơn giản bằng việc nêu rõ mục tiêu mà quan trọng hơn còn do gợi động cơ. Gợi động cơ là làm cho học sinh có ý thức về ý nghĩa của những hoạt động và của đối tượng hoạt động. Gợi động cơ nhằm làm cho những mục tiêu sản phẩm biến thành những mục tiêu của cá nhân học sinh chứ không phải chỉ là sự vào bài, đặt vấn đề một cách hình thức. Gợi động cơ hoạt động không chỉ là việc làm ngắn ngủi lúc bắt đầu dạy một tri thức nào đó mà phải xuyên suốt quá trình dạy học. Vì vậy có thể phân biệt gợi động cơ mở đầu, gợi động cơ trung gian và gợi động cơ kết thúc. Thực tế học sinh ở trường phổ thông mới tiếp cận với môn tin học, nên khả năng lập trình theo ngôn ngữ PASCAL còn có nhiều lúng túng; tiếp thu còn thụ động trong tiếp thu bài học cũng như trong thực hành. Vì vậy gợi động cơ hoạt động trong việc giảng dạy là một trong những tư tưởng chủ đạo của hoạt động phương pháp. Trong khuôn khổ của đề tài này, tôi không có tham vọng đi sâu vào tất cả các thành tố cơ sở của phương pháp dạy học, mà chỉ trình bày một số vấn đề bản thân đúc rút được về vấn đề “Gợi động cơ hoạt động trong việc giảng dạy câu lệnh lặp" bộ môn Tin học ở trường phổ thông, ” trong chương trình môn Tin học ở trường phổ thông. "Gợi động cơ hoạt động trong việc giảng dạy câu lệnh lặp" là đề tài nghiên cứu ứng dụng đổi mới phương pháp dạy học tin học. Đây là vấn đề đã được đông đảo giáo viên dạy Tin học ở quan tâm và chắc chắn đã có nhiều người thực hiện có hiệu quả. Với sự hiểu biết và kinh nghiệm còn hạn chế của bản thân, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài này hy vọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Tin học ở trường phổ thông. II. Định hướng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Gợi động cơ hoạt động trong việc giảng dạy câu lệnh lặp 1. Mục đích nghiên cứu: Mục đích của đề tài là đưa ra những phương pháp gợi động cơ hoạt động trong việc giảng dạy câu lệnh lặp, nhằm rèn luyện cho học sinh khả năng nhận xét, phân tích, và kỹ năng giải các bài toán sử dụng câu lệnh lặp; cho học sinh học tập tự giác, tích cực, chủ động,sáng tạo; có ý thức về những mục tiêu đặt ra và tạo động lực bên trong thúc đẩy bản thân học sinh hoạt động để đạt được mục tiêu đặt ra; làm cho những mục tiêu sư phạm thành những mục tiêu của cá nhân học nhân học sinh; Từ đó học sinh có thể liên hệ chặt chẽ giữa những kiến thức đã học với thực tế cuộc sống, giữa nhà trường với gia đình và xã hội. Đề tài này nâng cao hiệu quả giảng dạy câu lệnh lặp, góp phần năng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn Tin học ở nhà trường phổ thông. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Thông qua việc phân tích các ví dụ gợi học sinh hoạt động để giải quyết các bài toán về tính toán, tìm kiếm trên một số kiểu dữ liệu; xây dựng động cơ học, thái độ tập môn tin học cho học sinh. Thực nghiệm sư phạm để đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy câu lệnh lặp, nhằm năng cao hiệu quả giảng dạy tin học của mình. III. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, bản thân đã kết hợp thực hiện một số phương pháp nghiên cứu sau: nghiên cứu lí luận, tổng kết kinh nghiệm và thực nghiệm giáo dục. Thông qua việc nghiên cứu sách giáo khoa ,chương trìnhbộ môn Tin học ở trường phổ thông, tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy tin học ở trường phổ thông, giáo trình và bài giảng của các thầy cô khoa Công nghệ thông tin trường Đại học sư phạm Hà Nội, luật giáo dục năm 2005 và các nghị quyết của Đảng nói về công tác đổi mới chương trình và sách giáo khoa, các tài liệu về tâm lý, giáo dục nhờ vậy mà bản tôi đã nắm được cơ sở lí luận nhất định về“Gợi động cơ hoạt động trong giảng dạy môn Tin học". Qua thực tế giảng dạy của bản thân nói riêng và thực tế giảng dạy môn tin học ở trường nói chung việc gợi động cơ hoạt động cho học sinh có tác dụng rõ rệt trong việc nâng co chất lượng bộ môn. Bản thân cũng đã từng áp dụng vấn đề “Gợi động cơ hoạt động trong giảng dạy môn Tin học” tạo cho học sinh hoạt động tích cực chủ động hơn, có hứng thú học tập bộ môn hơn. Phần II: Nội dung đề tài Nội dung của đề tài này chỉ phân tích và lấy ví dụ minh hoạ về gợi động cơ xuất phát từ nội bộ tin học. Gợi động cơ xuất phát từ nội bộ tin học thường được tiền hành theo ba giai đoạn: " Gợi động cơ mở đầu, gợi động cơ trung gian, gợi động cơ kết thúc Chương I: Gợi động cơ mở đầu Đối với dạy học môn Tin học, nhất là dạy học lập trình gợi động cơ mở đầu là hết sức cần thiết. Việc gợi động cơ mở đầu. xuất phát từ thực tế hoặc từ nội bộ Tin học. Gợi động cơ mở đầu xuất phát từ thưch tế có thể là: Thực tế gần gủi với học sinh,Thực tế gần gủi với học sinh,Thực tế xã hội,Thực tế môn tin học và các môn học khác. Trong việc gợi động cơ mở đầu xuất phát từ thực tế cần chú ý đảm bảo tính chân thực có khi có thể đơn giản hoá kiến thưc cần giải quyết; vấn đề nêu ra không đòi hỏi vận dụng quá nhiều kiến thức bổ sung. Cần gợi động cơ cho học sinh hoạt động để giải quyết vấn đề theo con đường càng ngắn càng tốt. Xuất phát từ thực tế không những có tác dụng gợi động cơ mà còn góp phần hình thành thế giới quan duy vật biện chứng. Làm cho học sinh nhận thức được tin học bắt nguồn từ nhu cầu thực tế cuộc sống. Tuy nhiên không phải trong bất cứ bài toán nào cũng có thể gợi động cơ xuất phát từ thực tế. Vì vật cần gợi động cơ xuất phát từ nội bộ tin học. Gợi động cơ từ nội bộ tin học là xuất phát từ nhu cầu của tin học, đó là : Từ việc xây dựng khoa học tin học,phương thức tư duy hoạt động tin học Thông thường khi bắt đầu một nội dung lớn, chẳng hạn một phân môn hay một chương ta nên cố gắng gợi động cơ xuất phát từ thực tế. Còn đối với từng bài hay từng phần của bài học thì nên áp dụng những khả năng gợi động cơ từ nội bộ Tin học. Gợi động cơ từ nội bộ Tin học giúp học sinh hình dung được sự hình thành và phát triển của Tin học cùng với đặc điểm của nó và có thể dần dần tiến tới hoạt động tin học một cách độc lập. 1. Đáp ứng nhu cầu xoá bỏ một sự hạn chế: Nội dung chương trình tin học nói chung, kiến thức về câu lệnh lặp nói riêng dược xây dựng từ đễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Khi nội dung bài dạy cần đưa ra một yêu cầu mới cần được giải quyết nhưng kiến thức đẫ được học, được tích luỹ trước đó không thể áp dụng để giải quyết yêu cầu đạt ra thì cần đạt ra một yêu cầu mới đối với nội bộ tin học cầ bổ sung thêm cấu trúc câu lệnh mới. Từ đó giáo viên gợi động cơ, định hướng cho học sinh hoạt động xây dựng câu lệnh mới. Gợi động cơ mở đầu thường được áp dụng khi dạy bài mới về các câu lệnh lặp hay gặp những bài toán phức tạp hơn các bài toán mà học sinh đẫ từng làm trước đó. Ví dụ sau khi học xong cấu trúc lặp FOR tiến giáo viên ra cho học sinh bài tập như sau: Tính và in lên màn hình kết quả. S = Sau khi phân tích bài toán ta phải tính từ cuối. Như vậy câu lệnh FOR tiến không thể áp dụng đượnc bài toán này. Vậy có cấu trúc câu lệnh nào để áp dụng bài toán nay. Tù đó giáo viên giới thiệu cấu trúc câu lệnh FOR lùi. áp dụng giải bài toán trên như sau: Program tong; Uses crt; Var S: real; i: integer; Begin CLRSCR; S:=0; Writeln(‘Nhap so ’); Readln(n); For i:=n Down to 1 Do S:= SQRT (S+ 5*i) Writeln(‘Tong la ’, S); Readln End. 2. Hướng tới sự tiện lợi, hợp lí hoá công việc: Trong một số bài toán học sinh đã vận kiến thức đã học trước đó để làm, nhưng xét về tính sư phạm và mức độ kiến thức mà các em đẫ lĩnh hội thì chấp nhận được. Xét về yêu cầu về trình độ lập trình, về tính tiện lợi, tính hợp lý hoá thì cần có thay đổi điều chỉnh cấu trúc chương trình, về thay đổi việc sử dụng câu lệnh. Trong thực tế, có nhiều bài toán khi giải quyết ta phải lặp lại thực hiện một công việc nào đó. Việc đưa thêm các lệnh lặp nhằm để tạo thuận lợi khi giải quyết những bài toán có dạng như vậy. Để gợi động cơ hướng đến sự hợp lý hoá công việc giáo viên có thể thực hiện đưa ra một ví dụ và thực hiện như sau: Ví dụ: Viết chương trình nhập 10 số nguyên và tính tổng giá trị của 10 số nguyên đó. Đối với bài toán này ta có thể sử dụng các lệnh cơ bản để giải quyết, tuy nhiên chương trình viết sẽ dài dòng và dễ sai sót. GV? Em hãy đưa ra phương pháp giải quyết bài toán mà em biết HS: Nhập số x, cộng số đó vào tổng S. Chương trình học sinh viết được sẽ là. Program tong; Uses crt; Var S,X: longint; Begin CLRSCR; S:=0; Writeln(‘Nhap so x ’); Readln(X); S:=S+x; Writeln(‘Nhap so x ’); Readln(X); S:=S+x; Writeln(‘Nhap so x ’); Readln(X); S:=S+x; Writeln(‘Nhap so x ’); Readln(X); S:=S+x; Writeln(‘Nhap so x ’); Readln(X); S:=S+x; Writeln(‘Nhap so x ’); Readln(X); S:=S+x; Writeln(‘Nhap so x ’); Readln(X); S:=S+x; Writeln(‘Nhap so x ’); Readln(X); S:=S+x; Writeln(‘Nhap so x ’); Readln(X); S:=S+x; Writeln(‘Nhap so x ’); Readln(X); S:=S+x; Writeln(‘Tong la ’, S); Readln End. GV. Em hãy nhận xét về chương trình mà bạn vừa được viết? Chương trình viết dài Có một số lệnh đượclặp lại 10 lần Nhược điểm: Viết chương trình mất nhiều thời gian Viết dễ bị sai, khó tìm lỗi. GV. Em có đề xuất phương án gì mới để giải quyết dạng bài toán như vậy không? Phương pháp mới: Dùng một cấu trúc điều khiển lặp lại các lệnh có sự lặp lại. Xuất phát từ gợi động cơ mở đầu này giáo viên mới bắt đầu đi vào giảng bài mời về lệnh lặp FOR. Và giáo viên trình bày bài toán bằng cách sử dụng câu lện FOR như sau: Program tong; USES crt; Var i, S,X: longint; Begin CLRSCR; S:=0; Writeln(‘Nhap so x ’); Readln (x); For i:= 1 to x do begin Readln( i ); S:= S+i; end; Readln ('tong cac so cua day la', S:4); Readln End. 3. Chính xác hoá một khái niệm: Có những khái niệm mà học sinh đã biết ở từng bài riêng lẽ mà ta chưa thể đưa ra ngay những nhận xét, những kết luận chính xác liên quan tới khái niệm đó. Đến một thời điểm náo đó, ta mới có thể có đủ điều kiện gợi lại vấn đề và giúp học sinh chính xác hoá khái niệm đó. Chẳng hạn trong phần 4. Hướng tới sự hoàn chỉnh và hệ thống: Việc gợi động cơ mở đầu hướng tới sự hoàn chỉnh và hệ thống thường được dùng ở những tiết ôn tập, hệ thống hoá một số khái niệm, một số dạng dữ liệu hoặc những nhóm câu lệnh. Việc làm này giúp cho học sinh có ý thức tìm những mối liên hệ giữa những đối tượng mà chúng ta đưa ra, thấy được vị trí của chúng trong nhóm kiến thức đã học. Đôi khi ở tiết học đầu tiên ta cũng có thể thông báo trước cho học sinh sơ đồ kiến thức mà học sẽ được học trong một số tiết liên tiếp để họ hình dung hệ thống về một nhóm kiến thức mà họ sẽ bắt đầu và tiếp tục nghiên cứu. Trong quá trình dạy và học, có những khái niệm mà học sinh có thể biết ở từng bài riêng lẻ nhưng chưa thể đưa ra được những nhận xét, kết luận chính xác liên quan đến khái niệm đó. Khi học đến một bài học nào đó có liên quan, thì giáo viên gợi lại vấn đề để giúp học sinh chính xác hoá lại khái niệm đó. Chẳng hạn khi dạy về các lệnh lặp FOR, WHILE, học sinh có thể nắm được cấu trúc chung, sự thực hiện của máy khi gặp các lệnh này.... nhưng học sinh chưa thể nhận xét được. + FOR là lệnh lặp với số lần đã xác định trước. + WHILE và REPEAT là lệnh lặp có số lần chưa xác định + Các lệnh trong thân của Repeat được thực hiện ít nhất một lần, các lệnh trong thân While có thể không thực hiện lần nào. Chỉ khi hoàn thành các bài học có ba lệnh này học sinh mới có thể rút ra được các nhận xét đó. Giáo viên phải gợi lại vấn đề và giúp học sinh nhận thức sâu sắc hơn ba loại lệnh lặp đó. Giáo viên phải gợi lại vấn đề và giúp học sinh nhận thức sâu sắc hơn ba loại lệnh lặp đó. Ví dụ Giáo viên có thể lấy ví dụ hai chương trình tổng của hai dãy số sau: S1: = 1 +1/2 + 1/3 + ....+ 1/10 S2: = 1 + 1/2 + 1/3+ .... Dừng cộng khi S2 - 5> 0.0001. program tong1; USES crt; var s1:real; i:integer; begin CLRSCR; s1:=0; for i:=1 to 100 do s1:=s1+(1/i); writeln('Tongla ',s1:9:4); readln end. program tong2; USES crt; var s2:real; i:integer; begin CLRSCR; s2:=0;i:=1; while s2-5 < 0.00001 do begin s2:=s2+(1/i); i:=i+1; end; writeln('Tongla ',s2:9:4); readln end. Có thể lấy ví dụ minh hoạ cho lệnh lặp While bằng bài toán gửi tiền tiết kiệm 4- Hướng tới sự hoàn chỉnh và hệ thống Trước khi dạy một chương trình hoặc một phần mà có nhiều kiến thức liên quan với nhau, giáo viên có thể trình bày sơ đồ liên hệ giữa các kiến thức sẽ học để giúp học sinh có cái nhìn tổng quan và hệ thống những kiến thức mà học sinh sắp được học. Việc gợi động cơ mở đầu hướng tới sự hoàn chỉnh và hệ thống thường được dùng ở những tiết học như ôn tập, hệ thống hoá một số khái niệm hoặc những nhóm câu lệnh. Việc làm này giúp học sinh có ý thức tìm những mối liên hệ giữa những đối tượng mà giáo viên nêu ra, đồng thời thấy được vị trí của các kiến thức đang học trong một nhóm kiến thức liên quan. Nhiều khi, ngay ở tiết học đầu tiên, giáo viên cũng có thể giới thiệu trước cho học sinh sơ đồ kiến thức mà học sinh sẽ được học trong một số tiết liên tiếp để học sinh hình dung được hệ thống về một nhóm kiến thức mà họ sẽ được bắt đầu và tiếp tục nghiên cứu. Ví dụ: Khi dạy về lệnh lặp, giáo viên có thể gợi động cơ để hướng tới sự hoàn chỉnh và hệ thống kiến thức về các câu lệnh bằng sơ đồ sau: Nhập, xuất lệnh cơ bản Tính toán IF Then Lệnh Rẽ nhánh Case Lệnh điều khiển FOR Lặp While Repeat Làm như vậy,mỗi khi giáo viên dạy một kiến thức về lệnh FOR chẳng hạn thì học sinh cũng hình dung được mình đang làm việc ở phần nào trong toàn bộ hệ thống trên. Để thực hiện được điều này, giáo viên có thể gợi động cơ bằng hệ thống câu hỏi sau: ? Ta đã học được những lệnh cơ bản nào HS: Nhập, xuất dữ liệu, tính toán ? Những lệnh nào nữa: HS: Lệnh IF, Case ? Các lệnh này gọi chung là gi: HS: Lệnh điều khiển, lệnh rẽ nhánh. GV: Ta sẽ học thêm một loại lệnh điều khiển khác: Lệnh điều khiển lặp. Một loại sẽ được học đầu tiên là lệnh lặp FOR, lặp với số lần xác định trước. Ví dụ: Tính và đưa ra kết quả màn hình tổng S = 1/a + 1/(a+1) +1/(a+2 )+....+1/(a +100) cho đến khi 1/(a+N) < 0.001. Giáo viên phân tích bài toán và cho học sinh thấy được bài toán được lặp di lặp lại nhiều lầnnhưng số lần lặp chư biết trướnc Hướng dẫn học sinh xây dựng thuật giải rồi viết chương trịnh Chương trình như sau: program tong3; Uses crt; var s3:real; a,N:integer; begin CLRSCR; write('nhap gia tri a khác 0: ' ); Readln(a); s3:=1.0/a; N:=0; while not (1.0/(a+N)<0.001) do begin s3:=s3+(1.0/(a+N); N:=N+1; end; writeln('Tongla ',s3:9:4); readln End. 5- Lật ngược vấn đề. Trong quá trình lên lớp, thông thường sau khi đã giải quyết xong một vấn đề nào đó giáo viên đặt ra yêu cầu đối với học sinh: vấn đề ngược lại sẽ được giải quyết như thế nào ? Ví dụ: Sau khi dạy câu lệnh lặp với số lần định trước : FOR biến:= biểu thức 1 TO (DOWNTO) biểu thức 2 DO câu lệnh; Giáo viên cho học sinh thể hiện câu lệnh lặp này theo chiều DOWNTO qua việc yêu cầu các em viết chương trình cho máy tính tính giá trị của biểu thức có n dấu căn hai được cho như sau: S = Để giải bài này, các em dùng vòng FOR đi theo chiều DOWNTO từ n đến 1 để tính dần giá trị từ trong ra ngoài. Chương trình như sau: Program n_canhai; uses crt; Var s:real; k,n:byte; Begin clrscr; writeln('Cho so n'); readln(n); For k:=n downto 1 do s:=sqrt(5*k+s); writeln('Dap so S= ',s:0:3); Readln End. Chương trình trên đã dùng DownTo để đi từ n đến 1, tức là đi từ trong ra ngoài dựa vào thuật toán tính biểu thức đó theo thứ tự từ trong ra ngoài làm cho học sinh dễ dàng thực hiện được câu lệnh For như trên. Sau khi các em đã có chương trình trên, ta yêu cầu các em xét xem sử dụng vòng FOR đi theo chiều tăng của biến điều khiển chu trình để giải bài toán đó được không? Hy vọng các em viết chương trình với câu lệnh For...To...Do như sau: Program n_can_hai; uses crt; Var s:real; k,n:byte; Begin clrscr; s:=0; writeln('Cho so n'); readln(n); For k:=1 to n do s:=sqrt(5*(n-k+1)+s); writeln('Dap so S= ',s:0:3); Readln End. 6- Xét tính tương tự. Ví dụ 1: Sau khi học xong lệnh lặp FOR học sinh đã biết được rằng: Các lệnh cần được lặp lại phải được đặt trong thân của FOR, trong cặp Begin... End (nếu có nhiều hơn một lệnh); Vậy khi trình bày về lệnh While, giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh kỹ năng tương tự như vậy: Các lệnh cần lặp phải đặt trong thân của While, trong cặp Begin... End (nếu có nhiều hơn một lệnh); Ngoài ra đối với lệnh While còn phải đưa thêm một lệnh để tăng biến chỉ số (khác với FOR, tự động tăng biến chỉ số). Ví dụ 2: Khi trình bày về các bước để thực hiện lệnh While, học sinh biết được có các bước: B1: Kiểm tra BTĐK B2: Nếu BTĐK đúng thì thực hiện các lệnh cần lặp và quay lại B1 Nếu BTĐK sai thì dừng Vậy khi trình bày về sự thực hiện của lệnh Repeat ta cũng có các bước tương tự B1: Thực hiện các lệnh cần lặp B2: Kiểm tra BTĐK Nếu BTĐK đúng thì dừng nếu BTĐK sai thì quay lại B1 7. Khái quát hoá : Ví dụ: Khi học sinh đã nắm được cấu trúc chung của lệnh FOR, While, Repeat, sự thực hiện của máy khi gặp lệnh, sơ đồ khối thực hiện của các lệnh, giáo viên phải gợi động cơ để khái quát hoá được đặc điểm chung của lệnh lặp là: + Có một điều kiện để lặp lại + Có một số lệnh để lặp lại Để thực hiện được điều này, giáo viên có thể lấy ví dụ và hệ thống câu hỏi như sau: + Lấy ví dụ là ví dụ gửi tiết kiệm: Một người có 100.000đ. Ông ta quyết định gửi tiết kiệm với lãi suất 0.1%/ tháng. Hỏi sau 12 tháng ông ta được số tiền là bao nhiêu. + GV? Điều kiện để tiếp tục lặp HS:i<12 Các lệnh nào cần phải lặp lại HS: Tính tiền thu được sau mỗi tháng Tính lãi mới cho số tiền mới Lấy vì dụ gửi tiết kiệm 2: Một người có 100.000đ. Ông ta quyết định gửi tiết kiệm với lãi suất 0.1%/ tháng. Hỏi sau bao nhiêu tháng ông ta được số tiền là 2.000.000đ. + GV? Điều kiện để tiếp tục lặp HS: số tiền thu được < 2.000.000 Các lệnh nào cần phải lặp lại HS: Tính tiền thu được sau mỗi tháng Tính lãi mới cho số tiền mới Đếm số tháng 8- Tìm sự liên hệ và phụ thuộc: Trong quá trình dạy học lập trình chúng ta gặp nhiều bài toán mà kết quả trả ra phụ thuộc vào sự liên hệ của các dữ liệu vào. Vì thế cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu chu đáo các mối liên hệ và phụ thuộc để có cách giải bài toán một cách chính xác. Ta có thể láy lại ví dụ Tính và đưa ra kết quả màn hình tổng S = 1/a + 1/(a+1) +1/(a+2 )+....+1/(a +100) cho đến khi 1/(a+N) < 0.001. Ta có thể gợi động cơ mở đầu cho học sinh bởi những câu hỏi như sau: ? Giá trị của tổng S phụ thuộc vào dự liệu nào? ? Nếu khi N tăng hay giảm thì tổng S thay đổi thế nào? Vậy để cho giá trị của S < 0.001 thì ta cho biến N tăng hay giảm? Từ đó định hướng cho học sinh lập trình theo chương trình sau: program tong3; Uses crt; var s3:real; a,N:integer; begin CLRSCR; write('nhap gia tri a khác 0: ' ); Readln(a); s3:=1.0/a; N:=0; while not (1.0/(a+N)<0.001) do begin s3:=s3+(1.0/(a+N); N:=N+1; end; writeln('Tongla ',s3:9:4); readln End. Chương II: Gợi động cơ trung gian Gợi động cơ trung gian là gợi động cơ cho những bước trung gian hoặc cho những hoạt động tiến hành trong những bước đó để đạt được mục tiêu. Gợi động cơ trung gian có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển năng lực độc lập giải quyết vấn đề. Gợi động cơ trung gian thường được vận dụng khi gặp những bài toán cần có nhiều hoạt động, có nhiều bước giải, hoặc những bài toán phức tạp mà học sinh không thể độc lập giải quyết được. mới đạt được. Gợi động cơ trung gian là đẫn dắt học sinh, định hướng cho hócinh thực hiện tuần tự các hoạt động để đạt kết quả. Để tiến hành gợi động cơ trung gian, chúng ta có thể thực hiện theo một số cách sau đây: 1. Hướng đích: Hướng đích cho học sinh là hướng vào những mục tiêu đặt ra, vào hiệu quả dự kiến của những hoạt động của họ nhằm đạt những mục tiêu đó. Điểm xuất phát của hướng đích là đặt mục tiêu. Để đặt mục tiêu một cách chính xác chúng ta phải xuất phát từ chương trình, văn bản giải thích chương trình, nghiên cứu sách giáo khoa và tham khảo sách giáo viên. Trong tiết học người thầy giáo phát biểu mục tiêu một cách dễ hiểu để học sinh nắm được. Đặt mục tiêu là điểm xuất phát của hướng đích nhưng nó không đồng nhất với hướng đích mà nó thường là một pha ngắn ngủi lúc bắt đầu một quá trình dạy học, còn hướng đích là một nguyên tắc chỉ đạo toàn bộ quá trình này. Bởi vậy hướng đích là làm sao cho đối với tất cả những gì học sinh nói và làm họ đều biết rằng những cái đó nhằm mục tiêu gì trong quá trình tìm hiểu và mô tả con đường đi tới đích. Hướng đích cho học sinh là hướng vào những mục tiêu bài học đặt ra, vào hiệu quả dự kiến của những hoạt động của học sinh nhằm đạt được những mục tiêu đó. Điểm xuất phát của hướng đích là đặt ra mục tiêu. Để đặt mục tiêu một cách chính xác, cụ thể, giáo viên cần xuất phát từ chương trình và văn bản giải thích chương trình, nghiên cứu sách giáo khoa và tham khảo giáo viên. Trong tiết học, người giáo viên phát biểu mục tiêu một cách dễ hiểu để học sinh nắm được. Chẳng hạn trong một tiết luyện tập về lệnh lặp While, giáo viên có thể nêu rõ ràng trong tiết học này học sinh phải sử dụng thành thạo câu lệnh While. linh động trong việc chọn lựa cấu trúc lặp FOR và While để giải quyết một số bài toán cụ thể. Đặt mục tiêu là điểm xuất phát của hướng đích, nhưngkhông đồng nhất với hướng đích. Đặt mục tiêu thường là một pha ngắn trong một quá trình dạy học, còn hướng đích là một nguyên tắc, tất cả những gì học sinh nói và làm nhằm mục tiêu gì trong quá trình tìm hiểu và mô tả con đường đi tới đích. Nhằm làm cho học sinh luôn biết hướng những quyết định và hoạt động của mình vào mục tiêu đã đặt ra. Việc hướng đích như vậy, tạo động lực cho những quyết định và hoạt động của học sinh cho nên nó là một cách gợi động cơ trung gian. Chẳng hạn: Khi tìm cách giải bài toán tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của một dãy số, giáo viên có thể đưa ra một ví dụ và thực hiện như sau: + Viết chương trình nhập vào một dãy số và tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của dãy số đó. Mục đích của ví dụ này là tìm cách chia bài toán đặt ra thành những bài toán nhỏ hơn và đơn giản hơn. Chẳng hạn ta chia bài toán trên thành 4 bài toán con: Nhập một dãy số; tìm giá trị lớn nhất; tìm giá trị nhỏ nhất; in ra giá trị lớn nhất và nhỏ nhất tìm được. Để tiếp tục gợi động cơ, giáo viên có thể xây dựng hệ thống câu hỏi; + GV: Em hãy cho biết bài toán có những yêu cầu chính nào: HS: Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất + GV: Để thực hiện được việc tìm trước hết ta cần có gì HS: Nhập dữ liệu vào: Là một dãy số + GV: Để thấy được kết quả tìm được HS: Xuất dữ liệu ra: là hai giá trị lớn nhất và nhỏ nhất tìm được Nhờ gợi động cơ bằng hướng đích, học sinh sẽ hiểu rằng việc đem chia bài toán ban đầu thành những bài toán nhỏ hơn là nhằm từng bước triển khai và chi tiết hoá chương trình để đi vào chiều sâu của lời giải, tìm thấy nhưũng chương trình con có thể giải được một cách dễ dàng và hợp lý, tiết kiệm được công sức lập trình và kiểm thử. Cuối cùng,từ các modul con và các dữ liệu học sinh sẽ xây dựng nên chương trình giải bài toán ban đầu. Chương trình giải quyết bài toán có thể được viết như sau: Type mmc=array[1..20] of integer; var a:mmc; i:integer; max,min:integer; begin writeln('Nhap mot day so nguyen'); for i:=1 to 20 do begin write('a[',i,']='); readln(a[i]); end; max:=a[1]; for i:=1 to 20 do if max<a[i] then max:=a[i]; min:=a[1]; for i:=1 to 20 do if min>a[i] then min:=a[i]; writeln('Gia tri lon nhat la ',max); writeln('Gia tri nho nhat la ',min); readln end. 2- Quy lạ về quen: Trong nhiều nội dung dạy học, khi gặp một vấn đề mới cần giải quyết hoặc gặp một bài toán mà học sinh chưa biết cách giải, chúng ta cần gợi cho học sinh liên tưởng đến một nội dung đã học có thể vận dụng để giải quyết vấn đề mới đó. Trong dạy học môn Tin học nói chung nhất là dạy học lập trình, cần hướng dẫn học sinh biết cách phân tích bài toán đã cho ban đầu thành những bài toán nhỏ mà ta đã biết cách giải. Việc làm đó có thể gọi là qui lạ về quen trong việc gợi động cơ trung gian. Chẳng hạn: Giả sử học sinh đã biết cách tìm giá trị lớn nhất của một dãy số. Khi tìm cách giải bài toán tìm giá trị lớn thứ nhì của mọi dãy số, giáo viên có thể gợi động cơ bằng cách nêu ví dụ và thực hiện như sau: Viết chương trình nhập vào một dãy số và tìm giá trị lớn thứ nhì của dãy số đó. Mục đích của bài toán này là tìm giá trị lớn thứ nhì của mảng, muốn tìm được giá trị lớn thứ nhì thì rõ ràng phái biết được giá trị lớn nhất. Vì vậy trước hết phải tìm giá trị lớn nhất. Nếu không xét đến các giá trị lớn nhất đã tìm được thì giá trị lớn nhì cần tìm là giá trị lớnnhất trong các giá trị còn lại. Trên nền tảng tư tưởng đó, giáo viên có thể xây dựng hệ thống câu hỏi động cơ như sau: + GV: Với một dãy số cho trước, emhiểu giá trị lớn thứ nhì như thế nào? HS: Max 2 là giá trị lớn nhì nếu, max2< giá trị lớn nhất và max2 lớn hơn các giá trị khác? + GV: Bài toán có những yêu cầu chính nào? HS: nhập một dãy số, tìm số lớn nhì, xuất giá trị lớn thứ nhì + GV: Để tìm được giá trị lớn nhì ta phải biết đại lượng nào HS: Giá trị lớn nhất, phải đi tìm giá trị lớn nhất trước + GV: Nếu đã tìm được giá trị lớn nhất, hãy cho biết cách tìm giá trị lớn nhì HS: Tìm giá trị lớn nhất khác với giá trị lớn nhất đã tìm được Trên cơ sở gợi động cơ như vậy giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh cách giải bài toán. Chương trình dưới đây được viết với giả sử trong dãy số luôn tồn tại giá trị lớn thứ nhì (tức là, không xảy ra trường hợp tất cả các phần tử của dãy đều bằng nhau): type mmc=array[1..20] of integer; var a:mmc; i:integer; dem,max,max2:integer; begin writeln('Nhap mot day so nguyen'); for i:=1 to 20 do begin write('a[',i,']='); readln(a[i]); end; max:=a[1]; for i:=1 to 20 do if max<a[i] then max:=a[i]; dem:=0; for i:=1 to 20 do if a[i]=max then dem :=dem +1; if dem=20 then writeln('Khong co gia tri lon nhi') else begin max2:=max; for i:=1 to 20 do if max2>a[i] then max2:=a[i]; for i:=1 to 20 do if (max2<a[i]) and (a[i]<max) then max2:=a[i]; writeln('Gia tri lon thu nhi la ',max2); end; readln; end. 3. Xét tương tự: Trong quá trình dạy học sinh lập trình một số bài toán dù là mới đối với học nhưng về bản chất, cách thực hiện tương tự như một số bài toán, dạng toán mà học sinh đã từng gặp và từng giải. Tuy vậy để học sinh tự tìm ra đường lối,gặp những khó khăn nhất định, hoặc không thể giải được. Trong trường hợp đó giáo viên đưa ra bài toán tương tự mà học sinh đẫ giải được. Hướng dẫn gợi cho học sinh phát hiện những điểm gióng nhau trong dữ liệu vào, dữ liệu ra. Gợi cho học sinh chủ động vận dụng cách giải bài toán cũ để có cách giải tương tự. Với việc gợi động cơ này giúp cho học sinh linh hoạt trong tư duy lập trình, trong định hướng đường lối giải, tốn ít thời; làm cho việc giải bài toán lúc đầu tưởng rằng là khó khăn nhưng được giải quyết một cách dễ dàng. Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần rèn luyện cho học sinh thói quen xét tương tự để nâng cao hiệu quả khi học bài và làm Chẳng hạn, khi dạy về lệnh lặp For và thuật toán sắp xếp đơn giản, giả sử học sinh vừa giải quyết xong bài toán sắp xếp một dãy số tăng dần. Giáo viên yêu cầu tìm cách sắp xếp dãy số trên theo thứ tự giảm dần. Để gợi động cơ cho học sinh giáo viên cần đưa ra ví dụ và thực hiện như sau: Ví dụ: Nhập vào một dãy số, sắp xếp dãy số theo thứ tự giảm dần. In kết quả sau khi sắp xếp ra màn hình. Mục đích của ví dụ này nhằm minh hoạ cho việc gợi động cơ cho học sinh từ cách giải một bài toán đã biết (sắp xếp dáy số tăng dần) để giải quyết một bài toán tương tự (sắp xếp dãy số giảm dần). Để thực hiện giáo viên có thể xây dựng hệ thống câu hỏi chính như sau: GV: Đặc điểm khác nhau cơ bản của dãy số tăng dần và dãy số giảm dần là gì? HS: Tăng dần a [i] <= a [i + 1] Giảm dần a [i] >= a [i +1] GV: Vậy trong hai thuật toán có gì khác nhau HS: Biểu thức điều kiện khi đổi chổ hai giá trị của hai phần tử trong dãy số Giáo viên có thể định hướng để học sinh viết được chương trình có dạng như sau: const nn=10; type mmc=array[1..nn] of integer; var a:mmc; i,j,t:integer; begin writeln('Nhap mot day so nguyen'); for i:=1 to nn do begin write('a[',i,']='); readln(a[i]); end; for i:=1 to nn-1 do for j:=i+1 to nn do if a[i]<a[j] then begin t:=a[i]; a[i]:=a[j]; a[j]:=t; end; for i:=1 to nn do write(a[i],' '); readln end. 4. Khái quát hoá Gợi động cơ khái quát hoá nhằm mục đích là giúp học sinh xuất phát từ các trường hợp cụ thể có thể đưa ra một cấu trúc tổng quát để giải quyết bài toán đặt ra. Chẳng hạn: Khi giải bài toán xoá đi tất cả các ký tự x trong một xâu ký tự st bất kỳ, giáo viên có thể đưa ra ví dụ và thực hiện như sau: Viết chương trình nhập vào 2 xâu ký tự st và một ký tự x bất kỳ. Sau đó xoá đi tất cả các ký tự x có trong st. Mục đích của ví dụ này nhằm minh hoạ cho việc gợi động cơ để giúp học sinh kiểm tra một ký tự cụ thể có thuộc trong một xâu ký tự hay không? Từ đó khái quát cho trường hợp ký tự x và xâu st bất kỳ. Vì vậy, để thực hiện gợi động cơ giáo viên có thể xây dựng hệ thống câu hỏinhư sau: HS: DELETE (st, 3, 1); + GV: Giả sử có xâu st:= ' HA NOI'; Hãy cho biết các bước để xoá đi một ký tự x bất kỳ trong st. HS: Xét xem ký tự x có thuộc xâu st trên không? Nếu thuộc thì xoá các ký tự x đó. + GV: Dữ liệu vào và dữ liệu ra của bài toán. HS: Vào: xâu ký tự bất kỳ và một ký tự x bất kỳ Ra: một xâu ký tự sau khi đã xoá tất cả các kỳ tự x +GV: Làm thế nào để biết được một ký tự x bất kỳ có thuộc xâu st bất kỳ hay không ? HS: Dùng hàm POS (x, st), nếu POS(x, st)> 0 tức là tồn tại ký tự x trong xâu st. + GV: Số lượng ký tự x trong st bất kỳ có thể biết trước được không? HS: Không, do đó việc lặp lại xoá x là lặp với số lần chưa xác định. Trên cơ sở đó, giáo viên định hướng học sinh có thể viết được chương trình. Dưới đây chủ là chương trình gợi ý. var st:string; x:char; begin write('Nhap mot xau ky tu bat ky '); readln(st); write('Nhap mot ky tu bat ky'); readln(x); while pos(x,st)>0 do delete(st,pos(x,st),1); writeln(st); readln end. Chương III: Gợi động cơ kết thúc Nhiều khi ngay từ đầu hoặc trong khi giải quyết vấn đề ta chưa thể làm rõ tại sao lại học nội dung này, tại sao lại thực hiện hoạt động kia. Những câu hỏi nầy phải đợi mãi về sau mới được giải đáp hoặc giải đáp trọn vẹn. Như vậy là ta đã gợi động cơ kết thúc nhấn mạnh hiệu quả của nội dung hoặc hoạt động đó với việc giải quyết những vấn đề đặt ra. Gợi động cơ kết thúc có tác dụng năng cao tính tự giác trong hoạt động học tập như cách gợi động cơ khác. Mặc dù nó không có tác dụng kích thích đối với nội dung đã qua, hoặc hoạt động đã thực hiện,nhưng nó góp phần gợi động cơ thúc đẩy hoạt động học tập nói chung.Sauu khi hoàn thành một công việt cụ thể giáo viên gợi động cơ kết thúc bằng cách chỉ cho học sinh thấy việc sử dụng kết quả của trường hợp này. Giải quyết trường hợp cụ thể nàycó thể giải quyết bài toán tương tự thế nào. Sau khi kết thúc một trường hợp cụ thểđẫ xét trước đó, giáo viên gợi động cơ kết thúc cho học sinh bằng cách nêu lênmệnh đề tổng quát cho trường hợp chung .Chẳng hạn sau khi nhiều lần sử dụng biến điều khiển vòng lặp FOR , mỗi lần dùng một kiểu , lần thì dùng kiểu byte, lần thì dùng kiểu integer,.. ,,Sau đó cho học sinh nhận xét phải là kiểu vô hướng. . Ví dụ khi dạy câu lệnh FOR để duyệt các phần tử của mảng một chiều. Giáo viên gợi cho học sinh nêu được nhờ đó có thể giải một số bài toán dạng: Tìm MAX, MIN , Sắp xếp mảng tăng đần hay giảm dần, Tìm các phần tử trong mảng lớn hơn( hay nhỏ hơn) tất cả các phần tử trước nó ..... Bài toán: Viết chương trình thực hiện việc đọc vào một dãy số và sắp xếp các phần tử theo thứ tự tăng đần. Prỏgam sap-xep; Uses crt; Var A: Array [ 1..100 ]of real; I, j, n, T : Real; Begin Clrscr; Write ('Dua vao phan tu cua day: '); readln (n); For i:=1 to n do Begin Write( 'a[' i']= '); readn (a[i]); End; For i:= n downn to 2 do For j:= 1 to i - 1 do If A[j] > A[j+1] then Begin T:= A[i]; A[i] := T; End; For j:= 1 to n do Writeln(A[j], # 32); Readln End. Chương IV: Phối hợp nhiều cách gợi động cơ Tập trung vào những trọng điểm Để phát huy tác dụng kích thích thúc đẩy hoạt động học tập ta cần phải phối hợp những cách gợi động cơ khác nhau có chú ý đến xu hướng phát triển của cá nhân học sinh tạo ra sự phát huy tác dụng của nhiều cách gợi động cơ, cách nọ bổ sung cho cách kia. Một ví dụ cụ thể, khi dạy học lập trình, ta có thể gợi động cơ cho nội dung dạy học là các lệnh lặp bằng cách nhấn mạnh nội dung bài học này sẽ là định hướng cho các em sau này sẽ trở thành các chuyên gia lập trình ở các trung tâm Công nghệ thông tin trong nghề này. Để khắc phục cách gợi động cơ trên, ta có thể nhấn mạnh rằng: việc học lập trình nhằm phát triển tư duy logic của con người. Một điều đang chú ý là gợi động cơ cho mọi hoạt động và mọi động cơ là không hợp lý, không phù hợp. Trong mỗi tiết học giáo viên cần gợi động cơ tập trung vào một số nội dung và hoạt động có tính trọng tâm trọng điểm. Hay nói cách khác giáo viên thật linh động trong phương pháp gợi động cơ hoạt động cho học sinh. Không rập khuôn máy móc., không gò ép mà tuỳ từng bài dạy, tuỳ đối tượng học sinh của lớp học cụ thể. Chương I, II, III trình bày các khả năng gợi động cơ xuất phát từ nội dung dạy học, ngoài ra còn có những khả năng gợi động cơ không gắn với nội dung dạy học như khen thưởng, cho điểm hoặc phê bình.... Để phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo trong học tập, giáo viên cần phải phối hợp nhiều cách gợi động cơ khác nhau nhưng phải chú ý đến xu hướng phát triển của mỗi cá nhân học sinh, sao cho cách nọ bổ sung cho cách kia, nhằm tạo ra một tác dụng tổng hợp. Chẳng hạn, có thể gợi động cơ cho một nội dung dạy học hoặc một hoạt động nào đó bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của nội dung hoặc của hoạt động này đối với một nghề nào đó trong xã hội. Tuy nhiên cách gợi động cơ hướng nghiệp này lại có nhựơc điểm là nó không hấp dẫn đối với những học sinh không só dự định làm nghề đó sau này. Để bổ sung cho cách gợi động cơ trên giáo viên có thể nhấn mạnh rằng, nắm được nội dung bài học đó, hoặc thực hiện được hoạt động đó, là một yếu tố văn hoá phổ thông của tất cả mọi người trong xã hội. Một ví dụ cụ thể, khi dạy học lập trình, ta có thể gợi động cơ cho nội dung dạy học là các lệnh lặp bằng cách nhấn mạnh nội dung bài học này sẽ là định hướng cho các em sau này sẽ trở thành các chuyên gia lập trình ở các trung tâm Công nghệ thông tin trong nghề này. Để khắc phục cách gợi động cơ trên, ta có thể nhấn mạnh rằng: việc học lập trình nhằm phát triển tư duy logic của con người. Một điều đang chú ý là gợi động cơ cho mọi hoạt động và mọi độngcơ là không hợp lý, không phù hợp. Trong mỗi tiết học giáo viên cần gợi động cơ tập trung vào một số hoạt động có tính trọng tâm trọng điểm của nội dung . Kết luận Gợi động cơ hoạt động trong việc dạy học môn Tin học ở nhà trường phổ thông là một nội dung có ý nghĩa quan trọng trong phương pháp dạy học để thực hiện đổi mới nội nội dung, chương trình giáo dục phổ thông hiện nay. Đề tài này đã đề cập đến một số vấn đề về việc gợi động cơ hoạt động trong việc giảng dạy câu lệnh lặp, một nội dung khó đối với học sinh phổ thông. áp dụng đề tài này trong giảng dạy môn Tin sẽ góp phần tích cực hoá hoạt động của người học, học sinh sẽ phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong việc tham gia các hoạt động học tập theo sự điều khiển có mục đích, có kế hoạch của giáo viên. Tuy nhiên để chất lượng giảng dạy được năng cao đòi hỏi người giáo viên nhất thiết phải chuẩn bị bài giảng. Một trong những khâu chuản bị quan trọng và quyết định đến chất lượng của quá trình dạy học đó là thiết kế bài dạy.Việc thiết kế bài dạy phải dựa vào điều kiện cụ thể: Dựa vào nội dung kiến thức bài dạy, dựa vào trình độ của học sinh nhằm thực hiện nhiệm vụ của quá trình dạy học không chỉ cung cấp cho học sinh cho học sinh kiến thức về tin học mà còn phải cung cấp cho học sinh cả phương pháp tích cực ,chủ động sáng tạo để chiếm lĩnh những tri thức ấy, dạy cho học sinh phương pháp tự học bộ môn, nhất là kỹ năng lập trình sử dụng câu lệnh lặp. Điều này càng trở nên bức thiết khi kho tàng về tri thức tin học, công nghệ phát triển mạnh mẻ. Để năng cao hiệu quả dạy câu lệnh lặp cho không chỉ là gợi động cơ hoạt động như đã nêu trong đề tài mà người giáo viên cần kết hợp với các phương pháp dạy học khác nhằm tích cực hoá hoạt động của học sinh. Do điêù kiện về thời gian và trình độ của bản còn hạn nên đề tài chắc cũng không khỏi sai sót về nội dung, về mặt lý luận. Nhưng tôi tin tưởng rằng đề tài có thể áp dụng để dạy ở trường phổ thông sễ có hiệu quả nhất định. Đồng Hới, tháng 11 năm 2006 Người thực hiện Lê Quốc Toản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van TN272HSP.doc