Đề tài Giải pháp nhằm hạ thấp chi phí kinh doanh tại tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội

Tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm hạ thấp chi phí kinh doanh tại tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội: Lời mở đầu Theo chủ trương của Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng, Đất nước ta đã tiến hành Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên cơ sở phát triển nền kinh tế hoàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Cùng với chủ trương đó, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã không ngừng phát triển với quy mô ngày càng lớn. Loại hình doanh nghiệp này rất linh hoạt và thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi về cung - cầu trên thị trường và đóng góp một tỷ trọng ngày càng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của quốc gia. Xu hướng phát triển của nền kinh tế nước ta trong thời điểm hiện nay là giao lưu và hội nhập một cách tích cực vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Vào những năm cuối của thế kỷ XX, Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong hội nhập kinh tế và thương mại đó là những sự kiện: Gia nhập ASEAN(1995), APEC(1997), Ký hiệp định thương mại Việt Mỹ(2001) và đang tích cực xúc tiến gia nhập WTO và hoàn thành nghĩa vụ tham gia AF...

doc64 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 993 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm hạ thấp chi phí kinh doanh tại tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Theo chủ trương của Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng, Đất nước ta đã tiến hành Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên cơ sở phát triển nền kinh tế hoàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Cùng với chủ trương đó, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã không ngừng phát triển với quy mô ngày càng lớn. Loại hình doanh nghiệp này rất linh hoạt và thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi về cung - cầu trên thị trường và đóng góp một tỷ trọng ngày càng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của quốc gia. Xu hướng phát triển của nền kinh tế nước ta trong thời điểm hiện nay là giao lưu và hội nhập một cách tích cực vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Vào những năm cuối của thế kỷ XX, Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong hội nhập kinh tế và thương mại đó là những sự kiện: Gia nhập ASEAN(1995), APEC(1997), Ký hiệp định thương mại Việt Mỹ(2001) và đang tích cực xúc tiến gia nhập WTO và hoàn thành nghĩa vụ tham gia AFTA vào năm 2006. Điều đó đang và sẽ tạo ra thời cơ đồng thời cũng đặt ra những thách thức lớn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Việt Nam hiện nay. Một trong những thách thức to lớn đối với các doanh nghiệp đó là mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt và khốc liệt. ở đây cạnh tranh bao gồm sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau và cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài ngay trên thị trường nội địa và quốc tế. Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm, các doanh nghiệp có thể sử dụng biện pháp hữu hiệu đó là tìm cách giảm chi phí kinh doanh ở mức hợp lý để từ đó có thể hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường và tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp. Với mỗi doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán hạch toán kinh doanh độc lập thì việc tính toán xác định chi phí, quản lý chi phí và phân tích hiệu quả của việc thực hiện chi phí trong doanh nghiệp là rất cần thiết, nó có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh (Nó cũng giúp cho doanh nghiệp có thể phân tích đánh giá quá trình thực hiện chi phí của mình, tìm ra những điểm còn tồn tại bất hợp lý trong quản lý và sử dụng chi phí, từ đó xác định được nguyên nhân, đề ra phương hướng và biện pháp hạ thấp chi phí và sử dụng chi phí một cách hiệu quả nhất ). Như vậy có thể nói, với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh luôn phải nghĩ đến phương trình kinh tế cơ bản nhất, đơn giản nhất nhưng cũng không dễ giải. Đó là : Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí. Để tăng lợi nhuận thì hoặc là tăng doanh thu hoặc giảm chi phí hoặc mức tăng doanh thu phải lớn hơn mức tăng chi phí. Trong đó việc giảm chi phí vẫn được coi là linh hồn, nhân tố chất lượng của phươnng trình này. Nhận thức được điều đó, sau một thời gian thực tập tại Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà nội em đã mạnh dạn chọn đề tài “ Giải pháp nhằm hạ thấp chi phí kinh doanh tại Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà nội ” làm đề tài chuyên đề thực tập. Chương 1. lý luận về chi phí kinh doanh và biện pháp hạ thấp chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp 1.1. Tổng quan về chi phí kinh doanh 1.1.1. Khái niệm và vai trò chi phí kinh doanh * Khái niệm Chi phí cố thể hiểu là mọi sự tiêu phi kinh doanh bằng tiền cho một xí nghiệp, cả trên phương diện lý luận và thực tiễn đều khẳng định phạm trù bao trùm, khái quát nhất là phạm trù chi phí. Dần dần chi phí được phát triển thành phạm trù cụ thể là chi tiêu, chi phí tài chính và chi phí kinh doanh. - Chi tiêu: Kosiol, Schult, Schwetlr và Weber cho rằng chi tiêu là lượng tiền doanh nghiệp đã trả cho một người, một nhóm người hoặc tổ chức nào đó với nghĩa đó. Chi tiêu là “ sự giảm tiền thanh toán, giảm tiền séc ở ngân hàng, bưu điện, tăng nợ ở các hình thức nợ, vay ngắn hạn, thay đổi nợ, giảm nợ tiền khách hàng” chi tiêu gắn với quá trình thanh toán thuần tuý tài chính nên được sử dụng trong kế toán tài chính. - Chi phí tài chính : Có thể hiểu “ chi phí tài chính là sự giảm tài sản, là hao phí của thời kỳ tính toán, được tập hợp ở kế toán tài chính ” chi phí tài chính là một phạm trù gắn liền với chi phí và chỉ xuất hiện ở bộ phận kế toán tài chính. - Chi phí kinh doanh: là sự hao phí vạt phẩm hoặc dịch vụ liên quan đến việc tạo ra kết quả và đánh giá được. Theo Wochi thì “ chi phí kinh doanh là sự hao phí xét trên phương diện giá trị các vật phẩm, dịch vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cũng như để duy trì năng lực sản xuất cần thiết cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đó”. Dù quan niệm như thế nào thì bao gìơ chi phí kinh doanh cũng mang ba đặc trưng bắt buộc: + Một là sự hao phí vật phẩm và dịch vụ + Hai là sự hao phí vật phẩm gắn liền với kết quả + Ba là những vật phẩm dịch vụ phải được đánh giá. Như vậy chi phí kinh doanh là một phạm trù gắn liền với chi phí và chỉ xuất hiện ở tính chi phí kinh doanh khác chi phí tài chính về cả nội dung lẫn độ lớn. * Vai trò của chi phí kinh doanh Chi phí kinh doanh có vai trò hết sức quan trọng trong doanh nghiệp sản xuất cũng như thương mại, nó có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh, tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trên thương trường. Chi phí kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh nhiều mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Đây là những chi phí cần thiết để thực hiện các quá trình lưu chuyển hàng hoá từ nơi mua đến nơi bán. Chi phí kinh doanh có vai trò quan trọng, là đòn bẩy, là động lực kinh tế quan trọng, là phương tiện kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và công tác quản lý chi phí kinh doanh thực sự là cần thiết đối với doanh nghiệp. Vì vậy, phấn đấu tiết kiệm chi phí kinh doanh để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên đặc biệt là khi Nhà nước giao quyền tự chủ kinh doanh thì các doanh nghiệp Nhà nước phải tìm mọi cách để tăng thu nhập, tiết kiệm chi phí, cạnh tranh quyết liệt để tồn tại và phát triển trên thương trường. Đó là tư tưởng xuyên suốt trong công tác quản lý chi phí kinh doanh. 1.1.2. Phân loại chi phí kinh doanh Trong chi phí kinh doanh có nhiều yếu tố khác nhau về nội dung kinh tế cũng như nguồn hình thành, do vậy để đáp ứng yêu cầu quản lý và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các định mức chi phí, xác định đúng đắn phương hướng phấn đấu tiết kiệm chi phí kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vật tư tiền vốn và lao động của doanh nghiệp thì cần phải tiến hành phân loại, nghiên cứu kết cấu chi phí kinh doanh một cách có khoa học. Việc phân loại này giúp cho doanh nghiệp kiểm tra, phân tích quá trình phát sinh chi phí và xu hướng thay đổi kết cấu chi phí để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Tuỳ thuộc vào mục tiêu quản lý chi phí khác nhau mà có thể phân loại chi phí kinh doanh theo những tiêu thức khác nhau. * Phân loại chi phí kinh doanh theo quan hệ với các đối tượng chịu phí - Chi phí trực tiếp: Là những chi phí có quan hệ trực tiếp đến chi phí kinh doanh một loại sản phẩm nhất định. Chi phí trực tiếp bao gồm chi phí cho nhân viên bán hàng, đóng gói, vận chuyển, giới thiệu, bảo hành sản phẩm, các chi phí vật liệu bao bì, công cụ, dụng cụ, đồ dùng phục vụ, quy trình tiêu thụ hàng hoá, chi phí khấu hao tài sản cố định ở bộ phận bảo quản hàng hoá như nhà kho, cửa hàng, bến bãi. - Chi phí gián tiếp: Là những chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính, chi phí khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp là loại chi phí gián tiếp nói chung không phụ thuộc vào quá trình tiêu thụ sản phẩm. * Phân loại theo chức năng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Theo cách phân loại này thì chi phí kinh doanh của doanh nghiệp thương mại được phân loại như sau: - Chi phí mua hàng: Là những loại chi phí phát sinh liên quan đến số lượng hàng hoá mua về nhập kho để bán của doanh nghiệp trong kỳ. Thuộc nhóm này bao gồm: + Chi phí vận chuyển bốc dỡ bảo quản + Thuế, lệ phí và hoa hồng ở khâu mua hàng hoá. + Các chi phí về bảo hiểm hàng hoá, tiền thuê kho bãi phát sinh ở khâu mua hàng hoá. - Chi phí bán hàng: Là toàn bộ các chi phí gắn liền với quá trình phục vụ bán hàng và quá trình bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ. Thuộc nhóm này bao gồm: + Chi phí vật liệu bao bì là các chi phí về vật liệu bao bì xuất dùng phục vụ cho quá trình bảo quản và tiêu thụ hàng hoá, bốc dỡ và vận chuyển hàng hoá, vật liệu sửa chữa tài sản cố định. + Chi phí khấu hao ở bộ phận bảo quản hàng hoá như: Kho, cửa hàng, phương tiện vận chuyển, bốc dỡ kiểm nghiệm hàng hoá. + Chi phí mua ngoài: Là các chi phí như thuê ngoài sửa chữa tài sản cố định, tiền thuê kho bãi, vận chuyển bốc dỡ hàng hoá đi tiêu thụ. + Các chi phí khác: Là những chi phí bằng tiền phát sinh ở khâu bán hàng ngoài các chi phí kể trên như chi phí tiếp khách, giới thiệu sản phẩm quảng cáo, bảo hành sản phẩm hàng hoá, khuyến mại. - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống và lao động vật hoá phát sinh ở bộ máy quản lý chung của doanh nghiệp thương mại bao gồm các chi phí liên quan đến quản lý hành chính, quản lý kinh doanh và các chi phí chung khác liên quan đến mọi hoạt động kinh tế của doanh nghiệp trong kỳ. Xét theo nội dung kinh tế, chi phí quản lý doanh nghiệp được chia thành: + Chi phí nhân viên quản lý. + Chi phí khấu hao tài sản cố định ở bộ phận quản lý chung. + Thuế phí, lệ phí. + Chi phí về dịch vụ mua ngoài. + Chi phí bằng tiền khác. Chi phí quản lý doanh nghiệp là bộ phận chi phí gián tiếp trong chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ trọng của bộ phận chi phí này phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Việc phân loại chi phí kinh doanh theo cách này giúp doanh nghiệp tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của từng khâu để từ đó có biện pháp quản lý thích hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp mình. * Phân loại theo tính chất biến đổi của chí phí so với mức lưu chuyển hàng hoá - Chi phí bất biến: Là những khoản chi phí phát sinh trong kỳ không thay đổi hoặc thay đổi không đáng kể khi mức lưu chuyển hàng hoá trong doanh nghiệp thay đổi. Chi phí kinh doanh bất biến bao gồm: + Chi phí khấu hao TSCĐ. + Trừ dần công cụ lao động nhỏ. + Tiền thuê kho, trụ sở trong một thời kỳ. - Chi phí khả biến: Là những khoản chi phí biến động cùng với sự thay đổi của mức lưu chuyển hàng hoá. Sự phụ thuộc của chi phí kinh doanh khả biến vào tổng mức lưu chuyển hàng hoá và còn tuỳ thuộc vào tính chất của từng khoản mục của chi phí kinh doanh khả biến. Chi phí kinh doanh khả biến bao gồm: + Chi phí vận chuyển, bốc dỡ. + Chi phí về bao bì vật liệu đóng gói. + Lương cán bộ trực tiếp. + Chi phí nguyên, nhiên, vật liệu. 1.1.3 Phạm vi áp dụng và nội dung chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp * Phạm vi của chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp Về mặt lý luận chung, chi phí kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được bù đắp từ doanh thu hoặc thu nhập của doanh nghiệp trong kỳ. Vì vậy về nguyên tắc, tất cả các chi phí phát sinh trong kỳ được bù đắp từ nguồn riêng hay nói cách khác là không được bù đắp từ doanh thu hoặc thu nhập của doanh nghiệp thì đều không phải là chi phí kinh doanh. Hơn thế nữa chi phí kinh doanh chỉ phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ nên tất cả các chi phí phát sinh trong kỳ không trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ đó đều không phải là chi phí kinh doanh. Chỉ được hạch toán vào chi phí kinh doanh là những chi phí trực tiếp liên quan đến quá trình lưu chuyển hàng hoá. Theo chế độ mới về quản lý tài chính doanh nghiệp của Bộ tài chính đã quy định những khoản mục sau không được tính vào chi phí kinh doanh: - Các khoản đã được tính vào chi phí hoạt động tài chính và chi phí hoạt động bất thường, các khoản lỗ do liên doanh liên kết, lỗ từ các khoản đầu tư khác. - Các khoản thua lỗ, thiệt hại do chủ quan của đơn vị gây ra hoặc khách quan đưa lại đã được Chính phủ trợ cấp hoặc được bên thiệt hại, các công ty bảo hiểm bồi thường. - Chi phí đi công tác nước ngoài vượt định mức do nhà nước quy định. - Các khoản thuộc nguồn kinh phí khác đài thọ như khoản chi sự nghiệp đã được ngân sách Nhà nước, cơ quan cấp trên hoặc tổ chức khác hỗ trợ; Chi trả lãi vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong thời kỳ công trình chưa hoàn thành đưa vào sử dụng. Số lãi này được hạch toán vào chi phí đầu tư xây dựng cơ bản. - Các khoản đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định hữu hình và vô hình, chi ủng hộ địa phương: đoàn thể, tổ chức xã hội khác. Các chi phí cho đào tạo, chi phí nghiên cứu khoa học. Nhóm chi phí này được bù đắp từ nguồn vốn đầu tư dài hạn của doanh nghiệp, vì vậy chúng không thuộc vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. - Các khoản chi thuộc nội dung chi của nguồn kinh phí sự nghiệp, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng; Các khoản chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất; Các khoản chi thưởng như: thưởng năng suất, thưởng thi đua; Các khoản chi về văn hoá thể thao, vệ sinh, y tế… Các khoản chi này không tính vào chi phí kinh doanh bởi vì nguồn bù đắp chủ yếu của chúng lấy từ các quỹ chuyên dùng của doanh nghiệp và sự đóng góp, ủng hộ của các tổ chức xã hội khác (nếu có). - Các khoản chi khác: Các khoản tiền phạt như: phạt vi phạm luật giao thông, luật thuế, luật môi trường, luật lao động, vi phạm chế độ báo cáo thống kê, tài chính kế toán, vi phạm hợp đồng kinh tế thương mại. Nếu do tập thể hoặc cá nhân vi phạm pháp luật thì tập thể hoặc cá nhân phải nộp phạt sẽ không được tính vào chi phí kinh doanh. + Đối với các doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước khống chế định mức chi phí đối với một số loại chi phí như: chi phí tiếp tân, hội họp, giao dịch đối ngoại, chi phí đối ngoại do hội đồng quản trị quyết định mức chi cụ thể. + Đối với doanh nghiệp độc lập: Giám đốc doanh nghiệp phải thoả thuận với cơ quan quản lý vốn tài sản và bằng văn bản trước khi ban hành quy chế và định mức chi tiêu. Các khoản chi này phải có chứng từ hợp lệ gắn với kết quả kinh doanh và không vượt quá mức khống chế tối đa quy định dưới đây: ~ Doanh thu đến 5 tỷ đồng, mức chi phí thực tế không quá 5% số doanh thu; phần doanh thu từ 5 đến 10 tỷ đồng được chi thêm không quá 2% trên số doanh thu tăng thêm. ~ Phần doanh thu từ 10 đến 15 tỷ đồng được chi thêm không quá 1% trên số doanh thu tăng thêm. ~ Phần doanh thu từ 50 đến 100 tỷ đồng được chi thêm không quá 0.1% trên số doanh thu tăng thêm. * Nội dung của chi phí kinh doanh - Chi phí mua hàng: Chi phí mua hàng bao gồm: Chi phí vận chuyển bốc dỡ bảo quản, lương cán bộ công nhân viên chuyên trách ở khâu mua hàng hoá, thuế, lệ phí, hoa hồng ở khâu mua và các chi phí về bảo hiểm hàng hoá, tiền thuê kho bãi phát sinh ở khâu mua hàng. - Chi phí bán hàng Chi phí bán hàng là các khoản chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng và tiêu thụ sản phẩm. Chi phí bán hàng gồm có: + Chi phí nhân viên: Là các khoản chi trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói vận chuyển, bảo quản hàng hoá. Bao gồm tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. + Chi phí vật liệu bao bì: Là các khoản chi phí vật liệu bao bì phục vụ cho việc giữ gìn, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá dịch vụ như chi phí vật liệu đóng gói sản phẩm hàng hoá, chi phí vật liệu nhiên liệu dùng cho bảo quản bốc vác, vận chuyển sản phẩm hàng hoá trong quá trình tiêu thụ, vật liệu dùng cho sửa chữa bảo quản tài sản cố định. + Chi phí dụng cụ đồ dùng: Là các khoản chi về công cụ đồ dùng phục vụ trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá như dụng cụ đo lường, phương tiện tính toán, phương tiện làm việc. + Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là khoản chi khấu hao tài sản cố định ở bộ phận bảo quản bán hàng như kho bãi, cửa hàng, phương tiện bốc dỡ vận chuyển, phương tiện tính toán, đo lường kiểm nghiệm chất lượng. + Chi phi dịch vụ mua ngoài: Là các khoản chi mua ngoài phục vụ cho khách hàng như các chi phí thuê ngoài sửa chữa tài sản cố định, tiền thuê kho, tiền bốc vác vận chuyển hàng hoá tiêu thụ, hoa hồng cho các đại lý bán hàng cho đơn vị nhận uỷ thác xuất nhập khẩu. + Chi phí hao hụt định mức: Là số tiền tương ứng với giá trị hàng hoá hao hụt trong quá trình lưu chuyển, bảo quản hàng hoá và do tính chất thương phẩm học của hàng hoá gây ra. Theo quy định của Nhà nước thì chi phí này được chỉ định và chỉ có hao hụt trong định mức mới được tính vào chi phí kinh doanh. + Chi phí bằng tiền khác: Là các khoản chi phí khác các chi phí kể trên phát sinh trong chi phí bán hàng như chi phí tiếp khách ở bộ phận bán hàng, chi phí giới thiệu sản phẩm hàng hoá, chi quảng cáo chào hàng, chi hội nghị khách hàng, chi bảo hành sản phẩm. Những chi phí này phát sinh thực tế khó có thể ra định mức quản lý. Người quản lý chi phí sao cho hợp lý để đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, các kết cấu bán thành phẩm và các vật liệu luân chuyển (ván khuôn, đà giáo...). Nguyên vật liệu trực tiếp thường là xi măng, sắt thép, gạch xây, gỗ,cát, đá, sơn và các loại vật liệu phụ khác phục vụ trực tiếp cho thi công xây dựng công trình. Nguyên vật liệu trực tiếp có thể được xuất kho hoặc mua luôn tại địa điểm tiến hành thi công. Ngoài ra chi phí nguyên vật liệu trực tiếp còn bao gồm các thiết bị vệ sinh đi kèm với nguyên vật liệu chi phí vật liệu tính đến chân công trình. ở đây không kể nguyên nhiên vật liệu dùng cho máy thi công, lán trại thi công, nguyên nhiên liệu các xưởng sản xuất phụ. Thông thường chi phí nguyên vật liệu là phần cốt yếu nhất trong tổng chi phí xây dựng một công trình và thường tăng lên khi khối lượng công trình tăng. Các doanh nghiệp xây lắp thường quản lý chặt chẽ khoản chi phí này, tiến hành sản xuất trên cơ sở dự toán, chứng từ hợp lý, hợp lệ. - Chi phí nhân công trực tiếp Đối với các doanh nghiệp xây lắp chi phí nhân công có ý nghĩa quyết định rất lớn đến lợi nhuận. Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí tiền lương (lương cơ bản, phụ cấp lưu động,phụ cấp không ổn định sản xuất, lương phụ cho nghỉ lễ tết phép và một số chi phí lương khác) của công nhân trực tiếp làm nhiệm vụ xây lắp kể cả công nhân chuyên nghiệp hoặc không chuyên nghiệp.Chi phí này không bao gồm lương của công nhân điều khiển máy, công nhân sản xuất ở các phân xưởng phụ cũng như của cán bộ công nhân viên gián tiếp. Các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ cũng không nằm trong chi phí nhân công trực tiếp. Việc trả lương ở các doanh nghiệp xây lắp được tiến hành theo hình thức trả lương thời gian hoặc trả lương sản phẩm hoặc kết hợp cả hai và thường thì lương thời gian được áp dụng cho bộ máy quản lý chỉ đạo sản xuất, lương sản phẩm áp dụng cho bộ phận trực tiếp thi công xây dựng công trình. - Chi phí máy.(Công cụ dụng cụ) Việc hạch toán tương tự như việc hạch toán nguyên vật liệu, chi phí này chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong giá thành sản phẩm. Công cụ dụng cụ được phân ra làm hai loại là loại phân bổ một lần và loại phân bổ nhiều lần. Loại phân bổ một lần thường là cuốc, xẻng.... còn loại phân bổ nhiều lần như máy đầm, máy hàn.... Chi phí một lần là những chi phí chỉ phát sinh một lần. - Chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung trong các doanh nghiệp xây lắp gồm có: + Chi phí nhân viên quản lý công trình + Chi phí sử dụng máy thi công + Chi phí trực tiếp khác - Chi phí nhân viên quản lý công trình Chi phí nhân viên quản lý công trình gồm lương đội trưởng, chủ nhiệm công trình, được phân bổ cho từng công trình theo tiêu thức tỷ lệ tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất. Việc tính toán chi phí nhân viên quản lý công trình dựa vào: + Ngày công làm việc, mức độ hoàn thành công việc + Chức vụ đảm nhận + Phụ cấp khác và được thực hiện dựa vào bản chấm công do các bộ phận gửi lên và chính sách chế độ hiện hành của Nhà nước về tiền lương. - Chi phí sử dụng máy thi công. Chi phí sử dụng máy thi công là những chi phí phục vụ máy trực tiếp thi công xây lắp công trình, hạng mục công trình, bao gồm chi phí nhiên liệu, động lực, khấu hao máy thi công, bảo dưỡng định kỳ, tiền lương công nhân điều khiển máy thi công. Việc tính chi phí khấu hao có thể theo nhiều cách khác nhau nhưng đơn giản nhất là phương pháp khấu hao tuyến tình. Đối với doanh nghiệp xây lắp, máy thi công được dùng trong thi công các công trình, hạng mục công trình đó là máy xúc, cần cẩu, ôtô....... - Chi phí trực tiếp khác. Chi phí trực tiếp khác là chi phí về vật liệu nhân công, máy xây dựng nhưng không định mức trước được như chi phí vét bùn, tát nước, đào hố tôi vôi, điện phục vu thi công ban đêm..... - Chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm có chi phí lương quản lý, dụng cụ đồ dùng văn phòng phẩm, các khoản thuế và lệ phí, chi phí dịch vụ mua ngoài..... Các khoản thuế thể hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp với Nhà nước. Các doanh nghiệp xây lắp để cố gắng quản lý chặt chẽ khoản chi phí này để tăng lợi nhuận bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp và nó cũng phản ánh cơ cấu chi phí của doanh nghiệp. 1.2. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hạ thấp chi phi kinh doanh Xác định hệ thống các chỉ tiêu kế hoạch chi phí kinh doanh của doanh nghiệp phải căn cứ vào tình hình đặc điểm sản xuất kinh doanh, chế độ quản lý tài chính kế toán của Nhà nước, ngành hoặc chính doanh nghiệp trong từng thời kỳ kế hoạch cụ thể. Tuỳ thuộc vào mục tiêu quản lý kinh tế, quản lý tài chính, quản lý chi phí doanh nghiệp mà hệ thống các chỉ tiêu kế hoạch chi phí kinh doanh có thể rộng hẹp khác nhau, nhưng nhìn chung chúng có thể bao gồm các chỉ tiêu sau: 1.2.1. Tổng mức chi phí kinh doanh Tổng mức chi phí kinh doanh là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh toàn bộ chi phí kinh doanh phân bổ cho khối lượng hàng hoá, dịch vụ sẽ được thực hiện trong kỳ cũng như toàn bộ chi phí sẽ được phân bổ cho kỳ kế hoạch tới của doanh nghiệp. Thông thường tổng mức chi phí kinh doanh có quan hệ tỷ lệ với tổng mức lưu chuyển hàng hoá. Khi tổng mức lưu chuyển hàng hoá thay đổi làm cho tổng mức chi phí thay đổi theo. Nhưng sự thay đổi của chi phí kinh doanh không phản ánh được thực chất tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng của nhiều yếu tố đặc biệt là nhân tố giá. Trong công tác kế hoạch chi phí kinh doanh của doanh nghiệp chỉ tiêu tổng mức chi phí kinh doanh có thể được dự tính theo nhiều phương pháp khác nhau có thể nêu ra một số phương pháp sau: - Dự tính theo tỷ lệ (%) trên tổng số thu nhập của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch từ đó tính ra tổng mức chi phí kinh doanh. - Tuy nhiên do những nhu cầu về nghiên cứu phát triển thị trường, quảng cáo và các chi phí hỗ trợ Marketing và phát triển hoặc do những đặc điểm khác nhau của từng loại chi phí kinh doanh trong kỳ kế hoạch, doanh nghiệp có thể hoặc cần thiết phải lập kế hoạch chi tiết cho từng bộ phận chủ yếu của chi phí kinh doanh trong kỳ kế hoạch, sau đó tổng hợp lại sẽ có chỉ tiêu tổng mức chi phí kinh doanh của kỳ kế hoạch đó. Chỉ tiêu tổng mức chi phí kinh doanh mới chỉ phản ánh quy mô tiêu dùng, vật chất tiền vốn và lao động để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và xác định số phí bù đắp từ thu nhập trong kỳ của doanh nghiệp. Tuy nhiên chỉ tiêu này chưa phản ánh được chất lượng của công tác quản lý chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ đó. Vì vậy cần sử dụng chỉ tiêu tỷ suất chi phí kinh doanh. 1.2.2. Tỷ suất chi phí kinh doanh Tỷ suất chi phí kinh doanh là chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ so sánh giữa tổng mức chi phí kinh doanh với mức lưu chuyển hàng hoá trong kỳ. Chỉ tiêu này được xác định bằng tỷ lệ (%) giữa chi phí kinh doanh với doanh thu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ suất chi phí được xác định theo công thức sau: Trong đó: F’: Tỷ suất chi phí kinh doanh. F : Tổng mức chi phí kinh doanh. M: Tổng doanh thu theo giá vốn hàng bán trong kỳ của doanh nghiệp. Chỉ tiêu tỷ suất chi phí kinh doanh (F’) phản ánh: Cứ một đồng lưu chuyển hàng hoá hoặc thu nhập của doanh nghiệp đạt được trong kỳ thì sẽ mất bao nhiêu đồng chi phí. Vì vậy có thể sử dụng chỉ tiêu này để phân tích so sánh trình độ quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh giữa các kỳ của doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp cùng loại trong một thời kỳ cụ thể. Tỷ suất chi phí kinh doanh ngày càng giảm thì hiệu quả quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh ngày càng cao. 1.2.3. Mức độ hạ thấp ( hoặc tăng ) chi phí kinh doanh thương mại Mức độ hạ thấp chi phí kinh doanh là chỉ tiêu tương đối phản ánh tình hình và kết quả hạ thấp chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính bằng hiệu số giữa tỷ suất chi phí sản xuất kinh doanh ở kỳ so sánh với tỷ suất chi phí kinh doanh ở kỳ gốc. Nó được tính theo công thức: Trong đó: : Mức độ hạ thấp(hoặc tăng) chi phí kinh doanh. F’1: Tỷ suất chi phí kinh doanh kỳ so sánh. F’0: Tỷ suất chi phí kinh doanh kỳ gốc. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà chọn kỳ so sánh và kỳ gốc cho phù hợp, có thể chọn kỳ gốc là chỉ tiêu kế hoạch còn kỳ so sánh là chỉ tiêu thực hiện của cùng một kỳ hoặc kỳ gốc là số thực hiện năm trước, kỳ so sánh là số thực hiện năm sau… để đánh giá mức độ hạ thấp tỷ suất chi phí kinh doanh doanh nghiêp. 1.2.4. Tốc độ giảm ( hoặc tăng ) chi phí kinh doanh Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ giảm chi phí kinh doanh nhanh hay chậm giữa hai doanh nghiệp cùng loại trong cùng một kỳ hoặc giữa hai thời kỳ của một doanh nghiệp. Tốc độ giảm (tăng) chi phí kinh doanh là tỷ lệ (%) của mức độ giảm (tăng) tỷ suất chi phí kinh doanh kỳ gốc. Nó được xác định như sau: d = Trong đó: d : Là tốc độ giảm (hoặc tăng) chi phí kinh doanh. : Là mức độ hạ thấp (hoặc tăng) chi phí kinh doanh. : Tỷ suất chi phí kinh doanh kỳ gốc. Chỉ tiêu này giúp cho người quản lý doanh nghiệp thấy rõ hơn tình hình kết quả phấn đấu giảm chi phí kinh doanh, bởi vì trong một số trường hợp giữa hai kỳ kinh doanh của doanh nghiệp có thể so sánh được với nhau hoặc giữa hai doanh nghiệp có thể so sánh với nhau đều có mức độ hạ thấp chi phí kinh doanh như nhau nhưng tốc độ giảm chi phí kinh doanh lại khác nhau. Khi đó doanh nghiệp nào có tốc độ giảm chi phí kinh doanh nhanh hơn thì được đánh giá tốt hơn và ngược lại. 1.2.5. Mức độ tiết kiệm hay lãng phí chi phí kinh doanh Kết quả của việc hạ thấp chi phí kinh doanh là làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chỉ tiêu này xác định rõ hạ thấp chi phí kinh doanh thì sẽ tiết kiệm được bao nhiêu chi phí theo số tuyệt đối. Theo công thức: Trong đó: : Là số tiền tiết kiệm được do hạ thấp chi phí kinh doanh. : Là tổng mức doanh thu hay thu nhập của doanh nghiệp trong kỳ so sánh. : Là mức độ tăng giảm tỷ suất chi phí. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh tế thu được do hạ thấp chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Theo cách đánh giá này: Stk ≥ 0: Doanh nghiệp quản lý chi phí kinh doanh chưa tốt. Stk < 0: Doanh nghiệp quản lý tốt chi phí kinh doanh. 1.3. Các giải pháp nhằm hạ thấp chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp 1.3.1. Sự cần thiết phải tiết kiệm chi phí kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung phải chịu tác động mạnh mẽ của các quy luật kinh tế, đặc biệt là các quy luật cạnh tranh. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải linh hoạt chủ động lập ra kế hoạch sát với thực tế nhất giúp cho doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả đảm bảo lấy thu bù chi, kinh doanh có lãi tạo dựng vị thế cho doanh nghiệp phát triển trên thương trường, từ đó nâng cao tích luỹ để góp phần tái sản xuất mở rộng. Đồng thời cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước. Chi phí kinh doanh là một trong những nhân tố quan trọng nhất tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng hạ thấp được chi phí kinh doanh một cách hợp lý, không máy móc, chi đúng và cần thiết bao nhiêu thì càng tạo điều kiện tiết kiệm vốn kinh doanh bấy nhiêu, tiết kiệm được chi phí lãi vay khi doanh nghiệp đi vay vốn của ngân hàng hay của đối tượng khác. Càng hạ thấp được chi phí kinh doanh thì càng góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh và điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn với doanh nghiệp kinh doanh lưu chuyển hàng hoá. Bởi vì trong nền kinh tế thị trường sự hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào thị trường và khách hàng. Sản phẩm của doanh nghiệp có được khách hàng lựa chọn hay không đều phụ thuộc vào giá cả, chất lượng hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp. Trong khi giá cả tuân theo thị trường, thuế là khoản bắt buộc phải nộp, muốn kinh doanh có lãi không còn cách nào khác doanh nghiệp bắt buộc phải hạ thấp chi phí kinh doanh. Càng giảm chi phí kinh doanh, giảm giá bán doanh nghiệp càng có cơ hội tiêu thụ mạnh hàng hóa góp phần tiết kiệm vốn và tăng nhanh vòng quay vốn. Nói tóm lại: Việc hạ thấp chi phí kinh doanh là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết nhưng hạ thấp kinh doanh không có nghĩa là cắt xén các khoản chi phí cần thiết phục vụ cho quá trình kinh doanh mà phải triệt để tiết kiệm những khoản chi phí không hợp lý đồng thời phải mạnh dạn sử dụng chi phí kinh doanh phục vụ cho các nhu cầu tăng thêm nguồn hàng, nâng cao chất lượng phục vụ và giảm bớt thời gian chờ đợi mua hàng của người tiêu dùng. 1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp Xuất phát từ tầm quan trọng của chi phí kinh doanh đối với hoạt động của doanh nghiệp. Chúng ta cần phải đi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng để thấy rõ hơn nguyên nhân của những biến động về chi phí trong quá trình kinh doanh. Thông thường các nhân tố này được chia thành hai nhóm chính là nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. * Các nhân tố khách quan. - Các nhân tố thuộc về môi trường pháp lý Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Nhà nước có vai trò là người hướng dẫn, kiểm soát và điều tiết hoạt động kinh tế ở tầm vĩ mô thông qua luật kinh tế, cơ chế, chính sách kinh tế. Nhà nước tạo môi trường hành lang pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào những ngành nghề có lợi cho đất nước, cho doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải tuân thủ những chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước đã nêu ra. Đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước phải tuân thủ chế độ quản lý kinh tế hiện hành, đó là các văn bản chính sách do Nhà nước ban hành, có liên quan đến các phương pháp tính các khoản chi phí, cách thực hiện các khoản chi phí, các chính sách quy định về cách tính tiền lương, tiền thưởng, chế độ thuế, lãi suất ngân hàng, tiền điện, nước… Đó là chỗ dựa cơ bản cho công tác quản lý chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp. - ảnh hưởng của nhân tố giá cả tới chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Trong điều kiện thị trường luôn biến đổi, giá cả hàng hoá cũng luôn có sự thay đổi. Trước hết giá cả nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ hoặc giá cả của các lao vụ dịch vụ thay đổi làm thay đổi chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu giá cả của các loại nguyên vật liệu tăng lên thì chi phí kinh doanh sẽ tăng lên và ngược lại. Sự thay đổi giá cả dẫn đến tổng mức lưu chuyển hàng hoá thay đổi và làm cho tỷ suất chi phí lưu thông cũng thay đổi. Vì vậy lựa chọn và vận dụng việc thay thế các loại nguyên vật liệu với giá cả hợp lý vẫn đảm bảo chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp và cũng là yếu tố quan trọng để giảm được chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố giả cả sẽ giúp cho doanh nghiệp tính toán chi tiết các khoản chi phí, căn cứ vào những thời điểm có sự thay giá phí để tính toán số chênh lệch đối với từng khoản mục chi phí. Từ đó khi đánh giá mức độ giảm chi phí của doanh nghiệp cần phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố giá cả nói trên. - Sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Những thành tựu khoa học kỹ thuật đem lại cho con người nhiều tiện ích, giúp hoạt động của con người ngày càng dễ dàng hơn. Và trong những năm gần đây khoa học kỹ thuật đã đặc biệt chứng minh sức mạnh của mình. Vì thế việc áp dụng khoa học kỹ thuật là một tất yếu khách quan. Sử dụng công nghệ hiện đại giúp doanh nghiệp cập nhật thông tin một cách nhanh nhất và từ đó có được quyết định đúng đắn, kịp thời trong hoạt động kinh doanh. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp đã có cơ hội kinh doanh với chi phí thấp nhất. Ngoài ra cũng có một số nhân tố khác tác động tới chi phí kinh doanh của doanh nghiệp như quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, lưu thông tiền tệ. Về cơ bản đối với những nhân tố khách quan, doanh nghiệp khó có thể kiểm soát được nhưng vẫn phải xem xét, theo dõi để có biện pháp điều chỉnh kịp thời tránh gây xáo trộn hoạt động sản xuất kinh doanh. * Các nhân tố chủ quan. - Chất lượng sản phẩm: ảnh hưởng nhiều đến chi phí kinh doanh . Do đặc điểm của các sản phẩm xây dựng là làm theo đơn đặt hàng là chủ yếu do đó đòi hỏi những người tiến hành sản xuất phải nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng đồng thời tránh được những sai sót có thể phải phá đi làm lại vừa gây lãng phí vừa gây tốn kể cả thời gian và tiền bạc. Để làm tốt việc này đòi hỏi những nhà quản lí không ngừng cải tiến, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng cường công tác quản lí con người nhằm hạ thấp chi phí, nâng cao chất lưọng sản phẩm , đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Như vậy có thể thấy chất lượng sản phẩm ảnh hưỏng không nhỏ đến việc hạ thấp chi phí . - Tổ chức công tác vận chuyển: ảnh hưỏng đến chi phí kinh doanh nhất là vận chuyển các loại thiết bị máy móc, nguyên vật liệu phục vụ cho việc thi công công trình. Nếu công tác vận chuyển được tổ chức tốt sẽ tiết kiệm được chi phí vận chuyển nhờ vào việc tìm ra con đường vận chuyển ngắn nhất, lập các định mức tiêu hao nguyên vật liệu hợp lí, lựa chọn các loại phương tiện tối ưu. Bên cạnh đó việc tổ chức sử dụng lao động hợp lí, tăng năng suất lao động góp phần làm giảm tỉ suất chi phí nhờ vào việc tăng được mức lưu chuyển hàng hoá và giảm chi phí . Các chế độ tiền lương, chính sách thuế của nhà nước cúng ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp . - Giá cả thị trường: Là nơi không chỉ diễn ra các hoạt động mua và bán mà nó còn thể hiện quan hệ hàng hoá và tiền tệ. Do thị trường được coi là môi trường kinh doanh .Nó là nơi tập trung đầy đủ nhất những gì mà con người đã và sẽ cần đáp ứng cung cầu về hàng hoá và thị trường còn là yếu tố quan trọng nhất trực tiếp quyết đến giá cả. thị trường mà đặc biệt là giá cả thị trường có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí kinh doanh . Khi giá cả thị trường tăng lên làm chi phí kinh doanh cũng tăng theo. Ngược lại khi giá cả thị trường giảm xuống sẽ là điều kiện hạ thấp chi phí kinh doanh . Trong điều kiện thị trường luôn biến động, giá cả hàng hoá tiêu thụ cũng biến động theo. Sự thay đổi của giá cả hàng hoá sẽ làn ảnh hưởng đến chỉ tiêu tỉ suất chi phí vì nó ảnh hưởng đến doanh số bán . sự ảnh hưởng của giá cả hàng hoá tiêu thụ đến tỉ suất chi phí là một nhân tố khách quan do sự điều tiết của thị trường . Việc xác định mức độ ảnh hưởng của giá đến tổng mức phí và tỉ suất phí được thực hiện trên cơ sỏ tính toán chi tiết. - Tính lưu động cao và thiếu ổn định trong xây dựng : Tình hình và điều kiện sản xuất trong xây dựng thiếu tính ổn định, luôn biến đổi theo địa điểm xây dựng và giai đoạn xây dựng . Cụ thể là trong xây dựng , con người và công cụ lao động luôn luôn phải di chuyển từ công trình này đến công trình khác còn sản phẩm xây dựng thì hình thành và đứng yên tại chỗ. Đặc điểm này khó khăn cho việc tổ chức sản xuất , cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động làm nảy sinh nhiều chi phí cho khâu di chuyển lực lượng sản xuất và cho công trình tạm phục vụ sản xuất. Với đặc điểm này công ty đã chú ý tăng cường tính cơ động, linh hoạt, gọn nhẹ về mặt trang bị tài sản cố định, phấn đấu giảm chi phí liên quan đến vận chuyển, lợi dụng tối đa lực lượng sản xuất xây dựng tại chỗ. Ngoài ra chi phí kinh doanh của công ty công chịu ảnh hưởng bởi đặc điểm của địa phương nơi xây dựng công trình. Với những công trình ở Hà Nội thì có kế hoạch khác với những công trình ở xa. Hơn nữa đối với từng địa phương thì điều kiện khí hậu, thời tiết cũng khác nhau và có ảnh đến công trình khác nhau. Do đó phải có kế hoạch, tiến độ thi công phù hợp tránh thời tiết xấu. 1.3.3. Các giải pháp hạ thấp chi phí kinh doạnh trong doanh nghiệp Cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đã tạo đà cho các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ, phát huy được hết các tiềm năng của mình. Đồng thời các doanh nghiệp cũng phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Trong điều kiện đó mỗi doanh nghiệp phải tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động kinh doanh của mình để từ đó phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu hoạt động kinh doanh có lãi tăng doanh thu và lợi nhuận, một trong những nhân tố quan trọng và có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó là chi phí kinh doanh . Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạ thấp chi phi kinh doanh. Qua nghiên cứu lý thuyết, chúng ta có được một số biện pháp cơ bản nhằm hạ thấp chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp sau: * Các biện pháp thu mua bảo quản, tiêu thụ Theo dõi chặt chẽ hàng nhập, xuất, tồn của mỗi trạm, chi nhánh và có thể phân tích nguồn hàng nhập, dự đoán nhu cầu thị trường trên cơ sở thực tế. Từ đó, cân đối nhập, xuất để giảm bớt hàng tồn kho không cần thiết và đáp ứng nhu cầu tốt nhất được nhu cầu của thị trường, chú trọng đảm bảo chất lượng của hàng mua vào, tạo nguồn đảm bảo cơ cấu hợp lý, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Muốn vậy doanh nghiệp phải có mạng lưới thu mua, kho tàng hợp lý để có thể mua được kịp thời đúng số lượng, chất lượng, thời gian, mặt khác để khuyến khích hoạt động tạo nguồn hàng và thu mua hàng hóa được đúng yêu cầu. Đảm bảo thuận tiện cho quá trình vận động của hàng hóa, thuận tiện cho việc đi lại mua bán của người tiêu dùng giảm bớt được chi phí vận chuyển, bảo quản nhằm tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần áp dụng những biện pháp kinh tế để khuyến khích bộ phận thu mua bằng các hình thức như khoán theo doanh số mua hàng, bán nhanh có thưởng, phân công rõ trách nhiệm cho từng người. Luôn quy hoạch lại kho bãi một cách khoa học. Nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên sao cho phù hợp với bộ máy để năng suất lao động có hiệu quả. *Tổ chức tốt việc cung ứng vật tư, nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh Trong chi phí kinh doanh, nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn. Mục chi phí các khoản nguyên vật liệu trong giá thành một loại sản phẩm nhiều hay ít phụ thuộc vào hai yếu tố: Lượng nguyên vật liệu hao mòn và giá nguyên vật liệu. Chi phí nguyên vật liệu không chỉ liên quan tới khâu sản xuất mà nó còn liên quan tới các khâu như: Khâu mua, khâu vận chuyển, bảo quản. Do vậy, doanh nghiệp phải quản lý việc sử dụng nguyên vật liệu một cách hợp lý trong tất cả các khâu, bắt đầu từ khâu mua, dự trữ tới khâu tiêu thụ. Đối với yếu tố lượng nguyên vật liệu tiêu hao, các nhà quản lý doanh nghiệp phải tham gia vào việc xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm, kiểm tra, xử lý các trường hợp bội chi so với định mức và hạn mức. Đối với giá cả nguyên vật liệu, doanh nghiệp phải lựa chọn nguồn cung cấp ổn định, chất lượng tốt, chi phí thu mua hợp lý; đặc điểm giao hàng, phương tiện vận chuyển thuận lợi… nhằm tăng mức lưu chuyển nguyên vật liệu tới nơi sản xuất, giảm chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm * Tổ chức lao động hợp lý, khoa học Lao động là một yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, tổ chức lao động một cách khoa học, hợp lý sẽ tạo sự kết hợp một cách chặt chẽ giữa các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh, giảm bớt tình trạng lãng phí lao động, tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Nhưng lao động là sự tác động của con người vào đối tượng lao động. Do đó, điều quan trọng là phải biết sử dụng yếu tố con người, phải biết phát huy nguồn lực, trình độ trong mỗi con người làm cho họ gắn bó nhiệt tình với công việc, cống hiến tài năng cho doanh nghiệp, tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Muốn vậy doanh nghiệp phải thường xuyên chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, không ngừng nâng cao trình độ tay nghề kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn, phát huy nguồn lực, bồi dưỡng nhân tài, thực hiện tốt chế độ tiền lương, tiền thưởng nhằm tiết kiệm quỹ lương. * Các biện pháp kỹ thuật công nghệ Tăng cường đầu tư máy móc thiết bị để giảm bớt chi phí cho lao động chân tay, mở rộng được mức lưu chuyển hàng hóa, nâng cao năng suất lao động, phát huy các sáng kiến kỹ thuật trong đội ngũ cán bộ công nhân viên. Đồng thời giảm chi phí vận chuyển và hao hụt hàng hoá, chi phí quản lý làm cho chi phí kinh doanh giảm một cách đáng kể. * Tổ chức bộ máy quản lý và tiết kiệm chi phi kinh doanh Giảm tối đa các khoản tiêu cực phí trong quản lý, tiết kiệm đúng mức trong việc thực hiện các cuộc họp, hội nghị, chi phí điện nước, không phô trương. Giảm biên chế khối gián tiếp. Lựa chọn các cán bộ có năng lực, trình độ thường xuyên nâng cao bồi dưỡng trình độ quản lý, chuyên môn cho cán bộ; Thanh lý kịp thời những tài sản khấu hao hết theo quy định hiện hành, các tài sản sử dụng kém hiệu quả bằng những máy móc mới cho năng suất cao hơn. Giảm bớt các thủ tục phiền hà cho khách hàng, các thông tin khách hàng phải được cập nhật hàng ngày, đảm bảo các thông tin luôn được thông suốt và chính xác. * Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn Vốn là yếu tố cơ bản và quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào nhất là trong điều kiện hiện nay, với một lượng vốn dồi dào giúp cho doanh nghiệp có điều kiện mở rộng quy mô sản suất kinh doanh, tạo ưu thế cho doanh nghiệp trên thị trường. Để tổ chức lựa chọn khai thác hợp lý nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải xác định nguồn vốn tự có hay vốn góp liên doanh để từ đó sử dụng đúng mục đích, phát huy tối đa nguồn vốn tự có của doanh nghiệp để giảm nguồn vốn vay. Việc sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả sẽ trực tiếp giảm được chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp. Chương 2. thực trạng chi phí kinh doanh tại tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà nội 2.1 Giới thiệu chung về Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà nội 2.1.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty. - Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội Tên giao dịch quốc tế : HANOI HOUSING DEVELOPMENT AND INVESMENT CORPORATION Tên viết tắt : HANDICO - Trụ sở chính dặt tại 34 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội Việt Nam. - Tổng công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng được mở tài khoản tại ngân hàng và kho bạc( kể cả tài khoản ngoại tệ) trong nước và ngoài nước. - Tổng công ty được thành lập theo quy định số 78/1999/QĐ-UB ngày 21/9/1999 của UBND thành phố Hà Nội. - Giấy phép đăng ký kinh doanh số 113139 do sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp ngày 24-12-1999. Giấy đăng ký hoạt động xây dựng do bộ xây dựng cấp ngày 9/5/2000 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng công ty * Tổ chức bộ máy nhân sự Tổ chức bộ máy điều hành sản xuất của Tổng công ty gồm có: Đảng bộ Tổng công ty, hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc, ban kiểm soát, các phòng ban chức năng cơ quan văn phòng Tổng công ty và các đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty. Các bộ phận này có mối liên hệ với nhau được thể hiện qua sơ đồ sau: Ban chấp hành Đảng Bộ TặNG CôNG TY Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Văn phòng Tổng công ty Ban kiểm soát Phòng tổ chức- lao động Phòng tài chính KT Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng quản lý dự án Phòng quản lý xây lắp Phòng ứng dụng công nghệ Các đơn vị thành viên * Chức năng của các phòng ban - Ban chấp hành Đảng Bộ Đảng Bộ Tổng công ty đầu tư và phát triển Hà Nội là tổ chức Đảng cấp trên cơ sở, trong doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc thành uỷ Hà Nội, bao gồm các Đảng bộ, chi bộ trong các đơn vị thành viên của đảng bộ Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội. Thực hiện đúng đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các quy định của thành uỷ, UBND thành phố. Đảng bộ Tổng công ty có trách nhiệm và quyền hạn sau: + Quyết định chương trình công tác của nhiệm kỳ năm, 6 tháng của Đảng uỷ, quyết định quy chế làm việc của các ban Đảng cảu Đảng uỷ Tổng công ty. + Quyết định những vấn đề chiến lược và chủ trương biện pháp lớn, cụ thể của các chỉ thị, nghị quyết, chương trình công tác của trung ương và thành phố áp dụng đối với Tổng công ty. + Quyết định phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của Tổng công ty. Xem xét quyết định chủ trương triển khai một số dự án, công trình đầu tư quan trọng mà Tổng công ty dự kiến tham gia thực hiện. + Quyết định chủ trương thành lập, sát nhập, chia tách. giải thể các ban Đảng các cơ sở Đảng trong Đảng bộ Tổng công ty . + Trình ban thường vụ thành uỷ dự kiến nhân sự giới thiệu ứng cử, đề cử hoặc rút khỏi các chức danh bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc... - Hội đồng quản trị Tổng công ty Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý và kiểm tra, giám sát hoạt động của Tổng công ty. Hội đồng quản trị làm việc theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Tất cả các thành viên Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được phân công và cùng chịu trách nhiệm trước UBND thành phố và trước pháp luật về nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị đối với sự phát triển của Tổng công ty theo nhiệm vụ của nhà nước. Hội đồng quản trị có 7 thành viên do chủ tịch UBND thành phố quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và nhiệm kỳ của các thành viên Hội đồng quản trị được quy định tại khoản 5 điều 14 điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty. - Ban kiểm soát. Ban kiểm soát Tổng công ty là bộ phận có chức năng kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của mọi thành viên của Tổng công ty. - Tổng giám đốc + Tổng giám đốc là người tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị và chủ động điều hành sản xuất, kinh doanh theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty và theo quy định phân cấp của Hội đồng quản trị. + Tổng giám đốc chịu sự kiểm tra, giám sát cuả Hội đồng quản trị, ban kiểm soát và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chức năng nhiệm vụ điều hành của mình. - Các phó tổng giám đốc Các phó tổng giám đốc có trách nhiệm và quyền hạn sau: Giúp tổng giám đốc phụ trách các lĩnh vực công tác theo sự phân công của tổng giám đốc. Thay mặt tổng giám đốc giải quyết các công tác được phân công có liên quan đến các đơn vị thành viên, phòng ban thuộc văn phòng tổng công ty, được chỉ đạo, quyết định và phản ảnh, báo cáo tình hình diễn biến và kết quả công việc cho tổng giám đốc theo đúng quy định. - Văn phòng Tổng công ty a/ chức năng Tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty các chức năng sau: + Thực hiện chức năng quản lý công tác văn thư lưu trữ hồ sơ tài liệu của doanh nghiệp. + Quản trị hành chính, nhân sự, chế độ tiền lương của cán bộ công nhân viên của Tổng công ty, quản lýcơ sở vật chất tài sản, thiết bị máy móc thuộc cơ quan văn phòng Tổng công ty. + Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ thường trực và trật tự an toàn nội bộ cơ quan văn phòng. + Thường trực thi đua khen thưởng. b/ Nhiệm vụ + Tiếp nhận và lưu trữ các hồ sơ tài liệu của Tổng công ty. + Tiếp nhận các văn bản đến và phân loại trình lên tổng giám đốc Tổng công ty. + Quản lý con dấu và thực hiện chế độ bảo mật theo pháp luật. + Soạn thảo và tổ chức thực hiện bản qui định về công tác bảo mậtvăn bản tài liệu hồ sơ của toàn Tổng công ty - Phòng tổ chức- lao động a/ Chức năng Phòng tổ chức lao động có chức năng tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Tổng công ty những việc sau: + Xây dựng bộ máy tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh từ Tổng công ty đến các công ty thành viên, đến tận các đơn vị trực thuộc đơn vị thành viên cho phù hợp với sự phát triển sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. + Quản lý, sử dụng phát triển nguồn nhân lực. + Tổ chức kiện toàn theo pháp luật về lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh b/ Nhiệm vụ + Quản lý về công tác nhân sự trong phạm vi phân cấp thuộc quyền được quản lý theo chế độ chính sách nhà nước ban hành. + Nghiên cứu đề xuất, xây dựng mô hình tổ chức bộ máy điều hành sản xuất kinh doanh kèm theo kế hoạch của cán bộ, nhất là hệ thống cán bộ chủ chốt phù hợp với kế hoạch phát triển sản xuất của Tổng công ty, điều phối cán bộ cho phù hợp mô hình điều hành sản xuất kinh doanh. + Giúp việc lập quy hoạch nhân sự, lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng kiến thức nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên. + Hướng dẫn, quản lý về chế độ chính sách tiền lương với người lao động theo luật nhà nước, theo qui chế, thoả ước người lao động ở các cấp. + Xây dựng tiêu chí chức danh cho cán bộ trong hệ thống cán bộ các cấp. - Phòng tài chính- kế toán Phòng tài chính kế toán có chức năng tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Tổng công ty các chức năng sau: + Thực hiện chức năng quản lý cấp trên về công tác hạch toán tài chính kế toán thống kê của doanh nghiệp thành viên theo luật nhà nước, theo quy định của luật doanh nghiệp và quy chế tổ chức hoạt động của Tổng công ty. + Xây dựng qui chế tài chính của Tổng công ty, hướng dẫn và kiểm tra định kỳ, đột xuất theo lệnh của tổng giám đốc. + Theo dõi và giám sát bảo toàn nguồn vốn giao cho các đơn vị thành viên, kiểm tra định kỳ, đột xuất theo lệnh của tổng giám đốc. + Tham mưu kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu nghĩa vụ của doanh nghiệp với nhà nước và với cấp trên của các đơn vị thành viên nếu có. + Hướng dẫn và theo dõi quyết toán thu chi của khối cơ quan văn phòng Tổng công ty. + Kết hợp cùng với các phòng ban khác để xây dựng phương án tích tụ và sử dụng tài chính cho phù hợp chế độ chính sách nhà nước. + Kết hợp cùng với các phòng ban khác để xây dựng chế độ tiền lương, thưỏng... + Tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc phục vụ kiểm toán theo yêu cầu của kiểm toán cấp trên đối với các doanh nghiệp. -Phòng quản lý dự án đầu tư phát triển nhà và đô thị a/ Chức năng Tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty về việc: + Hướng dẫn tổ chức thực hiện mọi mặt hoạt động kinh doanh của Tổng công ty và các công ty thành viên liên quan đến lĩnh vực đầu tư tư vấn phát triển khu đô thị... + Thẩm định các báo cáo tiền khả thi, khả thi dự án kinh doanh trên. + Thực hiện chức năng dự báo các cơ chế chính sách thị trường bất động sản. + Quản lý và hướng dẫn thực hiện các cơ chế chính sách liên quan đến đầu tư xây dựng. b/ Nhiệm vụ + Xây dựng lế hoạch, chương trình hoạt động để tổ chức thực hiện các dự án kinh doanh phát triển đô thị mới, cải tạo khu đô thị cũ, phát triển nhà, dịch vụ đất đai, giải phóng mặt bằng. + Hướng dẫn và quản lý về việc kinh doanh các dự án đầu tư các khu đô thị mới, cải tạo khu đô thị cũ cũng như dư án kinh doanh phát triển nhà. + Giúp tổng công ty xây dựng kiểm tra, đôn đốc các nhiệm vụ SXKD + Xây dựng qui chế về kinh doanh dự án đầu tư của Tổng công ty + Hướng dẫn và quản lý việc phát triển đầu tư và các vấn đề liên quan đến đầu tư trong toàn Tổng công ty + Hướng dẫn các đơn vị lập và trình xin thủ tục phê duyệt các dự án đầu tư theo chế độ hiện hành của nhà nước. + Quản lý và hướng dẫn việc tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện dự án đầu tư các khu đô thị mới trong toàn Tổng công ty. + Trực tiếp triển khai thực hiện dự án đầu tư lớn. + Theo dõi việc khai thác kinh doanh dự án toàn Tổng công ty + Lập phương án điều tiết quyền lợi giữa Tổng công ty với các đơn vị thành viên. + Lập kế hoạch vốn đầu tư phù hợp với việc phát triển kinh doanh dự án. - Phòng quản lý kinh doanh xây lắp a/ Chức năng Tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty thực hiện chức năng sau: + Cùng với các đơn vị thành viên tổ chức hoạt động kinh doanh xây lắp theo quy định hiện hành của nhà nước. + Cùng với các đơn vị thành viên thực hiện quản lý chất lượng, kỹ thuật, an toàn lao động. + Xây dựng và hướng dẫn các đơn vị thành viên về quản lý đầu tư và sử dụng thanh lý trang thiết bị thi công, nhà xưởng đất đai là phương tiện SXKD. b/ Nhiệm cụ *Công tác hoạt động kinh doanh xây lắp: + Tham mưu, soạn thảo hướng dẫn và giám sát thực hiện qui chế về kinh doanh xây lắp. + Chủ trì soạn thảo, quản lý sử dụng hồ sơ năng lực để dự thầu + Tham mưu cho Tổng công ty uỷ quyền cho đơn vị thành viên dự thầu, trực tiếp hướng dẫn các đơn vị này lập hồ sơ dự thầu. + Hướng dẫn các đơn vị lập kế hoạch, lập hội đồng xét thầu và trực tiếp tham gia tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị thực hiện các khối công việc + Soạn và trình tổng giám đốc các quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu. + Hướng dẫn các đơn vị báo cáo, trực tiếp tổng hợp báo cáo định kỳ về mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh xây lắp toàn Tổng công ty - Phòng kế hoạch kinh doanh tổng hợp ( Phòng kế hoạch tổng hợp) a/ Chức năng + Thực hiện chức năng xây dựng và chỉ đạo chiến lược sản xuất kinh doanh và chức năng thống kê kế hoạch toàn Tổng công ty. + Quản lý và chỉ đạo trực tiếp tổ chức kinh doanh xuât nhập khẩu lao động, xuất khẩu vật tư thiết bị xây lắp, cũng như kinh doanh thương mại du lịch và kinh doanh khác của Tổng công ty. + Là cơ quan thường trực tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thẩm định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền phân cấp cho Tổng công ty, các phòng khác tham gia với tư cách là thành viên hội đồng thẩm định. b/ Nhiệm vụ: + Quản lý mọi hoạt động SXKD của Tổng công ty phù hợp chính sách nhà nước và theo điều lệ tổ chức hoạt động của doanh nghiệp. + Xây dựng kế hoạch và giao chỉ tiêu kế hoạch nhắn hạn, dài hạn cho các đơn vị thành viên thực hiện trên cơ sở năng lực, hạng doanh nghiệp và yêu cầu kế hoạch phát triển của Tổng công ty + Theo dõi đôn đốc quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch của đơn vị thành viên thực hiện công việc thống kê các chỉ tiêu kế hoạch của Tổng công ty + Xây dựng, ban hành và quản lý đôn đốc thực hiện các văn bản liên quan trong điều hành sản suất của Tổng công ty + Quản lý công tác giao, nhận việc. + Xây dựng và điều hành kế hoạch phát triển 5 năm định hướng phát triển 10 năm của Tổng công ty. + Kết hợp cùng các phòng để lập kế hoạch vốn đầu tư, nhất là kế hoạch xin vốn cho những dự án được sử dụng vốn hoặc cấp một phấn vốn nhà nước. + Kết hợp cùng các phòng chức năng để kiểm tra đánh giá hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch của các đơn vị hàng tháng, quí, năm. + Lập các hợp đồng kinh tế cụ thể, quản lý các hợp đồng để theo dõi thực hiện giữa các bên liên quan cho đến khi thanh lý hợp đồng. + Quản lý, tổ chức và hướng dẫn thực hiện công tác xuất khẩu lao động. - Các đơn vị thành viên Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội là tổng công ty được thành lập theo mô hình Tổng công ty 90 đầu tiên của thành phố Hà Nội. Hiện nay Tổng công ty có 23 công ty thành viên, 2 trung tâm và 2 ban quản lý dự án. Các thành viên của Tổng công ty là các công ty hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng và kinh doanh nhà ở hoặc liên quan đến xây dựng thuộc sở địa chính nhà đất Hà Nội, thuộc sở xây dựng Hà Nội, thuộc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, thuộc liên hiệp các công ty lương thực Hà Nội, các công ty trực thuộc các quận huyện của Hà Nội và các công ty do chính Tổng công ty thành lập. Các công ty thành viên này đều có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và tiến hành hạch toán độc lập, mở tài khoản riêng : 1-Công ty tu tạo phát triển nhà Hà Nội 2-Công ty đầu tư xây dựng Hà Nội 3-Công ty xây dựng Hồng Hà 4-Công ty xây dựng số 3 5-Công ty xây dựng số 9 6- Công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội 7- Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Hà Nội 8- Công ty đầu tư phát triển nhà Hà Nội 9- Công ty kinh doanh phát triển nhà Hà Nội 10- Công ty xây dựng và kinh doanh phát triển nhà Đống Đa 11- Công ty kinh doanh và xây dựng nhà Hà Nội 12- Công ty đầu tư phát triển nhà Hoàn Kiếm 13- Công ty kinh doanh dịch vụ nhà Hà Nội 14- Công ty xây dựng và phát triển nhà Hai Bà Trưng 15- Công ty thiết kế và xây dựng nhà 16- Công ty cơ giới xây dựng Đông Anh 17- Công ty đầu tư phát triển xây lắp công nghiệp dân dụng 18- Công ty xây dựng và kinh doanh nhà Sóc Sơn 19- Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Ba Đình 20- Công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng Tây Hồ 21- Công ty đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông đô thị 22- Công ty tư vấn đầu tư xây dựng nhà Hà Nội 23- Công ty xây dựng và ứng dụng công nghệ mới 2.2. Khái quát hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà nội 2.2.1. Tình hình thực hiện thuế và nghĩa vụ thuế của Tổng công ty Kể từ khi được thành lập đến nay Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội đã đạt được những thành công to lớn. Tổng công ty đã từng bước tự khẳng định mình và vươn lên là một trong những Tổng công ty hàng đầu về đầu tư và xây dựng của thủ đô Hà Nội và của cả nước. Doanh thu của Tổng công ty liên tục tăng với tốc độ thần kỳ đặc biệt là năm 2002 và đã có những đóng góp không nhỏ vào việc tạo ra công ăn việc làm, thu nhập cho hơn 6000 cán bộ công nhân viên của Tổng công ty và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước. Cụ thể như sau: Bảng 1: Tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước toàn Tổng công ty từ năm 1999 đến năm 2000. Đơn vị : tỷ đồng Năm 1999 2000 2001 2002 2003 Doanh thu 214,252 398,528 552,445 890,555 1.972,539 Nộp ngân sách 21,482 23,253 31,194 35,664 84,433 Lợi nhuận 13,556 19,313 25,998 30,085 51,560 Nguồn: Kết quả sản xuất kinh doanh 2.2.2. Tình hình vốn và tài sản của Tổng công ty Theo quy chế tài chính của Nhà nước ban hành cần phải thực hiện nghiêm ngặt chế độ hạch toán kinh doanh lấy thu bù chi và có lãi. Trong điều kiện hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, với sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải tự chủ về vấn đề tài chính để kinh doanh đạt được hiệu quả cao. Những năm gần đây Tổng công ty luôn hoàn thành mục tiêu đề ra kinh doanh có hiệu quả, không ngừng góp phần nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, tăng thu nhập cho ngân sách nhà nước. Hoạt động kinh doanh của Tổng công ty đã đạt hiệu quả về kinh tế xã hội đặc biệt trong giai đoạn nước ta hiện nay và tính chất cạnh tranh gay gắt của thị trường nên việc nâng cao hiệu quả kinh doanh thương mại có ý nghĩa rất quan trọng, nó có thể tồn tại và phát triển, tăng tích luỹ cho doanh nghiệp và cho Nhà nước. Bảng 2: Bảng cân đối kế toán năm 2002, 2003 Đơn vị: Đồng Tài sản Năm 2002 Năm 2003 I. Tài sản lưu động - Tiền -Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - Các khoản phải thu - Hàng tồn kho - Tài sản lưu động khác - Chi sự nghiệp II. Tài sản cố định - Tài sản cố định - Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - Chi phí xây dựng cơ bản dỡ dang - Các khoản ký quỹ ngắn hạn 503.603.640.452 91.883.663.298 5.806.000.000 237.364.482.504 139.349.655.027 26.674.970.202 2.524.869.421 199.169.464.435 132.925.798.793 40.869.721.064 25.373.944.578 744.276.055.342 132.005.529.685 37.872.840.000 334.738.436.107 193.552.517.176 44.110.669.746 1.996.062.628 247.098.498.290 148.060.772.664 42.922.084.164 56.115.641.462 Tổng tài sản 702.773.104.887 991.374.553.632 Nguồn vốn Năm 2002 Năm 2003 I. Nợ phải trả - Nợ ngắn hạn - Nợ dài hạn - Nợ khác II. Nguồn vốn chủ sở hữu - Nguồn vốn, quỹ - Nguồn kinh phí, quỹ khác 504.147.172.544 385.421.374.646 60.516.017.219 58.209.780.699 198.625.932.343 187.937.112.639 10.688.819.704 724.261.223.015 578.844.086.085 95.782.821.683 49.634.315.247 267.113.330.617 246.464.706.098 20.648.624.519 Tổng nguồn vốn 702.773.104.887 991.374.553.632 Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Tổng công ty năm 2002, 2003 Năm 2002 Tổng tài sản đầu năm là: 702.773.1040887 đồng, tổng tài sản cuối năm là: 931.639.385.235 đồng. Tổng nguồn vốn đầu năm là: 702.773.104.887 đồng, tổng nguồn vốn cuối năm là: 931.639.385.235 đồng. Năm 2003 Tổng tài sản đầu năm là: 991.374.553.632 đồng, tổng tài sản cuối năm là: 1.565.492.872.417 đồng. Tổng nguồn vốn đầu năm là: 991.374.553.632 đồng, tổng nguồn vốn cuối năm là: 1.565.492.872.417 đồng. 2.2.3. Hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty Kể từ khi được thành lập đến nay Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội đã đạt được những thành công to lớn. Tổng công ty đã từng bước tự khẳng định mình và vươn lên là một trong những Tổng công ty hàng đầu về đầu tư và xây dựng của thủ đô Hà Nội và của cả nước. Doanh thu của Tổng công ty liên tục tăng với tốc độ thần kỳ đặc biệt là năm 2002 và đã có những đóng góp không nhỏ vào việc tạo ra công ăn việc làm, thu nhập cho hơn 6000 cán bộ công nhân viên. Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002 của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà nội Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu MS Luỹ kế từ đầu năm Tổng doanh thu Trong đó: Doanh thu hàng xuất khẩu Các khoản giảm trừ + Giảm giá hàng bán + Hàng bán bị trả lại +Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu phải nộp 1.Doanh thu thuần 2.Giá vốn hàng bán 3.Lợi nhuận gộp 4.chí phí bán hàng 5.Chi phí quản lý doanh nghiệp 6.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 7.Thu nhập hoạt động tài chính 8.Chi phí hoạt động tài chính 9.Lợi nhuận thuần từ HĐTC 10.Các khoản thu nhập bất thường 11.Chi phí bất thường 12.Lợi nhuận bất thường 13.Tổng lợi nhuận trước thuế 14.Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 15.Lợi nhuận sau thuế 01 02 03 05 06 07 10 11 20 21 22 30 31 32 40 41 42 50 60 70 80 538.122.952.949 5.705.724.190 2.251.191.141 1.986.274.813 264.916.328 535.871.761.808 468.352.198.718 67.519.563.090 7.277.041.385 28.776.590.298 31.465.931.407 7.295.314.822 9.074.366.302 -1.779.051.480 9.770.517.787 9.515.462.746 255.055.041 29.941.934.968 7.634.866.400 22.307.068.568 Nguồn: Kết quả hoạt động kinh doanh toàn Tổng công ty năm 2002. Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003 của Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà nội Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu MS Luỹ kế từ đầu năm Tổng doanh thu Trong đó: Doanh thu hàng xuất khẩu Các khoản giảm trừ + Giảm giá hàng bán + Hàng bán bị trả lại +Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu phải nộp 1.Doanh thu thuần( 10 =01- 03) 2.Giá vốn hàng bán 3.Lợi nhuận gộp( 20=10 -11) 4.chí phí bán hàng 5.Chi phí quản lý doanh nghiệp 6.Lợi nhuậnthuần từ hoạt động kinh doanh 7.Thu nhập hoạt động tài chính 8.Chi phí hoạt động tài chính 9.Lợi nhuận thuần từ HĐTC 10.Các khoản thu nhập bất thường 11.Chi phí bất thường 12.Lợi nhuận bất thường 13.Tổng lợi nhuận trước thuế 14.Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 15.Lợi nhuận sau thuế 01 02 03 05 06 07 10 11 20 21 22 30 31 32 40 41 42 50 60 70 80 945.744.884.281 1.251.706.954 705.216.538 546.150.416 340.000 944.493.177.327 853.871.578.438 90.621.598.889 13.209.846.724 43.901.839.899 33.509.912.266 18.337.844.675 21.610.854.151 -3.273.009.476 5.774.479.836 3.412.011.607 2.362.468.229 32.599.371.019 6.783.572.251 25.825.798.768 Nguồn: Kết quả hoạt động kinh doanh toàn Tổng công ty năm 2003. Nếu như năm 1999 doanh thu của toàn Tổng công ty mới chỉ khiêm tốn là 214,252 tỷ đồng và thu nhập trung bình của người lao động mới chỉ là 657.000 đồng/người thì đến năm 2000 doanh thu đã tăng lên là 398,528 tỷ đồng (tăng 86% so với năm 1999) và thu nhập của người lao động cũng tăng lên 740 nghìn đồng/người. Đến năm 2002 tổng doanh thu của Tổng công ty đã tăng lên 890,555 tỷ đồng (tăng gấp hơn 4 lần sovới năm 1999) và thu nhập của người lao động đã tăng lên trên 1 triệu đồng/người/tháng.Với doanh thu 1.972,539 tỷ đồng trong năm 2003 vừa qua tăng 221% so với năm 2002 đã đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của Tổng công ty đem lại thu nhập 1,250 triệu đồng/người/tháng tăng 115% so với năm 2002. Như vậy doanh thu của Tổng công ty trong 5 năm vừa qua không ngừng tăng, Công ty đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với nhà nước, thuế năm sau đều cao hơn năm trước, thu nhập của người lao động cũng tăng, đơì sống vật chất và tinh thần của người lao động luôn được nâng cao và các chế độ chính sách xã hội cho người lao động cũng được Tổng công ty thực hiện một cách đầy đủ và nghiêm túc. Những thành tích đạt được kể trên của Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội không chỉ đánh dấu một sự phát triển vượt bậc của một mô hình Công ty mà còn đóng góp cho sự nghiệp phát triển và xây dựng quy hoạch thủ đô ngày càng hiện đại xứng đáng với tầm cỡ của một thủ đô anh hùng của một dân tộc anh hùng. Có được những thành công kể trên là nhờ vào sự lãnh đạo của Đảng bộ Tổng công ty, sự lãnh đạo chỉ đạo sáng suốt khoa học của ban giám đốc Tổng công ty đã xây dựng chế độ làm việc và cơ cấu quản lý hợp lý, sự nỗ lực của mỗi đơn vị thành viên cũng như sự cố gắng của mỗi cán bộ công nhân viên trong toàn Tổng công ty. 2.3. Thực trạng chi phí kinh doanh của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà nội Chi phí kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, vì vậy thông qua việc phân tích các chỉ tiêu của chi phí kinh doanh ta có thể nhận thức và đánh giá một cách đúng đắn và toàn diện về tình hình thực hiện chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó thấy được tình hình quản lý và sử dụng chi phí của doanh nghiệp có hợp lý hay không?, có phù hợp với quy chế tài chính của Nhà nước và của doanh nghiệp hay không?, có mang lại hiệu quả cho đơn vị hay không?. Từ đó xác định được các nguyên nhân gây ra các khoản, mục chi sai mục đích kinh doanh để đề ra các phương hướng, biện pháp khắc phục nhằm quản lý và sử dụng chi phí có hiệu quả hơn, tránh gây lãng phí trong chi phí kinh doanh của đơn vị. 2.3.1. Tình hình thực hiện chi phí kinh doanh và công tác quản lý chi phí kinh doanh của Tổng công ty Trong quá trình hoạt động kinh doanh và quản lý chi phí, công tác quản lý chi phí kinh doanh là một việc làm thường xuyên và có vai trò quan trọng bởi vì yêu cầu cơ bản của việc quản lý chi phí kinh doanh là đảm bảo tốt nhất quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở sử dụng hợp lý tiết kiệm mọi vật tư, tiền vốn, sức lao động của doanh nghiệp để đạt được lợi nhuận tối đa trong khuôn khổ của pháp luật, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Để quản lý tốt chi phí kinh doanh, doanh nghiệp cần phải lập kế hoạch chi phí kinh doanh, thực chất là dùng hình thức tiền tệ tính toán các chỉ tiêu về chi phí kinh doanh của doanh nghiệp nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị trong kỳ kế hoạch cùng với các biện pháp phấn đấu thực hiện kế hoạch đó, kế hoạch chi phí kinh doanh là những mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp đồng thời cũng là căn cứ để để doanh nghiệp cải tiến công tác quản lý kinh doanh hạ giá thành sản phẩm hàng hoá, tăng hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp trong kỳ. Nhiệm vụ chủ yếu của công tác quản lý và lập kế hoạch chi phí kinh doanh là phát hiện động viên mọi nguồn tiềm năng sẵn có của doanh nghiệp để không ngừng mở rộng doanh thu trong kỳ của doanh nghiệp trên cơ sở tiết kiệm chi phí kinh doanh ở tất cả các giai đoạn, các thời điểm khác nhau của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch, phấn đấu hạ thập chi phí kinh doanh, giảm giá thành sản phẩm hàng hoá, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, từ đó sẽ đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Việc lập kế hoạch chi phí kinh doanh cần phải căn cứ vào các kế hoạch kinh tế khác nhau như kế hoạch lưu chuyển hàng hoá vận tải, khấu hao tài sản cố định, tiền lương, định mức hàng tồn kho… + Chi phí mua hàng: Đây là những chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình thu mua hàng hoá của đơn vị bao gồm cả: chi phí giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng, chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá, chi phí thuê kho bãi trong quá trình mua hàng, bảo hiểm hàng hoá, hoa hồng đại lý. +) Chi phí bán hàng: Theo bảng 3 và bảng 4 .Đối với Tổng công ty chi phí bán hàng chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí kinh doanh. Năm 2002 chi phí bán hàng của Tổng công ty là: 7.277.041.385 đồng. Năm 2003 là: 13.209.846.724 đồng. Chênh lệch giữa năm 2002 và 2003 là: 13.209.846.724 - 7.277.041.295 = 5.932.805.429 đồng Chi phí bán hàng năm 2003 tăng so với năm 2002 là : 5.932.805.429/7.277.041.295 = 81,52% Đây là mức tăng rất lớn, năm 2003 Tổng công ty đã có nhiều sự thay đổi trong công tác sản xuất và bán hàng, chi phí trong các hoạt động XNK uỷ thác tăng đã dẫn đến chi phí bán hàng tăng và chi phí bán hàng tăng lên làm giảm lợi nhuận gây ảnh hưởng khá lớn cho toàn Tổng công ty. +) Chi phí quản lý doanh nghiệp: Đây là một khoản chi phí gián tiếp phục vụ quá trình kinh doanh tuy nhiên tại Tổng công ty chi phí quản lý doanh nghiệp cũng chiếm một tỷ trọng lớn. Năm 2002 chi phí quản lý doanh nghiệp của Tổng công ty là: 28.776.590.298 đồng. Năm 2003 chi phí quản lý doanh nghiệp của Tổng công ty là: 43.901.839.899 đồng. Chênh lệch chi phí giữa năm 2002 và 2003 là: 43.901.839.899 28.776.590.298 = 15.125.249.601 đồng Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2003 tăng so với năm 2002 là: 15.125.249.601 / 28.776.590.298 = 52.56 % Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng rất cao mặc dù không bằng chi phí bán hàng nhưng sự tăng cao này dẫn đến sự giảm lợi nhuận khá lớn cho Tổng công ty. Việc chi phí doanh nghiệp của Tổng công ty tăng cao là do giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình nhập khẩu điều đó đã làm giảm doanh thu cũng như lợi nhuận kinh doanh của Tổng công ty và điều đó làm cho hoạt động kinh doanh của Tổng công ty không đạt được hiệu quả cao. Bên cạnh đó do cơ cấu tổ chức giữa các phòng ban chưa hợp lý nhiều khi xảy ra hiện tượng chồng chéo trong quản lý nên lại phải tăng thêm chi phí quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên đây chỉ là yếu tố bất thường xảy ra cho năm 2003 và không thường xuyên là yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp trong các năm. 2.3.2. Hiệu quả thực hiện chi phí kinh doanh theo các chỉ tiêu kinh tế cơ bản +) Chi phí thu mua hàng: Năm 2003 chi phí mua hàng của đơn vị giảm so với năm 2002 +) Chi phí bán hàng: Năm 2003 chi phí bán hàng của Tổng công ty tăng lên với số tiền là: 13.209.846.724 - 7.277.041.385 = 5.932.805.339 đồng với tỷ lệ tăng là: ( 5.932.805.339/7.277.041.385) * 100% = 81,52% +) Chi phí quản lý doanh nghiệp: Năm 2003 chi phí quản lý doanh nghiệp đã tăng so với năm 2002 với số tiền là: 43.901.839.899 - 28.776.590.298 = 15.125.249.601 đồng với tỷ lệ tăng là: ( 15.125.249.601/28.776.590.298 ) * 100% = 52.561% Nhìn chung tình hình quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh năm 2003 so với năm 2002 là chưa được tốt. Chi phí kinh doanh có giảm so với năm 2002 nhưng tốc độ giảm nhỏ hơn tốc độ giảm của doanh thu đã làm cho tỷ suất chi phí kinh doanh tăng, phần nào đã phản ánh năm 2003 có nhiều biến động cuả ngành và về khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh Tổng công ty. 2.3.3. Đánh giá chung tình hình thực hiện chi phí kinh doanh tại Tổng Công ty * Những thành tích đạt đựơc Được sự quan tâm, giúp đỡ tạo điều kiện của Thành uỷ, UBND, của các sở, Ban, ngành thành phố, sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng uỷ, HĐQT cùng với sự cố gắng của các đơn vị thành viên, Tổng công ty đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch SXKD năm 2003 trước 15 ngày. Tổng giá trị sản xuất kinh doanh năm 2003 thực hiện là 1.3823734 triệu đồng. Kế hoạch năm 2003 là 2.729.658 triệu đồng trong khi năm 2003 Tổng công ty đã đạt được 2.927.809 triệu đồng. Như vậy, Thực hiện năm 2003/thực hiện năm 2002 là 212%, thực hiện 2003/kế hoạch 2003 là 107%. Về Tổng doanh thu năm 2002 là 890.555 triệu đồng, kế hoạch thực hiện năm 2003 là 1.872.585 triệu đồng trong khi tổng doanh thu năm 2003 đạt 1.972.539 triệu đồng. Như vậy, Thực hiện năm 2003/thực hiện năm 2002 là221%, thực hiện năm 2003/kế hoạch năm 2003 là105%. Bên cạnh đó Tổng công ty đã đạt được nhiều thành công trong đầu tư phát triển nhà ở, thực hiện xây lắp nhiều công trình quan trọng.Những thành công đó là do trong công tác quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh Tổng công ty đã đưa ra nhiều giải pháp để hạ thấp được chi phí kinh doanh đó là xây dựng một bộ máy tổ chức quản lý hợp lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh, các khoản nợ được thanh toán đáng kể, thực hiện tốt chế độ chính sách quản lý quản lý tài chính doanh nghiệp của Nhà nước. * Những hạn chế và nguyên nhân Nếu nhìn nhận việc nghiên cứu lý luận chi phí kinh doanh phần Chương I của chuyên đề được phản ánh rõ trong công tác quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh tại Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà nội bộc lộ rõ những tồn tại: Công tác dự báo, nghiên cứu thị trường còn yếu kém, đặc biệt là với các liên doanh chưa cao, vấn đề quản lý và sử dụng chi phí chưa được quan tâm đúng mức, kế hoạch dự toán ngắn hạn về chi phí còn chưa sát với thực tế,vv… Trong đó, hoạt động sản xuất kinh doanh Vật liệu xây dựng của các đơn vị thành viên còn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển chung toàn Tổng công ty, giá trị sản lượng SCKD mới chỉ đạt tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị SXKD toàn Tổng công ty. Các nguyên nhân chủ yếu: + Nghiên cứu thị trường chưa thật sát sao, vẫn chưa thực sự nắm bắt kịp những biến động của thị trường. Thiếu nhạy bén trong việc xác định thông tin. Việc dự đoán thật sát nhu cầu thị trường chưa thật sự chính xác. + Công tác quản lý lao động còn nhiều hạn chế, việc phân công lao động chưa đúng năng lực của một số thành viên, chưa có những sự khen thưởng kịp thời phù hợp với một số cán bộ.Việc sử dụng cán bộ đúng năng lực chưa thật sự xác đáng. Các biện pháp bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên còn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra dẫn đến có một số cán bộ về trình độ chuyên môn chưa cao chưa đáp ứng với yêu cầu đề ra của toàn Tổng công ty. + Chi phí lưu thông còn chưa thật sự tiết kiệm, các phương tiện giao thông còn nhiều khó khăn. Và việc phải lựa chọn phương tiện giao thông còn chưa thật sự tiết kiệm gây ra một số lãng phí không cần thiết. + Vấn đề về vốn, việc sử dụng nguồn vốn chưa thật sự hiệu quả trong khi nguồn vốn của Tổng công ty rất lớn để xảy ra thất thoát về vốn. Trong khi nguồn vốn lớn nhưng vẫn phải vay ngân hàng. + Việc sử dụng nguyên vật liệu còn chưa bám sát với định mức gây tổn thất và lãng phí. Chủng loại nguyên vật liệu thì nhiều đa dạng mà đặc tính của nguyên vật liệu trong xây dựng là nặng, chuyên chở tốn kém nên nếu để lâu hoặc bảo quản không tốt sẽ dẫn đến hỏng hóc nguyên vật liệu. Mặt khác chi phí bảo quản, chuyên chở lại khá tốn kém trong khi đó Tổng công ty vẫn chưa đưa ra phương án nào tối ưu cho việc này. + Trang thiết bị còn lạc hậu, chưa kịp thời đáp ứng với nhu cầu thực tế nên công suất chưa đạt được như ý muốn. ý thức bảo vệ trang thiết bị còn kém nên các trang thiết bị sẽ dẫn đến hỏng hóc. Mặt khác sự phân công lao động còn chưa hợp lý nên công suất chưa cao. Chương 3. giảI pháp hạ thấp chi phí kinh doanh tại tổng công ty đầu tư và phát triển nhà hà nội 3.1. Phương hướng hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà nội * Phương hướng, mục tiêu: Năm 2004 là một năm có nhiều sự kiện quan trọng của Thủ đô và đất nước, kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Thủ đô, 5 năm ngày thành lập Tổng công ty. Tổng công ty đặt mục tiêu năm 2004 là năm: - “ Quyết tâm phấn đấu hoàn thành cơ bản mô hình Tổng Công Ty mạnh, công ty mạnh, xí nghiệp mạnh, tăng năng lực cạnh tranh ” - “ Giữ vững ổn định phát triển, tăng trưởng 20% so với năm 2003, tập trung nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ” - “ Nâng cao đời sống người lao động toàn Tổng Công Ty ” Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và các phong trào đoàn thể phải bám sát nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đã được BCH Đảng uỷ, HĐQT và lãnh đạo Tổng Công Ty thông qua. Trên cơ sở rà soát, cân đối các chỉ tiêu và điều kiện, Tổng Công Ty xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch và động viên CBCBV toàn Tổng Công Ty thực hiện thắng lợi kế hoạch SXKD năm 2004 Bảng 5. Kế hoạch sản xuất kinh doanh 2004 của Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà nội. Đơn vị : Triệu đồng TT Nội dung Thực hiện 2003 KH 2004 Tăngtrưởng KH04/TH03 I 1 Tổng giá trị sản xuất kinh doanh Giá trị đầu tư của các dự án 2.927.809 1.088.928 3.350.000 1.300.000 114% 119% - M2 sàn xây dựng 328000 380.000 116% -Số m2 sàn hoàn thành 185.458 200.000 114% 2 Giá trị nhận thầu xây lắp 1.401.717 1.465.000 105% 3 Giá trị sản xuất vật liệu xây dựng 150.195 280.000 186% 4 Giá trị sản xuất kinh doanh khác 286.969 305.000 106% II Tổng doanh thu 1.972.539 2.533.571 128% 1 Doanh thu đầu tư dự án 662.653 685.173 103% 2 Doanh thu nhận thầu xây lắp 960.471 1.358.786 141% 3 Doanh thu tiêu thụ VLXD 127.976 236.000 182% 4 Doanh thu khác 221.439 253.612 115% III Nộp ngân sách 84.433 105.899 125% IV Lợi nhuận 51.560 55.956 109% V Lao động tiền lương Tổng số lao động( Người ) 18.083 22.409 124% Thu nhập bình quân(Nghìn đồng ) 1.250 1.300 104% * Nhiệm vụ: - Căn cứ 3 mục tiêu chính của Tổng Công Ty trong năm 2004, toàn thể Đảng viên, CVCNV Tổng Công Ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà nội thực hiện nhiệm vụ trọng tâm dựa trên 5 chương trình công tác lớn - đó là 5 nhân tố tiền đề để xây dựng Tổng Công Ty vững mạnh. Cụ thể các chương trình: + Củng cố xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo toàn Tổng Công Ty, Công ty, xí nghiệp có nền sản xuất kinh doanh hiện đại. + Củng cố, phát triển tư duy công nghiệp cho toàn thể Đảng viên, CVCNV Tổng Công Ty. + Củng cố nâng cao trình độ dân trí, xây dựng nếp sống văn hoá của Tổng Công Ty. + Tăng cường một bước cơ bản để thực hiện quy chế dân chủ trong mọi hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh của Tổng Công Ty. + Nâng cao một bước cơ bản ý thức pháp luật cho mọi tổ chức, cá nhân. - Tổ chức thật tốt công tác Tổng kết hoạt động của Tổng Công Ty năm 2003 bao gồm tổng kết công tác lãnh đạo chỉ đạo sản xuất kinh doanh, công tác đoàn thể… Đánh giá những việc đã làm được và những việc chưa làm được, rút ra được những bài học kinh nghiệm sau 4 năm hoạt động, chuẩn bị báo cáo kỷ niệm 5 năm ngày thành lập Tổng Công Ty Xây dựng lộ trình phát triển, tiêu chí Tổng Công Ty mạnh và tập đoàn kinh tế trên cơ sở từng bước chuẩn hoá mô hình Tổng Công Ty mạnh – Công ty mạnh và xí nghiệp mạnh. Trong đó xác định xây dựng xí nghiệp mạnh là yếu tố quyết định, gắn với việc thực hiện chương trình sắp xếp, đổi mới, nâng cao hoạt động của Công ty, Tổng Công Ty theo Nghị quyết Trung ương 3 khoá IX, Quyết định 86/QĐ - TTg và đề án: “ Tiếp tục đổi mới, sắp xếp, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Tổng Công Ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà nội ”. - Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, phấn đấu xây dựng Đảng bộ Tổng Công Ty, các Đảng bộ, chi bộ cơ sở đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh, xây dựng các tổ chức đoàn thể, quần chúng, công đoàn, Đoàn thanh niên của Tổng Công Ty và các đơn vị thành viên đạt danh hiệu tiên tiến, xứng đáng là lực lượng chính trị có vai trò to lớn quyết định mọi hoạt động SXKD của Tổng Công Ty. - Giao KHSX KD 2004 cho các đơn vị Thành viên, phát động thi đua, phấn đấu hoàn thành KHSX KD ngay từ ngày đầu, tháng đầu, có kế hoạch và hướng dẫn các đơn vị Đại hội công nhân viên chức để mọi cán bộ CNV trong Tổng Công Ty tham gia xây dựng các giải pháp thực hiện KHSX KD 2004 và hiểu được các định hướng phát triển những năm tiếp theo. - Tiếp tục thực hiện sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo theo các chương trình, công trình, dự án trọng điểm, dự án đặc biệt, lưu ý việc phát triển các dự án mới trên địa bàn Hà nội cũng như các tỉnh lân cận, tiếp tục đôn đốc kiểm tra việc thực hiện các dự án có tính quyết định đến giá trị sản xuất kinh doanh năm 2004 và các năm tiếp theo như: Láng Hạ - Thanh Xuân, Nam Trung Yên, Mễ Trì Hạ, Cổ Nhuế - Xuân Đỉnh, … Tăng cường công tác đấu thầu các công trình xây lắp, đấu thầu quyền sử dụng đất. Chú trọng đối với các dự án liên doanh, liên kết, đầu tư cho lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, đầu tư kinh doanh nhà ở cho thuê và các loại hình kinh doanh thương mại khác, đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ thi công đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của thị trường khu vực và quốc tế. - Củng cố, điều chỉnh và hoàn thiện hoạt động của các Công ty phụ thuộc, chi nhánh, các Trung tâm, ban quản lý dự án theo đúng định hướng và quy định chức năng, nhiệm vụ. - Quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo, đặc biệt là đội ngũ cán vộ quản lý phòng ban cơ quan Tổng Công Ty, cán bộ quản lý Công ty thành viên, xây dựng đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ đưa công nghệ thông tin vào công tác điều hành, quản lý toàn Tổng Công Ty. * Các giải pháp thực hiện: Từ những kết quả đạt được trong 2003 và tình hình sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên trong toàn Tổng Công Ty. Để hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch SXKD năm 2004, toàn Tổng Công Ty và các đơn vị vần thực hiện một số giải pháp: - Nâng cao năng lực tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh + Theo sát kế hoạch SXKD năm 2004 của các đơn vị thành viên, phát động các phong trào thi đua ngay từ những tháng đầu năm để tránh tình trạng phải chạy nước rút vào cuối năm. + Quản lý toàn diện công tác xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh từ Tổng Công Ty đến đơn vị thành viên và xuống các xí nghiệp Tổng Công Ty chỉ đạo định hướng và điều hành các đơn vị tạo thành khối thống nhất nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của Tổng Công ty. + Các đơn vị chủ động phối hợp, liên kết với các thành viên khác trong Tổng Công Ty nhằm thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được giao. + Củng cố, kiện toàn, nâng cao tổ chức, hoạt động củ Xí nghiệp, Công ty và Tổng Công Ty theo tiêu chí chuẩn hoá mô hình và đạt chất lượng cao. Kết nạp đơn vị thành viên mới vào Tổng Công Ty. + Thực hiện nghiêm túc và khẩn trương công tác cổ phần hoá doanh nghiệp. Thành lập mới các Công ty cổ phần. Sáp nhập nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của một số Công ty nhỏ, yếu, không đủ tiêu chuẩn và khả năng hoạt động hiệu qủa thấp. + Ban hành, hoàn thiện và sớm đưa vào thực hiện các cơ chế, chính sách của Tổng Công Ty đảm bảo sự thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị thành viên tron hoạt động SXKD. - Tận dụng, khai thác và nâng cao chất lượng các nguồn lực của Tổng Công Ty. + Về nguồn nhân lực: Phát biểu về cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Nhằm đáp ứng đựơc mục tiêu đã đề ra, nguồn lao động không chỉ phải đủ về số lượng mà còn phải được nâng cao, hoàn thiện về năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời luôn được rèn luyện tư duy, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm cũng như tư cách đạo đức… Để thực hiện được điều đó, Tổng Công Ty và các đơn vị thành viên tiếp tục và thường xuyên mở các lớp đào tạo cho CBCNV, khuyến khích CBCNV tham gia các lớp bồi dưỡng, tự mình nâng cao trình độ và nhận thức. Có chương trình đào tạo cụ thể và giao nhiệm vụ này cho trường Đào tạo công nhân kỹ thuật nghiệp vụ cuả Tổng Công ty thực hiện. + Về cơ sở vật chất: Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, tạo điều kiện làm việc hiện đại. Nâng cao năng lực về máy móc thiết bị của các đơn vị thành viên. + Đẩy mạnh chương trình đầu tư thiết bị, đổi mới và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất; Chương trình áp dụng công nghệ thông tin hiện đại trong điều hành, quản lý, tăng cường tiếp thị, quảng cáo, mở rộng địa bàn, quảng bá thương hiệu của Tổng Công ty trên toàn quốc. + Về nguồn lực tài chính: Đẩy mạnh huy động vốn từ các nguồn và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ( Thực hiện chương trình cổ phần hoá 51% một số công ty, cổ phần hoá bộ phận doanh nghiệp, thí điểm niêm yết thị trường chứng khoán… ); Thành lập công ty tài chính thuộc Tổng công ty nhằm thực hiện chức năng trung tâm tài chính cho các đơn vị thành viên, hoạch định kế hoạch vốn trung hạn, dài hạn, huy động vốn đầu tư, phát hành trái phiếu… - Tập trung triển khai các chương trình, dự án trọng điểm của Tổng Công ty. + Xác định rõ các công trình dự án trọng điểm cần quan tâm đẩy mạnh trong năm 2004. + Xác định việc thực hiện các dự án đặc biệt đã được Thành uỷ thông qua chủ trương là nhiệm vụ chính trị phải thực hiện bằng được song cũng cần phải lưu ý đến hiệu quả kinh tế của dự án. - Mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu của Tổng Công ty + Tranh thủ sự chỉ đạo, phối hợp, giúp đỡ của các Bộ, Ban, Ngành Trung ương và địa phương; đẩy mạnh và mở rộng liên doanh, liên kết và hợp tác kinh tế với các tổ chức kinh tế, các địa phương. + Mở rộng hoạt động liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài nhằm tranh thủ các tiềm lực về tài chính và học tập các công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý tiên tiến trong sản xuất kinh doanh. + Xác định mũi nhọn của Tổng Công ty là đầu tư dự án kinh doanh nhà. Do đó cần phải chiếm lĩnh được những thị trường trọng điểm trên lĩnh vực này. Để nâng cao uy tín, Tổng Công ty cần phảI có được những khu đô thị xây dựng đồng bộ mang thương hiệu HANDICO. + Xác định khách hàng nội bộ là điểm mạnh trong toàn Tổng Công ty đảm bảo chỉ điều chuyển công việc giữa các đơn vị thành viên thuộc Tổng Công ty. + Chú trọng đầu tư kinh doanh vật liệu xây dựng nhằm chiếm lĩnh một phần thị trường vật liệu xây dựng. Trước hết cung cấp vật liệu cho các công trình của Tổng Công ty và các đơn vị thành viên tới cung cấp cho thị trường xây dựng trong cả nước và xuất khẩu vật liệu xây dựng. + Với thắng lợi toàn diện của năm 2003 và phát huy những thắng lợi đã đạt được, phấn đấu trở thành Tổng Công ty mạnh và tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty cần phát triển theo hướng vừa chuyên môn hoá, vừa đa dạng hoá. Chuyên môn hoá các đơn vị thành viên, tập trung phát triển theo chiều sâu, nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm, phát triển thêm các lĩnh vực mới như: Thương mại, dịch vụ, kinh doanh siêu thị, khách sạn, văn phòng… 3.2. Quan điểm hạ thấp chi phí kinh doanh tại Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà nội Chi phí kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, nó phản ánh thực chất mọi hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Thông qua chỉ tiêu này có thể đánh giá trình độ quản lý kinh doanh, tình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn trong kỳ kinh doanh. Vì vậy, hạ thấp chi phí kinh doanh là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp hạ thấp giá thành sản phẩm hàng hoá, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, mở rộng doanh thu tăng lợi nhuận và tăng hiệu quả kinh tế và tích luỹ cho doanh nghiệp. Trên cơ sở thực tế kinh doanh và công tác quản lý và sử dụng chi phí tại Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà nội, em xin đưa ra một số quan điểm hạ thấp chi phí kinh doanh tại Tổng công ty như sau: Quan điểm 1. Việc hạ thấp chi phí kinh doanh phải gắn liền với công tác quản lý và sử dụng chi phí của doanh nghiệp. Dựa vào quan điểm này, Tổng công ty phải cân nhắc việc hạ thấp chi phí kinh doanh có phù hợp với kế hoạch quản lý và sử dụng chi phí trong kỳ của hoạt động kinh doanh không. Từ đó Tổng công ty có thể lập các dự toán ngắn hạn về chi phí kinh doanh trên cơ sở của kế hoạch tài chính năm hoặc quý; Phân công, phân cấp quản lý chi phí kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế hoạt động kinh doanh của Tổng công ty nhằm nâng cao trách nhiệm của cán bộ công nhân viên của từng bộ phận để có thể phấn đấu hạ thấp được chi phí kinh doanh của từng bộ phận đó hoặc các khoản mục chi phí khác nhau của chi phí kinh doanh. Thường xuyên hoặc định kỳ kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch chi phí kinh doanh, đặc biệt là đối với các khoản mục chi phí chủ yếu còn chiếm tỷ trọng lớn. Quan điểm 2: Hạ thấp chi phí kinh doanh còn gắn liền với việc xây dựng một định mức chi phí kinh doanh hợp lý. Theo quan điểm này thì trong từng giai đoạn, từng chiến lược kinh doanh của Tổng công ty cần có những định mức chi phí kinh doanh hợp lý phù hợp với khả năng kinh doanh cũng như những biến động bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Tổng công ty. Tổng công ty cần theo dõi những biến động của các khoản mục chi phí trong chi phí kinh doanh qua các kỳ kinh doanh và thực trạng kinh doanh của Tổng công ty để có thể xây dựng được dự toán chi phí hay một định mức chi phí kinh doanh hợp lý, phù hợp với kế hoạch kinh doanh trong kỳ của Tổng công ty. Quan điểm 3: Việc hạ thấp chi phí kinh doanh không ảnh hưởng tới chiến lược phát triển kinh doanh của công ty. Theo quan điểm này, hạ thấp chi phí có thể được thực hiện nhưng phải phù hợp với chiến lược kinh doanh của công ty, điều đó không có nghĩa là cắt xén các khoản chi phí cần thiết để phục vụ cho quá trình kinh doanh mà phải triệt để tiết kiệm những khoản chi phí không hợp lý đồng thời phải mạnh dạn sử dụng chi phí kinh doanh phục vụ cho nhu cầu tăng thêm nguồn hàng, nâng cao chất lượng phục vụ, giảm bớt thời gian chờ đợi mua hàng của người tiêu dùng làm cho mục tiêu của chiến lược kinh doanh đạt được kết quả tốt với chi phí kinh doanh ít nhất có thể . Quan điểm 4: Việc hạ thấp chi phí kinh doanh đòi hỏi Tổng công ty cần áp dụng linh hoạt có hệ thống các giải pháp tài chính. Với quan điểm này, bên cạnh việc hạ thấp chi phí kinh doanh đòi hỏi Tổng công ty phải huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn kinh doanh, nguồn vốn góp và giảm nguồn vốn vay, đồng thời thực hiện tốt công tác thanh toán các khoản nợ, giảm các khoản chi phí so với kế hoạch dự toán chi phí của Tổng công ty. 3.3. Giải pháp nhằm hạ thấp chi phí kinh doanh tại Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà nội Dựa trên cơ sở khảo sát thực tế và phân tích tình hình thực trạng kinh doanh tại Tổng công ty, đặc biệt là dựa trên những tồn tại và hạn chế trong công tác quản lý chi phí rút ra được trong quá trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới chi phí. Em xin đưa ra một số giải pháp cụ thể có tính chất khả thi và phù hợp với thực trạng kinh doanh của Trung tâm trong thời điểm hiện nay như sau: 3.3.1. Nghiên cứu thị trường Để nâng cao hiệu quả kinh doanh đặc biệt trong lĩnh vực lưu thông thì điều đầu tiên cần quan tâm xem xét đó là thị trường. Vì vậy, công tác điều tra, nghiên cứu và dự báo thị trường là một mảng quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Tổng công ty cần phải tăng cường hơn nữa công tác nghiên cứu, dự báo thị trường từ Tổng công ty tới các đơn vị cần bố trí cán bộ chuyên trách thường xuyên theo dõi một cách có hệ thống các thông tin về thị trường thế giới cũng như trong nước, dự đoán thật sát nhu cầu, thường xuyên quan hệ ổn định với các đơn vị thành viên để có thể nêu ra dự báo thị trường, giúp lãnh đạo trong việc ra quyết định về kinh doanh, đồng thời hình thành cơ sở dữ liệu toàn ngành về thị trường vật liệu của Tổng công ty. Nghiên cứu thị trường cho phép nắm bắt nhanh nhạy nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, xác định được các xu hướng, tiên đoán các biến đổi để cho kế hoạch của đơn vị có sức mạnh cạnh tranh. Bộ phận nghiên cứu thị trường phải đi sâu vào nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng kịp thời với phương châm “ Kinh doanh cái mà thị trường cần chứ không phải kinh doanh cái mà ta có”. 3.3.2. Các biện pháp quản lý lao động. Nhân tố lao động luôn là một nhân tố đóng vai trò quan trọng trong mọi chiến lược phát triển kinh doanh của Tổng công ty. Tổng công ty cần có đội ngũ cán bộ nhân viên có năng lực chuyên môn, trình độ quản lý kinh doanh năng động, am hiểu thị trường trong nước và ngoài nước, có kinh nghiệm thực tiến trong kinh doanh, nhạy bén với những thay đổi của thị trường. Tổng công ty cần có biện pháp bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên. - Xây dựng các biện pháp thưởng, phạt nghiêm minh với kết quả lao động mà mỗi người đạt được. - Xây dựng cơ chế lương và điều kiện làm việc với nhiều ưu đãi để thu hút nguồn chất xám làm việc cho Tổng công ty. - Tiếp tục đào tạo tay nghề cho cán bộ công nhân viên, đưa cán bộ công nhân viên đi học các lớp nghiệp vụ nâng cao trình độ quản lý, trình độ ngoại ngữ, tin học( Thương mại điện tử ), các kiến thức đại cương về chuyên ngành luyện kim… để đáp ứng được đòi hỏi của cơ chế thị trường, đáp ứng được yêu cầu kinh doanh mới. - Hoàn thiện hơn nữa bộ máy quản lý, gọn nhẹ và năng động. 3.3.2. Tiết kịêm chi phí lưu thông Chi phí kinh doanh của đơn vị tăng lên rất nhiều là do một phần chi phí mua hàng và chi phí bán hàng tăng lên. Chi phí này tăng lên do việc chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí lưu thông tăng lên. Chi phí lưu thông bao gồm chi phí vận chuyển xếp dỡ, bảo quản tiêu thụ, chi phí hành chính. Vật liệu là mặt hàng cồng kềnh nên chi phí vận chuyển xếp dỡ chiếm tỷ lệ rất lớn trong chi phí lưu thông. Đối với chi phí vận chuyển cần căn cứ vào kế hoạch nhập khẩu theo nguồn hàng, khối lượng hàng vận chuyển, giá cước phí vận chuyển và phương tiện phương tiện vận chuyển. Bên cạnh đó, còn chi phí bảo hiểm hàng hoá, bảo quản hàng hóa. Tổng công ty nên kết hợp nhiều hình thức vận chuyển để giảm đến mức tối thiểu chi phí vận chuyển. Vận chuyển đường bộ, đường thuỷ, đường sắt. Vận chuyển bằng đường thuỷ rẻ nhất song có nhiều rủi ro. Khi áp dụng loại phương thức vận chuyển này đơn vị cần tìm hiểu kỹ về nhà vận chuyển và mua bảo hiểm hàng hoá và bảo hiểm tàu chở. Vận tải đường thuỷ và đường sắt chỉ có thể áp dụng cho những tuyến đường nhất định do vậy Tổng công ty cần tính toán để kết hợp vận chuyển liên vận một cách hợp lý nhất nhằm giảm được chi phí lưu thông trong kinh doanh. Tổng công ty nên quy định ai phải chịu chi phí xếp dỡ trong hợp đồng thuê phương tiện vận chuyển có thể là theo điều kiện tàu chợ ( Người vận chuyển phải chịu trách nhiệm và chi phí xếp dỡ hàng. Các chi phí xếp dỡ được tính gộp trong giá cước thuê tàu, mức bốc dỡ được quy định theo tập quán của cảng), theo điều kiện miễn xếp ( FI : free in ) hay theo điều kiện miễn dỡ( FO: free out) hoặc theo điều kiện miễn xếp, dỡ ( FIO: Free in and out) và mức bốc dỡ hàng ( Là số lượng đơn vị, trọng lượng hoặc thể tích hàng phải xếp hoặc dỡ trong vòng 01 giờ hay 01 ngày) là ít nhất bởi vật liệu là mặt hàng rất nặng nếu bốc dỡ nhiều lần thì chi phí bốc xếp sẽ tăng rất lớn điều đó có nghĩa là Công ty nên thoả thuận về mức bốc xếp: Quy định mức bốc xếp dỡ trung bình cho cả tàu là bao nhiêu tấn/ ngày hoặc cho từng khoảng hầm là bao nhiêu tấn/ ngày (đối với vận tải đường biển) và cho cả toa tàu là bao nhiêu tấn/ ngày ( Đối với vận tải bằng đường sắt ). 3.3.3. Vấn đề về vốn Nguồn vốn của Tổng công ty là rất lớn nhưng qua nghiên cứu em còn thấy việc sử dụng vốn chưa thật sự hiểu quả. Đơn vị cần phải giải quyết tốt các công việc đến vốn như giảm công nợ khó đòi, chống phát sinh công nợ mới nhằm tăng tốc độ quay vòng của vốn. Nguồn vốn kinh doanh của Tổng công ty là hơn 500 tỷ đồng, qua thực tế thì đơn vị vẫn chưa sử dụng hết nhưng nhiều khi cần vốn để nhập khẩu hàng hoá thì đơn vị lại phải đi vay vốn ngân hàng nên phải trả lãi vay của ngân hàng. Chính vì vậy, Tổng công ty cố gắng kinh doanh bằng chính nguồn vốn của mình. Dùng nguồn vốn này tập trung cho kinh doanh hàng hoá tránh lãng phí. 3.3.5. Tăng cường tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu Tổng công ty cần phải tiến hành tăng cường quản lý nguyên vật liệu để giảm chi phí vật chất. Thực tế cho thấy chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ tổng chi phí sản xuất. Chính vì vậy việc giảm chi phí nguyên vật liệu có ý nghĩa vô cùng to lớn. Thông thường căn cứ vào giá trị giao tại công trình để làm tiêu chuẩn ghi chi phí vật liệu. Do đó bản thân chi phí này bao hàm cả chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí chuyên chở đóng gói, xếp dỡ và bảo quản. Do đó rất ít khi công ty tập kết nguyên vật liệu về để trong kho vì như vậy tốn kém khâu bảo quản chi phí kho. Trong trường hợp đã thắng thầu hoặc được chỉ định thầu thì có thể tập kết các vật liệu như gạch, xi măng, sắt thép, … trước ít ngày cho tiện. đối với công trình xây dựng trên từng địa phương thì sẽ do trực tiếp ngươì đội trưởng đi mua với đơn giá của từng địa phương. Chủng loại nguyên vật liệu thì nhiều đa dạng mà đặc tính của nguyên vật liệu trong xây dựng là nặng, chuyên chở tốn kém, có những loại phải bảo quản tốt như xi măng. Chính vì vậy, khi dùng đến đâu sẽ mua đến đấy bởi cơ chế thị trường rất thuận lợi cho việc mua bán. Khi tiến hành công ty giao toàn quyền cho đội trưởng đội xây dựng về việc tổ chức thực hiện. Sau khi hoàn thành thì đội trưởng của các xí nghiệp sẽ tổng hợp chi phí nguyên vật liệu theo từng công trình và báo cáo, duyệt ở phòng tài chính của Tổng công ty. Cũng từ thực tế là chi phí nguyên vật liệu, chi phí cho bảo quản chuyên chở, bốc dỡ, kho tạm là rất tốn kém thì việc giảm những chi phí này là điều quan trọng. 3.3.6. Nâng cao năng lực sản xuất của máy móc thiết bị Hiện nay máy móc thiết bị của Tổng công ty còn ít và chưa thật hiện đại. Trên thị trường đã có những công nghệ mới nên Tổng công ty cần nghiên cứu tìm hiểu để chuẩn bị phương án ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh. Tổng công ty cần thành lập ngay một tổ công tác quản lý máy móc thiết bị với công việc đầu tiên là thống kê và đánh giá toàn bộ tài sản và mấy móc thiết bị hiện có, sau đó tính lượng máy móc thiết bị đầu tư cho mỗi công trình, người tổ trưởng này sẽ có nhiệm vụ theo dõi và phân bổ khấu hao cho từng công trình. Làm như thế từng công trình mà mỗi người quản lý sẽ ý thức hơn trong việc sử dụng máy móc thiết bị chẳng hạn như là tổ quản lý máy móc thiết bị công trình sẽ bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị trong quá trình xây dựng, các đội xây dựng lập kế hoạch thi công để sử dụng máy móc một cách tối đa. 3.4. Các ý kiến đề xuất Nền kinh tế thị trường nước ta đang bước vào ổn định có khởi sắc với sự tham gia nhiều thành phần kinh tế hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Chính sách mở cửa của nền kinh tế nước ta đã khơi dậy nguồn tiềm năng và sức sáng tạo của nhân dân và các doanh nghiệp trong cả nước, đưa nền kinh tế nước ta tiến dần hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực. Trong quá trình hội nhập đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng đổi mới vươn lên thích nghi với điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, khi mà chúng ta chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho hội nhập AFTA và tiếp đến tham gia vào WTO. Trong môi trường hoạt động như vậy các doanh nghiệp không được phép thoả mãn với kết quả đã đạt được mà phải không ngừng đổi mới tư duy nhìn nhận dự báo những thay đổi nhu cầu thị trường để thực sự năng động tự chủ trong kinh doanh và đảm bảo kinh doanh có lãi. Cùng với các biện pháp phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp còn phải luôn luôn hoàn thiện những chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh, để thúc đẩy việc kinh doanh có hiệu quả thu lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trong đó chi phí kinh doanh là một nhân tố tác động trực tiếp tới lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp. Hạ thấp chi phí kinh doanh là mục tiêu quan trọng để lợi nhuận doanh nghiệp đạt mức tối đa. Qua quá trình thực tập, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà nội em xin đưa ra một số ý kiến về công tác quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh tại Tổng công ty như sau: - Đổi mới công nghệ sản xuất Để thực hiện các biện pháp trên đây trước hết Tổng công ty cần thiết tiến hành đổi mới công nghệ sản xuất hơn nữa để theo kịp sự phát triển của thế giới. Tổng công ty cần phát huy nội lực của mình, tăng cường hoạt động đầu tư vào máy móc thiết bị, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất thi công. Chỉ tiêu biện pháp thi công và tiến độ thi công công trình giúp cho Tổng công ty nâng cao uy tín và mở rộng thị trường. Hơn nữa sự đòi hỏi ngày càng cao của chủ đầu tư về tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng và tiến độ thi công công trình giúp cho Tổng công ty nâng cao uy tín và mở rộng thị trường. Hơn nữa sự đòi hỏi ngày càng cao của chủ đầu tư về tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng và tiến độ thi công công trình buộc Tổng công ty phải không ngừng đầu tư máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng lực sản xuất. Như vậy thông qua đầu tư vào máy móc thiết bị xây dựng sẽ giúp Tổng công ty giảm được chi phí khấu hao, chi phí nguyên vật liệu phụ đưa vào công trình, giảm chi phí trong quá trình thi công (giảm chi phí cho sửa chữa phát hiện và khắc phục sai sót có thể phát sinh) đồng thời nâng cao năng lực sản xuất và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên. - Tổ chức và quản lý cán bộ Việc tổ chức và quản lý kinh doanh giúp cho Tổng công ty quản lý chặt chẽ chi phí kinh doanh, quản lý chặt chẽ việc xuất dùng, phân bổ nguyên vật liệu và máy móc thiết bị cho các công trình đồng thời kiểm tra giám sát được việc mua nguyên vật liệu, thuê máy thi công tại địa bàn nơi thi công công trình. Từ đó sẽ sẽ giảm được chi phí quản lý doanh nghiệp, nâng cao tiến độ thi công và năng lực sản xuất của máy móc thiết bị. Bên cạnh nỗ lực của Tổng công ty đòi hỏi phải có sự giúp đỡ của Nhà nước. Nhà nước hỗ trợ cung cấp vốn cho Tổng công ty để Tổng công ty đầu tư máy móc thiết bị, nâng cao hơn nữa năng lực sản xuất của mình, đem lại hiệu quả ngày càng cao cho Tổng công ty

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24210.DOC
Tài liệu liên quan